PDA

View Full Version : Tử vận của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ



VULONG
27-11-11, 06:30
Dương Chấn Ninh nhà Noben về Vật Lý (TQ) đã viết:

“Nếu nói tôi có một quan điểm có tính cách mạng nào, thì đó là tôi đã vạch ra vết thương chí mạng ấy. Cho nên người ta không thích... Phương Tây có thái độ đối với học thuật khác với TQ: Người TQ quá tôn sư trọng đạo. Tiền nhân nói gì, Khổng Tử, Mạnh Tử nói gì thì không được bình luận mà phải coi là tuyệt đối đúng. Lời thầy giáo cũng tuyệt đối đúng... Thái độ ấy quá ư thâm căn cố đế...”.

Và trong diễn văn của tỷ phú Steve Jobs tại ĐH Stanford năm 2005, có đoạn viết:

“....Thời gian của các bạn là có giới hạn, vì thế đừng phí phạm thời gian do sống bởi đời sống của kẻ khác. Ðừng bị mắc kẹt trong những điều giáo lý vốn [chỉ] sống với các kết quả suy nghĩ của người khác. Ðừng để sự ồn ào của những ý kiến, quan điểm của người khác dìm chết tiếng nói trong tâm hồn, con tim và trực giác của chính bạn. Bằng cách nào đó, chúng đã biết bạn thực sự muốn trở thành cái gì. Tất cả những cái khác chỉ là thứ yếu…“.

Vậy thì chúng ta có thể làm theo các lời khuyên này để Mổ Sẻ cái chết của Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ qua "Phương Pháp tính điểm hạn" của tôi xem sao.

Chủ đề : “Giải mã cái chết Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ dưới góc nhìn Tứ Trụ Mệnh Lý“ của GIANGHA trong mục “Xem Tứ Trụ“ bên trang web “Tuvisaigon.com“ đã viết :

“Cái chết của Tây Sở Bá Vương Hạng Võ được nhiều người nhắc đến trong mệnh lý học Tử vi với câu phú nổi tiếng “ Hạng Võ anh hùng, ngộ Thiên Không táng quốc,Thạch Sùng hào phú, phùng Địa Kiếp vong gia”. Câu phú trên là đúng hay sai đối với cái chết của Tây Sở Bá Vương theo góc nhìn của khoa Tử vi, tôi sẽ phân tích về phần này ở một bài viết khác. Hôm nay tôi muốn phân tích cái chết của Hạng Võ dưới góc nhìn của khoa Tứ Trụ.

Đương số: HẠNG VŨ
Giới tính: Nam

Hạng Vũ tên là Hạng Tịch, sinh năm 232 TCN và mất vào năm 202 trước Tây lịch. Ông là một nhà chính trị, một tướng quân nổi tiếng, người có công trong việc lật đổ nhà Tần và tranh chấp thiên hạ với Hán Cao Tổ (Lưu Bang) đầu thời nhà Hán. Do lầm mưu của Hàn Tín, nên ông bị vây hãm và thất thủ ở chiến trường Cai Hạ.Sau khi tiễn biệt ngu cơ xong, một mình ông cùng 28 kỵ binh phá vòng vây, chạy thoát đến Bến Ô Giang và đã rút gươm tự sát. Năm đó, ông được 31 tuổi Tây và là 32 tuổi âm lịch, đó là năm Mậu Tuất, 202 trước Công nguyên.

Càn tạo: ĐINH MÃO- KỶ DẬU- BÍNH TUẤT- TÂN MÃO

Phân tích mệnh cục:

Bính Hỏa sinh tháng Dậu là lâm Tử địa, được Đinh niên can tương trợ, Ất trong Mão tương sinh. Đinh đi đến Dậu là đất Trường sinh, Ất đi đến Dậu là lâm Tuyệt địa. Như vậy, nhật can lâm Tử địa, Ấn lâm tuyệt địa, Kiếp tài vượng ở lệnh tháng nhưng hàm lượng quá ít, không đủ làm vượng nhật can. Vì vậy thân nhược, dụng thần chọn là Tỷ Ấn (Mộc, Hỏa).

Kỷ thổ đi đến tháng Dậu là đất Trường sinh, Mậu thổ đi đến đất Dậu là lâm Tử địa. Như vậy, Thương mạnh, Thực suy, Tân Kim rất vượng ở tháng Dậu, nên Tài vượng.

Hợp, xung, hại:
Bính Tân ngũ hợp hóa Thủy.
Mão và Tuất hợp hóa Hỏa
Dậu-Tuất tương hại
Mão- Dậu xung

Chi tiết ngũ hành:

Kim: 30.5%
Mộc: 21%
Thủy: 0%
Hỏa: 25.4%
Thổ: 23.1%

SƠ LUẬN

Mệnh cách;

Mệnh cách thân nhược, gặp can hợp chi hợp, vừa hại vừa xung, nên con người không bình thường. Người có khả năng lãnh đạo, chí lớn, có cái uy dũng của bậc vạn phu bất địch nhưng cũng sẽ vì cái uy dũng đó mà hại thân (mệnh có Bạch Hổ xung Tướng Tinh).

Là người không được hưởng phúc ấm của tổ tiên, phúc bạc, phá bại tổ nghiệp (Kiếp đóng trụ năm, lệnh tháng bị xung). Thân nhược, lại Thực thương nhiều và vượng, nên số đoản thọ.

Sự nghiệp:

Thực Vận (8-17 tuổi):

Nằm trong vận Thực Thần là kỵ vận của bản mệnh. Nên cha mất sớm, bản thân phải về sống với người chú là Hạng Lương. Học chữ cũng không thông, đòi học kiếm cung, học kiếm cung cũng chẳng ra hồn.

Sau khi Hạng Lương giết chết người, 2 chú cháu bèn cùng nhau chốn đến đất Ngô Trung.

Kiếp Vận (18-27 tuổi):

Năm Canh Dần (209 TCN): Hạng Vũ và chú lập mưu giết chết Thái thú quận Cối Kê. Hạng Lương tự xưng làm thái thú Cối Kê, Hạng Vũ làm kì tướng, chiêu hàng các huyện trong quận.

Năm Tân Mão (208 TCN): Cùng với Lưu Bang sát cánh đánh quân Tần.

Nhìn chung, trong vận trình này Hạng Vũ đã từng bước tạo được các chiến công và uy danh hiển hách: Chém Tống Nghĩa, Đại phá Vương Ly, Thu hàng Chương Hàm nhưng một sự kiện làm ai cũng rùng rợn là Hạng Vũ cho chôn sống hơn 20 vạn lính Tần ở phía tây thành Tây An.

Tỷ vận (28-37 tuổi):

Đây là hỉ dụng thần, do đại vận Bính Ngọ, hỏa quá đầy đủ, lẽ ra Hạng Võ sẽ thống nhất được Trung Hoa và đánh bại Lưu Bang nếu như trong đại hạn này không gặp Không Vong. Hỉ thần gặp Không Vong thì sẽ trở thành Kỵ Thần, ngược lại hung thần gặp Không Vong thì tốt lại nhiều hơn xấu. Vận trình này Hạng Võ lần lượt thất bại liên tiếp: mất Mất Tam Tần, Sa lầy ở nước Tề, mất đất phía tây, Tây tiến thất bại, Mắc lừa mất Phạm Tăng, Hạ thành Huỳnh Dương, truy kích Thành Cao, Trận Cai Hạ.

(còn tiếp)

VULONG
27-11-11, 06:31
(tiếp)

Anh hùng mạc vận

Năm Mậu Tuất (202 TCN), Lưu Bang cùng quân của chư hầu đánh quân Sở thắng Hạng Vũ một trận quyết liệt ở Cai Hạ. Riêng cánh quân Tề của Hàn Tín đã có 30 vạn người, ngoài ra Khổng tướng quân ở cánh trái, Phí tướng quân ở cánh phải, Lưu Bang ở phía sau, Chu Bột, Sài Vũ ở sau lưng Lưu Bang. Toàn thể quân Hán có đến năm sáu chục vạn. Quân của Hạng Vũ chỉ vào khoảng 10 vạn, lực lượng rất chênh lệch. Tuy nhiên Hàn Tín cầm quân Tề đánh đầu tiên cũng không thắng nổi, phải rút lui. Khổng tướng quân và Phí Tướng quân đem quân đến giúp. Quân Hán quá đông nên quân Sở không thắng được. Hàn Tín nhân lúc ấy lại tiến lên đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ phải rút vào thành.

Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói:
Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?
Đêm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng mỹ nhân Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được đời sau gọi là bài "Cai Hạ ca":
Lực bạt sơn hề, khí cái thế,
Thời bất lợi hề, Chuy bất thệ
Truy bất thệ hề khả nại hà,
Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà.

Phủi sạch bùi trần ai, công danh là mây khói.

Lưu niên Mậu Tuất, tiểu vận Kỷ Mùi gặp Không Vong, đại vận Bính Ngọ gặp Không Vong. Mậu đi đến Ngọ là đất Đế Vượng, Kỷ đi đến Ngọ là đất Lâm Quan. Rõ ràng cả Thực và Thương điều lâm vượng địa. Thân nhược, lấy Thực, Thương để quyết định thọ hay yểu của kiếp người. Đại vận Bính Ngọ là hỉ dụng thần nhưng đã bị Không Vong phá nát. Thân nhược gặp lưu niên và tiểu vận Thực thương điều lâm vượng địa, trong mệnh đã có sẵng Thực, Thương vượng địa. Hỉ thần của đại vận không thể cứu sống được người đã từng dọc ngang nào biết trên đầu có ai do hỉ thần đã bị Không Vong phá nát. Can ngày Bính, và can giờ là Tân, sinh tháng 8 nên Bính hợp Tân hóa Thủy. Bến Ô Giang là nơi của Thủy, Hỏa lấy Thổ là Quan nhưng thân nhược nên Quan bây giờ không còn là công danh nữa mà là chiếc quan tài. Thân nhược, kị thần là Tài, mà Tài là Kim bấy giờ chính là thanh Kiếm mà Hạng Vũ dùng để tự vận.

Hạng Vương muốn đi sang phía đông, vượt sông Ô Giang. Người đình trưởng Ô Giang cắm thuyền đợi, bảo Hạng Vương:

Giang Đông tuy nhỏ, đất hàng ngàn dặm, dân vài mươi vạn, cũng đủ làm vương. Xin đại vương mau mau vượt sông. Nay chỉ một mình thần có thuyền, quân Hán đến không có cách gì vượt qua.

Hạng Vương cười nói:

Trời hại ta, ta vượt qua sông làm gì! Vả chăng Tịch này cùng tám ngàn con em Giang Đông vượt Trường Giang đi về hướng tây, nay không còn lấy một người trở về! Dù cho các bậc cha anh ở Giang Đông thương ta, cho ta làm vương, ta cũng còn mặt mũi nào mà thấy họ nữa. Dù họ không nói, Tịch này há chẳng thẹn trong lòng sao?

Rồi ông bảo người đình trưởng:

Ta biết ông là bậc trưởng giả, ta cưỡi con ngựa này, năm năm nay đi đến đâu cũng vô địch, thường một ngày đi ngàn dặm, ta không nỡ giết, xin biếu ông.

Hạng Vương sai kỵ binh đều xuống ngựa đi bộ, cầm khí giới ngắn để tiếp chiến. Một mình Hạng Vũ giết mấy trăm quân, thân bị hơn 10 vết thương. Ông quay lại thấy kỵ binh tư mã của Hán là Lã Mã Đồng vốn là tướng cũ của mình, bèn bảo Đồng:

Ta nghe vua Hán mua đầu ta ngàn vàng, phong ấp vạn hộ. Ta làm ơn cho nhà ngươi đây.

Nói rồi, Hạng Vương tự đâm cổ chết. Năm đó ông 32 tuổi, ở ngôi Tây Sở Bá vương được 5 năm (206 - 202 TCN).

Nhận định của tác giả:
Theo thiển ý của người phân tích, cho dù Hạng Vũ có nghe lời người Đình trưởng về bên kia Giang Đông thì cũng phải chết, do vào vận trình này số ông đã tận. Ông thân nhược, Thực thương quá vượng, đại vận hỉ dụng thần bị Không Vong phá, mà năm Mậu Tuất (202 TCN) và Kỷ Hợi (201 TCN) là 2 năm liền Thực, Thương lâm vượng địa, tiểu và đại hạn điều gặp Không Vong. Tất nhiên không phải bất cứ ai gặp trường hợp này điều phải bỏ mạng. Có nhiều trường hợp mệnh gặp trường hợp như Hạng Vũ nhưng không mấy ai chết, bởi vì những người này được hưởng âm đức tổ tiên lớn, sinh thời làm nhiều việc thiện, nên khi gặp nạn vẫn vượt qua khỏi. Còn Hạng Vũ, phúc bạc, mà lại chôn sống hơn 20 vạn người khiến cho trời sầu quỷ thần kinh thì thử hỏi làm sao Ông có thể qua được cửa ải này. Qua đó cho thấy, một lần nữa 4 chữ Đức Năng Thắng số vẫn có ý nghĩa“.

………………………………………… ………………………

SAU ĐÂY LÀ BÀI LUẬN CỦA TÔI.

Qua tiểu sử về Hạng Vũ trong đại vận Đinh Mùi (tức Kiếp vận):

“Kiếp Vận (18-27 tuổi):

Nhìn chung, trong vận trình này Hạng Vũ đã từng bước tạo được các chiến công và uy danh hiển hách: Chém Tống Nghĩa, Đại phá Vương Ly, Thu hàng Chương Hàm“.

Và đại vận Bính Ngọ (tức Tỷ vận) :

“Tỷ vận (28-37 tuổi):

Vận trình này Hạng Võ lần lượt thất bại liên tiếp: mất Mất Tam Tần, Sa lầy ở nước Tề, mất đất phía tây, Tây tiến thất bại, Mắc lừa mất Phạm Tăng, Hạ thành Huỳnh Dương, truy kích Thành Cao, Trận Cai Hạ".

Chúng ta nhận thấy 2 đại vận này hoàn toàn trái ngược nhau nên mặc dù cùng là hành Hỏa (Bính và Đinh) nhưng đại vận Bính Ngọ không thể là hỷ hay dụng thần được mà nó phải là kỵ vận thì mới đúng theo thực tế đã xẩy ra của người này (vì toàn bị thất bại liên tiếp, dồn dập …., nó hoàn toàn khác với đại vận Đinh Mùi phải là hỷ dụng thần vì liên tiếp thành công). Điều này đủ để ta khẳng định Thân của Tứ Trụ này vào đại vận Bính Ngọ không còn là nhược nữa mà phải là vượng thì đại vận Bính Ngọ mới trở thành kỵ thần.
Một điều vô cùng hợp lý là vào đại vận Bính Ngọ chỉ có Thân vượng thì Bính đại vận là Tỷ Kiếp hợp và khắc Tân là Tài trong Tứ Trụ mới thể hiện sự tranh đoạt Tài với Thân. Điều này phù hợp với thực tế của ví dụ này là vì Tài ở đây đại diện cho đất đai, lãnh thổ, tài nguyên, con người… của Hạng Vũ dần dần bị mất vào tay đối phương là Lưu Bang (Tỷ Kiếp).

(còn tiếp)

VULONG
27-11-11, 06:33
Xóa do sai sót.

VULONG
27-11-11, 06:34
(tiếp)

1 - Sơ đồ tính điểm hạn năm Mậu Tuất:

http://farm8.staticflickr.com/7018/6406687563_0eb3ce9ac1_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/6406687563/)

Năm Mậu Tuất thuộc đại vận Bính Ngọ, tiểu vận Canh Thân và Kỷ Mùi.
1 - Tứ Trụ này có Thân nhược mà Tài tinh là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp/ Đinh ở trụ năm.
2 – Trong Tứ Trụ có Bính trụ ngày hợp với Tân trụ giờ không hóa.
Vào đại vận Bính Ngọ và năm Mậu Tuất có:
Bính đại vận cùng Bính trụ ngày hợp với Tân trụ giờ.
Lực hợp của Tuất trụ ngày và Tuất thái tuế với 2 Mão nhỏ hơn lực xung của Dậu trụ tháng với 2 Mão nên 2 Tuất không hợp được với 2 Mão, vì vậy mà Ngọ đại vận hợp được với 2 Tuất hóa Hỏa.
Nếu không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm thì Hỏa là dụng thần nên Hỏa cục và Bính đại vận có điểm hạn âm cũng như không có các điểm hạn kỵ vượng của Hỏa nên tổng điểm hạn là rất thấp không thể chấp nhận được. Nhưng xem lại các giả thiết đã có thì trường hợp này không thuộc vào các trường hợp phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm. Từ đây ta có thể nghĩ ngay ra rằng: Có thể đây là một trường hợp mới về tính lại điểm vượng trong vùng tâm chăng? Nhìn vào sơ đồ ta thấy Nhật can là Bính lại vào đại vận Bính Ngọ là vận Kình Dương lại còn Kình dương hóa cục Kình Dương nên Hỏa khá mạnh có thể Thân đã trở thành vượng là có lý.

Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này ta phải đưa ra giả thiết như sau:

“6a/ - Nếu can chi của đại vận cùng hành mà chi đại vận là Kình Dương hợp với chi trong Tứ Trụ hóa cục Kình Dương thì điểm vượng trong vùng tâm phải tính lại chỉ khi can đại vận hợp với can trong Tứ Trụ (?)“.

Nếu sử dụng giả thiết này thì điểm vượng của Hỏa chỉ được thêm 2đv của Tuất trụ ngày và 3đv của Bính ở đại vận nên Thân vẫn nhược (vì Hỏa chỉ có 11,6đv vẫn nhỏ hơn Kim có 11,76đv). Do vậy ta phải bổ sung thêm vào giả thiết 13a/ như sau :

"13a/ - Điểm vượng của can đại vận cũng như can và chi của lưu niên chính là điểm vượng của chúng tại lưu niên (nghĩa là tại chi của lưu niên (thái tuế) và xem thái tuế như lệnh tháng), chúng được viết ngắn điểm vượng của chúng tại lưu niên, số điểm này được tính như sau :
1 - Với chi của lưu niên (thái tuế) thì số điểm vượng này được tăng gấp đôi, trừ trường hợp trong tứ trụ không tồn tại hành của nó (kể cả can tàng là tạp khí) - (ví dụ 197).
2 - Với can lưu niên thì số điểm vượng này cũng được tăng gấp đôi, trừ khi nó hợp với can trong tứ trụ hóa cục (ví dụ 212).
3 - Với can đại vận thì số điểm này bằng chính điểm vượng của nó ở lưu niên, trừ khi nó hợp với can trong Tứ Trụ mà chi đại vận là Kình Dương lại hợp hóa cục Kình Dương thì điểm vượng của nó ở lưu niên được tính tương tự như của chi đại vận hay chi tiểu vận (vì trường hợp này can đại vận chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chi đại vận)".

Nếu sử dụng điều bổ sung này thì Bính đại vận có (10 + 2.3)1/2 đv = 5,33đv. Thân trở thành vượng (vì nó có 6,6 + 2 + 5,33 = 13,93đv) mà Kiêu Ấn đủ nên dụng thần đầu tiên phải là Thực Thương/ Kỷ ở trụ tháng. Ở đây ta phải tính thêm điểm vượng ở tuế vận. Hỏa có thêm 5,33đv của Ngọ đại vận và 2.3đv của Tuất thái tuế thành 25,26đv. Do vậy Hỏa là kỵ vượng.

Theo sơ đồ trên thì tổng điểm hạn là 6,65đv. Số điểm này mới có thể chấp nhận được.

(còn tiếp)

VULONG
27-11-11, 06:36
Xóa do sai sót.

VULONG
27-11-11, 06:38
(tiếp)

Từ trước tới nay hầu như chưa có một cuốn sách nào hay một người nào đả động tới khái niệm “Thân có thể thay đổi“ mà chỉ thấy nói “dụng thần có thể thay đổi“, cho nên gặp các ví dụ như trường hợp này người luận thường phải “Gọt Chân Cho Vừa Giầy“. Cụ thể như bài luận trên, người luận chỉ còn bấu víu vào can chi lưu niên là Thực Thương, Ngọ đại vận và Mùi tiểu vận là Không Vong mà thôi. Nhưng Tuất thái tuế và Ngọ đại vận đã hóa Hỏa là dụng thần thì họ lại giả bộ như không nhìn thấy. Bởi vì nếu nhìn thấy thì chả nhẽ Hỏa cục này không đủ bù vào phần hao hụt do Thân bị xì hơi bởi Mậu hay sao ? Nhưng thực tế Mậu lưu niên và Kỷ trong Tứ Trụ đều ở trạng thái tĩnh (còn Tuất thái tuế đã hóa Hỏa) nên khả năng xì hơi Thân của chúng coi như là không đáng kể. Còn Không Vong thì có giá trị gì khi nó bị hợp ? Mùi ở tiểu vận là Không Vong thì phá được cái gì ở đây ngoài giá trị là có 0,13đh ?

Theo tôi Không Vong chỉ có khả năng làm mất tính chất tốt xấu của các thần sát chứ nó không thể làm mất tính chất hỷ hay kỵ của các hành được, cũng như nó chỉ có tác dụng tốt hay xấu tại trụ mà nó đóng. Không Vong cũng như các thần sát và các khái niệm khác trong Tử Bình (như can, chi, tổ hợp, hóa cục, thiên khắc địa xung, nạp âm, hình, hại ....) đều có mặt mạnh và mặt yếu của chúng. Có lúc chúng mạnh có lúc chúng thành vô dụng.... nhưng điều này hình như chưa có sách nào nói tới thì phải (mà giả dụ có nói thì người luận cũng giả bộ không nhìn thấy như trên tôi đã viết). Cho nên kể cả các sách được cho là Kinh Điển vẫn thường thấy sử dụng các Tuyệt Chiêu “Gọt Chân Cho Vừa Giầy“ để luận, chắc họ cố tình tung hỏa mù để giấu Bí Kíp chăng ?

2 - Sơ đồ tính điểm hạn năm Giáp Ngọ :

http://farm8.staticflickr.com/7035/6406691757_3ac56a3c22_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/6406691757/)

Năm Giáp Ngọ thuộc đại vận Bính Nggo, tiểu vận Giáp Tý và Quý Hợi.
1 – Nếu sử dụng điều bổ xung trên thì các năm thuộc đại vận Bính Ngọ là Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu và Mậu Tuất thường phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm và Thân thường là vượng, dụng thần thường là Kỷ ở trụ tháng (một vài trường hợp ngoại lệ như ở tiểu vận Giáp Tý này có Tý xung 2 Ngọ nên bán hợp của Ngọ bị phá, vì vậy ở tiểu vận này không phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm).
2 - .............

Theo sơ đồ trên thì tổng điểm hạn là 8,62. Nếu như không tính tới các yếu tố bên ngoài tác động vào mệnh của người này (vì chúng có thể làm cho số điểm này thay đổi) thì số điểm này là quá cao không thể chấp nhận được

Do vậy để phù hợp với thực tế của trường hợp này ta phải đưa ra giả thiết :

"280a/ - Nếu các can chi của tuế vận đều hợp với can chi trong Tứ Trụ mà các tổ hợp này có tổng cộng ít nhất 8 can-chi thì tổng điểm hạn được giảm ít nhất giữa 2 mức 5/12 và ½ (hay ½ ?) chỉ khi chi tuế vận đều hóa cục có cùng hành (vì ở đây không những chỉ có can chi lưu niên đều hợp với can chi trong Tứ Trụ báo hiệu có tin mừng mà còn thêm can chi đại vận cũng vậy nên giả thiết tổng điểm hạn được giảm có một chút hợp lý)".

Nếu sử dụng giả thiết này thì tổng điểm hạn còn 8,62(7/12 + ½).1/2 đh = 4,67đh. Số điểm này có thể là chấp nhận được nếu năm Giáp Ngọ Hạng Vũ thất trận để mất đất..., còn nếu năm Giáp Ngọ Hạng Vũ không bị thất trận thì tổng điểm hạn của giả thiết này phải được giảm 1/2 còn 8,62.1/2 đh = 4,3đh.

Tất cả các giả thiết được đưa ra trong ví dụ này đều có phần nào hợp lý cho dù là ít hay nhiều. Những giả thiết này sẽ được kiểm tra trong những ví dụ tương tự và thường thường chúng được hiệu chỉnh cho ngày càng chính xác, còn nếu thấy sai nhiều thì cần loại bỏ để tìm ra những giả thiết khác có tính thuyết phục hơn.

Phương pháp nghiên cứu này liệu có đúng với lời khuyên của nhà Noben Vật Lý Dương Chấn Ninh và nhà tỷ phú Steve Jobs ở trên hay không ?

TungLam
27-11-11, 23:04
Thấy nhiều chữ quá, tưởng có vụ gì hay hay, hóa ra lại là vụ ôm bom tự sướng của anh VULONG :298::298::298::298::298:

anhphongkiem
12-12-11, 15:37
TungLam là một trong những người đi thụt lùi với thời đại. Không ai khiến bạn đọc