PDA

View Full Version : Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người



VULONG
27-10-12, 18:04
Tôi đưa chủ đề này ở mục "Tử Bình - Bát Tự" từ bên trang web "Diễn Đàn Lý Học Đông Phương" về đây với mục đích giúp cho những ai muốn học cũng như muốn tham khảo bộ môn này cho thuận tiện. Khi chuyển sang đây tôi đã bỏ hay sửa một số đoạn cho chính xác và sau này khi phát hiện ra thêm điều gì mới hay sai trong giáo trình này tôi sẽ sửa tiếp (vì trang web này lúc nào cũng có khả năng sửa được những bài mình viết).

Nội dung dậy như sau:

(Nội dung lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp này tôi dạy theo cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi).

Sơ cấp :
Bài 1 : Vận mệnh và dự đoán vận mệnh
Bài 2 : Sáu mươi năm Giáp Tý
Bài 3 : Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành
Bài 4 : Đặc trưng của Tứ trụ
Bài 5 : Đại vận và tiểu vận của Tứ trụ
Bài 6 : Thân và mười thần của Tứ trụ
Bài 7 : Thiên địa nhân của tứ trụ
Bài 8 : Thần sát của tứ trụ
Bài 9 : Sơ đồ biểu diễn tứ trụ, tuế vận và tiểu vận

Trung cấp :
Bài 10 : Thân và vùng tâm
Bài 11 : Xác định điểm vượng của các trạng thái
Bài 12 : Dụng thần của Tứ Trụ
Bài 13 : Dụng thần của một số Tứ Trụ đặc biệt
Bài 14 : Điểm hạn của ngũ hành
Bài 15 : Sự xấu, tốt của đại vận và lưu niên
Bài 16 : Các cách giải hạn cơ bản

(Chú ý: Bắt đầu từ Bài 17 sang "Chương trình Tứ Trụ cao cấp" vẫn thuộc nội dung cuốn "Giải Mã Tứ Trụ").


Giải mã tứ trụ

Lời nói đầu

Những ai đọc qua quyển Kinh Thánh đều nhận thấy rằng đây là quyển sách cổ duy nhất trên thế giới nói đến sự hình thành Trái Đất như thế nào (còn tất cả các cuốn sách cổ khác chỉ đề cập tới những sự kiện khi đã có trái đất và con người). Sau đó cuốn sách mới nói đến sự phát triển của nó qua các thời kỳ kiến tạo địa chất, rồi xuất hiện thực, động vật …và con người. Cuối cùng cuốn sách mới nói đến sự phát triển của lịch sử loài người qua các mốc quan trọng là có bao nhiêu cường quốc sẽ xuất hiện trước khi trái đất bị hủy diệt bởi sự va chạm của thiên thạch với trái đất.
Vậy thì cách đây ba bốn nghìn năm ai lại có thể hiểu biết về vũ trụ để dự đoán vận mệnh trái đất của chúng ta chính xác đến như vậy khi mà con người sống trong thời kỳ đó chỉ là những người "Ở trần đóng khố"? Nếu không phải là Đức Chúa Trời người đã sáng tạo ra con người và vạn vận thì chỉ có một câu trả lời duy nhất cho nghi vấn này là một số người của một nền văn minh bên ngoài trái đất (hay họ chính là các sứ giả của đức chúa trời) đã viếng thăm và gửi tặng chúng ta cuốn Kinh Thánh. Và dĩ nhiên những người "Ở trần đóng khố" diễn đạt lại các tri thức của họ vào cuốn Kinh Thánh đã không thể tránh được những sai sót. Đó có thể là lý do để giải thích tại sao có sự kiện Galile bị đưa nên giàn lửa thiêu (?).

Dựa vào nền tảng kiến thức hay học thuyết nào mà những người thuộc nền văn minh ngoài trái đất có thể dự đoán vận mệnh trái đất chúng ta chính xác đến như vậy ? Chắc chắn là phải có, chúng ta tạm gọi nó là Thuyết Vũ Trụ Rộng để dự đoán vận mệnh của các vật thể lớn như các hành tinh, thiên thể, thiên hà hay vũ trụ chẳng hạn. Đó là câu hỏi mà đến nay vẫn chưa có ai giải đáp được. Ngoài cuốn sách này họ còn gửi tặng chúng ta rất nhiều cái khác nữa, đó chính là các hiện vật rải rác khắp mọi nơi trên trái đất mà đến nay chúng ta vẫn không thể xác định được nguồn gốc của chúng. Một trong các hiện vật quan trọng đó là bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý cùng với học thuyết Ngũ Hành và Âm Dương mà ngày nay nó được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Một trong các ứng dụng đó là dự đoán vận mệnh của con người. Qua đó con người có thể biết trước được nhiều cái để chủ động phòng tránh các điều xấu như tai nạn, ốm đau, phá tài, bại quan, chết trẻ… và đón nhận những cái tốt như phát tài, phát quan …

Người Trung Quốc cổ đại đã dùng bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý để làm lịch xác định giờ, ngày, tháng, năm trong sinh hoạt hàng ngày. Lịch đó được gọi là lịch Can Chi. Không biết người ta đã sử dụng lịch can chi này vào dự đoán vận mệnh cho con người từ bao giờ ? Chỉ biết rằng trải qua mấy nghìn năm nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm, đến nay chúng ta đã có rất nhiều bộ môn khác nhau để dự đoán vận mệnh con người, mà gốc của nó vẫn dựa vào học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý. Trong đó chỉ có môn Tứ Trụ, nó dựa vào 4 thông tin là ngày, tháng, năm sinh và giờ sinh của người đó là không biến dạng và nó sử dụng chính các từ gốc có từ khi nó xuất hiện trên trái đất của chúng ta. Các từ gốc như tổ hợp can chi Giáp Tý đã tìm thấy cách đây 3 nghìn 6 trăm năm, vào thời nhà Ân, nhà Thương (Trung Quốc).

Bình thường một người có thầy dậy sau 3 đến 5 năm mới có thể nắm được môn Tứ Trụ để dự đoán được vận mệnh của con người. Đó là một điều khó khăn cho đa số người muốn biết nhưng không có điều kiện. Phải chăng môn dự đoán theo Tứ Trụ là Thuyết Vũ Trụ Hẹp để dự đoán vận mệnh của con người và các vật thể nhỏ bé ?

Để giải quyết khó khăn này, tôi đã tìm ra được một phương pháp hoàn toàn mới để tính các điểm hạn đã gây ra tai họa và nó được gọi là Phương Pháp Tính Điểm Hạn. Tôi đã cố gắng tìm một cách ngắn nhất và đơn giản nhất để đưa bạn đọc từ không biết gì về môn này có thể chỉ sau khoảng 7 tuần tới 7 tháng là nhiều nhất, bạn đọc sẽ hiểu được các phần cơ bản của phương pháp dự đoán này. Phương pháp dự đoán của tôi chỉ nhằm xác định năm nào mình có hạn, hạn nặng đến đâu và hạn về cái gì (tai nạn, ốm đau, bại quan, lao tù hay phá sản....), để biết trước mà phòng tránh. Rất nhiều người đến giờ vẫn còn nghĩ rằng hạn không thể phòng tránh được, nên cho rằng biết trước làm gì cho càng thêm lo sợ. Đó là một sai lầm cần phải loại bỏ. Còn các lĩnh vực dự đoán vận mệnh khác của môn Tứ Trụ chỉ giới thiệu qua (như phát tài, phát quan...).
Tôi chỉ là người đầu tiên tìm ra phương pháp dự đoán này, nhưng để hoàn thiện nó cần phải có nhiều thời gian và sự đóng góp của nhiều người trên thế giới. Mục đích chính của tôi khi viết cuốn sách này là muốn bạn đọc tự dự đoán được các hạn của chính mình, sau đó tôi mong muốn bạn đọc tham gia với tôi vào công cuộc giải cứu các hạn đó. Trọng tâm của cuốn sách này là giải cứu các hạn đe dọa tính mạng của con người, đó mới là điều quan trọng nhất mà cuốn sách này mong muốn. Chỉ có như vậy thì con người mới kéo dài được tuổi thọ, dần dần chúng ta chỉ có thể phải đầu hàng bởi cái chết do sự lão hóa mà thôi. Đến lúc đó muốn tăng tuổi thọ hơn nữa lại thuộc về các nhà Sinh Học, họ phải tìm cách chống được sự lão hóa.

Để hoàn thành cuốn sách này, tôi vô cùng cảm ơn các bạn Nguyễn Đắc Dũng, Nguyễn thị Nở, Nguyễn Quang Du, Nguyễn thị Liên,….. cũng như các bút danh của Đinh Văn Tân, Hoa Cái, Minh Quang-mz trên trang web tuvilyso.net của người Việt Nam đã tìm kiếm và sưu tầm rất nhiều ví dụ quan trọng và qua các ví dụ này tôi đã tìm thấy nhiều quy tắc để tính các điểm hạn. Các quy này chính là các chìa khóa để giải mã các Tứ Trụ. Để tiến đến có được một bộ chìa khóa hay có chiếc chìa khóa vạn năng giải được 52 vạn tứ trụ của con người thì theo tôi nghĩ cần tới vài triệu người cùng nghiên cứu ít nhất trong một vài năm.

Sau một năm tôi vừa tự học tiếng Anh và vừa tự dịch hầu như tất cả cuốn sách này và có sự giúp đỡ của con gái tôi mới bắt đầu học lớp 11 tại Đức, vì vậy mong bạn đọc coi đây chỉ là bản dịch tạm thời trước khi có bản dịch chính thức. Tôi hy vọng trong thời gian tới tôi sẽ tìm được một thông dịch viên từ tiếng Việt sang tiếng Anh có đủ trình độ hiểu biết về môn Tứ Trụ này.

(Các nhà xuất bản của các nước trên thế giới muốn mua bản quyền cuốn sách này cho riêng nước mình hay những cá nhân nào - với tất cả các nước trên thế giới - muốn mua cuốn sách này hãy liên hệ với tôi qua E-Mail : vulongpublisher@yahoo.de (cá nhân mua sách phải mất tiền vận chuyển bưu điện)).

Hà Nội - Berlin, mùa Thu 2010
Vu Long
__________________

VULONG
27-10-12, 18:08
Bài 1: Vận mệnh và dự đoán vận mệnh
(Nội dung bài này là các tư liệu để tôi viết "Lời nói đầu" của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ").

Trích cuốn “Có một Ðấng Tạo Hóa quan tâm đến bạn không?“ của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội NW:

“Vào năm 1905, tức là 40 năm trước năm 1945, Einstein đã tiên đoán có một quan hệ giữa vật chất và năng lượng. Nhiều người biết phương trình E = mc² (trong đó E là năng lượng, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng) của ông. Chẳng bao lâu sau khi quan hệ đó được Einstein công thức hóa thì các nhà bác học có thể giải thích được là làm sao mặt trời tiếp tục chiếu sáng hàng tỷ năm. Trong mặt trời có những phản ứng nhiệt hạch liên tục. Bằng cách này, mỗi giây, mặt trời biến khoảng 564 triệu tấn hyđro thành 560 triệu tấn heli. Ðiều này có nghĩa là cứ trong mỗi giây có khoảng 4 triệu tấn vật chất đã biến đổi thành năng lượng mặt trời mà một phần tỏa xuống mặt đất bảo toàn sự sống.
Ðiều đáng chú ý là quá trình có thể đổi ngược lại. Cuốn The World Book Encyclopedia giải thích : “Năng lượng đổi thành vật chất khi những hạt bên trong nguyên tử va chạm nhau ở tốc độ cao tạo ra các hạt mới nặng hơn“. Các nhà khoa học đã thực nghiệm được điều này trong một phạm vi giới hạn, dùng máy khổng lồ gọi là máy gia tốc hạt, trong đó những hạt bên trong nguyên tử va chạm nhau ở vận tốc cực cao, để tạo ra vật chất. Nhà vật lý học đoạt giải thưởng Nobel, tiến sĩ Carlo Rubbia giải thích: “Chúng tôi đã tái tạo một trong các phép lạ về vũ trụ - biến năng lượng thành vật chất““.
…………………………..
“Hãy ngước mắt lên cao mà xem: Ai đã tạo ra các vật này? Ấy là Ðấng khiến các cơ-binh ra theo số nó, và đặt tên hết thẩy, chẳng một vật nào thiếu, vì sức-mạnh Ngài lớn lắm, và quyền-năng Ngài rất cao (Ê-sai 40:26). Vâng, Kinh-thánh nói rằng một nguồn năng lượng vô biên - Ðấng Tạo Hóa – đã hình thành vũ trụ vật chất. Ðiều này hoàn toàn phù hợp với kỹ thuật tân tiến“.

Qua 2 đoạn trích trên cho chúng ta thấy rằng câu đầu tiên của Kinh-thánh: “Ban đầu Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất“ (Sáng-thế Ký 1:1) có thể được hiểu chính xác là : Ban đầu Ðức Chúa Trời đã dùng sức mạnh vô biên của mình để dựng nên vũ trụ trong đó có mặt trời và trái đất của chúng ta. Cho nên khi các ngôi sao (như mặt trời của chúng ta) cháy mãi hết nhiên liệu rồi sẽ phải tắt thì ở trong một môi trường đặc biệt nào đó như Lỗ Trắng chẳng hạn sẽ phun ra vật chất (tham khảo chủ đề “Những điều cần biết về Vũ Trụ học“ trong mục “Lý Học Ðông Phương“ bên trang web "Diễn đàn Lý Học Đông Phương"), trong đó xuất hiện các ngôi sao mới. Chính điều này có thể chứng minh được vì sao trên bầu trời của chúng ta tới nay vẫn tồn tại ti tỷ các ngôi sao tỏa ánh sáng - năng lượng - vào vũ trụ rộng bao la trong khi thời gian là vô tận.

“Nhà địa chất học nổi tiếng Wallac Pratt bình luận : “Nếu có ai yêu cầu tôi, với tư cách là một nhà địa chất học, giải nghĩa cách vắn tắt các tư tưởng tân thời của chúng ta về nguồn gốc của trái đất và sự phát triển của sự sống trên đó cho những người mộc mạc, quê mùa như các chi phái mà sách Sáng-thế Ký được viết cho, thì tôi không thể làm gì hay hơn là theo sát phần lớn lối diễn tả và ngôn ngữ trong chương một của Sáng-thế Ký“. Môi-se là người viết quyển đầu tiên của Kinh Thánh là Sáng-thế Ký khoảng năm 1513 TCN (vì cuốn Kinh Thánh là một bộ gồm 66 cuốn sách nhỏ được viết trong một khoảng thời gian hơn 1.500 năm từ 1513 TCN đến khoảng năm 80 SCN - có khoảng 40 người đã tham gia viết). Ông Wallac Pratt cũng nhận xét rằng thứ tự các biến cố mô tả trong sách Sáng-thế Ký: Nguồn gốc của đại dương, việc đất trồi lên, sự xuất hiện các loài sống dưới biển, chim chóc và các động vật hữu nhũ, thực chất là thứ tự của các giai đoạn chính yếu của thời đại địa chất.
Chúng ta thử xem xét: Cách đây 3500 năm, làm sao Môi-se biết được thứ tự chính xác như thế nếu như tin tức đó không phải bắt nguồn từ Ðấng Thiết Kế (Ðức Chúa Trời)“.

Ðể phù hợp với khoa học chúng ta thừa nhận rằng Môi-se vào thời gian đó chỉ là người “Ở Trần Ðóng Khố“ trong một xã hội còn rất lạc hậu trên trái đất của chúng ta đã ghi chép lại những tri thức mà các vị khách thuộc một nền văn minh ngoài trái đất ghé thăm chúng ta (có thể gọi họ là các sứ giả của Ðức Chúa Trời) truyền đạt cho. Chính vì vậy mà ngôn ngữ diễn đạt rất mộc mạc, đơn sơ, hầu như Môi-se và những người tham gia viết Kinh-thánh chỉ diễn đạt được các tri thức của Họ theo nghĩa đen mà thôi, vì vậy mới có nhiều sai sót. Ðó là lý do vì sao có sự kiện Galileo bị đưa lên ngọn lửa của giàn thiêu.

Một điều quan trọng nữa là cuốn Kinh-thánh không những đã nói tới nguồn gốc hình thành, sự kiến tạo địa chất của trái đất và sự phát triển của sự sống trên trái đất mà cuốn Kinh-thánh còn dự đoán các sự kiện đã và chưa xẩy ra. Ðó là dự đoán sự xuất hiện của 7 cường quốc trên trái đất trước khi trái đất bị hủy diệt bởi sự va chạm với thiên thạch. Phần này xin mời các học viên đọc chủ đề: “Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn và ngày tận thế“ trong mục “Dự Báo và Chứng Nghiệm“ bên trang web "Diễn Đàn Lý Học Đông Phương".

Ðiều này đủ cho chúng ta nhận thấy rằng cuốn Kinh-thánh không chỉ dừng lại ở mục đích truyền bá về hệ tư tưởng, đạo đức mà nó còn dự đoán vận mệnh của trái đất của chúng ta. Vận mệnh trái đất, Họ (tức người ngoài hành tinh của chúng ta) còn dự đoán được, vậy thì vận mệnh của con người chúng ta Họ không dự đoán được sao? Cho nên theo tôi học thuyết Âm Dương Ngũ Hành và bảng Nạp Âm sáu mươi năm Giáp Tý đã xuất hiện trên trái đất của chúng ta khoảng 3 đến 4 nghìn năm hoàn toàn phù hợp với khoảng thời gian xuất hiện cuốn Kinh-thánh cũng là món quà mà những vị khách này đã viếng thăm và tặng chúng ta.

Ðây chính là lý do mà tôi đã nghiêm túc nghiên cứu môn Tử Bình qua lăng kính của Vật Lý học.

Ở bài 1 này tôi không đòi hỏi mọi người phải tin rằng con người nói riêng hay vạn vật nói chung có vận mệnh và dự đoán được vận mệnh… mà tôi nhắn nhủ mọi người chưa nên tin bất cứ cái gì ngay được. Mọi cái cứ từ từ nghiên cứu xem sao đã, chỉ đến khi có được sự suy luận có lý cộng thêm các ví dụ trong thực tế kiểm nghiệm lý luận đó đúng thì mới có thể tin được mà thôi.

Bài 2 : Bảng Nạp Âm sáu Mươi Năm Giáp Tý

Tuần thứ nhất

Chương 1

Bảng Nạp Âm 60 năm Giáp Tý

http://farm6.staticflickr.com/5107/5659722310_e0030cae06_z.jpg
Ta thấy có 60 tổ hợp của hai chữ. Các chữ đầu của các tổ hợp này được gọi là các Thiên Can, còn các chữ sau được gọi là các Địa Chi. Các tổ hợp 2 chữ này đã được tìm thấy từ thế kỷ 16 trước công nguyên ở Trung Quốc. Các Thiên Can này đã được dùng làm các đế hiệu của vua nhà Thương như Thành Thương có tên là Thiên Ất, con trai của ngài gọi là Đại Đinh, Trung Bính, Trung Nhâm, cháu có tên là Đại Giáp,......

1 – Thiên Can
Nhìn vào bảng này ta thấy ngay 10 từ đầu của các tổ hợp là, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý được lặp đi lặp lại theo một thứ tự nhất định. 10 từ này được gọi là 10 thiên can, gọi tắt là 10 can. Thiên ở đây có nghĩa là trời, còn Can ở đây có thể hiểu là cánh. Do vậy ta có thể hiểu đây là 10 thiên thần có cách sống ở trên trời (tức 10 can này là ở trên trời). Vậy thì 10 thiên thần này có liên quan gì với 9 hành tinh và mặt trời ở trong hệ mặt trời mà chúng ta đã biết ? Phải chăng Họ (ý nói những người thuộc nền văn minh ngoài hành tinh của chúnh ta) đã lấy chính 10 thiên thần này để ứng với 10 vật thể chính trong hệ mặt trời của chúng ta ?

Sơ đồ vị trí, kích thước và thứ tự các quỹ đạo của 9 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta :
http://farm6.staticflickr.com/5263/5659108973_29762e82c3_z.jpg
http://farm6.staticflickr.com/5147/5659667050_799b37a725_z.jpg

Theo như sự suy luận của tôi nếu như tính đến sự tác động của các vật thể lớn trong hệ mặt trời của chúng ta tới con người thì không thể không tính đến mặt trăng. Bởi vì mặt trăng có đường kính 3476 km lại ở rất gần chúng ta (chỉ cách chúng ta 0,38 triệu km), còn hành tinh Pluto đường kính chỉ có 3100 km ở vị trí xa lắc xa lơ tận vòng ngoài cùng của hệ mặt trời, cách chúng ta và cũng có thể coi xa hơn mặt trăng 5.796 triệu km. Do vậy sự tác động vào con người của mặt trăng chắc chắn sẽ cao hơn nhiều lần của hành tinh Pluto và dĩ nhiên để chọn vật thể thứ 10 trong hệ mặt trời có tác động mạnh nhất đến con người thì phải chọn mặt trăng mà bỏ hành tinh Pluto.

2 - Địa Chi
Tương tự ta cũng thấy 12 chữ sau của các tổ hợp là : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi cũng được lặp đi lặp lại theo một thứ tự nhất định. Mười hai từ này được gọi là 12 địa chi, gọi tắt là 12 chi. Địa có nghĩa là đất, nghĩa là ở trên mặt đất hoặc ở dưới mặt đất, còn Chi có nghĩa là chân, ý nói tới các loài vật có chân.
Do vậy ta hiểu đây là 12 con vật đang sống trên trái đất đó là:
http://farm6.staticflickr.com/5221/5663475835_4aef9128c3_z.jpg

Nhưng tại sao lại có đến 12 con vật là 10 có phải là đẹp hơn không? Chắc là lúc đó Họ đã biết rất rõ trái đất ở trong hệ mặt trời của chúng ta có mặt phẳng xích đạo nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo cho nên sẽ phải xẩy ra bốn mùa trên trái đất mà chúng ta quen gọi là Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa này Họ lại chia nhỏ ra làm ba phần để xác định đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa, vì vậy phải có 12 địa chi là vậy. 12 địa chi này xác định các vị trí mà trái đất đã quay được một vòng xung quanh mặt trời, chúng ta gọi chúng là 12 tháng của một năm.

http://farm6.staticflickr.com/5230/5659089225_69f63805a6_z.jpg

Chúng ta biết mặt phẳng hoàng đạo và mặt phẳng xích đạo lệch nhau 23,5 độ, đó chính là nguyên nhân tạo ra 4 mùa trên trái đất.

Sau 60 năm tổ hợp can chi lại quay trở lại tổ hợp ban đầu là Giáp Tý, cho nên mới có tên gọi là 60 năm Giáp Tý.

VULONG
27-10-12, 19:00
II - Bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý

http://farm6.staticflickr.com/5306/5659122025_18cc1ec411_z.jpg
http://farm6.staticflickr.com/5263/5659698580_8f43e8f572_z.jpg

Nghĩa của các tổ hợp can chi trên được người Trung Quốc gọi là nạp âm. Cho đến nay ngay cả các nhà mệnh học nổi tiếng Trung Quốc cũng không hiểu được dựa trên nền tảng nào mà những người ngoài hành tinh của chúng ta đã nạp âm cho các tổ hợp can chi này. Rất nhiều người đã cố công giải thích, nhưng đến nay vẫn chưa có ai đưa ra được lời giải thích có tính thuyết phục cả. Do vậy trong thời gian này chúng ta tạm thời thừa nhận và sử dụng chúng vào trong các ví dụ thực tế để xem xét khả năng đúng hay sai của chúng.

(Trang 272, cuốn Dự Ðoán Theo Tứ Trụ - in năm 2002, cụ Thiệu Vĩ Hoa đã viết:
“Trong bảng sáu mươi năm Giáp Tý, căn cứ theo nguyên tắc gì để nạp âm ngũ hành? Người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch, do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 năm Giáp Tý biến hóa vô cùng, cho đến nay đối với giới học thuật của Trung Quốc đó vẫn còn là một bí ẩn”. Ðây chính là một trong các bằng chứng để chứng minh rằng bảng nạp âm sáu mươi năm Giáp Tý không phải do người Trung Quốc phát minh ra.).


Tóm tắt các ý chính của các nạp âm tác động với nhau gây lên tốt và xấu
(Qua một số sách mà các cổ nhân để lại)

1 – Giáp Tý, Ất Sửu – Kim đáy biển : ?
2 – Bính Dần, Đinh Mão - Lửa trong lò : ?
3 - Mậu Thìn, Kỷ Tị - Gỗ rừng xanh : ?
4 – Canh Ngọ, Tân Mùi - Đất ven đường : Gặp gỗ rừng là mệnh quý. Gặp Kim là mệnh phú quý.
5 – Nhâm Thân, Quý Dậu – Kim lưỡi kiếm : Chỉ sợ lửa trong lò và lửa sấm sét
6 – Giáp Tuất, Ất Hợi - Lửa đỉnh núi : Là mệnh quý hiển nếu có thêm Mộc và Hỏa. Sợ Thủy nhất là gặp nước biển tương khắc thì hung thần tới nơi.
7 – Bính Tý, Đinh Sửu - Nước khe núi : Gặp Kim rất tốt, nhất là kim trong cát và kim lưỡi kiếm. Mệnh gặp nước suối cực quý. Sợ Thổ và Hỏa.
8 - Mậu Dần, Kỷ Mão - Đất trên tường : Gặp Thủy và Thổ là quý hiển trừ nước biển và lửa sấm sét.
9 – Canh Thìn, Tân Tị - Kim giá đèn : Thích Hỏa nhất là Ất Tị, thích Thủy nhất là Ất Dậu, Quý Tị, đó là các mệnh quý. Sợ Mộc khắc trừ khi gặp Hỏa yếu (chắc là lửa của ngọn đèn).
10 – Nhâm Ngọ, Quý Mùi - Gỗ liễu : Nó , thích Thủy và gặp đất mái nhà là tốt trừ nước biển. Nó gặp gỗ lựu cực xấu và gặp Hỏa dễ chết yểu.
11 – Giáp Thân, Ất Dậu - Nước ngầm : Gặp Kim trong cát hay Kim trang sức rất tốt, gặp Thủy và Mộc cũng tốt. Nếu trụ năm giờ đều có Thủy và tháng ngày đều có Mộc là mệnh cực quý.
12 – Bính Tuất, Đinh Hợi - Đất mái nhà : Cần có Mộc làm khung và Kim trang hoàng cực quý, Kim quý nhất là nhũ kim và kim lưỡi kiếm. Sợ gặp Hỏa trừ lửa mặt trời lại là mệnh phú quý.
13 - Mậu Tý, Kỷ Sửu - Lửa sấm sét : Gặp Thổ, Thủy hay Mộc có thể tốt hoặc không có hại.
14 – Canh Dần, Tân Mão - Gỗ tùng : Sợ lửa lò, nước biển. Gặp Kim đại quý .Trụ tháng ngày và giờ đều có Nhâm, Quý, Hợi và Tý là mệnh cực quý.
15 – Nhâm Thìn, Quý Tị - Nước sông : Gặp Kim là tốt gặp Thủy là xấu (dễ vỡ đê). Gặp đất mái nhà hay đất trên tường khó tránh khỏi tai họa cần có Kim để giải cứu. Gặp lửa đèn, lửa trên núi cực quý ngoài ra đều xấu.
16 – Giáp Ngọ, Ất Mùi – Kim trong cát : Nó là mệnh thiếu niên phú quý nếu gặp lửa trên núi, lửa dưới núi hay lửa đèn (để luyện nó thành vật dụng) nhưng nó cần gặp Mộc (để kiềm chế nếu Kim quá vượng) và Thủy như nước khe núi, nước suối và nước mưa (để khống chế Hỏa nếu Hỏa vượng). Nó sợ nước sông, nước biển, đất ven đường, đất dịch chuyển và cát trong đất (bởi vì nó dễ bị vùi chôn).
17 – Bính Thân, Đinh Dậu - Lửa dưới núi : Gặp Thổ và Mộc rất tốt, không thích lửa mặt trời, lửa sấm sét và lửa đèn.
18 - Mậu Tuất, Kỷ Hợi - Gỗ đồng bằng : Sợ nhất gặp kim lưỡi kiếm, thích Thủy, Thổ và Mộc. Sinh mùa Đông trong mệnh lại gặp Dần và Mão là mệnh quý.
19 – Canh Tý , Tân Sửu - Đất trên tường : Có Mộc là mệnh quý, gặp Thủy cũng quý trừ nước biển. Kim chỉ thích nhũ kim. Sợ Hỏa sẽ cháy nhà (vì tường này là tường của nhà được làm bằng rơm với đất bùn).
20 – Nhâm Dần, Quý Mão – Nhũ kim : Gặp đất trên thành, đất trên tường mới tốt như gặp Mậu Dần, riêng Quý Mão gặp Kỷ Mão đều là mệnh quý hiển.
21 – Giáp Thìn, Ất Tị - Lửa đèn : Nó là mệnh rất quý nếu nó gặp Mộc và Thủy như nước ngầm, nước khe núi và nước sông (dầu để thắp đèn) hay Kim lưỡi kiếm. Nó sợ gặp lửa mặt trời (đèn là vô dụng), lửa sấm sét (làm tắt đèn) và đất trừ đất mái nhà.
22 – Bính Ngọ, Đinh Mùi - Nước mưa : Sợ đất trên tường, đất mái nhà, đất trên thành, đất ven đường và đất dịch chuyển.
23 - Mậu Thân, Kỷ Dậu - Đất dịch chuyển : Nó thích nước tĩnh như nước ngầm, nước mưa và nước sông. Nó sợ nước biển, lửa trên núi và lửa dưới núi, gặp lửa sấm sét phải dùng Thủy để hóa giải lại là mệnh quý.
24 – Canh Tuất, Tân Hợi – Kim trang sức : Nó sợ gặp Hỏa, gặp Thủy cũng quý trừ nước biển, nó thích cát trong đất.
25 – Nhâm Tý, Quý Sửu - Gỗ dâu : Gặp cát trong đất, đất ven đường, đất dịch chuyển, nước ngầm, nước khe núi, nước sông đều tốt. Gặp gỗ tùng, gỗ liễu, gỗ rừng xanh đều quý. Sợ gỗ đồng bằng và gỗ lựu.

VULONG
27-10-12, 19:04
(Tiếp)

26 – Giáp Dần, Ất Mão - Nước suối : Gặp Kim rất tốt. Sợ gặp Thổ và Mộc trừ gỗ cây dâu là mệnh cực quý.
27 – Bính Thìn, Đinh Tị - Cát trong đất : Gặp Kim và Thủy là quý cũng như lửa mặt trời, gỗ dâu, liễu, ngoài ra các loại Mộc, Hỏa khác đều không tốt.
28 - Mậu Ngọ, Kỷ Mùi - Lửa mặt trời : Thích gặp Thủy, Mộc và Kim. Chỉ thích lửa đèn còn các loại lửa khác đều tương khắc. Thích gặp Thổ có thêm Kim và Mộc là mệnh quý. Lửa mặt trời đơn độc với Thủy là xấu.
29 – Canh Thân, Tân Dậu - Gỗ lựu : Gặp Thổ, Thủy, Mộc, Kim có thể thành tốt trừ nước biển sẽ bần cùng bệnh tật. Lửa mặt trời và lửa sấm sét có thể tốt nhưng cũng có thể xấu. Sinh tháng, năm, ngày hoặc giờ có Hỏa hoặc gặp gỗ liễu là mệnh quý.
30 – Nhâm Tuất, Quý Hợi - Nước biển : Gặp các loại nước cực tốt, nhất là Nhâm Thìn cực phú quý. Thích lửa mặt trời, kim đáy biển, gỗ dâu, gỗ liễu, đất dịch chuyển, đất trên tường, đất ven đường ngoài ra đều xấu nhất là lửa sấm sét.

(Các đoạn được tô đậm của các Nạp Âm trên đã đúng khi áp dụng vào các ví dụ trong thực tế.)

Ðể tiện cho việc học và nghiên cứu của mọi người, tôi đăng các bài viết mang tính chất tham khảo vào đây.

Trận chiến Ha-ma-ghê-đôn và ngày tận thế (các đoạn trích trong cuốn “Hãy chú ý đến Lời Tiên Tri của Ða-Ni-Ên!” của Liên Hiệp Thánh Kinh Hội NW).

Theo Kinh Thánh thì lịch sử loài người bị hủy diệt sau khi xuất hiện đủ 7 cường quốc. 7 cường quốc này ngày nay người ta đã xác định (?) như sau:

“1 – Ê-díp-tô (thủ phủ chính là vùng Ägypt bây giờ) bắt đầu từ ?

2 – A-si-ri (…vùng Syri bây giờ) bắt đầu từ ?

3 – Ba-by-lôn (….vùng Irak bây giờ) bắt đầu từ 607 trước công nguyên (TCN)

4 – Mê-đi Phe-rơ-sơ (…vùng Iran bây giờ) bắt đầu từ 539 TCN

5 – Hy Lạp bắt đầu từ 331 TCN

6 - La-Mã (….vùng Itali bây giờ) bắt đầu từ 30 TCN

7 - Anh-Mỹ bắt đầu từ 1763 sau công nguyên”.

Nếu như các câu giải mã trên là đúng thì ngày nay chúng ta đang ở trong giai đoạn cuối cùng của cuốn Kinh Thánh.

Ngày tận thế của thế giới được mô tả trong cuốn Kinh Thánh qua bức tượng trong giấc chiêm bao của vua Nê-bu-cát-nết-sa (thuộc cường quốc Ba-by-ôn mặc dù ông ta không nhớ lại được giấc mơ đó) được nhà tiên tri Đa-ni-ên giải nghĩa cho chính ông vua đó như sau:

“Hỡi vua, vua nhìn xem này có một pho tượng lớn. Pho tượng đó to lớn và rực rỡ lạ thường, nó đứng trước mặt vua và hình dạng dữ tợn. Đầu pho tượng bằng vàng ròng, ngực và cách tay bằng bạc, bụng và vế bằng đồng, ống chân bằng sắt và bàn chân thì một phần bằng sắt còn một phần bằng đất sét. Vua nhìn pho tượng cho đến khi có một hòn đá chẳng phải tay đục ra, đến đập vào bàn chân bằng sắt và đất sét của tượng, và làm cho tan nát. Bấy giờ sắt, đất sét, đồng, bạc, vàng đều cùng nhau tan nát cả, trở nên như rơm rác bay trên sân đạp lúa mùa hạ, phải gió lùa đi, chẳng tìm nơi nào cho chúng nó, nhưng hòn đã đập vào pho tượng thì hóa ra một hòn núi lớn và đầy khắp đất“: - Đa-ni-ên 2:31-35. Và Đê-ni-ên đã giải thích…..Tóm tắt thì ngày nay chúng ta hiểu như sau:
Cái đầu bằng vàng đại diện cho cường quốc của ông vua này (thuộc cường quốc Ba-by-lôn). Phần bạc đại diện cho cường quốc Mê-đi Phe-rơ-sơ. Phần đồng cho cường quốc Hy Lạp. Phần sắt cho cường quốc La Mã và phần sắt lẫn đất sét cho cường quốc Anh Mỹ.

Đa-ni-ên giải thích tiếp cho vua Nê-bu-cát-nết-sa: “Còn như vua đã thấy bàn chân và ngón chân nửa bằng đất sét nửa bằng sắt, ấy là một nước sẽ phải phân chia, nhưng trong nước đó có sức mạnh của sắt, theo như vua thấy sắt lộn với đất sét. Những ngón chân nửa sắt nửa đất sét , nước đó cũng nửa mạnh nửa giòn. Vua đã thấy sắt lộn với đất sét, ấy là chúng lộn với nhau bởi giống loài người, song không dính liền nhau, cũng như sắt không ăn với đất sét“. – Đa-ni-ên 2:41-43. Điều này cho chúng ta thấy vào thời kỳ cuối cùng này thế giới bị phân chia ra thành các nước có các thể chế chính trị khác nhau và luôn luôn muốn thôn tính nhau….. như ngày nay.

Còn hòn đá đập vào chân bức tượng làm cho bức tượng vỡ tan tành thì theo tôi hiểu đơn giản là đó là sự va chạm giữa thiên thạch với trái đất dẫn đến ngày tận thế của thế giới mà Kinh Thánh gọi là trận chiến Ha-ma-ghê-đôn của Đức chúa trời để lập lên một thiên đường trên trái đất chỉ cho những người tôn thờ chúa.

Vậy thì khi nào trận chiến này sẽ xẩy ra. Trong các trang của Kinh Thánh còn lại mà các sự kiện chưa thấy xuất hiện trên thế giới có câu đáng chú ý là: ““Những tin tức từ phương bắc và phương đông sẽ tới làm cho người bối rối, người sẽ giận lắm mà đi đến để tàn phá và hủy diệt nhiều người. Người sẽ đặt các trại của cung mình ở khoảng giữa biển cùng núi vinh hiển và thánh. Song người sẽ đến sự cuối cùng mình, và chẳng có ai đến giúp đỡ người cả”. – Đa-ni-ên 11:44,45.”

(Nói chung giải mã các câu trong Kinh Thánh cũng như các câu trong sấm Trạng Trình là giống nhau đều tùy theo ý của người giải, chỉ có khác là các bản Kinh Thánh gốc cách đây trên 2000 năm đã được tìm thấy gần đây khi so với các bản ngày nay thì các ý chính hầu như không thay đổi còn sấm Trạng Trình của ta thì chưa tìm được bản gốc hoặc gần gốc và dĩ nhiên người ta sẽ đặt ra câu hỏi nếu không có Mô Li Phê bản gốc đi để nhằm ý đồ gì đó thì cần gì phải cất dấu các bản gốc kỹ đến như vậy).

“Vào thời Đa-ni-ên thì “biển“ là Địa Trung Hải và “núi“ thánh là Si-ôn từng là nơi có đền thờ của Đức Chúa Trời (thuộc đất Israel bây giờ). Còn “Những tin tức từ phương bắc và phương đông sẽ tới làm cho người bối rối…“ là những tin tức gì và “người“ ở đây là ai?”

Các câu có liên quan:

”Đức Chúa Trời nói với Sa-tan “Ta sẽ…đặt những móc trong hàm ngươi, khiến ngươi ra“ và “Ta sẽ …khiến ngươi đến từ phía cực bắc, và đem ngươi lên trên các núi của Y-sơ-ra-ên“. – Ê-xê-chi-ên 38:4;39:2.”

Ở đây tôi chỉ mang máng hình dung ra các sự kiện chính có thể xẩy ra như sau:

Càng ngày Nga và Trung Quốc sẽ quan tâm hơn nữa tới Iran (bởi vì họ thấy TT. Obama quá hiền mà), bằng cách bán cho Iran nhiều hệ thống tên lửa hịên đại để Iran “phòng thủ“ trước sự đe dọa của Mỹ và phương tây. Trong khi Iran tuyên bố không chế tạo vũ khí hạt nhân nhưng lại tuyên bố “xóa sổ Israel trên bản đồ thế giới“ mà rõ ràng Iran biết Israel đã có vũ khí hạt nhân từ lâu rồi. Chiến tranh giữa Israel và Iran sẽ xẩy ra và dĩ nhiên Mỹ sẽ nhảy vào giúp Israel, sự hủy diệt ở Iral là có thể và khi đó Putin sẽ bị móc sắt lôi ra từ phía cực bắc và Trung Quốc từ phương Đông quyết định cứu Iral (đã có ý đồ tuyên chiến với Mỹ từ lâu rồi). Thế là đại chiến 3 nổ ra đã hủy diệt loài người. Dĩ nhiên ở dưới nghĩa địa thì mới có Thiên Đường của Đức Chúa Trời cho những ai tôn thờ chúa và địa ngục cho những người còn lại. Vì vậy nguyên nhân tận thế của thế giới có thể không phải do sự va chạm của thiên thạch với trái đất mà là vũ khí hạt nhân.

Tôi phải nói các điều này ra chỉ hy vọng Thiên Cơ đã bị lộ thì hiện tượng sẽ không xẩy ra như vậy nữa (nếu nó đúng là Thiên Cơ) bởi vì con người khi đã biết trước nó thì họ sẽ biết phải làm gì có lợi cho chính bản thân họ, nếu không chả nhẽ họ toàn là những người đánh bom “liều chết“ như các chiến binh của Bin-Laden hay sao?

Hy vọng có ai dịch giúp bài viết này ra tiếng Anh để gửi tới tất cả các trang web trên thế giới, nếu không e rằng sẽ quá muộn.

Các bài sau trích trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ", phần Phụ Lục.

II - Những điều cần biết về Vũ Trụ

A - Lỗ đen, lỗ trắng và sự hình thành của chúng

1 - Các phân tích định lượng dẫn đến việc tiên đoán một ngôi sao (như mặt trời) có khối lượng ít nhất gấp ba lần (?) khối lượng Mặt Trời của chúng ta, tại thời điểm cuối cùng trong quá trình tiến hóa (tức khi mặt trời không còn khả năng cháy) thì hầu như chắc chắn nó sẽ co lại tới một kích thước tới hạn cần thiết để xảy ra suy sập hấp dẫn, và một lỗ đen được tạo thành.
2 - Lỗ đen là một vùng trong không gian có trường hấp dẫn lớn đến mức lực hấp dẫn của nó không để cho bất cứ một dạng vật chất nào, kể cả ánh sáng thoát ra khỏi mặt biên của nó (Chân Trời Sự Kiện, tức ranh giới mà mọi vật, kể cả ánh sáng không thể thắng được lực hấp dẫn của Lỗ Đen để có thể quay trở lại vũ trụ).
3 - Các lỗ đen siêu lớn có thể có khối lượng gấp hàng triệu, hàng tỷ lần khối lượng Mặt Trời. Chúng có thể được hình thành khi có một số lớn các ngôi sao bị nén chặt trong một vùng không gian tương đối nhỏ, hoặc khi có một số lượng lớn các ngôi sao rơi vào một lỗ đen ban đầu, hoặc khi có sự hợp nhất của các lỗ đen nhỏ hơn.
4 – Cũng giống như những Lỗ Đen chỉ được hình thành từ những Mặt Trời chết (chúng không còn cháy) có khối lượng đủ lớn thì một Lỗ Trắng (phun ra vật chất) cũng chỉ được tạo ra khi một Lỗ Đen lớn tới mức độ M. Lỗ Đen có khả năng lớn tới mức M được gọi là Lỗ Đen M (có thể nó phải hút nhiều hơn số lượng các Lỗ Đen đang khống chế khoảng 170 tỷ Thiên Hà mà hiện nay chúng ta đã phát hiện trong Vũ Trụ).

B - Hệ mặt trời, thiên hà và siêu thiên hà

1 - Một hệ mặt trời thường chỉ có một mặt trời và các vệ tinh bay xung quanh nó theo các quỹ đạo khác nhau (như hệ mặt trời của chúng ta có 8 hành tinh).
2 – Các mặt trời (tức hệ mặt trời) trong vũ trụ thường quần tụ gần nhau tạo thành từng đám được gọi là các thiên hà (như hệ mặt trời của chúng ta nằm trong thiên hà Miky Way - còn gọi là Ngân Hà - có khoảng 300 tỷ mặi trời).
3 - Các kính thiên văn hiện đại ngày nay đã cung cấp bằng chứng cho thấy có khoảng một trăm bảy mươi tỷ thiên hà trong vũ trụ. Trong đó các thiên hà cũng quần tụ gần nhau tạo thành những đám có số lượng khác nhau (khoảng vài chục hay vài trăm và thậm trí tới vài nghìn) và người ta đã gọi chúng là các siêu thiên hà.
4 - Tại tâm của mỗi thiên hà hay mỗi siêu thiên hà có một lỗ đen siêu lớn, cùng với thời gian nó dần tiêu diệt (hút) các mặt trời và các thiên hà vệ tinh xung quanh bằng lực thủy triều (?) và cướp lấy khối lượng của chúng.

VULONG
27-10-12, 19:05
(Tiếp)
III - Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương (?)

A – Các tiên đề trong mệnh lý học Đông Phương (?)

Mệnh học Đông Phương cũng tương tự như trong toán học nó phải được xây dựng trên một số tiên đề. Do vậy qua lăng kính Vật Lý, tôi thừa nhận Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề xuất phát từ 2 khái niệm cơ bản trong Vật Lý Học hiện đại là Lỗ Đen và Lỗ Trắng như sau:

Trong vật lý thiên văn, một Lỗ Trắng là một thiên thể giả định phóng ra vật chất, ngược lại với nó là một Lỗ Đen vốn hút mọi vật chất kể cả ánh sáng.

Tôi xin trình bầy từng bước quan điểm này như sau:
1 – Qua định luật vạn vật hấp dẫn cổ điển của Newton mà loài người đã biết đến sự tồn tại của hệ mặt trời bởi sự tương tác hấp dẫn của mặt trời với 8 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta không thể tách rời nhau qua vài tỷ năm.
2 – Các mặt trời ở gần nhau đã tạo thành Thiên Hà (hay Ngân Hà khoảng 300 tỷ mặt trời). Vậy thì chắc chắn phải có một lực hấp dẫn nào đó đã giữ chúng tồn tại gần với nhau qua bao tỷ năm như vậy, nếu không thì chúng đã trôi nổi trong vũ trụ giống như nếu không có lực hấp dẫn giữa mặt trời với 8 hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta thì hệ mặt trời của chúng ta đã không thể tồn tại tới ngày nay.
Qua sự giúp đỡ của các kính thiên văn hiện đại người ta dự đoán có vật thể bí ẩn đã hấp dẫn giữ các mặt trời lại để tạo thành Thiên Hà và vật thể bí ẩn này người ta gọi là Lỗ Đen. Từ đây chúng ta có thể suy ra trong mỗi trung tâm của mỗi Thiên Hà phải có một Lỗ Đen là một điều hợp lý.
3 – Giống như các Thiên Hà, tâm của mỗi siêu Thiên Hà cũng phải tồn tại một Lỗ Đen rất lớn để giữ các Thiên Hà không bị tản mát trong vũ trụ bao la.

Vậy thì các Lỗ Đen chỉ có một nhiệm vụ hút mọi vật, kể cả ánh sáng khi chúng không may đi qua “Chân Trời Sự Kiện“. Nếu chỉ có các Lỗ Đen thì vũ trụ ngày nay chắc rằng chỉ còn là một mầu đen bởi vì tất cả mọi vật đều bị Lỗ Đen nuốt hết nếu chúng ta thừa nhận thời gian là vô tận.

Để giải quyết mâu thuẫn này, người ta bắt buộc phải đưa ra khái niệm về Lỗ Trắng. Mặc dù người ta không thể nhìn thấy các Lỗ Đen mà chỉ dự đoán được sự tồn tại chúng qua lực tương tác của chúng với các vật xung quanh còn các Lỗ trắng thì người ta có thể nhìn thấy được chúng nhưng tại sao người ta lại chưa phát hiện được chúng trong vũ trụ?

Vậy thì Lỗ Đen và Lỗ Trắng là hai vật thể khác nhau hay không? Theo tôi chúng chỉ là một bởi vì chả có vật nào như Lỗ Đen cứ hút mãi và cũng chả có vật nào như Lỗ Trắng cứ phun mãi. Điều này có thể giải thích là khi một Lỗ Đen hút mãi tới một mức độ nào đó thì nó sẽ tới một giá trị tới hạn M và khi đó nó phải phun ra để trở về trạng thái (Lỗ Đen) bình thường của nó (các Lỗ Đen này được gọi là Lỗ Đen M). Các vật bị nó phun ra không thể bay theo chiều đó vào vũ trụ mãi được mà chúng chỉ bay tới một giới hạn nào đó thì chúng phải dừng lại bởi lực hấp dẫn của chính Lỗ Đen đó đã khống chế chúng (ngày nay người ta nhận thấy vũ trụ đang giãn nở ngày càng nhanh chứng tỏ tàn dư của Lỗ Trắng chưa kết thúc).

Lỗ Trắng và Lỗ Đen M của nó cũng như các vật thể bị Lỗ Đen M này khống chế đã tạo thành một Vũ Trụ Nhỏ (bởi vì ai mà biết được trong Vũ Trụ có bao nhiêu Lỗ Đen M?) tồn tại với thời gian vô tận.
Từ mô hình Vũ Trụ Nhỏ này mà tôi đã suy luận rằng Thái Cực chỉ là một khái niệm để mô tả tại thời điểm khi mà Lỗ Đen M bắt đầu trở thành Lỗ Trắng. Còn Âm Dương và Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Đông Phương của cái Vũ Trụ Nhỏ này, trong đó Âm và Dương là nói đến cặp phạm trù đối lập, theo cách hiểu đơn giản nhất.

B – Tiên đề Âm Dương

Người ta có thể ứng dụng các tiên đề Âm và Dương để giải thích các khái niệm cơ bản trong cái Vũ Trụ Nhỏ này mà tôi tạm thời phân chúng thành 3 dạng : Đơn tính, lưỡng tính và vô tính.

1 - Đơn tính (có nghĩa là chỉ cần một trong 2 phạm trù đối lập của Âm và Dương có thể sinh sản được).
Đây chính là các trường hợp mà Âm và Dương đại diện cho các cặp phạm trù đối lập có thể chuyển hóa cho nhau mà trong thực tế người ta đã biến khối lượng thành năng lượng (bom nguyên tử) và năng lượng biến thành khối lượng theo đúng phương trình năng lượng và khối lượng có thể chuyển hóa cho nhau của nhà bác học thiên tài Albert Einstein:
E = mc² ( trong đó E là năng lượng , m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng).

Nếu ta quy ước gọi khối lượng (m) mang phạm trù Dương thì năng lượng (E) sẽ mang phạm trù Âm

Hiện giờ qua cỗ máy Large Hadron Collider (Máy gia tốc hạt lớn - gọi tắt là LHC) các nhà Vật Lý đang đi tìm “Hạt của Chúa” (tức một dạng “hạt” cụ thể mà các nhà Vật Lý gọi là hạt Higgs) đã đóng vai trò trong việc chuyển năng lượng thành khối lượng.

Ngay cả khái niệm bên phải và bên trái cũng có thể xếp vào loại này bởi vì nếu một người khi đi mãi về phía tay phải thì sau khi đi vòng quanh quanh trái đất, người đó dĩ nhiên sẽ tới bên trái của đối tượng làm mốc xuất phát lúc trước.

Tương tự như bên trên và bên dưới cũng có tính chất này nếu chúng ta thừa nhận mọi điểm trên mặt đất đều có một trục từ trường ảo như trục từ trường bắc nam của trái đất. Nếu như vậy thì bất kỳ vật nào đi lên phía trên mãi mãi rồi sẽ phải trở về mặt đất ở một điểm bên đối diện của trái đất và rồi nó nó đi theo trục của trái đất tại điểm đó sẽ đến bên dưới của đối tượng làm mốc mà từ đó nó đã bắt đầu đi lên phía trên.

Lỗ Đen và Lỗ Trắng cũng là một cặp phạm trù đối lập của Âm và Dương. Chúng có thể chuyển hóa cho nhau, đó chính là cuộc đời của các Vũ Trụ Nhỏ đang tồn tại mà ngày nay chúng ta vẫn đang nhìn thấy bằng mắt thường.

2 – Lưỡng tính (có nghĩa là phải có sự kết hợp cả hai phạm trù đối lập của Âm và Dương mới sinh sản được).
Đây chính là các trường hợp Âm và Dương được áp dụng cho các cặp phạm trù đối lập không thể chuyển hóa được cho nhau mà chúng muốn tồn tại và phát triển phải có sự tác động của cả hai phạm trù đối lập này. Một trong các ví dụ hiển nhiên là con người hay động vật. Âm và Dương ở đây được đại diện cho giống đực và giống cái. Chính có sự tác động giữa hai đối tượng này mà con người và động vật mới có thể tồn tại tới ngày nay.

Âm và Dương còn có thể đại diện cho cả động vật và thực vật bởi vì phải có sự tác động của cả 2 đối tượng này thì chúng mới có thể cùng tồn tại và phát triển tới ngày nay (xem giải thích ở dưới).

3 - Vô tính (có nghĩa đây là các dạng phạm trù đối lập của Âm và Dương không có khả năng sinh sản) :

Đây là các trường hợp mà Âm và Dương không thể chuyển hóa và tác động được với nhau. Một trong các ví dụ này là các khái niệm như đen và trắng; tốt và xấu; ……

C – Tiên đề Ngũ Hành
Ngũ hành là Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ và Kim. Chúng có các tính chất tương sinh như Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và rồi Thủy lại sinh cho Mộc… .Và tính chất tương khắc như Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy và rồi Thủy lại khắc Hỏa….. Người ta đã ứng dụng các tiên đề này để mô tả gần như mọi quy luật phát triển của thế giới tự nhiên đều tuân theo quy luật của một vòng tròn khép kín.

1 - Các ví dụ về quy luật của vòng tròn khép kín :
a - Chu kỳ Sinh Thành Lão Tử của con người và động thực vật (chúng đều được sinh ra, trưởng thành, suy yếu, chết rồi lại được đầu thai để sinh ra…).
b - Chu kỳ của động vật và thực vật (động vật ăn rau, hoa quả, thu O2 và thải ra phân, khí CO2 , còn thực vật thì ngược lại. Rõ ràng chúng đã tạo ra quy luật của một vòng tròn khép kín).
c – Chu kỳ của nước biển nóng do mặt trời chiếu đã bốc hơi lên cao, được gió thổi vào đất liền, khi tới độ cao đủ lạnh, hơi nước ngưng tụ thành nước rơi xuống chẩy thành các dòng sông ra biển và rồi chúng lại bốc hơi…..

VULONG
27-10-12, 19:06
Bài để tham khảo

Sau đây là một bằng chứng để chứng minh ý tưởng các Lỗ Trắng và Lỗ Đen M cùng với quy luật tuần hoàn của chúng mà tôi đưa ra ở trên đang tồn tại trong vũ trụ bao la:

Vietnam.net đưa tin:

"Vũ trụ ra đời trước vụ nổ Big Bang?
Cập nhật lúc 01/12/2010 08:00:00 AM (GMT+7)

Hai nhà khoa học uy tín trên thế giới cho biết, họ vừa phát hiện bằng chứng cho thấy vũ trụ đã tồn tại trước vụ nổ Big Bang. Tuyên bố này đang gây chấn động giới khoa học toàn thế giới.

http://farm6.staticflickr.com/5262/5671640266_df1f6c3fca_z.jpg

Một bản đồ của bức xạ nền vũ trụ (CMB) trong vũ trụ với những hình tròn có thể biểu hiện các sự kiện diễn ra trước vụ nổ Big Bang. Ảnh: Daily Mail.

Tờ Daily Mail đưa tin, khám phá gây tranh cãi về sự ra đời của vũ trụ được Roger Penrose - nhà khoa học, vị giáo sư đáng kính của Đại học Oxford (Anh) và giáo sư Vahe Gurzadyan từ Đại học quốc gia Yerevan (Armenia) cho đăng tải trực tuyến trên trang web arXiv.org. Theo hai chuyên gia này, vũ trụ không phải khởi phát từ vụ nổ Big Bang mà là một chu kỳ của những cái được đặt tên là aeon.

Hầu hết các nhà khoa học tin rằng, vũ trụ được tạo ra trong vụ nổ Big Bang cách đây khoảng 13,7 tỉ năm. Các ngôi sao và thiên hà bắt đầu hình thành khoảng 300 triệu năm sau đó. Mặt Trời của chúng ta được sinh ra khoảng 5 tỉ năm trước, trong khi sự sống đầu tiên xuất hiện trên Trái đất cách đây gần 3,7 tỉ năm.

Bức xạ nền vi sóng vũ trụ (CMB) cũng được đông đảo giới chuyên môn nhận định ra đời 300 triệu năm sau vụ nổ Big Bang và hiện đã bị làm lạnh tới khoảng -270 độ C.

Tuy nhiên, hai giáo sư Penrose và Gurzadyan chỉ ra rằng, bằng chứng mà Chương trình Thăm dò vi sóng bất đẳng hướng Wilkinson của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thu được trong CMB lại cho thấy: các dấu vết trong nền bức xạ có tuổi đời cao hơn vụ nổ Big Bang.

Họ nói đã khám phá được 12 ví dụ về các vòng tròn đồng tâm như trên trong CMB. Một vài trong số đó có năm vòng, đồng nghĩa với việc đối tượng đã trải qua năm sự kiện vô cùng lớn trong lịch sử của nó. Các vòng tròn xuất hiện quanh những cụm thiên hà có biến thể trong bức xạ nền thấp một cách kỳ lạ.

Nghiên cứu dường như đã loại bỏ giả thuyết "lạm phát" được đông đảo chấp nhận về nguồn gốc của vũ trụ, rằng nó bắt đầu được hình thành nhờ vụ nổ Big Bang và sẽ tiếp tục mở rộng tới một thời điểm trong tương lai khi quá trình đó chấm dứt.

Penrose và Gurzadyan tin rằng, các vòng tròn là dấu vết của những sóng hấp dẫn vô cùng mạnh mẽ khởi phát từ các vụ va chạm lỗ đen siêu lớn trong một aeon trước đó, trước vụ nổ lớn cuối cùng. Điều này có nghĩa là, các chu kỳ vũ trụ thông qua các aeon nằm dưới sự chi phối của những vụ nổ lớn và va chạm lỗ đen siêu lớn.

Giáo sư Penrose bày tỏ, lý thuyết mới của ông về "vũ trụ tuần hoàn bảo giác" có nghĩa rằng, các lỗ đen cuối cùng sẽ phá hủy mọi vật chất trong vũ trụ. Theo lý thuyết của ông, khi các lỗ đen hoàn thành tất cả những việc này thì còn lại trong vũ trụ sẽ chỉ là năng lượng, vốn sau đó sẽ kích hoạt một vụ nổ Big Bang mới và aeon mới.

Giáo sư Penrose phát biểu với hãng thông tấn BBC: "Trong giả thuyết mà tôi đưa ra, chúng ta có một sự mở rộng theo cấp số nhân nhưng không thuộc aeon của chúng ta - Tôi sử dụng thuật ngữ để mô tả [giai đoạn] từ vụ nổ Big Bang của chúng ta cho đến tương lai xa. Tôi cho rằng, aeon này là một trong hàng loạt sự việc, nơi tương lai xa của các aeon trước bằng cách nào đó trở thành vụ nổ Big Bang của aeon chúng ta".

* Thanh Bình" .

VULONG
27-10-12, 19:09
Bài 3 : Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành

Chương 2

Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành

(Theo tôi trong toán học có các tiên đề thì Âm Dương Ngũ Hành chính là các tiên đề trong mệnh lý học Ðông Phương - xem phần II và III của Phụ Lục).

Thiên Sứ đã viết trên trang web vietlyso.com:
“ ...Chúng ta thấy trong nền văn minh Đông phương cổ đại đã tồn tại những lời tiên tri đầy huyền bí nói về số phận từng con người, của cả một thành phố, cả những quốc gia hay thậm chí của cả thế giới. Những phương pháp bói toán, tiên tri phổ biến của nền văn minh này hầu hết đều có phương pháp luận của nó. Thật kỳ lạ thay ! Có một hệ thống lý thuyết vũ trụ - nền tảng của những phương pháp luận cho những lời bói toán huyền bí ấy - lại không coi sự khởi nguyên của vũ trụ bắt đầu từ ý thức của Đức Chúa Trời mà chính là thuyết Âm Dương Ngũ Hành...“.

Học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành mà phương pháp tính điểm hạn của cuốn sách này áp dụng sẽ cho mọi người biết Định Mệnh là có thật (tức con người hay vạn vật đều có Số Mệnh), nhưng Số Mệnh này không phải do Đức Chúa Trời quyết định mà là do Âm Dương Ngũ Hành quyết định. Chính vì vậy không có lý do gì mà con người lại không thể lấy chính âm dương ngũ hành để khống chế lại chúng để thay đổi định mệnh, nhằm mục đích mang lại lợi ích cho con người (xem ví dụ 27 và 150).

I - Học thuyết Âm Dương

Khái niệm Âm và Dương như mọi người hiểu đơn giản là hai trạng thái luôn đối lập nhau như có bên phải thì phải có bên trái, tốt với xấu, trắng với đen, giống đực với giống cái, cứng với mềm...

Họ đã xác định âm và dương cho các can và chi như sau:
Các thiên can có dấu dương là Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm.
Các địa chi ............................Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.
Các thiên can có dấu âm là Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.
Các địa chi .................... Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi.

Còn hiểu theo sách mệnh học cổ truyền của Phương Đông thì sự hình thành, biến hóa và phát triển của vạn vật đều do sự vận động của hai khí Âm và Dương. Vì mặc dù Âm và Dương là hai mặt đối lập với nhau nhưng chúng lại có sự thống nhất với nhau. Chính sự thống nhất này sau đó mới có thể có sự biến hóa để thành vạn vật. Như âm đến cùng cực thì sinh dương, dương đến cùng cực thì sinh âm....
(Ðể hiểu rõ hơn về Học thuyết Âm Dương và Ngũ Hành xin độc giả xem phần III của Phụ Lục – Âm Dương Ngũ Hành là các tiên đề trong mệnh học Ðông Phương).

Ví dụ : Trong thực tế có thể coi năng lượng và khối lượng là hai trạng thái âm và dương của vật chất (tương tự như nước dưới sự tác động của nhiệt độ nó ở 3 trạng thái là rắn, lỏng và hơi, trong đó trạng thái rắn và lỏng được xem là 1 trạng thái) mà ngày nay các nhà vật lý đã biến được khối lượng thành năng lượng và ngược lại theo đúng phương trình mà năng lượng và khối lượng chuyển hóa cho nhau của nhà bác học thiên tài Albert Einstein:

E = mc² ( trong đó E là năng lượng, m là khối lượng, c là vận tốc ánh sáng).

Trong thời gian tới nhờ cỗ máy LHC ở Thụy Sĩ, chúng ta hy vọng các nhà vật lý sẽ tìm thấy hạt Higgs là hạt mang chức năng chuyển năng lượng sang khối lượng.

Chính có phương trình nổi tiếng này mà câu đầu tiên của Kinh Thánh “ Ban đầu Đức Chúa Trời đã (dùng sức mạnh vô biên của mình) dựng nên trời đất (vũ trụ trong đó có trái đất) “ (Sáng - thế Ký 1 : 1) đã đúng trên quan điểm khoa học. Vậy đã có cuốn sách nào cổ hơn cuốn Kinh Thánh nói đến sự hình thành vũ trụ và trái đất của chúng ta từ năng lượng như vậy.


II - Học thuyết Ngũ Hành

1 – Ngũ hành
Chúng ta thấy hầu như mọi hiện tượng đã và đang diễn ra xung quanh chúng ta đều tuân theo một quy luật của vòng tròn khép kín.

Ví dụ : Con người cũng như loài động vật cùng với loài thực vật tạo thành một quy trình khép kín như : Cây cung cấp ô xy, hoa quả rau xanh, củ, hạt …cho người và động vật , còn người và động vật cung cấp CO 2, phân…..cho loài thực vật. Ngay cả sự sống và cái chết của mọi sinh vật cũng tuân theo quy luật của vòng tròn khép kín này.
Ví dụ : Con người được đầu thai sau đó được sinh ra lớn lên, trưởng thành, già rồi chết, sau đó xác chết bị phân hủy thành các thành phần của đất nuôi cho cây phát triển. Một phần thực vật này được con người ăn tạo thành các thai nhi và các thai nhi này lại phát triển .…..

Để diễn tả các quy luật này cũng như mọi quy luật trong vũ trụ Họ đã đưa ra 5 hành, tức là 5 loại nguyên tố (vật chất) cơ bản đã cấu tạo nên mọi vật có trong trái đất và vũ trụ như sau :
1 - Kim đặc trưng cho kim loại.
2 - Thủy đặc trưng cho nước.
3 - Mộc đặc trưng cho loài thực vật.
4 - Hỏa đặc trưng cho lửa.
5 - Thổ đặc trưng cho đất .

2 – Tính chất tương sinh của ngũ hành
a - Tính chất tương sinh .
Theo sách cổ thì Kim sinh cho Thủy, Thủy sinh cho Mộc, Mộc sinh cho
Hỏa, Hỏa sinh cho Thổ, Thổ sinh cho Kim rồi lại nặp lại vòng tuần hoàn Kim sinh cho Thủy,......... . Ở đây chỉ có Kim sinh Thủy là có vẻ vô lý (bởi vì chúng ta đang sống trong môi trường nhiệt độ thấp nên không thấy khi Kim ở nhiệt độ cao cũng sẽ chẩy thành nước - chất lỏng (một dạng của nước, phải thừa nhận)).

Sơ đồ tương sinh của ngũ hành:
http://farm6.staticflickr.com/5026/5685394078_c765c4dec4_z.jpg

b – Tính chất phản sinh:
Như Kim sinh ra Thủy, nó nghĩa là Kim loại bị nung nóng sẽ chẩy thành nước, nhưng nước nhiều thì Kim không những không sinh được cho Thủy mà còn bị chìm xuống, vì vậy nó được gọi là phản sinh (phải thừa nhận).
Thủy sinh Mộc, nó nghĩa là không có nước thực vật làm sao mà sống để lớn lên được, nhưng nước nhiều quá cây bị úng lụt mà chết cũng gọi là phản sinh.
Mộc sinh Hỏa, nó nghĩa là gỗ làm cho lửa cháy to hơn, nhưng hỏa mạnh quá sẽ làm cho Mộc ra tro, vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh.
Hỏa sinh Thổ, nó nghĩa là Hỏa cháy thành tro tàn là Thổ đất, nhưng Thổ nhiều sẽ làm cho Hỏa tắt; vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh.
Thổ sinh Kim, nó nghĩa là quặng trong đất khi bị nung sẽ chẩy ra kim loại, nhưng nếu có Kim quá nhiều thì Thổ bị đè ép không thể sinh cho Kim được, vì vậy nó cũng được gọi là phản sinh (phải thừa nhận).

3 – Tính chất tương khắc của ngũ hành
a – Tính chất tương khắc :
Như Kim khắc được Mộc, Mộc khắc được Thổ, Thổ khắc được Thủy, Thủy
khắc được Hỏa, Hỏa khắc được Kim, rồi lại nặp lại vòng tuần hoàn Kim khắc
Mộc,.....

Sơ đồ tương khắc của ngũ hành

http://farm6.staticflickr.com/5025/5685400216_66bb301741_z.jpg

Qua sơ đồ ta thấy tính chất tương khắc của ngũ hành là cách 1 ngôi so với tính chất tương sinh .
b – Tính chất phản khắc :
Như Kim khắc Mộc, kiếm, dao chặt đứt được cây, nếu kim loại mềm yếu mà cây cứng như Lim, Sến …thì dao, kiếm sẽ bị mẻ, gẫy tức là bị phản khắc.
Mộc khắc Thổ (Thổ là đất), cây mọc lên tất đất sẽ bị bạc mầu, nhưng đất cứng quá cây không đâm được rễ xuống đất tất dễ chết cũng gọi là phản khắc.
Thổ khắc Thủy, đất có thể đắp thành đê, đập để trặn được nước, nhưng nước nhiều quá đất sẽ bị trôi dạt (vỡ đê), tức là bị phản khắc.
Thủy khắc Hỏa, nước có thể dập tắt được lửa, nhưng lửa quá mạnh mà nước thì ít tất sẽ bị bốc hơi, cũng là bị phản khắc.
Hỏa khắc Kim, hỏa làm cho sắt nóng chẩy, nhưng sắt nhiều quá mà lửa nhỏ tất dễ bị tắt, cũng gọi là phản khắc.

VULONG
27-10-12, 19:09
(tiếp)
III - Đại diện của ngũ hành và can chi

1 – Ngũ hành đại diện cho các mùa
a - Mộc đại diện cho mùa Xuân
b - Hỏa đại diện cho mùa Hạ
c – Kim đại diện cho mùa Thu
d - Thủy đại diện cho mùa Đông

2 – Can chi đại diện cho các hành
Giáp, Ât, Dần, Mão đại diện cho hành Mộc
Bính, Đinh, Tị, Ngọ đại diện cho hành Hỏa
Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi đại diện cho hành Thổ
Canh, Tân, Thân, Dậu đại diện cho hành Kim
Nhâm, Quý, Hợi, Tý đại diện cho hành Thủy

3 – Can chi đại diện cho mầu sắc
Giáp , Ât , Dần và Mão là Mộc đại diện cho mầu xanh.
Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho mầu đỏ.
Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho mầu vàng.
Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho mầu trắng.
Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho mầu đen

4 – Can chi đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người
Giáp, Ât, Dần, Mão (Mộc) đại diện cho các bộ phận trong cơ thể con người là gan, mật, thần kinh, đầu, vai, tay, ngón tay …….
Bính, Đinh, Tị, Ngọ (Hỏa) đại diện cho các bộ phận tim, máu, ruột non, trán, răng, lưỡi, mặt, yết hầu, mắt ……
Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi (Thổ) đại diện cho dạ dầy, lá lách, ruột già, gan, bụng, ngực, tỳ vị, sườn ……
Canh, Tân, Thân, Dậu (Kim) đại diện cho phổi, máu, ruột già, gân, bắp, ngực, khí quản ……...
Nhâm, Quý, Hợi, Tý (Thủy) đại diện cho thận, bàng quang, đầu, bắp chân, bàn chân, tiểu liệu, âm hộ, tử cung, hệ thống tiêu hóa, ……..

5 - Can chi và ngũ hành đại diện cho các phương.

Sơ đồ của các can, chi và ngũ hành đại diện cho các phương như sau:
http://farm6.staticflickr.com/5189/5685404304_f15d00f564_z.jpg

Giáp, Ât, Dần và Mão là Mộc đại diện cho phương Đông.
Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho phương Nam.
Mậu và Kỷ không ở phương nào cả mà đại diện cho trung tâm.
Thìn đại diện cho phương Đông Nam.
Tuất đại diện cho phương Tây Bắc.
Sửu đại diện cho phương Đông Bắc.
Mùi đại diện cho phương Tây Nam.
Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho phương Tây.
Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho phương Bắc.

6 – Can chi đại diện cho nghề nghiệp
Giáp, Ât, Dần và Mão là Mộc đại diện cho các nghề sơn lâm, chế biến gỗ, giấy, sách báo, làm vườn, trồng cây cảnh, phục trang, dệt, đóng thuyền ……
Bính, Đinh, Tị và Ngọ là Hỏa đại diện cho các nghề thuốc súng, nhiệt năng, quang học, đèn chiếu sáng, xăng dầu, cao su (xăm lốp ,dây đai ,nhựa cây), các sản phẩm đồ điện, vật tư hóa học, luyện kim, nhựa đường …..
Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là Thổ đại diện cho các nghề chăn nuôi , nông nghệp, khai khẩn đồi núi, giao dịch về đất đai, buôn bán địa ốc, phân bón, thức ăn gia súc, khoáng vật, đất đá, gạch ngói, xi măng, đồ gốm, đồ cổ, xây dựng, …..
Canh, Tân, Thân và Dậu là Kim đại diện cho các nghề vàng bạc, châu báu, khoáng sản, kim loại, máy móc, thiết bị nghiên cứu hóa học, thủy tinh, các công cụ giao thông …… .
Nhâm, Quý, Hợi và Tý là Thủy đại diện cho các nghề nước giải khát, hoa quả, đồ trang sức mỹ nghệ, hóa phẩm mỹ dụng, giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi thủy sản, mậu dịch, du lịch, khách sạn, buôn bán ,….

Người Trung Quốc từ xa xưa đã dùng lịch Can Chi để xác định các mốc thời gian trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó tại thời điểm của mỗi người khi sinh ra được xác định bởi bốn thông tin của lịch Can Chi. Đó chính là bốn tổ hợp can chi của năm, tháng, ngày và giờ sinh mà chúng được gọi là Tứ Trụ hay mệnh của người đó. Ví như một cái nhà được xây dựng lên bởi bốn cái cột, nếu bốn cái cột này đều nhau và vững chắc, nghĩa là các hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ trong tứ trụ là tương đối bằng nhau thì người đó cả cuộc đời thường là thuận lợi, còn nếu bốn cột không điều nhau, tức ngũ hành quá thiên lệch, tất dễ đổ nhà - cuộc đời dễ gặp tai họa.

Cách đây ba bốn nghìn năm con người đã biết sử dụng lý thuyết này để phòng và chữa bệnh. Ví dụ những ai trong mệnh (tứ trụ) mà ngũ hành thiếu Mộc mà lại cần Mộc, thì đầu tiên cần đặt tên mang hành Mộc và nên sống ở về phía Đông so với nơi mình được sinh ra, vì đó là phương Mộc rất vượng (tức là Mộc nhiều). Sau khi trưởng thành cũng nên làm những nghề liên quan đến hành Mộc, thêm nữa nên mặc quần áo mang hành Mộc (xanh). Nếu làm như vậy thì sẽ có một phần Mộc được bổ xung cho tứ trụ. Còn khi bị bệnh do hành Mộc thiếu thì thầy thuốc sẽ căn cứ vào sự thiếu nhiều Mộc hay ít để bốc thuốc mang hành Mộc cho phù hợp với sự thiếu Mộc đó. Được như vậy cuộc đời người đó thường gặp thuận lợi rất nhiều hay dễ khỏi bệnh. Các hành khác cũng suy luận tương tự như vậy.

VULONG
27-10-12, 19:10
(Tiếp)
IV - Lệnh tháng và các trạng thái

A - Lệnh tháng
Một điều tối quan trọng trong môn Tứ Trụ là chi của tháng sinh được gọi là lệnh tháng, vì nó quyết định sự vượng suy của mọi can và chi trong tứ trụ, cũng như độ mạnh yếu giữa 5 hành với nhau. Tại sao lệnh tháng lại quan trọng đến như vậy? Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ trong tứ trụ có liên quan với tháng sinh như thế nào?

Theo môn Tứ Trụ thì vào các tháng mùa hè hành Hỏa là mạnh nhất (hay vượng nhất) so với các hành khác, vì vậy ai được sinh ra vào mùa hè mà trong tứ trụ lại có nhiều can và chi là Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ thì dĩ nhiên hành Hỏa quá vượng còn các hành khác thì lại quá yếu. Những người như vậy thường nhẹ thì ốm đau bệnh tật liên miên, nặng thì đoản thọ ......Các mùa khác cũng tương tự như vậy. Như mùa đông giá lạnh thì hành Thủy là vượng nhất, mùa xuân thì hành Mộc là vượng nhất, mùa thu thì hành Kim là vượng nhất. Nhưng giả sử sinh vào mùa hè, hỏa là vượng nhất nhưng tứ trụ lại ít can chi hành hỏa hoặc có can chi hành Thủy như Nhâm, Quý, Tý, Hợi thì không xấu. Nghĩa là căn cứ theo lệnh tháng để biết độ vượng suy của các can chi trong tứ trụ, sau đó tổng hợp xem độ lớn giữa các hành chênh lệch nhau như thế nào, từ đây mới có thể dự đoán được vận mệnh của con người.

B - Các trạng thái
Để giải quyết vấn đề này người ta đã xác định trạng thái vượng suy của các can chi theo các tháng trong một năm theo bảng sinh vượng tử tuyệt cũng như ý nghĩa của các trạng thái đó như sau:
1 - Trường sinh có nghĩa là vật hay con người mới sinh ra từ 0 đến 5 tuổi.
2 - Mộc dục chỉ vật hay con người đã bắt đầu phát triển xong vẫn còn yếu đuối, như trẻ em mới đi học tiểu học và trung học từ 5 đến 16 tuổi .
3 – Quan đới chỉ vật hay con người đã trưởng thành , như trẻ em đang ở tuổi thanh niên đang học đại học hay nghiên cứu sinh từ 16 đến 30 tuổi .
4 - Lâm quan chỉ vật hay sự nghiệp và sức khỏe của con người đã đạt tới sự hoàn thiện, vững chắc, như con người đang ở tuổi trung niên từ 30 đến 45 tuổi. Ngoài ra lâm quan còn là trạng thái Lộc của Nhật Chủ (nó nghĩa là đó là nơi quy tụ bổng lộc hay sự may mắn do vua, cấp trên... hay do ông trời, các thần linh, tổ tiên.... phù hộ, giúp đỡ cho).
5 – Đế vượng chỉ vật hay con người đã đạt tới giai đoạn cực thịnh như công đã thành danh đã toại, như con người ở lứa tuổi 45 đến 60. Ngoài ra đế vượng còn là trạng thái Kình Dương của Nhật Chủ (nó nghĩa là khi con người đã đạt tởi đỉnh cao của quyền lực, hay danh vọng thì dễ kiêu căng, hống hách, lạm dụng quyền lực...vì vậy người đó dễ bị tai họa như tù tội, phá sản, bại quan, bệnh tật, tai nạn, chết ...).
6 – Suy chỉ vật hay con người đã qua thời kỳ cực thịnh thì tất phải đến thời kỳ suy yếu đi, như con người ở lứa tuổi 60 đến 70.
7 - Bệnh chỉ vật hay con người đã đến thời kỳ hỏng hóc hay bệnh tật, như con người ở lứa tuổi 70 trở ra.
8 - Tử chỉ vật hay người bị hỏng hay chết.
9 - Mộ chỉ vật hay người mang vất đi hay chôn xuống đất đắp đất nên thành cái mộ (chỉ còn lại linh hồn) .
10 - Tuyệt chỉ vật hay người bị phân hủy thành đất .
11 – Thai chỉ vật hay con người đang được hình thành từ một số yếu tố vật chất nào đó, như linh hồn đã thụ khí thành thai nhi trong bụng mẹ .
12 - Dưỡng là chỉ vật hay người đang trong thời gian chế tạo, nắp ráp để đến khi nào hoàn thiện thì mới xuất xưởng được, như thai nhi phải đủ 9 tháng 10 ngày mới ra đời thành con người.

Bảng sinh vượng tử tuyệt

http://farm6.staticflickr.com/5229/5685434528_7b9f900e77_z.jpg

Qua bảng này ta thấy 5 can và 6 chi dương cũng như 5 can và 6 chi âm có cùng hành nhưng độ vượng suy của chúng theo các tháng trong một năm là khác nhau. Như Giáp và Dần là Mộc, chúng ở trạng thái trường sinh trong tháng Hợi, trạng thái Mộc dục trong tháng Tý, ....... trạng thái Mộ trong tháng Mùi, ......... . Nhưng Ất và Mão cũng là Mộc nhưng chúng ở trạng thái tử trong tháng Hợi, trạng thái Bệnh trong tháng Tý,....... trạng thái Đế vượng trong tháng Dần,...... .

Từ bảng sinh vượng tử tuyệt này người ta đã gọi các trạng thái theo tháng sinh (thường được gọi là theo lệnh tháng) từ Trường sinh tới Đế vượng là vượng (thường được gọi là được lệnh), còn các trạng thái từ Suy đến Dưỡng là suy nhược, hưu tù... (thường được gọi là thất lệnh).

Ví dụ: Giáp hay Dần trong tứ trụ mà sinh vào các tháng từ Hợi tới Mão là được lệnh (vượng), còn sinh vào các tháng từ Thìn đến Tuất là thất lệnh (suy nhược, hưu tù).

Ví dụ: Ất hay Mão trong tứ trụ sinh vào các tháng từ Dần đến Ngọ là được lệnh (vượng), còn sinh vào các tháng từ Mùi đến Sửu là thất lệnh (suy nhược, hưu tù). Các can chi khác cũng xác định tương tự như vậy.

VULONG
27-10-12, 19:14
Bài 4 : Đặc trưng của Tứ trụ

Chương 3

Đặc trưng của tứ trụ

I - Tứ trụ

Mỗi người khi sinh ra đều có 4 thông tin là năm, tháng, ngày và giờ sinh. 4 thông tin này khi chuyển sang lịch can chi được gọi là tứ trụ . Tứ trụ này quyết định vận mệnh của người đó .
Lịch Can Chi không giống với dương lịch hay âm lịch mà chúng ta vẫn thường sử dụng, nên ở đây thống nhất mọi thông tin về lịch phải dùng dương lịch để tính toán cho tiện lợi và tháng 1 dương lịch được gọi là tháng 13 của năm trước đó.

1 – Cách xác định Trụ năm - Tức năm sinh
Theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý thì năm nay 2008 là năm Mậu Tý, năm 2009 là năm Kỷ Sửu,........ . Các năm trước đây hay sau này cứ theo bảng này tra là ra hết. Nhưng năm của lịch Can Chi thường bắt đầu vào ngày 4/2 hoặc ngày 5/2 dương lịch, khác với dương lịch bắt đầu vào ngày 1/1, và càng khác so với Âm lịch tính năm mới theo lịch mặt Trăng. Muốn xác định chính xác năm mới hay các tháng theo lịch Can Chi bạn đọc phải tra theo bảng xác định lệnh tháng phía dưới. Bảng này xác định tháng, ngày, giờ và chính xác tới phút bắt đầu năm mới cũng như tháng mới (lệnh tháng) của lịch Can Chi từ năm 1898 đến năm 2018 (phần này được trích ra từ cuốn sách Lịch Vạn Niên)

Bảng xác định lệnh tháng của lịch Can Chi .
(Từ năm 1898 đến năm 2018 theo cuốn "Lịch Vạn Niên thực dụng 1898 - 2018" của Nguyễn Hoàng Điệp và Nguyễn Mạnh Linh.)

http://farm9.staticflickr.com/8054/8148686400_84ec44ec52_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8148686400/)
http://farm9.staticflickr.com/8049/8148621697_3199564a37_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8148621697/)
http://farm9.staticflickr.com/8468/8148656998_dcb545f291_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8148656998/)
http://farm9.staticflickr.com/8474/8148626687_634d29a48e_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8148626687/)
http://farm9.staticflickr.com/8195/8148661174_2c7c26f7a9_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8148661174/)
http://farm9.staticflickr.com/8047/8149020980_55e4bc8195_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8149020980/)
http://farm9.staticflickr.com/8474/8148709482_a6425feed2_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8148709482/)
http://farm9.staticflickr.com/8045/8148712374_58e8fdf0f8_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8148712374/)
http://farm9.staticflickr.com/8196/8148714498_f0fdfd2328_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8148714498/)
http://farm9.staticflickr.com/8188/8148716552_bc966b425c_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8148716552/)

VULONG
27-10-12, 19:15
http://farm9.staticflickr.com/8186/8149045212_b671af88a9_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8149045212/)
http://farm9.staticflickr.com/8330/8148743100_d2b5b3ac53_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8148743100/)

(Chú ý: Bảng xác định lệnh tháng này của Trung Quốc nên nó được tính theo giờ Bắc Kinh, còn “Ngày giờ Sóc (New Moons) và Tiết khí (Minor Solar Terms) từ 1000 đến 2999“ trên Google là của Việt Nam theo giờ Hà Nội nên giờ giao lệnh ít hơn của Trung Quốc 60’. Hiện giờ tôi chưa biết xác định lệnh tháng theo giờ Bắc Kinh hay Hà Nội là đúng. Phải chăng căn cứ theo múi giờ quốc tế thì cứ ít hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì lệnh tháng phải giảm đi từng ấy tiếng, cũng như cứ nhiều hơn múi giờ Bắc Kinh bao nhiêu múi thì phải cộng thêm từng ấy tiếng theo bảng xác định lệnh tháng ở trên ?) .

Ví dụ : Ngày 4/2 /1968 theo lịch can chi thuộc năm nào? Nó vẫn thuộc năm Đinh Mùi (1967) nhưng tới 2,08’ (1,08’ theo giờ Hà Nội) ngày 05/2/1968 nó mới thuộc năm Mậu Thân (1968).
Ví dụ : Lúc 7,59’ngày 04/2/1969 dương lịch thuộc năm nào của lịch can chi ?. Đã thuộc năm Kỷ Dậu (1969) ,còn trước 7,59’ vẫn thuộc năm Mậu Thân (1968) .
Qua đây chúng ta thấy theo lịch Can Chi thì năm mới được tính chính xác tới phút khi trái đất quay hết một vòng xung quanh mặt trời (không như chúng ta thường tính lúc 0,00’ của đêm giao thừa).

Nghĩa là chúng ta đã có một trụ đầu tiên, đó là trụ năm (tức năm sinh).

2 – Cách xác định Trụ tháng - Tức tháng sinh (lệnh tháng)
Theo lịch Can Chi thì tháng đầu tiên của một năm luôn luôn là tháng Dần sau đó là tháng Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi. Tháng trong lịch can chi được xác định khác với dương lịch. Muốn xác định chính xác tháng sinh (lệnh tháng) theo lịch can chi bắt buộc bạn đọc phải tra theo bảng xác định lệnh tháng ở trên.
Ví dụ : Ngày 07/10/1968 thuộc tháng nào của lịch can chi? Tra bảng ta thấy nó thuộc tháng Dậu, còn từ ngày 08/10/1968 nó mới sang tháng Tuất.

Khi đã biết địa chi của một tháng thì cách xác định can của tháng đó hoàn toàn phụ thuộc vào can của năm đó như sau:
Các năm có can là Giáp và Kỷ thì các tháng của năm đó lần lượt là : Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tị, ...... Đinh Hợi (tức là các can chi phải tuân theo đúng quy luật của vòng tròn đã nói ở trên).
Các năm Ất và Canh các tháng là : Mậu Dần, Kỷ Mão, .........., Kỷ Hợi.
Các năm Bính và Tân ------------- : Canh Dần,........................., Tân Hợi.
Các năm Đinh và Nhâm ----------- : Nhâm Dần, ......................, Quý Hợi.
Các năm Mậu và Quý ------------- : Giáp Dần, ........................, Ất Hợi.

Bảng tra can tháng theo can năm

http://farm4.staticflickr.com/3322/5700790525_6c08493156_z.jpg

Ví dụ : Can của tháng Thìn của năm 1968 là gì? Tra theo bảng xác định lệnh tháng thì năm 1968 là năm Mậu Thân, vì vậy nó thuộc năm tra theo các can Mậu và Quý. Các tháng của nó lần lượt là : Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tị, ........ Do vậy tháng Thìn là Bính Thìn.
Đến đây ta có trụ thứ hai, đó là trụ tháng.

3 - Cách xác định Trụ ngày - Tức ngày sinh
Trong một năm có các ngày 1/3, 30/4, 29/6, 28/8, 27/10, 26/12 và ngày 24/2 của năm sau có các can chi giống nhau. Cho nên chúng ta thấy can chi của ngày 24/2 và ngày 1/3 trong cùng một năm dương lịch là khác nhau bởi vì thường chúng chỉ cách nhau 5 ngày, còn đối với năm nhuận chúng cách nhau 6 ngày (bởi vì tháng 2 có ngày 29). Dựa vào yếu tố này nếu biết trước can chi của 1 ngày bất kỳ của 1 năm thì qua bảng 60 năm Giáp Tý chúng ta có thể tính được can chi của ngày 1/3 của năm đó, sau đó chúng ta tính được can chi của ngày 24/2 cùng năm và nó chính là can chi của ngày 1/3 của năm trước liền với năm đó. Cứ như vậy ta có thể biết được can chi ngày 1/3 của tất cả các năm (chú ý tháng 2 của năm 1900 mặc dù là năm nhuận nhưng nó chỉ có 28 ngày).

Ví dụ : Ngày 14/7/1968 theo lịch can chi có can chi là gì? Ngày 1/3 của năm 1968 tra theo bảng là ngày Canh Ngọ. Vậy ngày 29/6/1968 cũng là ngày Canh Ngọ (ta chọn nó bởi vì nó gần nhất với ngày cần phải tìm), từ ngày 29/6 đến 14/7 cách nhau đúng 15 ngày, vì vậy theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, ngày Canh Ngọ (29/6) sau 15 ngày sẽ đến ngày Ất Dậu (14/7) .

Đến đây ta có trụ thứ ba, đó là trụ ngày .

Bảng tra can chi của ngày 1/3 trong các năm từ 1889 đến năm 2008
[img]http://farm9.staticflickr.com/8328/8148841118_52aaf1656b_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/8148841118/)
Dấu * trong bảng là năm nhuận, tức tháng 2 của các năm đó có 29 ngày.

4 – Cách xác định Trụ giờ - Tức giờ sinh

Theo lịch Can Chi này họ đã xác định giờ đầu tiên trong một ngày của lịch Can Chi luôn luôn là giờ Tý và các giờ sau tuân theo thứ tự như sau :

Từ 23 giờ đến 1 giờ là giờ Tý . Từ 11 giờ đến 13 giờ là giờ Ngọ:
Từ 1 --------3 ------------ Sửu Từ 13 --------15 ---------- Mùi
Từ 3 ---------5 ----------- Dần Từ 15 ------- 17 ---------- Thân
Từ 5 ---------7 ----------- Mão Từ 17 --------19 -----------Dậu
Từ 7 ---------9 ----------- Thìn Từ 19 --------21 -----------Tuất
Từ 9 --------11 ----------- Tị Từ 21 --------23 ----------Hợi
Tức là cứ 120 phút (hai tiếng) tương ứng với một giờ của lịch can chi.

Ví dụ : 23 giờ 18 phút ngày 16/5 thuộc về ngày nào của lịch can chi? Theo lịch can chi thì từ 23,00’ ngày 16/5 trở đi thuộc về ngày hôm sau, tức là phải thuộc ngày 17/5.

Khi đã biết Địa chi của giờ rồi thì hàng Can của nó hoàn toàn phụ thuộc vào Can của trụ ngày như sau :
Các ngày có can là Giáp và Kỷ có các giờ lần lượt là : Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thì , ............. , Ất Hợi (các can tuân theo quy luật vòng tròn như đã nói ở trên) .
Các can ngày là Ất và Canh có các giờ lần lượt: Bính Tý,.............., Đinh Hợi.
Các................... Bính và Tân............................. : Mậu Tý,..............., Kỷ Hợi.
Các ...................Đinh –Nhâm ........................... : Canh Tý,.............., Tân Hợi.
Các ...................Mậu – Quý ............................. : Nhâm Tý,............., Quý Hợi.

Bảng tra can giờ theo can ngày

http://farm3.staticflickr.com/2037/5700796409_56ddc9fa70_z.jpg

Ví dụ : Các can của giờ Mão và Ngọ của ngày Đinh Dậu theo lịch can chi là gì ? Can của ngày Đinh theo như trên ta có các giờ lần lượt là : Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão, Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, ..... Vì vậy can của giờ Mão là Quý Mão và giờ Ngọ là Bính Ngọ.

Chúng ta đã có đủ bốn trụ của một người.

Ví dụ 1 : Một người sinh ngày 12/11/1965, lúc 8,00 am, có tứ trụ :
Năm Ất Tị - tháng Đinh Hợi - ngày Canh Ngọ - giờ Canh Thìn.

Ví dụ 2 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 2,07’ có tứ trụ:
Đinh Mùi - Quý Sửu - ngày Ất Tị - Đinh Hợi.

Ví dụ 3 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 2,08’ có tứ trụ :
Mậu Thân - Giáp Dần - ngày Ất Tị - Đinh Hợi.

Qua ví dụ 2 và 3 chúng ta thấy hơn nhau 1 phút là sang năm khác, tháng khác và tứ trụ sẽ khác nhau. Cho nên giờ và phút để xác định lệnh tháng là vô cùng quan trọng trong việc xác định tứ trụ.
Nếu theo cách xác định mặt trời ở đúng đỉnh đầu tại địa điểm nơi người đó được sinh là 12,00’ thì cách xác định giờ sinh ở bảng trên chỉ đúng với những người được sinh ở vị trí đúng giữa múi giờ đó, còn những người được sinh trong cùng một múi giờ mà ở càng xa điềm giữa của múi giờ đó về hai bên thì sai số về phút càng lớn (có thể từ -60’ tới +60’).
Cho nên trong các trường hợp này tốt nhất là lấy cả hai tứ trụ để dự đoán. Đến khi trong thực tế xẩy ra các sự kiện phù hợp với tứ trụ nào thì tứ trụ đó mới được xem là chính xác cho người đó.

5 – Cách xác định trụ phút ? - Tức phút sinh ?
Theo tôi chỉ khi nào con người xác định được trụ thứ 5, tức trụ phút này thì môn dự đoán theo Tứ Trụ mới thật sự là hoàn hảo. Bởi vì như chúng ta thấy bốn trụ không có tính đối xứng mà trụ ngày phải ở giữa và mỗi bên phải có hai trụ mới hợp lý. Hơn nữa chúng ta thấy cách xác định trụ tháng và trụ giờ giống nhau bởi đơn vị 12 (12 tháng, 12 giờ), còn cách xác định trụ năm và trụ ngày giống nhau bởi đơn vị 60 (tuân theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý) thì không có lý do gì để không sử dụng trụ phút cũng được xác định theo đơn vị 60 (cứ hai phút bình thường được tính thành một phút theo lịch Can Chi và nó cũng tuân theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý).

Theo sự suy luận của tôi thì cách xác định phút nó cũng giống như cách xác định năm và ngày của lịch can chi, nhưng chúng ta không biết Họ đã dựa vào nền tảng nào để xác định chúng. Bởi vậy muốn xác định phút theo lịch can chi, chúng ta phải có một vài ví dụ của những cặp sinh đôi chỉ cách nhau vài phút. Dùng phương pháp suy luận ngược, chúng ta dựa vào những sự kiện lớn đã phát sinh ra của các cặp sinh đôi này như tai nạn, ốm đau, ... , nhất là cái chết của họ và nếu chúng ta sử dụng phương pháp tính điểm hạn này để tính các điểm hạn thì may ra có thể xác định được chính xác can chi của phút sinh của mỗi người này. Sau đó các phút khác sẽ được xác định theo bảng nạp âm 60 năm Giáp Tý, hoàn toàn tương tự như xác định năm và ngày.

VULONG
27-10-12, 19:16
Nhầm ... ....

VULONG
27-10-12, 19:25
Bài 5 : Đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ

Chương 4

Đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ

Chỉ dựa vào Tứ Trụ liệu đã đủ để dự đoán vận mệnh của con người hay không? Hoàn toàn chưa đủ, muốn dự đoán có độ chính xác cao, người ta cần phải biết đại vận và tiểu vận của Tứ Trụ đó. Vậy thì đại vận và tiểu vận là gì ? Và cách xác định chúng như thế nào?

I – Cách xác định đại vận

1 - Đại vận
Từ xa xưa cho tới ngày nay, mỗi người đều cảm thấy rằng cuộc đời thường không thuận buồm xuôi gió, mà có những khoảng thời gian tốt, xấu, may và rủi khác nhau. Người thì sự may mắn dồn dập đến từ khi vẫn còn trẻ, có người thì ở tuổi trung niên, lại có người chỉ đến khi đã về già, sự sui sẻo cũng vậy, ở mỗi người mỗi khác. Từ thực tế khách quan này mà người ta đã tìm ra cách xác định các khoảng thời gian may rủi khác nhau đó cho các Tứ Trụ là 10 năm và chúng được gọi là các đại vận. Cách xác định các đại vận hoàn toàn phụ thuộc vào tháng sinh của người đó như sau :

a – Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm
Người mà can năm sinh của người đó là dương đối với nam như Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm và can năm sinh của người đó là âm đối với nữ như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý thì được tính theo chiều thuận của bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay sau lệnh tháng làm đại vận đầu tiên, tiếp theo là đại vận thứ 2,...
Ví dụ : Nam sinh vào năm Mậu Tý tháng Mậu Ngọ thì người này có can năm là Mậu tức là can dương nên đại vận đầu tiên phải tính theo chiều thuận theo bảng nạp âm là Kỷ Mùi, đại vận sau là Canh Thân, Tân Dậu,...
Ví dụ : Nữ sinh vào các năm Quý Sửu tháng Mậu Ngọ thì người này có can năm là Quý tức là can âm nên đại vận đầu tiên cũng tính theo chiều thuận như ví dụ trên là Kỷ Mùi, đại vận thứ hai là Canh Thân, Tân Dậu,...

b – Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương
Người mà can năm sinh là âm đối với nam như Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý và người mà can năm sinh là dương đối với nữ như Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm thì phải tính ngược lại đối với bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay trước lệnh tháng làm đại vận đầu tiên, sau là đại vận thứ hai,...
Ví dụ : Nam sinh vào năm Quý Dậu tháng Mậu Ngọ, vì can năm của người này là Quý tức là can âm nên đại vận đầu tiên phải tính ngược theo bảng nạp âm ngay trước lệnh tháng là Đinh Tị, đại vận thứ hai là Bính Thìn, Ất Mão ,....
Ví dụ : Nữ sinh vào năm Mậu Thân, tháng Mậu Ngọ vì can năm là Canh tức là can dương nên đại vận đầu tiên phải tính ngược với bảng nạp âm là Đinh Tỵ, sau là Bính Thìn, Ất Mão,....

II - Thời gian bắt đầu đại vận

1 - Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm
Vậy thì khi nào các đại vận sẽ bắt đầu ? Phải chăng tất cả mọi người là như nhau? Hoàn toàn không phải như vậy, nó phụ thuộc hoàn toàn vào ngày sinh của người đó so với ngày giao lệnh (tức là ngày thay đổi từ tháng này sang tháng khác của lịch Can Chi) của tháng trước hoặc tháng sau so với tháng sinh của người đó (lệnh ở đây nghĩa là chi của 1 tháng mang hành gì thì hành đó sẽ nắm lệnh trong tháng đó).

Đối với nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm, ta tính theo chiều thuận của bảng nạp âm từ ngày sinh đến ngày giao lệnh của tháng sau (theo lịch Can Chi) xem được bao nhiêu ngày, và bao nhiêu giờ. Sau đó cứ 3 ngày quy đổi là 1 năm, thừa 1 ngày được tính thêm là 4 tháng, thừa 2 ngày được tính thêm là 8 tháng, cứ thừa 1 tiếng được tính thêm là 5 ngày còn cứ thiếu 1 tiếng thì phải trừ đi 5 ngày. Cộng tất cả lại sẽ được bao nhiêu năm, tháng, ngày thì đó chính là sau khi sinh được từng đó thời gian sẽ bước vào đại vận đầu tiên.

Ví dụ : Nam sinh ngày 12/2/1976 lúc 3,01’ có tứ trụ:

Bính Thìn - Canh Dần - ngày Giáp Ngọ - Bính Dần

Ta thấy đây là nam sinh năm dương nên tính theo chiều thuận từ ngày sinh 12/2 lúc 3,01´ a.m. đến giao lệnh của tháng sau là ngày 5/3 lúc 18,48´ (tính tròn là 19,00’), thì được 22 ngày (vì đây là năm nhuận nên tháng 2 có 29 ngày ) và thêm 16 tiếng. 22 ngày quy đổi được 7 năm 4 tháng (vì thừa 1 ngày đổi thành 4 tháng), còn 16 tiếng quy đổi thành 2 tháng và 20 ngày (16.5 ngày = 80 ngày). Tổng cộng được tất cả là 7 năm 6 tháng và 20 ngày. Tức là sau khi sinh ra được 7 năm 6 tháng và 20 ngày thì người này bắt đầu bước vào đại vận đầu tiên. Chính xác ngày 2/9 năm1983 người này bắt đầu bước vào đại vận Tân Mão (từ 2/9/1983 đến 2/9/1993). Từ ngày 2/9 năm 1993 bắt đầu đại vận thứ 2 là Nhâm Thìn (2/9/93 đến 2/9/03). Các đại vận sau tính tương tự theo đúng chiều thuận của bảng nạp âm. Mỗi đại vận chỉ kéo dài đúng 10 năm.

Có thể biểu diễn các đại vận và thời gian của chúng như sau :
http://farm4.staticflickr.com/3547/5716836219_dcfb19fd4a_z.jpg

Năm 1983 bắt đầu đại vận trừ đi năm sinh là năm 1976 được 7 năm, tức là khi 7 tuổi người này bắt đầu bước vào đại vận Tân Mão và được tính chính xác đến tháng 9 của năm 1983 .
Nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy.
2 - Nữ sinh năm dương và nam sinh năm âm
Đối với nữ sinh vào năm dương và nam sinh vào năm âm thì chúng ta tính theo chiều nghịch từ ngày sinh đến ngày giao lệnh của tháng trước liền với tháng sinh xem được bao nhiêu ngày, bao nhiêu giờ và cũng quy đổi như trên ta sẽ biết được khi nào bắt đầu đại vận đầu tiên.

Ví dụ : Nữ sinh ngày 12/3/1952 lúc 22,00’ có tứ trụ:

Nhâm Thìn - Quý Mão - ngày Đinh Tị - Tân Hợi

Vì là nữ sinh vào năm có can là Nhâm tức can dương nên ta phải tính từ ngày sinh ngược lại tới ngày giao lệnh của tháng trước (tức là tính theo chiều ngược). Cụ thể ta tính từ ngày sinh 12/3 lúc 22,00´ đến đến ngày giao lệnh của tháng trước là ngày 5/3 lúc 23,00´ ta được 7 ngày quy đổi được 2 năm 4 tháng và từ 22,00’ đến 23,00’ là thiếu 1 tiếng tức phải trừ đi 5 ngày (Chú ý: Nếu giờ giao lệnh là 21.00' thì ta phải cộng thêm 5 ngày). Ta quy đổi được 2 năm 3 tháng và 25 ngày. Vậy thì người này ngày 7 tháng 7 năm 1954 bắt đầu bước vào đại vận đầu tiên là Nhâm Dần và các đại vận sau tính theo chiều ngược của bảng nạp âm như sau :

http://farm3.staticflickr.com/2567/5716839051_fdb4d296f6_z.jpg

Đối với nam sinh năm Âm cũng tính theo chiều ngược như vậy.


III – Cách xác định Tiểu Vận

1 – Tiểu vận
Tiểu vận hoàn toàn phụ thuộc vào trụ giờ và thời gian của nó chỉ kéo dài đúng 1 năm (có thể gọi đây là tuổi ảo).

a – Nam sinh năm dương và nứ sinh năm âm
Nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm thì tính thuận theo bảng nạp âm bắt đầu can chi ngay sau trụ giờ làm tiểu vận đầu tiên, tiếp là tiểu vận thứ hai.... Tiểu vận khác với đại vận là thời gian chỉ kéo dài 1 năm. Thời gian của tiểu vận đầu tiên bắt đầu tính ngay từ ngày và giờ sinh tại năm sinh của người đó cho đến đúng ngày và giờ đó của năm sau, sau đó mới sang tiểu vận thứ hai,...

Ví dụ là nam như trên sinh ngày 12/2/1976 lúc 3,01’am là năm Bính Thìn (1976), giờ sinh là Bính Dần (3,01’am) vì sinh năm dương nên tiểu vận đầu tiên tính theo chiều thuận của bảng nạp âm. Tức là từ 3,01’a.m. của ngày sinh 12/2/1976 đến 3,01’a.m. ngày 12/2/1977 là tiểu vận đầu tiên Đinh Mão, tiếp từ ngày 12/2/1977 đến ngày 12/2/1978 là tiểu vận thứ hai Mậu Thìn.... Nếu là nữ sinh vào năm âm cũng tính theo chiều thuận như vậy.

b – Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương
Nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương thì tính theo chiều ngược của bảng nạp âm, bắt đầu can chi ngay trước can chi của trụ giờ làm tiểu vận đầu tiên, sau là tiểu vận thứ hai,.....

Ví dụ trên nếu là nữ thì phải tính tiểu vận ngược với bảng nạp âm. Cụ thể là từ 3,01’a.m. của ngày sinh 12/2/1976 đến 3,01’am ngày 12/2/1977 người nữ này có tiểu vận đầu tiên là Ất Sửu, tiếp từ ngày 12/2/1977 đến 12/2/1978 là tiểu vận Giáp Tý, cứ thế tính các tiểu vận tiếp theo theo chiều ngược của bảng nạp âm. Nếu là nam mà sinh vào năm âm cũng tính theo chiều ngược như vậy.

2 – Tính chất của tiểu vận
Can, chi và nạp âm của tiểu vận chỉ có khả năng hình, xung, khắc, hại, hợp đối với can, chi và nạp âm của đại vận và lưu niên nhưng chúng không có khả năng tác động đến các can, chi và nạp âm trong tứ trụ và ngược lại.

VULONG
27-10-12, 19:28
Chương 5

Thân và mười thần của tứ trụ

I – Nhật Can và Thân

Trong mỗi tứ trụ, can ngày được gọi là Nhật Can, nó đại diện cho người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là ngôi nhà của người có tứ trụ đó). Hành của can ngày được gọi là hành của Thân (Thân còn được gọi là Nhật Chủ) của người có tứ trụ đó (hiểu đơn giản nó là thân thể của người có tứ trụ đó). Qua đó chúng ta có thể so sánh hành của Thân với 4 hành còn lại (sau khi đã xét khả năng tác động giữa các can chi trong tứ trụ với nhau) để xem hành của Thân là mạnh hay yếu (thường được gọi là Thân vượng hay nhược). Đây là một khâu vô cùng quan trọng cho việc dự đoán vận mệnh của con người.

II - Mười thần của tứ trụ

1 - Mười thần
Nhật Chủ chính là tôi, bản thân tôi, hành của Thân chính là hành của tôi, cho nên quan hệ của nó với các hành khác như sau :
a - Cái sinh ra tôi chính là mẹ, mẹ kế người ta gọi là: Chính ấn (1), thiên ấn (2).
b - Cái tôi sinh ra là con cái, người ta gọi là : Thực thần (3), thương quan (4) .
c - Cái khắc tôi tức là tôi bị khống chế, người ta gọi là : Chính quan (5), thiên quan (6) đều là sếp, cấp trên của tôi.
d - Cái tôi khắc là cái bị tôi khống chế, người ta gọi là : Chính tài là tiền hay là vợ của tôi (7), thiên tài là tiền hay là cha của tôi (8).
e - Cái ngang tôi là anh chị em, bạn bè, đồng nghiệp, người ta gọi là : Ngang vai, thường gọi tắt là tỷ (9) và kiếp tài, gọi tắt là kiếp (10).
Đó chính là mười thần có liên quan với tôi trong tứ trụ.

Ví dụ : Nếu Tứ Trụ của tôi có can ngày (tức Nhật Can) là Tân mà Tân mang hành Kim thì Thân của tôi là hành Kim, vì vậy ta có :
Mậu (Thổ) sinh cho Tân (tôi) được gọi là chính ấn (vì can dương sinh cho can âm nên gọi là chính), thường được gọi là Ấn. Kỷ (Thổ) sinh cho Tân được gọi là thiên ấn (vì can âm sinh cho can âm nên gọi là thiên), thường được gọi là Kiêu.
Tân sinh cho Nhâm (Thủy), vì vậy Nhâm được gọi là Thương Quan và sinh cho Quý (Thủy), vì vậy Quý được gọi là Thực Thần.
Bính (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Bính được gọi là chính quan, thường được gọi là Quan, Đinh (Hỏa) khắc Tân, vì vậy Đinh được gọi là thiên quan, thường được gọi là Sát.
Tân khắc Giáp (Mộc), vì vậy Giáp được gọi là Chính Tài, Tân khắc Ất (Mộc), vì vậy Ất được gọi là Thiên Tài.
Tân gặp can Tân được gọi là ngang vai, thường được gọi là Tỷ, Tân gặp Canh thường được gọi là Kiếp.
Cách để xác định mười thần của Nhật Chủ trong các Tứ Trụ khác cũng tương tự như vậy.

2 – Tương sinh của 10 thần

Ví dụ: Một tứ trụ có Nhật Can (can ngày) là Tân (hay Canh) vì Tân mang hành Kim nên Thân của người này mang hành Kim, thì ta có sơ đồ tương sinh của mười thần như sau:

http://farm3.staticflickr.com/2002/5731242893_b532aee701_z.jpg

Qua sơ đồ ta thấy sự tương sinh của 10 thần hoàn toàn giống như sự tương sinh của ngũ hành.

3 – Tương khắc của 10 thần
Mười thần là tài, quan, ấn, thực, thương….. của các can lộ hay tàng trong các địa chi trong tứ trụ. Mối quan hệ sinh khắc giữa chúng chính là mối quan hệ sinh khắc của ngũ hành. Mười thần nghiêng về phân tích người và sự việc, còn ngũ hành nghiêng về phân tích mức độ khí chất bẩm sinh của con người. Cả hai cái bổ xung cho nhau, không được xem nhẹ bên nào.

Ví dụ : Giả sử hành của chính quan của 1 tứ trụ là Mộc, chính quan đại diện cho chức vụ, quyền lực, thi cử,…. , vì vậy khi nó bị hành của thương quan là Kim khắc quá mạnh dễ bị mất chức, mất quyền, thi trượt,…… . Còn theo ngũ hành thì Mộc đại diện cho đầu, mặt, vai, tay, chân, gan, mật, thần kinh,… khi bị Kim khắc quá mạnh thì những bộ phận này dễ bị tổn thương. Trong trường hợp Mộc (hay chính quan) không bị khắc nhưng nếu có quá nhiều Mộc trong tứ trụ thì khi gặp tuế vận (đại vận và lưu niên) có nhiều Mộc hay có nhiều các hóa cục Mộc thì người đó cũng dễ bị các tai họa như vậy.

Nếu Tân (hay Canh) là Nhật Can thì ta có sơ đồ tương khắc của 10 thần của nó như sau :

http://farm6.staticflickr.com/5086/5731259895_b4e3a944c6_z.jpg

Qua sơ đồ trên ta nhận thấy sự tương khắc của mười thần hoàn toàn tương tự như sự tương khắc của ngũ hành (tương khắc cách 1 ngôi).

Khi xét các thần trong tứ trụ và giữa tứ trụ với tuế vận ta phải căn cứ vào sự vượng suy của các thần (tức hành của nó), nếu thần nào quá vượng thì cần được xì hơi là tốt (tức là nó cần được sinh cho các thần khác), còn ngược lại nếu sinh hay giúp đỡ thêm cho nó thì dễ có tai họa. Tương tự nếu thần nào quá yếu thì nó cần được sinh hay được phù trợ cho vượng lên và dĩ nhiên nó rất sợ bị khắc. Vậy thì làm thế nào chúng ta có thể biết thần đó là mạnh hay yếu? Muốn biết, chúng ta phải dựa vào bảng sinh vượng tử tuyệt để xem nó có vượng hay nhược ở tuế vận, cũng như xem nó có xuất hiện nhiều hay ít ở trong tứ trụ và ở tuế vận (bởi vì nếu thần đó là nhược nhưng có nhiều thì nó cũng có thể trở thành mạnh).

VULONG
27-10-12, 19:29
4 - Tính chất của mười thần .
Mười thần trong tứ trụ đại diện cho công năng, chức vụ, quyền lực, tình cảm, tính cách, nghề nghiệp,…..như sau :

1 - Chính quan là cái khắc tôi, đại diện cho quan chức tốt, chính trực trong chính quyền điều hành xã hội, mà con người phải tuân theo pháp luật nhà nước, nói chung chính quan được coi là cát thần, nhất là khi Thân vượng.
Công năng của chính quan trong mệnh là bảo vệ tài, áp chế Thân, khống chế tỷ và kiếp. Thân vượng tài nhược thì nên có chính quan để bảo vệ tài. Thân vượng mà ấn nhược thì chính quan sẽ sinh ấn và chế ngự Thân cho bớt vượng. Thân vượng kiếp nhiều thì chính quan sẽ khắc chế kiếp.
Trong mệnh chính quan đại diện cho chức vụ, học vị, thi cử, bầu cử, danh dự, …. . Với nam Chính quan còn đại diện cho tình cảm với con gái. Vì nam lấy tài làm vợ, tài sinh quan và sát là con, nên nam lấy quan làm con gái, sát làm con trai (vì âm, dương khác với nhật can là con gái, giống là con trai).
Tâm tính của chính quan : chính trực, có tinh thần trách nhiệm, đoan trang nghiêm túc, làm việc có đầu có đuôi. Nhưng dễ bảo thủ cứng nhắc, thậm chí là người không kiên nghị.

2 - Thất sát (thiên quan) là cái khắc tôi, nó thường đại diện cho quan lại xấu trong chính quyền. Trong mệnh thất sát chuyên tấn công lại Thân, cho nên Thân dễ bị tổn thương, khi đó cần có thực thương tới để khắc chế thất sát thì lại trở thành tốt (nghĩa là bắt quan xấu phải phục vụ cho mình “thất sát hóa thành quyền bính“). Nói chung khi Thân nhược thất sát được coi là hung thần.
Công năng của thất sát làm tổn hao tài, sinh ấn, công phá Thân, khắc chế tỷ kiếp.
Trong mệnh thất sát đại diện cho chức vụ về quân cảnh, hoặc nghề tư pháp, thi cử, bầu cử … Với nam thất sát còn đại diện cho tình cảm với con trai.
Tâm tính của thất sát, hào hiệp, năng động, uy nghiêm, nhanh nhẹn ... .Nhưng dễ bị kích động, thậm chí dễ trở thành người ngang ngược, trụy lạc …

3 – Chính ấn là cái sinh ra tôi, khi Thân nhược thường được coi là cát thần, ấn có nghĩa là con dấu, đại diện cho chức vụ, quyền lợi, học hành, nghề nghiệp, học thuật, sự nghiệp, danh dự, địa vị, phúc thọ …. Chính ấn là sao thuộc về học thuật và còn đại diện cho tình cảm của mẹ đẻ.
Công năng của chính ấn, sinh Thân, xì hơi quan sát, chống lại thực thương.
Tâm tính của chính ấn, thông minh, nhân từ, không tham danh lợi, chịu đựng nhưng ít khi tiến thủ, thậm chí còn chậm chạp, trì trệ....

4 – Thiên ấn (Kiêu)là cái sinh phù tôi, đại diện cho quyền uy trong nghề nghiệp như nghệ thuật, nghệ sĩ, y học, luật sư, tôn giáo, kỹ thuật, nghề tự do, những thành tích trong dịch vụ.... Nó còn đại diện cho tình cảm của dì ghẻ.
Công năng của thiên ấn sinh Thân, xì hơi quan sát để sinh cho Thân, chống lại thực thương . Mệnh có thiên ấn có thể phù trợ cho Thân nhược. Nhưng gặp thực thần là mệnh lao dịch, vất vả. Thiên ấn quá nhiều thì đó là người phúc bạc, bất hạnh, tật bệnh hoặc con cái khó khăn khi đó chỉ có thiên tài mới có thể giải được các hạn này. Người mà tứ trụ có Thân vượng, còn có kiêu, tài và quan tất là người phú quý. Mệnh có thiên ấn lại còn gặp quan sát hỗn tạp (có cả chính quan và thiên quan, không tính Quan và Sát là tạp khí ) là người thắng lợi nhiều mà thất bại cũng lắm. Nói chung khi Thân vượng thiên ấn được coi là hung thần.
Tâm tính của thiên ấn, tinh thông tay nghề, phản ứng nhanh nhậy, nhiều tài nghệ, nhưng dễ cô độc, thiếu tính người, thậm chí ích kỷ, ghẻ lạnh...

5 – Ngang vai là ngang tôi (là can có cùng cùng hành và cùng dấu với Nhật Can), gọi tắt là tỷ. Đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, đồng nghiệp, cùng phe phái, tranh lợi, đoạt tài, khắc vợ, khắc cha ,… Nữ đại diện cho tình chị em, nam đại biểu cho tình anh em.
Công năng của ngang vai có thể giúp Thân khi Thân nhược, cũng như tài nhiều (của cải nhiều) nhờ ngang vai giúp Thân để khỏi mất của. Nhưng Thân vượng lại có ngang vai nhiều mà không bị chế ngự là tay chân cấp dưới không hòa thuận, hoặc kết hôn muộn, tính tình thô bạo, cứng nhắc, cố chấp, không hòa hợp với cộng đồng, khắc cha, khắc vợ, làm nhiều mà không gặp tiền của.
Tâm tính của ngang vai, chắc chắn, cương nghị, mạo hiểm, dũng cảm, có chí tiến thủ, nhưng dễ cô độc, ít hòa nhập, thậm chí cô lập, đơn côi. Nói chung khi thân vượng ngang vai được coi là hung thần (vì lúc đó nó tranh đoạt tài với Thân).

6 - Kiếp tài cũng là ngang tôi (là can cùng hành nhưng khác dấu với Nhật Can), gọi tắt là kiếp. Nó đại diện cho tay chân cấp dưới, bạn bè, tranh lợi đoạt tài, khắc vợ, khắc cha, lang thang.... Thân vượng mà có nhiều kiếp cũng giống như ngang vai ở trên. Nữ đại diện cho tình anh em, nam đại diện cho tình chị em....
Công năng của kiếp cũng giống như của ngang vai.
Tâm tính của kiếp tài là nhiệt tình, thẳng thắn, ý chí kiên nhẫn, phấn đấu bất khuất, nhưng dễ thiên về mù quáng, thiếu lý trí, thậm chí manh động, liều lĩnh....

7 - Thực thần là cái mà nhật can sinh ra (cùng dấu với Nhật Can). Đại diện cho phúc thọ, người béo, có lộc. Nữ đại diện cho tình cảm với con gái.
Công năng của thực thần làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm quan bị tổn thương. Khi gặp sát thì có thể chế phục làm cho Thân được yên ổn không có tai họa, nên nói chung được xem là cát thần.
Tâm tính của thực thần, ôn hòa, rộng rãi với mọi người, hiền lành, thân mật, ra vẻ tốt bề ngoài nhưng trong không thực bụng, thậm chí nhút nhát, giả tạo. Can chi đều có thực thần thì phúc lộc dồi dào, nhưng không thích hợp cho người công chức mà thích hợp với những người làm nghề tự do. Mệnh nữ có thực thần là hay khinh rẻ chồng. Thực và sát cùng một trụ là người có dịp nắm quyền bính nhưng dễ bị vất vả, lao khổ, tai ách và ít con. Can có thực thần, chi có ngang vai là chủ về người có thân thích, bạn hữu hoặc tay chân giúp đỡ. Can là thực thần, chi là kiếp tài là chủ về người phúc đức giầu có, khi gặp điều xấu vẫn có lợi. Thực thần có cả kiếp tài, thiên ấn đi kèm là người dễ đoản thọ (?). Người tài nhiều thì diễm phúc ít. Thực thần lâm trường sinh vượng địa hoặc cát thần thì phúc lộc nhiều, phần nhiều là người phúc lộc thọ toàn diện. Thực thần lâm tử, tuyệt, suy thì phúc ít, bạc mệnh. Thực thần lâm mộ địa là người dễ chết yểu (?).

8 – Thương quan cũng là cái nhật can sinh ra (nhưng khác dấu với Nhật Can). Đại diện cho bị mất chức, bỏ học, thôi việc, mất quyền, mất ngôi, không chúng tuyển, không thi đỗ, không lợi cho người nhà và chồng. Nữ đại diện cho tình cảm với con trai.
Công năng của thương quan làm xì hơi Thân, sinh tài, đối địch với thất sát, làm thương tổn quan. Sợ nhất là “thương quan gặp quan là họa trăm đường ập đến“. Nói chung thương quan được xem là hung thần, nhất là khi Thân nhược.
Tâm tính thông minh, hoạt bát, tài hoa dồi dào, hiếu thắng, nhưng dễ tùy tiện, thiếu sự kiềm chế ràng buộc, thậm chí tự do vô chính phủ....
Người thương quan lộ rõ (lộ và vượng) tâm tính thanh cao hiên ngang, dám chửi mắng cả quỷ thần. Nhật Can vượng thì lại càng hung hăng hơn, loại người này tính xấu. Những người bề trên cũng không dám đụng đến nó, kẻ tiểu nhân thì càng sợ mà lánh cho xa. Nhưng thương quan vượng mà Thân nhược thì tính tình vẫn là thương quan, chỉ có điều không ghê gớm đến như thế. Thương quan trong tứ trụ nếu có Thân vượng thì nó là hỷ dụng thần khi hành đến vận tài phú quý tự nhiên đến.

9 – Chính tài là cái bị Thân khắc (có dấu khác với Nhật Can) là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho tài lộc, sản nghiệp, tài vận, tiền lương. Còn đại diện cho vợ cả (với nam).
Công năng là sinh quan và sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần làm hại chính ấn. Nói chung chính tài được coi là cát thần.
Tâm tính cần cù, tiết kịêm, chắc chắn, thật thà, nhưng dễ thiên về cẩu thả, thiếu tính tiến thủ, thậm chí trở thành nhu nhược, không có tài năng....
Người Thân vượng, tài vượng là bậc phú ông trong thiên hạ, nếu có cả chính quan là phú quý song toàn, nam thì được vợ hiền nội trợ tốt. Ngược lại người Thân nhược mà tài vượng thì không những nghèo mà cầu tài rất khó khăn, trong nhà vợ nắm quyền hành. Tài nhiều thường không lợi cho đường học hành, là người dốt nát. Địa chi tàng tài là tài phong phú, tài thấu ra là người khảng khái. Tài có kho (ví dụ : nếu ất là tài thì kho là dần và mão hay tàng trong các chi Thổ) khi gặp xung tất sẽ phát tài (như tài là Ất, Mậu hay Quý tàng trong Thìn khi gặp Tuất ở tuế vận xung Thìn). Thân vượng có chính tài còn gặp thực thần là được vợ hiền giúp đỡ. Chính tài và kiếp tài cùng xuất hiện trong tứ trụ thì trong cuộc đời dễ gặp phải tiểu nhân nên tài dễ bị tổn thất.

10 – Thiên tài cũng là cái bị Thân khắc (nhưng cùng dấu với Nhật Can) cũng là cái nuôi sống tôi. Đại diện cho của riêng, trúng thưởng, phát tài nhanh, đánh bạc, tình cảm với cha. Với nam còn đại diện cho tình cảm với vợ lẽ.
Công năng của thiên tài: sinh quan sát, xì hơi thực thương, áp chế kiêu thần, làm hại chính ấn. Nói chung thiên tài được coi là cát thần.
Tâm tính của thiên tài, khảng khái, trọng tình cảm, thông minh, nhậy bén, lạc quan, phóng khoáng, nhưng dễ thiên về ba hoa, bề ngoài, thiếu sự kiềm chế, thậm chí là người phù phiếm....
Thiên tài đại diện cho cha hoặc vợ lẽ, hoặc nguồn của cải bằng nghề phụ. Thân vượng, tài vượng, quan vượng thì danh lợi đều có, phú quý song toàn. Thiên tài thấu can thì kỵ nhất gặp tỷ và kiếp, vì như thế vừa khắc cha lại làm tổn hại vợ (với nam). Can chi đều có thiên tài là người xa quê lập nghiệp trở lên giầu có, tình duyên tốt đẹp, của cải nhiều. Thiên tài được lệnh (vượng ở tháng sinh) là cha con hoặc thê thiếp hòa thuận, được của nhờ cha hoặc nhờ vợ, cha và vợ đều sống lâu, vinh hiển (?). Thiên tài lâm mộc dục là người háo sắc phong lưu. Thiên tài lâm mộ địa là cha hoặc vợ dễ chết sớm (?).

VULONG
27-10-12, 19:31
Bài 7 : Thiên địa nhân của tứ trụ

Chương 6

Thiên địa nhân của tứ trụ

I – Thiên địa nhân

Các Can và Chi trong tứ trụ tượng trưng cho khí âm dương của ngũ hành của trời và đất.
Thiên tức là thiên can chủ về trời, là Thiên nguyên (tức là các nguyên nhân này do ông trời quyết định – tức bởi 10 vật thể lớn nhất trong hệ mặt trời gây ra). Chúng chính là các can đã lộ ra trong tứ trụ của từng người.
Địa tức là địa chi chủ về xã hội mà con người đang sống trên mặt đất, là Địa nguyên.
Nhân tức là con người được tạo ra trong trời và đất, do vậy trong mỗi địa chi của tứ trụ có chứa từ 1 đến 3 can, đó chính là các thần đặc trưng cho khả năng chủ quan của người có tứ trụ, là Nhân nguyên.
Sự dự đoán tổng hợp của tam nguyên (Thiên Địa Nhân) là một thể thống nhất trong mệnh lý học, nó có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra toàn bộ tiền đồ, cát, hung, họa, phúc ....của cả một đời người. Nếu kết hợp tứ trụ với tướng tay và tướng mặt để dự đoán thì điều dự đoán có thể đạt đến sự chính xác, chi tiết đến kỳ diệu.

II – Thiên nguyên

Thiên nguyên trong tứ trụ chính là các can của trụ năm, tháng và giờ, đó là ba thần. Đối với tứ trụ có một tổ hợp trong sáng và đẹp thì ba thần này thường sẽ là : Thực hay Thương sinh Tài, Tài sinh Quan hoặc Sát, Quan hay Sát sinh Ấn, Thực thần chế Sát, Thương quan hợp Sát, Thương quan hoặc Thực thần mang Ấn, Tài Quan Ấn đều có... Những tổ hợp này thường là các yếu tố báo hiệu những mệnh phú quý.

1 – Ngũ hợp của thiên can
Vì các thiên can là khí của ngũ hành nên chúng có hai tính chất tương sinh và tương khắc với nhau (như đã nói ở trên) ngoài ra chúng còn có các tính chất hợp và biến đổi để tạo ra các hóa cục.
Thiên can chỉ có thể hợp với nhau khi chúng ở gần nhau. Gần ở đây có nghĩa là can trụ năm với can trụ tháng, can trụ tháng với can trụ ngày, can trụ ngày với can trụ giờ, các can trong tứ trụ với can đại vận và lưu niên, can đại vận và can lưu niên với can tiểu vận.

2 – Tính chất của ngũ hợp
a - Giáp hợp với Kỷ, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp trung chính.
b - Ất hợp với Canh, tức là hợp với người hay sự việc là hợp nhân nghĩa.
c - Bính hợp với Tân, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp có uy lực để chế ngự.
d - Đinh hợp với Nhâm, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp dâm loạn.
e - Mậu hợp với Quý, tức là hợp với người hay sự việc là sự hợp vô tình.

Năm tổ hợp này được gọi là ngũ hợp.

3 - Thiên can hợp với nhau có thể hóa cục
Giáp hợp với Kỷ có thể hóa được thành Thổ.
Ất hợp với Canh có thể hóa được thành Kim.
Bính hợp với Tân có thể hóa được thành Thủy.
Đinh hợp với Nhâm có thể hóa được thành Mộc.
Mậu hợp với Quý có thể hóa được thành Hỏa.

Các hóa cục này có khả năng sinh, phù hay khắc chế Thân.

4 – Quy tắc hợp và hóa của các thiên can trong tứ trụ
Các thiên can trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi chúng ở gần nhau. Cần phân biệt hai trường hợp, các can hợp với nhau hóa được hay chỉ hợp mà không hóa.
a – Can ngày chỉ hợp được với can tháng và can giờ. Nếu can ngày chỉ hợp với can tháng hay can giờ thì chúng không thể hóa được cục nếu trong tứ trụ xuất hiện hành quan-sát của hóa cục này (nghĩa là hành khắc hành của hóa cục này, kể cả hành quan-sát này chỉ có các can tàng phụ (?)) mặc dù có hành của chi tháng hay hành của hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa, còn nếu 2 can hợp với 1 can thì ngũ hợp này không bao giờ có thể hóa được cục.

b – Ngũ hợp của can trụ năm với can trụ tháng có thể hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay hành hóa cục của chi tháng là hành dẫn hóa hay còn được gọi là thần dẫn (nó giống như chất xúc tác trong các phản ứng hóa học).

Ví dụ : Mậu ở trụ năm hợp với Quý ở trụ tháng hóa thành Hỏa cục chỉ khi chi tháng (chi của trụ tháng) là Tị, Ngọ (vì hành của Tị và Ngọ là Hỏa) hay chi tháng đã hóa thành Hỏa cục, vì vậy các chi Tị, Ngọ hay Hỏa cục ở chi của trụ tháng được gọi là các thần dẫn cho các hóa cục của các thiên can.

5 – Quy tắc hợp và hóa của các can giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận

a – Ngũ hợp chỉ có 2 can
1 - Ngũ hợp của các can trong tứ trụ (kể cả can ngày bởi vì khi nó hợp với tuế vận, nó được xem như các can khác và nó không làm cho hành của Thân thay đổi khi nó hóa thành các hành khác nếu hành của Thân chỉ có can ngày) với can đại vận hóa cục chỉ khi hành của chi tháng hay chi đại vận (mặc dù các chi này đã hóa cục có hành khác với hành của các chi này) cũng như hành của hóa cục của chi tháng hay chi đại vận (nếu chúng hóa cục) có khả năng dẫn hóa cho ngũ hợp này (nghĩa là hành của thần dẫn giống với hành của ngũ hợp này).
2 - Ngũ hợp của can trong tứ trụ với can lưu niên hóa cục...nó tương tự như câu trên khi thay đại vận thành lưu niên, chỉ có khác là hành của chi lưu niên cũng có khả năng dẫn hóa nếu chi lưu niên là động (khi nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác).
3 – Ngũ hợp của can đại vận với can tiểu vận hóa cục.... nó tương tự như can trong tứ trụ hợp với can đại vận nhưng có thêm chi tiểu vận (nghĩa là hành của chi tiểu vận) cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là động (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác).
4 - Can lưu niên hợp với can tiểu vận hóa cục tương tự như can trong tứ trụ hợp với can lưu niên hóa cục nhưng có thêm chi tiểu vận cũng có khả năng dẫn hóa như chi đại vận nếu nó là đông (tức là nó bị xung, khắc hay hợp hóa cục hay không hóa cục bởi các chi khác.
5 – Can đại vận hợp với can lưu niên hóa cục chỉ khi hành của các chi trụ tháng, đại vận hay lưu niên (riêng chi lưu niên phải động) cũng như hóa cục của các chi này (nếu chúng hóa cục) là thần dẫn.

b – Ngũ hợp có từ 3 can trở lên
Các ngũ hợp này được gọi là tranh hợp nên chúng không có khả năng hóa cục. Do vậy các can của chúng luôn luôn khắc nhau nếu là tranh hợp giả và không khắc được nhau nếu là tranh hợp thật.

1- Nếu 1 tổ hợp chỉ có can đại vận và can lưu niên là dương (đại diện cho phái nam) giống nhau mang hành chủ khắc hợp với can tiểu vận hay hợp với 1 hay nhiều can giống nhau trong Tứ Trụ (kể cả can tiểu vận) thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên các can này được xem như vô dụng.

2 - Nếu 1 tổ hợp chỉ có 2 can dương trong Tứ Trụ giống nhau mang hành chủ khắc hợp với can đại vận hay can lưu niên (hoặc cả 2) thì tổ hợp này được gọi là tranh hợp thật nên các can này được xem như vô dụng.

Giải thích :
Nếu trong tứ trụ có 2 Mậu là can mang dấu dương (đại diện cho phái nam) hợp với Quý ở đại vận hay Quý thái tuế (hoặc cả 2) thì 2 Mậu là Thổ khắc được Quý là Thủy nên 2 Mậu mang hành chủ khắc, còn chi Quý mang hành bị khắc. Hiểu đơn giản như 2 ông làm sao lấy chung một bà bao giờ đâu. Nhưng 2 Quý trong tứ trụ hợp với Mậu ở đại vận hay Mậu thái tuế vẫn có thể hóa Thủy được (nếu có thần dẫn), vì thực tế có nhiều bà vẫn lấy chung 1 ông.
Vì sao 2 Can chủ khắc này phải cùng ở tuế vận hay cùng ở trong Tứ Trụ ? Bởi vì chỉ có như vậy thì thế lực của chúng mới tương đương với nhau để cho cuộc chiến mới không phân thắng bại, chính vì vậy mà chúng mới không có thì giờ rảnh để hợp với cô gái kia.

Khi các thiên can hợp với nhau hóa cục có hành mới thì ta phải lấy hành mới này để luận, như vậy thì hành cũ của các can trong hóa cục này đã hoàn toàn mất đi tác dụng của chúng, còn nếu chúng hợp với nhau mà không hóa thì chỉ có các can trong tổ hợp mới có khả năng tác dụng được với nhau nhưng chúng không có khả năng tác dụng với các can khác ngoài tổ hợp này (trừ các chi cùng trụ với chúng sẽ nói sau).

VULONG
27-10-12, 19:32
III - Địa nguyên

Các địa chi trong tứ trụ là địa nguyên. Địa nguyên đại diện cho xã hội của con người nên rất phức tạp. Đủ thứ phát sinh trong cái xã hội này, như đâm, chém, giết nhau... người ta gọi là xung, khắc. Tụ tập thành từng nhóm, từng hội thành các đảng phái, tôn giáo... khác nhau người ta gọi là hội, hợp. Người này lừa đảo, hãm hại người kia người ta gọi là hình, hại. Tự mình làm khổ mình người ta gọi là tự hình,…..Sự hình, xung, khắc, hại, hội và hợp của các địa chi có ảnh hưởng rất lớn đối với Thân.
Giữa các địa chi với nhau các sách cổ chỉ nói đến hình, xung, khắc, hóa, hội, hợp và hại mà không nói đến sự tương sinh (phải chăng địa chi không có khả năng sinh cho nhau (?)).

Tôi đã chứng minh được thiên can và địa chi trong cùng trụ có thể sinh cho nhau và một ví dụ có thể chứng minh được các thiên can cũng có thể sinh được cho nhau (?) (xem ví dụ số 148).

1 - Lục hợp của địa chi
Tý....hợp với Sửu có thể hóa thành Thổ cục.
Ngọ...........Mùi..................Thổ cục.
Dần...........Hợi..................Mộc cục.
Mão...........Tuất.................Hỏa cục.
Thìn..........Dậu..................Kim cục.
Tị............Thân.................Thủy cục.

Sáu tổ hợp trên được gọi là lục hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau (gần của địa chi tương tự như gần của thiên can). Lục hợp chủ yếu đại diện cho quan hệ vợ chồng hay giữa nam với nữ.

2 – Tam hợp của địa chi
Thân Tý Thìn hợp với nhau có thể hóa thành Thủy cục.
Hợi Mão Mùi ...........................................Mộc cục.
Dần Ngọ Tuất........................................ Hỏa cục
Tị Dậu Sửu............................................. ..Kim cục.

Tam hợp không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức, đoàn thể, đảng phái chính trị....

3 - Các bán hợp của địa chi
Thân bán hợp với Tý hay Tý bán hợp với Thìn có thể hóa thành Thủy cục.
Hợi......................Mão hay Mão............Mùi.......................Mộc cục.
Dần......................Ngọ hay Ngọ............Tuất......................Hỏa cục.
Tị.........................Dậu hay Dậu............Sửu.......................Kim cục.

Bán hợp chỉ có khi các chi của chúng ở gần nhau. Bán hợp chủ yếu đại diện cho các tổ chức nhỏ phi chính trị.

Trong tứ trụ có lục hợp, tam hợp hay bán hợp là chủ về người đó có dung nhan đẹp, tính cách thanh lịch, thần khí ổn định, yêu cuộc sống, lòng dạ thẳng thắn, linh lợi, thông minh hoạt bát (xét về hợp). Nếu các tổ hợp này hóa thành (cục) hỷ dụng thần là tốt (trừ chúng gây ra Đại Chiến), còn hóa thành kỵ thần là xấu (xét về hành của hóa cục).

4 – Tam hội của địa chi
Tam hội của Dần Mão Thìn..về phương Đông có thể hóa thành Mộc cục.
Tam.............Tị Ngọ Mùi....về phương nam..có thể hóa thành Hỏa cục.
Tam.............Thân Dậu Tuất.về phương Tây..có thể hóa thành Kim cục.
Tam.............Hợi Tý Sửu....về phương Bắc..có thể hóa thành Thủy cục.

Tam hội không cần các chi của chúng phải gần nhau. Tam hội chủ yếu đại diện cho các tổ chức tôn giáo.

Vì khí của tam hội cục sẽ hội tụ về một phương (tôn thờ một vị thánh), cho nên khí âm dương ngũ hành của nó là vượng nhất, sau đó mới đến tam hợp, bán hợp rồi mới đến lục hợp. Các sách cổ thường nói trong tứ trụ có từ 3 tổ hợp trở lên thường là người có tài đối với nam, còn là dâm loạn đối với nữ (thời nay câu này là sai với nữ).

5 - Lục xung của địa chi
Tý....với..Ngọ...là tương xung
Mão........Dậu................
Dần........Thân...............
Tị...........Hợi................
Thìn.......Tuất...............
Sửu.........Mùi................

Trong đó:
Tý với Ngọ, Tị với Hợi là sự xung-khắc của Thủy với Hỏa.
Dần với Thân, Mão với Dậu là sự xung-khắc của Kim với Mộc.
Duy chỉ có thìn với Tuất và Sửu với Mùi là giống nhau về hành, vì vậy chỉ nói đến xung không nói đến khắc.

Trong đó:
Các lực xung-khắc của Tý với Ngọ và Dậu với Mão là các lực xung-khắc mạnh nhất, vì chúng đại diện cho các lực xung-khắc chính phương là Đông (Mão) với Tây (Dậu) và Nam (Ngọ) với Bắc (Tý). Sau đó mới đến lực xung-khắc của Dần với Thân và Tị với Hợi vì phương xung-khắc của nó không đúng chính phương, cuối cùng mới là lực xung của Thìn với Tuất và Sửu với Mùi.

6 – Tương hại của địa chi
a - Tý.....và...Mùi...hại với nhau, tức là Tý....hại...Mùi, .Mùi...hại...Tý
b - Sửu...............Ngọ....................... Sửu ........Ngọ, .Ngọ.........Sửu
c - Dần.................Tị........................ ...Dần...........Tị,.....Tị..........Dần
d - Mão................Thìn..................... Mão..........Thìn, Thìn........Mão
e - Thân...............Hợi....................... Thân........Hợi,..Hợi.........Thân
f - Dậu.................Tuất...................... .Dậu ........Tuất,.Tuất........Dậu

Lục hại trên được sinh ra từ lục hợp :

Ví dụ 1: Lục hợp (gia đình) của Ngọ với Sửu bị phá tan khi có Tý đến xung Ngọ, vì vậy Tý đã hại Mùi (làm cho gia đình của Ngọ với Mùi bị tan vỡ).
Ví dụ 2 : Lục hợp của Tý với Sửu có thể bị phá tan khi có Mùi đến xung Sửu, vì vậy Mùi đã hại Tý (làm cho gia đình của Tý với Sửu có thể bị tan vỡ).....

Người gặp các hại trên, sợ nhất ở trụ ngày và trụ giờ. Thường đối với người như vậy thì về già hay bị tàn tật hoặc không có nơi nương tựa. Nếu còn gặp Kình dương thì không chúng phải mũi tên, hòn đạn cũng dễ gặp phải hổ (?). Hình, tự hình và hại nói chung là xấu nhưng nếu bị hợp hóa cục, hoặc bị khắc có thể giải được, còn bị xung (kể cả thổ) thì chỉ giảm đi một phần.

7 – Tương hình của địa chi
Tý hình Mão, Mão hình Tý là hình phạt do vô lễ mà dẫn đến.
Dần hình Tị, Tị hình Thân, Thân hình Dần là hình phạt do đặc quuyền đặc lợi dẫn đến.
Sửu hình Mùi, Mùi hình Tuất, Tuất hình Sửu là hình phạt do cậy quyền cậy thế gây lên .
Tương hình chủ yếu được gây ra từ tam hợp, nó nghĩa là những người trong cùng hay khác các đoàn thể, đảng phái chính trị lừa đảo, hãm hại nhau.

8 - Tự hình của địa chi
Thìn tự hình Thìn, Dậu tự hình Dậu, Ngọ tự hình Ngọ, Hợi tự hình Hợi là do tự mình gây lên. Các sách cổ có viết: “Tự hình sợ nhất là năm và tháng lại có thêm sát thì nhất định bị tổn thương, hoặc không bị giam cầm thì cũng bị chết cháy, hay gặp nạn binh đao mất đầu “.

9 - Tứ hình của địa chi
Thìn, Ngọ, Dậu, Hợi được gọi là tứ hình. Trong tứ trụ phải có ít nhất 3 chi khác nhau của tứ hình và đến năm có thái tuế là chi thứ 4 thiếu thì tứ hình này mới được coi là xấu, còn ngoài ra cho dù tứ trụ với tuế vận có đủ tứ hình cũng không có tác dụng gì cả.

10 - Tứ tự hình của địa chi

Tứ Tự Hình là phải có ít nhất 4 chi giống nhau của Tự Hình là Thìn, Dậu, Ngọ hay Hợi.

(Cách giải cứu cho tất cả các loại hình, tự hình và hại này là giống nhau.)

VULONG
27-10-12, 19:33
Nhầm .... ....

VULONG
27-10-12, 19:37
11 – Quy tắc hợp và hóa của các địa chi trong tứ trụ
Ta gọi các tổ hợp của các can chi trong tứ trụ chưa có tuế vận vẫn hóa được cục là hóa cục có từ khi mới sinh.

a - Các bán hợp hay lục hợp của các địa chi trong tứ trụ hợp được với nhau chỉ khi 2 chi này phải ở gần nhau trong tứ trụ, trừ tam hợp và tam hội. Các bán hợp, lục hợp, tam hợp hay tam hội hóa thành cục chỉ khi trong tứ trụ hay ở tuế vận có thần dẫn.
Các thần dẫn cho các tổ hợp của các địa chi hóa cục chính là các can lộ trong tứ trụ hay ở tuế vận cũng như các hóa cục của thiên can có hành giống với hành của hóa cục mà các tổ hợp của các địa chi đó sẽ hóa thành (chú ý can tiểu vận chỉ dẫn hóa được cho tổ hợp của chi tiểu vận).

Ví dụ: Trong tứ trụ có Tý trụ năm và Sửu trụ tháng ở gần nhau, vì vậy chúng có thể hợp được với nhau và tổ hợp này được gọi là lục hợp, nhưng lục hợp này hóa được Thổ cục chỉ khi có thần dẫn là các can lộ xuất hiện trong tứ trụ hay ở tuế vận như Mậu, Kỷ hoặc các Thổ cục của các can (nếu gặp Tý hay Sửu ở tuế vận thì Thổ cục này được xem là mạnh hơn).

b - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau mà 2 chi bên ngoài giống nhau hợp với chi ở giữa thì được coi là tranh hợp nên không thể hóa cục được (trừ khi 1 liên kết của chúng bị phá).
c - Nếu bán hợp hay lục hợp có 3 chi liền nhau trong đó 2 có chi liền nhau là giống nhau thì chỉ có chi ở gần chi thứ 3 mới có thể hợp với nó và hóa cục.

12 – Quy tắc hợp và hóa giữa các địa chi giữa Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận
a - Tất cả các tổ hợp của các địa chi giữa tứ trụ, tuế vận và tiểu vận có thể hợp được với nhau và hóa cục nếu có thần dẫn.
b – Các chi trong tứ trụ hợp với chi đại vận hay thái tuế (được xem như hợp gần) nhưng chúng không thể hợp trực tiếp được với chi tiểu vận.
c – Chi tiểu vận chỉ hợp được với chi đại vận và thái tuế (cũng được xem là hợp gần) hay nó cùng với các chi giống nó ở trong tứ trụ hợp với các chi tuế vận thì can tiểu vận cũng có thể làm thần dẫn cho tổ hợp này hóa cục, nhưng chi tiểu vận không thể hợp trực tiếp được với các chi trong tứ trụ.
d – Địa chi không có tranh hợp thật, vì không có tổ hợp nào của địa chi thỏa mãn định nghĩa về tranh hợp thật cả (điều này khác với thiên can, vì người trần mắt thịt khác với các vị thần ở trên trời chăng ?).
e - 110a/139a - Khi 2 chi khác nhau mà gần nhau nhất trong Tứ Trụ hợp với tuế vận tạo thành tam hợp hay tam hội thì các chi còn lại trong Tứ Trụ bị khắc trực tiếp không có khả năng tham gia vào tổ hợp này nếu chúng hợp cách ngôi bởi chi giống chúng với các chi trong Tứ Trụ của tổ hợp này.
f - 110b/139 - Nếu một hóa cục của 2 chi trong Tứ Trụ từ khi mới sinh hợp với tuế vận tạo thành tam hợp cục hay tam hội cục có cùng hành thì các chi khác trong Tứ Trụ giống với 2 chi này không có khả năng tham gia vào hóa cục này.

13 - Thiên Khắc Địa Xung

A - Thiên khắc địa xung
Có 3 loại thiên khắc địa xung (TKĐX):
1 – TKĐK và TKĐX có chi không phải là Thổ.
2 – TKĐX có chi là Thổ.
3 – TKĐK* và TKĐX* có chi là Thìn và Tý chỉ khi các chi của chúng ở gần nhau.
TKĐK là trong 1 trụ có cả can và chi đều là chủ khắc, còn TKĐX thì trong 1 trụ chỉ có can chủ khắc còn chi chỉ là chủ xung.

B – Các can và chi là chủ xung hay chủ khắc
1 - Các can chủ khắc, nó nghĩa là can đó phải khắc được can khác như :
Giáp....khắc...Mậu..............Ất...... khắc ....Kỷ
Bính...............Canh.............Đinh........ ....Tân
Mậu................Nhâm.............Kỷ....... .......Quý
Canh ..............Giáp.............Tân.............. Ất
Nhâm...............Bính.............Quý........ .....Đinh.

2 - Các chi chủ khắc, nó nghĩa là chi đó phải khắc được chi khác như:
Tý.....khắc....Ngọ
Dậu..............Mão
Hợi...............Tị
Thân..............Dần
Thìn..............Tý

3 - Các chi chủ xung, nó nghĩa là chi đó chỉ xung được chi khác như :
Ngọ....xung....Tý................Thìn....xung. ....Tuất
Mão...............Dậu...............Tuất..... ........Thìn
Tị...................Hợi...............Sửu.. ............Mùi
Dần...............Thân..............Mùi....... .......Sửu
Tý...................Thìn.

Ta thấy số trường hợp TKĐX nhiều hơn TKĐK, do vậy ở đây chúng ta gọi chung hai loại này là TKĐX và ở đây quy ước nói trụ nào trước cũng được vì lực của TKÐX được tính cả 2 chiều.

Ví dụ :
1 - Trụ Giáp Tý TKĐK với trụ Mậu Ngọ bởi vì trụ Giáp Tý có Giáp khắc Mậu và Tý khắc Ngọ.
2 - Trụ Giáp Ngọ TKĐX với trụ Mậu Tý bởi vì trụ Giáp Ngọ chỉ có Giáp khắc Mậu còn Ngọ chỉ xung Tý.
3 - Trụ Giáp Thìn TKĐX với Mậu Tuất bởi vì trụ Giáp Thìn chỉ có Giáp khắc Mậu còn Thìn chỉ xung Tuất.

14 – Thời gian của các trụ trong tứ trụ mang vận hạn

Trụ năm mang vận hạn từ khi mới sinh đến tròn 15 tuổi.
Trụ tháng mang vận hạn từ 15 tuổi đến tròn 30 tuổi.
Trụ ngày mang vận hạn từ 30 tuổi đến tròn 45 tuổi.
Trụ giờ mang vận hạn từ 45 tuổi tới tròn 65 tuổi.
Từ 65 tuổi trở đi trụ năm mang vận hạn (hay là ở cả 4 trụ ?).

Nếu lưu niên và trụ đang mang vận hạn TKĐX với nhau thì điểm hạn của tất cả các lực xung hay khắc vào trụ này đều phải tăng gấp đôi, trừ can chủ khắc của nó ở lưu niên nhược ở tuế vận.
Xem các giả thiết từ số 166/ tới 168/ ở chương 14.

IV - Nhân nguyên

Địa chi tàng chứa từ 1 đến 3 can, các can tàng này được gọi là Nhân nguyên (các nguyên nhân của người). Các can tàng này chính là 10 thần, là các thần nắm sự việc,.... chúng đại diện cho các yếu tố chủ quan của người có tứ trụ. Do vậy chúng ta rất khó dự đoán được các yếu tố này khi nào sẽ phát sinh và biểu hiện ra bên ngoài. Thiên can đã lộ ra trong tứ trụ (can năm, can tháng và can giờ) cũng có các đặc tính như vậy nhưng vì nó đã lộ ra ngoài nên dễ nhận biết được để dự đoán.

1 – Các can tàng trong địa chi
Quý....................tàng trong Tý...........Kỷ, Tân và Quý.....tàng trong Sửu
Giáp, Bính và Mậu ..............Dần..........Ất................. ...................Mão
Mậu, Quý và Ất..................Thìn.........Bính, Canh và Mậu................Tị
Đinh và Kỷ.........................Ngọ..........Kỷ, Ất và Đinh.....................Mùi
Canh, Nhâm và Mậu...........Thân.........Tân................ ...................Dậu
Mậu, Đinh và Tân................Tuất.........Nhâm và Giáp........................Hợi


Chú ý : Can tàng có cùng hành với hành của địa chi mà nó tàng được gọi là can tàng bản khí hay chính khí (bởi vì nó có lực mạnh hơn các lực của các can tàng khác trong địa chi đó) còn các can tàng khác trong địa chi này (nếu có) được gọi là can tàng phụ.

Ví dụ 1 : Tị tàng chứa các can Bính, Mậu và Canh trong đó Bính là can tàng mang bản khí hay khí chính (tức là hành Hỏa là hành chính của Tị), vì vậy Bính có lực mạnh hơn lực của Mậu và Canh chỉ mang hành là tạp khí hay khí phụ là Thổ và Kim. Mậu và Canh được gọi là can tàng phụ.
Ví dụ 2 : Dậu chỉ có chứa 1 can tàng Tân là bản khí, không có tạp khí.

VULONG
27-10-12, 19:38
Nhầm..... .....

VULONG
27-10-12, 19:41
Bài 8 và 9 : Thần sát của tứ trụ và Sơ đồ biểu diễn tứ trụ, tuế vận và tiểu vận

Chương 7

Thần sát của tứ trụ

Thực tế đã chứng minh có rất nhiều người thoát chết, hay thoát tai nạn một cách không thể hiểu được. Các trường hợp may mắn này lại hay gặp nhiều lần ở một người, trong khi đó nhiều người khác lại hầu như không gặp, thậm chí còn toàn gặp những điều rủi ro suốt cuộc đời. Tại sao lại như vậy? Điều này đã khẳng định rằng phải có một thế giới thần linh đang hiện hữu và tất nhiên phải có thần tốt (cát thần) và thần xấu (hung thần). Do vậy Họ đã xác định được các cát thần và hung thần này ở các can, chi trong tứ trụ của mỗi người. Nhưng theo phương pháp tính điểm hạn của tôi thì thần hộ mệnh vĩ đại nhất lại chính là tam hội trong tứ trụ (xem phần 2 của chương 16) .

I – Cát thần

Các quý nhân có khả năng giải hạn

1 – Thiên Ất quý nhân
Cách tra là lấy can năm hoặc can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ như sau :
http://farm4.staticflickr.com/3624/5788049415_9f67de5383_z.jpg

Thiên Ất quý nhân là thần tốt nhất trong mệnh chủ về thông minh, trí tuệ, là thần gặp hung hóa cát..... Nếu hợp hóa thành hỷ, dụng thần là rất tốt, rất kỵ gặp hình, xung, khắc, hại, đất không vong, tử, mộ hay tuyệt.

2 – Thiên Đức - Nguyệt Đức
Cách tra Thiên Đức và Nguyệt Đức là lấy chi tháng sinh làm chủ để tìm các thiên can hay địa chi trong tứ trụ như sau:
http://farm4.staticflickr.com/3445/5788609820_15e3b4aef8_z.jpg

Quý nhân Thiên Đức và Nguyệt Đức là cát tinh, tính tình nhân từ đôn hậu, cuộc đời phúc nhiều, ít gặp nguy hiểm, gặp hung hóa cát, hóa hiểm thành an.... như có thần linh hộ vệ. Nếu trong tứ trụ mà có cả Thiên, Nguyệt Đức thì người đó có năng lực gặp hung hóa cát rất mạnh, gặp phải hung thần cũng bớt xấu rất nhiều, nhưng gặp phải xung, khắc thì vô dụng.

3 - Đức, Tú quý nhân
Cách tra Đức,Tú quý nhân lấy tháng sinh làm chủ để tìm các thiên can trong tứ trụ như sau:
a - Sinh các tháng Dần, Ngọ hay Tuất mà thấy Bính, Đinh là Đức quý nhân còn thấy Mậu, Kỷ là Tú quý nhân.
b - Sinh các tháng Thân, Tý hay Thìn mà thấy Nhâm, Quý, Mậu, Kỷ là Đức quý nhân còn thấy Bính, Tân, Giáp, Kỷ là Tú quý nhân.
c - Sinh các tháng, Tị, Dậu hay Sửu mà thấy Canh và Tân là Đức, còn thấy Ất và Canh là Tú.
d - Sinh các tháng Hợi, Mão hay Mùi mà thấy Giáp và Ất là Đức còn thấy Đinh và Nhâm là Tú.

Đức, Tú quý nhân là cát thần, trong mệnh có nó là người thành thật, tinh thần sáng sủa, nghĩa hiệp thanh cao, tài hoa xuất chúng, nó có thể biến hung thành cát, nếu gặp thêm Học Đường quý nhân thì có tài và quan cao sang, nếu gặp xung khắc thì bị giảm yếu.

Ví dụ: Người sinh tháng Dần, Ngọ hay Tuất mà thấy Mậu hay Quý trong tứ trụ là có Tú quý nhân, có Bính hay Đinh là có thêm Đức quý nhân. Những cái khác cũng tra tương tự.

4 – Văn Xương quý nhân
Cách tra lấy can năm hay can ngày làm chủ tìm các địa chi trong tứ trụ như sau:
http://farm3.staticflickr.com/2287/5788060483_cc67991ed1_z.jpg

Văn Xương quý nhân có thể biến hung thành cát, là người khí chất thanh cao, văn chương giỏi, chủ về thông minh hơn người, ham học, ham hiểu biết, muốn vươn lên, cuộc đời lợi về đườnh học hành thi cử, tiến chức, không giao thiệp với kẻ tầm thường, nam gặp được thì nội tâm phong phú, nữ gặp được thì đoan trang.

Đến giờ tôi mới xác định được bốn quý nhân trên khi xuất hiện ở tuế vận và tiểu vận (nếu không bị hợp) là có thể giải được một phần hạn (vì nó có đìểm hạn âm), còn nếu chúng ở trong tứ trụ thì tôi vẫn chưa xác định được điểm hạn của chúng.

VULONG
27-10-12, 19:43
B - Các quý nhân chỉ phù hộ về tài và quan

1 – Thái Cực quý nhân
Cách tra lấy can năm hoặc can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ như sau:
http://farm3.staticflickr.com/2287/5788060483_cc67991ed1_z.jpg

Thái Cực quý nhân chủ về thông minh hiếu học, tính cách chính trực, nếu được sinh vượng (Thân vượng) thì ý chí hiên ngang, phúc thọ song toàn, nếu không phải quan cao trong triều thì cũng là người giầu sang giữa muôn dân.

2 - Lộc thiên can
Lấy can ngày làm chủ để tìm các địa chi trong tứ trụ nhhư sau:
http://farm3.staticflickr.com/2466/5788118269_ea6b855436_z.jpg

Thần Lộc vượng không gặp phải hình, xung, khắc, phá là chủ về công danh thuận lợi. Thân vượng mà Lộc nhiều thì nên bị khắc hoặc cho xì hơi (sinh cho can khác), còn thân nhược mà Lộc nhiều lại không bị khắc (tức Lộc phù trợ cho Thân nên Thân có thể từ nhược thành vượng) đều là quý mệnh. Lộc kỵ bị xung, khắc (như Giáp Lộc ở Dần gặp Thân là bị phá... ) hoặc gặp Không Vong.

3 - Tướng Tinh
Lấy chi năm hoặc chi ngày làm chủ để tìm các chi trong tứ trụ như sau:
http://farm3.staticflickr.com/2246/5788640224_c27573ae8b_z.jpg

Tướng Tinh vừa chủ về võ vừa chủ về văn, có khả năng nắm quyền, được mọi người kính phục. Tướng Tinh đi với Mã Tinh, đi với Kình Dương là hỷ dụng thần, người như thế không phải là tướng soái cũng là cấp tương đương (lộc trọng quyền cao).

4 - Trạch Mã
Lấy chi năm hay chi ngày làm chủ để tìm các chi trong tứ trụ như sau:
http://farm4.staticflickr.com/3429/5788652152_c7f2aab76f_z.jpg

Trạch Mã có hung có cát. Trạch Mã là hỷ dụng thần, nhiều nhất là có tin mừng thăng quan, tiến chức, ít thì cũng được lợi trong sự hoạt động. Mã là kỵ thần, nhiều nhất là buôn ba lao khổ, ít thì vất vả bận rộn. Mã gặp xung (như Mã là Dần mà gặp Thân) như bị quất roi thì thường phải đi lại nhiều như làm trong các ngành giao thông, bưu điện, .... Mã bị hợp như là bị trói (tức khó mà đi đâu được). Mã Tinh là Thực, Thương gặp vận tài phát nhanh như mãnh hổ (điều này chỉ đúng khi Thân vượng hoặc vào vận Thân vượng).

5 – Kim Dư
Cách tra lấy can ngày làm chủ để tìm các chi trong tứ trụ như sau:
http://farm3.staticflickr.com/2488/5788656300_ef5ab35093_z.jpg

Kim là kim loại quý như vàng bạc, Dư là xe, vì vậy nó nghĩa là xe trở vàng, hay trở vua, quan đi lại. Người gặp nó thì có phúc đặc biệt, chủ về thông minh, phú quý, tính cách uyển chuyển ôn hòa, dáng người thanh thản. Ngày sinh, giờ sinh gặp được là rất đẹp. Cho nên phàm là người có phúc, nam gặp thì nhiều thê thiếp, anh em hòa thuận, con cháu đông đúc. Nữ gặp thì nhiều phú quý. Nếu còn gặp Mã thì không những lên xuống xe ngựa mà còn có nhiều người hầu hạ ra vào tấp lập, uy phong lừng lẫy.

6 – Kim Thần
Kim Thần chỉ có ba nhóm Can Chi là Ất Sửu, Kỷ Tị và Quý Dậu (có sách cho rằng Kim thần chỉ có khi Nhật can là Canh hay Tân, sinh vào các tháng Canh Thân hoặc Tân Dậu và phải có tam hợp Tị Dậu Sửu hay tam hội Thân Dậu Tuất trong tứ trụ, nếu các tổ hợp này hóa được Kim cục thì cực tốt).
Nếu trụ ngày hay trụ giờ là một trong 3 tổ hợp của can chi trên là có Kim Thần. Kim không có hỏa không thể thành vũ khí, Kim Thần cần phải có hỏa để luyện, vì vậy Kim gặp hỏa thì sẽ phát. Hỏa có trong tứ trụ không đủ khả năng để phát mạnh mà phải gặp đại vận là hỏa thì mới phát mạnh, vì vậy mới có câu “Kim Thần gặp hỏa, uy trấn biên cương” hay “Kim Thần nhập hỏa, phú quý vanh xa”, nhất là hỏa lại là hỷ, dụng thần.
Kim Thần gặp Thủy (nhất là vào đại vận Thủy) thì tai họa đến ngay, đi lên phương Bắc là xấu, có thể gặp tai nạn rất nặng (theo tôi đều này chỉ đúng khi Thủy là kỵ thần).

7 – Khôi Canh quý nhân
Thần Khôi Canh chỉ có bốn tổ hợp can chi : Nhâm Thìn, Canh Thìn, Canh Tuất và Mậu Tuất. Khôi Canh chỉ có ở trụ ngày (có thể các trụ khác vẫn được xem là có Khôi Canh nhưng tác dụng của chúng yếu hơn).
Người gặp Khôi Canh nếu suy (Thân nhược hay ở kỵ vận) thì nghèo đói rách nát, nếu vượng (Thân vượng hay ở vận hỷ dụng thần) thì giầu sang tuyệt trần. Khôi Canh hội tụ thì phát phúc phi thường, tính cách thông tuệ, văn chương nổi tiếng, nắm quyền thì thích sát phạt. Nhưng gặp Tài, Quan thì tai họa ập đến ngay, nếu tứ trụ có hình, sát thì còn nặng hơn. Người gặp Khôi Canh tuy có tài lãnh đạo, tiếng vang sức mạnh, thích quyền bính, hiếu thắng, nhưng hôn nhân thường không thuận, ngoài ra nếu không tôn trọng pháp luật thì khó tránh khỏi tù đầy.

8 – Tam Kỳ quý nhân
Trong tứ trụ nó phải có đủ ba Can : Giáp, Mậu, Canh hay Ất, Bính, Đinh hoặc Nhâm, Quý, Tân.
Phàm mệnh gặp Tam Kỳ, tinh thần người đó khác thường, hoài bão to lớn, biết rộng, nhiều tài năng. Người có thêm Thiên Ất quý nhân thì công danh siêu quần. Nếu có thêm Thiên Đức, Nguyệt Đức thì không bao giờ gặp tai họa. Nếu có thêm tam hợp hay tam hội nhập cục (hóa cục) thì đó là đại thần trong triều đình...

Nhưng Tam Kỳ phải hội đủ 3 yếu tố sau:
a - Ðắc thời, đắc địa (tức được lệnh tháng, kỵ nhất là không được tử, mộ, tuyệt tại chi mà nó đóng và gặp không vong).
b - Có nhiều Quý thần giúp đỡ.
c - Tổ hợp của tứ trụ phải đẹp.
Còn nếu không đủ 3 yếu tố này thì chỉ là người bình thường, nếu ai còn gặp thêm không vong thì không cô độc cũng là kẻ vô gia cư lang bạt bốn phương.

9 - Từ Quán và Học Đường
a - Học Đường (thường chủ về người có trình độ học vấn cao như đại học, tiến sĩ...).
Mệnh (tức nạp âm của trụ năm)
Mệnh Kim thấy Tị, Tân Tị là chính ngôi.
Mệnh Mộc thấy Hợi, Kỷ Hợi là chính ngôi.
Mệnh Thủy thấy Thân, Giáp Thân là chính ngôi.
Mệnh Thổ thấy Thân, Mậu Thân là chính ngôi.
Mệnh Hỏa thấy Dần, Bình Dần là chính ngôi.
b - Từ Quán (thường chủ về người làm trong nghành giáo dục như giáo sư, viện sĩ...).

Cách tra lấy can năm hay can ngày làm chủ tìm các tổ hợp Can Chi trong tứ trụ như sau:
http://farm4.staticflickr.com/3037/5788663126_d8b195a78c_z.jpg

Từ Quán và Học Đường, chủ về tú khí phát sinh, thông minh khéo léo, văn chương nổi tiếng, cuộc đời giầu sang. Nên được sinh vượng, không nên bị khắc, hại, xung. Nếu có thêm Thiên Ất quý nhân hoặc các cát tinh phù hộ thì tốt, nếu không thì tài năng khó thi thố, ý chí bị bó buộc.

VULONG
27-10-12, 19:46
II – Hung thần

A - Các hung thần có thể gây ra điểm hạn

1 – Kình Dương
Cách tra Kình Dương lấy Nhật can làm chủ xem Chi nào trong tứ trụ mà Nhật can ở trạng thái đế vượng thì Chi đó chính là Kình Dương (như Nhật can là Tân thì chi Thân nếu có trong tứ trụ thì nó là Kình Dương bởi vì Tân ở trạng thái đế vượng tại Thân).
Kình Dương có cát có hung nhưng phần nhiều chủ về hung. Trong đại vận người ta sợ nhất là gặp Kình Dương, nó chủ về sự trì trệ, tai họa, thương tật, của cải hao tán, .... và cũng chủ về những tội phạm pháp. Kình Dương kiêm ác sát thì tai họa vô cùng. Kình Dương không những sợ gặp Tuế quân mà còn sợ xung Tuế quân (thái tuế hay chi của lưu niên), cho nên nói “ Kình Dương xung Tuế quân là tai họa cực xấu “. Kình Dương tuy là sự cứng rắn nhưng nếu thân nhược gặp phải nó thì không thể cho là xấu, vì Kình Dương có công năng bảo vệ thân (tức là vì Chi cùng hành với Thân nên giúp cho thân bớt nhược). Phàm người có Lộc, cần phải có Kình Dương để bảo vệ, gặp Quan hay Sát và Ấn phải có Kình Dương mới tốt. Như thế gọi là “Quan Ấn tương trợ, nhờ có Kình Dương mới đem Lộc về“. Trong mệnh gặp Kình, Sát kiêm vượng thì càng thông đạt đến Ấn thụ (tức chức trọng và quyền cao), tức nhờ Kình Dương trợ uy mà đạt được. Cho nên có câu “gặp Sát mà không có Kình Dương thì không thành đạt, có Kình mà không có Sát thì không có uy, có cả Sát cả Kình thì lập công kiến hiệp, có thể thành tướng, soái“. Hay câu “Sát Ấn tương sinh còn có Kình Dương trợ giúp thì không gì là không quý hiển“. Nói chung người gặp Kình Dương nên làm việc thiện, kiềm chế mình, tôn trọng pháp luật .....thì tránh được điều xấu, giữ được an thân, nếu không thì suốt đời trắc trở.

2 - Kiếp Sát
Cách tra lấy chi năm hay chi ngày là chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau:
http://farm4.staticflickr.com/3377/5788680024_418c2bef64_z.jpg

Kiếp Sát chủ về hung, về các tai họa bệnh tật, bị thương, hình pháp, trong tứ trụ không gặp là tốt nhất. Nếu nó là kỵ thần thì tính tình cường bạo, gian hoạt sảo trá, thường chuốc lấy tai họa. Nếu là hỷ, dụng thần thì là người hiếu học, cầu tiến bộ, ham lập nghiệp, công việc chuyên cần, quả đoán trong công việc, dễ thành công.

3 – Tai Sát
Cách tra lấy chi năm làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau:
http://farm3.staticflickr.com/2496/5788684484_501de0b2c4_z.jpg

Tai Sát sợ khắc, nếu gặp sinh lại tốt (?). Trong tứ trụ nếu gặp Tai Sát thì phúc ít họa nhiều. Sát chủ về máu me, chết chóc. Nếu Sát thuộc hành Thủy hay Hỏa phải đề phòng bỏng, cháy; thuộc Kim hay Mộc đề phòng bị đánh; thuộc Thổ phải đề phòng ôn dịch (dịch bệnh) hay đổ sập của các vật (như tường, nhà,...). Tai Sát khắc thân là xấu, nếu có thần phúc cứu trợ, phần nhiều có quyền lực, cũnh như Kiếp Sát gặp Quan tinh, Ấn thụ là tốt.

4 – Vong Thần
Cách tra lấy chi năm hay chi ngày làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau:
http://farm3.staticflickr.com/2007/5788133157_0764648340_z.jpg

Vong Thần cát (tức tốt) thì sắc sảo uy lực, mưu lược, tính toán liệu việc như thần, binh cơ ứng biến, cuối cùng rồi sẽ thắng, nói năng hùng biện, tuổi trẻ tiến nhanh. Nói là tốt tức là chỉ khi Thân vượng, Vong Thần là hỷ, dụng thần (tức hành của nó là hỷ hay dụng thần). Nói là xấu tức Thân nhược, Vong thần là kỵ thần, là người ngông cuồng đảo điên, trắng đen thị phi lẫn lộn, lòng dạ hẹp hòi, đam mê tửu sắc, việc quan kiện tụng, phạm quân pháp. Mệnh (tứ trụ) đã có tuần Không Vong còn gặp Vong Thần thì họa không nhẹ, nghèo đói suốt đời (?).
Với phương pháp của tôi Vong Thần luôn luôn có điểm hạn dương (xấu).

5 – Nguyên Thần
Cách tra lấy chi năm làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau:
Với nam sinh các năm dương và nữ sinh các năm âm (dấu của can của năm sinh - tức trụ năm) là năm:
http://farm6.staticflickr.com/5270/5788692144_fc6703ae91_z.jpg

Với nam sinh các năm âm và nữ sinh các năm dương:
http://farm4.staticflickr.com/3519/5788140391_8b961fb925_z.jpg

Mệnh gặp Nguyên thần thường tướng mạo xấu, thô cứng, giọng khàn đục, tính cách cũng vậy. Tuế Vận (lưu niên và đại vận) gặp Nguyên thần như cây gặp gió, bị xô lắc đảo điên, không được bình yên, không có bệnh trong thì gặp nạn ngoài, tuy có phú quý cao sang nhưng không thịnh. Đại vận gặp Nguyên thần thì cả 10 năm đáng sợ, không yên ổn, cửa nhà lận đận, nếu có cát thần phù hộ thì mới đỡ phần nào .
Nguyên Thần tuy xấu, lưu niên đại vận gặp là không tốt, nhưng biết được điều xấu, tránh xa phương của Nguyên Thần (phương mang hành của Nguyên thần) thì có thể vô hại.

6 - Cấu và Giảo
Cách tra lấy chi năm làm chủ.
Với nam sinh các năm dương và nữ sinh các năm âm thì xem trong tứ trụ có ngôi thứ ba sau mệnh (chi của trụ năm - năm sinh và tính theo theo bảng 60 năm Giáp Tý) là Cấu ngôi thứ ba trước mệnh là Giảo.
Với nam sinh các năm âm, nữ sinh các năm dương thì ngôi thứ ba sau mệnh là Giảo, ngôi thứ ba trước mệnh là Cấu.

Ví dụ:
Nếu nam sinh năm Canh Ngọ (nó là năm dương bởi vì can năm của nó là Canh là can dương) thì ngôi thứ ba sau năm Ngọ (mệnh) là Dậu tức là Cấu, ngôi thứ ba trước Ngọ là Mão tức là Giảo.
Nữ sinh năm dương là Canh Ngọ (1990) thì ngôi thứ ba sau Ngọ là Dậu tức là Giảo còn ngôi thứ ba trước Ngọ là Mão tức là Cấu.
Những cái khác tính tương tự.
Mệnh gặp hai sát đó thân thường bị sát khắc, nhưng có nhiều cơ mưu, chủ về nắm các việc hình phạt hay sát phạt hoặc là tướng soái. Năm hành đến đó thường gặp chuyện cãi cọ, hình phạt. Cả hai cùng gặp càng nặng, đi với sát càng nặng. Trụ ngày và tuế vận nhất là thái tuế cùng gặp Cấu hay Giảo là chủ về tai nạn nát thân.

7 – Không Vong
Nếu trụ ngày trong tứ trụ là Giáp Tý thì nó được gọi là Tuần Giáp Tý, nó có nghĩa là ở đây mỗi Tuần chỉ có 10 ngày tính từ trụ ngày Giáp Tý theo chiều thuận của bảng nạp âm là Giáp Tý (1), Ất Sửu (2), Bính Dần (3), Đinh Mão (4), Mậu Thìn (5), Kỷ Tị (6), Canh Ngọ (7), Tân Mùi (8), Nhâm Thân (9) và Quý Dậu (10), nó không có ngày Giáp Tuất (11) và Ất Hợi (12), cho nên các chi Tuất và Hợi được gọi là Không Vong của trụ ngày Giáp Tý bởi vì trong Tuần Giáp Tý không có các chi là Tuất và Hợi.
Cách tra Không Vong là lấy trụ ngày trong tứ trụ làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau:
http://farm3.staticflickr.com/2741/5788144939_b409ed6551_z.jpg

Sát của tuần Không Vong có cát có hung. Nếu tứ trụ có hung tinh, ác sát thì đó là đất tụ hội của tai họa, đều cần có Không Vong giải cứu. Nếu là đất Lộc, Mã, Tài, Quan thì đó là nơi phúc tụ, không nên gặp Không Vong vì sẽ bị nó làm cho tiêu tan.

8 – Thiên la và địa võng
Thìn của trụ năm hay trụ ngày gặp Tị hay Tị của trụ năm hay trụ ngày gặp Thìn trong tứ trụ là Thiên La.
Tuất của trụ năm hay trụ ngày gặp Hợi hay Hợi của trụ năm hay trụ ngày gặp Tuất trong tứ trụ là Địa Võng.

Cách tra lấy chi năm hay chi ngày làm chủ tìm các chi trong tứ trụ như sau:
http://farm3.staticflickr.com/2162/5788703758_abb41c9e75_z.jpg

Thiên la và địa võng là hung thần ác sát, là một trong những tiêu chí lao tù. Nếu trong tứ trụ có Thiên la hay Địa võng còn thêm tam hình thì khi gặp tuế vận khó tránh khỏi tù đầy.
Nếu trong tứ trụ có thiên la hay địa võng thì nó chỉ có thể gây ra điểm hạn khi nó gặp lưu niên.

9 - Tứ phế
http://farm6.staticflickr.com/5229/5788153001_ecd0b09978_z.jpg

Qua đây ta thấy trụ ngày mà can và chi của nó có hành giống nhau (trừ hành Thổ) và sinh vào các tháng thuộc mùa có hành xung khắc với nó thì nó là Tứ Phế.
Tứ Phế chủ về thân yếu (?), nhiều bệnh, không có năng lực (?) nếu không gặp sinh, phù trợ mà còn bị khắc, hại, hung sát áp chế thì chủ về thương tật tàn phế, kiện tụng cửa quan, thậm chí bị giam, hoặc là người theo tăng đạo. Cho nên trong tứ trụ, cho dù là năm tháng ngày giờ gặp phải đều không tốt, nhất là trụ ngày.

VULONG
27-10-12, 19:47
A - Các hung thần chưa xác định được điểm hạn

1 - Thập ác-đại bại
Cách tra nếu ngày sinh là một trong các các tổ hợp can chi sau đây là có Thập ác đại bại
Giáp Thìn, Ất Tỵ, Nhâm Thân, Bính Thân, Đinh Hợi, Canh Thìn, Mậu Tuất, Quý Hợi, Tân Tị, Kỷ Sửu.
Thập ác như là người phạm mười trọng tội trong luật pháp, không được ân xá hay giảm. Đại bại là như trong luật nhà binh giao tranh thất bại, chết không sót một ai, nghĩa là rất nặng nề. Ngày Thập ác đại bại là ngày hung, cổ xưa giao chiến rất kiêng kỵ. Ngay nay nó thường được dùng để kiêng kỵ khi xuất hành, khởi sự công việc hay hỷ sự.
Ngày Thập ác đại bại là “Kho vàng bạc hóa thành cát bụi“, nếu gặp cát thần phù trợ, quý khí trợ giúp thì còn tốt, nếu gặp Thiên đức, Nguyệt đức thì không còn là điều kiêng kỵ nữa, nếu gặp sao Tài sao Quan ngược lại là phúc. Năm can chi và ngày can chi xung khắc nhau lại là gặp cát thần quý nhân giúp đỡ.

2 – Âm Dương sai lệch
Cách tra lấy trụ ngày làm chủ tìm các tổ hợp can chi trong tứ trụ như sau:
Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi .
Âm Dương sai lệch là thông tin về hôn nhân không thuận dễ dẫn đến vợ chồng bất hòa, ly hôn, nặng thì người phối hôn dễ bị bệnh tật. Bất kể là nam hay nữ, tháng, ngày, giờ mà có hai cái hay ba cái trùng nhau là rất nặng.
(Riêng hung thần này chỉ gây ra điểm hạn cho người phối hôn.)

3 – Hàm Trì (hay Đào Hoa)
http://farm3.staticflickr.com/2476/5788711490_6bbd238a0a_z.jpg

Hàm Trì chủ về sự đòi hỏi sinh lý khá cao nhưng phàm người có Hàm Trì thì thường khéo tay, phong lưu, đẹp, tính nóng nhưng giỏi nhiều nghề, phần nhiều là nghệ nhân. Sự hiểu biết, linh lợi, thông minh,... chính là nguồn tiến bộ của văn hóa, nghệ thuật.... Có rất nhiều bậc quan quý cao sang, thương gia giầu có, nhiều nghệ sĩ và nhà khoa học, danh nhân tướng soái đều có Hàm Trì. Nhưng khi tổ hợp trong tứ trụ không tốt là chủ về sự phong lưu trăng gió, quan hệ mờ ám giữa nam nữ. Với nữ, nếu trong tứ trụ không có Quan hay Sát, nhất là Quan hoặc có cả Quan và Sát mà :
a - Có cả sao Hàm Trì và Hồng Diễm.
b - Sao Hàm Trì hợp với cung phối hôn (chi trụ ngày) hóa cục có hành sinh cho Nhật Can.
c - Sao Hàm Trì và Hồng diễm cùng trụ.
d - Sao Hàm Trì ở trụ giờ.
Thì những người này phần nhiều làm nghề mãi dâm (nếu trong tứ trụ có ít nhất 2 hay 3 trong 4 thông tin này).

4 - Hồng Diễm
Cách tra sao Hồng Diễm là lấy can ngày hay can năm làm chủ tìm trong tứ trụ gặp những chi sau là có Hồng Diễm:
Giáp thấy Ngọ............. Kỷ thấy Thìn
Ất thấy Thân................Canh thấy Tuất
Bính thấy Dần..............Tân thấy Dậu
Đinh thấy Mùi..............Nhâm thấy Tý
Mậu thấy Thìn..............Quý thấy Thân

Sao Hồng Diễm đại diện cho người có tính tình lãng mạn thái quá và khả năng hấp dẫn, lôi cuốn những người khác giới tính bởi tính tình cởi mở hay có thân thể quyến rũ....của họ. Nếu nữ mệnh gặp phải Hồng Diễm mà nó không bị xung hay hợp thì rất xấu (?), nhất là có thêm sao Hàm Trì (Đào Hoa).

5 – Hồng Loan
Cách tra sao Hồng Loan là lấy chi ngày hay chi năm làm chủ tìm trong tứ trụ gặp những chi sau là có Hồng Loan:
Tý thấy Mão.................Ngọ thấy Dậu
Sửu thấy Dần.................Mùi thấy Thân
Dần thấy Sửu.................Thân thấy Mùi
Mão thấy Tý...................Dậu thấy Ngọ
Thìn thấy Hợi..................Tuất thấy Tị
Tị thấy Tuất.................Hợi thấy Thìn

Sao Hồng Loan đại diện cho những người ...?

Bảng tra thần sát theo địa chi

http://farm6.staticflickr.com/5107/5788719812_0edcc77bc8_z.jpg

Bảng tra thần sát theo thiên can

http://farm4.staticflickr.com/3078/5788169899_21dd206374_z.jpg

Chỉ có các cát thần và hung thần có trong 2 bảng trên khi xuất hiện trên tuế vận và tiểu vận mới có khả năng gây ra hạn hoặc giải được hạn (trừ âm dương sai lệch).
Vì mục đích của cuốn sách này là phương pháp tìm các điểm hạn nên ở đây chỉ lập các bảng tra các thần sát có khả năng gây ra điểm hạn, còn các thần sát khác bạn đọc tự lập lấy bảng để tra.

VULONG
27-10-12, 19:49
Chương 8

Sơ đồ biểu diễn tứ trụ, tuế vận và tiểu vận

I - Quy ước biểu diễn Tứ trụ, tuế vận và tiểu vận

Ví dụ : Nam sinh ngày 11/10/1987 lúc 16,00’.
1 - Xác định tứ trụ, các đại vận và thời gian của chúng
2 - Xác định lưu niên và tiểu vận của tứ trụ này vào ngày 10 tháng 6 năm 2006.
3 - Xác định tất cả các cát thần và hung thần của tứ trụ này .

Điều bắt buộc của tuần thứ nhất là bạn đọc phải trả lời đúng 3 câu hỏi này.

Đáp án :

1 – Nam mệnh có tứ trụ :

Đinh Mão – Canh Tuất – ngày Quý Tị - Canh Thân

Các đại vận và thời gian của chúng :
http://farm3.staticflickr.com/2057/5788175423_d746869a7e_z.jpg

Đại vận đầu tiên của người này là Kỷ Dậu, nó bắt đầu vào tháng 6/1988 (khi người này 1 tuổi) tới 6/1998 bởi vì mỗi đại vận chỉ kéo dài đúng 10 năm. Vì vậy đại vận thứ 2 là Mậu Thân từ 6/1998 tới 6/2008, tiếp Đinh Mùi từ 6/2008 tới 6/2018, Bính Ngọ từ 6/2018 tới 6/2028,......

2 - Ngày 10/6/2006, đó là năm (lưu niên) Bính Tuất thuộc đại vận Mậu Thân và tiểu vận Tân Sửu (bởi vì lưu niên Bính Tuất có 2 tiểu vận là Tân Sửu và Canh Tý, nhưng ngày 10 tháng 6 chưa qua ngày sinh nhật 11 thánmg 10 nên nó vẫn còn ở tiểu vận Tân Sửu).

3 - Sơ đồ biểu diễn:
http://farm3.staticflickr.com/2005/5788733994_4fdb188c93_z.jpg

a - Hình chữ nhật phía trên :
Giữa can chi cùng 1 trụ ghi nạp âm của trụ đó.
Trụ Mậu Thân là đại vận:
Trụ Bính Tuất là lưu niên (năm) 2006.
Năm 2006 người này 19 tuổi (2006 – 1987 = 19), số 19 viết phía dưới can của lưu niên, còn năm 2006 viết phía trên thái tuế (chi của lưu niên).
Con số 10/6 là ngày 10 tháng 6 năm 2006, đó là ngày và tháng của lưu niên (năm) 2006 là ngày Canh Ngọ và tháng Giáp Ngọ.
Trước ngày sinh nhật (11/10) người này ở tiểu vận Tân Sửu, sau ngày sinh nhật (11/10) mới sang tiểu vận Canh Tý được viết trong 2 hình tứ giác phía trong hình chữ nhật (ý muốn nói tiểu vận chỉ có tác động được tới đại vận và lưu niên).

b - Hình chữ nhật phía dưới :
Giữa can chi của cùng 1 trụ ghi nạp âm của trụ đó.
Trụ đầu tiên là trụ của năm sinh là Đinh Mão.
Trụ thứ hai là trụ của tháng sinh là Canh Tuất.
Trụ thứ ba là trụ của ngày sinh là Quý Tị.
Trụ thứ tư là trụ của giờ sinh là Canh Thân.
11/10 lúc 16,00’ là ngày, tháng và giờ sinh của người này được viết dưới nạp âm của trụ ngày.
9/10 lúc 4,00’ là giờ, ngày và tháng thay đổi lệnh tháng - giao lệnh (tức là mốc thời gian thay đổi từ tháng này sang tháng tiếp sau) từ tháng 9 tới tháng 10 là tháng sinh của anh ta (mục đích để xác định thời gian bắt đầu đại vận đầu tiên), chúng cũng được viết dưới nạp âm của trụ ngày (ở bên trái 11/10 và 16,00’ với nam sinh năm âm và nữ sinh năm dương còn ở bên phải với nam sinh năm dương và nữ sinh năm âm).
1987 là năm sinh của anh ta được viết phía trên chi của trụ năm

c - Cách để xác định trạng thái của các can chi :

Bước đầu tiên :
Các trạng thái (hay điểm vượng) của các can hay các chi trong tứ trụ được xác định theo lệnh tháng (tức là chi của trụ của tháng sinh), còn can đại vận được xác định theo chi đại vận, can lưu niên được xác định theo chi của lưu niên và can tiểu vận được xác định theo chi tiểu vận, tất cả các trạng thái (điểm vượng) của các can chi này được ghi bên phải ngay cạnh chúng.

Bước thứ hai :
Nếu các can đều nhược ở tuế vận thì viết là 0/0 (riêng can lưu niên thì viết số 0), còn nếu các can chỉ vượng ở đại vận (ta giả sử là Mộc Dục) nhưng nhược ở lưu niên thì viết là Mộc Dục/2, còn nếu vượng ở lưu niên thì viết chính trạng thái đó, tất cả các trạng thái này được viết phía trên các can của chúng

4 - Các cát thần và hung thần của tứ trụ .
Các cát thần của tứ trụ này có thể giải được hạn là :
Sinh tháng Tuất có Bính là Nguyệt đức, Bính và Đinh là Đức quý nhân, Quý và Mậu là Tú quý nhân và Bính là Thiên đức quý nhân.
Can của trụ năm là Đinh và can của trụ ngày là Quý có Hợi, Dậu, Mão và Tị là Thiên ất quý nhân cũng như Dậu và Mão là Văn xương quý nhân.
Các cát thần này được viết tắt là:
Bính,bính,đinh,quý,mậu,bính,hợi,dậu,mã o,tị,dậu,mão.
Có tất cả 12 cát thần trong tứ trụ này.

Các hung thần của tứ trụ này có thể gây ra điểm hạn là :
Mão trụ năm có Thân là Kiếp sát và Dậu là tai sát và Dần là Vong thần.
Chi Tị trụ ngày có Dần là Kiếp sát và Thân là Vong thần.
Nam sinh năm âm (Đinh) Nguyên thần của chi Mão trụ năm là Thân và Cấu giảo là Tý và Ngọ.
Trụ ngày là Quý Tị, vì vậy Không Vong là Ngọ và Mùi.
Các hung thần này được viết tắt là :
Thân,dậu,dân,dần,thân,thân,tý,ngọ,ngọ ,mùi.
Có tất cả 10 hung thần của tứ trụ này.

Tất cả các cát thần và hung thần này khi xuất hiện ở tuế vận hay ở tiểu vận mới có khả năng gây ra điểm hạn, riêng tứ phế chỉ có điểm hạn khi nó ở trụ ngày.

II - Bài tập

1 - Can và chi có ý nghĩa như thế nào trong hệ mặt trời của chúng ta ?
2 - Vì sao họ (người ngoài hành tinh của chúng ta) dự đoán được vận mệnh của trái đất ? Họ đã dựa vào lý thuyết nào ?
3 - Bạn có thể tìm thấy hành thứ 6 được không ? Nếu có thì hành đó là gì ? Và nó có những tính chất gì ?
4 - Ngũ hành và các can chi được phân bố theo các phương nào?
5 - Can và chi đại diện cho các bộ phận nào trong cơ thể ? Bạn có tin người ta đã sử dụng điều này để chữa bệnh cho con người không ?
6 - Bạn lấy một vài ví dụ bất kỳ trong sách này để trả lời 3 câu hỏi ở phần đầu của chương 8.

Một vài ý kiến

Bạn đọc tạm thời thừa nhận tất cả các khái niệm cơ bản của môn Tứ Trụ này, nhất là ý nghĩa của các nạp âm cũng như các tính chất tương sinh và tương khắc của ngũ hành (ví dụ nếu ta chỉ hiểu đất là đất, kim là kim thì làm sao đất có thể luyện để sinh được ra kim mà thực tế chỉ có quặng mới có thể luyện để sinh ra kim bởi vì trong quặng mới chứa kim loại....).
Tôi hy vọng qua cuốn sách này bạn đọc chỉ cần mất khoảng 7 tuần tới 7 tháng là có khả năng hiểu được các phần cở bản của cuốn sách này mà tôi đã phải tự nghiên cứu không có thầy từ khi tôi biết môn này cho tới khi tôi viết xong cuốn sách này trong khoảng 5 năm.

VULONG
27-10-12, 19:51
Sau đây là chương trình Tứ Trụ trung cấp

TUẦN THỨ HAI

Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và Dụng thần

Bài 10 : Thân và vùng tâm

Chương 9 : Thân và vùng tâm

I – Thân và vùng tâm

1 - Thân

Hành và vị trí của can ngày (Nhật Can) được gọi là Nhật Chủ hay Thân, nó đại diện cho người có tứ trụ này. Can ngày chỉ có 1 điểm vượng ở lệnh tháng của bảng sinh vượng tử tuyệt nhưng Nhật Chủ hay Thân lại có điểm vượng của hành của can ngày ở vùng tâm.

2 - Vùng tâm và vùng ngoài

Sơ đồ 1 (chỉ để minh họa):

http://farm3.staticflickr.com/2062/5813600752_078d67827f_z.jpg

Qua sơ đồ này ta thấy can ngày là Kỷ mang hành Thổ nên Nhật Chủ hay Thân của người có tứ trụ này là Thổ. Muốn xem Thân của tứ trụ này là vượng hay nhược (tức là ta phải xem hành Thổ của tứ trụ ở tại vị trí của can ngày là vượng hay nhược so với 4 hành còn lại là Kim, Thủy, Mộc và Hỏa) thì đầu tiên ta phải xem trong tứ trụ này có nhiều can chi mang hành Thổ và chúng có được lệnh hay không cũng như các can chi khác sinh hay khắc với can chi mang hành Thổ này là mạnh hay yếu.... . Sau đó ta phải xét xem độ vượng còn lại của các can chi Thổ này giúp đỡ Nhật Can được nhiều hay ít, dĩ nhiên sự giúp đỡ này phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần của chúng với Nhật Can. Hoàn toàn tương tự khi ta xét độ vượng còn lại của các can chi của các hành khác tác động đến Nhật Can mạnh hay yếu cũng phụ thuộc vào khoảng cách của chúng với Nhật Can như vậy. Cuối cùng ta phải xác định được một vùng mà độ vượng còn lại của các can chi này tác động tới Nhật Can không còn phụ thuộc vào khoảng cách - vùng đó được gọi là Vùng Tâm. Trong vùng tâm ta chỉ việc cộng độ vượng của tất cả các can chi cùng hành với nhau, sau đó ta so sánh Thân (độ vượng của hành của Nhật Can) với các hành khác xem nó là mạnh hay yếu (lớn hơn hay nhỏ hơn).

Do vậy nếu ta lấy Nhật Can Kỷ làm tâm điểm thì thấy gần nó nhất có can tháng, can giờ và chi ngày. Ta gọi vùng tâm là vùng hình học phẳng phía trong của chữ V chứa can tháng Canh, can ngày Kỷ, can giờ Đinh và chi ngày Sửu, còn can Nhâm trụ năm và các chi Thân, Tuất và Mão là ở ngoài chữ V (tức ở bên ngoài của vùng tâm).

Qua đây chúng ta thấy các can tàng trong các chi của tứ trụ, mặc dù chúng có điểm vượng theo trạng thái của chúng tại lệnh tháng, nhưng các điểm vượng này không được tính trong vùng tâm (mặc dù các thần hay các hành mà các can tàng này đại diện vẫn có trong tứ trụ).

3 - Các quy ước trên sơ đồ :
a – Tại các góc của các hình chữ nhật trên là vị trí của các can và chi trong tứ trụ.
b - Các can chi trong chữ V được coi là ở trong vùng tâm còn các can chi ở ngoài chữ V được xem là ở vùng ngoài.
c – Hai can chi được coi là gần với nhau khi chúng không phải đi qua một can chi nào cả.
d – Hai can chi bị coi là cách một ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 1 can hay 1 chi.
e – Hai can chi bị coi là cách 2 ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 2 can chi.
f – Hai can chi bị coi là cách 3 ngôi với nhau khi chúng phải đi qua 3 can chi.

4 - Khả năng khắc nhau của các can chi trong tứ trụ
(Chú ý: Ở phần “Xác định Thân vượng hay nhược” này chỉ xét sự khắc của Ngũ Hành)

a - Can và chi cùng trụ khắc với nhau được gọi là khắc trực tiếp. Can hay chi bị khắc trực tiếp bị giảm ½ đv (điểm vượng) của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can hay chi cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
b - Can hay chi bị khắc gần (tức không cùng trụ) bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác.
c – Nếu can hay chi bị khắc cách 1 ngôi thì nó bị giảm 1/5v của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
d – Nếu can hay chi bị khắc cách 2 ngôi thì nó bị giảm 1/10đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận được sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.
e – Nếu can chi bị khắc cách 3 ngôi thì nó bị giảm 1/20đv của nó, nhưng nó vẫn có khả năng nhận sự sinh và sinh hay khắc được với các can hay chi khác.

5 – Các can hay chi ở trong hay ngoài hợp của tứ trụ sinh hay khắc với nhau
a – Nếu các can hay chi trong cùng tổ hợp hóa cục hay không hóa cục thì chúng có thể sinh hay khắc được với các can hay chi cùng trụ với chúng nếu các can hay các chi này không bị hợp (tức là nếu can và chi cùng trụ cùng bị hợp thì chúng không có khả năng sinh hay khắc với nhau).
b - Nếu một tổ hợp không hóa cục thì các can hay chi trong cùng tổ hợp vẫn có khả năng khắc với nhau như bình thường.
c – Các can hay chi không bị hợp có thể sinh hay khắc được với các can hay các chi cùng trụ với chúng trong tổ hợp.
d - Nếu can hay chi trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục bị can hay chi cùng trụ không bị hợp khắc thì nó cũng được xem là bị khắc trực tiếp, nhưng nó vẫn khắc được các can hay chi trong cùng tổ hợp (nếu tổ hợp này không hóa cục).
e - Nếu can hay chi ở ngoài tổ hợp bị can hay chi cùng trụ trong tổ hợp hóa cục hay không hóa cục khắc thì nó cũng được xem là bị khắc trực tiếp, nhưng nó vẫn khắc được các can hay các chi khác ngoài tổ hợp như bình thường.
f – Nếu can hay chi trong cùng tổ hợp không hóa mà bị can hay chi trong cùng tổ hợp khắc gần thì nó không có khả năng nhận được sự sinh và không sinh hay khắc được với các can hay chi khác trong cùng tổ hợp hay cùng trụ.

6 – Can và chi cùng trụ sinh cho nhau
Xem các giả thiết từ 81/ tới 85/ của chương 14.
(81/39 - Thân vượng, kiêu ấn ít nhưng kiêu ấn phải là chi của trụ tháng và nó phải ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng, nếu can và chi của trụ tháng không bị khắc gần hay chúng không cùng bị hợp thì can tháng có thể sinh cho chi tháng ít nhất 1/5 đv của nó.
82/45 – Nếu can và chi cùng trụ sinh được cho nhau thì can hay chi chủ sinh bị giảm ít nhất 1/10đv của nó chỉ khi nó là Thực Thương (và được lệnh?).
83/ - Can và chi cùng trụ không có khả năng sinh hay khắc với nhau nếu chúng cùng bị hợp.
84/ - Các can hay chi trong tổ hợp không hóa luôn luôn khắc được các can hay chi trong cùng tổ hợp.
85/ – Nếu can và chi cùng trụ không cùng bị hợp và can hay chi này không bị khắc gần thì chúng có thể sinh cho nhau 1/3đv của chúng chỉ khi can (hay chi) chủ sinh có can (hay chi) bên cạnh cùng hành (bất kể can (hay chi) bên cạnh này bị khắc gần hay trực tiếp cũng như kể cả hành cũ và hành mới mà nó hóa cục) và ½ đv nếu can (hay chi) bên cạnh mang hành sinh cho nó (bất kể can (hay chi) bên cạnh này bị khắc gần hay trực tiếp cũng như kể cả hành cũ và hành mới mà nó hóa cục)).

7 - Sơ đồ :
A - Sơ đồ 1 bên trên:
a - Mão (mộc) ở trụ giờ bị can tháng Canh (kim) khắc cách 2 ngôi nên Mão bị giảm 1/10đv của nó nhưng nó có khả năng nhận được sự sinh hay sinh và khắc được với các can hay chi khác.
b – Sửu (thổ) ở trụ ngày bị Mão ở trụ giờ khắc gần (vì Mão và Sửu không bị hợp), vì vậy Sửu bị giảm 1/3đv của nó và nó không có khả năng nhận được sự sinh của can cùng trụ cũng như nó không sinh hay khắc được với các can chi khác.
c - Nếu can giờ là Mậu hay Kỷ thì nó bị Mão khắc trực tiếp (vì cùng trụ) nên Mậu hay Kỷ bị giảm ½ đv của nó (vì cùng trụ nên lực khắc là mạnh nhất) và Mậu hay Kỷ không có khả năng khắc các can hay chi khác.
d - Tuất ở chi tháng và Kỷ ở can ngày bị Mão khắc cách 1 ngôi nên Tuất và Kỷ bị giảm 1/5 đv của chúng, nhưng Tuất và Kỷ vẫn có khả năng sinh hay khắc với can hay chi khác như bình thường.
e - Nếu Tuất là chi ở trụ năm và Kỷ là can ở trụ tháng thì chúng bị Mão trụ giờ khắc cách 2 ngôi, vì vậy Tuất và Kỷ bị giảm 1/10 đv của nó, nhưng Tuất và Kỷ vẫn có khả năng sinh hay khắc với các can hay chi khác như bình thường.
f - Nếu Kỷ là can ở trụ năm thì bị Mão trụ giờ khắc cách 3 ngôi nên Kỷ bị giảm 1/20 đv của nó và Kỷ vẫn có khả năng sinh và khắc với các can hay chi khác như bình thường.
g - Thân trụ năm có Tuất bên cạnh sinh cho, vì vậy Thân sinh được ½ đv của nó cho Nhâm cùng trụ.
h - Tuất trụ tháng có Sửu bên cạnh cùng hành, vì vậy Tuất sinh được 1/3 đv của nó cho Canh cùng tru.

VULONG
27-10-12, 19:52
B - Sơ đồ 2 (chỉ để minh họa):

http://farm6.staticflickr.com/5068/5813604262_91f2cffcb3_z.jpg

a - Ất trụ giờ sinh cho Bính trụ ngày, vì vậy Bính trụ ngày sinh ½ đv của nó cho Ngọ cùng trụ đã hóa thành Thổ.
b - Thân và Giáp trụ năm cùng bị hợp hay Thân trụ năm bị Ti trụ tháng khắc gần, vì vậy Thân không khắc được Giáp cùng trụ.
c - Tị và Kỷ trụ tháng cùng bị hợp, vì vậy Tị không sinh được 1/3đv của nó cho Kỷ cùng trụ, mặc dù Tị có Ngọ cùng hành bên cạnh (mặc dù Ngọ đã hóa Thổ cục) hay Kỷ bị Giáp khắc gần, vì vậy nó không thể nhận được sự sinh của Tị cùng trụ.
d - Nếu Giáp ở trong hợp bị Thân cùng trụ khắc trực tiếp (nếu Thân không bị hợp) thì nó vẫn khắc được Kỷ trong cùng tổ hợp với nó.
e - Mùi (hoặc các chi khác đã hóa Thổ) trụ giờ bị khắc trực tiếp bởi Ất cùng trụ, vì vậy Mùi bị giảm ½ đv của nó.

8 - Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi
Trên sơ đồ 1 có các mũi tên đi từ can năm, chi năm, chi tháng và chi giờ vào vùng tâm có các con số 2/5 và 1/2, chúng có nghĩa là điểm vượng còn lại của các can chi này (sau khi đã tính sự sinh hay khắc của chúng với các can chi khác trong tứ trụ) vào được vùng tâm phải bị giảm 2/5 đv hay ½ đv của chúng (các hệ số giảm này được xác định qua các ví dụ trong thực tế).

9 - Điểm vượng của bảng sinh vượng tử tuyệt
Để dự đoán chính xác độ vượng hay suy của các trạng thái của can chi trong tứ trụ theo lệnh tháng, chúng ta không thể ước lượng chính xác độ vượng hay suy của chúng (may ra có một số người có khả năng này mà thôi). Bởi vì chính khó khăn này mà tôi đã tìm cách sử dụng các con số để đặc trưng cho độ vượng hay suy của các trạng thái trong bảng sinh vượng tử tuyệt.
Vậy thì phải chọn các con số như thế nào để diễn tả được chính xác các trạng thái vượng suy của chúng ? Chúng ta thấy không gì đẹp bằng lấy số 10 đặc trưng cho trạng thái Đế vượng, số 9 cho trạng thái Lâm quan, số 8 cho Quan đới, số 7 cho Mộc dục, số 6 cho Trường sinh, số 5 cho Suy và Bệnh, số 3 cho Tử, Mộ và Tuyệt, số 4 cho Thai và Dưỡng.
Các số đặc trưng cho các trạng thái từ trường sinh đến đế vượng là hợp lý nhưng các trạng thái gần nhau từ suy, bệnh đến thai, dưỡng có số điểm bằng nhau là chưa hợp lý. Các trạng thái có số điểm bằng nhau này cần phải được kiểm nghiệm qua các ví dụ trong thực tế để điều chỉnh chúng cho đến khi chúng chính xác. Vậy thì làm cách nào bây giờ ? Ví dụ nào là đáng tin cậy để có thể xác định được chúng ?
Theo như tôi biết cụ Thiệu Vĩ Hoa là cháu nội đời thứ 29 (?) của cụ Thiệu Khang Tiết một nhà dịch học nổi tiếng của Trung Quốc và bây giờ cụ Thiệu Vĩ Hoa cũng đang là một nhà dịch học nổi tiếng. Vậy thì các ví dụ của cụ không đáng tin cậy sao? Để xác định một ví dụ có Thân vượng hay Thân nhược, cụ Thiệu Vĩ Hoa đã không những chỉ dùng tài năng bẩm sinh của mình mà còn sử dụng kinh nghiệm của cả 29 đời mệnh học gia truyền của dòng họ cụ nữa. Cho nên tôi đã không ngần ngại lấy các ví dụ của cụ để xác định chính xác các con số đặc trưng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt. Nhưng đáng tiếc rằng mặc dù cụ có diễn đạt các cách để xác định Thân vượng hay nhược trong các ví dụ của cụ, chúng ta cũng không có mấy ai nắm được nó vững vàng. Cánh để xác định của cụ chỉ là phán đoán các thông tin trong tứ trụ rồi theo kinh nghiệm để kết luận Thân vượng hay nhược, cho nên chúng ta khó mà có được khả năng như cụ. Do vậy ở đây tôi chỉ cần lấy các kết quả mà cụ đã kết luận Thân vượng hay nhược trong các ví dụ của cụ là quý báu nắm rồi (trong sách cụ có nói đến phương pháp xác định Thân vượng hay Thân nhược nhưng tôi thấy phương pháp đó không có nhiều giá trị áp dụng trong thực tế).

10 – Điểm vượng vùng tâm của các hành
Khi các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt có điểm vượng thì chúng chính là điểm vượng của các can chi trong tứ trụ tại lệnh tháng. Khi đó chúng ta tính toán xem sau khi các can chi trong tứ trụ sinh và xung khắc nhau chúng còn lại bao nhiêu điểm vượng, khi chúng vào trong vùng tâm còn lại bao nhiêu điểm vượng, các điểm vượng này chính là các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đó. Ở vùng tâm này ta chỉ còn việc cộng tất cả các điểm vượng của các can chi cùng một hành với nhau, tổng số đó chính là điểm vượng trong vùng tâm của hành đó.

11 – Các trường hợp ngoại lệ
Kiêu ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân trong các trường hợp sau:
Xem các giả thiết từ 193/ tới 194/ của chương 14.
(193/95 – Nếu Thân nhược nhưng can ngày được lệnh và điểm vượng của Thân lớn hơn điểm vượng của Tài, Quan-Sát và Thực-Thương thì Kiêu-Ấn có thể sinh được 50%đv của nó cho Thân.
194/(47a;98) – Nếu Thân nhược nhưng điểm vượng vùng tâm của kiêu ấn lớn hơn điểm vượng vùng tâm của thực thương và tài tinh và can ngày được lệnh (nếu can ngày không được lệnh thì điểm vượng vùng tâm của Thân không nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của tài tinh và quan sát) thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân.).

12 – Thân vượng hay nhược
a - Nếu điểm vượng vùng tâm của Thân lớn hơn điểm vượng vùng tâm của Thực Thương, Tài và Quan Sát ít nhất 1đv (điểm vượng) thì Thân của tứ trụ đó được gọi là Thân vượng còn ngược lại được gọi là Thân nhược (không có Thân trung bình?).
b - Thân được gọi là hơi vượng khi Thân chỉ nhiều hơn hỷ dụng thần số 1 ( nghĩa là nó là 1 hành trong các hành là hỷ dụng thần có điểm vượng lớn nhất trong vùng tâm) từ 1đv tới 1,5đv.

13 - Các ký hiệu và quy ước
a – Theo thứ tự, hành tài tinh được viết đầu tiên, sau đến quan sát, kiêu ấn, Thân (tức tỷ kiếp), cuối cùng mới là thực thương.

Ví dụ : Nếu Thân là kim thì thứ tự các hành được diễn tả như sau :

http://farm6.staticflickr.com/5158/5813606852_580d2eb0d8_z.jpg

b – Nếu các can chi lộ trong tứ trụ có cùng hành thì chúng được gọi là can chi của hành đó.

Ví dụ : Nếu Kiêu ấn thuộc hành mộc mà trong tứ trụ có 1 Giáp và 2 Mão thì chúng được gọi 3 can chi của kiêu ấn. Nếu chúng chỉ là các can tàng phụ trong tứ trụ thì chúng không được tính là can chi Kiêu Ấn nhưng Kiêu Ấn vẫn được xem là có trong tứ trụ.
c - Dấu #, nó nghĩa là trong tứ trụ không có can chi thuộc hành đó (kể cả can tàng phụ của hành đó).
d - Dấu #4,2, nó nghĩa là trong tứ trụ không có can chi thuộc hành đó nhưng nó có can tàng phụ của hành đó và điểm vượng cao nhất của các can tàng phụ này là 4,2.
e - Số – 1, nó nghĩa là điểm hạn của hành làm dụng thần và nó được viết phía trên hành của nó, tương tự với các điểm hạn của các hành khác cũng viết phía trên hành của chúng như vậy.
f – Điểm vượng vùng tâm của các hành được ghi phía dưới tên của các hành của chúng.
l - Trong phần tính điểm vượng vùng tâm, các điểm vượng của các can chi khi vào tới vùng tâm trên các sơ đồ được khoanh tròn, nhưng từ tuần thứ 3 trở đi chỉ có các điểm hạn trên các sơ đồ mới được khoanh tròn.
m – Tháng 1 dương lịch được gọi là tháng 13 của năm cũ theo lịch can chi.

VULONG
27-10-12, 19:53
Bài 11 : Xác định điểm vượng của các trạng thái

II - Xác định điểm vượng của các trạng thái

Bạn đọc phải thực hiện lần lượt các bước như sau :
1 - Xác định tứ trụ cũng như điểm vượng của các can chi theo lệnh tháng và phải ghi các điểm này ngay bên phải của can chi đó.
2 – Xác định các tổ hợp hóa cục hay không hóa cục trong tứ trụ, các can hay chi trong các tổ hợp phải được khanh tròn và chúng được nối với nhau bởi ít nhất 3 đoạn thẳng (như trong sơ đồ ở trên).
3 – Xác định các can và chi bị khắc gần hay trực tiếp và chúng phải được khoanh tròn (để biết chúng không có khả năng sinh hay khắc được cho các can chi khác cũng như chúng không có khả năng nhận được sự sinh của can chi cùng trụ).
4 - Đường chữ V trong sơ đồ của tứ trụ ở trên đặc trưng cho vùng tâm nó chứa can ngày, can tháng, can giờ và chi ngày.
5 – Các mũi tên từ can năm, chi năm, chi tháng và chi giờ đi vào vùng tâm có các số thập phân 2/5 hay 1/2 cho biết điểm vượng còn lại của các can hay chi này vào được vùng tâm bị giảm 2/5đv hay ½ đv của chúng.

Tứ trụ 1 : Nam sinh này 9/6/1970 lúc 2,00’ có tứ trụ :
http://farm4.staticflickr.com/3447/5827631049_48b648ac6d_z.jpg

Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng) theo dự kiến của tôi và chúng được ghi bên phải ngay cạnh các can chi của chúng.
Ta thấy bán hợp của Tuất trụ năm với Ngọ trụ tháng hóa Hỏa (vì có Đinh trụ giờ dẫn hóa) và Canh trụ ngày bị khắc gần bởi Đinh trụ giờ, vì vậy ta phải khoanh tròn Tuất, Ngọ và Canh trụ ngày cũng như ta phải nối Tuất với Ngọ bằng 3 đường gấp khúc (như trong sơ đồ trên). Mặc dù Canh trụ năm bị khắc trực tiếp bởi Tuất cùng trụ (vì Tuất đã hóa Hỏa) nhưng nó vẫn có khả năng khắc các can chi khác (vì Tuất ở trong hợp). Ngọ của trụ tháng bị khắc trực tiếp bởi Nhâm cùng trụ.

1 – Canh trụ năm có 7đv bị giảm ½ đv bởi Tuất cùng trụ khắc trực tiếp (vì Tuất đã hóa Hỏa), 1/10đv bởi Đinh trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7.1/2.9/10.3/5đv = 1,89đv.
2 - Tuất trụ năm có 10đv, nó bị giảm ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó còn 5đv.
3 - Ngọ trụ tháng có 10đv bị giảm ½ đv bởi Nhâm cùng trụ khắc trực tiếp và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó còn 10.1/2.3/5đv = 3đv.
4 – Thân trụ ngày có 7đv bị giảm ¼ đv bởi Đinh trụ giờ khắc cách 1 ngôi, nó còn 5,6đv.
5 - Sửu trụ giờ có 9đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn 5,4đv.
6 – Đinh trụ giờ có 9đv bị giảm 1/5đv bởi Nhâm trụ tháng khắc cách 1 ngôi, nó còn 7,2đv.
7 – Canh trụ ngày có 7đv bị giảm 1/3đv bởi Đinh trụ giờ khắc gần, nó còn 4,67đv.
8 – Nhâm trụ tháng có 4đv bị giảm 1/10đv bởi Sửu trụ giờ khắc cách 2 ngôi, nó còn 3,6đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
Điểm vượng trong trong vùng tâm của các hành như sau :
Mộc.......Hỏa......Thổ......Kim.......Thủy
#.........15,2......5,4......12,16......3,6
Cụ Thiệu Vĩ Hoa đã xác định mệnh này có Thân vượng. Nếu Thân là vượng thì Nhật Can (can của trụ ngày) phải có điểm đắc địa tại các chi trong tứ trụ (trừ chi của trụ tháng bởi vì điểm vượng của nó ở lệnh tháng chính là điểm vượng này) và qua các ví dụ trong thực tế tôi đã đưa ra giả thiết số 72/ trong chương 14.

"72/(Tứ trụ số 1 của phần II chương 9) :
a – Nhật Can chỉ có điểm vượng đắc địa tại các chi của trụ năm, trụ ngày và trụ giờ khi nó ở trạng thái Lộc hay Kình Dương tại các chi này.
b - Các điểm vượng đắc địa không có khả năng khắc điểm vượng của các can chi khác và chúng chỉ bị giảm như điểm vượng của các can chi khi chúng bị khắc trực tiếp (còn nếu chúng bị khắc gần?) hoặc ít nhất bởi 2 lực khắc cũng như chúng bị giảm nếu chúng phải vào vùng tâm như bình thường.
c - Nếu điểm đắc địa đóng ở chi bị hợp thì điểm này chỉ bị khắc bởi can cùng trụ, nhưng nếu điểm này cùng hành với chi này mà chi này hóa cục thì điểm này phải được cộng với điểm vượng của chi này trước khi chi này hóa cục".

Nếu sử dụng giả thiết 72/ thì điểm vượng đắc địa của Nhật Can Canh ở trạng thái Lộc tại Thân trụ giờ không bị giảm (bởi vì nó chỉ bị khắc bởi 1 lực cách 1 ngôi của Đinh trụ giờ), vì vậy điểm vượng của trạng thái Lộc ở đây phải có ít nhất 4,05đv thì hành Kim của Nhật Chủ là 12,16đv + 4,05đv = 16,21đv mới lớn hơn các hành Thủy (Thực-Thương), Mộc (Tài) và Hỏa (Quan-Sát) 1đv, khi đó Nhật Chủ mới trở thành vượng.

(Nếu theo phương pháp cổ truyền thì Nhật Can có các điểm đắc địa ở các chi trong tứ trụ (trừ chi tháng) khi nó vượng tại các chi này.)

Giải thích :
Có thể hiểu các chi (trừ chi tháng) có cùng hành với Nhật Chủ hay chúng sinh cho Nhật Chủ (nếu Nhật Chủ mang hành Thổ) là vùng đất mà dân sống ở đó đồng lòng và giúp đỡ Nhật Chủ, cho nên thế lực của Nhật Chủ được mạnh thêm.

Ta đã xác định được trạng thái Lộc có ít nhất 4,05đv.

Tứ trụ 2 : Nữ sinh ngày 21/10/1976 lúc 20,00’ có tứ trụ :
http://farm6.staticflickr.com/5181/5828183286_d9d2207964_z.jpg

Qua sơ đồ này ta thấy:
1 - Tất cả các can và chi đều có 3đv tại lệnh tháng.
2 – Nếu áp dụng giả thiết từ 93/ tới 96/ (chương 14) thì lực xung gần của Thìn trụ năm với Tuất trụ tháng có 3đv và với Tuất trụ giờ cách 2 ngôi có 3.1/2đv = 1,5đv.

(Trích: 2 - Các lực xung, khắc hay hợp của các địa chi
93a/ - Ở đây, các chi không cần phải động và các lực này chỉ để xét khả năng tranh hay phá hợp của các địa chi.
93b/ - Các chi trong tứ trụ và chi tiểu vận với các chi ở tuế vận cũng được xem là gần nhau.
93c - Lực xung, khắc hay hợp của các địa chi trong tứ trụ từ khi mới sinh (khi tuế vận được xem như chưa xuất hiện) được xác định bởi chính điểm vượng của chúng tại lệnh tháng (chi của trụ tháng).
93d/ - Lực xung, khắc hay hợp của các địa chi ở một năm (lưu niên) bất kỳ được xác định bởi điểm vượng của chúng ở lưu niên đó như sau :
Điểm vượng của các chi trong tứ trụ chính là điểm vượng trung bình của chúng tại lệnh tháng, đại vận và 2 lần tại chi của lưu niên :
Điểm vượng của chi tiểu vận và đại vận chính là điểm vượng trung bình của chúng tại chi đại vận và 2 lần tại chi của lưu niên.
Điểm vượng của chi lưu niên là điểm vượng của nó tại chi của lưu niên (thái tuế).

a - Lực hợp của các địa chi bị giảm
94/ - Lực hợp của 1 chi với y chi bị giảm :
94a/21 - (y - 1)/y.đv nếu nó hợp với mỗi chi gần.
94b/ - 1/3.(y - 1)/y.đv nếu nó hợp với chi cách 1 ngôi.
94c/ - 1/2.(y - 1)/y.đv ...................................... 2 ngôi.

b - Lực xung hay khắc của các địa chi
95/ Lực của 1 chi xung hay khắc với 1 hay nhiều chi và hợp với y chi bị giảm :
95a/19 - y/(y + 1).đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi gần.
95b/56 - y/(y + 1).đv và thêm 1/3.đv nếu nó xung hay khắc với mỗi chi cách 1 ngôi.
95c/89 - y/(y + 1).đv và thêm 1/2.đv ....................................với mỗi chi cách 2 ngôi.

96/ - Các lực trên bị giảm thêm như sau :
96a/(30;70;79;89) - 2/3.đv nếu nó hợp, xung hay khắc với chi cách 1 hay 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) chi gần với nó (chỉ xét về ngũ hành) ở trong tứ trụ giữa chúng (kể cả chi này bị hợp nhưng không hóa cục). (vd 68; 77).
96b/ - ½.đv nếu nó, hợp, xung hay khắc với chi cách 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) chi (chỉ ...) cách 1 ngôi giữa chúng (kể cả chi này ...).
96c/ - 2/3. ½.đv nếu nó hợp, xung hay khắc với chi cách 2 ngôi mà nó phải sinh, khắc (hay bị khắc) với (hay bởi) cả chi gần và cách 1 ngôi (chỉ ...) ở trong tứ trụ giữa chúng (kể cả các chi này ...).)

3 - Nếu áp dụng giả thiết 94a;b;c/ thì mỗi lực hợp gần của Ngọ trụ ngày với Tuất trụ tháng và trụ giờ có 3.(2-1)/2đv = 1,5đv, vì vậy bán hợp của Ngọ với 2 Tuất bị phá tan bởi vì lực hợp không lớn hơm lực xung (chú ý các bán hợp hay lục hợp không bị phá chỉ khi lực hợp của chúng phải lớn hơn lực xung).
4 - Bính trụ năm, Tuất của trụ tháng và trụ giờ, mỗi can hay chi có 3đv ở lệnh tháng, các can chi này bị giảm 2/5đv của chúng khi chúng vào đến vùng tâm, vì vậy mỗi can hay chi này chỉ còn 3.3/5đv = 1,8đv.
5 - Thìn trụ năm có 3đv bị giảm ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó còn 1,5đv.
6 - Mậu của trụ tháng và trụ giờ, Bính và Ngọ của trụ ngày ở trong vùng tâm, vì vậy mỗi can và chi này vẫn có 3đv (vì chúng không bị xung và nhận được sự sinh của các can chi khác).
7 - Trong tứ trụ không có can chi mang hành Kim, Thủy và Mộc nên các hành này không có điểm vượng ở vùng tâm (mặc dù chúng có can tàng là tạp khí trong các địa chi).
Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau :
Kim........Thủy........Mộc........Hỏa....... Thổ
#..............#............#............7,8...... .11,1

Ví dụ này cụ Thiệu Vĩ Hoa đã dự đoán Nhật Chủ là nhược, vì vậy nếu Thân nhược thì điểm vượng đắc địa Kình Dương của Nhật Chủ (Bính) tại Ngọ của trụ ngày chỉ có thể cao nhất là 4,29đv, bởi vì nếu nó là 4,3đv thì Thân có 7,8đv + 4,3đv = 12,1đv, khi đó Thân trở thành vượng bởi vì Thân (Hỏa) lớn hơn thực thương (Thổ), tài tinh (Kim) và quan sát (Thủy) ít nhất 1đv.
Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau:
Kim..........Thủy.......Mộc........Hỏa...... ..Thổ
#..............#...........#..........12,09....... 11,1

Nếu lực xung của Thìn với Tuất trụ giờ (cách 2 ngôi) bị giảm 2/3đv thì nó còn 1đv. Do vậy bán hợp Hỏa cục của Ngọ với Tuất trụ giờ không bị phá, nên có thêm 1,8đv của Tuất hóa Hỏa ở vùng tâm.
Điểm vượng trong vùng tâm của các hành chưa có điểm vượng đắc địa như sau :
Kim.........Thủy.........Mộc........Hỏa..... ...Thổ
#..............#.............#............9,6..... ....9,3

Muốn cho Thân nhược thì điểm vượng đắc địa Kình Dương của Nhật Chủ (Bính) tại Ngọ trụ ngày cao nhất là 0,69đv. Số điểm này là không thể chấp nhận được bởi vì điểm đắc địa Kình dương không thể nhỏ hơn điểm vượng đắc địa Lộc đã có ít nhất là 4,05đv.

Chúng ta đã xác định được trạng thái Kình Dương nhiều nhất là 4,29đv.

VULONG
27-10-12, 19:55
Tứ trụ 3 : Nam sinh ngày 13/8/1980 lúc 7,10’ có tứ trụ :
http://farm4.staticflickr.com/3279/5827637337_68a60889eb_z.jpg

Qua sơ đồ này ta thấy:
1 - Giáp bị Canh khắc gần, Thân trụ tháng bị Ngọ khắc gần, không có các tổ hợp cũng như các can và chi sinh cho nhau.
2 – Canh có 9đv bị giảm 1/10 đv bởi Bính khắc cách 2 ngôi, 1/10 đv bởi Ngọ khắc cách 2 ngôi và 2/5 đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 4,37đv.
3 - Thân trụ năm có 9đv bị giảm 1/5 đv bởi Ngọ khắc cách 1 ngôi, 1/20 đv bởi Bính khắc cách 3 ngôi và ½ đv khi nó vào tới vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,42đv.
4 - Thân trụ tháng có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Ngọ khắc gần và 2/5 đv khi nó vào tới vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,24đv.
5 - Thìn trụ giờ có 5đv nó chỉ bị giảm 2/5 đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó còn 3đv.
6 - Giáp có 3đv bị giảm 1/3 đv bởi Canh khắc gần và 1/5 đv bởi Thân trụ năm khắc cách 1 ngôi (Thân trụ tháng bị Ngọ trụ ngày khắc gần nên nó không khắc được Giáp), vì vậy nó còn 1,6đv.
7 - Điểm đắc địa Kình dương của Nhật Chủ (Mậu) ở Ngọ trụ ngày là 4,29đv.
Điểm vượng ở vùng tâm của các hành như sau :
Thủy.........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
#.............1,6.........10........12,29......11, 03

Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa xác định Thân nhược nhưng ở đây Thổ lớn hơn Kim trên 1đv, vì vậy Thân là vượng. Cho nên trạng thái bệnh không thể có 5đv, mà nó chỉ có thể là 4,83đv, bởi vì khi đó Thìn có 2,898đv ở vùng tâm, hành Thổ trong vùng tâm có 12,018đv là nhỏ hơn Kim 1đv nên Thân mới nhược.
Nếu trạng thái bệnh là 4,84đv thì điểm vượng vùng tâm của Thìn là 2,904đv, hành Thổ trong vùng tâm có 12,034đv, vì vậy Thân vẫn là vượng.

Ta đã xác định được trạng thái Bệnh max là 4,83đv, để đơn giản ta lấy là 4,8đv.

Tứ trụ 4 : Nữ sinh ngày 9/8/1965 lúc 9,20’ có tứ trụ :
http://farm3.staticflickr.com/2549/5828193386_e5dc97cdc9_z.jpg

Qua sơ đồ này chúng ta thấy :
1 - Lục hợp của Tị trụ năm với Thân không hóa, Thân bị khắc gần, Tân và Mùi bị khắc trực tiếp.
2 - Ất trụ năm có 4đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm nên nó còn 2,4đv.
3 - Tị trụ năm có 7đv nhận được 1/3đv của Ất cùng trụ sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4.1/3đv = 1,33đv (vì Ất có Giáp cùng hành ở gần), nhưng nó bị giảm ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, nó chỉ còn (7 + 1,33).1/2đv = 4,17đv.
4 – Thân có 9đv bị giảm 1/3đv bởi Tị trụ năm khắc gần và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,6đv.
5 – Mùi có 7đv bị giảm ½ đv bởi Ất cùng trụ khắc trực tiếp, 1/5đv bởi Giáp khắc cách 1 ngôi và 1/10đv bởi Ất trụ năm khắc cách 2 ngôi, vì vậy nó còn 2,52đv.
6 - Tị trụ giờ có 7đv bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 4,2đv.
7 - Tân có 10đv bị giảm ½ đv bởi Tị trụ giờ khắc trực tiếp, nó còn 5đv.
8 – Các điểm vượng trong vùng tâm của Ất và Giáp không thay đổi.

Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau :
Thổ.........Kim........Thủy.........Mộc..... .Hỏa
2,52........8,6..........#6..........9,4.......8,3 7

Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Nhật Chủ là vượng, nhưng ở đây Mộc không nhiều hơn Kim 1đv nên Nhật Chủ là nhược. Nếu Thân vượng thì trạng thái thai của Ất phải có ít nhất 4,1đv, khi đó Ất trụ năm có 2,46đv trong vùng tâm. Mộc có 9,56đv trong vùng tâm, nó vẫn chưa lớn hơn Kim 1đv nên Thân vẫn là nhược. Do vậy điểm của trạng thái tuyệt của Giáp phải có ít nhất 3,1đv, khi đó Mộc có 9,66đv trong vùng tâm, vì vậy nó mới có 1đv nhiều hơn điểm vượng của Kim, Hỏa và Thổ vì vậy Thân mới vượng.

Chúng ta đã xác định được: Trạng thái tuyệt có ít nhất 3,1đv
.............................................. Trạng thái thai có ít nhất 4,1đv

Tứ trụ 5 : Nữ sinh ngày 17/9/1966 lúc 0,30’ .

http://farm3.staticflickr.com/2595/5827648129_34b1243374_z.jpg
Qua sơ đồ này ta thấy :
1 - Ngũ hợp của Giáp với Kỷ không hóa và Dậu bị khắc trực tiếp. Nếu theo ví dụ 4 thì Giáp có 4,1đv, Mão có 3,1đv, còn các điểm vượng khác vẫn như dự kiến.
2 – Bính trụ năm có 3đv bị giảm 1/20đv bởi Tý khắc cách 3 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,71đv.
3 - Ngọ trụ năm có 3đv bị giảm 1/10đv bởi Tý khắc cách 2 ngôi và ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,35đv.
4 - Dậu trụ tháng có 9đv bị giảm ½ đv bởi Đinh khắc trực tiếp, 1/3đv bởi Ngọ trụ năm khắc gần, 1/5đv bởi Bính trụ năm khắc cách một ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 1,44đv.
5 – Tý trụ giờ có 7đv bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 4,2đv.
6 - Kỷ có 6đv bị giảm1/3đv bởi Giáp khắc gần và ½ đv bởi Mão cùng trụ khắc trực tiếp, vì vậy nó chỉ còn 2đv.
7 – Đinh trụ tháng có 6đv bị giảm 1/10đv bởi Tý khắc cách 2 ngôi, nó còn 5,4đh.
8 - Nhật Chủ Kỷ đắc địa Lộc ở Ngọ trụ năm có 4,05đv bị giảm ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 2,025đv.
Điểm vượng trong vùng tâm của các hành :
Thủy.........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
4,2...........7,2.........8,46......4,025.....1,44

Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Thân vượng, nếu Thân vượng thì ta khẳng định điểm vượng trong vùng tâm của kiêu ấn (Hỏa) phải sinh được cho Thân (Thổ).
Qua các ví dụ thực tế tôi đã xác định được kiêu ấn có thể sinh được 50%đv trong vùng tâm của nó cho Thân qua các giả thiết từ 190/ tới 194/ trong chương 14 (xem câu 11 ở trên).
Nếu sử dụng các giả thiết này thì kiêu ấn sinh cho Thân 50%đv của nó, Thân có 8,46.1/2 đv + 4,025đv = 8,225đv, nó nhiều hơn quan sát, thực thương và tài tinh 1đv, vì vậy Thân mới trở thành vượng.
Nếu trạng thái tử là 2,9đv thì Bính có 1,653đv trong vùng tâm, Ngọ có 1,305đv, khi đó Hỏa có 8,358đv và Thổ có (8,358.1/2 + 4,025)đv = 8,204đv, Thổ lớn hơn Mộc 1đv, vì vậy Thân là vượng. Nhưng trong thực tế chúng ta thấy thời gian từ trạng thái tử đến trạng thái mộ (tức thời gian từ khi chết đến khi chôn) chỉ khoảng một vài hôm so với các trạng thái khác ít nhất cũng vài tháng trở lên. Do vậy ta có thể coi hai trạng thái tử và mộ có số điểm 3đv là hợp lý.

Ta đã xác định được trạng thái tử và mộ là 3đv.

Tứ trụ 6 : Nam sinh ngày 12/10/1962 lúc 4,30’
http://farm6.staticflickr.com/5079/5828199528_0a84062a57_z.jpg

Qua sơ đồ này, ta thấy:
1 – Tuất và Mùi đều bị khắc gần và không có các tổ hợp.
2 – Nhâm có 8đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn 4,8đv .
3 - Dần trụ năm có 4đv được Nhâm cùng trụ sinh cho ½ đv của nó (vì Nhâm được sinh gần bởi Canh), vì vậy Dần có 8đv nhưng nó bị giảm 1/5đv bởi Canh khắc cách một ngôi và ½ đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3,2đv.
3 - Tuất có 3đv bị giảm 1/3đv bởi Dần trụ năm khắc gần, 1/5 đv bởi Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi, 1/10 đv bởi Giáp trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 0,86đv.
4 - Mùi trụ ngày có 4đv bị giảm1/3đv bởi Dần trụ giờ khắc gần, 1/5đv bởi Dần trụ năm khắc cách 1 ngôi và 1/5đv bởi Giáp trụ giờ khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó chỉ còn 1,71đv.
5 - Dần trụ giờ có 4đv bị giảm 1/10đv bởi Canh khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, vì vậy nó còn 2,16đv.
6 - Giáp trụ giờ có 4đv bị giảm 1/5 đv bởi Canh khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn 3,2đv
Điểm vượng trong vùng tâm của các hành là :
Hỏa.........Thổ..........Kim.........Thủy... ......Mộc
#............2,57.........5.............9.8....... ....8.56
Ví dụ này Thiệu Vĩ Hoa đã xác định Thân nhược, vì vậy trạng thái dưỡng phải có ít nhất 4,2đv mới là hợp lý (vì trạng thái thai đã là 4,1đv). Nếu điểm vượng trong ngoặc đơn của các can chi ở trạng thái Dưỡng có 4.2 đh thì :
Điểm vượng trong vùng tâm của các hành như sau :
Hỏa.........Thổ.........Kim........Thủy..... .....Mộc
#............2,65........5,1.........9,8.......... .8,91

Qua số điểm vượng vùng tâm này ta thấy Thủy có thể được tăng thêm max là 0,1đv, nó có nghĩa là trạng thái suy của Quý có thể max là 5,1đv, vì vậy hành Thủy không lớn hơn hành Mộc 1đv, vì vậy Thân đã trở thành nhược.

Chúng ta đã xác định được : Trạng thái Dưỡng min là 4,2đv
................................................. Trạng thái suy max là 5,1đv

Tứ trụ 7: Nam có Tứ Trụ :
http://farm4.staticflickr.com/3607/5827653003_bde75e27ed_z.jpg

Các đại vận:
Canh Dần/ Kỷ Sửu/ Mậu Tý/ Đinh Hợi/ Bính Tuất/ Kỷ Dậu

Các đại vận Kiêu-Ấn và Tỷ Kiếp của tứ trụ này phải là hỷ dụng thần thì mới phù hợp với thực tế cuộc đời của người này, vì vậy Thân của tứ trụ này phải nhược. Do vậy để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải đưa ra và sử dụng giả thiết 89/ (Nếu các can ở tử tuyệt tại lệnh tháng mà tất cả 4 chi trong tứ trụ có cùng một hành thì các can này chỉ khắc được các chi cùng trụ (chỉ xét về sự khắc của ngũ hành).) thì điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm như sau:
0,5.........1........-0,5.........-1..........0,5
Mộc.......Hỏa......Thổ.......Kim....... Thủy
12,15.......#..........#......11,16........#

Tứ Trụ số 8 (xem ví dụ 148):
Kiêu Ấn có thể sinh cho Thân 50% điểm vượng của nó chỉ khi có đủ 2 điều kiện sau đây:
1 - Điểm vượng trong vùng tâm của Kiêu Ấn phải lớn hơn (hoặc bằng?) điểm vượng của Tài và Quan Sát.
2 - Can trụ năm và chi trụ tháng cả hai có thể sinh cho can trụ tháng mà can trụ tháng có thể sinh cho Nhật can cũng như Nhật can không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp (?).
Hoặc : Chi trụ giờ sinh được cho can trụ giờ mà can trụ giờ có thể sinh được cho Nhật Can cũng như Nhật can không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp (?).
(Chú ý: ở đây chỉ xét đến sự sinh hay khắc của ngũ hành).

VULONG
27-10-12, 19:56
11 - Bảng điểm
(Các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt)

A - Các trạng thái được gọi là được lệnh (tức vượng tại tháng sinh) :
1 - Trường sinh 6đv (điểm vượng)
2 - Mộc dục 7đv
3 – Quan đới 8đv
4 – Lâm quan 9đv
5 - Đế vượng 10đv

B - Các trạng thái được gọi là thất lệnh (tức nhược tại tháng sinh) :
6 – Suy max là 5,1đv
7 - Bệnh max là 4,83đv (lấy 4,8đv)
8 - Tử 3đv
9 - Mộ 3đv
10 - Tuyệt 3,1đv
11 – Thai 4,1đv
12 - Dưỡng 4,2đv

C - Nhật Chủ (can ngày) chỉ có điểm vượng đắc địa ở :
13 - Lộc (tức ở trạng thái Lâm Quan) có min là 4,05đv
14 – Kình dương (tức ở trạng thái Đế Vượng) có max là 4,29đv (lấy 4,3đv)

Chúng ta tạm thời xem các điểm vượng đặc trưng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt theo dự kiến và đã được xác định ở trên là các hằng số cơ bản của "Thuyết Vũ Trụ Hẹp". Vì vậy tôi mong muốn bạn đọc cùng tham gia với tôi nghiên cứu các ví dụ trong thực tế để nhanh chóng xác định được chính xác các hằng số này.

Số điểm đặc trưng cho các trạng thái trong bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt"
http://farm3.staticflickr.com/2376/5827677935_63c061fd08_z.jpg


Bài 12 : Dụng thần của tứ trụ

Chương 10

Dụng thần của tứ trụ

I - Dụng thần

1 - Dụng thần

Dụng thần là gì ? Dụng thần cùng nghĩa với thuốc thần hay thần dược, nghĩa là thuốc cực quý dùng để chữa bệnh. Một người có bệnh thì được bác sĩ khám để xác định là bệnh gì thì mới tìm được thuốc chữa đúng căn bệnh đó. Thuốc tốt nhất để chữa đúng căn bệnh đó có thể ví như là thuốc thần hay thần dược. Trong tứ trụ cũng tương tự như vậy, đầu tiên phải xác định được độ vượng suy của 5 hành ở vùng tâm, sau đó mới xét đến hành của Thân nhược hay vượng hơn so với các hành kia thì mới biết được Thân vượng hay Thân nhược. Khi đã biết Thân vượng hay nhược rồi, thì hành nào có tác dụng tốt nhất làm Thân đang vượng thì bớt vượng đi hay Thân đang nhược thì được sinh hay phù trợ cho bớt nhược, hành đó được gọi là hành dụng thần (thần dược).
Mỗi hành đều có 2 can và 2 chi làm dụng thần.Giả sử hành Mộc làm dụng thần thì ta có 4 can chi của hành dụng thần là Giáp, Ất, Dần và Mão. Vậy thì lấy cái nào làm dụng dần chính cái nào là dụng thần phụ ? Theo như kinh nghiệm của cổ nhân để lại thì can mới là khí tinh túy của dụng thần, còn chi thì đã có can tàng là bản khí, đó chính là khí tinh tuý đại diện cho dụng thần của chi đó. Nhưng can lại có hai can, vậy lấy can nào làm dụng thần chính ? Thì theo phương pháp của tôi can nào được lệnh tháng hơn, tức là có điểm vượng cao hơn sẽ được chọn làm dụng thần chính, cho dù nó ở bất kỳ vị chí nào trong tứ trụ (vì như thuốc quý được cất ở đâu trong nhà thì vị chí không quan trọng, mà quan trọng là thuốc nào có chất lượng tốt hơn). Điều này khác với cách xác định dụng thần của cổ nhân để lại.
Dụng thần này thường được gọi là dụng thần sinh phù và chế ngự và nó là dụng thần quan trọng nhất trong tứ trụ.

2 - Vị trí của dụng thần chính trong tứ trụ

Nếu có nhiều can giống nhau là dụng thần chính xuất hiện trong tứ trụ thì ta chọn can lộ đầu tiên, sau đó đến can tàng bản khí và sau cùng mới đến can tàng tạp khí (vị trí của dụng thần là can tàng tạp khí: Đầu tiên nó tàng trong chi có hành sinh cho nó, sau đó đến chi có hành bị nó khắc, tiếp tới chi có hành có thể nhận được sự sinh từ nó và cuối cùng tới chi có hành khắc nó) và theo thứ tự ưu tiên thì vị trí đầu tiên của nó ở trụ năm, sau đến trụ tháng rồi mới tới trụ ngày và cuối cùng là trụ giờ (trừ can trụ ngày bởi vì nó chính là Nhật Chủ đại diện cho người có tứ trụ này). Vì người ta đã coi trụ năm quan trọng nhất như gốc của cây, trụ tháng thứ nhì như thân cây, trụ ngày như cành cây và trụ giờ cuối cùng như hoa lá quả.

Có nhiều trường hợp hành làm dụng thần đầu tiên không có trong tứ trụ, cho nên ta phải lấy hành khác để thay thế, tức hành thứ 2 làm dụng thần (nghĩa là biết bệnh rồi mà không có đúng thuốc tốt để chữa mà phải lấy thuốc khác để thay thế). Dụng thần này tác dụng “chữa bệnh” kém hơn dụng thần của hành đầu tiên. Tương tự hành thứ hai này cũng thiếu thì phải lấy đến hành thứ 3 làm dụng thần. Dụng thần thuộc hành thứ 2 hay thứ 3 này tất nhiên là kém hơn dụng dần thuộc hành thứ nhất nhưng nó kém hơn như thế nào ? Liệu có thể lấy số điểm để đặc trưng cho sự yếu kém của chúng được không thì đến giờ tôi vẫn chưa làm được.

3 - Để cho ngắn gọn và đơn giản chúng ta quy ước:
a - Gọi can làm dụng thần chính của tứ trụ là dụng thần.
b - Riêng trong phần này can ngày được xem như là 1 can chi của tỷ kiếp.
c - Can hay chi mang hành của thần nào (trong10 thần) thì nó được tính là can hay chi của thần (hành) đó.
d - Can tàng tạp khí và chi chứa nó không được tính là can chi của thần (hành) đó, nhưng thần (hành) của can tạp khí này vẫn được xem có trong tứ trụ.

Ví dụ :
Nếu Mộc là hành của kiêu ấn (thuộc 10 thần) thì Giáp, Ất, Dần và Mão được gọi là can chi kiêu ấn hay 4 can chi kiêu ấn.
Nếu trong tứ trụ chỉ có Giáp hay Ất tàng trong các chi Thìn, Mùi hay Hợi là tạp khí thì Giáp hay Ất chỉ được gọi là can tạp khí của kiêu ấn, vì vậy Giáp, Ất và các chi Thìn, Mùi hay Hợi này không được gọi là các can chi kiêu ấn, nhưng trong tứ trụ vẫn có kiêu ấn hay hành của kiêu ấn (Mộc).

e – Trong các hành là kỵ thần, nếu hành nào có điểm vượng trong vùng tâm lớn nhất thì nó được gọi là kỵ thần số 1.
f – Trong các hành là hỷ dụng thần, nếu hành nào có điểm vượng trong vùng tâm lớn nhất thì nó được gọi là thần đẹp số 1.
g - Nếu điểm vượng trong vùng tâm của các can hay chi nhỏ hơn 6đv thì các can hay chi này được xem là nhược trong vùng tâm.

4 – Xác định dụng thần khi Thân vượng

Mẫu 1 : Kiêu ấn không có trong tứ trụ

Dụng thần đầu tiên phải là... (xem giả thiết 44/ ở chương 14).

(44/ - Nếu Thân vượng mà trong tứ trụ không có kiêu ấn (tức là không có cả các can tàng tạp khí của nó) thì dụng thần đầu tiên phải lấy tài tinh, sau mới lấy đến thực thương (nếu không có tài), cuối cùng mới phải lấy đến quan sát (nếu không có tài và thực thương).)

VULONG
27-10-12, 19:57
Nhầm... .....

VULONG
27-10-12, 20:10
Mẫu 2 : Kiêu ấn nhiều trong tứ trụ

Kiêu ấn nhiều chỉ khi:
a – Trong tứ trụ có ít nhất 3 can chi là kiêu ấn.
b – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi là kiêu ấn nhưng phải có ít nhất 1 trong chúng được lệnh.
c – Chi tháng là kiêu ấn mà nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương tại lệnh tháng có trên 6đv trong vùng tâm.
Dụng thần đầu tiên là .... (xem giả thiết 45/ ở chương 14).

((45/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (kiêu ấn nhiều có khả năng xì hơi hết quan sát để sinh cho Thân, vì vậy quan sát đã trở thành kỵ thần, còn tài tinh có khả năng chế ngự kiêu ấn và làm hao tổn Thân), sau mới là thực thương (vì nó có khả năng xì hơi Thân vượng và làm hao tổn kiêu ấn), cuối cùng mới là quan sát.)

Mẫu 3 : Kiêu ấn đủ trong tứ trụ

Kiêu ấn đủ chỉ khi :
a – Trong tứ trụ chỉ có 2 can chi kiêu ấn đều thất lệnh.
b – Trong tứ trụ chỉ có chi tháng là kiêu ấn và nó ở trạng thái Lộc hay Kình dương của lệnh tháng có 6đv ở vùng tâm.
Dụng thần đầu tiên phải là… (xem giả thiết 46/ và 47/ ở chương 14).

(46/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (vì khả năng để chế ngự Thân vượng của quan sát là tốt nhưng nó chỉ bằng khả năng mà kiêu ấn xì hơi quan sát để sinh cho Thân là xấu), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát.
47/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn đủ, thực thương không nhiều mà quan sát hợp với Nhật nguyên thì dụng thần đầu tiên vẫn có thể là quan sát.)

Mẫu 4 : Kiêu ấn ít trong tứ trụ

Kiêu ấn ít là trong tứ trụ chỉ có 1 can hay 1 chi của kiêu ấn hoặc chỉ có các can tạp khí của kiêu ấn.
a – Nếu thực thương nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh, sau mới là đến quan sát và sau cùng mới là thực thương.
b- Nếu Thực thương đủ, ít hay không có trong tứ trụ thì :
Dụng thần đầu tiên phải là..... xem các giả thiết từ 48/ đến 60m/ ở chương 14.

(48/20 - Thân vượng nhưng điểm vượng vùng tâm của nó chỉ lớn hơn hỷ dụng thần số 1 là quan sát (hay tài tinh ?) từ 1đv đến 1,5đv mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, nếu Nhật can ở tử, mộ hay tuyệt ở lệnh tháng còn bị can hay chi của quan sát được lệnh khắc gần hay trực tiếp thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương.
49/ - Nếu Thân chỉ lớn hơn tài tinh hay quan sát là hỷ dụng thần số 1 từ 1đv đến 2,5đv, mà kiêu ấn ít, thực thương chỉ là các can tàng phụ trong tứ trụ và Nhật can thất lệnh mà bị quan sát được lệnh khắc gần hay trực tiếp, thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương.
50/ - Nếu Thân vượng là kỵ thần 1 có ít nhất 3 can chi còn tài tinh là hỷ thần số 1 thì khi kiêu ấn, quan sát và thực thương ít, dụng thần đầu tiên phải là thực thương, bởì vì thực thương có thể xì hơi Thân để sinh cho tài tinh, mục đích để tránh sự thương tổn do hai hành này xung khắc nhau (nó thường được gọi là dụng thần hòa giải hay thông quan), trừ khi Thân vượng và tài tinh tương đương với nhau thì không thể lấy thực thương làm dụng thần bởi vì khi đó tài tinh sẽ vượng hơn còn Thân sẽ trở thành nhược.
51/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh.
52/17 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, tỷ kiếp và quan sát cùng có 3 can chi nhưng tỷ kiếp nắm lệnh (nếu quan sát có 4 can chi thì Thân phải có ít nhất 5đv nhiều hơn quan sát) thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh.
53/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, tỷ kiếp có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn quan sát có nhiều nhất 3 can chi (trừ giả thiết 53a/207) thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh.
53a/209 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều và tỷ kiếp có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn quan sát có 3 can chi nhưng nhật can và tất cả can chi của tỷ kiếp đều bị khắc gần và trực tiếp bởi quan sát và Thân không lớn hơn quan sát 5đv thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương, sau tới tài tinh và cuối cùng mới tới quan sát.
54/86 - Nếu Thân vượng, kiêu ấn và thực thương không nhiều mà quan sát có ít nhất 4 can chi và Thân không có 2,5đv nhiều hơn quan sát là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (bởi vì quan sát là quá mạnh không cần phải thêm, còn thực thương là quá yếu thành vô dụng so với quan sát), sau mới là thực thương và cuối cùng mới là quan sát.
55/43 - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều, quan sát có ít nhất 3 can chi và nắm lệnh, còn tỷ kiếp có nhiều nhất 3 can chi thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương, sau mới là tài tinh và cuối cùng mới là quan sát.
56/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, quan sát và Thân đều có 3 can chi nhưng cả hai đều không nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên là quan sát chỉ khi Thân lớn hơn quan sát là kỵ 1 ít nhất 5đv (?)
57/ - Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít, thực thương không nhiều và tỷ kiếp có 4 can chi, còn quan sát có 3 can chi và nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (dụng thần đầu tiên là quan sát chỉ khi Thân lớn hơn hỷ dụng thần số 1 là tài tinh hay quan sát ít nhất 5đv), sau mới là tài tinh, cuối cùng mới là quan sát.
58/ – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương không nhiều, quan sát có 3 can chi và nắm lệnh, còn Thân có 5 can chi thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát, sau mới là thực thương và cuối cùng mới là tài tinh ?
59/ – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương nhiều thì dụng thần đầu tiên thường phải là tài tinh, sau đó mới là quan sát, cuối cùng mới là thực thương.
60/ - Nếu Thân vượng, kiêu ấn và thực thương nhiều, ít hay không có mà quan sát có ít nhất 4 can chi và nắm lệnh thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (thực thương là vô dụng bởi vì quan sát quá vượng), sau đó mới là thực thương, cuối cùng mới là quan sát.

2 –Xác định dụng thần khi Thân nhược
Nếu Thân nhược thì dụng thần đầu tiên phải là.... xem các giả thiết 42/ và 43/ trong chương 14.

(42/ - Nếu Thân nhược mà quan sát hay thực thương là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (bởi vì kiêu ấn có khả năng xì hơi quan sát để sinh cho Thân và chế ngự thực thương), sau mới đến tỷ kiếp. Nếu trong tứ trụ không có kiêu ấn và tỷ kiếp thì dụng thần thứ 3 phải là thực thương (nếu thực thương không là kỵ 1 và nhiều) hay tài tinh (nếu thực thương là kỵ 1 hay nhiều).
43/ - Nếu Thân nhược mà tài tinh là kỵ 1 thì dụng thần đầu tiên phải là tỷ kiếp (bởi vì tỷ kiếp có khả năng chế ngự tài tinh và giúp đỡ Thân nhược), sau mới đến kiêu ấn (vì nó có khả năng làm hao tổn tài tinh và sinh cho Thân). Nếu trong tứ trụ không có tỷ kiếp và kiêu ấn thì dụng thần phải là thực thương (nếu thực thương không là kỵ 1 và nhiều) hay tài tinh (nếu thực thương là kỵ 1 hay nhiều).)

VULONG
27-10-12, 20:11
II - Dụng thần hòa giải

Khi 2 hành trong tứ trụ có thế lực mạnh ngang nhau, nếu chúng tương tranh với nhau, thì cả 2 hành này dễ bị tổn thương. Do vậy ta phải chọn 1 hành khác để hòa giải 2 hành này, mục đích có thể tránh được sự tổn thương do chúng tương tranh với nhau. Hành này được gọi là hành làm dụng thần hòa giải.

Ví dụ 1 : Về ngũ hành
Kim và Mộc đều có thế lực mạnh tương tranh với nhau, khi đó chúng rất cần có Thủy để hóa giải sự tương tranh này bởi vì Thủy có thể xì hơi Kim để sinh cho Mộc. Nó nghĩa là Kim không còn khắc được Mộc mà nó phải sinh cho Thủy, vì vậy Thủy thêm vượng sinh cho Mộc. Điều này chỉ xẩy ra khi Thủy không quá yếu và không quá vượng bởi vì nếu nó quá yếu thì nó không có khả năng xì hơi Kim và sinh cho Mộc, còn nếu nó quá vượng thì nó sẽ xì hơi Kim quá mạnh có thể làm cho Kim suy yếu cùng kiệt cũng như nó sẽ sinh cho Mộc quá nhiều làm Mộc quá vượng. Như vậy nó đã làm cho Kim và Mộc bị thay đổi quá nhiều dễ dẫn tới kim và Mộc đều bị thương tổn.

Ví dụ 2 : Về thập thần
Nếu Thân vượng, quan sát cũng vượng mà có ấn tinh không quá vượng hay quá nhược để xì hơi quan sát sinh cho Thân thì chúng sẽ không còn xung đột với nhau, nên chúng không bị thương tổn, như thế mới được lộc trọng quyền cao.

Chú ý : Thực thương chỉ có tác dụng như dụng thần hòa giải khi Thân quá vượng cần có thực thương để xì hơi Thân sinh cho tài tinh, vì vậy tài tinh không bị thương tổn (tức là không bị phá tài hay phá sản) mà trái lại tài càng thêm vượng (tức là phát tài). Bởi vì nếu Thân vượng nhưng Thân và tài tinh có thế lực ngang nhau, nếu lấy thực thương để xì hơi Thân và sinh cho tài tinh thì Thân sẽ trở thành nhược còn tài tinh sẽ trở thành vượng, Thân không thắng được tài tinh dễ bị phá tài. Do vậy thực thương ở đây không có tác dụng như dụng thần hòa giải.
Nếu trong tứ trụ không có các dụng thần hòa giải này thì chúng ta tự tạo ra trong thực tế như : Tên gọi, phương để sống, nghề nghiệp, quần áo..... có hành của dụng thần hòa giải đó.

III - Dụng thần điều hòa

Một người được sinh ra vào mùa đông thì tứ trụ của người này cần phải có Hỏa để làm cho tứ trụ không bị lạnh, nhưng Hỏa không lên có quá nhiều nó chỉ cần có đủ để sưởi ấm cho tứ trụ (điều này chỉ đúng cho những người được sinh ra và sống ở bắc bán cầu có 4 mùa rõ rệt bởi vì lý thuyết của môn tứ trụ này được đưa ra cũng như các thực nghiệm của nó mới chỉ được áp dụng cho những người ở vùng này). Những người được sinh ra vào mùa hè thì ngược lại, còn mùa xuân và mùa thu có nhiệt độ thích hợp, vì vậy không cần tới dụng thần điều hòa. Bởi vì trong Tử Bình người ta lấy Hỏa để đại diện cho lửa, phương nam và nóng, còn Thủy để đại diện cho nước, phương bắc và lạnh..... Các can chi và các cách dùng để điều hòa nhiệt độ này được gọi là dụng thần điều hòa.

Nếu trong tứ trụ không có hay có dụng thần điều hòa nhưng nó quá yếu thì người ta thường dùng lửa, máy điều hòa nhiệt độ, quần áo, nước, mầu sắc,....., nhất là đặt tên có hành của dụng thần hòa giải và chọn phương bắc hay phương nam để sống, nhằm mục đích để bổ cứu cho dụng thần điều hòa.

Ví dụ :
Một người được sinh ra vào mùa đông trong các tháng Tý, Hợi hay Sửu thì trong tứ trụ cần có 1 hay vài can chi là Bính, Đinh, Tị hay Ngọ tùy theo trong tứ trụ có nhiều hay ít các can chi là Nhâm, Quý, Tý hay Hợi cũng như chúng được lệnh hay không được lệnh, nếu Thủy quá mạnh mà Hỏa quá yếu thì chúng ta mới phải sử dụng các yếu tố bên ngoài như đã nói ở trên để bổ cứu.

Ngoài ra, nếu Thủy vượng trong tứ trụ (như đươc sinh vào mùa đông, trong tứ trụ có nhiều can chi Thủy, hay có Thủy cục mạnh) thì có thể dùng Mộc làm dụng thần điều hòa bởi vì Mộc có khả năng xì hơi Thủy để sinh cho Hỏa (tức là làm giảm độ vượng của Thủy, nó cũng có nghĩa là làm giảm lạnh), vì vậy nếu gặp được các đại vận Giáp, Ất, , Dần, Mão, Thìn (vì nó thuộc mùa xuân), Bính, Đinh Tị, Ngọ, Mùi (vì nó thuộc mùa hạ) thì chúng có khả năng làm dụng thần điều hòa cho tứ trụ. Nhất là những người sinh vào ngày Quý Dậu, tức là ngày Kim Thần. Thân (Thủy) là vượng, vì vậy khi gặp các vận Hỏa hay đi về phương nam là phương có Hỏa mạnh để sống thì những người này thường sẽ đúng với câu “Kim thần nhập Hỏa phú quý sẽ vang xa).

Trong 3 loại dụng thần ở trên thì dụng thần sinh phù và chế ngự là quan trọng nhất, sau mới đến dụng thần hòa giải, cuối cùng mới đến dụng thần điều hòa.

VULONG
27-10-12, 20:11
Bài 13 : Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt

IV - Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt

Nói chung cách xác định dụng thần của các mệnh cục đặc biệt này (thường được gọi là ngoại cách) hoàn toàn ngược với các cách thông thường. Trong các trường hợp của ngoại cách này, dụng thần của chúng là dựa theo thế vượng của các hành trong tứ trụ, nó nghĩa là nếu hành nào vượng nhất thì hành đó chính là dụng thần, còn hành sinh ra nó và hành xì hơi nó (tức là hành được nó sinh cho) thường là hỷ thần, còn hành khắc nó và bị nó khắc là kỵ thần. Nói chung những người có cách cục đặc biệt này thường không tuân theo cách dự đoán thông thường.

A – Cách độc vượng

Các Cách Độc Vượng thường không có can chi là Tài của hành độc vượng đó, còn nếu có thì chỉ có nhiều nhất một Can hay một Chi nhưng nó phải là thất lệnh và bị khắc gần hay trực tiếp, khi đó trong Tứ Trụ phải có 7 can chi là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp (kể cả can ngày).

1 – Cách Mộc độc vượng
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:
a - Nhật can là giáp hay ất.
b – Sinh các tháng dần, mão, hoặc mộc khí nắm lệnh (chi tháng hóa thành mộc cục).
c – Trong tứ trụ không có canh, tân, thân hay dậu để phá cách (vì nó mang hành Kim khắc Mộc).
d – Trong địa chi có tam hội, tam hợp cục hóa mộc hoặc mộc nhiều thế vượng.
Dụng thần của cách này là mộc, hỷ thần là thủy và hỏa, còn kỵ thần là kim và thổ.

Ví dụ: Năm Ất Mùi - tháng Kỷ Mão – ngày Giáp Dần - giờ Ất Hợi
Nhật can Giáp mộc sinh tháng Mão, Mộc khí nắm lệnh (vì chi tháng là Mão đã hóa Mộc). Ðịa chi Hợi Mão Mùi tam hợp hóa mộc. Không có canh, tân, thân, dậu phá cách. Tuy có Kỷ (Thổ) là Tài nhưng nó thất lệnh và bị Giáp khắc gần. Trong Tứ Trụ có 7 can chi là Mộc (Tỷ Kiếp) nên đây là cách mộc độc vượng.

2 – Cách Hỏa độc vượng
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây :
a - Nhật can là Bính hay Đinh.
b – Sinh vào các tháng Tỵ, Ngọ, hoặc hỏa khí nắm lệnh.
c – Trong tứ trụ không có Nhâm, Quý, Tý, Hợi để phá cách.
d – Trong địa chi có tam hội, tam hợp cục hóa hỏa, hay hỏa, mộc nhiều thế vượng.
Dụng thần của cách này là hỏa, hỷ thần là mộc và thổ, kỵ thần là thủy và kim.

Ví dụ : Năm Giáp Tuất – Bính Dần – ngày Bính Ngọ - Canh Dần
Nhật can Bính sinh tháng Dần, hỏa khí nắm lệnh (tức là chi tháng Dần đã hóa Hỏa). Các chi có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa hỏa. Tuy có canh kim nhưng nó thất lệnh và bị khắc gần bởi Bính trụ ngày. Trong Tứ Trụ có 7 can chi là Mộc (Kiêu Ấn) và Hỏa (Tỷ Kiếp) nên nó thuộc cách hỏa độc vượng.

3 – Cách Thổ độc vượng
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây :
a - Nhật can là Mậu hay Kỷ.
b – Sinh vào các tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, hoặc thổ khí nắm lệnh.
c – Có đầy đủ bốn kho (tức các chi là Thổ) Thìn, Tuất, Sửu và Mùi (ba kho cũng được).
d - Tứ trụ không có Giáp, Ất, Dần, Mão để phá cách.
Dụng thần của cách này là thổ, hỷ là hỏa và kim. Kỵ thần là thủy và mộc.

Ví dụ: Bính Thìn - Mậu Tuất – ngày Kỷ Sửu - Kỷ Tị
Nhật can Kỷ sinh tháng Tuất, thổ khí nắm lệnh. Tất cả các can chi trong Tứ Trụ là Thổ và Hỏa, trong đó có ba chi là Thổ. Không có mộc phá cách, nên đây là cách Thổ độc vượng.

4 – Cách Kim độc vượng
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây :
a - Nhật can là Canh hay Tân.
b – Sinh vào các tháng Thân, Dậu, hoặc kim khí nắm lệnh.
c – Các địa chi có tam hội hoặc tam hợp hóa kim, hoặc kim nhiều thế vượng.
d – Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ để phá cách.
Dung thần của cách này là kim, hỷ là thổ và thủy. Kỵ thần là hỏa và mộc.

Ví dụ: Canh Thân – Tân Dậu – ngày Tân Tị - Kỷ Sửu
Nhật can Tân sinh tháng Dậu, kim khí nắm lệnh. Các địa chi Tị Dậu Sửu tam hợp hóa kim cục. Có Kỷ thổ sinh cho Kim và Canh, Tân trợ giúp. Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tị, Ngọ để phá cách, nên nó thuộc cách kim độc vượng.

5 – Cách Thủy độc vượng
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:
a - Nhật can là Nhâm hay Quý.
b – Sinh ở các tháng Tý, Hợi, hoặc thủy khí nắm lệnh.
c - Địa chi có tam hội, tam hợp hóa thủy, hoặc thủy rất nhiều, thế vượng.
d – Trong tứ trụ không có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi để phá cách.
Dụng thần của cách này là thủy, hỷ là kim và mộc. Kỵ thần là thổ và hỏa.

Ví dụ: Tân Hợi – Canh Tý - ngày Quý Sửu – Nhâm Tý
Nhật can Quý thủy sinh tháng Tý, thủy khí năm lệnh. Các địa chi Hợi Tý Sửu trong Tứ Trụ tạo thành tam hội hóa thủy cục. Thiên can Canh, Tân sinh thủy, còn được Nhâm, Quý thủy trợ giúp. Trong mệnh cục không có Mậu, Kỷ, Thìn, Tuất, Sửu, Mùi phá cách, nên là cách thủy độc vượng.

6 – Cách Lưỡng Vượng (xem ví dụ 215).
Cách Lưỡng vượng là cách mà thế lực của Kiêu Ấn và Thân phải tương đương với nhau (tương đương ở đây nghĩa là tổng số Can Chi của hai hành này bằng nhau, trong chúng mỗi Lộc hay Kình Dương, hành nắm lệnh hay hành có 5đv lớn hơn được xem như có thêm một Can hay một Chi của hành đó) cũng như Kiêu Ấn phải nắm lệnh và có ít nhất 10 đv lớn hơn Thực Thương, Tài và Quan Sát, khi đó dụng thần của cách này là Kiêu Ấn, hỷ thần là Quan Sát (?) và Tỷ Kiếp, kỵ thần là Thực Thương và Tài.

VULONG
27-10-12, 20:13
B – Cách phụ thuộc (hay cách dựa theo - Tòng theo)

Cách phụ thuộc hoàn toàn ngược với cách độc vượng. Ở đây Thân quá nhược, còn hành của tài tinh, quan sát hay thực thương lại quá vượng. Thân bắt buộc phải phụ thuộc vào hành vượng đó để sống. Do vậy nó được gọi là cách phụ thuộc.

1 – Cách phụ thuộc tài (theo tài hay tòng tài)
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:
a – Thân nhược, mệnh cục không có các can chi là Tỷ Kiếp và Kiêu, Ấn sinh phù, trợ giúp cho Thân.
b - Can chi tài nhiều, vượng, hoặc có thực, thương nhiều xì hơi Thân tái sinh tài.
Dụng thần là tài tinh, hỷ thần là thực thương, kỵ thần là kiêu ấn và tỷ kiếp, còn quan sát là bình thường.

Ví dụ: Mậu Tuất – Bính Thìn – ngày Ất Mùi – Bính Tuất
Nhật can Ất mộc, chi toàn thổ, tài vượng. Thiên can có hai Bính xì hơi mộc để tái sinh tài, còn Mậu thổ sinh cho Tài. Ất mộc trong Tứ Trụ không có khí gốc, vì vậy thành cách phụ thuộc tài.

2 – Cách phụ thuộc quan sát
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:
a - Thân nhược và nó không có gốc trong Tứ Trụ (tức là không có các chi mang hành của Thân).
b - Tứ trụ quan, sát nhiều nhưng không có thực, thương để khắc chế quan, sát.
c – Có hỷ tài để sinh quan, sát.
Dụng thần là quan sát, hỷ thần là tài tinh, còn kỵ thần là kiêu ấn, tỷ kiếp và thực thương, trong đó kiêu ấn và tỷ kiếp là xấu nhất.

Ví dụ: Bính Dần – Giáp Ngọ - ngày Canh Ngọ - Bính Tuất
Nhật Can là Canh (Kim) sinh ở tháng Ngọ (Hỏa). Các chi Dần Ngọ Tuất trong Tứ Trụ tạo thành tam hợp hóa Hỏa cục, Bính trụ năm và trụ giờ là Hỏa, Giáp (Mộc) trụ tháng sinh Hỏa, còn Canh (Kim) trong Tứ Trụ không có gốc. Do vậy Tứ Trụ này thuộc cách phụ thuộc Quan Sát.

3 – Cách phụ thuộc thực thương
Cách này đòi hỏi những điều kiện sau đây:
a – Thân nhược, chi tháng là thực, thương (hành của thực, thương) của Thân.
b - Mệnh cục nhất thiết phải có tài thì mới thành cách.
c - Trong mệnh cục có tam hội, tam hợp cục hóa thành thực thần, thương quan hoặc Thực Thương nhiều và vượng trong Tứ Trụ.
d – Trong mệnh cục không có quan, sát khắc Nhật can hoặc kiêu, ấn khắc thực, thương.
Dụng thần là thực thương, hỷ thần là tài tinh, kỵ thần là kiêu ấn, quan sát, còn tỷ
kiếp là bình thường.

Ví dụ: Mậu Tý – Tân Dậu – ngày Kỷ Dậu – Nhâm Thân
Can ngày là Kỷ thổ sinh tháng Dậu, Dậu thuộc kim là thực thương của Thân. Trong tứ trụ Mậu, Kỷ thuộc thổ sinh kim (tức sinh cho Canh, Tân, Thân, Dậu), kim lại sinh cho thủy (Nhâm, Tý) cứ thế tương sinh, vì vậy thành cách phụ thuộc thực thương.

C – Cách bị ép buộc

1 - Cách bị ép buộc theo Tài phải thỏa mãn các điều kiện sau đây (vd 205):
a - Thân nhược có Nhật can ở Tử, Mộ hay tuyệt tại lệnh tháng và nó phải bị khắc gần hay trực tiếp.
b – Không có quá 2 can chi là Tỷ Kiếp (kể cả can ngày) và chúng phải ở Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng.
c – Kiêu Ấn không có quá 1 can hay 1 chi và điểm vượng trong vùng tâm của nó không lớn hơn 1,5.
d – Tài tinh là kỵ thần số 1 và điểm vượng trong vùng tâm của nó phải có ít nhất 10đv lớn hơn điểm vượng của Thân.

2 - Cách bị ép buộc theo Quan Sát phải thỏa mãn các điều kiện sau đây (vd 205):
a – Thân nhược có Nhật can ở Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng và nó phải bị khắc gần hay trực tiếp.
b – Không có quá 3 can chi là Tỷ Kiếp (kể cả can ngày) và chúng phải thất lệnh cũng như chúng phải bị khắc gần hay trực tiếp.
c – Quan Sát phải nắm lệnh và các can chi của Quan Sát không bị khắc gần hay trực tiếp
d - Thực Thương chỉ có nhiều nhất 1 can hay 1 chi và nó phải ở trạng thái Tử, Mộ hay Tuyệt tại lệnh tháng.
e – Quan Sát là kỵ thần số 1 và điểm vượng trong vùng tâm của nó phải có ít nhất 5đv lớn hơn điểm vượng của Thân.

D - Cách hóa khí

Cách hóa khí chỉ có thể tồn tại nhiều nhất một can hay một chi là Tài của hành hóa khí này nhưng nó phải thất lệnh và bị khắc trực tiếp không phải từ Can hay Chi ở trong tổ hợp (?) (vd 42).

1 – Cách hóa khí (hành của can ngày bị thay đổi)
a - Nhật can hợp với can bên cạnh (can tháng hoặc can giờ) hóa thành cục có hành khác với hành của Nhật can.
b – Hành vừa hóa thành giống hành của lệnh tháng (nghĩa là nếu chi tháng hóa cục thì lệnh tháng là hành của hóa cục này).
c – Tứ trụ không có quan sát của hành của hóa cục này (kể cả can tàng là tạp khí của nó?).
d - Nếu hành của can ngày cũng lộ ở can giờ, can tháng hay can năm thì tổ hợp này không hóa.
e - Hành mới hóa phải có Ấn của nó trong tứ trụ (nếu Ấn chỉ là can tàng tạp khí?).
Nói chung can ngày hợp với can bên cạnh rất khó hóa được cục.
Dụng thần là hành của hóa cục này.

(Phần này tôi đang nghiên cứu thêm để viết lại).

VULONG
27-10-12, 20:15
Bài 14 : Điểm hạn của ngũ hành

Chương 11

Xác định điểm hạn của ngũ hành

I - Điểm hạn của ngũ hành

1 – Khái niệm về điểm hạn của ngũ hành

Ta đã biết hành nào trong năm hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa và Thổ có lợi nhất cho hành của Thân được gọi là hành của dụng thần, còn những hành khác cũng có lợi cho Thân được gọi là các hành hỷ thần và dĩ nhiên sẽ có các hành không có lợi cho Thân được gọi là các hành kỵ thần.

Tương tự như xác định điểm vượng cho các trạng thái của bảng sinh vượng tử tuyệt để diễn tả mức độ mạnh hay yếu của các can chi theo lệnh tháng thì ở đây qua các ví dụ trong thực tế tôi cũng đã xác định được điểm hạn cho các hành để diễn tả khả năng tốt hay xấu của các hành với Thân. Tôi quy ước điểm hạn của các hành xấu là kỵ thần không lợi cho Thân mang dấu dương (+), còn các hành tốt là hỷ thần và dụng thần có lợi cho Thân thì mang dấu âm (-).

2 - Điểm hạn của ngũ hành

a – Hành làm dụng thần có -1đh (điểm hạn).
b – Hành khắc dụng thần có 1đh (trừ trường hợp quan sát là dụng thần thì kiêu ấn có 1đh hay Thân nhược mà thực thương làm dụng thần thì tài tinh có 1đh).
c – Các hành khác là hỷ thần có -0,5đh.
d – Các hành không khắc dụng thần là kỵ thần có 0,5đh.

Nếu Thân nhược thì các hành kiêu ấn và tỷ kiếp mang dấu âm còn các hành thực thương, tài tinh và quan sát mang dấu dương.
Nếu Thân vượng, kiêu ấn không nhiều thì hành Thân và kiêu ấn mang dấu dương còn hành thực thương, tài và quan sát mang dấu âm.

3 - Các trường hợp ngoại lệ

a – Nếu Thân nhược nhưng kiêu ấn có ít nhất 20đv nhiều hơn Thân thì kiêu ấn mang dấu dương.
b – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn nhiều thì quan sát mang dấu dương.
c – Thân nhược mà trong tứ trụ không có kiêu ấn và tỷ kiếp, nếu phải lấy kỵ thần thực thương làm dụng thần thì thực thương mang dấu âm.
d - Nếu Thân nhược mà điểm vượng (trong vùng tâm) của Thân không có quá 1 đv ít hơn so với quan sát là kỵ thần số 1 và thế lực của Thân không yếu hơn thế lực của quan sát, tức số can chi mang hành của Thân không ít hơn số can chi mang hành của quan sát (trong đó mỗi điểm Lộc, Kình dương hay nắm lệnh của mỗi hành này cũng như hành nào lớn hơn hành kia ít nhất 5 đv trong vùng tâm thì hành đó coi như được thêm 1 can hay 1 chi) cũng như điểm vượng của kiêu ấn không nhỏ hơn điểm vượng của quan sát thì điểm hạn của thực thương có thể mang dấu âm.

II – Thân vượng và các ví dụ minh họa

1 - Kiêu ấn không có trong tứ trụ

http://farm6.staticflickr.com/5148/5880205191_551e2630f0_b.jpg

http://farm6.staticflickr.com/5027/5880141523_1691238f60_z.jpg

http://farm6.staticflickr.com/5116/5880706584_a157fb5e69_z.jpg

http://farm7.staticflickr.com/6017/5880146131_669880e56d_z.jpg

http://farm6.staticflickr.com/5320/5880710462_4e619ecfc4_z.jpg

VULONG
27-10-12, 20:42
http://farm6.staticflickr.com/5279/5880712226_577643a729_z.jpg

(M3/3 bỏ vì sai).

http://farm6.staticflickr.com/5184/5880717254_564b6d5026_z.jpg

VULONG
27-10-12, 20:43
(tiếp)

4 - Kiêu ấn ít

M-4/1 : Nam sinh ngày 20/13/1939 lúc 22,13’

http://farm6.staticflickr.com/5275/5898536607_c43354e975_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898536607/)

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Nhâm với Đinh không hóa. Kỷ bị khắc trực tiếp, Sửu và Hợi bị khắc gần.
1 - Mặc dù Nhâm bị khắc trực tiếp bởi Tuất nhưng nó nó vẫn khắc được Đinh (vì chúng ở cùng trong tổ hợp).
2 - Nhật Chủ (Nhâm) ở trạng thái Lộc tại Hợi trụ giờ có 4,05đv
3 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.
Điểm hạn và điểm vượng trong vùng tâm của các hành :

http://farm7.staticflickr.com/6015/5898542779_1bee61a99e_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898542779/)

Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 55/43 thì dụng thần đầu tiên phải là thưc thương (Mộc) (bởi vì quan sát (Thổ) có tới 3 can chi và nắm lệnh, còn Thân (Thủy) chỉ có 2 can chi và đắc địa Lộc, Thân chỉ hơi vượng, vì vậy nếu có thêm quan sát thì Thân dễ thành nhược). Do vậy dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Hợi trụ giờ.
Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên nó có 1đh. Thủy (Thân) là kỵ thần có 0,5đh. Hỏa và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh.

M-4/2 : Nam sinh ngày 3/13/1969 lúc 1,20’ :
http://farm6.staticflickr.com/5272/5899113930_5034364464_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899113930/)

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ không có các tổ hợp, nhưng có 2 Quý bị khắc trực tiếp và Tý bị khắc gần.
1 - Dậu có 6đv được thêm 50% đv của Kỷ cùng trụ sinh cho, vì vậy nó có (6 + 3,1.1/2) đv = 7,55đv, nhưng nó bị giảm 1/5 đv bởi Bính khắc cách 1 ngôi và ½ đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7,55.4/5.1/2đv = 3,02đv.
2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi khác được mô tả trên sơ đồ.
http://farm6.staticflickr.com/5261/5898550605_b2d46324bc_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898550605/)

Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng, kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 53/ thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Thổ) và dụng thần chính của nó là Kỷ ở trụ năm (vì Thân có 3 can chi và nắm lệnh còn quan sát chỉ có 3 can chi).
Thổ là dụng thần có -1đh. Kim (kiêu ấn) có 1đh. Thủy (Thân) là kỵ thần có 0,5đv. Mộc và Hỏa là hỷ thần có -0,5đh.

VULONG
27-10-12, 20:44
M-4/3 : Nam sinh ngày 11/11/1958 lúc 8,00’
http://farm7.staticflickr.com/6043/5899120532_ab6fe7a7f7_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899120532/)

Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Mậu với Quý là không hóa, Thìn ở trụ giờ và Nhâm bị khắc trực tiếp, Quý và Hợi bị khắc gần.
Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.
http://farm6.staticflickr.com/5156/5898557093_ce70faa257_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898557093/)

Thân (Thủy) có 1đv lớn hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, nếu sử dụng giả thiết 52/17 thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Thổ) và dụng thần chính của nó là Mậu trụ năm (quan sát chỉ có 4 can chi còn Thân mặc dù chỉ có 3 can chi nhưng nắm lệnh và điểm vượng trong vùng tâm của Thân lớn hơn của quan sát 5đv, vì vậy Thân được xem như có 5 can chi tỷ kiếp).
Thổ là dụng thần có -1đh, Kim có 1đh, Thủy có 0,5đh, Mộc và Hỏa có -0,5đh

M-4/4 : Nữ sinh ngày 29/9/1962 lúc 19,35’

http://farm7.staticflickr.com/6007/5899127434_59a3213a52_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899127434/)

Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có tam hợp Dần Ngọ Tuất hóa Hỏa, Nhâm và Canh bị khắc gần.
Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.
http://farm7.staticflickr.com/6039/5898584561_3039b3419c_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898584561/)

Thân (Kim) không lớn hơn Thủy, Mộc và Hỏa 1đv, vì vậy Nhật Chủ nhược. Nếu sử dụng giả thiết 194/98 thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân (vì Nhật can được lệnh và kiêu ấn lớn hơn thực thương và tài tinh). Thân có (8,19 + 6.1/2)đv = 11,19đv nhiều hơn Thủy, Mộc và Hỏa 1đv, vì vậy Nhật Chủ đã trở thành vượng. Nếu sử dụng giả thiết 54/48 thì Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít (vì Tuất đã hóa Hỏa chỉ còn Kỷ), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Dần của trụ năm (Hỏa quá mạnh vì nó có tới 4 can nên không cần thêm còn thực thương thì trở thành vô dụng).
Mộc làm dụng thần có -1đh. Kim có 1đh. Thổ có 0,5đh. Thủy và Hỏa có -0,5đh.

M-4/5 : Nam sinh ngày 13/7/1982 lúc 10,12’
http://farm7.staticflickr.com/6059/5899154606_0d005de8d9_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899154606/)

Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Nhâm với Đinh và bán hợp của Tị với Dậu không hóa. Nhâm và Dậu bị khắc trực tiếp (nhưng Nhâm ở trong hợp nên nó vẫn khắc được Đinh cùng trong tổ hợp).
Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ
http://farm6.staticflickr.com/5079/5898591319_50cb28180e_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898591319/)

Thân (Hỏa) có trên 10đv nhiều hơn Thổ, Kim và Thủy, vì vậy Nhật Chủ là khá vượng. Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương đủ (vì nó có 2 chi là Tuất và Mùi đều nhược ở vùng tâm) thì thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát và dụng thần chính của nó là Nhâm ở trụ năm.
Thủy là dụng thần có -1đh. Mộc có 1đh. Hỏa có 0,5đ . Thổ và Kim có -0,5đh.

VULONG
27-10-12, 20:44
M-4/6 : Nữ sinh ngày 30/11/1983 lúc 2,00’.
http://farm7.staticflickr.com/6004/5899342128_f4cafaa96c_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899342128/)

Qua sơ đồ, ta thấy trong tứ trụ không có các tổ hợp, Hợi trụ tháng bị khắc gần và Nhâm bị khắc trực tiếp.
1 - Tân có 7đv được Sửu sinh cho 1/3đv của nó thành 8,37đv (vì nó có Tuất gần cùng hành).
2 - Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi khác được mô tả trên sơ đồ.
http://farm7.staticflickr.com/6060/5899349160_bd4a3b6839_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899349160/)

Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, nhưng nếu sử dụng giả thiết 191/34 (Tân ở đây là kiêu ấn được lệnh, gần Nhật can và được Sửu (Thổ) cùng trụ sinh cho vì vậy kiêu ấn được xem là đủ) thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Hợi trụ năm.
Mộc là dụng thần có -1đh. Kim có 1đh. Thủy có 0,5đh. Thổ và Hỏa có -0,5đh.

M-4/7 : Nữ sinh ngày 8/11/1958 lúc 19,10’.
http://farm7.staticflickr.com/6022/5899355860_80d7f6e962_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899355860/)

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Mậu với Quý và Giáp với Kỷ đều không hóa, Hợi bị khắc gần.
Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.
http://farm6.staticflickr.com/5232/5899358214_5a122b799b_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899358214/)

Thân (Thổ) lớn hơn Kim, Thủy và Mộc trên 1đv, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân khá vượng và tài tinh là hỷ thần 1 mà quan sát, kiêu ấn và thực thương ít, vì vậy nếu sử dụng giả thiết 50/ thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Kim) và dụng thần chính của nó là Tân tàng trong Tuất trụ năm.
Kim làm dụng thần có -1đh. Hỏa khắc dụng thần Kim có 1đh. Thổ có 0,5đh. Thủy và Mộc là hỷ thần đều có -0,5đh.

M-4/8 : Nam sinh ngày 2/2/1966 lúc 6,00’ am
http://farm7.staticflickr.com/6012/5898623045_41c75cdf92_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898623045/)

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có ngũ hợp của Bính với Tân không hóa, Đinh và Mão đều bị khắc gần.
Các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đã mô tả trên sơ đồ.
http://farm6.staticflickr.com/5073/5899197308_78b5abf145_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899197308/)

Thân (Hỏa) lớn hơn Thổ, Kim và Thủy trên 1đv, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít, vì vậy dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát và dụng thần chính của nó là Quý ở trụ giờ (vì mặc dù điểm vượng của Thân chỉ lớn hơn quan sát có 1,37đv nhưng thế lực của Thân quá mạnh, nó có tới 3 can chi và đắc địa Lộc tại Ngọ trụ năm, còn quan sát chỉ có Quý ở trụ giờ).
Thổ làm dụng thần có -1đh. Mộc khắc dụng thần Thổ có 1đh. Hỏa có 0,5đh. Kim và Thủy là hỷ thần có -0,5đh.

VULONG
27-10-12, 23:17
III – Thân nhược và ví dụ minh họa

Mẫu 5 cho Thân nhược

M-5/1 : Nữ sinh ngày 13/6/1961 lúc 20,16’ .
http://farm7.staticflickr.com/6001/5899216728_30775cb8f2_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899216728/)

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có: Canh và Giáp bị khắc gần, Tân được Sửu cùng trụ sinh cho ½ đv của nó, Sửu trụ ngày được Đinh cùng trụ sinh cho ½ đv của nó, nhưng không có các tổ hợp.
http://farm6.staticflickr.com/5261/5899219596_ff1ba522a6_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899219596/)

Thân (Hỏa) nhỏ hơn thực thương Thổ, vì vậy Nhật Chủ nhược. Thân nhược mà Thổ là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn là (Mộc) và dụng thần chính của nó là Giáp ở trụ tháng.
Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên có 1đh. Hỏa là hỷ thần có -0,5đh. Thủy và Thổ là kỵ thần đều có 0,5đh.

M-5/2 : Nam sinh ngày 7/4/1971 lúc 12,50’

http://farm6.staticflickr.com/5311/5899222504_3f3246799b_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899222504/)

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có : Ngọ trụ giờ không hợp được với Tuất trụ ngày (vì lực hợp của Ngọ với Tuất là 8đv không lớn hơn lực xung của Thìn với Tuất là 8đv), Hợi bị khắc gần và 2 Nhâm bị khắc trực tiếp .
Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.
http://farm7.staticflickr.com/6035/5898659293_ce1a5eae6d_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898659293/)

Thân (Thủy) có điểm vượng vùng tâm nhỏ hơn quan sát và tài tinh, vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà quan sát và tài tinh đều có điểm vượng trong vùng tâm bằng nhau. Chúng ta nhận thấy quan sát khắc Thân xấu hơn so với tài tinh chỉ là làm hao Thân, vì vậy quan sát (Thổ) phải là kỵ 1. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Kim) và dụng thần chính của nó là Tân ở trụ năm.
Kim là dụng thần có -1đh. Hỏa khắc Kim nên nó có 1đh. Thủy có -05đh. Thổ và Mộc là kỵ thần nên có 0,5đh.

M-5/3 : Nam sinh ngày 20/9/1978 lúc 9,30’ .
http://farm6.staticflickr.com/5156/5898821365_bd7c584642_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898821365/)

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có bán hợp của Tị với Dậu hóa Kim (vì có Tân dẫn hóa), Dậu của trụ tháng và Ất bị khắc gần.
Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đã được mô tả trên sơ đồ .
http://farm6.staticflickr.com/5280/5899391084_4474e0168e_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899391084/)

Thân (Mộc) nhỏ hơn quan sát (Kim), vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà quan sát là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Thủy). Nhưng trong tứ trụ không có kiêu ấn nên dụng thần thứ hai phải là tỷ kiếp. Nhưng trong tứ trụ cũng không có tỷ kiếp, vì vậy dụng thần thứ 3 phải là kỵ thần thực thương (Hỏa) (bởi vì trong thực tế người ta vẫn có thể lấy độc để trị độc) và dụng thần chính của nó là Đinh tàng trong Ngọ trụ năm (vì Quan sát khắc (hay nó bị kiêu ấn xì hơi để sinh cho Thân) Thân nên là xấu nhất, tài tinh làm hao Thân và sinh cho kỵ thần quan sát cũng là rất xấu, chỉ còn thực thương mặc dù xì hơi Thân là xấu nhưng nó khắc kỵ thần quan sát là có lợi một ít cho Thân).
Hỏa là dụng thần có -1đh. Thổ có 1đh (vì nó xì hơi dụng thần Hỏa để sinh cho kỵ thần Kim là xấu nhất). Kim có 0,5đh. Thủy và Mộc là hỷ thần nên đều có -0,5đh.

VULONG
27-10-12, 23:18
M-5/4 : Nam sinh ngày 21/5/1949 lúc 22,00’ .
http://farm6.staticflickr.com/5115/5898669743_69c484672f_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898669743/)

Qua sơ đồ ta thấy trong tứ trụ có : Hợi trụ giờ bị khắc trực tiếp, Tị bị khắc gần, không các tổ hợp.
Điểm vượng trong vùng tâm của các can chi được mô tả trên sơ đồ.
http://farm6.staticflickr.com/5115/5898690425_9bf19a8d4a_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898690425/)

Thân (Kim) nhỏ hơn Hỏa, vì vậy Nhật Chủ nhược (vì nếu sử dụng giả thiết 194/98 thì kiêu ấn không sinh được ½ đv của nó cho Thân). Thân nhược mà quan sát là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên thường phải là kiêu ấn (Thổ), nhưng ở đây kiêu ấn lớn hơn Thân trên 20đv, vì vậy nếu sử dụng giả thiết 27/12 thì kiêu ấn trở thành kỵ thần có 0,5đh. Cho nên dụng thần đầu tiên phải là tỷ kiếp (Kim) và dụng thần chính của nó là Canh tàng trong Tị trụ tháng.
Kim là dụng thần có -1đh. Hỏa khắc dụng thần Kim nên nó có 1đh. Thủy là kỵ thần có 0,5đh. Mộc khắc Thổ là kiêu ấn quá vượng làm lợi cho Thân nhiều hơn là làm hao tổn Thân, vì vậy nó được xem là hỷ thần có -0,5đh.

M-5/5 : Nam sinh ngày 8/7/1968 lúc 20,00’. Từ 4/2/2008 đến 8/7/2008 người này không có hạn.
http://farm7.staticflickr.com/6037/5898833623_479a11faa0_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898833623/)

1 - Nếu Mão trụ ngày ở trong hợp khắc được Kỷ cùng trụ cũng ở trong hợp thì điểm hạn và điểm vượng g vùng tâm của các hành như sau:
http://farm6.staticflickr.com/5239/5898836405_a2ebd53d87_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5898836405/)

Thân (Thổ) có 1đv nhiều hơn thực thương, tài tinh và quan sát, vì vậy Nhật Chủ vượng. Nếu Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít thì dụng thần đầu tiên thường phải là quan sát, nhưng nếu sử dụng giả thiết 57/ thì dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Kim) và dụng thần chính của nó là Canh tàng trong Thân của trụ năm. Nếu như vậy thì điểm hạn của 6 tháng đầu năm 2008 là thấp mới có thể chấp nhận được.

Từ ví dụ này chúng ta đã tìm ra quy tắc :

Nếu can và chi trong cùng trụ đều bị hợp hóa cục hay không hóa cục thì chúng không có khả năng sinh hay khắc với nhau.

M-5/6 (xem ví dụ 45): Nam sinh ngày 5/9/1977 lúc 3,00’ am . Tháng 3/1978 bị đi kiết rất nặng.
http://farm7.staticflickr.com/6036/5899263562_545467f61d_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899263562/)

http://farm6.staticflickr.com/5119/5899266580_45cc8d3abd_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899266580/)

Từ ví dụ này chúng ta đã đưa ra giả thiết 82/45 :

Nếu can hay chi trong cùng trụ trong Tứ Trụ sinh được cho nhau thì can hay chi chủ sinh sẽ bị giảm ít nhất 1/10 đv của nó chỉ khi nó là thực thương.

VULONG
27-10-12, 23:33
Bảng lấy dụng thần khi Thân nhược

http://farm7.staticflickr.com/6017/5899270084_06d649e877_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899270084/)

(Chú ý : “Kiêu ấn quá nhiều* ”, nó có nghĩa là điểm vượng trong vùng tâm của kiêu ấn nhiều hơn của Thân ít nhấi 20đv).

Bảng lấy dụng thần khi Thân vượng

http://farm6.staticflickr.com/5111/5899274424_8c00a17aac_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5899274424/)

Chú thích :
“Tỷ/kiếp – Quan/s >5đv”*, nó nghĩa là điểm vựợng trong vùng tâm của tỷ kiếp (Thân) nhiều hơn của quan sát ít nhất 5đv.
“Tỷ/kiếp - Hỷ/dụng 1 < 1,5đv”*, nó nghĩa là điểm vượng trong vùng tâm của Tỷ kiếp (Thân) không lớn hơn 1,5đv so với điểm vượng trong vùng tâm của hành là hỷ dụng thần số 1

Qua đây chúng ta thấy xác định dụng thần khi Thân vượng mà kiêu ấn ít là phức tạp nhất. Do vậy tôi hy vọng bạn đọc cùng tôi kiểm tra các quy tắc đã đưa ra ở đây và tìm thêm các quy tắc mới.


Thêm một quy tắc mới về xác định điểm vượng trong vùng tâm

Chủ đề “Một đánh giá về Thương Quan“ của Toahuongquy trong mục Tử Vi bên tuvilyso.org có đoạn viết:

“ 6, Trùm Thượng Hải Chu Bác Tuyền mệnh:

Mậu Tuất - Tân Dậu - ngày Mậu Tuất - Bính Thìn

Bát tự trùm Thượng Hải Chu Bác Tuyền, nhân thìn tuất xung, bính hỏa vô căn, không thể cấu thành thương quan phối ấn, chỉ có thể cấu thành thương quan hỉ tỉ cách, tẩu giáp tý ất sửu vận mặc dù gặp quan sát, nhân có thương quan hồi khắc, khiến cho không thể khắc tỉ kiếp mà phá cách, nên mệnh chủ có thể trên Bến Thượng Hải long tranh hổ đấu, dương danh lập vạn, được xưng đại gia công thương nghiệp "Nửa Thượng Hải". Đến sau bính dần vận, ấn tinh đắc địa, nhân có tỉ kiếp hóa tiết mà không thể cấu thành thương quan phối ấn cách, cho nên sự nghiệp như mặt trời lặn phía trời tây, không còn chói lọi. Cuối cùng trở thành một người trú tại khu hộ ở lều, làm tạp vụ công - trường kỳ bị quần chúng giám sát.“.

Ðoạn này tác giả luận về Tài Quan Ấn qua các cách cục về Thương Quan như: “thương quan phối ấn“, “thương quan hỉ tỉ cách“…. Nó thuộc trình độ cao cấp nên bài luận sau đây tôi chỉ dừng lại ở mức độ trung cấp là xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này thông qua các vận hạn đã biết của người này.

Sơ đồ Tứ Trụ như sau:
http://farm7.staticflickr.com/6144/5929459048_b2825c9a90_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5929459048/)

Qua sơ đồ trên ta thấy Thân Thổ có 11,1đv trong vùng tâm nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của Thực Thương có 12,06đv, vì vậy Tứ Trụ này có Thân nhược và dụng thần phải là Kiêu Ấn /Ðinh tàng trong Tuất trụ năm.

Nếu Ðinh là dụng thần thì vào đại vận Ðinh Mão là vận dụng thần thì nó phải là đẹp nhất trong cuộc đời của người này nhưng thực tế lại ngược lại hoàn toàn, ông ta không còn một xu nào và phải đi ăn mày. Tại sao lại như vậy ? Ðiều này chứng tỏ Ðinh (Hỏa) không thể là dụng thần được mà phải là kỵ thần.

Ðể phù hợp với thực tế của ví dụ này thì dĩ nhiên Muốn Hỏa là kỵ thần thì bắt buộc Tứ Trụ này phải có Thân vượng.

Do vậy ta phải đưa ra quy tắc mới là:

“Nếu Thân nhược mà trong Tứ Trụ có 4 can chi tỷ kiếp (kể cả can ngày) thì điểm vượng trong vùng tâm của Thân được tăng 1đv, và 2đv nếu nó có từ 5 can chi tỷ kiếp trở lên“.

Nếu sử dụng quy tắc này thì Thân có thêm 2đv thành 11,1đv + 2đv = 13,1đv, vì vậy điểm vượng của Thân lớn hơn điểm vượng của Thực Thương 1đv nên Thân đã trở thành vượng.

Ðiều này có thể được giải thích như sau:

Thường thì trên thế giới khi các nước nhỏ chiếm đa số trên 50% thì khi bị một hay vài nước lớn nào đó xâm chiếm, hay áp bức, đô hộ thì họ sẽ đoàn kết để chống trả lại. Do vậy mà họ có thêm sức mạnh hơn là từng nước đơn phương chống lại các nước đó (ví dụ như các nước ở Ðông nam Á hiện nay về vấn đề Biển Ðông chẳng hạn).

Ta thử áp dụng quy tắc mới này để phân tích các vận trình đã qua của người này xem có phù hợp hay không ?

Nếu Tứ Trụ này có Thân vượng thì vì Thực Thương nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/Quý tàng trong Thìn trụ giờ. Thực Thương (Kim) và Quan Sát (Mộc) là hỷ thần.

Các vận Nhâm, Quý, Giáp và Ất đều là các vận hỷ dụng thần nên rất đẹp, vì vậy ông ta đã nổi tiếng và trở thành triệu phú.

Vận Bính Dần là kỵ vận nhưng may là Bính chỉ hợp và khắc Tân trụ tháng, nó không có khả năng sinh cho Thân (vì bị hợp) mà chi là Dần (Mộc) là hỷ thần có khả năng chế ngự Tỷ Kiếp (Thổ) trùng phùng (nhiều) trong Tứ Trụ. Vì vậy mà vận này ông ta mới chỉ bị hao tài chưa đến mức phải đi ăn xin.

Vận Ðinh Mão thiên khắc địa xung với trụ tháng Tân Dậu làm cho toàn bộ Kim (Thực Thương) trong Tứ Trụ bị thương tổn không thể hóa Thân vượng để sinh cho Tài (Thủy) được nữa. Mặt khác Ðinh còn có thể hóa Mão (Mộc) cùng trụ để sinh cho Thân. Thân vượng không bị xì hơi còn được sinh phù, dẫn đến Tỷ Kiếp nhiều trong Tứ Trụ đã tranh đoạt Tài với Thân. Do vậy mà ông ta đã mất hết tài sản và phải đi ăn mày trong vận này.

VULONG
29-10-12, 04:56
Bài 15 : Sự xấu, tốt của đại vận và lưu niên

Chương 12

Cát hung của đại vận và lưu niên

1 – Cát hung của đại vận và lưu niên khi chưa tính đến các lực hình, xung, khắc, hại, hợp giữa các can chi với nhau
a - Ðại vận hay lưu niên đẹp nhất là can của chúng giống với dụng thần chính, sau mới đến dụng thần phụ (vì khác dấu), cuối cùng mới đến các can có hành là các hỷ thần. Chi đại vận và chi lưu niên chỉ có tác dụng làm cho cho các đại vận hay lưu niên đó tốt thêm một chút nếu chúng mang hành của hỷ dụng thần hay giảm tốt một chút nếu chúng mang hành của kỵ thần.
b - Các đại vận hay lưu niên có can mang hành của kỵ thần là xấu, trong đó can đại vận vượng mà khắc được dụng thần chính là hung vận, tức là vận xấu nhất. Các chi của chúng cũng chỉ có tác dụng làm thay đổi một phần sự tốt xấu của tuế vận.
c - Can đại vận là hỷ dụng thần thì 10 năm đó thường là đẹp còn là kỵ thần thì 10 năm đó thường là xấu. Can lưu niên là hỷ dụng thần thì chỉ đẹp tại năm đó còn là kỵ thần thì cũng chỉ xấu tại năm đó.

2 – Cát hung của đại vận và lưu niên khi đã tính đến các lực hình, xung, khắc, hại, hợp giữa các can chi với nhau
a - Khi can hay chi của lưu niên, đại vận hợp với các can chi khác hóa cục có hành là hỷ hay dụng thần là tốt còn hóa thành kỵ thần là xấu.
b - Nếu các can của tuế vận bị hợp nhưng không hóa thì tuế vận này thường bị giảm tốt rất nhiều nếu chúng là hỷ dụng thần (nhất là chúng bị khắc) và giảm xấu nếu chúng là kỵ thần (nhất là chúng bị khắc), còn các chi của tuế vận hợp mà không hóa thì thường là tốt bởi vì nó thường giảm được nhiều các lực hình, xung, khắc và hại giữa các chi với nhau.
c - Nói chung nếu các can chi, nạp âm trong tứ trụ và ở tuế vận, tiểu vận mà hình, xung, khắc, hại với nhau nhiều hay chúng hóa thành các cục là kỵ thần cũng như chúng hóa thành 2 hay nhiều hóa cục khắc nhau, thì năm đó bất kể đang là đại vận hay lưu niên là hỷ dụng thần cũng thường trở thành xấu, nặng có thể dẫn đến tử vong.

(Nếu theo một số sách mệnh học cổ truyền thì trong 10 năm của đại vận, 70% xấu hay tốt của 5 năm đầu của đại vận chủ yếu do thiên can của đại vận đó quyết định, địa chi chỉ quyết định 30%, còn 70% xấu hay tốt của 5 năm sau chủ yếu do địa chi của đại vận đó quyết định, còn thiên can chỉ quyết định 30%.)


Ví dụ minh họa sau đây (trích trong cuốn “Giải Mã Tứ Trụ“) có thể giải đáp được một phần thắc mắc cho nhiều người là môn Tứ Trụ có giúp được gì cho chúng ta trong cuộc sống ?

Ví dụ 140: Tổng thống Ðức Horst Koehler sinh ngày 22/2/1943 lúc 20,00’ (?) có Tứ Trụ:
http://farm7.staticflickr.com/6122/5948261878_e28c2712d9_z.jpg (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/5948261878/)

Tứ trụ này có Thân khá nhược mà Tài tinh là kỵ thần số 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tỷ kiếp/ Tân tàng trong Tuất ở trụ giờ. Các đại vận hỷ dụng thần của Tứ Trụ này là Tân Hợi, Canh Tuất, Kỷ Dậu và Mậu Thân (được xác định theo hàng can như trong lý thuyết tôi đã phân tính – 10 năm trong một đại vận chúng liên quan tới 10 thiên can), còn các đại vận kỵ thần là Quý Sửu, Nhâm Quý, Ðinh Mùi…trong chúng đại vận Ðinh Mùi thường là xấu nhất bởi vì nó khắc dụng thần chính là Tân của Tứ Trụ này nhưng ở đây không xấu bởi vì nó đã bị Quý trụ năm là Thực chế ngự. Vận Sát (Ðinh) có Thực thần (Quý) chế ngự thường là vận “Anh hùng áp đảo vạn người“.

Trong Tứ Trụ có các thông tin đẹp như Mậu trụ giờ là Ấn vượng, nó đại diện cho con dấu tức là chức vụ và quyền lực của quan lại trong xã hội, nó cũng đại diện cho học vấn, nghề nghiệp, bằng cấp…; và “Thực Thương sinh Tài thì phú quý sẽ tự nhiên đến“, đó chính là Quý trụ năm là Thực vượng sinh Giáp ở trụ tháng là Tài cũng vượng. Mặc dù chúng là các thông tin rất đẹp nhưng làm thế nào để cho chúng có thể trở thành hiện thực ?

Thân (Kim) nhược nó rất cần nhận được sự sinh của Ấn (Thổ), vì vậy người này nên làm các nghành nghề hay công việc liên quan tới Ấn, nó chính là làm công nhân viên chức nhà nước (tức làm công ăn lương). Bởi vì nếu dựa vào thông tin Thực Thương sinh Tài mà đi vào kinh doanh làm ăn cá thể (tức làm ông chủ) thì ở Tứ Trụ này, Thân khá nhược còn bị Thực Thương xì hơi để sinh cho Tài, vì vậy nó sẽ dẫn đến Thân càng nhược mà Tài càng vượng, Thân không thắng được tài thì vì tài mà gặp tai họa. Khi đó làm sao có “...phú quý tự nhiên đến“ được nữa mà là “...tai họa tự nhiên sẽ đến”.

Không biết có ai cố vấn cho ông ta không mà các vận Tân Hợi tới Mậu Thân (từ tháng 2/1969 tới tháng 2/2009) ông ta đã làm công nhân viên chức của chính phủ đúng theo mệnh nên Thân vượng (đều là các vận là hỷ dụng và nghành nghề - công chức - bên ngoài bổ xung thêm) đã liên tiếp được thăng quan tiến chức ầm ầm cả trong nước Ðức và Europa, rồi cuối cùng được làm tổng thống nước Ðức. Rõ ràng ở đây “Phú quý tự nhiên đã tới“ với ông ta, dĩ nhiên Quý (chức vụ) nhiều hơn Phú (tiền, của cải) bởi vì Thân khá nhược nên vào các vận hỷ dụng cũng không thể phát Tài to được.

Chúng ta thử xem vận Ðinh Mùi có phải là vận “Thực thần chế Sát anh hùng áp đảo vạn người“ hay không?

Năm Kỷ sửu (2009) bắt đầu đại vận Ðinh Mùi là kỵ vận (nhưng nó không phải là hung vận - tức vận khắc dụng thần - vì có Quý trụ năm chế ngự) nhưng may mắn có Giáp trong Tứ Trụ hợp Kỷ đại vận hóa Thổ thành công mà Thổ là hỷ thần, thêm Quý trụ năm vượng ở lưu niên chế ngự được Ðinh đại vận. Do vậy năm Kỷ Sửu mặc dù có tam hình Sửu Mùi Tuất vẫn được xem là một năm đẹp (nhưng chưa thấy gì là áp đảo vạn người cả),

Năm Canh Dần (2010) có Dần lưu niên hợp thêm với Hợi trong Tứ Trụ hóa Mộc. Vì vậy Mộc cục có thể xì hơi Quý (Thủy) để sinh cho Ðinh (Hỏa). Sát (Ðinh) không bị chế ngự lại được sinh càng vượng khắc Thân (Kim) là Canh và Tân. Thổ trong Tứ Trụ ở trạng thái tĩnh (Mậu, Mùi và Tuất) nên không có khả năng hóa Ðinh (Hỏa) để sinh cho Thân (Kim), vì vậy Thân (Kim) đã bị tổn thương. Thực tế ông ta đã bị chỉ trích quá nặng đành phải từ chức về hưu vào ngày 31/5/2010.

Chúng ta thử xem nguyên nhân nào dẫn đến ông ta bị chỉ trích nặng nề như vậy? Nguyên nhân chính gây ra chính là Mộc cục mà Mộc trong Tứ Trụ này là Tài tức tiền hay gái. Dĩ nhiên gái thì không phải rồi nên chỉ còn nguyên nhân là tiền nhưng không thấy ôn ta dính dáng đến tiền long gì cả. Vậy thì nó là cái gì liên quan đến tiền ở đây ? Ðó chính là khi đến thăm Afghanistan ông ta đã phát biểu đại loại (không liên quan tới trách nhiệm của ông ta) là nước Ðức can thiệp vào Afhanistan là để tuyên truyền, quảng cáo...nhằm nâng cao uy tín của nước Ðức trên thị trường thế giới để duy trì và ký kết thêm được nhiều hợp đồng làm ăn kinh tế với các nước trên thế giới.... Ðúng là sự chỉ trích ông ta có liên quan đến tiền (Tài - Mộc) thật.

VULONG
29-10-12, 04:59
Bài 16 : Các cách giải cứu cơ bản

Chương 18

Các cách giải cứu cơ bản

I – Đặt tên (điều quan trọng nhất)
Khi trẻ mới được sinh ra chúng ta phải xác định ngay tứ trụ của nó, sau đó xác định điểm vượng vùng tâm của các hành và dụng thần chính của tứ trụ. Qua sự mạnh hay yếu của các hành với dụng thần chúng ta sẽ biết được dụng thần có lực hay không có lực để đặt tên mang hành của dụng thần nhiều hay ít cho phù hợp.

Ví dụ : Nếu dụng thần của tứ trụ là Thủy mà hành Hỏa hay Thổ quá vượng thì phải đặt tên có hành Thủy nhiều như Biển, Sông, Hồ, mưa,….. , còn nếu Thủy không quá yếu, Hỏa và Thổ không quá mạnh thì chỉ cần đặt tên có hành Thủy yếu như Hơi Nước, Sương Mù, …… . Nếu Thổ quá vượng mà Mộc là hỷ thần thì có thể đặt tên mang hành Mộc có lợi hơn tên mang hành Thủy cho dù dụng thần vẫn là Thủy, nhất là khi Thủy không quá nhược trong tứ trụ,…….Hoặc nếu Kim là hỷ thần thì cũng có thể đặt tên mang hành Kim, vì Kim có khả năng hóa Thổ để sinh cho dụng thần Thủy. Dụng thần của các hành khác cũng suy luận tương tự như vậy để đặt tên.

II – Phương hướng cần sinh sống (quan trọng thứ 2)

Sau cách đặt tên thì đến phương để sinh sống cũng rất quan trọng trong việc giải hạn, vì nếu dụng thần mang hành nào thì người này nên sống ở phương mang hành đó là tốt nhất. Theo môn Tứ Trụ thì phương ở đây được so với nơi người này được sinh ra (hiện giờ tôi vẫn chưa biết chính xác là phải cách vị trí được sinh ít nhất là 10km; 20km hay 30km).

1 - Thủy là dụng thần bị Thổ khắc
Nếu Thủy là dụng thần thì người này nên sống về phương bắc so với nơi người này được sinh ra, vì phương bắc là phương của Thủy vượng nó sẽ hỗ trợ một phần Thủy cho dụng thần Thủy và làm Thổ bị suy yếu đi một phần. Tại một năm đã được dự đoán có hạn rắt nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Thổ và Hỏa thì nó cần rất nhiều Thủy để giải cứu, người này ở phương bắc chưa đủ mà phải xuống sống ở dưới thuyền như dân chài lưới ở sông hay biển. Nếu như làm được một căn nhà bằng thủy tinh và nó được đặt ở khoảng giữa đáy và mặt nước của một cái hồ lớn và sâu để sống qua khoảng thời gian mà hạn có thể xẩy ra là lý tưởng nhất (?).

Bởi vì thủy tinh mang hành Kim, nó có khả năng sinh cho dụng thần Thủy, nhưng điều quan trọng hơn là sống trong ngôi nhà thủy tinh, người đó luôn luôn nhìn thấy các phía đều là nước bao bọc, đó chính là con đường mà Thủy có thể vào được tứ trụ của người này để phù trợ cho dụng thần Thủy mạnh hơn cũng như nó có thể ngăn cản được phần lớn các tác dụng xấu từ bên ngoài của các hành Hỏa và Thổ tới dụng thần Thủy trong tứ trụ của người này (?).

Ví dụ : Giả sử qua tứ trụ của một người, chúng ta xác định được người này sẽ có hạn nặng vào năm X. Tai họa này sẽ được gây ra bởi các tác động xấu từ vũ trụ tới tứ trụ của người này tại năm đó. Các tác động xấu này bắt buộc phải xuyên qua lớp nước dầy này mới đến được tứ trụ của người này, cho dù chúng đi từ trong lòng của trái đất lên. Cho nên lớp nước dầy này có thể sẽ ngăn cản được phần lớn các tác động xấu này, vì vậy tai họa tại năm đó có thể sẽ không còn nặng như vậy.
Ngoài ra có thể dùng Mộc (nếu Mộc là hỷ thần và dụng thần Thủy không quá nhược) để giải cứu (như câu 4), hoặc dùng Kim (nếu Kim là hỷ thần) vì Kim có khả năng hóa Thổ để sinh cho dụng thần Thủy (như câu 5).

2 - Thổ là dụng thần bị Mộc khắc
Nếu dụng thần Thổ không quá nhược mà Kim là hỷ thần, thì người này nên sống ở phương Tây so với nơi sinh, vì phương Tây là phương của Kim vượng nó sẽ làm cho Mộc bị suy yếu đi một phần. Giả sử tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Mộc khắc dụng thần Thổ thì tốt nhất người này nên đi về phương tây và sống trong lòng một mỏ sắt, bởi vì dụng thần Thổ được lòng đất mẹ che trở và khí Kim hộ vệ (vì là mỏ sắt). Nếu cẩn thận thì từ cửa hang vào bên trong treo vài trăm thanh gươm hay kiếm của các võ sĩ Tầu hay Nhật (nhớ phải vứt bỏ bao) thì bố khí Mộc dám bén mảng tới. Tất nhiên về logic là như vậy nhưng nó có giải cứu được hay không thì chúng ta phải có các thực nghiệm mới có thể biết được.
Nếu Dụng thần Thổ quá yếu mà Hỏa là hỷ thần thì đầu tiên phải lấy Hỏa để giải cứu, vì Hỏa có khả năng hóa Mộc để sinh cho dụng thần Thổ, vì vậy người này nên sống ở phương nam là phương của Hỏa vượng (như câu 3).

3 – Hỏa là dụng thần bị Thủy khắc
Nếu Hỏa là dụng thần mà bị Thủy khắc thì người này nên sống ở phương nam vì phương nam là phương của Hỏa vượng sẽ bổ xung một phần Hỏa cho dụng thần và làm Thủy suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Thủy khắc Hỏa thì tốt nhất người này đi về phương nam và sống trong rừng già (vì nó có Mộc nhiều) và ở phía nam của một ngọn núi lửa đang hoạt động. Khí Thủy từ phương bắc xuống phải qua ngọn núi lửa mới đến được người này thì tất nhiên nó phải bị suy yếu đi rất nhiều. Gần ngọn núi lửa cũng như ở gần bếp lò rèn Hỏa nhiều sẽ hỗ trợ được phần nào cho dụng thần Hỏa và nếu người này còn sống trong rừng già thì càng tốt vì có thêm Mộc của rừng già sẽ hóa một phần nào Thủy để sinh cho dụng thần Hỏa.
Nếu Thổ là hỷ thần và dụng thần Hỏa không quá nhược thì ta có thể dùng Mộc để giải cứu (như câu 2), hoặc nếu Mộc là hỷ thần thì ta có thể dùng Mộc để giải cứu (như câu 4).

4 – Mộc là dụng thần bị Kim khắc
Người này nên sống ở phương đông, vì phương đông là phương Mộc vượng sẽ hỗ trợ một phần Mộc cho dụng thần Mộc và làm cho khí Kim bị suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Kim khắc Mộc thì tốt nhất người này chui vào một gốc cây cổ thụ trong rừng già ở phía đông để sống hoặc sống trong một ngôi nhà bằng gỗ được đặt ở khoảng giữa đáy và mặt nước của một cái hồ lớn và sâu để sống qua khoảng thời gian mà hạn có thể xẩy ra. Bởi vì ở giữa lòng hồ Thủy quá vượng, nó sẽ hóa được phần lớn khí Kim từ vũ trụ đến để sinh cho dụng thần Mộc.
Nếu Hỏa là hỷ thần và dụng thần Mộc không quá nhược thì ta có thể dùng Hỏa để giải cứu (như câu 3), hoặc nếu Thủy là hỷ thần thì ta có thể dùng Thủy để giải cứu (như câu 1).

5 – Kim là dụng thần bị Hỏa khắc
Người này nên sống ở phương tây bởi vì phương tây là phương Kim vượng sẽ hỗ trợ một phần Kim cho dụng thần Kim và làm cho khí Kim bị suy yếu đi một phần nào. Tại một năm đã được dự đoán có hạn nặng mà nguyên nhân chính gây ra hạn bởi Hỏa khắc Kim thì phải dùng Kim để giải cứu (như câu 2) .
Nếu dụng thần Kim không quá nhược mà Thủy là hỷ thần thì ta có thể dùng Thủy để giải cứu (như câu 1).

III - Lấy chồng hay lấy vợ (điều quan trọng thứ 3)

Lấy chồng hay lấy vợ cũng là một cách giải hạn khá quan trọng. Nếu trụ năm của người chồng và người vợ của anh ta là thiên hợp địa hợp với nhau thì nó thường là tốt và nó là tốt nhất khi chúng hóa thành hỷ dụng thần của cả hai người, nhưng nếu chúng hóa thành kỵ thần khắc dụng thần của một trong hai người hoặc cả hai người thì nó có thể là xấu nhất. Cái cần tránh nhất là trụ năm của hai người không được TKĐK với nhau, vì nếu như vậy thì lúc nào hai người cũng đã có một ít về điểm hạn khắc nhau.
Ngoài ra 2 người nên chọn sao cho các hành nào đó của người này nhiều có thể bù trừ cho sự thiếu hụt của người kia. Có như vậy thì cuộc sống của hai người sẽ thuận lợi hơn nhiều.

Ví dụ : Nếu dụng thần của người này là Mộc mà hành Mộc của người kia lại nhiều là rất tốt, nhất là Mộc lại là tài tinh chẳng hạn thì tiền tài dễ kiếm....

IV – Ngăn chặn về hình, tự hình và hại

Chúng ta đã biết hình và hại do các địa chi gây ra mà các địa chi là đất, nó nghĩa là đất nước mà con người đang sống ở trong đó. Đó chính là xã hội của con người, nó vô cùng phức tạp, ở trong đó phát sinh ra mọi thứ tệ nạn xã hội từ tốt đến xấu. Một trong các tệ nạn xấu của xã hội đó chính là con người làm hại lẫn nhau, chúng được gọi là hình và hại, còn nếu do chính các thói xấu của mình mà làm hại chính mìmh được gọi là tự hình. Do vậy nếu một ai muốn giải cứu các tai họa được gây ra bởi các điểm hạn chính của hình, tự hình hay hại thì tất nhiên người này phải rời xa những người đó, xã hội đó, với mọi tham vọng hay tuyệt vọng của chính mình. Một trong các cách giải cứu này là bãi quan, từ chức rút về ở ẩn trong rừng hay trên núi cao hoặc trong các chùa, nhà thờ,…… nghĩa là sống cách ly với xã hội và con người.
Đối với trẻ em còn bé nhỏ thì các bậc cha mẹ, anh chị em, người lớn …. phải hết sức chú ý và chăm sóc tốt cho em bé đó. Bởi vì hình và hại có thể do người lớn gây ra hoặc do chính em bé đó đùa nghịch mà gây lên.

V - Nghề nghiệp và mầu sắc

Mầu sắc của quần áo mặc hay các thứ trong nhà (cây cảnh, bàn, ghế, giường, tủ....) cũng như khi trưởng thành nên làm những nghành, nghề theo đúng hành của dụng thần thì cuộc sống chắc chắn sẽ thuận lợi hơn nhiều (vì chúng cũng có một phần nào bổ xung thêm cho hành làm dụng thần).

VI - Các hạn chưa có cách nào để ngăn chặn

Các hạn được gây ra bởi các điểm hạn của thiên khắc đia xung, nạp âm, các hợp cục gây ra đại chiến, đại chiến 1 hay đại chiến 2,…….. thì đến giờ tôi vẫn chưa có một ý tưởng nào để ngăn chặn chúng.

Các cách ngăn chặn (giải cứu) cơ bản ở trên tôi cũng chỉ từ các suy luận có lý mà đưa ra, còn chúng có giá trị hay không thì tôi chưa biết. Bởi vì năm 2004 tôi mới được biết đến môn này qua cuốn Dự Đoán Theo Tứ Trụ của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa. Sau đó tôi tự nghiên cứu không có thầy và bạn, vì vậy tôi chưa có thời gian và điều kiện để thử nghiệm chúng trong cuộc sống.

VULONG
29-10-12, 05:14
Đại Vận Can trọng hơn Chi

Sau đây là bằng chứng để khẳng định xét Đại Vận phải lấy Can của đại vận làm trọng (tức Can đại vận có tính chất quyết định tốt xấu nhiều hơn Chi đại vận).

“Chương 25 - Luận Hành Vận“ của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ được đăng bên trang web “Tử Bình - Mệnh Lý“.

Ngay đoạn đầu tiên của chương này sách đã viết:

“Nguyên văn (do tác giả là Trầm Hiếu Chiêm viết):

Phương pháp luận Vận và xem Mệnh cũng không khác nhau. Xem Mệnh lấy can chi Tứ Trụ phối với hỷ kỵ nguyệt lệnh, còn thủ Vận thì lại lấy can của Vận phối với hỷ kỵ Bát Tự. Cho nên ở hành Vận, mỗi Vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong Mệnh để thống nhất xem toàn cục, là hỷ hay kỵ, cát hung phân rõ ra“.

Rõ ràng đoạn này tác giả Trầm Hiếu Chiêm đã khẳng định : “…lấy Can của Vận phối với hỷ kỵ trong Bát Tự“, nghĩa là đại vận chỉ lấy Can chứ không lấy cả Chi như xem Mệnh : “Xem Mệnh lấy Can Chi (trong) Tứ Trụ phối với hỷ kỵ nguyệt lệnh“. Tác giả còn nói rõ hơn “Cho nên ở hành Vận, mỗi Vận là một chữ“, tức chữ này đã là Can đại vận rồi thì còn đâu chữ thứ hai mà động chạm tới Chi đại vận nữa cơ chứ.

Vậy mà Từ Lạc Ngô đã bình (giảng giải):

“Từ chú thích :
…….Riêng Vận lấy phương làm trọng, tức quan trọng Dần Mão Thìn Đông phương, Tị Ngọ Mùi Nam phương, Thân Dậu Tuất Tây phương, hoặc Hợi Tý Sửu Bắc phương“.

Tức người bình muốn nói là : “Xét Vận phải lấy Chi của Vận làm trọng“.

Điều này rõ ràng người bình đã trắng trợn thay đổi ý của tác giả từ “…lấy Can của Vận phối với hỷ kỵ trong Bát Tự“ thành “lấy Chi của Vận phối với hỷ kỵ trong Bát Tự“.

Vậy thì tại sao đến tận bây giờ người ta vẫn hầu như chỉ tin là khi xét đại vận thì phải lấy Chi làm trọng ?

VULONG
04-11-12, 00:22
Theo yêu cầu của một số người tôi đã đăng lên toàn bộ "Bảng xác định lệnh tháng của lịch Can Chi" từ năm 1898 đến 2018 ở "Bài 4 : Đặc trưng của Tứ trụ".

VULONG
23-01-14, 05:40
Một giả thiết mới về xác định điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm

Sau đây là ví dụ 146 trong chương 25 : “Luận Hành Vận“ của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ của Từ Nhạc Ngô:

“146 – Như mệnh của Hoàng Đô Đốc:

Kỷ...............Kỷ................Giáp...... ..........Bính
Mùi..............Tị..................Dần..... ...........Dần

Các đại vận: Mậu Thìn / Đinh Mão / Bính Thìn / Ất Sửu / Giáp Tý / Quý Hợi / Nhâm Tuất

Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy, duy chỉ có Hỏa nhiều thì gặp tai họa bị cháy thiêu. Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí Hỏa tiết, duy cuối cùng chỉ sợ thiên lệch, quý nhiều liền muốn nối gót, hành vận vẫn cần đất của Ấn Kiếp. Vận Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất 35 năm là quá tốt đẹp, tuy mệnh tạo vốn cũng cần có vận trợ giúp vậy“.


Rõ ràng tác giả viết: “Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần“ nên tác giả kết luận: “Nhật Nguyên quá vượng“, nghĩa là Thân quá vượng. Bởi vì tác giả tin vào câu mà các cổ nhân để lại là : “3 can không bằng 1 chi Lộc Nhận“ mà ở đây Dần là chi Lộc của Giáp (tức Giáp ở trạng thái Lộc tại Dần).

Chính vì cái câu “Bất Hủ“ không thể sai được này nên cho dù thực tế cho biết qua 4 vận “Vận Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất 35 năm là quá tốt đẹp“, tức là can chi đều theo phương Thủy Mộc nên có theo trường phái Can trọng hay Chi trọng đều phải kết luận Thủy và Mộc của Tứ Trụ này phải là hỷ dụng thần, tức Tứ Trụ này Thân phải nhược. Chính vì vậy tác giả không còn cách nào khác đành phải “Đẽo, Gọt“ cho nó phù hợp với Thân Vượng như sau:

Đầu tiên tác giả cho rằng : “Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy“, có nghĩa tác giả cho rằng Thân vượng mà có Thực Thương thì Thân càng vượng càng đẹp, tức là theo tác giả thì Tứ Trụ này có Thân vượng vẫn có thể lấy Tỷ Kiếp làm hỷ dụng thần cho dù Tứ Trụ này không phải ngoại cách, rõ ràng đây là một điều ngụy tạo Trắng Trợn. Chưa hết tác giả còn cho rằng: “Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí Hỏa tiết…“ trong khi Hỏa nắm lệnh còn có Bính thấu và được Mộc sinh. Nói chung chúng ta thấy tác giả thỏa sức “Đẽo, Gọt“ cứ như xung quanh không có ai cả ấy.

Điều này đủ để chứng minh câu “3 can không bằng 1 chi Lộc Nhân“ là sai. Vậy thì “Phương Pháp Xác Định Thân Vượng hay nhược và dụng thần“ của tôi liệu có thể giải đáp để cho thực tế phù hợp với ví dụ này hay không?

Theo phương pháp của tôi thì sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này như sau:
http://farm3.staticflickr.com/2873/12092667416_6b01150094_o.png (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/12092667416/)

Theo sơ đồ trên thì Tứ Trụ này có Thân vượng (vì Thân Mộc lớn hơn Hỏa trên 1 điểm vượng). Nếu điểm vượng trong vùng tâm của Hỏa chỉ cần tăng thêm 0,09 đv thì Tứ Trụ này sẽ trở thành Thân Nhược, vì lúc đó Mộc có 19,04 đv không lớn hơn Hỏa 1 đv (Hỏa có 17,96 + 0,09 = 18,05 đv).

Chỉ cần dừng ở đây cũng đủ để chứng minh Tứ Trụ này có Thân chỉ hơi vượng chứ không như sách đã kết luận “Nhật Nguyên quá vượng“. Theo lý thuyết của tôi thì Chi ở trạng thái Lộc hay Nhận chỉ được thêm 4,05 hay 4,3 đv nên nếu can ở trạng thái Tử, Mộ hay Tuyệt thì chi Lộc hay Nhận của nó cũng không thể gấp 3 lần can được còn nếu can được lệnh hoặc ở trạng thái suy hay bệnh thì chi Lộc hay Nhận không thể gấp 2 lần can được.

Nhưng còn để cho Tứ Trụ này phù hợp với thực tế thì ta cũng phải “Đẽo, Gọt“ như thế nào để cho Thân phải nhược một cách hợp lý chứ không thể “Gọt, Đẽo“ mà lại “Trắng Trợn“ như sách này được.

Từ trước tới nay tôi mới tìm thấy các ví dụ chứng minh được can chi cùng trụ trong một số trường hợp có thể sinh được cho nhau cũng như điểm vượng của Kiêu Ấn trong vùng tâm có thể sinh được ½ đv của nó cho Thân chứ chưa tìm được một ví dụ nào có thể chứng minh được Chi sinh được cho Chi cũng như Can có thể sinh được cho Can.

Tương tự như can chi cùng trụ có thể sinh được cho nhau thì ở ví dụ này ta thấy Dần trụ ngày có Dần bên cạnh là trụ giờ trợ giúp nên ta có thể đưa ra giả thiết nó cũng có thể sinh được cho Tị là trụ tháng ở ngay bên cạnh một số đv nào đó là hợp lý.

Để đơn giản ta đưa ra giả thiết :

Nếu 1 chi A trong Tứ Trụ có chi bên cạnh là B mang hành sinh cho nó hay giống nó (cho dù chi B ở trong hợp hóa hay không hóa, nếu đã hóa thì hành mới và hành cũ đều có tính chất giống nhau) mà chi A lại có thể sinh được cho chi C bên cạnh nó thì điểm vượng trong vùng tâm của hành chi C sẽ được thêm ít nhất 0,09 đv (để đơn giản ta lấy 0,1 đv) chỉ khi chi A và C không bị khắc gần hay trực tiếp hay ở trong hợp (trừ khi Chi chủ khắc trực tiếp ở trong hợp).

(Vì ở đây mà lấy điểm vượng của chi Dần trụ ngày sinh cho điểm vượng của Tị trụ tháng thì phức tạp mà chưa chắc đã đúng.)

Nếu sử dụng giả thiết này thì Hỏa có 17,96 đv + 0,09 đv = 18,05 đv. Theo lý thuyết của tôi thì với số điểm này Thân chỉ có 19,04 không lớn hơn Hỏa 1 đv nên Thân không thể được coi là vượng được và dĩ nhiên như vậy thì Kiêu Ấn, Tỷ Kiếp phải là hỷ dụng thần của Tứ Trụ này nên nó phù hợp với thực tế của ví dụ này.

VULONG
27-01-14, 21:00
Một giả thiết mới về xác định điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm

Sau đây là ví dụ trong “Chương 37 : Luận Thực Thần“ của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ của Từ Nhạc Ngô:

“??? – Như mệnh của Hoàng Đô Đốc:

Kỷ...............Kỷ................Giáp...... ..........Bính
Mùi..............Tị..................Dần..... ...........Dần

Các đại vận: Mậu Thìn / Đinh Mão / Bính Thìn / Ất Sửu / Giáp Tý / Quý Hợi / Nhâm Tuất

Giáp Mộc tọa Dần, giờ lại gặp Dần, Nhật Nguyên quá vượng, vượng mà tiết tú, cũng có thể dụng vậy, duy chỉ có Hỏa nhiều thì gặp tai họa bị cháy thiêu. Mệnh này đẹp ở chỗ Thực nhẹ Tài nặng, khí Hỏa tiết, duy cuối cùng chỉ sợ thiên lệch, quý nhiều liền muốn nối gót, hành vận vẫn cần đất của Ấn Kiếp. Vận Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất 35 năm là quá tốt đẹp, tuy mệnh tạo vốn cũng cần có vận trợ giúp vậy“.[/FONT][/SIZE]

Theo phương pháp của tôi thì sơ đồ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này như sau:

http://farm6.staticflickr.com/5538/12172496584_27b1168204_o.png (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/12172496584/)

Theo sơ đồ trên thì Tứ Trụ này có Thân vượng (vì Thân Mộc lớn hơn Hỏa trên 1 điểm vượng). Nếu điểm vượng trong vùng tâm của Hỏa chỉ cần tăng thêm 0,09 đv thì Tứ Trụ này sẽ trở thành Thân Nhược, vì lúc đó Mộc có 19,04 đv không lớn hơn Hỏa 1 đv (Hỏa có 17,96 + 0,09 = 18,05 đv).

Từ trước tới nay tôi mới tìm thấy các ví dụ chứng minh được can chi cùng trụ trong một số trường hợp có thể sinh được cho nhau cũng như điểm vượng của Kiêu Ấn trong vùng tâm có thể sinh được ½ đv của nó cho Thân chứ chưa tìm được một ví dụ nào có thể chứng minh được Chi sinh được cho Chi cũng như Can có thể sinh được cho Can.


Tứ Trụ này không thể thuộc ngoại cách vì:

1 - Nếu là cách Mộc độc vượng thì Mộc phải nắm lệnh và Mộc phải là hành thống trị trong Tứ trụ, đằng này Mộc không nắm lệnh và chỉ ngang ngửa với Tài. Vậy thì làm sao có thể thành cách Mộc độc vượng được.

2 - Nếu là cách Tòng Nhi (tức Tòng Thực Thương) thì hành vận Kiêu Ấn là Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi, Nhâm Tuất phải xấu, đằng này cả 4 vận đều đẹp.

3 - Nếu cho là Tòng Tài thì lại càng sai vì Thân và Tài ngang ngửa với nhau (mỗi bên đều có 3 can chi và cùng không nắm lệnh, Thổ có ưu thế hơn Mộc do được lệnh nhưng lại bị khắc bởi Mộc nên thành hòa).

Kết hợp với tác giả đã cho biết tất cả 4 vận Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp (Ất Sửu, Giáp Tý, Quý Hợi và Nhâm Tuất) đều rất đẹp đã khẳng định Thân của Tứ Trụ này phải nhược. Bởi vì Thân nhược thì mới cần đến sự sinh trợ của Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp (khi nó không phải là ngoại cách).

Hoàn toàn tương tự như lý thuyết của tôi đã tìm ra là Can Chi cùng trụ trong một số trường hợp có thể sinh cho nhau được. Cụ thể như ví dụ này thì Dần trụ giờ có Dần bên cạnh là trụ ngày cùng hành nên Dần trụ giờ có thể sinh được cho Bính cùng trụ 1/3 đv của nó (còn nếu chi bên cạnh mà mang hành sinh cho nó thì nó có thể sinh được cho Bính cùng trụ ½ đv của nó) chỉ khi Dần và Bính trụ giờ không bị khắc gần hay cùng bị hợp. Do vậy chúng ta không có lý do gì mà không thể ứng dụng lý thuyết này cho Chi sinh cho Chi.

Nếu ứng dụng giả thiết này cho Chi thì ta thấy Dần trụ ngày có Dần trụ giờ cùng hành ở bên cạnh nên nó có thể sinh được 1/3 đv của nó cho Tị trụ tháng cũng ở bên cạnh nó vì Dần trụ ngày và Tị trụ tháng không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp.

Nếu như vậy thì Dần trụ ngày sinh được cho Tị trụ tháng (4,05 + 4,83).1/3 đv = 2,96 đv. Do vậy Tị có 10 đv được nhận thêm 2,96 đv thành 12,96 đv. Tị không bị can chi nào khắc nên khi đi vào vùng tâm chỉ bị giảm 2/5 đv còn 12,96.3/5 đv = 7,78 đv. Như vậy hành Hỏa trong vùng tâm có tới (11,96 + 7,78) đv = 19,74 đv.

Dĩ nhiên Tị trụ tháng có Dần trụ ngày mang hành sinh cho nó thì nó cũng có thể sinh được ½ đv của nó cho Mùi trụ năm vì Tị và Mùi không bị khắc gần, trực tiếp hay ở trong hợp (Mùi chỉ bị khắc xa bởi 2 Dần). Mùi có 10 đv nhận được ½ đv của Tị là (10 + 2,96).1/2 đv = 6,48 đv thành 16,48 đv. Điểm vượng của Mùi bị giảm 1/5 đv do Dần khắc cách 1 ngôi, 1/10 đv do Dần trụ giờ khắc cách 2 ngôi và khi đi vào vùng tâm bị giảm thêm ½ đv nữa còn 16,48.4/5 . 9/10 . 1/2 đv = 5,93 đv. Do vậy điểm vượng trong vùng tâm của Thổ là (5,93 + 5,13 +6,67) đv = 17,73 đv.

Thân Mộc có 19,04 đv, Hỏa có 19,74 đv. Thân của Tứ Trụ này là nhược vì nó không lớn Hỏa 1 đv, do vậy nó đã hoàn toàn phù hợp với thực tế của ví dụ này.

Để kiểm tra giả thiết này tôi đã Lọ Mọ tính lại gần 300 ví dụ mẫu trong sách của tôi thì thấy không một ví dụ nào trong các ví dụ này mà Thân hay dụng thần của chúng thay đổi. Do vậy tôi có thể nói rằng đây là ví dụ đầu tiên đã chứng minh được Chi có thể sinh được cho Chi như Can và Chi cùng trụ có thể sinh được cho nhau.

Còn Can có thể sinh được cho Can hay không thì ta đành phải chờ đợi và hy vọng sẽ lại may mắn tìm được 1 ví dụ tương tự như ví dụ này.

Đừng có ai Ngớ Ngẩn mà tin rằng khi tác giả đã khẳng định “Nhật Nguyên quá cường vượng …cần được tiết tú….“ , lại cho rằng tác giả lấy Kiêu Ấn là Thủy để điều hầu nên 4 vận Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp mới đẹp như vậy. Ở đây Thân quá cường vượng mà Thủy là Kiêu Ấn mà lấy Thủy điều hầu thì không phải ngũ hành sinh hóa hữu tình nữa mà thành ngũ hành sinh hóa Thất Tình (tức càng xấu hơn là không điều hầu). Bởi vì khi đó Tứ Trụ không còn nóng nữa mà mát mẻ nên ngũ hành thoải mái sinh phù và khắc nhau (nếu sinh hóa dẫn đến những điều đẹp thì gọi là Hữu Tình còn sinh hóa dẫn đến những sự xấu thì nói cho là Vô Tình hay Thất Tình). Do vậy nếu Thân nhược thì vô cùng tốt đẹp vì Kêu Ấn (Thủy) áp chế Hỏa để sinh cho Thân, Thân trở nên vượng hơn sẽ thắng được Tài (tức kiếm được tiền, vợ…) rồi Tài nhiều sẽ sinh Quan, tức là đẹp đủ đường trong khi nếu Thân vượng thì hoàn toàn ngược lại. Kiêu Ấn (Thủy) chế ngự Hỏa để sinh Thân, Thân đã vượng không được xì hơi lại còn được sinh nên càng vượng hơn sẽ kiếp Tài, dẫn đến hao tài tốn của, hình khắc vợ con (vì Thân quá cường vượng thì Tỷ Kiếp lúc này không cần phải liên kết với Thân mới thắng được Tài nữa mà mạnh ai người đó tranh đoạt Tài với nhau và với Thân nên cực xấu là như vậy).

VULONG
30-01-14, 20:35
Với ví dụ trên là ví dụ đầu tiên đã khẳng định Chi có thể sinh cho Chi ít nhất (Min) 0,09 đv trong vùng tâm. Sau đó cũng ví dụ này tôi đã thử cho Chi sinh cho Chi cũng theo tỷ lệ ½ và 1/3 giống như Can Chi cùng trụ sinh cho nhau và thấy tỷ lệ này đã đúng cho một số ví dụ nhưng chưa thể khẳng định là tỷ lệ sinh này có phải là cao nhất (Max) hay không?

Sau đây là ví dụ số 154 trong cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ ở “Chương 27 : Luận phân biệt hỷ kị của can và chi“ như sau:

“154 – Mậu Ngọ / Ất Mão / Nhâm Tý / Canh Tý
Bính Thìn - Đinh Tị -Mậu Ngọ -Kỷ Mùi - Canh Thân -Tân Dậu -Nhâm Tuất

Sinh năm Thanh - Hàm Phong thứ 8, ngày 6 tháng 2 giờ Tý, là mệnh của Khương Hữu Vi
(1858-1927). Thủy mộc Thương quan, song thủy vượng mộc phù, có Mậu thổ chế thủy vì thế mộc được sinh, do đó thủ Sát chế Nhận làm Dụng thần. Ngọ vận xung Tý, chỉ nhất xung mà tạo ra lưỡng xung, Hỉ thần xung kị, danh tiếng nổi như cồn. Kỷ Mùi can chi đều thổ, đúng là Kỷ có tác dụng trợ Sát chế Nhận, nhưng Mùi vận hội Mão hóa mộc, hỷ hóa thành kị, Thươngượng. B quan động thành chế Sát. Chính biến Mậu Tuất (1898) **, 41 tuổi nhập ngay Mùi vận, may mắn lưu niên Mậu Tuất cát nên tưởng chết mà lại chạy thoát“.

Vì mục đích là muốn xác định chính xác tỷ lệ sinh của Chi cho Chi nên ở đây ta chỉ cần biết Tứ Trụ này Thân vượng hay nhược cái nào phù hợp với thực tế đã diễn ra với ví dụ này là đủ.

Ta thấy Thân mang hành Thủy mà vận Mậu Ngọ người này “…danh tiếng nổi như cồn…“ đủ để ta xác định Tứ Trụ này phải có Thân vượng. Bởi vì can chi Mậu và Ngọ của đại vận mang hành của Tài Quan (tức các hành áp chế Thân) khi tác động tới các can chi trong Tứ Trụ không hề có sự hợp hóa gì cả nên nó vẫn giữ nguyên hành của chúng.

Khi đã xác định Tứ Trụ này có Thân vượng rồi thì bước tiếp theo ta xác định điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm.

Sau đây là sơ đồ xác định điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm của tôi:
http://farm4.staticflickr.com/3799/12220366083_aed67ca662_o.png (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/12220366083/)
Theo sơ đồ trên nếu ta lấy tỷ lệ sinh của Chi sinh cho Chi là 1/2 và 1/3 thì ta thấy Thân (Thủy) có 14,28 đv không lớn hơn Thực Thương (Mộc) 1 đv nên Thân là nhược, do vậy nó không phù hợp với thực tế của ví dụ này.
Ta thấy Mộc chỉ cần giảm đi 0,05 đv còn 13,33 đv - 0,05 đv = 13,28 đv thì Thân lớn hơn Mộc đúng 1 đv nên Thân đã trở thành vượng (theo lý thuyết của tôi).

Như vậy thì rõ ràng tỷ lệ sinh 1/2 và 1/3 không đúng, do vậy nó không thể là 1/2 và 1/3 mà còn phải giảm nữa thành 1/3 và 1/5 hay 1/4 và 1/7… chẳng hạn (theo tỷ lệ số sau bằng số trước nhân với 2 rồi trừ đi 1 như: 3 bằng 2.2 -1; 5 bằng 3.2 – 1; 7 bằng 4.2 -1).

Vì tính chất đối xứng trong Vũ Trụ và trong Tử Bình nên ta có thể khẳng định rằng nếu Chi sinh được cho Chi thì Can cũng phải sinh được cho Can.

Do vậy ta thử áp dụng tỷ lệ sinh là 1/3 và 1/5 cho cả can và chi xem sao:

1 - Tý trụ ngày có 7,05 đv sinh được cho Mão trụ tháng 1/5 đv của nó là 7,05.1/5 đv = 1,41 đv. Mão trụ tháng có 9 đv nhận thêm 1,41 đv thành 10,41 đv nhưng số đv này bị giảm 1/9 vì bị Canh trụ giờ khắc cách 2 ngôi và khi đi vào vùng tâm giảm thêm 2/5 còn 10,41.9/10 .3/5 đv = 5,62 đv.
2 - Nhâm trụ ngày có Canh trụ giờ mang hành sinh cho nó nên nó sinh được cho Ất trụ tháng 1/3 đv của nó là 3.1/3 đv = 1 đv. Do vậy Ất trụ tháng có 9 đv được thêm 1 đv thành 10 đv nhưng bị giảm 1/5 đv do bị Canh trụ giờ khắc cách 1 ngôi còn 10.4/5 đv = 8 đv.
(Chú ý: Chi hay Can chủ sinh và Chi hay Can được sinh ở đây không được bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp).

Vậy thì điểm vượng trong vùng tâm của Mộc là 5,62 đv + 8 đv = 13,62 đv. Ta thấy Thân vẫn nhược nên tỷ lệ sinh này vẫn chưa đúng.

Ta thử tiếp cho tỷ lệ sinh là 1/4 và 1/7 xem sao:

Sau khi tính toán tương tự như trên ta thấy điểm vượng của Mộc trong vùng tâm là 5,4 đv + 7,8 đv = 13,2 đv. Số điểm này đã làm cho Thân trở thành vượng phù hợp với thực tế.

Do vậy với ví dụ này đã chứng minh được khả năng của Chi sinh cho Chi và Can sinh cho Can cao nhất (Max) là 1/4 đv của nó khi can hay chi bên cạnh nó mang hành sinh cho nó và 1/7 đv của nó khi can hay chi bên cạnh nó cùng hành với nó chỉ khi Can hay Chi sinh và được sinh không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp.

Tỷ lệ này theo tôi có thể còn được giảm hơn nữa nếu ta lại tìm thấy một ví dụ nào đó có thể chứng minh được như ví dụ này.

Nhân tiện đây ta thử phân tích xem tác giả luận ví dụ này đúng sai ra sao:

Tác giả viết:
“Thủy mộc Thương quan, song thủy vượng mộc phù, có Mậu thổ chế thủy vì thế mộc được sinh, do đó thủ Sát chế Nhận làm Dụng thần.“

Rõ ràng ý của tác giả đã khẳng định Mậu (Thổ) là dụng thần nên mới phải luận như vậy để cho Mâu dụng thần không bị thương tổn thì mới có thể đúng cho vận Mậu Ngọ “danh tiếng nổi như cồn“. Nhưng thực chất có đúng như vậy không? Ở đây rõ ràng ta thấy Mậu bị khắc gần bởi Ất nên Mậu làm sao chế được Thủy nữa, với lại Ất Mộc nắm lệnh quá đủ vượng thì làm sao bị trôi dạt do Thủy nhiều mà cần đến Thổ để chế Thủy.

Theo phương pháp của tôi thì ở đây Thực Thương (là nhiều) ngang ngửa với Thân nên Sát không có tác dụng khi làm dụng thần mà dụng thần phải là Tài thì mới chính xác. Do vậy vào vận Mậu Ngọ Hỏa và Thổ đều cường vượng đủ sức áp chế Thân vượng nên mới “danh tiếng nổi như cồn“ như vậy.

Nói chung tất cả các sách cổ và ngay cả hầu hết các cao thủ Tử Bình bây giờ đều mắc sai lầm như tác giả này.

Để chứng minh thêm cho nhận định này ta xét thêm ví dụ số 8 trong “Chương 8 : Luận dụng thần“ trong cuốn "Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú" mà Hjmama đã đưa ra như sau:

“Mậu tuất - Kỷ mùi - Bính tý - Canh dần
Hành vận: Canh thân / tân dậu / nhâm tuất / quý hợi / giáp tý / ất sửu

Bính hỏa sanh tháng 6, lửa còn chút sáng, giờ gặp Dần mộc, Tý thủy quan tinh sanh Ấn, nhật nguyên tưởng nhược mà thành không nhược. Nguyệt lệnh Kỷ thổ Thương quan thấu ra, bát tự liên tiếp 4 thổ, tiết khí thái quá, lấy tài tiết thương làm dụng, cũng là để ức chế cái mạnh thái quá. Là trụ của Lý Quân ở Hợp Phì“.

Sau đây là sơ đồ xác định thân vượng hay nhược và dụng thần của tôi:
http://farm8.staticflickr.com/7359/12134810804_636b4d477d_o.png (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/12134810804/)
Tác giả viết: “Tý thủy quan tinh sanh Ấn, nhật nguyên tưởng nhược mà thành không nhược“. Ta thấy nếu Tý thủy sinh được cho Ấn là Dần trụ giờ thì Tý không khắc được Bính Nhật can và Canh không khắc được Dần cùng trụ hay sao? Vậy thì Dần làm sao sinh được cho Bính?

Ở đây rõ ràng tác giả dựa vào câu “3 Can không bằng 1 Chi Lộc Nhận“ làm bùa chú cho mình. Do vậy khi thấy Nhật can Bính có chi Dần là kết luận luôn Thân vượng và dĩ nhiên khi đã kết luận như vậy thì tác giả phải “Đẽo, Gọt“ cho nó phải đúng như kết luận của mình mà thôi.

Thực chất của vấn đề là Tý bị Mùi khắc gần nên Tý không thể sinh được cho Dần và Tý cũng không thể khắc được Bính cùng trụ. Do vậy Bính nhật can không bị khắc nên khắc được Canh trụ giờ. Canh trụ giờ bị khắc gần nên nó không thể khắc được Dần cùng trụ. Nhưng mặc dù Bính và Dần không bị thương tổn (đó là điểm cực đẹp của ví dụ này – vì hỷ dụng thần không bị thương tổn) nhưng điểm vượng trong vùng tâm của nó thấp nhiều so với Thổ nên Thân phải là nhược. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là Kiêu Ấn là Ất tàng trong Mùi trụ tháng (vì Ất vượng hơn Giáp).

(Cho dù Mùi ở đây là Sửu thì cũng đừng có nghĩ rằng Sửu là đất ướt nên không chế ngự được Tý thủy bởi vì thực tế đất của các con đê có chứa nước bên trong hay không mà nó vẫn chế ngự được các dòng sông hung dữ?)

Vì tác giả không cho biết tốt xấu của các vận nên đành phải dừng ở đây.

quangvinhn
06-04-14, 14:38
Bài 16 : Các cách giải cứu cơ bản

Chương 18

Các cách giải cứu cơ bản

I – Đặt tên (điều quan trọng nhất)
........

II – Phương hướng cần sinh sống (quan trọng thứ 2)

Sau cách đặt tên thì đến phương để sinh sống cũng rất quan trọng trong việc giải hạn, vì nếu dụng thần mang hành nào thì người này nên sống ở phương mang hành đó là tốt nhất. Theo môn Tứ Trụ thì phương ở đây được so với nơi người này được sinh ra (hiện giờ tôi vẫn chưa biết chính xác là phải cách vị trí được sinh ít nhất là 10km; 20km hay 30km)..
nếu một người lúc nhỏ sinh ra và lớn lên ở vn, 6 tuổi đi mỹ sống, nếu tính phương hướng sẽ tính thế nào??

samana
08-04-14, 06:21
ở ngay chỗ nào thì tính phương hướng ở chỗ đó, thí dụ như tại mỹ mà ở tại California thì là phía tây của nước này.
còn so với việt nam thì mỹ là hướng đông của nước mình.
nhưng hướng Đông này xa quá! chỉ là tính trên bản đồ cho biết vị trí mỹ đối với việt nam, còn ảnh hưởng môi trường chính xác hơn thì phải tính theo ngay trong nước đang ở.
ngoài ra, còn tính cận hơn nữa cũng được, như mình sinh ở hà nội, vào tp hcm ở là theo hướng Nam của hà nội, nhưng mà ở Tây Ninh khác với Cần Thơ, Vũng Tàu...
cho nên môn phong thủy học tính chính xác nhất là đo hướng cửa nhà để lấy phương hướng, chứ theo hướng của tử bình mà nói như vậy thì chỉ là đại khái, không thể nào đúng được.
tử bình là tử bình, không dùng chung với phong thủy được.

quangvinhn
08-04-14, 10:16
ở ngay chỗ nào thì tính phương hướng ở chỗ đó, thí dụ như tại mỹ mà ở tại California thì là phía tây của nước này.
còn so với việt nam thì mỹ là hướng đông của nước mình.
nhưng hướng Đông này xa quá! chỉ là tính trên bản đồ cho biết vị trí mỹ đối với việt nam, còn ảnh hưởng môi trường chính xác hơn thì phải tính theo ngay trong nước đang ở.
ngoài ra, còn tính cận hơn nữa cũng được, như mình sinh ở hà nội, vào tp hcm ở là theo hướng Nam của hà nội, nhưng mà ở Tây Ninh khác với Cần Thơ, Vũng Tàu...
cho nên môn phong thủy học tính chính xác nhất là đo hướng cửa nhà để lấy phương hướng, chứ theo hướng của tử bình mà nói như vậy thì chỉ là đại khái, không thể nào đúng được.
quangvinhn suy nghĩ đều này đã lâu. vẫn chưa tìm được tài liệu nào nói về việc này. trong tứ trụ của Thiệu Vĩ Hoa chỉ nói chung chung về phương hướng. Thiết nghĩ khi ở xa như vậy thì ảnh hưởng sẽ không nhiều.


tử bình là tử bình, không dùng chung với phong thủy được.
không đồng ý với điều này.
Tử bình và phong thủy hoàn toàn phối hợp với nhau dùng được. Các khái niệm, cách tính thần sát, của Tử Bình và phong thủy như nhau. vấn đề là ở chổ người dùng.

huyruan
08-04-14, 19:45
nếu một người lúc nhỏ sinh ra và lớn lên ở vn, 6 tuổi đi mỹ sống, nếu tính phương hướng sẽ tính thế nào??

Chưa bước qua đại vận thứ 1 thì cho dù đi đâu cũng chưa thể tính là hướng thuận hay nghịch.

dungchau
25-04-14, 11:49
xin anh vulong giúp em xem tứ trụ này nha :
Nữ 17/01/1979 Âl 9g20" và Nữ 08/12/2000 âl 19g55"
-Thân vượng hay nhược ?
-Dụng Thần ?
-Hỷ Thần ?
-Kỵ Thần ?
-Màu thích hợp ?
-Ngành ghề thích hợp ?
mình chưa phân tích được các đv vào tâm,như hình chữ nhật anh phân tích rất hay.xin anh giúp em nhé cám ơn anh nhiều....

VULONG
25-04-14, 15:36
xin anh vulong giúp em xem tứ trụ này nha :
Nữ 17/01/1979 Âl 9g20" và Nữ 08/12/2000 âl 19g55"
-Thân vượng hay nhược ?
-Dụng Thần ?
-Hỷ Thần ?
-Kỵ Thần ?
-Màu thích hợp ?
-Ngành ghề thích hợp ?
mình chưa phân tích được các đv vào tâm,như hình chữ nhật anh phân tích rất hay.xin anh giúp em nhé cám ơn anh nhiều....

Xin lỗi ở đây tôi chỉ muốn dạy cho những người muốn học chứ tôi không có ý định tư vấn cá nhân cho bất cứ một ai.

dungchau
30-04-14, 10:30
Em không hiểu các con số lấy từ đâu ?
Tứ trụ 3 : Nam sinh ngày 13/8/1980 lúc 7,10’ có tứ trụ :
canh 9 / giáp 3 /mậu 5 /bính 5
thân 9 / thân 9 / ngọ 5 / thìn 5
và 2/5 đv vào vùng tâm và 1/2 đv khi vào tâm là sao ?
xin anh chỉ dẩn thêm

VULONG
30-04-14, 13:18
Em không hiểu các con số lấy từ đâu ?
Tứ trụ 3 : Nam sinh ngày 13/8/1980 lúc 7,10’ có tứ trụ :
canh 9 / giáp 3 /mậu 5 /bính 5
thân 9 / thân 9 / ngọ 5 / thìn 5
và 2/5 vào vùng tâm là sao
xin anh chỉ dẩn thêm

Tất cả các con số hay các giả thiết trong cuốn sách này đều phải qua rất nhiều ví dụ đã diễn ra trong thực tế mới có thể xác định được. Khi viết ra sách tôi không thể diễn giải nguồn gốc của tất cả các con số hay giả thiết này mà phải chọn lọc cái cần diễn giải và cái không cần diễn giải, mục đích làm cho cuốn sách ngắn gọn nhất, miễn sao người đọc hiểu là được, đó là điều mà ai cũng biết.

Giả dụ phân số 2/5 mà bạn hỏi chỉ đơn giản bởi vì nó đúng còn các phân số khác không đúng có vậy thôi, còn các con số khác biểu diễn cho các trạng thái của bảng "Sinh Vượng Tử Tuệt" quan trọng hơn nhiều thì tôi đã diễn giải cả rồi, còn gì nữa mà phải hỏi.

dungchau
30-04-14, 23:21
em cám ơn anh nhiều.

VULONG
03-09-17, 14:57
Chủ đề này chính là nội dung "Tuần Thứ Nhất" và "Tuần Thứ Hai" trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi.

quy_co99
04-09-17, 11:43
Bác VuLong xin hãy chỉnh lại phần nhầm là mercury là sao thủy và venus là sao kim Ạ.

VULONG
04-09-17, 12:25
Bác VuLong xin hãy chỉnh lại phần nhầm là mercury là sao thủy và venus là sao kim Ạ.

OK!

Trong sơ đồ thì đúng nhưng thứ tự viết ở ngoài sơ đồ thì sai.

Cám ơn bạn nhiều.

VULONG
01-05-18, 13:19
https://farm1.staticflickr.com/950/40011852710_a3d5a8d2f3_o.png

VULONG
02-05-18, 17:44
https://farm1.staticflickr.com/979/41803336302_f6c190416c_o.png

VULONG
09-06-18, 04:39
Kính chào thầy Vulong
Em mới học Tử Bình theo cuốn sách của TVH, tình cờ Em tìm được lớp học của thầy bên trang lyhocdongphuong hơn một tháng qua. Rất cảm thầy đã mở lớp học này, em hết sức tâm đắc với cách tiếp cận môn Tử Bình mang tính khoa học và ứng dụng cao của thầy qua cách xác định thân nhược, vượng và tìm dụng thần. Sau một tháng theo lớp học của Thầy và vận dụng vào tứ Trụ của Mình. Kính mong thầy chỉ giúp xem Tứ trụ này là Thân nhược hay vượng?

Tứ trụ Nam sinh ngày 30/4/1974(dl) lúc 1h10'
Giáp Dần-Mậu Thìn-Tân Sửu-Kỷ Sửu

Giáp(5,1).....Mậu(8)......Tân(3)......Kỷ(5,1 )
Dần(5,1)......Thìn(8)......Sửu(5,1)....Sửu( 5,1)
Ta thấy
Trong tứ trụ không có các tổ hợp. Mậu và Thìn trụ tháng bị khắc gần bởi Giáp và Dần trụ năm, vì vậy ta phải khoanh tròn Mậu, Thìn (như trong sơ đồ trên).
1 – Giáp trụ năm có 5,1đv bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ ngày khắc cách 1 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 5,1*4/5*3/5đv = 2,45đv.
2 – Mậu trụ tháng có 8đv, nó bị giảm 1/3 đv bởi Giáp trụ năm khắc gần, vì vậy nó còn 8*2/3đv=5,33đv.
3 - Tân trụ giờ có 3đv nhận được 1/3dv của Sửu cùng trụ sinh cho nó và nhận được 1/12đv bởi Kỷ trụ giờ sinh cho, vì vậy nó được ( 3+5,1*1/3+5,1*1/12)đv = 5,13đv.
4 – Kỷ trụ giờ có 5,1đv bị giảm 1/10 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/20đv bởi Dần trụ năm khắc cách 3 ngôi, nó còn : 5,1*9/10*19/20=4,36đv.
5 – Sửu trụ giờ có 5,1đv bị giảm 1/20 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 3 ngôi, bị giảm 1/10đv bởi Dần trụ năm khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm nó còn : 5,1*9/10*19/20*3/5=2,62đv.
6 – Sửu trụ ngày có 5,1đv bị giảm 1/10 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/5đv bởi Dần trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó còn : 5,1*9/10*4/5=3,67đv
7 – Thìn trụ tháng có 8đv bị giảm 1/3 do Dần trụ năm khắc gần, bị giảm 1/5 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 1 ngôi và 1/2đv khi nó vào vùng tâm nó còn : 8*4/5*2/3*3/5=2,56đv.
8 – Dần trụ năm có 5,1đv bị giảm 1/10 đv bởi Tân trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 1/2đv khi nó vào vùng tâm nó còn : 8*9/10*1/2=2,30đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm vượng trong trong vùng tâm của các hành như sau :
Mộc.......Hỏa......Thổ......Kim.......Thủy
4,75.........#......18,54......5,13...........#
 Thân nhược, can ngày không được lệnh nhưng điểm vượng vùng tâm của Thân(Can ngày) lớn hơn điểm vượng trong vùng tâm của Tài tinh và Quan sát.
 Áp dụng 194/(47a;98) – Nếu Thân nhược nhưng điểm vượng vùng tâm của kiêu ấn lớn hơn điểm vượng vùng tâm của thực thương và tài tinh và can ngày được lệnh (nếu can ngày không được lệnh thì điểm vượng vùng tâm của Thân không nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của tài tinh và quan sát) thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân.).

Điểm hạn và điểm vượng vùng tâm của các hành
-1..........-0,5...........0,5.........1.......-0,5
Mộc.......Hỏa......Thổ......Kim.......Thủy
4,75.........#8......18,54......14,4........#4,3
Kết luận: Thân vượng mà Kiêu ấn nhiều, vì vậy dụng thần đầu tiên là Tài tinh Mộc và dụng thần chính của nó là Giáp ở trụ năm.
Mộc là dụng thần có -1đh, Kim khắc dụng thần Mộc nên có 1đh. Thổ sinh cho sinh cho kỵ thần Kim(Thân) nên nó có 0,5đh. Hỏa và Thủy là hỷ thần đều có -0,5đh
Kính mong Thầy chỉ cho em những điểm sai ở trên!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

Chào Phantien!

Tôi đã tính toán chi tiết để xác định chính xác Tứ Trụ của bạn có Thân vượng hay nhược và dụng thần qua sơ đồ sau :

https://farm2.staticflickr.com/1753/41961388804_c0dfd8ceca_o.png

Bạn thử so sánh với cách tính của bạn xem bạn sai ở những chỗ nào ?

Có chỗ nào không hiểu bạn cứ hỏi tiếp, tôi sẽ trả lời ngay.

(Chú ý : Điểm vượng của một số trạng thái tôi đã xác định được chính xác hơn như sau : trạng thái Suy là 5 đv (không còn là 5,1 đv), trạng thái Tuyệt là 3,2 đv (không còn là 3,1 đv) và trạng thái Dưỡng là 4,3 đv (không còn là 4,2 đv).)

Thân chào.

phantien
10-06-18, 01:48
Kính chào thầy Vulong

Xin cám ơn thầy đã chỉ rõ cho em. Em xin được tiếp tục mong được chỉ dẫn sau khi Thầy đã chỉ dạy:

*)Trong tứ trụ không có các tổ hợp. Mậu và Thìn trụ tháng bị khắc gần bởi Giáp và Dần trụ năm, vì vậy ta phải khoanh tròn Mậu, Thìn (như trong sơ đồ trên).
1 – Giáp trụ năm có 5đv bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ ngày khắc cách 1 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 5*4/5*3/5đv = 2,4đv.
2 – Mậu trụ tháng có 8đv, nó bị giảm 1/3 đv bởi Giáp trụ năm khắc gần, vì vậy nó còn 8*2/3đv=5,33đv (nó không bị Dần trụ năm khắc nữa).
3 - Tân trụ giờ có 3đv nhận được 1/3dv của Sửu cùng trụ sinh cho nó và nhận được 1/12đv bởi Kỷ trụ giờ sinh cho, vì vậy nó được ( 3+5*1/3)đv = 4,67đv.
4 – Kỷ trụ giờ có 5đv bị giảm 1/10 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/20đv bởi Dần trụ năm khắc cách 3 ngôi, nó còn : 5*9/10*19/20=4,28đv.
5 – Sửu trụ giờ có 5đv bị giảm 1/20 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 3 ngôi, bị giảm 1/10đv bởi Dần trụ năm khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm nó còn : 5*9/10*19/20*3/5=2,57đv.
6 – Sửu trụ ngày có 5đv bị giảm 1/10 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/5đv bởi Dần trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó còn : 5*9/10*4/5=3,60đv
7 – Thìn trụ tháng có 8đv bị giảm 1/3 do Dần trụ năm khắc gần, bị giảm 1/5 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 1 ngôi và 1/2đv khi nó vào vùng tâm nó còn : 8*4/5*2/3*3/5=2,56đv.
8 – Dần trụ năm có 5đv bị giảm 1/10 đv bởi Tân trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 1/2đv khi nó vào vùng tâm nó còn : 5*9/10*1/2=2,30đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm vượng trong trong vùng tâm của các hành như sau :
-1..........-0,5.........0,5.........1..........-0,5
Mộc........Hỏa........Thổ........Kim.......T hủy
4,65........#8........18,33......4,67......#4.3
Như vậy
Thổ=5,33+4,28+2,57+3,6+2,56=18,33đv, trong bản sửa của Thầy là 17,28đv lệch 1,05đv?
Thuỷ=0đv, OK
Hoả=0đv, OK
Mộc=4,65đv đúng theo bản sửa. OK
Kim=4,67đv, trong bản sửa của Thầy là 4,2đv lệch 0,47đv?
Vậy: Thân nhược mà Kiêu ấn nhiều, thực thương ít, Dụng thần đầu tiên là Tỷ kiên và dụng thần chính của nó là Tân tàng trong Sửu trụ giờ

*) Thưa Thầy: tại sao khi Thân nhược, can ngày không được lệnh nhưng điểm vượng vùng tâm của Thân(Can ngày) lớn hơn điểm vượng trong vùng tâm của Tài tinh và Quan sát mà không áp dụng được giả thiết: 194/(47a;98)?
*) Thưa Thầy: Tại sao Tân trụ ngày không được Kỷ trụ giờ sinh cho 1/12đv khi Sửu trụ giờ cùng hành với Kỷ trụ giờ (Trong vd mẫu 3-Ðề tài: Trở thành cao thủ Tử Bình về luận Hành Vận trong 3 tháng? (Ngọ trụ tháng cùng hành với Ngọ trụ ngày và sinh cho Thìn trụ giờ 1/12đv)?

Kính mong thầy chỉ giúp!
Trân trọng cảm ơn thầy và Kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe!

VULONG
10-06-18, 03:34
Kính chào thầy Vulong

Xin cám ơn thầy đã chỉ rõ cho em. Em xin được tiếp tục mong được chỉ dẫn sau khi Thầy đã chỉ dạy:

*)Trong tứ trụ không có các tổ hợp. Mậu và Thìn trụ tháng bị khắc gần bởi Giáp và Dần trụ năm, vì vậy ta phải khoanh tròn Mậu, Thìn (như trong sơ đồ trên).
1 – Giáp trụ năm có 5đv bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ ngày khắc cách 1 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 5*4/5*3/5đv = 2,4đv. OK
2 – Mậu trụ tháng có 8đv, nó bị giảm 1/3 đv bởi Giáp trụ năm khắc gần, vì vậy nó còn 8*2/3đv=5,33đv (nó không bị Dần trụ năm khắc nữa Tại sao các can chi Thổ khác vẫn bị khắc ?).
3 - Tân trụ giờ có 3đv nhận được 1/3dv của Sửu cùng trụ sinh cho nó và nhận được 1/12đv bởi Kỷ trụ giờ sinh cho (Kỷ không sinh được), vì vậy nó được ( 3+5* (Sửu trụ ngày không bị Giáp và Dần khắc sao mà vẫn còn 5 đv ?) 1/3)đv = 4,67đv.
4 – Kỷ trụ giờ có 5đv bị giảm 1/10 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/20đv bởi Dần trụ năm khắc cách 3 ngôi, nó còn : 5*9/10*19/20=4,28đv. OK
5 – Sửu trụ giờ có 5đv bị giảm 1/20 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 3 ngôi, bị giảm 1/10đv bởi Dần trụ năm khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm nó còn : 5*9/10*19/20*3/5=2,57đv. OK
6 – Sửu trụ ngày có 5đv bị giảm 1/10 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/5đv bởi Dần trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó còn : 5*9/10*4/5=3,60đv. OK
7 – Thìn trụ tháng có 8đv bị giảm 1/3 do Dần trụ năm khắc gần, bị giảm 1/5 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 1 ngôi và 1/2đv khi nó vào vùng tâm nó còn : 8*4/5*2/3*3/5=2,56đv. OK
8 – Dần trụ năm có 5đv bị giảm 1/10 đv bởi Tân trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 1/2đv khi nó vào vùng tâm nó còn : 5*9/10*1/2 OK = 2,30đv. Tính toán sai
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm vượng trong trong vùng tâm của các hành như sau :
-1..........-0,5.........0,5.........1..........-0,5
Mộc........Hỏa........Thổ........Kim.......T hủy
4,65........#8........18,33......4,67......#4.3
Như vậy
Thổ=5,33+4,28+2,57+3,6+2,56=18,33đv, trong bản sửa của Thầy là 17,28đv lệch 1,05đv?
Thuỷ=0đv, OK
Hoả=0đv, OK
Mộc=4,65đv đúng theo bản sửa. OK
Kim=4,67đv, trong bản sửa của Thầy là 4,2đv lệch 0,47đv?
Vậy: Thân nhược (Kết luận Thân nhược mà sơ đồ trên hành Kiêu Ấn và Thân lại có dấu Dương ?) mà Kiêu ấn nhiều, thực thương ít, Dụng thần đầu tiên là Tỷ kiên và dụng thần chính của nó là Tân tàng trong Sửu trụ giờ. (Luận như vậy là sai mà phải luận là "Thân nhược mà Tài tinh là kỵ 1 nên dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp là Tân tàng trong Sửu trụ ngày (vì trụ ngày được ưu tiên trước trụ giờ)").

*) Thưa Thầy: tại sao khi Thân nhược, can ngày không được lệnh nhưng điểm vượng vùng tâm của Thân(Can ngày) lớn hơn điểm vượng trong vùng tâm của Tài tinh và Quan sát mà không áp dụng được giả thiết: 194/(47a;98)? Vì theo lý thuyết của tôi thì Thân phải lớn hơn Thực Thương, Tài tinh và Quan Sát ít nhất 1 đv thì mới được coi là Thân vượng.
*) Thưa Thầy: Tại sao Tân trụ ngày không được Kỷ trụ giờ sinh cho 1/12đv khi Sửu trụ giờ cùng hành với Kỷ trụ giờ (Trong vd mẫu 3-Ðề tài: Trở thành cao thủ Tử Bình về luận Hành Vận trong 3 tháng? (Ngọ trụ tháng cùng hành với Ngọ trụ ngày và sinh cho Thìn trụ giờ 1/12đv)? Đó là lý thuyết mới mà tôi mới tìm ra gần đây về can sinh được cho can và chi sinh được cho chi (chỉ khi có 3 can gần nhau hay 3 chi gần nhau....).

Kính mong thầy chỉ giúp!
Trân trọng cảm ơn thầy và Kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe!

...............................

phantien
11-06-18, 01:16
Kính chào Thầy Vulong
Xin cảm ơn Thầy vì những điều thầy đã chỉ dẫn nhiệt tình, em xin sửa lại như sau:
* sửa lại chỗ sai:
2 – Mậu trụ tháng có 8đv, nó bị giảm 1/3 đv bởi Giáp trụ năm khắc gần, bị giảm 1/5 đv bởi Dần trụ năm khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn 8*2/3*4/5đv=4,27đv .
3 - Tân trụ giờ có 3đv nhận được 1/3dv của Sửu cùng trụ sinh cho nó và nhận được 1/12đv bởi Kỷ trụ giờ sinh cho, vì vậy nó được ( 3+3,6*1/3)đv = 4,2đv.
Điểm vượng trong trong vùng tâm của các hành như sau :
0,5...........1.........-0,5.......-1.........0,5
Mộc.......Hỏa........Thổ........Kim.......Th ủy
4,65.......#8.......17,28......4,2.......#4,3
Kim là dụng thần có -1đh, Hỏa khắc dụng thần Kim nên có 1đh. Thổ sinh cho sinh cho dụng thần Kim(Thân) nên nó có -0,5đh. Mộc và Thủy là kỵ thần đều có 0,5đh.
Các đại vận và thời gian của chúng:
Kỷ tỵ/Canh Ngọ/Tân Mùi/Nhâm Thân/Quý Dậu/Giáp Tuất/Ất Hợi/Bính Tý
3 13 23 33 43 53 63 73
1976 1986 1996 2006 2016 2026 2036 2046

* Thưa Thầy: Dụng hỷ thần là Kim và Thổ, vậy nên các vận Nhâm Thân (5 năm đầu xấu, 5 năm cuối tốt) và vận Quý Dậu (5 năm đầu xấu, 5 năm cuối tốt) và vận Giáp Tuất cũng vậy phải không Thầy? Nhưng em thấy từ năm 38T(Tân Mão) đến năm 43T(Bính Thân) tài và quan đều không tốt?.
* Thực tế về một số mốc chính: Năm 2002(Nhâm Ngọ) được tăng chức => Năm 2004(Giáp Thân) tăng chức tiếp + Cưới vợ => Năm 2005 sinh con đầu=> năm 2009(Kỷ Sửu) tiếp tục tăng chức cao hơn => nhưng từ 2010 đến 2013 xấu (năm 2012 sinh con thứ 2).
=> Thưa Thầy: Kính nhờ Thầy kiểm nghiệm xem như vậy Dụng thần đúng là Kim không ạ? Mệnh như vậy là khuyết Hỏa và Thủy phải không ạ?

Kính mong Thầy hoan hỉ chỉ dạy.
Trân trọng cảm ơn Thầy!

VULONG
11-06-18, 17:53
Kính chào Thầy Vulong
Xin cảm ơn Thầy vì những điều thầy đã chỉ dẫn nhiệt tình, em xin sửa lại như sau:
* sửa lại chỗ sai:
2 – Mậu trụ tháng có 8đv, nó bị giảm 1/3 đv bởi Giáp trụ năm khắc gần, bị giảm 1/5 đv bởi Dần trụ năm khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn 8*2/3*4/5đv=4,27đv .
3 - Tân trụ giờ có 3đv nhận được 1/3dv của Sửu cùng trụ sinh cho nó và nhận được 1/12đv bởi Kỷ trụ giờ sinh cho, vì vậy nó được ( 3+3,6*1/3)đv = 4,2đv.
Điểm vượng trong trong vùng tâm của các hành như sau :
0,5...........1.........-0,5.......-1.........0,5
Mộc.......Hỏa........Thổ........Kim.......Th ủy
4,65.......#8.......17,28......4,2.......#4,3
Kim là dụng thần có -1đh, Hỏa khắc dụng thần Kim nên có 1đh. Thổ sinh cho sinh cho dụng thần Kim(Thân) nên nó có -0,5đh. Mộc và Thủy là kỵ thần đều có 0,5đh.

Ở đây cần phải hiểu vì sao Tứ Trụ này lấy Kim làm dụng thần ?

Đó là vì khi đã xác định được Thân nhược (Thân không lớn hơn Thực Thương, Tài tinh và Quan Sát 1 đv) thì ta phải xác định xem hành kỵ thần số 1 là hành nào (các hành kỵ thần ở đây là Thực Thương, Tài tinh và Quan Sát) thì mới xác định được dụng thần.

Hành kỵ thần số 1 (gọi tắt là kỵ 1) là hành có số điểm vượng trong vùng tâm lớn nhất trong các hành kỵ thần.

- Ở đây Tứ Trụ này có Thân nhược vì Thân không lớn hơn Thực Thương, Tài tinh và Quan Sát 1 đv.
- Quan Sát có 4,65 đv lớn hơn kỵ thần Thực Thương và Quan sát (đều có 0 đv) nên Quan Sát là kỵ 1. Do vậy dụng thần phải là Tỷ Kiếp là hành khắc Tài tinh.

( Nếu kỵ 1 là Quan Sát hay Thực Thương thì dụng thần phải là Kiêu Ấn vì Kiêu ấn không những có khả năng xì hơi Quan Sát để sinh Thân mà còn khắc chế Thực Thường cũng để sinh Thân.)



Các đại vận và thời gian của chúng:
Kỷ tỵ/Canh Ngọ/Tân Mùi/Nhâm Thân/Quý Dậu/Giáp Tuất/Ất Hợi/Bính Tý
3 13 23 33 43 53 63 73
1976 1986 1996 2006 2016 2026 2036 2046

Thời gian khởi đại vận phải vào tháng 5/1976, tức 2 tuổi.

* Thưa Thầy: Dụng hỷ thần là Kim và Thổ, vậy nên các vận Nhâm Thân (5 năm đầu xấu, 5 năm cuối tốt) và vận Quý Dậu (5 năm đầu xấu, 5 năm cuối tốt) và vận Giáp Tuất cũng vậy phải không Thầy? Nhưng em thấy từ năm 38T(Tân Mão) đến năm 43T(Bính Thân) tài và quan đều không tốt?.

Thuyết đại vận lấy can đại vận đại diện cho 5 năm đầu còn chi đại vận đại diện cho 5 năm sau là sai lầm không thể chấp nhận được. Tiền nhân đã sai vì họ cho rằng Can Chi đại vận phải viết theo hàng ngang nên thời gian phải đi qua chữ Can rồi mới đến chữ Chi, mà 1 đại vận mất 10 năm nên họ khẳng định 5 năm đầu của đại vận phải là chữ Can quyết định còn 5 năm sau phải là chữ Chi quyết định. Mọ người thử nghĩ xem Ý TƯỞNG này có Ấu Trĩ,.... Nực Cười hay không ?

* Thực tế về một số mốc chính: Năm 2002(Nhâm Ngọ) được tăng chức => Năm 2004(Giáp Thân) tăng chức tiếp + Cưới vợ => Năm 2005 sinh con đầu=> năm 2009(Kỷ Sửu) tiếp tục tăng chức cao hơn => nhưng từ 2010 đến 2013 xấu (năm 2012 sinh con thứ 2).
=> Thưa Thầy: Kính nhờ Thầy kiểm nghiệm xem như vậy Dụng thần đúng là Kim không ạ? Mệnh như vậy là khuyết Hỏa và Thủy phải không ạ?

Tôi đang nghiên cứu chủ yếu đến hành vận nên chưa đi sâu nghiên cứu cụ thể từng năm một (lưu niên) xấu tốt ra sao.

Cụ thể như vận Nhâm Thân thì cái đầu tiên lộ rõ nhất là vận Thân thì Nhật can là Tân tử tuyệt ở lệnh tháng mà đế vượng ở vận Thân là 1 điều quá tốt đẹp rồi. Không những đã đẹp như vậy mà nó còn gặp may là trong Tứ Trụ thấu lộ Mậu và Kỷ khắc chế Nhâm (là kỵ thần vượng ở vận Thân) nên giảm thiểu sự xấu do Nhâm vận gây ra. Như vậy chỉ có 1 số năm mà Mậu và Kỷ nhược ở lưu niên còn Nhâm lại vượng thì mới có thể xấu mà thôi.

Một trong các điều quan trọng khi luận hành vận là phải biết năm nào kỵ thần vượng tướng lại không bị khắc chế còn hỷ dụng bị hưu tù, tử tuyệt lại còn bị thương tổn thì xấu. Nếu tính trong 10 năm cho dù là vận hỷ dụng thần mà có tới 6 hay 7 năm xấu thì vận đó vẫn có thể coi là vận kỵ thần. Còn nếu vận kỵ thần mà có tới 6 đến 7 năm đẹp thì vẫn có thể coi vận đó là vận kỷ dụng thần.

Như ở Tứ Trụ này mặc dù vận Nhâm Thân là vận kỵ thần (vì có Nhâm là kỵ thần) nhưng xét cụ thể có tới 6 đến 7 năm đẹp thì vận này vẫn được xem là vận hỷ dụng thần.

Tứ Trụ này mặc dù có tới 2 hành khuyết nhưng chúng chả gây ra chút xấu nào cả mà lại trở thành cực đẹp bởi vì Thân nhược thì kỵ nhất bị Quan Sát khắc phạt và bị Thực Thương xì hơi. Ở đây Thân nhược không những không bị Quan Sát khắc mà còn không bị Thực Thương xì hơi không phải là quá đẹp sao ? Cho nên đừng nghĩ cứ có hành khuyết là xấu.

Kính mong Thầy hoan hỉ chỉ dạy.
Trân trọng cảm ơn Thầy!

............................................

phantien
12-06-18, 02:05
Kính chào Thầy Vulong
Xin cảm ơn thầy đã nhiệt tình chỉ dẫn cho em, theo những chỉ dẫn của Thầy, em càng hiểu thêm lý thuyết của Thầy đã dạy. Qua bài này, em cũng có phân vân một số ý và xin hỏi Thầy mong thầy chi dạy:
Điểm hạn và điểm vượng vùng tâm của các hành
0,5..........-1........-0,5.........1.......0,5
Mộc.......Hỏa.....Thổ......Kim.....Thủy
4,65........#8......17,28......4,2......#4,3
Thầy đã sửa lại:
-Ở đây Tứ trụ này có Thân nhược vì Thân không lớn hơn Thực thương, Tài tinh và Quan sát 1đv =>0K
- Quan sát có 4,65đv lớn hơn kỵ thần Thực thương và Quan sát (đều có 0 đv) nên Quan sát là kỵ 1. Do vậy dụng thần phải là Tỷ kiếp là hành khắc Tài tinh => em nghĩ phải sửa là:"Tài tinh có 4,65đv lớn hơn kỵ thần Thực thương và Quan sát (đều có 0 đv) nên Tài tinh là kỵ 1. Do vậy Dụng thần phải là Tỷ kiếp là hành khắc Tài tinh.
* Thưa Thầy em xin hỏi (nếu ngớ ngẩn quá mong thầy bỏ qua ạ):
Nếu theo vận trên thì Tứ trụ này chẳng có vận hỷ dụng thần, và theo lý thuyết của Thầy "lấy Can làm trọng thì rất đúng " nên các năm 2016 Bính Thân, 2017 Đinh Dậu (mặc dù có 2 chi là Kim cùng hành với hỷ dụng thần => Em đã hiểu thêm cho mình phần vận hành. Nhưng năm 2018 Mậu Tuất (năm nay) là năm đúng hỷ dụng thần nhưng cũng không thấy có gì khác những năm xấu (hay đáng ra là xấu hơn nữa nhưng vì là hỷ dụng thần nên bớt xấu đi!!!), hay còn dư âm của những năm trước.
Em sẽ nghiệm tiếp năm 2019, 2020, 2021 đều là những năm lưu niên có Thiên can cùng hành với hỷ dụng thần xem thế nào? Dạ, Tứ trụ này cũng rất hay để chiêm nghiệm ạ!
Một Thầy rất giỏi về Tử Bình đã luận tứ trụ này:" Năm 2022 Nhâm Dần là năm đẹp nhất, có thể lên chức vị trong năm này" chính vì vậy em mạnh dạn hỏi Thầy!
Em xin trân trọng cảm ơn Thầy, nếu có gì Thầy cứ chỉ bảo thêm!
Kính chào Thầy và Chúc Thầy mạnh khỏe!

VULONG
12-06-18, 02:58
Kính chào Thầy Vulong
Xin cảm ơn thầy đã nhiệt tình chỉ dẫn cho em, theo những chỉ dẫn của Thầy, em càng hiểu thêm lý thuyết của Thầy đã dạy. Qua bài này, em cũng có phân vân một số ý và xin hỏi Thầy mong thầy chi dạy:
Điểm hạn và điểm vượng vùng tâm của các hành
0,5..........-1........-0,5.........1.......0,5
Mộc.......Hỏa.....Thổ......Kim.....Thủy
4,65........#8......17,28......4,2......#4,3
Thầy đã sửa lại:
-Ở đây Tứ trụ này có Thân nhược vì Thân không lớn hơn Thực thương, Tài tinh và Quan sát 1đv =>0K
- Quan sát có 4,65đv lớn hơn kỵ thần Thực thương và Quan sát (đều có 0 đv) nên Quan sát là kỵ 1. Do vậy dụng thần phải là Tỷ kiếp là hành khắc Tài tinh => em nghĩ phải sửa là:"Tài tinh có 4,65đv lớn hơn kỵ thần Thực thương và Quan sát (đều có 0 đv) nên Tài tinh là kỵ 1. Do vậy Dụng thần phải là Tỷ kiếp là hành khắc Tài tinh.
* Thưa Thầy em xin hỏi (nếu ngớ ngẩn quá mong thầy bỏ qua ạ):
Nếu theo vận trên thì Tứ trụ này chẳng có vận hỷ dụng thần,...

Vận Canh Ngọ và Tân Mùi không phải là vận dụng thần hay sao ?

Còn vận Nhâm Thân và Quý Dậu là vận kỵ thần nhưng thực tế chúng lại là 2 vận hỷ thần đấy. Cho nên đừng hiểu một cách quá cứng nhắc là Can vận là hỷ dụng thần thì thực tế vận đó phải đẹp hay Can vận là kỵ thần thì thực tế vận đó phải xấu...

Phải hiểu chính xác 1 vận được coi là vận hỷ dụng thần là vận đó phải có đa số các năm đẹp còn năm xấu rất ít. Người ta lấy hành của Can đại vận là hỷ, dụng hay kỵ thần để đặt tên cho vận đó bởi vì đa phần các vận như vậy đều đúng với thực tế theo cách gọi đó, còn thiểu số là sai mà thôi.

....và theo lý thuyết của Thầy "lấy Can làm trọng thì rất đúng " nên các năm 2016 Bính Thân, 2017 Đinh Dậu (mặc dù có 2 chi là Kim cùng hành với hỷ dụng thần => Em đã hiểu thêm cho mình phần vận hành.

Nhưng năm 2018 Mậu Tuất (năm nay) là năm đúng hỷ dụng thần nhưng cũng không thấy có gì khác những năm xấu (hay đáng ra là xấu hơn nữa nhưng vì là hỷ dụng thần nên bớt xấu đi!!!), hay còn dư âm của những năm trước.

Năm 2018 Mậu Tuất có can chi đều là hỷ thần, nó chỉ đẹp khi trong Tứ Trụ Thổ ít hay yếu nhưng đáng tiếc là trong Tứ Trụ này Thổ quá nhiều chỉ cần thêm chút nữa nó sẽ thành kỵ thần (nếu lớn hơn Thân 20 đv) nên Thổ ở đây chỉ được coi chính xác là nhàn thần mà thôi.

Em sẽ nghiệm tiếp năm 2019, 2020, 2021 đều là những năm lưu niên có Thiên can cùng hành với hỷ dụng thần xem thế nào? Dạ, Tứ trụ này cũng rất hay để chiêm nghiệm ạ!
Một Thầy rất giỏi về Tử Bình đã luận tứ trụ này:" Năm 2022 Nhâm Dần là năm đẹp nhất, có thể lên chức vị trong năm này" chính vì vậy em mạnh dạn hỏi Thầy!

Chắc vị cao thủ Tử Bình này đã xác định Tứ Trụ này có Thân nhược nên mới dự đoán như vậy phải khồng ?

Em xin trân trọng cảm ơn Thầy, nếu có gì Thầy cứ chỉ bảo thêm!
Kính chào Thầy và Chúc Thầy mạnh khỏe!

.................................................. .....

phantien
12-06-18, 03:41
Kính chào thầy Vulong
Xin cám ơn thầy đã chỉ rõ cho em. Em xin được tiếp tục mong được chỉ dẫn với ví dụ sau:
Tứ trụ Nữ sinh ngày 25/5/1980 dl lúc 6h50'
Canh(6).....Tân(3)......Mậu(9)......Ất(7)
Thân(6)......Tị(10)......Tuất(9)....Mão(7)
Ta thấy
Trong tứ trụ có lục hợp Thân trụ năm với Tị không hóa. Mậu và Tuất trụ ngày bị khắc gần bởi Ất và Mão trụ giờ, vì vậy ta phải khoanh tròn Mậu, Tuất, Thân, Tị .
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv.
2 – Tân trụ tháng có 3đv không thay đổi.
3 – Mậu trụ giờ có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Ất trụ giờ khắc gần, bị giảm 1/5 đv bởi Mão trụ giờ khắc cách 1 ngôi, nó còn: 9*2/3*4/5=4,8đv
4 –Ất trụ giờ có 7đv bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ tháng khắc cách 1 ngôi, bị giảm 1/10đv bởi Canh trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/20đv bởi Thân trụ năm khắc cách 3 ngôi, nó còn : 7*4/5*9/10*19/20=4,79đv
5 – Mão trụ giờ có 7đv bị giảm 1/10 đv bởi Tân trụ tháng khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/10đv bởi Thân trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/20đv bởi Canh trụ năm khắc cách 3 ngôi, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn : 7*9/10*9/10*19/20*3/5=3,23đv.
6 – Tuất trụ ngày có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Mão trụ giờ khắc gần, bị giảm 1/5 đv bởi Ất trụ giờ khắc cách 1 ngôi, nó còn: 9*2/3*4/5=4,8đv
7 – Tị trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
8 – Thân trụ năm có 6đv bị giảm 1/3 đv bởi Tị trụ tháng khắc gần, bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 6*2/3*1/2=2đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng trong vùng tâm của các hành:
-0,5............1.........-0,5........0,5............-1
Thủy.......Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
#3,2.........8,02.........6.............9,6....... ...8,6
Ta thấy Thân (Thổ) có 1đv lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Thủy và Quan sát Mộc. Vì vậy Thân(Nhật chủ) vượng.Thân vượng, kiêu ấn và thực thương ít, thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Mộc) và dụng thần chính của nó là Ất trụ giờ.
Mộc làm dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần nên có 1đh. Thổ sinh kỵ thần Kim nên có 0,5đh. Thủy và Hỏa là hỷ thần đều có -0,5đh.
Kính mong thầy chỉ giúp!
Trân trọng cảm ơn thầy.

phantien
12-06-18, 03:55
Kính chào Thầy
Xin cám ơn thầy đã chỉ rõ cho em.
Đúng vận Canh Ngọ và Tân Mùi là Vận dụng hỷ thần nhưng là thời gian còn học sinh nên cũng không kiểm nghiệm được rõ rệt lắm. còn vận Quý Dậu 3 năm đầu thấy xấu quá.
* Thưa Thầy: Thầy viết " Chắc vị cao thủ Tử Bình này xác định tứ trụ này thân nhược nên mới dự đoán như vậy có phải không?" Thưa Thầy đúng là Tứ trụ này có Thân nhược mà? Chỗ này em chưa hiểu lắm mong Thầy chỉ dạy.
Trân trọng cảm ơn Thầy!
Chúc Thầy ngày mới làm việc hiệu quả!

p/s: Em đang ở Việt Nam. Nghe thầy nói cuốn sách "Giải mã tứ trụ" đã về Việt Nam. Hiện đang ở địa chỉ nào để em đến mua ạ?

VULONG
12-06-18, 04:50
Kính chào Thầy
Xin cám ơn thầy đã chỉ rõ cho em.
Đúng vận Canh Ngọ và Tân Mùi là Vận dụng hỷ thần nhưng là thời gian còn học sinh nên cũng không kiểm nghiệm được rõ rệt lắm. còn vận Quý Dậu 3 năm đầu thấy xấu quá.
* Thưa Thầy: Thầy viết " Chắc vị cao thủ Tử Bình này xác định tứ trụ này thân nhược nên mới dự đoán như vậy có phải không?" Thưa Thầy đúng là Tứ trụ này có Thân nhược mà? Chỗ này em chưa hiểu lắm mong Thầy chỉ dạy.

Xin lỗi, tôi viết nhầm, đáng nhẽ phải viết là Thân vượng thì tôi lại viết là Thân nhược.

Bởi vì Thân vượng thì Thủy và Mộc mới là hỷ dụng thần nên cáo thủ này mới dự đoán năm Nhâm Dần như vậy.

Trân trọng cảm ơn Thầy!
Chúc Thầy ngày mới làm việc hiệu quả!

p/s: Em đang ở Việt Nam. Nghe thầy nói cuốn sách "Giải mã tứ trụ" đã về Việt Nam. Hiện đang ở địa chỉ nào để em đến mua ạ?

Không phải vậy, tôi vẫn phải gửi sách từ bên Đức về nhưng đáng tiếc là tiền lệ phí để chuyển tiền (mua sách) ra nước ngoài của các nước -không cứ gì ở VN như ở Mỹ hay Canda... cũng vậy.- gấp nhiều lần so với tiền in cuốn sách cũng như tiền cước phí của bưu điện đòi hỏi nên đa số mọi người đều phải bỏ cuộc. Tôi đang tìm một người ở VN để nhờ tài khoản của họ để nhận tiền mua sách này nhưng chưa được (nhằm tránh mất tiền lệ phí quá cao này cho những người đang ở VN).


.................................................

VULONG
12-06-18, 05:30
Kính chào thầy Vulong
Xin cám ơn thầy đã chỉ rõ cho em. Em xin được tiếp tục mong được chỉ dẫn với ví dụ sau:
Tứ trụ Nữ sinh ngày 25/5/1980 dl lúc 6h50'
Canh(6).....Tân(3)......Mậu(9)......Ất(7)
Thân(6)......Tị(10)......Tuất(9)....Mão(7)
Ta thấy
Trong tứ trụ có lục hợp Thân trụ năm với Tị không hóa. Mậu và Tuất trụ ngày bị khắc gần bởi Ất và Mão trụ giờ, vì vậy ta phải khoanh tròn Mậu, Tuất, Thân, Tị . Mão có hợp được với Tuất hay không ?
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv. OK
2 – Tân trụ tháng có 3đv không thay đổi. Sai, nó có bị Tị cùng trụ khắc hay không ?
3 – Mậu trụ giờ có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Ất trụ giờ khắc gần OK, bị giảm 1/5 đv bởi Mão trụ giờ khắc cách 1 ngôi SAI, nó còn: 9*2/3*4/5=4,8đv
4 –Ất trụ giờ có 7đv bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ tháng khắc cách 1 ngôi OK, bị giảm 1/10đv bởi Canh trụ năm khắc cách 2 ngôi OK, bị giảm 1/20đv bởi Thân trụ năm khắc cách 3 ngôi SAI, nó còn : 7*4/5*9/10*19/20=4,79đv
5 – Mão trụ giờ có 7đv bị giảm 1/10 đv bởi Tân trụ tháng khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/10đv bởi Thân trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/20đv bởi Canh trụ năm khắc cách 3 ngôi, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn : 7*9/10*9/10*19/20*3/5=3,23đv. Câu này tất cả sai.
6 – Tuất trụ ngày có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Mão trụ giờ khắc gần OK, bị giảm 1/5 đv bởi Ất trụ giờ khắc cách 1 ngôi SAI, nó còn: 9*2/3*4/5=4,8đv
7 – Tị trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv. OK
8 – Thân trụ năm có 6đv bị giảm 1/3 đv bởi Tị trụ tháng khắc gần, bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 6*2/3*1/2=2đv. OK
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng trong vùng tâm của các hành:
-0,5............1.........-0,5........0,5............-1
Thủy.......Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
#3,2.........8,02.........6.............9,6....... ...8,6
Ta thấy Thân (Thổ) có 1đv lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Thủy và Quan sát Mộc. Vì vậy Thân(Nhật chủ) vượng.Thân vượng, kiêu ấn và thực thương ít, thì dụng thần đầu tiên phải là quan sát (Mộc) và dụng thần chính của nó là Ất trụ giờ.
Mộc làm dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần nên có 1đh. Thổ sinh kỵ thần Kim nên có 0,5đh. Thủy và Hỏa là hỷ thần đều có -0,5đh.

Ở đây Kim (Thực Thương) có tới 3 can chi là nhiều không phải là ít hay đủ đâu, còn Kiêu Ấn là đủ - theo lý thuyết của tôi.

Kính mong thầy chỉ giúp!
Trân trọng cảm ơn thầy.

Muốn dán hình vào bài viết ở đây bạn cần đăng ký trang web Flickr rồi đưa hình vẽ của bạn vào trang web đó, sau đó bạn sẽ coppy đường link hình đó để dán vào bài viết này là được (bạn phải nhấn ô ký hiệu có hình thước fim có vị trí gần cuối cùng ở hàng các ký hiệu phục vụ cho bài viết rồi đưa đường link hình ảnh của bạn vào bài viết là xong).

phantien
12-06-18, 08:53
Dạ, thưa Thầy Vulong
nếu vậy Thầy cho em địa chỉ thầy bên Đức của Thầy để em nhờ người mua ạ hoặc Thầy cứ gửi giúp em về VN cũng được ạ!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

VULONG
12-06-18, 10:23
Xin luận lại vận Quý Dậu :

Vận Quý Dậu có 2 Sửu trong Tứ Trụ hợp với Dậu đại vận hóa Kim thành công nên phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm (vì có 2 chi trong Tứ Trụ hợp với tuế vận hóa cục khác với hành của chúng).

Kim có 4,2 đv được thêm 3,6 đv của Sửu trụ ngày và 2,57 đv của Sửu trụ giờ thành 10,37 đv. Thổ có 17,28 đv bị mất tổng cộng 6,17 đv của 2 Sửu còn 11,11 đv. Các hành khác không thay đổi nên Thân trở thành vượng mà Kiêu Ấn nhiều (có tới 3 can chi) nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh là Ất tàng trong Thìn trụ tháng, hỷ thần là Thủy còn kỵ thần là Hỏa, Thổ và Kim.

Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành sau khi tính lại như sau :

-1...........0,5...........0,5…….....1……... .-0,5
Mộc........Hỏa..........Thổ........Kim...... Thủy
4,65........#8.........11,11......10,4.......#4,3

Riêng ở vận Quý Dậu này thì hỷ dụng thần đã thay đổi nên từ tháng 5 năm Bính Thân (2016) có Quý đại vận là hỷ thần bị Mậu trong Tứ Trụ hợp và khắc nên thành mất còn Bính lưu niên là kỵ thần hợp và khắc Tân trụ ngày cũng là kỵ thần là tốt. Tóm lại năm Bính Thân có kỵ thần Kim vượng tướng nên xấu nhiều hơn tốt.

Năm Đinh Dậu có Dậu lưu niên hợp thêm với 2 Sửu trong Tứ Trụ hóa Kim làm Kim cục càng mạnh, trong khi Đinh vượng ở lưu niên không khắc được Kim cục mà chỉ khắc được Nhật can Tân. Cho nên năm Đinh Dậu bình thường là tốt lắm rồi.

Năm Mậu Tuất có can chi đều là kỵ thần hợp khắc Thủy sinh cho kỵ thần Kim nên xấu nhiều hơn tốt, chắc là đúng như Phantien đã cho biết.

Nói chung vận này xấu nhiều hơn tốt, không thể đẹp như 3 vận trước vì can đại vận là hỷ thần Quý bị hợp và bị khắc nên không còn là vận hỷ thần nữa trong khi các năm của vận này nói chung đều xấu, chỉ có năm Nhâm Dần là đẹp nhất (của vận này) mà thôi (vì có can chi đều là hỷ dụng thần).

phantien
12-06-18, 18:26
Thưa thầy Vulong
Xin cảm ơn Thầy đã chỉ dẫn chi tiết cho em. Như vậy từ vận Quý Dậu/Giáp Thân/.... thì Dụng thần sẽ là Thủy ạ hay nó tiếp tục thay đổi.?
Xin thầy chỉ dạy
Trân trọng cảm ơn Thầy!

phantien
12-06-18, 21:07
Thưa Thầy VuLong
Em đang học lớp tứ trụ và cũng muốn theo môn này lâu dài(không biết có đủ duyên ko).
Qua pp xác định thân vượng, nhược và tìm dụng thần của Thầy em rất tâm đắc và ham thích. Em thấy cách xác định Dụng Thần chuẩn sẽ là thành quả cho dự đoán mệnh theo Tứ trụ Tử Bình:
->xác định Thân vượng, nhược-> xác định được dụng thần ->khi xác định được Dụng thần thì căn cứ vào đại vận sẽ có vận hỷ dụng thần và vận kỵ thần.
Nhưng có những tứ trụ vận hỷ dụng thần lại là vận kỵ thần làm cho người luận cứ nghi ngờ là đã xác định chưa đúng Dụng Thần!?!
Vì vậy, cần phải nắm được NĂM HẠN của người có Tứ trụ, muốn vậy thì phải nắm chắc phần PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM HẠN của Thầy thì mới kiểm tra nhanh và xác định chính xác được Dụng thần.
Không biết em hiểu thế có đúng không?
Mong Thầy chỉ dạy!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

VULONG
13-06-18, 01:57
Thưa thầy Vulong
Xin cảm ơn Thầy đã chỉ dẫn chi tiết cho em. Như vậy từ vận Quý Dậu/Giáp Thân/.... thì Dụng thần sẽ là Thủy ạ hay nó tiếp tục thay đổi.?
Xin thầy chỉ dạy
Trân trọng cảm ơn Thầy!

Trời đất ơi! Vận nào ra vận đấy chứ đâu có chuyện sằng bậy vận này sang vận khác cơ chứ.

Hãy đọc phần lý thuyết nói về các trường hợp phải tính lại điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm sẽ biết ngay thôi.

Ở đây vận Quý Dậu phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm, khi sang vận khác lại phải xét xem vận đó có rơi vào các trường hợp phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm hay không. Đó mới là xét với các đại vận còn với từng lưu niên cũng phải xét như vậy. Nếu năm nào thấy rơi vào trường hợp phải tính lại thì phải tính lại. Khi tính lại có thể xẩy ra mấy trường hợp sau :

1 - Thân vượng thành nhược và ngược lại.
2 - Thân không thay đổi nhưng dụng thần thay đổi.
3 - Tứ Trụ từ cách cục phổ thông thành Ngoại cách (như độc vượng hay Tòng cách,....) và ngược lại.

Đọc từ đầu chủ đề này xong rồi hãy đọc tiếp chủ đề "Lớp học Tứ Trụ cao cấp tự do cho tất cả mọi người". Sau đó bạn sẽ trở thành cao thủ Tử Bình lúc nào không biết cho mà xem.

Nếu bạn không tin thì cứ thử xem.

phantien
13-06-18, 12:18
Kính chào thầy Vulong
Xin cám ơn thầy đã chỉ rõ cho em. Em xin được gửi bài đã sửa lại như sau:
Canh 6/Tân 3/Mậu 9/Ất 7
Thân 6/Tị 10/Tuất 9/Mão 7

5720

Ta thấy
Trong tứ trụ có lục hợp Thân trụ năm với Tị và lục hợp Tuất trụ ngày và Mão trụ giờ không hóa. Mậu và Tuất trụ ngày bị khắc gần bởi Ất và Mão trụ giờ, vì vậy ta phải khoanh tròn Mậu, Tuất, Thân, Tị, Mão .
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv.
2 – Tân trụ tháng có 3đv, bị giảm 1/2đv bởi Tị trụ tháng khắc trực tiếp, vì vậy nó chỉ còn 3*1/2đv = 1,5đv
3 – Mậu trụ giờ có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Ất trụ giờ khắc gần, vì vậy nó còn: 9*2/3= 6đv
4 –Ất trụ giờ có 7đv bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ tháng khắc cách 1 ngôi, bị giảm 1/10đv bởi Canh trụ năm khắc cách 2 ngôi, nó còn : 7*4/5*9/10=5,04đv
5 – Mão trụ giờ có 7đv không thay đổi do Mão và Tuất hợp.
6 – Tuất trụ ngày có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Mão trụ giờ khắc gần, nó còn: 9*2/3=6đv
7 – Tị trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
8 – Thân trụ năm có 6đv bị giảm 1/3 đv bởi Tị trụ tháng khắc gần, bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 6*2/3*1/2=2đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
1............-0,5.........-1..........-0,5..........0,5
Thủy.......Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
#3,2.........12,04.........6............12........ ..7,1
Ta thấy Thân (Thổ) không lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Thủy và Quan sát Mộc 1đv. Vì vậy Thân(Nhật chủ) Nhược.Thân nhược, mà Quan sát là kỵ thần số 1, thì dụng thần đầu tiên phải là Kiêu ấn (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Đinh tàng trong trụ ngày.
Hỏa làm dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần nên có 1đh. Kim sinh kỵ thần Thủy nên có 0,5đh. Mộc và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh.
Kính mong thầy chỉ giúp!
Trân trọng cảm ơn thầy.

phantien
13-06-18, 12:22
Kính chào thầy Vulong
Xin cám ơn thầy đã chỉ rõ cho em. Em xin được gửi bài đã sửa lại như sau:
Canh 6/Tân 3/Mậu 9/Ất 7
Thân 6/Tị 10/Tuất 9/Mão 7

5720

Ta thấy
Trong tứ trụ có lục hợp Thân trụ năm với Tị và lục hợp Tuất trụ ngày và Mão trụ giờ không hóa. Mậu và Tuất trụ ngày bị khắc gần bởi Ất và Mão trụ giờ, vì vậy ta phải khoanh tròn Mậu, Tuất, Thân, Tị, Mão .
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv.
2 – Tân trụ tháng có 3đv, bị giảm 1/2đv bởi Tị trụ tháng khắc trực tiếp, vì vậy nó chỉ còn 3*1/2đv = 1,5đv
3 – Mậu trụ giờ có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Ất trụ giờ khắc gần, vì vậy nó còn: 9*2/3= 6đv
4 –Ất trụ giờ có 7đv bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ tháng khắc cách 1 ngôi, bị giảm 1/10đv bởi Canh trụ năm khắc cách 2 ngôi, nó còn : 7*4/5*9/10=5,04đv
5 – Mão trụ giờ có 7đv không thay đổi do Mão và Tuất hợp.
6 – Tuất trụ ngày có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Mão trụ giờ khắc gần, nó còn: 9*2/3=6đv
7 – Tị trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
8 – Thân trụ năm có 6đv bị giảm 1/3 đv bởi Tị trụ tháng khắc gần, bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 6*2/3*1/2=2đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
1............-0,5.........-1..........-0,5..........0,5
Thủy.......Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
#3,2.........12,04.........6............12........ ..7,1
Ta thấy Thân (Thổ) không lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Thủy và Quan sát Mộc 1đv. Vì vậy Thân(Nhật chủ) Nhược.Thân nhược, mà Quan sát là kỵ thần số 1, thì dụng thần đầu tiên phải là Kiêu ấn (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Đinh tàng trong trụ ngày.
Hỏa làm dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần nên có 1đh. Kim sinh kỵ thần Thủy nên có 0,5đh. Mộc và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh.
Kính mong thầy chỉ giúp!
Trân trọng cảm ơn thầy.

VULONG
13-06-18, 19:44
Kính chào thầy Vulong
Xin cám ơn thầy đã chỉ rõ cho em. Em xin được gửi bài đã sửa lại như sau:
Canh 6/Tân 3/Mậu 9/Ất 7
Thân 6/Tị 10/Tuất 9/Mão 7

5720

Ta thấy
Trong tứ trụ có lục hợp Thân trụ năm với Tị và lục hợp Tuất trụ ngày và Mão trụ giờ không hóa. Mậu và Tuất trụ ngày bị khắc gần bởi Ất và Mão trụ giờ, vì vậy ta phải khoanh tròn Mậu, Tuất, Thân, Tị, Mão .
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv. OK
2 – Tân trụ tháng có 3đv, bị giảm 1/2đv bởi Tị trụ tháng khắc trực tiếp, vì vậy nó chỉ còn 3*1/2đv = 1,5đv OK
3 – Mậu trụ giờ có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Ất trụ giờ khắc gần, vì vậy nó còn: 9*2/3= 6đv OK
4 –Ất trụ giờ có 7đv bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ tháng khắc cách 1 ngôi, bị giảm 1/10đv bởi Canh trụ năm khắc cách 2 ngôi, nó còn : 7*4/5*9/10=5,04đv OK
5 – Mão trụ giờ có 7đv không thay đổi do Mão và Tuất hợp. Mão ở trong hay ngoài vùng tâm ?
6 – Tuất trụ ngày có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Mão trụ giờ khắc gần, nó còn: 9*2/3= 6đv OK
7 – Tị trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv. OK
8 – Thân trụ năm có 6đv bị giảm 1/3 đv bởi Tị trụ tháng khắc gần, bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 6*2/3*1/2=2đv OK
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
1............-0,5.........-1..........-0,5..........0,5
Thủy.......Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
#3,2.........12,04.........6............12........ ..7,1
Ta thấy Thân (Thổ) không lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Thủy và Quan sát Mộc 1đv. Vì vậy Thân(Nhật chủ) Nhược Sai, vì điểm vượng của Thân so với từng hành chứ không phải so với tổng số điểm vượng của các hành đó.Thân nhược, mà Quan sát là kỵ thần số 1, thì dụng thần đầu tiên phải là Kiêu ấn (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Đinh tàng trong trụ ngày.
Hỏa làm dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần nên có 1đh. Kim sinh kỵ thần Thủy nên có 0,5đh. Mộc và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh.
Kính mong thầy chỉ giúp!
Trân trọng cảm ơn thầy.

.................................................. .

phantien
14-06-18, 01:19
Kính chào thầy Vulong
Xin cảm ơn thầy đã nhiệt tình chỉ dẫn cho em. Do không cẩn thận nên khi sửa lại đã xóa đi, lúc sửa lại quên đưa vào. Kính mong được Thầy tiếp tục chỉ dẫn:
Tứ trụ Nữ sinh ngày 25/5/1980 dl lúc 6h50'
5721
Ta thấy
Trong tứ trụ có lục hợp Thân trụ năm với Tị và lục hợp Tuất trụ ngày và Mão trụ giờ không hóa. Mậu và Tuất trụ ngày bị khắc gần bởi Ất và Mão trụ giờ, vì vậy ta phải khoanh tròn Mậu, Tuất, Thân, Tị, Mão .
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv.
2 – Tân trụ tháng có 3đv, bị giảm 1/2đv bởi Tị trụ tháng khắc trực tiếp, vì vậy nó chỉ còn 3*1/2đv = 1,5đv
3 – Mậu trụ giờ có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Ất trụ giờ khắc gần, vì vậy nó còn: 9*2/3= 6đv
4 –Ất trụ giờ có 7đv bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ tháng khắc cách 1 ngôi, bị giảm 1/10đv bởi Canh trụ năm khắc cách 2 ngôi, nó còn : 7*4/5*9/10=5,04đv
5 – Mão trụ giờ có 7đv, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7*3/5đv = 4,2đv .
6 – Tuất trụ ngày có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Mão trụ giờ khắc gần, nó còn: 9*2/3=6đv
7 – Tị trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
8 – Thân trụ năm có 6đv bị giảm 1/3 đv bởi Tị trụ tháng khắc gần, bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 6*2/3*1/2=2đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
-1........-0,5.........0,5..........1..........-0,5
Thủy.......Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
#3,2......9,24.........6............12..........7, 1
Ta thấy Thân (Thổ) có điểm vượng trong vùng tâm lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Thủy và Quan sát Mộc 1đv. Vì vậy Thân(Nhật chủ) Vượng.Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương nhiều (Áp dụng giả thiết 59/ – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương nhiều thì dụng thần đầu tiên thường phải là tài tinh, sau đó mới là quan sát, cuối cùng mới là thực thương) thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong trụ năm.
Thủy làm dụng thần có -1đh. Thổ khắc dụng thần nên có 1đh. Hỏa sinh kỵ thần Thổ nên có 0,5đh. Mộc và Kim là hỷ thần đều có -0,5đh.
Kính mong thầy chỉ dẫn cho em!
Trân trọng cảm ơn thầy.
Chúc Thầy mạnh khỏe!

VULONG
14-06-18, 16:46
Kính chào thầy Vulong
Xin cảm ơn thầy đã nhiệt tình chỉ dẫn cho em. Do không cẩn thận nên khi sửa lại đã xóa đi, lúc sửa lại quên đưa vào. Kính mong được Thầy tiếp tục chỉ dẫn:
Tứ trụ Nữ sinh ngày 25/5/1980 dl lúc 6h50'
5721
Ta thấy
Trong tứ trụ có lục hợp Thân trụ năm với Tị và lục hợp Tuất trụ ngày và Mão trụ giờ không hóa. Mậu và Tuất trụ ngày bị khắc gần bởi Ất và Mão trụ giờ, vì vậy ta phải khoanh tròn Mậu, Tuất, Thân, Tị, Mão .
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv.
2 – Tân trụ tháng có 3đv, bị giảm 1/2đv bởi Tị trụ tháng khắc trực tiếp, vì vậy nó chỉ còn 3*1/2đv = 1,5đv
3 – Mậu trụ giờ có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Ất trụ giờ khắc gần, vì vậy nó còn: 9*2/3= 6đv
4 –Ất trụ giờ có 7đv bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ tháng khắc cách 1 ngôi, bị giảm 1/10đv bởi Canh trụ năm khắc cách 2 ngôi, nó còn : 7*4/5*9/10=5,04đv
5 – Mão trụ giờ có 7đv, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 7*3/5đv = 4,2đv .
6 – Tuất trụ ngày có 9đv bị giảm 1/3 đv bởi Mão trụ giờ khắc gần, nó còn: 9*2/3=6đv
7 – Tị trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
8 – Thân trụ năm có 6đv bị giảm 1/3 đv bởi Tị trụ tháng khắc gần, bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 6*2/3*1/2=2đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
-1........-0,5.........0,5..........1..........-0,5
Thủy.......Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
#3,2......9,24.........6............12..........7, 1
Ta thấy Thân (Thổ) có điểm vượng trong vùng tâm lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Thủy và Quan sát Mộc 1đv. Vì vậy Thân(Nhật chủ) Vượng.Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương nhiều (Áp dụng giả thiết 59/ – Nếu Thân vượng mà kiêu ấn ít và thực thương nhiều thì dụng thần đầu tiên thường phải là tài tinh, sau đó mới là quan sát, cuối cùng mới là thực thương) thì dụng thần đầu tiên phải là tài tinh và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong trụ năm.
Thủy làm dụng thần có -1đh. Thổ khắc dụng thần nên có 1đh. Hỏa sinh kỵ thần Thổ nên có 0,5đh. Mộc và Kim là hỷ thần đều có -0,5đh.
Kính mong thầy chỉ dẫn cho em!
Trân trọng cảm ơn thầy.
Chúc Thầy mạnh khỏe!

Tất cả đều đúng, hy vọng với tốc độ này chỉ vài tháng nữa thôi là bạn có thể tự tìm ra những cái sai trong các bài luận về các ví dụ mẫu trong sách Trích Thiên Tủy.

VULONG
15-06-18, 16:09
Thưa Thầy VuLong
Em đang học lớp tứ trụ và cũng muốn theo môn này lâu dài(không biết có đủ duyên ko).
Qua pp xác định thân vượng, nhược và tìm dụng thần của Thầy em rất tâm đắc và ham thích. Em thấy cách xác định Dụng Thần chuẩn sẽ là thành quả cho dự đoán mệnh theo Tứ trụ Tử Bình:
->xác định Thân vượng, nhược-> xác định được dụng thần ->khi xác định được Dụng thần thì căn cứ vào đại vận sẽ có vận hỷ dụng thần và vận kỵ thần.
Nhưng có những tứ trụ vận hỷ dụng thần lại là vận kỵ thần làm cho người luận cứ nghi ngờ là đã xác định chưa đúng Dụng Thần!?!

Khi đã xác định chính xác Thân vượng hay nhược và Dụng thần rồi thì cứ yên tâm xem các can của đại vận mang hành hỷ dụng thì nó là vận hỷ dụng còn mang hành kỵ thần thì nó là vận kỵ thần (trừ khi nó hóa thành hành khác thì phải xét lại).

Thường khi can đại vận không hóa thành hành khác thì tính chất nó là vận hỷ dụng hay kỵ không thay đổi nhưng độ tốt xấu của nó sẽ thay đổi khi nó chịu sự tác động (hình, xung, khắc hợp...) qua lại giữa các can chi trong Tứ Trụ với đại vận (khi chưa tính đến lưu niên).

Vì vậy, cần phải nắm được NĂM HẠN của người có Tứ trụ, muốn vậy thì phải nắm chắc phần PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐIỂM HẠN của Thầy thì mới kiểm tra nhanh và xác định chính xác được Dụng thần.

Đây là phương pháp cuối cùng khi thông tin về đương số không có nhiều để xác định xem giờ sinh có chính xác hay không. Bởi vì với phương pháp của tôi chỉ cần 1 thông tin tai họa nặng của người đó sẽ có thể kết luận được Tứ Trụ của người đó có chính xác hay không (thường chỉ sai về giờ sinh).

Ví dụ như Tứ Trụ của nhà Vật lý Stephen Hawking mất năm nay chẳng hạn mà ta không biết giờ sinh thì qua tiểu sử của ông ta khi luận các đại vận (theo phương pháp luận của tôi đã trình bầy trong chủ đề "Trở thành cao thủ Tử Bình về luận hành vận trong 3 tháng") sẽ biết được giờ sinh. Hoặc nếu không biết tiểu sử của ông ta thì đành phải dùng "Phương pháp tính điểm hạn" để xác định tổng điểm hạn của cả 12 giờ (theo can ngày) xem giờ nào gây ra tử vong (trong năm nay 2018) thì giờ đó chính là giờ sinh của ông ta (điều này khá tốn công sức và thời gian khi hiện giờ chưa lập trình được phương pháp này). Đây chính là điều kỳ diệu mà hình như chỉ có phương pháp của tôi mới có thể làm được mà thôi.

Không biết em hiểu thế có đúng không?
Mong Thầy chỉ dạy!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

Sau đây Phantien và các bạn thử kiểm tra những điều tôi đã viết trên vào phân tính cụ thể bài luận ví dụ số 475 trong cuốn Trích Thiên Tủy xem tác giả (người bình) luận đúng hay sai ra sao :

"475 - Đinh Hợi - Bính Ngọ - Mậu Dần - Giáp Dần

Ất Tị/ Giáp Thìn/ Quý Mão/ Nhâm Dần/ Tân Sửu/ Canh Tý

Mậu thổ sinh ở tháng Ngọ, trong cục Thiên Quan tuy vượng, Ấn tinh thái trọng, mộc tòng theo thế hỏa, hỏa tất đốt mộc, một điểm Hợi thủy, không thể sinh mộc khắc hỏa. Giao Quý vận, khắc Đinh sinh Giáp, bắc cực liền đăng khoa Giáp, ra trấn giữ một khu; Tân vận hợp Bính, làm quan thuận toại; giao Sửu vận, khắc thủy cáo bệnh, về hưu".

Bước đầu tiên Phantien và các bạn hãy xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần của Tứ Trụ này.

Bước thứ hai xem tác giả luận hành vận có ứng hợp với thực tế mà tác giả cho biết hay không ?

Bước thứ ba là tự Phantien và các bạn luận theo phương pháp mà các bạn đã học của tôi hay của các bạn đã học được của người khác xem đúng sai ra sao đề mọi người cùng tham khảo.

(Đúng sai ra sao tôi sẽ chỉ dẫn cụ thể.)

Thân chào.

phantien
16-06-18, 11:14
Kính chào Thầy Vulong
Cảm ơn Thầy đã động viên và chỉ dẫn chi tiết. Em xin Thầy tiếp tục chỉ dẫn cho em vdu sau:
Tứ trụ Nữ sinh ngày 25/9/1980 dl giờ Dần
Canh 10/Ất 3,2 /Tân 9/Canh 10
Thân 10/Dậu 9/Sửu 6 /Dần 4,1
Ta thấy:
Trong tứ trụ có thiên can Canh và Ất hợp hóa Kim vì có Dậu trụ tháng là thần dẫn, lục hợp Dậu trụ tháng với Sửu giờ hóa Kim nhờ Canh, Tân là thần dẫn. Dần trụ giờ bị Canh trụ giờ khắc trực tiếp, vì vậy ta phải khoanh tròn Canh, Ất, Dậu, Sửu, Dần.
1 – Canh trụ năm có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
2 – Ất trụ tháng có 3,2đv, vì vậy nó chỉ còn 3,2đv
3 – Tân trụ ngày có 9đv, vì vậy nó còn: 9đv
4 –Canh trụ giờ có 10đv, nó còn: 10đv
5 – Dần trụ giờ có 4,1đv, bị giảm 1/2 đv bởi Canh trụ giờ khắc trực tiếp, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 4,1*1/2*3/5đv = 1,23đv .
6 – Sửu trụ ngày có 6đv , nó còn: 6đv
7 – Dậu trụ tháng có 9đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 9*3/5đv = 5,4đv.
8 – Thân trụ năm có 10đv bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn:10*1/2=5đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
-0,5............-1.........-0,5..........0,5..........1
Mộc........Hỏa........Thổ.......Kim..... ....Thủy
1,23.........#3.........#6............44,6........ ..#7
Ta thấy Thân (Kim) lớn hơn Thực thương Thủy, Tài tinh Mộc và Quan sát Hỏa 1đv. Vì vậy Thân(Nhật chủ) rất vượng.Thân vượng mà Kiêu ấn ít thì dụng thần đầu tiên thường phải là Quan sát và dụng thần chính của nó là Bính tàng trong Dần trụ giờ.
Hỏa làm dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần nên có 1đh. Kim sinh kỵ thần Thủy nên có 0,5đh. Mộc và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh

Thưa thầy!
Nếu theo Lý thuyết thì đây là Tứ Trụ thuộc ngoại cách – Cách Kim độc vượng
Thỏa mãn những điều kiện sau đây :
a - Nhật can là Canh hay Tân.
b – Sinh vào các tháng Thân, Dậu, hoặc kim khí nắm lệnh.
c – Các địa chi có tam hội hoặc tam hợp hóa kim, hoặc kim nhiều thế vượng.
d – Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ để phá cách.
=>Dụng thần của cách này là kim, hỷ là thổ và thủy. Kỵ thần là hỏa và mộc.

Kính thầy sửa em chỗ sai và giúp em các thắc mắc nêu trên
Trân trọng cảm ơn Thầy!

phantien
16-06-18, 22:39
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn Thầy về sự chỉ dẫn cũng nhiệt tình trong những ngày qua. Em sẽ cố gắng hết sức mình để thấm nhận sự chỉ dạy của Thầy, em xin thầy tiếp tục chỉ dẫn ví dụ sau:
I. Ví dụ 475 Trích Thiên Tủy
• Càn tạo: Đinh Hợi/ Bính Ngọ / Mậu Dần/ Giáp Dần
Đinh 9/ Bính 10 / Mậu 10/ Giáp 3
Hợi 3,2/ Ngọ 10/ Dần 3 / Dần 3
• Các vận
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý
Ta thấy:
Trong tứ trụ có lục hợp Ngọ trụ tháng và Dần trụ ngày hợp hóa Hỏa vì có Bính, Đinh trụ năm và tháng là thần dẫn. Đinh trụ năm bị Hợi trụ năm khắc trực tiếp, Mậu trụ ngày bị Giáp trụ giờ khắc gần vì vậy ta phải khoanh tròn Đinh, Mậu, Ngọ, Dần.
1 – Đinh trụ năm có 9đv, bị giảm 1/2 đv bởi Hợi trụ năm khắc trực tiếp, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 9*1/2*3/5đv = 2,7đv.
2 – Bính trụ tháng có 10đv bị giảm 1/5đv do Hợi trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó chỉ còn 10*4/5=8đv
3 – Mậu trụ ngày có 10đv, bị giảm 1/3đv do Giáp trụ giờ khắc gần, bị giảm 1/5đv do Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn: 10*2/3*4/5=5,33đv
4 –Giáp trụ giờ có 3đv, nó còn: 3đv
5 – Dần trụ giờ có 3đv, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3*3/5đv = 1,8đv .
6 – Dần trụ ngày có 3đv, nó không bị khắc, nên nó còn: 3đv
7 – Ngọ trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
8 – Hợi trụ năm có 3,2đv bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 3,2*1/2=1,6đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
-0,5..........-1.........-0,5........0,5..........1
Thủy........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
1,6...........4,8.........19,7.......5,33........#
Ta thấy Thân (Thổ) lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Mộc và Quan sát Hỏa 1đv. Vì vậy Thân(Nhật chủ) vượng.Thân vượng mà Kiêu ấn nhiều (có 4 can chi và 1 tổ hợp hóa Hỏa) thì dụng thần đầu tiên thường phải là Tài tinh Mộc và dụng thần chính của nó là Giáp tàng trong Hợi trụ năm.
Mộc làm dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần nên có 1đh. Thổ sinh kỵ thần Kim nên có 0,5đh. Hỏa và Thuỷ là hỷ thần đều có -0,5đh
II. Theo gợi ý của tác giả
Vận Quý Mão:Vận này phát quan, đăng bảng vàng, làm tướng trấn giữ một khu.
Vận Tân Sửu: Vận này do Tân đại vận hợp Bính, nên công việc quan thuận lợi, sang vận Sửu (tác giả vẫn thể hiện là Can quản những năm đầu và Chi quản những năm cuối) thì do Sửu thổ chi đại vận khắc hỷ dụng thần nên thất thế, cáo quan và xin về hưu.
III. Luận Vận hành:
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý
Theo sơ đồ tính toán trên thì hỷ dụng thần là Mộc, Thủy và Hỏa nên các vận:
Ất Tị, Giáp Thìn, Quý Mão, Nhâm Dần, đều có các can (Ất, Giáp, Quý Nhâm) là hỷ dụng thần, các chi có Mão, Dần, Tị là theo phương hỷ dụng thần nên vận này đa số là tốt.
Tân Sửu là hành của Kỵ thần (Tân là Kim mang hành kỵ thần) nhưng Tân Mộ ở Đại vận, và Tân lại hợp với Bính trụ tháng nên vận này không được xem là vận kỵ thần mà trở thành vận hỷ thần.
Canh Tý là hành của Kỵ thần (Canh là Kim mang hành kỵ thần) có Canh tử ở Đại vận, nhưng Canh lại khắc dụng thần Giáp, nên vận này không được xem là xấu, mặc dù chi Tý là hỷ dụng thần.
Kính thưa Thầy, phần luận vận hành của em mới chỉ làm được đến đây thôi ạ. Mong Thầy tiếp tục chỉ dẫn cho em.
Trân trọng cảm ơn Thầy. Chúc Thầy ngày cuối tuần vui vẻ!

VULONG
17-06-18, 03:06
Kính chào Thầy Vulong
Cảm ơn Thầy đã động viên và chỉ dẫn chi tiết. Em xin Thầy tiếp tục chỉ dẫn cho em vdu sau:
Tứ trụ Nữ sinh ngày 25/9/1980 dl giờ Dần
Canh 10/Ất 3,2 /Tân 9/Canh 10
Thân 10/Dậu 9/Sửu 6 /Dần 4,1
Ta thấy:
Trong tứ trụ có thiên can Canh và Ất hợp hóa Kim vì có Dậu trụ tháng là thần dẫn, lục hợp Dậu trụ tháng với Sửu giờ hóa Kim nhờ Canh, Tân là thần dẫn. Dần trụ giờ bị Canh trụ giờ khắc trực tiếp, vì vậy ta phải khoanh tròn Canh, Ất, Dậu, Sửu, Dần.
1 – Canh trụ năm có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv. OK
2 – Ất trụ tháng có 3,2đv, vì vậy nó chỉ còn 3,2đv OK
3 – Tân trụ ngày có 9đv, vì vậy nó còn: 9đv OK
4 –Canh trụ giờ có 10đv, nó còn: 10đv OK
5 – Dần trụ giờ có 4,1đv, bị giảm 1/2 đv bởi Canh trụ giờ khắc trực tiếp, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 4,1*1/2*3/5đv = 1,23đv. Dần không bị Tân và Thân khắc sao ?
6 – Sửu trụ ngày có 6đv , nó còn: 6đv OK
7 – Dậu trụ tháng có 9đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 9*3/5đv = 5,4đv. OK
8 – Thân trụ năm có 10đv bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn:10*1/2=5đv Thân còn điểm đắc địa Kình Dương của Tân ở Thân nữa.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
-0,5............-1.........-0,5..........0,5..........1
Mộc........Hỏa........Thổ.......Kim..... ....Thủy
1,23.........#3.........#6............44,6........ ..#7
Ta thấy Thân (Kim) lớn hơn Thực thương Thủy, Tài tinh Mộc và Quan sát Hỏa 1đv. Vì vậy Thân(Nhật chủ) rất vượng.Thân vượng mà Kiêu ấn ít thì dụng thần đầu tiên thường phải là Quan sát và dụng thần chính của nó là Bính tàng trong Dần trụ giờ.
Hỏa làm dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần nên có 1đh. Kim sinh kỵ thần Thủy nên có 0,5đh. Mộc và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh

Thưa thầy!
Nếu theo Lý thuyết thì đây là Tứ Trụ thuộc ngoại cách – Cách Kim độc vượng OK
Thỏa mãn những điều kiện sau đây :
a - Nhật can là Canh hay Tân.
b – Sinh vào các tháng Thân, Dậu, hoặc kim khí nắm lệnh.
c – Các địa chi có tam hội hoặc tam hợp hóa kim, hoặc kim nhiều thế vượng.
d – Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ để phá cách.
=>Dụng thần của cách này là kim, hỷ là thổ và thủy. Kỵ thần là hỏa và mộc. Đúng như vậy.

Kính thầy sửa em chỗ sai và giúp em các thắc mắc nêu trên
Trân trọng cảm ơn Thầy!

.................................................. ............

VULONG
17-06-18, 03:39
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn Thầy về sự chỉ dẫn cũng nhiệt tình trong những ngày qua. Em sẽ cố gắng hết sức mình để thấm nhận sự chỉ dạy của Thầy, em xin thầy tiếp tục chỉ dẫn ví dụ sau:
I. Ví dụ 475 Trích Thiên Tủy
• Càn tạo: Đinh Hợi/ Bính Ngọ / Mậu Dần/ Giáp Dần
Đinh 9/ Bính 10 / Mậu 10/ Giáp 3
Hợi 3,2/ Ngọ 10/ Dần 3 / Dần 3
• Các vận
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý
Ta thấy:
Trong tứ trụ có lục hợp Ngọ trụ tháng và Dần trụ ngày (là bán hợp chứ không phải lục hợp) hợp hóa Hỏa vì có Bính, Đinh trụ năm và tháng là thần dẫn. Đinh trụ năm bị Hợi trụ năm khắc trực tiếp, Mậu trụ ngày bị Giáp trụ giờ khắc gần vì vậy ta phải khoanh tròn Đinh, Mậu, Ngọ, Dần.
1 – Đinh trụ năm có 9đv, bị giảm 1/2 đv bởi Hợi trụ năm khắc trực tiếp, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 9*1/2*3/5đv = 2,7đv.
2 – Bính trụ tháng có 10đv bị giảm 1/5đv do Hợi trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó chỉ còn 10*4/5=8đv
3 – Mậu trụ ngày có 10đv, bị giảm 1/3đv do Giáp trụ giờ khắc gần, bị giảm 1/5đv do Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn: 10*2/3*4/5=5,33đv
4 –Giáp trụ giờ có 3đv, nó còn: 3đv
5 – Dần trụ giờ có 3đv, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3*3/5đv = 1,8đv .
6 – Dần trụ ngày có 3đv, nó không bị khắc, nên nó còn: 3đv
7 – Ngọ trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
8 – Hợi trụ năm có 3,2đv bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 3,2*1/2=1,6đv

Nói chung tất cả phần trên đều đúng (trừ câu lục hợp)

Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
-0,5..........-1.........-0,5........0,5..........1
Thủy........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
1,6...........4,8.........19,7.......5,33........#

Ta thấy Thân (Thổ) lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Mộc và Quan sát Hỏa 1đv Sai vì Thân có 5,33 đv không lớn hơn Quan Sát 1 đv vì Quan Sát có 4,8 đv.

Trong trường hợp này Kiêu Ấn sinh được 50% đv của nó cho Thân qua quy tắc thứ nhất như sau :

1 - Nếu Thân nhược mà Kiêu Ấn lớn hơn Thực Thương và Tài Tinh thêm Nhật can được lệnh thì Kiêu Ấn sinh được 50% đv của nó cho Thân.
2 - ....
.....

Hãy đọc lại lý thuyết (hình như ở Tuần Thứ Hai thì phải).

Vì vậy Thân(Nhật chủ) vượng.Thân vượng mà Kiêu ấn nhiều (có 4 can chi và 1 tổ hợp hóa Hỏa) thì dụng thần đầu tiên thường phải là Tài tinh OK Mộc (Sai, phải là Thủy) và dụng thần chính của nó là Giáp (Sai, phải là Nhâm) tàng trong Hợi trụ năm.

Vì Thân vượng mà Kiêu Ấn nhiều thì dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh (vì nó khắc Kiêu Ấn), còn Quan Sát phải là kỵ thần (vì khả năng khắc Thân không bằng sinh cho Kiêu Ấn nên là xấu - hiểu đơn giản là Quan Sát phải sinh cho Kiêu Ấn quá nhiều nên không còn sức để khắc Thân được nữa).

Hãy luận lại các vận xem sao (chú ý vận Quý Mão).

Đoạn sau bỏ vì sai.

Mộc làm dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần nên có 1đh. Thổ sinh kỵ thần Kim nên có 0,5đh. Hỏa và Thuỷ là hỷ thần đều có -0,5đh
II. Theo gợi ý của tác giả
Vận Quý Mão:Vận này phát quan, đăng bảng vàng, làm tướng trấn giữ một khu.
Vận Tân Sửu: Vận này do Tân đại vận hợp Bính, nên công việc quan thuận lợi, sang vận Sửu (tác giả vẫn thể hiện là Can quản những năm đầu và Chi quản những năm cuối) thì do Sửu thổ chi đại vận khắc hỷ dụng thần nên thất thế, cáo quan và xin về hưu.
III. Luận Vận hành:
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý
Theo sơ đồ tính toán trên thì hỷ dụng thần là Mộc, Thủy và Hỏa nên các vận:
Ất Tị, Giáp Thìn, Quý Mão, Nhâm Dần, đều có các can (Ất, Giáp, Quý Nhâm) là hỷ dụng thần, các chi có Mão, Dần, Tị là theo phương hỷ dụng thần nên vận này đa số là tốt.
Tân Sửu là hành của Kỵ thần (Tân là Kim mang hành kỵ thần) nhưng Tân Mộ ở Đại vận, và Tân lại hợp với Bính trụ tháng nên vận này không được xem là vận kỵ thần mà trở thành vận hỷ thần.
Canh Tý là hành của Kỵ thần (Canh là Kim mang hành kỵ thần) có Canh tử ở Đại vận, nhưng Canh lại khắc dụng thần Giáp, nên vận này không được xem là xấu, mặc dù chi Tý là hỷ dụng thần.
Kính thưa Thầy, phần luận vận hành của em mới chỉ làm được đến đây thôi ạ. Mong Thầy tiếp tục chỉ dẫn cho em.
Trân trọng cảm ơn Thầy. Chúc Thầy ngày cuối tuần vui vẻ!

.................................................. ..........

phantien
17-06-18, 11:55
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn Thầy đã chỉ dẫn cho em. Em xin gửi lại bản sửa, kính mong thầy duyệt ạ.

Tứ trụ Nữ sinh ngày 25/9/1980 dl giờ Dần
Canh 10/Ất 3,2 /Tân 9/Canh 10
Thân 10/Dậu 9/Sửu 6 /Dần 4,1
Ta thấy:
Trong tứ trụ có thiên can Canh và Ất hợp hóa Kim vì có Dậu trụ tháng là thần dẫn, lục hợp Dậu trụ tháng với Sửu giờ hóa Kim nhờ Canh, Tân là thần dẫn. Dần trụ giờ bị Canh trụ giờ khắc trực tiếp, vì vậy ta phải khoanh tròn Canh, Ất, Dậu, Sửu, Dần.
1 – Canh trụ năm có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
2 – Ất trụ tháng có 3,2đv, vì vậy nó chỉ còn 3,2đv
3 – Tân trụ ngày có 9đv, vì vậy nó còn: 9đv
4 –Canh trụ giờ có 10đv, nó còn: 10đv
5 – Dần trụ giờ có 4,1đv, bị giảm 1/2 đv bởi Canh trụ giờ khắc trực tiếp, bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ ngày khắc cách 1 ngôi, bị giảm 1/10 đv bởi Thân trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 4,1*1/2*4/5*9/10*3/5đv = 0,89đv.
6 – Sửu trụ ngày có 6đv, nó còn: 6đv
7 – Dậu trụ tháng có 9đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 9*3/5đv = 5,4đv.
8 – Thân trụ năm có 10đv, nó có điểm đắc địa Kình Dương tại Thân trụ năm là 4,3 đv, bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: (10+4,3)*1/2=7,15đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
0,5...........1.........-0,5..........-1..........-0,5
Mộc........Hỏa........Thổ........Kim..... ....Thủy
0,89........#3........#6.........46,75.........#7
Nếu theo Lý thuyết" IV - Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt - Cách độc vượng " thì tứ trụ này có là Cách Kim độc vượng - vì thỏa mãn những điều kiện sau đây:
a - Nhật can là Canh hay Tân.
b – Sinh vào các tháng Thân, Dậu, hoặc kim khí nắm lệnh.
c – Các địa chi có tam hội hoặc tam hợp hóa kim, hoặc kim nhiều thế vượng.
d – Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ để phá cách.
=>Kết luận: Dụng thần của tứ trụ trên là Kim, hỷ là Thổ và Thủy. Kỵ thần là Hỏa và Mộc.

VULONG
17-06-18, 14:05
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn Thầy đã chỉ dẫn cho em. Em xin gửi lại bản sửa, kính mong thầy duyệt ạ.

Tứ trụ Nữ sinh ngày 25/9/1980 dl giờ Dần
Canh 10/Ất 3,2 /Tân 9/Canh 10
Thân 10/Dậu 9/Sửu 6 /Dần 4,1
Ta thấy:
Trong tứ trụ có thiên can Canh và Ất hợp hóa Kim vì có Dậu trụ tháng là thần dẫn, lục hợp Dậu trụ tháng với Sửu giờ hóa Kim nhờ Canh, Tân là thần dẫn. Dần trụ giờ bị Canh trụ giờ khắc trực tiếp, vì vậy ta phải khoanh tròn Canh, Ất, Dậu, Sửu, Dần.
1 – Canh trụ năm có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
2 – Ất trụ tháng có 3,2đv, vì vậy nó chỉ còn 3,2đv
3 – Tân trụ ngày có 9đv, vì vậy nó còn: 9đv
4 –Canh trụ giờ có 10đv, nó còn: 10đv
5 – Dần trụ giờ có 4,1đv, bị giảm 1/2 đv bởi Canh trụ giờ khắc trực tiếp, bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ ngày khắc cách 1 ngôi, bị giảm 1/10 đv bởi Thân trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 4,1*1/2*4/5*9/10*3/5đv = 0,89đv.
6 – Sửu trụ ngày có 6đv, nó còn: 6đv
7 – Dậu trụ tháng có 9đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 9*3/5đv = 5,4đv.
8 – Thân trụ năm có 10đv, nó có điểm đắc địa Kình Dương tại Thân trụ năm là 4,3 đv, bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: (10+4,3)*1/2=7,15đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
0,5...........1.........-0,5..........-1..........-0,5
Mộc........Hỏa........Thổ........Kim..... ....Thủy
0,89........#3........#6.........46,75.........#7
Nếu theo Lý thuyết" IV - Dụng thần của các mệnh cục đặc biệt - Cách độc vượng " thì tứ trụ này có là Cách Kim độc vượng - vì thỏa mãn những điều kiện sau đây:
a - Nhật can là Canh hay Tân.
b – Sinh vào các tháng Thân, Dậu, hoặc kim khí nắm lệnh.
c – Các địa chi có tam hội hoặc tam hợp hóa kim, hoặc kim nhiều thế vượng.
d – Trong tứ trụ không có Bính, Đinh, Tỵ, Ngọ để phá cách.
=>Kết luận: Dụng thần của tứ trụ trên là Kim, hỷ là Thổ và Thủy. Kỵ thần là Hỏa và Mộc.

Tất cả đúng.

phantien
18-06-18, 10:29
Thưa thầy!
Đúng, để xác định chuẩn Tứ trụ thì chỉ có PP của Thầy là nhanh và chính xác (nếu thực hành được ). Vì hiện các tuổi từ 8x trở về trước là thường các cụ nhớ sai ngày giờ nên khi xem Tứ trụ sẽ không chuẩn được. Nên xu hướng xem tử vi và tướng mặt để kiểm tra lại ngày giờ ứng với các mốc của đời mình.
Vì vậy PP của Thầy là rất khoa học và thực tế, phù hợp với xã hội phát triển hiện nay, mà những người trẻ tuổi như bọn em hiện nay có thể vận dụng vào cuộc sống của mình được.
Cảm ơn Thầy rất nhiều!

phantien
19-06-18, 02:53
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn Thầy về sự chỉ dẫn cũng nhiệt tình trong những ngày qua, em xin gửi lại bản sửa, Kính mong thầy tiếp tục chỉ dẫn:
I. Ví dụ 475 Trích Thiên Tủy
• Càn tạo: Đinh Hợi/ Bính Ngọ / Mậu Dần/ Giáp Dần
Đinh 9/ Bính 10 / Mậu 10/ Giáp 3
Hợi 3,2/ Ngọ 10/ Dần 3 / Dần 3
• Các vận
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý
Ta thấy:
Trong tứ trụ có bán hợp Ngọ trụ tháng và Dần trụ ngày hợp hóa Hỏa vì có Bính, Đinh trụ năm và tháng là thần dẫn. Đinh trụ năm bị Hợi trụ năm khắc trực tiếp, Mậu trụ ngày bị Giáp trụ giờ khắc gần vì vậy ta phải khoanh tròn Đinh, Mậu, Ngọ, Dần.
1 – Đinh trụ năm có 9đv, bị giảm 1/2 đv bởi Hợi trụ năm khắc trực tiếp, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 9*1/2*3/5đv = 2,7đv.
2 – Bính trụ tháng có 10đv bị giảm 1/5đv do Hợi trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó chỉ còn 10*4/5=8đv
3 – Mậu trụ ngày có 10đv, bị giảm 1/3đv do Giáp trụ giờ khắc gần, bị giảm 1/5đv do Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn: 10*2/3*4/5=5,33đv
4 –Giáp trụ giờ có 3đv, nó còn: 3đv
5 – Dần trụ giờ có 3đv, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3*3/5đv = 1,8đv .
6 – Dần trụ ngày có 3đv, nó không bị khắc, nên nó còn: 3đv
7 – Ngọ trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
8 – Hợi trụ năm có 3,2đv bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 3,2*1/2=1,6đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
-1..........-0,5.........0,5..........-1............-0,5
Thủy........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
1,6...........4,8.........19,7.........15,18...... ......#
Ta thấy Thân (Thổ) không lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Mộc và Quan sát Hỏa 1đv. Vì vậy Thân(Nhật chủ) nhược, nếu sử dụng giả thiết 194/(47a;98) – Nếu Thân nhược nhưng điểm vượng vùng tâm của kiêu ấn lớn hơn điểm vượng vùng tâm của thực thương và tài tinh và can ngày được lệnh (nếu can ngày không được lệnh thì điểm vượng vùng tâm của Thân không nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của tài tinh và quan sát) thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân
=> Do vậy Thân vượng mà Kiêu ấn nhiều (có 4 can chi và 1 tổ hợp hóa Hỏa) thì dụng thần đầu tiên thường phải là Tài tinh Thủy và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong Hợi trụ năm.
Thủy làm dụng thần có -1đh. Thổ khắc dụng thần nên có 1đh. Hỏa sinh kỵ thần Thổ nên có 0,5đh. Kim và Mộc là hỷ thần đều có -0,5đh
II. Luận Vận hành:
• Đinh Hợi/ Bính Ngọ / Mậu Dần/ Giáp Dần
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý
Theo sơ đồ tính toán trên thì hỷ dụng thần là Thủy, Mộc và Kim nên các vận:
Ất Tị: Can vận Ất là hỷ dụng thần; Tuy nhiên Tị xung Hợi nên có sự nguy hiểm, nên vận này là vận bình thường.
Giáp Thìn: Can vận Giáp giúp cho, Giáp (hỷ thần) là tốt; Chi vận Thìn thổ khắc Nhâm thuỷ (DT) thì không tốt; nhưng nhờ có Giáp Mộc phá Thổ cứu vãn lại, nên là một vận trung bình.
Quý Mão: Quý hợp Mậu (hoá Hoả), chữ QUÝ mất hết nguyên chất Thuỷ, không thể giúp cho Nhâm thủy được nữa, thì vận này là vận không tốt;
Nhâm Dần: Nhâm cùng hành với DT, nhưng Dần bán hợp Ngọ thành Hỏa cục nên vận này bình thường.
Tân Sửu: Kim sinh Thuỷ Dụng thần, là vận tốt, nhưng Sửu thổ khắc Nhâm thuỷ (DT) thì không tốt; may nhờ có Giáp Mộc phá Thổ cứu vãn lại, nên là một vận trung bình.
Canh Tý: Kim sinh Thủy, giúp cho DT, là vận khá .
Kính thưa Thầy, phần luận vận hành của em mới chỉ làm được đến đây thôi ạ. Mong Thầy tiếp tục chỉ dẫn cho em.
Trân trọng cảm ơn Thầy. Chúc Thầy một ngày mới vui vẻ

VULONG
19-06-18, 03:21
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn Thầy về sự chỉ dẫn cũng nhiệt tình trong những ngày qua, em xin gửi lại bản sửa, Kính mong thầy tiếp tục chỉ dẫn:
I. Ví dụ 475 Trích Thiên Tủy
• Càn tạo: Đinh Hợi/ Bính Ngọ / Mậu Dần/ Giáp Dần
Đinh 9/ Bính 10 / Mậu 10/ Giáp 3
Hợi 3,2/ Ngọ 10/ Dần 3 / Dần 3
• Các vận
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý
Ta thấy:
Trong tứ trụ có bán hợp Ngọ trụ tháng và Dần trụ ngày hợp hóa Hỏa vì có Bính, Đinh trụ năm và tháng là thần dẫn. Đinh trụ năm bị Hợi trụ năm khắc trực tiếp, Mậu trụ ngày bị Giáp trụ giờ khắc gần vì vậy ta phải khoanh tròn Đinh, Mậu, Ngọ, Dần.
1 – Đinh trụ năm có 9đv, bị giảm 1/2 đv bởi Hợi trụ năm khắc trực tiếp, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 9*1/2*3/5đv = 2,7đv.
2 – Bính trụ tháng có 10đv bị giảm 1/5đv do Hợi trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó chỉ còn 10*4/5=8đv
3 – Mậu trụ ngày có 10đv, bị giảm 1/3đv do Giáp trụ giờ khắc gần, bị giảm 1/5đv do Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn: 10*2/3*4/5=5,33đv
4 –Giáp trụ giờ có 3đv, nó còn: 3đv
5 – Dần trụ giờ có 3đv, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3*3/5đv = 1,8đv .
6 – Dần trụ ngày có 3đv, nó không bị khắc, nên nó còn: 3đv
7 – Ngọ trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
8 – Hợi trụ năm có 3,2đv bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 3,2*1/2=1,6đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
-1..........-0,5.........0,5..........-1............-0,5
Thủy........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
1,6...........4,8.........19,7.........15,18...... ......#
Ta thấy Thân (Thổ) không lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Mộc và Quan sát Hỏa 1đv. Vì vậy Thân(Nhật chủ) nhược, nếu sử dụng giả thiết 194/(47a;98) – Nếu Thân nhược nhưng điểm vượng vùng tâm của kiêu ấn lớn hơn điểm vượng vùng tâm của thực thương và tài tinh và can ngày được lệnh (nếu can ngày không được lệnh thì điểm vượng vùng tâm của Thân không nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của tài tinh và quan sát) thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân
=> Do vậy Thân vượng mà Kiêu ấn nhiều (có 4 can chi và 1 tổ hợp hóa Hỏa) thì dụng thần đầu tiên thường phải là Tài tinh Thủy và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong Hợi trụ năm.
Thủy làm dụng thần có -1đh. Thổ khắc dụng thần nên có 1đh. Hỏa sinh kỵ thần Thổ nên có 0,5đh. Kim và Mộc là hỷ thần đều có -0,5đh Mộc không phải là hỷ thần mà là kỵ thần bởi vì khi Thân vượng mà Kiêu Ấn nhiều thì Quan Sát khắc Thân thì ít mà phải sinh cho Kiêu Ấn thì nhiều nên là xấu. Vì vậy trong trường hợp này thì phải nhớ Quan Sát luôn luôn là kỵ thần (có điểm hạn dương).

Thử luận lại hành vận khi Mộc là kỵ thần xem có phù hợp với thực tế của đương số hay không (nhớ đừng bỏ sót các tổ hợp của cả thiên can và địa chi ở từng vận) ?

II. Luận Vận hành :
• Đinh Hợi/ Bính Ngọ / Mậu Dần/ Giáp Dần
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý
Theo sơ đồ tính toán trên thì hỷ dụng thần là Thủy, Mộc và Kim nên các vận:
Ất Tị: Can vận Ất là hỷ dụng thần; Tuy nhiên Tị xung Hợi nên có sự nguy hiểm, nên vận này là vận bình thường.
Giáp Thìn: Can vận Giáp giúp cho, Giáp (hỷ thần) là tốt; Chi vận Thìn thổ khắc Nhâm thuỷ (DT) thì không tốt; nhưng nhờ có Giáp Mộc phá Thổ cứu vãn lại, nên là một vận trung bình.
Quý Mão: Quý hợp Mậu (hoá Hoả), chữ QUÝ mất hết nguyên chất Thuỷ, không thể giúp cho Nhâm thủy được nữa, thì vận này là vận không tốt;
Nhâm Dần: Nhâm cùng hành với DT, nhưng Dần bán hợp Ngọ thành Hỏa cục nên vận này bình thường.
Tân Sửu: Kim sinh Thuỷ Dụng thần, là vận tốt, nhưng Sửu thổ khắc Nhâm thuỷ (DT) thì không tốt; may nhờ có Giáp Mộc phá Thổ cứu vãn lại, nên là một vận trung bình.
Canh Tý: Kim sinh Thủy, giúp cho DT, là vận khá .
Kính thưa Thầy, phần luận vận hành của em mới chỉ làm được đến đây thôi ạ. Mong Thầy tiếp tục chỉ dẫn cho em.
Trân trọng cảm ơn Thầy. Chúc Thầy một ngày mới vui vẻ

.................................................. ..................

phantien
20-06-18, 03:10
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn Thầy về sự chỉ dẫn cũng nhiệt tình trong những ngày qua, em xin gửi lại bản sửa, Kính mong thầy tiếp tục chỉ dẫn:
I. Ví dụ 475 Trích Thiên Tủy
• Càn tạo: Đinh Hợi/ Bính Ngọ / Mậu Dần/ Giáp Dần
Đinh 9/ Bính 10 / Mậu 10/ Giáp 3
Hợi 3,2/ Ngọ 10/ Dần 3 / Dần 3
• Các vận
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý
Ta thấy:
Trong tứ trụ có bán hợp Ngọ trụ tháng và Dần trụ ngày hợp hóa Hỏa vì có Bính, Đinh trụ năm và tháng là thần dẫn. Đinh trụ năm bị Hợi trụ năm khắc trực tiếp, Mậu trụ ngày bị Giáp trụ giờ khắc gần vì vậy ta phải khoanh tròn Đinh, Mậu, Ngọ, Dần.
1 – Đinh trụ năm có 9đv, bị giảm 1/2 đv bởi Hợi trụ năm khắc trực tiếp, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 9*1/2*3/5đv = 2,7đv.
2 – Bính trụ tháng có 10đv bị giảm 1/5đv do Hợi trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó chỉ còn 10*4/5=8đv
3 – Mậu trụ ngày có 10đv, bị giảm 1/3đv do Giáp trụ giờ khắc gần, bị giảm 1/5đv do Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn: 10*2/3*4/5=5,33đv
4 –Giáp trụ giờ có 3đv, nó còn: 3đv
5 – Dần trụ giờ có 3đv, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3*3/5đv = 1,8đv .
6 – Dần trụ ngày có 3đv, nó không bị khắc, nên nó còn: 3đv
7 – Ngọ trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
8 – Hợi trụ năm có 3,2đv bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 3,2*1/2=1,6đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
-1.......... .0,5.........0,5..........1............-0,5
Thủy........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
1,6...........4,8.........19,7.........15,18...... ......#
Ta thấy Thân (Thổ) không lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Mộc và Quan sát Hỏa 1đv. Vì vậy Thân(Nhật chủ) nhược, nếu sử dụng giả thiết 194/(47a;98) – Nếu Thân nhược nhưng điểm vượng vùng tâm của kiêu ấn lớn hơn điểm vượng vùng tâm của thực thương và tài tinh và can ngày được lệnh (nếu can ngày không được lệnh thì điểm vượng vùng tâm của Thân không nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của tài tinh và quan sát) thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân
=> Do vậy Thân vượng mà Kiêu ấn nhiều (có 4 can chi và 1 tổ hợp hóa Hỏa) thì dụng thần đầu tiên thường phải là Tài tinh Thủy và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong Hợi trụ năm.
Thủy làm dụng thần có -1đh. Thổ khắc dụng thần nên có 1đh. Hỏa sinh kỵ thần Thổ nên có 0,5đh và Mộc có 0,5đh (Áp dụng: Điểm hạn của ngũ hành-c-Các trường hợp ngoại lệ: b- Nếu Thân vượng và Kiêu ấn nhiều thì Quan sát mang dấu dương). Kim Mộc là hỷ thần có -0,5đh
II. Luận Vận hành:
• Đinh Hợi/ Bính Ngọ / Mậu Dần/ Giáp Dần
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý
Theo sơ đồ tính toán trên thì hỷ dụng thần là Thủy, Kim nên các vận:
Ất Tị: Can vận Ất là kỵ thần, khắc Nhật chủ Mậu thổ; chi đại vận Tị xung Hợi nên có sự nguy hiểm, nên vận này là vận xấu;
Giáp Thìn: Giáp là Thất sát của Nhật chủ Mậu thổ, chi vận Thìn thổ khắc Hợi thuỷ, nên vận này là vận xấu;
Quý Mão: Quý hợp Mậu (hoá Hoả), chữ QUÝ mất hết nguyên chất Thuỷ, không thể giúp cho Nhâm thủy được nữa, lại thêm Hợi bán hợp với Mão mộc hóa thành Mộc cục là hành kỵ thần, do vậy vận này là vận rất xấu;
Nhâm Dần: Đinh hợp Nhâm (hóa Mộc), Dụng thần bị trói buộc, lục hợp Dần và Hợi hóa Mộc hành kỵ thần, nên vận này cũng rất xấu;
Tân Sửu: Bính hợp Tân (hóa Thủy) hỷ Dụng thần, là vận tốt, nhưng Sửu hại Ngọ, nên là một vận xấu;
Canh Tý: Tuy Kim sinh Thuỷ, nhưng Tý xung Ngọ - là Ðại vận xấu
Kính thưa Thầy, mong Thầy tiếp tục chỉ dẫn cho em.
Trân trọng cảm ơn Thầy. Chúc Thầy khỏe!

VULONG
20-06-18, 03:48
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn Thầy về sự chỉ dẫn cũng nhiệt tình trong những ngày qua, em xin gửi lại bản sửa, Kính mong thầy tiếp tục chỉ dẫn:
I. Ví dụ 475 Trích Thiên Tủy
• Càn tạo: Đinh Hợi/ Bính Ngọ / Mậu Dần/ Giáp Dần
Đinh 9/ Bính 10 / Mậu 10/ Giáp 3
Hợi 3,2/ Ngọ 10/ Dần 3 / Dần 3
• Các vận
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý
Ta thấy:
Trong tứ trụ có bán hợp Ngọ trụ tháng và Dần trụ ngày hợp hóa Hỏa vì có Bính, Đinh trụ năm và tháng là thần dẫn. Đinh trụ năm bị Hợi trụ năm khắc trực tiếp, Mậu trụ ngày bị Giáp trụ giờ khắc gần vì vậy ta phải khoanh tròn Đinh, Mậu, Ngọ, Dần.
1 – Đinh trụ năm có 9đv, bị giảm 1/2 đv bởi Hợi trụ năm khắc trực tiếp, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 9*1/2*3/5đv = 2,7đv.
2 – Bính trụ tháng có 10đv bị giảm 1/5đv do Hợi trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó chỉ còn 10*4/5=8đv
3 – Mậu trụ ngày có 10đv, bị giảm 1/3đv do Giáp trụ giờ khắc gần, bị giảm 1/5đv do Dần trụ giờ khắc cách 1 ngôi, vì vậy nó còn: 10*2/3*4/5=5,33đv
4 –Giáp trụ giờ có 3đv, nó còn: 3đv
5 – Dần trụ giờ có 3đv, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 3*3/5đv = 1,8đv .
6 – Dần trụ ngày có 3đv, nó không bị khắc, nên nó còn: 3đv
7 – Ngọ trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 10*3/5đv = 6đv.
8 – Hợi trụ năm có 3,2đv bị giảm 1/2đv khi nó vào vùng tâm, nó còn: 3,2*1/2=1,6đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm hạn và điểm vượng của các hành trong vùng tâm:
-1.......... .0,5.........0,5..........1............-0,5
Thủy........Mộc........Hỏa.......Thổ..... ....Kim
1,6...........4,8.........19,7.........15,18...... ......#
Ta thấy Thân (Thổ) không lớn hơn Thực thương Kim, Tài tinh Mộc và Quan sát Hỏa 1đv. Vì vậy Thân(Nhật chủ) nhược, nếu sử dụng giả thiết 194/(47a;98) – Nếu Thân nhược nhưng điểm vượng vùng tâm của kiêu ấn lớn hơn điểm vượng vùng tâm của thực thương và tài tinh và can ngày được lệnh (nếu can ngày không được lệnh thì điểm vượng vùng tâm của Thân không nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của tài tinh và quan sát) thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân
=> Do vậy Thân vượng mà Kiêu ấn nhiều (có 4 can chi và 1 tổ hợp hóa Hỏa) thì dụng thần đầu tiên thường phải là Tài tinh Thủy và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong Hợi trụ năm.
Thủy làm dụng thần có -1đh. Thổ khắc dụng thần nên có 1đh. Hỏa sinh kỵ thần Thổ nên có 0,5đh và Mộc có 0,5đh (Áp dụng: Điểm hạn của ngũ hành-c-Các trường hợp ngoại lệ: b- Nếu Thân vượng và Kiêu ấn nhiều thì Quan sát mang dấu dương). Kim Mộc là hỷ thần có -0,5đh

Đoạn trên tất cả đã đúng.

II. Luận Vận hành:
• Đinh Hợi/ Bính Ngọ / Mậu Dần/ Giáp Dần
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý
Theo sơ đồ tính toán trên thì hỷ dụng thần là Thủy, Kim nên các vận:
Ất Tị: Can vận Ất là kỵ thần, khắc Nhật chủ Mậu thổ; chi đại vận Tị xung Hợi nên có sự nguy hiểm, nên vận này là vận xấu; OK
Giáp Thìn: Giáp là Thất sát của Nhật chủ Mậu thổ, chi vận Thìn thổ khắc Hợi thuỷ, nên vận này là vận xấu; OK
Quý Mão: Quý hợp Mậu (hoá Hoả) OK, chữ QUÝ mất hết nguyên chất Thuỷ, không thể giúp cho Nhâm thủy được nữa, lại thêm Hợi bán hợp với Mão mộc hóa thành Mộc cục OK là hành kỵ thần, do vậy vận này là vận rất xấu SAI, thực tế cho biết đây là vận cực đẹp qua câu "Giao Quý vận, khắc Đinh sinh Giáp, bắc cực liền đăng khoa Giáp, ra trấn giữ một khu". Vậy thì thử nghiên cứu xem vì sao mà lại luận là xấu ;
Nhâm Dần: Đinh hợp Nhâm (hóa Mộc) OK, Dụng thần bị trói buộc, lục hợp Dần và Hợi hóa Mộc hành kỵ thần Vì sao Dần hợp với Hợi mà không hợp với Ngọ ?, nên vận này cũng rất xấu Sai, vận này tác giả cho biết đương số chưa mất chức vẫn làm quan bình thường;
Tân Sửu: Bính hợp Tân (hóa Thủy) Sai, thần dẫn ở đâu mà hóa ? hỷ Dụng thần, là vận tốt, nhưng Sửu thổ khắc Nhâm thuỷ (DT) thì không tốt; may nhờ có Giáp Mộc phá Thổ cứu vãn lại, nên là một vận trung bình;
Canh Tý: Tuy Kim sinh Thuỷ, nhưng Tý xung Ngọ - là Ðại vận xấu
Kính thưa Thầy, mong Thầy tiếp tục chỉ dẫn cho em.
Trân trọng cảm ơn Thầy. Chúc Thầy khỏe!

2 vận Tân Sửu và Canh Tý chỉ cần luận sơ qua là 2 vận này là vận hỷ thần nhưng Tân bị Bính hợp và khắc thành mất là xấu nhưng đổi lại Bính trong Tứ Trụ là kỵ thần bị hợp lại là hay nên vận này coi như vận bình thường. Vận Canh Tý thì Canh là hỷ thần nhưng tử tuyệt tại vận mà còn bị Đinh và Bính trong Tứ Trụ khắc nên không còn là vận hỷ thần nữa, nhưng kéo lại là Nhâm dụng thần vượng ở vận Tý lên không xấu, có thể coi đây là vận bình thường.

Quan trọng là hãy nghiên cứu kỹ xem 2 vận Quý Mão và Nhâm Dần tại sao lại đẹp khi mà luận theo cách cục bình thường thì lại là xấu. Vậy thì liệu 2 vận này có thành Tòng cách được hay không ?

phantien
22-06-18, 00:11
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn Thầy vì sự chỉ dẫn nhiệt tình và chi tiết dễ hiểu. Em xin gửi lại bản sửa, kính mong Thầy chỉ giúp:
(Em xin chỉ gửi phần Luận vận hành 2 Đại vận Quý Mão và Nhâm Dần của Tứ trụ trong ví dụ 475 - Trích thiên Tủy)
Quý Mão: Quý hợp Mậu (hoá Hoả), chữ QUÝ mất hết nguyên chất Thuỷ, không thể giúp cho Nhâm thủy được nữa, lại thêm Hợi bán hợp với Mão mộc hóa thành Mộc cục.
Quan bị hợp là Ðại vận không tốt. Nhưng ta hãy xét Lưu niên trong Ðại vận này: Năm 1975 - Ất Mão – Ất là Chính Quan của Mậu, Ất lộc ở Mão, tức Quan được Lộc ở Đại vận này, nên người này thăng quan tiến chức. Các năm Bính Thìn (1976), Ðinh Tị (1977), Mậu Ngọ (1978): có Hỏa giúp cho Nhật nguyên Mậu thổ, nên trong các năm liên tiếp là tốt, thọ, và hưởng phú quý.
Nhâm Dần: Đinh hợp Nhâm (hóa Mộc), Dụng thần bị trói buộc, lục hợp Dần và Hợi hóa Mộc, Dần bán hợp Ngọ thành Hỏa; ta xét Lưu niên:
Lưu niên năm 1988 - Mậu Thìn: Ðại vận (Thổ) khắc DT (Thủy) và lại thêm Hợi tuyệt ở Mậu, cho nên dụng thần không vượng, rất dễ bị khắc mất, bị bãi chức về hưu

VULONG
22-06-18, 02:46
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn Thầy vì sự chỉ dẫn nhiệt tình và chi tiết dễ hiểu. Em xin gửi lại bản sửa, kính mong Thầy chỉ giúp:
(Em xin chỉ gửi phần Luận vận hành 2 Đại vận Quý Mão và Nhâm Dần của Tứ trụ trong ví dụ 475 - Trích thiên Tủy)
Quý Mão: Quý hợp Mậu (hoá Hoả), chữ QUÝ mất hết nguyên chất Thuỷ, không thể giúp cho Nhâm thủy được nữa, lại thêm Hợi bán hợp với Mão mộc hóa thành Mộc cục.
Quan bị hợp là Ðại vận không tốt. Nhưng ta hãy xét Lưu niên trong Ðại vận này: Năm 1975 - Ất Mão – Ất là Chính Quan của Mậu, Ất lộc ở Mão, tức Quan được Lộc ở Đại vận này, nên người này thăng quan tiến chức. Các năm Bính Thìn (1976), Ðinh Tị (1977), Mậu Ngọ (1978): có Hỏa giúp cho Nhật nguyên Mậu thổ, nên trong các năm liên tiếp là tốt, thọ, và hưởng phú quý.
Nhâm Dần: Đinh hợp Nhâm (hóa Mộc), Dụng thần bị trói buộc, lục hợp Dần và Hợi hóa Mộc, Dần bán hợp Ngọ thành Hỏa; ta xét Lưu niên:
Lưu niên năm 1988 - Mậu Thìn: Ðại vận (Thổ) khắc DT (Thủy) và lại thêm Hợi tuyệt ở Mậu, cho nên dụng thần không vượng, rất dễ bị khắc mất, bị bãi chức về hưu

Ở trên tôi đã hỏi thẳng là 2 vận Quý Mão và Nhâm Dần có thể Tòng được hay không mà Phantien không hiểu sao ?

Hiện tại hãy tập luận hành vận đi cái đã, khi nào tàm tạm rồi thì mới luận vận hạn của từng năm một (tức luận Lưu niên).

Nên chú ý tới các câu hỏi gợi ý của tôi.

phantien
23-06-18, 02:56
Kính chào Thầy Vulong
Thưa Thầy, Em xin lỗi Thầy vừa rồi do hiểu sai nên đã ko trả lời đúng ý Thầy, em vẫn luôn tuân theo chỉ dẫn, gợi ý của Thầy. Mong THầy tiếp tục chỉ dẫn ạ.
Theo lý thuyết Tòng cách – Cách phụ thuộc (hay cách dựa theo - Tòng theo): Cách phụ thuộc thì Thân thì quá nhược, còn hành của tài tinh, quan sát hay thực thương lại quá vượng. Thân bắt buộc phải phụ thuộc vào hành vượng đó để sống. Do vậy nó được gọi là cách phụ thuộc.
Mà Tứ trụ của đương số: Thân vượng, Kiêu Ấn nhiều nên không thể là Tòng cách được!
Thưa Thầy, kiến thức của em có hạn, không biết em hiểu thế có đúng không?
Mong Thầy chỉ dạy!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

VULONG
23-06-18, 03:27
Kính chào Thầy Vulong
Thưa Thầy, Em xin lỗi Thầy vừa rồi do hiểu sai nên đã ko trả lời đúng ý Thầy, em vẫn luôn tuân theo chỉ dẫn, gợi ý của Thầy. Mong THầy tiếp tục chỉ dẫn ạ.
Theo lý thuyết Tòng cách – Cách phụ thuộc (hay cách dựa theo - Tòng theo): Cách phụ thuộc thì Thân thì quá nhược, còn hành của tài tinh, quan sát hay thực thương lại quá vượng. Thân bắt buộc phải phụ thuộc vào hành vượng đó để sống. Do vậy nó được gọi là cách phụ thuộc.
Mà Tứ trụ của đương số: Thân vượng, Kiêu Ấn nhiều nên không thể là Tòng cách được!
Thưa Thầy, kiến thức của em có hạn, không biết em hiểu thế có đúng không?
Mong Thầy chỉ dạy!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

Đừng ngại, chỉ vì chưa quen thôi, qua vài ví dụ sẽ thấy dễ ợt ấy mà.

Ở đây nên hiểu nghĩa rộng là Tòng nhược hay Tòng vượng đều là Tòng cả như Tòng Tài, Tòng Quan Sát, Tòng Thực Thương cũng như Tòng Ấn hay Tòng Tỷ Kiếp (tức Tòng cường hay Tòng vượng)... đều có nghĩa là cách Tòng theo mà thôi.

Giải thích một cách đơn giản là khi trong Tứ Trụ có 1 hành khá vượng còn nắm lệnh nhưng không thể Tòng theo hành đó được vì trong Tứ Trụ có 1 can chi Quan Sát ngăn cản hành đó chẳng hạn (nhớ là Quan Sát gọi ở đây là Quan Sát so với hành đang xét đó - ví dụ trong một Tứ Trụ có hành Mộc là Thực Thương chẳng hạn thì hành Kim là Quan Sát của Mộc, vì nó khắc Mộc, vậy hành Kim chính là Kiêu Ấn trong Tứ Trụ này). Nhưng vào 1 năm hay 1 vận nào đó can chi Quan Sát đó bị can chi của tuế hay vận hợp hóa thành hành nào đó không thuộc hành ngăn cản tạo thành cách Tòng này thì cách Tòng này sẽ được thành lập. Khi qua năm đó hay vận đó nó lại trở về cách cục bình thường như lúc đầu.

Phantien thử ứng dụng điều gợi ý này vào luận vận Quý Mão xem sao, cứ luận thoải mái, đừng có ngại gì cả (nhớ là chỉ luận Vận, không được luận cụ thể 1 năm nào của vận đó cả).

Thân chào.

phantien
23-06-18, 11:19
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn thầy đã động viên, chỉ dẫn chi tiết, nhiệt tình giúp em càng thêm hứng thú học và cũng từ đây em cũng dần dần hiểu thêm về lý thuyết của Thầy đưa ra.
Em xin mạnh dạn luận vận Quý Mão theo các gợi ý của Thầy, có gì sai sót xin Thầy chỉnh sửa và chỉ dậy.
Vận Quý Mão:
Nhật chủ Mậu Thổ sinh ở tháng Ngọ, Đinh Hỏa ấn thụ nắm quyền, thân vượng có thể thắng được tài, quan.
Quý hợp Mậu (hoá Hoả) vì có Ngọ hỏa là thần dẫn hóa, Hỏa lại là Ấn của Nhật can, Mậu Quý hóa Hỏa; Quý là Tài, Mậu Quý hóa Hỏa biến thành Ấn (Tài sẽ không khắc Thân nữa), Ấn lại sinh Thân là vận tốt .
Trụ giờ thất sát Giáp Mộc tọa Dần lộc, thất sát vượng tướng khắc can ngày, nhưng Bán hợp Dần, Ngọ hóa thành Hỏa (vì có các can Bính, Đinh là thần dẫn), Hỏa lại là Ấn của Nhật can; Dần là thất sát, mà Dần Ngọ hợp hóa Hỏa biến thành Ấn (Sát không còn khắc lại Thân nữa), Ấn lại sinh Thân là vận tốt.
Nhật can Mậu tuyệt ở chi năm Hợi (đất tuyệt của Mậu ở chi năm Hợi), nhưng có, can đại vận Quý, can ngày Mậu hợp hóa Hỏa, ngày Dần và tháng Ngọ hợp hóa thành Ấn tương sinh. Đất tuyệt gặp sinh, phần lớn là mệnh quý hiển. Nên mệnh chủ này, nếu làm bên nghiệp võ, có thể làm lên đến chức tướng quân.
Xin trân trọng cảm ơn Thầy!
Chúc Thầy nhiều sức khỏe!

VULONG
23-06-18, 12:19
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn thầy đã động viên, chỉ dẫn chi tiết, nhiệt tình giúp em càng thêm hứng thú học và cũng từ đây em cũng dần dần hiểu thêm về lý thuyết của Thầy đưa ra.
Em xin mạnh dạn luận vận Quý Mão theo các gợi ý của Thầy, có gì sai sót xin Thầy chỉnh sửa và chỉ dậy.
Vận Quý Mão:
Nhật chủ Mậu Thổ sinh ở tháng Ngọ, Đinh Hỏa ấn thụ nắm quyền, thân vượng có thể thắng được tài, quan.
Quý hợp Mậu (hoá Hoả) vì có Ngọ hỏa là thần dẫn hóa, Hỏa lại là Ấn của Nhật can, Mậu Quý hóa Hỏa; Quý là Tài, Mậu Quý hóa Hỏa biến thành Ấn (Tài sẽ không khắc Thân nữa), Ấn lại sinh Thân là vận tốt .
Trụ giờ thất sát Giáp Mộc tọa Dần lộc, thất sát vượng tướng khắc can ngày, nhưng Bán hợp Dần, Ngọ hóa thành Hỏa (vì có các can Bính, Đinh là thần dẫn), Hỏa lại là Ấn của Nhật can; Dần là thất sát, mà Dần Ngọ hợp hóa Hỏa biến thành Ấn (Sát không còn khắc lại Thân nữa), Ấn lại sinh Thân là vận tốt.
Nhật can Mậu tuyệt ở chi năm Hợi (đất tuyệt của Mậu ở chi năm Hợi), nhưng có, can đại vận Quý, can ngày Mậu hợp hóa Hỏa, ngày Dần và tháng Ngọ hợp hóa thành Ấn tương sinh. Đất tuyệt gặp sinh, phần lớn là mệnh quý hiển. Nên mệnh chủ này, nếu làm bên nghiệp võ, có thể làm lên đến chức tướng quân.
Xin trân trọng cảm ơn Thầy!
Chúc Thầy nhiều sức khỏe!

Không phải như vậy đâu.

Tôi gợi ý tiếp là khi Mậu (Nhật can) hóa Hỏa thì Nhật can tức Thân của Tứ Trụ này bây giờ là Hỏa đâu còn là Thổ nữa thì phải luận Thân là Hỏa chứ ?

Thử luận lại xem.

phantien
24-06-18, 17:05
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn Thầy về sự chỉ dẫn cũng nhiệt tình trong những ngày qua, em xin gửi lại bản sửa, Kính mong thầy tiếp tục chỉ dẫn:
Quý Mão:
Mậu Thổ gặp Quý Thủy sẽ hợp hóa thành Hỏa (Vì có Ngọ là thần dẫn hóa), Nhật chủ Mậu thổ mang hành Hỏa, lại thêm bán hợp Dần, Ngọ hóa thành Hỏa cục nên hành Hỏa càng trở lên cường vượng.
Bán hợp Mão chi đại vận với Hợi trụ năm hóa Mộc cục thành công (có Giáp dẫn hóa), lúc này trong Tứ trụ không còn Hợi mang hành Thủy phá cách Tòng Hỏa nữa nên vận này thành cách Tòng Hỏa (Kiêu Ấn), nên phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm (Vì có chi trong Tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục khác với hành của chúng). Mộc có 4,8đv được thêm 1,6đv của Hợi trụ năm thành 6,4đv, Thủy có 1,6đv mất hết.
Do vậy ở vận Quý Mão, Tứ trụ này đã trở thành cách tòng Kiêu Ấn nên Dụng thần là Kiêu Ấn và nó chính là Đinh ở trụ năm, hỷ thần là Mộc và Thổ, Kim và Thủy là kỵ thần.
Trụ giờ thất sát Giáp Mộc tọa Dần lộc, thất sát vượng tướng biến thành Ấn (Sát không còn khắc lại Thân nữa) sinh Thân, từ thù biến thành bạn, là vận tốt.
Mệnh này hóa tượng rất tốt, hợp mà thành hóa, phần lớn là mệnh quý, công danh hiển đạt.
Kính Thầy! Mong Thầy tiếp tục chỉ dẫn!
Trân trọng cảm ơn Thầy. Chúc Thầy mạnh khỏe!

VULONG
25-06-18, 12:38
Kính chào Thầy Vulong
Em xin cảm ơn Thầy về sự chỉ dẫn cũng nhiệt tình trong những ngày qua, em xin gửi lại bản sửa, Kính mong thầy tiếp tục chỉ dẫn:
Quý Mão:
Mậu Thổ gặp Quý Thủy sẽ hợp hóa thành Hỏa (Vì có Ngọ là thần dẫn hóa), Nhật chủ Mậu thổ mang hành Hỏa, lại thêm bán hợp Dần, Ngọ hóa thành Hỏa cục nên hành Hỏa càng trở lên cường vượng.

Phải luận là vì Hợi trụ năm hợp với Mão đại vận hóa Mộc nên Nhật can Mậu mới hợp được với Quý đại vận hóa Hỏa, tức Thân từ Thổ đã chuyển thành Hỏa (vì không còn hành Quan Sát của hóa cục Hỏa).

Nếu Hợi không hóa Mộc thì nhật can Mậu vẫn là Mậu không thể hóa Hỏa được Hỏa, tức Thân không thể thành Hỏa được nhưng nó vẫn giúp Quý hóa Hỏa vì nó có trách nhiệm như 1 can bình thường như các can của các trụ khác.

Bán hợp Mão chi đại vận với Hợi trụ năm hóa Mộc cục thành công (có Giáp dẫn hóa), lúc này trong Tứ trụ không còn Hợi mang hành Thủy phá cách Tòng Hỏa nữa nên vận này thành cách Tòng Hỏa (Kiêu Ấn) Sai, mà Thân đã chuyển thành Hỏa nên trở thành cách Hỏa độc vượng, nên phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm (Vì có chi trong Tứ trụ hợp với tuế vận hóa cục khác với hành của chúng Sai, phải có 2 chi trong Tứ Trụ hợp với tuế vận hóa cục thay đổi hành của nó mới được tính lại điểm vượng trong vùng tâm). Mộc có 4,8đv được thêm 1,6đv của Hợi trụ năm thành 6,4đv, Thủy có 1,6đv mất hết OK.
Do vậy ở vận Quý Mão, Tứ trụ này đã trở thành cách tòng Kiêu Ấn Sai, mà là cách Hỏa độc vượng nên Dụng thần là Kiêu Ấn và nó chính là Đinh ở trụ năm Sai, mà phải là Bính ở trụ tháng vì Bính có điểm vượng cao hơn Đinh hỷ thần là Mộc và Thổ, Kim và Thủy là kỵ thần OK.
Trụ giờ thất sát Giáp Mộc tọa Dần lộc, thất sát vượng tướng biến thành Ấn (Sát không còn khắc lại Thân nữa) sinh Thân Sai, Thân biến thành Hỏa thì Mộc mới là Kiêu Ấn sinh Thân, từ thù biến thành bạn, là vận tốt .
Mệnh này hóa tượng rất tốt, hợp mà thành hóa, phần lớn là mệnh quý, công danh hiển đạt Sai, phải luận là vận Quý Mão cách cục trở thành cách hóa khí (vì Nhật can Thổ hóa thành Hỏa) lại tạo thành thành cách Hỏa độc vượng mà can chi của đại vận là Mộc và Hỏa đều là hỷ dụng thần của cách cục này nên thành quý mệnh ở đại vận này.
Kính Thầy! Mong Thầy tiếp tục chỉ dẫn!
Trân trọng cảm ơn Thầy. Chúc Thầy mạnh khỏe!

Sau đây là sơ đồ dùng Toán Học để xác định lại cách cục của Tứ Trụ tại vận Quý Mão :
https://farm2.staticflickr.com/1818/42276364914_3c3c04e8de_o.png

Qua sơ đồ này ta dễ dàng nhìn thấy vận Quý Mão có 2 tổ hợp là ngũ hợp của Mậu trụ ngày với Quý đại vận và bán hợp của Hợi trụ năm với Mão đại vận, ấy vậy mà tác giả (người bình) lại không nhìn ra mà lại luận :

"Giao Quý vận, khắc Đinh sinh Giáp"

Thật tình không thể hiểu nổi tác giả đang có ý đồ, thủ đoạn,.... gì đây khi mà không những Quý đã ở trong hợp và hóa Hỏa rồi mà còn khắc được Đinh ?

Còn vận Nhâm Dần cũng là vận đẹp, xin mời các cao thủ Tử Bình vào luận vì sao lại đẹp ?

phantien
25-06-18, 18:53
Sau đây là sơ đồ dùng Toán Học để xác định lại cách cục của Tứ Trụ tại vận Quý Mão :
https://farm2.staticflickr.com/1818/42276364914_3c3c04e8de_o.png

Qua sơ đồ này ta dễ dàng nhìn thấy vận Quý Mão có 2 tổ hợp là ngũ hợp của Mậu trụ ngày với Quý đại vận và bán hợp của Hợi trụ năm với Mão đại vận, ấy vậy mà tác giả (người bình) lại không nhìn ra mà lại luận :

"Giao Quý vận, khắc Đinh sinh Giáp"

Thật tình không thể hiểu nổi tác giả đang có ý đồ, thủ đoạn,.... gì đây khi mà không những Quý đã ở trong hợp và hóa Hỏa rồi mà còn khắc được Đinh ?

Còn vận Nhâm Dần cũng là vận đẹp, xin mời các cao thủ Tử Bình vào luận vì sao lại đẹp ?

Thưa Thầy!
Hàng ngày được Thầy giảng dạy thấy kiến thức của thầy rất là quý, rất ít sách vở hướng dẫn, càng học càng thấy hứng thú, em xin cảm ơn Thầy!
Với vận Này, em xin thầy giải thích giúp em số liệu tính toán điểm hạn và điểm vượng:
Hỏa: 19,7+5,33+6(Quý)=31,03dv của thầy tính 32,38 đv lệch 1,35 đv

>>Em tiếp tục luận vận Nhâm Dần
Trân trọng cảm ơn Thầy!

VULONG
25-06-18, 22:01
Thưa Thầy!
Hàng ngày được Thầy giảng dạy thấy kiến thức của thầy rất là quý, rất ít sách vở hướng dẫn, càng học càng thấy hứng thú, em xin cảm ơn Thầy!
Với vận Này, em xin thầy giải thích giúp em số liệu tính toán điểm hạn và điểm vượng:
Hỏa: 19,7+5,33+6(Quý)=31,03dv của thầy tính 32,38 đv lệch 1,35 đv

>>Em tiếp tục luận vận Nhâm Dần
Trân trọng cảm ơn Thầy!

Đó là tôi đã sử dụng lý thuyết của tôi về 1 hành có nhiều can chi sẽ được tính thêm điểm vượng trong vùng tâm của chúng. Cụ thể lý thuyết đó là :

"Một hành bất kỳ có 5 can chi cùng hành thì có thêm ít nhất 1đv riêng 4 can chi cùng hành mà không thay đổi hành của nó khi hóa cục thì luôn luôn có 1đv".

Hãy vào đọc chủ đề "Vulong : Tứ Trụ cho tất cả mọi người" ở mục "Nghiên cứu Tứ Trụ" bên Lý Số Việt Nam (nhớ đọc ở chủ đề cùng tên với nick Vulong, vì nick nncuong thì tôi không vào viết bài được). Ở đó tôi đã xác định được mỗi can chi hóa cục khác hành của nó chỉ được thêm 0,2đv còn mỗi can chi không hóa hay hóa cục cùng hành có 0,25đv.

phantien
26-06-18, 16:45
Sau đây là sơ đồ dùng Toán Học để xác định lại cách cục của Tứ Trụ tại vận Quý Mão :
https://farm2.staticflickr.com/1818/42276364914_3c3c04e8de_o.png

Qua sơ đồ này ta dễ dàng nhìn thấy vận Quý Mão có 2 tổ hợp là ngũ hợp của Mậu trụ ngày với Quý đại vận và bán hợp của Hợi trụ năm với Mão đại vận, ấy vậy mà tác giả (người bình) lại không nhìn ra mà lại luận :

"Giao Quý vận, khắc Đinh sinh Giáp"

Thật tình không thể hiểu nổi tác giả đang có ý đồ, thủ đoạn,.... gì đây khi mà không những Quý đã ở trong hợp và hóa Hỏa rồi mà còn khắc được Đinh ?

Còn vận Nhâm Dần cũng là vận đẹp, xin mời các cao thủ Tử Bình vào luận vì sao lại đẹp ?

Kính thưa Thầy Vulong
Em xin gửi thầy bài luận vận Nhâm Dần:
Đinh trụ năm hợp với Nhâm đại vận hóa Mộc, lại thêm Hợi trụ năm hợp với Dần đại vận hóa Mộc, nhưng đựoc Chi Dần bán hợp với Ngọ hóa Hỏa. Hỏa là Ấn của Thân và Ấn lại sinh cho Thân(Nhật chủ) Nhật chủ lại càng thêm vượng, nên vận này vẫn đựoc xem là vận hỷ thần.
Thưa thầy, kính mong thầy chỉ cho em những chỗ chưa đúng.
Trân trọng cảm ơn Thầy!

VULONG
26-06-18, 18:15
Kính thưa Thầy Vulong
Em xin gửi thầy bài luận vận Nhâm Dần:
Đinh trụ năm hợp với Nhâm đại vận hóa Mộc, lại thêm Hợi trụ năm hợp với Dần đại vận hóa Mộc, nhưng đựoc Chi Dần bán hợp với Ngọ hóa Hỏa. Hỏa là Ấn của Thân và Ấn lại sinh cho Thân(Nhật chủ) Nhật chủ lại càng thêm vượng, nên vận này vẫn đựoc xem là vận hỷ thần.

Luận không có đầu đuôi gì cả, chả khác gì viết văn mà câu không có chủ ngữ, vị ngữ.

Vào mỗi vận (nếu luận vận) hay mỗi lưu niên (nếu luận lưu niên) thì :

Bước thứ 1 là phải xác định xem giữa Tứ Trụ với tuế vận có các tổ hợp hay không, các tổ hợp này có hóa hay không hóa.

Bước thứ 2 xem có rơi vào trường hợp phải xác định lại điểm vượng vùng tâm hay không.

Bước thứ 3 xem cách cục của Tứ Trụ có thay đổi hay không để xác định lại hỷ dụng thần.

Bước thứ 4 khi đã biết hỷ dụng và kỵ thần rồi thì mới luận từng vận hay từng lưu niên xem tốt xấu như thế nào.

Phantien thử làm theo 4 bước này của vận Nhâm Dần xem sao.

Thưa thầy, kính mong thầy chỉ cho em những chỗ chưa đúng.
Trân trọng cảm ơn Thầy!

.................................................. .................

phantien
27-06-18, 20:11
.................................................. .................

Kính chào Thầy VuLong
Trước tiên, em xin lỗi thầy về phần trình bày hôm qua không ra đầu đuôi, em xin rút kinh nghiệm cho những lần sau. Em xin gửi bản luận theo gợi ý của Thầy mong Thầy kiểm tra. Em vẫn có ý thắc mắc mong thầy giải thích là nếu luận" Thân nhược mà quan sát là kỵ thần số 1, thì Dụng thần đầu tiên là Kiêu Ắn Hỏa và nếu theo Tòng Kiêu ấn thì Dụng thần cũng là Kiêu Ấn Hỏa"
Mong Thầy chỉ những chỗ sai!

5726

Nhâm Dần:
B1: Qua sơ đồ trên ta thấy trong tứ trụ với tuế vận có Hợi trụ năm hợp với Dần đại vận hóa Mộc (vì có Giáp dẫn hóa) nên Đinh trụ năm hợp với Nhâm đại vận hóa Mộc.
B2: Vận Nhâm Dần, Tứ trụ này vẫn phải tính lại điểm vượng vùng tâm vì có 2 tổ hợp là ngũ hợp của Đinh trụ năm với Nhâm đại vận và lục hợp của Hợi trụ năm với Dần đại vận hóa cục khác hành thành công.
B3: Vận Nhâm Dần, lục hợp Dần chi đại vận với Hợi trụ năm hóa Mộc cục thành công (có Giáp dẫn hóa), lúc này vận Nhâm dần trở thành cách Tòng Kiêu Ấn, nên dụng thần là Kiêu Ấn Hỏa và dụng thần chính là Bính trong trụ tháng, hỷ thần là Mộc và Thổ; Kim và Thủy là kỵ thần.
B4: Đinh trụ năm hợp với Nhâm đại vận hóa Mộc, và Hợi trụ năm hợp với Dần đại vận hóa Mộc, là hỷ dụng thần, lại thêm được chi Dần bán hợp với Ngọ hóa Hỏa, cùng hành với Dụng thần, vì vậy vận này vẫn được xem là hỷ dụng thần, vận DT luôn luôn là vận tốt nhất trong đời.
Kính mong thầy chỉ dạy!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

phantien
28-06-18, 03:42
.................................................. .................

Kính chào Thầy VuLong
Trước tiên, em xin lỗi thầy về phần trình bày hôm qua, em xin rút kinh nghiệm cho những lần sau. Em xin gửi bản luận theo gợi ý của Thầy mong Thầy kiểm tra. Em vẫn có ý thắc mắc mong thầy giải thích là nếu luận " Thân nhược mà quan sát là kỵ thần số 1, thì Dụng thần đầu tiên là Kiêu Ắn Hỏa và nếu theo Tòng Kiêu ấn thì Dụng thần cũng là Kiêu Ấn Hỏa" hay là do em làm sai.
5725

Nhâm Dần:
B1: Qua sơ đồ trên ta thấy trong tứ trụ với tuế vận có Hợi trụ năm hợp với Dần đại vận hóa Mộc (vì có Giáp dẫn hóa) nên Đinh trụ năm hợp với Nhâm đại vận hóa Mộc.

Điểm hạn và điểm vượng ngũ hành trong vùng tâm:
-1 0,5 0,5 1 -0,5
Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim
1,6 4,8 19,7 5,33 #

Điểm hạn và điểm vượng ngũ hành sau khi tính lại:
1 -0,5 -1 -0,5 0,5
Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim
#4,1 18,1 17,0 5,33 #
+1/2= 13,83

Các đại vận:
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý/Kỷ Hợi/Mậu Tuất

B2: Vận Nhâm Dần, Tứ trụ này vẫn phải tính lại điểm vượng vùng tâm vì có 2 tổ hợp là ngũ hợp của Đinh trụ năm với Nhâm đại vận và lục hợp của Hợi trụ năm với Dần đại vận hóa cục khác hành thành công.
B3: Vận Nhâm Dần, lục hợp Dần chi đại vận với Hợi trụ năm hóa Mộc cục thành công (có Giáp dẫn hóa), lúc này vận Nhâm dần trở thành cách Tòng Kiêu Ấn, nên dụng thần là Kiêu Ấn Hỏa và dụng thần chính là Bính trong trụ tháng, hỷ thần là Mộc và Thổ; Kim và Thủy là kỵ thần.
B4: Đinh trụ năm hợp với Nhâm đại vận hóa Mộc, và Hợi trụ năm hợp với Dần đại vận hóa Mộc, là hỷ dụng thần, lại thêm được chi Dần bán hợp với Ngọ hóa Hỏa, cùng hành với Dụng thần, vì vậy vận này vẫn được xem là hỷ dụng thần, vận DT luôn luôn là vận tốt nhất trong đời.

Kính mong thầy chỉ dạy những chỗ sai!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

P/S: Em muốn xóa bài trước mà không được. Nếu thầy biết hướng dẫn em ạ.

phantien
28-06-18, 05:39
Kính gửi Thầy Vulong
Em xin gửi tiếp ví dụ về xác định thân vượng hay nhược và tìm dụng thần, xin thầy chỉ dẫn
5729
Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng.
Ta thấy lục hợp của Thân trụ năm với Tị trụ tháng hóa Thủy (vì có Nhâm trụ ngày dẫn hóa), vì vậy ta phải khoanh tròn Thân và Tị, và ta phải nối Thân và Tị bằng 3 đường gấp khúc (như trong sơ đồ trên).
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv.
2 - Tân trụ tháng có 3đv, bị giảm ½ đv bởi Nhâm cùng trụ khắc trực tiếp , vì vậy nó còn 3*1/2=1,5đv.
3 – Nhâm trụ ngày có 3,2đv nhận được 1/12đv của Tân sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 3*1/12đv = 0,25đv (vì Tân có Canh cùng hành ở gần), nó chỉ còn (3,2 + 0,25)đv = 3,45đv.
4 – Quý trụ giờ có 4,1đv không bị giảm, nó còn 4,1đv.
5 - Mão trụ giờ có 7đv nhận được 1/3đv của Quý cùng trụ sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4,1*1/3đv = 1,37đv (vì Quý có Nhâm cùng hành ở gần), bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn (7 + 1,37)*3/5đv= 5,02đv.
6 – Tý trụ ngày có 3,2đv không bị giảm, nó còn 3,2đv.
7 – Tị trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 10*3/5đv= 6đv.
8 – Thân trụ năm có 6đv bị giảm 1/3đv bởi Tị trụ tháng khắc gần, bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 6*2/3*1/2= 2đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-1 -0,5 -0,5 1 0,5
Hỏa Thổ Kim Thủy Mộc
#9 #9 5,1 15,55 5,02
Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Bính tàng trong Tị trụ tháng.
Hỏa là dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần Hỏa nên nó có 1đh. Mộc là kỵ thần có 0,5đh. Kim và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh
Kính mong Thầy chỉ cho những chỗ sai.
Trân trọng cảm ơn Thầy!

phantien
28-06-18, 08:38
Kính Chào Thầy Vulong
Em xin gửi tiếp ví dụ mong Thầy chỉ dẫn:
5730
Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng.
Ta thấy không có tổ hợp nào trong tứ trụ, có Canh trụ năm bị Bính khắc gần, Tuất trụ tháng bị khắc trực tiếp, Kỷ trụ ngày bị Mão cùng trụ khắc trực tiếp, ta khoanh tròn Canh, Kỷ, Tuất (như trong sơ đồ trên).
1 – Canh trụ năm có 5đv bị giảm 1/3 đv bởi Bình trụ tháng khắc gần, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 5*2/3*3/5đv = 2đv.
2 - Bính trụ tháng có 3đv không bị giảm, nó còn 3đv.
3 – Bính trụ giờ có 3đv nhận được 1/3đv của Dần sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4,2*1/3đv = 1,4đv (vì Dần có Mão cùng hành ở gần), nó chỉ còn (3+1,4)đv = 4,4đv.
4 – Kỷ trụ ngày có 4,2đv nó bị giảm ½ bởi Mão cùng trụ khắc trực tiếp, nó còn 4,2*1/2=2,1đv.
5 – Dần trụ giờ có 4,2 đv, bị giảm 1/10 bởi Thân trụ năm khắc cach hai ngôi, bị giảm 2/5 đv khi nó vào vùng tâm, vậy nó còn 4,2*9/10*3/5=2,27 đv.
6 – Mão trụ ngày có 3 đv bị giảm 1/5 bởi Thân trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó còn 3*4/5=2,4đv.
7 – Tuất trụ tháng có 3đv bị giảm ½ bởi Bính cùng trụ khắc trực tiếp, bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 3*1/2*3/5đv= 0,9đv.
8 – Thân trụ năm có 5đv bị giảm 1/5đv bởi Bính trụ tháng khắc cách 1 ngôi, bị giảm 1/20 biwur Bính trụ giờ khắc cách 3 ngôi , bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 5*4/5*19/20*1/2= 1,9đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-1 -0,5 -0,5 1 0,5
Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim
#8 4,67 7,4 3 3,9
Thân (Thổ) có không lớn hơn Mộc, Thủy và Kim 1đv, vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà Quan sát là kỵ thần số 1. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong Thân trụ năm.
Hỏa là dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần Hỏa nên nó có 1đh. Kim là kỵ thần có 0,5đh. Mộc và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh
Kính mong Thầy chỉ dẫn cho em!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

VULONG
29-06-18, 04:19
Kính chào Thầy VuLong
Trước tiên, em xin lỗi thầy về phần trình bày hôm qua, em xin rút kinh nghiệm cho những lần sau. Em xin gửi bản luận theo gợi ý của Thầy mong Thầy kiểm tra. Em vẫn có ý thắc mắc mong thầy giải thích là nếu luận " Thân nhược mà quan sát là kỵ thần số 1, thì Dụng thần đầu tiên là Kiêu Ắn Hỏa và nếu theo Tòng Kiêu ấn thì Dụng thần cũng là Kiêu Ấn Hỏa" hay là do em làm sai.
5725

Nhâm Dần:
B1: Qua sơ đồ trên ta thấy trong tứ trụ với tuế vận có Hợi trụ năm hợp với Dần đại vận hóa Mộc (vì có Giáp dẫn hóa) nên Đinh trụ năm hợp với Nhâm đại vận hóa Mộc.

Tại sao Dần đại vận lại hợp với Hợi trụ năm mà không hợp với Ngọ trụ tháng ?

Ở đây rõ ràng có Hợi trụ năm và Ngọ trụ tháng cùng tranh hợp với Dần đại vận, vậy thì lực hợp nào mạnh hơn ?

Điểm hạn và điểm vượng ngũ hành trong vùng tâm:
-1 0,5 0,5 1 -0,5
Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim
1,6 4,8 19,7 5,33 #

Điểm hạn và điểm vượng ngũ hành sau khi tính lại:
1 -0,5 -1 -0,5 0,5
Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim
#4,1 18,1 17,0 5,33 #
+1/2= 13,83

Các đại vận:
Ất Tị/Giáp Thìn/Quý Mão/Nhâm Dần/Tân Sửu/Canh Tý/Kỷ Hợi/Mậu Tuất

B2: Vận Nhâm Dần, Tứ trụ này vẫn phải tính lại điểm vượng vùng tâm vì có 2 tổ hợp là ngũ hợp của Đinh trụ năm với Nhâm đại vận và lục hợp của Hợi trụ năm với Dần đại vận hóa cục khác hành thành công.
B3: Vận Nhâm Dần, lục hợp Dần chi đại vận với Hợi trụ năm hóa Mộc cục thành công (có Giáp dẫn hóa), lúc này vận Nhâm dần trở thành cách Tòng Kiêu Ấn, nên dụng thần là Kiêu Ấn Hỏa và dụng thần chính là Bính trong trụ tháng, hỷ thần là Mộc và Thổ; Kim và Thủy là kỵ thần.
B4: Đinh trụ năm hợp với Nhâm đại vận hóa Mộc, và Hợi trụ năm hợp với Dần đại vận hóa Mộc, là hỷ dụng thần, lại thêm được chi Dần bán hợp với Ngọ hóa Hỏa, cùng hành với Dụng thần, vì vậy vận này vẫn được xem là hỷ dụng thần, vận DT luôn luôn là vận tốt nhất trong đời.

Kính mong thầy chỉ dạy những chỗ sai!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

P/S: Em muốn xóa bài trước mà không được. Nếu thầy biết hướng dẫn em ạ.

.................................................. ............

VULONG
29-06-18, 05:00
Kính gửi Thầy Vulong
Em xin gửi tiếp ví dụ về xác định thân vượng hay nhược và tìm dụng thần, xin thầy chỉ dẫn
5729

Sơ đồ trên còn thiếu 2 lực sinh và 1 điểm đắc địa, thử tìm xem.

Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng.
Ta thấy lục hợp của Thân trụ năm với Tị trụ tháng hóa Thủy (vì có Nhâm trụ ngày dẫn hóa), vì vậy ta phải khoanh tròn Thân và Tị, và ta phải nối Thân và Tị bằng 3 đường gấp khúc (như trong sơ đồ trên).
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv.
2 - Tân trụ tháng có 3đv, bị giảm ½ đv bởi Nhâm cùng trụ khắc trực tiếp , vì vậy nó còn 3*1/2=1,5đv.
3 – Nhâm trụ ngày có 3,2đv nhận được 1/12đv của Tân sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 3*1/12đv = 0,25đv (vì Tân có Canh cùng hành ở gần), nó chỉ còn (3,2 + 0,25)đv = 3,45đv.
4 – Quý trụ giờ có 4,1đv không bị giảm, nó còn 4,1đv.
5 - Mão trụ giờ có 7đv nhận được 1/3đv của Quý cùng trụ sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4,1*1/3đv = 1,37đv (vì Quý có Nhâm cùng hành ở gần), bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn (7 + 1,37)*3/5đv= 5,02đv.
6 – Tý trụ ngày có 3,2đv không bị giảm, nó còn 3,2đv.
7 – Tị trụ tháng có 10đv bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 10*3/5đv= 6đv.
8 – Thân trụ năm có 6đv bị giảm 1/3đv bởi Tị trụ tháng khắc gần, bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 6*2/3*1/2= 2đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-1 -0,5 -0,5 1 0,5
Hỏa Thổ Kim Thủy Mộc
#9 #9 5,1 15,55 5,02
Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Bính tàng trong Tị trụ tháng.
Hỏa là dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần Hỏa nên nó có 1đh. Mộc là kỵ thần có 0,5đh. Kim và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh
Kính mong Thầy chỉ cho những chỗ sai.
Trân trọng cảm ơn Thầy!

.................................................. .....

VULONG
29-06-18, 05:16
Kính Chào Thầy Vulong
Em xin gửi tiếp ví dụ mong Thầy chỉ dẫn:
5730

Điểm vượng của trạng thái Dưỡng bây giờ là 4,3đv chứ không còn là 4,2đv nữa, điểm vượng trong vùng tâm của Canh trụ năm và Tuất trụ tháng tính sai

Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng.
Ta thấy không có tổ hợp nào trong tứ trụ, có Canh trụ năm bị Bính khắc gần, Tuất trụ tháng bị khắc trực tiếp, Kỷ trụ ngày bị Mão cùng trụ khắc trực ti, ta khoanh tròn Canh, Kỷ (chưa khoanh tròn), Tuất (như trong sơ đồ trên).
1 – Canh trụ năm có 5đv bị giảm 1/3 đv bởi Bình trụ tháng khắc gần, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 5*2/3*3/5đv = 2đv.
2 - Bính trụ tháng có 3đv không bị giảm, nó còn 3đv.
3 – Bính trụ giờ có 3đv nhận được 1/3đv của Dần sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4,2*1/3đv = 1,4đv (vì Dần có Mão cùng hành ở gần), nó chỉ còn (3+1,4)đv = 4,4đv.
4 – Kỷ trụ ngày có 4,2đv nó bị giảm ½ bởi Mão cùng trụ khắc trực tiếp, nó còn 4,2*1/2=2,1đv.
5 – Dần trụ giờ có 4,2 đv, bị giảm 1/10 bởi Thân trụ năm khắc cach hai ngôi, bị giảm 2/5 đv khi nó vào vùng tâm, vậy nó còn 4,2*9/10*3/5=2,27 đv.
6 – Mão trụ ngày có 3 đv bị giảm 1/5 bởi Thân trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó còn 3*4/5=2,4đv.
7 – Tuất trụ tháng có 3đv bị giảm ½ bởi Bính cùng trụ khắc trực tiếp, bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 3*1/2*3/5đv= 0,9đv.
8 – Thân trụ năm có 5đv bị giảm 1/5đv bởi Bính trụ tháng khắc cách 1 ngôi, bị giảm 1/20 biwur Bính trụ giờ khắc cách 3 ngôi , bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 5*4/5*19/20*1/2= 1,9đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-1 -0,5 -0,5 1 0,5
Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim
#8 4,67 7,4 3 3,9
Thân (Thổ) có không lớn hơn Mộc, Thủy và Kim 1đv, vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà Quan sát là kỵ thần số 1. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong Thân trụ năm.
Hỏa là dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần Hỏa nên nó có 1đh. Kim là kỵ thần có 0,5đh. Mộc và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh
Kính mong Thầy chỉ dẫn cho em!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

.................................................. ...........

phantien
29-06-18, 12:09
.................................................. .....
Kính chào THầy Vu Long
Em xin gửi lại bản sửa, kính mong Thầy duyệt ạ
5731
Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng).
Ta thấy lục hợp của Thân trụ năm với Tị trụ tháng hóa Thủy (vì có Nhâm trụ ngày dẫn hóa), vì vậy ta phải khoanh tròn Thân và Tị, và ta phải nối Thân và Tị bằng 3 đường gấp khúc (như trong sơ đồ trên).
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv.
2 - Tân trụ tháng có 3đv, bị giảm ½ đv bởi Nhâm cùng trụ khắc trực tiếp , vì vậy nó còn 3*1/2=1,5đv.
3 – Nhâm trụ ngày có 3,2đv nhận được 1/12đv của Tân sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 3*1/12đv = 0,25đv (vì Tân có Canh cùng hành ở gần), nó chỉ còn (3,2 + 0,25)đv = 3,45đv.
4 – Quý trụ giờ có 4,1đv không bị giảm, nó còn 4,1đv.
5 - Mão trụ giờ có 7đv nhận được 1/3đv của Quý cùng trụ sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4,1*1/3đv = 1,37đv (vì Quý có Nhâm cùng hành ở gần), nhận được 1/12đv của Tý sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 3,2*1/12đv = 0,27đv (vì Tý có Tị đã hóa Thủy cùng hành ở gần), bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn (7 + 1,37+0.27)*3/5đv= 5,18đv.
6 – Tý trụ ngày có 3,2đv không bị giảm, nhưng nó có thêm điểm đắc địa Kình Dương là 4,3 đv, vậy nó có 7,5đv.
7 – Tị trụ tháng có 10đv, nhận được 1/3đv của Tân sinh cho nó (vì Tị đã hóa Thủy), vì vậy nó có thêm 3*1/3đv = 1đv(vì Tân có Canh cùng hành ở gần), bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn (10+1)*3/5đv= 6,6đv.
8 – Thân trụ năm có 6đv bị giảm 1/3đv bởi Tị trụ tháng khắc gần, bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 6*2/3*1/2= 2đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-1 -0,5 -0,5 1 0,5
Hỏa Thổ Kim Thủy Mộc
#9 #9 5,1 20,45 5,18
Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Bính tàng trong Tị trụ tháng.
Hỏa là dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần Hỏa nên nó có 1đh. Mộc là kỵ thần có 0,5đh. Kim và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh
KÍnh mong Thầy chỉ dẫn!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

phantien
29-06-18, 12:13
.................................................. ...........
Kính gửi Thầy VuLong
Em xin gửi lại bản sửa, mong Thầy chỉ giúp
5732
Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng).
Ta thấy không có tổ hợp nào trong tứ trụ, có Canh trụ năm bị Bính khắc gần, Tuất trụ tháng bị Mão trụ ngày khắc gần, Kỷ trụ ngày bị Mão cùng trụ khắc trực tiếp, ta khoanh tròn Canh, Kỷ,Tuất (như trong sơ đồ trên).
1 – Canh trụ năm có 5đv bị giảm 1/3 đv bởi Bình trụ tháng khắc gần, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 5*2/3*3/5đv = 2đv.
2 - Bính trụ tháng có 3đv không bị giảm, nó còn 3đv.
3 – Bính trụ giờ có 3đv nhận được 1/3đv của Dần sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4,3*1/3đv = 1,43đv (vì Dần có Mão cùng hành ở gần), nó chỉ còn (3+1,43)đv = 4,43đv.
4 – Kỷ trụ ngày có 4,3đv nó bị giảm ½ bởi Mão cùng trụ khắc trực tiếp, nó còn 4,3*1/2=2,15đv.
5 – Dần trụ giờ có 4,3 đv, bị giảm 1/10 bởi Thân trụ năm khắc cach hai ngôi, bị giảm 2/5 đv khi nó vào vùng tâm, vậy nó còn 4,3*9/10*3/5=2,32 đv.
6 – Mão trụ ngày có 3 đv bị giảm 1/5 bởi Thân trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó còn 3*4/5=2,4đv.
7 – Tuất trụ tháng có 3đv bị giảm 1/3 bởi Mão trụ ngày khắc gần, bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 3*2/3*3/5đv= 1,2đv.
8 – Thân trụ năm có 5đv bị giảm 1/5đv bởi Bính trụ tháng khắc cách 1 ngôi, bị giảm 1/20 biwur Bính trụ giờ khắc cách 3 ngôi , bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 5*4/5*19/20*1/2= 1,9đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-1 -0,5 -0,5 1 0,5
Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim
#8 4,72 7,43 3,35 3,9
Thân (Thổ) có không lớn hơn Mộc, Hỏa và Kim 1đv, vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà Quan sát là kỵ thần số 1. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong Thân trụ năm.
Hỏa là dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần Hỏa nên nó có 1đh. Kim là kỵ thần có 0,5đh. Mộc và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh
Kinh mong Thầy chỉ giúp
Trân trọng cảm ơn Thầy!

VULONG
29-06-18, 13:44
Kính chào THầy Vu Long
Em xin gửi lại bản sửa, kính mong Thầy duyệt ạ
5731
Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng).
Ta thấy lục hợp của Thân trụ năm với Tị trụ tháng hóa Thủy (vì có Nhâm trụ ngày dẫn hóa), vì vậy ta phải khoanh tròn Thân và Tị, và ta phải nối Thân và Tị bằng 3 đường gấp khúc (như trong sơ đồ trên). OK
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv. OK
2 - Tân trụ tháng có 3đv, bị giảm ½ đv bởi Nhâm cùng trụ Nhâm ở đâu ? khắc trực tiếp , vì vậy nó còn 3*1/2=1,5đv. Sai
3 – Nhâm trụ ngày có 3,2đv nhận được 1/12đv của Tân sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 3*1/12đv = 0,25đv (vì Tân có Canh cùng hành ở gần), nó chỉ còn (3,2 + 0,25)đv = 3,45đv. OK
4 – Quý trụ giờ có 4,1đv không bị giảm viết đến đây là đủ, nó còn 4,1đv.
5 - Mão trụ giờ có 7đv nhận được 1/3đv của Quý cùng trụ sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4,1*1/3đv = 1,37đv (vì Quý có Nhâm cùng hành ở gần) OK, nhận được 1/12đv của Tý sinh cho nó , vì vậy nó có thêm 3,2*1/12đv = 0,27đv (vì Tý có Tị đã hóa Thủy cùng hành ở gần) [B][I]Sai, vì Tị mặc dù hóa Thủy nhưng ở trong hợp - điều kiện là 3 can hay 3 chi gần nhau phải không bị khắc gần, trực tiếp hay bị hợp, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn (7 + 1,37+0.27)*3/5đv= 5,18đv.
6 – Tý trụ ngày có 3,2đv không bị giảm, nhưng nó có thêm điểm đắc địa Kình Dương là 4,3 đv, vậy nó có 7,5đv. OK
7 – Tị trụ tháng có 10đv, nhận được 1/3đv của Tân sinh cho nó (vì Tị đã hóa Thủy), vì vậy nó có thêm 3*1/3đv = 1đv(vì Tân có Canh cùng hành ở gần), bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn (10+1)*3/5đv= 6,6đv. OK
8 – Thân trụ năm có 6đv bị giảm 1/3đv bởi Tị trụ tháng khắc gần Sai, vì Tị và Thân đều hóa Thủy rồi, bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 6*2/3*1/2= 2đv.

Sơ đồ trên vẫn thiếu 1 lực sinh nữa.
Đoạn sau không xét vì đã sai ở trên.

Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-1 -0,5 -0,5 1 0,5
Hỏa Thổ Kim Thủy Mộc
#9 #9 5,1 20,45 5,18
Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn và thực thương ít. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là tài tinh (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Bính tàng trong Tị trụ tháng.
Hỏa là dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần Hỏa nên nó có 1đh. Mộc là kỵ thần có 0,5đh. Kim và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh
KÍnh mong Thầy chỉ dẫn!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

...............................................

VULONG
29-06-18, 14:17
Kính gửi Thầy VuLong
Em xin gửi lại bản sửa, mong Thầy chỉ giúp
5732
Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng).
Ta thấy không có tổ hợp nào trong tứ trụ Mão trụ ngày không hợp được với Tuất trụ tháng hay sao ?, có Canh trụ năm bị Bính khắc gần, Tuất trụ tháng bị Mão trụ ngày khắc gần, Kỷ trụ ngày bị Mão cùng trụ khắc trực tiếp, ta khoanh tròn Canh, Kỷ,Tuất (như trong sơ đồ trên).
1 – Canh trụ năm có 5đv bị giảm 1/3 đv bởi Bình trụ tháng khắc gần, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 5*2/3*3/5đv = 2đv.
2 - Bính trụ tháng có 3đv không bị giảm, nó còn 3đv.
3 – Bính trụ giờ có 3đv nhận được 1/3đv của Dần sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4,3*1/3đv = 1,43đv (vì Dần có Mão cùng hành ở gần), nó chỉ còn (3+1,43)đv = 4,43đv.
4 – Kỷ trụ ngày có 4,3đv nó bị giảm ½ bởi Mão cùng trụ khắc trực tiếp, nó còn 4,3*1/2=2,15đv.
5 – Dần trụ giờ có 4,3 đv, bị giảm 1/10 bởi Thân trụ năm khắc cach hai ngôi, bị giảm 2/5 đv khi nó vào vùng tâm, vậy nó còn 4,3*9/10*3/5=2,32 đv.
6 – Mão trụ ngày có 3 đv bị giảm 1/5 bởi Thân trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó còn 3*4/5=2,4đv.
7 – Tuất trụ tháng có 3đv bị giảm 1/3 bởi Mão trụ ngày khắc gần, bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 3*2/3*3/5đv= 1,2đv.
8 – Thân trụ năm có 5đv bị giảm 1/5đv bởi Bính trụ tháng khắc cách 1 ngôi, bị giảm 1/20 biwur Bính trụ giờ khắc cách 3 ngôi , bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 5*4/5*19/20*1/2= 1,9đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-1 -0,5 -0,5 1 0,5
Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim
#8 4,72 7,43 3,35 3,9
Thân (Thổ) có không lớn hơn Mộc, Hỏa và Kim 1đv, vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà Quan sát là kỵ thần số 1. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong Thân trụ năm.
Hỏa là dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần Hỏa nên nó có 1đh. Kim là kỵ thần có 0,5đh. Mộc và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh
Kinh mong Thầy chỉ giúp
Trân trọng cảm ơn Thầy!

.................................................. ...

phantien
29-06-18, 15:22
...............................................

Kính gửi Thầy Vulong
Em cảm ơn Thầy đã chỉ dẫn giúp em, em sẽ cố gắng cẩn thận trong lần sau. Em gửi lại bản sửa ạ.
5735
Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng.
Ta thấy lục hợp của Thân trụ năm với Tị trụ tháng hóa Thủy (vì có Nhâm trụ ngày dẫn hóa), vì vậy ta phải khoanh tròn Thân và Tị, và ta phải nối Thân và Tị bằng 3 đường gấp khúc (như trong sơ đồ trên).
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv.
2 - Tân trụ tháng có 3đv, không bị giảm.
3 – Nhâm trụ ngày có 3,2đv nhận được 1/12đv của Tân sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 3*1/12đv = 0,25đv (vì Tân có Canh cùng hành ở gần), nó chỉ còn (3,2 + 0,25)đv = 3,45đv.
4 – Quý trụ giờ có 4,1đv không bị giảm.
5 - Mão trụ giờ có 7đv nhận được 1/3đv của Quý cùng trụ sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4,1*1/3đv = 1,37đv (vì Quý có Nhâm cùng hành ở gần), bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn (7+1,37)*3/5đv= 5,02đv.
6 – Tý trụ ngày có 3,2đv không bị giảm, nhưng nó có thêm điểm đắc địa Kình Dương là 4,3 đv, vậy nó có 7,5đv.
7 – Tị trụ tháng có 10đv, nhận được 1/3đv của Tân sinh cho nó (vì Tị đã hóa Thủy), vì vậy nó có thêm 3*1/3đv = 1đv(vì Tân có Canh cùng hành ở gần), bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn (10+1)*3/5đv= 6,6đv.
8 – Thân trụ năm có 6đv nhận được 1/3đv của Canh sinh cho nó (vì Thân đã hóa Thủy), vì vậy nó có thêm 6*1/3đv = 2đv(vì Canh có Tân cùng hành ở gần), bị giảm 1/3đv bởi Tị trụ tháng khắc gần, bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn (6+2)*2/3*1/2= 2,67đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-0,5 0,5 -1 -0,5 1
Hỏa Thổ Kim Thủy Mộc
#9 #9 6,6 24,32 5,02
Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn đủ và thực thương không nhiều. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Ất tàng trong Mão trụ giờ.
Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên nó có 1đh. Thổ sinh kỵ thần Kim nên có 0,5đh. Thủy và Hỏa là hỷ thần đều có -0,5đh
Trân trọng cảm ơn Thầy!

phantien
29-06-18, 16:26
.................................................. ...........

Kính gửi Thầy Vulong
Em xin gửi lại bản sửa, Kính mong thầy chỉ dẫn
5734
Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng).
Ta thấy có lục hợp Mão và Tuất hóa Hỏa vì có Bính là thần dẫn, có Canh trụ năm bị Bính khắc gần, Thân trụ năm bị Tuất trụ tháng khắc gần(vì Tuất đã hóa Hỏa) ta khoanh tròn Canh,Thân, Mão,Tuất và vẽ đường gấp khúc (như trong sơ đồ trên).
1 – Canh trụ năm có 5đv bị giảm 1/3 đv bởi Bình trụ tháng khắc gần, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 5*2/3*3/5đv = 2đv.
2 - Bính trụ tháng có 3đv, không bị giảm.
3 – Kỷ trụ ngày có 4,3đv nó bị giảm 1/5 bởi Dần khắc cách 1 ngôi, nó còn 4,3*4/5=3,44đv.
4– Bính trụ giờ có 3đv, không bị giảm
5 – Dần trụ giờ có 4,3 đv, bị giảm 2/5 đv khi nó vào vùng tâm, vậy nó còn 4,3*3/5=2,58 đv.
6 – Mão trụ ngày có 3 đv không bị giảm
7 – Tuất trụ tháng có 3đv, bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 3*3/5đv= 1,2đv.
8 – Thân trụ năm có 5đv bị giảm 1/2đv bởi Tuất trụ tháng khắc gần(Tuất đã hóa Hỏa), bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 5*2/3*1/2= 1,67đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-1 -0,5 -0,5 1 0,5
Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim
#8 2,58 10,2 3,44 3,67
Thân (Thổ) không lớn hơn Mộc, Hỏa và Kim 1đv, vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà thực thương là kỵ thần số 1. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong Thân trụ năm.
Hỏa là dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần Hỏa nên nó có 1đh. Kim là kỵ thần có 0,5đh. Mộc và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh
Trân trọng cảm ơn Thầy!

VULONG
29-06-18, 18:45
Kính gửi Thầy Vulong
Em cảm ơn Thầy đã chỉ dẫn giúp em, em sẽ cố gắng cẩn thận trong lần sau. Em gửi lại bản sửa ạ.
5735
Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng.
Ta thấy lục hợp của Thân trụ năm với Tị trụ tháng hóa Thủy (vì có Nhâm trụ ngày dẫn hóa) Chỉ cần viết đến đây là đủ , vì vậy ta phải khoanh tròn Thân và Tị, và ta phải nối Thân và Tị bằng 3 đường gấp khúc (như trong sơ đồ trên).
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv. OK
2 - Tân trụ tháng có 3đv, không bị giảm. OK
3 – Nhâm trụ ngày có 3,2đv nhận được 1/12đv của Tân sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 3*1/12đv = 0,25đv (vì Tân có Canh cùng hành ở gần), nó chỉ còn Chỉ dùng khi điểm hạn bị trừ đi còn đây là được cộng thêm thì phải viết là thành (3,2 + 0,25)đv = 3,45đv. OK
4 – Quý trụ giờ có 4,1đv không bị giảm. OK
5 - Mão trụ giờ có 7đv nhận được 1/3đv của Quý cùng trụ sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4,1*1/3đv = 1,37đv (vì Quý có Nhâm cùng hành ở gần), bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn (7+1,37)*3/5đv= 5,02đv. Sai, Mão không bị can nào khắc sao ?
6 – Tý trụ ngày có 3,2đv không bị giảm, nhưng nó có thêm điểm đắc địa Kình Dương là 4,3 đv, vậy nó có 7,5đv. OK
7 – Tị trụ tháng có 10đv, nhận được 1/3đv của Tân sinh cho nó (vì Tị đã hóa Thủy), vì vậy nó có thêm 3*1/3đv = 1đv(vì Tân có Canh cùng hành ở gần), bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn (10+1)*3/5đv= 6,6đv. OK
8 – Thân trụ năm có 6đv nhận được 1/3đv của Canh sinh cho nó (vì Thân đã hóa Thủy), vì vậy nó có thêm 6*1/3đv = 2đv(vì Canh có Tân cùng hành ở gần), bị giảm 1/3đv bởi Tị trụ tháng khắc gần Sai, vì Tị hóa Thủy rồi, bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn (6+2)*2/3*1/2= 2,67đv.

Đoạn sau không xét.

Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-0,5 0,5 -1 -0,5 1
Hỏa Thổ Kim Thủy Mộc
#9 #9 6,6 24,32 5,02
Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà kiêu ấn đủ và thực thương không nhiều. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Ất tàng trong Mão trụ giờ.
Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên nó có 1đh. Thổ sinh kỵ thần Kim nên có 0,5đh. Thủy và Hỏa là hỷ thần đều có -0,5đh
Trân trọng cảm ơn Thầy!

.................................................. ......

VULONG
29-06-18, 19:15
Kính gửi Thầy Vulong
Em xin gửi lại bản sửa, Kính mong thầy chỉ dẫn
5734
Sơ đồ trên mô tả các điểm vượng (trạng thái) của các can chi theo lệnh tháng (tức chi tháng).
Ta thấy có lục hợp Mão và Tuất hóa Hỏa vì có Bính là thần dẫn Viết đến đây là đủ không cần nói tới khoanh tròn vì khanh tròn Mão và Tuất khác với khoanh tròn của Canh, có Canh trụ năm bị Bính khắc gần OK , Thân trụ năm bị Tuất trụ tháng khắc gần(vì Tuất đã hóa Hỏa) Sai, vì Tuất ở trong hợp không khắc được can chi ngoài hợp trừ can cùng trụ ta khoanh tròn Canh Đến đây OK, phần sau sai hay không cần,Thân, Mão,Tuất và vẽ đường gấp khúc (như trong sơ đồ trên).
1 – Canh trụ năm có 5đv bị giảm 1/3 đv bởi Bình trụ tháng khắc gần Còn can chi nào khắc nữa không ?, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 5*2/3*3/5đv = 2đv.
2 - Bính trụ tháng có 3đv, không bị giảm. OK
3 – Kỷ trụ ngày có 4,3đv nó bị giảm 1/5 bởi Dần khắc cách 1 ngôi, nó còn 4,3*4/5=3,44đv Sai, Hỏa cục không sinh được cho nó sao ?.
4– Bính trụ giờ có 3đv, không bị giảm Sai, nhớ là can chi cùng trụ sinh cho nhau được tính cả hành trước và hành sau khi can chi bên cạnh nó đã hóa thành hành khác - ở đây Mão đã hóa Hỏa nhưng vẫn được coi là bên cạnh Dần vẫn là hành Mộc của Mão hay Hỏa
5 – Dần trụ giờ có 4,3 đv, bị giảm 2/5 đv khi nó vào vùng tâm, vậy nó còn 4,3*3/5=2,58 đv. Có bị can chi nào khắc không ?
6 – Mão trụ ngày có 3 đv không bị giảm OK
7 – Tuất trụ tháng có 3đv, bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 3*3/5đv OK = 1,2đv. Sai
8 – Thân trụ năm có 5đv bị giảm 1/2đv bởi Tuất trụ tháng khắc gần (Tuất đã hóa Hỏa) Sai, vì Tuất không khắc được Thân, bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm OK, nó còn 5*2/3*1/2= 1,67đv. Có bị can chi nào khắc không ?

Đoạn sau không xét.

Đã quy ước từ đầu là các can chi bị khoanh tròn để dễ nhớ là chúng không có khả năng sinh hay khắc với các can chi khác, còn các can chi không bị khoanh tròn vẫn sinh hay khắc được các can chi khác dù xa hay gần, vậy mà không nhớ nổi sao ?

Lần sau những cái tôi đã giải thích rồi sẽ không giải thích lại nữa, chỉ viết là đúng hay sai mà thôi.

Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-1 -0,5 -0,5 1 0,5
Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim
#8 2,58 10,2 3,44 3,67
Thân (Thổ) không lớn hơn Mộc, Hỏa và Kim 1đv, vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà thực thương là kỵ thần số 1. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là kiêu ấn (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Nhâm tàng trong Thân trụ năm.
Hỏa là dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần Hỏa nên nó có 1đh. Kim là kỵ thần có 0,5đh. Mộc và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh
Trân trọng cảm ơn Thầy!

.................................................. ........

phantien
18-07-18, 11:08
.................................................. ......

Kính gửi Thầy Vulong
Thưa Thầy, mấy ngày qua em có tý việc bận nên không tham gia học được. Em cảm ơn Thầy đã chỉ dẫn, em sẽ cố gắng cẩn thận hơn nữa để ko lặp lại sai sót ở những lần sau. Em gửi lại bản sửa:
5770
Ta thấy lục hợp của Thân trụ năm với Tị trụ tháng hóa Thủy (vì có Nhâm trụ ngày dẫn hóa.
1 – Canh trụ năm có 6đv bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 6*3/5đv = 3,6đv.
2 - Tân trụ tháng có 3đv, không bị giảm.
3 – Nhâm trụ ngày có 3,2đv nhận được 1/12đv của Tân sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 3*1/12đv = 0,25đv (vì Tân có Canh cùng hành ở gần), nó thành (3,2 + 0,25)đv = 3,45đv.
4 – Quý trụ giờ có 4,1đv không bị giảm.
5 - Mão trụ giờ có 7đv nhận được 1/3đv của Quý cùng trụ sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4,1*1/3đv = 1,37đv (vì Quý có Nhâm cùng hành ở gần), bị giảm 1/10đv bởi Tân trụ tháng khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/20đv bởi Canh trụ năm khắc cách 3 ngôi, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, nó còn (7+1,37)*9/10*19/20*3/5đv= 4,29đv.
6 – Tý trụ ngày có 3,2đv không bị giảm, nhưng nó có thêm điểm đắc địa Kình Dương là 4,3 đv, vậy nó có 7,5đv.
7 – Tị trụ tháng có 10đv, nhận được 1/3đv của Tân sinh cho nó (vì Tị đã hóa Thủy), vì vậy nó có thêm 3*1/3đv = 1đv(vì Tân có Canh cùng hành ở gần), bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn (10+1)*3/5đv= 6,6đv.
8 – Thân trụ năm có 6đv nhận được 1/3đv của Canh sinh cho nó (vì Thân đã hóa Thủy), vì vậy nó có thêm 6*1/3đv = 2đv(vì Canh có Tân cùng hành ở gần), bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn (6+2)*1/2= 4đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
-0,5 0,5 1 -0,5 -1
Hỏa Thổ Kim Thủy Mộc
#9 #9 6,6 25,65 4,29
Thân (Thủy) có 1đv nhiều hơn Mộc, Hỏa và Thổ, vì vậy Nhật Chủ là vượng. Thân vượng mà Kiêu ấn đủ và Thực thương không nhiều. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là Thực thương (Mộc) và dụng thần chính của nó là Ất tàng trong Mão trụ giờ.
Mộc là dụng thần có -1đh. Kim khắc dụng thần Mộc nên nó có 1đh. Thổ sinh kỵ thần Kim nên có 0,5đh. Thủy và Hỏa là hỷ thần đều có -0,5đh
Trân trọng cảm ơn Thầy!

phantien
18-07-18, 11:11
.................................................. ........

Kính gửi Thầy Vulong
Em xin gửi lại bản sửa:
5771
Ta thấy có lục hợp Mão và Tuất hóa Hỏa vì có Bính là thần dẫn, có Canh trụ năm bị Bính khắc gần, ta khoanh tròn Canh .
1 – Canh trụ năm có 5đv bị giảm 1/3 đv bởi Bính trụ tháng khắc gần, bị giảm 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 5*2/3*3/5đv = 2đv.
2 - Bính trụ tháng có 3đv, không bị giảm.
3 – Kỷ trụ ngày có 4,3đv nó bị giảm 1/5 bởi Dần khắc cách 1 ngôi, được sinh 1/3đv bởi Hỏa cục, nó còn (4,3+3*1/3)*4/5=4,24đv.
4– Bính trụ giờ có 3đv nhận được 1/3đv của Dần sinh cho nó, vì vậy nó có thêm 4,2*1/3đv = 1,4đv (vì Dần có Mão cùng hành ở gần), nó còn (3+1,4)đv = 4,4đv.
5 – Dần trụ giờ có 4,3 đv, bị giảm 1/10 bởi Thân trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 2/5 đv khi nó vào vùng tâm, vậy nó còn 4,3*9/10*3/5=2,32 đv.
6 – Mão trụ ngày có 3 đv không bị giảm
7 – Tuất trụ tháng có 3đv, bị giảm 2/5đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 3*3/5đv= 1,2đv.
8 – Thân trụ năm có 5đv bị giảm 1/2đv khi nó vào đến vùng tâm, nó còn 5*1/2= 2,5đv.
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì :
1 -0,5 -1 -0,5 0,5
Thủy Mộc Hỏa Thổ Kim
#8 2,32 11,6 4,24 4,5
Thân (Thổ) không lớn hơn Mộc, Thủy và Kim 1đv, vì vậy Nhật Chủ là nhược. Thân nhược mà thực thương là kỵ thần số 1. Do vậy dụng thần đầu tiên phải là Kiêu ấn (Hỏa) và dụng thần chính của nó là Bính trụ giờ (vì Bính trụ giờ có đv lớn hơn Bính trụ tháng).
Hỏa là dụng thần có -1đh. Thủy khắc dụng thần Hỏa nên nó có 1đh. Kim là kỵ thần có 0,5đh. Mộc và Thổ là hỷ thần đều có -0,5đh
Kính mong thầy chỉ dẫn!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

VULONG
18-07-18, 13:50
475/TTT - Vận Quý Mão :


Sau đây là sơ đồ dùng Toán Học để xác định lại cách cục của Tứ Trụ tại vận Quý Mão :
https://farm2.staticflickr.com/1818/42276364914_3c3c04e8de_o.png

Qua sơ đồ này ta dễ dàng nhìn thấy vận Quý Mão có 2 tổ hợp là ngũ hợp của Mậu trụ ngày với Quý đại vận và bán hợp của Hợi trụ năm với Mão đại vận, ấy vậy mà tác giả (người bình) lại không nhìn ra mà lại luận :

"Giao Quý vận, khắc Đinh sinh Giáp"

Thật tình không thể hiểu nổi tác giả đang có ý đồ, thủ đoạn,.... gì đây khi mà không những Quý đã ở trong hợp và hóa Hỏa rồi mà còn khắc được Đinh ?

Còn vận Nhâm Dần cũng là vận đẹp, xin mời các cao thủ Tử Bình vào luận vì sao lại đẹp ?
https://farm2.staticflickr.com/1805/43482433131_2fb5a15143_o.png