PDA

View Full Version : Gió và Nước thư hùng giao hội.



ASVN
20-11-12, 16:56
Bài này viết nhằm cổ vũ Namphong khi viết bài về “Thanh Nang Ảo Ngữ” đồng thời hộ trợ các bạn hữu duyên với phong thủy phân biệt đâu là chân pháp đâu là ngụy thư.

Bản nguyên của vạn hữu là “chân không” nên Đức Thích Ca Mẫu Ni tìm ra con đường giải thoát “Khổ Tập Diệt Đạo” đã ấn chứng “Tứ Thánh Quả” và “Tứ Thiền Cửu Định” với mức thiền cuối cùng là “Diệt Tận Định” nghĩa là không còn một niệm tức “Vô niệm”.

Về sau đệ tử của ngài đức Lão Tử và Khổng Tử tới Trung Quốc, do căn cơ của chúng sinh chưa thuần thục mà truyền bá hai pháp phương tiện: Đạo Lão “Vô vi” và đạo Khổng “Hữu vi”. Có người sẽ hỏi: Sao ông dám khẳng định như vây? Tất nhiên là tôi không biết! Đây là khẳng định của Tuyên Hóa thượng nhân – Một vị bồ tát đương thời có “lục thông ngũ nhãn” mà biết việc của tiền kiếp. Vậy Lão Tử là ai? Chính là ngài Maha Ca Diếp.

Do căn cơ của chúng sinh ở Trung Quốc mà phải dạy chúng sinh cách “đối đãi” ở đời theo “Tam Cương Ngũ Thường”, xuất thế mà học cách từ bỏ “đối đãi” thuận theo cái tự nhiên. Từ pháp đối đãi “hữu vi” đi tới pháp “vô vi” rồi mới học cái đạo “vô bất vi” của kinh “Kim Cang”.

Nay các nhà khoa học Thụy Điển làm thí nghiệm phát hiện ra vật chất trong ống chân không khi phóng điện qua nó mà đâu có dám khẳng định: “bản nguyên của vạn hữu là chân không”? Lục tổ đã nói “bản lai vô nhất vật” chả phải khẳng định lại điều đó hay sao?

“Vô niệm” của Phật giáo nguyên thủy ,“Chân tâm” của Thiền tông, “Đạo” của đạo Lão đều là một thứ. Từ đây chỉ cần “một sao động, một niệm” sẽ sinh ra vạn hữu. Vạn hữu sinh ra tức khắc có sự đối đãi (nhị nguyên – Lưỡng phiến) mà chúng ta hay gọi là phần “Thể” trong Phong Thủy. Vạn hữu sẽ đối đãi với nhau theo muôn hình vạn trạng. Hình thức của sự đối đãi đó là phần “Dụng” của vạn hữu cũng biến hóa vô cùng nhưng dù thế nào thể và dụng cũng không thể tách dời.

Còn tiếp.

hoachithanh
20-11-12, 17:54
Hay quá, up cho bác vì mục đích ủng hộ Cụ Nam Đế mau chóng phục hồi dữ liệu trên máy của cụ, để hoàn tất công cuộc hoằng pháp...

ASVN
21-11-12, 10:39
Không gian vô biên, thời gian vô cùng có thể qui về đầu một cọng tóc và ngược lại, đáng buồn là con người lại rất hứng thú với cái chu trình ngược mà chuốc lấy khổ đau. Khám phá qui trình ngược này mời bạn hãy quán chiếu về một thời gian đã lùi sâu trong quá khứ khi mà hình thức của sự đối đãi còn rất sơ khai so với bây giờ. Tại đâu đó ở Bắc bán cầu ngẩng đầu lên là thấy bầu trời cúi xuống là thấy mặt đất (núi và sông) ta thấy cái lý của nặng và nhẹ, hữu hình và vô hình, trên và dưới…Thánh nhân thấy tượng vậy mà lấy Trời là Càn bên trên Khôn là Đất bên dưới. Một Thái cực đã tồn tại một Lưỡng Phiến đã có tên một “Nhất Vật” đã thành đối tượng cho một chủ thể nghiên cứu. Quán chiếu sâu hơn về Trời Càn tuy căn bản là vô hình mà cũng có lúc hữu hình thì ra vô hình mà “động” là chuyển hóa thành hữu hình và ngược lại. Tượng của trời bắc thấy rõ qua hình của các cơn bão quay ngược chiều kim đồng hồ nên Trời Càn phía Bắc vận hành theo chiều xuôi của kinh đông hồ. Phóng mắt sang phía Nam bán cầu lại thấy quá trình ngược lại quả là không ngoài hai từ “Lưỡng Phiến”.

son Vu
21-11-12, 11:28
Kính chào Tiền bối, tiểu sinh thấy mới mở đầu mà bài viết của tiền bối đã rất Cao thâm, ngôn từ ảo diệu, rất mong tiền bối tiếp tục cho bọn hậu học tiểu sinh đươc khai quang. Theo như tiểu sinh hiểu, Lão Tử đề cao thuyết Vô Vi, ngài từng nói “Thiên Hạ vạn vật sinh Ư Hữu, Hữu sinh ư vô”, hoặc Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật, cũng giống như trong Phong Thuỷ có Thái cực sinh Lưỡng Nghi – Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ tượng sinh Bát Quái, Bát quái sinh sinh, hoá hoá, biến hoá vô cùng. Lão tử cũng rất đề cao Đức, ngài coi Đức là đầu của muôn Vật, là rường cột xã tắc – Đạo Đức kinh viết “Thượng đức bất đức thị dĩ hữu Đức, Hạ đức bất thất đức thị dĩ vô Đức”. Tuy nhiên như tiền bối đã viết, thế nhân do căn cơ còn thấp (hoặc đạo Đức ngày một suy đồi chăng?) nên Khổng Tử mới xuất thế để đề cao Nhân, Lễ, nghĩa, Trí Tín, tuy nhiên xã hội càng phát triển thì Tham-Sân – Si – Mạn – Nghi ngày càng nhiều, nên phải chăng sau này mới có Hàn Phi Tử xuất Sơn để dùng phương tiện “Pháp” để trị đời ? Nhưng có điều tiểu sinh chưa hiểu là Tiền Bối nói Lão Tử là hoá thân của ngài Ca Diếp, thực sự tiểu sinh cũng chưa được đọc sách nào nói vậy, rất mong tiền bối chỉ giáo, vả lại tiểu sinh cũng rất muốn biết thêm, Lão tử là hoá thân của Ca Diếp Tôn giả, vậy còn Khổng Tử là hoá thân của ai?, hoặc nếu có tài liệu nào liên quan rất mong tiền bối cho bọn hậu học tiểu sinh được biết để tham khảo thêm, chân thành cảm ơn tiền bối, chúc tiền bối mạnh khoẻ và mong tiếp tục được đọc các bài viết tiếp theo của tiền bối.

Kính!

ASVN
21-11-12, 14:28
Chào Son Vu!

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi! Nhờ nó mà vấn đề có thể sáng tỏ hơn. Tuy có đi xa với chủ đề nhưng có thể giúp bạn và người khác nên xin trả lời như sau:

Về việc Lão Tử, Khổng Tử hay Nhan Hồi… là các vị Bồ Tát nào chỉ có ai có ngũ nhãn, lục thông mới biết. Gần đây có hóa thân Bồ Tát là hòa thượng Tuyên Hóa - tổ thứ chín của Thiền Tông Qui Ngưỡng truyền thừa của hóa thân Bồ Tát Hòa Thượng Hư Vân- khi giảng kinh “Kim Cang” có lộ ra chứ không có sách nào viết cả. Bạn cố tìm nghe hay đọc bài thuyết giảng này sẽ học được nhiều điều. Cuốn “Từ hư không trở về hư không” của hòa thượng cũng nên xem.

Lão Tử đề cao “Đạo” lấy “Đạo đức kinh” làm pháp phương tiện để đạt “Đạo”. Ma ha Ca Diếp sau khi Đức Phật tạ thế thống lĩnh đồ chúng là đời thứ nhất của thiền tông Ấn Độ. Nếu bạn tìm hiểu sẽ thấy “Đạo” và “Chân Tâm” của thiền tông Trung Hoa rất gần nhau. Trước khi Đức Phật tạ thế ngài đã tiên đoán càng về sau thời mạt pháp đạo đức chúng sinh càng suy đồi, ác quỉ xuất hiện ngày càng nhiều cho tới cùng cực sẽ xuất hiện Thánh Nhân cứu độ chúng sanh. Lão Tử cũng biết việc này nên có dạy “Mất Đức giữ lấy Lệ, mất Lệ giữ lấy Luật”. Có Đức (Đạo Lão) khỏi cần Lệ (Đạo Khổng), có Lệ khỏi cần Luật (Pháp trị của Quản Trọng, Thương Ưởng hay Hàn Phi Tử...), nay Việt nam ta gần đây mất cả Luật nên bây giờ chúng ta phải làm lại thôi.

ASVN
21-11-12, 14:29
Một vọng tưởng chợt xuất hiện đã củng cố sự thật về việc tồn tại của hai cái “Lý” : sự vận hành Vô hình và hữu hình. Lý này hoàn toàn tương đồng với khoa học hiện thời. Vật có khối lượng dùng thuyết của Newton còn vật không có khối lượng (vô cùng bé) thì bị chi phối bới thuyết của Planck. Đó là cái lý của “ địa khí” vận hành theo “Chu thiên” và “thiên khí” theo “Lường Thiên xích”…

Trở lại vị trí ban đầu quan sát mặt đất thấy núi sông hùng vĩ, núi cao phía Tây bắc mà thấp ở Đông nam còn nước thì bắt nguồn ở Tây bắc mà dồn tụ ở phía Đông nam. Thánh nhân xem tượng lấy quẻ núi Cấn phía Tây bắc quẻ đầm Đoài ở Đông nam từ đó mà lưỡng phiến sơn thủy mới có tên là vậy. Theo lý thì khí âm nhu khi thành hình sẽ thành cương chất mà tĩnh còn khí dương cương khi thành hình sẽ thành nhu chất mà động từ đó Long sơn và long thủy mới tương hợp, thái cực mới hình thành. Long sơn tĩnh nên quí ở chỗ vận động, long thủy động nên quí ở chỗ tĩnh dừng. Trời Càn bắc vận động theo chiều thuận do vậy hợp thời Long sơn phải vận động theo chiều nghịch. Thực tế là Long sơn có thuận có nghịch do vậy thuận thì phát sâu bền còn nghịch thì bạo phát nhưng cũng bạo tàn là vậy. 48 cục Long Thủy Hướng không ngoài cái này mà ra. Tại sao lại nói vậy? Vì điều này liên quan mật thiết tới Kim Long thủy khẩu.

NhấtLụcTamBát
21-11-12, 17:00
Mình không biết nghĩ làm sao đây?

Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên phiên âm từ tiếng Phạn Siddhārtha Gautama của vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni. Tất-đạt-đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là "người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)". Đôi lúc ta cũng tìm thấy cách dịch ý Nhất thiết nghĩa thành, Thành tựu chúng sinh dịch từ dạng dài của tên Phạn ngữ là sarvārthasiddha. Như vậy Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên của vị Phật lịch sử, từng sống trên trái đất, người sáng lập Phật giáo. Ngài cũng còn được gọi là Phật Tổ Như Lai.
Tất-đạt-đa sinh khoảng năm 566 (hay 563) trước Công nguyên trong một gia đình hoàng tộc thuộc dòng Thích-ca (sa. śākya) tại Ca-tì-la-vệ (zh. 迦毘羅衛, sa. Kapilavastu) thuộc Nepal ngày nay. Cha của Tất-đạt-đa là vua Tịnh Phạn (zh. 淨飯, sa. śuddhodana), mẹ là hoàng hậu Ma-da (sa., pi. māyādevī), đản sinh Tất-đạt-đa trong khu vực vườn Lâm-Tỳ-Ni (zh. 嵐毘尼, sa. lumbinī), một thị trấn thuộc Ấn Độ. Đây là khu vực nằm giữa dãy Hi-mã-lạp sơn (sa. himālaya) và sông Hằng (sa gaṅgā), chịu ảnh hưởng khí hậu gió mùa: tháng 5 có thể nóng tới 40 °C, trong mùa đông nhiệt độ xuống tới 3 °C.

Sống đến năm 80 tuổi, Đức Phật Thích-ca tịch diệt. Qua 45 năm giảng dạy, nghĩ rằng các đệ tử có thể chấp lời mình nói là chân lý, chứ không phải chỉ là phương tiện giác ngộ, Đức Phật tuyên bố chưa từng nói lời nào. Lời dạy cuối cùng của Đức Phật là: "Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường, chịu biến hoại, hãy tinh tiến tu học (để đạt giải thoát)!". Theo kinh Đại bát-niết-bàn (pi. mahāparinibbāna-sutta), Đức Phật nhập diệt tại Câu-thi-na (zh. 拘尸那, sa. kuṣinagara) vào năm 486 (hay 483 trước Công nguyên). Trước đó sức khoẻ của Ngài đã trở nên rất yếu sau khi dùng bữa cúng dường tại nhà thí chủ Thuần-đà (zh. 純陀, pi. cunda), tuy nhiên sau đó Ngài có nhấn mạnh cho tôn giả A-nan-đà hiểu là Tăng chúng không nên khiển trách người thợ rèn đó đã có thiện ý tối thượng.
http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%ADch-ca_M%C3%A2u-ni


Lão Tử (Tiếng Trung: 老子, cũng được chuyển tự thành Lao Tzu, Lao Tse, Laotze, Laotsu, và một số cách khác) là một nhân vật chính yếu trong Triết học Trung Quốc, sự tồn tại của ông trong lịch sử hiện vẫn đang còn được tranh cãi. Theo truyền thuyết Trung Quốc, ông sống ở thế kỉ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN, thời Bách gia chư tử và thời Chiến Quốc. Lão Tử được coi là người viết Đạo Đức Kinh (道德經) - cuốn sách của Đạo giáo có ảnh hưởng lớn, và ông được công nhận là Khai tổ của Đạo giáo (Đạo tổ 道祖).
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3o_T%E1%BB%AD



Khổng Tử (chữ Hán: 孔子; còn gọi là Khổng Phu Tử 孔夫子; 27 tháng 8 âm, 551 – 479 TCN)[1] là một nhà tư tưởng, nhà triết học xã hội nổi tiếng người Trung Hoa, các bài giảng và triết lý của ông có ảnh hưởng rộng lớn đối với đời sống và tư tưởng của các nền văn hóa Đông Á.[2][3][4] Người đời sau đã tôn xưng ông là Vạn thế Sư biểu (Bậc thầy của muôn đời).
http://vi.wikipedia.org/wiki/Kh%E1%BB%95ng_T%E1%BB%AD



Bản nguyên của vạn hữu là “chân không” nên Đức Thích Ca Mẫu Ni tìm ra con đường giải thoát “Khổ Tập Diệt Đạo” đã ấn chứng “Tứ Thánh Quả” và “Tứ Thiền Cửu Định” với mức thiền cuối cùng là “Diệt Tận Định” nghĩa là không còn một niệm tức “Vô niệm”.

Về sau đệ tử của ngài đức Lão Tử và Khổng Tử tới Trung Quốc, do căn cơ của chúng sinh chưa thuần thục mà truyền bá hai pháp phương tiện: Đạo Lão “Vô vi” và đạo Khổng “Hữu vi”. Có người sẽ hỏi: Sao ông dám khẳng định như vây? Tất nhiên là tôi không biết! Đây là khẳng định của Tuyên Hóa thượng nhân – Một vị bồ tát đương thời có “lục thông ngũ nhãn” mà biết việc của tiền kiếp. Vậy Lão Tử là ai? Chính là ngài Maha Ca Diếp.

ASVN
21-11-12, 17:22
Chào bạn 1638!

Thắc mắc của bạn cũng là điều ASVN gặp phải ngay sau khi nghe phần chú giải kinh Kim Cang của Hòa Thượng. Sau nghĩ lại thấy : có thể các ngài qua Trung Quốc rồi mới qua Ấn Độ hoặc giả thông tin về thời gian trên không thật chính xác... Do tin vào nhân cách của Hòa Thượng nên vẫn trích dẫn ở đây.

Cảm ơn bạn đã đưa thông tin lên đẻ mọi người thêm sáng tỏ.

TuHepLuong
22-11-12, 04:33
Mình không biết nghĩ làm sao đây?

Chào NhấtLụcTamBát,

Với đoạn văn này "ông sống ở thế kỉ 6 TCN. Nhiều học giả hiện đại cho rằng ông sống ở thế kỉ 4 TCN" đã nói lên sự nghi ngờ về thời gian Lão Tử sinh sống. Giửa phàm phu và bồ tát bạn có lòng tin nơi ai?

Tôi được nghe như vầy: "Người có đạo đức tức có lời hay, người có lới hay, chưa chắc có đạo đức". Chúng ta là Phàm phu, còn tham sân si đầy đủ, trái lại, Tuyên Hóa Thượng Nhân là Bồ Tát có được ngủ nhản, lục thông, tham sân si đã dức, là môt bậc thánh tăng trong phật giáo cận đại. Lời nói của người đều phát từ trong tâm. Xin chớ nghi lời của Thánh nhân.

son Vu
22-11-12, 08:56
Chào bạn 1638!

Thắc mắc của bạn cũng là điều ASVN gặp phải ngay sau khi nghe phần chú giải kinh Kim Cang của Hòa Thượng. Sau nghĩ lại thấy : có thể các ngài qua Trung Quốc rồi mới qua Ấn Độ hoặc giả thông tin về thời gian trên không thật chính xác... Do tin vào nhân cách của Hòa Thượng nên vẫn trích dẫn ở đây.

Cảm ơn bạn đã đưa thông tin lên đẻ mọi người thêm sáng tỏ.

Kính chào tiền bối ASVN – Tiểu sinh thật sự cảm ơn tiền bối rất nhiều, vì nhờ có tiền bối nói ra mà tiểu sinh có duyên được biết thêm một vị Hoà thượng đáng kính là Hoà Thượng Tuyên Hoá. Đúng như tiền bối TuHepLuong đã nói, lời của Bồ tát, thánh nhân đã nói ra không thể nghĩ bàn, chúng ta cần phải chí tâm chí thành tin theo.

Chào bạn Nhất LụcTamBát, có thể là làm hơi loảng chủ đề chính của tiền bối ASVN nhưng nếu lời giải thích trên của tiền bối chưa thoả đáng với bạn, (hoặc thời gian Trước – sau của Đức Phật, Ca Diếp tôn giả và Lão Tử làm bạn nghi hoặc sau khi đọc bài viết của tiền bối ASVN) tiểu sinh xin mạo muội đưa ra ý kiến giải thích thêm như sau:

Vạn vật trên thế gian này vì Duyên mà đến, do duyên mà đi, không duyên không gặp.Theo kinh “Nhân quả ba đời báo ứng” thì Ông bà cha mẹ sau khi mất đi, thân Trung ấm do kiếp trước tạo nghiệp nên có thể đầu thai trở lại làm con cái của cháu chắt họ để báo ơn hoặc báo oán vì vậy trong một gia đình, người con của chúng ta kiếp trước có thể đã từng là ông bà chúng ta, vì vậy chuyện con sinh trước ông bà, hay bố mẹ sinh sau con cái cũng là điều dễ hiểu, cũng chính vì vậy mà mới tạo ra cái vòng luẩn quẩn không dứt trong kiếp luân hồi của chúng sinh.

Đối với hàng Bồ tát, các ngài đã thoát khỏi luân hồi nhưng vì đại nguyện hoặc vì thương chúng sinh mà trở lại thế gian, hoá thân của các ngài không chỉ có một mà cùng lúc có thể có nhiều hoá thân khác nữa. Vì vậy cùng lúc có thể có 2, 3 hoặc 4 ngài Mahaca diep cùng tồn tại ở hai nơi khác nhau với hai cái Tên khác nhau. Thậm chí cùng lúc hoá thân của các ngài có thể ở nhiều thế giới khác nhau nữa.
Đối với người thường không thể nào biết được, hoặc chỉ biết đước điều này sau khi các ngài nói ra, nhưng đối với các bồ tát, do có ngũ nhãn, lục thông nên các ngài có thể biết được nhiều tiền kiếp của một người. Hoà thượng Tuyên Hoá là bậc chân tu, có thể trong lúc thiền định ngài đã nhìn thấy kiếp trước của ngài Mahaca Diep chăng? Tuy nhiên cái tên Mahaca Diep hay Lão Tử…thực ra chỉ là cái tên để gọi trong một kiếp nhất định của các ngài mà thôi chứ không phải là cái bản thể chân như tự tánh của các ngài. Vài lời suy diễn của bản thân, nếu có gì sai mong bạn đừng trách. Thân ái !

ASVN
22-11-12, 10:34
Cái lý đối đãi tự nhiên là Trống đi tìm Mái. Con Mái chỉ chấp nhận và hấp dẫn con Trống khi nó đến thời. Long sơn cũng vậy! khi nó chuyển mình “dương nha bá chảo” … là lúc nó đợi thời: Không Long ơi hãy tới đi!

Xin trích dẫn một vài đoạn trong câu chuyện (hoàn toàn chân thực) của một dòng họ để các bạn suy ngẫm:

“Thế hệ sau, họ có con cháu là cụ Hồ Yên Định, làm quan đến hàm tứ phẩm (không qua thi cử) mới đổi thôn thành Lai Nhã, xã Thất Thôn thành Thái Nhã. Con cháu li tổ phải lấy chữ Nhã đệm vào để luôn nhắc nhớ tới quê hương. Khi vua Quang Trung ra Bắc diệt quân Thanh, họ có cụ Hồ Hữu Tiềm đầu quân giết giặc và hi sinh tại Thăng Long (mùng 5 tháng Giêng âm lịch là ngày giỗ). Nhà thờ họ Hồ được cất lên thời đó. Khi giác móng và lấy hướng, ông thầy địa lý người Tàu phán rằng: “Thuỷ đáo từ đường. Hồ gia vi vương”. Ông ta bảo đây là thế đất “Phượng Hoàng ẩm thuỷ”. Thời bấy giờ sông Rộ còn ngoằn nghèo chảy bên phía núi xa, cách nhà thờ chừng non cây số. Biết khi nào nước sông chảy đến cho chim Phượng Hoàng uống? “

….

“Khoảng mấy năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ trước, nước sông Rộ vòng về, xói lở một góc vườn nhà thờ và nhà thờ họ Hồ Lai Nhã thấp thoáng soi bóng xuống mặt nước sông trong. Chim Phượng Hoàng ơi! Hãy uống nước đi… “



“Mong ông bà, chú bác, anh em… cùng hương hồn Liệt Tổ Liệt Tông tha thứ cho.

Mùa xuân Đinh Hợi (2007)

(Địa chỉ: Hồ Sĩ Sênh, xóm Nghĩa Thai, xã Nam Nghĩa, huyện Nam Đàn, Nghệ An. ĐT: 0383 785248) “

Không long đã tới! Không long -Long vô hình- thành hình ở Thủy long – Long hữu hình. Gió thổi tới gặp nước cũng chảy tới cả hai cùng dừng lại đó là Không long đã tới. Thời đến Không Long sẽ thành Kim long.

ASVN thúc bài viết tại đây. Hai phần Thủy Hỏa và Lôi Phong liên quan mật thiết tới 12 tiết khí… để các bạn tự suy ngẫm.

Chúc các bạn vui vẻ an lạc đọc tiếp bài của NamPhong!

NhấtLụcTamBát
22-11-12, 11:38
Thật ra mà nói, cái thời gian đời cũng chỉ là một chuyện, nhưng cái chính yếu là tư tưởng chủ đạo của mỗi người, Lão tử là người lập ra đạo Lão, chủ yếu là vô vi, quy nguyên, nghĩa là trở về với thiên nhiên hoà mình với thiên nhiên, sông thong dung mà tự tại đây là sự khởi nguồn của đạo tu Tiên.
Khổng tử lấy nhân đức lễ nghĩa trí tín mà gia giáo con người, mang tính xã hội nhiều hơn, vì thế xã hội phong kiến luôn theo tôn chỉ của Ngài, xem Ngài là thánh.
Còn đức Ca mậu ni lấy sự từ bi hĩ xã độ lượng để đưa con người thoát khỏi bể khổ ở cõi hữu hình.
Phật, Tiên, Thánh, ở mức nào đó đều gặp chung một mục đích, nhưng vẫn có sự khác nhau, vì thế trong lịch sử thì ba nhà vẫn đã kích nhau rất nhiều.

namphong
22-11-12, 15:16
Cảm ơn anh ASVN phần viết về Sơn Trạch.

"Giang Nam lai long giang Bắc vọng"...

"Giai tòng không xứ thị chân long"...

"Nhận kim long nhất kinh nhất vĩ nghĩa bất cùng
Động bất động trực đãi cao nhân thi diệu dụng."

Vì sao Nam phải vọng Bắc, vì sao Không xứ là chân long, vì sao Kim long nghĩa vô cùng?

3 câu này thực chất chỉ là 1 mà thôi. Nam Phong sẽ cố gắng trình bày Áo ngữ cho thật dễ hiểu với mọi người.

ASVN
23-11-12, 20:08
Namphong !

Bạn có ngộ tính cao và khả năng nghiên cứu tốt. Bạn đang đi đúng hướng.

Chúc bạn có nhiều đột phá và hãy làm nhiều việc tốt có lợi cho đại cục!

1638!

Hãy tĩnh lặng suy ngẫm và nghiên cứu thêm bạn sẽ thấy không phải như vậy. Cây một gốc mà ra nhiều loại quả nay không hiếm. Con càng lớn càng xa bố mẹ là một thực tế xảy ra.

hoachithanh
23-11-12, 20:33
1638
Phải chăng cụ định nói nước thì có nhiều loại. Cây cũng đủ thứ chủng tộc. Sóng sau đè sóng trước. Trải qua tiến hóa, sẽ có nhiều hoa thơm quả lạ...
Đến đây, không biết sao cụ lại quyết định kiệm lời lại, khiến mọi người lại bâng khuâng...

son Vu
23-11-12, 20:53
Kính tiền bối ASVN và Nam Phong tiền bối, mặc dù chỉ là một kẻ áo vải quê mùa, sống nơi rừng núi, thật sự không hiểu mấy về Phong Thuỷ, nhưng tiểu sinh thực sự rất xúc động và khâm phục trước tinh thần Gạn đục khơi trong, phục vụ vì lợi ích nhân sinh của các cụ. Diễn đàn này thực sự là nơi mà bọn hậu bối học được rất nhiều, trong đó bao gồm cả những điều ngoài Phong thuỷ. Vạn pháp quy chân, vạn vật quy tông, cây dù có lai ra bao nhiêu loại quả khác nhau chăng nữa thì cũng quy về một gốc. Xin cảm ơn tiền bối và xin được nhiệt liệt ủng hộ các tiền bối hết mình.

Hungson
20-05-14, 00:47
chào A S V N tôi đọc bài gió và nước thư hùng giao hội của anh thấy có câu:từ đây một sao động một niệm tự sinh ra vạn hữu.vạn hữu sinh ra tất có sự đối đãi.tôi ngĩ nền tảng phong thuỷ là đây chăng?thân chào

ASVN
20-05-14, 10:38
Rộng hơn thế! Là nền tảng của nhiều môn.

khongco
25-05-14, 17:24
Khongco rất cảm ơn loạt bài viết của tiên sinh...!

annhien
13-07-14, 09:54
Thật ra mà nói, cái thời gian đời cũng chỉ là một chuyện, nhưng cái chính yếu là tư tưởng chủ đạo của mỗi người, Lão tử là người lập ra đạo Lão, chủ yếu là vô vi, quy nguyên, nghĩa là trở về với thiên nhiên hoà mình với thiên nhiên, sông thong dung mà tự tại đây là sự khởi nguồn của đạo tu Tiên.
Khổng tử lấy nhân đức lễ nghĩa trí tín mà gia giáo con người, mang tính xã hội nhiều hơn, vì thế xã hội phong kiến luôn theo tôn chỉ của Ngài, xem Ngài là thánh.
Còn đức Ca mậu ni lấy sự từ bi hĩ xã độ lượng để đưa con người thoát khỏi bể khổ ở cõi hữu hình.
Phật, Tiên, Thánh, ở mức nào đó đều gặp chung một mục đích, nhưng vẫn có sự khác nhau, vì thế trong lịch sử thì ba nhà vẫn đã kích nhau rất nhiều.

Sau khi thời Xuân Thu đã đi qua được 2500 năm, ngoại trừ Phật gia không có học phái nào có thể ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Trung Hoa bằng Nho gia và Đạo gia. Bởi vậy, ông tổ của 3 gia phái này là Phật Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử và Lão Tử được người đời sau ngưỡng mộ và sùng bái.

Thật trùng hợp ở chỗ, ngày tháng 3 vị ấy ra đời chênh nhau không quá 20 năm. Theo góc nhìn lịch sử, thì 3 vị ấy là người của cùng một thời đại. Năm 571 Trước công nguyên, ngày 15 tháng 2 Lão Tử giáng sinh tại nước Sở, huyện Khổ (nay là huyện Lộc Ấp, Hà Nam). 5 năm sau, ngày 8 tháng 4 năm 566 Trước công nguyên Phật Thích Ca Mâu Ni giáng sinh ở Kim Ni Bạc Nhĩ. 15 năm sau, vào ngày 27 tháng 8 năm 551 Trước công nguyên, Khổng Tử ra đời tại Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. (Nguồn: http://chanhkien.org/2010/03/cau-chu...ca-mau-ni.html)

Lão tử là người lập ra đạo Lão, chủ yếu là vô vi, quy nguyên, nghĩa là trở về với thiên nhiên hoà mình với thiên nhiên, sông thong dung mà tự tại đây là sự khởi nguồn của đạo tu Tiên. Về lý luận cũa Lão Tử với cái nhìn Nhất Nguyên theo mình là tuyệt, chỉ với cái nhìn Nhất Nguyên mới đến được cảnh giới "Lý Sự Vô Ngại", "Sự Sự Vô Ngại" của Phật giáo, nơi mà thời gian, không gian, thiện ác,.... tự biến mất. Nhất Nguyên luận là cái giá trị nhất trong học thuyết của Lão Tử.

Vài lời linh tinh, mong được chỉ dẫn thêm!