PDA

View Full Version : Dạo bước vườn huyền



son Vu
29-12-12, 10:21
Trích ASVN
Son Vu tiên sinh!

Tiên sinh có nhã hứng với bài “Phong thủy Huế, Sài gòn, Hà Nội” nhỉ?

Mời tiên sinh xem cái mớ bong bong ASVN mắc vào mấy năm trước. Lúc viết ASVN đang ở trong trạng thái hơn thua sau đó đi theo Đạo Phật. Hôm qua vì cơ duyên có nhắc lại nó, nên mới đọc lại thấy thật buồn cười…

http://www.tuvilyso.net/forum/forum_...asp?FID=8&PN=1

Chào tiền bối ASVN, hóa ra tiền bối là người trong Phật môn, tiểu sinh cũng chỉ là khách qua đường, tiểu sinh thì không thấy Cười, chỉ thấy Buồn thôi, tiểu sinh thấy ngày 20/12 trên thế giới chỗ thì người ta chui xuống hầm, nơi thì chế tạo quả Bầu để chui vào…., những nơi đó dường như Phật môn chưa mở??? Buồn thay!!!

ASVN
30-12-12, 10:13
Nếu biết vạn pháp là vô thường thì hết buồn, hết khổ, hết sợ hãi… Thiền Sư Thiệu Long nói:

Thoát thân dĩ hiểu Nam Kha mộng.
Thử giác nhơn gian vạn sự không.
Xuy khứ hoàn hương vô không định.
Tịch dương tà chiếu bích vân hồng.

Thoát khỏi chấp Thân trở về với bản chất thật thì sẽ hiểu mộng Nam Kha, hiểu lý “không” của vạn pháp. Thổi một khúc nhac hoàn hương bằng một cây Sáo không có lỗ. Mặt trời chiếu xuyên qua những đám mây xanh biến nó thành rán đỏ, ngồi trên lưng Trâu tay cầm cây Sáo thong dong đi về quê cũ nơi ta đã lạc bước đi xa.

son Vu
30-12-12, 11:02
Cũng như Đào Tiềm sau cuộc nhập thế mới làm ra bài Quy khứ Lai từ?. Bài bình Nóng – Lạnh nay đã ít nhiều ứng nghiệm rồi, tiền bối thâú chăng???, về đi thôi…

son Vu
30-12-12, 11:14
DẠO BƯỚC VƯỜN HUYỀN

Trong trời đất chuyện hay trăm sự
Đường ngao du tuần tự xem qua
Ngựa hồng nhẹ lướt bên hoa
Sớm kia lạc bước ghé qua vườn Huyền

Nơi đó đất tàng Long ngoạ Hổ
Cuộc tròn – vuông sẵn mở luận bàn
Rợp trời bút khí tinh quang
Chỗ an Thiên Xích, nơi bàn cửu Tinh

Có cụ dáng tiên phong đạo cốt
Bát quái xuay phiêu hốt vân du
Thời hay chiêm nghiệm cổ thư
Nếu, nên, vì, phải, hẳn, như, Thường-Hằng

Có cụ lẽ công bằng trên hết
Chuyện bất bình luận chết chẳng tha
Mệnh tinh Bao Chửng hoá ra
Hoa ngôn, vọng ngữ gặp là khiếp ngay

Có cụ ở tận ngoài Tây vực
Vốn đã tường Huyền – Lục – Đại – Thanh…
Hậu-Tiên, thuỷ, hoả tinh anh
Đồ Hà, thư Lạc, Thuyết – Hành miễn chê

Có cụ tính chẳng cần nói lắm
Cuộc đất vào cụ nhắm luận ngay
Bút tinh đều đặn toả bay
Vén mây, đuổi gió, trăng rày hiện ra

Có cụ mãi ngoài xa hải đảo
Lý Huyền không sắc xảo luận bàn
Bài long, Đáo hướng, Tam bàn…
Chính-Linh, Phản-Phục, rõ ràng trước sau

Lại có cụ người trong cửa Phật
Vòng nhân gian Xuất-Nhập vào ra
Khi điểm nhãn, lúc khai hoa
Khi thời múa bút lướt qua cửa Huyền

Có cụ khoái Tử vi dịch số
Phép Trọc, Thanh, Ẩn, Lộ chân tâm
Mai hoa, Thái Ất, Lục nhâm
Khứ - Lai, Bĩ -Thái, mười phần Ứng ngay.

Có cuộc đất vạn năm bất thối
Thiên-Địa-Nhân cân đối toàn bàn
Cụ nào tâm ý sẵn sàng
Ngựa hồng vãn bối nhẹ nhàng điểm phương

Lại có cụ tuyết sương mải miết
Đạo Thuỷ-Phong tâm huyết rạng ngời
Đoài Khôn Tốn Cấn chuyển dời
Lái Thiên, xuay Tạo giúp đời, Quý thay!

Còn nhiều Cụ kể sao cho xiết
Vẫn ngày đêm ra riết luận bàn
Trăng khuya, trúc biếc, mai vàng…
Quần tinh toả sắc trần gian chốn này

Chúc các Cụ tân niên mạnh khoẻ
Vườn Huyền Không muôn vẻ thăng hoa
Dịch-Định-Tâm-Trạch mở ra
Tịnh là hiền thánh, Động là chúng sinh.

Noãn khí đã rung rinh ngọn cỏ
Lẽ Âm-Dương rạng tỏ đất trời
Bát Phương, lưỡng Phiến, tứ Thời
Xuân qua, xuân lại, xuân thời thêm xuân.

NB 30/12/2012

ASVN
31-12-12, 11:24
Thơ hay quá! Thật không hổ danh nhân sĩ đất Ninh Bình.

Cảm ơn tiên sinh đã nhắc nhở!

“Nóng hay lạnh” mà có chấp thì nóng thật mà lạnh cũng thật. Chúng ta nếu bỏ được cái chấp cá nhân đi thì có gì phải sợ??? Lão tử đã dạy “ Vô vi nhi vô bất vi” nghĩa là : Làm tất cả việc tốt mà không chấp thì giống như không làm gì cả.

1268
31-12-12, 12:53
Thơ hay quá, bái phục!

son Vu
01-01-13, 10:03
Trời! Lại để tiền bối cười chê rồi, người nói câu hâm mộ tiền bối có nhiều, vãn bối chỉ là một trong muôn, làm mà không làm, dạy mà không dạy, bậc thánh nhân như Lão Tử xưa dạy đời Lời lời là điểm, ý ý là khai, thật không thể nghĩ bàn. Trộm nghĩ muốn tìm Thư ắt phải hiểu Hùng, có Hữu vi (Khổng) ắt có Vô vi (Lão), muốn Về, ắt trước hết phải Đi, nếu chỉ ở nhà không Đi thì lấy đâu để Về, vì vậy nếu không ra làm quan chắc hẳn Đào Tiềm không thể làm ra bài Quy khứ Lai từ được, Hữu - Vô, Xuất – Nhập, Thư – Hùng, nóng, lạnh hay Âm - Dương…đều là 2 mặt của một vấn đề, có thể suy diễn tương tự.
Lại trộm nghĩ: Bậc chuyên tu trước tiên chấp Có, sau đó chấp Không, tiến lên chấp Không Không, chẳng Có, rồi không Không Không, không Chẳng Có, ngộ được lý Chân như của vạn pháp, cũng như Diệt Ma, phá Hoặc, bỏ Kiến, li Dục, đoạn tham sân si…, vén Mây, đuổi gió dần dần ắt Trăng rằm sẽ lộ ra trước mắt. Vài lời nông cạn…

- Chào huynh 1268, hâm mộ huynh đã lâu, cảm ơn huynh đã vào nhà đệ, thực sự đệ rất thích câu Slogan của huynh. Tìm được tri âm ở đời không dễ chút nào phải không huynh??? Giống khi xưa, Tử Kỳ vì Bá Nha ôn luyện ngã bệnh mà chết, còn Bá Nha vì Tử Kỳ mà đập vỡ Đàn yêu vậy! nếu có dịp rất mong được huynh chỉ giáo. Thân!

ASVN
01-01-13, 16:45
Son Vu tiên sinh,

Quá khen rồi! người theo Tây học mà thông tuệ như tiên sinh thời này hiếm.

Thân!

son Vu
01-01-13, 20:48
Cảm ơn tiền bối đã chiếu cố vào nhà, được trao đổi với tiền bối và các kết giao cùng các bậc thiện tri thức ở đây, đối với tiểu sinh quả là tam sinh hữu hạnh.
Cuộc đất 400 năm của tiền bối người biết được quả không nhiều, nhưng khi biết rồi thì có thể dễ dàng đi đến, cuộc đất “vạn năm phát” mà vãn bối nói đến, đối với đệ tử phật môn ai ai chẳng biết, nhưng muốn đến được ắt phải qua cửa Tử trước, mặc dù tâm ý đã sẵn sàng nhưng đến được đó, nhất là trong thời mạt pháp này - Quả là khó thay!!! Người xưa nói, Đạo tìm cầu tìm đâu cho xa, tìm ngay nơi sở tại thân mình, cái mà ta thường hay nói xa tận chân trời nhưng lại gần ngay trước mắt vậy. Người quê chẳng có gì, kính mời tiền bối chén trà sen nhé.
:5887:

ASVN
01-01-13, 21:09
Trà ngon! cảm ơn tiên sinh.

Mời thưởng thức bài thơ của Phật hoàng:

Ở đời vui đạo phải tùy duyên

Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền

TuHepLuong
02-01-13, 00:04
Được biết các vị nơi đây củng là duyên. Kẻ phàm phu này củng học theo pháp thế gian mà có duyên nghe được phẫm Bát Nhã trong "Pháp Bảo Đán Kinh". Trong phẩm Bát Nhã, Lục Tổ có tụng bài "Vô Tướng Tụng", xin chép lại ba đoạn cuối của bái kệ:

Phật pháp tại thế gian,
Bất ly thế gian giác,
Ly thế mích Bồ-đề,
Kháp như cầu thố giác.

Chánh kiến danh xuất thế,
Tà kiến thị thế gian,
Tà chánh tận đả khước,
Bồ-đề tánh uyển nhiên.

Thử tụng thị đốn giáo,
Diệc danh đại pháp thuyền,
Mê văn kinh lụy kiếp,
Ngộ tắc sát-na gian.

Và nhân dip tết đến, chợt nhớ đến bài kệ của Thiền Sư Mẫn Giác, nay xin góp vui cho vườn huyền của bác Son Vu.

Xuân khứ bách họa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tân,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Chúc các bác 1 mùa xuân an lành, tin tấn.

Minh Trí
02-01-13, 10:36
Quả nhiên là con nhà Phật,

Hết thảy pháp không sinh
Hết thảy pháp không diệt
Nếu hay hiểu như vầy
Chư Phật thường trước mặt
Đến đi sao có đây

son Vu
02-01-13, 11:39
Trà ngon! cảm ơn tiên sinh.

Mời thưởng thức bài thơ của Phật hoàng:

Ở đời vui đạo phải tùy duyên

Hễ đói thì ăn mệt ngủ liền

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền

Thơ rất hay!!! Thánh nhân khi đã hiểu được lý của vạn pháp thì lúc đó “Bồ Đề sẽ chẳng phải là cây”, pháp sư Tịnh Không có dạy “Thanh tịnh – Bình đẳng – Chánh giác - Tuỳ duyên - Niệm Phật” hai chữ Tuỳ duyên đôi khi lại đi cùng chữ Nhẫn, phải chăng cũng vì hai chữ này mà khi mới đến đông thổ, tổ Đạt Ma mới ngồi im lặng “nhìn tường” trong suốt 9 năm vậy?

son Vu
02-01-13, 12:07
Được biết các vị nơi đây củng là duyên. Kẻ phàm phu này củng học theo pháp thế gian mà có duyên nghe được phẫm Bát Nhã trong "Pháp Bảo Đán Kinh". Trong phẩm Bát Nhã, Lục Tổ có tụng bài "Vô Tướng Tụng", xin chép lại ba đoạn cuối của bái kệ:

Phật pháp tại thế gian,
Bất ly thế gian giác,
Ly thế mích Bồ-đề,
Kháp như cầu thố giác.

Chánh kiến danh xuất thế,
Tà kiến thị thế gian,
Tà chánh tận đả khước,
Bồ-đề tánh uyển nhiên.

Thử tụng thị đốn giáo,
Diệc danh đại pháp thuyền,
Mê văn kinh lụy kiếp,
Ngộ tắc sát-na gian.

Và nhân dip tết đến, chợt nhớ đến bài kệ của Thiền Sư Mẫn Giác, nay xin góp vui cho vườn huyền của bác Son Vu.

Xuân khứ bách họa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tùng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tân,
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.

Chúc các bác 1 mùa xuân an lành, tin tấn.


Kính tiền bối! Hân hạnh dược cao nhân ghé thăm, lời dạy của các tiền bối tiểu sinh luôn nhớ, kẻ nhiều lời này cũng xin được mạn phép bộc bạch đôi dòng:

Đối với Vườn Huyền không này, tiểu sinh chỉ là khách qua đường ghé thăm, trộm nghĩ nơi đây ngoạ hổ tàng long, kỳ hoa dị thảo cũng nhiều, nhìn vào trong vườn chợt phát hiện thấy bút khí tung trời, khí văn toả sáng, nơi nơi ẩn tàng cả hoà khí, nộ khí, cát khí…,khẩu, thức luân lưu, nghiệp, duyên chuyển chuyển… . Các khí này toả ra bay đi khắp thế gian, ứng nghiệm, điều chỉnh đến từng cuộc đất, từng ngôi nhà, hoạ phúc cũng theo đó mà hoá hiện, tiểu sinh hậu học tài sơ đứng ở ngoài nhìn vào mà khiếp sợ, thực không dám vào vòng luận thuyết. Đạo của trời đất chẳng dám lạm bàn. Các tiền bối đều là những người xả thân vì đạo, xuay thiên lái tạo ra sức tạo phúc giúp người thật Quý lắm thay. Khâm phục, khâm phục!

son Vu
02-01-13, 13:21
Quả nhiên là con nhà Phật,

Hết thảy pháp không sinh
Hết thảy pháp không diệt
Nếu hay hiểu như vầy
Chư Phật thường trước mặt
Đến đi sao có đây

Đa tạ tiền bối ghé thăm, người nói chí phải: Tướng tuỳ tâm sinh, cảnh tuỳ tâm chuyển, chẳng sinh, chẳng diệt, chẳng đến, chẳng đi, thường hằng như như, chân tâm trụ niệm, phúc cảnh hiển hiện.
- Nếu bão tố, sóng thần, động đất nổi lên thì khu vườn xum xuê này sẽ trở về với bản thể của đất, chỉ là miếng đất không.
- Nếu vất hết mọi thứ đi, kể cả tri thức (văn, sử, địa lý, phong thuỷ…) thì mọi người sẽ còn lại gì? Đều là thể xác trần trụi, thế gian đến – đi có chăng chỉ còn giữ lại được cái Nghiệp chăng??? Hoa thơm cỏ đẹp,tiền tài, danh vọng lúc đó phải chăng cũng chỉ là Hoa trong gương, trăng dưới nước. Vài lời lạm bàn, Kính chúc tiền bối an lạc!

ASVN
03-01-13, 09:08
Nóng, lạnh xem ra đã bớt, Ta lại dạo chơi vườn huyền của son Vu tiên sinh.

Tên son họ Vu (viết hoa) đúng lối viết của tây phương tên trước họ sau viết hoa nơi họ, phải chăng tiên sinh cũng thông Anh ngữ?

ASVN
03-01-13, 09:20
Mà sao mấy bác ở đây không lập một chủ đề để dạy lớp trẻ về Đạo Đức nhỉ? ASVN thấy cái đó bây giờ thiếu quá.

Minh Trí
03-01-13, 10:01
Thật ra mấy hôm tôi mượn nóng lạnh tứ phương nhằm soi lại "tâm và nghiệp" đấy thôi, ở đời "ngũ uẩn" chi phối khiến người mất đi thanh tâm

"Cầm lên dễ bỏ xuống thì khó nên nghiệp càng nặng là vậy"

"Khổng Minh ngày trước biết Chu Du tỏ tường nên khiến Du hộc máu đấy thôi"

Chỉ vì Du còn nặng nghiệp mà tử vì nghiệp vậy

Nếu lớp trẻ học được chữ Nhẫn thì hay biết mấy

Thân,
Minh Trí

ASVN
03-01-13, 10:24
Quả đúng là : "Ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách"

Minh Trí
03-01-13, 10:31
haha :)

Năm uẩn là gánh nặng,
Kẻ gánh nặng là người,
Cầm lấy gánh nặng lên,
Chính là khổ ở đời.
Còn bỏ gánh nặng xuống xong,
Tức là lạc không khổ,
Gánh nặng bỏ xuống xong,
Không mang theo gánh khác.
Nếu nhổ khát Ái lên,
Tận cùng đến gốc rễ,
Không còn đói và khát,
Được giải thoát tịnh lạc”.

Trí Minh

son Vu
03-01-13, 12:05
Nóng, lạnh xem ra đã bớt, Ta lại dạo chơi vườn huyền của son Vu tiên sinh.

Tên son họ Vu (viết hoa) đúng lối viết của tây phương tên trước họ sau viết hoa nơi họ, phải chăng tiên sinh cũng thông Anh ngữ?

Tiền bối ASVN không những giỏi thuật định long điểm huyệt, xem ra Y thuật cũng có thể đã từng tham cứu qua??? Lành thay!

son Vu
03-01-13, 12:38
Thật ra mấy hôm tôi mượn nóng lạnh tứ phương nhằm soi lại "tâm và nghiệp" đấy thôi, ở đời "ngũ uẩn" chi phối khiến người mất đi thanh tâm

"Cầm lên dễ bỏ xuống thì khó nên nghiệp càng nặng là vậy"

"Khổng Minh ngày trước biết Chu Du tỏ tường nên khiến Du hộc máu đấy thôi"

Chỉ vì Du còn nặng nghiệp mà tử vì nghiệp vậy

Nếu lớp trẻ học được chữ Nhẫn thì hay biết mấy

Thân,
Minh Trí

Tiền bối Minh Trí học thuật tinh tường, đạo lớn thấu tỏ, thật khâm phục biết bao!
Truyện Khổng Minh hồi nhỏ tiểu sinh cũng từng xem qua, nay lại có duyên nên cũng xin góp vài lời:

Chuyện Khổng Minh khẩu chiến văn sĩ Đông Ngô đã lưu danh thiên cổ, sau lại đưa Chu Du vào Vòng cương toả, khiến Du tử nạn, tuy nhiên Khổng Minh cuối cùng cũng không thoát được cái Vòng của trời đất, khi chết thiên hạ vẫn chia 3, trước lúc ra đi cảm khái ngửa cổ nhìn trời mà than “Hành sự tại Nhân, thành sự tại Thiên”. Thế nên “Kỳ Sơn giữa trận từ trần, khách anh hùng để tần ngần lệ rơi”- tiếc thay!!!
- Người trên thông thiên văn dưới tường địa lí như Khổng Minh liêụ có đoán được vận nhà Hán đã hết không/ (Biết hay không biết?)- chắc chắn là biết, nhưng vẫn muốn vào Vòng, đơn giản là: Tận nhân lực, Tri Thiên mệnh. Khổng Minh cuối cùng với tài năng của mình cũng đã điểm xuyết được một dấu Huyền trong bức tranh lịch sử Trung Hoa vậy.

hoachithanh
03-01-13, 14:02
Có Du, ắt có Lượng. Có Lượng ắt có Tư Mã Ý. Có Tào Tháo ắt có Lưu Bị. Có Quan Công ắt có Lã Mông. Có Lưu Bị ắt có Lục Tốn. Có Âm ắt có Dương. Có Mộc ắt có Kim. Có Kim ắt có Hỏa, Có Hỏa ắt có Thủy, Có Thủy ắt có Thổ, Có Thổ ắt có Mộc...
Cứ vậy mà tiến hóa. Ở trong vòng thì thấy huyền ảo lung lung linh, tưởng như là nhân tình thế thái, ngẫu nhiên mà sinh ra thế... Nhưng nếu có lúc nào đó thoát khỏi vòng này nhìn vào thì thấy ra sao...Có lẽ đó là sự tất nhiên mà ra thế.

hoachithanh
03-01-13, 14:24
Không biết câu chuyện này có ý nghĩa gì không nữa:

Đời vua Hán Linh Đế, tại quận Ích Châu, có ông Tư Mã Trọng Tương, rất thông minh tài giỏi, 8 tuổi đã nổi tiếng thần đồng, nhà nghèo nhưng lại rất hiếu thảo với cha mẹ, có đi lên kinh đô dự khoa thi nhưng bị đánh rớt, khi trở lại quê nhà thì chẳng may cha mẹ đã mất. Trọng Tương lấy làm thương xót lắm, mới cất một cái lều ở kế bên mộ phần của cha mẹ, để ở cư tang thủ hiếu cho đặng 6 năm. Lòng buồn nhớ thương cha mẹ, lại ưu uất vì nỗi học tài thi phận, nên thường than thân trách phận. Trọng Tương thấy phần nhiều trong triều đình là nịnh thần, toan mưu hại kẻ trung lương, khiến dân chịu nhiều oan ức. Trọng Tương lấy làm cảm động, nên làm ra một bài thơ để giải buồn, có ý trách Trời Đất không công bình.
Không ngờ những lời than trách ấy có Du Thần nghe được, báo cáo lên Thượng Thiên. Ngọc Hoàng Thượng Đế hạ sắc chỉ cho Diêm Vương. Diêm Vương lĩnh lệnh, sai quỉ sứ bắt hồn Trọng Tương xuống âm phủ, phán rằng:
Như nhà ngươi thông minh biết sự công đoán thì phải xuống Diêm La mà phân xử những án, nội trong 6 giờ cho xong thì Ngọc Hoàng mới xá tội cho ngươi.
Khi đó, Tư Mã Trọng Tương ngồi làm chính tòa thay thế Diêm Vương phân xử các án, trong 6 giờ thì xong hết.
Nội dung xử án của Trọng Tương chính là xét án các nhân vật lịch sử Tây Hán – Đông Hán.
Trọng Tương thụ án các nhân vật thời Tây Hán và xét xử như sau:
Tào Tháo, nguyên kiếp trước là Hàn Tín, có công lớn gồm thâu nước Sở đem về cho Hán Cao Tổ, thế mà không hưởng được lợi lộc gì, lại bị tru di tam tộc, nên qua đời Tam Quốc, tác giả cho Tào Tháo soán ngôi nhà Hán, làm vua một thuở để trả thù: xưa Hán Cao Tổ hiếp bức thế nào thì giờ đây Tào Tháo hiếp bức thế ấy, và trước Lã Hậu giết Hàn Tín, nay Tào Tháo bắt Phục Hậu thắt cổ mà giết lại.
Khoái Triệt, mưu sĩ của Hàn Tín, biết Hán Lưu Bang là người ăn ở không có hậu, nên bày kế cho Hàn Tín giữ vững nước Tề, tách khỏi Lưu Bang, hòa với Hạng Vũ, giữ thế chia ba thiên hạ. Hàn Tín không nghe vì không nỡ phản bội Lưu Bang. Sau, Khoái Triệt tái kiếp làm Khổng Minh Gia Cát Lượng, thực thi kế chia ba thiên hạ theo hình chân vạc và cầm binh đánh cho Tào Tháo chạy dài cho biết tài biết trí của quân sư.
Tiêu Hà hèn nhát, không dám can gián Lã Hậu, lại tòng mưu giết Hàn Tín, nên qua đời Tam Quốc, Tiêu Hà đầu kiếp làm Dương Tu, bị một tô canh gà làm lanh nói toạc, bị Tào Tháo bắt tội tiết lộ cơ mưu, sai chém đầu răn loài lẻo mép, mà cũng là người bạn xấu hèn nhát của kiếp trước.
Bành Việt và Anh Bố là hai tướng tài có công lớn mà chết oan nên cho đầu thai trở lại: Bành Việt làm Lưu Bị, Anh Bố là Ngô Tôn Quyền, để sau nầy cùng với Tào Tháo chia ba thiên hạ, hưởng lộc cả quyền cao.
Đinh Công là tướng nước Sở, vẫn có tiền ân với Lưu Bang, sau bị Lưu Bang giết, cho đầu thai làm Chu Du để phò Tôn Quyền, bị Khổng Minh chọc tức, trào máu chết lúc 36 tuổi.
Hạng Vũ, tính tình cương trực, khí tiết anh hùng, lòng không tà vạy, nên cho đầu thai làm Quan Vũ, trấn nhậm Kinh Châu, khi chết hưởng được hương khói ngàn thu.
Sáu tướng của Hạng Vũ, phản lại Hạng Vũ theo Lưu Bang, cho đầu kiếp làm sáu tướng trấn giữ năm cửa ải của Tào Tháo, bị Quan Vũ phò hai chị dâu vượt 5 ải chém 6 tướng, để răn loại người phản chúa.
Phàn Khoái trung hậu, vũ dũng, ăn thịt tươi uống rượu nguyên bồ, cho đầu thai làm Trương Phi, cũng rượu, cũng mạnh mẽ, cũng nóng tính như lửa không thua gì kiếp trước.
Thích Cơ và con trai là Lưu Ẩn, trước bị Lã Hậu ghen giết chết, nay đầu thai làm Cam Phu nhân và thái tử A Đẩu (Lưu Thiện), hưởng nghiệp nhà Thục Hán.
Kỷ Tín có công thế mạng Lưu Bang, trung nghĩa hơn người, cho đầu thai làm Triệu Vân, một tướng kỳ tài, phò Lưu Bị.
Hạng Bá là chú của Hạng Vũ, nỡ phụ cháu mà theo Lưu Bang, và Ung Xỉ là tôi của Hạng Vũ mà phản Hạng theo Lưu, nên đầu thai: Hạng Bá làm Văn Xú, Ung Xỉ làm Nhan Lương (2 tướng của Viên Thiệu), bị thanh long đao của Quan Vũ (Hạng Vũ) giết chết.

VinhL
03-01-13, 15:21
Dạo bước vườn Huyền, chợt hứng Thơ,
Ngẩn lên nhìn xuống, thấy lờ mờ,
Thế thái nhân tình cứ loay quay,
Trời đất chuyển xoay, một cái vòng,
Nhân sự lu bu, cứ lông bông,
Trẻ đến chào đời khóc ú ớ,
Già Về rên rỉ xìu míu méo,
Đến Đi như thế, một cái vòng,
Hỏi ai có thoát khỏi cái vòng?
Cái vòng kéo nhỏ, nhỏ như tâm.
Tâm nhỏ mất vòng, mất luôn tâm.
Tâm không, vòng hết, hết lòng vòng!
Người biết cái vòng, chẳng biết không,
Kẻ biết cái không, cứ thích vòng
Từ từ tự xoán, củng về tâm.
Hihihihihihihihihihi

son Vu
03-01-13, 17:54
Không biết câu chuyện này có ý nghĩa gì không nữa:

Đời vua Hán Linh Đế, tại quận Ích Châu, có ông Tư Mã Trọng Tương, rất thông minh tài giỏi, 8 tuổi đã nổi tiếng thần đồng, nhà nghèo nhưng lại rất hiếu thảo với cha mẹ, có đi lên kinh đô dự khoa thi nhưng bị đánh rớt, khi trở lại quê nhà thì chẳng may cha mẹ đã mất. Trọng Tương lấy làm thương xót lắm, mới cất một cái lều ở kế bên mộ phần của cha mẹ, để ở cư tang thủ hiếu cho đặng 6 năm. Lòng buồn nhớ thương cha mẹ, lại ưu uất vì nỗi học tài thi phận, nên thường than thân trách phận. Trọng Tương thấy phần nhiều trong triều đình là nịnh thần, toan mưu hại kẻ trung lương, khiến dân chịu nhiều oan ức. Trọng Tương lấy làm cảm động, nên làm ra một bài thơ để giải buồn, có ý trách Trời Đất không công bình.
Không ngờ những lời than trách ấy có Du Thần nghe được, báo cáo lên Thượng Thiên. Ngọc Hoàng Thượng Đế hạ sắc chỉ cho Diêm Vương. Diêm Vương lĩnh lệnh, sai quỉ sứ bắt hồn Trọng Tương xuống âm phủ, phán rằng:
Như nhà ngươi thông minh biết sự công đoán thì phải xuống Diêm La mà phân xử những án, nội trong 6 giờ cho xong thì Ngọc Hoàng mới xá tội cho ngươi.
Khi đó, Tư Mã Trọng Tương ngồi làm chính tòa thay thế Diêm Vương phân xử các án, trong 6 giờ thì xong hết.
Nội dung xử án của Trọng Tương chính là xét án các nhân vật lịch sử Tây Hán – Đông Hán.
Trọng Tương thụ án các nhân vật thời Tây Hán và xét xử như sau:
Tào Tháo, nguyên kiếp trước là Hàn Tín, có công lớn gồm thâu nước Sở đem về cho Hán Cao Tổ, thế mà không hưởng được lợi lộc gì, lại bị tru di tam tộc, nên qua đời Tam Quốc, tác giả cho Tào Tháo soán ngôi nhà Hán, làm vua một thuở để trả thù: xưa Hán Cao Tổ hiếp bức thế nào thì giờ đây Tào Tháo hiếp bức thế ấy, và trước Lã Hậu giết Hàn Tín, nay Tào Tháo bắt Phục Hậu thắt cổ mà giết lại.
Khoái Triệt, mưu sĩ của Hàn Tín, biết Hán Lưu Bang là người ăn ở không có hậu, nên bày kế cho Hàn Tín giữ vững nước Tề, tách khỏi Lưu Bang, hòa với Hạng Vũ, giữ thế chia ba thiên hạ. Hàn Tín không nghe vì không nỡ phản bội Lưu Bang. Sau, Khoái Triệt tái kiếp làm Khổng Minh Gia Cát Lượng, thực thi kế chia ba thiên hạ theo hình chân vạc và cầm binh đánh cho Tào Tháo chạy dài cho biết tài biết trí của quân sư.
Tiêu Hà hèn nhát, không dám can gián Lã Hậu, lại tòng mưu giết Hàn Tín, nên qua đời Tam Quốc, Tiêu Hà đầu kiếp làm Dương Tu, bị một tô canh gà làm lanh nói toạc, bị Tào Tháo bắt tội tiết lộ cơ mưu, sai chém đầu răn loài lẻo mép, mà cũng là người bạn xấu hèn nhát của kiếp trước.
Bành Việt và Anh Bố là hai tướng tài có công lớn mà chết oan nên cho đầu thai trở lại: Bành Việt làm Lưu Bị, Anh Bố là Ngô Tôn Quyền, để sau nầy cùng với Tào Tháo chia ba thiên hạ, hưởng lộc cả quyền cao.
Đinh Công là tướng nước Sở, vẫn có tiền ân với Lưu Bang, sau bị Lưu Bang giết, cho đầu thai làm Chu Du để phò Tôn Quyền, bị Khổng Minh chọc tức, trào máu chết lúc 36 tuổi.
Hạng Vũ, tính tình cương trực, khí tiết anh hùng, lòng không tà vạy, nên cho đầu thai làm Quan Vũ, trấn nhậm Kinh Châu, khi chết hưởng được hương khói ngàn thu.
Sáu tướng của Hạng Vũ, phản lại Hạng Vũ theo Lưu Bang, cho đầu kiếp làm sáu tướng trấn giữ năm cửa ải của Tào Tháo, bị Quan Vũ phò hai chị dâu vượt 5 ải chém 6 tướng, để răn loại người phản chúa.
Phàn Khoái trung hậu, vũ dũng, ăn thịt tươi uống rượu nguyên bồ, cho đầu thai làm Trương Phi, cũng rượu, cũng mạnh mẽ, cũng nóng tính như lửa không thua gì kiếp trước.
Thích Cơ và con trai là Lưu Ẩn, trước bị Lã Hậu ghen giết chết, nay đầu thai làm Cam Phu nhân và thái tử A Đẩu (Lưu Thiện), hưởng nghiệp nhà Thục Hán.
Kỷ Tín có công thế mạng Lưu Bang, trung nghĩa hơn người, cho đầu thai làm Triệu Vân, một tướng kỳ tài, phò Lưu Bị.
Hạng Bá là chú của Hạng Vũ, nỡ phụ cháu mà theo Lưu Bang, và Ung Xỉ là tôi của Hạng Vũ mà phản Hạng theo Lưu, nên đầu thai: Hạng Bá làm Văn Xú, Ung Xỉ làm Nhan Lương (2 tướng của Viên Thiệu), bị thanh long đao của Quan Vũ (Hạng Vũ) giết chết.

Bác Hoa chí Thành kể chuyện hay quá, có lẽ câu chuyện ứng với bài thơ này chăng?

Trời vốn mênh mông đất nhạt nhoà
Khứ khứ lai lai chuyện khó à
Nổi trôi sông biển thân bèo bọt
Chìm đắm ba đào phận cát sa
Ai biết nghiệp duyên thưa khó lọt
Nào hay nhân quả định khôn qua
Bao nhiêu ân nghĩa mong tròn báo
Đường hẹp oan gia vẫn gặp mà.

Thi thoảng rỗi bác vào vườn em uống trà, thưởng hoa nhé! Thân.

hoachithanh
03-01-13, 19:03
Mấy câu thơ của bác thì ứng với nhiều phận ba đào lắm. Bây giờ nói chuyện ta, ví dụ ở đời cũng ít người hiểu Nguyễn Du cho đến nơi đến chốn. Nhớ ngày xưa em học văn với thơ Nguyễn Du là truyện Kiều, thầy cô đều giảng Nguyễn Du là người theo thuyết định mệnh, khéo vẽ ra số phận của Kiều rồi đổ thừa cho số phận (Vì Kiều nằm mơ thấy Hồn Đạm Tiên về báo mộng sau này sẽ gặp nhau tại sông Tiền Đường). Thầy cô nói rằng truyện Kiều hay thì thật là hay nhưng vướng vào thuyết đó nên mất giá trị đi một nửa. Bây giờ bình tâm nghĩ lại, thấy thầy cô ngày ấy...
Vì sao Kiều đã được định mệnh an bài tại khúc sông Tiền Đường, mà lúc định theo số phận tự vẫn thì vãi Giác Duyên xuất hiện vậy...Có phải đây là định mệnh thứ 2 của Kiều đã xuất hiện (cái này thì chả thầy cô nào giảng cả, chi coi nó như một thứ mắm muối dặm thêm cho cuộc đời của Kiều nó ly kỳ).

Nhưng nút thắt của cả câu truyện Kiều nằm cả nơi đây. Vì sao lại vậy, có phải vì chữ Nhẫn, vì sự chịu đựng, vì sự hy sinh cao cả các lợi ích của bản thân, để cứu giúp mọi người.

Chính sự hy sinh cao cả này đã chuyển được nghiệp của Kiều, không chết mà lại đắc được Đạo (Kiều đã đi tu và nhờ duyên em trả nghĩa cho Kim Trọng). Vậy thì Nguyễn Du có theo thuyết định mệnh hay không... cho đến nay vẫn chưa có lời bình Kiều nào nói về chuyện này cả. Có bác nào biết ở đâu có cho em xin...

bonghongvang
03-01-13, 20:02
Dạo qua khu vườn của bác son VU thấy lòng nhẹ nhàng, thanh thản.

son Vu
03-01-13, 20:07
Mấy câu thơ của bác thì ứng với nhiều phận ba đào lắm. Bây giờ nói chuyện ta, ví dụ ở đời cũng ít người hiểu Nguyễn Du cho đến nơi đến chốn. Nhớ ngày xưa em học văn với thơ Nguyễn Du là truyện Kiều, thầy cô đều giảng Nguyễn Du là người theo thuyết định mệnh, khéo vẽ ra số phận của Kiều rồi đổ thừa cho số phận (Vì Kiều nằm mơ thấy Hồn Đạm Tiên về báo mộng sau này sẽ gặp nhau tại sông Tiền Đường). Thầy cô nói rằng truyện Kiều hay thì thật là hay nhưng vướng vào thuyết đó nên mất giá trị đi một nửa. Bây giờ bình tâm nghĩ lại, thấy thầy cô ngày ấy...
Vì sao Kiều đã được định mệnh an bài tại khúc sông Tiền Đường, mà lúc định theo số phận tự vẫn thì vãi Giác Duyên xuất hiện vậy...Có phải đây là định mệnh thứ 2 của Kiều đã xuất hiện (cái này thì chả thầy cô nào giảng cả, chi coi nó như một thứ mắm muối dặm thêm cho cuộc đời của Kiều nó ly kỳ).

Nhưng nút thắt của cả câu truyện Kiều nằm cả nơi đây. Vì sao lại vậy, có phải vì chữ Nhẫn, vì sự chịu đựng, vì sự hy sinh cao cả các lợi ích của bản thân, để cứu giúp mọi người.

Chính sự hy sinh cao cả này đã chuyển được nghiệp của Kiều, không chết mà lại đắc được Đạo (Kiều đã đi tu và nhờ duyên em trả nghĩa cho Kim Trọng). Vậy thì Nguyễn Du có theo thuyết định mệnh hay không... cho đến nay vẫn chưa có lời bình Kiều nào nói về chuyện này cả. Có bác nào biết ở đâu có cho em xin...


Câu hỏi này của bác có lẽ nhờ đại ca VinhL trả lời giúp vậy! Hoan nghênh Quý vị ghé thăm tệ vườn, tiểu sinh có pha sẵn trà Long Tỉnh, trà này tiểu sinh phải lấy giống tận Hàng Châu về, À! mà cũng gần ngay sông Tiền Đường đấy, mời các tiền bối tự nhiên uống trà, thưởng hoa nhé!

TuHepLuong
03-01-13, 23:36
Thật ra mấy hôm tôi mượn nóng lạnh tứ phương nhằm soi lại "tâm và nghiệp" đấy thôi, ở đời "ngũ uẩn" chi phối khiến người mất đi thanh tâm

"Cầm lên dễ bỏ xuống thì khó nên nghiệp càng nặng là vậy"

"Khổng Minh ngày trước biết Chu Du tỏ tường nên khiến Du hộc máu đấy thôi"

Chỉ vì Du còn nặng nghiệp mà tử vì nghiệp vậy

Nếu lớp trẻ học được chữ Nhẫn thì hay biết mấy

Thân,
Minh Trí

Chử nhẫn (忍) viết theo hán tự thì gồm có chử đao (刀) ở trên chử tâm (心). Chịu nổi sự đau đớn của con dao cắt vào tâm (tim) thì gọi là nhẫn. Cái chân tâm này ở nơi bật thánh vốn không lớn, củng cái chân tâm này ở nơi phàm phu cũng không nhỏ. Chân tâm, tự tánh vốn đã có sẵn trong tất cả chúng sinh, chỉ vì chúng sinh mê muội mà làm cho chân tâm biến thành vọng tâm. Dù cho già trẻ lớn bé, nếu biết hồi quang phản chiếu lại chính mính thì sẻ tìm được đạo. Thiền Sư Thần Hội, 12 tuổi đả biết cầu đạo với Lục Tổ Huệ Năng. Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm đi tìm sự giác ngộ mà gặp được 53 vị thiên trí thức, gặp ai ngài củng để cầu đạo bồ đề. Thử hỏi lại chúng ta (tự cho mình là lớn) có được cái tâm này chưa???

Thiền sư Khuông Việt có bài kệ:

Mộc trung nguyên hữu hỏa,
Hữu hỏa, hỏa hoàn sanh.
Nhược vị mộc vô hỏa,
Toản toại hà do manh.

Dịch:

Trong cây sẵn có lửa,
Có lửa, lửa lại sanh.
Nếu bảo cây không lửa,
Cọ xát làm gì sanh.

Nếu chỉ có biết mà không dụng công, thực hành thì chỉ giống như người đói chỉ biết độc thực đơn mà không chụi ăn. Vài lời ngu muội xin hoan hỉ đừng chấp.

VinhL
04-01-13, 02:14
Chử nhẫn (忍) viết theo hán tự thì gồm có chử đao (刀) ở trên chử tâm (心). Chịu nổi sự đau đớn của con dao cắt vào tâm (tim) thì gọi là nhẫn. Cái chân tâm này ở nơi bật thánh vốn không lớn, củng cái chân tâm này ở nơi phàm phu cũng không nhỏ. Chân tâm, tự tánh vốn đã có sẵn trong tất cả chúng sinh, chỉ vì chúng sinh mê muội mà làm cho chân tâm biến thành vọng tâm. Dù cho già trẻ lớn bé, nếu biết hồi quang phản chiếu lại chính mính thì sẻ tìm được đạo. Thiền Sư Thần Hội, 12 tuổi đả biết cầu đạo với Lục Tổ Huệ Năng. Thiện Tài Đồng Tử trong Kinh Hoa Nghiêm đi tìm sự giác ngộ mà gặp được 53 vị thiên trí thức, gặp ai ngài củng để cầu đạo bồ đề. Thử hỏi lại chúng ta (tự cho mình là lớn) có được cái tâm này chưa???

Thiền sư Khuông Việt có bài kệ:

Mộc trung nguyên hữu hỏa,
Hữu hỏa, hỏa hoàn sanh.
Nhược vị mộc vô hỏa,
Toản toại hà do manh.

Dịch:

Trong cây sẵn có lửa,
Có lửa, lửa lại sanh.
Nếu bảo cây không lửa,
Cọ xát làm gì sanh.

Nếu chỉ có biết mà không dụng công, thực hành thì chỉ giống như người đói chỉ biết độc thực đơn mà không chụi ăn. Vài lời ngu muội xin hoan hỉ đừng chấp.

Lão Tư Hẹp,
Lão giải nghĩa Dao cắt tim, tiểu sinh thấy đơn đáo, nhím toi, quá à.
Hihihihihihihihihihihi

Chử nhẫn (忍) viết theo hán tự thì gồm có chử Nhận (= Nhẫn)刃 ở trên chử tâm (心). Chử Nhận 刃 đây nghĩa là mũi nhọn của lưởi đao, do chử Đao 刀 thêm dấu chủ 丶. Dấu chủ 丶là hóa thân của chử điểm 點 (点). Dấu chủ 丶có nghĩa là lòng đã có định, có chủ ý nên đánh dấu để phân biệt. Dấu chủ 丶bỏ vào cán chử Đao 刃, tức là nói lên đã có chú tâm lên con dao này. Để làm gì? Giết ngươi chăng? Tự đâm vào tim chăng???
Hihihihihihihihihi

Nhẫn không phải là chịu đao cắt tim, mà nó nói lên sử quyết tâm để nhịn. Muốn nhịn mà không có quyết tâm thì có nhịn được không? Cho nên chử nhẫn mới có chử tâm nâng chử nhận, chử nhận lấy chử chủ 丶để vào cán đao, chính là nhấn mạnh sự quyết tâm làm căn bản, mài dao thành kim!!!
Tâm này đã định, mài dao quyết thành kim.
Cho nên cái nghĩa của chử nhẫn 忍 là quyết tâm mài dao thành kim nhọn, nên mới có câu "Có công mài sắt có ngày nên Kim" là vậy.

Mà mài dao thành kim, thì chắc chắn tốn thời gian lắm lắm, không có quyết tâm thì chẳng thể nào thành, nên chử nhẫn củng nói lên sự chịu đựng trong thời gian dài.
Dụng của đao là chóp nhón, phặt một cái đi đứt, dụng của kim là ở chổ mục tiêu nhỏ chính xác, cho nên Ninja của thời phong kiến Japan củng gọi là Nhẫn giả. Dùng chử nhẫn làm tiêu biểu để mà luyện nên siêu thuật sát người vô ảnh vô hình. Nó củng là tiêu biểu cho sử đấu tranh du kích, lấy thời gian dài mà tiêu hao lực lượng quân địch.
vv.........................
Nếu mà tiểu sinh còn nói dài lê thê nửa e rằng bị chúng chửi, thôi ngậm vậy.

Thợ múa qua cái rìu, có gì xúc phạm, đừng chấp, đừng chấp.
Hihihihihihihihi

TuHepLuong
04-01-13, 02:44
Lão Tư Hẹp,
Lão giải nghĩa Dao cắt tim, tiểu sinh thấy đao đớn quá à.
Hihihihihihihihihihihi

Chử nhẫn (忍) viết theo hán tự thì gồm có chử Nhận (= Nhẫn)刃 ở trên chử tâm (心). Chử Nhận 刃 đây nghĩa là mũi nhọn của lưởi đao, do chử Đao 刀 thêm dấu chủ 丶. Dấu chủ 丶là hóa thân của chử điểm 點 (点). Dấu chủ 丶có nghĩa là lòng đã có định, có chủ ý nên đánh dấu để phân biệt. Dấu chủ 丶bỏ vào cán chử Đao 刃, tức là nói lên đã có chú tâm lên con dao này. Để làm gì? Giết ngươi chăng? Tự đâm vào tim chẳng???
Hihihihihihihihihi

Nhẫn không phải là chịu đao cắt tim, mà nó nói lên sử quyết tâm để nhịn. Muốn nhịn mà không có quyết tâm thì có nhịn được không? Cho nên chử nhẫn mới có chử tâm nâng chử nhận, chử nhận lấy chử chủ 丶để vào cán đao, chính là nhấn mạnh sự quyết tâm làm căn bản, mài dao thành kim. Tâm này đã định, mài dao tất thành kim.
Cho nên cái nghĩa của chử nhẫn 忍 là quyết tâm mài dao thành kim nhọn, nên mới có câu "Có công mài sắt có ngày nên Kim" là vậy.

Mà mài dao thành kim, thì chắc chắn tốn thời gian lắm lắm, không có quyết tâm thì chẳng thể nào thành, nên chử nhẫn củng nói lên sự chịu đựng trong thời gian dài.
Dụng của đao là chóp nhón, phặt một cái đi đứt, dụng của kim là ở chổ mục tiêu nhỏ chính xác, cho nên Ninja của thời phong kiến Japan củng gọi là Nhẫn giả. Dùng chử nhẫn làm tiêu biểu để mà luyện nên siêu thuật sát người vô ảnh vô hình. Nó củng là tiêu biểu cho sử đấu tranh du kích, lấy thời gian dài mà tiêu hao lực lượng quân địch.
vv.........................
Nếu mà tiểu sinh còn nói dài lê thê nửa e rằng bị chúng chửi, thôi ngậm vậy.
Hihihihihihihihi

Hehehe Cám ơn Lão Ngoan Cố nha. Không có lão chỉ điểm thì mỗi ngày ta mỗi sai. Thôi thì ta chịu bị phạt... Lão phạt ta 1 chai XO đi ha. :798:

VinhL
04-01-13, 03:02
Hehehe Cám ơn Lão Ngoan Cố nha. Không có lão chỉ điểm thì mỗi ngày ta mỗi sai. Thôi thì ta chịu bị phạt... Lão phạt ta 1 chai XO đi ha. :798:

Rượu XO thì mua ở đâu không có, nên chẳng phải quý lắm.
Thôi ta phạt lão một chai Iced Wine, quý hơn mà rẻ hơn nửa.
Ice wine thì chỉ có xứ thật lạnh mới làm được loại ice wine ngon, bỡi vì Grape phải đợi khi ice đóng lên mới thu hoạch để làm wine đó. Cho nên uống vào nó mát rười rượi như ngậm một cánh bông tuyết đầu mùa, làm thần hồn phơi phới.
Ta nghỉ Ice wine chắc củng không thua kém gì với rượu Trúc Diệp Thanh đâu đó nhe.

Hihihihihihihihihi

Minh Trí
04-01-13, 05:30
Lão Tư Hẹp,
Lão giải nghĩa Dao cắt tim, tiểu sinh thấy đơn đáo, nhím toi, quá à.
Hihihihihihihihihihihi

Chử nhẫn (忍) viết theo hán tự thì gồm có chử Nhận (= Nhẫn)刃 ở trên chử tâm (心). Chử Nhận 刃 đây nghĩa là mũi nhọn của lưởi đao, do chử Đao 刀 thêm dấu chủ 丶. Dấu chủ 丶là hóa thân của chử điểm 點 (点). Dấu chủ 丶có nghĩa là lòng đã có định, có chủ ý nên đánh dấu để phân biệt. Dấu chủ 丶bỏ vào cán chử Đao 刃, tức là nói lên đã có chú tâm lên con dao này. Để làm gì? Giết ngươi chăng? Tự đâm vào tim chăng???
Hihihihihihihihihi

Nhẫn không phải là chịu đao cắt tim, mà nó nói lên sử quyết tâm để nhịn. Muốn nhịn mà không có quyết tâm thì có nhịn được không? Cho nên chử nhẫn mới có chử tâm nâng chử nhận, chử nhận lấy chử chủ 丶để vào cán đao, chính là nhấn mạnh sự quyết tâm làm căn bản, mài dao thành kim!!!
Tâm này đã định, mài dao quyết thành kim.
Cho nên cái nghĩa của chử nhẫn 忍 là quyết tâm mài dao thành kim nhọn, nên mới có câu "Có công mài sắt có ngày nên Kim" là vậy.

Mà mài dao thành kim, thì chắc chắn tốn thời gian lắm lắm, không có quyết tâm thì chẳng thể nào thành, nên chử nhẫn củng nói lên sự chịu đựng trong thời gian dài.
Dụng của đao là chóp nhón, phặt một cái đi đứt, dụng của kim là ở chổ mục tiêu nhỏ chính xác, cho nên Ninja của thời phong kiến Japan củng gọi là Nhẫn giả. Dùng chử nhẫn làm tiêu biểu để mà luyện nên siêu thuật sát người vô ảnh vô hình. Nó củng là tiêu biểu cho sử đấu tranh du kích, lấy thời gian dài mà tiêu hao lực lượng quân địch.
vv.........................
Nếu mà tiểu sinh còn nói dài lê thê nửa e rằng bị chúng chửi, thôi ngậm vậy.

Thợ múa qua cái rìu, có gì xúc phạm, đừng chấp, đừng chấp.
Hihihihihihihihi

Thú vị thật đấy, lâu rồi mới thấy có người giải chữ như vầy, làm tôi nhớ lại thời ấy rất nhiều,

Thân,
Minh Trí

ASVN
04-01-13, 09:10
Vườn huyền dạo này vui quá!

Mời các bác trong vườn và các bác đang luyện công ngoài vườn chén trà Thái Nguyên ướp Sen Tây Hồ!

Xin có mấy lời cảm nhận sau khi nghe quí đồng đạo nói về chữ Nhẫn. Quả thật cùng sự vật nhưng khi nhìn với thế giới quan khác nhau thì thật khác nhau.

Nhìn với tâm Bồ đề thì nhẫn mà không nhẫn vì có chấp đâu mà nhẫn. Chân tâm tự tánh đã có rồi, bản chất vốn không có ngã. Đây thật sự là nhẫn vì nó thường hằng.


Nhìn theo nhãn quang của kẻ sĩ (Nho đạo) thì nhẫn như bác VinhL đã diễn giải. Cái nhẫn này phải dùng bản ngã để chế ngự sự đau khổ đang tác động vào mình, càng chế ngự bản ngã sẽ càng cao và tới một ngày sẽ bùng nổ vì thế nhẫn này không thường hằng.

Cảm ơn các bác đã diễn giải để chữ Nhẫn được hiểu rõ thêm.

Vài vọng tưởng chợt đến xin chia sẻ!

hoachithanh
04-01-13, 11:26
Thú vị thật đấy, lâu rồi mới thấy có người giải chữ như vầy, làm tôi nhớ lại thời ấy rất nhiều,

Thân,
Minh Trí

Em thấy chị hiểu và đã luyện chữ Nhẫn từ lâu, có lẽ mục đích của chị vô đây là để luyện thêm chữ Nhẫn tiếp có phải không ạ?
Ngày xưa khi tu luyện trong chùa thì các vị ở cương vị thấp nhất như rửa chén, quét nhà, bổ củi thường hay đắc đạo nhanh hơn các vị Trưởng bối. Có lẽ do trong khổ ải, người ta dễ thực hành sự nhẫn nhịn hơn, và đắc đạo nhanh hơn là các vị trưởng bối nằm trong chăn êm nệm ấm (bởi có ai hành mình đâu mà phải nhẫn). Và khi các bậc hậu bối mà lại đắc Đạo nhanh hơn các vị Tiền bối thì khó có thể chấp nhận (vì vậy hay bị quy là bị ảnh hưởng của Bàng môn Tà đạo). Kết quả là mới bị đuổi ra khỏi sư môn. Chính vậy mới có truyền kỳ chuyện Phật sống Tế công thời xa xưa...

VinhL
04-01-13, 15:01
Vườn huyền dạo này vui quá!

Mời các bác trong vườn và các bác đang luyện công ngoài vườn chén trà Thái Nguyên ướp Sen Tây Hồ!

Xin có mấy lời cảm nhận sau khi nghe quí đồng đạo nói về chữ Nhẫn. Quả thật cùng sự vật nhưng khi nhìn với thế giới quan khác nhau thì thật khác nhau.

Nhìn với tâm Bồ đề thì nhẫn mà không nhẫn vì có chấp đâu mà nhẫn. Chân tâm tự tánh đã có rồi, bản chất vốn không có ngã. Đây thật sự là nhẫn vì nó thường hằng.


Nhìn theo nhãn quang của kẻ sĩ (Nho đạo) thì nhẫn như bác VinhL đã diễn giải. Cái nhẫn này phải dùng bản ngã để chế ngự sự đau khổ đang tác động vào mình, càng chế ngự bản ngã sẽ càng cao và tới một ngày sẽ bùng nổ vì thế nhẫn này không thường hằng.

Cảm ơn các bác đã diễn giải để chữ Nhẫn được hiểu rõ thêm.

Vài vọng tưởng chợt đến xin chia sẻ!

Chân Tâm bản vô Tánh,
Tánh từ thế gian Sinh,
Bồ Đề Tâm Vô ngã,
Ngã bản từ Tánh thành
Nhẫn tự bản hửu tâm,
Vô tâm vô Nhẫn tự,
Tiên hửu Tâm tự nhẫn,
Nhẫn Tâm cầu Tánh diệt
Vô Tánh diệt bản ngã
Vô Ngã Tâm hoàn bản,
Bản Tâm chính Bồ Đề,
Bồ Đề Tâm Vô Tâm,
Vô Tâm Chẳng Bồ Đề
Chẳng Bồ Đề Chẳng Tâm,
Vô Tâm tất Vô Diệt
Vô Diệt tất Vô Tồn.
Vô Tồn tất Vô Tâm
Vô Tâm tất Chân Tâm,
Chân Tâm bản Bồ Đề.


Hahahahahahahaha

conan135
04-01-13, 15:06
Ở Việt Nam bây giờ nếu không hiểu chữ "Nhẫn" thì dễ mất mạng oan lắm.

tieuphong
04-01-13, 15:08
Ngày xưa khi tu luyện trong chùa thì các vị ở cương vị thấp nhất như rửa chén, quét nhà, bổ củi thường hay đắc đạo nhanh hơn các vị Trưởng bối. Có lẽ do trong khổ ải, người ta dễ thực hành sự nhẫn nhịn hơn, và đắc đạo nhanh hơn là các vị trưởng bối nằm trong chăn êm nệm ấm (bởi có ai hành mình đâu mà phải nhẫn).

Theo em ngày trước cũng nghĩ rằng các bậc cư sĩ tại gia thường bị "tra khảo" nhiều hơn do va chạm nhiều với đời thường và chắc là nhẫn chịu nhiều hơn. nên mau đắc đạo.
Ngày nay, em lại thấy ngược lại các vị minh sư Trưởng bối bị "khảo nhẫn" càng nhiều hơn gấp bội vì người mà trưởng bối tiếp xúc là những tài tử giai nhân dập dìu, mặt thơm da phấn, lên xe xuống ngựa dễ thúc đẫy phá vỡ chữ nhẫn. Nhưng trưởng bối vẫn tinh tấn.
Không biết vài năm nữa đệ thấy điều gì từ chữ nhẫn này nữa. huynh chỉ điểm đệ với.

VinhL
04-01-13, 15:21
Theo em ngày trước cũng nghĩ rằng các bậc cư sĩ tại gia thường bị "tra khảo" nhiều hơn do va chạm nhiều với đời thường và chắc là nhẫn chịu nhiều hơn. nên mau đắc đạo.
Ngày nay, em lại thấy ngược lại các vị minh sư Trưởng bối bị "khảo nhẫn" càng nhiều hơn gấp bội vì người mà trưởng bối tiếp xúc là những tài tử giai nhân dập dìu, mặt thơm da phấn, lên xe xuống ngựa dễ thúc đẫy phá vỡ chữ nhẫn. Nhưng trưởng bối vẫn tinh tấn.
Không biết vài năm nữa đệ thấy điều gì từ chữ nhẫn này nữa. huynh chỉ điểm đệ với.

Lùi một bước Trờii Cao Đất Rộng ~= Nhẫn

Truyện đời nhiều lúc rất tiếu lâm, thầy sư không vợ không con, thì làm gì biết được sự cám dổ của chử Dục và Tình Thương Gia Đình, bỡi nó đã sắp đặt tự trong DNA của con người.
Đức Phật trước khi xuất gia, vốn đã có vợ và con!!!
Tự lìa gia đình, tức đã quyết tâm nhịn, đó chính là thực hành cái Nhẫn đầu tiên và khó nhất!!!

VinhL
04-01-13, 16:13
Lại suy rằng, thực hiện chử Nhẫn không củng chẳng đêm đến kết quả, cần thêm chử Dũng, mới có thể hoàn tất sự tu tập viên mãn.
Nếu ngài Thích Ca không có cái dũng thì chẳng dám thề dưới cây Bồ Đề là không đắc đạo sẻ không đức dậy.
Không Dũng thì Nhẫn sẻ không bền, không dũng thì tâm lung lai không quyết.
Có ai dám như đức Phật dám vào tử lộ để tìm chân đạo không?
Rất ít.

Lại suy rằng, con đường tu đạo vốn tìm chân tâm, chân tâm chỉ xuất hiện khi định được tâm. Phương pháp để định tâm tức là Thiền. Như vậy tại sao Phật giáo hiện nay cứ chú trọng đến việc tụng niêm, mà không thuyết về cái tâm, phương pháp thiền đệ định cái tâm.
Niệm chú, tu tâm hành thiện tích đức, cúng phật, cúng chùa, chẳng thể tìm được chân tâm, chỉ có cách định cái tâm đề tìm vê chân tâm thì mới đắc đạo. Có lẻ vậy mà mấy ngàn năm qua không có bao nhiêu người đắc đạo chăng???

Hành trình một nhà sư, phải trãi qua học về luật, học về kinh phật, học về giới, vv......., từ chú tiểu quét sân, giặc vủ lao chìu, rồi học thuộc các kinh kệ, tốn không biết bao nhiêu năm dài, để rồi khi lên đến Hòa Thượng này nọ, mà cái Tâm vẫn cứ vọng đọng, cứ đua đòi. Tụng với niệm tất cả chỉ là những con đường quanh co, đi mãi, đi mãi chẳng về đến nhà, bỡi cái nhà ấy chính ở cái tâm!

Từ lúc Phật Thích Ca lìa gia đình tìm chân lý đến khi ngài đắc đạo, thời gian bao lâu??? Đó chính là cái thời gian mà một người quyết tâm tu đạo cần để đắc đạo như ngài, nếu phương pháp dạy tu đúng cách!!! Đổ thừa cho Nghiệp Quả mà tu không thành Phật chỉ là che đậy sự thất bại trong cách dạy tu, truyền giáo của Phật Giáo hiện nay!!!
Nếu mà một bộ giáo dục chẳng đào tạo được một anh học trò nào tốt nghiệp thành kỷ sư, bác sỷ, thử hỏi toàn bộ giáo dục đó có bị sa thãi không???

Xét thấy hiện nay nhân tâm quá xô bồn, đua đòi, tham càng tham, giàu càng muốn giàu hơn, chắc có lẻ đã đến lúc con người cần nên đêm Thiền vào trường Mẫu Giáo. Nghỉ trẻ con tuy khó thiền, nhưng nếu đã được truyền dạy từ bé, thì có lẻ khi trưởng thành tâm củng được thiện hơn, bất vị kỷ hơn, và sẻ nhẫn hơn. Được thế thì thế gian có lẻ ít chiến tranh hơn.

Xét lại lịch sử, đạo khổng được truyền dạy trong các trường, từ bé để rồi lớn lên chỉ biết Quân Thần, chung chung cẩn cẩn với một ông vua, mà đa số đều ích kỷ, gom góp tiền tài, bá tánh một quốc gia, làm của riêng mình, riêng giòng họ mình. Đó chính là do sự uống nắng và nhòi sọ các thế hệ mầm non, qua bao nhiêu thế kỷ.
Nếu lớp mầm non này được truyền dạy Thiền Định, thì hậu quả sẻ ra sau??? Có phải nó sẻ tạo nên một thới giới mới???? Một thế giới mà tâm người đa số vốn đã thiền đã định phần nào, thì có phải thế giới đó vui vẻ hơn nhiều không nhỉ????

Hihihihihihihihihihihihi

hoachithanh
04-01-13, 17:05
Trẻ con nó chưa biết cám dỗ của người đời thì làm sao biết được chữ nhẫn hở cụ. Nó hồn nhiên vui tươi thế được chiều chuộng với nhiều tình thương của gia đình và xã hội như thế thì làm sao mà có thể hành nhẫn...Vậy cụ lại muốn nó phải học thiền thì nó đắc cái gì đây vậy cụ, cụ giải thích thêm cái lợi của việc này cho em với, em cho thằng con cầu tự đích tôn của em học Thiền luôn cụ ạ...May thì giờ này chắc vẫn kịp.

son Vu
04-01-13, 19:23
Vườn huyền dạo này vui quá!

Mời các bác trong vườn và các bác đang luyện công ngoài vườn chén trà Thái Nguyên ướp Sen Tây Hồ!

Xin có mấy lời cảm nhận sau khi nghe quí đồng đạo nói về chữ Nhẫn. Quả thật cùng sự vật nhưng khi nhìn với thế giới quan khác nhau thì thật khác nhau.

Nhìn với tâm Bồ đề thì nhẫn mà không nhẫn vì có chấp đâu mà nhẫn. Chân tâm tự tánh đã có rồi, bản chất vốn không có ngã. Đây thật sự là nhẫn vì nó thường hằng.


Nhìn theo nhãn quang của kẻ sĩ (Nho đạo) thì nhẫn như bác VinhL đã diễn giải. Cái nhẫn này phải dùng bản ngã để chế ngự sự đau khổ đang tác động vào mình, càng chế ngự bản ngã sẽ càng cao và tới một ngày sẽ bùng nổ vì thế nhẫn này không thường hằng.

Cảm ơn các bác đã diễn giải để chữ Nhẫn được hiểu rõ thêm.

Vài vọng tưởng chợt đến xin chia sẻ!


Sáng nay mới tinh sương đã thấy chim Khách kêu phía Tây vườn, thảo nào tài tử dừng chân, cao nhân tụ luận… hân hạnh, hân hạnh!

Tiền bối TuHepLuong luận chữ Nhẫn rất hay, bên trong tiềm ẩn cả Hữu vi, Vô vi, tiểu sinh khâm phục, đại ca VinhL luận giải tinh tường, bút pháp kỳ ảo, xa gần phê châu, gồm thâu biến hóa, cao nhân dụng chữ quả thật linh hoạt và sâu sắc, với tài năng của huynh, đệ nghĩ nếu sinh ra vào thời hậu Hán mà Huynh gặp được Khổng Minh thì có lẽ thiên hạ chưa chắc đã rơi vào tay nhà Tấn, hiiiiiiiiiii….
Cổ nhân xưa nay luận chữ này đã nhiều, kiểu luận chiết tự vừa lo gic, vừa tinh tế, tuy nhiên sát khí vẫn còn. Tiểu sinh cũng định nghệch ngoạc đánh trống qua cửa nhà Sấm luận thêm mấy dòng cho vui nhưng tiền bối ASVS đã vẩy bút và bảo: Thôi! đây là chỗ của các Cụ, chú mày râu mới lún phún, chưa đủ tuổi..…(Hiiiii). Dạ vâng ạ, em xin “Gián khẩu”, thôi em đi pha trà, rót nước hầu các Cụ ngay đây ạ…hiiiiiiiiii

son Vu
04-01-13, 19:55
Trẻ con nó chưa biết cám dỗ của người đời thì làm sao biết được chữ nhẫn hở cụ. Nó hồn nhiên vui tươi thế được chiều chuộng với nhiều tình thương của gia đình và xã hội như thế thì làm sao mà có thể hành nhẫn...Vậy cụ lại muốn nó phải học thiền thì nó đắc cái gì đây vậy cụ, cụ giải thích thêm cái lợi của việc này cho em với, em cho thằng con cầu tự đích tôn của em học Thiền luôn cụ ạ...May thì giờ này chắc vẫn kịp.

Ô hay! Thế bác chưa nghe câu:

“Nhẫn từ bụng mẹ nhẫn ra, nhẫn từ ngã bảy ngã ba nhẫn về” – “ Nhẫn như câu cá bờ ao, nhấp nhô nó đớp cả Phao lẫn cần" À ??? hic hic...

TuHepLuong
04-01-13, 21:53
Sáng nay mới tinh sương đã thấy chim Khách kêu phía Tây vườn, thảo nào tài tử dừng chân, cao nhân tụ luận… hân hạnh, hân hạnh!

Tiền bối TuHepLuong luận chữ Nhẫn rất hay, bên trong tiềm ẩn cả Hữu vi, Vô vi, tiểu sinh khâm phục, đại ca VinhL luận giải tinh tường, bút pháp kỳ ảo, xa gần phê châu, gồm thâu biến hóa, cao nhân dụng chữ quả thật linh hoạt và sâu sắc, với tài năng của huynh, đệ nghĩ nếu sinh ra vào thời hậu Hán mà Huynh gặp được Khổng Minh thì có lẽ thiên hạ chưa chắc đã rơi vào tay nhà Tấn, hiiiiiiiiiii….
Cổ nhân xưa nay luận chữ này đã nhiều, kiểu luận chiết tự vừa lo gic, vừa tinh tế, tuy nhiên sát khí vẫn còn. Tiểu sinh cũng định nghệch ngoạc đánh trống qua cửa nhà Sấm luận thêm mấy dòng cho vui nhưng tiền bối ASVS đã vẩy bút và bảo: Thôi! đây là chỗ của các Cụ, chú mày râu mới lún phún, chưa đủ tuổi dự bàn…(Hiiiii). Dạ vâng ạ, em xin “Gián khẩu”, thôi em đi pha trà, rót nước hầu các Cụ ngay đây ạ…hiiiiiiiiii

Hihihi Bác Son Vu khách sáo và khiêm tốn quá hà, tiêu sinh là phàm phu tục tử, học được chử nào thì đem ra xào chử nấy, không hiểu nghĩa trắng, củng không biết nghĩa đen như thế nào nêu chì ú ớ vài dòng góp vui trong vườn Huyền của bác. Hạng Thác 7 tuổi chấn vấn Khổng Tử mà Khổng Tử không trả lới được.... Như vậy thì chổ nào là chổ của các cụ? Không có sát khí thì sao thấy đươc sinh khí? Hoa khi nở khi tàn, khi nở hương thơm ngào ngạc, ong bướm tu về, khi hoa tàn thì nhụy úa rụng rơi, ong bướm rời xa. Biết được như vầy thì cầm 1 nhánh hoa mà chúm chín mĩm cười.

Và đây là giai thoại Hạng Thác và Không Tử, xin các bác dùng trà thưởng thức :5887:

Một hôm Khổng-Tử đem các học-trò theo ngồi trên xe đi chơi, giữa đường gập lũ trẻ con đang nô-đùa, trong bọn có một đứa trẻ mặt mũi khôi-ngô, đứng im không đùa. Khổng-Tử dừng xe lại hỏi: "Tại sao cháu không vui đùa với đám trẻ?" Đứa trẻ đáp: "Đùa là vô-ích, áo rách khó vá, trên buồn lòng cha mẹ, dưới sô-đẩy với anh em, vừa nhọc mà không ích lợi, hay gì mà chơi, nên không chơi". Nói xong cúi đầu nhặt ngói đắp nên một cái thành giữa đường. Khổng-Tử hỏi: "Sao không tránh xe?". Đứa trẻ đáp: "Từ xưa đến nay, xe phải tránh thành, có bao giờ thành lại phải tránh xe". Khổng-Tử xuống xe hỏi: "Cháu bao nhiêu tuổi?". Đứa trẻ đáp: "Tôi 7 tuổi". Khổng Tử nói "Mới 7 tuổi mà đã khôn ngoan vậy sao?" Đứa trẻ đáp: "Người sinh ba tuổi đã biết có cha mẹ; con thỏ sinh được ba ngày đã biết chạy đi; con cá sinh ba ngày đã biết bơi; ấy là phép trời tự nhiên, tôi được 7 tuôi lấy gì làm khôn?". Khổng-Tử hỏi: « Cháu ở đâu, tên họ là gì?" Đứa trẻ đáp: "Tôi họ Hạng tên Thác, quê ở Phiên-Hương". Khổng-Tử hỏi: "Ta muốn đem cháu đi chơi, cháu co bằng lòng chăng?" Thác nói: "Tôi còn cha già, còn ở nhà phải thờ-phụng; tôi còn mẹ hiền, còn ở nhà phải kính nuôi; tôi có anh hiền, còn ở nhà phải kính thuận; tôi có em ngu, còn ở nhà phải dậy bảo; tôi có thầy học, còn ở nhà phải học tập, không thể đi chơi được". Khổng-Tử nói: "Trong xe ta, có 32 con cờ, cháu có muốn đánh cờ với ta không?" Thác nói: "Thiên-tử mà cờ bạc thì bốn bể không yên; chư-hầu mà cờ bạc thì loạn cương-kỷ, học trò mà cờ bạc thì bài vở sao-lãng; tiểu-nhân mà cờ bạc thì nhà cửa bần-bách; nô tì mà cờ bạc thì phải đòn vọt; làm ruộng mà cờ bạc thì cầy cấu mất mùa, vậy thì tôi không thể chơi cờ với ngài được". Khổng-Tử hỏi: "Ta với cháu muốn ra bình thiên hạ, ý cháu thế nào?" Thác đáp: "Thiên-hạ thì bình làm sao được, có núi cao, có sông hồ, có Vương-hầu, có tôi tớ. Núi cao mà bình thì chim muông ở vào đâu? Sông hồ mà bình thì cá dải ở vào đâu? Vương-hầu mà bình thì dân trông vào đâu? Tôi tớ mà bình thì lấy ai sai khiến? Thế thì bình làm sao được?" Khổng-Tử hỏi: "Thế cháu có biết lửa nào là không có khói, nước nào mà không có cá, núi nào mà không có đá, cây nào không cành, người nào không vợ, vợ nào không chồng, trâu nào không sừng, ngựa nào không vó, đực nào không cái, cái nào không đực, thế nào là quân-tử, thế nào là tiểu-nhân, thế nào là không đủ, thế nào là có thừa, thành nào không chợ, người nào không chữ?." Thác đáp: "Lửa đom đóm không có khói, nước giếng không có cá, núi đất không đá, cây khô không cành, người tiên không vợ, ngọc nữ không chồng, trâu đất không sừng, ngựa gỗ không vó, đực góa không cái, cái góa không đực, hiền gọi quân-tử, ngu gọi tiểu-nhân, ngày đông không đủ, ngày hạ có thừa, thành vua không chợ, kẻ dốt không chữ." Khổng-Tử lại hỏi: "Cháu có biết trời đất thế nào là kỷ-cương, âm dương, thế nào là chung thủy, đâu là tả, đâu là hữu, đâu là trong, đâu là ngoài, ai là cha, ai là mẹ, ai là chồng, ai là vợ, gió tự đâu mà lại, mưa tự đâu mà đến, mây tự đâu mà ra, sương tự đâu mà bốc, trời đất xoay vần bao nhiêu dậm?". Thác đáp: "chín chín tám mươi mốt, là kỷ-cương trời đất; tám chín bẩy mươi hai, là âm dương chung thủy; trời là cha, đất là mẹ, mặt-trời là chồng, mặt trăng là vợ, đông là tả, tây là hữu, trong là trong ngoài là ngoài, gió tự hang mà lại, mưa tự mây mà đến, mây tự núi bể mà ra, sương tự đất mà bốc, trời đất xoay vần có nghìn nghìn vạn vạn dậm, biết đâu mà kể ." Khổng-Tử lại hỏi: "Cháu bảo cha mẹ thân hay vợ chồng thân?" Thác nói: "Cha mẹ thân hơn vợ chồng." Khổng-Tử nói: "Vợ chồng sống cùng chăn, chết cùng huyệt, sao lại bảo cha mẹ thân hơn?" Thác nói: " Người không vợ như xe không bánh. Không bánh bảo làm thì được bánh; vợ chết lại lấy, lại có vợ, gái ngoan tất tìm chồng đảm, một sóm 10 nhà, tất có nhà khá; 3 cửa sổ, sáu dèm treo, không bằng một ánh sáng cửa lớn; muôn sao sáng không bằng một trăng sáng, công đức cha mẹ chừng ấy, sao lại không thân?" Khổng-Tử khen rằng: "Đây quả thực là người hiền, thực là người hiền!" Thác nói: "Thưa ngài, ngài hỏi tôi điều chi, tôi đều trả lời hết, nay tôi muốn hỏi lại ngài một điều, xin ngài chỉ bảo: "Ngỗng, vịt tại sao nổi; hồng nhạn tại sao mà kêu to, tùng bách tại sao mà đến mùa đông lại xanh?" Khổng-Tử đáp: "Ngỗng vịt nổi là tại chân vuông, hồng nhạn kêu to là tại cổ dài, tùng bách đông xanh là tại duột đặc." Thác nói: "Ngài dạy sai rồi, chẳng phải, thế con cá, con dải, chân vuông đâu mà cũng nổi, con cóc con ễnh ương, cổ dài đâu mà cũng kêu to, cây cây trúc duột đặc đâu mà cũng đông xanh." Rồi lại hỏi rằng: "Thưa ngài, trên trời nhay-nháy có bao nhiêu sao?" Khổng-Tử nói: "Hãy cứ nói việc dưới đất, biết đâu việc trên trời?" Thác nói: "vâng thế thì dưới đất nhung-nhúc có bao nhiêu nhà?" Khổng-Tử nói: « Hãy nói chuyện trước mắt, đửng hỏi những việc đâu đâu." Thác nói: "Vâng, thế thì trước mắt ngài đây, trên mi tôi có nhiêu lông mày?" Khổng-Tử cười mà không đáp, ngảnh lại bảo các học-trò rằng: "Hậu sinh khả úy". Rồi ngài lên xe đi.

hoachithanh
04-01-13, 22:26
Các bác ơi, ở đời có hai hạng người phân chia rõ ràng. Một là những thiên tài rạng rỡ thường đập phá vượt trên hay không cần đến những nguyên lý, những lý thuyết về đạo đời. Nói một cách khác họ là những người tự mở đường, hay tự đốt đuốc của mình mà đi. Nhưng đa số chúng ta là thường nhân thì vẫn phải cần đến những sự hướng dẫn đưa đường chỉ nẻo, hay nhờ các bậc tiền bối mồi lửa cho để có cơ duyên bừng sáng lên ngọn đuốc tự ngã.
Vì vậy một đứa nhỏ như trên thì mấy ngàn năm mới có một vài người. Trong khi đó so với tỷ tỷ người trong bao nhiêu năm thì tỷ lệ xác xuất không thể nói là nhiều được. Số còn lại vẫn phải chìm đắm, nương nhờ đuốc của người khác mà đi. Con em cũng nằm trong bậc thường nhân đó, vì vậy mới nhờ các cao nhân chỉ đường mách nẻo. Chứ em đâu dám sánh con em với bậc thần đồng trên ạ.

VinhL
05-01-13, 04:21
Trẻ con nó chưa biết cám dỗ của người đời thì làm sao biết được chữ nhẫn hở cụ. Nó hồn nhiên vui tươi thế được chiều chuộng với nhiều tình thương của gia đình và xã hội như thế thì làm sao mà có thể hành nhẫn...Vậy cụ lại muốn nó phải học thiền thì nó đắc cái gì đây vậy cụ, cụ giải thích thêm cái lợi của việc này cho em với, em cho thằng con cầu tự đích tôn của em học Thiền luôn cụ ạ...May thì giờ này chắc vẫn kịp.

Gần đây các bác sỉ nhi khoa (Pediatricians) và các nhà nghiên cứu tâm lý khám khóa ra rằng tính tình của con người đã thành hình hoàn tất khi đứa bé ở tuổi 9!!!
Cho nên vấn đề giáo dục trẻ em chính là đào tạo đặt tính của cả một thế hệ. Tại sao nước Mỹ bị nạn khủng bố 9/11 mà những người làm trong hai tòa cao óc bị bom cháy, người Mỹ họ vẫn giũ trật tự, sắp hành đi xuống cầu thang, dành ưu tiên cho người già, trẻ con và phụ nử??? Đó chính là từ nền giáo dục khi còn bé!!!

Cha Mẹ người Việt chúng ta, thường cứ nghỉ rằng, chuyện giáo dục trẻ con thì để cho Thầy, Nhà Trường, nên đa số chẳng biết nhà trường dạy gì, cho con em học cái gì, cho nên để cho vua chúa, chánh quyền muốn nắn uốn nảo bộ bọn nhỏ như thế nào thì nắn, thật là thất sách, bỡi vậy, cả ngàn năm nay người Á Đông, đều bị cái nhòi sọ từ bé mà lớn lên chỉ biết theo con đường ấy.
Bên xứ tây, tất cả các trường đều có Hội Phụ Huynh, họ có quyền đòi hỏi cải cách, có quyền gặp mặt với đại viện giáo dục tại khu vực để bàn thảo bất cứ vấn đề về gì liên quan đến nhà trường mà con em họ đang đi học. Họ rất chú trọng đến chuyện giáo dục con em, và rất chủ động, không như Cha Mẹ Việt chúng ta!

Giáo dục của trẻ em cần sự hợp tác giữa nhà trường và Cha Mẹ!
Đừng để nhà trường muốn dạy gì thì dạy, để rồi cả một thế hệ chỉ biết làm theo những gì đã được nhòi vào sọ!!!

Đừng nghỉ bộ óc trẻ con là hồn nhiên, và chẳng biết gì?
Hãy đọc quyển "Lord Of The Flies" của tác giả William Golding (Tác giả này đã được giải thưởng Nobel về Văn Chương - Literature), xuất bản năm 1954, mà hiện nay vẫn đựoc dạy tại các trường trung học khắp nước Tây (Mỷ, Canada, vv....).

Cái lợi của việc Thiền với lớp trẻ, chính là đào tạo cái tánh tự soi!
Hãy đọc xem bộ tộc Kogi họ huấn luyện lớp trẻ của họ như thế nào trong quyển
The sacred mountain of Colombia's Kogi Indians By Gerardo Reichel-Dolmatoff (tác giả).

hoachithanh
05-01-13, 08:52
Cụ thuyết phục được em rồi, Vậy cụ có giáo trình gì về cách dạy dỗ môn này không cụ, cách thức, hình thức...hay giáo trình hay có tính khả thi... cụ chuyển cho em với. Có tiếng Việt thì càng hay. Nhân tiện cụ hỗ trợ thắp đuốc cho em với. Em tuổi cao gần đất xa trời rồi có còn nên hành nhẫn học thiền không cụ, có giáo trình giáo án gì hợp tuổi em không ạ. Các cụ bàn luận văn chương với trình độ khá cao, em thấy lúng túng vì chẳng biết bắt đầu từ đâu cả. Em cảm ơn cụ trước ạ.

ASVN
05-01-13, 08:56
Trẻ con mà học được Thiền thì thật không gì bằng tuy vậy điều cản trở ở đây chính là người lớn chúng ta không hiểu cái lợi của nó mà hướng đạo cho trẻ. Cái lợi của Thiền xin kể sơ lược như sau:

1- Tu dưỡng đạo đức: thiền giúp ta tĩnh lặng thanh lọc tâm gạt bỏ ý nghĩ xấu khơi dậy ý nghĩ tốt (từ ý mới tới hành động do vậy ý nghiệp nặng hơn thân nghiệp)
2- Tăng cường sức khỏe : Thiền đưa ta về trạng thái cân bằng xua đi bệnh tật và tăng sức đề kháng
3- Mang lại trí tuệ : Thiền đưa bộ não về trạng thái nghỉ ngơi, bảo dưỡng và tăng công xuất
4- Mang lại sự an lạc lìa xa khổ đau…

Các bác còn đợi gì mà không cho các cháu Thiền đi. Năm trước ASVN có gặp mấy chuyên gia cao cấp Anh, Mỹ chuyên đào tạo cho giới quản lý của các tập đoàn đa quốc gia, nói chuyện với họ không ngờ họ đã đưa thiền vào từ lâu rồi : Be here now!

Thiền sơ khai là dạy các cháu : Sống trong hiện tại, biết rõ thân mình, biết rõ việc đang làm thế thôi. Thầy Nhất Hạnh giảng cái này rất hay.

Không vọng tìm quá khứ
Không hướng tới tương lai
Quá khứ đã qua rồi
Tương lai lại chưa tới
Chỉ có phút hiện tại
Hãy thực hành như thế.

hoachithanh
05-01-13, 10:38
Các bác đã học và tập Thiền đã ai đạt tới những cảnh giới trong này đề cập chưa ạ? Nếu có thì mong các bác chia sẻ kinh nghiệm thì hay quá...

oiKAhpYZYmU

tieuphong
05-01-13, 12:07
Vì cao hứng với chữ Nhẫn của trưởng lão VinhL, hậu bối xin phép mở lời, xin các bậc tôn trưởng không chấp.
Chữ nhẫn theo hậu bối phải được dụng theo tùy thời tùy cảnh.
"Nhẫn" = “Dao” + “Chủ”+ “Tâm”; mà “Dao là hiểm nguy”,”chủ là có chủ ý, “Tâm là tim là tình”, do đó = “cái tình biết chủ ý khép mình, nhún nhường, chịu đựng mặc cho nghịch cảnh diễn ra hay chờ thời cơ, thì xét yếu tố nào đó nó là sự nhẫn nhịn, nhẫn nại và có khi nào cái thời cơ ấy đi qua thì chữ nhẫn kia biến thành nhẫn nhục.
Trước đây tiểu bối nghĩ “nhẫn” có thể là biểu hiện bên ngoài của “dũng”, nhưng hôm nay nghĩ cũng có thể là biểu hiện của “hèn”.

Vậy thì khi nào và làm sao đánh giá được lúc nào là một người đang nhẫn là dũng hay hèn.

Không biết lối nghĩ của tiểu bối có bị xem là đi ngược lại các trưởng bối không? Hay tiểu bối lầm đường lạc lối.

VinhL
05-01-13, 17:13
Cụ thuyết phục được em rồi, Vậy cụ có giáo trình gì về cách dạy dỗ môn này không cụ, cách thức, hình thức...hay giáo trình hay có tính khả thi... cụ chuyển cho em với. Có tiếng Việt thì càng hay. Nhân tiện cụ hỗ trợ thắp đuốc cho em với. Em tuổi cao gần đất xa trời rồi có còn nên hành nhẫn học thiền không cụ, có giáo trình giáo án gì hợp tuổi em không ạ. Các cụ bàn luận văn chương với trình độ khá cao, em thấy lúng túng vì chẳng biết bắt đầu từ đâu cả. Em cảm ơn cụ trước ạ.

Lão HoaChiThanh,
Tiểu sinh còn tập tửng thì làm sao chỉ lão đây. Lão cưỡi ngỗn, đánh vào "How to meditate" hoặc "Thực Hành Thiền" thì cả lố hiện lên.
Hỏi lão ASVN xem.

Thật ra Thiền củng có nhiều loại, như (Pali) Vipassana, Jhāna, Samādhi, vv....
Nhưng mà nói đến nó thì đã đi vào lãnh vực chuyên sâu. Tiểu sinh học sơ hiểu cạn chẳng dám đem ra bàn luận.
Hihihihihihihihihi

TuHepLuong
05-01-13, 21:00
Theo bài viết của ngài OSHO với tựa đề "Thiền là gì?", nguyên văn như sau:

Phật Gautam (Phật Thích-Ca-Mâu-Ni), người sáng lập ra Thiền, người sáng lập ra tất cả những kĩ thuật thiền vĩ đại trên thế giới, định nghĩa nó trong một từ. Một hôm ai đó hỏi ông ấy, "Thiền là gì? Tất cả về nó là gì?" Và Phật Gautam nói mỗi một lời, ông ấy nói: DỪNG.! Đó là định nghĩa của ông ấy về thiền. Ông ấy nói, "Nếu nó dừng, nó là thiền." Câu đầy đủ là: "Tâm trí điên khùng không dừng. Nếu nó dừng, đó là thiền."

Bạn có thể tiếp tục đọc bài này tại đây: http://oshovietnam.net/thien/241-thien-la-gi

Thực hành theo đinh nghĩa thiền của Phật Thích-Ca-Mâu-Ni là "DỪNG", "Tâm trí điên khùng không dừng. Nếu nó dừng, đó là thiền." Thế gian chúng ta đang sống thật đang có rất nhiều cái điên khùng xẩy ra. Thu nhỏ về phạm vi gia đình, vợ chồng hài hòa là thiền đó các bạn. Vì sao? Vì bạn biết "DỪNG" cái nóng giận của bạn đối với vợ hoặc chồng, với anh chi em, với con cái. Trải qua những giây phút căn thẳng trong cuộc sống mà bạn không nóng giận thì bạn đã thiền rối đó. Nếu bạn biết "DỪNG" cái tham, cái sân, cái si thì đó là thiên.

Tôi cũng xin có 1 lời khuyên khi bạn thực hành thiền là "DỪNG". Bạn không nên "DỪNG" hơi thở nhé :202:

son Vu
05-01-13, 21:31
Theo bài viết của ngài OSHO với tựa đề "Thiền là gì?", nguyên văn như sau:

Phật Gautam (Phật Thích-Ca-Mâu-Ni), người sáng lập ra Thiền, người sáng lập ra tất cả những kĩ thuật thiền vĩ đại trên thế giới, định nghĩa nó trong một từ. Một hôm ai đó hỏi ông ấy, "Thiền là gì? Tất cả về nó là gì?" Và Phật Gautam nói mỗi một lời, ông ấy nói: DỪNG.! Đó là định nghĩa của ông ấy về thiền. Ông ấy nói, "Nếu nó dừng, nó là thiền." Câu đầy đủ là: "Tâm trí điên khùng không dừng. Nếu nó dừng, đó là thiền."

Bạn có thể tiếp tục đọc bài này tại đây: http://oshovietnam.net/thien/241-thien-la-gi

Thực hành theo đinh nghĩa thiền của Phật Thích-Ca-Mâu-Ni là "DỪNG", "Tâm trí điên khùng không dừng. Nếu nó dừng, đó là thiền." Thế gian chúng ta đang sống thật đang có rất nhiều cái điên khùng xẩy ra. Thu nhỏ về phạm vi gia đình, vợ chồng hài hòa là thiền đó các bạn. Vì sao? Vì bạn biết "DỪNG" cái nóng giận của bạn đối với vợ hoặc chồng, với anh chi em, với con cái. Trải qua những giây phút căn thẳng trong cuộc sống mà bạn không nóng giận thì bạn đã thiền rối đó. Nếu bạn biết "DỪNG" cái tham, cái sân, cái si thì đó là thiên.

Tôi cũng xin có 1 lời khuyên khi bạn thực hành thiền là "DỪNG". Bạn không nên "DỪNG" hơn thở nhé :202:

Niệm Phật cũng là một cách Thiền đấy các bác ạ, thường ngày từ sáng đến tối, chúng ta đã trải qua bao nhiêu là ý nghĩ, đã nói bao nhiêu câu, làm bao nhiêu việc, vòng xuáy cuộc sống hối hả thời hiện đại cứ cuốn con người ta đi mãi, vọng tâm, vọng niệm cũng trong từng sát na mà sinh ra không ngừng, biết bao giờ mới có được một phút tĩnh tại. Đức Phật nói “Dừng” tức là dừng các vọng tâm vọng niệm đó lại. Ngài lại khuyên chúng ta niệm 6 hoặc 4 câu Hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật” – “A Di Đà Phật”, chính Ngài đang dạy chúng ta Thiền đấy. Đây là phương pháp thiền đơn giản nhất, vì sao? Vì từ đại trí đến người thường đều làm được, làm ở bất cứ nơi nào cũng được và theo ngài nói đây cũng là Pháp môn thù thắng nhất, là con đường ngắn nhất để chúng ta đoạn tuyệt với luân hồi, mỗi ngày chúng ta dành ra một thời gian nhất định, xả bỏ mọi thứ, tĩnh tâm, kiên trì tụng niệm, cứ vậy tinh tấn, gia trì, thừa thắng xông lên, dần dần ắt thu được kết quả ngoài mong đợi. Nhiếp tất cả mọi thứ vào trong câu niệm Phật, trực chỉ Tây phương Quốc thổ, mảnh đất phong thuỷ vĩnh hằng “Vạn năm phát” đang ở ngay trước mắt – Be now or Never !

VinhL
06-01-13, 06:09
Niệm Phật cũng là một cách Thiền đấy các bác ạ, thường ngày từ sáng đến tối, chúng ta đã trải qua bao nhiêu là ý nghĩ, đã nói bao nhiêu câu, làm bao nhiêu việc, vòng xuáy cuộc sống hối hả thời hiện đại cứ cuốn con người ta đi mãi, vọng tâm, vọng niệm cũng trong từng sát na mà sinh ra không ngừng, biết bao giờ mới có được một phút tĩnh tại. Đức Phật nói “Dừng” tức là dừng các vọng tâm vọng niệm đó lại. Ngài lại khuyên chúng ta niệm 6 hoặc 4 câu Hồng danh “Nam Mô A Di Đà Phật” – “A Di Đà Phật”, chính Ngài đang dạy chúng ta Thiền đấy. Đây là phương pháp thiền đơn giản nhất, vì sao? Vì từ đại trí đến người thường đều làm được, làm ở bất cứ nơi nào cũng được và theo ngài nói đây cũng là Pháp môn thù thắng nhất, là con đường ngắn nhất để chúng ta đoạn tuyệt với luân hồi, mỗi ngày chúng ta dành ra một thời gian nhất định, xả bỏ mọi thứ, tĩnh tâm, kiên trì tụng niệm, cứ vậy tinh tấn, gia trì, thừa thắng xông lên, dần dần ắt thu được kết quả ngoài mong đợi. Nhiếp tất cả mọi thứ vào trong câu niệm Phật, trực chỉ Tây phương Quốc thổ, mảnh đất phong thuỷ vĩnh hằng “Vạn năm phát” đang ở ngay trước mắt – Be now or Never !

Mấy ngàn năm nay, không biết bao nhiêu người niệm Phật, không biết bao nhiêu đã được đắc đạo? Nói là được vãn sinh về miền cực lạc thì chuyện đó chẳng có gì chứng minh. Nhưng có một điều chắc chắn là chỉ niệm phật không thì sẻ không bao giờ đắc đạo.

Xung quan chúng ta biết bao nhiêu người niệm Phật hàng chục năm trở lên, thế họ vẫn chấp, hỉ nộ ái ố vẫn như cũ, chỉ có lòng thiện hơn, tích đức nhiều hơn.

Tiểu sinh hỏi lão son Vu, tây phương cực lạc đó về để làm gì?
Khi mà tâm lạc ở nơi đâu củng là tây phương, mà một khi tâm đã định, thì có Cực Lạc hay không củng chẳng chấp.
Theo dịch mà nói thì chẳng muốn Cực Lạc chút nào, bỡi cái gì đã Cực thì sẻ biến.
Tiểu sinh củng chưa nghe nói vị Phật nào mà đắc được đạo tại miền Tây Phương Cực Lạc đó.
Người muốn về Tây Phương Cực Lạc tức là tâm còn muốn, còn mong, vậy tụng niệm để về Tây Phương Cực Lạc, củng giống như một cuộc trao đổi. Tụng nhiều thì được cắp Passport sang nước Tây Phương. Con người thử thách càng lớn thì mới có phấn đâu cao, và đạt cao, về Tây Phương không còn đói, sắc, nộ, vv... thì không còn thử thách khó khăn, vậy cái thành quả của việc tu trì có đắc được cao không nhỉ??????

Hihihihihihiihihi

Minh Trí
06-01-13, 07:12
Mấy ngàn năm nay, không biết bao nhiêu người niệm Phật, không biết bao nhiêu đã được đắc đạo? Nói là được vãn sinh về miền cực lạc thì chuyện đó chẳng có gì chứng minh. Nhưng có một điều chắc chắn là chỉ niệm phật không thì sẻ không bao giờ đắc đạo.

Xung quan chúng ta biết bao nhiêu người niệm Phật hàng chục năm trở lên, thế họ vẫn chấp, hỉ nộ ái ố vẫn như cũ, chỉ có lòng thiện hơn, tích đức nhiều hơn.

Tiểu sinh hỏi lão son Vu, tây phương cực lạc đó về để làm gì?
Khi mà tâm lạc ở nơi đâu củng là tây phương, mà một khi tâm đã định, thì có Cực Lạc hay không củng chẳng chấp.
Theo dịch mà nói thì chẳng muốn Cực Lạc chút nào, bỡi cái gì đã Cực thì sẻ biến.
Tiểu sinh củng chưa nghe nói vị Phật nào mà đắc được đạo tại miền Tây Phương Cực Lạc đó.
Người muốn về Tây Phương Cực Lạc tức là tâm còn muốn, còn mong, vậy tụng niệm để về Tây Phương Cực Lạc, củng giống như một cuộc trao đổi. Tụng nhiều thì được cắp Passport sang nước Tây Phương. Con người thử thách càng lớn thì mới có phấn đâu cao, và đạt cao, về Tây Phương không còn đói, sắc, nộ, vv... thì không còn thử thách khó khăn, vậy cái thành quả của việc tu trì có đắc được cao không nhỉ??????

Hihihihihihiihihi

Chạm bước mỉm cười, ăn được ngủ được, giúp được người là Tây phương cực lạc đó thôi :), có tụng 7 ngàn lần kinh không thấu đạt lẽ nhiệm mầu trên e rằng chưa tơi Tây phương đã hỏng việc rồi

Minh Trí

TuHepLuong
06-01-13, 08:23
A-Di-Đá-Phât.

Thủa xưa đức thế tôn ngự tại Xá-Vệ quốc, vườn Kỳ-thọ Cấp-Cô-Độc, thuyết A-Di-Đà-Kinh có một đoạn nói rằng:

................
Xá-Lợi-Phất! Chúng-sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. Sở dĩ giả hà? Đắc dữ như thị chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ.

Xá-Lợi-Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc.

Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A-Di-Đà Phật, chấp trì danh hiệu: nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn. Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A-Di-Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền. Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A-Di-Đà Phật Cực-lạc quốc độ.

Xá-Lợi-Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn. Nhược hữu chúng-sanh, văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.
........

Đức Thế-Tôn có nói rỏ ràng là nếu có thiện nam tử hay thiện nử nhân chấp trì danh hiệu A-Di-Đà-Phật trong 1/2/3/4/5/6/7 ngày mà tâm không bị loạn thì khi chết sẽ được vãng sanh về thế giới Cực-Lạc của Đưc Phật A-Di-Đà. Xin chớ nghi lời của Thế Tôn.

Trong Tịnh Độ Nghi Biện của Liên Trì Đại Sư viết rằng:

Khách hỏi: Pháp môn Tịnh độ chỉ chuyên sự tướng, người trí Tuệ y Thiền tông Tu tập một niệm liễu ngộ, liền siêu “thập địa”, sao lại riêng tán dương Tịnh độ? Há đó chẳng phải là trước tướng, không hiểu rõ lý tánh sao?

Liên Trì Đại Sư đáp: “Quy nguyên vốn không hai, phương tiện có nhiều cửa.” Hiểu được ý này thì Thiền tông và Tịnh độ, tông tuy khác nẻo mà đồng quy. Nay ông đã có lòng nghi, tôi sẽ vì ông giải thích.

Pháp môn Tịnh độ từ xưa đến nay, Thánh hiền nối nhau xiển dương không phải một. Ngài Trung Phong đại sư dạy: “Thiền tức là Tịnh độ, Tịnh độ chính là Thiền. Tuy nhiên, khi Tu tập điều thiết yếu, y một môn thâm nhập.” Lời này dù ngàn đời vẫn không thay đổi.

Ngài Đại Thế Chí Bồ-tát khi Tu nhân, chứng niệm Phật tam muội dạy rằng: “Dùng tâm niệm Phật mà chứng vô sanh.” Phổ Hiền Bồ-tát nhập Hoa Nghiêm Bất khả tư nghì cảnh giới nói: “Nguyện con lâm chung, vãng sanh An Dưỡng.” Hai vị đại sĩ, một làm thị giả Đức Thích Ca ở cõi Ta-bà, một làm thị giả đấng từ phụ cõi Liên Bang. Mỗi vị các cứ mỗi phương, nhưng đồng giáo hoá chúng sanh quy về An Dưỡng. Mỗi người lập một chí mà vẫn hằng dung thông, chưa từng chướng ngại, đó là tùy căn cơ sở thích Tu tập, há là thiên chấp hay sao?

Ông nói: “Niệm Phật là chấp tướng.” Vậy lẽ nào Phật tổ các Ngài không biết “Tịnh tâm tức là Tịnh độ.” hay sao lại nói thất bảo thế giới làm gì? Cũng như nói: “Thiện tâm tức là thiên đường.” sao còn trời Dạ Ma, Đao Lợi. Ác tâm tức địa ngục, sao còn đao kiếm, chảo dầu sôi? Tâm ngu si tức súc sanh, sao còn thêm đeo lông đội sừng? Nay ông ưa nói lý tánh, chán ghét sự tướng, chẳng qua là muốn cho mọi người biết, ta đây là hạng thượng căn thượng trí và sợ người ta nói mình không thông lý tánh vậy.

Than ôi, nếu thật thông lý tánh, phải biết ngoài sự không có lý, ngoài tướng chẳng có tánh. Tánh tướng, sự lý hổ tương cho nhau, cần chi bỏ sự cầu lý, bỏ tướng tìm tánh? Huống chi, Tịnh độ phân làm bốn tầng, nói như ông thì chỉ có Thường Tịch Quang mà không có Thật Báo Trang Nghiêm, Phương Tiện Hữu Dư và Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh độ sao ?

Nếu khăng khăng bảo, không có tướng mới cao. Tư chất hơi có chút lanh lợi, xem hết hai tạng Kinh Luận, nhớ hết một ngàn bảy trăm công án, những việc ấy có chi đáng gọi là khó?! Nếu ông quả thật đã thấu triệt tự tâm, nơi nơi đều là Tịnh độ. Vậy, xin hỏi ông có thể ở nơi nhà xí, dơ dáy hỗn tạp tự mình làm chủ không? Lại có thể ở chuồng trâu, ngựa và chó, cùng máng ăn chăng? Lại có thể ở gò mã, cùng thi hài rã nát hôi thối ngủ không? Lại có thể nhận cơm bú mớn từ những người bị bệnh già-ma-la (có lẽ bệnh cùi?) đầy máu mũ, nước tiểu v.v… ăn được không? Lại có thể ở nơi ấy, lắm tháng nhiều năm không? Nếu có thể ở những nơi ấy, tâm thật an nhiên tự tại, không chút phiền lòng thì ngươi có thể nói non cao, vực thẳm, gò mã, nhà xí, cũng như đất bằng chỗ nào cũng là Tây Phương. Bằng không như vậy, nghĩa là đối cảnh bên ngoài phải cố nhẫn, trong tâm thì khởi lòng oán ghét và không vừa ý. Nơi cảnh tịnh- uế, sanh tâm phân biệt, thương ghét còn để trong lòng mà mở miệng luận thánh cảnh, phí báng cho rằng không có Tịnh độ, khinh thường vãng sanh, dối mình gạt người, cam lòng mê muội, đáng thương, đáng thương!

Nếu như ông thật có đại lực, đại thệ nguyện, nguyện vào trong sanh tử, lên xuống sáu đường, hành Bồ-tát hạnh, tâm không chút sợ hãi, thì cõi Tịnh độ có vãng sanh hay không cũng chẳng ngại. Nếu sợ sống trong cõi này, trong cảnh nóng lạnh, không thể tự chủ, lại sợ chư Phật ra đời không gặp và đường Tu khó tiến. Lại ngại đạo lực chưa kiên cố, không thể ở trong tam giới, tự tại hoá độ chúng sanh, mãn báo thân này chưa thể vĩnh viễn thoát ly sanh tử, phải chịu vào ra thai bào, lên xuống sáu nẻo. Khi xả thân thọ thân, đường trước mờ mịt, chẳng biết về đâu, mà muốn phế bỏ Tịnh độ, không cầu vãng sanh thì chỉ mất đi lợi ích lớn vậy!

Pháp môn Tịnh độ tợ như cạn mà thật rất sâu, tợ gần mà xa, tợ như khó mà thật rất dễ, tợ dễ mà thật khó. Ngày nào đó, ngươi chứng niệm Phật tam muội sẽ tự biết! Ngươi nay Tham Thiền hay niệm Phật tùy ý chọn lấy một môn, Tu cho đến khi thâm nhập chẳng nên nhận sắc là vàng, được ít cho là đủ, nhìn trời qua miệng giếng, tùy ý vọng đàm, phỉ báng Tịnh độ. Như đứa con ngu chửi mắng, phỉ báng cha mẹ, cha mẹ thương xót tuy không trách mắng nhưng thiên lý quyết chẳng dung tha! Vương Pháp há không trị phạt sao? Ngươi nay vọng bàn luống dối, quả báo kia cũng lại như vậy, lẽ nào không sợ sao? Ta thật xót thương lắm lắm vậy!

son Vu
06-01-13, 08:52
A-Di-Đá-Phât.

Thủa xưa đức thế tôn ngự tại Xá-Vệ quốc, vườn Kỳ-thọ Cấp-Cô-Độc, thuyết A-Di-Đà-Kinh có một đoạn nói rằng:

................
Xá-Lợi-Phất! Chúng-sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. Sở dĩ giả hà? Đắc dữ như thị chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ.

Xá-Lợi-Phất! Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc.

Xá-Lợi-Phất! Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A-Di-Đà Phật, chấp trì danh hiệu: nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn. Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A-Di-Đà Phật dữ chư Thánh chúng, hiện tại kỳ tiền. Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A-Di-Đà Phật Cực-lạc quốc độ.

Xá-Lợi-Phất! Ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn. Nhược hữu chúng-sanh, văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.
........

Đức Thế-Tôn có nói rỏ ràng là nếu có thiện nam tử hay thiện nử nhân chấp trì danh hiệu A-Di-Đà-Phật trong 1/2/3/4/5/6/7 ngày mà tâm không bị loạn thì khi chết sẽ được vãng sanh về thế giới Cực-Lạc của Đưc Phật A-Di-Đà. Xin chớ nghi lời của Thế Tôn.
.................................................. ...................
.................................................. ...................
.................................................. ...................

Pháp môn Tịnh độ tợ như cạn mà thật rất sâu, tợ gần mà xa, tợ như khó mà thật rất dễ, tợ dễ mà thật khó. Ngày nào đó, ngươi chứng niệm Phật tam muội sẽ tự biết! Ngươi nay Tham Thiền hay niệm Phật tùy ý chọn lấy một môn, Tu cho đến khi thâm nhập chẳng nên nhận sắc là vàng, được ít cho là đủ, nhìn trời qua miệng giếng, tùy ý vọng đàm, phỉ báng Tịnh độ. Như đứa con ngu chửi mắng, phỉ báng cha mẹ, cha mẹ thương xót tuy không trách mắng nhưng thiên lý quyết chẳng dung tha! Vương Pháp há không trị phạt sao? Ngươi nay vọng bàn luống dối, quả báo kia cũng lại như vậy, lẽ nào không sợ sao? Ta thật xót thương lắm lắm vậy!
.................................................. ..........................

Không ngờ tiền bối Tuhepluong đã xem qua cả Đại kinh Hoa Nghiêm và kinh Pháp Hoa rồi, lành thay ! Đã phát đại nguyện ắt lòng tin bất thối, đã tin ắt chẳng Ngờ, chẳng Nghi, chẳng Hoặc, chẳng Bàn. Chúc tiền bối sớm đến được đỉnh Tu Di.

haidang
06-01-13, 08:57
Lão TuHepLuong,
Coi bộ lão khổ tâm lắm mới tìm về cửa phật mong rằng được "Dừng", mọi truyện xung quanh lão. :611d7: :107::430::7j6::7113::6k3::004:

TuHepLuong
06-01-13, 09:07
Lão TuHepLuong,
Coi bộ lão khổ tâm lắm mới tìm về cửa phật mong rằng được "Dừng", mọi truyện xung quanh lão. :611d7: :107::430::7j6::7113::6k3::004:

Hihihi Lão Đèn Biển, tiểu sinh theo pháp thế gian mà sống thôi. Trong Tam Tạng kinh trong đó có tạng Luận. Đã có luận tức phải nói. khi nói đủ thì sẽ dừng. Cám ơn lão nhắc nhở tiểu sinh:797:

hoachithanh
06-01-13, 10:22
Các bác quả là những con người thấm nhuần đạo Phật đến từng hơi thở trong cuộc sống. Nhưng mục đích chính của đạo Phật theo em nhớ là cao nhất, và cuối cùng nhất vẫn là phải độ được người đắc đạo, chứ không phải chỉ sống tốt trong cuộc sống bình thường là đủ. Sống tốt trong cuộc sống chỉ là bước khởi đầu tốt, nhưng nhiều người theo đạo Phật không lấy đó làm mục đích chính. Theo ý thiển cận của em, thời Phật Thích Ca còn tại thế, thì kinh pháp rất ít, hầu như không có. Vậy mà lại độ được rất nhiều người đắc quả Phật với nhiều tầng cấp khác nhau rất nổi tiếng và đắc ngay trong kiếp họ đang sống, chứ không phải trải qua nhiều kiếp mới đắc đạo. Thế mà càng về sau thì hình như (em không rõ lắm) kinh pháp ngày càng nhiều, với số lượng khá đồ sộ, thì càng tỷ lệ nghịch với những vị đắc quả mà thế gian biết đến (Riêng Tây Tạng thì ngoại lệ ạ, vì giai đoạn nào cũng có rất nhiều các vị Phật sống tồn tại ở đây). Em không rõ nguyên do thế nào. Có bác nào nghiên cứu vấn đề trên cho em xin ít lời quý báu để em thông với ạ. Em xin cảm ơn các bác trước ạ.

P/S: khi nghe thử kinh bằng tiếng Phạn, quả thật em không tài nào hiểu nổi vì không biết tiếng Phạn, vậy nghe nhiều lần như thế, liệu có thể ngộ được cái gì, khi mà mình không hiểu ý nghĩa. Mà Kinh kệ lại bắt buộc phải bằng thứ tiếng không phải mẹ đẻ đó. Có bác nào nghe Kinh tiếng Phạn mà hiểu và ngộ cho em xin kinh nghiệm để tìm hiểu với ạ.

ASVN
06-01-13, 11:29
Để tới được “Niết bàn” có rất nhiều con đường (Pháp) đi. Xưa kia đức Phật và chúng đệ tử nhiều người đã thoát khỏi luân hồi, ngài quay lại kiếp Ta Bà này là vì “nguyện lực” cứu độ chúng sinh (Phàm phu chúng ta đi trong luân hồi theo nghiệp lực còn các ngài tùy duyên tự do đi theo nguyện lực). Đi theo ngài có rất nhiều đệ tử, họ đều là các vị Bồ Tát tu tập vô số kiếp, căn cơ rất thuận thành.

Khi đức phật quay lại cõi Ta Bà, ngài muốn dùng cuộc đời của mình để giáo huấn chúng sinh. Ngài đầu thai vào gia đình quyền quý sau đó từ bỏ di tu để đạy chúng sinh biết từ bỏ vì lý tưởng giải thoát. Ngài lấy vợ và có con để dạy chúng sinh biết rằng ai cũng có thể đắc đạo kể cả người đã có vợ. Ngài tu khổ hạnh để chứng minh đó là con đường sai lầm. Ngài chuyển pháp luân lần thứ nhất để khẳng định “Bát chánh đạo” là con chân chính…

Chúng đệ tử của ngài căn cơ rất cao nên khi gặp đức Phật chỉ cần ngài dùng phước lực nói một câu kệ hay làm một việc gì đó là đại “ngộ”. Thời nay là thời mạp pháp, căn cơ chúng sinh thấp do vậy người đắc đạo ngày càng ít đi. Chúng sinh đa phần không tinh tấn do vậy sau Phật mới có các kinh như “Pháp Hoa”, “Hoa nghiêm”… nói về các pháp “Phương tiện”.

Pháp phương tiện là gì? Ví dụ chúng ta vượt qua sa mạc đến nửa đường đói khát, mệt mỏi, thối trí. Chúng ta cầm chắc cái chết không tránh khỏi nhưng nếu chúng ta biết phía trước là một “Ốc đảo” thì vấn sẽ hoàn toàn khác… Giữa thành “Roma” và nơi xuất phát là: Pháp phương tiện “Ốc đảo”.

Niệm phật đưa về nhất tâm cũng là một phương pháp thiền đưa ta về “Ốc đảo” là cõi Tây Phương cực lạc của Phật A Di Đà rồi từ đó tu tiếp tới Niết bàn.

hoachithanh
06-01-13, 12:33
Cảm ơn bác ASVietNam chỉ điểm hay quá. Nhưng theo em hiểu thì kinh sách được viết rải rác qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn. Thời kỳ đầu thì theo lời giảng của Phật Thích ca, các đệ tử ghi chép lại theo lời giảng. Đây là thời kỳ Đức Phật còn sống nên còn có chỉnh lý góp ý cho sát với Pháp. Nhưng càng về sau, các Đệ tử lại đưa thêm các chứng nghiệm của mình ở các tầng khác nhau (ai đắc tầng nào thì ghi lại như thế). Vì vậy mà càng về sau, những người đi sau lại tưởng nhầm rằng có thể đắc đạo ngay cả ở tầng dưới thấp mà không phải tu lên dần từng bậc (chỉ cần niệm hiệu của một vị Phật nào đó là đắc đạo, thành ngay chính quả). Ngày xưa, khi mới đắc đạo, Đức Thích ca không cho đàn bà tu, và khi tu phải rũ bỏ mọi thứ để quy y, lên chùa, cắt đứt lập tức mọi dục vọng thì mới chấp nhận cho tu. Nhưng về sau vợ của ngài cũng quyết tâm giống ngài mà ngài cũng đành chấp nhận thêm giới Tăng Ni. Vậy thì vì người ta hiểu lầm qua kinh pháp tam sao, lại mang tính cá nhân của mỗi người ghi chép kinh như vậy, dần xa đi cái Pháp ban đầu, tạo nên nguyên nhân của thời mạt pháp hôm nay. Hiện nay ai cũng biết là thời mạt pháp (theo lời bác ASVN), không phải là do nhân tình thế thái, mà là nguyên nhân của vấn đề kinh sách. Em đồng ý với bác là có nhiều Pháp để dẫn tới Niết bàn, nhưng hiện nay Pháp của Phật giáo đã không còn đảm đương được ý nghĩa của Chính Pháp (Vì nếu vẫn có tác dụng duy trì thì không thể có tình trạng mạt pháp như bác đã nói ở thời điểm này). Vậy càng nghĩ càng rối, mong bác chỉ điểm thêm cho em với ạ. Em xin cảm ơn các bác trước ạ.
Còn phương pháp Ốc đảo thì em thử có ý kiến sau nhờ các bác cho thêm ý kiến: Không lẽ không còn có nhiều người nhận ra Chân tâm là Đức độ, từ bi, hỷ, xả nữa hay sao mà ta lại phải có phương pháp Ốc đảo để dẫn dụ người tu, vậy đây có phải còn là chính đạo hay không ạ. Em mong các bác cho em ít lời.
Và em cũng xin bác chủ thớt ít lời vàng ngọc nữa với ạ.

haidang
06-01-13, 13:40
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Chẳng khác nào ( ca dao )
Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt - Con cá ngòai lờ ngúc ngoắc muốn vô.
Cái vòng hai tâm hình trứng (gà hay vịt)...:5548:

TuHepLuong
06-01-13, 19:58
Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Chẳng khác nào ( ca dao )
Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt - Con cá ngòai lờ ngúc ngoắc muốn vô.
Cái vòng hai tâm hình trứng (gà hay vịt)...:5548:

Hehehe Lão Đèn Biển à, Cây vốn không làm chủ được gió nên không thể bảo gió ngừng; con cá vì vô minh mà vào trong lờ; cái tâm vốn là chân tâm, duyên khởi lên vọng tâm gà thành gà, vọng tâm vịt thành vịt. Hihihi lão có giận ta thì vô nhà có bao nhiêu vàng cây thì đem ra chọi ta cho bỏ ghét đi nha:004:

ASVN
06-01-13, 20:34
Hehehe Lão Đèn Biển à, Cây vốn không làm chủ được gió nên không thể bảo gió ngừng; con cá vì vô minh mà vào trong lờ; cái tâm vốn là chân tâm, duyên khởi lên vọng tâm gà thành gà, vọng tâm vịt thành vịt. Hihihi lão có giận ta thì vô nhà có bao nhiêu vàng cây thì đem ra chọi ta cho bỏ ghét đi nha:004:

Chà! hay quá ta. Mời bác chén trà nóng!

ASVN
06-01-13, 21:00
Cảm ơn bác ASVietNam chỉ điểm hay quá. Nhưng theo em hiểu thì kinh sách được viết rải rác qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn. Thời kỳ đầu thì theo lời giảng của Phật Thích ca, các đệ tử ghi chép lại theo lời giảng. Đây là thời kỳ Đức Phật còn sống nên còn có chỉnh lý góp ý cho sát với Pháp. Nhưng càng về sau, các Đệ tử lại đưa thêm các chứng nghiệm của mình ở các tầng khác nhau (ai đắc tầng nào thì ghi lại như thế). Vì vậy mà càng về sau, những người đi sau lại tưởng nhầm rằng có thể đắc đạo ngay cả ở tầng dưới thấp mà không phải tu lên dần từng bậc (chỉ cần niệm hiệu của một vị Phật nào đó là đắc đạo, thành ngay chính quả). Ngày xưa, khi mới đắc đạo, Đức Thích ca không cho đàn bà tu, và khi tu phải rũ bỏ mọi thứ để quy y, lên chùa, cắt đứt lập tức mọi dục vọng thì mới chấp nhận cho tu. Nhưng về sau vợ của ngài cũng quyết tâm giống ngài mà ngài cũng đành chấp nhận thêm giới Tăng Ni. Vậy thì vì người ta hiểu lầm qua kinh pháp tam sao, lại mang tính cá nhân của mỗi người ghi chép kinh như vậy, dần xa đi cái Pháp ban đầu, tạo nên nguyên nhân của thời mạt pháp hôm nay. Hiện nay ai cũng biết là thời mạt pháp (theo lời bác ASVN), không phải là do nhân tình thế thái, mà là nguyên nhân của vấn đề kinh sách. Em đồng ý với bác là có nhiều Pháp để dẫn tới Niết bàn, nhưng hiện nay Pháp của Phật giáo đã không còn đảm đương được ý nghĩa của Chính Pháp (Vì nếu vẫn có tác dụng duy trì thì không thể có tình trạng mạt pháp như bác đã nói ở thời điểm này). Vậy càng nghĩ càng rối, mong bác chỉ điểm thêm cho em với ạ. Em xin cảm ơn các bác trước ạ.
Còn phương pháp Ốc đảo thì em thử có ý kiến sau nhờ các bác cho thêm ý kiến: Không lẽ không còn có nhiều người nhận ra Chân tâm là Đức độ, từ bi, hỷ, xả nữa hay sao mà ta lại phải có phương pháp Ốc đảo để dẫn dụ người tu, vậy đây có phải còn là chính đạo hay không ạ. Em mong các bác cho em ít lời.
Và em cũng xin bác chủ thớt ít lời vàng ngọc nữa với ạ.

Thực ra đắc đạo hay không liên quan tới thực hành hơn là thông hiểu kinh điển. Hai thước đo cho sự đắc đạo là Tứ Thánh Quả và tầng mức Thiền định (Tứ Thiền cửu định). Cái này đã đi vào sâu rồi bác phải tự tìm hiểu thôi.

son Vu
06-01-13, 21:19
THÔNG BÁO
Do rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, đi lại và sinh hoạt của mọi người, Ban quản lý vườn Huyền đề nghị các cụ ông, cụ bà trong – ngoài vườn hết sức lưu ý, khi đi ra ngoài nhớ mặc áo ấm, đeo găng tay, khẩu trang, bít, vớ…, trước khi vào vườn đăng đàn luận thuyết đề nghị các cụ khởi động toàn thân 15 phút. Hiện nay khu vực Bắc vườn đang là mùa đông, Tây vườn mùa thu, Đông vườn mùa xuân và phía Nam vườn đang là mùa Hạ, trường hợp cụ nào tuổi cao sức yếu, không chịu được Nhiệt đề nghị di chuyển về phía Nam vườn để tránh rét. Kính chúc các cụ an khang !

TuHepLuong
06-01-13, 21:49
THÔNG BÁO
Do rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe, đi lại và sinh hoạt của mọi người, Ban quản lý vườn Huyền đề nghị các cụ ông, cụ bà trong – ngoài vườn hết sức lưu ý, khi đi ra ngoài nhớ mặc áo ấm, đeo găng tay, khẩu trang, bít, vớ…, trước khi vào vườn đăng đàn luận thuyết đề nghị các cụ khởi động toàn thân 15 phút. Hiện nay khu vực Bắc vườn đang là mùa đông, Tây vườn mùa thu, Đông vườn mùa xuân và phía Nam vườn đang là mùa Hạ, trường hợp cụ nào tuổi cao sức yếu, không chịu được Nhiệt đề nghị di chuyển về phía Nam vườn để tránh rét. Kính chúc các cụ an khang !

Chủ vườn thật chu đáo! Có trà, có hoa, có đạo, có đàm thật là 1 nơi lý tưởng dạo chơi cho những ai muốn dạo chơi. Cám ơn Viên chủ :5887:

son Vu
06-01-13, 21:51
Bác Hoa, tiểu sinh hiểu và chia sẻ với những suy nghĩ, thắc mắc của Bác. Cuộc đời đức Phật Cồ Đàm được tóm gọn trong 3 dòng:
- Sinh ra dưới một tán cây
- Thành đạo bên một thân cây
- Chết giữa 2 cây.
Kinh điển của phật giáo thì nhiều vô cùng, nói Chánh pháp - Tượng pháp và mạt pháp ở đây là nói về thời gian dài, ngắn mà giáo lý của một đức Phật trụ lại trên thế gian chứ không nói đến con người, vì sao? vì trước khi Phật sinh ra đã có con người, sau khi giáo lý của Phật mất đi (Qua thời mạt pháp) thì con người vẫn còn trên thế gian (Tuy nhiên bao giờ ở thời kỳ chánh Pháp con người cũng dễ Ngộ đạo hơn thời Mạt Pháp). Kinh điển của Phật đơn giản là Pháp phương tiện, cũng chịu sự chi phối của quy luật " Thành - Trụ - Hoại - Không". Theo kinh điển phật giáo thì thế giới Ta bà này sẽ có tất cả 7 vị Phật xuất hiện, đức Phật Cồ Đàm là vị phật thứ 3, chỉ đến khi đức Phật thứ 7 xuất hiện và trải qua thời kỳ Mạt pháp của đức phật thứ 7 thì thế giới này mới dần đi vào kiếp hoại. Bác Hoa quan tâm đến Phật pháp xin hãy tìm đọc các kinh sách Phật giáo như: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Khuyên người niệm Phật, Chết - vào thân Trung Ấm và Tái sinh, A Di Đà Kinh..., còn lại thì như tiền bối ASVN đã nói phải "Hành" mới "Chứng". Chúc bác sớm tìm được cái cần tìm !

haidang
06-01-13, 23:52
Hehehe Lão Đèn Biển à, Cây vốn không làm chủ được gió nên không thể bảo gió ngừng; con cá vì vô minh mà vào trong lờ; cái tâm vốn là chân tâm, duyên khởi lên vọng tâm gà thành gà, vọng tâm vịt thành vịt. Hihihi lão có giận ta thì vô nhà có bao nhiêu vàng cây thì đem ra chọi ta cho bỏ ghét đi nha:004:

Coi bộ lão TuHepLuong chưa hiểu được cái vòng có hai tâm giống hình quả trứng hihi. Thôi tùy duyên vậy :4431:

VinhL
07-01-13, 02:58
Tiểu sinh không hiểu tại sao, hở cứ nói là thời nay là thời mạt pháp, xét cho có chứng có cớ thì thời nay chính là thời kỳ tốt nhất để tìm chân pháp. Mạng internet là phương tiện vô giá để nhiều bộ óc cùng nhau đàm luận, suy nghiệm, học hỏi để tìm tòm, gạn đục khơi trong.
Tại sao Đạo Phật Tây Tạng đã phá bỏ giới luật Mật mà hiện nay đã truyền bá khắp Tây Phương?

Muốn hiểu rỏ Đạo Phật, trước phải tìm hiểu cái môi trường nào mà Phật pháp đã phát triển, thuyết luân hồi từ đâu ra, thiền từ đâu đến, vv....., muốn hiểu rỏ kinh điển thì phải hiểu kinh điển này viết trong thời đại nào, nhân tình trí thức trong thời đại đó như thế nào? Kinh điển đó viết cho nhóm người nào đọc?

Chỉ nói đến chử Niệm thôi, nhiều người còn chẳng hiểu cái ý nghĩa của nó như thế nào, cho nên chỉ biết Tụng.
Cốt lủy của toàn bộ kinh Kim Cang chỉ võn vẹn có mấy chử:
Gate gate pāragate pārasamgate bodhi svāhā
Tức là:
"go, go, go beyond; go thoroughly beyond. Perfect realization!"
"Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha"
Tại sao kinh Kim Cang Bát Nhã lại được gọi là Tâm Kinh?
Bỡi câu chú đó chính là một câu để cái tâm của ta niệm, người nào có biết qua phép Thiền Tổ Sư thì hiểu câu niệm để thiền là gì!

Vài lài suy luận viễn vong, đúng sai tùy tâm, đừng chấp.
Hihihihihihihihihi

TuHepLuong
07-01-13, 06:27
Tiểu sinh không hiểu tại sao, hở cứ nói là thời nay là thời mạt pháp, xét cho có chứng có cớ thì thời nay chính là thời kỳ tốt nhất để tìm chân pháp. Mạng internet là phương tiện vô giá để nhiều bộ óc cùng nhau đàm luận, suy nghiệm, học hỏi để tìm tòm, gạn đục khơi trong.

.........

Vài lài suy luận viễn vong, đúng sai tùy tâm, đừng chấp.
Hihihihihihihihihi

Ái da, Lão có mâu thuẩn với lão hong dzị? lão cũng công nhận là thời mạc pháp nên lão mới đi tìm chân pháp ở thời này. Nếu đang là thời chân pháp (chánh pháp) thì tìm chân pháp làm gì hở lão??? :1334:

hoachithanh
07-01-13, 07:53
Cụ VinhL nói cũng có lý lắm, em hết sức ủng hộ cách nghĩ này ạ. Vì cùng tắc biến, biến tắc thông. Cụ đã hiểu thấu cái lý này, mà với độ tuổi như cụ thì chắc cụ cũng đã tìm cho mình một chính pháp. Cụ có thể chia sẻ được không ạ. Em cảm ơn cụ nhé.

son Vu
07-01-13, 08:37
TƯỞNG NHỚ BÀ VANGAR
Không có nhiều người tin vào tiên doán của những nhà tiên tri. Tuy nhiên, người ta không thể làm ngơ khi những tiên đoán đó thành hiện thực. Vangar trở nên nổi tiếng vì những tiên đoán chính xác của bà về những thảm hoạ toàn cầu. Độ chính xác của những lời tien tri này khiến loài người giật mình hoài nghi: Liệu có thực sự tồn tại một thế lực siêu nhiên? Biết bao giấy mực đã cất công nghiên cứu để giải đáp về bí ẩn Vagar.
Đối với các nhà nghiên cứu phong thuỷ - liệu có cần thiết xem xét và quan tâm đến “vấn đề Vangar” không?, sau đây là những tiên đoán cần lưu ý:

- “Năm 2016 – Châu Âu gần như không có người ở” - rất có thể, và có thể đã bắt đầu ngay từ bay giờ bằng sự thay đổi thời tiết “lạnh đột ngột kéo dài” như hiên nay. Vấn đề đặt ra là nếu điều đó trở thành hiên thực thì luồng “Nhân khí” người châu Âu sẽ di cư về đâu??? – Đối với các nhà quản lý kinh tế thì rét lạnh kéo dài là thời điểm để định hướng, đầu tư và phát triển ngành kinh tế sản xuất đồ sưởi Ấm.

- “Năm 2018 – Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc thế giới mới”– sẽ có sự chuyển dịch cơ cấu diẽn ra trên toàn thế giới, sẽ có ảnh hưởng đến các nước nhỏ xung quanh, trong đó có VN.

- “Năm 2023 Quỹ đạo trái đất thay đổi”– Nếu đây là sự thật thì các nhà phong thuỷ sẽ không thể ngồi yên được rồi – Quỹ đạo trái đất thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của một loạt các Hằng số, sự tác động lên vỏ trái đất, sự chuyển dịch của địa khí, long mạch…., và tất nhiên các nhà phong thuỷ sẽ phải tính toán và xem xét lại các cuộc đất đang trong vòng luận bàn, tư vấn, định cư. 2023 đã gần kề, thời gian không chờ đợi, NÊN CHĂNG???????????

Sắp đến ngày sinh nhật của nữ tiên tri VANGAR – Một lần nữa, Vườn Huyền chúng ta lại tưởng nhớ đến bà, xin gửi tới bà bó hoa tươi thắm nhất ! Nam Mô Thường Trụ Tam bảo mười phương chư Phật.

VinhL
07-01-13, 08:55
Ái da, Lão có mâu thuẩn với lão hong dzị? lão cũng công nhận là thời mạc pháp nên lão mới đi tìm chân pháp ở thời này. Nếu đang là thời chân pháp (chánh pháp) thì tìm chân pháp làm gì hở lão??? :1334:

Miễn có Chân, có Chánh thì tất có Hư, có Tà.
Cả Phật Thích Ca khi xuất gia, tìm đường giải thoát còn phải thử để biết đâu là Chân Ngụy, thì phàm phu như ta và lão hông lẻ không cần đi tìm sao?

Không lẻ chỉ có thời gian Phật tại thế thì mới có chân pháp.
Nếu nói thời gian Phật không tại thế là thời mạt pháp chân hư lẫn lộn, vậy lão có biết đâu là Chân Pháp không?
Nếu lão thật sự biết, thì cần gì đọc cả tấn kinh điển vậy?
Hihihihihihihihihi

Theo tiểu sinh nghỉ thì chắng có cái thời đại gọi là Mạt Pháp, mà chỉ có cái thời đại mà tâm người không muốn tìm tới chân pháp mới thật sự chân chính là thời Mạt Pháp. Người không muốn tìm đến pháp, mà pháp phải tìm người thì đó là Mạt Pháp, vì cái Pháp đó đã biến, đã hóa để mà cầu đến người. Pháp mà không có người cầu đó là vô dụng pháp, nên phải cãi biến để cầu người, vì cái lợi ích của người, để được người cầu.
Thế vậy ta hỏi lão: Thật Sự hiện nay Pháp Cầu Người Hay Người Cầu Pháp????


Muân Thẩu Thay!!! Hihihihihihihihihi

VinhL
07-01-13, 09:40
Cụ VinhL nói cũng có lý lắm, em hết sức ủng hộ cách nghĩ này ạ. Vì cùng tắc biến, biến tắc thông. Cụ đã hiểu thấu cái lý này, mà với độ tuổi như cụ thì chắc cụ cũng đã tìm cho mình một chính pháp. Cụ có thể chia sẻ được không ạ. Em cảm ơn cụ nhé.

Lão chỉ cần đọc quyển Quán Tâm Pháp của ngài Bồ Đề Đạt Ma, duyên tới tự ngộ. Hihihihihihihihi

Tâm kinh có nói:
Gate gate pāragate pārasamgate bodhi svāhā
"Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha"

Gate means gone. Gone from suffering to the liberation of suffering. Gone from forgetfulness to mindfulness. Gone from duality into non-duality.
Dịch:
Gate - Yết đế, là bỏ đi, tiêu trừ đi những sử đau khổ để đến bờ giải thoát. Bỏ đi cái thường quên để đến với sự quan tâm. Bỏ đi cái nhị nguyên mà bước vào vô nhị nguyên.


Paragate means gone all the way to the other shore. So this mantra is said in a very strong way. Gone, gone, gone all the way over.
Dịch:
Paragate - Ba la yết đế, là bỏ lìa hết tất cả để về với bờ giác ngộ.

In Parasamgate sam means everyone, the sangha, the entire community of beings. Everyone gone over to the other shore.
Dịch:
Parasamgate - ba la tăng yết đế.
Chử Sam - tăng là chỉ tất cả mọi người, tăng chúng, đạo tràng, tất cả hảy lìa bỏ để đến bờ bên kia.

Bodhi is the light inside, enlightenment, or awakening. You see it and the vision of reality liberates you.
Dịch:
Bodhi - Bồ Đề là ánh sáng bên trong, tức giác ngộ. Hình ảnh thực tại sẻ giải thoát ngươi.

And svaha is a cry of joy or excitement, like "Welcome!" or "Hallelujah!" "Gone, gone, gone all the way over, everyone gone to the other shore, enlightenment, svaha !"
Dịch:
Svaha - Tát bà ha là tiếng kêu vui mừng.

Gate gate pāragate pārasamgate bodhi svāhā
Bõ đi, bỏ đi, bỏ hết đi, bỏ hết tất cả đi. Giác Ngộ, Hahaha!!

Câu chú này vốn là dùng cái tâm để niệm, lấy tâm mà nói mà tụng với nó, nói với tâm của ta "Bỏ đi, bỏ đi, bỏ hết đi, bỏ hết tất cả đi, ngộ rồi, ôi chu choa đã quá"!!!

Tiểu sinh thấy đọc như vậy còn hay hơn là đọc ngàn lần cái chú này
"Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha"
mà tâm chẳng hiểu chẳng biết đang niệm cái gì!!!


Hihihihihihihi

tieuphong
07-01-13, 12:14
ui quá đã, tiểu sinh khoái cái quan điểm bá thông của VinhL (lão Vinh).

VinhL
07-01-13, 15:38
Hihihihihi, tiểu sinh đi chôm của quý về tặng các bạn.
Nếu mà thích thì trong hàng còn cả lố vàng bạc ngọc ngà quý báo, vào hang này tự tiện nhé!!! Hihihihihihihihihi

http://duylucthien.wordpress.com/

Đường lối thực hành Tham Tổ Sư Thiền
ĐƯỜNG LỐI THỰC HÀNH
THAM TỒ SƯ THIỀN

Tác giả : THÍCH DUY LỰC

Tổ Sư Thiền này là do đường lối chánh thức của Tổ Sư truyền xuống, gọi là Tham thiền. Tham thiền không phải là ngồi thiền, ngồi thiền cũng không phải là Tham thiền. Nhiều người lầm tưởng rằng ngồi thiền tức tham thiền kỳ thực Tham thiền không cần ngồi cũng được. Như Tổ dạy: Phải khi lao động mà tập Tham được mới tốt, nếu chỉ thích ngồi yên một chỗ vắng lặng mà tập Tham thì khó hy vọng kiến tánh.
Lục Tổ nói: “Đạo do tâm ngộ bất tại tọa”. Phẩm Tọa thiền trong Pháp Bảo Đàn Kinh nói đến tọa thiền là tâm tọa (chứ không phải thân tọa) nghĩa là : Ngoài đối với tất cả cảnh giới thiện ác tâm niệm chẳng khởi gọi là tọa, trong thấy tự tánh chẳng động gọi là Thiền. Vậy thế nào là Tham thiền ? Chữ Tham tức là Nghi, Nghi tức là không hiểu, một việc gì đã hiểu rồi thì hết Nghi, hết Nghi tức là không có tham, cho nên Tham thiền rất chú trọng cái Nghi, gọi là NGHI TÌNH. Muốn khởi lên cái NGHI TÌNH phải nhờ CÂU THOẠI ĐẦU, gọi là THAM THOẠI ĐẦU. Thế nào là thoại đầu? Theo Ngài Hư Vân giải thích rằng khi muốn nói một câu thoại thì phải khởi niệm rồi mới nói được, lúc chưa khởi niệm muốn nói gọi là Thoại đầu, nếu đã khởi niệm muốn nói, mặc dù chưa nói ra cũng đã là thoại vĩ rồi. Hiện nay bắt đầu Tham thiền thì chưa đến thoại đầu nhưng cũng không phải ở thoại vĩ, là từ thoại vĩ tiến đến thoại đầu, đang đi ở giữa đường một ngày kia sẽ tiến tới thoại đầu. Lúc ấy câu thoại tự mất, nếu còn câu thoại thì chưa đến thoại đầu. Ngài Hư Vân có thí dụ rằng: “Thoại đầu là cây gậy, Nghi tình là đi, như người cụt chân muốn đi phải nhờ cây gậy, cũng như muốn khởi nghi tình phải nhờ câu thoại đầu vậy”.
Nói Tham thoại đầu, thoại đầu thì nhiều lắm, muôn muôn ngàn ngàn kể không hết, bây giờ tôi chỉ đề ra năm câu thoại đầu để cho người Tham thiền tự mình lựa một câu, câu nào tự mình cảm thấy rất khó hiểu, hiểu không nổi thì câu đó thích hợp cho mình Tham. Chỉ được lựa một câu không cho lựa hai câu và sau khi quyết định câu nào rồi không cho đổi qua đổi lại, thẳng tới mà tham đến kiến tánh mới thôi.
Năm câu thoại đầu là :
1. Khi chưa có trời đất, ta là cái gì ?
2. Muôn pháp về một, một về chổ nào ?
3. Trước khi cha mẹ chưa sanh, mặt mũi bổn lai của ta ra sao ?
4. Sanh từ đâu đến, chết đi về đâu ?
5. Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải vật, là cái gì ?
Câu thoại đầu là câu hỏi, có hỏi thì phải có đáp, cũng như câu : “Khi chưa có Trời đất, ta là cái gì ?” hỏi thầm trong bụng cảm thấy không hiểu thì đáp không ra, đáp không ra thì càng thấy thắc mắc, chính cái thắc mắc đó gọi là Nghi tình. Hỏi câu thứ nhất đáp không ra thì tiếp tục hỏi câu thứ nhì, đáp không ra, tiếp tục hỏi câu thứ ba, cứ tiếp tục hỏi mãi, ngày đêm không ngừng, bất cứ đi, đứng, nằm, ngồi, đang làm công việc tay chân hay bằng trí óc, đi bộ, đi xe, đang ăn cơm, đang đi cầu, đang ngủ mê, đều phải tiếp tục hỏi tới hoài, không giây phút gián đoạn. Người sơ tham thì hay quên cũng như một ngày 24 tiếng đồng hồ, gián đoạn 23 tiếng, tập tham dần dần thì sự gián đoạn giảm bớt còn 22 tiếng, rồi tiếp tục còn 21 tiếng, 20 tiếng v.v… dần dần đến công phu miên mật, tức là ngày đêm 24 giờ không giây phút gián đoạn. Khi công phu được thành khối cũng gọi là đến thoại đầu, cũng gọi là đến đầu sào trăm thước. Từ đầu sào trăm thước tiến thêm một bước nữa là kiến tánh, đạt đến chỗ tự do tự tại, được giải thoát vĩnh viễn tất cả khổ.
CƠ BẢN THỰC HÀNH
THAM TỒ SƯ THIỀN
Muốn đạt đến kiến tánh giải thoát, hành giả tham tổ sư thiền cần phải thực hành đúng theo cơ bản như sau:
I – TÍN TỰ TÂM :
Thế nào là TÍN TỰ TÂM ? Phải tin tự tâm mình đồng với Chư Phật chẳng hai chẳng khác, tức là thần thông trí huệ của bản tâm mình không kém hơn Chư Phật một tí nào cả. Vì bản thể và diệu dụng của bản tâm mình cũng như Chư Phật, cùng khắp không gian và thời gian, nên nói tự tánh bình đẳng bất nhị. Nếu kém Phật một tí thì Phật cao hơn chúng sanh, là bất bình đẳng, có cao có thấp là nhị.
Nếu đã tin tự tâm sẵn đầy đủ tất cả năng lực thần thông trí huệ, bản thể và diệu dụng cùng khắp không gian và thời gian, như Phật nói “Ngoài tâm chẳng có pháp” thì đương nhiên thực hành được chín chữ “VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ CẦU, VÔ SỞ SỢ”. Vì đắc là đắc ngoài tâm, cầu là cầu ngoài tâm, bản tâm cùng khắp không gian và thời gian, ngoài không gian chẳng có không gian, ngoài thời gian chẳng có thời gian, vậy thì ngoài còn chẳng có, còn có gì để cho mình đắc để cho mình cầu! Không đắc không cầu thì không còn gì để sợ, như thế không phá ngã chấp cũng tự phá ngã chấp rồi, vì VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ CẦU, VÔ SỞ SỢ là dùng để phá ngã chấp, phá hết ngã chấp thì được giải thoát cái khổ sanh tử luân hồi.
Lại nếu không tin tự tâm, chỉ tin pháp môn Tổ Sư Thiền thì dù siêng năng tu tập cách mấy cũng không thể đạt đến kiến tánh. Tại sao ? Vì không tin tâm mình thì làm sao tự hiện được bản tâm mình ! Tự hiện bản tâm tức là kiến tánh, nên nói tin tự tâm là cơ bản của chánh pháp.
II – NGHI TÌNH.
Thế nào là NGHI TÌNH ? Tức là đề câu thoại đầu hỏi thầm trong bụng, cảm thấy không biết, thiền môn gọi là Nghi Tình. Bất cứ đi đứng nằm ngồi, làm việc bằng tay chân hay trí óc, cho đến lúc ăn cơm, đi cầu, nói chuyện, ngủ mê đều phải có nghi tình. Có nghi tình mới được gọi là tham thiền, nói một cách khác tức là dùng cái tâm không biết (Nghi Tình) của bộ não để chấm dứt tất cả biết của bộ não (1). Dù nói chấm dứt, kỳ thật khỏi cần tác ý chấm dứt, có nghi tình thì đương nhiên tự nó chấm dứt, vì tất cả biết của bộ não đều là tướng bệnh, cũng là cái biết của người mù. Ví như người mù không thấy mặt trời, hỏi người mắt sáng, người mắt sáng nói “mặt trời có tròn có nóng”, người mắt sáng diễn tả mặt trời thì đúng, nhưng người mù chấp tròn với nóng cho là mặt trời thì không đúng rồi.
Muốn giữ nghi tình trước tiên phải chấm dứt những tìm hiểu biết và ghi nhớ biết, sau chấm dứt luôn cái tùy duyên biết (tùy duyên biết là khỏi cần tìm hiểu cũng biết, như đi đứng nằm ngồi, mặc áo ăn cơm v.v…). Nên Ngài Lai Quả nói “lúc công phu đến thoại đầu thì đi chẳng biết đi, ngồi chẳng biết ngồi”. Công phu đến thoại đầu thì câu thoại tự mất, tất cả biết của bộ não đều hết, khi ấy tham thiền không biết tham thiền, ăn cơm không biết ăn cơm, luôn cả cái không biết cũng không biết luôn. Công phu đến đây là gần kiến tánh, người đời coi mình như người khờ ngốc, nhưng sự thật thì sẽ phát đại trí huệ, cuối cùng cái nghi tình bùng nổ, cái tâm không biết của bộ não cũng tan rã. Bấy giờ cái biết và không biết của bộ não đều sạch, tướng bệnh (tác dụng của bộ não) đã hết, trong sát na đó tướng mạnh (cái biết của bản thể Phật tánh) hiện ra, gọi là kiến tánh thành Phật.
Tổ nói : “Tri chẳng có hai người, pháp chẳng có hai thứ”. Tại sao tri chẳng có hai người ? Vì cái tri của bản thể gọi là Chánh Biến Tri, cùng khắp không gian và thời gian, chỉ có một cái tri(2), nếu có thêm cái tri của bộ não (không cùng khắp) thì thành hai cái tri, tức là hai người. Sao nói pháp chẳng có hai thứ ? Vì tất cả pháp đều do tâm tạo, bản thể của tâm đã cùng khắp không gian và thời gian thì pháp của tâm tạo ra cũng phải cùng khắp như bản tâm, nên nói pháp chẳng hai thứ. Nếu có pháp nào do bộ não chấp nhận là pháp thật thì pháp thứ hai này cũng là tướng bệnh.
GHI CHÚ: (1) CÁI TÂM KHÔNG BIẾT CỦA BỘ NÃO: Khi hỏi câu thoại đầu cảm thấy không biết, thì cái tâm ham biết của tập khí lâu đời bất tri bất giác tự mống khởi, rồi tự thành nghi tình. Cái tâm không biết này khác với cái không biết của người khờ ngốc, bệnh tâm thần và sự ngủ mê hay chết giấc, nên nói cái tâm không biết của bộ não là cơ bản của nghi tình. Muốn giữ nghi tình là phải dùng cái tâm không biết, nếu tâm có biết thì không phải nghi tình, tức là không có tham thiền. (2) Tự tánh bất nhị vốn chẳng phải một, nay nói MỘT chỉ là phương tiện, nếu thật có một thì phải có hai, ba cho đến muôn ngàn.

VinhL
07-01-13, 15:38
Người tham Tổ Sư Thiền phải chú ý những điều sau đây:
1 – PHÁ NGÃ CHẤP :
Theo Phật pháp, bất cứ Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa, cho đến Tối thượng thừa, chẳng có thừa nào là không phá ngã chấp cả. Nếu không phá ngã chấp thì không được giải thoát cái khổ sanh tử, không được ra khỏi sanh tử luân hồi. Vậy tham thiền phải phá ngã chấp bằng cách nào? Là bằng chín chữ: “VÔ SỞ ĐẮC, VÔ SỞ CẦU, VÔ SỞ SỢ” đó là cái căn bản để thực hành phá ngã chấp. Nếu có sở đắc là còn chấp ngã, có sở cầu là còn chấp ngã, có sở sợ là còn chấp ngã.
2 – PHÂN BIỆT HỔ NGHI VÀ CHÁNH NGHI :
THAM THIỀN là CHÁNH NGHI. Chánh nghi là chỉ cho tâm Nghi, chứ không cho tâm đi tìm hiểu so sánh, để nuôi cái NGHI TÌNH cho thật mạnh. Khi NGHI TÌNH mạnh tới cùng tột, thình lình bùng nổ gọi là KIẾN TÁNH. Kiến tánh là giác ngộ, là biết được chính mình mới làm chủ được mình. Tự làm chủ được mới tự do tự tại được. Tự do tự tại là vĩnh viễn giải thoát tất cả khổ, cho nên gọi là KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT. Còn hồ nghi là lấy tâm đi tìm hiểu, hoặc giải thích câu thoại đầu cho ra đáp án, đó không phải là tham thiền, hồ nghi chỉ có thể được giải ngộ, chứ không được chứng ngộ, cũng như nhà khoa học Newton thấy trái táo từ trên cây rơi xuống mà sanh ra Nghi vấn: Tại sao trái táo rớt xuống đất mà không bay lên trời? Từ đó, ông lấy tâm đi nghiên cứu tìm hiểu, cuối cùng ngộ được: Lực hấp dẫn vạn vật. Đó là hồ nghi. Hồ nghi chỉ có thể phát minh được đồ dùng của thế gian, chỉ có giá trị đối với thế gian vì không ngộ được chính mình nên không làm chủ mình được, không đạt đến tự do tự tại được.
3- CHẲNG CHO KHỞI BIỆT NIỆM :
Ngoài nghi tình ra không cho khởi niệm khác, không cho đè nén vọng tưởng, không cho buông bỏ vọng tưởng, cũng không cho trừ vọng tưởng, vọng tưởng khởi lên bao nhiêu cũng mặc kệ không cần biết tới có vọng tưởng hay không có vọng tưởng, vì nghi tình chính là cây chổi automatic, không cần sự tác ý, tự nó quét sạch tất cả. Có vọng tưởng cũng quét, không có vọng tưởng nó cũng quét. Nếu nghi tình được miên mật thì tất nhiên vọng tưởng không có kẽ hở mà nổi lên, hễ có khởi lên một niệm khác tức là đã có kẽ hở rồi.
4 – NHÂN QUẢ, NGHI NGỘ :
Phải biết Nghi là Nhân, Ngộ là Quả. Không có nhân thì không có quả cho nên bất Nghi bất Ngộ, nhân nhỏ quả nhỏ, cho nên tiểu Nghi tiểu Ngộ, Nhân lớn Quả lớn cho nên Đại nghi Đại ngộ. Nếu Tham thiền lúc Nghi tình nặng, ảnh hưởng đến nhức đầu, tức ngực, khó thở, đó là đại nghi. Khi đó, thì nhức nhiều chừng nào thì tốt chừng nấy, chớ nên sợ, đó là tình hình tốt bởi vì Đại nghi sẽ được Đại ngộ. Nhưng lúc ngồi mà có tình trạng như vậy thì không được. Không được thì phải làm sao? Phải mau mau đứng dậy kiếm công việc làm nhưng vẫn phải tiếp tục tham cứu. Nếu tham tới cảm thấy thần kinh căng thẳng quá chịu không nổi thì câu thoại đầu phải đề chậm lại từng chữ một, chậm thật chậm, mỗi chữ kéo dài độ mười giây như vậy sự căng thẳng thần kinh sẽ dần dần được giải tỏa.
5- CHẲNG PHÂN BIỆT TƯ CÁCH :
Tham Tổ Sư Thiền không kể sơ tham, lão tham, thông minh, dốt nát, ngu si, người già hay trẻ con. Trong Kinh Pháp Hoa: Long Nữ 8 tuổi được thành Phật. Truyền Đăng Lục (lịch sử thiền tông Trung Hoa) có một cô họ Trịnh 13 tuổi kiến tánh, một cô họ Tô 15 tuổi được kiến tánh và nhiều Tổ ngu si dốt nát cũng Tham thiền được kiến tánh. Người Tham thiền chỉ cần thống thiết vì việc sanh tử, dũng mãnh tham cứu thì bất cứ người nào cũng có thể kiến tánh thành Phật, không nên tự khinh khả năng thành Phật của mình.
6 – THÂM TIN TỰ TÂM :
Tham thiền phải tin tự tâm, nếu chỉ tin pháp môn tham Thiền mà không tin tự tâm thì dù tinh tiến đến mức nào cũng không được kiến tánh, nên Ngài Bác Sơn nói: Tin có chánh, tà; tin “tự tâm tức Phật” là chánh, ngoài tâm chấp có pháp gọi là tà; “tức Phật” là cần phải tham cứu cho sáng tỏ tự tâm và phải đích thân dẫm đến tới chỗ chẳng nghi mới gọi là chánh tín, còn như mập mờ, lầm lạc, đoán mò chỉ nói “tức tâm tức Phật” mà thật không muốn tham cứu rõ tự tâm thì gọi là tà tín.
7 – PHẢI NGỘ TỰ TÁNH :
”Hàn lu trục khối, sư tử giảo nhân” (Chó Hàn đuổi cục xương, sư tử thì cắn người). Đây là hai câu thí dụ của Tổ Sư, nghĩa là: Một người quăng cục xương, con chó đuổi theo cục xương mà cắn, còn con sư tử thì không ngó tới cục xương, cứ cắn ngay người đó. Người đó dụ cho Tự Tánh, cục xương dụ cho lời nói của Tổ, của Phật. Nếu hướng vào lời nói của Tổ, của Phật mà ngộ là con chó, hướng vào Tự Tánh mà ngộ là con sư tử. Cổ Đức nói: “Tử ư cú hạ” (chết trong ngữ cú), “Hướng cử khởi xứ thừa đương” (hướng vào chỗ lời nói mà nhận lấy), nghĩa là lời nói của Tổ vừa nói ra, vừa nghe hiểu liền cho đó là ngộ, nhưng sự hiểu ngộ đó còn nằm trong ý thức phân biệt, mặc dù đúng lý thế gian rất lô-gích, nhưng vì chẳng biết cần phải lìa ý thức mới chứng ngộ được. Cho nên bị Tổ chê là Hàn lu (loại chó mực rất thông minh ở nước Hàn).
8 – KHÔNG LỌT VÔ KÝ:
Tham thiền nên tránh lọt vào “Vô ký không”. Pháp môn khác chỉ cầu được dứt niệm, nhưng Tham thiền trái lại không cho dứt niệm tức là Nghi tình phải luôn luôn tiếp tục, không cho gián đoạn. Nếu không có Nghi tình cũng không có vọng tưởng thì lọt vào Vô Ký Không là một thứ thiền bệnh, Tổ Sư gọi là “ngâm nước chết”, mặc dù lúc ấy cảm thấy được thanh thanh tịnh tịnh, trong mình cảm thấy nhẹ nhàng nhưng chấp lấy cái đó thì vĩnh viễn không được kiến tánh, chẳng thà có Nghi tình, có vọng tưởng còn tốt hơn. Vậy tham thiền nếu chưa đến thoại đầu chớ nên bỏ câu thoại; có người bỏ câu thoại vẫn còn Nghi tình cho là tốt. Thực thì không đúng, vì có thể bị gián đoạn một khoảng thời gian lâu mà tự mình không hay, lại cũng dễ bị lọt vào vô Ký không nữa.
9 – HÀNH KHỞI GIẢI TUYỆT :
Theo giáo môn thông thường, sự tu hành phải trải qua bốn giai đoạn là: Tín, giải, hành, chứng. Ban đầu do tin rồi đi tìm hiểu (giải), theo sự hiểu mà thực hành, vừa thực hành vừa tìm hiểu thêm, vừa hiểu thêm vừa thực hành thêm từng bậc tiến lên chứng từ thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa cho đến đẳng giác, diệu giác. Đó là cách tu thông thường. Còn Tổ Sư thiền thì không phải vậy. Trước tiên cũng phải có tin, có hiểu, nhưng khi bắt đầu thực hành thì không được tìm hiểu nữa. Thiền môn gọi là “Hành khởi giải tuyệt” tức là đã bắt đầu tham thiền rồi thì sự tìm hiểu kiến giải phải chấm dứt. Cho nên Tham thiền không cho hiểu thiền, hiểu đạo. Tại sao vậy? Vì đang tham thiền là đã có thiền, có đạo rồi. Nếu đi tìm hiểu thiền hiểu đạo nữa thì cũng như mình đã có một cái đầu rồi còn sinh thêm một cái đầu thứ hai nữa. Tổ Sư gọi: “Đầu thượng an đầu” (trên đầu thêm đầu) thì cái đầu thứ hai, không những không có ích cho cái đầu bổn lai, lại còn làm chướng ngại khổ sở cho cái đầu bổn lai nên phải mời Bác sĩ cắt bỏ mới được khôi phục sức khỏe lại. Vậy hiểu thiền hiểu đạo còn không cho huống là đi tìm hiểu cái khác nữa. Phải biết rằng ham tìm hiểu rất chướng ngại cho sự chứng ngộ. Thế nên “Hành khởi giải tuyệt” là vậy.
10 – CHÚ TRỌNG THỰC HÀNH :
Tổ Sư Thiền chỉ chú trọng thực hành không cần lý luận, nhưng khi đang thực hành sẽ tùy theo căn cơ trình độ khác biệt, tình chấp nặng nhẹ, kiến giải cao thấp và sự ham thích bất đồng của mỗi người mà sinh ra muôn ngàn lối tẻ sai biệt, cho nên quyển sách này chỉ được nêu ra những điều thực hành chung, còn nhiều chi tiết vi tế không thể kể hết ở trong này, phải tùy bệnh mà cho thuốc, vì thế mặc dù cách Tham thoại đầu rất dễ nhưng cũng phải có người lão Tham hướng dẫn mới được. Nếu tự làm tài khôn mà không đi đúng với tôn chỉ chính xác tủa Tổ Sư Thiền thì sẽ có thể trở thành phỉ báng Phật pháp, tạo tội địa ngục mà tự mình không biết, xin người học thiền để ý cho.

hoachithanh
07-01-13, 17:30
Có một đứa biết đi xe đạp rồi, chỉ cho một đứa chưa biết đi xe đạp.
Thằng bé chưa biết đi kỳ kèo dạy cho nó biết đi xe đạp. Thằng bé kia hăm hở dạy, nó nói dễ lắm, cứ trèo lên xe, lấy thăng bằng, hít thở theo tự nhiên, chân đạp theo thứ tự, cứ chân này đạp xuống thì chân sau đưa lên, dễ lắm. Còn tay thì khi xe chạy, cứ nương theo hướng xe mà lách. Cứ thấy xe nghiêng bên nào thì ngả về bên ấy. Dễ lắm, cứ trèo lên theo đó mà đi, học thuộc lời dạy của tớ là đi được. Đấy là tớ rút gọn rồi đấy, chứ theo sách đã dạy thì có tới vạn trang lận (ví dụ như phải biết khí động học để hiểu hướng gió, biết cơ khí để thuộc sự vận hành của xe...). Thằng kia tưởng bở, học thuộc lòng rồi leo lên xe. Các bác có biết sau khi học thuộc nó có đi được không ạ...

VP
07-01-13, 19:32
Có một đứa biết đi xe đạp rồi, chỉ cho một đứa chưa biết đi xe đạp.
Thằng bé chưa biết đi kỳ kèo dạy cho nó biết đi xe đạp. Thằng bé kia hăm hở dạy, nó nói dễ lắm, cứ trèo lên xe, lấy thăng bằng, hít thở theo tự nhiên, chân đạp theo thứ tự, cứ chân này đạp xuống thì chân sau đưa lên, dễ lắm. Còn tay thì khi xe chạy, cứ nương theo hướng xe mà lách. Cứ thấy xe nghiêng bên nào thì ngả về bên ấy. Dễ lắm, cứ trèo lên theo đó mà đi, học thuộc lời dạy của tớ là đi được. Đấy là tớ rút gọn rồi đấy, chứ theo sách đã dạy thì có tới vạn trang lận (ví dụ như phải biết khí động học để hiểu hướng gió, biết cơ khí để thuộc sự vận hành của xe...). Thằng kia tưởng bở, học thuộc lòng rồi leo lên xe. Các bác có biết sau khi học thuộc nó có đi được không ạ...

Kính Tiền bối!
VP từ đầu chỉ dám ngồi ở cực bắc của khu vườn lắng nghe thôi vì ... nay thấy Tiền bối nói đến vấn đề "cơm hàng cháo chợ???" VP thấy quen thuộc nên mới góp dăm ba câu cho bớt run vì rét. VP cũng dạy một đứa trẻ đi xe đạp. Hôm đầu thì dạy, giữ, chạy theo nó mãi mà nó không đi được. Hôm sau VP nói rằng mày thích làm gì thì làm miễn là đi được. Sau một lúc nó đạp xe ầm ầm. VP chỉ việc ngồi hút thuốc đợi đến giờ đi về thôi. Tiền bối thấy có "tệ" cho VP không???

hoachithanh
07-01-13, 19:44
Bác VP góp đúng ý em rồi. Vì thấy Cụ VinhL ôm ra nhiều sách quá thấy ngộp nên ví dụ vậy cho vui mà dễ nhìn thấy bản chất. Muốn học hỏi kinh nghiệm cụ ấy là chính, vậy mà cụ ấy toàn né, đưa ra toàn Kinh sách mà đọc thì phải vài ba kiếp mới hết. Chán thế. Đạo Phật thì phải hành là chính. Ngày xưa Đức Phật đã nói rõ đây không phải là một môn triết học, mà chỉ là một phương pháp tu hành mà thôi, đừng đệ tử nào nói quá lên, đừng để thành một Lý thuyết mà lại ngập trong đó rồi quên mất Pháp. Em nhớ không biết thời đó có vị nào đó (em quên mất tên, hình như em ruột Đức Phật thì phải) nói mãi không chịu hiểu, Phật bèn bảo thôi thì giao cho chú một việc duy nhất thôi, đó là quét nhà, và chỉ nghĩ về chuyện quét nhà thôi. Thế mà trong một thời gian ngắn thì Đắc quả. Vì vậy ý em hỏi cụ VinhL là cụ tu như thế nào mà cụ không chịu nói. Bởi vì mình quý cụ ấy lắm, mới ví dụ thế cho cụ hiểu. Ví như tay thiện xạ, chớp mắt hạ gục con mồi. Vậy mà tay đó không biết giải phương trình đạn đạo, phân tích hướng gió, độ xa gần, quỹ đạo đạn đi ra sao, nếu mà giải thì phải mất thời gian khá dài, con mồi nó lượn mất rồi.

P/S:Bác VP: mấy thớt kia đang có gió bão (như dự đoán trước), nên mượn nhà bác nấp bên này cho lành, bác vui lòng nhé...

son Vu
07-01-13, 20:25
Bác Hoa Chí Thanh nói đúng rồi, đạo Phật không phải là một môn triết học, càng không phải là một Tôn giáo (Như nhiều người lầm tưởng), cái gì cũng cần phải có thời gian nhất định để tìm hiểu, cũng như người luyện công, nếu luyện quá sức, đốt cháy giai đoạn ắt sẽ phản dụng.Tuy nhiên trong đời ai cũng phải chọn cho mình một lý tưởng, chúng ta được phép suy nghĩ và phân tích kỹ càng, nhưng cũng cần phải quyết đoán vì thời gian không chờ đợi. Cuộc sống đơn giản là cho và nhận, cho như nào thì sẽ nhận được như vậy, được sống, được cho và được nhận là hạnh phúc rồi phải không bác? Nói một cách mĩ miều thì “Hạnh phúc như một thứ nước hoa, khi mình xức cho người khác thế nào cũng có một vài giọt vương vào mình”.

Góp vui cung với bác bài thơ “Lựa chọn” nhé:

Đoái xem Văn – Võ cả hai đàng
Bên văn sang, bên võ cũng sang
Cờ tía lọng xanh văn đủng đỉnh
Gươm vàng thẻ bạc võ nghênh ngang
Văn tung gấu áo yên thiên hạ
Võ thét oai hùm dẹp bốn phương
Thời thế thanh bình văn trước võ
Võ đâu dám sánh sách văn chương.

Thân ái !

VinhL
07-01-13, 20:36
Bác VP góp đúng ý em rồi. Vì thấy Cụ VinhL ôm ra nhiều sách quá thấy ngộp nên ví dụ vậy cho vui mà dễ nhìn thấy bản chất. Muốn học hỏi kinh nghiệm cụ ấy là chính, vậy mà cụ ấy toàn né, đưa ra toàn Kinh sách mà đọc thì phải vài ba kiếp mới hết. Chán thế. Đạo Phật thì phải hành là chính. Ngày xưa Đức Phật đã nói rõ đây không phải là một môn triết học, mà chỉ là một phương pháp tu hành mà thôi, đừng đệ tử nào nói quá lên, đừng để thành một Lý thuyết mà lại ngập trong đó rồi quên mất Pháp. Em nhớ không biết thời đó có vị nào đó (em quên mất tên, hình như em ruột Đức Phật thì phải) nói mãi không chịu hiểu, Phật bèn bảo thôi thì giao cho chú một việc duy nhất thôi, đó là quét nhà, và chỉ nghĩ về chuyện quét nhà thôi. Thế mà trong một thời gian ngắn thì Đắc quả. Vì vậy ý em hỏi cụ VinhL là cụ tu như thế nào mà cụ không chịu nói. Bởi vì mình quý cụ ấy lắm, mới ví dụ thế cho cụ hiểu. Ví như tay thiện xạ, chớp mắt hạ gục con mồi. Vậy mà tay đó không biết giải phương trình đạn đạo, phân tích hướng gió, độ xa gần, quỹ đạo đạn đi ra sao, nếu mà giải thì phải mất thời gian khá dài, con mồi nó lượn mất rồi.

P/S:Bác VP: mấy thớt kia đang có gió bão (như dự đoán trước), nên mượn nhà bác nấp bên này cho lành, bác vui lòng nhé...
Lão HoaChiThanh
Tiểu sinh thì có biết niết bàn đắc đạo là gì đâu, thì làm sao mà chỉ lão bắn tên đây??? Kinh sách thì ngàn ngàn quyển mà mục tiêu chỉ có một tâm. Tâm kinh thì gói gọn lại chỉ có bỏ.
Chỉ biết ráng bỏ, từ bỏ cái nho nhỏ, ráng dần bỏ tới cái lớn, từ từ mà bỏ, bỏ trong chưa đựoc thì ráng bỏ ngoài trước:
bỏ đi, bỏ đi, bỏ hết đi, bỏ hết tất cả đi, giải thoát chưa, chưa, tiếp tục bỏ, bỏ tiếp, bỏ nửa, bỏ hơn chút nửa, bỏ hết chụi đi, hết chưa? còn không?, còn thì bỏ tiếp, bỏ tới khi nào không còn bỏ được nửa. Ui Chu Choa, trần lùi lụi rồi bỏ gì nửa đây?, bỏ luôn cái thân, bỏ luôn cái ta, bỏ luôn cái mạng, hết chưa, chưa hết, bỏ luôn cái kiếp này, bỏ tới cái kiếp kia, tiếp tục bỏ, bỏ mãi, bỏ mãi và bỏ mãi, còn muốn bỏ hông? Còn muốn, thế là cứ bỏ tiếp, tới hết muốn bỏ nửa thì chắc có lẻ tới chổ không còn gì để bỏ nửa rồi. Ý Thôi ngưng! Hahahahahahaha

Phật thuyết triền miên đại hãi, sau đó nói không thuyết gì cả, rồi Bỏ đi, bỏ hết, vào niết bàn.

hoachithanh
07-01-13, 21:42
Nói thì dễ mà làm lại khó cụ VinhL ơi. Cụ nói vậy thì cụ thử bỏ cái cụ đang nghiên cứu đi. Môn Phong thỷ á. Bỏ đi, bỏ đi, bỏ hết đi. Bát trạch đi, Đại quái đi...Còn lại cái Không á. Vậy là cụ đắc đạo ngay trong kiếp này rồi, không cần phải kiếp sau đâu. Được không cụ ơi. Cụ làm được em theo gương cụ đi theo ngay...

TuHepLuong
07-01-13, 21:46
Chào anh HoaChiThanh,

Tôi chỉ tìm hiểu phật pháp trong khoảng 2 năm thôi, căn cơ tôi còn mê muội thấp kém nhưng không vì vậy mà tôi không chia sẻ những kinh nghiêm trải qua khi thực hành những phương tiện của đức Thế Tôn đã dạy.

Và đây là những gi tôi vấp phải và trải qua. Muốn thực hành thiền có hiệu quả thì trước phải làm thân tịnh. Vì sao? vì khi ngồi kiết già bạn sẻ bị tê chân, khi bị tê chân thì thân bị động. Thân bị động thì không thể tập trung quán hơi thở hoăc "tham thoại đầu". Cho nên mỗi ngày lúc ăn cơm, lúc uống trà, hay lúc nghỉ ngơi, bạn có thể xép bằng ngối kiết già 3-5 phút. Làm như thế thì từ từ sẻ quen rồi bạn tiếp tục tập ngồi cho đến khi được 15 phút, 30 phút thi bạn hãy bắt đầu thực hành thiền.

Thiền thì có nhiều loại, bạn có duyên với loại nào thì chọn loại đó. Lúc đầu bạn thiền thì sẻ gặp phải hàng hà sa số vọng niêm nổi lên, đây là hiện tượng chung cho tất cả phái thiền. Tùy theo phái thiền bạn chọn mà có những phương pháp khắc phục vọng niệm. Quá trình này củng giống như bạn đang đung nước, khi nước mới âm ấm thì cái ấm nước nó kêu vì bọt nước đang hình thành dưới đáy ấm và vở đi. Khi nước gần sôi thì bong bóng nước hình thành càn nhiều và tiếng nước kêu càn lớn và cuối cùng nước sôi thì không còn có những bong bóng nước dưới đáy nữa (bóng bóng dưới đáy = vọng niệm).

Đó là những gì tôi cảm nhận trong lúc hành thiền, cùng chia sẻ với ACE và nguyện cùng tất cả pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.

hoachithanh
07-01-13, 21:54
Ô cảm ơn bác TuHepLuong. Đây mới là cái em đang cần. Lúc trước bác Văn Hoài có gọi điện cho em nói nhà đó (nơi em ở) có ai đi tu không. Em nói là không, à mà có, là chính em đây, em đang muốn tìm cách đi tu. Anh ấy cười mà nói nhà em phải cách cục có người đi tu. Cái này em chưa biết luận. Không hiểu vì sao bây giờ cái gì thúc đẩy mình tìm hiểu về vấn đề này. Không lẽ cái cách cục này đang phát huy tác dụng (Phật tánh bắt đầu trỗi dậy? lâu nay tắt ngúm vì cuộc sống). Vì vậy thực tình muốn tìm hiểu. Mà lại cái may duyên số đúng lúc bác SV mở thớt này thấy hay quá. Đành dò dần dần mà tìm hiểu qua kinh nghiệm các bác đi trước vậy. Các bác nào có kinh nghiệm thêm cho em ít để tránh lạc đường thì hay quá. Vì bây giờ có nhiều Pháp quá (Phật đã nói có 8 vạn 4 nghìn pháp tu), sợ lạc đường rồi đi mãi không tới bờ tới bến thì hại quá... (Em đã kiết già được 30 phút rồi, vì em mới thử được 2 tuần nay. Lúc bỏ ra tưởng như cắt rời chân đau quá...Ai có loại thuốc nào chống đau xin giới thiệu cho em với)

son Vu
07-01-13, 22:09
Ô cảm ơn bác TuHepLuong. Đây mới là cái em đang cần. Lúc trước bác Văn Hoài có gọi điện cho em nói nhà đó (nơi em ở) có ai đi tu không. Em nói là không, à mà có, là chính em đây, em đang muốn tìm cách đi tu. Anh ấy cười mà nói nhà em phải cách cục có người đi tu. Cái này em chưa biết luận. Không hiểu vì sao bây giờ cái gì thúc đẩy mình tìm hiểu về vấn đề này. Không lẽ cái cách cục này đang phát huy tác dụng (Phật tánh bắt đầu trỗi dậy? lâu nay tắt ngúm vì cuộc sống). Vì vậy thực tình muốn tìm hiểu. Mà lại cái may duyên số đúng lúc bác SV mở thớt này thấy hay quá. Đành dò dần dần mà tìm hiểu qua kinh nghiệm các bác đi trước vậy. Các bác nào có kinh nghiệm thêm cho em ít để tránh lạc đường thì hay quá. Vì bây giờ có nhiều Pháp quá (Phật đã nói có 8 vạn 4 nghìn pháp tu), sợ lạc đường rồi đi mãi không tới bờ tới bến thì hại quá... (Em đã kiết già được 30 phút rồi, vì em mới thử được 2 tuần nay. Lúc bỏ ra tưởng như cắt rời chân đau quá...Ai có loại thuốc nào chống đau xin giới thiệu cho em với)

Lành thay, lành thay !!! tiểu sinh xin được chúc mừng bác trước tiên, trong mỗi Cây đều có lửa chỉ chờ Cọ Xát lửa sẽ xuất hiện, trong mỗi chúng ta đều có một đức Phật đang ngủ quên, duyên đến tự thức tỉnh. Mừng bác trở về !

son Vu
07-01-13, 22:18
Mười điều trọng yếu của sự tu hành
Pháp sư Tịnh Không


Phật pháp quan trọng nhất là thực hành. Có bà cụ một chữ cũng không biết, hoàn toàn không hiểu kinh dạy, chỉ biết ăn chay, lạy Phật, chí thành niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật mà được vãng sanh.
1. Hiếu dưỡng cha mẹ
Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật, cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?
Cha mẹ là ruộng phước lớn nhất đời này của chúng ta. Công đức hiếu dưỡng cha mẹ và công đức cúng dường Đức Phật như nhau, không hiếu dưỡng cha mẹ thì bị coi là sai lầm lớn nhất của đời người. Người bất hiếu một chút tư cách cũng không có nói gì đến học Phật.
Ngoài ra, chúng ta còn khuyên cha mẹ có Tín, Nguyện, niệm Phật, cầu sinh về Tây phương mãi mãi thoát khỏi nỗi khổ sinh tử luân hồi, mới là hiếu đạo cứu cánh viên mãn.
2. Làm tròn bổn phận.
Làm người ở thế gian, ai cũng có bổn phận và trách nhiệm của mình. Người học Phật trên cương vị công việc của mình phải nỗ lực tinh tấn làm gương mẫu cho gia đình, xã hội và quốc gia. Hiếu thuận với cha mẹ, giáo dục con cái, yêu thương gia đình, làm lợi ích cho xã hội, báo đáp tổ quốc mới đúng là người học Phật. Tự mình trốn tránh trách nhiệm, không làm tròn bổn phận, học Phật mà nói khoác lác đều là dối mình lừa người thì không thể thành tựu được.
3. Tin sâu nhân quả.
Cốt lõi của toàn bộ Phật pháp, chính là hai chữ “nhân quả”. Chúng ta trồng nhân thiện được quả thiện, trồng nhân ác nhất định chịu quả ác, báo ứng nhân quả không sai tí nào, không phải là không có báo ứng mà chỉ vì thời gian chưa đến. Người học Phật phải tin sâu nhân quả, lấy giới làm thầy, mỗi ngày tự kiểm điểm, luôn luôn sửa đổi. Ngoài ra, người niệm Phật tin sâu trồng nhân thiện niệm Phật, chắc chắn được quả thiện thành Phật. Đây là nhân quả rất thâm diệu.
4. Không sát sinh, ăn chay.
Người học Phật không làm các việc ác, nỗ lực đoạn trừ tất cả hành vi tội ác. Trong tất cả tội ác, tội ác nặng nhất là sát sinh, ăn thịt. Bởi vì, mạng của chúng sinh rất quý báu, không nên vì thân mạng mình mà giết, ăn thịt nó thì nó vô cùng căm hận, kết oán thù sâu nặng, đời sau nó sẽ giết lại chúng ta báo thù đòi nợ, máu trả nợ máu, quả ác rất là thảm khốc. Vì thế, chúng ta không làm các việc ác, không sát sinh, ăn chay là việc cần gấp.
5. Phóng sinh cứu mạng.
Người học Phật phải làm các điều thiện, bất cứ việc thiện nào, chỉ cần có cơ hội thì ra sức làm. Trong tất cả việc thiện, phóng sinh là đứng đầu. Bởi vì, phóng sinh là hành vi cứu mạng cấp bách, công đức rất lớn, chẳng phải việc thiện nhỏ có thể so sánh được. Thân mạng chúng sinh rất quý, chúng ta thả nó, cứu nó thì nó vô cùng cảm kích, kết thiện duyên tốt với nó thì đời sau chúng ta được quả báo thiện, phước đức không thể nghĩ bàn. Cho nên, trong các điều thiện lấy phóng sinh cứu mạng làm đầu.
6. Chí tâm thành kính.
Chí tâm thành kính là nền tảng thành tựu bất cứ sự nghiệp nào trong thiên hạ. Đại sư Ấn Quang chỉ dạy chúng ta phải dốc hết tâm lực, lấy hai chữ thành kính làm điểm quan trọng. Chúng ta có một phần thành kính thì có một phần công đức, có mười phần thành kính thì có mười phần công đức. Đây là bí quyết tuyệt vời học Phật thành công, mọi người tuyệt đối phải ghi nhớ kỹ trong lòng.
7. Phát tâm Bồ-đề.
Công đức nhiều hay ít của người học Phật theo tỉ lệ thuận với tâm lượng của mình, tâm lượng rộng lớn thì công đức được nhiều. Vì thế, người học Phật phải có tâm lượng rộng lớn, làm bất kỳ việc gì tuyệt đối không nên vì tự tư tự lợi, nhất định phải phát xuất từ tâm chân thành, chân thật vì lợi ích cho tất cả chúng sinh. Chúng ta trên cầu Phật đạo, phát tâm thành Phật; sau đó, có năng lực độ khắp chúng sinh. Chúng ta dưới thì hóa độ chúng sinh bằng cách phát tâm hễ gặp cơ duyên thì nhất định phải đem điều tinh yếu của Phật pháp truyền bá cho đại chúng. Ngoài ra, tâm phải chí thành niệm Phật cầu sinh về thế giới Tây phương Cực Lạc; đó là chân chính phát tâm Bồ-đề.
8. Lạy Phật sám hối.
Chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay tạo nhiều tội nghiệp, nếu có hình tướng thì khắp hư không cũng chẳng dung chứa hết; bởi vì, chúng ta là phàm phu xấu ác nghiệp chướng sâu nặng. Do đó, người học Phật phải phát tâm hổ thẹn và chí thành sám hối, siêng năng lạy Phật. Bởi vì lạy Phật một lạy chí thành thì tội diệt như số cát sông Hằng, lạy Phật sám hối là bày tỏ tâm chí thành cung kính của chúng ta. Phương pháp tốt nhất là hổ thẹn tự xét lỗi mình.
9/ Tín, Nguyện và niệm Phật.
Pháp môn Tịnh độ là nương tựa Phật lực cứu giúp. Tín là tin thế giới Tây phương Cực Lạc có Phật A-di-đà. Nguyện là mong muốn mình mau sinh về thế giới Cực Lạc kia, chán lìa thế giới Ta-bà này. Hạnh là phải chí thành niệm, giữ một câu thánh hiệu Nam mô A-di-đà Phật. Chỉ cần đầy đủ ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh thì sẽ nương theo đại thệ nguyện lực của Phật A-di-đà cứu giúp, ra khỏi sinh tử, vĩnh viễn đoạn trừ luân hồi. Đây là pháp môn vô cùng thâm diệu và tiện lợi nhất trong tất cả pháp môn mà Đức Phật đã dạy.
Nói theo lý, một câu A-di-đà Phật là nhờ Phật lực cứu vớt, chắc chắn bảo đảm vãng sanh về Tây phương. Nhưng vì sao ngày nay người niệm Phật nhiều mà người được vãng sanh lại ít? Đây là vấn đề rất quan trọng và nghiêm túc, ngày nay người niệm Phật nhưng không được vãng sanh quan trọng là do “thiếu Tín, Nguyện lại sợ chết, căn bản là không muốn vãng sanh”. Ngày nay, người niệm Phật chỉ cầu sống lâu, cầu mạnh khỏe bình an, cầu giàu sang, công việc thuận lợi, cầu tất cả lợi ích ở thế gian; nhưng không cầu vãng sanh về Tây phương.
Một chữ Chết thì có thể kiểm nghiệm người niệm Phật có đầy đủ Tín, Nguyện hay không? Hãy tự hỏi lòng mình, chúng ta có sợ chết không? Nếu như chết ngay lập tức thì Phật A-di-đà liền đón chúng ta vãng sanh về Tây phương, chúng ta có bằng lòng không? Một người niệm Phật thật sự là người chán lìa cõi Ta-bà này, thích cầu về cõi Cực Lạc thì nhất định cho sự chết là như trở về. Bất cứ lúc nào, họ cũng mong sớm theo Phật A-di-đà về thế giới Tây phương Cực Lạc thì tuyệt đối không sợ chết, luôn mong muốn vãng sanh liền. Còn người niệm Phật giả tạo trong ngoài khác nhau, Tín, Nguyện không thật là người tham sống sợ chết, không muốn chết, không muốn vãng sanh, cầu sống lâu, có rất nhiều lý do ràng buộc. Chúng ta nên biết tâm người nào sợ chết, không muốn chết, không muốn cầu vãng sanh thì trái với tâm Phật A-di-đà, không đủ ba tư lương Tín, Nguyện, Hạnh thì làm sao họ thành tựu vãng sanh về Tây phương được?
Ngày nay, một nghìn người niệm Phật thì có chín trăm chín mươi chín người niệm Phật giả. Nếu người niệm Phật thật sự thì một chữ Chết thường ở trong tâm, tự mình luôn kiểm nghiệm, chỉ cần người niệm Phật không sợ chết, thích chết, bất cứ lúc nào cũng đón cái chết, luôn mong cầu sớm được vãng sanh về Cực Lạc; đây là người niệm Phật thật sự “chán lìa Ta-bà, thích cầu Cực Lạc”. Như thế, một nghìn người niệm Phật, nghìn người vãng sanh; vạn người niệm Phật vạn người vãng sanh, không một người nào mà không sinh về Tây phương.
10. Nỗ lực thực hành.
Phật pháp quan trọng nhất là thực hành. Có bà cụ một chữ cũng không biết, hoàn toàn không hiểu kinh dạy, chỉ biết ăn chay, lạy Phật, chí thành niệm một câu Nam mô A-di-đà Phật mà được vãng sanh. Bà học Phật thành tựu vãng sanh, hơn hẳn những nhà thông thái biện tài vô ngại, tinh thông tam tạng, quan trọng là có nỗ lực thực hành hay không. Người có tài năng, hiểu biết mà không thực hành, giống như điểm binh trên giấy, nói tên món ăn, đếm của báu cho người, đều là vô ích.
Nói tóm lại, chúng ta học Phật chỉ cầu chuyên nhất, sợ nhất là xen tạp; chỉ cần nắm chắc những điểm quan trọng rồi nỗ lực thực hành thì nhất định đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp.

hoachithanh
07-01-13, 22:18
Về là về đâu bác SonVu. Đi tu là phải phá bỏ cái chấp, bản ngã, như là phá cái nhà của mình rồi, thì còn nhà đâu nữa mà về. Bác giải nghĩa cho em cái với...


...Nói theo lý, một câu A-di-đà Phật là nhờ Phật lực cứu vớt, chắc chắn bảo đảm vãng sanh về Tây phương. Nhưng vì sao ngày nay người niệm Phật nhiều mà người được vãng sanh lại ít?...
Bác SV đã có may mắn tu đắc lên đó rồi, nên bác mới biết vậy ạ?

son Vu
07-01-13, 22:33
Bác Hoa, đoạn trên trích từ bài giảng của Tịnh Không Pháp Sư, bác đọc kỹ sẽ giải toả đựơc thắc mắc. Bác nói rất đúng, người đã đi theo Phật, niẹm Phật thì ngôi nhà chúng ta chỉ là nhà Tạm, chỉ là nhà Lửa thôi, tiểu sinh đã nói “Trong mỗi chúng ta đều có một ông Phật ngủ quên” chẳng qua do cuộc sống, do các vọng tâm vọng niệm cứ cuốn chúng ta đi xa mãi, đến lúc tìm được đường đi cho mình là đi theo Phật pháp tức là đã đánh thức Phật tính trong người mình, tức là trở về với mình.
Tiểu sinh cũng chỉ là người bình thường, vì là người bình thường nên nếu gặp được người chung lý tưởng sẽ hớn hở mừng vui như trở về nhà vậy.

hoachithanh
07-01-13, 22:50
Bác Hoa, đoạn trên trích từ bài giảng của Tịnh Không Pháp Sư, bác đọc kỹ sẽ giải toả đựơc thắc mắc. Bác nói rất đúng, người đã đi theo Phật, niẹm Phật thì ngôi nhà chúng ta chỉ là nhà Tạm, chỉ là nhà Lửa thôi, tiểu sinh đã nói “Trong mỗi chúng ta đều có một ông Phật ngủ quên” chẳng qua do cuộc sống, do các vọng tâm vọng niệm cứ cuốn chúng ta đi xa mãi, đến lúc tìm được đường đi cho mình là đi theo Phật pháp tức là đã đánh thức Phật tính trong người mình, tức là trở về với mình.
Tiểu sinh cũng chỉ là người bình thường, vì là người bình thường nên nếu gặp được người chung lý tưởng sẽ hớn hở mừng vui như trở về nhà vậy.

Ồ, em xin lỗi bác, vì bác viết (không trích dẫn là của ai nói như cụ VinhL và bác Tuhep) nên em tưởng là của bác soạn ra. Em cảm ơn bác.

TuHepLuong
07-01-13, 23:19
........ Vì bây giờ có nhiều Pháp quá (Phật đã nói có 8 vạn 4 nghìn pháp tu), sợ lạc đường rồi đi mãi không tới bờ tới bến thì hại quá... (Em đã kiết già được 30 phút rồi, vì em mới thử được 2 tuần nay. Lúc bỏ ra tưởng như cắt rời chân đau quá...Ai có loại thuốc nào chống đau xin giới thiệu cho em với)

Tất cả các pháp đều là phương tiên. 84 ngàn pháp môn là muốn nói 84 ngàn trần lao, phiền nảo của con người. Thí dụ như muốn dẹp bỏ lòng tham thì dùng Bố Thí để chinh phục tánh tham. Dùng tâm Từ Bi mà hàng phục tâm ác đôc .... Có vài quyển kinh dưới đây tôi đả đọc qua, với những quyển kinh này, hy vọng anh tìm được đường về nhà mình:
1) Bát-Nhã Tâm Kinh do HT Thích Thanh Từ giảng. Đây là bài đầu tiên đánh thức tỉnh tôi.
2) Kinh Kim-Cang do HT Thich Thanh Từ hoặc HT Tuyên Hóa giảng
3) Kinh Duy-Ma Cật do HT Thích Thanh Từ giảng
4) Pháp Bảo Đàng Kinh do HT Thích Thanh Từ hoặc HT Tuyên Hóa giảng.
5) Kinh Lăng Nghiêm do HT Thích Duy Lực giảng
......
Cao hơn nữa thì có kinh Đại niết Bàn, Kinh Pháp Hoa, Kinh Hoa Nghiêm

Nhị tổ Huệ Khả quì trước của động của Tổ Đạt-Ma 9 năm rồi sau đó tự chặt cánh tay của mình để cầu pháp. Vì để trả hiếu cho cha mẹ, Hòa Thượng Hư-Vân tam bộ nhất bái mất 3 năm đến Ngũ-Đái-Sơn. Vì để cầu thành phật mà Lục Tổ Huệ Năng đeo đá trên lưng 8 tháng để giả gạo. Hy vọng 1 chút tê chân không làm anh thối chí.

Củng chia sẻ với anh là tôi hay quét nhà. Khi quét nhà tôi thường niêm "Tâm tôi hêt bụi phiền nảo chưa?" và sau khi ăn cơm xong tôi củng thường rửa chén và niệm rằng "Tâm tôi sạch hết trần lao, phiền nảo chưa?" vì còn là phàm phu, nghiệp chướng sâu dầy, nên mỗi ngày mỗi quét, mỗi rửa. Đó là cách để nhắc nhở tôi sửa đối những cái tật xấu của mình đả đem vào cái tâm vốn thanh tịnh nầy mấy chục năm qua. Nói chung là mỗi mỗi hành động hay ý thức của mình đều phải thức tỉnh và nhận thức được mỉnh đang làm gì thì mới có thể an được tâm ( hihihi cái an tâm này mình chưa làm được) Lục Tổ đã giác ngộ nên ngài có nói:

Bồ đề bổn vô thọ,
Minh cảnh diệc phi đài,
Bổn lai vô nhất vật,
Hà xứ nhạ trần ai.

Khi đã quét sạch, rửa sạch thì trở về cái tự tánh vốn đả có sảng nơi mình mà mình lại bỏ quên đi, thì lúc đó là "bổn lai vô nhất vật".

VinhL
08-01-13, 04:37
Nói thì dễ mà làm lại khó cụ VinhL ơi. Cụ nói vậy thì cụ thử bỏ cái cụ đang nghiên cứu đi. Môn Phong thỷ á. Bỏ đi, bỏ đi, bỏ hết đi. Bát trạch đi, Đại quái đi...Còn lại cái Không á. Vậy là cụ đắc đạo ngay trong kiếp này rồi, không cần phải kiếp sau đâu. Được không cụ ơi. Cụ làm được em theo gương cụ đi theo ngay...

Tiểu sinh là phàm phu chưa dứt thế nhân tình, chưa diệt được hỷ nổ ái ố, tâm chưa định chưa quyết thì tu sao thành đây. Thôi thì tìm những cái Ngộ nho nhỏ ở các thuật số của cổ nhân để làm tiêu khiển, đọc sách suy luận để mà mở mang trí óc, khỏi để nó thối hóa, lấy cái ung dung tự tại để mà tìm hiểu cái bản tâm của mình, để mà chờ mà đợi cái duyên. Chỉ đợi mà chẳng cần nó đến. Hihihihihihihihi

Tiểu sinh nhớ là hình như mình chỉ có đọc 1 cuốn Quán Tâm Pháp của ngài Bồ Đạt Ma thôi. Mấy quyển khác đọc rồi trả lại cho tác giả hết. Hihihihihihihi

Thôi lão hãy để tùy duyên nhé, đừng cố quá mà dể chấp, đừng cương quá mà dể gảy, đừng quyết quá mà dể đoạn. Có tìm thì sẻ có đến. Hihihihihihi

Dạo bước vườn Huyền, ấy đã đủ,
Một sóng dao động, khuấy mặt hồ,
Vạt đến quanh bờ, bổng tiêu tan,
Trả nước yên lặng nhé mặt hồ,
Để lão chủ quày, khơi sống mới.
Hihihihihihihi

Minh Trí
08-01-13, 05:26
Tiểu sinh là phàm phu chưa dứt thế nhân tình, chưa diệt được hỷ nổ ái ố, tâm chưa định chưa quyết thì tu sao thành đây. Thôi thì tìm những cái Ngộ nho nhỏ ở các thuật số của cổ nhân để làm tiêu khiển, đọc sách suy luận để mà mở mang trí óc, khỏi để nó thối hóa, lấy cái ung dung tự tại để mà tìm hiểu cái bản tâm của mình, để mà chờ mà đợi cái duyên. Chỉ đợi mà chẳng cần nó đến. Hihihihihihihihi

Tiểu sinh nhớ là hình như mình chỉ có đọc 1 cuốn Quán Tâm Pháp của ngài Bồ Đạt Ma thôi. Mấy quyển khác đọc rồi trả lại cho tác giả hết. Hihihihihihihi

Thôi lão hãy để tùy duyên nhé, đừng cố quá mà dể chấp, đừng cương quá mà dể gảy, đừng quyết quá mà dể đoạn. Có tìm thì sẻ có đến. Hihihihihihi

Dạo bước vườn Huyền, ấy đã đủ,
Một sóng dao động, khuấy mặt hồ,
Vạt đến quanh bờ, bổng tiêu tan,
Trả nước yên lặng nhé mặt hồ,
Để lão chủ quày, khơi sống mới.
Hihihihihihihi

Uống chén chè với cô Vinh nhé, hay cho câu

Một sóng dao động, khuấy mặt hồ,
Vạt đến quanh bờ, bổng tiêu tan,
Trả nước yên lặng nhé mặt hồ,
Để lão chủ quày, khơi sống mới.

Thơ hay thơ hay, :)

Minh Trí

son Vu
08-01-13, 07:46
Tiểu sinh là phàm phu chưa dứt thế nhân tình, chưa diệt được hỷ nổ ái ố, tâm chưa định chưa quyết thì tu sao thành đây. Thôi thì tìm những cái Ngộ nho nhỏ ở các thuật số của cổ nhân để làm tiêu khiển, đọc sách suy luận để mà mở mang trí óc, khỏi để nó thối hóa, lấy cái ung dung tự tại để mà tìm hiểu cái bản tâm của mình, để mà chờ mà đợi cái duyên. Chỉ đợi mà chẳng cần nó đến. Hihihihihihihihi

Tiểu sinh nhớ là hình như mình chỉ có đọc 1 cuốn Quán Tâm Pháp của ngài Bồ Đạt Ma thôi. Mấy quyển khác đọc rồi trả lại cho tác giả hết. Hihihihihihihi

Thôi lão hãy để tùy duyên nhé, đừng cố quá mà dể chấp, đừng cương quá mà dể gảy, đừng quyết quá mà dể đoạn. Có tìm thì sẻ có đến. Hihihihihihi

Dạo bước vườn Huyền, ấy đã đủ,
Một sóng dao động, khuấy mặt hồ,
Vạt đến quanh bờ, bổng tiêu tan,
Trả nước yên lặng nhé mặt hồ,
Để lão chủ quày, khơi sống mới.
Hihihihihihihi


Đại ca VinhL bác học tinh thông, tuỳ duyên quán ngộ, tiểu sinh thẹn chưa thể bằng 1/10 của huynh, vườn huyền luôn rộng mở cùng huynh, lần này huynh đừng “Tiểu sinh té cẳng chuồn” nữa nhé , hihihihihi, mà xem ra huynh Hoa Chí Thanh đã quyết đi theo Thiền rồi, lại gặp tièn bối Tuhepluong ở đây chỉ dẫn coi như duyên đến, vườn Huyền là của tất cả chúng ta, không thuộc về ai, bất cứ ai vào vườn huyền đèu thấy bài thơ của Thiền sư Thiệu Long mà tiền bối ASVN đã dán hai bên cổng vườn, nay tiểu sinh xin dược đọc lại .

Nếu biết vạn pháp là vô thường thì hết buồn, hết khổ, hết sợ hãi… Thiền Sư Thiệu Long nói:

Thoát thân dĩ hiểu Nam Kha mộng.
Thử giác nhơn gian vạn sự không.
Xuy khứ hoàn hương vô không định.
Tịch dương tà chiếu bích vân hồng.

Thoát khỏi chấp Thân trở về với bản chất thật thì sẽ hiểu mộng Nam Kha, hiểu lý “không” của vạn pháp. Thổi một khúc nhac hoàn hương bằng một cây Sáo không có lỗ. Mặt trời chiếu xuyên qua những đám mây xanh biến nó thành rán đỏ, ngồi trên lưng Trâu tay cầm cây Sáo thong dong đi về quê cũ nơi ta đã lạc bước đi xa.

Rất mong những bài viết chia sẻ của Huynh !

hoachithanh
08-01-13, 08:05
Một sóng dao động, khuấy mặt hồ,
Vạt đến quanh bờ, bổng tiêu tan,
Trả nước yên lặng nhé mặt hồ,
Để lão chủ quày, khơi sống mới.

Bài thơ này của cụ làm ý hay, nhưng hình như cụ vẫn sợ mơ hồ một cái gì đó. Ở đây nếu có sóng thì cũng là sóng bạc, sóng vàng của nơi thần tiên, chứ không phải là bão tố đen kịt màu đen dưới hạ giới. Em cũng đã tìm được một Pháp để tu luyện, nhằm Phản Bổn Quy Chân. Thành bại thế nào cũng xem thử bản thân có vượt qua mọi thử thách trên đường hay không. Nếu có kết quả dù xấu hay tốt, em sẽ xin chia sẻ nghiệm chứng của bản thân với các bác. Còn bác Tuhep đã luyện Thiền gần 2 năm rồi thì em cũng xin kính phục bác. Chắc là có rất nhiều nghiệm chứng trong lúc quán ngộ các cảnh giới khi Thiền (của bản thân bác chứ không phải là kinh nghiệm sách vở của người khác). Em sẽ từ từ trao đổi với bác về các vấn đề này sau vậy...

ASVN
08-01-13, 09:03
Ô cảm ơn bác TuHepLuong. Đây mới là cái em đang cần. Lúc trước bác Văn Hoài có gọi điện cho em nói nhà đó (nơi em ở) có ai đi tu không. Em nói là không, à mà có, là chính em đây, em đang muốn tìm cách đi tu. Anh ấy cười mà nói nhà em phải cách cục có người đi tu. Cái này em chưa biết luận. Không hiểu vì sao bây giờ cái gì thúc đẩy mình tìm hiểu về vấn đề này. Không lẽ cái cách cục này đang phát huy tác dụng (Phật tánh bắt đầu trỗi dậy? lâu nay tắt ngúm vì cuộc sống). Vì vậy thực tình muốn tìm hiểu. Mà lại cái may duyên số đúng lúc bác SV mở thớt này thấy hay quá. Đành dò dần dần mà tìm hiểu qua kinh nghiệm các bác đi trước vậy. Các bác nào có kinh nghiệm thêm cho em ít để tránh lạc đường thì hay quá. Vì bây giờ có nhiều Pháp quá (Phật đã nói có 8 vạn 4 nghìn pháp tu), sợ lạc đường rồi đi mãi không tới bờ tới bến thì hại quá... (Em đã kiết già được 30 phút rồi, vì em mới thử được 2 tuần nay. Lúc bỏ ra tưởng như cắt rời chân đau quá...Ai có loại thuốc nào chống đau xin giới thiệu cho em với)

Vườn Huyền của tiên sinh son Vu đã và đang giúp chúng ta đây!

Bác Hoa nên bớt chút thời gian lên thăm Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên đi. Nếu có thời gian bác có thể ở lại 5 hay 10 ngày sẽ tự tìm ra lối đi.

son Vu
08-01-13, 10:04
Vén màn bí mật pho "tượng táng" ở chùa Đậu
• 22/12/2009 11:01 | Phóng sự - Khám phá
(VTC News) -
Tại sao nội tạng, da thịt của các vị thiền sư không bị thối rữa, trong khi các vị thiền sư này không dùng bất cứ một loại chất ướp xác nào?
» Giải mã bí ẩn những pho "tượng táng" ở Việt Nam

Câu chuyện về hai vị thiền sư nổi tiếng Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường sau 100 ngày không ăn, không ngủ, dù linh hồn đã lên cõi Phật, song còn để lại nhân gian một xá lợi bất hoại, được lưu truyền trong những câu chuyện dân gian. Người dân ở làng Gia Phúc ai cũng biết và kể chuyện này. Những vị sư trụ trì chùa Đậu cũng nắm rõ truyền thuyết và kể lại cho người viếng chùa nghe, thế nhưng, thực hư thế nào, xá lợi hai vị sư hiện ra sao thì không ai biết rõ.


Năm 1983, Viện Khảo cổ học cử một đoàn cán bộ, trong đó có ông Nguyễn Lân Cường về chùa Đậu kiểm tra sự xuống cấp của cái gác chuông.

Sau khi đi một vòng quan sát những di sản, hiện vật quý của chùa Đậu, nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường đứng rất lâu trước một chiếc am thờ bên cạnh chùa.

Ông Cường xúc động nhớ lại giây phút đặc biệt đó: “Tôi đã đứng lặng người rất lâu trước chiếc am nhỏ bên phải chùa. Thiền sư Vũ Khắc Minh ngồi đó, phía sau mành, đôi mắt lim dim như đang suy tư về cõi Phật”.

Như bị pho tượng kỳ lạ hút hồn, nhà khảo cổ Nguyễn Lân Cường đã tiến lại vén mành. Ông phát hiện ra vết nứt trên trán pho tượng. Qua vết nứt rất nhỏ, chỉ chừng 0,2cm, ông nhìn rõ xương sọ. Như vậy, ông chắc chắn bên trong pho tượng này chứa hài cốt người, chỉ có điều đây là hình thức táng nào thì còn phải nghiên cứu kỹ mới có được câu trả lời.


Thế là, nhục thân thiền sư Vũ Khắc Minh được đưa về phòng chụp X-quang của Bệnh viện Bạch Mai. Qua các phim chụp, “nhà xương học” hàng đầu Việt Nam đã rất ngạc nhiên khi không phát hiện được vết đục nào trên hộp sọ.

Qua các tài liệu khoa học nghiên cứu về ướp xác, đặc biệt là các xác ướp nổi tiếng của Ai Cập, những nhà chuyên môn biết rằng, để ướp được xác, người ta thường đục thủng phần xương lá mía và nền sọ hoặc đỉnh sọ để lấy não. Sau đó, người ta độn vải hoặc những chất bảo quản vào trong xương sọ.


Từ việc không có vết đục ở sọ, nhà khoa học Nguyễn Lân Cường khẳng định rằng, não của thiền sư Vũ Khắc Minh đã không bị lấy ra khỏi cơ thể.

Nhưng liệu có phải các đệ tử đã dựng một pho tượng rỗng, rồi xắp xếp xương cốt của vị thiền sư này vào trong bụng pho tượng? “Nhà xương học” Nguyễn Lân Cường khẳng định chắc chắn: “Qua những thước phim chiếu chụp, kể cả quá trình tu bổ pho tượng, chúng tôi đã không tìm được bất kỳ một vật liệu nào như chất kết dính, dây, giá đỡ… để cố định và đỡ xương. Các xương cũng đều nằm đúng vị trí giải phẫu học”.


Sau nhiều ngày nghiên cứu, tìm hiểu, chiếu chụp, không tìm thấy chất kết dính, chuyên gia Nguyễn Lân Cường đã khẳng định với toàn thể thế giới rằng, ông đã phát hiện ra một hình thức táng mới ở Việt Nam. Ông đặt tên cho hình thức táng này là tượng táng hoặc thiền táng. Từ đấy, giới khoa học gọi nhục thân của các vị thiền sư ở Việt Nam là tượng táng, riêng nhà Phật thì thích cách gọi thiền táng hơn.

Sau này, khi nghiên cứu rộng ra toàn thế giới, PGS Nguyễn Lân Cường mới biết rằng, phương thức táng này cũng có ở Trung Quốc, mà cụ thể là di hài Lục Tổ Huệ Năng (638 - 713). Hiện nhục thân vẫn còn đến hôm nay và được để ở chùa Hoa Nam (huyện Thiều Quang, Quảng Đông).


PGS Nguyễn Lân Cường vẫn chưa trả lời được rất nhiều bí mật liên quan đến nhục thân các vị thiền sư.

Trong các tài liệu chính sử của Việt Nam cũng ghi chép về việc Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, thiền sư Giác Hải để lại xá lợi sau khi hóa. Tuy nhiên, trải qua binh biến, giặc dã, hiện xá lợi của những tổ sư này không còn nữa.

Để tìm được câu trả lời về cách táng tượng này, PGS Nguyễn Lân Cường đã cùng các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu nhiều năm ròng. Việc tìm hiểu chất liệu để làm tượng được các nhà khoa học đặc biệt chú ý.

Các nhà khoa học đã tìm ra chất liệu làm tượng giữ thi hài thiền sư Vũ Khắc Minh và thiền sư Vũ Khắc Trường khá đơn giản, gồm sơn ta, đất tổ mối, mùn cưa, giấy bản…


Người dân tin rằng hai vị "sư Rau" rất linh thiêng.

Qua việc nghiên cứu nhục thân của hai vị thiền sư Chùa Đậu, kết hợp với truyền thuyết dân gian, PGS Nguyễn Lân Cường đã mô tả hành trình táng tượng như sau:

Sau 100 ngày nhập tịch, tiếng mõ trong am cạnh chùa dứt, các học trò đã mở am, phát hiện thiền sư Vũ Khắc Minh viên tịch trong tư thế vẫn ngồi kiết già, không có mùi hôi thối, các học trò đã lập tức tiến hành táng tượng.

Đất gò mối rất mịn, tơi, mùn cưa, giấy bản giã thành bột, được trộn với sơn ta thành một loại hỗn hợp. Người ta đã quét hỗn hợp này lên cơ thể thiền sư Vũ Khắc Minh một lớp dày để làm khung đỡ giữ cho xác nguyên dạng.

Tiếp đó, người ta quét một lớp sơn ta kết hợp với việc dát những lá bạc mỏng. Lớp ngoài cùng là quang dầu. PGS. Nguyễn Lân Cường phát hiện ra rằng, kỹ thuật làm chất bồi để tượng táng các thiền sư cũng giống như cách tạo hoành phi, câu đối ở các đình chùa nước ta.


Khám phá được chất liệu làm tượng táng, đúng 20 năm sau ngày phát hiện ra hai pho tượng chứa nhục thân bất hoại, năm 2003, PGS.TS. Nguyễn Lân Cường đã cùng các nghệ nhân, họa sĩ đã tiến hành tu bổ hai pho tượng chứa xá lợi toàn thân này.

Những vết nứt trên tượng táng thiền sư Vũ Khắc Minh được kết lại, xương cốt thiền sư Vũ Khắc Trường cũng được xắp xếp lại do khá lộn xộn.

Hiện tại, hai vị thiền sư đầy huyền thoại đã được tu bổ thành công và yên vị trong ngôi nhà tổ và được bảo quản kỹ càng trong tủ kính với môi trường khí ni-tơ đậm đặc. Với sự bảo quản kỹ lưỡng như thế này, nhục thân hai vị thiền sư sẽ là bất hoại.

Hàng vạn Phật tử không những cả nước mà khắp thế giới đã và đang tìm về chiêm bái hai vị thiền sư. Hàng chục bí mật bao phủ quanh hai vị thiền sư này đã được chuyên gia Nguyễn Lân Cường tìm ra. Tuy nhiên, vẫn còn hàng trăm bí mật mà PGS.TS. Nguyễn Lân Cường cũng như các nhà khoa học khắp thế giới vẫn chưa tìm được câu trả lời. Bí mật lớn nhất đó là, tại sao nội tạng, da thịt của các vị thiền sư không bị thối rữa, trong khi các vị thiền sư này không dùng bất cứ một loại chất ướp xác nào? Cũng giống như Trái tim Bất Hoại của cố hoà thượng Thích Quảng Đức, có lẽ bí mật này phải vào trong Phật Pháp mới mong tìm được câu trả lời chăng?

TuHepLuong
08-01-13, 23:05
Sóng ba đào vốn không tự tánh,
gió vô minh gợn sóng vườn huyền.
Khách vãng lai vương vấn ưu phiền,
Ấy củng là do duyên hội ngộ.

Ở vườn huyền khách tìm tự tại,
tự tại nào đâu ở vườn huyền?
Hướng ra ngoài tìm cái bổn nguyên!
tìm muôn kiếp củng không tìm được.

Cái phật tánh vốn đà có sẳn,
chẳng phải tìm Nam, Bắc, Đông, Tây.
Cần nhất tâm phản bổn hoàng nguyên,
thấy tự tánh hồi quang phản chiếu.

Mây phiền não nay đà tan biến,
ánh minh quang soi sáng vườn huyền.
Đảo một vòng viếng cảnh thần tiên,
hoa sen trắng, xanh, vàng đều có đủ.

Mấy ai biết đường xưa lối cũ???

hoachithanh
09-01-13, 07:33
...Nhị tổ Huệ Khả quì trước của động của Tổ Đạt-Ma 9 năm rồi sau đó tự chặt cánh tay của mình để cầu pháp. Vì để trả hiếu cho cha mẹ, Hòa Thượng Hư-Vân tam bộ nhất bái mất 3 năm đến Ngũ-Đái-Sơn. Vì để cầu thành phật mà Lục Tổ Huệ Năng đeo đá trên lưng 8 tháng để giả gạo. Hy vọng 1 chút tê chân không làm anh thối chí...

Bác Tuhep, như vậy Pháp của Phật Tổ Đạt-Ma chỉ truyền được có 6 đời phải không bác, lý do vì sao bác có biết không ạ, vì thất truyền hay đời thứ 6 không chịu truyền cho ai cả. Theo truyền lại như bác nói thì các đệ tử phải dụng khổ vô vàn mới có thể được sư phụ độ, vậy là người thường thì không thể được Tổ sư độ phải không ạ. Em xin bác giải thích tiếp cho em tường tận với ạ. Pháp này có nhiều người tu luyện theo không, hay mỗi đời chỉ có một đệ tử? Em cảm ơn bác trước.

hoachithanh
09-01-13, 08:03
Lang thang thấy tâm sự này trên Web trẻ thơ: Nguy quá, hy vọng đây không phải là hình ảnh của gia đình mình trong tương lai:

"Chồng đi tu, mình phải làm sao?
Bế tắc, đó là cảm giác của mình khi nhận ra chồng ngày càng sa đà vào việc ăn chay, niệm Phật, ngồi thiền, nghiên cứu Đạo Phật. Chồng đang làm một việc cao cả là cứu nhân độ thế, tạo phước hạnh, giúp đỡ mọi người, giúp chúng sanh bớt khổ...

Nhưng cuộc sống thực tế là :
- sau 10 năm, tài sản của hai vợ chồng là 2 thằng con trai.
- ở chung với bố mẹ chồng và gia đình cậu em út, không thể ra ở riêng vì koo có điều kiện kinh tế.
- hàng tháng chồng đưa 3- 5 triệu ( lúc còn đi làm) , còn lại vợ tự lo đối nội, đối ngoại, chi tiêu trong gia đình, con cái
- 6 tháng gần đây đã nghỉ việc, lý do: để dành thời gian tĩnh tâm tu hành và làm những việc cao cả cho Phật Giáo

Lịch sinh hoạt của chồng là ngủ đến trưa, dậy tụng kinh niệm Phật, đến chiều tối vợ đi làm về thì đi ra ngoài tụ tập với Phật Giáo đến 12h- 1h đêm mới về. Con cái có vợ lo đưa đón, dạy dỗ. ( nhà chồng mình sống theo kiểu mạnh ai người ấy sống, koo giúp đỡ bất kỳ việc gì). Con học trường nào, lớp nào cũng koo quan tâm, chồng minh đã có ý tưởng cho con ăn chay theo chồng, nhưng bị vợ ngăn cản nên không thể thực hiện được. Mình đã khuyên can và nói chuyện thẳng thắn với chồng nhiều lần về vấn đề sinh hoạt của chồng sẽ ảnh hưởng đến con vì suốt ngày nghe kinh kệ và chứng kiến bố niệm Phật ngồi thiền cả ngày, nhưng không thay đổi. Bây giờ nói chuyện với chồng rất khó, vì chồng nói toàn những thứ cao siêu, mình không hiểu và không muốn hiểu.

Quan hệ vợ chồng ngày càng căng thẳng gần, vì mình đã hết sức chịu đựng rồi. Cả nhà chồng biết chuyện, nhưng koo làm gì, còn hùa vào đưa tiền cho chồng đi cúng bái, lễ lạt các kiểu.
Các mẹ cho mình lời khuyên khách quan với.
Cảm ơn các mẹ nhiều. "
May quá, ở đây em còn có các bác giúp đỡ góp ý, nếu vợ suy nghĩ như hoàn cảnh này, các bác giúp em ra sao đây ạ...
Link bản gốc: http://www.webtretho.com/forum/f188/chong-di-tu-minh-phai-lam-sao-1511628/ (http://www.webtretho.com/forum/f188/chong-di-tu-minh-phai-lam-sao-1511628/)
Đọc mấy cái com ở đây thấy cũng hay thiệt...

son Vu
09-01-13, 08:05
Sóng ba đào vốn không tự tánh,
gió vô minh gợn sóng vườn huyền.
Khách vãng lai vương vấn ưu phiền,
Ấy củng là do duyên hội ngộ.

Ở vườn huyền khách tìm tự tại,
tự tại nào đâu ở vườn huyền?
Hướng ra ngoài tìm cái bổn nguyên!
tìm muôn kiếp củng không tìm được.

Cái phật tánh vốn đà có sẳn,
chẳng phải tìm Nam, Bắc, Đông, Tây.
Cần nhất tâm phản bổn hoàng nguyên,
thấy tự tánh hồi quang phản chiếu.

Mây phiền não nay đà tan biến,
ánh minh quang soi sáng vườn huyền.
Đảo một vòng viếng cảnh thần tiên,
hoa sen trắng, xanh, vàng đều có đủ.

Mấy ai biết đường xưa lối cũ???


Gió đưa hiu hắt ánh trăng xa
Vườn huyền không lá rụng la đà
Người đi để lại lòng không lạnh
Một sớm vầng dương rải bóng hoa

Thuở trước kết duyên cùng thệ nguyện
Đời nay lại gặp chốn non xa
Nụ sen e ấp còn chưa nở
Chắc bởi vì trăng chẳng nhớ hoa

Vạn pháp một tu cho trọn đạo
Chớ để tà ma quấy bóng thiền
Đơn giản, thật tu nên dễ ngộ
Trăng xưa vườn ấy chớ ưu phiền.

TuHepLuong
09-01-13, 20:45
Bác Tuhep, như vậy Pháp của Phật Tổ Đạt-Ma chỉ truyền được có 6 đời phải không bác, lý do vì sao bác có biết không ạ, vì thất truyền hay đời thứ 6 không chịu truyền cho ai cả. Theo truyền lại như bác nói thì các đệ tử phải dụng khổ vô vàn mới có thể được sư phụ độ, vậy là người thường thì không thể được Tổ sư độ phải không ạ. Em xin bác giải thích tiếp cho em tường tận với ạ. Pháp này có nhiều người tu luyện theo không, hay mỗi đời chỉ có một đệ tử? Em cảm ơn bác trước.

Chào anh HoaChiThanh,

Trước khi tôi "gượng" đáp cái thắc mắc của anh, tôi xin phép hỏi anh 1 câu hỏi. Câu hỏi này tôi xin anh viết ra câu trả lời với ý niêm đầu tiên anh có trong tâm thức anh. Xin anh đừng ngại vì câu hỏi này không có đúng hay không có sai.

Cái chén dùng để làm gì?

hoachithanh
09-01-13, 21:43
Chào anh HoaChiThanh,

Trước khi tôi "gượng" đáp cái thắc mắc của anh, tôi xin phép hỏi anh 1 câu hỏi. Câu hỏi này tôi xin anh viết ra câu trả lời với ý niêm đầu tiên anh có trong tâm thức anh. Xin anh đừng ngại vì câu hỏi này không có đúng hay không có sai.

Cái chén dùng để làm gì?

Để em trả lời bác ngay đây ạ.
Ở ngoài Bắc thì để uống nước, còn trong Nam thì để ăn cơm bác à. Có gì bác cứ hỏi và giải đáp cho em. Tất cả câu em hỏi chỉ là một số thắc mắc thường tình, không có ẩn ý gì bên trong nên bác cũng đừng ngại ạ. Em hỏi thật tình, và sẽ trả lời mọi câu trắc nghiệm đúng theo yêu cầu của bác, chỉ vì muốn tìm hiểu mọi thứ cho thật rõ thôi ạ.

TuHepLuong
09-01-13, 22:20
Để em trả lời bác ngay khi có cái niệm đầu tiên.
Ở ngoài Bắc thì để uống nước, còn trong Nam thì để ăn cơm bác à. Có gì bác cứ hỏi và giải đáp cho em. Tất cả câu em hỏi chỉ là một số thắc mắc thường tình, không có ẩn ý gì bên trong nên bác cũng đừng ngại ạ. Em hỏi thật tình, và sẽ trả lời mọi câu trắc nghiệm đúng theo yêu cầu của bác, chỉ vì muốn tìm hiểu mọi thứ cho thật rõ thôi ạ.

Vậy xin hỏi anh tiếp, tôi có thể dùng lá sen, vỏ dừa, cái ông tre để ăn cơm được không? Nếu câu trả lời là được thì tại sao phải chấp vào tên "cái chén" để dùng vào việc ăn cơm và uống nước. Nếu nói không thì Phât ăn cơm bằng cái gì? Cái dụng thì không nên bị chướng ngại. Cái chén anh có thể tuy ý sử dụng, khi cần đong gạo, anh đong gạo, khi cần uống nước thì anh dùng nó uống nước, khi cần ăn cơm anh dùng nó để ăn cơm, khi cần múc cát thì anh dùng múc cát, khi cẩn đựng vàng thì anh đựng vàng :)..... Nếu cái chén tróng không thì muốn dủng làm gì cũng được. Vì nó là phương tiện cho anh dùng. Tủy tâm ứng dụng thì được lưu thông. Chấp vào giả danh, giả tướng thì có chướng ngại.

Tâm chúng ta củng vậy. Tâm như địa, anh bỏ hoang đât đai thì sẻ có cỏ dại mọc đấy (cỏ dại = trần lao phiền nảo, tật xấu). Nếu anh muốn trồng trọt thì phải dọn sạch cỏ dại. Khi miếng đất không còn cỏ dại thì anh gieo hạt dưa bèn sanh quả dưa, anh gieo hạt ớt bèn sanh quả ớ, gieo hạt giống bồ-đề thì sẽ có quả bồ đề. Khi tâm vắng lặng như hư không, thiện ác, sáng tối đều tồn tại trong hư không mà không chướng ngại tâm mình thí tâm được thanh tịnh rồi.

hoachithanh
09-01-13, 22:31
Bác nói đúng quá, nhưng em cũng chưa hiểu câu chuyện của Tổ Đạt Ma mà bác dẫn chứng ở trên có ý nghĩa giáo dục gì về con đường tu cho những ai muốn tu tập theo con đường Giới - Định - Huệ của Nhà Phật.

VinhL
09-01-13, 22:41
Lão Tư Hẹp,
Lão chơi Koans đấy à. Hihihihihihi

Công Án Thiền - Zen Koans

http://www.ashidakim.com/zenkoans/zenindex.html

1. A Cup of Tea

Nan-in, a Japanese master during the Meiji era (1868-1912), received a university professor who came to inquire about Zen.

Nan-in served tea. He poured his visitor's cup full, and then kept on pouring.

The professor watched the overflow until he no longer could restrain himself. "It is overfull. No more will go in!"

"Like this cup," Nan-in said, "you are full of your own opinions and speculations. How can I show you Zen unless you first empty your cup?"

Một bài viết nên đọc
http://www.thoidiemmaria.net/THANHTHE/Con%20Duong%20Chiem%20Niem/CDCN-II-8.htm

Hihihihihihihihihi

Liệng cái chén đi!!!

TuHepLuong
09-01-13, 22:47
Bác nói đúng quá, nhưng em cũng chưa hiểu câu chuyện của Tổ Đạt Ma mà bác dẫn chứng ở trên có ý nghĩa giáo dục gì về con đường tu cho những ai muốn tu tập theo con đường Giới - Định - Huệ của Nhà Phật.

Thí dụ tôi đưa ra ở trên muốn nói đến việc kiên nhẫn. Tổ Đạt-Ma vì muốn truyền pháp mà phải kiên nhẫn diện bích tham thiền 9 năm chờ đợi nhân duyên để truyền pháp. Một lời ngắn không thể nói hết ý. "Lục Pháp Bào Đàng Kinh" giảng giải của HT Thích Thanh Từ sẻ giải đáp những thắc mắc của anh.

Theo link này để tải kinh về: http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/Luan/PhapBaoDan/TRANG_CHINH.htm

Vì tôi tự mình học phật, chưa thọ giới nên không dám vông ngôn nên chỉ tạm nêu lên tên kinh sách cho anh nghiên cứu. Nếu anh có cơ hội thì nên viếng thiền viện Trúc Lâm như anh ASVN đả nói.

TuHepLuong
09-01-13, 22:55
Lão Tư Hẹp,
Lão chơi Koans đấy à. Hihihihihihi

Công Án Thiền - Zen Koans

http://www.ashidakim.com/zenkoans/zenindex.html

1. A Cup of Tea

Nan-in, a Japanese master during the Meiji era (1868-1912), received a university professor who came to inquire about Zen.

Nan-in served tea. He poured his visitor's cup full, and then kept on pouring.

The professor watched the overflow until he no longer could restrain himself. "It is overfull. No more will go in!"

"Like this cup," Nan-in said, "you are full of your own opinions and speculations. How can I show you Zen unless you first empty your cup?"

Một bài viết nên đọc
http://www.thoidiemmaria.net/THANHTHE/Con%20Duong%20Chiem%20Niem/CDCN-II-8.htm

Hihihihihihihihihi

Liệng cái chén đi!!!

Hehehe Chén không có thì lảm sao bỏ??? Hihihi Cái hình Avatar của ta cũng nói lên cái lý này rồi.

VinhL
09-01-13, 23:05
Hehehe Chén không có thì lảm sao bỏ??? Hihihi Cái hình Avatar của ta cũng nói lên cái lý này rồi.

Bỏ luôn bộ đồ lòng! Hihihihihihihi
Còn hết?
Còn thì bỏ tiếp! Hihihihihiihi

TuHepLuong
09-01-13, 23:09
Bỏ luôn bộ đồ lòng! Hihihihihihihi
Còn hết?
Còn thì bỏ tiếp! Hihihihihiihi

Ái da bỏ hết sao sống hả đại ca? Để cho ta còn 1 chút sân si đi phá làng phá xóm, hehehe nhất là vô nhà lão để phá :202::202::202:

TuHepLuong
10-01-13, 00:39
Bác Tuhep, như vậy Pháp của Phật Tổ Đạt-Ma chỉ truyền được có 6 đời phải không bác, lý do vì sao bác có biết không ạ, vì thất truyền hay đời thứ 6 không chịu truyền cho ai cả. .......

Chào anh HoaChiThanh,

Tổ Bồ-Đề Đạt-Ma là tổ thứ 28 của thiền tông Phật Giáo Ấn-Độ và là Sơ tổ của thiền tông Trung Hoa. Sau khi truyên Y Bát, tâm ấn cho nhị tồ Huệ Khả, Tô có nói: "Xưa Như Lai trao 'Chánh pháp nhãn tạng' cho Bồ tát Ca Diếp, từ Ca Diếp chánh pháp được liên tục truyền đến ta. Ta nay trao lại cho ngươi; nhà ngươi khá nắm giữ, luôn với áo cà sa để làm vật tin. Mỗi thứ tiêu biểu cho một việc, ngươi nên khá biết."Huệ Khả bạch: "Thỉnh Sư chỉ bảo cho."
Sư nói: "Trong, truyền pháp ấn để khế chứng tâm; ngoài, trao cà sa để định tông chỉ. Đời sau, trong cảnh cạnh tranh, nếu có người hỏi ngươi con cái nhà ai, bằng vào đâu mà nói đắc pháp, lấy gì chứng minh, thì ngươi đưa bài kệ của ta và áo cà sa ra làm bằng. Hai trăm năm sau khi ta diệt rồi, việc truyền y dừng lại. Chừng ấy, đâu đâu người hiểu đạo và nói lý rất nhiều, còn người hành đạo và thông lý rất ít, vậy ngươi nên cố xiển dương đạo pháp, đừng khinh nhờn những người chưa ngộ. Bây giờ hãy nghe bài kệ của ta:"

Ngô bản lai tư thổ
Truyền pháp cứu mê tình.
Nhất hoa khai ngũ diệp
Kết quả tự nhiên thành.

Y Bát truyền đến đời Ngủ tổ Hoàng Nhẫn và ngủ tổ truyền lại cho Lục Tổ Huệ Năng và nói rằng: “Xưa Đại sư Đạt Ma ban đầu đến cõi này, người chưa tin nên mới truyền y này để làm tín thể, đời đời truyền nhau, pháp thì dùng tâm truyền tâm, đều khiến cho tự ngộ tự giải. Từ xưa Phật Phật chỉ truyền bản thể, Thầy Thầy thầm trao bản tâm, y là đầu mối của sự tranh giành, nên dừng ngay nơi ngươi, chớ truyền nữa. Nếu truyền y này thì mạng của người nhận y cũng như sợi chỉ mành".

Vì thế đến đời Lục Tổ thì Y Bát không còn truyền thừa nửa, chứ không phải pháp phật bị thất truyền. Lục Tổ có rất nhiều đệ tử đắc pháp. Thiền Sư thần Hội là được xem là đệ tử xuất sắc nhất của Lục Tổ và ngài lập ra phái thiền Hà Trạch Tông.

Từ thời Ngũ Tổ và Lục Tổ, thiền tông Trung Quốc phát triển cực thịnh, và truyền qua Việt Nam. Có 5 phái thiền có tiếng tâm lớn bên Trung Quốc là: Quy Ngưỡng tông, Lâm Tế tông, Tào Động tông, Vân Môn tông và Pháp Nhãn tông. Hòa Thượng Tuyên Hóa thuộc Quy Ngưỡng tông.

Mốt Đại thiền sư nổi tiếng của Trung Quốc của thế kỉ 19-20 đó là HT Hư-Vân (Thọ 120 tuổi). Ngài thống nhất 5 phái thiền nói trên và đã ấn chứng cho HT Tuyên-Hóa. HT Hư-Vân trong giới thiền môn được tán thán là Bát-Địa-Bồ-Tát (Còn 2 bật thì thành phật)


.... vậy là người thường thì không thể được Tổ sư độ phải không ạ. Em xin bác giải thích tiếp cho em tường tận với ạ.......

Hihihi Như vậy thì không phải rồi. Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn có cả ngàn đệ tử ai ai ngài củng độ. Nhưng vì căn tánh không đồng đếu, kể mê, người ngộ nên có người đắc pháp, kẻ thì không. Thiền Sư Trí-Hoàng học nơi Ngũ Tổ, tự cho đã được chánh thọ (tức là chánh định), mới cất am ngồi thiền mãi, trải qua hai mươi năm mà không đắc pháp. Sau này được Lục Tổ khai-thị thì đại ngộ. Ngũ Tổ biết Lục Tổ đã đắc pháp, Ngũ Tổ bèn chèo thuyền đưa Lục Tổ Huệ Năng đi, Lục Tổ lấy chèo mà nói: Khi mê thì thầy độ, khi ngộ thì tự độ. Tự mình tu, tự mình ngộ, tự mình ngộ, tự mình độ. Ngũ Tổ chỉ có 3 vị đệ tử xuất sắc đó là Sư Huệ Năng, Sư Thần Tú và Sư Huệ-An.


.....Pháp này có nhiều người tu luyện theo không, hay mỗi đời chỉ có một đệ tử? Em cảm ơn bác trước.

Pháp Phật có 84 ngàn pháp, nhưng suy lại cho cùng thì chỉ có một. 84 ngàn pháp môn là muốn nói đến 84 ngàn phiến não của chúng sinh. Nên biết rằng nếu không có chúng sinh thì không có Phật pháp. Phật vì chúng sinh mà thuyết chớ không phải vì phật mà thuyết. Tùy căn bệnh mà dùng thuôc. GIỚI, ĐỊNH, HUỆ bề trái là THAM, SÂN, SI mà thôi. Khi mê giới là tham, khi ngộ tham là giới chỉ cần lận ngược bàn tay thì giới đinh huệ đầy đủ cho nên Lục Tổ nói: Mê văn kinh lụy kiếp,Ngộ tắc sát-na gian. Tôi không rỏ bây giờ có ai theo pháp này tu hành nữa không.

ASVN
10-01-13, 09:02
Bác Tuhepluong nói rất đúng!

Tham pháp cũng là tham đó. Không nên "chấp" nữa hãy tiến lên đi!

"Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,
Học hành không thiếu cũng không dư,
Năm nay nghĩ lại chừng quên hết,
Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ."

son Vu
10-01-13, 12:44
Bác Tuhepluong nói rất đúng!

Tham pháp cũng là tham đó. Không nên "chấp" nữa hãy tiến lên đi!

"Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,
Học hành không thiếu cũng không dư,
Năm nay nghĩ lại chừng quên hết,
Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ."

Thơ hay quá ! Quên hết càng tốt phải không tiền bối? - Tiểu sinh có việc nhờ tiền bối đây. “Nóng – Lạnh” xem ra đến lúc phải kết thúc rồi, lạnh đã đến cực điểm và Nóng cũng đã nóng cực độ rồi, có vẻ như thời tiết xắp thay đổi nhưng Dư âm mà nóng lạnh để lại đã ăn vào nghiệp thức rồi, thật không tốt chút nào, tiểu sinh thỉnh tiền bối (Đối cảnh Hữu Tâm) ra tay điều hoà “âm dương nhị khí” này để trời đất hài hoà, nếu được như vậy thì công đức thật không thể nghĩ bàn, cung thỉnh xuất chiêu. Xin đa tạ tiền bối.

ASVN
10-01-13, 16:25
Thơ hay quá ! Quên hết càng tốt phải không tiền bối? - Tiểu sinh có việc nhờ tiền bối đây. “Nóng – Lạnh” xem ra đến lúc phải kết thúc rồi, lạnh đã đến cực điểm và Nóng cũng đã nóng cực độ rồi, có vẻ như thời tiết xắp thay đổi nhưng Dư âm mà nóng lạnh để lại đã ăn vào nghiệp thức rồi, thật không tốt chút nào, tiểu sinh thỉnh tiền bối (Đối cảnh Hữu Tâm) ra tay điều hoà “âm dương nhị khí” này để trời đất hài hoà, nếu được như vậy thì công đức thật không thể nghĩ bàn, cung thỉnh xuất chiêu. Xin đa tạ tiền bối.

Tiên sinh nhờ ASVN nhưng ASVN vốn bất tài, lại chả có uy tín gì biết làm sao đây?

Thôi " nóng, lạnh" cũng vô thường, duyên sinh rồi duyên diệt. Ta đâu có thấy nóng, lạnh đâu?

Tâm động lại kéo thêm tâm động tốt nhất ai ai cũng "vô ngôn" từ người liên quan tới khách qua đường thì mọi chuyện tự tắt. Phải chăng đó là cách dòng Thiền "Vô Ngôn Thông" hành đạo?

Minh Trí
10-01-13, 16:33
Tiên sinh nhờ ASVN nhưng ASVN vốn bất tài, lại chả có uy tín gì biết làm sao đây?

Thôi " nóng, lạnh" cũng vô thường, duyên sinh rồi duyên diệt. Ta đâu có thấy nóng, lạnh đâu?

Tâm động lại kéo thêm tâm động tốt nhất ai ai cũng "vô ngôn" từ người liên quan tới khách qua đường thì mọi chuyện tự tắt. Phải chăng đó là cách dòng Thiền "Vô Ngôn Thông" hành đạo?


Thôi thôi, nhọc công chi cho nó tổn "Tuệ", âm cùng cực thì hóa dương, cứ để tự nhiên, có Xuân Hạ Thu Đông thì mới có cảnh để thưởng lãm chứ, vạn vật chung quy cũng vậy mà.

Tôi pha trà mấy Bác thưởng cảnh nhé, "Tâm" đừng có động là được rồi.

Thân,
Minh Trí

son Vu
10-01-13, 20:46
Tiên sinh nhờ ASVN nhưng ASVN vốn bất tài, lại chả có uy tín gì biết làm sao đây?

Thôi " nóng, lạnh" cũng vô thường, duyên sinh rồi duyên diệt. Ta đâu có thấy nóng, lạnh đâu?

Tâm động lại kéo thêm tâm động tốt nhất ai ai cũng "vô ngôn" từ người liên quan tới khách qua đường thì mọi chuyện tự tắt. Phải chăng đó là cách dòng Thiền "Vô Ngôn Thông" hành đạo?


Đa tạ tiền bối đã biêủ lộ, có bài thơ vần “ÂU”của chư Tổ tiểu sinh xin được chép ra đây cảm ơn bài thơ vần “Ư” của tiền bối vậy.

Yếu vô phiền não, yếu vô sầu.
Bổn phận tuỳ duyên, mạc cưỡng cầu.
Vô ích ngữ ngôn, hựu khai khẩu.
Vô can kỷ sự, thiểu đương đầu.

TuHepLuong
10-01-13, 20:49
Bác Tuhepluong nói rất đúng!

Tham pháp cũng là tham đó. Không nên "chấp" nữa hãy tiến lên đi!

"Kinh điển lưu truyền tám vạn tư,
Học hành không thiếu cũng không dư,
Năm nay nghĩ lại chừng quên hết,
Chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ."

Hihihi kẻ phàm phu này vẩn còn chấp nên thấy bài thơ này vẫn còn tướng. Vì sao? Vì trên vẩn còn cái chử "Như". Còn lưu lại 1 niệm không thì vẫn là niêm. Một niệm sanh thì muôn vạn niêm sanh.

Tự tánh sanh pháp tám vạn tư,
không thêm không bớt củng không dư,
Bổn lai vốn là không một vật,
Tự tánh thường hằng vốn như như.

VinhL
10-01-13, 21:40
Hihihi kẻ phàm phu này vẩn còn chấp nên thấy bài thơ này vẫn còn tướng. Vì sao? Vì trên vẩn còn cái chử "Như". Còn lưu lại 1 niệm không thì vẫn là niêm. Một niệm sanh thì muôn vạn niêm sanh.

Tự tánh sanh pháp tám vạn tư,
không thêm không bớt củng không dư,
Bổn lai vốn là không một vật,
Tự tánh thường hằng vốn như như.

Như lai như khứ tám vạn dư,
Bỏ đi quay lại củng như như,
Vạn kiếp muôn đời vốn vây mượn
Chân tâm rổng tếch chẳng có như!

TuHepLuong
10-01-13, 23:29
Như lai như khứ tám vạn dư,
Bỏ đi quay lại củng như như,
Vạn kiếp muôn đời vốn vây mượn
Chân tâm rổng tếch chẳng có như!

Hay thay, hay thay!!! Thật đúng là:

Khi mê tám vạn bốn ngàn đều thấy thiếu.
Khi ngộ một chử vẩn thấy thừa.

son Vu
11-01-13, 09:15
Hay thay, hay thay!!! Thật đúng là:

Khi mê tám vạn bốn ngàn đều thấy thiếu.
Khi ngộ một chử vẩn thấy thừa.


Này tiền bối ! Câu này nếu phổ nhạc vào là thấy quen quen đó nghe, tiểu sinh xin phep “Dệch” thử:
“Khi mê giống như gặp tri kỷ…….
Khi Ngộ giống như gặp người dưng….” >>> Vậy thì là:

Rượu (XO) cùng tri kỷ ngàn ly thiếu
Nói với người dưng nửa câu thừa…hihihihihihii

P/s: Em mượn bác 1268 tí xong trả ngay nhé hihihihihihiiii.
:34336::34336::34336:

tieuphong
11-01-13, 10:05
Vườn huyền tao nhã những cao nhân
Mặc khách ngang qua ghé vườn huyền.

son Vu
11-01-13, 10:50
Vườn huyền tao nhã những cao nhân
Mặc khách ngang qua ghé vườn huyền.

Chợ chiều rau héo chẳng tươi
Bỏ tiền mua sạch, thương người bán rau
Nếu mà còn gặp kiếp sau
Thề không để cụ đợi lâu thế này.

tieuphong
11-01-13, 11:51
Tại sao cụ lập vườn huyền?
Trong khi thế sự đảo điên bên ngoài.
Phải chăng cụ hiểu cơ trời ?
Xây nhà vách núi cho người nghỉ chân

huyruan
11-01-13, 12:23
Tại sao cụ lập vườn huyền?
Trong khi thế sự đảo điên bên ngoài.
Phải chăng cụ hiểu cơ trời ?
Xây nhà vách núi cho người nghỉ chân


Vườn huyền lập bởi cao nhân,
Xin cho hậu bối ân cần hỏi hang.
Huyền cơ trong quyển Thanh Nang,
Lai long, thủy pháp rõ ràng một phen.
Bõ công cực nhọc sách đèn,
Chân sư chỉ giáo trắng đen tỏ tường.

:1:

son Vu
11-01-13, 14:46
[QUOTE=huyruan;41700]
Vườn huyền lập bởi cao nhân,
Xin cho hậu bối ân cần hỏi hang.
Huyền cơ trong quyển Thanh Nang,
Lai long, thủy pháp rõ ràng một phen.
Bõ công cực nhọc sách đèn,
Chân sư chỉ giáo trắng đen tỏ tường.


Tiểu sinh vốn khách qua đường
Vườn Huyền không lập, ngõ, tường, chẳng xây
Huyền, Thanh, Đại, Lục chẳng dây (dưa)
Hậu, Tiên, Hà, Lạc, vơi đầy vẫn vui.

huyruan
11-01-13, 15:36
Tiểu sinh vốn khách qua đường
Vườn Huyền không lập, ngõ, tường, chẳng xây
Huyền, Thanh, Đại, Lục chẳng dây (dưa)
Hậu, Tiên, Hà, Lạc, vơi đầy vẫn vui.


Nghe qua cũng rõ đầu đuôi,
Tùy duyên giác ngộ mỗi người chú tâm
Mênh mông biển học sợ lầm
Căng buồm xuôi gió mong tầm chân sư.

hoachithanh
12-01-13, 19:01
Em cảm ơn bác TuHepLuong đã quan tâm và giúp đỡ em trên mọi phương diện tìm hiểu kiến thức để tu tập (và cảm ơn tới tất cả các bác đã có thiện chí tham gia đóng góp giúp em). Em cũng đã gửi lời cảm ơn riêng tới bác. Cảm ơn bác rất nhiều...

hoachithanh
17-01-13, 11:30
Chuột lạy Phật tại Trúc Lâm Thiền Viện, mặc dù có người chơi ác không cho nó lạy Phật bằng cách cám dỗ để một quả táo thơm lừng bên cạnh. Đặc biệt rất dạn dĩ, không sợ người, dĩ nhiên là không sợ cả mèo (Các bác nhớ em tuổi Tý đấy, vừa phát tâm có ngay sự kiện này):

KkhoJSDM5FI

huyruan
17-01-13, 12:20
wow, nhìn lạ thật, thật khó tin vào mắt, A Di Đà Phật

son Vu
18-01-13, 10:50
PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

Đức Thích – Ca Mâu – Ni Phật nói: “ Thời mạt pháp vạn ức người tu hành khó tìm ra một người chứng đắc. Người nào nương vào pháp niệm Phật thì thoát được luân hồi”

Ngài Pháp Đảnh Đại Sư có nói: “Thời mạt pháp này kinh sám hối không còn đủ lực nữa, chỉ có câu A – Di – Đà Phật”

Ngài Ấn – Quang Đại sư có nói: “Bỏ đường tắt Tây Phương chín cõi pháp giới chúng sanh khó tròn cõi giác. Rời cửa mầu Tịnh – độ mười phương chư Phật không vẹn toàn độ khắp quần mê”.

Như vậy, ở thời mạt pháp, thế nhân suy đồi này chỉ duy nương vào câu Phật hiệu mà thoát khỏi luân hồi, ngoài ra không còn cách nào khác, Hàng Phật tử “Tu Tại Gia” càng nên đi theo cách này.

Khi đã quyết đi theo Tịnh độ Tông là quyết tâm nương vào pháp môn niệm phật để chỉ trong một đời này thoát vong tử-sinh.

Trong pháp môn niệm Phật thì lại phải cần kết hợp với Hộ Niệm, Trợ niềm để cùng nhau tinh tấn, để khi trừ bỏ Báo thân này có được sự hỗ trợ, tiếp dẫn về Tây Phương.

Ngài Ngẫu Ích đại sư nói: Cái tối kỵ của pháp môn niệm Phật là những người cái Tâm không có chỗ nhất định
- Thấy người ta ngồi Thiền thì mình cũng ngồi
- Thấy người ta sám hối mĩnh cũng bắt chước tụng kinh sám hối
- Thấy người ta tụng chú mình cũng đi theo tụng chú.

Vì chậy theo như vậy nên Tâm không định vào trong câu A-Di-Đà Phật, vì tín tâm không vững nên mới lâm vào cảnh Tạp tu. Trong khi chư tổ nói rất kỹ là – Một câu A-Di – Đà Phật phải thật nhập tâm thì mới được vãng sanh. Còn tất cả các pháp môn khác nếu không phải bậc thượng căn mà Tu thì nhất định không thoát khỏi lục đạo luân hồi.

Vì không quyết tâm đi về Tây phương nên cứ cố gắng trì vào những cái pháp để trở thành con người, để trở lại trong “Tam Thiện Đạo” vẫn còn trong lục đạo, vân là sanh tử luân hồi mà người không hay.

Tiểu sinh có duyên gặp được những chỉ dẫn này, thấy rât có ích với chúng ta nên tóm lược lên đây, mong ít nhiều cảnh tỉnh và hỗ trợ được những người đang bước trên đường tu hành.

Phật dạy, thân người khó được, khó như con rùa mù mắt bơi trên đại dương trăm ngàn năm mới gặp được Bộng gỗ để chui vào, sinh tử thì không biết sẽ đến lúc nào, vì vậy gặp được câu A- Di – Đà – Phật trong kiếp này đối với chúng ta đã là phúc đức sâu dày lắm rồi, hãy mau Tu đi thôi.

Nam – Mô – A – Di – Đà – Phật.

TuHepLuong
18-01-13, 21:30
Niêm:

Miệng không niệm, tâm không niệm.
Miệng niệm, tâm không niệm.
Miêng không niệm, tâm niệm.
Miêng niệm, tâm niệm.

Thiền:

Thân không thiền, tâm không thiền.
Thân thiền, tâm không thiền
Thân không thiền, tâm thiền
Thân thiền, tâm thiền.

son Vu
19-01-13, 17:30
Đối với bất cứ một pháp môn nào khi Tu cũng phải cần đến 3 món chí bảo; đó là “ Tín – Nguyện – Hạnh” , đặc biệt là Tịnh – Độ Tông, nếu thiếu 1 trong 3 món này đều không được.

Người thông minh tột đỉnh, có tài liếc mắt xem qua nhớ ngay, học một hiểu mười, thông kinh, bác sử nhưng nếu không có 3 món trên thì dẫu có đọc vạn cuốn sách cũng bằng thừa.

Người tâm trí chậm chạp, nếu có đủ 3 món trên, không cần đọc gì, hiểu gì nhiều, chỉ cần tín tâm niệm Phật, niệm đến bất niệm tự niệm đảm bảo chắc chắn được vãng sanh.

Ngày nay một số người chủ trương Thiền – Tịnh song tu, Mật – Tịnh song tu…, nhưng quả thực nếu không phải bậc thượng căn mà theo cách này thì tự mình hại mình, thật là rất khó, khó thay, khó thay.

Ngài Ngẫu Ích Đại Sư là một vị thiền sư, lúc đầu Ngài chê cái pháp môn niệm Phật, tại vì Ngài là người thông minh trí huệ, đến khi Ngài ngã bệnh, ngài tưởng rằng lúc đó sẽ chết. Lúc đó ngài mới giật mình! Ngài nói: “Ủa! Nếu mà lúc đó chết thì ta đi về đâu?” Ngài nhìn xuống thì thấy có một cuốn kinh A-Di Đà, là cuốn sách mà bao năm nay Ngài chê. Ngài cầm lên, đọc qua và giật mình, Ngài nói: “Đây! Đây là con đường mà ta giải thoát đây” rồi từ đó ngài buông xả hết, chỉ nhiếp tâm vào câu niệm Phật. Một vị Tổ sư khi cầm kinh A-Di Đà lên Ngài giật mình tỉnh ngộ, còn chúng ta chỉ là bậc phàm phu!

Tiền bối ASVN, tiền bối Tuhepluong, các tiền bối và các vị huynh trưởng, tiểu sinh cũng chỉ là kẻ phàm phu, quê mùa; thường ngày vẫn hổ thẹn vì nói nhiều mà mới làm đựơc ít, thật lấy làm xấu hổ thay!

Đối với vườn Huyền không này thực sự chỉ là khách qua đường – Được quen biết các vị nơi đây quả là phước đức 3 đời của tiểu sinh. Rong chơi cũng đã đủ, xem ra cũng đến lúc tiểu sinh phải lên đường rồi.

Tiền bối ASVN – cảm ơn tiền bối rất nhiều.

Đường đời muôn nẻo, sau này nếu có duyên gặp lại, chỉ mong lại tiếp tục được các Vị dạy dỗ và chỉ bảo thêm, xin đa tạ, kính chúc các vị Vạn sự như ý !

Nam Mô A-Di Đà Phật.

ASVN
19-01-13, 18:18
Son Vu tiên sinh!

Các pháp do duyên sinh rồi lại do duyên diệt, gặp nhau mà để lại duyên lành là điều quí bất khả ngôn.

Chúc tiên sinh đắc pháp!

hoachithanh
24-01-13, 11:49
Cuối năm, tình cờ được đọc trang này, giải thích về cấu trúc của núi Tu Di, núi Nam thiêm Bộ châu trong sách Tây du ký. Mời các bác đọc và suy ngẫm ạ...:

Cấu trúc Núi Tu Di và Nam thiêm bộ châu (http://www.thuviendaiphap.com/libdaiphap/kinhvanmoi/kv19970323_NY.htm)