PDA

View Full Version : Em mới tập tành bập bè, có nhiều câu hỏi để tiếp thu thêm kiến thức



nanashi1993
29-05-13, 11:33
Gởi anh chị em HKLS
Bây giờ là giờ Tân Tỵ, ngày Ất Mùi, tháng Đinh Tỵ,năm Quý Tỵ
em hiện tại vừa bập bẹ tiến vào môn dịch số có nhiều chỗ không hiểu cho lắm nên mạn phép đăng bài này nhằm để học hỏi thêm
dựa vào bát tự thời điểm hiện tại, ta được
Quẻ Chủ Thủy Lôi Truân :64: động hào 6-
Quẻ Biến Phong Lôi Ích :54: động hào 6+
Ở bên trong quẻ Phong Lôi Ích có Lời Bàn như thế này:
"Quẻ này trái với quẻ Tổn. Ngoại quái vốn là Càn, bớt một hào dương, thành quẻ Tốn; nội quái vốn là quẻ Khôn, được một hào dương quẻ Càn thêm vào, thành quẻ Chấn. Vậy là bớt ở trên thêm (ích) cho dưới; còn quẻ Tốn là bớt ở dưới thêm cho trên. Xét về tượng quẻ thì sấm (Chấn) với gió (Tốn) giúp ích cho nhau vì gió mạnh thì tiếng sấm đi xa, mà sấm lớn thì gió mới dữ. Vì vậy gọi là quẻ ích. Mình ở địa vị cao mà giúp cho người ở thấp, càng làm càng có lợi, khó khăn gì rồi kết quả cũng tốt. Thoán truyện giải thích thêm: Xét hào 2 và hào 5, đều đắc trung, đắc chính cả; lấy đạo trung chính mà giúp ích cho dân, dân sẽ vui vẻ vô cùng mà đạo càng sáng sủa. Nhưng quẻ này cũng như quẻ Tổn, tốt hay xấu còn tùy cách thức làm và tùy thời nữa (ích chi đạo, dữ thời giai hành): dân đói không có gạo ăn mà cưỡng bách giáo dục; dân rét không có áo bận mà cấp cho xà bông thì việc giúp ích đó chỉ có hại. Đại Tượng truyện đứng về phương diện tu thân, khuyên: Thấy điều thiện thì tập làm điều thiện, thấy mình có lỗi thì sửa lỗi (kiến thiện tác thiện, hữu quá tắc cải)."
Trong quẻ có đề cập tới "Quẻ này trái với quẻ Tổn. Ngoại quái vốn là Càn, bớt một hào dương, thành quẻ Tốn; nội quái vốn là quẻ Khôn, được một hào dương quẻ Càn thêm vào, thành quẻ Chấn."
Em không hiểu ở chỗ "trái với", "ngoại quái", "bớt, "nội quái", "thêm vào"
Em kiến thức còn nông cạn, để nhằm bồi bổ thêm kiến thức nên mạn phép đăng bài này nhằm được học hỏi thêm
Cám ơn các anh chị đã ghé qua
Thân
Nanashi

DangHuyAnh
29-05-13, 12:46
Không biết nanashi đọc sách nào mà có vụ bàn về việc dân rét mà cho dân xà bông nửa. Thời các thánh nhân không biết tắm bằng gì nhỉ, nhưng đưa xà bông vào hệ từ, thoán truyện, đại tượng truyện thì thấy hơi kỳ kỳ.

Tổn trái với Ích: tổn là cho đi "bớt" đi, ích là nhận lấy "thêm vào".
Xét hậu thiên đối qua trục Sơn ><phong, Trạch>< Lôi=> Sơn trạch Tổn >< Phong Lôi ích.

Học dịch theo kinh nghiệm riêng thì đầu tiên nên học thuộc tất cả tên quẻ, loại hết lời bàn, tập trung tìm ý quẻ.
Ra quẻ liên tục cho nhiều việc quanh mình, đúng rất ít nhưng sẽ có lúc đúng khi đó nghiệm lại ý quẻ.
Tiếp sau đọc lại lời bàn, tìm lại triết dịch khi đó sẽ hiểu trung chính, nội ngoại, nguyên hanh lơi trinh.

vd: Truân: khó khăn, nhưng khó khăn không phải vì ngoại cảnh mà chính đối tượng khó khăn, nguyên nhân thiếu nội lực bên trong nên ứng phát ra không nổi.
Hiện tượng phát sinh bên ngoài là do dự, dùng dằng, không tiến được. Có thể ví dụ một cây đèn pin, bật lên không sáng mà chỉ nhấp nháy vì do hết pin, lúc này đèn pin được gọi là "truân" - đèn pin động.

Thứ nửa là cách đọc quẻ, trong tất cả các môn đều có dụng thần. Quẻ dịch có quẻ chủ, là quẻ động ứng cho việc.

vd: Truân - bác - ích
yếu lực - hao mòn - tăng lên.

Câu chuyện để hỏi quẻ là gì, cần nói ra để ráp quẻ đúng lý, sau đó tìm quẻ chủ cho việc.

Đây là trường phái ý quẻ, còn lục hào thì còn nhiều việc phải bàn (cái này hỏi anh Thái Hòa .....hí hí).
Vài lời thô thiển, cao nhân đi qua thấy sai thì xin lớn tiếng dạy bảo cho đàn em được tỏ tường. :17677:

nanashi1993
29-05-13, 13:25
Gởi anh Huy Anh
Cám ơn anh đã góp ý kiến
Quả thật là con đường học của em còn dài dài dài dài lắm lắm lắm
He he he