PDA

View Full Version : Nghiên Cứu Tam Quái Trạch



VinhL
29-10-13, 13:59
Quyển "Tam Quái Trạch" của Thanh Y Cư Sỉ Cao Minh Bạch đã được lưu truyền trên mạng 5, 6 năm nay, nhưng ít thấy ai bàn thảo hoặc nghiên cứu đến nó.

Hôm nay tiểu sinh mở mục này, để được cùng cao thấp thủ, có hứng thú với quyển này,, đàm luận, trao đổi, phá giải, những nguyên lý của nó.

Thật ra nguồn gốc của phương pháp trong Tam Quái Trạch chính là xuất từ quyển Nguyên (Huyền) Nử Thanh Nang Hãi Giác Kinh. 3 Cách biến hào chính là Tam Bang quái của Thanh Nang Hãi Giác Kinh.
Mọi người thường nghe qua phiên quái bài long chưởng, phụ tinh thủy pháp, quỷ hào, vv.... tất cả đều nằm trong quyển này.

Phép biến hào Ngũ Quỷ trong quyển Tam Quái Trạch có chổ dị biệt với quyển Thanh Nang Hãi Giác Kinh, không biết là do tam sao thất bổn, hay lý do gì?

Người tôn xưng quyển Nguyên Nử Thanh Nang là Khâu Diên Hàn. Theo truyền thuyết, bị ông Hoàng Đế bắc viết lại lý khí tâm ấn của thuật phong thủy bỏ vào hộp ngọc. Củng theo truyền thuyết, Dương Quân Tùng vào khố cấp sách, là quyển của Khâu Diên Hàn.
Dĩ nhiên truyền thuyết thì khó mà kiểm chứng được.

Chân hay Ngụy, thì chúng ta hãy nghiên cứu nguyên lý trước cái đã, rồi từ từ kiểm nghiệm xem!!!
Hihihihihihihihihihi

thanhdaohuy
06-11-13, 21:28
Viết tiếp đi A VINHL, chờ hoài mỏi cổ quá!!!

VinhL
07-11-13, 23:31
Viết tiếp đi A VINHL, chờ hoài mỏi cổ quá!!!

Không thấy ai vào đàm luận cả, hông lẻ tiểu sinh lại tự diễn????

Hihihihihihiiihihi

ducnhan2012
07-11-13, 23:42
cụ vinh diễn đi thì các cao thủ mới có hứng thú chứ hiihih
cũng cho hậu bối mở rộng tầm mắt thêm kiến thức bổ ích:5333:

thanhdaohuy
07-11-13, 23:43
Anh cứ " đốt đuốc dẫn đường". Có đường tất nhiên có người đi (nhất là đám hậu bối như mình). Hihihi!!!

VinhL
08-11-13, 00:49
Tam Quái Trạch, tại sao gọi là Tam Quái?

Bỡi mỗi quái 3 hào.
Hào sơ biến được 1 quái
Hào nhị biến được 1 quái
Hào tam biến được 1 quái
Cho nên gọi là Tam Quái vậy.

Mỗi quái, khơi biến từ bất cứ hào nào (sơ, trung hay thượng), sau 8 lần biến lại quy về bản quải.

Bát Trạch và Cửu Tinh phiên quái đề ứng dụng nguyên tắc biến hào để suy cát suy hung. Đại tượng Dương, Tiểu tượng Âm. Cho nên Bát Trạch gọi nó là Đại Du Niên, Âm Trạch thì gọi là Tiểu Du Niên.

Sự sắp xếp của 8 quái theo Âm Dương, Trên Dưới hai hàng được gọi là Thiên Định Quái, thứ tự như sau:
Ly Tốn Khôn Đoài
Càn Cấn Khãm Chấn

Ly - Càn (biến hào giữa)
Tốn - Cấn (biến hào giữa)
Khôn - Khãm (biến hào giữa)
Đoài - Chấn (biến hào giữa)

Sự sắp xếp này, ẩn tàng nguyên lý Trừu Hào (gút hào).
Nếu ta gút bỏ hào giữa thì ta sẻ thấy như sau:
--- --- - - - -
--- - - - - ---

--- --- - - - -
--- - - - - ---

Bỏ hào trên dưới thì ta có
--- --- - - - -
--- --- - - - -

Nguyên lý âm dương tương hợp sau khi gút hào rất quan trọng trong việc định cát hung.
8 Quái sau khi gút hào giữa, thì chỉ có Cấn Đoài, Chấn Tốn, hào trên hào dưới là một cập âm dương, nhất âm nhất dương chi vi đạo giã, cát vậy.
Còn lại Càn Khôn, Khãm Ly, hào trên hào dưới đều là thuần âm hoặc thuần dương. Cô âm bất sinh, độc dương thành hung vậy.

(Rảnh rỗi sẻ tiếp, Hihihihihihihi)

ducnhan2012
08-11-13, 09:54
thật tuyệt vời cụ vinh à.
bấy lâu nay cháu cứ tự hỏi câu nói ''hào có âm duơng của hào'' mà chưa biết dùng như thế nào
nghe thấy tam đại quái là sự kết hợp cha me sinh ra con bất tử mà không biết dụng ra sao
nay cụ đã hé mở thiên cơ hậu bối vô cùng biết ơn
mong cụ tiếp tục hihi. cảm ơn cụ lắm:34336:

VP
12-11-13, 00:04
Nguyên lý âm dương tương hợp sau khi gút hào rất quan trọng trong việc định cát hung.
8 Quái sau khi gút hào giữa, thì chỉ có Cấn Đoài, Chấn Tốn, hào trên hào dưới là một cập âm dương, nhất âm nhất dương chi vi đạo giã, cát vậy.
Còn lại Càn Khôn, Khãm Ly, hào trên hào dưới đều là thuần âm hoặc thuần dương. Cô âm bất sinh, độc dương thành hung vậy.

(Rảnh rỗi sẻ tiếp, Hihihihihihihi)

Kính Tiền bối!
VP thấy vấn đề này Tam hợp cũng có đề cập tới, mấy cái ô trên la kinh chỗ thì bỏ trống, chỗ thì đen xì xì. Thực hư ra sao mong Tiền bối chỉ điểm các phần tiếp theo.
VP đa tạ Tiền bối.
VP.

VinhL
12-11-13, 09:21
Kính Tiền bối!
VP thấy vấn đề này Tam hợp cũng có đề cập tới, mấy cái ô trên la kinh chỗ thì bỏ trống, chỗ thì đen xì xì. Thực hư ra sao mong Tiền bối chỉ điểm các phần tiếp theo.
VP đa tạ Tiền bối.
VP.

Mỗi một vòng La Kinh đều có nguyên lý của nó.
Từ từ tính tới.
Hihihihihihihihihihihi

conan135
12-11-13, 12:48
Tiểu sinh cũng một thời ngâm cứu quyển này, nhưng mà cái phần quán khí thì đành chịu chẳng biết manh mối từ đâu. Đã vậy sách chỉ thiên về lý thuyết mà đến phần hay nhất là thực hành thì lại đầu voi đuôi chuột.

ducnhan2012
12-11-13, 21:48
mong cụ tiếp tục :797:

quy_co99
13-11-13, 00:33
Đệ lại may mắn tìm ra 1 manh mối cho phần tiếp thiên khí của Tam Quái trạch. trong nhà phương nào trống thoáng nhất chính là phương tiếp thiên khí. đệ chỉ hỏi có nhiêu thôi vì mấy nay bận nghiên cứu Nam tông Phật giáo. Có lão nào biết về Phật nam tông xin chỉ dạy đệ đôi đều.:5333:

hk858198
26-11-13, 15:23
Cụ VinhL đang lên bốt uống cafê vì vụ bún có chất tẩy trắng.em xin khái quát qua về Tam Quaí trạch cho các cụ hiểu rõ hơn về trường phái nay Tam Quái trạch chú trọng nhiều đến khí của long mạch(nguyên khí). Vượng suy của long sẽ quyết định vượng suy cuả trạch.mà xác định long do động khẩu :như ngã 3 sông(thật thủy giao nhau ),ngã 3 đường(giả thủy giao nhau ),cầu cống(thật-giả thủy giao nhau )..... Đều lấy đó làm động khẩu. Lấy đối cung làm long :như động khẩu tại Càn ,long tại Tốn... 1 Từ phương vị của long đi theo lường thien xích của 8 hệ âm dương phối hợp với tọa sơn mà tìm long nhập thủ :như long tại Khảm,có khi long nhập thủ tại Khảm,cũng có khi nhập 1 trong 8 cung còn lại (cả trung cung ) Xét long nhập thủ vào sơn naò?có phạm không vong?khoảng bao nhiêu độ? xét ngũ hành của long nhập thủ Từ ngũ hành của long nhập thủ sẽ xác định xây nhà theo hình thể(kim-tròn.mộc-trực.thủy -khúc...). Vượng thì tiết bớt,suy thì bổ thêm.Như long hỏa suy thì nhà mộc hình.đó gọi là bổ long phù hướng. ”Các nhà phong thủy ở hà nội rất hay chú trọng về hình thể kiến trúc là do vậy “

VinhL
26-11-13, 21:43
Cụ VinhL đang lên bốt uống cafê vì vụ bún có chất tẩy trắng.em xin khái quát qua về Tam Quaí trạch cho các cụ hiểu rõ hơn về trường phái nay Tam Quái trạch chú trọng nhiều đến khí của long mạch(nguyên khí). Vượng suy của long sẽ quyết định vượng suy cuả trạch.mà xác định long do động khẩu :như ngã 3 sông(thật thủy giao nhau ),ngã 3 đường(giả thủy giao nhau ),cầu cống(thật-giả thủy giao nhau )..... Đều lấy đó làm động khẩu. Lấy đối cung làm long :như động khẩu tại Càn ,long tại Tốn... 1 Từ phương vị của long đi theo lường thien xích của 8 hệ âm dương phối hợp với tọa sơn mà tìm long nhập thủ :như long tại Khảm,có khi long nhập thủ tại Khảm,cũng có khi nhập 1 trong 8 cung còn lại (cả trung cung ) Xét long nhập thủ vào sơn naò?có phạm không vong?khoảng bao nhiêu độ? xét ngũ hành của long nhập thủ Từ ngũ hành của long nhập thủ sẽ xác định xây nhà theo hình thể(kim-tròn.mộc-trực.thủy -khúc...). Vượng thì tiết bớt,suy thì bổ thêm.Như long hỏa suy thì nhà mộc hình.đó gọi là bổ long phù hướng. ”Các nhà phong thủy ở hà nội rất hay chú trọng về hình thể kiến trúc là do vậy “

Vấn đề đáng chú ý là tại sao lại có 4 hệ lường thiên xích (thật ra 8 nếu tính vào thuận nghịch), Càn-Khôn, Chấn-Tốn, Khãm-Ly, Cấn-Đoài. Mỗi đường phi đều có chổ khác biệt với nhau.
Nguồn góc của 4 đường phi này thì tiểu sinh chưa thấy sách nào viết đến kể cả sách Hán cổ và hiện đại. Nếu theo kỳ môn mà nói thì chỉ có một đường phi, đó là lường thiên xích hoặc đường tròn, chẳng có phân biệt hệ nào cả.
Chổ khác biệt này với các môn phái khác, có đưa đến việc ứng nghiệm chính xác hơn không?

Theo lời sách giải thích thì đây là 8 hệ vận động của không gian 8 chiều mà thế giới chúng ta tồn tại trong hệ Càn.
Lý thuyết này có lẻ quá trừu tượng, hảo huyền chăng?
Nếu thế giới chúng ta tồn tại trong hệ Càn, thì các hệ ở các thế giới khác củng ảnh hưởng vào phương hướng của Dương và Âm trạch trong thế giới của chúng ta nửa sao?
Lại nói nếu chúng ta tồn tại trong hệ vận động của Càn, vậy lấy gì mà biết được 7 hệ kia vận động như thế nào? (đừng nói là dùng Thiền hay thiên nhản thông, thì chịu!!!)

Dĩ nhiên tiểu sinh chỉ nêu lên cái phần mờ ảo này, hy vọng có cao nhân nào thông đạt được vấn đề này mà giải thích tường tận.

hk858198
27-11-13, 13:10
Vấn đề cụ nêu rất đau đầu.theo em hiểu có lẽ loài người 3 quẻ Liên Sơn(Cấn) ,quy tàng(khôn).Dịch(Càn).hiện tại ta đang dụng dịch lên ứng với hệ Càn.mà theo cách này thì tương lai sẽ còn hệ Tốn nữa.vậy nó với đủ tứ duy Cấn,Khôn,Càn,Tốn. Còn ứng dụng của 8 hệ này .dùng để tìm vùng tụ sát của thiết bị điện tử khá hay.vì tác giả quan niệm mỗi 1 đồ điện sẽ có 1loại bức xạ,và các vật dung này sẽ tương tác với nhau .và tạo ra vùng có bức xạ cao.trường phái này e cũng như các cụ thôi.em mới tìm hiểu từ đầu năm .mà tác giả bí truyền đến 3/4 rồi.lên e đang nghiệm chứng xem sao.lên dùng hay bỏ.hjhj

VinhL
27-11-13, 13:31
Vấn đề cụ nêu rất đau đầu.theo em hiểu có lẽ loài người 3 quẻ Liên Sơn(Cấn) ,quy tàng(khôn).Dịch(Càn).hiện tại ta đang dụng dịch lên ứng với hệ Càn.mà theo cách này thì tương lai sẽ còn hệ Tốn nữa.vậy nó với đủ tứ duy Cấn,Khôn,Càn,Tốn. Còn ứng dụng của 8 hệ này .dùng để tìm vùng tụ sát của thiết bị điện tử khá hay.vì tác giả quan niệm mỗi 1 đồ điện sẽ có 1loại bức xạ,và các vật dung này sẽ tương tác với nhau .và tạo ra vùng có bức xạ cao.trường phái này e cũng như các cụ thôi.em mới tìm hiểu từ đầu năm .mà tác giả bí truyền đến 3/4 rồi.lên e đang nghiệm chứng xem sao.lên dùng hay bỏ.hjhj

Tam quái trạch ứng dụng kỳ môn, muốn biết chân ngụy, thì tìm Kỳ Môn nghiên cứu sẻ biết mà. Kỳ môn vốn không có 4 hệ!!!

Phái biến hào xuất từ Cửu tinh phiên quái, như trong quyển Huyền Nử Thanh Nang Hãi Giác Kinh, Địa Lý Thiên Cơ Hội Nguyên, vv.....

Xuyên Sơn Thấu Địa theo quyển La Kinh Thấu Giải củng ứng dụng Kỳ Môn, nhưng so với Tam Quái Trạch lại khác nhau.

Tiểu sinh nghỉ tác giả của Tam Quái Trạch, có lẻ đã chế biến ra.

hk858198
27-11-13, 13:46
Theo em biết thì tác giả có rất nhiều học trò.nhưng chưa có 1 ai biết được cách tính.hình như còn liên quan đến vấn đề “thiên cơ “ nữa.lên các học trò cũng bị ràng buộc........! Trong Tam Quái Trạch có 3 phép tính.Nhất biến thượng vi tham(tìm long tinh). 2 biết trung vi phụ(tìm thủy ). 3 biến hạ vi liêm(huyệt vị ).nhưng tác giả chỉ hướng dẫn phép thứ 3.mà khi tính cũng ko diễn giải.người học cũng ko biết tính ra để làm gì.giống như đem người ta bịt mắt rồi ném vào rừng.ko biết đâu mà lần.trường phái này có thể goi là sấm to mà mưa nhỏ.hìhì

hk858198
27-11-13, 14:51
xin viết tiếp cho cụ nào đã học Tam Quái trạch :khi đã có âm dương ngũ hành của long.ta phải xem long từ tổ sơn đến huyệt qua bao nhieu đốt tiết.được quái nào trong 64 quái,ứng với phương vị nào.dựa vào đó để xét loan đầu tốt xấu mà bố trí phòng ốc.vận ngôi nhà đó được bao nhieu năm. Qúai long nhập thủ thuần thanh hay pha tạp.có phù hợp với linh chính ờ loan đầu ko.xét long khí (nguyên khí )với khí loan đầu nó ảnh hưởng đến huyệt vị ra sao?biến đổi thế nào?theo nguyên tắc phong tàng khí tụ. Có long,huyệt,hướng. Long nào huyệt đấy.huyệt nào hướng đấy. Tầm được long,điểm được huyệt.nhưng ko tìm được hướng để đón khí cho long thì cũng bỏ đi

ChucSonTu
29-11-13, 09:35
Em xin hỏi mọi người một ý:

Có sự liên hệ nào giữa Tam quái trạch và Bài long Quyết của Huyền không trung châu hay không?

hk858198
05-12-13, 09:50
Trong Tam Quái Trạch dụng 60 long,72 cục âm dương,phi theo âm dương 8 hệ kết hợp với tọa sơn để tính

namphong
05-12-13, 15:13
Theo em biết thì tác giả có rất nhiều học trò.nhưng chưa có 1 ai biết được cách tính.hình như còn liên quan đến vấn đề “thiên cơ “ nữa.lên các học trò cũng bị ràng buộc........! Trong Tam Quái Trạch có 3 phép tính.Nhất biến thượng vi tham(tìm long tinh). 2 biết trung vi phụ(tìm thủy ). 3 biến hạ vi liêm(huyệt vị ).nhưng tác giả chỉ hướng dẫn phép thứ 3.mà khi tính cũng ko diễn giải.người học cũng ko biết tính ra để làm gì.giống như đem người ta bịt mắt rồi ném vào rừng.ko biết đâu mà lần.trường phái này có thể goi là sấm to mà mưa nhỏ.hìhì

1. Biến thượng vi Tham: Thạm Cự Lộc Văn...
2. Biến trung vi Phụ: Phụ Vũ Phá Liêm...

namphong
05-12-13, 15:14
Cụ VinhL đang lên bốt uống cafê vì vụ bún có chất tẩy trắng.em xin khái quát qua về Tam Quaí trạch cho các cụ hiểu rõ hơn về trường phái nay Tam Quái trạch chú trọng nhiều đến khí của long mạch(nguyên khí). Vượng suy của long sẽ quyết định vượng suy cuả trạch.mà xác định long do động khẩu :như ngã 3 sông(thật thủy giao nhau ),ngã 3 đường(giả thủy giao nhau ),cầu cống(thật-giả thủy giao nhau )..... Đều lấy đó làm động khẩu. Lấy đối cung làm long :như động khẩu tại Càn ,long tại Tốn... 1 Từ phương vị của long đi theo lường thien xích của 8 hệ âm dương phối hợp với tọa sơn mà tìm long nhập thủ :như long tại Khảm,có khi long nhập thủ tại Khảm,cũng có khi nhập 1 trong 8 cung còn lại (cả trung cung ) Xét long nhập thủ vào sơn naò?có phạm không vong?khoảng bao nhiêu độ? xét ngũ hành của long nhập thủ Từ ngũ hành của long nhập thủ sẽ xác định xây nhà theo hình thể(kim-tròn.mộc-trực.thủy -khúc...). Vượng thì tiết bớt,suy thì bổ thêm.Như long hỏa suy thì nhà mộc hình.đó gọi là bổ long phù hướng. ”Các nhà phong thủy ở hà nội rất hay chú trọng về hình thể kiến trúc là do vậy “

Nếu chỉ có vậy thì thiếu sót nhiều lắm.

VinhL
05-12-13, 23:16
Trong Tam Quái Trạch dụng 60 long,72 cục âm dương,phi theo âm dương 8 hệ kết hợp với tọa sơn để tính

Sự sắp xếp của 60, 72, xuyên sơn thấu địa chính là sự vận hành theo chu kỳ vòng tròn của Can Chi, tam hợp kết hợp với phép nạp âm cách 8 sinh con sinh cái mà hợp Sinh Vượng Mộ, nay lấy đó mà ứng dụng với 8 hệ phi tinh thì khó ổn.
Nguồn gốc của 4 hệ (thuận nghịch x 2 = 8) phi tinh này chưa được giải thích hợp lý thì thật khó mà nuốt vào nha!!!

Hihihihihihihihihihihihi

namkhanh
09-12-13, 11:41
Vấn đề đáng chú ý là tại sao lại có 4 hệ lường thiên xích (thật ra 8 nếu tính vào thuận nghịch), Càn-Khôn, Chấn-Tốn, Khãm-Ly, Cấn-Đoài. Mỗi đường phi đều có chổ khác biệt với nhau.
Nguồn góc của 4 đường phi này thì tiểu sinh chưa thấy sách nào viết đến kể cả sách Hán cổ và hiện đại. Nếu theo kỳ môn mà nói thì chỉ có một đường phi, đó là lường thiên xích hoặc đường tròn, chẳng có phân biệt hệ nào cả.
Chổ khác biệt này với các môn phái khác, có đưa đến việc ứng nghiệm chính xác hơn không?

Theo lời sách giải thích thì đây là 8 hệ vận động của không gian 8 chiều mà thế giới chúng ta tồn tại trong hệ Càn.
Lý thuyết này có lẻ quá trừu tượng, hảo huyền chăng?
Nếu thế giới chúng ta tồn tại trong hệ Càn, thì các hệ ở các thế giới khác củng ảnh hưởng vào phương hướng của Dương và Âm trạch trong thế giới của chúng ta nửa sao?
Lại nói nếu chúng ta tồn tại trong hệ vận động của Càn, vậy lấy gì mà biết được 7 hệ kia vận động như thế nào? (đừng nói là dùng Thiền hay thiên nhản thông, thì chịu!!!)

Dĩ nhiên tiểu sinh chỉ nêu lên cái phần mờ ảo này, hy vọng có cao nhân nào thông đạt được vấn đề này mà giải thích tường tận.

Bác có thể trình bầy 04 hệ lường thiên xích ra đây để mọi người được mở mở rộng tầm mắt không? Hay các hệ lường thiên xích đó vẫn phi theo đường lường thiên xích chỉ có khởi là khác nhau như Càn-Khôn, Chấn-Tốn, Khãm-Ly, Cấn-Đoài mà thôi.

VinhL
09-12-13, 23:38
Bác có thể trình bầy 04 hệ lường thiên xích ra đây để mọi người được mở mở rộng tầm mắt không? Hay các hệ lường thiên xích đó vẫn phi theo đường lường thiên xích chỉ có khởi là khác nhau như Càn-Khôn, Chấn-Tốn, Khãm-Ly, Cấn-Đoài mà thôi.

Hệ Càn Khôn:
Thuận: Càn Đoài Cấn Ly Khãm Khôn Chấn Tốn Trung
Nghịch: Khôn Khãm Ly Cấn Đoài Càn Trung Tốn Chấn
[8][4][6] [8][3][1]
[7][9][2] [9][7][5]
[3][5][1] [4][2][6]

Hệ Chấn Tốn:
Thuận: Chấn Đoài Tốn Khãm Cấn Trung Khôn Ly Càn
Nghịch: Tốn Đoài Chấn Càn Ly Khôn Trung Cấn Khãm
[3][8][7] [1][5][6]
[1][6][2] [3][7][2]
[5][4][9] [8][9][4]

Hệ Khãm Ly:
Thuận: Khãm Cấn Trung Tốn Ly Cấn Đoài Chấn Khôn
Nghịch: Ly Tốn Trung Càn Khãm Khôn Chấn Đoài Cấn
[4][5][9] [2][1][6]
[8][3][7] [7][3][8]
[6][1][2] [9][5][4]

Hệ Cấn Đoài:
Thuận: Cấn Chấn Càn Ly Khãm Tốn Đoài Khôn Trung
Nghịch: Đoài Tốn Khãm Ly Càn Chấn Cấn Trung Khôn
[6][4][8] [2][4][9]
[2][9][7] [6][8][1]
[1][5][3] [7][3][5]

Bạn nối lại thứ tự từ 1 đến 9 sẻ có 4 hệ!!!

NhấtLụcTamBát
10-12-13, 09:07
http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=1366&stc=1&d=1386639083
http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=1367&stc=1&d=1386639186

duong.hkls
10-12-13, 16:25
Hỏi nhỏ, sao là 4*2=8 hệ này mà không là 8 hệ khác hay chỉ 7 hệ, 5 hệ.

hk858198
10-12-13, 16:25
Môn này phức tạp,rườm rà lắm.em nhai cũng được gần 1năm.nhưng càng ngày càng thấy u mê.hôm nay đang lấy 1 vd để các bác bình luận.tính 1 hồi thấy đau đầu qúa.xin để từ từ em post

hk858198
10-12-13, 16:48
60 long của Tam Quái Trạch được chia là. 1long chiếm 6 độ.bắt đầu từ sơn Nhâm :337,5-343,5 là Giáp Tý.343,5-349,5 Bính Tý......7,5-13,5 Ất Sửu.13,5-19,5Đinh Sửu .....307,5-313,5 ất hợi.313,5-319,5đinh hợi.319,5-325,5kỷ hợi.325,5-331,5tân hợi.331,5-337,5qúy hợi. Còn các tuần cô,hư,vượng ,tướng thì k thay đổi.

btamsgn
08-02-14, 18:27
Hôm qua có vào nhà sách fahasa ở trung tâm thương mại Aeon thấy mấy quyển sách của nhóm tác giả Bạch Hạc Minh.
Phái này phải theo mật tông mới dễ ngộ và phải có duyên nữa vì bí truyền mà.

caocau0211
29-02-16, 16:25
Hệ Càn Khôn:
Thuận: Càn Đoài Cấn Ly Khãm Khôn Chấn Tốn Trung
Nghịch: Khôn Khãm Ly Cấn Đoài Càn Trung Tốn Chấn
[8][4][6] [8][3][1]
[7][9][2] [9][7][5]
[3][5][1] [4][2][6]

Hệ Chấn Tốn:
Thuận: Chấn Đoài Tốn Khãm Cấn Trung Khôn Ly Càn
Nghịch: Tốn Đoài Chấn Càn Ly Khôn Trung Cấn Khãm
[3][8][7] [1][5][6]
[1][6][2] [3][7][2]
[5][4][9] [8][9][4]

Hệ Khãm Ly:
Thuận: Khãm Cấn Trung Tốn Ly Cấn Đoài Chấn Khôn
Nghịch: Ly Tốn Trung Càn Khãm Khôn Chấn Đoài Cấn
[4][5][9] [2][1][6]
[8][3][7] [7][3][8]
[6][1][2] [9][5][4]

Hệ Cấn Đoài:
Thuận: Cấn Chấn Càn Ly Khãm Tốn Đoài Khôn Trung
Nghịch: Đoài Tốn Khãm Ly Càn Chấn Cấn Trung Khôn
[6][4][8] [2][4][9]
[2][9][7] [6][8][1]
[1][5][3] [7][3][5]

Bạn nối lại thứ tự từ 1 đến 9 sẻ có 4 hệ!!!

Thực ra đây chỉ là Lạc thư không phi mà chuyển thuận , chuyển nghịch

Hệ Càn Khôn:

Hệ CÀN: Càn Đoài Cấn Ly Khãm Khôn Chấn Tốn Trung
[8][4][6]….....[4][9][2]
[7][9][2]--- >[3][5][7]
[3][5][1] ..…..[8][1][6]

Hệ KHÔN : Khôn Khãm Ly Cấn Đoài Càn Trung Tốn Chấn
[8][3][1] ….....[6][1][8]
[9][7][5]- -- >[7][5][3]
[4][2][6]……....[2][9][4]

Hệ Chấn Tốn:

Hệ CHẤN : Chấn Đoài Tốn Khãm Cấn Trung Khôn Ly Càn
[3][8][7] ...……[2][7][6]
[1][6][2]--- > [9][5][1]
[5][4][9] …...…[4][3][8]

Hệ TỐN : Tốn Đoài Chấn Càn Ly Khôn Trung Cấn Khãm
[1][5][6] ……....[8][3][4]
[3][7][2] --- >[1][5][9]
[8][9][4] ……....[6][7][2]

Hệ Khảm Ly:

Hệ KHẢM : Khãm Cấn Trung Tốn Ly Cấn Đoài Chấn Khôn
[4][5][9] ….....[6][7][2]
[8][3][7] --- >[1][5][9]
[6][1][2] ….....[8][3][4]

Hệ LY : Ly Tốn Trung Càn Khãm Khôn Chấn Đoài Cấn
[2][1][6]…….. .[4][3][8]
[7][3][8]--- > [9][5][1]
[9][5][4] ……...[2][7][6]


Hệ Cấn Đoài:

Hệ CẤN: Cấn Chấn Càn Ly Khãm Tốn Đoài Khôn Trung
[6][4][8] …....[2][9][4]
[2][9][7]--- >[7][5][3]
[1][5][3] …....[6][1][8]

Hệ ĐOÀI : Đoài Tốn Khãm Ly Càn Chấn Cấn Trung Khôn
[2][4][9]…..... [8][1][6]
[6][8][1] --- >[3][5][7]
[7][3][5]…..... [4][9][2]

thucnguyen
03-03-16, 17:13
K/g: Anh Nam Phong,
Mình đang làm việc ở Duyên Hải, Trà Vinh. Không biết anh có ở gần để mình có cơ hội gặp và học hỏi.

Trân trọng,
ThucNguyen