PDA

View Full Version : Phản biện chủ đề: "Giải trừ câu bùa chú "Thân cường mới có thể đảm tài quan""



VULONG
02-11-13, 05:56
Phản biện chủ đề: "Giải trừ câu bùa chú "Thân cường mới có thể đảm tài quan"" của Hoàng Đại Lục được dịch bởi Phuluc bên trang web "Nhân Trắc Học" ở mục "Kiến thức về Tử Bình, Tứ Trụ..."

Ví dụ 7 và 8 của Hoàng Đại Lục đã luận như sau:

“Ví dụ 7: Mệnh của Hàn Nghiễm: Bính Dần, Quý Tị, Bính Tuất, Tân Mão

Ví dụ 8: Mệnh của 1 người họ Chu: Nhâm Thìn, Ất Tị, Bính Ngọ, Kỷ Hợi

Hai mệnh trên nếu so sánh với nhau đều cùng thuộc “Thân cường Sát thiển” (thân vượng, Sát yếu) không nghi ngờ. Cả 2 mệnh đều gặp vận Tài sinh Quan Sát, lẽ ra mệnh của Chu có Sát tinh được trọng căn (Nhâm ở Hợi), còn mệnh của Hàn (chỉ) có Tỉ Kiên nên (mệnh của Chu) lại càng dễ dàng gặp loại “Thân Sát lưỡng đình”. Thật ra vận mệnh tốt lại là ở Hàn, ông ta vừa vào vận Bính Thân, Đinh Dậu thuộc phương tây là trúng tuyển thi cử, quan chức liên thăng, trở thành học giả đại phú đại quý.

Còn anh họ Chu trong vận Mậu Thân, Kỷ Dậu lại là nông dân bần khốn, lúc nào mặt cũng nhìn xuống đất lưng ngửa lên trời! Tại sao 2 người lại khác nhau một trời một vựa? Không phải họ đều là “Thân cường hỉ Tài Quan”, mà thêm cũng cùng gặp Tài Quan vận sao? Muốn nói “Thân Sát lưỡng đình”, không phải mệnh của Chu là càng đúng sao?

Nếu như chúng ta cứ mê muội không chịu thay đổi, cứ nhất định tìm kiếm thăng bằng ở Thân cùng Sát, như vậy chúng ta sẽ vĩnh viễn bị hãm sâu ở trong vũng bùn "Thăng bằng dụng thần" mà không thể thoát ra được. Nếu chúng ta luận theo Cách Cục Tử Bình, vấn đề liền có thể dễ dàng đối phó.

Mệnh của Hàn là cách “Nguyệt kiếp dụng Quan”, thiên can thấu Tài mà không thấu Ấn, cách thành không bị phá. Chỉ cần Quan tinh ở đại vận có thể đứng vững, tức là có thể vận dụng được công năng chế Kiếp, cho nên được đại quý.

Còn mệnh của Chu thì nguyệt lệnh lộ ra Thương quan, vốn có thể cấu thành cách “Thực Thương chế Sát”, nhưng tiếc rằng nguyệt can có Ất mộc là Ấn tinh hóa Sát, khiến Kiếp tài trong nguyệt lệnh không có chế, trên cơ bản là không hình thành được cách cục gì, vận Mậu Thân Kỷ Dậu càng tăng thêm tệ hại vì Mậu Kỷ thổ cùng Ất mộc tranh chế Thất Sát, hình thành cách “chế hóa lưỡng lập” là cách phá mệnh, vì vậy mà mệnh Chu so với mệnh Hàn kém mười vạn tám ngàn dặm rồi!“


Sau đây là bài phản biện của tôi:

Sơ đồ mô tả sự áp dụng “Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời Luận“ để xác định sự vượng suy của ngũ hành trong Tứ Trụ như sau:

Ví dụ 7:
http://farm6.staticflickr.com/5545/10599605056_49600372f6_o.png (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/10599605056/)

1 - Cái đầu tiên chúng ta thấy các can chi trong Tứ Trụ được biểu diễn theo sơ đồ trên là hợp lý, vì các Thiên Can được coi là ở trên trời nên đặt chúng ở trên còn các Địa Chi được đặt ở dưới vì chúng được xem là ở dưới mặt đất.
2 - Số điểm ghi bên cạn các Địa Chi và Thiên Can tương ứng với các trạnh thái vượng hay nhược của chúng ở Lệnh Tháng (hay Nguyệt Lệnh), như Tị tại lệnh tháng Tị ở trạng thái Đế Vượng và có điểm cao nhất là 10, Bính tại Lệnh Tháng Tị ở trạng thái Quan Đới có 9 điểm… cuối cùng Tân trụ giờ tại Lệnh Tháng Tị ở trạng thái Tử có 3 điểm là thấp nhất. Các số điểm đặc trưng cho từng trạng thái này tôi đã tìm ra qua các ví dụ thực tế.
Điều này có đúng là phản ánh các trạng thái vượng suy của các Can Chi trong Tứ Trụ theo “Tứ Thời“ hay không?
3 – Quý trụ tháng khắc gần Bính trụ năm (tức Can khắc Can hay Chi khắc Chi ngay trụ bên cạnh) và khắc trực tiếp Tị cùng trụ (tức Can và Chi cùng trụ khắc nhau). 2 lực khắc này là mạnh nhất nên qua các ví dụ trong thực tế các Can hay Chi bị khắc trực tiếp hay gần thì chúng không có khả năng sinh hay nhận được sự sinh từ các can chi khác cũng như chúng không còn khả năng khắc các Can Chi khác.
Điều này có đúng là đã sử dụng tính chất Khắc Ngũ Hành của Tử Bình hay không? Vậy thì từ Cổ tới Kim đã có các sách nào đã sử dụng chúng để xác định sự vượng suy giữa các hành trong Tứ Trụ với nhau như của ông Thiệu đã đưa ra trong cuốn “Dự Đoán Theo Tứ Trụ“?
4 – Vì Tử Bình lấy Nhật Can (can trụ ngày) đại diện cho người có Tứ Trụ nên hiển nhiên chúng ta thấy sực tác động của các Can Chi ở các khoảng cách xa gần khác nhau trong Tứ Trụ tới Nhật Can phải khác nhau cho dù chúng có cùng một trạng thái của Lệnh Tháng. Do vậy muốn biết chính xác sự tác động của từng Can Chi này với Nhật Can thì chúng ta phải làm cách nào khử đi yếu tố xa gần này. Qua các ví dụ thực tế tôi đã xác định được tỉ lệ giảm đi của các Can Chi ở các vị trí xa hay gần sao cho chúng tác động tới Nhật Can không còn phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần nữa.
Các điểm hạn và điểm vượng của từng hành trong Tứ Trụ được biểu diễn phía trên và phía dưới ngay hành của chúng (tôi gọi là “Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm“, vùng tâm là vùng mà các điểm vượng của các hành tác động tới Nhật Can là như nhau không còn phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần của chúng với Nhật Can nữa).
Điều này có đúng là áp dụng “Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời Luận“ vào Tứ Trụ hay không?
5 - ……………………………..

Đại khái là như vậy, nếu ai quan tâm thì xin vào đọc chủ đề “Lớp Học Tứ Trụ Sơ Cấp, Trung Cấp và Cao Cấp cho tất cả mọi người“ trong mục Tử Bình hay Tứ Trụ… trên các trang web “Diễn Đàn Lý Học Đông Phương“ hay “Huyền Không Lý Số“.

Ví dụ 8:

http://farm6.staticflickr.com/5481/10599908623_8b1d68cb76_o.png (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/10599908623/)

(còn tiếp)

VULONG
02-11-13, 06:12
(tiếp)

Với Tứ Tru 7:
Câu đầu tiên ông ta luận: “Hai mệnh trên nếu so sánh với nhau đều cùng thuộc “Thân cường Sát thiển” (thân vượng, Sát yếu) không nghi ngờ.“ là hoàn toàn đúng bởi vì không cần tính toán, ai nhìn vào các can chi trong 2 Tứ Trụ này đều có thể ước lượng được hành Hỏa vừa nắm lệnh lại vừa nhiều trong khi Tài và Quan Sát thất lệnh lại còn ít, nên cả hai phương pháp “Vượng Suy Pháp“ và “Cách Cục Pháp“ đều lấy hành Quan Sát làm hỷ, dụng thần. Nhưng câu sau ông ta luận: “Cả 2 mệnh đều gặp vận Tài sinh Quan Sát,“ thì lại không đúng bởi vì chả nhẽ với trình độ của ông ta mà không nhìn thấy vào đại vận Bính Thân của ví dụ 7 và Mậu Thân của ví dụ 8 không có Tị trụ tháng hợp với Thân ở đại vận hóa Thủy (vì có thần dẫn là Quý hay Nhâm) hay sao?

Điều này chỉ có thể khẳng địng rằng với trình độ của ông ta, ông ta không thể giải thích được vì sao cả 2 ví dụ này vào đại vận Thân đều có lệnh tháng hóa Thủy mà mệnh của 2 người lại khác nhau một trời một vực như vậy. Chính vì Quá Bí không thể giải thích được nên ông ta đã lờ đi coi như không nhìn thấy lệnh tháng đã hóa thành Thủy. Vì vậy ông ta đã ra sức “Gọt, Đẽo…“, bằng chứng là ông ta đã luận “Mệnh của Hàn là cách “Nguyệt Kiếp dụng Quan“….“ hay câu: "Cả 2 mệnh đều gặp vận Tài sinh Quan Sát", có nghĩa là theo ông ta lệnh tháng Hỏa không thay đổi đối với mệnh của Hàn trong đại vận Thân.

Với Tứ Trụ của Hàn, chúng ta dễ dàng nhìn thấy Thân Hỏa quá cường vượng nhưng không thể tạo thành cách "Hỏa Độc Vượng" được bởi vì có Quý trụ tháng phá nó. Rõ ràng Thân Hỏa cường vượng thì phải cần có Quan Sát áp chế Tỷ Kiếp, mà Quý trụ tháng mặc dù hưu tù ở lệnh tháng nhưng không bị thương tổn (tức không bị khắc gần hay trực tiếp) nên vẫn áp chế (tức khắc gần hay trực tiếp) được Bính trụ năm và Tị trụ tháng. Đó là một yếu tố cần có của một Tứ Trụ phú quý, chỉ cần đến vận Tài và Quan mạnh là có thể phát.

Thực tế vào vận Bính Thân là vận kỵ thần (Bính là kỵ thần theo “Vượng Suy Pháp“) nhưng Bính đại vận đã hợp với Tân trụ giờ còn Thân hợp với Tị trụ tháng hóa Thủy thành công (vì lực hợp của Tị trụ tháng với Thân đại vận lớn hơn lực xung của Dần trụ năm với Thân đại vận). Chính Thủy cục này làm cho Tứ Trụ trở lên thăng bằng không những có tác dụng điều hầu làm cho ngũ hành sinh hóa hữu tình mà còn làm cho Hỏa không còn quá cường vượng và Thủy nhược nay vượng nên đủ sức áp chế Tỉ Kiếp. Chính điều này đã làm cho mệnh chủ trở thành đại phú đại quý.

Sang vận Đinh Dậu cũng là kỵ vận (vì Đinh là kỵ thần) nhưng may mắn có Dậu đại vận hợp với Tị trụ tháng hóa Kim thành công (có Tân trụ tháng làm thần dẫn) nên Hỏa không những bị mất điểm vượng của Tị nên đỡ nóng mà Quan là Quý trụ tháng được Tài của Kim cục vượng sinh cho nên trở thành vượng có thể chế ngự được Tỷ Kiếp để bảo vệ Tài nên vận này phát Tài là chủ yếu (Bính trụ năm được lệnh nhưng nhược ở đại vận nên chỉ khắc được 1/4 điểm hạn âm của Kim cục). Đinh đại vận mặc dù vượng ở đại vận nhưng không khắc được Kim cục ở dưới và Tân trụ giờ (vì Tân ở trong tổ hợp) nên hầu như Đinh trở thành vô dụng còn bị Quý trụ tháng chế ngự (nhất là vào các năm Quý vượng ở lưu niên).

Hoàng Đại Lục làm sao biết được thực chất của sự phát đại phú đại quý trong 2 vận này nên ông ta chỉ có thể nói chung chung là :
“Mệnh của Hàn là cách “Nguyệt kiếp dụng Quan”, thiên can thấu Tài mà không thấu Ấn, cách thành không bị phá. Chỉ cần Quan tinh ở đại vận có thể đứng vững, tức là có thể vận dụng được công năng chế Kiếp, cho nên được đại quý“.

“Chỉ cần Quan tinh ở đại vận đứng vững….“ một câu luận đầy mơ hồ thường có ở những người “Học Gạo“ và quen “Đẽo, Gọt…“.

Với ví dụ 8:
Còn Tứ Trụ của Chu, chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy Thân Hỏa quá cường vượng cũng rất cần có Quan Sát để chế ngự Tỷ Kiếp nhưng đáng tiếc rằng Quan Sát ở đây là Nhâm trụ năm và Hợi trụ giờ lại bị khắc gần hay trực tiếp bởi Thìn trụ năm và Kỷ trụ giờ nên có vào các vận hỷ dụng Thủy và Kim… cũng khó phát (vì còn có thêm Kỷ trụ giờ chế ngự Thủy và Bính trụ ngày chế ngự Kim). Điều xấu nhất là mệnh này không gặp vận tốt cộng thêm tổ hợp của Tứ Trụ lại quá xấu. Như vào vận Mật Thân có Thân đại vận hợp với Tị trụ tháng hóa Thủy nhưng lại bị trụ giờ Kỷ Hợi thiên khắc địa xung với trụ tháng Ất Tị làm cho mất Thủy cục chỉ còn lại tổ hợp. Còn vào vận Kỷ Dậu cũng có Dậu đại vận hợp với Tị nhưng không có thần dẫn để hóa nên tổ hợp đã bị mất khi bị thiên khắc địa xung (tức một thiên khắc địa xung chỉ phá được cục, trừ tam hợp và tam hội, nhưng vẫn còn tổ hợp và phá được tổ hợp nếu tổ hợp đó không hóa - bí kíp này làm sao Hoàng Đại Lục có thể biết). Ở 2 vận này Thực Thương (Mậu và Kỷ) là vận hỷ thần không có Tài Kim để hóa nên khắc trực tiếp Nhâm là Sát ở trụ năm, vì vậy Sát chết hẳn không thể hóa thành quyền bính được (tức không thể chế ngự được Tỷ Kiếp) nên nghèo khó là vậy.

Trong khi Hoàng Đại Lục lại luận là:
“Còn mệnh của Chu thì nguyệt lệnh lộ ra Thương quan, vốn có thể cấu thành cách “Thực Thương chế Sát”, nhưng tiếc rằng nguyệt can có Ất mộc là Ấn tinh hóa Sát, khiến Kiếp tài trong nguyệt lệnh không có chế,…“

Có nghĩa Hoàng Đại Lục cho rằng Ất trụ tháng đã hóa Nhâm trụ năm nên Nhâm không còn khả năng chế ngự Tỷ Kiếp nữa nên vận này xấu. Theo theo Phương Pháp của tôi thì Ất trụ tháng có Nhâm bên cạnh nên có thể sinh được ½ điểm vượng của nó cho Tị cùng trụ nhưng Nhâm bị khắc trực tiếp bởi Thìn cùng trụ nên nếu không có Ất thì Nhâm trụ tháng cũng không thể chế ngự được Tỷ Kiếp là Bính trụ ngày hay Tị trụ tháng. Bí kíp này thì Hoàng Đại Lục làm sao có thể biết được khi ông ta không hề biết đến phải sử dụng tính khắc của ngũ hành để xét sự vượng suy của ngũ hành trong Tứ Trụ với nhau. Điều này đủ để chứng minh ông ta đã tự chui vào “Hố Tử Thần trong Tử Bình“).

Ở đây tôi chỉ phản biện một số điểm sai lầm chính mà Hoàng Đại Lục đã mắc phải khi luận do không nắm được những kiến thức cơ bản của Tử Bình truyền thống. Một trong các kiến thức đó chính là tính chất Sinh và Khắc của Ngũ Hành đã xây dựng nên “Vượng Suy Pháp“.

VULONG
11-11-13, 23:59
Hoàng Đại Lục đã viết:

"Thí dụ 1: Quý Mão, Giáp Dần, Canh Thìn, Đinh Sửu

Mệnh này địa chi tam hội tài cục (Dần Mão Thìn), nhật nguyên Canh kim được Sửu thổ sinh thân, thuộc về cách “Tài đa thân nhược” không thể nghi ngờ. Sau 31 tuổi, đại vận Canh Tuất, Kỷ Dậu, Mậu thân là những đại vận có Ấn Tỉ giúp thân, theo phương pháp "Thăng bằng dụng thần" mà luận, gọi là vừa vặn hình thành được cục diện “Thân Tài lưỡng vượng” thăng bằng, mệnh chủ ứng phải làm quan phát tài. Nhưng mệnh chủ đến nay vẫn là một công nhân bình thường, cho dù năm ngoái 46 tuổi trong vận Kỷ Dậu, năm Kỷ Sửu 2009, có tới 4, 5 cái Ấn Tỉ đến giúp thân, mệnh chủ chẳng có dấu hiệu nào phát tài. Những câu như "Tài nhiều gặp tỉ kiếp, vận vượng người ân phú", "Tài cách nếu gặp Ấn, tiền tài hàng năm tiến" ..., một câu cũng không thấy hiệu lực!

Có vài người không hiểu mệnh sư thuyết cách cục, lấy cách cục luận mệnh chỉ thích hợp luận thành cách bát tự phú quý, mệnh người bình thường thì sẽ dụng pháp "Thăng bằng dụng thần" mà luận, nhưng mệnh này chính là một người bình thường, tại sao tình huống “Tài đa thân nhược” gặp vận ấn tỉ giúp thân lại không phát tài?"

Sau đây là bài phản biện của tôi:

http://farm4.staticflickr.com/3774/10801167546_1cc1bed1b1_o.png (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/10801167546/)

Cái xấu nhất của Tứ Trụ này là không thể Tòng Tài (Mộc) được vì có Ấn là Sửu trụ giờ.
Nhật can Canh tử tuyệt tại lệnh tháng không có Tỷ Kiếp trợ giúp còn bị Đinh trụ giờ khắc gần nên Canh không thể nhận được sự sinh của Sửu trụ giờ hay bất kỳ can chi Kiêu Ấn nào khác. Mệnh này càng xấu hơn khi Mộc lại quá cường vượng. Chính vì vậy mà vào các vận hỷ dụng thần (Thổ và Kim) cho dù Thân có được sinh trợ cũng khó mà thắng được Tài tinh để mà phát Tài.
Vào vận Kỷ Dậu và năm Kỷ Sửu có Giáp hợp với Kỷ đại vận và Kỷ lưu niên không hóa nên 2 Kỷ thành mất. Dậu đại vận hợp được với Sửu trụ giờ và Sửu lưu niên hóa được Kim nhưng lại bị Đinh trụ giờ vượng ở Dậu đại vận khắc mất ½ nếu Đinh nhược ở lưu niên và mất hết nếu Đinh vượng ở lưu niên. Số lượng Kim cục còn lại không đủ giúp Thân (Kim) thắng được Tài (Mộc) quá cường vượng nên không thể phát Tài được.

Mặc dù đại vận Kỷ Dậu thiên khắc địa xung với trụ năm Quý Mão nhưng theo giả thiết 176/61 (tức bí kíp của tôi) thì Kim cục không bị phá.

(176/61 - Nếu hai chi của TKĐK không là Thổ hóa thành 2 cục có hành giống hành của các chi của chúng thì TKĐX thành vô dụng khi trong chúng có ít nhất 1 hóa cục có trước TKĐX này.)

Chắc Hoàng Đại Lục cho rằng một người gục ngã trong sa mạc chờ chết do khát, chỉ cần cho người đó vài giọt nước là họ có thể hết khát để đứng lên tiếp tục cuộc hành trình thì phải ?

Từ ví dụ này chứng tỏ Hoàng Đại Lục:
1 - Không có khả năng xác định được tương quan lực lượng giữa Tài và Thân để dự đoán có thể phát Tài hay không?
2 - Không hề biết đến các quy tắc hợp hóa cũng như các quy tắc tranh phá hợp của các can chi trong Tứ Trụ với tuế vận và tiểu vận.

Chứng tỏ Hoàng Đại Lục chỉ là một người học Vẹt, học Gạo, không hề có một chút nào là suy luận logic cả (vì có ai hay cuốn sách nào dậy cho ông ta biết về các điều này đâu).

donglaiduy
13-11-13, 15:58
Lão vulong đầu đất bây giờ vẫn lấy Đinh vượng ở Dậu thì bó tay.
Cách cục quan ấn cách, quan tinh gần như vô khí, hành vận lại là tài quan tử tuyệt thì phát cái nỗi gì. Đã dốt rồi cứ hay đi chê người khác.

VULONG
13-11-13, 18:33
Lão vulong đầu đất bây giờ vẫn lấy Đinh vượng ở Dậu thì bó tay.
Cách cục quan ấn cách, quan tinh gần như vô khí, hành vận lại là tài quan tử tuyệt thì phát cái nỗi gì. Đã dốt rồi cứ hay đi chê người khác.

Những người "Mù" (trong kiến thức) thì mới không nhìn thấy Đinh ở trạng thái Trường sinh tại Dậu đại vận không phải là vượng (được lệnh) hay sao?

Đúng là trên đời này còn quá nhiều kẻ "Học Vẹt" không có một chút nào là suy luận logic gì cả.

donglaiduy
13-11-13, 19:06
Đinh, Kỷ trường sinh ở Dậu là cái kiến thức trong sách nhập môn, là sự lắp ghép gượng ép của âm thiên can với địa chi, hỏa đến Thân, Dậu vô luận âm dương là tử địa,tôi không hiểu lão vulong còn ngô nghê đến mức như vậy nữa. Đáng thương thay.

VULONG
13-11-13, 19:42
Đinh, Kỷ trường sinh ở Dậu là cái kiến thức trong sách nhập môn, là sự lắp ghép gượng ép của âm thiên can với địa chi, hỏa đến Thân, Dậu vô luận âm dương là tử địa,tôi không hiểu lão vulong còn ngô nghê đến mức như vậy nữa. Đáng thương thay.

Tôi nói loại "Học Vẹt" là học và suy luận đúng như vậy, vì vậy tôi chả có thời gian đâu để giảng giải cho loại này làm gì.

donglaiduy
13-11-13, 22:03
Đáng thương lão vulong đã trót trao linh hồn cho Thiệu Vĩ Hoa, cứ cố gắng mà phát huy đi, tôi thấy mấy cái topic của ông âm u quá nên vào hỏi thăm thôi, tội nghiệp.

VULONG
13-11-13, 22:50
Đáng thương lão vulong đã trót trao linh hồn cho Thiệu Vĩ Hoa, cứ cố gắng mà phát huy đi, tôi thấy mấy cái topic của ông âm u quá nên vào hỏi thăm thôi, tội nghiệp.

Thôi thì đành phải nói vài điều cho những người mới nhập môn Tử Bình hiểu chứ không thì trắng đen dễ lẫn lộn.

"Bảng Trường Sinh Đế Vượng" là một trong các kiến thức xây dựng nên môn Tử Bình chứ không phải là của bố con thằng nào cả. Cho nên khi dự đoán phải luôn luôn áp dụng nó, chứ không thể thay đổi nó tùy tiện theo ý muốn chủ quan của con người được.

Cụ thể nếu Đinh là Quan thì nó phải khác với Bính là Quan, chứ không thể ép chúng phải ở trong cùng một trạng thái của bảng "Trường Sinh Đế Vượng" được (cho dù hành của các hoá cục Hỏa phải xác định theo 5 can Dương). Nếu ép được như vậy thì người phát minh ra môn Tử Bình cần gì phải phân ra trạng thái của 5 can Âm khác với 5 can Dương như vậy cho phức tạp.

Do vậy chỉ có những người có Tứ Trụ thuộc "Cách Cục Đầu Đất" (tức loại "Ngu Lâu Khó Đào Tạo") mới có những phát minh ép buộc như vậy mà thôi.

VULONG
15-11-13, 18:20
Ví dụ 2 Hoàng Đại Lục đã viết:

"Thí dụ 2: Nhâm Dần, Giáp Thìn, Canh Tý, Bính Tuất

Nguyệt thấu tài tinh (Giáp), Tý Thìn hợp Thủy, cũng thuộc loại mệnh “thân nhược Tài nhiều”. Mệnh chủ lúc 29 tuổi bắt đầu 10 năm vận Tân Sửu có Thổ Kim giúp thân, hẳn là nên hưng phát một lần? Song, mệnh chủ tự nhận là vận này là vận khổ sở nhất, nhiều lần sinh non, mấy lần bị cướp, thêm phá tài, ly hôn, không gặp một điểm nào tốt! Vì sao thân và Tài đều vượng, đại vận cũng vượng lại liên tiếp xui xẻo?"

Sau đây là bài luận của tôi:

http://farm3.staticflickr.com/2825/10635008576_19efe76ac4_o.png (http://www.flickr.com/photos/64592075@N04/10635008576/)

Với sơ đồ trên chúng ta thấy Thân (Kim) và Tài tinh không quá chênh lệnh như ví dụ trên nhưng cả 3 hành Thực Thương, Tài và Quan Sát đều cường vượng.

Nhật can Canh ở trạng thái hưu tù không có can chi Tỷ Kiếp trợ giúp còn bị thương tổn do Bính trụ giờ khắc gần nên nó không thể nhận được sự sinh của Tuất trụ giờ hay các can chi Kiêu Ấn nào khác.

Vào đại vận Tân Sửu mặc dù là vận dụng thần (vì Tân là dụng thần) nhưng đáng tiếc rằng Bính trụ giờ hợp với Tân hóa Thủy thành công (vì lệnh tháng là Thủy (Tý trụ ngày hợp với Thìn trụ tháng hóa Thủy) nên từ vận dụng thần đã hóa thành vận kỵ thần. Và theo lý thuyết của tôi thì Sửu đại vận không có khả năng bổ xung cho Thổ trong Tứ Trụ.

Do vậy Thân đã quá nhược không những không được sinh hay được trợ giúp mà còn bị xì hơi bởi Thủy cục nên càng nhược còn Tài đã vượng hơn Thân lại được Thực Thương (Thủy đã vượng còn thêm Thủy cục) sinh cho nên càng vượng thêm thì làm sao Thân có thể thắng Tài mà phát Tài được.

Ví dụ 5 và 6 Hoàng Đại Lục đã viết:

" Ví dụ 5: Mệnh của cục trưởng họ Ngô: Giáp Ngọ, Quý Dậu, Giáp Tuất, Canh Ngọ

Ví dụ 6: Mệnh của người họ Triệu "đầu to": Canh Dần, Ất Dậu, Ất Mão, Kỷ Mão

Hai mệnh so sánh nhau, người nào càng đến gần cách " Thân sát lưỡng đình" đây? Không hề nghi ngờ, đó là mệnh của Triệu. Ất mộc nhật nguyên mặc dù sinh ở cuối mùa thu lá rơi mộc khô, nhưng ở trụ năm, trụ ngày, trụ giờ có trọng căn, không thể nói là thân không mạnh. Đại vận gặp Mậu Tí Kỷ Sửu, Tài đến sinh Quan, không thể nói là Quan không vượng. Thế nhưng, thân vượng quan vượng mệnh này phát gì đây? Người này đọc sách không được, kinh thương thất bại, chơi bời lêu lổng, mơ màng như say rượu, họ hàng mà gặp đều phải lắc đầu mà gọi là “đầu to" (kẻ phá của).

Mệnh của cục trưởng Ngô có nhật nguyên Giáp mộc vô căn, khắc tiết cùng lúc, vừa nhìn liền biết là thân nhược, nhưng mà ở vận Đinh Sửu đảm nhiệm chức cục trưởng huyện Cục Công Thương, vận Mậu Dần được thăng chức cục trưởng thành phố. Tại sao mệnh “thân nhược không thể đảm tài quan” này so với mênh “Thân Quan lưỡng đình” lại tốt số hơn? Bởi vì Tử Bình đã viết: " Gặp Sát xem Ấn". Ngô mệnh có Thất Sát ở thiên can được Ấn hóa, ở địa chi có Thương chế (Đinh), Sát Ấn tương sinh mà thành quý cách, cho dù là tẩu vận Mậu thổ, cũng bởi nhờ Mậu Quý hợp hỏa mà chế Sát nên không tổn hại cách. Mệnh của Triệu thì gặp Quan không có Ấn mà phá cách, chỉ dựa vào thân cường đảm quan sát cho nên Triệu mệnh không bằng Ngô mệnh. Đạo lý đơn giản như vậy, lý luận lấy " Thân cường mới có thể đảm tài quan" có thể nói rõ ràng sao?"


Tại sao ở Tứ Trụ 5 này Hoàng Đại Lục lại nhìn thấy Mậu đại vận hợp với Quý trụ tháng hóa Hỏa mà ở ví dụ 2 ông ta không nhìn thấy Tân đại vận hợp với Bính trụ giờ hóa Thủy?

Có phải Mậu hợp Quý và Bính hợp Tân đều là Ngũ Hợp của Thiên can mà bất kỳ một ai mới nhập môn Tử Bình đều phải học thuộc lòng hay không? Vậy thì tại sao Hoàng Đại Lục lại không biết điều này?

Điều này chỉ có thể giải thích rằng Hoàng Đại Lục không có khả năng học thuộc lòng, tức "Học Vẹt" hay "Học Gạo" mà lúc đầu tôi đã nhận xét về ông ta.

Do vậy đây là một bằng chứng không thể chối cãi được đã chứng minh Tứ Trụ của Hoàng Đại Lục thuộc "Cách Cục Đầu Đất". Vậy mà ông ta đã viết và bình rất nhiều sách về Tử Bình và rất nhiều người hâm mộ tôn ông ta lên thành Đại Sư hay Tổ Sư gì đó về Tử Bình thế mới Kinh chứ. Chắc những người hâm mộ này cũng thuộc "Cách Cục Đầu Đất" thì phải?

donglaiduy
15-11-13, 19:00
" Nghệ thuật che dấu sự bất tài cũng đòi hỏi không ít tài năng"

dinhman_kt
16-11-13, 09:46
...Tôi chợt suy nghĩ...Biết đâu chúng ta đang phỉ báng một thiên tài...

...Khi Einstein trình bày rằng ánh sáng có trọng lượng...toàn thể giáo sư tham dự đã ồ lên và bỏ ra ngoài...với câu nói "Giáo sư điên"...

...Cho đến mười năm sau...Một nhà thám hiểm đã đến được Bắc Cực và chứng kiến Ánh sáng bị bẻ cong do trọng lực trái đất như thế nào...

...Đối với sự nghiêp nghiên cứu đột phá...Chỉ có 2 con đường...Siêu Quần hay là Hoang Tưởng...

...Và xin thông cảm với những Hiệp Sỹ trí tuệ....Thường cuộc đời họ sẽ có đáp số là Hoang Tưởng...

...Và Hoang Tưởng không phải là cái tội...mà là một căn bệnh...

...Hơn nữa, cả hai đều sẽ gây phiền toái cho mọi người...

VULONG
16-11-13, 21:13
Tứ Trụ 13; 14 và 15 Hoàng Đại Lục đã viết:

"Tứ trụ 13: Mệnh của Phùng Quốc Chương: Mậu Ngọ, Ất Sửu, Ất Tị, Canh Thìn

Tứ Trụ 14: Mệnh của Phạm Chí Nghị (Fan Zhiyi): Kỷ Dậu, Giáp Tuất, Ất Dậu, Canh Thìn

Hai mệnh đều thuộc cách Ất Canh hóa Kim. Phùng sinh ở tháng Sửu, trụ năm có địa chi Ngọ hỏa, đại vận hành hướng đông nam mộc hỏa, Hóa Thần hiển nhiên không đủ, song mệnh chủ ở vận Kỷ Tị trong tay có binh quyền, làm quan nhất phẩm. Vận Canh Ngọ thế quyền tổng thống chủ trì cả nước. So sánh với mệnh của Phạm, Hóa Thần nhiều nên càng vượng, không có một chữ nào khắc tiết Hóa Thần, có thể nói là Hóa Thần thừa thãi. Theo Nhâm Thị thì mệnh này muốn dùng thủy là "Dụng thần", đại vận phải đi thủy vận mới tốt, nhưng mà mệnh chủ bắt đầu đã gặp hai bước kim vận, hơn nữa ngay lúc kim vận là thiếu niên thành danh, đạt được danh hiệu "Trung Quốc bóng đá tiên sinh", sau lại gia nhập đội bóng đá Anh quốc chuyên nghiệp, lấy được vô số giải thưởng, lương hàng tuần cao tới 10 ngàn bảng Anh.

Tại sao hóa kim cách mà Hóa Thần không đủ, không gặp kim vận cũng có thể quý tới cực điểm? Mà Hóa Thần có thừa lấy thủy làm "Dụng thần", không gặp thủy vận cũng có thể đạt sự nghiệp thành công rực rỡ? Tại sao đồng dạng là mệnh hóa kim cách, một là đại quân phiệt, một là ngôi sao bóng đá danh tiếng? Dùng lối của Nhâm Thị "Thăng bằng dụng thần luận" có thể nói rõ đạo lý sao? Hiển nhiên là không thể, bởi vì "Thăng bằng dụng thần luận" vốn chính là đám người ăn theo Nhâm Thị không tiêu hóa nổi mà tuôn ra, không phải là Tử Bình chính tông.

Dụng mệnh pháp Tử Bình cách cục luận, nguyệt lệnh tức là dụng thần, phối hợp với 7 chữ còn lại mà thành công dụng. Mệnh của Phùng Quốc Chương nguyệt lệnh là Sửu thổ, trong đó có Tân kim là Sát tinh, nhật nguyên tọa Tị hỏa là Thương Quan, Thương Quan sinh Sửu thổ Tài tinh, Sửu thổ tái chuyển sinh dụng thần Tân kim, biểu kì nhật nguyên chính là thông qua Thương Quan chuyển sinh Thất Sát, mà Thương Quan cùng Sát đều là tín hiệu của nghiệp võ, cho nên mệnh chủ tòng nhưng mà thành quân phiệt Bắc Dương. Mệnh cục có Sửu hại Ngọ, là thủy trong nguyệt lệnh Sửu thổ hại khắc phá hư địa chi Ngọ hỏa, gia tăng cho Ngọ hỏa có Mậu thổ cái đầu hóa tiết, chuyển kị thành hỉ, nên cách thành mà cao.

Mệnh của Phạm Chí Nghị không giống vậy, vì Tuất thổ là đương lệnh, trong đó có Đinh hỏa Thực thần, trên có Giáp mộc cái đầu sinh Đinh hỏa, tức là Kiếp tài cùng Thực thần liên thủ, thể hiện là lòng yêu thích thể thao cùng tín hiệu cơ thể tốt. Tuất hại Dậu tức là tâm ý không muốn thuần tòng theo. Hóa kim cách lấy mộc hỏa là kị, Giáp Kỷ hóa thổ, là hóa kị thành hỉ, đại vận gặp kim là nơi hỏa tử, nên cách thành mà cao. Mệnh chủ có thể dùng được Kiếp tài cùng Thực Thương thật là tốt, dùng tài nghệ cao siêu mà dành được đại danh đại lợi.

Tứ Trụ 15: Mệnh của Úc Ba Sinh: Giáp Tuất, Đinh Sửu, Ất Dậu, Canh Thìn

Mệnh này cùng Phùng Quốc Chương và Phạm Chí Kiên cực kỳ tương tự, đều là có tiêu chuẩn Ất Canh hóa kim cách, nhưng vì sao mệnh này cũng chỉ là một tiểu phú ông ở một vùng quê? Dùng cách luận của Nhâm Thị "Thăng bằng dụng thần luận" không có cách nào giải thích. Lấy tử bình cách cục mà luận, mệnh này không cao quý là có nguyên nhân không phải ở chỗ Hóa Thần vượng hoặc yếu, mà ở Đinh hỏa cao thấu, Giáp mộc ở tháng Sửu tọa quan đái, nên có lực sinh Đinh hỏa. Như thế thì đại vận gặp Canh Thìn, Tân Tị, Đinh hỏa sẽ trực tiếp thương khắc Canh Tân kim, vì thế mà phá hư hóa kim cách, tổn hại quý khí. Cũng may vận Canh Thìn xung thẳng Giáp mộc, khứ Kiếp hộ Tài (Tướng thần), nên làm việc mệt nhọc mà kiếm tiền, dần dần cũng thành tiểu phú. Vận Tân Tị, Đinh hỏa thực thần rơi mất căn vì Tị Dậu Sửu tam hợp kim cục, hóa kị vi hỉ, lại càng trở thành vận tốt nhất, bởi vậy mệnh chủ bỗng nhiên được đại lợi, giàu có nhất làng, nhưng vẫn không thể như Phạm Chí Kiên dùng được tài nghệ mà thành danh. Mệnh chủ ở vận Ngọ là vận kị thần được lộc nên bệnh mà chết, chính là vì kị thần Đinh hỏa ở đại vận không được thanh trừ.

Đến đây, chúng ta có nên hoàn toàn buông tha cho phép luận của Nhâm Thị gọi là "Thăng bằng dụng thần luận", giải trừ cái bùa chú trói mình gọi là "Thân vượng mới có thể đảm tài quan", thoải mái trở về với quỹ đạo của Tử Bình luận mệnh qua cách cục mà tiến lên không?"

..................................................

Trong “Chương 2 – Luận dụng thần biến hóa“ cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bản Nghĩa“ của Hoàng Đại Lục, ông ta đã viết:

“…Từ ví dụ này có thể biết, mệnh cục có ngọ không có tuất, chữ ngọ cùng chữ dần bán hợp, cũng là có thể hóa hỏa. Luận cách cục thì, ngũ hành hợp hóa không cần có cái gì hóa thần, Trầm thị đối với việc này cũng không có đưa ra yêu cầu“.

Có nghĩa là Hoàng Đại Lục cho rằng theo Trầm thị thì “…ngũ hành hợp hóa không cần có cái gì hóa thần,…“ chỉ có đúng trở lên không thể sai… Chính vì vậy mà ba ví dụ trên (13; 14 và 15) ông ta đã mặc nhiên thừa nhận Ất hợp Canh luôn luôn hóa Kim không cần có thần dẫn (ở đây chưa xét tới Ất của cả 3 ví dụ này đều là Nhật can). Điều này đủ để chứng minh cho mọi người biết rằng Hoàng Đại Lục là một Thiên Tài trong Tử Bình đại diện cho những người có “Cách Cục Đầu Đất“ vĩ đại đến mức độ nào.

diennien
17-11-13, 00:32
Chắc những người hâm mộ này cũng thuộc "Cách Cục Đầu Đất" thì phải?
Làm mình nhớ đến nhân vật Chí Phèo bao giờ cũng kết thúc câu `` mẹ cha thằng Bá Kiến ``

VULONG
17-11-13, 01:17
Làm mình nhớ đến nhân vật Chí Phèo bao giờ cũng kết thúc câu `` mẹ cha thằng Bá Kiến ``

Bác Diennien bao nhiêu tuổi rồi mà còn không hiểu câu nói của tôi sao?

Thôi thì tôi xin giải thích cho bác hiểu là chỉ có những thằng "Cách Cục Đầu Đất" đã ngu dốt, không hiểu gì về Tử Bình, hở ra câu nào đều bị tôi đập cho Câm Họng ngay mà còn dám chửi bới, lăng nhục, chê bai tôi thì chính những tên "Đầu Đất" này mới chính là "Chí Phèo".

Hy vọng với vài dòng giải thích của tôi bác sẽ hiểu còn nếu bác vẫn không hiểu thì tôi đành xin ai đó giải thích tiếp giúp tôi (vì tôi không biết phải giải thích tiếp như thế nào nữa).

Thân chào