PDA

View Full Version : Khai thác bản thân để thành công.



Lê Điền
02-07-14, 22:14
Kính các ACE,
Như chúng ta đã biết, phong thủy góp 15% vào sự thành công. Nội lực bản thân quyết định tất cả.
Khi tinh thần bị trượt dốc, nội lực suy giảm.
Lúc này lúc khác, chúng ta ai cũng có thể bị xuống tinh thần, hay thậm chí là hơi sa sút. Có thể ta đang thấy quá tải, hoặc thấy chán nản vì ta xoay sở không tốt mấy với những mục tiêu của mình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới xuống tinh thần và tôi không đủ chuyên môn để bàn về tất cả những nguyên nhân ấy, những hệ lụy của nó hay điều trị lâm sàng. Điều tôi có thể nói là những gì đã có tác dụng với tôi.
Cảm giác hơi sa sút tinh thần có thể cản trở ta vươn tới những mục tiêu của ta. Chúng ta biết là chúng ta nên làm điều gì đó, nhưng đơn giản là ta không thấy muốn làm gì cả. Cảm giác này có thể đeo bám rất lâu nếu ta không chặn đứng nó càng sớm càng tốt và bắt tay vào hành động. Sau đây là vài thứ có tác dụng nhất với tôi:

7 Cách vực dậy bản thân (ST)

1. Lập 1 danh sách.
Đôi khi ta thấy xuống tinh thần đơn giản chỉ vì ta bị quá tải với những điều ta phải làm đến mức ta chẳng bắt tay được vào làm cái gì. Bạn có thể thích mê phương pháp Làm Cho Xong (LCX) nhưng thỉnh thoảng chính những tín đồ LCX cũng không theo kịp hệ thống của mình, và có lúc đơn giản là bạn không có năng lượng để mà làm thế. Cho nên tất cả mọi “thứ” ở trong đầu ta có thể khiến ta kiệt sức. Hãy bắt đầu bằng cách lấy một mẩu giấy và một cây bút, rồi lập ra một danh sách những việc cần kíp mà ta phải làm. Có lúc đó là công việc, có là đó là những thứ quanh nhà đang khiến ta thấy bức bối, có lúc đó là những nhiệm vụ mục tiêu, hoặc là một mớ tất cả những thứ tôi mới kể ra và còn hơn thế nữa. Việc lập ra danh sách không thôi có thể đã khiến ta nhẹ nhõm rồi – ta đang đưa mọi việc vào tầm kiểm soát. Bạn có thể thấy, ngay trước mắt bạn, điều bạn cần phải làm, và chỉ riêng điều đó cũng đã có thể khiến bạn cảm thấy đỡ hơn.

2. Bắt tay vào hành động.
Bạn đã lập một danh sách, và bạn vẫn thấy ủ ê? Nào, hãy bắt tay vào điều đầu tiên mà bạn phải làm. Nó có phải là một nhiệm vụ lớn không? Hãy bẻ nhỏ nó ra và chỉ cần làm phần nhỏ nhất, bất cứ cái gì chỉ để khiến bạn khởi động. Một khi bạn đã khởi động, một khi bạn đã bắt tay vào hành động, bạn sẽ thấy khá hơn. Hãy tin tôi đi. Có thể bạn vẫn thấy uể oải, nhưng ít ra là bạn đang làm gì đó. Và khi bạn bắt đầu làm gì đó, bạn có xung lực, mà thế thì thấy khá hơn nhiều so với cứ nằm ườn ra mà than thân trách phận.

3. Tập thể dục.
Tôi biết, bạn có thể không có tâm trạng mà tập thể dục. Nhưng cứ làm đi! Đi bộ 1 quãng, chạy 1 vòng, đến phòng tập thể dục, bất cứ thứ gì bạn coi là vận động cơ thể – hãy ra ngoài và làm ngay đi! Bạn không cần phải tập thể hình cực nhọc, chỉ vài động tác hình thể đã vực tinh thần bạn dậy ngay. Cứ làm đi!

4. Tắm rửa và chăm sóc bản thân.
Nằm vạ vật với bộ đồ ở nhà nhếch nhác, hôi hám chẳng đưa bạn tới đâu cả. Chỉ việc tắm rửa một tý, cảm giác sạch sẽ có thể khiến tâm trạng của bạn tốt lên bất ngờ. Hãy đánh răng, chải đầu, cạo râu hay bất cứ thứ gì bạn thấy cần phải làm để cảm thấy sạch sẽ và khỏe khoắn. Tươi lên tức thì!

5. Ra khỏi nhà mà làm gì đó.
Đôi khi, nếu bạn đang nằm vật vạ ở nhà, cảm giác chán chường, thì chỉ cần ra khỏi nhà (sau khi tắm gội và chải chuốt tí) đã có thể thay đổi tâm trạng của bạn. Ở mãi trong nhà thực sự có thể khiến bạn suy sụp, mà bạn có lẽ không nhận ra cho đến lúc bạn ra ngoài và làm gì đó. Tốt nhất là điều gì đó trong danh sách của bạn (xem số 1).

6. Chơi một điệu nhạc sống động.
Tôi thích Cô Gái Mắt Nâu (Brown Eyed Girl), ban nhạc the Kinks, ban nhạc the Ramones, hoặc một giai điệu lạc quan của nhóm Beatle, nhưng bạn có thể có gu riêng của bạn về loại nhạc tươi vui. Bất kể đó là gì, hãy gõ nhịp và để cơ thể bạn chuyển động theo điệu nhạc. Đó rất có thể là điều mà bác sĩ cũng yêu cầu đấy.

7. Trò chuyện về điều đó.
Hãy chọn một đối tượng nhất định mà bạn có thể nói chuyện: bạn thân nhất, người nhà, đồng nghiệp. Trút nỗi niềm vào tai họ. Thì họ là để cho những lúc như thế mà. Nếu bạn chẳng có ai, thì vẫn còn những đường dây nóng, còn những chuyên gia tâm lý mà bạn có thể giãi bày. Ngoài ra luôn có những diễn đàn trên mạng. Đó là những nơi tuyệt vời để kiếm người cùng trò chuyện. Trút gánh nặng khỏi vai mình tạo nên một sự khác biệt cực lớn, và có thể cho bạn sự nhẹ nhõm khủng khiếp. Việc đó cũng có thể giúp bạn tìm ra những nguyên nhân khiến bạn xuống tinh thần.

Lê Điền
02-07-14, 22:36
Có nhiều lý do khiến bạn nhiều lúc rơi vào trạng thái uể oải, không còn động lực đi làm. Những lúc như vậy, Bạn sẽ làm gì để chống lại sự mệt mỏi để tìm lại niềm vui trong công việc?

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, công việc lập lại mỗi ngày, áp lực bủa vây, lương thưởng không tương xứng, môi trường làm việc thiếu chuyên nghiệp, mối quan hệ đồng nghiệp nhiều mâu thuẫn….đều dễ khiến người ta rơi vào trạng thái mất hứng thú với công việc. Kết quả là bạn sẽ cảm thấy chán nản, không còn thiết tha với công việc dẫn đến làm việc không hiệu quả.

Vậy có cách nào để bạn vực dậy tinh thần và tiếp tục làm việc với niềm hăng say hơn?

Suy nghĩ tích cực
Ở một thời điểm nào đó, khi đã gắn bó với công việc, trong bạn thường xuất hiện nhiều đòi hỏi hơn. Ví dụ như bạn muốn được công ty ghi nhận công sức, được khen thưởng kịp thời và xứng đáng, được cân nhắc lên vị trí cao hơn, được tạo điều kiện làm việc nhiều hơn, được ưu ái hơn…Nếu những mong muốn này không được đáp ứng hoặc có nhưng không như mong đợi, bạn dễ cảm thấy chán. Hậu quả là càng chán công việc, bạn càng làm việc cẩu thả, vội vã và mờ nhạt.

Bạn có thể thay đổi được tình hình nếu hướng suy nghĩ theo chiều tích cực. Bạn có thể nhìn xuống thấp hơn để thấy bạn đang có công việc đúng chuyên môn mà rất nhiều người ao ước. Bạn có thể nhìn ra chung quanh để thấy bạn vẫn được trả lương đều đặn và mức lương này có thể không hề thấp. Bạn có thể nghĩ đến các yếu tố “được” mà bạn có khi làm công việc hiện tại. Ví dụ như công việc đang cho phép bạn linh hoạt giờ giấc, được giao tiếp rộng….Bạn có thể nghĩ đến những khía cạnh tích cực khác như đồng nghiệp vui vẻ, môi trường làm việc thân thiện, ngành nghề ổn định…Suy nghĩ như vậy sẽ giúp bạn phấn chấn và lạc quan hơn.

Cân bằng lại cuộc sống
Trạng thái mệt mỏi của bạn đôi khi do bạn cảm thấy “quá tải”. Đó có thể vì áp lực công việc liên tục xuất hiện khiến bạn căng thẳng. Công thêm những áp lực khác từ gia đình, từ các mối quan hệ…khiến bạn cảm thấy không còn sức lực nữa.

Bạn cần sắp xếp lại thứ tự cuộc sống của mình. Nếu công việc chiếm quá nhiều thời gian cá nhân của bạn, bạn cần điều chỉnh lại theo hướng giảm bớt và vừa sức. Ngoài ra, bạn cần tổ chức khoa học lại các bước hoàn thành công việc. Nhiều người đã cho biết, dù thời gian ít hơn nhưng nếu làm việc có kế hoạch, với một tinh thần thoải mái, bạn vẫn hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí còn làm tốt hơn.

Bạn cũng rất cần tìm niềm vui thú trong đời sống cá nhân. Tham gia thể thao, khiêu vũ hay đọc sách, nghe nhạc, xem phim, giao lưu gặp gỡ bạn bè… là những thú tiêu khiển có thể giúp bạn duy trì được sự cân bằng cuộc sống, giúp bạn yêu đời, cảm thấy dễ chịu và sớm lấy lại năng lượng.

Tự tạo niềm vui thú
Làm mãi một công việc với những trình tự lập đi lập lại thường là nguyên nhân khiến bạn dễ rơi vào trạng thái nhàm chán. Các chuyên gia khuyên bạn hãy suy nghĩ nhiều cách khác nhau để công việc của bạn thú vị hơn. Ví dụ bạn thử thay đổi một chút xíu quy trình làm việc miễn vẫn đảm bảo công việc trôi chảy. Bạn cũng có thể trao đổi, tìm hiểu thêm những cách thức, kinh nghiệm, kiến thức mới khi giải quyết một vấn đề nào đó, quan sát đồng nghiệp ở những bộ phận khác để có tầm nhìn bao quát hơn về mô hình kinh doanh của công ty …. Những điều mới mẻ mà bạn tự trao dồi thêm trong những công việc tưởng cũ có thể sẽ giúp bạn thêm yêu công việc, bớt sự nhàm chán.

Bạn cũng có thể suy nghĩ theo hướng, mình còn những khả năng nào mà công ty chưa biết, chưa đặt đúng chỗ. Nếu bạn tự tin ở khả năng của mình, bạn có thể tự trình bày với sếp. Có thể sếp sẽ cho bạn thử sức và biết đâu, bạn sẽ tìm thấy cơ hội, niềm vui từ những nhiệm vụ mới.

Gia tăng giá trị bản thân
Có thể những khó khăn khi thực hiện công việc đã làm bạn mệt mỏi, dẫn đến buồn chán. Nếu đúng thế, bạn cần tìm cách sớm ra khỏi khó khăn này. Bạn có thể tham gia các khóa học để biết cách giải quyết công việc thành thục và tự tin hơn. Bạn tăng cường giao thiệp để có được sự hỗ trợ, chia sẻ từ người khác. Học hỏi, tìm hiểu thêm kiến thức qua sách vở, nghiên cứu… cũng giúp bạn thấy mình có giá trị hơn.

Nếu sau mọi cố gắng điều chỉnh mà bạn vẫn không thoát khỏi trạng thái chán nản, rất có thể công việc kia đã không còn hợp với tâm tư, tính cách của bạn nữa. Đã đến lúc bạn lắng nghe lại lòng mình xem bạn cần gì, muốn gì, nên làm gì. Nếu bạn thích những công việc liên quan đến nghệ thuật, đừng ép bản thân vào các con số khô khan. Hoặc ngược lại, nếu bạn có tầm nhìn, quyết đoán, bạn hãy tham gia vào các công việc kinh doanh. Làm được đúng công việc mình thích sẽ giúp bạn cảm thấy hứng thú và sáng tạo.

quangtung
02-07-14, 22:46
Liều thuốc cho tinh thần quá hay...
Không biết bác anhnguyen đã thực nghiệm được bao nhiều % trong số những điều trên...
Thanks bác rất nhiều về bài viết!

Lê Điền
04-07-14, 18:17
Liều thuốc cho tinh thần quá hay...
Không biết bác anhnguyen đã thực nghiệm được bao nhiều % trong số những điều trên...
Thanks bác rất nhiều về bài viết!
Chào Anh quangtung,
Mình chưa dám nói đã thực nghiệm nhiều nhưng mình đang rất cố gắng để hoàn thiện.
Các bài viết trên và những bài viết sau này mình sưu tầm trên các trang sách mạng chưa ghi nguồn. Cáo lỗi.
-------------------------
10 Lối tư duy khác biệt của người GIÀU

Thomas Corley, người đã trải qua 5 năm theo dõi, phân tích các hoạt động hàng ngày cũng như thói quen của cả những người giàu có và người nghèo (233 người giàu và 128 người nghèo). Cuối cùng ông đưa ra tổng hợp về “thói quen giàu có” – và nhiều thói quen trong số đó chỉ đơn giản thuộc về tư duy.

“Trong nghiên cứu của mình, tôi thấy rằng những người giàu thường có tinh thần lạc quan lớn. Họ luôn thể hiện lòng biết ơn và xem hạnh phúc như một thói quen”, Thomas Corley nói.

Những kết quả nghiên cứu của Thomas Corley đã được ông trình bày và giải thích trong cuốn sách “Rich Habits: The Daily Success Habits Of Wealthy Individuals” (Thói quen giàu có: Những thói quen hằng ngày làm nên thành công của người giàu có) và trên trang cá nhân của ông.

Theo định nghĩa của Thomas Corley: “người giàu” là những người có thu nhập hàng năm từ 160.000 USD trở lên và có tổng giá trị tài sản ròng khoảng 3,2 triệu USD hoặc nhiều hơn; “người nghèo” là những người có thu nhập hàng năm từ 35,000 USD trở xuống và tổng giá trị tài sản khoảng 5.000 USD hoặc ít hơn.

Dưới đây là 10 cách suy nghĩ khác biệt của những người giàu có đã được Thomas Corley đúc kết từ nghiên cứu:

1. Người giàu tin rằng thói quen có tác động lớn đến cuộc sống của họ

52% người giàu và chỉ có 3% người nghèo đồng ý rằng: “Thói quen hàng ngày có ảnh hưởng lớn tới sự thành công về tài chính trong cuộc sống”.

Những người giàu có thường nghĩ rằng những thói quen xấu có ảnh hưởng không tốt tới may mắn, trong khi những thói quen tốt tạo ra “cơ hội may mắn”, điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ tạo ra các cơ hội cho mọi người để tạo ra may mắn cho chính mình.

Khi được hỏi về sự may mắn, rất nhiều người giàu nói rằng họ may mắn, còn người dân nghèo lại cho rằng họ đã không may mắn, Thomas Corley nhớ lại.

2. Người giàu tin vào giấc mơ Mỹ

87% người nghèo và chỉ có 2% người giàu đồng ý “Thời đại của giấc mơ Mỹ đã qua”.

“Giấc mơ Mỹ là ý niệm về tiềm năng không giới hạn của bản thân và bạn có thể làm điều đó một mình”, Corley nói. Trong nghiên cứu của Corley, đại đa số những người giàu tin rằng sự giàu có là một phần của giấc mơ Mỹ (94%) và vẫn có thể biến giấc mơ thành hiện thực.

3. Người giàu luôn xem trọng các mối quan hệ có giá trị

88% người giàu và 17% người nghèo đồng ý rằng: “Các mối quan hệ rất quan trọng cho sự thành công về tài chính”.

Những người giàu không chỉ nhận thấy các mối quan hệ rất quan trọng cho sự thành công của họ, mà còn rất nỗ lực để duy trì chúng như tạo ra thói quen gọi điện thoại để chúc mừng sinh nhật, chia sẻ một sự kiện trong cuộc sống của một người nào đó hoặc tiếp cận trực tiếp chỉ để chào hỏi.

“Tôi đã kiếm được khoảng 60.000 USD nhờ duy trì các cuộc điện thoại chào hỏi, chúc mừng”, Thomas Corley tiết lộ.

4. Người giàu thích gặp gỡ nhiều người mới trong cuộc sống của họ

68% người giàu và 11% người nghèo đồng ý rằng: “Thích gặp những người mới”.

Người giàu thích gặp gỡ những người mới và tin rằng đó là điều quan trọng cho sự thành công về tài chính (trong thực tế, có tới 95% người giàu tin vào sức mạnh của sự thân thiện, trong khi chỉ 9% người nghèo tin vào điều đó).

5. Người giàu nghĩ rằng tiết kiệm là cực kỳ quan trọng

“Tiết kiệm tiền là rất quan trọng cho sự thành công về tài chính”: 88% người giàu và 52% người nghèo người đồng ý như vậy.

“Sự giàu có không chỉ phụ thuộc vào việc làm ra rất nhiều tiền mà còn phụ thuộc rất nhiều vào sự tiết kiệm và tích lũy của cải”, Thomas Corley nói.

“Nhiều người trong số những người tôi nghiên cứu giàu có không phải vì họ làm ra rất nhiều tiền mà vì họ tiết kiệm được rất nhiều”, Thomas Corley nói thêm.

Vì vậy, Thomas Corley khuyên mọi người nên thấm nhuần nguyên tắc 80/20: Tiết kiệm 20% thu nhập, và chỉ nên tiêu 80%.

6. Người giàu luôn xác định rõ những việc họ phải làm trong cuộc sống

Chỉ 10% người giàu nhưng có tới 90% người nghèo tin vào số phận.

Phần lớn người nghèo tin rằng di truyền là yếu tố quan trọng để trở nên giàu có, trong khi giàu có từ hai bàn tay trắng là rất khó.

Người giàu lại có suy nghĩ ngược lại: Chỉ cần vạch rõ mục đích trong cuộc sống và có quyết tâm thì có thể làm nên bất cứ điều gì.

7. Người giàu tin rằng sự sáng tạo có giá trị hơn trí thông minh

75% người giàu và 11% người nghèo tin rằng: “Sáng tạo là rất quan trọng cho sự thành công về tài chính”.

Trong khi, hầu hết những người giàu có tin vào khả năng sáng tạo có ảnh hưởng tích cực đến thành công thì đa phần người nghèo lại nghĩ rằng là “tài năng trí tuệ” mới là điều quan trọng.

Người giàu có cũng tin rằng sự giàu có thường đến tình cờ. “Nếu bạn nhìn vào số liệu thống kê của tôi, bạn sẽ thấy rằng có rất nhiều người giàu có từng là là sinh viên trung bình. Vì vậy, có nhiều cách dẫn đến sự giàu có chứ không chỉ phụ thuộc vào thông minh”, Thomas Corley nói.

8. Người giàu yêu thích công việc của họ

85% người giàu và chỉ 2% người nghèo tin rằng: “Tôi thích (hoặc đã thích) những gì tôi làm để kiếm sống”.

“Nhiều người trong số những người giàu có thuộc nghiên cứu của tôi cho biết họ yêu thích công việc của mình”, Thomas Corley nói.

Trong thực tế, 86% những người giàu có làm việc trung bình 50 giờ hoặc hơn mỗi tuần (con số này ở người nghèo là 43%), và 81% nói rằng họ làm việc nhiều hơn yêu cầu công việc đặt ra (chỉ 17% người nghèo làm như vậy).

Thomas Corley cho biết: Điều này liên quan trực tiếp đến ý tưởng sáng tạo để tạo nên thành công tài chính. “Những người này tìm thấy động lực theo đuổi sáng tạo, cái mà có thể biến thành tiền nếu họ tiếp tục theo đuổi sự sáng tạo”.

9. Người giàu tin rằng sức khỏe có ảnh hưởng khá nhiều đến thành công của họ

85% người giàu và 13% người nghèo tin rằng: “Sức khỏe tốt ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công về tài chính”.

“Một trong những người tham gia nghiên cứu đã nói với tôi rằng: Tôi không thể kiếm tiền trên giường bệnh”, Corley nhớ lại.

“Những người giàu nghĩ rằng khỏe mạnh đồng nghĩa với việc ít bị ốm, như vậy, có thể làm việc năng suất hơn và làm ra nhiều tiền hơn”, Thomas Corley giải thích.

10. Người giàu sẵn sàng chấp nhận rủi ro

63% người giàu và chỉ 6% người nghèo cho rằng: “Tôi đã tìm thấy một cơ hội để tạo nên sự giàu có”.

“Rất nhiều những người giàu có trong nghiên cứu này là các chủ của các doanh nghiệp tư nhân. Họ tự tạo nên thành công nhờ kiên trì học hỏi và chịu khó va vấp”, Thomas Corley cho biết.

Trên thực tế, 27% những người giàu có trong nghiên cứu của Corley thừa nhận họ đã thất bại ít nhất một lần trong đời hoặc trong kinh doanh, trong khi, chỉ 2% người nghèo thừa nhận điều này.

“Thất bại giống như vết sẹo in vào vỏ não và trở thành những bài học mãi mãi”, Thomas Corley khẳng định.


Nguồn link: http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-anh/10-loi-tu-duy-khac-biet-cua-nguoi-giau.html

Lê Điền
04-07-14, 19:27
Nghèo Là Một Cái Tội?
(Bài viết của Alan Phan)

Một bạn để ý là tôi có nhiều sách về những câu châm ngôn phát đi từ các danh nhân và triết gia trong tủ sách. Được hỏi câu nào mang nhiều ý nghĩa nhất, tôi buột miệng theo tiềm thức, “Nghèo là một cái tội.” Trước khi ném đá và giương cao ngọn cờ “đấu tranh giai cấp”, xin các bạn cho ông già này giải thích.

Tôi đã nhiều lần rỗng túi, chạy quanh đường phố để suy nghĩ mà không biết ngày mai tiền sẽ từ đâu đến để trả cho cả trăm cái bills (hóa đơn). Tôi cũng đã từng có rất nhiều tiền mà suốt ngày phải họp với các chuyên gia thuế vụ để tìm cách làm “giảm hay hoãn” thuế. Nhìn lại, dù có tiền hay không, hạnh phúc hay đau khổ của tôi trong những hoàn cảnh này đều không liên quan đến tiền. Tuy nhiên, dù khóc hay cười, tôi nghiệm ra một điều là “có tiền” thì vẫn thú vị hơn. Mặt khác, tôi cũng có thể chắc chắn một điều: dù “không tiền”, tôi vẫn chưa bao giờ “nghèo”.

“Nghèo” không đơn thuần chỉ là “không tiền”. Dưới góc nhìn chủ quan của tôi, một con người toàn diện phải hội đủ 6 thành tố: sức khỏe, trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội và tài chánh.Một người có nhiều tiền nhưng nghèo sức khỏe vẫn hoang phí tháng ngày. Nghèo kiến thức thì dù là một đại gia vẫn được xếp vào hạng ngu. Cha mẹ cho rất nhiều tiền nhưng tinh thần và tâm linh kém cỏi, yếu đuối thì trước sau gì cũng đi vào khổ lụy. Thêm nữa, dù có một gia đình bền chặt và một kết nối xã hội tốt, bạn vẫn không làm gì được cho ai nếu không có tài chánh.

“Nghèo” là người không có gì để “cho”. Dĩ nhiên, ta không thể cho những gì ta không có.

Ngoài những người bất hạnh với tật nguyền bẩm sinh, sứ mệnh của con người theo nhiều tôn giáo, triết thuyết … là để đóng góp một “cái gì đó” cho tha nhân. “Nghèo” hay không có gì để đóng góp có phải là một tội lỗi?

Tôi nhận xét một điều là ở Việt Nam, người dân không thiếu cơ sở hay dữ kiện để truy cập và phát triển về những yếu tố quan trọng như trí tuệ, tinh thần, tâm linh, xã hội, gia đình hay sức khỏe. Trong khi đó, vì chuyện chính trị là một vùng nhậy cảm cho nhà cầm quyền, nên kiến thức về kinh tế tài chánh lại thiếu hụt, kém chính xác và luôn bị những định hướng chính trị bẻ cong.

Do đó, trong bài viết này, tôi sẽ giới hạn suy nghĩ của mình về yếu tố tài chánh. Tôi cố gắng phân tích ra những lý do cốt lõi đã gây nên cái nghèo “tiền” cho gần 90% dân số. Dĩ nhiên, tiền không phải là hiện thân của tất cả giá trị con người, nhưng từ ngàn xưa, văn hóa Đông Phương đã hiểu rằng, “dân có giàu, nước mới mạnh”. Giàu phải là một nghĩa vụ quốc gia, mà tôi cho rằng cũng quan trọng không kém nghĩa vụ quân sự hay văn hóa.

1. Tư duy nghèo

Từ nhỏ và ngay cả khi bắt đầu biết đọc sách, suy nghĩ, tâm trí của tôi chịu ảnh hưởng nhiều từ một văn hóa và môi trường “ghét người giàu, và đồng hóa cái nghèo với trong sạch”...

... chính sách “người cầy có ruộng” hay “xây nhà bình dân” đến trong lớp học, ngoài đời, văn hóa “thanh bần và trọc phú” là những biểu hiện thường trực. Những câu chuyện khổ nạn của Oliver Twist, Les Miserables, Grapes of Wrath…rất phổ biến, tạo một tư duy “nửa xã hội nửa tiểu tư sản”. Nếu sinh ra thời đó, Bill Gates, Warren Buffett…có lẽ là những tên tuổi xấu thay vì được ngưỡng mộ như gần đây.

Descartes nói, “Je pense, donc je suis” (tôi trở thành người tôi nghĩ). Mỹ có thành ngữ,” Tư duy tạo nên hành động, hành động tạo thói quen, thói quen tạo cá tính và cá tính tạo định mệnh.” Một tư duy “nghèo” chắc chắn phải đem đến một định mệnh “nghèo”.

...

2. Kiến thức nghèo:

Trong những người giàu có mà tôi hân hạnh được quen biết, họ đều chia sẻ một cá tính chung “rất chịu khó học hỏi tìm tòi và sẵn sàng chấp nhận những mới lạ thay đổi”. Ngoài các quan chức và đại gia làm giàu nhờ quan hệ dựa trên quyền lực, ngay cả những người giàu từ các chế độ XHCN đều thể hiện tinh thần và phong thái cởi mở nói trên.

Người Do Thái suy nghĩ rất nhiều về tiền bạc, nhưng họ cũng chịu khó bỏ ra một số lượng thời gian khá lớn để học hỏi các phương cách làm giàu, từ gia đình bạn bè hay sách vở kinh giảng. Trong trường đại học của tôi, có nhiều social clubs (câu lạc bộ) cho các sinh viên có chung sở thích từ thể thao, từ thiện, chính trị…đến toán học, kịch nghệ hay tranh luận (debate). Nhiều bạn Do Thái chỉ gia nhập how-to-get-rich clubs (làm giàu).

Người Trung Quốc cũng đam mê giàu có từ bản chất. Họ rất bén nhậy với cơ hội, cần cù, nâng đỡ nhau trong các bang hội…để cùng làm giàu. Họ thực tế, không hoang tưởng và mặc cho sự giáo huấn của đảng cộng sản 70 năm qua, bản sắc làm giàu vẫn tiềm tàng mạnh trong mỗi gia đình và cá nhân.

Làm giàu là một hành trình lâu bền và khổ cực. Kiến thức là phương tiện quan trọng để thâu ngắn chặng đường. Nghèo kiến thức thì nghèo kết quả.

3. Môi trường nghèo:

Một đặc điểm của tôn giáo Do Thái là việc đề cao sự giàu có vật chất. Trong khi Ki Tô Giáo và Phật Giáo khuyến thị tín đồ phải “ép xác” hay “tránh tham” để tự giải thoát tinh thần và tâm linh khỏi vòng khổ nạn, lãnh tụ các tôn giáo này thường nâng cấp góc cạnh “nghèo” qua các bài giảng. Kết quả là một đa số quần chúng coi giàu là một tội lỗi, người giàu là một địch thủ. Sự thù hận, đố kỵ này được các chính trị gia Mác Lê lợi dụng triệt để để thâu tóm quyền lực, tạo nên một môi trường “của người nghèo, do người nghèo và vì người nghèo”. Dĩ nhiên, đó chỉ là thủ đoạn, họ và các phe nhóm hay con cháu…thì không bao giờ nghèo.

Ngay cả trong những nước tư bản tự do làm giàu, một đứa trẻ sinh ra trong một môi trường nghèo như tại các khu ổ chuột thành phố, hay các vùng quê xa xôi hẻo lánh, thường bị ảnh hưởng nặng nề bởi con người và hoàn cảnh bao quanh. Trừ một thiểu số có ý chí và tư duy mạnh mẽ, đa số âm thầm chịu đựng rồi đổ thừa cho số mệnh. Câu “cái số mình nó thế” nghe rất quen thuộc ở những môi trường nghèo.

Con người có đặc tính “bầy đàn”. Khi đám đông nghèo thì ta cũng “hạnh phúc” với cái nghèo, biện luận là phải “chia sẻ” với láng giềng. Nhiều người lại còn tự hào về cái hạnh phúc trong nghèo đói của mình.
4. Nghèo hành động:

Tôi quan sát (hoàn toàn chủ quan, không kiểm chứng được) là những người nghèo thường thích “nói” nhiều. Họ luôn luôn có những kế hoạch thần sầu để trở thành một đại gia “top ten” của quốc gia hay thế giới. Kế hoạch luôn thay đổi vì chưa làm gì thì đã có một ý tưởng mới hay hơn, tốt hơn. Hoặc có làm thì thường bỏ cuộc sau 5 phút vào trận đấu vì thực tế thị trường không tươi đẹp như trên giấy tờ hay các khẩu hiệu.

Nói chung, họ thích nhàn (không muốn nhận là lười biếng) và coi đây là một triết lý sống khôn ngoan. Nếu nhờ chút mánh mun mà kiếm được tiền hay quyền, họ sẽ coi họ là đỉnh cao của xã hội. Nói phét, nổ bậy …trong các bàn tiệc nhậu nhẹt be bét là một thói quen rất dễ nhận ra.

Nhiều người nghèo khác thì lười nhưng thích ra dáng trầm uất, bất cần đời…hay khơi động lòng thương hại của người khác. “Xin-cho”, “ăn mày quá khứ”…là những hành xử phổ thông của các nhóm nghèo này.

5. Chọn bạn nghèo:

Một châm ngôn thông dụng của Âu Mỹ là “bạn cho tôi biết thu nhập của 5 người thân thiết nhất trong đời bạn, và tôi sẽ tính ra con số thu nhập trung bình của bạn”. Á Đông thì rõ ràng hơn, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.

Tôi nhớ những ngày còn trẻ, tôi hay la cà cùng bạn bè ở quán cà phê, quán rượu, garage nhà hàng xóm. Chúng tôi miên man mơ mộng và nói về những tương lai khi chúng tôi giúp nhau giàu có để trả hận đời. Một ngày, tôi chợt nhận ra là tất cả bạn này đều nghèo rớt mồng tơi như tôi. Tụ họp ngày ngày với nhau, tôi chắc chắn tương lai duy nhất của chúng tôi là sẽ trở thành những ông già nghèo rớt mồng tơi. Sau khi nhận ra chân lý, tôi dứt khoát rời bỏ đám đông “tình nghĩa” này đề đi tìm cho mình một tương lai khác.

Qua những trải nghiệm và suy nghĩ của mình, tôi đúc kết 5 nguyên nhân cốt lõi trên mà tôi cho rằng đang cột chặt bạn với cái nghèo. Tôi có thể sai, tôi còn nhiều thiếu sót, tôi có nhiều định kiến chủ quan…Có lẽ vậy. Nhưng đây là kết luận của một người đã từng rất nghèo, rất ngu và biết thay đổi kịp thời.

Tôi nhớ một câu message (tin nhắn) thú vị, nhiều người thâu vào hộp thư thoại (voice mail box) của họ,” Xin để lại tên và điện thoại của bạn. Tôi đang tìm cách thay đổi đời mình. Nếu tôi không gọi lại bạn, thì bạn nên hiểu bạn là một trong những thay đổi đó”.

...


Nguồn link: http://www.gocnhinalan.com/bai-tieng-viet/ngheo-la-mot-cai-toi.html

Lê Điền
08-07-14, 14:58
---

Có một ngày, Nhút Nhát đã hỏi Liều Lĩnh rằng:

- Cậu sẽ lao đầu vào thất bại để tự rút cho mình một bài học hay sẽ học tập những bài học mà người đã từng thất bại trước đó truyền đạt lại cho cậu?

- Có lẽ tớ sẽ tự trải nghiệm - Liều Lĩnh trả lời - Bởi vì dù có truyền đạt hay đến mấy mà chưa từng trải nghiệm thì tớ không tin sẽ nhớ mãi bài học đó được.

- Thế à? - Nhút Nhát thở dài - Nhưng thất bại thì sẽ đánh mất nhiều thứ lắm. Tớ sẽ học hỏi từ những người đi trước để không bao giờ có sai sót trong đời.

Nhút Nhát trở thành một cỗ máy được lập trình mỗi ngày, cậu ta học cực giỏi, nhưng lại né tránh các mối quan hệ vì sợ đổ vỡ, cậu ta không dám tham gia bất kỳ trò chơi nào của tập thể vì sợ mình sẽ là người thua cuộc. Nhút Nhát thích vẽ, nhưng lại từ bỏ ước mơ vì sợ thất bại. Cậu ấy vào đại học Y, chuỗi ngày nhàm chán bắt đầu và cậu ta tìm đến Liều Lĩnh.

- Tại sao cậu có nhiều bạn thế? - Nhút Nhát hỏi

- Vì tớ chủ động kết bạn với mọi người

- Nhưng cậu sẽ gặp những người bạn xấu

- Đúng! Nhờ những người bạn xấu mà tớ mới biết quý những người bạn tốt thật sự.

- Tại sao cậu dám mở một shop kinh doanh mà không sợ rằng mình sẽ lỗ vốn

- Vì nếu điều đó xảy ra thì tớ vẫn sẽ lời to khi thu về những kinh nghiệm cho mình.

- Tại sao cậu lại yêu thương một người hết lòng khi biết rằng sẽ chẳng có gì là mãi mãi?

- Vì tớ là con người, chứ không phải một cỗ máy, như cậu!

Nhút Nhát im bặt, chưa bao giờ cậu thất bại trong kinh doanh - vì cậu đâu dám nghĩ đến ý tưởng táo bạo đó, chưa bao giờ cậu bị những người bạn xấu lừa lọc mình- vì câu đâu có một người bạn nào bên cạnh, chưa bao giờ cậu phải đau khổ trong tình yêu - vì Nhút Nhát ơi, cậu đâu dám mở trái tim mình ra vì sợ nó trầy xước.

Bạn có muốn sống như Nhút Nhát không? Thất bại lớn nhất của Nhút Nhát đó là: cậu ấy sợ phải thất bại.

Nếu muốn đi đến thành công, bạn đừng sợ thất bại và đừng tuyệt vọng khi gặp phải điều đó. Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn biết cách đứng lên và rẽ qua một con đường khác để đi đến thành công.

ST

thuhung
08-07-14, 15:37
---

Có một ngày, Nhút Nhát đã hỏi Liều Lĩnh rằng:

- Cậu sẽ lao đầu vào thất bại để tự rút cho mình một bài học hay sẽ học tập những bài học mà người đã từng thất bại trước đó truyền đạt lại cho cậu?

- Có lẽ tớ sẽ tự trải nghiệm - Liều Lĩnh trả lời - Bởi vì dù có truyền đạt hay đến mấy mà chưa từng trải nghiệm thì tớ không tin sẽ nhớ mãi bài học đó được.

- Thế à? - Nhút Nhát thở dài - Nhưng thất bại thì sẽ đánh mất nhiều thứ lắm. Tớ sẽ học hỏi từ những người đi trước để không bao giờ có sai sót trong đời.

Nhút Nhát trở thành một cỗ máy được lập trình mỗi ngày, cậu ta học cực giỏi, nhưng lại né tránh các mối quan hệ vì sợ đổ vỡ, cậu ta không dám tham gia bất kỳ trò chơi nào của tập thể vì sợ mình sẽ là người thua cuộc. Nhút Nhát thích vẽ, nhưng lại từ bỏ ước mơ vì sợ thất bại. Cậu ấy vào đại học Y, chuỗi ngày nhàm chán bắt đầu và cậu ta tìm đến Liều Lĩnh.

- Tại sao cậu có nhiều bạn thế? - Nhút Nhát hỏi

- Vì tớ chủ động kết bạn với mọi người

- Nhưng cậu sẽ gặp những người bạn xấu

- Đúng! Nhờ những người bạn xấu mà tớ mới biết quý những người bạn tốt thật sự.

- Tại sao cậu dám mở một shop kinh doanh mà không sợ rằng mình sẽ lỗ vốn

- Vì nếu điều đó xảy ra thì tớ vẫn sẽ lời to khi thu về những kinh nghiệm cho mình.

- Tại sao cậu lại yêu thương một người hết lòng khi biết rằng sẽ chẳng có gì là mãi mãi?

- Vì tớ là con người, chứ không phải một cỗ máy, như cậu!

Nhút Nhát im bặt, chưa bao giờ cậu thất bại trong kinh doanh - vì cậu đâu dám nghĩ đến ý tưởng táo bạo đó, chưa bao giờ cậu bị những người bạn xấu lừa lọc mình- vì câu đâu có một người bạn nào bên cạnh, chưa bao giờ cậu phải đau khổ trong tình yêu - vì Nhút Nhát ơi, cậu đâu dám mở trái tim mình ra vì sợ nó trầy xước.

Bạn có muốn sống như Nhút Nhát không? Thất bại lớn nhất của Nhút Nhát đó là: cậu ấy sợ phải thất bại.

Nếu muốn đi đến thành công, bạn đừng sợ thất bại và đừng tuyệt vọng khi gặp phải điều đó. Quan trọng là sau mỗi lần thất bại, bạn biết cách đứng lên và rẽ qua một con đường khác để đi đến thành công.

ST

Cám ơn! Bác ANHNGUYEN mở chủ đề hay. E có y kiến góp để Bác vui theo quan điểm học thuật và những gì Bác đang đam mê.Nếu nói người tinh thần thất thường và dể tổn thương tinh thần ảnh hưởng tới công việc và sự nghiệp... cái trước tiên là phong thủy âm phần của gia đình suy, ít nhất là ứng cho mình.nếu âm phần ổn thì pth nhà ở quá xấu.Đó là nguyên do để Bác truy tầm,canh cải.Người giàu thường vận khiến họ có tính cách đặc biệt và bị ràng buộc với qui luật rất lớn,họ phải mẩu mực mới bảo vệ được tài danh,vì họ đang hưỡng vượng đương nhiên giác quan mở và họ thấy được những gì ng bình thường k biết.ví dụ vì sao (billgate tặng nữa tài sản cho thiện nguyện) vì rút của thiên hạ về mình thì thời gian sau có lâu cũng phải trả cho thiên hạ đó là luật lưu thông tiền tệ...người khổ thì cứ khie61ntinh thần bất ổn,lao đao lận đận mới k làm khá đước đã hiểu phong thủy thì giải quyết rốt ráo pth trước sẻ ổn thôi k cần phải học nhà giàu vì phúc họ khác mình,và cũng chẳng cần phải làm theo cách của xã hội.bảo đảm ai đó hỏi ng giàu làm sao để giàu họ k trả lời được là chắc.chưa kể họ chỉ cho mình.hi mến Bác!