PDA

View Full Version : Ngũ hành nạp âm - một số tác giả!



Trang : [1] 2 3

hieunv74
20-04-16, 12:17
Bài này gửi tặng NP, AN. Bài viết rất đơn giải, có sai nhiều nhưng hãy lật ngược lại và nhặt bỏ sạn ra cũng thấy thế nào làm thiên khắc, địa xung!

hieunv74
20-04-16, 12:19
NGŨ HÀNH NẠP ÂM

Ngày xưa thời gian được ghi chép bằng cách ghép tên của 10 thìên Can va 12 Địa Chi, Can Dương thì ghép với Chi Dương, Can Âm thì ghép với Chi Âm, và với cách ghép như vậy thì ta sẽ có 60 tên khác nhau. Năm tháng ngày giờ đều có hành của nó, và hành đó ngũ tóm tắt trên một bảng gọi là Lục Thập Hỏa Giáp. Cứ hai năm có cùng một hành, nhưng khác nhau về yếu tố Âm Dương, nghĩa là một năm Âm và một năm Dương có cùng một hành.

Khi Can va Chi phối hợp với nhau thì một thứ ngũ hành mới phát sinh gọi là ngũ Hành Nạp Âm, kết hợp Can Dương với Chi Dương, Can Âm với chi Âm, bắt đầu từ Giáp Tí đến Qúi Hợi có 30 ngũ hành nạp âm. Cần chú ý là với kết hợp như trên thì mỗi Chi đều có đủ ngũ hành, tùy theo Can mà có các hành khác nhau. Ví dụ Tí thì có Giáp Tí hành Kim, Mậu Tí Hỏa, Nhâm Tí Mộc, Bính Tí Thủy, Canh Tí Thổ. Mỗi hành đều được phân thành sáu lọai khác nhau, và sáu lọai hành riêng biệt đó là kết quả của sự kết hợp của 12 chi với sáu Can, chứ không kết hợp đủ mười Can, bởi vì Chi Dương thì chỉ kết hợp với Can Dương, Chi Âm thì kết hợp với Can Âm
Theo nhạc điệu thì giống Cung thuộc Thổ, Chủy thuộc Hỏa, Thương thuộc Kim, Vũ thuộc Thủy, và Giốc thuộc Mộc. Đem phối hợp Can Chi từng năm với 5 âm trên, rồi lấy hành Âm đó sinh ra làm hành năm. Mỗi năm lại bị chi phối bởi 12 luật, mỗi luật chứa năm âm, vì vậy 5 âm thuộc 5 hành cơ bản biến thành 60 hành chi tiết của năm hành chính. Ví dụ hai năm đầu tiên là Giáp Tí và Ất Sửu mang âm Cung thuộc Thổ. Thổ sinh Kim, như vậy hai năm trên thuộc hành Kim, nhưng là Hải Trung Kim. Hành đó là hành nạp âm của hai năm Giáp Tí và Ất Sửu. Việc nạp âm cho vòng Giáp Tí phải tính tóan rất phức tạp, nên ngày nay người ta đều sử dụng bản tính toán hành nạp Âm của năm từ xưa để lại

Giải thích ngũ hành Nạp Âm
Để giải thích phương pháp tìm ra hành ghi trên bảng đó, cổ nhân có giải thích như sau: Khí Kim sinh tụ phương Khôn, tức là cung Thân trên thiên bàn, đi sang Nam thành Hoả, qua Đông thành Mộc rồi trở về Bắc thành Thủy, rồi hoá Thổ về Trung Ương. Hành khí trên được sinh ra do sự phối hợp giữa Âm và Dương (thành ra ta cứ hai năm Dương va Âm thì có chung một hành, Dương ghi trước, Âm ghi sau) và theo nguyên tắc Âm Mẫu) Dương Chă) phối hợp cách bát sinh tử (con), nghĩa là sau tám năm thì có một hành mới được sinh ra theo qui tắc sinh ra như bên trên đã đề cập (Kim sinh rồi thì kế đến là Hỏa được sinh, rồi Mộc, Thủy, Thổ rồi lại sinh tiếp Kim theo chu kỳ khép kín).

Ví dụ bắt đầu từ hai năm Giáp Tí (Dương) và Ất Sửu (Âm) ta có hành Kim, thì cứ cách 6 năm Nhâm Thân va Qúi Dậu ta cũng có hành Kim, sáu năm sau tức là năm Canh Thìn Tân Tỵ cung là hành Kim. Được ba lần hành Kim thì đến hành Hỏa. Như vậy Mậu Tí Kỷ Sửu là Hỏa, cách 6 năm là Bính Thân Đinh Dậu là Hỏa, cách 6 năm đến Giáp thìn Ất Tỵ là Hỏa. Sau 3 lần Hỏa thì đến Mộc. Như vậy Nhâm Tỵ, Qúi Sửu là Mộc, 6 năm sau Canh Thân Tân Dậu là Mộc, rồi Mậu Thìn Kỷ Tỵ là Mộc. Sau 3 lần Mộc là Thủy. Rồi sau ba lần Thủy là Thổ, tiếp tục làm như thế ta được các hành trên bảng lục Hoa giáp.
Có sách ghi rõ ràng: Khí phát tụ phương Đông và đi về huớng tay mặt: Mộc truyền qua Hỏa, Hỏa truyền qua Thổ, Thổ truyền qua Kim, Kim truyền qua Thủy
Âm thì khởi từ phương Tây đi về hướng tay trái, nghĩa là năm Âm thì khởi tại Kim, đi về hướng tay trái: Kim truyền qua Hỏa, Hỏa truyền qua Mộc, Mộc truyền qua Thủy, Thủy truyền qua Thổ
Khí và Âm đi ngược chiều nhau thì mới sinh biến hoá
Theo phép nạp âm, ứng theo nhạc luật, Can Chi đồng lọai thì lấy nhau, cách bát thì sinh con. Khởi tính theo nguyên tắc trên thì phải bắt đầu từ Giáp Tí và Giáp Ngọ.
Giáp Tí và Ất Sửu đều thuộc Kim thượng nguồn Giáp Tí (Dương) lấy vợ là Ất Sửu (Âm) cách bát sanh con là Nhâm Thân thuộc Kim trung nguồn (Tử Giáp (???)là vị trí thứ nhất, đếm thuận đến vị trí thứ chin gọi là cách bát). Nhâm Thân và Qúi Dậu đều thuộc Kim trung nguồn, Nhâm Thân (Dương) lấy vợ Qúi Dậu (Âm), cách bát thì sanh cháu là Canh Thìn. Canh Thìn và Tân Tỵ đều là Kim hạ nguồn.
Đến đây thì Kim tâm nguồn hết rồi nên đi về hướng tay trái truyền qua Hỏa ở phương nam. Canh Thìn và Tân Tỵ đồng lọai, đều là Kim hạ nguồn, lấy nhau cách bát truyền qua Mậu Tí là hành Hỏa thượng nguồn. Mậu Tí và Kỷ Sửu thì đồng lọai, đều thuộc Hỏa thựơng nguồn, lấy nhau, cách bát sinh con là Bính Thân. Bính Thân và Đinh Dậu thì đồng lọai, đều thuộc Hỏa trung nguồn lấy nhau, cách bát sanh cháu là Giáp Thìn. Giáp Thìn và Ất Ty đều là Hỏa hạ nguồn. Đến đây thì Hỏa tâm nguồn hết rồi nên đi về huớng tay trái truyền qua Mộc ở phương Đông.
Cứ theo nguyên tắc trên thì khi hết tâm nguồn lại đi về hướng tay trái, truyền qua (hết Mộc thì tới Thủy, hết Thủy thì tới Thổ), cho đến Bính Thìn và Đinh Tỵ thuộc Thổ hạ nguồn. Đi hết vòng ngũ hành này thì ta gọi là tiểu thành.
...

hieunv74
20-04-16, 12:21
BẢNG TIỂU THÀNH

Giáp Tí, Ất Sửu Hải Trung Kim) sanh Nhâm Thân, Qúi Dậu (Kiếm Phong Kim)
Nhâm Thân, Qúi Dậu (Kiếm Phong Kim) sanh Canh Thìn, Tân Tỵ Bạch lạp Kim)
Canh Thìn, Tân Tỵ Bạch lạp Kim) truyền Mậu Tí, Kỷ Sửu (Tích Lịch Hỏa)
Mậu Tí, Kỷ Sửu (Tích Lịch Hỏa) sanh Bính Thân, Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa)
Bính Thân, Đinh Dậu Sơn Hạ Hỏa) sanh Giáp Thìn, Ất Tỵ (Phú Đăng Hỏa)
Giáp Thìn, Ất Tỵ (Phú Đăng Hỏa) truyền Nhâm Tí, Quí Sửu Tăng Đố Mộc)
Nhâm Tí, Qúi Sửu Tăng Đố Mộc) sanh Canh Thân, Tân Dậu Thạch Lựu Mộc)
Canh Thân, Tân Dậu Thạch Lựu Mộc) sanh Mậu Thìn, Kỷ Tỵ Đại Lâm Mộc)
Mậu Thìn, Kỷ Tỵ Ðại Lâm Mộc) truyền Bính Tí, Đinh Sửu Giang Hạ Thủy)
Bính Tí, Đinh Sửu Giang Hạ Thủy) sanh Giáp Thân, Ất Dậu (Tuyền Trung Thủy)
Giáp Thân, Ất Dậu (Tuyền Trung Thủy)sanh Nhâm Thìn, Qúi Tỵ (Trường Lưu Thủy)
Nhâm thìn, Qúi Tỵ (Trường Lưu Thủy) truyền Canh Tí, Tân Sửu (Bích Thuợng Thổ)
Canh Tí, Tân Sửu (Bích Thuợng Thổ) sanh Mậu Thận, Kỷ Dậu Đại Dịch Thổ)
Mậu Thân, Kỷ Dậu Đại Dịch Thổ) sanh Bính Thìn, Đinh Tỵ Sa Trung Thổ)
Bính Thìn, Đinh Tỵ Sa Trung Thổ) truyền Giáp Tí, Ất Sửu Hải Trung Kim)
Tiếp tục bắt đầu từ Giáp Ngọ và Ất Mùi thuộc Kim thuợng nguồn, lấy nhau cách bát thì sanh con. Khi đến Kim hạ nguồn thì lại đi về phía tay trái, lần lượt truyền qua Hỏa, rồi Mộc, Thủy, Thổ cho đến Bính Tuất và Đinh Hợi thì hết một vòng ngũ hành gọi là đại thành.

BẢNG ĐẠI THÀNH
Giáp Ngọ, Ất Mùi Sa Trung Kim) sanh Nhâm Dần, Qúi Mão (Kim Bạch Kim)
Nhâm Dần, Qúi Mão (Kim Bạch Kim) sanh Canh Tuất, Tân Hợi Thoa Xuyến Kim)
Canh Tuất, Tân Hợi Thoa Xuyến Kim) truyền Mậu Ngọ, Kỷ Mùi (Thiên Thuợng Hỏa)
Mậu Ngọ, Kỷ Mùi (Thièn Thuợng Hỏa)sanh Bính Dần, Đinh Mão (Lư Trung Hỏa)
Bính Dần, Đinh Mão (Lư Trung Hỏa) sanh Giáp Tuất, Ất Hợi (Sơn Đầu Hỏa)
Giáp Tuất, Ất Hợi (Sơn Đầu Hỏa) truyền Nhâm Ngọ, Quí Mùi (Dương Liễu Mộc)
Nhâm Ngọ, Quí Mùi (Dương Liễu Mộc) sanh Canh Dần, Tân Mão (Tùng Bá Mộc)
Canh Dần, Tân Mão (Tùng Bá Mộc) sanh Mậu Tuất, Kỷ Hợi (Bình Địa Mộc)
Mậu Tuất, Kỷ Hợi (Bình Địa Mộc) truyền Bính Ngọ, Đinh Mùi (Thiên Hà Thủy)
Bính Ngọ, Đinh Mùi (Thiên Hà Thủy) sanh Giáp Dần, Ất Mão ( Ðại Khê Thủy)
Giáp Dần, Ất Mão Ðại Khe Thủy) sanh Nhâm Tuất, Qúi Hợi Ðại Hải Thủy)
Nhâm Tuất, Qúi Hợi Ðại Hải Thủy) truyền Canh Ngọ, Tân Mùi (Lộ Bàng Thổ)
Canh Ngọ, Tân Mùi (Lộ Bàng Thổ) sanh Mậu Dần, Kỷ Mão (Thành Đầu Thổ )
Mậu Dần, Kỷ Mão (Thành Đầu Thổ ) sanh Bính Tuất, Đinh Hợi(Ốc Thuợng Thổ)
Bính Tuất, Đinh Hợi (Ốc Thuợng Thổ) truyền Giáp Ngọ, Ất Mùi (Sa Trung Kim)
Ghi chú: Có sách ghi Tùng Bách Mộc thay vì Tùng Bá Mộc, Lộ Trung Hỏa thay vì Lư Trung Hoả, Đại Trạch Thổ thay vì Đại Dịch Thổ

SỰ SINH KHẮC của ngũ hành Nạp Âm
Qui luật sinh khắc của ngũ hành nạp âm có khác với ngũ hành chánh, không phải cứ khắc là xấu.

Ngũ hành nạp âm khắc với nhau:
Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim thì khắc hành Mộc, và không sợ Hỏa khắc, trái lại cần nhờ Hỏa mỗi trở nên hữu dụng (trở thành khí cụ) nhưng nếu lại rơi vào trường hợp Can Chi thiên Khắc, Địa Xung thì lại xấu (Ví dụ Nhâm Thân, Qúi Dậu là Kiếm Phong Kim gặp Bính Dần, Đinh Mão là Lư Trung Hỏa thì Hỏa khắc Kim, Nhâm Qúi hành Thủy khắc Bính Đinh hành Hỏa (tức là thiên khắc), Thân và Dần, Dậu và Mão thì xung nhau (tức là Địa Xung) nên khắc xấu.
Hải Trung Kim, Bạch lạp Kim, Thoa Xuyến Kim sợ bị Hỏa khắc
Có sách ghi rằng: Bạch lạp Kim, Kim Bạch Kim đều kị Hỏa, còn Hải Trung Kim và Sa Trung Kim thì Hỏa khó khắc, duy chỉ sợ có Tích Lịch Hỏa. Riêng Kiếm Phong Kim và Thoa Xuyen Kim thì phải nhờ Hỏa lửa) tôi luyện mới nên lợi khí.

Phú Đăng Hỏa, Lư Trung Hỏa và Sơn Đầu Hỏa thì sợ bị Thủy khắc Thiên Thượng Hỏa, Tích Lịch Hỏa và Sơn Hạ Hỏa thì không kị Thủy khắc, nếu được Thủy khắc thì lại tốt, một đời y lộc đầy đủ, gần gũi bậc quyền quí.

Tất cả các lọai Mộc đều sợ bị Kim khắc, Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim thì khắc mạnh hành Mộc, trừ có Bình Địa Mộc không sợ Kim khắc, nếu không có Kim khắc thì lại khó cầu công danh phú qúi
Có sách ghi rằng: Tùng Bá Mộc, Dương Liễu Mộc, Tăng Đố Mộc, Thạch Lựu Mộc đều kị Kim nhất là Kiếm Phong Kim, chỉ có Bình Địa Mộc và Đại Lâm Mộc là không sợ Kim vì phải nhờ Kim đao mới được thành gia dụng
Thiên Hà Thủy và Đại Hải Thủy thì không sợ bị Thổ khắc, trừ khi rơi vào trường hợp Can Chi thiên khắc Đia Xung. Các hành Thủy khác đều sợ bị Thổ khắc. Nếu bị Thổ khắc thì một đời khó cầu y lộc.
Lộ Bàng Thổ, Đại Dịch Thổ va Sa Trung Thổ khong sợ bị Mộc khắc, nếu được Mộc khắc thì càng tốt, cuộc sống cao sang, thì đậu dễ dàng. Các thứ Thổ còn lại thì sợ bị Mộc khắc.
Trong tất cả trường hợp, nếu rơi vào trường hợp sợ bị khắc, mà còn bị thiên khắc Đia Xung thì càng xấu
Có sách ghi rằng: Thành Đầu Thổ , Ốc Thuợng Thổ và Bích Thuợng Thổ đều không kị Mộc, riêng Sa Trung Thổ, Đại Trạch Thổ và Lộ Bàng Thổ đều kị Mộc, nhất là Ðại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc ngũ hành nap Âm tị hoà (đồng hành)

Trong trường hợp ngũ hành nạp âm tị hoà, thì có trường hợp tốt, có
trường hợp xấu trường hợp tốt:
Trong hai bản tiểu thành va đại thành ở trên, khi rơi vào trường hợp sanh con thì tốt nhất đại kiết), sanh cháu thì tốt nhì (thứ kiết). Nếu xét thêm sự sinh khắc giữa Can Chi với nhau, nếu hàng Can tương sinh, hàng Chi tam hợp thì lại càng gia tăng sự tốt đẹp
Ví dụ: Giáp Tí, Ất Sửu Hải Trung Kim) sanh Nhâm Thân, Qúi Dậu (Kiếm Phong Kim), Nhâm Thân, Qúi Dậu (Kiếm Phong Kim) sanh Canh Thìn, Tân Tỵ Bạch lạp Kim). Như vậy thì sáu hành trên đều là hành Kim. Giáp hành Mộc, Nhâm hành Thủy, Thủy sanh Mộc. Thân Tí Thìn thì thuộc tam hợp Thủy. Như vậy đây là trường hợp sanh con, lại có hàng Can tương sinh, hàng chi tam hợp nên rất tốt. Tương tự Ất Sửu và Qúi Dậu cũng rơi vào trường hợp trên. Nhâm hành Thủy, Canh hành Kim, Kim sanh Thủy. Thân Tí Thìn thuộc tam hợp Thủy. Đây là trường hợp sanh cháu, lại có hàng Can tương sinh, hàng Chi tam hợp nên rất tốt, chỉ thua trường hợp sanh con.

Bởi thế người ta nói:
Lưỡng Hỏa thành Viêm (sức nóng)
Lưỡng Mộc thành Lâm (rừng)
Lưỡng Thổ thành Sơn (núi)
Lưỡng Kim thành khí (món đồ dùng)
Lưỡng Thủy thành Giang (sông)
Khi không rơi vào trường hợp sanh con, sanh cháu như đã viết trong bảng thì cần xét xem hàng Can có khắc nhau, hàng Chi có xung nhau không. Nếu bị cả thiên khắc Địa xung thì hai hành gặp nhau sẽ xấu nhất, còn nếu chỉ có bị Thìên Khắc hay Địa xung thì cũng xấu nhưng không đáng quá lo ngại
Ví dụ: Mậu Tí, Kỷ Sửu là Tích Lịch Hỏa. Mậu Ngọ, Kỷ Mùi là Thiên Thuợng Hỏa. Mậu Kỷ hành Thổ. Tí và Ngọ xung, Sửu và Mùi xung thì rơi vào trường hợp Địa Xung xấu

Bởi thế người ta nói:
Lưỡng Kim, Kim khuyết (bị sứt mẻ)
Lưỡng Mộc, Mộc chiết (bị gãy)
Lưỡng Hỏa, Hỏa diệt (bị tàn lụi)
Lưỡng Thủy, Thủy kiệt (bị hết nước)
Lưỡng Thổ, Thổ kiệt (bị cạn khô)

Có người ghi rằng:
Sa Trung Kim Giáp Ngọ, Ất Mùi) và Kiếm Phong Kim (Nhâm Thân, Qúi Dậu) gặp nhau thì tốt, gọi là Lưỡng Kim thành khí
Bình Địa Mộc (Mậu Tuất, Kỷ Hợi) và Đại Lâm Mộc (Mậu Thìn, Kỷ Tỵ) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Mộc thành Lâm)
Thiên Hà Thủy (Bính Ngọ, Đinh Mùi) và Đại Hải Thủy (Nhâm Tuất, Quí Hợi) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Thủy thành Giang)
Lư Trung Hỏa (Bính Dần, Đinh Mão) và Phú Đăng Hỏa Giáp Thìn, Ất Tỵ) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Hỏa thành Viêm)
Bích Thuợng Thổ Canh Tí, Tân Sửu) và Đại Trạch Thổ Mậu Thân, Kỷ Dậu) gặp nhau thì tốt (Lưỡng Thổ thành Sơn)
Chú ý: có sách còn cho rằng hai hành cùng với nhau, hành cả hai đều yếu gặp nhau thì tốt, cả hai đều mạnh gặp nhau thì xấu. Ví dụ Lộ Trung Hoả gặp Phú Đăng Hỏa thì tốt, còn Thiên Thuợng Hỏa gặp Tích Lịch Hỏa thì xấu. Điều này có lẽ không đúng

SINH khắc ngũ hành NẠP âm THEO QUAN NIỆM của THiỆU VĨ HOA
Hỏa khắc Kim nhưng Hỏa không dễ khắc. Hải Trung Kim hay Sa Trung Kim là Kim ở đáy biển hay Kim ở trong đất cát. Tuy nhiên Hải Trung Kim và Sa Trung Kim thì lại sợ Hỏa Thủ Lôi (Tích Lịch Hỏa) vì Hỏa Thủ Lôi có thể đánh xuống đáy biển, đánh xuống tận tầng đất sâu. Kiếm Phong Kim rất cần Hỏa vì có lửa luyện thì mới thành kiếm sắc. Bạch lạp Kim là Kim trên cây nến rất dễ bị Hỏa khắc Kim có thể khắc Mộc, nhưng gỗ trong cột phần lớn lại cần có Kim chế ngự. Suy Kim không thể khắc Mộc vượng, trừ khi Mộc yếu mà gặp Kim vượng thì bất lợi. Nói chung trong điều kiện bình thuờng thì Đại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc không dễ bị Kim khắc. Mộc sợ nhất là Kiếm Phong Kim vì đây là Kim của vũ khí
Mộc có thể khắc Thổ, Thổ trong đồng ruộng phần nhiều là Thổ vượng, rừng cây thưa (Mộc suy) nếu không thì không nuôi được mùa mạng Mộc suy, Thổ vượng thì Mộc không thể khắc Thổ. Mộc vượng Thổ suy thì tất sẽ bị khắc. Nói chung Thổ trên tường (Bích Thuợng Thổ), Thổ ở bãi ruộng Đại Trạch Thổ) không dễ bị Mộc khắc. Nhưng Thổ sợ nhất là Đại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc khắc.
Thổ có thể khắc Thủy. Thủy nhiều, Thủy vượng bao vây Thổ, có thể tưới ruộng, tưới nhuận vạn vật, nên suy Thổ không khắc được vượng Thủy. Nếu Thủy suy, Thổ vượng tất sẽ bị khắc. Thủy sợ Thổ khắc nhưng Thiên Hà Thủy, Đại Hải Thủy (Thủy ở đại Dương) không những không sợ Thổ khắc mà còn khắc ngược lại Thổ Thủy có thể khắc Hỏa. Hỏa nhiều, Hỏa vượng thì cần Thủy chế. Hỏa vượng, Thủy suy thì không sợ Thủy khắc. Thủy vượng, Hỏa suy tất sẽ bị khắc. Có thể nói Hỏa Thủ Lôi không những không sợ bị Thủy khắc, ngược lại trời mưa càng to, sét còn có thể chui xuống đáy biển để khắc Thủy.

Tiến sĩ Đằng Sơn
https://toihoctuvi.wordpress.com/tag/ngu-hanh-nap-am/

hieunv74
20-04-16, 13:09
LUẬN CAN CHI NGŨ HÀNH NẠP ÂM
Tác giả: KHÔNG KIẾP MINH TÂM

Thiết tưởng người Việt Nam hầu như ai cũng biết Hành tuổi của năm Mệnh mình sinh. Thế nhưng số người biết được 12 con vật, Can Chi và Nạp Âm (tức Hành Mệnh) của tuổi mình do đâu mà có thì, toàn nước Việt Nam (luôn cả những nhà chuyên môn nghiên cứu bói toán) có thể đếm được trên đầu ngón tay hoặc ít hơn.

Tại sao vậy?
Điều nầy cũng không trách được vì những sách vỡ quý báu của nước ta đã bị người Tàu mang đốt sạch còn đâu. Đến như cụ Lê Quý Đôn là người tài ba lỗi lạc và cũng là một trong những vị Tổ của môn Tử Vi ở nước ta mà còn truy nguyên chưa được lựa là hậu thế. Mặt khác, cũng có thể là người Việt Nam cho rằng việc ấy không quan trọng chăng?! Thiển nghĩ, biết được căn nguyên của Can Chi và Hành Mệnh xuất phát từ đâu cũng là việc chẳng phải hoàn toàn vô bổ, nên nhân dịp Tết Không Kiếp Minh Tâm xin chia xẻ để quý vị độc giả tham khảo vậy.

Theo “Tinh Lịch Khảo Nguyên” thì thuyết 12 con vật tượng trưng cho 12 Địa Chi (tuổi) thật là hết sức sáng tỏ vậy! Tuy nhiên, đây chỉ là bước thứ hai, vì vẫn chưa giải quyết được Nạp Âm của tuổi, tức là Ngũ Hành của 60 hoa Giáp. Tỷ như Giáp Tí là Hải Trung Kim, vì sao Giáp là Mộc mà hợp với Tí là Thủy lại trở thành Hải Trung Kim?!

Nạp Âm là gì mà người Việt Nam ta xưa nay vẫn xem là điều huyền bí không thể giải thích vậy nhỉ? Nạp Âm theo như đại đa số cho rằng một Thiên Can mang một Hành, một Địa Chi mang một hành, nhưng hai cái hợp lại thì trở thành một Hành khác. Thế nhưng hầu như từ xưa đến nay không có sách Việt Nam nào dám nhắc tới nguyên lý của sự hình thành Nạp Âm cả. Trong "Vân Đài Loại Ngữ" cụ Lê Quý Đôn cũng chỉ dẫn được sách "Thụy Quế Đường Hạ Lục" là hết. May thay, trong “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” lại thấy tra xét căn nguyên của Nạp Âm rõ ràng mạch lạc làm sao. Nay xin chép lại nguyên văn để đọc giả cùng khảo cứu vậy.

annhien
20-04-16, 13:26
Cảm ơn Anh Hiếu!

Ngũ Hành, sao lại gọi là ngũ hành? Tại sao lại là 5 mà không phải số khác?

Annhien đang tìm hiểu (đang theo hướng này) thì biết thế giới vật chất được cấu tạo bởi 5 dạng cấu trúc không gian cân bằng (hiện tại chỉ biết 5 cấu trúc này thôi), các cấu trúc này khi vận động hình xuyến tạo ra các trường năng lượng cân bằng, như vậy 5 cấu trúc tạo ra 5 dạng trường năng lượng cân bằng, liệu nó có liên quan đến ngũ hành không thì AN còn đang tìm hiểu theo hướng dùng định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng xem thế nào? Khó thật!

3kubond
20-04-16, 15:19
Lâu quá mới thấy lão Hiếu xuất hiện, tưởng ở trên núi luôn. hì hì .....

Trước đây mình có ghép vào một đồ hình ngũ hành đại quái và nạp âm theo bài viết trên.
http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4005&stc=1&d=1461140105
[hải trung kim (1) sinh Kiếm phong kim (2) sinh Bạch lam kim (3) .... số thứ tự như trong hình!]


@ An nhien:

Có phải bạn nói đến cái này?
http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4006&stc=1&d=1461137822

annhien
20-04-16, 16:03
@3kubond: Đúng rồi, mình đang tìm hiểu 5 cấu trúc trên, rất đặc biệt.

DangHuyAnh
20-04-16, 22:39
Hình lục giác 7 vòng sao giống các luân xa quá. Đồng thời lại giống vòng sinh của lục khí.

3kubond
21-04-16, 09:14
Chào Annhien, hình học và số Fi:

http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4008&stc=1&d=1461202304

http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4007&stc=1&d=1461204590

Fi^2 + Euler^2 = Pi^2 (1,618^2 + 2,718^2 = 3,1416^2: định lý Pytago) liên quan nhau hết.

Hì hì ... mấy cái này lão chủ top rất giỏi!

annhien
21-04-16, 09:28
Chào Annhien, hình học và số Fi:

http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4008&stc=1&d=1461202304

http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4007&stc=1&d=1461204590

Fi^2 + Euler^2 = Pi^2 (1,618^2 + 2,718^2 = 3,1416^2: định lý Pytago) liên quan nhau hết.

Hì hì ... mấy cái này lão chủ top rất giỏi!

Cái này ghê lắm, con số 10, 12 cũng ra luôn rồi (thiên can, địa chi), cũng từ mấy hình này và Fi. Quá nhiều trùng hợp, giờ phải tịnh lại xem có bị "bắt quàng làm họ" không? :5887::5887::5887:

3kubond
21-04-16, 09:51
Cái này ghê lắm, con số 10, 12 cũng ra luôn rồi (thiên can, địa chi), cũng từ mấy hình này và Fi. Quá nhiều trùng hợp, giờ phải tịnh lại xem có bị "bắt quàng làm họ" không? :5887::5887::5887:

Tôn giáo, chính trị, khoa học,..... chân chính từ một mẹ sinh ra cả, lưu lạc 5 châu 4 bể cuối cùng xét nghiệm DNA đều là anh em với nhau hết, không "bắt quàng" được đâu, mẹ thiên nhiên là chung tất cả. Chỉ có nguỵ pháp mới bắt quàng lung tung thôi.
Stephen Hawking lúc đầu phản bác tôn giáo, nhưng cuối cùng cũng thay đổi quan điểm đó sao????
Nhiều khi muốn tìm hiểu cô nào phải đi vòng xem chị em, gia đình cổ ra sao thì tỷ lệ thành công khả quan hơn!!!....:20_003:
Hôm nay quá chén nên chém nhiều quá!!! hìhi .....:02DF2011:

@uyet
21-04-16, 13:05
Cảm ơn chủ topic. Nguyên lý Ngũ hành Nạp âm quả vẫn là bí ẩn!

hieunv74
24-04-16, 22:15
Cảm ơn chủ topic. Nguyên lý Ngũ hành Nạp âm quả vẫn là bí ẩn!

Không phải là bí ẩn mà không ai muốn tiết lộ thiên cơ! Vì nó là khởi nguồn của các môn huyền học!

hieunv74
24-04-16, 22:18
Nay chỉ trích lại một số đoạn của anh Hà Hương Quốc về nguyên lý nạp âm, và cách diễn giải hơi chủ quan của anh cũng như của anh Nguyễn Vũ Tuấn Anh; nếu không 2 bác này tiến rất xa rồi!
--------------------------------------------------------
Đoạn thứ nhất là của Thẩm Quát. Ông ta viết:

“Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lý của nó. Sự thực là phép của 60 luật lữ cung nhằm làm cung pháp. Một luật hàm 5 âm x 12 luật tức nạp 60 âm. Phàm Dương ‘Khí’ bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm ‘Khí’ khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa. Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thủy. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thủy, Thủy chuyển tới Thổ. . . Phương pháp cơ bản của Nạp Âm là cùng loại với ‘thú thê’ (lấy vợ) cách tám sinh con. Thứ tự của Ngũ Hành Nạp Âm là trước trọng sau mạnh, mạnh rồi mới đến quí. Tam nguyên của Độn Giáp đã ghi chép như thế vậy. Giáp Tí là trọng của Kim (Thương của Hoàng Chung), lấy vợ cùng vị tức là Ất Sửu (Thương của Đại Lữ cùng ngôi vị). Bảo rằng là loại của Giáp với Ất, Bính với Đinh. Ở dưới đều phỏng theo thế. Cách tám sinh ra Nhâm Thân ở dưới là mạnh của Kim (Thương của Di Tắc), cách tám đó là Đại Lữ sinh ra Di Tắc vậy. Ở dưới đều phỏng theo thế. Nhâm Thân lấy vợ cùng một ngôi vị là Quý Dậu (Thương của Nam Lữ). Cách tám, Canh Thìn sinh ra ở trên quý của Kim (Thương của Cô Tẩy), như thế tam nguyên của Kim hết. Nếu chỉ lấy thời Dương mà nói thì dựa vào Độn Giáp chuyển thuận: trọng-mạnh-quí. Nếu kiêm nói về vợ thì nghịch chuyển: mạnh-trọng-quí. Canh Thìn lấy vợ Tân Tỵ cùng ngôi vị (Thương của trọng lữ), cách tám ở dưới sinh Mậu Tí, trọng của Hỏa (Chủy Kim của Hoàng Trung). Tam nguyên [của kim] hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Nam, Hỏa Mậu Tí - Kỷ Sửu (Chủy của Đại Lữ) sinh ra Bính Thân, mạnh của Hỏa (Chủy của Di Tắc) Bính Thân lấy vợ Đinh Dậu (Chủy của Nam Lữ) sinh Giáp Thìn, quý của Hỏa (Chủy của Cô Tẩy), Giáp Thìn lấy vợ Ất Tỵ (Chủy của Trọng Lữ) sinh Nhâm Tí, trọng của Mộc (Giác của Hoàng Chung). Tam nguyên Hỏa hết thì đi về bên trái chuyển tới phương ĐôngNam – Mộc. Như đi về bên trái đến Đinh Tỵ là Cung của Trọng Lữ ngũ âm hết lần một. Quay lại từ Giáp Ngọ, trọng của Kim, lấy vợ Ất Mùi, cách tám sinh Nhâm Dần. Giống như phép của Giáp Tí thì hết ở Quý Hợi (gọi là Nhuy Tân lấy vợ Lâm Chung, trên sinh ra loại của Thái Thốc). Tí đến Tỵ là Dương, vì vậy từ Hoàng Chung đến Trọng Lữ, đều là hạ sinh. Từ Ngọ đến Hợi là Âm, vì vậy từ Lâm Chung đến Ứng Chung đều thượng sinh.”[1]

Đoạn văn trên của Thẩm Quát mô tả khá rõ ràng những quy luật ngũ hành nạp âm của LTHG. Và những quy luật đó là:
(1) lấy hành khí âm để nạp [do đó mới gọi là nạp âm];
(2) khởi đầu là nạp hành Kim vào Giáp Tí
(3) rồi sau đó nạp tiếp và phải tuân theo những quy luật là
(3a) nạp cách bát – “cách 8 sinh con” và
(3b) nạp đủ 3 lần [tam nguyên] xong thì chuyển qua hành kế;
(4) hành chuyển theo thứ tự từ Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ;
(5) Can Chi vợ sẽ lấy theo hành khí của Can Chi chồng [Can Chi chồng là Giáp Tí thì Can Chi vợ là Ất Sửu đứng kế];
(6) Tam Nguyên theo thứ tự từ Mạnh tới Trọng tới Quí ;
(7) Từ Giáp Tí đến Quý Tỵ là tròn một vòng 30 năm đầu và từ Giáp Ngọ đến Quý Hợi là tròn một vòng 30 năm sau.
Thẩm Quát giải thích là hành khí Dương bắt đầu ở phương Đông mà xoay vần theo chiều kim đồng hồ còn hành khí âm khởi từ phương Tây mà xoay vần theo chiều ngược kim đồng hồ. Có thế Âm Dương mới đan xen nhau mà sinh biến hóa. Theo đó, tiến trình nạp âm [tức là nạp hành khí Âm] sẽ nạp từ Kim rồi tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ theo thứ tự. Còn phương pháp nạp âm thì khởi đầu là nạp Kim vào Giáp Tí. Rồi lìa vị trí Giáp Tí đếm 8 [“cách bát”] nạp Kim cho Nhâm Thân, rồi lìa vị trí Nhâm Thân đếm 8 nạp Kim cho Canh Thìn. Nạp đủ ba lần Kim [“tam nguyên”] xong thì chuyển qua hành Hỏa. Lìa vị trí Canh Thìn đếm 8 nạp Hỏa cho Mậu Tý, rồi Bính Thân, rồi Giáp Thìn. Và tiếp tục như vậy cho đến hết 30 năm của nửa chu kỳ đầu. Rồi quay lại nạp Kim vào Giáp Ngọ cho đến hết 30 năm của nửa chu kỳ sau. Đủ 60 năm hoa giáp. Tuân thủ quy luật thứ tự của 5 hành. Trong mỗi hành tuân thủ quy luật Cách Bát và quy luật Tam Nguyên. Và, Can Chi vợ nằm sát bên dưới của Can Chi chồng sẽ lấy theo hành khí của Can Chi chồng. Từng cặp một giống như vậy và cho tất cả.

hieunv74
24-04-16, 22:26
Lã Hải Tập nói:

“Cho nên vạn vật mới sinh nở tất nguồn gốc ở “Khí”, khí tức Kim. Kim thụ khí, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nghịch hành thì là Dụng của Ngũ Hành. Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ. Cho nên Đại Náo (sau cuộc đại tạo) tạo ra Giáp Tí, tức lấy như thế làm thứ tự của Nạp Âm Ngũ Hành. Đại để như vậy vì Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khí ra. Phép nầy là: Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh con, con sinh cháu mà đi tiếp về sau, kế tục ngôi vị của nó ở đời tiếp. Như Giáp Tí là Kim, Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh Nhâm Thân là con. Nhâm lấy Quý làm vợ, cách tám là Canh Thìn tức là cháu. Canh lấy Tân làm vợ, cách tám là Mậu Tí đời Hỏa ngôi vị Kim. Thứ hai nói về Hỏa, Mậu kế tục nó về sau. Mậu lấy Kỷ làm vợ, cách tám là Bính Thân, ấy là con vậy; Bính lấy Đinh làm vợ, cách tám là Giáp Thìn, tức là cháu. Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám là Nhâm Tí, đó là ngôi vị đời Mộc. Thứ ba gọi là Mộc, Nhâm kế tục đời nó. Nhâm lấy Quý làm vợ, cách tám làm Canh Thân, ấy là con vậy. Canh lấy lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thìn, ấy là cháu vậy. Mậu lấy vợ Kỷ cách tám là Bính Tí, đó là ngôi vị đời Thủy. Thứ tư gọi là Thủy, Bính kế tục sau nó, Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Thân, ấy là con vậy. Giáp lấy vợ Ất, cách tám là Nhâm Thìn, ấy là cháu vậy. Nhâm lấy vợ Quý, cách tám là Canh Tí, đó là ngôi vị đời Thổ. Thứ năm gọi là Thổ. Canh lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thân, ấy là con vậy. Mậu lấy vợ Kỷ, cách tám là Bính Thìn, ấy là cháu vậy. Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Tí, đó là ngôi vị đời Kim quay trở về. Giáp Ngọ, Ất Mùi khởi như phép trước. Đúng là vì vậy mới có thuyết ngũ Tí quy Canh. Đạo gia lưu truyền chọn nghĩa nầy dùng để phối ngôi vị của ngũ phương, tự số đầu Can Tí đến chữ Canh thì là số đó. Giáp Tí Kim, từ số Giáp đến bảy thì gặp Canh, nên phương Tây Kim được thất (7) khí. Mậu Tí là Hỏa, từ Mậu Tí đến ba số thì gặp Canh, nên phương Nam Hỏa được tam (3) khí. Nhâm Tí là Mộc, từ Nhâm đến chín số thì gặp Canh, nên phương Đông Mộc được cửu (9) khí. Bính Tí là Thủy, từ Bính đến năm số thì gặp Canh, nên phương Bắc Thủy được ngũ (5) khí. Canh Tí là Thổ, thì tự được một là nhất (1) khí ở phương giữa. Ấy là ngũ Tí quy Canh. Chính là biết Kim nầy thụ khí trước tiên, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nếu nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành. Vì vậy 60 Giáp Tí Nạp Âm nầy, lấy làm Dụng của vạn vật”.[3]

Những quy luật nạp âm được ông Lã Hải Tập giải thích thông qua chỉ trong hai câu võn vẹn “Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc.”, thực sự không khác với những quy luật ở trong đoạn văn của Thẩm Quát và những quy luật đó là:
(1) lấy hành khí Âm [ông ta gọi là Dụng khí] để nạp;
(2) khởi đầu là nạp hành Kim vào Giáp Tí
(3) rồi sau đó nạp tiếp và phải tuân theo những quy luật là (3a) nạp cách bát và (3b) nạp đủ 3 lần [tam nguyên] xong thì chuyển qua hành kế;
(4) hành chuyển theo thứ tự từ Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ;
(5) Can Chi vợ sẽ lấy theo hành khí của Can Chi chồng;
(6) Từ Giáp Tí đến Quý Tỵ là tròn một vòng 30 năm đầu và từ Giáp Ngọ đến Quý Hợi là tròn một vòng 30 năm sau. Lã Hải Tập không nói đến Tam Nguyên [Mạnh, Trọng, Quý] nhưng lại nói đến khí số và quy luật “Ngũ Tý quy Canh” của đạo gia để giải thích nạp âm trong 60 Giáp Tí là lấy Dụng [thay vì Thể] của hành khí.

hieunv74
24-04-16, 22:31
Tác giả của sách Khảo Nguyên. Sách Khảo Nguyên đã viết:

“Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ, đã không có gốc đầu - cuối của nó, lại không dùng sinh khắc, vì vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.

Giáp Tí, Ất Sửu là Kim thượng nguyên; Nhâm Thân, Quý Dậu là Kim trung nguyên; Canh Thìn, Tân Tỵ là Kim hạ nguyên, tức Tam Nguyên thì đủ một vòng. Sau đó chuyển tới ở Mậu Tí, Kỷ Sửu là Hỏa thượng nguyên; Bính Thân Đinh Dậu là Hỏa trung nguyên, Giáp Thìn Ất Tỵ là Hỏa hạ nguyên. Từ đó về sau đều dựa vào thứ tự Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ mà dùng nhạc luật cùng ngôi vị với thú thê (lấy vợ), phép cách bát sinh con, cuối cùng đến Đinh Tỵ mà nạp Âm tiểu thành vậy. Lại từ Giáp Ngọ, Ất Mùi là Kim thượng nguyên khởi như phép trước, đến cuối cùng ở Đinh Hợi, mà nạp Âm đại thành vậy.

Theo 10 Can, 12 Chi đan xen nhau là 60, năm âm (âm thanh), 12 luật nhân với nhau cũng là 60. Giáp Tí Kim, Ất Sửu cũng là Kim, lấy vợ cùng ngôi vị vậy. Ất Sửu Kim mà Nhâm Thân lại là Kim, cách bát sinh con vậy. Một lần đi tất cả Tam Nguyên mà sau chuyển sang đi tiếp, giống như Xuân có ba tháng mạnh-trọng-quí mà sau chuyển sang Hạ vậy. Từ Giáp Tí đến Đinh Tỵ mà Tam Nguyên Ngũ Hành được một vòng. Giống như Dịch đi ba vạch là tiểu thành vậy. Từ Giáp Ngọ đến Đinh Hợi mà Tam Nguyên Ngũ Hành lại được một vòng nữa, giống như Dịch đi sáu vạch là đại thành vậy. Cách lập phép đó đều ứng với luật lữ.”[5]

Và những quy luật mà sách Khảo Nguyên đưa ra là:
(1) lấy hành khí Âm [dòng hành khí đi ngược chiều kim đồng hồ] để nạp;
(2) khởi đầu là nạp hành Kim vào Giáp Tí
(3) rồi sau đó nạp tiếp và phải tuân theo những quy luật là (3a) nạp cách bát và (3b) nạp đủ 3 lần [tam nguyên] xong thì chuyển qua hành kế;
(4) hành chuyển theo thứ tự từ Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ;
(5) Can Chi vợ sẽ lấy theo hành khí của Can Chi chồng;
(6) Từ Giáp Tí đến Quý Tỵ là tròn một vòng 30 năm đầu và từ Giáp Ngọ đến Quý Hợi là tròn một vòng 30 năm sau. Sách Khảo Nguyên cũng có giải thích rằng Tam Nguyên tương ứng với ba tháng Mạnh, Trọng, Quí của từng mùa trong năm. Điều đáng chú ý là sách Khảo Nguyên đã nói “Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ, đã không có gốc đầu - cuối của nó, lại không dùng sinh khắc, vì vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến.” Trong câu này sách Khảo Nguyên cho thấy 4 điều:

.Thứ nhất, cụm chữ “Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ” xác định thứ tự của ngũ hành trong nạp âm là Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ, giống như hình phía dưới.

. Thứ hai, cụm chữ “không có gốc đầu-cuối của nó” xác định thứ tự của ngũ hành trong nạp âm là theo cấu trúc của một vòng tròn, giống như hình phía dưới.

. Thứ ba, cụm chữ “lại không dùng sinh khắc” xác định là lý thuyết ngũ hành phổ cập không có chỗ đứng trong LTHG.

. Thứ tư, cụm chữ “thuyết này chẳng biết nó ở đâu đến” xác định là toàn bộ kiến thức chứa đựng trong tất cả Hán thư không thể giải thích về cái vòng tròn Kim -> Hỏa -> Mộc -> Thủy và cuối cùng là Thổ.

annhien
25-04-16, 10:56
"Gạn đục khơi trong" lại thì thấy rỏ ràng hình và khí vận hành theo 2 chiều thuận & nghịch như nhau không hề sai khác, hihi!
---->
<----

@uyet
26-04-16, 12:43
Không phải là bí ẩn mà không ai muốn tiết lộ thiên cơ! Vì nó là khởi nguồn của các môn huyền học!

Mình thì nghĩ nó bị đốt từ đời Tần rồi.

annhien
26-04-16, 17:17
Tôn giáo, chính trị, khoa học,..... chân chính từ một mẹ sinh ra cả, lưu lạc 5 châu 4 bể cuối cùng xét nghiệm DNA đều là anh em với nhau hết, không "bắt quàng" được đâu, mẹ thiên nhiên là chung tất cả. Chỉ có nguỵ pháp mới bắt quàng lung tung thôi.
Stephen Hawking lúc đầu phản bác tôn giáo, nhưng cuối cùng cũng thay đổi quan điểm đó sao????
Nhiều khi muốn tìm hiểu cô nào phải đi vòng xem chị em, gia đình cổ ra sao thì tỷ lệ thành công khả quan hơn!!!....:20_003:
Hôm nay quá chén nên chém nhiều quá!!! hìhi .....:02DF2011:

5 mô hình năng lượng đó chính là ngũ hành của phương Đông đó, hihihihihihihihihihi!

DoanDo
26-04-16, 19:00
cảm ơn tấm lòng của anh

hieunv74
27-04-16, 22:35
Thế mới thấy là chữ "Duyên"!, Phong thủy 168 cũng vậy! ngàn năm nay chẳng ai biết nó là cái gì cả!
----------------------------------------------
天机易学论坛 (风水 168)-Thiên ky dịch học luận đàn (phong thủy 168)

Tiêu đề: [ nguyên sang ] trầm quát luận lục thập giáp tử nạp âm [ đả ấn bản hiệt ]
Lục thập giáp tử hữu nạp âm, tiên nguyên kỳ ý. Cái lục thập luật toàn tương vi cung pháp dã. Nhất luật hàm ngũ âm, thập nhị luật nạp lục thập âm dã.

Phàm khí thủy vu đông phương hiệt hữu hành, âm khởi vu tây phương nhi tả hành, âm dương tương thác, nhi chủ biến hóa. Sở vị khí thủy vu đông phương giả, tứ thì thủy vu mộc, hữu hành truyện vu hỏa, hỏa truyện vu thổ, thổ truyện vu kim, kim truyện vu thủy. Sở vị âm thủy vu tây phương giả, ngũ âm thủy vu kim, tả toàn truyện vu hỏa, hỏa truyện vu mộc, mộc truyện vu thủy, thủy truyện vu thượng. (nạp âm dữ dịch nạp giáp đồng pháp: Kiền nạp giáp nhi khôn nạp quý, thủy vu kiền nhi chung vu khôn; nạp âm thủy vu kim, kim, kiền dã, chung vu thổ, thổ, khôn dã. )

Nạp âm chi pháp, đồng loại thú thê, cách bát chủ tử, (thử 《 hán chí 》 ngữ dã. ) thử luật lữ tương sinh chi pháp dã. Ngũ hành tiên trọng nhi hậu mạnh, vu nhi hậu quý, thử độn giáp tam nguyên chi kỷ dã. Giáp tử kim chi trọng (hoàng chung chi thương), đồng vị thú ất sửu (đại lữ chi thương, đồng vị, vị giáp dữ ất bính đồng đinh chi loại. Hạ giai phảng thử. ), cách bát hạ sinh nhâm thân kim chi mạnh. (di tắc chi thương, cách bát, vị đại lữ hạ sinh di tắc dã. Hạ giai phảng thử. ) nhâm thân đồng vị thú quý dậu (nam lữ chi thương), cách bát thượng sinh canh thần kim chi quý. (cô tẩy chi thương, thử kim tam nguyên chung. Nhược chích dĩ dương thần ngôn chi, tắc y độn giáp nghịch truyện trọng mạnh quý, nhược kiêm thê ngôn chi, tắc thuận truyện mạnh trọng quý dã. ) canh thần đồng vị thú tân tị (trung lữ chi thương), cách bát hạ sinh mậu tử hỏa chi trọng. (hoàng chung chi trưng, kim tam nguyên chung, tắc tả hành truyện nam phương hỏa dã. ) mậu tử thú kỷ sửu (đại lữ chi trưng), sinh bính thân hỏa chi mạnh. (di tắc chi trưng) bính thân thú đinh dậu (nam lữ chi trưng), sinh giáp thần hỏa chi quý. (cô tẩy chi trưng) giáp thần thú ất tị, (trung lữ chi trưng) sinh nhâm tử mộc chi trọng. (hoàng chung chi giác, hỏa tam nguyên chung, tắc tả hành truyện vu đông phương mộc. )

Như thị tả hành chí vu đinh tị trung lữ chi cung, ngũ âm nhất chung. Phục tự giáp ngọ kim chi trọng thú ất mùi, cách bát sinh nhâm dần, nhất như giáp tử chi pháp, chung vu quý hợi. (vị nhuy tân thú lâm chung, thượng sinh thái thốc chi loại. )

Tự tử chí vu tị vi dương, cố tự hoàng chung chí vu trung lữ giai hạ sinh; tự ngọ chí vu hợi vi âm, cố tự lâm chung chí vu ứng chung giai thượng sinh. Dư vu 《 nhạc luận 》 tự chi thậm tường, thử bất phục kỷ. (giáp tử ất sửu kim dữ giáp ngọ ất mùi kim tuy đồng, nhiên giáp tử ất sửu vi dương luật, âm luật giai hạ sinh, giáp ngọ ất mùi vi dương lữ, dương lữ giai thượng sinh, lục thập luật tương phản, sở dĩ phân vi nhất kỷ dã. )

Lục thập giáp tử hữu dữ tha môn tương phối đích 60 âm, ngận thiểu hữu nhân sát giác tha đích bản ý. Kỳ thực tựu thị 60 luật toàn tương tác vi cung âm đích phương pháp. Nhất cá âm luật bao hàm ngũ cá âm, 12 luật khả dĩ tương hợp vi 60 âm. Khí tòng đông phương khai thủy, hướng hữu vận hành; âm tòng tây phương khai thủy, hướng tả vận hành. Âm dương giao thác, tựu phát sinh liễu biến hóa. Giá lý thuyết khí tòng đông phương khai thủy, thị chỉ tứ quý tòng mộc khai thủy, hướng hữu vận hành truyện đáo hỏa, hỏa truyện đáo thổ, thổ truyện đáo kim, kim truyện đáo thủy. Giá lý thuyết âm tòng tây phương khai thủy, thị chỉ ngũ âm tòng kim khai thủy, hướng tả toàn chuyển truyện đáo hỏa, hỏa truyện đáo mộc, mộc truyện đáo thủy, thủy truyện đáo thổ. Giá chủng âm luật đích phối hợp dữ 《 chu dịch 》 giáp tử đích phương pháp tương đồng, kiền phối giáp nhi khôn phối quý, tòng kiền khai thủy nhi đáo khôn kết thúc; tòng kim khai thủy phối hợp âm luật, kim tựu thị kiền, đáo thổ kết thúc, thổ tựu thị khôn. Âm luật tương phối đích phương pháp, đồng thú thê sinh tử loại tự, mỗi cách bát sinh nhất cá hài tử, giá thị 《 hán thư • luật lịch chí 》 thượng thuyết đích. Giá tựu thị luật lữ tương sinh đích phương pháp, ngũ hành trung trọng tại tiền nhi mạnh tại hậu, mạnh đích hậu diện thị quý, giá tựu thị y tuần lục giáp tam nguyên pháp tắc. Giáp tử thị kim đích trọng, đồng vị thú ất sửu, đồng vị, thuyết đích thị giáp dữ ất bính đinh chi loại. Hạ diện đô tượng giá dạng. Cách bát hạ diện sản sinh vương thân kim đích mạnh. Cách bát, tức đại lữ hạ diện sản sinh di tắc. Hạ diện đích đô tượng giá cá. Nhâm thân đồng vị thú quý dậu, cách bát thượng diện sản sinh canh thần kim đích quý, giá lý cận cận nã dương thần lai thuyết, tựu thị y tuần lục giáp nghịch hướng truyện vãng trọng mạnh, như quả liên thê lai thuyết, hựu thuận hướng truyện vãng mạnh trọng quý. Canh thần đồng vị thú tân tị, cách bát hạ diện sản sinh thành tử hỏa đích trọng. Kim tam nguyên kết thúc, tựu hướng tả hành truyện vãng nam phương đích hỏa. Mậu tử thú kỷ sửu, sản sinh bính thân hỏa đích mạnh. Bính thân thú đinh dậu, sản sinh giáp thần hỏa đích quý. Giáp thần thú ất tị, sản sinh nhâm tử mộc đích trọng. Hỏa tam nguyên kết thúc, tựu hướng tả hành truyện vãng đông phương đích mộc. Tượng giá dạng tả hành đáo đinh tị trung lữ đích cung, ngũ âm nhất chu kết thúc. Tái tòng giáp ngọ kim đích trọng thú ất mùi, cách bát sản sinh nhâm dần, hoàn toàn tượng giáp tử đích pháp tắc, đáo quý hợi kết thúc. Giá thị thuyết nhuy tân thú lâm chung, hướng thượng sản sinh thái thốc chi loại. Tòng tử đáo tị đô thị dương, sở dĩ tòng hoàng chung đáo trung lữ đô hướng thượng sản sinh; tòng ngọ đáo hợi đô thị âm, sở dĩ tòng lâm chung đáo ứng chung đô hướng thượng sản sinh. Giáp tử ất sửu kim dữ giáp ngọ ất mùi kim tuy nhiên tương đồng, đãn giáp tử ất sửu thị dương luật, dương luật đô hướng hạ sản sinh, giáp ngọ ất mùi thị dương lữ, dương lữ đô hướng thượng sản sinh, 60 luật tương phản, sở dĩ phân vi nhất kỷ. Ngã tại 《 nhạc luận 》 trung hữu ngận tường tế đích tự thuật, giá lý bất tái ký tha.
Hoan nghênh quang lâm thiên ky dịch học luận đàn (phong thủy 168) (http://www. forum. fengshui-168. com/) Powered by Discuz! X3. 1

天机易学论坛 (风水 168)

标题: [ 原创 ] 沈括论六十甲子纳音 [ 打印本页 ]

六十甲子有纳音, 鲜原其意. 盖六十律旋相为宫法也. 一律含五音, 十 二律纳六十音也.

凡气始于东方页右行, 音起于西方而左行, 阴阳相错, 而主变化. 所谓气始于东方者, 四时始于木, 右行传于火, 火传于土, 土传于 金, 金传于水. 所谓音始于西方者, 五音始于金, 左旋传于火, 火传于木, 木传于水, 水传于上. (纳音与易纳甲同法: 乾纳甲而坤纳癸, 始于乾而终 于坤; 纳音始于金, 金, 乾也, 终于土, 土, 坤也. )

纳音之法, 同类娶妻, 隔八主子, (此 《 汉志 》 语也. ) 此律吕相生之法也. 五行先仲而后孟, 盂而后季, 此遁甲三元之纪也. 甲子金之仲 (黄钟之商), 同位娶乙丑 (大吕之商, 同位, 谓甲与乙丙同丁之类. 下皆仿此. ), 隔八下生壬申金之孟. (夷则之商, 隔八, 谓大吕下生夷则也. 下皆仿此. ) 壬申同位娶癸酉 (南吕之商), 隔八上生庚辰金之季. (姑洗之商, 此金三元终. 若只以阳辰言 之, 则依遁甲逆传仲孟季, 若兼妻言之, 则顺传孟仲季也. ) 庚辰同位娶辛 巳 (中吕之商), 隔八下生戊子火之仲. (黄钟之徵, 金三元终, 则左行传南方火也. ) 戊子娶己丑 (大吕之徵), 生丙申火之孟. (夷则之徵) 丙申 娶丁酉 (南吕之徵), 生甲辰火之季. (姑洗之徵) 甲辰娶乙巳, (中吕之 徵) 生壬子木之仲. (黄钟之角, 火三元终, 则左行传于东方木. )

如是左行至于丁巳中吕之宫, 五音一终. 复自甲午金之仲娶乙未, 隔八生壬寅, 一 如甲子之法, 终于癸亥. (谓蕤宾娶林钟, 上生太蔟之类. )

自子至于巳为 阳, 故自黄钟至于中吕皆下生; 自午至于亥为阴, 故自林钟至于应钟皆上生. 予于 《 乐论 》 叙之甚详, 此不复纪. (甲子乙丑金与甲午乙未金虽同, 然甲子乙丑为阳律, 阴律皆下生, 甲午乙未为阳吕, 阳吕皆上生, 六十律相反, 所以分为一纪也. )

六十甲子有与它们相配的 60 音, 很少有人察觉它的本意. 其实就是 60 律旋相作为宫音的方法. 一个音律包含五个音, 12 律可以相合为 60 音. 气从东方开始, 向右运行; 音从西方开始, 向左运行. 阴阳交错, 就发生了变化. 这里说气从东方开始, 是指四季从木开始, 向右运行传到火, 火传到土, 土传到金, 金传到水. 这里说音从西方开始, 是指五音从金开始, 向左旋转传到火, 火传到木, 木传 到水, 水传到土. 这种音律的配合与 《 周易 》 甲子的方法相同, 乾配甲而坤配癸, 从乾开始而到坤结束; 从金开始配合音律, 金就是乾, 到土结束, 土就是坤. 音律相配的方法, 同娶妻生子类似, 每隔 八生一个孩子, 这是 《 汉书 • 律历志 》 上说的. 这就是律吕相生的方法, 五行中仲在前而孟在后, 孟 的后面是季, 这就是依循六甲三元法则. 甲子是金的仲, 同位娶乙丑, 同位, 说的是甲与乙丙丁之类. 下面都像这样. 隔八下面产生王申金的孟. 隔八, 即大吕下面产生夷则. 下面的都像这个. 壬申同位 娶癸酉, 隔八上面产生庚辰金的季, 这里仅仅拿阳辰来说, 就是依循六甲逆向传往仲孟, 如果连妻来说, 又顺向传往孟仲季. 庚辰同位娶辛巳, 隔八下面产生成子火的仲. 金三元结束, 就向左行传往南 方的火. 戊子娶己丑, 产生丙申火的孟. 丙申娶丁酉, 产生甲辰火的季. 甲辰娶乙巳, 产生壬子木的仲. 火三元结束, 就向左行传往东方的木. 像这样左行到丁巳中吕的宫, 五音一周结束. 再从甲午金 的仲娶乙未, 隔八产生壬寅, 完全像甲子的法则, 到癸亥结束. 这是说蕤宾娶林钟, 向上产生太蔟之类. 从子到巳都是阳, 所以从黄钟到中吕都向上产生; 从午到亥都是阴, 所以从林钟到应钟都向上产 生. 甲子乙丑金与甲午乙未金虽然相同, 但甲子乙丑是阳律, 阳律都向下产生, 甲午乙未是阳吕, 阳吕都向上产生, 60 律相反, 所以分为一纪. 我在 《 乐论 》 中有很详细的叙述, 这里不再记它.

欢迎光临 天机易学论坛 (风水 168) (http://www. forum. fengshui-168. com/)

dauvanphung
29-04-16, 22:15
Lã Hải Tập nói:

“Cho nên vạn vật mới sinh nở tất nguồn gốc ở “Khí”, khí tức Kim. Kim thụ khí, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nghịch hành thì là Dụng của Ngũ Hành. Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ. Cho nên Đại Náo (sau cuộc đại tạo) tạo ra Giáp Tí, tức lấy như thế làm thứ tự của Nạp Âm Ngũ Hành. Đại để như vậy vì Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khí ra. Phép nầy là: Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh con, con sinh cháu mà đi tiếp về sau, kế tục ngôi vị của nó ở đời tiếp. Như Giáp Tí là Kim, Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh Nhâm Thân là con. Nhâm lấy Quý làm vợ, cách tám là Canh Thìn tức là cháu. Canh lấy Tân làm vợ, cách tám là Mậu Tí đời Hỏa ngôi vị Kim. Thứ hai nói về Hỏa, Mậu kế tục nó về sau. Mậu lấy Kỷ làm vợ, cách tám là Bính Thân, ấy là con vậy; Bính lấy Đinh làm vợ, cách tám là Giáp Thìn, tức là cháu. Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám là Nhâm Tí, đó là ngôi vị đời Mộc. Thứ ba gọi là Mộc, Nhâm kế tục đời nó. Nhâm lấy Quý làm vợ, cách tám làm Canh Thân, ấy là con vậy. Canh lấy lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thìn, ấy là cháu vậy. Mậu lấy vợ Kỷ cách tám là Bính Tí, đó là ngôi vị đời Thủy. Thứ tư gọi là Thủy, Bính kế tục sau nó, Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Thân, ấy là con vậy. Giáp lấy vợ Ất, cách tám là Nhâm Thìn, ấy là cháu vậy. Nhâm lấy vợ Quý, cách tám là Canh Tí, đó là ngôi vị đời Thổ. Thứ năm gọi là Thổ. Canh lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thân, ấy là con vậy. Mậu lấy vợ Kỷ, cách tám là Bính Thìn, ấy là cháu vậy. Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Tí, đó là ngôi vị đời Kim quay trở về. Giáp Ngọ, Ất Mùi khởi như phép trước. Đúng là vì vậy mới có thuyết ngũ Tí quy Canh. Đạo gia lưu truyền chọn nghĩa nầy dùng để phối ngôi vị của ngũ phương, tự số đầu Can Tí đến chữ Canh thì là số đó. Giáp Tí Kim, từ số Giáp đến bảy thì gặp Canh, nên phương Tây Kim được thất (7) khí. Mậu Tí là Hỏa, từ Mậu Tí đến ba số thì gặp Canh, nên phương Nam Hỏa được tam (3) khí. Nhâm Tí là Mộc, từ Nhâm đến chín số thì gặp Canh, nên phương Đông Mộc được cửu (9) khí. Bính Tí là Thủy, từ Bính đến năm số thì gặp Canh, nên phương Bắc Thủy được ngũ (5) khí. Canh Tí là Thổ, thì tự được một là nhất (1) khí ở phương giữa. Ấy là ngũ Tí quy Canh. Chính là biết Kim nầy thụ khí trước tiên, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nếu nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành. Vì vậy 60 Giáp Tí Nạp Âm nầy, lấy làm Dụng của vạn vật”.[3]

Những quy luật nạp âm được ông Lã Hải Tập giải thích thông qua chỉ trong hai câu võn vẹn “Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc.”, thực sự không khác với những quy luật ở trong đoạn văn của Thẩm Quát và những quy luật đó là:
(1) lấy hành khí Âm [ông ta gọi là Dụng khí] để nạp;
(2) khởi đầu là nạp hành Kim vào Giáp Tí
(3) rồi sau đó nạp tiếp và phải tuân theo những quy luật là (3a) nạp cách bát và (3b) nạp đủ 3 lần [tam nguyên] xong thì chuyển qua hành kế;
(4) hành chuyển theo thứ tự từ Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ;
(5) Can Chi vợ sẽ lấy theo hành khí của Can Chi chồng;
(6) Từ Giáp Tí đến Quý Tỵ là tròn một vòng 30 năm đầu và từ Giáp Ngọ đến Quý Hợi là tròn một vòng 30 năm sau. Lã Hải Tập không nói đến Tam Nguyên [Mạnh, Trọng, Quý] nhưng lại nói đến khí số và quy luật “Ngũ Tý quy Canh” của đạo gia để giải thích nạp âm trong 60 Giáp Tí là lấy Dụng [thay vì Thể] của hành khí.

Trả lời: Lâu qúa rồi, bây giờ mới thấy Anh Hiếu xuất hiện, Chú tưởng Anh Hiếu đi "ở Ẩn" rồi chứ ? Chúc Anh và gia đình có những ngày Nghỉ vui vẻ.
Thân ái.

hieunv74
01-05-16, 09:42
Trích một số nhận xét chủ quan:

"2. NHỮNG BÀN CẢI VỀ QUY LUẬT NẠP ÂM CỦA LỤC THẬP HOA GIÁP"- Hà Hưng Quốc.
------------------------------
Nhận xét về đoạn văn trên học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh (NVTA) đã viết:

“Qua đoạn trích dẫn ở trên thì chúng ta nhận thấy rằng . . . Cho dù bạn xoay chuyển thế nào thì Thẩm Quát vẫn sai. Điều này được chứng minh như sau: Chúng ta so sánh chu kỳ đã dẫn của Thẩm Quát với chu kỳ nạp âm Ngũ hành ngay trong cổ thư chữ Hán như sau:
1) Ngũ Âm bắt đầu ở Kim => Giáp Tý/Ất Sửu = Hải trung Kim.
2) Chuyển xoay về bên trái tới Hỏa => Bính Dần/ Đinh Mão = Lư Trung Hoả.
3) Hỏa chuyển tới Mộc => Mậu Thìn/Kỷ Tỵ = Đại lâm Mộc.
4) Mộc chuyển tới Thủy
# Nhưng tiếp theo Mậu Thìn/ Kỷ Tỵ trong Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán lại là hai năm:Canh Ngọ/Tân Mùi thuộc Lộ Bàng Thổ?
5) Thủy chuyển tới Thổ
# Nhưng trong Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán lại là hai năm: Nhâm Thân/Quí Dậu thuộc Kiếm Phong Kim?

Như vậy; quí vị cũng thấy rằng: Thực tế của chính bảng lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán đã phủ nhận cách giải thích của Thẩm Quát. Bản thân ông Thẩm Quát cũng chỉ giải thích; chứ chưa chứng minh được nguyên lý của nó.”[2]

Nghiệm kỹ đoạn phân tích trên của học giả NVTA thì chúng ta thấy có lẽ là ông đã “thông dịch” sai giải thích của Thẩm Quát. Vì qua thí dụ từ 1 tới 5 mà học giả NVTA đưa ra làm luận cứ cho thấy là dường như học giả NVTA muốn nói như thế này:

Nếu làm theo như Thẩm Quát giải thích thì 5 hành đi liền nhau phải là (1) Giáp Tí/ Ất Sửu = Hải Trung Kim; (2) Bính Dần/ Đinh Mão = Lư Trung Hỏa; (3) Mậu Thìn/ Kỷ Tỵ = Đại Lâm Mộc; (4) Canh Ngọ/ tân Mùi = Thủy nào đó; (5) Nhâm Thân/ Quý Dậu = Thổ nào đó.

Nhưng trong bảng LTHG thì ghi rõ là (1) Giáp Tí/ Ất Sửu = Hải Trung Kim; (2) Bính Dần/ Đinh Mão = Lư Trung Hỏa; (3) Mậu Thìn/ Kỷ Tỵ = Đại Lâm Mộc; (4) Canh Ngọ/ Tân Mùi = Lộ Bàng Thổ [chứ không phải Thủy nào đó]; (5) Nhâm Thân/ Quý Dậu = Kiếm Phong Kim [chứ không phải Thổ nào đó].

Từ đó học giả NVTA kết luận: “Thực tế của chính bảng lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán đã phủ nhận cách giải thích của Thẩm Quát”

hieunv74
01-05-16, 09:45
Tuy có việc đáng tiếc nhưng học giả NVTA lại nhận xét đúng ở một điểm quan trọng là “Bản thân ông Thẩm Quát cũng chỉ giải thích; chứ chưa chứng minh được nguyên lý của nó.” Tôi có thể bổ túc thêm là dầu Thẩm Quát có là người đích thân khám phá ra những quy luật nạp âm của LTHG đi nửa cũng chưa chắc là đã có thể hiểu rõ nguyên lý làm nền cho những quy luật đó. Nếu Thẩm Quát hiểu rõ thì đã không nói “chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thủy. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thủy, Thủy chuyển tới Thổ.” Vì chỉ có bao nhiêu lời vỏn vẹn nằm ngay trong hai câu nói này đã cho thấy rất rõ là ở câu trên, “chỗ gọi là khí . . . tới ở Thủy” [phần vận hành thuận chiều kim đồng hồ], thì Thẩm Quát vẫn còn nương náu trong quy luật Sinh của lý thuyết ngũ hành phổ cập [qua thứ tự Mộc -> Hỏa -> Thổ -> Kim -> Thủy do chính ông xác nhận] nhưng tới câu kế, “Chỗ bảo rằng Âm . . . chuyển tới Thổ” [phần vận hành nghịch chiều kim đồng hồ], thì Thẩm Quát lại phải xuôi theo “một quy luật khác” [qua thứ tự Kim -> Hỏa -> Mộc -> Thủy -> Thổ] hoàn toàn khác với quy luật Khắc của lý thuyết ngũ hành phổ cập mà ông ta nương tựa. Không thể nói là Thẩm Quát không nhìn ra điều này. Nhưng ông không thể nào “ngộ” ra được một chút manh mối nào về “một quy luật khác” đó. Ông lại không thể phủ nhận hoặc bỏ đi cái gọi là “một qui luật khác” đó vì nếu phủ nhận thì không còn có cách nào khác để giải thích những quy luật nạp âm làm nên cái cấu trúc của bảng LTHG còn bỏ đi thì không biết phải thay thế bằng cái gì khi mà vòng Khắc của lý thuyết ngũ hành phổ cập đã không có khả năng để giải thích cấu trúc của bảng LTHG. Thẩm Quát cũng không dám dựa trên quy luật Khắc của lý thuyết ngũ hành phổ cập để sửa đổi bảng LTHG, dầu là ông tin và nương tựa vào lý thuyết đó, vì thực tế chứng minh là bảng LTHG có một giá trị nhất định mới tồn tại được cả ngàn năm qua. Không có lối thoát cho Thẩm Quát giải quyết bất cập này [và những bất cập tương tự đầy dẫy trong lý số và dịch học từ xưa đến nay]. Nhưng, như tôi đã phân tích, Thẩm Quát chỉ cho chúng ta thấy sự bất cập và lọng cọng của ông chứ không phải “sai bét” như là học giả NVTA đã cố gắng chứng minh.

hieunv74
01-05-16, 09:48
Lã Hải Tập nói: ""...."

Nhận xét về đoạn văn trên học giả NVTA đã viết:
“Qua đoạn trích dẫn ở trên thì quí vị quan tâm cũng nhận thấy rằng: Theo Lã Hải Tập thì nguyên lý của nạp âm Ngũ hành chỉ ở đoạn trên. Đoạn dưới cũng chỉ diễn tả cụ thể hơn về nguyên tắc “Cách bát sinh tử” (Nguyên lý này vẫn ứng dụng trong Lạc thư hoa giáp. Xin chứng minh ở phần sau). Nhưng chính nguyên lý này lại bị phủ nhận ngay trong bàng lục thập hoa giáp trong cổ thư chữ Hán. Bởi vì khi kết thúc hành Kim – Chu kỳ 24 năm – theo nguyên lý “Cách bát sinh tử” thì con của Kim phải là Thuỷ ; nhưng trong nạp âm Ngũ hành từ cổ thư chữ Hán lại là Hoả).

Bây giờ chúng ta xem lại đoạn trên trong phần trích dẫn từ Lã Hải Tập: ‘Cho nên vạn vật mới sinh nở . . . truyền bá khí ra.’

Như vậy; qua đoạn trích dẫn trên; quí vị cũng nhận thấy rằng:
Với phương pháp so sánh và chứng minh tương tự với Thẩm Quát ở trên; chúng ta cũng không thấy tính qui luật nào trong chính cách nạp âm Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán phù hợp với lập luận (Phần in đậm) của Lã Hải Tập. Xin quí vị quan tâm xem phần so sánh minh hoạ dưới đây:
1) Kim nhân Hoả mà bắt đầu => Giáp Tý/ Ất Sửu.
Với hiện tượng này thì hợp lý với luận đề giải thích của Lã Hải Tập qua câu “Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành”. Trong trường hợp này; là sự tương tác trực tiếp giữa hai hành nghịch hành là Hoả & Kim.
2)Nhưng đến trường hợp tiếp theo của nạp âm trong lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán là Bính Dần; Đinh Mão thuộc Lư Trung Hoả thì lại không thể giải thích được bằng luận đề trên:
Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh,
Như vậy; trong trường hợp này; thì nguyên nhân của Hoả lại là lý tương sinh: Mộc sinh Hoả và nó lại tự phản bác với luận đề Nghịch hành ở trên?
3) Trường hợp nạp âm tiếp theo Bính Dần/ Đinh Mão trong bảng lục thập hoa giáp theo cổ thư chữ Hán là: Mậu Thìn/ Kỷ Tỵ thuộc Đại Lâm Mộc cũng không thể giải thích bằng cả lý thuân lẫn nghịch theo Lã Hải tập:
‘Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước’.
Như vậy; đến lần này thì có đến ba hành liên hệ sinh khắc mới giải thích được và phủ nhận luôn chính luận đề của tác giả Lã Hải Tập:
Mộc (của hai năm Mậu Thìn/ Kỷ Tỵ: Đại lâm Mộc) do Thuỷ sinh. Thuỷ lại phải nương vào Thổ để tồn tại?”[4]
Thêm một lần nữa thật là đáng tiếc vì Lã Hải Tập không phải nói như vậy. Trong suốt đoạn “Cho nên vạn vật mới sinh nở tất nguồn gốc ở “Khí”, khí tức Kim. Kim thụ khí, thuận hành thì là Thể của Ngũ Hành, nghịch hành thì là Dụng của Ngũ Hành. Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không đước phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ ” cho thấy giải thích của Lã Hải Tập là chỉ để nói lên một qui luật: Dụng khí khởi từ Kim và nghịch hành tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ. Chỉ đơn giản có vậy. Những lời dông dài khác chỉ là lý sự để ngụy tạo sự hợp lý cho cái quy luật đó. Hay nói một cách khác là Lã Hải Tập, trong đoạn “Cho nên . . . Thủy Thổ”, chỉ muốn giải thích quy luật vận hành của khí trong trời đất chứ chưa nói tới những quy luật nạp âm. Còn nắm lấy quy luật này để đưa vào nạp âm như thế nào là một chuyện khác. Và phải nhận ra là Lã Hải Tập đã giải thích những quy luật nạp âm rất cặn kẽ ở đoạn kế tiếp, còn cặn kẽ hơn cả giải thích của Thẩm Quát.

hieunv74
01-05-16, 10:00
Tuy vậy, học giả NVTA vẫn chỉ trích đúng ở chỗ “ngụy lý” của Lã Hải Tập. Cũng giống như trường hợp của Thẩm Quát, tuy là Lã Hải Tập có nắm vững những quy luật nạp âm nhưng bản thân ông lại không hiểu rõ nguyên lý nào đã làm nền tảng cho những quy luật đó. Vì vậy những giải thích của ông chỉ là “gọt chân cho vừa giày” [theo ngôn ngữ của NVTA]. Chỉ trong hai câu võn vẹn “Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc.” là chúng ta đã có thể nhìn ra sự ngụy biện. Ở câu trước, quá rõ là ông nói tới quy luật Sinh trong lý thuyết ngũ hành phổ cập và đồng hóa “thuận hành” với “tương sinh.” Càng rõ hơn khi ông xác định “thứ tự . . . Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ” [Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim = quy luật Sinh của lý thuyết ngũ hành phổ cập]. Ở câu kế tiếp, ông nói “nghịch hành” nhưng lại không đồng hóa với “tương khắc.” Nếu đã đồng hoá thì ông đã không nói “vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc Thủy Thổ.” Mà thứ tự này thì không phải là thứ tự của quy luật Khắc trong lý thuyết ngũ hành phổ cập [quy luật Khắc trong ngũ hành phổ cập phải là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim = thứ tự Kim Mộc Thổ Thủy Hỏa]. Còn như muốn hiểu nghịch hành là ngược lại thứ tự của tương sinh thì cũng không phải. Vì với thứ tự Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ [tưởng tượng 5 hành nằm trên vòng tròn có thứ tự theo chiều kim đồng hồ] thì chiều ngược lại của thứ tự này [ngược lại chứ không phải Khắc] phải là Kim, Thổ, Hỏa, Mộc, Thủy [tưởng tượng 5 hành nằm trên vòng tròn có thứ tự theo chiều ngược kim đồng hồ]. Như vậy, phân tích thế nào đi nữa thì đoạn văn của Lã Hải tập vẫn không che dấu nổi những bất cập và lúng túng. Càng tệ hơn là ông ta đã nhập nhằng Sinh với Khắc trong đoạn “Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ.” để cố gắng đi đến “vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc Thủy Thổ”. Lập luận kiểu đó là khiên cưỡng và gian lận, chưa nói tới những điều sai bét khác nằm trong những câu nói trên. Rõ ràng là một cố gắng rất . . . tuyệt vọng.
Chẳng lẻ Lã Hải Tập không nhận ra lập luận khiên cưỡng và gian lận của ông ta? Tôi có thể trả lời câu hỏi này một cách quả quyết là Lã Hải Tập thấy rất rõ. Vì nếu không thấy rõ thì ông ta đâu có bỏ công “gọt chân cho vừa giày” làm gì. Cũng giống như tình trạng của Thẩm Quát, thực ra thì vì Lã Hải Tập bị “kẹt trong lý thuyết ngũ hành phổ cập và không có lối thoát” nên đành phải chấp nhận quy luật vận hành “ngoại đạo” theo cái thứ tự “Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ” không biết từ đâu ra rồi tìm cách mà ngụy biện để ra vẻ là cũng lĩnh hội và thông suốt như ai.
Như tôi đã từng nói, cái gọi là “quy luật vận hành ngoại đạo” chỉ có Việt Dịch mới có đủ khả năng để giải thích. Nhưng trước khi vận dụng Việt Dịch để làm sáng tỏ vấn đề, chúng ta muốn nghiên cứu thêm một vài đoạn trích dẫn từ sách của những học giả và danh sư khác để nhận diện đâu là cái mấu chốt của vấn đề trước đã.
[ngừng trích]

nguồn: http://vietdich.blogspot.com/search/label/b%C3%AD%20%E1%BA%A9n%20LTHG
-------------
nên gạn đục khơi trong, Thể dụng (tiên, hậu thiên) của Lã Hải Tập là có nguyên lý hẳn hoi đó. vì anh Quốc chưa nắm được, nên cách 8 sinh con của lão chỉ dừng lại ở phần đơn giản, bên dưới:

nguồn: http://hahungquoc-d.blogspot.com/2015/09/cach-thuc-nap-am-ngu-hanh-thanh-lap_14.html

hieunv74
01-05-16, 10:48
Trả lời: Lâu qúa rồi, bây giờ mới thấy Anh Hiếu xuất hiện, Chú tưởng Anh Hiếu đi "ở Ẩn" rồi chứ ? Chúc Anh và gia đình có những ngày Nghỉ vui vẻ.
Thân ái.

Cám ơn chú, dạo này cháu bận quá nên không tham gia được thường xuyên trên diễn đàn, thỉnh thoảng nên, chát chít cùng mọi người cho vui, vui.

Thân

hieunv74
01-05-16, 11:07
Trích đoạn từ bài của HHQ. sửa lại lấy ý
----------------------------------
Chồng vợ giao cấu đạt tới khoái cảm tột đỉnh của dục tình trải nghiệm trạng thái rúng động toàn thân nên nói là nổ ra, là chấn động ở Chấn [8]. Tinh trùng gặp trứng mà hoài thai nên nói là hòa duyệt. Bào thai lớn dần thành hình vóc thai nhi tuy có nguyên thần nhưng chưa nảy sinh hay hấp thụ tư tưởng ô nhiễm nên nói là sáng đẹp ở Ly [2]. Sống cùng sự sống của mẹ, theo từng nhịp đập của mẹ nên nói là thuận hòa ở Khôn [3]. Mở mắt chào đời, nhập vào dòng sống với tất cả trong sạch không tranh không chấp nên nói là hoà nhập, nhún nhường. Lớn lên và không thể duy trì được sự ngây thơ hồn nhiên nhưng tánh vẫn thiện nên nói là chững lại [ngưng lại]. Lớn thêm nữa thì đầu óc đã nhồi đầy kiến chấp và toan tính nên nói là thâm hiểm, là thấm đẫm. Lập gia đình, trở thành cha mẹ, lao vào tranh dành miếng cơm manh áo cho gia đình, già dặn với kinh nghiệm và quyết đoán trong hành động nên nói là cương quyết mãnh liệt. Trở nên già nua tàn tạ, lý trí có những lúc hoài niệm và tự vấn, tâm thức có những lúc sáng tỏ tỉnh ngộ, rồi nhựa sống khô kiệt, lúc đang chết trải nghiệm sự rúng động do tứ đại phân rã nên nói là loé sáng, là chấn động ở Chấn [8]. Nơi trải nghiệm sự chấn động của hồn phách xuất ra cũng là nơi trải nghiệm sự chấn động của khoái cảm dục tình cho nên đoạ cũng đó mà siêu cũng đó.

Chu kỳ sinh hóa của con người có một nửa “ẨN” một nửa “HIỆN”, một nửa thế giới bên trong, một nửa thế giới bên ngoài, một nửa tịnh một nửa động. Chu kỳ ẩn, là thế giới bên trong, là tịnh, là Sinh. Chu kỳ hiện, là thế giới bên ngoài, là động, là Diệt. Ẩn là vì không ai thấy. Hiện là người ta thấy. Thế giới bên trong là vì còn nằm trong bụng mẹ. Thế giới bên ngoài vì đã lìa bụng mẹ. Tịnh là vì lặng lẽ tùy thuộc vào mẹ và nạp khí tiên thiên mà sống. Động là vì lăng xăng tranh đấu và tùy thuộc vào khí hậu thiên mà nuôi mạng. « Ẩn » là nhờ vào dòng máu của mẹ mà sinh sống, tự tại chẳng phải lo nghĩ gì cả, sướng như tiên. Chỉ khhi nào Mẹ khắc «đau quoằn quại », không chịu được nữa, đến thời - thì ta mới phải chạy ta ngoài « hiện » thôi.

:797::797::797:

kienkhang
01-05-16, 13:16
Bộ ngũ hành này khó thật. Bao nhiêu nhà giải thích mà chưa xong.

MINHSANG
01-05-16, 17:56
Nếu theo các cách giải thích nạp âm của Luật Lã thì cách dùng cũng chưa rõ.

Ngũ hành của LTHG này ai mà biết được nguyên lý của nó thì sẽ thấy giá trị không nhỏ. Lúc đó sẽ thấy Kim - Hỏa và Thủy - Mộc là 2 bộ sát giống như 2 thứ cùng phiến và thấy Thủy - Hỏa, Mộc - Thổ lại không sát. Do vậy mà biết được cách xem như thông thường đã sai quá nửa và Thiên Khắc Địa Xung cũng có trường hợp vẫn tốt.

Nguyên lý của nó cũng không ngoài Đồ Thư.

hieunv74
01-05-16, 20:03
Cách dùng mà rõ thì không cần mất hàng nghìn năm nghiên cứu cũng chưa ra, hihi

MINHSANG
01-05-16, 20:21
Cách dùng mà rõ thì không cần mất hàng nghìn năm nghiên cứu cũng chưa ra, hihi

1 khi không giải được thì hàng nghìn năm hay hàng triệu năm cũng không giải được. Bài toán khó trở nên dễ khi người đã biết cách giải - đó là câu nói của Thầy dạy toán hồi cấp 3 của MS.

MS nghĩ là đã có vài người trên diễn đàn này giải được rồi nhưng chưa nói kỹ ra thôi. Kể cả giải được thì nếu chỉ dùng 1 mình nó cũng không có nhiều kết quả.

DangHuyAnh
02-05-16, 17:12
Nếu theo các cách giải thích nạp âm của Luật Lã thì cách dùng cũng chưa rõ.

Ngũ hành của LTHG này ai mà biết được nguyên lý của nó thì sẽ thấy giá trị không nhỏ. Lúc đó sẽ thấy Kim - Hỏa và Thủy - Mộc là 2 bộ sát giống như 2 thứ cùng phiến và thấy Thủy - Hỏa, Mộc - Thổ lại không sát. Do vậy mà biết được cách xem như thông thường đã sai quá nửa và Thiên Khắc Địa Xung cũng có trường hợp vẫn tốt.

Nguyên lý của nó cũng không ngoài Đồ Thư.

Nhờ bạn giải thích bằng đồ thư hộ với. Cám ơn rất nhiều.

MINHSANG
02-05-16, 19:05
Nhờ bạn giải thích bằng đồ thư hộ với. Cám ơn rất nhiều.

Thực ra tôi đã viết rồi, đã post nên diễn đàn, nhưng vừa post xong được vài giây thì thấy có tín hiệu lạ nên tôi đành phải xóa đi.

Bạn chịu khó nhìn vào 2 đồ ... Ngũ hành Hà Đồ làm gốc …Đường đi của Hà Đồ thế nào, thăng giáng thế nào... Tại sao Giáp Tý lại nạp Kim…Tại sao Giáp Dần lại nạp thủy….Cùng với cách xếp bày của Thái Ất… Nếu đủ duyên bạn sẽ thấy được.

Rất tiếc là không thể viết rõ hơn, mong bạn thông càm.

hieunv74
03-05-16, 14:36
Đợi mãi lao minh sang nói, lại delete rồi, không câu được ai cả, hihi

MINHSANG
03-05-16, 20:54
Đợi mãi lao minh sang nói, lại delete rồi, không câu được ai cả, hihi

Có lão " Tiên Bào" bên cạnh, lại có cả kho sách Đông tây kim cổ thì chắc lão biết từ lâu rồi chứ. Ming sang chỉ biết qua thôi lại chưa để ý sâu cách dùng.

DoanDo
03-05-16, 23:29
Thực ra tôi đã viết rồi, đã post nên diễn đàn, nhưng vừa post xong được vài giây thì thấy có tín hiệu lạ nên tôi đành phải xóa đi.

Bạn chịu khó nhìn vào 2 đồ ... Ngũ hành Hà Đồ làm gốc …Đường đi của Hà Đồ thế nào, thăng giáng thế nào... Tại sao Giáp Tý lại nạp Kim…Tại sao Giáp Dần lại nạp thủy….Cùng với cách xếp bày của Thái Ất… Nếu đủ duyên bạn sẽ thấy được.

Rất tiếc là không thể viết rõ hơn, mong bạn thông càm.
Tín hiệu lạ ....?

DangHuyAnh
04-05-16, 08:46
Tín hiệu lạ ....?

Như post xong thì bị màn hình xanh, or bị vợ la, bị người nhắc, mắt giật các kiểu.

hactientn
04-05-16, 14:55
"Gạn đục khơi trong" lại thì thấy rỏ ràng hình và khí vận hành theo 2 chiều thuận & nghịch như nhau không hề sai khác, hihi!
---->
<----

Nói thì dài nhưng hình như chu trình của lục thập hoa giáp là đi từ dương sang âm và từ âm lại trở về dương.

DangHuyAnh
04-05-16, 22:28
https://www.youtube.com/watch?v=EpSy0Lkm3zM
giải trí một chút cho vui quán.

hieunv74
05-05-16, 10:26
Hãy xem cơ cấu bánh răng xe của ford
http://www.baomoi.com/kham-pha-bang-sang-che-hop-so-11-cap-cua-ford/c/19291417.epi

Hihi

hactientn
06-05-16, 12:49
Hôm qua thấy chú Thoitu nói về tương phùng đồ , cháu không hiểu được tiếng Hán nhưng cháu mới nhớ ra là đã đọc một đoạn của một người có nick là khachquaduong nói như sau:
Nạp âm 60 Giáp Tý mọi người hay nói đến và bàn từ trước tới giờ dùng rất rộng trong các môn huyền thuật, nhất là các môn liên quan trực tiếp đến số mệnh con người như tử vi, tử bình... các thứ. Từ nạp âm theo cách này là sự gộp âm can chi.
Phong thủy có hệ thống nạp âm để dùng khác hẳn, 60 Giáp Tý nạp âm của Phong thủy phân làm hai đường thuận nghịch, cũng là từ Giáp Tý, Ất Sửu...Quý Hợi, tuy nhiên chiều thuận phối cửu tinh là 1 2 3 4 5 6 7 8 9, chiều nghịch phối cửu tinh là 9 8 7 6 5 4 3 2 1. Mặc dù cũng là Giáp Tý, Ất Sửu... nhưng bản chất khác hẳn nạp âm mà mọi người nói đến vì nó dùng để lập TƯƠNG PHÙNG ĐỒ. Lập được Tương Phùng đồ nhìn vào đó thì sẽ hiểu tại sao gọi là Nạp Âm vì mỗi cung vị sẽ như một bài hợp xướng âm của Can Chi.
Đây cũng là cơ sở để tính toán làm mộ thì bao giờ phát, phát cách nào và phát cho tuổi nào. Cách tính toán toàn bộ dựa vào cách nạp âm thuận nghịch này để lập Tương Phùng Đồ, Tương Phùng Đồ lập ngắn là 24 năm, dài tối đa 540 năm. Lấy cửu tinh phối cửu cung phối 60 giáp tý thuận nghịch làm 1 đồ(Kỳ đồ). Lấy cửu tinh phối 8 cung phối 60 giáp tý thuận làm 1 đồ(Môn đồ). Nơi nào Kỳ-Môn 2 đồ có chữ Giáp Tý trùng nhau thì gọi là Tương Phùng số, tại đây xem cung vị, thời gian để quyết định phát sinh sự việc, không hề sai chạy, đây là một trong những bí quyết cao nhất của Huyền Không.
Đúng sai không bàn đến nhưng để tương phùng được hai đồ này thì cái cơ cấu bánh răng của xe ford mà anh Hiếu đưa lên có thể hình dung được, tuy mơ hồ nhưng cái này cháu nghĩ chính là ngũ vận lục khí mà mọi người đang tìm hiểu. “ Bài lục giáp bố bát môn, Thôi ngũ vận định lục khí “ có lẽ là cái này vì hai câu này phải hiểu là một ý chứ không thể tách ra được, chứ không phải BÀI LỤC GIÁP, BỐ BÁT MÔN là kỳ môn độn giáp. Ngũ vận lục khí phải hiểu theo bài viết của một tiền bối là 108 năm thì mới giải thích được, Phi tinh hiểu điều này và bài bố theo lường thiên xích, mấu chốt là ở đó nhưng thực tế sử dụng lại không thấy được cái này, kể cả phi tinh và tam hợp.

hieunv74
12-05-16, 23:15
Lão này cái gì cũng biết nhỉ, kính nể; nhưng 540 chỉ dùng cho thế giới tâm linh thôi. Nhiều khi bạn bè chêu mình toàn nói " Đúng nhưng thế là sai rồi; sai như thế là đúng rồi".

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/30%20nam-lthg-1_zpsb5nndemq.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/30%20nam-lthg-1_zpsb5nndemq.jpg.html)

Chính vì không hiểu được câu đó nêu mọi người đi đổi tóa hỏa cả vị trí: Thủy - hỏa, thật có phải là đáng tiếc không:

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/Luc%20thap%20hoa%20giap02_zpsxtxgn89g.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/Luc%20thap%20hoa%20giap02_zpsxtxgn89g.jpg.html)

:004::004::004:

hieunv74
12-05-16, 23:32
Trích dẫn:
Trong quyển "Thái ất Kim hoa tông" có đề xướng " Đại đạo lấy Hư vô làm bản thể, lấy Hiển hóa làm công dụng".

Mỗi câu dấu đi mất 1/2; Tiếp duy chỉ "có " và "hư" hòa hợp với nhau mới có thể đắc đạo thành tiên. Nguyên thần thuộc Tiên, thức thần thuộc Hậu. Tu đạo là làm ức chế Thức thần, đi ngược trở về nguyên Thần. Vì thế Đạo Kim hoa toàn dùng Nghịch pháp. Đây chính là phép nghịch khí của 60 hoa giáp!

Thái Ất Kim Hoa Tông chỉ chủ trương Mắt quay về nhìn dõi vào trong .... để cho Tam quang hội tụ ở giữa 2 lông mày,..... để mở con mắt thứ 3.

Tiếp, viết: Tinh hoa Phật học lấy "Vô sở trụ nhi sinh kỳ Tâm" (phải sinh ra cái tâm không trụ ở chỗ nào): Chỗ này dịch và hiểu sai ý. Nhưng ở chỗ khác lại viết đúng ý.

Nói chung là đọc sách rất khó, rất khó; May lão thư hùng có người chỉ dạy, cũng nên đọc qua cho biết!

:107::107::107:

hieunv74
12-05-16, 23:43
Trong Tâm kinh của Nhà phật cũng nói" Sắc tức là không, không tức là sắc" - là cái này lại vừa không phải là cái này; không phải cái này lại là cái này!

Các đạo gia, nho gia, phật gia.... đều nói vậy! Nếu không hiểu vậy là cái gì, thì khi triển khai ra đều bị lệch lạc / lúc tửu, lúc sắc, lúc không; lúc ẩn, lúc hiện; lúc tiên, lúc hậu, lúc tĩnh, lúc động; lúc nghịch, lúc thuận .... ôi chỉ có 2 đường thôi mà cứ đứng ngã 3 chờ người khác!

:430::430::430:

longtuan
13-05-16, 16:48
Đọc bài trên thấy có những suy nghĩ mông lung - khổ qua lại tham rồi .
Qua phân tích bài thuốc dưới đây để thấy ngũ hành Thổ sinh Hỏa
Trong đông y người ta dùng bài quy tỳ ( Sâm , kỳ , quy ,truật , long nhãn , viến trí , táo nhân , mộc hương , trích thảo , phục thần ) .
Trong bài toàn dương dược là chính , duy có quy là âm dược nhưng bài này bổ dương nhưng lại dụng âm nối bổ cách nhị .
Phân tích về ngũ hành như sau :
Tỳ là âm thổ lại dùng để chữa tâm hỏa qua ngũ hành như sau thổ sinh thủy ,thủy sinh mộc , mộc sinh hỏa . ,
Tại sao lại như thế xin lý giải như sau .
Vì lo nghĩ không ăn được nên tổn hai tâm huyết cho nên dùng dương dược lại dung âm , bổ thổ cho ăn ngủ được tức là sinh huyết thủy , thủy lại sinh mộc can ( can tàng huyết ) mộc lại sinh hỏa Tâm .
Chính vì vậy mà có ngươi nói thổ sinh thủy là vậy , hay thổ sinh hỏa là cách nhị .
thường thì ngũ hành vẫn thế nhưng trong từng trường hợp cụ thể thì ta mới có thể dùng Âm , Dương để lý giải chúng .
Đây chính là cách dùng Dương dụng Âm ...đây chính là điều mà tôi nói ngũ hành đều có Âm , Dương của nó Nếu cứ bám vào Âm , Dương và tính chất của chúng sẽ không bị các thuyết làm đảo lộn .

hieunv74
14-05-16, 10:48
Đọc bài trên thấy có những suy nghĩ mông lung - khổ qua lại tham rồi .
Qua phân tích bài thuốc dưới đây để thấy ngũ hành Thổ sinh Hỏa
Trong đông y người ta dùng bài quy tỳ ( Sâm , kỳ , quy ,truật , long nhãn , viến trí , táo nhân , mộc hương , trích thảo , phục thần ) .
Trong bài toàn dương dược là chính , duy có quy là âm dược nhưng bài này bổ dương nhưng lại dụng âm nối bổ cách nhị .
Phân tích về ngũ hành như sau :
Tỳ là âm thổ lại dùng để chữa tâm hỏa qua ngũ hành như sau thổ sinh thủy ,thủy sinh mộc , mộc sinh hỏa . ,
Tại sao lại như thế xin lý giải như sau .
Vì lo nghĩ không ăn được nên tổn hai tâm huyết cho nên dùng dương dược lại dung âm , bổ thổ cho ăn ngủ được tức là sinh huyết thủy , thủy lại sinh mộc can ( can tàng huyết ) mộc lại sinh hỏa Tâm .
Chính vì vậy mà có ngươi nói thổ sinh thủy là vậy , hay thổ sinh hỏa là cách nhị .
thường thì ngũ hành vẫn thế nhưng trong từng trường hợp cụ thể thì ta mới có thể dùng Âm , Dương để lý giải chúng .
Đây chính là cách dùng Dương dụng Âm ...đây chính là điều mà tôi nói ngũ hành đều có Âm , Dương của nó Nếu cứ bám vào Âm , Dương và tính chất của chúng sẽ không bị các thuyết làm đảo lộn .

Lão đọc đoạn này ở đâu?
:1008::1008::1008:

bonghongvang
14-05-16, 15:26
Lão đọc đoạn này ở đâu?
:1008::1008::1008:
Bác ấy chả đọc ở đâu cả vì bác ấy là thầy thuốc đông y.

hieunv74
14-05-16, 16:37
Bác long Tuấn nhận em là đệ tử bốc thuốc nhé. Trình của bác giỏi thật!
Hihi

longtuan
14-05-16, 17:11
Lão đọc đoạn này ở đâu?
:1008::1008::1008:

Lão Hiếu ơi cái này đông y dùng nhiều mà , thường thì ngũ hành vẫn thế , nhưng trong biến pháp của nó thì tùy cơ mà ứng biến mà .
Này nhé người mất huyết nhiều không cầm , dùng độc sâm thang . Tức dung dương cứu âm , khí vốn bốc lên dùng khí để nhiếp huyết .
Người bị đi ngoài đáng phải cầm nhưng cầm thì xuất hiện chứng nôn khan , khi dùng phép thuận theo , nhân thông nhân dụng tức là lại cho đi ngoài , thì lại khỏi cả hai ....những cách đó nhất thời thôi không phải là phép dùng về lâu về dài được .
Trong đông y nói bổ cách nhị , vốn thường dùng mà . Thận thủy kém ( tiên thiên ) dùng tỳ thổ ( hậu thiên ) sinh phế kim , phế mạnh sinh thận thủy . Thổ sinh thủy là thế . Hay dùng cách chế cách ví như can mộc khắc tỳ thổ , không phạt can mà làm mạnh phế , phế kim mạnh khắc can mộc thì tỳ thổ tự an ......
Biến pháp thì tùy thời nhưng , Âm , Dương ngũ hành vẫn thế , cũng như cái gốc vậy không lấy gì làm làm cơ sở để biến ...dù có học cao đến thế nào nữa nhưng 4 phép cộng , trừ , nhân , chia đâu có bỏ được ....
Chính vì vậy mà trong mọi diến đàn một số người cứ hay lấy biến pháp làm gốc tôi không tin ....chính vì lấy biến pháp làm gốc nên mới có nhiều man thư .
Trong đông y cũng vậy có chính pháp mà tà pháp , chính pháp chữa được bệnh nhưng không tổn mệnh , tà pháp nhất thời bệnh khỏi , thậm chí còn nhanh là khác nhưng tổn mệnh .
Thời buổi bây giờ họ hay dùng ma pháp ( hay tà pháp ) là vậy bởi tâm lý ai chẳng muốn nhanh .

longtuan
14-05-16, 17:16
Bác long Tuấn nhận em là đệ tử bốc thuốc nhé. Trình của bác giỏi thật!
Hihi
Không dám nhận khen của cậu đâu nhưng được tâm sự cùng cậu là vui rôi - Tôi biết cậu , học nhiều biết rộng , lại có lòng rộng mở , âu là cũng hiếm .

DangHuyAnh
16-05-16, 02:18
Không dám nhận khen của cậu đâu nhưng được tâm sự cùng cậu là vui rôi - Tôi biết cậu , học nhiều biết rộng , lại có lòng rộng mở , âu là cũng hiếm .

Thầy rồng đẹp trai ở vùng nào thế, gần sì gòn cho em xin địa chỉ đến khám bệnh với.

VinhL
14-07-16, 05:00
Lão Hiếu ơi cái này đông y dùng nhiều mà , thường thì ngũ hành vẫn thế , nhưng trong biến pháp của nó thì tùy cơ mà ứng biến mà .
Này nhé người mất huyết nhiều không cầm , dùng độc sâm thang . Tức dung dương cứu âm , khí vốn bốc lên dùng khí để nhiếp huyết .
Người bị đi ngoài đáng phải cầm nhưng cầm thì xuất hiện chứng nôn khan , khi dùng phép thuận theo , nhân thông nhân dụng tức là lại cho đi ngoài , thì lại khỏi cả hai ....những cách đó nhất thời thôi không phải là phép dùng về lâu về dài được .
Trong đông y nói bổ cách nhị , vốn thường dùng mà . Thận thủy kém ( tiên thiên ) dùng tỳ thổ ( hậu thiên ) sinh phế kim , phế mạnh sinh thận thủy . Thổ sinh thủy là thế . Hay dùng cách chế cách ví như can mộc khắc tỳ thổ , không phạt can mà làm mạnh phế , phế kim mạnh khắc can mộc thì tỳ thổ tự an ......
Biến pháp thì tùy thời nhưng , Âm , Dương ngũ hành vẫn thế , cũng như cái gốc vậy không lấy gì làm làm cơ sở để biến ...dù có học cao đến thế nào nữa nhưng 4 phép cộng , trừ , nhân , chia đâu có bỏ được ....
Chính vì vậy mà trong mọi diến đàn một số người cứ hay lấy biến pháp làm gốc tôi không tin ....chính vì lấy biến pháp làm gốc nên mới có nhiều man thư .
Trong đông y cũng vậy có chính pháp mà tà pháp , chính pháp chữa được bệnh nhưng không tổn mệnh , tà pháp nhất thời bệnh khỏi , thậm chí còn nhanh là khác nhưng tổn mệnh .
Thời buổi bây giờ họ hay dùng ma pháp ( hay tà pháp ) là vậy bởi tâm lý ai chẳng muốn nhanh .

Lão Rồng Đẹp,
Cái này hay nha, Thổ sinh Thủy.
Đang bài bố mấy vòng Trường Sinh, ngẫu nhiên gặp cái Thổ theo Kim mà không biết từ đâu ra, nay gặp lão Y nói vậy thì quả trùng hợp ghê!!!

VinhL
20-07-16, 05:03
Thật ra nhiều lúc tiên hiền, để cái bí mật trước mất, vậy mà nhiều người cứ nhìn hoài mà chẳng biết cục là gì?
Ai thích ngâm thì đi sâu vào mà ngâm ngâm ngẫm ngẫm nhé!!!

Hiihihihihihiih

Cục Tử Vi nè:

Thủy 2 Cục
Ngưu,Hổ
Sửu,Dần 1,2
Dần,Mão 3,4
Mão,Thìn 5,6
Thìn,Tỵ 7,8
Tỵ,Ngọ 9,10
Ngọ,Mùi 11,12
Mùi,Thân 13,14
Thân,Dậu 15,16
Dậu,Tuất 17,18
Tuất,Hợi 19,20
Hợi,Tý 21, 22
Tý,Sửu 23,24
Sửu,Dần 25,26
Dần,Mão 27,28
Mão,Thìn 29,30

Mộc 3 Cục
Long,Ngưu,Hổ
Thìn,Sửu,Dần 1,2,3
Tỵ,Dần,Mão 4,5,6
Ngọ,Mão,Thìn 7,8,9
Mùi,Thìn,Tỵ 10,11,12
Thân,Tỵ,Ngọ 13,14,15
Dậu,Ngọ,Mùi 16,17,18
Tuất,Mùi,Thân 19,20,21
Hợi,Thân,Dậu 22,23,24
Tý,Dậu,Tuất 25,26,27
Sửu,Tuất,Hợi 28,29,30

Kim 4 Cục
Trư,Long,Ngưu,Hổ
Hợi,Thìn,Sửu,Dần 1,2,3,4
Tý,Tỵ,Dần,Mão 5,6,7,8
Sửu,Ngọ,Mão,Thìn 9,10,11,12
Dần,Mùi,Thìn,Tỵ 13,14,15,16
Mão,Thân,Tỵ,Ngọ 17,18,19,20
Thìn,Dậu,Ngọ,Mùi 21,22,23,24
Tỵ,Tuất,Mùi,Thân 25,26,27,28
Ngọ,Hợi,Thân,Dậu 29,30

Thổ 5 Cục
Mã,Trư,Long,Ngưu,Hổ
Ngọ,Hợi,Thìn,Sửu,Dần 1,2,3,4,5
Mùi,Tý,Sửu,Dần,Mão 6,7,8,9,10
Thân,Sửu,Dần,Mão,Thìn 11,12,13,14,15
Dậu,Tý,Mão,Thìn,Tỵ 16,17,18,19,20
Tuất,Sửu,Thìn,Tỵ,Ngọ 21,22,23,24,25
Hợi,Dần,Tỵ,Ngọ,Mùi 26,27,28,29,30

Hỏa 6 Cục
Kê,Mã,Trư,Long,Ngưu,Hổ
Dậu,Ngọ,Hợi,Thìn,Sửu,Dần 1,2,3,4,5,6
Tuất,Mùi,Tý,Tỵ,Dần,Mão 7,8,9,10,11,12
Hợi,Thân,Sửu,Ngọ,Mão,Thìn 13,14,15,16,17,18
Tý,Dậu,Dần,Mùi,Thìn,Tỵ 19,20,21,22,23,24
Sửu,Tuất,Mão,Thân,Tỵ,Ngọ 25,26,27,28,29,30

Sanh nhầm ngày mùng 8 Hỏa 6 cục thì nằm trong cục
Tuất,Mùi,Tý,Tỵ,Dần,Mão. Có ý nghĩa gì hông các lão?
Ai thích thì ngâm tiếp. Hihihihihihi

namphong
20-07-16, 09:10
anh LongTuan:

Có vào trang này đọc tin thì anh cho NamPhong địa chỉ email nhé. Anh làm nghề y và đọc mấy bài gần đây của anh luận Ngũ hành khá hay, tuy nhiên NP cảm nhận trong đó thấy những phân vân về Ngũ hành mà anh chưa nói ra, anh chắc cũng hiểu vậy, do đó Nam Phong có 1 ý muốn nói riêng với anh. :008:

NhấtLụcTamBát
21-07-16, 23:22
http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4417&stc=1&d=1469168364

http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4416&stc=1&d=1469117983

VinhL
22-07-16, 02:14
Thế không biết cái nguyên lý của dãy số này
Giáp Kỷ Tý Ngọ = 9
Ất Canh Sửu Mùi = 8
Bính Tân Dần Thân = 7
Đinh NhâM Mão Dậu = 6
Mậu Quý Thìn Tuất = 5
Tỵ Hợi = 4

từ đâu ra nhỉ?
(Thật ra nó gọi là Số Thái Huyền, tác giả không biết hay cố ý không phơi bày để sau này hậu học mà có muốn tầm căn tầm góc thì chắc không dễ.)

Rồi thêm cái nguyên lý 1 gõ là Hỏa, 2 gõ là Thổ, 3 gõ là Mộc, 4 gõ là Kim, 5 gõ là Thủy????

Công thức của Nạp Âm theo thứ tự Can Chi là
Bỏ 1 Lấy 3. Tam sinh vạn vật dã!!!

Thổ Kim Hỏa Mộc Thủy!
Giáp Tý, Ất Sửu bỏ Thổ (bỏ 1) lấy Kim (lấy 1)
Bính Dần, Đinh Mão Hỏa (lấy 2)
Mậu Thìn, Kỷ Tỵ Mộc (lấy 3)
Canh Ngọ, Tân Mùi bỏ Thủy (bỏ 1) lấy Thổ (lấy 1)
Nhâm Thân, Quý Dậu Kim (lấy 2)
Giáp Tuất, Ất Hợi Hỏa (lấy 3)
vv......


Thổ Kim Hỏa Mộc Thủy thứ tự nạp âm thành cập 3:
(bỏ Thổ) Kim Hỏa Mộc
(bỏ Thủy) Thổ Kim Hỏa
(bỏ Mộc) Thủy Thổ Kim
(bỏ Hỏa) Mộc Thủy Thổ
(bỏ Kim) Hỏa Mộc Thủy
Mỗi nhóm 3 hành gồm 6 can chi, 5 nhóm x 6 = 30
Giáp Ngọ tới Quý Hợi lập lại cho nên 30 x 2 = 60.

Bỏ 3 lấy một thì củng vậy nhưng khỡi từ Kim
Kim Hỏa Mộc Thủy Thổ. Bỏ 3 lấy 1 thì ta có 5 nhóm như sau
Kim Hỏa Mộc (bỏ Thủy)
Thổ Kim Hỏa (bỏ Mộc)
Thủy Thổ Kim (bỏ Hỏa)
Mộc Thủy Thổ (bỏ Kim)
Hỏa Mộc Thủy (bỏ Thổ)

Củng cho ra 5 nhóm 3 như bỏ 1 lấy 3!!!

Đây là quy luật xuyên suốt, củng từ đó mà có cái gọi là cách 8 sinh con sinh cháu sau đó sinh quỷ! Hihihihihi
Tại sao cách 8 nhi?
Lấy 5 nhóm 3 trên viết thành hàng ngang ta có

Kim Hỏa Mộc Thổ Kim Hỏa Thủy Thổ Kim Mộc Thủy Thổ Hỏa Mộc Thủy

Mỗi hành 2 can chi, từ Kim 1 tới Kim 2 và Kim 3 ở giữa đều có 3 hành.
Như vậy ta thấy lại cái quy luật lấy 1 bỏ 3.
Kim 1, bỏ Hỏa Mộc Thổ, tới Kim 2, bỏ Hỏa Thủy Thổ, lấy Kim 3, bỏ
Mộc Thủy Thổ, lấy Hỏa 1. Hỏa khắc Kim vi Quan Quỷ.
Cho nên sinh cháu rồi sinh tới Quỷ!!!

1 và 3, 3 và 1 đây chính là cái quy luật xuyên suốt ẩn tàng trong 60 can chi nạp âm.

Thay vì thứ tự Thổ Kim Hỏa Mộc Thủy bây giờ ta đổi lại là
Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa, theo quy luật bỏ 1 lấy 3 thì ta sẻ có 60 can chi nạp âm theo vòng thuận sinh vậy. Hahahahahah


Ngoài quy luật lấy 1 bỏ 3 hay lấy 3 bỏ 1 còn một quy luật ẩn tàng trong Can nửa, thôi để chừng nào có hứng thì phơi bày luôn (Giờ hết hứng) Hihihihihihi

namphong
22-07-16, 08:37
Tự mình nhìn ra được cái này thì lão VinhL hay thật đấy.

Mộc thiếu Giáp Ất Bính Đinh, Kim thiếu Bính Đinh Mậu Kỷ, Thủy thiếu Mậu Kỷ Canh Tân, Hỏa thiếu Canh Tân Nhâm Quý, Thổ thiếu Nhâm Quý Giáp Ất.

Sẵn đây mong lão giải thích giùm luôn. :0r09:



Kim Hỏa Mộc Thổ Kim Hỏa Thủy Thổ Kim Mộc Thủy Thổ Hỏa Mộc Thủy

Mỗi hành 2 can chi, từ Kim 1 tới Kim 2 và Kim 3 ở giữa đều có 3 hành.
Như vậy ta thấy lại cái quy luật lấy 1 bỏ 3.
Kim 1, bỏ Hỏa Mộc Thổ, tới Kim 2, bỏ Hỏa Thủy Thổ, lấy Kim 3, bỏ
Mộc Thủy Thổ, lấy Hỏa 1. Hỏa khắc Kim vi Quan Quỷ.
Cho nên sinh cháu rồi sinh tới Quỷ!!!


Cái đoạn in màu đỏ thì chưa đúng rồi.
Mộc Hỏa sao lại có chuyện lấy 1 bỏ 6 ? Đừng vội kết luận sớm quá, từ từ ......
Và chính xác phải là Thổ Kim Hỏa Mộc Thủy, đừng đổi thành Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa, lại muốn đi theo vết Tốn Khôn, sai đấy.

VinhL
22-07-16, 12:26
Tự mình nhìn ra được cái này thì lão VinhL hay thật đấy.

Mộc thiếu Giáp Ất Bính Đinh, Kim thiếu Bính Đinh Mậu Kỷ, Thủy thiếu Mậu Kỷ Canh Tân, Hỏa thiếu Canh Tân Nhâm Quý, Thổ thiếu Nhâm Quý Giáp Ất.

Sẵn đây mong lão giải thích giùm luôn. :0r09:

Không giám nhận là mình hay đâu lão ạ, chỉ siên năng nhẫn nại nghiềm ngẫm vài năm thì ra thôi. Hihihihihihihi

Cái đoạn in màu đỏ thì chưa đúng rồi.
Mộc Hỏa sao lại có chuyện lấy 1 bỏ 6 ? Đừng vội kết luận sớm quá, từ từ ......
Và chính xác phải là Thổ Kim Hỏa Mộc Thủy, đừng đổi thành Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa, lại muốn đi theo vết Tốn Khôn, sai đấy.

Ê da lão Đế ơi, tiểu sinh đùa thôi ý mà,
Thật ra thì nó sẻ đi theo thứ tự 3 Kim, tới 3 Hỏa, tới 3 Mộc, tới 3 Thủy, rồi 3 Thổ.

Mấy cái can mà lão nói thiếu đó củng từ cái quy tắc của Can mà ra thôi. Năm hành có 10 Can, tức mỗi hành có 2 can. 5 lấy 3 tuần tự mà ra thôi. Hihihihihihihi
Biết được cái quy tắc nằm trong can thì sẻ biết cách tìm nạp âm cho bẩt cứ cập can chi nào trong vòng 5 giây, bằng thơì gian đến từ 1, 2, 3, 4, đến 5.

Hihihihihihihi

VinhL
22-07-16, 12:57
Thật ra nhiều lúc tiên hiền, để cái bí mật trước mất, vậy mà nhiều người cứ nhìn hoài mà chẳng biết cục là gì?
Ai thích ngâm thì đi sâu vào mà ngâm ngâm ngẫm ngẫm nhé!!!

Hiihihihihihiih

Cục Tử Vi nè:

Thủy 2 Cục
Ngưu,Hổ
Sửu,Dần 1,2
Dần,Mão 3,4
Mão,Thìn 5,6
Thìn,Tỵ 7,8
Tỵ,Ngọ 9,10
Ngọ,Mùi 11,12
Mùi,Thân 13,14
Thân,Dậu 15,16
Dậu,Tuất 17,18
Tuất,Hợi 19,20
Hợi,Tý 21, 22
Tý,Sửu 23,24
Sửu,Dần 25,26
Dần,Mão 27,28
Mão,Thìn 29,30

Mộc 3 Cục
Long,Ngưu,Hổ
Thìn,Sửu,Dần 1,2,3
Tỵ,Dần,Mão 4,5,6
Ngọ,Mão,Thìn 7,8,9
Mùi,Thìn,Tỵ 10,11,12
Thân,Tỵ,Ngọ 13,14,15
Dậu,Ngọ,Mùi 16,17,18
Tuất,Mùi,Thân 19,20,21
Hợi,Thân,Dậu 22,23,24
Tý,Dậu,Tuất 25,26,27
Sửu,Tuất,Hợi 28,29,30

Kim 4 Cục
Trư,Long,Ngưu,Hổ
Hợi,Thìn,Sửu,Dần 1,2,3,4
Tý,Tỵ,Dần,Mão 5,6,7,8
Sửu,Ngọ,Mão,Thìn 9,10,11,12
Dần,Mùi,Thìn,Tỵ 13,14,15,16
Mão,Thân,Tỵ,Ngọ 17,18,19,20
Thìn,Dậu,Ngọ,Mùi 21,22,23,24
Tỵ,Tuất,Mùi,Thân 25,26,27,28
Ngọ,Hợi,Thân,Dậu 29,30

Thổ 5 Cục
Mã,Trư,Long,Ngưu,Hổ
Ngọ,Hợi,Thìn,Sửu,Dần 1,2,3,4,5
Mùi,Tý,Sửu,Dần,Mão 6,7,8,9,10
Thân,Sửu,Dần,Mão,Thìn 11,12,13,14,15
Dậu,Tý,Mão,Thìn,Tỵ 16,17,18,19,20
Tuất,Sửu,Thìn,Tỵ,Ngọ 21,22,23,24,25
Hợi,Dần,Tỵ,Ngọ,Mùi 26,27,28,29,30

Hỏa 6 Cục
Kê,Mã,Trư,Long,Ngưu,Hổ
Dậu,Ngọ,Hợi,Thìn,Sửu,Dần 1,2,3,4,5,6
Tuất,Mùi,Tý,Tỵ,Dần,Mão 7,8,9,10,11,12
Hợi,Thân,Sửu,Ngọ,Mão,Thìn 13,14,15,16,17,18
Tý,Dậu,Dần,Mùi,Thìn,Tỵ 19,20,21,22,23,24
Sửu,Tuất,Mão,Thân,Tỵ,Ngọ 25,26,27,28,29,30

Sanh nhầm ngày mùng 8 Hỏa 6 cục thì nằm trong cục
Tuất,Mùi,Tý,Tỵ,Dần,Mão. Có ý nghĩa gì hông các lão?
Ai thích thì ngâm tiếp. Hihihihihihi

Cách an chòm Tử Vi trong Tử Vi Đẩu Số tới này vẫn còn là một bí ẩn.
Mấy hôm trước tình cờ đọc được đoạn này trong quyển Tinh Bình Hội Hãi:

Luận Khởi Đế Tọa:
Kỳ pháp thu thời hạ nạp âm Vượng sứ thị. Như Giáp Tý thời nạp âm thuộc Kim, Kim Vượng ư Dậu, tức Dậu thượng thị dã.

Kê Mã Trư Long Ngưu Hổ chắc có lẻ xuất sứ từ đây.
Kim vượng nơi Dậu (Kê)
Hỏa vượng nơi Ngọ (Mã)
vv.....

Tiểu sinh hy vọng đây là cái đầu mối để tìm ra cái xuất sứ của dụ an bày vòng Tử Vi.
Cái lạ là chổ này:
Gọi Kê là 1
Từ Kê đi nghịch 3 bước thì tới Mã
Từ Mão đi thuận 5 bước thì tới Trư
Từ Trư đi nghịch 7 bước thì tới Long
Từ Long đi thuận 9 bước thì tới Ngưu
Từ Ngưu đi nghịch 11 bước thì tới Hổ

1, -3, +5, -7, +9, -11 là ý gì đây?

Ai thích thì tự nhảy vào nghiên cứu tiếp.
Hihihihihihihi

Theo như trên ta thấy vòng Nạp Âm còn có thể đã được ứng dụng như một hệ toạ độ vòng tròn để định vị các tinh sao trên trời.

Một vòng tròn 360 độ, 6 lần 60 Can Chi tức là 360 độ vậy.
Một vòng Tuế Sai 25920 / 360 = 72.
72 Cục Thái Ất định Thiên Tài.
129600 là bằng 5 vòng Tuế Sai (25920 x 5), đây củng là một cái mốc lớn trong Hoàng Cực Kinh Thế!!!

Nếu ta lấy một vòng tròn 360 độ chia cho 5 thì củng có 72.
Nếu số 5 đầy là 5 hành thì củng vừa khớp nhỉ?

Trước thời Xuân Thu thì Thổ chưa được phân ra tứ phương, nên trong Độn Giáp lấy Khôn là chổ ký của Thổ, bới vì nó nằm giữa Hỏa và Kim, nên hợp lý theo vòng tương sinh, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim!!!

Hihihihihih

NhấtLụcTamBát
22-07-16, 14:06
http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4420&stc=1&d=1469170967

http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4421&stc=1&d=1469221347

VinhL
23-07-16, 02:38
Ngoài các quy tắc tính số thái huyền, 1-3, 3-1, chắc ít ai ngờ rằng dịch quái lại liên quan đến nạp âm!!!!

Có bao giờ các bạn đặt câu hỏi tại sao trong 6 quẻ trùng của lục tử (Chấn, Khãm, Cấn, Tốn, Ly, Đoài), hào sơ và hào tứ đều là Nạp Âm Thổ
không?

Nạp Âm vào hào xuất từ Tham Đồng Khê, và củng được ngài Không Tử nói đến:

Khổng Tử nói:
Nhất ngôn đắc chi Thổ Cung
Tam ngôn đắc Hỏa Chủy
Ngũ ngôn đắc Thủy Vũ
Thất ngôn đắc Kim Thương
Cửu ngôn đắc Mộc Giốc
(Dĩ nhiên, cái này khác với 1 gỏ là Hỏa, 2 gỏ là Thổ, vv.... à)


Có lẻ Nạp Âm hành đã được ứng dụng trước, nhưng gì tính hành nạp âm không dễ dàng (nếu không thuộc lòng, hoặc không biết cách tính), cho nên dần dần nó đã không còn ứng dụng, và sau đó thì phái bốc phệ mới dùng hành của chi mà lập lục thân.

hieunv74
23-07-16, 10:07
Đọc bài trên thấy có những suy nghĩ mông lung - khổ qua lại tham rồi .
Qua phân tích bài thuốc dưới đây để thấy ngũ hành Thổ sinh Hỏa
Trong đông y người ta dùng bài quy tỳ ( Sâm , kỳ , quy ,truật , long nhãn , viến trí , táo nhân , mộc hương , trích thảo , phục thần ) .
Trong bài toàn dương dược là chính , duy có quy là âm dược nhưng bài này bổ dương nhưng lại dụng âm nối bổ cách nhị .
Phân tích về ngũ hành như sau :
Tỳ là âm thổ lại dùng để chữa tâm hỏa qua ngũ hành như sau thổ sinh thủy ,thủy sinh mộc , mộc sinh hỏa . ,
Tại sao lại như thế xin lý giải như sau .
Vì lo nghĩ không ăn được nên tổn hai tâm huyết cho nên dùng dương dược lại dung âm , bổ thổ cho ăn ngủ được tức là sinh huyết thủy , thủy lại sinh mộc can ( can tàng huyết ) mộc lại sinh hỏa Tâm .
Chính vì vậy mà có ngươi nói thổ sinh thủy là vậy , hay thổ sinh hỏa là cách nhị .
thường thì ngũ hành vẫn thế nhưng trong từng trường hợp cụ thể thì ta mới có thể dùng Âm , Dương để lý giải chúng .
Đây chính là cách dùng Dương dụng Âm ...đây chính là điều mà tôi nói ngũ hành đều có Âm , Dương của nó Nếu cứ bám vào Âm , Dương và tính chất của chúng sẽ không bị các thuyết làm đảo lộn .

Lo nghĩ nhiều (hỏa khí đang thịnh); kể cả khi con người ốm nặng cũng có xu hướng chán ăn uống; vì Tỳ vị (thổ) tự chuyển sang chức năng tự tồn nhằm bảo vệ các cơ quan toàn thể của cơ thể!
Lão dùng tăng thổ, để Tỳ thổ vượng để chế hỏa rất hay, vì ở đây là ốm sơ sơ, ốm vì tâm quá bốc! Còn thổ sinh thủy sinh mộc sinh hỏa là cách 3; mà thổ sinh hỏa (ngược dòng).

hihihihi

hieunv74
23-07-16, 10:41
:
Thay vì thứ tự Thổ Kim Hỏa Mộc Thủy bây giờ ta đổi lại là
Thổ Kim Thủy Mộc Hỏa, theo quy luật bỏ 1 lấy 3 thì ta sẻ có 60 can chi nạp âm theo vòng thuận sinh vậy. Hahahahahah

Ngoài quy luật lấy 1 bỏ 3 hay lấy 3 bỏ 1 còn một quy luật ẩn tàng trong Can nửa, thôi để chừng nào có hứng thì phơi bày luôn (Giờ hết hứng) Hihihihihihi

Phần trên bỏ chỗ sinh Quỷ, Lão VL ngộ thật; Đoạn dưới này: "... thay vì ..... nạp âm theo vòng thuận sinh": tiểu đệ chưa phục lắm, vì bản thân nó đã là vòng thuận sinh rồi.

hihihihihi

hieunv74
23-07-16, 10:49
Trước thời Xuân Thu thì Thổ chưa được phân ra tứ phương, nên trong Độn Giáp lấy Khôn là chổ ký của Thổ, bới vì nó nằm giữa Hỏa và Kim, nên hợp lý theo vòng tương sinh, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim!!!

Hihihihihih

Phần này tiểu đệ nhờ Lão xem lại, chưa đúng lão ah; Vì can hay chi chỉ chạy theo 1 quy luật thống nhất từ đầu đến cuối; không có chuyện giữa trừng lại điên đảo đảo điên thì thành ra đi lại từ đầu rồi.

Hihihihihihihihi

VinhL
23-07-16, 13:10
Phần này tiểu đệ nhờ Lão xem lại, chưa đúng lão ah; Vì can hay chi chỉ chạy theo 1 quy luật thống nhất từ đầu đến cuối; không có chuyện giữa trừng lại điên đảo đảo điên thì thành ra đi lại từ đầu rồi.

Hihihihihihihihi

Theo lão đệ thì ngũ hành tương sinh thứ tự như thế nào?

Ngũ hành nạp âm và hà đồ ngũ hành có khác không?

hieunv74
23-07-16, 14:02
Theo lão đệ thì ngũ hành tương sinh thứ tự như thế nào?

Ngũ hành nạp âm và hà đồ ngũ hành có khác không?

Chạy như Lão Viết: Lấy 5 nhóm 3 trên viết thành hàng ngang ta có: Kim Hỏa Mộc Thổ Kim Hỏa Thủy Thổ Kim Mộc Thủy Thổ Hỏa Mộc Thủy .............

Không khác nhau.

Hihihihi

VinhL
23-07-16, 23:51
Chạy như Lão Viết: Lấy 5 nhóm 3 trên viết thành hàng ngang ta có: Kim Hỏa Mộc Thổ Kim Hỏa Thủy Thổ Kim Mộc Thủy Thổ Hỏa Mộc Thủy .............

Không khác nhau.

Hihihihi

Lão Đệ,

Thuận nghịch có khác lão đệ ạ!!!

Vậy hỏi thứ tự như trên đó thuận hay nghịch??
Thuận Nghịch quan trọng lắm lắm, từ sinh thành tử, từ tử thành sinh.

Hihihihihihihi

VinhL
24-07-16, 05:29
Hôm nay phơi bày cái quy luật lấy 1 bỏ 1!!!

Sinh Khắc, lưỡng nghi chăng?
Sinh xuẩt, sinh nhập, khắc xuất, khắc nhập, tứ tượng chăng?

Thuận Sinh, lấy 1 bỏ 1 -> Nghịch Khắc
Nghịch Sinh, lấy 1 bỏ 1 -> Thuận Khắc
Thuận Khắc, lấy 1 bỏ 1 -> Thuận Sinh
Nghịch Khắc, lấy 1 bỏ 1 -> Nghịch Sinh
Sinh Sinh Khắc Khắc, thuận nghịch diệu nan cùng!

Đệ Hiếu thử ngẫm xem?

PS: Đang đi trên con đường ngõ cụt, nhờ đệ thọt gậy xe quẹo sang đại lộ thênh thang. Hahahahaha

Nay mới thấy cái Thuận Nghịch, Sinh Khắc tàng ẩn trong cái vòng âm nhạc 60 nốt này.
Hihihihihihihihi

hieunv74
24-07-16, 20:21
Ngũ hành chỉ có 1 bộ giống như người đi bộ đi tiến, đi lùi cũng chỉ 1 con đường! 1 Vật cũng có động có tĩnh - đó là đặc tính của 1 vật thôi.

Trích lại đoạn thứ nhất là của Thẩm Quát. Ông ta viết:

[I]“Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lý của nó. Sự thực là phép của 60 luật lữ cung nhằm làm cung pháp. Một luật hàm 5 âm x 12 luật tức nạp 60 âm. Phàm Dương ‘Khí’ bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm ‘Khí’ khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa. Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển ...... Thủy. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển .... .... . . Phương pháp cơ bản của Nạp Âm là cùng loại với ‘thú thê’ (lấy vợ) cách tám sinh con.

Trời đất có âm dương, vạn vật có thuận nghịch - suy suy cho cùng thì đều là 1 - Từ trái sang (mặt trời quay); từ phải sang lại thấy trái đất quay. Nói 2 cũng chỉ làm 1, mà lại là 2.

hihihihihhi

hieunv74
02-10-16, 08:24
xin trích bài viết: "DỊCH HỌC - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN" của lão Banchatdichhoc bên trang http://tuvilyso.org, để mọi người xem thêm.

------------ LỊCH THỜI HOÀNG ĐẾ-----------------------------------

PHẦN I : HOÀNG ĐẾ - NGƯỜI XÂY DỰNG NỀN TẢNG CỦA DỊCH HỌC

Trong tiến trình phát triển của Dịch Học , Hoàng ĐẾ - Công Tôn Hiên Viên có vai trò rất lớn . Ông chính là người chủ trương kết hợp 2 hệ thống lí luận lớn thời bấy . Đó chính là sự kết hợp giữa lí luận về Ngũ Vận của THẦN NÔNG THỊ và lí luận về Lục Khí của bộ tộc THIỂU ĐIỂN , thành hệ thống lí lụận NGŨ VẬN LỤC KHÍ . Hệ thống lí luận này không những PHẢN ÁNH CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TỰ NHIÊN mà còn cho chúng ta thấy được QUAN ĐIỂM CỦA CỔ NHÂN VỀ CẤU TẠO CƠ BẢN VÀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI .
Điều này, không được sách vở nào nhắc đến MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG. Tuy nhiên , nếu căn cứ vào chính nội dung của học thuyết NGŨ VẬN LỤC KHÍ và GIAI THOẠI VỀ CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA HOÀNG ĐẾ VỚI XUY VƯU hay một vài TIẾT LỘ của các học giả trong quá trình nghiên cứu , thì hoàn toàn có thể thấy được điều này .

1.TỘC THIỂU ĐIỂN VÀ LÍ LUẬN LỤC KHÍ
Trong ĐỊA LÍ TOÀN THƯ của Lưu Bá Ôn , khi bàn về THIÊN CAN HÓA HỢP , có nhắc đến lời nói của Trương Cửu Nghi như sau :" TRONG BUỔI TẾ LỄ Ở KHÂU VIÊN . TRỜI GIÁNG THẬP CAN, HOÀNG ĐẾ CHO CHẾ RA THẬP NHỊ CHI ĐỂ ỨNG THEO " . Câu nói này đã cho thấy 2 vấn đề sau :

- Thứ nhất là : Lí luận về THẬP CAN không phải là sự sáng tạo của HOÀNG ĐẾ VÀ BỘ TỘC THIỂU ĐIỂN . Mà là hệ thống tri thức của THẦN NÔNG THỊ .
- Thứ hai là : Lí luận về THẬP NHỊ CHI cũng không phải là sự sáng tạo riêng của HOÀNG ĐẾ mà là hệ thống tri thức được khái quát từ bao đời trước đó của tộc THIỂU ĐIỂN .

* Lấy gì chứng minh rằng lí luận THẬP NHỊ CHI là của tộc THIỂU ĐIỂN ?

-Để khẳng định điều này trước hết phải đặt ra một vấn đề : Tại sao khi kết hợp THẬP CAN người ta không chế ra THẬP CHI hay NHỊ THẬP CHI, ... mà là chế ra THẬP NHI CHI . Ai cũng thấy được rằng nếu người ta chỉ chế ra THẬP CHI để kết hợp với THẬP CAN thì nó rất dễ vì bản thân nó có sự thống nhất mà không có số dư . Ấy vậy mà họ lị chế ra THẬP NHỊ CHI để kết hợp với THẬP CAN . Điều này cho thấy lí luận về thập nhị chi đã có sẵn từ trước , vốn là tri thức về tự nhiên của bộ tộc THIỂU ĐIỂN được sử dụng để kết hợp với hệ thống lí luận mới mà thôi.

-Hơn nữa , nội dung của thuyết LỤC KHÍ cũng chỉ ra điều đó . Lục khí mà hiện nay chúng ta biết đến bao gồm : Quyết âm phong mộc , Thiếu âm quân hỏa , Thái âm thấp thổ , Thiếu dương tướng hỏa , Dương minh táo kim , Thái dương hàn thủy .
+ Nếu gạt bỏ thuộc tính ngũ hành của lục khí thì các khí sẽ có tên như sau : Quyết âm , Thiếu âm ,Thái âm , thiếu dương , dương minh , thái dương .

+ Như vậy , có thể thấy lục khí được phân chia thành 2 loại khí cơ bản là ÂM và DƯƠNG . Mỗi khí đều vận động theo quy luật từ ít đến nhiều : khí âm từ Quyết âm đến Thiếu âm rồi đên Thái âm . Khí dương từ Thiếu duơng đến Dương minh rồi đến Thái dương . Quả là sự thống nhất và logic cao .
+ Tuy nhiên , khi đặt thêm thuộc tính ngũ hành cho lục khí , sự thống nhất ở trên đã bị phá vỡ . Biểu hiện ở chỗ trong lục khí lại CÓ 2 KHÍ HỎA . Đây chính là dấu vết của sự kết hợp giữa hệ thống THẬP CAN VỚI THẬP NHỊ CHI .

(Phần Ngũ vận lục khí theo nạp GIÁP này chỉ thể hiện được những cảm thụ của con người về thời khí trong 1 năm thôi, không thể đem so sánh với Hoàng cực Kinh thế được)

*QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÍ LUẬN LỤC KHÍ CỦA TỘC THIỂU ĐIỂN DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO ?
-Thật khó để minh chứng điều này . Bởi thời kì đó chữ viết chưa được hình thành , cũng không có nhiều giai thoại nhắc về nó . Hiện nay , ai cũng biết lí luận lục khí phản ánh quá trình vận hành của trái đất trên quỹ đạo của nó . Tất nhiên người xưa thì cho rằng đó là quỹ đạo của bầu trời . Ở thời điểm này , khi con người chưa có các cộng cụ nghiên cứu hiện đại , nên cách tốt nhất là quan sát bằng mắt thường . Bộ tộc THIỂU ĐIỂN cũng làm như thế . Họ lấy sự vận động của mặt trăng làm cơ sở xác định sự vận động của bầu trời trong năm . Nghĩa là gọi một chu kì vận động của mặt trăng là 1 tháng , coi 12 tháng là một năm . Tuy nhiên , họ cũng phát hiện ra một năm của họ không trùng khớp với một chu kì vận động của bầu trời . Vì vậy mà có năm có 12 tháng và có năm có 13 tháng . Khi thống kê số ngày trong những năm có 12 tháng và những năm có 13 tháng chúng ta có số liệu sau :
+ Số ngày của những năm có 12 tháng là : 353-354-355
+Số ngày của những năm có 13 tháng là : 383-384-385
Đây chính là cơ sở hình thành quan điểm lục khí theo nghĩa ban đầu là lấy số ngày của những năm có 12 tháng để khái quát khí tam âm , lấy số ngày của những năm có 13 tháng để khái quát khí tam dương . Sau đó , lấy tư tưởng về khí tam âm , tam dương để chia 1 năm thành 6 bước khí .

* VÌ SAO TỘC THIỂU ĐIỂN PHÁT HIỆN RA 12 THÁNG KHÔNG THỐNG NHẤT VỚI 1 CHU KÌ CỦA KHÍ
-Khi sử dụng chu kì vận động của mặt trăng để đo chu kì vận động của khí , cũng như các bộ tộc khác họ coi sự ứng nghiệm về khí trong thực tế làm cơ sở xác minh . Thông qua việc đặt tên tháng ứng với các loại khí kiểu như : THÁNG HOA ĐÀO , THÁNG HOA SEN ,... Vậy thì , nếu chưa đến tháng HOA ĐÀO mà đào đã nở , thì họ biết rằng năm trước là năm có 13 tháng , nếu đã qua tháng HOA SEN mà hoa sen chưa có thì họ biết rằng năm đó có 12 tháng .
-Đây cũng là thực tế cơ bản để con người có ý thức hình thành các quan niêm về THẦN SÁT .

*LẤY GÌ CHỨNG MINH LÍ LUẬN THẬP CAN LÀ CỦA THẦN NÔNG THỊ ?
ĐỘN GIÁP KÌ MÔN , HOÀNG ĐẾ NỘI KINH là 2 bộ sách xuất hiện ở thời kì của HOÀNG ĐẾ . Tất nhiên , nói vậy không thật chính xác ở chỗ thời này chưa có chữ viết . Tuy nhiên tư tưởng của nó được hình thành từ thời kì này và nội dung thì chưa thể phong phú và đầy đủ như ĐỘN GIÁP KÌ MÔN hay HOÀNG ĐẾ NỘI KINH mà chúng ta đang có .
Đặc biệt trong ĐỘN GIÁP TÔNG TỰ có nói : " Trộm thấy khi Hoàng Đế đánh nhau với Xuy Vưu ở Trác Lộc , mộng được thần trời trao cho bùa phép , bèn sai Phong Hậu diễn ra kì môn , Độn Giáp có từ đó. ". Như vậy có thể tháy như sau :
- Tư tưởng về KÌ MÔN ĐỘN GIÁP và HOÀNG ĐẾ NỘI KINH không thể hình thành nếu thiếu đi lí luận về ngũ hành trong THẬP CAN .
- ĐỘN GIÁP được hình thành sau khi cuộc chiến với Xuy Vưu là một tướng của THẦN NÔNG THỊ . Cho nên bùa phép mà được nhắc đến ở đây chính là hệ thống tri thức của THẦN NÔNG THỊ trong THẬP CAN .
...

hieunv74
02-10-16, 08:27
Hôm nay phơi bày cái quy luật lấy 1 bỏ 1!!!

Sinh Khắc, lưỡng nghi chăng?
Sinh xuẩt, sinh nhập, khắc xuất, khắc nhập, tứ tượng chăng?

Thuận Sinh, lấy 1 bỏ 1 -> Nghịch Khắc
Nghịch Sinh, lấy 1 bỏ 1 -> Thuận Khắc
Thuận Khắc, lấy 1 bỏ 1 -> Thuận Sinh
Nghịch Khắc, lấy 1 bỏ 1 -> Nghịch Sinh
Sinh Sinh Khắc Khắc, thuận nghịch diệu nan cùng!

Đệ Hiếu thử ngẫm xem?

PS: Đang đi trên con đường ngõ cụt, nhờ đệ thọt gậy xe quẹo sang đại lộ thênh thang. Hahahahaha

Nay mới thấy cái Thuận Nghịch, Sinh Khắc tàng ẩn trong cái vòng âm nhạc 60 nốt này.
Hihihihihihihihi

Lâu lắm rồi mới lại có thời gian rảnh; phần này lão xem lại nguyên lý vô cực thì sẽ thông ngay.

hihiihihihihhi

VinhL
02-10-16, 12:10
xin trích bài viết: "DỊCH HỌC - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN" của lão Banchatdichhoc bên trang http://tuvilyso.org, để mọi người xem thêm.

------------ LỊCH THỜI HOÀNG ĐẾ-----------------------------------

PHẦN I : HOÀNG ĐẾ - NGƯỜI XÂY DỰNG NỀN TẢNG CỦA DỊCH HỌC

Trong tiến trình phát triển của Dịch Học , Hoàng ĐẾ - Công Tôn Hiên Viên có vai trò rất lớn . Ông chính là người chủ trương kết hợp 2 hệ thống lí luận lớn thời bấy . Đó chính là sự kết hợp giữa lí luận về Ngũ Vận của THẦN NÔNG THỊ và lí luận về Lục Khí của bộ tộc THIỂU ĐIỂN , thành hệ thống lí lụận NGŨ VẬN LỤC KHÍ . Hệ thống lí luận này không những PHẢN ÁNH CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TỰ NHIÊN mà còn cho chúng ta thấy được QUAN ĐIỂM CỦA CỔ NHÂN VỀ CẤU TẠO CƠ BẢN VÀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI .
Điều này, không được sách vở nào nhắc đến MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG. Tuy nhiên , nếu căn cứ vào chính nội dung của học thuyết NGŨ VẬN LỤC KHÍ và GIAI THOẠI VỀ CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA HOÀNG ĐẾ VỚI XUY VƯU hay một vài TIẾT LỘ của các học giả trong quá trình nghiên cứu , thì hoàn toàn có thể thấy được điều này .

1.TỘC THIỂU ĐIỂN VÀ LÍ LUẬN LỤC KHÍ
Trong ĐỊA LÍ TOÀN THƯ của Lưu Bá Ôn , khi bàn về THIÊN CAN HÓA HỢP , có nhắc đến lời nói của Trương Cửu Nghi như sau :" TRONG BUỔI TẾ LỄ Ở KHÂU VIÊN . TRỜI GIÁNG THẬP CAN, HOÀNG ĐẾ CHO CHẾ RA THẬP NHỊ CHI ĐỂ ỨNG THEO " . Câu nói này đã cho thấy 2 vấn đề sau :

- Thứ nhất là : Lí luận về THẬP CAN không phải là sự sáng tạo của HOÀNG ĐẾ VÀ BỘ TỘC THIỂU ĐIỂN . Mà là hệ thống tri thức của THẦN NÔNG THỊ .
- Thứ hai là : Lí luận về THẬP NHỊ CHI cũng không phải là sự sáng tạo riêng của HOÀNG ĐẾ mà là hệ thống tri thức được khái quát từ bao đời trước đó của tộc THIỂU ĐIỂN .

* Lấy gì chứng minh rằng lí luận THẬP NHỊ CHI là của tộc THIỂU ĐIỂN ?

-Để khẳng định điều này trước hết phải đặt ra một vấn đề : Tại sao khi kết hợp THẬP CAN người ta không chế ra THẬP CHI hay NHỊ THẬP CHI, ... mà là chế ra THẬP NHI CHI . Ai cũng thấy được rằng nếu người ta chỉ chế ra THẬP CHI để kết hợp với THẬP CAN thì nó rất dễ vì bản thân nó có sự thống nhất mà không có số dư . Ấy vậy mà họ lị chế ra THẬP NHỊ CHI để kết hợp với THẬP CAN . Điều này cho thấy lí luận về thập nhị chi đã có sẵn từ trước , vốn là tri thức về tự nhiên của bộ tộc THIỂU ĐIỂN được sử dụng để kết hợp với hệ thống lí luận mới mà thôi.

-Hơn nữa , nội dung của thuyết LỤC KHÍ cũng chỉ ra điều đó . Lục khí mà hiện nay chúng ta biết đến bao gồm : Quyết âm phong mộc , Thiếu âm quân hỏa , Thái âm thấp thổ , Thiếu dương tướng hỏa , Dương minh táo kim , Thái dương hàn thủy .
+ Nếu gạt bỏ thuộc tính ngũ hành của lục khí thì các khí sẽ có tên như sau : Quyết âm , Thiếu âm ,Thái âm , thiếu dương , dương minh , thái dương .

+ Như vậy , có thể thấy lục khí được phân chia thành 2 loại khí cơ bản là ÂM và DƯƠNG . Mỗi khí đều vận động theo quy luật từ ít đến nhiều : khí âm từ Quyết âm đến Thiếu âm rồi đên Thái âm . Khí dương từ Thiếu duơng đến Dương minh rồi đến Thái dương . Quả là sự thống nhất và logic cao .
+ Tuy nhiên , khi đặt thêm thuộc tính ngũ hành cho lục khí , sự thống nhất ở trên đã bị phá vỡ . Biểu hiện ở chỗ trong lục khí lại CÓ 2 KHÍ HỎA . Đây chính là dấu vết của sự kết hợp giữa hệ thống THẬP CAN VỚI THẬP NHỊ CHI .

(Phần Ngũ vận lục khí theo nạp GIÁP này chỉ thể hiện được những cảm thụ của con người về thời khí trong 1 năm thôi, không thể đem so sánh với Hoàng cực Kinh thế được)

*QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÍ LUẬN LỤC KHÍ CỦA TỘC THIỂU ĐIỂN DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO ?
-Thật khó để minh chứng điều này . Bởi thời kì đó chữ viết chưa được hình thành , cũng không có nhiều giai thoại nhắc về nó . Hiện nay , ai cũng biết lí luận lục khí phản ánh quá trình vận hành của trái đất trên quỹ đạo của nó . Tất nhiên người xưa thì cho rằng đó là quỹ đạo của bầu trời . Ở thời điểm này , khi con người chưa có các cộng cụ nghiên cứu hiện đại , nên cách tốt nhất là quan sát bằng mắt thường . Bộ tộc THIỂU ĐIỂN cũng làm như thế . Họ lấy sự vận động của mặt trăng làm cơ sở xác định sự vận động của bầu trời trong năm . Nghĩa là gọi một chu kì vận động của mặt trăng là 1 tháng , coi 12 tháng là một năm . Tuy nhiên , họ cũng phát hiện ra một năm của họ không trùng khớp với một chu kì vận động của bầu trời . Vì vậy mà có năm có 12 tháng và có năm có 13 tháng . Khi thống kê số ngày trong những năm có 12 tháng và những năm có 13 tháng chúng ta có số liệu sau :
+ Số ngày của những năm có 12 tháng là : 353-354-355
+Số ngày của những năm có 13 tháng là : 383-384-385
Đây chính là cơ sở hình thành quan điểm lục khí theo nghĩa ban đầu là lấy số ngày của những năm có 12 tháng để khái quát khí tam âm , lấy số ngày của những năm có 13 tháng để khái quát khí tam dương . Sau đó , lấy tư tưởng về khí tam âm , tam dương để chia 1 năm thành 6 bước khí .

* VÌ SAO TỘC THIỂU ĐIỂN PHÁT HIỆN RA 12 THÁNG KHÔNG THỐNG NHẤT VỚI 1 CHU KÌ CỦA KHÍ
-Khi sử dụng chu kì vận động của mặt trăng để đo chu kì vận động của khí , cũng như các bộ tộc khác họ coi sự ứng nghiệm về khí trong thực tế làm cơ sở xác minh . Thông qua việc đặt tên tháng ứng với các loại khí kiểu như : THÁNG HOA ĐÀO , THÁNG HOA SEN ,... Vậy thì , nếu chưa đến tháng HOA ĐÀO mà đào đã nở , thì họ biết rằng năm trước là năm có 13 tháng , nếu đã qua tháng HOA SEN mà hoa sen chưa có thì họ biết rằng năm đó có 12 tháng .
-Đây cũng là thực tế cơ bản để con người có ý thức hình thành các quan niêm về THẦN SÁT .

*LẤY GÌ CHỨNG MINH LÍ LUẬN THẬP CAN LÀ CỦA THẦN NÔNG THỊ ?
ĐỘN GIÁP KÌ MÔN , HOÀNG ĐẾ NỘI KINH là 2 bộ sách xuất hiện ở thời kì của HOÀNG ĐẾ . Tất nhiên , nói vậy không thật chính xác ở chỗ thời này chưa có chữ viết . Tuy nhiên tư tưởng của nó được hình thành từ thời kì này và nội dung thì chưa thể phong phú và đầy đủ như ĐỘN GIÁP KÌ MÔN hay HOÀNG ĐẾ NỘI KINH mà chúng ta đang có .
Đặc biệt trong ĐỘN GIÁP TÔNG TỰ có nói : " Trộm thấy khi Hoàng Đế đánh nhau với Xuy Vưu ở Trác Lộc , mộng được thần trời trao cho bùa phép , bèn sai Phong Hậu diễn ra kì môn , Độn Giáp có từ đó. ". Như vậy có thể tháy như sau :
- Tư tưởng về KÌ MÔN ĐỘN GIÁP và HOÀNG ĐẾ NỘI KINH không thể hình thành nếu thiếu đi lí luận về ngũ hành trong THẬP CAN .
- ĐỘN GIÁP được hình thành sau khi cuộc chiến với Xuy Vưu là một tướng của THẦN NÔNG THỊ . Cho nên bùa phép mà được nhắc đến ở đây chính là hệ thống tri thức của THẦN NÔNG THỊ trong THẬP CAN .
...

Bài này tác giả tự ngẫm hơi nhiều. Nếu ngẫm nhiều như vậy mà không thấy tới hệ thống 28 tú phía đằng sau 12 chi thì chắc thiếu nhiều cổ thư để ngâm. Hihihihihihihi

Tại sao khi hỏi "bạn tuổi gì" thì lại lê 12 chi ra, tôi tuổi tý (chuột) tuổi sửu (trâu), vv..... mấy con vật này từ đâu ra?
Sao lại lấy 12 chi ghép vào la kinh để định phương hướng?

Nếu suy nghịch lại theo thời gian thì sẻ thấy kiến thức thiên văn cổ của Đông Phương và Tây Phương cổ sẻ có nhiều chổ trùng hợp, như số 360 chẳn hạn, như Lạc Thư Cửu Cung và Magic Square of Saturn, rồi một tuần bảy ngày và hệ thống Cầm Tinh của 28 tú.

Nếu chúng ta nhìn bản đồ về hành trình của nhân loại (The Genographic Project:
https://genographic.nationalgeographic.com/human-journey/), thì chúng ta sẻ biết rằng sự trồng trọt xuất hiện khoảng 12000 năm tại trung đồng, và thuật thiên văn cổ ở vùng Babylon, như vậy cho thấy rằng Thần Nông thị củng có thể là dân trung đông di cư sang lục địa châu á. Củng trong vùng này (Mesopotamia) hệ thống 60 (Hexagesimal), và sự chia vòng tròn thành 360 củng xuất phát từ đây.

Ngẫm như mới là ngẫm vì củng vựa chút chứng cớ của kiến thức ngành khảo cổ, và di truyền học hiện đại. Hihihihihihihihihihi

annhien
02-10-16, 14:22
Góp vui cùng VinhL huynh tí:

Các cột mốc tiến hóa:

• 55 triệu năm trước: Các linh trưởng đầu tiên xuất hiện.
• 8-6 triệu năm trước: Tinh tinh và người tách nhau trong cây di truyền.
• 5.8 triệu năm trước: Orririn tugenensis, tổ tiên cổ nhất của loài người được cho là bắt đầu đi bằng hai chân.
• 5.5 triệu năm trước: Ardipithecus, “nguyên người” đầu tiên, chung hành vi với tinh tinh và khỉ đột.
• 4 triệu năm trước: Vượn phương Nam xuất hiện, với kích thước não không hơn vượn nhưng đi thẳng bằng hai chân. Tổ tiên đầu tiên của loài người sống tại đồng cỏ miền nhiệt đới.
• 3.2 triệu năm trước: Lucy, thành viên danh tiếng của loài Australopithecus afarensis, sống tại Hadar, Ethiopia.
• 2.5 triệu năm trước: Người khéo xuất hiện. Có bộ não 600 cm3 nhưng vẫn mang nhiều nét khỉ, Homo habilis là loại người đầu tiên biết chế tác công cụ (truyền thống Oldowan, kéo dài khoảng một triệu năm). Do ăn thịt nên phần dư năng lượng được dùng để phát triển bộ não.
• 2 triệu năm trước: Người đứng thẳng (Homo erectus) xuất hiện, với bộ não 1.000 cm3. Đây là loại người đầu tiên đoạn tuyệt hoàn toàn với việc trèo cây.
• 1.8 triệu năm trước: Người đứng thẳng thiên di sang châu Á.
• 1.6 triệu năm trước: Dấu vết khả dĩ của việc dùng lửa tại Koobi Fora, Kenya. Truyền thống Acheul xuất hiện thay thế truyền thống Oldowan trong việc chế tạo công cụ.
• 700 ngàn năm trước: Người Heidelberg sống tại châu Phi và châu Âu.
• 500 ngàn năm trước: Bằng chứng đầu tiên về “nhà” tại Chichibu, Nhật Bản
• 400 ngàn năm trước: Bắt đầu đi săn với cây thương.
• 230 ngàn năm trước: Người Neanderthal xuất hiện khắp châu Âu cho đến khi tuyệt chủng chỉ 28.000 năm trước.
• 195 ngàn năm trước: Người hiện đại từ cánh gà bước ra sân khấu.
• 170 ngàn năm trước: Eva ti thể, tổ mẫu của tòan bộ loài người hiện tại, sống tại Đông Phi.
• 140 ngàn năm trước: Dấu vết đầu tiên về thương mại đường xa.
• 60 ngàn năm trước: Adam nhiễm sắc thể Y, tổ phụ của tất cả mọi người trên địa cầu ngày nay, cũng sống tại Đông Phi.
• 50 ngàn năm trước: “Bước đại nhảy vọt”, với nền văn hóa thay đổi cực kì nhanh chóng. (1)
• 33 ngàn năm trước: Nghệ thuật tranh tường cổ nhất.
• 18 ngàn năm trước: Người lùn Homo Floresiensis, tìm thấy tại Đông Indonesia. Họ cao 1 mét, có bộ não như não vượn nhưng biết chế tạo công cụ.
• 12 ngàn năm trước: Định cư đầu tiên tại vùng Lưỡi liềm phì nhiêu. Tới châu Mĩ qua eo Bering.
• 10 ngàn năm trước: Cuộc cách mạng nông nghiệp xuất hiện tại Cận Đông.
• 5.5 ngàn năm trước: Thời đồ đá kết thúc, bắt đầu thời đồ đồng
• 5 ngàn năm trước: Chữ viết đầu tiên.
• 4 ngàn năm trước: Người Sumer ở Lưỡng Hà phát triển nền văn minh đầu tiên trên thế giới.
Hihihihihi!
------------
(1): “Bước nhảy vọt”:
Jared Diamond dùng thuật ngữ “bước đại nhảy vọt” (great leap forward) để chỉ sự xuất hiện các đặc trưng hiện đại trong hành vi của Homo sapiens, trong đó quan trọng nhất là ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà các khái niệm trừu tượng có thể được lan tỏa và lưu giữ lâu dài, điều mà người Neanderthal không thể thực hiện.

hieunv74
02-10-16, 15:30
PHẦN II : ẢNH HƯỞNG CỦA NGHIÊU THUẪN VỚI DỊCH HỌC
...
2.Nghiêu-Thuẫn và bản đồ tinh tú
- Trong lịch sử TRUNG HOA , thời kì này gắn liền với sự phát triển mạnh mẽ của THIÊN VĂN HỌC . Điển hình là sự xuất hiện các vị quan chuyên làm nhiệm vụ nghiên cứu thiên văn như : HI - HÒA . Có truyền thuyết nói rằng : Vua Nghiêu đã cử 4 người đi về 4 chính phương của đất nước , ghi lại thời điểm xuất hiện của các tinh tú vào những ngày giao tiết chính trong năm .
- Với ý thức sâu sắc về ảnh hưởng của TỰ NHIÊN đối với SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP . Nên trong thời kì này con người đã nhanh chóng lập ra BẢN ĐỒ HỆ THỐNG CÁC NGÔI SAO CỐ ĐỊNH . Bản đồ hệ thống sao cố định này , là một công cụ nghiên cứu mới cho phép con người tính toán tương đối chính xác sự vận động của các thiên thể . Chính vì vậy mà trong ĐỊA LÍ TOÀN THƯ của Lưu Bá Ôn có nhắc đến lời của TRƯƠNG CỬU NGHI như sau :
" Tìm ngược về Trung tinh là cách nói khởi đầu từ " Nghiêu Điển " , dùng 47 tinh tú để đo lường sự xoay vòng của THIÊN THỂ , nên mới định ra lịch pháp , minh xác quý tiết làm pháp quy cho đời sau "

3.Nghiêu Thuẫn và sự phát triển của Dịch Học
- Sự khác biệt lớn nhất mà thời kì NGHIÊU THUẪN đem lại cho Dịch Học là ở chỗ nó khắc phục được hạn chế của Dịch Học ?? thời HOÀNG ĐẾ.

hieunv74
02-10-16, 15:36
PHẦN III : LIÊN SƠN DỊCH - QUY TÀNG DỊCH
* Sự tương đồng và khác biệt
* Cuộc tranh luận đầu tiên của DỊCH HỌC

1. NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ LIÊN SƠN DỊCH - QUY TÀNG DỊCH.
Liên Sơn Dịch và Quy Tàng Dịch mà mọi người biết đến từ ghi chép của quan THÁI SỬ nhà CHU . Theo ghi chép này thì đến thời NHÀ CHU đã tồn tại 3 bộ dịch là LIÊN SƠN , QUY TÀNG và CHU DỊCH . Tuy nhiên hiện nay có nhiều quan điểm bất đồng về vấn đề này .
- Quan điểm phổ biến và được đông đảo người thừa nhận nhất cho rằng , LIÊN SƠN DỊCH - QUY TÀNG DỊCH đã thất truyền . Hiện nay không ai biết về nó . Theo quan điểm này LIÊN SƠN DỊCH LẤY QUÁI CẤN LÀM ĐẦU , QUY TÀNG DỊCH LẤY QUÁI KHÔN LÀM ĐẦU , CHU DỊCH LẤY QUÁI KHÔN LÀM ĐẦU .
- Quan điểm thứ hai cho rằng ;Dịch Liên Sơn và Dịch Quy tàng không mất đi mà còn được lưu truyền trong dân gian , hoặc cố tình được chính phủ TRUNG HOA dấu đi vì tính màu nhiệm của nó . Một khi 2 loại Dịch BỊ TIẾT LỘ THF THIÊN HẠ ĐẠI LOẠN ( đây là lời của hội viên lethanhnghi trên diễn đàn ).
- Quan điểm thứ 3 cho rằng ; LIÊN SƠN DỊCH - QUY TÀNG DỊCH vốn chỉ là truyền thuyết không hề tồn tại thực . Quan điểm này được NGUYỄN HIẾN LÊ bàn đến trong tác phẩm KINH DỊCH - ĐẠO CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ . Quan điểm này được đưa ra chủ yếu dựa trên sự phân tích về câu chữ . Nghĩa là nếu thời nhà CHU gọi dịch của mình là CHU DỊCH , thì THỜI HẠ NGƯỜI TA PHẢI GỌI LÀ HẠ DỊCH CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ LIÊN SƠN SỊCH , THỜI THƯƠNG NGƯỜI TA PHẢI GỌI LÀ THƯƠNG DỊCH CHỨ KHÔNG THỂ GỌI LÀ QUY TÀNG DỊCH .

2. VÌ SAO KHẲNG ĐỊNH SỰ TỒN TẠI CỦA DỊCH LIÊN SƠN VÀ DỊCH QUY TÀNG LÀ CÓ THẬT .
- Đa số mọi người đều không để ý đến một chi tiết nhỏ là CÁI TÊN DỊCH LIÊN SƠN - DỊCH QUY TÀNG vốn chỉ xuất hiện vào thời nhà CHU . Trước đó con người chỉ sử dụng DỊCH trong BỐC - PHỆ . Nghĩa là , cái tên gọi này do các học giả nhà Chu đặt tên cho nó dựa vào quan điểm của THỜI NHÀ HẠ VÀ THỜI NHÀ THƯƠNG VỀ VẤN ĐỀ SỬ DỤNG CHU KÌ THẦN SÁT CỦA KHÍ TRONG NĂM .
- Dựa vào những thành tựu của thời NGHIÊU THUẪN người ta đã biết rằng chu kì THẦN SÁT TRONG NĂM LÀ 365 NGÀY VÀ TƯƠNG ỨNG VỚI CHU KÌ NÀY LÀ ẢNH HƯỞNG TUẦN TỰ CỦA 12 THẦN SÁT LÀ CÁC THẦN TƯƠNG ỨNG VỚI TÊN 12 ĐỊA CHI ( Cần lưu ý tên của các chi được sử dụng không đơn thuần là tên của tháng - chu kì mặt trăng nữa mà được dùng để chỉ các cung tiết khí - 12 cung hoàng đạo ngày nay ). LẤY HƯỚNG CHỈ CỦA ĐUÔI CHÒM SAO BẮC ĐẨU LÀM CƠ SỞ XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ CỦA THẦN SÁT . NGHĨA LÀ KHI CÁN CHÒM SAO BẮC ĐẨU CHỈ ĐẾN VỊ TRÍ CỦA THẦN SÁT NÀO THÌ LÚC ĐÓ THẦN ẤY CÓ UY LỰC .
+ Thời nhà Hạ người ta cho rằng DẦN LÀ THẦN SÁT ĐẦU TIÊN CỦA NĂM . Vị trí của DẦN TRONG HẬU THIÊN BÁT QUÁI NẰM Ở CUNG CẤN . MÀ CUNG CẤN TƯỢNG TRƯNG CHO NÚI NÊN VIỆC VẬN DỤNG THẦN SÁT Ở THỜI KÌ NÀY được các học giả nhà CHU gọi là LIÊN SƠN DỊCH .
+ Thời nhà THƯƠNG người ta lại cho rằng TÝ LÀ THẦN SÁT ĐẦU TIÊN TRONG NĂM . VỊ TRÍ CỦA TÝ NẰM Ở CUNG KHÔN TRONG TIÊN THIÊN BÁT QUÁI .NƠI KẾT THÚC MỘT CHU KÌ THẦN SÁT THEO NỘI DUNG CỦA TIÊN THIÊN BÁT QUÁI . Cho nên học giả thời CHU GỌI NÓ LÀ QUY TÀNG DỊCH .
- Có thể nói một cách đơn giản là . DỊCH LIÊN SƠN LẤY DẦN LÀM ĐẦU LỊCH - DỊCH QUY TÀNG LẤY TÝ LÀM ĐẦU LỊCH còn được gọi là KIẾN DẦN hay KIẾN TÝ . nguồn gốc của sự thay đổi này nằm ở HỎA LỊCH THỜI NGHIÊU THUẪN.

(Khởi đầu các chu kỳ nhỏ thì lấy Ngũ hổ độn; Còn khởi cả 1 chu kỳ lớn thì các lão thử xem, Kiền tý khởi thuận với thiên can nào? [Giáp tý?]; kiến Dần khởi dốc với Thiên can nào? [Giáp dần?])

- Tóm lại , sự tồn tại của dịch Liên Sơn và Dịch Quy Tàng là có thật . Xong sự kì diệu của 2 loại dịch này theo quan điểm của một số hội viên là không đúng . Vì nếu điều đó là thực thì Văn Vương sẽ không tạo ra CHU DỊCH để làm gì.

hieunv74
02-10-16, 15:45
PHẦN IV : VĂN VƯƠNG VÀ CHU DỊCH
*Quá trình thống nhất Liên Sơn Dịch và Quy Tàng Dịch thành một hệ thống duy nhất

1.NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ LUẬN CỦA CHU DỊCH
a. Sự bất đồng giữa Liên Sơn Dịch và Quy Tàng Dịch.
Như đã trình bày ở phần trước sự khác biệt giữa Liên Sơn Dịch và Quy tàng Dịch nằm ở 2 vấn đề :
-Quan điểm về THẦN SÁT KHỞI ĐẦU CỦA MỖI CHU KÌ . Cũng có thể nói là sự khác nhâu về điểm khởi đầu của ÂM DƯƠNG TRONG CHU KÌ VẬN ĐỘNG CỦA NÓ .
-Sự khác biệt thứ 2 là SỐ LƯỢNG THẦN SÁT TRONG NĂM . Ở Liên Sơn có 12 thần sát . Ở Quy Tàng có 24 thần sát.

b. Sự biến đổi về quan niệm phương hóa khí của thần sát .
Đây là một quá trình diễn ra liên tục phản ánh sự tiến bộ của con người trong quá trình khám phá tự nhiên . Nếu như ở các giai đoạn trước quá trình này diễn ra chậm chạp , thì ở giai đoạn này lại diễn ra vô cùng mạnh mẽ . Có thể thống kê như sau:

- Thời kì các bộ tộc sản xuất nông nghiệp đầu tiên trong lịch sử - THẦN NÔNG THỊ . Họ cho chia phương hóa khí thành 5 hướng . Trong đó , phương đông là nơi MỘC KHÍ HÓA , phương tây là nơi KIM HÓA KHÍ , phương nam là nơi HỎA HÓA KHÍ , phương bắc là nơi THỦY HÓA KHÍ , phương chính giữa là nơi THỔ HÓA KHÍ . ( Hà đồ , Lạc thư ).

(Nếu không được chỉ dạy thì tin sái cổ đoạn này, vì hóa khí này chỉ nói được 1 chu kỳ/ 1 vận mà chưa biết được nhiều chu kỳ khác -- "Chữ THỜI"!).
Chỗ này chính là cái mà lão VinhL gọi là "Bỏ 1":

Hôm nay phơi bày cái quy luật lấy 1 bỏ 1!!!
Thuận Sinh, lấy 1 bỏ 1 -> Nghịch Khắc
Nghịch Sinh, lấy 1 bỏ 1 -> Thuận Khắc
Thuận Khắc, lấy 1 bỏ 1 -> Thuận Sinh
Nghịch Khắc, lấy 1 bỏ 1 -> Nghịch Sinh
...
Ngoài quy luật lấy 1 bỏ 3 hay lấy 3 bỏ 1 còn một quy luật ẩn tàng trong Can nửa, thôi để chừng nào có hứng thì phơi bày luôn (Giờ hết hứng).
Hihihihihihihihi

- Phục Hy Thị tiếp nhận tri thức đó tạo ra TIÊN THIÊN BÁT QUÁI RỒI , ................tạo ra ......phương hóa khí .
- Thời Hoàng Đế Hiên Viên , chia 12 thần sát thành 12 phương hóa khí . Quan điểm này tồn tại ở thời Nghiêu Thuẫn và Thời Hạ .
- Thời Nhà Thương người ta chia 24 thần sát thành 24 phương hóa khí .

Về cơ bản mỗi khi mở rộng quan niệm về các thần sát và phương hóa khí đều có quan niệm mật thiết với sự thay đổi về quan niệm về phương vị của NGŨ HÀNH . Cho nên :
- Thời THẦN NÔNG THỊ .........
- THỜI PHỤC HI THỊ ngũ hành không được vận dụng vào trong hướng hóa khí vì họ phát hiện nhược điểm cơ bản của HÀ ĐỒ LẠC THƯ là ........Nên không dụng phương chính giữa .
- THỜI HOÀNG ĐẾ - NGHIÊU THUẪN - NHÀ HẠ . Con người không dùng ngũ hành để xét phương hóa khí :" La kinh của Tiên thiên có 12 chi , sau đó lại dùng chúng với Duy của Hậu Thiên , Bát Can , Tứ Duy phò tá chi . Phụ mẫu , tử tôn từ đây mà có ." ( Thanh nang tự - Địa lí toàn thư của Lưu Bá Ôn).

(Chỗ này lại gãi vào chỗ ngứa của Nam Phong).

Hết trích bài của lão BanChatDichHoc.
Nguồn: http://tuvilyso.org/forum/topic/35592-dich-hoc-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien/page__pid__622384#entry622384

hieunv74
02-10-16, 15:47
Sorry tắc giả, mượn bài của lão để cho mọi người chém gió.

hihihihihihihihhi

BanChatDichHoc
15-10-16, 14:10
Đang chán đời đây . Có chém , làm ơn chém đúng chỗ . Chém sai .... Lãng xẹt à . Cứ chém hoải mái đi để tôi còn chém .... Nói vui . Mong mọi người chỉ ra cái sai . ...

hieunv74
15-10-16, 16:31
Lão yên tâm, về lịch sử đông tây kim cổ thì có lão này chém còn dài hơn lão nhé: Chỉ nỗi mình chưa đủ trình để đọc. hihihi
---
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-10-15_16-10-24_zpshkiuh7ft.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-10-15_16-10-24_zpshkiuh7ft.jpg.html)
-
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-10-15_16-12-57_zpswydegb25.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-10-15_16-12-57_zpswydegb25.jpg.html)
-
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-10-15_16-12-19_zpsjtoi1z76.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-10-15_16-12-19_zpsjtoi1z76.jpg.html)
-
Đường nhất hành giỏi, mà cũng bị chém:
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-10-15_16-02-05_zpswmgypr8q.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-10-15_16-02-05_zpswmgypr8q.jpg.html)
.
Tải file:
https://drive.google.com/open?id=0B9pVhrI43qO8YWN0SWdjTlMwb00

VinhL
16-10-16, 03:34
Đang chán đời đây . Có chém , làm ơn chém đúng chỗ . Chém sai .... Lãng xẹt à . Cứ chém hoải mái đi để tôi còn chém .... Nói vui . Mong mọi người chỉ ra cái sai . ...

Toàn bài hình như chỉ căn cứ vào cái lý luận Thần Sát.

Bạn nói đến 12, và 24 Thần Sát, có thể liệt kê ra rồi chúng ta bàn luận.

Hihihihihihi

Đây là cái 12 chi thật sự của Thiên Địa tự nhiên:

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/9c/Earth_Global_Circulation_-_en.svg/600px-Earth_Global_Circulation_-_en.svg.png

BanChatDichHoc
16-10-16, 05:14
Sự khác biệt cơ bản giữa Dịch Học và Lịch pháp là ở chỗ :
- Lịch pháp coi : Giáp , ất , bính , đinh,.... là hệ số đếm giống như ngày 1, ngày 2 , ngày 3 ,... Tức là giá trị của chúng hoàn toàn như nhau .
- Dịch học coi : Giáp thuộc Dương Mộc , Ất thuộc Âm Mộc , Bính thuộc Dương Hỏa , Định thộc Âm hỏa ... Nghĩa là đối với con người ảnh hưởng của chúng là khác biệt. Nó có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu cho nên gọi là Thần Sát ( Tôi nêu khái niệm này để cho tiện diễn giải ý kiến riêng trong bài mà Hiieeunv trích ở đây . Nó có thể không hoàn toàn trùng với nội dung khái niệm thần sát trong HKBPT ).
* Bài viết đó không phải căn cứ vào lí luận thần sát , mà là tìm ra cái cơ sở thực tế trong tự nhiên , đã được cổ nhân sử dụng để khái quát nên những quan niệm đó.
* Cái khó nhất trong quá trình tìm hiểu các môn thuật của cổ nhân nằm ở chỗ , sách vở hiện nay đa số chỉ có phần ngọn , tức phần ứng dụng mà không có phần gốc , tức phần lí luận về cơ sở hình thành các quan điểm , nguyên lí . Điều đó tạo nên sự mơ hồ , không rõ đúng , sai.
* Ví dụ điển hình
- Minh Sang đưa ra đoạn trích trong Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn để giải thích về thiên can hóa hợp . Nghe có vẻ cũng thuận tai ( dễ nghe hơn so với cách giải thích của Doãn Quang Việt trong Thái Ất Thần Kinh , theo kiểu phu phụ tương phối hợp ở tử tôn... mệt hết cả .). Tuy nhiên , theo đoạn trích Minh sang đưa ra thì Hóa hợp của thiên can phải lấy tính chất ngũ hành của địa chi làm chuẩn . Chỗ này nảy sinh 2 vấ đề :
- Thứ nhất là : Dựa vào cái gì để cổ nhân xác định tý thuộc thủy mà không phải là thuộc mộc , Dựa vào đâu để khẳng định Dần thộc mộc mà không phải thuộc kim ,.....
- Thứ 2 là : Nếu dựa vào tính chất ngũ hành của địa chi mà xác định thì chẳng hóa ra ngũ vận ( thiên khí ) phụ thuộc vào lục khí ( địa khí ) .
- Tóm lại quan điểm trên không chỉ ra cái nguồn gốc thật sự về sự hóa hợp của thiên can .
* Có lẽ mọi sai lầm đều nằm ở gốc của Dịch nằm ở tự nhiên , còn người tìm hiểu Dịch thì đi vào thư viện tìm sách . Không biết như vậy có đúng không !

VinhL
16-10-16, 10:08
http://tuvilyso.org/forum/topic/35592-dich-hoc-qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien/page__pid__622384#entry622384

Xin trích lại đoạn đầu:
<<<<<<<<<<<

PHẦN I : HOÀNG ĐẾ - NGƯỜI XÂY DỰNG NỀN TẢNG CỦA DỊCH HỌC

Trong tiến trình phát triển của Dịch Học , Hoàng ĐẾ - Công Tôn Hiên Viên có vai trò rất lớn . Ông chính là người chủ trương kết hợp 2 hệ thống lí luận lớn thời bấy . Đó chính là sự kết hợp giữa lí luận về Ngũ Vận của THẦN NÔNG THỊ và lí luận về Lục Khí của bộ tộc THIỂU ĐIỂN , thành hệ thống lí lụận NGŨ VẬN LỤC KHÍ . Hệ thống lí luận này không những PHẢN ÁNH CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TỰ NHIÊN mà còn cho chúng ta thấy được QUAN ĐIỂM CỦA CỔ NHÂN VỀ CẤU TẠO CƠ BẢN VÀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI .
Điều này , không được sách vở nào nhắc đến MỘT CÁCH CÓ HỆ THỐNG. Tuy nhiên , nếu căn cứ vào chính nội dung của học thuyết NGŨ VẬN LỤC KHÍ và GIAI THOẠI VỀ CUỘC CHIẾN ĐẤU CỦA HOÀNG ĐẾ VỚI XUY VƯU hay một vài TIẾT LỘ của các học giả trong quá trình nghiên cứu , thì hoàn toàn có thể thấy được điều này .

1.TỘC THIỂU ĐIỂN VÀ LÍ LUẬN LỤC KHÍ
Trong ĐỊA LÍ TOÀN THƯ của Lưu Bá Ôn , khi bàn về THIÊN CAN HÓA HỢP , có nhắc đến lời nói của Trương Cửu Nghi như sau :" TRONG BUỔI TẾ LỄ Ở KHÂU VIÊN . TRỜI GIÁNG THẬP CAN , HOÀNG ĐẾ CHO CHẾ RA THẬP NHỊ CHI ĐỂ ỨNG THEO " . Câu nói này đã cho thấy 2 vấn đề sau :
- Thứ nhất là : Lí luận về THẬP CAN không phải là sự sáng tạo của HOÀNG ĐẾ VÀ BỘ TỘC THIỂU ĐIỂN . Mà là hệ thống tri thức của THẦN NÔNG THỊ .
- Thứ hai là : Lí luận về THẬP NHỊ CHI cũng không phải là sự sáng tạo riêng của HOÀNG ĐẾ mà là hệ thống tri thức được khái quát từ bao đời trước đó của tộc THIỂU ĐIỂN .

* Lấy gì chứng minh rằng lí luận THẬP NHỊ CHI là của tộc THIỂU ĐIỂN ?
-Để khẳng định điều này trước hết phải đặt ra một vấn đề : Tại sao khi kết hợp THẬP CAN người ta không chế ra THẬP CHI hay NHỊ THẬP CHI, ... mà là chế ra THẬP NHI CHI . Ai cũng thấy được rằng nếu người ta chỉ chế ra THẬP CHI để kết hợp với THẬP CAN thì nó rất dễ vì bản thân nó có sự thống nhất mà không có số dư . Ấy vậy mà họ lị chế ra THẬP NHỊ CHI để kết hợp với THẬP CAN . Điều này cho thấy lí luận về thập nhị chi đã có sẵn từ trước , vốn là tri thức về tự nhiên của bộ tộc THIỂU ĐIỂN được sử dụng để kết hợp với hệ thống lí luận mới mà thôi .地理全書下
-Hơn nữa , nội dung của thuyết LỤC KHÍ cũng chỉ ra điều đó . Lục khí mà hiện nay chúng ta biết đến bao gồm : Quyết âm phong mộc , Thiếu âm quân hỏa , Thái âm thấp thổ , Thiếu dương tướng hỏa , Dương minh táo kim , Thái dương hàn thủy .
+ Nếu gạt bỏ thuộc tính ngũ hành của lục khí thì các khí sẽ có tên như sau : Quyết âm , Thiếu âm ,Thái âm , thiếu dương , dương minh , thái dương .
+ Như vậy , có thể thấy lục khí được phân chia thành 2 loại khí cơ bản là ÂM và DƯƠNG . Mỗi khí đều vận động theo quy luật từ ít đến nhiều : khí âm từ Quyết âm đến Thiếu âm rồi đên Thái âm . Khí dương từ Thiếu duơng đến Dương minh rồi đến Thái dương . Quả là sự thống nhất và logic cao .
+ Tuy nhiên , khi đặt thêm thuộc tính ngũ hành cho lục khí , sự thống nhất ở trên đã bị phá vỡ . Biểu hiện ở chỗ trong lục khí lại CÓ 2 KHÍ HỎA . Đây chính là dấu vết của sự kết hợp giữa hệ thống THẬP CAN VỚI THẬP NHỊ CHI .
*QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LÍ LUẬN LỤC KHÍ CỦA TỘC THIỂU ĐIỂN DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO ?
-Thật khó để minh chứng điều này . Bởi thời kì đó chữ viết chưa được hình thành , cũng không có nhiều giai thoại nhắc về nó . Hiện nay , ai cũng biết lí luận lục khí phản ánh quá trình vận hành của trái đất trên quỹ đạo của nó . Tất nhiên người xưa thì cho rằng đó là quỹ đạo của bầu trời . Ở thời điểm này , khi con người chưa có các cộng cụ nghiên cứu hiện đại , nên cách tốt nhất là quan sát bằng mắt thường . Bộ tộc THIỂU ĐIỂN cũng làm như thế . Họ lấy sự vận động của mặt trăng làm cơ sở xác định sự vận động của bầu trời trong năm . Nghĩa là gọi một chu kì vận động của mặt trăng là 1 tháng , coi 12 tháng là một năm . Tuy nhiên , họ cũng phát hiện ra một năm của họ không trùng khớp với một chu kì vận động của bầu trời . Vì vậy mà có năm có 12 tháng và có năm có 13 tháng . Khi thống kê số ngày trong những năm có 12 tháng và những năm có 13 tháng chúng ta có số liệu sau :
+ Số ngày của những năm có 12 tháng là : 353-354-355
+Số ngày của những năm có 13 tháng là : 383-384-385
Đây chính là cơ sở hình thành quan điểm lục khí theo nghĩa ban đầu là lấy số ngày của những năm có 12 tháng để khái quát khí tam âm , lấy số ngày của những năm có 13 tháng để khái quát khí tam dương . Sau đó , lấy tư tưởng về khí tam âm , tam dương để chia 1 năm thành 6 bước khí .
* VÌ SAO TỘC THIỂU ĐIỂN PHÁT HIỆN RA 12 THÁNG KHÔNG THỐNG NHẤT VỚI 1 CHU KÌ CỦA KHÍ
-Khi sử dụng chu kì vận động của mặt trăng để đo chu kì vận động của khí , cũng như các bộ tộc khác họ coi sự ứng nghiệm về khí trong thực tế làm cơ sở xác minh . Thông qua việc đặt tên tháng ứng với các loại khí kiểu như : THÁNG HOA ĐÀO , THÁNG HOA SEN ,... Vậy thì , nếu chưa đến tháng HOA ĐÀO mà đào đã nở , thì họ biết rằng năm trước là năm có 13 tháng , nếu đã qua tháng HOA SEN mà hoa sen chưa có thì họ biết rằng năm đó có 12 tháng .
-Đây cũng là thực tế cơ bản để con người có ý thức hình thành các quan niêm về THẦN SÁT .

*LẤY GÌ CHỨNG MINH LÍ LUẬN THẬP CAN LÀ CỦA THẦN NÔNG THỊ ?
ĐỘN GIÁP KÌ MÔN , HOÀNG ĐẾ NỘI KINH là 2 bộ sách xuất hiện ở thời kì của HOÀNG ĐẾ . Tất nhiên , nói vậy không thật chính xác ở chỗ thời này chưa có chữ viết . Tuy nhiên tư tưởng của nó được hình thành từ thời kì này và nội dung thì chưa thể phong phú và đầy đủ như ĐỘN GIÁP KÌ MÔN hay HOÀNG ĐẾ NỘI KINH mà chúng ta đang có .
Đặc biệt trong ĐỘN GIÁP TÔNG TỰ có nói : " Trộm thấy khi Hoàng Đế đánh nhau với Xuy Vưu ở Trác Lộc , mộng được thần trời trao cho bùa phép , bèn sai Phong Hậu diễn ra kì môn , Độn Giáp có từ đó. ". Như vậy có thể tháy như sau :
- Tư tưởng về KÌ MÔN ĐỘN GIÁP và HOÀNG ĐẾ NỘI KINH không thể hình thành nếu thiếu đi lí luận về ngũ hành trong THẬP CAN .
- ĐỘN GIÁP được hình thành sau khi cuộc chiến với Xuy Vưu là một tướng của THẦN NÔNG THỊ . Cho nên bùa phép mà được nhắc đến ở đây chính là hệ thống tri thức của THẦN NÔNG THỊ trong THẬP CAN .

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>

Đoạn này tự bạn suy ngẫm, không chứng cứ:
<<<<<<<<
Trong tiến trình phát triển của Dịch Học , Hoàng ĐẾ - Công Tôn Hiên Viên có vai trò rất lớn . Ông chính là người chủ trương kết hợp 2 hệ thống lí luận lớn thời bấy . Đó chính là sự kết hợp giữa lí luận về Ngũ Vận của THẦN NÔNG THỊ và lí luận về Lục Khí của bộ tộc THIỂU ĐIỂN , thành hệ thống lí lụận NGŨ VẬN LỤC KHÍ . Hệ thống lí luận này không những PHẢN ÁNH CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TỰ NHIÊN mà còn cho chúng ta thấy được QUAN ĐIỂM CỦA CỔ NHÂN VỀ CẤU TẠO CƠ BẢN VÀ CÁCH THỨC VẬN ĐỘNG CỦA THẾ GIỚI .
>>>>>>>>

Sách nào viết là Ngũ vận là của Thần Nông thị và Lục Khí là tộc Thiểu Điển???
Ngũ Vận Lục Khí mà bạn đề cập tức bộ Hoàng Đế Nội Kinh, tuy nó là chánh kinh trong tứ khố, nhưng củng không được chứng thực là của ông Hoàng Đế nửa!

https://zh.wikipedia.org/wiki/%E9%BB%84%E5%B8%9D%E5%86%85%E7%BB%8F

Đây là wiki tiếng Hán nói về Hoàng Đế Nội Kinh:

西漢汉成帝时,刘向等人曾大规模校 古籍,李柱国则负责校理方伎,原书 先载于刘向《别录》,后载于其子刘 歆《七略》,今二书已佚,但其目錄 容被东汉班固引录于《汉书》〈艺文 〉中,後世仍可以推見其原貌。《漢 書·藝文志·方技略》載有醫經、經方 神仙和房中四種中醫典籍。其中醫經 有:

《黃帝內經》十八卷,《外經》三十 卷;
《扁鵲內經》九卷,《外經》十二卷
《白氏內經》三十八卷,《外經》三 六卷,《旁篇》二十五卷。

這是歷史上對《黃帝內經》最早的記 ,學者認為《黃帝內經》的編著及命 很可能是成自劉向之手。 歷史學家認為《黃帝內經》依據五行 剋說抄襲篡改而得,故成書必然晚於 向。
Các lịch sử gia còn cho là bộ Hoàng Đế Nội Kinh có thể là do Lưu Hướng làm ra.

VinhL
16-10-16, 10:20
Xin trích lại đoạn thứ hai:
<<<<<<<<<<<<<<
2.SỰ VẬN ĐỘNG CỦA VŨ TRỤ
Độn Giáp Kì Môn không những là môn thuật số đầu tiên của con người , mà trong đó còn phản ánh rất rõ tư tưởng của con người về cấu tạo của vũ trụ và sự vận động của vũ trụ đó . Trong đó Vũ trụ được phân chia rất đơn giản , gồm 2 bộ phận là THIÊN VÀ ĐỊA .
- THIÊN : Tức là bầu trời gồm có mặt trăng , mặt trời và các loại tinh tú ( Nhật - Nguyệt -Tinh ) .
- ĐỊA : Tức mặt đất là nơi sinh ra khí TAM ÂM - TAM DƯƠNG .
Khi kết hợp với THẬP CAN của THẦN NÔNG THỊ . Người ta lấy 6 can là : MẬU - KỈ - CANH- TÂN- NHÂM - QUÝ làm phù đầu , kí hiệu của Lục Khí của ĐỊA .Lấy 3 can là ẤT - BÍNH -ĐINH làm đại diện cho NHẬT -NGUYỆT - TINH của THIÊN . Độn Giáp gọi các khí của ĐỊA là LỤC NGHI , gọi các yếu tố của THIÊN là TAM KÌ .
Như vậy , sự vận động của LỤC NGHI , TAM KÌ chính là sự vận động của vũ trụ trong tư tưởng của con người thời kì này .
Điều này hết sức đúng đắn và hợp lí . Bởi nếu coi , địa là mặt đất , thiên là bầu trời thì rõ ràng chúng vận động theo hướng trái ngược nhau đúng như lí luận về sự vận động thuận nghịch của LỤC NGHI , TAM KÌ TRONG ĐỘN GIÁP .

Tóm lại , Hoàng đế - Công Tôn Hiên Viên có công rất lớn khi đã đưa ra chủ trương thống nhất THẬP CAN VỚI THẬP NHỊ CHI .
>>>>>>>>>>>>>>>>>

Thật ra Kỳ Môn củng không phải là môn thuật số đầu tiên của con người, mà là Bói Rùa, tức Quy (Rùa) Dịch. Nếu bạn chịu khó cỡi ngỗng thì rất nhiều trang khảo cổ nói về Giáp Cốt văn bói trên mu rùa!!!
Kỳ môn không phải chỉ có Thiên Địa, mà là Tam Tài Thiên Địa Nhân. Tinh là Thiên, Cung là Địa, Môn là Nhân!

Thật ra Tam Kỳ và Lục Nghi vận hành nghịch nhau bỡi vì do hai vòng Thập Can một nghịch một thuận tạo thành, cho nên mới nói Giáp Độn ở Mậu là vậy.

Hihihihihihihi

Đợi bạn phản hồi rồi mình bàn tiếp nhe.

BanChatDichHoc
16-10-16, 10:22
Xin hỏi câu nào tôi khẳng định Hoàng đế nội kinh do Hoàng đế tạo ra ?
Tôi chỉ khẳng định cái tư tưởng về ngũ vận , lục khí có gốc từ thời đó ?
Mấy câu , rất mog các vị đừng tự ái . Chỉ đơn giản là trao đổi , Có thể đúng , có thể sai . Tôi vẫn nói như vậy : Xin hãy chỉ ra cái sai của tôi.

VinhL
16-10-16, 10:28
Đang chán đời đây . Có chém , làm ơn chém đúng chỗ . Chém sai .... Lãng xẹt à . Cứ chém hoải mái đi để tôi còn chém .... Nói vui . Mong mọi người chỉ ra cái sai . ...

Thật ra thì mình thấy bạn đang chán đời, nên chém với bạn cho vui vậy thôi. Nếu bạn không thích thì mình ngưng vậy.

Vui vẻ bàn luận để học lẫn nhau ấy mà.

Hihihihihihihihihi

Thật ra quyển Địa Lý Toàn Thư củng không phải là chánh kinh địa lý, rất nhiều học giả trên mạng tiếng Hán cho nó là ngụy thư ấy.

annhien
16-10-16, 11:33
Xin hỏi câu nào tôi khẳng định Hoàng đế nội kinh do Hoàng đế tạo ra ?
Tôi chỉ khẳng định cái tư tưởng về ngũ vận , lục khí có gốc từ thời đó ?
Mấy câu , rất mog các vị đừng tự ái . Chỉ đơn giản là trao đổi , Có thể đúng , có thể sai . Tôi vẫn nói như vậy : Xin hãy chỉ ra cái sai của tôi.

Bác nói NVLK có gốc từ thời Hoàng Đế là đúng rồi, Bác có thể tìm thêm thông tin về thời đó sẽ có nhiều thú vị.

Chúc Bác vui!

hieunv74
16-10-16, 12:51
Ngày nay, khi phân-dã nghiã là chia các nước cho 12 cung Hoàng- đạo từ Tý đến Hợi, ta thường dùng hai hình xoắn ốc âm-dương, tương-tự như hình xoắn ốc kép (double helix) của DNA (Deoxyribonucleic Acid) do hai nhà bác-học James Dewey Watson, Francis Crick khám-phá và cùng được lãnh Giải-thưởng Nobel năm 1962 với Maurice Wilkins.

CÁI ĐIỀU THÚ VỊ ĐÓ LÀ QUÁ NHIỀU NGHĨA CỦA NGÀY TRONG TUẦN

Tiếng Việt rất phong phú, Âm TUẦN ứng với 6 chữ nho: 旬, 循 (theo, noi theo, thuận theo) 馴 (ngựa đã thuần, luyện cho thuần thục), 紃 (sợi dây tròn), 揗 (vỗ về, an ủi), và 巡 (đi vòng vòng để canh phòng, xem xét). ở đây ta chỉ để ý cắt nghĩa chữ thứ nhất. Chữ TUẦN có 1 số nghĩa chính:

1. Thời khoảng 7 ngày, là xúc từ của Tuần Lễ. Ví dụ: Tuần lễ, hụi tuần, tuần san, tuần báo;

2. Lễ cúng người chết hàng kỳ 7 ngày trong vòng bách nhật kể từ khi chết: ví dụ: làm tuần, cúng tuần tức cúng thất: tuần 7 ngày, tuần 21 ngày, tuần 49 ngày…

3. Tuần 8 ngày của Cổ la Mã. Ngày nay, vài chủng tộc tại sa mạc Sahara tại Châu Phi vẫn còn dùng loại tuần này.

4. Thời khoảng 10 ngày trong 1 tháng, TRONG 1 TIỂU CHU KỲ GIÁP TÝ. Ví dụ: Thượng thuần, trung tuần, hạ tuần, tuần nhật. Nên cụ Nguyễn Du có câu trong Kiều:

“Tuần sau bỗng thấy hai người
Mách tin tính cũng liệu bài tâng công.”

Cổ HY LẠP: cũng có Tuần 10 ngày.

5. Thời đoạn 10 năm, khi nói về TUỔI TÁC. Ví dụ: Lục tuần, thất tuần. Kiều có câu:

“Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”

6. Kỳ thời gian 12 ngày, là ước số của chu kỳ 60 này can chi; ví dụ: Tuần trung không vong gọi tắt là Tuần (trong tử bình, tử vi…)

7. Tuần cũng có nghĩa là khắp, suốt, nên tuần cũng có nghĩa là suốt tháng, trọn tháng, 1 tháng: ví dụ: tuần nguyệt, tuần trăng; Truyện Kiều có câu:

“Tuần trăng khuyết, đĩa dâu hao
Mặt mơ tưởng mặt lòng ngao ngán lòng
Nhẫn từ quán khách lân la
Tuần trăng thấm thoát nay đà thêm hai”

8. Tuần nói lên thời kỳ ngắn dài tùy tiện: ví dụ: Tuần trăng mật, Tuần chay; Tuần rượu, tuần hương. Truyện Kiều có câu:

“Vừa tuần nguyệt sáng, gương trong
Tú bà ghé lại, thong dong dặn dò”

9. Tuần lại có 1 ẩn nghĩa trong lịch Tầu và lịch ta: Tuần 28 ngày qua cầm danh của 28 Tú (Nhị thập bát tú).
....v.v.

:106::106::106:

BanChatDichHoc
16-10-16, 12:51
ok. Cảm ơn quý vị . Có câu này . Chắc khó nghe ! Nhưng thực lòng thành tâm gửi đến VinhL . Đừng coi tôi là kẻ ngạo mạn , khinh người nhé ! Vì đó chỉ là cảm nhận riêng của tôi thôi .
- Tôi cảm thấy bạn như mọt sách vậy . Hoặc là VinhL không muốn tôi buồn mà nói vậy . Không hiểu tại sao VinhL mà lại đi nói một câu là : " Thật ra Địa Lí Toàn Thư cũng không phải chính kinh địa lí , rất nhiều học giả trên mạng tiếng Hán cho nó là ngụy thư ấy " . Chẳng lẽ cái học của VinhL không khẳng ddihj được cái nào là thật , cái nào là giả .
- Đương nhiên , Địa Lí Toàn Thư chỉ là tập hợp của các phái thành một cuốn - xét về mặt hình thức . Trong đó , tác giả lấy hiểu biết của mình mà chỉnh lí nội dụng . Do vậy nó có thể bỏ qua phần này hay phần kia của từng phái , thậm chí phê phấn phái này , phái kia .
- Điều quan trọng để phân biệt thật giả nằm ở chỗ nội dung của nó có phản ánh đúng với hiện thực hay không . Cái nào đúng tức Chân kinh , cái nào phản ánh sai tức ngụy thư .
Một lần nữa rất cảm ơn vì được 2 vị tiếp chuyện .

hieunv74
16-10-16, 13:21
- Điều quan trọng để phân biệt thật giả nằm ở chỗ nội dung của nó có phản ánh đúng với hiện thực hay không . Cái nào đúng tức Chân kinh , cái nào phản ánh sai tức ngụy thư .
Một lần nữa rất cảm ơn vì được 2 vị tiếp chuyện .

Hihi; cụ nói toàn đúng: " Điều quan trọng để phân biệt thật giả nằm ở chỗ nội dung của nó có phản ánh đúng với hiện thực hay không. Cái nào đúng tức Chân kinh , cái nào phản ánh sai tức ngụy thư" - Cái này mới là chân lý.

Nhưng Vấn đề của mọi vấn đề là: phản ánh đúng được bao nhiêu % mới là quan trọng????

hieunv74
16-10-16, 13:29
ok. Cảm ơn quý vị . Có câu này . Chắc khó nghe ! Nhưng thực lòng thành tâm gửi đến VinhL . Đừng coi tôi là kẻ ngạo mạn , khinh người nhé ! Vì đó chỉ là cảm nhận riêng của tôi thôi .
- Tôi cảm thấy bạn như mọt sách vậy . Hoặc là VinhL không muốn tôi buồn mà nói vậy . Không hiểu tại sao VinhL mà lại đi nói một câu là : " Thật ra Địa Lí Toàn Thư cũng không phải chính kinh địa lí , rất nhiều học giả trên mạng tiếng Hán cho nó là ngụy thư ấy " . Chẳng lẽ cái học của VinhL không khẳng ddihj được cái nào là thật , cái nào là giả.

Phật tổ họchết sách của 6 phái bà la môn rồi - cũng không ngộ được vì mọt sách; may thay ngồi mấy chục ngày dưới cây bồ đề lại ngộ đạo!

Lão VinhL lúc nào thử ngồi gốc cây xem lại nhé!

Nhưng sau khi Phật tổ đi truyền đạo hơn 30 năm SAU KHI NGỘ ĐẠO RỒI; cuối cùng cũng thốt lên 1 câu:

" Từ trước đến nay ta chưa nói 1 từ nào", vì khi nói ra, nhiều khi ai ai cũng cùng 1 trình độ hiểu biết mà ngộ được đâu.

Nên, Lão VL viết nhiều là do chưa ngộ được đạo rồi! Khi nào thấy lão Viết ít, đến khi không còn viết nữa thì chắc chắn lão sẽ thành Phật.

Hihihihihi

VinhL
16-10-16, 14:45
ok. Cảm ơn quý vị . Có câu này . Chắc khó nghe ! Nhưng thực lòng thành tâm gửi đến VinhL . Đừng coi tôi là kẻ ngạo mạn , khinh người nhé ! Vì đó chỉ là cảm nhận riêng của tôi thôi .
- Tôi cảm thấy bạn như mọt sách vậy . Hoặc là VinhL không muốn tôi buồn mà nói vậy . Không hiểu tại sao VinhL mà lại đi nói một câu là : " Thật ra Địa Lí Toàn Thư cũng không phải chính kinh địa lí , rất nhiều học giả trên mạng tiếng Hán cho nó là ngụy thư ấy " . Chẳng lẽ cái học của VinhL không khẳng ddihj được cái nào là thật , cái nào là giả .
- Đương nhiên , Địa Lí Toàn Thư chỉ là tập hợp của các phái thành một cuốn - xét về mặt hình thức . Trong đó , tác giả lấy hiểu biết của mình mà chỉnh lí nội dụng . Do vậy nó có thể bỏ qua phần này hay phần kia của từng phái , thậm chí phê phấn phái này , phái kia .
- Điều quan trọng để phân biệt thật giả nằm ở chỗ nội dung của nó có phản ánh đúng với hiện thực hay không . Cái nào đúng tức Chân kinh , cái nào phản ánh sai tức ngụy thư .
Một lần nữa rất cảm ơn vì được 2 vị tiếp chuyện .

Mới đêm có ra hai đoạn của bạn viết để bàn luận thôi mà được bạn tặng hai chử "Mọt Sách" rồi. Hihihihihihi

Cái này tây gọi là "Personal Attack" chẳng liên quan vì với bài viết hay học thuật gì cả.

Đoạn này:
<<<<<<<<<<<<<
+ Tuy nhiên , khi đặt thêm thuộc tính ngũ hành cho lục khí , sự thống nhất ở trên đã bị phá vỡ . Biểu hiện ở chỗ trong lục khí lại CÓ 2 KHÍ HỎA . Đây chính là dấu vết của sự kết hợp giữa hệ thống THẬP CAN VỚI THẬP NHỊ CHI .
>>>>>>>>>>>>>

là biết bạn không hiểu tại sao lại có hai cái hỏa.
Nó đều là từ Thiên Nhiên mà ra, chẳng có cái gọi là phá vỡ sự thống nhất mà bạn nói.

Hihihihihihihihi

BanChatDichHoc
16-10-16, 16:53
Mới chân ướt , chân ráo .... có lẽ là cả 2 chân còn ướt ( Hehehe....) . Vậy mà chém vung chém vãi . Vậy mà các vị không giận mà còn mở rộng lòng khoan dung . Không biết dùng lời gì để tỏ lòng cảm kích .
Hôm nay , chủ nhật được nghỉ . Không biết ngày mai có thời gian gặp các vị không . Mong đợi từng giờ được các vị và bác Vinh L chỉ cho tôi biết cái CƠ SỞ TỰ NHIÊN MÀ TỪ ĐÓ CỔ NHÂN CHỈ RA PHẢI CÓ 2 HỎA TRONG LỤC KHÍ LÀ GÌ ? Điều này rất quan trọng với tôi nếu không biết mà viết càn , thật có lỗi với bất kì ai lỡ đọc bài của mình vậy.
Mong đợi từng giờ .....

hactientn
16-10-16, 21:24
Hôm nay đọc bài của các cụ, xem lại cái ngũ vận lục khí thì đúng là chỉ có 6 khí hay ngũ hành gì đó nằm trong bảng lục thập hoa giáp và ứng với 5 vận ( Vận này được tính là 10 năm), theo đó 30 năm thì được tính là 1 kỷ, 60 năm thì tính là 1 chu? không biết có liên quan gì không? Mong các cụ xem giúp?

VinhL
16-10-16, 21:25
Các tiên hiền xưa nhận thấy được ỡ thiên nhiên để phân hai cái Hỏa đó chính là Nhiệt do mặt trời, và nhiệt từ lòng đất (Hỏa Việm Sơn), một là Âm Hỏa, một là Dương Hỏa.
Tương đương nơi con người, Quân Hỏa là Tâm Hỏa (như Hỏa của Mặt trời, ban sống cho muôn vận), Tướng Hỏa là Hỏa của Thận ỡ dưới như Hỏa của Đất (Núi Lửa) vậy. Một trên một dưới!!

Có gì sai dĩ nhiên vui vẻ mà ngồi được bạn chỉ dẫn.
Hihihihihihihi

VinhL
16-10-16, 21:32
Phật tổ họchết sách của 6 phái bà la môn rồi - cũng không ngộ được vì mọt sách; may thay ngồi mấy chục ngày dưới cây bồ đề lại ngộ đạo!

Lão VinhL lúc nào thử ngồi gốc cây xem lại nhé!

Nhưng sau khi Phật tổ đi truyền đạo hơn 30 năm SAU KHI NGỘ ĐẠO RỒI; cuối cùng cũng thốt lên 1 câu:

" Từ trước đến nay ta chưa nói 1 từ nào", vì khi nói ra, nhiều khi ai ai cũng cùng 1 trình độ hiểu biết mà ngộ được đâu.

Nên, Lão VL viết nhiều là do chưa ngộ được đạo rồi! Khi nào thấy lão Viết ít, đến khi không còn viết nữa thì chắc chắn lão sẽ thành Phật.

Hihihihihi

Nói như lão Đệ thì ai tu củng thành Phật hết rồi. Hihihihihih

Ngài ngồi dưới cây bồ đề nguyện không thành thì không đứng dậy. Đó là cái cảm của Dũng Nhân, đi vào cửa Tử để tìm cửa Sinh!!!

Thật trên đời ít hòa thường nào mà có cái dũng đó, nên mấy ngàn năm nay ít có ai đắc đạo nhỉ!

BanChatDichHoc
16-10-16, 22:07
Nói như VinhL thì ...Lúc nào chẳng có 2 loại hỏa đấy , mà nó cũng chẳng liên quan gì đến 4 loại khí còn lại . Có lẽ nên bỏ cái thuyết lục khí đi , sử dụng NHỊ HỎA KHÍ của Vinhl cho song . Phải đặt tên là thuyết nhị khí...Hehehe. Không biết có phải vì thế mà cổ nhân để lại khẩu quết sau :...... Măn măn , mó, mó đút ngay vào . Âm , dương nhị khí sôi sùng sục . Hỏi ....có sướng không !
- Hôm nào đẹp trời . Tôi sẽ chém ...chém ...chém bài viết định cục tử vi hoặc bài Châu thị trung thiên bát quái đồ của bác nhé .
Chúc quý vị luôn vui vẻ!

VinhL
17-10-16, 07:49
Nói như VinhL thì ...Lúc nào chẳng có 2 loại hỏa đấy , mà nó cũng chẳng liên quan gì đến 4 loại khí còn lại . Có lẽ nên bỏ cái thuyết lục khí đi , sử dụng NHỊ HỎA KHÍ của Vinhl cho song . Phải đặt tên là thuyết nhị khí...Hehehe. Không biết có phải vì thế mà cổ nhân để lại khẩu quết sau :...... Măn măn , mó, mó đút ngay vào . Âm , dương nhị khí sôi sùng sục . Hỏi ....có sướng không !
- Hôm nào đẹp trời . Tôi sẽ chém ...chém ...chém bài viết định cục tử vi hoặc bài Châu thị trung thiên bát quái đồ của bác nhé .
Chúc quý vị luôn vui vẻ!

Bạn có lầm với ai không chứ tiểu sinh chưa bao giờ đụng đến cái trung thiên gì đó à?

Bạn thích chơi thuốc Lèo ục ịch mau phế, nhưng tiểu sinh thì thích thuốc gói phê lâu.

Đẩu đỏ mỏ đen, đuôi cứ xịch
Trên bốc dưới bịch, liên liên mút
Ngâm lâu càng khoái, mê mê sướng,
Nhấp nhấp thêm sâu, phê cảnh bồng!

Hahahahahaha

namphong
17-10-16, 08:54
Các tiên hiền xưa nhận thấy được ỡ thiên nhiên để phân hai cái Hỏa đó chính là Nhiệt do mặt trời, và nhiệt từ lòng đất (Hỏa Việm Sơn), một là Âm Hỏa, một là Dương Hỏa.
Tương đương nơi con người, Quân Hỏa là Tâm Hỏa (như Hỏa của Mặt trời, ban sống cho muôn vận), Tướng Hỏa là Hỏa của Thận ỡ dưới như Hỏa của Đất (Núi Lửa) vậy. Một trên một dưới!!

Có gì sai dĩ nhiên vui vẻ mà ngồi được bạn chỉ dẫn.
Hihihihihihihi

Mạn phép anh VinhL để nói anh ...sai ở đây rồi :646:
Khi nói về Lục khí mà đem Ngũ hành vào tức là sai, nên nói:
"Quyết âm phong mộc , Thiếu âm quân hỏa , Thái âm thấp thổ , Thiếu dương tướng hỏa , Dương minh táo kim , Thái dương hàn thủy"
, là không đúng, lẽ ra chỉ nên nói: Quyết âm, Thiếu âm, Thái âm, Thiếu dương, Dương minh, Thái dương còn tạm chấp nhận được.

Giải thích 2 Hỏa như vậy là không ổn, nếu vậy cũng có 2 Thủy tương ứng, đó là Thủy trên trời rơi xuống và Thủy ngầm chảy trong lòng đất, rồi còn Mộc nửa, cũng có 2 Mộc như vậy đó là Mộc trên mặt đất(cây cối) và Mộc trong lòng biển sâu(rong, tảo biển)... chẳng qua đó là những hình thái khác nhau của Ngũ hành.

Đừng gán Ngũ hành vào Lục khí.

hactientn
17-10-16, 09:46
Không cần dùng đến các lý luận trên chỉ cần áp dụng lý âm dương và thiên can, hà đồ là biết trong 6 khí tương ứng với một vận sẽ có hai khí là thái quá và bất cập, ... Đầu mối ngũ vận này lại nằm ở Độn giáp.....hi ..hi..

VinhL
17-10-16, 14:27
Mạn phép anh VinhL để nói anh ...sai ở đây rồi :646:
Khi nói về Lục khí mà đem Ngũ hành vào tức là sai, nên nói:
"Quyết âm phong mộc , Thiếu âm quân hỏa , Thái âm thấp thổ , Thiếu dương tướng hỏa , Dương minh táo kim , Thái dương hàn thủy"
, là không đúng, lẽ ra chỉ nên nói: Quyết âm, Thiếu âm, Thái âm, Thiếu dương, Dương minh, Thái dương còn tạm chấp nhận được.

Giải thích 2 Hỏa như vậy là không ổn, nếu vậy cũng có 2 Thủy tương ứng, đó là Thủy trên trời rơi xuống và Thủy ngầm chảy trong lòng đất, rồi còn Mộc nửa, cũng có 2 Mộc như vậy đó là Mộc trên mặt đất(cây cối) và Mộc trong lòng biển sâu(rong, tảo biển)... chẳng qua đó là những hình thái khác nhau của Ngũ hành.

Đừng gán Ngũ hành vào Lục khí.

Lão Đế,
Thuyết hai hỏa hoàn toàn phù hợp với khoa học hiện đại, bỡi theo khoa địa học thì tâm lòng đất chính là cái lò lửa sắt lỏng, đã có thì thời sinh thành của địa cầu. Còn cái hỏa do Nhật thì củng nhờ nó mà có tứ thời, vạn vật sinh sinh bất tức. Tuy hai nhưng chỉ là một. Tuy một nhưng lại là hai, bỡi một đã tự có thuở sơ sinh, một được thu nhận từ ngoài vào, nhưng đều là nhiệt năng. Vạn vật trong quả địa cầu này đều cần cả hai.

Nếu lấy Khoa học hiện để mà đi minh chứng lý thuyết cổ của lý học đông phương thì Ngũ Hành chẳng qua là Nhiệt Năng vậy. Nhiệt luôn luôn đi với hành bỡi các nguyên tử (particles) đều di động, nhưng ỡ độ -273.25 thì mới hết hành.

Như lấy hành Mộc để bàn luận thì có phải mùa xuân là của hành Mộc, bỡi cây cỏ bắt đầu sanh sôi nảy nở, vậy tại sao ở xứ lạnh lại có thể trồng các loại cây nhiệt đới trong nhà Green House?
Thuở xưa thì nhà cửa làm gì có hai bộ máy điều hòa không khí (Furnace & AC) đâu, cho nên thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến gia cư, nhưng bên xứ Tây phưong này thì trong nhà lúc nào củng là mùa Xuân ấy ạ, trồng cả lan cả xứ đều tươi tốt (dĩ nhiên nếu biết cách chăm sóc).

Vậy thật ra Khí trong Lục Khí của Hoàng Đế Nội Kinh là gì?
Phong, Nhiệt, Hỏa, Thấp, Táo, Hàn phải không?
Cái nào trong này mà không có liên quan đến nhiệt năng?
Phong Nhiệt Hỏa Thấp Táo Hàn và Âm Dương Thái Thiếu Quyết Minh cái nào cần thiết hơn để biểu kiến cái thuyết NVLK trong Nội Kinh?

Bỏ Âm Dương Thái Thiếu Quyết Minh ra mà chỉ giữ lại Phong Nhiệt Hỏa Thất Táo Hàn thì lý thuyết vẫn không có thiếu sót gì nhiều, nhưng bỏ đi Phong Nhiệt Hỏa Thấp Táo Hàn thì chắc mấy Thầy y học cổ truyền hết biết đường mà trị liệu.


Tổng quát hơn thì xin hỏi Khí là gì?
(Mong lão dùng khoa học mà biện lý nó giùm)


Hihihihihihi

annhien
17-10-16, 17:44
Có vẻ anh VinhL có sự nhầm lẫn giữa khoa học và huyền hoc? Khoa học và huyền học là 2 mặt của 1 đồng xu, không thể cùng 1 lúc nhìn thấy được cả 2 mặt, chỉ có thể dùng để đối chiếu qua lại thôi!

Mến chào!

BanChatDichHoc
17-10-16, 17:49
Đã biết còn giả ngu ngơ làm chi zậy? Biển học vô bờ , người biết chỗ này , kẻ biết chỗ kia . Đúng sai , cũng là chuyện thường . Trao đổi với nhau ở đây đâu phải chỉ có 2 người biết ....
* Trước hết Lí luận Lục khí không được hình thành dựa trên các thành tựu của khoa học hiện đại . Tất nhiên cần dùng khoa học hiện đại làm sáng tỏ nó , chỉ ra thiếu xót của nó . Tuy nhiên , trước khi làm điều đó , thì phải đặt bản thân vào giai đoạn mà học thuyết đó hình thành mới hiểu được vì sao lúc đó con người lại quan niệm như vậy .
* Khí : Không nên hiểu là không khí , vì cái đó bao trùm cả vũ trụ . Nơi nào cũng có . Nên hiểu là Bầu Khí Quyển của trái đất .
* Lục khí vận động trong năm cụ thể như sau :
- Quyết âm phong mộc : Bắt đầu từ Đại hàn đến hết Kinh Trập .
- Thiếu âm quân hỏa : Bắt đầu từ Xuân Phân đến hết Lập Hạ .
-....
* Như vậy người ta đã chia thời gian trong 1 năm thành 6 phần , mỗi phần tương ứng với một khí . Có nghĩa là đã chia Quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời thành 6 cung , mỗi cung sinh ra một loại khí .( Nói theo khoa học ngày nay . Ở thời kì đó người ta không biết trái đất quay qanh mặt trời .)

* Vậy nghĩa là 6 khí đều liên quan tới nhiệt của mặt trời . Phải chăng VinhL đúng ?
*Sai Bét tà là nhè :
- Nhiệt là điều kiện cho sự biến đổi của khí
- Nếu nói người xưa lấy nhiệt của mặt trời làm và nhiệt của núi lửa để khái quát 2 hỏa trong lục khí . Vì nó là hỏa trong tự nhiên , thì họ cũng nên khái quát Ớt , Cà Cuống làm 2 loại hỏa nữa . Vù cũng nên khái quát nước mưa , nước ngầm làm thủy , Cây sóng trong môi trường cạn và cây sống trong môi trường nước làm mộc ,.....

* Tôi chẳng tin VinhL sai , Làm sao có thể thế được !
Chẳng qua cổ nhân đưa ra mấy học thuyết để làm cớ cho anh em chem mà thui ... Hút thuốc nào ? Hút thuốc Lá hay hút thuốc lào ....

BanChatDichHoc
17-10-16, 19:33
- Tôi quên . Nhảy lên đàn của Hieunv74 nói linh tinh chẳng ngại chủ . Thật xin lỗi ! Thấy các vị bàn mãi về nguyên lí của Ngũ Hành Giáp Âm mà chưa ra . Xin tặng các bác 4 chữ làm quà :
Hỏa Lịch Nghiêu Thuẫn
- Cái thuật Lấy 1 bỏ 1 hay cách 3 chuyển hành ... Chỉ là phương thức tính rút gọn cho dễ nhớ mà không phải cái gốc hình thành nguyên lí . Tìm ở đó chỉ mất công vô ích .

hieunv74
17-10-16, 21:17
Các lão bàn luận về anh Ngũ anh Lục dựa trên nguyên lý nạp Giáp nên tiểu sinh không có hứng thú mấy.

hihihihihi

VinhL
18-10-16, 02:51
.......
* Khí : Không nên hiểu là không khí , vì cái đó bao trùm cả vũ trụ . Nơi nào cũng có . Nên hiểu là Bầu Khí Quyển của trái đất .
....
Cái nào bao trùm vũ trụ? Khí?
Như vậy nói không có bầu khí quyển thì không có khí?
Con cá sống trong nước, nó vẫn thở mà???



* Lục khí vận động trong năm cụ thể như sau :
- Quyết âm phong mộc : Bắt đầu từ Đại hàn đến hết Kinh Trập .
- Thiếu âm quân hỏa : Bắt đầu từ Xuân Phân đến hết Lập Hạ .
....
Thế là nguyên lý Lục Khí này lại căn cứ vào 24 Tiết Khí, vậy xin hỏi bạn từ đâu mà có 24 Tiết Khí?
Dĩ nhiên không phải tự nhiên người xưa đi chia cái vòng tròn thành 24 phần, rồi lại đi chia nó thành 6 phần chi nhỉ?
Trỡ lại vấn đề tách rời Phong Nhiệt Hỏa Thấp Táo Hàn với Âm Dương Thái Thiếu Quyết Minh,
Chúng ta không phải thấy rằng Thái Thiếu Quyết Minh chỉ là từ dùng để hình dung Lượng “Quantiy”, tức sử Cường/Nhược của Âm Dương???



-....
* Như vậy người ta đã chia thời gian trong 1 năm thành 6 phần , mỗi phần tương ứng với một khí . Có nghĩa là đã chia Quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời thành 6 cung , mỗi cung sinh ra một loại khí .( Nói theo khoa học ngày nay . Ở thời kì đó người ta không biết trái đất quay qanh mặt trời .)
....
6 Phần mà bạn nói là Lục Khí tại sao lại căn cứ vào 24 phần?



* Vậy nghĩa là 6 khí đều liên quan tới nhiệt của mặt trời . Phải chăng VinhL đúng ?
*Sai Bét tà là nhè :
....
Cái này tiểu sinh không có nói, chí nói ngũ hành là nhiệt năng!
Không phải chỉ có mặt trời mới có nhiệt năng. Mỡ cái lò điện lên, thì bạn biết nhiệt năng liền. Hihihihihi
Lấy cái cây bông bỏ vào Green House, bỏ vào cây đèn (không cần phải có mặt trời), thì cây vẫn có thể sinh soi nảy nở, tại sao?




- Nhiệt là điều kiện cho sự biến đổi của khí
- Nếu nói người xưa lấy nhiệt của mặt trời làm và nhiệt của núi lửa để khái quát 2 hỏa trong lục khí . Vì nó là hỏa trong tự nhiên , thì họ cũng nên khái quát Ớt , Cà Cuống làm 2 loại hỏa nữa . Vù cũng nên khái quát nước mưa , nước ngầm làm thủy , Cây sóng trong môi trường cạn và cây sống trong môi trường nước làm mộc ,.....

* Tôi chẳng tin VinhL sai , Làm sao có thể thế được !
Chẳng qua cổ nhân đưa ra mấy học thuyết để làm cớ cho anh em chem mà thui ... Hút thuốc nào ? Hút thuốc Lá hay hút thuốc lào ....
Nói vậy nếu không có nhiệt thì khí là gì?
Lấy cái ống bom bánh xe đạp, kéo nó ra, xong bom một cái vào cái bong bong, có khí không? có nhiệt không?
Nhiệt năng là bao trùm vũ trụ, không phải chỉ có ánh sáng mặt trời có nó mà thôi.
Theo bạn nói Nhiệt là điều kiện cho sự biến đổi của Khí, vậy Khí là gì làm ơn định nghĩa luôn!

Theo cổ nhân đã ghi lại nè:
- khí hậu, tiết khí
- giới thủy thì chỉ
- thừa phong tức tán
- sinh khí, tử khí, vượng khí, thối khí
- không khí nè, dưỡng khí, uế khí, thanh khí, trọc khí, nộ khí
- khí trong tinh khí thần, khí thế, khí trong hình thể (có hình tức có khí)
- ..... dĩ nhiên còn cả lố nửa (hihihihihi)
Nhớ là cái định nghĩa của bạn phải bao hàm hết tất cả những cái đề cập phía trên nhé!!!

VinhL
18-10-16, 02:57
Có vẻ anh VinhL có sự nhầm lẫn giữa khoa học và huyền hoc? Khoa học và huyền học là 2 mặt của 1 đồng xu, không thể cùng 1 lúc nhìn thấy được cả 2 mặt, chỉ có thể dùng để đối chiếu qua lại thôi!

Mến chào!

Theo Annhien, Huyền Học là gì? Môn nào là Huyền Học?

annhien
18-10-16, 08:10
Theo Annhien, Huyền Học là gì? Môn nào là Huyền Học?

VinhL huynh!

Huyền học và khoa học khác nhau ở góc nhìn và đối tượng quan sát, vậy "ai đang nhìn và nhìn cái gì" sẽ biết cái nào là khoa học, cái nào là huyền học.

Chúc huynh vui!

BanChatDichHoc
18-10-16, 14:41
* Khí ở đây tui chỉ giới hạn ở bầu khí quyển của trái đất với ý nghĩa cấu tạo các tầng của nó khác nhau . Nên tạm gọi là khí quyển để phân biệt nó với khí bao trùm lên mặt trăng hay khí bao trùm sao thổ , sao thủy ... .

- Chính vì cái đặc điểm riêng của khí quyển trái đất , nên trong quá trình vận hành trên quỹ đạo , do ảnh hưởng của nhiệt mà bầu khí quyển ấy có sự biến đổi .

- Do cổ nhân chia quỹ đạo ấy thành 6 cung . Nên sự biến đổi của khí được chia 6 loại , với tính chất khác nhau và vận động theo chu kì tuần hoàn . Cụ thể là : Quyết âm phong mộc , thiếu âm quân hỏa , thiếu dương tướng hỏa , thái âm thấp thổ , dương minh táo kim và thái âm hàn thủy . Mỗi loại khí đó có ảnh hưởng trong hơn 60 ngày .

- Nhờ việc tìm ra quy luật vận động của lục khí . Hành vi của con người trong mối quan hệ với tự nhiên cũng có bước thay đổi to lớn . Từ việc ứng phó một cách bị động trước ảnh hưởng của tự nhiên , chuyển sang giai đoạn chủ động trong quá trình hòa hợp với tự nhiên . Nghĩa là nhờ vào việc biết được đặc điểm của khí phong mộc thuận lợi cho việc sinh sôi phát triển của cây cối mà con người sẽ chủ động gieo trồng ở giai đoạn này không để lệch sang giai đoạn khí khác sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất . Cũng nhờ việc biết được sau phong mộc sẽ là thiếu âm quân hỏa thời tiết sẽ âm áp , các loài chim thú trở về ,... đó chính là mùa săn bắn . Nên dù khí phong mộc chưa qua hết con người đã phải chuẩn bị dụng cụ đi săn ,..... Đây chính là sự kì diệu của lí luận lục khí . ( Tui nói bừa thế . Chẳng biết có đúng không bắc VinhL ah )

* Tui nhớ thầy giáo cấp 3 của tôi có dạy như sau :
-Thầy nói : 1+ 1 = 2 , 1+ 9 =10 . Điều này chỉ đúng trong hệ thập phân vì nó sử dụng 10 con số từ 0 đến 9 . Còn trong hệ nhị phân 1+1 = 10 ,... Đấy là trong các hệ đếm . Phải lưu ý rằng trong hiện thực có rất nhiều hệ đếm khác như 1 chiếc giày bên trái , một chiếc giầy bên phải thì gọi là một đôi giày vậy .... Cho nên muốn phân biệt đúng sai trước hết phải xác định được giới hạn xem xét . ( Những lời này là tui nhớ , chứ không phải nguyên văn đâu nhé .)

- Như vậy cái khí mà tôi nhắc đến là bầu khí quyển của trái đất trong mối quan hệ với chu kì vận động quanh mặt trời . Đây là cái giới hạn xem xét .

- Nay bác Vinh L đề nghị tôi đưa ra định nghĩa về KHÍ PHẢI BAO HÀM TẤT CẢ MỌI THỨ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHỮ " KHÍ" . Tức là bác ấy đã chỉ ra một giới hạn khác còn bao la , mênh mang hơn cái giới hạn của tôi rất nhiều . Điều này làm tôi thấy mình nhỏ bé biết bao thật giống như " ếch ngồi đáy giếng " . ( Tôi viết chỗ này nghê có khí bi thương ).

* Bác Vinh L có nêu 1 số loại khí sau :
- Khí hậu , tiết khí
- Khí theo gió mà tản
- Khí Sinh , khí tử , khí vượng , khí Thối
- Khí thanh , khí trọc , khí nộ , khí uế , không khí , dưỡng khí
Với những loại khí này tôi nêu thêm các loại khí : Khủng khí , ưu khí , úy khí , phạ khí , khí thắng , khí bại , khí hòa , ...., khí tiểu nhân , khí quân tử , khí điên , khí khùng , khí dở hơi , khí ấm đầu , khí ẩm IC , .... khí thông minh , khí ngu ngốc .
- Bác nói có cả khí lố nửa , nay tôi thêm khí mồm khí miệng , có cả khí lố hậu ( kekeke...). Khí nghiêm túc , khí bỡn cợt .

* Tóm lại , trình độ tui có hạn . Chỉ đợi bác VinhL . thống kê ra đây tất cả các loại khí mà tôi không thể nêu ra thêm . Tôi sẽ ngay lập tức đưa ra định nghĩa như bác mong muốn .

namphong
18-10-16, 15:02
Trỡ lại vấn đề tách rời Phong Nhiệt Hỏa Thấp Táo Hàn với Âm Dương Thái Thiếu Quyết Minh,
Chúng ta không phải thấy rằng Thái Thiếu Quyết Minh chỉ là từ dùng để hình dung Lượng “Quantiy”, tức sử Cường/Nhược của Âm Dương???



Đúng đó anh VinhL, Thái Thiếu Quyết Minh tạm dùng được là do nó nói về Lượng Cường/Nhược của Âm Dương, nhưng 6 khí vốn không phải chỉ có cường nhược mà thôi đâu, còn nữa.
Nếu thêm ngũ hành vào tại đây sẽ vô cùng khiên cưỡng.
Chia 6 khí vào 6 cung của 1 vòng tròn trong 1 năm là sai.

"KHÍ" không phải không khí hay khí quyển hay gì gì đó, hiểu được nhưng không giải thích được. Khoa học hiện nay vẫn đang tìm kiếm bản chất của nó, đó chính là câu trả lời cho câu hỏi "Sự sống bắt nguồn từ đâu?", câu trả lời chính là bản chất của Khí.

BanChatDichHoc
18-10-16, 19:04
*NP nói :
"Chia 6 khí vào 6 cung của 1 vòng tròn trong 1 năm là sai.

"KHÍ" không phải không khí hay khí quyển hay gì gì đó, hiểu được nhưng không giải thích được. "

* Đây là câu nói của người đã mở được cánh cửa huyền vi sao ?
:202::202::202::202::202::202::202::202::202::202:

* Xin hỏi Bác NP : Căn cứ vào đâu để phân khẳng định :
- Càn , Khôn , Cấn , Đoài là Âm trạch
- Ly , Khảm , Chấn , Tốn là dương trạch .
*Np sẽ trả lời : Hiểu được nhưng không giải thích được .

* Em cảm ơn bác nhiều !

VinhL
19-10-16, 01:21
Đúng đó anh VinhL, Thái Thiếu Quyết Minh tạm dùng được là do nó nói về Lượng Cường/Nhược của Âm Dương, nhưng 6 khí vốn không phải chỉ có cường nhược mà thôi đâu, còn nữa.
Nếu thêm ngũ hành vào tại đây sẽ vô cùng khiên cưỡng.
Chia 6 khí vào 6 cung của 1 vòng tròn trong 1 năm là sai.

"KHÍ" không phải không khí hay khí quyển hay gì gì đó, hiểu được nhưng không giải thích được. Khoa học hiện nay vẫn đang tìm kiếm bản chất của nó, đó chính là câu trả lời cho câu hỏi "Sự sống bắt nguồn từ đâu?", câu trả lời chính là bản chất của Khí.

Lão Đế,
Thật ra khoa học hiện nay đang đi tìm cái Thái Cực thì đúng hơn.
Hiện nay họ đãng tổng kết lại tất cả có 4 dạng Lực (có thể ghép nó vào lưỡng nghi và tứ tượng).

Nếu nói khí là cái gì đó hiểu được không giải thích được, vậy toàn bộ lý học đông phương đều là giả tạo, ảo tưởng, không thực tế!!!

Chúng ta biết rằng cổ nhân với kiến thực hạn hẹp của thời đại, lý thuyết hóa các hiện tượng, nhận thấy và cảm thấy được. Các hiện tượng nhận thấy được (trong thời đại đó) đều là 100% thật, nhưng phần cảm thấy được và sự phân tích, do lường thì bị giới hạn bỡi công nghệ (technology) và kỷ thuật của thời đó, đưa đến sự mơ hồ và trừu tượng hóa phần căn bản của lý thuyết. Với sự tiến tiến của Khoa Học thời nay, chúng ta nên ứng dụng cái kiến thức hiện đại để mà biện lý, thẩm định, bổ túc và mỡ mang các lý thuyết của tiền nhân, gạn bỏ đi những cái huyền hoặc mơ hồ.

Chúng ta hãy lấy cái Vũ Trụ này để làm điển hình nhé, tinh thể tiểu diệt song lại sinh ra cái mới, có phải là Vũ Trụ củng đang sống không???
Các sách xưa thường hay nói đến những vị Thần Tiên, Ma, Quỷ, nếu nó là thật thì đây chinh là những dạng sống phi vật chất phi vật thể, Living without Mass, Nâng Sinh (Energy Being, Cái này thì tiểu sinh chế ra nha. Hihihihihi).
Chúng ta củng biết rằng cái Large Hardon Collider (lò gia tốc hạt lớn), đang đi tìm cái Hạt (Higgs Boson) mà tạo ra khối lượng (mass).
Suy nghĩ xa hơn, xa hơn nữa nhé (viễn tướng, hihihihi), cái phần quan trọng nhất trong cái sống của con người là gì? Bỏ đi các tứ chi, ngũ quan, vv.... Đó chính là bộ não. Nếu chúng ta có thể lấy cái bộ não mà điện tử hóa (digitalized), và mô phỏng hoàn toàn các tương tác, vận động của não bộ, thì có phải chúng ta có cái gì đó đang sống mà phi vật chất, phi vật thể không? Hihihihihihi (có lẻ đọc sách và xem Sci Fi Fiction hơi nhiều nhỉ?)
Nếu chúng ta nói chỉ có sự sống mới có khí thì không thể nào giải thích được sự sống của các loại vi khuẫn, hoặc các loại phi vật chất và vật thể!!!

Nói tới nói lui, cãi xuôi, cãi ngược, không bằng một câu ngắn gọn:
Khí chính là sự tương tác, biến chuyển của Năng Lượng.

E=mc^2, đây mới chính là cái định nghĩa của Khí.

hieunv74
19-10-16, 05:20
Lão VInhL có bài hay ghê, nên. Thái cực đã phát sinh tương tác quan hệ về lực rồi, đã phát sinh âm dương ngũ hành.

Hihihi

BanChatDichHoc
19-10-16, 08:26
* Em nông dân vừa đi bán mấy quả bưởi về . Nhớ các vị quá trời luôn nay được nghê cao kiến , thật thâm sâu .

* Mạn phép hỏi các bác : VinhL và Hieuvn74 mấy câu sau :
- Tính chất khí hậu của 4 mùa của trái đất được hình thành như thế nào ?
- Bác VinhL nói :" Khí là sự tương tác biến chuyển của năng lượng " . Vậy năng lượng tương tác với cái gì để biến chuyển thành khí ?
- Công thức Bác VinhL nêu ra có thể áp dụng để xem xét năng lượng của trái đất trong quá trình vận động quanh mặt trời không ?
- Khi áp dụng công thức này có chỉ ra được sự biến đổi của khí không . Chẳng hạn nó chứng minh được khi nào khí thơm biến thành khí thối và ngược lại không ?

* Xin bắc Vinhl cho biết trong công thức đó : E - m -c là những cái gì ? Vì sao người ta phải tạo ra " lò gia tốc cho hạt ?

* Em chẳng hiểu thế nào là thuyết tương đối bác ah . Nông dân nhưng cũng học đòi 2 bác thông cảm nhe .

namphong
19-10-16, 08:53
Nói tới nói lui, cãi xuôi, cãi ngược, không bằng một câu ngắn gọn:
Khí chính là sự tương tác, biến chuyển của Năng Lượng.

E=mc^2, đây mới chính là cái định nghĩa của Khí.

Lão huynh định nghĩa chính xác cho... Ngũ hành :4431::4431::4431:

E=mc^2 là đột biến của Ngũ hành, dẫn đến chuyển hóa đột ngột của Mộc+Thổ hóa thành Thủy+Hỏa+Kim. Đây là sự chuyển biến Ngũ hành phổ biến trong vũ trụ nhưng lại rất nguy hại cho "KHÍ" vì nó tiêu diệt sự sống, tức tiêu diệt khí.
Khi Thổ chuyển hóa hầu hết sẽ là chuyện lớn. Nhìn thật kỹ vào Lạc thư sẽ thấy Thổ cố gắng bảo vệ sự toàn vẹn Ngũ hành như thế nào, không để Mộc Hỏa chèn ép Kim Thủy, cũng như quân bình không để Mộc chiến cùng Hỏa.
Nhìn ngược lại Hà đồ sẽ thấy sự cân bằng mong manh của Ngũ hành, theo thời gian Ngũ hành sẽ luân phiên nhau mà quản, tại sao Hà đồ đặt Thổ ở trung tâm? vì đó là để cảnh báo về khoảng thời gian Ngũ hành dễ chuyển hóa nhất. A.Einstein mở bí mật chuyển hóa Ngũ hành tổng hợp(thuyết tương đối rộng) lúc nào? 2 cuộc đại chiến thế giới diễn ra lúc nào? Tất cả đều là lúc Thổ ở trung tâm.

Lão huynh VinhL: 4 lực cơ bản mà anh nói, có lúc NP cũng nghĩ nó hợp với Tứ tượng nhưng suy nghĩ thấu đáo thì thấy không phải vậy, có thể anh có cách hiểu hay hơn NP không chừng :0401:

Vài lời linh tinh, à mà BanChatDichHoc ơi, NP đâu có mở được cánh cửa huyền vi nào đâu hi...

hieunv74
19-10-16, 08:54
Xem lại sách địa lý lớp 6, hihi

baolocpho
19-10-16, 09:25
Đọc mà tẩu hỏa, mắt hoa hoa, chỗ hiểu chỗ không, kết luận vẫn chưa thấm gì trong đầu.

VinhL
19-10-16, 13:58
* Em nông dân vừa đi bán mấy quả bưởi về . Nhớ các vị quá trời luôn nay được nghê cao kiến , thật thâm sâu .

* Mạn phép hỏi các bác : VinhL và Hieuvn74 mấy câu sau :
- Tính chất khí hậu của 4 mùa của trái đất được hình thành như thế nào ?
.
Khí hậu là do Nhiệt Năng của Mặt trời, cộng thêm độ nghiên trục trái đất, và quỷ đạo vận hành quan mặt trời, đưa đến sự thu hút năng lượng biến đổi theo gốc độ mà ánh sáng mặt trời soi vào mặt trái đất.


- Bác VinhL nói :" Khí là sự tương tác biến chuyển của năng lượng " . Vậy năng lượng tương tác với cái gì để biến chuyển thành khí ?
.
Sự mất quân bình trong năng lượng đưa đến sự tương tác, làm cho năng lượng chuyển biến.
Như 4 mùa, khi ánh sáng mặt trời soi mặt đất ở góc độ cao, là tăng sự thu nhiệt của trái đất, hâm nóng mọi thứ lên. Nhưng vì mặt trái đất không đều, đưa đến sự thu nhận không đồng đều, nên chổ lạnh hơn chổ nóng hơn, từ đó mà tạo thành áp suất, rồi thành gió, thành mây, thành mưa!!!
Đây chỉ mới nói cái nhiệt năng.
Nói đến khí trong hình, vật thể có hình tức có thể, có khối lượng, thì tự trong đã có các lực tương tác tức là khí mà tạo thành thể, nếu không thì nó sẻ tự động gút, xẹp lại (collapse).


- Công thức Bác VinhL nêu ra có thể áp dụng để xem xét năng lượng của trái đất trong quá trình vận động quanh mặt trời không ?
.
Dĩ nhiên là có, nếu bạn muốn thì tìm sách về Astrodynamics hoặc Celestial Mechanics mà đọc.


- Khi áp dụng công thức này có chỉ ra được sự biến đổi của khí không . Chẳng hạn nó chứng minh được khi nào khí thơm biến thành khí thối và ngược lại không ?
.
Cái đó thì hỏi mấy ông phân tử (molecules) cái mũi của bạn. Cũng có lúc cái thơm của bạn, người khác thì cho là thúi, bỡi mỗi cái mũi tự nó cái thái cực của nó à! Hihihihihi


* Xin bắc Vinhl cho biết trong công thức đó : E - m -c là những cái gì ? Vì sao người ta phải tạo ra " lò gia tốc cho hạt ?
* Em chẳng hiểu thế nào là thuyết tương đối bác ah . Nông dân nhưng cũng học đòi 2 bác thông cảm nhe .
Muốn biết thì dễ thôi, cỡi ngỗng lên hỏi mạng đi!

Hihihihihihihi

VinhL
19-10-16, 14:05
Lão huynh định nghĩa chính xác cho... Ngũ hành :4431::4431::4431:

E=mc^2 là đột biến của Ngũ hành, dẫn đến chuyển hóa đột ngột của Mộc+Thổ hóa thành Thủy+Hỏa+Kim. Đây là sự chuyển biến Ngũ hành phổ biến trong vũ trụ nhưng lại rất nguy hại cho "KHÍ" vì nó tiêu diệt sự sống, tức tiêu diệt khí.
Khi Thổ chuyển hóa hầu hết sẽ là chuyện lớn. Nhìn thật kỹ vào Lạc thư sẽ thấy Thổ cố gắng bảo vệ sự toàn vẹn Ngũ hành như thế nào, không để Mộc Hỏa chèn ép Kim Thủy, cũng như quân bình không để Mộc chiến cùng Hỏa.
Nhìn ngược lại Hà đồ sẽ thấy sự cân bằng mong manh của Ngũ hành, theo thời gian Ngũ hành sẽ luân phiên nhau mà quản, tại sao Hà đồ đặt Thổ ở trung tâm? vì đó là để cảnh báo về khoảng thời gian Ngũ hành dễ chuyển hóa nhất. A.Einstein mở bí mật chuyển hóa Ngũ hành tổng hợp(thuyết tương đối rộng) lúc nào? 2 cuộc đại chiến thế giới diễn ra lúc nào? Tất cả đều là lúc Thổ ở trung tâm.

Lão huynh VinhL: 4 lực cơ bản mà anh nói, có lúc NP cũng nghĩ nó hợp với Tứ tượng nhưng suy nghĩ thấu đáo thì thấy không phải vậy, có thể anh có cách hiểu hay hơn NP không chừng :0401:

Vài lời linh tinh, à mà BanChatDichHoc ơi, NP đâu có mở được cánh cửa huyền vi nào đâu hi...

Lấy phạm vi ảnh hưởng của chúng mà phân thì:
Strong & Weak ~ 10^(-15) - 10^(-18)
Electromagnetic & Gravity ~ vô hạn (infinite)
(Dĩ nhiên cái này theo kiến thức hiện nay của khoa học)

VinhL
19-10-16, 14:32
Mới đi loanh quanh cái vòng ngoài mà chưa đi vào cái phân chính là Liên Sơn và Quy Tàng.

Tặng các bạn cái phần nội dung của Cổ Tam Phần. Mình củng có bản pdf nhưng thấy trên mạng có đăng dể copy hơn. Hihihihihihi

Đây là quyển có liệt kê ra các tên quẻ của Liên Sơn, Quy Tàng!
Nguồn: https://zh.wikisource.org/zh-hant/%E5%8F%A4%E4%B8%89%E5%A2%B3


《春秋左氏傳》雲:楚左史倚相能讀 三墳》、《五典》、《八索》、《九 》。孔安國敘書,以謂羲氏、神農、 黃帝之書謂之「三墳」,言大道也。 漢書·藝文誌》錄古書為詳,而三墳 書已不載。豈此書當漢而亡歟?元豐 年,予奉使西京,巡按屬邑。曆躺州 之泌陽,道無郵亭,因寓食虞民舍。 題於戶,「《三墳》書某人借去」, 呼主人而問之。曰:「古三墳也。某 家實有是書」。因命取而閱之。三墳 有傳,墳乃古文,而傳乃隸書,觀其 簡而理暢。疑非後世之所能為,也就 借而歸錄。間出以示好事,往往指為 書。然考墳之所以有三,蓋以山氣形 分別。山墳言君臣民物陰陽兵象,謂 之連山。氣墳言歸藏生動長育止殺, 之歸藏。形墳言田地日月山川雲氣, 之乾坤。與先儒之說三墳特異。皆以 義類相從。曲盡天地之理,複有姓紀 策政典之篇,文辭質略,信乎上古之 書也。胤徵引政典曰,先時者,殺無 赦,不及時者,殺無赦。孔氏以謂夏 為政止典籍,頗與書合。豈後人之能 邪?世人徒以此書漢時已亡,非後世 之宜有。且《尚書》當漢初,重購而 得,武帝時放出於屋壁間,詎可遂為 哉?予考此書,既篤信之,將以詒諸 好事君子。故為之敘雲。
山墳‧連山易

(天皇伏羲氏)
爻卦大象

崇山君 君臣相 君民官 君物龍  陰後 君陽師 君兵將 君象脊

伏山臣 臣君侯 臣民土 臣物龜  陰子 臣陽父 臣兵卒 臣象股

列山民 民君食 民臣力 民物貨  陰妻 民陽夫 民兵器 民象體

兼山物 物君金 物臣木 物民土  陰水 物陽火 物兵軌 物象春

潛山陰 陰君土 陰臣野 陰民鬼  物獸 陰陽樂 陰兵妖 陰象冬

連山陽 陽君天 陽臣幹 陽民神  物禽 陽陰禮 陽兵譴 陽象夏

藏山兵 兵君帥 兵臣佐 兵民軍  物材 兵陰謀 兵陽陣 兵象秋

疊山象 象君日 象臣月 象民星  物雲 象陰夜 象陽晝 象兵氣〔傳 崇山君(崇高其山,君之象也。)君 臣相(相位至貴,君之臣也。)

君民官(君臨百官以為民也。)君物 (龍善變化能治雲雨為君物也。)君 後(君妻曰後,正婚姻也。)君陽師 (君師賢聖以詢道也。)

君兵將(君不兵眾,專務將佐也。) 象脊(脊統方來,君之象也。)伏山 (潛伏其山,臣之象也。)臣君侯( 建侯軍民,分方治也。)

臣民士(士守常業臣之民也。)臣物 (死不改岊,勸以義也。)臣陰子( 為臣陰,訓事父也。)臣陽父(父為 臣陽,以訓子也。)

臣兵卒(臣以卒為兵,假其力也。) 象股(臣象股肱,以佐身也。)列山 (山有行列,民之象也。)民君食( 民所尊崇,以食為本務,故為君矣。

民臣力(民之使力,如君使臣也。) 物貨(四民之物貨為本也。)民陰妻 民之有妻,以成家也。)民陽夫(女 之從夫,以有歸也。)

民兵器(生民之兵,以利用也。)民 體(民為邦本,如肌體也。)兼山物 高下相間,物之象也。)物君金(金 主利用,物之君也。)

物臣木(木為君所克服,故為臣矣。 物民土(土生萬物,為物民矣。)物 水(水性潤下,物之陰也。)物陽火 (火性炎土,物之陽也。)

物兵軌(物之相剋勝製,故為並也。 物象春(春主發生,物之象也。)潛 陰(深潛其山,陰之象也。)陰君土 (地德廣大,為陰君也。)

陰臣野(野分地理,故為陰臣也。) 民鬼(人死曰鬼,陰之民也。)陰物 (獸行於地,陰之獸也。)陰陽樂( 樂本聲音,為陰之陽也。)

陰兵妖(陰告人主,闕罰妖異也)陰 冬(冬主閉藏,陰之象也。)連山陽 山之相連,如陽氣也。)陽君天(天 覆萬物,陽之君也。)

陽臣幹(十幹相配,陽之臣也。)陽 神(神變萬物,陽之神也。)陽物禽 禽飛唳天,陽之禽也。)陽陰禮(禮 主卑己,陽之陰也。)

陽兵譴(天垂譴象,陽之兵也。)陽 夏(夏長萬物,陽之象也。)藏山兵 藏剛於地,兵之象也。)兵君帥(帥 以統眾,兵之君也。)

兵臣佐(佐以輔帥,兵之臣也。)兵 軍(君有行列,兵之民也。)兵物材 山生五才,兵之物也。)兵陰謀(謀 善計,兵之陰也。)

兵陽陣(陳兵示眾,兵之陽也。)兵 秋(秋主廢物,兵之象也。)疊山象 石疊其山,如天象也。)象君日(日 為陽精,象之君也。)

象臣月(月為陰精,象之臣也。)象 星(星有行列,明象照也。)象物雲 雲有異形,象萬物也。)象陰夜(夜 景幽暗,象之陰也。)

象陽晝(晝日明察,象之陽也。)象 氣(氣形妖異,象之兵也。)
太古河圖代姓紀

清氣未升,濁氣未沉,遊神未靈,五 未分。中有其物,冥冥而性存,謂之 沌,混沌為太始。太始者,元胎之萌 也。太始之數一,一為太極。太極者 天地之父母也。一極易,天高明而清 地博厚而濁,謂之太易。太易者,天 地之變也。太易之數二,二為兩儀。 儀者,陰陽之形也,謂之太初。太初 ,天地之交也。太初之數四,四盈易 ,四象變而成萬物,謂之太素。太素 ,三才之始也。太初之數三,三盈易 天地孕而生男女,謂之三才。三才者 ,天地之備也。遊神動而靈,故飛走 化動植蟲魚之類,必備於天地之間, 之太古。太古者,生民之始也。太古 之人皆壽盈易。始三男三女,冬聚夏 ,食鳥獸蟲魚草木之實。而男女構精 以女生為姓,始三頭,謂之合雄紀。 生子三世,合雄氏滅沒,子孫相傳。 其壽命,謂之敘命紀。通紀四姓,生 二世,男女眾多。群居連逋,從強而 行,是謂連逋紀。生子一世,通紀五 ,是謂五姓紀。天下群居,以類相親 男女眾多。分為九頭,各有居方,故 號居方氏。沒,生子三十二世,強弱 迫,欲生吞害,中有神人,提挺而治 故號提挺氏。提挺氏生子三十五世, 通紀七十二姓,故號通姓氏。有巢氏 ,太古之先覺,識於天地草木蟲魚鳥 ,俾人居巢穴,積鳥獸之肉,聚草木 之實。天下九頭,鹹歸有巢。始君也 動止群群相聚,而君事之。壽一太易 本通姓氏之後也,燧人氏,有巢子也 。生而神靈,教人炮食,鑽木取火, 下生靈尊事之。始有日中之市,交易 物。有傳教之台,有結繩之政。壽一 太易,本通姓氏之後也。

伏羲氏,燧人子也。因風而生,故風 。末甲八太七成,三十二易草木。草 月,雨降日,河泛時,龍馬負圖。蓋 分五色,文開五易,甲象崇山,天皇 畫八卦。皆連山、名易、君臣、民物 陰陽、兵象,始明於世。圖出後二成 ,二十二易草木。木枯月,命臣飛龍 造六書,後草木一易。木王月,命臣 龍氏作甲曆,伏製犧牛,治金成器, 教民炮食。易九頭為九牧,因尊事為 儀,因龍出而紀官,因鳳來而作樂。 降龍氏何率萬民,命水龍氏平治水土 ,命火龍氏泡治器用。因居方而置城 ,天下民號曰「天皇太昊伏羲有庖升 氏」,本同姓氏之後也。
天皇伏羲氏《皇策辭》

昔在天皇,居於君位。諮於將,諮於 ,諮於民,垂皇策辭。

皇曰:惟我生無道,承父居方,三十 易草木,上升君位。我父燧皇歸世, 降河圖,生民結繩而無不信。於末甲 八太七成,三十二易草木。惟我老極 時生人眾多。群群蟲聚,欲相吞害。 天至仁,於草生月,天雨降河,龍馬 負圖,神開我心,子其未生。我畫八 ,自上而下。鹹安其居,後二成。二 二易草木。

皇曰:命子襄居我飛三十二易草木龍 位,主我圖文,代我諮於四方上下。 或私。襄曰:鹹若諮眾之辭,君無念 哉。後一易草木。

皇曰:命子英居我潛龍之位,主我陰 甲曆,諮於四方上下,無或差。英曰 依其法亦順,君無念哉。皇曰:無為 。後二十二易草木。昊英氏進曆於君 :曆起甲寅。

皇曰:甲日寅辰,乃鳩眾於傳教台, 民示始,甲寅易二月,天王升傳教台 乃集生民,後女媧子無□□□□□□ 之右,上相共工,下相皇桓,飛龍朱 氏,潛龍昊英氏,居君左右。栗陸氏 北,赫胥氏居南,昆連氏居西,葛天 氏居東,陰康氏居下。九州之牧,各 其人,群居於外。

皇曰:諮予上相共工,我惟老極無為 子惟扶我正道,諮告於民。俾知甲曆 月歲時,自茲始,無或不記。子勿怠 。共工曰:工居君臣之位,無有勞, 其念哉!

皇曰:下相君桓,我惟老極無為,子 扶我正道,撫愛下民,同力,諮告於 ,俾知甲曆日月歲時,自茲始,無或 不記,子其勿怠。桓曰:居君臣之位 無有勞,君其念哉!皇曰,栗陸子居 水龍之位,主養草木,開道,泉源, 無或失時,子其勿怠。陸曰:竭力於 ,君其念哉!

皇曰:大庭,主我屋室,視民之未居 ,喻之,借力同構其居,無或寒凍, 曰:順民之辭。

皇曰:陰康,自居水上,俾民居處, 或漂流,勤於道,達於下。康曰:順 之辭。

皇曰:混沌,子居我降龍之位,惟主 民。皇曰:昆連,子主我刀斧,無俾 獸犧虎之類,傷殘生命。無俾同類大 力之徒,驅逐微弱,自其伏之。連曰 專主兵事,君無念哉!

皇曰:四方之君,鹹順我辭,則世無 。惟愛於民,則巍不危。

皇曰:子無懷安,惟安於民,民安子 ,民危子危,子其念哉!

氣墳(人皇神農氏)
歸藏易
爻卦大象

天氣歸 歸藏定位 歸生魂 歸動乘  歸長兄 歸有造物 歸止居域 歸 降

地氣藏 藏歸交 藏生卯 藏動鼠  長姊 藏育化物 藏止重門 藏殺盜

木氣生 生歸孕 生藏害 生動勳陽 生長元胎 生育澤 生止性 生殺相

風氣動 動歸乘軒 動藏受種 動生  動長風 動育源 動止戒 動殺虐

火氣長 長歸從師 長藏從夫 長生  長動麗 長育違道 長止平 長殺 性

水氣育 育歸流 育藏海 育生愛  動漁 育長苗 育止養 育殺傗

山氣止 止歸約 止藏淵 止生貌  動濟 止長植物 止育潤 止殺寬宥

金氣殺 殺歸屍 殺藏基 殺生無忍 殺動幹戈 殺長戰 殺育無傷 殺止 〔傳〕天氣歸(聖人以禮下賢智。)

歸藏定位(聖人以儀辨尊卑。)歸生 (聖人以明神變。)歸動乘舟(聖人 造舟楫)歸長兄(聖人以辨兄弟)

歸有造物(聖人以明天意)歸止居域 聖人以居生民)歸殺降(聖人以存歸 )地氣藏(聖人以藏智於國)

藏歸交(聖人以道接生靈)藏生卯( 人以仁及飛鳥)藏動鼠(聖人以防佞 )藏長姊(聖人以分男女)

藏育化物(聖人以察地理)藏止重門 聖人以謹啟閉)藏殺盜(聖人以防民 )木氣生(聖人以行仁政)

生歸孕(聖人以察生產)生藏害(聖 以異居室)生動勳陽(聖人以行慶錫 生長元胎(聖人以測大象)

生育澤(聖人以待天時)生止性(生 以隨心順民性)生殺相剋(生人以防 事)風氣動(聖人以宣號令)

動歸乘軒(聖人以造車輪)動藏受種 聖人以播百穀)動生機(君子以通變 )動長風(聖人以通達治道)

動育源(聖人以灌溉民田)動止戒( 人以慎起居,防亂禍)動殺虐(聖人 戒殺伐)火氣長(聖人以明長幼)

長歸從師(聖人以立學教民)長藏從 (聖人以教夫道)長生誌(聖人以量 受事)長動麗(聖人以置網罟)

長育違道(聖人以防民逆)長止平( 人以均有無平阿黨)長殺順性(聖人 盡物壽)水氣育(聖人以教民育材)

育歸流(聖人以通群議)育藏海(聖 以仁廣納萬慮)育生愛(聖人以恤窮 )育動漁(聖人以教民漁網)

育長苗(聖人以教農鋤耨)育止養( 人以教民孝)育殺畜(聖人以教養六 )山氣止(聖人以安萬國)

止歸約(聖人以教民歸信)止藏淵( 人以深治道)止生貌(聖人以形辨貴 色正賢否)止動濟(聖人以置民器利 民用)

止長植物(聖人以名草藥辨味性)止 潤(聖人以開河渠澤潤草木)止殺寬 (聖人以禦凶亂)金氣殺(聖人以順 天殺物)

殺歸屍(聖人以封丘之)殺藏基(聖 以穴丘之)殺生無忍(聖人以遠庖廚 殺動幹戈(聖人以定禍亂)

殺長戰(聖人以陳卒伍)殺育無傷( 人以用非常)殺止動(聖人以刑伐格 )〔人皇神農氏《政典》〕

《政典》曰:惟天生民,惟君奉天, 食喪祭衣服教化,一歸於政。

皇曰:我惟生無德,鹹若古政。嗟爾 方之君,有官有業,乃子乃父,乃兄 弟,無亂於政。昔二君始王,未有書 契。結繩而治。交易而生,亦惟歸政 昔在天皇,肇修文教,始畫八卦,明 臣、民物、陰陽、兵象以代結繩之政 。出言惟辭,製器惟象,動作惟變, 筮惟古,天皇氏歸氣,我惟代政,惟 古道以立政。

皇曰:正天時,因地利,惟厚於民, 惟邦本,食為民天。農不正,食不豐 民不正,業不專。惟民有數,惟食有 節,惟農有教。林林生人,無亂《政 》。

《政典》曰:君正一道二三凶,臣正 德有常吉。時正惟四,亂時不植。氣 惟和,氣亂作鬁。官正惟百,民正惟 四。色正惟五,惟質惟良。病正四百 ,藥正三百六十五。過教乃亂,而昏 毒。道正常過,政反僻;刑正平過, 政反私,祿正滿過,政反奢;禮正度 ,政反僭。樂正和過,政反流。治正 過,政反亂。喪正哀過,政反遊。幹 戈正亂過,政反危。市肆正貨過,政 邪。譏禁正非過,政失用。

皇曰:嗟爾有官有業,乃子乃父,乃 乃弟,鹹若我辭,一歸於正。皇曰: 相信任惟正,相君?位惟忠,相官統 治惟公,官相代位為勤。民官撫愛惟 ,官民事上惟業。父無不義,厥子惟 。兄無不友,厥弟惟恭。夫不遊,妻 不淫。師不怠,教不失。刑者,形也 形爾身。道者,導也,導爾誌。禮者 製也,製爾情。樂者,和也,和爾聲 。政者,正也,正其事。

BanChatDichHoc
19-10-16, 21:02
- Trước hết thành thật xin lỗi bác NP cái vụ " Cánh cửa huyền vi " ,.Tôi nhớ không chính xác , bác bỏ qua cho ! Tôi cũng rất cảm ơn bác VinhL về vụ tài liệu . Thường thì phải ki cóp lắm , có dịp vào nội thành tìm sách , mà nhiều khi không tìm được lại về không . Nay bác cho , lại còn là loại sách hiếm nữa . Cảm ơn nhiều . (Tặng bác cái này :7113:một em xinh tươi )

Hôm nay , có bão có khác . Mọi người toàn trả lời trực diện . CỨ TÌNH HÌNH NÀY CHẲNG MẤY MÀ CÁC BÁC KÉO ĐƯỢC TÔI RA KHỎI NƠI TĂM TỐI , NẾU KHÔNG ĐƯỢC THÌ EM KÉO CÁC BÁC , NẾU KHÔNG ĐƯỢC NỮA ......thì không biết thế nào ( Tính em tào lao các bác nhỉ ...)

* Trước khi chém tên LIÊN SƠN - QUY TÀNG . Xin trao đổi lại với các bác mấy câu , có liên quan đến câu hỏi của tui .
- Câu hỏi 1 : nguồn gốc sinh ra 4 mùa . Bác Hieunv74 nói là sgk địa lí 6 . Bác Vinh L giải thích không thiếu tí nào . Rất chính xác mà chẳng cần cái công thức mà bác đã nêu ra . Việc này nói lên điều gì ? Có cần cái công thức đó không ?

- Câu hỏi 2 : Năng lượng tương tác với cái gì để chuyển thành khí ? Bác VinhL nói : " Sự mất bình quân trong năng lượng đưa đến sự tương tác " . Vậy là bác ấy , vẫn không rõ nó tương tác với cái gì . Về ví dụ chứng minh của bác lấy ảnh hưởng của NHIỆT NĂNG PHÂN BỐ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU TRÊN MẶT ĐẤT DẪN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CỦA GIÓ , MÂY , ..... Xin hỏi nhiệt năng ở đây có phải là E trong công thức của bác không ? Trái đất có phải m trong công thức đó không . Nếu đúng tại sao vận tốc của gió của mưa không đạt tới C mũ 2 bác nhỉ . Thế nên mới nói , nghe thuận tai , chưa chắc đã đúng đâu .

- Câu hỏi 3 : Có thể đem công thức E = m C mũ 2 , để xem xét năng lượng của trái đất trong quá trinh nó vận động quanh mặt trời không ? Bác VinhL nói có , nhưng bực sự ngu tối của tôi mà không chỉ rõ . Nay em thử xem sao đặt trái đất vào chỗ của chữ m trong công thức và cho nó vận động với vận tốc bằng với bình phương vận tốc ánh sáng .... Kết quả là gì ? Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ làm được nếu chúng ta tác động vào nó . Còn bản thân nó trái đất không bao giờ vận động đến vận tốc đó cả . Vậy nay bác VinhL lấy cái công thức này để xem xét sự vận động thông thường của khí là đúng hay sai

- Câu hỏi thứ 4 : Có thể áp dụng cái công thức E = mC bình phương , để chỉ ra khi nào khí thơm biến thành khí tối và ngược lại được không ? Bác VinhL nói : " Cái đó đi hỏi mấy ông phân tử cái mũi của bạn . Cũng có lúc cái thơm của bạn người khác cho là thúi . Bởi mỗi cái mũi tự nó có thái cực của nó à. hihihi ..."( Khoái cái câu này lun đáy nha ..). Theo tôi hiểu câu trả lời này có nghĩa là không được . Bởi nếu được thì nguy quá vì tui thấy mùi cơm thì thơm mà mùi của c...ư....t thì thối . Vậy mà có người thấy ngược lại . Xin thưa với bác VinhL là khí thơm có thể biến thành khí thối và ngược lại chỉ có điều nó không liên quan đến cái công thức của bác . Tôi ví dụ : Thanh khí khi con người hít vào , thì khí thở ra là trọc khí . trọc khí được lá cây hấp thu và nó lại cho ra thanh khí ( môn Sinh học 8 . 9 ) . cái quy luật này ở người gọi là đồng hóa , dị hóa . Ở cây gọi là quang hợp . Tôi nói có đúng không bác VinhL .
- Câu hỏi 4 : Vì sao người ta lại tạo ra cái lò gia tốc cho hạt ? Bởi vì , trong tự nhiên không có vật nào vận động với cái vận tốc lớn BẰNG BÌNH PHƯƠNG TỐC ĐỘ CỦA ÁNH SÁNG . Nghĩa là thế nào ? Người ta tạo ra cái lò đó đr nghiên cứu cái gì ? Bác VinhL nên tự trả lời ( kiểu nói này em học bác )


* Hy vọng sau bài viết này Bác VinhL , Bác NP đừng mang mọi thứ trên đời chui vào thế giới của nguyên tử , phân tử để xem xét . Nhất là cái vụ thái cực ,lưỡng nghi , tứ tượng . Bác VinhL từng nói bí mật đôi khi người xưa để ngay trước mắt mà lại đi tìm đâu đâu ( theo chí nhớ về bài nói về cục của tử vi ) .

hieunv74
19-10-16, 21:14
Bài này mới thấy tâm lý ổn định của bác bcdh; vì giữa ý niệm và từ ngữ biểu đạt cách nhau 1 trời 1 vực; nên mấy bữa nay tiểu sinh cũng phải học lại tư duy logic, Hihihi

Chính nguyên tắc tư duy logic lại mở ra nhiều điều mới mẻ về tiên hậu: là nguyên tắc nhân quả của phật giáo.

BanChatDichHoc
19-10-16, 21:26
Bac Hieunv47 thấy rõ điều đó mà chẳng chỉ ra ở chỗ nào thì làm sao tôi có thể bước ra ánh sáng được . Mong bác chỉ cho . Nông dân mà mong bác từng ngày , từng giờ .

Mà có lẽ cũng lên nói trắng ra là trong thế giới này sự vật vận động dưới nhiều hình thức như : Vận động cơ học , vận động vật lí , vận động hóa học , vận động sinh học , vận động xã hội . Cho nên , đừng đem cái vận động vật lí ra làm chuẩn để xem xét tất cả .

ok.:008:

hieunv74
19-10-16, 23:16
Theo quy luật nhân quả: nhân nào quả đó, quả nào nhân đó ở đây cũng chỉ mang tính chất tương đối; nhưng nó lại tạo ra định hướng cho việc tìm hiểu nhanh hơn.
Quay lại cái ngũ vận lục khí các bác bàn; nó có phải là gốc của các môn huyền học (tử vi, tử bình, thái ất ...) không? Nếu phải thì từ trước đến giờ đã có ai dùng các nvlk để dự đoán 5, 10, hay mệnh .... Hay chưa? Hay chỉ dùng xác định thời khí trong 1 năm trong y học là chính.

Lịch sử lịch : dùng can chi ra sao? Hoa giáp là gì? Nạp âm là gì? Hình, khí trong lục thập hoa giáp ra sao? Tại sao giáp tý đứng đầu là hải trung kim? Tại sao sau giáp tý ất sửu lại là bính dần...

Tại sao mộc sinh hoả, thủy sinh mộc .... Mọi người chỉ nói về hình tượng để nói nước nuôi cây,.... Thế về khí thì tại sao lai tương sinh? Nếu chưa hiểu thì mọi người đang sử dụng bộ ngũ hành sai cũng khong biết cũng nên

Rồi vô cực thái cực, 1-2-3 trong 60 hoa giáp để định vận, khí như thế nào?

Càng đi sâu càng nhiều khái niệm khó nhưng nhất quán từ đầu đến đuôi; nếu không đồng khái niệm hoặc cơ sở thì thành ông nói gà bà nói vịt; nhìn rau gắp thịt ; nói 1 đằng làm 1 nẻo hết! Thành ra nhiều người biết họ Đâu có nói là vậy.

Toi cũng chỉ nghe các cao nhân nói lại. Vậy chứ cũng không biết gì mấy nên cũng không dám bàn cùng các bác!

BanChatDichHoc
19-10-16, 23:43
Bác có nói thế thì tui và mọi người mới hiểu chứ . Cảm ơn bác nhắc nhắc .

Nói thật bài viết của bác hơi tệ , nếu không muốn nói là rất tệ ( cảm nhận riêng của tui , còn với người khác thì .... toi không biết . Chắc là cái tệ đều ở phần tôi .)

* Bác nói cái ngũ vận lục khí mà anh , em tôi đang bàn có phải là cái gốc của các môn huyền học ( Tử vi , tử bình , thái ất ,...) không ?

Xin trả lời bác là nó đúng là cái gốc của Tử vi , Tử bình , Thái ất . Còn sau cái..... tui không rõ cái gì nên không giám nhận . Tuy nhiên tôi không biết bác gọi tử vi , tử bình , thái ất là Huyền Học theo ý nào ? Là khoa học huyền bí ( theo nghĩa không hiểu theo quy luật thông thường ) , hay môn học của những điều kì diệu . ( đối với tôi huyền học là cái về những điều kì diệu ).

* Bác Hieunv74 lại hỏi : " nếu phải thì từ trước tới giờ có ai dùng cái ngũ vận lục khí để dự đoán 5,10 hay mệnh ...hay chưa ? hay chỉ dùng xác định thời khí trong 1 năm , trong y học là chính."

- Trước hết bác nên xem lại tính logic trong câu hỏi của bác . Bác đã tự trả lời rồi đó thôi .
- Đương nhiên nó được sử dụng để đoán mệnh , đoán thời tiết , ....... nói chung đoán tùm lum . chỉ có điều đoán 5 , 10 thì tôi chưa nghe qua .

* Em chứng minh luôn cho bác nhé :
- Trong tử bình người ta dự vào đâu để xác định vượng suy , hợp cục chẳng hạn Can ngày là giáp , can tháng là kỉ cái hợp đó có phải ngũ vận không ?

- Trong Độn giáp lục nghi có phải là lục khí không ? ( trong tam mệnh thông hội cái này được cũng được nói rất kĩ )
- Trong thái Ất . Bác Hieunv47 có biết Quân Cơ là gì không ? Vì sao lại phải lấy toán tích được chia 30 không ? Đương nhiên với cách hỏi của bác em biết chẳng bao giờ bác hiểu được đâu . ( dù mất lòng nhưng em tin là sự thật ) . em giải thích bác nghe nhé : Quân Cơ không phải sao theo nghĩa ngôi sao trên trời mà là một thời điểm biến đổi của vận khí ( ngũ vận lục khí ) ở thời điểm này khí tư thiên và vận khí có cùng 1 hành . Có nghĩa là khí tư thiên là hỏa thì vận cũng là hỏa . chu kì của nó là 30 tính theo hoa giáp . tùy vào kể tháng , ngày , năm , hay giờ .( bác lấy nọi kinh tố vấn mà kiêm tra xem tôi nói đúng không cái chu kì này còn được gọi là KỶ.)
.... Nếu muốn hôm nào xấu trời em giải thích cho bác các sao khác thực ra là cái gì nhé .

* Còn mấy cái sau tôi thấy bác chẳng hiểu cái quá gì hết . Vì tôi đã đọc các bài cảu bác về nó . Vẫn mấy chữ trong các sách phổ biến . được tổng hợp trong Hiệp kỉ biện phương thư . Không biết tôi nói có sai không ?

* Chính vì có cái duyên với bác . Bác là người đưa bài của tôi sang đây . Tôi nhớ cái ơn đó mà tặng bác 4 chữ là : HỎA LỊCH NGHIÊU THUẪN . Tại bác không để ý . Nếu một ngày nào đó bác dựa vào cái này để làm rõ cái cơ sở thực tiễn và nguyên lí Nạp âm và định cục trong tử vi thì nhớ đến tôi nhé . ( Tôi nói nếu một ngày nào đó , nghĩa là tôi biết bác .....)

VinhL
20-10-16, 03:50
- Trước hết thành thật xin lỗi bác NP cái vụ " Cánh cửa huyền vi " ,.Tôi nhớ không chính xác , bác bỏ qua cho ! Tôi cũng rất cảm ơn bác VinhL về vụ tài liệu . Thường thì phải ki cóp lắm , có dịp vào nội thành tìm sách , mà nhiều khi không tìm được lại về không . Nay bác cho , lại còn là loại sách hiếm nữa . Cảm ơn nhiều . (Tặng bác cái này :7113:một em xinh tươi )

Hôm nay , có bão có khác . Mọi người toàn trả lời trực diện . CỨ TÌNH HÌNH NÀY CHẲNG MẤY MÀ CÁC BÁC KÉO ĐƯỢC TÔI RA KHỎI NƠI TĂM TỐI , NẾU KHÔNG ĐƯỢC THÌ EM KÉO CÁC BÁC , NẾU KHÔNG ĐƯỢC NỮA ......thì không biết thế nào ( Tính em tào lao các bác nhỉ ...)

* Trước khi chém tên LIÊN SƠN - QUY TÀNG . Xin trao đổi lại với các bác mấy câu , có liên quan đến câu hỏi của tui .
- Câu hỏi 1 : nguồn gốc sinh ra 4 mùa . Bác Hieunv74 nói là sgk địa lí 6 . Bác Vinh L giải thích không thiếu tí nào . Rất chính xác mà chẳng cần cái công thức mà bác đã nêu ra . Việc này nói lên điều gì ? Có cần cái công thức đó không ?
.
Hihihihihihihi
Bác nông chủ nói đúng, cái lỗi là ở tiểu sinh, đã quá vội vàng, đùng một cái sãi một bước tới cái công thức đó.
Khí hậu thời tiết 4 mùa là cái vĩ mô, nhưng nếu phân tách, vạch hõi, từng bước, từng bước, thì nó lại từ từ đi vào cái thế giới vi mô!
Hỏi ánh sáng mặt trời tại sao làm nóng trái đất? Sóng Năng (Wave Energy)
Thế tại sao mặt trời ỡ xa như vậy mà vẫn có thể truyền tãi năng đến trái đất? Động năng (Kinetic Energy)
Lại hỏi tại sao mặt trời có năng lực đó?
Lại hỏi, lại hỏi, lại hỏi?
Cứ hỏi như thế thì rốt cuộc củng gặp cái công thừ E=mc^2!!!



- Câu hỏi 2 : Năng lượng tương tác với cái gì để chuyển thành khí ? Bác VinhL nói : " Sự mất bình quân trong năng lượng đưa đến sự tương tác " . Vậy là bác ấy , vẫn không rõ nó tương tác với cái gì . Về ví dụ chứng minh của bác lấy ảnh hưởng của NHIỆT NĂNG PHÂN BỐ KHÔNG ĐỒNG ĐỀU TRÊN MẶT ĐẤT DẪN ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH CỦA GIÓ , MÂY , ..... Xin hỏi nhiệt năng ở đây có phải là E trong công thức của bác không ? Trái đất có phải m trong công thức đó không . Nếu đúng tại sao vận tốc của gió của mưa không đạt tới C mũ 2 bác nhỉ . Thế nên mới nói , nghe thuận tai , chưa chắc đã đúng đâu .
.
Lại là cái lỗi của tiểu sinh, lại cứ nghĩ rằng, nói một thì người ta có thể hiểu 2, hiểu 3.
Nói đến cái E, Energy, năng lượng, tức không giới hạn ỡ E=mc^2, mà E còn có thể từ lực hút (Gravitational), Q = mc deltaT (Heat transfer), E=hf (ánh sáng mặt trời)vv..... Nhiệt năng chỉ là một dạng trong nhiều dạng của năng lượng.
Tiểu sinh dùng E=mc^2 là muốn nói đến cái năng lượng tự có của vật thể, mà trong đó bao gồm con người.
Câu hỏi của bạn tương tác với cái gì?
Tương tác ỡ đây tiểu sinh muốn nói đến cái “Interaction”, giữa các lực động và tĩnh!
Lực từ năng lượng chuyển biến, tương tác với các lực đồng dạng, hoặc khác dạng, tạo thành khí!
Vận tốc của gió mưa không đạt tới C mũ 2 là gì chúng không đủ năng lượng (hấp thụ hoặc tự có), cộng thêm cái giới hạn do khối lượng!!!



- Câu hỏi 3 : Có thể đem công thức E = m C mũ 2 , để xem xét năng lượng của trái đất trong quá trinh nó vận động quanh mặt trời không ? Bác VinhL nói có , nhưng bực sự ngu tối của tôi mà không chỉ rõ . Nay em thử xem sao đặt trái đất vào chỗ của chữ m trong công thức và cho nó vận động với vận tốc bằng với bình phương vận tốc ánh sáng .... Kết quả là gì ? Điều này có nghĩa là chúng ta sẽ làm được nếu chúng ta tác động vào nó . Còn bản thân nó trái đất không bao giờ vận động đến vận tốc đó cả . Vậy nay bác VinhL lấy cái công thức này để xem xét sự vận động thông thường của khí là đúng hay sai
.
E=mc^2 là tổng năng của vật thể có khối lượng, đưa đến sự liên quan trong công thức E=mMG/r0, tức lực hút giữa trái đất và các thiên thể, dẫn đến sự vận chuyển quanh thiên thể có khối lượng lớn nhất. Nếu mà giải thích tận tường thì chắc tiểu sinh phải ngồi viết một bài mấy ngàn tờ giấy. Nếu bạn hiểu E=mc^2 là gì thì chắc không cần bắc bẻ, hỏi han nhiều. Hihihihihihi



- Câu hỏi thứ 4 : Có thể áp dụng cái công thức E = mC bình phương , để chỉ ra khi nào khí thơm biến thành khí tối và ngược lại được không ? Bác VinhL nói : " Cái đó đi hỏi mấy ông phân tử cái mũi của bạn . Cũng có lúc cái thơm của bạn người khác cho là thúi . Bởi mỗi cái mũi tự nó có thái cực của nó à. hihihi ..."( Khoái cái câu này lun đáy nha ..). Theo tôi hiểu câu trả lời này có nghĩa là không được . Bởi nếu được thì nguy quá vì tui thấy mùi cơm thì thơm mà mùi của c...ư....t thì thối . Vậy mà có người thấy ngược lại . Xin thưa với bác VinhL là khí thơm có thể biến thành khí thối và ngược lại chỉ có điều nó không liên quan đến cái công thức của bác . Tôi ví dụ : Thanh khí khi con người hít vào , thì khí thở ra là trọc khí . trọc khí được lá cây hấp thu và nó lại cho ra thanh khí ( môn Sinh học 8 . 9 ) . cái quy luật này ở người gọi là đồng hóa , dị hóa . Ở cây gọi là quang hợp . Tôi nói có đúng không bác VinhL .
.
Nói đến mùi thơm, tại sao có chất có mùi, có chất không?
Bỡi những chất có mùi, là do phân tử của chúng dễ dàng tách rời do Evaporation (bốc hơi), khi bay vào mũi chúng ta thì tương tác (reaction) với phân tử mùi (odorant molecules) trong mũi của bạn, dẫn đến các thông tin chuyển đến não bộ, và từ đó phân biệt được thúi hay thơm.
Thúi và hay thơm, là do sự phát triển tiến hóa của bộ phận Olfaction (Olfractics – Sense of smell) tức là Khứu Giác, qua bao nhiêu ngàn năm, từ thỉ tổ của loài người, để phân biệt được mùi của giống cái, thức ăn, kẻ địch, vv....
Phân tử mùi có thể bay vào mũi, tức là do lực nâng của gió đưa nó bay di, tức vận động, tương tác, khi bay vào mũi, lại tương tác với phân tử mùi, dẫn đến sự chuyển tả thông tin, tất cả đều là sự vận hành tức là khí!

Nói thì không thấy nó liên quan vì cả, nhưng khi chúng ta từ từ vạch hỏi (why, why,....), từ từ đi vào cái vi mô của phân tử, rồi từ đó mà vạch hỏi tiếp lại đến các nguyên tử, ........... lại thấy E=mc^2.
(Đã nói tiểu sinh nhãy một cái từ Vĩ tới Vi nên làm các bạn choán váng, Hihihihihihihi)



- Câu hỏi 4 : Vì sao người ta lại tạo ra cái lò gia tốc cho hạt ? Bởi vì , trong tự nhiên không có vật nào vận động với cái vận tốc lớn BẰNG BÌNH PHƯƠNG TỐC ĐỘ CỦA ÁNH SÁNG . Nghĩa là thế nào ? Người ta tạo ra cái lò đó đr nghiên cứu cái gì ? Bác VinhL nên tự trả lời ( kiểu nói này em học bác )
.
Cái này lỗi của tiểu sinh cứ nghĩ bạn hỏi cái mục đích của cái lò LHC (Large Hadron Collider).



* Hy vọng sau bài viết này Bác VinhL , Bác NP đừng mang mọi thứ trên đời chui vào thế giới của nguyên tử , phân tử để xem xét . Nhất là cái vụ thái cực ,lưỡng nghi , tứ tượng . Bác VinhL từng nói bí mật đôi khi người xưa để ngay trước mắt mà lại đi tìm đâu đâu ( theo chí nhớ về bài nói về cục của tử vi ) .

Học thì phải hạch hỏi, từ ngọn rồi từ từ đến cái nguồn, từ cái vĩ mô lại từ từ dẫn tới cái vi vi mô phải không?
Nếu học theo kiểu phương Đông thì chắc giờ củng chưa biết tại sao có thể ngồi đàm phán, tranh cãi với nhau qua cell phone, qua mạng đấy!!!

Suy diễn xa nửa theo kiểu Khoa Học Giả tưởng thì các bạn sẻ thấy triết lý của Đạo gia và Phật gia trong E=mc^2.
Đạo Gia nhé:
Đạo gia nói luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần, phản bản hoàn Nguyên.
Đạo gia nói lấy khãm điền ly để quy về Càn Khôn, nguyên khí, đó là bước đầu trong lấy luyện tinh hóa khí,
tức lấy các nội tiết (Tinh) luyện thành năng lượng (Khí), tức nói đến sự lìa bỏ cái vật thể con người, để trỡ về với nâng thể, nhưng ỡ dạng năng thể hay năng lượng thì không phải dễ tồn tại, như con người chết đi thì hồn phách tiêu tán, nên dẫn đến bước thứ hai, luyện khí hoá Thần, tức là phải ngưng động được cái Thần thức (Hồn Phách) trong dạng năng lương để tồn tại, tóm lại tức là từ Nhân Sinh đi đến Nâng Sinh, Thần Tiên nhỉ.
E=mc^2 tức E/m = c^2, cho thấy cái giới hạn của khối lượng (Vật thể).
Thần tiên, nâng sinh thì không còn giới hạn bỡi cái vận tốc ánh sáng, nên đi đến đều tích tắc mà các truyện thần tiên gọi là Biến. Thần tiên lại có thể đi đến quá khứ, tương lai, bỡi không còn giới hạn trong cái vận tốc ánh sáng mà.
Phật Gia nhé:
Phật Gia nói thần tiên vẫn còn trong vòng Luân Hồi, bỡi Năng Lượng, đều có cái cơ chuyển hoá thành vật thể, cho nên muốn thoát khỏi vòng Luân Hồi, thì phải vức bỏ tất cả, không thân, không tướng, không nghiệp, không duyên, không cơ, vv..... không gì cả, tức đã đi ra ngoài cái giới hạn của Năng Lượng và Khối Lượng.
Chúng ta thấy E=mc^2 củng là cái vòng Luân Hồi mà Phật Gia nói đến vậy.

Theo văn khẩu của bạn BanChatDichHoc, thì ra là cố nhân, hay nên gọi là chú TBTT, thì phải lể hơn nhỉ!!!

Hihihihihihihihi

hieunv74
20-10-16, 08:49
Bác có nói thế thì tui và mọi người mới hiểu chứ . Cảm ơn bác nhắc nhắc .
Nói thật bài viết của bác hơi tệ , nếu không muốn nói là rất tệ ( cảm nhận riêng của tui , còn với người khác thì .... toi không biết . Chắc là cái tệ đều ở phần tôi .)

Bác nói đúng rồi, tiểu sinh nhiều lúc nhớ nhớ quên quên thành ra viết thiếu nhất quán, không logic; tiểu sinh sẽ cập nhập thêm về phần viết này.


* Bác Hieunv74 lại hỏi : " nếu phải thì từ trước tới giờ có ai dùng cái ngũ vận lục khí để dự đoán 5,10 hay mệnh ...hay chưa ? hay chỉ dùng xác định thời khí trong 1 năm , trong y học là chính."

Do tiểu sinh đánh máy thiếu 5, 10 năm hoặc dài hơn.



* Em chứng minh luôn cho bác nhé :
- Trong tử bình người ta dự vào đâu để xác định vượng suy , hợp cục chẳng hạn Can ngày là giáp , can tháng là kỉ cái hợp đó có phải ngũ vận không ?

Giáp hợp kỷ hóa thổ: không phải ngũ vận bác ạ.



- Trong thái Ất . Bác Hieunv47 có biết Quân Cơ là gì không ? Vì sao lại phải lấy toán tích được chia 30 không ? Đương nhiên với cách hỏi của bác em biết chẳng bao giờ bác hiểu được đâu . ( dù mất lòng nhưng em tin là sự thật ) . em giải thích bác nghe nhé : Quân Cơ không phải sao theo nghĩa ngôi sao trên trời mà là một thời điểm biến đổi của vận khí ( ngũ vận lục khí ) ở thời điểm này khí tư thiên và vận khí có cùng 1 hành . Có nghĩa là khí tư thiên là hỏa thì vận cũng là hỏa . chu kì của nó là 30 tính theo hoa giáp . tùy vào kể tháng , ngày , năm , hay giờ .( bác lấy nọi kinh tố vấn mà kiêm tra xem tôi nói đúng không cái chu kì này còn được gọi là KỶ.)

Đọc nhiều, không ai chỉ bảo nên tiểu sinh không có nhiều kiến thức như bác; mong bác chỉ thêm cho phần chu kỳ là 30 tính cho năm, tháng, ngày giờ.


* Còn mấy cái sau tôi thấy bác chẳng hiểu cái quá gì hết . Vì tôi đã đọc các bài cảu bác về nó . Vẫn mấy chữ trong các sách phổ biến . được tổng hợp trong Hiệp kỉ biện phương thư . Không biết tôi nói có sai không ?

Tôi cũng nhiều khi không hiểu hết; do những khái niệm này tiểu sinh vẫn còn mù mờ như gà mắc tóc; nếu Bác có kiến thức về chủ đề dịch như: Vô cực, thái cực, tiên thiên, hậu thiên, thể-dụng-tướng, nạp âm, .... cho tiểu sinh mở rộng 1 chút kiến thức cơ bản, giản dị, đời thường; khái niệm chưa thông làm sao sử dụng ngôn từ truyền đạt được thực tiễn đúng không bác nhỉ.



* Chính vì có cái duyên với bác . Bác là người đưa bài của tôi sang đây . Tôi nhớ cái ơn đó mà tặng bác 4 chữ là : HỎA LỊCH NGHIÊU THUẪN . Tại bác không để ý . Nếu một ngày nào đó bác dựa vào cái này để làm rõ cái cơ sở thực tiễn và nguyên lí Nạp âm và định cục trong tử vi thì nhớ đến tôi nhé . ( Tôi nói nếu một ngày nào đó , nghĩa là tôi biết bác .....)

Cám ơn bác đã chỉ điểm: Hỏa lịch nghiêu Thuẫn có các Hoàng đế thời này phải trị nạn Đại Hồng Thủy nên phải ngắm trăng sao rồi làm ra lịch lịch thiên văn tượng số không hả bác; mấu chốt có gì đặc biệt từ các khởi nguồn này không?

rót chén cafe cho bác đỡ nhiệt: :5887::5887::5887::5887::5887:

hieunv74
20-10-16, 09:07
Hihihihihihihi
Bác nông chủ nói đúng, cái lỗi là ở tiểu sinh, đã quá vội vàng, đùng một cái sãi một bước tới cái công thức đó.
Khí hậu thời tiết 4 mùa là cái vĩ mô, nhưng nếu phân tách, vạch hõi, từng bước, từng bước, thì nó lại từ từ đi vào cái thế giới vi mô!
Hỏi ánh sáng mặt trời tại sao làm nóng trái đất? Sóng Năng (Wave Energy)
Thế tại sao mặt trời ỡ xa như vậy mà vẫn có thể truyền tãi năng đến trái đất? Động năng (Kinetic Energy)
Lại hỏi tại sao mặt trời có năng lực đó?
Lại hỏi, lại hỏi, lại hỏi?
Cứ hỏi như thế thì rốt cuộc củng gặp cái công thừ E=mc^2!!!
Hihihihihihihihi

Nói đến Động năng (Kinetic Energy) là phải nói đến thế năng (potential / stored energy). Năng lượng tồn tại (hình thành) trong nhiều dạng, bao gồm hóa năng, nhiệt năng, bức xạ điện từ, năng lượng trọng trường, điện năng, năng lượng đàn hồi, năng lượng nguyên tử, ...
Động năng <-> Thế năng:
https://www.youtube.com/watch?v=IqV5L66EP2E

ca nhạc 1 tí:
https://www.youtube.com/watch?v=vl4g7T5gw1M

Con người vận động nhiều động năng giảm đi cho nên phải tĩnh để tăng cường Thế năng; Ngồi 1 chỗ nhiều: thu được nhiều năng lượng - nóng mặt lại phải động.

Hihihihihihihhihi

ThaiDV
20-10-16, 09:19
...............................
Mà có lẽ cũng lên nói trắng ra là trong thế giới này sự vật vận động dưới nhiều hình thức như : Vận động cơ học , vận động vật lí , vận động hóa học , vận động sinh học , vận động xã hội . Cho nên , đừng đem cái vận động vật lí ra làm chuẩn để xem xét tất cả .

ok.:008:

OK Bác!
Ngày trước học Triết học, cái khó nhất là lúc nào Thầy cũng nói toàn những cái siêu nhiên, quy luật của quy luật, khoa học của khoa học ... nhưng khổ thay, thầy là dân khoa học xã hội, nên Thầy chẳng chỉ ra cái ví dụ cụ thể nào của 3 quy luật, 6 cặp phạm trù Triết học ... trong các quy luật của Khoa học tự nhiên hay các môn Khoa học khác cả (Hay là Thầy sợ một cái cụ thể tầm thường làm mất đi cái tầm vĩ mô của Triết Học nên không nói?) Nên Triết học mãi mãi là môn "huyền bí" với sinh viên.

Gần đây các anh Namphong, VinhL, HieuNV74 ... dùng kiến thức khoa học (Vật lý, Sinh học ...) để tìm chìa khóa mở cánh của Huyền Học. Cá nhân ThaiDV thấy đây là một cách rất hay, nó giải quyết được "vấn đề cơ bản của Triết học" vừa nêu bên trên. Chỉ cần 1 ví dụ cụ thể, là nhiều khúc mắc lớn được đả thông. Còn cái ví dụ cụ thể đó, ai giỏi món gì thì mang món đó ra dùng thôi. Hihi! Các anh ấy giỏi Vật Lý, nên sử dụng nhiều quy luật Vật Lý!

Lâu lắm rồi mới có topic "chất lượng" như này. Các cụ "nghỉ tay", nhà cháu mời các cụ chén trà, buổi sớm mùa thu thêm đậm đà hương vị :008::008::008::


http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4754&d=1476929907

hieunv74
20-10-16, 11:58
* Mạn phép hỏi các bác : VinhL và Hieuvn74 mấy câu sau :
- Tính chất khí hậu của 4 mùa của trái đất được hình thành như thế nào ?
- Bác VinhL nói :" Khí là sự tương tác biến chuyển của năng lượng " . Vậy năng lượng tương tác với cái gì để biến chuyển thành khí ? .

Quá trình biến vật chất thành khí ; khí thành năng lượng:

https://www.youtube.com/watch?v=4RgXQlnPMc8

Toàn cầu: https://www.youtube.com/watch?v=8ixT7D3f8Qo

Hihihihi

VinhL
20-10-16, 14:02
......
* Chính vì có cái duyên với bác . Bác là người đưa bài của tôi sang đây . Tôi nhớ cái ơn đó mà tặng bác 4 chữ là : HỎA LỊCH NGHIÊU THUẪN . Tại bác không để ý . Nếu một ngày nào đó bác dựa vào cái này để làm rõ cái cơ sở thực tiễn và nguyên lí Nạp âm và định cục trong tử vi thì nhớ đến tôi nhé . ( Tôi nói nếu một ngày nào đó , nghĩa là tôi biết bác .....)

Làm gì mà có cái lịch gọi là Hỏa Lịch! Hihihihihihi
Lịch sử lịch pháp học của TQ, chĩ có Lục Cổ Lịch!
Nguồn:
https://zh.wikipedia.org/wiki/%E4%B8%AD%E5%9B%BD%E4%BC%A0%E7%BB%9F%E5%8E%86%E6%B 3%95

古六曆
主条目:古六曆
古六曆是黃帝、顓頊、夏、殷、周、 六種古曆的合稱,是中國最早的曆法 在漢武帝頒布實行《太初曆》前曾使 用過,其原本早已遺失,現今只能根 歷史文獻推算出大概情況。根據現今 研究,認為六種曆法都是以365又1/4日一回歸年,所以古六曆皆為與四分 相近之四分法。古六曆以29又499/940日為一朔望月,在19年中設置7個閏 。古六曆中各曆的差異主要是曆元、 行地區和歲首不同。
各曆採用的一年之始是:黃帝、周、 三種曆以冬至月為歲首(夏曆11月, 子之月),亦即子正;殷曆以冬至月 歲終,以建丑之月(夏曆12月)為正 ,亦即丑正;夏曆以元春為歲首(夏 曆1月,建寅之月),亦即寅正;顓頊 (秦曆)以孟冬為歲首,曆元於立春 正月初一,亦為寅正。夏曆寅正、殷 丑正、周曆子正,是為三正。
由於古六曆原本早已遺失,其中《顓 曆》也只是在考古中發掘到一些資料 其餘五種曆法,至今只留存一些片斷 資料。根據這些資料不難發現漢代初 曾流傳的所謂「古六曆」並不是黃帝 顓頊、夏禹等人編訂的,而是周朝末 期的託古偽造的。
秦始皇統一中國後行顓頊曆,「改正 」,以建亥之月(夏曆十月)為歲首 但不改正月,以建寅之月為正[來源請求],四季完全和夏正相同。漢初沿秦制 武帝元封七年用太初曆,改以建寅之 為歲首。此後兩千多年一般都是用夏 正。後世所行曆法用夏正,但並非完 同於夏朝曆法,而是在此基礎上進行 完善發展,即後來的夏曆含義更廣。
其他曆法
• 顓頊曆 - 秦朝、西漢(? - 公元前104年)
• 太初曆(三統曆) - 西漢、新朝、東漢(公元前104年 - 84年)
• 四分曆 - 東漢(85年 - 220年)、曹魏(220年 - 236年)、東吳(222年)、蜀漢(221年 - 263年)
• 乾象曆 - 東吳(223年 - 280年)
• 景初曆 - 曹魏、西晉、東晉、劉宋(237年- 444年)、北魏(398年- 451年)
• 元嘉曆 - 劉宋、南齊、南梁(445年- 509年)
• 大明曆 - 南梁、南陳(510年- 589年)
• 三紀曆 - 後秦(384年 - 517年)
• 玄始曆 - 北涼(412年- 439年)、北魏(452年- 522年)
• 景明曆[1]未被採用。
• 正光曆 - 北魏(523年- 534年)、東魏(535年- 539年)、西魏(535年- 556年)、北周(556年- 565年)
• 興和曆 - 東魏(540年 - 550年)
• 天保曆 - 北齊(551年 - 577年)
• 天和曆 - 北周(566年 - 578年)
• 大象曆 - 北周(579年- 581年)、隋朝(581年- 583年)
• 開皇曆 - 隋(584年 - 596年)
• 大業曆 - 隋(597年 - 618年)
• 隋文帝仁壽四年(604年)劉焯編成《 極曆》首次引進二次內插法求日月運 ,未被採用。[2]《皇極曆》和大業曆的五大行星動態 中對行星運動所作的非勻速運動處理 與巴比倫星曆表相似。[3]
• 戊寅元曆 - 唐朝(619年- 664年)
• 麟德曆 - 唐(665年 - 728年)
• 大衍曆 - 唐(729年 - 761年)
• 五紀曆 - 唐(762年 - 783年)
• 正元曆 - 唐(784年 - 806年)
• 觀象曆 - 唐(807年 - 821年)
• 宣明曆 - 唐(822年 - 892年)
• 崇玄曆 - 唐(893年- 907年)、後梁、後唐、後晉、後漢、 周 (908年- 955年)
• 九執曆
• 符天曆
• 調元曆 - 後晉(939年- 943年?)、遼朝(961年? - 993年)
• 大明曆 - 遼(994年 - 1125年)
• 欽天曆 - 後周(956年- 960年)、北宋(960年- 963年)
• 應天曆 - 北宋(963年 - 981年)
• 乾元曆 - 北宋(981年 - 1001年)
• 儀天曆 - 北宋(1001年 - 1023年)
• 崇天曆 - 北宋(1024年- 1065年;1068年- 1075年)
• 明天曆 - 北宋(1065年 - 1068年)
• 奉元曆 - 北宋(1075年 - 1093年)
• 觀天曆 - 北宋(1094年 - 1102年)
• 占天曆 - 北宋(1103年 - 1105年)
• 紀元曆 - 北宋、南宋(1106年- 1135年)
• 統元曆 - 南宋(1136年 - 1167年)
• 乾道曆 - 南宋(1168年 - 1176年)
• 淳熙曆 - 南宋(1177年 - 1190年)
• 會元曆 - 南宋(1191年 - 1198年)
• 統天曆 - 南宋(1199年 - 1207年)
• 開禧曆 - 南宋(1208年 - 1251年)
• 淳祐曆 - 南宋(1252年)
• 會天曆 - 南宋(1253年 - 1270年)
• 成天曆 - 南宋(1271年 - 1279年)
• 大明曆 - 金朝(1137年- 1181年)
• 重修大明曆- 金、元朝(1182年- 1280年)
• 授時曆(大統曆) - 元、明朝(1281年- 1644年)
• 時憲曆 - 清朝至今(1645年至今)



Phía trên là mấy chục loại lịch của TQ, ê da chẳng thấy cái nào gọi là Hỏa Lịch Nghiêu Thuẫn cả?
Chắng lẻ mấy ông sử gia TQ ghi chép lại tồi tệ đến thế sao nhỉ?

hieunv74
20-10-16, 18:46
Quá trình biến vật chất thành khí ; khí thành năng lượng:

https://www.youtube.com/watch?v=4RgXQlnPMc8

Toàn cầu: https://www.youtube.com/watch?v=8ixT7D3f8Qo

Hihihihi

Post nhầm link đầu: https://www.youtube.com/watch?v=LISyPADk4Qw&list=PLO8ZZGWTE5X2q0NUlwePIoHErG_VEuqG5&index=12

.
https://www.youtube.com/watch?v=NnGJQqc4Pfc&index=11&list=PLO8ZZGWTE5X2q0NUlwePIoHErG_VEuqG5

:6321::6321::6321:

BanChatDichHoc
21-10-16, 09:07
20 tháng 10 . May mà mỗi năm chỉ có 2 ngày là 20 tháng 10 và 8 tháng 3 phải không quý vị ! Hy vọng các vị đã có ngày 20 tháng 10 bình an....hahaha .

Trước khi , đi làm nhiệm vụ giao bưởi cho khách . Tui tranh thủ có mấy lời tâm sự cùng các vị có chung đam mê khám phá những thứ ..... linh tinh vớ vẩn ....

* Vài lời cùng bác Hieunv74 :
- Bác thấy đấy , tui viết bài về Quá trình hình thành và phát triển của Dịch Học , lẽ ra phải bắt đầu từ Hà Đồ , Lạc Thư rồi đến Tiên Thiên Bát Quái trước mới đúng mà lại không làm thế ? Bởi vì , muốn để bất kì ai cũng có thể hiểu nó thì phải giải thích bằng đồ hình . Điều này tôi không làm được . Trình độ máy tính của người nông dân - quả là vượt quá khả năng .

- Ở phần nói về vai trò của Văn Vương nhiều đoạn tôi bỏ toàn ...... cũng vì lí do tương tự . Vả lại thấy cũng có ai thèm quan tâm đâu viết làm chi để mình tự đọc lại . Nếu tiếp tục thì đương nhiên tôi phải nêu ra tất cả những cơ sở để từ đó Văn Vương xây dựng nên Chu Dịch . Đặc Biệt cái nguyên lí vì mà Văn Vương dựa vào đó mà xây dựng Hậu Thiên Bát Quái .

- Thấy Bác quan tâm nên tôi có vài gợi ý để Hieunv74 tự tìm hiểu :
+ Thứ nhất: phải biết các chấm : Đen - Trắng là kí hiệu phương hướng , không nên hiểu là con số , vì việc sử dụng con số để tìm hiểu có nguy cơ dẫn đến sai lầm ( Điều này sẽ được chứng minh ở ví dụ khác trong bài này )
+ Thứ 2 : Sự thay đổi vị trí các kí hiệu của Lạc thư so với Hà đồ . Cái mà người ta bảo là sự thay đổi của KIm và Hỏa . Có nguyên nhân từ việc không còn sử dụng Kí hiệu có 10 chấm trắng . Những ai cho rằng kí hiệu này vẫn có trong Lạc thư là sai . Tiêu biểu cho cách hiểu sai này là ông Thiên Sứ .
+ Thứ 3 ( quan trong nhất ) : Phải hiểu thế nào là " Tứ tung , ngũ hoành "

_ Riêng vụ thái cực , lưỡng nghi , tứ tượng , thì ok .

* Vài lời cùng VinhL , Np và Thaidv :
- Những người theo Chủ nghĩa duy vật nói rằng : Vật chất có trước ý thức có sau và vật chất quyết định ý thức . Vd : một sự vật được tạo bởi rất nhiều đất đá , sỏi cát , trên đó cây cối và động vật có thể sinh sống . ( Vật chất - Vì sự tồn tại của nó không phụ thuộc ý muốn của con người - nhớ là ý muốn chứ không phải hành động ) . Người Việt Nam trông thấy nó goi nó là NÚI , Người Hoa trông thấy gọi nó là SƠN , người Anh thấy nó gọi là Mountains . ( Tên gọi của sự vật là ý thức vì rõ ràng con người thích gọi là gì cũng ok , tùy theo ý muốn ) . Như vậy , vật chất có trước , ý thức có sau , vật chất quyết định ý thức . Trong vd này nếu không có khối đất đá kia thì từ Núi , Sơn , Mountains chẳng có ý nghĩa gì hết . Hoan hô chủ nghĩa duy vật . Đúng , đúng ....đúng quá .

- Người theo chủ nghĩa duy tâm nói : Ý thức có trước , vật cất có sau , ý thức quyết định vật chất . Vd : người chuẩn bị xây nhà nhờ kiến trúc sư thiết kế nó theo ý muốn của mình . Vậy bản thiết kế là ý thức . Sau đó người chủ xây cái nhà bằng bê tông , cốt thép giống như trong bản thiết kế ( Vật chất ) . Vậy Ý thức có trước , vật chất có sau , ý thức quyết định vật chất . Hoan hô chủ nghĩa duy tâm !Sai , sai ......sai be bét .

- Nó sai ở chỗ :
+ sai thứ nhất :Thứ nhất bản thiết kế vốn đã phụ thuộc vào vật chất . Cụ thể là nếu vật liệu xây dựng là gỗ và đất thì không ai dám thiết kế cái nhà trăm tầng cả .
+ Sai thứ 2 là : Có bản thiết kế rồi nhưng cái nhà không được xây thì thử hỏi cái bản thiết kế đó có ý nghĩa gì cao hơn một tờ giấy bỏ đi . Có nghĩa là chỉ khi nào cái nhà được xây trong thực tế thì cái bản thiết kế kia mới có ý nghĩa .

* Tôi nói cái này để làm gì ? Quy luật vận động của Hà đò , Lạc thư , thái cực ..... đều thuộc về ý thức , được khái quát từ cái hiện thực tự nhiên . Muốn hiểu được sự huyền diệu của nó thì phải bit trong tự nhhieen nó là cái gì đã , có đúng không .? Nếu nó thuộc vật lí thì dùng vật lí , thuộc sinh học thì dùng sinh học ....Nay âm dương , ngũ hành bị bác Vinhl dần biến thành Năng lượng cả , thì còn đâu cái tính sinh khắc của nó . Cái sai này chính bác Vl cũng tự nhận ra khi bác khẳng định : " gió mưa không đạt được vận tốc ấy vì .... Vậy cứ để gió mưa là gió mưa mà cảm nhận nó .

* Tặng bác một ví dụ vô cùng tiêu biểu :
- Có một vị được coi là cao thủ , một nhà Dịch Học nói : Sở dĩ địa chi tam hợp cục là do qui luật BỎ 3 LẤY 1 . Chúng sẽ hợp nhau nếu tổng của chúng là 15 . Cái hợp này có nguồn gốc từ Lạc thư . Nghĩa là trong 12 địa chi 1 là Tý , 2 là Sửu ,....Vậy là từ Tý bỏ 3 lấy 1 tức là Thìn , tiếp tục bỏ 3 lấy 1 tức là Thân . Cộng lại các số sẽ là 1+ 5+9=15 . Nghe thuận tai quá . Hóa ra tổng các số chính là nội dung của Lạc Thư . Sai be bét cả ...

- Em chém như sau : Sự hợp hóa của địa chi chẳng có liên quan gì đến cái con số của Lạc Thư cả . Việc sử dụng con số chỉ là cái thuật cho dễ nhớ mà thôi . ( Bác VinhL thì không sử dụng toán như bác này mà sử dụng vật lí ). Nguyên nhân , tam hợp cục địa chi nằm ở chỗ : Các năm Thân - Tý - Thìn tiết Đông chí đều bắt đầu từ giờ Ngọ , các năm Tỵ - Dậu - Sửu tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Dậu , cá năm Hợi - Mão - Mùi tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Mão , các năm Dần - Ngọ - Tuất tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Tý . ( Các vị có thể lấy lịch vận niên để kiểm tra ) . Vậy , cái hợp của chúng nằm ở chỗ những năm đó giờ khởi tiết khí hoàn toàn giống nhau . Vậy vì sao nó hóa kim , mộc , thủy , hỏa ....các vị có thể suy laaunj ra được .
- Tuy nhiên ở bài này em có nói với bác ấy một câu không hay . Dù xin lỗi rồi mà khong thấy bác ấy hồi âm lại . Em buồn lắm , em biết bác ấy có nhiều tài liệu quý . Cũng muốn làm quen , xin một ít . Đôi khi nghĩ bác ấy hẹp hòi , đã xin lỗi rồi mà không bỏ qua . Mới đây em mới phát hiện ra không phải bác ấy hẹp hòi mà vì bác ấy sợ "mất bát cơm" . Bác ấy biết bác ấy sai nhưng không giám nói , nếu nhận sai liệu có ai còn theo học bác ấy không ? Nhiều khi sai , đúng chẳng quan trọng bằng điều có ý nghĩa , các bác nhỉ ....

- Về vụ HỎA LỊCH NGHIÊU THUẪN . Nói với bác Vinhl cái cụm từ này em phát hiện trong cuốn Thiên thời địa lợi nhân hòa của Bạch Huyết . Mới đầu cũng như bác thôi chẳng tin . đi tìm hiểu các loại lịch thì không có cái nào có tên đó . Bác thử nghĩ ngược lại xem . Nếu đã có sẵn cái đó ở 1 tập sách thì có chuyện chém của tôi và bác nữa không ? Với kho sách của bác nó nằm sẵn trong đó rồi , chỉ có điều mỗi cuốn 1 chút . Tự bác phải biến nó thành hệ thống thôi .


*Cuối cùng Tui không phải là TBTT gì đó .
* Con mẹ mua bưởi nó đang gọi em . Em Chaaof các bác chúc các bác vui vẻ .

namphong
21-10-16, 09:08
Mà có lẽ cũng lên nói trắng ra là trong thế giới này sự vật vận động dưới nhiều hình thức như : Vận động cơ học , vận động vật lí , vận động hóa học , vận động sinh học , vận động xã hội . Cho nên , đừng đem cái vận động vật lí ra làm chuẩn để xem xét tất cả . .

7 hệ đo lường cơ bản: đo lường thời gian, đo lường ánh sáng, đo lường khối lượng, đo lường khoảng cách, đo lường nhiệt độ, đo lường chuyển động, đo lường âm thanh. 7 hệ này liên quan rất mật thiết với Ngũ hành nên buộc phải hiểu thì mới thấu đáo được Ngũ hành và sẽ chiêm nghiệm được vì sao Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa...
Trong 7 hệ này có 2 hệ là Sinh Tử của "Khí"(Táng thư viết là "Táng thừa sinh khí"), và 5 hệ là sự biến hóa của "Khí"(Thanh nang kinh viết "Ngũ triệu sinh thành, lưu hành thủy chung).

Vận động vật lí là cơ bản.

Vận động cơ học và vận động hóa học là cái mà Dịch gọi là Tiệm biến và Đột biến và nó liên quan chặt chẽ với 2 trong 7 hệ đo lường cơ bản bên trên, Địa lý Phong thủy muốn hiểu rõ Thu sơn xuất sát buộc phải hiểu bản chất của nó. Có hiểu cái gì xấu, cái gì tốt, cái gì suy, cái gì vượng thì mới biết đường mà sửa. Chứ nếu đứng ở Tý nhìn về phương Thìn thấy xấu hoặc đứng ở Khôn nhìn về phương Mão thấy xấu rồi phán xấu(Khảm Long, Khôn Thố Chấn sơn Hầu...) thì chưa hiểu sự vận hành của Khí, chưa hiểu Địa lý Phong thủy.

Vận động sinh học và Vận động xã hội liên quan rất chặt chẽ với chủ đề này: "Ngũ hành nạp âm", và liên quan chặt chẽ với 5 trong 7 hệ đo lường cơ bản còn lại bên trên. Các môn Tử vi, Tử bình, Thái ất... cần phải hiểu rõ nó, nếu chối bỏ sẽ không bao giờ hiểu tại sao mệnh một người lẽ ra là tốt thì sao lại chuyển xấu hoặc ngược lại, bí quá thì đem chuyện Âm đức thay thế hoặc cố tìm một lý do nào đó để lấp đầy cái khoảng trống mình không hiểu được. Hiểu được thì sẽ nhìn Ngũ hành và sự vận động của nó khác một cách cơ bản.

Mới nói về Vật lí chút xíu lại thấy hết hứng thú rồi :25458:

namphong
21-10-16, 09:28
20 tháng 10 . May mà mỗi năm chỉ có 2 ngày là 20 tháng 10 và 8 tháng 3 phải không quý vị ! Hy vọng các vị đã có ngày 20 tháng 10 bình an....hahaha .

Trước khi , đi làm nhiệm vụ giao bưởi cho khách . Tui tranh thủ có mấy lời tâm sự cùng các vị có chung đam mê khám phá những thứ ..... linh tinh vớ vẩn ....

* Vài lời cùng bác Hieunv74 :
- Bác thấy đấy , tui viết bài về Quá trình hình thành và phát triển của Dịch Học , lẽ ra phải bắt đầu từ Hà Đồ , Lạc Thư rồi đến Tiên Thiên Bát Quái trước mới đúng mà lại không làm thế ? Bởi vì , muốn để bất kì ai cũng có thể hiểu nó thì phải giải thích bằng đồ hình . Điều này tôi không làm được . Trình độ máy tính của người nông dân - quả là vượt quá khả năng .

- Ở phần nói về vai trò của Văn Vương nhiều đoạn tôi bỏ toàn ...... cũng vì lí do tương tự . Vả lại thấy cũng có ai thèm quan tâm đâu viết làm chi để mình tự đọc lại . Nếu tiếp tục thì đương nhiên tôi phải nêu ra tất cả những cơ sở để từ đó Văn Vương xây dựng nên Chu Dịch . Đặc Biệt cái nguyên lí vì mà Văn Vương dựa vào đó mà xây dựng Hậu Thiên Bát Quái .

- Thấy Bác quan tâm nên tôi có vài gợi ý để Hieunv74 tự tìm hiểu :
+ Thứ nhất: phải biết các chấm : Đen - Trắng là kí hiệu phương hướng , không nên hiểu là con số , vì việc sử dụng con số để tìm hiểu có nguy cơ dẫn đến sai lầm ( Điều này sẽ được chứng minh ở ví dụ khác trong bài này )
+ Thứ 2 : Sự thay đổi vị trí các kí hiệu của Lạc thư so với Hà đồ . Cái mà người ta bảo là sự thay đổi của KIm và Hỏa . Có nguyên nhân từ việc không còn sử dụng Kí hiệu có 10 chấm trắng . Những ai cho rằng kí hiệu này vẫn có trong Lạc thư là sai . Tiêu biểu cho cách hiểu sai này là ông Thiên Sứ .
+ Thứ 3 ( quan trong nhất ) : Phải hiểu thế nào là " Tứ tung , ngũ hoành "

_ Riêng vụ thái cực , lưỡng nghi , tứ tượng , thì ok .

* Vài lời cùng VinhL , Np và Thaidv :
- Những người theo Chủ nghĩa duy vật nói rằng : Vật chất có trước ý thức có sau và vật chất quyết định ý thức . Vd : một sự vật được tạo bởi rất nhiều đất đá , sỏi cát , trên đó cây cối và động vật có thể sinh sống . ( Vật chất - Vì sự tồn tại của nó không phụ thuộc ý muốn của con người - nhớ là ý muốn chứ không phải hành động ) . Người Việt Nam trông thấy nó goi nó là NÚI , Người Hoa trông thấy gọi nó là SƠN , người Anh thấy nó gọi là Mountains . ( Tên gọi của sự vật là ý thức vì rõ ràng con người thích gọi là gì cũng ok , tùy theo ý muốn ) . Như vậy , vật chất có trước , ý thức có sau , vật chất quyết định ý thức . Trong vd này nếu không có khối đất đá kia thì từ Núi , Sơn , Mountains chẳng có ý nghĩa gì hết . Hoan hô chủ nghĩa duy vật . Đúng , đúng ....đúng quá .

- Người theo chủ nghĩa duy tâm nói : Ý thức có trước , vật cất có sau , ý thức quyết định vật chất . Vd : người chuẩn bị xây nhà nhờ kiến trúc sư thiết kế nó theo ý muốn của mình . Vậy bản thiết kế là ý thức . Sau đó người chủ xây cái nhà bằng bê tông , cốt thép giống như trong bản thiết kế ( Vật chất ) . Vậy Ý thức có trước , vật chất có sau , ý thức quyết định vật chất . Hoan hô chủ nghĩa duy tâm !Sai , sai ......sai be bét .

- Nó sai ở chỗ :
+ sai thứ nhất :Thứ nhất bản thiết kế vốn đã phụ thuộc vào vật chất . Cụ thể là nếu vật liệu xây dựng là gỗ và đất thì không ai dám thiết kế cái nhà trăm tầng cả .
+ Sai thứ 2 là : Có bản thiết kế rồi nhưng cái nhà không được xây thì thử hỏi cái bản thiết kế đó có ý nghĩa gì cao hơn một tờ giấy bỏ đi . Có nghĩa là chỉ khi nào cái nhà được xây trong thực tế thì cái bản thiết kế kia mới có ý nghĩa .

* Tôi nói cái này để làm gì ? Quy luật vận động của Hà đò , Lạc thư , thái cực ..... đều thuộc về ý thức , được khái quát từ cái hiện thực tự nhiên . Muốn hiểu được sự huyền diệu của nó thì phải bit trong tự nhhieen nó là cái gì đã , có đúng không .? Nếu nó thuộc vật lí thì dùng vật lí , thuộc sinh học thì dùng sinh học ....Nay âm dương , ngũ hành bị bác Vinhl dần biến thành Năng lượng cả , thì còn đâu cái tính sinh khắc của nó . Cái sai này chính bác Vl cũng tự nhận ra khi bác khẳng định : " gió mưa không đạt được vận tốc ấy vì .... Vậy cứ để gió mưa là gió mưa mà cảm nhận nó .

* Tặng bác một ví dụ vô cùng tiêu biểu :
- Có một vị được coi là cao thủ , một nhà Dịch Học nói : Sở dĩ địa chi tam hợp cục là do qui luật BỎ 3 LẤY 1 . Chúng sẽ hợp nhau nếu tổng của chúng là 15 . Cái hợp này có nguồn gốc từ Lạc thư . Nghĩa là trong 12 địa chi 1 là Tý , 2 là Sửu ,....Vậy là từ Tý bỏ 3 lấy 1 tức là Thìn , tiếp tục bỏ 3 lấy 1 tức là Thân . Cộng lại các số sẽ là 1+ 5+9=15 . Nghe thuận tai quá . Hóa ra tổng các số chính là nội dung của Lạc Thư . Sai be bét cả ...

- Em chém như sau : Sự hợp hóa của địa chi chẳng có liên quan gì đến cái con số của Lạc Thư cả . Việc sử dụng con số chỉ là cái thuật cho dễ nhớ mà thôi . ( Bác VinhL thì không sử dụng toán như bác này mà sử dụng vật lí ). Nguyên nhân , tam hợp cục địa chi nằm ở chỗ : Các năm Thân - Tý - Thìn tiết Đông chí đều bắt đầu từ giờ Ngọ , các năm Tỵ - Dậu - Sửu tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Dậu , cá năm Hợi - Mão - Mùi tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Mão , các năm Dần - Ngọ - Tuất tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Tý . ( Các vị có thể lấy lịch vận niên để kiểm tra ) . Vậy , cái hợp của chúng nằm ở chỗ những năm đó giờ khởi tiết khí hoàn toàn giống nhau . Vậy vì sao nó hóa kim , mộc , thủy , hỏa ....các vị có thể suy laaunj ra được .
- Tuy nhiên ở bài này em có nói với bác ấy một câu không hay . Dù xin lỗi rồi mà khong thấy bác ấy hồi âm lại . Em buồn lắm , em biết bác ấy có nhiều tài liệu quý . Cũng muốn làm quen , xin một ít . Đôi khi nghĩ bác ấy hẹp hòi , đã xin lỗi rồi mà không bỏ qua . Mới đây em mới phát hiện ra không phải bác ấy hẹp hòi mà vì bác ấy sợ "mất bát cơm" . Bác ấy biết bác ấy sai nhưng không giám nói , nếu nhận sai liệu có ai còn theo học bác ấy không ? Nhiều khi sai , đúng chẳng quan trọng bằng điều có ý nghĩa , các bác nhỉ ....

- Về vụ HỎA LỊCH NGHIÊU THUẪN . Nói với bác Vinhl cái cụm từ này em phát hiện trong cuốn Thiên thời địa lợi nhân hòa của Bạch Huyết . Mới đầu cũng như bác thôi chẳng tin . đi tìm hiểu các loại lịch thì không có cái nào có tên đó . Bác thử nghĩ ngược lại xem . Nếu đã có sẵn cái đó ở 1 tập sách thì có chuyện chém của tôi và bác nữa không ? Với kho sách của bác nó nằm sẵn trong đó rồi , chỉ có điều mỗi cuốn 1 chút . Tự bác phải biến nó thành hệ thống thôi .


*Cuối cùng Tui không phải là TBTT gì đó .
* Con mẹ mua bưởi nó đang gọi em . Em Chaaof các bác chúc các bác vui vẻ .

Bài viết của bác cho thấy nội công không thường chút nào, tuy nhiên giải thích Hóa hợp Địa chi như vậy chưa phải, Hóa hợp Địa chi và Hóa hợp Thiên can là một bộ thống nhất và nó xuất hiện ở lý do xuất hiện Địa chi và Thiên can đó, chứ không phải ở Đông chí 12 năm như vậy(cũng không phải chuyện Giáp Kỷ hóa Thổ, Ất Canh hóa Kim... cái này Sai). Từ đó mà Hình, Xung, Phá, Hại... sẽ xuất hiện tự nhiên không gượng ép. Thứ cho NP chỉ có thể nói được đến đây thôi.

hactientn
21-10-16, 10:22
Tổng kết lại quá trình tranh luận của các cụ, học được là: Vật chất không quan trọng hi..hi.. Nhưng VẬT CHẤT quyết định được Ý THỨC.. hà...hà..

hieunv74
21-10-16, 11:23
* Vài lời cùng bác Hieunv74 :

+ Thứ 2 : Sự thay đổi vị trí các kí hiệu của Lạc thư so với Hà đồ . Cái mà người ta bảo là sự thay đổi của KIm và Hỏa . Có nguyên nhân từ việc không còn sử dụng Kí hiệu có 10 chấm trắng . Những ai cho rằng kí hiệu này vẫn có trong Lạc thư là sai . Tiêu biểu cho cách hiểu sai này là ông Thiên Sứ .
+ Thứ 3 ( quan trong nhất ) : Phải hiểu thế nào là " Tứ tung , ngũ hoành "

_ Riêng vụ thái cực , lưỡng nghi , tứ tượng , thì ok .

* Tôi nói cái này để làm gì ? Quy luật vận động của Hà đò , Lạc thư , thái cực ..... đều thuộc về ý thức , được khái quát từ cái hiện thực tự nhiên . Muốn hiểu được sự huyền diệu của nó thì phải bit trong tự nhhieen nó là cái gì đã , có đúng không .? Nếu nó thuộc vật lí thì dùng vật lí , thuộc sinh học thì dùng sinh học ....Nay âm dương , ngũ hành bị bác Vinhl dần biến thành Năng lượng cả , thì còn đâu cái tính sinh khắc của nó . Cái sai này chính bác Vl cũng tự nhận ra khi bác khẳng định : " gió mưa không đạt được vận tốc ấy vì .... Vậy cứ để gió mưa là gió mưa mà cảm nhận nó .

Bác bán cho em vài quả bưởi ngọt (bưởi diễn hay bưởi 5 doi) nhé!

Còn về cái vật chất, ý thức của bác theo chủ nghĩa Mác (duy vật biện chứng); nhưng nói thật càng làm to càng mê tín - tại sao? cái này phải nói là nói 1 đằng làm 1 nẻo, thôi không nói nữa.

Phải nói thế này: con người dựa vào, phụ thuộc tự nhiên - nên phải tìm các quy luật vận động của nó mà sống - cái này duy vật biện chứng cũng phải dựa vào: phải sống + thích nghi ; hay nói cách khác quy luật phát triển hình xoáy ốc! nghe quen quen nhỉ: lại hóa ra hà đồ rồi đó nghe.

Sau khi tìm ra quy luật vận động người ra hình tượng hóa nó thành 1 mô hình để cho mọi người dễ tưởng tượng và áp dụng: Hà hay Lạc thì cũng không ngoài mục đích này. Có đồ hình rồi, nhưng không biết quy luật bên trong nên mỗi người áp dụng 1 kiểu nên thật giả lẫn lộn! Nên, khi nhầm tưởng lại gạt bỏ cả thật lẫn giả luôn.

HÃY NHÌN 2 chiều : 1 chiều tổng kết từ thực tế thành mô hình; và từ mô hình áp dụng cho thực tế.

Hà đồ hay lạc thư cũng giống như 1 số hình của bên Tây: hình tròn lồng nhaU:

ví dụ: lão bác bỏ hà đồ, lạc rượu, thì lấy cái khác. hihihihihi

DƯỚI GÓC độ MÔ HÌNH:
Bông Hoa Sự Sống (The Flower of Life) nắm giữ một bí mật mà qua đó người ta có thể khám phá ra các chiều mẫu (pattern): KHUÔN MẪU quan trọng và thiêng liêng nhất trong vũ trụ. Nếu bạn đặt lên một tấm bản đồ (sau khi có được một tỉ lệ chính xác) với một Bông Hoa Sự Sống đầy đủ, tất cả các địa điểm thiêng liêng, những tảng đá đứng khổng lồ, v.v, …, sẽ lọt ngay vào trung tâm sáu điểm.

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-42-52_zpshfae0kwe.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-42-52_zpshfae0kwe.jpg.html)

+ Biểu tượng: một biểu tượng miêu tả “7 ngày tạo dựng trời đất” mà Thiên Chúa trong Kitô Giáo đã tạo ra sự sống [Sáng Thế Kí - Genesis 2:2-3, Xuất Hành - Exodus 23:12, 31:16-17, Isaiah 56:6-8.]

+ Hình thành như nào? Chỉ đơn giản lồng hình tròn vào nhau (học vẽ lớp 3):
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-43-49_zpsfro163zx.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-43-49_zpsfro163zx.jpg.html)

Ngày đầu tiên được xem là sự hình thành của Vesica Piscis (2 vòng tròn nối nhau – nghĩa đen tiếng Latin là Bàng Quang Cá). Sau đó là sự hình thành của Kiềng 3 Chân Sự Sống (Tripod of Life) trong ngày thứ hai. Cứ tiếp theo mỗi ngày có một khối tròn được thêm vào cho tới khi tất cả bảy khối tròn tạo ra Hạt Giống Sự Sống trong ngày thứ sáu của Sáng Thế 07 vòng tròn [cách 8 sinh con] tạo ra được (06 điểm).

Tiếp đến: Trứng Sự Sống (The Egg of Life): Sau khi Hạt Giống Sự Sống được hình thành, chuyển động xoắn đó vẫn tiếp tục, tạo nên một cấu trúc khác được biết đến là Trứng Sự Sống (The Egg of Life)

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-44-44_zpsq4f0chlc.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-44-44_zpsq4f0chlc.jpg.html)

Rồi trái bưởi/quả sự sống: Biểu tượng “Trái Sự Sống” gồm có 13 vòng tròn [cách 14 – lặp lại chu kỳ] được lấy từ mô hình Bông Hoa Sự Sống.

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-45-21_zpstjjthlkx.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-45-21_zpstjjthlkx.jpg.html)
==========
Rút ra được gì trong cái Dụng của con người, khi dựa vào mô hình tự nhiên:

KHUÔN MẪU 1: Cấu trúc này hình thành nền tảng cho âm nhạc, như khoảng cách giữa các khối tròn giống hệt khoảng cách giữa các âm (tones): [cách 8 sinh con] và các bán âm (half tones) trong âm nhạc.

KHUÔN MẪU 2: Nó cũng giống hệt các cấu trúc tế bào của sự phân chia phôi thứ ba (tế bào đầu tiên phân chia thành hai tế bào, sau đó bốn tế bào sau đó đến tám). Vì vậy, cấu trúc này khi nó được phát triển hơn nữa, tạo ra cơ thể con người và tất cả các hệ thống năng lượng bao gồm các hệ thống được sử dụng để tạo ra Merkaba. Nếu chúng ta tiếp tục tạo ra các khối tròn nhiều hơn và nhiều hơn nữa, chúng ta sẽ kết thúc với một cấu trúc được gọi là Bông Hoa Sự Sống.

DƯỚI GÓC TỰ NHIÊN thì sao để xây dựng MÔ HÌNH:

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/ungthumieng2kienthuc_hvhg_zps1ospjjv5.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/ungthumieng2kienthuc_hvhg_zps1ospjjv5.jpg.html)

hay Sinh học lớp 6:
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/Sulonlenvaphanchiacuatebao_zpsamsj49mt.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/Sulonlenvaphanchiacuatebao_zpsamsj49mt.jpg.html)

Vì mô hình là tổng quát (quy luật) số lớn ; khi áp dụng vào cái nhỏ, không ai dạy ta thì ta dùng thực tiễn kiểm định mô hình mà áp dụng thôi.

Hihihihihiihihi

hactientn
21-10-16, 14:06
Như bạn dungdung hỏi diễn đàn là 24 sơn được hình thành thế nào? Nói thật là chưa thấy ai giải thích được cái này? Nếu theo phương tây lý giải thì có tính hợp lý nhưng để giải thích tại sao có 24 sơn thì không thấy trong học thuyết phương Tây, các cụ có có thấy cái nào có 24 sơn không? đã là huyền học thì phải lấy huyền học xét? Cụ nào chứng minh được hãy nói cái hay của phương tây về 24 sơn nằm ở đâu nhé.//.

namphong
21-10-16, 14:11
Sư huynh Hiếu này còn giấu nhiều cái quá :20: .



Như bạn dungdung hỏi diễn đàn là 24 sơn được hình thành thế nào? Nói thật là chưa thấy ai giải thích được cái này? Nếu theo phương tây lý giải thì có tính hợp lý nhưng để giải thích tại sao có 24 sơn thì không thấy trong học thuyết phương Tây, các cụ có có thấy cái nào có 24 sơn không? đã là huyền học thì phải lấy huyền học xét? Cụ nào chứng minh được hãy nói cái hay của phương tây nhé.//.

Nhìn cho kỹ cái hình The Flower of Life của anh Hiếu, đếm xem vòng ngoài cùng có tất cả bao nhiêu vòng tròn? bao nhiêu vòng tròn đầy đủ và bao nhiêu vòng tròn bị che khuất một phần, có phải "Tiên thiên la kinh thập nhị chi, Hậu thiên tái dụng Can dữ Duy" là 24 sơn hay không, hi... Mọi thứ có sẵn hết mà chẳng ai chịu khó nghiền ngẫm. Nếu nhìn ra được rồi thì xem tiếp vòng bên trong là mấy vòng tròn, có phải Lục khí không? Phương Tây cao thâm lắm.

VinhL
21-10-16, 14:14
................

* Vài lời cùng VinhL , Np và Thaidv :
- Những người theo Chủ nghĩa duy vật nói rằng : Vật chất có trước ý thức có sau và vật chất quyết định ý thức . Vd : một sự vật được tạo bởi rất nhiều đất đá , sỏi cát , trên đó cây cối và động vật có thể sinh sống . ( Vật chất - Vì sự tồn tại của nó không phụ thuộc ý muốn của con người - nhớ là ý muốn chứ không phải hành động ) . Người Việt Nam trông thấy nó goi nó là NÚI , Người Hoa trông thấy gọi nó là SƠN , người Anh thấy nó gọi là Mountains . ( Tên gọi của sự vật là ý thức vì rõ ràng con người thích gọi là gì cũng ok , tùy theo ý muốn ) . Như vậy , vật chất có trước , ý thức có sau , vật chất quyết định ý thức . Trong vd này nếu không có khối đất đá kia thì từ Núi , Sơn , Mountains chẳng có ý nghĩa gì hết . Hoan hô chủ nghĩa duy vật . Đúng , đúng ....đúng quá .

- Người theo chủ nghĩa duy tâm nói : Ý thức có trước , vật cất có sau , ý thức quyết định vật chất . Vd : người chuẩn bị xây nhà nhờ kiến trúc sư thiết kế nó theo ý muốn của mình . Vậy bản thiết kế là ý thức . Sau đó người chủ xây cái nhà bằng bê tông , cốt thép giống như trong bản thiết kế ( Vật chất ) . Vậy Ý thức có trước , vật chất có sau , ý thức quyết định vật chất . Hoan hô chủ nghĩa duy tâm !Sai , sai ......sai be bét .

- Nó sai ở chỗ :
+ sai thứ nhất :Thứ nhất bản thiết kế vốn đã phụ thuộc vào vật chất . Cụ thể là nếu vật liệu xây dựng là gỗ và đất thì không ai dám thiết kế cái nhà trăm tầng cả .
+ Sai thứ 2 là : Có bản thiết kế rồi nhưng cái nhà không được xây thì thử hỏi cái bản thiết kế đó có ý nghĩa gì cao hơn một tờ giấy bỏ đi . Có nghĩa là chỉ khi nào cái nhà được xây trong thực tế thì cái bản thiết kế kia mới có ý nghĩa .

* Tôi nói cái này để làm gì ? Quy luật vận động của Hà đò , Lạc thư , thái cực ..... đều thuộc về ý thức , được khái quát từ cái hiện thực tự nhiên . Muốn hiểu được sự huyền diệu của nó thì phải bit trong tự nhhieen nó là cái gì đã , có đúng không .? Nếu nó thuộc vật lí thì dùng vật lí , thuộc sinh học thì dùng sinh học ....Nay âm dương , ngũ hành bị bác Vinhl dần biến thành Năng lượng cả , thì còn đâu cái tính sinh khắc của nó . Cái sai này chính bác Vl cũng tự nhận ra khi bác khẳng định : " gió mưa không đạt được vận tốc ấy vì .... Vậy cứ để gió mưa là gió mưa mà cảm nhận nó .
.
Cả hai phái đều có sở trường và sở đoãn, Duy Vật và Duy Tâm đều cần thiết cho con người. Duy Vật thiếu Duy Tâm thì thành Robots! Duy Tâm thiếu Duy Vật thì mê mê cuồng cuồng tín tín (như mấy anh hồi tự quỷ để lên thiên quốc hưỡng mấy nàng trinh nữ)! Hihihihihihihihi



* Tặng bác một ví dụ vô cùng tiêu biểu :
- Có một vị được coi là cao thủ , một nhà Dịch Học nói : Sở dĩ địa chi tam hợp cục là do qui luật BỎ 3 LẤY 1 . Chúng sẽ hợp nhau nếu tổng của chúng là 15 . Cái hợp này có nguồn gốc từ Lạc thư . Nghĩa là trong 12 địa chi 1 là Tý , 2 là Sửu ,....Vậy là từ Tý bỏ 3 lấy 1 tức là Thìn , tiếp tục bỏ 3 lấy 1 tức là Thân . Cộng lại các số sẽ là 1+ 5+9=15 . Nghe thuận tai quá . Hóa ra tổng các số chính là nội dung của Lạc Thư . Sai be bét cả ...

- Em chém như sau : Sự hợp hóa của địa chi chẳng có liên quan gì đến cái con số của Lạc Thư cả . Việc sử dụng con số chỉ là cái thuật cho dễ nhớ mà thôi . ( Bác VinhL thì không sử dụng toán như bác này mà sử dụng vật lí ). Nguyên nhân , tam hợp cục địa chi nằm ở chỗ : Các năm Thân - Tý - Thìn tiết Đông chí đều bắt đầu từ giờ Ngọ , các năm Tỵ - Dậu - Sửu tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Dậu , cá năm Hợi - Mão - Mùi tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Mão , các năm Dần - Ngọ - Tuất tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Tý . ( Các vị có thể lấy lịch vận niên để kiểm tra ) . Vậy , cái hợp của chúng nằm ở chỗ những năm đó giờ khởi tiết khí hoàn toàn giống nhau . Vậy vì sao nó hóa kim , mộc , thủy , hỏa ....các vị có thể suy laaunj ra được .
.
Cái phần này quan trọng nhe, xin trích lại:
Các năm Thân - Tý - Thìn tiết Đông chí đều bắt đầu từ giờ Ngọ
các năm Tỵ - Dậu - Sửu tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Dậu
cá năm Hợi - Mão - Mùi tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Mão
các năm Dần - Ngọ - Tuất tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Tý
Cái đoạn này thôi nó chứng minh bạn là mọt sách!
Bỡi học thì cân phải khảo, cứ ùng ùng đi tin lời cổ nhân, lời sách viết thì lầm đưòng lạc lối!!
Xin liệt kê dưới đây giờ phút của Tiết Đông Chí cho 60 năm theo lịch của Hồ Ngọc Đức:

https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/DuLieu/index.html

Dùng giờ VN: UTC+7:00
2000, 21/12 20:37 - Đông chí Canh Thìn, 8:37PM Giờ Tuất
2001, 22/12 02:22 - Đông chí Tân Tỵ
2002, 22/12 08:14 - Đông chí Nhâm Ngọ
2003, 22/12 14:04 - Đông chí Quý Mùi
2004, 21/12 19:42 - Đông chí Giáp Thân, 7:42PM Giờ Tuất
2005, 22/12 01:35 - Đông chí Ất Dậu
2006, 22/12 07:22 - Đông chí Bính Tuất
2007, 22/12 13:08 - Đông chí Đinh Hợi
2008, 21/12 19:04 - Đông chí Mậu Tý, 7:04PM Giờ Tuất
2009, 22/12 00:47 - Đông chí Kỷ Sửu
2010, 22/12 06:38 - Đông chí Canh Dần
2011, 22/12 12:30 - Đông chí Tân Mão
2012, 21/12 18:12 - Đông chí Nhâm Thìn, 6:12PM Giờ Dậu
2013, 22/12 00:11 - Đông chí Quý Tỵ
2014, 22/12 06:03 - Đông chí Giáp Ngọ
2015, 22/12 11:48 - Đông chí Ất Mùi
2016, 21/12 17:44 - Đông chí Bính Thân, 5:44PM Giờ Dậu
2017, 21/12 23:28 - Đông chí Đinh Dậu
2018, 22/12 05:23 - Đông chí Mậu Tuất
2019, 22/12 11:19 - Đông chí Kỷ Hợi
2020, 21/12 17:02 - Đông chí Canh Tý, 5:02PM Giờ Dậu
2021, 21/12 22:59 - Đông chí Tân Sửu
2022, 22/12 04:48 - Đông chí Nhâm Dần
2023, 22/12 10:27 - Đông chí Quý Mão
2024, 21/12 16:20 - Đông chí Giáp Thìn, 4:20PM Giờ Dậu
2025, 21/12 22:03 - Đông chí Ất Tỵ
2026, 22/12 03:50 - Đông chí Bính Ngọ
2027, 22/12 09:42 - Đông chí Đinh Mùi
2028, 21/12 15:19 - Đông chí Mậu Thân, 3:19PM Giờ Thân
2029, 21/12 21:14 - Đông chí Kỷ Dậu
2030, 22/12 03:09 - Đông chí Canh Tuất
2031, 22/12 08:55 - Đông chí Tân Hợi
2032, 21/12 14:55 - Đông chí Nhâm Tý, 2:55PM Giờ Mùi
2033, 21/12 20:45 - Đông chí Quý Sửu
2034, 22/12 02:33 - Đông chí Giáp Dần
2035, 22/12 08:30 - Đông chí Ất Mão
2036, 21/12 14:12 - Đông chí Bính Thìn, 2:12PM Giờ Mùi
2037, 21/12 20:07 - Đông chí Đinh Tỵ
2038, 22/12 02:02 - Đông chí Mậu Ngọ
2039, 22/12 07:40 - Đông chí Kỷ Mùi
2040, 21/12 13:32 - Đông chí Canh Thân, 1:32PM Giờ Mùi
2041, 21/12 19:18 - Đông chí Tân Dậu
2042, 22/12 01:03 - Đông chí Nhâm Tuất
2043, 22/12 07:00 - Đông chí Quý Hợi
2044, 21/12 12:43 - Đông chí Giáp Tý, 12:43PM Giờ Ngọ
2045, 21/12 18:34 - Đông chí Ất Sửu
2046, 22/12 00:28 - Đông chí Bính Dần
2047, 22/12 06:06 - Đông chí Đinh Mão
2048, 21/12 12:01 - Đông chí Mậu Thìn, 12:01PM Giờ Ngọ
2049, 21/12 17:51 - Đông chí Kỷ Tỵ
2050, 21/12 23:38 - Đông chí Canh Ngọ
2051, 22/12 05:33 - Đông chí Tân Mùi
2052, 21/12 11:16 - Đông chí Nhâm Thân, 11:16AM Giờ Ngọ
2053, 21/12 17:09 - Đông chí Quý Dậu
2054, 21/12 23:09 - Đông chí Giáp Tuất
2055, 22/12 04:55 - Đông chí Ất Hợi
2056, 21/12 10:51 - Đông chí Bính Tý, 10:51AM Giờ Tỵ
2057, 21/12 16:42 - Đông chí Đinh Sửu
2058, 21/12 22:24 - Đông chí Mậu Dần
2059, 22/12 04:17 - Đông chí Kỷ Mão
2060, 21/12 10:00 - Đông chí Canh Thìn, 10:00AM Giờ Tỵ
Bạn có thể các năm Thân Tý Thìn tiểu sinh ghi lại giờ âm không?
Bộ tam sên này nó nghịch hành từ từ đấy!
Những cái gì cổ nhân tiên hiền ghi lại, cần nên phải khảo sát lại nhé!



- Tuy nhiên ở bài này em có nói với bác ấy một câu không hay . Dù xin lỗi rồi mà khong thấy bác ấy hồi âm lại . Em buồn lắm , em biết bác ấy có nhiều tài liệu quý . Cũng muốn làm quen , xin một ít . Đôi khi nghĩ bác ấy hẹp hòi , đã xin lỗi rồi mà không bỏ qua . Mới đây em mới phát hiện ra không phải bác ấy hẹp hòi mà vì bác ấy sợ "mất bát cơm" . Bác ấy biết bác ấy sai nhưng không giám nói , nếu nhận sai liệu có ai còn theo học bác ấy không ? Nhiều khi sai , đúng chẳng quan trọng bằng điều có ý nghĩa , các bác nhỉ ....
.
Đoạn này thì tiểu sinh không hiểu bạn muốn ám chỉ ai?
Mà không biết bạn muốn tìm sách gì?
Hihihihihihihi


- Về vụ HỎA LỊCH NGHIÊU THUẪN . Nói với bác Vinhl cái cụm từ này em phát hiện trong cuốn Thiên thời địa lợi nhân hòa của Bạch Huyết . Mới đầu cũng như bác thôi chẳng tin . đi tìm hiểu các loại lịch thì không có cái nào có tên đó . Bác thử nghĩ ngược lại xem . Nếu đã có sẵn cái đó ở 1 tập sách thì có chuyện chém của tôi và bác nữa không ? Với kho sách của bác nó nằm sẵn trong đó rồi , chỉ có điều mỗi cuốn 1 chút . Tự bác phải biến nó thành hệ thống thôi .
.
Quyển này thì tiểu sinh củng có, nó dày 920 trang, trang mà nói đến Hỏa Lịch là trang 13, như sau:
“.... Nhận thức lí tính của các nhà hiền triết Trung Quốc đã biết quan sát hiện tượng để báo thời gian chuẩn. Lịch pháp trước thời vua Nghiêu gọi là Hỏa lịch, về sau phát triển thành lịch Mặt trời, Hỏa và Mặt trời (Thái dương) đều là sao. Quan sát hiện tượng đã sản sinh lịch pháp, sản sinh ra nhận thứ lí tính đối với thiên thời.”
Quyển này là sách dịch lại từ quyển tiếng Hán “書名:天時地利人和,作者:白血,出版 ﹕山西人民出版社,出版年份﹕1993”
Tác giả có lẻ trước khi viết sách này, không đó điều tra (research),về lịch pháp hay sao ấy. Hihihihihi
Lịch của TQ từ xưa tới nay đều là Nông Lịch, là gì mà có lịch Mặt trời?
Thời Hoàng Đế đã có Lịch, Nghiêu Thuấn là Đế tức sau Tam Hoàng, không biết sao lại đổi cái Nông Lịch thành Lịch Mặt Trời quả là thật thật kỳ lạ!!!
Sách đọc thì không nên tin cả 100%, cần phải khảo nó.



*Cuối cùng Tui không phải là TBTT gì đó .
* Con mẹ mua bưởi nó đang gọi em . Em Chaaof các bác chúc các bác vui vẻ .
Hihihihihi, vậy là tiểu sinh đoán sai vậy. Đàm đạo với chú ấy bên tuvilyso thật là sảng khoái.
Thôi chúc bạn bán thật nhiều bưởi, để cuối tuần khỏi phải bán mà lên đây đàm luận tiếp à!

Hihihihihihihi

VinhL
21-10-16, 14:26
Sư huynh Hiếu này còn giấu nhiều cái quá :20: .




Nhìn cho kỹ cái hình The Flower of Life của anh Hiếu, đếm xem vòng ngoài cùng có tất cả bao nhiêu vòng tròn? bao nhiêu vòng tròn đầy đủ và bao nhiêu vòng tròn bị che khuất một phần, có phải "Tiên thiên la kinh thập nhị chi, Hậu thiên tái dụng Can dữ Duy" là 24 sơn hay không, hi... Mọi thứ có sẵn hết mà chẳng ai chịu khó nghiền ngẫm. Nếu nhìn ra được rồi thì xem tiếp vòng bên trong là mấy vòng tròn, có phải Lục khí không? Phương Tây cao thâm lắm.

Lão Đế,
Biết tại sao các hạt tuyết lại có 6 góc không?
Bỡi H-O-H, cái gốc độ của Bond!
Tặng lão cái link này nó thú dị lấm lấm.
https://en.wikipedia.org/wiki/Electromagnetic_absorption_by_water

Liên quán đến "Khí giới thuỷ thì chỉ"!

thuhung
21-10-16, 15:27
Các Cụ bàn về khí về năm vận và sáu khí và bài trên lục giáp để bố bát môn. Xin hỏi khi vào cuộc đất đã nhìn rõ được 6 khí chưa? Nhà cháu nghe nói đáo xứ thì phải rõ mấy cái này k long chân hay không chẳng biết.lục khí vấn đề là mỗi cuộc một khác.lại có người nói về khí rất khác là khí tiên thiên ứng vào hình sinh ra khí hậu thiên rồi sau đó khí hậu thiên hợp hóa thành tiên thiên vì như vậy mới có bù đắp và cân bằng không thì cả vũ trụ hậu thiên qúa nhiều sao tiên thiên sinh hoài được.5 vận 6 khí mục đích chính là dùng để hóa qua hóa về này để hợp tự nhiên.nhà cháu nghe nói vậy nếu sai xin các Cụ chỉ giáo giúp.

hactientn
21-10-16, 17:04
Sư huynh Hiếu này còn giấu nhiều cái quá :20: .




Nhìn cho kỹ cái hình The Flower of Life của anh Hiếu, đếm xem vòng ngoài cùng có tất cả bao nhiêu vòng tròn? bao nhiêu vòng tròn đầy đủ và bao nhiêu vòng tròn bị che khuất một phần, có phải "Tiên thiên la kinh thập nhị chi, Hậu thiên tái dụng Can dữ Duy" là 24 sơn hay không, hi... Mọi thứ có sẵn hết mà chẳng ai chịu khó nghiền ngẫm. Nếu nhìn ra được rồi thì xem tiếp vòng bên trong là mấy vòng tròn, có phải Lục khí không? Phương Tây cao thâm lắm.
Đếm thì sẽ ra được như ý cụ chỉ, nhưng ý hậu học muốn nói là phương Đông chỉ cần dùng 8 vòng tròn gồm có (4 x 5) vòng là thành 24 sơn. Đã lấy cái của phương Tây thì không còn là của phương Đông nữa, ý hậu học nói là như vậy. Cái vòng tròn này thấy được sẽ giải thích được tại sao lại cho thổ là trung tâm rồi thìn tuất sửu mùi lại là thổ, dần thân tị hợi là là sinh, là bắt đầu, rồi tứ chính, tứ ngung, rồi không vong là thế nào? tại sao có trời tròn đất vuông, thuận theo lý luận của phương Đông chứ không phải là lấy cái đã có mà áp dụng thì lại thành VẬT CHÂT QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC rồi, hậu học cãi lại cụ chút.. hi..hi..

hieunv74
21-10-16, 18:52
* Vài lời cùng bác Hieunv74 :
- Bác thấy đấy , tui viết bài về Quá trình hình thành và phát triển của Dịch Học , lẽ ra phải bắt đầu từ Hà Đồ , Lạc Thư rồi đến Tiên Thiên Bát Quái trước mới đúng mà lại không làm thế ? Bởi vì , muốn để bất kì ai cũng có thể hiểu nó thì phải giải thích bằng đồ hình . Điều này tôi không làm được . Trình độ máy tính của người nông dân - quả là vượt quá khả năng .

- Thấy Bác quan tâm nên tôi có vài gợi ý để Hieunv74 tự tìm hiểu :
+ Thứ nhất: phải biết các chấm : Đen - Trắng là kí hiệu phương hướng , không nên hiểu là con số , vì việc sử dụng con số để tìm hiểu có nguy cơ dẫn đến sai lầm ( Điều này sẽ được chứng minh ở ví dụ khác trong bài này )


Tiểu sinh cứ tưởng dịch học nó phải gần gũi cuộc sống hàng ngày của chúng ta; vô hay thái, tiên hay hậu, âm hay dương - cũng là thể với dụng - để phục vụ cuộc sống hàng ngày chúng ta; mỗi hành động của chúng ta đã có vô cực, thái cực; tiên hậu, ... nếu xa vời khó nói, khó diễn tả thì tiểu sinh bỏ không học nữa.

Chúc mọi người vui vẻ cuối tuần - have a nice weekend to everyone!

hieunv74
21-10-16, 19:00
VẬT CHÂT QUYẾT ĐỊNH Ý THỨC rồi, hậu học cãi lại cụ chút.. hi..hi..

Vật chất quyết định ý thức đây nè:
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/Tien%20giay%20VN_Page_02_zpsu2jcdcbx.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/Tien%20giay%20VN_Page_02_zpsu2jcdcbx.jpg.html)
.

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/Tien%20giay%20VN_Page_05_zpsks1bzylh.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/Tien%20giay%20VN_Page_05_zpsks1bzylh.jpg.html)
.
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/Tien%20giay%20VN_Page_05_zpsks1bzylh.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/Tien%20giay%20VN_Page_05_zpsks1bzylh.jpg.html)
.
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/Tien%20giay%20VN_Page_12_zpsiagfaqgm.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/Tien%20giay%20VN_Page_12_zpsiagfaqgm.jpg.html)
.
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/Tien%20giay%20VN_Page_11_zps1793wlg1.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/Tien%20giay%20VN_Page_11_zps1793wlg1.jpg.html)
.
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/Tien%20giay%20VN_Page_14_zps3imajrz1.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/Tien%20giay%20VN_Page_14_zps3imajrz1.jpg.html)

thuhung
21-10-16, 19:39
« vô cực nhi thái cực dã».. Nói một mà không phải một nói hai mà k được nghĩ hai nên nói bất nhì.tâm phải trở về tánh không, nhìn cũng tánh không thì vụ nhìn khí chẳng làm khó ai nữa.vì mình nhìn bình thường nên làm sao xa rời cái thể vật lý được.Vì vô minh che mới bị vật chất điều....Nên nhìn kiểu gì cũng nhì nguyên.:5887::5887::5887:

hactientn
21-10-16, 19:44
Không biết hình này có ý nghĩa gì không? Kính nhờ các cụ xem giúp?

VinhL
21-10-16, 21:35
Các Cụ bàn về khí về năm vận và sáu khí và bài trên lục giáp để bố bát môn. Xin hỏi khi vào cuộc đất đã nhìn rõ được 6 khí chưa? Nhà cháu nghe nói đáo xứ thì phải rõ mấy cái này k long chân hay không chẳng biết.lục khí vấn đề là mỗi cuộc một khác.lại có người nói về khí rất khác là khí tiên thiên ứng vào hình sinh ra khí hậu thiên rồi sau đó khí hậu thiên hợp hóa thành tiên thiên vì như vậy mới có bù đắp và cân bằng không thì cả vũ trụ hậu thiên qúa nhiều sao tiên thiên sinh hoài được.5 vận 6 khí mục đích chính là dùng để hóa qua hóa về này để hợp tự nhiên.nhà cháu nghe nói vậy nếu sai xin các Cụ chỉ giáo giúp.

Ai nói Tiên Thiên Sinh Hậu Thiên, Hậu Thiên bù đắp gì gì đó cho Tiên Thiên, là người đó chưa thấu được Tiên Hậu là gì rồi! Hihihihihih

Nhìn 2 cái đồ dưới đây, nhất là cái Tiên Thiên đấy!
Một là định vị, hai là khí hậu tuần hoàn, tuy nói hai nhưng nó vốn chỉ là một bỡi nó chính là cái môi sinh của trái đất này ạ. Hai cái không tách rời được. Hihihihihihi

VinhL
21-10-16, 21:48
Không biết hình này có ý nghĩa gì không? Kính nhờ các cụ xem giúp?

Sinh lý thời chung, kinh mạch tác tức.
Đó là nói về sự vận hành của khí vào các kinh mạch lục phủ ngũ tạng, vv... , theo đồng hồ (Chung là cái chuôn củng có nghĩa là cái đồng hồ).

Đọc sách châm cứu cơ bản thì củng có liệt kê đấy mà.

Hy vọng mấy anh Đông Y sĩ gữi người lên trạm không gian (Space Station) để khảo sát lại cái thuyết này, xem trường hợp ở ngoài không gian, không sức hút, không nhật không nguyệt xem nó còn đúng không nhỉ?

thuhung
21-10-16, 22:00
Ai nói Tiên Thiên Sinh Hậu Thiên, Hậu Thiên bù đắp gì gì đó cho Tiên Thiên, là người đó chưa thấu được Tiên Hậu là gì rồi! Hihihihihih

Nhìn 2 cái đồ dưới đây, nhất là cái Tiên Thiên đấy!
Một là định vị, hai là khí hậu tuần hoàn, tuy nói hai nhưng nó vốn chỉ là một bỡi nó chính là cái môi sinh của trái đất này ạ. Hai cái không tách rời được. Hihihihihihi
Cám ơn Bác VinhL nhiều! Thì thật ra khí tiên và hậu thiên đâu có tách rời như người ngồi thiền sâu và tịnh tâm thì người đó nhận được khí tiên thiên lúc đó nhiều. Người bình thường tại thời điểm đó đứng đâu gần đó thì nhận không bao nhiêu... Nên cái tồn tại của 2 khí đó dùng lý k được thì tìm cách nhìn hay cảm nhận gì đó .biết rồi thì nhìn cũng được dùng lý cũng xong.phải không Bác!

VinhL
21-10-16, 22:51
Bác bán cho em vài quả bưởi ngọt (bưởi diễn hay bưởi 5 doi) nhé!

Còn về cái vật chất, ý thức của bác theo chủ nghĩa Mác (duy vật biện chứng); nhưng nói thật càng làm to càng mê tín - tại sao? cái này phải nói là nói 1 đằng làm 1 nẻo, thôi không nói nữa.

Phải nói thế này: con người dựa vào, phụ thuộc tự nhiên - nên phải tìm các quy luật vận động của nó mà sống - cái này duy vật biện chứng cũng phải dựa vào: phải sống + thích nghi ; hay nói cách khác quy luật phát triển hình xoáy ốc! nghe quen quen nhỉ: lại hóa ra hà đồ rồi đó nghe.

Sau khi tìm ra quy luật vận động người ra hình tượng hóa nó thành 1 mô hình để cho mọi người dễ tưởng tượng và áp dụng: Hà hay Lạc thì cũng không ngoài mục đích này. Có đồ hình rồi, nhưng không biết quy luật bên trong nên mỗi người áp dụng 1 kiểu nên thật giả lẫn lộn! Nên, khi nhầm tưởng lại gạt bỏ cả thật lẫn giả luôn.

HÃY NHÌN 2 chiều : 1 chiều tổng kết từ thực tế thành mô hình; và từ mô hình áp dụng cho thực tế.

Hà đồ hay lạc thư cũng giống như 1 số hình của bên Tây: hình tròn lồng nhaU:

ví dụ: lão bác bỏ hà đồ, lạc rượu, thì lấy cái khác. hihihihihi

DƯỚI GÓC độ MÔ HÌNH:
Bông Hoa Sự Sống (The Flower of Life) nắm giữ một bí mật mà qua đó người ta có thể khám phá ra các chiều mẫu (pattern): KHUÔN MẪU quan trọng và thiêng liêng nhất trong vũ trụ. Nếu bạn đặt lên một tấm bản đồ (sau khi có được một tỉ lệ chính xác) với một Bông Hoa Sự Sống đầy đủ, tất cả các địa điểm thiêng liêng, những tảng đá đứng khổng lồ, v.v, …, sẽ lọt ngay vào trung tâm sáu điểm.

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-42-52_zpshfae0kwe.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-42-52_zpshfae0kwe.jpg.html)

+ Biểu tượng: một biểu tượng miêu tả “7 ngày tạo dựng trời đất” mà Thiên Chúa trong Kitô Giáo đã tạo ra sự sống [Sáng Thế Kí - Genesis 2:2-3, Xuất Hành - Exodus 23:12, 31:16-17, Isaiah 56:6-8.]

+ Hình thành như nào? Chỉ đơn giản lồng hình tròn vào nhau (học vẽ lớp 3):
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-43-49_zpsfro163zx.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-43-49_zpsfro163zx.jpg.html)

Ngày đầu tiên được xem là sự hình thành của Vesica Piscis (2 vòng tròn nối nhau – nghĩa đen tiếng Latin là Bàng Quang Cá). Sau đó là sự hình thành của Kiềng 3 Chân Sự Sống (Tripod of Life) trong ngày thứ hai. Cứ tiếp theo mỗi ngày có một khối tròn được thêm vào cho tới khi tất cả bảy khối tròn tạo ra Hạt Giống Sự Sống trong ngày thứ sáu của Sáng Thế 07 vòng tròn [cách 8 sinh con] tạo ra được (06 điểm).

Tiếp đến: Trứng Sự Sống (The Egg of Life): Sau khi Hạt Giống Sự Sống được hình thành, chuyển động xoắn đó vẫn tiếp tục, tạo nên một cấu trúc khác được biết đến là Trứng Sự Sống (The Egg of Life)

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-44-44_zpsq4f0chlc.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-44-44_zpsq4f0chlc.jpg.html)

Rồi trái bưởi/quả sự sống: Biểu tượng “Trái Sự Sống” gồm có 13 vòng tròn [cách 14 – lặp lại chu kỳ] được lấy từ mô hình Bông Hoa Sự Sống.

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-45-21_zpstjjthlkx.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-10-21_10-45-21_zpstjjthlkx.jpg.html)
==========
Rút ra được gì trong cái Dụng của con người, khi dựa vào mô hình tự nhiên:

KHUÔN MẪU 1: Cấu trúc này hình thành nền tảng cho âm nhạc, như khoảng cách giữa các khối tròn giống hệt khoảng cách giữa các âm (tones): [cách 8 sinh con] và các bán âm (half tones) trong âm nhạc.

KHUÔN MẪU 2: Nó cũng giống hệt các cấu trúc tế bào của sự phân chia phôi thứ ba (tế bào đầu tiên phân chia thành hai tế bào, sau đó bốn tế bào sau đó đến tám). Vì vậy, cấu trúc này khi nó được phát triển hơn nữa, tạo ra cơ thể con người và tất cả các hệ thống năng lượng bao gồm các hệ thống được sử dụng để tạo ra Merkaba. Nếu chúng ta tiếp tục tạo ra các khối tròn nhiều hơn và nhiều hơn nữa, chúng ta sẽ kết thúc với một cấu trúc được gọi là Bông Hoa Sự Sống.

DƯỚI GÓC TỰ NHIÊN thì sao để xây dựng MÔ HÌNH:

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/ungthumieng2kienthuc_hvhg_zps1ospjjv5.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/ungthumieng2kienthuc_hvhg_zps1ospjjv5.jpg.html)

hay Sinh học lớp 6:
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/Sulonlenvaphanchiacuatebao_zpsamsj49mt.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/Sulonlenvaphanchiacuatebao_zpsamsj49mt.jpg.html)

Vì mô hình là tổng quát (quy luật) số lớn ; khi áp dụng vào cái nhỏ, không ai dạy ta thì ta dùng thực tiễn kiểm định mô hình mà áp dụng thôi.

Hihihihihiihihi

Flower of life tác giả là Drunvalo Melchizedek, đã viết 3 quyển (Tiểu sinh củng có mua cá 3 quyển. Hihihihihi Yêu sách mà).
Lão Hiếu đã đọc hết 3 quyển chưa, có thử qua Thiền Merkabah chưa?

Hihihihihihihi

hieunv74
22-10-16, 09:49
Flower of life tác giả là Drunvalo Melchizedek, đã viết 3 quyển (Tiểu sinh củng có mua cá 3 quyển. Hihihihihi Yêu sách mà).
Lão Hiếu đã đọc hết 3 quyển chưa, có thử qua Thiền Merkabah chưa?

Hihihihihihihi

Quyển này không biết tieu de có không, nhưng mấy cái này cũng giống trước đây tieu de học khí công, nhưng bận thi lại bỏ bẵng 1 thời gian; dạo này chuyển sang Thái cực quyền chơi chơi mấy bữa; nhưng cũng không có ý định mở mấy cái Thành môn đó ra.

Xem thái cực quyền cũng thấy hay hay, không phức tạp như mấy lão tử, lão .... dạy:
+ Chiêu thức thái cực quyền bao giờ cũng bắt đầu từ thế: định thân, tâm thả lỏng (trạng thái vô cực); Người đứng thẳng để 2 luồng khí thiên địa lên xuống (sinh khí);
+ Khí ý niệm động thúc lên thành Thái cực; đang chuyển bị động mà ai rủ đi uống bia - chuồn luôn chẳng tập tành gì!
+ Khi chiêu thức: 2 tay lên xuống: úp ngửa; duỗi thẳng; dọc ngang .... chân tiến thoái (lưỡng nghi); Từ đây các chiêu thức biến hóa bất tận ....
+ Kết thúc lại trở về thế vô cực ban đầu (hoàn nguyên)

Vô, thái là gì? hàng ngày các bác làm mà không biết- cần tìm ở đâu :20::20::20::20:?

hihihihhihihi

hieunv74
22-10-16, 10:02
Chơi ĐỘng năng + Thế năng với lão bằng học sinh lớp 6 nghe:

Mấy quyển của cụ Duy cần có viết về Vô, thái bằng đồ hình sau:
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/Tinh%20Hoa%20Dao%20Hoc%20Dong%20Phuong%20-%20NDC_zpsyjgbxkwu.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/Tinh%20Hoa%20Dao%20Hoc%20Dong%20Phuong%20-%20NDC_zpsyjgbxkwu.png.html)

Tieu de lấy động năng, thế năng lớp 6 ra: hỏi bác điểm cực tĩnh và điểm cực động là điểm nào trên đồ hình này?

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/kythuatvien_Attachments_4Autosave_595261991_zpsboc dsmow.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/kythuatvien_Attachments_4Autosave_595261991_zpsboc dsmow.jpg.html)

trong khi chờ đợi, tieu de đi uống bia đã, hihihihihi

hieunv74
22-10-16, 13:02
Flower of life tác giả là Drunvalo Melchizedek, đã viết 3 quyển (Tiểu sinh củng có mua cá 3 quyển. Hihihihihi Yêu sách mà).
Lão Hiếu đã đọc hết 3 quyển chưa, có thử qua Thiền Merkabah chưa?

Hihihihihihihi

Cái khổ của người học thiền đó là nhậu rượu là đau con mắt thứ 3 lắm.
Hihi hihi

VinhL
22-10-16, 13:06
Chơi ĐỘng năng + Thế năng với lão bằng học sinh lớp 6 nghe:

Mấy quyển của cụ Duy cần có viết về Vô, thái bằng đồ hình sau:
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/Tinh%20Hoa%20Dao%20Hoc%20Dong%20Phuong%20-%20NDC_zpsyjgbxkwu.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/Tinh%20Hoa%20Dao%20Hoc%20Dong%20Phuong%20-%20NDC_zpsyjgbxkwu.png.html)

Tieu de lấy động năng, thế năng lớp 6 ra: hỏi bác điểm cực tĩnh và điểm cực động là điểm nào trên đồ hình này?

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/kythuatvien_Attachments_4Autosave_595261991_zpsboc dsmow.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/kythuatvien_Attachments_4Autosave_595261991_zpsboc dsmow.jpg.html)

trong khi chờ đợi, tieu de đi uống bia đã, hihihihihi

Cực Tĩnh nhất (A&B) là lúc , Cực Động(O). Hihihihihii

VinhL
22-10-16, 13:12
Quyển này không biết tieu de có không, nhưng mấy cái này cũng giống trước đây tieu de học khí công, nhưng bận thi lại bỏ bẵng 1 thời gian; dạo này chuyển sang Thái cực quyền chơi chơi mấy bữa; nhưng cũng không có ý định mở mấy cái Thành môn đó ra.

Xem thái cực quyền cũng thấy hay hay, không phức tạp như mấy lão tử, lão .... dạy:
+ Chiêu thức thái cực quyền bao giờ cũng bắt đầu từ thế: định thân, tâm thả lỏng (trạng thái vô cực); Người đứng thẳng để 2 luồng khí thiên địa lên xuống (sinh khí);
+ Khí ý niệm động thúc lên thành Thái cực; đang chuyển bị động mà ai rủ đi uống bia - chuồn luôn chẳng tập tành gì!
+ Khi chiêu thức: 2 tay lên xuống: úp ngửa; duỗi thẳng; dọc ngang .... chân tiến thoái (lưỡng nghi); Từ đây các chiêu thức biến hóa bất tận ....
+ Kết thúc lại trở về thế vô cực ban đầu (hoàn nguyên)

Vô, thái là gì? hàng ngày các bác làm mà không biết- cần tìm ở đâu :20::20::20::20:?

hihihihhihihi

Cái bí quyết của Thái Cực Quyền là vòng xoán và trái banh.
Mỗi thức đều có hai mặt, mặt tĩnh thì không dùng khí, hoàn toàn buôn thả. Mặt động thì vận khí đẩy và hút.

Tiểu sinh củng có tập qua 108 thế của Đạo Gia Thái Cực Quyền (The Taoist Taichi).

Hihihihihihihi

VinhL
22-10-16, 13:19
Cái khổ của người học thiền đó là nhậu rượu là đau con mắt thứ 3 lắm.
Hihi hihi

Đang xỉn mà thiền thì chắc tốc đạt hơn à nha.
Củng như thiền của Tây Tạng ứng dụng lửa thư hùng để mà tốc đạt (lão thấy mấy cái tượng của Tây Tạng thì biết liền).

Hihihihihihi

3kubond
22-10-16, 13:59
Chơi ĐỘng năng + Thế năng với lão bằng học sinh lớp 6 nghe:

Mấy quyển của cụ Duy cần có viết về Vô, thái bằng đồ hình sau:
http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/Tinh%20Hoa%20Dao%20Hoc%20Dong%20Phuong%20-%20NDC_zpsyjgbxkwu.png (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/Tinh%20Hoa%20Dao%20Hoc%20Dong%20Phuong%20-%20NDC_zpsyjgbxkwu.png.html)

Tieu de lấy động năng, thế năng lớp 6 ra: hỏi bác điểm cực tĩnh và điểm cực động là điểm nào trên đồ hình này?

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/kythuatvien_Attachments_4Autosave_595261991_zpsboc dsmow.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/kythuatvien_Attachments_4Autosave_595261991_zpsboc dsmow.jpg.html)

trong khi chờ đợi, tieu de đi uống bia đã, hihihihihi

Hình của cụ Duy Cần xem nhiều lần vẫn chưa nghiệm ra, nhờ anh Hiếu gợi mở đôi chút!

Hình dưới thì động nhất lúc Vmax (o) và tĩnh nhất lúc V=0 (A-B).

Cám ơn A!

hieunv74
22-10-16, 14:28
Cực Tĩnh nhất (A&B) là lúc , Cực Động(O). Hihihihihii

Hihi cho cụ đoán lại, hihi

VinhL
22-10-16, 14:31
Hihi cho cụ đoán lại, hihi

Lão Hiếu đố mẹo hả?
Vậy thì C và O.

hactientn
22-10-16, 14:52
Lão Hiếu đố mẹo hả?
Vậy thì C và O.

Đồ hình là sự mô tả tâm lý của một người muốn tu tập thiền định hay sao ấy, cụ nhỉ? Đứng giữa ranh giới thiện ác thì mong sao thiện thì giữ cho không vượt giới hạn để làm điểu ác, người đã làm điều ác mà hướng thiện thì quay đầu là bờ rồi, ranh giới mong manh quá. Hi..hi

hieunv74
22-10-16, 17:09
Lão Hiếu đố mẹo hả?
Vậy thì C và O.

Điểm (O) chính là điểm cực động; nhưng Vạn vật đều muốn hoàn nguyên về điểm cực tỉnh tại điểm (O) cả chứ chẳng nói gì đến con người. Không biết tại sao cả?

:3445::3445::3445::3445::3445:

VinhL
23-10-16, 03:04
Điểm (O) chính là điểm cực động; nhưng Vạn vật đều muốn hoàn nguyên về điểm cực tỉnh tại điểm (O) cả chứ chẳng nói gì đến con người. Không biết tại sao cả?

:3445::3445::3445::3445::3445:

Lão thử nghỉ nếu mình là cộng giây trong cái hình của lão thử xem, nó muốn cái gì? Nó muốn ỡ điểm nào? Trạng thái tự nhiên của nó như thế nào?

Hihihihihihi

hieunv74
23-10-16, 10:22
Lão thử nghỉ nếu mình là cộng giây trong cái hình của lão thử xem, nó muốn cái gì? Nó muốn ỡ điểm nào? Trạng thái tự nhiên của nó như thế nào?

Hihihihihihi

CÂN BẰNG lão nhỉ; Lão xem sự cân bằng 02 điểm (âm dương) liên quan mật thiết đến cân bằng 5 điểm (ngũ hành):

https://www.youtube.com/watch?v=SkvBgt96ePU&spfreload=10

Muốn cân bằng 5 điểm thì lại quay về nguyên lý cân bằng 2 điểm. Muốn cân bằng 2 điểm thì làm cân bằng 5 điểm ....

:1008::1008::1008::1008::1008:

VinhL
23-10-16, 10:55
CÂN BẰNG lão nhỉ; Lão xem sự cân bằng 02 điểm (âm dương) liên quan mật thiết đến cân bằng 5 điểm (ngũ hành):

https://www.youtube.com/watch?v=SkvBgt96ePU&spfreload=10

Muốn cân bằng 5 điểm thì lại quay về nguyên lý cân bằng 2 điểm. Muốn cân bằng 2 điểm thì làm cân bằng 5 điểm ....

:1008::1008::1008::1008::1008:
Cộng dây thì chắc chắn không muốn ở điểm O rồi, bỡi ở đó lúc nào nó củng bị căng ra hai đầu ấy. Dây để tự nhiên thì không bao giờ tự căn ra cả, phải không?

Dovandohy
23-10-16, 13:25
Các thầy cho cháu sờ voi với.

BanChatDichHoc
23-10-16, 14:03
Hôm nay , em trở lại . Đọc qua bài của các bác , em thất vọng quá ! Nhưng có lẽ em sẽ đứng lên từ chỗ này , thì có có thể sẽ đi được xa hơn ......Các bác nhỉ .

- Em cảm ơn bác VinhL , giúp em nhận ra chính mình .
- Em xin lỗi bác NP . Em tưởng em đưa cho bác viên ngọc , hóa ra là cục ....may bác không cầm bác nhỉ .
- Em cũng cảm ơn bác Hieunv74 , cho em thấy trên đời có nhiều sự nhố nhăng đến thế .
- Cũng cảm ơn các bác, đã có lời động viên mà vụ quả bưởi của em đã xong . Bây giờ chỉ còn vụ đảo cây để mùa sau có thêm hy vọng . Cảm ơn các bác !

* Tuy vậy em cũng có mấy cùng bác VinhL và bác NP lời như sau :
- Em khẳng định tam hợp cục của địa chi có nguyên nhân từ chỗ các năm trong cục đều có khởi khí của tất cả các tiết giống nhau . Nghĩa là cái điểm giống nhau đó là cơ sở để nói là Hợp Cục . Chứ không phải nó hợp nhau ở tiết động chí ( Nói vạy không đầy đủ .)

- Em nói rằng :
+Các năm : Thân - Tý - Thìn . Đông chí bắt đầu từ giờ Ngọ .
+Các năm : Tỵ - Dậu - Sửu . Đông chí bắt đầu từ giờ Dậu .
+ Các năm : Dần - Ngọ - Tuất . Đông chí bắt đầu từ giờ Tý .
+ Các năm : Hợi - mão - Mùi . Đông chí bắt đầu từ giờ Mão .
-Em lại nói rằng các bác về tra lịch vạn niên xem có đúng không ? Kết quả ra sao ?
- Bác VinhL tra lịch của bác Hồ Ngọc Đức thì phải với 60 năm , chứng minh em sai ..b..e...sai ....bét. Thạt xin lỗi các vị .

*Tuy nhiên , em bảo các bác tra lịch vận niên của phương đông ấy , chứ sao lại lấy cái lịch của phương tây . Vì sao lại vậy ?

- Cái lịch Greogory , hay Julius haylexandria ....Nó cũng tính tiết khí nhưng trên một giả thiết khác . Không phải cái giả thiết của cái lịch em nói ở đây. Điều này hẳn bác VinhL rõ hơn ai hết . Vậy mà bác bảo em sai , trách em không biết đọc sách , bảo em là Mọt . ...:202::202::202: Em mà là mọt thì bác là Mọt khổng lồ .:7j6:.

- Nói thật khi em nói các bác về kiểm lịch vạn niên . Em đã tưởng tượng ra nhiều người chạy về kiểm và phê phán em , nhưng trừ bác ra . Sao lại vậy , Bac có cả kho lịch , bác đã đọc rồi tất biết nó được xây dựng trên cơ sở nào . Ai mà lừa được bác . Hơn nữa , các bác chỉ cần suy nghĩ kĩ một chút lời nói của em trong ví dụ đó , các bác sẽ biết nó là lịch gì rồi , cần gì phải đi tra cứu cho mệt , phải không các bác . Phần này em để lại cho các bác .....
- Em dự đoán rằng , bác Vinhl chắc chắn biết nó là lịch gì . Và bác sẽ hỏi : E thằng kia , cái lịch của mày ban đầu sai ít , nhưng sau đó sai nhiều , phải sử dụng lịch Greogory , mới đúng . Em trả lời luôn : thưa bác đúng vậy . Đó là cái cớ , là cái lí do mà có sự thay đổi về cách tính lịch và cũng là lí do để KIẾN DẦN - KIẾN TÝ - KIẾN SỬU. Cũng là lí do mà Liên Sơn lấy Cấn làm đầu , Quy tàng lấy KHôn làm đầu và Chu dịch lấy Kiền làm đầu . Bác VinhL thấy giữa em và bác ai giống mọt .
- Sau khi bác biết nó là lịch gì . Phiền bác xem lại cái nhận xét cảu bác về vụ HỎA LỊCH NGHIÊU THUẪN .
* Lời riêng với bác NP : Bác nói về hợp hóa không rõ ràng lắm . Xin bác chỉ cho . Tiện đây cũng mong bác chỉ cho vì sao : Càn -Khôn - Đoài - Cấn là âm trạch . Ly- Khảm - Tón - Chấn là dương trạch . Xin gửi trước bác một lời cản ơn . Cảm ơn bác .

dungdung
23-10-16, 15:29
Hôm nay , em trở lại . Đọc qua bài của các bác , em thất vọng quá ! Nhưng có lẽ em sẽ đứng lên từ chỗ này , thì có có thể sẽ đi được xa hơn ......Các bác nhỉ .

- Em cảm ơn bác VinhL , giúp em nhận ra chính mình .
- Em xin lỗi bác NP . Em tưởng em đưa cho bác viên ngọc , hóa ra là cục ....may bác không cầm bác nhỉ .
- Em cũng cảm ơn bác Hieunv74 , cho em thấy trên đời có nhiều sự nhố nhăng đến thế .
- Cũng cảm ơn các bác, đã có lời động viên mà vụ quả bưởi của em đã xong . Bây giờ chỉ còn vụ đảo cây để mùa sau có thêm hy vọng . Cảm ơn các bác !

* Tuy vậy em cũng có mấy cùng bác VinhL và bác NP lời như sau :
- Em khẳng định tam hợp cục của địa chi có nguyên nhân từ chỗ các năm trong cục đều có khởi khí của tất cả các tiết giống nhau . Nghĩa là cái điểm giống nhau đó là cơ sở để nói là Hợp Cục . Chứ không phải nó hợp nhau ở tiết động chí ( Nói vạy không đầy đủ .)

- Em nói rằng :
+Các năm : Thân - Tý - Thìn . Đông chí bắt đầu từ giờ Ngọ .
+Các năm : Tỵ - Dậu - Sửu . Đông chí bắt đầu từ giờ Dậu .
+ Các năm : Dần - Ngọ - Tuất . Đông chí bắt đầu từ giờ Tý .
+ Các năm : Hợi - mão - Mùi . Đông chí bắt đầu từ giờ Mão .
-Em lại nói rằng các bác về tra lịch vạn niên xem có đúng không ? Kết quả ra sao ?
- Bác VinhL tra lịch của bác Hồ Ngọc Đức thì phải với 60 năm , chứng minh em sai ..b..e...sai ....bét. Thạt xin lỗi các vị .

*Tuy nhiên , em bảo các bác tra lịch vận niên của phương đông ấy , chứ sao lại lấy cái lịch của phương tây . Vì sao lại vậy ?

- Cái lịch Greogory , hay Julius haylexandria ....Nó cũng tính tiết khí nhưng trên một giả thiết khác . Không phải cái giả thiết của cái lịch em nói ở đây. Điều này hẳn bác VinhL rõ hơn ai hết . Vậy mà bác bảo em sai , trách em không biết đọc sách , bảo em là Mọt . ...:202::202::202: Em mà là mọt thì bác là Mọt khổng lồ .:7j6:.

- Nói thật khi em nói các bác về kiểm lịch vạn niên . Em đã tưởng tượng ra nhiều người chạy về kiểm và phê phán em , nhưng trừ bác ra . Sao lại vậy , Bac có cả kho lịch , bác đã đọc rồi tất biết nó được xây dựng trên cơ sở nào . Ai mà lừa được bác . Hơn nữa , các bác chỉ cần suy nghĩ kĩ một chút lời nói của em trong ví dụ đó , các bác sẽ biết nó là lịch gì rồi , cần gì phải đi tra cứu cho mệt , phải không các bác . Phần này em để lại cho các bác .....
- Em dự đoán rằng , bác Vinhl chắc chắn biết nó là lịch gì . Và bác sẽ hỏi : E thằng kia , cái lịch của mày ban đầu sai ít , nhưng sau đó sai nhiều , phải sử dụng lịch Greogory , mới đúng . Em trả lời luôn : thưa bác đúng vậy . Đó là cái cớ , là cái lí do mà có sự thay đổi về cách tính lịch và cũng là lí do để KIẾN DẦN - KIẾN TÝ - KIẾN SỬU. Cũng là lí do mà Liên Sơn lấy Cấn làm đầu , Quy tàng lấy KHôn làm đầu và Chu dịch lấy Kiền làm đầu . Bác VinhL thấy giữa em và bác ai giống mọt .
- Sau khi bác biết nó là lịch gì . Phiền bác xem lại cái nhận xét cảu bác về vụ HỎA LỊCH NGHIÊU THUẪN .
* Lời riêng với bác NP : Bác nói về hợp hóa không rõ ràng lắm . Xin bác chỉ cho . Tiện đây cũng mong bác chỉ cho vì sao : Càn -Khôn - Đoài - Cấn là âm trạch . Ly- Khảm - Tón - Chấn là dương trạch . Xin gửi trước bác một lời cản ơn . Cảm ơn bác .

Hiện nay người ta đang lấy Chu dịch với Kiền làm đầu tính theo kiến Dần, vậy theo bạn BanChatDichHoc khi nào người ta lấy Liên Sơn lấy Cấn làm đầu dùng kiến Sửu để tính? khi nào dùng Quy tàng lấy Khôn làm đầu dùng Kiến Tý để tính??

VinhL
23-10-16, 15:36
Hôm nay , em trở lại . Đọc qua bài của các bác , em thất vọng quá ! Nhưng có lẽ em sẽ đứng lên từ chỗ này , thì có có thể sẽ đi được xa hơn ......Các bác nhỉ .

- Em cảm ơn bác VinhL , giúp em nhận ra chính mình .
- Em xin lỗi bác NP . Em tưởng em đưa cho bác viên ngọc , hóa ra là cục ....may bác không cầm bác nhỉ .
- Em cũng cảm ơn bác Hieunv74 , cho em thấy trên đời có nhiều sự nhố nhăng đến thế .
- Cũng cảm ơn các bác, đã có lời động viên mà vụ quả bưởi của em đã xong . Bây giờ chỉ còn vụ đảo cây để mùa sau có thêm hy vọng . Cảm ơn các bác !

* Tuy vậy em cũng có mấy cùng bác VinhL và bác NP lời như sau :
- Em khẳng định tam hợp cục của địa chi có nguyên nhân từ chỗ các năm trong cục đều có khởi khí của tất cả các tiết giống nhau . Nghĩa là cái điểm giống nhau đó là cơ sở để nói là Hợp Cục . Chứ không phải nó hợp nhau ở tiết động chí ( Nói vạy không đầy đủ .)
.
Tam hợp cục xuất từ Thiên Văn, chẳng phải can chi của Năm!
Có phải trong Hoàng Đế Nội Kinh củng phải dùng đến 24 tiết khí không?
Làm sao người xưa định được tiết khí, nguyệt kiến?



- Em nói rằng :
+Các năm : Thân - Tý - Thìn . Đông chí bắt đầu từ giờ Ngọ .
+Các năm : Tỵ - Dậu - Sửu . Đông chí bắt đầu từ giờ Dậu .
+ Các năm : Dần - Ngọ - Tuất . Đông chí bắt đầu từ giờ Tý .
+ Các năm : Hợi - mão - Mùi . Đông chí bắt đầu từ giờ Mão .
-Em lại nói rằng các bác về tra lịch vạn niên xem có đúng không ? Kết quả ra sao ?
- Bác VinhL tra lịch của bác Hồ Ngọc Đức thì phải với 60 năm , chứng minh em sai ..b..e...sai ....bét. Thạt xin lỗi các vị .

*Tuy nhiên , em bảo các bác tra lịch vận niên của phương đông ấy , chứ sao lại lấy cái lịch của phương tây . Vì sao lại vậy ?

- Cái lịch Greogory , hay Julius haylexandria ....Nó cũng tính tiết khí nhưng trên một giả thiết khác . Không phải cái giả thiết của cái lịch em nói ở đây. Điều này hẳn bác VinhL rõ hơn ai hết . Vậy mà bác bảo em sai , trách em không biết đọc sách , bảo em là Mọt . ...:202::202::202: Em mà là mọt thì bác là Mọt khổng lồ .:7j6:.

- Nói thật khi em nói các bác về kiểm lịch vạn niên . Em đã tưởng tượng ra nhiều người chạy về kiểm và phê phán em , nhưng trừ bác ra . Sao lại vậy , Bac có cả kho lịch , bác đã đọc rồi tất biết nó được xây dựng trên cơ sở nào . Ai mà lừa được bác . Hơn nữa , các bác chỉ cần suy nghĩ kĩ một chút lời nói của em trong ví dụ đó , các bác sẽ biết nó là lịch gì rồi , cần gì phải đi tra cứu cho mệt , phải không các bác . Phần này em để lại cho các bác .....
.
Cái này dễ thôi, bạn chỉ đưa lên 60 năm Can Chi và thời tiết trong lịch Vạn Niên mà bạn nói đó để mọi người xem thì được rồi cân gì nói thêm là Lịch Greogory, Julian, vv...... (Nhớ cho biết cái vạn niên lịch đó từ quyển sách nào ra nhé).



- Em dự đoán rằng , bác Vinhl chắc chắn biết nó là lịch gì . Và bác sẽ hỏi : E thằng kia , cái lịch của mày ban đầu sai ít , nhưng sau đó sai nhiều , phải sử dụng lịch Greogory , mới đúng . Em trả lời luôn : thưa bác đúng vậy . Đó là cái cớ , là cái lí do mà có sự thay đổi về cách tính lịch và cũng là lí do để KIẾN DẦN - KIẾN TÝ - KIẾN SỬU. Cũng là lí do mà Liên Sơn lấy Cấn làm đầu , Quy tàng lấy KHôn làm đầu và Chu dịch lấy Kiền làm đầu . Bác VinhL thấy giữa em và bác ai giống mọt .
- Sau khi bác biết nó là lịch gì . Phiền bác xem lại cái nhận xét cảu bác về vụ HỎA LỊCH NGHIÊU THUẪN .
* Lời riêng với bác NP : Bác nói về hợp hóa không rõ ràng lắm . Xin bác chỉ cho . Tiện đây cũng mong bác chỉ cho vì sao : Càn -Khôn - Đoài - Cấn là âm trạch . Ly- Khảm - Tón - Chấn là dương trạch . Xin gửi trước bác một lời cản ơn . Cảm ơn bác .
Nhà Hạ dùng lịch kiến Dần, nhà Ân dùng lịch kiến Sửu, nhà Chu dùng lịch kiến Tý, Kiến Dần dùng quẻ cấn, Sửu dùng quẻ Khôn, kiến Tý trong nhà Chu dùng Quẻ Càn, vậy quẻ Khôn ở Sửu, Quẻ Càn nằm ở Cung Tý à?
Hỏi bạn cái này, Thiên Văn có trước hay Dịch có trước?
Bạn nên điều tra lại trong sử sách tại sao lại có Lịch Kiến Tý Sửu Dần đi.

Những gì sách nói về thời đại Tam Hoàng Ngũ Đế đều là Truyền Thuyết cả bạn ạ. Chỉ vì một câu ngắn trong quyển “Thiên Thời Địa Lợi Nhân Hòa” nói đến Hỏa Lịch (lại còn nói là lịch mặt trời nữa) mà bạn đã tin nó tồn tại, trong khi đó các sử gia TQ cả đời nghiên cứu củng chưa biết có nó thì có phải là hoang đường không?

BanChatDichHoc
23-10-16, 16:00
*Không rõ Dung Dung dựa vào đâu để nói người ta dùng Chu dịch với càn làm đầu theo kiến dần . Nên không thể trả lời .

* Nói như bác VinhL nghĩa là bác vẫn không rõ nó là lịch gì mới hỏi vậy ? ( Cái này tôi sẽ trả lời rõ sau . Mong bác suy nghĩ thêm ). Trước hết Bác nên xem là nó kiến cái gì ? Chắc bác còn biết có cả Kiến Hợi nữa đúng không ? Theo bác lúc đó nó dùng cái gì để xác định phương hướng ?
* Cứ coi em nói bừa , diễn đàn chẳng của riêng ai .... Bác đúng thì em sai , bac sai thì em đúng . đôi khi cả bác và tui đều sai ...ok . Nhưng ngày nào bác phát hiện là nó kiến cái gì và bác biết được vì sao giáp dương , ất âm ... vì sao tý dương , sửu âm ,..vì sao bói cỏ thi dùng 59 cọng ...

.thì khi đi mua bưởi bác đùng cò kè nhé . Cảm ơn bác đã tiếp chuyện em .

dungdung
23-10-16, 16:23
[QUOTE=BanChatDichHoc;82208]*Không rõ Dung Dung dựa vào đâu để nói người ta dùng Chu dịch với càn làm đầu theo kiến dần . Nên không thể trả lời .

dungdung dựa vào lời BanChatDichHoc nói và suy luận theo hướng diễn tiến từ Khôn đến Càn, từ tý đến sửu, từ qui tàng- liên sơn- chu dịch nên về thứ tự có sự liên quan nhau, chứ dungdung không có tài liệu nào nói về nó cả.:0401:

hieunv74
23-10-16, 16:48
*Không rõ Dung Dung dựa vào đâu để nói người ta dùng Chu dịch với càn làm đầu theo kiến dần . Nên không thể trả lời .

* Nói như bác VinhL nghĩa là bác vẫn không rõ nó là lịch gì mới hỏi vậy ? ( Cái này tôi sẽ trả lời rõ sau . Mong bác suy nghĩ thêm ). Trước hết Bác nên xem là nó kiến cái gì ? Chắc bác còn biết có cả Kiến Hợi nữa đúng không ? Theo bác lúc đó nó dùng cái gì để xác định phương hướng ?
* Cứ coi em nói bừa , diễn đàn chẳng của riêng ai .... Bác đúng thì em sai , bac sai thì em đúng . đôi khi cả bác và tui đều sai ...ok . Nhưng ngày nào bác phát hiện là nó kiến cái gì và bác biết được vì sao giáp dương , ất âm ... vì sao tý dương , sửu âm ,..vì sao bói cỏ thi dùng 59 cọng ...

.thì khi đi mua bưởi bác đùng cò kè nhé . Cảm ơn bác đã tiếp chuyện em .

Hết mùa rồi, bác không bưởi bán đâu. 49 cọng bác ah. hihihihi

BanChatDichHoc
23-10-16, 17:01
Vâng , xin lỗi vì sự cố 49 thành 59 để mọi người thấy bản mắt . Em bán hét bưởi rồi bác đừng lo !
Em quên . Cái khái niệm " Lịch vạn Niên " em dùng sai chỗ . Thật lòng xin lỗi bác VinhL .Đôi khi em tào lao đùa bác VinhL tí teo , mong bác đừng giận.
Bạn Dung Dung khong nên suy diễn như vậy . Xin Cảm ơn

VinhL
24-10-16, 04:12
Vâng , xin lỗi vì sự cố 49 thành 59 để mọi người thấy bản mắt . Em bán hét bưởi rồi bác đừng lo !
Em quên . Cái khái niệm " Lịch vạn Niên " em dùng sai chỗ . Thật lòng xin lỗi bác VinhL .Đôi khi em tào lao đùa bác VinhL tí teo , mong bác đừng giận.
Bạn Dung Dung khong nên suy diễn như vậy . Xin Cảm ơn

Giận chi bạn BanChatDichHoc ơi, có người đàm đạo là vui rồi,
nhờ bạn khơi cái vụ Tam Hợp ấy tiểu sinh mới phải khảo lại cái nguồn gốc Tam Hợp.
Tặng bạn tấm hình, đây mới là cái nguồn gốc của nó nè (củng là cái nguồn gốc của Phi Tinh)

Có cần tiểu sinh dịch lại những gì viết trong đó không?

Hihihihihihihihi
Bán cho hai quả bưỡi, loại to mà chắc võ dầy cơm ấy nha.
(Ý quên ỡ tận gần bắc cực thì chắc tiền cước phí còn nhiều hơn tiền bưỡi!)

BanChatDichHoc
24-10-16, 08:17
*Mới sớm ra nhận tin vui bác VinhL không giận mình . Nếu bác mà giận tui thì tui lại rơi vào cái cảnh chán đời mất .....hehehe . Bác chém còn tạm tạm .....người khác chém toàn không trúng gì cả .

* Trở lại vấn đề : Cái tam hợp cục theo quan điểm mà em nêu dự vào lịch CỤC PHÂN CHIA 4 bác à . Hôm vừa rồi bác nêu ra cả đống lịch trong đó có lịch này đấy . Bác xem lại cơ sở tính của lịch đó thì khắc rõ thôi . ( Cái lịch đó hay bác nhỉ chỉ có mấy câu mà áp dụng cả vận năm . Thế mà cái lịch vạn niên bay giờ sao nó dày quá ...:1898:.

* Về cái đồ hình (em cũng có mà không biết giống như cả bác không . Chữ nhỏ quá - toét cả mắt . Lần sau có cái nào chữ hán bác dịch luôn giúp em . Chữ hán của em là em tự học được mấy tháng nay theo kiểu là thiên trời , địa đất ... Cái bản thân em có đi đâu mà cần chữ hán ...mà cái giống đó nó toàn dạng phồn thể không . Nhiều lúc , đọc thấy có chữ lạ , lấy từ điển tra thì hóa ra mình cũng biết nhưng bây giờ là dạng giản thể ....học đòi cũng khổ nghê ). Nếu bác VinhL coi đây là cơ sở xác định tam hợp thì uổng cho sáng tạo của cổ nhân . Chắc bác bỏ quên ý nghĩa của chữ Hôn -Dạ -Đán . ( Theo bác dự vào đồ hình này thì sinh ra loại lịch nào ....)
* Tiện đây bác nói nó cũng là nguồn gốc của Phi Tinh . Bác nhầm to quá . Bác cứ nêu quan điểm là em chứng minh bác sai luôn .
* Yêu bác vô cùng

hactientn
24-10-16, 08:49
Có mấy vấn đề cụ Banchatdichhoc đưa lên, hậu học thấy quan tâm và có những thắc mắc nên mạo muội viết để hỏi cụ, hỏi để học nên có gì không phải cụ thông cảm mà chỉ bảo cho hậu học.
+ Thứ nhất: Phải biết các chấm : Đen - Trắng là kí hiệu phương hướng , không nên hiểu là con số , vì việc sử dụng con số để tìm hiểu có nguy cơ dẫn đến sai lầm ( Điều này sẽ được chứng minh ở ví dụ khác trong bài này )
- Hậu học cũng có cái suy nghĩ như cụ, nhưng có khác là các chấm trắng đen này trên Hà đồ mới chỉ hướng ( Định hướng thì đúng hơn) còn lạc thư là chỉ phương???
+ Thứ 2 : Sự thay đổi vị trí các kí hiệu của Lạc thư so với Hà đồ . Cái mà người ta bảo là sự thay đổi của Kim và Hỏa . Có nguyên nhân từ việc không còn sử dụng Kí hiệu có 10 chấm trắng . Những ai cho rằng kí hiệu này vẫn có trong Lạc thư là sai . Tiêu biểu cho cách hiểu sai này là ông Thiên Sứ ?
- Sự thay đổi vị trí này là sự vận hành của tự nhiên, không có sự thay đổi về ngũ hành nên nói đến đổi chỗ Kim hỏa là sai. Đồng ý với cụ ở điểm này??/
+ Thứ 3 ( quan trong nhất ) : Phải hiểu thế nào là " Tứ tung , ngũ hoành "
- Vấn đề quan trọng này, thì có lẽ là, Nếu cụ nói là “Tứ tung ngũ hoành” một là cụ cố tình ghi sai, hai là cụ đúng còn hậu học nghĩ nó phải là Tứ tung, ngũ hành.. hi.. hi
_ Riêng vụ thái cực , lưỡng nghi , tứ tượng , thì ok .
Cái này hậu học cũng có quan điểm riêng của mình,( Cụ đã ok thì không bàn )
- Sự hợp hóa của địa chi chẳng có liên quan gì đến cái con số của Lạc Thư cả . Việc sử dụng con số chỉ là cái thuật cho dễ nhớ mà thôi . Nguyên nhân , tam hợp cục địa chi nằm ở chỗ : Các năm Thân - Tý - Thìn tiết Đông chí đều bắt đầu từ giờ Ngọ , các năm Tỵ - Dậu - Sửu tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Dậu , các năm Hợi - Mão - Mùi tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Mão , các năm Dần - Ngọ - Tuất tiết đông chí đều bắt đầu từ giờ Tý . ( Các vị có thể lấy lịch vận niên để kiểm tra ) . Vậy , cái hợp của chúng nằm ở chỗ những năm đó giờ khởi tiết khí hoàn toàn giống nhau . Vậy vì sao nó hóa kim , mộc , thủy , hỏa ....các vị có thể suy lần ra được .
- Phần này chắc ý cụ đề cập đến vấn đề lục khí thì phải, Tuy chưa hiểu về vấn đề này, nhưng hậu học cũng lần mò tìm hiểu thì thấy rằng, vấn đề cụ nói cũng có cái lý của mình, (Sự hợp hóa của địa chi chẳng có liên quan gì đến cái con số của Lạc Thư) đồng quan điểm với cụ đoạn này./. Các ngày Đông chí bắt đầu bằng các giờ Tý ngọ mão dậu, cái điều này theo hậu học nghĩ đã có luôn cả thiên văn và vận khí ở đó rồi, Tứ thời trong ngày thì có 4 hành như 1 năm Xuân hạ thu đông, trong một ngày 28 sao cũng vận hành như 1 năm, từ đó sẽ thấy các giờ đó tại sao lại trùng hợp với tam hợp, cái này hậu học chưa hiểu bản chất của nó thế nào, được cụ giải thích thêm thì hay quá ????
Qua các bài viết của các cụ, thấy có mấy điều quan trọng mà hậu học quan tâm, nên đưa ra quan điểm, sai mong được các cụ điểm hóa. Thanks các cụ./.

thuhung
24-10-16, 08:58
Tam hợp rõ là rất hay. Chỉ không hiểu họ dùng hệ thống khí gì.? Phi tinh hay các loại pth huyền không thì xuyên suốt chỉ dùng hệ bắc đẩu khí. Chuyên sâu vào đó là đủ dùng.hệ nạp âm lý luận cũng tinh vi chân Sư chưa thấy ai chê nhưng đạt tới mức biết được thời gian ứng nghiệm có lẽ khó.hệ long mạch cũng có khác căng thiệt.

thuhung
24-10-16, 09:53
Không gian chúng ta đang sống tồn tại vô số loại khí. Tam hợp có lẽ trọng tự nhiên nên theo hệ tiết khí ... Dương Công chọn khán thư hùng là vì ÔNG nghĩ pth là môn dùng để thay đổi nên chọn hệ thống đế khí.Vì khí đó mới có quyền năng thay đổi chỉ vậy nên bất đồng. Thực tế cái âm dương thuần tịnh của huyền không và của tam hợp hoàn toàn khác nhau. Long nhập thủ và đáo đầu long cũng khác nhau.Nên môn này mượn môn kia để dùng cần suy xét phối hợp cho hay không thì mang họa.

songque
24-10-16, 09:54
Tam hợp rõ là rất hay. Chỉ không hiểu họ dùng hệ thống khí gì.? Phi tinh hay các loại pth huyền không thì xuyên suốt chỉ dùng hệ bắc đẩu khí. Chuyên sâu vào đó là đủ dùng.hệ nạp âm lý luận cũng tinh vi chân Sư chưa thấy ai chê nhưng đạt tới mức biết được thời gian ứng nghiệm có lẽ khó.hệ long mạch cũng có khác căng thiệt.

Thứ 2 không phải giao ban à cụ?

Căng quá lại ngâm tiếp ^^

thuhung
24-10-16, 10:05
Thứ 2 không phải giao ban à cụ?

Căng quá lại ngâm tiếp ^^

Đại Sư lâu qúa lo tu tập hay sao mà không thấy.giới vô chém linh tinh hóng HIẾU Huynh khai thị mà chờ dài cổ luôn.hihihihi

songque
24-10-16, 10:36
Đại Sư lâu qúa lo tu tập hay sao mà không thấy.giới vô chém linh tinh hóng HIẾU Huynh khai thị mà chờ dài cổ luôn.hihihihi

Tiên lễ ,hậu lễ,tăng dần đều may ra có tý hi vọng thầy ạ!:664:

BanChatDichHoc
24-10-16, 10:37
*Vài lời cùng Hactientn :

- Tứ tung , ngũ hoành . Tôi không cố tình đâu . Bạn có thể tìm thấy cụm từ này trong KÌ MÔN ĐỘN GIÁP của Lưu Bá Ôn , cũng có thể thấy ở VẠN PHÁP QUY TÔNG BÍ TRUYỀN . Bạn có thể tìm tham khảo .

- Bạn đã biết trong một ngày 28 sao vận động như trong 1 năm . Điều này đủ thấy cái bắt đầu của bạn trong việc tìm hiểu mấy môn linh tinh này là hợp lí , chính xác . Tuy thực tế người ta không thể quan sát được cả 28 sao trong ngày , nhưng người ta vẫn biết như vậy vì sao ? Nhờ cái đò hình của VinhL đấy . Nếu lấy hướng đuôi sao bắc đẩu làm điểm chuẩn khi quan sát ở 1 trong 3 thời điểm sau là Hôn-dạ -đán ( Hoặc bất cứ giờ nào bạn thấy tiện ) . Hôm sau lại đúng giờ đó để quan sát , thì kết quả sẽ ra sao ? Cứ khoảng 365 ngày và 6 giờ ( theo 24 giờ ) thì hướng của nó lại trở về vị trí cũ .

- Theo bạn , 365,25 ngày là quỹ đạo của cái gì ? Nó có phải là dương lịch của phương đông không ? Có phải là cái lịch CỤC PHÂN CHIA THÀNH 4 không nhỉ ....? Vậy nghĩa theo cái lịch này thì cứ 4 năm lại có một năm nhuận . Lấy toàn bộ cái số ngày giờ của 1 năm làm chuẩn . Thì sau đó 3 năm là đến cái năm có số ngày , số giờ trùng với nó . Nếu lấy năm chuẩn là tý thì năm có ngày giờ giống nó là thìn và thân vậy . Tương tự các năm khác .

* vài lời cùng ThuHung :
- Tôi tạm chia Dịch Học phương đông thành 3 dạng tri thức :
+ Tri thiên , tri địa : các quy luật của trời đất
+ Tri mệnh ; các quy luật ảnh hưởng đến vận mệnh con người .
+ Dụng thiên địa phụng mệnh : áp dụng quy luật thiên địa làm lợi cho mệnh . Cái này là của PHONG THỦY . Chính vì thế nên tất cả các quy luật của phong thủy sẽ chia 2 nhóm . Nhóm 1 vận dụng cho hợp mệnh , nhóm 2 nảy sinh khi vận dụng mà không hợp ,nên tạm gọi là các quy luật phiên thiên đảo địa .

VinhL
24-10-16, 12:27
*Mới sớm ra nhận tin vui bác VinhL không giận mình . Nếu bác mà giận tui thì tui lại rơi vào cái cảnh chán đời mất .....hehehe . Bác chém còn tạm tạm .....người khác chém toàn không trúng gì cả .

* Trở lại vấn đề : Cái tam hợp cục theo quan điểm mà em nêu dự vào lịch CỤC PHÂN CHIA 4 bác à . Hôm vừa rồi bác nêu ra cả đống lịch trong đó có lịch này đấy . Bác xem lại cơ sở tính của lịch đó thì khắc rõ thôi . ( Cái lịch đó hay bác nhỉ chỉ có mấy câu mà áp dụng cả vận năm . Thế mà cái lịch vạn niên bay giờ sao nó dày quá ...:1898:.

* Về cái đồ hình (em cũng có mà không biết giống như cả bác không . Chữ nhỏ quá - toét cả mắt . Lần sau có cái nào chữ hán bác dịch luôn giúp em . Chữ hán của em là em tự học được mấy tháng nay theo kiểu là thiên trời , địa đất ... Cái bản thân em có đi đâu mà cần chữ hán ...mà cái giống đó nó toàn dạng phồn thể không . Nhiều lúc , đọc thấy có chữ lạ , lấy từ điển tra thì hóa ra mình cũng biết nhưng bây giờ là dạng giản thể ....học đòi cũng khổ nghê ). Nếu bác VinhL coi đây là cơ sở xác định tam hợp thì uổng cho sáng tạo của cổ nhân . Chắc bác bỏ quên ý nghĩa của chữ Hôn -Dạ -Đán . ( Theo bác dự vào đồ hình này thì sinh ra loại lịch nào ....)
* Tiện đây bác nói nó cũng là nguồn gốc của Phi Tinh . Bác nhầm to quá . Bác cứ nêu quan điểm là em chứng minh bác sai luôn .
* Yêu bác vô cùng
Nếu lúc đầu bạn nói Tứ Phân Lịch (thời Hậu Hán) thì ai thèm đi cãi với bạn cái vụ Hỏa Lịch Nghiêu Thuấn.
Rỏ là bạn không truy nguồn mà. Hihihihihihi

Tứ Phân Lịch củng không phải là Lịch Thái Dương ạ. Tuy nó lấy chu kỳ Tuế Thực là 365.25, nhưng vẫn dùng Sóc Vọng để định Tháng, cái này Lịch Pháp gọi là Âm Dương Lịch ạ (củng là gọi Nông Lịch ạ).
Thật ra nếu nói Tam Hợp xuất từ Thất Đẩu thì củng chưa đúng hoàn toàn, phải nói lại là nó xuất từ Thiên Văn, mà Thất Đẩu chỉ đại diện một trong nhưng hiện tượng lập lại. Ngoài nó ra còn 28 Tú (Cái này thì bạn nói đúng đó).
Cái này lấy từ mục Câm Độn:
Nhóm Hư Khuê Tất Quỷ Dực Đê Cơ đều trực ở tam hợp Thân Tý Thìn
Nhóm Chủy Liểu Chẩn Phòng Đẩu Nguy Lâu đều trực ở tam hợp Tỵ Dậu Sửu
Nhóm Vị Sâm Tinh Giác Tâm Ngưu Thất đều trực ở tam hợp Dần Ngọ Tuất
Nhóm Bích Mão Tỉnh Trương Cang Vĩ Nử đều trực ở Hợp Mão Mùi.

Tham Cự Lộc Văn Liêm Vũ Phá từ đâu mà ra?
Không phải từ cái Bắc Đẩu Thất Tinh sao?

Xin mời bạn chứng minh sự sai của tiểu sinh ạ.

Hihihihihihihihi

namphong
24-10-16, 14:32
* Tuy vậy em cũng có mấy cùng bác VinhL và bác NP lời như sau :
- Em khẳng định tam hợp cục của địa chi có nguyên nhân từ chỗ các năm trong cục đều có khởi khí của tất cả các tiết giống nhau . Nghĩa là cái điểm giống nhau đó là cơ sở để nói là Hợp Cục . Chứ không phải nó hợp nhau ở tiết động chí ( Nói vạy không đầy đủ .)

- Em nói rằng :
+Các năm : Thân - Tý - Thìn . Đông chí bắt đầu từ giờ Ngọ .
+Các năm : Tỵ - Dậu - Sửu . Đông chí bắt đầu từ giờ Dậu .
+ Các năm : Dần - Ngọ - Tuất . Đông chí bắt đầu từ giờ Tý .
+ Các năm : Hợi - mão - Mùi . Đông chí bắt đầu từ giờ Mão .
- Em lại nói rằng các bác về tra lịch vạn niên xem có đúng không ? Kết quả ra sao ?
- Bác VinhL tra lịch của bác Hồ Ngọc Đức thì phải với 60 năm , chứng minh em sai ..b..e...sai ....bét. Thạt xin lỗi các vị .

*Tuy nhiên , em bảo các bác tra lịch vận niên của phương đông ấy , chứ sao lại lấy cái lịch của phương tây . Vì sao lại vậy ?

- Cái lịch Greogory , hay Julius haylexandria ....Nó cũng tính tiết khí nhưng trên một giả thiết khác . Không phải cái giả thiết của cái lịch em nói ở đây. Điều này hẳn bác VinhL rõ hơn ai hết . Vậy mà bác bảo em sai , trách em không biết đọc sách , bảo em là Mọt . ...:202::202::202: Em mà là mọt thì bác là Mọt khổng lồ .:7j6:.

- Nói thật khi em nói các bác về kiểm lịch vạn niên . Em đã tưởng tượng ra nhiều người chạy về kiểm và phê phán em , nhưng trừ bác ra . Sao lại vậy , Bac có cả kho lịch , bác đã đọc rồi tất biết nó được xây dựng trên cơ sở nào . Ai mà lừa được bác . Hơn nữa , các bác chỉ cần suy nghĩ kĩ một chút lời nói của em trong ví dụ đó , các bác sẽ biết nó là lịch gì rồi , cần gì phải đi tra cứu cho mệt , phải không các bác . Phần này em để lại cho các bác .....
- Em dự đoán rằng , bác Vinhl chắc chắn biết nó là lịch gì . Và bác sẽ hỏi : E thằng kia , cái lịch của mày ban đầu sai ít , nhưng sau đó sai nhiều , phải sử dụng lịch Greogory , mới đúng . Em trả lời luôn : thưa bác đúng vậy . Đó là cái cớ , là cái lí do mà có sự thay đổi về cách tính lịch và cũng là lí do để KIẾN DẦN - KIẾN TÝ - KIẾN SỬU. Cũng là lí do mà Liên Sơn lấy Cấn làm đầu , Quy tàng lấy KHôn làm đầu và Chu dịch lấy Kiền làm đầu . Bác VinhL thấy giữa em và bác ai giống mọt .
- Sau khi bác biết nó là lịch gì . Phiền bác xem lại cái nhận xét cảu bác về vụ HỎA LỊCH NGHIÊU THUẪN .

* Lời riêng với bác NP : Bác nói về hợp hóa không rõ ràng lắm . Xin bác chỉ cho . Tiện đây cũng mong bác chỉ cho vì sao : Càn -Khôn - Đoài - Cấn là âm trạch . Ly- Khảm - Tón - Chấn là dương trạch . Xin gửi trước bác một lời cản ơn . Cảm ơn bác .

1. Tam Hợp cục là cụ tổ của Tiết khí và của Lịch Tứ phân, nói rằng Tam Hợp cục xuất từ đó mà ra thì các cao thủ Trung hoa và Đài Loan họ cười chết mất. Địa chi và Thiên can nói 2 mà thực chất là 1, nên nếu muốn hiểu Tam hợp cục bắt buộc phải hiểu sự vận hành của Thiên can, phải hiểu Mậu Bính Giáp rồi đến Bính Giáp Nhâm nó là cái gì. Thanh Nang kinh có câu "Địa hữu tứ thể, khí tòng bát phương" chính là viết về cội nguồn của Tam Hợp cục, Chính vì "Tứ thể" nên chỉ có Kim Mộc Thủy Hỏa mà không có Thổ, còn "Khí tòng bát phương" là gì? Đó là nói Giáp Canh Nhâm Bính Ất Tân Đinh Quý chứ không phải nói 8 phương Đông, Đông Nam, Nam.... Nhìn vào 8 Thiên can này và hiểu sự vận hành của Kim Mộc Thủy Hỏa thì tự nhiên sẽ hiểu tại sao Thân Tý Thìn lại hợp Thủy, Dần Ngọ Tuất lại hợp Hỏa..., đương nhiên nếu không hiểu sự vận hành của Thiên can thì không bao giờ hiểu được Tam hợp cục. Hóa hợp Thiên can chính là cái này chứ không phải Giáp Kỷ hóa Thổ, Ất Canh hóa Kim gì đó; hay Giáp Ất thuộc Mộc, Bính Đinh thuộc Hỏa... nói vậy thì đều là chưa hiểu Tam Hợp cục; từ đó nói Thiên can tương phá như Giáp phá Mậu, Ất phá Kỷ... cũng sai luôn. Hỏa cục Dần Ngọ Tuất đã có tức Thủy cục Thân Tý Thìn tự hiện, Kim cục Tị Dậu Sửu đã có tức Mộc cục Hợi Mão Mùi tự hiện.

2. Càn Khôn Đoài Cấn không phải âm trạch; Ly Khảm Chấn Tốn không phải dương trạch. Nếu NP từng nói vậy thì NP đã nói sai và xin nhận sai với mọi người.
Viết về Bát quái đến nay có mấy câu này là đúng:
"Thiên Địa định vị
Sơn Trạch thông khí
Lôi Phong tương bạc
Thủy Hỏa bất xạ"

Nhưng sao vừa nói Thiên Địa(Càn Khôn) lại nói ngay đến Sơn Trạch(Cấn Đoài) mà không nói Chấn Tốn, Khảm Ly cho theo thứ tự từ lớn đến nhỏ? Cái bí mật này nhiều năm không ai nói tới. Vì sao? Chắc cổ nhận sắp đại như vậy cho vui :202:

Bát quái xuất từ Tam quái, có một câu trong Thiên Ngọc kinh viết "Nhị thập tứ long quản Tam quái, mạc dữ thời sư thoại; Hốt nhiên tri đắc tiện thông tiên, đại đại cổ biền điền", "Hốt nhiên tri đắc tiện thông tiên" do đó nếu hiểu được Tam quái thì tức khắc nhìn ra Bát quái và như vậy sẽ thấy Thiên Địa(Càn Khôn) vừa xuất hiện là đến ngay Sơn Trạch(Cấn Đoài) xuất hiện đối diện ngay, sau đó thì đến Lôi Phong xuất hiện và ngay lập tức Thủy Hỏa xuất hiện đối diện Lôi Phong. Đó là Bát quái theo tự nhiên mà xuất hiện, hoàn toàn không phải cách tứ tượng thêm một vạch âm dương thành ra bát quái như tất cả sách vở hiện giờ vẫn viết vậy.
Nếu đã nhìn được vậy tất tự hiểu Càn Khôn Đoài Cấn không phải âm trạch; Ly Khảm Chấn Tốn không phải dương trạch. Âm Dương của 8 quái này biến đổi tùy theo Kim Mộc Thủy Hỏa vận hành từng cái là Vượng Tướng Hưu Tù Tử trong từng vận ra sao. Vượng Tướng Tử jthì là dương và Hưu Tù Tử thì là âm. Ngay cả Hà Đồ cũng thay đổi trạng thái trong lúc này. Vì sao Tử xuất hiện lúc dương lúc âm, lúc là chính lúc là tà? Hi..hi.
Nam Phong chỉ có thể nói đến đây và nhường lại topic này cho bạn cùng mọi người.

Thân.

Dovandohy
24-10-16, 15:29
Mỗi cụ sờ voi có cách mô tả Voi riêng thành ra loài Voi có mấy giống ạ. Cháu thú thật là sau khi nghe xong không biết con nào là con Voi thật ... ahihihi

hieunv74
24-10-16, 18:38
Mỗi cụ sờ voi có cách mô tả Voi riêng thành ra loài Voi có mấy giống ạ. Cháu thú thật là sau khi nghe xong không biết con nào là con Voi thật ... ahihihi

Có 1 con voi sờ không thấy. Đó là voi thật; có 1 loài voi sờ là sướng đó là voi giả.

Hohihihi

hieunv74
24-10-16, 18:49
Tặng mọi người con voi thật mà NP đã diễn giải, nhưng e rằng chưa thông vô, thái thì toàn nhìn với con mắt voi giả:

https://www.youtube.com/watch?v=EKVhxYuiR98

Người nhật giảng cho mọi người nhé, không phải ts đâu.

:0010::0010::0010::0010::0010:

BanChatDichHoc
24-10-16, 20:29
Xin chào các bác . Nhớ các bác quá , mà ở nhà không tranh được máy với bọn trẻ trâu , đành ra nhà mạng chém vài câu cùng các bác . Em không quên cái hẹn với bác VinhL mà ....lắm lúc điên thế các bác a.

* Em xin chém mấy câu với bác VinhL :
- Cuối cùng thì em cũng kéo được bác ra khỏi thế giới hạ nguyên tử bác nhỉ . Bác thấy đấy , cổ nhân để lại đầy đủ công cụ để cho tôi và bác hiểu ý họ đúng không . Tại bác cứ chấp nhặt sách nọ sách kia nên tui đành loanh quanh với bác một tẹo .
- Về việc em nói ; Bác cứ nêu em chứng minh bác sai luôn . Ấy là em nghĩ là bác định lấy cái " Cửu Thiên Huyền Nữ Luật lệnh " ra mà bảo là nó có gốc từ thất tinh bắc đẩu .( Cửu cung phi tinh ) . Tham , cự , lộc , văn , liêm , vũ , phá thì theo kiến thức nông cạn của em thì đúng là có gốc từ đây rồi . Em mà chứng minh được nó sai thì hóa ra tự vả vào miệng mình vậy .

*Nói thật với các bác chứ , trừ lúc em đần độn ra thì em cũng thông minh hơn cái mức vừa rồi một tý . Cho nên , ý của bác NP , em hiểu cả đấy . Nói thật bác ấy rất thông minh, tội mỗi cái hay tỏ ra thần bí một tý ,bằng cách đưa ra những câu như của người đần độn .Em chứng minh cho các bác xem bài vừa rồi bác ấy nói gì luôn :

- Bác ấy trích câu trong thanh nang kinh như sau :'Địa hữu tứ thể , khí tòng bát phương " là viết về nguồn gốc tam hợp cục . Thật chuẩn xác . Câu 1 : " Địa hữu tứ thể " . Nghĩa là trong 12 địa chi có 4 cục như sau :
+ Thân , tý , thìn . Thủy cục
+ Dần, ngọ, tuất . Hỏa cục.
+ Hợi , mão , mùi . Mộc cục .
+ Tỵ, dậu , sửu . Kim cục .

- Vừa trùng khớp với cái vụ chém của em và bác VinhL . Có nghĩa là bác ấy khen em đấy . Gớm khen có câu mà bác cũng phức tạp nghê .

- Câu 2 :" Khí tòng bát phương " Câu này mới thật chí lí . Đấy là bác ấy mời em cùng sang chỗ bác ấy bàn chuyện " Vận hành của thiên can Giáp , ất , bính , đinh, canh , tân , nhâm, quý " .
-Tại sao lại như vậy ? Vì bác ấy biết là vào thời Nhà Hạ , Cơ Tử đã dùng Bát can NẠP VÀO BÁT QUÁI TIÊN THIÊN . Cụ thể là đem giáp nạp vào càn , ất vào khôn , bính vào cấn , đinh vào đoài ....để mô tả sự trao đổi của khí . Và bác ấy không hiểu vì sao lại dẫn đến mấy câu trong kinh dịch là :
Thiên địa định vị
Sơn trạch thông khí
Lôi phong tương bạc
Thủy hỏa bất tương xạ.
Cho nên bị các học giả Trung Quốc , Đài Loan nó cười .

- Hôm nay em muốn nói với bác NP là : Bác khen chê thì chỉ cho rõ đừng dùng những từ ..... kẻo mọi người nhầm bác không thông minh . Nếu gặp các học giả đó bác nhắc họ cười ít thôi, cười nhiều e có ngày lại tự cười bản thân rồi chết .

*Em cứ điên điên , khùng khùng thế nào ấy các bác nhỉ .
Chào các bác , chúc các bác vui vẻ , em phải về thôi!

-

thuhung
24-10-16, 20:55
Địa hữu tứ thê khí tòng 8và 24 sơn quản 3 quái hay bat quái bài lại còn ba mà dễ hiểu vậy sao. Ước gì được báo mộng.Nên Tưởng công mới nói nằm mộng. Ahihihi:549:

kidsdal
24-10-16, 21:46
Vẫn chả đi đến đâu, vẫn rối bòng bong.
:107::107:
Phong cách viết bài của BanChatDichHoc nhìn quen quen. Sao hay thay đổi nick để chém gió nhỉ. Viết dài mà chả thu được gì

VinhL
25-10-16, 04:26
Kinh Thư Phong Thủy mà mọi gia đều công nhận là Chân Thư thì có 3 quyển, bỡi nó được ghi lại trong sử sách, quốc khố hoàng tộc, vv....
Củng chưa có môn phái nào giám nói 3 bộ đó là man thư cả, và đều công nhận là do Dương Quân Tùng tác.
Đó là:
Hám Long Kinh
Nghi Long Kinh
12 Đảo Trượng Táng.

Nếu có bối rối, hoang mang thì lấy 3 cái chân thư này đọc, đọc tới, đọc lui, đọc xui, đọc ngược, đọc tới khi nào ....
A ha thì ra là vậy, cánh cửa tự nhiên mỡ, mời bước vào.

Hihihihihihihihi

hieunv74
25-10-16, 08:19
Nhờ lão VInhL nói thêm về càn khôn cấn tốn là 4 cung nhỏ ẩn Mậu kỷ trong 24 cung bàn.
Hihihi

VinhL
25-10-16, 08:48
Nhờ lão VInhL nói thêm về càn khôn cấn tốn là 4 cung nhỏ ẩn Mậu kỷ trong 24 cung bàn.
Hihihi

Trong Thanh Nang Tự có câu
乾坤艮巽號禦街
Càn Khôn Cấn Tốn hiêu Ngự Nhai

Lão có hiểu đoạn này không?
Cái gì là Ngự Nhai?

hieunv74
25-10-16, 09:28
Trong Thanh Nang Tự có câu
乾坤艮巽號禦街
Càn Khôn Cấn Tốn hiêu Ngự Nhai

Lão có hiểu đoạn này không?
Cái gì là Ngự Nhai?

+ Hiệu (号): tên gọi, hiệu là.

+ Ngự (禦): cai trị, cai quản (nên mới có phim 3 chàng lính ngự lâm, hay là vua cai trị cả thiên hạ); Nên vua tới ở đâu thì cũng gọi là NGỰ cả; những cái gì mà của vua cũng gọi là Ngự (như ngự chỉ - công văn do vua phát hành, gái của nhà vua cũng gọi là Nữ ngự);

+ Nhai (街): điểm giao, ngã tư; ở đây làm tâm của vòng tròn 24 sơn.

=> Ngự nhai: cai quản của người cai trị (vua) ở trung tâm [Mậu kỷ?];

Nhưng quản lý như thế nào hả lão?

:105::105::105:

Dovandohy
25-10-16, 09:49
Voi sờ chưa xong các cụ đã mò cách giết thịt nấu ăn rồi ạ?

Càn Khôn Cấn Tốn hiệu ngự nhai ...món này khó nấu ạ

thuhung
25-10-16, 09:52
Ngự nhai các Cụ nói chẳng có gì khó hiểu.trên thì tinh phong,dưới thì thuỷ cần lưu ý.mấy cái chỗ đó. Trước là hình sau là lý và khí. Cứ nói hình nào khí nấy rồi kê gối ngủ thì khác gì mấy môn thụ động. Vấn đề là phải biết khí khi nào nó chuyển Âm,chuyển dương rồi căn cứ cái hình đó biết được gì và được tới đâu là tận nghĩa chỗ họ nói.:5887::5887::5887:

HaVu
25-10-16, 10:17
Nhìn ra ngự nhai là được 50% rồi cụ thuhung nhỉ :5887:

thuhung
25-10-16, 10:40
Nhìn ra ngự nhai là được 50% rồi cụ thuhung nhỉ :5887:

Ngự nhai nói tới là vì nhân sinh vốn trọng học thức,địa vị và tài lộc.có nó mà thanh khí thì lợi lạc cho xã hội. Pth thì khoái thanh. Còn mấy cái bộ kinh đó phải luyện khí thì mới giải nổi.ý là nghiên cứu sâu về khí làm bước đệm.k thì giải k nổi vì thực sự bị giấu nhiều chỉ có phần xác.Nên Tưởng công vẫn nói dùng trí thông minh vẫn không có đường vào mà. Nhưng vẫn có cách. Là quáng chiếu thực tế.có long có cục nhìn hoài sẽ ra vấn đề.

hieunv74
25-10-16, 11:07
Thu hung hôm gi ra hà nội đã xem cái này chưa:
https://www.youtube.com/watch?v=wyFrxmvQk_U

:5887::5887::5887:

thuhung
25-10-16, 11:19
Lão đó dùng pth Dương Công k nổi đâu Hiếu Huynh!đại Địa thực sự hiếm mà đặt VN mình được thuỷ nhiều nên Cụ Tả Ao mới chế môn pth mà sơn có thể dùng tam hợp, nhưng thuỷ pháp phải thanh nang là biết vấn đề sâu xa là gì rồi.họa phúc do thuỷ.thuỷ ngon là ăn rồi.sơn k đẹp bằng dat người ta thì k làm cường quốc cũng chẳng sao.hihihihihi

VinhL
25-10-16, 13:02
+ Hiệu (号): tên gọi, hiệu là.

+ Ngự (禦): cai trị, cai quản (nên mới có phim 3 chàng lính ngự lâm, hay là vua cai trị cả thiên hạ); Nên vua tới ở đâu thì cũng gọi là NGỰ cả; những cái gì mà của vua cũng gọi là Ngự (như ngự chỉ - công văn do vua phát hành, gái của nhà vua cũng gọi là Nữ ngự);

+ Nhai (街): điểm giao, ngã tư; ở đây làm tâm của vòng tròn 24 sơn.

=> Ngự nhai: cai quản của người cai trị (vua) ở trung tâm [Mậu kỷ?];

Nhưng quản lý như thế nào hả lão?

:105::105::105:

Thanh Nang Tự thì có:
乾坤艮巽號禦街
Càng Khôn Cấn Tốn hiệu Ngự Nhai
Đô Thiên Bảo Chiếu thì có
寅坤申艮御門開
Dần Khôn Thân Cấn Ngự Môn Khai
Tại sao nó đều là Ngự? Hihihihihihihi

Đây là tổng hợp lại các câu cổ thơ về Càn Khôn Cấn Tốn:

Ngự Nhai, là đường của Vua Đi, ai vào một là tử một là thăng quan tiến chức. Nó là Huyền Quan Nhất Khiếu, Sinh Tử Môn, cho nên Bát Sát Hoàng Tuyền hay Cứu Bần Hoàng Tuyền đều là Nó!!!

Kiền
Tân Nhâm thủy lộ phạ đương Kiền
Tân nhập Càn cung bách vạn trang
Tân Nhâm hội nhi tụ Thìn

Khôn
Canh Đinh Khôn thượng thị Hoàng Tuyền
Đinh Khôn trung vạn thị tư sương
Sửu ngưu nạp Canh Đinh chi khí

Cấn
Giáp Quý hướng trung ưu kiến Cấn
Quý qui Cấn vị phát văn chương
Kình Dương thi Quí Giáp chi linh

Tốn
Ất Bính tu phòng Tốn thủy tiên
Ất hướng Tốn lưu thanh phú quí
Ất bính giao nhi su tuất

Đệ chú ý đến mấy từ này nhé
Khôn Thượng
Đương Kiền
Tốn Tiên
Kiến Cấn
Đây đều là Ẩn Ngữ.

Thêm cái đoạn này trong Đô Thiên Bảo Chiếu nửa
子癸午丁天元宮,卯乙西辛一路同, 有山水一同到,半穴乾坤艮巽宮
.............................................., Bán Huyệt Càn Khôn Cấn Tốn Cung

Tại sao nó tàng Mậu Kỷ?
Đệ xem Tứ Thời, Tiết Khí đi thì sẻ hiểu chân tướng!
Có lẻ vì vậy mà khi ứng dụng dể nhầm, thấy nó là Cứu Bần thì ra nó lại phạm vào cái Sát, tưởng nó Sát thì ra nó lại là Cứu Bần.

Hihihihihihihihi

namphong
26-10-16, 09:55
Thanh Nang Tự thì có:
乾坤艮巽號禦街
Càn Khôn Cấn Tốn hiệu Ngự Nhai

Đô Thiên Bảo Chiếu thì có
寅坤申艮御門開
Dần Khôn Thân Cấn Ngự Môn Khai

Định không nói nữa nhưng lão huynh trích dẫn vậy làm rối cho mọi người nên nhiều chuyện chút. Thời Tần, Hán và Đường có Tể tướng(Thừa tướng) là kề cận bên vua và giúp vua mọi việc, vị trí này quyền lực rất lớn nhưng phải hết sức giữ mình vì thiên về bên nào cũng sẽ tự phương hại mình, chính vì vậy cũng cô độc. Do đó ý 2 câu trên là nói tứ duy quái lập hướng bất xuất quái, xuất quái là bại. Vì sao lại là Dần Khôn và Thân Cấn? Vì bên trên nó là câu "Ất Tân Đinh Quý thủy lai thôi." Ất thủy vốn là Thiếu âm thủy nên tọa Dần phải hướng Khôn để hợp Thiếu âm cục, Tân thủy vốn là Thiếu dương thủy nên tọa Thân phải hướng Cấn để hợp Thiếu dương cục, lão huynh nhìn thật kỹ đi sẽ hiểu. Bảo chiếu kinh viết rất phức tạp và nhảy loạn xạ, cẩn thận.



"Tân nhập Càn cung bách vạn trang
Ất hướng Tốn lưu thanh phú quí"

Giang Tây thủy chảy qua Càn chính là thủy mang Thổ khí, phát gia sản điền trang nhưng là dạng trọc phú, lão huynh xem ở đó toàn âm khí sẽ hiểu. Do đó đối diện với nó thì Giang Đông thủy chảy qua Tốn sẽ phát người thanh quý mà ít gia sản vì thủy mang Kim khí, một âm một dương chính là đạo là ở đây, bên kia vật chất thì đối diện bên đây là tinh thần và ngược lại.



"Đinh Khôn chung thị vạn tư sương
Quý qui Cấn vị phát văn chương"

Giang Nam thủy chảy về Khôn cũng phát lộc, tuy nhiên có khác với Càn thủy một chút là ở chổ phát lộc phú thương chứ không phải điền sản và con người cũng khôn khéo chứ không cục mịch như Càn thủy vì thủy này mang Thủy khí. Giang Bắc thủy chảy về Cấn do vậy ngược lại với tài lộc là văn chương vì thủy này mang Hỏa khí, lão huynh nhìn phía Nam đầy âm và phía Bắc toàn dương sẽ hiểu, một âm một dương, một vật chất và một tinh thần. Tuy nhiên không đơn giản chỉ là dòng nước chảy, còn phải thêm một số điều kiện nửa.



Thêm cái đoạn này trong Đô Thiên Bảo Chiếu nửa
子癸午丁天元宮,卯乙西辛一路同, 有山水一同到,半穴乾坤艮巽宮
.............................................., Bán Huyệt Càn Khôn Cấn Tốn Cung


"Tý Quý Ngọ Đinh Thiên Nguyên cung,
Mão Ất Đoài Tân nhất lộ đồng,
Nhược hữu sơn thủy nhất đồng đáo,
Bán huyệt Kiền Khôn Cấn Tốn cung,"

Đây là nói Thiên quái Chính thần kiến thủy là bất lợi phải tránh đi nên lập huyệt phải hiểu mà tránh né, dụng "bán huyệt Càn Khôn Cấn Tốn" mà tránh sát thủy.

Địa lý Phong thủy của Thanh nang tất cả đều thống nhất nhau chứ không loạn, nhưng câu chữ thì ẩn ngữ rất nhiều.

VinhL
26-10-16, 14:03
Định không nói nữa nhưng lão huynh trích dẫn vậy làm rối cho mọi người nên nhiều chuyện chút. Thời Tần, Hán và Đường có Tể tướng(Thừa tướng) là kề cận bên vua và giúp vua mọi việc, vị trí này quyền lực rất lớn nhưng phải hết sức giữ mình vì thiên về bên nào cũng sẽ tự phương hại mình, chính vì vậy cũng cô độc. Do đó ý 2 câu trên là nói tứ duy quái lập hướng bất xuất quái, xuất quái là bại. Vì sao lại là Dần Khôn và Thân Cấn? Vì bên trên nó là câu "Ất Tân Đinh Quý thủy lai thôi." Ất thủy vốn là Thiếu âm thủy nên tọa Dần phải hướng Khôn để hợp Thiếu âm cục, Tân thủy vốn là Thiếu dương thủy nên tọa Thân phải hướng Cấn để hợp Thiếu dương cục, lão huynh nhìn thật kỹ đi sẽ hiểu. Bảo chiếu kinh viết rất phức tạp và nhảy loạn xạ, cẩn thận.
.
Lão Đế,
Lão nói tứ duy quái lập hướng bất xuất quái, nay hỏi lão Đế chứ nếu xuất quái thì bại, tại sao, năng lực nào đêm đến sử sát phạt này?
Tức sự sát phạt này phải liên quan đến một hiện tượng nào đó trong thiên nhiên, nếu không nó chỉ là lý thuyết suông.
Nếu nói Âm Dương lý thì đó là lý thuyết suông, nhưng nói đến Sáng và Tối, tức là cái Âm Dương Sáng Tối này đã liên quan đến hiện tượng thực, đó là cái mà tiểu huynh muốn nói đến.



Giang Tây thủy chảy qua Càn chính là thủy mang Thổ khí, phát gia sản điền trang nhưng là dạng trọc phú, lão huynh xem ở đó toàn âm khí sẽ hiểu. Do đó đối diện với nó thì Giang Đông thủy chảy qua Tốn sẽ phát người thanh quý mà ít gia sản vì thủy mang Kim khí, một âm một dương chính là đạo là ở đây, bên kia vật chất thì đối diện bên đây là tinh thần và ngược lại.

Giang Nam thủy chảy về Khôn cũng phát lộc, tuy nhiên có khác với Càn thủy một chút là ở chổ phát lộc phú thương chứ không phải điền sản và con người cũng khôn khéo chứ không cục mịch như Càn thủy vì thủy này mang Thủy khí. Giang Bắc thủy chảy về Cấn do vậy ngược lại với tài lộc là văn chương vì thủy này mang Hỏa khí, lão huynh nhìn phía Nam đầy âm và phía Bắc toàn dương sẽ hiểu, một âm một dương, một vật chất và một tinh thần. Tuy nhiên không đơn giản chỉ là dòng nước chảy, còn phải thêm một số điều kiện nửa.

"Tý Quý Ngọ Đinh Thiên Nguyên cung,
Mão Ất Đoài Tân nhất lộ đồng,
Nhược hữu sơn thủy nhất đồng đáo,
Bán huyệt Kiền Khôn Cấn Tốn cung,"

Đây là nói Thiên quái Chính thần kiến thủy là bất lợi phải tránh đi nên lập huyệt phải hiểu mà tránh né, dụng "bán huyệt Càn Khôn Cấn Tốn" mà tránh sát thủy.

Địa lý Phong thủy của Thanh nang tất cả đều thống nhất nhau chứ không loạn, nhưng câu chữ thì ẩn ngữ rất nhiều.

Lão chưa giải thích mấy cục Sát nhỉ?

Phần Cứu Bần thì lão giãi thích rất là hợp lý theo lý thuyết, nhưng cái gì chứng thực được nó?
Như cổ nhân thường nói Nhất Dương sinh ở Tý, Nhất Âm sinh ở Ngọ, lý thuyết này được chứng thực ở 4 Mùa, và Ngày Đêm.

Tiểu huynh nghỉ, học thì chúng ta cũng đã học lấm lấm các môn các phái rồi, giờ cũng nên bắt đầu suy nghĩ đến chuyện khảo chứng lý thuyết vậy.

Hihihihihihihi

Dovandohy
26-10-16, 14:28
Ahihihi,

Các cụ vẽ một hồi rồi cũng bắt đầu hỏi : Trời từ trước tới giờ mình vẽ cái gì vậy hả trời? Ai biết con Voi thật hình thù ra sao cho các cụ so cái ạ?

Mong các cụ tìm được voi thật, cháu cũng muốn xem lắm ạ.

Ahihihi..

namphong
26-10-16, 22:04
Ahihihi,

Các cụ vẽ một hồi rồi cũng bắt đầu hỏi : Trời từ trước tới giờ mình vẽ cái gì vậy hả trời? Ai biết con Voi thật hình thù ra sao cho các cụ so cái ạ?

Mong các cụ tìm được voi thật, cháu cũng muốn xem lắm ạ.

Ahihihi..

Phải suy nghĩ thật nhiều và đọc thật nhiều, may ra bạn sẽ hiểu được một ít . Bạn nghĩ là NP và lão huynh VinhL tranh luận à. Sai rồi đó.

Dovandohy
27-10-16, 08:07
Sai thì sửa ngã mạn thì thối đúng không bác...ahihihi

thuhung
27-10-16, 16:18
Phong thuỷ Tam hợp đơn giản là cùng gốc với mấy môn thuật số lấy hệ âm dương tiêu trưởng theo kiểu: dương đầy thì âm tuyệt. Ngủ hành thì sinh, khắc vv tóm lại là theo dịch và ảnh hưởng sâu rộng tới quần chúng như bat trạch.và đều đáng nói là khác gốc với pth huyền không. Vậy thì các Cụ đem mấy bộ thanh nang,thiên ngọc,ao ngữ vv mà nói cho tam hợp là mượn thương hiệu.hihihi. cái vụ giang nam ,bắc và giang đông tây.tam ban,...vấn đề của nó là ngộ được thì chứng luôn có nghĩa là biết rõ ràng làm gì có đọc kỹ mới hiểu một ít.không ngộ là mãi mãi không biết . Huyền không là cái lý Âm Dương vơi đầy.dương xương thịnh thì âm cũng xương thịnh ...đại loại là vậy nên họ nhắc tới từ của hôn phối .đừng có nhầm.hihihihi

namphong
27-10-16, 16:31
Lão Đế,
Lão nói tứ duy quái lập hướng bất xuất quái, nay hỏi lão Đế chứ nếu xuất quái thì bại, tại sao, năng lực nào đêm đến sử sát phạt này?
Tức sự sát phạt này phải liên quan đến một hiện tượng nào đó trong thiên nhiên, nếu không nó chỉ là lý thuyết suông.
Nếu nói Âm Dương lý thì đó là lý thuyết suông, nhưng nói đến Sáng và Tối, tức là cái Âm Dương Sáng Tối này đã liên quan đến hiện tượng thực, đó là cái mà tiểu huynh muốn nói đến.

Âm thanh tần số người nghe được từ 20Hz đến 20000Hz, từ 20Hz-200Hz là âm trầm, 500Hz-6000Hz là âm trung, 6000Hz-20000Hz là âm cao, âm nào dễ nghe cho lỗ tai? cái âm the thé 19999Hz hay là cái âm trầm hòa 432Hz?
Dãy tần số từ ánh sáng đỏ đến ánh sáng tím khác nhau ra sao? ánh sáng đỏ vàng cam và hồng ngoại tần số dao động thế nào? ánh sáng chàm tím và tử ngoại dao động thế nào? cái nào lợi cho sinh vật sống, cái nào hại?
Rồi tần số dao động của các sóng viba... nữa.
Tần số dao động nào có lợi?

24 sơn là 24 tần số dao động khác nhau. Những sơn kiêm dùng được là những sơn tần số sóng giao thoa hay tương đồng, những sơn không kiêm dùng được là những sơn tần số sóng triệt tiêu nhau hay bất tương đồng. Bát quái là cái sáng tạo tuyệt vời của cổ nhân và nó thật sự hay ho khi mô tả ranh giới các dạng sóng khác nhau trong 24 sơn. Nhìn biểu đồ hình SIN, đó là một dạng tiêu biểu của hàm sóng, có phải đường di chuyển của hình SIN hợp với phương ngang(thời gian) một góc 45 độ hay không? 8 quái trong 24 sơn mỗi quái cách nhau bao nhiêu độ? có phải 45 độ không? và nếu đơn thuần phân âm dương thì bát quái có 4 dương và có 4 âm. Biểu đồ SIN vận động 4 chu kỳ sẽ tạo ra 8 pha, trong đó có 4 pha dương(nằm phía trên) và 4 pha âm(nằm phía dưới), trong 4 pha dương thì có 2 pha bắt đầu từ gốc 0 dương tăng lên, đó là thiếu dương; 2 pha bắt đầu từ trên đỉnh đi xuống, đó là thái dương; 4 pha âm thì có 2 pha bắt đầu từ gốc 0 đi xuống, đó là thiếu âm; 2 pha bắt đầu từ đỉnh đi lên, đó là thái âm.
Đây là cái đơn giản nhất cho dễ hiểu, thực chất khi nói khí trên 24 sơn là phải mô tả nó kiểu 2 sóng điện trường và từ trường vuông góc với nhau, giao thoa hoặc triệt tiêu mới đúng ý, một tung một trực, trên đó từng quái ứng với kiểu hình nào trong sự kết hợp sóng, từ đó tại sao có thể xuất quái và không được xuất quái, tuy nhiên rất là phức tạp, nếu trình bày thì diễn đàn này trở thành diễn đàn vật lý mất. :0401:



Lão chưa giải thích mấy cục Sát nhỉ?

Phần Cứu Bần thì lão giãi thích rất là hợp lý theo lý thuyết, nhưng cái gì chứng thực được nó?
Như cổ nhân thường nói Nhất Dương sinh ở Tý, Nhất Âm sinh ở Ngọ, lý thuyết này được chứng thực ở 4 Mùa, và Ngày Đêm.

Tiểu huynh nghỉ, học thì chúng ta cũng đã học lấm lấm các môn các phái rồi, giờ cũng nên bắt đầu suy nghĩ đến chuyện khảo chứng lý thuyết vậy.

Hihihihihihihi

Nhất dương sinh ở Tý, Nhất âm sinh ở Ngọ là nói cái "THỜI"; Còn 4 thủy bên trên NP viết là nói cái "VỊ", 2 cái này khác nhau xa lắm. Lao huynh nghiền ngẫm Thiên quái và Địa quái thì sẽ hiểu mấy cục Sát.

VinhL
28-10-16, 03:01
................

Nhất dương sinh ở Tý, Nhất âm sinh ở Ngọ là nói cái "THỜI"; Còn 4 thủy bên trên NP viết là nói cái "VỊ", 2 cái này khác nhau xa lắm. Lao huynh nghiền ngẫm Thiên quái và Địa quái thì sẽ hiểu mấy cục Sát.

Nhất Dương, Nhất Âm là nói cái lượng của Âm Và Dương, ỡ thời tiết là nó nói đến cái năng lực thu hút từ ánh sáng mặt trời soi vào quả đất. Khi đi đến Tam Dương thì sức ấm đã đủ để cây cỏ nảy mầm tức mùa Xuân. Tam Âm là thời tiết bắt đầu trỡ lạnh, cây cối thu liễm, lá vàng rơi. Nhất Dương Nhất Âm trong mỗi ngày củng tương tự, bình minh bắt đầu ấm áp, đến trưa trời nóng, sau thì suy dần.
Cho nên chỉ nói cái Thời không thì chưa thỏa, bỡi còn nó đi với cái vị và lượng không thể tách rời.

24 sơn củng không ngoài sự thu hút nhiêt năng tương quan đến vị trí của mặt trời, bỡi năng lượng của mặt trời so với các năng lượng như sóng âm, sóng từ, v.v..., to tác hơn mấy ngàn lần.
Các năng lượng khác đều có ảnh hưởng, như cái thấy được, cảm
được chính là Nhiệt Năng của ánh sáng mặt trời.

Xin hỏi lão Đế, tại sao không dùng 12, như đã nói trong "Tiên thiên la kinh 12 chi"? mà lại chế ra 24 ?

VinhL
28-10-16, 03:09
Phong thuỷ Tam hợp đơn giản là cùng gốc với mấy môn thuật số lấy hệ âm dương tiêu trưởng theo kiểu: dương đầy thì âm tuyệt. Ngủ hành thì sinh, khắc vv tóm lại là theo dịch và ảnh hưởng sâu rộng tới quần chúng như bat trạch.và đều đáng nói là khác gốc với pth huyền không. Vậy thì các Cụ đem mấy bộ thanh nang,thiên ngọc,ao ngữ vv mà nói cho tam hợp là mượn thương hiệu.hihihi. cái vụ giang nam ,bắc và giang đông tây.tam ban,...vấn đề của nó là ngộ được thì chứng luôn có nghĩa là biết rõ ràng làm gì có đọc kỹ mới hiểu một ít.không ngộ là mãi mãi không biết . Huyền không là cái lý Âm Dương vơi đầy.dương xương thịnh thì âm cũng xương thịnh ...đại loại là vậy nên họ nhắc tới từ của hôn phối .đừng có nhầm.hihihihi

Xin hõi bạn Thuhung, vào thời nhà Đường, có môn phái Tam Hợp hay Huyền Không, vv... không?

thuhung
28-10-16, 08:24
Xin hõi bạn Thuhung, vào thời nhà Đường, có môn phái Tam Hợp hay Huyền Không, vv... không?

Chịu Bác! Em chỉ quan tâm cái cần học k bị đồng hóa gì cả. Vụ các Bác nghiên cứu pth vật lý e hoàn toàn trân trọng.chỉ các Bác đừng lấy đầu gà lắp đuôi vịt đọc hoa cả mắt rồi họ nhầm là cao siêu.lại theo k kịp ứng dụng k xong nó căng lắm.

Dovandohy
28-10-16, 08:55
Kính các bác,

các bác lý thuyết cũng kha khá rùi, mời các bác đem ra dụng cho ae học hỏi ạ

namphong
28-10-16, 09:43
Nhất Dương, Nhất Âm là nói cái lượng của Âm Và Dương, ỡ thời tiết là nó nói đến cái năng lực thu hút từ ánh sáng mặt trời soi vào quả đất. Khi đi đến Tam Dương thì sức ấm đã đủ để cây cỏ nảy mầm tức mùa Xuân. Tam Âm là thời tiết bắt đầu trỡ lạnh, cây cối thu liễm, lá vàng rơi. Nhất Dương Nhất Âm trong mỗi ngày củng tương tự, bình minh bắt đầu ấm áp, đến trưa trời nóng, sau thì suy dần.
Cho nên chỉ nói cái Thời không thì chưa thỏa, bỡi còn nó đi với cái vị và lượng không thể tách rời.

24 sơn củng không ngoài sự thu hút nhiêt năng tương quan đến vị trí của mặt trời, bỡi năng lượng của mặt trời so với các năng lượng như sóng âm, sóng từ, v.v..., to tác hơn mấy ngàn lần.
Các năng lượng khác đều có ảnh hưởng, như cái thấy được, cảm
được chính là Nhiệt Năng của ánh sáng mặt trời.

Xin hỏi lão Đế, tại sao không dùng 12, như đã nói trong "Tiên thiên la kinh 12 chi"? mà lại chế ra 24 ?

Đào sâu hiểu biết là tốt nhưng lão huynh càng đi càng xa.
NP tìm hiểu Vật lý, Sinh học, Xã hội học, Toán học là để Chứng thực cho sự đúng đắn của Địa lý Phong thủy, hoàn toàn không muốn sa vào những cái đó quá sâu. Chúc lão huynh sớm đi đến đích mình chọn.

P/S: không nên quan trọng mặt trời như thế và cũng không nên cứng nhắc chuyện sóng âm, sóng từ... mà NP nói, NP chỉ mượn ý các sóng đó để nói KHÍ.

namphong
28-10-16, 09:47
Chịu Bác! Em chỉ quan tâm cái cần học k bị đồng hóa gì cả. Vụ các Bác nghiên cứu pth vật lý e hoàn toàn trân trọng.chỉ các Bác đừng lấy đầu gà lắp đuôi vịt đọc hoa cả mắt rồi họ nhầm là cao siêu.lại theo k kịp ứng dụng k xong nó căng lắm.


Bạn hỏi: đầu Gà lắp đuôi Vịt được không?
NP trả lời: Không.
Bạn sẽ hiểu thế nào?

3kubond
28-10-16, 13:31
Chịu Bác! Em chỉ quan tâm cái cần học k bị đồng hóa gì cả. Vụ các Bác nghiên cứu pth vật lý e hoàn toàn trân trọng.chỉ các Bác đừng lấy đầu gà lắp đuôi vịt đọc hoa cả mắt rồi họ nhầm là cao siêu.lại theo k kịp ứng dụng k xong nó căng lắm.

E thích comment này của anh Thuhung nhất!
Đọc những comment của anh e thấy hoa cả mắt:SugarwareZ-018:, chóng cả mặt:SugarwareZ-268:, chả hiểu gì cả:da:, và thật sự em nghĩ anh rất CAO SIÊU. Hihihhihhi.....

thuhung
28-10-16, 15:41
Hihihi.có gì khó đâu: tam hợp nạp âm kiểu chia phe như học sinh cấp 2 nam chơi với nam nữ chơi với nữ gởi là tịnh hóa Âm Dương hay thuần tịnh. Tưởng tự nhiên mà k phải tự nhiên vì bản chất nam nữ nó thích lẫn nhau. Đâu phải nói nó hợp với 12 khí tiết va72 thời hậu trong năm gì đó là ngon đâu. Cuối cùng thì pth có thể bịa ra cả trăm phái.mà quản lý họa phúc thì chỉ có cửu khí Nên cứ pth huyền không mà khoan cho tới là vô đối chớ học linh tinh phí thời gian.haha

AtoZ
28-10-16, 16:02
Tiểu huynh nghỉ, học thì chúng ta cũng đã học lấm lấm các môn các phái rồi, giờ cũng nên bắt đầu suy nghĩ đến chuyện khảo chứng lý thuyết vậy.

Hihihihihihihi

Nhà cửa đất cát dòng dõi nhà ông Justin Trudeau này chắc hay đấy bác ạ.

Dovandohy
28-10-16, 16:19
Nhà cửa đất cát dòng dõi nhà ông Justin Trudeau này chắc hay đấy bác ạ.

Mấy bác này thư sinh ngồi nhà đọc sách, vợ hầu cơm bưng nước rót có đồng áng bao giờ đâu mà bác bảo các bác ý đi cày, đi cấy...ahihihi

Dovandohy
28-10-16, 16:28
Đào sâu hiểu biết là tốt nhưng lão huynh càng đi càng xa.
NP tìm hiểu Vật lý, Sinh học, Xã hội học, Toán học là để Chứng thực cho sự đúng đắn của Địa lý Phong thủy, hoàn toàn không muốn sa vào những cái đó quá sâu. Chúc lão huynh sớm đi đến đích mình chọn.

P/S: không nên quan trọng mặt trời như thế và cũng không nên cứng nhắc chuyện sóng âm, sóng từ... mà NP nói, NP chỉ mượn ý các sóng đó để nói KHÍ.

Sai đường rùi bác ui. Đối tượng nghiên cứu của vật lý, xã hội, toán học không phải là đối tượng của Địa Lý Phong Thủy. Đối tượng của Địa Lý Phong thủy là khí, là tâm linh...khác nhau xa vời vợi. Ví dụ Vật lý cơ học khác vật lý lượng tử....vật lý lượng tử cũng chỉ nghiên cứu hạt thô...còn tâm linh nó cao lắm...chỉ có thiền thui...ahihihi. Trước đây có người chỉ sai đường...ahihihi

Lư hỏa thuần thanh may ra...ahihihi

beyeu
28-10-16, 17:14
Nhà cửa đất cát dòng dõi nhà ông Justin Trudeau này chắc hay đấy bác ạ.


Bác cho e xin cái tọa độ được ko?

VinhL
29-10-16, 01:57
Sai đường rùi bác ui. Đối tượng nghiên cứu của vật lý, xã hội, toán học không phải là đối tượng của Địa Lý Phong Thủy. Đối tượng của Địa Lý Phong thủy là khí, là tâm linh...khác nhau xa vời vợi. Ví dụ Vật lý cơ học khác vật lý lượng tử....vật lý lượng tử cũng chỉ nghiên cứu hạt thô...còn tâm linh nó cao lắm...chỉ có thiền thui...ahihihi. Trước đây có người chỉ sai đường...ahihihi

Lư hỏa thuần thanh may ra...ahihihi

Bạn thử định nghĩa cái Khí xem là gì?

Giờ Phong Thủy là Tâm Linh, vậy khỏi phải đọc sách nghiền ngẫm chi nhỉ? Cầu trời khẩn phật, hô thần hoán thánh để biến cái mộ, cái nhà thành tốt khí là được rồi nhỉ?

Hihihihihihihihi

Dovandohy
29-10-16, 07:42
Ahihihi...

Bây giờ cháu nói khí là ABC bác có tin không? Không tin đâu...xếp chân vào!

Tay làm thì hàm nhai, bác hỉu tâm linh là cái gì mà nói vậy? Bác viết vậy chứng là người chỉ biết đọc sách và làm theo sách là cùng. Ahihihi

namphong
29-10-16, 08:31
Sai đường rùi bác ui. Đối tượng nghiên cứu của vật lý, xã hội, toán học không phải là đối tượng của Địa Lý Phong Thủy. Đối tượng của Địa Lý Phong thủy là khí, là tâm linh...khác nhau xa vời vợi. Ví dụ Vật lý cơ học khác vật lý lượng tử....vật lý lượng tử cũng chỉ nghiên cứu hạt thô...còn tâm linh nó cao lắm...chỉ có thiền thui...ahihihi. Trước đây có người chỉ sai đường...ahihihi

Lư hỏa thuần thanh may ra...ahihihi

Bạn hiểu Tam ban quái là cái gì không? Nếu không hiểu Vật lý thì dù đọc hết sách vở Địa lý Phong thủy hiện nay cũng sẽ không bao giờ hiểu được bản nghĩa của Tam ban quái.

Dovandohy
29-10-16, 08:37
Ahihihi...

Cháu là thảo dân, không biết đâu bác nhưng cháu biêt nó không liên quan tới " qui tắc bàn tay phải, trái" ạ....ahihihi

Bác có cái nhà hay mộ nào đắc tam ban kính bác đưa lên cho mọi người coi ạ?

namphong
29-10-16, 08:45
Ahihihi...

Cháu là thảo dân, không biết đâu bác nhưng cháu biêt nó không liên quan tới " qui tắc bàn tay phải, trái" ạ....ahihihi

Bác có cái nhà hay mộ nào đắc tam ban kính bác đưa lên cho mọi người coi ạ?

Không có bạn à, bạn hiểu vậy thì tự đi tìm đi, ra là vậy, hi..hi..

hieunv74
29-10-16, 09:17
Ahihihi...

Cháu là thảo dân, không biết đâu bác nhưng cháu biêt nó không liên quan tới " qui tắc bàn tay phải, trái" ạ....ahihihi

Bác có cái nhà hay mộ nào đắc tam ban kính bác đưa lên cho mọi người coi ạ?

Quy tắc bàn tay trái: là cái mở bia.

Chè tam: tam ban.

Rượu tứ: Tứ ban quái rồi.

:003::003::003:

AtoZ
29-10-16, 09:17
Bác cho e xin cái tọa độ được ko?
Thấy có cái quả to nói ra để các bác đi tìm cái gốc xem xem cây nó mọc ở chỗ nào hay dở ở chỗ nào thôi ạ,nói nữa có bác lại chém em k có tinh thần học tập,hiiiicccccc

BanChatDichHoc
29-10-16, 09:18
- Em chào bác Hieunv74 ! Nhà mình ngày càng đông bác nhỉ .
- Em chào bác NP ! Em biết ! làm sao bác có thể đi được . Giang hồ là ta , ta là giang hồ . Huống chi sinh mệnh của bác nằm ở chốn này , bác nhỉ !
- Em chào cả nhà .... Cho em chém mấy câu cho sướng mồm .....

* Vụ vật lí và phong thủy :
- Em thấy nó chỉ nảy sinh trong cuộc trò chuyện của bác VinhL và bác NP thôi . Họ có chuyên môn , hay thích việc đó . Ta cũng nên tôn trọng .
- Nếu các bác hỏi họ , mà họ dùng vật lí để trả lời mà các bác thấy không hợp lí thì các bác ... chém cho họ vỡ mặt ra .... Thế mới hay , còn không bác bỏ được quan niệm của họ thì .....Lắng tai nghe vậy .ok! Với lại bác NP chẳng nói rõ là dùng để giải thích minh chứng thôi .

* Bác NP làm em buồn lắm .
- Lời nói của em chân thành , bác bỏ đi!
- Rồi ngày trở lại bác đi mua cái dây " Bực mình" thật dài mà trói mình lại . Đáng buồn cho một thần tượng !

* Thuhung làm tui thất vọng về cái kiến thức phong thủy ..
- Tui nói thế vì tui chẳng có kiến thức gì về phong thủy mà nghe Thuhung than thở rằng : Địa hữu tứ thể , khí hành bát phương , tức 8 quái 24 sơn , bài đi, bài lại còn 3 quái mà dễ hiểu thế sao . Ước gì được báo mộng .

- Nên xem lại cuộc trao đổi của VinhL và NP. Thuhung Không biết khi nào sử dụng huyền không , khi nào sử dụng hợp cục , khi nào sử dụng bát quái , khi này sử dụng ai tinh ,.... Thì làm sao được gọi là hiểu phong thủy . Chẳng trách , phân chia phái này phái kia .mà không thấy được vốn chỉ là một .
- ( Mấy câu này em chém bừa thôi ....em chẳng hiểu gì đâu ....em nghe người ta nói thế .)

thuhung
29-10-16, 09:21
Bạn hiểu Tam ban quái là cái gì không? Nếu không hiểu Vật lý thì dù đọc hết sách vở Địa lý Phong thủy hiện nay cũng sẽ không bao giờ hiểu được bản nghĩa của Tam ban quái.

Tam ban ý hả.dễ lắm là biết đường đi của chân thần. Khi nó đi thẳng.khi nó đấu kiểu tam giác khi nó sắp hàng ngang,khi thì hai cái tam giác đấu nhau như cái cờ của Do thái. Vậy Bác muốn nói tới tam ban nào? E thấy nó giống toán hình nếu mô phỏng. K liên quan tới vật lý. Đồng ý khí hậu thiên thì nó cũng có hạt thô.hic

beyeu
29-10-16, 09:39
Thấy có cái quả to nói ra để các bác đi tìm cái gốc xem xem cây nó mọc ở chỗ nào hay dở ở chỗ nào thôi ạ,nói nữa có bác lại chém em k có tinh thần học tập,hiiiicccccc

Ah thì ra ở topic cheng keng quee. Hình google ban đầu của chủ top đưa ngược... mà nghe nói cụ nào chém Càn sơn càn hướng...làm cá nhân e run quá.
Mấy cái quả to nhiều nhà quá, họ thay đổi nhiều nên thôi bác pm riêng cho e xin được ko?

Sorry các cụ vì msg của e ít liên quan đến chủ đề này.

hieunv74
29-10-16, 09:53
Ah thì ra ở topic cheng keng quee. Hình google ban đầu của chủ top đưa ngược... mà nghe nói cụ nào chém Càn sơn càn hướng...làm cá nhân e run quá.
Mấy cái quả to nhiều nhà quá, họ thay đổi nhiều nên thôi bác pm riêng cho e xin được ko?

Sorry các cụ vì msg của e ít liên quan đến chủ đề này.

Ngược hay xuôi không thành vấn đề; vấn đề chết ở chỗ mọi người nghĩ Hà đồ là 1 hình cố định không biến đổi; cái này cũng không ngoại lệ.

:5887::5887::5887:

BanChatDichHoc
29-10-16, 10:03
Ngược hay xuôi không thành vấn đề; vấn đề chết ở chỗ mọi người nghĩ Hà đồ là 1 hình cố định không biến đổi; cái này cũng không ngoại lệ.

:5887::5887::5887:
Hôm nay em mới hiểu thế nào là câu ngớ ngẩn ! Bác mà đưa ra quan điểm , em chứng minh bác sai luôn .

hieunv74
29-10-16, 10:10
Hôm nay em mới hiểu thế nào là câu ngớ ngẩn ! Bác mà đưa ra quan điểm , em chứng minh bác sai luôn .

Chính vì, mọi người cứ nghĩ ngớ ngẩn là xấu, nên cứ thấy cái xấu là chê!

"Thiên địa phân âm dương, nhân tự thủ thuận nghịch"

- cái thuận thường hay làm mê cái mắt, thích cái tai; cái nghịch hay làm chướng tay gai mắt người ta.

"Mật ngọt thì chết ruồi" - chứ ai gì mà thích câu: "thuốc đắng mới dã tật"!

hihihihihi, :004::004::004::004::004:

thuhung
29-10-16, 10:10
Hôm nay em mới hiểu thế nào là câu ngớ ngẩn ! Bác mà đưa ra quan điểm , em chứng minh bác sai luôn .

Nhìn được nó biến là đắc khí rồi Bác! chứng minh k nổi đâu.không có đúng sai mới ok vì kiểu nhất nguyên nó vậy.

thuhung
29-10-16, 10:28
Đây e có câu hỏi nhờ Bác Banchatdichhoc chứng minh giúp. Là tại sao khí ứng vào bộ xương giả thuyết là linh hồn của cái xương đó đi đầu thai luôn rồi mà tại sao lại phát cho con cháu. Bác dùng gì chứng minh cũng được. Trân trọng Bác!

BanChatDichHoc
29-10-16, 10:38
Vâng ! 2 Bác nói vậy em rất tôn trọng . Mỗi người một quan điểm . Các bác hài lòng với bản thân mà vui với cái " Mật ngọt" . Em có quan điểm của em . Cái em đưa cho các bác là thuốc đắng đấy chứ và em cũng mong các bác cho em một tí thuốc đắng để dã tật vậy thôi . Em chào các bác . Chúc các bác có bữa trưa vui vẻ ....

hieunv74
29-10-16, 10:48
Mời các bác cứ chứng minh quan điểm sai của tôi - nếu chứng minh được 1 hứa đãi bác 1 chầu bia hơi hà nội, không say không về.

Mới có 1 câu mà đã loạn; chính vì thế tôi đâu có post nhiều những cái cực kỳ ngớ ngẩn hơn nhiều; nó làm thay đổi một phần quan điểm của các cao thủ võ lâm trên các diễn đàn. Vì sao? vì mọi người thông thường chỉ muốn thừa nhận 1 cái từ xưa đến nay nó đã thành lối mòn mà không muốn phá vỡ cái tổ kén chui ra ngoài làm con bướm xinh.

Cứ động đến cái mới là không thích: hệ thống nó phải nhất quán, xiên suốt từ vô cực - thái cực - âm dương - ngũ hành phát triển lên.

Vô cực - thái cực là gì đã ai đề cập giải thích được chưa? 1 sinh nhị, sinh sinh tam là cái gì chưa? Đạo và pháp tuy là 2 thể nghịch hành nhưng chỉ vốn từ 1 mà ra! Pháp có thể đo được cao thấp khác nhau; Nhưng có lão nào đo được Đạo sâu bao nhiêu không?

Vì sao không đo được "Đạo" vì nó là invisible/ ẩn; còn vì sao đo được "pháp" vì nó visible /hiện. Vậy, các lão chém tào lao về Pháp không lấy được ví dụ hàng ngày để chứng minh thì sao gọi là Pháp?? Nếu pháp không nhìn thấy bằng giác quan thì toàn là đồ ảo ngữ! mê muộn người khác! - Cái này là quan điểm duy vật biện chứng đó nghe.

hihihihihhihihihihihihihhi

hieunv74
29-10-16, 10:54
thôi nhường các bác chém tiếp, em đi uống cafe đây.

BanChatDichHoc
29-10-16, 10:57
Việc bác Thuhung bảo em chứng minh cho thấy bác hiểu sai về phong thủy rồi . Chẳng lẽ bác không thấy được phong thủy hình thành từ việc đi khai khẩn đất hoang để phục vụ cho đời sống của con người . Chính vì thế mà lí luận đầu tiên của nó là Long và Huyệt . Chia ra huyệt lớn thành châu phủ , huyệt nhỏ là tỉnh , lỵ , thị trấn , thị tứ .... nhỏ hơn là dương trạch , nhỏ nhất là âm trạch . Theo quan điểm của tôi cái lí luận về âm trạch gắn với quan điểm trần sao âm vậy . Vì thế mới đem lí luận của phong thủy vào đó . Nó có ý nghĩa về mặt đạo đức , giáo dục con người truyền thống "uống nước , nhớ nguồn mà thôi"
- Nay bác , có quan điểm ngôi mộ đắc khí có thể phù hộ cho người sống . Theo quan điểm bác gọi là Tâm linh . Vậy là tôi và bác khác quan điểm nên không thể "râu ông nọ cắm cằm bà kia " Bác thông cảm .

BanChatDichHoc
29-10-16, 11:02
Bác Hieunv 74 lại sai rồi . Vấn đề không phải mới hay cũ . Mà ở chỗ chứng minh nó đúng hay sai. Bác bảo tôi chứng minh . Tôi nói sẽ chứng minh được .... Tóm lại bác đưa ra quan điểm về vô cực , thái cực đi ,,,dể em chứng minh quan điểm của bác sai.

thuhung
29-10-16, 11:12
Trả lời Bác là quan điểm của e k có đúng sai. E chỉ quan trọng cái nhân gì cho ra qủa gì. E cảm thấy Bác lúc nào cũng nghĩ người khác sai là do Tâm Bác phân biệt chỉ là phân biệt khôn dành phần đúng về mình.hihihi Chúc Bác buổi trưa vui vẻ !

hieunv74
29-10-16, 11:21
Bác Hieunv 74 lại sai rồi . Vấn đề không phải mới hay cũ . Mà ở chỗ chứng minh nó đúng hay sai. Bác bảo tôi chứng minh . Tôi nói sẽ chứng minh được .... Tóm lại bác đưa ra quan điểm về vô cực , thái cực đi ,,,dể em chứng minh quan điểm của bác sai.

Nhường bác chứng minh đúng sai; em nhận sai trước vì em ngồi trên cây tầm gửi (dễ nhỏ) nhưng em lại cứ tưởng dễ, gốc của em là gốc đa.

hihihihihhi

DoanDo
29-10-16, 11:23
Bác Hieunv 74 lại sai rồi . Vấn đề không phải mới hay cũ . Mà ở chỗ chứng minh nó đúng hay sai. Bác bảo tôi chứng minh . Tôi nói sẽ chứng minh được .... Tóm lại bác đưa ra quan điểm về vô cực , thái cực đi ,,,dể em chứng minh quan điểm của bác sai.

Bác thả thính thế này cụ Hiếu có khi đi cafe tăng 2 rồi.:5887::5887:

beyeu
29-10-16, 11:29
Ngược hay xuôi không thành vấn đề; vấn đề chết ở chỗ mọi người nghĩ Hà đồ là 1 hình cố định không biến đổi; cái này cũng không ngoại lệ.

:5887::5887::5887:

Cái mộ đó, e search theo tọa độ của bác AtoZ thấy nó ngược thì nói nó ngược, thực tế nó thế. Bác chủ top bên đó còn nhầm tọa với hướng đó thôi, nó lộn luôn. Còn bàn cái Hà đồ...nó như thế nào, ngược hay xuôi, biến đổi ra sao...thì e nghĩ bàn lúc này có lẽ ko tiện.

VinhL
29-10-16, 12:48
Ahihihi...

Bây giờ cháu nói khí là ABC bác có tin không? Không tin đâu...xếp chân vào!

Tay làm thì hàm nhai, bác hỉu tâm linh là cái gì mà nói vậy? Bác viết vậy chứng là người chỉ biết đọc sách và làm theo sách là cùng. Ahihihi

Dĩ nhiên, cũng như mọi môn phái Phong Thủy, bạn muốn nói nó là XXX củng được, bỡi nói mà chẳng có minh chứng thì ai nói không được.

Tâm linh mà bạn nói đó chắc là Bùa Phép Ngãi Nghệ đấy à?

Hihihihihihihi

thuhung
29-10-16, 13:10
Việc bác Thuhung bảo em chứng minh cho thấy bác hiểu sai về phong thủy rồi . Chẳng lẽ bác không thấy được phong thủy hình thành từ việc đi khai khẩn đất hoang để phục vụ cho đời sống của con người . Chính vì thế mà lí luận đầu tiên của nó là Long và Huyệt . Chia ra huyệt lớn thành châu phủ , huyệt nhỏ là tỉnh , lỵ , thị trấn , thị tứ .... nhỏ hơn là dương trạch , nhỏ nhất là âm trạch . Theo quan điểm của tôi cái lí luận về âm trạch gắn với quan điểm trần sao âm vậy . Vì thế mới đem lí luận của phong thủy vào đó . Nó có ý nghĩa về mặt đạo đức , giáo dục con người truyền thống "uống nước , nhớ nguồn mà thôi"
- Nay bác , có quan điểm ngôi mộ đắc khí có thể phù hộ cho người sống . Theo quan điểm bác gọi là Tâm linh . Vậy là tôi và bác khác quan điểm nên không thể "râu ông nọ cắm cằm bà kia " Bác thông cảm .

Haha. Báo cáo với Bác BanChatDichHoc là e hiểu rồi. Vậy e nói theo ý Bác nha. TP Hà Nội lớn em nói huyệt Hà Nội. Rồi huyệt Đồng Nai rồi nhà Bác em nói huyệt nhà Bác tóm lại cứ thấy lớn nhỏ theo trình tự gọi huyệt tất. Có đúng không Bác hay sai vì theo Bác viết.hy vọng đúng được một lần. Bác khó qúa cái gì cung nói sai.hihihihihi
P/s: vậy là Con người làm việc,ngủ nghỉ và sinh hoạt đều trong huyệt hết rồi.trừ khi đang trên máy bay.

VinhL
29-10-16, 13:16
Nhà cửa đất cát dòng dõi nhà ông Justin Trudeau này chắc hay đấy bác ạ.

Trudeau's Family Mausoleum
https://www.google.ca/maps/place/45%C2%B015'20.9%22N+73%C2%B036'36.7%22W/@45.2553584,-73.6089696,35m/data=!3m1!1e3!4m5!3m4!1s0x0:0x0!8m2!3d45.25582!4d-73.610196?hl=en

https://www.google.ca/maps/place/45%C2%B015'20.9%22N+73%C2%B036'36.7%22W/@45.255384,-73.609071,3a,75y,90t/data=!3m8!1e2!3m6!1s106717397!2e1!3e10!6s%2F%2Flh5 .googleusercontent.com%2Fproxy%2FBEE8dtWx8CHQFzsAe AQSN0eToJ6_WSRttLUd7NPxwi3Izd9KZGRoMIaFbzw-iq4boLYx2HCSAV0G6akVfzmxEIyuPkgstMI%3Dw203-h270!7i3456!8i4608!4m5!3m4!1s0x0:0x0!8m2!3d45.2558 2!4d-73.610196?hl=en

Mời bạn xuất chiêu (bàn chém). Hihihihihihi

namphong
29-10-16, 16:10
- Nên xem lại cuộc trao đổi của VinhL và NP. Thuhung Không biết khi nào sử dụng huyền không , khi nào sử dụng hợp cục , khi nào sử dụng bát quái , khi này sử dụng ai tinh ,.... Thì làm sao được gọi là hiểu phong thủy . Chẳng trách , phân chia phái này phái kia .mà không thấy được vốn chỉ là một .
- ( Mấy câu này em chém bừa thôi ....em chẳng hiểu gì đâu ....em nghe người ta nói thế .)

Đọc đoạn này (dù đoạn trên có nhiều lời khiếm nhã, nhưng thôi bỏ đi) đủ hiểu khả năng họ thế nào. Thôi huynh Hiếu, huynh Vinh đừng cố gắng nữa. Nhiều thứ lẫn lộn quá rồi, làm sao sửa được. Càng cố sửa càng mang vạ vào thân. Nghe nhạc đi cho nhẹ người.......

dungdung
29-10-16, 16:16
Ah thì ra ở topic cheng keng quee. Hình google ban đầu của chủ top đưa ngược... mà nghe nói cụ nào chém Càn sơn càn hướng...làm cá nhân e run quá.
Mấy cái quả to nhiều nhà quá, họ thay đổi nhiều nên thôi bác pm riêng cho e xin được ko?

Sorry các cụ vì msg của e ít liên quan đến chủ đề này.

Nếu dungdung sai gì mong bạn góp ý thẳng trong topic. Dungdung cảm ơn bạn.:0006:

Dovandohy
29-10-16, 17:15
Trudeau's Family Mausoleum
https://www.google.ca/maps/place/45%C2%B015'20.9%22N+73%C2%B036'36.7%22W/@45.2553584,-73.6089696,35m/data=!3m1!1e3!4m5!3m4!1s0x0:0x0!8m2!3d45.25582!4d-73.610196?hl=en

https://www.google.ca/maps/place/45%C2%B015'20.9%22N+73%C2%B036'36.7%22W/@45.255384,-73.609071,3a,75y,90t/data=!3m8!1e2!3m6!1s106717397!2e1!3e10!6s%2F%2Flh5 .googleusercontent.com%2Fproxy%2FBEE8dtWx8CHQFzsAe AQSN0eToJ6_WSRttLUd7NPxwi3Izd9KZGRoMIaFbzw-iq4boLYx2HCSAV0G6akVfzmxEIyuPkgstMI%3Dw203-h270!7i3456!8i4608!4m5!3m4!1s0x0:0x0!8m2!3d45.2558 2!4d-73.610196?hl=en

Mời bạn xuất chiêu (bàn chém). Hihihihihihi

Bác định cho mọi người leo cây ạ?

Nhà này có hai cha con thủ tướng, ông bố thủ tướng chôn ở đây...ahihihi

Bác tìm được mộ của mấy vị liệt kê sau hãy bàn

1- Louis Michel Trudeau và Louis Trudeau
2- Malvina Cardinal Trudeau và Joseph Trudeau
3- Charles Esmile Trudeau và Grace Elliott Trudeau

Ahihihi