PDA

View Full Version : Định vị hướng động thổ



htruongdinh
14-12-09, 19:48
Mùa Xuân:
Tháng 1 : sinh khí tại Tý, tử khí tại Ngọ
Tháng 2 : sinh khí tại Sửu, tử khí tại Mùi
Tháng 3 : sinh khí tại Dần, tử khí tại Thân
Mùa Hạ :
Tháng 4 : sinh khí tại Mẹo, tử khí tại Dậu
Tháng 5 : sinh khí tại Thìn, tử khí tại Tuất
Tháng 6 : sinh khí tại Tỵ, tử khí tại Hợi
Mùa Thu :
Tháng 7 : sinh khí tại Ngọ, tử khí tại Tý
Tháng 8 : sinh khí tại Mùi, tử khí tại Sửu
Tháng 9 : sinh khí tại Thân, tử khí tại Dần
Mùa Đông:
Tháng 10 : sinh khí tại Dậu, tử khí tại Mẹo
Tháng 11 : sinh khí tại Tuất, tử khí tại Thìn
Tháng 12 : sinh khí tại Hợi, tử khí tại Tỵ

htruongdinh
14-12-09, 19:57
Giờ động thổ - khỏi công - kết thúc - hoàn công (dựa vào Hà Đồ)

Cuộc đất xoay mặt về hướng Bắc :
Khởi công giờ Tý
Hoàn công giờ Tỵ

Cuộc đất xoay mặt về hướng Đông :
Khởi công giờ Dần
Hoàn công giờ Mùi

Cuộc đất xoay mặt về hướng Nam:
Khởi công giờ Ngọ
Hoàn công giờ Sửu

Cuộc đất xoay mặt về hướng Tây:
Khởi công giờ Thân
Hoàn công giờ Mùi

Lưu ý : 4 hướng phụ : đông bắc - đông nam - tây bắc - tây nam : cuộc đất lệch về hướng nào nhiều, khởi công theo hướng đó.

Ví dụ : hướng đông bắc, kim la bàn lệch về bắc đông bắc thì ta động thổ theo như hướng bắc, nếu lệch nặng về đông đông bắc thì ta động thổ theo hướng đông.

(sưu tầm)

htruongdinh
14-12-09, 20:14
1. Ngọ sát Càn
2. Thìn sát Khảm
3. Dần sát Cấn
4. Thân sát Chấn
5. Dậu sát Tốn
6. Hợi sát Ly
7. Mão sát Khôn
8. Tỵ sát Đoài

Ví dụ : hướng Càn không chọn ngày giờ tháng Ngọ để thực hiện xây dựng hoặc tu sửa các công trình nhà cửa, mồ mả. Hướng Tốn kỵ ngày giờ tháng Dậu,....

htruongdinh
15-12-09, 16:59
Tưởng đại Hồng sinh vào cuối thời Minh và sống qua tới đầu thời nhà Thanh, là một nhà Phong thủy nổi tiếng của thời đại đó, đồng thời cũng là người được chân truyền những bí pháp của Huyền Không. Tuy đương thời ông không viết sách để nói về phương pháp chọn hướng của mình, nhưng qua một số trường hợp mà ông chọn hướng cho người khác, được đệ tử của ông là Khương Diêu kể lại trong tác phẩm “Tòng sư tùy bút”, chúng ta cũng có thể đoán là ông chỉ dùng đơn hướng, chứ ít khi dùng kiêm hướng. Ngoài đoạn văn đã được trích dẫn trong bài “PHƯƠNG PHÁP CHỌN HƯỚNG NHÀ (2)”, thì còn một số đoạn văn khác xin được trích ra dưới đây để bạn đọc tham khảo thêm:


1) Thẩm hiếu Tử người Đông Quan, hạ táng người thân, địa sư điểm huyệt sơn THÌN hướng TUẤT kiêm ẤT-TÂN (tức kiêm 3 độ chứ không nhiều). Phu tử cùng tôi đi ngang qua đó, thấy Hiếu Tử ôm quan tài khóc lóc thật là thảm thiết. Thầy quan sát biết là người hiếu hạnh, mới sửa lại lập sơn CÀN hướng TỐN (chú thích của người viết: tức đơn hướng chứ không kiêm độ nào cả. Một điều bạn đọc cần biết là người xưa khi lấy tọa-hướng, tuy không nói rõ bao nhiêu độ, nhưng nếu tọa-hướng đó bị kiêm, dù là chỉ kiêm1 hoặc 2 độ thì họ sẽ luôn nói kiêm thêm tọa-hướng nào vào). Sau khi táng mười năm, Hiếu Tử nhờ buôn bán mà khá lên, tích lũy được hơn mười vạn, sinh được nhiều con trai tướng mạo đều khôi vĩ, thông minh hơn người. Lúc táng là vận 2 Thượng nguyên, mùa xuân năm GIÁP NGỌ.

* Chú thích của người viết: mộ chôn vào vận 2, lấy tọa CÀN hướng TỐN thì đắc vượng khí của Hướng tinh tới hướng, vượng khí của Sơn tinh tới tọa, tức là được “ĐÁO SƠN, ĐÁO HƯỚNG” nên vượng phát cả tài lẫn đinh.


Nếu chọn tọa THÌN hướng TUẤT kiêm ẤT-TÂN như những địa sư khác chỉ thì mộ sẽ bị vượng khí của Hướng tới tọa, vượng khí của Sơn tới Hướng, tức là bị cách “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY” chủ phá bại cả về nhân đinh lẫn tài lộc.



2) Mùa xuân năm ẤT DẬU (vận 2), Tiên sinh điểm huyệt cho nhà họ Thương, dùng sơn CẤN hướng KHÔN (tức cũng dùng đơn hướng). Chúng tôi bàn luận thì thấy phạm “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY”, vả lại còn phạm “PHẢN-PHỤC NGÂM”. Không hiểu vì sao lại dùng Sơn-Hướng như vậy, bèn hỏi thầy. Thầy mỉn cười nói:”Các con chờ xem ngày sau huyệt này như thế nào”? Chưa tới 2 năm, nhà họ Thương tài, đinh, phú quý đều có đủ cả 3. Năm ấy vào mùa Đông, thầy cũng lại dùng Sơn-Hướng đó điểm huyệt cho nhà họ Vương, sau gia đạo của họ Vương cũng ngày càng hưng thịnh. Tôi hỏi thầy 3 lần, thầy chỉ cười mà không đáp, (nên) không biết đây là phép gì?

* Chú thích của người viết: Vận 2 lập tọa CẤN hướng KHÔN thì toàn bàn (9 cung) sẽ đắc TAM BAN QUÁI (sẽ nói trong 1 bài khác) nên tài, đinh, phú quý đều có đủ. Chỉ vì Khương Diêu chưa được Tưởng đại Hồng dạy cho bí quyết này nên mới còn bỡ ngỡ, chỉ nhìn thấy được những cách “THƯỢNG SƠN, HẠ THỦY” và “PHẢN-PHỤC NGÂM mà thôi.


Nhìn vào 2 đoạn văn trên, cộng với đoạn văn đã được trích dẫn trong bài “PHƯƠNG PHÁP CHỌN HƯỚNG NHÀ (2)”, chúng ta có thể thấy là Tưởng đại Hồng khi chọn hướng thường là lấy đơn hướng, chứ không lấy kiêm 3 độ như 1 số phái khác hay làm, bất kể những tọa-hướng đó là thuộc về những Sơn thuộc Địa Chi (như những sơn TÝ, SỬU, DẦN, MÃO...) hoặc Tứ Ngung (là CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN). Điều này cũng phá bỏ những lý thuyết cho rằng những Sơn thuộc Tứ Ngung (CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN) và Thiên Can (GIÁP, ẤT, BÍNH, ĐINH, CANH, TÂN, NHÂM, QUÝ), khí của chúng đều quá mạnh, nên không thể lấy đơn hướng (tức lấy tuyến chính giữa để lập hướng). Nếu lấy thì hung họa sẽ tới, cho nên khi gặp những hướng đó thì đều phải kiêm 2, 3 độ, tức là để tránh những trường khí quá mạnh đưa tới!!!

Dưới đây là 1 đoạn văn khác gián tiếp cho thấy sự sai lầm của lý thuyết trên như sau:

“Thông gia của tôi (tức Khương Diêu) nhờ địa sư Quảng Diên ngoài 10 năm mới tìm được 1 cuộc đất cực đẹp. Năm GIÁP TÝ, niên hiệu Khang Hy thứ 23, vân 1, sơn NHÂM hướng BÍNH. Sau khi táng 1 năm thì toàn gia bị bệnh dịch chết hết. Con cháu của họ tranh cãi về chuyện này cho tới nay vẫn chưa dứt. Phu tử Đỗ Lăng (tức Tưởng đại Hồng) lên núi quan sát thì cười mà nói:”Cuộc đất này đúng là đẹp, đáng tiếc phạm vào “Phản ngâm, Phục ngân” gặp họa vì táng không đúng thời vậy”.



Đọc đoạn văn trên chúng ta thấy đối với Tưởng đại Hồng thì nguyên do dẫn tới tai họa không phải là vì tọa-hướng thuộc Thiên Can (NHÂM-BÍNH) mà lại lấy đơn hướng, mà chỉ vì lập trong vân 1, Sơn-Hướng tinh 1-1 đều đến phía BẮC tức là bị “Phục ngâm”, Sơn tinh số 2 là Sinh khí tới Hướng nên bị “Hạ thủy”, Hướng tinh số 9 tới hướng (phía NAM) là suy khí mà còn bị “Phục ngâm”. Đó mới chính là nguyên do dẫn đến tai họa mà thôi.


Còn một số trường phái khác lại cho rằng khí của những Sơn thuộc Địa Chi, nhất là những Sơn của Tứ Chính (tức TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU) thì khí trường của nó cực mạnh, cho nên không được lấy đơn hướng, mà phải kiêm 2, 3 độ để tránh lực của nó thì mới không bị tai họa!!! Rất tiếc là trong sách vở không có thí dụ nào của Tưởng đại Hồng (hay những bậc danh sư khác) về những hướng này. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào bản đồ trung tâm của Thủ đô Washington của Hoa Kỳ, với hầu hết nhà cửa, dinh thự của chính phủ và tư nhân đều cất theo 4 chính hướng TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU mà nói rằng vì thủ đô của nước Mỹ thiết kế phạm phải 4 hướng của Tứ Chính, cho nên những ai làm việc và sinh sống tại đây sẽ nghèo đói và bị nhiều tai họa hơn những thành phố hay thủ đô khác thì thật là không có gì sai lầm hơn vậy.


Nguồn:phongthuyhuyenkhong.com

htruongdinh
15-12-09, 17:15
Chính Sơn, Chính Hướng

Chính vì vấn đề đòi hỏi nhà (hay mộ) phải thuần khí, nên không những giữa tọa-hướng với cổng, cửa và ngõ vào nhà phải cùng 1 Nguyên Long, mà tuyến vị của tọa-hướng cũng nên nằm tại tuyến vị chính giữa của mỗi sơn (xin xem lại bài “24 SƠN-HƯỚNG VÀ TAM NGUYÊN LONG). Nếu có kiêm (hay lệch) sang phải hoặc sang trái cũng không được quá 3 độ so với tuyến vị chính giữa. Có như thế mới bảo đảm cho tọa-hướng của căn nhà được thuần khí.

Một điều làm cho người mới biết về Phong thủy hoang mang không ít là có nhiều trường phái lại cho là những tuyến vị chính giữa của mỗi sơn-hướng đều là những tuyến xấu, có khí trường quá mạnh nên không thể lấy. Nếu chọn những tuyến đó để tạo sơn, lập hướng thì sẽ dễ gặp tai họa!!! Do đó, khi chọn tọa-hướng cho nhà (hay mộ) thì họ thường không bao giờ chọn tuyến vị chính giữa, mà bao giờ cũng sẽ chọn tuyến vị kiêm 3 độ.

Quan điểm này không hiểu là do những hiểu biết sai lầm về Phong thủy, hay do ảnh hưởng của xã hội phong kiến thời xưa. Vì dưới các thời đại phong kiến Trung Hoa trước đây, chỉ có vua chúa, quan lại mới được xử dụng những gì được coi là cao sang, tốt đẹp, còn dân thường thì phải né tránh, không được “vi phạm” tới. Ngay cả phương hướng làm nhà cửa, cung điện... thì cũng chỉ có vua hoặc quan lớn mới lấy theo tuyến vị chính giữa của sơn-hướng. Chẳng hạn như những dinh thự, lâu đài của các vua chúa ngày xưa thường cất theo trục tọa TÝ (BẮC) hướng chính NGỌ (NAM), chứ không kiêm 3 độ bao giờ. Cho nên có thể là các vua chúa và những đại sư Phong thủy đời xưa cũng đã thấy được cái quý của vấn đề thuần khí và tuyến vị chính giữa của mỗi sơn-hướng. Chính vì vậy mà chỉ có họ mới được lập mà thôi. Còn nhà dân thường thì bao giờ cũng kiêm 3 độ, tuy vẫn được coi là thuần khí, nhưng ít nhiều cũng đã bị pha tạp bởi khí khác, nên ít ra là về phong cách cũng sẽ không bằng tầng lớp qúy tộc trong xã hội được.

Ngoài ra, nếu ai đã đọc tác phẩm “Tòng sư tùy bút” của Khương Diêu (đệ tử của Tưởng đại Hồng, 1 danh sư Phong thủy cuối thời nhà Minh) thì cũng có thể thấy vấn đề né tránh tuyến vị chính giữa và chọn “kiêm 3 độ” là sai lầm như sau:

“Ngày nọ, tôi (tức Khương Diêu) theo Phu tử (tức Tưởng đại Hồng) ra ngoài Xương an Môn, thấy nhà nọ hạ táng. Các thổ công đều nói “Tưởng tiên sinh tới rồi!”. Chủ nhân hỏi: “Tưởng tiên sinh là ai?” Thổ công đều nói:”Tiên sinh là bậc địa tiên”. Một số địa sư (tức thầy Phong thủy) đứng ở đấy che miệng cười khẩy, nói với chủ nhân rằng: “Ông ta là Tưởng đại Hồng, thường nói thiên cơ bất khả tiết lộ đó”. Rồi bọn họ quay qua nói với thầy tôi:”Cuộc đất tốt như vầy là chốn hưng thịnh của Trời, không cần ông nhọc sức tiết lộ thiên cơ”. Chủ nhân cũng khoe cuộc đất của mình long huyệt sơn thủy đều đẹp. Thầy tôi chẳng nói gì. Thổ công là người quen biết với tôi mới mách cho biết rằng:”Cuộc đất này sơn SỬU, hướng MÙI kiêm CẤN-KHÔN. Ba năm trước đây Tưởng tiên sinh có điểm huyệt giúp cho 1 người, cũng dùng sơn SỬU, hướng MÙI (tức lấy tuyến chính giữa của SỬU-MÙI, chứ không kiêm 1 độ nào cả), nay nhà ấy ngày càng hưng thịnh. Ở đây có 1 địa sư sao chép lại cách điểm huyệt của Tưởng tiên sinh, muốn bắt chước chỉ dùng đơn hướng. Nhưng chủ nhân và các địa sư khác đều không dám tin theo, mấy ông ấy ùn ùn kiêm 3 độ”. Thầy về, tôi kể lại thì thầy nói:”Chủ nhân ắt phải chết. Phạm vào Ngũ Hoàng, Lực sĩ mà không mất người được ư?” (vì năm đó 2 sao Ngũ Hoàng, Lực sĩ đều tới phương tọa của ngôi mộ). Sau khi táng chưa tới 5 ngày, chủ nhân bị ngã ngựa mà chết”.


Kiêm hướng

Những nhà có tuyến vị của tọa-hướng nằm lệch từ 1 độ đến 7 độ 5 so với tuyến vị chính giữa (bất kể là lệch sang bên phải hoặc bên trái) của 1 sơn thì đều được xem là Kiêm hướng. Nhưng như đã nói ở phần trên, những nhà có tuyến vị lệch từ 1 đến 3 độ thì vẫn được coi là thuộc “chính sơn, chính hướng”, khí vẫn còn thuần nhất nên không có gì thay đổi. Còn những nhà có tuyến vị lệch từ 3 đến 6 độ thì do độ kiêm khá lớn, khí của sơn bên cạnh đã pha tạp với khí của chính tọa, chính hướng, cho nên khi lập tinh bàn mới phải dùng đến Thế Quái (tức số thế, xin coi lại bài “THẾ QUÁI”).

Đây là trường hợp chỉ nên tạm dùng trong 1 thời vận nào đó, đến khi qua vận khác mà nếu thấy chính hướng đắc vượng khí thì cần xây dựng lại nhà của (hay phần mộ) theo hướng đó, chứ không thể để nhà cửa kiêm hướng nhiều trong 1 thời hạn lâu dài, sẽ có tai họa do vấn đề khí không thuần khiết mà ra, khiến cho người trong nhà phẩm chất hư hèn, lại dễ mắc những tai họa về hình ngục. Câu “Chính sơn, chính hướng lưu chi thượng, quá yêu ngộ hình trượng” trong “Thiên bảo Kinh” của Dương quân Tùng, có nghĩa là sơn-hướng cần phải kiêm ít, chứ không thể kiêm nhiều, nếu kiên nhiều (quá yêu) tất sẽ bị tai họa về hình ngục, lao tù (ngộ hình trượng). Cho nên người học Huyền Không phải rất cẩn thận trong vấn đề kiêm hướng.

Ngoài ra, trong trường hợp kiêm hướng thì cũng còn phải tùy theo âm-dương mà kiêm đúng pháp độ thì mới có thể tạo phúc, chứ không thể kiêm 1 cách tùy tiện. Nói tùy theo âm-dương tức là phải coi xem tọa-hướng của 1 căn nhà là nằm trong những sơn dương hay âm? Nếu chúng nằm trong những sơn dương thì khi kiêm hướng cũng phải cần dùng những độ số dương như 1, 3, 5, 7. Nếu chúng nằm trong những sơn âm thì cần dùng những độ số âm như 2, 4, 6. Đó mới là kiêm đúng pháp độ. Còn kiêm không đúng pháp độ tức là tọa-hướng thuộc sơn dương mà lại dùng độ số âm, hay tọa-hướng thuộc sơn âm mà lại dùng độ số dương.

Nếu kiêm đúng pháp độ thì trong trường hợp đắc vượng khí tới hướng cũng có thể phát khá lớn, trong trường hợp thất vận hoặc gặp khí suy tử chiếu tới cũng không đến nỗi mắc tai họa nặng lắm. Nếu kiêm không đúng pháp độ thì dù đắc vượng khí tới hướng mà có đắc tài đắc lộc cũng có những tai họa bất ngờ. Gặp lúc thất vận thì hung họa càng khủng khiếp, không thể đo lường được.

Một điều cần để ý là khi 1 căn nhà hay 1 ngôi mộ kiêm hướng thì chính tọa chính hướng của nó được gọi là “Chủ Sơn, Chủ Hướng”, còn tọa-hướng được kiêm gọi là “Chi Thần”. Rồi phải xem cổng, cửa, lai, khứ thủy... phải cùng 1 Nguyên Long với “Chủ Sơn, Chủ Hướng”, chứ không thể cùng Nguyên Long với “Chi Thần” được.


Bình Nguyên Quân
phongthuyhuyenkhonghoc.com

conan135
15-12-09, 18:07
Chử Kiêm của Huyền Không phái và Chữ Kiêm của các phái khác có khác nhau chẳng phải chung một ý nghĩa, Kiêm của Huyền Không là đã ra khỏi chính hướng của 1 sơn trên 4,5 độ(tại sao tôi nói 4,5 vì nhiều sách nói trên 3 độ là đả kiêm nhưng thực tế 4,5 là đúng nhất nếu ai có cái la kinh thì hảy xem từ chính 1 sơn ra 4,5 độ cả tả lẫn hữu đều nằm trong Canh hoặc Bính, Tân hoặc Đinh là vượng khí cả), còn chữ Kiêm của các phái là nói về 1 sơn chia ra 10 phân(sơn địa bàn) đối với vòng Thiên Bàn và vòng Nhân Bàn thì đều kiêm mỗi vòng 5 phân cả.Đây là lý thuyết mà ít sách nào nói đến mà thường chỉ nói sơn này kiêm tả sơn kia kiêm hữu nhưng không phải kiêm là ra khỏi sơn đó

htruongdinh
16-12-09, 21:38
Sát phương năm Sửu

1 |Ngũ hoàng : Lưu niên tại cung Khảm (Bắc). Nghi tĩnh. Bất nghi tu phương, lập hướng.

2 |Tam Sát : Lưu niên tại cung Chấn (Đông) tức Dần, Mão, Thìn; Lưu Nguyệt tại cung Ly (Nam) tức Tỵ, Ngọ, Mùi. Kị động thổ hoặc tu tạo. Tam Sát từ trái sang phải phân ra 3 cung:
* Kiếp Sát: phạm nhằm chủ bị ăn cướp, mất cắp; hoặc gặp sự bị thương đau
* Tai Sát: phạm nhằm chủ có bệnh hoạn
* Tuế Sát: phạm nhằm con cháu trong nhà hay bị thương tật. Ngay cả súc vật cũng ảnh hưởng.

3 |Tuế Phá : Thái Tuế tại cung Sửu và cung xung là Tuế Phá tại cung Mùi. Phương Mùi là tọa bất khả hưng tạo. Phạm nhằm chủ tổn tài, sự vật hại trạch trường. Tuy nhiên, tọa Sửu hướng Mùi thì lại cát.
4 |Lực Sĩ : Thiên tử hộ vệ ngự lâm quân tại cung Cấn (Đông Bắc). Cung này bất nghi hưng tạo trong năm Sửu. Phạm nhằm chủ sinh ra nhiều chứng ôn tật.
5 |Tuế Hình (Hung thần) : Năm Sửu tại cung Tuất.
6 |Nhị Hắc (Hung thần): Năm Sửu tại cung Đoài (Tây).
7 |Bệnh Phù(Hung thần) : Năm Sửu tại cung Tý.

Thaitue
27-12-09, 01:12
Kính gửi các anh chị cho em hỏi có còn cách tính động thổ nào khác nữa không ạ !
Em thấy các Thầy bên ngoài còn hướng dẫn động nơi trước , nơi sau nữa ạ !
Em rất cám ơn ạ !

namphong
28-12-09, 08:32
Ôi cái ông Khương Diêu này, lúc viết kiểu này lúc viết kiểu khác, không biết đâu mà lần. Đúng là học trò của ông Trung Dương, khó hiểu thật. :0006:

Nguyen Minh
20-02-10, 13:46
Gieo một quẻ dịch hỏi ngày nào? và động thổ phương nào?
Ngày thì chọn Tử Tôn (vì tử tôn là thần phúc đức) hay ngày Nguyên Thần của Thế, tránh ngày xung mộ với tuổi người chiêm.
Động thổ thì động phương tử tôn trước, không nên động phương quan quỉ.
Thế lâm tử tôn thì tốt hay Thế vượng phùng sinh.
Kỵ Tài động
Quỷ động coi chừng bị họa
Đất mới thì không nên Phụ không vong, mộ hay Tuyệt.
(Trích lời Thầy dạy)

1268
08-04-10, 14:01
Chào anh htruongdinh.
Em muốn hỏi anh, anh xác định hướng động thổ, Giờ động thổ - khỏi công - kết thúc - hoàn công (dựa vào Hà Đồ) của năm bằng cách nào vậy, xin anh chỉ cho hướng, giờ động thổ của năm Canh Dần (2010) này. Anh tính theo tháng al hay dương lịch vậy anh.
Xin chân thành cảm ơn.
Thân.

htruongdinh
08-04-10, 22:18
1. Ngũ hoàng : Lưu niên tại cung Khôn (Tây Nam). Nghi tĩnh. Bất nghi tu phương, lập hướng.
2. Tam sát : Lưu niên tại cung Khảm (Bắc) tức Hợi, Tý, Sửu; Lưu Nguyệt tại cung Ly (Nam) tức Tỵ, Ngọ, Mùi. Kị động thổ hoặc tu tạo.
Tam Sát từ trái sang phải phân ra 3 cung:
- Kiếp Sát: phạm nhằm chủ bị ăn cướp, mất cắp; hoặc gặp sự bị thương đau;
- Tai Sát: phạm nhằm chủ có bệnh hoạn;
- Tuế Sát: phạm nhằm con cháu trong nhà hay bị thương tật. Ngay cả súc vật cũng ảnh hưởng.
3. Tuế phá : Thái Tuế tại cung Dần và cung xung là Tuế Phá tại cung Thân. Phương Thân là tọa bất khả hưng tạo. Phạm nhằm chủ tổn tài, sự vật hại trạch trường. Tuy nhiên, tọa Dần hướng Thân thì lại cát.
4. Lực sĩ : Thiên tử hộ vệ ngự lâm quân tại cung Tốn (Đông Nam). Cung này bất nghi hưng tạo trong năm Dần. Phạm nhằm chủ sinh ra nhiều chứng ôn tật.
5. Tuế hình : Năm Dần tại cung Tỵ.
6. Nhị hắc : Năm Dần tại cung Cấn (Đông Bắc).
7. Bệnh Phù : Năm Dần tại cung Sửu.

Nguồn :maphuong.com

htruongdinh
08-04-10, 22:24
@1268 : bạn muốn chọn hướng, giờ động thổ của năm Canh Dần thì bạn nhờ người chọn giờ tốt hợp với bạn, cần tránh Bát sát và các sát phương năm Dần.

maile
30-06-10, 21:06
1. Ngũ hoàng : Lưu niên tại cung Khôn (Tây Nam). Nghi tĩnh. Bất nghi tu phương, lập hướng.
2. Tam sát : Lưu niên tại cung Khảm (Bắc) tức Hợi, Tý, Sửu; Lưu Nguyệt tại cung Ly (Nam) tức Tỵ, Ngọ, Mùi. Kị động thổ hoặc tu tạo.
Tam Sát từ trái sang phải phân ra 3 cung:
- Kiếp Sát: phạm nhằm chủ bị ăn cướp, mất cắp; hoặc gặp sự bị thương đau;
- Tai Sát: phạm nhằm chủ có bệnh hoạn;
- Tuế Sát: phạm nhằm con cháu trong nhà hay bị thương tật. Ngay cả súc vật cũng ảnh hưởng.
3. Tuế phá : Thái Tuế tại cung Dần và cung xung là Tuế Phá tại cung Thân. Phương Thân là tọa bất khả hưng tạo. Phạm nhằm chủ tổn tài, sự vật hại trạch trường. Tuy nhiên, tọa Dần hướng Thân thì lại cát.
4. Lực sĩ : Thiên tử hộ vệ ngự lâm quân tại cung Tốn (Đông Nam). Cung này bất nghi hưng tạo trong năm Dần. Phạm nhằm chủ sinh ra nhiều chứng ôn tật.
5. Tuế hình : Năm Dần tại cung Tỵ.
6. Nhị hắc : Năm Dần tại cung Cấn (Đông Bắc).
7. Bệnh Phù : Năm Dần tại cung Sửu.

Nguồn :maphuong.com


Chào bạn htruongdinh,
Nhân đọc bài của bạn về bát sát và sát phương năm canh dần, mình muốn hỏi: mình có miếng đất tọa nhâm hướng bính 168 độ, muốn động thổ trong tháng này và xây dựng trong năm nay, e là rất xấu phải không? Nhưng việc không trì hoãn được bạn biết cách gì giúp mình với. Xin cảm ơn.

htruongdinh
30-06-10, 21:24
Chào maile, bạn hãy sang mục xem ngày giờ để nhờ anh vanhoai chọn dùm bạn một giờ tốt để động thổ.

maile
30-06-10, 21:47
----------------------------------------------------------------