PDA

View Full Version : Đi VÀO DỊCH HỌC



Trang : [1] 2

BanChatDichHoc
06-11-16, 23:02
* Em chào các bác !

- Hôm nay chủ nhật , em cũng tự thưởng cho mình một ngày nghỉ . Để lấy lại sức khỏe đã bỏ ra trong mấy ngày chiến đấu với bọn Cam , Bưởi , Gà , Lợn , .... Cũng để gần gũi hơn với các bậc thần tiên ....Người ta vẫn nói là ngày chúa nhật cơ mà .....!

- Lẽ ra phải tranh thủ nghỉ ngơi mới phải . Nhưng nhớ diễn đàn quá , nên em lại vào đọc ....đọc tiếp ....đọc tiếp .... rồi buồn ơi là buồn !

* Thế nên, em dựng cái lều này . Lấy tên là ĐI VÀO DỊCH HỌC , để bày tỏ cái hiểu biết cá nhân của người dân quê về quan điểm của cổ nhân trong các môn thuật lấy âm dương ngũ hành làm cơ sở lí luận . Nhằm mục đích tìm ra giá trị đích thực của nó . Em hiểu rằng hiểu biết của cá nhân chỉ có giới hạn nhất định , cũng rất dễ sai lầm . Nên rất mong các cô , các bác , các anh, các chị , các em và cả các cháu chỉ giáo thêm cho .

* Em thưa với các bác

- Cổ nhân phải mất biết bao nhiêu tâm huyết nghiên cứu . Có lẽ phải mất cả hàng chục năm , mới khái quát được những khái niệm như VÔ CỰC , THÁI CỰC , LƯỠNG NGHI , TỨ TƯỢNG ,....và các quy luật vận động của nó . Những việc đó của người xưa đều nhằm mục đích mưu cầu lợi ích cho trăm họ . Thế mà ngày nay , những thành tựu đó lại được đem ra sử dụng để xét xem : Trứng gà có trước hay Con Gà có trước , Âm có trước hay Dương có trước ,..... Thật đáng buồn ! Và càng đáng buồn hơn nữa khi có người nói về VÔ CỰC , THÁI CỰC , ÂM DƯƠNG mà lại liên tưởng đến di truyền , biến dị trong sinh học hiện đại rồi nói mối quan hệ giữa chúng là ĐỘT BIẾN . Cũng có người khác cho rằng nó là NĂNG LƯỢNG , rồi người khác lại bảo , nó là ÂM THANH , người khác nữa lại nói , nó là SÓNG , là HẠT ..... Chỉ khổ cho những người mới tìm hiểu . Chẳng biết đâu mà lần !

- Đa số những người trong họ không có lỗi . Chỉ vì , chưa hiểu mà nói vậy thôi ! Tuy vậy , cũng có một số người có lỗi . Đó là những người có phát hiện được một , hai bí mật về QUY LUẬT TỰ NHIÊN mà cổ nhân truyền lại , rồi tuyệt đối hóa quy luật đó , cho rằng nó chi phối , thậm chí là quyết định sự vận động của con người và xã hội . Thế là từ đó suy diễn lung tung cả , dần dần cái đúng thành sai ( bởi quy luật nào cũng vậy , chỉ đúng trong giới hạn nhất định thôi) . Còn bản thân thì tưởng mình đã trở thành tiên thánh . Những người này vừa đáng trách vừa đáng thương . Nhưng còn một số nhỏ khác thì không thể chấp nhận được . Những người này ban đầu họ tưởng mình đã hiểu đúng ý cổ nhân , thế rồi tuyên truyền rất mạnh mẽ . Nhiều người không biết tin theo . Lúc này họ phát hiện họ có thể kiếm ra tiền từ cái đúng của mình . Họ mở lớp dạy người khác . Đến khi phát hiện cái mình cho là đúng chỉ là ngộ nhận , thì trong số họ chưa thấy ai dũng cảm từ bỏ .....Học phí là x triệu đồng /người mỗi khóa cơ mà .... Thật nhẫn tâm !

* Vậy thực chất các khái niệm như : Vô Cực , Thái Cực , Lưỡng Nghi , Tứ tượng , Bát quái , 64 quái trùng là gì ?

- Vấn đề này được nói rất nhiều , nhưng chỉ có quan niệm của Đạo Giáo là đầy đủ hơn cả . Mối quan hệ giữa các khái niệm này thường được mọi người diễn nôm như sau :
Vô cực sinh Thái cực , Thái cực sinh Lưỡng nghi , Lưỡng nghi sinh tứ tượng , Tứ tượng sinh Bát Quái , Bát quái sinh 64 quái trùng .

- Như vậy , có thể thấy rất rõ các khái niệm trên có mối quan hệ đặc biệt với quá trình hình thành Tiên Thiên Bát Quái và nội dung của Tiên Thiên Bát Quái ( em sẽ giải thích kĩ hơn ở phần sau) .Do đó ,để làm rõ bản chất của các khái niệm và mối quan hệ giữa chúng phải làm sáng rõ những vấn đề sau :

1) Nội dung các khái niệm : Vô cực , Thái cực , Lưỡng nghi , Tứ tượng .
2) Nó có mối quan hệ như thế nào với Tiên Thiên Bát Quái .
3) Dựa vào cái gì để Phục Hi khái quát ra Tiên Thiên Bát Quái đồ .
4) Cổ nhân sử dụng Tiên Thiên Bát Quái và 64 quái trùng như thế nào .

Vấn đề thứ nhất : Nội dung các khái niệm : Vô cực -Thái cực - Lưỡng nghi - Tứ tượng - Bát quái - 64 quái trùng .

* Vô cực là khái niệm xuất hiện sau các khái niệm ; Thái cực , Lưỡng nghi , Tứ tượng , Bát Quái , 64 quái trùng . Do Chu Liêm Khê đời Tống đưa ra trong tác phẩm Thái Cực Đồ Thuyết .

-Nói về Vô cực , Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn , trong phần " Nguyên ngũ hành nạp giáp chi nghĩa " viết :

" Không có lời nào , hình tượng nào có thể diễn tả được vô cực . Vô cực bao hàm hết thảy , nên mới nói Thái cực bắt nguồn từ vô cực ."

- Trong Ngộ Chân Trực Chỉ . Sách nói về quá trình truyền giáo của Vương Hiếu Liêm đời Tống . Ông cũng được gọi bằng tên khác như : Vương Trùng Dương hay Trùng Dương Chân Nhân . Khi giải thích về Vô cực , Thái Cực , ông về ra một hình tròn ở giữa có một chấm và nói cái vòng tròn là Vô Cực , cái chấm là Thái cực .

- Về tính chất , vai trò của Vô cực với đời sống của con người và vạn vật .
+ Như ở trên chúng ta thấy nó bao hàm tất thẩy . Có thể nói nó giống như môi trường sống của con người và vạn vật .
+ Sách giải thích về Vô cực rất ít . Nhưng ít người để ý đến khái niệm Đạo lại giống hệt với khái niệm Vô cực :

" Hữu vật hỗn thành , tiên thiên địa sinh. Liêu hề , tịch hề , độc lập nhi bất cải . Chu hành nhi bất đãi . Khả dĩ vi thiên hạ mẫu . Ngô bất tri kì danh , Tự chi viết Đạo "
Dịch :
" Có một vật hỗn độn mà nên.Sinh trước trời đất . Yên lặng , trống không . Đứng một mình mà không đổi .Đi khắp nơi mà không mỏi . Có thể làm mẹ thiên hạ . Ta không biết tên , đặt tên chữ là Đạo ."
( Phiên âm và dịch của Vietnamconcrete )

Xin tiếp tục sau !

tieudao
07-11-16, 07:40
Bác mở quán này là đúng, cái đúng đó thể hiện cái tinh thần và quan điểm của bác với đạo học, bao gồm dịch học. Mọi cái học đều lấy từ những quan sát, trải nghiệm, đúc kết lên từ thực tế, rồi quy luật hóa thành thuyết, ra sách rồi lại quay lại phục vụ cho thực tế. Chứ nếu đem phục vụ cho mấy quả chứng gà...thì ...:202:

P/s: Phần phiên âm và dịch mà bác bảo của ông Vietnamconcrete nào đó là sai rồi, ông ấy cũng lấy ra từ sách thôi.
Nguyên văn đoạn trên lấy từ quyển Đạo đức Kinh do ông NGuyễn Văn Thọ khảo luận và dịch:

CHƯƠNG 25
TƯỢNG NGUYÊN
象 元
Hán văn:
有 物 混 成, 先 天 地 生. 寂 兮, 寥 兮, 獨 立 而 不 改. 周 行 而 不 殆. 可 以 為 天 下 母. 吾 不 知 其 名; 字 之 曰 道, 強 為 之 名 曰 大. 大 曰 逝. 逝 曰 遠. 遠 曰 反. 故 道 大, 天 大, 地 大, 王 亦 大. 域 中 有 四 大, 而 王 居 其 一 焉. 人 法 地, 地 法 天, 天 法 道, 道 法 自 然.
Phiên âm:
1. Hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh. Tịch hề, liêu hề, độc lập nhi bất cải. Chu hành nhi bất đãi. Khả dĩ vi thiên hạ mẫu.
2. Ngô bất tri kỳ danh; tự chi viết Đạo, cưỡng vi chi danh viết Đại. Đại viết thệ. Thệ viết viễn. Viễn viết phản.
3. Cố Đạo đại, thiên đại, địa đại, vương diệc đại. Vực trung hữu tứ đại, nhi vương cư kỳ nhất yên. Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp Đạo, Đạo pháp tự nhiên.
Dịch xuôi:
1. Có một vật hỗn độn mà nên, sinh trước trời đất; yên lặng, trống không; đứng một mình mà chẳng thay; đi khắp nơi mà không mỏi. Có thể làm mẹ thiên hạ.
2. Ta không biết tên, đặt tên chữ đó là Đạo. Gượng gọi tên đó là Lớn. Lớn là đi, đi là xa; xa là trở lại.
3. Cho nên Đạo lớn, Trời lớn, Đất lớn. Người cũng lớn. Trong đời có bốn thứ lớn, mà Người là một. Người bắt chước Đất, Đất bắt chước Trời; Trời bắt chước Đạo; Đạo bắt chước tự nhiên.

Lót gạch ngồi hóng bài tiếp theo của bác.

hieunv74
07-11-16, 08:12
Phức tạp hoá vấn đề, vậy thì:
Vật vật hữu thái cực là gì, vô cực của các vật là gì?

Hihihi

hieunv74
07-11-16, 08:28
Dùng khái niệm trên giải thích tại sao vô cực lại đặt vòng tránh thai:

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-05-28_15-59-46_zpskceos0sr.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-05-28_15-59-46_zpskceos0sr.jpg.html)

Thái cực tại sao lại chỉ là 1 chấm hết câu?

Hihihihihihihihihi

BanChatDichHoc
07-11-16, 22:02
* Em chào các bác !
- Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bác Tieudao ! Đã chỉ giúp em rất rõ nguồn gốc tài liệu . Tài liệu em trích dẫn lại bài của Vietnamconcrete , vì bác ấy không chỉ rõ gốc nên em đành phải ghi vậy.
- Em cũng rất hoan nghênh ý kiến của các bác . Nó sẽ giúp em làm rõ hơn vấn đề .
- Xin chân thành cảm ơn !

* Em xin được tiếp tục phần Vô Cực . Trước khi có đôi lời với bác Hieunv74 .
- Em đang nói đến chỗ ít người để ý đến khái niệm Đạo có phần rất giống với khái niệm Vô cực . Thế nên , không thận trọng sẽ dẫn tới nhầm lẫn . Khái niệm Đạo , không những được cổ nhân dùng để mô tả sự hình thành thế giới , mà còn được sử dụng để mô tả các quy luật , quy tắc , vận động hay ứng xử của tự nhiên , của con người và ảnh hưởng của các quy luật đó đến sự vận động và phát triển của vạn vật .
- Ví dụ :

+ Câu :" Hữu vật hỗn thành , tiên thiên địa sinh , liêu hề , tịch hề , độc lập nhi bất cải . Chu hành nhi bất đãi . Khả dĩ vi thiên hạ mẫu " . Trong trường hợp này khái niệm đạo hoàn toàn trùng với khái niệm Vô Cực .

+ Những câu mà người đời thường hay nói như : Thiên đạo , địa đạo , nhân đạo . Thì khái niêm Đạo lại chỉ các quy luật vận động của đất , của trời hay quy tắc ứng xử của con người .

- Đây chính là nguyên nhân mà Chu Liêm Khê đưa ra khái niệm Vô Cực . Nghĩa là Vô Cực được sử dụng để mô tả thế giới , không phải mô tả quy luật . Trong thế giới đó Vô Cực là cái bao trùm lên , trời , đất , vạn vật , không có bất cứ cái gì có thể vượt qua Vô Cực . Vì nó tĩnh lặng , không vận động , cho nên không thể xác định được đâu là điểm đầu , đâu là điểm cuối hay đâu là tâm điểm nên gọi là Vô Cực .

* Tóm lại ngày nay , chúng ta có thể hiểu Vô cực chính là không gian bao la của Vũ trụ bao trùm lên các vì tinh tú , mặt trời , mặt trăng , mặt đất và vận vật .


KHÁI NIỆM THÁI CỰC

- Khi Vương Hiếu Liêm vễ ra một hình tròn giữa tâm có một chấm và nói với đệ tử rằng ; cái vòng tròn là Vô Cực , cái chấm giữa tâm là Thái cực . Thì cái ý rõ ràng nhất ở đây chỉ đơn giản là Thái cực nằm trong Vô Cực , mà chưa nói Thái Cực là gì . Tuy nhiên ở đây , có một điểm đặc biệt quan trọng là Vương Hiếu Liêm chỉ nói Thái Cực nằm trong Vô Cực , không hề nói Vô Cực sinh ra Thái cực . Cho đến nay , không biết có bao nhiêu sai lầm của người đời bắt đầu từ chữ SINH này. Tất nhiên , trong sách vở của cổ nhân được ghi là Vô Cực nhi Thái Cực .

- Vậy nên , hiểu chữ Nhi , Chữ sinh như thế nào ? Đó là theo nghĩa cái này bao hàm cái kia . Thế thì , Thái cực là cái gì mà nó nằm trong Vô Cực mà lại có thể bao hàm cả âm dương của trời đất , tám phương của không gian ?

- Thật khó tìm ra sách vở nào nói rõ điểm này . Nhưng xét ở nội dung của các môn thuật . Đặc biệt là Độn Giáp Kì Môn thì có thể phán đoán ra Thái Cực là gì ?

+Trong độn giáp Âm Dương của Trời đất được phân chia ở Đông Chí và Hạ Chí . Phân bố trên 8 quái , tức 8 phương của không gian .
+ Âm khí của trời đất bắt đầu từ phương chính nam của không gian , tương ứng với quái Ly của Hậu Thiên Bát Quái và kết thúc ở Tây Bắc , tướng ứng với quái Càn của Hậu Thiên Bát Quái .
+ Dương khí của trời đất bắt đầu từ phương chính bắc của không gian , tương ứng với quái Khảm của Hậu Thiên Bát Quái và kết thúc tại Phương đông nam của không gian , tương ứng với quái Tốn của Hậu Thiên Bát Quái .

- Đến đây chắc các bác đã biết Thái Cực là gì rồi phải không ? Đó chính là Hoàng Đạo ( Quỹ đạo của trái đất quanh mặt trời ). Chỉ có Hoàng đạo mới đáp ứng được các điều kiện là bao hàm âm dương của trời đất và 8 phương không gian thôi . Thật tuyệt vời phải không các bác ... Thế mà ai cũng nghĩ thánh nhân giấu không nói các bác nhỉ .

- Thực ra , bí mật này cũng có nhiều người biết chứ không phải riêng em . Cái gì em mà biết rằng chỉ một mình em biết thôi , thì sẽ không dễ tiết lộ đâu . Em sẽ bán nó ....lấy măn nì cho vợ :798::798::798::798:....Thế nên , ở thời Nhà Thanh . Trong cuốn Khâm Định La Kinh Thấu Giải ( Quyển thượng ) , do Vương Đạo Hạnh biên soạn đã nói thẳng toẹt ra là : " Thái Cực là Hoàng đạo , Ngũ hành thiên biến vạn hóa là do ở đó ."

* Nhưng vì sao cổ nhân không khẳng định ngay được ? Em xin thưa với các bác là do hoàn cảnh lịch sử , chứ không phải người ta thiếu tài năng . Các bác nghĩ mà xem . Ở thời đó , thiên văn được quan sát bằng mắt thường . Mà ngày nào mặt trời cũng mọc đằng đông , lặn đằng tây . Ai dám nói đến cái vòng tròn giữa trời , được gọi là Hoàng đạo ,khi người ta nhìn lên không thấy cái vòng đó . Không khéo lại bị kết án như cái nhà ông thiên văn học ở châu âu . Đúng không các bác !

- Ảnh hưởng của thái cực với con người và vạn vật ( Thay cho lời nói em gửi tặng các bác bài chú trong Bí Truyền Vạn Pháp Quy Tông để các bác thấy quan điểm của cổ nhân về vai trò của Thái Cực .)

"Thiên địa huyền tông , vạn khí căn bản , quỷ ta ức kiếp . Chứng ngô thần thông ,tam giới nội ngoại , duy đạo đọc tôn, thể hữu kim quang , phúc ánh ngô thân .Thị tri bất kiến , thính chi bất văn , bao la thiên địa , dưỡng dục quần sinh. Tụng trì vạn biến , thân hữu quang minh. tam giới thị vệ , ngũ đế tứ nghênh, vạn thần triều lễ , dịch sử lôi đình , quỷ yêu táng đảm , tinh quái vong hình , nội hữu phích lịch , lôi thần ẩn danh , đông tuệ giao triệt , ngũ khí đằng đằng , kim quang tốc hiện , phúc hộ chân nhân ." ( Chú Kim Quang)

* Xin phép các bác , em có mấy lời với bác Hieunv74 . Xin bác đọc bài của em nếu thấy không phục , em sẽ trả lời các câu hỏi của bác . Vì em đã đọc các bài của bác nói về thái cực , vô cực ở phần Con đường chân pháp . cả các bài về phân bào và âm nhạc rồi .Tất em hiểu ý của bác . Nếu thấy phục bác hãy nhấn vào nút cảm ơn bác nhé .

Em chào các bác . Nếu các bác thấy được hãy cổ vũ cho em . Nếu thấy không đúng các bác nhớ chém thật ác liệt nhé . Hẹn gặp lại các bác !

hieunv74
07-11-16, 23:03
Không phải là tiết kiệm "like" - có nhiều học sinh bây giờ thích "like", nên đốt cả trường học; tự thiêu thân để kiếm "like". (Search mạng ra 1 đống ví dụ ở VN).

Tại sao mọi người hay bị bế tắc? vì hay nhìn sự vật hiện tượng rời rạc, nên không thấy được bản chất của các cái niệm. Cái này Phật gọi là vô minh.

"Vô minh: Vô Minh là chấp (nắm giữ) có một cái TA (ngã chấp), nên mới có quan niệm sai lầm/Tâm sai biệt".

Hãy nhìn 1 đồng tiền dưới góc độ âm dương: nếu quy định mặt nhiều chữ là dương thì mặt ít chữ là âm; mặt ít chữ là dương thì mặt nhiều chữ là âm. Quy định chỉ là quy định nhưng phải biết tính chất 2 mặt của đồng tiền đó!

Nếu thích sâu hơn thì nhìn 3 mặt: bản chất (Thể) đồng tiền là gì? hình trạng của nó ra sao? và dụng của nó là gì?

Lão nói về "Đạo"! tôi nói về Phật: cũng có đạo đó là "Chân như", chân như lại liên quan đến hiện tướng; chân như và hiện tướng là 2 thể nhưng chỉ là tính; tuy là 1 thể nhưng lại là 2 tính; còn nói thêm nữa, dụng của nó tại sao là Vô vi?

Thích trích: "Chân Như là bản Thể của Vũ trụ thì không sinh không mất, không tăng không giảm, không thỉ không chung. Vũ trụ là hiện tướng (hiện hữu) của Chân Như thì có sinh có tử, có tăng có giảm, có thỉ có chung, nên kêu là Vạn pháp… Vạn pháp là Chân Như, Chân Như là Vạn pháp".

Khi nhìn được mối quan hệ đó thì có phải: Âm và Dương tuy hai tính, nhưng một thể. Tuy hai thể, nhưng lại một tính không?

Chính vì lý do này mà Lão tử rất thích nói cái đạo đi ra và đi vào gắn liền với nhau chứ không bao giờ tách rời nhau.

:5887::5887::5887:

hieunv74
07-11-16, 23:14
Lấy ví dụ: Khái niệm vô minh bên trên để phân tích đoạn sau, mọi người sẽ hiểu cả câu:

* Vô minh: Vô Minh là chấp (nắm giữ) có một cái ngã chấp, nên mới có quan niệm sai lầm/Tâm sai biệt (Ý niệm trong cơn mê, nhận lầm Nhị nguyên: Ta và Người, Không và có… nên gọi là Tà niệm) về Nhân ngã. Cái dây nhân duyên này… khởi đầu là Vô Minh. Vô Minh là nguồn gốc của đau khổ, của sinh, lão và tử. Có Sinh là vì có Hữu. Có Hữu là vì có Thủ (tức là có sự lôi kéo về cho mình).

Vậy đoạn này quan trọng ở chữ THỦ:

Long phân lưỡng phiến âm dương thủ (5), 龍分兩片陰陽取

Thủ, nghĩa là tìm cách chiếm đoạt mà bị ràng buộc vào cảnh vật, hay nói cách khác, mình muốn chi phối sự vật, lại bị sự vật chi phối (có lôi kéo, níu kéo cả sự vật về mình, mình mới bị sự vật ràng buộc lôi kéo lại). Nhưng sao lại có sự chấp (nắm giữ) thủ ấy? Là vì Ái, tức là lòng ham muốn (dục vọng): Nếu không có lòng ham muốn (dục vọng)… thì sự vật làm gì lôi kéo, trói buộc được ta.

Đọc xong đoạn này, chắc mọi người hiểu câu thơ trên!

:202::202::202:

hieunv74
07-11-16, 23:22
Dùng khái niệm trên giải thích tại sao vô cực lại đặt vòng tránh thai:

http://i1174.photobucket.com/albums/r616/hieunv74/huyenkhonglyso/2016-05-28_15-59-46_zpskceos0sr.jpg (http://s1174.photobucket.com/user/hieunv74/media/huyenkhonglyso/2016-05-28_15-59-46_zpskceos0sr.jpg.html)

Thái cực tại sao lại chỉ là 1 chấm hết câu?

Hihihihihihihihihi


- Trong Ngộ Chân Trực Chỉ . Sách nói về quá trình truyền giáo của Vương Hiếu Liêm đời Tống . Ông cũng được gọi bằng tên khác như : Vương Trùng Dương hay Trùng Dương Chân Nhân . [B][I]Khi giải thích về Vô cực , Thái Cực , ông về ra một hình tròn ở giữa có một chấm và nói cái vòng tròn là Vô Cực , cái chấm là Thái cực .

Tại sao vô cực lại là cái vòng tròn? vậy ý nghĩa cái vòng để làm gì? đến thái cực: lại là chấm đen ở trong vòng tròn? sao không chấm ra bên ngoài vòng tròn? tại sao là 1 chấm mà không phải nhiều chấm? Chúng đều có ý nghĩa và quan hệ với nhau cả! Chấm tròn bé tí mà bao trùm cả vũ trụ! hihihihihih.

Mời các lão ngâm cứu tiếp. tiểu sinh không biết đâu, chịu rồi: botay.com

:5690::5690::5690:

hieunv74
07-11-16, 23:30
Thích trích: "Chân Như là bản Thể của Vũ trụ thì không sinh không mất, không tăng không giảm, không thỉ không chung. Vũ trụ là hiện tướng (hiện hữu) của Chân Như thì có sinh có tử, có tăng có giảm, có thỉ có chung, nên kêu là Vạn pháp… Vạn pháp là Chân Như, Chân Như là Vạn pháp".

Vạn pháp là hiện tướng của Chân như! Vậy thì, phong thủy, tử vi, tử bình, ... có phải là pháp không? hay là đạo? Chân như?

Mà Pháp là hiện tướng của Chân như/Đạo: thế thì nói về pháp mà không thầy bằng các giác quan thì có phải là vớ vỉn không?

Thành ra khi bàn về "pháp" mà không có chứng mình thì eo leo..... ơi; mê hoặc người đời kiến tiền thôi.

:6g5::6g5::6g5:

DoanDo
08-11-16, 17:22
Tại sao vô cực lại là cái vòng tròn? vậy ý nghĩa cái vòng để làm gì? đến thái cực: lại là chấm đen ở trong vòng tròn? sao không chấm ra bên ngoài vòng tròn? tại sao là 1 chấm mà không phải nhiều chấm? Chúng đều có ý nghĩa và quan hệ với nhau cả! Chấm tròn bé tí mà bao trùm cả vũ trụ! hihihihihih.

Mời các lão ngâm cứu tiếp. tiểu sinh không biết đâu, chịu rồi: botay.com

:5690::5690::5690:

vô cực có thể hiểu là cái hư không chưa có gì mà lại có, tĩnh mà không phải tĩnh, vô cực chính là trạng thái nghỉ, nút giao của chu kỳ đó. vô cực mãi là vô cực nếu không được tách động

- Tại sao lại lấy là hinh tròng vì nó thể hiện dc tính hư không, tĩnh mà động.

- khi vô cực có sự tác động thì là lúc thái cực được sinh ra, là sự bắt khởi điểm, manh nha, bắt đầu cho chuỗi sự biến đổi tiếp theo vậy nên nó là 1.

- Thái cực ở trong vòng tròn đó vì nó dc vô cực sinh ra, nó đi ra từ vô cực.

hactientn
08-11-16, 20:39
Hậu học mạo muội hỏi cụ BANCHATDICHHOC, trong cái hình này thì vòng tròn có được tính là là vô cực không, điểm sáng bên trong có được tính là thái cực không?

hieunv74
08-11-16, 21:53
- Đây chính là nguyên nhân mà Chu Liêm Khê đưa ra khái niệm Vô Cực . Nghĩa là Vô Cực được sử dụng để mô tả thế giới , không phải mô tả quy luật . Trong thế giới đó Vô Cực là cái bao trùm lên , trời , đất , vạn vật , không có bất cứ cái gì có thể vượt qua Vô Cực . Vì nó tĩnh lặng , không vận động , cho nên không thể xác định được đâu là điểm đầu , đâu là điểm cuối hay đâu là tâm điểm nên gọi là Vô Cực .
* Tóm lại ngày nay , chúng ta có thể hiểu Vô cực chính là không gian bao la của Vũ trụ bao trùm lên các vì tinh tú , mặt trời , mặt trăng , mặt đất và vận vật .


Cứ nói đến vũ trụ là to lớn! to hoàn to không? hihihihihi

Ai có thể search google tìm xem khái niệm " vũ trụ" là gì cái?

:101::101::101:

BanChatDichHoc
08-11-16, 23:19
* Em chào các bác và xin cảm ơn sự hiện diện của các bác trong cái lều của em ! Thấy các bác có bài phản hồi , thực sự em rất vui mừng . Điều em sợ không phải là mình sai lầm , mà là không biết mình nói có ai nghe không . Lần nữa cảm ơn các bác và nhiệt liệt chào mừng các bác đến em ...:4431::4431::4431:....

* Để làm rõ vấn đề Vô Cực , Thái Cực . Hôm nay em xin có mấy lời phản hồi ý kiến đóng góp của các bác .

* Trước hết với bác Hactientn :
- Chắc bác đã đọc bài của em . Em không rõ bác đánh giá như thế nào . Nên em , phải nói rõ với bác là : Vô Cực và Thái cực mà cổ nhân nói đến là dựa vào tri thức thiên văn thời bấy giờ . Nó là cơ sở hình thành quan điểm của cổ nhân về thế giới . Nếu bác tự quan sát bầu trời bằng đôi mắt của chính mình thì hiểu được điều kiện ra đời của 2 khái niệm này . Cho nên , Vô Cực được dùng chỉ cái bao trùm lên Các tinh tú ( tất cả tinh tú , kể cả Ngân Hà . ở đây bác lưu ý là Ngân Hà , Không phải Thiên hà trong vật lí hiện đại .) và vạn vật .
- Như vậy , Hình ảnh bác đưa lên cổ nhân không thể thấy được . Vì vậy , không nên dùng khái niệm Vô Cực và Thái cực để xem xét nó . Tại sao lại như vậy ?
- Đó là vì khi chúng ta dùng khái niệm vượt qua cái giới hạn thực tế khi nó được khái quát rất dễ trở thành sai lầm . Chẳng hạn , nếu em nói trong cái hình ảnh bác đưa ra Vô cực là cái không gian , Thái cực là toàn bộ cái vòng tròn . Mới nghe thấy hợp lí . Nhưng trong cái không gian đó đâu chỉ có 1 cái vòng tròn . hoặc nếu hỏi thêm trong cái vòng tròn đó Lưỡng nghi , tứ tượng ở chỗ nào ... Tất sẽ thấy sai ngay .
-Để đơn giản hóa em đưa ra ví dụ vậy : 1+1=2 Điều này đúng trong hệ thập phân ( hệ số dùng 10 số từ 0 đến 9 ) . Nhưng lại sai trong hệ nhị phân ( Hệ số chỉ sử dụng 2 số là 0 và 1 )
- Đây cũng là cái sai phổ biến của đa số mọi người khi tìm hiểu về Dịch Học vậy . Người đời thường không chịu thừa nhận cái giới hạn đó . Và gây ra tranh cãi về khái niệm này .

* Với bác Hieunv74 và bác DoanDo . Em rất vui mừng về sự xuất hiện của 2 bác ! Điều này với em rất quan trọng . Vì em thấy quan điểm của 2 bác rất giống với quan điểm của bác NamPhong . Và điều đặc biệt là chúng ta có quan điểm trái chiều . Bác NamPhong thì không nói gì . Đâm ra em cũng chẳng biết em đúng hay bác ấy đúng , hay cả em và bác ấy cùng sai . Em Hy vọng 2 bác giúp em làm được điều này .

- Bác Hieunv74 nói cái sai của em là tách các khái niệm này ra một cách rời xạc . Không thấy được mối quan hệ giữa chúng nên đưa ra quan niệm sai . Nhưng bác lại không chứng minh được em sai chỗ nào .
- Em nghĩ chính bác mới sai vì bác không phân biệt nổi đâu là vô cực , đâu là thái cực . Điều này chính bác thừa nhận : " Vô cực thì miễn bàn , vì bàn cũng khó mà ra" ( chắc bác biết câu này ở đâu ra ) .
- Tuy vậy có một cach đơn giản là : Bài của em nói về nguồn gốc và bản chất của khái niệm vô cực , thái cực . Theo em nó có nguồn gốc từ quan niệm của cổ nhân về thế giới . Quan điểm này em tam xác định tồn tại đến hết thời Tống . Còn bác thì khẳng định Vạn vật hữu Vô cực , thái cực . Vậy theo quan điểm của bác Vô cực , thái cực trong thế giới theo quan niệm của cổ nhân là gì ?

- Bác Hieunv74 cũng đưa ra nhiều quan điểm khác , để chỉ ra sự Vô Minh của em . Em rất cảm ơn . Chỉ có điều nó không rõ ràng , mà em nghĩ cách nói của bác cũng không giống Hữu Minh cho lắm . Nên em không dám bàn , vì lỡ mạo phạm đến bác . Chẳng hạn cái câu : "Chấm tròn bé tí mà bao trùm cả vũ trụ " . Em có nói câu này đâu . ? Bác hữu minh mà nhìn chán ghê :34336:
- Khi em nói về ảnh hưởng của Thái cực đối với con người và vạn vật . Vì biết cái ngôn ngữ của mình không nói hết nên nhờ bài chú Kim Quang nói hộ thôi . Đặc biệt là vai trò " Dưỡng dục quần sinh " . Bác xem cái vô cực thái cực của bác có vai trò đó không nhé .

* Tóm lại em rất mong sự hiện diện của bác và chỉ bảo thêm cho em .
*Em chào bác DoanDo . Em Thấy bác nói về Vô Cực , Thái Cực theo ý bác Hieunv74 rất hay , thuận tai lắm ,...Có thể em sai cũng nên . Em rất mong bác cho một ví dụ cụ thể ( ví dụ có thật trong thực tế ấy , chứ đừng lấy cái Tham , Sân , Si ...hay Thủ gì đó giống như kiểu của bác Hieunv74, vì nó không rõ ràng , khó làm người khác thấy phục) để chứng minh quan điểm của mình . Chào mừng bác tới lều với em !

* Hẹn gặp lại các bác !

tieudao
09-11-16, 09:30
Lấy ví dụ: Khái niệm vô minh bên trên để phân tích đoạn sau, mọi người sẽ hiểu cả câu:

* Vô minh: Vô Minh là chấp (nắm giữ) có một cái ngã chấp, nên mới có quan niệm sai lầm/Tâm sai biệt (Ý niệm trong cơn mê, nhận lầm Nhị nguyên: Ta và Người, Không và có… nên gọi là Tà niệm) về Nhân ngã. Cái dây nhân duyên này… khởi đầu là Vô Minh. Vô Minh là nguồn gốc của đau khổ, của sinh, lão và tử. Có Sinh là vì có Hữu. Có Hữu là vì có Thủ (tức là có sự lôi kéo về cho mình).

Vậy đoạn này quan trọng ở chữ THỦ:

Long phân lưỡng phiến âm dương thủ (5), 龍分兩片陰陽取

Thủ, nghĩa là tìm cách chiếm đoạt mà bị ràng buộc vào cảnh vật, hay nói cách khác, mình muốn chi phối sự vật, lại bị sự vật chi phối (có lôi kéo, níu kéo cả sự vật về mình, mình mới bị sự vật ràng buộc lôi kéo lại). Nhưng sao lại có sự chấp (nắm giữ) thủ ấy? Là vì Ái, tức là lòng ham muốn (dục vọng): Nếu không có lòng ham muốn (dục vọng)… thì sự vật làm gì lôi kéo, trói buộc được ta.

Đọc xong đoạn này, chắc mọi người hiểu câu thơ trên!

:202::202::202:

Nói cho nhanh, tôi đọc xong chả hiểu gì cả.
Câu lão trích vừa thiếu vừa đánh đồng lẫn lộn giữa các Pháp, dễ làm cho hậu học hiểu nhầm. "Long phân lưỡng phiến âm dương thủ, Thủy đối tam xoa tế nhận tung". Xét long thủy, âm dương, khán thư hùng chi pháp, tức là còn nằm ở nhị nguyên, là thế gian Pháp. Nếu đã thoát khỏi vô minh, ra khỏi tham sân si ...thì còn bàn chuyện phong thủy làm gì. Quảng la kinh đi mà Tu quách cho xong :34336:

tieudao
09-11-16, 09:41
Đừng vội nói đến trí Hữu Minh hay trí Vô minh.
Mời các Lão xem qua đoạn kinh Huệ Bát Nhã

Nầy Xá Lợi Tử, tướng KHÔNG của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.
Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.
Không có vô minh, mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.

Đây là "vô cực chân như pháp" của nhà Phật chăng ? :797:

hactientn
09-11-16, 09:58
Cụ nói về quả cam, hậu học lấy lát cam cắt tròn ra hỏi cụ nhỉ? Các cụ thử xem bài viết này có tí gì dính dáng đến VÔ CỰC không?
http://tinhhoa.net/khong-co-dang-tao-hoa-lieu-ai-co-the-giai-thich-duoc-the-gioi-nay.html

namphong
09-11-16, 10:30
Nói cho nhanh, tôi đọc xong chả hiểu gì cả.
Câu lão trích vừa thiếu vừa đánh đồng lẫn lộn giữa các Pháp, dễ làm cho hậu học hiểu nhầm. "Long phân lưỡng phiến âm dương thủ, Thủy đối tam xoa tế nhận tung". Xét long thủy, âm dương, khán thư hùng chi pháp, tức là còn nằm ở nhị nguyên, là thế gian Pháp. Nếu đã thoát khỏi vô minh, ra khỏi tham sân si ...thì còn bàn chuyện phong thủy làm gì. Quảng la kinh đi mà Tu quách cho xong :34336:


"Long phân lưỡng phiến âm dương thủ" và "Thủy đối tam xoa tế nhận tung" không phải là 1 cặp 2 câu nhé. Chính xác thì 2 câu này riêng biệt nhau.

Nếu không hiểu được "Thủ" thì càng khó hiểu được "Tung", chắc nói Tung là tung tích của Long hay Thủy, nếu nghĩ vậy thì làm sao hiểu Thanh Nang tự được :797:
Thời Chiến quốc, Tô Tần và Trương Nghi hợp tung các nước, các nước thuộc trục Nam Bắc hợp lại gọi là Tung, các nước thuộc trục Đông Tây hợp lai gọi là Hoành. Nghĩa của Tung trong câu "Thủy đối tam xoa tế nhận tung" là vậy, buông ra(Tô Trương) là để hợp lại(các nước). Thế nhưng bao nhiêu người lại cho rằng đó là tìm tông tích của long hay thủy :797:

Chính vì phải buông ra để hợp, nên hãy xem Thân rồi nhìn về Quý và Giáp mà xem. Nếu thấy Thủy tam xoa ở Dần Giáp thì buông bỏ Thân mà dùng Canh; Nếu thấy Thủy tam xoa ở Quý Sửu thì buông bỏ Thân mà dùng Khôn. Có hiểu được điều này mới biết "Giáp Quý Thân, Tham lang nhất lộ hành" ám chỉ cái gì. Và đây mới chính là ứng dụng trực tiếp cho "Phiên thiên đảo địa đối bất đồng, Kỳ trung bí mật tại Nguyên(Huyền) không". "Đông Tây nhị quái chân kỳ dị, tu tri bản hướng thủy" cũng là nó.
"Thủ" và "Tung", một cái giữ và một cái buông nhưng đều có kết quả trái ngược, giữ thì lại bị giữ và buông thì lại thành hợp, thật lạ lùng đúng không, nhưng không lạ vì đó chính là cách cư xử của tự nhiên và xã hội.

P/S Lão Hiếu: lão nói hết hơi rồi nhưng đâu có thay đổi được gì. Thôi đi uống bia đi, NP mời. :4431:

tieudao
09-11-16, 10:44
"Long phân lưỡng phiến âm dương thủ" và "Thủy đối tam xoa tế nhận tung" không phải là 1 cặp 2 câu nhé. Chính xác thì 2 câu này riêng biệt nhau.

Nếu không hiểu được "Thủ" thì càng khó hiểu được "Tung", chắc nói Tung là tung tích của Long hay Thủy, nếu nghĩ vậy thì làm sao hiểu Thanh Nang tự được :797:
Thời Chiến quốc, Tô Tần và Trương Nghi hợp tung các nước, các nước thuộc trục Nam Bắc hợp lại gọi là Tung, các nước thuộc trục Đông Tây hợp lai gọi là Hoành. Nghĩa của Tung trong câu "Thủy đối tam xoa tế nhận tung" là vậy, buông ra(Tô Trương) là để hợp lại(các nước). Thế nhưng bao nhiêu người lại cho rằng đó là tìm tông tích của long hay thủy :797:



Chính vì phải buông ra để hợp, nên hãy xem Thân rồi nhìn về Quý và Giáp mà xem. Nếu thấy Thủy tam xoa ở Dần Giáp thì buông bỏ Thân mà dùng Canh; Nếu thấy Thủy tam xoa ở Quý Sửu thì buông bỏ Thân mà dùng Khôn. Có hiểu được điều này mới biết "Giáp Quý Thân, Tham lang nhất lộ hành" ám chỉ cái gì. Và đây mới chính là ứng dụng trực tiếp cho "Phiên thiên đảo địa đối bất đồng, Kỳ trung bí mật tại Nguyên(Huyền) không". "Đông Tây nhị quái chân kỳ dị, tu tri bản hướng thủy" cũng là nó.
"Thủ" và "Tung", một cái giữ và một cái buông nhưng đều có kết quả trái ngược, giữ thì lại bị giữ và buông thì lại thành hợp, thật lạ lùng đúng không, nhưng không lạ vì đó chính là cách cư xử của tự nhiên và xã hội.

P/S Lão Hiếu: lão nói hết hơi rồi nhưng đâu có thay đổi được gì. Thôi đi uống bia đi, NP mời. :4431:

Nếu cứ tự suy và tự diễn như vậy thì đi uống bia là đúng rồi. Dùi mài bao năm, đem cái sở học của mình ra luận bàn, nhưng cuối cùng té ngửa ra rằng Cái sở đắc đó lại chẳng thấm vào đâu so với cái Vô sở đắc...ahihihhi...

hieunv74
09-11-16, 14:01
- Khi em nói về ảnh hưởng của Thái cực đối với con người và vạn vật . Vì biết cái ngôn ngữ của mình không nói hết nên nhờ bài chú Kim Quang nói hộ thôi . Đặc biệt là vai trò " Dưỡng dục quần sinh " . Bác xem cái vô cực thái cực của bác có vai trò đó không nhé .
* Hẹn gặp lại các bác !

Dưỡng dục quần sinh: nói về đạo thì nói về vô vi; còn nói về cha mẹ đã có ngày báo hiếu vu lan.

hihihihihihi

hactientn
09-11-16, 21:33
Biết thêm được bài chú để tụng niệm cũng hay? Thanks cụ./.
金光神咒
KIM QUANG THẦN CHÚ
TẠM DỊCH
天地玄宗
萬氣本根
Thiên địa huyền tôn,
Vạn khí bổn căn.
Cái gốc huyền diệu của trời đất là căn cội (gốc rễ, bản thể) của vạn khí.
廣修億劫
證吾神通
Quảng tu ức kiếp,
Chứng ngô thần thông.
Tu hành trải qua vô số kiếp mới chứng được thần thông của mình.
三界內外
惟道獨尊
Tam giới nội ngoại,
Duy Đạo độc tôn.
Trong và ngoài ba cõi, chỉ có Đạo là tôn quý nhất.
體有金光
覆映吾身
Thể hữu Kim Quang,
Phú ánh ngô thân.
Thân ta có thần Kim Quang che chở cho ta.
視之不見
聽之不聞
Thị chi bất kiến,
Thính chi bất văn.
Trông mà không thấy, lóng mà chẳng nghe.
包羅天地
養育群生
Bao la thiên địa,
Dưỡng dục quần sinh.
Trời đất bao la, nuôi dưỡng quần sinh.
受持萬遍
身有光明
Thọ trì vạn biến,
Thân hữu quang minh.
Thọ trì (trì tụng) hoài không bỏ, thân thể sẽ sáng rỡ.
三界侍衛
五帝司迎
Tam giới thị vệ,
Ngũ Đế tư nghinh.
Ba cõi chăm nom và bảo vệ, Năm Vua trông coi và đón rước.
萬神朝禮
役使雷霆
Vạn thần triều lễ,
Dịch sử lôi đình.
Vô số thần đến chầu lễ, sai khiến cho sấm nổ.
鬼妖喪膽
精怪忘形
Quỷ yêu táng đởm,
Tinh quái vong hình.
Quỷ yêu sợ vỡ mật, tinh quái sợ mất hình (biến mất).
內有霹靂
雷神隱名
Nội hữu tích lịch,
Lôi thần ẩn danh.
Bên trong có sấm nổ, thần sấm giấu tên.
洞慧交徹
五氣辉騰
Động huệ giao triệt,
Ngũ khí huy đằng.
Động huệ thông suốt, năm khí xông lên sáng rỡ.
金光速現
覆護真形
Kim Quang tốc hiện,
Phó hộ chơn hình.
Thần Kim Quang mau hiện đến, bao phủ và bảo vệ chân hình.
急急如玉皇光降律
令敕
Cấp cấp như Ngọc Hoàng quang giáng [6] luật lịnh sắc.
Gấp rút giáng lâm như sắc lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế

BanChatDichHoc
10-11-16, 08:08
* Em chào các bác ! Cảm ơn bác Hactientn đã đem đầy đủ bài chú Kim quang đến ! Điều này làm cho câu chuyện trong cái lều của em thêm phong phú rõ ràng ... Cảm ơn bác !

- Bác Hactientn xem giúp em , trong bài chú đó:

VŨ TRỤ TRONG MẮT CỦA CỔ NHÂN ĐƯỢC TẠO NÊN BỞI NHỮNG NHÂN TỐ NÀO ? NÓ RỘNG LỚN ĐẾN ĐÂU ? NÓ CÓ GIỐNG NHƯ VŨ TRỤ TRONG VẬT LÍ HIỆN ĐẠI KHÔNG ? VÀ XEM QUAN ĐIỂM VỀ VÔ CỰC -THÁI CỰC CỦA EM CÓ CHÍNH XÁC KHÔNG ?

- Em nhờ bác làm việc này để bac Hieunv74 không phải thắc mắc . Bác ấy nghĩ là em đem cái từ VŨ TRỤ ra để dọa mọi người . Giá mà bác Hieunv74 và bác DoanDo tranh luận trực diện với em như bác VinhL thì thật là sảng khoái ....Điều này chắc chỉ là giấc mơ thôi . Phải không các bác ?

* Em quên :
- Em chào bác NamPhong , em tự hào vì có sự hiện diện của bác trong cái lều nhỏ này ! Rất mong sự trở lại của bác !

BanChatDichHoc
10-11-16, 09:19
* em chào các bác !

-Hôm nay tình cờ vào đọc phần : THẤT TINH BẮC ĐẨU ĐẢ KIẾP PHÁP . Một chủ đề tranh luận đã lâu . Thấy mọi người còn boăn khoăn . Nào là , Ly là cung Ly hay là tách rời khỏi bản quái ? nào là Giang đông , giang tây , giang nam , giang bắc , phải hiểu ra sao? , nào là mâu thuẫn giữa Thẩm Thị và Dương Công ,....

- Rồi bác Nam Phong thì than thở : " Nam Phong đã hiểu rồi , đã giải được Khôn , Nhâm , Ất mà vẫn còn ngây ngô " . E rằng bác ấy còn ngây ngô , nhiều nữa ...

- Bác ASVN thì bảo : " Không phải ASVN muốn giấu , mà đưa lên sẽ không tốt cho đại cục . ASVN sẽ chia sẻ cho ai hữu duyên thôi " . Vừa thần bí vừa nghê ngớm .....Bác ASVN và bác NP mới khám phá ra mấy cái bí mật nhỏ mà thôi !

* Nói thật với các bác nó chẳng có gì là thần bí ghê ngớm gì hết . Đã thế hôm nay em tặng các bác cái gốc ấy cho các bác chém ... chém thoải mái .... Còn em , không chém thêm . Coi như cái lều có một món mới mà thôi !

- Càn Giáp Ly Nhâm dần Ngọ Tuất , Cấn Bính Tân Thượng Thị Tham Lang .
- Khôn Ất Khảm Quý Thân Tý Thìn , Khôn Nhâm Ất thượng thị Tham Lang.
- Tốn Tân Đoài Đinh Tỵ Dậu Sửu , Càn Giáp Canh thượng thị Tham Lang.
- Cấn Bính Chấn Canh Hợi Mão Mùi , Tốn Cấn Đinh thượng thị Tham Lang .

Em kính chào và hẹn gặp lại các bác !

hieunv74
10-11-16, 09:29
* Tóm lại ngày nay , chúng ta có thể hiểu Vô cực chính là không gian bao la của Vũ trụ bao trùm lên các vì tinh tú , mặt trời , mặt trăng , mặt đất và vận vật .


KHÁI NIỆM THÁI CỰC
- Khi Vương Hiếu Liêm vễ ra một hình tròn giữa tâm có một chấm và nói với đệ tử rằng ; cái vòng tròn là Vô Cực , cái chấm giữa tâm là Thái cực . Thì cái ý rõ ràng nhất ở đây chỉ đơn giản là Thái cực nằm trong Vô Cực , mà chưa nói Thái Cực là gì . Tuy nhiên ở đây , có một điểm đặc biệt quan trọng là Vương Hiếu Liêm chỉ nói Thái Cực nằm trong Vô Cực , không hề nói Vô Cực sinh ra Thái cực . Cho đến nay , không biết có bao nhiêu sai lầm của người đời bắt đầu từ chữ SINH này. Tất nhiên , trong sách vở của cổ nhân được ghi là Vô Cực nhi Thái Cực .

- Vậy nên , hiểu chữ Nhi , Chữ sinh như thế nào ? Đó là theo nghĩa cái này bao hàm cái kia . Thế thì , Thái cực là cái gì mà nó nằm trong Vô Cực mà lại có thể bao hàm cả âm dương của trời đất , tám phương của không gian ?


Vũ trụ bao gồm mọi thành phần của nó cũng như không gian và thời gian. Vũ trụ bao gồm các hành tinh, sao, thiên hà, các thành phần của không gian liên sao, những hạt hạ nguyên tử nhỏ nhất, và mọi vật chất và năng lượng.

Không thời là 1 phần của khái niệm; còn Lão thử so sánh với cổ xưa xem còn có gì không?

Chấm: Không thời gian là bối cảnh cho mọi sự kiện vật lý xảy ra —một sự kiện là một điểm trong không thời gian xác định bởi các tọa độ không gian và thời gian. Các yếu tố cơ bản của không thời gian là các sự kiện.

Trong một không thời gian bất kỳ, sự kiện được xác định một cách duy nhất bởi vị trí và thời gian. Bởi vì các sự kiện là các điểm không thời gian, trong vật lý tương đối tính cổ điển, vị trí của một hạt cơ bản (giống như hạt điểm) tại một thời điểm cụ thể có thể được viết bằng {\displaystyle (x,y,z,t)} {\displaystyle (x,y,z,t)}. Có thể định nghĩa không thời gian là hợp của mọi sự kiện giống như cách một đường thẳng là hợp của mọi điểm trên nó.

Mọi vật, sự kiện đặt trong 1 không thời nhất định thì nó phải có 1 điểm (1 chấm).

còn Lão thử so sánh với cổ xưa xem còn có gì không?

Thật ra, mọi người nói thẳng hay mất lòng người khác; nhưng chúng ta nên xem khái niệm đó, sử dụng (DỤNG) để phá giải cái gì cho khoa học ("Pháp" là hiện); Do Đạo ẩn mà dùng pháp hiện / hiện tướng luôn luôn biến đổi; nó có thể chỉ phản ánh 1 phần của Bản thể (đạo); nhưng quy luật của nó là cái gì? Con người phải sử dụng tính lặp lại (tạm thời gọi là quy luật) để sống thuận theo mà thôi.

:5887::5887::5887::5887::5887:

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_tr%E1%BB%A5

hieunv74
10-11-16, 09:48
Biết thêm được bài chú để tụng niệm cũng hay? Thanks cụ./.
金光神咒
KIM QUANG THẦN CHÚ
TẠM DỊCH
天地玄宗
萬氣本根
Thiên địa huyền tôn,
Vạn khí bổn căn.
Cái gốc huyền diệu của trời đất là căn cội (gốc rễ, bản thể) của vạn khí.
廣修億劫
證吾神通
Quảng tu ức kiếp,
Chứng ngô thần thông.
Tu hành trải qua vô số kiếp mới chứng được thần thông của mình.
三界內外
惟道獨尊
Tam giới nội ngoại,
Duy Đạo độc tôn.
Trong và ngoài ba cõi, chỉ có Đạo là tôn quý nhất.
體有金光
覆映吾身
Thể hữu Kim Quang,
Phú ánh ngô thân.
Thân ta có thần Kim Quang che chở cho ta.
...


Bản thể là cái gì? Duy vật biện chứng cũng nói nhiều - Chất quyết định hình thức (hình tượng). Đây cũng là kế thừa từ cổ xưa chứ ai sáng tạo ra đâu.

Vậy, đặt trong 1 tình huống cụ thể: Bản thể trong con người là cái gì? mà vô số kiếp mới chứng được! Tại sao con người là 1 tiểu vũ trụ?

con người = Thân (tướng) + Tâm (thể).

Trời Ðất xem con người như kiếp phù du sớm sinh chiều diệt. Ðại Ðạo lại xem Trời Ðất mong manh như bèo bọt, thời gian sống còn chỉ trong thoáng chớp. Duy chỉ có chân tính Nguyên Thần của loài người là có thể tồn tại lâu dài, vượt qua tháng năm Nguyên hội bền lâu, đó chính, là cái mà ta gọi là "Vô Cực".

Tâm/Nguyên Thần: Muốn thế phải nhìn thấy được chân tính của Nguyên Thần, là "Bộ mặt chân thực" của con người. Nguyên Thần (Nguyên tính) là Thần Khí hay Vô Thức tiên thiên do cha mẹ truyền cho, một trạng thái tinh thần tiềm Ẩn.

Nguyên Thần vốn không phải là hoạt động tư duy, hoạt động ý niệm, mà nó thể hiện như trạng thái không hay không biết của trẻ thơ, song lại rất linh hoạt và có cảm giác rõ ràng.

Đây chính là những cái cụ thể mà Lão hay thích phản đối ngay từ đầu trang của mục này!

Hãy đơn giản hóa những cái phức tạp, càng đơn giản đi càng trên con đường đi vào mà lão tử vẫn dạy.

Mời lão phản đối tiếp.......

tieudao
10-11-16, 10:33
Đề tài đã đi vào...Tinh, Khí, Thần.
Vô cực = Nguyên thần.
Nguyên thần sinh dụng Thần, vậy Dụng Thần = Thái Cực rồi.
Mời cụ Banchatdichhoc thăng đàn...:2116:

hieunv74
10-11-16, 11:06
đề tài đã đi vào...tinh, khí, thần.
vô cực = nguyên thần.
nguyên thần sinh dụng thần, vậy dụng thần = thái cực rồi.
Mời cụ banchatdichhoc thăng đàn...:2116:

:107::107::107::107::107:

hieunv74
10-11-16, 11:13
Thái cực là xôi thịt các cụ a! Em quit đây
:103::1::103::103:

VinhL
10-11-16, 13:44
Trước Thái Cực còn vài cái Thái nữa. Hihihihihi

Muốn truy nguyên lý thuyết này phải trờ về thời đại Tiên Tần (trước đời Tần), thuyết này đến đời Tống thì đã bị Tống hóa. Hihihihihihi


Bạn BanChatDichHoc trích mấy câu này:
- Càn Giáp Ly Nhâm dần Ngọ Tuất , Cấn Bính Tân Thượng Thị Tham Lang .
- Khôn Ất Khảm Quý Thân Tý Thìn , Khôn Nhâm Ất thượng thị Tham Lang.
- Tốn Tân Đoài Đinh Tỵ Dậu Sửu , Càn Giáp Canh thượng thị Tham Lang.
- Cấn Bính Chấn Canh Hợi Mão Mùi , Tốn Cấn Đinh thượng thị Tham Lang

lại không cho biết nguồn, ê nha có phải đây là Phụ Tinh Thủy Pháp không? (Huyền Nữ Thanh Nang kinh?)

BanChatDichHoc
10-11-16, 14:49
* Em chào các bác !
- Vậy là bác Hieunv74 đã cho em thỏa cái ước nguyện được tranh luận trực diện một lần . Đa tạ bác vô cùng !
- Nói thật lòng khi bác nói về cái vũ trụ theo quan điểm của cổ nhân trong bài chú Kim Quang . Em mới hiểu vì sao , bác đọc sách của cổ nhân nhiều như vậy mà chẳng có chút tiến bộ gì cả . Bác vẫn luẩn quẩn ở cái câu chữ trong trang sách , mà chưa vượt được ra khỏi nó thì lấy đâu ra tư cách mà bàn về Vô Cực , Thái Cực .

* Vũ trụ theo quan điểm của cổ nhân trong bài chú Kim Quang gồm những thứ sau :

- Tam giới nội ngoại : là chỉ Bầu trời - Mặt đất - Con người .
- Ngũ đế : là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa -Thổ .
- Tứ nghênh : là 4 phương mà Kim - Mộc - Thủy - Hỏa -Thổ đi đến . Cụ thể là
+Phương đông có : Giác , Cang , Đê , Phòng , Tâm , Vĩ , Cơ .
+Phương Nam có : Tỉnh , Quỷ , Liễu , Tinh , Trương , Dực , Chẩn .
+Phương tây có : Khuê , Lâu , Vị , Mão , Tất , Chủy , Sâm .
+Phương bắc có : Đẩu , Ngưu , Nữ , Hư , Nguy , Thất , Bích .
- Vạn thần : Vạn ngôi sao đều vận động trong đó .

* Trong cái vũ trụ đó có thứ quan trọng nhất là ĐẠO . Có mấy đặc điểm sau :
- Nó phát ra ánh sáng ( Thể hữu kim quang )
- Đường đi của nó nhìn không thấy được , ( Thị chi bất kiến ) , cũng không phát ra tiếng động ( Thính chi bất văn ) . Nhưng lại đi vòng quanh đất trời [B][I](Bao la thiên địa, Tam giới thị vệ ).
[B][I]- Nó có tác dụng dưỡng dục quần sinh , nên nói cụ thể thì không kể hết được ( Tụng trì vạn biến )
- Nó tạo ra một cái sân , trong đó có sương mù , sấm sét , ngũ khí ( Nội hữu phích lịch , lôi thần ẩn danh , ngũ khí đằng đằng ).
- Nó đi đến đâu thì ngũ đế , vạn thần đều triều lễ , quỷ yêu vỡ mật , mọi sự quái dị đều tiêu tan .

* Chính vì vậy , Nó là nguồn gốc của sự kì diệu trong trời đất , là cái nơi sinh ra vạn khí ( thiên địa huyền tông , vận khí căn bản ).

* Đến đây thử hỏi các bác Hieunv74 : Nó có phải là HOÀNG ĐẠO KHÔNG ? CÓ PHẢI LÀ THÁI CỰC KHÔNG ? CÁI TĨNH KHÔNG BAO TRÙM LÊN NÓ CÓ PHẢI VÔ CỰC KHÔNG ? VÔ CỰC CÓ PHẢI LÀ KHÔNG GIAN BAO TRÙM HOÀNG ĐẠO KHÔNG ?

* Không rõ bác Hieunv74 nhìn vào chỗ nào trong bài chú này mà nói : cái vũ trụ nó bao gồm ; năng lượng , nguyên tử ....Em lạy bác...cả mũ luôn. Rồi bác đưa ra cái khái niệm không thời "không thời " .Chắc Lão Tử cũng thua bác luôn . Nay em xin trả lại bác cái câu : " Mê hoặc lòng người để kiếm tiền thôi "

*Bác Hieunv74 đọc sách kiểu này , mà đọc đến "Vạn pháp quy tông bí truyền " . Thấy sách nói , đốt hương , hít khí phương đông . Chắc bác cũng làm theo . Sách viết lấy Gỗ cây táo bị sét đánh thì chắc bác cũng đi lùng cây táo bị sét đanh để lấy gỗ làm ấn , làm âm binh mất .

* Bác DoanDo thì bảo : " Thái cực ở trong vòng tròn vì nó được vô cực sinh ra , nó đi ra từ vô cực " . Xin hỏi bác , nó đi ra từ vô cực rồi nó sẽ đi đâu . Chắc là đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt .

- Em thưa với bác là cũng có người lấy sự phân bào để mô tả sự biến đổi từ vô cực thành thái cực . Điều đó hoàn toàn sai ở 2 điểm sau :
+ Thứ nhất : Vô cực không sinh ra Thái cực mà chỉ bao hàm thái cực trong đó . Giống như vòng tròn bao quanh cái chấm .
+ Thứ hai : Nếu coi sự phân bào là sự vận hành từ Vô cực sang thái cực , từ thái cực sang lưỡng nghi ..... là sự vận hành thật sự của Thái cực . Thì thử hỏi Bào gốc phân thành 2 bào có chỗ nào giống thái sực sinh lưỡng nghi . Hai cái bào đó hoàn toàn giống nhau , và giống với cái bào đầu tiên . Vậy nếu coi cái bào đầu tiên là Thái cực thì 2 cái sau cũng phải là Thái cực . Vậy hóa ra là thái cực , sinh 2 thái cực , rồi 2 thái cực sinh 4 thái cực ..... Thật lực cười vậy !

* Mấy điều em nói không có ý mạo phạm . Chỉ là làm rõ những giá trị tri thức của cổ nhân .Mong mọi người không tùy tiện sử dụng khái niệm khi vượt qua giới hạn của nó .

Em chào các bác !

hieunv74
10-11-16, 15:53
Kim quang còn 1 số nghĩa nữa! Đa tạ, đa tạ! Lão đúng rồi!

:Z-003: :Z-003: :Z-003: :Z-003: :Z-003:

hactientn
10-11-16, 17:09
*

-Hôm nay tình cờ vào đọc phần : THẤT TINH BẮC ĐẨU ĐẢ KIẾP PHÁP . Một chủ đề tranh luận đã lâu . Thấy mọi người còn boăn khoăn . Nào là , Ly là cung Ly hay là tách rời khỏi bản quái ? nào là Giang đông , giang tây , giang nam , giang bắc , phải hiểu ra sao? , nào là mâu thuẫn giữa Thẩm Thị và Dương Công ,....


* Nói thật với các bác nó chẳng có gì là thần bí ghê ngớm gì hết . Đã thế hôm nay em tặng các bác cái gốc ấy cho các bác chém ... chém thoải mái .... Còn em , không chém thêm . Coi như cái lều có một món mới mà thôi !

- Càn Giáp Ly Nhâm dần Ngọ Tuất , Cấn Bính Tân Thượng Thị Tham Lang .
- Khôn Ất Khảm Quý Thân Tý Thìn , Khôn Nhâm Ất thượng thị Tham Lang.
- Tốn Tân Đoài Đinh Tỵ Dậu Sửu , Càn Giáp Canh thượng thị Tham Lang.
- Cấn Bính Chấn Canh Hợi Mão Mùi , Tốn Cấn Đinh thượng thị Tham Lang .

Em kính chào và hẹn gặp lại các bác !

"Tri thử pháp bất tu tầm nạp giáp" có thể phải xem lại?Hi..hi...

thuhung
10-11-16, 19:43
Vô cực ,thái cực gì mà lúc giống tôn giáo,khi thì giống khoa học lại có lúc bàn cả noãn và trứng rồi thì vòng tránh thai cứ như kế hoạch hóa gia đình...khán giả đang choáng. Mời các Cụ chém nữa đi ạ.:5887::5887::5887::797:

namphong
10-11-16, 20:18
* Nói thật với các bác nó chẳng có gì là thần bí ghê ngớm gì hết . Đã thế hôm nay em tặng các bác cái gốc ấy cho các bác chém ... chém thoải mái .... Còn em , không chém thêm . Coi như cái lều có một món mới mà thôi !

- Càn Giáp Ly Nhâm dần Ngọ Tuất , Cấn Bính Tân Thượng Thị Tham Lang .
- Khôn Ất Khảm Quý Thân Tý Thìn , Khôn Nhâm Ất thượng thị Tham Lang.
- Tốn Tân Đoài Đinh Tỵ Dậu Sửu , Càn Giáp Canh thượng thị Tham Lang.
- Cấn Bính Chấn Canh Hợi Mão Mùi , Tốn Cấn Đinh thượng thị Tham Lang .

Em kính chào và hẹn gặp lại các bác !

Đúng ra nó là vậy:

Càn Giáp Ly Nhâm dần Ngọ Tuất , Cấn Bính Tân Thượng Thị Tham Lang .
- Khôn Ất Khảm Quý Thân Tý Thìn , Khôn Nhâm Ất thượng thị Tham Lang.
- Tốn Tân Đoài Đinh Tỵ Dậu Sửu , Tốn Canh Quý thượng thị Tham Lang.
- Cấn Bính Chấn Canh Hợi Mão Mùi , Càn Giáp Đinh thượng thị Tham Lang

4 câu sai hết 2 câu rồi.
Không hiểu nó đúng hay sai thì làm sao dùng.
Hactientn cũng không biết khẩu quyết sai mà vội kết luận rồi.
Nạp giáp rồi hợp tiên thiên hậu thiên thành 4 cặp rồi bảo là đã kiếp. Mấy bác chẳng hiểu ly cung đã kiếp là gì đâu.

BanChatDichHoc
11-11-16, 07:50
*Em chào các bác !


Đúng ra nó là vậy:

Càn Giáp Ly Nhâm dần Ngọ Tuất , Cấn Bính Tân Thượng Thị Tham Lang .
- Khôn Ất Khảm Quý Thân Tý Thìn , Khôn Nhâm Ất thượng thị Tham Lang.
- Tốn Tân Đoài Đinh Tỵ Dậu Sửu , Tốn Canh Quý thượng thị Tham Lang.
- Cấn Bính Chấn Canh Hợi Mão Mùi , Càn Giáp Đinh thượng thị Tham Lang

4 câu sai hết 2 câu rồi.
Không hiểu nó đúng hay sai thì làm sao dùng.
Hactientn cũng không biết khẩu quyết sai mà vội kết luận rồi.
Nạp giáp rồi hợp tiên thiên hậu thiên thành 4 cặp rồi bảo là đã kiếp. Mấy bác chẳng hiểu ly cung đã kiếp là gì đâu.

- Tất nhiên rối ! Có nhiều người không biết nhưng trong số đó không có bác NP . Bác NP đã giải được KHôn -Nhâm - Ất . Thì đương nhiên phải đính chính lại được . Cảm ơn bác !
- Cũng gửi lời xin lỗi chư vị . Chỉ vì tui mong muốn sự trở lại của bác VinhL và bác NP trong cái lều này mới làm vậy . Nay thấy , bác NP đã biết được cái gốc này , chắc hẳn đã rõ được thế nào là : Giang đông , Giang tây , Giang nam , Giang bắc . Nhận thấy mình ngây ngô cũng tốt bác nhỉ ?
- Đây chính là cái gốc sinh ra Khôn -Nhâm -Ất và ngũ hành của ai tinh . Nó chính là NẠP GIÁP cho nên , bác Hactientn không phải xem lại câu đó làm gì . Đương nhiên nó hoàn toàn chính xác .

* Chào các bác ! Chúc các bác ngày mới vui vẻ ! Em phải đi ra vườn đây , hện gặp lại các bác .

namphong
11-11-16, 08:25
*Em chào các bác !



- Tất nhiên rối ! Có nhiều người không biết nhưng trong số đó không có bác NP . Bác NP đã giải được KHôn -Nhâm - Ất . Thì đương nhiên phải đính chính lại được . Cảm ơn bác !
- Cũng gửi lời xin lỗi chư vị . Chỉ vì tui mong muốn sự trở lại của bác VinhL và bác NP trong cái lều này mới làm vậy . Nay thấy , bác NP đã biết được cái gốc này , chắc hẳn đã rõ được thế nào là : Giang đông , Giang tây , Giang nam , Giang bắc . Nhận thấy mình ngây ngô cũng tốt bác nhỉ ?
- Đây chính là cái gốc sinh ra Khôn -Nhâm -Ất và ngũ hành của ai tinh . Nó chính là NẠP GIÁP cho nên , bác Hactientn không phải xem lại câu đó làm gì . Đương nhiên nó hoàn toàn chính xác .

* Chào các bác ! Chúc các bác ngày mới vui vẻ ! Em phải đi ra vườn đây , hện gặp lại các bác .

Giang Đông, Giang Tây, Giang Nam, Giang Bắc là Tứ thế của Thiên quái, hoàn toàn không liên quan gì đến cái khẩu quyết Nạp giáp bên trên. Tưởng Đại Hồng sai hoàn toàn trong việc giải thích mấy câu này. Sái Mân Sơn cũng sai. Đới Lễ Thai cũng sai.

Tứ thế và Khôn Nhâm Ất Cự môn tòng đầu xuất.... không phải sinh ra từ Nạp giáp mà sinh ra từ "Ngũ triệu sinh thành, lưu hành chung thủy" của Thanh nang kinh.

NP không bình luận gì về khẩu quyết Nạp giáp bên trên, nếu hiểu Thanh nang kinh thì phải biết nó đúng hay sai, thế thôi.

thuhung
11-11-16, 08:32
Em khán giả thấy cái khái niệm vô thái cực là triết lý của Đạo gia nên khá trừu tượng với học thuật nếu k muốn nói là hoang tưởng. Vì vậy người Xưa đã sợ mê nhầm đã trực chỉ qui thành Âm dương để đi thẳng vào dịch. Hào đơn âm hoặc hào đơn dương khái niệm là vô cực một cặp hai hào Âm ,dương là thái cực.và từ đó kết hợp với nhau ra 4 tượng ra bát quái ra 64quái và ra mọi thứ đã có sẵn rồi nên ứng dụng thôi như các môn thuật số ứng dụng tuyệt vời, Đông y,khí ....Nên chẳng có gì ngoài qui vào Âm dương mới đi thẳng vào bản chất dịch được. Còn cái vụ khôn nhâm ất gì đó các Cụ vừa nói nó sai bét be nên chớ vội tự khen mèo dài đuôi các Cụ tìm cách khác ngoài nạp giáp giải thư xem :34336:sao.:34336:

annhien
11-11-16, 09:33
Em khán giả thấy cái khái niệm vô thái cực là triết lý của Đạo gia nên khá trừu tượng với học thuật nếu k muốn nói là hoang tưởng. Vì vậy người Xưa đã sợ mê nhầm đã trực chỉ qui thành Âm dương để đi thẳng vào dịch. Hào đơn âm hoặc hào đơn dương khái niệm là vô cực một cặp hai hào Âm ,dương là thái cực.và từ đó kết hợp với nhau ra 4 tượng ra bát quái ra 64quái và ra mọi thứ đã có sẵn rồi nên ứng dụng thôi như các môn thuật số ứng dụng tuyệt vời, Đông y,khí ....Nên chẳng có gì ngoài qui vào Âm dương mới đi thẳng vào bản chất dịch được. Còn cái vụ khôn nhâm ất gì đó các Cụ vừa nói nó sai bét be nên chớ vội tự khen mèo dài đuôi các Cụ tìm cách khác ngoài nạp giáp giải thư xem :34336:sao.:34336:

Có lẽ anh bị nhầm rồi?

Nếu giả thuyết âm dương là 2 mặt đối lập là đúng thì dương xuất hiện là lập tức có âm xuất hiện đâu đó, cái này chính là âm dương do đối cực mà hiện hữu.

Còn nói hào đơn âm hay đơn dương là vô cực là không đúng tinh thần, đã nói âm hay dương là đã có tính nhị nguyên trong đó rồi, đã nhị nguyên thì nó xuất hiện cùng lúc nên lập luận hào đơn âm hay đơn dương là vô cực thì không thể.

thuhung
11-11-16, 10:02
Có lẽ anh bị nhầm rồi?

Nếu giả thuyết âm dương là 2 mặt đối lập là đúng thì dương xuất hiện là lập tức có âm xuất hiện đâu đó, cái này chính là âm dương do đối cực mà hiện hữu.

Còn nói hào đơn âm hay đơn dương là vô cực là không đúng tinh thần, đã nói âm hay dương là đã có tính nhị nguyên trong đó rồi, đã nhị nguyên thì nó xuất hiện cùng lúc nên lập luận hào đơn âm hay đơn dương là vô cực thì không thể.
AnNhien nói đúng. Mình chỉ nói tính tương đối để đi vào bản chất dịch và thực tế dịch toàn diễn quẻ và hào. Còn đi sâu vào từng môn thì phải hệ thống hóa lại.như pth rất liên quan dịch nhưng dùng dịch mà giải lại chẳng có đường ra.vô ,thái cực rõ là hay nhưng chỉ nói về nó cuối cùng chẳng khác dịch là mấy ý là dễ bàn cho mỏi rồi bế tắc luôn. Nói chung mục này mình chỉ là khán giả k muốn tranh luận gì.

VinhL
11-11-16, 10:04
Nghe lão BanChatDichHoc trích tứ lung tung, nào là Chu Liêm Khê (Tống), Vương Hiếu Liêm (Toàn Chân Tiểu Thuyết), rồi Vạn Pháp Quy Tông (Sách bùa chú), rồi tới La Kinh Thấu Giãi, vv... rồi đùng một cái kết luận luôn Thái Cực là Hoàng Đạo.
Người xưa hay mượn tượng tương tự mà giải thích Lý (Analogy). Vậy cái Hoàng Đạo này làm sao sanh ra sáng tối vậy? Làm sao sưởi ấm trái đất để có Xuân Hạ Thu Đông vậy? Mấy chục cái vệ tinh đi theo quỷ đạo của Hoàng Đạo tạo thành cái gì Cực đây?
Hihihihihihi
Đây là nguồn gốc của cái thuyết Vô Cực Thái Cực.
Tiên Thiên Ngũ Thái.
http://baike.baidu.com/view/2192547.htm


先天五太
先天五太最早见于《列子》,为道家 学中代表无极过渡到天地诞生前的五 阶段。分别为:太易、太初、太始, 太素、太极。
分别是解释了五种道学无极过渡万物 开始:
太易,只有无垠虚无的宇宙状态。
太初,无形无质,只有先天一炁,比 沌更原始的宇宙状态。
太始,有形无质,非感官可见,开天 地前的原始宇宙状态。
太素,原始物质的宇宙状态。
太极,阴阳微分的宇宙状态。
太易
编辑
太易为道家哲学中代表无极过渡到天 诞生的第一个阶段,只有无垠虚无的宇 宙状态。与太初、太始,太素、太极 为先天五太,是无极过渡到天地诞生 的五个阶段之一。
《列子》说∶太易,未见气也。宋代 道法理论中,很重视这一阶段。《道 会元》卷六十七张善渊《万法通论》 说∶太易者,阴阳未变,恢漠太虚, 光无象,无形无名。寂兮寥兮,是曰 易。太易,神之始而未见气也。(太 ,是指阴阳的分化尚未出现,广大无 的原始虚空,当这一阶段,没有光明 没有形象,没有形状,也没有名称。 静呵无形呵,这就叫做太易。太易, 切现象的开始,但能量还未出现)
太初
编辑
太初为道家哲学中代表无形无质,只 先天一炁,比混沌更原始的宇宙状态 与太易、太始,太素、太极并为先天 五太,是无极过渡到天地诞生前的五 阶段之一。《太上老君开天经》认为 太初是道教创世纪中的第二个年代。
《列子》说∶太初者,始见气也。( 初,是气刚刚出现的阶段。)张善渊 认为∶太初,都有名无实,虽变有气 ,而未有形,是曰太初。太初,气之 而未见形者也。(太初,是阴阳变化 现了气,但尚未有形象。太初,就是 气的开始而未出现形的阶段。)
太始
编辑
太始为道家哲学中代表有形无质,非 官可见,开天辟地前的原始宇宙状态 与太易、太初、太素、太极并为先天 五太,是无极过渡到天地诞生万物生 前的五个阶段之一。也是先天五太之 第三个形态。
《列子》说∶太初者,始见气也。( 初,是气刚刚出现的阶段。)张善渊 说:太始者,阴阳交合,混而为一, 自一而生形,虽有形而未有质,是曰 始。太始,形之始而未有质者也。(太 始,是指阴阳交合,混合为一,自有 一,便产生形。虽然有了形,却尚未 质。太始,就是形的初始而尚未有质 的阶段。)
太素
编辑
太素在道家哲学中代表天地开辟前出 原始物质的宇宙状态,与太易、太初、 太始,太素、太极并为先天五太,是 极过渡到天地诞生前的五个阶段之一 也是先天五太之中第四个形态。
《列子》将太素定义为质之始。张善 认为:太素者,太始变而成形,形而有 质,而未成体,是曰太素。太素,质 始而未成体者也。(太素,是太始变化 成形,有形然後有质,却尚未成体。 素,就是质的起始而尚未成体的阶段 )
太极
编辑
太极在道家哲学中代表天地开辟前阴 未分的宇宙状态,与太易、太初、太始 ,太素并为先天五太,是无极过渡到 地诞生前的五个阶段之一。也是先天 太之中第五个形态。是个具有代表性 的形态。
太极一词最早见于《庄子》。以后这 概念影响了儒学、道教等中华文化流 。《列子》最先谈到太易、太始、太 初、太素、太极宇宙五阶段说法。宋 周敦颐在《太极图说》开篇就说:“ 极而太极。”这把《老子》中提到的 无极一词注入了理学含义。也就把无 的概念与太极联系在一起。而后的《 极先天图》的《解说》,谈宇宙五阶 说法,是把《列子》相关概念引入太 图解说。南宋理学代表朱熹曾与心学 开山陆九渊就世界本原是否为太极发 争论。清代乾隆年间太医院汇编的《 宗金鉴》则采用了五阶段说法(聂文 涛谈《周易》):“无极太虚气中理 太极太虚理中气。乘气动静生阴阳, 阳之分为天地。未有宇宙气生形,已 有宇宙形寓气。从形究气曰阴阳,即 观理曰太极。”太极的概念影响逐步 及到了中国人生活的各层面,包括著 名的太极拳。
可见,太极逐步被理解成阐明宇宙从 极而太极,以至万物化生的过程。其 的太极即为天地未开、混沌未分阴阳 之前的状态。两仪即为太极的阴、阳 仪。《系辞》又说:“两仪生四象, 象生八卦”。其意指浩瀚宇宙间的一 切事物和现象都包含着阴和阳,以及 与里的两面。而它们之间却既互相对 斗争又相互资生依存的关系,这即是 物质世界的一般律,是众多事物的纲 和由来,也是事物产生与毁灭的根由 在。天地之道,以阴阳二气造化万物 。天地、日月、雷电、风雨、四时、 前午后,以及雄雌、刚柔、动静、显 ,万事万物,莫不分阴阳。人生之理 ,以阴阳二气长养百骸。经络、骨肉 腹背、五脏、六腑,乃至七损八益, 身之内,莫不合阴阳之理。这一理论 建立至今凡两三千年,仍在为人们描 万象。
太有至的意思; 极有极限之义, 就是至于极限, 无有相匹之意. 既包括了至极之理, 也包括了至大至小的时空极限, 放之则弥六合, 卷之退藏于心. 可以大于任意量而不能超越圆周和空 ,也可以小于任意量而不等于零或无, 以上是太极二字的含义.太极图是研究 易学原理的一张重要的图象, 它包含了天地万物的共通规律在内, 所以有人说它是宇宙的模式, 是科学的灯塔。但太极图由于阴阳两 方位的移动和变换, 而又出现了不同的图象. 先天八卦图, 坤震离兑居左, 坤为母, 离再索而得女, 兑三索而得女, 三卦皆阴, 只震一索而得男为阳. 故太极图左面用黑色表示属阴, 黑中白点表示阴中有阳. 乾巽坎艮居右, 乾为父, 坎再索而得男, 艮三索而得男, 三卦比阳, 只巽一索而得女为阴, 故太极图右而用白色表示属阳, 白中黑点表示阳中有阴 本后天八卦图而绘制的太极图则恰与 天八卦图的太极图方向相反."太极元气, 含三为一", 为什么呢? 从太极图可以得出结论, 太极图这个圆圈, 就是代表的一, 代表的宇宙, 代表的无极. 太极是有限之天, 无极是无限之天; 太极是有, 无极是无; 太极是三, 无极是一. 图象的黑白二色, 代表阴阳两方, 天地两部; 黑白两方的的界限就是划分天地阴阳 的人部. 白中黑点表示阳中有阴, 黑方白点表示阴中有阳. 道生一, 就是无极生太极; 一生二就是太极生两仪; 二生三, 就是阴阳交感化合; 三生万物, 就是太极含三为一, 因万物由阴阳而化生, 故万物各具一太极, 也就是说, 太极不仅包含了阴阳两个方面, 还包含了划分阴阳的界线和标准在内. 若分而言之, 每卦有三爻, 也是代表天地人三才, 这也是含三为一之象. 又天有阴阳, 地有阴阳, 人亦有阴阳, 天之阴阳加上划界标准, 构成了含三为一的太极之象; 地之阴阳加划界中点构成含三为一的 极之象; 人部阴阳, 如男女雌雄亦各有它的划界标准, 所以万物也各有一太极, 也都是按照含三为一的规律而存在的. 宙有无限大, 所以称为太极, 但是宇宙又是有形的, 即有实质的内容. 按易学的观点, 有形的东西来自于无形, 所以无极而太极.太极这个实体是健运 息的, 即宇宙在运动, 动则产生阳气, 动到一定程度, 变出现相对静止, 静则产生阴气, 如此一动一静, 阴阳之气互为其根, 运转于无穷. 自然界也是如此, 阴阳寒暑, 四时的生长化收藏,即万物的生长规律, 无不包含阴阳五行. 就人部阴阳而言"乾道成男, 坤道成女", 阴阳交合, 则化生万物, 万物按此规律生生不已, 故变化无穷. 这些内容提出了立天之道, 立地之道, 立人之道三纲领, 也就是三才之道, 所谓"六爻之动, 三极之道也."

hactientn
11-11-16, 10:15
Các cụ thư giản nghe cổ nhạc chút? Hi..hi
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Quang-Lang-Tan-Various-Artists/ZW6WAD0F.html

hieunv74
11-11-16, 14:30
Sao các lão biết nhiều nhỉ, tiểu sinh chẳng biết gì cả. học tiếp, học maic, mãi học vậy

:008::008::008::008::008:

BanChatDichHoc
11-11-16, 20:57
* Em chào các bác ! Em rất vui khi thấy 2 bác NamPhong và bác VinhL trở lại !




NP không bình luận gì về khẩu quyết Nạp giáp bên trên, nếu hiểu Thanh nang kinh thì phải biết nó đúng hay sai, thế thôi.

- Xin bác NamPhong cho biết , theo bác như thế nào là đúng , như thế nào là sai ?Rất mong được sự chỉ dẫn của bác . Xin cảm ơn !

- Em rất thông cảm với bác VinhL vụ tổng thống Mỹ . Chắc bác còn buồn nên không đọc kĩ bài chữ Hán , bác đã gửi lên . Em thấy bài đó hoàn toàn trùng khớp với cách giải thích của em về Vô cực , Thái cực . Hay bài đó còn ý gì khác , em mong được bác chỉ cho . Em thấy : Dạo này bác hơi vội vàng trong mọi việc thì phải . Bác rất rành về vật lí thiên văn hiện đại mà sao lại nói câu : cái Hoàng đạo này làm sao sinh ra sáng tối vậy? Chắc bác lại đùa em phải không ?

tieudao
12-11-16, 00:36
Vô cực ,thái cực gì mà lúc giống tôn giáo,khi thì giống khoa học lại có lúc bàn cả noãn và trứng rồi thì vòng tránh thai cứ như kế hoạch hóa gia đình...khán giả đang choáng. Mời các Cụ chém nữa đi ạ.:5887::5887::5887::797:

- Khi thì các cụ xét vô cực, thái cực dưới góc độ của Lý và Sự
- Khi thì xét theo khía cạnh Thể - Dụng
- Lúc lại bàn theo Hình - Khí
- Rồi lại gồm thâu Âm -Dương
- Rồi vô cực to như cả Vũ trụ - hay nhỏ như Nguyên tử....
- Cuối cùng bí quá là bảo Vô cực là Nguyên Thần...
Tóm lại Vô cực là cái gì đó hư vô nhưng lại bao hàm vạn hữu. Vì ko định được nó là gì thành ra cứ loanh quanh màn chào hỏi mãi mà chưa "đi vào dịch học" được.
- Mà văn phong của lão banchatdichhoc này thấy giống cụ HCT quá ta...
Kính cụ Namphong, nhà cháu quê mùa quen chém to kho mặn rồi, nói năng có gì thô lỗ mong cụ đại xá ạ, ko hiểu sao thi thoảng nhà cháu cứ phải chọc các Cụ (nhất là lão songque) vài câu thì mới ngủ ngon được. Thôi em ngả nón kính chào các Cụ ạ. hihihi...

VinhL
12-11-16, 04:25
* Em chào các bác ! Em rất vui khi thấy 2 bác NamPhong và bác VinhL trở lại !



- Xin bác NamPhong cho biết , theo bác như thế nào là đúng , như thế nào là sai ?Rất mong được sự chỉ dẫn của bác . Xin cảm ơn !

- Em rất thông cảm với bác VinhL vụ tổng thống Mỹ . Chắc bác còn buồn nên không đọc kĩ bài chữ Hán , bác đã gửi lên . Em thấy bài đó hoàn toàn trùng khớp với cách giải thích của em về Vô cực , Thái cực . Hay bài đó còn ý gì khác , em mong được bác chỉ cho . Em thấy : Dạo này bác hơi vội vàng trong mọi việc thì phải . Bác rất rành về vật lí thiên văn hiện đại mà sao lại nói câu : cái Hoàng đạo này làm sao sinh ra sáng tối vậy? Chắc bác lại đùa em phải không ?

Không lẻ lão BanChatDichHoc đọc mà không hiểu họ nói gì?
Thôi để tiểu sinh lược dịch (không dịch toàn bộ nhé):

分别是解释了五种道学无极过渡万物 开始:
太易,只有无垠虚无的宇宙状态。
Thái Dịch, trạng thái hư vô vô bờ của vũ trụ. Đây chính là Không Gian.
太初,无形无质,只有先天一炁,比 沌更原始的宇宙状态。
Thái Sơ, Vô hình vô chất, chỉ có tiên thiên nhất khí, trạng thái nguyên thủy hổn độn của vũ trụ.
Sự xuất hiện của Năng Lực (Tiên thiên nhất khí). (Big Bang?)
太始,有形无质,非感官可见,开天 地前的原始宇宙状态。
Thái Thủy, Hửu hình vô chất, cảm không được, trạng thái nguyên thủy khai thiên tịch địa của vũ trụ.
Đây là sự khởi đầu tương tác của năng lực, tuy có hình (do các lực tương tác), nhưng vô chất, không cảm được.
太素,原始物质的宇宙状态。
Thái Tố, Trạng thái nguyên thủy vật chất của vũ trụ
Đây là trạng thái nâng lực chuyển biến thành vật chất.
太极,阴阳微分的宇宙状态。
Thái Cực, Trạng thái vi phân Âm Dương của vũ trụ
Đây là sự hoá Âm Dương (Charge) của Vật chất.
太易
编辑
太易为道家哲学中代表无极过渡到天 诞生的第一个阶段,只有无垠虚无的宇 宙状态。与太初、太始,太素、太极 为先天五太,是无极过渡到天地诞生 的五个阶段之一。
《列子》说∶太易,未见气也。宋代 道法理论中,很重视这一阶段。《道 会元》卷六十七张善渊《万法通论》 说∶太易者,阴阳未变,恢漠太虚, 光无象,无形无名。寂兮寥兮,是曰 易。太易,神之始而未见气也。(太 ,是指阴阳的分化尚未出现,广大无 的原始虚空,当这一阶段,没有光明 没有形象,没有形状,也没有名称。 静呵无形呵,这就叫做太易。太易, 切现象的开始,但能量还未出现)
Liệt Tử nói: Thái Dịch, mạt kiến khí dã. “Đạo Pháp Hội Nguyên” quyển 67, Trương Thiện Uyên trong Vạn Pháp Thông Luận” nói: Thái Dịch giả, Âm Dương mạt biến, khôi mạc (to lớn lạnh ngắt) thái hư, vô quang vô tượng, vô hình vô danh. Tịch hề liêu hề (hoang vắng hư không), thị viết Thái Dịch. Thái Dịch, thần chỉ thủy nhi mật kiến khí dã.
太初
编辑
太初为道家哲学中代表无形无质,只 先天一炁,比混沌更原始的宇宙状态 与太易、太始,太素、太极并为先天 五太,是无极过渡到天地诞生前的五 阶段之一。《太上老君开天经》认为 太初是道教创世纪中的第二个年代。
《列子》说∶太初者,始见气也。( 初,是气刚刚出现的阶段。)张善渊 认为∶太初,都有名无实,虽变有气 ,而未有形,是曰太初。太初,气之 而未见形者也。(太初,是阴阳变化 现了气,但尚未有形象。太初,就是 气的开始而未出现形的阶段。)
Liệt Tử nói: Thái sơ giã, thủy kiến khí dã. Trương Thiện Uyên củng cho rằng Thái Sơ, tức Hửu Danh Vô Thực, tuy biến hửu khí, nhi mạt hửu hình, thị viết Thái Sơ. Thái Sơ, khí chi thủy nhi mạt kiến hình giã dã.
太始
编辑
太始为道家哲学中代表有形无质,非 官可见,开天辟地前的原始宇宙状态 与太易、太初、太素、太极并为先天 五太,是无极过渡到天地诞生万物生 前的五个阶段之一。也是先天五太之 第三个形态。
《列子》说∶太初者,始见气也。( 初,是气刚刚出现的阶段。)张善渊 说:太始者,阴阳交合,混而为一, 自一而生形,虽有形而未有质,是曰 始。太始,形之始而未有质者也。(太 始,是指阴阳交合,混合为一,自有 一,便产生形。虽然有了形,却尚未 质。太始,就是形的初始而尚未有质 的阶段。)
Phần Liệt Tử Thuyết chổ này trích lộn (lập lại phần Thái Sơ). Trương Thiện Uyên nói: Thái Thủy giã, Âm Dương giao hợp, hổn nhi vi nhất, tự nhất nhi sanh hình, tuy hửu hình nhi mạt hửu chất, thị viết Thái Thủy. Thái Thủy, hình chi thủy nhi mạt hửu chất giã dã.
太素
编辑
太素在道家哲学中代表天地开辟前出 原始物质的宇宙状态,与太易、太初、 太始,太素、太极并为先天五太,是 极过渡到天地诞生前的五个阶段之一 也是先天五太之中第四个形态。
《列子》将太素定义为质之始。张善 认为:太素者,太始变而成形,形而有 质,而未成体,是曰太素。太素,质 始而未成体者也。(太素,是太始变化 成形,有形然後有质,却尚未成体。 素,就是质的起始而尚未成体的阶段 )
Liệt Tử lấy Thái Tố định nghĩa vi Chất vi Thủy. Trương Thiện Uyên nói: Thái Tố giã, Thái Thủy biến nhi thành hình, hình nhi hửu chất, nhi mạt thành bổn, thị viết Thái Tố.
太极
编辑
太极在道家哲学中代表天地开辟前阴 未分的宇宙状态,与太易、太初、太始 ,太素并为先天五太,是无极过渡到 地诞生前的五个阶段之一。也是先天 太之中第五个形态。是个具有代表性 的形态。

太极一词最早见于《庄子》。以后这 概念影响了儒学、道教等中华文化流 。《列子》最先谈到太易、太始、太 初、太素、太极宇宙五阶段说法。宋 周敦颐在《太极图说》开篇就说:“ 极而太极。”这把《老子》中提到的 无极一词注入了理学含义。也就把无 的概念与太极联系在一起。而后的《 极先天图》的《解说》,谈宇宙五阶 说法,是把《列子》相关概念引入太 图解说。
Từ Thái Cục được thấy trước nhất do Trang Tử. Khái niệm này sau đó ảnh hướng đến nho họ, đạo giáo.
Liệt Tử là người đầu tiên đàm thuyết đến Thái Dịch, Thái Thủy, Thái Sơ, Thái Tố, Thái Cực, năm giai đoạn của vũ trụ. Tống Nho Chu Đôn Di trong “Thái Cực Đồ Thuyết”, mỡ đầu trong sádch nói “Vô Cực nhi Thái Cực. Tức lấy lời chú tử (giải thích từ) Thái Cực của Lão Tử mà đưa vào Hàm Nghỉa Lý Học. Củng tức là lấy khái niệm Vô Cực và sự liên hệ của Thái Cực nhập lại thành một. Về sau, sự giải thích trong “Thái Cực Tiên Thiên Đồ”, đàm luận về năm giai đoạn của Vũ Trụ, chính là lấy khái niệm tương quan của Liệt Tử dẫn nhập vào Thái Cực Đồ Giải Thuyết.

Đó toàn bộ khái niệm cao thâm về Không Gian Vũ Trụ (có thể nói là gần như phù hợp với những khái niệm của khoa học hiện đại về vũ trụ) , vậy mà lão lại cho nó vào cái vòng Hoàng Đạo, thực lão coi thường Tiền Nhân quá!!

BanChatDichHoc
12-11-16, 08:11
* Em kính chào các bác ! Hôm nay , trời đẹp quá ! Mời các bác vào lều của em chơi :4431::4431::4431::4431::4431:

* Trước hết em có mấy lời cùng các bác
- Em tham gia diễn đàn TVLS vào khoảng tháng 8 năm 2016 . Lấy nick là BanChatDichHoc , trong tranh luận em đôi khi có lời hơi khiêu khích để họ dốc hết sức tranh luận với em , nhưng không hề có ý hạ thấp nhân phẩm của họ . Nhưng bên ấy , họ thích chuyện chính trị và huyền hoặc hơn . Nên em , bỏ sang bên này . Rất may cho em gặp được bác Hieunv74 và , bác NamPhong và các bác . Được thỏa sức chém . Em rất vui , không còn chán đời nữa .
- Ở bên TVLS , cũng có người bảo em là Y.T.Day chuyên về " Thâm thiển khí " , cũng có người bảo em là Thần Tiên Cá . Nay sang đây , bác Vinhl nhầm em là TBTT . Nay bác Tieudao lại bảo em giống HCT .
- Em không rõ những người đó là người xấu hay người tốt . Nhưng các bác yên tâm cái tên BanChatDichHoc em chọn mãi mới được và nếu có ngày thay đổi , em sẽ chỉ thay đổi bằng tên cúng cơm của em mà thôi .

* Em xin phép trở lại vấn đề


Không lẻ lão BanChatDichHoc đọc mà không hiểu họ nói gì?
- Thôi để tiểu sinh lược dịch (không dịch toàn bộ nhé):


- Từ Thái Cục được thấy trước nhất do Trang Tử. Khái niệm này sau đó ảnh hướng đến nho họ, đạo giáo.
Liệt Tử là người đầu tiên đàm thuyết đến Thái Dịch, Thái Thủy, Thái Sơ, Thái Tố, Thái Cực, năm giai đoạn của vũ trụ. Tống Nho Chu Đôn Di trong “Thái Cực Đồ Thuyết”, mỡ đầu trong sádch nói “Vô Cực nhi Thái Cực. Tức lấy lời chú tử (giải thích từ) Thái Cực của Lão Tử mà đưa vào Hàm Nghỉa Lý Học. Củng tức là lấy khái niệm Vô Cực và sự liên hệ của Thái Cực nhập lại thành một. Về sau, sự giải thích trong “Thái Cực Tiên Thiên Đồ”, đàm luận về năm giai đoạn của Vũ Trụ, chính là lấy khái niệm tương quan của Liệt Tử dẫn nhập vào Thái Cực Đồ Giải Thuyết.

- Đó toàn bộ khái niệm cao thâm về Không Gian Vũ Trụ (có thể nói là gần như phù hợp với những khái niệm của khoa học hiện đại về vũ trụ) , vậy mà lão lại cho nó vào cái vòng Hoàng Đạo, thực lão coi thường Tiền Nhân quá!!

* Em có mấy lời về bài của bác VinhL .

- Trước hết , em không coi thường tiền nhân , cái việc đó trái với đạo đức dân tộc . Không có tiền nhân chẳng có ta , phải không các bác ? Vả lại ,họ đã cho chúng ta bao điều kì diệu để hôm nay tôi và các bác bàn với nhau .

- Bài chữ Hán bác đưa lên rất hay em đọc kĩ rồi , nhưng muốn chính bác dịch ra và thể hiện quan điểm . Đáng tiếc , đoạn cuối quan trọng là vậy bác lại không dịch . Đoạn đó , mới là đoạn chính xác nhất nói về Vô cực , Thái cực theo quan điểm Đạo Giáo thời Tống ( chính bác nói cái em đang bàn là Thái cực bị Tống hóa đó thôi . Không tin bác đọc bài trước của bác mà xem ) .

- Một vẫn đề khác nữa bác không để ý . Bài trong bài này có 2 phần :
+ Phần thứ nhất : Nói về quá trình hình thành của vũ trụ theo quan điểm của các học giả thời Tiên Tần . Thể hiện trong nội dung các khái niệm như : Thái dịch , Thái tố , Thái sơ , Thái cực , Thái thủy .


+ Phần thứ hai : Nói về quan điểm Đạo giáo về cấu tạo vũ trụ , vai trò của Thái cự với sự vận động và phát triển của vạn vật , và quan điểm tam tài của Đạo Giáo .

- Một điều nữa là bác VinhL xem lại cho em , câu em đã tô đậm trong bài dịch của bác , có ý nghĩa như thế nào .

* Bác VinhL xem lại giúp em cấu tạo của Vũ trụ theo quan điểm của đạo giáo gồm những nhân tố nào ? Chú Kim quang có phải của Đạo Giáo không ? Tiện thể bác so sánh xem Vô cực , Thái cực trong vũ trụ đó là cái gì ? ( Em nhờ bác lưu ý chữ Hàm trong bài chữ Hán của bác ) . Em xin cảm ơn !

* Em quên . Bác Tieudao có thời gian thì lại thăn em bác nhé ...
* Em chào các bác !

VinhL
12-11-16, 09:44
Bạn BanChatDichHoc,
Hình như bạn có thói quen, tự suy tự diễn, chẳng để tâm điều tra, tầm chân truy nguồn, chỉ vựa vào kiến thức của mình rồi đưa đến sự kết luận tự thỏa.


...............
* Vũ trụ theo quan điểm của cổ nhân trong bài chú Kim Quang gồm những thứ sau :

- Tam giới nội ngoại : là chỉ Bầu trời - Mặt đất - Con người .
- Ngũ đế : là Kim - Mộc - Thủy - Hỏa -Thổ .
- Tứ nghênh : là 4 phương mà Kim - Mộc - Thủy - Hỏa -Thổ đi đến . Cụ thể là
+Phương đông có : Giác , Cang , Đê , Phòng , Tâm , Vĩ , Cơ .
+Phương Nam có : Tỉnh , Quỷ , Liễu , Tinh , Trương , Dực , Chẩn .
+Phương tây có : Khuê , Lâu , Vị , Mão , Tất , Chủy , Sâm .
+Phương bắc có : Đẩu , Ngưu , Nữ , Hư , Nguy , Thất , Bích .
- Vạn thần : Vạn ngôi sao đều vận động trong đó .

* Trong cái vũ trụ đó có thứ quan trọng nhất là ĐẠO . Có mấy đặc điểm sau :
- Nó phát ra ánh sáng ( Thể hữu kim quang )
- Đường đi của nó nhìn không thấy được , ( Thị chi bất kiến ) , cũng không phát ra tiếng động ( Thính chi bất văn ) . Nhưng lại đi vòng quanh đất trời [B][I](Bao la thiên địa, Tam giới thị vệ ).
[B][I]- Nó có tác dụng dưỡng dục quần sinh , nên nói cụ thể thì không kể hết được ( Tụng trì vạn biến )
- Nó tạo ra một cái sân , trong đó có sương mù , sấm sét , ngũ khí ( Nội hữu phích lịch , lôi thần ẩn danh , ngũ khí đằng đằng ).
- Nó đi đến đâu thì ngũ đế , vạn thần đều triều lễ , quỷ yêu vỡ mật , mọi sự quái dị đều tiêu tan .

* Chính vì vậy , Nó là nguồn gốc của sự kì diệu trong trời đất , là cái nơi sinh ra vạn khí ( thiên địa huyền tông , vận khí căn bản ).

.................
!
Trước hết bạn phải hiểu Tam Giới Nội Ngoại trong Kim Quang Chú là nói gì theo cái nhìn của Đạo Giáo đã.
Đây là lời dẫn chú về Tam Giới Nội Ngoại:
http://baike.baidu.com/view/12495092.htm
恒古以来,世界上除了人间、天庭、地 ,三界之外还有魔界、妖界、蒙界。 妖魔鬼怪各有各界,道家、佛家、仙家 各政其界,与人类和平相处。很多年 ,冥界鬼王与天庭大帝在人间展开一场 大战,其间,由鬼王、魔王、统帅的合纵 大军在与天庭、佛道大军的数百年争 中旗鼓相当、平分秋色。而当时,力量 最小的人类统帅带领大军加入战场,投 天庭,使得鬼王大军措手不及,锵羽而 。此后,鬼王向天帝称臣,受其监管,魔 妖隐退各界,打开了所有通道,并开始报 复人类,一时人间腥风血雨、生灵涂炭, 千千万万生灵啼饥号寒、流离失所,而 庭此时发生政变,玉帝的皇位岌岌可 ,诸神将在协助人类消灭妖魔时力不从 心。 人类此时终于觉醒,纷纷拿起武器保卫 己家园,于是学道参佛之风盛行天下.. .

Tiểu sinh thật không rảnh để dịch hết đoạn trên, chỉ xin dịch lại câu đầu, củng đủ làm sáng toả cái câu Tam Giới Nội Ngoại.
恒古以来,世界上除了人间、天庭、地 ,三界之外还有魔界、妖界、蒙界。
Từ cổ dĩ lai, thế giới thượng trừ ra Nhân Gian, Thiên Phủ, Địa Phủ, tam giới chi ngoại còn có Quỷ Giới, Yêu Giới, Mông Giới.
Như vậy cho thấy Tam Giới Nội tức là Thiên Giới, Nhân Giới, và Địa Giới. Thiên Giới là giới của Ngọc Hoàng, các chư vị Thần Tiên, Nhân Giới là giới của nhân gian, Địa Giới chính là muốn nói đến Địa Ngục.
Vạn thần ở đây là Thần Tiên trong Đạo thuyết.
Lão làm ơn đọc bài giải thích cái Chú Kim Quang ở đây

https://sites.google.com/site/goddess090225/-jin-guang-shen-zhou

để biết Kim Quang là nói đến cái gì, ám chỉ cái gì trong Đạo, chắc chắn là không phải cái Hoàng Đạo Nhật Nguyệt Tinh Tú ạ.



* Đến đây thử hỏi các bác Hieunv74 : Nó có phải là HOÀNG ĐẠO KHÔNG ? CÓ PHẢI LÀ THÁI CỰC KHÔNG ? CÁI TĨNH KHÔNG BAO TRÙM LÊN NÓ CÓ PHẢI VÔ CỰC KHÔNG ? VÔ CỰC CÓ PHẢI LÀ KHÔNG GIAN BAO TRÙM HOÀNG ĐẠO KHÔNG ?

* Không rõ bác Hieunv74 nhìn vào chỗ nào trong bài chú này mà nói : cái vũ trụ nó bao gồm ; năng lượng , nguyên tử ....Em lạy bác...cả mũ luôn. Rồi bác đưa ra cái khái niệm không thời "không thời " .Chắc Lão Tử cũng thua bác luôn . Nay em xin trả lại bác cái câu : " Mê hoặc lòng người để kiếm tiền thôi "

*Bác Hieunv74 đọc sách kiểu này , mà đọc đến "Vạn pháp quy tông bí truyền " . Thấy sách nói , đốt hương , hít khí phương đông . Chắc bác cũng làm theo . Sách viết lấy Gỗ cây táo bị sét đánh thì chắc bác cũng đi lùng cây táo bị sét đanh để lấy gỗ làm ấn , làm âm binh mất .

* Bác DoanDo thì bảo : " Thái cực ở trong vòng tròn vì nó được vô cực sinh ra , nó đi ra từ vô cực " . Xin hỏi bác , nó đi ra từ vô cực rồi nó sẽ đi đâu . Chắc là đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt .

- Em thưa với bác là cũng có người lấy sự phân bào để mô tả sự biến đổi từ vô cực thành thái cực . Điều đó hoàn toàn sai ở 2 điểm sau :
+ Thứ nhất : Vô cực không sinh ra Thái cực mà chỉ bao hàm thái cực trong đó . Giống như vòng tròn bao quanh cái chấm .
+ Thứ hai : Nếu coi sự phân bào là sự vận hành từ Vô cực sang thái cực , từ thái cực sang lưỡng nghi ..... là sự vận hành thật sự của Thái cực . Thì thử hỏi Bào gốc phân thành 2 bào có chỗ nào giống thái sực sinh lưỡng nghi . Hai cái bào đó hoàn toàn giống nhau , và giống với cái bào đầu tiên . Vậy nếu coi cái bào đầu tiên là Thái cực thì 2 cái sau cũng phải là Thái cực . Vậy hóa ra là thái cực , sinh 2 thái cực , rồi 2 thái cực sinh 4 thái cực ..... Thật lực cười vậy !

* Mấy điều em nói không có ý mạo phạm . Chỉ là làm rõ những giá trị tri thức của cổ nhân .Mong mọi người không tùy tiện sử dụng khái niệm khi vượt qua giới hạn của nó .

Em chào các bác !

Thứ Nhất:
Nếu nói Vô Cực không sinh ra Thái Cực vậy cái vì sanh ra Thái Cực, tự nó tạo ra nó à?
Đã đọc qua phần Ngũ Thái thì hy vọng bạn hiểu nó vậy.
Thứ Hai:
Trong cái vũ trụ Không Gian lẫn Thơi Gian thì thật ra không có cái gọi là Tuyệt Đối Giống Nhau, bỡi đã có Thời gian thì tự nó có trước và sau. Cái trước sinh ra cái sau, tuy nói là giống, như cái không thời gian đã không hoàn toàn giống nhau. Nếu bạn hiểu được luật Tương Đối của Thời gian thì chắc có lẻ bạn không thể lực cười như vậy ạ.

Hihihihihihihi

thuhung
12-11-16, 11:00
Hu ba hồn bảy vía. Nghiên cứu không gian,vạn vật và vũ trụ theo học thuyết vô ,thái,âm dương ngũ hành các Cụ chịu khó cầm cái la kinh ra dùng để khán giả nhờ với không đi lạc hết.biết đâu mà tìm. Cái vòng vô,thái cực bên trong có cái kim chỉ nam từ đó muốn khám phá gì thì có một hành trình an toàn. Đi ra được thì đi về được đúng theo dịch luôn.nó là tinh hoa và siêu việt của trí tuệ người xưa.thâu tóm vũ trụ vào cái tróc.và truy ra từ cái tróc...vấn đề là cần truy gì thì theo hướng đó mà đi. K tin cứ cầm cái la kinh nhìn vào đó không thiếu cái gi hết.:004::5887::797:

hieunv74
12-11-16, 11:07
太乙金光神咒修持要旨 :Thái ất kim quang thần chú tu trì yếu chỉ

http://www.mediafire.com/file/z5de26w1of7que7/%E5%A4%AA%E4%B9%99%E9%87%91%E5%85%89%E7%A5%9E%E5%9 2%92%E4%BF%AE%E6%8C%81%E8%A6%81%E6%97%A8_%281%29.d oc

hieunv74
12-11-16, 11:13
Hu ba hồn bảy vía. Nghiên cứu không gian,vạn vật và vũ trụ theo học thuyết vô ,thái,âm dương ngũ hành các Cụ chịu khó cầm cái la kinh ra dùng để khán giả nhờ với không đi lạc hết.biết đâu mà tìm. Cái vòng vô,thái cực bên trong có cái kim chỉ nam từ đó muốn khám phá gì thì có một hành trình an toàn. Đi ra được thì đi về được đúng theo dịch luôn.nó là tinh hoa và siêu việt của trí tuệ người xưa.thâu tóm vũ trụ vào cái tróc.và truy ra từ cái tróc...vấn đề là cần truy gì thì theo hướng đó mà đi. K tin cứ cầm cái la kinh nhìn vào đó không thiếu cái gi hết.:004::5887::797:

Mọi người đang niệm chú!

hihihihihhi

hieunv74
12-11-16, 11:24
太乙金光神咒-修持次第心要-Thái ất kim quang thần chú tu trì thứ đệ tâm yếu

http://www.mediafire.com/file/7dvf5a1yypdaojx/%E5%A4%AA%E4%B9%99%E9%87%91%E5%85%89%E7%A5%9E%E5%9 2%92-%E4%BF%AE%E6%8C%81%E6%AC%A1%E7%AC%AC%E5%BF%83%E8%A 6%81-Th%C3%A1i_%E1%BA%A5t_kim_quang_th%E1%BA%A7n_ch%C3% BA_tu_tr%C3%AC_th%E1%BB%A9_%C4%91%E1%BB%87_t%C3%A2 m_y%E1%BA%BFu.docx

."太乙金光神咒" 六字就是真言, "太乙" 是炁, 是用, "金光" 是相, "神" 是体, "咒" 是法 (修). 这六个字, 体, 相, 用, 法 (修) 都全具....

BanChatDichHoc
12-11-16, 12:29
* Em chào các bác !

- Bác Hieunv74 tệ quá , cứ đứng ngoài mà cười thôi . Chẳng giúp gì em cả ....

* Nay bác VinhL chỉ rõ tam giới là : Giới tiên , Giới người , Giới quỷ . Thì em còn nói gì được nữa ....Thôi đành mời một số các vị thần tiên , người , quỷ ra đây để họ nói cho bác nghe . Để xem em dịch đúng , hiểu đúng hay là bác là người đúng .

- Em xin trân trọng giới thiệu :

Thiên hoàng đại đế quân , Thập nhị khê nữ ( Dung mạo tuyệt trần ) , Thái thượng lão quân , Tào Quốc Cữu , Lam Thái Hòa ,..... Quỷ đói , Quỷ rét ,.....Đi sau cùng là nhân viên của họ gồm : Lục giáp thần , Lục đinh thần,.....

- Em đó bác VinhL biết nhà họ ở đâu?

Em chào các bác . Rất mong gặp lại

VinhL
12-11-16, 14:21
* Em chào các bác !

- Bác Hieunv74 tệ quá , cứ đứng ngoài mà cười thôi . Chẳng giúp gì em cả ....

* Nay bác VinhL chỉ rõ tam giới là : Giới tiên , Giới người , Giới quỷ . Thì em còn nói gì được nữa ....Thôi đành mời một số các vị thần tiên , người , quỷ ra đây để họ nói cho bác nghe . Để xem em dịch đúng , hiểu đúng hay là bác là người đúng .

- Em xin trân trọng giới thiệu :

Thiên hoàng đại đế quân , Thập nhị khê nữ ( Dung mạo tuyệt trần ) , Thái thượng lão quân , Tào Quốc Cữu , Lam Thái Hòa ,..... Quỷ đói , Quỷ rét ,.....Đi sau cùng là nhân viên của họ gồm : Lục giáp thần , Lục đinh thần,.....

- Em đó bác VinhL biết nhà họ ở đâu?

Em chào các bác . Rất mong gặp lại

Bạn BanChatDichHoc,
Tiếu nhĩ, Đạo giáo nói về Tam Giới là vậy, vậy mà có biết bao nhiêu người đã tin, đã muốn làm Thần Tiên.
Hihihihihihihi

Nhưng chắc chắn rằng họ không nghĩ cái Tam Giới mà như bạn đã nói.
Bạn đêm câu chú Đạo ra mà bóp xiên bóp xéo, nên tiểu sinh mượn lại cái mà chính bạn đưa ra để phơi bày sự thiếu nghiên cứu và điều tra rồi đưa đến kết luận tứ tung của bạn.
Không biết cái cười đó là cười ai nhỉ?.

Hahahahahahaha

VinhL
12-11-16, 14:29
Bạn BanChatDichHoc,
Tiếu nhĩ, Đạo giáo nói về Tam Giới là vậy, vậy mà có biết bao nhiêu người đã tin, đã muốn làm Thần Tiên.
Trước khi đưa ra kết luận, lão làm ơn đọc lại những gì tiểu sinh viết, nhất là hần Đậm ấy.


............
Trước hết bạn phải hiểu Tam Giới Nội Ngoại trong Kim Quang Chú là nói gì theo cái nhìn của Đạo Giáo đã.
..........

Hihihihihihihi

Nhưng chắc chắn rằng họ không nghĩ cái Tam Giới như mà bạn đã nói.
Bạn đêm câu chú Đạo ra mà bóp xiên bóp xéo, nên tiểu sinh mượn lại cái mà chính bạn đưa ra để phơi bày sự thiếu nghiên cứu và điều tra rồi đưa đến kết luận tứ tung của bạn.
Không biết cái cười đó là cười ai nhỉ?.

Hahahahahahaha

BanChatDichHoc
12-11-16, 16:58
* Em chào các bác !

- Bác VinhL à ! Có nhiều điều em không giám nói với bác . Nhưng thôi cứ mạnh dạn vậy . Lúc em viết bài trả lời bác , mấy đứa trể trâu nhà em nó đọc được bài của bác , nó cứ cười ...Em mắng nó , nó lại bảo là bác VinhL nhiều sách hay mà lời của bác chẳng được như sách của bác . Chúng nó cười mãi và bảo với em là : Nếu quan điểm của bác mà đúng thì hóa ra là cổ nhân dỗi hơi , bày đặt chuyện mê tín dị đoan . Thần tiên mà thực sự chỉ có vậy thì cầu đến gẫy mồm cũng chẳng phù hộ nổi ai . Rồi chúng nó lại cười.... Em lo quá , chỉ sợ chúng nó tuột cả mồm ra , thì chết , phải không bác .

- Tuy nhiên em đồng ý với chúng nó , bác ạ . Chính vì em biết thần tiên thực sự là ai , nên không phải cầu nguyện . Chỉ cần nhìn bọn Lục Đinh , Lục Giáp đi lại thì em biết khi nào phải bón phân , tưới nước cho bưởi nhà em .... Bác thấy em nói có đúng không ?

- Bác bảo bác chắc chắn mọi người không nghĩ như em . Nhưng bác đâu phải là họ ....Em mong bác bình tĩnh nghĩ lại . Chính bác cũng không ửng hộ chuyện mê tín cơ mà ! Em không định làm và có muốn làm thần tiên cũng không được . Vì em biết Tào Quốc Cữu , Lam Thái Hòa , Phục Hi , Hiên viên đều là người . Nhưng họ dựa vào trí tuệ của mình để chỉ cho bách tính biết việc gì nên làm , việc gì không nên , mà những việc đó đều hoàn toàn phù hợp quy luật của trời đất , nên người đời gọi họ là thần tiên đó thôi .


- Em chào các bác . Để em xem mấy đứa trẻ trâu nhà em có bị rơi mất mồm không .

hactientn
12-11-16, 20:08
Đạo nói “ Nhất âm nhất dương chi vị Đạo”, Dịch nói: “Thái cực sinh lưỡng nghĩ” cùng là cổ nhân mà đã có hai cách hiểu về một thuật ngữ Âm dương -Thái cực. Ai đúng ai sai ở đây kính nhờ các cụ giải thích giúp?

hieunv74
12-11-16, 20:33
Đạo nói “ Nhất âm nhất dương chi vị Đạo”, Dịch nói: “Thái cực sinh lưỡng nghĩ” cùng là cổ nhân mà đã có hai cách hiểu về một thuật ngữ Âm dương -Thái cực. Ai đúng ai sai ở đây kính nhờ các cụ giải thích giúp?

Cách nhìn 2 chiều: hắc tiên nhìn vừa thấy hắc vừa thấy trắng là nhìn lưỡng nghi phân lập - con đường đi ra mãi - con đường đời; mặc dù hắc hay trắng nhưng vẫn là con người duy nhất (đi vào) đó là con đường tiếp cận với đạo.

hihihihihhiihi

hactientn
12-11-16, 20:45
Cách nhìn 2 chiều: hắc tiên nhìn vừa thấy hắc vừa thấy trắng là nhìn lưỡng nghi phân lập - con đường đi ra mãi - con đường đời; mặc dù hắc hay trắng nhưng vẫn là con người duy nhất (đi vào) đó là con đường tiếp cận với đạo.

hihihihihhiihi
Like cụ Hieuvn74, đây chính là vấn đề đang bàn luận, cụ Banchatdichhoc đang “ ĐI VÀO” gặp cụ VinhL “ ĐI RA” ..hi..hi…

3kubond
12-11-16, 21:05
* Em chào các bác !

- Bác VinhL à ! Có nhiều điều em không giám nói với bác . Nhưng thôi cứ mạnh dạn vậy . Lúc em viết bài trả lời bác , mấy đứa trể trâu nhà em nó đọc được bài của bác , nó cứ cười ...Em mắng nó , nó lại bảo là bác VinhL nhiều sách hay mà lời của bác chẳng được như sách của bác . Chúng nó cười mãi và bảo với em là : Nếu quan điểm của bác mà đúng thì hóa ra là cổ nhân dỗi hơi , bày đặt chuyện mê tín dị đoan . Thần tiên mà thực sự chỉ có vậy thì cầu đến gẫy mồm cũng chẳng phù hộ nổi ai . Rồi chúng nó lại cười.... Em lo quá , chỉ sợ chúng nó tuột cả mồm ra , thì chết , phải không bác .

- Tuy nhiên em đồng ý với chúng nó , bác ạ . Chính vì em biết thần tiên thực sự là ai , nên không phải cầu nguyện . Chỉ cần nhìn bọn Lục Đinh , Lục Giáp đi lại thì em biết khi nào phải bón phân , tưới nước cho bưởi nhà em .... Bác thấy em nói có đúng không ?

- Bác bảo bác chắc chắn mọi người không nghĩ như em . Nhưng bác đâu phải là họ ....Em mong bác bình tĩnh nghĩ lại . Chính bác cũng không ửng hộ chuyện mê tín cơ mà ! Em không định làm và có muốn làm thần tiên cũng không được . Vì em biết Tào Quốc Cữu , Lam Thái Hòa , Phục Hi , Hiên viên đều là người . Nhưng họ dựa vào trí tuệ của mình để chỉ cho bách tính biết việc gì nên làm , việc gì không nên , mà những việc đó đều hoàn toàn phù hợp quy luật của trời đất , nên người đời gọi họ là thần tiên đó thôi .


- Em chào các bác . Để em xem mấy đứa trẻ trâu nhà em có bị rơi mất mồm không .

Đọc com man này e phải công nhận gia đình bạn này trẻ trâu thật!
Thôi! chúc bạn trồng bưởi bằng trái bí nha!

VinhL
13-11-16, 01:55
* Em chào các bác !

- Bác VinhL à ! Có nhiều điều em không giám nói với bác . Nhưng thôi cứ mạnh dạn vậy . Lúc em viết bài trả lời bác , mấy đứa trể trâu nhà em nó đọc được bài của bác , nó cứ cười ...Em mắng nó , nó lại bảo là bác VinhL nhiều sách hay mà lời của bác chẳng được như sách của bác . Chúng nó cười mãi và bảo với em là : Nếu quan điểm của bác mà đúng thì hóa ra là cổ nhân dỗi hơi , bày đặt chuyện mê tín dị đoan . Thần tiên mà thực sự chỉ có vậy thì cầu đến gẫy mồm cũng chẳng phù hộ nổi ai . Rồi chúng nó lại cười.... Em lo quá , chỉ sợ chúng nó tuột cả mồm ra , thì chết , phải không bác .

- Tuy nhiên em đồng ý với chúng nó , bác ạ . Chính vì em biết thần tiên thực sự là ai , nên không phải cầu nguyện . Chỉ cần nhìn bọn Lục Đinh , Lục Giáp đi lại thì em biết khi nào phải bón phân , tưới nước cho bưởi nhà em .... Bác thấy em nói có đúng không ?

- Bác bảo bác chắc chắn mọi người không nghĩ như em . Nhưng bác đâu phải là họ ....Em mong bác bình tĩnh nghĩ lại . Chính bác cũng không ửng hộ chuyện mê tín cơ mà ! Em không định làm và có muốn làm thần tiên cũng không được . Vì em biết Tào Quốc Cữu , Lam Thái Hòa , Phục Hi , Hiên viên đều là người . Nhưng họ dựa vào trí tuệ của mình để chỉ cho bách tính biết việc gì nên làm , việc gì không nên , mà những việc đó đều hoàn toàn phù hợp quy luật của trời đất , nên người đời gọi họ là thần tiên đó thôi .


- Em chào các bác . Để em xem mấy đứa trẻ trâu nhà em có bị rơi mất mồm không .

Đang bàn luận học thuật tự nhiên lão kéo cả gia đình lũ trẻ ra không biết có ý gì nhỉ?
Bọn trẻ nó cười thì để cho nó cười, vì tuổi trẻ cần phải tươi cười nhiều để sau này mới có tâm ý phóng khoáng cỡi mỡ. Được làm trò cười cho bọn trẻ, tiểu sinh lại cảm thấy vui vui trong lòng ạ.
Hihihihihihi
Trỡ lại câu tiểu sinh trích phần trên:


......

Trước hết bạn phải hiểu Tam Giới Nội Ngoại trong Kim Quang Chú là nói gì theo cái nhìn của Đạo Giáo đã.
...........

Không biết bạn hiểu câu này như thế nào?
Cái nhìn của Đạo Giáo, và cái nhìn của tiểu sinh, theo lão nghỉ có khác không?


Tiểu sinh không phủ nhận Thiên Văn là một phần quan trọng trong hầu hết các môn lý học đông phương, nhưng cái tiểu sinh phản biện là nơi bạn cho Vô Cực Thái Cực là Hoàng Đạo. Âm Dương, Tinh Diệu vận hành biểu lý cái thuyết Thái Cực Lưỡng Nghi, Huyết Mạch Tinh Khí vận hành phản ảnh cái thuyết Thái Cực Lưỡng Nghi, vv.... Nguyên Tử Electron, Nucleus phản ảnh Thái Cực Lưỡng Nghi, Natural Selection, Evolution, Revolution, đều biểu tượng được cái thuyết Thái Cực Lưỡng Nghi. Nếu bạn hiểu được Vô Cực, Thái Cực thì có lẻ không đi đến kết luận như bạn đã viết.

Xem ra sự phản biện, bàn luận của tiểu sinh làm cho cái ngòi bút đang ngon chớn của bạn bị khựng lại, làm cho các đọc giả của mục này bồi hồi bực tức.
Thôi thành thật xin lỗi bạn vậy, mời bạn tiếp tục xuống bút.

Hihihihihihihi

hieunv74
13-11-16, 07:27
Trẻ trâu là lão tử đấy, lão Vl khong hiểu a, hihihi

hactientn
13-11-16, 07:38
Vấn đề “ VÀO” “RA” ở đây hậu học nói thật đấy nha, Nếu lấy Thái cực làm trung điểm thì cụ banchatdichhoc lấy đường Hoàng đạo làm Thái cực và Vô cực theo định nghĩa cụ banchatdichhoc áp dụng là: Vô Cực được sử dụng để mô tả thế giới , không phải mô tả quy luật . Trong thế giới đó Vô Cực là cái bao trùm lên , trời , đất , vạn vật , không có bất cứ cái gì có thể vượt qua Vô Cực . Vì nó tĩnh lặng , không vận động , cho nên không thể xác định được đâu là điểm đầu , đâu là điểm cuối hay đâu là tâm điểm nên gọi là Vô Cực . Như vậy xét theo cụ banchatdichhoc thì Thái cực là giới hạn, là điểm đầu để bắt đầu các quy luật của Dịch học nên hậu học nói là “đi vào” là như vậy. Nhưng theo cụ VinhL thì điểm khởi đầu để hình thành Thái cực phải bắt đầu từ các bước Thái Dịch, Thái Thủy, Thái Sơ, Thái Tố song mới đến Thái Cực> Vậy nên nếu lấy Thái cực làm khởi điểm thì lý thuyết của cụ VinhL, ngược với cụ banchatdichhoc, hậu học mới nói là “ đi ra”…HI..HI. Chúc các cụ một ngày mới vui vẻ

BanChatDichHoc
13-11-16, 08:17
* Em chào các bác !
- Bác 3kubond nói đúng lắm ! Cho em cảm ơn lời chúc tốt đẹp của bác . Chắc em phải đi mua giàn giáo thép để giữ cho bưởi khỏi gãy cành . Quả to như trái bí cơ mà ....:5690::5690::5690:...phải không bác ?

* xin phép các bác cho em tâm sự mấy lời cùng bác VinhL .

- Bác VinhL không nên nói vậy . Sao lại nói sự phản biện của bác làm ngòi bút của em khựng lại và độc giả bực tức ? Bác mà nói vậy thì em viết nữa làm chi ?
Bác yên tâm . Ngay từ đầu em đã nói , khả năng của cá nhân là có hạn , rất dễ sai lầm .... và em cũng mông tất cả mọi người nếu thấy em sai thì phải chém ... chém thật ác liệt để em tỉnh ra ....được vậy thật đáng trân trọng . phải không bác ? Với lại nếu đưa ra quan điểm mà không bảo vệ được tức là mình sai . Vậy nói ra cái sai thì ích gì ? Cho nên ......chém tiếp ....

- Em nghĩ nói chuyện với bác bao giờ cũng đơn giản . Vì bác không để bụng lời này ý nọ . Bác cũng thấy rồi , từ lúc em vào diễn đàn này . bác là người đầu tiên kêu em là bạn . Còn em cũng từng nói yêu bác vô cùng ....hihihi .
- Bác bảo em lưu ý dòng bác tô đậm . Em lưu ý luôn. Em nói bác dạo này hơi vội vàng , thì bác không để tâm . Em chứng minh luôn để bác xem nhé :

- Hôm trước em dẫn một loạt thần tiên , người , quỷ cho bác xem . Em hỏi bác các THẦN TIÊN đó có phải của Đạo Giáo không ? Bây giờ cạnh em còn mấy vị nữa đây này : Nam đẩu tinh quân , Bắc đẩu tinh quân , Đông phương thanh đế , Bắc phương xích đế , Tây phương bạch đế , Bắc phương hắc đế . Đấy ! bác xem họ có phải là các thần tiên Đạo Giáo không ?
- Bác nói là làm cho bọn trẻ trâu cười cũng được miễn sao sau này nó phóng khoáng . Thế mà bản thân bác lại không phóng khoáng . Bác muốn em nhìn nhận Đạo Giáo theo sách bác dẫn , vì bác sợ em lạc lối , em biết chứ . Nhưng chẳng lẽ Vạn Pháp Quy Tông Bí Truyền không phải sách của Đạo Giáo . Em cũng lo bác lạc lối !

* Tóm lại , cách nhìn của em và bác đều là cách nhìn của Đạo Giáo cả . Khác nhau ở chỗ : Bác muốn giữ nguyên , nhấn mạnh phần đạo đức , lễ nghĩa . Còn em gạt bỏ cái đó làm rõ cái Lý của nó .

- Em không rõ vì sao bác VinhL đam mê nghiên cứu những môn này , và nhằm mục đích gì ? Với em , khi đọc những sách này . Em thấy được tiền nhân vô cùng nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu . Việc làm đó không chỉ làm tổn hại thời gian , tâm huyết của họ , mà đôi khi trong quá trình đó , họ phải mất đi cả tính mạng của mình . Có lẽ điển hình nhất là cái chết của Thần Nông . Khi ông ăn phải lá độc , trong quá trình đi tìm thảo dược . Vì sao , họ lại hi sinh nhiều như vậy . Vì họ biết cái kết quả nghiên cứu của họ có thể mưu lợi cho muôn người . Cho nên , dù gọi là bàn , trao đổi , viết ....hay chém nhất quyết phải làm rõ cái giá trị thực ( có thể sử dụng được để mưu cầu lợi ích ) của các thành tựu đó . Chẳng lẽ cứ để cái giá trị thực bị che lấp mãi .

* Em chúc các bác vui vẻ ! Em chà các bác .

hieunv74
13-11-16, 08:20
Nghĩ như vậy cũng chưa đúng lắm

thuhung
13-11-16, 08:46
Vấn đề “ VÀO” “RA” ở đây hậu học nói thật đấy nha, Nếu lấy Thái cực làm trung điểm thì cụ banchatdichhoc lấy đường Hoàng đạo làm Thái cực và Vô cực theo định nghĩa cụ banchatdichhoc áp dụng là: Vô Cực được sử dụng để mô tả thế giới , không phải mô tả quy luật . Trong thế giới đó Vô Cực là cái bao trùm lên , trời , đất , vạn vật , không có bất cứ cái gì có thể vượt qua Vô Cực . Vì nó tĩnh lặng , không vận động , cho nên không thể xác định được đâu là điểm đầu , đâu là điểm cuối hay đâu là tâm điểm nên gọi là Vô Cực . Như vậy xét theo cụ banchatdichhoc thì Thái cực là giới hạn, là điểm đầu để bắt đầu các quy luật của Dịch học nên hậu học nói là “đi vào” là như vậy. Nhưng theo cụ VinhL thì điểm khởi đầu để hình thành Thái cực phải bắt đầu từ các bước Thái Dịch, Thái Thủy, Thái Sơ, Thái Tố song mới đến Thái Cực> Vậy nên nếu lấy Thái cực làm khởi điểm thì lý thuyết của cụ VinhL, ngược với cụ banchatdichhoc, hậu học mới nói là “ đi ra”…HI..HI. Chúc các cụ một ngày mới vui vẻ

Cái đi vô đi ra đó hay lắm đó HacTien.! P th câu thì nói đi vô, câu thì Nói đi ra nên người căn thấp đọc k hiểu kêu sai. Thật sự phải nói như vậy mới đủ ý nghĩa. Như đi vô cực gọi là tượng thái cực lại là vị. Đi ra vị lại là hào gần như vô cực.... thấy Bạn sắp tới rồi góp ý chut.:004::004::1345:

VinhL
13-11-16, 08:47
* Em chào các bác !
- Bác 3kubond nói đúng lắm ! Cho em cảm ơn lời chúc tốt đẹp của bác . Chắc em phải đi mua giàn giáo thép để giữ cho bưởi khỏi gãy cành . Quả to như trái bí cơ mà ....:5690::5690::5690:...phải không bác ?

* xin phép các bác cho em tâm sự mấy lời cùng bác VinhL .

- Bác VinhL không nên nói vậy . Sao lại nói sự phản biện của bác làm ngòi bút của em khựng lại và độc giả bực tức ? Bác mà nói vậy thì em viết nữa làm chi ?
Bác yên tâm . Ngay từ đầu em đã nói , khả năng của cá nhân là có hạn , rất dễ sai lầm .... và em cũng mông tất cả mọi người nếu thấy em sai thì phải chém ... chém thật ác liệt để em tỉnh ra ....được vậy thật đáng trân trọng . phải không bác ? Với lại nếu đưa ra quan điểm mà không bảo vệ được tức là mình sai . Vậy nói ra cái sai thì ích gì ? Cho nên ......chém tiếp ....

- Em nghĩ nói chuyện với bác bao giờ cũng đơn giản . Vì bác không để bụng lời này ý nọ . Bác cũng thấy rồi , từ lúc em vào diễn đàn này . bác là người đầu tiên kêu em là bạn . Còn em cũng từng nói yêu bác vô cùng ....hihihi .
- Bác bảo em lưu ý dòng bác tô đậm . Em lưu ý luôn. Em nói bác dạo này hơi vội vàng , thì bác không để tâm . Em chứng minh luôn để bác xem nhé :

- Hôm trước em dẫn một loạt thần tiên , người , quỷ cho bác xem . Em hỏi bác các THẦN TIÊN đó có phải của Đạo Giáo không ? Bây giờ cạnh em còn mấy vị nữa đây này : Nam đẩu tinh quân , Bắc đẩu tinh quân , Đông phương thanh đế , Bắc phương xích đế , Tây phương bạch đế , Bắc phương hắc đế . Đấy ! bác xem họ có phải là các thần tiên Đạo Giáo không ?
- Bác nói là làm cho bọn trẻ trâu cười cũng được miễn sao sau này nó phóng khoáng . Thế mà bản thân bác lại không phóng khoáng . Bác muốn em nhìn nhận Đạo Giáo theo sách bác dẫn , vì bác sợ em lạc lối , em biết chứ . Nhưng chẳng lẽ Vạn Pháp Quy Tông Bí Truyền không phải sách của Đạo Giáo . Em cũng lo bác lạc lối !

* Tóm lại , cách nhìn của em và bác đều là cách nhìn của Đạo Giáo cả . Khác nhau ở chỗ : Bác muốn giữ nguyên , nhấn mạnh phần đạo đức , lễ nghĩa . Còn em gạt bỏ cái đó làm rõ cái Lý của nó .

- Em không rõ vì sao bác VinhL đam mê nghiên cứu những môn này , và nhằm mục đích gì ? Với em , khi đọc những sách này . Em thấy được tiền nhân vô cùng nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu . Việc làm đó không chỉ làm tổn hại thời gian , tâm huyết của họ , mà đôi khi trong quá trình đó , họ phải mất đi cả tính mạng của mình . Có lẽ điển hình nhất là cái chết của Thần Nông . Khi ông ăn phải lá độc , trong quá trình đi tìm thảo dược . Vì sao , họ lại hi sinh nhiều như vậy . Vì họ biết cái kết quả nghiên cứu của họ có thể mưu lợi cho muôn người . Cho nên , dù gọi là bàn , trao đổi , viết ....hay chém nhất quyết phải làm rõ cái giá trị thực ( có thể sử dụng được để mưu cầu lợi ích ) của các thành tựu đó . Chẳng lẽ cứ để cái giá trị thực bị che lấp mãi .

* Em chúc các bác vui vẻ ! Em chà các bác .

Bạn BanChatDichHoc,
Thôi bạn cứ viết hết đi, đừng để mọi người trông ngóng.
Khi nào xong, tiểu sinh vào cùng bạn đàm đạo tiếp.

Hihihihihihihi
(Giờ thì phải cố gắng làm xong cái mục Thời Cầm. HIhihihihi)

BanChatDichHoc
14-11-16, 10:31
* Em chào các bác !
- Thật đáng tiếc khi bác VinhL bận không tiếp tục phản biện . Bác Hieunv74 thì chỉ nói chưa đúng lắm mà không thấy góp ý . Nếu thấy em thiếu xót mong bác Hieunv74 góp ý cho ..... Không được tranh luận gì em cứ thấy thiếu thiếu cái gì đó ...Hihihi ...
- Đọc lại mấy dòng của bác Hactientn bàn về vụ " ra vào ". Thật thú vị , thật thông minh hơn người . Đúng là không làm ai phải phiền lòng .

* Hôm nay , em mượn tạm câu hỏi của bác Hactientn và lí luận về " ra vào " , để trình bày quan điểm của em về Lưỡng nghi , Tứ tượng , Bát quái và 64 quái trùng .
* Bác Hactientn hỏi : " Đạo nói nhất âm , nhất dương chi vị đạo , Dịch nói Thái cực sinh Lưỡng nghi . Cũng là cổ nhân đã có 2 cách hiểu về âm dương , thái cực . Ai đúng ai sai "

- Ở đây em khẳng định không có ai sai cả . Vì 2 câu này được tiền nhân rút ra từ việc xem xét âm dương ở những phương diện khác nhau .
+ Câu nói : "Thái cực sinh lưỡng nghi " không bao giờ đứng một mình cả . Mà thường được diễn nôm là : Vô cực sinh thái cực , Thái cực sinh lưỡng nghi , Lưỡng nghi sinh tứ tượng , Tứ tượng sinh bát quái , Bát quái sinh 64 quái trùng . Cho nên , em mới khẳng định với các bác là các khái niệm Vô cực , thái cực , lưỡng nghi , tứ tượng , bát quái , quái trùng , trong trường hợp này là nói về cấu tạo của vũ trụ theo quan điểm của cổ nhân . Cho nên chữ sinh ở đây phải hiểu là bao hàm : " Tống nho Chu Đôn Di trong Thái cực đồ thuyết mở đầu trong sách nói Vô cực nhi thái cực . Tức lấy lời chú từ ( giải thích từ ) thái cực của Lão Tử mà đưa vào hàm nghĩa lý học " ( Bài dịch bản tiếng Hán của bác VinhL ) . Nói cách khác Chu Liêm Khê đã mượn khái niệm để diễn tả cấu tạo của vũ trụ .

+ Câu nói : " Nhất âm , nhất dương chi vị đạo " . Để hiểu câu này cần lưu ý 2 điểm sau :

Một là : Theo quan điểm của cổ nhân vạn vật đều có âm dương . Quan niệm này được rút ra từ những cơ sở thực tế không phải là một kết luận bừa bãi . Chẳng hạn : Âm dương của ngày được khái quát từ ảnh hưởng của bóng tối và ánh sáng , âm dương của tháng được khái quất từ sự tròn khuyết của mặt trăng ,....

Thứ là : Theo sự vận động tự nhiên , thì cứ hết âm thì đến dương , hết dương lại đến âm .... mãi không ngừng nghỉ . Vì vậy nên nói : âm cực dương sinh . Cái quy luật vận động tự nhiên đó được gọi là đạo .

+ Vậy nói : " Nhất âm , nhất dương chi vị đạo " tức nói mọi sự biến đổi của vạn vật đều có nguyên nhân từ sự chuyển hóa của âm dương .

- Vậy Lưỡng nghi có phải là âm dương không ? Nó khác gì với cái âm dương trong vạn vật ?

+ KHái niệm lưỡng nghi được sinh ra từ quá trình nghiên cứu ảnh hưởng của thái cực ( Hoàng đạo ) đối với sự biến hóa của vạn vật. Điều này được tiến hành bằng cách chia đôi Thái cực theo hướng bắc - nam thành 2 phần bằng nhau ( Chia đôi dường hoàng đạo ) . Tạo thành Lưỡng nghi có tính chất trái ngược nhau .

-Nghi thứ nhất thuộc dương vận hành theo hướng từ bắc qua đông sang phía nam của hoàng đạo . tương ứng các tiết từ Đông chí tới hết tiết mang chủng .

- Nghi thứ 2 thuộc âm vận hành theo hướng từ chính nam , qua tây về bắc . Tương ứng từ tiết Hạ chí đến hết tiết Đại tuyết .

- Như vậy , Lưỡng nghi cũng là âm dương . Nhưng âm dương của lưỡng nghi khác với âm dương của vạn ? Nó khác ở 2 điểm quan trọng là :
+ Lưỡng nghi là âm dương của trời đất .
+ Âm dương của vận vật tùy thuộc vào âm dương của lưỡng nghi mà vận hành .

- Thế nên có câu : " Người bắt chước đất , đất bắt chước trời , trời bắt chước đạo , đạo bắt chước tự nhiên " . Còn y kinh thì nói : Mùa xuân mạch huyền , trái với huyền là bệnh .

* em chào các bác . Chúc các bác vui vẻ !

hactientn
14-11-16, 18:56
Có một chuyện chứng minh được điều cụ viết về Thái cực như bài viết đây của cụ, nhưng tiếc rằng nó cũng thần bí như những điều các tiền nhân đúc kết về nó...Cụ có đoán được là chuyện nào không? Hi..hi..
P/s: Cảm ơn cụ đã khen, hậu học nghĩ thế nào nói vậy./.

BanChatDichHoc
14-11-16, 20:11
Rất mong bác Hactientn chỉ cho . Thật cảm ơn vô cùng .

hactientn
14-11-16, 21:20
Đó là trong tác phẩm Tây Du Ký, 5 thày trò Đường Tăng bắt đầu cuộc hành trình từ Đại Đường ĐÔNG THỔ sang TÂY TRÚC thỉnh kinh, quãng đường là 10800 dặm bằng tổng số ngày đi thỉnh kinh là 5048 ngày, sách xưa gọi là Ngũ thiên tứ bát sinh hoàng đạo. Trải qua 81 kiếp nạn mà đủ một lần sinh diệt trên con đường này, thày trò Đường Tăng đã đắc ĐẠO và tu thành chính quả. Hi..hi.. Không biết có liên quan gì không, nhưng hậu học cũng đồng ý với quan điểm THÁI CỰC là đường hoàng đạo này của cụ Banchatdichhoc, hậu học thấy quan điểm âm dương vận hành chuyển hóa đã bao hàm được lưỡng nghi và “mầm sống” thiếu âm, thiếu dương trong đó, làm rõ được ý nghĩa của từ Thái Cực sinh lưỡng nghi theo Dịch học, còn nhất âm nhất dương của Đạo gia là làm rõ tính bản thể của âm dương để tu luyện của đạo môn.

BanChatDichHoc
14-11-16, 22:35
* Thật sảng khoái ...! Cảm ơn bác Hactientn .
* Em chào các bác
- Sa Tăng nghĩa là gì ? Vì sao lại gọi là Quyền liêm đại tướng . Hiện thân là một con quỷ .....
- Chư Bát Giới nghĩa là gì ? Vì sao lại gọi là Thiên Bồng nguyên soái . Có 36 phép thuật , hiện thân là chú lợn ham ăn . Thật nặng nề .....
- Tôn Ngộ không là gì ? Tại sao lại tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh .Có 72 phép thần thông biến hóa . Hiện thân là chú khỉ vô cùng linh hoạt ....
- Và 81 kiếp nạn .......
:004::004::004::004::004::004::004::004::004:

- Thật sảng khoái ! Cảm ơn bác Hactientn ! Cảm ơn Ngô Thừa Ân !

* Sang ngày mới , kính chúc các bác luôn vui vẻ ! Em chào các bác .

hieunv74
14-11-16, 22:46
các lão a rua quá! giết người không dao.
---
Mặt phẳng hoàng đạo là mặt phẳng hình học chứa quỹ đạo Kepler chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Đa số các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều có quỹ đạo nằm gần mặt phẳng này. Lý do là chúng đều được hình thành cùng Mặt Trời từ một đĩa bụi Mặt Trời dẹt quay tròn trong một mặt phẳng gần trùng với mặt phẳng hoàng đạo.

Nhìn từ Trái Đất, mặt phẳng này cắt thiên cầu tạo nên vòng tròn lớn, chứa các vị trí của Mặt Trời, so với nền sao, trong một năm. Chính vì vậy nên mặt phẳng này có tên hoàng đạo (đường đi của Mặt Trời). Vì một năm có khoảng 365,25 ngày (cụ thể là 365 ngày, 5 giờ, 48 phút, 16 giây), nên mỗi ngày Mặt Trời di chuyển trên hoàng đạo khoảng 1°, theo chiều từ tây sang đông, ngược với chiều quay đông-tây của bầu trời trong 1 ngày. Mỗi hoàng hôn Mặt Trời sẽ đứng cạnh chòm sao tương xứng. Cứ căn cứ vào chòm sao thì sẽ biết được tháng dương lịch.

nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Ho%C3%A0ng_%C4%90%E1%BA%A1o

hieunv74
14-11-16, 22:50
Nếu Thái cực là đường Hoàng đạo/ đường đi của mặt trời thì lưỡng nghi là cái gì hả?

:202::202::202:

hactientn
15-11-16, 08:05
Nếu Thái cực là đường Hoàng đạo/ đường đi của mặt trời thì lưỡng nghi là cái gì hả?

:202::202::202:
Lưỡng nghi theo đường hoàng đạo này được phân chia ở Đông Chí và Hạ Chí:
+ Âm khí của trời đất bắt đầu từ phương chính nam của không gian , tương ứng với quái Ly của Hậu Thiên Bát Quái và kết thúc ở Tây Bắc , tướng ứng với quái Càn của Hậu Thiên Bát Quái .
+ Dương khí của trời đất bắt đầu từ phương chính bắc của không gian , tương ứng với quái Khảm của Hậu Thiên Bát Quái và kết thúc tại Phương đông nam của không gian , tương ứng với quái Tốn của Hậu Thiên Bát Quái.( Trích Banchatdichhoc)
Hi..hiiiiiii....

BanChatDichHoc
15-11-16, 08:17
* Em chào các bác !
- Hôm qua ! Buồn quá ! Trống trải vô cùng . Chỉ vì bác VinhL bận nên không được tiếp chuyện cùng bác ấy . May mà có bác Hactientn đem đến lều chuyện Tây Du Kí , rất hay .
- Đang buồn , mà có người chia sẻ đâm ra em cũng hơi quá khích mong các bác thông cảm . Còn chuyện giết người không dao . Em làm gì có cái gan đó .

* Nay bác Hieunv74 , đem nguyên cả Thái cực đồ thật sự đến cho mọi người mục sở thị . Món quà này thật quý giá ! Bác Hieunv lại cẩn thận căn dặn : Nó là đường đi của mặt trời . Nếu có bác VinhL ở đây chắc bác ấy sẽ rút lại câu : " cái hoàng đạo đó làm sao sinh ra sáng tối vậy ?" . Bác lại cẩn thận hơn nữa khi nhắc chúng ta nhìn từ trái đất : " Mỗi ngày hoàng hôn mặt trời sẽ đứng cạnh chòm sao tương xứng . Cứ căn cứ vào chòm sao thì sẽ biết được tháng dương lịch ." . Quả là thông hiểu thiên văn địa lí . Xin cảm ơn bác món quà này !

* Để tỏ lòng biết ơn chân thành em có mấy lời với bác Hieunv74 như sau :

- Như bác khẳng định Hoàng đạo là đường đi của mặt trời . Rất chính xác nghĩa là bản thân mặt trời không phải Hoàng đạo .
- Bác lại khẳng định : Mỗi hoàng hôn mặt trời sẽ đứng cạnh chòm sao tương ứng . Quả thật không sai 1 ly . Vậy là ở trí đất chúng ta nhìn lên bầu trời không thấy cái đường đó . Nhưng chúng ta xác định được đường đó bằng cách nối các chòm sao mà mặt trời đứng cạnh nó lúc hoàng hôn . Đúng vậy không bác Hieunv74 ?
- Vậy Hoàng đạo chính là đường đi của mặt trời qua các sao : Giác , cang , đê , phòng , tâm , vĩ , cơ , đẩu , ngưu , nữ , hư , nguy , thất , bích , khuê , lâu , vị , mão , tất , chủy , sâm , tỉnh , quỷ , liễu , tinh , trương , dực , trẩn . OK .:7j6::7j6::7j6:

* Thế thì Lưỡng nghi là cái gì ? nằm ở đâu ?
- Như hôm trước em nói : Lưỡng nghi sinh ra từ quá trình phân đôi dường hoàng đạo . Nghi dương bắt đầu từ tiết Đông chí đến hết tiết Mang chủng , Nghi âm bắt đầu từ tiết Hạ chí đến hết tiết Đại tuyết .
- Vậy nó , nghi dương bắt đầu từ sao nào đến sao nào ? Nghi âm bắt đầu từ sao nào đến sao nào ? Cái này nhờ các bác lấy La kinh ra xem giúp em cái , cả bác Hieunv74 lại bảo em thiếu khách quan ....:669::669::669::669:

* Bác VinhL sau khi vội vàng đã bình tĩnh trở lại . Nay bác Hieunv74 lại vội vàng hơn , đến mức tiền hậu bất nhất . Mấy hôm rước vừa nói em đúng rồi và còn đa tạ , nay thì..... thất vọng quá ! Bác Hieunv74 từng nói câu rất hay : Gốc không vững thì dễ lung lay . Quả thật đã ứng ngiệm .

* Thời gian này thật là buồn ghê . Đợi bác NamPhong mỏi mòn thôi .
- Bác NamPhong cả đời đam mê phong thủy . Có thể nói không gì liên quan tới phong thủy mà không biết . Nhưng rút cuộc vẫn không biết cái đằng sau những con số của Hà đồ là cái gì . Giang đông , giang tây , giang nam , giang bắc thì chỉ biết đó là tứ thế , mà không biết vì sao chỉ có 4 thế và bản chất các thế đó là chi ...Có lẽ bác ấy quá mỏi mệt . Đáng tiếc thay !

:105: Em chào các bác !Em đành đợi tiếp vậy.

* Em quên mất , nói mãi về Thái cực mà chưa giải thích vì sao tiền nhân lại gọi Hoàng đạo là Thái Cực . Sở dĩ gọi Hoàng đạo là thái cực bởi vì nếu đánh dấu một điểm trên đó , thì cái điểm đó cứu đi mãi , đi mãi rồi trở lại nên gọi là Thái cực .

DucKien
15-11-16, 09:50
http://imgur.com/a/nPNkA
http://imgur.com/a/Dx6aW

Jupiter
15-11-16, 11:46
Bác kiếm được cái hình này rất hay, chúng ta ( mặt trời và những đứa con của nó+ mẹ của nó là milky way) đang trôi trong không gian, em vẫn chưa thể tưởng tượng được từ lúc con người biết ngắm sao đến giờ chúng ta đã trôi được bao xa rồi.

HoanPhuc2112
21-12-16, 02:11
Em chào mọi người ạ. Em thấy quan điểm Thái cực là Hoàng Đạo rất hay, tuy có một số điều em nghĩ mãi không hiểu được mong mọi người giải đáp giúp em ạ
+ 1 là anh Hieunv74 có nói Nghi Dương đi từ quái Khảm tới Quaí Tốn, Nghi Âm đi từ quái Ly tới quái Càn và anh Banchatdichhoc đồng ý điều này. Ta biết Nghi dương sinh Thái dương Thiếu âm và tạo ra Càn Đoài Ly Chấn, mà ở đây Nghi dương lại đi qua Khảm Cấn Chấn Tốn có Khảm Cấn Tốn thuộc nghi âm. Tự nhiên em thấy em không hiểu xíu nào về Tiên thiên Bát Quaí và Hậu Thiên Bát Quaí luôn ạ.
+ 2 là nếu Thái cực là Hoàng Đạo thì 8 quái quản trọn 24 tiết khí, 1 quái sẽ quản 3 tiết khí, như ta biết 1 tiết khí gồm 1 khí chính và 1 khí phụ như Lập Xuân là chính, Vũ thủy là phụ của nó, vậy thì 1 quái sẽ quản theo kiểu chính phụ chính, hoặc phụ chính phụ. Mọi người có nghĩ các quái quản vậy khá lệch không ạ. Mà em thấy trong Dịch Học thì hệ thống tính toán tương đối khớp nhau.
Mong mọi người cho ý kiến giúp em ạ. Em xin trân thành cảm ơn.

VinhL
22-12-16, 03:08
Nguồn gốc của Thái Cực Đồ là từ bóng nêu mà ra!!!

Xem cái video này thì sẻ rỏ
https://youtu.be/k-AHVpz2MKE

Vào đây đọc thêm:
http://kheresy.wordpress.com/2012/03/13/taiji_is_from_the_shaow_of_sun/

Nói Thái Cực là Hoàng Đạo thì đã đi sai một ly, rồi sẻ dẫn đến cái sai cả một dậm!

Hihihihihihihihihi

BanChatDichHoc
23-12-16, 08:31
* Em chào các bác ! Em chào bác VinhL ...

Xin phép mọi người cho em gửi bác VinhL vài lời :

* Bác VinhL nói : " Nguồn gốc của Thái Cực Đồ từ bóng cây nêu mà ra " . Điều này hoàn toàn chính xác . Quả thực , cái Clip này đã giải thích sự hình thành Thái Cực Đồ , rất minh bạch , khoa học lại còn......mang tính trực quan - trăn nghe đúng là không bằng một thấy . Các bác nhỉ ! Cảm ơn bác VinhL !

- Tuy trước đây em không biết về cái Clip này , nhưng em đã hình tưởng tượng ra nó khi đọc cuốn " Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn " . Em cho rằng , cái Clip này được hình thành từ ý tưởng trong đó . Cụ thể là Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn viết :

" Hoàng Đế nói :
- Trẫm nghe :Trời do cái tiết " sáu sáu " để làm nên một năm ; người do cái số " chín chín " để " chế hội " ; tính ra người cũng có 365 tiết , để hợp với trời đất đã lâu rồi . Nghĩa đó ra sao xin cho biết ?

Kì Bá thưa rằng :
- Cái tiết " sáu sáu và chín chín " chế hội là để biết rõ Thiên Độ và ghi rõ Khí Số . Thiên Độ cốt là để đo sự vận hành của NHật , Nguyệt . Khí số cốt để ghi cái công dụng của hóa sinh.

- Thiên là Dương , Địa là Âm ; Nhật là Dương , Nguyệt là Âm . Sự vận hành có kỉ phận , mỗi Chu có đường lối ....Lập cây gậy thẳng làm nêu để nhận phương hướng , tính kĩ giờ khắc thừa ...đó là hoàn tất nhiệm vụ của Thiên Độ . "

* Rất hay phải không các bác ?!!!
* Tuy vậy , em đánh bạo nhắc bác như sau :
- Thứ nhất : " Nguồn gốc của Thái Cực Đồ từ bóng cây nêu mà ra " . Điều này đúng . Nhưng nó không phải là Thái Cực , mà chỉ là đồ hình - tức cái mô phỏng Thái Cực . Vậy cái gì đã quyết định sự vận động của cái bóng cây nêu của bác VinhL . Em xin thưa với bác , đó là : Hoàng Đạo - tức là cái Thái Cực thực sự . ( Bác xem kĩ lại clip đó , xem sự thay đổi của ngày tháng , tất thấy ngay .) . Bác không nên lấy hộp bỏ ngọc . Cái Thái Cực bác không lấy mà đi lấy cái Đồ Hình .

- Thứ hai : Bác đang ở rất gần chỗ của Hà Đồ - Lạc Thư rồi . Nhưng bác VinhL cứ tiếp tục lấy hộp bỏ ngọc thì em thấy đáng tiếc lắm ...!

* À ! Mà chắc bác nhớ em nên , giả vờ . Để khích tướng .
* Em chào các bác . Chúc các bác Giáng sinh vui vẻ !

:103::103::3674::103::103:

VinhL
23-12-16, 10:33
Tiểu sinh hỏi lão chứ Nguyệt nó vận hành theo Hoàng Đạo à?

Cái gọi là Bạch Đạo chín đường là gì?

Còn cái Hậu Thiên đồ cái gì là Đế xuất hồ Chấn, Tề hồ Tốn, vv....

Ngoài Hoàng Đạo ra còn tới Tứ Viên.

Một mình cái Hoàng Đạo của lão làm sao bao hết cái thấy, cái cảm của cổ nhân???

Hihihihihihihihihi

hieunv74
23-12-16, 14:38
Tiểu sinh hỏi lão chứ Nguyệt nó vận hành theo Hoàng Đạo à?

Cái gọi là Bạch Đạo chín đường là gì?

Còn cái Hậu Thiên đồ cái gì là Đế xuất hồ Chấn, Tề hồ Tốn, vv....

Ngoài Hoàng Đạo ra còn tới Tứ Viên.

Một mình cái Hoàng Đạo của lão làm sao bao hết cái thấy, cái cảm của cổ nhân???

Hihihihihihihihihi

Tiểu sinh hỏi lão chứ Nguyệt nó vận hành theo Hoàng Đạo à: Mặt trời.

Cái gọi là Bạch Đạo chín đường là gì: Mặt trăng.

Điểm cắt đường mặt trời, mặt trăng thành ra 2 điểm?

hihihihihi

BanChatDichHoc
24-12-16, 22:16
* Em chào cả nhà ! Em chào bác VinhL , bác Hieunv74 !

* Trước tiên em xin được trả lời mấy câu hỏi của bác VinhL :
- Bác VinhL hỏi là :
" Còn cái Hậu Thiên Đồ cái gì là Đế xuất hồ Chấn , Tề hồ Tốn , vv ...? "

- Em xin trả lời :
+ Cái Hậu Thiên Đồ , em nắm tương đối chắc chắn ( theo ý nghĩ chủ quan của em ) . Nhưng không có ý định đưa lên .
+ Câu " Đế xuất hồ Chấn , tề hồ Tốn , tương kiến hồ Ly , chí dịch hồ Khôn , thuyết ngôn hồ Đoài , ..." . Cái câu này , với em là cách giải thích Hậu Thiên Đồ theo kiểu " Gọt chân cho vừa giầy " ( Câu này hình như em đọc được trong bài của bác Hieunv74 )

* Bác VinhL lại hỏi mấy câu sau :
- Nguyệt nó vận hành theo Hoàng Đạo à ?
- Cái gọi là bạch đạo chín đường là gì ?
- Ngoài hoàng đạo còn có Tứ Viên , một mình cái Hoàng Đạo làm sao bao hết cái thấy , cái cảm của cổ nhân ?

* Vậy nay em xin lấy cái thấy , cái cảm của cổ nhân để trả lời bác . Qua đoạn trích dưới đây :

" Mặt trăng là khối âm trong khoảng dương . Đức tính thì rất nhu mềm và thể chất cũng rất thuận hòa , hành chuyển trong bầu trời để tá lí ( phụ tá ) cho thái dương ....thái âm vốn không có ánh sáng , phải nhờ vả thái dương chiếu vào mới có sáng được ....Mặt trăng có 9 đạo . Có 2 hắc đạo là lập đông và đông chí ; ra ngoài Hoàng Đạo phía bắc có 2 xích đạo là lập hạ và hạ chí ; ra ngoài Hoàng đạo phía nam , có 2 bạch đạo là lập thu và thu phân ; ra Hoàng Đạo phía tây , có 2 thanh đạo là lập xuân và xuân phân ; ra Hoàng Đạo phía đông , cộng với Hoàng Đạo là 9 đạo ..." .

- Như vậy , có thể thấy rằng : Trong cái thấy , cái cảm của cổ nhân
+ Em nguyệt tuy rất đỏng đảnh , chạy theo lối riêng - quanh co của mình . Nhưng xét đến cùng thì cũng chỉ loanh quanh bên anh Hoàng Đạo mà thôi . Thế nên , tháng nào chẳng mỉm cười với nhau lần . Thậm chí , khi ánh mắt yêu thương của họ bị chen ngang bởi chị Đất thì em Nguyệt có cười được nữa không , và cả ánh mắt của anh Hoàng Đạo cũng trở nên đen xì ....( em lảm nhảm tí , các bác đừng giận ) .

+ Điều em vừa nói là theo ý của cổ nhân đấy nhé . Chính vì thế cổ nhân đã đua ra bản đồ Các Viên để chứng minh . Tức là lấy Hoàng Đạo làm chuẩn , để xác định xét cái sự đỏng đảnh của em Nguyệt , thì hình thành khái niệm CỬU ĐẠO BÁT TIẾT . Các bác xem kĩ chỗ em tô đậm trong đoạn trích .

* Em có một câu đố nho nhỏ .Vừa để cho vui ,vừa làm bước đệm để chuyển sang một đề tài khác . Bác nào trả lời được em xin tặng các bác cái : Gốc bí mật của và vai trò thực sự của phù chú " Tứ tung , Ngũ hoành " trong Độn Giáp Kì Môn .( em mạo phạm - có thể các bác biết hết cả rồi . Nhưng cũng mong các bác nhiệt tình tham gia cho vui ....)

- Vòng sao Thanh Long được bàn rất nhiều trong các môn thuật . Bao gồm các sao sau : Thanh Long - Minh đường - Thiên Hình - Chu Tước - Kim quĩ - Thiên Đức - Bạch Hổ - Ngọc đường - Thiên Lao - Huyền vũ - Tư mệnh - Câu trận .
- Trong đó Thanh long , Minh Đường , Kim quĩ , Thiên Đức , Ngọc đường , Tư mệnh . Được gọi là Hoàng Đạo , thuộc cát .
- Thậm chí ,Ngũ Tử Tư còn nói : " Khi muốn ẩn náu , nên cưỡi Thanh Long.... "

* Em xin hỏi :
1. Mười hai trạng thái tốt xấu này là do cái gì tạo ra ?
2 . Vào ngày Dần giờ Sửu . em phải chạy về hướng nào để có thể cưỡi được Thanh Long ?

Mong chờ hồi âm của các bác . Chúc các bác vui vẻ ?

hactientn
26-12-16, 15:14
Hai câu đố của cụ BANCHATDICHHOC là:
1. Mười hai trạng thái tốt xấu này là do cái gì tạo ra ?
2 . Vào ngày Dần giờ Sửu . em phải chạy về hướng nào để có thể cưỡi được Thanh Long ?
Trả lời: Đúng thì được cụ giải thích cho ' Tứ tung ngũ hoành" hay không đúng thì cũng là góp vui với cụ./.
Câu 1: Thì đích thị là do mặt trời tạo ra rồi vì cụ nói: "Trong đó Thanh long , Minh Đường , Kim quĩ , Thiên Đức , Ngọc đường , Tư mệnh . Được gọi là Hoàng Đạo , thuộc cát"
Câu 2: Vào ngày Dần giờ Sửu, không biết có phải đi về phía Bắc thì gặp Thanh Long không? SAI cụ giải thích luôn giúp.Hi hi

BanChatDichHoc
29-12-16, 23:41
Em chào các bác ...! Cảm ơn bác Hactientn đã góp vui cùng em !

* Bác Hactientn có đưa ra phán đoán là :
- 12 trạng thái cát , hung của Vòng Sao Thanh Long dựa trên cơ sở của Hoàng Đạo .
- Vào giờ Sửu , ngày Dần đi về hướng bắc sẽ đúng phương vị của Thanh Long .

* Bác Hactientn đưa ra phán đoán mà không nêu ra cơ sở lí luận . Tuy vậy , phán đoán thứ nhất có phần đúng . Phán đoán thứ 2 của bác Hactientn - Có lẽ dựa vào quyết an vòng Thanh Long phổ biến nhất đang được lưu truyền . Phấn đoán này chưa thật đúng .

* Vậy cái nguồn gốc thật sự của Vòng Sao Thanh Long là gì ...? Vận dụng nó ra sao ?.... Nay xin tường giải để mọi người cùng thưởng thức .


VÒNG SAO THANH LONG - LÍ LUẬN VÀ ỨNG DỤNG

1. Sơ lược các quan điểm về " Vòng sao Thanh Long "
a) Đặc điểm cơ bản :
- Vòng sao Thanh long bao gồm 12 sao , được an thuận chiều kim đồng hồ vào các cung của 12 địa chi theo thứ tự sau : Thanh long - Minh đường - Thiên hình - Chu tước - Kim quỹ - Thiên đức - Bạch Hổ - Ngọc đường - Thiên lao -Huyền vũ - Tư mệnh - Câu trận . Trong đó , có 6 sao cất và 6 sao hung . Cụ thể là :

+ Các sao : Thanh Long - Minh đường - Kim quỹ - Thiên đức - Ngọc đường - Tư Mệnh . Thuộc cát , cũng được gọi là Hoàng Đạo .
+ Các sao : Thiên hình - Chu tước - Thiên lao - Bạch hổ - Huyền vũ - Câu trận . Thuộc hung , cũng gọi là hắc đạo .

- Đây là quan điểm phổ biến .

- Tuy vậy , trong " Độn Giáp Kì Môn " .Tên của các sao có khác một chút , nhưng cách an sao thì hoàn toàn giống nhau . Tức là cũng thuận theo 12 cung địa chi như sau : Thanh long - Bồng tinh - Minh đường - Thái âm - Thiên môn - Địa hộ - Thiên ngục - Thiên đình - Thiên lao - Thiên tàng - Dương cô - Âm Hư .

- Tương tự như vậy , trong " Hiệp Kỉ Biện Phương Thư " . Tên các sao cũng có sự thây đổi cụ thể là : Thanh long - Minh đường - Thiên hình - Chu tước - Kim quĩ - Bảo quang - Bạch hổ - Ngọc đường - Thiên lao - Huyền vũ - Tư mệnh - Câu trận .

* Về cơ bản tên các sao có sự biến đổi , nhưng quan điểm về cát hung tương đối đồng nhất .

b) Phương pháp định vị vòng sao Thanh Long trên 12 địa chi
- Có nhiều quan điểm định vị vòng Thanh Long trên 12 địa chi
* Quan điểm phổ biến nhất là định vị Thanh long theo địa chi của tháng và ngày . Quan điểm này trùng với quan điểm trong " Hiệp Kỉ Biện Phương Thư " , theo ca quyết được ghi trong "Kì Môn Độn Giáp" như sau :
" Dần Thân tu gia Tý , Mão Dậu khước khởi Dần , Thìn Tuất long vị thượng , Tỵ Hợi , Ngọ thượng tầm , Tý Ngọ tầm Thân vị , Sửu Mùi , Tuất thượng thân ."

* Quan điểm của Kì Môn Độn Giáp như sau :
" Giáp tý tuần , Tý thượng khởi Thanh Long .
Giáp tuất tuần , Tuất thượng khởi Thanh Long .
Giáp thân tuần , Thân thượng khửi Thanh long .
Giáp ngọ tuần , Ngọ thượng khởi Thanh Long .
Giáp thìn tuần , Thìn thượng khởi Thanh Long .
Giáp Dần tuần , Dần thượng khởi Thanh Long . "

* Hai quan điểm trên rất khác nhau . Khiến cho chúng ta rất khó để phán đoán cái náo đúng , cái nào sai . Tuy nhiên trên thực tế lại chỉ là một . ( điều này sẽ được chững minh ở phần : "Vòng sao Thanh Long được hình thành như thế nào " ).

c) Một số quan điểm giải thích về Nguồn gốc - tính chất của vòng sao Thanh Long
- Sách " Hiệp Kỉ Biện Phương Thư " , đã tổng hợp một số quan điểm :

" Tào Chấn Khuê nói rằng :
Thiên hoàng đạo này đại để là trời , chủ vạn vật . Hoàng là sắc ở trung ương ; đạo chính là Thiên hoàng ở trong cửu trùng , lấy đó làm đường xuất nhập , chỗ triển ra . Vì vậy mà tên gọi là Thiên hoàng đạo . Thần này theo năm , tháng , ngày đều có chỗ làm chủ ."

- Em không rõ , các bác đọc đoạn trên có hiểu gì không ..? Em thì thấy nó khái quát quá . Không chỉ ra được cái nguồn gốc , cũng không giải thích vì sao ở này này Thanh long ở vị trí A , ở ngày khác thì Thanh Long phải ở vị trí B ... hehehe . Cứ như đâm đầu vào bóng tối ấy các bác nhỉ .

- Một quan điểm khác như sau :
" Dịch truyện bảo rằng :
-Càn là trời , là vua , là cha , là Thiên hoàng chính vị , chủ cai quản mọi thần linh , quản lí sinh tử của vạn vật , vì thế gọi là Tư Mệnh cũng nắm quyền vạn vật , vì thế lại gọi là Thiên Phù .
- Quẻ càn này là chủ , bắt đầu đi ở đường này , khởi từ Tuất ; đó là thế hào nạp giáp của Càn . Đối xung với nó là cung Tốn , là Minh Đường . Đó là cung Thiên hoàng trị sự . Thánh nhân ngoảnh mặt về Nam mà lắng nghe thiên hạ , vì vậy mà lấy Tốn làm Minh Đường . Lại có tên là Chấp trữ , ấy là Thiên hoàng cầm giữ để trừ bạo ngược , vì thế mà bảo là chỉnh tề ở Tốn vậy . Bắt đầu đi ở đường này , khởi ở Sửu , đó là hào sơ của Tón nạp giáp vậy . Tả của Minh Đường có Thanh Long , tượng của tể tướng , đó là cung Chấn . Chấn là lôi , là Long vì thế gọi là Thanh Long , lại có tên là Lôi Công . Bắt đầu đi ở đường này khởi từ Tý ; đó là hào sơ của Chấn nạp giáp vậy .
- Phía trước Minh Đường có Chu Tước , ấy là cung Ly , lại gọi là khí lưu , vì thế Ly là hỏa . Chu Tước tượng cho khí lưu . Ban đầu đi ở đường này khởi từ mão . Đấy là hào sơ của quẻ Ly nạp Giáp .
- Phía hữu của Minh Đường có Bạch Hổ , tượng cho tướng quân , lại gọi là Thiên Bồng , đây là tiền khu của Thiên hoàng ; lại gọi là Thiên mã , là chỗ Thiên hoàng cưỡi . Ban đầu đi ở đường này khởi từ Ngọ . Đó là ngoại thể của quẻ Chấn nạp giáp vậy . Gọi Chấn là tượng đại thần , hướng ngoại thời là tướng quân . Phía bên phải của Thiên hoàng có Ngọc Đường . Đây là cung để Thiên hoàng ngủ yên , chỗ của Thiên hậu , đó là cung Khôn , lại nói rằng Thiên Ngọc đó là chỗ Thiên vương sủng ái . Ban đầu đi ở đường này khởi từ Mùi . Đó là hào sơ của Khôn nạp giáp vậy .
- Bên trái Thiên hoàng có Kim Quĩ , đó là phủ kho cất giữ cảu báu vật ; vị trí của Cấn , lại gọi là Thiên Bảo . Ban đầu đi ở đường này , khởi từ Thìn . Đó là hào sơ của Cấn nạp giáp vậy
- Thiên hoàng ở phía bên phải có Thiên Đức , Đoài đó , lấy là quan hỷ nhạc , thi nhân , bố đức của Thiên hoàng . Lại gọi là Thiên đối , đó là nói Thiên hoàng nhận lời can gián , nghe chính , luận đạo kinh bang . Ban đầu đi ở đường này , khởi từ Tỵ . Đó là hào sơ của Đoài nạp giáp vậy .
- Phía bên trái Thiên hoàng có Thiên hình , Khảm đó , quả Lao , đó là chỗ cầm giữa hình phạt , lại gọi là Si vưu , là thần độc ác với dân. Ban đầu bước vào đường này khởi ở Dần , đó là hào sơ của Khảm nạp giáp vậy .
-Sau Bạch Hổ , Thiên Bồng có Thiên lao , lại gọi là Thiên Ngục , đó là chỗ cầm tù . Ở giữa kết hợp Chu Tước với Minh Đường . Đại thể là giữ cho hình cấm được sáng suốt , không bị riêng tư . Ban đầu đi vào đường này ở Thân ; ngoại thể của Khảm nạp giáp vậy , vì thế Lao đi ở Khảm vậy chăng .
- Giữa Thiên Hoàng , Thiên Lao có Huyền Vũ , lại gọi là âm tư , đó là thần tà vọng ; vì thế luận chính đạo tất có sàm ngôn . Cử chính trực thời tà vọng cũng vào .
- Dịch quái hào từ : Bán quân tử ,bán tiểu nhân , đó là đạo thiên hạ như thế đó . Ban đầu đi vào đường này khởi từ Dậu . Đó là ngoại thể của quẻ Ly nạp giáp vậy . Vì thế Ly là Chu Tước , Phi Lưu đều là hạng tiểu nhân .
- Ở vị trí trung cung có câu trận , đó là vị trí phi tần , Thiên đế cư ở đó vậy . Ban đầu đi vào đường này khởi từ Hợi . Đó là tời của âm của cung Càn , ngoại thể của cung Đoài nạp giáp vậy . Đại thể Đoài , đó là cung nơi Thiên hoàng vui thích , vì thế dùng để phối vào ở đó . Lại nói

Thanh Long tức Lôi công - Minh Đường tức Chấp trữ
Kim quĩ tức Thiên bảo - Thiên Đức tức Thiên Đối
Ngọc đường tức Thiên ngọc - Tư mệnh tức Thiên Phủ
Thiên Hình tức Si vưu - Bạch Hổ tức Thiên Bổng
Huyễn vũ tức Âm Tư - Thổ bột tức Câu trận "

* Cái hay nhất của đoạn này là ở chỗ . Nó giải thích ; vì sao gọi cái này là Thanh long , cái kia là Minh đường ,....và vị trí gốc ( ban đầu ) của các sao đó trên 12 địa chi . Cụ thể là :
- Sao thứ của vòng Thanh Long được gọi là Minh đường vì đó là nơi Thiên Hoàng lắng nghe thiên hạ , vị trí gốc của nó là Sửu trên 12 địa chi .
- Sao thứ 3 được gọi là Thiên Hình . Vì nó là nơi Thiên hoàng thực hiện hình phạt , vị trí gốc của nó ở Dần trong 12 địa chi .
- Sao thứ 9 được gọi là Thiên lao . Vì đó là nơi hình cấm được sáng suốt , không bị riêng tư , vị trí ban đầu của nó là Thân trên 12 địa chi ....

* Tóm lại ngoài ý nghĩa hình tượng , thì quan điểm này không co giá trị thực tiễn . Người đọc thấy ngay đó chính là các sao trong Tử Vi Viên . Vị trí của nó không thống nhất với lí luận đưa ra . Đến đây , nguồn gốc và tính ứng dụng của vòng Thanh Long vẫn là một dấu hỏi .

* Vậy , Vòng Thanh long được hình thành như thế nào ? Bài sau sẽ iair thích rõ với các bác .

* Em chào các bác !

BanChatDichHoc
30-12-16, 09:42
Em chào các bác !
* Sau đây em xin giới thiệu tiếp các quan điểm về vòng sao Thanh Long được tổng hợp trong " Hiệp Kỉ Biện Bương Thư " , để có cách nhìn tổng quát nhất .

- Quan điểm của Thiệu Thái Cù :
" - Hoàng Đạo 12 thần sao sáng , khác tên nó là hai mươi tư . Long , Lôi là một mà một cát , một hung . Thiên ngục là hung , mà chữ viết nhầm là Nhạc Không biết đó là : Kiến , Trù , Bình , Định , Chấp , Phá , Nguy , Thành , Thu , Khai , Bế vậy . Nay người ta lấy Trù , Nguy , Định , Chấp , Thành , Khai là Hoàng đạo . Kiến , Phá , Bình , Thu , Mãn , Bế là Hắc đạo . Trừ là Minh Đường hoàng đạo , Phá tức là Bạch Hổ hắc đạo đều là tương hợp , một mình Thanh Long làm Kiến mà cho là Hắc đạo , Lôi công là hung thì nhầm ; lấy Thiên ngục Hắc đạo mà nói là Hòang đạo , Thiên Nhạc là cát thì nhầm . Không biết như thế nào là : Trường sinh - Mộc dục - Quan đới - Lâm quan - Đế vượng - Suy - Bệnh - Tử - Mộ - Tuyệt - Thai Dưỡng vậy . "

* Đoạn này cho thấy , Thiệu Thái Cù đồng nhất vòng Thanh Long với 12 thần Kiến trừ . Lấy hung cất của 12 thần kiến trừ so sánh với hung cất của 12 sao trong vòng Thanh Long . Tất nhiên , sự so sánh này sẽ thấy có sự lệch lạc . Cùng 1 sao , một thần theo tứ tự trên địa chi . Vòng Thanh Long thì bả là cát , Kiến trừ thì bảo là hung . Nguyên nhân , của việc phê phán vòng Thanh Long của Thiệu Thái Cù là ở chỗ không hiểu nguồn gốc của Vòng Thanh Long và 12 thần Kiến trừ là khác nhau .

- Quan điểm của sách Hiệp Kỉ Biện Phương Thư như sau :
" - Nay theo : Tư mệnh tức là tý , Câu trận tức là sửu , Thanh long tức là Dần , Minh đường tức là mão , Thiên hình tức là Thìn , Chu Tước tức là tỵ , Kim quỹ tức là Ngọ , Thiên đức tức là Mùi , Bạch Hổ tức là Thân , Ngọc đường tức là dậu , Thiên lao tức là Tuất , Huyền Vũ tức là Hợi .
- Phép này lấy Thiên Cương gia vào ở trên Kiến , coi xem chỗ các thần lâm vào . Thần cát thời cát , thần hung thời hung . "

* Đọc đoạn này , có vẻ rất Logic , rất hay !
- Nếu vậy , quan điểm của tác giả Hiệp Kỉ Biện Phương Thư là :

+ Chia Hoàng đạo thành 12 cung , tương ứng với 12 địa chi .
+ Mỗi cung của Hoàng đạo có tên gọi khác nhau theo tên các sao trong Vòng Thanh Long . Tên gọi đó là cảm nhận về tính chất hung , cát mà cung hoàng đạo đó ảnh hưởng đến con người . ( Chỗ này kế thừ quan điểm của Dịch Truyện ".
+ 12 sao trong vòng Thah long đều có cung cố định của nó trên 12 địa chi .

- Quan điểm này rất hay . Nhưng khi bàn về nguồn gốc thì quan điểm này hoàn toàn đổ vỡ , không có sự thống nhất . Cụ thể là :
" -Như ngày tháng Dần , Cương thời gia vào dương kiến , phá chỉ vào Thân là âm kiến .
- Ngày tháng Thân , Cương là Tuất gia vào dương kiến , phá là Dần chỉ âm kiến , thì Dần là Thiên Hình , Mão là Chu Tước , Thìn là Kim quỹ , Tỵ là Thiên đức , Ngọ là Bạch hổ , Mùi là Ngọc Đường , Thân là Thiên Lao , Dậu là Huyền vũ , Tuất là Tư mệnh , Hợi là Câu trận , Tý là Thanh Long , Sửu là Minh đường vậy ...."

- Việc lấy Thiên Cương để xác định hung sát của sao Thanh Long , thì ngày Dần lấy giờ Dần đặt lên Thiên cương để xác định , nhưng ngày thân thì lại lấy giờ Tuất đặt lên thiên cương để định . Tương tự với các ngày khác ..... Đúng là một mớ bòng bong .... Chẳng hiểu gì cả .HiHihi.
- Tóm lại , Tác giả của Hiệp Kỉ Biện Phương Thư cũng không thực hiểu vậy .

BanChatDichHoc
30-12-16, 22:25
Em chào các bác ....!

* Đọc 2 bài vừa rồi chắc các bác đã phát chán . Có lẽ cũng chẳng quan tâm đến vòng Thanh Long nữa làm gì .....hhihihi. Bây giờ em xin đi vào giải quyết những vấn đề quan trọng nhất .

2. Quá trình hình thành vòng sao Thanh Long
a. Những tiền đề lí luận và thực tiễn của vòng sao Thanh Long

* Tiền đề thứ nhất : Lí luận lục khí
- Có lẽ không mấy ai ngờ được rằng vòng sao Thanh Long lại có quan hệ mật thiết với lí luận lục khí . Nhưng đó là sự thực .
- Ở đây ,em xin nhắc lại khẩu quyết khởi Thanh Long để các bác thấy rõ :

+ Dần Thân tu gia Tý .
+ Mão Dậu khước khởi Dần .
+ Thìn Tuất long thượng vị .
+ Tỵ Hợi , Ngọ thượng tầm .
+ Tý Ngọ tầm Thân vị .
+ Sửu Mùi Tuất thượng thần .

- Nhìn vào những chỗ in đậm , chắc các bác đã nhận ra . Lục khí trong năm , tháng , ngày là cụ thể là :
+ Các ngày tháng năm Tý Ngọ : Thuộc thiếu âm quân hỏa .
+ Các ngày , tháng , năm Sửu Mùi : Thuộc Thái âm thấp thổ .
+ Các ngày , tháng, năm Dần Thân : Thuộc thiếu dương tướng hỏa .
+ Các ngày , tháng , năm Mão Dậu : Thuộc Dương minh táo kim .
+ Các ngày , tháng , năm Thìn Tuất : Thuộc thái dương hàn thủy .
+ Các ngày , tháng , năm Tỵ Hợi : Thuộc quyết âm phong mộc .
Đây cũng chính là cơ sở để Kì Môn Độn Giáp vận dung Thanh Long trên Lục Nghi . Quan điểm về Lục khí được hình thành như thế nào ? các bác có thể đọc lại bài của em khoảng trang 7-8-9 trong chủ đề " Ngũ hành nạp âm " . Ở đây em chỉ nhắc lại là ; Nó được hình thành từ việc chia đường Hoàng đạo thành 6 phần . Vậy lục khí được sinh ra từ Hoàng đạo .

* Tiền đề thứ 2 : Mối quan hệ giữa Thái Dương ( Mặt trời ) và Thái Âm ( mặt trăng )


- Trước hết em trích đoạn sau trong " La Kinh Thấu Giải " của Vương Đạo Hạnh để các bác dễ hiểu .
" Mặt trăng là khối âm trong khoảng dương . Đức tính nhu mềm mà thể chất cũng rất thuận hòa , hành chuyển trong bầu trời để tá lí ( phụ tá ) cho thái dương ...Thái âm vốn không có ánh sáng , phải nhờ vả Thái Dương chiếu vào mới có sáng được ."

- Như vậy , trong mối quan hệ này sự cát hung của Hoàng Đạo vốn dễ dàng nhận biết . Còn sự cát hung của Bạch Đạo lại phụ thuộc vào Hoàng Đạo . Em khẳng định điều này không phải chỉ căn cứ vào mỗi câu trong đoạn trên là " Thái âm vốn không có ánh sáng , phải nhờ vả Thái dương chiếu vào mới có sáng được
." . Điều này các bác dễ dàng nhận ra trong cách an thiên ất quí nhân của Độn Nhâm . Đó là chỉ sử dụng Thiên Nguyệt Tướng khi Thái Dương đã quá cung . .

* Tiền đề thứ 3 là : Hành độ của Mặt trăng trong mỗi ngày , mỗi tháng , mỗi năm .
- Mặt trời mỗi ngày đi 1 độ . Tức là sự biến đổi của Hoàng đạo là 1 độ mỗi ngày .
- Mặt trăng mỗi ngày đi 13 độ . Mặt trăng đi được 13 độ mỗi ngày trên Bạch Đạo.

b) Quá trình hình thành vòng Thanh Long .

- Dựa vào các tiền đề trên hẳn các bác đã hình dung ra được vòng sao Thanh Long được hình thành như thế nào ? . Đó chính là sử dụng hung cát của Hoàng Đạo để nhận thức về hung cát của Bạch Đạo ..

- Chính vì vậy mà cổ nhân chia lại vòng Hoàng Đạo thành 12 cung tương ứng với 12 địa chi . Đặt tên cho 12 cung ấy là : Thanh Long - Minh đường - Thiên Hình - Chu Tước - Kim quĩ - Thiên Đức - Bạch hổ - Ngọc đường - Thiên lao Huyền vũ - Tư mệnh - Câu trận . Sau đó , gia lên ( áp lên ) Bạch Đạo .

- Hệ quả là :
+ Thứ nhất : Bạch Đạo không trùng khớp với Hoàng Đạo , nên sao của vòng Thanh Long vốn là tên của các sao trong Tam Viên - Nơi mặt trăng đi đến mà mặt trời khong đi đến .
+ Thứ hai : Vị trí của Thanh Long ngày , tháng , năm sau luôn cách vị trí của Thanh Long ở ngày , tháng , năm trước đó 13 độ ( 13 cung ) của Hoàng Đạo . Tức là đến cung thứ 14 sẽ là vị trí của Thanh Long

- Ví dụ : Vị trí Thanh Long của ngày Dần là ở Tý . Từ Tý coi là một đếm thuận chiều kim đồng hồ qua 13 cung sẽ là vị trí Thanh Long của ngày Mão . Cụ thể là : 1Sửu , 2 Dần , 3 Mão , 4 Thìn , 5 Tỵ , 6 Ngọ , 7 Mùi , 8 Thân , 9 Dậu , 10 Tuất , 11 Hợi , 12 Tý , 13 Sửu . Đã đủ 13 cung vậy , Vị trí Thanh Long của ngày Mão sẽ là Dần . Tương tự với các ngày khác .

c) Kì Môn Độn Giáp vận dụng vòng Thanh Long .

- Ở đây , em không nói sâu về Thanh Long Trong Kì Môn Độn Giáp . Chỉ nói muốn khẳng định rằng : Cách sử dụng Thanh Long trong Kì môn có khác biệt với cách phổ biến . Nhưng thực chất lại thống nhất .


- Lục Giáp Thanh Long của Kì Môn Độn Giáp như sau ;
+ Giáp tý tuần , Tý thượng khởi Thanh long .
+ Giáp tuất tuần , Tuất thượng khởi Thanh long .
+ Giáp thân tuần , Thân thượng khởi Thanh long .
+ Giáp ngọ tuần , Ngọ thượng khởi Thanh Long .
+ Giáp thìn tuần , Thìn thượng khởi Thanh long .
+ Giáp dần tuần , Dần thượng khởi Thanh long .

- Nếu các bác đếm thuận theo chiều kim đồng hồ . Từ vị trí của thanh long tuần trước đến vị trí của Thanh long tuần sau sẽ thấy không đủ 13 cung . Ví dụ : Tuần giáp tý . Thanh Long ở tý . Sang tuần giáp tuất Thanh Long lại ở Tuất . Vậy đếm : 1 Sửu , 2 Dần , 3 Mão , 4 Thìn , 5 Tỵ , 6 Ngọ , 7 Mùi , 8 Thân , 9 Dậu , 10 Tuất . Vậy là qua có 10 cung . Thế thì quan điểm của em sai rồi ...!
- Không sai đâu . Thanh long vốn là Bạch Đạo , là mặt trăng , thuộc Ất Kì . Nên trong kì môn nó sẽ vận động ngược chiều kim đồng hồ . Các bác tự kiểm chứng nhé .

* Ở đây , em chỉ nêu được một cách khái quát , mà chưa nói hết giá trị của vòng Thanh long trong hệ thống tri thức của cổ nhân . Đành vậy , cổ nhân thường có câu " Chữ không nói hết lời , lời không bao hết ý , ý chẳng rõ hết lí " . Kì Môn Độn Giáp có câu : " Xích đạo , Bạch đạo dữ Hoàng đạo , bất tỵ thiên nhiên nghiệm bất đáo , dư thử lục đạo thị cát thần , phối hợp kì môn độn chân hảo . Pháp phân nhị độn ẩn tỵ chi quyết , tất phân đạo . Độn đạo chi trung Xích , Bạch, Hoàng tam đạo , vưu nghi cẩn tỵ . Bất nhiên tuy xả Tam Kì cát môn , diệc độn bất thông , nam miễn thập loạn "

Em chào các bác . Chúc các bác vui vẻ !

VinhL
01-01-17, 12:50
Bạn tính lại xem phải 13 độ không?

Hihihihihihihihi

BanChatDichHoc
02-01-17, 14:41
Em chào các bác ...! Em chào bác VinhL ! Chào 2017 chúc các bác mạnh khỏe và có nhiều khám phá mới .....!

Cảm ơn bác VinhL đã chỉ ra thiếu xót của em ! Đúng là không tập trung thì dễ mắc sai lầm . Nay em đính chính lại như sau ;




- Hệ quả là :
+ Thứ nhất : Bạch Đạo không trùng khớp với Hoàng Đạo , nên sao của vòng Thanh Long vốn là tên của các sao trong Tam Viên - Nơi mặt trăng đi đến mà mặt trời khong đi đến .
+ Thứ hai : Vị trí của Thanh Long ngày , tháng , năm sau luôn cách vị trí của Thanh Long ở ngày , tháng , năm trước đó 13 độ ( 13 cung ) của Hoàng Đạo . Tức là đến cung thứ 14 sẽ là vị trí của Thanh Long

- Ví dụ : Vị trí Thanh Long của ngày Dần là ở Tý . Từ Tý coi là một đếm thuận chiều kim đồng hồ qua 13 cung sẽ là vị trí Thanh Long của ngày Mão . Cụ thể là : 1Sửu , 2 Dần , 3 Mão , 4 Thìn , 5 Tỵ , 6 Ngọ , 7 Mùi , 8 Thân , 9 Dậu , 10 Tuất , 11 Hợi , 12 Tý , 13 Sửu . Đã đủ 13 cung vậy , Vị trí Thanh Long của ngày Mão sẽ là Dần . Tương tự với các ngày khác .

c) Kì Môn Độn Giáp vận dụng vòng Thanh Long .

- Ở đây , em không nói sâu về Thanh Long Trong Kì Môn Độn Giáp . Chỉ nói muốn khẳng định rằng : Cách sử dụng Thanh Long trong Kì môn có khác biệt với cách phổ biến . Nhưng thực chất lại thống nhất .


- Lục Giáp Thanh Long của Kì Môn Độn Giáp như sau ;
+ Giáp tý tuần , Tý thượng khởi Thanh long .
+ Giáp tuất tuần , Tuất thượng khởi Thanh long .
+ Giáp thân tuần , Thân thượng khởi Thanh long .
+ Giáp ngọ tuần , Ngọ thượng khởi Thanh Long .
+ Giáp thìn tuần , Thìn thượng khởi Thanh long .
+ Giáp dần tuần , Dần thượng khởi Thanh long .

- Nếu các bác đếm thuận theo chiều kim đồng hồ . Từ vị trí của thanh long tuần trước đến vị trí của Thanh long tuần sau sẽ thấy không đủ 13 cung . Ví dụ : Tuần giáp tý . Thanh Long ở tý . Sang tuần giáp tuất Thanh Long lại ở Tuất . Vậy đếm : 1 Sửu , 2 Dần , 3 Mão , 4 Thìn , 5 Tỵ , 6 Ngọ , 7 Mùi , 8 Thân , 9 Dậu , 10 Tuất . Vậy là qua có 10 cung . Thế thì quan điểm của em sai rồi ...!
- Không sai đâu . Thanh long vốn là Bạch Đạo , là mặt trăng , thuộc Ất Kì . Nên trong kì môn nó sẽ vận động ngược chiều kim đồng hồ . Các bác tự kiểm chứng nhé .



- Những chỗ em tô đậm và gạch chân là sai .
+ Chỗ tô đậm thứ nhất sửa lại là : Từ Sửu.
+ Chỗ tô dậm thứ 2 sử lại là : 9 cung .

* Chúc các bác vui vẻ . Em rất vui khi được và tự hào khi bác VinhL gọi em là " bạn " !

VinhL
02-01-17, 16:26
Thanh Long chính là Tham Lang, tức đối xung với đấu cương chỉ.

Các giải thích của bạn hoàn toàn không chính xác, cho bạn 1 ngày để suy ngẫm lại. Xem bài cách tính đấu kiến chi thì sẻ hiểu!!!

BanChatDichHoc
02-01-17, 16:40
Chào bác Vinhl ! Mời bác khai triển . Em rất mong đợi giờ phút này ....hehehehe.

Đây là lúc được học hỏi đây . Gục dưới tay bác còn hơn giốngng ông Thien su . Nhờ bác cho em cái đường dẫn bài bác giới thiệu để em đọc .

* CẢM ƠN BÁC TRƯỚC NHÉ !

VinhL
03-01-17, 01:56
Cách tính đẩu cương chỉ trích từ mục "Thấu Địa Kỳ Môn"



Trong quyển Kỳ Môn Độn Giáp Bí Cấp Đại Toàn bản Hán ngữ, phần sau cùng có bộ "Xuất sư xuất hành bảo kính đồ", phần này thì không được dịch lại trong bản tiếng Việt.

Trong đó có phần Chỉ Chưởng Đồ, xin sơ dịch như sau:
Hoặc hành quân phá địch ngẩu nhiên khẩn cấp không kịp chọn ngày thì dùng bàn tay để tính Tọa Tham Lang đối Phá Quân, vạn sự kiết lợi không sợ hung thần. Người xưa có ghi lại rằng Nhật Nguỵệt thường như Tuất thời kiến Phá Quân, tháng Giêng Phá Quân chỉ Dần, nhật nhật lại cứ Dần thượng khỡi Tuất thời., như hôm nay Tý thời xuất Phá (quân), chỉ tại Thìn phương, ngã tức bối Tuất hướng Thìn nhi xuất (tức mình phải dựa lưng vào Tuất mà hướng về Thìn), Tuất Sửu thòi Phá Quân chỉ tại Tỵ phương, ngã bối Hợi hướng Tỵ mà xuất. Tháng hai Phá Quân chỉ Mão, thì lấy Mão thượng khỡi Tuất, như Tý thời (tháng hai) xuất Phá Quân chỉ Tỵ phương, ngã tức bối Hợi mà hướng Tỵ nhi xuất.
...............




......
+ Dần Thân tu gia Tý .
+ Mão Dậu khước khởi Dần .
+ Thìn Tuất long thượng vị .
+ Tỵ Hợi , Ngọ thượng tầm .
+ Tý Ngọ tầm Thân vị .
+ Sửu Mùi Tuất thượng thần .
......


Theo bản trên của bạn thì chúng ta thấy rằng mỗi cặp xung đối chi đều có cùng vị chí Thanh Long (Tham Lang).

Bạn thử dùng cách tính Đâu Cương chi xem có hợp với bản trên không?

BanChatDichHoc
03-01-17, 09:43
Em chào các bác ! Chào bác VinhL !



" Tháng tháng thường gia Tuất , thời thời kiến phá quân "

- Câu này , có lẽ đủ để khái quát quan điểm của bác VinhL . Tất nhiên là bác nói rất chính xác . Nhưng em vẫn thấy vị trí của Thanh Long ngày trước và vị trí của Thanh Long ngày sau . Cách nhau vẫn đủ 13 cung .
- Rất cảm ơn bác ! Nhát chém này gợi mở cho em một số vấn đề , hiện tại chưa chắc chắn nên không giám đưa lên .

- Em muốn bác xem thêm , trên thiên bàn Thìn Tuất là gì ? " Tháng tháng " ở đây có phải là phải " Địa Nguyệt Tướng " của Kì Môn Độn Giáp không ?
- Nhờ bác giải thích thêm cho em : Vì sao Tuất , sửu thời của ngày , thánh Dần phá quân đều tại Tỵ .

* Em chào các bác !

VinhL
03-01-17, 14:13
Em chào các bác ! Chào bác VinhL !



" Tháng tháng thường gia Tuất , thời thời kiến phá quân "

- Câu này , có lẽ đủ để khái quát quan điểm của bác VinhL . Tất nhiên là bác nói rất chính xác . Nhưng em vẫn thấy vị trí của Thanh Long ngày trước và vị trí của Thanh Long ngày sau . Cách nhau vẫn đủ 13 cung .
- Rất cảm ơn bác ! Nhát chém này gợi mở cho em một số vấn đề , hiện tại chưa chắc chắn nên không giám đưa lên .

- Em muốn bác xem thêm , trên thiên bàn Thìn Tuất là gì ? " Tháng tháng " ở đây có phải là phải " Địa Nguyệt Tướng " của Kì Môn Độn Giáp không ?
- Nhờ bác giải thích thêm cho em : Vì sao Tuất , sửu thời của ngày , thánh Dần phá quân đều tại Tỵ .

* Em chào các bác !

Không phải 13. Thanh long ngày trước tới ngày sau là cách nhau 14 cung!!!
Từ Tý tới Tý là 12 cung, tới Sửu là 13, tới Dần là 14 cung. Như vậy có phải là 14 độ không ạ?


Phần Thiên Cương quyết:
Người xưa có ghi lại rằng Nhật Nguỵệt thường như Tuất thời kiến Phá Quân, tháng Giêng Phá Quân chỉ Dần, nhật nhật lại cứ Dần thượng khỡi Tuất thời., như hôm nay Tý thời xuất Phá (quân), chỉ tại Thìn phương, ngã tức bối Tuất hướng Thìn nhi xuất Tuất, Sửu thòi Phá Quân chỉ tại Tỵ phương, ngã bối Hợi hướng Tỵ mà xuất

bỏ lộn dấu phảy "," trước anh Tuất, thay vì sau Tuất! Hihihihihihihihi

+ Dần Thân tu gia Tý .
+ Mão Dậu khước khởi Dần .
+ Thìn Tuất long thượng vị .
+ Tỵ Hợi , Ngọ thượng tầm .
+ Tý Ngọ tầm Thân vị .
+ Sửu Mùi Tuất thượng thần .

Sắp xếp lại ta có như sau:
Dần Rồng Xanh ở Tý
Mão Rồng Xanh ở Dần
Thìn Rồng Xanh ở Thìn
Tỵ Rồng Xanh ở Ngọ
Ngọ Rồng Xanh ở Thân
Mùi Rồng Xanh ở Tuất

Thân Rồng Xanh ở Tý
Dậu Rồng Xanh ở Dần
Tuất Rồng Xanh ở Thìn
Hợi Rồng Xanh ở Ngọ
Tý Rồng Xanh ở Thân
Sửu Rồng Xanh ở Tuất

Dần Thân, Mão Dậu, Thìn Tuất, Tỵ Hợi, Ngọ Tý, Mùi Sửu ở đây là Tháng.
Tháng Dần, kiến Dần, khỡi Tuất ở Dần, Hợi ỡ Mão, Tý ỡ Thìn, Sửu Tỵ, Dần ở Ngọ, như vậy Phá chỉ Ngọ, thì Tý chính là Tham Lang hay Thanh Long.
Tháng Thân, kiến Thân, khỡi Tuất ở Thân, Hợi ở Dậu, Tý ở Tuất, Sửu ở Hợi, Dần ở Tý, Mão Sửu, Thìn ở Dần, Tỵ ở Mão, Ngọ ở Thìn, Mùi ở Tỵ, Thân ở Ngọ, như vậy Phá ở Ngọ thì Tham ở Tý.
Cho nên Dần Thân Tham (Thanh Long) đều ở Tý!

Tháng Mão, kiến Mão, khỡi Tuất ở Mão, Hợi ở Thìn, Tý ở Tỵ, Sửu ở Ngọ, Dần ở Mùi, Mão ở Thân, như vậy Phá ở Thân, thì Tham ở Dần
Tháng Dậu, kiến Dậu, khỡi Tuất ở Dậu, Hợi ở Tuất, Tý ở Hợi, Sửu ở Tý, Dần ở Sửu, Mão ở Dần, Thìn ở Mão, Tỵ ở Thìn, Ngọ ở Tỵ, Mùi ở Ngọ, Thân ở Mùi, Dậu ở Thân, tức Phá ở Thân, thì Tham ở Dần.
Cho nên Mão Dậu Tham (Thanh Long) đều ở Dần!

các cặp Thìn Tuất, Tỵ Hợi, vv... đều là vậy!!!

Lục Nhâm củng Vậy, Tháng Giêng kiến Dần tiết Lập Xuân, thuộc Nguyệt Tướng Tý, lấy Nguyệt Tướng Tý gia lên Dần, Tý ở Dần, Sửu ở Mão, Dần ở Thìn, Mão ở Tỵ, Thìn ở Ngọ. Thìn Thiên Bàn của Lục Nhâm chính là Thiên Cương hay Phá Quân, vậy Tuất Thiên bàn là Tham Lang hay Thanh Long ở Tý vậy.

Phần Ngày và Năm không thể nào định được Thiên Cương bỡi phải có Tháng và Giờ thì mới định được. Trái đất xoay tròn trong 12 chi giờ, mỗi năm lại xoay tròn trong 12 tháng, thì phải có giờ và tháng mới định được vị trí Thiên Cương.
Sách nào nói Lấy ngày Dần hoặc Năm Dần, thanh long ở Tý là tác giả trả biết Thiên Văn tí nào cả!
Người xưa nói Tháng Giêng kiến Dần, từ họ đã biết là Giờ Tuất mới kiến Cương chi Dần, chứ không phải giờ nào củng chỉ Dần!

Hihihihihihihihi

BanChatDichHoc
03-01-17, 23:38
Em chào các bác ! Em cảm ơn bác VinhL...!

Như vậy là đã rất rõ ràng Thanh Long là Thanh Long , Không Phải Tham Lang . Ngược Lại , Tham Lang là Tham Lang mà không phải Thanh Long .

* Vậy tại sao lại có sự trùng hợp : Bởi vì , cả hai đều vận dụng mối quan hệ giữa Thái Dương ( Mặt trời ) và Thái Âm ( Mặt trăng) .

- Hung cát của Tham lang - Phá Quân được xác định bằng cách lấy hành độ của Thái Âm tức Bạch Đạo gia lên ( áp lên ) hành độ của Đẩu Cương tức Hoàng đạo 12 cung .

- Ngược lại hung cát của Thanh Long được xác định bằng cách lấy 12 cung Hoàng Đạo gia lên Bạch Đạo .

* Sự khác biệt nằm ở đâu :
- Hung cát của Tham Lang - Phá quân lấy Thái Dương làm trọng . Chính vì thế lấy Thái Âm ( Địa nguyệt tướng gia lên Tuất ) . Thể hiện trong Độn Giáp Kì Môn là xác định phương vị có lợi khi công kích .( Tuy nhiên không phải khi nào cũng vậy ) .

- Muốn dụng Tham Lang phải theo Tháng , theo giờ và điều quan trong là Thái Dương quá cung ( Tháng ở đây mà hiểu theo nghĩa là tháng trong lịch pháp là sai vì sẽ có tháng nhuận . Tháng ở đây là 12 cung Hoàng Đạo ) .

- Hung cát của Thanh Long lấy Bạch đạo làm chủ - tức lấy hành độ của Mặt trăng làm chủ, dụng theo Lục khí . Do vậy không phân biệt Đông chí , Hạ Chí đều an thuận theo chiều kim đồng hồ . Trong Độn Giáp Kì Môn thường được vận dụng khi trốn tránh .

* Tại sao bác VinhL lại nói Thanh Long ngày trước và Thanh Long ngày sau cách nhau 14 độ ? Mà em khẳng định 13 độ .
- Chỗ này bác VinhL sai vì không phân biệt chu kì trước và chu kì sau . Tức là đếm trên cùng một chu kì .
- Bọn tây nó nói thế này : Thiên văn học Phương Đông có đặc điểm là sử dụng các hàm số không liên tục để tính toán . ( Chỗ này em nhớ đại khái trên ViKi ) .Điều này , được cổ nhân thể hiện như sau : Trên tháng khởi ngày , trên ngày khởi giờ . .

* Hôm trước , em nói vòng Thanh Long có giá trị ( giá trị ứng dụng thực sự ) rất lớn trong hệ thống tri thức của cổ nhân . Nay lấy 1 ví dụ để minh chứng :

" Phép hỏa công lấy gió làm thế , gió mạnh thì lửa hừng , lửa mạnh thì gió sinh , gió lửa cùng xoay nhau thì mới thắng được . Cho nên làm tướng phải biết thời gió , dùng độ số của mặt trăng đi để làm chuẩn . Mặt trăng ở phần sao Cơ , sao Chẩn , sao Trương , sao Dực thì không quá 3 ngày hẳn sẽ có gió lớn mấy ngày liền . "

* Đây chính là sức mạnh Âm Thần trong Kì Môn Độn Giáp .
* Nếu được , mong bác VinhL cho mọi người một ví dụ về sức mạnh thật sự của Tham Lang ....

Em chào các bác !

VinhL
04-01-17, 05:14
.......

* Tại sao bác VinhL lại nói Thanh Long ngày trước và Thanh Long ngày sau cách nhau 14 độ ? Mà em khẳng định 13 độ .
- Chỗ này bác VinhL sai vì không phân biệt chu kì trước và chu kì sau . Tức là đếm trên cùng một chu kì .
- Bọn tây nó nói thế này : Thiên văn học Phương Đông có đặc điểm là sử dụng các hàm số không liên tục để tính toán . ( Chỗ này em nhớ đại khái trên ViKi ) .Điều này , được cổ nhân thể hiện như sau : Trên tháng khởi ngày , trên ngày khởi giờ . .



Cách giải thích như vậy gọi là gọt chân cho vừa giày thì phải! Hihihihihihi

Tiểu sinh đã phơi bày cách tính của Đẩu Cương để tìm Tham Lang, hay củng là vòng Thanh Long.

Nếu bạn cứ nói Vòng Thanh Long do Bạch Đạo, vậy bạn hãy chứng minh tại sao Dần Thân, Thanh Long tại cư tại Tý đi, Mão Dậu ở Dần, vv....

Củng theo bài bạn viết ở trang trước:


......
Mặt trăng có 9 đạo . Có 2 hắc đạo là lập đông và đông chí ; ra ngoài [I][B]Hoàng Đạo phía bắc
.......
?

Như vậy có phải mặt trăng đi vào Hắc Đạo vào mùa Đông không, tức khu vực cung Hợi - Tý?
Nhưng tại sao vòng Thanh Long lại xoay đều và Hắc Đạo Thần lại an đều tại các cung vậy?

BanChatDichHoc
04-01-17, 09:07
Em Chào bác VinhL ! Em chào các bác ...

Xem ra trao đổi với bác VinhL mà không kéo hết gốc dễ của vấn đề lên thì không rõ ràng được . ...hihihi .

* Em xin làm rõ đặc điểm của cách tính theo các hàm số không liên tục của cổ nhân như sau như sau :

- Cổ nhân thường nói :" Trên tháng khởi ngày , trên ngày khởi giờ ." . Sở dĩ như vậy vì :

+ So với tháng trước , thì vị trí của tháng sau trên Hoàng Đạo đã chuyển một cung . Nghĩa là phương vị của tháng sau , so với tháng trước trên Hòng Đạo đã thay đổi .
+ Trên ngày khởi giờ nghĩa là : Vị trí của ngày hôm sau trên Hoàng Đạo , so với vị trí của ngày hôm trước trên Hoàng Đạo đã thay đổi . ( Mô phỏng mặt trời mỗi ngày đi một độ ).


- Phải làm như thế mới xác định được phương hướng thực tế trong ứng dụng .

- Vậy nghĩa là Giờ tý của ngày Tý sẽ nằm trùng nhau tại 1 cung và giờ tý của ngày Sửu sẽ được an tại Sửu . Hệ quả sẽ như sau :

+ Nếu lấy giờ tý của ngày Tý là 1 để đếm sang giờ tý của ngày Sửu sẽ là : 1 Tý , 2 sử , 3 dần , 4 mão , 5 thìn , 6 tỵ , 7 ngọ , 8 mùi , 9 thân , 10 dậu , 11 tuất , 12 hợi , 12 tý , 14 sửu ( túc tý của ngày Sửu ) .
+ Tất nhiên là không thể thế được . Cho nên mới nói khoảng cách từ giờ tý hôm trước và giờ tý hôm sau phải là 12 cung . Vậy Cung tý là cung gốc bắt đầu đếm từ Sửu : 1 sửu , 2 dần , 3 mão , 4 thìn , 5 tỵ , 6 ngọ , 7 mùi , 8 thân , 9 dậu , 10 tuất , 11 hợi , 12 tý và đến Sửu tức giờ tý của ngày hôm sau . Vậy khoảng cách giữa giờ tý của 2 ngày sẽ là 12 cung .

- Do đặc điểm của cách tính này , nên trong các thuật số tạo nên các khái niệm , bàn , cục ,....nghĩa là tính theo ngày thì mỗi ngày một bàn , tính theo giờ thì mỗi giờ một bàn . Và nếu không thừa nhận cái này thì cũng phủ nhận ý nghĩa của việc lập cục , lập bàn . .....Người không biết điều này thì chỉ có suốt ngày ngồi lập các bàn các cục . Nghĩa là chỉ biết ở giờ này , ngày này , mà không biết giờ khác , ngày khác nó ở đâu và hôm sau , giờ sau lại lập bàn , lập cục ( Em nói chơi vậy thôi .Thực ra em cũng suốt này ....hihihi) .

* Tuy nhiên , đếm thì hơi phúc tạp . Nên hiểu theo cách đơn giản như sau : Chia vòng tròn Hoàng Đạo thành 12 cung tương ứng 12 địa chi . Vậy ta có sẵn 12 cung . Nếu vị trí thần sát nào đó của ngày trước cách vị trí ngày sau của nó 12 cung thì chỉ cần an vào vị trí kế tiếp theo chiều kim đồng hồ là xong , không phải lập bàn , lập cục . Nếu vị trí thần sát của ngày trước cách vị trí ngày sau của nó 13 cung ,thì ngày sau vị trí của nó sẽ cách 1 cung so với vị trí của ngày trước .

* Chứng minh ngày Dần Thân cư tại Tý , ngày Mão Dậu cư tại ..... Với người khác em sẽ không làm , thà nhận sai còn hơn . Vì làm xong thì nhiều bí mật của .. .sẽ được sáng tỏ . Nhưng vì tình cảm của em với bác VinhL thì ... ok . Cụ thể như sau :

- Khởi Thanh Long tại thân ( Mặt trăng - Bạch Đạo ) . Vì Thân thuộc cung Khôn tượng trưng cho Mặt Trăng .
- Mỗi ngày đi 13 độ , tương ứng khoảng cách vị trí ngày trước và ngày sau là 13 cung .
- Vậy quy luật tuần hoàn của Thanh long trên 12 cung như sau : Thân - Tuất - Tý - Dần - Thìn - Ngọ , rồi lại là Thân . Lấy quy luật tuần hoàn 12 ngày theo địa chi . Khởi đầu từ tý gia lên quy tuật của Thanh Long . Hệ quả là : Tý ở thân , Sửu ở Tuất , Dần ở Tý .....Tương tự .

* Vấn đề : Có phải Mặt Trăng đi vào hắc đạo ở mùa đông không ?

- Cửu đạo , bát tiết là xét vai trò của Mặt trăng trong 1 năm . Thanh, Bạch , Hoàng , Hắc , Xích . Ở đây là xét theo Ngũ hành không phải theo cát hung . Do vậy ,nói Mặt trăng mùa đông đi vào Hắc Đạo, theo nghĩa Hoàng hắc của Thanh Long là không đúng . Sẽ trở thành dâu ông nọ cắm cằm bà kia . Vì Hoàng , Hắc của Thanh Long là ứng dụng của mặt trăng trong 1 ngày .

Em chào các bác ! Em vẫn nhắc lại lời đề nghị hôm trước . Nhờ bác VinhL cho một ví dụ thực tế về sức mạnh của Tham Lang . Nếu bác không tìm được . Em e rằng bác mãi không hiểu ý nghĩa thực sự của nó đâu .
-

VinhL
04-01-17, 17:11
Theo bạn giai thích phía trên thì
Ngày Tý, Ngọ khỡi Thanh Long tại Thân
Ngày Sửu, Mùi khỡi Thanh Long tại Tuất
Ngày Dần, Thân khỡi Thanh Long tại Tý
Ngày Mão, Dậu khỡi Thanh Long tại Dần
Ngày Thìn, Tuất khỡi Thanh Long tại Thìn
Ngày Tỵ, Hợi khỡi Thanh Long tại Ngọ

Vậy tại sao Tý lại khỡi Thanh Long tại Thân, nói là Khôn đại biểu cho Mặt Trăng thì không phải là sự giải thích, vì Khãm Ly củng có thể cho là Nhật Nguyệt mà.
Cổ nhân lập thuyết từ sự quan sát Thiên Địa, vậy bạn có thể chỉ cho tiểu sinh vào Ngày Tý, Ngọ, thì ở cung Thân có dấu hiệu gì gọi là Hoàng Đạo không? Như hình ảnh trong trình Thiên Văn Stellarium nè (free).

Còn về cái thí dụ bạn trỉch về gió lớn


" Phép hỏa công lấy gió làm thế , gió mạnh thì lửa hừng , lửa mạnh thì gió sinh , gió lửa cùng xoay nhau thì mới thắng được . Cho nên làm tướng phải biết thời gió , dùng độ số của mặt trăng đi để làm chuẩn . Mặt trăng ở phần sao Cơ , sao Chẩn , sao Trương , sao Dực thì không quá 3 ngày hẳn sẽ có gió lớn mấy ngày liền . "
!
Hỏi bạn có kiểm nghiệm qua chưa?
Gió là do sử khác biệt giữa sự lạnh và nóng, sự khác biệt càng lớn thì sẻ tạo ra gió càng lớn, đến thời điểm này mà khoa học còn chưa giám khẳng định là mặt trăng có ảnh hương đến thời tiết (chỉ có ảnh hương với thủy triều) thì mấy cái đại sự dụng binh có thể căn cứ vào đó sao? Hihiihihihi

Củng trong Kỳ Môn (Kỳ Môn Độn Giáp Bí Kíp Toàn Thư) có đoạn như sau:
Nguyệt Kiến 9 tinh và xuất hành:
Kiến, Thanh Long đấy, dụng làm đầu
Trừ ấy Minh Đường Hoàng Đạo cầu
Mãn thuộc Thiên Hình, Bình tước đỏ
Định là Kim Quỷ, cát thần cầu
Chấp là Thiên Đức, ngày Hoàng Đạo
Phá Bạch Hổ, Nguy Ngọc Đường cầu
Thành ấy Thiên Lao kiên cố giữ
Thâu là Huyền Vũ, gặp tâm sầu
Khai là Hoàng Đạo Tư Mệnh tới
Bế Móc Câu (Câu Trần) làm chẳng cứ đâu
Hoàng đạo xuất hành thì đại cát
......
Như vậy cho thấy rằng nguồn gốc của nó là từ 12 Trực, tức lấy Nguyệt Kiến làm nguồn, hay Đẩu chỉ!

Trong Lục Nhâm lại nói:
Thiên Cương vi Thìn, Khôi là Tuất, thuộc Thọ Tinh, trung hửu Giác Cang lưỡng tú.
Giác Cang vi 28 tú chi đầu cho nên Thiên Cương vi Lãnh tụ chi Thần.
Sách Thiên Quan Thư có viết: Nhiếp Đề giả, trực đẩu Tiêu chi chỉ, vi kiến Thời Tiết cô viết Nhiếp Đề cách.
Do Thiên Cương có liên quan đến Giác Cang Tú, Cang là Cang Long, thuộc chòm Đông 7 tú nên lấy tượng Thanh Long là vậy!

Bạn muốn thí dụ thì thiếu gì các thí dụ về Tham Lang và Đẩu Cương, nhưng tiểu sinh thì chưa kiểm nghiệm qua, nên củng chẳng muốn đăng để làm gì.
Thuật Kỳ Môn thì ứng dụng Bát Cung, các cục tốt xấu mà dùng 12 chi, thì đó chính là lấy từ Lục Nhâm.

BanChatDichHoc
04-01-17, 22:49
Em chào các bác ! Em chào bác VinhL ....!!!

* Bác VinhL tham lam quá ...!!! Rất quý bác , nhưng em không có tấm lòng rộng mở như bác VinhL và bác Nam Phong đâu . Bác xem , trong cái chủ đề này có cái nào em nói hết nội dụng em đặt ra không ??? Có lẽ em là nông dân quen tùy tiện , làm theo cảm hứng ...hihihi . Nhất là khi đọc bài mới của bác .....Thật chẳng có chút hứng thú nào .

- Vấn đề Kiến Trừ bác đặt ra , thì em đã làm rõ rồi dù khi đó bác chưa hỏi . Không biết bác có đọc bài của em hay không nữa .

- Cái ví dụ em nêu là để làm rõ cái nguyên lí lấy Hoàng Đạo làm cơ sở để nhận biết cát hung của Bạch Đạo và khẳng định việc cổ nhân dùng nó để tính thời gió , là chứng tỏ cổ nhân cho rằng sức mạnh âm thần là do mặt trăng tạo nên . Thì bác hỏi em đã kiểm chứng chưa ? Tuy nhiên em mạnh dạn nói với bác rằng theo lí luận về ứng nghiệm của Độn Giáp Kì Môn là đúng .

- Vấn đề: Nói Khôn là Mặt trăng không phải là sự giải thích , vì Khảm , Ly cũng có thể cho là Nhật , Nguyệt ? Em sẽ trả lời rõ câu hỏi này cho bác nếu bác cho em biết ; Tại sao người xưa lại cho rằng lẻ là dương , chẵn là âm mà không phải ngược lại ?

- vấn đề ....

* Tóm lại là ........ lúc nào có hứng lại chém tiếp với bác .

* Em chào các bác .

VinhL
07-01-17, 07:31
Hihihihihihi,
Không hiểu bài viết trên có gì làm cho bạn thất vọng vậy?
Nói tiểu sinh tham lam là tham cái gì?


Em chào các bác ! Em chào bác VinhL ....!!!
......................
- Vấn đề Kiến Trừ bác đặt ra , thì em đã làm rõ rồi dù khi đó bác chưa hỏi . Không biết bác có đọc bài của em hay không nữa .


Đây là phần 12 Trực bạn trích trong sách Hiệp Kỷ Biện Phương trang 570


- Quan điểm của Thiệu Thái Cù :
" - Hoàng Đạo 12 thần sao sáng , khác tên nó là hai mươi tư . Long , Lôi là một mà một cát , một hung . Thiên ngục là hung , mà chữ viết nhầm là Nhạc Không biết đó là : Kiến , Trù , Bình , Định , Chấp , Phá , Nguy , Thành , Thu , Khai , Bế vậy . Nay người ta lấy Trù , Nguy , Định , Chấp , Thành , Khai là Hoàng đạo . Kiến , Phá , Bình , Thu , Mãn , Bế là Hắc đạo . Trừ là Minh Đường hoàng đạo , Phá tức là Bạch Hổ hắc đạo đều là tương hợp , một mình Thanh Long làm Kiến mà cho là Hắc đạo , Lôi công là hung thì nhầm ; lấy Thiên ngục Hắc đạo mà nói là Hòang đạo , Thiên Nhạc là cát thì nhầm . Không biết như thế nào là : Trường sinh - Mộc dục - Quan đới - Lâm quan - Đế vượng - Suy - Bệnh - Tử - Mộ - Tuyệt - Thai Dưỡng vậy . "

* Đoạn này cho thấy , Thiệu Thái Cù đồng nhất vòng Thanh Long với 12 thần Kiến trừ . Lấy hung cất của 12 thần kiến trừ so sánh với hung cất của 12 sao trong vòng Thanh Long . Tất nhiên , sự so sánh này sẽ thấy có sự lệch lạc . Cùng 1 sao , một thần theo tứ tự trên địa chi . Vòng Thanh Long thì bả là cát , Kiến trừ thì bảo là hung . Nguyên nhân , của việc phê phán vòng Thanh Long của Thiệu Thái Cù là ở chỗ không hiểu nguồn gốc của Vòng Thanh Long và 12 thần Kiến trừ là khác nhau .

Không biết bạn nói làm rõ là làm như thế nào?
Để tiểu sinh làm rõ cho bạn thấy đây:
Theo 12 Trực thì
Trừ, Định, Chấp, Thành, Nguy, Khai là Hoàng Đạo
Kiến, Phá, Thâu, Bình, Mãn, Bế là Hắc Đạo

Kiến - Hắc, Thanh Long - Hoàng (Khác)
Trừ - Hoàng ấy Minh Đường - Hoàng (Giống)
Mãn - Hắc, thuộc Thiên Hình - Hắc (Giống), Bình - Hắc tước đỏ - Hắc (Giống)
Định - Hoàng là Kim Quỷ - Hoàng, cát thần cầu (Giống)
Chấp - Hoàng là Thiên Đức - Hoàng, ngày Hoàng Đạo (Giống)
Phá –Hắc Bạch Hổ - Hắc (Giống), Nguy - Hoàng Ngọc Đường - Hoàng cầu (Giống)
Thành (Hoàng) ấy Thiên Lao (Hắc) kiên cố giữ (Khác)
Thâu – Hắc là Huyền Vũ - Hắc, gặp tâm sầu (Giống)
Khai - Hoàng là Hoàng Đạo Tư Mệnh - Hoàng tới (Giống)
Bế - Hắc Móc Câu (Câu Trần) - Hắc làm chẳng cứ đâu (Giống)
So sánh hai hệ trên bạn củng thấy rằng chi có 2 vị là khác nhau còn lại 10 vị đều giống!
Hai chổ khác nhau là Kiến-ThanhLong, và Thành-ThiênLao.
10/12 là 83% giống nhau, như vậy nói nó xuất từ một nguồn là hợp lý chứ!

Còn phần bạn cho là Bòng bong thì lại là quan trọng đấy!
Trích lại phần mà bạn cho là Bòng Bong nè:


.......
- Quan điểm này rất hay . Nhưng khi bàn về nguồn gốc thì quan điểm này hoàn toàn đổ vỡ , không có sự thống nhất . Cụ thể là :
" -Như ngày tháng Dần , Cương thời gia vào dương kiến , phá chỉ vào Thân là âm kiến .
- Ngày tháng Thân , Cương là Tuất gia vào dương kiến , phá là Dần chỉ âm kiến , thì Dần là Thiên Hình , Mão là Chu Tước , Thìn là Kim quỹ , Tỵ là Thiên đức , Ngọ là Bạch hổ , Mùi là Ngọc Đường , Thân là Thiên Lao , Dậu là Huyền vũ , Tuất là Tư mệnh , Hợi là Câu trận , Tý là Thanh Long , Sửu là Minh đường vậy ...."

- Việc lấy Thiên Cương để xác định hung sát của sao Thanh Long , thì ngày Dần lấy giờ Dần đặt lên Thiên cương để xác định , nhưng ngày thân thì lại lấy giờ Tuất đặt lên thiên cương để định . Tương tự với các ngày khác ..... Đúng là một mớ bòng bong .... Chẳng hiểu gì cả .HiHihi.
.........
Thật ra bạn chưa hiểu tác giả viết gì nên cho nó là bòng bong đấy, bỡi nó hoàn toàn trùng khớp với cách của tiểu sinh phơi bày ỡ trên.

Nay xin quay lại phần bạn gọt chân để khít giày nè:
phần 13 độ nguyệt hành, thật ra 13 độ ỡ đây chính là Tú độ! Vì cổ nhân lấy vòng 28 tú là các điểm móc để đo lường sự vận hành của các tinh nên không có việc lại tính thêm 1 độ do trái đất vi chuyển một ngày.
28 tú còn được gọi là Lunar Mansion, tức chổ cư trú của Nguyệt vận hành qua năm tháng ngày giờ!

Phần này thì bạn gọt vào tới xương rồi:


.......
- Khởi Thanh Long tại thân ( Mặt trăng - Bạch Đạo ) . Vì Thân thuộc cung Khôn tượng trưng cho Mặt Trăng .
- Mỗi ngày đi 13 độ , tương ứng khoảng cách vị trí ngày trước và ngày sau là 13 cung .
- Vậy quy luật tuần hoàn của Thanh long trên 12 cung như sau : Thân - Tuất - Tý - Dần - Thìn - Ngọ , rồi lại là Thân . Lấy quy luật tuần hoàn 12 ngày theo địa chi . Khởi đầu từ tý gia lên quy tuật của Thanh Long . Hệ quả là : Tý ở thân , Sửu ở Tuất , Dần ở Tý .....Tương tự .
.........
Theo như bạn nói thì Thanh Long là chính là Nguyệt. Bạn có xem thử Nguyệt vận hành như thế nào không? Từ Tây sang Đông, cho nên phải nghịch hành theo địa bạn đấy.
Hihihihihihihi
Xin trích đoạn này từ Tinh Học Đại Thành ở trang 16
Ước Thái Âm Hành độ pháp ca:
Dục thức Thái Âm hành độ thời, chánh nguyệt chi tiết khỡi vu Nguy
Nhẩt nhật xuất hành 13 độ, ngũ nhật vũ cung thứ đệ di
Nhị Khuê, tam Vị tức tòng Mão, ngũ Tỉnh lục Liễu Trương cư Thất
Bát nguyệt Dực tú vi nhi sơ, Long giác quý Thu nhâm du lịch
Thập nguyệt Phòng tú tác nguyên thìn, kiến tý Cơ tinh tế tầm mịch
Sửu nguyệt khiên ngưu yếu tri, chu thiên chi độ vo sai thắc
Tỷ thị Thái Âm hành độ phương, nhân mệnh thân cung tòn tỷ đắc
Giải thích:
Thái Âm hành độ tại tháng giêng đệ nhất tiết khí tòng Nguy tú bắt đầu,
mỗi nhật vận hành 13 độ, 5 ngày hành quá lưỡng cung. Tháng hai tiết khí
thì ơ Khuê tú, tháng 3 Vị tú, tháng 4 Mão tú, tháng 5 Tĩnh tú, tháng 6 Liễu tú
tháng 7 Trương tú, tháng 8 Dực tú, tháng 9 tại Giác tú, tháng 10 tại Phòng tú,
tháng 11 tại Cơ tú, tháng 12 tại Ngưu tú.

Bạn xem thử 28 tú phân bố trên 12 cung địa chi như thế nào thì sẻ biết Nguyệt đi thuận hay đi nghịch!

Phần này:


- Cái ví dụ em nêu là để làm rõ cái nguyên lí lấy Hoàng Đạo làm cơ sở để nhận biết cát hung của Bạch Đạo và khẳng định việc cổ nhân dùng nó để tính thời gió , là chứng tỏ cổ nhân cho rằng sức mạnh âm thần là do mặt trăng tạo nên . Thì bác hỏi em đã kiểm chứng chưa ? Tuy nhiên em mạnh dạn nói với bác rằng theo lí luận về ứng nghiệm của Độn Giáp Kì Môn là đúng .

Tiểu sinh hỏi bạn nghiệm chưa là hỏi cái đoạn Hỏa Công này của bạn đưa lên


" Phép hỏa công lấy gió làm thế , gió mạnh thì lửa hừng , lửa mạnh thì gió sinh , gió lửa cùng xoay nhau thì mới thắng được . Cho nên làm tướng phải biết thời gió , dùng độ số của mặt trăng đi để làm chuẩn . Mặt trăng ở phần sao Cơ , sao Chẩn , sao Trương , sao Dực thì không quá 3 ngày hẳn sẽ có gió lớn mấy ngày liền . "
!
Phần bàn luận về 12 Thần Hoàng Hắc Đạo với cái thi dụ bạn đưa lên không có liên quan, tại sao lại đêm nó nhập chung vào một vấn đề?
Thật ra muốn chứng nghiệm cái Phép Hỏa Công này thì củng dể thôi, Ngày 16 tháng 1 Dương Lịch này tại thành phố HCM, Nguyệt sẻ ớ Tú Trương nè (dùng trình Thất Chính Tứ Dư), như vậy từ ngày 16-19 sẻ có gió lớn theo phép Hỏa Công bạn đưa lên, hy vọng mọi người có cơ hội nghiệm chứng.

Thật ra tiểu sinh củng quý bạn lắm nên mới phơi bày và bàn luận với bạn để tìm ra cái chân cái ngụy, nếu không thì viết chi cho nhiều, những thời giờ ấy để tiêu sinh đọc sách có ích hơn không?
Hihihihihihihihi

Nay tiêu sinh xin phân tích cái Hoàng và Hắc của 12 Thần nè:
12 Thần
Thanh Long: H (Hoàng)
Minh đường: H
Thiên Hình: A (Hắc)
Chu Tước: A
Kim quĩ: H
Thiên Đức: H
Bạch Hổ: A
Ngọc đường: H
Thiên Lao: A
Huyền vũ: A
Tư mệnh: H
Câu trận: A

Thứ tự tức là HHAAHHAHAAHA, nếu chúng ta đem HHA ba cái ỡ đầu đem về phía sau:
AHHAHAAHAHHA
Sau đó chia nó ra như sau:
AHHAHA – AHAHHA
vào đưa vào thứ tự vòng tròn 12 chi thì chúng ta sẻ thấy như sau:
AHHAHA
AHHAHA
Tức 12 thần tạo thành sự tương xứng qua 6 trục.
Trong 12 Thần Hoàng Hắc thì chúng ta có Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ, Huyền Vũ, tức đây là 4 phương hướng chính Đông Nam Tay Bắc.
Ta biết Thanh Long là Phương Chính Đông như vây ta sẻ có 12 địa chi kết hợp với vòng 12 Thần Hoàng Hắc Đạo:
Mão Thanh Long H
Thìn Minh Đường H
Tỵ Thiên Hình A
Ngọ Chu Tước A
Mùi Kim Quỷ H
Thân Thiên Đức H
Dậu Bạch Hổ A
Tuất Ngọc Đường H
Hợi Thiên Lao A
Tý Huyền Vũ A
Sửu Tư Mệnh H
Dần Câu Trần A

[Tỵ---A][Ngọ-A][Mùi-H][Thân-H]
[Thìn-H]--------------[Dậu--A]
[Mão--H]--------------[Tuất-H]
[Dần--A][Sửu-H][Tý--A][Hợi--A]

Ta sẻ thấy các trục Hoành như sau:
Tỵ-Ngọ A
Thìn-Mùi H
Mão-Thân H
Dần-Dậu A
Sửu-Tuất H
Tý-Hợi A
Và trục Tung ta có:
Thìn-Sửu H
Tý-Tỵ A
Hợi-Ngọ A
Mùi-Tuất H
Dần A – Mão H
Thân H - Dậu A
Thìn Tuất Sửu Mùi đều là Thổ, cho nên ghép vào Hoàng Đạo
Mão và Thân đây từ là ban ngày (từ Dậu tới Dần là đêm) từc là Hoàng Đạo.
Như vậy ta thấy 12 Thần Hoàng Hắc Đạo được sắp xếp theo một trật tự rõ ràng, và đối xứng qua tâm trục tung giữa Tý-Ngọ và Hợi-Tý. Theo trục hoành thì tâm trục là nằm giữa Dần-Mão và Thân-Dậu.
Tại sao Thìn Tuất Sửu Mùi được coi là Hoàng Đạo?
Sửu Mùi là nơi Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng giao nhau.
Thìn Tuất là nơi Nguyệt Tướng và Nguyệt Kiến đối nhau, Kiến ỡ Thìn thì Nguyệt Tướng ỡ Tuất, Kiến ỡ Tuất thì Nguyệt Tướng ỡ Thìn!
Theo Thiên Văn Học hiện đại thì chổ Hoàng đạo và Xích đạo cắc nhau là ỡ Thìn Tuất.
Điẻm ỡ Thìn là Tiết Xuân Phân, tức 0 độ kinh nhật (Sun Longitude), tức là điếm Vernal Equinox, Tuất là tiết Thu Phân tức 180 độ kinh nhật, tức là điểm Autumnal Equinox. Hai điếm này ngày đêm bằng nhau.

Thêm nửa, Thìn Tuất Sửu Mùi đều là Thổ, sắc lại là Hoàng!
Hihihihihihihihi

BanChatDichHoc
07-01-17, 17:38
Em chào các bác ! Em chào bác VinhL ....!!!!


Hihihihihihi,

Đây là phần 12 Trực bạn trích trong sách Hiệp Kỷ Biện Phương trang 570

Không biết bạn nói làm rõ là làm như thế nào?
Để tiểu sinh làm rõ cho bạn thấy đây:
Theo 12 Trực thì
Trừ, Định, Chấp, Thành, Nguy, Khai là Hoàng Đạo
Kiến, Phá, Thâu, Bình, Mãn, Bế là Hắc Đạo

Kiến - Hắc, Thanh Long - Hoàng (Khác)
Trừ - Hoàng ấy Minh Đường - Hoàng (Giống)
Mãn - Hắc, thuộc Thiên Hình - Hắc (Giống), Bình - Hắc tước đỏ - Hắc (Giống)
Định - Hoàng là Kim Quỷ - Hoàng, cát thần cầu (Giống)
Chấp - Hoàng là Thiên Đức - Hoàng, ngày Hoàng Đạo (Giống)
Phá –Hắc Bạch Hổ - Hắc (Giống), Nguy - Hoàng Ngọc Đường - Hoàng cầu (Giống)
Thành (Hoàng) ấy Thiên Lao (Hắc) kiên cố giữ (Khác)
Thâu – Hắc là Huyền Vũ - Hắc, gặp tâm sầu (Giống)
Khai - Hoàng là Hoàng Đạo Tư Mệnh - Hoàng tới (Giống)
Bế - Hắc Móc Câu (Câu Trần) - Hắc làm chẳng cứ đâu (Giống)
So sánh hai hệ trên bạn củng thấy rằng chi có 2 vị là khác nhau còn lại 10 vị đều giống!
Hai chổ khác nhau là Kiến-ThanhLong, và Thành-ThiênLao.
10/12 là 83% giống nhau, như vậy nói nó xuất từ một nguồn là hợp lý chứ!

( Như thế này được gọi là một phải không bác ....? Thật bác làm em thất vọng nhiều hơn . Bác xem lại cái nhận xét cua em với đoạn trích đó .)

Còn phần bạn cho là Bòng bong thì lại là quan trọng đấy!
Trích lại phần mà bạn cho là Bòng Bong nè:

Thật ra bạn chưa hiểu tác giả viết gì nên cho nó là bòng bong đấy, bỡi nó hoàn toàn trùng khớp với cách của tiểu sinh phơi bày ỡ trên.

( Cái này nói với bác rồi ! Cái này vận dụng theo tháng , giờ . Không theo ngày hay năm . Đây là lời của bác VinhL nhé . Còn cái Thanh Long vận dụng theo cái gì nhỉ .....)

Nay xin quay lại phần bạn gọt chân để khít giày nè:
phần 13 độ nguyệt hành, thật ra 13 độ ỡ đây chính là Tú độ! Vì cổ nhân lấy vòng 28 tú là các điểm móc để đo lường sự vận hành của các tinh nên không có việc lại tính thêm 1 độ do trái đất vi chuyển một ngày.
28 tú còn được gọi là Lunar Mansion, tức chổ cư trú của Nguyệt vận hành qua năm tháng ngày giờ!

Phần này thì bạn gọt vào tới xương rồi:

Theo như bạn nói thì Thanh Long là chính là Nguyệt.

( Đoạn này mới thấy bác chẳng không suy nghĩ hết ý của người khác nói . Bác thật không phân biệt chỗ nào là nói cái thực , chỗ nào nói cái tượng . Vì thế lúc nào cũng vội vàng .)


Bạn có xem thử Nguyệt vận hành như thế nào không? Từ Tây sang Đông, cho nên phải nghịch hành theo địa bạn đấy.
Hihihihihihihi

( May mà có đoạn này minh chứng về thế nào là cái thực và thế nào là cái tượng . Đấy bác xem , Nguyệt Kiến là gì ? Vận hành thuận , hay nghịch ? )


Phần bàn luận về 12 Thần Hoàng Hắc Đạo với cái thi dụ bạn đưa lên không có liên quan, tại sao lại đêm nó nhập chung vào một vấn đề?

( Xin hỏi bác : Cơ - Chẩn - Dực - Trương có phải các sao trên Hoàng Đạo không ? Lấy hành độ của mặt trăng qua các chỗ đó . Vậy có phải là lấy Hoàng đạo áp lên Bạch đạo hay không ? ... ...

Thật ra muốn chứng nghiệm cái Phép Hỏa Công này thì củng dể thôi, Ngày 16 tháng 1 Dương Lịch này tại thành phố HCM, Nguyệt sẻ ớ Tú Trương nè (dùng trình Thất Chính Tứ Dư), như vậy từ ngày 16-19 sẻ có gió lớn theo phép Hỏa Công bạn đưa lên, hy vọng mọi người có cơ hội nghiệm chứng.

( Mong bác đừng quên bất kì chữ nào của em là được .)

Thật ra tiểu sinh củng quý bạn lắm nên mới phơi bày và bàn luận với bạn để tìm ra cái chân cái ngụy, nếu không thì viết chi cho nhiều, những thời giờ ấy để tiêu sinh đọc sách có ích hơn không?
Hihihihihihihihi

( Cái này là tuyệt nhất dấy nhé . ..! Xin cảm ơn ! )


Nay tiêu sinh xin phân tích cái Hoàng và Hắc của 12 Thần nè:
12 Thần
Thanh Long: H (Hoàng)
Minh đường: H
Thiên Hình: A (Hắc)
Chu Tước: A
Kim quĩ: H
Thiên Đức: H
Bạch Hổ: A
Ngọc đường: H
Thiên Lao: A
Huyền vũ: A
Tư mệnh: H
Câu trận: A

Thứ tự tức là HHAAHHAHAAHA, nếu chúng ta đem HHA ba cái ỡ đầu đem về phía sau:
AHHAHAAHAHHA
Sau đó chia nó ra như sau:
AHHAHA – AHAHHA
vào đưa vào thứ tự vòng tròn 12 chi thì chúng ta sẻ thấy như sau:
AHHAHA
AHHAHA
Tức 12 thần tạo thành sự tương xứng qua 6 trục.
Trong 12 Thần Hoàng Hắc thì chúng ta có Thanh Long, Chu Tước, Bạch Hổ, Huyền Vũ, tức đây là 4 phương hướng chính Đông Nam Tay Bắc.
Ta biết Thanh Long là Phương Chính Đông như vây ta sẻ có 12 địa chi kết hợp với vòng 12 Thần Hoàng Hắc Đạo:
Mão Thanh Long H
Thìn Minh Đường H
Tỵ Thiên Hình A
Ngọ Chu Tước A
Mùi Kim Quỷ H
Thân Thiên Đức H
Dậu Bạch Hổ A
Tuất Ngọc Đường H
Hợi Thiên Lao A
Tý Huyền Vũ A
Sửu Tư Mệnh H
Dần Câu Trần A

[Tỵ---A][Ngọ-A][Mùi-H][Thân-H]
[Thìn-H]--------------[Dậu--A]
[Mão--H]--------------[Tuất-H]
[Dần--A][Sửu-H][Tý--A][Hợi--A]

Ta sẻ thấy các trục Hoành như sau:
Tỵ-Ngọ A
Thìn-Mùi H
Mão-Thân H
Dần-Dậu A
Sửu-Tuất H
Tý-Hợi A
Và trục Tung ta có:
Thìn-Sửu H
Tý-Tỵ A
Hợi-Ngọ A
Mùi-Tuất H
Dần A – Mão H
Thân H - Dậu A

Thìn Tuất Sửu Mùi đều là Thổ, cho nên ghép vào Hoàng Đạo
Mão và Thân đây từ là ban ngày (từ Dậu tới Dần là đêm) từc là Hoàng Đạo.

( Cái trên dựa theo ngũ hành , Cái dưới dựa ngày đêm . Xin hỏi bác : : Vậy là ban ngày sinh ra thổ , còn ban đêm thì không ?...sai be bét thế mà bác làm như khám phá mới ....Buồn thật . Cái này không nên ở trong bài của bác đâu . Hoàng - Hắc phải phải dự vào cái này để định , mà dựa vào tứ tượng . Cái này bác tự ngẫm em không giải thích thêm )

Như vậy ta thấy 12 Thần Hoàng Hắc Đạo được sắp xếp theo một trật tự rõ ràng, và đối xứng qua tâm trục tung giữa Tý-Ngọ và Hợi-Tý. Theo trục hoành thì tâm trục là nằm giữa Dần-Mão và Thân-Dậu.
Tại sao Thìn Tuất Sửu Mùi được coi là Hoàng Đạo?
Sửu Mùi là nơi Nguyệt Kiến và Nguyệt Tướng giao nhau.
Thìn Tuất là nơi Nguyệt Tướng và Nguyệt Kiến đối nhau, Kiến ỡ Thìn thì Nguyệt Tướng ỡ Tuất, Kiến ỡ Tuất thì Nguyệt Tướng ỡ Thìn!
Theo Thiên Văn Học hiện đại thì chổ Hoàng đạo và Xích đạo cắc nhau là ỡ Thìn Tuất.
Điẻm ỡ Thìn là Tiết Xuân Phân, tức 0 độ kinh nhật (Sun Longitude), tức là điếm Vernal Equinox, Tuất là tiết Thu Phân tức 180 độ kinh nhật, tức là điểm Autumnal Equinox. Hai điếm này ngày đêm bằng nhau.

Thêm nửa, Thìn Tuất Sửu Mùi đều là Thổ, sắc lại là Hoàng!
Hihihihihihihihi

* Tóm lại , bác chỉ cần xem cái nguyên lí vận dụng của Thanh Long mà em nêu , so với nguyên lí của Kiến trừ , Đẩu kiến chi . Thay cho việc thấy có chút giống nhau đánh đồng thành một . Bác nên đặt câu hỏi . Nếu nó là một thì bày đặt chi nhiều tên gọi làm gì ?

* Vụ gọt chân :
- Khi bác xác định kiến trừ của tháng 1 , sau đó chuyển sang tháng 2 . Phiền bác nhìn xuống chân mình .
- Khi bác đặt Dần lên Tuất , để xác định phá quân của tháng 1 , Sau đó bác đặt Mão lên tuất để xác định phá quân của tháng 2 . Phiền bác nhìn xuống chân của mình .

* Thật bác làm em thất vọng nhiều quá !

caocau0211
08-01-17, 11:14
Kỳ môn tiên thiên yếu luận đồng nhất 12 trực và vòng hoàng đạo :

Định thân pháp thập nhị trực thời tinh :
Tý nhật khởi Thân, ai nhật thôi khứ, mỗi gian nhất vị khởi.
Thanh long mộc chi Kiến đại hoàng đạo cát nhật.
Thiên hình thổ Mãn hắc đạo hung nhật,
Chu tước hỏa Bình hắc đạo hung nhật.
Kim quỹ hỏa Định thiên bảo hoàng đạo cát nhật.
Thiên đức thổ Chấp quí nhân thiên tài hoàng đạo cát nhật.
Bạch hổ kim Phá, hắc đạo hung nhật.
Ngọc đường kim Nguy thiên khố hoàng đạo cát nhật.
Thiên lao thổ Thành hắc đạo hung nhật,
Huyền vũ thủy Thu thiên háo hắc đạo hung nhật,
Tư mệnh thủy Khai thiên quan hoàng đạo cát nhật,
Câu trần thổ Bế hắc đạo hung nhât.

Không có sự sai biệt nào hết.

BanChatDichHoc
09-01-17, 16:26
* Em chào các bác ...! Cảm ơn bác Caocau có ý kiến góp vui .....



Kỳ môn tiên thiên yếu luận đồng nhất 12 trực và vòng hoàng đạo :

Định thân pháp thập nhị trực thời tinh :
Tý nhật khởi Thân, ai nhật thôi khứ, mỗi gian nhất vị khởi.
Thanh long mộc chi Kiến đại hoàng đạo cát nhật.
Thiên hình thổ Mãn hắc đạo hung nhật,
Chu tước hỏa Bình hắc đạo hung nhật.
Kim quỹ hỏa Định thiên bảo hoàng đạo cát nhật.
Thiên đức thổ Chấp quí nhân thiên tài hoàng đạo cát nhật.
Bạch hổ kim Phá, hắc đạo hung nhật.
Ngọc đường kim Nguy thiên khố hoàng đạo cát nhật.
Thiên lao thổ Thành hắc đạo hung nhật,
Huyền vũ thủy Thu thiên háo hắc đạo hung nhật,
Tư mệnh thủy Khai thiên quan hoàng đạo cát nhật,
Câu trần thổ Bế hắc đạo hung nhât.

Không có sự sai biệt nào hết.

* Đúng là bác định góp vui thôi , mới chơi trò trẻ con thế này , phải không bác ...?
* Em xin phép có ý kiến này mong bác không cho là em vô lễ : Lần sau bác đọc kĩ , hiểu đúng hãy đưa lên . Thế này sẽ làm người đọc cảm thấy bị coi thường dấy bác ạ . Tất nhiên , có thể do bác chủ quan , hoặc người dịch viết sai .
* Mong được bác góp ý !

Em chào các bác ...!

vochieukiemkhach
10-01-17, 10:31
Chào các bác lâu rồi mới vào diễn đàn đọc phần dịch học là phần em chú ý thấy các bác viết cao siêu quá thấy ù hết cả tai ....nếu người viết ra dịch đọc lại chăc cũng thấy nó phức tạp hơn cái ý của họ ...em đọc dịch chỉ thấy mấy câu đầu nói đến VÔ CỰC SINH THÁI CỰC THÁI CỰC SINH LƯỠNG NGHI LƯỠNG NGHI SINH TỨ TƯỢNG TỨ TƯỢNG SINH BÁT QUÁI , sau đó thì toàn bộ đều nói về quẻ và hào và chủ yếu bàn về sự biến đổi của các hào tạo thành các quẻ và bàn về các tượng của nó ở các thời
Em cũng đọc một số sách nếu cứ phát triển ra thì lại sợ lạc đề mà thôi ..vũ trụ bao la lắm đời người thì ngắn ngủi , hôm nay đúng mai mốt lại sai , ngày xưa đọc truyện Từ Thức gặp tiên có mấy ngày trở về trần gian mọi cái đã khác quá nhiều vậy làm sao có sự khác biệt đó ?
Đọc Dịch suy diến thì rất nhiều nhưng cái chủ chốt của nó đúng như cái tên người ta đặt cho nó là sự thay đổi của vạch đứt thành vạch liến
Vậy cho nên bản chất của dịch là sự biến đổi của Âm , Dương và từ đó muốn đưa nó vào đâu thì thành cái đó ở thời gian và thời điểm đó ..trả là quả đất , mặt trăng và mặt trời , cùng vũ trụ luôn vận động sao ? ....nếu quả đất ngừng quay thì không biết chuyện gì sẽ xẩy ra nhỉ ?
Chả vậy mà người ta nói dịch chuộng sự biến đổi và đó chính là bản chất của Dịch học cũng như bản chất của vũ trụ .

caocau0211
10-01-17, 15:23
Dịch :
Hoàng đạo cát nhật : ngày hoàng đạo tốt.
Hắc đạo hung nhật : ngày hắc đạo xấu .
bài viết nói VinhL ở #99 là chính xác.

namphong
10-01-17, 16:09
Chào các bác lâu rồi mới vào diễn đàn đọc phần dịch học là phần em chú ý thấy các bác viết cao siêu quá thấy ù hết cả tai ....nếu người viết ra dịch đọc lại chăc cũng thấy nó phức tạp hơn cái ý của họ ...em đọc dịch chỉ thấy mấy câu đầu nói đến VÔ CỰC SINH THÁI CỰC THÁI CỰC SINH LƯỠNG NGHI LƯỠNG NGHI SINH TỨ TƯỢNG TỨ TƯỢNG SINH BÁT QUÁI , sau đó thì toàn bộ đều nói về quẻ và hào và chủ yếu bàn về sự biến đổi của các hào tạo thành các quẻ và bàn về các tượng của nó ở các thời
Em cũng đọc một số sách nếu cứ phát triển ra thì lại sợ lạc đề mà thôi ..vũ trụ bao la lắm đời người thì ngắn ngủi , hôm nay đúng mai mốt lại sai , ngày xưa đọc truyện Từ Thức gặp tiên có mấy ngày trở về trần gian mọi cái đã khác quá nhiều vậy làm sao có sự khác biệt đó ?
Đọc Dịch suy diến thì rất nhiều nhưng cái chủ chốt của nó đúng như cái tên người ta đặt cho nó là sự thay đổi của vạch đứt thành vạch liến
Vậy cho nên bản chất của dịch là sự biến đổi của Âm , Dương và từ đó muốn đưa nó vào đâu thì thành cái đó ở thời gian và thời điểm đó ..trả là quả đất , mặt trăng và mặt trời , cùng vũ trụ luôn vận động sao ? ....nếu quả đất ngừng quay thì không biết chuyện gì sẽ xẩy ra nhỉ ?
Chả vậy mà người ta nói dịch chuộng sự biến đổi và đó chính là bản chất của Dịch học cũng như bản chất của vũ trụ .

Dịch lấy biến đổi để giữ cái hằng định bất biến. Bất biến mới là bản chất của Dịch. Không biết có ai đồng ý với NP khi nghe điều này?

Tự nhiên biến đổi không ngừng vốn là để giữ cái bất biến của mình.
Descartes nói "Tôi tư duy nên tôi tồn tại". Hay như Thánh Augustine nói "Nếu tôi lầm, thì tôi tồn tại". Lấy Tây chứng Đông. Từ cái này thấy được giới hạn của Dịch, có những cái trong tự nhiên không diễn ra theo tuần tự dương thăng âm giáng hay ngược lại, mà chuyển động theo một phương thức khác hoàn toàn.

vochieukiemkhach
10-01-17, 17:24
Dịch lấy biến đổi để giữ cái hằng định bất biến. Bất biến mới là bản chất của Dịch. Không biết có ai đồng ý với NP khi nghe điều này?

Tự nhiên biến đổi không ngừng vốn là để giữ cái bất biến của mình.
Descartes nói "Tôi tư duy nên tôi tồn tại". Hay như Thánh Augustine nói "Nếu tôi lầm, thì tôi tồn tại". Lấy Tây chứng Đông. Từ cái này thấy được giới hạn của Dịch, có những cái trong tự nhiên không diễn ra theo tuần tự dương thăng âm giáng hay ngược lại, mà chuyển động theo một phương thức khác hoàn toàn.

NP nói cũng đúng ( vạn vật lấy cân bằng làm gốc ) đó chính là cái bất biến nghiên cứu dịch học để thu về cho mình nói riêng , cho vạn vật nói chung ... chính là để tồn tại bởi không tồn tại nói gì đến phát triển nhưng sách dịch lại nói về sự biến dịch đó là quá trình đồng hóa và dị hóa trong y học hay trong khí công , phong thủy biết khi nào thì thu năng lượng có ích và phát năng lượng hữu ích xét cho cùng thì chỉ một chữ KHÍ mà thôi chính vì vậy người ta nói đọc thì nhiều nhưng xét cho cùng chỉ lấy một mà thôi nếu cứ 2 ,3 , 4 .... thì lại lâm vào vòng tròn không đầu mối mất một khí này sẽ làm ra PHONG , THỦY , HỎA tương tác tác động lên sự vật và lúc này thì mới có 2 , 3 , 4 ,5 .....
Còn âm thăng , hay dương giáng cũng tùy thời tùy lúc , tùy chỗ ví như quả đất so với mặt trời thì dương giáng , âm hỏa thăng nhưng ở ngoài vũ trụ thì góc nhìn lại khác ...đó là ở góc nhìn mà thôi ..cũng như cách chọn ngày cũng thế tốt cho người này nhưng lại xấu cho người khác trong tư nhiên cũng thế môi trường này cây này chết nhưng cây khác lại phát triển ....
Chính vì vậy khi đọc dịch tâm phải tịnh ....đọc hết bỏ hết đừng lồng ghép các cái khác vào không thì lại rối mù mà thôi .

BanChatDichHoc
10-01-17, 21:34
Em chào các bác ...!

* Xin có mấy lời cùng bác Caocau :
- Trước hết cảm ơn bác Caocau đã không giận mà còn tham gia góp ý .
- Tuy nhiên , bác Caocau không hiểu ý của em . Nay chỉ ra để bác thấy rõ :

+ Thứ nhất : Bài của bác đưa lên , câu trước và câu sau có sự mâu thuẫn . Ở trên nói là định thời ( tức nó được dùng để tính giờ Hoàng Đạo ) , nhưng câu nào ở dưới cũng là định ngày ..
+ Thứ hai : Theo cái thuyết bác nêu , thì ngày giờ hoàng đạo của ngày Tý đựơc khởi từ Thân - Thanh Long ..
+ Thứ ba : Bác chưa so sánh với Thanh Long mà bác VinhL nói đến ở đây là theo thuyết Kiến trừ là lấy ngày theo tháng . Vậy là : Một cái dùng để lấy giờ theo ngày , một cái lấy ngày theo tháng . . Bản chất rất khác nhau mà bác nói không có gì khác biệt .....kể ra cũng hài hước ....hài hước hơn nữa là ......đồng ý...!

- Em xin hỏi bác : Vì sao Hoàng đạo là cát ( tốt ) - Hắc đạo là hung (xấu ) ?

* Em xin có mấy lời cùng bác NamPhong và bác VoChieuKiemKhach :
- Theo em thấy , nhận xét của 2 bác về Dịch có nhiều thiếu xót . Cụ thể là mới nói đến NHÂN HÒA , tức 1 trong ba bộ phận của nó . Đây cũng là phần khó nhất . Vì chữ HÒA này , nói bao giờ cũng dễ , mà thực hiện lại vô cùng khó .

- Tuy nhiên , để có thể Hòa được thì phải hiểu THIÊN , ĐỊA , NHÂN ( gồm có xã hội và chính bản thân )
+ Thiên lấy thời mà hiểu
+ Địa lấy lợi mà tìm .
+ Cái còn lại .....đành xem số mệnh vậy ....hihihi...!. Khó lắm , em nhường 2 bác .
* Em xin bác VoChieuKiemKhach giải thích giúp em : Dịch-theo bác nói ở đây là cái gì ,mà khi đọc tâm phải tịnh ? Xin cảm ơn bác ...!

* Mấy câu nói liều mong các bác đừng để tâm .
* Chúc các bác vui vẻ . Em chào các bác !

vochieukiemkhach
11-01-17, 10:00
Em chào các bác ...!

* Xin có mấy lời cùng bác Caocau :
- Trước hết cảm ơn bác Caocau đã không giận mà còn tham gia góp ý .
- Tuy nhiên , bác Caocau không hiểu ý của em . Nay chỉ ra để bác thấy rõ :

+ Thứ nhất : Bài của bác đưa lên , câu trước và câu sau có sự mâu thuẫn . Ở trên nói là định thời ( tức nó được dùng để tính giờ Hoàng Đạo ) , nhưng câu nào ở dưới cũng là định ngày ..
+ Thứ hai : Theo cái thuyết bác nêu , thì ngày giờ hoàng đạo của ngày Tý đựơc khởi từ Thân - Thanh Long ..
+ Thứ ba : Bác chưa so sánh với Thanh Long mà bác VinhL nói đến ở đây là theo thuyết Kiến trừ là lấy ngày theo tháng . Vậy là : Một cái dùng để lấy giờ theo ngày , một cái lấy ngày theo tháng . . Bản chất rất khác nhau mà bác nói không có gì khác biệt .....kể ra cũng hài hước ....hài hước hơn nữa là ......đồng ý...!

- Em xin hỏi bác : Vì sao Hoàng đạo là cát ( tốt ) - Hắc đạo là hung (xấu ) ?

* Em xin có mấy lời cùng bác NamPhong và bác VoChieuKiemKhach :
- Theo em thấy , nhận xét của 2 bác về Dịch có nhiều thiếu xót . Cụ thể là mới nói đến NHÂN HÒA , tức 1 trong ba bộ phận của nó . Đây cũng là phần khó nhất . Vì chữ HÒA này , nói bao giờ cũng dễ , mà thực hiện lại vô cùng khó .

- Tuy nhiên , để có thể Hòa được thì phải hiểu THIÊN , ĐỊA , NHÂN ( gồm có xã hội và chính bản thân )
+ Thiên lấy thời mà hiểu
+ Địa lấy lợi mà tìm .
+ Cái còn lại .....đành xem số mệnh vậy ....hihihi...!. Khó lắm , em nhường 2 bác .
* Em xin bác VoChieuKiemKhach giải thích giúp em : Dịch-theo bác nói ở đây là cái gì ,mà khi đọc tâm phải tịnh ? Xin cảm ơn bác ...!

* Mấy câu nói liều mong các bác đừng để tâm .
* Chúc các bác vui vẻ . Em chào các bác !

Xưa nay chưa ai dám vỗ ngực là hiểu hết về dịch ...vậy thì sao lại không có thiếu sót ...... nhưng hình như tôi thấy cậu cho rằng mình không thiếu sót sao ? ...tôi thấy cậu thì ai cũng chê .....chính vì vậy chữ HÒA đối với cậu khó là phải ...con người nhiều lúc cứ hay tự phụ cho rằng mình có thể cải tạo thiên nhiên song nhiều lúc không hiểu lại thành hủy hoại môi trường
Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác ...nếu tâm không tịnh thì khi nhìn quẻ thường không khách quan thì sẽ biến thành chủ quan tránh sao phải lỗi gọt chân cho vừa giầy ..
Tôi ví dụ như xem tướng cho một người thấy người này tiếng nói to mạnh hùng hồn cứ nghĩ rằng người này chân khí mạnh mẽ nhưng đằng sau cái đó thì người này mắc bệnh về khí ( khí thực ) cho nên lúc này cần phạt khí thực đó đó đi .....nói về bản thể thì khi họ phát ra âm đó cũng chính là họ tự điều tiết mình để xả bớt khí thực nếu không trong lòng họ cảm thấy bứt rứt khó chịu và khí nói được họ cảm thấy dễ chịu hơn ...cái này chính là cái Namphong nói , trở về với bất biến hay chính là tự điều tiết để cân bằng .
Sách trong thiên hạ thì rất nhiều nhưng nếu không biết thu về một thì miên man vô cùng ......không biết đâu là bến bờ .
Mấy ai hiểu thấu , THIÊN , ĐỊA , NHÂN , hiểu được điều này hóa ra cướp quyền tạo hóa sao ? nếu thế thì sẽ không ai biết HÒA chăng ? đọc dịch cốt ở chỗ này ....biết được dương cực thì âm sinh , âm cực thì dương sinh thì đừng có dước lửa để hỏa bốc , thêm âm để chìm đắm
Còn làm gì không xong thường thì hay đổ cho số mệnh ...xem số mệnh mà để xem bói thì sẽ thành mê tín ...xem để biết mình mà tránh họạ cầu an và để chiêm với nghiệm cuộc đời ....còn nếu cứ đổ cho số mệnh thì thôi thây kệ nó chẳng làm gì nữa sao ?

tieudao
11-01-17, 17:11
Cái này gọi là nhân quả, nghiệp thức quấn lấy nhau như bóng với hình, tâm cảnh chiêu cảm lẫn nhau mà tìm về bến hẹn, Cụ VinhL xưa nay khoái Dịch số, Thiên tượng, kỳ môn... nên nay gặp cụ BCDH giống như Bóng thấy Hình của nhau vậy. các Cao thủ đang đối chiêu, bác Vô chiêu cất Kiếm đi ngồi ngoài uống trà xem tuồng chẳng vui hơn sao?:4431:

vochieukiemkhach
11-01-17, 17:51
Cái này gọi là nhân quả, nghiệp thức quấn lấy nhau như bóng với hình, tâm cảnh chiêu cảm lẫn nhau mà tìm về bến hẹn, Cụ VinhL xưa nay khoái Dịch số, Thiên tượng, kỳ môn... nên nay gặp cụ BCDH giống như Bóng thấy Hình của nhau vậy. các Cao thủ đang đối chiêu, bác Vô chiêu cất Kiếm đi ngồi ngoài uống trà xem tuồng chẳng vui hơn sao?:4431:
Có lẽ vậy lót dép ngồi hóng vậy .....mong được BCDH khai mở chút ít

BanChatDichHoc
11-01-17, 23:02
Em chào các bác ....!


* Trước hết xin cảm ơn bác VoChieuKiemKhach và bác TieuDao đã góp ý . Bác VoChieuKiemKhach quả là thẳng thắn . Đây là lần thứ 3 em nhận được những lời như thế này . Em xin cảm ơn ! Nay xin có mấy lời để bác VoChieuKiemKhach hiểu cho :

+ Bác nói em thì ai cũng "chê" . Chữ này , em không giám nhận , nhưng nói em hay " bác bỏ " hoặc " phê phán " quan điểm của người khác thì em xin thừa nhận . Tuy nhiên , điều đó chỉ diễn ra khi em tin tưởng mình đúng mà người ta sai . Sở dĩ các bác thấy , ở đâu em cũng phê phán , bác bỏ quan điểm của người khác , vì đơn giản là những cái em không biết , hoặc không hiểu rõ thì em cũng không giám hé răng nửa lời , hoặc những thứ em thấy người ta hiểu đúng rồi , thì mình cũng chẳng cần a rua làm chi .....hihihi chắc là em hơi lập dị thì phải .

+ Thôi thì ....các bác nghĩ em thế nào cũng được . Em cứ như ....bản thân mình thôi .

*Đúng là chưa ai dám nói mình thấu hiểu hết Dịch . Bất kì ai , dù mới hay cũ đều rất quen thuộc với những câu kiểu như " âm cực dương sinh " , rồi "dương tiêu âm trưởng" .....Thế rồi trong các môn thuật như Bốc Phệ cũng dùng 64 quái , Phong thủy cũng có thấu địa quái , xuyên sơn quái ....đến cả Thái ất cũng lập quái , Nhâm độn cũng có 64 quái . Nào là " Trùng thẩm khóa " thuộc quẻ Khôn , " Thiệp hại khóa " thuộc quẻ khảm ....Rồi xét cả quá trình phát triển của phái này , phái kia . Nhưng em chưa thấy chỗ nào nói ; " Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác " . Khi tìm hiểu về nó em chỉ thấy rất đơn giản là hiểu và không hiểu . Thế nên , em lấy ý kiến cá nhân của em để phán đoán , thì câu bác nói " Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác " đồng nghĩa với việc bác chưa hiểu tí gì về dịch cả ....hihihi .

* Dù khó nghe , nhưng mong bác thông cảm cho sự cảm nhận của em !
* Em chào các bác !

longtuan
12-01-17, 11:06
Em chào các bác ....!


* Trước hết xin cảm ơn bác VoChieuKiemKhach và bác TieuDao đã góp ý . Bác VoChieuKiemKhach quả là thẳng thắn . Đây là lần thứ 3 em nhận được những lời như thế này . Em xin cảm ơn ! Nay xin có mấy lời để bác VoChieuKiemKhach hiểu cho :

+ Bác nói em thì ai cũng "chê" . Chữ này , em không giám nhận , nhưng nói em hay " bác bỏ " hoặc " phê phán " quan điểm của người khác thì em xin thừa nhận . Tuy nhiên , điều đó chỉ diễn ra khi em tin tưởng mình đúng mà người ta sai . Sở dĩ các bác thấy , ở đâu em cũng phê phán , bác bỏ quan điểm của người khác , vì đơn giản là những cái em không biết , hoặc không hiểu rõ thì em cũng không giám hé răng nửa lời , hoặc những thứ em thấy người ta hiểu đúng rồi , thì mình cũng chẳng cần a rua làm chi .....hihihi chắc là em hơi lập dị thì phải .

+ Thôi thì ....các bác nghĩ em thế nào cũng được . Em cứ như ....bản thân mình thôi .

*Đúng là chưa ai dám nói mình thấu hiểu hết Dịch . Bất kì ai , dù mới hay cũ đều rất quen thuộc với những câu kiểu như " âm cực dương sinh " , rồi "dương tiêu âm trưởng" .....Thế rồi trong các môn thuật như Bốc Phệ cũng dùng 64 quái , Phong thủy cũng có thấu địa quái , xuyên sơn quái ....đến cả Thái ất cũng lập quái , Nhâm độn cũng có 64 quái . Nào là " Trùng thẩm khóa " thuộc quẻ Khôn , " Thiệp hại khóa " thuộc quẻ khảm ....Rồi xét cả quá trình phát triển của phái này , phái kia . Nhưng em chưa thấy chỗ nào nói ; " Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác " . Khi tìm hiểu về nó em chỉ thấy rất đơn giản là hiểu và không hiểu . Thế nên , em lấy ý kiến cá nhân của em để phán đoán , thì câu bác nói " Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác " đồng nghĩa với việc bác chưa hiểu tí gì về dịch cả ....hihihi .

* Dù khó nghe , nhưng mong bác thông cảm cho sự cảm nhận của em !
* Em chào các bác !

Lâu quá không vào diến đàn hôm nay đọc mấy bài của BCDH thấy hay hay , hình như BCDH đi sâu vào độn giáp xưa tôi có nghiên cứu về thái ất xong cũng thấy lúc đúng lúc sai nay thích chiêm bốc hơn bởi thấy nó nghiệm hơn , khi xem quẻ cùng việc người cùng một thời điểm nhưng vấn khác nhau bởi chỗ này xem quẻ trời mưa , chỗ khác lại trời nắng bởi tôi làm nghề thuốc khi chữa bệnh cùng một bệnh cảm nhưng ví như ở hồ Gươm mưa , Gia lâm nắng thì cách chữa cũng khác .
Lại đọc bài của Vochieukiemkhach viết thấy hình như cũng có lý làm nghề hơn 20 năm rồi cũng đọc dịch rồi làm thuốc mới thấy thâm niên thật quan trọng ,tất cả đều là chuẩn đoán nhưng thâm niên cao kinh nghiệm lâm sàng nhiều sẽ có hướng đi chuẩn hơn . Xưa kia Khổng Tử hình như có nói ngoài 50 đọc dịch mới ngấm , còn Lãn Ông nói ngoài 60 làm làm thuốc mới đỡ sai ...ấy là người xưa rắn vậy để khi làm và học phải thận cẩn trọng
Còn về câu của VCKK âm cực dương sinh ai đọc dịch cũng biết xong biết là một chuyên làm lại là chuyện khác trong y học bệnh này rất hay nhầm lẫn đó là giai đoạn nguy hiểm của bệnh nhân sai là chết liền .
Ngày xưa thích các món này lắm xong nhiều lúc thấy vu vơ lắm nhất là hay bàn nhiều về lý thuyết .....cứ như anh Văn Hoài lại hay lý thuyết nhiều vẫn chỉ là lý thuyết thực tế khác xa ..
Cậu am hiểu nhiều về độn giáp có thể chiêm một quẻ Thái ất về năm 2017 để chiêm nghiệm cho vui không ?

namphong
12-01-17, 14:25
----------------------

BanChatDichHoc
12-01-17, 23:54
Em chào các bác ...! Em chào bác Longtuan , em chào bác NamPhong ....!
Thật lâu lắm mới thấy bác Nam Phong , không biết dạo này bác khỏe không , có khám phá gì mới , mong được bác chia sẻ .

* Đọc bài của bác bác Longtuan ...vui thật là vui ! Nhưng cũng tiếc thật nhiều .

- Vui ở chỗ nào ? Thứ nhất là ở chỗ gặp được người có cùng đam mê , lại nghiên cứu qua nhiều môn thuật cổ , tất sẽ được học hỏi thêm nhiều .

- Vậy vì sao tiếc thật nhiều ? khi bác viết về việc dùng quẻ Thái Ất xem , lúc thì đúng , lúc thì sai . Dùng chiêm bốc thì thấy nghiệm hơn . Chỗ này , thì thấy bác cũng chẳng hiểu tí gì về Dịch cả . Nhưng khi nói " cùng một bệnh cảm nhưng cách chữa lại khác nhau ", thì lại thấy bác đã thông hiểu lắm rồi . Vậy hai việc này có gì giống nhau , có gì khác nhau . Tại sao , bác không thay đổi quan điểm một cách triệt để vậy ?

* Vì sao Khổng Tử nói " Ngũ thập tri thiên mệnh " . Đó là vì :
- Xét về Thiên Thời , thì mọi biến đổi của của khí tiết dù rất nhỏ người ta cũng có thể cảm nhận được .
- Xét về địa lợi , thì người ta cũng đã trải qua những thất bại thành công trong sản xuất . Kinh nghiệm có đủ mà phán đoán được lợi hại của đia vận ( Cái lợi mà đất đai mang lại )
- Xét về Nhân Hòa , thì ở tuổi đó con người đã hoàn toàn hòa nhập vào mọi mối quan hệ xã hội . Cũng có thể nói hiểu rõ bản chất của các mối quan hệ xã hội , cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội đó . ( Nghĩa là tuổi đó đã có gia đình , đã hiểu được trách nhiệm của mình với vợ , chồng con cái . Tuổi đó đã có cháu , để hiểu trách nhiệm của ông của bà ,....).
- Như vậy có thể thấy Khổng Tử nói " Ngũ thập tri Thiên Mệnh " là dựa và cái thực tế mang tính quy luật chứ không phải là rắn rết gì đó như bác Longtuan nói .

* Về việc lập quẻ Thái Ất về năm 2017 để chiêm nghiệm cho vui . Có chỗ em không rõ bác nói là chiêm nghiệm về vấn đề gì ? Vì sao bác nói em có vẻ am hiểu về Độn Giáp mà muốn em lập quẻ Thái Ất ? Chẳng lẽ bác Longtuan không biết rằng việc đoán mệnh , xem số cho một người cụ thể nào đó . Đối với các bậc thầy Dịch Học chỉ là chuyện nói cho vui , chuyện bất đắc dĩ vì miếng cơm manh áo . Ngay cả Thiêu Khang Tiết khi sáng tạo bói chữ thì không có liên quan gì đến âm dương ngũ hành cả . Toàn là sự tìm tòi để khái quát qui luật chung thôi . Còn khi sáng tạo bói Mai Hoa Dịch Số cũng chỉ gọi nó là một thứ" Ngoạn Pháp " ! Chẳng lẽ , bác Longtuan là một lương y mà không nhận thấy trong mọi sách viết về Dịch Học , chỉ có Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn là có giá trị nhất , rõ ràng nhất , khoa học nhất , là đỉnh cao của học thuyết âm dương ngũ hành . Bác xem trong sách đó có chỗ nào nói lấy khí của thiên can địa chi của năm để xét việc của vua không ? Có chỗ nào nói lấy khí thiên can địa chi của tháng để xét việc khanh tướng không ? Có chỗ nào nói lấy Thiên can địa chi của ngày để xét việc thường dân không ? Không có chỗ nào cả ? Thế mới biết các sách khác nói việc vua chúa , khanh tướng , thường dân chỉ là mượn hình ảnh ( lấy tượng ) mà bàn về vượng suy của thiên khí , địa khí trong một thời điểm vậy .

* Người hiểu dịch học vốn không cần lập quẻ mà phán đoán như thần . Tại sao vậy . Bởi người ta hiểu rõ mố quan hệ giũa lí luận và thực tiễn .

- Các nguyên lí ( lý thuyết )của Dịch Học vốn được khái quát từ thực tiễn . Tức là cái nguyên lí chỉ là cái cơ bản nhất - cái chung . Mà cái chung (lý thuyết ) thì chỉ là một phần của cái riêng ( cái cụ thể trong thực tế ) .

- Ví dụ : 2A , 4B, 6C đều là những cái tồn tại riêng biệt , cái chung của chúng là đều nhân 2 . Do vậy , khi cộng chúng với nhau có thể đặt phép tính là : 2 (A + 2B +3C ).

- Nay người đọc sách dịch học đến nguyên lí ( Lý thuyết còn chưa hiểu hết ). Khi vận dụng cái lí thuyết - cái chung ấy lại đòi hỏi nó phải giống hệt cái riêng ( cái cụ thể trong thực tế ) . Thật đáng buồn cười .

- Chính vì vậy trong y kinh khi xét bệnh hay không bệnh Lấy cái nguyên lý làm cơ bản .Nghĩa là sự vận hành của mạch trái với thời là bệnh . Nhưng khi trị bệnh , phán đoán sống chết thì còn căn cứ vào thực trạng . Trong đó lấy thực trạng làm cơ bản . Cho nên nói : "Đại cốt khô , đại nhục rúm , hung khí nghẽn , bụng đau , tâm khó chịu, lưng cổ mình nóng , thịt tiêu mòn hết , mắt hõm không rõ ...chết ngay , nếu còn trông thấy định được ngày chết ". ( Chỗ này em lấy cái ý tưởng thôi , ....hihihi ) . Còn Độn giáp thì nói : " Lập xuân : Sơ hầu gió đông xua tan băng giá - Hầu 2 trùng ngủ đông bắt đầu động đậy - Hầu 3 cá nhảy lên khỏi mặt băng . Thu Phân : Sơ hầu tiếng sấm không còn - Hầu 2 côn trùng ngủ đông - Hầu 3 nước bắt đầu khô cạn ...". Vì sao không nói mỗi hầu 5 ngày nhỉ . ..?

* Hy vọng mấy lời trao đổi của em không làm các bác thấy phí công khi đọc
* Em chào các bác ...!

namphong
13-01-17, 09:00
- Vậy vì sao tiếc thật nhiều ? khi bác viết về việc dùng quẻ Thái Ất xem , lúc thì đúng , lúc thì sai . Dùng chiêm bốc thì thấy nghiệm hơn . Chỗ này , thì thấy bác cũng chẳng hiểu tí gì về Dịch cả . Nhưng khi nói " cùng một bệnh cảm nhưng cách chữa lại khác nhau ", thì lại thấy bác đã thông hiểu lắm rồi . Vậy hai việc này có gì giống nhau , có gì khác nhau . Tại sao , bác không thay đổi quan điểm một cách triệt để vậy ?


Lời văn lúc tỉnh lúc say, nhưng đoạn này là đúng. Cần thay đổi hệ quy chiếu của "người quan sát" thì sẽ thấy Thái Ất và Chiêm Bốc là như nhau thôi.

Về việc bác Longtuan nói Dương cực Âm sinh hay ngược lại thì không sai nhưng thực sự chưa đủ. Đôi khi Dương chưa cực hoặc còn đang vượng thì Âm đã sinh rồi, và đôi khi Dương đã cực lâu rồi mà vẫn chưa thấy Âm sinh. Vì vậy đôi khi có trường hợp đang bình thường lại chết đột ngột, có trường hợp thấy rõ là phải chết rồi đó nhưng cuối cùng vẫn sống. Cái Sống và Chết này NP đang nói không phải chỉ dành cho người-động vật mà nói luôn về chuyện Danh lợi: đang lên như diều thì đột ngột đứt thắng, nhưng cũng có khi tưởng hết đường thoát rồi mà vẫn thoát(VN năm rồi có nhiều trường hợp này hoặc như TT Hàn Quốc); Nói luôn về thời cuộc, như vùng đất đang bình yên đột ngột hỗn loạn cùng cực(như vài vùng của Châu Âu hiện nay)... còn nhiều lắm.
Nhưng vì sao bây giờ lại hay có chuyện đột ngột như vậy? Biết được tại sao mới là quan trọng.

Bác Longtuan: Bác làm nghề thuốc và NP trân trọng nghề đó, mấy mươi năm nay khi áp dụng Ngũ Hành sinh khắc trong nghề vào bệnh lý thì bác có nhận thấy điều gì bất ổn không? nhất là ở hành chủ Tỳ và Phế?

longtuan
13-01-17, 09:26
Em chào các bác ...! Em chào bác Longtuan , em chào bác NamPhong ....!
Thật lâu lắm mới thấy bác Nam Phong , không biết dạo này bác khỏe không , có khám phá gì mới , mong được bác chia sẻ .

* Đọc bài của bác bác Longtuan ...vui thật là vui ! Nhưng cũng tiếc thật nhiều .

- Vui ở chỗ nào ? Thứ nhất là ở chỗ gặp được người có cùng đam mê , lại nghiên cứu qua nhiều môn thuật cổ , tất sẽ được học hỏi thêm nhiều .

- Vậy vì sao tiếc thật nhiều ? khi bác viết về việc dùng quẻ Thái Ất xem , lúc thì đúng , lúc thì sai . Dùng chiêm bốc thì thấy nghiệm hơn . Chỗ này , thì thấy bác cũng chẳng hiểu tí gì về Dịch cả . Nhưng khi nói " cùng một bệnh cảm nhưng cách chữa lại khác nhau ", thì lại thấy bác đã thông hiểu lắm rồi . Vậy hai việc này có gì giống nhau , có gì khác nhau . Tại sao , bác không thay đổi quan điểm một cách triệt để vậy ?

* Vì sao Khổng Tử nói " Ngũ thập tri thiên mệnh " . Đó là vì :
- Xét về Thiên Thời , thì mọi biến đổi của của khí tiết dù rất nhỏ người ta cũng có thể cảm nhận được .
- Xét về địa lợi , thì người ta cũng đã trải qua những thất bại thành công trong sản xuất . Kinh nghiệm có đủ mà phán đoán được lợi hại của đia vận ( Cái lợi mà đất đai mang lại )
- Xét về Nhân Hòa , thì ở tuổi đó con người đã hoàn toàn hòa nhập vào mọi mối quan hệ xã hội . Cũng có thể nói hiểu rõ bản chất của các mối quan hệ xã hội , cách ứng xử trong các mối quan hệ xã hội đó . ( Nghĩa là tuổi đó đã có gia đình , đã hiểu được trách nhiệm của mình với vợ , chồng con cái . Tuổi đó đã có cháu , để hiểu trách nhiệm của ông của bà ,....).
- Như vậy có thể thấy Khổng Tử nói " Ngũ thập tri Thiên Mệnh " là dựa và cái thực tế mang tính quy luật chứ không phải là rắn rết gì đó như bác Longtuan nói .

* Về việc lập quẻ Thái Ất về năm 2017 để chiêm nghiệm cho vui . Có chỗ em không rõ bác nói là chiêm nghiệm về vấn đề gì ? Vì sao bác nói em có vẻ am hiểu về Độn Giáp mà muốn em lập quẻ Thái Ất ? Chẳng lẽ bác Longtuan không biết rằng việc đoán mệnh , xem số cho một người cụ thể nào đó . Đối với các bậc thầy Dịch Học chỉ là chuyện nói cho vui , chuyện bất đắc dĩ vì miếng cơm manh áo . Ngay cả Thiêu Khang Tiết khi sáng tạo bói chữ thì không có liên quan gì đến âm dương ngũ hành cả . Toàn là sự tìm tòi để khái quát qui luật chung thôi . Còn khi sáng tạo bói Mai Hoa Dịch Số cũng chỉ gọi nó là một thứ" Ngoạn Pháp " ! Chẳng lẽ , bác Longtuan là một lương y mà không nhận thấy trong mọi sách viết về Dịch Học , chỉ có Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn là có giá trị nhất , rõ ràng nhất , khoa học nhất , là đỉnh cao của học thuyết âm dương ngũ hành . Bác xem trong sách đó có chỗ nào nói lấy khí của thiên can địa chi của năm để xét việc của vua không ? Có chỗ nào nói lấy khí thiên can địa chi của tháng để xét việc khanh tướng không ? Có chỗ nào nói lấy Thiên can địa chi của ngày để xét việc thường dân không ? Không có chỗ nào cả ? Thế mới biết các sách khác nói việc vua chúa , khanh tướng , thường dân chỉ là mượn hình ảnh ( lấy tượng ) mà bàn về vượng suy của thiên khí , địa khí trong một thời điểm vậy .

* Người hiểu dịch học vốn không cần lập quẻ mà phán đoán như thần . Tại sao vậy . Bởi người ta hiểu rõ mố quan hệ giũa lí luận và thực tiễn .

- Các nguyên lí ( lý thuyết )của Dịch Học vốn được khái quát từ thực tiễn . Tức là cái nguyên lí chỉ là cái cơ bản nhất - cái chung . Mà cái chung (lý thuyết ) thì chỉ là một phần của cái riêng ( cái cụ thể trong thực tế ) .

- Ví dụ : 2A , 4B, 6C đều là những cái tồn tại riêng biệt , cái chung của chúng là đều nhân 2 . Do vậy , khi cộng chúng với nhau có thể đặt phép tính là : 2 (A + 2B +3C ).

- Nay người đọc sách dịch học đến nguyên lí ( Lý thuyết còn chưa hiểu hết ). Khi vận dụng cái lí thuyết - cái chung ấy lại đòi hỏi nó phải giống hệt cái riêng ( cái cụ thể trong thực tế ) . Thật đáng buồn cười .

- Chính vì vậy trong y kinh khi xét bệnh hay không bệnh Lấy cái nguyên lý làm cơ bản .Nghĩa là sự vận hành của mạch trái với thời là bệnh . Nhưng khi trị bệnh , phán đoán sống chết thì còn căn cứ vào thực trạng . Trong đó lấy thực trạng làm cơ bản . Cho nên nói : "Đại cốt khô , đại nhục rúm , hung khí nghẽn , bụng đau , tâm khó chịu, lưng cổ mình nóng , thịt tiêu mòn hết , mắt hõm không rõ ...chết ngay , nếu còn trông thấy định được ngày chết ". ( Chỗ này em lấy cái ý tưởng thôi , ....hihihi ) . Còn Độn giáp thì nói : " Lập xuân : Sơ hầu gió đông xua tan băng giá - Hầu 2 trùng ngủ đông bắt đầu động đậy - Hầu 3 cá nhảy lên khỏi mặt băng . Thu Phân : Sơ hầu tiếng sấm không còn - Hầu 2 côn trùng ngủ đông - Hầu 3 nước bắt đầu khô cạn ...". Vì sao không nói mỗi hầu 5 ngày nhỉ . ..?

* Hy vọng mấy lời trao đổi của em không làm các bác thấy phí công khi đọc
* Em chào các bác ...!

Đọc bài của cậu tôi lại thấy vui vui ...qua bài của cậu tôi biết cậu hiểu khá nhiều vấn đề , khi cậu nói nội kinh tố vấn là có giá trị nhất không những thế sách y học nó chung đều trên cơ sở lý thuyết và thực tế kết hợp nhuần nhuyễn , về lý thuyết thường đơn giản hơn . một bệnh xẩy ra phức tạp không riêng về một phía , âm , dương , biểu lý , hư thực , hàn nhiệt thường pha trộn lẫn nhau ,có cái tính bằng phút , bằng giây , bằng giờ , nó không lâu như như các bộ môn chiêm khác cho nên có thể kiểm nghiệm ngay .
Các môn như tử vi , tứ trụ , chiêm bốc , đều có sở trường và sở đoản của nó , ví như tử vi hình như số phận an bài , còn tứ trụ thì ta có thể điều hầu bổ cứu để làm giảm xấu , tăng tốt , phân phong trong phong thủy , riêng có tướng học gần gũi với y hơn , trong y học đó gọi là vọng chẩn , đôi khi chỉ nhìn nghe người đã biết bệnh tình , tính nết , bởi khí của lúc phủ ngũ tạng hiện qua nó .
Ngoại trừ y học còn các môn khác tôi chỉ chiêm cho vui thôi ....riêng về Thái ất tôi lõm bõm khi hỏi cậu chiêm cũng sai sót không hỏi rõ .
Trong Thái ất tôi đọc hai quyển một của Trương Tử Phòng và quyển của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì tam sao thất bản gần đây đọc quyển Thái ất kim kính thất kinh nhưng vì mới đọc cho nên còn hạn chế .
Biết rằng Thái ất sách của tướng cầm quân xem thiên thời địa lợi , thời tiết , vận nước cái đó nhiều lúc cũng không thiết thực với mình lắm nhưng cũng tò mò muốn biết nên hỏi cậu để khai hóa cho chút ít nếu cậu có thể chiêm thì chiêm còn không thì thôi ..cũng như đôi khi có người bạn bảo tôi chiêm quẻ ..có đúng có sai cũng là thêm kinh nghiệm mà thôi ...danh lợi gì ở đây .
Ngày xưa tôi chữa cho một bệnh nhân sau khỏi bệnh thoát chết thì có một thầy tướng sau khi nói một loạt cái mà bệnh nhân thấy rất đúng và phán một câu xanh rờn cô không sống được hết năm nay bệnh nhân tư tưởng hoang mang lên tâm sự vậy , lúc đó tôi nói tôi cũng xem cho cô nhìn khí sắc của cô chưa chết được và đến giờ 12 năm rồi cô ta vấn sống khỏe mạnh .
Qua câu truyện trên tôi muốn nói một điều ...trong lĩnh vực lý số nếu không cẩn trọng thì sẽ tổn âm đức ...đó là điều xưa kia các cụ hay nói thiên cơ bất khả lộ còn nếu như ta biết điều không tốt nhắc người ta cẩn trọng tránh được nạn thì thiên cơ vẫn có thể hé lộ như thường
. Cuộc đời sinh ra ai cũng cần miếng cơm manh áo xong nó phải chính đáng .
Chúng ta có nghiệm chiêm cũng là tránh họa cầu an , nếu có thể cũng mong rằng vị nhân sinh như vậy lo gì không thỏa đáng .
Còn như Khổng tử bảo ( ngũ thập thiên tri mệnh ) cũng là nói cho có chuyện vậy thôi con người ta 50 tuổi vẫn còn nhiều cái không biết lắm cái gì mà thiên tri mệnh ....tôi vẫn nghĩ ngũ thập nhập đình trung nghĩa tư duy đủ độ chín thì lúc này đọc dịch mới ngấm
Còn cậu có câu người hiểu dịch không cần lập quẻ vẫn đoán như thần liệu có phải cậu không ? số này ít đấy, nếu việc nào cũng vậy thì trên đời chẳng còn gì là không NGỘ nữa

longtuan
13-01-17, 10:26
Lời văn lúc tỉnh lúc say, nhưng đoạn này là đúng. Cần thay đổi hệ quy chiếu của "người quan sát" thì sẽ thấy Thái Ất và Chiêm Bốc là như nhau thôi.

Về việc bác Longtuan nói Dương cực Âm sinh hay ngược lại thì không sai nhưng thực sự chưa đủ. Đôi khi Dương chưa cực hoặc còn đang vượng thì Âm đã sinh rồi, và đôi khi Dương đã cực lâu rồi mà vẫn chưa thấy Âm sinh. Vì vậy đôi khi có trường hợp đang bình thường lại chết đột ngột, có trường hợp thấy rõ là phải chết rồi đó nhưng cuối cùng vẫn sống. Cái Sống và Chết này NP đang nói không phải chỉ dành cho người-động vật mà nói luôn về chuyện Danh lợi: đang lên như diều thì đột ngột đứt thắng, nhưng cũng có khi tưởng hết đường thoát rồi mà vẫn thoát(VN năm rồi có nhiều trường hợp này hoặc như TT Hàn Quốc); Nói luôn về thời cuộc, như vùng đất đang bình yên đột ngột hỗn loạn cùng cực(như vài vùng của Châu Âu hiện nay)... còn nhiều lắm.
Nhưng vì sao bây giờ lại hay có chuyện đột ngột như vậy? Biết được tại sao mới là quan trọng.

Bác Longtuan: Bác làm nghề thuốc và NP trân trọng nghề đó, mấy mươi năm nay khi áp dụng Ngũ Hành sinh khắc trong nghề vào bệnh lý thì bác có nhận thấy điều gì bất ổn không? nhất là ở hành chủ Tỳ và Phế?
Chào NP theo tôi cái gì cũng có sở trường và sở đoản của nó , nếu nói về âm , dương thì được . Chiêm bốc thì tâm có động thì chiêm mới nghiệm , trong chiêm bốc cũng có lúc dùng xem thời tiết nhưng cái này tôi thấy hơi vu vơ , nhưng Thái ất thì khi chiêm vận nước , thời tiết , dịch bệnh nghe ổn hơn . Ngay trong tử vi cũng vậy khi luận sao đắc địa cũng có sao không theo quy luật ngũ hành , nhưng trong tứ trụ thì lại tuân theo ngũ hành ...vv
Trong y học tỳ và phế tôi thấy không có gì không ổn cả , tỳ thổ là cơ quan vận hóa sinh phế kim nhưng cũng trên thực tế còn có tương vũ phản vũ nghĩa là không chỉ có sinh ví như phế bệnh thì lại cướp khí của tỳ làm cho con người ăn uống kém không vận hóa được làm sinh cơ nhục gầy mòn đoản hơi ngại vận động .
Trong đông y con người là vũ trụ thu nhỏ chữa bênh theo nguyên tắc điều hòa âm dương hòa mình với vũ trụ
Còn vấn đề cậu nói đôi khi dương chưa cực mà âm đã sinh và ngược lại thì trong đông y họ gọi là trúng trực tà nói cái này diễn tả hơi khó tôi vì như trong sách nói thấy người bệnh vẫn thấy không có gì là nguy hiểm nhưng thiên đình có khí sám vẫn chết hay gò má có nổi ửng đỏ bằng đầu ngón tay bệnh không cứu nổi . Còn nói vận dân vận đất thì dù châu âu có hỗn loạn đi chăng nữa cũng là quy luật thôi thịnh rồi ắt hẳn cũng phải suy để chuyển sang giai đoạn khác ...thường thì người ngồi trên đỉnh cao lại không mấy khi biết mình ở trên cao thì mới lộn nhào còn khi biết rồi có chăng chỉ là trượt dốc mà thôi .
Còn vì sao lại đột ngột như vậy là chẳng qua mình không để tâm đến nó và quan sát nó thôi cũng như ngay trong người mình thường thì trước lúc có nạn con người có nhiều biểu hiện khác thường ..xã hội cũng vậy .....thường thì nó phát triển bình thường nhưng cũng có lúc đột biến nhiều iếu tố khí xẩy ra rồi mới quay lại tìm nguyên nhân .

namphong
13-01-17, 20:39
Bác Longtuan cho NP địa chỉ email, NP có cái hình muốn gửi bác, không tiện đưa lên đây vì nó liên quan đến nghề thuốc của bác.

BanChatDichHoc
13-01-17, 23:09
Em chào các bác ...! Em chào bác Longtuan ....!

* Cảm ơn sự trao đổi chân thành , cởi mở của bác . Điều đó thật đáng quý . Có lẽ phải là người từng trải như bác mới có được điều này . Em lấy làm vinh hạnh được quen với bác , và cả bác VinhL nữa .

* Có lẽ vì vui quá mà bài viết của em "lúc tỉnh , lúc say" như bác NamPhong nói chăng. Ngay cả lúc này ,tâm trạng em vẫn vậy ....hihihi . Có lẽ hơi quá khích . Đành để các bác cười chê ! Bác nào lỡ đọc được bài viết này , thì thông cảm cho em . Em xin cảm ơn !

* Bác Longtuan hỏi em rằng "



Còn cậu có câu người hiểu dịch không cần lập quẻ vẫn đoán như thần liệu có phải cậu không ? số này ít đấy, nếu việc nào cũng vậy thì trên đời chẳng còn gì là không NGỘ nữa

* Nay em xin trả lời bác như sau :

- Đúng là em không cần lập quẻ vẫn đoán chính xác như thường . Tuy nhiên không phải việc nào cũng làm được như vậy . Cho nên , cũng có ngộ được vài thứ mà không phải tất cả .

- Tuy nhiên , bác Longtuan nói việc không cần lập quẻ mà vẫn đoán như thần liệu là hiếm thì không đúng . Vì em thấy trên diễn đàn của mình cũng có một số . Nhưng họ , khiêm tốn quá ! Cũng chưa từng nhận là thông hiểu Dịch Học , hay phán đoán như thần . Nhưng khi đọc bài viết của họ thì em hiểu .

- Để chứng minh . Em xin giới thiệu với bác một bài viết . Xem bác có đoán ra người em nói đến là ai không nhé :

" Đôi khi , chỉ nhìn , nghe người đã biết bệnh , tính nết bởi khí của lục phủ , ngũ tạng đã hiện qua nó "


:004::004::004:

* Đấy bác xem , Việc gieo quẻ và việc chẩn mạch mà xét hợp thời lệnh hay không rất giống nhau . Vậy mà người ta không cần chẩn mạch đã biết bệnh , thì việc không lập quẻ cũng đoán chính xác , là chuyện thường . Thế mới biết xa thì xét lí , gần thì xét tượng , cẩn trọng thì xét cả 2 . Em nói thế chắc là đúng bác nhỉ !

Em chào các bác !

BanChatDichHoc
15-01-17, 10:00
Em chào các bác ...!

Tài liệu dưới đây , là một trong những tài liệu vô cùng quý ( Theo ý kiến cá nhân của em ) . Được Quách Ngọc Bội đưa lên trang Tử vi lí số cách đây không lâu . Tài liệu này , sẽ giúp các bác làm sáng rõ một số vấn đề , mà lâu nay các bác trên diễn đàn này vẫn loay hoay , chưa tỏ .

Nó tương đối dài , nên em sẽ chia nó thành 3 phần và lần lượt đăng lên , để các bác nghiên cứu .

Dưới đây là phần 1 :

" Bài giảng TVLS - QuachNgocBoi

3.2 Tử vi với ngũ tinh

Thổ , Mộc , Hỏa , Kim , Thủy , hợp xưng là Ngũ tinh , ở tại thiên thì thành tượng , tại địa thì hóa hình , còn gọi là Ngũ đức , Ngũ vĩ , thứ tự của chúng không thay đổi .

Sách " Thái Ất tinh kinh " , chương thiên văn viết rằng :
Thủy tinh mỗi nhất lục thì kiến bắc phương , mỗi niên nhất lục nguyệt kiến bắc phương , mỗi nguyệt nhất lục nhật hội nhật nguyệt vu bắc phương , cố nhất lục hợp thủy vu bắc . Hỏa tinh mỗi nhị thất kiến nam phương , mỗi niên nhị thất nguyệt kiến nam phương , mỗi nguyệt nhị thất nhật hội nhật nguyệt vu nam phương , cố nhị thất hợp hỏa vu nam . Mộc tinh mỗi nhật tam bát thì kiến đông phương , mỗi niên tam bát nguyệt kiến đông phương , mỗi nguyệt tan bát nhật hội nhật nguyệt vu đông phương , cố tam bát hợp mộc vu đông . Kim tinh mỗi nhật tứ cửu thì kiến tây phương , mỗi niên tứ cửu nguyệt kiến tây phương , mỗi nguyệt tứ cửu nhật nhật nguyệt vu tây phương , cố tứ cửu hợp thủy vu tây ( Chỗ này QNB bị nhầm ) . Thổ tinh mỗi nhật ngũ thập thì kiến trung ương, mỗi niên ngũ thập nguyệt kiến thiên trung , mỗi nguyệt ngũ thập nhật hội nhật nguyệt vu thiên trung , cố ngũ thập hợp thổ vu trung .
=
Thủy tinh mỗi ngày vào giờ 1-6 thấy ở bắc phương , mỗi năm vào tháng 1-6 thì thấy ở bắc phương , mỗi tháng vào ngày 1-6 thì hội với nhật nguyệt ở bắc phương .Cho nên 1-6 hợp thủy ở bắc . Hỏa tinh mỗi ngày vào giờ 2-7 thì thấy ở nam phương , mỗi năm vào tháng 2-7 thì thấy ở nam phương , mỗi tháng vào ngày 2-7 thì hội với nhật nguyệt ở nam phương . Cho nên 2-7 hợp Hỏa ở nam . Mộc tinh mỗi ngày vào giờ 3-8 thì thấy ở đông phương , mỗi năm vào thấng 3-8 thấy ở đông phương , mỗi tháng vào ngày 3-8 thì hội với nhật nguyệt ở đông phương . Cho nên 3-8 hợp Mộc ở đông . Kim tinh mỗi ngày vào giờ 4-9 thì thấy ở phương tây , mỗi năm vào tháng 4-9 tháng 4-9 thì thấy ở phương tây , mỗi tháng vào ngày 4-9 thì hội với nhật nguyệt ở tây phương . Cho nên , 4-9 hợp Kim ở Tây . Thổ tinh mỗi ngày vào giờ 5-10 thấy ở trung ương , mỗi năm vào tháng 5-10 thấy ở giữa trời , mỗi tháng vào ngày 5-10 hội với nhật nguyệt ở giữa trời . Cho nên 5-10 hợp thổ ở trung tâm .

Đây chính là Hà Đồ tinh tương , xưa nay học giả chỉ biết truyền thuyết Long Mã Linh Quy mà chẳng biết Hà Đồ vốn tại thiên tượng . Hà Đồ là sự khái quát quy luật ẩn hiện của Ngũ tinh , vì cớ gì mà lại gán ghép chuyện Long Mã với Linh Quy các truyền thuyết quái đản .

Vì vậy dựa vào Hà Đồ , Ngũ tinh là căn nguyên của Ngũ hành , thứ tự của ngũ tinh là : 1 Thủy - 2 Hỏa - 3 Mộc - 4 Kim - 5 Thổ . Đây chính là sở luận của " Hồng Phạm " mà người đời sau đều biết ."


Hết phần 1

* Chú thích : Phần in đậm đen nghiêng là phần dịch của tác giả Quách Ngọc Bội .


Em chào các bác , chúc các bác vui vẻ ...!

longtuan
16-01-17, 09:02
Bác Longtuan cho NP địa chỉ email, NP có cái hình muốn gửi bác, không tiện đưa lên đây vì nó liên quan đến nghề thuốc của bác.

Tôi biết NP và một số người khác còn lăn tăn về tương sinh tương khắc ngũ hành ví như thổ sinh kim , kim sinh thủy , hỏa sinh thổ hay thổ sinh hỏa , thủy sinh kim ......
Thật ra các quy luật của âm dương ngũ hành là người xưa dựa vào các sự vật và các hiện tượng trong thiên nhiên để quy nạp vào cho tiện nghiên cứu và từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu phát triển sâu hơn sau này . Ở góc độ nào đó ta muốn đảo lộn thì lại phải quy định lại lúc đó là ta tự dũ rối lên cho chính bản thân . Còn cụ thể các tình huống khác nhau thì có cái đột biến đó cái nhỏ trong cái lớn mà thôi .
Đối với đông y các sách đều thống nhất chung như thế .
Không chỉ riêng đông y và theo tôi các môn phái khác cũng thế thôi .
Các môn phái khác nhiều khi âm , dương , ngũ là cái gì đó trừu tượng không cụ thể nhưng trong đông y người ta có thể quy nạp vào để cảm nhận được để có thể nghe , nhìn, sờ, ngửi , nếm vị để nhận biết nó .Chính vì vậy một vật mặc dù không biết nó là cái gì xong vẫn có thể quy nạp vào âm , dương , ngũ hành để quy kinh nạp tượng vào cơ thể chữa bệnh .
Tôi ví dụ một cái quả mầu đỏ treo lơ lửng trên cây tính vị của nó đậm đà lại đắng thì biết nó vào tâm tính giáng ( sắc quy nạp tâm mầu đỏ ,vị đắng vì nó ở trên cao hướng của nó muốn rơi xuống cộng cả mầu sắc tính vị phương hướng của nó thì sác định được nó có thể giáng hỏa , thanh hỏa của tâm ) . khi chữa bệnh gan người ta thường lấy một bộ phận của một cái cây ở phía đông vì can thuộc hành mộc ở phương đông , khi ngủ mê lấy thần sa ( sắc đỏ ) cho vào quả tim lợn cách thủy để ăn , vì sắc đỏ vào tâm , quả tim lợn mượn khí của nó dẫn nhanh vào tim . Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu .
Một ví dụ khác về âm , dương : Một hôm tôi được điện của cô giáo gọi bảo thằng nhỏ nhà tôi đau bụng tôi đón nó về nhà sau khi hỏi nó tôi lấy một một nửa nước nguội , một nửa nước sôi cho vào ít muối hòa tan cho nó uống tôi ra cửa hàng có khách hơn một tiếng sau thấy nó gọi bố ơi con đi ngoài được và hết đau bụng rồi .
Bài này gọi là nước âm dương thủy cho muối vào để dẫn xuống thận ( thận chủ nhị tiện ) vị mặn vào thân , nước nguội là âm thủy , nước sôi là dương thủy ----vậy âm dương đều có tính vị ngũ hành hiện hữu đó sao ?
Khi làm thuốc mà còn lăn tăn về âm , dương ngũ hành thì có khỏi bệnh cũng chỉ là may mắn mà thôi sẽ không bao giờ thấy bệnh mà lập phương được mà chỉ ỷ vào mấy bài thuốc cổ phương thôi đó là học vẹt .
Đông y nói riêng các môn phái khác nói chung âu đều cùng sử dụng Âm , dương , ngũ hành chính vì vậy mà tôi nêu nên một số ví dụ vậy để ta có lòng tin để đi các bước khác ......nếu không âu rằng âm dương , ngũ hành xa vời quá .
Tôi gửi email rồi cảm ơn NP nhé .

BanChatDichHoc
16-01-17, 17:24
Em chào các bác ....! Bây giờ em xin đăng tiếp phần 2 tài liệu mà em đã nêu ở bài trước .


Phần 2

" Bài giảng TVLS - QuachNgocBoi

Thái dương hệ trong thiên văn học .

" Thái Ất tinh kinh " chương Thiên Văn viết :
Ngũ tinh Thổ , Mộc , Hỏa , Kim , Thủy . Thổ , Mộc , Hỏa vu ngoại , Kim , Thủy vu nội , các ti thất thập nhị nhật , vi Kiền , Khôn chi số . Tức Ngũ tinh mỗi tinh các hành 72 thiên , tắc hợp chu thiên 360 độ , tiền giả ( Mộc , Hỏa , Thổ ) đích quỹ đạo nhi tại ngoại , kháp hợp Càn quái sách số 216 ; hậu giả ( Kim , Thủy ) quỹ đạo tiểu nhi tại nội , kháp hợp Khôn quái sách số 114 , cố viết " Càn , Khôn chi số " .

=

Ngũ tinh Thổ , Mộc , Hỏa , Kim , Thủy . Thì Tổ , Mộc , Hỏa ở ngoài , còn Kim , Thủy ở trong . Các ti 72 ngày là số của Càn , Khôn . Tức là , Ngũ tinh mỗi sao đều đi 72 ngày thì hợp vòng trời 360 độ . Quỹ đạo nhóm sao trước ( Thổ , Mộc , Hỏa ) là kích thước rộng lớn mà ở phía ngoài , vừa đúng hợp số sách 216 ( 72+72+72 ) trong quái Càn . Nhóm các sao sau ( 2 sao Kim , Thủy ) có quỹ đạo nhỏ mà ở phía trong , vừa đúng hợp số sách 114 ( 72+72 ) của quái Khôn . Cho nên nói " Số của Càn Khôn " .

Sách " Thái Ất tinh kinh " viết :

Ngũ tinh chi thứ tự , Thổ , Mộc , Hỏa , Kim , Thủy , tự trung ương Hỏa khởi , nghịch số tam , lịch Hỏa , Thổ , Kim , Mộc , Thủy nhi vô cùng , cố Hỏa nhất Thổ nhị Kim tam Mộc tứ Thủy ngũ . Dĩ thất khứ chi , Hỏa lục Thổ ngũ Kim tứ Mộc tam Thủy nhị , cố Hỏa hàm Thổ , Thổ hàm Kim , Kim hàm Mộc , Mộc hàm Thủy . Tử phủ thụ khí nhi phát xuất thân nhập dần , dĩ thành hóa dục chi công hĩ .

=

Thứ tự của ngũ tinh Thổ -Mộc -Hỏa -Kim -Thủy . Từ chính giữa là Hỏa mà khởi , đếm nghịch 3 số , trải qua sẽ là Hỏa ->Kim ->Mộc ->Thủy ... cứ thế đến vô cùng . Cho nên , Hỏa 1 - Thổ 2 - Kim 3 - Mộc 4 - Thủy 5 . Lấy 7 mà trừ đi sẽ được Hỏa 6 - Thổ 5 - Kim 4 - Mộc 3 - Thủy 2 . Cho nên , Hỏa hàm Thổ , Thổ hàm Kim , Kim hàm Mộc , Mộc hàm Thủy . Tử Phủ thụ nhận khí mà phát sinh , xuất ra ở Thân , nhập vào ở Dần , mà thành cái công sinh hóa dưỡng dục vậy .

Như vậy đủ biết rằng , Ngũ tinh vốn tự hàm chứa nguyên lý của cục số nạp âm trong Tử Vi Đẩu Số ( Hỏa lục cục , Thổ ngũ cục , Mộc tam cục , Thủy nhị cục ).

-----------------------------------

Phim khoa học tham khảo

Trái đất và bầu trời tập 17-18-19 ( trên youtube )"


Hết phần 2



* Chúc các bác vui vẻ , em chào các bác ...!

duong.hkls
17-01-17, 10:16
Em xin phép bác Bản Chất Dịch Học đăng một bài tham khảo cho mọi người, thú thực bản thân em chưa từng tìm hiểu thiên văn nên có hiểu gì đâu ạ.
Thêm nữa nếu bác BCDH đồng ý em xin phép ib email để bác truyền cho em cách tính hỏa lịch. Trân trọng cảm ơn bác.
Nếu bác comment, em sẽ xóa post này luôn ạ :)
vì nó giống như quảng cáo cho trang web ấy, em không muốn đâu.
http://khoahocphongthuy.vn/y-nghia-hinh-ve-tren-mat-trong-dong-ngoc-lu/

namphong
17-01-17, 12:27
Tôi biết NP và một số người khác còn lăn tăn về tương sinh tương khắc ngũ hành ví như thổ sinh kim , kim sinh thủy , hỏa sinh thổ hay thổ sinh hỏa , thủy sinh kim ......
Thật ra các quy luật của âm dương ngũ hành là người xưa dựa vào các sự vật và các hiện tượng trong thiên nhiên để quy nạp vào cho tiện nghiên cứu và từ đó làm cơ sở cho các nghiên cứu phát triển sâu hơn sau này . Ở góc độ nào đó ta muốn đảo lộn thì lại phải quy định lại lúc đó là ta tự dũ rối lên cho chính bản thân . Còn cụ thể các tình huống khác nhau thì có cái đột biến đó cái nhỏ trong cái lớn mà thôi .
Đối với đông y các sách đều thống nhất chung như thế .
Không chỉ riêng đông y và theo tôi các môn phái khác cũng thế thôi .
Các môn phái khác nhiều khi âm , dương , ngũ là cái gì đó trừu tượng không cụ thể nhưng trong đông y người ta có thể quy nạp vào để cảm nhận được để có thể nghe , nhìn, sờ, ngửi , nếm vị để nhận biết nó .Chính vì vậy một vật mặc dù không biết nó là cái gì xong vẫn có thể quy nạp vào âm , dương , ngũ hành để quy kinh nạp tượng vào cơ thể chữa bệnh .
Tôi ví dụ một cái quả mầu đỏ treo lơ lửng trên cây tính vị của nó đậm đà lại đắng thì biết nó vào tâm tính giáng ( sắc quy nạp tâm mầu đỏ ,vị đắng vì nó ở trên cao hướng của nó muốn rơi xuống cộng cả mầu sắc tính vị phương hướng của nó thì sác định được nó có thể giáng hỏa , thanh hỏa của tâm ) . khi chữa bệnh gan người ta thường lấy một bộ phận của một cái cây ở phía đông vì can thuộc hành mộc ở phương đông , khi ngủ mê lấy thần sa ( sắc đỏ ) cho vào quả tim lợn cách thủy để ăn , vì sắc đỏ vào tâm , quả tim lợn mượn khí của nó dẫn nhanh vào tim . Đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu .
Một ví dụ khác về âm , dương : Một hôm tôi được điện của cô giáo gọi bảo thằng nhỏ nhà tôi đau bụng tôi đón nó về nhà sau khi hỏi nó tôi lấy một một nửa nước nguội , một nửa nước sôi cho vào ít muối hòa tan cho nó uống tôi ra cửa hàng có khách hơn một tiếng sau thấy nó gọi bố ơi con đi ngoài được và hết đau bụng rồi .
Bài này gọi là nước âm dương thủy cho muối vào để dẫn xuống thận ( thận chủ nhị tiện ) vị mặn vào thân , nước nguội là âm thủy , nước sôi là dương thủy ----vậy âm dương đều có tính vị ngũ hành hiện hữu đó sao ?
Khi làm thuốc mà còn lăn tăn về âm , dương ngũ hành thì có khỏi bệnh cũng chỉ là may mắn mà thôi sẽ không bao giờ thấy bệnh mà lập phương được mà chỉ ỷ vào mấy bài thuốc cổ phương thôi đó là học vẹt .
Đông y nói riêng các môn phái khác nói chung âu đều cùng sử dụng Âm , dương , ngũ hành chính vì vậy mà tôi nêu nên một số ví dụ vậy để ta có lòng tin để đi các bước khác ......nếu không âu rằng âm dương , ngũ hành xa vời quá .
Tôi gửi email rồi cảm ơn NP nhé .

Không đơn giản vậy đâu bác Longtuan. Mấy hôm nay NP nhiều việc quá nên chưa gửi, sẽ tranh thủ gửi sớm cho bác.

3kubond
17-01-17, 21:07
Không đơn giản vậy đâu bác Longtuan. Mấy hôm nay NP nhiều việc quá nên chưa gửi, sẽ tranh thủ gửi sớm cho bác.

Bác Tuấn rất am hiểu!
Np khỏi phải nhọc công! Hihihi

BanChatDichHoc
17-01-17, 22:07
Em xin phép bác Bản Chất Dịch Học đăng một bài tham khảo cho mọi người, thú thực bản thân em chưa từng tìm hiểu thiên văn nên có hiểu gì đâu ạ.
Thêm nữa nếu bác BCDH đồng ý em xin phép ib email để bác truyền cho em cách tính hỏa lịch. Trân trọng cảm ơn bác.
Nếu bác comment, em sẽ xóa post này luôn ạ :)
vì nó giống như quảng cáo cho trang web ấy, em không muốn đâu.
http://khoahocphongthuy.vn/y-nghia-hinh-ve-tren-mat-trong-dong-ngoc-lu/

Em chào các bác ! Em chào bác Duong.hkls !

* Xin cảm ơn bài của bác Duong.hkls cho chủ đề này . Cũng xin có mấy lời trao đổi để bác Duong.hkls hiểu rõ cho .

Thực ra em đã lường trước được việc đưa lên 2 bài vừa rồi có phần giống như quảng cáo cho một trang web khác . Nhưng thực lòng không có ý đồ quảng bá cho hình ảnh của bất kì ai . Dù em không được học nhiều , nhưng cũng hiểu đạo lí cơ bản của cuộc sống . Việc làm vừa rồi , chẳng qua cũng chỉ muốn nói rằng . Em cũng rất tôn trong công lao của người khác . Lấy ở đâu ? Của ai ? Nhất thiết phải nói rõ , không thể nhận đó là của mình được ....Thế nên mong các bác thông cảm ! Để thể hiện rõ thái độ của mình , em sẽ không đăng tiếp phần còn lại .

* Đối với vấn đề Hỏa Lịch :

- Bác VinhL đã lần mò ra một ít . Nhưng đó chỉ là một chút của phần ngọn , chưa thể giúp bác ấy chỉ ra nguyên lí định cục của Ngũ Hành Nạp Âm , và định cục trong Tử Vi được . Nên đã trở lại tìm theo hướng cũ dựa vào lí luận Cách Bát Tương Sinh.

- Nay bác Dương.hkls lại nhắc đến vấn đề này . Có lẽ bác sẽ không thể ngờ được là phần gốc đã nằm ngay trước mắt bác đó thôi ...:202::202::202:....Nhưng bác nói không hiểu thiên văn thì làm sao để giải thích cho bác hiểu .

- Nếu căn cứ vào nhận định của bác Quách Ngọc Bội trong số tài liệu em đã nêu . Thì ngay cả bác ấy cũng chưa thấu được đến 1/10 giá trị thực của chúng( Trừ khi bác Quách Ngọc Bội cố tình giấu ) . Nguyên nhân vì sao lại nói vậy ? Xin được giải thích ở bài sau .

- Tuy nhiên , bác VinhL và bác Hieunv 74 hoàn toàn đủ khả năng làm rõ được . Em coi đây như một món quà tặng 2 bác ấy , để 2 bác ấy thấy được rằng cái gốc định cục của Nạp âm ngũ hành và Tử Vi đẩu số vốn ở Hỏa Lịch , Cách bát tương sinh chỉ là vận dung mà thôi .

* Hôm nay , em xin giải thích một phần cái nguyên nhân vì sao Hoàng đạo là cát , Hắc đạo là hung trong quan niệm của cổ nhân .

- Như em , nói Hắc Hoàng trong vòng Thanh Long không phải dựa vào tính chất ngũ hành của các chi cố định trên Hoàng Đạo và giờ ban ngày và giờ ba đêm . Mà là dựa vào tứ tượng là Thái Dương , Thái Âm , Thiếu Dương , Thiếu Âm .

- Nguồn gốc của tứ tượng là sự phân chia Hoàng Đạo ( Thái cực ) Thành 4 phần bằng nhau . Do đó , Tứ tượng thực chất là 4 mùa : Cụ thể là :

+ Mùa Xuân tương ứng với Thiếu dương .
+ Mùa Hạ tương ứng với Thái Dương .
+ Mùa Thu tương ứng với Thiếu Âm .
+ Mùa Đông tương ứng với Thái Âm .

- Trong đó , Mùa Xuân , Mùa hạ ( Thiếu Dương , Thái Dương ) thường đem lại sự tốt lành cho con người trong cuộc sống . Nên được gọi là Cát ( Hoàng đạo ) . Mùa Thu , mùa Đông thường đêm đến cho con người nhiều sự bất lợi nên gọi là Hung ( Hắc đạo ) . Vì sao lại vậy .

- Bởi vì , ở thời kì đầu của lịch sử . Khi vừa thoát khỏi cuộc sống của loài vật . Khi con người bắt đầu xây dựng xã hội có nhà nước và tạo ra lịch sử riêng của chính mình . Trong hoàn cảnh , phương thức sản xuất chăn nuôi trồng trọt mới ở giai đoạn đầu tiên gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết . Buộc con người phải khai thác thêm tự nhiên mà phục vụ nhu cầu của mình .

- Cho nên, Mùa Xuân đến là lúc nguồn lương ,thực phẩm trong tự nhiên bắt đầu phát triển ngày một nhiều , các loài cây cối mọc trở lại , các loài di cư bắt đầu trở về . Rất tiện cho việc săn bắn và khai thác các loại rau quả từ tự nhiên vậy . Sự phát triển ấy thành cực thinh vào mùa Hạ . Chính vì vậy mà Thiếu Dương , Thái Dương là cát , là Hoàng đạo . Ngược lại , mùa Thu , mùa Đông . Khi cây cối bắt đầu rụng lá , khi các loài vật di cư , thì những sản vật của tự nhiên cũng ít dần làm cuộc sống của con người cũng trở nên khó khăn . Chính vì vậy mà Thái Âm , Thiếu Âm là hung là Hắc Đạo vậy .

- Khi mượn hình ảnh của Hoàng Đạo áp lên vòng Thanh Long , thì cũng mượn luôn hình ảnh của tứ tượng mà xá định hung cát .... Những phần còn lại các bác có thể tự suy ra .

* Em chào các bác .

hieunv74
18-01-17, 14:07
Hoả bốc quá, nên ts cũng chưa ngộ được; bác thử vài câu xem sao!
Hihihi

hieunv74
18-01-17, 19:52
Nguyên lý nạp âm của bác BCDH đây này:

https://www.youtube.com/watch?v=KMnDMDGdTFQ&t=2108s

Xem phút thứ 16 đến phút 17; phút thứ 38-40!

:1898::1898::1898:

BanChatDichHoc
18-01-17, 21:27
E chào các bác ...! Em chào bác Hieunv74 ....!

* Trước khi có mấy lời với bác hiếu . Em xin nói rõ , nguyên nhân vì sao em khẳng định bác Quách Ngọc Bội chưa thấu được 1/10 giá trị của những tài liệu bác ấy đã nêu . Tất nhiên là căn cứ vào nhận định của bác ấy trong các đoạn trích vừa được em đăng ;( Trường hợp bác ấy dấu thì nhận định này của em là sai ) . Cụ thể là :

- Bác ấy mới chỉ hiểu cái phần nổi , tức là sách viết gì bác ấy nói vậy .
- Chính vì thế không phân biệt chỗ nào chỉ cái thực , chỗ nào chỉ mang tính hình tượng .
- Kkông làm rõ được vì sao lại đếm nghịch 3 số , theo thứ tự của Ngũ tinh .
- Khi bàn về số cục của Nạp Âm trong Tử Vi không nói rõ được . Vì sao lấy 7 để trừ .

Đây chính là những thiếu xót cơ bản của bác Quách Ngọc Bội vậy .

* Vài lời cùng bác Hieunv74 :
Bác lại đùa em rồi đây ....Để em giúp bác hiểu nguyên tắc của Ngũ Hành Nạp Âm ( Bác nhớ là Ngũ Hành nạp âm - không phải ngũ hành định cục của Tử Vi ) . Bác hãy làm theo hướng dẫn này của em thì thấy ngay thôi. Coi như xong cái giá trị tứ nhất của 2 đoạn trích trên .

- Trước hết bác Hieunv74 đọc kĩ phần 2 bài của bác Quách Ngọc Bội . Nhớ các nguyên lí của nó .

-Quan sát kĩ đồ hình "Nạp Âm bàn" của sách " Bát Trạch Minh Kính" trang 91 của Nxb Hồng Đức năm 2012 .
+ Lấy thứ tự ngũ hành của cung Tý _Sửu làm chuẩn . So sách nó với sự biến đổi ngũ hành của cung Dần -Mão . Liên hệ với nguyên tắc trong đoạn trích phần 2 . Để tìm quy luật .
+ Đến cung Ngọ - Mùi . Nếu bác thấy nó không tuân theo quy luật . Bác hãy xem phim tư liệu "Trái đất và bầu trời 18.flv " , ở giây thứ 0,30 đến 1 phút 30 giây .Bác sẽ hiểu nguyên nhân . Và nếu lại vẫn thấy có chỗ không hiểu ,bác Hieunv74 lại xem lại phim tư liệu đoạn em chỉ .

* Đến đây nếu bác Hieunv74 chưa thông , thì em nhờ bác Hieunv , hay bác nào đó đăng giúp em cái " Nạp âm bàn " trong sách "Bát trạch minh kính" . Em sẽ giải thích rõ cho các bác . Em xin cảm ơn ! Nếu bác Hieunv 74 thông rồi mà còn tìm ra một số giá trị khác thì mong bác triển khai rõ trong chủ đề này . Được vậy em rất cảm ơn .

* Em Chào các bác !

hieunv74
19-01-17, 16:34
Bác nào có trang 91 bát Trạch minh kính không up hộ với , tìm mãi không thấy
Thanks

longtuan
19-01-17, 17:03
Nguyên lý nạp âm của bác BCDH đây này:

https://www.youtube.com/watch?v=KMnDMDGdTFQ&t=2108s

Xem phút thứ 16 đến phút 17; phút thứ 38-40!

:1898::1898::1898:

Tại lão Hieunv74 đưa phim lên mấy ngày nay lại bị cuốn theo bộ phim này .
Xét lịch sử Trung quốc chỉ có mấy người trong lịch sử thời cổ hiểu dịch
Trương lương , Phạm Lãi , Khổng Minh cũng hiểu song lại muốn chống lại mệnh trời .
Lịch sử có câu vạn đại quân sư Gia Cát Lượng , thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn khi phò tá lập nghiệp xong Lưu Bá Ôn xong việc muốn rút không xong vẫn bị đuổi cùng giết tận . (Lưu Bá Ôn vừa là thầy phong thủy kiến tạo nên Bắc Kinh )
Khi quan sát TQ lấy Tây An làm tâm điểm đến bây giờ thời khí thay đổi nhiều nếu cứ đọc hoài sách cổ nhiều lúc thấy mệt ...hi hi
Xét lịch sử TQ dù thấy nhiều dấu tích văn hóa nhưng dù đông dân , đất rộng nhưng lại bị nhiều nước nhỏ hơn chiếm đóng .......
may ra có vài nước ở gần phần địa lý tương đối tương đồng là bị ăn hiếp thôi .......đâu có được như Thành Cát Tư Hãn , la- pô-lê -ông .....điều này khiến ta cũng nhiều lúc phải suy nghĩ ...dù bây giờ họ vẫn đang mạnh nhưng ở cái khác ....
Đây lời bình hai lá số Hàn Tín hình như không hiểu số mình thì phải
http://kienthuc.net.vn/tham-cung/bi-an-la-so-tu-vi-cua-truong-luong-han-tin-221499.html

VinhL
19-01-17, 19:22
Quyển Bát Trạch Minh Kính Đồ Giải là dịch lại từ quyển tiếng Hán.

Đây là tấm hình từ bản gốc Hán.

Hihihihihihihi

BanChatDichHoc
20-01-17, 06:01
Em chào các bác ! Em cảm ơn bác VinhL !

* Sau đây em xin mô tả Hỏa Lịch như sau : ( Các bác quan sát thật kĩ cái đồ hình của bác VinhL đăng lên )




Quyển Bát Trạch Minh Kính Đồ Giải là dịch lại từ quyển tiếng Hán.

Đây là tấm hình từ bản gốc Hán.

Hihihihihihihi


1. Người xưa cho rằng trong Ngũ tinh Kim , Mộc , Thủy , Hỏa , Thổ . Lấy Hỏa làm tâm thì Thủy , Kim ở bên trong , Thổ , Mộc ở bên ngoài . Theo thứ tự như sau : Kim - Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc .

2 . Hỏa Lịch chính là chu kì quĩ đạo của Hỏa tinh . Thời gian , Hỏa tinh đi hết một chu kì quỹ đạo của nó được tính theo thời gian của Địa bàn . Nói cách khác : Chu kì vận động của Sao Hỏa được tính theo thời gian của trái đất . Tuy nhiên, nói như vậy không được chính xác cho lắm .

3. Quỹ đạo này được chia thành 6 cung bằng nhau . Gồm 3 cung dương và 3 cung âm . Mỗi cung gồm 2 địa chi . Vì Địa bàn vận động qua 2 cung , thì Hỏa tinh mới đi hết 1 cung .( Nói đại khái là 1 năm Sao Hỏa bằng 2 năm trái đất ). Cụ thể như sau :

- Phần dương có các cung :
+ Cung Tý -Sửu ,được định danh ( Từ định danh em dùng thay cho từ "nạp giáp" , " Nạp âm " , cho đỡ lằng nhằng ) bằng 10 can , từ Giáp cho đến Nhâm .
+Cung Dần- Mão, được định danh bằng 10 can , từ Bính đến Ất .
+Cung Thìn -Tỵ , được định danh bằng 10 can từ Mậu đến Đinh .

- Phần âm gồm các cung :
+ Cung Ngọ - Mùi , được định danh bằng 10 can từ Canh đến Kỷ .
+Cung Thân -Dậu , được định danh bởi 10 can từ Nhâm đến Tân.
+ Cung Tuất - Hợi , được định danh bởi 10 can từ Giáp đến Quý .

4 . Xác định tính chất Ngũ hành cho từng cung bằng cách : Đem thứ tự của Ngũ tinh trong bầu trời vào cung Tý - Sửu . Do đó , thứ tự ngũ hành của cung Tý - Sửu như sau : Kim - Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc . Hệ quả là :

+ Ở chu kì thứ nhất : Tý sửu - Kim ; Dần - Mão - Hỏa ; Thìn tỵ - Mộc ( Đều đếm thuận theo thứ tự của Ngũ tinh trong tự nhiên Kim - Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc từ 1 đến 3 . Nguyên nhân của việc đếm 3 , là do Địa bàn đi hết 2 cung thì Hỏa tinh mới đi hết 1 cung .) . Đến Ngọ mùi - Thổ . Tức là không tuân theo quy luật đếm thuận từ 1 đến 3 .( Vì đếm từ cung Thìn tỵ , thì Mộc 1 , Kim 2 , Thủy 3 .) Nguyên nhân , Các bác xem đoạn phim tư liệu em nêu . Vậy Ngọ mùi - Thổ ; Thân Dậu - Kim ; Tuất hợi - Hỏa ( Lại tuân theo đúng quy luật .

+ Tương tự ở các chu kì tiếp theo ....

* Vậy số 3 đếm thuận là nói quy luật vận động của ngũ hành trong các cung của Hỏa Lịch . Vậy số 3 đếm nghịch nằm ở đâu ? Các bác so sánh thứ tự ngũ hành của cung Tý sửu và cung đối là Ngọ mùi khắc hiểu .

* Số 7 sinh ra ở đâu ? Ý nghĩa là gì ? Xin được giải thích sau .

Em chào các bác ...!

hieunv74
20-01-17, 20:30
Bắt đầu thấy hay hay rồi bác BCDH tiếp đi
:611d7::611d7::611d7:

BanChatDichHoc
21-01-17, 18:08
Em chào các bác ....!

*Hôm trước , em đã giải thích cho các bác nguyên nhân và ý nghĩa của con số 3 đếm thuận và đếm nghịch trong Hỏa Lịch . Bây giờ , xim giải thích cho các bác sự xuất hiện của con số 7 và ý nghĩa của nó trong Hỏa Lịch như sau :

* Như các bác đã thấy :
- Hỏa Lịch chia thành 5 chu kì nhỏ khởi từ cung Tý-Sửu . Đi hết năm vòng nhỏ đó là một chu kì Hoàn Nguyên ứng với 60 hoa giáp .

- Tuy nhiên từ chu kì thứ nhất sang chu kì thứ 2 , từ chu kì 2 sang chu kì 3 , từ chu kì 3 sang chu kì 4 , từ chu kì 4 sang chu kì 5 , rồi từ chu kì 5 sang chu kì 1 . Tất cả đều có vấn đề . Đó là : Không tuân theo quy luật đếm thuận từ 1 đến 3 .

- Ví dụ : Kết thúc chu kì thứ nhất tại cung Tuất- Hợi là Hỏa . Nhưng đầu chu kì thứ 2 là Thủy . Vậy là ; Nếu đếm từ cung Tuất-Hợi của chu kì thứ nhất , sang cung Tý -Sửu của chu kì 2 sẽ phải là : 1 Hỏa , 2 Thổ , 3 Mộc . Thế mà , ở chu kì 2 của cung Tý -Sửu lại là Thủy .


- Đây chính là nguyên nhân của việc xuất hiện số 7 trong Hỏa Lịch . Nghĩa là khi kết thúc 1 chu kì từ Tý - Sửu tới Tuất Hợi . Thì sẽ đếm thuận đến 7 theo thứ tự Ngũ tinh trong tự nhiên Kim -Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc . Bắt đầu đếm từ Tinh khởi đầu của chu kì trước đến 7 sẽ là tinh khởi đầu của chu kì sau .

- Ví dụ : Tinh khởi đầu của chu kì thứ nhất là Kim . Vậy bắt đầu đếm : 1 Kim . 2 Thủy , 3 Hỏa , 4 Thổ , 5 Mộc , 6 Kim , 7 Thủy . Do đó , Thủy là Tinh khởi đầu cho chu kì 2 . Muốn biết tinh Khởi đầu của chu kì 3 là gì ? Ta lại đếm 1 Thủy , 2 Hỏa , 3 Thổ , 4 Mộc , 5 Kim , 6 Thủy , 7 Thổ . Vậy Thổ là tinh khởi đầu của chu kì 3 . Tương tự các chu kì khác .....

- Như vậy số 7 đếm thuận chỉ là cách tính đơn giản dùng để xác định Tinh khởi đầu của các chu kì vận động của Hỏa Lịch .


* Bản chất thật sự của số 7 đếm thuận là gì ? Xin giới thiệu với các bác giá trị thứ 2 của hỏa lịch :

- So sánh chu kì vận động của Địa Bàn với chu kì vận động của hỏa tinh . chúng ta có con số sau :

+ Một năm Địa Bàn = 365 , 25 ngày ( Tương đương với 360 thần )
+ Một năm hỏa Lịch bằng 779, 96 ngày ( Tương đương với 360 thần )

- Như vậy sau 2 năm Địa bàn có số ngày là 730, 50 ngày . Lấy 1 năm của Hỏa tinh trừ đi ta có con số ấn tượng là : 779 , 96 - 730, 50 = 49 , 46 ngày .

- Đến đây chắc các bác biết nó là số gì rồi .....hihihi ....Số Đại Diễn , nếu tính tròn lên và số Cỏ Thi , nếu tính tròn xuống . Vậy sự thật bói Cỏ Thi là gì ...???......

- Tóm lại , mỗi chu kì của Hỏa lịch bằng 2 chu kì của Địa bàn và dư 49 ngày ( Nhuận số ). Lấy thứ tự Ngũ tinh đặt vào các ngày này ( 2 ngày 1 tinh đếm từ 1 đến 3 ). Thì sau 49 ngày sẽ được khởi tinh của vòng sau . Do vậy số 7 đếm thuận . Thực chất là tính nhuận đơn giản của của Hỏa Lịch


* Các giá trị khác các bác tự khám phá .

* Em chào các bác ....!

VinhL
22-01-17, 04:43
Bạn BanChatDichHoc,

Có 2 vấn đề trong cái thuyết của bạn:
Thứ 1)


..............
* Sau đây em xin mô tả Hỏa Lịch như sau : ( Các bác quan sát thật kĩ cái đồ hình của bác VinhL đăng lên )
1. Người xưa cho rằng trong Ngũ tinh Kim , Mộc , Thủy , Hỏa , Thổ . Lấy Hỏa làm tâm thì Thủy , Kim ở bên trong , Thổ , Mộc ở bên ngoài . Theo thứ tự như sau : Kim - Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc .

...!

Thứ tự ngũ tinh là
Thủy Kim Hỏa Mộc Thổ
Không biết lẻ gì mà lại biến thành Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc?

Thật ra Hỏa Lịch căn cứ vào Đại Hỏa tinh của bộ Tâm tú ạ!!!
Bạn đọc thêm:
Nguồn:
http://www.guokr.com/question/495180/


今天在百度偶然看到火历一说:
1、庞朴先生发现的一种按照大火星( 蝎宫的α星,我国叫做大火或心宿二 在不同时间出现在天空中不同地方的 规律为授时标准的我国上古历法。
在以太阳和太阴为授时星象以前,古 中国人曾有很长一段时间以大火(心 )为生产和生活的纪时根据。大火昏 起东方之时,被认作一年之始;待到 火西流,则预示冬眠来临。此外如大 晨昏中天、火伏、晨见,也都被作为 从事相应活动的指示。
火历在文献中留有大量痕迹,在民俗 保存着浓厚的风习(如华人为何尚龙 龙为何戏珠,寒食、灶神,等等); 天文学史上不少费解的难题(如二十 宿的顺序何以逆反,太岁纪年法的旋 方向为何与日月五星相左,干支古代 写法中为何有两个“子”字,等等) 也都只能以火历来澄清。
田合禄先生依《尚书-尧典》推算:火历是把一年定为360天 四时(四季),每季二月,一年8个月 ,每月45天。
大火昏见于东方地平线时,为火历正 ;为春分时的天象,以春分为年首;
大火昏见于东方半空时,为火历二月 为立夏时的天象;
大火昏见于南中天时,为火历三月; 夏至时的天象;
大火昏见于西方半空时,为火历四月 为立秋时的天象;
大火昏见于西方地平线时,为火历五 ;为秋分时的天象;
大火晨见于东方半空时,为火历六月 为立冬时的天象;
大火晨见于南中天时,为火历七月; 冬至时的天象;
大火晨见于西方半空时,为火历八月 为立春时的天象;
这是一种后天八卦结构的历法,早期 不太成熟的历法。没有节气,物候, 朔安排的太阳历。
2、 亦作“ 火厤 ”。古指以火德为象征的王朝历数。 南朝 梁 陶弘景 《许长史旧馆坛碑》:“ 梁 天监 十三年,敕质此精舍,立为朱阳馆。 远符先徵,定祥火厤。”《隋书•音 志下》:“火灵降胙,火历载隆;蒸 哉帝道,赫矣皇风。”
主要是想问问里面的【在民俗中保存 浓厚的风习(如华人为何尚龙,龙为 戏珠,寒食、灶神,等等);天文学 史上不少费解的难题(如二十八宿的 序何以逆反,太岁纪年法的旋转方向 何与日月五星相左,干支古代写法中 为何有两个“子”字】这些啦`~

Thứ 2)


........

Sách " Thái Ất tinh kinh " viết :

Ngũ tinh chi thứ tự , Thổ , Mộc , Hỏa , Kim , Thủy , tự trung ương Hỏa khởi , nghịch số tam , lịch Hỏa , Thổ , Kim , Mộc , Thủy nhi vô cùng , cố Hỏa nhất Thổ nhị Kim tam Mộc tứ Thủy ngũ . Dĩ thất khứ chi , Hỏa lục Thổ ngũ Kim tứ Mộc tam Thủy nhị , cố Hỏa hàm Thổ , Thổ hàm Kim , Kim hàm Mộc , Mộc hàm Thủy . Tử phủ thụ khí nhi phát xuất thân nhập dần , dĩ thành hóa dục chi công hĩ .

=

Thứ tự của ngũ tinh Thổ -Mộc -Hỏa -Kim -Thủy . Từ chính giữa là Hỏa mà khởi , đếm nghịch 3 số , trải qua sẽ là Hỏa ->Kim ->Mộc ->Thủy ... cứ thế đến vô cùng . Cho nên , Hỏa 1 - Thổ 2 - Kim 3 - Mộc 4 - Thủy 5 . Lấy 7 mà trừ đi sẽ được Hỏa 6 - Thổ 5 - Kim 4 - Mộc 3 - Thủy 2 . Cho nên , Hỏa hàm Thổ , Thổ hàm Kim , Kim hàm Mộc , Mộc hàm Thủy . Tử Phủ thụ nhận khí mà phát sinh , xuất ra ở Thân , nhập vào ở Dần , mà thành cái công sinh hóa dưỡng dục vậy .

Như vậy đủ biết rằng , Ngũ tinh vốn tự hàm chứa nguyên lý của cục số nạp âm trong Tử Vi Đẩu Số ( Hỏa lục cục , Thổ ngũ cục , Mộc tam cục , Thủy nhị cục ).

...!

“Tử Phủ thụ nhận khí mà phát sinh ra ở Thân nhập vào ở Dần mà thành cái công sinh hóa dưỡng dục vậy?
Bạn chắc chắn chưa hiểu thấu cái câu trên ý nó là gì.

Đây chính là nói đến Thái Âm, Nguyệt. Đông Chí Nhật Nguyệt xuất nhập tại Thìn Thân, Nhật xuất Thìn nhập Thân, thì Nguyệt xuất Thân nhập Thìn. Hạ Chí Nhật xuất Dần nhập Tuất, thì Nguyệt xuất Tuất nhập Dần, cho nên mới nói Xuất Thân Nhập Dần là ám chi Nguyệt.
Cái công sinh hóa dưỡng dục chính là nói đến Nguyệt, 9 tháng 10 ngày bào thai trong bụng mẹ ạ!!!

Nguyệt trong Tử Vi rất là quan trọng, bỡi Mệnh Cung được căn cứ vào Nguyệt và Thời, sao đó lại lấy Ngũ Hành Nạp Âm để tính Cục, mà an vòng sao Tử - Phủ. (Tử Phủ thụ nhận khí, vv....).
Nguyệt xuất từ Tây, cho nên vòng Nạp Âm củng khỡi đầu từ Tây Kim vậy.
Thế bạn có biết tại sao lại dùng Nạp Âm Cục để an vòng sao Tử Vi không?

Hihihihihihihi

BanChatDichHoc
22-01-17, 21:18
Em chào các bác ! Em chào bác VinhL...!


Bạn BanChatDichHoc,

Có 2 vấn đề trong cái thuyết của bạn:

Thứ 1)

Thứ tự ngũ tinh là
Thủy Kim Hỏa Mộc Thổ
Không biết lẻ gì mà lại biến thành Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc?

Đâu chỉ có vấn đề này , mà còn cả vấn đề nữa là : Trong thực tế , Hỏa Tinh đâu có vận động nghịch chiều quỹ đạo của nó 60 ngày trong mỗi chu kì , rồi lại thuận theo quỹ đạo vốn có của nó .


Thật ra Hỏa Lịch căn cứ vào Đại Hỏa tinh của bộ Tâm tú ạ!!!
Bạn đọc thêm:
Nguồn:
http://www.guokr.com/question/495180/


今天在百度偶然看到火历一说:
1、庞朴先生发现的一种按照大火星( 蝎宫的α星,我国叫做大火或心宿二 在不同时间出现在天空中不同地方的 规律为授时标准的我国上古历法。
在以太阳和太阴为授时星象以前,古 中国人曾有很长一段时间以大火(心 )为生产和生活的纪时根据。大火昏 起东方之时,被认作一年之始;待到 火西流,则预示冬眠来临。此外如大 晨昏中天、火伏、晨见,也都被作为 从事相应活动的指示。
火历在文献中留有大量痕迹,在民俗 保存着浓厚的风习(如华人为何尚龙 龙为何戏珠,寒食、灶神,等等); 天文学史上不少费解的难题(如二十 宿的顺序何以逆反,太岁纪年法的旋 方向为何与日月五星相左,干支古代 写法中为何有两个“子”字,等等) 也都只能以火历来澄清。
田合禄先生依《尚书-尧典》推算:火历是把一年定为360天 四时(四季),每季二月,一年8个月 ,每月45天。
大火昏见于东方地平线时,为火历正 ;为春分时的天象,以春分为年首;
大火昏见于东方半空时,为火历二月 为立夏时的天象;
大火昏见于南中天时,为火历三月; 夏至时的天象;
大火昏见于西方半空时,为火历四月 为立秋时的天象;
大火昏见于西方地平线时,为火历五 ;为秋分时的天象;
大火晨见于东方半空时,为火历六月 为立冬时的天象;
大火晨见于南中天时,为火历七月; 冬至时的天象;
大火晨见于西方半空时,为火历八月 为立春时的天象;
这是一种后天八卦结构的历法,早期 不太成熟的历法。没有节气,物候, 朔安排的太阳历。
2、 亦作“ 火厤 ”。古指以火德为象征的王朝历数。 南朝 梁 陶弘景 《许长史旧馆坛碑》:“ 梁 天监 十三年,敕质此精舍,立为朱阳馆。 远符先徵,定祥火厤。”《隋书•音 志下》:“火灵降胙,火历载隆;蒸 哉帝道,赫矣皇风。”
主要是想问问里面的【在民俗中保存 浓厚的风习(如华人为何尚龙,龙为 戏珠,寒食、灶神,等等);天文学 史上不少费解的难题(如二十八宿的 序何以逆反,太岁纪年法的旋转方向 何与日月五星相左,干支古代写法中 为何有两个“子”字】这些啦`~

- Xin chân thành cẩm ơn bác VinhL đã cho em tài liệu này !

Thứ 2)


“Tử Phủ thụ nhận khí mà phát sinh ra ở Thân nhập vào ở Dần mà thành cái công sinh hóa dưỡng dục vậy?
Bạn chắc chắn chưa hiểu thấu cái câu trên ý nó là gì.

Đây chính là nói đến Thái Âm, Nguyệt. Đông Chí Nhật Nguyệt xuất nhập tại Thìn Thân, Nhật xuất Thìn nhập Thân, thì Nguyệt xuất Thân nhập Thìn. Hạ Chí Nhật xuất Dần nhập Tuất, thì Nguyệt xuất Tuất nhập Dần, cho nên mới nói Xuất Thân Nhập Dần là ám chi Nguyệt.
Cái công sinh hóa dưỡng dục chính là nói đến Nguyệt, 9 tháng 10 ngày bào thai trong bụng mẹ ạ!!!

- Công sinh hóa dưỡng dục không chỉ có vậy thôi đâu !!! Quá hẹp bác ạ !!!

Nguyệt trong Tử Vi rất là quan trọng, bỡi Mệnh Cung được căn cứ vào Nguyệt và Thời, sao đó lại lấy Ngũ Hành Nạp Âm để tính Cục, mà an vòng sao Tử - Phủ. (Tử Phủ thụ nhận khí, vv....).
Nguyệt xuất từ Tây, cho nên vòng Nạp Âm củng khỡi đầu từ Tây Kim vậy.
Thế bạn có biết tại sao lại dùng Nạp Âm Cục để an vòng sao Tử Vi không?

- Bác tự trả lời bằng hàng chữ đỏ ở trên rồi ! Sao còn đùa em vậy !!! Tùy bác thôi !

- Người xưa đã không hiểu nó nên gọi Nạp âm ngũ hành là "Nạp Kim " . Rồi lấy nhạc luật để giải thích . Nay bác lại cho là Nạp Âm có gốc từ Thái Âm - Nguyệt ....Không rõ sẽ đi đến đâu .

- Không phân biệt được thực và tượng thật khó vậy . Có lẽ bác VinhL đặt hàng chữ xanh em đánh dấu vào đường nối giữa Dần và Thân xem sao . Rồi xem Nạp Âm nghĩa là gì , có phải Thái Âm không ?


Hihihihihihihi


* Hôm nay , em lên đây không phải để tranh luận . Bác VinhL đã có bài phản hồi . Em biết, thế nào rồi bác cũng lại ghé qua . Tranh thủ gửi tới bác VinhL , người em quý mến , cùng bác Hieunv74 , bác Nam Phong , bác Longtuan, cùng các bác .... Chúc các bác cùng gia đình , mùa xuân mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG - VẠN SỰ NHƯ Ý .

*Tranh luận gì ra ngoài tết các bác nhé .... Em chào các bác.... !!!!


:101::101::101::101:

hieunv74
23-01-17, 22:38
Tại lão Hieunv74 đưa phim lên mấy ngày nay lại bị cuốn theo bộ phim này .
Xét lịch sử Trung quốc chỉ có mấy người trong lịch sử thời cổ hiểu dịch
Trương lương , Phạm Lãi , Khổng Minh cũng hiểu song lại muốn chống lại mệnh trời .
Lịch sử có câu vạn đại quân sư Gia Cát Lượng , thống nhất sơn hà Lưu Bá Ôn khi phò tá lập nghiệp xong Lưu Bá Ôn xong việc muốn rút không xong vẫn bị đuổi cùng giết tận . (Lưu Bá Ôn vừa là thầy phong thủy kiến tạo nên Bắc Kinh )
Khi quan sát TQ lấy Tây An làm tâm điểm đến bây giờ thời khí thay đổi nhiều nếu cứ đọc hoài sách cổ nhiều lúc thấy mệt ...hi hi
Xét lịch sử TQ dù thấy nhiều dấu tích văn hóa nhưng dù đông dân , đất rộng nhưng lại bị nhiều nước nhỏ hơn chiếm đóng .......
may ra có vài nước ở gần phần địa lý tương đối tương đồng là bị ăn hiếp thôi .......đâu có được như Thành Cát Tư Hãn , la- pô-lê -ông .....điều này khiến ta cũng nhiều lúc phải suy nghĩ ...dù bây giờ họ vẫn đang mạnh nhưng ở cái khác ....
Đây lời bình hai lá số Hàn Tín hình như không hiểu số mình thì phải
http://kienthuc.net.vn/tham-cung/bi-an-la-so-tu-vi-cua-truong-luong-han-tin-221499.html

Lão longtuan đã xem: Hạng vũ đánh trận Cự Lộc chưa?

Trích lại :
"Thiên Chi như Sở Lâm, Địa Chi Như Sở Cảm".
Sở ở đây ám chỉ cái đạo hành quân của Tây Sở Bá Vương, thần tốc, vũ bảo, sát lộc vô cùng. Lai mạch nhập thủ tại thiên quái đều mang tính chất này. "Sở cảm" là ám chỉ Lưu Bang, hiền hòa, từ tốn, đây là cái tính chất của "Địa Quái"! Thiên Địa chi đạo, chúng sanh đều bình đẳng, sát lộc quá nhiều là việc cấm kỵ.

Hết trích.

VinhL
24-01-17, 05:13
Lão longtuan đã xem: Hạng vũ đánh trận Cự Lộc chưa?

Trích lại :
"Thiên Chi như Sở Lâm, Địa Chi Như Sở Cảm".
Sở ở đây ám chỉ cái đạo hành quân của Tây Sở Bá Vương, thần tốc, vũ bảo, sát lộc vô cùng. Lai mạch nhập thủ tại thiên quái đều mang tính chất này. "Sở cảm" là ám chỉ Lưu Bang, hiền hòa, từ tốn, đây là cái tính chất của "Địa Quái"! Thiên Địa chi đạo, chúng sanh đều bình đẳng, sát lộc quá nhiều là việc cấm kỵ.

Hết trích.

Xem lại phim lịch sử thì củng nên nhớ rằng Sở củng là một chi của Bách Việt.
Đọc thêm cái này:

Phải chăng Nước Sở thời Xuân Thu Chiến Quốc là nguồn gốc của dân Việt

Và như vậy củng có thể gọi nó là
Việt Hán Tranh Hùng!

Hihihihihihihihi

VinhL
24-01-17, 09:21
Lão longtuan đã xem: Hạng vũ đánh trận Cự Lộc chưa?

Trích lại :
"Thiên Chi như Sở Lâm, Địa Chi Như Sở Cảm".
Sở ở đây ám chỉ cái đạo hành quân của Tây Sở Bá Vương, thần tốc, vũ bảo, sát lộc vô cùng. Lai mạch nhập thủ tại thiên quái đều mang tính chất này. "Sở cảm" là ám chỉ Lưu Bang, hiền hòa, từ tốn, đây là cái tính chất của "Địa Quái"! Thiên Địa chi đạo, chúng sanh đều bình đẳng, sát lộc quá nhiều là việc cấm kỵ.

Hết trích.

Hieunv74,
Bộ lão đưa link là "Hán Sỡ Tranh Hùng" xuất bản 2012, 51 tập thì phải.
Thêm bộ nửa là "Hán Sỡ Truyền Kỳ" xuất ban 2011, 80 tập.
Không biết bộ nào hay hơn nhỉ?

namphong
24-01-17, 10:18
anh VinhL:
Thứ tự của Ngũ tinh đúng là Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc đó lão.

Tuy nhiên cái đoạn giải thích này:
Thứ tự của ngũ tinh Thổ -Mộc -Hỏa -Kim -Thủy . Từ chính giữa là Hỏa mà khởi , đếm nghịch 3 số , trải qua sẽ là Hỏa ->Kim ->Mộc ->Thủy ... cứ thế đến vô cùng . Cho nên , Hỏa 1 - Thổ 2 - Kim 3 - Mộc 4 - Thủy 5 . Lấy 7 mà trừ đi sẽ được Hỏa 6 - Thổ 5 - Kim 4 - Mộc 3 - Thủy 2 . Cho nên , Hỏa hàm Thổ , Thổ hàm Kim , Kim hàm Mộc , Mộc hàm Thủy . Tử Phủ thụ nhận khí mà phát sinh , xuất ra ở Thân , nhập vào ở Dần , mà thành cái công sinh hóa dưỡng dục vậy .

Như vậy đủ biết rằng , Ngũ tinh vốn tự hàm chứa nguyên lý của cục số nạp âm trong Tử Vi Đẩu Số ( Hỏa lục cục , Thổ ngũ cục , Mộc tam cục , Thủy nhị cục ).



Lão nhìn ra Hà Đồ Hỏa ở giữa hay không?

thoitu
24-01-17, 10:42
Đoạn này mới liên quan đến nhân vật của Hán Sở tranh hùng .Có cả Phạm Lãi của cuộc chiến Ngô -Việt nữa!
【Lai long tu khán tọa chính huyệt, hậu nhược không thì tất hữu công. Châu huyền quan nha vi cách cục, tất nhiên thanh hiển lập uy hùng. Phạm lễ (Phạm Lãi)Tiêu Hà Hàn Tín tổ, ất tân đinh quý tài túc phong. Hợi nhâm tủng long hưng tổ cách, tị bính vượng tương nhất bàn đồng. Dần thân tị hợi đẳng ngũ cát, ất tân đinh quý tứ vị thông. Tử phi trú miên hà vinh hiển, tam sinh ngũ đỉnh thụ vương phong. Long hồi triêu tổ huyền tự thủy, khoa danh bảng nhãn cập thần đồng. Hậu không tị kiến tiền thiên quyết, huyệt yếu oa kiềm mạch đáo cung. Thí khán châu nha cập thai các, na cá kháo trứ hậu lai long. Sa ấp thủy triêu vi thượng cách, la thành ủng vệ huyệt cư trung. Y đồ thủ hướng vô soa ngộ, bất thị vương hầu tức tương công. 】

VinhL
31-01-17, 04:33
anh VinhL:
Thứ tự của Ngũ tinh đúng là Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc đó lão.

Tuy nhiên cái đoạn giải thích này:
Thứ tự của ngũ tinh Thổ -Mộc -Hỏa -Kim -Thủy . Từ chính giữa là Hỏa mà khởi , đếm nghịch 3 số , trải qua sẽ là Hỏa ->Kim ->Mộc ->Thủy ... cứ thế đến vô cùng . Cho nên , Hỏa 1 - Thổ 2 - Kim 3 - Mộc 4 - Thủy 5 . Lấy 7 mà trừ đi sẽ được Hỏa 6 - Thổ 5 - Kim 4 - Mộc 3 - Thủy 2 . Cho nên , Hỏa hàm Thổ , Thổ hàm Kim , Kim hàm Mộc , Mộc hàm Thủy . Tử Phủ thụ nhận khí mà phát sinh , xuất ra ở Thân , nhập vào ở Dần , mà thành cái công sinh hóa dưỡng dục vậy .

Như vậy đủ biết rằng , Ngũ tinh vốn tự hàm chứa nguyên lý của cục số nạp âm trong Tử Vi Đẩu Số ( Hỏa lục cục , Thổ ngũ cục , Mộc tam cục , Thủy nhị cục ).



Lão nhìn ra Hà Đồ Hỏa ở giữa hay không?

Lão Đế,
Hôm nay nghĩ đến Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn mới hiểu cái Hỏa ỡ trung mà lão nói. Hihihihihihihihi

Lấy Nội Kinh mà đi khán Kỳ Môn thì thấy được cái Trường khí xuất nhập của Địa Cầu. Kỳ Môn thật còn nhiều bí ẩn lắm lắm!

namphong
31-01-17, 08:40
Ừ, nhưng cái đoạn trích bên dưới này là sai nhé lão VinhL. Hà Đồ nói Hỏa mà thế nhân lại lầm là Thổ trung ương, bao nhiêu năm rồi cứ sai nối tiếp nhau. Sự cố chấp trong mỗi người cứ lớn dần theo năm tháng. Các con số 6, 5, 4, 3, 2 là bí mật của tự nhiên, mỗi số hàm chứa một nguyên lý không hề đơn giản, lấy nó mà gán ghép cho Ngũ hành Hỏa Thổ Kim Mộc Thủy thì buồn cười lắm.

Tuy nhiên cái đoạn giải thích này:
Thứ tự của ngũ tinh Thổ -Mộc -Hỏa -Kim -Thủy . Từ chính giữa là Hỏa mà khởi , đếm nghịch 3 số , trải qua sẽ là Hỏa ->Kim ->Mộc ->Thủy ... cứ thế đến vô cùng . Cho nên , Hỏa 1 - Thổ 2 - Kim 3 - Mộc 4 - Thủy 5 . Lấy 7 mà trừ đi sẽ được Hỏa 6 - Thổ 5 - Kim 4 - Mộc 3 - Thủy 2 . Cho nên , Hỏa hàm Thổ , Thổ hàm Kim , Kim hàm Mộc , Mộc hàm Thủy . Tử Phủ thụ nhận khí mà phát sinh , xuất ra ở Thân , nhập vào ở Dần , mà thành cái công sinh hóa dưỡng dục vậy .

Như vậy đủ biết rằng , Ngũ tinh vốn tự hàm chứa nguyên lý của cục số nạp âm trong Tử Vi Đẩu Số ( Hỏa lục cục , Thổ ngũ cục , Mộc tam cục , Thủy nhị cục ).

VinhL
02-02-17, 14:28
anh VinhL:
Thứ tự của Ngũ tinh đúng là Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc đó lão.

Tuy nhiên cái đoạn giải thích này:
Thứ tự của ngũ tinh Thổ -Mộc -Hỏa -Kim -Thủy . Từ chính giữa là Hỏa mà khởi , đếm nghịch 3 số , trải qua sẽ là Hỏa ->Kim ->Mộc ->Thủy ... cứ thế đến vô cùng . Cho nên , Hỏa 1 - Thổ 2 - Kim 3 - Mộc 4 - Thủy 5 . Lấy 7 mà trừ đi sẽ được Hỏa 6 - Thổ 5 - Kim 4 - Mộc 3 - Thủy 2 . Cho nên , Hỏa hàm Thổ , Thổ hàm Kim , Kim hàm Mộc , Mộc hàm Thủy . Tử Phủ thụ nhận khí mà phát sinh , xuất ra ở Thân , nhập vào ở Dần , mà thành cái công sinh hóa dưỡng dục vậy .

Như vậy đủ biết rằng , Ngũ tinh vốn tự hàm chứa nguyên lý của cục số nạp âm trong Tử Vi Đẩu Số ( Hỏa lục cục , Thổ ngũ cục , Mộc tam cục , Thủy nhị cục ).



Lão nhìn ra Hà Đồ Hỏa ở giữa hay không?

Lão Đế,
Thật ra sự giải thích Nạp Âm căn cứ vào Hỏa làm tâm hoàn toàn vô lý, bỡi nó không thể giải thích được tại sao phải đi nghịch 3.

Cục số thì lấy 7 trừ, để được Cục số củng hoàn toàn vô lý.
Quyển Thái Ất Kinh Tinh gì đó, củng không còn tồn tại, không thể truy nguyên.

Luật Nạp Âm xuất từ Hà Đồ Lạc Thư và chu kỳ 9 của Nguyệt!!!

Hậu Thiên Bát Quái
Thổ thuộc Cấn Khôn = 11 hoạch = 1 Thổ
Thủy thuộc Khãm = 5 hoạch = 5 Thủy
Kim thuộc Càn Đoàn = 7 hoạch = 7 Kim
Mộc thuộc Chấn Tốn = 9 hoạch = 9 Mộc
Hỏa thuộc Ly = 4 hoạch, Hỏa hàm Thộ trừ 1 = 3 Hỏa

1 Thổ, 3 Hỏa, 5 Thủy, 7 Kim, 9 Mộc
Đây chính là cổ pháp Nạp Âm từ Dịch (xem cổ thư Phong Giác Chiêm, Ất Tỵ Chiêm)!!!

Đây chính là nguyên lý mà Không tử nói:
Nhất ngôn đắc chi Thổ Cung
Tam ngôn đắc Hỏa Chủy
Ngũ ngôn đắc Thủy Vũ
Thất ngôn đắc Kim Thương
Cửu ngôn đắc Mộc Giốc

Tại sao Hỏa hàm Thổ??
Bỡi Thô tại tâm được ký vào Khôn (Kỳ Môn)

Nó xuất từ Số 5, trong Tượng Số:
5 x 1 = 5
5 x 2 = 10 = 1 + 0 = 1 Thủy
5 x 3 = 15 = 1 + 5 = 6
5 x 4 = 20 = 2 + 0 = 2 Hỏa
5 x 5 = 25 = 2 + 5 = 7
Dương Nghi
-------------------------- = 5 Thổ
5 x 6 = 30 = 3 + 0 = 3 Mộc
5 x 7 = 35 = 3 + 5 = 8
5 x 8 = 40 = 4 + 0 = 4 Kim
5 x 9 = 45 = 4 + 5 = 9
5 x 10 = 50 = 5 + 0 = 5
Âm Nghi
1 + 6 + 2 + 7 = 16 = 1 + 6 = 7 Dương dã
3 + 8 + 4 + 9 = 24 = 2 + 4 = 6 Âm dã
Đây chính số 7 và 6 của Dịch Có Thi!!!

Theo trên thứ tự sẻ là Thủy Hỏa Thổ Mộc Kim,
Lấy Kim làm đầu vì Nguyệt xuất Tây Kim, ta có:
Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc
Đây chính là thứ tự Nạp Âm theo Can Giáp (Ất), Bính (Đinh),
Mậu (Kỷ), Canh (Tân), Nhâm (Quý)

Chẳng phải đêm 3 gì cả!!!

Lấy chu kỳ 9 của Nguyệt, khởi đầu bằng Giáp Tý, theo nhóm 3 Dương Can, tức 6 Can Âm Dương, kết hợp với TýNgọ-SửuMùi, DànThân-MãoDậu, ThìnTuất-TỵHợi
Giáp Nhâm Canh - Kim
Mậu Bính Giáp - Hỏa
Nhâm Canh Mậu - Mộc
Bính Giáp Nhâm - Thủy
Canh Mậu Bính - Thổ

Nạp theo Can thì Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc
Nạp theo Chi thì Kim Hỏa Mộc Thủy Thổ

Âm Dương Thuận Nghịch Diệu Nan Cùng!!!

Hihihihihihihihi

VinhL
03-02-17, 03:30
Chúng ta đã thấy chu kỳ 9 của Nguyệt đi theo can sẻ là:
Giáp Nhâm Canh Mậu Bính.

Ta thử xem thứ tự của Bát Quái Nạp Giáp
Càn Chấn Khãm Cấn nhé:
Giáp Nhâm Canh Mậu Bính!!!

Tại sao 6 quẻ thuần Lục Tử (Chấn Khãm Cấn, Tốn Ly Đoài), đều có hào sơ và tứ hào nạp âm Thổ?

Chấn Sơ Tứ hào Canh Tý, Canh Ngọ Thổ
Tốn Sơ Tứ hào Tân Sưu, Tân Mùi Thổ
Khãm Sơ Tứ hào Mậu Dần, Mậu Thân Thổ
Ly Sơ Tứ hào Kỹ Mão, Kỹ Dậu Thổ
Cấn Sơ Tứ hào Bính Thìn, Bính Tuất Thổ
Đoài Sơ Tứ hào Đinh Tỵ, Đinh Hợi Thổ

Đó chính là căn cứ vào 2 nguyên tắc Nạp Giáp và Nạp Âm!
Nạp Giáp căn cứ vào Nguyệt Thể (Tượng dã)
Nạp Âm căn cứ vào Nguyệt Số (Số dã)

Chấn nạp Canh, Sơ Tứ là Tý Ngọ, cho nên Tý Ngọ thuộc Canh
Tốn nạp Tân, Sơ Tứ là Sửu Mùi, cho nên Sửu Mùi thuộc Tân
Khãm nạp Mậu, Sơ Tứ là Dần Thân, cho nên Dần Thân thuộc Mậu
Ly nạp Kỷ, Sơ Tứ là Mão Dậu, cho nên Mão Dậu thuộc Kỷ
Cấn nạp Bính, Sơ Tứ là Thìn Tuất, cho nên Thìn Tuất thuộc Bính
Đoài nạp Đinh, Sơ Tứ là Tỵ Hợi, cho nên Tỵ Hợi thuộc Đinh

Tý Ngọ - Canh
Sửu Mùi - Tân
Dần Thân - Mậu
Mão Dậu - Kỹ
Thìn Tuất - Bính
Tỵ Hợi - Đinh

Nhất Ngôn 1 số là Thổ
Tam Ngôn 3 số là Hỏa
Ngũ Ngôn 5 số là Thủy
Thất Ngôn 7 số là Kim
Cưu Ngôn 9 số là Mộc.

Giáp Tý, Tý thuộc Canh, đếm từ Giáp 1 đếm đến Canh được 7 số, 7 ngôn là Kim, cho nên Giáp Tý nạp âm Kim vậy
Canh Thân, Thân thuộc Mậu, tứ Canh 1 đếm đến Mậu được 9 số, 9 ngôn là Mộc, cho nên Canh Thân nạp âm Mộc vậy.
Bính Tuất, Tuất thuộc Bính, từ Bính 1 đếm đến Bính vẩn là 1 số, 1 ngôn là Thô, cho nên Bính Tuất nạp âm Thộ vậy.
Nhâm Dần, Dần thuộc Mậu, từ Nhâm 1 đếm đến Mậu được 7 số, 7 ngôn là Kim, cho nên Nhâm Dần nạp âm Kim vậy.
Ất Mùi, Mùi thuộc Tân, từ Ất 1 đếm đến Tân được 7 số, 7 ngôn là Kim, cho nên Ất Mùi nạp âm Kim vậy.
Giáp Thìn, Thìn thuộc Bính, tứ Giáp 1 đếm đến Bính được 3 số, 3 ngôn là Hỏa, cho nên Giáp Thìn nạp âm Hỏa.
Đây chính là phương pháp nạp âm cổ mà trong các sách cổ thư đề cập đến, như quyển Ất Tỵ Chiêm, Phong Giáp Chiêm, vv....

Thổ Hỏa Thủy Kim Mộc (1 3 5 7 9) đây là các nạp âm theo Ngôn tức âm,
đi nghịch từ Kim (Nguyệt xuất Tây Phương) thì là Kim Thủy Hỏa Thổ Mộc, đây là cách nạp theo Can.
Nạp theo chi thì là Kim Hỏa Mộc Thủy Thổ (6 Chi nhảy 1 Cung).
Thuận Nghịch dã!!!

BanChatDichHoc
04-02-17, 10:12
Em chào các bác ! Đầu xuân thấy mọi người tham gia nhiệt tình . Thật khí thế , thật vui !!! Cho em góp vui mấy câu .

Trước hết em xin thống kê một vài sự kiện
- Ngày 11-1-2017 , trong chủ đề " Ngũ hành nạp âm" . Bác VinhL viết : "Theo khoa học thiên văn hiện đại , thì quỹ đạo của Mặt Trăng thay đổi với chu kì là 8,85 năm . Theo thiên văn cổ thì cho là cửu đạo . Nếu khởi đầu là Giáp thì 8,85 năm sau sẽ vào Nhâm , 8,85 năm sau nữa sẽ là Canh , rồi Mậu . ..Bính !!! Nguyệt vốn vận hành từ tây sang đông . Nạp âm cũng từ kim rồi tới Hỏa , tới Mộc , tới Thủy , tới Thổ . "

(Ở đoạn này bác VinhL cho rằng : Chữ ÂM trong Nạp Âm là chỉ Mặt trăng . Tương ứng chu kì 8,85 năm . Cái sai ở phần này sẽ được nói sau .)

- Ngày 2-2-2017 . Bác VinhL nói : " Luật Nạp Âm xuất từ Hà Đồ , Lạc Thư và chu kì 9 của Nguyệt !!! Đây chính là nguyên lí mà Khổng Tử nói :
Nhất Ngôn đắc chi Thổ Cung
Tam Ngôn đắc Hỏa Chủy
Ngũ Ngôn đắc Thủy Vũ
Thất Ngôn đắc Kim Thương
Cửu Ngôn đắc Mộc Giốc . "

( Nghĩa là đem cho kì 8,85 của Mặt trăng vào Hà đồ , Lạc thư sẽ sinh ra Nạp Âm . Cho nên , Bác VinhL lại viết đoạn sau )

- Ngày 3-2-2017. Bác vinhL chứng minh chu kì 9 của nguyệt theo Giáp Nhâm Canh Mậu Bính trong bát quái nạp giáp .Và cho rằng việc dùng Giáp nhâm canh mậu bính trong bát quái là :" căn cứ vào 2 nguyên tắc Nạp Giáp và Nạp âm , Nạp giáp là tượng , Nạp âm là số "

( Rất thuận tai , Tuy vậy vẫn sai - nói sau !)

Cũng trong bài này phần cuối bác bác VinhL nói : " Thổ , Hỏa , Thủy , Kim , Mộc (1-3-5-7-9 ) Đây là các Nạp Âm theo Ngôn tức Âm "

( Ngôn tức Âm - Ngôn là Âm - Âm là Ngôn ....hihihi Âm không còn là Nguyệt nữa rùi....Lại để nói sau .)

Em chào các bác ! Chúc các bác vui vẻ !!!

VinhL
04-02-17, 14:53
Em chào các bác ! Đầu xuân thấy mọi người tham gia nhiệt tình . Thật khí thế , thật vui !!! Cho em góp vui mấy câu .

Trước hết em xin thống kê một vài sự kiện
- Ngày 11-1-2017 , trong chủ đề " Ngũ hành nạp âm" . Bác VinhL viết : "Theo khoa học thiên văn hiện đại , thì quỹ đạo của Mặt Trăng thay đổi với chu kì là 8,85 năm . Theo thiên văn cổ thì cho là cửu đạo . Nếu khởi đầu là Giáp thì 8,85 năm sau sẽ vào Nhâm , 8,85 năm sau nữa sẽ là Canh , rồi Mậu . ..Bính !!! Nguyệt vốn vận hành từ tây sang đông . Nạp âm cũng từ kim rồi tới Hỏa , tới Mộc , tới Thủy , tới Thổ . "

(Ở đoạn này bác VinhL cho rằng : Chữ ÂM trong Nạp Âm là chỉ Mặt trăng . Tương ứng chu kì 8,85 năm . Cái sai ở phần này sẽ được nói sau .)

- Ngày 2-2-2017 . Bác VinhL nói : " Luật Nạp Âm xuất từ Hà Đồ , Lạc Thư và chu kì 9 của Nguyệt !!! Đây chính là nguyên lí mà Khổng Tử nói :
Nhất Ngôn đắc chi Thổ Cung
Tam Ngôn đắc Hỏa Chủy
Ngũ Ngôn đắc Thủy Vũ
Thất Ngôn đắc Kim Thương
Cửu Ngôn đắc Mộc Giốc . "

( Nghĩa là đem cho kì 8,85 của Mặt trăng vào Hà đồ , Lạc thư sẽ sinh ra Nạp Âm . Cho nên , Bác VinhL lại viết đoạn sau )

- Ngày 3-2-2017. Bác vinhL chứng minh chu kì 9 của nguyệt theo Giáp Nhâm Canh Mậu Bính trong bát quái nạp giáp .Và cho rằng việc dùng Giáp nhâm canh mậu bính trong bát quái là :" căn cứ vào 2 nguyên tắc Nạp Giáp và Nạp âm , Nạp giáp là tượng , Nạp âm là số "

( Rất thuận tai , Tuy vậy vẫn sai - nói sau !)

Cũng trong bài này phần cuối bác bác VinhL nói : " Thổ , Hỏa , Thủy , Kim , Mộc (1-3-5-7-9 ) Đây là các Nạp Âm theo Ngôn tức Âm "

( Ngôn tức Âm - Ngôn là Âm - Âm là Ngôn ....hihihi Âm không còn là Nguyệt nữa rùi....Lại để nói sau .)

Em chào các bác ! Chúc các bác vui vẻ !!!

Chỉ là cách nhìn của cổ nhân ỡ khía cạnh khác của 1 vấn đề thôi bạn ạ. Tại sao?
Bỡi cách tính Nạp Âm có nhiều cách (công thức), không phải chỉ một. Mỗi cách là một cách nhìn ỡ khía cạnh khác.

Từ Kim là nói về sự vận hành nguyệt mỗi ngày, chu kỳ 9 năm là sự dịch chuyển của quỷ đạo nguyệt chung quanh địa cầu.

Thôi bạn hiểu như thế nào cũng được vậy.

Mấy bài trước có hỏi bạn nguyên lý của vấn đề lấy cục để tính cung An Tử Vi, không thấy bạn trả lời, chắc bí rồi?
Hihihihihihihihi

BanChatDichHoc
04-02-17, 18:20
Em chào các bác ! em chào bác VinhL !!!! Xin trao đổi với bác VinhL vài lời như sau :

* Nếu bác VinhL cho rằng chu kì 8, 85 năm của Mặt trăng là Cửu Đạo mà lại ghép với Giáp , canh , nhâm , mậu , bính . Là gốc của Nạp Âm là không đúng vì :
- Cửu đạo vốn là quỹ đạo của mặt trăng trong 1 năm , không phải là 8,85 năm . Điều này được em nói rõ trong cuộc tranh luận với bác VinhL trong phần Thái Cực . Nó bao gồm 2 bạch đạo , 2 hắc đạo , 2 thanh đạo , 2 xích đạo cộng với Hoàng đạo là 9 đạo vậy .

* Nếu bác VinhL cho rằng : Luật nạp âm xuất từ Hà đồ , Lạc thư và chu kì 9 của nguyệt . lại càng sai . Vì :
- Đúng là cổ nhân có kết hợp cửu đạo của mặt trăng trong 1 năm vào Lạc thư ...Nói đúng hơn là vào Hậu Thiên Bát Quái . Nhưng nó không sinh ra Nạp Âm mà sinh ra Bát Tiết . Điều này ai cũng có thể thấy trong các quái đó là tiết gì .
- Hơn nữa , nếu sự kết hợp này là cái gốc sinh ra nạp âm . Thì tổng của các hào trong các quái phải có đủ 60 Nạp Âm . Bác VinhL xem nó có đủ không ?

* Với vụ Ngôn là Âm thì có lẽ không cần giải thích . Đó chỉ là cách tính không phải nguồn gốc .

KẾT LUẬN CHUNG : Tất cả các lí luận bác đưa hoặc là vận dụng Nạp Âm hoặc là cách tính Nạp Âm . Không phải cái gốc của Nạp Âm . ( Ở đây có 1 phần lỗi của em là không giải thích rõ cho bác VinhL và các bác vì sao : Thứ tự Thủy - Kim - Hỏa - Mộc - Thổ lại đổi thành Kim - Thủy - Hỏa - Thổ - Mộc )

* Vấn đề định cục trong Tử Vi .
- Em nắm , không phải là tương đối chắc chắn mà là rất chắc chắn . Nhưng không có ý định đưa lên .
- Tuy vậy , nếu bác VinhL chỉ ra được trên đồ hình Tổng quát về định cục Tử Vi có bao nhiêu Tinh cố định , bao nhiêu tinh không cố định . Em sẽ cho các bác biết nguyên lí định cục và chỉ dẫn để các bác hiểu được số cục , cũng như hiểu toàn diện .

* Em chào các bác !!!

hactientn
04-02-17, 19:28
Xin lỗi chen ngang vào các comment của các cụ, Hậu học nghĩ bản chất của dịch học phải là vô cực, thái cực ....... đến 64 quái...384 hào, nghiền ngẫm mãi mà vẫn chưa hình dung chủ đề này theo hướng nào? Bâng khuâng quá đành phải comment gửi cho các cụ, chủ đề nạp âm cụ Hieu74 đã giăng như mạng nhện rồi, giờ lan sang cả chủ đề về DỊCH, giá như vấn đề nạp âm các cụ dẫn chỉ là được trích trong quẻ nào, hào nào trong Dịch thì có lẽ hậu sinh còn biết tìm để đọc để nghiên cứu, chứ thế này đọc khó hiểu quá vì quá cao siêu vì hậu học thấy có nói đến thất tinh giờ cắt đi hai tinh mà chỉ thấy còn ngũ tinh mà sắp xếp mỗi cụ theo một thứ tự khác nhau, Thành thật mà nói thì trong các vấn đề các cụ đưa ra thì hậu học cảm thấy hình như là thấy mỗi cụ hiểu theo một hướng thì phải. Nếu có gì không phải mong các cụ bỏ quá cho.
Đầu xuân năm mới, kính chúc các cụ một năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG và có nhiều đóng góp cho diễn đàn những bài viết hay có giá trị học thuật.

VinhL
05-02-17, 09:29
Xin lỗi chen ngang vào các comment của các cụ, Hậu học nghĩ bản chất của dịch học phải là vô cực, thái cực ....... đến 64 quái...384 hào, nghiền ngẫm mãi mà vẫn chưa hình dung chủ đề này theo hướng nào? Bâng khuâng quá đành phải comment gửi cho các cụ, chủ đề nạp âm cụ Hieu74 đã giăng như mạng nhện rồi, giờ lan sang cả chủ đề về DỊCH, giá như vấn đề nạp âm các cụ dẫn chỉ là được trích trong quẻ nào, hào nào trong Dịch thì có lẽ hậu sinh còn biết tìm để đọc để nghiên cứu, chứ thế này đọc khó hiểu quá vì quá cao siêu vì hậu học thấy có nói đến thất tinh giờ cắt đi hai tinh mà chỉ thấy còn ngũ tinh mà sắp xếp mỗi cụ theo một thứ tự khác nhau, Thành thật mà nói thì trong các vấn đề các cụ đưa ra thì hậu học cảm thấy hình như là thấy mỗi cụ hiểu theo một hướng thì phải. Nếu có gì không phải mong các cụ bỏ quá cho.
Đầu xuân năm mới, kính chúc các cụ một năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG và có nhiều đóng góp cho diễn đàn những bài viết hay có giá trị học thuật.

Chào bạn Hactientn,
Thật ra vấn đề nạp âm trên các hào của 64 quái ít có sách nào nói đến.

Bạn thử lấy 64 quẻ trong bốc dịch, nạp can chi theo tiền bối Kinh Phòng, rồi viết ra nạp âm cho mỗi hào. Bạn sẻ thấy sự sắp xếp có thứ tự của 6 quẻ thuần lục tử.

Lấy sơ hào làm Tâm, Dương quái từ hào nhị đi lên, Âm quái từ 6 đi xuống, tất cả đều là tương ứng.
1-1
2-6
3-5
4-4
5-3
6-2

1-1 đối 4-4
2-6 đối 6-2
3-5 đối 5-3.

Nạp Âm như thế nào?

Tưởng tượng các quái nằm ngan, sơ hào là Đông, lục hào là Tây.
Như vậy có phải là sự hành của Nhật Nguyệt Không?

Từ đó đi tới sẻ là thuyết Quái Khí!

Hihihihihihihihihi

hactientn
05-02-17, 17:37
Chào bạn Hactientn,
Thật ra vấn đề nạp âm trên các hào của 64 quái ít có sách nào nói đến.

Bạn thử lấy 64 quẻ trong bốc dịch, nạp can chi theo tiền bối Kinh Phòng, rồi viết ra nạp âm cho mỗi hào. Bạn sẻ thấy sự sắp xếp có thứ tự của 6 quẻ thuần lục tử.

Lấy sơ hào làm Tâm, Dương quái từ hào nhị đi lên, Âm quái từ 6 đi xuống, tất cả đều là tương ứng.
1-1
2-6
3-5
4-4
5-3
6-2

1-1 đối 4-4
2-6 đối 6-2
3-5 đối 5-3.

Nạp Âm như thế nào?

Tưởng tượng các quái nằm ngan, sơ hào là Đông, lục hào là Tây.
Như vậy có phải là sự hành của Nhật Nguyệt Không?

Từ đó đi tới sẻ là thuyết Quái Khí!

Hihihihihihihihihi

Hactientn rất cảm ơn và trân trọng những gì cụ đã và đang công hiến cho mọi người./.

BanChatDichHoc
05-02-17, 20:41
Em chào các bác ! Em chào bác Hactientn !

* Trước hết , cảm ơn bác về những lời chúc tốt đẹp đến mọi người . Cũng cảm ơn bác đã nói ra những gì tôi nghĩ về bác VinhL , bác NamPhong , bác Hieunv74 , bác VanHoai , và nhiều bác khác nữa . Đúng là cống hiến của các bác ấy thật đáng trân trọng . Nếu không có các bài viết của bác NamPhong , bác VanHoai về phong thủy , nếu không có các bài viết của bác VinhL về Cầm Độn ,..., thì có lẽ giá trị của Diễn Đàn cũng chẳng được là bao !!! .

* Khi bác Hactientn nói : " ...dịch học phải là vô cực , thái cực ,...., đến 64 quái ....384 hào , nghiền ngẫm mãi mà vẫn chưa hình dung chủ đề này đi theo hướng nào ? ....". Điều này làm em nhớ đến câu nói của bác VoChieuKiemKhach rằng : " Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác " . Quả là , 2 bác hiểu về Dịch Học hạn hẹp quá !!! .

- Nếu hiểu như bác Hactientn , thì chỉ cần hiểu đúng về vô cực , thái cực , lưỡng nghi , tứ tượng , bát quái , 64 quái trùng , thì sẽ hiểu thông về Dịch Học .
+ Điều này đúng với Dịch Học của thời kì không có văn tự . Hay còn gọi là Hy-Hoàng dịch đạo ( Theo quan điểm của Thiệu Khang Tiết , khi chú giải Chính Dịch Tâm Pháp ) .
+ Tuy nhiên , Dịch ở thời kì sau lại có những điểm khác biệt . Chẳng hạn , Dịch của Kinh Phòng , Dịch trong Bốc Phệ , ... Mỗi loại đều có những chỗ khác biệt nhất định . Rồi Dịch trong các phái , cũng có những điểm khác biệt . Đây là nói về Dịch Học theo nghĩa lấy 64 quái trùng làm nền tảng .
+ Theo quan điểm của em , thì ....Tử vi , Bốc phệ , Phong thủy địa lí , Cầm độn , Nhâm Độn , Thái Ất .....Đều thuộc về Dịch Học . Sự khác biệt là vận dụng Dịch Học ở những phương diện khác nhau .

- Nếu căn cứ vào câu nói của bác VoChieuKiemKhach thì Dịch Học chính là Kinh Dịch. Bao gồm lời của Văn Vương về các quẻ , lời của các hào , hệ từ , đại tượng . Hiểu theo nghĩa này quá hạn hẹp . Thế nên , mới có chuyện " Dịch mỗi tuổi đọc mỗi khác " . Cho nên , em mới bảo câu nói của bác ấy cho thấy bác ấy chẳng hiểu tí gì về Dịch cả .

*Em nói vậy bởi vì :
Kinh Dịch chỉ là phần ngọn của Dịch , không phải gốc . Cho nên , người đọc không hiểu cái gốc thì rõ rằng mỗi lúc cảm nhận một khác . Chữ " Thời " của Dịch học biến thành chữ " Tuổi " . Cứ như vậy thì Kinh Dịch thành thứ học thuyết " Ba Phải " .

* Do vậy , nếu bác Hactientn để ý thì sẽ thấy chủ đề này không hề đi lạc hướng . Mà đi từ gốc đến ngọn . Từ việc hiểu đúng các khái niệm cơ bản mà xét đúng nghĩa của ứng dụng . Em sẽ chứng minh ở bài kế tiếp .

* Em chào bác Hactientn . Em chào các bác !!!!

BanChatDichHoc
07-02-17, 08:48
Em chào các bác !!!!

* Hôm nay , em sẽ đưa ra một vài ví dụ để chứng minh muốn tìm hiểu về Dịch Học , trong bất cứ môn thuật nào cũng cần phải hiểu đúng các khái niệm cơ bản của nó . Cũng là để nói rõ hướng đi của chủ đề này .

* Ví dụ 1 :
- Đa số người tìm hiểu về Dịch Học , thông qua tìm hiểu Kinh Dịch đều sai lầm ở chỗ không hiểu rõ các khái niệm như : Vô cực , Thái cực, lưỡng nghi , tứ tượng , bát quái , 64 quái trùng . Từ đó cho rằng , sự sinh ra của hệ thống khái niệm này là để giải thích về quá trình hình thành và phát triển thế giới , của vũ trụ .
- Nếu hiểu như vậy , thì cổ nhân vận dụng nó như thế nào trong cuộc sống ? Ý nghĩa tích cực nhất trong cách hiểu trên là ở chỗ ; Vũ trụ có sinh thì có diệt , thì con người cũng vậy , thế nên sống ở trên đời con người phải đối tốt với nhau .
- Tuy nhiên , điểm này chỉ đúng trong các xã hội có giai cấp , có sự bóc lột giữa người với người . Nhưng ở thời con người sống trong các hình thức tổ chức như thị tộc , bộ lạc . Thì không được đúng cho lắm . Trong khi đó , hình thức dịch học sớm nhất là Hy- Hoàng dịch đạo , được hình thành trong các Thị Tộc . Nghĩa là Dịch Đạo họ tạo ra không phải nhằm mục đích khuyên con người sống tốt với nhau , mà mang ý nghĩa khác . ( Nếu bác nào tìm hiểu qua lịch sử Tín ngưỡng - Tôn giáo . Thì rất dễ nhận ra điểm này . Trong các Thị tộc , Bộ lạc chỉ có tín ngưỡng , không có Tôn giáo . Các Tôn giáo đều hình thành trong các xã hội có giai cấp .) . Vậy việc khuyên con người sống tốt với nhau là ý của người đời sau đem vào Dịch Học và trử thành 1 bộ phận của Dịch Học .
- Khi các bác hiểu đúng về các khái niệm vô cực , thái cực , lưỡng nghi . Như em đã giải thích . Thì các bác thấy ngay rằng ; sự sinh ra của các khái niệm này gắn liền với quá trình tìm hiểu các quy luật vận động của thế giới , của tự nhiên . Nó được sinh ra ở thời kì đầu tiên trong lịch sử xã hội của loài người . Việc tìm hiểu các quy luật đó giúp con người dần thoát khỏi cuộc sống bầy đàn giống như các loài khác . Cũng vì thế mà Hy - Hoàng - Thần nông .....được coi là thần , thánh , thậm chí là tổ của loài người vậy .

* Ví Dụ 2 :
- Theo quan điểm của em , hiện nay có đến 99,99 % người tìm hiểu về Kì Môn Độn Giáp . Đều dừng lại ở mâu thuẫn về việc lập thiên bàn địa , an tinh. Vì có rất nhiều cách lập . Họ đều phải dừng lại vì không biết cách nào đúng , cách nào sai .
- Nguyên nhân của vấn đề trên nằm ở chỗ không hiểu đúng các khái niệm cơ bản như : Thế nào là độn giáp ? Vì sao lục nghi và tam kì luôn vận động ngược nhau ? Cửu tinh là gì ? Bát môn được hình thành ra sao ? Tinh và môn có quan hệ với nhau như thế nào ? , ....

* Ví dụ 3
- Như em nói các môn thuật cổ của phương đông như Tử Vi , Phong Thủy , Độn Giáp , Thái Ất ...đều là vận dụng Dịch Học ở các phương diện khác nhau .
- Trong Phong thủy địa lí ; Nếu không hiểu trong trường hợp nào Tham Lang thuộc Mộc , trong trường hợp nào Tham Lang thuộc Thủy , trong trường hợp nào tham là một tinh tú thì đọc sách Phong thủy địa lí gióng như đi vào mê cung không lối ra .
- Phong thủy cũng nói về Nạp Âm để bàn về niên , nguyệt, khắc sơn gia ,hay kim thần sát . Tử Bình cũng dụng Nạp Âm để bàn về vượng suy , cách cục ,.Tử Vi cũng tham chiếu Nạp âm mà xét mệnh . Nếu không hiểu cái gốc của Nạp âm và cái gốc của thiên khí , địa khí thì không biết lấy cái gì làm trọng .

* Tóm lại , Nếu không hiểu gốc thì rất dễ coi cát là hung , coi hung là cát .

* Em lảm nhảm hơi nhiều các bác nhỉ ....hihihi. Thôi vậy !

* Em chào các bác ...Chúc các bác vui vẻ .!

hactientn
07-02-17, 08:50
Biển học vô bờ, cảm ơn cụ đã chỉ cho một cách nhìn nhận mới là: “ Kinh dịch là là phần ngọn của Dịch, không phải gốc” Điều này hi vọng cụ sẽ chứng minh điều cụ muốn chia sẻ với diễn đàn, chính pháp bất nhị, dụng PHÁP – CHÂN để chứng DỊCH – ĐẠO, tất phải CHÍNH - NGÔN và Dịch là học thuyết “ Ba phải”, Hậu học ghi nhận điểu này là đúng là dịch luôn là tam vậy, chẳng hạn như tham thiên lưỡng địa, tam thiên địa mà có nhân tính…thì tam thiên địa nhân mới hòa và còn nhiều điều chia tam nữa…..nhưng hiểu biết của hậu học hạn hẹp và vẫn luôn đang học hỏi và hậu học luôn coi DỊCH HỌC là nền tảng căn bản, là gốc của vạn vật và lấy học thuyết của tam giáo để khẳng định tính tồn tại bất biến của nó….Xin lỗi vì đã làm phiền cụ, mong cụ hỉ xả bỏ qua./.

longtuan
08-02-17, 10:23
Biển học vô bờ, cảm ơn cụ đã chỉ cho một cách nhìn nhận mới là: “ Kinh dịch là là phần ngọn của Dịch, không phải gốc” Điều này hi vọng cụ sẽ chứng minh điều cụ muốn chia sẻ với diễn đàn, chính pháp bất nhị, dụng PHÁP – CHÂN để chứng DỊCH – ĐẠO, tất phải CHÍNH - NGÔN và Dịch là học thuyết “ Ba phải”, Hậu học ghi nhận điểu này là đúng là dịch luôn là tam vậy, chẳng hạn như tham thiên lưỡng địa, tam thiên địa mà có nhân tính…thì tam thiên địa nhân mới hòa và còn nhiều điều chia tam nữa…..nhưng hiểu biết của hậu học hạn hẹp và vẫn luôn đang học hỏi và hậu học luôn coi DỊCH HỌC là nền tảng căn bản, là gốc của vạn vật và lấy học thuyết của tam giáo để khẳng định tính tồn tại bất biến của nó….Xin lỗi vì đã làm phiền cụ, mong cụ hỉ xả bỏ qua./.
Năm mới chúc mọi người một sức khỏe tốt ........
Trước khi bàn đến gốc ngọn tôi lạm bàn về con người , triết học phương đông từng quan niệm con người là TIỂU VŨ TRỤ quan niệm đó ngày càng tỏ ra xác đáng trước khoa học hiện đại ...
Trong vũ trụ mặt trời cùng với môi trường bao quanh nó liên tục truyền cái trật tự của mình trên trái đất . Mặt trăng một vật thể gần với trái đất nhất cũng gây ảnh hưởng tới trái đất .Mọi sinh vật vô tri vô giác đều hưởng ứng với nó và thay đổi cùng nó . Các con sông thay đổi dòng chẩy theo ánh sáng mặt trời , các đại dương thay đổi các đợt sóng triều theo sự mọc và lặn của mặt trăng . Các đợt triều lên không chỉ bao gồm của biển và đại dương mà cả lớp không khí trái đất cả lớp vỏ cứng mặt đất , cũng có hiện tượng triều lên xuống . Hiện tương triều lên xuống diễn ra ngay trong cả con người và sinh vật nói chung
Các nhà vật lý sinh học và nhiều ngành khoa học ngày một nhiều những nhịp điệu có chu kỳ ngắn nhất từ vài phần giây như tần số nhịp tim, nhịp thở , nhu đông ruột , sóng điện não , sấp sỉ một giây , những nhịp điệu này thay đổi thời gian trong ngày , theo thời tiết môi trường ......
nhịp điệu cỡ 24 giờ rất phổ biến ở hầu hết mọi sinh vật khoa hoc thời thượng phát hiên có hơn 40 quá trình sinh học có nhịp điệu 24 giờ ...
có những nhịp điệu dài hơn như nhịp điệu tháng năm được chi phối bởi mặt trời và mặt trăng . Mặt trời quay xung quanh trục của nó trung bình 27,3 ngày , còn mặt trăng quay quanh trái đất 29,5 ngày điều đó cho ta liên hệ chu kỳ hoạt động của sinh vật trên trái đất điển hình là chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ , nhịp điêu sinh lý , thụ thai , chu kỳ động đực của đông vật liên quan đến chuyển động của mặt trăng nhiều hơn chính vì thế người cổ coi mặt trăng là thần của ái tình ...tiếp đến khoa học phát hiện chu kỳ lớn hơn 11năm , 18,6 năm , 176,77 năm mỗi lần xuất hiện chu lỳ này trái đất phải chịu những khí quyển bi nhiễu loạn , bão từ , bão vũ trụ cường độ các tia vụ trụ thay đổi sự tuần hoàn của khí quyển , lưu lượng nước , các sông mực nước các hồ và cả các dòng nước ngầm cũng bị thay đổi ...cổ thư cũng ghi thủy thổ khí hậu cũng là nhân tố cấu trúc con người nơi khí năng thân thể trắc mập , nơi khí nhẹ gầy mảnh , trong cơ thể con người các kinh chính nói với nhau các các lạc có 365 lạc , 365 khớp này lại trùng với 365 ngày ..
Qua một loạt ví dụ trên nếu DỊCH làm ra từ nghiên cứu hoạt động của vũ trụ vậy dịch lại là ngọn như cách nói của DVDH .....
Theo tôi đó chỉ là cách nhìn nhận mà thôi còn như tôi thì phải dùng cả 3 miến là dùng chỗ nào thì phải hiểu bản chất chỗ đó .
Ví dụ một cái cây biết khi nào dùng dễ , dùng thân , dùng lá ...không nên quan trọng hóa một cái nào , không nên phức tạp hóa các khái niệm nhiều khi cứ đi tìm đâu xa xôi thì thường hay lâm vào vòng lẩn quẩn nhưng đôi khi chân lý lại thật đơn giản và gần gũi

3kubond
08-02-17, 12:33
.......
có những nhịp điệu dài hơn như nhịp điệu tháng năm được chi phối bởi mặt trời và mặt trăng . Mặt trời quay xung quanh trục của nó trung bình 27,3 ngày , còn mặt trăng quay quanh trái đất 29,5 ngày điều đó cho ta liên hệ chu kỳ hoạt động của sinh vật trên trái đất .............


Cám ơn Bác LongTuan về bài viết, không biết có phải bác Đổ Huy Chúc không?

Theo e biết, Mặt Trời quay quanh trục 25,3 ngày, Mặt Trăng quay quanh trục 27,3 ngày.
Qua những số liệu có tính chu kỳ mà bác LongTuan vừa nêu, Xin anh Banchatdichhoc, anh Vinh và các anh cho em hỏi chút xíu: trong phong thuỷ, khái niệm "Vận" cực kỳ quan trọng, hiện chúng ta đang ở "vận 8", mỗi vận 20 năm. Xin các anh giải thích giùm: 20 năm, 180 năm là chu kỳ của cái gì?

Chân thành cám ơn!

longtuan
08-02-17, 18:34
Cám ơn Bác LongTuan về bài viết, không biết có phải bác Đổ Huy Chúc không?

Theo e biết, Mặt Trời quay quanh trục 25,3 ngày, Mặt Trăng quay quanh trục 27,3 ngày.
Qua những số liệu có tính chu kỳ mà bác LongTuan vừa nêu, Xin anh Banchatdichhoc, anh Vinh và các anh cho em hỏi chút xíu: trong phong thuỷ, khái niệm "Vận" cực kỳ quan trọng, hiện chúng ta đang ở "vận 8", mỗi vận 20 năm. Xin các anh giải thích giùm: 20 năm, 180 năm là chu kỳ của cái gì?

Chân thành cám ơn!
Đố Huy Chúc tôi ko biết là ai , với tôi tên tuổi ko quan trọng chỉ là giải trí thôi mà
Cái phần số liệu không nhầm nhưng là nhầm ở chỗ này
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n_%C4%91%E1%BB%99ng_c%E1%BB%A7a_Tr%C3 %A1i_%C4%90%E1%BA%A5t_quanh_M%E1%BA%B7t_Tr%E1%BB%9 Di
còn 20 , 180 năm thì lại do người xưa lấy mốc khác đó là dựa vào các hành tinh quay quanh mặt trời là sao thổ tinh và sao mộc tinh . Mộc tinh hành quanh mặt trời một vòng 11,86 năm tức gần 12 năm , thổ tinh 29,5 năm tức gần 30 năm cách 20 chúng gặp nhau một lần do sự gặp nhau của chúng có ảnh hưởng đến trái đất nên người xưa lấy 20 là một vận lấy cửu tinh phối cửu vận lấy bội số nhỏ nhất của mộc tinh 12 năm , thổ tinh 30 năm là 60 năm định một giáp tý là một nguyên 3 vòng giáp tý 180 là tam nguyên
Còn một thuyết khác khá phổ biến là dùng cần can chỉ ghi từ thời cổ đại . Tương truyền 2697 trước CN hoàng đế tính ra thiên văn lịch pháp năm đó đặt ra là hoàng đế nguyên niên . Dùng tổ hợp 10 căn ,12 chi tạo thành lục thập hoa giáp ...cái này như Hoàng Tuấn thì do thất tinh liên châu mà định ra năm , tháng , ngày , giờ giáp tý làm mốc
...... nói chung đều quy lại 20 . 3 = 60 , 60 .3 = 180
Các số người xưa nói là như thế bây giờ có thể hơi khác xong theo tôi ở mức tương đối vậy đã dùng được rồi

3kubond
08-02-17, 22:07
Đố Huy Chúc tôi ko biết là ai , với tôi tên tuổi ko quan trọng chỉ là giải trí thôi mà
Cái phần số liệu không nhầm nhưng là nhầm ở chỗ này
https://vi.wikipedia.org/wiki/Chuy%E1%BB%83n_%C4%91%E1%BB%99ng_c%E1%BB%A7a_Tr%C3 %A1i_%C4%90%E1%BA%A5t_quanh_M%E1%BA%B7t_Tr%E1%BB%9 Di
còn 20 , 180 năm thì lại do người xưa lấy mốc khác đó là dựa vào các hành tinh quay quanh mặt trời là sao thổ tinh và sao mộc tinh . Mộc tinh hành quanh mặt trời một vòng 11,86 năm tức gần 12 năm , thổ tinh 29,5 năm tức gần 30 năm cách 20 chúng gặp nhau một lần do sự gặp nhau của chúng có ảnh hưởng đến trái đất nên người xưa lấy 20 là một vận lấy cửu tinh phối cửu vận lấy bội số nhỏ nhất của mộc tinh 12 năm , thổ tinh 30 năm là 60 năm định một giáp tý là một nguyên 3 vòng giáp tý 180 là tam nguyên
Còn một thuyết khác khá phổ biến là dùng cần can chỉ ghi từ thời cổ đại . Tương truyền 2697 trước CN hoàng đế tính ra thiên văn lịch pháp năm đó đặt ra là hoàng đế nguyên niên . Dùng tổ hợp 10 căn ,12 chi tạo thành lục thập hoa giáp ...cái này như Hoàng Tuấn thì do thất tinh liên châu mà định ra năm , tháng , ngày , giờ giáp tý làm mốc
...... nói chung đều quy lại 20 . 3 = 60 , 60 .3 = 180
Các số người xưa nói là như thế bây giờ có thể hơi khác xong theo tôi ở mức tương đối vậy đã dùng được rồi

Chân thành cám ơn bác LongTuan đã chỉ dẫn!
Thật ra thì em cũng đã từng hiểu và áp dụng như kiểu người xưa là tính vận PT là 20 năm, nhưng như Bác thấy: "1,86 năm tức gần 12 năm , thổ tinh 29,5 năm tức gần 30". điều làm em bâng khuâng nhất là 2 chử "tức gần", làm tròn 1 vòng khoảng 60 năm thì ổn, nhưng khi tích luỹ nhiều năm thì sao Mộc và Thổ rất cách quá xa nhau:

http://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=4931&stc=1&d=1486565450

Trung bình 180, vòng chênh quỹ đạo của sao Thổ và Mộc là 0,069 vòng - tương đương 24,84 độ, đến 540 năm thì đã chênh gần 75 độ (gần 5 cung), nhiều quá! Vậy tính vận theo chu kỳ di chuyển của các hành tinh có gì đó e chưa hiểu!

Một lần nữa cám ơn Bác và mong được sự giúp đỡ của quý Tiền Nhân!

BanChatDichHoc
08-02-17, 22:34
Em chào các bác !!! Em chào bác 3kubond , em chào bác Longtuan !!! Lâu rồi mới thấy 2 bác ghé qua !

Em có mấy lời trao đổi với các bác như sau :

* Đối với vấn đề cái gốc của Dịch Học .
- Bác Longtuan có nói :
" Qua một loạt ví dụ trên nếu DỊCH làm ra từ nghiên cứu hoạt động của vũ trụ vậy dịch lại là ngọn như cách nói của DVHD...Theo tôi đó chỉ là cách nhìn nhận mà thôi ..."

- Em xin đính chính lại như sau : Đúng là em khẳng định dịch làm ra từ việc nghiên cứu hoạt động của vũ trụ , nhưng không nói " Dịch là ngọn " mà em nói KINH DỊCH CHỈ LÀ PHẦN NGỌN CỦA DỊCH KHÔNG PHẢI PHẦN GỐC . ( Bài viết của bác Longtuan từ đoạn : " Trong vũ trụ mặt trời .....lại trùng khớp với 365 ngày ." . . Đã chứng minh rõ quan điểm của em .)

- Em cho rằng người tìm hiểu về Dịch học mà chỉ đọc KINH DỊCH mà không tìm hiểu cái gốc tất không hiểu . Vì thế mà mỗi tuổi đọc mỗi khác . Nghĩa là vẫn quẻ đó, hôm nay đọc hiểu thế này , ngày mai đọc hiểu khác , ngày kia lại hiểu khác nữa , ... Vậy đến bao giờ thì hiểu đúng ....sẽ chẳng bao giờ hiểu cả . Với cách đọc như thế thì Kinh Dịch trở thành học thuyết " Ba phải " , theo nghĩa ai nói cũng gật , dù ý kiến của họ khác nhau .

* Về vấn đề CON NGƯỜI bác Longtuan đưa ra . Em hoàn toàn đồng ý . Dù môn học nào cũng vậy , Phong thủy , tử vi , ....vật lí , toán học .... sinh ra đều vì lợi ích của con người .

- Chỗ này bác Hactientn hiểu sai ý em , làm bác Longtuan nói về vấn đề dùng 3 miến .....

* Vấn đề bác 3kubond có hỏi : " VẬN " trong phong thủy . Mỗi vận 20 năm , một chu 180 năm là chu kì của cái gì ?

- Bác Longtuan có giải thích rằng : " Mộc tinh hành quanh mặt trời một vòng 11,86 năm tức gần 12 năm , thổ tinh 29,5 năm tức gần 30 năm , cách 20 năm chúng gặp nhau một lần , do sự gặp nhau của chúng có ảnh hưởng đến trái đất , nên người xưa lấy 20 năm làm một vận , lấy cửu tinh phối cửu vận lấy bội số nhỏ nhất của mộc tinh 12 năm , thổ tinh 30 năm là 60 năm định một giáp tý là một nguyên , 3 vòng giáp tý 180 năm là tam nguyên . Còn một thuyết khác khá phổ biến là dùng can chi ghi từ thời cổ đại . Tương truyền 2697 trước CN Hoàng Đế tính ra thiên văn , lịch pháp năm đó , đặt ra hoàng đế nguyên niên , dùng tổ hợp 10 can , 12 chi tạo thành lục thập hoa giáp ...cái này Hoàng Tuân thì do thất tinh liên châu mà định ra năm tháng ngày giờ , giáp tý làm mốc ....nói chung đều quy lại 20*3 = 60 , 60 * 3 = 180 . Các số người xưa nói là như thế bây giờ có thể hơi khác xong the tôi mức tương đối vậy đã dùng được rồi ."

- Em xin khẳng định ; Quan điểm của bác Longtuan hoàn toàn sai

+ Thứ nhất : Vì sao lại lấy chu kì gặp nhau của Thổ tinh và Mộc tinh làm căn cứ , mà không phải chu kì của gặp nhau của Kim tinh và Hỏa tinh , hay Thủy tinh và Thổ tinh , ....hoặc chu kì gặp nhau của cả 5 hành tinh ?

+ Thứ hai : Lí luận của bác Longtuan không giải thích được vì sao vận 1 Thủy vượng , Vận 2 Thổ vượng , ....

+ Thứ ba : Mộc và Thổ gặp nhau lần sau cách lần trước không phải 20 năm , mà lâu hơn nhiều . Thậm trí 1 năm có thể ở cạnh nhau vài tháng .Điều này bác Longtuan xem các clip quan sát bầu trời sẽ hiểu ....hihihi . Bác không hiểu thiên văn cổ rui !!!

* Theo cách nghĩ của bác Longtuan . Bác sẽ không bao giờ hiểu đoạn trích này đâu :

" Thôi quan thiên viết : " Hỏa tinh không sinh thì quan chức thấp , không cao vút nhưng có nhật , nguyệt sáng thì chủ sinh quý nhân ".

Sự sắp xếp của 2 sa Trung tinh và Hỏa tinh :

-Tháng 1 : Thượng tuần Cấn long làm tư lệnh , hoàng hôn sao Vị tai Đoan Môn Tân , Hỏa tinh lúc này ở nhâm . Trung tuần : Dần long tư lệnh , hoàng hôn sao Ngang tại Dậu , Hỏa tinh tại Nguy Nhâm .......

- Tháng 12 : Sau ngày sóc , Sửu long tư lệnh , hoàng hôn Khuê tại Càn . Sau ngày vọng , Cấn long tư lệnh , hoàng hôn Lâu tại Tuất , Hỏa tinh tại Bích Hợi "


* Tóm lại , bác 3kubond chỉ cần hiểu mấy chữ sau là rất đầy đủ :
"CỬU THIÊN HUYỀN NỮ LUẬT LỆNH "


:202::202::202:

* Em chào các bác !!!!

namphong
09-02-17, 07:32
* Tóm lại , bác 3kubond chỉ cần hiểu mấy chữ sau là rất đầy đủ :
"CỬU THIÊN HUYỀN NỮ LUẬT LỆNH "


:202::202::202:

* Em chào các bác !!!!

Cổ nhân hiểu Thiên văn sâu sắc hơn chúng ta vẫn nghĩ.
Thêm quyển "Cửu thiên huyền nữ Hải giác kinh", một luận Thời, một luận Vị, là đủ 1 cặp, nhưng rất khó học, cần nhẫn nại nhiều năm vì nó có nhiều điểm... kỳ lắm so với lý luận thông thường.

longtuan
10-02-17, 18:11
Lão longtuan đã xem: Hạng vũ đánh trận Cự Lộc chưa?

Trích lại :
"Thiên Chi như Sở Lâm, Địa Chi Như Sở Cảm".
Sở ở đây ám chỉ cái đạo hành quân của Tây Sở Bá Vương, thần tốc, vũ bảo, sát lộc vô cùng. Lai mạch nhập thủ tại thiên quái đều mang tính chất này. "Sở cảm" là ám chỉ Lưu Bang, hiền hòa, từ tốn, đây là cái tính chất của "Địa Quái"! Thiên Địa chi đạo, chúng sanh đều bình đẳng, sát lộc quá nhiều là việc cấm kỵ.

Hết trích.

Lão hieunv74 là người hiểu chuyện , xem phong cách viết bài cũng biết tính cách người đó nếu dụng trong phong thủy có lẽ lão thường dùng phép hóa , chế hóa là hai phép Hạng Vũ dùng phép CHẾ , Lưu Bang dùng phép HÓA ...hay trong thời hỗn loạn mà vẫn dùng phép hóa ắt ăn cao tay , Lưu Bang xuất thân thấp nhưng luôn học hỏi ....hạng Vũ xuất thân cao vì ỷ lại mình cao lên ngã ...

BanChatDichHoc
11-02-17, 09:06
Em chào các bác ! Em chào bác Namphong , em chào bác Longtuan...!!!

- Bác Namphong có câu nói thật chí lí : " Một luận thời , một luận vị là đủ một cặp ". Thật đơn giản mà nói rõ ra được chữ " Thời " của Dịch Học . Chính vì một luận thời , một luận vị mà khi đủ cặp thì cát hung của Thiên Địa được làm sáng rõ .

* Nay em mượn câu nói của bác Namphong để làm sáng tỏ một trong những câu nói , mà ta thường gặp khi đọc các sách liên quan đến Dịch Học . Đó là câu : " Hà đồ là bản thể , Lạc thư là vận dụng " . Hay câu : " Tiên thiên là thể , Hậu thiên là dụng " .

- Hai câu nầy rất dễ gặp trong các sách về Phong Thủy Địa Lí , hoặc sách Chiêm bốc . Vậy " Hà đồ là bản thể , Lạc thư là vận dụng " , là như thế nào ?

* Câu 1 : Là đồ là bản thể , Lạc thư là vận dụng

+ Hà đồ là bản thể , nghĩa là lấy Hà Đồ làm Thời .
+ Lạc Thư là vận dụng , nghĩa là lấy Lạc Thư làm Vị

- Ví dụ minh họa :

VD1: Độn Giáp Kì Môn
+ Lục nghi của Độn Giáp Kì Môn tương ứng với Lục Giáp : Giáp Tý , Giáp Tuất , Giáp Thân , Giáp Ngọ , Giáp Thìn , Giáp Dần . Mỗi nghi đều tương ứng với 10 giờ , cứ 10 giờ qua một cục . Đây chính là cái thời của Hà Đồ vậy . Cũng là " Một luận thời " trong câu nói của bác Namphong .

+ Cục có 9 số tương ứng với 9 phương vị của Lạc Thư . Đây chính là " Một luận vị " trong câu nói của bác Namphong .

+" Một luận thời , một luận vị là đủ một cặp " , thì hung cát được bày ra . Điều này thể hiện ở chỗ : Kết hợp giữa thời của Hà Đồ , Vị của Lạc thư thì 72 cục được phơi bày vậy . Thế nên , Hà đồ là bản thể , Lạc thư là vận dụng .

VD 2 . Chắc các bác còn nhớ ... Bác Namphong đã dựa vào Nguyên Không Pháp Giám mà hiểu được bản chất của bí quyết " Khôn , Nhâm , Ất ...." . Trong đồ hình " Hà đồ , Lạc Thư hợp nhất " kết hợp với Tiên Thiên và Hậu thiên bát quái . Đã cho ra những con số nào ......? Nó đều có thể giải thích cho các bác hiểu : Vì sao nói Hà đồ là bản thể , Lạc thư là vận dụng .

VD3 . 9 Vận trong Phong Thủy , mỗi vận 20 năm , 180 năm 1 chu kì . Cũng tương tự như vậy . ĐÓ chính là Lấy Hà đồ làm bản thể , Lạc thư làm dụng .

Tuy nhiên , trong cả 3 ví dụ em nêu vẫn còn một điểm quan trọng chưa được làm rõ . Đó là , sự thật đằng sau số 10 của của Hà đồ là cái gì ? ...hihihi . Bác Namphong đã giấu .....có thể em đã hiểu được nguyên nhân....Rất tôn trọng quan điểm của bác Namphong.

* Câu 2 : Tiên thiên là thể , Hậu thiên là dụng .

- Thay vì giải thích , em xin nêu đoạn trích sau về Địa lí Phong thủy dương trạch . Có lẽ đã rất đầy đủ :

- " Khảm , Ly , Chấn , Tốn , Kiền , Khôn , Cấn , Đoài là tám phương , trước định vị trí nền nhà , rồi sau từ Hậu Tiên Bát Quái , Tiên Thiên Bát Quái mà suy ra . Cửu Tinh là chỉ sao của Tiên Thiên Bát Quái , Hà đồ là Tiên Thiên Bát Quái , Lạc thư là Hậu Thiên Bát Quái . Vị trí nhà ở lấy ở Hậu Thiên Bát Quái , bố trí theo Cửu Tinh của Tiên Thiên Bát Quái . Hà đồ với Lạc thư , kinh vĩ với bát quái , Cửu tinh là biểu lí , hiểu được ý nghĩa của kinh vĩ , biểu lí , thì sẽ nắm chắc cách định vị trí nhà ở . " ( Địa lí toàn thư - Lưu Bá Ôn ) .

* Em chào các bác ! Chúc các bác vui vẻ !!!

hieunv74
11-02-17, 09:21
Tiên học lễ, hậu học văn - hihi

3kubond
11-02-17, 10:07
E cám ơn Bác Banchatdichhoc và bác Namphong đã chỉ lối!
E sẽ tìm hiểu theo hướng đó và sẽ có phản hồi, vì e muốn đi tìm bản chất của những con số rất tròn trĩnh là 20 - 60 - 180 năm, trong khi quy luật của vũ trụ toàn là số lẽ!

Chân thành cám ơn hai Bác!


Tiên học lễ, hậu học văn - hihi

Làm việc nhà .... nước thì áp câu: "Tiên học chính trị, hậu học sếp" :202:...:202:....:202:....

Thientam
11-02-17, 17:53
phía sau sự thành công của một đai gia cần một "đại ca"...
:1226:

longtuan
12-02-17, 19:04
E cám ơn Bác Banchatdichhoc và bác Namphong đã chỉ lối!
E sẽ tìm hiểu theo hướng đó và sẽ có phản hồi, vì e muốn đi tìm bản chất của những con số rất tròn trĩnh là 20 - 60 - 180 năm, trong khi quy luật của vũ trụ toàn là số lẽ!

Chân thành cám ơn hai Bác!



Làm việc nhà .... nước thì áp câu: "Tiên học chính trị, hậu học sếp" :202:...:202:....:202:....

Để hiểu các con số này cùng với Hà đồ lạc thư ta nên hiểu biết về thiên văn đã có một cuốn sách nó về tam nguyên cửu vận .
Trong đó dùng thiên văn với khi quan sát các hành tinh với quỹ đạo vận hành , ánh sáng , nhiệt độ , trọng lượng , bầu khí quyển , vận tốc .....
Tìm hiểu về lịch pháp , với 24 tiết khí vận dụng vào trong cuộc sống nông nghiệp ,y học , khí công , độn toán ....
Để giúp bạn có chút khái niệm về để cơ sở ban đầu khi nghiên cứu huyền không .
Mọi phép dự đoán cổ đều vào dựa vào mốc thời gian của lịch can chi điểm quan trọng là tính điểm khởi đầu của nó với đặc điểm thiên văn đã biết trước , cổ nhân quy ước điểm giáp tý đầu tiên thời gian phải ứng với hướng chính bắc của ngôi sao bắc cực ngôi sao hầu như đứng iên trên bầu trời làm cái trục bắc nam của vũ trụ cho mọi vật xoay vần quanh nó . Điểm chính bắc số "1" của hà đồ nó tương ứng với điểm đông chí .
Như vậy vòng giáp tý đầu tiên hay vòng giáp tý nguyên thủy ở đâu ?
Theo tính toán của người xưa vòng giáp tý đầu tiên là thời điểm của năm hành tinh thủy , kim , thổ , hỏa , mộc cùng nằm trên đường thẳng với mặt trời , gọi là thất diệu tề nguyên , hay thất tinh hợp bích lấy thời điểm đó để khởi Năm , tháng , ngày , giờ giáp tý .
Ngày nay ta đã biết 7 hành tinh trên có quỹ đạo khác nhau nhưng đều quay quanh mặt trời không phải chúng hợp bích một lần mà nhiều lần ở khoảng cách rất xa vì vậy theo các cấp bậc dự báo khác nhau , mỗi phép lại lấy điểm hợp bích khác nhau tuy đều bắt từ một mốc năm , tháng , ngày , giờ giáp tý thống nhất .
Thái ất lấy tích tuế cộng với năm thời cuộc để từ dần 6 chu kỳ vòng giáp tý để tìm số dư tính thiên tai hạn hán gọi là cửu dương bách lục gồm các chu kỳ 106 , 374 , 480, 720 năm
Độn giáp dựa vào tích tuế tìm năm muốn xem chia ra 72 cục dương độn và âm độn .
Còn phép vận khí cửu tinh cũng dựa vào mốc này
Người xưa ở các thời đại chia ra các lịch như , dương lịch , âm lịch , âm dương lịch , dựa vào sự vận hành của các hành tinh với tác động lên quả đất .....
Khi nào rỗi rãi tôi sẽ nói tới sự tác động của một số hành tinh ví như sao mộc hay gọi tuế tinh , thái tuế với quả đất .
Cứ tạm chấp nhận 20 , 60 , 180 mà sài đã vì vấn đề này viết ra cùng với các số liệu vận chuyển các hành tinh rất nhiều .

hactientn
13-02-17, 10:39
Hà đồ, Lạc thư mà khắc họa bằng THỜI -VỊ, e rằng không thấu được hết nghĩa của nó, trong phong thủy, Hà đồ, Lạc thư thể hiện chẳng hạn như là: "Tiên thiên La kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng can dữ duy", một KHÍ một LÝ hòa vào nhau, nghĩa đen như là trong trời có đất, dưới đất có trời thì có hình có khí, có khí có hình. Còn để vận dụng để hiểu được Khôn, nhâm, ất thì tất phải hiểu được THỦY- HỎA, ÂM – DƯƠNG, LƯỠNG NGHI, LƯU HÀNH CHUNG THỦY…Hiểu vậy có được không cụ Nam Phong,…Biết vậy mà vẫn chưa hiểu gì cả, đúng như cụ Hieuvn74 nói, thế nên dụng được trong phong thủy lý khí hay loan đầu thì chia sẽ, bằng không lại đi vào lối mòn mà bao người vẫn mắc phải, sai một li.. hại cả một họ là vậy…Chốt lại hai câu câu lão Hieuvn74, Tiên học lễ, hậu học văn, tùy thời mà dùng lễ, tùy vị mà phát… hi hi.

longtuan
13-02-17, 15:16
Hà đồ, Lạc thư mà khắc họa bằng THỜI -VỊ, e rằng không thấu được hết nghĩa của nó, trong phong thủy, Hà đồ, Lạc thư thể hiện chẳng hạn như là: "Tiên thiên La kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng can dữ duy", một KHÍ một LÝ hòa vào nhau, nghĩa đen như là trong trời có đất, dưới đất có trời thì có hình có khí, có khí có hình. Còn để vận dụng để hiểu được Khôn, nhâm, ất thì tất phải hiểu được THỦY- HỎA, ÂM – DƯƠNG, LƯỠNG NGHI, LƯU HÀNH CHUNG THỦY…Hiểu vậy có được không cụ Nam Phong,…Biết vậy mà vẫn chưa hiểu gì cả, đúng như cụ Hieuvn74 nói, thế nên dụng được trong phong thủy lý khí hay loan đầu thì chia sẽ, bằng không lại đi vào lối mòn mà bao người vẫn mắc phải, sai một li.. hại cả một họ là vậy…Chốt lại hai câu câu lão Hieuvn74, Tiên học lễ, hậu học văn, tùy thời mà dùng lễ, tùy vị mà phát… hi hi.

Đúng vậy hà lạc chỉ nói thời vị thì quá ít ỏi nó nó không chỉ là trời đất mà nó về vũ trụ , không thời gian nhân sinh quan ...vv , nó vừa cụ thể đến chi tiết mà lại vừa bao rộng đến vũ trụ .
Lại mượn tạm " tam nguyên cửu vận " nói về vấn đề này .
Cổ nhân coi thời điểm sinh con người là rất quan trọng , lúc đó con người lần đầu tiên nhìn thấy ánh sáng mặt trời và có mặt trong vũ trụ nó như một cái mốc hình thành tính cách sau này và mối liên hệ đến thời cuộc làm cơ sở để dự báo những gì xẩy ra sau này của cuộc đời họ .
Lịch " Tam nguyên cửu vận không để giải quyết lịch toán trong thời gian dài mà còn để điều chỉnh "tuế sai " của từng giai đoạn 180 năm mà còn tham dự vào thịnh suy của thời cuộc sự may rủi ko loại bỏ của một con người .
Hệ quả số của hà đồ
Hà đồ hư tâm :
Nếu loại bỏ số 5 và số 10 ở tâm hà đồ thì các vòng số thành là âm 6,8 ở đông và bắc . Dương 7,9 ở nam và tây
Dương = 1=3=0=7=9 =20
Âm = 2=4=0=6=8=20
Dương = Âm =20
Trục bắc nam 7+2+1+6=16
Trục đông tây 3=8=4=9=24
Các hướng không cân bằng
Hà đồ biểu hiện cân bằng âm dương nguyên thủy của vũ trụ không biểu hiện cân bằng hướng , lạc thư thì ngược lại ...
Y dịch xưa kia theo sự phân bố hà đồ mà cho rằng bên phải con người là âm , bên trái là dương , tạo hóa ấn định sẵn . Dương thuộc về khí , âm thuộc về huyết người thầy thuốc y học cổ truyền biết được điều này mà khi chân mạch có thể biết được sinh trai hay gái . chính xác 70- 80 %
Lại bận mất rồi khi rảnh lại chém gió tiếp ...

Ricky
13-02-17, 22:08
Chào BanChatDichHoc,

Mình đọc các vd bên dưới của bạn vẫn chưa hiểu. Bạn có thể cho vd cụ thể của câu 1 hay ko?
Chẳng hạn câu "Mỗi nghi đều tương ứng với 10 giờ , cứ 10 giờ qua một cục . "
"Cục có 9 số tương ứng với 9 phương vị của Lạc Thư . "

QUOTE=BanChatDichHoc;83907]Em chào các bác ! Em chào bác Namphong , em chào bác Longtuan...!!!

- Bác Namphong có câu nói thật chí lí : " Một luận thời , một luận vị là đủ một cặp ". Thật đơn giản mà nói rõ ra được chữ " Thời " của Dịch Học . Chính vì một luận thời , một luận vị mà khi đủ cặp thì cát hung của Thiên Địa được làm sáng rõ .

* Nay em mượn câu nói của bác Namphong để làm sáng tỏ một trong những câu nói , mà ta thường gặp khi đọc các sách liên quan đến Dịch Học . Đó là câu : " Hà đồ là bản thể , Lạc thư là vận dụng " . Hay câu : " Tiên thiên là thể , Hậu thiên là dụng " .

- Hai câu nầy rất dễ gặp trong các sách về Phong Thủy Địa Lí , hoặc sách Chiêm bốc . Vậy " Hà đồ là bản thể , Lạc thư là vận dụng " , là như thế nào ?

* Câu 1 : Là đồ là bản thể , Lạc thư là vận dụng

+ Hà đồ là bản thể , nghĩa là lấy Hà Đồ làm Thời .
+ Lạc Thư là vận dụng , nghĩa là lấy Lạc Thư làm Vị

- Ví dụ minh họa :

VD1: Độn Giáp Kì Môn
+ Lục nghi của Độn Giáp Kì Môn tương ứng với Lục Giáp : Giáp Tý , Giáp Tuất , Giáp Thân , Giáp Ngọ , Giáp Thìn , Giáp Dần . Mỗi nghi đều tương ứng với 10 giờ , cứ 10 giờ qua một cục . Đây chính là cái thời của Hà Đồ vậy . Cũng là " Một luận thời " trong câu nói của bác Namphong .

+ Cục có 9 số tương ứng với 9 phương vị của Lạc Thư . Đây chính là " Một luận vị " trong câu nói của bác Namphong .

+" Một luận thời , một luận vị là đủ một cặp " , thì hung cát được bày ra . Điều này thể hiện ở chỗ : Kết hợp giữa thời của Hà Đồ , Vị của Lạc thư thì 72 cục được phơi bày vậy . Thế nên , Hà đồ là bản thể , Lạc thư là vận dụng .

VD 2 . Chắc các bác còn nhớ ... Bác Namphong đã dựa vào Nguyên Không Pháp Giám mà hiểu được bản chất của bí quyết " Khôn , Nhâm , Ất ...." . Trong đồ hình " Hà đồ , Lạc Thư hợp nhất " kết hợp với Tiên Thiên và Hậu thiên bát quái . Đã cho ra những con số nào ......? Nó đều có thể giải thích cho các bác hiểu : Vì sao nói Hà đồ là bản thể , Lạc thư là vận dụng .

VD3 . 9 Vận trong Phong Thủy , mỗi vận 20 năm , 180 năm 1 chu kì . Cũng tương tự như vậy . ĐÓ chính là Lấy Hà đồ làm bản thể , Lạc thư làm dụng .

Tuy nhiên , trong cả 3 ví dụ em nêu vẫn còn một điểm quan trọng chưa được làm rõ . Đó là , sự thật đằng sau số 10 của của Hà đồ là cái gì ? ...hihihi . Bác Namphong đã giấu .....có thể em đã hiểu được nguyên nhân....Rất tôn trọng quan điểm của bác Namphong.

* Câu 2 : Tiên thiên là thể , Hậu thiên là dụng .

- Thay vì giải thích , em xin nêu đoạn trích sau về Địa lí Phong thủy dương trạch . Có lẽ đã rất đầy đủ :

- " Khảm , Ly , Chấn , Tốn , Kiền , Khôn , Cấn , Đoài là tám phương , trước định vị trí nền nhà , rồi sau từ Hậu Tiên Bát Quái , Tiên Thiên Bát Quái mà suy ra . Cửu Tinh là chỉ sao của Tiên Thiên Bát Quái , Hà đồ là Tiên Thiên Bát Quái , Lạc thư là Hậu Thiên Bát Quái . Vị trí nhà ở lấy ở Hậu Thiên Bát Quái , bố trí theo Cửu Tinh của Tiên Thiên Bát Quái . Hà đồ với Lạc thư , kinh vĩ với bát quái , Cửu tinh là biểu lí , hiểu được ý nghĩa của kinh vĩ , biểu lí , thì sẽ nắm chắc cách định vị trí nhà ở . " ( Địa lí toàn thư - Lưu Bá Ôn ) .

* Em chào các bác ! Chúc các bác vui vẻ !!![/QUOTE]

hieunv74
14-02-17, 07:30
Thể là gì?
Dụng là gì?
Đọc mãi cũng vẫn thấy thể dụng, hihi

hieunv74
14-02-17, 07:35
Thể của Hà đồ ? Dụng của lạc thư ra sao?
Thể của tiên thiên? Dụng của hậu thiên? Tại sao đại quái lại dụng tiên thiên? Tại sao bốc dịch lại dùng tiên thiên làm dụng? hoa mai lại dùng hậu thiên làm dụng ?
Thể dụng là gì?
Hihihi

longtuan
14-02-17, 08:23
Thể của Hà đồ ? Dụng của lạc thư ra sao?
Thể của tiên thiên? Dụng của hậu thiên? Tại sao đại quái lại dụng tiên thiên? Tại sao bốc dịch lại dùng tiên thiên làm dụng? hoa mai lại dùng hậu thiên làm dụng ?
Thể dụng là gì?
Hihihi

Lão hieunv74 vẫn là người hiểu chuyện chỉ nói hà thể , lạc là dụng thì sao hiểu được con người và vũ trụ , cũng chỉ là xem bói thông thường .
Ta vẫn thường quen thuộc với câu : Tả vi dương , hữu vi âm vậy tại sao tả lại vi dương ? hữu lại vi âm ? tại sao lại gọi hào lục , hào cửu ...vv
Trong đông y nói hữu xích mạch vượng sinh trai , tả xich mạch vượng sinh gái , nam tả , nữ hữu . Bên trái thuộc dương mạch bên trái các bộ vị lại thuộc âm , bên phải là âm các bộ vị lại thuộc dương .... người phương đông dương trong âm ngoài , người phương tây âm trong dương ngoài , người phương đông với thuyết tâm truyền . Người phương đông thì thì từ trong tìm ra , người người tây ưa thực nghiêm tức từ ngoài tìm vào bây giờ thế kỷ 21 kết hợp cả hai như âm với dương để tránh độc âm , cô dương ....
Khi ta ném một hòn đá xuống nước thì sóng lan truyền từ tâm ra xung quanh , khi ta đánh trống thì tiếng vang từ mặt trống ra bốn hướng , một ngọn lửa thắp nên thì ánh sáng từ tâm lan ra mọi phương ....vì vậy mà người xưa đề cao chữ tâm nó đều là nguyên trong dịch với chữ "trung " " chính ".....
Tất cả cái trên từ hà lạc mà ra người ta nói có lý thì có số , và ngược lại có số thì có lý có lý.....tìm đâu xa lắm thuyết lắm hình cho mệt .... hi hi

BanChatDichHoc
14-02-17, 09:54
Em chào các bác ! Em chào bác Richky , em chào bác Hactientn , em chào bác 3kubond , em chào bác Hieunv74 ...!!!!

* Trước hết rất cảm ơn bác Richky đã chỉ ra chỗ nhầm lẫn cả em ! Đúng là sự vội vàng gây mầm họa cho người bản thân và người khác . May có bác Richky nhắc sớm . Em xin đính chính lại ví dụ 1 như sau :

Trong Độn giáp kì môn :
-Lục Giáp ; Giáp Tý , Giáp Tuất , Giáp Thân , Giáp Ngọ , Giáp Thìn , Giáp Dần . Mỗi giáp đều ứng 10 giờ ( Tương ứng hệ số 10 của Hà đồ ) . Trực phù cứ 10 giờ lại đổi . 60 giờ qua một cục . Cũng là " Một luận thời " . Nên nói , "Hà đồ là bản thể " .

- Cục có 9 số tương ứng với tương ứng với 9 phương vị của Lạc Thư . Đây chính là " một luận vị " .

- " Một luận thời , một luận vị là đủ cặp " . Thì hung cát được bày ra . Điều này thể hiện ở chỗ : Kết hợp giữa Thời của hà đồ và Vị của Lạc thư thì 72 cục được phơi bày vậy . Vậy nói " Hà đồ là bản thể Lạc thư là vận dụng ".

Một lần nữa xin đa tạ bác Richky!!!

* Bác Hieunv74 thật hay đùa em ....!!!
- Bác Hieunv74 có những câu hỏi sau :
"+ Thể là gì ? Dụng là gì ?
+ Thể của Hà đồ ? Dụng của Lạc thư ra sao ?
+ Thể của Tiên Thiên ? Dụng của Hậu Thiên ?
+ Tại sao đại quái lại dụng Tiên Thiên ? Tại sao bốc dịch lại dùng Tiên Thiên làm dụng ? Hoa Mai lại dùng Hậu Thiên làm dụng ? "

- Em xin trả lời bác Hieunv 74 như sau :

+ Chẳng có môn thuật nào lấy Tiên Thiên làm dụng cả .
Việc lấy quẻ của Hoa Mai lấy Tiên thiên : 1 càn , 2 đoài , 3 Ly , 4 Chấn , 5 Tốn , 6 Khảm , 7 Cấn , 8 Khôn . Đây chính là Tiên Thiên bản thể .

Bốc phệ , khởi tháng 1-2 ở cấn , tháng 3 ở Chấn , ...... Bác Hieunv74 nhìn vào chỗ đậm thì biết ngay lấy Tiên Thiên làm thể !

Vấn đề "Tiên Thiên bản thể , Hậu thiên vận dụng" trong Phong Thủy Địa Lí . Em xin tặng bác Hieunv74 đoạn trích này : " Khí của bổn cung là khí Tiên Thiên chủ nhất , không thể cải biến . Khí của môn tinh ( sao ) là khí Hậu Thiên , có thể cải biến . Khí âm ắt bắt đầu từ âm , khí dương ắt bắt đầu từ dương , khí âm dương biến đổi . Cho nên di tinh biến khí trước hết phải luận khí thai nguyên ( khí Hậu Thiên ) " . Hy vọng bác Hieunv74 hiểu đoạn này . Nếu không , em cũng không biết phải giải thích với bác ra sao ....hihihi . Bó tay vậy !!!!

Vấn đề : Thể của Hà đồ là gì , dụng của Lạc thư là gì ? Thể của Tiên Thiên là gì , Dụng của Hậu Thiên là gì ?
Em xin trả lời như sau : Tùy thuộc vào vấn đề mà thể dụng của Hà Đồ , Lạc thư , Tiên Thiên , Hậu Thiên là khác nhau . Nhưng thông thường nhất là THỂ DỤNG là nói : Thời - Vị , Khí -cung , Thiên khí -Địa khí ,.... Các bác xem trong các ví dụ em nêu nói cái gì nhé !!!

Tuy vậy em , em phải nói rõ với các bác là . Câu "Hà đồ là bản thể , Lạc Thư là vận dụng vận dụng" hay " Tiên thiên là thể , Hậu Thiên là dụng " . Chỉ nói về cách dùng , cách sử dụng Hà đồ và Lạc Thư thôi . Không hề nói đó là nghĩa gốc của Hà Đồ và Lạc thư đâu nhé .

* Vài lời cùng bác Hactientn :
- Bác Hactientn có câu : " ...trong phong thủy Hà đồ , Lạc thư thể hiện chẳng hạn như là : " Tiên thiên La Kinh thập nhị chi , Hậu thiên tái dụng can dữ duy " . Một lí , một khí hòa vào nhau ..." . Câu này bác Hactientn hiểu sai .

Câu này là nói về lịch sử phát triển của La Kinh .
- Thời Nhà Hạ , Dịch Liên Sơn phổ biến . Đặc trưng cơ bản nhất của nó là chia Hoàng Đạo thành 12 cung tương ứng 12 địa chi . Khởi đầu của năm được tính là cung Dần ( Kiến Dần ) . Vì thế La Kinh thời này chỉ có 12 vị .
- Sang thời Nhà Thương , tư tưởng Nạp giáp của Cơ Tử trở nên phổ biến , Kết hợp với thành tựu của thời Hạ . Tạo thành Dịch Quy Tàng , lấy khởi đầu của năm ở cung Tý . Nên La kinh được sửa lại thành 24 phương vị .

* Trao đổi với bác Longtuan :
- Mấy bài viết của bác Longtuan vừa rồi có nhiều điểm hay . Nhưng chưa đầy đủ . Dẫn đến hiểu không thật đúng . Nay cung cấp thêm một vài dữ liệu cho bác như sau :

Một là :
" Người Trung Hoa tính lịch theo 60 hoa giáp - Còn gọi là lịch can chi . Thời điểm đầu tiên được xác định từ thời đại của Hiên Viên Hoàng Đế . Theo đó có 2 cách lấy năm :
Cách thứ nhất lấy từ thời điểm Hoàng Đế còn nhở là năm 2697 TCN .
Cách thứ 2 lấy từ thời điểm Hoàng Đế lên ngôi là năm 2637 TCN " ( Nguồn VIKI )

Hai là :
" Khi xưa Hoàng Đế tế lễ tại Khâu Viên . Trời giáng thập can . Hoàng Đế ban lệnh đặt ra thập nhị chi cùng phối hợp với thập can . Nên gọi là Thiên can địa chi " ( Lời Trương Cửu Nghi trong Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn )

Ba là :
" Thời cổ tên các tháng được gọi bằng tên các loài cây , hoa theo tháng và mùa đó :
Tháng giêng là Nguyên nguyệt
Tháng hai là Hạnh Nguyệt
Tháng 3 là Hà Nguyệt ..." ( Trích : Nguyên lí thời sinh học cổ phương đông của Lê Văn Sửu )

Bốn là : Nguyệt danh - Tên gọi của các tháng thời cổ được ghi chép trong Hiệp Kỉ Biện Phương Thư như sau : " 1 Châu , 2 Như , 3 Trừ , 4 Niết , ...."

- Những cái này nói lên điều gì ? .....Việc Ngũ tinh liên châu ....Năm vừa rồi cũng có vậy !!!

- Vấn đề Hà Đồ hư tâm . Em tin bác không biết thực ra nó là cái gì đâu .
* Em chào các bác . Chúc các bác Vui vẻ !!!!

longtuan
14-02-17, 10:16
Lại bàn về " tam nguyên cửu vận "
Trước hết bàn về cái này nói về thiên văn lich toán cổ học cổ Á đông
Các dân tộc cổ từ đông sang tây đã biết làm lịch để phục vụ đời sống hàng ngày từ thời tiền cổ để có thể săn bắn hái lượm dự trữ thức ăn , để xác định thời tiết tìm nơi ẩn nấp , trong trồng trọt nuôi cấy .......vv
Phương tiện đầu tiên chỉ là chu kỳ ngày đêm ...dần dựa vào thiên văn quan sát trăng tròn trăng khuyết xác định chu kỳ lớn hơn từ điểm trăng tròn đến trăng tròn tiếp là 29 đến 30 ngày với các dụng cụ dựng cột tính bóng nắng ....đồng hồ cát ...vv
Qua thời gian dài có 4 mốc thời gian có ngày và đêm bằng nhau cách nhau 180 ngày đêm đó là hai mốc xuân phân thu phân , tiếp đến có hai mốc ngày dài đêm ngắn ngày ngắn đêm dài cũng cách nhau 180 ngày đêm được đặt tên là hạ chí , đông chí . Nếu lấy tiết xuân phân này đến mốc xuân phân tiếp theo , đông chí này đến đông chí liền kề thời gian đó khoảng 360 ngày xưa nhận thấy hầu như quả đất đứng iên còn mặt trời thì vận chuyển từ đông sang tây nên người xưa gọi quý đạo vận hành của mặt trời từ điểm xuân phân này sang điểm xuân phân tiếp theo là vòng hoàng đạo . Bây giờ người ta phát hiện ra quả đất tự quay quanh mình một vòng nên có [B]3 chu kỳ nó không phải là bội số của nhau nên là số lẻ 29 đến 30 ngày ..365 , 1/4 ngày để tiện quan sát di chuyển tuần hoàn của các thiên thể nên người ta chia làm 12 cung mỗi cung 30 độ tương đương 12 tháng và 12 tiết và khí trong năm .....

namphong
14-02-17, 10:31
Nguyên văn bởi hieunv74
Lão longtuan đã xem: Hạng vũ đánh trận Cự Lộc chưa?

Trích lại :
"Thiên Chi như Sở Lâm, Địa Chi Như Sở Cảm".
Sở ở đây ám chỉ cái đạo hành quân của Tây Sở Bá Vương, thần tốc, vũ bảo, sát lộc vô cùng. Lai mạch nhập thủ tại thiên quái đều mang tính chất này. "Sở cảm" là ám chỉ Lưu Bang, hiền hòa, từ tốn, đây là cái tính chất của "Địa Quái"! Thiên Địa chi đạo, chúng sanh đều bình đẳng, sát lộc quá nhiều là việc cấm kỵ.

Hết trích.


Lão hieunv74 là người hiểu chuyện , xem phong cách viết bài cũng biết tính cách người đó nếu dụng trong phong thủy có lẽ lão thường dùng phép hóa , chế hóa là hai phép Hạng Vũ dùng phép CHẾ , Lưu Bang dùng phép HÓA ...hay trong thời hỗn loạn mà vẫn dùng phép hóa ắt ăn cao tay , Lưu Bang xuất thân thấp nhưng luôn học hỏi ....hạng Vũ xuất thân cao vì ỷ lại mình cao lên ngã ...

Chiến tranh Hán Sở diễn ra từ khi Trần Thắng khởi nghĩa đến trận Cai Hạ trong khoảng thời gian 209-202TCN. Thời gian này manh động thì phải thất bại, chỉ có cư xử theo cách của Lưu Bang mới thắng được, trời đã chọn Lưu mà không chọn Hạng. Trương Lương và Hàn Tín ít nhiều đều hiểu mệnh trời. Tuy nhiên Trương Lương đã từ bỏ Tham, cắt đứt Sân Si của Hán vương nên gặp nguy mà không chết; Hàn Tín thì lòng Tham Sân không dứt, lại tạo thêm Si cho Hán vương bằng câu nói "Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên Tín mới bị bệ hạ bắt", chính vì vậy không thoát khỏi được cái họa DO CHÍNH MÌNH GÂY RA.

VinhL
14-02-17, 13:14
Ê da đang coi bộ Hán Sỡ Tranh Hùng (Huỳnh Thu Sinh) nửa chừng thì không có tập 37, phần kết thúc tập 51 củng không có trên youtube,
không biết mấy lão huynh đệ nào có hai tập này up lên giùm đi.

Cám tạ cám tạ.

Thật ra mà nói thì thuyết Âm Dương, Lưỡng Nghi Tứ Tượng, và thuyết Hà Lạc, là hai thuyết độc lập, sau đó mới được kết hợp.

Thể là tượng là lý là thuyết, dụng là áp dụng lý thuyết vậy.
Thể là cây cũi khô, dụng là đêm nó nấu nồi cơm ăn cho no bụng

Hihihihihihihihi

hactientn
14-02-17, 15:08
Em chào các bác ! Em chào bác Richky , em chào bác Hactientn , em chào bác 3kubond , em chào bác Hieunv74 ...!!!!

* Trước hết rất cảm ơn bác Richky đã chỉ ra chỗ nhầm lẫn cả em ! Đúng là sự vội vàng gây mầm họa cho người bản thân và người khác . May có bác Richky nhắc sớm . Em xin đính chính lại ví dụ 1 như sau :

Trong Độn giáp kì môn :
-Lục Giáp ; Giáp Tý , Giáp Tuất , Giáp Thân , Giáp Ngọ , Giáp Thìn , Giáp Dần . Mỗi giáp đều ứng 10 giờ ( Tương ứng hệ số 10 của Hà đồ ) . Trực phù cứ 10 giờ lại đổi . 60 giờ qua một cục . Cũng là " Một luận thời " . Nên nói , "Hà đồ là bản thể " .


- Cục có 9 số tương ứng với tương ứng với 9 phương vị của Lạc Thư . Đây chính là " một luận vị " .

- " Một luận thời , một luận vị là đủ cặp " . Thì hung cát được bày ra . Điều này thể hiện ở chỗ : Kết hợp giữa Thời của hà đồ và Vị của Lạc thư thì 72 cục được phơi bày vậy . Vậy nói " Hà đồ là bản thể Lạc thư là vận dụng ".

Một lần nữa xin đa tạ bác Richky!!!

* Bác Hieunv74 thật hay đùa em ....!!!
- Bác Hieunv74 có những câu hỏi sau :
"+ Thể là gì ? Dụng là gì ?
+ Thể của Hà đồ ? Dụng của Lạc thư ra sao ?
+ Thể của Tiên Thiên ? Dụng của Hậu Thiên ?
+ Tại sao đại quái lại dụng Tiên Thiên ? Tại sao bốc dịch lại dùng Tiên Thiên làm dụng ? Hoa Mai lại dùng Hậu Thiên làm dụng ? "

- Em xin trả lời bác Hieunv 74 như sau :

+ Chẳng có môn thuật nào lấy Tiên Thiên làm dụng cả .
Việc lấy quẻ của Hoa Mai lấy Tiên thiên : 1 càn , 2 đoài , 3 Ly , 4 Chấn , 5 Tốn , 6 Khảm , 7 Cấn , 8 Khôn . Đây chính là Tiên Thiên bản thể .

Bốc phệ , khởi tháng 1-2 ở cấn , tháng 3 ở Chấn , ...... Bác Hieunv74 nhìn vào chỗ đậm thì biết ngay lấy Tiên Thiên làm thể !

Vấn đề "Tiên Thiên bản thể , Hậu thiên vận dụng" trong Phong Thủy Địa Lí . Em xin tặng bác Hieunv74 đoạn trích này : " Khí của bổn cung là khí Tiên Thiên chủ nhất , không thể cải biến . Khí của môn tinh ( sao ) là khí Hậu Thiên , có thể cải biến . Khí âm ắt bắt đầu từ âm , khí dương ắt bắt đầu từ dương , khí âm dương biến đổi . Cho nên di tinh biến khí trước hết phải luận khí thai nguyên ( khí Hậu Thiên ) " . Hy vọng bác Hieunv74 hiểu đoạn này . Nếu không , em cũng không biết phải giải thích với bác ra sao ....hihihi . Bó tay vậy !!!!

Vấn đề : Thể của Hà đồ là gì , dụng của Lạc thư là gì ? Thể của Tiên Thiên là gì , Dụng của Hậu Thiên là gì ?
Em xin trả lời như sau : Tùy thuộc vào vấn đề mà thể dụng của Hà Đồ , Lạc thư , Tiên Thiên , Hậu Thiên là khác nhau . Nhưng thông thường nhất là THỂ DỤNG là nói : Thời - Vị , Khí -cung , Thiên khí -Địa khí ,.... Các bác xem trong các ví dụ em nêu nói cái gì nhé !!!

Tuy vậy em , em phải nói rõ với các bác là . Câu "Hà đồ là bản thể , Lạc Thư là vận dụng vận dụng" hay " Tiên thiên là thể , Hậu Thiên là dụng " . Chỉ nói về cách dùng , cách sử dụng Hà đồ và Lạc Thư thôi . Không hề nói đó là nghĩa gốc của Hà Đồ và Lạc thư đâu nhé .

* Vài lời cùng bác Hactientn :
- Bác Hactientn có câu : " ...trong phong thủy Hà đồ , Lạc thư thể hiện chẳng hạn như là : " Tiên thiên La Kinh thập nhị chi , Hậu thiên tái dụng can dữ duy " . Một lí , một khí hòa vào nhau ..." . Câu này bác Hactientn hiểu sai .

Câu này là nói về lịch sử phát triển của La Kinh .
- Thời Nhà Hạ , Dịch Liên Sơn phổ biến . Đặc trưng cơ bản nhất của nó là chia Hoàng Đạo thành 12 cung tương ứng 12 địa chi . Khởi đầu của năm được tính là cung Dần ( Kiến Dần ) . Vì thế La Kinh thời này chỉ có 12 vị .
- Sang thời Nhà Thương , tư tưởng Nạp giáp của Cơ Tử trở nên phổ biến , Kết hợp với thành tựu của thời Hạ . Tạo thành Dịch Quy Tàng , lấy khởi đầu của năm ở cung Tý . Nên La kinh được sửa lại thành 24 phương vị .

* Trao đổi với bác Longtuan :
- Mấy bài viết của bác Longtuan vừa rồi có nhiều điểm hay . Nhưng chưa đầy đủ . Dẫn đến hiểu không thật đúng . Nay cung cấp thêm một vài dữ liệu cho bác như sau :

Một là :
" Người Trung Hoa tính lịch theo 60 hoa giáp - Còn gọi là lịch can chi . Thời điểm đầu tiên được xác định từ thời đại của Hiên Viên Hoàng Đế . Theo đó có 2 cách lấy năm :
Cách thứ nhất lấy từ thời điểm Hoàng Đế còn nhở là năm 2697 TCN .
Cách thứ 2 lấy từ thời điểm Hoàng Đế lên ngôi là năm 2637 TCN " ( Nguồn VIKI )

Hai là :
" Khi xưa Hoàng Đế tế lễ tại Khâu Viên . Trời giáng thập can . Hoàng Đế ban lệnh đặt ra thập nhị chi cùng phối hợp với thập can . Nên gọi là Thiên can địa chi " ( Lời Trương Cửu Nghi trong Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn )

Ba là :
" Thời cổ tên các tháng được gọi bằng tên các loài cây , hoa theo tháng và mùa đó :
Tháng giêng là Nguyên nguyệt
Tháng hai là Hạnh Nguyệt
Tháng 3 là Hà Nguyệt ..." ( Trích : Nguyên lí thời sinh học cổ phương đông của Lê Văn Sửu )

Bốn là : Nguyệt danh - Tên gọi của các tháng thời cổ được ghi chép trong Hiệp Kỉ Biện Phương Thư như sau : " 1 Châu , 2 Như , 3 Trừ , 4 Niết , ...."

- Những cái này nói lên điều gì ? .....Việc Ngũ tinh liên châu ....Năm vừa rồi cũng có vậy !!!

- Vấn đề Hà Đồ hư tâm . Em tin bác không biết thực ra nó là cái gì đâu .
Em chào các bác . Chúc các bác Vui vẻ !!!!
Nếu như mọi điều cụ khẳng định là đúng thì hậu học chỉ xin cụ nói riêng về LƯỠNG NGHI và TỨ TƯỢNG, Lý thuyết căn bản thì theo hậu học nghĩ mỗi thầy dạy học trò cũng có một suy nghĩ riêng về khái niệm này, Nói riêng về vấn đề TỨ TƯỢNG VÀ LƯỠNG NGHI này trong nội dung chủ đề về DỊCH của cụ, cụ có thể chia sẻ và giải thích chân thành cho thành viên diễn đàn thấu tỏ. Chân thành cảm ơn cụ./.

hieunv74
14-02-17, 17:26
Một là :
" Người Trung Hoa tính lịch theo 60 hoa giáp - Còn gọi là lịch can chi . Thời điểm đầu tiên được xác định từ thời đại của Hiên Viên Hoàng Đế . Theo đó có 2 cách lấy năm :
Cách thứ nhất lấy từ thời điểm Hoàng Đế còn nhở là năm 2697 TCN .
Cách thứ 2 lấy từ thời điểm Hoàng Đế lên ngôi là năm 2637 TCN " ( Nguồn VIKI )

Hai là :
" Khi xưa Hoàng Đế tế lễ tại Khâu Viên . Trời giáng thập can . Hoàng Đế ban lệnh đặt ra thập nhị chi cùng phối hợp với thập can . Nên gọi là Thiên can địa chi " ( Lời Trương Cửu Nghi trong Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn )

Ba là :
" Thời cổ tên các tháng được gọi bằng tên các loài cây , hoa theo tháng và mùa đó :
Tháng giêng là Nguyên nguyệt
Tháng hai là Hạnh Nguyệt
Tháng 3 là Hà Nguyệt ..." ( Trích : Nguyên lí thời sinh học cổ phương đông của Lê Văn Sửu )

Bốn là : Nguyệt danh - Tên gọi của các tháng thời cổ được ghi chép trong Hiệp Kỉ Biện Phương Thư như sau : " 1 Châu , 2 Như , 3 Trừ , 4 Niết , ...."

- Những cái này nói lên điều gì ? .....Việc Ngũ tinh liên châu ....Năm vừa rồi cũng có vậy !!!

- Vấn đề Hà Đồ hư tâm . Em tin bác không biết thực ra nó là cái gì đâu .
* Em chào các bác . Chúc các bác Vui vẻ !!!!

khời giáp tý như trên chẳng đi đến đâu cả, VIKI cũng là đồ giởm à, hihihi

Jupiter
14-02-17, 17:52
Ê da đang coi bộ Hán Sỡ Tranh Hùng (Huỳnh Thu Sinh) nửa chừng thì không có tập 37, phần kết thúc tập 51 củng không có trên youtube,
không biết mấy lão huynh đệ nào có hai tập này up lên giùm đi.

Cám tạ cám tạ.

Thật ra mà nói thì thuyết Âm Dương, Lưỡng Nghi Tứ Tượng, và thuyết Hà Lạc, là hai thuyết độc lập, sau đó mới được kết hợp.

Thể là tượng là lý là thuyết, dụng là áp dụng lý thuyết vậy.
Thể là cây cũi khô, dụng là đêm nó nấu nồi cơm ăn cho no bụng

Hihihihihihihihi
chú Vinh theo link này để xem tập cuối.
https://www.youtube.com/watch?v=QBYAzpCaWB8
Phải công nhận đoàn phim này diễn rất đúng tính cách nhân vật,Lưu Bang, Hàn Tín, Hạng Vũ, Trương Lương, cứ như là cụ Thái Sử Công làm đạo diễn vậy.

longtuan
14-02-17, 18:06
Nguyên văn bởi hieunv74
Lão longtuan đã xem: Hạng vũ đánh trận Cự Lộc chưa?

Trích lại :
"Thiên Chi như Sở Lâm, Địa Chi Như Sở Cảm".
Sở ở đây ám chỉ cái đạo hành quân của Tây Sở Bá Vương, thần tốc, vũ bảo, sát lộc vô cùng. Lai mạch nhập thủ tại thiên quái đều mang tính chất này. "Sở cảm" là ám chỉ Lưu Bang, hiền hòa, từ tốn, đây là cái tính chất của "Địa Quái"! Thiên Địa chi đạo, chúng sanh đều bình đẳng, sát lộc quá nhiều là việc cấm kỵ.

Hết trích.



Chiến tranh Hán Sở diễn ra từ khi Trần Thắng khởi nghĩa đến trận Cai Hạ trong khoảng thời gian 209-202TCN. Thời gian này manh động thì phải thất bại, chỉ có cư xử theo cách của Lưu Bang mới thắng được, trời đã chọn Lưu mà không chọn Hạng. Trương Lương và Hàn Tín ít nhiều đều hiểu mệnh trời. Tuy nhiên Trương Lương đã từ bỏ Tham, cắt đứt Sân Si của Hán vương nên gặp nguy mà không chết; Hàn Tín thì lòng Tham Sân không dứt, lại tạo thêm Si cho Hán vương bằng câu nói "Bệ hạ không có tài cầm quân, nhưng có tài cầm tướng, vì vậy cho nên Tín mới bị bệ hạ bắt", chính vì vậy không thoát khỏi được cái họa DO CHÍNH MÌNH GÂY RA.

Trong lịch sử thời phong kiến kẻ làm tướng cầm quân thường am hiểu thiên thời địa lợi nhưng thường những kẻ cao ngạo thì lại không hiểu mình đó chính là nhân hòa . Hàn Tín chết vì cao ngạo .
Lưu Bang có hỏi Hàn Tín một câu ái khanh có thể cầm bao quân , Hàn Tín đáp : Thần cầm càng nhiều càng tốt điều đó là sự thực , vậy ta có thể cầm bao nhiêu Hàn đáp bệ hạ cầm được 10 nghìn quân điều đó cũng là thật . Lịch sử TQ có Khổng Minh , Phạm lãi có tài lại biết mình , dùng học vấn của mình để đưa vào thực tế kiểm nghiệm và biết dừng lại đúng lúc , không ham hố danh lợi bởi biết mình biết người .
Trong tướng học cũng vậy lộ tướng , lộ tài thường iểu tướng quý tướng là ẩn tướng , biết dùng đúng lúc đúng chỗ đó là thời vị của NP ngoài ra còn biết buông bỏ nữa đó là đạo phật , hai tay cầm hai thứ nếu không bỏ sao cầm được cái mới , và điều đó cũng tránh để tẩu hỏa chân khí .
Tôi nhận được đồ hình của NP cám ơn thịnh tình của NP nhé

BanChatDichHoc
14-02-17, 22:48
Em chào các bác !!! Em chào bác Hactientn !!!

* Em xin trả lời câu hỏi về : Lưỡng nghi - Tứ tượng của bác Hactientn như sau :

- Lưỡng nghi được sinh ra từ việc phân chia vòng tròn Hoàng Đạo thành 2 phần . Đường phân chia này không phải là tùy tiện mà chia theo trục Tây Bắc , Đông Nam . Tức là từ điểm đầu của tiết Đông Chí đến cuối tiết Mang Chủng . Sự phân chia này khiến vòng tròn Hoàng Đạo được chia thành 2 phần : Nghi âm và nghi dương .

- Bác Hactientn muốn biết vì sao lại gọi nó là nghi âm và nghi dương , thì làm theo hướng dẫn sau đây của em .
+ Tháng 3 âm lịch năm nay . Hôm nào trời trong sáng , bác ra ngoài sân nhà mình nhìn lên bầu trời sao . Tìm lấy 1 sao nào đó thuộc sao Hoàng Đạo ở phía đông , xác định rõ vị trí của nó . Cách 6 giờ đồng hồ sau , bác lại ra xem nó ở vị trí nào . Nhớ hướng đi của nó .
+ Sáu tháng sau tức tháng 9 . Bác hactientn lại chọn ngày đẹp trời làm tương tự , chọn một sao của Hoàng Đạo ở phía đông mà quan sát . Xác định rõ vị trí , sau 6 giờ bác ra quan sát lại xem lúc này nó ở đâu . Nhớ kĩ đường đi của nó .
+ Lúc này bác so sánh đường đi của sao Hoàng đạo 6 tháng trước . Đến đây ,chắc chắn bác Hactien tn sẽ hiểu vì sao gọi là nghi âm , nghi dương . Vì sao nửa năm trước thuộc dương , nửa năm sau thuộc âm !!!!

- Tứ tượng được sinh ra từ sự phân chia vòng tròn Hoàng Đạo thành 4 phần đều nhau . Nói cách khác là phân chia nghi dương thành 2 phần đều nhau và cũng phân chia nghi âm thành 2 phần đều nhau .
+ Chia nghi dương thành 2 tạo thành : Thiếu dương và thái dương . Tương ứng với Mùa xuân và Mùa hạ
+ Chia nghi âm thành 2 phần đều nhau tạo thành Thiếu âm và Thái âm . Tương ứng với Mùa Thu và Mùa Đông .
( Ở đây lấy tiết khí mà chỉ ra thì hợp lý hơn . )
- Cái này không cần phải ra nhìn trời . Chỉ cần tự cảm nhận về nhiệt và thống kê số ngày mưa nắng là rõ .

* Vài lời cùng bác Hieunv74 .
- Em rất nhớ câu : " Tiên học lễ hậu học văn " mà bác nêu . Nên em không biết phải nói chuyện với bác Longtuan như thế nào !!! . Nên mới lấy ra vài tư liệu để bác ấy tham khảo thêm . Thay cho việc nói với bác về vấn đề " Tam nguyên cửu vận " là :

Em đã kéo được bác ấy từ trên trời xuống khi bác ấy nói tam nguyên cửu vận liên quan đến việc gặp nhau của Thổ tinh và Mộc tinh . Nay cũng vấn đề ấy bác Longtuan lại đi xét cái khởi nguyên của giáp tý , rồi cho rằng " Tam nguyên cửu vận " được "dùng để điều chỉnh tuế sai " , rồi lại đem giáp tý vào mốc Xuân Phân ...sau 180 ngày đêm " ( Tam nguyên cửu vận tính theo năm giờ thì biến thành Tam nguyên cửu vận tính theo ngày , chẳng thấy điều chỉnh tuế sai đâu cả ) , rồi tiếp theo sẽ là gì ??? .....Đương nhiên là gõ cụt vậy!

- May có bác Hieunv74 nói hộ em rằng : " Khởi giáp tý như trên chẳng đi đến đâu cả , VIKI cũng là đồ giởm à , hihihi " . Bác Hieunv74 nhớ câu này bác nhé !hihihi

* Em xin lỗi bác Longtuan !!!..... Em đùa chút mong bác đừng giận . Với lại tranh luận cho vui thôi ! Bàn chính trị đạo đức thì em xin lắng nghe mà không giám trao đổi !

* Em chào các bác !!!!

tieudao
15-02-17, 08:05
"...vô danh bất hoạn hoạn danh phù"
Chữ Danh phù này đã viết mấy lần mà chưa thấy cụ nào ý kiến gì.
Khổng Minh được coi là người dưới thông địa đạo trên hiểu mệnh trời, tuy nhiên ông lại Không biết Dừng lại.
Vận nhà Hán đã hết, vì đã ăn lộc thiên hạ đã 400 năm rồi thì ắt phải lui vào sau võ đài lịch sử để cho Họ khác lên, đó cũng là thuận theo lẽ của Dịch.
- KM hiểu mệnh nhà Hán đã hết, nếu biết dừng lại thì đã không có chuyện 6 lần kéo quân ra Kỳ Sơn.
- Nếu Biết dừng lại thì đã không có chuyện ngửa mặt nhìn trời than câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên"...Xét sâu xa Đây cũng là 1 hình thức của Phù Danh vậy, Mã Tốc bị chém chẳng qua là hệ quả của Phù Danh.
- Giá như ngày đó KM biết dừng lại thì dân tình và quân lính đỡ điêu linh hơn, vì Phù danh mà đã chẳng "Thuận thiên hành đạo". Ôi cái đạo phù danh danh phù.

"Thiên chi như sở lâm, địa chi như sở cảm"
Trong thế giới nhị nguyên cái gì cũng có 2 mặt, sinh sôi phát triển mãi thì cũng có lúc lụi tàn, sinh lão bệnh tử vốn là vô thường. Thiên Địa dùng Sinh - Sát để điều hòa âm dương là thuận theo tự nhiên, cũng có khi cần sinh để được thiên hạ, cũng có khi cần sát để đoạt thiên hạ, tùy Thời mà luận sinh sát, thế tục thường chỉ nhìn 1 phía Sinh, mà ghét sát, biết đâu hợp Sinh hay hợp Sát đều nằm ở 2 chữ THỜI - VỊ. Xưa nay trong thiên hạ không có mấy người nhận ra được lẽ biến hóa của quyền cơ.
Lão Hieu74 đúng là học trò của cụ Baotien rồi...hahaha...

hactientn
15-02-17, 09:28
Cảm ơn cụ về cách chỉ dẫn xem sao trời phân lưỡng nghi của cụ, hậu học sẽ thử xem, nhưng cách hiểu của hậu học về lưỡng nghi và tứ tượng khác của cụ, hi vọng có dịp hậu học sẽ trao đổi với cụ theo cách hiểu của hậu học về hai vấn đề này.
Nhưng cũng vẫn phải mạo muội trao đổi với cụ về đoạn luận kinh thư phong thủy của cụ ở trên, cụ giận cũng vẫn phải nói, vì hậu học hơi thất vọng về suy luận của cụ về hai câu trên, cảm giác như cụ quảng cáo cho hai loại la kinh cho nhà Hạ, nhà Thương vậy.
Chẳng lẽ các bậc chân sư phong thủy lại hiểu như vậy sao? "Tiên thiên La kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng can dữ duy" bỏ hai từ la kinh và tái dụng ra thì còn Tiên thiên mà Thập nhị địa chi thì có phải là trong trời có đất không? Hậu thiên mà thập thiên can có phải là trong đất có trời không? Còn để hiểu là một KHÍ, một LÝ, một THỂ, một DỤNG hòa vào nhau trong câu trên thì hậu học cũng vẫn đang học hỏi…Còn nói về cách hiểu sai kinh thư, hậu học lấy đơn cử ra đây một trường hợp là trường hợp của cụ Thẩm Trúc Nhưng tiên sinh, chắc mọi người ai cũng biết đó là cách hiểu của cụ về Khôn nhâm ất thành thế quái, một sai lầm không cứu vãn được vì không có ai đính chính rằng nó đúng hay nó sai và sai ở chỗ nào? Thành ra các thày ngày nay vẫn cứ dùng nó để làm phong thủy, cụ Thẩm tạo nghiệp cho họ, nghiệp nói tiếp nghiệp…không phải hại cho một người, một dòng họ mà rất nhiều..chỉ vì hiểu sai và dùng sai. Hậu học nói ra điều này để chia sẻ với mọi người suy nghĩ của mình đối với bất kỳ một vấn đề nào, dù là tranh luận để làm rõ vấn đề của cổ nhân để lại chứ không phải tranh luận để lấy phần thắng thua ở đây, toppic cụ lập ra để mọi người tham gia chia sẻ, có ý đúng, có ý chưa đúng nhưng đây là cách hiểu của người đọc, người tham gia viết comment cảm nhận và viết ra theo tư duy của mình nên tôn trọng họ, nhưng cụ toàn trách cứ người viết, nào là hạn hẹp, nào là hiểu sai…v..v..Vậy thì làm gì còn ai dám comment chia sẻ với cụ nữa. Dù sao thì cũng phải công nhận kiến thức của rất rộng và cũng cảm ơn cụ đã chia sẻ, mong cụ không giận cụ nhé, hi vọng những chia sẻ của cụ sẽ hữu ích cho các thành viên diễn đàn..

thoitu
15-02-17, 10:42
Cảm ơn cụ về cách chỉ dẫn xem sao trời phân lưỡng nghi của cụ, hậu học sẽ thử xem, nhưng cách hiểu của hậu học về lưỡng nghi và tứ tượng khác của cụ, hi vọng có dịp hậu học sẽ trao đổi với cụ theo cách hiểu của hậu học về hai vấn đề này.
Nhưng cũng vẫn phải mạo muội trao đổi với cụ về đoạn luận kinh thư phong thủy của cụ ở trên, cụ giận cũng vẫn phải nói, vì hậu học hơi thất vọng về suy luận của cụ về hai câu trên, cảm giác như cụ quảng cáo cho hai loại la kinh cho nhà Hạ, nhà Thương vậy.
Chẳng lẽ các bậc chân sư phong thủy lại hiểu như vậy sao? "Tiên thiên La kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng can dữ duy" bỏ hai từ la kinh và tái dụng ra thì còn Tiên thiên mà Thập nhị địa chi thì có phải là trong trời có đất không? Hậu thiên mà thập thiên can có phải là trong đất có trời không? Còn để hiểu là một KHÍ, một LÝ, một THỂ, một DỤNG hòa vào nhau trong câu trên thì hậu học cũng vẫn đang học hỏi…Còn nói về cách hiểu sai kinh thư, hậu học lấy đơn cử ra đây một trường hợp là trường hợp của cụ Thẩm Trúc Nhưng tiên sinh, chắc mọi người ai cũng biết đó là cách hiểu của cụ về Khôn nhâm ất thành thế quái, một sai lầm không cứu vãn được vì không có ai đính chính rằng nó đúng hay nó sai và sai ở chỗ nào? Thành ra các thày ngày nay vẫn cứ dùng nó để làm phong thủy, cụ Thẩm tạo nghiệp cho họ, nghiệp nói tiếp nghiệp…không phải hại cho một người, một dòng họ mà rất nhiều..chỉ vì hiểu sai và dùng sai. Hậu học nói ra điều này để chia sẻ với mọi người suy nghĩ của mình đối với bất kỳ một vấn đề nào, dù là tranh luận để làm rõ vấn đề của cổ nhân để lại chứ không phải tranh luận để lấy phần thắng thua ở đây, toppic cụ lập ra để mọi người tham gia chia sẻ, có ý đúng, có ý chưa đúng nhưng đây là cách hiểu của người đọc, người tham gia viết comment cảm nhận và viết ra theo tư duy của mình nên tôn trọng họ, nhưng cụ toàn trách cứ người viết, nào là hạn hẹp, nào là hiểu sai…v..v..Vậy thì làm gì còn ai dám comment chia sẻ với cụ nữa. Dù sao thì cũng phải công nhận kiến thức của rất rộng và cũng cảm ơn cụ đã chia sẻ, mong cụ không giận cụ nhé, hi vọng những chia sẻ của cụ sẽ hữu ích cho các thành viên diễn đàn..

【 tiên thiên la kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng cán dữ duy, bát cán tứ duy phụ chi vị, tử mẫu công tôn đồng thử thôi. 】
Đây là Tử mẫu công tôn thôi pháp.Luận dựa vào bát quái,nhất quái,tam nguyên,thiên kiền địa chi(tứ chính,tứ ngung).
Thôi ,nói hơi nhiều rồi!

longtuan
15-02-17, 10:59
Tranh luận để hiểu biết chớ vội nói đúng sai , nếu cứ nói mình đúng thì không cần học , trong khí đó biển học là vô bờ , nhà toán học Evorits Galois trước đấu súng có một đêm soạn toán mà mãi đến bây giờ còn đang khổ sở vì nó , ông sống thêm mấy ngày nữa thì không biết thế nào . Vochieukiemphap nói đọc dịch mỗi tuổi mỗi khác giầu chưa chuẩn vẫn có ý đúng bây giờ BCDH nghĩ vậy là đúng cứ như nói hà là thể , lạc là dụng biết đâu vài năm nữa lại không nghĩ thế .....con người lớn lên và trưởng thành sự chắc chắn cũng dần ổn định chẳng vậy mà các cụ có câu tam thập như lập , tứ thập bất hoặc , ngũ thập nhập đình trung .
Giờ quay lại các ngôi sao , trong thiên văn nếu không nói đến sao bắc đẩu (trong thái ất chính là nói đến bắc thần , với điểm đông chí và thất tinh hợp bích chỉ bàn đến ngày đêm bốn mùa , tức là sự vận hành của quả đất tự quay quanh mình và quay quanh mặt trời còn thiếu sót ) .....
Quay lại hà lạc như cách nói của BCDH hà là thể lạc là dụng , lạc nói về vị trí thì theo cách nói của cậu cũng không hiểu về dịch chút nào cả . Theo tôi ko nên nói vậy vì như vậy là tự kiêu , tự đại , tự mãn ,
Các sách dịch xưa nay không có câu nào vậy hay cậu nhầm sang chiêm bốc , trong chiêm bốc quẻ không có hào động là quẻ thể , quẻ có hào động là quẻ dụng ...
Đồn rằng hà lạc là sách trời không chữ nguyên nó chỉ có các chấm đen và chấm trắng ( đen trắng là gì chắc ai cũng hiểu ) chấm đen trắng là lý sau lý thì có số , ai bảo chỉ lạc mới có vị còn hà thì không có ?
Trời lấy số 1 mà sịnh hành thủy , đất lấy số 6 mà thành....vv , có lý thì có số có số thì có sự sống , nếu gọi chấm trắng ở chính bắc của hà là 1 đó là cách số hóa mà thôi , một này có thể tương đương một ngôi sao mà trong một ngôi sao đâu chỉ là một , đó là cách nói , đầu tiên hà lạc chỉ có chấm đen và trắng ở hai trục đông tây nam bắc sau đó được số hóa thành(1,6 ) ( 3,8 ) , ( 2, 7 ) , (4,9 ) , 10 chấm đen ở hà sang lạc biến mất chỉ còn 5 chấm , đây là phép chia hay nhị phân gì đó . Có thể cái này tương đương với sự giãn nở của vũ trụ , đã giãn nở hẳn có sai số , vậy lấy gì biết sai số chắc hẳn phải có một cái mốc , mặt trời đang mất dần đi năng lượng , quả đất do tác động của các lực cũng đang bị biến dang như tôi biết nó đang bị biến dạng bởi nguyên lý âm dương tiêu trưởng , quả đất hòa nhịp cùng vũ trụ , trái đất đang nóng dần lên , nóng thì nở ra , vì thế mà các lục địa đang bị dịch chuyển , các con sông đang thay đổi dòng chẩy ....vv
Dịch chỉnh nghiên cứu vấn đề này nhưng dịch cũng là bất dịch vì tại sao biết nó biến, biết nó biến vì có một cái mốc ....
Như tôi biết mốc là như thế ai biết mốc khác chuẩn hơn xin chỉ dẫn cụ thể với các thông số thiên văn ( tốt nhất là không nên nói chung chung ) - xin chân thành cảm ơn .
Giải trí xem cái này chút
https://www.youtube.com/watch?v=kZAWxK8bX-8&t=378s

longtuan
15-02-17, 15:22
Em chào các bác !!! Em chào bác Hactientn !!!

* Em xin trả lời câu hỏi về : Lưỡng nghi - Tứ tượng của bác Hactientn như sau :

- Lưỡng nghi được sinh ra từ việc phân chia vòng tròn Hoàng Đạo thành 2 phần . Đường phân chia này không phải là tùy tiện mà chia theo trục Tây Bắc , Đông Nam . Tức là từ điểm đầu của tiết Đông Chí đến cuối tiết Mang Chủng . Sự phân chia này khiến vòng tròn Hoàng Đạo được chia thành 2 phần : Nghi âm và nghi dương .

- Bác Hactientn muốn biết vì sao lại gọi nó là nghi âm và nghi dương , thì làm theo hướng dẫn sau đây của em .
+ Tháng 3 âm lịch năm nay . Hôm nào trời trong sáng , bác ra ngoài sân nhà mình nhìn lên bầu trời sao . Tìm lấy 1 sao nào đó thuộc sao Hoàng Đạo ở phía đông , xác định rõ vị trí của nó . Cách 6 giờ đồng hồ sau , bác lại ra xem nó ở vị trí nào . Nhớ hướng đi của nó .
+ Sáu tháng sau tức tháng 9 . Bác hactientn lại chọn ngày đẹp trời làm tương tự , chọn một sao của Hoàng Đạo ở phía đông mà quan sát . Xác định rõ vị trí , sau 6 giờ bác ra quan sát lại xem lúc này nó ở đâu . Nhớ kĩ đường đi của nó .
+ Lúc này bác so sánh đường đi của sao Hoàng đạo 6 tháng trước . Đến đây ,chắc chắn bác Hactien tn sẽ hiểu vì sao gọi là nghi âm , nghi dương . Vì sao nửa năm trước thuộc dương , nửa năm sau thuộc âm !!!!

- Tứ tượng được sinh ra từ sự phân chia vòng tròn Hoàng Đạo thành 4 phần đều nhau . Nói cách khác là phân chia nghi dương thành 2 phần đều nhau và cũng phân chia nghi âm thành 2 phần đều nhau .
+ Chia nghi dương thành 2 tạo thành : Thiếu dương và thái dương . Tương ứng với Mùa xuân và Mùa hạ
+ Chia nghi âm thành 2 phần đều nhau tạo thành Thiếu âm và Thái âm . Tương ứng với Mùa Thu và Mùa Đông .
( Ở đây lấy tiết khí mà chỉ ra thì hợp lý hơn . )
- Cái này không cần phải ra nhìn trời . Chỉ cần tự cảm nhận về nhiệt và thống kê số ngày mưa nắng là rõ .

* Vài lời cùng bác Hieunv74 .
- Em rất nhớ câu : " Tiên học lễ hậu học văn " mà bác nêu . Nên em không biết phải nói chuyện với bác Longtuan như thế nào !!! . Nên mới lấy ra vài tư liệu để bác ấy tham khảo thêm . Thay cho việc nói với bác về vấn đề " Tam nguyên cửu vận " là :

Em đã kéo được bác ấy từ trên trời xuống khi bác ấy nói tam nguyên cửu vận liên quan đến việc gặp nhau của Thổ tinh và Mộc tinh . Nay cũng vấn đề ấy bác Longtuan lại đi xét cái khởi nguyên của giáp tý , rồi cho rằng " Tam nguyên cửu vận " được "dùng để điều chỉnh tuế sai " , rồi lại đem giáp tý vào mốc Xuân Phân ...sau 180 ngày đêm " ( Tam nguyên cửu vận tính theo năm giờ thì biến thành Tam nguyên cửu vận tính theo ngày , chẳng thấy điều chỉnh tuế sai đâu cả ) , rồi tiếp theo sẽ là gì ??? .....Đương nhiên là gõ cụt vậy!

- May có bác Hieunv74 nói hộ em rằng : " Khởi giáp tý như trên chẳng đi đến đâu cả , VIKI cũng là đồ giởm à , hihihi " . Bác Hieunv74 nhớ câu này bác nhé !hihihi

* Em xin lỗi bác Longtuan !!!..... Em đùa chút mong bác đừng giận . Với lại tranh luận cho vui thôi ! Bàn chính trị đạo đức thì em xin lắng nghe mà không giám trao đổi !

* Em chào các bác !!!!

Tôi thì chẳng giận làm chi , đang cố bớt tham , sân, si đây , dù sao vẫn cám ơn cậu làm tôi có hứng viết bài , lâu nay bỏ bễ , nhớ nhớ , quên quên .....thi thoảng ngó qua diễn đàn một chút mong học hỏi được mọi người , mọi người đều có thầy , có thầy có cái hay của thầy nhưng cũng có cái dở bởi vì nó là lối mòn khó thay đổi .
Trong đông y cũng vậy gia truyền mà không chịu học lại thành rốt , ví thuốc xưa khác , nay thời khí khác nó cũng khác , xưa dùng 1 nay có cái dùng 3 ......người thầy lớn nhất là thực tế cuộc sống ..khi tôi đi học có người có học vị cao , lý thuyết thuộc làu nhưng khi gặp bệnh nhân lại không ra được một đơn thuốc , cũng như tôi mới đầu chơi cây cảnh lý thuyết lắm vững nhưng khi làm thì nó lại khác hẳn cái đó người ta gọi là tùy thời mà gia vị , hôm nay nhìn cây này đẹp xong hôm sau thì lại thấy không như hôm qua đến giờ tìm được một cây như ý thì thật khó ....
Chúng ta đang mài mấy cuốn sách cổ nếu cứ khư khư cái đó âu mấy đứa trẻ lại cho mấy ông này lẩn thẩn ..... có thể chúng nói ngày xưa nói giỏi nhưng đi xe ngựa ngày không giỏi nhưng có tầu vũ trụ , thời gian làm cho mọi cái thay đổi ..
Hihi chém chút vui nhé . Xem giải trí chút
https://www.youtube.com/watch?v=LVUcHgL2qks&t=17s

BanChatDichHoc
15-02-17, 23:06
Em chào bác Hactientn em chào bác Longtuan !!!!

- Đọc bài của 2 bác , em thật lòng không biết mình nên nói gì với 2 bác . Đặc biệt là bác Longtuan 2 bài viết vừa rồi bác đã bộc lộ hết tâm can vậy . Rất trân trọng những góp ý của 2 cho em . Cảm ơn các bác rất nhiều !!!


- Lần nữa xin cảm ơn 2 bác !!!

namphong
16-02-17, 09:06
"...vô danh bất hoạn hoạn danh phù"
Chữ Danh phù này đã viết mấy lần mà chưa thấy cụ nào ý kiến gì.
Khổng Minh được coi là người dưới thông địa đạo trên hiểu mệnh trời, tuy nhiên ông lại Không biết Dừng lại.
Vận nhà Hán đã hết, vì đã ăn lộc thiên hạ đã 400 năm rồi thì ắt phải lui vào sau võ đài lịch sử để cho Họ khác lên, đó cũng là thuận theo lẽ của Dịch.
- KM hiểu mệnh nhà Hán đã hết, nếu biết dừng lại thì đã không có chuyện 6 lần kéo quân ra Kỳ Sơn.
- Nếu Biết dừng lại thì đã không có chuyện ngửa mặt nhìn trời than câu "Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên"...Xét sâu xa Đây cũng là 1 hình thức của Phù Danh vậy, Mã Tốc bị chém chẳng qua là hệ quả của Phù Danh.
- Giá như ngày đó KM biết dừng lại thì dân tình và quân lính đỡ điêu linh hơn, vì Phù danh mà đã chẳng "Thuận thiên hành đạo". Ôi cái đạo phù danh danh phù.

"Thiên chi như sở lâm, địa chi như sở cảm"
Trong thế giới nhị nguyên cái gì cũng có 2 mặt, sinh sôi phát triển mãi thì cũng có lúc lụi tàn, sinh lão bệnh tử vốn là vô thường. Thiên Địa dùng Sinh - Sát để điều hòa âm dương là thuận theo tự nhiên, cũng có khi cần sinh để được thiên hạ, cũng có khi cần sát để đoạt thiên hạ, tùy Thời mà luận sinh sát, thế tục thường chỉ nhìn 1 phía Sinh, mà ghét sát, biết đâu hợp Sinh hay hợp Sát đều nằm ở 2 chữ THỜI - VỊ. Xưa nay trong thiên hạ không có mấy người nhận ra được lẽ biến hóa của quyền cơ.


Tôi lo các bác sẽ hiểu sai câu này nên nhiều chuyện một chút:
"Thiên chi như Sở lâm, Địa chi như Sở cảm" chính là mượn cách hành quân của Hạng Vũ trận Cự Lộc và cách Lưu Bang vào Hàm Dương để nói về Thiên quái và Địa quái trên 24 sơn. Khi dùng Thiên quái thì tác dụng nhanh nhưng khó lâu bền, dùng Địa quái thì tác dụng chậm nhưng lâu bền hơn. Vậy thì cái nào tốt? chẳng cái nào tốt hơn cái nào cả, tùy Thời mà lựa chọn cho phù hợp, như hiện nay thời mạt pháp, mọi việc đang rối tinh, chọn Thiên quái là sai vì nó sẽ dễ đưa mọi việc đến mức thái quá. 15 năm trước thì tình hình có khác, cần phải chọn Thiên quái mới hợp Thời, chọn Địa quái thì không phù hợp vì lúc đó Địa quái sẽ dễ dẫn đến bất cập.
Thiên Địa nhị quái tùy Thời mà dùng, tùy Vị mà chọn mới thấy huyền cơ của nó. Dịch nói về Thời và Vị nhiều lắm nhưng nói về Tiệm và Đột thì quá ít, đây là thiếu sót của Dịch hay sao? hoàn toàn không phải vậy, cổ nhân cố tình để lại Tiệm và Đột và chỉ những người hiểu Đạo thì đương nhiên sẽ hiểu cái này, người phương Tây hiểu về Tiệm và Đột rất sâu sắc. Thiên quái đi với Vị và Đột, Địa quái đi với Tiệm và Thời.

hieunv74
16-02-17, 18:10
Xin mượn chữ của quyển sách đề nói về Lưu Bang, Hạng Vũ:

Trích: quyển Linh khu thời mệnh lý – Tử vi theo phái của cụ Thiên Lương
Nguyên tắc “nhị phân lưỡng nghi Âm Dương”: Thái Dương và Thái Âm NGHĨA CẤU TRÚC CỦA 14 SAO, xem đồ hình về 02 phe âm dương của 14 chính tinh sau:

http://i346.photobucket.com/albums/p408/starspavn/TU%20VI%20-%20Thai%20Duong%20%20Thai%20Am_zpspqsouh48.jpg (http://s346.photobucket.com/user/starspavn/media/TU%20VI%20-%20Thai%20Duong%20%20Thai%20Am_zpspqsouh48.jpg.htm l)

CHIA LÀM 02 NHÓM ÂM DƯƠNG
1. HẠNG VŨ thuộc nhóm dương có 06 sao: Thái Dương, Thất sát, Phá quân thiên cơ, Tham lang và thiên đồng.
- Thái dương là mẫu “bá đạo người hùng” giao 2 nhiệm vụ đồng thời cho Thất Sát (quan hệ hàng dọc) là vừa phải lo đối kháng (quan hệ xung chiếu/khắc) với Thiên Phủ (của nhóm âm), vừa phải hợp sức (quan hệ tam hợp) với Phá Quân + Tham Lang;
- Thái dương đồng thời chỉ đạo Thiên Đồng trợ sức cho Tham Lang (quan hệ nhị hợp), ra lệnh cho Thiên Cơ trợ sức Phá Quân (quan hệ nhị hợp), để Phá Quân đủ sức ngăn chặn Thiên Tướng (quan hệ xung chiếu/khắc);
* Hạng vũ hay đi đêm với Lưu Bang, tử phòng/Trương lương: => Điều lý thú ở cấu trúc bá đạo này là: Thái Dương tuy chỉ huy tối cao toàn nhóm dương tán, nhưng vẫn quan hệ “ngầm” (mờ ám, khó hiểu) với nhóm âm tụ, qua việc “tư thông” (quan hệ nhị hợp) với Thiên Phủ (thuộc nhóm âm tụ)! Điều này hàm nghĩa người hùng Thái Dương chỉ hành động theo ý thích của mình...?

2. LƯU BANG thuộc nhóm âm có 08 sao: Thái Âm, Vũ Khúc, Tử vi, cự môn, Liêm trinh, thiên lương & 02 sao gián điệp: Thiên phủ và thiên tướng (Hàn tín).
LƯU BANG - Thái Âm quản lý theo mẫu “Vương đạo minh triết”, tức là khéo léo kiến tạo được đội ngũ cộng sự tự nguyện gắn bó, với 3 đặc trưng như sau:
- Người cộng sự coi mỗi việc được giao phó là một sứ mệnh, chứ không phải là công việc (còn mình chỉ thích uống rượu và chơi gái).
- Người cộng sự trân trọng tập thể như cộng đổng máu thịt của mình, chung thân gắn bó, chứ không bị bó buộc đi theo.
- Và quan trọng hơn cả là lòng trung thành (bển vững) với người lãnh đạo, chứ không phải là nhất thời phục tùng người chủ...
- Thái Âm kết thân và đôn đốc (quan hệ nhị hợp) với Vũ Khúc, cũng là gián tiếp trợ sức cho bộ khung chủ lực của nhóm âm tụ, gồm bộ ba tam hợp Vũ Khúc + Tử Vi + Liêm Trinh (là nhóm dữ kiện nhiều uy tín: nhân hậu - đảm lược - thẳng thắn...); trong khi đó,
- Thiên Lương hợp sức (quan hệ nhị hợp: TỬ PHÒNG, TRẦN BÌNH…) với Liêm Trinh, và Cự Môn thì tư vấn, chỉ bảo thêm (quan hệ hàng dọc) cho Tử Vi; ngoài ra còn phải kể tới 2 người khác (của nhóm âm tụ) ở vòng ngoài được phân công chuyên trách ngăn chặn (quan hệ xung chiếu) đối phương: Thiên Phủ đeo bám Thất Sát (nhóm dương tán) và Thiên Tướng khắc chế Phá Quân (cũng nhóm dương tán).

* SO SÁNH:
A- Phần giống nhau:
1. Phần giống nhau: cả hai nhóm đểu có bộ khung tam hợp chủ lực:
- Nhóm dương tán có Sát + Phá + Tham.
- Nhóm âm tụ có Vũ + Tử + Liêm.

2. Cả 2 nhóm đểu có nguồn tiếp sức (quan hệ nhị hợp giữa các tướng sĩ):
- Nhóm dương tán có Thiên Đồng - Tham Lang và Thiên Cơ - Phá Quân.
- Nhóm âm tụ có Thiên Lương - Liêm Trinh và Thái Âm - Vũ Khúc.

3. Cả 2 nhóm cũng đểu có nguồn cỗ vấn công khai (quan hệ tương xung) cần thiết cho việc quản trị, chỉ đạo quân:
- Nhóm dương tán có Thái Dương - Thất Sát.
- Nhóm âm tụ có Cự Môn - Tử Vi.

4. Giữa 2 nhóm Âm Dương bản chất đối đầu nhau, nhưng vẫn có một đường dây quan hệ “mờ” (kỳ lạ, khó hiểu) xảy ra như thực tế sinh động trong cộng đồng trần thế, là:
- Thiên Tướng (nhóm âm tụ) quan hệ “mờ” hàng dọc với Thiên Cơ (nhóm dương tán) [HÀN TÍN, HẠNG VŨ].
- Thiên Phủ (nhóm âm tụ) quan hệ “mờ” hàng ngang với Thái Dương (nhóm dương tán) [HẠNG VŨ, LƯU BANG, TRƯƠNG LƯƠNG].

B- Phần khác nhau:
1. NHÓM CHỈ HUY, ĐIỀU HÀNH QUÂN ĐỘI:
- HẠNG VŨ: Thái Dương có vai trò người chủ, gia trưởng theo hình thái bá đạo “người hùng”, độc đoán chỉ huy đám đông (Thái Dương quan hệ “lục hại” - quan hệ hàng dọc với bộ khung chủ lực Sát + Phá + Tham.
- LƯU BANG: Thái Âm có vai trò lãnh đạo (leader) theo hình thái vương đạo “cơ chế trị”, khiêm tốn trong vai trò vừa chỉ đạo vừa chia sẻ - cảm thông với tập thể (Thái Âm quan hệ nhị hạp với Vũ Khúc, tức là tiếp sức với bộ khung chủ lực Vũ + Tử + Liêm).

2. QUAN HỆ TAM HỢP: Bộ khung chủ lực (tam hợp) của 2 nhóm Âm - Dương, rất khác nhau về bản chất cương (sở lâm) và nhu (sở cảm) khi hành động:
- Sát + Phá + Tham là hành động dũng mãnh, thực dụng hưởng thụ, thay cũ đổi mới..
- Vũ + Tử + Liêm là hành động minh bạch, mẫu mực và hào hiệp (bền vững)...

3. QUAN HỆ NHỊ HỢP: của mỗi nhóm, cũng lại dị biệt nhau về thực chất và tính cách hỗ trợ:

3.1 Nhóm Dương:
- Thiên Đồng yểm trợ Tham Lang là cổ vũ nhanh chóng tiếp thụ, đẩy nhanh chiếm dụng (đây là đặc tính của Tham lang, thiên đồng chỉ là lực lượng thúc đẩy) ...
- Thiên Cơ yểm trợ Phá Quân là bàn mưu tính kế tiêu hủy, phá bỏ cái cũ để làm cái mới hơn ...

3.2 Nhóm ÂM
- Thiên Lương chi viện Liêm Trinh là công khai thẳng thắn để tạo uy tín...
- Thái Âm chi viện Vũ Khúc là mềm mỏng hơn cho hành vi hào hiệp ....

thuhung
17-02-17, 10:46
Vấn đề là nạp giáp có hợp tự nhiên không và rồi nạp xong nó được lợi lạc gì... còn quyền năng các vị sao ảnh hưởng ghê gớm thì nó đóng ớ đâu trong vũ trụ và tương tác với sự vật bằng đường truyền nào? Nghi lắm các Cụ ơi! Hihihi

DoanDo
17-02-17, 13:10
Xin mượn chữ của quyển sách đề nói về Lưu Bang, Hạng Vũ:

Trích: quyển Linh khu thời mệnh lý – Tử vi theo phái của cụ Thiên Lương
Nguyên tắc “nhị phân lưỡng nghi Âm Dương”: Thái Dương và Thái Âm NGHĨA CẤU TRÚC CỦA 14 SAO, xem đồ hình về 02 phe âm dương của 14 chính tinh sau:

http://i346.photobucket.com/albums/p408/starspavn/TU%20VI%20-%20Thai%20Duong%20%20Thai%20Am_zpspqsouh48.jpg (http://s346.photobucket.com/user/starspavn/media/TU%20VI%20-%20Thai%20Duong%20%20Thai%20Am_zpspqsouh48.jpg.htm l)

CHIA LÀM 02 NHÓM ÂM DƯƠNG
1. HẠNG VŨ thuộc nhóm dương có 06 sao: Thái Dương, Thất sát, Phá quân thiên cơ, Tham lang và thiên đồng.
- Thái dương là mẫu “bá đạo người hùng” giao 2 nhiệm vụ đồng thời cho Thất Sát (quan hệ hàng dọc) là vừa phải lo đối kháng (quan hệ xung chiếu/khắc) với Thiên Phủ (của nhóm âm), vừa phải hợp sức (quan hệ tam hợp) với Phá Quân + Tham Lang;
- Thái dương đồng thời chỉ đạo Thiên Đồng trợ sức cho Tham Lang (quan hệ nhị hợp), ra lệnh cho Thiên Cơ trợ sức Phá Quân (quan hệ nhị hợp), để Phá Quân đủ sức ngăn chặn Thiên Tướng (quan hệ xung chiếu/khắc);
* Hạng vũ hay đi đêm với Lưu Bang, tử phòng/Trương lương: => Điều lý thú ở cấu trúc bá đạo này là: Thái Dương tuy chỉ huy tối cao toàn nhóm dương tán, nhưng vẫn quan hệ “ngầm” (mờ ám, khó hiểu) với nhóm âm tụ, qua việc “tư thông” (quan hệ nhị hợp) với Thiên Phủ (thuộc nhóm âm tụ)! Điều này hàm nghĩa người hùng Thái Dương chỉ hành động theo ý thích của mình...?

2. LƯU BANG thuộc nhóm âm có 08 sao: Thái Âm, Vũ Khúc, Tử vi, cự môn, Liêm trinh, thiên lương & 02 sao gián điệp: Thiên phủ và thiên tướng (Hàn tín).
LƯU BANG - Thái Âm quản lý theo mẫu “Vương đạo minh triết”, tức là khéo léo kiến tạo được đội ngũ cộng sự tự nguyện gắn bó, với 3 đặc trưng như sau:
- Người cộng sự coi mỗi việc được giao phó là một sứ mệnh, chứ không phải là công việc (còn mình chỉ thích uống rượu và chơi gái).
- Người cộng sự trân trọng tập thể như cộng đổng máu thịt của mình, chung thân gắn bó, chứ không bị bó buộc đi theo.
- Và quan trọng hơn cả là lòng trung thành (bển vững) với người lãnh đạo, chứ không phải là nhất thời phục tùng người chủ...
- Thái Âm kết thân và đôn đốc (quan hệ nhị hợp) với Vũ Khúc, cũng là gián tiếp trợ sức cho bộ khung chủ lực của nhóm âm tụ, gồm bộ ba tam hợp Vũ Khúc + Tử Vi + Liêm Trinh (là nhóm dữ kiện nhiều uy tín: nhân hậu - đảm lược - thẳng thắn...); trong khi đó,
- Thiên Lương hợp sức (quan hệ nhị hợp: TỬ PHÒNG, TRẦN BÌNH…) với Liêm Trinh, và Cự Môn thì tư vấn, chỉ bảo thêm (quan hệ hàng dọc) cho Tử Vi; ngoài ra còn phải kể tới 2 người khác (của nhóm âm tụ) ở vòng ngoài được phân công chuyên trách ngăn chặn (quan hệ xung chiếu) đối phương: Thiên Phủ đeo bám Thất Sát (nhóm dương tán) và Thiên Tướng khắc chế Phá Quân (cũng nhóm dương tán).

* SO SÁNH:
A- Phần giống nhau:
1. Phần giống nhau: cả hai nhóm đểu có bộ khung tam hợp chủ lực:
- Nhóm dương tán có Sát + Phá + Tham.
- Nhóm âm tụ có Vũ + Tử + Liêm.

2. Cả 2 nhóm đểu có nguồn tiếp sức (quan hệ nhị hợp giữa các tướng sĩ):
- Nhóm dương tán có Thiên Đồng - Tham Lang và Thiên Cơ - Phá Quân.
- Nhóm âm tụ có Thiên Lương - Liêm Trinh và Thái Âm - Vũ Khúc.

3. Cả 2 nhóm cũng đểu có nguồn cỗ vấn công khai (quan hệ tương xung) cần thiết cho việc quản trị, chỉ đạo quân:
- Nhóm dương tán có Thái Dương - Thất Sát.
- Nhóm âm tụ có Cự Môn - Tử Vi.

4. Giữa 2 nhóm Âm Dương bản chất đối đầu nhau, nhưng vẫn có một đường dây quan hệ “mờ” (kỳ lạ, khó hiểu) xảy ra như thực tế sinh động trong cộng đồng trần thế, là:
- Thiên Tướng (nhóm âm tụ) quan hệ “mờ” hàng dọc với Thiên Cơ (nhóm dương tán) [HÀN TÍN, HẠNG VŨ].
- Thiên Phủ (nhóm âm tụ) quan hệ “mờ” hàng ngang với Thái Dương (nhóm dương tán) [HẠNG VŨ, LƯU BANG, TRƯƠNG LƯƠNG].

B- Phần khác nhau:
1. NHÓM CHỈ HUY, ĐIỀU HÀNH QUÂN ĐỘI:
- HẠNG VŨ: Thái Dương có vai trò người chủ, gia trưởng theo hình thái bá đạo “người hùng”, độc đoán chỉ huy đám đông (Thái Dương quan hệ “lục hại” - quan hệ hàng dọc với bộ khung chủ lực Sát + Phá + Tham.
- LƯU BANG: Thái Âm có vai trò lãnh đạo (leader) theo hình thái vương đạo “cơ chế trị”, khiêm tốn trong vai trò vừa chỉ đạo vừa chia sẻ - cảm thông với tập thể (Thái Âm quan hệ nhị hạp với Vũ Khúc, tức là tiếp sức với bộ khung chủ lực Vũ + Tử + Liêm).

2. QUAN HỆ TAM HỢP: Bộ khung chủ lực (tam hợp) của 2 nhóm Âm - Dương, rất khác nhau về bản chất cương (sở lâm) và nhu (sở cảm) khi hành động:
- Sát + Phá + Tham là hành động dũng mãnh, thực dụng hưởng thụ, thay cũ đổi mới..
- Vũ + Tử + Liêm là hành động minh bạch, mẫu mực và hào hiệp (bền vững)...

3. QUAN HỆ NHỊ HỢP: của mỗi nhóm, cũng lại dị biệt nhau về thực chất và tính cách hỗ trợ:

3.1 Nhóm Dương:
- Thiên Đồng yểm trợ Tham Lang là cổ vũ nhanh chóng tiếp thụ, đẩy nhanh chiếm dụng (đây là đặc tính của Tham lang, thiên đồng chỉ là lực lượng thúc đẩy) ...
- Thiên Cơ yểm trợ Phá Quân là bàn mưu tính kế tiêu hủy, phá bỏ cái cũ để làm cái mới hơn ...

3.2 Nhóm ÂM
- Thiên Lương chi viện Liêm Trinh là công khai thẳng thắn để tạo uy tín...
- Thái Âm chi viện Vũ Khúc là mềm mỏng hơn cho hành vi hào hiệp ....

Tử vi hay quá. :SugarwareZ-047::SugarwareZ-047::SugarwareZ-047:

Ricky
17-02-17, 17:59
Chủ đề: đi vào dich học này nên đe BanChatDichHoc viết tiếp. Nên tạo topic thao luận chuyển sang phần đó nhằm tránh bị loãn rồi.

longtuan
17-02-17, 18:10
Trong tử vi có một sao gọi là thái tuế , người sinh năm nào thái tuế đóng tại cung đó , trong thiên văn sao mộc với sao thái tuế là thế nào ?
Sao mộc là hành tinh đứng thứ 5 của hệ mặt trời đứng sau sao hỏa , nó có thể tích gấp 1.394 lần và trọng lượng gấp 317 lần quả đất , sao mộc vận chuyển trên quỹ đạo chậm hơn quả đất 2,5 lần và hoàn thành một vòng quanh mặt trời 11,86 năm , nó quay Trục của mình mất 9 giờ 55 phút nhanh hơn các hành tinh khác trong hệ , năng lượng sao mộc nhận được từ mặt trời chỉ bằng 1/17 quả đất , sao mộc chứa bầu khí quyển khá dầy đặc có áp xuất từ 2 = 5 at có chứa khí mê tan , Amoniac , H , CHN , CH2 , những giải này phát ra những mầu sắc khác nhau , sao mộc là nguồn bức xạ mạnh phát ra sóng vô tuyến ở giải 68cm và 7m các nhà thiên văn cổ đã nhận thấy cái mà người ta gọi là "trường khí sao mộc " đến thời tiết và con người khi nó đến gần với quả đất .
Do chu kỳ sao thái tuế gần 12 năm nên các nhà thiên văn cổ lấy vị trí cung độ của sao tuế cùng với cung độ 12 tháng trong năm , người xưa lấy tên địa chi 12 tháng đặt tên 12 cung độ của tuế tinh trong đó cung địa chi là gì thái tuế tại cung đó , sau này phát hiện ra chu kỳ sao không đúng 12 năm mà chỉ 11,85 năm nên thực tế sao tuế không trùng 12 địa chi của năm nên các nhà thuật số tuế giả đinh có chu kỳ đúng 12 năm phù hợp với hợp với 12 cung địa chi . Sao này được gọi là cái bóng của tuế thực nên nó ở cung xung chiếu với tuế thực và đặt tên là thái tuế . Tháng nào có sao thái tuế xuất hiện trong tính toán thì hướng đối xứng của nó là tuế thực là hướng có hại .
Trong dân gian có câu trai mùng 1 gái 15 , cha mẹ sinh con trời sinh tính ... cái này do ảnh hưởng của thiên văn mà ra

BanChatDichHoc
17-02-17, 20:35
Em chào các bác !!! Em chào bác Thuhung , bác Hieunv74 , bác Nam Phong , bác Richky , bác Longtuan ....

* Bác Thuhung có câu hỏi thật hay

Vấn đề là nạp giáp có hợp tự nhiên không và rồi nạp xong nó được lợi lạc gì... còn quyền năng các vị sao ảnh hưởng ghê gớm thì nó đóng ớ đâu trong vũ trụ và tương tác với sự vật bằng đường truyền nào? Nghi lắm các Cụ ơi! Hihihi

* Em tin là bác Thuhung cùng các bác đã có kiến giải nhất định . Nhưng còn băn khoăn . Nay em xin trình bày ý hiểu của mình về vấn đề này như sau :

- Nạp Giáp : Theo nghĩa rộng . Tức là đem lí luận về hệ thống Thập Can kết hợp với các hệ thống lí luận khác . Nếu lấy nghĩa Nạp Giáp như trên mà xem xét , thì trong lịch sử phát triển của Dịch Học đã có ít nhất 5 lần Nạp Giáp .

+ Lần một : Lí luận về Thập Can được kết hợp với hệ thống lí luận về Thập Nhị Chi kết hợp làm một ( Theo quan điểm của Thái Ất thần Kinh và Trương Cửu Nghi , được ghi chép trong Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn ). Lần kết hợp này sinh ra hệ thống lí luận mới . Đó là hệ thống lí luận về Ngũ Vận Lục Khí .

+ Lần hai : Hệ thống lí luận về Thập Can được kết hợp với lí luận về Tiên Thiên Bát Quái . Do Cơ Tử thời Nhà Hạ làm ra ( Theo quan điểm của Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn ). Đặc điểm của sự kết hợp này là ; Cơ Tử chỉ sử dụng 8 Can là Giáp , Ất , Bính , Đinh , Canh , Tân , Nhâm , Quý . Kết hợp với Bát Quái Tiên Thiên theo thứ tự Càn , Khôn , Cấn , Đoài , Chấn , Tốn , Ly , Khảm .

+ Lần ba : Đây là lần quan trọng nhất . Hiện tại em không có ý định đưa lên đây . Nó quan trọng nhất , vì lần kết hợp này quyết định tính chất ngũ hành của cả Thiên Can và Địa Chi . Là cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của Dịch Học .

+ Lần thứ 4 : Thập Can được sử dụng để tìm hiểu ảnh hưởng của Hỏa tinh . Lần này , sinh ra lí luận về Nạp Âm Ngũ Hành .

+ Lần thứ 5 : Thập Can , vơi Thập Nhị Chi được kết hợp với Hậu Thiên Bát Quái . Do Kinh Phòng chủ trương sinh ra Dịch Kinh Thị .

( Thứ tự em nêu ở đây không chắc chắn . Hiện tại em còn thiếu chứng cứ . Nên các bác tạm tham khảo )

* "Nạp Giáp có hợp với tự nhiên không ? Nạp xong nó được lợi lạc gì "
- Về cơ bản mỗi lần Nạp Giáp mang một ý nghĩa khác nhau . Nhưng có một điểm chung nhất trong tất cả các lần Nạp Giáp là : Nó cung cấp thêm cho con người những công cụ mới để nhận thức các quy luật của thể giới .

- Ví dụ :
Khi kết hợp một số Thiên Can , Địa Chi vào Hậu Thiên Bát Quái . Chúng ta có được La Kinh 24 Phương Vị , thay cho La Kinh chỉ có 12 phương vị .

Hệ quả là

1.Với sự ảnh hưởng của tiết khí :
Chu kì vận động của tiết khí từ 12 tiết được chia lại thành 24 tiết . Điều này cho phép chúng ta tìm hiểu kĩ hơn ảnh hưởng của tiết khí đến con người .

2. Trong Phong Thủy Địa Lí :
Việc trên đã sinh ra lí luận về Song Sơn Ngũ Hành . Tao điều kiện để tìm hiểu sự vận động của Long - Thủy , định cục Long Thủy . Là cơ sở quan trọng nhất của Phái Tam Hợp .

Như vậy , có thể khẳng định . Quá trình Nạp Giáp là quá trình tất yếu trong sự phát triển của Dịch Học . Tất nhiên đem lại nhiều "lợi lạc " . Chẳng hạn , giúp chúng ta giết thời gian , cãi cọ , kết bạn ...hihihi.


* "...quyền năng của các vì sao ảnh hưởng ghê ghớm , thì nó đóng ở đâu trong vũ trụ và tương tác với sự vật bằng đường truyền nào "

- Ở đây không biết bác THuhung định nói sao nào . Nên tạm lấy Hỏa Tinh làm ví dụ .

+ Tất nhiên , đóng ở vị trí trung tâm của ngũ hành . Nó ảnh hưởng đến con người và vạn vật bằng đường truyền mà người xưa gọi là " Đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu " . Bác Thuhung xem cách tính " Kim Thần Sát " sẽ hiểu .

( Nếu hiểu được ý nghí của Lá số Tử Vi tổng quát sẽ hiểu ảnh hưởng của Ngũ Tinh đến con người và vạn vật ra sao )

* Xin cảm ơn ý tốt của bác Richky . Điều đó không cần thiết . Vả lại , Tử Vi cũng sinh ra từ Dịch mà thôi .

* Em chào các bác !!!! Chúc các bác vui vẻ !!!!

thuhung
18-02-17, 10:48
Cám ơn Bác BanChatDichHoc đã khai thị chuẩn.:5887::5887::5887: chỉ là nạp giáp thì thua xa tự tánh . Song sơn ngủ hành thì thua xa ai tinh ngủ hành và đều đáng nói là sự cộng hưởng nó cũng đảo điên vd: xấu cộng hưởng với xấu k mong tốt được ... đôi khi cộng hưởng với cái k đồng khí lại hay nên câu chuyện còn dài như ngày tháng tha hồ thảo luận hihihi

longtuan
18-02-17, 10:59
Em chào các bác !!! Em chào bác Thuhung , bác Hieunv74 , bác Nam Phong , bác Richky , bác Longtuan ....

* Bác Thuhung có câu hỏi thật hay


* Em tin là bác Thuhung cùng các bác đã có kiến giải nhất định . Nhưng còn băn khoăn . Nay em xin trình bày ý hiểu của mình về vấn đề này như sau :

- Nạp Giáp : Theo nghĩa rộng . Tức là đem lí luận về hệ thống Thập Can kết hợp với các hệ thống lí luận khác . Nếu lấy nghĩa Nạp Giáp như trên mà xem xét , thì trong lịch sử phát triển của Dịch Học đã có ít nhất 5 lần Nạp Giáp .

+ Lần một : Lí luận về Thập Can được kết hợp với hệ thống lí luận về Thập Nhị Chi kết hợp làm một ( Theo quan điểm của Thái Ất thần Kinh và Trương Cửu Nghi , được ghi chép trong Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn ). Lần kết hợp này sinh ra hệ thống lí luận mới . Đó là hệ thống lí luận về Ngũ Vận Lục Khí .

+ Lần hai : Hệ thống lí luận về Thập Can được kết hợp với lí luận về Tiên Thiên Bát Quái . Do Cơ Tử thời Nhà Hạ làm ra ( Theo quan điểm của Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn ). Đặc điểm của sự kết hợp này là ; Cơ Tử chỉ sử dụng 8 Can là Giáp , Ất , Bính , Đinh , Canh , Tân , Nhâm , Quý . Kết hợp với Bát Quái Tiên Thiên theo thứ tự Càn , Khôn , Cấn , Đoài , Chấn , Tốn , Ly , Khảm .

+ Lần ba : Đây là lần quan trọng nhất . Hiện tại em không có ý định đưa lên đây . Nó quan trọng nhất , vì lần kết hợp này quyết định tính chất ngũ hành của cả Thiên Can và Địa Chi . Là cơ sở cho sự phát triển mạnh mẽ của Dịch Học .

+ Lần thứ 4 : Thập Can được sử dụng để tìm hiểu ảnh hưởng của Hỏa tinh . Lần này , sinh ra lí luận về Nạp Âm Ngũ Hành .

+ Lần thứ 5 : Thập Can , vơi Thập Nhị Chi được kết hợp với Hậu Thiên Bát Quái . Do Kinh Phòng chủ trương sinh ra Dịch Kinh Thị .

( Thứ tự em nêu ở đây không chắc chắn . Hiện tại em còn thiếu chứng cứ . Nên các bác tạm tham khảo )

* "Nạp Giáp có hợp với tự nhiên không ? Nạp xong nó được lợi lạc gì "
- Về cơ bản mỗi lần Nạp Giáp mang một ý nghĩa khác nhau . Nhưng có một điểm chung nhất trong tất cả các lần Nạp Giáp là : Nó cung cấp thêm cho con người những công cụ mới để nhận thức các quy luật của thể giới .

- Ví dụ :
Khi kết hợp một số Thiên Can , Địa Chi vào Hậu Thiên Bát Quái . Chúng ta có được La Kinh 24 Phương Vị , thay cho La Kinh chỉ có 12 phương vị .

Hệ quả là

1.Với sự ảnh hưởng của tiết khí :
Chu kì vận động của tiết khí từ 12 tiết được chia lại thành 24 tiết . Điều này cho phép chúng ta tìm hiểu kĩ hơn ảnh hưởng của tiết khí đến con người .

2. Trong Phong Thủy Địa Lí :
Việc trên đã sinh ra lí luận về Song Sơn Ngũ Hành . Tao điều kiện để tìm hiểu sự vận động của Long - Thủy , định cục Long Thủy . Là cơ sở quan trọng nhất của Phái Tam Hợp .

Như vậy , có thể khẳng định . Quá trình Nạp Giáp là quá trình tất yếu trong sự phát triển của Dịch Học . Tất nhiên đem lại nhiều "lợi lạc " . Chẳng hạn , giúp chúng ta giết thời gian , cãi cọ , kết bạn ...hihihi.


* "...quyền năng của các vì sao ảnh hưởng ghê ghớm , thì nó đóng ở đâu trong vũ trụ và tương tác với sự vật bằng đường truyền nào "

- Ở đây không biết bác THuhung định nói sao nào . Nên tạm lấy Hỏa Tinh làm ví dụ .

+ Tất nhiên , đóng ở vị trí trung tâm của ngũ hành . Nó ảnh hưởng đến con người và vạn vật bằng đường truyền mà người xưa gọi là " Đồng thanh tương ứng , đồng khí tương cầu " . Bác Thuhung xem cách tính " Kim Thần Sát " sẽ hiểu .

( Nếu hiểu được ý nghí của Lá số Tử Vi tổng quát sẽ hiểu ảnh hưởng của Ngũ Tinh đến con người và vạn vật ra sao )

* Xin cảm ơn ý tốt của bác Richky . Điều đó không cần thiết . Vả lại , Tử Vi cũng sinh ra từ Dịch mà thôi .

* Em chào các bác !!!! Chúc các bác vui vẻ !!!!
Tôi thích kiểu viết này của cậu mạch lạc rõ giàng , cái gì chia xẻ được thì cứ chia xẻ .......trộm nghĩ nên chia xẻ .
Trong nghề làm thuốc của tôi cũng vậy ...các thầy thuốc xưa kia đức cao trọng vọng ....khi trình đạt đến một mức không cần giấu diếm họ không đưa ra một bài thuốc cụ thể nào vì bài đó không thể ai cũng dùng được vì bản chất bệnh là thấy bệnh qua tứ chẩn mới lập phương vì chẳng cái nào giống cái nào cái họ đưa ra là phương pháp luận có như vậy thì khi có bàn sự thấm hiểu mới sâu sắc ...kể cả mình ko đưa ra thì lõm bõm họ vẫn biết mà biết kiểu vậy thật tai hại
Như tôi vẫn nói từ biết lý thuyết đến thực hành còn xa lắm ......người hiểu sẽ ko vì phản bác mà tức tối mà để nhìn nhận lại mình có thế mới tiến bộ được .
Lúc rảnh tôi viết về bát sát theo nhịp điệu trăng khuyết trăng tròn , ngay trong dịch cũng vậy khi hiểu sự thăng giáng phù trầm của nó mới biết nó kết hợp với nhau như thế nào ....Tại sao gọi là thái , bĩ , vị tế , ký tế ...

3kubond
18-02-17, 11:07
Em chào các bác !!!

............
+ Tháng 3 âm lịch năm nay . Hôm nào trời trong sáng , bác ra ngoài sân nhà mình nhìn lên bầu trời sao . Tìm lấy 1 sao nào đó thuộc sao Hoàng Đạo ở phía đông , xác định rõ vị trí của nó . Cách 6 giờ đồng hồ sau , bác lại ra xem nó ở vị trí nào . Nhớ hướng đi của nó .
+ Sáu tháng sau tức tháng 9 . Bác hactientn lại chọn ngày đẹp trời làm tương tự , chọn một sao của Hoàng Đạo ở phía đông mà quan sát . Xác định rõ vị trí , sau 6 giờ bác ra quan sát lại xem lúc này nó ở đâu . Nhớ kĩ đường đi của nó .
....................
!!!!

E chào bác BCDH!

E đã thử theo dõi, tháng 3 hướng đi thuận chiều kim đồng hồ, tháng 9 thì ngược chiều kim.
Ps: Có lần em nằm mơ gặp một ông Tây, hỏi chuyện này, ổng nói: "dù sao thì vũ trụ cũng xoay như vậy"!!! :20:....:20:....:20:...

Cám ơn Bác đã chỉ đường!

BanChatDichHoc
18-02-17, 20:16
Em chào các bác !!! Em chào bác Longtuan , bác thuhung , bác 3kubond....!!!!


E chào bác BCDH!

E đã thử theo dõi, tháng 3 hướng đi thuận chiều kim đồng hồ, tháng 9 thì ngược chiều kim.
Ps: Có lần em nằm mơ gặp một ông Tây, hỏi chuyện này, ổng nói: "dù sao thì vũ trụ cũng xoay như vậy"!!! :20:....:20:....:20:...

Cám ơn Bác đã chỉ đường!

* Bác 3kubond thật tinh ý ! Mấy câu nói của em với bác Hactientn thực ra không thật chuẩn xác lắm đâu . Bởi vì , làm đúng như vậy sẽ chỉ thấy độ lệch rất nhỏ , chỉ là 1/2 độ . Chắc là khó phán đoán ra .

- Em nói như vậy vì muốn bác Hactientn tiện thể được ngắm luôn giải Ngân Hà . Vì thời điểm tháng 3 âm lịch nó đã lên cao , rất rõ ràng , để bác Hactientn thấy được chuyện tình của Ngưu Lang - Chức Nữ ....hihihi .

- Việc các bác muốn biết vì sao gọi lưỡng nghi là một âm , một dương . Vì sao nói dương khởi từ bắc kết thúc ở nam , âm khởi từ nam kết thúc ở bắc . Thật ra có nhiều cách . Không nhất thiết phải đợi tháng nào cả . Bác nào muốn thử có thể dùng cách sau :

+ Khi các bác bước ra sân nhà mình quan sát , mặt quay về hướng nam , coi thân mình là tâm của mặt đất , lấy đường thẳng từ chính đông qua bản thân mình sang chính tây . Các bác sẽ thấy hiện tượng sau :

+ Hiện nay , Kim Tinh đang ở hướng tây , rất đẹp , rất sáng , rất dễ quan sát vào các buổi tối . Lấy đường nối chính đông qua thân mình sang chính tây làm chuẩn thì hiện tại Kim tinh đang lệch về phương bắc khoảng 12 độ .

+ Sau khoảng 2 tháng nữa , các bác sẽ thấy độ lệch của nó về phương bắc vào khoảng hơn 30 độ .

- Nửa năm sau , tức khoảng tháng 6 . Các bác lại quan sát sự xuất hiện của nó vào các buổi sáng sớm ở hướng đông . Xem độ lệch trong 2 tháng .
- Cũng cho ra kết quả tương tự như lời nói của bác 3kubond vậy .

* Em rất mong đợi bài viết về mối quan hệ giữa " Bát sát và nhịp tròn khuyết của mặt trăng " mà các Longtuan chuẩn bị . Mong bác đăng sớm ....Em chào các bác ...!!!!

hactientn
22-02-17, 09:03
Nhờ các cụ giải thích giúp trong hai câu trên thì nghĩa của từ Kình dương và từ Kim dương có khác nhau không và khác nhau như thế nào được không:
“ Kình Dương thi Quí Giáp chi linh”
Và “ Kim Dương thu Quý - Giáp chi linh”.

BanChatDichHoc
23-02-17, 22:19
Em chào các bác !!! Em chào bác Hactientn !!!

- Xây dựng nhà ở theo Thiên văn - Dịch lí của Trần Văn Tam :

Khi bàn về định cục của long có viết :

" Ất , Bính giao nhi su Tuất
Tân , Nhâm hội nhi tụ Thìn
Đẩu Ngưu nạp Canh , Đinh chi khí
Kim Dương thi Quý , Giáp chi linh. "

- La Kinh Thấu Giải của soạn giả Vương Đạo Hạnh , viết :

Bàn về định cục của long có viết

" Ất , Bính giao nhi su Tuất
Tân , Nhâm hội nhi tụ Thìn
Sửu Ngưu nạp Canh , Đinh chi khí
Kinh Dương thi Quý , Giáp chi linh . "

Khi bàn về huỳnh tuyến có viết :

" ...như Canh hướng thì tọa Giáp sơn , Đinh hướng thì tọa Quý sơn , đó chính là nghĩa của câu " Kim Dương thu Quý , Giáp chi linh " tức là nước ở phương Mùi , Khôn nên chảy đi , không nên chảy lại trước huyệt , là thủy triều vào thì bại , hoàng tuyền địa sát , bị yểu vong , cô quả , chỉ cần lấy sơn làm chủ , không cần bàn long tả tàn hay hữu toàn gì cả . ..."

* Qua đoạn những đoạn trích dẫn ở trên làm ví dụ . Có thể thấy câu hỏi của bác Hactientn có nhiều ẩn ý lắm đây .

- Xét về mặt logic thì rõ ràng rằng dù gọi là Đẩu Ngưu , Sửu Ngưu , Hắc Ngưu , Bạch Ngưu gì đó cũng không quan trọng .....Đơn giản đó là Sửu vị thôi . Tương tự , gọi là Kinh Dương , Kim Dương , Ngân Dương , Xích Dương , cũng vậy thôi ....Đơn giản là chỉ vị trí của Mùi . Vì 2 câu ở trên đã nói rõ là Thìn và Tuất .

- Theo phán đoán của em . Bác Hactientn hỏi vậy vì 2 nguyên nhân sau :

+ Một là : Do bác Hactientn đang nghiên cứu La Kinh Thấu Giải và không hiểu thế nào là sai-thác , huỳnh tuyến .
+ Hai là : Không rõ những câu này được dùng để định long cục hay Thủy cục .
+ Ba là : phân vân không biết đây có phải là gốc của thủy pháp hay không . Vì sao lúc thì nói đến tả toàn , hữu toàn , khi lại không coi trọng .

- Nếu phán đoán này của em đúng , thì .....sinh ra nhiều chuyện rồi đây . hihihi!

* Hôm nay , em xin giải thích một phần những sai lầm của đại bộ phận các sách viết về Độn Giáp Kì Môn

- Các sách này đều có đặc điểm chung là : Lấy Trực Phù Cửu Tinh - Tinh của phù đầu Lục giáp an lên Thời Can của Địa Bàn . Làm như vậy là không hiểu "Thế nào là Độn Giáp" .

Vd : Giờ bính dần , ngày Giáp Tý , tiết Đông Chí thượng nguyên , cục 1 dương độn . Nếu hiểu theo cách trên thì : Ngày Giáp tý thuộc Lục Mậu - Trực Phù Cửu Tinh là Thiên Bồng . Trên Địa bàn Thiên Bồng sẽ được an vào cung Cấn .

- Biểu hiện cái sai này là ở đâu ?
Cách hiểu như trên sai ở chỗ : Gặp giờ xem là Giáp Tý sẽ không biết an Trực Phù Cửu Tinh ở cung nào . Vì trên địa bàn chỉ có Ất , bính , đinh , canh , tân , nhâm , quý mà không có cung chứa Giáp .

- Từ cái sai này dẫn đến , có người cho rằng giờ có can Giáp của Lục Mậu thì an lên cung có chứa Mậu , Giờ có can Giáp của Lục Canh an lên Canh , ....

- Nghĩa là họ cho rằng : Độn Giáp tức là Giáp của địa bàn vì lí do nào đó đã ẩn đi
. Đây chính là một sai lầm cơ bản .

* Vậy phải hiểu thế nào là Độn Giáp . Em xin nói rõ ở bài sau . Vì có thể hơi dài dòng một chút .
* Chúc các bác vui vẻ !!!!

hactientn
24-02-17, 09:54
Cảm ơn cụ banchatdichhoc đã giải thích, chỉ là hậu học thấy câu này và câu giáp quý thân tham lang nhất lộ hành, khác nhau ở hai điểm Mùi và thân. Hai câu này có phải là dụng thủy không, do vậy hậu học mới hỏi là kim dương hay kình dương, để thể hiện rõ bản chất của nó, chứ không có ẩn ý gì đâu cụ..hi..hi

BanChatDichHoc
25-02-17, 09:33
Em chào các bác !!! Hôm nay , em xin tiếp tục làm rõ khái niệm : Thế nào là " Độn Giáp"

* Để hiểu thật rõ ràng về nó . Trước hết cần xét qua tiến trình hình thành và phát triển của Độn Giáp kì môn trong lịch sử . Trong đó , quá trình hình thành Kì Môn Độn Giáp là giai đoạn quyết định nội dung khái niệm : Thế nào là Độn Giáp . Bên cạnh đó phải làm rõ vấn đề : Tam kì là gì ? Lục nghi là gì ? Vì sao chúng luôn vận động trái ngược nhau ?.

* Vấn đề thứ nhất : Quá trình hình thành Độn Giáp Kì Môn

- Sự hình thành KÌ Môn Độn Giáp , được chia thành 2 giai đoạn cơ bản . Hai giai đoạn này được nói rõ trong Độn Giáp Tông Tự như sau :

" Trộm thấy khi Hoàng Đế đánh nhau với Suy Vưu ở Trác Lộc , mộng được thần trời trao truyền bùa phép , bèn sai Phong Hậu diễn ra Kì Môn . Độn Giáp có từ đó .

Đế Nghiêu sai Đại Vũ đi trị thủy , được Huyền Nữ trao truyền văn thư , mà nhận rùa thiêng sông Lạc , lưng mang cửu trù . Độn Giáp được xếp thành từ đó ." ( Trích trong Độn Giáp Tông tự - Độn Giáp Toàn Thư của Lưu Bá Ôn )

- Đoạn trích trên các bác chú ý phần in đậm sẽ thấy rõ hai giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành Kì Môn Độn Giáp .

+ Giai đoạn thứ nhất của quá trình này , là giai đoạn hình thành các khái niệm : Độn Giáp , Lục Nghi , Tam Kì , Trực Phù , Mối quan hệ giữa Tam Kì và Lục Nghi .
+ Giai đoạn thứ hai , là giai đoạn hình thành các khái niệm : Cửu tinh , Bát Môn , Thiên bàn , Địa bàn , Nhân Bàn .

Ở đây , em chỉ làm rõ nội dung của giai đoạn thứ nhất .

- Căn cứ vào phần thứ nhất của đoạn trích , có thể thấy rằng Độn giáp kì môn có sau khi Hoàng Đế được thần trời trao truyền bùa phép . Vậy BÙA PHÉP đó là cái gì mà giúp cho Phong Hậu có thể dùng để điễn ra Kì Môn ? Xin thưa các bác như sau :

+ Kì Môn ở đây chính là ; Tam Kì Ất - Bính - Đinh . Trong đó , Ất là mặt trời , Bính là Mặt trăng , Đinh là các sao cố định của Hoàng đạo . ( Ất - Nhật . Bính - Nguyệt - Đinh -tinh tú ) .
+ Từ đây có thể thấy được rằng ; BÙA PHÉP mà thần trời đã trao cho Hoàng Đế Hiên Viên chính là cách quan sát thiên văn và cách đo chu kì vận động của Nhật - Nguyệt -Tinh .

- Qua đây , các bác cũng đã hiểu được tam kì là gì . Vậy vì sao nó lại có ý nghĩa quan trọng với Hoàng Đế Hiên Viên đến vậy . Đó là vì trước đó , bộ tộc Thiểu Điển ( Hoàng Đế Hiên Viên là người của bộ tộc Thiểu Điển ) lấy chu kì tròn khuyết của mặt trăng ( Không xét mối quan hệ giữa Mặt trăng và các sao Hoàng đạo và mặt trời ) , để đo Địa Khí . Cụ thể là , lấy chu kì mặt trăng làm thước đo thiên khí . Một vòng thiên khí là 12 chu kì của mặt trăng . lấy sự biến đổi của cây cỏ làm thước đo địa khí . Một vòng địa khí được tính từ khi một loài cây nào đó có hoa cho đến khi cây đó lại có hoa . Chính vì vậy cho nên có giai đoạn con người lấy tên một số loại cây đặt tên cho tháng . Chẳng hạn : " Tháng 1 là Hạnh nguyệt , tháng 2 là Đào nguyệt , tháng 3 Hòe nguyệt , ..." .( Trích Nguyên lí thời sinh học cổ phương đông của Lê Văn Sửu ) .

- Tuy nhiên việc này dẫn đến mâu thuẫn mà lí luận của bộ tộc Thiểu Điển không giải quyết được đó là không giải thích được vì sao thiên khí và địa khí có lúc đồng nhất , có lúc không đồng nhất . Có những năm sau 12 chu kì trăng thì Hoa đào lại nở , nhưng có những năm phải 13 chu kì trăng hoa đào mới lại nở . Chính nhờ cái bùa phép được truyền mà họ hiểu ra nguyên nhân và bắt đầu hình thành tư tưởng về tính nhuận cho âm lịch .

- Bên cạnh đó cũng cần phải hiểu rằng chu kì Địa khí theo cách tính của tộc Thiểu Điển được chia thành 6 bước , mỗi bước tương ứng với 1 loại khí ( Lục khí ) vận hành tuần tự như sau : Quyết âm phong mộc , Thiếu âm quân hỏa , Thiếu dương tướng hỏa , Thái âm thấp thổ , Dương minh táo kim , Thái dương hàn thủy . Cính vì vậy , Hoàng Đế bát Thập Nhất Nạn Kinh có viết :

" Bắt đầu từ ngày Giáp Tý sau tiết đông chí đến 60 ngày về sau , là thời kì vượng của khí Thiếu Dương ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 2 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Dương Minh ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 3 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thái Dương ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 4 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thái Âm ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 5 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thiếu Âm ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 6 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thiếu Âm ; Mỗi khí vượng 60 ngày , 6 lần 60 là 360 ngày thành 1 năm . Đại khái ngày thời vượng của khí Tam Âm , Tam Dương là như vậy . "

- Đây chính là cơ sở của tư tưởng về Lục Nghi . Nghĩa là lấy Lục Nghi để xét sự vận hành của Địa khí trong mối quan hệ với Thiên khí tức Tam Kì .

* Vấn đề thứ 2 : Vì sao Tam Kì , Lục nghi vận động trái ngược nhau .
- Ai trong chúng ta đều thấy khó hiểu khi ngày nào mặt trời cũng mọc ở phía đông và lặn xuống ở phía tây , không phân biệt là nửa đầu của năm hay nửa sau của năm . Nên không hình dung ra là điều rất bình thường . Cho nên , phải xét kĩ trong tự nhiên cái gì là Tam Kì , cái gì là Lục Nghi .

+ Tam kì như đã giải thích ở phần trên trong tự nhiên là Mặt trời , Mặt trăng và các sao cố định của Hoàng đạo .
+ Lục Nghi là địa khí là mặt đất , là nơi chúng ta đang đứng .

- Hãy so sánh vị trí xuất hiện của các sao Hoàng đạo ở phía đông trong nửa đầu của một năm chúng ta sẽ thấy . Nó bắt đầu từ mọc từ phía đông nam tức cung Tốn của Hậu Thiên Bát Quái và ngày càng lên cao dần và di chuyển về hướng cung Càn của Hậu Thiên Bát Quái ( Quan sát sự thay đổi của nó trong 2 tháng sẽ nhận ra ) . Đây cũng chính là nguyên nhân của Cửu tinh an thuận . Ở nửa sau của Năm , chúng ta lại tháy các sao của Hoàng đạo mọc ở phương Tây Bắc tức cung Khôn của Hậu Thiên Bát Quái , dần lên cao và di chuyển theo hướng cung Cấn của Hậu Thiên Bát Quái . Đây là nguyên nhân của Cửu Tinh an nghịch .

* Xin phép các bác để bài sau tiếp tục vậy . Em chào các bác !!!! Các bác thấy chỗ nào không hợp lí nhắc em để em làm rõ . Cảm ơn các bác !

BanChatDichHoc
25-02-17, 17:34
Em chào các bác !!!

Thật lòng xin lỗi bác nào bị rơi mất mồm ,vì cười khi đọc bài của em . Vì trong bài vừa rồi có sự nhầm lẫn nghiêm trọng trong đoạn sau





* Vấn đề thứ 2 : Vì sao Tam Kì , Lục nghi vận động trái ngược nhau .

- Hãy so sánh vị trí xuất hiện của các sao Hoàng đạo ở phía đông trong nửa đầu của một năm chúng ta sẽ thấy . Nó bắt đầu từ mọc từ phía đông nam tức cung Tốn của Hậu Thiên Bát Quái và ngày càng lên cao dần và di chuyển về hướng cung Càn của Hậu Thiên Bát Quái ( Quan sát sự thay đổi của nó trong 2 tháng sẽ nhận ra ) . Đây cũng chính là nguyên nhân của Cửu tinh an thuận . Ở nửa sau của Năm , chúng ta lại tháy các sao của Hoàng đạo mọc ở phương Tây Bắc tức cung Khôn của Hậu Thiên Bát Quái , dần lên cao và di chuyển theo hướng cung Cấn của Hậu Thiên Bát Quái . Đây là nguyên nhân của Cửu Tinh an nghịch .



- Chỗ in đậm
là phần nhầm lẫn . Nay em sửa lại như sau :

Ở nửa sau của năm , các sao Hoàng đạo sẽ mọc ở phương đông bắc , tức cung Cấn của Hậu Thiên Bát Quái , sau đó lên cao dần và di chuyển về hướng cung Khôn của Hậu Thiên Bát Quái . Đây là nguyên nhân an ngược Cửu tinh trong địa bàn sau tiết Hạ Chí .

- Bác nào rơi mất mồm vì cười sự nhầm lẫn vừa rồi cho em xin lỗi ...hehehe . (Em đã cho mặt trời mọc đằng tây ) Em chân thành cảm ơn .!!!!

BanChatDichHoc
27-02-17, 23:03
Em chào các bác !!!

* Bài trước , em đã giải thích rõ cho các bác : NGUYÊN NHÂN THUẬN NGHỊCH CỦA TAM KÌ . Căn cứ vào đó chắc các bác đã phần nào đoán định được NGUYÊN NHÂN THUẬN NGHỊCH CỦA LỤC NGHI .

- Như em nói , TAM KÌ chính là Nhật - Nguyệt - Tinh tú của Hoàng Đạo . Lục nghi là các bước của Địa Khí , mà sự vận động của Địa Khí chính là sự vận động của MẶT ĐẤT NƠI CHÚNG TA ĐANG ĐỨNG . Trong mối quan hệ về sự vận động giữa TAM KÌ và LỤC NGHI , các bác cứ tưởng tượng LỤC NGHI là cây cột số bên đường , TAM KÌ là xe cộ đang lưu thông sẽ rõ . Nếu xe cộ đi từ bắc xuống nam thì cây cột số có xu hướng vận động lùi lại từ nam lên bắc . Nếu xe cộ đi từ nam lên bắc , thì cây cột số có xu hướng đi ngược lại từ bắc về nam .

- Sở dĩ có thể dùng ví dụ trên minh họa , là vì sự vận động của LỤC NGHI- TAM KÌ là kết quả của việc cổ nhân đứng trên mặt đất mà quan sát bầu trời .( Không phải quan sát từ vệ tinh nhân tạo , kính viễn vọng trong không gian .) . Vì thế , ở nửa đầu của năm . Khi các sao Hoàng đạo ( Tam Kì ) có xu hướng đi từ đông nam lên tây bắc , thì người quan sát ( Lục Nghi )có cảm giác mình đang tụt lại theo hướng từ tây bắc về đông nam . Ở nửa sau của năm , khi các sao Hoàng đạo ( Tam kì ) có xu hướng di chuyển từ đông bắc xuống tây nam , thì người quan sát ( Lục Nghi ) có cảm giác mình đang tụt lại theo hướng từ tây nam lên đông bắc .

* Sự hình thành khái niệm "Độn Giáp"

- Sự hình thành khái niệm này bắt đầu từ việc con người sử dụng 60 hoa giáp làm thước đo sự vận động của Địa Khí .

+ Ở thời kì đầu , khi 60 hoa giáp được sử dụng làm thước đo sự vận động của Lục Khí trong năm và tính theo ngày , thì khái niệm ĐỘN GIÁP chưa xuất hiện . Vì lúc này , Lục Giáp trong 60 hoa giáp không bị độn và đâu cả , mà chỉ dùng khái niệm , Giáp Tý lần 1 , Giáp Tý lần 2 , ...Như chúng ta thấy trong đoạn trích sách Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nạn Kinh .

+ Khi Địa Khí của mỗi tiết đã được định thành từng cục số , thì khái niệm Độn Giáp ra đời ( Cổ nhân định cục số cho mỗi tiết như thế nào , em sẽ trình bày vào dịp khác ) . Cụ thể là :

Mỗi cục 5 ngày tức là = 60 giờ = 60 hoa giáp . Sau đó đem 60 hoa giáp đó phân phối vào Lục Nghi thì mỗi nghi là một tuần ( gồm 10 giờ ) . Lục Nghi = Lục tuần = Giáp tý + Giáp tuất + Giáp thân + Giáp ngọ + Giáp thìn + Giáp dần .

Để tránh nhầm lẫn giữa việc dùng 60 hoa giáp đo vận động của Luc Khí theo ngày với việc sử dụng 60 hoa giáp để đo sự vận động của Cục Số Địa Khí theo giờ . Và để tiện cho việc sắp xếp Lục Nghi và Tam Kì trên địa bàn . Cổ nhân đã mượn THẬP CAN và chia ra làm 2 phần . Lục Nghi được đại diện bằng các can : Mậu - Kỉ - Canh -Tân - Nhâm - Quí . Tam Kì được đại diện bởi các can : Ất - Bính - Đinh .

* Như vậy có thể thấy Độn Giáp nghĩa là đem Lục Giáp ẩn dưới Lục Nghi . Cụ thể là Lục giáp : Giáp Tý , Giáp Tuất , Giáp Thân , Giáp ngọ , Giáp Thìn , Giáp Dần . Ẩn dưới 6 can tương ứng là : Tuần Giáp Tý ẩn dưới can Mậu , tuần Giáp Tuất ẩn dưới can Kỷ , tuần Giáp Thân ẩn dưới can Canh, tuần Giáp Ngọ ẩn dưới can Tân , tuần Giáp Thìn ẩn dưới can Nhâm và tuần Giáp Dần ẩn dưới can Quý . .

* Qua đây , có thể thấy rằng trên Địa Bàn những chữ Mậu , Kỉ , Canh , Tân , Nhâm , Quý thực chất là kí tự viết tắt ( kí tự đại diện , kí tự thay thế ) của Giáp Tý , Giáp tuất , Giáp Thân , Giáp ngọ , Giáp thìn , Giáp Dần , mà không phải là tên Can của Giờ .

* Em chào các bác , Chúc các bác luôn vui vẻ !!!!!

longtuan
01-03-17, 15:23
Em chào các bác !!! Hôm nay , em xin tiếp tục làm rõ khái niệm : Thế nào là " Độn Giáp"

* Để hiểu thật rõ ràng về nó . Trước hết cần xét qua tiến trình hình thành và phát triển của Độn Giáp kì môn trong lịch sử . Trong đó , quá trình hình thành Kì Môn Độn Giáp là giai đoạn quyết định nội dung khái niệm : Thế nào là Độn Giáp . Bên cạnh đó phải làm rõ vấn đề : Tam kì là gì ? Lục nghi là gì ? Vì sao chúng luôn vận động trái ngược nhau ?.

* Vấn đề thứ nhất : Quá trình hình thành Độn Giáp Kì Môn

- Sự hình thành KÌ Môn Độn Giáp , được chia thành 2 giai đoạn cơ bản . Hai giai đoạn này được nói rõ trong Độn Giáp Tông Tự như sau :

" Trộm thấy khi Hoàng Đế đánh nhau với Suy Vưu ở Trác Lộc , mộng được thần trời trao truyền bùa phép , bèn sai Phong Hậu diễn ra Kì Môn . Độn Giáp có từ đó .

Đế Nghiêu sai Đại Vũ đi trị thủy , được Huyền Nữ trao truyền văn thư , mà nhận rùa thiêng sông Lạc , lưng mang cửu trù . Độn Giáp được xếp thành từ đó ." ( Trích trong Độn Giáp Tông tự - Độn Giáp Toàn Thư của Lưu Bá Ôn )

- Đoạn trích trên các bác chú ý phần in đậm sẽ thấy rõ hai giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành Kì Môn Độn Giáp .

+ Giai đoạn thứ nhất của quá trình này , là giai đoạn hình thành các khái niệm : Độn Giáp , Lục Nghi , Tam Kì , Trực Phù , Mối quan hệ giữa Tam Kì và Lục Nghi .
+ Giai đoạn thứ hai , là giai đoạn hình thành các khái niệm : Cửu tinh , Bát Môn , Thiên bàn , Địa bàn , Nhân Bàn .

Ở đây , em chỉ làm rõ nội dung của giai đoạn thứ nhất .

- Căn cứ vào phần thứ nhất của đoạn trích , có thể thấy rằng Độn giáp kì môn có sau khi Hoàng Đế được thần trời trao truyền bùa phép . Vậy BÙA PHÉP đó là cái gì mà giúp cho Phong Hậu có thể dùng để điễn ra Kì Môn ? Xin thưa các bác như sau :

+ Kì Môn ở đây chính là ; Tam Kì Ất - Bính - Đinh . Trong đó , Ất là mặt trời , Bính là Mặt trăng , Đinh là các sao cố định của Hoàng đạo . ( Ất - Nhật . Bính - Nguyệt - Đinh -tinh tú ) .
+ Từ đây có thể thấy được rằng ; BÙA PHÉP mà thần trời đã trao cho Hoàng Đế Hiên Viên chính là cách quan sát thiên văn và cách đo chu kì vận động của Nhật - Nguyệt -Tinh .

- Qua đây , các bác cũng đã hiểu được tam kì là gì . Vậy vì sao nó lại có ý nghĩa quan trọng với Hoàng Đế Hiên Viên đến vậy . Đó là vì trước đó , bộ tộc Thiểu Điển ( Hoàng Đế Hiên Viên là người của bộ tộc Thiểu Điển ) lấy chu kì tròn khuyết của mặt trăng ( Không xét mối quan hệ giữa Mặt trăng và các sao Hoàng đạo và mặt trời ) , để đo Địa Khí . Cụ thể là , lấy chu kì mặt trăng làm thước đo thiên khí . Một vòng thiên khí là 12 chu kì của mặt trăng . lấy sự biến đổi của cây cỏ làm thước đo địa khí . Một vòng địa khí được tính từ khi một loài cây nào đó có hoa cho đến khi cây đó lại có hoa . Chính vì vậy cho nên có giai đoạn con người lấy tên một số loại cây đặt tên cho tháng . Chẳng hạn : " Tháng 1 là Hạnh nguyệt , tháng 2 là Đào nguyệt , tháng 3 Hòe nguyệt , ..." .( Trích Nguyên lí thời sinh học cổ phương đông của Lê Văn Sửu ) .

- Tuy nhiên việc này dẫn đến mâu thuẫn mà lí luận của bộ tộc Thiểu Điển không giải quyết được đó là không giải thích được vì sao thiên khí và địa khí có lúc đồng nhất , có lúc không đồng nhất . Có những năm sau 12 chu kì trăng thì Hoa đào lại nở , nhưng có những năm phải 13 chu kì trăng hoa đào mới lại nở . Chính nhờ cái bùa phép được truyền mà họ hiểu ra nguyên nhân và bắt đầu hình thành tư tưởng về tính nhuận cho âm lịch .

- Bên cạnh đó cũng cần phải hiểu rằng chu kì Địa khí theo cách tính của tộc Thiểu Điển được chia thành 6 bước , mỗi bước tương ứng với 1 loại khí ( Lục khí ) vận hành tuần tự như sau : Quyết âm phong mộc , Thiếu âm quân hỏa , Thiếu dương tướng hỏa , Thái âm thấp thổ , Dương minh táo kim , Thái dương hàn thủy . Cính vì vậy , Hoàng Đế bát Thập Nhất Nạn Kinh có viết :

" Bắt đầu từ ngày Giáp Tý sau tiết đông chí đến 60 ngày về sau , là thời kì vượng của khí Thiếu Dương ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 2 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Dương Minh ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 3 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thái Dương ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 4 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thái Âm ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 5 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thiếu Âm ; sang ngày Giáp Tý lần thứ 6 , đến 60 ngày về sau là thời kì vượng của khí Thiếu Âm ; Mỗi khí vượng 60 ngày , 6 lần 60 là 360 ngày thành 1 năm . Đại khái ngày thời vượng của khí Tam Âm , Tam Dương là như vậy . "

- Đây chính là cơ sở của tư tưởng về Lục Nghi . Nghĩa là lấy Lục Nghi để xét sự vận hành của Địa khí trong mối quan hệ với Thiên khí tức Tam Kì .

* Vấn đề thứ 2 : Vì sao Tam Kì , Lục nghi vận động trái ngược nhau .
- Ai trong chúng ta đều thấy khó hiểu khi ngày nào mặt trời cũng mọc ở phía đông và lặn xuống ở phía tây , không phân biệt là nửa đầu của năm hay nửa sau của năm . Nên không hình dung ra là điều rất bình thường . Cho nên , phải xét kĩ trong tự nhiên cái gì là Tam Kì , cái gì là Lục Nghi .

+ Tam kì như đã giải thích ở phần trên trong tự nhiên là Mặt trời , Mặt trăng và các sao cố định của Hoàng đạo .
+ Lục Nghi là địa khí là mặt đất , là nơi chúng ta đang đứng .

- Hãy so sánh vị trí xuất hiện của các sao Hoàng đạo ở phía đông trong nửa đầu của một năm chúng ta sẽ thấy . Nó bắt đầu từ mọc từ phía đông nam tức cung Tốn của Hậu Thiên Bát Quái và ngày càng lên cao dần và di chuyển về hướng cung Càn của Hậu Thiên Bát Quái ( Quan sát sự thay đổi của nó trong 2 tháng sẽ nhận ra ) . Đây cũng chính là nguyên nhân của Cửu tinh an thuận . Ở nửa sau của Năm , chúng ta lại tháy các sao của Hoàng đạo mọc ở phương Tây Bắc tức cung Khôn của Hậu Thiên Bát Quái , dần lên cao và di chuyển theo hướng cung Cấn của Hậu Thiên Bát Quái . Đây là nguyên nhân của Cửu Tinh an nghịch .

* Xin phép các bác để bài sau tiếp tục vậy . Em chào các bác !!!! Các bác thấy chỗ nào không hợp lí nhắc em để em làm rõ . Cảm ơn các bác !
Trong đông y người ta cũng tính ngũ vận , lục khí để kết hợp , thiên địa , nhân 3 thứ kết hợp mà thảo luận tính diễn biến của thời tiết , khí hậu tác động đến con người .......nhưng nó lại thế này :
Nói về vận có 3
1 .Đại vận tính chủ khí một năm
2.Chủ vận , cách tính từ ngày đại hàn 73 ngày 5 khắc một vận thư tự tương sinh mà dần nên tức : mộc sơ vận , nhị hỏa vận , tam thổ , tứ kim, thủy là chung vận .
3. Khách vận là biến hóa khác thường trong năm như người khách qua đường cái này tính theo khí hóa ( giáp kỷ hóa thổ thì sơ vận là thổ . ât canh kim , bính tân thủy , đinh nhân mộc , mậu quý hỏa )
Lục khí là phong , nhiệt , hỏa , thấp, táo , hàn
Lục khí lấy tam âm , tam dương làm đại biểu ....
Sáu cũng chia làm chủ khí và khách khí .

Cuối cùng là kết hợp giữa vận và khí để tính .......
Có cái mốc thời gian khác nhau :
Lục khí mỗi khí chiếm 4 tiết khí : ví dụ thiếu dương ( tướng hỏa ) bao gồm ( tiểu mãn , mang chủng , hạ chí ) . Thiếu âm ( xuân phân ,thanh minh, cốc vũ , lập hạ . Thái âm ( đại thử , lập thu , xử thử , bạch lộ ) . Dương minh ( thu phân , hàn lộ , sương giáng , lập đông ) . Thái dương ( tiểu , đại tuyết , đông chí , tiểu hàn )
Vì có ngũ vận nhưng lại có lục khí nên hỏa có thiếu dương tướng hỏa và thiếu âm quân hỏa .....
Khi vận dụng họ tính thế này ví năm , đinh nhâm đều thuộc mộc vận nhâm là mộc thái quá thì phong khí lưu hành , đinh là mộc bất cập thì táo khí lưu hành ........ từ đó suy ra thời tiết nắng mưa ..... với cây cỏ bệnh tật .....
Chỗ này ko bàn đúng sai chỉ nêu lên mọi người tham khảo trong vận khí bí điển .

BanChatDichHoc
02-03-17, 22:26
Em chà các bác !!! Em chào bác Longtuan...!!!

* Đọc bài của bác Longtuan , em bỗng nhớ tới Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn ( Sách hay nhất , rõ ràng nhất , khoa học nhất về Âm Dương - Ngũ Hành ) , cũng nhớ tới cuộc tranh luận của em và bác VinhL về cái gốc của Địa Chi Tam Hợp Cục Kim , Mộc , Thủy , Hỏa , Thổ . Khi đó em đã khẳng định rằng : sở dĩ hợp nhau vì giờ khắc chuyển tiết khí của 24 tiết khí những năm đó giống hệt nhau . Cụ thể là :

- Những năm Dần , Ngọ , Tuất . Tiết Đông chí đều bắt đầu từ giờ Tý .
- Những năm Hợi , Mão , Mùi . Tiết Đông Chí đều bắt đầu từ giờ Mão .
- Những năm Tỵ , Dậu , Sửu . Tiết đông Chí đều bắt đầu từ giờ Dậu .
- Những năm Thân , Tý , Thìn . Tiết Đông chí đều bắt đầu từ giờ Ngọ .

* Điều đó có nghĩa là ở thời điểm đó con người đã biết sử dụng Lịch Tiết Khí với số ngày là 365, 24 . Tức là cứ 4 năm có 1 năm nhuận . Nay trích lại đoạn văn trong Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn nói về vấn đề trên để mọi người được rõ .

" Hoàng Đế hỏi :
- Xin cho biết " Tuế hậu " như thế nào ?
Kì Bá thưa rằng :
- Nhật đi một vòng , Thiên khí bắt đầu từ khắc thứ nhất . Nhật đi hai vòng , Thiên Khí bắt đầu từ 26 khắc . Nhật đi ba vòng , Thiên Khí bắt đầu từ 51 khắc . Nhật đi bốn vòng , Thiên Khí bắt đầu từ 76 khắc . Nhật đi năm vòng , Thiên khí lại bắt đầu từ khắc thứ nhất .
- Vậy nên , về những năm Dần , Ngọ , Tuất : Khí hội giống nhau . Những năm , Thân , Tý , Thìn : Khí hội giống nhau . Những năm Hợi , Mão , Mùi : Khí hội giống nhau . Những năm Tỵ , Dậu , Sửu : Khí hội giống nhau . Cứ thế cuối cùng mà lại bắt đầu . " ( Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn . Bản dịch của Nguyễn Tử Siêu , chú giải Mã Nguyên Đài )

* Đoạn trích này không những làm rõ nguồn gốc của Địa Chi Tam Hợp , mà còn giúp các bác lí giải nguồn gốc Thiên Can Hóa Hợp .

* Chúc các bác có thêm những khám phá mới . Em chào các bác !!!

Ricky
03-03-17, 15:42
Chào BanChatDichHoc,

Bạn cho mình hỏi theo cách tính của bạn thì năm nhuận có khác với năm không nhuận hay ko? ví dụ tháng 08/1976 nhuận thì tính ntn?

Thanks.
Ricky


Em chào các bác !!!

* Bài trước , em đã giải thích rõ cho các bác : NGUYÊN NHÂN THUẬN NGHỊCH CỦA TAM KÌ . Căn cứ vào đó chắc các bác đã phần nào đoán định được NGUYÊN NHÂN THUẬN NGHỊCH CỦA LỤC NGHI .

- Như em nói , TAM KÌ chính là Nhật - Nguyệt - Tinh tú của Hoàng Đạo . Lục nghi là các bước của Địa Khí , mà sự vận động của Địa Khí chính là sự vận động của MẶT ĐẤT NƠI CHÚNG TA ĐANG ĐỨNG . Trong mối quan hệ về sự vận động giữa TAM KÌ và LỤC NGHI , các bác cứ tưởng tượng LỤC NGHI là cây cột số bên đường , TAM KÌ là xe cộ đang lưu thông sẽ rõ . Nếu xe cộ đi từ bắc xuống nam thì cây cột số có xu hướng vận động lùi lại từ nam lên bắc . Nếu xe cộ đi từ nam lên bắc , thì cây cột số có xu hướng đi ngược lại từ bắc về nam .

- Sở dĩ có thể dùng ví dụ trên minh họa , là vì sự vận động của LỤC NGHI- TAM KÌ là kết quả của việc cổ nhân đứng trên mặt đất mà quan sát bầu trời .( Không phải quan sát từ vệ tinh nhân tạo , kính viễn vọng trong không gian .) . Vì thế , ở nửa đầu của năm . Khi các sao Hoàng đạo ( Tam Kì ) có xu hướng đi từ đông nam lên tây bắc , thì người quan sát ( Lục Nghi )có cảm giác mình đang tụt lại theo hướng từ tây bắc về đông nam . Ở nửa sau của năm , khi các sao Hoàng đạo ( Tam kì ) có xu hướng di chuyển từ đông bắc xuống tây nam , thì người quan sát ( Lục Nghi ) có cảm giác mình đang tụt lại theo hướng từ tây nam lên đông bắc .

* Sự hình thành khái niệm "Độn Giáp"

- Sự hình thành khái niệm này bắt đầu từ việc con người sử dụng 60 hoa giáp làm thước đo sự vận động của Địa Khí .

+ Ở thời kì đầu , khi 60 hoa giáp được sử dụng làm thước đo sự vận động của Lục Khí trong năm và tính theo ngày , thì khái niệm ĐỘN GIÁP chưa xuất hiện . Vì lúc này , Lục Giáp trong 60 hoa giáp không bị độn và đâu cả , mà chỉ dùng khái niệm , Giáp Tý lần 1 , Giáp Tý lần 2 , ...Như chúng ta thấy trong đoạn trích sách Hoàng Đế Bát Thập Nhất Nạn Kinh .

+ Khi Địa Khí của mỗi tiết đã được định thành từng cục số , thì khái niệm Độn Giáp ra đời ( Cổ nhân định cục số cho mỗi tiết như thế nào , em sẽ trình bày vào dịp khác ) . Cụ thể là :

Mỗi cục 5 ngày tức là = 60 giờ = 60 hoa giáp . Sau đó đem 60 hoa giáp đó phân phối vào Lục Nghi thì mỗi nghi là một tuần ( gồm 10 giờ ) . Lục Nghi = Lục tuần = Giáp tý + Giáp tuất + Giáp thân + Giáp ngọ + Giáp thìn + Giáp dần .

Để tránh nhầm lẫn giữa việc dùng 60 hoa giáp đo vận động của Luc Khí theo ngày với việc sử dụng 60 hoa giáp để đo sự vận động của Cục Số Địa Khí theo giờ . Và để tiện cho việc sắp xếp Lục Nghi và Tam Kì trên địa bàn . Cổ nhân đã mượn THẬP CAN và chia ra làm 2 phần . Lục Nghi được đại diện bằng các can : Mậu - Kỉ - Canh -Tân - Nhâm - Quí . Tam Kì được đại diện bởi các can : Ất - Bính - Đinh .

* Như vậy có thể thấy Độn Giáp nghĩa là đem Lục Giáp ẩn dưới Lục Nghi . Cụ thể là Lục giáp : Giáp Tý , Giáp Tuất , Giáp Thân , Giáp ngọ , Giáp Thìn , Giáp Dần . Ẩn dưới 6 can tương ứng là : Tuần Giáp Tý ẩn dưới can Mậu , tuần Giáp Tuất ẩn dưới can Kỷ , tuần Giáp Thân ẩn dưới can Canh, tuần Giáp Ngọ ẩn dưới can Tân , tuần Giáp Thìn ẩn dưới can Nhâm và tuần Giáp Dần ẩn dưới can Quý . .

* Qua đây , có thể thấy rằng trên Địa Bàn những chữ Mậu , Kỉ , Canh , Tân , Nhâm , Quý thực chất là kí tự viết tắt ( kí tự đại diện , kí tự thay thế ) của Giáp Tý , Giáp tuất , Giáp Thân , Giáp ngọ , Giáp thìn , Giáp Dần , mà không phải là tên Can của Giờ .

* Em chào các bác , Chúc các bác luôn vui vẻ !!!!!

BanChatDichHoc
04-03-17, 23:09
Em chào các bác ! Em chào bác Richky ...!!!

* Bác Ricky có hỏi em là : " ... Năm nhuận có khác với năm không nhuận hay không ? Ví dụ tháng 8/1976 nhuận thì tính như ntn ?" .

* Xin trả lời bác Ricky như sau :

- Năm nhuận của dương lịch và âm lịch là khác nhau .
+ Với dương lịch : Năm nhuận có 366 ngày , năm thường có 365 ngày .
+ Với âm lịch : Năm nhuận có 13 tháng , năm thường có 12 tháng . Nguyên nhân là vì , tháng của âm lịch tính theo chu kì giao hội của mặt trăng là 29,5 ngày . Cho nên có tháng thiếu , tháng đủ . Nếu lấy 12 tháng là chu kì trung bình của một năm . So sánh với chu kì của khí tiết là 365 , 25 ngày , thì cứ sau 2 năm nó lại lệch với chu kì tiết khí . Do vậy , phải có tháng nhuận để tạo ra sự tương hợp vậy .

- Khi cổ nhân sử dụng số chuẩn của một vòng Chu Thiên là 365,25 ngày . Để phân tích chu kì tiết khí , thì không có khái niệm năm nhuận . Vì nguyên nhân sau ;

+ Số ngày đi hết 1 vòng tiết khí là 365 ngày . Mỗi ngày = 100 khắc (Khắc là Đơn vị đo thời gian thời cổ đại )
+ Số dư của 1 chu kì là 25 khắc sẽ được cộng vào cho chu kì tiếp theo . Có nghĩa là nếu :
năm trước Tiết đông chí bắt đầu từ giờ Tý của ngày chuyển tiết . Thì năm sau Tiết Đông Chí sẽ bắt đầu từ giờ Mão của ngày chuyển tiết , năm tiếp theo tiết Đông Chí sẽ bắt đầu từ giờ Ngọ của ngày chuyển tiết , năm sau đó Đông chí bắt đầu từ giờ Dậu của ngày chuyển tiết , năm tiếp theo Đông chí lại được khởi đầu vào giờ Tý của ngày chuyển tiết .... Như vậy , những năm liên tiếp nhau thì giờ khởi tiết khác nhau .

* Tuy nhiên , tùy thuộc vào lĩnh vực mà vấn đề này được vận dụng khác nhau . Như :

+Lịch Pháp ( âm lịch ) có cách vận dụng riêng . Tháng nhuận được chia 2 phần , nửa đầu của tháng được tính cho tiết khí trước , nửa sau của tháng được tính cho tiết khí sau .
+ Độn Giáp có cách vận dụng riêng , qua việc Siêu Thần , Tiếp Khí .
+ Độn Nhâm có cách vận dụng riêng , lấy thời điểm Thái Dương quá cung để xác định Nguyệt Tướng .
+ Đông y .....

* Em chào các bác !!!!

Ricky
05-03-17, 08:07
=>gặp giờ Giáp Tý vẫn an được theo vd của bạn thì an ở cung "Khảm", giờ Bính dần thì an ở cung "Cấn" , ....
=>vì lâu rồi mình ko dùng kỳ môn, chỉ còn lại trình tính toán mình nhập năm-tháng-ngày- giờ vào là ch.trình tự tính toán thôi.
=>còn việc đúng sai mình chưa biết vì trước đó mình làm theo hướng dẫn phần lớn từ bài viết a.VinhL và trên diễn đàn..


Nếu có gì sai xót bạn trợ giúp để mình chỉnh thêm một bản nữa rồi gửi lên diễn đàn cho mọi người tham khảo.


Em chào các bác !!! Em chào bác Hactientn !!!

* Hôm nay , em xin giải thích một phần những sai lầm của đại bộ phận các sách viết về Độn Giáp Kì Môn

- Các sách này đều có đặc điểm chung là : Lấy Trực Phù Cửu Tinh - Tinh của phù đầu Lục giáp an lên Thời Can của Địa Bàn . Làm như vậy là không hiểu "Thế nào là Độn Giáp" .

Vd : Giờ bính dần , ngày Giáp Tý , tiết Đông Chí thượng nguyên , cục 1 dương độn . Nếu hiểu theo cách trên thì : Ngày Giáp tý thuộc Lục Mậu - Trực Phù Cửu Tinh là Thiên Bồng . Trên Địa bàn Thiên Bồng sẽ được an vào cung Cấn .

- Biểu hiện cái sai này là ở đâu ?
Cách hiểu như trên sai ở chỗ : Gặp giờ xem là Giáp Tý sẽ không biết an Trực Phù Cửu Tinh ở cung nào . Vì trên địa bàn chỉ có Ất , bính , đinh , canh , tân , nhâm , quý mà không có cung chứa Giáp .

- Từ cái sai này dẫn đến , có người cho rằng giờ có can Giáp của Lục Mậu thì an lên cung có chứa Mậu , Giờ có can Giáp của Lục Canh an lên Canh , ....

- Nghĩa là họ cho rằng : Độn Giáp tức là Giáp của địa bàn vì lí do nào đó đã ẩn đi
. Đây chính là một sai lầm cơ bản .

* Vậy phải hiểu thế nào là Độn Giáp . Em xin nói rõ ở bài sau . Vì có thể hơi dài dòng một chút .
* Chúc các bác vui vẻ !!!!

longtuan
05-03-17, 18:31
Nói về vận khí có điều khá rắc rối như BCDH nói từ nội kinh tố vấn là ko sai . (Từ giáp tý sau tiết đông chí l60 ngày về sau là thời vượng của thiếu dương .................)
Nhưng trong vận khí thì thiếu dương tướng hỏa là bao gồm tiết khí (tiểu mãn , mang chủng , hạ chí , tiểu thử ) nếu đọc ko tinh dễ hiểu nhầm , thiếu dương và thiếu dương tướng hỏa khác nhau ........trong nội kinh có nói : ........cái khí của mùa xuân có thể gọi là ôn , mùa hạ có thể gọi là nhiệt , mùa thu có thể gọi là lương , mùa đông có thể gọi là hàn ......cho nên thiếu dương tướng hỏa có 4 tiết trên .
Ví dụ năm nay đinh dậu tiết đại hàn trời ko rét , tiế lập xuân ít mưa khô hanh . Đinh dậu là mộc vận bất cập , mưa ít gió nhiều , mộc khắc thổ gió to thổi mạnh cây tốt nhưng ko có nhiều quả vì thổ khí ít ...... thực tế cây tốt năm nay đào nở sớm trồng đào thất thu ..
Khi tính vận khí biết nó biết nó thái quá hay bất cập là dựa vào tiết khí thường tính trước 15 ngày ......trong thái ất thì họ tính sao lệch so với lạc thư 1cung cái này cũng là điều cần suy nghĩ .

BanChatDichHoc
06-03-17, 09:36
Em chào các bác ! Em chào bác Ricky , em chào bác Longtuan...!!!

* Vài lời cùng bác Ricky .

- Hiện tại em chỉ có thể nói rằng ; Nếu coi việc an cửu tinh trực phù trong ví dụ của em nêu , ở giờ Giáp Tý tại cung Khảm là đúng , thì an nó vào giờ Bính Dần tại cung Cấn tất sai . Nếu coi việc an vào cung Cấn ở giờ Binh Dần là đúng , thì việc an nó ở cung Khảm vào giờ Giáp Tý là không có cơ sở .
- Việc khác thì để e suy nghĩ thêm .

* Bác Longtuan nói thật chính xác : " Nói về vận khí có điều khá rắc rối " , " nếu đọc không tinh dễ hiểu nhầm " . Điều này thực sự rất phổ biến .

- Sự rắc rối nằm ở chỗ các khái niệm như : Âm dương , Vận khí , Thiên vận địa vận , ... Được cổ nhân sử dụng để xem xét nhiều sự vật , hiện tượng khác nhau . Ngay cả trong một sự vật hiện tượng , cũng lại được sử dụng để xem xét những phương diện khác nhau của nó . Chính vì vậy , khi đọc cần lưu ý xem nó được dùng để phân tích cái gì , phương diện nào mới thấy được sự minh bạch .

- Ví dụ : Khái niệm âm dương

+ Khi đem nó xem xét mối quan hệ giữa Thiên và Địa thì . Thiên là dương , Địa là âm .
+ Khi vận dụng để xem xét sự vận động của Địa khí trong Độn Giáp thì . Nửa đầu của năm thuộc dương , nên hành thuận , nửa sau của năm thuộc âm , nên hành nghịch .
+ Khi xem xét vấn đề con người , thì nam thuộc dương , nữ thuộc âm .
+ Khi xem xét sự nối tiếp nhau giữa các kinh trong một con người thì , ngực bụng thuộc âm - nơi giao âm kinh và âm kinh nối nhau , đầu mặt thuộc dương - nơi dương kinh và dương kinh nối tiếp nhau ....

* Cái khó hơn nữa là ở chỗ , trong các môn thuật cổ phần lí luận thường rất ít được nói đến , nên càng dễ hiểu nhầm . Dưới đây có lẽ là ví dụ điển hình .

- Khi nói về Phong thủy địa lí Dương Trạch . Việc đầu tiên là xác định Mệnh Trạch hay còn gọi là Phúc Nguyên, thông qua phương pháp " Dã mã khiêu giản tẩu " .

+ Phương pháp này có gốc từ Độn Giáp Kì Môn . Thực chất là cách tính nhẩm vị trí của cửu tinh và bát môn trên bàn tay . Nên còn gọi là " Biên cửu cung phi chưởng đồ " . Phong Thủy Địa Lí Dương Trạch vận dụng gọi là " Cửu cung bài sơn chưởng đồ " .
+ Về mặt nội dung của cách tính trên la :

Lấy 12 vị trí Địa chi trên bàn tay làm chuẩn , thì đặt vị trí cung Khảm 1 ở Dần , cung Khôn 2 ở Mão , cung Chấn 3 ở Thìn , cung Tốn 4 ở Tỵ , trung cung 5 ở Ngọ , cung Càn 6 ở Mùi , cung Đoài 7 ở Thân , cung Cấn 8 ở Dậu , cung Ly 9 ở Tuất . Không dùng các vị trí Hợi , Tý , Sửu .

Lấy chu kì tam nguyên làm cơ sở để tính .

Đối với nam mệnh nghịch hành mỗi năm 1 cung . Cho nên ,các năm Giáp tý của thượng nguyên , trung nguyên , hạ nguyên được khởi tính từ các cung tương ứng là Khảm - Tốn - Đoài ( 1-4-7 ) .
Đối với nữ mệnh thuận hành mỗi năm 1 cung . Cho nên , các năm Giáp tý của thượng nguyên , trung nguyên , hạ nguyên được khởi tính từ các cung tương ứng là Trung cung - Khôn - Cấn ( 5-2-8 ) .
Gặp trung cung Nam lấy khôn , Nữ lấy cấn .

* Điều đáng nói ở đây là chúng ta vẫn sử dụng bình thường mà không đặt ra câu hỏi : Vì sao Nam thuộc dương mà vận hành nghịch , nữ thuộc âm mà vận hành thuận ? Liệu có sự nhầm lẫn ở đây không ?.

- Thực ra ở đây không hề có sự nhầm lẫn mơ , mơ hồ nào cả . Chỉ cần phân biệt rõ từng phương diện sẽ thấy tính thống nhất và tư tưởng âm dương hòa hợp của cổ nhân . Cụ thể là :

+ Nói nam thuộc dương , nữ thuộc âm là nói về sự bẩm thụ Thiên Khí ( Tiên Thiên). Tức là nam có được khí dương của trời , Dương khí hành thuận , nữ có được khí âm của trời , âm khí hành nghịch . Biểu hiện qua hướng vận hành trái ngược nhau của mặt trời , mặt trăng và tinh tú ở nửa đầu của năm và nửa sau của năm .

+ Trạch mệnh , tức Địa Khí ( Hậu Thiên Khí ) . Mối quan hệ giữa Thiên Khí và Địa khí . Thiên Khí hành thuận thì địa khí hành nghịch . Thiên Khí hành nghịch thì địa khí hành thuận . Đây là quy luật tương hợp của Thiên và Địa . Điều này phản ánh rõ trong mối quan hệ giữa Tam Kì và Lục nghi .

- Do vậy , Nam Thiên khí thuộc dương hành thuận , thì mệnh trạch địa khí hành nghịch . Nữ thiên khí thuộc âm hành nghịch , thì mệnh trạch địa khí hành thuận . Làm như vậy là thuận theo sự tương hợp của âm dương giữa trời và đất .

* Em chào các bác !!!!

dungdung
06-03-17, 13:15
Khi nói về Phong thủy địa lí Dương Trạch . Việc đầu tiên là xác định Mệnh Trạch hay còn gọi là Phúc Nguyên, thông qua phương pháp " Dã mã khiêu giản tẩu " .

+ Phương pháp này có gốc từ Độn Giáp Kì Môn . Thực chất là cách tính nhẩm vị trí của cửu tinh và bát môn trên bàn tay . Nên còn gọi là " Biên cửu cung phi chưởng đồ " . Phong Thủy Địa Lí Dương Trạch vận dụng gọi là " Cửu cung bài sơn chưởng đồ " .
+ Về mặt nội dung của cách tính trên la :

Lấy 12 vị trí Địa chi trên bàn tay làm chuẩn , thì đặt vị trí cung Khảm 1 ở Dần , cung Khôn 2 ở Mão , cung Chấn 3 ở Thìn , cung Tốn 4 ở Tỵ , trung cung 5 ở Ngọ , cung Càn 6 ở Mùi , cung Đoài 7 ở Thân , cung Cấn 8 ở Dậu , cung Ly 9 ở Tuất . Không dùng các vị trí Hợi , Tý , Sửu .

Lấy chu kì tam nguyên làm cơ sở để tính .

Đối với nam mệnh nghịch hành mỗi năm 1 cung . Cho nên ,các năm Giáp tý của thượng nguyên , trung nguyên , hạ nguyên được khởi tính từ các cung tương ứng là Khảm - Tốn - Đoài ( 1-4-7 ) .
Đối với nữ mệnh thuận hành mỗi năm 1 cung . Cho nên , các năm Giáp tý của thượng nguyên , trung nguyên , hạ nguyên được khởi tính từ các cung tương ứng là Trung cung - Khôn - Cấn ( 5-2-8 ) .
Gặp trung cung Nam lấy khôn , Nữ lấy cấn .

* Điều đáng nói ở đây là chúng ta vẫn sử dụng bình thường mà không đặt ra câu hỏi : Vì sao Nam thuộc dương mà vận hành nghịch , nữ thuộc âm mà vận hành thuận ? Liệu có sự nhầm lẫn ở đây không ?.

- Thực ra ở đây không hề có sự nhầm lẫn mơ , mơ hồ nào cả . Chỉ cần phân biệt rõ từng phương diện sẽ thấy tính thống nhất và tư tưởng âm dương hòa hợp của cổ nhân . Cụ thể là :

+ Nói nam thuộc dương , nữ thuộc âm là nói về sự bẩm thụ Thiên Khí ( Tiên Thiên). Tức là nam có được khí dương của trời , Dương khí hành thuận , nữ có được khí âm của trời , âm khí hành nghịch . Biểu hiện qua hướng vận hành trái ngược nhau của mặt trời , mặt trăng và tinh tú ở nửa đầu của năm và nửa sau của năm .

+ Trạch mệnh , tức Địa Khí ( Hậu Thiên Khí ) . Mối quan hệ giữa Thiên Khí và Địa khí . Thiên Khí hành thuận thì địa khí hành nghịch . Thiên Khí hành nghịch thì địa khí hành thuận . Đây là quy luật tương hợp của Thiên và Địa . Điều này phản ánh rõ trong mối quan hệ giữa Tam Kì và Lục nghi .

- Do vậy , Nam Thiên khí thuộc dương hành thuận , thì mệnh trạch địa khí hành nghịch . Nữ thiên khí thuộc âm hành nghịch , thì mệnh trạch địa khí hành thuận . Làm như vậy là thuận theo sự tương hợp của âm dương giữa trời và đất .

* Em chào các bác !!!![/QUOTE]

dungdung chào bác Bản Chất Dịch Học..dungdung chưa hiểu xin được hỏi bác tại sao trong tính mệnh trạch này lại bỏ đi sửu tý hợi vậy??

hactientn
06-03-17, 15:21
[QUOTE=BanChatDichHoc;84148]Em chào các bác !!! Em chào bác Hactientn !!!

- Xây dựng nhà ở theo Thiên văn - Dịch lí của Trần Văn Tam :

Khi bàn về định cục của long có viết :

" Ất , Bính giao nhi su Tuất
Tân , Nhâm hội nhi tụ Thìn
Đẩu Ngưu nạp Canh , Đinh chi khí
Kim Dương thi Quý , Giáp chi linh. "

- La Kinh Thấu Giải của soạn giả Vương Đạo Hạnh , viết :

Bàn về định cục của long có viết

" Ất , Bính giao nhi su Tuất
Tân , Nhâm hội nhi tụ Thìn
Sửu Ngưu nạp Canh , Đinh chi khí
Kinh Dương thi Quý , Giáp chi linh . "

Khi bàn về huỳnh tuyến có viết :

" ...như Canh hướng thì tọa Giáp sơn , Đinh hướng thì tọa Quý sơn , đó chính là nghĩa của câu " Kim Dương thu Quý , Giáp chi linh " tức là nước ở phương Mùi , Khôn nên chảy đi , không nên chảy lại trước huyệt , là thủy triều vào thì bại , hoàng tuyền địa sát , bị yểu vong , cô quả , chỉ cần lấy sơn làm chủ , không cần bàn long tả tàn hay hữu toàn gì cả . ..."

* Qua đoạn những đoạn trích dẫn ở trên làm ví dụ . Có thể thấy câu hỏi của bác Hactientn có nhiều ẩn ý lắm đây .

- Xét về mặt logic thì rõ ràng rằng dù gọi là Đẩu Ngưu , Sửu Ngưu , Hắc Ngưu , Bạch Ngưu gì đó cũng không quan trọng .....Đơn giản đó là Sửu vị thôi . Tương tự , gọi là Kinh Dương , Kim Dương , Ngân Dương , Xích Dương , cũng vậy thôi ....Đơn giản là chỉ vị trí của Mùi . Vì 2 câu ở trên đã nói rõ là Thìn và Tuất .

- Theo phán đoán của em . Bác Hactientn hỏi vậy vì 2 nguyên nhân sau :

+ Một là : Do bác Hactientn đang nghiên cứu La Kinh Thấu Giải và không hiểu thế nào là sai-thác , huỳnh tuyến .
+ Hai là : Không rõ những câu này được dùng để định long cục hay Thủy cục .
+ Ba là : phân vân không biết đây có phải là gốc của thủy pháp hay không . Vì sao lúc thì nói đến tả toàn , hữu toàn , khi lại không coi trọng .

- Cảm ơn cụ đã chỉ dẫn là xem về hoàng tuyền để biết về 4 câu trên, đúng là từ 4 câu trên thì sẽ hiểu hoàng tuyền như thế nào? Có lẽ tam hợp ( theo sách la kinh thấu giải) hiểu sai về cách dùng 4 câu trên, đây là nói về khí để định long, thủy, thì dùng kình dương đúng hơn là kim dương.

BanChatDichHoc
10-03-17, 08:58
Em chào các bác ! Em chào bác Hactientn , em chào bác Dungdung ...!!!

* Trước hết xin trả lời câu hỏi của bác Dungdung như sau :

- Bác Dungdung có hỏi : " ...tại sao trong cách tính mệnh này lại bỏ đi Sửu , Tý , Hợi vậy ? "
- Ở đây bác Dungdung có sự nhầm lẫm .... Việc bỏ Sửu , Tý , Hợi ở đây là các vị trí của nó trên bàn tay ( trên Chưởng Đồ ) . Vì Cửu Cung có 9 mà vị trí của Địa Chi trên bàn tay có 12 . Vì vậy , khi đặt 9 cung của Lạc Thư lên bàn tay chỉ sử dụng 9 vị trí Địa Chi và phải bỏ 3 vị trí .

- Như vậy , việc bỏ các vị trí Sửu , Tý , Hợi trên " Chưởng Đồ" không đồng nhất với việc bỏ Sửu , Tý , Hợi trong Tam Nguyên Cửu Vận .


* Hôm nay , em xin đăng lại bài viết của bác VinhL trong chủ đề " Sách Kham Dư trong < Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành > chân hay ngụy ? " trang 29 Phong Thủy trên diễn đàn này .

- Sở dĩ em làm vậy , vì theo suy nghĩ cá nhân của em bài đó rất hay , sách cũng khó tìm . Cụ thể x in trích nguyên văn đoạn dịch của bác VinhL từ câu 5 đến câu 24 ( Theo cách ngắt câu của bác VinhL ).

" 5. Thiên đức thần số nãi tôn lí thuận nghịch vạn cơ thuần lục giáp vận ngũ hành phú pháp ngũ

6. Tử độn bát môn bố lôi sử sát kim tinh ngự ngũ khí nhiếp cửu linh sừ bạn nghịch siêu

7. Thần anh

8. Thiên thư thủ văn thiên đức chí tôn , thiên ngũ địa lục thuận lưu nghịch hành bát môn độn

9. Giáp khu sử phong lôi mạc bất dĩ ngũ khí nhiếp hồ cửu linh ( Xích Tùng Tử truyền văn )

10. Hỗn độn vị phân tam tài nhất khí thanh trọc điện vị thần vật thị đối bát quái giáp tử .

11. Tượng số sát lí ngưỡng quan phủ sát mặc vận kì cơ âm dương ngũ hành quyết đức chiêu thị

12. Dương tinh nhật hoa âm tinh nguyệt thể bẩm linh ngũ diệu tuần bố tứ duy tứ thời y hậu

13. Tử ngọ định thiên phù tang ( Dần dã ) yểm sơn âm dục dương thi xuất nhập vãng lai ngu uyên phất

14. Thế thần khí chiêu thượng hạ ứng quyết đế thanh linh mộc đức địa trì thái nhạc tại thiên vi

15. Tuế giáp mộc ất thảo ty xuân chấn vị giáng linh hỏa đức địa trì hành nhạc tại thiên huỳnh

16. Hoặc bính hỏa đinh yên ty hạ viết li hạo linh kim đức địa trì hoa nhạc thại thiên thái

17. Bạch canh kim tan thạch ty thu ứng đoài nguyên linh thủy đức địa trì hằng nhạc tai tiên viết

18. Thần nhâm thủy quý tuyền ty đông viết khảm hoàng Trung Thổ đức địa trì tung nhạc tại thiên vi

19. Trấn mậu thập kỉ hôi ty trung lập cực Nhị Thập Bát Tú nhân phương định kỉ hàn thử thôi

20. Thiên vận toàn ư khí nguyên bào hóa sinh bất thế âm dương kì ngẫu duy số thị tối dương

21. Số thủy nhất tam ngũ thất cửu âm số thủy nhị tứ lục bát thập xứ trung chế ngoại thiên

22. Ngũ địa lục dương bất cô sanh âm bất hư thành bội thập tiên can thập nhị địa chi tĩnh

23. Dĩ thiển nội động dĩ ngoại thi chu bố lục tuần các sanh ngũ "khí" ( Tạm gọi vì không biết là chữ gì ...hihihi ) quy giáp quy canh số

24. Phẩm doanh hư bát quái giáp tử vật toàn cơ "

* Có lẽ lúc đó bác VinhL mải tranh luận với bác Lymp nên dịch vội quá . Cho nên việc nhắt câu không thật chính xác , làm bạn đọc khó hiểu . Các bác xem xét kĩ , so sánh với bản chứ hán theo địa chỉ em nêu ở trên , ngắt câu cho chính xác sẽ thấy rất tuyệt vời .

* Em chào các bác , em sẽ bàn về đoạn này ở bài sau ...!!!

ThaiDV
10-03-17, 13:37
Thấy nhiều người hoang tưởng sức mạnh ở đây quá! hihi! Nên chậm lại 1 chút, có lẽ chậm lại, lại là đi nhanh hơn!

BanChatDichHoc
11-03-17, 22:10
Em chào các bác ! Em chào bác ThaiDV ...!!!

* Để cho bài viết được trọn vẹn . Hôm nay em chỉ sắp xếp lại đoạn sau rồi giải thích nội dung cơ bản của nó .





14. Thế thần khí chiêu thượng hạ ứng quyết đế thanh linh mộc đức địa trì thái nhạc tại thiên vi

15. Tuế giáp mộc ất thảo ty xuân chấn vị giáng linh hỏa đức địa trì hành nhạc tại thiên huỳnh

16. Hoặc bính hỏa đinh yên ty hạ viết li hạo linh kim đức địa trì hoa nhạc thại thiên thái

17. Bạch canh kim tan thạch ty thu ứng đoài nguyên linh thủy đức địa trì hằng nhạc tai tiên viết

18. Thần nhâm thủy quý tuyền ty đông viết khảm hoàng Trung Thổ đức địa trì tung nhạc tại thiên vi

19. Trấn mậu thập kỉ hôi ty trung lập cực Nhị Thập Bát Tú nhân phương định kỉ hàn thử thôi "




* Theo em đoạn này nên sắp xếp lại như sau :

1. ĐẾ THANH linh MỘC đức địa trì Thái Nhạc , tại Thiên vi Tuế , Giáp mộc Ất thảo ty Xuân .

2. CHẤN vị giáng linh HỎA đức địa trì Hành Nhạc , tại Thiên Huỳnh Hoặc , Bính hỏa Đinh yên ty Hạ nhật .

3.LY hạo linh KIM đức địa trì Hoa Nhạc , tại Thiên Thái Bạch , Canh kim Tân thạch ty Thu ứng .

4. ĐOÀI nguyên linh THỦY đức địa trì Hằng Nhạc , tại Thiên viết Thần , Nhâm thủy Quý tuyền ty Đông nhật .

5. KHẢM hoàng trung THỔ đức địa trì Tung Nhạc , tại Thiên vi Trấn , Mậu thập Kỷ hôi ty trung lập cực , nhị thập bát túc nhân phương định kỉ , hàn thử thôi .


* Để hiểu đoạn này cần rõ 2 vấn đề :

- Thứ nhất là : Thái Nhạc - Hành nhạc - Hoa Nhạc - Hằng Nhạc - Tung Nhạc . Đây là 5 ngon núi nổi tiếng của Trung Quốc . Năm ngọn núi này có vị trí như sau : Phía bắc là Hằng sơn , phía nam là Hành Sơn , phía đông là Thái sơn , phía tây là Hoa sơn và trung tâm là Tung Sơn .....( Cứ như ngũ nhạc kiếm phái các bác nhỉ ...hihihi) . Như vậy , có thể thấy tác giả đã mượn hình ảnh các ngọn núi để chỉ phương hóa khí của Ngũ Hành .

- Thứ hai là : " Tuế " trong bài là Tuế Tinh tức Sao Mộc . "Huỳnh Hoặc " là Hỏa tinh tức Sao Hỏa , "Thái Bạch" là Kim Tinh tức Sao Kim , " Thần " là Thần Tinh tức Sao Thủy , "Trấn" là Thổ Tinh tức Sao Thổ . Tuy nhiên , các bác đừng hiểu nhầm chữ " Tinh " , vì không phải lúc nào nó cũng có nghĩa là ngôi sao đâu nhé .

* Nội dung của bài đó nói về cái gì ?

- Các bác cứ nhìn vào đồ hình 24 sơn hướng và so sánh với phương hóa khí của Ngũ Hành tất hiểu hết .

- Để hiểu rõ hơn nữa các bác có thể tham khảo đoạn trích sau . Nó gần như giải nghĩa cho nội dung của bài viết trên :

" + Đông Phương sinh ra Phong , Phong sinh ra Mộc , đức của nó là êm hòa , hóa của nó là tươi , chính của nó là mở mang , lịnh của nó là phong , sự biến của nó là gió mạnh , tại hại của nó là rời rụng .

+ Nam phương sinh Nhiệt , nhiệt sinh ra Hỏa , đức của nó là sáng tỏ , hóa của nó là rậm tốt , chính của nó là minh riệu ,lịnh của nó là nhiệt , sự biến của nó là tiêu thước , tai hại của nó là đốt cháy .

+ Trung ương sinh ra Thấp , thấp sinh ra thổ , đức của nó là ẩm ướt , hóa của nó là đầy đủ , chính của nó là an tỉnh , lịnh của nó là nhiệt , sự biến của nó là mưa to , tai hại của nó là mưa dầm .

+ Tây phương sinh Táo , táo sinh kim , đức của nó là thanh khiết , hóa của nó là thâu liễm , chính của nó là cứng cỏi , lịnh của nó là táo , biến của nó là túc sái , tai hại của nó là úa vàng rụng rơi .

+ Bắc phương sinh Hàn , hàn sinh thủy , đức của nó là lạnh lẽo , hóa của nó là yên lặng , chính của nó là thâu ngưng , lịnh của nó là hàn , sự biến của nó là lẫm lạt ( rét run ), tai hại của nó là sương tuyết ."( trích trong Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn - Bản dịch Nguyễn Tử Siêu , chú giải Mã Nguyên Đài )

* Chúc các bác có thêm khám phá mới . Em chào các bác ... !!!!

caocau0211
15-03-17, 15:48
* Theo trang phong thủy ... đoạn này nên ngắt câu như sau :

1. THANH linh MỘC đức địa trì Thái Nhạc , tại Thiên vi Tuế , Giáp mộc Ất thảo ty Xuân Chấn vị.

2. Giáng linh HỎA đức địa trì Hành Nhạc , tại Thiên Huỳnh Hoặc , Bính hỏa Đinh yên ty Hạ viết LY .

3. Hạo linh KIM đức địa trì Hoa Nhạc , tại Thiên Thái Bạch , Canh kim Tân thạch ty Thu ứng Đoài.

4. Nguyên linh THỦY đức địa trì Hằng Nhạc , tại Thiên viết Thần , Nhâm thủy Quý tuyền ty Đông viết Khảm .

5. hoàng trung THỔ đức địa trì Tung Nhạc , tại Thiên vi Trấn , Mậu thổ Kỷ hôi ty trung lập cực , nhị thập bát tú nhân phương định kỉ , hàn thử thôi .

hieunv74
15-03-17, 19:40
Phong thủy theo ngũ nhạc kiếm phái:

+ Hoa sơn: Nhạc Bất Quần là chưởng môn Hoa Sơn kiếm phái trong Ngũ Nhạc kiếm phái. Nhạc Bất Quần được gọi là "Quân Tử Kiếm", miệng nói điều nhân nghĩa lễ trí tín, không tranh với đời nhưng thực sự lại là một kẻ "ngụy quân tử", nhiều mưu mô, lão luyện già đời (KIM).

+ Tung sơn: Tả Lãnh Thiền (左冷禪 - Zuo Lengchan) ban đầu được tôn xưng là Minh chủ của liên minh Ngũ Nhạc kiếm phái của năm phái võ trên các dãy núi của Ngũ Nhạc, các thành viên trong Ngũ Nhạc kiếm phái thường gọi Tả Lãnh Thiền là Tả Minh chủ -(THỔ)!

+ Hằng Sơn: Định Nhàn sư thái (定閑/定閒 - Ding Xian): Chưởng môn nhân phái Hằng Sơn (恆山派). Trong ba người đứng đầu phái Hằng Sơn thì Định Nhàn đứng hàng thứ hai (sau Định Tĩnh). Bà là người hiền hòa, võ nghệ cao cường. Chính bà là người nhận ra con người thật tốt đẹp của Lệnh Hồ Xung và nhận ra âm mưu của Tả Lãnh Thiền (THỦY).

+ Thái Sơn (Mộc): Thiên Môn đạo nhân (Tian Men): Là chưởng môn phái Thái Sơn, xuất hiện không nhiều. Tại đại hội võ lâm ở Tung Sơn, Thiên môn đạo nhân đã bị sát hại (do chính âm mưu của Tả Lãnh Thiền), và dẫn đến việc phái Thái Sơn tan rã. Các nhân vật khác: Ngọc Cơ Tử, Ngọc Khánh Tử... thuộc phái Thái Sơn.

+ Hành Sơn (Hỏa) : Lưu Chính Phong (劉正風 - Liu Zhengfeng) là sư đệ của chưởng môn nhân phái Hành Sơn Mạc Đại tiên sinh, là một cao thủ kiếm thuật đồng thời là một nghệ sĩ thổi tiêu. Ông kết bạn với Khúc Dương, trưởng lão Nhật Nguyệt thần giáo vì cùng niềm đam mê âm nhạc, cả hai cùng sáng tác khúc “Tiếu ngạo giang hồ”, là bản nhạc xuyên suốt tác phẩm. Lưu Chính Phong xuất hiện rất ngắn nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các tình tiết chính của tác phẩm.

Chính hành Hỏa là hành ẩn đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng của cốt truyện; các môn phái đều muốn cướp khí của bản :" Tiếu ngạo giang hồ" để làm bá chủ ngũ nhạc kiếm phái.

Đây chính là nguyên lý phong thủy!

:5887::5887::5887:

hieunv74
15-03-17, 20:14
Khi hành sơn tan dã để làm cốt truyện cho tác phẩm; thì Hằng sơn và Tung sơn nổi lên như cồn; Kim dung đã dùng Tung sơn (Thổ) làm minh chủ võ lâm khi ngũ nhạc kiếm phái chưa hợp nhất để điều hành cuộc chơi lên đến đỉnh điểm. Khi thời vận của Tung sơn quá vượng thì dẫn đến thoái quá - vì cố gắng giết hại các môn phái để mưu đồ hợp nhất 5 phái. Thoái quá tất đến lúc phải suy; đây chính là lúc Hoa Sơn (Kim) ngấm ngầm cướp khí của Hành Sơn (hỏa) để đánh bại Tung sơn (Thổ) lên làm minh chủ võ lâm .... Nhưng do luyện tịnh tà kiếm phổ - âm khí nhiều quá - âm thịnh, thoái quá; nên trong khoảng 10 năm đã bị phái Hằng Sơn (Lệnh hồ xung) cướp ngôi hợp nhất lại 5 phái. Thật ra phải là phái khác cướp ngôi nhưng câu truyện nâng cao vai trò của Lệnh Hồ Xung, nên đã cho Nhóc này một đặc ân - để cân bằng cả âm dương. Âm dương cân bằng rồi thì mọi thứ trở về trạng thái tự nhiên - do đó câu truyện đến đây là hết. Tết sau lại viết tiếp!

:0006::0006::0006:

BanChatDichHoc
15-03-17, 22:31
Em chào các bác ! Em chào bác Caocau0211 , em chào bác Hieunv74 ...!!!

* Em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến bác Caocau0211 !!!

- Đúng là phải ngắt câu như vậy mới thực sự chính xác . Cũng rất mong bác chỉ cho em cách vào trang phong thủy mà bác nêu . Lần nữa xin , em xin cảm ơn bác !!!
- Qua một vài bài trao đổi của bác với Codiensach , em biết bác đang nắm giữ bí mật về nguyên lí định cục trong Độn Giáp Kì Môn và nguyên lí Tam Nguyên Cửu Vận trong phong thủy . Hy vọng bác cho mọi người được thấy rõ ....!

* Bác Hieunv74 có câu hay quá :

- " Chính hành Hỏa là hành ẩn đã đóng vai trò cực kì quan trọng trong cốt truyện ; các môn phái khác đều muốn cướp khí của bản : " Tiếu Ngạo Giang Hồ " để làm bá chủ ngũ nhạc kiếm phái.
Đây chính là nguyên lí của phong thủy ! "


-----------------------------:1f02::1f02::0607::1f02::1f02:--------------------------

Càn Giáp Ly Nhâm Dần Ngọ Tuất , Cấn Bính Tân thượng thị Tham Lang
Khôn Ất Khảm Quý Thân Tý Thìn , Khôn Nhâm Ất thượng thị Tham Lang
Tốn Tân Đoài Đinh Tỵ Dậu Sửu , Tốn Canh Quý thượng thị Tham Lang
Cấn Bính Chấn Canh Hợi Mão Mùi , Càn Giáp Đinh thượng thị Tham Lang

-------------------------------:1226::1226::1226:-------------------------------

CHÂN THẦN LÀ CÁI GÌ NHỈ , NẰM Ở ĐÂU ??? TẾT SAU !!!!


* Đợi mãi mới có ngày vui như thế này . Cảm ơn bác Hieunv74 và bác Caocau0211. Em chào các bác !

caocau0211
17-03-17, 15:55
Trang Web đã ngắt câu đoạn văn trên :
http://http://www.fengshui-168.com/fs168/discuz/discuzx/thread-58595-1-1.html

hieunv74
17-03-17, 22:05
Trang Web đã ngắt câu đoạn văn trên :
http://http://www.fengshui-168.com/fs168/discuz/discuzx/thread-58595-1-1.html

(nhất)(xích tùng tử truyện văn)(一)(赤松子传文)

天徳神,数乃尊,理顺逆,万机纯, 甲运,五行赋,法五子,
遁八门,布雷使.察金精,御五气, 九灵,锄叛逆,超神英。
天书首文,天德至辖,天五地六,顺 逆行,八门遁甲,驱使风雷,莫不以 气摄 乎九灵。混沌未分,三才一气,清浊 位,神物是对。八卦甲子,象数察理 仰观俯察,默运其机。阴阳五行,厥 德昭示,阳精日华,阴精月体,禀灵 曜,巡布四维,四时依候,子午定机 扶桑(寅也)掩山,阴育阳施,出入 往来,虞渊弗替,神气昭上,下应厥 。青灵木德,
地峙衡岳,在天为岁,甲木乙草,司 震位。绎灵火徳,地峙衡岳,在天荧 ,丙火丁烟,司夏曰离。皓灵金德, 地峙华岳,在天太白,庚金辛石,司 应兑。元灵水德,地峙恒岳,在天曰 。壬水癸泉,司冬曰坎。黄中土德, 地峙篙岳,在天为镇,戊土己灰,司 立极。二十八宿,因方定纪,寒暑推 ,运旋于气,元胞化生不替。图阳奇 偶,惟数是最,阳数始一三五七九, 数始二四六八十。处中制外,天五地 ,阳不孤生,阴不虚成,倍十天干, 十二地支,静以主内,动以外施,周 六旬,各牛五炁,归甲归庚,数品盈 ,八卦甲子,物物全机。白极函三, 三白攸分,甲戊辅帝,乙丙丁奇,枢 震发,甲戊更推,运阳握阴,阳发阴 ,六甲遁旬,六壬终维,六丁阴明。 西兑寄体。甲子一炁为五行始,丙子 炁为五行本,(丙至甲九,)戊子七 为五行标(戊至甲七,)庚子五炁为 五行体,(庚至甲五,)壬子三炁为 行终。东方壬子至庚得九炁,南方戊 至庚得三炁,中央庚子至庚得一炁,
西方甲子至庚得七炁,北方丙子至庚 五炁。化气化象由乎庚,甲戊为天, 斗柄主,运用遁甲。以甲戌乙亥丙子 丁丑为北方三台帝位,一坎六乾八良 镇乎北,故曰三白,皆三台帝宫也。 台虚精,中台六涥,下台曲星。
人有三精,台光灵爽,幽精三台,乃 地级。
九耀九灵,万机听令,七陷惟显,辅 惟隐,上摄天津,下统群生。
九曜,一曰贪狼,二曰巨门,三曰禄 ,四曰文曲,五曰廉贞,六曰武曲, 曰破军,八曰左辅,九曰右弼也。北 斗乃是阴阳统会,五星列曜三元六甲 诸山众真下元生人,富贵贫贱寿天贤 ,幽冥鬼祟胎卵湿化,悉于斯星所主 施焉。

青囊海角经》(二) Thanh nang hải giác kinh 》(nhị)

丘公颂
元女青囊海角经,神仙传授甚分明, 人会得三般卦。五百年中一间生。
青囊自古秘斯文,但覆多年旧冢坟, 水变时局也变,便知吉凶见分明。
五音共使三般卦,八贵都寻六贵龙, 有英贤明此理,间生千载一相逢。
三般大卦如何起,元女当年亲口传, 吉只求来势好,向家须变鬼爻看。
坤为地母,诸山所托,察龙坤卦索求 吉,本龙以鬼爻求三吉而收四方砂之 气,向卦以鬼爻索求流水之吉凶,次 定三吉而成消纳之吉气。
五行生旺要精通,放水安坟出此中, 用向中装本卦,便知流水吉和凶。
青囊五行专用八卦,龙之五行,察砂 旺气,向之五行,察水之旺气。
八星有主谁能识,地下称尊少人知, 有赤松明此理,后来翻做八山推。
古人执坤卦索求三吉,更不用五凶砂 也,惟赤松察陨阳之妙,变通之机, 山之索,俱用三吉,故不滞于六龙。 六龙之外而获富贵者,终不免五凶之 ,此术之所以为神也。
阴阳俱有少流源,但有长冈并远峦, 得步中生炁穴,也多财禄也多官。
(此言有山无水者之局)
须阴阳双上,山高旺气兑,龙丙丁起 ,龙丙辛丁起,三吉之山,龙行长远 虽无水朝逆立向安坟,亦主大发富贵 。
阴阳位上本无山,只有长水话涧泉, 向水流朝揖处,此间荣负胜如山
(此言有水无山考之局。)
凡三古若得一水长远,虽无山阜之主 行生旺,迎水作穴,主大富贵。

http://www.fengshui-168.com/fs168/discuz/discuzx/thread-58595-1-1.html

longtuan
21-03-17, 09:45
Ngắm sao trên trời nhiều lúc thấy xa quá , đọc nhiều sách thì mỗi sách viết một ý , độn toán, tử vi , tứ trụ , hà lạc song nhiều lúc thấy hư hư , thực thực .......đó là tâm trạng của nhiều người bây giờ chẳng qua đó là chưa tìm đến gốc .
Điều căn bản xét cho cùng là tìm đến Âm , dương , ngũ hành xong ngay cả âm , dương ngũ hành vẫn còn có nhiều ý tư tưởng khác nhau . .Không gì gần gũi hơn chính bản thân mình với âm dương ngũ hành của tứ khí bốn mùa
Hôm nay mưa gió có chút thời gian rảnh viết chút ít về nó , mượn nội kinh tố vấn nói nô na vậy .
Con người là vũ trụ thu nhỏ bởi lẽ đó sống thuận theo thiên nhiên thì bình an ngược nó thì lúc phát sinh bệnh lại không biết nó từ đâu đến . Qua tứ khí điều thần sẽ nói rõ điều này , nó rõ ràng theo tứ khí gần là một ngày xa là một năm , 10 năm , chính vì vậy mà các người xưa có thể biết sau này ai mắc bệnh bệnh gì mà quan trọng hơn là áp dụng trong phép dưỡng sinh để hưởng hết tuổi trời .
Ba tháng mùa xuân ( nói mùa , hay hay ngày , hay vận khí từng năm ...) gọi là phất trần ( mùa xuân mọi sự đều nẩy nở phát sinh , thay cũ đổi mới gọi là phất trần ) khí của trời đất đều phát sinh mọi sự đều nẩy nở tốt tươi , đêm nằm dậy sớm đi dong dẻo ngoài sân , sõa tóc , nới rộng áo , chí sinh thì không sát , chí cho mà không đoạt chí thưởng mà không phạt làm như vậy hợp với khí của mùa xuân , làm như vậy cho hợp với khí của mùa xuân đó là đạo dưỡng sinh vậy .
Nếu trái lại sẽ thương can , không đủ khí phát triển của tâm thì đến mùa hạ sẽ mắc bệnh hàn ....đó bệnh do không giữ gìn từ mùa trước mùa sau mắc bệnh ...
Vậy tại sao thế ?
Can hành mộc vượng về mùa xuân , khi sống trái khí mùa xuân sẽ thương can mộc , can mộc không đủ thiên khí mùa xuân để đến mùa hạ sinh tâm hỏa lúc này thủy sẽ đến khắc tâm hỏa nên dẫn đến mùa hạ sẽ mắc bệnh hàn .
Tâm thuộc hỏa vượng về mùa hạ nếu làm trái khí của mùa hạ thì làm thương tâm , tâm bị thương mùa thu biến thành bệnh ngược (bệnh sốt rét , hàn nhiệt vãng lai ) . đó là khí mùa hạ vượt ra bên ngoài mùa thu thâu liễm vào trong giờ không có gì để thâu liếm khiến cho hai khí âm dương chọi lẫn nhau nến mắc bệnh ngược. Dương khí vốn xuất phát từ âm tàng ở hạ tiêu , mùa xuân dẫn nên bộ phận trên , mùa hạ vượt ra bên ngoài , mùa thu thâu liễm vào trong , mùa hạ ẩn bộ phân dưới . Giờ mùa hạ bị thương rồi mùa thu không có gì để thâu liễm , sự thâu liếm kém sút , mùa đông không còn gì để bế tàng , dương khí không về nơi căn bản, đến mùa đông là sự phát triển của hàn thủy không còn dương khí ấm áp làm cho nó quân bìnhđiều hòa nên mới mắc bệnh nguy hiểm.
Cái khí âm dương của bốn mùa " sinh , trưởng , thâu , tàng "nuôi hóa muôn vật nên làm gốc dễ muôn vật ......cho nên thánh nhân nuôi khí dương vào xuân hạ , nuôi khí âm vào thu đông tức bối dưỡng nguyên khí vậy .
Qua đoạn trên ta thấy lý lẽ của âm , dương , ngũ hành với bốn mùa với tứ khí điều thần của đạo dưỡng sinh có cái nên biết khi nào dùng ngũ hành phối với âm dương và sự xuất nhập của âm dương ra sao , lúc nào dảnh ta bàn về vấn đề này sau
Con người sinh ra vốn mang trong mình nhiều tham , sân ,si cho nên nhiều khí ngay cả biết , hiểu rồi song không có nghĩa biết và hiểu mà đã làm được , từ hiểu biết đến làm là còn khoảng cách khá xa ....cho nên đôi khi nói là chém gió cho nó thuần vậy .

Phạm Hà Dương
02-04-17, 16:05
Em chào các bác ! Em chào bác Hactientn , em chào bác Dungdung ...!!!

* Trước hết xin trả lời câu hỏi của bác Dungdung như sau :

- Bác Dungdung có hỏi : " ...tại sao trong cách tính mệnh này lại bỏ đi Sửu , Tý , Hợi vậy ? "
- Ở đây bác Dungdung có sự nhầm lẫm .... Việc bỏ Sửu , Tý , Hợi ở đây là các vị trí của nó trên bàn tay ( trên Chưởng Đồ ) . Vì Cửu Cung có 9 mà vị trí của Địa Chi trên bàn tay có 12 . Vì vậy , khi đặt 9 cung của Lạc Thư lên bàn tay chỉ sử dụng 9 vị trí Địa Chi và phải bỏ 3 vị trí .

- Như vậy , việc bỏ các vị trí Sửu , Tý , Hợi trên " Chưởng Đồ" không đồng nhất với việc bỏ Sửu , Tý , Hợi trong Tam Nguyên Cửu Vận .




Thủy khí tụ về Bắc phương "không dùng", chị dungdung còn cách chú giải nào thuyết phục hợn không?

dungdung
02-04-17, 22:46
Thủy khí tụ về Bắc phương "không dùng", chị dungdung còn cách chú giải nào thuyết phục hợn không?

dungdung hiện tại không dùng cách tính bỏ đi 3 chi vì dungdung thấy rất gượng ép nó chỉ là phương pháp tính chứ không thể hiện được cái lý tự nhiên nào cả, nên dungdung k có lý giải nào cho phương pháp này.

Thủy khí tụ về Bắc phương "không dùng" tại sao lại không dùng vậy Hà Dương??

Phạm Hà Dương
05-04-17, 02:16
* Cái khó hơn nữa là ở chỗ , trong các môn thuật cổ phần lí luận thường rất ít được nói đến , nên càng dễ hiểu nhầm . Dưới đây có lẽ là ví dụ điển hình .

- Khi nói về Phong thủy địa lí Dương Trạch . Việc đầu tiên là xác định Mệnh Trạch hay còn gọi là Phúc Nguyên, thông qua phương pháp " Dã mã khiêu giản tẩu " .

+ Phương pháp này có gốc từ Độn Giáp Kì Môn . Thực chất là cách tính nhẩm vị trí của cửu tinh và bát môn trên bàn tay . Nên còn gọi là " Biên cửu cung phi chưởng đồ " . Phong Thủy Địa Lí Dương Trạch vận dụng gọi là " Cửu cung bài sơn chưởng đồ " .
+ Về mặt nội dung của cách tính trên la :

Lấy 12 vị trí Địa chi trên bàn tay làm chuẩn , thì đặt vị trí cung Khảm 1 ở Dần , cung Khôn 2 ở Mão , cung Chấn 3 ở Thìn , cung Tốn 4 ở Tỵ , trung cung 5 ở Ngọ , cung Càn 6 ở Mùi , cung Đoài 7 ở Thân , cung Cấn 8 ở Dậu , cung Ly 9 ở Tuất . Không dùng các vị trí Hợi , Tý , Sửu .




Chào bác BanChatDichKinh (BanChatDichTruyen)


Có mấy câu chữ em chưa hiểu, mong được Bác có thể chú giải ý nghĩa nội hàm của mấy câu chữ này ạ:


1)-Ý nghĩa nội hàm của Phúc Nguyên

2)- Ý nghĩa nội hàm của Phương pháp Dã Mã Khiêu Giản Tấu được hiểu như thế nào ạ

Cảm ơn bác banChatDichKinh

Kính

Phạm Hà Dương
05-04-17, 17:06
- Khi nói về Phong thủy địa lí Dương Trạch . Việc đầu tiên là xác định Mệnh Trạch hay còn gọi là Phúc Nguyên, thông qua phương pháp " Dã mã khiêu giản tẩu " .




"Dã"

Khi sách viết "Phân dã" ta hiểu rằng, đó là việc phân chia vạch bỡ cõi tương ứng với các sao trên Trời

"Dã Mã" được hiểu là "Ngựa hoang" có đúng như vậy không bác Bản Chất Dịch Kinh ?

Thư Kinh nói: "Quân tử tại dã, tiểu nhân tại vị" (Quân tử không làm quan, kẻ tiểu nhân giữ chức vụ)

Trang Tử nói: "Kim nhất giữ thiên địa vi đại lô, dĩ tạo hóa vi đại dã, ô hô vãng nhi bất khả ta" (Nay lấy trời đất là cái lò lớn, lấy tạo hóa là người thợ đúc lớn, thì đi vào đâu mà chẳng được ru?)

Kính bác !!!

BanChatDichHoc
05-04-17, 22:10
Em chào cả nhà ! Xin chào bạn HaDuong...!!!
Bạn có hỏi mình mấy câu :

"Có mấy câu chữ em chưa hiểu, mong được Bác có thể chú giải ý nghĩa nội hàm của mấy câu chữ này ạ:


1)-Ý nghĩa nội hàm của Phúc Nguyên

2)- Ý nghĩa nội hàm của Phương pháp Dã Mã Khiêu Giản Tấu được hiểu như thế nào ạ"


Xin trả lời bạn như sau :

- Đối với cả hai câu hỏi này . Mình chưa được tiếp xúc với bản chữ Hán . Tuy nhiên , căn cứ vào nội dung và cách vận dụng , có thể phán đoán và khẳng định được nội dung cơ bản của cả hai vấn đề này .

* Vấn đề thứ nhất : " Phúc Nguyên " tức là cái gốc của của họa phúc .

- Xét về loại phúc nguyên có 9 loại là : Nhất Bạch , Nhị Hắc , Tam Bích , Tứ lục , Ngũ Hoàng , Lục Bạch , Thất xích , Bát Bạch , Cửu Tử . Đồng nhất với Cửu Tinh của từng phân dã.
- Xét về thuộc tính có 5 loại là : Kim , Mộc , Thủy , Hỏa , Thổ . Đồng nhất với Ngũ Hành ( Ở đây là nói ngũ hành từ thời Chiến Quốc về sau này ).
- Ứng dụng Phúc Nguyên . Trong Độn Giáp Kì Môn và Địa Lí Dương Trạch có sự tương đồng và khác biệt . Cụ thể là :

+ Sự tương đồng :

:7885: Thứ nhất là : Cả 2 hệ thống này đề đánh giá cao vai trò của Phúc Nguyên . Cho rằng , nó quyết định cát hung , họa phúc . Chính vì thế cả Độn Giáp và Địa lí Dương Trạch đều cho rằng thuận theo thuộc tính của Phúc Nguyên ắt được cát , nghịch với thuộc tính của nó ắt chuốc lấy hung họa . Điều này thể hiện rõ trong cách lập hướng , khai môn , phân phòng ...trong Địa Lí Dương Trạch và biểu hiện qua đoán việc , xuất hành ...trong Độn Giáp Kì Môn .

:7885: Thứ hai là : Cả 2 hệ thống này đều vận dụng giống nhau ở 2 điểm là : Dụng Phúc nguyên phải tuân theo tiết khí và phương vị . Biểu hiện , ở Độn Giáp Kì Môn là ; xác định Cửu Tinh qua tiết khí , Chọn phương theo Bát Môn . Ở Địa lí dương trạch là xác địn được Phúc Nguyên ( Trạch Mệnh ) khi khởi công phải dụng theo tiết khí . Chẳng hạn , Trạch mệnh là Khảm Quái , ắt khởi công vào 1 trong 3 tiết là Đông chí , Tiểu hàn , hoặc Đại Hàn .

+ Điểm khác biệt :

:7885: Trong Độn Giáp Kì Môn . Âm dương của Phúc Nguyên được vận dụng rất đa dạng . Nhưng thường thì được tính theo Lưu Niên . Tức là sau Đông Chí lấy thuận , sau Hai chí lấy nghịch .

:7885: Trong Địa Lí Dương trạch xét Phúc Nguyên - mệnh trạch thì Nam nghịch , nữ thuận . tính theo Lưu Niên . Vượng suy của Mệnh Trạch thì lấy Vận mà bàn . Mỗi vận vượng 20 năm .

Về ý nghĩa của phương pháp " Dã mã khiêu giản tẩu "

- " Dã mã khiêu giản tẩu " tức là cách tính đơn giản qua bước nhảy .( Bước nhảy ở đây là nhảy qua các cung của Lạc Thư - Cửu Cung ).

- Nguyên văn 1 đoạn làm ví dụ ,như sau :
"Thượng nguyên , Giáp tý nhất cung liên ,
Trung nguyên khởi Tốn hạ Đoài gian ,
Thượng Ngũ , trung Nhị , hạ Bát nữ ,
Nam nghịch nữ thuận khởi căn nguyên "

- Tức là đối với nam mệnh .Từ năm giáp tý thượng nguyên bắt đầu tính ở cung 1- khảm . Vậy năm giáp tý Khảm Thủy là Phúc Nguyên , năm Ất Sửu Phúc Nguyên ở cung 9 . Vậy năm Ất Sửu thượng nguyên Ly Hỏa là Phúc Nguyên . Sự biến của Phúc Nguyên từ Khảm thủy của năm giáp tý thượng nguyên thành Ly Hỏa của năm Ất Sửu thượng nguyên ...., chính là nghĩa của gốc của Dã Mã Khiêu Giản Tẩu .

* Tóm lại là bàn đại khái như vậy , nếu cần chúng ta lại bàn nữa ...hihihi.

Em chào cả nhà .....1

Phạm Hà Dương
06-04-17, 02:07
Về ý nghĩa của phương pháp " Dã mã khiêu giản tẩu "

- " Dã mã khiêu giản tẩu " tức là cách tính đơn giản qua bước nhảy .( Bước nhảy ở đây là nhảy qua các cung của Lạc Thư - Cửu Cung ).

- Nguyên văn 1 đoạn làm ví dụ ,như sau :
"Thượng nguyên , Giáp tý nhất cung liên ,
Trung nguyên khởi Tốn hạ Đoài gian ,
Thượng Ngũ , trung Nhị , hạ Bát nữ ,
Nam nghịch nữ thuận khởi căn nguyên "

- Tức là đối với nam mệnh .Từ năm giáp tý thượng nguyên bắt đầu tính ở cung 1- khảm . Vậy năm giáp tý Khảm Thủy là Phúc Nguyên , năm Ất Sửu Phúc Nguyên ở cung 9 . Vậy năm Ất Sửu thượng nguyên Ly Hỏa là Phúc Nguyên . Sự biến của Phúc Nguyên từ Khảm thủy của năm giáp tý thượng nguyên thành Ly Hỏa của năm Ất Sửu thượng nguyên ...., chính là nghĩa của gốc của Dã Mã Khiêu Giản Tẩu .

* Tóm lại là bàn đại khái như vậy , nếu cần chúng ta lại bàn nữa ...hihihi.




Chào bác BanChaDichKinh

Em đọc, và nhận thấy, đây chỉ là phương pháp tính toán đơn thuần mà sách đã ghi chép ra.

Cảm ơn bác BanChatDichKinh đã dành thời gian chia sẻ

Kính bác

Phạm Hà Dương
06-04-17, 02:27
Nam nghịch nữ thuận khởi căn nguyên "



Hai chữ "căn nguyên" này, được hiểu như thế nào bác Bản Chất Dịch Truyện? Mong được bác có lời bình giải cho hai chữ này ạ

Như nói "Thiên căn Địa bản", được hiểu là "Rễ thì ở trời, Gốc thì ở đất", em hiểu như vậy có đúng không bác Bản Chất Dịch Truyện? Kình mong được bác BảnChatDichTruyen sửa giúp em cách hiểu này ạ

Kính bác

BanChatDichHoc
06-04-17, 21:55
Em chào các bác ! Chào bạn PhamHaDuong...!!!



Hai chữ "căn nguyên" này, được hiểu như thế nào bác Bản Chất Dịch Truyện? Mong được bác có lời bình giải cho hai chữ này ạ

Như nói "Thiên căn Địa bản", được hiểu là "Rễ thì ở trời, Gốc thì ở đất", em hiểu như vậy có đúng không bác Bản Chất Dịch Truyện? Kình mong được bác BảnChatDichTruyen sửa giúp em cách hiểu này ạ

Kính bác


*Đối với câu " Thiên căn Địa bản " .PhamHaDuong nêu ra và giải nghĩa là : "Rễ thì ở trời , gốc thì ở đất " .

- Câu này , tôi không rõ được sử dụng trong hoàn cảnh cụ thể nào và để diễn giải cái gì ? ....Nhưng nếu , câu trên đứng độc lập như vậy , thì tôi hoàn toàn nhất trí với cách hiểu của PhamHaDuong . Theo tôi , câu " Thiên căn Địa bản " là nguyên lí cơ bản nhất của Dịch Học . Chính vì vậy , trong bất kì môn thuật nào cũng coi trọng điều đó . Những câu nói như :

" Hà Đồ là bản thể , Lạc Thư là vận Dụng .", hay câu : " Tiên Thiên là thể , Hậu Thiên là dụng ",.... Cũng chỉ là Thiên căn Địa bản mà thôi .

- Các môn thuật ra đời cũng chỉ là để con người hiểu Thiên căn địa bản mà hòa vào đó .

*Về chữ " Căn nguyên " trong bài quyết của phương pháp " Dã mã khiêu giản tẩu ".

- Nếu để câu đó trong bài quyết thì nó chỉ có nghĩa là cái gốc dễ của cách tính mệnh trạch cho nam , nữ theo Tam Nguyên mà thôi . Cụ thể là :

+ Chữ căn nguyên với nam nghĩa là : Thượng nguyên khởi ở cung Khảm , trung nguyên khởi ở cung Tốn , Hạ nguyên khởi ở cung Đoài .
+ Chữ căn nguyên đối với nữ nghĩa là : Thượng nguyên khởi ở Trung cung , trung nguyên khởi ở cung Khôn , Hạ nguyên khởi ở cung Cấn .

- Tuy nhiên , nếu đặt ra vấn đề : Vì sao nói nam thuộc dương , nữ thuộc âm . Vậy mà khi dùng phép này nam lại tính nghịch , nữ tính thuận ?. Thì tất hiểu thế nào là "Thiên căn Địa bản " . Cụ thể là Nam thuộc dương là nói Thiên căn , Trạch mệnh của nam là Địa bản . Vì vậy khi xác định mệnh trạch của nam tính ngịch .

* Được nói chuyện với bạn rất vui ... !!!!

Phạm Hà Dương
06-04-17, 22:59
- Em không rõ những người đó là người xấu hay người tốt . Nhưng các bác yên tâm cái tên BanChatDichHoc em chọn mãi mới được và nếu có ngày thay đổi , em sẽ chỉ thay đổi bằng tên cúng cơm của em mà thôi .




Chào bác BanChatDichTruyen

Dịch Học thật nhiều môn lắm phái, nào là phái Nghĩa Lý, nào là phái Tượng Số, nào là môn phái Dịch Tượng ... nào là phái Dịch Huyền, ...

Phải chăng bác BảnChấtDịchTruyện đã nắm bắt được "bản chất" của các môn các phái này, cho nên bác mới nói cái tên BanChatDichHoc chon mãi mới được

Có điều, khi bác đăng comment này, dường như bị phạm luật, đó là ngày Tân không dùng giờ Đinh

Kinh bác

BanChatDichHoc
07-04-17, 20:10
Em chào các bác ! Chào bạn PhamHaDuong ...!!!!

* HaDuong có hỏi rằng :

chọn mãi mới được cái tên là BanChatDichHoc , phải chăng đã nắm bắt được bản chất của các phái ? .


* Rồi ...HaDuong lại nói :

" Có điều , khi bác đăng comment này , dường như bị phạm luật đó là ngày Tân không dùng gời Đinh ."

* Nay mình trao đổi cùng bạn mấy câu thế này :

- Căn cứ vào dòng chữ đỏ của HaDuong , thì mình đã phán đoán được phần nào quan điểm về Dịch Học của bạn .
- Ngày Tân không dùng giờ Đinh . Là nói về " LÝ" . Điều này căn cứ vào quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành . Vậy mà , mình lại sai lầm khi đăng một comment vào giờ Đinh của ngày Tân . ...:202::202::202: ...Phải chăng HaDuong muốn nói mình không hiểu tí gì về Dịch Học ???



- Tuy nhiên , LÝ được sinh ra từ Tượng . Dịch Học sinh ra từ quan sát thiên tượng , địa tượng của cổ nhân . Khi cái tượng cát hung đã rõ , thì đâu cần bàn đến Lý .
Có lẽ ở đây xin nhắc lại lời của bác Longtuan ; Đôi khi chỉ nhìn bệnh nhân đã phát hiện bệnh , chẳng cần chi phải chẩn mạch . Mình thiết nghĩ , biết khi nào dụng Lí , biết khi nào dụng tượng , chính là hiểu được bản chất của Dịch Học vậy .

* Nói vậy thôi , chứ đúng là Dịch Học thật lắm phái ,... Nên nắm được một chút đã tốt rồi .....

* Chào HaDuong !....Chào cả nhà !!!!!

Phạm Hà Dương
07-04-17, 22:20
Em chào các bác ! Chào bạn PhamHaDuong ...!!!!

* HaDuong có hỏi rằng :

chọn mãi mới được cái tên là BanChatDichHoc , phải chăng đã nắm bắt được bản chất của các phái ? .


* Rồi ...HaDuong lại nói :

" Có điều , khi bác đăng comment này , dường như bị phạm luật đó là ngày Tân không dùng gời Đinh ."

* Nay mình trao đổi cùng bạn mấy câu thế này :

- Căn cứ vào dòng chữ đỏ của HaDuong , thì mình đã phán đoán được phần nào quan điểm về Dịch Học của bạn .
- Ngày Tân không dùng giờ Đinh . Là nói về " LÝ" . Điều này căn cứ vào quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành . Vậy mà , mình lại sai lầm khi đăng một comment vào giờ Đinh của ngày Tân . ...:202::202::202: ...Phải chăng HaDuong muốn nói mình không hiểu tí gì về Dịch Học ???



- Tuy nhiên , LÝ được sinh ra từ Tượng . Dịch Học sinh ra từ quan sát thiên tượng , địa tượng của cổ nhân . Khi cái tượng cát hung đã rõ , thì đâu cần bàn đến Lý .
Có lẽ ở đây xin nhắc lại lời của bác Longtuan ; Đôi khi chỉ nhìn bệnh nhân đã phát hiện bệnh , chẳng cần chi phải chẩn mạch . Mình thiết nghĩ , biết khi nào dụng Lí , biết khi nào dụng tượng , chính là hiểu được bản chất của Dịch Học vậy .

* Nói vậy thôi , chứ đúng là Dịch Học thật lắm phái ,... Nên nắm được một chút đã tốt rồi .....

* Chào HaDuong !....Chào cả nhà !!!!!


Chào bác Bản Chất Dịch Học !


Em không vui khi lần thứ hai bác BảnChấtDịchKinh trả lời không đúng!

Khi mở topic này, từ bài thứ nhất bác "bản chất dịch hoc" khải mở, cho đến bài thứ (n + 1), bác đã viết 187 lần hai chữ Kỳ môn!!!

Trong khi em phản biện bằng hai chữ phạm luật, thì bác Bản Chất Dịch Kinh chưa biết phạm luật ở môn nào? phạm luật ở phái nào?

Dạ, thưa bác Bản Chất Dịch Học

Bác đã biết, giờ Dậu là giờ thứ 10 trong ngày, cho nên

- Ngày Tần không dùng giờ thứ 10 - tức giờ Dậu
- Ngày Nhâm không dùng giờ thứ 9 - giờ Thân
- Ngày Quý không dùng giờ thứ 8 - giờ Mùi
- Ngày Giáp không dùng giờ thứ 7 - giờ Ngọ
- Ngày Ất không dùng giờ thứ 6 - giờ Tị
- Ngày Bính không dùng giờ thứ 5 - giờ Thìn
- Ngày Đinh không dùng giờ thứ 4 - giờ Mão
- Ngày Mậu không dùng giờ thứ 3 - giờ Dần
- Ngày Kỷ không dùng giờ thứ 2 - giờ Sửu
- Ngày Canh không dùng giờ thứ 1 giờ Tý

Có thể hiểu rằng:

- Ngày Canh không dùng giờ thứ 1, tức giờ Tý
- Ngày Kỷ không dùng giờ thứ 2, tức giừ Sửu
- Ngầy Mậu không dùng giờ thứ 3 tức giờ Dần
- Ngày Đinh không dùng giờ thứ 4, giờ Mão
- Ngày Bính không dùng giờ thứ 5, giơ Thìn
- Ngày Ất không dùng giờ thứ 6, giờ Tị
- Ngày Giáp không dùng giờ thứ 7, giờ Ngọ
- Ngày Quý không dùng giờ thứ 8, giờ Mùi
- Ngày Nhâm không dùng giờ thứ 9, giờ Thân
- Ngầy Tân không dùng giờ thứ 10, giờ Dậu


Dạ, thưa bác Bản Chất Dịch Truyện, đó là

- Ngày Ất Canh không dùng giờ 6 ~ 1 (giờ Tị và Tý)
- Ngày Giáp Kỷ không dùng giờ 2 ~ 7 (giờ Sửu Ngọ)
- Ngày Mậu Quý không dùng giờ 3 ~ 8 (giờ Dần Mùi)
- Ngày Đinh Nhâm không dùng giờ 4 ~ 9 (giờ Mão Thân)
- Ngày Bính Tân không dùng giờ 5 ~ 10 (giờ Thìn Dậu)

Bởi vì, sách của ngài Triệu Bá Ôn nói về NGŨ BẤT NGỘ THỜI rằng,

Ngũ bất ngộ thời Thất sát đương
Khí thông nguyệt lệnh dĩ ư tường
Thời can nhập mộ xu Cát tị
Dã tựu thị thuyết đích quan phương

Cho nên,

- Ất Canh hóa Kim "vật dụng" 1 - 6
- Giáp Kỷ hóa Thổ "vật dụng" 2 - 7
- Mậu Quý hóa Hỏa "vật dụng" 3 - 8
- Đinh Nhâm hóa Mộc "vật dụng" 4 - 9
- Bính Tấn hóa Thủy "vật dụng" 5 - 10

ÔI, giao rảng về Kỳ môn gần 200 lần trong gần 20 bài viết, vậy mà định lệ NGŨ BẤT NGỘ THỜI còn để quên ở đâu đó hay sao?

Vậy thì bác Bản Chất Dịch Học nên chọn giờ Tuất Hợi trong ngày để đăng bài, bởi vì không bao giờ phạm luật NGŨ BẤT NGỘ THỜI , cũng như Triệt lộ chẳng bao giờ bay tới Tuất Hợi

Kính bác

BanChatDichHoc
08-04-17, 08:22
:105::105::105:.....Gặp bạn PhamHaDuong , đúng là rất thú vị ...!!!

* Em chào các bác ! Chào HaDuong...!!!!

- HaDuong đưa ra định định lệ " Ngũ bất ngộ thời " như sau :
+ Ngày Giáp Kỉ không dùng giờ 2-7,
+ Ngày Ất Canh không dùng giờ 6 -1,
+ Ngày Bính Tân không dùng giờ 5 -10 ,
+ Ngày Đinh nhâm không dùng giờ 4 - 9, ,
+ Ngày Mậu Quý không dùng giờ 3 - 8 .

- Nay mình sửa lại cho bạn như sau :
+ Ngày Giáp Kỉ không dùng giờ 7-2 ,
+ Ngày Ất Canh không dùng giờ 6 -1 ,
+ Ngày Bính Tân không dùng giờ 5 - 10,
+ Ngày Đinh Nhâm không dùng giờ 4 - 9 ,
+ Ngày Mậu Quý không dùng giờ 3 - 8

* Tặng HaDuong đoạn trích sau

" NGŨ BẤT NGỘ THỜI
- Nguyên văn :
Giáp ất nhật kị canh tân thời . Bính đinh nhật kị nhâm quý thời . Mậu kỉ nhật kị giáp ất thời . Canh tân nhật kị Bính đinh thời . Nhâm quý nhật kị mậu kỉ thời . "
( Trích trong : Kì Môn Độn Giáp của Lưu Bá Ôn , bản dịch của Chu Tước Nhi , nxb Thời Đại năm 2013 )

* Đến đây , HaDuong có thể đọc lại đoạn này , Haduong xem bạn và mình ai hiểu Dịch , hiểu đúng " Ngũ Bất Ngộ Thời " , ai là người có trí nhớ tốt nhé ....



" Có điều , khi bác đăng comment này , dường như bị phạm luật đó là ngày Tân không dùng gời Đinh ."

* Nay mình trao đổi cùng bạn mấy câu thế này :

- Căn cứ vào dòng chữ đỏ của HaDuong , thì mình đã phán đoán được phần nào quan điểm về Dịch Học của bạn .
- Ngày Tân không dùng giờ Đinh . Là nói về " LÝ" . Điều này căn cứ vào quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành . Vậy mà , mình lại sai lầm khi đăng một comment vào giờ Đinh của ngày Tân . ...:202::202::202: ...Phải chăng HaDuong muốn nói mình không hiểu tí gì về Dịch Học ???



- Tuy nhiên , LÝ được sinh ra từ Tượng . Dịch Học sinh ra từ quan sát thiên tượng , địa tượng của cổ nhân . Khi cái tượng cát hung đã rõ , thì đâu cần bàn đến Lý .
Có lẽ ở đây xin nhắc lại lời của bác Longtuan ; Đôi khi chỉ nhìn bệnh nhân đã phát hiện bệnh , chẳng cần chi phải chẩn mạch . Mình thiết nghĩ , biết khi nào dụng Lí , biết khi nào dụng tượng , chính là hiểu được bản chất của Dịch Học vậy .




* Nếu được HaDuong có thể giải thích vì sao gặp Ngũ bất ngộ thời được coi là xấu ??? Nếu không được ....hihihi. Hẹn gặp lại HaDuong !

* Em chào các bác !!!

Phạm Hà Dương
08-04-17, 08:54
:105::105::105:.....Gặp bạn PhamHaDuong , đúng là rất thú vị ...!!!

* Em chào các bác ! Chào HaDuong...!!!!

- HaDuong đưa ra định định lệ " Ngũ bất ngộ thời " như sau :
+ Ngày Giáp Kỉ không dùng giờ 2-7,
+ Ngày Ất Canh không dùng giờ 6 -1,
+ Ngày Bính Tân không dùng giờ 5 -10 ,
+ Ngày Đinh nhâm không dùng giờ 4 - 9, ,
+ Ngày Mậu Quý không dùng giờ 3 - 8 .

- Nay mình sửa lại cho bạn như sau :
+ Ngày Giáp Kỉ không dùng giờ 7-2 ,
+ Ngày Ất Canh không dùng giờ 6 -1 ,
+ Ngày Bính Tân không dùng giờ 5 - 10,
+ Ngày Đinh Nhâm không dùng giờ 4 - 9 ,
+ Ngày Mậu Quý không dùng giờ 3 - 8




Ôi ... Dịch Học

Dịch Kinh, Lâm quái nói: "Chí vu bát nguyệt ... "

Dịch Truyện Hệ Từ nói: "Số sinh vạn vật ... "

Kính

Phạm Hà Dương
08-04-17, 09:03
ÔI, giao giảng về Kỳ môn gần 200 lần trong gần 20 bài viết, vậy mà định lệ NGŨ BẤT NGỘ THỜI còn để quên ở đâu đó hay sao?

Vậy thì bác Bản Chất Dịch Học nên chọn giờ Tuất Hợi trong ngày để đăng bài, bởi vì không bao giờ phạm luật NGŨ BẤT NGỘ THỜI , cũng như Triệt lộ chẳng bao giờ bay tới Tuất Hợi

Kính bác

Nho gia Dực Tử thời nhà Tần nói:

Biết hay mà không tin, gọi là dại
Biết dở mà không chịu sửa gọi là mê

BanChatDichHoc
09-04-17, 16:34
Em chào các bác !Chào HaDuong...!!!!!

* Bạn HaDuong để lại mấy câu dưới này khiến mình thấy khó nghĩ quá :

" Nho gia Dực Tử thời nhà Tần nói : Biết hay mà không tin gọi là dại , biết dở mà không chịu sửa gọi là mê . "

HaDuong có khuyên mình rằng :



Chào bác Bản Chất Dịch Học

Vậy thì bác Bản Chất Dịch Học nên chọn giờ Tuất Hợi trong ngày để đăng bài, bởi vì không bao giờ phạm luật NGŨ BẤT NGỘ THỜI , cũng như Triệt lộ chẳng bao giờ bay tới Tuất Hợi

Kính bác

* Trước hết xin cảm ơn ý tốt của bạn . Mình muốn có vài lời trao đổi với HaDuong như sau :

- Khi tìm hiểu về Dịch Học . Mọi người thường mắc sai lầm ở chỗ ; Chỉ thấy tượng mà không thấy lí , không biết khi nào dùng tượng , không biết khi nào xét lý . Hoặc là chỉ thấy số mà không thấy lí , không biết khi nào dụng số , không biết khi nào dụng lí . Tức là không nắm được mối quan hệ giữa Lý và Tượng , không nắm được mối quan hệ giữa Lý và Số .

- Hệ quả của sai lầm trên sẽ là làm cho Dịch Học trở thành khoa học thần bí .

- Nay mượn tạm bài của HaDuong để làm rõ điều đó . Hy vọng HaDuong bình tâm xem qua .

+ HaDuong nói :
" Bác đã biết giờ dậu là giờ thứ 10 trong ngày
Ngày Tân không dùng giờ thứ 10 - tức giờ Dậu
Ngày Nhâm không dùng giờ thứ 9 - tức giờ Thân
Ngày Quý không dùng giờ thứ 8 - tức giờ Mùi
Ngày Giáp không dùng giờ thứ 7 - tức giờ Ngọ
Ngày Ất không dùng giờ thứ 6 - tức giờ Tỵ
Ngày Bính không dùng giờ thứ 5 - tức giờ Thìn
Ngày Đinh không dùng giờ thứ 4 - tức giờ Mão
Ngày Mậu không dùng giờ thứ 3 - tức giờ Dần
Ngày Kỷ không dùng giờ thứ 2 - tức giờ Sửu
Ngày Canh không dùng giờ thứ 1 - tức giờ Tý ."

- Ở đoạn trích trên chúng ta thấy các con " SỐ" từ 1 đến 10 . Người xưa mượn những con số này để chỉ Giờ trong ngày . Nghĩa là bản thân các con số đó chỉ có giá trị để tính toán , không có ảnh hưởng thực sự đến cát hung họa phúc . Vậy có phải các giờ Tý , sửu , dần mão ,... trong đoạn trên là nhân tố quyết định ? Vẫn không phải vì tên của các giờ đó vẫn chỉ là công cụ tính toán , Nghĩa là hung sát của Ngũ Bất Ngộ Thời không liên quan đến gì đến Tý ,sửu , dần , mão,...Trong trường hợp này cái quyết định hung sát của Ngũ Bất Ngộ Thời nằm ở các Thiên can tương ứng của các giờ đó . Cho nên , Đoạn trích trên phải sửa chính xác là :

Ngày Canh không dùng giờ thứ 1 - tức giờ Bính Tý
Ngày Kỷ không dùng giờ thứ 2 - Tức Ất Sửu ,......

- Đến đây , Nhìn vào thiên can của ngày và của giờ , xét thuộc tính ngũ hành của nó , chắc mọi người đều nhận ra cái LÝ . Như vậy trong ví dụ trên , người xưa đã dùng Số để diễn Lý vậy .

* Đối với lời khuyên của bạn HaDuong là mình nên đăng bài vào giờ Tuất , Hợi trong ngày , " bởi vì không bao giờ phạm luật NGŨ BẤT NGỘ THỜI cũng như Triệt Lộ chẳng bao giờ bay tới tuất hợi ".

- Mình nghĩ nói về Ngũ Bất Ngộ Thời , Triệt Lộ thì cũng nên mở rộng ra là nói về thần sát trong ngày . Theo tôi chỗ này Haduong có nhiều khiếm khuyết nên xem lại .

- Ví dụ : Tôi đăng bài vào giờ Dậu của ngày Tân . HaDuong nói tôi phạm Ngũ Bất Ngộ Thời . Không lẽ HaDuong không nhận ra là ; Ngày Tân gặp Dậu tức gặp Lộc .

Hơn nữa , nói vào giờ tuất hợi không bao giờ gặp Triệt Lộ là không đúng . Vả lại có đúng đi chăng nữa thì có thể lại gặp không vong ....hihihi. Đọc sách để mua dây buộc mình thật không nên chút nào . Có lé HaDuong vốn chỉ biết SÔ mà không biết LÝ .

- Tiện đây , khái quát qua một số quan điểm về Triệt Lộ , Không Vong . Để HaDuong chỉ ra đúng sai cho mọi nguoi học hỏi .

1.Triệt Lộ Không Vong theo Lục Giáp ( áp dụng phổ biếntrong Tử Bình , Tử Vi ).
2 . Không vong trong Phong thủy . Theo quan điểm của sách La Kinh Thấu Giải trùng với Sai Thác .
3 . Không Vong trong Nạp Âm ngũ hành , Lấy lục giáp làm cơ sở hành thiếu là Không vong ( Theo can chi )

" 3 quan điểm trên đã được bác VinhL khái quát trên diễn đàn này " . Nay mình thêm vào 2 quan điểm nữa :

4 . Quan điểm của Độn Giáp Kì Môn :Ca quyết khởi tiệt lộ không vong :

"Nguyên văn : Giáp Kỉ tại Khôn , Ất canh Ly , Bính tân Tốn Vị khước tương nghi , Đinh nhâm chấn cung danh Tiệt Lộ , Mậu quý càn Khảm không vong thời ." ( trích Độn Giáp Kì Môn của Lưu Bá Ôn , bản dịch của Chu Tước Nhi .)

5. Không Vong theo Càn Khôn :Trích nguyên văn như sau :

" Kiền lão dương là tổ phụ , ba hào nội là Giáp Tý , Giáp Dần , Giáp Thìn , Ba hào ngoại là Nhâm Thân , Nhâm Tuất , Nhâm Ngọ , cho nên nạp giáp nhâm , Giáp nhâm lấy kiền vị làm cha , kiền vị lấy giáp nhâm làm con , giáp với nhâm là anh em . Sau tiết Hạ Chí ; Giáp Tý , Giáp Dần , Giáp Thìn , Nhâm Ngọ , Nhâm Thân , Nhâm Tuất là 6 ngày đại không vong . ...."

( trích Địa Lí Toàn Thư của Lưu Bá Ôn , bản dịch Lê Khánh Tường , Lê Việt Anh )
* Chào HaDuong ! Em chào các bác ...!!!

Phạm Hà Dương
10-04-17, 02:49
định lệ NGŨ BẤT NGỘ THỜI còn để quên ở đâu đó hay sao?




Đinh lệ "ngũ bất ngộ thời" được hiểu như thế nào nhỉ?

À, đó là khi can Giờ đồng tính Âm Dương với can Ngày, mà can Giờ khắc can Ngày thì Độn Giáp định lệ là "ngũ bất ngộ Thời"

Sách nói như vậy có đúng không nhỉ?

Phạm Hà Dương
10-04-17, 03:17
khi can Giờ đồng tính Âm Dương với can Ngày, mà can Giờ khắc can Ngày thì Độn Giáp định lệ là "ngũ bất ngộ Thời"




Hệ quả của "ngũ bất ngộ Thời" được hiểu như thế nào?

Trong tứ Can của niên, nguyệt, nhật, thời, thì can Giờ được định lệ là những người con trong gia đình (Tử bình)

Khi Con khắc Cha Mẹ, thì chữ "hiếu" chưa thể xét, như nói "trẻ cậy cha già cậy con", cũng như Văn ngôn quẻ Khôn - Sơ hào mà Khổng Tử đã nói tới

Thời xưa nghịch cảnh là vậy, thời nay về già không nơi nương tựa thì vào viện Dưỡng lão, đành lòng vậy thôi

Hệ quả của "Ngũ bất ngộ Thời" được hiểu như vậy là đúng hay sai?

Phạm Hà Dương
10-04-17, 04:32
Đinh lệ "ngũ bất ngộ thời" được hiểu như thế nào nhỉ?

À, đó là khi can Giờ đồng tính Âm Dương với can Ngày, mà can Giờ khắc can Ngày thì Độn Giáp định lệ là "ngũ bất ngộ Thời"




Đối với một gia đình, có thể tạm hiểu về "ngũ bất ngộ Thời" mang những nét đặc trưng như vậy.

Đối với Xã hội, thì "ngũ bất ngộ Thời" được hiểu như thế nào?

Khi đất nước lâm nguy, rơi vào tình trạng chiến tranh, thì chưa có câu trả lời :3we2:

Xã hội thời bình, khi tình thế đang thuận lợi mà buộc phải gặp nghịch cảnh "ngũ bất ngộ Thời", chắc là chỉ có người tài chí song toàn mới đủ tài lực và chí lực để đối mặt với nghịch cảnh "ngũ bất ngộ Thời" thích ứng và thích nghi với sóng gió trắc trở mà phát triển

Như thân tôi đây, Thân nhược chẳng chế nổi Tài, mà đương đầu với nghịch cảnh "ngũ bất ngộ Thời", thì chỉ có chuốc lấy thị phi mà thôi

Thực tiễn đã trả lời cho tôi như vậy, trải nghiệm chắc là chưa đủ.

Phạm Hà Dương
10-04-17, 05:12
nghịch cảnh "ngũ bất ngộ Thời"




Nghịch cảnh "ngũ bất ngộ Thời" được hiểu như thế nào?

Một vài nghiệm chứng

- Bạn tổ chức sinh nhật cho con trai, có mời tôi tham dự, bạn tôi mời vào giờ gặp "ngũ bất ngộ Thời". Bầu không khí đang yên vui, con trai bạn tôi ăn kẹo bị hóc kẹo, biểu hiện lâm sàng mặt tím tái co giật ... tất cả mọi người bỏ sinh nhật đưa cháu đi cấp cứu ...

- Đối tác nước ngoài hẹn ngày giờ ký hợp đồng tại nhà hàng XXX, tắc đường 3 giờ do gặp phải giờ "ngũ bất ngộ Thời"

- Đi công tác, đã tới sân bay chờ làm thủ tục bay, điện thoại gia đình gọi thông báo "Bố bị tai nạn xe máy" ... giờ gia đình điện thoại thông báo tin xấu phạm giờ "ngũ bất ngộ Thời" ... đành làm thủ tục hoãn bay, hệ quả của "ngũ bất ngộ Thời" là kế hoạch công tác bị câu lưu

...v.v...

Nghịch cảnh "ngũ bất ngộ Thời" được hiểu như thế nào?

hieunv74
10-04-17, 12:59
Nho gia Dực Tử thời nhà Tần nói:

Biết hay mà không tin, gọi là dại
Biết dở mà không chịu sửa gọi là mê

Câu này nghe quen quen, mấy bác trên Facebook cũng nói mình mấy lần nhưng, mình ngu Dai nên cũng chẳng hiểu; thấy mọi người dùng đi dùng lại lại thấy hay hay, Hihihi

hieunv74
10-04-17, 13:02
Các bác cho em hỏi can giờ khắc can chi ngày theo nguyên lý nào vậy ví dụ luôn cho cả bộ:


- HaDuong đưa ra định định lệ " Ngũ bất ngộ thời " như sau :
+ Ngày Giáp Kỉ không dùng giờ 2-7,
+ Ngày Ất Canh không dùng giờ 6 -1,
+ Ngày Bính Tân không dùng giờ 5 -10 ,
+ Ngày Đinh nhâm không dùng giờ 4 - 9, ,
+ Ngày Mậu Quý không dùng giờ 3 - 8 .

- Nay mình sửa lại cho bạn như sau :
+ Ngày Giáp Kỉ không dùng giờ 7-2 ,
+ Ngày Ất Canh không dùng giờ 6 -1 ,
+ Ngày Bính Tân không dùng giờ 5 - 10,
+ Ngày Đinh Nhâm không dùng giờ 4 - 9 ,
+ Ngày Mậu Quý không dùng giờ 3 - 8

Ts cám ơn trước các bác nhiều nhiều

baolocpho
10-04-17, 14:37
Nghịch cảnh "ngũ bất ngộ Thời" được hiểu như thế nào?

Một vài nghiệm chứng

- Bạn tổ chức sinh nhật cho con trai, có mời tôi tham dự, bạn tôi mời vào giờ gặp "ngũ bất ngộ Thời". Bầu không khí đang yên vui, con trai bạn tôi ăn kẹo bị hóc kẹo, biểu hiện lâm sàng mặt tím tái co giật ... tất cả mọi người bỏ sinh nhật đưa cháu đi cấp cứu ...

- Đối tác nước ngoài hẹn ngày giờ ký hợp đồng tại nhà hàng XXX, tắc đường 3 giờ do gặp phải giờ "ngũ bất ngộ Thời"

- Đi công tác, đã tới sân bay chờ làm thủ tục bay, điện thoại gia đình gọi thông báo "Bố bị tai nạn xe máy" ... giờ gia đình điện thoại thông báo tin xấu phạm giờ "ngũ bất ngộ Thời" ... đành làm thủ tục hoãn bay, hệ quả của "ngũ bất ngộ Thời" là kế hoạch công tác bị câu lưu

...v.v...

Nghịch cảnh "ngũ bất ngộ Thời" được hiểu như thế nào?

Dear Phạm Hà Dương,
Mình bị vướng vào "ngũ bất ngộ Thời", Ngày Bính thìn dùng giờ Đinh Dậu, và đúng là không suôn sẻ và rất khó khăn, có cách nào hóa giải điều này không, mong nhận được tư vấn của bạn!
Cám ơn

BanChatDichHoc
10-04-17, 15:00
Em chào các bác ! Em chào bác Hieunv74 , chào bạn HaDuong


Các bác cho em hỏi can giờ khắc can chi ngày theo nguyên lý nào vậy ví dụ luôn cho cả bộ:


- HaDuong đưa ra định định lệ " Ngũ bất ngộ thời " như sau :
+ Ngày Giáp Kỉ không dùng giờ 2-7,
+ Ngày Ất Canh không dùng giờ 6 -1,
+ Ngày Bính Tân không dùng giờ 5 -10 ,
+ Ngày Đinh nhâm không dùng giờ 4 - 9, ,
+ Ngày Mậu Quý không dùng giờ 3 - 8 .

- Nay mình sửa lại cho bạn như sau :
+ Ngày Giáp Kỉ không dùng giờ 7-2 ,
+ Ngày Ất Canh không dùng giờ 6 -1 ,
+ Ngày Bính Tân không dùng giờ 5 - 10,
+ Ngày Đinh Nhâm không dùng giờ 4 - 9 ,
+ Ngày Mậu Quý không dùng giờ 3 - 8

Ts cám ơn trước các bác nhiều nhiều

* Trước hết , em xin giải thích giúp bác Hieunv74 như sau :

- Các con số sau giờ trong đoạn trích trên là chỉ các giờ trong một ngày . 1 tức giờ Tý , 2 tức Sửu , 3 tức Dần , 4 Tức Mão , 5 tức Thìn , 6 tức Tỵ , 7 Tức Ngọ , 8 tức Mùi , 9 tức Thân , 10 tức Dậu , 11 tức Tuất , 12 tức Hợi .

- Như vậy :
+ Ngày Giáp . Giờ 1 tức giờ giáp tý , không dùng giờ 7 tức giờ Canh ngọ .
+ Ngày Kỉ . giờ thứ 1 tức Giáp tý , không dùng giờ thứ 2 tức giờ Ất Sửu .
( Vậy giáp kỉ không dùng 7-2 . Tức thiên can của giờ khắc thiên can của ngày . Do vậy là 7-2 không phải 2-7 )

+ Ngày Ất . Giờ thứ nhất là giờ Bính tý , không dùng giờ 6 tức giờ Tân Tỵ .
+ Ngày Canh . Giờ thứ nhất là Bính Tý , không dùng giờ thứ 1 tức Bính Tý
( giờ 6-1 đều là can giờ khắc can ngày )

- Tương tự dùng phép Ngũ Thử Độn xác định can giờ theo ngày là tính ra cả .
- Theo phép này , tại giờ Tuất và Hợi các can giờ đều không khắc can ngày . Vì vậy chỉ dùng đến số 10 mà không dùng số 11 và 12 .

* Bản chất của phép này là dùng sự sinh khắc của ngũ hành để xác định cát hung của giờ .
- Ngày Giáp thuộc Mộc nên không dùng giờ Canh thuộc Kim . Trong khi giờ Tân cũng thuộc Kim vẫn dùng vì nó là " Thiên Quan " không phải là " Thất sát " .
- Tương tự các ngày còn lại
- Bác Hieunv74 nghiên cứu thử bài quyết dưới đây , do bạn HaDuong đưa lên khắc rõ :

" Ngũ bất ngộ thời thất sát đương
Khí thông nguyệt lệnh dĩ ư tường
Thời can nhập mộ xu cát tỵ
Dã tựu thị thuyết đích quan phương "


* Cùng bạn HaDuong mấy câu :

-Bên cạnh "Ngũ bất ngộ thời ", còn có "Thiên khắc địa xung " , " Thiên xung địa khắc " . Là dùng lí luận về ngũ hành sinh khắc để nói . Nay nếu dùng thêm cả Triệt Lộ , không vong , Hồng sa , tứ ly , tứ tuyệt , vãng vong , ..... Xin hỏi HaDuong liệu còn mấy ngày , mấy giờ để chúng ta làm việc ??? ( Cứ như vậy gọi là Mua dây buộc mình )

- Bạn lấy kinh nghiệm của bản thân để chứng minh tính linh nghiệm của nó cũng không thuyết phục . Cụ thể là :

+ Ví dụ về vụ sinh nhật . Theo HaDuong trong giờ ấy có bao nhiêu đứa trẻ cùng tuổi đang tổ chức sinh nhật . Liệu họ có bị vậy không ? Số bị như vậy so với số không sao cả thì cái nào nhiều hơn .?

+Ví dụ về Tai nạn của người thân trong gia đình . Theo HaDuong lúc dó có bao nhiêu người trên đường đi ? Bao người bị tai nạn như người thân của bạn ??? ...

+ Tử bình lấy can chi của giờ làm "con cái " Gặp Ngũ bất ngộ là con bất hiếu của thời xưa , thời nay , ... Khi chiến tranh , ....Chẳng lẽ , HaDuong không biết Độn Giáp dùng can chi của giờ để làm gì , Thái ất dùng can chi giờ để xét việc nào , vì sao lại lấy can chi của năm để xét việc vua , lấy can chi tháng xét việc công khanh , lấy can chi ngày xét mệnh , lấy can chi giờ xét việc , ...

- Qua đó có thể thấy rằng , người xưa nói về mối quan hệ giữa can chi của năm , tháng , ngày , giờ chỉ là cách nói hình tượng , mô phỏng cho dễ nghe , dễ hiểu . Sự thực thì không hề nói về điều đó ?
Vậy sự thực đó là cái gì ??? ...... HaDuong tự xem xét lấy , tôi thì không bàn thêm vấn đề này nữa . Tất nhiên HaDuong sẽ phát hiện được nếu hiểu hết bài quyết mà bạn nêu . Dịch Học là khoa học , tính chính xác của nó rât cao , rất chắc chắn . Đừng để những người gặp ngũ bất ngộ thời có được cát lợi họ sẽ nói Dịch cũng chỉ là mê tín vớ vẩn .

" Ngũ thời bất ngộ thất sát đương
Khí thông nguyệt lệnh dĩ ư tường
Thời can nhập mộ xu cát tỵ
Dã tựu thị thuyết đích quan phương "

* Em chào cả nhà , Chào bạn HaDuong , chào Bác Hieunv 74 !!!!

duong.hkls
10-04-17, 19:18
Nói ngày, nói giờ mà hóa ra không phải là nói ngày nói giờ. Em xin tiếp tục theo dõi, đúng là chưa hiểu gì cả.

Phạm Hà Dương
10-04-17, 22:15
Dear Phạm Hà Dương,
Mình bị vướng vào "ngũ bất ngộ Thời", Ngày Bính thìn dùng giờ Đinh Dậu, và đúng là không suôn sẻ và rất khó khăn, có cách nào hóa giải điều này không, mong nhận được tư vấn của bạn!
Cám ơn

Chào anh/chị baolocpho

Khi can Giờ đồng tính âm dương với can Ngày, mà ngũ hành can Giờ khắc can Ngày, thì độn Giáp gọi là "ngũ bất ngộ thời cách"

Trong trường ngày Bính Thìn, chỉ xảy ra "ngũ bất ngộ thời cách" khi gặp giờ Nhâm (thìn)

Bính dương hỏa bị Nhâm dương thủy khắc,

Ngày Bính Thìn gặp giờ Đinh Dậu, can Đinh là âm Hỏa, không khắc Bính dương hỏa

Jupiter
10-04-17, 22:48
Chào anh/chị baolocpho

Khi can Giờ đồng tính âm dương với can Ngày, mà ngũ hành can Giờ khắc can Ngày, thì độn Giáp gọi là "ngũ bất ngộ thời cách"

Trong trường ngày Bính Thìn, chỉ xảy ra "ngũ bất ngộ thời cách" khi gặp giờ Nhâm (thìn)

Bính dương hỏa bị Nhâm dương thủy khắc,

Ngày Bính Thìn gặp giờ Đinh Dậu, can Đinh là âm Hỏa, không khắc Bính dương hỏa
Dương thủy khắc dương hỏa là cả 2 cùng tiêu, là khắc xuất.
Âm thủy khắc Dương hỏa là làm lợi cho Hỏa, là khắc nhập.
Các hành khác cũng tương tự.
Vài lời thô thiển xin các bác đừng chấp.