PDA

View Full Version : Tìm hiểu Kỳ Môn độn giáp



htruongdinh
15-12-09, 17:27
Đặt vấn đề : Rất nhiều người nghiên cứu lý số qua từng khoa như : Tử vi , Bói Dịch , Mai Hoa , Kỳ Môn Độn Giáp , Tứ Trụ , Trạch cát v...v.. Khi học các khoa đó đều có thể hiểu . Tùy căn cơ từng người mà kẻ hiểu sâu ,người hiểu cạn . Nhưng nói chung ai cũng có thể hiểu . Ai cũng có thể lập quẻ ,ai cũng có thể giải đoán tùy theo trình độ và lợi căn của mình . Tuy nhiên có một khoa mà khi vào học , ngay từ đầu đã bị "dội " , chỉ hiểu được lơ mơ vài ba trang . Đó là khoa Thái Ất qua 2 quyển sách Thái Ất thần kinh và Thái Ất Dị giản lục .
Phải chăng trước khi muốn học hiểu sách Thái Ất Thần Kinh thì người học phải nắm được " một cái gì trước " .
Ai là cao nhân hoặc là người đã từng học hiểu qua Thái Ất , xin cho một lời giảng dạy để mọi người cùng học ,cùng tiến bộ .
Thành kính thay !

Học Thái Ất thì phải biết Ất là gì
Lâu nay vì thất truyền nên ai cũng nghĩ ẤT là một vì sao hoặc một nhóm sao thuộc Hệ Bắc cực,tác động năng lực xuống quả đất chúng ta.Nhưng không phải thế, ẤT là mặt trời (Tiêng Việt đọc là Ác như Ác vàng, Ác tà..vv).Thái Ất là thuật số tính toán năng lượng Hệ mặt trời tác động xuống quả đất của tổ tiên Lạc việt xưa mà người đời sau góp nhặt lại bởi đã thất truyền vì nhiều lý do.Thần là thời điểm nên TATK là thời điểm các hành tinh của HMT sắp thẳng hàng ( Thất diệu tề nguyÊN) rồi chạy cách nay 10155925 năm theo cách lý giải của người TH. Người xưa tính toán từ thời điểm này cho dến mãi mãi các năm về sau Muốn hiểu TS
này thì cần có căn bản về các quy luật Dịch và KMĐG .Chúc bạn tìm hiểu thành công vì nó là một tài sản trí tuệ của tổ tiên mà chúng ta có trách nhiệm phải làm sáng tỏ vậy.
Thiện Nhơn

Thái Ất Thần Kinh là gì ?
Ất là Mặt trời, có gốc từ tiếng Việt là Ác như Ác vàng, Ác tà...vv nhưng trong bảng số của TS Thái Ất Thần Kinh thì từ Thái Ất mới là từ chỉ cho Mặt trời, đây chỉ là thói quen của người đời sau thôi. Còn từ Thái Ất trong cụm từ Thái Ất Thần Kinh thì lại mang nghĩa rộng hơn là: Hệ mặt trời.
Thần là thời điểm, Kinh là hàng dọc, nên TATK là thời điểm các hành tinh của HMT xếp thẳng hàng (dọc) vì theo cách hiểu của người đời sau khi cóp nhặc lại thuật số TATK thì vào thời điểm: Giờ Giáp tý, ngày Giáp tý, tháng Giáp tý cách đây 10.155.926 là lúc các hành tinh của HMT xếp thẳng hàng dọc và họ đã lấy thời điểm này làm mốc khởi đầu cho thời gian của HMT chúng ta.(Tuy nhiên cách hiểu này là sai, hoàn toàn do suy luận hoang tưởng của những kẻ cóp nhặc, không đúng với sự thật lịch sử của HMT, xin xem lại cuốn TSKMDGNT của cùng tác giả )
Nhưng ở đây vấn đề là cụm từ TATK được giải nghĩa như trên thì nửa Hán nửa Việt vì theo từ Hán thì phải là Thái Ất Kinh Thần mới đúng được, tại sao lại như thế? Điều này là do người Tây bắc Trung hoa lúc mới tiếp thu được nền văn minh của dân Bách việt ở Trung nguyên nước Trung hoa thì tiếng Việt đã ảnh hưởng rất lớn đến cách hánh văn của họ, như thay vì nói Cung trung, Tâm trung, Kinh thần...vv thì họ vẫn dùng Trung cung, Trung tâm, Thần kinh..vv theo ngôn ngữ dân Việt bản địa lúc bấy giờ...
ngay cả từ Ất(Ác) cũng là từ của người Việt mà ra...
Tóm lại TSTATK là phương pháp tính toán năng lượng của HMT tác động xuống quả đất chúng ta mà cụ thể là tại địa bàn Giáp (Trung nguyên Trung hoa ) của dân Bách việt xưa....do chính người Việt đã sáng tạo ra vậy.
Lần lượt sau đây tác giả sẽ trình bày cách hiểu riêng của mình về Thuật số này. Rất mong nhận được sự phê phán trên tinh thần khoa học của các bạn....
TN

Nguồn : tuvilyso.net

htruongdinh
15-12-09, 17:36
Bảng số Thái Ất cho địa bàn Giáp
Như ta đã biết người xưa lấy bảng Lạc thư áp đặt cho địa bàn Giáp là cố định, không thể thay đổi được, nên khi vận dụng nó để tính toán năng lượng của Hệ mặt trời tác dụng vào đấy thì họ quy chuẩn như sau:
*Phần Dương của HMT gồm 2 trường không gian Giáp và Ất thì Giáp (Thiếu âm ) là quả đất thuộc quẻ Cấn, còn Ất ( Thái dương ) là mặt trời thuộc quẻ Càn.
*Phần Âm của HMT (Tất cả các hành tinh với những vệ tinh của chúng quay quanh mặt trời ) là trường Đinh ( Thái âm ) thì thuộc quẻ Khôn,còn mặt trăng là trường Bính ( Thiếu dương ) thuộc quẻ Tốn.
Bốn quẻ Cấn, Càn, Tốn, Khôn là 4 quẻ Không gian thì 4 quẻ còn lại phải là quẻ Thời gian nên mỗi quẻ Khảm, Chấn, Ly, Đoài đã nhận 3 chi theo chiều thuận 8 quẻ hậu thiên là:
Khảm: Hợi, Tý, Sửu.
Chấn: Dần, Mão, Thìn.
Ly; Tỵ, Ngọ, Mùi.
Đoài: Thân, Dậu, Tuất.
Trên nguyên lý là như thế, nhưng khi áp dụng cho mặt đất, dù ở vị trí nào thuộc cung nào trong địa bàn Giáp thì Không gian và Thời gian cũng luôn Hợp Nhất Làm Một nên tại địa bàn ta lại có đủ 16 cung không-thời gian như hình vẽ:

Tốn|Tỵ, Ngọ, Mùi|Khôn
Thìn, Mão, Dần|-|Thân, Dậu, Tuất
Cấn |Sửu, Tý, Hợi | Càn



Trong đó 8 cung (bây giờ ta dùng từ Cung thay cho từ Quẻ hoặc Chi) Càn, Tý, Cấn, Mão, Tốn, Ngọ, Khôn, Dậu được gọi là chính cung, còn 8 cung còn lại thì gọi là gián cung (cung gián cách ).

Trục không gian và thời gian của bảng số:
- Trục không gian của bảng LT vận dụng cho HMT dĩ nhiên là Càn Khôn rồi vì người xưa đã chọn Càn làm đại diện cho phần Dương và Khôn làm đại diện cho phần Âm (của HMT.)
- Trục thời gian : Vì không gian và thời gian luôn chuyển hóa cho nhau qua tâm đối xứng vuông góc nên trục thời gian phải là Chấn Đoài. Khi áp dụng xuống cho dịa bàn thì cung Dần khởi đầu cho quẻ Chấn,còn cung Thân khởi đầu cho quẻ Đoài nên trục thời gian thực tế là Dần Thân.vậy.
Ở đây cần lưu ý 2 điểm là
- Trong bảng LT gốc thì 2 trục Cấn Khôn (không gian) và Khảm Ly (thời gian) vẽ chéo nhau như hình số 8 nằm ngang cho quỹ đạo chuyển hóa là theo thói quen xưa nay, chứ thật ra phải vẽ vuông góc thì mới đúng được.
- Với 2 trục không gian và thời gian của HMT như trên thì tâm chuyển hóa (mà cụ thể hơn là tâm không gian) sẽ không nằm ở Trung cung cung? -Đúng vậy, tâm này là một vị trí nào đó nằm lệch về phía phần âm của HMT hơn và cũng chuyển động quanh mặt trời thôi.

Thiện Nhơn

htruongdinh
15-12-09, 17:37
THỜI GIAN CỬU CUNG và THỨ TỰ 8 QUẺ KHÔNG GIAN của Thái cực HMT
Theo bảng LT gốc thì : *TGCC có 2 là thuận và nghịch. Thuận là Dương thì tính từ Tâm ra ngoài, Nghịch là Âm tính từ Ngoài vào tâm.
Bảng thuận được tính là: Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Trung cung 5,Càn 6, Đoài 7,Cấn 8, Ly 9 rồi trở về 1 cho chu kỳ tiếp theo v..v
*Còn về Không gian thì thứ tự 8 quẻ được đọc theo vòng quay của Hệ bắc cực ( tâm không gian của bảng LT) là: Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài, Càn.
Tương tự thì TGCC dương của Thái cực HMT phải tính là: Càn 1,Ly 2, Cấn 3, Chấn 4, Trung cung 5, Đoài 6, Khôn 7, Khảm 8 , Tốn 9 rồi trở về 1 cho chu kỳ sau....
Còn thứ tự 8 quẻ không gian phải là: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài....
Nhưng khi đem bảng LT gốc vận dụng cho HMT thì có điều khác biệt ngược lại là: Bảng LT gốc thì HMT là phần Dương quay quanh Tâm thiên hà là phần Âm, còn ở HMT thì phần Âm lại quay quanh phần Dương, nên TGCC và Thứ Tự Không Gian của các quẻ phải đổi ngược lại: Lấy thứ tự của TGCC (Càn, Ly, Cấn, Chấn, Trung cung, Đoài, Khôn, Khảm, Tốn) làm thứ tự cho Không gian, còn thứ tự các quẻ không gian (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài) để tinh cho TGCC.
* Thứ tự không gian thì chỉ có 8 quẻ và 8 quẻ của một Thái cực thì không nằm ở tâm, nên Trung cung của thứ tự cửu cung phải bị loại bỏ (Trung cung thực chất không phải là 1 quẻ, mà chỉ là nơi 2 khí âm dương chuyển hóa cho nhau). Thế là ta có thứ tự không gian của Thái cực HMT là: Càn 1, Ly 2, Cấn 3, Chấn 4, Đoài 6, Khôn 7, Khảm 8, Tốn 9.
* Thời gian cửu cung thì là 9.vì phải qua tâm Thái cực. Còn vòng tròn thái cực của HMT chỉ có 8 quẻ mà đã được chia thành 16 cung ở địa bàn thì phải tính sao đây? - Tâm không gian (mà cũng là tâm không- thời gian) của Thái cực HMT nằm trên trục Càn - Khôn (là vị trí càn khôn hợp nhất) mà không nằm trên vòng tròn 8 quẻ nên người xưa đã phải mượn 2 quẻ Càn và Khôn làm làm tâm của Thái cực HMT tùy theo từng trường hợp.
Vậy TGCC của Thái cực HMT là:
-Chu kỳ 1: Thân - Dậu - Tuất - Càn - Càn mượn làm tâm - Hợi - Tý - Sửu - Cấn.
----------2 Dần - Mão - Thìn - Tốn - Tỵ -Ngọ - Mùi - Khôn - Khôn mượn làm tâm.
Rồi tiếp tục các chu kỳ sau v..v...
Điều cần lưu ý là trong chu kỳ thứ 2, 4, 6, 8...v..v thì cung Khôn mượn làm tâm không ở giữa là vì thứ tự liên tục của vòng tròn 8 quẻ Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài áp dụng cho địa bàn Giáp thì không bao giờ thay đổi được, do vậy nó không nằm giữa là đương nhiên và cũng không làm sai trật gì cho sự tính toán của Thuật số.


Thiện Nhơn

htruongdinh
15-12-09, 17:39
BẢNG SỐ TATK KỂ NĂM ( Tính cho năm )
Thuật số TATK thì có 3 loại kể :kể năm, kể ngày, và kể giờ. Nhưng kể năm là căn bản, còn 2 loại kể sau thì chỉ là cách tính tương tự của loại kể năm nên ở đây ta phải học hỏi loại kể năm trước.
Muốn lập được 1 bảng số TATK thì cần phải biết các loại năng lực tác động vào quả đất chúng ta. Đó là:
* Năng lực của Mặt trời thông qua Vòng tiểu du của Thái dương Ất với năng lượng của nó là Bài văn văn xương.
* Năng lực của Các hành tinh quay quanh mặt trời thông qua Vòng đại du của Thái âm Đinh với năng lượng của nó là Thái nhất thủy kích.
* Năng lực của Tâm TC HMT thông qua khoảng cách về cung và số của nó với quả đất gọi là Kể Định hay Định Kể.
* Năng lực của sao Mộc gọi là Thái tuế ( Cần chú ý : từ Thái tuế chỉ cho năng lực sao Mộc là do thói quen của các nhà thuật số, chứ chỉ nên gọi là Tuế tinh hay Tiểu tuế thì đúng hơn vì trong TS KMDG thì Thái tuế đã chỉ cho 1 loại năng lực của Thái âm Đinh tác động xuống quả đất rồi. Chúng ta cần phải phân biẹt từ này trong 2 TS là khác nhau .
* Năng lực của Mặt trăng gọi là Thái âm ( Trong KMDG thì từ này chỉ 1 Tướng của HMT, chúng ta cần phải phân biệt như từ Thái tuế vậy )
* Năng lực của sao Kim gọi là Thiên ất. (Trong KMDG thì từ này cũng chỉ 1 Tướng của HMT, chúng ta cũng cần phân biệt như 2 từ trên. )
* Năng lực của sao Hỏa gọi là Trực phù. (Trong KMDG thì từ này chỉ 1 sao khí nào đó trong cửu tinh đang tác động xuống địa bàn vào 1 thời điểm nhất định (Cần phân biệt như trên )
* Năng lực của sao Thủy gọi là Tứ thần.
* Năng lực của sao Thổ gọi là Địa ẤT.
Ngoài các loại năng lực trên quả đất còn chịu sự tác động của năng lực cửu tinh từ bên ngoài HMT nữa mà đã được tính toán trong TS KMDG đã biết.
Từng bước một chúng ta sẽ tìm hiểu cách tính toán của người xưa cho các loại năng lực trên tiép theo.

Thiện Nhơn

htruongdinh
15-12-09, 17:41
VÒNG TIỂU DU CỦA THÁI DƯƠNG ẤT và VÒNG ĐẠI DU CỦA THÁI ÂM ĐINH.
Theo quy luật Dẫn 1 cực 3 thì một thái cực khi tự quay quanh mình dược 3 vòng thì 8 quẻ của nó phải đổi vị trí một lần. Mà vòng tự quay trung bình của HMT là 12 năm của quả đất, nên sau 36 năm thì 8 quẻ của TC HMT phải thay đổi. Ở đây ta chỉ tính sự thay đổi vị trí của 2 quẻ Càn và Khôn đại diện cho 2 phần Dương và Âm của HMT thôi.
Với phần Âm là Khôn thì bắt đầu trước năm khởi nguyên vũ trụ ( Giáp tý 00.000.001 ) là 34 năm, tức là năm Dần nếu tính từ Giáp tý trở ngược về trước,như vậy là năm 00.000.003 thì phần âm Khôn 7 chuyển qua vị trí quẻ Đoài 6 theo thứ tự ngược 8 quẻ Không gian đã biết: Khôn, Đoài và tiếp theo là Chấn 4, Cấn 3, Ly 2, Càn 1, Tốn 9, Khảm 8 ...v.v...Nhưng đứng trên cái nhìn cố định từ quả đất (mà cụ thể là từ trung cung địa bàn Giáp) tới các hành tinh quay quanh mặt trời thì ta lại thấy phần Âm này đang chuyển quẻ 36 năm một lần từ Khôn sang Khảm, sang Tốn, sang Càn, sang Ly, sang Cấn, sang Chấn, sang Đoài và về Khôn để qua 1 vòng 288 năm khác.
Muốn tính quẻ Đại du của Thái âm Đinh năm nào thì ta lấy số tuế tích năm ấy cộng với 34 rồi chia cho 288, số dư còn lại cứ tính 36 năm 1 quẻ khởi từ Khôn là được.
Ví dụ: năm 2009 số tuế tích là 10.155.926 thì quẻ đại du là:
(10.155.926 + 34 ) :288 = 35263 dư 216.
216 năm thì vòng đại du (288 năm) của Thái âm Đinh đã qua các quẻ Khôn, Khảm, Tốn, Càn, Ly và vào quẻ Cấn đã được 36 năm.
Quẻ đại du Cấn này sẽ là quẻ ngoại (tức là quẻ trên) của quẻ kép Thái ất năm 2009 sẽ được đề cập ở sau.
Với phần Dương là Càn thì bắt đàu từ năm khởi nguyên vũ trụ :Giáp tý 00.000.001 và không như cả phần Âm quay quanh mặt trời, mà chỉ có Thiếu âm là quả đất quay quanh mặt trời,nên cứ 3 vòng quay của quả đất thì mặt trời phải thay dổi 1 quẻ khi ta coi quả đất là đứng yên cố định còn mặt trời thì chuyển động. Suy luận.tương tự như trên thì vòng tiểu du 24 năm của Thái dương Ất sẽ là Càn, Ly, Cấn, Chấn, Đoài, Khôn, Khảm, Tốn.và về Càn để qua 1 vòng 24 năm khác...
Muốn tính quẻ Tiểu du của Thái dương Ất năm nào thì ta lấy số tuế tích năm ấy chia cho 24, số dư còn lại cứ tính 3 năm 1 quẻ khởi từ Càn là được.
Ví dụ:quẻ Tiểu du năm 2009 sẽ là:
10.155.926 :24 = 423163 dư 14.
14 năm thì vòng tiểu du của Thái dương Ất đã qua các quẻ Càn, Ly, Cấn, Chấn và vào quẻ Đoài đã dược 2 năm.
Quẻ tiểu du Đoài này sẽ là quẻ nội của quẻ kép Thái ất năm 2009 này.

Thiện Nhơn

htruongdinh
15-12-09, 17:41
Trong bảng số Thái Ất thì 4 quẻ Khảm, Chấn, Ly, Đoài của tiểu du hay đại du sẽ được ghi ở 4 chính cung là Tý, Mão, Ngọ, Dậu.
Một điều nữa là tên gọi theo thói quen của người đời sau: Thái dương Ất thì được ghi là Thái Ất, còn Thái âm Đinh là Đại Du, chúng ta cũng tạm dùng như vậy thôi.

QUẺ THÁI ẤT HẰNG NĂM CỦA HỆ MẶT TRỜI.
Hệ MT là 1 Thái cực (tượng) nên có thể phân thành 8 quẻ mà cũng có thể phân thành 64 quẻ tuỳ theo sự tính toán tổng quát hay chi tiết hơn.Khi chia TC HMT thành 64 quẻ thì người xưa đã tìm quẻ (kép) từng năm của HMT bằng cách lấy quẻ tiểu du làm quẻ nội (vì quả đất thuộc về phần Dương) và quẻ đại du làm quẻ ngoại, nên mỗi năm ta luôn có 1 quẻ chỉ thị về Khí của nó một cách tổng quát nhất , Nhưng vì cứ 3 năm thì Thái dương Ất mới đổi 1 quẻ, cứ 36 năm Thái âm Đinh mới đổi 1 quẻ nên có lúc 3 năm, có lúc 2 năm, có lúc 1 năm quẻ Thái ật hằng năm mới thay đổi. Nói chung là quẻ Thái ất hằng năm chỉ có thể dùng để xét đoán chung nhất mà thôi, ta còn phải cần đến các sao khí (năng lượng) mà chúng phát ra tác động trực tiếp xuống quả đất.nữa.
Quẻ Thái ất năm 2009 này là Sơn Trạch tổn (Cấn trên Đoài dưới)
Theo ý riêng thì ta nên xét đoán mối quan hệ bát biến của 2 quẻ phần dương và phần âm thì sẽ đúng hơn.

PHÁN ĐOÁN CÁC QUẺ TIỂU DU VÀ ĐAI DU.
Theo những nhà sưu tập lại TSTA thì 4 cung Tý 8, Cấn 3, Mão 4, Tốn 9 là 4 cung Dương, còn 4 cung Ngọ 2, Khôn, 7, Dậu 6 , Kiền 1 là 4 cung Âm nên tổng quát là: Khi quẻ Tiểu du của Thái dương Ất nằm ở 4 cung dương thì tốt, nằm ở 4 cung âm thì xấu, còn quẻ Đại du thì luôn luôn xấu dù nò nằm ờ đâu vì nó thuộc phần Âm.
Nhưng riêng đối với quẻ Tiểu du thì lại còn chia ra là: Cung Càn là cung Thuần Dương tuyệt âm nên xấu, Cung Tỳ là cung khí dịch chuyển ( cung khí rời) thì trung bình, Cung Cấn thì không thấy gọi là cung gì, Cung Mão là cung khí tuyệt nên có lẽ hơi xấu, Cung Tốn là cung Khí Dương tuyệt nên xấu, Cung Ly lại là cung khí dịch chuyển, Cung Khôn thì cũng như cung Cấn không thấy gọi là cung gì, Cung Dậu lại là cung khí tuyệt. Cách phân chia này mâu thuẫn không những với ở trên mà còn tự trong chính nó: Quẻ Tốn Dương tuyệt thì phải Thuần Âm ,nhưng nó vẫn có hào dương thì tính sao ? Còn nếu cho quẻ Khôn là Dương tuyệt âm thuàn thì quẻ Tốn (cũng như quẻ Cấn) phải có 1 mức độ thế nào đó về khí chứ.....
Theo suy luận riêng thì ta nên xét mối quan hệ bát biến của quẻ Tiểu du với quẻ Cấn thì đúng hơn vì quẻ Cấn là đại diện cho quả đất (trong thuật số TA thì quả đất là quái tượng của quẻ Cấn) Mặt trời dù thuộc quẻ nào thì cũng phát ra năng lượng tác động xuống quả đát cả ! Quả đất là Thiếu âm, Mặt trời là Thái dương. Âm -Dương thì hút nhau nên ta tính thuận: Khi quan hệ đôi bên là thuận thì tốt, còn nghịch thì xấu Thế nên khi quẻ Tiểu du là Càn, Khôn, Doài, Cấn thì đối với quả đất phải là tốt, vì quan hệ bát biến của 4 quẻ này đối với quẻ Cấn là thuận còn khi quẻ Tiểu du là Khảm, Chấn, Tốn, Ly thì xấu ( Xem lại quan hệ bát biến của các quẻ)
Đối với quẻ Đại du thì cũng thế nhưng ta tính nghịch vì Thiéu Âm gặp Thái âm thì phải đẩy nhau, nên khi Thái Am Đinh nằm ở các quẻ Khảm, Chấn, Tốn, Ly thì phải tốt đối với quả đất vì quan hệ bát biến của chúng đối với quẻ Cấn là nghịch (Nói một cách nôm na là quả đất có chống trả lại các lực tác động của những hánh tinh trong phần Âm của HMT thì mới tồn tại an toàn được) Còn khi quẻ Đại du là Càn, Khôn, Đoài, Cấn thì xấu.
Tuy vậy Tốt hay Xấu của Tiểu du hay Đại du lúc này cũng chỉ ở mức độ tổng quát thôi.

Thiện Nhơn

htruongdinh
15-12-09, 17:42
VÒNG SAO KHÍ CỦA THÁI DƯƠNG ẤT
Năng lượng của Mặt trời phát ra được chia làm 9 sao khí theo TGCC là:
Bài văn Văn xương gọi tắc là Văn xương.
Huyền phượng.
Minh duy.(có sách ghi là Minh ly)
Âm đức.
Chiêu dao.
Hoà minh ( có sách ghi là Hoa âm).
Huyền vũ.
Huyền minh
Cưu minh.(có sách ghi la Hùng minh)
9 sao khí này tác động vào địa bàn Giáp theo thứ tự 2 vòng cửu cung tuỳ thuộc vào sao khí dẫn đầu là Văn xương nằm ở cung nào.Cung Văn xương tác động theo thời gian khởi nguyên vũ trụ là:
Năm Tý 00.000.001 ở Thân (khởi đầu ở đầu âm của trục thời gian)
--------Sửu, 00.000.002 -- Dậu.
--------Dần, 00.000.003 --Tuất.
--------Mão, 00.000.004 --Càn.
--------Thìn, 00.000.005 --Càn.
--------Tỵ 00.000.006 --Hợi.
--------Ngọ 00.000.007 --Tý
--------Mùi 00.000.008 --Sửu
---------Thân 00.000.009 --Cấn
--------Dậu 00.000.010 --Dần
--------Tuất 00.000.011 --Mão
--------Hợi 00.000.012 --Thìn
--------Tý 00.000.013 --Tốn
--------Sửu 00.000.014 --Tỵ
--------Dần 00.000.015 --Ngọ
--------Mão 00.000.016 --Mùi
--------Thìn 00.000.017 --Khôn
--------Tỵ 00.000.018 --Khôn.
Và năm tiếp sau 00.000.019 thì lại ở Thân...v..v..v...cứ 18 năm là tròn 1 vòng luân chuyển.
Như vậy muốn biết sao khí Văn xương nằm ở cung nào ta lấy số tuế tích năm đó chia cho 18 rồi lấy số dư tính từ Thân thì sẽ biết ngay.
Chính vì 2 vòng sao khí Văn xương này đi trọn 16 cung phải 18 năm, mà quẻ Tiểu du Thái dương Ất là chủ của nó thì 18 năm chỉ mới đi được 6 quẻ, còn 2 quẻ nữa mới trọn 1 chu kỳ 24 năm nên người xưa đã lấy 72 năm làm 1 Nguyên cho thuật số Thái Ất (72 là bội số chung của 18 và 24)
Nhưng vòng Đại du Thái âm Dinh là 288 năm mới đi hết 8 quẻ thì phải lấy 288 năm mới trọn vẹn chứ vì gấp 4 lần 72 ?
288 năm tuy cũng là bội số chung của 18 và 24 nhưng điểm khởi đầu của nó lại không phải là Giáp tý 00.000.001, hơn nữa nếu tính 4 nguyên khởi đầu từ Giáp tý 00.000.001 thì năm thứ 00.000.288 lại là năm không nằm ở cuối 1 lục thập hoa giáp (Quý hơi) nên các nhân tố khác của bảng số TA sẽ không tính toán trọn vẹn được.Do vậy người xưa đã loại bỏ con số 288 năm mà dùng 360 để mọi nhân tố đều tính được trọn vẹn, kể cả vòng Đại du 288 năm.
360 năm gồm 5 nguyên thì gọi là vòng Kỷ .Lấy số tuế tích 1năm nào cần tính chia cho 360 thì số kỷ dư sẽ dễ dàng cho ta tính toán hơn khi thuở xa xưa chưa có máy tính như ngày nay.
(Mà sao họ lại tìm ra những thuật số hay thế !!!!)
Năm nay Kỷ sửu 10.155.926 : 18 = 564218 dư 2, vậy Văn xương ở cung Dậu.Lần lượt ta ghi tiếp theo :
Huyền phượng ở cung Tuất.
Minh duy ở cung Càn
Âm đức ở cung Càn
Chiêu dao ở cung Hợi
Hoa minh ở cung Tý
Huyền vũ ở cung Sửu
Huyền minh ở cung Cấn
Cưu minh ơ cung Dần .Và rồi tiếp tục:
Văn xương ở cung Mão
Huyền phượng ở cung Thìn
Minh duy ở cung Tốn
Âm đức ở cung Tỵ
Chiêu dao ở cung Ngọ
Hoa minh ở cung Mùi
Huyền vũ ở cung Khôn
Huyền minh ở cung Khôn
Cưu minh ở cung Thân.
Sao khí Văn xương ở cung Dậu được gọi là Chủ đại tướng, còn cũng nó ở Mão ( chu kỳ 2) là Chủ tham tướng chứ không có những sao khí nào khác mang tên như thế nữa cả. Còn về số của chúng sẽ d9ược đề cập sau.

VÒNG SAO KHÍ CỦA THÁI ÂM ĐINH.
Tương tự như vòng sao khí của Thái dương Ất ở trên, nhưng khác biệt là:
* Khởi đầu trước vòng Thái dương Ất 34 năm và khởi ở Dần vì Âm thì bắt đầu từ Dương. * Vòng cửu cung vì ngược lại với phần Dương nên phải mượn Tốn và Cấn làm Tâm.Thế nên muồn tìm cung sao khí dẫn đầu là Thái nhất Thuỷ kích nằm ở cung nào, ta lấy số tuế tích của nó cộng thêm 34 rồi chia cho 18 như trên.Số dư thì dược tính :.
1 ở cung Dần
2 -----------Mão
3 -----------Thìn
4 -----------Tốn
5 -----------Tốn
6 -----------Tỵ
7 -----------Ngọ
8 -----------Mùi
9 -----------Khôn
10 ---------Thân
11 ---------Dậu
12 ---------Tuất
13 ---------Càn
14 ---------Hợi
15 ---------Tý
16 ---------Sửu
17 ---------Cấn
18 ---------Cấn (nếu chia chẵn thì lấy cung này vì coi như số dư là 18)
Sau dó ta đảo ngược các sao khí còn lại và điền vào các cung tiếp theo như vòng Thái dương Ất ở trên.Ta phải đảo ngược vì ở đây là bảng số Dương luôn luôn chạy theo chiều Thuận, mà những sao khí là của phần Âm.
9 sao khí của Thái âm Đinh theo vòng thuận là: Thái nhất Thuỷ kích (gọi tăc là Thuỷ kích ), Thiên hoàng, Thái âm, Hám trì, Thanh long, Thiên phù, Chiêu dao, Hiên viên, Nhiếp đề. ( Cần lưu ý là tên các sao khí thường trùng lặp nhau không những trong 1 thuật số mà còn trong nhiều thuật số. Điều này là do những người đời sau sưu tập lại đã không nắm vững những nguyên lý của thuật số cũng như tính chất của các sao khí trong từng thuật số cộng với sự tam sao thất bản mà ra)
Cụ thể cho năm 2009 là:
(10.155.926 + 34) : 18 = 564220 chẵn, vậy Thuỷ kích nằm ở cung Cấn, còn các sao khí tiếp theo thì :
Nhiếp đề ở cung Dần
Hiên viên ở cung Mão
Chiêu dao ở cung Thìn
Thiên phù ở cung Tốn
Thanh long ở cung Tốn
Hám trì ở cung Tỵ
Thái âm ở cung Ngọ
Thiên hoàng ở cung Mùi. Và rồi tiếp tục:
Thuỷ kich ở cung Khôn
Nhiếp đề ở cung Thân
Hiên viên ở cung Dậu
Chiêu dao ơ cung Tuất
Thiên phù ở cung Càn
Thanh long ở cung Hợi
Hám trì ở cung Tý
Thái âm ở cung Sửu
Thiên hoàng ở cung Cấn.
Cách gọi tên cũng ngược lại, nên Thuỷ kích ở cung Cấn là Khách đại tướng, ở cung Khôn là Khách tham tướng. Thật ra đây là cách gọi của những nhà ngũ hành sau này khi mò mẫm tới 3 bộ thiên thư của dân tộc Việt xa xưa còn lưu truyền lại trong dân gian, để lừa gạt ngừoi đời sau ta là tác giả đây, mà thực chất thì chẳng hiểu chút gì cả, suy luận hoang tưởng lung tung, mâu thuẫn chồng chất từ thuật số này đến thuật số khác, chỉ làm đau đầu cho các thế hệ con cháu mà thôi.

Thiện Nhơn

htruongdinh
15-12-09, 17:43
Theo tôi thì Hệ thống thiên cơ và quan điểm về Thái cực của cụ LVS không thể lý giải được TSTA.cũng như từ Đức hoà của cung Cấn trong TS này.
Sự sống con người là Nhân trong Tam tài Thiên Địa Nhân hiện diện tại quả đất thì cân bằng về khí Âm dương nhất ( Hoà ) nên cung Cấn đại diện cho quả đất mới có tên là Hoà đức.Trong TSTA người xưa xét xem cung này có hoà với Tâm của TC HMT hay không vì Tâm này là nơi 2 khí Âm dương cũng CÂN BẰNG nhưng với 1 không gian lớn hơn nhiều .Tại sao phải xem xét như vậy ? Vì Tâm này và quả đất đều cùng quanh MT , nhưng 2 bên có lúc xa lúc gần do vận tốc quay khác nhau. Lại còn tuỳ vị trí đôi bên đối với cả TC HMT nữa ...Khi xem quả đất là dứng yên cố định thì trục không gian của Tâm TC HMT luôn thay dổi (dù Tâm TCHMT này không thay đổi ) cũng ảnh hưởng đến sự sống trên quả đất nữa ...Nói chung là lkhi nào cung quả đất hoà với cung Tâm TCHMT ( cung Định kể) đóng thì tương đối tốt còn không hoà thì ngược lại thế thôi.


Đến đây thì sẽ có thắc mắc là: Nếu tính sao khí cửu cung dẫn đầu của Thái âm Đinh theo cách trên thì cứ sau 18 năm 2 vòng sao khí của 2 phần Thái dương Ất và Thái âm Đinh lại trùng nhau tại địa bàn ? Đúng vậy, nhưng quẻ chủ của chúng thì khác nhau, nên dù tên sao khí thì trùng nhau nhưng tính chất của từng sao khí thì phải khác nhau ít nhiều vì quẻ chủ là nơi phát ra những sao khí vậy.
Ví dụ:
Năm 00.000.001 VXương ở Thân, Thuỷ kích ở Cấn thì quẻ chủ của Vxương là Càn, quẻ chủ của Tkích ở Khôn.
Còn năm 00.000.019 Văn xương cũng ở Thân, Tkích cũng ở Cấn nhưng quẻ chủ của Vxương lúc này là Khảm, quẻ chủ của Tkích lùc này là Khảm, nên tính chất của 2 sao khí này phải thay dổi ở một mức độ nào đấy....Khi xét đoấnt phải luôn chú ý tới 2 quẻ chủ của 2 vòng sao khí trên.
Thêm: Còn cách tìm sao khí Thuỷ kích theo các sách xưa nay thì sao ?
*Xin đáp: Đó là cách tìm Định kể chứ không phải là cách tìm Thuỷ kích.
Sẽ được đề cập sau này....
Chúng ta cứ nhìn vào 72 bảng số dương xưa nay thì sẽ thấy có rất nhiều bảng số mà một vài cung trong nó chẳng có 1 sao khí nào cả , thế thì địa bàn vùng đó năng lượng của HMT chẳng tác động đến hay sao, chẳng có ánh sáng mặt trời chiếu đến hay sao ? Điều này chứng tỏ 72 bảng số lưu truyền xưa nay cũng như cách thành lập chúng có rất nhiều sai trật.

Thiện Nhơn

Nguồn : tuvilyso.net

htruongdinh
15-12-09, 18:06
1. Sao thái ất
Theo các sách kinh điển, thái là tôn thần của thiên đế, ở trước sao Bắc thần, chủ sai khiến 16 thần*.Sao thái ất chủ về dự đoán gió mưa , hạn hán lụt lội, chiến tranh đói rét bệnh tật, xem tình hình trong nước, sao thái ất chủ sự hưng vong, lịch số dài ngắn.
Sao thái ất vận hành trong 8 cung qua bát quái, không vào trung cung. tại mỗi cung thái ất cư trú 3 năm. Năm thứ nhất gọi là lý thiên,năm thứ 2 gọi là lý địa, năm thứ ba gọi là lý nhân.
- Ở năm thứ nhất, chức năng lý thiên của sao thái ất có nhiệm vụ điều chỉnh các thất lạc độ số các hiện tượng mặt trời mặt trăng, các sao xấu biến động phát sóng gây nên các hiện tượng quái gở
- Ở năm thứ hai, chức năng lý địa của sao Thái ất có nhiệm vụ điều chỉnh những biến động về núi lở, đất hõm, sông xê dịch, đất đai cây cối.
- Ở năm thứ ba, chức năng lý nhân của sao Thái ấtcó nhiệm vụ điều chỉnh những biến động về vua tôi các hiện tượng cha con khẩu thiệt, đói rét, lưu vong trong nhân gian.
Sau 24 năm, sao thái ất đi hết một vòng bát quái.

Thái ất đi vào cung nào mà gặp Yểm, Kích, Cách , Bách ở đất Tuyệt dương, lại cùng lịch số giống nhau thì thật là tai hại lắn. Có điều bất phát, ấy là không ở 960 hạ nguyên, cho nên tai hoạ dẫn đến nhẹ bớt. Nếu số dương 360 mà hợp với giáp tý hạ nguyên, tức là có tai ách về binh cách, công phạt thoán đạt, đánh úp giết chóc.
-Cung 1 ở Càn chủ các châu Ký, châu Tịnh . Nếu Văn xương Quan và Tù thì tướng tá hiếp bách vua cha.
-Cung 2 ở Ly, chủ các châu dự châu kinh, Thái ất tới cung này là vua ở minh đường giết các tướng gian tà
-Cung 3 ở Cấn, chủ châu thanh, hậu phi bị cấm cung, có thuỷ kích lâm vào thì được tiến cử và sủng ái, ở cung giữa thì binh khởi.
-Cung 4 ở Chấn chủ châu từ, có thuỷ kích lâm vào thì rợ tây nhung đem xâm lấn.
-Cung 6 ở Đoài , chủ châu ung, có khách đại tướng lâm vào thì nam sở xâm lấn
-Cung 7 ở Khôn, chủ về châu Lương, châu Ích, có chủ tướng lâm vào thì lương ích nổi binh.
-Cung 8 ở khảm, chủ châu Duyện Thái ất lâm vào thì sáng suốt bình trị, nhị mục đối xung thì đại thần bị giết.
-Cung 9 ở tốn, chủ châu Dương, có khách đại tướng lâm vào thì rợ bắc dịch xâm lấn.

2. Sao kể thần
Người xưa nói :" Sao kể thần là con rồng đuốc của sao thái ất".

3. Sao văn xương
Còn có tên la thiên mục. như phép thời kế dùng cách này để dẹp quân đánh úp và nghe nghóng tình hình giặc để phòng bị
* 16 thần: 1.Ân đức, 2.Đại nghĩa, 3.Địa chu, 4.Dương đức,5.Hoà đức, 6.La hầu, 7.Cao tùng, 8.Thái dương, 9.Đại trắc, 10.Đại thần, 11.Thiên uy, 12.Thiên đạo, 13.Đại vũ, 14.Vũ đức 15.Thái thốc, 16.Âm chủ

4. Sao Thủy Kích (Hỏa)
Thủy Kích còn gọi là Mới Kích, Ðịa Mục (Mắt Ðất), Khách Mục.
Thủy Kích là tai họa của Huỳnh hoặc (loại sao chổi), loạn khí bởi hỏa đức toát ra ở hỏa hạ Nam Phương. Nó làm tổn thương Kim khí. Nó hành sử vô thường. Nó báo trước có tai họa về binh đao, đói khổ, tang tóc, giặc cướp, lưu vong. Nó ở đâu, đấy có họa biến, lưu vong, ở Nam thì đàn ông, ở Bắc thì đàn bà: chết nhiều chẳng ngừng, binh tan, mất đất.
Nó còn ứng việc lụt lớn, sóng thần, tuủ tang, loạn vong, cướp giặt, phục binh, lửa cháy ngút trời, dân chúng hoảng sợ, loạn từ bên ngoài.
Ngoài ra, nó còn báo một thiên tử, một thánh minh xuất hiện
Thủy Kích là khách mục của Kể Thần, vượng vào mùa hạ, thuộc phụ tướng Thái Ất thống nhất uy vũ, nắm quyền chinh phạt, vận động binh quyền.

Về Kể Ngày
- Thần hung Thủy Kích, sao lửa đằng đằng. Nó giữ ngôi kích bác khiến Thượng đế còn e ngại, thường buộc chân Đại Tướng. Mọc ở Đông: Tuệ. Mọc ở Tây: Bột. Mọc ở Nam: Thủy Kích. Ở Bắc: Thái Ất. Ở giữa: sao Phạt.
- Ở Dần: khoa danh. Ngọ là vào Miếu. Tuất là đáy lửa: Vị là vào hầu. Tỵ là vượng.
- Người Mậu Quý là “sao ngọn lộc trời”. Tới đâu, đấy bin đao, trộm cướp, giết chóc nhân dân, máu chảy ngàn dặm.
- Ở Thân Mệnh người: trai dâm, gái con hát, trai gái gặp ách đổ máu. Trai chủ giết chóc, gái chủ chết đẻ. Tới 4 trụ chính: chết cha mẹ.
Vận số gặp phải, cùng Phi Phù, sao hung đuổi đánh, định là ngán đời chết bạo.
Duy người Mậu Quý thì lại phát phúc:
- Trên Dần, khoa danh cao. Trên Ngọ là bậc quí, lộc lớn tại hai phủ. Trên Tuất là tiền tài nhiều, lộc lớn, quyền quí chức tước, hưởng lộc dày. Người Ất Canh nên làm đức để cầu đảo. Vì thế tuổi Mậu Quý mà gặp vận Dần Ngọ Tuất một khi có Thủy Kích tại ngày giờ Thân Mệnh thì phát giàu, phát quý rất lạ. Chỉ sợ có ác tinh cùng cung sẽ giữa đời bị tàn tật, nên làm phúc tu đức.
Tuổi Mậu Quý gặp Thủy Kích trong mạnh ở Dần Ngọ Tuất là đầu lộc trời đến phù trì: vàng châu đầy cửa, vườn nương phát thịnh vượng tối đa, học cao, xuất chúng, võ thống soái.
Còn hạn số, Thân Mệnh Ngày Giờ của các tuổi khác mà gặp thì nên phòng sẽ có suối vàng dạo quanh.
Thủy Kích ở chính cung Mệnh: sớm lìa cha mẹ. Thủy Kích chiếu vào ngày giờ sinh, hay ở bên cũng hoặc lìa cha mẹ, hay làm con nuôi.
Ở 4 trụ mà:
Đồng cung Quân Cơ: chết vì thích tiếm ngụy (đó là trường hợp ếm): khó thành sự, được thì không lâu mà bị chết, hay bị hình thương.
Đồng cung Thần Cơ: bị quan hình, bị ở nhà giam bị chết không toàn thây.
Đồng cung Dân Cơ: số thất bại, đổ vỡ, lụy vướng chân, phòng có biến.
Đồng cung Văn Xương: không có số keo sơn gắn bó mà bị phản, dù có mưu toan cũng bị trật đường rầy.
Cùng cung Thần Kể: sao hung mưu người bị người phản lại, khó giữ vẹn thân đến già.
Cùng cung Tham Chủ: tôi tớ hại phản.
Cùng cung Tham khách: bị bọn tiểu nhân âm mưu hại.
Người đàn bà mà Phi Phù, Thủy Kích trong Thân Mệnh: số khóc chồng, chẳng vẹn lòng về chồng con dù có mười đời chồng (số sát chống)
Về Tuế Kể
- Thủy Kích cùng cung Thái Ất là yểm: nảy sinh việc binh.
- Năm nào Thủy Kích vào Thái Dương, Âm Chủ: ứng việc binh.
- Nó ở hai bên tả hữu Thái Ất, ở gián thần gọi là Kích: báo hiệu có việc bôn tẩu, vua quan lo sợ.
- Nó cùng cung Văn Xương, gọi là Chặn, nếu được cung vượng tướng mà Thủy Kích ở 2, 8, 3, 7 thì chủ thắng, ở cung 4, 9, 1, 6 thì khách thắng.
- Nếu có Yếm Chủ đại, Chủ tham thì chẳng kể vượng tướng đương nhiên là bại và chết.

nguyenvu

htruongdinh
15-12-09, 18:07
5. Đại Tướng Chủ (Kim)
(Còn gọi là Đại Chủ)
Đại tướng chủ là tinh hoa của Thái Bạch, được khí kim đức, ứng phương tây, mùa thu.

Ở Tỵ là khoa danh. Dậu là vào miếu. Sửu là vào hầu, là thần hiệu lệnh của trời, nắm quyền sinh sát.

Về kể ngày:

- Ở người, vào 4 trụ Thân Mệnh ngày giờ là người anh hùng quả cảm, cơ toán thần kỳ, văn chủ cao khoa, vũ chủ tướng thần, an bang tế thế, số vương hầu.

- Ở Thân Dậu: quan cao ngôi hiển.

- Ở Hợi Tý: muôn dặm dương danh.

- Quân Cơ cùng cung: bậc quí vương hầu.

- Thần Cơ cùng cung: ngôi tướng soái công khanh.

- Dân Cơ cùng cung: mệnh quan tướng võ, cửa cung phát phúc.

- Văn Xương, Thần Kể cùng cung: anh tài xuất chúng, văn võ song toàn (phải ở cung mạnh) dũng cảm kiên cường.

- Ngũ Phúc, Quân Cơ cùng cung: sử thế anh hùng, oai quyền vô cùng. (nếu có Thủy Kích theo: cực oai quyền).

- Đại Tướng Chủ có thể chế được hung của Thủy Kích, nhưng Kích ở Tỵ Ngọ thì không chế nổi.

- Tới cung mạnh thì được sao lành phù tá: mệnh phi thường, an bang tế thế, định 4 phương (Đại Chủ ở cung Tỵ, Dậu và đóng tại mệnh), vận số gặp thời thì phát sớm, văn thanh võ quí bậc nhất.

- Tới cung hãm, Mệnh gặp kiện tụng lôi thôi, hay bệnh bám vào liên khiên, hoặc chiến tranh, khói lửa sát phạt.

- Cùng cung Thiên Ất, Địa Ất chiếu phá: chế yểu, đời tập tễnh, nghèo nàn.

- Cùng cung Thủy Kích, Phi Phù tại Ngọ: trăm việc không thành, hoặc chết không toàn thây.

Về Kể năm:

Phép dụng binh lấy Chủ Đại Tướng làm Tượng.

Tượng cho động, tĩnh, phục, ẩn, sớm tối, binh mã hầu vệ.

Tượng cho phạt tinh:

- Chủ Đại Tướng ra khỏi 7 sao phương tây thì xảy ra việc binh của Di Địch sẽ tan.

- Chủ Đại Tướng ra khỏi 7 sao phương tây thì Trung Quốc tan.

- Đông Phương gặp nó : đại bệnh.

- Nó đi đâu đấy sinh loạn, có lưu vong, binh tang.

- Nó ra vào cung Thái Ất (tù = giam): nước lớn bị suy yếu, nước nhỏ lại mạnh, thịnh cho nữ chủ, lại xảy ra việc thoán nghịch, ám sát.

- Trường hợp có tù (giam) Chủ Đại Tướng, Thái Ất ở đất tuyệt khí, khí rời: quân vượng gặp nạn.

- Nó tương tính (chặn) Thái Ất tại cung 4, 9 và 1,7 thì phụ tướng gặp tai ương, nếu lại gặp cửa Tử, Thương, Đổ, Kinh cùng gặp sao Thiên Bồng, Thiên Trụ, Thiên Nhuế, Thiên Xung thì xảy ra việc Đại Tướng phải chết.

Nếu cùng Khách đại tướng, Thủy Kích, tù, tính trong cửa hung, có sao hung thì Đại Tướng Chủ, Đại Tướng khách chết.

Khi xuất quân chinh phạt phải tránh Tinh, Tù, hung tinh, hung môn.

Nếu ở đất Bính Đinh: Đại Tướng bị nạn.

Nếu có Cách ở đất tuyệt, không cửa cánh thì vua tôi xa nhau, bỏ nhau, phản nhau.

Nếu có Bách (Đại Tướng ở trước sau Thái Ất): thần bức bách vua, dưới bức hiếp trên.


leminhchi

htruongdinh
15-12-09, 18:09
6. Đại Tướng Khách (Thủy)
(Còn gọi là Ðại khách hay Tướng khách)
Tướng khách, sao lành, được đức Thủy, là thần nước (có chỗ nói là Mộc tinh), chủ về Trí, ở Bắc phương.
- Thân: khoa danh. Tý là vào miếu. Thìn là vào hầu. Hợi là cung mạnh. Cùng Đại Tướng Chủ chia quyền xem xét mọi việc.
- Cùng Cung Thủy Kích là có chiến, ví được phương mạnh thì thắng. Chủ thắng là lợi chủ, khách thắng là lợi khách.
- Nếu nghịch động Thủy kích thì khí hậu nóng lạnh không đều, dân đói to, dùng binh thì mất. Nó chủ tượng sát khí, chiến trường.
Về Tuế Kể:
- Khách Đại Tướng rơi vào sao Tâm, sao Phòng thì sinh động đất, triệu chứng sinh bệnh tật.
- Nó rơi vào cùng cung Thái Ất ở cung 3, 7 thì Tuế Kể năm đó có động đất. Hoặc nó cùng cung với Đại Tiểu Tướng thì cũng có động đất.
- Nó cùng Thái Ất ở cung 2, 8 thì năm đó nước lớn, nước dâng cao.
- Nó gần cung Thái Ất trước hay sau đều là Bách (ép), Bách hay Hiệp là việc dưới bức trên hay ngoại quốc bức hiếp, hiện ở tuế can Giáp Ất là Đông Quốc bức, hiện ở Bính Đinh là Nam Quốc, Canh Tân là Tây, Nhâm Quý là Bắc, Mậu Kỷ là Trung Quốc, tự khởi binh.
- Nó cùng cung với Văn Xương là Đề. Đề là nắm giữ thì xảy ra ngoại quốc lập mưu.
- Chủ Đại, Chủ Tham đồng cung là Chặn ngăn (Tính) tức là xảy ra tranh chấp. Như Thái Ất ở 1, 8, 3, 4 (thiên nội) thì trợ chủ thắng. Ở 9, 2, 7, 6 (thiên ngoại) thì trợ khách thắng.
- Nó đồng cung với Kể Thần gọi là mưu chủ, tỏ vịêc các chủ thần ngấm ngầm diệt nhau.
Về Kể ngày:
Bốn trụ Thân Mệnh người mà gặp: được nhiều phúc, tính vốn nóng thẳng, được nhiều cương liệt, dễ bạo thất. Tuổi Tân Nhâm: chủ công huân hiển hách. Tuổi Bính Tân là phước: mưu sâu khôn lường, lo trước khôn lường, định loạn trừ gian, lập biệt công.
- Đi với Tiểu Du, mưu thâm lo xa, trí trá khác phàm, vua trồng đức của thánh nhân, làm yên họa loạn.
- Cùng Thần Kể, phần nhiều có tài mưu (mưu thần) tướng sĩ hoặc giữ việc cơ mật.
- Cùng cung Thủy Kích: thân cô, phá nghiệp tổ, hay vướng vào những việc quan nha.
- Cùng Thiên Ất, Địa Ất, Tứ Thần, Phi Phù: trai gái góa bụa, không lợi sáu thân, ít thành, nhiều bại.
- Cùng cung Quân Cơ: ở ngôi tướng soái.
- Cùng cung Thần Cơ: oai chấn biên phương.
- Cùng cung Tham Chủ nơi Hợi Tý: giàu lớn do buôn bán phát lớn.
- Người âm gặp được: được phong ấp hiệu, phú quý toàn hai.
- Cùng cung tham tướng: lo xa.
- Cùng Ngũ Phúc, Tam Cơ: công huân lớn.
- Cùng cung Ngũ Phúc trong Mạnh và ở Thân Mệnh, ở Thân, Tý, Thìn: tướng tài phó chúa sáng, vận ứng bậc chân tiên.
- Cùng Phi Phù trong mạnh: anh hùng cương liệt, phú quý phát gấp.
- Cùng các sao hung trong hãm (Tỵ Ngọ): tự do, cứng cổ.
- Cùng Thủy Kích trong hãm (Mão, Tỵ, Ngọ) : trai sợ tiểu nhân hay người âm hại, gái nên sợ triệt trong ngoài, tức là số bị hãm.

7. Tham Tướng Chủ (Tham chủ) và Tham Tướng Khách (Tham Khách)
Tham tướng còn gọi là Tiểu tướng.
Tham Chủ hành Thủy, Tham Khách hành Mộc.
Hai tham Thủy - Mộc : Thủy ưa Bắc, Mộc ưa Đông. Hai tham cùng cung: tương tính, sát phạt, tiêu diệt nhau, như một rừng không thể hai cọp.
Chủ Tham ép Thái Ất: mưu phản tại hậu cung. Tham chủ cùng tham khách ở cung sau Thái Ất: binh khởi.
Sinh bởi Kim nên Tham chủ thuộc Thủy. Tham khách phụ cho Đại Khách nên thuộc Mộc.
- Hai tham gặp Thân Mệnh tư trụ: tính vốn phiêu bồng.
- Vào Đất Mạnh: đời nên phú quý, một tay làm nên.
- Đến đất suy: một kiếp cô cùng.
- Gặp được Văn Xương: văn tài nhưng kém tú.
- Cùng Ngũ Phúc: nắm quyền cao, chức trọng.
- Cùng Thần Cơ: thành danh, lập công nơi quân lữ.
- Hội cùng Thủy Kích: dưới trăng quạnh quẽ, mớ bòng bong.
- Gặp Thiên Ất, Địa Ất: nghèo khổ, nếu có Dân Cơ đến cứu giúp thì miễn khỏi cô hung.

leminhchi

Nguồn : tuvilyso.net

htruongdinh
15-12-09, 18:13
Tiết khí là một đơn vị thời gian. Mỗi tiết 15 ngày, chia làm 3 hậu, vậy mỗi hậu chia làm 5 ngày. Quy đổi ra 12*5=60 giờ âm lịch. Trong một tiết hậu đầu gọi là thượng nguyên là khí lúc bắt đầu sinh. Hậu thứ 2 gọi là trung nguyên là lúc khí đang thịnh đã trưởng thành. hậu thứ 3 hạ nguyên, khí đã suy tàn.
một năm có 4 mùa Xuân, hạ , Thu, Đông, mỗi mùa có 6 tiết, mỗi tháng có 2 tiết khí. Một năm có 24 tiết khí chia ra 12 tiết thuộc dương, 12 tiết thuộc âm.

12 tiết thuộc dương bắt đầu từ đông chí là lúc bắt đầu khí dương sinh, cho đến ngày trước của tiết hạ chí
Tiết Đông chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn, 3 tiết này phối quẻ Khảm.
Tiết lập xuân, Thanh Minh, cốc vũ thuộc Chấn
Tiết Lập Hạ, Tiểu mãn, Mang chủng thuộc Tốn.

12 Tiết thuộc âm bắt đầu từ Hạ chí là lúc khí âm bắt đầu sinh đến ngày trước tiết Đông chí.
Tiết hạ chí , Tiểu thử, Đại thử thuộc Ly.
Tiết lập thu, Xử thử, Bạch lộ thuộc Đoài.
Tiết lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết thuộc Càn.

Chú ý: thực ra một tháng âm lịch có 2 tiết khí, Phần đầu gọi là tiết, phần sau gọi là khí. Tháng nhuận là tháng không có trung khí, Trung khí thì dương bắt đầu sinh. Tuỳ từng môn trong phương đông ngưòi ta quy định khởi đầu của tháng Dần trong năm,
ví dụ như trong Độn giáp ứng tháng Dần Tiết Lập xuân, khí vũ thuỷ.
Ví dụ trong lục nhâm đại độn tháng dần Khởi Khí Vũ thuỷ, tiết Kinh chập.Những thần sát của Lục nhâm lại vẫn xử dụng Dần là tiết Lập xuân, khí Vũ thuỷ.
Nếu tiết khí có đủ 15 ngày thì có thể chia làm 3 hậu thương, trung, hạ nguyên.
Trong trường hợp các tiết không đủ 15 ngày hoặc quá 15 ngày, thì người chiêm độn khi lập cục phải nắm 2 điều quan trọng.
1, Tiết Lập xuân đến trước hay sau ngày mông 1 âm lịch.
2,Các tiết có quá 15 ngày hay không đủ 15 ngày.

TH 1: Tiết khí lập xuân đến trước hay sau ngày mồng một âm lịch thì phải căn cứ vào ngày , giwò Lập xuân để quyết định.
TH 2: Các tiết khí không đủ 15 ngày hoặc quá 15 ngày. Thường thì các tiết khí có đủ 15 ngày chia làm thượng, trung, hạ nguyên, mỗi nguyên 5 ngày.
Trong trường hợp mỗi tiết khí chỉ có 13, 14 ngày hoặc 16, 17 ngày, thì cần phải biết những ngày thiếu hoặc thừa thuộc nguyên nào.
Các nhà lịch pháp đặt phép tính "Tam nguyên phù đầu" để giải quyết vấn đề trên.
Pháp như sau:
1, Các can Giáp, kỷ gia với Tý, ngọ, mão , Dậu là thượng nguyên.
2, Các can Giáp, kỷ gia với Dân, thân, tị, hợi là trung nguyên.
3, Các can giáp, kỷ gia với Thìn, tuất , sửu, mùi là Hạ nguyên.
Cách dùng: Trong trường hợp tiết khí thừa hay thiếu ngày , xem Can chi của ngày thừa , thiếu để biết ngày đó thuộc vào nguyên nào.
Ví dụ Kỷ mão thuộc thượng nguyên.

Muốn lập được phương trình độn giáp, phải biết ngày chiêm thuộc cục nào, như vậy phải biết ngày đó thuộc tiết khí nào.
12 tiết khí từ Đông chí đến mang chủng là dương độn, 12 tiết từ hạ chí đến Đại tuyết là âm độn. Tức " Dương tiết ứng dương độn, âm tiết ứng âm độn".
Sau khi xác định được ngày đó thuộc dương, âm độn phải xem ngày đó thuộc tiết khí nào, sẽ biết ngày chiêm thuộc cục nào.
Tiết khí của một tháng âm lịch có thời gian bình quân chính xác là 30 ngày lẻ 5 giờ 2 khắc. Trong 24 tiết khí, khí dài nhất có 15 ngày le 16 giờ .
30 Ngày lẻ 5 giờ 2 khắc chia 6 cục độn giáp thừa 5 giờ 2 khắc là sai số.

Để giải quyết vấn đề này người xưa dùng "Siêu thần", "Tiếp khí", Trí nhuận " pháp.
Thời gian một cục bình quân 5 ngày , nhật can của ngày đầu mỗi cục nhất định là can kỷ hoặc giáp. Khi định cục bắt đầu là can giáp tiếp đến ất, bính, đinh, mậu cả thảy 5 ngày. Cục tiếp theo kỷ, canh, tân, nhâm, quý 5 ngày . Cục tiếp theo lại từ giáp...
Đối với địa chi có quy luật tính cứ bất kỳ tiết khí nào cục có tý , ngọ, mão, dậu thuộc thượng nguyên.
Đối với địa chi có quy luật tính cứ bất kỳ tiết khí nào cục có Dần, thân, tị, hợi thuộc trung nguyên.
Đối với địa chi có quy luật tính cứ bất kỳ tiết khí nào cục có Thìn, Tuất, sửu, Mùi thuộc hạ nguyên.

Phối thiên can địa chi ta có quy luật sau:
Trong mỗi tiết khí thiên can địa chi của thượng nguyên là Giáp tý, Giáp ngọ, kỷ mão,Kỷ dậu.
Trong mỗi tiết khí thiên can địa chi của thượng nguyên là Giáp dần, Giáp thân, kỷ tị,Kỷ hợi.
Trong mỗi tiết khí thiên can địa chi của thượng nguyên là Giáp thìn, Giáp tuất, kỷ sửu,Kỷ mùi.

Thông thường ngày đầu của thượng nguyên trong mỗi tiết không phải là ngày đầu của của tiết khí. Có khi tới trước tiết, có khi đến sau tiết, hãn hữu chúng mới trùng nhau.
Ta gọi ngày đầu của thượng nguyên trong tiết là "Phù đầu".
Thì người xưa định nghĩa:
"Chính thụ": Phù đầu và tiết khí cùng ngày.
"Siêu thần": Phù đầu đến trước tiết khí.
"Tiếp khí" :Phù đầu đến sau tiết khí
"trí nhuận": Phù đầu đến sớm 9,10,11 ngày chỉ xảy ra ở hai tiết Mang chủng và Đại tuyết ( là hai tiết chuẩn bị chuyển hoá âm, dương cục).
TH đó ta tính cục từ ngày phù đầu có tính thượng trung hạ. Nhưng đây là siêu cục và tính ở tiết đại tuyết hoặc mang chủng. Đến ngày giáp kỷ đầu của tiết mang chủng, đại tuyết ta lại tính thượng trung hạ bình thường. Như vậy phần ngày dư ra thuộc về tiết trước mang chủng, đại tuyết đươc tính cho tiết đại tiết mang chủng ở dạng siêu cục.

nguyenvu

htruongdinh
15-12-09, 18:15
ví dụ minh hoạ
Phi bàn kỳ môn âm độn cục 1 gồm tiết :
Đông chí thượng
Thanh minh trung
Mang chủng thượng
Lập hạ trung.
Bồng tinh Trực phù hưu môn trực sứ.
Giáp tý thời, ất sửu thời.
Giáp tý tuần , Giáp tý thiên bồng, trực sứ hưu môn.
Giáp, Kỷ nhật
Giáp tý thời ( Cát cách) Cấn cung : đắc kỳ, đắc môn.
Hung cách tinh, Môn, trực phù phục ngâm.
Ất sửu thời
Cát cách Đoài cung:Thiên độn, trực trá; Càn cung :địa giả; Ly cung: tương tá.
....vv

9/9/05 Giáp Ngọ Bạch Lộ thượng Âm 9 cục, giờ Tân Mùi
Giáp Tí tuần Trực Phù Thiên Anh, trực sử Cảnh Môn
Thiên Anh lạc Càn, Cảnh Môn lạc Khôn


7/8/05 Lập Thu, Mậu Ngọ thời chiêm.
7/8 Qúi Hợi nhật, Mậu Ngọ thời Đại Thử hạ Âm 4 cục
Giáp dần tuần Trực Phù Thiên Nhậm Trực Sử Sinh Môn
Thiên Nhậm lạc Tốn, Sinh Môn lạc Ly


21/06/05 Kỹ Mão Mang Chủng hạ Dương 6 cục Giáp Tí tuần giáp tí thời

Trực phù Thiên Tâm, trực sử Khai môn
Tinh, môn trực phù phục ngâm


Nguồn : tuvilyso.net

htruongdinh
15-12-09, 18:18
Âm độn 3 cục, giờ Kỷ Tỵ



Bản Lục Nghi Tam Kỳ

Mậu .........3, Giáp Tý, Thiên Xung, Thương

Kỷ ............2, Giáp Tuất, Thiên Nhuế, Tử

Canh ........1, Giáp Thân, Thiên Bồng, Hưu

Tân ..........9, Giáp Ngọ, Thiên Anh, Cảnh

Nhâm ......8, Giáp Thìn, Thiên Nhậm, Sinh

Quí ..........7, Giáp Dần, Thiên Trụ, Kinh

Đinh ........6, Thiên Tâm, Khai

Bính ........5, Thiên Cầm,

Ất ............4, Thiên Phụ, Đổ



Giờ Kỷ Tỵ phù đầu là Giáp Tý ẩn tại Mậu 3 (Cung 3), có sao là Thiên Xung, và môn là Thương, cho nên trực phù là Mậu 3 Thiên Xung, và trực sử là Thương Môn.

Can giờ là Kỷ, trong bản lục nghi tam kỳ là Kỷ 2 cung, vì vậy trực phù gia thời can lâm Kỷ 2 vậy.

Chi giờ là Tỵ, từ phù đầu là Giáp Tý tại Mậu 3, thì Ất Sửu là Kỷ 2, Bính Dần Canh 1, Đinh Mão Tân 9, Mậu Thìn Nhâm 8, và Kỷ Tỵ là Quí 7, cho nên trực sử gia thời chi là lâm cung Quí 7 vậy. Tóm lại ta có công thức như sau

Trực Phù: Mậu 3, Thiên Xung

.........................Kỷ 2



Trực Sử: Thương Mon

.....................Quí 7

An Sao

Từ địa bàn Thiên xung cung 3 mà đi tới cung 2, đếm thuận là đi qua 3 cung, cho nên các sao khác đều di chuyển thuận chiều kim đồng hồ qua 3 cung, cho nên ta có

Thiên Xung địa bàn cung 3 bay đến cung 2 trên thiên bàn,

Thiên Phụ địa bàn cung 4 bay đến cung 7 trên thiên bàn,

Thiên Anh địa bàn cung 9 bay đến cung 6 trên thiên bàn,

Thiên Nhuế địa bàn cung 2, bay đến cung 1 trên thiên bàn,

Thiên Trụ địa bàn cung 7, bay đến cung 8 trên thiên bàn,

Thiên Tâm địa bàn cung 6, bay đến cung 3 trên thiên bàn,

Thiên Bồng địa bàn cung 1, bay đến cung 4 trên thiên bàn,

Thiên Nhậm địa bàn cung 8, bay đến cung 9 trên thiên bàn,

Thiên Cầm thì dương độn theo sao của cung Khôn là sao Thiên Nhuế, âm độn thì theo sao của cung Cấn là sao Thiên Nhậm (Nam Khôn, Nử Cấn). Nhưng có nhiều sách thì chỉ dùng sao cung Khôn Thiên Nhuế cho cả âm lẩn dương.

Để tính trên bàn tay được dể dàng, ta chỉ cần nhớ thứ tự các sao như sau Bồng, Nhậm, Xung, Phụ, Anh, Nhuế, Trụ, Tâm thì ta có thể an các sao trên thiên bàn dể dàng. Sau khi an được Trực Phù vào cung 2 trên thiên bàn, thì ta theo thứ tự chiều kim đồng hồ mà an tiếp các sao (đọc như thứ tự trên) Phụ 7, Anh 6, Nhuế 1, Trụ 8, Tâm 3, Bồng 4, Nhậm 9.



An Môn

Từ địa bàn Thương môn cung 3 mà đi tới cung 7, đếm thuận là đi qua 4 cung, cho nên các môn khác đều di chuyển thuận chiều kim đồng hồ qua 4 cung, cho nên ta có

Thương môn địa bàn cung 3 chuyển thuận đến cung 7 trên thiên bàn,

Đổ môn địa bàn cung 4 chuyển thuận đến cung 6 trên thiên bàn,

Cảnh môn địa bàn cung 9 chuyển thuận đến cung 1 trên thiên bàn,

Tử môn địa bàn cung 2 chuyển thuận đến cung 8 trên thiên bàn,

Kinh môn địa bàn cung 7 chuyển thuận đến cung 3 trên thiên bàn,

Khai môn địa bàn cung 6 chuyển thuận đến cung 4 trên thiên bàn,

Hưu môn địa bàn cung 1 chuyển thuận đến cung 9 trên thiên bàn,

Sinh môn địa bàn cung 8 chuyển thuận đến cung 2 trên thiên bàn.

Để tính trên bàn tay được dể dàng, ta chỉ cần nhớ thứ tự môn như sau, Hưu, Sinh, Thương, Đổ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai. Sau khi an Thương môn vào cung 7 trên thiên bàn, thì ta lần lượt an luôn các môn Đổ 6, Cảnh 1, Tử 8, Kinh 3, Khai 4, Hưu 9, Sinh 2.



An Bát Thần

Bát thần là Trực Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trần (hoặc Bạch Hổ), Huyền Vũ, Cữu Địa, Cữu Thiên. Có 2 cách an, một theo Trực Phù nơi địa bàn, hai theo Trực Phù trên thiên bàn. Sách hán văn thì có quyển an theo địa bàn, có quyển an theo thiên bàn. Còn các sách Việt thì đều an theo thiên bàn cả.

Cho nên ta dùng cách thiên bàn vậy. Trước hết an thần Trực Phù vào cung đả an trực phù sao (Thiên Xung trong thí dụ trên) trên thiên bàn. Sau đó lần lược an các thần theo thứ tự trên, âm độn thì đi nghịch chiều kim đồng hồ, dương độn thì đi thuận. Vì vậy thần Trực Phù vào cung 2 trên thiên bàn, Đằng Xà 9, Thái Âm 4, Lục Hợp 3, Bạch Hổ 8, Huyền Vũ 1, Cửu Địa 6, và Cửu Thiên 7 (nghịch chiều đông hồ nên 2,9,4,3,8,1,6,7. Như là dương độn theo chiều kim đồng hồ thì ta đi 2,7,6,1,8,3,4,9 vậy)

VinhL
Nguồn : tuvilyso.net

htruongdinh
15-12-09, 18:23
1.Can trời rộng xét.Mệnh đất cầu tinh.
2.Mệnh đất đuổi can trời hoạ theo ngoài dậy
Can trời đuổi mệnh đất nạn tự trong sinh.
3.Đất hợp trời việc gì cũng thoả.
Trời hợp đất mong muốn đều thành.
4.Tôn trời trên mệnh can :bằng an khg ngại.
Tôn Hợp úp mênh can:công việc thông hanh
5.Thái âm trên thì việc bỏ dỡ
Đằng xà trên thì sợ kinh
6.Huyền vũ trên mệnh can:phòng trộm đến
Bạch hổ trên can mệnh:đáng sợ bênh sinh
7.Lục hợp trên :việc cầu có lợi
Cửu địa gặp:tai nạn nảy ngành
8.Canh mang xám(huyền vũ) mà trên mệnh can:phòg gian trg trướg.
Qúy gặp rùa(h.vũ) mà úp mệnh can:ngừa kẻ cướp doanh
9.Quý Hổ trên can thì họa mọc
Quý rắn(xà) trên mệnh:sự biến sinh
10.Quý che mệnh mà 4 bức lưới cao:bệnh nặng
Qúy che mệnh mà lưới cao vài thước:bệnh ấy thường khinh
11.Tân che :đứng ngồi :phòg tội vạ
Nhâm úp:đi lại vươg mình
12.Ất phủ can trời:người sang gíup đở
Bính che mạng đất:việc khốn sợ kinh
13.Gặp Đinh:cát thần che chở
Gặp Mậu:muôn dặm ruổi dong
14.Sáu Kỷ trên mệnh can:(việc)kín thì lợi,(việc)hở thì khg lợi
Canh trên mệnh can:nhà chẳng an,mà nước cũng chẳng lành
15.Hưu trên mệnh :giữ:nguy,hoà:tốt
Sinh trên can:Giữ:bại,hoà :mừng
16.Thương trên mệnh:giữ:khg tốt,hòa:cũng khg tốt
Đổ trên mệnh:hoà:việc thành,giữ:việc khg thành
17.Cảnh trên mệnh:giữ,hoà:nữa tốt
Tử trên mệnh:hoà,giữ:nguy mình
18.Mệnh thấy Kinh:hoà:rất sợ,giữ:cùng rất sợ
Mệnh thấy Khai:hòa :nên vinh,giữ:cũng nên vinh

thienhung_wu
Nguồn : tuvilyso.net

tuyettinh09
19-12-09, 20:00
em cũng có 1 thời gian học thái ất,nhưng em học đến mức sắp thần kinh mà cũng ko sao hiểu được lý lẽ uyên áo trong đó.em nghe nói khi xưa khi học thái ất cụ NGUYỄN BỈNH KHIÊM cũng gặp rất nhiều khó khăn.chỉ đến khi nghe được câu hát của người điên mà mới ngộ ra bí quyết,ko biết truyền thuyết nay có thật hay ko vậy chị.
theo chị.khi học thái ất cần phải có yếu quyết gi ko.để có thể hiểu được.em cũng học nhưng giống như người mù đi đêm vậy.chẳng sao ma hiểu nổi.chị có thể giải thích giùm em được ko

htruongdinh
19-12-09, 20:08
hihihi...các môn huyền học khác khoa học. Học yếu quyết thì dể nhưng ngộ chứng thì tùy cá nhân mỗi người. HTD cũng chưa đạt được điều này.

htruongdinh
20-12-09, 20:50
Ðộn Giáp là một trong ba môn học xếp vào tam thức (Thái Ất, Độn giáp, Lục nhâm đại độn). Có sách thêm hai chữ "Kỳ Môn" ở trước và có tên gọi là Kỳ Môn Ðộn giáp. Ðộn Giáp là môn tính toán căn cứ vào sự tiêu trưởng của Âm Dương để đặt ra những nguyên tắc và định lý quyết đoán sự diễn tiến cát hung của sự vật .

Có thể coi tam thức là ba mô thức thuật số cơ bản của lý số đông phương, trong đó Thái ất được xếp đứng đầu trong tam thức , chủ yếu nghiên cứu các tính toán liên quan đến sự hưng vong của các triều đại, các trận pháp ở tầm cỡ chiến lược. Trong tam thức, nếu như Thái Ất thiên về Thiên, nó nghiên cứu sự chuyển động của các tinh tú ảnh hưởng đến Trái Đất thì Ðộn Giáp, lại thiên về Ðịa, nó nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý, phong thủy đối với con người.

Độn giáp ứng dụng vào quân sự là chủ yếu, ngày nay với tư duy " thị trường là chiến trường" thì độn giáp cũng có chỗ đứng trong vấn đề kinh doanh, ngoài ra độn giáp còn là công cụ cơ bản trong tính toán địa lý "tam hợp" điều này cũng nói lên sự liên quan mật thiết giữa độn giáp với yếu tố "Địa" trong hệ thống tam tài Thiên, Địa, Nhân.

Lục Nhâm Đại độn có vị trí khiêm tốn hơn cả, giải quyết những vấn đề liên quan đến chiêm bốc cát hung của ngượi Ở đây yếu tố nhân sinh nổi trôi.
Rất nhiều sách nói nhìn trong hệ thống Tam tài thì Thái ất biểu hiện về "THiên", Độn giáp biểu hiện cho " Địa", Lục nhâm đại độn biểu hiện cho "Nhân", xem ra cũng có nhiều ý nghĩa xác thực. Chúng ta tiến hành xem ý nghĩa của kỳ môn độn giáp:

"Độn" trong tiếng Trung Quốc có nghĩa là ẩn đi, Giáp là mã đầu trong hệ thập can, một hệ mã long cốt mang tính cơ sở đo đếm thiên, địa, nhân.
Các học giả cho rằng Can giáp đứng đầu trong các Can nay ẩn nó thì thì " Cát". Được rút ra theo ý nghĩa của hào dụng cửu quẻ Càn " Quần long vô thủ cát"
Nghĩa là bày rồng không dầu cát. Tại sao lại như vậy, trong sách dịch nói rồng tượng trưng cho người có tài có đức, cùng hợp tác với nhau mà không có người đứng đầu. Theo quan điểm về quản lý mà nói các nhóm làm việc với nhau phân ra hai hình thức hợp tác cơ bản.

1. Bắt tay
Phù hợp với các nhóm làm việc có nhiều người giỏi và có phương pháp phối hợp với nhau khoa học, hiểu biết.

2. Điều khiển
Phù hợp với những nhóm người có trình độ nhận thức chưa cao, cần có sự thúc ép chỉ dẫn và trong trường hợp này thì nhu cầu có người lãnh đạo là cần thiết.

Phải chăng câu quân long vô thủ cát ứng với trường hợp 1 và dịch lý cho rằng cát.

Kỳ môn: tách làm 2 :
- Kỳ gồm có tam kỳ, Ất kỳ, Bính kỳ, Đinh kỳ. Trong Ất kỳ tương ứng với Nhật, Bính kỳ tương ứng với Nhật, Đinh kỳ tương ứng với tinh tú
- Môn là cửa, trong độn giáp bao hàm nghĩa rộng hơn là 8 phương hướngchiến lược hành động cơ bản.

Độn giáp có tầm quan trọng theo nghĩa hẹp giúp cho quan lại trong chế độ phong kiến có được phương hướng chiến lược trong lĩnh vực quân sự. Nghĩa rộng hơn giúp cho những yếu nhân cai trị các mặt chính của đời sống xã hội, như Chính trị, kinh tế, giáo duc...vv.

Học thuyết độn giáp được hình thành trên cơ sở của các mô hình : Tam tài( Thiên địa nhân), Can chi, âm dương ngũ hành. Tiên thiên bát quái , hậu thiên bát quái, cửu cung phi tinh. Hiện nay có nhiều trường phái độn giáp được phát triển ở Trung Hoa lục địa và rực rỡ ở Đài Loan. Nhưng thông dụng nhất vẫn là Thời gia kỳ môn học, sau đó phải kể đến niên gia kỳ môn học, nguyệt gia kỳ môn học, nhật gia kỳ môn học.

Bát môn bao gồm: Hưu, thương, đỗ, cảnh, tử, kinh, khai, sinh. Trong đó phân ra tính cát hung mang tính tổng quátt như sau :

Hưu, Khai, sinh: Cát môn
Cảnh : trung tính, có trường phái cho rằng cảnh là Cát mộn
Kinh, thương, tử : Môn hung.
Cửu tinh gồm: Bồng, nhuế,xung, phụ, tâm , trụ, nhậm, anh, Tâm.
Hung tinh ung, bồng ,nhuế, trụ
Cát tinh :Tâm, Nhậm, cầm, Phụ.
Anh thú cát
Bát thần :Trực phù( còn gọi là tiểu trực phù), Đằng xà, thái âm, Lục hợp,bạch hổ, huyền vũ, cửu địa, cửu thiên.

Các bước thiết lập thông số tính toán với trường phái nhật gia kỳ môn độn giáp:

1. Ngày giờ chiêm độn
2. Tiết khí
3. Tam nguyên phù đầu
4. Âm dương cục số
5. Phù đầu nghi
6. Lập công thứ
7. tìm trực phù trực sứ
8. Tìm tam kỳ lục nghi, bát môn, bát thần
9. Độn giáp diễn quái
10. Tím thế ứng
11. Nạp giáp
12. An thế ứng
13.Tìm tứ cát, tam kỳ
14.tìm lộc mã quí.

Để hỗ trợ cho việc lên thông số trên người ta thường sử dụng bàn độn giáp, dưới đây là la một ví dụ về bàn độn giáp.
Để tiện dụng không nhớ vẫn có thể dùng được tốt nhất lên làm một bàn độn giáp độ 5 vòng thì có thêm cả tiết khí vào cho dễ tính. Các cach cát hung làm thành bảng phối với bàn độn giáp, thi được cách rồi tra thêm ý nghĩa của cách luôn. Chỉ việc lập bảng tinh âm dương ngũ hành , sinh vượng... đây mới là việc của người học độn giáp. Cũng có thể lấy tiết khí, can ngày, can chi giờ tra luôn sách họ làm cho hết từ cách cát, hung trên từng cửa luôn (có 1080 cách cục làm sẵn). Nếu muốn cầu tài, quan, lộc thì phải xem trong quẻ độn có không, nếu có thì ở phương nào, muốn tính được phải chuyển về quái kinh dịch nạp lục thân, so với lộc mã quý từ can chi giờ chiêm, nếu có trong quẻ thi mới có và suy ngược ra phương vị thời giờ. Tất nhiên có thể phối thêm thập nhị bát tú, thần sát thêm vào... và phức tạp hơn.

Cái bí quyết để tính độn giáp nằm ở cân cac yếu tố âm dương ngũ hành, phối mệnh chủ, thời gian có như vậy mới ra được những phương thức nghi binh ở cửa nào, phục binh ở cửa nào, khi nào có thể dùng biến tử thành sinh...


(theo Nguyên Vũ)
Nguồn : vuiveclub.net

htruongdinh
29-12-09, 20:31
NẠN ÁCH DƯƠNG CỬU của Thái dương Ất.
NẠN ÁCH ÂM LỤC của Thái âm Đinh.
HỘI 2 NẠN ÁCH DƯƠNGCỬU + ÂM LỤC của Hệ mặt trời.
1)Trước tiên ta tính nạn Âm lục vì rõ ràng hơn.
Theo các sách lưu truyền thì muốn biết nạn Âm lục vào năm nào sẽ đến ta lấy số tuế tích năm đang tính cộng với số doanh sai 2050 rồi chia cho 288, số dư từ 1 đến 9 là những năm quả đất bị nạn Âm lục, có lúc 3năm, có lúc 5năm, có lúc 7năm, có lúc 9năm.số dư còn lại tuỳ lúc từ 4, từ 6, từ 8, từ 10 đến 288 là những năm quả đất không bị nạn Âm lục,
Ta thấy số 2050 chia cho 288 thì được 7 vòng và dư 34 năm, vậy để gọn hơn ta lấy số tuế tích cọng với số doanh sai 34 rồi chia cho 288 thì kết quả cũng thế.Mà 34 năm trước khởi nguyên thời gian (00.000.001) cộng với 2 năm sau khởi nguyên (00.000.002) là 36 năm thuộc quẻ Khôn của Thái âm Đinh và cứ thế sau 288 năm ta lại có 36 năm thuộc quẻ Khôn...v.v......
(Xem lại vòng Đại du của Thái âm Đinh)
Vậy ta đi dến kết luận: Nạn ách Âm lục của Thái âm Đinh xảy ra cho quả đất khi nào vòng Đại du của Thái âm Đinh đi tới quẻ Khôn ở 9 năm đầu trong 36 năm nó đóng ở quẻ ở quẻ này.
2) Nạn Dương cửu:
Theo sách vở thì: Lấy tuế tích cộng 130 rồi chia cho 456,số dư thì không nói rõ bao nhiêu là những năm quả đất bị nạn Dương cửu, nhưng như trên ta cũng có thể cho là từ 1 đến 9 năm vậy.
Theo cách này ta thử tính năm 00.000.456 là:
( 00.000.456+130) : 456 = 1 dư 130 .Vậy số dư từ 1 đến 9 trong 130 tức là 9năm tiếp sau năm 00.000.456 thì quả đất phài bị nạn Dương cửu hoặc 3năm, hoặc 5năm, hoặc 7năm, hoặc 9năm.Tính quẻ vòng Tiểu du Thái dương Ất 3 năm 00.000.457, 00.000.458, 00.000.459 thí Thái dương Ất ở quẻ Càn (Xem lại vòng Tiểu du của Thái dương Ất) và cứ thế sau 456 năm ta lại có 3 năm thuộc quẻ Càn nữa nữa...v.v...Trong khoảng thời gian 456 năm có rất nhiều lần Thái dương Ất nằm ở quẻ Càn vì vòng Tiểu du chỉ có 24 năm, nhưng không thấy đề cập đến nạn gì cả, chỉ có 3, 5, 7, 9 năm sau chu kỳ 456 năm thì mới có nạn Dương cửu mà thôi.
Vậy con số doanh sai 130 không có vai tró gì trong cách tính nạn Dương cửu này cả vì vòng Tiểu du được tính từ năm 00.000.001.
Ta thử tính vòng Tiểu du khởi đầu từ 130 năm trước năm khởi nguyên thời gian 00.000.001 xem sao, mặc dù cách tính này thì vô lý choThái dương Ất vì phần Dương thì phải khởi đầu từ năm khởi nguyên là 00.000.001 vậy. Nếu cách tính này là đúng thì chúng ta đành phải đổi lại năm khởi nguyên thời gian trước năm 00.000.001 là 130 năm thôi !

Ta cũng tính cho năm 00.000.456 thì:
(00.000.456+130) :24 = 24 dư 10.
10 năm thì Thái dương Ất đã qua 3 quẻ Càn, Ly, Cấn và đang ở quẻ Chấn được 1 năm.và cứ thế sau 456 năm ta cũng có Thái dương ẤT nằm ở quẻ Chấn nữa nữa..v.v...( vì 456 là số chia hết cho 24)
Vậy theo cách này thì nạn ách Dương cửu cũng xảy ra sau từng chu kỳ 456 năm tính từ khởi nguyên 00.000.001 nhưng Thái dương Ất nằm ở quẻ Chấn chứ không thuộc quẻ Càn.
So sánh 2 cách tính cho ra 2 quẻ Càn và Chấn với vòng Đại du Thái âm Đinh cho ra quẻ Khôn ( nạn Âm lục ) thì ta phải chọn cách tính trên vì:
* Âm và Dương luôn luôn đối nhau, bên kia Khôn thì bên này phải Càn..
* Cách tính dưới khởi đầu vòng Tiểu du Thái dương Ất trước năm khởi nguyên 130 năm là sai với nguyên lý Âm Dương đã được chọn từ ban đầu của TSTA và chung cho nhiều thuật số khác nữa.
Như vậy là con số doanh sai 130 phải bị loại bỏ, nhưng còn con số 456 thì ở đâu mà có ra? Việc này thì đành chịu thua,Con số này đúng hay sai ta cứ tạm gác lại đấy vì 1 câu hỏi lớn hơn là: Khi phần Âm tại Khôn tạo nạn ách Âm lục thì phần Dương cũng đang ở một quẻ nào đấy và phải có tác động đối kháng lại chứ ? Hoặc khi phần Dương ở tại Càn tạo nạn ách Dương cửu thì phần Âm cũng đang ở một quẻ nào đấy và cũng có tác động đối kháng lại vậy ?
Thế nên từng nạn riêng lẻ Dương cửu hay Âm lục chỉ tác động đến thời khí quả đất cũng như con người ở một chừng mức nào thôi tuỳ thuộc vào phần bên kia tương tác với nó thế nào. Ta có thể cứ nhìn vào 2 quẻ chủ và các sao khí của chúng mà phán đoán là được.
Câu hỏi kế tiếp là: K hi 2 nạn ách DC và AL cùng xảy ra trong cùng 1 thời gian thì sao? Đây là vấn đề Hội 2 nạn ách tiếp sau đây...

Thiện Nhơn

htruongdinh
29-12-09, 20:31
Theo từ "Hội ách " mà sách vở xưa nay vẫn dùng, ta nghĩ ngay là những năm nào Thái dương Ất ở Càn mà Thái âm Dinh ở Khôn (tức là những năm quẻ Thái ất hằng năm mang tên là Địa thiên thái ) thì quả đất sẽ bị tác động xấu nhất, vì phần Dương đang tạo nạn Dương cửu và phần Âm đang tạo nạn Âm lục,nhưng xét quan hệ bát biến với quả đất thì Càn- Cấn là tốt, còn Khôn - Cấn tuy không tốt ( Xem lại phần phán đoán các quẻ Tiểu du và Đại du) nhưng quan hệ 2 quẻ Càn-Khôn ( Địa thiên thái) lại tốt, nên xét ra thì quả đất chỉ bị nạn Âm lục mà thôi..Như thế thì từng nạn riêng lẻ ảnh hưởng tới quả đất cũng chảng nặng nề gì như đã trình bày ở trên.
Cũng vì thế những nhà sưu tập mới dựng ra một cách tính 2 nạn ách hội lại là khi Thái âm Đinh nằm ở Khôn, và Thái dương Ất nằm ở Tốn.vì họ cho rằng Khôn thì cực âm, còn Tốn thì dương tuyệt.Cách tính này thế nào ta sẽ xem xét sau, nhưng theo suy luận này thì khi Thái dương Ất nằm ở Càn và Thái âm Đinh nằm ở Doài cũng phải xảy ra 2 nạn ách hội lại vậy.Nhưng các sách vở còn lưu lại không thấy đề cập gì đến cách này.
CÁCH TÍNH HỘI 2 NẠN ÁCH : ÂM KHÔN + DƯƠNG TỐN
Phần Thái âm Đinh thuộc quẻ Khôn thì như trên đã biết:
Vòng 1: là trước khởi nguyên thời gian 34 năm cộng với 2 năm sau khởi nguyên tức là đến hết năm 00.000.002. Trong 36 năm này thì Thái dương Ất chỉ ở quẻ Càn có 2 năm 00.000.001 và 00.000.002 nên không có hội 2 nạn ách.
Vòng 2 thì bắt đầu sau năm ( -34) + ( + 288 ) tức là sau năm 00.000.254. Trong 36 năm tiếp sau 00.000.254 thì có 2 lần Thái dương Ất nằm ở quẻ Tốn : Lần 1 là 3 năm 00.000.262, 00.000.263, 00.000.264 ( Xem lại cách tính vòng Tiểu du ). Tuy không nằm trong 9năm đầu tiên nhưng 3 năm này vẫn phải là những năm hội ách vì Âm Khôn gặp Dương Tốn.lần đầu tiên. Và cứ thế tính tiếp tục thì hội 2 nạn ách sẽ bắt đầu vào các năm:
00.000.262+ 288 tức là năm 00.000.550
00.000.262+ 288+288 tức là năm 00.000.838
.00.000.262+288+288+288 ...........
.............v . v.......
( Vì 288 là số chia hết cho 24.)
Lần 2 là 3 năm 00.000.286, 00.000.287, 00.000.288. tức là sau 3 năm ở trên 24 năm Nếu căn cứ vào quy tắc Âm Khôn gặp Dương Tốn là hội 2 nạn ách thì 3 năm này cũng là những năm hội ách dù cũng không nằm trong 9 năm đầu của Thái âm Đinh ở Khôn. Và cứ thế tính tiếp tục thì cũng sau từng vòng 288 năm sẽ xảy ra nạn hội ách lần kế tiếp v.v....
Từ cách tính như trên ta dễ dàng tính hội 2 nạn ách DƯƠNG CÀN + ÂM ĐOÀI, nhưng theo suy luận riêng thì : Khí bản thể của Mặt trời ( phần Dương ) phải Tuyệt Dương ở Khôn, còn Khí bản thể của Các Hành Tinh ( phần Âm ) phải Tuyệt Âm ở Càn thì mới hợp lý vì Khí của Mặt trời Thuần Dương ở Càn, dịch chuyển giao động ở Ly, Cấn, Chấn, Đoài thì kém dần nên đến Khôn thì tuyệt mới đúng.Sau đó là phục hồi ở Khảm, Tốn để rồi Thuần Dương trở lại ở Càn....v.v.....
Còn Khí của Các Hành Tinh thì Thuần Âm ở Khôn, dịch chuyển giao động ở Khảm, Tốn rồi Tuyệt Âm ở Càn (Vì quả đất ở gần Mặt trời hơn so với Tâm của các hành tinh ) và phục hồi dần ở Ly, Cấn, Chấn, Đoài để trở lại Thuần Âm ở Khôn ..v.v....
Thế nên Công thức để tính Hội 2 nạn ách phải là:
* Nạn Dương : DƯƠNG CÀN + ÂM CÀN ( tức quẻ Thái ất hằng năm là Thuần Càn)
* Nạn Âm : ÂM KHÔN + DƯƠNG KHÔN. (tức quẻ Thái ất hằng năm là Thuần Khôn)
Nạn Dương thì năng lượng Mặt trời cực đại trong khi năng lượng Các Hành Tinh cực tiểu, còn Nạn Âm thì ngược lại. Năng lực của chúng gây cho quả đất thế nào thì còn tuỳ thuộc vào từng vùng, địa hình sông núi, đất liền biển cả .v.v....
Riêng đối với Địa bàn Giáp thì còn tuỳ thuộc vào các sao khí của từng Cung nữa
Sau đây là cách tính cho 2 công thức này:

htruongdinh
29-12-09, 20:32
1) NẠN ÂM HỘI ÁCH
Ta tính Nạn Âm Hội Ách trước vì phần Âm Khôn đã dược biết ở trên. Như đã tính thì vòng Đại du thứ 2 của Thái âm Đinh bắt đầu sau năm (-34) + (+288) tức là sau năm 00.000.254. Trong 36 năm đầu của vòng này thì nó thuộc quẻ Khôn. Tính vòng Tiểu du của Thái dương Ất trong 36 năm này thì có 2 lần nó nằm ở quẻ Khôn :
Lần 1 là các năm 00.000.256, 00.000.257, 00.000.258.
Lần 2 là các năm 00.000.280, 00.000.281, 00.000.282.(sau lần 1 là 24 năm)
Trong những năm này thì Âm Khôn gặp Dương Khôn tức là Khí Âm thuần âm, còn Khí Dương bị tuyệt dương dẫn đến năng lượng Các Hành tinh cực đại, còn năng lượng Mặt trời cực tiểu nên đã xảy ra 2 lần hội ách cách nhau 24 năm
Như vậy cũng sẽ có:
Năm 00.000.256 + 288 là năm hội ách lần 3
và năm 00.000.280 + 288 là năm hội ách lần 4.....
Cứ thế sau 288 năm ta sẽ có Nạn Âm Hội Ách tiếp theo .v.v...vì 288 thì chia hết cho cả 288 và 24.
Nên ta suy ra cách tính Nạn Âm Hội Ách là : Muốn biết năm nào xảy ra hội ách thì lấy số tuế tích năm đó trừ đi 256 rồi chia cho 288. Số dư là một số nhỏ hơn 288, ta đem cộng với một số X nào đó để tổng bằng 288 thì " từ năm ấy cộng với X năm " sẽ được năm xảy ra hội ách lần đầu. Sau đó cộng thêm 24 ta sẽ được năm xảy ra hội ách lần sau.
Ví dụ: Năm nay 2009 là:
(10.155.926 - 256 ) : 288 = 35262 dư 214.
Mà 214 + 74 = 288
Vậy năm 2009+74 = 2083 là năm bắt đầu xảy ra Nạn Âm hội ách lần đầu.
và năm 2083+24 = 2107 là---------------------------------------------------------- lần sau.
Theo cách tính này thì Hội ách chỉ xảy ra trong 3 năm mà thôi, vì sau 3 năm thì phần Dương đã chuyển qua quẻ Khảm nên Khí không còn Tuyệt Dương nữa.
2) NẠN DƯƠNG HỘI ÁCH
Tương tự Nạn Âm, nhung ta phải tìm 36 năm đầu tiên mà Thái âm Đinh nằm ở quẻ Càn vì những năm này thì Khí Âm bị tuyệt Theo cách tính đã biết thì đó là 36 năm từ 00.000.075 đến hết năm 00.000.110. Trong những năm này thì Thái dương Ất nằm ở quẻ Càn 2 lần:
Lần 1 là năm 00.000.075.
Lần 2 là 3 năm 00.000.097, 00.000.098, 00.000.099 tức là sau lần 1 là 22 năm.
Vậy ta có 2 lần xảy ra hôi ách cách nhau 22 năm vì trong những năm trên thì Khí Dương thuần dương còn Khí Âm bị tuyệt âm (nên năng lượng Mặt trời cực đại còn năng lượng Cac Hành tinh cực tiểu ). Và cứ thế sau từng 288 năm ta cũng có sự lặp lại như thế...v.v....
Tacũng suy ra cách tính Nạn Dương Hội Ách là:

Muốn biết năm nào xảy ra Nạn Dương Hội Ách thì lấy số tuế tích năm đó trừ đi 75 rồi chia cho 288, xong lấy số dư + một số X năm nào đó để tổng bằng 288 thì " từ năm ấy + Xnăm " ta sẽ được năm xảy ra hội ách lần đầu. Sau đó cộng thêm 22 thì sẽ được năm xảy ra hội ách lần sau
Ví dụ Năm 2009 là:
( 10.155.926 -75 ) :288 = 35263 dư 107
Mà 107 + 181 = 288
Nên năm 2009 + 181 = 2190 là năm xảy ra hội ách lần đầu
và năm 2190 + 22 =2212 ----------------------------------------sau
Theo cách tính này thì hội ách lần đầu tiên chỉ xảy ra 1năm ( vì khi Thái âm Đinh tới Càn lần đầu tiên thì Thái dương Ất đã ở Càn năm thứ 3) còn lần thứ 2 là 3 năm. Các vòng tiếp theo sau từng 288 năm thì cũng thế...v.v...
Cũng theo 2 cách tính cho 2 nạn Âm Dương này ta thấy: Từ năm Nạn Âm lần đầu đền năm Nạn Dương lần đầu thì luôn cách nhau 106 năm như từ 2083 đến 2190 là 106 năm nên các nhà sưu tạp lai TS TATK đời sau do không lý giải dược đã đem Râu ông nọ chắp cằm bà kia "gọi Nạn Âm Lục thành nạn Âm Bách Luc.Thật là tai hại vậy!. Tên chính xác của nạn ách phần âm là Âm Lục mà thôi.

Và cũng thế : Nếu tính từ Nạn Âm lần đầu đến Nạn Dương lần sau thì luôn đúng chẵn là 130 năm như từ 2083 đến 2212 là 130 năm chẵn nên họ đã lấy con số này làm số doanh sai ! ! ! ( thì cũng đúng là sai thật vậy ! )
Còn con số 456 là số ước lược 1/10 của 4560 mà 4560 là tổng số năm của 9 nạn vì theo họ hiểu 2 từ Dương Cửu thì phải có 9 nạn.với số năm cho từng nạn là : 106, 374, 480, 720, 720, 600, 600, 480, 480. Ta thấy cách hiểu 9 nạn theo từng chu kỳ là đã sai với sự chuyển quẻ của 2 vòng Tiểu du và Đại du rồi, chưa kể cách tính 2 vòng này của họ lại chẳng liên quan gì đến các con số trên cả nên chắc chắn là họ đã thêm thắc vào để huyền bí hoá môn cổ học này thông qua con số 106 đầu tiên mà thôi.
Theo thiển ý là như thế, bạn nào có thể lý giải rõ ràng xin đưa lên để mọi người cùng học hỏi thêm......
Một vấn đề cuối cùng cần phải phân biệt là : Người xưa đã xem vùng Địa bàn Giáp của họ là đại diện chuẩn nhất cho Tâm bảng bảng Lạc thư ( Hệ Bắc cực ) nên 2 nạn trên là họ tính toán cho vùng ấy là chính.Quẻ Cấn theo địa bàn thì chỉ cho phương Đông bắc tính từ Tâm ( vùng Động đình hồ ngày nay ) mà ra .Nhưng căn cứ trên nguyên lý tính toán để áp đặt vào địa bàn chuẩn của họ thì quẻ Cấn là đại diện cho quả đất nên ta củng có thể dùng 2nạn trên cũng như các quẻ Tiểu du và Đại du hằng năm để đánh giá tình hình năng lượng chungnhất cùa HMT tác động vào quả đất vậy: Khi địa bàn Giáp bị Nạn Dương hội ách nóng lên 1 độ thì toàn thế giới năm ấy nhiệt độ cũng phải tăng lên trên dưới 1 độ chút ít chứ không thể không thay đổi được.....
Tuy vậy nhưng quả đất chúng ta còn có từ trường tương tác lại với năng lượng HMT nữa, rồi còn tuỳ thuộc vào địa hình sông suối, ao hồ biển cả từng vùng nữa nên Thuật số này cũng chỉ tính toán đại lược thôi.

Thiện Nhơn
(copy từ tuvilyso.net)

Mathias
23-10-15, 14:33
Chào Bác htruongdinh,

Theo bài dưới về phối tiết khí với quái hậu thiên của bác khác với bài của tác giả VinhL :http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=3272
như tiết Lập xuân phối quái Cấn (tại mục số #5)
Cấn 8
------------- Th, Tr, Hạ
Lập Xuân: *** 8 – 5 – 2
Vũ Thủy: **** 9 – 6 – 3
Kinh Chập: ** 1 – 7 – 4

=>còn bên dưới của Bác phối quái Chấn.

lậpthu-xử thử-bạch lộ phối quái Khôn(tại mục số #5)
Khôn 2
------------- Th, Tr, Hạ
Lập Thu:***** 2 – 5 – 8
Xử Thử:****** 1 – 4 - 7
Hàn Lộ:****** 9 – 3 - 6

=>còn bên dưới của Bác phối quái Đoài
...
Bác và ACE cho mình hỏi sự khác nhau về phối quái với tiết khí?

Thanks,
M.Tu



Tiết khí là một đơn vị thời gian. Mỗi tiết 15 ngày, chia làm 3 hậu, vậy mỗi hậu chia làm 5 ngày. Quy đổi ra 12*5=60 giờ âm lịch. Trong một tiết hậu đầu gọi là thượng nguyên là khí lúc bắt đầu sinh. Hậu thứ 2 gọi là trung nguyên là lúc khí đang thịnh đã trưởng thành. hậu thứ 3 hạ nguyên, khí đã suy tàn.
một năm có 4 mùa Xuân, hạ , Thu, Đông, mỗi mùa có 6 tiết, mỗi tháng có 2 tiết khí. Một năm có 24 tiết khí chia ra 12 tiết thuộc dương, 12 tiết thuộc âm.

12 tiết thuộc dương bắt đầu từ đông chí là lúc bắt đầu khí dương sinh, cho đến ngày trước của tiết hạ chí
Tiết Đông chí, Tiểu Hàn, Đại Hàn, 3 tiết này phối quẻ Khảm.
Tiết lập xuân, Thanh Minh, cốc vũ thuộc Chấn
Tiết Lập Hạ, Tiểu mãn, Mang chủng thuộc Tốn.

12 Tiết thuộc âm bắt đầu từ Hạ chí là lúc khí âm bắt đầu sinh đến ngày trước tiết Đông chí.
Tiết hạ chí , Tiểu thử, Đại thử thuộc Ly.
Tiết lập thu, Xử thử, Bạch lộ thuộc Đoài.
Tiết lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết thuộc Càn.

Chú ý: thực ra một tháng âm lịch có 2 tiết khí, Phần đầu gọi là tiết, phần sau gọi là khí. Tháng nhuận là tháng không có trung khí, Trung khí thì dương bắt đầu sinh. Tuỳ từng môn trong phương đông ngưòi ta quy định khởi đầu của tháng Dần trong năm,
ví dụ như trong Độn giáp ứng tháng Dần Tiết Lập xuân, khí vũ thuỷ.
Ví dụ trong lục nhâm đại độn tháng dần Khởi Khí Vũ thuỷ, tiết Kinh chập.Những thần sát của Lục nhâm lại vẫn xử dụng Dần là tiết Lập xuân, khí Vũ thuỷ.
Nếu tiết khí có đủ 15 ngày thì có thể chia làm 3 hậu thương, trung, hạ nguyên.
Trong trường hợp các tiết không đủ 15 ngày hoặc quá 15 ngày, thì người chiêm độn khi lập cục phải nắm 2 điều quan trọng.
1, Tiết Lập xuân đến trước hay sau ngày mông 1 âm lịch.
2,Các tiết có quá 15 ngày hay không đủ 15 ngày.

TH 1: Tiết khí lập xuân đến trước hay sau ngày mồng một âm lịch thì phải căn cứ vào ngày , giwò Lập xuân để quyết định.
TH 2: Các tiết khí không đủ 15 ngày hoặc quá 15 ngày. Thường thì các tiết khí có đủ 15 ngày chia làm thượng, trung, hạ nguyên, mỗi nguyên 5 ngày.
Trong trường hợp mỗi tiết khí chỉ có 13, 14 ngày hoặc 16, 17 ngày, thì cần phải biết những ngày thiếu hoặc thừa thuộc nguyên nào.
Các nhà lịch pháp đặt phép tính "Tam nguyên phù đầu" để giải quyết vấn đề trên.
Pháp như sau:
1, Các can Giáp, kỷ gia với Tý, ngọ, mão , Dậu là thượng nguyên.
2, Các can Giáp, kỷ gia với Dân, thân, tị, hợi là trung nguyên.
3, Các can giáp, kỷ gia với Thìn, tuất , sửu, mùi là Hạ nguyên.
Cách dùng: Trong trường hợp tiết khí thừa hay thiếu ngày , xem Can chi của ngày thừa , thiếu để biết ngày đó thuộc vào nguyên nào.
Ví dụ Kỷ mão thuộc thượng nguyên.

Muốn lập được phương trình độn giáp, phải biết ngày chiêm thuộc cục nào, như vậy phải biết ngày đó thuộc tiết khí nào.
12 tiết khí từ Đông chí đến mang chủng là dương độn, 12 tiết từ hạ chí đến Đại tuyết là âm độn. Tức " Dương tiết ứng dương độn, âm tiết ứng âm độn".
Sau khi xác định được ngày đó thuộc dương, âm độn phải xem ngày đó thuộc tiết khí nào, sẽ biết ngày chiêm thuộc cục nào.
Tiết khí của một tháng âm lịch có thời gian bình quân chính xác là 30 ngày lẻ 5 giờ 2 khắc. Trong 24 tiết khí, khí dài nhất có 15 ngày le 16 giờ .
30 Ngày lẻ 5 giờ 2 khắc chia 6 cục độn giáp thừa 5 giờ 2 khắc là sai số.

Để giải quyết vấn đề này người xưa dùng "Siêu thần", "Tiếp khí", Trí nhuận " pháp.
Thời gian một cục bình quân 5 ngày , nhật can của ngày đầu mỗi cục nhất định là can kỷ hoặc giáp. Khi định cục bắt đầu là can giáp tiếp đến ất, bính, đinh, mậu cả thảy 5 ngày. Cục tiếp theo kỷ, canh, tân, nhâm, quý 5 ngày . Cục tiếp theo lại từ giáp...
Đối với địa chi có quy luật tính cứ bất kỳ tiết khí nào cục có tý , ngọ, mão, dậu thuộc thượng nguyên.
Đối với địa chi có quy luật tính cứ bất kỳ tiết khí nào cục có Dần, thân, tị, hợi thuộc trung nguyên.
Đối với địa chi có quy luật tính cứ bất kỳ tiết khí nào cục có Thìn, Tuất, sửu, Mùi thuộc hạ nguyên.

Phối thiên can địa chi ta có quy luật sau:
Trong mỗi tiết khí thiên can địa chi của thượng nguyên là Giáp tý, Giáp ngọ, kỷ mão,Kỷ dậu.
Trong mỗi tiết khí thiên can địa chi của thượng nguyên là Giáp dần, Giáp thân, kỷ tị,Kỷ hợi.
Trong mỗi tiết khí thiên can địa chi của thượng nguyên là Giáp thìn, Giáp tuất, kỷ sửu,Kỷ mùi.

Thông thường ngày đầu của thượng nguyên trong mỗi tiết không phải là ngày đầu của của tiết khí. Có khi tới trước tiết, có khi đến sau tiết, hãn hữu chúng mới trùng nhau.
Ta gọi ngày đầu của thượng nguyên trong tiết là "Phù đầu".
Thì người xưa định nghĩa:
"Chính thụ": Phù đầu và tiết khí cùng ngày.
"Siêu thần": Phù đầu đến trước tiết khí.
"Tiếp khí" :Phù đầu đến sau tiết khí
"trí nhuận": Phù đầu đến sớm 9,10,11 ngày chỉ xảy ra ở hai tiết Mang chủng và Đại tuyết ( là hai tiết chuẩn bị chuyển hoá âm, dương cục).
TH đó ta tính cục từ ngày phù đầu có tính thượng trung hạ. Nhưng đây là siêu cục và tính ở tiết đại tuyết hoặc mang chủng. Đến ngày giáp kỷ đầu của tiết mang chủng, đại tuyết ta lại tính thượng trung hạ bình thường. Như vậy phần ngày dư ra thuộc về tiết trước mang chủng, đại tuyết đươc tính cho tiết đại tiết mang chủng ở dạng siêu cục.

nguyenvu

BanChatDichHoc
16-10-16, 19:58
Phần nguồn gốc của TÂTK sai be bét
phần nói về siêu thần tiếp khí ; cũng không đúng khi cho thêm vào chữ SIÊU CỤC .