PDA

View Full Version : Blockchain công nghệ mới, nghề hot nhất 2017



sonthuy
04-08-17, 10:56
Blockchain
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích cho từng nội dung cụ thể trong bài viết tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Bài hoặc đoạn này cần được wiki hóa theo các quy cách định dạng và văn phong Wikipedia.
Xin hãy giúp phát triển bài này bằng cách liên kết trong đến các mục từ thích hợp khác.
Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, vì vậy cơ sở dữ liệu này được gọi là chuỗi khối. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được ghi thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.

Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế sử dụng hệ thống tính toán phân cấp với khả năng chịu lỗi byzantine cao. Vì vậy sự đồng thuận phân cấp có thể đạt được nhờ Blockchain. Vì vậy Blockchain phù hợp để ghi lại những sự kiện, hồ sơ y tế, xử lý giao dịch, công chứng, danh tính và chứng minh nguồn gốc. Việc này có tiềm năng giúp xóa bỏ các hậu quả lớn khi dữ liệu bị thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu.

Blockchain đầu tiên được phát minh và thiết kế bới Satoshi Nakamoto vào năm 2008 và được hiện thực hóa vào năm sau đó như là một phần cốt lõi của Bitcoin, khi công nghệ blockchain đóng vai trò như là một cuốn sổ cái cho tất cả các giao dịch. Qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và một hệ thống dữ liệu phân cấp, Bitcoin blockchain được quản lý tự động. Việc phát minh ra blockchain cho Bitcoin đã làm cho nó trở thành loại tiền tệ kỹ thuật số đầu tiên giải quyết được vấn đề double spending (chi tiêu gian lận khi 1 lượng tiền được dùng 2 lần). Công nghệ này của Bitcoin đã trở thành nguồn cảm hứng cho một loạt các ứng dụng khác.

Công nghệ blockchain tương đồng với cơ sở dữ liệu, chỉ khác ở việc tương tác với cơ sở dữ liệu. Để hiểu blockchain, cần nắm được năm định nghĩa sau: chuỗi khối (blockchain), cơ chế đồng thuận phân tán (decentralized consensus), tính toán tin cậy (trusted computing), hợp đồng thông minh (smart contracts) và bằng chứng công việc (proof of work). Mô hình tính toán này là nền tảng của việc tạo ra các ứng dụng phân tán.

Mục lục
1 Cơ chế đồng thuận phi tập trung (decentralized consensus)
2 Chuỗi khối (The blockchain) và dịch vụ chuỗi khối
3 Hợp đồng thông minh (smart contracts) và tài sản thông minh
4 Tính toán tin cậy (trusted computing)
5 Bằng chứng công việc (Proof of work)
6 Tham khảo
Cơ chế đồng thuận phi tập trung (decentralized consensus)
Cơ chế này ngược lại với mô hình cổ điển về cơ chế đồng thuận tập trung – nghĩa là khi một cơ sở dữ liệu tập trung được dùng để quản lý việc xác thực giao dịch. Một sơ đồ phi tập trung chuyển giao quyền lực và sự tin tưởng cho một mạng lưới ảo phi tập trung và cho phép các nút của mạng lưới đó liên tục lưu trữ các giao dịch trên một khối (block) công cộng, tạo nên một chuỗi (chain) độc nhất: chuỗi khối (blockchain). Mỗi khối kế tiếp chưa một “hash” (một dấu tay độc nhất) của mã trước nó; vì thế, mã hóa (thông qua hàm băm) được sử dụng để bảo đảm tính xác thực của nguồn giao dịch và loại bỏ sự cần thiết phải có một trung gian tập trung. Sự kết hợp của mã hóa và công nghệ blockchain lại đảm bảo rằng sẽ không bao giờ một giao dịch được lưu trữ lại hai lần.

Chuỗi khối (The blockchain) và dịch vụ chuỗi khối
Một chuỗi khối giống như một nơi để lưu trữ dữ liệu bán công cộng trong một không gian chứa hẹp (khối). Bất cứ ai cũng có thể xác nhận việc bạn nhập thông tin vào vì khối chứa có chữ ký của bạn, nhưng chỉ có bạn (hoặc một chương trình) có thể mở khối chứa ra vì chỉ có bạn cầm khóa bí mật cho dữ liệu đó.

Vì thế chuỗi khối hoạt động gần giống như một cơ sở dữ liệu, ngoại trừ một phần của thông tin được lưu trữ - header của nó là công khai.

Dữ liệu lưu trữ có thể là một giá trị hoặc một số dư tiền mã hóa. Một chuỗi khối hoạt động như một hệ thống lưu chuyển giá trị thay thế mà không một quyền lực tập trung hay bên thứ ba nào có thể chen vào (vì quá trình mã hóa). Nó được dựa trên quyền công khai/ bí mật, là âm-dương của chuỗi khối: nhìn công khai nhưng kiểm soát bí mật.

Hợp đồng thông minh (smart contracts) và tài sản thông minh
Hợp đồng thông minh là các khối để xây dựng nên các ứng dụng phi tập trung. Một hợp đồng thông minh tương đương với một chương trình nhỏ mà bạn có thể tin tưởng với một đơn vị giá trị và quản lý giá trị đó. Ý tưởng cơ bản đằng sau hợp đồng thông minh là sự quản lý bằng khế ước đối với một giao dịch giữa hai bên liên quan hay nhiều hơn có thể được xác minh theo thứ tự thông qua chuỗi khối, thay vì thông qua một quan tòa tập trung. Sau phải dựa vào một quyền lực tập trung trong khi hai hay nhiều bên tham gia có thể đồng thuận lẫn nhau, và khi họ có thể đưa ra các điều khoản và thực thi sự đồng thuận bằng chương trình và các điều kiện, tiền sẽ được chuyển tự động khi hoàn thành một số dịch vụ.

Tính toán tin cậy (trusted computing)
Khi bạn kết hợp các nền tảng đằng sau chuỗi khối, cơ chế đồng thuận phi tập trung và hợp đồng thông minh, bạn sẽ nhận ra rằng chúng hỗ trợ cho việc truyền bá các nguồn lực và giao dịch trên một mặt phẳng theo một cách ngang hàng, và trong khi làm điều đó, chúng cho phép các máy tính tin tưởng lẫn nhau ở một mức độ sâu.

Vì vai trò của chuỗi khối là người xác nhận giao dịch minh bạch, mỗi khối ngang hàng có thể tiếp tục tin tưởng lẫn nhau tuân theo các quy luật tin tưởng nằm trên công nghệ.

Bằng chứng công việc (Proof of work)
Tại trung tâm của hoạt động chuỗi khối là khái niệm then chốt của “bằng chứng công việc”, một phần tích hợp tầm nhìn của Satoshi Nakamoto cho vai trò của chuỗi khối trong việc xác thực các giao dịch. Nó được biểu hiện là một rào cản lớn ngăn cản người dùng thay đổi dữ liệu trên chuỗi khối mà không sửa lại bằng chứng công việc.

Bằng chứng công việc là khối then chốt xây dựng nên blockchain vì nó không thể “sửa lại” và được bảo vệ thông qua sức mạnh của hàm băm mã hóa.

Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Blockchain

sonthuy
04-08-17, 10:58
Kỹ sư blockchain

Có thể vị trí này không có nhiều cơ hội việc làm hiện nay nhưng nền tảng về kĩ năng của các kỹ sư trong lĩnh vực blockchain là sự am hiểu các công nghệ đằng sau Bitcoin, kinh nghiệm chuyên sâu về mã hóa, hệ phân tán, thuật toán băm sẽ luôn được chào đón ở rất nhiều nơi. Hiện tại có hơn 200 doanh nghiệp và các dự án mã nguồn mở đang tìm cách áp dụng công nghệ blockchain cho các ứng dụng kinh doanh, thẻ an ninh hay trong các dịch vụ tài chính. Trên các trang tuyển dụng thì mức lương cho vị trí này giao động từ 150-170 ngàn USD/năm cho kỹ sư có kinh nghiệm trong Python, Bitcoins, và hệ phân tán.
Nguồn: http://www.pcworld.com.vn

sonthuy
04-08-17, 11:00
Dù đưa ra mức lương cao ngất ngưởng 250.000 USD, ngành nghề này vẫn khan hiếm nhân sự nhất thế giới

Chỉ tính riêng trong đầu tháng 6, có hơn 1.000 việc làm liên quan đến blockchain được đăng quảng cáo trên LinkedIn - cao hơn gấp 3 lần so với 1 năm trước.
Có lẽ, trên thế giới không có một nơi nào nóng hơn thị trường tuyển dụng kỹ sư bitcoin. Trong khi nguồn cung vẫn rất khan hiếm, nguồn cầu nhân sự không ngừng tăng mạnh. Điều đáng ngạc nhiên là không thể dễ dàng tìm thấy một khóa học, hay một nơi đào tạo cho lĩnh vực nhân sự này.

Blockchain là công nghệ tạo nên các loại tiền ảo trong đó có bitcoin. Gần đây, giá của đồng tiền ảo này đã tăng lên hơn 2.500 USD - gấp gần 5 lần so với năm ngoái. Blockchain cho phép dữ liệu được mã hóa trên tất cả mọi thứ từ tiền đến hồ sơ bệnh án và có thể chia sẻ được giữa các công ty, cá nhân và tổ chức. Thông tin về một giao dịch (tức một khối blockchain) được liên tục cập nhật. Bằng cách này blockchain có tác dụng ngăn chặn các hành vi gian lận và bảo vệ người sở hữu.

Các chuyên gia cho biết nhu cầu kỹ sư bitcoin có ở tất cả các ngành - từ dịch vụ tài chính đến bán lẻ và ngày càng vượt xa nguồn cung. Chỉ tính riêng trong đầu tháng 6, có hơn 1.000 việc làm liên quan đến blockchain được đăng quảng cáo trên LinkedIn - cao hơn gấp 3 lần so với 1 năm trước.

LinkedIn không liệt kê blockchain là một kỹ năng chính thức, nhưng có khá nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu phía LinkedIn làm điều này. Đa số họ là những công ty có trụ sở tại Mỹ, sau đó đến Anh, Pháp, Ấn Độ, Đức và Hà Lan.

"Hiện tại thị trường tuyển dụng liên quan đến blockchain đang rất nóng bởi hầu hết các công ty, tập đoàn lớn đều muốn có một đội blockchain", Michael Mainelli - nhà tổ chức khóa đào tạo blockchain cho các giám đốc cấp cao và thành viên quản trị tại Z/Yen cho biết.

Các công ty đang nhìn thấy một tiềm năng to lớn trong việc sử dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh từ theo dõi hàng hóa thực phẩm đến xử lý giao dịch tài chính.

Theo Jerry Cuomo - phó chủ tịch phụ trách mảng blockchain của IBM, các kỹ sư blockchain giỏi có thể nhận được mức lương trên 250.000 USD/năm.

Ông Cuomo đánh giá đó thực sự là một mức lương cao cho một kỹ sư phần mềm tài năng. Đám mây và trí tuệ nhân tạo đang là hai "khu vực nóng".

Hiện nay có rất ít trường đại học cung cấp các khóa học đào tạo blockchain. "Công nghệ này không phức tạp lắm. Nếu bạn là một coder và đã biết về mật mã thì nó khá đơn giản", ông Mainelli nói.

Năm nay, trường ĐH Edinburgh dự kiến gia nhập nhóm những trường đại học đầu tiên cung cấp khóa học blockchain. Aggelos Kiayias - giám đốc phòng thí nghiệm công nghệ blockchain tại trường ĐH Edinburgh cho biết: "Công nghệ blockchain mới chỉ phát triển gần đây và giới hàn lâm luôn có một sự chậm chễ khi bắt kịp xu thế mới".

Ông còn nói thêm rằng: "Bạn có thể học được một lượng kiến thức khổng lồ về an ninh mạng chỉ bằng cách học về blockchain".

Trong khi đó, một số trường đại học khác ở Mỹ đã nhanh chân hơn. Trường ĐH Stanford đã có khóa học về tiền ảo từ 2 năm trước đây. ĐH California, Berkeley và Viện Công nghệ Massachusetts cũng đã có khóa học tương tự. Ngoài ra, học viên quan tâm còn có thể tham gia khóa học trực truyến kéo dài 11 tuần về công nghệ tiền ảo của Coursera liên kết với trường ĐH Princeton.

Một nhóm các chuyên gia có kinh nghiệm về tiền ảo đã thành lập Blockchain University 3 năm trước ở California.

B9lab - tổ chức thu phí có trụ sở tại London và Hamburg cung cấp một khóa học về blockchain cho các giám đốc công nghệ và chuyên gia phân tích kéo dài 9 tuần trị giá 2.350 EUR.

Nguồn : http://ttvn.vn/kinh-doanh/du-dua-ra-muc-luong-cao-ngat-nguong-250000-usd-nganh-nghe-nay-van-khan-hiem-nhan-su-nhat-the-gioi-420172169842117.htm

sonthuy
04-08-17, 11:05
Mời các bác xem thêm về Blockchain và Tiền mã hoá
Tại sao nên cần biết về Crypto Currency
https://www.youtube.com/watch?v=DJi-KwlCSxY

sonthuy
05-08-17, 21:52
tiếp theo
https://www.youtube.com/watch?v=FpKk36IiRmY
https://www.youtube.com/watch?v=w3xwz1K6_1Q
https://www.youtube.com/watch?v=mU7HrawdROY
https://www.youtube.com/watch?v=9qE1Ipejiic