PDA

View Full Version : Trở thành cao thủ Tử Bình về luận Hành Vận trong 3 tháng ?



VULONG
18-08-17, 22:34
Nội dung chương trình này như sau :

Nội dung chính của chương trình này lấy trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi đã được đăng trong chủ đề cùng tên ở mục Tử Bình bên trang web tuvilyso.org (trang này phải có nick mới xem được các hình vẽ) hay trong chủ đề "Lớp Học Tứ Trụ sơ cấp, trung cấp và cao cấp cho tất cả mọi người" trong mục "Tử Bình - Bát Tự" bên trang web "Diễn Đàn Lý Học Đông Phương".

Chương trình này gồm 5 phần :

Phần 1 : Là phần Đại Cương hay phần Nhập Môn chính là "Tuần Thứ Nhất" trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi (thời gian tự học khoảng 1 tháng, mỗi ngày chỉ cần đọc 1 đến 2 tiếng).

Mục đích chính của phần này là giới thiệu các khái niệm cơ bản của môn Tử Bình.

Yêu cầu của phần này là đòi hỏi bạn đọc phải xác định được chính xác Tứ Trụ cũng như các đại vận và tiểu vận cùng thời gian bắt đầu của chúng khi đã biết các thông tin về năm, tháng, ngày và giờ của một người bất kỳ (Chú ý : Tử Bình luôn luôn dùng Dương Lịch để xác định Tứ Trụ, thời gian khởi đại vận,...).

Phần 2 : Là phần giới thiệu về những khái niệm cốt tủy, trọng yếu của môn Tử Bình là Dụng thần, Thân vượng hay nhược,.... chính là "Tuần Thứ Hai" trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi (thời gian tự học giống như Phần 1).

Mục đích chính của phần này là giới thiệu cho bạn đọc sử dụng Toán Học để xác định được dễ dàng Dụng thần cũng như Thân vượng hay nhược của một Tứ Trụ bất kỳ.

Yêu cầu chính của phần này là bạn đọc chỉ dùng Toán Học tự mình phải xác định được Thân vượng hay nhược và dụng thần của một Tứ Trụ bất kỳ.
(Sau khi nắm chắc được Phần 2 này bạn đọc sẽ thấy trình độ xác định Dụng thần của mình chính xác hơn cả các cao thủ Tử Bình từ Cổ cho đến Kim - trên mạng ảo - đã nghiên cứu môn Tử Bình này hàng mấy chục năm.)

Phần này được gọi ngắn gọn là phần dùng Toán Học để xác định Dụng thần của Tứ Trụ.

Phần 3 : Là phần giới thiệu về luận Hành Vận (thời gian học giống như 2 phần trên)

Mục đích chính của phần này là hướng dẫn bạn đọc luận các đại vận của một Tứ Trụ bất kỳ để biết được các vận nào đẹp và các vận nào xấu. Phần này không có trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ", tôi sẽ hướng dẫn qua các ví dụ mẫu được lấy trong các sách hay trên các diễn đàn hoặc trong thực tế... (các bạn hãy tự tìm các ví dụ mẫu mà tôi đã đăng ở mục Tử Bình trên các diễn đàn).

Yêu cầu của phần này là bạn đọc phải hiểu được để tự luận được Hành Vận của các ví dụ khác.

Phần 4 : Là phần luận về Vận Hạn (luận Lưu Niên - một năm bất kỳ) chính là "Tuần Thứ Ba" trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi (thời gian học tùy theo khả năng của từng người).

Phần này được gọi là phần dùng Toán Học để xác định tai họa nặng hay nhẹ.

Phần này học không khó nhưng do số lượng các quy tắc tìm được là quá nhiều (vì các quy tắc này phần lớn là các trường hợp riêng, tôi chưa có đủ các ví dụ để gộp chúng lại thành các quy tắc tổng quát) cho nên cái khó cho bạn đọc là phải tra cứu như tra Từ Điển để biết các quy tắc đã xác định được trong ví dụ mà bạn đang xét đó có bao nhiêu điểm hạn.

Mục đích chính của phần này là hướng dẫn bạn đọc dùng Toán Học để xác định xem một năm bất kỳ của một Tứ Trụ có hạn hay không, nếu có thì xem nó nặng hay nhẹ tới mức nào theo bảng mẫu tôi đã tổng kết được.

Yêu cầu của phần này là bạn đọc phải xác định được tổng điểm hạn của một Tứ Trụ vào một năm bất kỳ.

Phần 5 : Là phần giới thiệu các cách giải cứu (được giới thiệu trong các ví dụ mẫu)

Mục đích chính là giới thiệu các cách giải cứu mà tôi đã tìm ra.

Yêu cầu bạn đọc hiểu được các cách giải cứu này rồi tự mình suy luận để tìm ra các cách giải cứu khác.


Thường là các ví dụ mẫu chủ yếu tôi đã đăng trong mục Tử Bình trên các diễn đàn như : Tử Bình Diệu Dụng, tuvilyso.org, Diễn đàn lý học Đông phương, Huyền Không Lý Số, Lý Số VN, Nhân Trắc học,... và tôi sẽ đưa ra ở đây có thể có đủ cả 5 phần này cho nên tùy theo bạn đọc đã tự học đến phần nào chỉ cần xem đến phần đó mà hiểu là đạt yêu cầu.

Nhâm Thiết Tiều là một đại cao thủ Tử Bình mà chúng ta biết là người bình cuốn "Trích Thiên Tủy" (một trong các cuốn sách hay nhất về Tử Bình hiện nay).

Sau 3 tháng tự học, tức bạn đọc đã tự học xong Phần 3 theo chương trình này, bạn đọc sẽ dễ dàng phát hiện các bài luận về Hành Vận của tác giả Nhâm Thiết Tiều trong các ví dụ mẫu của cuốn "Trích Thiên Tủy" là sai hay đúng (các bạn hãy vào xem ví dụ Mẫu 1 là ví dụ số 1 (vua Càn Long) trong cuốn "Trích Thiên Tủy" ở mục "Bình Luận Tổng Quát" bên trang web "Tử Bình Diệu Dụng" ở chủ đề giống chủ đề này).

Vậy thì bạn đọc có quyền tự hào là mình đã trở thành cao thủ Tử Bình về luận Hành Vận hay chưa ?

Cám ơn các bạn đã tự học theo chương trình này.

Chúc các bạn thành công.

Berlin ngày 18 tháng 8 năm 2017

VULONG

(Các bạn hãy chủ động vào xem các ví dụ mẫu mà tôi đã đăng trong mục Tử Bình trên các diễn đàn - tôi đã giới thiệu ở trên.)

VULONG
23-08-17, 20:57
Có thắc mắc hay không hiểu gì xin mọi người cứ hỏi tại đây, tôi sẽ trả lời.

VinhL
23-08-17, 22:57
Chào bác VuLong,
Dạo này tiểu sinh lại có hứng nghiên cứu môn Tử Bình,
nhất là phương pháp của bác,
muốn đặt mua quyển "Giãi Mã Tứ Trụ" mà không biết mua từ đâu.
Không biết có thẻ đặt mua thẳng từ bác không?

VULONG
24-08-17, 02:18
Chào bác VuLong,
Dạo này tiểu sinh lại có hứng nghiên cứu môn Tử Bình,
nhất là phương pháp của bác,
muốn đặt mua quyển "Giãi Mã Tứ Trụ" mà không biết mua từ đâu.
Không biết có thẻ đặt mua thẳng từ bác không?

Tôi không có ý định bán ở VN vì thứ nhất là chỉ có bản tiếng Anh, thứ hai là gửi về VN thì hệ số an toàn gần như là con số không tròn trĩnh nên bạn tạm thời đọc và nghiên cứu các phần tôi đã đăng công khai trên các diễn đàn (hầu như là toàn bộ phần lý thuyết chính gần 200 trang của cuốn này. Hiện tại tôi vẫn không muốn đăng phần khắc vợ- khắc chồng, con cái khắc cha mẹ,.... vì đó chỉ là phần phụ của cuốn sách).

DangHuyAnh
24-08-17, 02:30
Sách của bác VU cũng sợ lộ hàng nửa à.

VinhL
24-08-17, 09:11
Tôi không có ý định bán ở VN vì thứ nhất là chỉ có bản tiếng Anh, thứ hai là gửi về VN thì hệ số an toàn gần như là con số không tròn trĩnh nên bạn tạm thời đọc và nghiên cứu các phần tôi đã đăng công khai trên các diễn đàn (hầu như là toàn bộ phần lý thuyết chính gần 200 trang của cuốn này. Hiện tại tôi vẫn không muốn đăng phần khắc vợ- khắc chồng, con cái khắc cha mẹ,.... vì đó chỉ là phần phụ của cuốn sách).

Bác VuLong khỏi lo, tiểu sinh ở Toronto, Canada.
Nếu bác nghĩ gữi được thì xin nhắn tin cho tiểu sinh.

Chân thành cám ơn.

VULONG
24-08-17, 13:21
Bác VuLong khỏi lo, tiểu sinh ở Toronto, Canada.
Nếu bác nghĩ gữi được thì xin nhắn tin cho tiểu sinh.

Chân thành cám ơn.

Nếu ở các nước Tư Bản phát triển thì OK! tôi sẽ gửi và chỉ lấy số tiền in hồi năm 2010 là 6 EURO/1 cuốn (giá quảng cáo lúc đó còn giá không quảng cáo phải ít nhất là 8 EURO) cộng thêm tiền gửi bưu điện (gửi 1 cuốn sách thì chỉ khoảng 2 EURO gì đó).

VinhL
25-08-17, 00:50
Nếu ở các nước Tư Bản phát triển thì OK! tôi sẽ gửi và chỉ lấy số tiền in hồi năm 2010 là 6 EURO/1 cuốn (giá quảng cáo lúc đó còn giá không quảng cáo phải ít nhất là 8 EURO) cộng thêm tiền gửi bưu điện (gửi 1 cuốn sách thì chỉ khoảng 2 EURO gì đó).

bác VuLong,
Mong bác nhắn tin cách chuyển tiền, và cước phí bưu điện gữi bảo đảm (tức phải có chử ký của người nhận mới nhận được bưu kiện).

Chân Thành Cám Ơn Bác.

VULONG
25-08-17, 20:05
bác VuLong,
Mong bác nhắn tin cách chuyển tiền, và cước phí bưu điện gữi bảo đảm (tức phải có chử ký của người nhận mới nhận được bưu kiện).

Chân Thành Cám Ơn Bác.

Tôi vừa mang cuốn sách chưa bọc gì cả ra bưu điện để hỏi thì nhân viên bưu điện cân và nói chuyển bảo đảm sang Canada mất 9,5 Euro.

(Có liên lạc gì hãy qua E-mail của tôi : vulong007@yahoo.de )

VULONG
02-09-17, 23:29
https://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=5469&stc=1&d=1504369760
https://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=5472&stc=1&d=1504371963
https://farm5.staticflickr.com/4339/36657581221_126c028ca1_o.png
https://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=5471&stc=1&d=1504370593

VULONG
03-09-17, 01:00
Sau đây là các ví dụ mẫu ứng dụng 12 quy tắc và lý thuyết của tôi :

https://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=5474&stc=1&d=1504374648
https://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=5475&stc=1&d=1504375025
https://farm5.staticflickr.com/4402/35988086223_21012fcfe7_o.png
https://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=5476&stc=1&d=1504375170

VULONG
03-09-17, 01:29
https://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=5483&stc=1&d=1504379028
https://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=5479&stc=1&d=1504376759
https://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=5481&stc=1&d=1504378100
https://huyenkhonglyso.com/attachment.php?attachmentid=5482&stc=1&d=1504377875

VULONG
03-09-17, 17:05
https://farm5.staticflickr.com/4368/36856139871_821ddb09bd_o.png

VULONG
03-09-17, 17:46
https://farm5.staticflickr.com/4331/36825604882_3ecde9174a_o.png

VULONG
03-09-17, 19:09
https://farm5.staticflickr.com/4426/36190341303_b346689e4a_o.png

Ricky
05-09-17, 15:21
Chào a.VULONG,

anh vui lòng hướng dẫn và cho biết cách áp số hạn từ bảng tra vào bát tự

https://i1070.photobucket.com/albums/u494/toctien9x/Ltin/vd3.png

https://i1070.photobucket.com/albums/u494/toctien9x/Ltin/vd.png

chẳng hạn:
Tân(9) Đinh( 6) Canh(10) Bính(3)
Mão(3) Dậu(9) ngọ(3) Tý(7)

Thanks,

VULONG
07-09-17, 04:25
Chào a.VULONG,

anh vui lòng hướng dẫn và cho biết cách áp số hạn từ bảng tra vào bát tự

chẳng hạn:
Tân(9) ........ Đinh( 6) ....... Canh(10) ...... Bính(3)
Mão(3) ......... Dậu(9) ....... ngọ(3) ........ Tý(7)

Thanks,


https://farm5.staticflickr.com/4429/36676592350_b3e223f101_o.png

Thân chào.

Ricky
07-09-17, 12:50
Chào a.VULONG,

1. Cảm ơn a.VULONG đã nhiệt tình hướng dẫn.

2. a.VULONG cho tôi hỏi thêm cách tính về những con số bên trong chẳng hạn:

Tân (giảm 2/5) Đinh (5,4) Canh(6.67) Bính(1,5)

Mão(giảm 1/2) Dậu(giảm 2/5) Ngọ (2) Tý(Giảm 2/5)

Những số này tính như thế nào?

3. Rồi từ Tân,Mão,Dậu có chung dấu (\) với các số như : 3,6 ; 1,5 ; 2,7
và Ngọ, Tý có chung dấu (\) với các số như : 4,2

Những số này dựa tính ntn ?

Thanks




https://farm5.staticflickr.com/4429/36676592350_b3e223f101_o.png

Thân chào.

VULONG
07-09-17, 15:29
Tất cả các tỷ lệ giảm này tôi phải cần tới các ví dụ mẫu của ông Thiệu Vĩ Hoa đã xác định được chúng là Thân vượng hay nhược trong cuốn "Dự Đoán Theo Tứ Trụ" mới có thể xác định được chúng (tức tôi phải cần tới các ví dụ đã xác định được chính xác là Tứ Trụ đó có Thân vượng hay Thân nhược).

Cho nên các tỷ lệ giảm này không thể lấy một vài ví dụ mà có thể xác định được chúng,... bạn đọc phải thừa nhận mà thôi.

Tóm lại câu hỏi 2 của bạn có thể trả lời một cách ngắn gọn và đơn giản nhất là thấy sử dụng các tỷ lệ giảm 1/2 đv, 2/5 đv với các can chi ở ngoài vùng tâm và giảm 1/2 với can chi bị khắc trực tiếp, giảm 1/3 đv với can chi bị khắc gần, giảm 1/5 với can chi bị khắc cách 1 ngôi, giảm 1/10 với can chi bị khắc cách 2 ngôi và giảm 1/20 đv với can chi bị khắc cách 3 ngôi thì thấy đúng còn không thì sai.

Nếu như bạn giải quyết được các câu hỏi này của bạn trước khi tôi viết cuốn sách này thì bạn mới chính là tác giả của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" chứ không phải là của tôi.

Còn điểm vượng của các can chi mà bạn hỏi ở câu 3 chính là điểm vượng trong vùng tâm của các can chi đó. Các điểm vượng này tính toán được sau khi áp dụng các tỷ lệ giảm này vào ví dụ cụ thể mà bạn hỏi (khái niệm "Trong vùng tâm" là vùng để khử tác dụng xa hay gần của các can chi trong Tứ Trụ với Thân (Nhật can), tức không còn có chuyện "Nước xa không cứu nổi lửa gần").

VULONG
07-09-17, 17:35
Ở trên tôi quên đăng "Ví dụ mẫu 3" nay xin đăng :

https://farm5.staticflickr.com/4347/36246375374_784a54e092_o.png

VULONG
07-09-17, 17:50
bác VuLong,
Mong bác nhắn tin cách chuyển tiền, và cước phí bưu điện gữi bảo đảm (tức phải có chử ký của người nhận mới nhận được bưu kiện).

Chân Thành Cám Ơn Bác.
https://farm5.staticflickr.com/4347/36941259141_979cc28078_o.png

VULONG
10-09-17, 15:43
https://farm5.staticflickr.com/4380/36949338426_f3c0cd77e5_o.png

VULONG
10-09-17, 15:43
https://farm5.staticflickr.com/4386/36324713593_b6b3b79e3b_o.png

VULONG
11-09-17, 11:12
Bài viết của INDOCHINE tôi trích dẫn trên không biết vì sao mất phần luận của Từ Lạc Ngô về ví dụ số 2 của Tăng nhân nay xin trích lại đầy đủ :

https://farm5.staticflickr.com/4426/36968587666_3f65ff4694_o.png

VinhL
12-09-17, 00:59
Chào bác VuLong,

Tứ Trụ
Ất Sửu, Kỷ Mão, Ất Hợi, Nhâm Ngọ

Hai Mệnh Ất sửu này lý thú thật.

Theo truy cứu thì Trích Thiên Tủy xuất bản vào năm Mậu Thân 1848.
Vậy thì Mệnh Ất sửu liệt kê trong Trích Thiên Tủy phải ở những năm trước đó, có lẻ là một trong hai năm này:
1745 Ất Sửu
1805 Ất Sửu.

Mệnh của họ Đoàn là 1865 Ất Sửu.
Hai mệnh Ất Sửu này các nhau ít nhất 60 hoặc 120 năm.

Theo tiểu sinh tính thì nhà sư bán vợ bán con sinh vào Vận Kim và họ Đoàn thì sinh vào Vận Thủy.
Nhờ bác giải giùm sự ảnh hưởng của Kim và Thủy đối với Tứ Trụ này.

Xin rút các trang đề cập của bác từ hai quyển của Từ Nhạc Ngô - 徐樂吾
"Cổ Kim Danh Nhân Mệnh Giám - 古今名人命鉴"

5511
5512

và "Trích Thiên Tủy Trưng Nghỉa - 滴天髓徵义"
5513
5514
5515

VULONG
13-09-17, 19:18
Theo tôi thì cứ 60 năm "Bảng Nạp Âm 60 Năm Giáp Tý" lại trở lại đúng năm Giáp Tý. Vậy thì sao các mệnh có cùng 1 Tứ Trụ sinh cách nhau 60 hay 120 năm lại có chuyện sinh vào Vận Kim hay Thủy khác nhau như vậy ?

Quả thực tôi không hiểu nghĩa của từ Sinh vào Vận Kim và Sinh vào Vận Thủy ở đây như thế nào ?

Xin VinhL giải thích giúp.

VinhL
14-09-17, 01:08
Theo tôi thì cứ 60 năm "Bảng Nạp Âm 60 Năm Giáp Tý" lại trở lại đúng năm Giáp Tý. Vậy thì sao các mệnh có cùng 1 Tứ Trụ sinh cách nhau 60 hay 120 năm lại có chuyện sinh vào Vận Kim hay Thủy khác nhau như vậy ?

Quả thực tôi không hiểu nghĩa của từ Sinh vào Vận Kim và Sinh vào Vận Thủy ở đây như thế nào ?

Xin VinhL giải thích giúp.

Chào bác VuLong,
Người xưa thường nói Thời Thế tạo Anh Hùng. Chử Thời thì có thể hiểu là 10, 20, 60, 360, 129600 năm, vv....
Mỗi thời lại có một Thế giới với đặc tính riêng của một thời đại.
Hai người sinh ở một thời đại khác nhau, tuy cùng một tứ trụ, nhưng hoàn cảnh đã hoàn toàn khác nhau.

Đờn vị 60 can chi dùng để ghi giờ, ghi tháng, ghi năm, nếu lâu hơn 60 thì lại có Tam nguyên 180, hoặc củng có thể dùng thêm 60 Can Chi để ghi một đại nguyên (60 x 60 = 360 năm).
Hoàng Cực Kinh Thế dùng hệ 64 quái và 384 hào, nguyên hội vận thế để ghi thời gian cả triệu năm, thì Can Chi củng có thể vậy.

VULONG
14-09-17, 03:35
Chào bác VuLong,
Người xưa thường nói Thời Thế tạo Anh Hùng. Chử Thời thì có thể hiểu là 10, 20, 60, 360, 129600 năm, vv....
Mỗi thời lại có một Thế giới với đặc tính riêng của một thời đại.
Hai người sinh ở một thời đại khác nhau, tuy cùng một tứ trụ, nhưng hoàn cảnh đã hoàn toàn khác nhau.

Đờn vị 60 can chi dùng để ghi giờ, ghi tháng, ghi năm, nếu lâu hơn 60 thì lại có Tam nguyên 180, hoặc củng có thể dùng thêm 60 Can Chi để ghi một đại nguyên (60 x 60 = 360 năm).
Hoàng Cực Kinh Thế dùng hệ 64 quái và 384 hào, nguyên hội vận thế để ghi thời gian cả triệu năm, thì Can Chi củng có thể vậy.

Xin hỏi cái lý thuyết này ra đời từ bao giờ và tác giả của nó là ai ?

VinhL
15-09-17, 12:05
Xin hỏi cái lý thuyết này ra đời từ bao giờ và tác giả của nó là ai ?

Chào bác VuLong,
Thuyết Nguyên Hội Vận Thế là của ngài Thiệu Khang Tiết, trong Hoàng Cực Kinh Thế.
Thuyết về con số 360 năm là trong Thấi Ất Thần Kinh, gọi là vòng Kỷ, mỗi vòng có 5 nguyên (Ngũ Tý), mỗi Nguyên có 72 cục (mỗi tý có 72 năm).

Đọc kỷ lại mấy bài bác viết ở trên thì mới hiểu, theo bác thì họ Đoàn không phải sinh vào giờ Nhâm Ngọ (giờ sinh của nhà tăng) , mà là giờ Quý Mùi. Như vậy thì không thể liệt vào trường hợp cùng Tứ Trụ.

Nếu bác có hứng thú về trường hợp cùng tứ trụ thì tiểu sinh sẻ cung cấp cho bác, một thí dụ thực tại, sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày và cùng giờ, dĩ nhiên là song sinh, nhưng hai tư chất hoàn toàn khác nhau, sinh trước sau 1 phút!

VULONG
15-09-17, 14:45
Chào bác VuLong,
Thuyết Nguyên Hội Vận Thế là của ngài Thiệu Khang Tiết, trong Hoàng Cực Kinh Thế.
Thuyết về con số 360 năm là trong Thấi Ất Thần Kinh, gọi là vòng Kỷ, mỗi vòng có 5 nguyên (Ngũ Tý), mỗi Nguyên có 72 cục (mỗi tý có 72 năm).

Đọc kỷ lại mấy bài bác viết ở trên thì mới hiểu, theo bác thì họ Đoàn không phải sinh vào giờ Nhâm Ngọ (giờ sinh của nhà tăng) , mà là giờ Quý Mùi. Như vậy thì không thể liệt vào trường hợp cùng Tứ Trụ.

Nếu bác có hứng thú về trường hợp cùng tứ trụ thì tiểu sinh sẻ cung cấp cho bác, một thí dụ thực tại, sinh cùng năm cùng tháng cùng ngày và cùng giờ, dĩ nhiên là song sinh, nhưng hai tư chất hoàn toàn khác nhau, sinh trước sau 1 phút!

Cám ơn VinhL đã hồi đáp.

Vậy là các lý thuyết trên đã biết chính xác thời gian xuất hiện và tác giả của chúng.

Nhưng dù sao các tác giả trên cũng chỉ là các Tiền Nhân đi trước chúng ta thôi (tức đều là người ở cùng trái đất như chúng ta) chứ không phải là những Thánh Nhân (tức những người từ một nền văn minh ngoài trái đất đến viếng thăm chúng ta). Do vậy các lý thuyết mà họ đưa ra có thể đúng và cũng có thể sai. Chính vì vậy muốn biết chúng đúng hay sai thì phải áp dụng chúng vào các ví dụ trong thực tế của chúng ta thì mới biết được.

Nếu như các lý thuyết này đều đã được thực tiễn kiểm chứng là đúng thì Từ Nhạc Ngô là một đại cao thủ Tử Bình mà còn không biết hay sao ?

Bằng chứng là Từ Nhạc Ngô không hề nhắc tới lý thuyết này khi luận mệnh của Đoàn Vĩnh Thụy và Lão Tăng mặc dù có cùng Tứ Trụ.

Theo cách suy luận và tiếp cận vấn đề của riêng tôi thì thường đầu tiên tôi cố gắng chỉ dùng những kiến thức cơ bản của Tử Bình truyền thống để giải quyết vấn đề. Nếu như không giải quyết được tôi mới phải đi tìm tới các yếu tố bên ngoài tác động vào Tứ Trụ (hay Mệnh). Riêng ở đây tôi đã đồng thời cùng lúc đề cập tới cả 2 yếu tố bên trong (Mệnh hay Tứ Trụ) và bên ngoài (môi trường sinh ra hay sống) tác động tới Tứ Trụ và đã chứng minh được là sinh khác giờ (tức không có cùng Tứ Trụ).

Nếu như VnhL có được các ví dụ về sinh đôi thì quá hay, cứ đưa ra đây cho tôi và mọi người cùng nghiên cứu.

Thân chào.

VinhL
16-09-17, 01:32
Chào bác VuLong,

Đây là trường hợp của hai chi em sinh đôi:
Dương Lịch Ngày 2 Tháng 12, 1996
Người chị sinh trước vào 4:55 AM
Người em sinh sau vào 4:56 AM

Cả hai đề sinh và sống tại tĩnh bang Vancouver của Canada.

Tính ra ngày âm lịch thì là
Năm Bính Tý, tháng 10 Kỷ Hợi, Ngày 22 Quý Dậu, 4:55 AM Giáp Dần, tiết Tiểu Tuyết. Đây là giờ Địa Phương, theo múi giờ UTC - 8:00.

Gọn lại là:
Bính Tý, Kỷ Hợi, Quý Dậu, Giáp Dần.

Chỉ sinh nhau trước và sau 1 phút.
Bác cần thêm thông tin gì thì cho biết.
Sự thú vị ở trường hợp này là hai chị em khác tư chất, dung mạo, và tính tình.

VULONG
16-09-17, 02:19
Chào bác VuLong,

Đây là trường hợp của hai chi em sinh đôi:
Dương Lịch Ngày 2 Tháng 12, 1996
Người chị sinh trước vào 4:55 AM
Người em sinh sau vào 4:56 AM

Cả hai đề sinh và sống tại tĩnh bang Vancouver của Canada.

Tính ra ngày âm lịch thì là
Năm Bính Tý, tháng 10 Kỷ Hợi, Ngày 22 Quý Dậu, 4:55 AM Giáp Dần, tiết Tiểu Tuyết. Đây là giờ Địa Phương, theo múi giờ UTC - 8:00.

Gọn lại là:
Bính Tý, Kỷ Hợi, Quý Dậu, Giáp Dần.

Chỉ sinh nhau trước và sau 1 phút.
Bác cần thêm thông tin gì thì cho biết.
Sự thú vị ở trường hợp này là hai chị em khác tư chất, dung mạo, và tính tình.

Vân Từ sinh sau giờ khe tới gần 20´vậy mà cây đại cổ thụ Tư Vi trước năm 1975 của miền Nam VN là cụ Thiên lương đã lấy lá số và dự đoán cho Vân Từ trước giờ khe. Còn cụ Vũ Tài Lục cũng là cây đại cổ thụ cả Tử Vi lẫn Tử Bình đã khẳng định và dự đoán cho Vân Từ sinh trước giờ khe.

Gần đây tôi mới đủ khả năng dùng Tử Bình chứmg minh được Vân Từ sinh trước giờ khe là giờ Tuất chứ không như trước kia tôi chứng minh là giờ Hợi (Qua chủ đề "Vân Từ sinh giờ Tuất hay giờ Hợi ?" ở mục Tử Bình bên trang web tuvilyso.org).

Cặp sinh đôi này sinh vào lúc 4,55´ và 4,56´, rõ ràng là sinh vào giờ khe nên có khác nhau nhiều thì dĩ nhiên phải khác giờ sinh như Đoàn Kỳ Đoan và lão Thầy Tăng.

Cho nên cần phải tìm được cặp sinh đôi không sinh vào giờ khe mà thực tế khác nhau quá nhiều thì mới thú vị,... và biết đâu khi đó Tử Bình khéo bị "Ngọng" cũng lên ?

Qua chủ đề "Hồ Sơ Lá Số Vân Từ" của Hoa Cái tôi đã đi đến kết luận là những ai sinh trước hay sau giờ khe max 30´ đều có thể thuộc giờ trước hay sau giờ khe đó (tức trước hay sau giờ khe tới 30´chứ không phải chỉ một vài phút).

VinhL và mọi người cố gắng tìm xem có cặp sinh đôi nào không sinh vào giờ khe mà cuộc sống thực tế của họ quá khác nhau không ?

Trong khi chờ đợi, VinhL cho biết tiểu sử, tính cách,... và các dấu ấn đậm nét (có các tai nạn, ốm đau,... nặng càng tốt) của 2 cô gái sinh đôi này để nghiệm lý xem sao.

Thân chào.

VinhL
16-09-17, 06:05
Chào bác VuLong,
Như vậy theo vấn đề giờ Khe mà bác nói thì người chị phải có tứ trụ:
Bính Tý, Kỷ Hợi, Quý Dậu, Giáp Dần
và người em có tứ trụ là:
Bính Tý, Kỷ Hợi, Quý Dậu, Ất Mão.
(tuy người em chỉ sinh sau 1 phút)

Sư khác biệt của hai chi em song sinh này là một người thì có nhan sắc, một người thì không, một người thì lanh lẹ, thông minh, còn người kia thì chậm chạm. Một người có bệnh (tâm thần) và người kia thì không.

Bác thử xem hai tứ trụ này áp dụng theo lý thuyết giờ Khe có thể đoán chính xác người nào là người nào không.

Sẳn đây gữi bác đường link nói về tại sao song sinh thuộc dạng Identical (cùng một trứng, tức dna hoàn toàn giống nhau), mà có thể khác nhau về tư tưởng, bệnh tật, vv....
https://www.theguardian.com/science/2013/jun/02/twins-identical-genes-different-health-study

Họ gọi nó là Epigenetics, là một cơ chế mà sự thay đổi môi trường, và hoàn cảnh làm thay đổi hành vi của genes trong cơ thể chúng ta.
Sự nghiên cứu mấy ngàn (3500) cập song sinh trong bài cho thấy rằng song sinh Identical cùng sinh trong một xã hội mà vẫn có thế bị ảnh hưởng
bỡi môi trường mà đưa đến sự khác nhau về cá tính, bệnh tật, vv.....

3500 cập song sinh này chắc chắn có một số không sinh vào giờ Khe, như vậy Tử Bình dùng phương pháp gì để có thể và lý giải về sự khác biệt của cập song sinh, sinh cùng năm cùng tháng, cùng ngày và giờ?

VULONG
16-09-17, 13:19
Chào bác VuLong,
Như vậy theo vấn đề giờ Khe mà bác nói thì người chị phải có tứ trụ:
Bính Tý, Kỷ Hợi, Quý Dậu, Giáp Dần
và người em có tứ trụ là:
Bính Tý, Kỷ Hợi, Quý Dậu, Ất Mão.
(tuy người em chỉ sinh sau 1 phút)

Sư khác biệt của hai chi em song sinh này là một người thì có nhan sắc, một người thì không, một người thì lanh lẹ, thông minh, còn người kia thì chậm chạm. Một người có bệnh (tâm thần) và người kia thì không.

Bác thử xem hai tứ trụ này áp dụng theo lý thuyết giờ Khe có thể đoán chính xác người nào là người nào không.

Sẳn đây gữi bác đường link nói về tại sao song sinh thuộc dạng Identical (cùng một trứng, tức dna hoàn toàn giống nhau), mà có thể khác nhau về tư tưởng, bệnh tật, vv....
https://www.theguardian.com/science/2013/jun/02/twins-identical-genes-different-health-study

Họ gọi nó là Epigenetics, là một cơ chế mà sự thay đổi môi trường, và hoàn cảnh làm thay đổi hành vi của genes trong cơ thể chúng ta.
Sự nghiên cứu mấy ngàn (3500) cập song sinh trong bài cho thấy rằng song sinh Identical cùng sinh trong một xã hội mà vẫn có thế bị ảnh hưởng
bỡi môi trường mà đưa đến sự khác nhau về cá tính, bệnh tật, vv.....

3500 cập song sinh này chắc chắn có một số không sinh vào giờ Khe, như vậy Tử Bình dùng phương pháp gì để có thể và lý giải về sự khác biệt của cập song sinh, sinh cùng năm cùng tháng, cùng ngày và giờ?

https://farm5.staticflickr.com/4331/36440695703_7f1f4ebdb3_o.png


Nếu có ai cung cấp cho tôi 1 vài cặp sinh đôi khác nhau chính xác tới phút như cặp sinh đôi mà VinhL đưa ra này (không cần tới mức phải cùng 1 trứng nhưng không được sinh trước hay sau giờ khe ít nhất 30´) mà gặp tai họa nặng như chết, tai nạn hay ốm đau nặng, phá sản, lao tù (ít nhất từ 5 năm trở lên), .... thì qua phương pháp tính điểm hạn của tôi về mặt lý thuyết hoàn toàn có thể xác định được Trụ Phút của cặp sinh đôi đó có Can Chi là gì ?

Khi đã biết can chi của Trụ Phút rồi thì các Can Chi của những phút khác sẽ tìm được giống như can chi trụ năm hay trụ ngày là cứ thế tính lên trước hay lùi về sau theo bảng 60 năm Giáp Tý.

Nếu biết được Can của trụ phút thì các Can Chi của các giây trong phút đó sẽ được tính giống như :
- Biết can năm thì sẽ biết được Can Chi của các tháng của năm đó.
- Biết can ngày sẽ biết được Can Chi của các giờ của ngày hôm đó.
- Biết can phút sẽ biết được Can Chi của các giây (nếu biết được ít nhất 1 can chi của trụ giây) thuộc phút đó .

VinhL
17-09-17, 15:06
Chào bác VuLong,
Như vậy thì chúng ta đã bước vào vùng đất mới của Tứ Trụ, là Lục Trụ hay Thập Tự.
Trước khi đi vào vùng đất mới này, thì thiết nghĩ củng nên lập ra hệ thống đàng hoàn.
Thật ra thì hệ thống đã có từ Đời Đường do ngài Thiệu Khang Tiết sáng lập, nhưng có lẻ vấn đề song sinh đối với các cao thủ Tứ Trụ không được xem là quan trọng lắm lắm, nên củng chưa thấy ai lập thuyết, nghiên cứu để ứng dụng.
Hệ thống của ngài Thiệu Khang Tiết, trong Hoàng Cực Kinh Thế, ứng dụng con số 360 xuyên suốt.
1 Năm = 12 Tháng, 1 Tháng = 30 Ngày, 1 Năm = 360 Can Chi Ngày
1 Tháng = 30 Ngày, 1 Ngày = 12 Chi Giờ, 1 Tháng = 360 Can Chi Giờ
1 Ngày = 12 Chi Giờ, 1 Chi Giờ = 30 Phân, 1 Ngày = 360 Can Chi Phân
1 Chi Giờ = 30 Phân, 1 Phân = 12 Miễu , 1 Giờ = 360 Can Chi Miễu
Từ Năm đi lên thì có:
1 Nguyên = 12 Hội, 1 Hội = 30 Vận, 1 Nguyên = 360 Vận
1 Hội = 30 Vận, 1 Vận = 12 Thế, 1 Hội = 360 Thế
1 Vận = 12 Thế, 1 Thế = 30 Năm, 1 Vận = 360 Năm
1 Thế = 30 Năm, 1 Năm = 12 Tháng, 1 Thế = 360 Tháng.
Ta củng Thấy rằng hai cập Niên - Nguyệt, Nhật - Thời là dãy Can Chi độc lập, tuần tự qua 60 Hoa Giáp rồi lập lại.

Để tiện cho việc tính toán ra hai trụ Phân và Miễu, ta phân tích như sau:

1 Ngày có 360 Can Chi (Phân), 1 Ngày = 24 Giờ x 60 = 1440 Phút
1440 Phút / 360 Can Chi = 4 Phút / 1 Can Chi Phân

1 Chi Giờ có 360 Can Chi (Miễu), 1 Chi Giờ = 2 Giờ x 60 x 60 = 7200 Giây
7200 Giây / 360 = 20 Giây / 1 Can Chi Miễu

Như trường hợp 2 chị em song sinh, theo tứ trự thì là
Bính Tý, Kỷ Hợi, Quý Dậu, Giáp Dần
4:55 AM, và 4:56AM
Để tính Trụ Phân, ta đổi số Giờ ra Phút
4:55 AM = 4 * 60 + 55 = 295
4:56 AM = 4 * 60 + 56 = 296
295 / 4 Phút 1 Can Chi = 73.75, 73.75 - 60 = 13.74, làm chẳn lên là 14.
Can Chi thứ 14 là Đinh Sữu (Giáp Tuất 11, Ất Hợi 12, Bính Tý 13, Đinh Sửu 14)
296 / 4 = 74 - 60 = 14 làm chẳn lên củng là 14, vậy củng là Can Chi Đinh Sửu.

Để tính trụ Miễu, ta phải đổi Chi Giờ thành Giây.
Trụ Giờ có Chi giờ là Dần, giờ Dần khởi từ 3:00 AM, vậy

4:55 AM = 60 + 55 = 115 Phút, 115 Phút x 60 = 6900 Giây
6900 / 20 Giây 1 Can Chi = 345, 345 - 300 = 45, tức Can Chi thứ 45
Can Chi 45 là Mậu Thân (Giáp Thìn 41, Ất Tỵ 42, Bính Ngọ 43, Đinh Mùi 44, Mậu Thân 45)

4:56 AM = 60 + 56 = 116 Phút, 116 Phút x 60 = 6960 Giây
6960 / 20 = 348, 348 - 300 = 48, tức Can Chi thứ 48.
Can Chi 48 là Tân Hợi (Giáp Thìn 41, ...., Mậu Thân 45, Kỷ Dậu 46, Canh Tuất 47, Tân Hợi 48)

Như vậy ta có Lục Trụ như sau:
Người Chị là
Bính Tý, Kỷ Hợi, Quý Dậu, Giáp Dần, Đinh Sửu, Mậu Thân
Người Em là
Bính Tý, Kỷ Hợi, Quý Dậu, Giáp Dần, Đinh Sửu, Tân Hợi

Bỡi hai chị em song sinh này chỉ sanh cách nhau 1 phút, nên Trụ Phân giống nhau, chổ khác nhau chính là Trụ Miễu, Mậu Thân và Tân Hợi.

Bác xem như vậy có hợp lý để phân tích thêm hai trụ mới không?

DangHuyAnh
17-09-17, 16:28
Luận thử một tí, bác Vinh xem thế nào nhé:
_4h55: đầu tư ngoại hình rất nhiều, luôn tạo sự nổi bật bằng một ngoại hình mạnh mẽ và học thức, luôn đòi hỏi sự công nhận của người khác dành cho mình. Lúc nhỏ cha mẹ sẽ cảm thấy rất phiền vì mệnh này. Không bao giờ ngừng nghĩ yêu cầu người khác công nhận.
- 4h56: thu mình khép kín, ăn mặc bình thường, ko bai giờ muốn nổi bật ở đám đông, rất hay quan sát, quan sát rất tỉ mỉ, kín tiếng giữ bí mật rất tốt. Chỉ có điều là keo kiệt, rất hay thu vén đồ về mình, dù không làm gì cũng phải thu về để sở hữu. Làm gì cũng đòi công, đòi cao nửa là khác.

VULONG
17-09-17, 23:10
Làm gì có chuyện tìm được trụ Phút qua trụ Giờ như vậy ?

Can chi trụ năm và trụ ngày đến giờ tôi không biết người xưa dùng cái gì để xác định được chúng, cho nên can chi của trụ phút theo tôi cũng như vậy.

Lý thuyết của cụ Thiệu Khang Tiết đưa ra như vậy thì nó là vậy còn đúng hay sai đến giờ ai có thể chứng minh được ?

Ví dụ giả sử nếu chúng ta không biết năm nay có can chi là Đinh Dậu thì qua lý thuyết này của cụ Thiệu Khang Tiết có xác định được hay không ?

Tương tự nếu như chúng ta không biết can chi của tất cả các ngày là gì, vậy thì qua lý thuyết của cụ liệu có tìm ra được can chi cụ thể của ngày hôm nay hay không ?

Nếu như qua lý thuyết này của cụ mà tìm ra được can chi của 1 năm và 1 ngày bất kỳ nào đó thì mới có thể nói tới tìm được can chi của trụ phút, bằng không thì cách xác định trụ phút và giây của cặp sinh đôi trên chỉ là hư ảo.

Thân chào.

VinhL
18-09-17, 07:50
Luận thử một tí, bác Vinh xem thế nào nhé:
_4h55: đầu tư ngoại hình rất nhiều, luôn tạo sự nổi bật bằng một ngoại hình mạnh mẽ và học thức, luôn đòi hỏi sự công nhận của người khác dành cho mình. Lúc nhỏ cha mẹ sẽ cảm thấy rất phiền vì mệnh này. Không bao giờ ngừng nghĩ yêu cầu người khác công nhận.
- 4h56: thu mình khép kín, ăn mặc bình thường, ko bai giờ muốn nổi bật ở đám đông, rất hay quan sát, quan sát rất tỉ mỉ, kín tiếng giữ bí mật rất tốt. Chỉ có điều là keo kiệt, rất hay thu vén đồ về mình, dù không làm gì cũng phải thu về để sở hữu. Làm gì cũng đòi công, đòi cao nửa là khác.

Bạn DangHuyAnh dựa vào đâu mà phán đoán như vậy?

VinhL
18-09-17, 08:51
Làm gì có chuyện tìm được trụ Phút qua trụ Giờ như vậy ?

Can chi trụ năm và trụ ngày đến giờ tôi không biết người xưa dùng cái gì để xác định được chúng, cho nên can chi của trụ phút theo tôi cũng như vậy.

Lý thuyết của cụ Thiệu Khang Tiết đưa ra như vậy thì nó là vậy còn đúng hay sai đến giờ ai có thể chứng minh được ?

Ví dụ giả sử nếu chúng ta không biết năm nay có can chi là Đinh Dậu thì qua lý thuyết này của cụ Thiệu Khang Tiết có xác định được hay không ?

Tương tự nếu như chúng ta không biết can chi của tất cả các ngày là gì, vậy thì qua lý thuyết của cụ liệu có tìm ra được can chi cụ thể của ngày hôm nay hay không ?

Nếu như qua lý thuyết này của cụ mà tìm ra được can chi của 1 năm và 1 ngày bất kỳ nào đó thì mới có thể nói tới tìm được can chi của trụ phút, bằng không thì cách xác định trụ phút và giây của cặp sinh đôi trên chỉ là hư ảo.

Thân chào.

Chào bác VuLong,
Tất cả các loại Lịch trên thế giới đều có một mốc khỡi đầu. Hệ thống trong Hoàng Cực Kinh Thế củng vậy. Mốc khỡi đầu Hội Tý trong Hoàng Cực Kinh Thế là 67017BC.

Hiện nay là 2017, tức 2017 - (- 67017) = 2017 + 67017 = 69034
69034 Mod 10 = 4 tức là Đinh
69034 Mod 12 = 10 tức là Dậu
Vì vậy 2017 là Đinh Dậu.

Năm 2500 AD là Can Chi gì?
2500 - (- 67017) = 69517
69517 Mod 10 = 7 tức là Canh
69517 Mod 12 = 9 tức là Thân
Vậy năm 2500 AD là năm Canh Thân.
Đã biết được Can Chi Năm thì Can Chi tháng tuân thủ theo Ngũ Hổ Độn.

Muốn tính ra Can Chi Ngày củng không có gì khó, bỡi Can Chi chỉ là một chuổi dài lập lại, nếu tính ra được số ngày từ một mốc nào đó thì củng có thể tính ra luôn Can và Chi của ngày đó.
Nếu dùng Dương Lịch để tính thì càng dễ hơn là dùng Âm Lịch, bỡi Âm Lịch còn phải tính khoảng cách hai con Trăng non (Sóc), và Tiết Khí.

Ngoài ra trong Thấi Ất Thần Kinh củng có công thức riêng để tính ra Năm (gọi là Tuế Kể), căn cứ vào con số
10153917. Tích Tuế (Số Năm) tính được có thể dùng để tính ra số ngày, và Can Chi Ngày.

Tử Bình thì chú trọng Tiết Khí, mà Tiết Khí thì lại căn cứ vào Kinh Độ của Mặt Trời, mà hiện này khoa Thiên Văn hiện đại củng có công thức để tính ra Kinh Độ Mặt Trời cho mấy ngàn năm (Dĩ nhiên sẻ có độ sai, nhưng không lớn, phạm vi độ sai cỡ tầm Phút là cùng).

VinhL
18-09-17, 08:54
Luận thử một tí, bác Vinh xem thế nào nhé:
_4h55: đầu tư ngoại hình rất nhiều, luôn tạo sự nổi bật bằng một ngoại hình mạnh mẽ và học thức, luôn đòi hỏi sự công nhận của người khác dành cho mình. Lúc nhỏ cha mẹ sẽ cảm thấy rất phiền vì mệnh này. Không bao giờ ngừng nghĩ yêu cầu người khác công nhận.
- 4h56: thu mình khép kín, ăn mặc bình thường, ko bai giờ muốn nổi bật ở đám đông, rất hay quan sát, quan sát rất tỉ mỉ, kín tiếng giữ bí mật rất tốt. Chỉ có điều là keo kiệt, rất hay thu vén đồ về mình, dù không làm gì cũng phải thu về để sở hữu. Làm gì cũng đòi công, đòi cao nửa là khác.

Vừa mới điện thoại nói chuyện với cha mẹ cặp song sinh này, những gì bạn DangHuyAnh đoán hoàn toàn chính xác!!

Tiểu sinh chỉ muốn hỏi là bạn dùng phương pháp nào để có thể biết để mà nghiên cứu.

Nếu bạn có thể đoán xem người nào có bệnh thì có thể nói phương pháp đó rất đáng nên nghiên cứu thêm!

VinhL
18-09-17, 09:38
Chào bác VuLong,
Tiểu sinh củng vừa tìm được một cập song sinh, không sinh vào giờ Khe, cách nhau khoảng 20 phút, và có một người đã chết.
Nữ minh tinh:
Angeli, Pier (Tên thật khi sinh là Annamaria Pierangeli):
Sinh vào Ngày 19 Tháng 6, 1932, 17:45 (5:45PM, giờ standard time), tại Cagliari, Italy
http://www.imdb.com/name/nm0000765/
https://en.wikipedia.org/wiki/Pier_Angeli

Pavan, Marisa (Tên thật khi sinh là Marisa Pierangeli):
Sinh vào Ngày 19 Tháng 6, 1932, 18:05 (6:05PM, giờ standard time), tại Cagliari, Italy
http://www.imdb.com/name/nm0667542/
https://en.wikipedia.org/wiki/Marisa_Pavan

Hai cô là chị em song sinh. Người chị (Minh tinh Angeli Pier), chết vì dùng thuốc quá liều (Druy Overdose), vào
Ngày 10 Tháng 9, 1971, Beverly Hills.

VinhL
18-09-17, 10:11
Chào bác VuLong,
Thêm một cục song sinh công chúa hoàng tộc cho bác nghiên cứu. Tuy trên lý lịch khai sinh thì cùng giờ, nhưng vào thời đó thì chắc họ không ghi chính xác đến phút.

Princess Josephine of Belgium (Tên khi sinh Josephine Marie)
Sinh Ngày 30 Tháng 11 Năm 1870, 8:00AM (giờ địa phương)
Đây là người chị, chết vào khoảng 6 Tuần sau khi sinh, vào Ngày 18 Tháng 1, Năm 1871 vào 12:00 Trưa tại Brussels.
https://en.wikipedia.org/wiki/Princess_Jos%C3%A9phine_Marie_of_Belgium

Princess Henriette of Belgium (Tên khi sinh Henriette Marie)
Sinh Ngày 30 Tháng 11 Năm 1870, 8:00 AM (giờ địa phương)
Đây là người em, đám cưới vào Ngày 12 Tháng 2, 1896 với Hoàng Tử Emmanuel of Orleans, và có 4 đứa con.
Công chúa Henriette được biết là người giỏi nhất về thể thao trong phái nử của Hoàng Tộc.
Cô ta chết vào Ngày 28 Tháng 3 Nằm 1948, được 77 tuổi, tại Switzerland.
https://en.wikipedia.org/wiki/Princess_Henriette_of_Belgium

VULONG
18-09-17, 10:19
Ngay từ đầu cụ Thiệu Khang Tiết đã sai khi đặt nền móng coi 1 năm chỉ có 360 ngày, từ cái sai này dẫn đến mọi điều lý luận của cụ đều sai.

Còn cái công thức xác định can chi của 1 năm bất kỳ mà VinhL đã đưa ra ở trên chẳng qua được xác định khi đã biết trước can chi của 1 năm nào đó rồi.

Bởi vì đơn vị năm không có sai số nên hành can cứ theo tuần hoàn 10 năm lại trở lại can ban đầu còn địa chi thì cứ sau 12 năm lại trở lại địa chi ban đầu nên khi đã biết trước can chi của 1 năm nào đó thì tìm ra công thức để xác định can chi 1 năm bất kỳ không có gì là khó cả.

Ví dụ mà VinhL đã đưa ra ở trên không cần thiết phải dùng đến con số 67017, vì nó là quá to mà chỉ cần con số 17 là được rồi.

Nếu như chọn số 17 (tức 1 con số phải lớn hơn 12) thì ta phải quy ước :

1 - Giáp; 2 - Ất; 3 - Bính ; 4 - Đinh; 5 - Mậu; 6 - Kỷ; 7 - Canh; 8 - Tân; 9 - Nhâm; 10 - Quý

Và 11 - Tý; 12 - Sửu; 1 - Dần; 2 - Mão; 3 - Thìn; 4 - Tị; 5 - Ngọ; 6 - Mùi; 7 - Thân; 8 - Dậu; 9 - Tuất; 10 - Hợi

Thì :

Xác định thiên can của 1 năm bất kỳ như VinhL đã đưa ra ở trên như sau :

Giả sử ta xác định can chi của năm 2004 :

Ta có 2004 + 17 = 2031.

Ta thấy hàng đơn vị là số 1, nó tương ứng với can Giáp (theo quy ước ở trên).

Còn về xác định địa chi của năm 2004 :

Ta thấy 2 số cuối cùng của con số 2031 ở trên là 31.

Ta lấy con số 31 trừ đi bội số của 12 để được con số từ 12 trở xuống là được.

31 - 12.2 = 7.

Số 7 tương ứng theo quy ước trên là chi Thân.

Do vậy năm 2004 là năm Giáp Thân.

Cho nên chỉ cần con số 17 chứ không cần tới con số quá lớn 67017 làm gì cả.

Nhưng điều mà tôi muốn biết ở đây là nếu như đầu tiên không hề biết can chi của 1 năm nào cả thì căn cứ vào đâu mà người xưa xác định được can chi của 1 năm nào đó ?

Vì 1 năm nó không tròn 365 ngày nên cứ 4 năm người ta phải thêm 1 ngày vào tháng 2. Chính vì vậy khi đã biết trước can chi của 1 ngày nào đó rồi thì người ta chỉ có thể tìm ra các quy tắc để xác định can chi của 1 ngày bất kỳ trong một khoảng thời gian ngắn nào đó gần với can chi của ngày biết trước đó mà thôi.

Nhưng ở đây tôi muốn biết là dựa vào đâu mà người xưa xác định được can chi của 1 ngày khi không hề biết trước can chi của 1 ngày nào cả ?

Câu hỏi đưa ra với can chi của trụ Phút cũng tương tự như vậy.

VULONG
18-09-17, 11:04
Cám ơn VinhL đã tìm ra các cặp song sinh, tôi sẽ nghiên cứu và hy vọng sẽ xác định can chi của trụ Phút.

Thân chào.

VinhL
18-09-17, 13:02
Ngay từ đầu cụ Thiệu Khang Tiết đã sai khi đặt nền móng coi 1 năm chỉ có 360 ngày, từ cái sai này dẫn đến mọi điều lý luận của cụ đều sai.

Còn cái công thức xác định can chi của 1 năm bất kỳ mà VinhL đã đưa ra ở trên chẳng qua được xác định khi đã biết trước can chi của 1 năm nào đó rồi.

Bởi vì đơn vị năm không có sai số nên hành can cứ theo tuần hoàn 10 năm lại trở lại can ban đầu còn địa chi thì cứ sau 12 năm lại trở lại địa chi ban đầu nên khi đã biết trước can chi của 1 năm nào đó thì tìm ra công thức để xác định can chi 1 năm bất kỳ không có gì là khó cả.

Ví dụ mà VinhL đã đưa ra ở trên không cần thiết phải dùng đến con số 67017, vì nó là quá to mà chỉ cần con số 17 là được rồi.

Nếu như chọn số 17 (tức 1 con số phải lớn hơn 12) thì ta phải quy ước :

1 - Giáp; 2 - Ất; 3 - Bính ; 4 - Đinh; 5 - Mậu; 6 - Kỷ; 7 - Canh; 8 - Tân; 9 - Nhâm; 10 - Quý

Và 11 - Tý; 12 - Sửu; 1 - Dần; 2 - Mão; 3 - Thìn; 4 - Tị; 5 - Ngọ; 6 - Mùi; 7 - Thân; 8 - Dậu; 9 - Tuất; 10 - Hợi

Thì :

Xác định thiên can của 1 năm bất kỳ như VinhL đã đưa ra ở trên như sau :

Giả sử ta xác định can chi của năm 2004 :

Ta có 2004 + 17 = 2031.

Ta thấy hàng đơn vị là số 1, nó tương ứng với can Giáp (theo quy ước ở trên).

Còn về xác định địa chi của năm 2004 :

Ta thấy 2 số cuối cùng của con số 2031 ở trên là 31.

Ta lấy con số 31 trừ đi bội số của 12 để được con số từ 12 trở xuống là được.

31 - 12.2 = 7.

Số 7 tương ứng theo quy ước trên là chi Thân.

Do vậy năm 2004 là năm Giáp Thân.

Cho nên chỉ cần con số 17 chứ không cần tới con số quá lớn 67017 làm gì cả.

Nhưng điều mà tôi muốn biết ở đây là nếu như đầu tiên không hề biết can chi của 1 năm nào cả thì căn cứ vào đâu mà người xưa xác định được can chi của 1 năm nào đó ?

Vì 1 năm nó không tròn 365 ngày nên cứ 4 năm người ta phải thêm 1 ngày vào tháng 2. Chính vì vậy khi đã biết trước can chi của 1 ngày nào đó rồi thì người ta chỉ có thể tìm ra các quy tắc để xác định can chi của 1 ngày bất kỳ trong một khoảng thời gian ngắn nào đó gần với can chi của ngày biết trước đó mà thôi.

Nhưng ở đây tôi muốn biết là dựa vào đâu mà người xưa xác định được can chi của 1 ngày khi không hề biết trước can chi của 1 ngày nào cả ?

Câu hỏi đưa ra với can chi của trụ Phút cũng tương tự như vậy.

Chào bác VuLong,
Mấy hôm nay đã viết sai về ngài Thiệu và Hoàng Cực Kinh Thế, thật ra là vào thời Bắc Tống.

Nếu chỉ căn cứ vào con số 360 mà nói toàn bộ lý thuyết là sai, thì bộ môn Thiết Bản Thần Số và Hà Lạc Lý Số, chắc củng không còn được biết đến, bỡi môn này củng chính là căn cứ vào lý thuyết trong Hoàng Cực Kinh Thế. Cả bộ môn Huyền Không Đại Quái, một hệ thống ghép quái vào Năm Tháng Ngày Giờ, ứng dụng thuyết Quái Khí trong Hoàng Cực củng bỏ vào xọt rác. Hệ thống Can Chi trong Tứ Trụ củng căn cứ vào 60 Can Chi, mà 360 chỉ là một bội số của 60.

Sự khỡi đầu của Can Chi Năm Tháng Ngày Giờ, chỉ là do Nhân Định, tương truyền là bắt đầu từ đời Hoàng Đế.
Nhưng nếu chúng ta truy nguyên về nguồn gốc, thì sẻ thấy rằng hệ Chi liên quan đến 28 Tú. Hệ can liên quan đến lịch pháp cổ. Tiếc rằng bác không đọc được tiếng Hán, nếu không tiểu sinh gữi tặng bác vài cuốn sách Hán nghiên cứu về lịch pháp cổ. Theo sử sách về Thiên Văn thì Năm được chia thành Tuế và Niên. Tuế là 365.25 ngày, còn Niên là 360 ngày. Bỡi củng chính vì thế nên mới có sự điều chỉnh, tức đặt Nhuận trong lịch pháp.

Nói tóm lại, nếu bác muốn có một hệ thống Can Chi tương quan đến Thiên Văn, thì chỉ lấy vòng tròn 360 độ, phân định thành 360 Can Chi, đó chính là vòng Kinh Độ của Mặt Trời. Căn cứ vào Kinh Độ Mặt Trời lúc sinh ra thì củng có thể lập thành 4 trụ hoặc 6 trụ. Nhưng cái này thì chưa ai nghiên cứu đến.
(Thật ra tiểu sinh củng đã có lập trình phương pháp tính ra Can Chi căn cứ vào Kinh Độ Mặt Trời nhưng chưa có thời gian nghiên cứu nó).

DangHuyAnh
18-09-17, 15:00
Vừa mới điện thoại nói chuyện với cha mẹ cặp song sinh này, những gì bạn DangHuyAnh đoán hoàn toàn chính xác!!

Tiểu sinh chỉ muốn hỏi là bạn dùng phương pháp nào để có thể biết để mà nghiên cứu.

Nếu bạn có thể đoán xem người nào có bệnh thì có thể nói phương pháp đó rất đáng nên nghiên cứu thêm!

Cám ơn bác Vinh đã phản hồi thông tin. Do mới tìm hiểu về bộ môn này nên còn rất hăng luận, nhờ may mắn mà xác định trúng thần sát ảnh hưởng lên mệnh song sinh.
Em xin trả lời thêm về thông tin mà em có.
Cặp song sinh này đều có tiềm ẩn bị tâm thần, nhưng chỉ khác biệt là có điều kiện phát tác hay không có điều kiện phát tác.
Lý do để cặp song sinh này có tiềm ẩn tâm thần là do không có khả năng buông bỏ một thứ gì thuộc về mình.
- 4h55 không có khả năng buông bỏ danh tiếng bản thân
- 4h56 không có khả năng buông bỏ tiền bạc vật chất của mình.

Ở năm 2014 là thời điểm kết thúc học hành và phải định hướng tương lai.
-4h55 chọn một định hướng cao quá sức của bản thân, chon một thứ quá cao để khẳng định danh tiếng của bản thân.
-4h56 không chọn gì, chủ yếu muốn đi làm là phần nhiều.

Kết luận: 4h55 bị thần kinh ở cuối năm 2014 đầu 2015.

VULONG
18-09-17, 17:24
Chào bác VuLong,
Mấy hôm nay đã viết sai về ngài Thiệu và Hoàng Cực Kinh Thế, thật ra là vào thời Bắc Tống.

Nếu chỉ căn cứ vào con số 360 mà nói toàn bộ lý thuyết là sai, thì bộ môn Thiết Bản Thần Số và Hà Lạc Lý Số, chắc củng không còn được biết đến, bỡi môn này củng chính là căn cứ vào lý thuyết trong Hoàng Cực Kinh Thế. Cả bộ môn Huyền Không Đại Quái, một hệ thống ghép quái vào Năm Tháng Ngày Giờ, ứng dụng thuyết Quái Khí trong Hoàng Cực củng bỏ vào xọt rác. Hệ thống Can Chi trong Tứ Trụ củng căn cứ vào 60 Can Chi, mà 360 chỉ là một bội số của 60.

Sự khỡi đầu của Can Chi Năm Tháng Ngày Giờ, chỉ là do Nhân Định, tương truyền là bắt đầu từ đời Hoàng Đế.
Nhưng nếu chúng ta truy nguyên về nguồn gốc, thì sẻ thấy rằng hệ Chi liên quan đến 28 Tú. Hệ can liên quan đến lịch pháp cổ. Tiếc rằng bác không đọc được tiếng Hán, nếu không tiểu sinh gữi tặng bác vài cuốn sách Hán nghiên cứu về lịch pháp cổ. Theo sử sách về Thiên Văn thì Năm được chia thành Tuế và Niên. Tuế là 365.25 ngày, còn Niên là 360 ngày. Bỡi củng chính vì thế nên mới có sự điều chỉnh, tức đặt Nhuận trong lịch pháp.

Nói tóm lại, nếu bác muốn có một hệ thống Can Chi tương quan đến Thiên Văn, thì chỉ lấy vòng tròn 360 độ, phân định thành 360 Can Chi, đó chính là vòng Kinh Độ của Mặt Trời. Căn cứ vào Kinh Độ Mặt Trời lúc sinh ra thì củng có thể lập thành 4 trụ hoặc 6 trụ. Nhưng cái này thì chưa ai nghiên cứu đến.
(Thật ra tiểu sinh củng đã có lập trình phương pháp tính ra Can Chi căn cứ vào Kinh Độ Mặt Trời nhưng chưa có thời gian nghiên cứu nó).

Tôi căn cứ câu :

"1 Năm = 12 Tháng; 1 Tháng = 30 Ngày; 1 Năm = 360 Can Chi Ngày".

Nên tôi mới kết luận là sai vì nó chẳng theo Âm lịch hay Dương lịch gì cả mà lấp lửng ở giữa 2 loại lịch này.

Như vậy thì rõ ràng mọi suy luận hay ứng dụng của nó từ đây vào thực tế làm sao mà đúng được, đơn giản chỉ có vậy.

(Cứ cho là lý thuyết này ra đời cách đây 3 tới 4 nghìn năm nữa đi thì những Tiền Nhân đang còn "Ở Trần Đóng Khố" mà thông minh đến như vậy sao ? Theo tôi họ chỉ ghi chép lại theo nghĩa đen mà họ có thể hiểu được lúc đó khi được những người từ một nền văn minh ngoài trái đất viếng thăm trái đất của chúng ta cho biết mà thôi. Ví dụ như câu "Vật chất bao gồm Năng lượng và Khối lượng" thì người xưa hiểu là "Thái cực sinh Lưỡng nghi" chẳng hạn. Từ "Bao Gồm" lại hiểu là "Sinh" thì quá là sai rồi còn gì nữa, vậy mà sau mấy nghìn năm đến nay có ai phát hiện ra sự sai này, ngoài bọn trẻ con ?)

Tôi không có ý định nghiên cứu Thiên văn Lịch pháp, chỉ vì thấy là lạ nên mới tò mò đọc qua mà thôi.

Thân chào.

DangHuyAnh
18-09-17, 17:54
Bác VULONG nghe câu nhật ô nguyệt thố chưa?
Hệ can chi nó có cơ sở khoa học hết đấy bác ạ. Nên không phải vô lý mà bác Vinh đặt vấn đề tìm kinh vĩ của mặt trời. Ở thời điểm thế kỷ 17 chu kỳ 11 năm biến đổi gây ra băng hà ngắn hạn rất có khả năng là thời kỳ mới của hệ can chi.

VULONG
18-09-17, 20:04
Bác VULONG nghe câu nhật ô nguyệt thố chưa?
Hệ can chi nó có cơ sở khoa học hết đấy bác ạ. Nên không phải vô lý mà bác Vinh đặt vấn đề tìm kinh vĩ của mặt trời. Ở thời điểm thế kỷ 17 chu kỳ 11 năm biến đổi gây ra băng hà ngắn hạn rất có khả năng là thời kỳ mới của hệ can chi.

Thì tôi đã rào trước đón sau cả rồi mà, nếu có cái gì sai thì cứ đổ tội cho các cụ "Ở Trần Đóng Khố" dịch sai vì hiểu sai còn cái nào đúng thì bảo là các cụ hiểu đúng nên dịch đúng. Có điều là mọi cái chúng ta muốn tin hay áp dụng chúng vào thực tế thì trước hết phải hiểu và chứng minh được chúng là đúng, còn nếu không thì hãy dè trừng khi ứng dụng hay đề cập tới chúng.

Còn hệ Can Chi có cơ sở Khoa Học như thế nào thì theo cách nghĩ và suy luận của tôi về nó đã được trình bầy ở ngay những trang đầu của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" rồi.

VinhL
19-09-17, 00:08
Chào bác VuLong,
Tất cả các loại Lịch trên thế giới đều có một mốc khỡi đầu. Hệ thống trong Hoàng Cực Kinh Thế củng vậy. Mốc khỡi đầu Hội Tý trong Hoàng Cực Kinh Thế là 67017BC.

Hiện nay là 2017, tức 2017 - (- 67017) = 2017 + 67017 = 69034
69034 Mod 10 = 4 tức là Đinh
69034 Mod 12 = 10 tức là Dậu
Vì vậy 2017 là Đinh Dậu.

Năm 2500 AD là Can Chi gì?
2500 - (- 67017) = 69517
69517 Mod 10 = 7 tức là Canh
69517 Mod 12 = 9 tức là Thân
Vậy năm 2500 AD là năm Canh Thân.
Đã biết được Can Chi Năm thì Can Chi tháng tuân thủ theo Ngũ Hổ Độn.

Muốn tính ra Can Chi Ngày củng không có gì khó, bỡi Can Chi chỉ là một chuổi dài lập lại, nếu tính ra được số ngày từ một mốc nào đó thì củng có thể tính ra luôn Can và Chi của ngày đó.
Nếu dùng Dương Lịch để tính thì càng dễ hơn là dùng Âm Lịch, bỡi Âm Lịch còn phải tính khoảng cách hai con Trăng non (Sóc), và Tiết Khí.

Ngoài ra trong Thấi Ất Thần Kinh củng có công thức riêng để tính ra Năm (gọi là Tuế Kể), căn cứ vào con số
10153917. Tích Tuế (Số Năm) tính được có thể dùng để tính ra số ngày, và Can Chi Ngày.

Tử Bình thì chú trọng Tiết Khí, mà Tiết Khí thì lại căn cứ vào Kinh Độ của Mặt Trời, mà hiện này khoa Thiên Văn hiện đại củng có công thức để tính ra Kinh Độ Mặt Trời cho mấy ngàn năm (Dĩ nhiên sẻ có độ sai, nhưng không lớn, phạm vi độ sai cỡ tầm Phút là cùng).

Nhờ Admin thông tin nên mới biết mình tính lộn. Hihihihihihi
Xin đính chính lại
Năm 2500 AD là Can Chi gì?
2500 - (- 67017) = 69517
69517 Mod 10 = 7 tức là Canh
69517 Mod 12 = 9 tức là Thân
Vậy năm 2500 AD là năm Canh Thân.

69517 Mod 12 = 1 tức là Tý, chứ không phải Thân.
Năm 2500 AD là năm Canh Tý.

VinhL
19-09-17, 01:19
Tôi căn cứ câu :

"1 Năm = 12 Tháng; 1 Tháng = 30 Ngày; 1 Năm = 360 Can Chi Ngày".

Nên tôi mới kết luận là sai vì nó chẳng theo Âm lịch hay Dương lịch gì cả mà lấp lửng ở giữa 2 loại lịch này.

Như vậy thì rõ ràng mọi suy luận hay ứng dụng của nó từ đây vào thực tế làm sao mà đúng được, đơn giản chỉ có vậy.

(Cứ cho là lý thuyết này ra đời cách đây 3 tới 4 nghìn năm nữa đi thì những Tiền Nhân đang còn "Ở Trần Đóng Khố" mà thông minh đến như vậy sao ? Theo tôi họ chỉ ghi chép lại theo nghĩa đen mà họ có thể hiểu được lúc đó khi được những người từ một nền văn minh ngoài trái đất viếng thăm trái đất của chúng ta cho biết mà thôi. Ví dụ như câu "Vật chất bao gồm Năng lượng và Khối lượng" thì người xưa hiểu là "Thái cực sinh Lưỡng nghi" chẳng hạn. Từ "Bao Gồm" lại hiểu là "Sinh" thì quá là sai rồi còn gì nữa, vậy mà sau mấy nghìn năm đến nay có ai phát hiện ra sự sai này, ngoài bọn trẻ con ?)

Tôi không có ý định nghiên cứu Thiên văn Lịch pháp, chỉ vì thấy là lạ nên mới tò mò đọc qua mà thôi.

Thân chào.

Chào bác VuLong,
Thật ra nếu bác cho 1 Năm = 360 Can Chi Ngày là sai thì toàn bộ Tử Bình đều sai!
Tại sao?
Bác xem lại phương pháp lấy Vận của Tử Bình xem. 3 Ngày lấy làm 1 Năm.

Thật ra tiểu sinh có 3 Nghi Vấn lớn đối với Nguồn gốc của Tử Bình:
1) Căn cứ vào đâu, và nguyên lý nào mà Tử Bình dùng Nhật Trụ là Thân
2) Căn cứ vào đâu, và nguyên lý nào mà Tử Bình ứng dụng khoảng cách của Ngày Sinh và Ngày Tiết Khí để lập Vận.
3) Căn cứ vào đâu, mà 3 ngày trong khoảng trong khoản cách Ngày Sinh và Tiết, lại cho là 1 Năm, và 1 Ngày cho là 4 Tháng (120 Ngày).

Từ lúc Tử Bình xuất hiện tới giờ, chưa một quyển sách nào, hay một tác giả nào bỏ ra thời gian mà nghiên cứu vấn đề nguồn gốc của Tử Bình. Không biết bác có từng đặt 3 câu hỏi này về Tử Bình không?

VinhL
20-09-17, 23:40
Cám ơn bác Vinh đã phản hồi thông tin. Do mới tìm hiểu về bộ môn này nên còn rất hăng luận, nhờ may mắn mà xác định trúng thần sát ảnh hưởng lên mệnh song sinh.
Em xin trả lời thêm về thông tin mà em có.
Cặp song sinh này đều có tiềm ẩn bị tâm thần, nhưng chỉ khác biệt là có điều kiện phát tác hay không có điều kiện phát tác.
Lý do để cặp song sinh này có tiềm ẩn tâm thần là do không có khả năng buông bỏ một thứ gì thuộc về mình.
- 4h55 không có khả năng buông bỏ danh tiếng bản thân
- 4h56 không có khả năng buông bỏ tiền bạc vật chất của mình.

Ở năm 2014 là thời điểm kết thúc học hành và phải định hướng tương lai.
-4h55 chọn một định hướng cao quá sức của bản thân, chon một thứ quá cao để khẳng định danh tiếng của bản thân.
-4h56 không chọn gì, chủ yếu muốn đi làm là phần nhiều.

Kết luận: 4h55 bị thần kinh ở cuối năm 2014 đầu 2015.

Chào bạn DangHuyAnh,
Bạn đã đoán sai. Bạn xem 2009 có vấn đề gì không đối với 2 lục trụ?

VULONG
21-09-17, 02:17
Ngay từ đầu cụ Thiệu Khang Tiết đã sai khi đặt nền móng coi 1 năm chỉ có 360 ngày, từ cái sai này dẫn đến mọi điều lý luận của cụ đều sai.

Còn cái công thức xác định can chi của 1 năm bất kỳ mà VinhL đã đưa ra ở trên chẳng qua được xác định khi đã biết trước can chi của 1 năm nào đó rồi.

Bởi vì đơn vị năm không có sai số nên hành can cứ theo tuần hoàn 10 năm lại trở lại can ban đầu còn địa chi thì cứ sau 12 năm lại trở lại địa chi ban đầu nên khi đã biết trước can chi của 1 năm nào đó thì tìm ra công thức để xác định can chi 1 năm bất kỳ không có gì là khó cả.

Ví dụ mà VinhL đã đưa ra ở trên không cần thiết phải dùng đến con số 67017, vì nó là quá to mà chỉ cần con số 17 là được rồi.

Nếu như chọn số 17 (tức 1 con số phải lớn hơn 12) thì ta phải quy ước :

1 - Giáp; 2 - Ất; 3 - Bính ; 4 - Đinh; 5 - Mậu; 6 - Kỷ; 7 - Canh; 8 - Tân; 9 - Nhâm; 10 - Quý

Và 11 - Tý; 12 - Sửu; 1 - Dần; 2 - Mão; 3 - Thìn; 4 - Tị; 5 - Ngọ; 6 - Mùi; 7 - Thân; 8 - Dậu; 9 - Tuất; 10 - Hợi

Thì :

Xác định thiên can của 1 năm bất kỳ như VinhL đã đưa ra ở trên như sau :

Giả sử ta xác định can chi của năm 2004 :

Ta có 2004 + 17 = 2031.

Ta thấy hàng đơn vị là số 1, nó tương ứng với can Giáp (theo quy ước ở trên).

Còn về xác định địa chi của năm 2004 :

Ta thấy 2 số cuối cùng của con số 2031 ở trên là 31.

Ta lấy con số 31 trừ đi bội số của 12 để được con số từ 12 trở xuống là được.

31 - 12.2 = 7.

Số 7 tương ứng theo quy ước trên là chi Thân.

Do vậy năm 2004 là năm Giáp Thân.

Cho nên chỉ cần con số 17 chứ không cần tới con số quá lớn 67017 làm gì cả.

Nhưng điều mà tôi muốn biết ở đây là nếu như đầu tiên không hề biết can chi của 1 năm nào cả thì căn cứ vào đâu mà người xưa xác định được can chi của 1 năm nào đó ?

Vì 1 năm nó không tròn 365 ngày nên cứ 4 năm người ta phải thêm 1 ngày vào tháng 2. Chính vì vậy khi đã biết trước can chi của 1 ngày nào đó rồi thì người ta chỉ có thể tìm ra các quy tắc để xác định can chi của 1 ngày bất kỳ trong một khoảng thời gian ngắn nào đó gần với can chi của ngày biết trước đó mà thôi.

Nhưng ở đây tôi muốn biết là dựa vào đâu mà người xưa xác định được can chi của 1 ngày khi không hề biết trước can chi của 1 ngày nào cả ?

Câu hỏi đưa ra với can chi của trụ Phút cũng tương tự như vậy.

Để cho đơn giản và dễ hiểu nhất, muốn biết can chi của 1 năm bất kỳ chúng ta không cần phải sử dụng con số 67017 hay 17 hoặc bất kỳ 1 con số nào mà lấy chính năm cần xem là đủ.

Nhưng trước khi biết can chi 1 năm bất kỳ thì chúng ta cần phải biết chính xác ít nhất 1 năm nào đó có can chi là gì.

Ta lấy 1 năm bất kỳ nào đó, chẳng hạn lấy năm nay là năm 2017 có can chi là Đinh Dậu.

Ta để ý thấy hàng can có đúng 10 can và thứ tự xắp xếp của chúng tuân theo 1 quy tắc cố định là Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính rồi lại tới Đinh,....

Ta thấy ngay những năm có số cuối cùng là :
- 7 sẽ là các năm có can Đinh.
- 8 là các năm có can Mậu.
- 9 là các năm có can Kỷ.
- 0 là các năm có can Canh.
- 1 là các năm có can Tân.
- 2 là các năm có can Nhâm.
- 3 là các năm có can Quý.
- 4 là các năm có can Giáp.
- 5 là các năm có can Ất.
- 6 là các năm có can Bính.

Ta thấy hàng chi có tới 12 chi và chúng cũng theo thự tự lần lượt như sau : Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi,Thân rồi lại đến Dậu.

Như vậy ta thấy cứ sau 12 năm chúng lại trở về chi ban đầu. Cho nên ta chỉ cần biết số dư của năm 2017 (Đinh Dậu) chia cho 12 là bao nhiêu thì con số đó tương ứng với những năm Dậu.

Ta thấy 2017: 12 = 168,0833...

Kết quả phép chia cho thấy được 168 lần.

Số dư sẽ là 2017 - 168.12 = 2017 - 2016 = 1.

Vậy thì số dư là :
- 1 - tương ứng với các năm Dậu.
- 2 - tương ứng với các năm Tuất.
- 3 - tương ứng với các năm Hợi.
- 4 - tương ứng với các năm Tý.
- 5 - tương ứng với các năm Sửu.
- 6 - tương ứng với các năm Dần.
- 7 - tương ứng với các năm Mão.
- 8 - tương ứng với các năm Thìn.
- 9 - tương ứng với các năm Tị.
- 10 - tương ứng với các năm Ngọ.
- 11 - tương ứng với các năm Mùi.
- 12 (hay 0) - tương ứng với các năm Thân.

Qua cách chứng minh này thì rõ ràng muốn biết can chi của 1 năm bất kỳ thì ta phải biết chính xác ít nhất can chi của 1 năm nào đó.

Vậy thì từ đâu mà người xưa lại có thể xác định được can chi của 1 năm mà không hề biết can chi của 1 năm nào cả ?

VinhL
21-09-17, 12:30
Để cho đơn giản và dễ hiểu nhất, muốn biết can chi của 1 năm bất kỳ chúng ta không cần phải sử dụng con số 67017 hay 17 hoặc bất kỳ 1 con số nào mà lấy chính năm cần xem là đủ.

Nhưng trước khi biết can chi 1 năm bất kỳ thì chúng ta cần phải biết chính xác ít nhất 1 năm nào đó có can chi là gì.

Ta lấy 1 năm bất kỳ nào đó, chẳng hạn lấy năm nay là năm 2017 có can chi là Đinh Dậu.

Ta để ý thấy hàng can có đúng 10 can và thứ tự xắp xếp của chúng tuân theo 1 quy tắc cố định là Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính rồi lại tới Đinh,....

Ta thấy ngay những năm có số cuối cùng là :
- 7 sẽ là các năm có can Đinh.
- 8 là các năm có can Mậu.
- 9 là các năm có can Kỷ.
- 0 là các năm có can Canh.
- 1 là các năm có can Tân.
- 2 là các năm có can Nhâm.
- 3 là các năm có can Quý.
- 4 là các năm có can Giáp.
- 5 là các năm có can Ất.
- 6 là các năm có can Bính.

Ta thấy hàng chi có tới 12 chi và chúng cũng theo thự tự lần lượt như sau : Dậu, Tuất, Hợi, Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi,Thân rồi lại đến Dậu.

Như vậy ta thấy cứ sau 12 năm chúng lại trở về chi ban đầu. Cho nên ta chỉ cần biết số dư của năm 2017 (Đinh Dậu) chia cho 12 là bao nhiêu thì con số đó tương ứng với những năm Dậu.

Ta thấy 2017: 12 = 168,0833...

Kết quả phép chia cho thấy được 168 lần.

Số dư sẽ là 2017 - 168.12 = 2017 - 2016 = 1.

Vậy thì số dư là :
- 1 - tương ứng với các năm Dậu.
- 2 - tương ứng với các năm Tuất.
- 3 - tương ứng với các năm Hợi.
- 4 - tương ứng với các năm Tý.
- 5 - tương ứng với các năm Sửu.
- 6 - tương ứng với các năm Dần.
- 7 - tương ứng với các năm Mão.
- 8 - tương ứng với các năm Thìn.
- 9 - tương ứng với các năm Tị.
- 10 - tương ứng với các năm Ngọ.
- 11 - tương ứng với các năm Mùi.
- 12 (hay 0) - tương ứng với các năm Thân.

Qua cách chứng minh này thì rõ ràng muốn biết can chi của 1 năm bất kỳ thì ta phải biết chính xác ít nhất can chi của 1 năm nào đó.

Vậy thì từ đâu mà người xưa lại có thể xác định được can chi của 1 năm mà không hề biết can chi của 1 năm nào cả ?

Chào bác VuLong
Hôm nay mới hiểu bác muốn nói gì!

Theo tiểu sinh nghĩ thì chổ khởi đầu chính là nằm trong Hoàng Đế Nội Kinh. Trong Tố Vấn Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận có viết:
Giáp Kỷ chi Tuế Thổ vận thống
Ất Canh chi Tuế Kim vận thống
Bính Tân chi Tuế Thủy vận thống
Đinh Nhâm chi Tuế Mộc vận thống
Mậu Quý chi Tuế Hỏa vận thống.

Nếu suy viễn ngoài cái hộp (Out of the Box thinking), thì Thổ vận ở Giáp Kỷ, Kim vận ở Ất Canh, vv...., cổ nhân làm sao định được Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa thống vận? Nếu nói chỉ căn cứ vào Can Chi thì toàn bộ Ngũ Vận Lục Khí mà y thuật cổ căn cứ vào thật là một nền tảng mơ hồ!
Chắc chắn nó phải căn cứ vào những hiện tượng thiên nhiên như Thiên Văn chẳng hạn, xem ra phải đi vào cổ thư y đạo để đọc thêm.

Hiện nay trong kho sách của tiểu sinh củng có vài quyển về Lịch Pháp, từ từ ngâm xem có phát hiện thì sẻ cùng bác đàm đạo sau.

Thân

VinhL
21-09-17, 14:33
Chào bác VuLong,

Tặng bác hai trang scan ra tư quyển "Dự Ngôn Mệnh Luật Chánh Giải"

5524

Trang này củng liệt kê cách phân tích giống như của bác, nhưng tác giả xem ra giấu nghề hay gì mà chẳng thấy một cái thí dụ nào cả.

5525

Trang này thì liệt kê luật số, xin trích dịch sơ như sau:
Tý: Quý Thủy 27 lạp, Giáp Mộc 3 lạp, tổng 30 lạp
Sửu: Kỷ Thổ 10 lạp, Quý Thủy 6 Nhâm Thủy 3, Canh 6 Tân 3, tổng 29 lạp
Dần: Giáp Mộc 22 lạp, Bính Hỏa 8, tổng 30
Mão: Ất Mộc 27, Bính Hỏa 3, tổng 30
Thìn: Mậu Thổ 13 lạp, Giáp 3 Ất 6, Canh 5 Quý 3, tổng 30 lạp
Tỵ: Bính Hỏa 22, Mậu 5 Kỷ 3, tổng 30
Ngọ: Đinh Hỏa 27, Kỷ Thổ 3, tổng 30
Mùi: Kỷ Thổ 20, Bính 3 Đinh 6, Ất Mộc 3, tổng 32
Thân: Canh Kim 22, Nhâm Thủy 8, tổng 30
Dậu: Tân Kim 27, Nhâm Thủy 3
Tuất: Mậu Thổ 18, Canh 3 Tân 6, Đinh Hỏa 3, tổng 30
Hợi: Nhâm Thủy 22, Giáp Mộc 8, tổng 30.

Và trang này trong quyển dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vỹ Hoa & Trần Viên.

5526

Xem ra thì họ chỉ sửa vài điểm rồi copy y trang.
Trong phần bibliography (sách tham khảo) thì không hề thấy nói đến quyển Dự Ngôn Mệnh Luật Chánh Giải của Trần Phẩm Hoành gì cả!
Cái này kiểu như mấy anh sinh viên copy bài với nhau rồi sửa lại chút đỉnh để nạp bài mà khỏi bị bắt.

Trong phần nói về vòng 360 độ nạp vào Can Chi, thì tiểu sinh cho rằng củng copy luôn.

VULONG
21-09-17, 15:36
Chào bác VuLong
Hôm nay mới hiểu bác muốn nói gì!

Theo tiểu sinh nghĩ thì chổ khởi đầu chính là nằm trong Hoàng Đế Nội Kinh. Trong Tố Vấn Thiên Nguyên Kỷ Đại Luận có viết:
Giáp Kỷ chi Tuế Thổ vận thống
Ất Canh chi Tuế Kim vận thống
Bính Tân chi Tuế Thủy vận thống
Đinh Nhâm chi Tuế Mộc vận thống
Mậu Quý chi Tuế Hỏa vận thống.

Nếu suy viễn ngoài cái hộp (Out of the Box thinking), thì Thổ vận ở Giáp Kỷ, Kim vận ở Ất Canh, vv...., cổ nhân làm sao định được Thổ, Kim, Thủy, Mộc, Hỏa thống vận? Nếu nói chỉ căn cứ vào Can Chi thì toàn bộ Ngũ Vận Lục Khí mà y thuật cổ căn cứ vào thật là một nền tảng mơ hồ!
Chắc chắn nó phải căn cứ vào những hiện tượng thiên nhiên như Thiên Văn chẳng hạn, xem ra phải đi vào cổ thư y đạo để đọc thêm.

Hiện nay trong kho sách của tiểu sinh củng có vài quyển về Lịch Pháp, từ từ ngâm xem có phát hiện thì sẻ cùng bác đàm đạo sau.

Thân

Đúng là phải căn cứ vào Thiên văn nhưng cách đây 3 đến 4 nghìn thì làm sao Tiền nhân của chúng ta "Trên thông Thiên Văn dưới tường Địa lý" mà có thể xác định can chi như vậy được ? Đến bây giờ Vật lý Thiên văn đã tiến bộ hơn rất nhiều so với lúc đó nhưng chắc cũng còn khướt mới tìm ra được lý do này.

Cho nên chúng ta có thể kết luận một cách chính xác rằng những người thuộc một nền văn minh ngoài trái đất đã viếng thăm trái đất của chúng ta và cho chúng ta biết về các tiên đề Âm Dương, Ngũ hành và bảng 60 năm Giáp Tý cùng nhiều cái khác nữa. Bởi vì nếu các lý thuyết đó là do các Tiền nhân của chúng ta phát minh ra thì thật vô lý khi những thế hệ sau lại không ai biết để giải thích được chúng, hơn nữa khi đó các tiền nhân của chúng ta đang "Ở Trần Đóng Khố".

VULONG
21-09-17, 15:47
Chào bác VuLong,

Tặng bác hai trang scan ra tư quyển "Dự Ngôn Mệnh Luật Chánh Giải"

5524

Trang này củng liệt kê cách phân tích giống như của bác, nhưng tác giả xem ra giấu nghề hay gì mà chẳng thấy một cái thí dụ nào cả.

5525

Trang này thì liệt kê luật số, xin trích dịch sơ như sau:
Tý: Quý Thủy 27 lạp, Giáp Mộc 3 lạp, tổng 30 lạp
Sửu: Kỷ Thổ 10 lạp, Quý Thủy 6 Nhâm Thủy 3, Canh 6 Tân 3, tổng 29 lạp
Dần: Giáp Mộc 22 lạp, Bính Hỏa 8, tổng 30
Mão: Ất Mộc 27, Bính Hỏa 3, tổng 30
Thìn: Mậu Thổ 13 lạp, Giáp 3 Ất 6, Canh 5 Quý 3, tổng 30 lạp
Tỵ: Bính Hỏa 22, Mậu 5 Kỷ 3, tổng 30
Ngọ: Đinh Hỏa 27, Kỷ Thổ 3, tổng 30
Mùi: Kỷ Thổ 20, Bính 3 Đinh 6, Ất Mộc 3, tổng 32
Thân: Canh Kim 22, Nhâm Thủy 8, tổng 30
Dậu: Tân Kim 27, Nhâm Thủy 3
Tuất: Mậu Thổ 18, Canh 3 Tân 6, Đinh Hỏa 3, tổng 30
Hợi: Nhâm Thủy 22, Giáp Mộc 8, tổng 30.

Và trang này trong quyển dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vỹ Hoa & Trần Viên.

5526

Xem ra thì họ chỉ sửa vài điểm rồi copy y trang.
Trong phần bibliography (sách tham khảo) thì không hề thấy nói đến quyển Dự Ngôn Mệnh Luật Chánh Giải của Trần Phẩm Hoành gì cả!
Cái này kiểu như mấy anh sinh viên copy bài với nhau rồi sửa lại chút đỉnh để nạp bài mà khỏi bị bắt.

Trong phần nói về vòng 360 độ nạp vào Can Chi, thì tiểu sinh cho rằng củng copy luôn.

Thì ngay từ đầu tôi đã nghi ngờ nên mới hỏi lý thuyết mà VinhL đưa ra có trước hay có sau ông Thiệu. Khi VinhL cho biết có trước ông Thiệu thì tôi đã khẳng định ông Thiệu đã tham khảo lý thuyết này rồi nên mới có phương pháp xác định Thân vượng hay nhược bằng đơn vị 360 độ của ông ấy. Nhưng thôi không cần phải quan tâm tới đề tài này nữa bởi vì phương pháp của ông Thiệu đã thừa kế và sáng tạo thêm mà vẫn chẳng có giá trị nào khi áp dụng chúng vào trong thực tế cả.

Chỉ thấy thú vị là người xưa cũng đã biểu diễn Tứ Trụ bằng hình chữ nhật như của tôi.

Các đường nối từ vị trí của các can chi này đến vị trí của các can chi khác được ký hiệu bằng các con số chắc là họ muốn tính toán gì đó ?

Nhưng có điều có thể phán đoán rằng họ chưa đạt được tiến bộ gì về sử dụng 360 độ để xét Thân vượng hay nhược hoặc nếu có thì đây chỉ là tài liệu ngụy tạo mà thôi còn cái thật họ cất dấu trong nhà họ.

VULONG
21-09-17, 21:30
Chào bác VuLong,
Thật ra nếu bác cho 1 Năm = 360 Can Chi Ngày là sai thì toàn bộ Tử Bình đều sai!
Tại sao?
Bác xem lại phương pháp lấy Vận của Tử Bình xem. 3 Ngày lấy làm 1 Năm.

Theo tôi đây chắc là kinh nghiệm của ai đó đã đúc rút ra từ các ví dụ trong rhực tế mà thôi.

Thật ra tiểu sinh có 3 Nghi Vấn lớn đối với Nguồn gốc của Tử Bình:
1) Căn cứ vào đâu, và nguyên lý nào mà Tử Bình dùng Nhật Trụ là Thân

Theo tôi biết lúc đầu người xưa lấy trụ năm để dự đoán vận mệnh cho mọi người nhưng vì số lượng người sinh cùng năm là quá lớn nên sai số chắc chắn sẽ cao. Chính vì vậy để giảm sự sai số này mà ông Từ Tử Bình đã thay trụ năm thành trụ ngày để cho số lượng người dự đoán có cùng năm sẽ ít đi. Chắc là từ ý tưởng tới áp dụng chúng trong thực tế thấy đúng nhiều hơn nên từ đó người ta đã chính thức lấy trụ ngày để dự đoán vận mệnh cho con người. Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn ông Từ Tử Bình nên người ta đã gọi môn Tứ Trụ thành môn Tử Bình là như vậy.

2) Căn cứ vào đâu, và nguyên lý nào mà Tử Bình ứng dụng khoảng cách của Ngày Sinh và Ngày Tiết Khí để lập Vận.

Theo tôi thì đây cũng chỉ là kinh nghiệm được đúc kết từ các ví dụ trong thực tế mà ra.

3) Căn cứ vào đâu, mà 3 ngày trong khoảng trong khoản cách Ngày Sinh và Tiết, lại cho là 1 Năm, và 1 Ngày cho là 4 Tháng (120 Ngày).

Theo tôi đây cũng chỉ là kinh nghiệm được đúc kết từ các ví dụ trong thực tế mà thôi.

Từ lúc Tử Bình xuất hiện tới giờ, chưa một quyển sách nào, hay một tác giả nào bỏ ra thời gian mà nghiên cứu vấn đề nguồn gốc của Tử Bình. Không biết bác có từng đặt 3 câu hỏi này về Tử Bình không?

Nói chung đầu tiên tôi thường thường chỉ là đọc để hiểu những điều mà các sách dạy đó muốn truyền cho ta những kiến thức gì, sau đó đến bước thứ 2 là ứng dụng lý thuyết mà các sách đó đã dạy vào các ví dụ trong thực tế xem tỉ lệ đúng có cao hay không ?

Đó là điều quan trọng nhất khi phải tự học và tự nghiên cứu không có người dạy. Nếu như thấy lý thuyết đó đa phần là đúng khi áp dụng vào thực tế thì mới yên tâm còn nếu không thì mới phải tìm hiểu, nghiên cứu xem chúng bất cập ở những chỗ nào, và có thể sửa lại lý thuyết đó cho đúng hơn hay không ? Chứ chưa hiểu lý thuyết đó hay chưa kiểm tra lý thuyết đó là đúng hay sai mà đã đi sâu vào tìm hiểu nó ra đời như thế nào thì quả thực là không đúng theo phương pháp nghiên cứu của tôi.

Ví dụ tôi đã nghiên cứu Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược theo đơn vị độ của cụ Thiệu rồi kiểm tra chúng bằng chính các ví dụ trong cuốn sách của cụ thì thấy sai bét nhè. Mặc dù các ví dụ đó cụ xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần rất đúng nhưng lại không đúng theo phương pháp mà cụ đã đưa ra. Chính vì vậy tôi đã tận dụng ý tưởng Toán học hóa Tử Bình của cụ từ đó nên mới tìm ra được Phương pháp của riêng tôi không dùng độ mà dùng đơn vị số tự nhiên của Toán học bình thường.

Các tỷ lệ giảm mà tôi đã tìm ra như 2/5, 1/2, 1/3, 1/5, 1/10, 1/20,.... đều xuất phát đầu tiên từ ý tưởng rồi được khẳng định qua các ví dụ trong thực tế. Nhưng lúc đầu tiên tôi phải sử dụng các ví dụ mẫu mà cụ Thiệu đã xác định được chính xác có Thân vượng hay nhược. Nếu như không có các ví dụ mẫu này thì sẽ chẳng bao giờ có "Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược" của riêng tôi cả.

Cho nên nội dung các câu hỏi mà VinhL đưa ra ở trên thì theo suy nghĩ riêng của tôi đều theo tuần tự các bước giống như tôi đã tìm ra "Phương pháp xác định Thân vượng hay nhược" của tôi mà thôi.



....................................

VinhL
22-09-17, 01:39
Đúng là phải căn cứ vào Thiên văn nhưng cách đây 3 đến 4 nghìn thì làm sao Tiền nhân của chúng ta "Trên thông Thiên Văn dưới tường Địa lý" mà có thể xác định can chi như vậy được ? Đến bây giờ Vật lý Thiên văn đã tiến bộ hơn rất nhiều so với lúc đó nhưng chắc cũng còn khướt mới tìm ra được lý do này.

Cho nên chúng ta có thể kết luận một cách chính xác rằng những người thuộc một nền văn minh ngoài trái đất đã viếng thăm trái đất của chúng ta và cho chúng ta biết về các tiên đề Âm Dương, Ngũ hành và bảng 60 năm Giáp Tý cùng nhiều cái khác nữa. Bởi vì nếu các lý thuyết đó là do các Tiền nhân của chúng ta phát minh ra thì thật vô lý khi những thế hệ sau lại không ai biết để giải thích được chúng, hơn nữa khi đó các tiền nhân của chúng ta đang "Ở Trần Đóng Khố".

Qua sự kết luận này của bác chắc bác đã đọc qua sách của tác giả Zecharia Sitchin hoặc Alan F. Alford.
Tiểu sinh thì đã đọc qua mấy quyển của Zecahria và quyển "God of the New Millennium" của Alan Alford.

Nhưng những gì họ viết của chỉ là lý thuyết của riêng họ, vẫn chưa được chứng minh bỡi giới khoa học.

Theo tiểu sinh nghĩ thì tiền nhân của chúng ta củng thông minh không thua gì chúng ta bao nhiêu, nhưng vì họ thiếu một hệ thống chia sẻ, trao dồi, tồn trử kiến thức, và một hệ thống giáo dục để truyền tãi kiến thức cho thế hệ sau. Nếu chúng ta bỏ một đứa bé vào rừng, nếu nó sinh tồn được thì nó củng không hơn gì một người tiền sử.

VULONG
22-09-17, 20:27
Qua sự kết luận này của bác chắc bác đã đọc qua sách của tác giả Zecharia Sitchin hoặc Alan F. Alford.
Tiểu sinh thì đã đọc qua mấy quyển của Zecahria và quyển "God of the New Millennium" của Alan Alford.

Nhưng những gì họ viết của chỉ là lý thuyết của riêng họ, vẫn chưa được chứng minh bỡi giới khoa học.

Theo tiểu sinh nghĩ thì tiền nhân của chúng ta củng thông minh không thua gì chúng ta bao nhiêu, nhưng vì họ thiếu một hệ thống chia sẻ, trao dồi, tồn trử kiến thức, và một hệ thống giáo dục để truyền tãi kiến thức cho thế hệ sau. Nếu chúng ta bỏ một đứa bé vào rừng, nếu nó sinh tồn được thì nó củng không hơn gì một người tiền sử.

Tôi không biết các cuốn đó nói gì cả vì tôi đâu có biết 1 ngoại ngữ nào cho dù gọi là dịch cuốn sách của tôi sang tiếng Anh nhưng hầu hết là dịch tự động qua mạng ấy mà.

Nói chung có rất nhiều bằng chứng (vật thể hay phi vật thể) chứng minh rằng chúng xuất hiện cách chúng ta hàng triệu năm,... chắc lúc đó theo thuyết tiến hóa của Darwin thì may ra động vật có vú chỉ có thể là Khỉ mà thôi, vậy mà cho đến nay chúng ta vẫn không thể hiểu hay chế tạo ra được các sản phẩm đó.

Cho nên tôi luôn luôn tin rằng trái đất của chúng ta từ trước tới nay luôn luôn có những vị khách từ một nền văn minh ngoài trái đất đến thăm viếng.

VULONG
22-09-17, 20:29
https://farm5.staticflickr.com/4485/36534073694_31e1046044_o.png

VULONG
22-09-17, 20:39
https://farm5.staticflickr.com/4497/36988805030_0086bc379f_o.png

VULONG
09-11-17, 06:21
https://farm5.staticflickr.com/4566/26497257849_8db8f09d8a_o.png

VULONG
09-11-17, 06:23
https://farm5.staticflickr.com/4579/24402983498_a0d1f85587_o.png

VULONG
25-11-17, 19:14
https://farm5.staticflickr.com/4563/37746235135_957d11c393_o.png

Mathias
28-11-17, 13:41
Chào a.VULONG,
anh cho em hỏi :
1. anh có bài viết về cách tìm kị thần về thiên can hay ko?

2. anh có bài viết về cách tìm hỷ dụng thần về thiên can và địa chi hay ko?

Rất mong nhận được link hướng dẫn từ anh.

vi dụ: http://i1070.photobucket.com/albums/u494/toctien9x/Hinh/menh%20Nam.png

1.Nhờ anh xét giúp ví dụ trên có phài kị thần về thiên can là : Giáp và kỷ ?
2.Dụng hỷ thần về thiên can và địa chi: Ất, Đinh, Thân, Tý ?
3.Bát tự trên cần lưu ý điều gì đặc biệt chẳng hạn như can chi quý sửu, kỷ mùi hay ...?

Thanks,
Mathi

VULONG
29-11-17, 06:30
Chào a.VULONG,
anh cho em hỏi :
1. anh có bài viết về cách tìm kị thần về thiên can hay ko?

2. anh có bài viết về cách tìm hỷ dụng thần về thiên can và địa chi hay ko?

Rất mong nhận được link hướng dẫn từ anh.

vi dụ: http://i1070.photobucket.com/albums/u494/toctien9x/Hinh/menh%20Nam.png

1.Nhờ anh xét giúp ví dụ trên có phài kị thần về thiên can là : Giáp và kỷ ?
2.Dụng hỷ thần về thiên can và địa chi: Ất, Đinh, Thân, Tý ?
3.Bát tự trên cần lưu ý điều gì đặc biệt chẳng hạn như can chi quý sửu, kỷ mùi hay ...?

Thanks,
Mathi

Xin mời Mathias vào đọc chủ đề "Lớp học Tứ Trụ sơ cấp và trung cấp cho tất cả mọi người" ở tại mục Tử Bình của trang web này.

Mathias
29-11-17, 22:02
http://i1070.photobucket.com/albums/u494/toctien9x/Hinh/menh%20Nam.png~original

1.Nhờ anh xét giúp ví dụ trên có phài kị thần về thiên can là : Giáp và kỷ ?
2.Dụng hỷ thần về thiên can và địa chi: Ất, Đinh, Thân, Tý ?
3.Bát tự trên cần lưu ý điều gì đặc biệt chẳng hạn như can chi quý sửu, kỷ mùi hay ...?

VULONG
30-11-17, 02:45
http://i1070.photobucket.com/albums/u494/toctien9x/Hinh/menh%20Nam.png~original

1.Nhờ anh xét giúp ví dụ trên có phài kị thần về thiên can là : Giáp và kỷ ?
2.Dụng hỷ thần về thiên can và địa chi: Ất, Đinh, Thân, Tý ?
3.Bát tự trên cần lưu ý điều gì đặc biệt chẳng hạn như can chi quý sửu, kỷ mùi hay ...?

Xin lỗi! chủ đề này tôi chỉ muốn giúp cho những ai yêu thích và muốn tự học môn Tử Bình. Nếu bạn tự học theo chủ đề này thì sau 2 tháng bạn có thể trả lời dễ dàng các câu hỏi của bạn.

VULONG
04-12-17, 21:03
https://farm5.staticflickr.com/4572/24957098918_de56f14b11_o.png

VULONG
17-12-17, 17:30
https://farm5.staticflickr.com/4644/39074528302_e6bae25b51_o.png

VULONG
04-01-18, 18:11
https://farm5.staticflickr.com/4641/24628804037_126c2c9feb_o.png
.................................................. ................................

Tứ Trụ mà Linglingling đã đưa ra để thách đố tôi ở trên chính là Tứ Trụ của nhà mệnh học lừng danh Trung Quốc là ông Thiệu Ung (Thiệu Khang Tiết) mà ông Thiệu Vĩ Hoa là cháu nội đời thứ 29 của ông Thiệu Khang Tiết.

Ai quan tâm chi tiết đến các bài luận của tôi về ông Thiệu Khang Tiết, xin vào đọc ở chủ đề đó.

Quả thực lúc đó tôi mới tìm ra khoảng 70 giả thiết (tức quy tắc nếu nó được kiểm nghiệm là đúng) cho nên tôi đã nghĩ chắc chỉ cần 7 ngày là có thể nắm được "Phương pháp xác định tai họa nặng hay nhẹ" này của tôi là đủ. Đến nay tôi không ngờ số giả thiết (quy tắc) mà tôi đã tìm ra quá nhiều (vì tôi chưa có đủ các ví dụ để có thể gộm các quy tắc này thành các quy tắc tổng quát) nhưng cho dù có tuyên bố là 7 ngày hay 7 tuần hoặc 7 tháng thì có lẽ cũng chả có gì khác nhau là mấy. Cái đáng quan tâm ở đây là đến nay nhiều cao thủ Tử Bình vẫn không thừa nhận tôi đã Toán Học hóa được Tử Bình ở 2 khâu quan trọng nhất là "Dùng Toán Học để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" cũng như khâu "Dùng Toán Học để xác định tai họa nặng hay nhẹ" ? Không biết những người không thừa nhận này không thèm đọc hay không thể phản biện được dù chỉ 1 ý trong 2 phương pháp này của tôi là sai mà vẫn phát ngôn không thừa nhận tôi đã Toán Học hóa được Tử Bình như vậy ?

Tôi thiết nghĩ nếu là một nhà nghiên cứu Mệnh học chân chính thì sau khi chứng minh được 1 ý hay 1 câu trong khâu thứ nhất "Dùng Toán Học để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" của tôi là sai mới nên phát ngôn như vậy (vì khâu này quá đơn giản). Nhưng thật thất vọng rằng họ chả chứng minh được một câu hay một ý nào của tôi là sai cả mà lại phát ngôn như vậy, điều này quá đủ để khẳng định rằng họ không hiểu tiếng Việt cũng như không hề biết đến 4 phép tính số học Cộng, Trừ, Nhân và Chia thì rõ ràng họ chỉ là những nhà Mệnh Tả, Mệnh Dịch mà thôi.

Thật không thể hiểu được họ là Người hay Ngợm ?

Nguyenle6363@yahoo.com
14-01-18, 19:15
Tôi thiết nghĩ nếu là một nhà nghiên cứu Mệnh học chân chính thì sau khi chứng minh được 1 ý hay 1 câu trong khâu thứ nhất "Dùng Toán Học để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần" của tôi là sai mới nên phát ngôn như vậy (vì khâu này quá đơn giản). Nhưng thật thất vọng rằng họ chả chứng minh được một câu hay một ý nào của tôi là sai cả mà lại phát ngôn như vậy, điều này quá đủ để khẳng định rằng họ không hiểu tiếng Việt cũng như không hề biết đến 4 phép tính số học Cộng, Trừ, Nhân và Chia thì rõ ràng họ chỉ là những nhà Mệnh Tả, Mệnh Dịch mà thôi.

Thật không thể hiểu được họ là Người hay Ngợm ?

Anh chàng này lúc nào cũng tự cho mình là cao thủ, nhưng sao vẫn không thấy qua mục nhờ luận Tử Bình để luận mệnh và truyền bá tư tưởng của mình nhỉ? Cứ nói linh tinh chả hiểu như thế nào?

VULONG
14-01-18, 23:04
Anh chàng này lúc nào cũng tự cho mình là cao thủ, nhưng sao vẫn không thấy qua mục nhờ luận Tử Bình để luận mệnh và truyền bá tư tưởng của mình nhỉ? Cứ nói linh tinh chả hiểu như thế nào?

Chả nhẽ nội dung của chủ đề này không phải là tôi đang truyền bá tư tưởng của mình hay sao ?

Nếu không hiểu tiếng Việt thì hãy ra ngoài đường nhờ bọn trẻ con giải thích cho sẽ hiểu ngay thôi.

Nếu như vẫn còn không hiểu thì ......

Nguyenle6363@yahoo.com
15-01-18, 09:16
Nếu là người tài giỏi thì cứ qua mục xem tử bình mà luận, ở bên ấy rất nhiều người đang cần xem các mục hôn nhân, sự nghiệp, tài vận... mặc sức chém gió. Lúc đó, học thuyết của bạn là đúng hay sai sẽ được khẳng định ngay (tức nhiên là có thân chủ phản hồi)

baphai
15-01-18, 11:12
Vulong thân mến!
Theo dõi một số diễn đàn như tuvilyso.org, lyso.vn, Huyền không lý số tôi thấy bạn đều có bài viết”Trở thành cao thủ Tử Bình về luận hành vận trong 3 tháng?”, thực tình mà nói bạn đã có công nghiên cứu rất lâu, rút tỉa nhiều kinh nghiệm qua các sách, các ví dụ của các bậc tiền bối mới viết được bài như đã nêu. Tôi thì chỉ mới tọt tẹt đọc qua quyến “dự đoán theo Tứ Trụ” của Thiệu Vĩ Hoa nên không dám hó hé gì cả, chưa dám có một ý phản biện nào về môn học này. Có một điều lạ là tôi không thấy bạn dùng sở học của bạn đoán một lá số nào khi trong topic của bạn có người đề nghị. Có lẽ bạn sợ sai làm mất uy tín của bạn? Có thể bạn không luận nhằm ngăn ngừa tình trạng không trung thực của người đề nghị?…
Tôi là người muốn tìm hiểu học thuật, nếu lý thuyết nào áp dụng thực tế khá ứng hợp thì tôi sẽ theo đến cùng. Nay tôi có một đề nghị chân tình, nhờ bạn luận giúp để qua đó tôi tin tưởng lý thuyết của bạn. (Tôi xin nhắc lại: tôi không phải là người đi thách đố với bạn mà là người cố gắng tìm hiểu học thuật, mong bạn vui vẻ )
Tôi có người cháu trai, sinh lúc 19g20phut ngày 05/11/1991 dương lịch (giờ ngày sinh rất chính xác), đã qua đời (lấy khoảng thời gian ngắn để bạn dễ luận: từ năm 2013 đến 2017). Bạn cho biêt:
1/Chết vào ngày giờ nào?
2/ Chết về nghiệp gì? Nguyên nhân dẫn đến cài chết?
3/ Tại sao? (Dùng học thuật của bạn để chứng minh)
Tôi cung cấp thêm thông tin về người thật việc thật để bạn tham khảo thêm: http://thienatquynhan.com/forum/threads/th-tim-hiu-han-cht.380/
Tôi sẽ phản hồi đầy đủ chi tiết để bạn rõ khi bạn đã luận giải xong.
Mong tin bạn! Xin cám ơn bạn!

VULONG
15-01-18, 13:11
Vulong thân mến!
Theo dõi một số diễn đàn như tuvilyso.org, lyso.vn, Huyền không lý số tôi thấy bạn đều có bài viết”Trở thành cao thủ Tử Bình về luận hành vận trong 3 tháng?”, thực tình mà nói bạn đã có công nghiên cứu rất lâu, rút tỉa nhiều kinh nghiệm qua các sách, các ví dụ của các bậc tiền bối mới viết được bài như đã nêu. Tôi thì chỉ mới tọt tẹt đọc qua quyến “dự đoán theo Tứ Trụ” của Thiệu Vĩ Hoa nên không dám hó hé gì cả, chưa dám có một ý phản biện nào về môn học này. Có một điều lạ là tôi không thấy bạn dùng sở học của bạn đoán một lá số nào khi trong topic của bạn có người đề nghị. Có lẽ bạn sợ sai làm mất uy tín của bạn? Có thể bạn không luận nhằm ngăn ngừa tình trạng không trung thực của người đề nghị?…
Tôi là người muốn tìm hiểu học thuật, nếu lý thuyết nào áp dụng thực tế khá ứng hợp thì tôi sẽ theo đến cùng. Nay tôi có một đề nghị chân tình, nhờ bạn luận giúp để qua đó tôi tin tưởng lý thuyết của bạn. (Tôi xin nhắc lại: tôi không phải là người đi thách đố với bạn mà là người cố gắng tìm hiểu học thuật, mong bạn vui vẻ )
Tôi có người cháu trai, sinh lúc 19g20phut ngày 05/11/1991 dương lịch (giờ ngày sinh rất chính xác), đã qua đời (lấy khoảng thời gian ngắn để bạn dễ luận: từ năm 2013 đến 2017). Bạn cho biêt:
1/Chết vào ngày giờ nào?
2/ Chết về nghiệp gì? Nguyên nhân dẫn đến cài chết?
3/ Tại sao? (Dùng học thuật của bạn để chứng minh)
Tôi cung cấp thêm thông tin về người thật việc thật để bạn tham khảo thêm: http://thienatquynhan.com/forum/threads/th-tim-hiu-han-cht.380/
Tôi sẽ phản hồi đầy đủ chi tiết để bạn rõ khi bạn đã luận giải xong.
Mong tin bạn! Xin cám ơn bạn!

https://farm5.staticflickr.com/4709/38801589135_13a27987d3_o.png

baphai
15-01-18, 15:11
https://farm5.staticflickr.com/4709/38801589135_13a27987d3_o.png
Bạn Vulong thân mến!
Đối với lứa tuổi của tôi hiện nay chắc không thể ngồi ôm một đống sách vở của tác giả này, tác giả nọ để so sánh, chắc lọc tìm ra hướng luận đoán cho riêng mình mà chỉ đặt niềm tin vào một lý thuyết nhất định mà mình tin tưởng (chắc là rập khuôn luôn:202:) Thế nhưng để đặt niềm tin vào nó thì phải có cái chứng minh cụ thể cho sự việc của chính bản thân tôi chứ còn của người khác, chắc gì người thực việc thực, hơi sức đâu mà quan tâm.
Là một người thầy dạy môn Tử Bình như bạn mà không luận giải trường hợp của tôi nêu trên thì bản thân tôi làm sao mà luận giải nổi! Nếu bạn luận giải chứng minh lý thuyết của bạn áp dụng được cho đời thì dù giá trị một cuốn sách của bạn 1 triệu đông VN tôi vẫn có thể mua được chứ nhằm nhò gì có 360.000đ VN?
Nói tóm lại tôi sẽ đặt hàng mua sách của bạn (trọn bộ mấy quyển không cần biết, tiền bạc đối với tôi là chuyện nhỏ) nếu bạn giải đúng cái chết của cháu tôi như đã nêu. Tôi lấy lòng chân thật của tôi để phản hồi thông tin đúng hoặc sai. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không luận giải thì tôi chấm dứt nơi đây. (nói thêm rằng tôi rất muốn theo học lý thuyết của bạn nhưng trước hết bạn phải tạo cho tôi niềm tin chứ không bao giờ tôi có tư tưởng thách đố nhau đâu)

Nguyenle6363@yahoo.com
15-01-18, 18:58
Tư tưởng tôi cũng giống như bạn baphai, rất mong được VULONG chỉ giải để học tập.

VULONG
19-01-18, 12:42
Bạn Vulong thân mến!
Đối với lứa tuổi của tôi hiện nay chắc không thể ngồi ôm một đống sách vở của tác giả này, tác giả nọ để so sánh, chắc lọc tìm ra hướng luận đoán cho riêng mình mà chỉ đặt niềm tin vào một lý thuyết nhất định mà mình tin tưởng (chắc là rập khuôn luôn:202:) Thế nhưng để đặt niềm tin vào nó thì phải có cái chứng minh cụ thể cho sự việc của chính bản thân tôi chứ còn của người khác, chắc gì người thực việc thực, hơi sức đâu mà quan tâm.
Là một người thầy dạy môn Tử Bình như bạn mà không luận giải trường hợp của tôi nêu trên thì bản thân tôi làm sao mà luận giải nổi! Nếu bạn luận giải chứng minh lý thuyết của bạn áp dụng được cho đời thì dù giá trị một cuốn sách của bạn 1 triệu đông VN tôi vẫn có thể mua được chứ nhằm nhò gì có 360.000đ VN?
Nói tóm lại tôi sẽ đặt hàng mua sách của bạn (trọn bộ mấy quyển không cần biết, tiền bạc đối với tôi là chuyện nhỏ) nếu bạn giải đúng cái chết của cháu tôi như đã nêu. Tôi lấy lòng chân thật của tôi để phản hồi thông tin đúng hoặc sai. Nếu vì một lý do nào đó mà bạn không luận giải thì tôi chấm dứt nơi đây. (nói thêm rằng tôi rất muốn theo học lý thuyết của bạn nhưng trước hết bạn phải tạo cho tôi niềm tin chứ không bao giờ tôi có tư tưởng thách đố nhau đâu)

Xin lỗi! Ở đây tôi sẵn sàng tư vấn cá nhân cho bất cứ một ai với điều kiện những người đó phải không hiểu tiếng Việt và không biết đến 4 phép tính Cộng, Trừ, Nhân và Chia thôi còn các vị bị loại ngay vòng đầu vì không thuộc diện người này.

baphai
19-01-18, 13:37
Xin lỗi! Ở đây tôi sẵn sàng tư vấn cá nhân cho bất cứ một ai với điều kiện những người đó phải không hiểu tiếng Việt và không biết đến 4 phép tính Cộng, Trừ, Nhân và Chia thôi còn các vị bị loại ngay vòng đầu vì không thuộc diện người này.

He he... Cháy nhà mới lòi ra mặt chuột!:669:
Qua câu trả lời trên càng chứng tỏ cái lẫn quẩn dốt nát của bản thân mà thôi, hóa ra cái lý thuyết của Vulong chỉ có giá trị cho loại người ngu ngốc, không biết gì (hoặc cũng có thể ví như loài súc vât)... chứ còn đối với người có hiểu biết thì lý thuyết ấy như loại tạp phẩm đáng bỏ đi.
Khà khà!!! Vulong chỉ tư vấn được cho những người ngu dốt khong biết gì cả, chứng tỏ Vulong chỉ chuyên đi lừa bịp người ta!
Thôi! Tôi không còn gì để nói đối với loại người như Vulong!
Chào!

baphai
19-01-18, 13:44
Khà khà tôi sẽ đem toàn bộ bài trả lời này tung trên khắp các diễn đàn có cái tên Vulong để mọi người chiêm nghiệm cái "thông minh" của Vulong:4431::4431::4431:

Nguyenle6363@yahoo.com
19-01-18, 13:45
Mục tiêu tên này múa môi là để quảng cáo bán sách mà thôi, trò này đã qua nhiều trang Tử Bình nhưng rất tiếc là đã quá lộ rồi :298:

baphai
19-01-18, 13:47
Xin lỗi! Ở đây tôi sẵn sàng tư vấn cá nhân cho bất cứ một ai với điều kiện những người đó phải không hiểu tiếng Việt và không biết đến 4 phép tính Cộng, Trừ, Nhân và Chia thôi còn các vị bị loại ngay vòng đầu vì không thuộc diện người này.

Tôi đã chụp hình bài viết này rồi! đừng chối cãi nữa nhé!:797:

VULONG
19-01-18, 15:25
Tôi đã chụp hình bài viết này rồi! đừng chối cãi nữa nhé!:797:

Cám ơn nhiều các vị.

baphai
19-01-18, 16:26
Cám ơn nhiều các vị.

Cám ơn làm chi cho phiền, nhận lời cám ơn chỉ thêm nặng vai. Thôi, tôi xin đáp trả lại Vulong bằng bài thơ này để bù trừ:

CON CÙ LẦN
Cái tên gần nghĩa với ngu đần
Hành động ngược đời nên thiệt thân
Nguy biến che đầu như Mão dấu (...)
Bình thường múa mép tựa con Lân
Mãi ngồi đáy hố trông trời đất
Hễ thấy sao băng tưởng dãi Ngân
Khó đổi bản năng khi tự vệ
Ắt cam mãi mãi kiếp cù lần :669:

VULONG
19-01-18, 16:55
Những người không hiểu tiếng Việt và 4 phép tính số học Cộng, Trừ, Nhân và Chia sẽ không thể hiểu nội dung chủ đề này của tôi nên tôi bắt buộc phải thay bố mẹ đẻ ra họ dạy cho họ biết đọc, biết viết từ chữ A, B, C,....trở đi sau đó sẽ dạy cho họ biết thêm 4 thép tính số học là Cộng, Trừ, Nhân và Chia. Khi học xong họ sẽ tự học được chương trình lý thuyết này của tôi. Còn những người tự cho mình là biết tiếng Việt và 4 phép tính số học mà đọc vẫn không hiểu chương trình này của tôi thì dĩ nhiên thiên hạ biết ngay loại người này là gì rồi, khỏi cần nói ra ở đây.

baphai
19-01-18, 17:06
Những người không hiểu tiếng Việt và 4 phép tính số học Cộng, Trừ, Nhân và Chia sẽ không thể hiểu nội dung chủ đề này của tôi nên tôi bắt buộc phải thay bố mẹ đẻ ra họ dạy cho họ biết đọc, biết viết từ chữ A, B, C,....trở đi sau đó sẽ dạy cho họ biết thêm 4 thép tính số học là Cộng, Trừ, Nhân và Chia. Khi học xong họ sẽ tự học được chương trình lý thuyết này của tôi. Còn những người tự cho mình là biết tiếng Việt và 4 phép tính số học mà đọc vẫn không hiểu chương trình này của tôi thì dĩ nhiên thiên hạ biết ngay loại người này là gì rồi, khỏi cần nói ra ở đây.
Khà khà!!! Vulong chỉ quanh đi quẩn lại cũng bằng mấy lời lẽ của một đứa con nít mất dạy. Thôi, tôi chấm dứt, không nói nữa vì sợ BQT diễn đàn cảnh cáo hoặc xóa nick. Tạm biệt nhé Vulong!:202::202::202:

VULONG
19-01-18, 18:56
Khà khà!!! Vulong chỉ quanh đi quẩn lại cũng bằng mấy lời lẽ của một đứa con nít mất dạy. Thôi, tôi chấm dứt, không nói nữa vì sợ BQT diễn đàn cảnh cáo hoặc xóa nick. Tạm biệt nhé Vulong!:202::202::202:

Biết được như vậy là quá giỏi rồi đấy.

Bye....bye......

VULONG
24-01-18, 00:46
https://farm5.staticflickr.com/4650/24988731777_53f9560f29_o.png

Nguyenle6363@yahoo.com
24-01-18, 07:24
https://farm5.staticflickr.com/4650/24988731777_53f9560f29_o.png
Tôi nói cho ông bạn biết rằng: ông bạn chỉ biết lý lẽ qua những gì mà người khác đã bình chú, rồi lại phê phán người khác.
Nếu có giỏi thì hãy đi bình bất cứ một lá số nào mà người khác đang cần đoán thì mới là giỏi (tất nhiên phải có phản hồi của thân chủ: đúng hay sai?). Bạn hãy qua phần xin luận tứ trụ mà thể hiện học thuật của mình, nói chỉ mất thời gian vô ích.

VULONG
24-01-18, 16:16
Tôi nói cho ông bạn biết rằng: ông bạn chỉ biết lý lẽ qua những gì mà người khác đã bình chú, rồi lại phê phán người khác.
Nếu có giỏi thì hãy đi bình bất cứ một lá số nào mà người khác đang cần đoán thì mới là giỏi (tất nhiên phải có phản hồi của thân chủ: đúng hay sai?). Bạn hãy qua phần xin luận tứ trụ mà thể hiện học thuật của mình, nói chỉ mất thời gian vô ích.

Đến đại cao thủ Tử Bình như ông già Đinh Văn Tân (chủ nhiệm trang web tuvilyso.org) đã ngoài 80 tuổi, có trên 60 năm nghiên cứu Tử Bình và các môn khác mà tôi còn đánh giá trình độ Tử Bình của ông ta chỉ mới ở mức "Ù Con Càng Cạc". Bằng chứng là một lũ đệ tử của ông ta, đứng đầu là Thiên Kỷ Quý (người sáng lập ra trang web tuvilys.org) gần 12 năm nay có chứng minh được một ý hay một câu trong lý thuyết cũng như trong HÀNG NGHÌN bài luận của tôi là sai đâu. Chỉ có những tên Óc Lợn mới không biết đến đều này mà thôi.

Nguyenle6363@yahoo.com
24-01-18, 16:37
Đến đại cao thủ Tử Bình như ông già Đinh Văn Tân (chủ nhiệm trang web tuvilyso.org) đã ngoài 80 tuổi, có trên 60 năm nghiên cứu Tử Bình và các môn khác mà tôi còn đánh giá trình độ Tử Bình của ông ta chỉ mới ở mức "Ù Con Càng Cạc". Hơn nữa một lũ đệ tử của ông ta, đứng đầu là Thiên Kỷ Quý (người sáng lập ra trang web tuvilys.org) gần 12 năm nay có chứng minh được một ý hay một câu trong lý thuyết cũng như trong HÀNG NGHÌN bài luận của tôi là sai đâu. Chỉ có những tên Óc Lợn mới không biết đến đều này mà thôi.

Với ngươi ta chỉ coi như là một kẻ vô đạo, không cần phải nói phí lời.

VULONG
24-01-18, 16:51
Đến đại cao thủ Tử Bình như ông già Đinh Văn Tân (chủ nhiệm trang web tuvilyso.org) đã ngoài 80 tuổi, có trên 60 năm nghiên cứu Tử Bình và các môn khác mà tôi còn đánh giá trình độ Tử Bình của ông ta chỉ mới ở mức "Ù Con Càng Cạc". Bằng chứng là một lũ đệ tử của ông ta, đứng đầu là Thiên Kỷ Quý (người sáng lập ra trang web tuvilys.org) gần 12 năm nay có chứng minh được một ý hay một câu trong lý thuyết cũng như trong HÀNG NGHÌN bài luận của tôi là sai đâu. Chỉ có những tên Óc Lợn mới không biết đến đều này mà thôi.

Những tên Óc Lợn mãi mãi vẫn chỉ là Óc Lợn mà thôi.

VULONG
06-02-18, 18:46
https://farm5.staticflickr.com/4714/39403171024_4411ab6e72_o.png

VULONG
07-02-18, 06:37
https://farm5.staticflickr.com/4668/25256658447_e1bdbbef8c_o.png

VULONG
16-05-18, 03:20
https://farm5.staticflickr.com/4572/24957098918_de56f14b11_o.png

Đoạn trích trên rõ ràng người bình là Nhậm Thiết Tiều (xin lỗi bài viết trên tôi đã viết nhầm người bình là Từ Lạc Ngô) đã trắng trợn thay đổi ý của tác giả (Lưu Bá Ôn) lấy Can của đại vận làm trọng thành lấy Chi của đại vận làm trọng.

Vậy thì ta thử xem ví dụ số 372 trong cuốn Trích Thiên Tủy người bình (Nhâm Thiết Tiều) có trung thành với lý thuyết của mình đã đưa ra như vậy để luận hay không ?

Sau đây là ví dụ số 372/TTT như sau :

"372 - Bính Tuất - Mậu Tuất - Tân Sửu - Mậu Tuất

Kỷ Hợi/ Canh Tý/ Tân Sửu/ Nhâm Dần/ Quý Mão/ Giáp Thìn

Chỗ này cùng với tạo trước chỉ có đổi một chữ Tuất, do đầu vận Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu là kim thủy, Sửu thổ dưỡng kim, xuất thân phú quý, Tân vận giàu thêm; vừa giao Nhâm vận, thủy mộc cùng đến, phạm tính mẫu, so với lấy thổ trọng phùng thì mộc tất tốt, mạnh là làm quan, phạm sự thì mất chức".


Theo như lý thuyết của Nhậm Thiết Tiều đưa ra là : "...riêng vận lấy phương làm trọng, tức quan trọng Dần Mão Thìn Đông phương, Tị Ngọ Mùi Nam phương, Thân Dậu Tuất Tây phương và Hợi Tý Sửu Bắc phương...." thì ta thấy rõ ràng 3 vận đầu "Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu là kim thủy" có 3 chi là Hợi Tý và Sửu hoàn toàn chỉ hướng Bắc thì phải là Thủy mà 3 vận này đẹp thì dĩ nhiên ông ta phải khẳng định Thủy là hỷ dụng thần chứ, cớ sao ông ta lại sọ sang Kim để làm gì khi chi của 3 vận này có dính dáng gì tới Kim đâu ?

Câu sau ông ta lại viết "...vừa giao Nhâm (Dần) vận, Thủy Mộc cùng đến, phạm tính mẫu,..." có chi là Dần Mộc theo phương Đông đâu có dính dáng gì tới phương Bắc Thủy (Nhâm) mà lý thuyết của ông ta đã đưa ra ?

Điều này quá đủ để khẳng định Nhậm Thiết Tiều (người bình) đã không nhất quán khi sử dụng lý thuyết của mình vào luận các ví dụ mẫu trong cuốn Trích Thiên Tủy.

VULONG
23-05-18, 17:14
Tiếp tục, ta xét bài luận ví dụ 376 của Nhâm Thiết Tiều trong cuốn Trích Thiên Tủy xem sao :

"376 - Ất Hợi - Tân Tị - Đinh Tị - Canh Tuất

Canh Thìn/ Ất Mão/ Mậu Dần/ Đinh Sửu/ Bính Tý/ Ất Hợi

Tạo của Đới thượng thư. Nhật nguyên Đinh Tị, sinh ở đầu mùa hạ, hai trụ tháng giờ thấu ra Canh Tân, địa chi lại phùng sinh trợ, Tị Hợi phùng xung, khử hỏa tồn kim, là phu kiện phạ thê. Hỉ kỳ vận đến đất đông phương mộc, trợ Ấn phù thân, là trạng nguyên thiên hạ, quan trường không có phong ba; vừa giao Tý vận, 2 Tị dễ bị chế, hết lộc".

Với ví dụ này thì người bình đã thật sự trung thành với lý thuyết của minh đưa ra qua câu :

"Hỉ kỳ vận đến đất đông phương mộc, trợ Ấn phù thân, là trạng nguyên thiên hạ".

Rõ ràng 3 vận đầu là Canh Thìn, Kỷ Mão và Mậu Dần có các chi Dần, Mão Thìn thuộc phương Đông mà đẹp nên người bình đã khẳng định Tứ Trụ này có Thân nhược (vì Mộc là Kiêu Ấn của Tứ Trụ này). Chính vì vậy ông ta đã luận theo hướng Thân phải nhược qua các câu :

"...hai trụ tháng giờ thấu ra Canh Tân, địa chi lại phùng sinh trợ, Tị Hợi phùng xung, khử hỏa tồn kim,...".

Vậy thì mọi người thử luận xem Tứ Trụ này có phải Thân là nhược hay không ?

VULONG
05-06-18, 22:23
Xóa do nhầm lẫn

VULONG
05-06-18, 23:30
376/ TTT :

Sơ đồ dùng Toán Học để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần :

https://farm2.staticflickr.com/1750/42590111901_de98e8a859_o.png

Qua sơ đồ tính toán trên ta thấy Thân khá vượng vì nó lớn hơn Thực Thương, Tài và Quan Sát trên 20đv.

Vậy mà tác giả lại xác định Tứ Trụ này có Thân nhược là sao ?

phantien
08-06-18, 12:01
Kính chào thầy Vulong
Em mới học Tử Bình theo cuốn sách của TVH, tình cờ Em tìm được lớp học của thầy bên trang lyhocdongphuong hơn một tháng qua. Rất cảm thầy đã mở lớp học này, em hết sức tâm đắc với cách tiếp cận môn Tử Bình mang tính khoa học và ứng dụng cao của thầy qua cách xác định thân nhược, vượng và tìm dụng thần. Sau một tháng theo lớp học của Thầy và vận dụng vào tứ Trụ của Mình. Kính mong thầy chỉ giúp xem Tứ trụ này là Thân nhược hay vượng?

Tứ trụ Nam sinh ngày 30/4/1974(dl) lúc 1h10'
Giáp Dần-Mậu Thìn-Tân Sửu-Kỷ Sửu

Giáp(5,1).....Mậu(8)......Tân(3)......Kỷ(5,1 )
Dần(5,1)......Thìn(8)......Sửu(5,1)....Sửu( 5,1)
Ta thấy
Trong tứ trụ không có các tổ hợp. Mậu và Thìn trụ tháng bị khắc gần bởi Giáp và Dần trụ năm, vì vậy ta phải khoanh tròn Mậu, Thìn (như trong sơ đồ trên).
1 – Giáp trụ năm có 5,1đv bị giảm 1/5 đv bởi Tân trụ ngày khắc cách 1 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm, vì vậy nó chỉ còn 5,1*4/5*3/5đv = 2,45đv.
2 – Mậu trụ tháng có 8đv, nó bị giảm 1/3 đv bởi Giáp trụ năm khắc gần, vì vậy nó còn 8*2/3đv=5,33đv.
3 - Tân trụ giờ có 3đv nhận được 1/3dv của Sửu cùng trụ sinh cho nó và nhận được 1/12đv bởi Kỷ trụ giờ sinh cho, vì vậy nó được ( 3+5,1*1/3+5,1*1/12)đv = 5,13đv.
4 – Kỷ trụ giờ có 5,1đv bị giảm 1/10 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/20đv bởi Dần trụ năm khắc cách 3 ngôi, nó còn : 5,1*9/10*19/20=4,36đv.
5 – Sửu trụ giờ có 5,1đv bị giảm 1/20 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 3 ngôi, bị giảm 1/10đv bởi Dần trụ năm khắc cách 2 ngôi và 2/5đv khi nó vào vùng tâm nó còn : 5,1*9/10*19/20*3/5=2,62đv.
6 – Sửu trụ ngày có 5,1đv bị giảm 1/10 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 2 ngôi, bị giảm 1/5đv bởi Dần trụ năm khắc cách 1 ngôi, nó còn : 5,1*9/10*4/5=3,67đv
7 – Thìn trụ tháng có 8đv bị giảm 1/3 do Dần trụ năm khắc gần, bị giảm 1/5 đv bởi Giáp trụ năm khắc cách 1 ngôi và 1/2đv khi nó vào vùng tâm nó còn : 8*4/5*2/3*3/5=2,56đv.
8 – Dần trụ năm có 5,1đv bị giảm 1/10 đv bởi Tân trụ giờ khắc cách 2 ngôi và 1/2đv khi nó vào vùng tâm nó còn : 8*9/10*1/2=2,30đv
Nếu ta cộng tất cả các điểm vượng trong vùng tâm của các can chi có cùng hành thì:
Điểm vượng trong trong vùng tâm của các hành như sau :
Mộc.......Hỏa......Thổ......Kim.......Thủy
4,75.........#......18,54......5,13...........#
 Thân nhược, can ngày không được lệnh nhưng điểm vượng vùng tâm của Thân(Can ngày) lớn hơn điểm vượng trong vùng tâm của Tài tinh và Quan sát.
 Áp dụng 194/(47a;98) – Nếu Thân nhược nhưng điểm vượng vùng tâm của kiêu ấn lớn hơn điểm vượng vùng tâm của thực thương và tài tinh và can ngày được lệnh (nếu can ngày không được lệnh thì điểm vượng vùng tâm của Thân không nhỏ hơn điểm vượng trong vùng tâm của tài tinh và quan sát) thì kiêu ấn sinh được 50%đv của nó cho Thân.).

Điểm hạn và điểm vượng vùng tâm của các hành
-1..........-0,5...........0,5.........1.......-0,5
Mộc.......Hỏa......Thổ......Kim.......Thủy
4,75.........#8......18,54......14,4........#4,3
Kết luận: Thân vượng mà Kiêu ấn nhiều, vì vậy dụng thần đầu tiên là Tài tinh Mộc và dụng thần chính của nó là Giáp ở trụ năm.
Mộc là dụng thần có -1đh, Kim khắc dụng thần Mộc nên có 1đh. Thổ sinh cho sinh cho kỵ thần Kim(Thân) nên nó có 0,5đh. Hỏa và Thủy là hỷ thần đều có -0,5đh
Kính mong Thầy chỉ cho em những điểm sai ở trên!
Trân trọng cảm ơn Thầy!

VULONG
09-06-18, 04:01
Chào Phantien!

Tôi đã tính toán chi tiết để xác định chính xác Tứ Trụ của bạn có Thân vượng hay nhược và dụng thần qua sơ đồ sau :

https://farm2.staticflickr.com/1753/41961388804_c0dfd8ceca_o.png

Bạn thử so sánh với cách tính của bạn xem bạn sai ở những chỗ nào ?

Có chỗ nào không hiểu bạn cứ hỏi tiếp, tôi sẽ trả lời ngay.

(Chú ý : Điểm vượng của một số trạng thái tôi đã xác định được chính xác hơn như sau : trạng thái Suy là 5 đv (không còn là 5,1 đv), trạng thái Tuyệt là 3,2 đv (không còn là 3,1 đv) và trạng thái Dưỡng là 4,3 đv (không còn là 4,2 đv).)

Tôi đã chuyển bài viết của bạn và bài viết này của tôi sang chủ đề "Lớp học Tứ Trụ sơ cấp, trung cấp cho tất cả mọi người".

Bạn nên hỏi ở bên đó cho đúng chủ đề.

Thân chào.

VULONG
19-06-18, 15:59
Xóa vì sai

VULONG
19-06-18, 16:21
Tiếp tục, ta xét bài luận ví dụ 376 của Nhâm Thiết Tiều trong cuốn Trích Thiên Tủy xem sao :

"376 - Ất Hợi - Tân Tị - Đinh Tị - Canh Tuất

Canh Thìn/ Ất Mão/ Mậu Dần/ Đinh Sửu/ Bính Tý/ Ất Hợi

Tạo của Đới thượng thư. Nhật nguyên Đinh Tị, sinh ở đầu mùa hạ, hai trụ tháng giờ thấu ra Canh Tân, địa chi lại phùng sinh trợ, Tị Hợi phùng xung, khử hỏa tồn kim, là phu kiện phạ thê. Hỉ kỳ vận đến đất đông phương mộc, trợ Ấn phù thân, là trạng nguyên thiên hạ, quan trường không có phong ba; vừa giao Tý vận, 2 Tị dễ bị chế, hết lộc".

Với ví dụ này thì người bình đã thật sự trung thành với lý thuyết của minh đưa ra qua câu :

"Hỉ kỳ vận đến đất đông phương mộc, trợ Ấn phù thân, là trạng nguyên thiên hạ".

Rõ ràng 3 vận đầu là Canh Thìn, Kỷ Mão và Mậu Dần có các chi Dần, Mão Thìn thuộc phương Đông mà đẹp nên người bình đã khẳng định Tứ Trụ này có Thân nhược (vì Mộc là Kiêu Ấn của Tứ Trụ này). Chính vì vậy ông ta đã luận theo hướng Thân phải nhược qua các câu :

"...hai trụ tháng giờ thấu ra Canh Tân, địa chi lại phùng sinh trợ, Tị Hợi phùng xung, khử hỏa tồn kim,...".

Vậy thì mọi người thử luận xem Tứ Trụ này có phải Thân là nhược hay không ?

https://farm2.staticflickr.com/1754/42847077502_dc8015b621_o.png

VULONG
10-08-18, 13:45
Sau đây là bài viết của Siunhan92dn ở mục "Luận giải Tứ Trụ" (nhờ coi Tử Bình) bên diễn đàn Lý Số VN :

"Lời xem số đúng nhất mình nghiệm thấy trong nhiều năm đi xem.

Gửi bài gửi bởi siunhan92dn » 01:16, 27/07/18
Lá số của mình thì đã quá quen thuộc rồi, mình chỉ nhớ chú vio từng bình luận: Vì dần thân xung xa, thân tý bán hợp nên chi tý thủy vẫn sinh cho dần mộc, bính hỏa có can tại dần nên vừa dựa vào dần mộc, vừa sưởi ấm trụ để sinh cho mộc. Một người khác cũng đã bình luận rằng vai trò của bính hỏa trong trụ của mình rất quan trọng, dụng hỏa hay hơn dụng mộc, vì chi dần mộc dù sao cũng bị chi thân xung, nên dụng thần quan trọng nhất của mình là bính và không ai khác chính là bản thân mình. Và điều này cho tới nay mình nghiệm thấy là đúng, sau bao năm đi xem số, cuối cùng mình cũng tìm được lời giải thuyết phục, mình vui quá các bạn ^-^
Nữ mệnh sinh ngày 23/8/1993 dương lịch lúc 3.30´".

https://farm2.staticflickr.com/1814/43054029825_21a2764625_o.png

VULONG
20-08-18, 19:42
https://farm2.staticflickr.com/1888/29215481057_2bb428c94e_o.png

VULONG
30-08-18, 17:24
https://farm2.staticflickr.com/1880/44313090992_519417911b_o.png

Những ai trả lời được các câu hỏi này thì thực sự là những Siêu cao thủ Tử Bình.

VULONG
22-04-19, 23:20
Đến giờ thì rất nhiều bạn đã tự học theo chủ đề này được 3 tháng rồi nên có thể đã trở thành cao thủ Tử Bình về luận hành vận.

Sau đây là ví dụ đầu tiên trong cuốn Trích Thiên Tủy và tôi gọi là ví dụ 0 (vì trước đây khi đặt thứ tự cho các ví dụ tôi đã không phát hiện ra ví dụ này) ở "Chương 3 - Nhân Đạo" như sau :

"Thí như Càn tạo mệnh tứ trụ tứ Nhâm Dần, địa chi dần tàng chứa hỏa thổ trường sinh, thực thần lộc vượng, trên có nhâm thủy sinh cho, mặc dù thê tài tử tôn ngộ lộc, nhưng chẳng toàn mỹ, nguyên nhân là do hỏa thố trong dần không có chi dẫn xuất, cho nên tuổi thơ cô khổ, trung vận cơ hàn, mãi quá 30 tuổi, hạn hành phương nam dẫn xuất hỏa trong dần, kinh doanh phát tài, tuổi già không con, gia nghiệp bị phân chia tranh đoạt, có thể biết được như vậy nhờ luận theo cách cục thiên khô. Do vậy nghiệm ra rằng, mệnh cục quý trung hòa, thiên khô chung quy có tổn hại; mệnh cục cần ngũ hành cân bằng đầy đủ, mệnh cục kỳ dị bất túc lấy chi nương tựa vậy".

Ví dụ trên có Tứ Trụ như sau :

0 - Nhâm Dần - Nhâm Dần - Nhâm Dần - Nhâm Dần

Các đại vận :

Quý Mão/ Giáp Thìn/ Ất Tị/ Bính Ngọ/ Đinh Mùi/ Mậu Thân/ Kỷ Dậu

Nếu ai tìm ra được chỗ sai trong bài luận của ví dụ trên thì chúc mừng bạn đã chính thức trở thành Cao Thủ Tử Bình về luận hành vận.

Sau khoảng 5 đến 10 người tham gia trả lời tôi sẽ đưa đáp án của tôi.

VULONG
12-06-19, 19:41
Tôi đưa tiếp ví dụ số 116/T³ (T³ là ký hiệu cuốn Trích Thiên Tủy) không hề dễ hơn ví dụ 0/T³ mà tôi đã đưa ra ở trên như sau :

"116- Kỷ hợi đinh mão canh dần bính tý

Bính dần/ ất sửu/ giáp tý/ quý hợi/ nhâm tuất/ tân dậu

Mệnh này mộc vượng thừa quyền, lại được thủy sanh, tứ diện phùng tài sát. Kim suy cực giả mà tựa như mộc. Cho nên trung vận ất sửu, thổ kim ám vượng, gia nghiệp điêu tàn; đến giáp vận, phương bắc thủy vượng, nguồn tài thông suốt đầy đủ; quý hợi vận thăng chức, danh lợi song toàn; nhâm tuất vận, thủy lâm tuyệt địa, bãi chức quy điền.

Trụ này nhật chủ quá nhược, trong mệnh cục thực tài quan đếu vượng. Thành cách tòng thế. Dụng thần mộc, gặp mộc vận (tài vận) thì tốt, gặp thủy vận (thực thương vận) trung bình, hỏa vận cũng kém; gặp thổ kim vận là đại họa."

Mục đích tôi đưa ra các ví dụ này nhằm giúp những ai đã tự học qua chương trình lý thuyết của tôi là "Trở Thành Cao Thủ Tử Bình Về Luận Hành Vận Trong 3 Tháng" (ít nhất từ 3 đến 6 tháng) sẽ không còn bị nhàm chán khi muốn nâng cao trình độ Tử Bình về luận hành vận của mình.

Vài gợi ý cho ví dụ này :

1 - Đầu tiên xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần.
2 - Xét vận Bính Dần, Ât Sửu có can là Hỏa (Quan Sát) và Mộc (Tài) tại sao lại xấu?
3 - Xét vận Quý Hợi can chi đều là Thủy (Thực Thương) tại sao lại đẹp?
4 - 2 vận này đều là kỵ thần nếu Thân nhược và đều là hỷ dụng thần nếu Thân vượng, vậy thì giờ sinh này có đúng không?
5 - Nếu..... thì.....?

(Chú ý : Tứ Trụ này Mộc chỉ có 2 can chi mà Quan Sát và Tài của Mộc là Kim (Canh) và Thổ (Kỷ) đều có thì không thể thành cách Tòng Mộc như tác giả luận được.

Xét Vận phải lấy Can của đại vận làm trọng.)

sherly
19-11-19, 09:39
Bác VuLong cho hỏi theo phương pháp của bác thì có tính đến chi sinh chi hay không?
Ví dụ như nói Tị hỏa sinh Tuất thổ hay tý thủy sinh dần mộc chẳng hạn.
Cảm ơn bác.

VULONG
19-11-19, 18:16
Bác VuLong cho hỏi theo phương pháp của bác thì có tính đến chi sinh chi hay không?
Ví dụ như nói Tị hỏa sinh Tuất thổ hay tý thủy sinh dần mộc chẳng hạn.
Cảm ơn bác.

Có chứ,

Bài số 48 là ví dụ đầu tiên trong chủ đề "Lớp học Tứ Trụ sơ cấp, trung cấp cho tất cả mọi người" ở trang 5 (ngay tại mục Tử Bình này) tôi đã chứng minh được Chi sinh cho Chi.

Bài số 50 (cùng chủ đề) tôi đã chứng minh được Can cũng sinh được cho Can.

Tới nay thêm một số ví dụ tôi đã xác định được chính xác tỉ lệ sinh của Can với Can và Chi với Chi giống nhau là 1/6,5 và 1/12 (riêng với tỷ lệ 1/12 này tôi chỉ thừa nhận chưa chứng minh).

VULONG
19-12-19, 04:29
Ví dụ này tôi lấy ở chủ đề "Mong anh NOVA-S hữu duyên xem giúp em lá số Tứ Trụ" ở mục "Luận Giải Tứ Trụ" bên trand web Lý Số VN. nhưng

Nam sinh ngày 19/10/1976 lúc 8.45' có Tứ Trụ : Bính Thìn - Mậu Tuất - Giáp Thìn - Mậu Thìn

Sơ đồ dùng Toán học để xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần :
https://live.staticflickr.com/65535/49239393938_681fb818e9_o.png

Qua sơ đồ tính toán trên nếu ta cho rằng cách Tòng Tài không thể được thành lập thì dĩ nhiên Thân sẽ là nhược và dụng thần phải là Ất mộc tàng trong Thìn trụ năm (vì Tài là kỵ thần 1).

Nếu vậy thì vào vận Nhâm Dần có Nhâm hưu tù ở vận còn bị 2 Mậu vượng ở vận xung khắc nên Nhâm thành vô dụng nhưng vì Thủy không thấu lộ trong Tứ Trụ nên Nhâm ở vận này bị vô dụng cũng không ảnh hưởng gì tới Thủy trong Tứ Trụ. Có Giáp nhật can là dụng thần cường vượng ở vận và chi vận là Dần xung khắc 4 chi Thổ là kỵ thần trong Tứ Trụ nên vận này không đẹp nhiều thì phải đẹp ít nhưng thực tế thì ngược lại. Do vậy ta phải chấp nhận Cách Tòng Tài ở đây phải được thành lập, nếu vậy thì dụng thần phải là Mậu ở trụ tháng và hỷ thần là Hỏa và Kim còn kỵ thần là Thủy và Mộc.

Qua sơ đồ trên ta thấy Tài (Thổ) chỉ hơn Kiêu Ấn và Thân 10đv nên cách Tòng này là quá yếu, rất dễ bị thương tổn (thường phải lớn hơn tối thiểu 20đv). Như vậy cách cục này là kém mà hành vận hỷ dụng lại hưu tù, tử tuyệt (như Kỷ thai ở Hợi, Canh tử ở Tý còn Tân dưỡng ở Sửu). Cho nên vào các năm hỷ dụng thần có phát cũng yếu không thể đại phát Tài hay Quan được mặc dù trong Tứ Trụ có thông tin “Thực thần (Bính) sinh Tài (Mậu) thì phú quý tự nhiên đến“.

Ta xét các vận :

Vận Kỷ Hợi, Canh Tý và Tân Sửu đều là các vận hỷ dụng thần
Vận Tân Sửu đẹp nhất trong các vận này vì có thêm thông tin “Bính hợp Tân sinh là tướng nắm binh quyền“ nên năm Đinh hợi vào tháng 4 là Giáp Thìn được thăng chức trưởng phòng (vì nó TKĐX với trụ tháng Mậu Tuất) đúng với câu “Tài Quan tàng ẩn không xung không phát“ (Quan là Tân tàng trong Tuất trụ tháng)

Vận Nhâm Dần xấu bởi vì mặc dù có 2 Mậu vượng ở vận Dần xung khắc Nhâm hưu tù làm cho kỵ Nhâm gần như vô dụng là đẹp nhưng không may nhật can Giáp (hung thần) cường vượng ở vận Dần và thêm chi vận là Dần (hung thần) xung khắc 4 chi Thổ (là dụng thần) trong Tứ Trụ nên là xấu (vì cách Tòng này quá yếu rất dễ bị thương tổn).

Chú ý : Cách Tòng chỉ có thể bị phá khi vào các vận đó phải được tính lại điểm vượng trong vùng tâm mà sau khi tính lại thì cách cục đó không thể Tòng.

Vận Quý Mão cũng là vận kỵ thần vì can chi của nó là kỵ thần. Ta thấy vào vận này có Mão hợp Tuất hóa Hỏa thành công nhưng bị phá cục còn hợp vì trụ ngày Giáp Thìn TKĐX với trụ tháng Mậu Tuất (vẫn còn hợp vì lực xung của Thìn với Tuất yếu hơn lực hợp của Mão với Tuất). Có 2 Mậu tranh hợp thật với Quý và chi Tuất bị hợp bởi Mão. Trong 6 can chi Thổ mà có tới 3 can chi Thổ bị hợp nên cách cục này bị thương tổn nặng.

Vận Giáp Thìn và Ất Tị đều là vận hung thần vì chúng khắc dụng thần Thổ, xấu nhiều vào các năm Giáp, Ất , Dần hay Mão.

Đây là ví dụ đầu tiên có hành Tòng không lớn hơn các hành đối nghịch của nó 20 đv nên chưa thể khẳng định cách Tòng Tài này là đúng 100% nên cần phải có thêm nhiều ví dụ tương tự để kiểm nghiệm thì mới có thể kết luận chính xác nó đúng hay sai.