PDA

View Full Version : Ngũ hành sinh vượng hưu tù tử



hieunv74
10-10-17, 11:41
Tiểu sinh mới bắt đầu nghiên cứu tử bình. Các lão cho tiểu sinh hỏi một số thắc mắc trong quá trình đọc tử bình.

hieunv74
10-10-17, 11:53
trong Quyển: Ngọc chiếu định chân kinh tại trang 47:

Vượng, tướng hưu tù tử?
Vượng chỉ là trạng thái thịnh vượng, tướng chỉ là trạng thái thứ Vượng (đứng sau vượng); hưu chỉ là trạng thái chỉ sự an nhàn, vô sự, cũng chỉ việc ngưng nghỉ; tù: chỉ sự giam hãm; Tử: là chỉ bị khắc chế mà hoàn toàn không có khí.

Từ trạng thái vượng tướng hưu tù tử trên - lại đem khái quát thành Ngũ hành -> rồi từ khái quát đó suy ra: đương lệnh là vượng -> hành được ta sinh là Tướng....
Cũng tại trang 47 - Ngọc Chiếu định chân kinh:

Ngũ hành vượng, tướng, hưu, tù, tử trong 4 mùa được khái quát như sau:

XUÂN: Mộc vượng, Hỏa tướng, Thủy hưu, Kim tù, Thổ tử.
Hạ: Hỏa vượng, Thổ tướng, Mộc hưu, Thủy tù, Kim tử
Thu: ......

hieunv74
10-10-17, 12:06
Nếu chỉ dừng lại ở những phần suy luận trên thì chẳng nói làm gì.
Cuối trang 47 và đầu trang 48 lại ghi đảo lộn vị trí của trạng thái TƯỚNG (nghĩa là 2 vị trí TƯỚNG và HƯU đổi vị trí cho nhau, chẳng có lý do gì cả):

Trích: trong ứng dụng cụ thể, một người sinh ra vào mùa xuân, trong bát tự lấy Mộc làm chủ, chính là được đương LỆNH đắc thời,..... Để tiện đối chiếu lấy ngũ hành làm chính, khái quát các trạng thái : Vượng, tướng, hưu, tù, tử của ngũ hành theo 4 mùa như sau:

Mộc: Xuân vượng, Đông Tướng, Hạ hưu, tứ quý tù, thu tử
......
(như vậy, ngũ hành ở đậy: Mộc vượng - Thủy tướng - Hỏa Hưu - Kimtù - Thổ Tử)

Có gì mâu thuẫn với phần trên?

hieunv74
10-10-17, 12:13
Tiếp theo, Trang 48 QUyển Ngọc chiếu định chân Kinh có vẽ: Đồ hình: vượng, tướng, hưu, tù , tử trong ngũ hành:

XUÂN VƯỢNG:

Tiết ĐÔng: Tướng chỉ trạng thái thứ vượng -> Tiết XUÂN Vượng chỉ trạng thái thịnh vượng -> tiết Hạ HƯU chỉ trạng thái nhàn rỗi, rút lui -> Thổ tù -> tiết Thu tử -> ...

Nhưng bên dưới đồ hình có bảng ngũ hành lại ghi:
XUÂN: Mộc vượng, Hỏa tướng, Thủy hưu, Thổ tù, kim tử
......

Đồ một đường, lập thành một nẻo?

hieunv74
10-10-17, 12:22
Tại trang 22 quyển Tử bình thuyết minh, viết:

III. VÒNG VƯỢNG TƯỚNG HƯU TÙ CỦA KHÍ NGŨ HÀNH LƯU CHUYỂN TRÊN 12
CUNG ĐỊA CHI.
Mộc khí là khí của mùa xuân,
sẽ bắt đầu nẩy sinh vào lúc khởi sự mùa đông, để (Đông Sinh -> Thủy sinh)
kịp thịnh vượng vào mùa xuân, (Vượng xuân- Mộc vượng) thủy sinh mộc, nên mộc sinh ở Hợi, vậy đối với mộc
trường-sinh ở Hợi, mộc-dục ở Tý, quan-đới ở Sửu, lâm-quan ở Dần, đế-vượng ở Mão,
suy ở Thìn, bệnh ở Tỵ, tử ở Ngọ, mộ ở Mùi, (Hỏa hưu)
tuyệt ở Thân, thai ở Dậu, (kim tù) dưỡng ở Tuất.

Từ Hợi đến Dần, 4 vị trí Hợi Tý Sửu Dần, theo chiều tiến hướng vượng thuộc dương, là vị trí của Giáp mộc.
Từ Mão đến Mùi, 5 vị trí Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi, theo chiều thoái hướng suy thuộc âm, là vị trí của Ất mộc.

Nhưng: trang 11 quyển này có bảng lập thành ngũ hành:

Xuân: Mộc (tráng vượng), Thủy (Lão-Hưu), Hỏa (sinh), Kim tù, thổ tử
..................

hieunv74
10-10-17, 12:25
Chỉ nói riêng về mùa xuân, xuân vượng thì đã có sự nhảy chỗ của anh Sinh và anh Hưu; lão nào có biết lý do nhảy chỗ không?

:5887::5887::5887:

VinhL
11-10-17, 02:29
Nếu chỉ dừng lại ở những phần suy luận trên thì chẳng nói làm gì.
Cuối trang 47 và đầu trang 48 lại ghi đảo lộn vị trí của trạng thái TƯỚNG (nghĩa là 2 vị trí TƯỚNG và HƯU đổi vị trí cho nhau, chẳng có lý do gì cả):

Trích: trong ứng dụng cụ thể, một người sinh ra vào mùa xuân, trong bát tự lấy Mộc làm chủ, chính là được đương LỆNH đắc thời,..... Để tiện đối chiếu lấy ngũ hành làm chính, khái quát các trạng thái : Vượng, tướng, hưu, tù, tử của ngũ hành theo 4 mùa như sau:

Mộc: Xuân vượng, Đông Tướng, Hạ hưu, tứ quý tù, thu tử
......
(như vậy, ngũ hành ở đậy: Mộc vượng - Thủy tướng - Hỏa Hưu - Kimtù - Thổ Tử)

Có gì mâu thuẫn với phần trên?

Quan trọng chính là chổ này. Theo lão đệ, mùa và hành có khác nhau không?

hieunv74
11-10-17, 08:35
Quan trọng chính là chổ này. Theo lão đệ, mùa và hành có khác nhau không?

2 chữ thấy đã khác rồi; nhưng trong mùa có hành trong hành có mùa!

hành: có dụng ý nghĩa vận động tuần hoàn (luân hồi) - hành có thể phân là 5 (ngũ hành), 12 (trường sinh), 60 lục thập hoa giáp, ......

chia làm 5 như: sáng sớm, ban ngày, chiều tối, ban đêm [1 hành ẩn]; một năm có 5 mùa: xuân (春), hạ (夏), thu (秋), đông (冬) vận động, biến hóa tuần hoàn [mỗi mùa có 1 hành ẩn]. Do sự vật có sự khác biệt nên biểu hiện (hiện) ra bên ngoài có sự khác nhau, ví như: Ngũ hóa có:
sinh 生, Trưởng (thành) 长, Hóa 化, thu vào (kiềm hãm, khống chế 收), ẩn (ẩn tàng, trốn, ẩn náu藏)


Từ Ngũ hóa: Ngũ hóa có: sinh 生, Trưởng (thành) 长, Hóa 化, thu vào (kiềm hãm, khống chế 收), ẩn (ẩn tàng, trốn, ẩn náu藏)
Thấy: ---------------------Sinh --------------Vượng-------- Suy -----Tù --------------------------------Tử


Mùa có 4 mùa: xuân hạ thu đông, nhưng:
+ Xuân có ngũ hóa của xuân: có sinh vương hưu tù tử của Xuân
+ Hạ có ngũ hóa của hạ: có sinh vượng hưu tù tử của hạ.
..................... không thể đánh đồng lẫn nhau được.

Mời Lão viết tiếp!

VinhL
11-10-17, 10:00
....
Mộc: Xuân vượng, Đông Tướng, Hạ hưu, tứ quý tù, thu tử
......
(như vậy, ngũ hành ở đậy: Mộc vượng - Thủy tướng - Hỏa Hưu - Kimtù - Thổ Tử)

Có gì mâu thuẫn với phần trên?

Mộc Hưu ở mùa Hạ, lão đệ lại suy luận Hạ = Hỏa, nên kết luận Hỏa Hưu!

Thật ra vòng Vượng Tướng Hưu Tù Tử theo thứ tự phải là:

Vượng Tướng Tử Tù Hưu:

Mộc Vượng Hỏa Tưởng Thổ Tử Kim Tù Thủy Hưu
Hỏa Vượng Thổ Tướng Kim Tử Thủy Tù Mộc Hưu
Thổ Vượng Kim Tướng Thủy Tử Mộc Tù Hỏa Hưu
Kim Vượng Thủy Tướng Mộc Tử Hỏa Tù Thổ Hưu
Thủy Vượng Mộc Tướng Hỏa Tử Thổ Tù Kim Hưu

Như vậy thứ tự sẻ phù hợp theo 4 mùa, và vòng ngũ hành tương sinh.

Chắc có lẻ vì khi đọc Vượng Tướng Tử Tù Hưu (tiếng Hán) không được thuận cho lắm, nên cổ nhân đổi chổ Tử và Hưu cho thuận miệng.

hieunv74
11-10-17, 10:39
Mộc Hưu ở mùa Hạ, lão đệ lại suy luận Hạ = Hỏa, nên kết luận Hỏa Hưu!

Thật ra vòng Vượng Tướng Hưu Tù Tử theo thứ tự phải là:

Vượng Tướng Tử Tù Hưu:

Mộc Vượng Hỏa Tưởng Thổ Tử Kim Tù Thủy Hưu
Hỏa Vượng Thổ Tướng Kim Tử Thủy Tù Mộc Hưu
Thổ Vượng Kim Tướng Thủy Tử Mộc Tù Hỏa Hưu
Kim Vượng Thủy Tướng Mộc Tử Hỏa Tù Thổ Hưu
Thủy Vượng Mộc Tướng Hỏa Tử Thổ Tù Kim Hưu

Như vậy thứ tự sẻ phù hợp theo 4 mùa, và vòng ngũ hành tương sinh.

Chắc có lẻ vì khi đọc Vượng Tướng Tử Tù Hưu (tiếng Hán) không được thuận cho lắm, nên cổ nhân đổi chổ Tử và Hưu cho thuận miệng.

Chỉ nói hành mộc thôi: - vào mùa xuân đi cho tươi!

Mộc Vượng Hỏa Tưởng Thổ Tử Kim Tù Thủy Hưu

Nhưng Mộc vượng thì lấy gì để làm cho nó vượng? Nói về nhân sự: chẳng lẽ lại dùng mấy cụ Hưu để phò tá mấy anh đương chức vị?

Chỉ thấy tướng đi phò vua chứ làm gì có chuyện lấy mấy bô lão đi phò vua; sau đó vua đi đi phò tướng. hihihi

hieunv74
11-10-17, 10:43
Chỉ nói riêng về hành mộc: Dương mộc trường Sinh của mộc ở Hợi (Đông - Sinh) -> Vượng của mộc với về Mão (Xuân) -> về Đến Ngọ đã (Hưu) rồi .....

Làm sao mà nói: Đông (thủy): Hưu -> Xuân (mộc) vượng -> Hạ (hỏa) tướng....?

:5887::5887::5887:

VinhL
11-10-17, 10:56
Chỉ nói hành mộc thôi: - vào mùa xuân đi cho tươi!

Mộc Vượng Hỏa Tưởng Thổ Tử Kim Tù Thủy Hưu

Nhưng Mộc vượng thì lấy gì để làm cho nó vượng? Nói về nhân sự: chẳng lẽ lại dùng mấy cụ Hưu để phò tá mấy anh đương chức vị?

Chỉ thấy tướng đi phò vua chứ làm gì có chuyện lấy mấy bô lão đi phò vua; sau đó vua đi đi phò tướng. hihihi

Mấy cụ Hưu coi vậy chứ thế lực mảnh khủng luôn ấy lão ơi. Hihihihihihi

Lão đệ hỏi lấy gì để Mộc Vượng, thì hỏi lại lão đệ chứ trước khi Mộc Vượng thì Mộc ở trạng thái gì?

hieunv74
11-10-17, 10:57
Xét quan hệ Ngũ hành:

Thủy (đông): Hưu --sinh--> Mộc (Xuân): Vượng --sinh--> Hỏa (hạ): tướng --sinh--> Thổ (Tử) --sinh--> Thu (Kim): Tù.

Nếu có quan hệ ngũ hành: Thủy (Hưu) --- Mộc (Vượng) --- Hỏa (Tướng) --- Thổ (Tử) --- Kim (Tù), thì hành hưu, tử, tù sẽ ra sao?

1. Hành thủy (hưu):
- Hành Thủy (Hưu) sinh xuất cho Vượng khí: xuất tiết nhiều, ốm yếu đi sinh cho anh vượng khí!
- Hành thủy (hưu) đi hhắc xuất cho Hỏa (tướng khí) - sinh xuất nhiều, tiết khí!
- Nó chỉ được hành Kim (tù) sinh & Thổ (tử) khắc nhập thì ăn gì?
Hành thủy (hữu) => Bị tiết khí nhất (chết toi); so với hành kim, hành Thổ.

2. Hành Thổ (tử)
- Hành Thổ được hành Hỏa (tướng khí) sinh nhập;
- Hành thổ lại được hành Mộc (vượng khí) khắc nhập
=> Được tướng sinh, vượng khí khắc nhập ---> sao Thổ lại tử/ so nó với Hành thủy thì Thổ tốt hơn nhiều.

3. Hành Kim (tù):
- Hành kim khắc xuất hành Mộc (vượng khí) -
- Hành kim lại được hành tướng khắc nhập -
Như vậy, hành Kim Tù vẫn còn khác khẩm hơn hành thủy (Hưu).

Như vậy, nếu xem 3 vị trí: Hưu Vượng tướng sắp xếp như trên thì hành Hưu sẽ là hành thiệt hại, chết non nhất, chết hơn cả hành tử và hành Tù.

Đợi Lão bàn tiếp.
Hihihi

hieunv74
11-10-17, 11:01
Mấy cụ Hưu coi vậy chứ thế lực mảnh khủng luôn ấy lão ơi. Hihihihihihi

Lão đệ hỏi lấy gì để Mộc Vượng, thì hỏi lại lão đệ chứ trước khi Mộc Vượng thì Mộc ở trạng thái gì?

Trước khi mộc vượng được - nó cần phải có sức; cần phải tiếp sức nữa mới vượng được (nếu không có trợ lực) thì hỏi nó vượng được bao lâu?

Nên trước khi vượng nó phải là ở vị trí Tướng đã!

:5887::5887::5887:

hieunv74
11-10-17, 11:08
從外生入名為進
Tòng ngoại sanh nhập danh vi tiến (42),
從內生出名為退,
Tòng nội sanh xuất danh vi thoái (44),
家內錢財皆癈盡.
Gia nội tiễn tài giai phế tận (45).
生入剋入名為旺
Sanh nhập khắc nhập danh vi vượng (46),

子孫高官盡富貴.
Tử tôn cao quan tận phú quý (47).

:1f02::1f02::1f02:

VinhL
11-10-17, 11:09
Xét quan hệ Ngũ hành:

Thủy (đông): Hưu --sinh--> Mộc (Xuân): Vượng --sinh--> Hỏa (hạ): tướng --sinh--> Thổ (Tử) --sinh--> Thu (Kim): Tù.

Nếu có quan hệ ngũ hành: Thủy (Hưu) --- Mộc (Vượng) --- Hỏa (Tướng) --- Thổ (Tử) --- Kim (Tù), thì hành hưu, tử, tù sẽ ra sao?

1. Hành thủy (hưu):
- Hành Thủy (Hưu) sinh xuất cho Vượng khí: xuất tiết nhiều, ốm yếu đi sinh cho anh vượng khí!
- Hành thủy (hưu) đi hhắc xuất cho Hỏa (tướng khí) - sinh xuất nhiều, tiết khí!
- Nó chỉ được hành Kim (tù) sinh & Thổ (tử) khắc nhập thì ăn gì?
Hành thủy (hữu) => Bị tiết khí nhất (chết toi); so với hành kim, hành Thổ.

2. Hành Thổ (tử)
- Hành Thổ được hành Hỏa (tướng khí) sinh nhập;
- Hành thổ lại được hành Mộc (vượng khí) khắc nhập
=> Được tướng sinh, vượng khí khắc nhập ---> sao Thổ lại tử/ so nó với Hành thủy thì Thổ tốt hơn nhiều.

3. Hành Kim (tù):
- Hành kim khắc xuất hành Mộc (vượng khí) -
- Hành kim lại được hành tướng khắc nhập -
Như vậy, hành Kim Tù vẫn còn khác khẩm hơn hành thủy (Hưu).

Như vậy, nếu xem 3 vị trí: Hưu Vượng tướng sắp xếp như trên thì hành Hưu sẽ là hành thiệt hại, chết non nhất, chết hơn cả hành tử và hành Tù.

Đợi Lão bàn tiếp.
Hihihi

Thủy Vượng đã sinh cho Mộc nên giờ đã không còn sức sinh cho Mộc nửa. Lão đệ có thấy con vật nào mà sinh liên tục mà không hưu (nghỉ) không vậy? Hihihihihihi

DangHuyAnh
11-10-17, 11:11
Hành có 5 và mùa có 4.
Khi luận bát tự theo em nên nhìn được huyệt vị, nơi giao âm dương.
Tìm sự đóng mở của huyệt mà âm sinh hay dương sinh.
Tìm được vị trí giao cấu âm dương, và khí phát sinh ứng tới huyệt vị.

Anh Hiếu chuyển qua đọc trích thiên tuỷ vậy.
Đừng gộp chung lý thuyết, bỏ qua ví dụ, tách ra từng phần là anh thấy ngay ý đồ của cự Lưu.

Ngũ hành chỉ là dùng chế hoá phát sinh, không có nhiều tác dụng để luận giải.

Càng lúc thấy bát tự giống với phong thuỷ. Hihihi...

hieunv74
11-10-17, 11:14
Thủy Vượng đã sinh cho Mộc nên giờ đã không còn sức sinh cho Mộc nửa. Lão đệ có thấy con vật nào mà sinh liên tục mà không hưu (nghỉ) không vậy? Hihihihihihi

Cái chết là chỗ: các lão cứ cho biến đổi hết mọi thứ! Phải cố định 1 thứ đã để xét 1 hành trước từ đó suy ra các hành khác, vì:

Vị trí mộc vượng: thì các hành khác (thủy, hỏa, kim, thổ) tương quan với hành mộc như nào?

:5887::5887::5887:

VinhL
11-10-17, 11:19
從外生入名為進
Tòng ngoại sanh nhập danh vi tiến (42),
從內生出名為退,
Tòng nội sanh xuất danh vi thoái (44),
家內錢財皆癈盡.
Gia nội tiễn tài giai phế tận (45).
生入剋入名為旺
Sanh nhập khắc nhập danh vi vượng (46),

子孫高官盡富貴.
Tử tôn cao quan tận phú quý (47).

:1f02::1f02::1f02:

Lão đệ hiểu sinh nhập khắc nhập như thế nào?
Khi nào sinh nhập thì tốt, khi nào khắc nhập thì tốt?
(chứ không phải lúc nào khắc nhập đều là tốt, cổ nhân viết rất cô động, nên phải hiểu sâu vào cái ý không nói).

hieunv74
11-10-17, 11:21
Hành có 5 và mùa có 4.
Khi luận bát tự theo em nên nhìn được huyệt vị, nơi giao âm dương.
Tìm sự đóng mở của huyệt mà âm sinh hay dương sinh.
Tìm được vị trí giao cấu âm dương, và khí phát sinh ứng tới huyệt vị.

Anh Hiếu chuyển qua đọc trích thiên tuỷ vậy.
Đừng gộp chung lý thuyết, bỏ qua ví dụ, tách ra từng phần là anh thấy ngay ý đồ của cự Lưu.

Ngũ hành chỉ là dùng chế hoá phát sinh, không có nhiều tác dụng để luận giải.

Càng lúc thấy bát tự giống với phong thuỷ. Hihihi...

Lão này chưa thấy được vai trò của hành ẩn của ngũ hành- tuy là nói ngũ hành nhưng là để nói tứ tượng:

Quay lại ngũ hành & 4 mùa:
...........
Địa chi phối Ngũ hành: mỗi năm nông lịch, chính nguyệt khởi từ Dần Mão: Dần Mão (mùa xuân) khởi sinh生 (Dần Mão),[U] Vượng (thành) 长 (Tị Ngọ),[/I] Hóa 化 (Thân Dậu), thu vào (kiềm hãm, khống chế 收)Hợi Tý), ẩn (ẩn tàng, trốn, ẩn náu藏) (Sửu mùi Thìn tuất).

Trường hợp này, hành Thổ chính là hành ẩn. Vì sao nó ẩn? Vì nó rất sợ xuất hiện sẽ bị các hành sinh vượng khắc chết! Nhưng, vì thiếu thốn nó, thành ra hành thổ là hành quý nhất. vì nhiều hành khác quý nó. Nên Nó có vai trò lập lại thế cân bằng cho 04 mùa. Khi Mùa đông thoái quá – thổ cử Sửu xuất hiện để cân bằng hành thoái quá – gọi là “Vật cực tắc phản”;

Tương tự, Mùa xuân đến thời điểm vượng, thì Thìn nhảy ra để cân bằng hành mộc không cho thoái quá và giúp hành bất cập; Mùa hè: hỏa vượng tại ngọ -> Thổ hiện tại Mùi để lập lại thể cân bằng; Mùa thu kim vượng tại dậu -> thổ phải xuất Tuất ra để lập lại thể cân bằng không cho hành kim thái quá. Cho nên các sách nói thổ vượng tại tứ quý /nên được hiểu rằng: khi các mùa có sự thoái quá thì thổ phải xuất hiện để lập lại thế quân bình của các hành. Hay nói cách khác, mỗi năm đều có sự xuất hiện của Thổ tại bốn mùa – là thời điểm nguyệt phân. Mỗi năm: mùa xuân vượng vào tháng 3, mùa hè vượng vào tháng 6, mùa thu vượng vào tháng 9, mùa đông vượng vào tháng 12 (tháng chạp) cũng chính là thời kỳ thổ phải xuất hiện để lập lại thế cân bằng cho 04 mùa tại Thìn (tháng 3), mùi (tháng 6), Tuất (tháng 9), sửu (tháng chạp/12). Bởi vậy, các sách nói thổ vượng tứ quý. Cho nên, thìn tuất sửu mùi đều thuộc về hành Thổ.

Quả vậy, quy luật của Tự nhiên không thiên lệch hành nào cả!

Tiếp theo, trong sách tử bình thuyết minh có nói: thổ vượng nhất tại mùi? (mà không nói vượng nhất tại: sửu, thìn, tuất); tại sao? dùng ý trên có thể giải thích được rồi.

Hihihihihhi

hieunv74
11-10-17, 11:22
Lão đệ hiểu sinh nhập khắc nhập như thế nào?
Khi nào sinh nhập thì tốt, khi nào khắc nhập thì tốt?
(chứ không phải lúc nào khắc nhập đều là tốt, cổ nhân viết rất cô động, nên phải hiểu sâu vào cái ý không nói).

Thế thì theo lão: khi nào thì tốt?

VinhL
11-10-17, 11:31
Thế thì theo lão: khi nào thì tốt?

Khi yếu thì cần sinh nhập, khi quá mạnh thì cần khắc nhập, đó là luật tự nhiên!

hieunv74
11-10-17, 11:37
Thủy (đông): Tướng--sinh--> Mộc (Xuân): Vượng --sinh--> Hỏa (hạ): Hưu--sinh--> Thổ (Tử) --sinh--> Thu (Kim): Tù.

Nếu có quan hệ ngũ hành: Thủy (Tướng) --- Mộc (Vượng) --- Hỏa (Hưu) --- Thổ (Tử) --- Kim (Tù), thì hành hưu, tử, tù sẽ ra sao?

1. Hành Thủy (Tướng):
- Sinh hỗ cho vượng khí!

2. Hành Hỏa (Hưu):
- Hành thủy (Tướng) khắc nhập - mặc dù Hỏa (Hưu) được khắc từ tướng mà không chết vì có Mộc (vượng) sinh phù!
- Hành Hỏa được hành Mộc vượng sinh nhập!
Hành Hỏa: vị trí tốt hơn hành Thổ, Hành kim!

3. Hành Thổ (tử)
- Hành thổ chỉ được hành Hỏa (hưu) sinh.
- Hành Thổ được hành hỏa (vượng) khắc nhập -- Cái này khắc mà không có lực đỡ là khắc chết- ở đây khắc nhập mà không tốt
(Nên thổ tử).

4. Hành Kim (tù):
- Hành kim khắc xuất hành Mộc (vượng khí)
- Hành kim lại đi sinh xuất cho hành Thủy (tướng khí)
-> Không khắc được mà bị kẹt, hãm, vô khí mà chẳng làm gì được (Tù)!

:0006::0006::0006:

VinhL
11-10-17, 11:39
Xét quan hệ Ngũ hành:

Thủy (đông): Hưu --sinh--> Mộc (Xuân): Vượng --sinh--> Hỏa (hạ): tướng --sinh--> Thổ (Tử) --sinh--> Thu (Kim): Tù.

Nếu có quan hệ ngũ hành: Thủy (Hưu) --- Mộc (Vượng) --- Hỏa (Tướng) --- Thổ (Tử) --- Kim (Tù), thì hành hưu, tử, tù sẽ ra sao?

1. Hành thủy (hưu):
- Hành Thủy (Hưu) sinh xuất cho Vượng khí: xuất tiết nhiều, ốm yếu đi sinh cho anh vượng khí!
- Hành thủy (hưu) đi hhắc xuất cho Hỏa (tướng khí) - sinh xuất nhiều, tiết khí!
- Nó chỉ được hành Kim (tù) sinh & Thổ (tử) khắc nhập thì ăn gì?
Hành thủy (hữu) => Bị tiết khí nhất (chết toi); so với hành kim, hành Thổ.

2. Hành Thổ (tử)
- Hành Thổ được hành Hỏa (tướng khí) sinh nhập;
- Hành thổ lại được hành Mộc (vượng khí) khắc nhập
=> Được tướng sinh, vượng khí khắc nhập ---> sao Thổ lại tử/ so nó với Hành thủy thì Thổ tốt hơn nhiều.

3. Hành Kim (tù):
- Hành kim khắc xuất hành Mộc (vượng khí) -
- Hành kim lại được hành tướng khắc nhập -
Như vậy, hành Kim Tù vẫn còn khác khẩm hơn hành thủy (Hưu).

Như vậy, nếu xem 3 vị trí: Hưu Vượng tướng sắp xếp như trên thì hành Hưu sẽ là hành thiệt hại, chết non nhất, chết hơn cả hành tử và hành Tù.

Đợi Lão bàn tiếp.
Hihihi

Chổ này lão đệ lại mang Hành và Mùa gộp lại với nhau nửa!
Nói tói Mùa thì Hạ Hỏa Vượng nhưng chỉ ở Bắc Bán Cầu thôi, chứ xuống dùng Nam Bán Cầu lại là Thủy Vượng ạ. Như vậy Hành Trên thì Hỏa dưới thì Thủy, còn 4 hành khác ở trên và ở dưới bán cầu lão luận sinh khắc thế nào???

Hihihihihihihih

hieunv74
11-10-17, 11:40
Khi yếu thì cần sinh nhập, khi quá mạnh thì cần khắc nhập, đó là luật tự nhiên!

Yếu- bất cập thì cần được sinh phù để trở về quân bình: vậy là lão đòi đem nuôi mấy bác Hưu để là vượng! (mà không thèm nuôi mấy bác tướng lên vượng), hihihi

Mạnh thì cần được chế để quay về trạng thái thoái quá!

hieunv74
11-10-17, 11:43
Chổ này lão đệ lại mang Hành và Mùa gộp lại với nhau nửa!
Nói tói Mùa thì Hạ Hỏa Vượng nhưng chỉ ở Bắc Bán Cầu thôi, chứ xuống dùng Nam Bán Cầu lại là Thủy Vượng ạ. Như vậy Hành Trên thì Hỏa dưới thì Thủy, còn 4 hành khác ở trên và ở dưới bán cầu lão luận sinh khắc thế nào???

Hihihihihihihih

Không quan trọng ở đâu; không quan trọng là mùa; không quan trọng là ngày..... (thêm mùa vì đang bàn có liên quan đến mùa)! mà quan trọng là

vị trí vượng của 1 hành thì nó có ảnh hưởng đến các hành khác thế nào thui!

:0006::0006::0006:

VinhL
11-10-17, 12:02
Thủy (đông): Tướng--sinh--> Mộc (Xuân): Vượng --sinh--> Hỏa (hạ): Hưu--sinh--> Thổ (Tử) --sinh--> Thu (Kim): Tù.

Nếu có quan hệ ngũ hành: Thủy (Tướng) --- Mộc (Vượng) --- Hỏa (Hưu) --- Thổ (Tử) --- Kim (Tù), thì hành hưu, tử, tù sẽ ra sao?

1. Hành Thủy (Tướng):
- Sinh hỗ cho vượng khí!

2. Hành Hỏa (Hưu):
- Hành thủy (Tướng) khắc nhập - mặc dù Hỏa (Hưu) được khắc từ tướng mà không chết vì có Mộc (vượng) sinh phù!
- Hành Hỏa được hành Mộc vượng sinh nhập!
Hành Hỏa: vị trí tốt hơn hành Thổ, Hành kim!

3. Hành Thổ (tử)
- Hành thổ chỉ được hành Hỏa (hưu) sinh.
- Hành Thổ được hành hỏa (vượng) khắc nhập -- Cái này khắc mà không có lực đỡ là khắc chết- ở đây khắc nhập mà không tốt
(Nên thổ tử).

4. Hành Kim (tù):
- Hành kim khắc xuất hành Mộc (vượng khí)
- Hành kim lại đi sinh xuất cho hành Thủy (tướng khí)
-> Không khắc được mà bị kẹt, hãm, vô khí mà chẳng làm gì được (Tù)!

:0006::0006::0006:

À thì ra lão đệ muốn nói đến sư tương quan giữa các hành cùng một lúc, tức hai ba hành gặp nhau cùng một lúc.
Bốc dịch có quy ước là Tham Sinh kỵ Khắc, nếu Thủy đang khắc Hỏa mà lại gặp Mộc, thì Thủy tham sinh mà đi sinh cho Mộc, Mộc lại sinh Hỏa, thì Hỏa lại được tốt, như vậy có mâu thuẩn.

Nếu theo thứ tự Thủy Tướng Mộc Vượng Hỏa Hưu như trên, thì cái gì đã qua lại tốt nhĩ, mà cái sắp tới lại không.

hieunv74
11-10-17, 12:16
À thì ra lão đệ muốn nói đến sư tương quan giữa các hành cùng một lúc, tức hai ba hành gặp nhau cùng một lúc.
Bốc dịch có quy ước là Tham Sinh kỵ Khắc, nếu Thủy đang khắc Hỏa mà lại gặp Mộc, thì Thủy tham sinh mà đi sinh cho Mộc, Mộc lại sinh Hỏa, thì Hỏa lại được tốt, như vậy có mâu thuẩn.

Nếu theo thứ tự Thủy Tướng Mộc Vượng Hỏa Hưu như trên, thì cái gì đã qua lại tốt nhĩ, mà cái sắp tới lại không.

Vấn đề chỗ tốt: là tổng thể cân bằng! Tự nhiên có bàn tay vô hình nên nó không thiên lệch một cái gì (đó là cái tốt)!

Ở đây là nói tương quan ngũ hành! Tướng có vai trò của tướng - tại thời điểm này (ví dụ mùa xuân chẳng hạn) thì thì Mộc vượng, thủy tướng ...... nhưng thời điểm khác mộc đâu có vượng (chẳng hạn đến mùa hè); vượng tướng hưu tù tử cứ thế mà thay đổi cho nhau.

Mấu chốt là phải biết thời điểm nào: tướng hỗ trợ cho vượng; lúc nào tướng đột phá vượng (tạm gọi không phải cứ sinh cho thoái quá là tốt); Khi nào tù khí thay vượng khí nắm quyền; khi nào hưu khí thay tướng khí nắm quyền ..... [chỗ này phức tạp lên đây!]

Cái này mời các lão ngâm cứu tiếp, hihihihihhi

VinhL
11-10-17, 12:57
Vấn đề chỗ tốt: là tổng thể cân bằng! Tự nhiên có bàn tay vô hình nên nó không thiên lệch một cái gì (đó là cái tốt)!

Ở đây là nói tương quan ngũ hành! Tướng có vai trò của tướng - tại thời điểm này (ví dụ mùa xuân chẳng hạn) thì thì Mộc vượng, thủy tướng ...... nhưng thời điểm khác mộc đâu có vượng (chẳng hạn đến mùa hè); vượng tướng hưu tù tử cứ thế mà thay đổi cho nhau.

Mấu chốt là phải biết thời điểm nào: tướng hỗ trợ cho vượng; lúc nào tướng đột phá vượng (tạm gọi không phải cứ sinh cho thoái quá là tốt); Khi nào tù khí thay vượng khí nắm quyền; khi nào hưu khí thay tướng khí nắm quyền ..... [chỗ này phức tạp lên đây!]

Cái này mời các lão ngâm cứu tiếp, hihihihihhi

Nếu chỉ bàn luận về Hành thì thôi không nói.

Nếu bàn đến mùa thì Mùa Xuân Mộc Lệnh, hành Hỏa được Mộc Lệnh sinh cho mà lại Hưu, đây mới là vấn đề không thực tế. Hihihihihihi

Nếu thực tế chứng minh được Hỏa Hưu vào mùa Xuân thì Tiểu Huynh mới bái phục và tin cái thuyết này.

Nếu lấy lý thuyết Khoa Học hiện nay để đi kiểm chứng thì 4 mùa chẳng qua là nhiệt năng từ ánh sáng mặt trời. Như vậy nói đến hành của 4 mùa thì phải nói đến nhiệt độ vậy. Từ khía cạnh của Nhiệt độ mà định thì hành chẳng qua là cường độ của Nhiệt Năng, từ thấp đến cao rồi chuyển lại thấp. Như vậy các hành chỉ là một. Ngũ Hành vốn là Nhất Khí vậy!

hieunv74
11-10-17, 13:56
Nếu chỉ bàn luận về Hành thì thôi không nói.

Nếu bàn đến mùa thì Mùa Xuân Mộc Lệnh, hành Hỏa được Mộc Lệnh sinh cho mà lại Hưu, đây mới là vấn đề không thực tế. Hihihihihihi

Nếu thực tế chứng minh được Hỏa Hưu vào mùa Xuân thì Tiểu Huynh mới bái phục và tin cái thuyết này.

Nếu lấy lý thuyết Khoa Học hiện nay để đi kiểm chứng thì 4 mùa chẳng qua là nhiệt năng từ ánh sáng mặt trời. Như vậy nói đến hành của 4 mùa thì phải nói đến nhiệt độ vậy. Từ khía cạnh của Nhiệt độ mà định thì hành chẳng qua là cường độ của Nhiệt Năng, từ thấp đến cao rồi chuyển lại thấp. Như vậy các hành chỉ là một. Ngũ Hành vốn là Nhất Khí vậy!

Đúng ra Vượng khí của các vận đi theo Kinh, Vĩ; nên tiểu sinh cũng đang thắc mắc, hihi

Thế Mùa hè thì sao: theo lão thì cái gì tướng, hưu?

Hỏa Vượng Thổ Tướng Kim Tử Thủy Tù Mộc Hưu

Nếu Thổ tướng: tại sao Thổ tướng? Mộc Hưu?

VinhL
12-10-17, 03:26
Đúng ra Vượng khí của các vận đi theo Kinh, Vĩ; nên tiểu sinh cũng đang thắc mắc, hihi

Thế Mùa hè thì sao: theo lão thì cái gì tướng, hưu?

Hỏa Vượng Thổ Tướng Kim Tử Thủy Tù Mộc Hưu

Nếu Thổ tướng: tại sao Thổ tướng? Mộc Hưu?

Hưu Vượng là nói đến cường độ của ngũ hành trong 4 mùa, tức mỗi hành phải có một hóa trình từ thấp đến cao, cường độ này lại được so sánh với lệnh của 4 mùa mà phân ra Hưu Vượng căn cứ vào cái Dụng có nó. Hỏa Vượng nắm lệnh, thì Thổ tướng do hai nguyên nhân, được Hỏa sinh, và cường độ đang tăng dần. Mộc Hưu bỡi đã thất lệnh, cường độ đã giãm, và càng giãm trong tương lai.

Nay tiểu huynh xin trích quyển Kinh Điển về Ngũ Hành,
Ngũ Hành Đại Nghĩa, trong mục Luận Tứ Thời Hưu Vượng, viết:
Ngũ Hành thể Hưu Vượng,
Xuân tức Mộc Vượng, Hỏa Tướng, Thủy Hưu, Kim Tù, Thổ Tử;
Hạ tức Hỏa Vượng, Thổ Tướng, Mộc Hưu, Thủy Tù, Kim Tử;
Tháng 6 tức Thổ Vượng, Kim Tướng, Hỏa Hưu, Mộc Tù, Thủy Tử;
Thu tức Kim Vượng, Thủy Tướng, Thổ Hưu, Hỏa Tù, Mộc Tử
Đông tức Thủy Vượng, Hỏa Tướng, Kim Hưu, Thổ Tù, Hỏa Tử.

Quyển sách được viết vào đời nhà Tùy, ngay trước đời nhà Đường, do Tuyên Kiết (dòng dõi hoàng tộc nước Tề) sáng tác.

Theo chính thuyết thì là vậy. Hihihihihihi

Đọc Ngũ Kinh của Phong Thũy, củng không nên quá chủ quan, bỡi những lý thuyết trong đó củng hàm chứa ẩn ý mờ ảo khó minh chứng rõ ràng, vì vậy mà mỗi nhà mỗi lối giãi thích. Chỉ nói tới chuyện Khắc Nhập thôi củng có nhiều chổ mâu thuẩn. Nếu ta là chủ, Khách đến khắc ta, như vậy được xem là khắc nhập, vậy có tốt cho ta hơn là Ta khắc Khách đến không?
Sinh Nhập Khắc Nhập tự nó không thể định được cát hung, phải tùy vào môi trường, vòng âm dương thuận nghịch.
Nếu lấy dòng sinh là thuận, sinh ta là tốt, vì từ cái sinh ta tới cái ta là thuận tiến cho nên gọi là tấn, thì theo dòng nghịch khắc, tức khắc ta rồi sẻ đến ta, tức là nghịch tiến, củng là tấn. Có lẻ đây là ý trong Thanh Nang Áo Ngữ.

VULONG
12-10-17, 03:50
Chỉ nói riêng về mùa xuân, xuân vượng thì đã có sự nhảy chỗ của anh Sinh và anh Hưu; lão nào có biết lý do nhảy chỗ không?

:5887::5887::5887:

Theo tôi thì họ đã viết nhầm nên chỉ cần thay câu "Hành được ta sinh cho là Tướng" thành "Hành sinh cho ta là Tướng" là xong.

Nhưng cái đáng quan tâm ở đây là :

1 - Nếu thừa nhận các trạng thái Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử mà coi Tướng là "Hành được ta sinh cho" thì từ trạng thái Vượng đến trạng thái Tử phải qua 4 bước trong khi từ trạng thái Tử đến trạng thái Vượng chỉ có 1 bước là một điều vô lý không thể chấp nhận được.

2 - Còn nếu coi trạng thái Tướng là "Hành sinh cho ta" thì từ trạng thái Vượng tới trạng thái Tử qua 3 bước còn từ trạng thái Tử tới trạng thái Vượng qua 2 bước thì có thể chấp nhận được nhưng điều không thể chấp nhận được là 1 năm có tới 12 tháng, tức có tới 12 địa chi trong khi chỉ có 5 trạng thái.

Vậy thì phân bổ 5 trạng thái này vào 12 tháng như thế nào cho hợp lý ?

Cho nên lý thuyết Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử này có thể vứt vào thùng rác được rồi vì nó không hợp lý, không thể có logic khi áp dụng vào trong thực tế.

Theo suy luận riêng của tôi thì chắc chắn người xưa áp dụng lý thuyết này vào thực tế thấy sai quá nhiều nên họ đã phải sửa nó dần dần và rồi tới hoàn hiện là lý thuyết qua bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt"?

hieunv74
12-10-17, 08:28
Theo tôi thì họ đã viết nhầm nên chỉ cần thay câu "Hành được ta sinh cho là Tướng" thành "Hành sinh cho ta là Tướng" là xong.

Nhưng cái đáng quan tâm ở đây là :

1 - Nếu thừa nhận các trạng thái Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử mà coi Tướng là "Hành được ta sinh cho" thì từ trạng thái Vượng đến trạng thái Tử phải qua 4 bước trong khi từ trạng thái Tử đến trạng thái Vượng chỉ có 1 bước là một điều vô lý không thể chấp nhận được.

2 - Còn nếu coi trạng thái Tướng là "Hành sinh cho ta" thì từ trạng thái Vượng tới trạng thái Tử qua 3 bước còn từ trạng thái Tử tới trạng thái Vượng qua 2 bước thì có thể chấp nhận được nhưng điều không thể chấp nhận được là 1 năm có tới 12 tháng, tức có tới 12 địa chi trong khi chỉ có 5 trạng thái.

Vậy thì phân bổ 5 trạng thái này vào 12 tháng như thế nào cho hợp lý ?

Cho nên lý thuyết Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử này có thể vứt vào thùng rác được rồi vì nó không hợp lý, không thể có logic khi áp dụng vào trong thực tế.

Theo suy luận riêng của tôi thì chắc chắc người xưa áp dụng lý thuyết này vào thực tế thấy sai quá nhiều nên họ đã phải sửa nó dần dần và rồi tới hoàn hiện là lý thuyết qua bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt"?

Vấn đề thứ nhất bác nói, chính là tiểu sinh đọc đến rất thắc mắc vì để cái trạng thái tử ngay cạnh anh anh vượng, tướng thì là khó hiểu.

Còn vấn đề thứ 2: vấn đề này đặc biệt liên quan mật thiết đến 2 anh: VƯỢNG khí và TỬ Khí, từ từ lại ngâm cứu tiếp hihihihi

hieunv74
12-10-17, 08:33
Việc chuyển từ: Vương sinh là Tướng thành Sinh ra vượng là Tướng nó ảnh hưởng đến luận tướng và Hưu.

Tướng có khí! Hưu là vô khí rồi

:5887::5887::5887:

VinhL
12-10-17, 08:53
Chào bác VuLong,
Sắp theo Vượng Tướng Hưu Tù Tử, thật ra là theo thứ tự thuận miệng mà đọc, chứ thứ tự của nó phải là
Vượng Tướng Tử Tù Hưu

Xuân: Mộc Vượng Hỏa Tướng Thổ Tử Kìm Tù Thủy Hưu
Hạ: Hỏa Vượng Thổ Tướng Kim Tử Thủy Tù Mộc Hưu
Quý: Thổ Vượng Kim Tướng Thủy Tử Mộc Tù Hỏa Hưu
Thu: Kim Vượng Thủy Tướng Mộc Tử Hỏa Tù Thổ Hưu
Đông: Thủy Vượng Mộc Tướng Hỏa Tử Thổ Tù Kim Hưu

Nhìn bản liệt kê sẻ thấy rằng các hành lần lượt đi từ Hưu, Tù, Tử, tới Tướng, rồi tới Vượng, sau đó lại Hưu. Các hành lần lượt đi từ Phải sang Trái, tức từ trạng thái Vượng đến Tử là 3 bước (Vượng - Hưu - Từ - Tử), từ Tử đến Vượng là 2 bước (Tử - Tướng - Vượng)

Nếu đổi Hưu thành Tướng, thì theo thứ tự lần lượt của các hành là:

Xuân: Thủy Tướng Mộc Vượng Hỏa Hưu Thổ Tù Kim Tử
Hạ: Mộc Tướng Hỏa Vượng Thổ Hưu Kim Tù Thủy Tử
Quý: Hỏa Tướng Thổ Vượng Kim Hưu Thủy Tù Mộc Tử
Thu: Thổ Tướng Kim Vượng Thủy Hưu Mộc Tù Hỏa Tử
Đông: Kim Tướng Thủy Vượng Mộc Hưu Hỏa Tù Thổ Tử

Như vậy thì lần lượt các hành từ Tử tới Tù, Hưu, rồi Vượng, sang Tướng, ròi lại Tử.

Theo tiểu sinh nghĩ thì vòng Hưu Vượng là lấy sự ảnh hướng của mùa (hành đang Lệnh) đến cái Dụng của ngũ hành mà phân cấp.

Vòng tràng sinh 12 vị là hành trình từ sinh tới tử của mỗi hành.

Nếu đem hai vòng này so sánh với nhau thì sẻ có nhiều mâu thuẩn, như mùa Hạ Hỏa Vượng, Kim Tử, nhưng theo vòng Tràng Sinh thì Hỏa Quan Vượng thì Kim Sinh!

thoitu
12-10-17, 09:59
Đọc Ngũ Kinh của Phong Thũy, củng không nên quá chủ quan, bỡi những lý thuyết trong đó củng hàm chứa ẩn ý mờ ảo khó minh chứng rõ ràng, vì vậy mà mỗi nhà mỗi lối giãi thích. Chỉ nói tới chuyện Khắc Nhập thôi củng có nhiều chổ mâu thuẩn. Nếu ta là chủ, Khách đến khắc ta, như vậy được xem là khắc nhập, vậy có tốt cho ta hơn là Ta khắc Khách đến không?
Sinh Nhập Khắc Nhập tự nó không thể định được cát hung, phải tùy vào môi trường, vòng âm dương thuận nghịch.
Nếu lấy dòng sinh là thuận, sinh ta là tốt, vì từ cái sinh ta tới cái ta là thuận tiến cho nên gọi là tấn, thì theo dòng nghịch khắc, tức khắc ta rồi sẻ đến ta, tức là nghịch tiến, củng là tấn. Có lẻ đây là ý trong Thanh Nang Áo Ngữ.

Sinh nhập ,khắc nhập trong Thanh nang áo ngữ tùy thuộc vào Ai tinh.
Ngũ tinh phối xuất cửu tinh danh:Ngũ hành phối cửu tinh,khi Ai tinh thì cửu tinh chạy tùm lum,ngũ hành cũng chạy lung tung!
Khi Mộc tinh ai đến cung hoả :Sinh nhập.( Mộc ngoại dã, hỏa nội dã, tòng ngoại sinh nhập danh vi tiến, cát )
Khi Mộc tinh ai đến cung thủy: tòng nội sinh xuất.( Tòng nội sinh xuất danh vi thối, gia nội tiễn tài giai tẫn phí.)
Đại khái thế!

P/S:Không phải Ai tinh kiểu Huyền không phi tinh.

hieunv74
12-10-17, 10:14
Nếu đem hai vòng này so sánh với nhau thì sẻ có nhiều mâu thuẩn, như mùa Hạ Hỏa Vượng, Kim Tử, nhưng theo vòng Tràng Sinh thì Hỏa Quan Vượng thì Kim Sinh!

Lão bắt đầu phát hiện ra vấn đề rùi đó, hihihi

VULONG
12-10-17, 10:22
Tôi may mắn không biết tiếng Tầu và hơn nữa cách đây hơn 10 năm trên các diễn đàn chưa có ai dịch bất kỳ 1 cuốn sách Kinh Điển nào về Tử Bình sang tiếng Việt cả nên khi đọc cuốn "Dự Đoán Theo Tứ Trụ" của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa tôi cứ nghĩ nó là Kinh Điển của môn Tử Bình thì chắc ai ai cũng phải thừa nhận? Nhưng thật bất ngờ là không phải như tôi đã nghĩ, hầu hết mọi người trên câc diễn đàn lúc đó lại theo "Cách Cục Pháp" của Hoàng Đại Lục mà họ cho nó mới là Kinh Điển chứ không theo "Vượng Suy Pháp" của ông Thiệu. Chính vì vậy mà hầu như chỉ có mình tôi từ lúc đó tới nay là đơn phương độc mã chống lại họ một cách không nhân nhượng. Đến nay thì mọi người đã rõ "Vượng Suy Pháp" đã thống trị trên các sân chơi của Tử Bình.

Gần đây lại thấy lý thuyết Vượng, Tướng,... này, và nay qua chủ đề này tôi mới hiểu rõ về nó. Theo kinh nghiệm học và nghiên cứu của tôi thì với 1 lý thuyết bất kỳ đầu tiên đọc ta phải hiểu được nó muốn nói gì và sau đó thử áp dụng nó vào thực tế xem có đúng hay không rồi sau đó mới tới bước nghiên cứu xem họ xây dựng lý thuyết đó từ những thông tin, ... điều kiện gì ?

Với lý huyết về Vượng, Tướng,... này thì có thể quên đi được rồi nhưng còn lý thuyết về bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" thì cần phải nghiên cứu, tìm tòi để phát hiện xem người xưa đã phát minh ra nó như thế nào là một điều cần làm bởi vì nó hoàn toàn đúng khi áp dụng vào thực tế.

hieunv74
12-10-17, 10:43
Tiểu sinh không phải 3 phải: nhưng nhìn lại các bài cũng thấy rùi:

Vượng tướng tử Hưu Tù: là quá trình lần lượt xuất hiện của các trạng thái sự vật hiện tượng thật. Cái cặp sẽ đi đối nhau:

Xuân: Mộc vượng Hỏa tướng - thổ tử- Kim Tù,Thủy Hưu

Mộc Vượng sẽ đi với Kim Tù (Mộc Kim: Vượng tù thành 1 cặp) trong phong thủy là linh chính đó.
Hỏa tướng đi với Thủy hưu (Thủy hỏa: Tướng hưu thành 1 cặp) - cũng là linh chính thần rùi

Hạ: Hỏa vượng Thổ tướng - kim tử- Thủy Tù, Mộc Hưu
Hỏa Vượng sẽ đối với Thủy Tù (Hỏa thủy: Vượng tù thành 1 cặp) trong phong thủy là linh chính đó.

Thổ tướng đối với Mộc hưu (Mộc thổ: Tướng hưu thành 1 cặp) - cũng là linh chính thần rùi.
....
(Song sơn ngũ hành của Tam hợp cũng dùng cái này thì phải)!!!!!!!!!


VƯợng tướng tử tù hưu: chạy theo vòng tròn.

Cái này hình như không có liên kết với "Sinh vượng hưu tử tù". do

Sinh vượng hưu tử tù: chạy theo hình chữ thập (Kinh vĩ)!

Cám ơn các lão, cứ cãi nhau đi sẽ được nhiều thứ thật, hihihihi

VinhL
12-10-17, 14:21
Tôi may mắn không biết tiếng Tầu và hơn nữa cách đây hơn 10 năm trên các diễn đàn chưa có ai dịch bất kỳ 1 cuốn sách Kinh Điển nào về Tử Bình sang tiếng Việt cả nên khi đọc cuốn "Dự Đoán Theo Tứ Trụ" của thầy trò Thiệu Vĩ Hoa tôi cứ nghĩ nó là Kinh Điển của môn Tử Bình thì chắc ai ai cũng phải thừa nhận? Nhưng thật bất ngờ là không phải như tôi đã nghĩ, hầu hết mọi người trên câc diễn đàn lúc đó lại theo "Cách Cục Pháp" của Hoàng Đại Lục mà họ cho nó mới là Kinh Điển chứ không theo "Vượng Suy Pháp" của ông Thiệu. Chính vì vậy mà hầu như chỉ có mình tôi từ lúc đó tới nay là đơn phương độc mã chống lại họ một cách không nhân nhượng. Đến nay thì mọi người đã rõ "Vượng Suy Pháp" đã thống trị trên các sân chơi của Tử Bình.


Gần đây lại thấy lý thuyết Vượng, Tướng,... này, và nay qua chủ đề này tôi mới hiểu rõ về nó. Theo kinh nghiệm học và nghiên cứu của tôi thì với 1 lý thuyết bất kỳ đầu tiên đọc ta phải hiểu được nó muốn nói gì và sau đó thử áp dụng nó vào thực tế xem có đúng hay không rồi sau đó mới tới bước nghiên cứu xem họ xây dựng lý thuyết đó từ những thông tin, ... điều kiện gì ?

Với lý huyết về Vượng, Tướng,... này thì có thể quên đi được rồi nhưng còn lý thuyết về bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" thì cần phải nghiên cứu, tìm tòi để phát hiện xem người xưa đã phát minh ra nó như thế nào là một điều cần làm bởi vì nó hoàn toàn đúng khi áp dụng vào thực tế.

Chào bác VuLong,
Vòng trường sinh 12 bậc là căn cứ vào hình vuông 4 gốc, Thổ phân tán tứ phương.

Để hòa hợp 2 vòng Hưu Vượng và Trường Sinh với nhau, tiểu sinh nghĩ trước nên loại bỏ hành Thổ, và Tù.

Định lại sinh khắc theo 4 hành 4 mùa
Xuân Mộc Vượng Hỏa Tướng Kim Tử Thủy Hưu
Hạ Hỏa Vượng Kim Tướng Thủy Tử Mộc Hưu
Thu Kim Vượng Thủy Tướng Mộc Tử Hỏa Hưu
Đông Thủy Vượng Mộc Tướng Hỏa Tử Kim Tù

Như vậy thì sẻ hoàn toàn phù hợp với vòng Trường Sinh của Mộc Hỏa Kim Thủy.

Nay xét hành Thổ theo vòng Trường Sinh thì Thổ theo Thủy, nguyên lý tại sao?
Bỡi theo Dịch bốc thì Thổ Khắc Thủy, tức Thủy là Thê của Thổ.
Thổ không thể mộ ở Mùi vì đó là nơi Mộc Mộ, mà Mộc khắc Thổ, là Quan Quỷ của Thổ.
Thổ không thể mộ ở Tuất vì đó là nơi Hỏa Mộ, Hỏa là Phụ Mẩu của Thổ.
Thổ không thể mộ ở Sửu vì đó là nơi Kim Mộ, Kim là Tử Tức của Thổ
Thổ chỉ còn có thể mộ ở Thìn vì Thìn là nơi mộ của Thủy, là Thê của Thổ. Đồng đẳng vậy.

Như vậy thì Thổ và Thủy cùng Hưu Vượng với nhau theo thuyết Trường Sinh vậy.

Sự sinh khắc theo vòng Hưu Vượng mới sẻ thay đổi
Mộc sinh Hỏa
Hỏa sinh Kim
Kim sinh Thủy
Thủy sinh Mộc

Mộc khắc Kim, Kim khắc Mộc
Hỏa khắc Thủy, Thủy Khắc Hỏa
Thổ theo Thủy vậy (Chồng theo Vợ, Lady là First! Hihihihihihi)

VULONG
12-10-17, 16:57
Chào bác VuLong,
Vòng trường sinh 12 bậc là căn cứ vào hình vuông 4 gốc, Thổ phân tán tứ phương.

Để hòa hợp 2 vòng Hưu Vượng và Trường Sinh với nhau, tiểu sinh nghĩ trước nên loại bỏ hành Thổ, và Tù.

Định lại sinh khắc theo 4 hành 4 mùa
Xuân Mộc Vượng Hỏa Tướng Kim Tử Thủy Hưu
Hạ Hỏa Vượng Kim Tướng Thủy Tử Mộc Hưu
Thu Kim Vượng Thủy Tướng Mộc Tử Hỏa Hưu
Đông Thủy Vượng Mộc Tướng Hỏa Tử Kim Tù

Như vậy thì sẻ hoàn toàn phù hợp với vòng Trường Sinh của Mộc Hỏa Kim Thủy.

Nay xét hành Thổ theo vòng Trường Sinh thì Thổ theo Thủy, nguyên lý tại sao?
Bỡi theo Dịch bốc thì Thổ Khắc Thủy, tức Thủy là Thê của Thổ.
Thổ không thể mộ ở Mùi vì đó là nơi Mộc Mộ, mà Mộc khắc Thổ, là Quan Quỷ của Thổ.
Thổ không thể mộ ở Tuất vì đó là nơi Hỏa Mộ, Hỏa là Phụ Mẩu của Thổ.
Thổ không thể mộ ở Sửu vì đó là nơi Kim Mộ, Kim là Tử Tức của Thổ
Thổ chỉ còn có thể mộ ở Thìn vì Thìn là nơi mộ của Thủy, là Thê của Thổ. Đồng đẳng vậy.

Như vậy thì Thổ và Thủy cùng Hưu Vượng với nhau theo thuyết Trường Sinh vậy.

Sự sinh khắc theo vòng Hưu Vượng mới sẻ thay đổi
Mộc sinh Hỏa
Hỏa sinh Kim
Kim sinh Thủy
Thủy sinh Mộc

Mộc khắc Kim, Kim khắc Mộc
Hỏa khắc Thủy, Thủy Khắc Hỏa
Thổ theo Thủy vậy (Chồng theo Vợ, Lady là First! Hihihihihihi)

Không thể tự nhiên vứt bỏ hành Thổ như vậy được bởi vì nếu vứt bỏ như vậy thì câu "Hạ Hỏa Vượng Kim Tướng...." không còn đúng như 3 câu kia theo "Hành Ta sinh cho là Tướng" nữa rồi.

Hay cứ tạm thời cho cách "...loại bỏ hành Thổ và Tù" ở đây là đúng đi chăng nữa thì theo suy luận của tôi chắc chắn người xưa cũng đã nghĩ ra và rồi vẫn không thể đưa lý thuyết này tới sự hoàn thiện được khi áp dụng chúng trong thực tế (tức nó chỉ có thể tăng độ đúng thêm một chút mà thôi).

Bởi vì mỗi mùa có tới 3 tháng mà lại cùng chung 1 trạng thái là Vượng thì làm sao ứng dụng chúng trong thực tế mà đúng tuyệt đối theo cả 3 tháng đó như 3 trạng thái khác nhau của lý huyết theo bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" được để đòi tiến tới hoàn thiện được lý thuyết đó ? Nếu không thì điều này chẳng khác nào là ta không dùng trụ ngày để luận cho đương số theo Từ Tử Bình nữa mà quay lại thời Lý Hư Trung lấy trụ năm để luận cho đương số thì chắc đúng hơn chăng ?

Cho nên lý thuyết theo bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" là chính xác và hoàn thiện rồi, không còn gì phải nghi ngờ nữa.

VinhL
13-10-17, 01:40
Không thể tự nhiên vứt bỏ hành Thổ như vậy được bởi vì nếu vứt bỏ như vậy thì câu "Hạ Hỏa Vượng Kim Tướng...." không còn đúng như 3 câu kia theo "Hành Ta sinh cho là Tướng" nữa rồi.

Hay cứ tạm thời cho cách "...loại bỏ hành Thổ và Tù" ở đây là đúng đi chăng nữa thì theo suy luận của tôi chắc chắn người xưa cũng đã nghĩ ra và rồi vẫn không thể đưa lý thuyết này tới sự hoàn thiện được khi áp dụng chúng trong thực tế (tức nó chỉ có thể tăng độ đúng thêm một chút mà thôi).

Bởi vì mỗi mùa có tới 3 tháng mà lại cùng chung 1 trạng thái là Vượng thì làm sao ứng dụng chúng trong thực tế mà đúng tuyệt đối theo cả 3 tháng đó như 3 trạng thái khác nhau của lý huyết theo bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" được để đòi tiến tới hoàn thiện được lý thuyết đó ? Nếu không thì điều này chẳng khác nào là ta không dùng trụ ngày để luận cho đương số theo Từ Tử Bình nữa mà quay lại thời Lý Hư Trung lấy trụ năm để luận cho đương số thì chắc đúng hơn chăng ?

Cho nên lý thuyết theo bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" là chính xác và hoàn thiện rồi, không còn gì phải nghi ngờ nữa.

Chào bác VuLong,
Thật ra không phải bỏ hành Thổ, mà hành Thổ không còn trong nằm trong sự Sinh Khắc của Hành nửa, bỡi Thổ là đất trung gian chuyển từ hành này sang hành khác, vì vậy mà nói Thổ phân tứ phương.
Theo sự liệt kê trên thì hành Hỏa Sinh hành Kim, nên Kim Tướng, phù hợp với thuyết Trường Sinh Vượng Tử Tuyệt, bỡi theo thuyết này, thì
Mộc Vượng sinh Hỏa
Hỏa Vượng sinh Kim
Kim Vượng sinh Thủy
Thủy Vượng sinh Mộc
Một vòng khép kín.

Theo lý của tiên hiền thì mọi hành đều cần Thổ, Thổ là đất mộ của 4 hành, thì thử hỏi Thổ làm sao lại có thể sinh khắc các hành.
Thổ vốn là Địa, là chổ dung hòa, bao chứa mọi vật trong địa cầu này, nếu nói Thổ khắc Thủy, thì toàn cầu này chổ nào củng bị Khắc!
Đất không Nước là Sa Mạt, Nước không Đất là Đại Dương, hai chổ này thì con người khó mà sinh sống.
Thuyết về Element của Huyền Học Tây Phương củng chỉ có 4 hành.

Tóm lại đây chỉ là phát kiến, để kếp hợp hai vòng Hưu Vượng và Sinh Vượng Tử Tuyệt. Nếu bác không có hứng bàn luận vấn đề này thì chúng ta dừng vậy.

hieunv74
13-10-17, 08:36
Chào bác VuLong,
Thật ra không phải bỏ hành Thổ, mà hành Thổ không còn trong nằm trong sự Sinh Khắc của Hành nửa, bỡi Thổ là đất trung gian chuyển từ hành này sang hành khác, vì vậy mà nói Thổ phân tứ phương.
Theo sự liệt kê trên thì hành Hỏa Sinh hành Kim, nên Kim Tướng, phù hợp với thuyết Trường Sinh Vượng Tử Tuyệt, bỡi theo thuyết này, thì
Mộc Vượng sinh Hỏa
Hỏa Vượng sinh Kim
Kim Vượng sinh Thủy
Thủy Vượng sinh Mộc
Một vòng khép kín.

Theo lý của tiên hiền thì mọi hành đều cần Thổ, Thổ là đất mộ của 4 hành, thì thử hỏi Thổ làm sao lại có thể sinh khắc các hành.
Thổ vốn là Địa, là chổ dung hòa, bao chứa mọi vật trong địa cầu này, nếu nói Thổ khắc Thủy, thì toàn cầu này chổ nào củng bị Khắc!
Đất không Nước là Sa Mạt, Nước không Đất là Đại Dương, hai chổ này thì con người khó mà sinh sống.
Thuyết về Element của Huyền Học Tây Phương củng chỉ có 4 hành.

Tóm lại đây chỉ là phát kiến, để kếp hợp hai vòng Hưu Vượng và Sinh Vượng Tử Tuyệt. Nếu bác không có hứng bàn luận vấn đề này thì chúng ta dừng vậy.

Thổ tử chỉ là một trạng thái ẩn của ngũ hóa khi một hành vượng khắc chế nó, nó xuất hiện thì sẽ bị tuyệt, nên nó phải ẩn đi - nếu nó ẩn đi thì sẽ làm cho 4 hành kia phát triển theo 1 trạng thái mất cân bằng - khi nào mất cân bằng (1 hành thoái quá) thì nó lại xuất hiện để lập lại thể cân bằng của ngũ hành.

Nên, hành tử còn biểu hiện cho sinh, cho vị trí của vua cai quản của 1 quốc gia nữa.

Hihihihi

hieunv74
13-10-17, 17:48
Hành ẩn trong mỗi con người :

Video : https://youtu.be/iBkwTHh74gc

VinhL
13-10-17, 21:46
Hành ẩn trong mỗi con người :

Video : https://youtu.be/iBkwTHh74gc

Năm hành của ông Guru này là:
Water, Wind, Earth, Fire, Space

so sánh với năm hành
Thủy = Water
Thổ = Earth
Hỏa = Fire
còn lại Wind (Gió), và Space (Không gian).
Gió và Không gian ghép vào hành nào vậy lão đệ?

Nếu Không Gian được xem là 1 hành, thì Thời Gian có được xem như 1 hành không?

hieunv74
03-11-17, 10:04
Không thể tự nhiên vứt bỏ hành Thổ như vậy được bởi vì nếu vứt bỏ như vậy thì câu

Cho nên lý thuyết theo bảng [B][I]"Sinh Vượng Tử Tuyệt" là chính xác và hoàn thiện rồi, không còn gì phải nghi ngờ nữa.

Bác tinh ý thật: Bác nếu nói về khí là hoàn toàn chính xác! Nhưng cũng phải kết hợp cả 2.

Tiểu sinh trích:

“Thẩm Quát nói rằng: Sáu mươi Giáp Tý có nạp âm, ý đó vốn mới mẻ hiếm thấy. Đại để 60 luật lữ cùng nhằm làm cung pháp một luật hàm 5 âm, 12 luật nạp 60 âm.
"Phàm khí bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, .."

Đây chính là ý nói: Vượng Tướng Tử Tù Hưu.

Nếu nói về nạp âm thì chính là:" Bài lục giáp, bố bát môn."



"...Âm (luật lữ) khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, âm dương đan xen nhau mà sinh biến hóa.... ""

Đây chính là ý nói: Sinh Vượng Hưu Tử Tù.

Nếu nói về nạp âm thì chính là:" Thôi Ngũ vận, Định lục khí"

Cho nên khi nói về khí cả trong phong thủy.... thường viết là: Sinh Vượng Hưu Tử Tù.

:797::797::797:

VULONG
03-11-17, 21:06
Bác tinh ý thật: Bác nếu nói về khí là hoàn toàn chính xác! Nhưng cũng phải kết hợp cả 2.

Tiểu sinh trích:
"Phàm khí bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải...".

Đây chính là ý nói: Vượng Tướng Tử Tù Hưu.

Nếu nói về nạp âm thì chính là:" Bài lục giáp, bố bát môn."
"...Âm (luật lữ) khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, âm dương đan xen nhau mà sinh biến hóa,...".

Đây chính là ý nói: Sinh Vượng Hưu Tử Tù.

Nếu nói về nạp âm thì chính là:" Thôi Ngũ vận, Định lục khí"

Cho nên khi nói về khí cả trong phong thủy.... thường viết là: Sinh Vượng Hưu Tử Tù.

:797::797::797:

Theo tôi các câu lý thuyết đưa ra trên đều là võ đoán, chúng chẳng có một chút logic gì cả. Bởi vì lý do gì mà dám khẳng định "Phàm khí bắt đầu ở phương Đông ...", nó bắt đầu ở các phương khác thì có gì là khác nhau ?

Cho nên muốn hiểu chính xác người xưa lập ra bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" như thế nào thì theo tôi những thông tin mà người xưa sử dụng để lập nên bảng này phải được bắt đầu từ những thông tin thật sự khách quan, không có chuyện phụ thuộc vô lý vào 1 phương hay 1 mùa nào cả.

Qua suy luận hợp lý, có logic, tôi đã đưa ra cách để giải thích người xưa đã lập ra bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" như sau :

Vì trên trái đất của chúng ta 1 năm có 4 mùa nên người xưa đã chia mỗi mùa thành 3 tháng để phân biệt chính xác tháng đầu mùa, tháng giữa mùa và tháng cuối của mỗi mùa. Như vậy là 1 năm có tất cả 12 tháng. 12 tháng này người xưa đặt tên gọi là các địa chi Tý, Sửu,....

Bởi vì 12 địa chi trải dài hết 1 năm mà 1 năm có 4 mùa nên người xưa hoàn toàn có thể chọn bất kỳ 1 mùa nào đó để đánh dấu bắt đầu của 1 năm mới đều được. Tất nhiên các mùa phải tuân theo thứ tự của 1 vòng tròn khép kín của tự nhiên là từ Xuân phải tới Hạ rồi Thu xong mới đến Đông, chúng không có điểm bắt đầu và điểm kết thúc.

Từ học thuyết Âm Dương - Ngũ Hành người xưa đã vận dụng chúng để phổ cho 10 can và 12 địa chi mang các ngũ hành cũng như tính Âm Dương khác nhau cho chúng. Dĩ nhiên người xưa đã chọn mùa Hè mang hành Hỏa vì nó là mùa nóng nhất, mùa Đông mang hành Thủy vì nó là mùa lạnh nhất (ngược với nóng nhất) còn mùa Xuân mang hành Mộc vì nó là mùa cây cối bắt đầu đâm chồi nẩy lộc, dĩ nhiên mùa Thu phải mang hành Kim (hành còn lại, trừ Thổ).

Hành Thổ là Đất nên người xưa quá thông minh đã xếp nó cho các tháng cuối của mỗi mùa.

Từ các thông tin này người xưa đã xác định các tháng có can chi mang dấu Dương phải biến đổi theo cùng 1 quy luật Sinh Vượng Tử Tuyệt và theo chiều thuận của các tháng trong 1 năm, dĩ nhiên các can chi mang dấu Âm cũng phải biến đổi theo cùng 1 quy luật nhưng phải ngược với các can chi mang dấu Dương.

Nếu theo quy ước này thì dĩ nhiên các tháng có can chi mang dấu Dương là:

1 - Mộc là Giáp và Dần phải ở trạng thái Đế Vượng (tức vượng nhất) vào tháng Mão (vì tháng Mão sau tháng Dần- theo chiều thuận).
2 - Hỏa và Thổ là Bính, Mậu, Ngọ, Thìn và Tuất phải ở trạng thái Đế Vượng vào tháng Ngọ.
3 - Kim là Canh và Thân phải ở trạng thái Đế Vượng vào tháng Dậu.
4 - Thủy là Nhâm và Tý phải ở trạng thái Đế Vượng vào tháng Tý.

Còn các can chi mang dấu Âm phải ngược lại với các can chi mang dấu Dương là :

1 - Mộc là Ất và Mão phải ở trạng thái Đế Vượng (tức vượng nhất) vào tháng Dần (vì nó ngược lại với can chi Dương).
2 - Hỏa và Thổ là Đinh, Kỷ, Tị, Sửu và Mùi phải ở trạng thái Đế Vượng vào tháng Tị.
3 - Kim là Tân và Dậu phải ở trạng thái Đế Vượng vào tháng Thân.
4 - Thủy là Quý và Hợi phải ở trạng thái Đế Vượng vào tháng Hợi.

Đến đây người xưa đã xác định chính xác trạng thái Đế Vượng của các can chi mang dấu Âm hay Dương của các hành vào các tháng cố định trong 1 năm.

Vì 1 năm có 4 mùa và 4 mùa này có 12 tháng nên người xưa đã chọn các tháng đầu tiên của mùa ngay trước mùa mà can chi mang hành Dương đó có trạng thái Đế Vượng sẽ có trạng thái Trường Sinh. Theo quy luật này thì các tháng Hợi, Dần, Tị và Thân là các tháng mà các can chi mang hành Dương ở trạng thái Trường Sinh (Giáp và Dần trường sinh ở Hợi; Bính, Ngọ, Mậu, Thìn và Tuất trường sinh ở Dần;....). Tương tự các tháng Ngọ, Dậu, Tý và Mão là các tháng mà các can chi mang hành Âm ở trạng thái Trường Sinh (Ất và Mão Trường sinh ở Ngọ; Đinh, Tị, Kỷ, Sửu và Mùi trường sinh ở Dậu;....).

Đến đây người xưa lại ứng dụng thuyết Âm Dương - Ngũ Hành một lần nữa thì thấy can chi mang cùng hành mà trái dấu phải có các trạng thái ngược nhau như :

- Can chi Giáp và Dần mang hành Dương ở trạng thái Trường sinh vào tháng Hợi thì dĩ nhiên can chi Ất và Mão mang dấu Âm phải ở trạng thái Tử vào tháng Hợi (vì Tử - chết - ngược với Trường sinh - được sinh ra).
- Can chi Ất và Mão mang hành Âm ở trạng thái Trường sinh vào tháng Ngọ thì can chi Giáp và Dần mang hành Dương phải ở trạng thái Tử vào tháng Ngọ.
- Các can chi các hành khác suy luận tượng tự sẽ tìm ra.

Đến đây ta đã lần theo được dấu vết của người xưa tìm cách xác định được 3 trạng thái cơ bản Đế Vượng, Trường sinh và Tử của các hành theo các tháng trong 1 năm là như vậy.

Còn các trạng thái của các tháng khác không quan trọng, chọn tên gọi cho chúng thế nào cũng được.

hieunv74
04-11-17, 14:24
Theo tôi các câu lý thuyết đưa ra trên đều là võ đoán, chúng chẳng có một chút logic gì cả. Bởi vì lý do gì mà dám khẳng định "Phàm khí bắt đầu ở phương Đông ...", nó bắt đầu ở các phương khác thì có gì là khác nhau ?

Cho nên muốn hiểu chính xác người xưa lập ra bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" như thế nào thì theo tôi những thông tin mà người xưa sử dụng để lập nên bảng này phải được bắt đầu từ những thông tin thật sự khách quan, không có chuyện phụ thuộc vô lý vào 1 phương hay 1 mùa nào cả.

Qua suy luận hợp lý, có logic, tôi đã đưa ra cách để giải thích người xưa đã lập ra bảng "Sinh Vượng Tử Tuyệt" như sau :

Vì trên trái đất của chúng ta 1 năm có 4 mùa nên người xưa đã chia mỗi mùa thành 3 tháng để phân biệt chính xác tháng đầu mùa, tháng giữa mùa và tháng cuối của mỗi mùa. Như vậy là 1 năm có tất cả 12 tháng. 12 tháng này người xưa đặt tên gọi là các địa chi Tý, Sửu,....
.......

Tôi không võ đoán, vì chúng ta ở đây đang bàn về pháp. Đã nói là "Pháp" là phải nhìn thấy được! Pháp khác với "đạo"

Pháp có thể phân cao thấp, nông sâu ...
Nhưng Đạo thì không thể nào mà đo được "đạo" cao bao nhiêu? hay biết được "đạo" sâu bao nhiêu, mà chỉ có người ngộ đạo mới biết mà thôi.

Vì chủ đề này, tôi cũng đã hiểu được rồi. Nên tôi sẽ mở 1 chủ đề khác bàn luận tiếp với bác về đề tài này. Vì chủ đề sắp tới liên quan đến rất nhiều thứ nữa, chỉ sợ bàn xong bác lại phải đính chính lại hết sách của bác thì nhọc công quá!

Hihihihihi

VULONG
04-11-17, 23:49
Tôi không võ đoán, vì chúng ta ở đây đang bàn về pháp. Đã nói là "Pháp" là phải nhìn thấy được! Pháp khác với "đạo"

Pháp có thể phân cao thấp, nông sâu ...
Nhưng Đạo thì không thể nào mà đo được "đạo" cao bao nhiêu? hay biết được "đạo" sâu bao nhiêu, mà chỉ có người ngộ đạo mới biết mà thôi.

Vì chủ đề này, tôi cũng đã hiểu được rồi. Nên tôi sẽ mở 1 chủ đề khác bàn luận tiếp với bác về đề tài này. Vì chủ đề sắp tới liên quan đến rất nhiều thứ nữa, chỉ sợ bàn xong bác lại phải đính chính lại hết sách của bác thì nhọc công quá!

Hihihihihi

Hiểu được như vậy là khá lắm rồi đó, tôi cứ tưởng phải mất nhiều thời gian hơn nữa để giải thích cơ đấy.

Nếu chủ đề sau như ông bạn nói có thể làm cho tôi có thể phải "đính chính lại hết sách của bác thì nhọc công quá" thì tôi mừng biết bao vì từ trước tới nay hầu như chưa có 1 ai có thể chứng minh được dù là 1 ý hay một câu trong lý thuyết của cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" hay trong các bài luận của tôi là sai cả.

Tôi đã ăn nhiều quả mừng hụt rồi vì toàn gặp những thằng Đầu Đất mà lại còn lên mặt dạy đời mới khiếp chứ, nay hy vọng không bị mừng hụt nữa.

Nào xin mời ông bạn mở tiếp chủ đề mới mà ông bạn đã nói đi, tôi luôn sẵn sàng.

hieunv74
06-11-17, 08:34
Hiểu được như vậy là khá lắm rồi đó, tôi cứ tưởng phải mất nhiều thời gian hơn nữa để giải thích cơ đấy.

Tôi đã ăn nhiều quả mừng hụt rồi vì toàn gặp những thằng Đầu Đất mà lại còn lên mặt dạy đời mới khiếp chứ, nay hy vọng không bị mừng hụt nữa.

Nào xin mời ông bạn mở tiếp chủ đề mới mà ông bạn đã nói đi, tôi luôn sẵn sàng.

Tôi sẽ mở lại mục nạp âm hoa giáp để nói chuyện với bác thôi chứ, tôi không có ý muốn phân cao hay thấp với ai cả, ai cũng có điểm mạnh điểm yếu của mình cả.

Chỉ mong bác lượm nhặt được cái gì đó, sau đó dạy cho tôi về tử bình cũng được.

Hihihihihi

namphong
06-11-17, 09:26
Muốn hòa hợp Ngũ hành Sinh vượng và Vòng trường sinh thì bỏ ra Thổ và Tử(chứ không phải Tù). Hà Đồ đã chỉ rõ vậy rồi mà, Vượng đối Tù, Tướng đối Hưu.

Câu "Phàm khí bắt đầu ở phương Đông..." không hẳn ý nói khí bắt đầu ở phương Đông, mà là vì cái Hà Đồ và Lạc Thư mọi người hay dùng đó có Thổ cư trung thì tất Sinh khí phải bắt đầu ở Phương Đông, "đi về bên phải..." tức là nói quá trình chuyển hóa ngũ hành Sinh(Tướng) Vượng Hưu Tù(không có Tử nhé, Tử phải hiểu theo nghĩa khác, không phải là chết hay mất). Đi một vòng thì lại đến Mộc vào bên trong, Thổ vươn tay cứu Thủy nên phải ra ngoài để nhập vòng luân hồi :1r1: , nhưng người xưa chỉ nói đến đây thôi rồi không nói nữa.

Thổ có ở Tứ quý thật nhưng không xuất hiện mà ẩn tàng đi, Mậu Dần Kỷ Mão, Mậu Thân Kỷ Dậu đều ở cả trong Thìn Tuất Sửu Mùi(tháng), trong vòng Trường sinh thì nó ở trong Càn Khôn Cấn Tốn, tức là Trường sinh vị, cũng vì vậy mà mới khởi Trường sinh ở đây. Không phải người xưa quá thông minh mà xếp nó vào các tháng cuối mùa mà tự nó phải ở đó vì đó là chổ của nó.

Nam Phong cũng chờ topic mới của anh Hiếu :1r1:

VULONG
08-11-17, 19:59
Muốn hòa hợp Ngũ hành Sinh vượng và Vòng trường sinh thì bỏ ra Thổ và Tử(chứ không phải Tù). Hà Đồ đã chỉ rõ vậy rồi mà, Vượng đối Tù, Tướng đối Hưu.

"Suy luận ấm ớ!

Theo câu "Vượng Tướng Hưu Tù Tử", nếu Vượng đối Tù, Tướng đối Hưu thì Sinh phải đối Tử mới đúng và mới đầy đủ thì rõ ràng câu này đã thiếu từ Sinh chứ không phải là thừa từ Tử mà phải bỏ đi với một lý do Ngớ Ngẩn như vậy".

Câu "Phàm khí bắt đầu ở phương Đông..." không hẳn ý nói khí bắt đầu ở phương Đông, mà là vì cái Hà Đồ và Lạc Thư mọi người hay dùng đó có Thổ cư trung thì tất Sinh khí phải bắt đầu ở Phương Đông, "đi về bên phải..." tức là nói quá trình chuyển hóa ngũ hành Sinh(Tướng) Vượng Hưu Tù(không có Tử nhé, Tử phải hiểu theo nghĩa khác, không phải là chết hay mất). Đi một vòng thì lại đến Mộc vào bên trong, Thổ vươn tay cứu Thủy nên phải ra ngoài để nhập vòng luân hồi :1r1: , nhưng người xưa chỉ nói đến đây thôi rồi không nói nữa.

"Lại suy luận ấm ớ nữa rồi!

Nếu người này cho rằng "Khí bắt đầu ở Phương Đông...." vì theo Hà Đồ hay Lạc Thư gì đó thì người khác cũng có thể cho rằng "Khí bắt đầu ở Phương Bắc..." theo Hà Sào, Hà Sáo, Hà Quay,.... hay Lạc Sách, Lạc Truyện, Lạc Báo,... thì có khác gì nhau ?

Nếu cho rằng Tử mà không phải là chết thì Sinh chắc cũng không phải được sinh ra thì vạn vật sẽ không có sự chết hay sự sinh thì khi áp dụng lý thuyết này vào thế giới của chúng ta sẽ ra sao nhỉ ?"

Thổ có ở Tứ quý thật nhưng không xuất hiện mà ẩn tàng đi, Mậu Dần Kỷ Mão, Mậu Thân Kỷ Dậu đều ở cả trong Thìn Tuất Sửu Mùi (tháng), trong vòng Trường sinh thì nó ở trong Càn Khôn Cấn Tốn, tức là Trường sinh vị, cũng vì vậy mà mới khởi Trường sinh ở đây. Không phải người xưa quá thông minh mà xếp nó vào các tháng cuối mùa mà tự nó phải ở đó vì đó là chổ của nó.

"Rõ ràng lập Tứ Trụ của 1 người bất kỳ đều thấy can chi của các ngũ hành đều thấu lộ với xác xuất như nhau cả, làm gì có chuyện Thổ ẩn tàng như vậy ?

Đoạn trên không hề nói tới Sinh bây giờ lại nói tới từ Sinh qua câu "Trường sinh". Vậy thì Sinh ở đây không đối với Tử hay sao mà phải bỏ từ Tử đi như vậy ?

4 tháng Thổ ở các tháng cuối của các mùa bởi vì khi áp dụng lý thuyết "Sinh Vượng Tử Tuyệt" vào thực tế người ta thấy chúng đúng nên nó mới tồn tại tới ngày nay (còn nếu sai thì người ta đã phải thay đổi nó rồi) chứ không phải từ 1 lý do Ấu Trĩ vì Cái Lọ hay Cái Chai mà các tháng đó phải là Thổ như vậy".

Nam Phong cũng chờ topic mới của anh Hiếu :1r1:

Theo tôi một người nghiên cứu học thuật nghiêm túc thì người đó phải có những suy luận khách quan, có lý, có logic.... Trước tiên người đó phải hiểu được lý thuyết xem lý thuyết đó muốn nói gì, rồi người đó phải ứng dụng lý thuyết đó vào thực tế để xem lý thuyết đó đúng hay sai ra sao, nhiều hay ít.... Nếu như đã kiểm tra thấy lý thuyết đó đúng thì mới có thể tiến tới bước nghiên cứu xem người phát minh ra lý thuyết đó đã căn cứ vào những đâu, hiện tượng nào,....

Đáng tiếc rằng ngày nay hầu như đa số mọi người lại đi ngược với quy luật nghiên cứu này. Họ chả cần biết lý thuyết đó đúng hay sai đều thừa nhận chúng luôn luôn đúng rồi làm ra vẻ Hàn Lâm, Bác Học... đi tìm những nguyên lý mà tác giả đã sử dụng để lập ra lý thuyết đó.

Điều này đúng như trong dân gian có câu "Mấy thằng nhãi Ranh đòi nói chuyện ông Bành Tổ".

hieunv74
08-11-17, 20:28
Hihihi Hihihi

VinhL
09-11-17, 03:16
Theo tôi một người nghiên cứu học thuật nghiêm túc thì người đó phải có những suy luận khách quan, có lý, có logic.... Trước tiên người đó phải hiểu được lý thuyết xem lý thuyết đó muốn nói gì, rồi người đó phải ứng dụng lý thuyết đó vào thực tế để xem lý thuyết đó đúng hay sai ra sao, nhiều hay ít.... Nếu như đã kiểm tra thấy lý thuyết đó đúng thì mới có thể tiến tới bước nghiên cứu xem người phát minh ra lý thuyết đó đã căn cứ vào những đâu, hiện tượng nào,....

Đáng tiếc rằng ngày nay hầu như đa số mọi người lại đi ngược với quy luật nghiên cứu này. Họ chả cần biết lý thuyết đó đúng hay sai đều thừa nhận chúng luôn luôn đúng rồi làm ra vẻ Hàn Lâm, Bác Học... đi tìm những nguyên lý mà tác giả đã sử dụng để lập ra lý thuyết đó.

Điều này đúng như trong dân gian có câu "Mấy thằng nhãi Ranh đòi nói chuyện ông Bành Tổ".

Chào bác VuLong,
Lời thẳng khó nghe, thuốc đắng dã tật. Bác nói đúng.
Theo bài bác viết thì tiến trình nghiên cứu có các bước như sau:
1) Hiểu lý thuyết muốn nói gì
2) Ứng dụng vào thực tế để biết đúng sai bao nhiêu
3) Lý thuyết đúng, thì mới truy tầm nguồn gốc.

Theo tiểu sinh nghỉ phương pháp này phải đổi lại là:
1) Truy nguyên xem lý thuyết căn cứ vào hiện tượng thực nào trong thiên nhiên
2) Khi biết nguồn gốc thì có thể hiểu rỏ lý thuết muốn nói gì
3) Úng dụng vào thực tế, để biết đúng sai bao nhiêu
4) Gạn bỏ chổ không đúng, bổ túc lý thuyết, khử ngụy tồn chân.

Cái khó khăn nhất chính là ở bước thứ 2 Ứng dụng vào thực tế để biết đúng sai bao nhiêu, bỡi theo xác suất thì đại đa số các phán đoán về đúng sai thì có thể đạt 50% không cần có lý thuyết nguyên tắc gì cả, như quăng một đồng tiền rồi đoán Head hoặc Tail vậy. Sau đó thì phải sưu tầm các trường hợp (Cases), thì bao nhiêu cases mới có thể nói là lý thuyết đúng (theo Statistics thì gọi là Sample Size).

Tầm nguồn trước, nếu nguồn gốc không thực tế thì khỏi cần nghiên cứu thêm chi cái đúng sai của lý thuyết.

Trong Lý Học Đông Phương, thì từ đó tới giờ, đại đa số thì đều là Truyền Dụng mà không Truyền Lý, hoặc Truyền Lý mà không Truyền Nguồn, cho nên càng ngày càng rối rắm như đóng mì Ý Spaghetti vậy.
Như Ngũ Hành của Năm Tháng Ngày Giờ, thật sự có thức tế không?

VULONG
09-11-17, 05:30
Chào bác VuLong,
Lời thẳng khó nghe, thuốc đắng dã tật. Bác nói đúng.
Theo bài bác viết thì tiến trình nghiên cứu có các bước như sau:
1) Hiểu lý thuyết muốn nói gì
2) Ứng dụng vào thực tế để biết đúng sai bao nhiêu
3) Lý thuyết đúng, thì mới truy tầm nguồn gốc.

Theo tiểu sinh nghỉ phương pháp này phải đổi lại là:
1) Truy nguyên xem lý thuyết căn cứ vào hiện tượng thực nào trong thiên nhiên
2) Khi biết nguồn gốc thì có thể hiểu rỏ lý thuết muốn nói gì
3) Úng dụng vào thực tế, để biết đúng sai bao nhiêu
4) Gạn bỏ chổ không đúng, bổ túc lý thuyết, khử ngụy tồn chân.

Cái khó khăn nhất chính là ở bước thứ 2 Ứng dụng vào thực tế để biết đúng sai bao nhiêu, bỡi theo xác suất thì đại đa số các phán đoán về đúng sai thì có thể đạt 50% không cần có lý thuyết nguyên tắc gì cả, như quăng một đồng tiền rồi đoán Head hoặc Tail vậy. Sau đó thì phải sưu tầm các trường hợp (Cases), thì bao nhiêu cases mới có thể nói là lý thuyết đúng (theo Statistics thì gọi là Sample Size).

Tầm nguồn trước, nếu nguồn gốc không thực tế thì khỏi cần nghiên cứu thêm chi cái đúng sai của lý thuyết.

Trong Lý Học Đông Phương, thì từ đó tới giờ, đại đa số thì đều là Truyền Dụng mà không Truyền Lý, hoặc Truyền Lý mà không Truyền Nguồn, cho nên càng ngày càng rối rắm như đóng mì Ý Spaghetti vậy.
Như Ngũ Hành của Năm Tháng Ngày Giờ, thật sự có thức tế không?

Sao lại không có thực tế cơ chứ ?

Con người chỉ là 1 phần tử trong Trời Đất, nó ắt hẳn cùng vạn vật tác động ảnh hưởng qua lại với nhau cho nên người xưa (có thể hiểu là người ngoài hành tinh hay tiền nhân của chúng ta cũng được) đã xác định 10 thiên can chính là 10 vật thể lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta có tác động lớn nhất vào con người (như lực hấp dẫn, lực điện từ trường, ....) - theo lý thuyết của tôi và vì 1 năm trái đất của chúng ta có 4 mùa nên người xưa đã chia 4 mùa trong 1 năm thành 12 tháng để xác định chính xác từng khoảng thời gian mà trái đất quay 1 vòng xung quanh mặt trời - theo lý thuyết của tôi.

Rõ ràng ngũ hành của can và chi của năm, tháng, ngày và giờ sinh của 1 người tại thời điểm được sinh ra đã được tàng trữ trong Tứ Trụ của người đó rồi thì không phải là một thực tế hoàn toàn khách quan hay sao ?

Hay Ngũ hành của các can chi trong Tứ Trụ đã phản ánh thực tế khách quan của từng con người được sinh ra tại 1 thời điểm và tại 1 vị trí cụ thể trong vũ trụ (hệ mặt trời của chúng ta) thì còn gì phải nghi ngờ nữa cơ chứ ?

VinhL
09-11-17, 22:50
Sao lại không có thực tế cơ chứ ?

Con người chỉ là 1 phần tử trong Trời Đất, nó ắt hẳn cùng vạn vật tác động ảnh hưởng qua lại với nhau cho nên người xưa (có thể hiểu là người ngoài hành tinh hay tiền nhân của chúng ta cũng được) đã xác định 10 thiên can chính là 10 vật thể lớn nhất trong hệ mặt trời của chúng ta có tác động lớn nhất vào con người (như lực hấp dẫn, lực điện từ trường, ....) - theo lý thuyết của tôi và vì 1 năm trái đất của chúng ta có 4 mùa nên người xưa đã chia 4 mùa trong 1 năm thành 12 tháng để xác định chính xác từng khoảng thời gian mà trái đất quay 1 vòng xung quanh mặt trời - theo lý thuyết của tôi.

Rõ ràng ngũ hành của can và chi của năm, tháng, ngày và giờ sinh của 1 người tại thời điểm được sinh ra đã được tàng trữ trong Tứ Trụ của người đó rồi thì không phải là một thực tế hoàn toàn khách quan hay sao ?

Hay Ngũ hành của các can chi trong Tứ Trụ đã phản ánh thực tế khách quan của từng con người được sinh ra tại 1 thời điểm và tại 1 vị trí cụ thể trong vũ trụ (hệ mặt trời của chúng ta) thì còn gì phải nghi ngờ nữa cơ chứ ?

Chào bác VuLong,
Trước hết hảy xét lại hai hệ 10 Can và 12 Chi, thật sự là đại biểu cái gì?

10 Can theo tiền nhân thì đại biểu cái gì?
Nếu nói 10 can đại biểu 5 hành tinh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, thì hoàn toàn không chính xác, bỡi 10 Can thì chia thành 5 nhóm, mỗi nhóm 1 dương 1 âm như Giáp Ất, Bính Đinh, vv....., không thích hợp với chu kỳ vận chuyển của 5 hành tinh.

12 Chi đại biểu cái gì?
Nếu nói 12 tháng, thì tháng nhuận âm lịch đã phá đi cái quy luật tuần hoàn này, vì đến giờ nhiều môn lý học đông phương vẫn chưa có sự giải thích xuyên suốt. Nếu nói lấy cái trụ tháng trước, thì người sinh cùng năm cùng ngày cùng giờ nhưng ở tháng trước tháng nhuận và trong tháng nhuận sẻ có cùng một vận mệnh? Nếu lấy tháng sau thì củng sẻ có sự kiện trùng hợp với người sinh ở tháng sau!

Nếu nói Ngũ Hành của Can Chi của 1 người đã được tàng trử trong Tứ Trụ của người đó, vậy Tứ Trụ đó có được xem như một mã di truyền không? Nếu cha mẹ người đó, hoặc trong dòng họ người đó có bệnh di truyền, thì Tứ Trụ có phản ảnh được vấn đề này không?

Suy nghĩ xa hơn một tí, lấy chiếc thuyền Titanic bị đấm vào 15 tháng 4, 1912, trong đó có khoảng hơn 1500 bị chết, như vậy 1500 cái tứ trụ này có thể phản ảnh sự kiện quan trọng này trong vận mệnh của họ không?

Dĩ nhiên đây chỉ là vài nghi vấn nho nhỏ nhưng vẫn chưa có câu trả lời và dẫn chứng thích đáng, thì nói đến vấn đề của câu hỏi "Ngũ hành của Năm Tháng Ngày Giờ có thực tế không?" vẫn chưa có thể giải quyết được thích đáng!

Thật ra không phải chỉ có Tử Bình, mà hầu hết các môn lý học đông phương đề có những vấn nạn tương đương, không phải tiểu sinh muốn hoàn toàn bác bỏ, mà đôi khi phải đứng vào vị trí khách quan để nhìn rỏ vấn đề mà đinh cái giới hạn của nó.

namphong
10-11-17, 10:06
Hihihi Hihihi

Cười cái gì. Thấy chưa lão HieuNV, mới có một chút đã ăn cả tấn gạch rồi, Nam Phong chờ xem cái topic của lão chắc đủ xây cả tòa cao ốc. :haha::haha:


VULONG: dù ông mắng tôi thế nào thì tôi cũng không để bụng đâu, giờ như gió thoảng cả rồi.

3kubond
10-11-17, 11:49
Theo tôi một người nghiên cứu học thuật nghiêm túc thì người đó phải có những suy luận khách quan, có lý, có logic.... Trước tiên người đó phải hiểu được lý thuyết xem lý thuyết đó muốn nói gì, rồi người đó phải ứng dụng lý thuyết đó vào thực tế để xem lý thuyết đó đúng hay sai ra sao, nhiều hay ít.... Nếu như đã kiểm tra thấy lý thuyết đó đúng thì mới có thể tiến tới bước nghiên cứu xem người phát minh ra lý thuyết đó đã căn cứ vào những đâu, hiện tượng nào,....

Đáng tiếc rằng ngày nay hầu như đa số mọi người lại đi ngược với quy luật nghiên cứu này. Họ chả cần biết lý thuyết đó đúng hay sai đều thừa nhận chúng luôn luôn đúng rồi làm ra vẻ Hàn Lâm, Bác Học... đi tìm những nguyên lý mà tác giả đã sử dụng để lập ra lý thuyết đó.

Điều này đúng như trong dân gian có câu "Mấy thằng nhãi Ranh đòi nói chuyện ông Bành Tổ".

Lão thầy bói này tự nhận xét về mình như vậy là rất chuẩn! rất đáng khen!.

DangHuyAnh
10-11-17, 18:37
Hy vọng mọi người giữ hòa khí.
Mong anh Hiếu cho thêm nhiều hình để hình dung được câu chuyện anh đang kể.
Khi vẫn chưa hiểu thì ko thể phản biện rồi.