PDA

View Full Version : Dịch Lý - Triết Học - Ứng Dụng



Trang : [1] 2 3

thanhtu
24-06-09, 16:47
ĐỊNH NGHĨA DỊCH LÝ LÀ GÌ?
1/ ĐỊNH NGHĨA LÝ DỊCH-DỊCH LÝ HOẶC LÝ ÂM DƯƠNG:
a/ LÝ DỊCH – DỊCH LÝ:
☯ Tiền Nhân có câu nói về Dịch:
“Dịch, biến dịch dã; Biến dịch, bất dịch dã”
Dịch: là thay đổi, biến đổi, biến hóa….
Bất: là chẳng, là không.
Bất dịch: là không đổi, không thay đổi.
Câu trên có thể hiểu:
- Dịch là biến dịch; biến dịch thì bất dịch.
- Dịch có nghĩa là biến dịch, biến đổi; lẽ biến dịch này thì bất biến.
- Dịch là cái lý biến dịch, lý lẽ biến dịch này thì mãi mãi.
Cái gì mang tính chất biến đổi thì gọi là tương đối. (cùng nhau đối )
Cái gì bất di, bất dịch gọi là tuyệt đối. (tuyệt :dứt, hết, có một không hai)
 Vậy Biến dịch là tương đối, bất dịch là tuyệt đối.
 Lý biến dịch là tuyệt đối.
 Tương đối là tuyệt đối; Tuyệt đối là tương đối
 Dịch là bất dịch; bất dịch là dịch
☯Lý Dịch:
- Lý là lý lẽ, lý luật. Dịch là biến đổi.
- Lý Dịch là Lý lẽ nói về sự biến đổi của Vạn Hữu.
☯Dịch Lý:
- Dịch là biến đổi. Lý là Chân Lý, là lý thật ở mọi thời gian, không gian. Dịch Lý là sự biến đổi có ở mọi thời gian mọi không gian là chân lý nên:
 Dịch là chân lý
 Là sự biến đổi đúng ở muôn đời muôn nơi.

 KINH DỊCH LÀ SÁCH TRẢI QUA NHIỀU ĐỜI NÓI VỀ DỊCH
b/ THUYẾT ÂM DƯƠNG:
☯ Vạn Hữu ( mọi thứ từ vô hình đến hữu hình) đều đi trong cái Lý Dịch để biến đổi từ chỗ
- Giống thành ra hơi hơi khác
- Thành ra hơi khác
- Thành ra khác
- Thành ra quá khác
- Thành ra quá quá khác (chứ không hoàn toàn khác)
Hoặc biến đổi theo chiều ngược lại từ chỗ
- khác thành ra hơi hơi giống
- Thành ra hơi giống
- Thành ra giống
- Thành ra quá giống
- Thành ra quá quá giống (chứ không thể hoàn toàn giống)
=> Tiền Nhân gọi là:
- LÝ ĐỒNG NHI DỊ - DỊ NHI ĐỒNG
- Lý giống mà khác- khác mà giống
- LÝ ĐỒNG DỊ - DỊ ĐỒNG.
☯ Vậy từ chỗ Biến Dịch để từ giống thành ra khác, để từ khác thành ra giống.
Trong trời đất luôn Biến Dịch từ:
- Đồng sang Dị rồi từ Dị sang Đồng.
Đất biến thành viên gạch – gạch thành đất
- Từ một thành ra hai rồi từ hai thành ra một
Một câu nói thành ra hai ý – Từ hai người trở thành một tập thể
- Từ một mà có hai rồi từ hai mà có một
Một trí thông minh có hai sự lợi và hại –Từ hai người mà có một cha
- Từ một là hai rồi từ hai là một
Mình với ta tuy hai mà một – Ta với mình tuy một mà hai.
☯ Người xưa đặt tên chung cho hai sự lý Đồng và Dị; Giống và Khác đó
là Âm và Dương, rồi gọi là LÝ ÂM DƯƠNG
2/ ỨNG DỤNG CÁC LÃNH VỰC TRONG CUỘC SỐNG:
☯ Tiền Nhân có câu: “Đồng lấy Dị mà luận – Dị lấy đồng mà quy”
- “Đồng lấy Dị mà luận”
+ Trong Tướng Học có câu:
- “Nhất thanh phá cửu trọc – Nhất trọc phá cửu thanh”
- “Thanh trung hữu trọc – Trọc trung hữu thanh”
- “Dị tướng”
- “Ẩn tướng”
+ Trong tâm lý con người:
- Trong đời sống hằng ngày của con người khi có những biểu lộ khác thường là cái cần để luận……….
- Khi đánh giá phẩm chất của con người thì nhằm chỗ khác lạ nổi trội hơn mà luận….
- Bỗng nhiên trong lòng “bất yên” là cũng có vấn đề
- Điểm đặc biệt của tâm lý
+ Trong hiện tượng tự nhiên:
- Những hiện tượng bất thường khác thường xảy ra là có vấn đề.
- “Dị lấy Đồng mà quy”
+ Khi một cá thể ở xa quê hương (dị) thì có xu hướng đến cộng đồng(đồng)
+ Để bầu một tổng thống (dị) thì phải lấy tập thể (đồng) mà quy.
+ Một tập thể mà có nhiều người lạ (dị) thì tìm chỗ giống nhau (đồng) để trao đổi làm việc………

☯Định Nghĩa ngắn gọn về Âm Dương:
Âm và Dương là 2 danh từ chung đại diện cho 2 sự lý ( sự lý: sự mà mình đang lý luận đến nó) mà khi so sách lại thì có điểm giống và khác nhau.
Với định nghĩa này thì mọi thứ đều là Âm Dương với nhau hết.
☯ Các Cặp Âm Dương rõ nét, luôn có nhau cùng lúc
- Âm nào Dương nấy : Âm Dương đối đãi
Ví dụ: - Kỳ phùng địch thủ - Nồi nào úp vung đó – Rau nào sâu nấy – Nhân nào quả nấy – Mâu với thuẫn – Chấp với Phá chấp
- Cung - Cầu gọi là Âm Dương cung cầu
- Thời gian – không gian (Thời - điểm), Cương – Nhu (Mạnh – Yếu)
- Trước – Sau; Động – Tĩnh; Chân – Giả; Quân tử - Tiểu nhân;
- Chiến tranh – hòa bình; Thiện – ác; Nguyên tắc – bất nguyên tắc
- Giàu – nghèo; Trên – dưới; Trong – ngoài; Vua – tôi; Chủ - tớ; Vợ - chồng
- Cha – con; Tri âm – Tri kỷ; Hiểu – Biết; Lợi – hại; Trung thành – phản bội
- Hạnh phúc – đau khổ; Ẩn – Hiện; Tiêu – Trưởng
THANH TỪ

thanhtu
13-07-09, 15:12
Từ Lý Âm Dương các Tiền Nhân đã mã hóa tượng hình bằng 2 gạch đứt và liền để tạo nên 8 hình tượng biểu hiện cho 8 bước Biến Hóa hình thành nên Vũ Trụ, gọi là Bát Quái.
- Mỗi bước có tên và ý nghĩa hình tượng riêng đượcc gọi là Tượng Đơn
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Untitled.jpg

thanhtu
13-07-09, 23:16
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/YnghiaTuongDon.jpg

thanhtu
13-07-09, 23:35
Trong Tiếng Việt chúng ta có câu nói "Mẹ tròn con vuông" dùng để hỏi thăm và chúc cho người phụ nữ trong quá trình mang thai và sinh em bé được tròn đầy và khỏe mạnh.
Tại sao lại mượn hình ảnh "tròn và vuông" để ví cho hình ảnh và ý nghĩa này?
Như bảng ý nghĩa và hình tượng trên thì "tròn là tượng trưng cho Trời là Thiên" và "vuông là tượng trưng cho Đất là Địa"
Tức là tròn và vuông là Thiên Địa là hai quẻ đầu và cuối trong 8 bước hình thành của Vạn Vật. Tức ý của lời chúc cho quá trình Biến Hóa hình thành hài nhi được đầy đủ 8 bước của lò Bát Quái.
Ngẫm lại câu nói rất bình dị của ông bà chúng ta mà ai cũng biết nhưng lại mang một ý nghĩa thâm sâu của triết học Âm Dương.
Đúng vậy không các bạn ?

thanhtu
14-07-09, 00:20
Các Tiền Nhân đã biểu tượng hóa lý Dịch qua hình ảnh, còn gọi là hình Thái Cực, và có 2 chiều xoay thuận và nghịch
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/ThaiCucAmDuong.jpg

thanhtu
14-07-09, 00:27
Để dễ nhớ tôi xin mượn vài hình ảnh nói lên Tượng Khôn - Địa - số lý là 8 và 0
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Khon.jpg
Khôn là Địa là đất, là bột, là mẹ, phái nữ, mềm, yếu, bụi, là giấy, sách vở, là từng đoạn, là vật dụng, là ánh Trăng, là đêm tối, mờ ảo.........

thanhtu
14-07-09, 00:32
Tượng đơn Cấn - Sơn số lý là 7
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/TuongCn.jpg
Cấn là Sơn là núi, là ngăn che, là ghế ngồi, là sương phủ, là tường thành, là tĩnh lặng, vắng tanh, nghỉ ngơi, là nấm mồ, là nhắm mắt.

thanhtu
15-07-09, 10:12
Tượng đơn Khảm - Thủy số lý là 6
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Kham.jpg
Những gì hiểm hóc, nguy hiểm, hố sâu, eo, thắc, khóa, cột, ghim sâu, hẹp.....

QuocTrung
15-07-09, 10:21
Anh Thanh Tu
Cám ơn Anh Cho những Ví dụ minh họa thật dể nhớ

thanhtu
16-07-09, 09:33
Tượng đơn Tốn - Phong - số lý là 5
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Ton-Phong.jpg
Phong là gió - Thuận nhập - Thuận theo - Hòa nhập - Di chuyển - không chủ xướng...........

thanhtu
16-07-09, 09:44
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Chan.jpg
:4: Chấn là động - đi - khởi lên - sự lý mà làm ta chú ý bàn luận đến....

thanhtu
16-07-09, 09:51
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Ly.jpg
:3: Ly là ánh sáng, là trung hư là ở giữa rỗng, môn hộ bất ninh: cửa nhà không yên - Trí não - Trí Tuệ - đầu óc.

thanhtu
16-07-09, 10:00
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/oi.jpg
:4: Đoài là ao - đầm - đất đai - nhà cửa - khuyết mẻ - đổ vỡ - bể - lời nói - ăn uống - miệng - hang lỗ - cửa........

thanhtu
16-07-09, 10:03
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Kin.jpg

thanhtu
21-07-09, 18:07
Chúng ta tạm lướt qua ý nghĩa 8 tượng đơn của Bát Quái. "Tiền Nhân" từ ngày xưa đã gọi là Lò Bát Quái: vì đó là Triết Lý một công thức để Tạo và Hóa ra mọi thứ trên Vũ Trụ này, từ thứ vô hình đến thứ hữu hình.
Chúng ta thử nghĩ có cái gì thoát khỏi ý nghĩa - hình tượng của Bát Quái. kể cả cổ chí kim, từ quá khứ đến hiện tại và tương lai

thanhtu
29-08-09, 10:13
Bát Quái được hình thành từ Triết Lý Âm Dương. Một Triết Lý rất "khoa học và đầy sáng tạo" của Tiền Nhân, không một chút huyền bí mơ hồ ảo tưởng nào, Từ cơ sở triết học đó mà Bát Quái được hình thành rõ rệt. Khi có dịp chúng ta sẽ trở lại chương này, lúc đó câu hỏi "Tại sao chỉ là Bát Quái mà không là cửu quái, thất quái....."sẽ được đáp hết sức triết học và rõ ràng.
Bây giờ chúng ta tìm hiểu qua 64 quẻ kép ở phần sau

thanhtu
29-08-09, 10:57
Mỗi tượng đơn điều được hóa thành theo lý của Bát Quái. nên trong mỗi tượng đơn đã trải qua 8 bước của Bát Quái và được hình thành theo cách sắp xếp lý giải của Hậu Thiên như:

http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Hinhthanh64tuongkep.jpg

thanhtu
29-08-09, 23:15
Như trên chúng ta đã nhận thấy 64 bộ mặt biến hóa của Tạo Hóa của Lý Dịch. Cũng là 64 giai đoạn Biến Thiên của "Vạn Hữu"
Tiền Nhân đã nghiên cứu ra 2 công thức để tìm ra từng giai đoạn Biến Hóa của Vạn Hữu
1. Công Thức Hữu Thường: Là dựa vào ngày tháng mà chúng ta đang xài (âm lịch hoặc dương lịch). Chúng thường hằng với chúng ta mỗi ngày nên gọi là Hữu Thường.
2. Công Thức Bất Thường: Là dựa vào sự Động Tĩnh Biến Hóa của Vạn Hữu diễn ra lúc bấy giờ.
Lập công thức để làm gì?
- Để xem sự Biến Hóa của Vạn Hữu đang ở giai đoạn nào của 64 Dịch Tượng, Từ đó mà biết sự thành bại, Tốt xấu, vui buồn, mà ứng dụng vào đời sống.
Sau đây là Công Thức Hữu Thường:
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/CachAnDichTuong1.jpg
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/CachAnDichTuong2.jpg

[IMG]http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/CachAnDichTuong3.jpg

thanhtu
29-08-09, 23:54
Khi chúng ta tính theo Công Thức Hữu Thường thì mỗi bảng là 12 quẻ trong một ngày
Sau đây là ý nghĩa của 12 quẻ trong Ngày THIÊN
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Thin.jpg

thanhtu
29-08-09, 23:57
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Trach.jpg

thanhtu
29-08-09, 23:58
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Ha.jpg

thanhtu
29-08-09, 23:59
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Li.jpg

thanhtu
30-08-09, 00:00
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Phong.jpg

thanhtu
30-08-09, 00:01
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Thy.jpg

thanhtu
30-08-09, 00:02
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Sn.jpg

thanhtu
30-08-09, 00:03
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/a.jpg

thanhtu
30-08-09, 00:11
Trên đây là chúng ta đã lướt qua ý nghĩa tóm tắc của 64 quẻ kép. Và chúng ta nên nhớ mỗi quẻ không chỉ có bấy nhiêu ý nghĩa, mà còn suy luận theo cái lý của nó thì nghĩa của nó thật muôn trùng.
- Nếu hỏi tại sao quẻ đó lại có ý nghĩa đó?
- Nếu có dịp chúng ta sẽ qua từng quẻ để hiểu tại sao mỗi quẻ lại có ý nghĩa đó và theo cái lý nào?
Để hiểu và ứng dụng giỏi môn Dịch Lý thì chúng ta cần thuộc 8 tượng đơn và 64 tượng kép đã nêu trên.
Chúng ta cùng đua nhau học xem ai mau thuộc trước nha. vì nó như là "Kim chỉ Nam" là "bảng cửu chương" vậy

forest
30-08-09, 13:14
Xin cảm ơn Bác thanhtu,
Em cũng đã đọc qua bài của bác, xin Bác cho em hỏi cách luận như thế nào?,Bác có cách nào học để dễ nhớ không?em đọc hoài a mà chưa thấm thía vào đâu cả..?!?!? Cảm ơn Bác nhiều!

phuthanhnhan
31-08-09, 08:43
Trong Tiếng Việt chúng ta có câu nói "Mẹ tròn con vuông" dùng để hỏi thăm và chúc cho người phụ nữ trong quá trình mang thai và sinh em bé được tròn đầy và khỏe mạnh.
Tại sao lại mượn hình ảnh "tròn và vuông" để ví cho hình ảnh và ý nghĩa này?
Như bảng ý nghĩa và hình tượng trên thì "tròn là tượng trưng cho Trời là Thiên" và "vuông là tượng trưng cho Đất là Địa"
Tức là tròn và vuông là Thiên Địa là hai quẻ đầu và cuối trong 8 bước hình thành của Vạn Vật. Tức ý của lời chúc cho quá trình Biến Hóa hình thành hài nhi được đầy đủ 8 bước của lò Bát Quái.
Ngẫm lại câu nói rất bình dị của ông bà chúng ta mà ai cũng biết nhưng lại mang một ý nghĩa thâm sâu của triết học Âm Dương.
Đúng vậy không các bạn ?

Chào anh Thanhtu
Trước hết xin cám ơn anh về các bài viết rất hay về kinh dịch. Nhân đọc về câu "mẹ tròn con vuông" tôi xin có ngu ý như sau:
"Mẹ tròn con vuông" để nói lên sự an toàn, tai qua nạn khỏi của người mẹ và đứa con, còn thời xa xưa người ta về vũ trụ quan của người xưa là trời tròn, đất vuông mãi đến sau này ông các nhà bác học phương Tây mới đưa ra lý thuyết trái đất là một hình cầu và thật ra bầu trời là khối không khí bao xung quanh trái đất nên các lý thuyết về vũ trụ quan của phương Đông ngày xưa là không chính xác.
Còn nói về câu "mẹ tròn con vuông" mới đầu nghe thì thuận tai lắm nhưng tôi nghĩ lại thì cứ tự hỏi: Mẹ tròn mà con vuông thì làm sao đẻ ra được nhỉ, nó vướng bốn góc rồi còn gì :21: ? hay là lại là chuyện tếu lâm cửa ông cha ta ?

Vài lời nói càn mong anh đừng để bụng.

baopham
31-08-09, 08:57
Chào Forest.....:
Theo kinh nghiệm học "thuộc lòng" lời Quẻ Dịch Lý VN, mình xin đề nghị bạn đặt thời gian cho bản thân là 10 tuần. Mỗi tuần học 8 Quẻ, cơ bản thì 8 tuần là hết 64 Quẻ. Nhưng trừ hao thành 10 tuần, để 2 tuần còn lại còn cà phê cà pháo nữa chứ.....Học suốt như thế, ai chịu nổi...hì..hì.....
Chúc bạn thành công. Thân ái !

thanhtu
31-08-09, 09:53
Chào bạn !
Câu hỏi của bạn "làm sao thuộc ý nghĩa của các quẻ"
Thực ra muốn thuộc thì cần có hai yếu tố.
1/ Là phải yêu thích và chuyên tâm.
2/ Phải hiểu cái lý tại sao quẻ đó có ý nghĩa đó.
Trong mỗi quẻ đều có cái lý để sáng tạo ra nghĩa đó, Dịch Lý là một môn đầy sáng tạo bạn à, cũng không phải thuộc như vẹt là được, nhưng bước đầu cũng phải thuộc như vẹt trước, sau đó thì tìm hiểu nguyên do phát sinh ra nghĩa đó, cũng như khi bạn hiểu cái lý của mỗi quẻ rồi thì bạn có quyền nghiệm ra thêm nhều nghĩa khác phong phú hơn. Cũng chính từ chỗ sáng tạo này mà Dịch trải qua nhiều thế hệ lại ghi thêm nhiều nghĩa, nên càng ngày sách càng dày và vẫn đúng qua các thời đại kim cổ.
Nhưng cũng có người học thuộc và áp dụng mau lẹ biến hóa khôn lường. Nói theo đời thường thì người đó có năng khiếu thiên bẩm cộng với lòng yêu thích chuyên tâm mài dũa tu luyện thì "có ngày thành chánh quả" mà trong nhân gian thường gọi là có "Căn duyên"
Nhưng cũng có người chẳng ưa thích yêu thương gì môn này mà khi học và hiểu cái lý của âm dương thấy hay rồi đâm ra học và cũng thành công vậy.
Nhưng có một điều bạn nên tự tin rằng: với bất kỳ pháp môn học thuật nào nếu có phương pháp học "Thứ tự học - thứ tự nhớ - thứ tự hiểu - thứ tự hành - thứ tự ghi chép thì sẽ đi đến thứ tự thành đạt"
Ở trang 2 có bài "Phương Pháp luận". Là một sự tóm gọn đơn giản nhất. Chỉ có 2 cách là "Đồng lấy dị mà luận - Dị lấy đồng mà quy" Có nghĩa là:
- Đồng lấy dị mà luận:
+ Bước 1:
Khi chúng ta an Dịch Tượng (tính toán ra 2 quẻ chánh và biến), rồi đọc cho hiểu nghĩa của mỗi quẻ đó, rồi để nó qua một bên.
+ Bước 2:
Đọc lại câu hỏi hoặc sự lý của vấn đề mà chúng ta nói tới.
+ Bước 3:
So sánh câu hỏi hoặc sự lý đó có trùng (đồng) với ý nghĩa của một trong hai quẻ Chánh hoặc Biến không? Nếu có trùng tức là "đồng là giống" thì chúng ta không nói tới quẻ đó nữa, mà hãy nhìn quẻ còn lại có nghĩa gì thì là kết quả trả lời đó bạn à.
Đây là phương pháp thứ nhất "đồng lấy dị mà luận - tức là khi giống rồi thì lấy quẻ khác còn lại trả lời (luận).

Thí dụ 1: Một buổi trưa có một em trai nọ đến chỗ tôi chơi nhưng vì tôi hơi bận rộn nên cậu ta đi về và nói rằng: "Ngày mai em sẽ đến gặp anh để hỏi ý kiến anh vài việc"
Lúc ấy (tính theo năm tháng ngày giờ) lại là Dịch Tượng: Phong - Cách. Tôi mới đáp ngay: Ngày mai mà em ra được thì anh bao uống cafe, em trai hỏi lại thật không? em bây giờ đang rảnh không có gì làm hết đó - tôi cũng nói tiếp "thật em mà đến được thì anh sẽ bao uống cafe haaaaaa"
Bạn tập luận tại sao quẻ đó mà tôi lại đoán là cậu em không đến được.(lưu ý phải đọc nghĩa của 2 quẻ đó nhiều lần)

Hẹn gặp sau

forest
31-08-09, 11:42
Thưa bác baopham và bác thanhtu trả lời giúp, em đọc đến chỗ Cách tính quẻ trên bàn tay thực sự là em chưa biết đếm như thế nào trên bàn tay, bắt đầu từ đâu (chắc là đếm theo đốt ngón tay?).
- Còn mình lấy giờ mùi làm mốc, thì có nghĩa là bất kỳ ngày ngày nào mình cũng lấy giờ mùi làm gốc hay sao?
- Số 1 là quẻ THIÊN
- Số 8 là quẻ ĐỊA
- còn các số khác là quẻ gì anh có thể cho em biết thêm được không?
- Em mới học nên anh thông cảm chỉ giúp? em cảm ơn ạ!

baopham
31-08-09, 16:17
Cùng Forest !
Bạn nên dành chút thời gian đọc kĩ lại chắc sẽ hiểu thôi ....

http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=63&page=2
Thân ái !

baopham
02-09-09, 10:52
Chào bạn Forest !
... Theo thứ tự 8 Quẻ sẽ như thế này:

1 : CÀN
2 : ĐOÀI
3 : LY
4 : CHẤN
5 : TỐN
6 : KHẢM
7 : CẤN
8 : KHÔN
Thông thường, khi mới tìm hiểu về Dịch Lý thì ai cũng phải học thuộc thứ tự các Quẻ như trên. Lý do tại sao lại có thứ tự như vậy, có nhiều sách vở giải thích lắm. Nhưng trộm nghĩ, nếu chưa chuyên sâu mà phải dụng công tìm hiểu rộng và sâu như vậy chắc "tẩu hỏa nhập ma" luôn quá bạn ạ...:102:....
- Sau khi đã thuộc thứ tự các Quẻ rồi, chúng ta mới tiến hành lập Quẻ để dự đoán. Mình xin đưa ra một ví dụ nhé:
NĂM KỶ SỬU - THÁNG 7 - NGÀY 12 - GIỜ TỴ ( 9-11 giờ sáng)
* Quẻ Thượng :
Lấy NĂM + THÁNG + NGÀY = 2(năm Tí là 1, năm Sửu là 2,....năm Hợi là 12) + 7 +12= 21
Lấy 21/8 = 2 (dư 5 : quẻ TỐN)

* Quẻ Hạ :
NĂM + THÁNG + NGÀY + GIỜ = 2+7+12+ 6(giờ Tí là 1, ...giờ Tỵ là 6...)=27
Lấy 27/8= 3 (dư 3 : quẻ LY)
Vậy ta được Quẻ :
PHONG-HỎA : quẻ GIA NHÂN (cái này bạn phải học thuộc lòng tên của 64 Quẻ)
* Tính Hào động để lập quẻ Biến:
Lấy NĂM+THÁNG+NGÀY+GIỜ chia 6 = 27/6= 4 (dư 3). Vậy động Hào 3 (đếm từ dưới lên)
Vậy quẻ PHONG-HỎA GIA NHÂN biến thành quẻ PHONG - LÔI : ÍCH (do hào 3 của quẻ Hạ là LY động nên biến thành quẻ LÔI)....
Chúc bạn vui vẻ . Thân ái.

thanhtu
04-09-09, 10:39
Trở lại thí dụ 1:
Với sự lý "Ngày mai em sẽ đến gặp anh để hỏi ý kiến anh vài việc"
☳ ☱
☲ ☲
Phong Cách
- Phong: Là "chí đồng đạo hợp" là sự hợp mặt, gặp nhau. Ý này lại đồng, giống với sự lý "đến gặp".
Vậy ta lấy quẻ Cách để trả lời cũng như kết thúc sự lý sẽ diễn ra thế nào?
- Cách: Cải dã, Cải biến, thay đổi......."Thiên uyên huyền cách chi tượng": Tượng Trời vực xa thẳm.
=> Có nghĩa là ý muốn gặp lại của cậu ta sẽ bị thay đổi, hoặc sẽ bị xa thẳm, xa cách.
+ Bất kỳ lý do gì, sự lý sẽ dẫn đến như thế. Quả thật ngày hôm sau cậu ta không đến được.
Xin hết thí dụ 1

forest
14-09-09, 14:22
Em có một câu hỏi xin các ACE luận giải dùm:

Em Có 2 người bạn đang yêu nhau và sắp cưới họ hỏi em "Sau này họ cưới nhau có làm ăn được hay không?"

Ngay lúc đó em lấy được quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp - Thuần Chấn

- Mong các ACE luận dùm em quẻ này? Em xin cảm ơn!

dongphuong
15-09-09, 12:37
Chào anh thanhtu, anh đã đưa lên diễn đàn thí dụ 1 nhưng chờ mãi không thấy thí dụ 2,3,4... Em thấy anh nên đưa thêm nhiều thí dụ để mọi người tham khảo, như quẻ anh coi hôm đầu năm : Bác - Mông. Cách luận của anh quả là thần kỳ.

baopham
16-09-09, 16:23
Cùng Forest !
Phệ Hạp - Thuần Chấn : Xem lấy nhau về có làm ăn được hay không?!
- Phệ Hạp là "Ủy Mị bất chấn" ....Tượng " Yếu đuối không chạy được"
- Thuần Chấn : Sợ hãi
Quẻ chính động ở Quẻ Ly, người phụ nữ có đầu óc hay suy nghĩ , tính toán nhiều, thiếu niềm tin. Còn, "bất năng tiến" (không dám thực hiện làm)....do sợ thất bại..v..v..
Xem chừng, người vợ tinh thần không được "An" lắm....cần phải học cách để An Định thân tâm...(Bàn cho vui...cho diễn đàn thêm rộn ràng......)
Chúc mọi sự Tốt Lành.

thanhtu
18-09-09, 17:42
Ngày 21 tháng 9 năm 08 (dương lịch). Nhân đi uống café với anh bạn ở quán IQ ở quận 3 vào giờ Hợi. Quán có nhạc sống hòa tấu không lời, bỗng có người yêu cầu bài “chúc mừng sinh nhật – Happy birthday”. Lúc ấy tôi tính Dịch Tượng là Bí – Thuần cấn. Vậy là bàn nào có người sinh nhật?. Tôi ngồi giữa quán, trước mặt, sau lưng, bên trái bên phải tôi đều có bàn.
☶............................................... ........ ☶
☲............................................... ........ ☶

Bí .................................................. ....... Thuần Cấn
Sức dã .................................................. ............. Chỉ dã
Quang minh.............................................. .. Ngưng nghỉ

☯ Bí có nghĩa: SƠN HỎA BÍ : Sức dã . QUANG MINH. Trang sức, phản chiếu, sửa sang, trang điểm, thấu suốt, nội soi, rõ ràng. Quang minh thông đạt chi tượng : Tượng quang minh, sáng sủa, thấu suốt; bày tỏ.
☯ Thuần Cấn: có nghĩa: THUẦN CẤN : Chỉ dã. NGƯNG NGHỈ .Ngăn giữ, ở, thôi, dừng lại, gói ghém, ngăn cấm, vừa đúng chỗ. Thủ cựu đãi thời chi tượng : Tượng giữ mức cũ đợi thời; chờ đợi.
☯ Luận giải:
☯ 1 phương pháp luận: “Đồng lấy dị mà luận”
Bài hát “Happy birthday” là sự bày tỏ tấm lòng , một hành động nói lên (phản chiếu) sự quan tâm thấu hiểu(thấu suốt).
- Vậy là sự lý đang diễn ra ở quẻ Bí. Theo phương pháp luận ”đồng lấy dị mà luận” thì ta lấy quẻ Thuần Cấn để nhận biết bàn nào đã yêu cầu.
- Thuần Cấn là ngưng nghỉ, ngăn giữ là khi ta nhìn phía trái, trước, phải, thì dễ nhưng bị ngăn giữ không thấy phía sau vì hết tầm xoay, Cấn cũng là cái lưng, là thiếu nam trẻ tuổi.
- Vậy là bàn sau lưng tôi, và có 1 đôi trai gái tuổi trẻ
☯ 2 phương pháp luận: “Dị lấy đồng mà quy”
Bí – Thuần Cấn: rõ ràng (Bí) là bàn, ghế phía sau lưng, có thiếu nam (Thuần Cấn)
- Vậy là bàn sau lưng tôi, và có 1 đôi trai gái tuổi trẻ
Quả thật khi bản hòa tấu chấm dứt thì bạn nam vỗ tay chúc mừng bạn nữ ở bàn sau lưng tôi.

baopham
22-09-09, 16:31
41:..."lợi hại" thiệt anh thanhtu à ! Ứng dụng thực tế của Dịch Lý VN quá hay ! Giống như cách đây vài ngày, một người bạn biết em đang tập tễnh tìm hiểu Dịch Lý có gọi điện thoại và hỏi như thế này:
- "Ông coi dùm tui coi ngày vào lúc 5-7giờ sáng ngày 1-8 AL này coi có gì không ?"
Em lấy được quẻ: Hỏa Sơn LỮ- Hỏa Địa TẤN
- Em hỏi lại : nhưng ông phải hỏi cụ thể thì tui mới đoán được chút gì không chứ !
- Ông bạn chỉ cười và nói: thì cứ đoán coi :
Ghét quá, đoán đại : LỮ là Khách dã.....vậy Việc này có liên quan đến 1 người ở phương xa, hay 1 người khách ở xa đến. TẤN là Tượng Rồng Báo Điềm Lành. Như vậy là Sự việc có liên quan đến 1 người ở xa, và có dấu hiệu của điềm lành, may mắn !!!
- Người bạn hỏi dồn, "thì nói chi tiết hơn nữa đi....sao chung chung quá vậy"
- Em nói, tui chỉ mới học "lóm" được chút đỉnh, chỉ biết vậy thôi...hì..hì...
Sau cùng , người bạn mới nói ra nội dung câu hỏi : có 1 người thầy ở ngoài Bắc chọn cho anh ta thời gian nói trên, để tiến hành làm một việc. Ông thầy nói rằng, khi làm việc đó vào thời điểm trên anh ta sẽ gặp "may mắn" về...(.....).....
..em nói đùa lại : thì tui nói ông rằng, việc ông hỏi có liên quan đến người ở xa mà (ông Thầy ngoài Bắc), và có dấu hiệu của điềm Lành nữa (sự hy vọng được may mắn).....đúng rồi còn gì.......
Chúc ACE trên diễn đàn xả bớt stress sau những phút làm việc mệt mỏi....Thân ái !

vanhoai
27-09-09, 21:49
Chuẩn bị hồ sơ đi Pháp. Coi lại hộ chiếu thì hết hạn mà thời gian thì quá gần. Nhờ dịch vụ lo. Nộp hồ sơ xin đổi hộ chiếu, hẹn thứ 5 (20/8/09) tức là sớm hơn bình thường 5 ngày. Sáng ngồi chờ đến gần trưa mà vẫn chưa có. 2h Chiều ngồi chờ không biết có hay không? Coi chừng dịch vụ hứa lèo. Xem quẻ thì giờ Thân có quẻ Cách - Tùy.
Cách: Thay đổi
Tùy: chiều theo
Như vậy đổi hộ chiếu thì giờ Thân mới có. Ngồi chờ tiếp, vẫn chưa có. 3h05' kêu tên và có hộ chiếu mới, hic.

vanhoai
27-09-09, 21:57
Đang lái xe thì có người bạn gọi điện:" Tao có đứa em vợ, ôm số đề bị bắt. Chiều nay tòa xử. Mi coi có thoát không". Xem giờ được quẻ Hằng - Giải. Lôi phong hằng động hào 3 thành Lôi thủy giải. Mình nói:" chắc không sao , chỉ nhẹ thôi. Chắc là án treo thôi". Người bạn nói:" chắc đúng vậy , vì nó chạy thầy cho án treo mà". Nói chuyện một hồi lòi ra là cô ấy đang tại ngoại hầu tra. Mình nói:" không ổn rồi, chắc án tù hơi lâu đấy. Vì giải là mang đi, Hằng là bền chặt, tức tù hơi kỹ đấy"
Chiều hôm đó kết quả là tù giam 30 tháng, nếu không kháng án thì 3 tuần nữa vào tù thi hành án, hic hic.

Trời !!! động hào 3.

Thực ra quẻ giờ này là quẻ Phong, vì mình nhớ lộn tháng này là 5 nhuần thành ra tháng 6, hic hic. Sai mà vẫn đúng, thế mới là dịch !!!

vanhoai
28-09-09, 17:24
Chào anh Thanh Từ
Anh có thể cho thêm ý kiến về hai quẻ trên.
Xin cảm ơn nhiều nhiều.

baopham
30-09-09, 08:40
....Gieo Quẻ sai mà luận vẫn đúng ... chắc em khỏi phải học hành chi nữa quá...hì..hì.... gặp sự việc cứ gieo Quẻ "loạn xà ngầu" lên, ứng cái gì, đoán cái đó....:21:....
Nói vui với anh VH thôi, chứ thực sự, thỉnh thoảng, em vẫn gieo quẻ bị sai . Mà lạ, luận đoán vẫn đúng anh ạ !

thanhtu
01-10-09, 12:30
Chuẩn bị hồ sơ đi Pháp. Coi lại hộ chiếu thì hết hạn mà thời gian thì quá gần. Nhờ dịch vụ lo. Nộp hồ sơ xin đổi hộ chiếu, hẹn thứ 5 (20/8/09) tức là sớm hơn bình thường 5 ngày. Sáng ngồi chờ đến gần trưa mà vẫn chưa có. 2h Chiều ngồi chờ không biết có hay không? Coi chừng dịch vụ hứa lèo. Xem quẻ thì giờ Thân có quẻ Cách - Tùy.
Cách: Thay đổi
Tùy: chiều theo
Như vậy đổi hộ chiếu thì giờ Thân mới có. Ngồi chờ tiếp, vẫn chưa có. 3h05' kêu tên và có hộ chiếu mới, hic.

Chào anh VH !
Việc đổi hộ chiếu để đi Pháp đúng là quẻ Cách - Tùy:
+ Cách: TRẠCH HỎA CÁCH : Cải dã. CẢI BIẾN. Bỏ lối cũ, cải cách, hoán cải, cách tuyệt, cánh chim thay lông. Thiên uyên huyền cách chi tượng : Tượng vực trời xa thẳm; thay đổi, trở mặt, cách xa,
+ Tùy: TRẠCH LÔI TÙY : Thuận dã. DI ĐỘNG. Cùng theo, mặc lòng, không có chí hướng, chỉ chìu theo, đại thể chỉ việc di động thuyên chuyển như chiếc xe. Phản phúc bất định chi tượng : Tượng loại không ở.; việc còn chạy, còn động, đi đứng.
- Cách là thay đổi. Tùy là di chuyển là đi. => Có nghĩa là phải "thay đổi" rồi mới "đi" được.
- 14h anh ngồi chờ là phải, vì là quẻ Thuần Đoài - Tùy.
+ Thuần Đoài: THUẦN ĐOÀI: Duyệt dã. HIỆN ĐẸP. Đẹp đẽ, ưa thích, vui hiện trên mặt, không buồn chán, cười nói, khuyết mẻ, hủy triết, lý thuyết. Hỉ dật mi tự chi tượng : Tượng vui hiện trên mặt, khẩu khí; chỉ nói năng, đổ bể, xuất khẩu, cửa, lời nói
- Tức là trong giờ mùi (13h đến 15h) này thì việc chờ đợi lệ thuộc (Tùy) của anh còn thiếu (Đoài: khuyết) làm chưa xong. Phải đến đúng giờ Thân: Cách - Tùy thì anh mới nhận cái hộ chiếu mới (Cách) để đi (Tùy).
- Nhân đây xin tặng anh vài câu sau chuyến đi?
- CÁCH - TÙY:
+ Thay đổi sự di chuyển.
+ Sự di chuyển của anh sẽ có sự thay đổi.
+ Chỉnh lại cái ghế anh ngồi cho yên vị để đời thêm tươi :21:

vanhoai
02-10-09, 13:30
Chào anh Thanh Từ

Cảm ơn anh về bài phân tích rất chất lượng.

Quả thật sau chuyến đi về nhà có nhiều thay đổi, Từ suy nghĩ cho đến cách làm. Trước đây Hàng mình đã vào Mỹ, Canda. Nhung EU thì chưa vì vướng nhiều hàng rào, Nay muốn đặt chân vào EU thì cần nhiều thay đổi.
Đi ngày đàng, học sàng khôn.
Đúng là bước ra ngoài mới thấy mình còn cần thay đổi nhiều anh ạ.

Về câu chúc của anh chắc tôi phải đổi ghế quá vì đang ngồi ghế xoay, mai mốt sẽ mua ghế cố định ngồi cho chắc, hahaha.

Thân ái

HoaMauDon
02-10-09, 16:20
Xin phép cho mình nhận xét thêm nhé:
Sự thay đổi của VanHoai có lẽ sẽ mất mát 1 chút gì đó : Như mất một vật tùy thân : Bóp, áo khoát , ...
Lòng còn đắng đo trước sự việc phải thay đổi, đừng sợ đơn phương trước cảnh này.
Đừng quan tâm hình thức, chú trọng nội dung thì sự việc sẽ không bị bất ngờ trắc trở. Trọng hình thức, hoa mỹ sẽ coi chừng bị nợ đấy. Ngay cả con người có dáng vẽ đạo đức, họ cũng không phải là người để mình đặt niềm tin đâu.
Chào

vanhoai
02-10-09, 21:02
Cảm ơn Hoa Mẫu Đơn (không biết chị hay anh) đã có ý kiến. Hy vọng sau này sẽ được trở lại quẻ này (vì còn đang thay đổi).

AnhNgoc
02-10-09, 21:59
Xin phép cho mình nhận xét thêm nhé:
Sự thay đổi của VanHoai có lẽ sẽ mất mát 1 chút gì đó : Như mất một vật tùy thân : Bóp, áo khoát , ...
Lòng còn đắng đo trước sự việc phải thay đổi, đừng sợ đơn phương trước cảnh này.
Đừng quan tâm hình thức, chú trọng nội dung thì sự việc sẽ không bị bất ngờ trắc trở. Trọng hình thức, hoa mỹ sẽ coi chừng bị nợ đấy. Ngay cả con người có dáng vẽ đạo đức, họ cũng không phải là người để mình đặt niềm tin đâu.
Chào

HoamauDon lý giải rõ thêm chút nữa được không ? Tôi hơi tối dạ . Cảm ơn nhiều . Thân

tom
03-10-09, 11:13
HoamauDon lý giải rõ thêm chút nữa được không ? Tôi hơi tối dạ . Cảm ơn nhiều . Thân

sắp có bi kịch diễn ra rồi:21::21::21:

thanhtu
03-10-09, 23:47
Đang lái xe thì có người bạn gọi điện:" Tao có đứa em vợ, ôm số đề bị bắt. Chiều nay tòa xử. Mi coi có thoát không". Xem giờ được quẻ Hằng - Giải. Lôi phong hằng động hào 3 thành Lôi thủy giải. Mình nói:" chắc không sao , chỉ nhẹ thôi. Chắc là án treo thôi". Người bạn nói:" chắc đúng vậy , vì nó chạy thầy cho án treo mà". Nói chuyện một hồi lòi ra là cô ấy đang tại ngoại hầu tra. Mình nói:" không ổn rồi, chắc án tù hơi lâu đấy. Vì giải là mang đi, Hằng là bền chặt, tức tù hơi kỹ đấy"
Chiều hôm đó kết quả là tù giam 30 tháng, nếu không kháng án thì 3 tuần nữa vào tù thi hành án, hic hic.

Trời !!! động hào 3.

Thực ra quẻ giờ này là quẻ Phong, vì mình nhớ lộn tháng này là 5 nhuần thành ra tháng 6, hic hic. Sai mà vẫn đúng, thế mới là dịch !!!

Chào anh VH
Trở lại câu chuyện này tôi xin có vài lời "cho vui" qua ý Dịch: Hằng - Giải trong 3 phạm vi: Hiện tại - Quá khứ - Tương lai
- LÔI PHONG HẰNG:.Cửu dã.TRƯỜNG CỬU. Lâu dài. chậm chạp, đạo lâu bền như vợ chồng, kéo dài câu chuyện, thâm giao, nghĩa cố tri, xưa, cũ. Trường cửu chi nghĩa chi tượng: Tượng lâu bền như đạo nghĩa; thường ngày, vết hằng, lối cũ, thói quen, đường mòn, không thay đổi.
- LÔI THỦY GIẢI: Tán dã.NƠI NƠI. Làm cho tan đi như làm tan sự nguy hiểm, giải phóng, giải tán, loan truyền, phân phát, lưu thông, ban rải, ân xá. Lôi vũ tác giải chi tượng: Tượng sấm động như mây; bung ra, ly tán
☯Hiện Tại:
+ Chậm chạp (Hằng) mà lưu thông (Giải) => Tức lúc đó anh láy xe chạy chậm chứ không nhanh, và lúc nhận điện thoại của anh bạn thân cũng là thời điểm anh chạy gần ngã 3 hay ngã tư (giải: nơi phân tán đi nhiều ngõ) gì đó............
☯Quá Khứ:
+ Người bạn điện thoại phải là người có một trong các ý như: là bạn thân, bạn cũ, bạn ở làng cũ, lớn tuổi, già, nhà anh bạn này cũng cũ xưa luôn, là người có tình có nghĩa.......Hằng mà . Và bây giờ anh ít gặp lại vì công việc và cuộc sống nên mỗi đứa mỗi nơi (Giải), thỉnh thoảng chỉ liên lạc qua điện thoại thì nhiều (Giải: loan tin)
☯ Tương Lai:
+ Câu chuyện mà người bạn hỏi anh mang tính chất tiên đoán về tương lai sau phiên tòa xử chiều nay, với câu hỏi:" Tao có đứa em vợ, ôm số đề bị bắt. Chiều nay tòa xử. Mi coi có thoát không".
+ Với phương pháp luận "Đồng lấy dị mà luận"
+ Ý câu hỏi "Mi coi có thoát không?" thì hợp với ý của quẻ "Giải" (giải thoát)
+ Vậy lấy ý của quẻ Hằng để đáp cho phần tương lai, mà Hằng là: tình cảm thâm giao, quen thuộc, gắn liền, . Ý câu hỏi là có thoát được tù tội không? mà Dịch đáp là có tình cảm thâm giao gắn liền thì là phải dính với nó rồi, mà còn dính theo kiểu thâm giao lâu bền thì phải ở lâu cho đến có tình cảm với nó, cũng thật là đáng buồn cho đương sự, ở đây lại động hào 3 nên số lý có liên quan là 3, thật đáng buồn cho "30 tháng thâm giao".
Vài lời sơ giải nhờ anh hồi đáp đúng sự thật của sự lý.
TT

vanhoai
05-10-09, 04:44
Cảm ơn anh Thanh Từ. Xin trả lời sự thật của lý
- Đúng là lúc đó tôi đang đi vào khu dân cư nên tốc độ hạn chế, và chỗ đó gần ngã tư (125-tân Phú-ĐN)
- Người bạn này là bạn học cũ (30 năm trước), mỗi năm chỉ gặp nhau 1-2 lần. Nhà của hắn cũng cũ rồi (20 năm).
- Bữa nay thì cô ấy đang ngồi gỡ lịch rồi.

vanhoai
05-10-09, 05:05
Tôi xin kể hầu tiếp các bạn câu chuyện và cũng mong anh Thanh Từ giải tiếp nghĩa của các quẻ trong câu chuyện này để các bạn được hiểu rõ hơn về ứng dụng của Dịch trong cuộc sống
Đầu năm nay tôi kéo đại binh ra Miền Bắc, sau khi đánh một trận lại muốn tiến quân xa hơn nữa. Lấy trúng quẻ Tổn - Lâm. Không lý nào, vì thế đang mạnh như chẻ tre . Nhưng để an toàn mình chia 2 đạo quân, 1/3 trở về Nam,2/3 Bắc tiến lên Yên Bái
"Ai có ngờ đâu" Khi chuyển quân đến nơi thì mưa liên tục mấy ngày liền, Không làm ăn gì được trong khi phải nuôi quân số quá lớn. Trong khi đám về Nam cũng bị mưa liên tục còn tệ hơn ngoài Bắc. Đành cho quân ở Bắc rút về Nghệ An (500km) cố thủ chờ cơ Hội. Đúng là đại bại Tổn - Lâm
Chiếc xe tải của mình đang đậu bên lề đường thì một con xe tải khác mất lái do đường trơn lao vào làm móp đầu xe , may mà tài xế không bị sao. Đó là Tổn _ Lâm. Lâm cũng là đầu xe.
Nhờ Bạn chạy thầy để mình chiếm ưu thế bắt xe kia bồi thường. Coi lại giờ thì Hằng - Đại quá : tình cảm sâu đậm quá coi chừng họ lại giữ xe mình quá lâu đây. Mà đúng như vậy, bên xe kia giở quẻ lung tung, chạy thầy thuốc tính xù không bồi thường cho mình. Xe đã sửa xong mà không chịu trả tiền cho Ga-ra, làm xe bị giam đã hơn 2 tháng. Buồn quá coi một quẻ được Tiệm - Cấn. Nếu để nó yên thì nó sẽ từ từ đi. Tôi điện cho tài xế lấy bạt trùm đầu xe lại thì nó sẽ đi, nhớ trùm 2 cái bạt vì thuần Cấn là 2 cái, sau khi trùm nói với chủ Ga-ra là sẽ cho xe nằm luôn và truy tố bên kia ra tòa. Khoảng tuần sau bên kia coi bộ không ăn được, sợ nếu ra tòa còn bồi thường nhiều hơn, đành trả tiền cho Ga-ra và mình lấy xe ra, hic hic.

thanhtu
15-10-09, 00:40
Tôi xin kể hầu tiếp các bạn câu chuyện và cũng mong anh Thanh Từ giải tiếp nghĩa của các quẻ trong câu chuyện này để các bạn được hiểu rõ hơn về ứng dụng của Dịch trong cuộc sống
Đầu năm nay tôi kéo đại binh ra Miền Bắc, sau khi đánh một trận lại muốn tiến quân xa hơn nữa. Lấy trúng quẻ Tổn - Lâm. Không lý nào, vì thế đang mạnh như chẻ tre . Nhưng để an toàn mình chia 2 đạo quân, 1/3 trở về Nam,2/3 Bắc tiến lên Yên Bái
"Ai có ngờ đâu" Khi chuyển quân đến nơi thì mưa liên tục mấy ngày liền, Không làm ăn gì được trong khi phải nuôi quân số quá lớn. Trong khi đám về Nam cũng bị mưa liên tục còn tệ hơn ngoài Bắc. Đành cho quân ở Bắc rút về Nghệ An (500km) cố thủ chờ cơ Hội. Đúng là đại bại Tổn - Lâm
Chiếc xe tải của mình đang đậu bên lề đường thì một con xe tải khác mất lái do đường trơn lao vào làm móp đầu xe , may mà tài xế không bị sao. Đó là Tổn _ Lâm. Lâm cũng là đầu xe.
Nhờ Bạn chạy thầy để mình chiếm ưu thế bắt xe kia bồi thường. Coi lại giờ thì Hằng - Đại quá : tình cảm sâu đậm quá coi chừng họ lại giữ xe mình quá lâu đây. Mà đúng như vậy, bên xe kia giở quẻ lung tung, chạy thầy thuốc tính xù không bồi thường cho mình. Xe đã sửa xong mà không chịu trả tiền cho Ga-ra, làm xe bị giam đã hơn 2 tháng. Buồn quá coi một quẻ được Tiệm - Cấn. Nếu để nó yên thì nó sẽ từ từ đi. Tôi điện cho tài xế lấy bạt trùm đầu xe lại thì nó sẽ đi, nhớ trùm 2 cái bạt vì thuần Cấn là 2 cái, sau khi trùm nói với chủ Ga-ra là sẽ cho xe nằm luôn và truy tố bên kia ra tòa. Khoảng tuần sau bên kia coi bộ không ăn được, sợ nếu ra tòa còn bồi thường nhiều hơn, đành trả tiền cho Ga-ra và mình lấy xe ra, hic hic.

Chào anh Văn Hoài
Ý NGHĨA CỦA HÀO ĐỘNG
Với thời vận của Tổn - Lâm xin nhắc lại ý nghĩa mỗi tượng:
:72: :822:
Tổn Lâm

☯ SƠN TRẠCH TỔN : Thất dã. TỔN HẠI. Tổn thất, hao mất, thua thiệt,bớt kém, bớt phần dưới cho phần trên là tổn hại. Phòng nhân ám toán chi tượng : Tượng đề phòng sự ngầm hại , hao tổn
☯ ĐỊA TRẠCH LÂM: BAO QUẢN. Lớn lên, việc lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo học, nhà sư, kẻ cả, dạy dân, nhà thầu, giáng lâm, giáng hạ. Quân tử dĩ giáo tư chi tượng : Tượng người quân tử dạy dân, che chở, bảo bọc dân vô bờ bến; thầy, chủ nhà, giám đốc, học,

Đây là sự ứng dụng Dịch vào công việc hằng ngày, tức không có câu hỏi, mà khi chúng ta bắt đầu làm việc gì thì lấy một quẻ xem thời vận của việc đó thế nào? không có câu hỏi rõ ràng......
Như sự việc anh VH đã kể trên.
- Tổn - Lâm: Tổn thất lớn
Trước khi động binh mà lại nhận một thông điệp" Tổn thất lớn" thì thật là đáng buồn và càng khó tin khi "thế đang mạnh như chẻ tre"
Nhưng VH và các bạn cần lưu ý chính cái hiện tại đang ở "thế đang mạnh như chẻ tre " quả là đang ở thời của tượng Lâm: Đại dã, được bảo bọc. , thì tương lai phải nằm ở thể Tổn thất thôi. Ý Trời là như vậy lòng người dù có muốn hay không cũng phải chấp nhận.
☯ Ta có quyền hỏi: Vậy Tổn thất do yếu tố nào?
- Khi dùng ý nghĩa của Dịch Tượng trả lời cho kết cuộc rồi mà còn hỏi thêm vài câu hỏi chi tiết hoặc phụ nữa thì ta sẽ quan tâm đến hào động.
- Ở đây động hào 6 (ở dưới đếm lên bắt đầu là hào 1,2,3 là nội tượng, hào 4,5,6 là ngoại tượng) là động ngoại tượng (còn gọi là Tiên Tượng) thì là do yếu tố bên ngoài, khách quan. Có phải anh VH bị Trời Mưa là yếu tố khách quan không.
- Thậm chí chiếc xe tải đang đậu mà cũng bị yếu tố khách quan hào 6 va vào đầu xe (đầu xe là Lâm). Tại sao đầu xe là Lâm, vì Lâm là người Thầy, là Cha...là người đứng đầu hướng dẫn mọi việc, nên cũng là cái đầu xe có tay lái dẫn hướng xe chạy.
☯ Trước thời vận của Tổn - Lâm thì ta nên làm gì? chẳng lẽ nhắm mắt chịu tổn thất ư?
Tuy ý Trời là ta không cải được nhưng ta cũng có thể làm từ nặng Tổn thất nặng thành nhẹ hơn nếu ta Hiểu ý Trời
Khi an Dịch Tượng thì ta có 2 quẻ: Chánh và Biến, cũng là Ông Trời cho ta 2 đường lựa chọn:
Ta muốn Lâm hay ta muốn Tổn?
- Nếu Ta muốn đạt được kết cuộc Lâm thì ta đi con đường của Tổn
- Nếu ta muốn được Tổn thì ta đi con đường của Lâm.
- Dĩ nhiên anh VH muốn Lâm nên đã đi thế Tổn: "Nhưng để an toàn mình chia 2 đạo quân, 1/3 trở về Nam,2/3 Bắc tiến lên Yên Bái", để được thế của Lâm. Tức anh chi đạo quân ra mà cho mất đi 1/3 quân.
- Nhưng anh đánh chưa thật chánh Tổn nên còn bị thất bại.....Giá như anh đánh chánh Tổn là cho lính ở không dưỡng sức và phát tiền thưởng, xuất quỷ ra cho từ thiện cứu người nghèo...... thì mới gọi là chánh Tổn nhằm qua đi Thời Tổn mà đến Thời Lâm thì đánh tiếp hốt lại gấp bội. , lúc đó binh lính cứ tưởng rằng GD ta thật là biết lo cho anh em heeeeeeee và càng gắn bó chăm lo hết lòng với cty (Lâm)

☯ Đến Quẻ Tiệm - Thuần Cấn thì VH đã áp dụng đúng bài rồi đó các bạn.
- Tiệm là tiến dã là quẻ động là đi chậm chạp.
- Thuần Cấn là ngưng nghỉ, ngồi yên, phủ hạ, phủ chụp.......
☯ Muốn chiếc xe chạy (Tiệm) thì phải áp dụng chiêu Thuần Cấn là trùm mền nó lại, Thuần Cấn là 2 cái cấn nên trùm 2 tấm bạt là đúng bài luôn, thế là nó phải Tiệm thôi. heeeeeee
Ở quẻ này thì VH áp dụng Chánh Thuần Cấn rồi đó, để thưởng anh ly cafe.

☯ Lưu ý: Trong bài này chúng ta rút ra những gì?
1/ ý nghĩa của hào động
- Nếu động ngoại tượng (tức hào 4,5,6 động) thì do yếu tố khách quan, bị động bên ngoài ảnh hưởng đến, nếu để biết ý người thì cũng là do hình thức, do ngoại lực tác động đến.
- Nếu động nội tượng (tức hào 1,2,3 động) thì do yếu tố chủ quan, chủ động gây ra, nếu xem ý người là do nội tâm người đó muốn.
2/ 64 Quẻ Dịch là 64 mưu kế của Trời Đất, nếu ta thấu hiểu thì ta dễ xoay trở tình thế dễ dàng hơn.
-Ta có "Phương pháp Nếu và Thì": Tức nếu đi đường của Quẻ Chánh thì về quẻ Biến hoặc Nếu đi đường của quẻ Biến thì về quẻ Chánh

Ngoài ra các bạn đóng góp thêm ý nhé
Thân ái
TT

vanhoai
15-10-09, 05:37
:02DF2011:
Cảm ơn anh Thanh Từ đã có bài phân tích chi tiết "quá đúng":present:
Trong cuộc sống, Nếu biết dụng dịch thì cũng như biết được: Quá khứ, hiện tại, tương lai. Lúc này ta phải "thuận thiên mà hành đạo".
Sẽ còn nhiều câu chuyện ly kỳ và hấp dẫn "mời độc giả đón xem kỳ tới"

dongphuong
15-10-09, 08:57
Cảm ơn anh VH và thanhtu đã cho anh em một bài học quý giá về cách ứng dụng DỊCH LÝ trong cuộc sống. Rất mong được đón dọc những câu chuyện ly kỳ và hấp dẫn mà anh VH vừa giới thiệu. :02DF2011:

QuocTrung
15-10-09, 13:16
Chào Anh VH , Anh ThanhTu
Dịch lý ,đúng là một phương pháp luận sáng tạo . :022::51_002:

baopham
15-10-09, 13:53
:664: ái chà, bài viết hay quá anh thanhtu ui .... Cám ơn anh đã chỉ giáo cho ACE thêm....lợi hại...lợi hại.... :006:

dualathlon
16-10-09, 19:23
Kính thưa chú / cô / anh / chị,

Cháu / em hơi tham lam, trong phiên bản kế tiếp dự tính bao sân phần dịch lý, nên đã hì hục gõ vào 64 thoán từ của 64 quẻ. Giờ nhìn lại thấy vẫn còn thiếu 384 hào từ, giờ gõ tiếp ớn quá, nay không biết chú / cô / anh /chị nào có sẵn tài liệu / hào từ thì vui lòng cho cháu / em copy.

Cháu / em xin nói rõ là tài liệu dạng text, không phải là dạng hình jpeg như trong loạt bài của chú thanhtu, vì dạng hình không copy được.

Trong vietlyso hoặc lyso cũng có tài liệu về 384 hào từ, tuy nhiên 2 site đó không cho đăng ký thành viên mới nên cháu/em đành bó tay, không tự lấy được.

dongphuong
20-10-09, 13:09
Bạn có thể nói rõ hơn cái bạn cần trong 2 web site trên ( tên file cần lấy, đường dẫn). Tốt nhất là bạn copy link đường dẫn rồi gửi tin nhắn, mình sẽ giúp bạn. :7885:

vanhoai
20-10-09, 14:58
Mời anh Thanh Từ và các bạn nghiên cứu câu chuyện sau:

Một buổi sáng sớm Tôi đến kiểm tra một "doanh trại". Thấy ông lính ngồi thu lu, lều bốc khói nghi ngút. Lều cháy còn trơ khung sắt, đồ đạc cháy sạch.... Hỏi ra thì tối qua bỏ trại đi chơi, khi về thì lều đang cháy. Vì có một mình lại không có nước nên chỉ có nước đứng nhìn lều cháy mà thôi.
Mình phân vân: Không biết là do bất cẩn làm cháy hay do người ngoài đốt. Lấy quẻ giờ cháy thì được quẻ Thủy địa Tỷ động hào 4 thành Trạch địa Tụy. Trong này không có tí hỏa nào,
:68: => :28:: Trong quẻ không có hỏa cộng thêm động hào 4 là do người ngoài đốt. Quẻ Tụy là đông người, phải có ít nhất là 2 người trở lên. Quẻ Tỉ là người đốt cao. Nhà hắn ở hướng Bắc (khảm) hoặc Tây (Đoài).
Coi lại thì ở đó chỉ có 1 nhà ở hướng Tây so với nơi đặt trại còn chung quanh chỉ có rẫy điều và ở đó có 1 trại của người khác nhưng chủ trại lại lùn thấp. Cho lính dò hỏi thì biết ông chủ nhà chỗ đó người cao.
:68: => :28:: Người đốt phải là người đứng đầu hay trưởng nhóm gì đó (quẻ Tỉ), Nhà phía trước có cây cao hay cột điện cao (Tỉ), phía sau có cái ao hay đầm nước (Đoài).
Lại cho lính đi dò thì biết ông chủ nhà làm trưởng ban Cựu chiến binh ở thôn. Trước nhà có cột điện và sau nhà đúng là có cái ao. Thế này thì hết chạy rồi.
Sau đó mình cho người đến trại bạn đó nói : Chúng tôi đã biết rõ là chủ nhà và anh chủ trại qua đốt lều. Vì đã có người nhìn thấy khi lều cháy thì 2 người chạy ra. Nếu không nhận thì sẽ ra CA và người đó sẽ ra làm chứng. Chúng tôi sẽ bắt bồi thường. Anh chủ trại đó sợ quá đành nhận, nhưng nói là qua chơi không thầy ai coi trại , ngồi chơi nghịch lửa và sơ ý làm cháy lều.
Bó tay.

thanhtu
21-10-09, 11:18
Hôm nay chúng ta nghiên cứu PHÉP KIỂM SOÁT.
PHÉP KIỂM SOÁT LÀ GÌ?
Là dùng quẻ Dịch qua công thức Hữu Thường (tính toán bằng năm, tháng, ngày, giờ) để kiểm soát mọi biến động của Sự Lý diễn ra ở HIỆN TẠI, nói cách khác là xem sự việc diễn ra có hợp với ý nghĩa của quẻ Dịch hay không?
Với PHÉP KIỂM SOÁT thì trong bất cứ lúc nào, mọi sự lý diễn ra ở hiện tại đều phải hợp với ý nghĩa của quẻ Dịch trong lúc đó.
Xin mượn câu chuyện ở trên của anh VH làm mẫu.
Khi phát hiện chòi bị cháy thì anh VH tính ra Dịch Tượng là:
:68: :28:
Tỷ Tụy
Với nghĩa của Tỷ và Tụy thì anh VH không nhìn ra sự lý cháy ở chỗ nào là phải, vì anh chưa an thêm quẻ HỘ Tượng.
Chúng ta an thêm Hộ tượng để nhìn sự lý được rõ ràng hơn khi chúng ta cần. Công thức an Hộ Tượng là lấy hào 5, hào 4, hào 3, của quẻ Chánh chồng lên hào 4, hào 3, hào 2 cũng của quẻ Chánh để chúng ta có một quẻ kép 6 hào,
Như vậy chúng ta có 3 quẻ: Chánh - Hộ - Biến như sau:
:68: :78: :28:
Tỷ Bác Tụy
Xin nhắc lại ý nghĩa của 3 quẻ: Tỷ - Bác - Tụy
- THỦY ĐỊA TỶ: Tư dã. CHỌN LỌC. Thân liền, gạn lọc, mật thiết, tư hữu riêng, trưởng đoàn, trưởng toán, chọn lựa, quy về một mối.Khử xàm nhiệm hiền chi tượng : Tượng bỏ nịnh dụng trung; tuyển chọn, người thân, chiết xuất
SƠN ĐỊA BÁC : Lạc dã. TIÊU ĐIỀU. Đẽo gọt, lột cướp đi,không lợi, rụng rớt, đến rồi lại đi, tản lạc, lạt lẽo nhau, xa lìa nhau, hoang vắng, buồn thảm. Lục thân băng thán chi tượng:Tượng bà con thân thích xa lìa nhau; gạt bỏ, mất đi
TRẠCH ĐỊA TỤY : Tu dã. TRƯNG TẬP. Nhóm hợp, biểu tình, dồn đống, quần tụ nhau lại, kéo đến, kéo thành bầy. Long vân tế hội chi tượng : Tượng rồng mây giao hội; tụ hội, gom lại
Trong quẻ Tỷ có duy nhất 1 hào dương ở hào 5 thống trị và cũng là nơi quy tụ 5 hào âm về, là hình ảnh của 1 người trưởng nhóm thống trị và quy tụ mọi người và cũng chỉ có một trưởng nhóm trong một nhóm, nên Tỷ có nghĩa là 1, và cũng là nơi để 5 hào âm quy về một mối, như hình ảnh của nước (thủy)trên Đất (địa) thì nước tự thấm và về với lòng đất
Tại sao ta nói 1 hào năm dương kia có sự thống trị vì nó ở chính vị là vì nó là hào dương mà ở ngôi vị thứ 5 là số lẽ là đúng vị (trường hợp hào âm ở ngôi thứ số chẵn cũng được gọi là chính vị), trong Kinh Dịch thì hào 5 là ngôi tôn cao quý nhất . Cộng thêm nó lại được đắc trung là được ở giữa hào 4 và hào 6 bao bọc che chở. Nên quẻ Tỷ là bậc Thầy trong thiên hạ là quẻ tượng trưng cho ngôi vua, ứng cho mọi việc thì là người đứng đầu, là tổ trưởng, trưởng phòng, chủ nhà, là đứng đầu, nếu nói về bộ phận thì là cái đầu .........nên trong Kinh Dịch nói về ngôi vua thì có câu là Ngôi Cửu Ngũ, (cửu là hào dương, lục là hào âm, sẽ giải thích sau) tức là hào dương ở vị trí thứ 5 trong một quẻ Dịch từ dưới đếm lên.
Trong quẻ Bác chỉ còn 1 hào dương cuối cùng trên ngọn (hào 6) le lói yếu đuối mất hết cả gốc, dương khí đã hết ví như chiều tà hoàng hôn chỉ còn chút ánh sáng cuối chân trời, là hình ảnh âm thịnh dương suy. Âm đã chiếm lấn từ hào 1 lên đến hào 5, hình ảnh quẻ Bác trong Truyện Kiều của Nguyễn Du được khắc họa qua 2 câu thơ:
"ở đây âm khí nặng nề,
Bóng chiều đã ngả dặm về còn xa."
Sơn Địa Bác: Là sự ngưng nghỉ (Cấn)trên đất (Khôn) là hình ảnh mồ mả, điêu tàn hoang phế cát bụi...........nên gọi là: " Lục thân băng thán chi tượng: Tượng bà con thân thích xa lìa nhau"
Trong Quẻ Tụy là Trạch trên Địa dưới là hình ảnh đất ở dưới ao hồ là bùn non lắng tụ nên gọi là "Tụ dã" là nhóm hợp tập trung lại, là quần chúng quần tụ đông đảo. Trạch là miệng là lời nói (Đoài) của nhiều người (Khôn là lục đoạn là số nhiều)............
Trên đây là sơ giải ý nghĩa của 3 quẻ Tỷ - Bác - Tụy
Trở lại phần kiểm soát trong câu chuyện của anh VH thì Dịch nói rằng:
Tỷ - Bác - Tụy:
+ Một (Tỷ) - sự tàn lụi (Bác)của - đàn (Tụy) ong
+ Một ông lính chỉ huy - buồn bả - ngồi một đống
+ Một (Tỷ) đàn (Tụy) ong thành tro tàn (Bác)
Như vậy anh VH lưu ý trong chuyện này Dịch không nói đến sự cháy nên không có tượng hỏa gì hết mà Dịch nói đến sự điêu tàn sau sự cháy thôi.
Như vậy với PHÉP KIỂM SOÁT ta đã thấy Dịch nói rõ với những gì hiện ra trước mặt
PHÉP KIỂM SOÁT là nét rất đặc biệt, và với phương pháp này chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều ý nghĩa mới từ một cái lý trong mỗi quẻ Dịch trong đời sống ngày nay. Từ đó ta sẽ cảm nhận sự thâm sâu huyền diệu của Dịch Lý.
Còn phần dự đoán sự lý để tìm ra thủ phạm thì chúng ta thưởng anh VH một tràng pháo tay thật kêu nha các bạn.
Thân áI

vanvy
23-10-09, 07:21
Mời các bạn nghiên cứu quẻ sau:

Bình minh tỏa sáng đã nói
03/09/2009 lúc 10:23 chiều

Sáng ngày ra ngủ dậy, vợ ta dạy trước đánh răng rửa mặt xong rồi vào nói với ta, hôm nay đòi đánh Lô 26 , 70 đi.
Ta hỏi vu vơ, tại sao lại đánh 2 số đó?
Vợ ta trả lời không biết tại sao, ta liền xem dịch tượng được :73:=>:46:=>:74:
Bí – giải – Di chẳng ăn nhập chi với mấy số đó ta không nghĩ ngợi và ra xem tivi.
Chuẩn bị đi làm, vợ ta lấy vòng đeo cổ bằng vàng ra đeo mà lâu lắm tự nhiên mới lôi ra và bảo ta hộ cho chắc chắn. ta chợt nhìn đồng hồ vẫn Bí – giải – Di
Trí tri của ta liền hoạt động, ta tự hỏi hôm nay đánh số đó được chưa?
Sự lý đó làm ta biến thông như sau: Vàng đeo cổ (Bí) – Lôi ra (Giải) – đeo vòng vào cổ (Di)
ta lại biến thông được: Vòng đeo cổ (Bí) – Tháo ra (Giải) – Cất trong tủ (Di)
Lần 1 ta Biến thông được Thì thấy cái lý của 26 nằm trong luật Bí – Giải – Di Hoàn toàn Tương quan tương hợp tất phải tương ứng trong ngày nên ta Phán ngay, hôm nay đánh được 26. Tối về quả nhiên có 26 sổ lồng
Lần 2 ta Biến Thông thì thấy lý của số 70 nằm trong luật Bí – Giải – Di Nhưng phải chờ đến khi nào Vòng đeo cổ tháo ra cất tủ thì lúc đó 70 mới xổ lồng! quả nhiên 70 không có vào hôm đó nên phải chờ đến khi nào sự việc trên xảy ra thì mới tương ứng được.
Ta quả quyết vậy đó
các bạn tham khảo tại: http://kimcokynhan.wordpress.com/2008/07/23/vietdich/

vanhoai
23-10-09, 10:35
Tôn chỉ của website là không nói đến: Chính trị, Tôn giáo, Cờ bạc,...
Nhưng vì đã đưa lên, nên cũng luận chơi.
Theo ý của bạn Bình Minh là số 26 lấy quẻ là :26:=>>:28: Khốn - Tụy tức là tụ lại đợi thời hợp với thời gian của Bí - Di . còn số 70 là Bác - Di tức là cất đi thì không hợp với thời gian đó.
Theo tôi, luận theo Bí - Di là phải theo số lượng hoặc cân lượng của số vòng vàng mang ra đó thì mới thuận theo lý của Bí - Di được

thanhtu
31-10-09, 00:52
Một ngày tôi đi về miền quê xa (100km) bằng xe máy, đi được nửa đoạn đường bỗng xe chết máy dù mới đổ xăng xong được 15 phút, tôi vốn không biết về máy móc xe cộ, nhưng muốn biết nó bị hư gì trước khi dẫn vào tiệm, để chỉ mấy chú sửa xe sửa cho lẹ, khỏi kiểm tra từng thứ mất thời gian, Dịch Tượng lý bấy giờ là Tĩnh - Thăng.
:65: :852:
Tĩnh Thăng
Trầm lặng Tiến Thủ
Xin nhắn lại ý nghĩa mỗi Tượng:
- THỦY PHONG TĨNH: Tịnh dã.TRẦM LẶNG. Ở chỗ nào cứ ở yên chỗ đó, xuống sâu, vực thẳm có nước, dưới sâu, cái giếng. Kiền Khôn sất phối chi tượng:Tượng Trời Đất phối hợp lại; im lặng, bất động, bình an, ổn định
- ĐỊA PHONG THĂNG : Tiến dã. TIẾN THỦ. Thăng tiến, trực chỉ, tiến mau, bay lên, vọt tới trước, bay lên không trung, thăng chức, thăng hà . Phù giao trực thượng chi tượng : Tượng chòi đạp để ngoi lên trên
- Tắt máy (Tĩnh) khi đang chạy (Thăng)
- Xe bị hư gì?
+ Tĩnh là giếng nước, ở trường hợp này thì phải là xăng
+ Thăng là bay mất, vậy là hết xăng, mất xăng
- Suy lý: xăng mới đổ đầy bình không thể xảy ra hết, nên là mất xăng do trường hợp khác.
- Từ ý nghĩa tượng Dịch trên tôi biết xe hư là do xăng chứ không phải do mất lửa.
- Để biết thêm chi tiết sự lý đang diễn ta thì ta xét đến tượng đơn và hào động.
- Ở đây động tượng Khảm biến qua tượng Khôn
+ Khảm là hãm dã là bị nghẹt do cặn bả đất cát là Khôn.
Suy ra là do ống dẫn nghẹt vì cặn.
- Khi dẫn vào tiệm thì anh thợ kiểm tra quả nhiên là mất xăng do bị nghẹt ống dẫn.
Cách xử lý tạm thời của anh thợ
- Sau đó anh ta mở nắp bình xăng lớn và dùng vòi bơm thổi ngược từ ống dẫn để đẩy cặn bay ra nhằm thông đường ống.
- Đưa vòi vô ống thổi (Thăng) thì xăng (Tĩnh) bay tung tóe lên (Thăng)
- Làm xe từ đang chết máy (Tĩnh) chuyển qua nổ máy chạy (Thăng)
Bình Luận:
Cái hay của Dịch Tượng: Biến dịch ý nghĩa theo từng phạm vi sự lý.
+ Tĩnh: Chết máy, Xăng, nghẹt.
+ Thăng: Chạy, mất, thổi, tung tóe lên.
sự việc xảy ra tất cả đều là Tĩnh - Thăng
- Xe hư => Tĩnh - Thăng
- Sửa xe => Tĩnh - Thăng
- Xe chạy => Tĩnh - Thăng
Dịch tượng biến hóa thay đổi ý nghĩa ví như sự biến hóa của bất kỳ một sự lý nào vậy.
- Ví dụ như "Nước"
+ Nước nuôi sống ta (uống nước)
+ Nước làm ta chết (chết đuối)
+ Nước làm ta sạch (tắm rửa)
+ Nước làm ta dơ (bùn sình, dơ bẩn)
+ Nước Làm ta lạnh (đi mưa quá lâu)
+ Nước làm ta nóng (bỏng nước sôi)
+ Nước làm ta mát (tắm....)
+ Nước ở trong ta (nước tiểu, nước bọt....)
+ Nước ở ngoài ta (bơi lội, nước thiên nhiên)
+ Nước làm ta chìm (bơi lội)
+ Nước làm ta nổi (đứng trên băng)
..................................
Như vậy tùy từng Thời Điểm là mỗi mỗi đều có ý nghĩa và giá trị khác nhau như Mỗi Dịch Tượng vậy.
Các bạn cho thêm ý nhé.
TT

nguoikhonghoc
31-10-09, 23:32
tthuy đã nói
02/08/2009 lúc 2:36 chiều

Mong rằng 1 vài vị đang lớn tiếng bàn “đồng nhi dị”, “dị nhi đồng” hãy chỉ ra điều này trong câu hỏi sau cho tôi mở rộng, xem kiến thức quí vị rao giảng 1 cách “thâm sâu” kia là 1 mớ bòng bong từ PQS, CTN hoặc phân hội DLVN có giá trị gì:

Câu hỏi: ai trong nhóm người sau đây đã không đi Ninh Thuận ngày 31/7/2009
1/ Vũ
2/ Nghĩa
3/ Tuấn
4/ Cảnh
5/ Minh
6/ Thọ
dựa vào quẻ hôm nay đặt câu hỏi (ngày 02/8/2009 DL, 14:35) hoặc quẻ gì của quí vị cũng được

http://kimcokynhan.wordpress.com/2008/07/23/vietdich/

vanhoai
01-11-09, 06:14
Theo tôi, nếu thách đố thì không bàn.

vanhoai
01-11-09, 07:25
Cảm ơn anh Thanh Từ về những bài viết chất lượng.
Mời các bạn và anh Thanh Từ nghiên cứu tiếp tình huống sau:
Tôi có nhiều học trò ngày nay đã thành danh, trong đó có một người (tạm gọi là A) mời tôi chiều qua đến dự tiệc mừng 1 năm thành lập CTy của anh ta. Cũng trong số học trò này lại có anh B là người phản thầy (theo suy nghĩ của tôi), hiện là "đối thủ cạnh tranh" với tôi. Trước đây (10 năm trước) tôi có lời nguyền:" nơi nào có B , nơi đó không có tôi" (bây giờ học dịch thì có suy nghĩ khác rồi). Khổ nỗi A và B lại chơi thân với nhau.
Đặt tình huống nếu gặp B thì sẽ xử lý thế nào. Xem quẻ được Bĩ - Tụng. Giờ vào dự tiệc Đồng nhân - Ly.
Sau khi luận quẻ, tôi cứ vô tư mà tham dự.
Mời các bạn.

thanhtu
04-11-09, 00:39
[QUOTE=nguoikhonghoc;4227]tthuy đã nói
02/08/2009 lúc 2:36 chiều

Mong rằng 1 vài vị đang lớn tiếng bàn “đồng nhi dị”, “dị nhi đồng” hãy chỉ ra điều này trong câu hỏi sau cho tôi mở rộng, xem kiến thức quí vị rao giảng 1 cách “thâm sâu” kia là 1 mớ bòng bong từ PQS, CTN hoặc phân hội DLVN có giá trị gì:

Câu hỏi: ai trong nhóm người sau đây đã không đi Ninh Thuận ngày 31/7/2009
1/ Vũ
2/ Nghĩa
3/ Tuấn
4/ Cảnh
5/ Minh
6/ Thọ
dựa vào quẻ hôm nay đặt câu hỏi (ngày 02/8/2009 DL, 14:35) hoặc quẻ gì của quí vị cũng được

Xin mượn câu chuyện của Nguoikhonghoc copi từ http://kimcokynhan.wordpress.com/2008/07/23/vietdich/

Với tư tưởng Chúng Ta cùng nhau học, cùng nhau trao đổi để cùng nhau tìm ra "phương pháp luận" để cùng nhau tiến bộ. Chúng ta xin miễn bàn với người đưa ra câu chuyện có cố tình trả lời sai hay đúng sự thật.
Với Tư Tưởng của Dịch Học là "phương pháp luận" mới là cái quí.
- Nói đúng kết quả mà luận không hợp lý là coi như may mắn "ăn hên"
- Luận hợp lý mà sai kết quả thì cần phải tìm cho ra cách luận hợp lý hơn, chính lý hơn. Vì luận hợp lý chính lý thì không bao giờ sai.
Riêng tôi thấy đây là một dạng câu hỏi đặt biệt rất hay và sự lý của vấn đề cũng thường xảy ra trong cuộc sống đời thường. Với tinh thần "cầu tiến và không giấu dốt" , tôi xin trình bày cách luận như sau:
Với ngày giờ trên là ngày 02/8/2009 DL, 14:35. Tính ra được Dịch Tượng là Thuần Chấn - Phục.
:44: :84:
Thuần Chấn Phục

Với câu hỏi: ai trong nhóm người sau đây đã không đi Ninh Thuận
☯Với phương pháp luận "Đồng lấy dị mà luận"
- Phương pháp "chiết tính tình ý" câu hỏi:
"Câu hỏi: ai trong nhóm người sau đây đã không đi Ninh Thuận"
- Câu hỏi nhấn mạnh đến từ "đi" đồng, hợp với quẻ Thuần Chấn: là động, đi......
- Như vậy ta lấy quẻ Phục để trả lời. Mà phục là: "Sơn ngoại thanh sơn chi tượng: Tượng ngoài núi còn núi nữa" => là người bên ngoài
=> Suy lý: mà người bên ngoài thì có số 1/ Vũ và 6/ Thọ.
Dịch lại nói tiếp Phục mà mang tính chất Thuần Chấn là động bung ra ...hợp với nghĩa của chữ Vũ: là mưa, là động, tỏa ra, bung ra......
=> Vậy người mang tên Vũ không đi Ninh Thuận.
☯ Phương pháp Câu biến thông :"Nếu - Thì"
- Nếu Thuần Chấn thì Phục: Nếu động thì về
Mà trong các tên trên thì Vũ là mang tính động nên về không đi.
Xin các bạn cho thêm ý hoặc phương pháp luận mới mẻ hơn.
Câu chuyện này tôi không quan tâm đến người đưa ra kết quả như thế nào? chỉ mong bạn nào có cách luận khác hợp lý, chính lý hơn đối với Tượng Thuần Chấn - Phục.
TT

Nhân dịp tôi xin có một câu chuyện tương tự trên, mời các bạn đưa ra phương pháp luận chính lý, để cùng nhau học:
☯ Em có 4 người đang quen, tên có chữ cái đầu là: t, c, p, h. Thầy xem dùm người em thích nhất là người nào ? Với Dịch Tượng là:
Nhu - Tỉnh.

nguoikhonghoc
04-11-09, 11:02
Cảm ơn Bác Thanhtu câu trả lời rất hay,
Xin Luận giải bài tập trên
Nhu là tương hội, ăn uống, chờ thời,....
Tỉnh là trầm lặng, lắng xuống, sâu kín, cái giếng,...
Với câu hỏi: Người em thích nhất người nào? t,c,p,h
nếu xét theo đầu chữ cái chỉ có chữ p là hợp với tỉnh nhất vì có vạch kéo xuống
vậy: người em kia chờ đợi ( Nhu ) anh P ( Tỉnh ) để gặp mặt xin cưới ( Nhu ) có ăn uống
Nếu tình lý trên có thật tôi nghĩ P sẽ cưới người em kia!
xin cho ý kiến

nguoikhonghoc
05-11-09, 22:16
Câu hỏi: ai trong nhóm người sau đây đã không đi Ninh Thuận ngày 31/7/2009
1/ Vũ
2/ Nghĩa
3/ Tuấn
4/ Cảnh
5/ Minh
6/ Thọ
Xin giải bài này bằng tượng Tiết - Di - Trung phu, tại thấy bực bội ...
Tiết, giữ gìn, giảm chế, thu vào,... đối với hoán
Di là chu vi, bao ngoài, nghỉ ngơi, ...
Trung phu , tin tưởng, trung thật, ...
Đọc : Thu vào - bên ngoài - trong số
Nếu thu gọn cho dễ hiểu: Còn ít - bên ngoài - trong số...
nếu xét về số lượng ký tự thì ta biết còn ít là ai rồi

thanhtu
13-11-09, 15:07
Chào Bác Nguoikhonghoc !
Bác luận quá cao siêu, Dịch Tượng biến thông ở cấp độ 2, 3 nên các huynh đệ chắc hơi tăng tăng....
Mình xin luận quẻ nầy theo luật biến thông cấp độ 1 thôi nhé
:62: :52:
Tiết Trung Phu
-Giảm bớt - Bên trong, nội bộ
Một dọc có 6 người mà giảm ở trong tức là còn lại có 2 người đầu và cuối tức là còn Vũ và Thọ.
-Giảm ở trong nội bộ tức là giảm ở mỗi tên luôn.
=> Như vậy chữ Thọ và Vũ thì Vũ là ít nhất
Xin Bác cho thêm ý mới
TT

nguoikhonghoc
13-11-09, 16:02
Gửi bác Thanhtu!
64 dịch tượng là 1, luận thế nào cũng được miễn nó không sai lý tượng. Có thầy cao siêu thì dùng 1 tượng luận thôi. Mình dốt đâm phải dùng 3 tượng liền.
Bác luận đúng rồi không có ý kiến gì nữa.

dongphuong
14-11-09, 09:15
Chào Bác Nguoikhonghoc !
Bác luận quá cao siêu, Dịch Tượng biến thông ở cấp độ 2, 3 nên các huynh đệ chắc hơi tăng tăng....
Mình xin luận quẻ nầy theo luật biến thông cấp độ 1 thôi nhé
:62: :52:
Tiết Trung Phu
-Giảm bớt - Bên trong, nội bộ
Một dọc có 6 người mà giảm ở trong tức là còn lại có 2 người đầu và cuối tức là còn Vũ và Thọ.
-Giảm ở trong nội bộ tức là giảm ở mỗi tên luôn.
=> Như vậy chữ Thọ và Vũ thì Vũ là ít nhất
Xin Bác cho thêm ý mới
TT
Cám ơn anh thanhtu đã cho anh em một bài luận độc đáo, cám ơn anh rất nhiều! :611d7:

thanhtu
15-11-09, 23:56
Trưa này Lúc 13h15' ngày 12/11/2009: Thuần Tốn - Hoán: Trên đường tôi đang chạy xe thì anh bạn A dt hỏi: Anh đang chạy xe trên đường mà bây giờ phải dẫn bộ vậy bị hư gì? em xem dùm.
Với Dịch Tượng hữu thường các bạn luận xem nhé!
:55: => :56:
Tốn - Hoán
Nhập dã - Tán dã
................
Các bạn luận tiếp nhé!
Các phương pháp luận:
1/ Đồng lấy dị mà luận
2/ Dị lấy đồng mà quy
3/ Nếu ...........thì
4/ phác họa tình lý sự lý (chưa nói qua, nhưng sẽ nói qua các thí dụ sau)

dongphuong
16-11-09, 08:38
Chào anh thanhtu,
Em xin được khai đao đầu tiên nha!
Hỏi: Anh đang chạy xe trên đường mà bây giờ phải dẫn bộ vậy bị hư gì?
Tốn: Nhập dã, thuận nhập, thẩm thấu, ....
Khuê: Hỗ trợ, cơ biên quai xảo, ...
Hoán : Tán dã, ly tán ....
Luận : xe bị hỏng ở bộ chế hòa khí . :7885:

thanhtu
16-11-09, 11:53
Các bạn không nên dùng hộ vào để giải. chỉ cần Chánh và Biến tượng là đủ lý luận rồi, chừng nào sự việc cần chi tiết hoặc quá phức tạp thì mới lôi Hộ ra tính
TT

treconmoide
16-11-09, 15:06
Hỏi: Anh đang chạy xe trên đường mà bây giờ phải dẫn bộ vậy bị hư gì?
TỐN: THUẬN NHẬP. Theo lên theo xuống, vào, theo tới theo lui, thấm nhuần, trong lòng
HOÁN: LY TÁN. lan ra, tràn ra, tán thất, hao hớt
KHUỂ: HỖ TRỢ. Trái lìa, lìa xa, hai bên lợi dụng lẫn nhau, cơ biến quai xảo, tách ra, tàn rụi, trái lìa

Tôi không hiểu cấu tạo xe máy, thử luận: nếu vào, theo lên, xuống có thể là dầu nhớt, xăng, xích, chế hoà khí. Nếu quai đã cơ biến quai xảo, hao hớt, trong lòng thì có lẽ là dầu, nhớt hoặc xăng.
Xăng thì không phải chất để hỗ trợ. Vậy có lẽ là dầu nhớt. Vậy là bị hết dầu hoặc chảy dầu.

nguoikhonghoc
16-11-09, 22:26
TÔi không biết gì về động cơ xe
Nhưng nếu ai biết về động cơ xe thì liệt kê ra một số bộ phận sao cho:
THuần Tốn: THuận nhập, hay cái gì lên xuống, cái gì thẩm thấu, cái gì bị đè nén, ... mà liên quan tới động cơ xe để không nổ được.
Chỉ cần 1 tượng Thuần tốn là đủ biết bộ phận nào
Nếu có nhiều bộ phận cùng có lý thuần tốn
thì dùng hoán để tìm lý tiếp sao cho hợp lý THuần tốn - hoán là được

thaihoa
17-11-09, 00:17
Cảm ơn anh Thanh Từ về những bài viết chất lượng.
Mời các bạn và anh Thanh Từ nghiên cứu tiếp tình huống sau:
Tôi có nhiều học trò ngày nay đã thành danh, trong đó có một người (tạm gọi là A) mời tôi chiều qua đến dự tiệc mừng 1 năm thành lập CTy của anh ta. Cũng trong số học trò này lại có anh B là người phản thầy (theo suy nghĩ của tôi), hiện là "đối thủ cạnh tranh" với tôi. Trước đây (10 năm trước) tôi có lời nguyền:" nơi nào có B , nơi đó không có tôi" (bây giờ học dịch thì có suy nghĩ khác rồi). Khổ nỗi A và B lại chơi thân với nhau.
Đặt tình huống nếu gặp B thì sẽ xử lý thế nào. Xem quẻ được Bĩ - Tụng. Giờ vào dự tiệc Đồng nhân - Ly.
Sau khi luận quẻ, tôi cứ vô tư mà tham dự.
Mời các bạn.

Kính chào anh VH!
dựa vào tình huống này và kết luận của anh" Tôi cứ vô tư mà tham dự", e mạn phép luận như sau:
Bĩ- Tụng
Bĩ : Tắc dã,gián cách
Tụng :luận dã, bất hòa, bàn cải, tranh cải
kết hợp 2 vế: bế tắc sự bất hòa, tranh cải
Đồng nhân- Ly
đồng nhân :thân dã, thân thiện, cùng người hiệp lực
ly: nóng sáng,trống trải, phô trương ra ngoài,
kết hợp 2 vế: thân thiện và phô trương ra ngoài( cởi mở )
vậy có thể kết luận: anh không gặp anh B (vì bế tắc sự gặp nhau để tranh cải ) và anh có bữa tiệc thân thiện và cởi mở với mọi người .
Anh cho lời luận giải để mọi người cùng học hỏi
Thái hòa

thaihoa
17-11-09, 00:46
chào anh Thanh từ!
quả thật nói về xe máy là e chỉ biếtchạy chứ không rành gì các bộ phân của xe hết.
tuy vậy,e cũng xin đoán thử trong trường hợp này tượng quẻ cho thấy có liên quan đến khí gió và xăng rồi đây.
Thuần tốn: thuận nhập, theo lên theo xuống,
hoán : tán dã , tràn lan.
Xem ở tốn ( gió) nội quái biến thành thủy khảm ở biến quái là tượng hãm vào trong, xuyên sâu vào trong, gập ghềnh làm cho hoán tán ( xì) khí gió ra.
Xem tượng thuần tốn : thuận nhập theo lên theo xuống , lăn tròn làm cho khí gió tuần tự lên xuống quay tròn trong 2 bánh xe
Vậy anh này dắt bộ xe không phải vì vấn đề gió xăng mà do xe bị lủng bánh ...sau.
mong anh Thanh từ cho bài luận giải để anh em rút kinh nghiệm.
Thái hòa

thanh long
18-11-09, 09:22
Chào Anh Thanh Từ,
em mạn phép luận thử nhé.
Thuần tốn - Hoán: cái gì thuận nhập thì bị tán ra => bị bể bánh xe. mà Thuần Tốn là 2 cho nên là bể bánh sau.
không biết có đúng không. hihi

vanhoai
20-11-09, 20:23
Kính chào anh VH!
dựa vào tình huống này và kết luận của anh" Tôi cứ vô tư mà tham dự", e mạn phép luận như sau:
Bĩ- Tụng
Bĩ : Tắc dã,gián cách
Tụng :luận dã, bất hòa, bàn cải, tranh cải
kết hợp 2 vế: bế tắc sự bất hòa, tranh cải
Đồng nhân- Ly
đồng nhân :thân dã, thân thiện, cùng người hiệp lực
ly: nóng sáng,trống trải, phô trương ra ngoài,
kết hợp 2 vế: thân thiện và phô trương ra ngoài( cởi mở )
vậy có thể kết luận: anh không gặp anh B (vì bế tắc sự gặp nhau để tranh cải ) và anh có bữa tiệc thân thiện và cởi mở với mọi người .
Anh cho lời luận giải để mọi người cùng học hỏi
Thái hòa

Cảm ơn Thái Hòa
Đúng là bữa đó trong bữa tiệc không có B. Tôi lại gặp 1 người mà tình cờ ngồi bên cạnh lại thích về lý số nên 2 người trò chuyện rất tâm đắc, hì hì.

vanhoai
20-11-09, 20:34
chào anh Thanh từ!
quả thật nói về xe máy là e chỉ biếtchạy chứ không rành gì các bộ phân của xe hết.
tuy vậy,e cũng xin đoán thử trong trường hợp này tượng quẻ cho thấy có liên quan đến khí gió và xăng rồi đây.
Thuần tốn: thuận nhập, theo lên theo xuống,
hoán : tán dã , tràn lan.
Xem ở tốn ( gió) nội quái biến thành thủy khảm ở biến quái là tượng hãm vào trong, xuyên sâu vào trong, gập ghềnh làm cho hoán tán ( xì) khí gió ra.
Xem tượng thuần tốn : thuận nhập theo lên theo xuống , lăn tròn làm cho khí gió tuần tự lên xuống quay tròn trong 2 bánh xe
Vậy anh này dắt bộ xe không phải vì vấn đề gió xăng mà do xe bị lủng bánh ...sau.
mong anh Thanh từ cho bài luận giải để anh em rút kinh nghiệm.
Thái hòa

Đồng ý kiến với Thái Hòa;
Thuần tốn: là hình ảnh hình ống là cái ruột xe
Động nội tượng là bánh sau rồi.
Kết luận thay ruột xe bánh sau.

Nhân đây cũng xin nhờ anh Thanh Từ và các bạn giải đáp giúp cũng tình huống xì bánh xe sau:
Buối tối đi công việc bị xẹp vỏ xe, coi giờ được quẻ: Đồng Nhân-Vô vọng, may mà có tiệm chịu vá cho mình.
Chạy thêm 40 km, ngủ. Sáng hôm sau lấy quẻ "Kim nhật động tịnh như hà" được Tiểu Súc-Đại súc, lấy xe ra thì lại xì lốp. Chuyện gì vậy? Hôm nay vui hay buồn?

thanhtu
20-11-09, 21:06
chào anh Thanh từ!
quả thật nói về xe máy là e chỉ biếtchạy chứ không rành gì các bộ phân của xe hết.
tuy vậy,e cũng xin đoán thử trong trường hợp này tượng quẻ cho thấy có liên quan đến khí gió và xăng rồi đây.
Thuần tốn: thuận nhập, theo lên theo xuống,
hoán : tán dã , tràn lan.
Xem ở tốn ( gió) nội quái biến thành thủy khảm ở biến quái là tượng hãm vào trong, xuyên sâu vào trong, gập ghềnh làm cho hoán tán ( xì) khí gió ra.
Xem tượng thuần tốn : thuận nhập theo lên theo xuống , lăn tròn làm cho khí gió tuần tự lên xuống quay tròn trong 2 bánh xe
Vậy anh này dắt bộ xe không phải vì vấn đề gió xăng mà do xe bị lủng bánh ...sau.
mong anh Thanh từ cho bài luận giải để anh em rút kinh nghiệm.
Thái hòa

Trích của Thanh Long
Chào Anh Thanh Từ,
em mạn phép luận thử nhé.
Thuần tốn - Hoán: cái gì thuận nhập thì bị tán ra => bị bể bánh xe. mà Thuần Tốn là 2 cho nên là bể bánh sau.
không biết có đúng không. hihi

Trong trường hợp này thì hoan nghênh 2 bạn. ThaiHoa và ThanhLong

Chúng ta áp dụng phương pháp phác họa sự lý:
:55: - :56:
Thuần Tốn - Hoán
- Thuần Tốn: Gió, hình ống, mà thuần lại là 2, xâm nhập.......
- Hoán: tán, tan biến, xì
- Thuần tốn: Ruột bánh xe là Chánh Động, bộ Hòa Khí là Phó Động
bị xì
☯Bị xì bánh xe.
Hỏi bánh trước hay sau:
- Thuần là 2 là bánh thứ 2 => bánh sau
Hỏi tại sao xì:
- Tốn - Hoán: Nhập vô rồi xì => vật nhập vô rồi xì => cán đinh.
Hỏi xì mấy lỗ:
- Thuần là 2 tức là ít nhất 2 lỗ trở lên.
Hỏi vá hay thay ruột:
- Tốn - Hoán: Ruột vứt đi => tức thay
Chúc các bạn tiến bộ
TT

thaihoa
21-11-09, 10:26
Chào anh Thanh từ!
Cảm ơn anh về bài luận giải thật lý luận và chặt chẽ, tụi em chưa thể luận tới việc lủng mấy lỗ và còn phải thay ...ruột mới.Mong anh và anh VH có thêm nhiều ví dụ cho anh em học hỏi và trau dồi.
Thái hòa:0006:

thaihoa
21-11-09, 11:26
Kính chào anh VH!
Em cũng mạn phép luận thử tình huống này, không biết đúng hay sai mong các anh chỉ thêm cho.
quẻ Đồng nhân- vô vọng
Đồng nhân: thân dã, thân thiện, gặp nhau bàn chuuyện.
Vô vọng : thất vọng, không thành, hư
kết hợp 2 vế : chuyện gặp gỡ không thành
Người và xe cũng đồng hành với nhau nhưng không hợp cùng( vô vọng) cho nên xe bị HƯ như xe lũng bánh.lũng bánh xe là vô vọng ,hư. Gặp được người vá xe là đồng nhân .Hỏa là tượng trống rỗng biến thành Lôi nổ vang, động dã, nội tượng bánh sau.
Quẻ Phong thiên tiểu súc- Đại súc
Tiểu súc : bế tắc nhỏ, ít
Đại súc :tích tụ, lắng tụ một chỗ, gặp gỡ trong một phe.
Trên đường đi gặp trở ngại nhỏ, sáng xe lại xì lốp thể hiện ở quẻ Tiểu súc, anh phải dẫn bộ đi để vá xe lại .Nhưng không khắc phục được đành phải thay ruột mới ( chắc là bánh trước )vì Tiểu -> Đại. Chuyện không vui .
Quẻ biến Đại súc cho thấy trên đường đi anh gặp người quen ,cuối cùng anh gặp được người mình cần gặp để bàn công việc. Chuyện vui.
Mong anh VH, anh Thanh từ , các anh em cho bài luận giải để em rút kinh nghiệm.
Thái Hòa.

thaihoa
24-11-09, 01:52
Chào anh Thanh Từ!
Em mạn phép luận thử, đúng sai anh chỉ ra để em hoc hỏi và rút kinh nghiệm:
Em thích nhất người nào? t, c, p, h
quẻ Nhu - Tĩnh
Nhu : chờ đợi, cứu xét
Tĩnh: Trầm lặng, vực thẳm có nước, dưới sâu
Sự việc cô này thích một trong 4 anh, nhưng bị động, chờ đợi thể hiện ở quẻ Nhu.
04 anh chàng này thuộc quẻ Tĩnh, nhưng ở đây ai là "Tĩnh "nhất ?
Thuỷ ở trên trời ( quẻ Nhu )khi mưa rơi xuống đất thì Động. Còn Thủy ở dưới giếng thì Tĩnh!
Xét về nước trong phạm vi vực thẳm hay giếng nước thì nước ở càng sâu dưới giếng, dưới vực thì càng Tĩnh.
Theo thứ tự tên 04 người nêu trên thì người có tên h là "Tĩnh" nhất .Vậy theo em người mà cô gái kia thích nhất là anh h!
Mong anh Thanh Từ và các anh cho em bài đáp án để rút kinh nghiệm !
Thái Hòa

thanhtu
25-11-09, 22:29
Cảm ơn Bác Thanhtu câu trả lời rất hay,
Xin Luận giải bài tập trên
Nhu là tương hội, ăn uống, chờ thời,....
Tỉnh là trầm lặng, lắng xuống, sâu kín, cái giếng,...
Với câu hỏi: Người em thích nhất người nào? t,c,p,h
nếu xét theo đầu chữ cái chỉ có chữ p là hợp với tỉnh nhất vì có vạch kéo xuống
vậy: người em kia chờ đợi ( Nhu ) anh P ( Tỉnh ) để gặp mặt xin cưới ( Nhu ) có ăn uống
Nếu tình lý trên có thật tôi nghĩ P sẽ cưới người em kia!
xin cho ý kiến

Chào Nguoikhonghoc!
Cảm ơn Bác có lời giải đáp rất hay, và đúng như cách luận của mình lúc đó. Đúng như Bác nói người có chữ P là cô ấy thích nhất.
- Tuy nhiên vì sự Tương hội, hợp ý (Nhu) cũng chỉ ở chỗ nào thì ở yên chỗ nấy (Tỉnh) nên mối tình của cô ta với anh đó (P) cũng đứng tại chỗ và không thành.

Đúng là con nhà tông không giống lông cũng giống cánh :202:

nguoikhonghoc
25-11-09, 22:55
Cảm ơn bác Thanhtu, Thật tiếc thay cho đôi tình nhân kia không lấy nhau

htruongdinh
04-12-09, 20:55
Sáng nay HTD để đồng hồ báo thức, cố gắng dậy sớm : 5:30 AM, nhưng vẫn đi làm trễ, đến nơi lúc 6:35 AM, chậm 5 phút so với quy định và bị ghi ngay tên lên bảng. Thời gian xảy ra là giờ Ất Mão , ngày dương lịch là ngày 4 -12- 2009, ngày âm lịch là ngày 18 (Quý Mùi) tháng 10 (Ất Hợi) năm Kỷ Sửu .

Đổi ngày giờ tháng năm ra thành số :

Giờ Mão : 4
Ngày : 18
Tháng : 10
Năm Sửu : 2

Quẻ Thượng : 18 + 10 + 2 = 30 : 8 = 3 , dư 6.
Số 6 là quẻ Khảm, hành Thủy.

Quẻ Hạ : 30 + 4 = 34 : 8 = 4 . dư 2.
Số 2 là quẻ Đoài, hành Kim.

Thượng Quái là Khảm. Hạ Quái là Đoài. Đọc là Thủy Trạch Tiết : Quẻ Chính , gồm : Sơ Cửu, Cửu Nhị, Lục Tam, Lục Tứ, Cửu Ngũ, Thượng Lục.


Hào động : tổng số của quẻ là 34 : 6 = 5, dư 4. Hào 4 là hào động. Hào 4 của quẻ Khảm là hào Âm động biến thành hào Dương. Quẻ Thượng biến thành quẻ Đoài. Như vậy quẻ Biến là Thuần Đoài.


Lấy hào 2, 3, 4 của quẻ Chính làm Hạ Quái, gồm các hào : Sơ Cửu, Lục Nhị, Lục Tam.
Lấy hào 3, 4, 5 của quẻ Chính là Thượng Quái, gồm các hào : Lục Tứ, Lục Ngũ, Thượng Cửu.
Như vậy quẻ Hổ là Sơn Lôi Di.

Trong quẻ Chính : quẻ Đoài (Kim) không có hào động nên là quẻ Thể . Quẻ Khảm (Thủy) có hào động nên là quẻ Dụng. Kim sinh Thủy = Thể sinh Dụng (hao lực) : sinh xuất = xấu. Như vậy việc khởi không thuận lợi.

Quẻ Biến là Đoài (Kim), cùng hành với quẻ Thể : tốt

Trong quẻ Hổ : Thượng Quái là quẻ Cấn (Thổ) : Thổ sinh Kim = sinh nhập cho quẻ Thể . Hạ Quái là quẻ Chấn (Mộc) : Kim khắc Mộc = khắc xuất cho quẻ Thể . Thượng Quái và Hạ Quái đều có lợi cho quẻ Thể.

Nhờ các bạn giải thích quẻ Dịch này cho HTD.

dongphuong
05-12-09, 10:22
Chào chị htruongdinh, chị đang luận theo Mai Hoa của Thiệu Khang Tiết đúng không?
Chánh quái :Thủy Trạch Tiết
Hổ quái: Sơn Lôi Di
Biến Quái: Thuần Đoài
:6: :2:
:2: :2:
Chánh quái: theo quẻ trên thì Thể sinh Dụng là sinh xuất, nhưng không bị Dụng khắc Thể nên việc sinh xuất này cũng không ảnh hưởng nhiều cho Thể.
Lại xét đến Hổ quái: sơn thuộc thổ sinh Thể thuộc kim, kim vượng, lôi thuộc mộc bị Thể thuộc kim khắc, như vậy xét hổ quái thì Thể không ảnh hưởng gì ; ngược lại Dụng thuộc thủy lại phải sinh cho lôi thuộc mộc nên Dụng càng yếu đi có lợi cho Thể.
Bây giờ xét đến Biến quái: động ở lục tứ ra Thuần Đoài cùng hành với Thể như vậy Thể gần như không bị ảnh hưởng vì được tương sinh.
Luận: việc đi trễ có làm ảnh hưởng đến chị (thể), bị sếp khiển trách miệng (đoài) như để nhắc nhở mà thôi, đến buổi chiều thì mọi việc vẫn vui vẻ trở lại (thuần Đoài).

Bên cạnh việc luận quẻ theo Mai Hoa em cũng xin mạn phép luận theo dịch lý VN như sau:
Thủy Trạch Tiết -> Thuần Đoài
Tiết: tiết độ, giảm chế, ngăn ngừa, chừng mực, kiềm chế...
Thuần Đoài:Hiện đẹp, đẹp đẽ, không buồn chán, khuyết mẻ, ...
Luận: sáng vào gặp trắc trở, mặt mày sếp tỏ vẻ khó chịu (thủy:hảm hiểm, đen tối) nhưng đến buổi chiều (động ở hào 4) lại trở nên vui vẻ ( đoài).:202:
Em cũng chỉ đang tập tành học Dịch ở cấp mẫu giáo, lớp mầm, nên chỉ luận được có vậy, không biết đúng sai, có gì nhờ chị chỉ bảo .

htruongdinh
05-12-09, 11:52
hihihi.... cám ơn dongphuong. Đây là quẻ Mai Hoa, dongphuong luận như vậy là hay quá rồi. HTD không luận được như vậy đâu, nên mới đưa lên diễn đàn hỏi mọi người.

nguoikhonghoc
05-12-09, 12:14
Nếu bạn lập quẻ Tiết - Đoài tôi xin góp ý như sau:
Với dịch lý việt nam quẻ nói: Giảm bớt - vui vẻ

nguoikhonghoc
14-12-09, 16:51
Nick chat của minh là:
dichlyvietnam@ymail.com
nếu bạn nào thích họp nhóm YM thì có thể tham gia
rất hân hạnh được trao đổi tri thức

thanhtu
19-12-09, 02:03
............
Nhân đây cũng xin nhờ anh Thanh Từ và các bạn giải đáp giúp cũng tình huống xì bánh xe sau:
Buối tối đi công việc bị xẹp vỏ xe, coi giờ được quẻ: Đồng Nhân-Vô vọng, may mà có tiệm chịu vá cho mình.
Chạy thêm 40 km, ngủ. Sáng hôm sau lấy quẻ "Kim nhật động tịnh như hà" được Tiểu Súc-Đại súc, lấy xe ra thì lại xì lốp. Chuyện gì vậy? Hôm nay vui hay buồn?

CÁI KHÁC THƯỜNG CỦA NGƯỜI BIẾT DỊCH
Sáng ngày khởi sự công việc mà bị xì lốp xe như thế này, nếu là người thường thì cho là xui xẻo, nhưng riêng người biết Dịch thì bấm quẻ ra Tiểu Súc - Đại Súc thì lại là tốt, chứ không cho là xấu.
- Tiểu Súc - Đại Súc: Gặp trái ý thì trong ngày sẽ được vui vẻ cục bộ => ngày nay gặp việc vui
Như vậy hóa ra cái bánh xe đã nói với anh một câu tốt đẹp, cũng như anh đã nghe được tiếng nói của bánh xe vậy
Nên học Dịch để: "nghe được tiếng nói của thượng cầm hạ thú"
Chúc anh thành công
TT

vanhoai
19-12-09, 06:00
Cảm ơn anh Thanh Từ
Đúng là tối đó vì muốn đến nhà nghĩ quen mà tôi tính chạy thêm 40km nữa. ai dè bị vô vọng, hì hì.
Sáng hôm sau lấy quẻ cho ngày ("Kim nhật động tịnh như hà") ra quẻ Tiểu Súc - Đại Súc, để đó xem sao. Khi bị xì lốp thì thấy mừng và quả thật ngày đó công việc đạt ngoài ý muốn, hì hì

nguoikhonghoc
20-12-09, 15:59
Nghe đâu virgo có nhiều tài liệu nghiên cứu dlvn, virgo có thể giải thích hộ mình tại sao 3 vạch liền gọi là càn mà không phải cái danh khác càn, cũng tương tự như vậy cho các vạch GMHK lần lượt tới 3 vạch đứt.

virgoo
20-12-09, 16:56
hì hì. bạn sân si còn nhiều, khó mà học dịch được.
người học dịch thì dù súng bắn đến đít vẫn "an nhiên tự tại" vì đó là "lý của trời đất". Bạn giải nghĩa được quẻ này thì tôi sẽ giải nghĩa câu hỏi cho bạn: cách-tùy

Thân

nguoikhonghoc
20-12-09, 17:31
Người học dịch không có phạm vi không nói, không thích không nói,...

virgoo
20-12-09, 17:35
Người học dịch không có phạm vi không nói, không thích không nói,...

Hì hì bạn đã tự trả lời câu hỏi của bạn rồi đó...:2455::2455::2455:

nguoikhonghoc
20-12-09, 17:39
Bạn hãy đọc kỹ câu hỏi nhé
câu hỏi của bạn là nói quẻ, nó thuộc về 8 điều tâm niệm khi nói dịch
câu hỏi của tôi là giải thích bát quái, hai lĩnh vực đó khác nhau.

Bạn trả lời thế, mình biết bạn thế nào rồi!

virgoo
21-12-09, 04:44
Xin lỗi bạn vì đã làm bạn bực mình.
Mình dùng dịch để trả lời bạn đó thôi.

Người học dịch không có phạm vi không nói, không thích không nói,...
Bạn cũng trả lời theo ý dịch vậy.
Ngày giờ bạn hỏi và mình trả lời là Cách-Tùy

............, virgo có thể giải thích hộ mình tại sao 3 vạch liền gọi là càn mà không phải cái danh khác càn, cũng tương tự như vậy cho các vạch GMHK lần lượt tới 3 vạch đứt.
Xin thưa đó là "danh" hay "tên" mà những người đầu tiên đặt cho nó. Tùy theo cách mà họ đặt tên. Như tại sao bạn lấy nick là nguoikhonghoc mà không là nick nguoivohoc hay nguoithathoc,....??? Đó cũng là tùy theo cách lấy nick của bạn mà thôi.
Còn bạn trả lời " không thích không nói", đó cũng là tùy theo cách hiểu câu hỏi của mình mà bạn trả lời.

nguoikhonghoc
21-12-09, 11:51
Cách trả lời dựa vào tượng quẻ cũng được. Nhưng nghe mọi người bàn bạc về danh lý thì có một bài viết về Sự đặt tên của DLVN chi tiết hơn mà không thấy virgo đưa ra trả lời.

thanhtu
24-12-09, 18:45
Đêm Giáng Sinh năm nay 2009 giờ Tý là quẻ:
Bác - Thuần Khôn và Phục - Thuần Kiền
- Nói về ngày xưa:
+ Lạnh lẽo (Bác) một người Mẹ (Thuần Khôn)
+ Xuất hiện (Phục) một Đức Trời (Thuần Kiền)
+ Suổt đời chịu khổ (Bác) cho nhân loại (Thuần Khôn)
- Nói về nhân loại:
+ Nhân loại gặp khổ (Bác) đều đến Mẹ (Thuần Khôn)
+ Trở về hối cải (Phục) được tròn đầy (Thuần Kiền)
+Thuở âm u (Bác) Mẹ (Khôn) đẻ (Phục)
+ được lớn lên làm người (Thuần Kiền)
+ Thành công (Thuần kiền) và thất bại (Bác)
+ Ván cờ trở (Phục) tới lui, rồi lại về cát bụi (Khôn)
+ Đời đau khổ (Bác) trải đầy mặt đất (Thuần Khôn)
+ Sống cần soi lại mình (Phục) để đời sống thăng hoa (Thuần Kiền)
Xin các anh em viết tiếp, mục đích để nghiệm lý cho tiến bộ
- Nói về các nhà thờ đêm nay:
+ Trời lạnh (Bác) mà lại đông (Thuần khôn)
+ Chốn lạc nhau (Bác) chỗ đông (Khôn)
......................................

vanhoai
24-12-09, 19:42
- Nói về JESU:
+ Xuống trần gian (thuần Khôn) chịu đau khổ (Bác)
+ Xóa đi (Bác) bao tội lỗi cho nhân loại (thuần khôn)
+ Mang con người trở về (Phục) với Cha trên trời (thuần Kiền)

Saomai
24-12-09, 20:38
Đêm Giáng Sinh năm nay 2009 giờ Tý là quẻ:
Bác - Thuần Khôn và Phục - Thuần Kiền
......................................
Chào Bác ThanhTu,
SM thắc mắc không hiểu Địa Lôi Phục thì động hào nào để được Thuần Kiền ?

vanhoai
24-12-09, 21:07
Chào Bác ThanhTu,
SM thắc mắc không hiểu Địa Lôi Phục thì động hào nào để được Thuần Kiền ?
Xin mạn phép bác Thanh Từ lời bạn SM
Trong quẻ dương thì luôn có quẻ âm. Đây là một trong nhiều cách lật quẻ (thường là bí truyền):
:78: => :84: (lật ngược quẻ dương thành quẻ âm)

:88: => :11: (hào âm biến thành hào dương và ngược lại)

Còn nhiều cách khác chúng ta sẽ từ từ tìm hiểu.

Saomai
25-12-09, 06:31
Xin mạn phép bác Thanh Từ lời bạn SM
Trong quẻ dương thì luôn có quẻ âm. Đây là một trong nhiều cách lật quẻ (thường là bí truyền):
:78: => :84: (lật ngược quẻ dương thành quẻ âm)

:88: => :11: (hào âm biến thành hào dương và ngược lại)

Còn nhiều cách khác chúng ta sẽ từ từ tìm hiểu.

Cảm ơn Anh VH,
SM hơi tối dạ, nên vẫn chưa hiểu cách thức quẻ Phục biến thành quẻ Kiền.

dongphuong
25-12-09, 08:16
Chào Sao Mai,
Trong thời gian chờ anh thanhtu trả lời, anh VH giải thích như vậy là quá rõ ràng và chỉ luôn cách lật quẻ rồi còn gì? Về lật quẻ thì có nhiều cách và tùy theo từng trường hợp mà lật theo kiểu nào, như trong trường hợp này thì dongphuong giải thích SM đơn giản hơn cho dễ hiểu đó là chuyển các hào âm biến thành hào dương như vậy quẻ Phục sẽ biến thành Cấu. Sau đó động ở hào 1 thì ra Thuần Kiền.
:1: :1:
:5: :1:

dongphuong
25-12-09, 09:09
Chào admin,
Hiện nay diễn đàn chỉ cho phép post tối đa 5 hình nhưng để giải thích như trường hợp trên thì phải post 6 hình nhưng không post được do bị chận, admin có thể cho phép post thêm 1 hình thì hay hơn. Thanks! :7885:

Saomai
25-12-09, 11:39
Chào Sao Mai,
Trong thời gian chờ anh thanhtu trả lời, anh VH giải thích như vậy là quá rõ ràng và chỉ luôn cách lật quẻ rồi còn gì? Về lật quẻ thì có nhiều cách và tùy theo từng trường hợp mà lật theo kiểu nào, như trong trường hợp này thì dongphuong giải thích SM đơn giản hơn cho dễ hiểu đó là chuyển các hào âm biến thành hào dương như vậy quẻ Phục sẽ biến thành Cấu. Sau đó động ở hào 1 thì ra Thuần Kiền.
:1: :1:
:5: :1:

Cám ơn DongPhuong,
Vậy mà SM không nghĩ ra, nhưng có điều, mỗi quẻ đều có ý nghĩa riêng của nó, vậy thì sau khi lật quẻ, thay đổi hào động để ra một quẻ khác, liệu có làm khác đi kết quả dự đoán hay không ?
Việc này hình như không theo một nguyên tắc nào cả ? Nó làm cho mình bị bối rối.
Ví dụ như lật quẻ thì phải lật cả hai quẻ đồng thời có được không , hay chỉ lật một quẻ rồi thay đổi hào động? Và khi nào thì cần phải lật quẻ ?
Chà, coi bộ đầu óc bắt đầu tăng tăng rồi:1334:

vanhoai
25-12-09, 13:13
SM để khi nào rảnh tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện của ứng dụng lật quẻ. Rất ly kỳ và hấp dẫn. Cái này dùng trong binh pháp, có thể chuyển bại thành thắng, hì hì.

Saomai
25-12-09, 18:59
SM để khi nào rảnh tôi sẽ kể cho các bạn một câu chuyện của ứng dụng lật quẻ. Rất ly kỳ và hấp dẫn. Cái này dùng trong binh pháp, có thể chuyển bại thành thắng, hì hì.

Vậy là Anh VanHoai nợ đó nhe! Hihi, tự nhiên được làm chủ nợ, :611d7:

vanhoai
25-12-09, 19:24
Nếu chuyện hay thì có thưởng không? :202:

gaubong
25-12-09, 22:23
Lật quẻ trong Dịch Lý VN đều có nguyên tắc và lý do vận dụng khi quyết định lật quẻ theo 3 cách: biến hào, hoán vị và quay trục, chung qui vẫn là "1 là 64 và ngược lại", không có việc Bác-T.Khôn biến thành Phục-Càn

Cái việc lạ này xin được mở rộng tầm mắt

nguoikhonghoc
25-12-09, 23:07
Lật quẻ trong Dịch Lý VN đều có nguyên tắc và lý do vận dụng khi quyết định lật quẻ theo 3 cách: biến hào, hoán vị và quay trục, chung qui vẫn là "1 là 64 và ngược lại", không có việc Bác-T.Khôn biến thành Phục-Càn

Cái việc lạ này xin được mở rộng tầm mắt

vậy thì đề nghị bác thanhtu và gaubong2009 giải thích tại sao đc tại sao không được theo ý kiến của mọi người.

dongphuong
26-12-09, 08:55
Cám ơn DongPhuong,
Vậy mà SM không nghĩ ra, nhưng có điều, mỗi quẻ đều có ý nghĩa riêng của nó, vậy thì sau khi lật quẻ, thay đổi hào động để ra một quẻ khác, liệu có làm khác đi kết quả dự đoán hay không ?
Việc này hình như không theo một nguyên tắc nào cả ? Nó làm cho mình bị bối rối.
Ví dụ như lật quẻ thì phải lật cả hai quẻ đồng thời có được không , hay chỉ lật một quẻ rồi thay đổi hào động? Và khi nào thì cần phải lật quẻ ?
Chà, coi bộ đầu óc bắt đầu tăng tăng rồi:1334:
Chào SM,
Quyết định lật quẻ thế nào là vấn đề không đơn giản, dongphuong xin nói ngắn gọn như sau: khi hỏi về vấn đề gì đó mà quẻ dịch không có đáp án thì ta sẽ lật quẻ để tìm hướng giải quyết nhưng lật theo kiểu nào mới là quan trọng, anh VH đã hứa cho thí dụ rồi đó, nhớ ví ảnh nha! ...hehe.
Về cách lật thì như anh gaubong2009 đã nói: Lật quẻ trong Dịch Lý VN đều có nguyên tắc và lý do vận dụng khi quyết định lật quẻ theo 3 cách: biến hào, hoán vị và quay trục, chung qui vẫn là "1 là 64 và ngược lại".
Hy vọng gỡ rối được phần nào cho bạn Sao Mai ...hehe...

nguoikhonghoc
26-12-09, 10:35
:1: biến 3 hào dương thành 3 hào âm :8:
:2: biến 1 âm trên thành dương biến 2 dương dưới thành âm :7:, hoặc lật ngược lại thành :5:
....không biết đúng thế không nhỉ mấy bác

vanhoai
28-12-09, 13:47
Lật quẻ trong Dịch Lý VN đều có nguyên tắc và lý do vận dụng khi quyết định lật quẻ theo 3 cách: biến hào, hoán vị và quay trục, chung qui vẫn là "1 là 64 và ngược lại", không có việc Bác-T.Khôn biến thành Phục-Càn

Cái việc lạ này xin được mở rộng tầm mắt

Chào bác Thanh Từ. Xin lỗi bác, câu hỏi này bác chắc bí rồi, hi hi.
Chào bác Gaubong2009. bác có thể nói rõ hơn về nguyên tắc và lý do vận dụng khi quyết định lật quẻ theo 3 cách: biến hào, hoán vị và quay trục, chung qui vẫn là "1 là 64 và ngược lại". Bác cũng cho biết tại sao không có việc Bác-T.Khôn biến thành Phục-Càn ????:3239::3239::3239:

thanhtu
01-01-10, 00:39
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2010
XIN CHÚC TRANG WEB HUYENKHONGLYSO MỘT NĂM ĐẦY HẠNH PHÚC
Nhân thời điểm giao thừa Tết Dương Lịch 0h ngày 1 tháng 1 năm 2010 - nhằm Dịch Tượng Thuần Chấn - Quy Muội.
Xin có đôi lời chúc cùng năm mới.
Thuần Chấn - Quy Muội (1) và Thuần Cấn - Tiệm(2)
- Động đến đâu thì sôi nổi đến đó (1)
- Tư vấn cất nhà đều có phúc lộc đến (2)
- Em gái vùng lên (1) Út nam hưởng lộc (2)
- Động thì rối (1) ngồi yên thì phúc (2)
- Tâm động thì hư (1), tâm tĩnh thì thật(2)
Xin tặng anh em 5 câu đầu năm Tết dương lịch, cũng chỉ là cho vui đầu năm vậy.
CHÚC ANH EM NĂM MỚI MẠNH KHỎE - PHÚC LỘC ĐỒNG LÂM
THANH TỪ

dongphuong
01-01-10, 23:12
Chào anh thanhtu, nhân dịp năm mới chúc anh và gia đình phúc lộc như ý!
Tượng quẻ đầu năm Thuần Chấn - Quy Muội nói lên nhiều biến động rối ren thì em hiểu nhưng tại sao lại phải đảo quẻ trong trường hợp này thì em chưa hiểu, nhờ anh giải thích giúp! :7885:

vanhoai
02-01-10, 16:28
Chào bác Thanh Từ. Xin lỗi bác, câu hỏi này bác chắc bí rồi, hi hi.
Chào bác Gaubong2009. bác có thể nói rõ hơn về nguyên tắc và lý do vận dụng khi quyết định lật quẻ theo 3 cách: biến hào, hoán vị và quay trục, chung qui vẫn là "1 là 64 và ngược lại". Bác cũng cho biết tại sao không có việc Bác-T.Khôn biến thành Phục-Càn ????:

Trong khi chờ đợi bác Thanh Từ và bác gaubong2009 có ý kiến. Tôi có một số ý sau:
Lật quẻ có 3 cách:
1- biến hào: âm thành dương hoặc dương thành âm. vd: thuần Khôn thành thuần Kiền
2- Quay trục: đối xứng nhau. vd: :78: => :84:
3- Hoán vị: Đảo quẻ dưới lên trên và quẻ trên xuống dưới.
vd: :78: => :87:

Về lúc nào động kiểu nào? Đó là do Dịch nhân lúc đó tâm động ở đâu mà thôi.
Xét quẻ Bác, sẽ có 3 quẻ lật đó là Quải, Phục, Khiêm
Xét quẻ thuần Khôn chỉ có một quẻ lật đó là thuần Kiền
Như vậy quẻ Bác - Thuần Khôn sẽ có 3 trường hợp sau:
Quải - Thuần Kiền
Phục - Thuần Kiền
Khiêm- Thuần Kiền

vanhoai
02-01-10, 16:45
Vào đầu tháng 3/2009 tôi chuẩn bị chuyển quân ra Bắc . Bấm 1 quẻ được Lâm - Tổn. Ôi thôi cú này chết chắc rồi, trong khi xe pháo đã sẵn sàng mà trong Nam thì mưa quá không có đường sống. Nếu nằm tại trong Nam thì mỗi ngày mất 15 triệu tiền nuôi quân. Theo kinh nghiệm của anh T. Anh ấy nói quẻ này ứng đúng 200% tức là chết chắc không đất chôn, hic. Động quẻ lật thành Quan - Ích, như vậy là có cách giải:
1- đưa quân đi nhưng sẽ bớt lại 1 số - Tổn
2- Trại bớt lại thì tướng trẻ - Sơn trạch Tổn - người trẻ là quẻ Cấn
3- Tướng chỉ huy(Lâm) đi sau, mà cho trại có tướng trẻ đi trước
4- Làm từ thiện - Tổn
Động quẻ Tổn thì sẽ được Lâm
Ra ngoài đó chọn nhà có sân rộng, trống thoáng - Quan - làm đại bản doanh.
động quẻ Quan thì sẽ được Ích
Trước đó tôi đã dò đường và có ý tập trung quân ở nơi có nguồn phong phú nhất. Nhưng nay với quẻ lật tôi lại chọn vùng nghèo hơn, xa khu dân cư tập trung (quan) chọn nhà phía trước trống thoáng (Quan) có mái chồm lên phía trước (Ích)
Kết quả nhờ chọn vị trí là nhà có sân rộng , nên tôi đi vào một vùng mà thiên hạ ít tập trung. Trong mấy ngày này sương mù bao phù chỉ có vùng của mình là quang đãng (Quang thì được Ích) nên quân có điều kiện làm việc. Trong 10 ngày thu được 200 tấn sản phẩm (chưa từng có). Coi như đại thắng (Lâm), trong khi thiên hạ tập trung ở vùng trọng điểm bị thua te-tua.

thanhtu
05-01-10, 02:41
Chào các Bác
Vấn đề đối đãi các quẻ (lật quẻ) đúng là có 3 cách lật:
1/ Quây trục (Thí dụ như quẻ Tiệm khi quây trục thì thành quẻ Quy Muội)
2/ Đổi âm dương các hào (quẻ Thuần Cấn thành quẻ Thuần Đoài)
3/ Hoán vị Tiên Tượng và Hậu Tượng (Quẻ Trung Phu thành Đại Quá)
Tuy nhiên có một số quẻ đặc biệt không đối đãi được theo 3 cách trên, mà chỉ có 1 cách hoặc 2 cách thôi.
Thí dụ 1: Quẻ Thuần Kiền, Thuần khôn, Thuần Ly, Thuần Khảm thì chỉ đối đãi được ở cách 2 thì mới ra nghĩa khác. còn cách 1 và 3 thì không thay đổi gì cả.
Thí dụ 2: Quẻ Thuần Cấn, Thuần Tốn .......... chỉ đối đãi được cách 1, và cách 2, còn cách 3 thì không được vì không thay đổi gì
Thí dụ 3: Quẻ Cấu thì đối đãi được cả 3 cách: Cấu thành Quải, Cấu thành Phục, Cấu thành Tiểu Súc.
- Cách 1,2,3:
:1: => :2: => :8: => :5:
:5: => :1: => :4: => :1:
Cấu => Quải => Phục => Tiểu Súc

Ý nghĩa của các quẻ đối đãi cũng đối nghĩa:
thí dụ:
- Cấu: dính liền, nối lại, nhập lại
- Quải: đứt ra, cắt đứt, tách ra

- Cấu: kéo theo, theo chiều, âm khởi
- Phục: đẩy ra, ngược chiều, dương khởi

- Cấu : cùng loại, ăn nhịp, có đôi
- Tiểu Súc: khác loại, rớt nhịp, cô đơn


Còn khi nào quyết định đối đãi theo cách 1,2,3 thì dựa vào nghĩa của phạm vi tình lý và nghĩa của các quẻ đối đãi mà quyết định theo cách nào.
TT

thanhtu
05-01-10, 03:02
Khi nào dùng quẻ đối đãi, dùng để làm gì?
1/Để quyết sự hoài nghi, định điều do dự
Thí dụ: Gặp quẻ Cấu mà hỏi "có trung thành không"
- Quẻ Cấu không có nghĩa "trung thành"
Nên chúng ta dùng đối đãi theo cách 2 thì Cấu thành Phục
- Phục có nghĩa là "phản dã, trở đầu, trở mặt" nên đối lại là "trung thành"
=> Vậy nhờ quẻ Phục nên quẻ Cấu mới rõ nghĩa "trung thành"
2/Giải quyết tình huống sự lý:
Là trường hợp Lâm - Tổn của anh VH trên
3/Phác họa tâm tính và các giai đoạn biến hóa của sự lý
TT dùng phương pháp này trong lời chúc "giao thừa Tết Dương Lịch và Đêm Noel"
Xin các bạn tự chiêm nghiệm thêm.
TT

thanhtu
06-01-10, 17:39
:1: biến 3 hào dương thành 3 hào âm :8:
:2: biến 1 âm trên thành dương biến 2 dương dưới thành âm :7:, hoặc lật ngược lại thành :5:
....không biết đúng thế không nhỉ mấy bác

Chào Bác !
Xin có vài điều về 2 cách đỗi đãi này như sau:

:2: => Nói năng, lộ ra, mở cửa, lõm xuống, đứt ra, bể khuyết, thiếu nợ, thức, da rỗ.......
:7: => Câm nín, che đậy, đóng cửa, gồ lên, giữ lại, nguyên vẹn, để dành, ngủ, da mụn.........

:2: => Xuất khẩu, khoe ra, chi tiêu, hướng ngoại, bay ra, tróc ra, lý thuyết........
:5: => Nhập khẩu, giấu diếm, thu nhập, hướng nội, thấm vô, dính vô, hành động.........

Hỏi: khi nào dùng cách đối đãi nào?
Đáp: Tùy theo nghĩa lý mà chọn cách đỗi đãi
Thí dụ: Gặp quẻ Đoài mà hỏi: "thuốc nhuộm này có giữ màu lâu không? "
- Đoài không rõ nghĩa là "mau phai" nhưng nhờ đối đãi với Tốn: có nghĩa là "thấm vô, dính vô" nên Đoài có nghĩa là: "bay ra, tróc ra" nên rõ nghĩa biến thông là "không ăn màu, hoặc mau phai".
Trong trường hợp này Đối Đãi để nghĩa lý của quẻ được phong phú hơn và rõ nghĩa hơn. Vậy tùy theo phạm vi tình lý mà ta chọn cách Đối Đãi Biến Hào hay Quây Trục
Thân ái
TT

nguoikhonghoc
07-01-10, 09:31
xin hỏi anh thanhtu
Tự nhiên rơi điện thoại xuống đất rồi nhặt lên nhìn đồng hồ lúc đó là 18h16 nếu lập tượng theo công thức bất thường thì ra tượng gì nhỉ?

bonghongvang
19-01-10, 09:24
Chào anh thanhtu. Các bài viết về Dịch của anh rất hay. Rất mong anh tiếp tục chia sẻ với mọi người về lý thuyết cũng như cách ứng dụng Việt Dịch.

thanhtu
21-01-10, 23:58
xin hỏi anh thanhtu
Tự nhiên rơi điện thoại xuống đất rồi nhặt lên nhìn đồng hồ lúc đó là 18h16 nếu lập tượng theo công thức bất thường thì ra tượng gì nhỉ?

Ở trang 2 chúng ta đã nghiên cứu qua Công Thức Hữu Thường để An Dịch Tượng. Ở trang này chúng ta nghiên cứu đến Công Thức Bất Thường để An Dịch Tượng.
☯ Mỗi Dịch Tượng đều có Số Lý Tiên Thiên (Tượng Thiên số 1; Trạch số 2.............Tượng Địa số 8 và 0) và Số Lý Hậu Thiên (Kiền: 6; Khôn: 2, là Số Lý của Cửu Cung). Từ đó mỗi khi có Sự Động Ngẫu Nhiên ra Số Lý là có Tượng Dịch từ đó chúng ta lập quẻ mà tính.
☯ Vì là Công Thức Bất Thường nên Công Thức không theo một quy tắc nào nhất định, mà Công Thức được lập một cách thật bất thường tùy theo sự ngẫu nhiên xuất hiện của số lý và tùy theo Thần Mình của ta lúc đó lập nên Dịch Tượng để tính.
☯Như chúng ta đã biết muốn lập quẻ thì phải có ít nhất 3 số lý để có số lý Tiên Tượng, số lý Hậu Tượng và số lý hào động
☯ Như thí dụ trên thì sự xuất hiện ngẫu nhiên trong lúc động tĩnh số 18h16 . thì ta có 3 cách lập Dịch Tượng theo công thức bất thường:
1/ 18h 16:
- Tiên Tượng là 18: 8(vì chỉ có 8 quẻ) dư 2 là tượng Trạch :2:
- Hậu Tượng là: 16: 8 dư 0 là tượng Địa :8:
- Hào Động là 18 + 16 = 34: 6 (vì chỉ có 6 hào) dư 4 là động hào 4
Ta được Tượng Trạch Địa Tụy động hào 4 Biến ra Thủy Địa Tỷ
Là Tụy - Tỷ
2/ 18h 16:
- Tiên Tượng: 18 = 1+ 8 = 9 rồi chia 8 (8 tượng) dư 1 là Tượng Kiền
- Hậu Tượng: 16 = 1+ 6 = 7 là Tượng Cấn
- Hào động 1+8 +1 +6 = 16: 6 dư 4 là động hào 4
Ta được Tượng Thiên Sơn Độn động hào 4 biến ra Phong Sơn Tiệm
là Độn - Tiệm
3/ 18h 16:
- Tiên Tượng: 18: 8 dư 2 là tượng Trạch
- Hậu Tượng: h là có số thứ tự là 8 trong bảng chữ cái là Tượng Địa
- Hào Động là 16: 6 dư 4
Ta có Dịch Tượng là Tụy - Tỷ.
☯ Hỏi: sao có nhiều cách thì biết cách nào là đúng?
- Đáp: Đã gọi là Công Thức Bất Thường rồi thì cách nào cũng đúng cả, cũng như mỗi người có cách lấy riêng theo ý mình.
Trời Đất cũng Biến Hóa Bất Thường Ngẫu Nhiên mà.
Lưu Ý: Ta có thể lấy ngẫu nhiên theo công thức bất thường này bằng nhiều cách như: bẻ nhánh cây, bóc sỏi, thảy đồng tiền, quây số kẹo kéo, tự nhiên miệng đọc ra số ngẫu nhiên, bóc hột dưa ăn Tết...........và các bạn cứ tìm ra 3 số bằng cách chia ra 3 nhóm.
Các bạn cứ thử Công Thức Bất Thường xem có đúng không?
Chúc các bạn thành công
TT

thanhtu
23-01-10, 01:42
Có 3 phương pháp chiết tự từ Tên, Danh hiệu........

1) Cách tính đếm số nét (áp dụng cho tiếng Hán, tiếng Anh, & tiếng Việt.........).
VD: Brian Martin
Ta phân tên làm hai đọan: 1- Họ; 2- Tên & chữ lót nếu có.
- Họ làm tiên tượng: số nét của họ cộng lại rồi đem chia cho 8 lấy số dư làm số lý trong 8 quẻ.
- Chử lót và tên làm hậu tượng: số nét của họ cộng lại rồi đem chia cho 8 lấy số dư làm số lý trong 8 quẻ.
- Trong VD trên họ là Martin = 6 nét = quẻ “KHẢM” , tên là Brian = 5 nét = quẻ “TỐN”. Từ đó, ta được quẻ Thủy Phong Tỉnh.
- Tìm hào động bằng cách cộng hai số ly trên (6+5) chia cho 6 lấy số dư. 6+5 =11 chia cho 6, số dư là 5 => động hào 5.
- Như vậy quẻ Thủy Phong Tỉnh động hào 5 được quẻ Địa Phong Thăng.
Vậy Tên: Brian Martin chiết tự được tượng Tỉnh- Thăng
2) Cách tính đếm số thứ tự của mẫu tự: cũng lấy ví dụ trên nhưng tính theo thứ tự của mẫu tự tiếng Anh (a=1, b=2, c=3, d=4, e=5, f=6, g=7, h=8, i=9, j=10, k=11, l=12, m=13, n=14, o=15, p=16, q=17, r=18, s=19, t=20, u=21, v=22, w=23, x=24, y=25, z=26).
Ví dụ: Brian Martin
- Tiên tượng = Martin = 13+1+18+20+9+14 = 75 chia 8 dư 3 = tượng Ly.
- Hậu tượng = Brian = 2+18+9+1+14 = 44 chia 8 dư 4 = tượng Chấn.
- Hào động = 75+44 = 119 chia 6 dư 5 là động hào 5
- Như vậy ta được Phệ Hạp – Vô Vọng.
3) Cách tính theo thứ tự mẫu chữ cái tiếng Việt: (a=1, ă=2, â=3, b=4, c=5, d=6, đ=7, e=8, ê=9, g=10, h=11, i=12, k=13, l=14, m=15, n=16, o=17, ô=18, ơ=19, p=20, q=21, r=22, s=23, t=24, u=25, ư=26, v=27, x=28, y=29, ’=30, `=31, ?=32, ~=33, .=34).
Thí dụ:
Thanh Từ:
- Thanh: 24 + 11 + 1 + 16 + 11 = 63: 8 dư 7 là Tiên tượng Cấn
- Từ: 24 + 26 + 31 = 81: 8 dư 1 là Hậu tượng Kiền
- Hào động: 63 + 81 = 144 : 6 dư 0 là động hào 6
Vậy Tên: Thanh Từ chiết tự được tượng: Đại Súc – Thái
Thí dụ:
Văn Hoài:
- Văn: 27 + 2 + 16 = 45 : 8 dư 5 là tượng Tốn
- Hoài: 11 + 17 + 1 + 12 + 31 = 72 : 8 dư 0 là tượng Khôn
- Hào động: 45 + 72 = 117 : 6 dư 3 là động hào 3
- Vậy Tên Văn Hoài chiết tự được tượng: Quan – Tiệm
☯ Cách 1 có ưu điểm là nhanh lẹ nhưng bao quát vì Đồng Hóa các ký tự chữ cái nên cách 1 có ý nghĩa bao quát rộng lớn có thể cho là Đại Phạm Vi.
☯ Cách 2 (hoặc 3) là có khuyết điểm là số lớn tính toán chậm, nhưng hợp lý Đồng Dị từng chữ cái với nhau, mỗi chữ cái đều có giá trị số lý khác nhau, nên hợp lý Tiểu Phạm vi chi tiết.
☯ Vậy khi phân tích chiết tự theo 2 cách thì ta có Đại và Tiểu phạm vi lồng vào nhau sẽ phác họa Số Mệnh rõ hơn.
Chúc các bạn thành công
TT

dongphuong
23-01-10, 11:27
Cám ơn anh thanhtu về bài học mới rất thú vị. Lâu nay em không hiểu tại sao anh lấy nich là thanhtu, giờ thì hiểu rõ rồi : Đại Súc -> Thái . hi ...hi ... :202:

tom
23-01-10, 12:34
Hi anh Thanhtu
cám ơn bài viết này của anh,cho em xin hỏi ;
vd :nick em chĩ một chữ Tom thì phải tính sao ? cám ơn anh nhiều

thanhtu
23-01-10, 16:21
Cám ơn anh thanhtu về bài học mới rất thú vị. Lâu nay em không hiểu tại sao anh lấy nich là thanhtu, giờ thì hiểu rõ rồi : Đại Súc -> Thái . hi ...hi ... :202:

Chào em
Thanh Từ là bút hiệu của anh được Thầy đặt.

thanhtu
23-01-10, 16:23
Hi anh Thanhtu
cám ơn bài viết này của anh,cho em xin hỏi ;
vd :nick em chĩ một chữ Tom thì phải tính sao ? cám ơn anh nhiều

Chào Tom
Nick Tom có thể phân ra 3 nhóm
nhóm 1 là T làm tiên tượng
nhóm 2 là o làm hậu tượng
nhóm 3 mà m làm hào động
thân chào
TT

longbow132004
23-01-10, 16:31
anh thanhtu ui, em tính ra được theo cách của anh thì nick long bò của em là quẻ : Minh sản- Thái. Vậy em phải minh sản mới được thái phải ko anh, phải bị ngu mới khôn được ? Phải bị người ta ghét rồi mới thương? Bị nghèo rồi mới giàu? :008:

nguoikhonghoc
24-01-10, 18:12
oh, mệt quá nhỉ, có cách nào giỏi như thầy tổ không nhỉ

thanhtu
25-01-10, 17:18
Có nghe kể lại lời của Thầy Tổ rằng: "Muốn giỏi Dịch Lý thì phải:
- Thứ tự học
- Thứ tự nhớ,
- Thứ tự ghi chép,
- Thứ tự chiêm nghiệm,
- Thầm đoán trúng trăm ngàn lần rồi mới nói ra,
Như thế là sẽ giỏi"
☯ Nếu chúng ta áp dụng các bước trên thì nghiên cứu môn nào cũng giỏi, chứ không riêng gì môn Dịch Lý.
☯ Theo lý của Dịch ở đâu cũng có Âm và Dương.
- Mà đúng - sai cũng là âm - dương
- Ai mà nói hoàn toàn đúng mà không sai, tức là hoàn toàn dương mà không âm, vậy âm ở đâu?
- Thần trí phải đi trong quy luật lúc âm lúc dương, tức lúc tối lúc sáng thì mới đúng chân lý, nên việc 1 đúng 9 sai cũng bình thường nhưng cần học thêm, ngược lại việc 9 đúng 1 sai cũng bình thường, nhưng việc 10 đúng mà 0 sai là không có.
☯ Lưu ý là làm sao để biết mình nói đúng và biết mình nói sai mới là vấn đề.
☯ Lưu ý hơn nữa là Tánh Biết và Tánh Không Biết cũng là Âm Dương nên có lúc Biết và có lúc Không Biết cũng là quy luật của âm dương.
Nên Biết hay Không Biết cũng là quy luật bình thường.
TT

tom
26-01-10, 12:32
Có nghe kể lại lời của Thầy Tổ rằng: "Muốn giỏi Dịch Lý thì phải:
- Thứ tự học
- Thứ tự nhớ,
- Thứ tự ghi chép,
- Thứ tự chiêm nghiệm,
- Thầm đoán trúng trăm ngàn lần rồi mới nói ra,
Như thế là sẽ giỏi"
☯ Nếu chúng ta áp dụng các bước trên thì nghiên cứu môn nào cũng giỏi, chứ không riêng gì môn Dịch Lý.
☯ Theo lý của Dịch ở đâu cũng có Âm và Dương.
- Mà đúng - sai cũng là âm - dương
- Ai mà nói hoàn toàn đúng mà không sai, tức là hoàn toàn dương mà không âm, vậy âm ở đâu?
- Thần trí phải đi trong quy luật lúc âm lúc dương, tức lúc tối lúc sáng thì mới đúng chân lý, nên việc 1 đúng 9 sai cũng bình thường nhưng cần học thêm, ngược lại việc 9 đúng 1 sai cũng bình thường, nhưng việc 10 đúng mà 0 sai là không có.
☯ Lưu ý là làm sao để biết mình nói đúng và biết mình nói sai mới là vấn đề.
☯ Lưu ý hơn nữa là Tánh Biết và Tánh Không Biết cũng là Âm Dương nên có lúc Biết và có lúc Không Biết cũng là quy luật của âm dương.
Nên Biết hay Không Biết cũng là quy luật bình thường.
TT

cám ơn anh thanhtu,trích lời dạy của chân Sư,
nếu ai cũng hiểu và làm theo thì trong diễn đàn này chắc là vui vẽ lắm hihi

baopham
27-01-10, 12:10
:105:.... học được cách tính tên theo Dịch rồi, đi "hành tẩu giang hồ" thôi....hè..hè....Chúc các bạn dzui dzẻ !

dongphuong
27-01-10, 12:18
:105:.... học được cách tính tên theo Dịch rồi, đi "hành tẩu giang hồ" thôi....hè..hè....Chúc các bạn dzui dzẻ !
baopham dạo này đi biệt tích giang hồ, vừa về nhà lấy bí kíp lại chạy đi nữa rồi ... không biết đi "hành tẩu giang hồ" hay ... đi theo cô nào nữa. Nhớ họp offline thì về em nhé! :202:

hổ nhồi bông
28-01-10, 11:16
Chào cả nhà!
Hổ nhồi bông xin chào cả nhà, cám ơn anh thanhtu đã cho nhiều bài học quý giá cho thế hệ mai sau.
Mong diễn đàn sẽ có được nhiều thầy giỏi và tận tình như anh Văn Hoài, chị Kim cương, anh thanhtu, anhngoc .... :7885:

nguoikhonghoc
29-01-10, 14:02
anh gaubong khong biet gi sat, may nguoi do deu la học tro cua thay to, ho cung khoa cung lop voi nhau và như anh em trong gia đình, anh biet gi ma noi, 300% là trích nguyên trong sách kinh dịch xưa và nay, thế hệ sau này chưa học đc là bao tự ghép tên mình với "thanh"

thaihoa
03-02-10, 20:56
Chào anh Thanh Từ!

Cảm ơn anh đã dành thời gian cho diễn đàn bài học hay. Nhân đây em cũng ứng dụng xem nick của mình có tốt hay không ?
cách 1: 4-3
được quẻ Lôi hỏa phong - Tiểu quá

cách 2: 20+8+1+9 = 38
8+15+1 = 24
được quẻ Tỉ- Khảm

cách 3: 24+11+1+12+30= 78
11+17+1+31 = 60
được quẻ : Truân- Ích.

Vậy thì nick THÁI HÒA tốt hay xấu ? anh giải thích tư vấn cho em
Cảm ơn anh nhiều
Thái Hòa

nguoikhonghoc
04-02-10, 23:32
chi có 1 cách lập quẻ theo Nick là đúng:
Thái Hòa: 5/4: Phong Lôi Ích
ThaiHoa: 4/3: Lôi Hỏa Phong
các cách lập khác đều vô nghĩa trong lý luận
Tìm hào động: phải xem ngày giờ thắc mắc ra sao
Tuy nhiên, 1 cái nick chẳng xem đưỢc gì nhiều nếu không hiểu về Động Tĩnh

trên đời này không động thì tĩnh không tĩnh thì động nhưng cả 2 lại là 1 bất khả phân ly.
E rằng không có phạm vi thì tất cả chỉ là vô nghĩa

thanhtu
06-02-10, 02:35
Chào anh Thanh Từ!

Cảm ơn anh đã dành thời gian cho diễn đàn bài học hay. Nhân đây em cũng ứng dụng xem nick của mình có tốt hay không ?
cách 1: 4-3
được quẻ Lôi hỏa phong - Tiểu quá

cách 2: 20+8+1+9 = 38
8+15+1 = 24
được quẻ Tỉ- Khảm

cách 3: 24+11+1+12+30= 78
11+17+1+31 = 60
được quẻ : Truân- Ích.

Vậy thì nick THÁI HÒA tốt hay xấu ? anh giải thích tư vấn cho em
Cảm ơn anh nhiều
Thái Hòa

Phương pháp luận tên:
- Khi an dịch tượng rồi thì:
- 1/Giải đáp ý thắc mắc (còn gọi là phạm vi tình lý) của người muốn hỏi hoặc lòng muốn biết của người thầy, nhưng phải thật ngẫu nhiên và vô tư.
- 2/ Phác họa theo phạm vi của Chánh và của Biến tượng.
- 3/ Phác họa theo nghĩa lý của cả Chánh và Biến tượng.
- 4/ Phác họa theo dạng "câu biến thông vô tư" còn gọi là "câu sấm"
- 5/ Sử dụng Dịch: Với một quẻ bất kỳ nào đó, ta đều có sự chọn lựa của 2 hoặc 3 hoặc 6 hướng đi theo quẻ để có cuộc sống tiến bộ hơn. Tuy nhiên vẫn nằm trong phạm vi giới hạn nào đó.
Thí dụ: Như nick THÁI HÒA : Tính được tượng: Truân - Ích.
1/Giải đáp ý thắc mắc của người muốn hỏi hoặc lòng muốn biết của người thầy, nhưng phải thật ngẫu nhiên và vô tư.
- Giả sử tôi hỏi: Nick Thái Hòa có hạnh phúc không?
+ Với tượng Truân - Ích.
+ Phân tích phạm vi tình lý của câu hỏi trên. "Hạnh Phúc" là gì có hợp với quẻ Chánh hay quẻ Biến không?
+ "Hạnh phúc là sự may mắn đáp lại ý muốn của ta". Câu này hợp với quẻ Ích.
Vì quẻ Phong Lôi Ích là hình ảnh của gió (phong) và sấm (lôi) thuận (phong) động (lôi) với nhau tạo nên cảnh "mưa thuận gió hòa" là điều kiện thuận lợi cho nhà nông được mùa ích lợi.
+ Vậy câu trả lời là ở quẻ Truân.
+ "Truân" là Thủy Lôi Truân: là động (lôi) trong hãm hiểm (thủy) nên việc động rất gian lao vất vả, khó khăn, gọi là đi trong gian khó, đi trong truông

khảm nên cần sự giúp đỡ của yếu tố khách quan bên ngoài..........lưu ý rằng tuy khó khăn vất vả nhưng vẫn đi được dù là sự động bị hãm nên động

sẽ chậm chạp, trể nải và sẽ đến lúc cái hãm hiểm được động và biến mất nên được gọi là "tiền hung hậu kiết"
=> tóm lại với câu hỏi trên là người này phải trải qua nhiều khó khăn gian lao, rồi cũng vượt qua và ở giai đoạn sau sẽ được hạnh phúc.
2/ Phác họa theo phạm vi của Chánh và của Biến tượng.
+ Truân - Ích
+ Theo phạm vi tình lý của Truân thì:
- Là những gian đoạn tuổi thơ, tuổi nhỏ, những giai đoạn khởi đầu của bất kỳ những công việc nào (Truân) đều được ích lợi tốt lành, được sự trợ giúp của quý nhân (Ích).
- Đồng thời những khó khăn gian lao (Truân) thường đến với mình từ những việc giúp đỡ người (ích)
+ Theo phạm vi tình lý của Ích:
+ Ích là thời điểm gặt hái, thu hoạch, thành công (Ích) từ trong sự khó khăn gian lao vất vả mà được (Truân)
3/ Phác họa theo nghĩa lý của cả Chánh và Biến tượng.Đây là trường hợp phác họa chung theo nghĩa lý của Chánh và Biến tượng:
+ Truân - Ích:
+ Trải qua sự gian lao vất vả (Truân) rồi mới được lợi ích được mùa thu hoạch (Ích)
+Trong hoàn cảnh khó khăn (Truân) anh cũng hay vượt qua mau lẹ (Ích) bằng cách bay đi ra địa bàn khác, hoặc đổi nơi ở hoặc nơi làm việc.
+ Gặp cảnh khó khăn (Truân) anh cũng ra tay cứu giúp mọi người (Ích)
+ Khi mình gặp cảnh thịnh vượng (Ích) anh thường nghĩ đến người khó khăn, gian khổ (Truân)
4/ Phác họa theo dạng "câu biến thông vô tư" còn gọi là "câu sấm"
Câu biến thông vô tư:
-Truân - ích:
+ Khó khăn thì được lợi
+ Lợi từ khó khăn
+ Chọn con được chông gai thì lại thành công
+ Thành công mau lẹ thì lại gặp khó
+ Tiền truân hậu Ích
+ Tiền Ích hậu Truân
+ Chậm thì lợi
+ Mau thì thất
Trong dạng câu sấm này thì tùy theo thời điểm, tùy theo tính chất công việc mà nghĩa lý sẽ biến dịch theo đó, nên chỉ có đương sự mới hiểu hết ý

nghĩa theo hoàn cảnh riêng của mình.
5/ Sử dụng Dịch:
Nguyên tắc thể dụng:
Thể là sự thể hiện, hành động khởi đầu, là nhân
Dụng là nội dung, ý nghĩa, kết cuộc, là quả
Tức là Thể ở Chánh tượng thì Dụng ở Biến Tượng, ngược lại Thể ở Biến tượng thì Dụng ở Chánh tượng.
Thí dụ: Truân - ích:
- Dụng ở quẻ Truân thì phải Thể ở Ích => Muốn làm ăn cho mau giàu có thì không được
- Dụng ở quẻ Ích thì phải Thể ở quẻ Truân => Phải làm việc cực lực mệt mỏi, cày thì mới thành quả được mùa thịnh vượng
Chúc anh Thái Hòa chọn cho mình một con đường đi trong cuộc sống nhằm được bình an và hạnh phúc.
TT

dongphuong
06-02-10, 13:06
Chào anh gaubong2009,
dongphuong rất quí những người am hiểu về dịch lý VN như anh. nhưng mong anh hiểu rằng web site này được lập ra để cùng trao đổi về học thuật chứ không vì mục đích để tranh luận hay phân tài cao thấp. dongphuong rất mong anh rút lại những câu chỉ trích vì tinh thần học hỏi và trao đổi của cộng đồng người yêu thích dịch lý VN. Rất mong anh hiểu và cùng hòa đồng với mọi người. Thanks! :7885:

thaihoa
09-02-10, 08:54
Chào Anh Thanh Từ!
Cảm ơn anh đã cho em bài giải và lời động viên,để bổ sung vào kiến thức của mình. Thực tế đúng như anh luận, chỉ có đương sự mới hiểu được hết ý!
Thái Hòa

vanhoai
09-02-10, 20:33
Chào anh Thanh Từ và các bạn.
Tôi đang chuẩn bị qua tết sẽ có trận đánh lớn ngoài Bắc. Nay có câu hỏi này nhờ anh Thanh Từ và các bạn luận dùm.
Câu Hỏi: Có nên ra thị sát mặt trận trước khi đổ quân hay tin theo báo cáo của nhân viên tình báo ???
Quẻ: Thuần Khôn - Bác

thanhtu
10-02-10, 09:49
Chào anh Thanh Từ và các bạn.
Tôi đang chuẩn bị qua tết sẽ có trận đánh lớn ngoài Bắc. Nay có câu hỏi này nhờ anh Thanh Từ và các bạn luận dùm.
Câu Hỏi: Có nên ra thị sát mặt trận trước khi đổ quân hay tin theo báo cáo của nhân viên tình báo ???
Quẻ: Thuần Khôn - Bác

Chào anh VH
:8: :7:
:8: :8:
Khôn Bác
Âm u - Xa rời
Câu hỏi "Có nên ra thị sát mặt trận trước khi đổ quân hay tin theo báo cáo của nhân viên tình báo ???" không hợp với 1 trong 2 ý tượng dịch nào cả, nên ta dùng phương pháp "dị lấy đồng mà quy"
là mỗi quẻ lấy một nghĩa ráp lại thành "câu biến thông có nghĩa theo sự lý"
- Ta lấy câu "Âm u - xa rời" => tức là xa rời thì sẽ âm u
- trong trường hợp này nếu anh không ra thị sát tức là anh xa rời mặt trận thì kết quả sẽ về nghĩa "âm u" là thua. Vậy phải ra thị sát thực tế mới ok được.
Thân chào
TT

nguoikhonghoc
10-02-10, 10:55
Chào anh VH
:8: :7:
:8: :8:
Khôn Bác
Âm u - Xa rời
Câu hỏi "Có nên ra thị sát mặt trận trước khi đổ quân hay tin theo báo cáo của nhân viên tình báo ???" không hợp với 1 trong 2 ý tượng dịch nào cả, nên ta dùng phương pháp "dị lấy đồng mà quy"
là mỗi quẻ lấy một nghĩa ráp lại thành "câu biến thông có nghĩa theo sự lý"
- Ta lấy câu "Âm u - xa rời" => tức là xa rời thì sẽ âm u
- trong trường hợp này nếu anh không ra thị sát tức là anh xa rời mặt trận thì kết quả sẽ về nghĩa "âm u" là thua. Vậy phải ra thị sát thực tế mới ok được.
Thân chào
TT

Tôi thấy câu hỏi có từ: theo báo cáo của nhân viên tình báo
Khôn : nhu thuận rất hợp với Nghe theo báo cáo của nhân viên tình báo
Rõ ràng: Bác là tiêu điều, tiêu tan, tan hoang
Do vậy có thể kết luận:
Nếu nghe theo báo cáo của nhân viên thì công việc sẽ tiêu tan
Chú ý:
Thuần khôn còn có nghĩa là tiểu nhân: trong phạm vi này nhân viên báo cáo là người "tiểu nhân" không trung thực,...

vanhoai
11-02-10, 11:03
Cảm ơn anh Thanh Từ và anh Nguoikhonghoc
Điểm quan trọng của DLVN là phạm vi tình lý
Câu hỏi :" Có nên ra thị sát mặt trận trước khi đổ quân hay tin theo báo cáo của nhân viên tình báo ???"
Mong anh nguoikhonghoc cho câu trả lời (yes/no) trong phạm vi tình lý của câu hỏi trên, không nên luận ra ngoài phạm vi, vì có thể sai
(Nhân viên của mình nếu đọc được câu của anh thì hơi kẹt...)

ndak
12-02-10, 13:50
Chào các bác
Em đang tập dự đoán theo hướng dẫn của bác Thanh Từ, mong các bác chỉ bảo thêm.
câu hỏi: "năm nay cầu tài thế nào"
lập quẻ: đại hữu - đỉnh
có nhiều - nung đúc
với quẻ này em phải luận làm sao ạ?

nguoikhonghoc
12-02-10, 18:25
Khôn : nhu thuận rất hợp với Nghe theo báo cáo của nhân viên tình báo
Rõ ràng: Bác là tiêu điều, tiêu tan, tan hoang
Do vậy có thể kết luận:
Nếu nghe theo báo cáo của nhân viên thì công việc sẽ tiêu tan
Kết luận là không nên nghe báo cáo mà nên bám sát thị trường vậy đây không phải là y/n thì là gì trả lời rồi mà
tại vì câu hỏi có 2 vế, 1 vế dịch nói rồi là không đc thì đương nhiên vế kia được
ok chúc năm mới vui vẻ

thaihoa
13-02-10, 13:39
Chào các bác
Em đang tập dự đoán theo hướng dẫn của bác Thanh Từ, mong các bác chỉ bảo thêm.
câu hỏi: "năm nay cầu tài thế nào"
lập quẻ: đại hữu - đỉnh
có nhiều - nung đúc
với quẻ này em phải luận làm sao ạ?

chào bạn , mình luận thử quẻ này
đại hữu : giàu có , cả có . thong dong, được nhiều. Kim ngọc mãn đường
Đỉnh : hứa hẹn , ổn định, luyện dươc thành đơn
Quẻ này cầu về tài thì tốt .vậy muốn có đại hữu (tài ) thì phải làm việc cần mẩn , chịu khó . "làm thật , ăn thật ", Việc nào khả thi thì làm , không nên mạo hiểm .Quẻ này cầu tài do mình nổ lực mà có , chứ không phải là tiền người khác cho mà có.
Tài tốt vào các tháng đầu năm hoặc cuối năm.
Bạn và các anh em luận bổ sung thêm!
Thái Hòa
:0006::19:

nguoikhonghoc
13-02-10, 14:39
chào bạn , mình luận thử quẻ này
đại hữu : giàu có , cả có . thong dong, được nhiều. Kim ngọc mãn đường
Đỉnh : hứa hẹn , ổn định, luyện dươc thành đơn
Quẻ này cầu về tài thì tốt .vậy muốn có đại hữu (tài ) thì phải làm việc cần mẩn , chịu khó . "làm thật , ăn thật ", Việc nào khả thi thì làm , không nên mạo hiểm .Quẻ này cầu tài do mình nổ lực mà có , chứ không phải là tiền người khác cho mà có.
Tài tốt vào các tháng đầu năm hoặc cuối năm.
Bạn và các anh em luận bổ sung thêm!
Thái Hòa
:0006::19:

đại hữu: lắm tài lắm lộc trong phạm vi cầu tài lộc
đỉnh: tự rèn luyện, kiên trì cần mẫn
kluận: có tài lộc đến nhưng phải chịu khó làm việc

ndak
16-02-10, 23:20
Em cảm ơn bác thaihoa và bác nguoikhonghoc đã luận giúp em.
Các bác cho em hỏi: 1 quẻ có nhiều nghĩa thì làm sao mình biết phải sử dụng nghĩa nào?

testsuda
16-02-10, 23:50
Mình là testsuda, xin được gửi lời chào tất cả các anh chị em tham gia topic về dịch lý, mình mới chân ướt chân ráo tham gia diễn đàn, mong được mọi người gợi ý và giúp đỡ thêm

Testsuda xin phép được hỏi: nếu trong 1 giờ [Âm lịch] có nhiều hơn 1 việc cần phải gieo quẻ, thì ta vẫn lấy tượng quẻ cho giờ đó để luận hết 2 3 việc hay có cách nào để lấy được quẻ khác không ạh

Xin cám ơn ạh

nguoikhonghoc
17-02-10, 11:16
Mình là testsuda, xin được gửi lời chào tất cả các anh chị em tham gia topic về dịch lý, mình mới chân ướt chân ráo tham gia diễn đàn, mong được mọi người gợi ý và giúp đỡ thêm

Testsuda xin phép được hỏi: nếu trong 1 giờ [Âm lịch] có nhiều hơn 1 việc cần phải gieo quẻ, thì ta vẫn lấy tượng quẻ cho giờ đó để luận hết 2 3 việc hay có cách nào để lấy được quẻ khác không ạh

Xin cám ơn ạh

Trả lời luôn cho 2 câu hỏi của 2 bạn:
1- Một tượng quẻ có nhiều nghĩa lắm, muôn vàn nghĩa không thể nào mà nói cho hết được. vậy muốn biết khi nào dùng nghĩa nào thì phải có Phạm vi tình lý. vậy phải năng học hỏi mới hiểu được phạm vi trong mỗi hoàn cảnh tùy lúc
Ví dụ: Nghĩa đại quá: cả quá, - nếu nói vô tư thì nhiều lắm, nhưng có phạm vi thì dễ lắm không hề khó
Phạm vi: quả ớt - biến thông là ớt cay
phạm vi: sợi bún - biến thông là bún giai chẳng hạn
phạm vi : tô canh - biến thông là canh nóng,..còn tùy phạm tiểu phạm vi nữa,...
đại khái như vậy:
2- CHính vì lý lẽ trên ta có thể dùng 1 tượng quẻ trong 1 giờ 1 phút đó mà trả lời cho nhiều việc khác nhau đúng không hề sai, tại vì ta đã có phạm vi. nhưng quan trọng hơn là trong lòng ta phải có mong muốn thắc mắc thực sự muốn biết rốt ráo về điều đó.
tại vì âm dương tuy 2 là 1 tuy 1 là 2 là 3 là 4...là 64 nhưng lại là 1 nếu muốn hiểu hơn xin hữu duyên vào hội dịch lý việt nam tại quận 10 sài gòn:

ndak
17-02-10, 14:39
Em cảm ơn câu trả lời của bác nguoikhonghoc. Bác cho em hỏi hội dịch lý Việt Nam có mở lớp dạy dịch lý cho người mới bắt đầu học không ạ?
Đầu năm nay em có 2 dự định về công việc, muốn biết công việc có thuận lợi không, em có lập 2 quẻ:
CV1: Càn - Cấu
Mạnh mẽ - liên kết
luận: công việc này cần phải liên kết với người có tiềm lực
CV2: Bí - Cấn
thông suốt - ngưng nghỉ
luận: công việc lúc đầu thông suốt nhưng sau phải ngưng lại
Các bác xem và sửa bài giúp em. Cảm ơn các bác.

testsuda
17-02-10, 16:22
Dạ thưa, testsuda hiện đang là học viên Sơ Đẳng, vì ham thích nên tìm hiểu trước phần chiêm nghiệm vậy, mong được mọi người chỉ giúp thêm

Testsuda đọc qua tài liệu ứng dụng vũ trụ ngữ để chiêm nghiệm, thấy có nói đầu tiên hết thì xem quẻ Chánh, hễ phạm vi tình lý vượt quá nghĩa quẻ Chánh, mới xem quẻ Biến, không được nữa mới kết hợp cả Chánh-Biến. Vậy, chẳng hạn tình huống hẹn bạn uống cafe, câu hỏi "liệu bạn có đến hay không", gieo được quẻ Phong-Cách. Quẻ Chánh là Phong hàm nghĩa "găp gỡ" trả lời đúng vào câu hỏi trong phạm vi tình lý, thì ta luận là "bạn sẽ có mặt" được chăng

Trong thực tế tình huống trên, Testsuda đã luận như bác Thanh Từ luận, tức luận theo cả Chánh-Biến. Phong phù hợp với tình huống, nên lấy Cách trả lời. Kết quả: người bạn đến đúng hẹn, chỉ có cái ăn mặc bảnh bao hơn thường ngày

Thưa, về phần "thực sự muốn xem" có phải là "cảm ứng" như một số người vẫn nói, nếu không có "cảm ứng" mà cố tình xem chuyện này chuyện nọ thì sẽ không đúng chăng?

Bể học thực mênh mông, tự mình khó gỡ rối

Xin chân thành cám ơn ạh

nguoikhonghoc
17-02-10, 16:53
Dạ thưa, testsuda hiện đang là học viên Sơ Đẳng, vì ham thích nên tìm hiểu trước phần chiêm nghiệm vậy, mong được mọi người chỉ giúp thêm

Testsuda đọc qua tài liệu ứng dụng vũ trụ ngữ để chiêm nghiệm, thấy có nói đầu tiên hết thì xem quẻ Chánh, hễ phạm vi tình lý vượt quá nghĩa quẻ Chánh, mới xem quẻ Biến, không được nữa mới kết hợp cả Chánh-Biến. Vậy, chẳng hạn tình huống hẹn bạn uống cafe, câu hỏi "liệu bạn có đến hay không", gieo được quẻ Phong-Cách. Quẻ Chánh là Phong hàm nghĩa "găp gỡ" trả lời đúng vào câu hỏi trong phạm vi tình lý, thì ta luận là "bạn sẽ có mặt" được chăng

Trong thực tế tình huống trên, Testsuda đã luận như bác Thanh Từ luận, tức luận theo cả Chánh-Biến. Phong phù hợp với tình huống, nên lấy Cách trả lời. Kết quả: người bạn đến đúng hẹn, chỉ có cái ăn mặc bảnh bao hơn thường ngày

Thưa, về phần "thực sự muốn xem" có phải là "cảm ứng" như một số người vẫn nói, nếu không có "cảm ứng" mà cố tình xem chuyện này chuyện nọ thì sẽ không đúng chăng?

Bể học thực mênh mông, tự mình khó gỡ rối

Xin chân thành cám ơn ạh

-Thực sự muốn xem ở đây là con người muốn biết điều gì thì tìm hiểu rốt ráo về điều đó, muốn vậy thì phải năng thắc mắc, thắc mắc là nguyên tắc khởi đầu của DLVN, không phải cảm ứng như bạn hiểu
-Dịch lý vô tư, thì con người cũng phải vô tư như dịch vậy mới mong hội lý quán thông.
-Nếu trong lòng còn Tham - Sân - Si thì e không đủ vô tư để học dịch dẫn đến những sai lầm đáng tiếc
-Dịch không phải dành cho bói toán, đoán mò,...mà trong Dịch có một phần nhỏ gọi là chiêm nghiệm để kiểm chứng biện minh lý thuyết của ĐND.
-Nếu đã đang ở Sơ đẳng thì nên biết
Trông có thể lầm
Nghe có thể lạc
Hiểu có thể sai

ndak
17-02-10, 23:08
Testsuda đọc qua tài liệu ứng dụng vũ trụ ngữ để chiêm nghiệm, thấy có nói đầu tiên hết thì xem quẻ Chánh, hễ phạm vi tình lý vượt quá nghĩa quẻ Chánh, mới xem quẻ Biến, không được nữa mới kết hợp cả Chánh-Biến. Vậy, chẳng hạn tình huống hẹn bạn uống cafe, câu hỏi "liệu bạn có đến hay không", gieo được quẻ Phong-Cách. Quẻ Chánh là Phong hàm nghĩa "găp gỡ" trả lời đúng vào câu hỏi trong phạm vi tình lý, thì ta luận là "bạn sẽ có mặt" được chăng

Trong thực tế tình huống trên, Testsuda đã luận như bác Thanh Từ luận, tức luận theo cả Chánh-Biến. Phong phù hợp với tình huống, nên lấy Cách trả lời. Kết quả: người bạn đến đúng hẹn, chỉ có cái ăn mặc bảnh bao hơn thường ngày


Các bác cho em hỏi 1 chút, với câu hỏi: "liệu bạn có đến hay không", lập quẻ:
Phong - Cách
gặp gỡ - thay đổi
theo em luận là cuộc hẹn có sự thay đổi, kết luận: bạn không đến
vậy có cách luận nào khác cho đúng với thực tế ạ?

nguoikhonghoc
18-02-10, 00:42
Các bác cho em hỏi 1 chút, với câu hỏi: "liệu bạn có đến hay không", lập quẻ:
Phong - Cách
gặp gỡ - thay đổi
theo em luận là cuộc hẹn có sự thay đổi, kết luận: bạn không đến
vậy có cách luận nào khác cho đúng với thực tế ạ?

Phong - cách
hòa mỹ - cải tổ
nó chẳng nói lên điều gì nếu không có phạmvi tình lý cụ thể, và tùy từng trường hợp, có khi gặp có khi không
do vậy, cái quan trọng trong lúc mình thắc mắc phải năng quan sát xung quanh nữa

ndak
18-02-10, 12:38
Em còn 1 câu hỏi cuối trang 16, phiền bác nguoikhonghoc kiểm tra hộ và sửa giùm em với. Em cảm ơn.

nguoikhonghoc
18-02-10, 14:35
Em cảm ơn câu trả lời của bác nguoikhonghoc. Bác cho em hỏi hội dịch lý Việt Nam có mở lớp dạy dịch lý cho người mới bắt đầu học không ạ?
Đầu năm nay em có 2 dự định về công việc, muốn biết công việc có thuận lợi không, em có lập 2 quẻ:
CV1: Càn - Cấu
Mạnh mẽ - liên kết
luận: công việc này cần phải liên kết với người có tiềm lực
CV2: Bí - Cấn
thông suốt - ngưng nghỉ
luận: công việc lúc đầu thông suốt nhưng sau phải ngưng lại
Các bác xem và sửa bài giúp em. Cảm ơn các bác.
Em đặt câu hỏi vậy quả là chưa biết đặt câu hỏi rồi, tôi cho một ví dụ về bài chiêm nghiệm của tôi:
Có một cô gái B đến tìm gặp anh A trong phòng tôi, vì họ đã hẹn nhau từ hôm qua, hôm nay cô gái B đến gõ cửa phòng hỏi anh A thì anh A vừa ra ngoài khoảng vài phút, cô gái ra hành lang đứng chờ, tôi cũng không biết anh A đi đâu nên tôi đoán xem cô B có gặp được anh A k?
vào giờ: Hoán - Di - Quan
câu hỏi cô B có gặp được anh A k?
đọc ý tượng dịch: ly tán - dung dưỡng - quan sát
xem qua thì chẳng ăn nhập gì với tình lý câu hỏi trên
nhưng người học dịch phải biến thông nhờ có phạm vi
phạm vi cô gái B: Từ nơi khác (hoán) đến - đứng (di) - ở hành lang(quan)
phạm vi anh A: rời khỏi (hoán) - chỗ ngồi (di) - ngó nghiêng (quan)
quan là quan sát, ngó nghiêng, sơ qua, phết qua, tạm thời
phạm vi anh A cho thấy anh ta chỉ rời khỏi chỗ mà đi ngó nghiêng ắt phải về không thể đi luôn hoặc đi lâu
phạm vi cô B cho thấy cô ta từ nơi khác đến đứng ở hành lang chờ không phải chờ lâu mà cũng không thể bỏ đi luôn
'vì ý lý tượng quan cho biết điều đó'
Tôi dự đoán: họ sẽ gặp được nhau
Vài phút sau anh A về thì gặp được cô B
Chú ý: mặc kệ câu hỏi có ăn nhập với tượng dịch hay không, chúng ta phải phân tích kỹ phạm vi thì mới có câu trả lời và quan trọng phải hiểu rõ ý lý của tượng quái
cho nên cứ nhìn vào hoán là ly tán mà kết luận cho rằng không gặp nhau thì trên đường học dịch sẽ gặp nhiều hối tiếc, vậy quan trọng là phải có phạm vi tôi xin nhấn mạnh hai từ 'Phạm vi'
Muốn hiểu rõ Ý lý 64 tượng quái thì phải năng tập luyện
TÔi ví dụ một tượng: Địa thiên thái và THủy hóa Ký tế
Thái- là âm dáng xuống dương bốc lên giao hòa với nhau nên hòa hợp hanh thông
Ký tế- thủy tính ấm hỏa tính dương nên cũng giao hòa với nhau
Nhưng chúng có khác nhau về Ý lý
sự khác nhau này bạn tự chiêm nghiệm nhiều sẽ rõ

testsuda
18-02-10, 18:25
Thưa, anh nguoikhonghoc quả thật giúp testsuda sáng rõ thêm nhiều lắm, vậy chìa khóa ở đây là phải chiêm nghiệm cho thật nhiều và bám sát nguyên lý bài học

Xin siêng năng thực hành ngay, và trao đổi thêm với mọi người

nguoikhonghoc
18-02-10, 23:10
Thưa, anh nguoikhonghoc quả thật giúp testsuda sáng rõ thêm nhiều lắm, vậy chìa khóa ở đây là phải chiêm nghiệm cho thật nhiều và bám sát nguyên lý bài học

Xin siêng năng thực hành ngay, và trao đổi thêm với mọi người

Dịch lý việt nam luôn mở rộng đón chào tất cả các bạn, tại vì nó là dịch lý thời nhân, không phải của ai cả nên ai cũng có quyền học hỏi thắc mắc đến tận cùng kỳ lý để phanh phui những bí ẩn của vũ trụ

ndak
20-02-10, 00:04
Em xin sửa lại bài trước
Muốn biết công việc dự định làm thế nào?
Càn - cấu
đầu tiên - liên kết
vì sản phẩm em định kinh doanh là sản phẩm mới ở Việt nam đúng với nghĩa của quẻ Càn nên em luận theo quẻ Cấu là gặp gỡ.
luận sản phẩm được khách hàng chấp nhận, kết luận: làm được.
không biết em luận vậy có đúng ko?
Còn quẻ thứ 2 em vẫn đang nghĩ, chưa biết phải luận sao.
Nhờ bác nguoikhonghoc chỉ bảo thêm. Em cảm ơn.

nguoikhonghoc
20-02-10, 18:45
Nhờ cao thủ dự đoán xem em bé này còn sống hay đã chết? đang ở trong nước hay ngoài nước?

(VTC News) - Vài ngày qua, sức nóng nhân ái của những tin nhắn offline giúp một người cha ở Tiền Giang tìm con gái đã "thiêu đốt" mạng internet. Tin nhắn gửi đường link website nguyenminhchau.com đăng tải thông tin về cuộc tìm kiếm suốt 15 năm đó được gửi đi dồn dập với một niềm tin và lời cầu chúc điều kỳ diệu sẽ xảy ra.
Buổi chiều không thể quên
Qua những dòng thông tin ít ỏi đăng trên trang web này, phóng viên VTC News đã liên lạc được với anh Nguyễn Minh Châu (SN 1965, ngụ ở Tân Hòa Thành, huyện Tân Phước (Châu Thành cũ), tỉnh Tiền Giang). Anh Châu cũng chính là cha của em Nguyễn Thị Trường An (SN 1990), cô bé bị thất lạc.
Bé An (phải) chụp ảnh cùng một người anh họ lúc còn bé. Ảnh: nguyenminhchau.com
Đã 15 năm trôi qua, nhưng nhắc về buổi chiều định mệnh ấy, anh Châu không giấu được sự thảng thốt. Anh kể, đó là một buổi chiều cuối năm 1995, khi cô con gái nhỏ, đang học lớp mẫu giáo lớn, mang giấy khen học kỳ 1 về khoe với anh. Do bận cùng thợ làm nhà nên anh bảo con cất đi, để cha xem sau. Cô bé tung tăng vào nhà cất giấy khen rồi lăng xăng phụ anh chuyển gạch, mặc dù cô bé chỉ mới 5 tuổi. Một lúc sau, bé Diễm My, chị em họ trạc tuổi với bé An, đến rủ An qua nhà hàng xóm, cách đấy khoảng 100m, uống nước dừa. Hai cô bé xin phép anh Châu và anh đồng ý. Không ngờ đó cũng là lần cuối cùng anh nhìn thấy con.
Khi thấy bé My về nhà một mình mà không thấy An, anh vẫn đinh ninh con mình đang chơi bên hàng xóm. Đến tối mịt, tìm gọi con về nhà tắm rửa, ăn cơm, vợ chồng anh mới hoảng hốt bởi không ai nhìn thấy và biết bé An đi đâu. Ở vùng nông thôn dân cư thưa thớt như xã Tân Hòa Thành khi ấy, việc một đứa trẻ đi lạc là điều rất hiếm khi xảy ra. Thế nhưng, con anh vẫn bặt vô âm tín.
Suốt những ngày sau đó, vợ chồng anh bỏ lại tất cả công việc làm ăn để đi tìm con mà không hay biết rằng, hành trình ấy kéo dài đến tận bây giờ, suốt 16 năm.
1.000 tấm ảnh và cuộc tìm kiếm bằng niềm tin
Bé An lúc đó là con thứ 2 trong gia đình. Trên bé là anh trai Nguyễn Minh Việt, SN 1981. Mặc dù là con gái nhưng bé An rất thích chơi với cha. Mẹ bé, chị Bạch Thị Mỹ Bình, làm nghề buôn bán cho biết, ngay từ khi còn nhỏ, bé An đã thích được cha tắm rửa, cho ăn và ngủ cùng. Vì thế tình cảm hai cha con rất khắng khít.


Bé An cùng gia đình khi chưa bị thất lạc. Ảnh: nguyenminhchau.com

Anh Châu vốn mồ côi cha từ bé, bao nhiêu tình thương anh đều dành hết cho các con. Đi đâu, anh cũng cho An theo cùng. Anh kể, bé An có trí nhớ rất tốt. Từ lúc còn nhỏ xíu, một lần anh chở con bằng xe máy xuống Tiền Giang chơi, đến ngã ba Trung Lương (đường về cầu Mỹ Thuận), anh chỉ cho bé đấy là ngã ba Trung Lương. Những lần sau, khi đi đến khu vực này bé đều nói chính xác. Bé cũng đọc được vanh vách địa chỉ nhà ở, tên cha, tên mẹ, nên anh bảo khả năng con đi lạc là rất khó xảy ra.
Từ hôm mất con, vợ chồng anh như người mất hồn. Anh đã đến CA xã Tân Hòa Thành trình báo. Rồi công an huyện Châu Thành, công an tỉnh Tiền Giang về điều tra nhưng vẫn không có chút manh mối.
Anh cũng cho đăng tin tìm con trên đài Truyền hình TP.HCM, kênh HTV7 khi đó, suốt mấy tháng liền. Nhưng điều anh nhận lại được là những thông tin do bạn bè, bà con khắp nơi gửi đến. Ai có tin gì về cháu bé trạc tuổi con anh thất lạc, báo cho anh, dù là ở đâu anh khăn gói lên đường đi tìm. Nhìn tình cảnh anh, họ hàng hai bên nội, ngoại cũng không cầm lòng được và lao vào cuộc tìm kiếm với anh.
Anh kể, hầu hết các tỉnh miền Đông Nam bộ từ Định Quán (Đồng Nai), Bình Dương đến TP.HCM… nghe ở đâu có tin là anh đi. Xa nhất là cuộc tìm kiếm trên đất Lào. Cũng từ một thông tin cho biết, con gái anh có thể bị bán sang Lào, anh lại nhất quyết lên đường. Nhưng lúc này, thấy anh quá nôn nóng và suy sụp, người anh rể nhận nhiệm vụ đi thay. Mang theo ảnh bé An và phim chụp, người anh rể đã dán ảnh An khắp nơi để tìm kiếm. Hết ảnh mang theo thì lấy phim ra rửa. Tổng cộng, đã có gần 1.000 tấm ảnh bé An được anh rể rửa và sử dụng trong cuộc truy tìm lần đó.
Tiếp tục hy vọng...
Khi con gái vẫn bặt vô âm tín thì nỗi đau khác lại ập đến. Người anh Nguyễn Minh Việt đến tuổi nhập ngũ. Vừa tham gia huấn luyện được 1 năm thì phát hiện bị nhức xương chân. Đưa con đến Trung tâm Chấn thương chỉnh hình TP.HCM khám, vợ chồng anh như “chết đứng” khi bác sỹ ở đây bảo con anh bị ung thư xương. Mặc dù đã cắt cụt 1 chân để tránh di căn nhưng cũng không qua khỏi. Việt đã mất sau đó.
Hiện, anh chị có thêm 3 cô con gái nữa là Nguyễn Kim Chi (SN 1995), Nguyễn Ngọc Minh Châu (1999), Nguyễn Châu Bảo Ngọc (2002). Cả 3 đang đi học tại địa phương.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 560x470.
Ảnh chụp màn hình trang web nguyenminhchau.com vào đầu chiều nay, 22/1/2010.

Tuy nhiên, nỗi đau mất đứa con gái lớn vẫn vẫn luôn khiến anh day dứt lớn. Anh cho biết, ngay thời điểm 1995, anh đã tiêu tốn gần 60 triệu đồng cho những cuộc tìm kiếm (vàng lúc đấy chỉ vài trăm nghìn đồng/1 chỉ). Song, anh cho rằng tiền không phải tất cả, quan trọng là niềm tin. Chỉ cần còn niềm tin, còn sức khỏe thì anh vẫn tiếp tục tìm.
Mặc dù đã có rất nhiều người khuyên anh nên từ bỏ hy vọng, vì đã quá lâu rồi, nhưng anh không nản lòng. Gần đây nhất, anh đã gửi hồ sơ về chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” của Đài Truyền hình Việt Nam kênh VTV1, nhưng do hồ sơ đăng ký rất đông, để xét đến trường hợp của anh phải chờ một thời gian nữa.
Nhận thấy quyết tâm lớn của anh, mới đây người cháu ruột là Trương Hoàng Thái, kỹ sư CNTT đang làm tại Công ty Cổ phần Tin Học Viễn Đông, QQ10, Ba Vì, phường 15, quận 10 đã giúp anh lập một website đăng tải thông tin tìm kiếm. Chỉ trong vòng 2 tuần, kể từ khi đường link trang web tìm kiếm được Thái đăng trên website công ty và chia sẻ với bạn bè qua YM, thông tin về cuộc tìm con của anh Nguyễn Minh Châu nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng mạng.

ndak
20-02-10, 23:53
Em lập quẻ theo giờ bác nguoikhonghoc post bài, được quẻ:
vị tế - mông
thất cách - bất minh
luận: không biết em bé ở đâu ứng với quẻ "mông", nên em luận theo quẻ "vị tế" là thất bại.
còn em bé ở trong hay ngoài nước thì em không biết luận sao.
Đây chỉ là bài thực hành của em để các bác chỉ dẫn thêm, mong rằng thực tế không phải vậy.
Chúc anh Châu sớm tìm được con.

nguoikhonghoc
21-02-10, 10:06
Em lập quẻ theo giờ bác nguoikhonghoc post bài, được quẻ:
vị tế - mông
thất cách - bất minh
luận: không biết em bé ở đâu ứng với quẻ "mông", nên em luận theo quẻ "vị tế" là thất bại.
còn em bé ở trong hay ngoài nước thì em không biết luận sao.
Đây chỉ là bài thực hành của em để các bác chỉ dẫn thêm, mong rằng thực tế không phải vậy.
Chúc anh Châu sớm tìm được con.
đầu tiên nhìn vào câu hỏi: còn sống hay đã chết? nếu còn sống thì trả lời tiếp câu hỏi ở trong nước hay ở nước ngoài?
xét phạm vi tồn tại của đứa bé đó:
vị tế: thất cách
Mông: bất minh
chịu khó biến thông chút đỉnh các bạn
còn thất bại - không biết là phạm vi của ndak rồi! hu hu:202:
Vị tế: chẳng qua là sự sắp xếp không đúng chỗ nên thành thất cách, làm việc không đúng nên thành thất bại, thất bại nên là dở dang, phải tiếp tục làm tiếp
đối với phạm vi tồn tại hay không tồn tại hoặc còn sống hay đã chết: vị tế nói cuộc sống của nó còn đang tiếp diễn đó thôi nghĩa là còn đang sống
còn Mông: làm trọn nghĩa cho vị tế tức là sống thế nào? mấy bạn ndak thử tập biến thông nhé
khi xác định là còn sống tiếp tục trả lời câu hỏi ở trong nước hay ở nước ngoài?
Phàm ta phân tích? tự ta hỏi câu trên nghĩa là hỏi về vị trí địa lý, ở cùng ta (trong nước) hay ở khác ta (nước ngoài) hoặc phạm vi trong ngoài, nội ngoại,...
cũng với tượng vị tế : thất cách là không cùng, hay ở vị trí khác ta
sơ qua có thể kết luận cô bé năm xưa đó đang ở nước ngoài rồi
còn cụ thể thì phải nhờ cao minh khác nữa nguoikhonghoc xin chỉ luận tới đây thôi

redlight
21-02-10, 11:49
nhờ các cao nhân chỉ giúp giùm: quẻ gieo được là Địa Lôi Phục , giờ gieo : giờ Ngọ ngày mồng 3 tết ( Đinh Dậu), cầu .....
đã có người giải rồi nhưng không hiểu lắm, vậy nhờ các Cao nhân, sư Huynh, Đệ giải lại giùm
chủ quẻ tuổi Mậu Thân

ndak
22-02-10, 00:39
Chào bác nguoikhonghoc.
Thực ra trong lúc lập quẻ, em lại đặt câu hỏi là: anh Châu có tìm lại được con gái hay không?
Bây giờ em thử luận cô bé hiện sống thế nào qua quẻ Mông: bất minh. Em đoán cô bé này hiện có vấn đề về thần kinh (tại em không hiểu rõ nghĩa của từng quẻ và phạm vi ứng dụng của nó nên chỉ dựa vào nghĩa mà bác thanhtu đăng trên trang 3 mà luận thôi).

nguoikhonghoc
22-02-10, 09:45
Chào bác nguoikhonghoc.
Thực ra trong lúc lập quẻ, em lại đặt câu hỏi là: anh Châu có tìm lại được con gái hay không?
Bây giờ em thử luận cô bé hiện sống thế nào qua quẻ Mông: bất minh. Em đoán cô bé này hiện có vấn đề về thần kinh (tại em không hiểu rõ nghĩa của từng quẻ và phạm vi ứng dụng của nó nên chỉ dựa vào nghĩa mà bác thanhtu đăng trên trang 3 mà luận thôi).

Không thành vấn đề, 64 là 1 quây quần, ta có thể đặt lại câu hỏi thoải mái hoặc giữ nguyên cũng không sao? quan trọng là mỗi phạm vi đều biến thông sao cho danh nghĩa gần với danh lý nhất. nếu em hoc lý thuyết hiểu biết rồi thì dự đoán chỉ còn là vấn đề kinh nghiệm ngày tháng mà thôi. dịch biến luôn luôn không thể dập khuân giống như bác thanhtu, vì mỗi lúc một khác, tượng không tốt cũng không xấu về bản chất mà, phải năng theo dõi lý thuyết thì học theo bác thanhtu sẽ hiểu ra thôi
chúc thành công

vanhoai
06-03-10, 20:18
Không thành vấn đề, 64 là 1 quây quần, ta có thể đặt lại câu hỏi thoải mái hoặc giữ nguyên cũng không sao? quan trọng là mỗi phạm vi đều biến thông sao cho danh nghĩa gần với danh lý nhất. nếu em hoc lý thuyết hiểu biết rồi thì dự đoán chỉ còn là vấn đề kinh nghiệm ngày tháng mà thôi. dịch biến luôn luôn không thể dập khuân giống như bác thanhtu, vì mỗi lúc một khác, tượng không tốt cũng không xấu về bản chất mà, phải năng theo dõi lý thuyết thì học theo bác thanhtu sẽ hiểu ra thôi
chúc thành công


Nhân đây thử tài bác bạch vân 2010 về đoán số lý: đây không phải là thách thức mà là học hỏi
Tôi kẹp 5 tờ giấy vụn vào trong tệp sách A4, tôi không để ý là để vào trang nào, sau đó gập lại, tôi chợt mở lại nhưng không trúng. tôi chợt nghĩ mình thử dùng dịch tượng đoán xem để trang nào (tệp có 78 trang)
Lữ - Độn
Xin mời anh bạch vân 2010
Nếu anh văn hoài hay thái hòa , bác thanh từ mà vào coi thì cũng đoán thử luôn nhé, bài này rất hay


Bài này chắc các cao thủ được mời không luận đâu, các bạn nào mới học dịch cần tìm hiểu cách luận thì vào "Tủ sách Huyền Không Lý Số" theo địa chỉ : http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=505 tải Tài liệu Dịch lý học đại cương về xem phần Quái Nghĩa ở trang 73 có hướng dẫn chi tiết và đầy đủ. Chúc nhà ta ngày càng có nhiều cao thủ Dịch lý. :611d7:

Mong nhận được cách luận khác của anh nguoikhonghoc

nguoikhonghoc
09-03-10, 21:02
Lâu rồi không biết anh em có năng học dịch nữa không, sao không thấy sôi động gì cả, nhờ bác nào làm đầu mối giúp anh em năng đóng góp bài

testsuda
09-03-10, 22:39
Mình xin phép được hỏi, trong 1 giờ Âm Lịch, chỉ có 1 Dịch Tượng, mà phải dùng để dự đoán hết các việc xảy ra trong giờ đó, nên mình vẫn còn lúng túng. Chẳng hạn mới đây mình xem 2 đội đá banh ở công viên. Cả 2 đội đều có người lớn và trẻ em tham gia. Mình tự hỏi đội nào ghi bàn tiếp theo, được: Tiểu Quá - Dự, nên luận là đội nào nhiều trẻ em hơn [Tiểu Quá] thì sẽ ghi bàn [Dự], quả đúng thế thật, nhưng sau bàn thắng đó rồi, mình cũng lại hỏi tiếp đôi tiếp theo ghi bàn là đội nào, cũng vẫn quẻ Tiểu Quá-Dự đó, ko biết giải quyết sao, xin mọi người cho ý kiến

dongphuong
10-03-10, 08:59
Mình xin phép được hỏi, trong 1 giờ Âm Lịch, chỉ có 1 Dịch Tượng, mà phải dùng để dự đoán hết các việc xảy ra trong giờ đó, nên mình vẫn còn lúng túng. Chẳng hạn mới đây mình xem 2 đội đá banh ở công viên. Cả 2 đội đều có người lớn và trẻ em tham gia. Mình tự hỏi đội nào ghi bàn tiếp theo, được: Tiểu Quá - Dự, nên luận là đội nào nhiều trẻ em hơn [Tiểu Quá] thì sẽ ghi bàn [Dự], quả đúng thế thật, nhưng sau bàn thắng đó rồi, mình cũng lại hỏi tiếp đôi tiếp theo ghi bàn là đội nào, cũng vẫn quẻ Tiểu Quá-Dự đó, ko biết giải quyết sao, xin mọi người cho ý kiến
Bạn chịu khó xem lại các bài viết trong web site này, có bài nói về việc chia nhỏ 1 giờ ra làm nhiều khắc, mỗi khắc tương ứng 10 phút là 1 quẻ dịch khác nhau để dự đoán những sự việc khác nhau trong cùng 1 giờ. :0006:

testsuda
10-03-10, 16:23
Mình rất cám ơn bạn ĐôngPhương, mình quả thật còn kém sót nhiều quá, nhưng nếu có thể xin bạn cho mình biết bài viết ấy trong mục nào, vì web bao la, mình ko biết tìm sao ra đặng, trình độ đã kém, chả lẽ lại dùng Dịch để tìm xem nó ở đâu, chắc chết :004:

dongphuong
11-03-10, 08:55
Mình rất cám ơn bạn ĐôngPhương, mình quả thật còn kém sót nhiều quá, nhưng nếu có thể xin bạn cho mình biết bài viết ấy trong mục nào, vì web bao la, mình ko biết tìm sao ra đặng, trình độ đã kém, chả lẽ lại dùng Dịch để tìm xem nó ở đâu, chắc chết :004:
Bạn vào trang này http://huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=434&page=10
đọc bài của anh Văn Hoài, nếu vẫn còn thắc mắc cứ hỏi nha! Chúc bạn học tập tốt! :0006:

testsuda
11-03-10, 22:05
dạ, cám ơn bạn dongphuong nhé, mình đã xem qua rồi, mình chỉ có 1 thắc mắc thế này về vấn đề thời gian:

+ Hiện nay theo mình biết, một số trường phái dự đoán họ tính giờ kĩ đến phút theo từng tháng do có sự chênh lệch giữa giờ Âm và giờ Dương, chẳng hạn vào tháng 1 thì giờ Tí là từ 23h20-1h20, đối với Dịch Lý Việt Nam mình vẫn theo quy ước là 23h-1h, điều này liệu có lý do vì sao ko.

+ Mỗi khắc là 10 phút, thực sự mình thấy hơi lo lo, vì 10 phút khá ngắn, khả năng sai số đồng hồ khá cao, nhỡ sai quẻ thì ....... toi

namth
15-03-10, 17:04
dạ, cám ơn bạn dongphuong nhé, mình đã xem qua rồi, mình chỉ có 1 thắc mắc thế này về vấn đề thời gian:

+ Hiện nay theo mình biết, một số trường phái dự đoán họ tính giờ kĩ đến phút theo từng tháng do có sự chênh lệch giữa giờ Âm và giờ Dương, chẳng hạn vào tháng 1 thì giờ Tí là từ 23h20-1h20, đối với Dịch Lý Việt Nam mình vẫn theo quy ước là 23h-1h, điều này liệu có lý do vì sao ko.

+ Mỗi khắc là 10 phút, thực sự mình thấy hơi lo lo, vì 10 phút khá ngắn, khả năng sai số đồng hồ khá cao, nhỡ sai quẻ thì ....... toi

Theo mình hiểu thì bây giờ có một số người dùng lịch tiết khí (thiên về chu kỳ của mặt trời) thay cho âm lịch (lịch mặt trăng) nên có sai lệch về cách tính giờ.

Nghe nói hầu hết các môn liên quan đến dịch thì đều dùng âm lịch, riêng Thái Ất thì có tính đến chu kỳ mặt trời. Trạng Trình cũng có cách tính giờ riêng.

thanhtu
21-03-10, 17:56
Dạ thưa, testsuda hiện đang là học viên Sơ Đẳng, vì ham thích nên tìm hiểu trước phần chiêm nghiệm vậy, mong được mọi người chỉ giúp thêm

Testsuda đọc qua tài liệu ứng dụng vũ trụ ngữ để chiêm nghiệm, thấy có nói đầu tiên hết thì xem quẻ Chánh, hễ phạm vi tình lý vượt quá nghĩa quẻ Chánh, mới xem quẻ Biến, không được nữa mới kết hợp cả Chánh-Biến. Vậy, chẳng hạn tình huống hẹn bạn uống cafe, câu hỏi "liệu bạn có đến hay không", gieo được quẻ Phong-Cách. Quẻ Chánh là Phong hàm nghĩa "găp gỡ" trả lời đúng vào câu hỏi trong phạm vi tình lý, thì ta luận là "bạn sẽ có mặt" được chăng

Trong thực tế tình huống trên, Testsuda đã luận như bác Thanh Từ luận, tức luận theo cả Chánh-Biến. Phong phù hợp với tình huống, nên lấy Cách trả lời. Kết quả: người bạn đến đúng hẹn, chỉ có cái ăn mặc bảnh bao hơn thường ngày

Thưa, về phần "thực sự muốn xem" có phải là "cảm ứng" như một số người vẫn nói, nếu không có "cảm ứng" mà cố tình xem chuyện này chuyện nọ thì sẽ không đúng chăng?

Bể học thực mênh mông, tự mình khó gỡ rối

Xin chân thành cám ơn ạh

Chào bạn testsuda
Với tình huống cuộc hẹn ở Tượng Cách - Phong trên của bạn thì nên lưu ý thế này.
☯ - Sự việc đặt câu hỏi "liệu bạn có đến hay không" của bạn có đúng là đáng để hỏi hay không. Tức lúc đó lòng bạn có "máy động, bồn chồn, sợ bạn mình không đến hay không" cảm giác đó gọi là "Thiên Cơ Máy Động trong Nhân Cơ". Lúc đó chúng ta lấy Tượng Dịch để hỏi mới là hợp lý.
☯Tôi nói vậy không phải là "nếu không có Máy Động trong Nhân Cơ là không xem Tượng Dịch" mà lúc đó ta có thể "Kiểm Soát Tượng Dịch Diễn ra thế nào"
☯ Trường hợp này ở Tượng Dịch: Phong - Cách thì tình lý có thể diễn ra trong các trường hợp sau:
☯ Phong - Cách:
- Gặp nhau - thay đổi.
==>> Khi gặp nhau thì thay đổi nơi hẹn, thay đổi cách ăn mặc, thay đổi sở thích ăn uống, thay đổi giờ giấc (tức trể hẹn chẳng hạn)....
==>> Khi gặp nhau để bàn về sự thay đổi nghề nghiệp, nhà cửa, vật dụng gì đó......
==>> Khi gặp nhau ở nơi mà chỗ đó có sự thay đổi, đổi mới gì đó.....
- Ngoài ra Cách còn có nghĩa là xa cách. Nên lúc hẹn thì bạn và người bạn của bạn ở xa cách nhau, tức có thể hẹn bằng điện thoại chẳng hạn, lúc này có thể nói rằng: Gặp khi ở xa nhau - ở xa nhau rồi nên mới gặp nhau........

☯ Trên đây là tôi muốn nói đến Phép Kiểm Soát của Tượng Dịch trong giờ đó. Tức là Mọi việc luôn luôn diễn ra theo Ý Tượng Dịch trong Công Thức Hữu Thường.
☯ Ngoài phương pháp Đoán Dịch bằng Tượng quẻ thì còn có Phép Tương Quan - Tương Hợp - Tương Ứng. Phép này dùng song song với Tượng Dịch thì mọi việc sẽ không sai chạy. Sẽ nói đến khi các bạn rèn luyện đoán Dịch bằng tượng quẻ thật rành đã.
Thời gian gần đây tôi hơi bận nên chưa trả lời kịp thời các thắc mắc của các bạn, mong các bạn thông cảm.
Cám ơn sự quan tâm của các bạn đến Dịch Số.
Chúc các bạn mau thành công.
TT

testsuda
21-03-10, 21:49
dạ, xin cám ơn anh Thanh Từ, quả thật phải có "cảm ứng" vậy. À, nhân tiện , testsuda từ nay đủ tư cách để gọi anh Thanh Từ là Sư Huynh ùi :004:

lytamhoan
22-03-10, 16:49
Em xin chào các bậc tiền bối!
Em là người mới học dịch! Xin các cao nhân chỉ giúp em quẻ này : Em có 1 người bạn ở ngoài Bắc mới vào trong miền nam chơi. Nhân dịp này bạn ấy được 1 người ngỏ ý muốn nhận bạn vào làm việc ở công ty ông ta (vì qua tiếp xúc, nói chuyện người đó muốn bạn ấy làm việc ở chỗ ông ta). Em là người đã ở trong này khá lâu nên bạn ấy có điện thoại hỏi ý kiến : Có nên vào trong nam làm việc không? Em đã trả lời là nên vào trong này làm việc!
Tuy nhiên em không biết bạn ấy có vào làm việc ko, nên lúc đó em lấy được quẻ : Thái - Minh Di
Câu hỏi của em muốn hỏi các tiền bối :
1- Người bạn đó có vào miền nam làm việc không? (theo lời mời của người kia)
2- Công việc của bạn ấy có tốt không?
Xin các tiền bối chỉ giáo! Em cám ơn!

thanhtu
25-03-10, 14:31
Em xin chào các bậc tiền bối!
Em là người mới học dịch! Xin các cao nhân chỉ giúp em quẻ này : Em có 1 người bạn ở ngoài Bắc mới vào trong miền nam chơi. Nhân dịp này bạn ấy được 1 người ngỏ ý muốn nhận bạn vào làm việc ở công ty ông ta (vì qua tiếp xúc, nói chuyện người đó muốn bạn ấy làm việc ở chỗ ông ta). Em là người đã ở trong này khá lâu nên bạn ấy có điện thoại hỏi ý kiến : Có nên vào trong nam làm việc không? Em đã trả lời là nên vào trong này làm việc!
Tuy nhiên em không biết bạn ấy có vào làm việc ko, nên lúc đó em lấy được quẻ : Thái - Minh Di
Câu hỏi của em muốn hỏi các tiền bối :
1- Người bạn đó có vào miền nam làm việc không? (theo lời mời của người kia)
2- Công việc của bạn ấy có tốt không?
Xin các tiền bối chỉ giáo! Em cám ơn!

Chào bạn lytamhoan
Với tượng
:8: ......... :8:
:1: ==>> :3:
Thái ........... Minh Sảng
Thông dã ........... Thương dã
Hanh thông ........ Hại đau

Câu 1/ Người bạn đó có vào miền nam làm việc không? (theo lời mời của người kia)
- Thái - Minh Sảng: Sự giao nhau sẽ tối tăm (ánh sáng bị thương)
=> không vào làm việc.
Câu 2/ Công việc của bạn ấy có tốt không?
- Thái - Minh Sảng: Nếu bạn của bạn có liên hệ với người này thì kết quả công việc sẽ đi đến buồn và đau.
=> Công việc không tốt.
Tuy nhiên bạn nên lấy lời giải trên làm dữ kiện tham khảo để xét thêm.
Thân ái chào bạn.
TT

thanhtu
25-03-10, 15:36
nhờ các cao nhân chỉ giúp giùm: quẻ gieo được là Địa Lôi Phục , giờ gieo : giờ Ngọ ngày mồng 3 tết ( Đinh Dậu), cầu .....
đã có người giải rồi nhưng không hiểu lắm, vậy nhờ các Cao nhân, sư Huynh, Đệ giải lại giùm
chủ quẻ tuổi Mậu Thân

Chào bạn redlight
Xin bạn cho biết thêm câu hỏi cụ thể (phạm vi tình lý), cầu gì.....thì mới luận được.
Chào
TT

lytamhoan
25-03-10, 17:41
Chào bạn lytamhoan
Với tượng
:8: ......... :8:
:1: ==>> :3:
Thái ........... Minh Sảng
Thông dã ........... Thương dã
Hanh thông ........ Hại đau

Câu 1/ Người bạn đó có vào miền nam làm việc không? (theo lời mời của người kia)
- Thái - Minh Sảng: Sự giao nhau sẽ tối tăm (ánh sáng bị thương)
=> không vào làm việc.
Câu 2/ Công việc của bạn ấy có tốt không?
- Thái - Minh Sảng: Nếu bạn của bạn có liên hệ với người này thì kết quả công việc sẽ đi đến buồn và đau.
=> Công việc không tốt.
Tuy nhiên bạn nên lấy lời giải trên làm dữ kiện tham khảo để xét thêm.
Thân ái chào bạn.
TT
EM rất cảm ơn anh thanhtu với câu trả lời! đã cho em thêm 1 bài học về những cách giải quẻ!

thanhtu
25-03-10, 23:21
Mình xin phép được hỏi, trong 1 giờ Âm Lịch, chỉ có 1 Dịch Tượng, mà phải dùng để dự đoán hết các việc xảy ra trong giờ đó, nên mình vẫn còn lúng túng. Chẳng hạn mới đây mình xem 2 đội đá banh ở công viên. Cả 2 đội đều có người lớn và trẻ em tham gia. Mình tự hỏi đội nào ghi bàn tiếp theo, được: Tiểu Quá - Dự, nên luận là đội nào nhiều trẻ em hơn [Tiểu Quá] thì sẽ ghi bàn [Dự], quả đúng thế thật, nhưng sau bàn thắng đó rồi, mình cũng lại hỏi tiếp đôi tiếp theo ghi bàn là đội nào, cũng vẫn quẻ Tiểu Quá-Dự đó, ko biết giải quyết sao, xin mọi người cho ý kiến

Chào bạn testsuda
Khi quan sát động tĩnh của 2 đội trong 1 giờ cùng một Dịch Tượng:
:4: ..........:4:
:7: ..........:8:
Tiểu Quá...Dự
_ Bạn biến thông trẻ em nhỏ theo lý của Tiểu Quá là ok rồi. Nhưng Tiểu Quá còn nhiều nghĩa lý khác nữa như: hèn mọn (tức là đội nào chơi xấu), hoặc là bị té nhiều, yếu thế, bị tấn công (thiếu cường lực), đội nào khán giả cổ vũ ít quá chẳng hạn.......
Nghĩa của tượng Tiểu Quá rất rộng và bạn nên biến thông theo tình lý hoàn cảnh của không gian bóng đá thì sẽ biết đội đó động ở Tiểu Quá.
Ngoài ra bạn nên quan sát theo nghĩa lý của Tượng Dự nữa chứ, xem có đội nào động ở Tượng Dự không để lấy Tượng Tiểu Quá trả lời.
- Dự ở tình lý bóng đá này có thể biến thông các nghĩa là "phòng thủ, rào cản (hào dương 4 ngăn cản 2 hào âm trên và 3 hào âm ở dưới), Dự là thuận động là được khán giả cổ vũ nhiều ....."
- Có nghĩa là bạn dùng Phép Kiểm Soát Dịch Tượng để nhận biết sự động tĩnh của 2 đội đang diễn ra ở Tượng nào.....
Chúc bạn mau tiến bộ.
TT

thanhtu
26-03-10, 00:46
dạ, cám ơn bạn dongphuong nhé, mình đã xem qua rồi, mình chỉ có 1 thắc mắc thế này về vấn đề thời gian:

+ Hiện nay theo mình biết, một số trường phái dự đoán họ tính giờ kĩ đến phút theo từng tháng do có sự chênh lệch giữa giờ Âm và giờ Dương, chẳng hạn vào tháng 1 thì giờ Tí là từ 23h20-1h20, đối với Dịch Lý Việt Nam mình vẫn theo quy ước là 23h-1h, điều này liệu có lý do vì sao ko.

+ Mỗi khắc là 10 phút, thực sự mình thấy hơi lo lo, vì 10 phút khá ngắn, khả năng sai số đồng hồ khá cao, nhỡ sai quẻ thì ....... toi

Chào bạn testsuda
Nói về thời gian theo Quy Ước của loài người thì mỗi năm được Định Danh khác nhau như năm nay là năm Canh Dần - 2010 chẳng hạn. Sở dĩ năm nay có Danh (tên) là 2010 là vì được so với năm bất kỳ A nào đó được loài người Định Danh là năm thứ 1 làm mốc, rồi kéo dài đến nay. Nhưng bạn thử nghĩ nếu loài người chọn năm bất kỳ A đó trước vài năm nữa thì bây giờ có phải là năm 2010 không ? dĩ nhiên là không, mà năm nay phải là năm 2010 + vài năm nữa
Nên Thời gian hiện tại là một Sự Định Danh Tương Đối thôi, Đối với Lý Dịch - Tạo Hóa thì chỉ có Biến Hóa - Thay Đổi, mọi thứ đều là tương đối, nên mọi Công Thức dựa theo thời gian này cũng tương đối.
Nên có những lúc bạn tính nhầm ra Dịch Tượng sai (không đúng với ngày giờ hiện tại) nhưng vẫn luận đúng kết quả sự việc. Đây mới là sự đặc biệt của Dịch Lý.
Nên chúng ta không cần phải chấp sự chính xác của năm tháng ngày giờ, miễn khi tính Công Thức Hữu Thường (dùng năm tháng ngày giờ để tính Dịch Tượng) thật vô tư (không thiên vị, không cố tình điều gì) là được.
☯ Thậm chí bạn có thể tính Công Thức Hữu Thường theo năm tháng ngày giờ của Dương lịch cũng được.
Chúc bạn yên tâm mà nghiên cứu Dịch Lý.
Thân ái
TT

baopham
31-03-10, 09:09
Cùng Testuda...:0401:....
Mình xin được chia sẻ với bạn đôi điều về khái niệm thời gian khi ứng dụng vào Dịch Lý nhé !
Trước đây khi mình lên Quẻ cũng hay bị nhầm ngày (âm lịch) lắm, vì đa phần mình chỉ quan tâm đến ngày Dương Lịch thôi. Thậm chí, có lúc lên được quẻ Chính rồi, quẻ Biến thay vì tính theo hào động "này", mình lại biến theo hào động "khác".... thành ra quẻ BIẾN "chật lất". Nhưng kì lạ, khi luận, kết quả cũng diến ra đúng như vậy !!!
Nhớ có trường hợp khác, ông bạn mình đã không gặp cô bạn gái nửa năm rồi. Liên lạc qua điện thoại hoài mà chỉ "...ò... í... e..", người quen thì nói cô ta về quê thăm nhà, do giận gia đình vì bị ngăn cản chuyện tình cảm nên đã làm chuyện dại dột.... "Tự Tử"....! Lúc đó, mình với anh ta đang ngồi trong quán cà fê- mình không nhớ được hôm đó là ngày mấy nữa- nhìn trên bàn thấy có 2 con số thứ tự nên dựa vào đó lập Quẻ luôn. Mình nói anh ta cứ yên chí đi, cô ta chưa qua đời đâu... chỉ "trốn tránh" không muốn gặp anh thôi. Dĩ nhiên anh bạn mình không tin như thế, vì 2 người thương nhau rất say đắm (sự thật thì cô này chỉ là bồ nhí của anh ta thôi !!!).
Khoảng 2 tuần sau, anh ấy gọi điện thoại cho mình nói rằng "cổ vẫn còn sống , chỉ chuyển công tác ra Đà Nẵng làm việc thôi, tay bạn tao găp mới gặp ngoài đó khi đi công tác" ! Nghĩ cũng hay thật !
Bạn thấy đó, quả thật thời gian cũng chỉ là khái niệm tương đối thôi phải không ! Sự việc baopham đang trao đổi với bạn chắc anh ThanhTu còn nhớ ?! Vì lúc đó mình có kể với ảnh khi sự việc xảy ra (vì mình cũng thắc mắc về vấn đề Thời Gian trong khi lên quẻ Dịch như vậy !)
Vài dòng trao đổi. Thân ái !

nguoikhonghoc
31-03-10, 20:41
[QUOTE=baopham;11327]Cùng Testuda...:0401:....
Mình xin được chia sẻ với bạn đôi điều về khái niệm thời gian khi ứng dụng vào Dịch Lý nhé !
....
chia sẻ!
Khi tính xong một dịch tượng nó không tốt cũng không xấu vì xấu tốt cùng lúc, do vậy phải xét ý dịch tượng rồi so sánh với tình lý xem nghiêng nặng về bên nào rồi ra quyết định phán đoán!

Nhất trí với bài của baopham

vanhoai
20-04-10, 05:46
Chào anh Thanh Từ và các bạn

VH tôi ưa sống "giang hồ" có câu chuyện sau kể hầu các bạn.
Tôi có nghe đồn có một bà "thầy" rất hay, phán như thần.
Trong một buổi chiều tôi hỏi thăm và tìm đến. Đi loanh quanh trong một cái xóm nhỏ, bỏ lộ lớn rẽ vào một con đường nhỏ, qua một khu mộ khoảng trên dưới 20 ngôi mộ thì rẽ vào nhà bà "thầy". trước và chung quanh cây cối um tùm, tạo vẻ âm u kỳ bí.
Trong nhà đang có hai ba thân chủ, chờ mọi người về hết tôi vào gặp. Một người đàn bà khoảng 55, 56 tuổi, mập to. Dáng hiền lành dễ mến. Nói chuyện thì quả thật bà này thật hay. Không cần sách vở gì mà nói vanh vách chuyện quá khứ, hiện tại của VH, những chuyện mà chỉ có mình tôi biết.
Tôi tự hỏi: "Bà ấy dùng môn huyền bí nào? có phải đó là người âm không"

quẻ : Đại súc _ Tiểu Súc

Mời anh Thanh Từ và các bạn luận dùm

Câu chuyện còn dài...

dongphuong
20-04-10, 20:09
Chào anh Văn Hoài!
Theo em thì bà "thầy" này coi theo trường phái "tâm linh", tức là có người cõi trên hay cõi âm nhập vào mà nói thôi! :7885:

thanhtu
22-04-10, 11:20
Chào anh Thanh Từ và các bạn

VH tôi ưa sống "giang hồ" có câu chuyện sau kể hầu các bạn.
Tôi có nghe đồn có một bà "thầy" rất hay, phán như thần.
Trong một buổi chiều tôi hỏi thăm và tìm đến. Đi loanh quanh trong một cái xóm nhỏ, bỏ lộ lớn rẽ vào một con đường nhỏ, qua một khu mộ khoảng trên dưới 20 ngôi mộ thì rẽ vào nhà bà "thầy". trước và chung quanh cây cối um tùm, tạo vẻ âm u kỳ bí.
Trong nhà đang có hai ba thân chủ, chờ mọi người về hết tôi vào gặp. Một người đàn bà khoảng 55, 56 tuổi, mập to. Dáng hiền lành dễ mến. Nói chuyện thì quả thật bà này thật hay. Không cần sách vở gì mà nói vanh vách chuyện quá khứ, hiện tại của VH, những chuyện mà chỉ có mình tôi biết.
Tôi tự hỏi: "Bà ấy dùng môn huyền bí nào? có phải đó là người âm không"

quẻ : Đại súc _ Tiểu Súc

Mời anh Thanh Từ và các bạn luận dùm

Câu chuyện còn dài...

Chào anh VH
Với tượng quẻ là:
:7: ===> :5:
:1: ===> :1:
Đại Súc=>>Tiểu Súc
- Tích tụ => khác lạ. hào 5 động là có thế lực bên ngoài nhập vào(:5:) xem bói bằng phương pháp đặc biệt khác người (Tiểu Súc)
- Người khác lạ (Tiểu Súc) là người trong nội bộ họ hàng dòng tộc có vai rất lớn (Đại Súc: cục bộ, Đại là lớn)
==> Tóm lại là có người vai lớn trong họ hàng nhập vào

* Bạn Đông Phương cũng nói đúng nhưng sao không luận từ quẻ Dịch cho rõ kìa. Đối với Dịch Lý khi nói đúng mà không luận phân tích từ quẻ cho rõ ràng khoa học thì coi như trúng hên đấy nhé! Cố gắng lên.
TT

dongphuong
22-04-10, 11:39
Chào anh VH
Với tượng quẻ là:
:7: ===> :5:
:1: ===> :1:
Đại Súc=>>Tiểu Súc
- Tích tụ => khác lạ. hào 6 động là có thế lực bên ngoài
TT

Chào anh Thanh Từ,
Cám ơn anh vì đã có lời quan tâm đến em, nhưng trong bài giải của anh có bị gõ nhầm là hào 5 động chứ không là phải hào 6 động.
Về cách luận thì cũng như anh thôi, động ở ngoại tượng là do bên ngoài, động ở hào 5 tức hào vua, hào của bề trên ....
Thân chúc anh và gia đình sức khỏe, bình an và hạnh phúc ! ... :611d7:

vanhoai
22-04-10, 19:40
Cảm ơn anh Thanh Từ và Bạn dongphuong. VH tôi cũng nghĩ vậy và có hội ý với một anh bạn cũng là "thầy" và anh ấy cũng cùng ý kiến: đó là dựa vào một người trong họ và ở vai trên tức ông cố ông sơ gì đó.
Để giao lưu, VH tôi cũng nói là mình chuyên về phong thuỷ. Nhân nhà bà "thầy" đang sửa, bà nói tôi coi dùm. Không có mang la kinh theo, thật là khó phải không các bạn.
Được biết căn nhà bà đang ở xây dựng vào khoảng những năm 9O (vận 7).
Quẻ hữu thường: Bác - Tấn
Theo các bạn tôi nên nói gì về quá khứ căn nhà này để lấy oai.

thaihoa
24-04-10, 16:01
Kính chào anh VH!
Em mạn phép luận thử tình huống này ,
Bác : tiêu điều,lạc dã , xơ xác...
Tấn : hiển hiện , lộ rõ...
Ngôi nhà này âm khí nặng nề, e là không vượng sơn vượng hướng ,phụ nữ đóng vai chính . làm ăn luôn gặp khó khăn túng thiếu về tiền bạc , vật chất ....Tiền vào cửa trước thì ra cửa sau!
Thái Hòa

hoang_nhuy
24-04-10, 22:05
Bác_Tấn
- Nhà rách nát, đã từng có tai nạn về hỏa hoạn, nguôn nước không được tốt lắm,
- Nhà ở không yên, thường có âm hồn quấy phá, tuy nhà ở không tốt, nhưng được cuộc đất tôt, nên cũng có quý nhân phù trợ.
-có người khác họ là nữ ở nhờ
-Trong nhà luôn có những buồn phiền cãi cọ do con cái ngỗ ngược. nhà có lầu
- Nhà này ở gần nơi có cống rãnh, hoặc đầm nươc thải nên nguôn nước bị ô nhiễm, không sạch.
NY xin phép có vài ý luận quẻ của anh VH về quá khứ của căn nhà đó, để học hỏi thêm, mong bác Thanh Từ và các bạn góp ý cho NY được học hỏi thêm nhé
Thân Mến

Hiền Lành Béo Tốt
25-04-10, 08:10
Em xin tham gia học hỏi ạh!

Quẻ Bác - Tấn

Đoán:
Nhà đương sự có cái cầu thang đi lên tầng trên có vấn đề: khoảng cách giữa các bậc chưa hợp lý, bậc cao quá. Cầu thang quá dốc, hình thế cầu thang tạo luồng khí xô mạnh.
Có thể có người bị ngã vì cái cầu thang đó.

Nhà đương số có thể dỡ phần mái ra để cơi nới thêm 1 phòng ở trên nữa.
Việc sửa nhà là chủ ý của 1 người phụ nữ đứng tuổi, béo, hơi chậm chạp, có thể chân có tật. Từng bị tai nạn - leo cầu thang bị ngã mạnh.

Đương số có đầu óc sáng láng, bao dung, khá nhân hậu..
Cũng giống như đương số nhìn thì có vẻ tầm thường nhưng thực sự tài quý; Nhà đương só có cất giấu rất nhiều tiền của.. lần sửa này đành mang ra sử dụng.

Lần này sửa lớn: sửa mái, cơi thêm phòng trên, sửa cầu thang, sơn sửa bên ngoài, bịt bớt cửa sổ.. sau sửa nhìn bên ngoài nhà khá cao đẹp.

phuongnam
27-04-10, 23:53
Xin Chào các bác
cháu mới vào Diễn Đàn học Dịch Số theo bác ThanhTu.
Nhưng bài Bác - Tấn do bác VH đưa lên thì cách luận của bác ThaiHoa, Hoang_nhuy, và bác Hiền Lành Béo Tốt thấy rất hay nhưng cháu không hiểu cách luận thế nào mà ra hay vậy, xin các bác phân tích rõ hơn nữa.
Xin Cảm Ơn
PN

vanhoai
28-04-10, 04:08
Xin Chào các bác
cháu mới vào Diễn Đàn học Dịch Số theo bác ThanhTu.
Nhưng bài Bác - Tấn do bác VH đưa lên thì cách luận của bác ThaiHoa, Hoang_nhuy, và bác Hiền Lành Béo Tốt thấy rất hay nhưng cháu không hiểu cách luận thế nào mà ra hay vậy, xin các bác phân tích rõ hơn nữa.
Xin Cảm Ơn
PN

Cảm ơn PHương Nam.
Các bạn nên đưa cách luận để anh em học hỏi, còn nói không không nếu trúng thì chỉ lả đoán mò không có cơ sở.

Ở quẻ Bác- Tấn ta thấy không có câu hỏi nên khó trả lời. Đây là ở một cấp cao hơn một chút. ta có thể dùng phương pháp động ở quẻ nào thì ứng ở quẻ kia. Như động ở Bác thì ứng ở Tấn rồi sau đó cho động ở Tấn thì ứng ở Bác. Cố lên nhé.

thanhtu
29-04-10, 12:55
Cảm ơn anh Thanh Từ và Bạn dongphuong. VH tôi cũng nghĩ vậy và có hội ý với một anh bạn cũng là "thầy" và anh ấy cũng cùng ý kiến: đó là dựa vào một người trong họ và ở vai trên tức ông cố ông sơ gì đó.
Để giao lưu, VH tôi cũng nói là mình chuyên về phong thuỷ. Nhân nhà bà "thầy" đang sửa, bà nói tôi coi dùm. Không có mang la kinh theo, thật là khó phải không các bạn.
Được biết căn nhà bà đang ở xây dựng vào khoảng những năm 9O (vận 7).
Quẻ hữu thường: Bác - Tấn
Theo các bạn tôi nên nói gì về quá khứ căn nhà này để lấy oai.

Chào anh VH và các bạn:
Với loại thắc mắc mà không có phạm vi tình lý rõ ràng, không có câu hỏi cụ thể thì ta có thể lấy chính Quẻ Chánh hoặc quẻ Biến làm phạm vi tình lý, hoặc ta dựa vào cả Chánh lẫn Biến để có câu biến thông, hoặc để phác họa không gian............

- Nói về phạm vi là Bác.
- Sơn Địa Bác là hào âm lấn dương đến lúc cùng cực, trong quẻ Bác chỉ còn duy nhất 1 hào Dương ở hào 6, quẻ này gọi là "Âm thịnh Dương suy" là hình ảnh của lúc hoàng hôn, bóng tối đang lấn dần ánh sáng, hoàng hôn là chiều tối ánh Mặt Trời chỉ còn hừng sáng đôi chút rồi sẽ mất đi bởi bóng tối, là hình ảnh vài ráng mây lãng đãng cuối trời rồi sẽ chìm vào đêm tối. Về hình ảnh sự sống là lúc thoi thóp, còn chút hơi thở cuối cùng hấp hối, vài lời trăn trói cuối cùng, là lúc cây khô còn vài lá vàng héo úa trơ cành, trơ xương.........Về hình tượng thì Sơn và Địa là nấm đất mô lên bên dưới là Địa là là sự âm u là hình ảnh của nấm mồ mả nghĩa địa hương tàn khói lạnh.......
- Nói về phạm vi Tấn:
- Hỏa Địa Tấn là lửa trên đất, là hình ảnh Mặt Trời trên Mặt Đất nên mọi thứ được hiển hiện lộ rõ ra, là lúc bình minh ánh sáng rực rỡ thì mọi vật "tiến ra" ngoài hang đi tới lui kiếm ăn, làm việc..........nên có nghĩa là "Tiến dã" và "Hiển Hiện". Từ đó nếu lấy ý "Tiến dã" thì là con đường đi, xe, cộ.........Nếu lấy ý "Hiển Hiện" thì là màng hình tivi, là tấm ảnh, là mặt tiền nhà, là phòng trước nhà (phòng khách)..........
Tóm lại ở phạm vi phong thủy thì có thể nói rằng:
☯ Lấy phạm vi Bác để hỏi thì Tấn là để trả lời:
+ Âm u, mồ mả (Bác) trên con đường đi (Tấn) vô nhà
+ Tối tăm (Bác) trước mặt tiền nhà (Tấn)
☯ Lấy phạm vi Tấn để hỏi thì Bác để trả lời:
+ Cửa vào nhà (Tấn) bị âm khí, tức là suy khí nếu nói theo thuật phong thủy huyền không thì có một trong các con hướng như 2,5,7 (Bác). tức hướng nhà suy ở vận hiện tại (Tấn)
+ Các vật dụng trong nhà như: Bàn thờ, Tivi, ảnh..... (Tấn) đều cũ kỷ, rách, bể hoặc mờ nhạt (Bác).
☯Phạm vi phác họa chung cả Chánh và Biến thì:
+Bác - Tấn: Hoang tàn hiển hiện
☯ Các thắc mắc thêm:
- Hỏi nhà này có lầu không?
Lầu là Tấn thì Bác là không có => không có lầu
- Anh VH có chỉnh sửa gì cho cửa nhà này được vượng hướng không?
+ Chỉnh cho vượng hướng (Tấn) thì (Bác) là không được rồi. Giỏi lắm thì anh chỉ chỉnh cho đỡ hơn thôi, tức mấy con sinh khí, tiến khí, cát tinh ............
Vài điều cùng anh VH và các bạn, có gì thiếu sót xin anh em bổ sung thêm.
Xin anh VH cho nhận xét thật tế
TT

vanhoai
29-04-10, 20:11
Cảm ơn anh Thanh Từ đã có bài phân tích rất sâu sắc.
Xin tả cảnh về nhà này như sau:
Từ ngoài vào qua một khu mộ (khoảng 20 ngôi mộ) vài chục mét là tời nhà, chung quanh nhà cây cối um tùm, kể cả phía trước. Không có sân mà chỉ có mái hiên trước nhà rồi đến bàn thiên, sau bàn thên là cây cối lùm. Trong nhà thì bàn thờ cũ kỹ, bụi phủ dày, tivi cũng đã cũ. Dĩ nhiên nhà cấp 4 không có lầu và trước đó cũng chưa từng sảy ra hỏa hoạn. Khi tôi đến thì nhà đang sửa chữa nên đập phá tùm lum. Với quẻ Bác- Tấn luận theo Huyền Không thì chắc chắn hướng tinh là anh Năm, chị Hai hoặc anh Bảy rồi.
Tôi nói với bà "thầy": Nhà chị trước đây có tiền cho thiên hạ mượn thì đừng đòi vô ích, Nhà chị mấy năm gần đây tiền vào thì ít mà ra thì nhiều, trong nhà có người phá của.
Bà thầy bái phục và nói: từ trước giờ tôi chưa thấy ai mà nói trúng như Cậu. Quả thật tôi thấy họ khổ cho mượn là y như rằng chẳng bao giờ đòi được.
Sau này tìm hiểu thêm thì được biết bà có cậu con trai mê đá gà, khiến nhiều lần bà phải trả nợ cho con, hic.
Tôi hứa lần sau đến sẽ mang "la kinh" đến đo độ số giúp bà bố trí phong thủy.
Sau này tôi đến và đo được hướng nhà 171 độ, Vận 7 thì trước nhà có sơn hướng (5-7). Sơn tinh 5 có cây cối um tùm thì nhà có hiện tượng ma quái. Hướng tinh 7 vận 8 thành suy khí chủ trộm cướp, giứt nợ,....
Tôi giúp bà mở cửa ở phương Đông Nam (tính vận 8) có sinh khí cửu tử cũng là cách chuyển Bác thành Tấn vậy.

vanhoai
29-04-10, 20:34
Vẫn tiếp tục câu chuyện của bà "thầy" trên.
Trong thời gian này có một cô gái (con của một người bạn) đang làm việc bên Đức, điện thoại cho tôi hỏi:" hiện nay công việc của cháu bên này rất tốt, nhưng thời hạn VISA sắp hết mà không còn cách nào có thể ở lại. Trong khi đó lại không muốn theo đường "kết hôn giả". Cháu có một anh bạn trai làm chức vụ rất cao ở tập đoàn, nhưng người Đức ở chức vụ cao thì điều cấm kỵ là kết hôn với người châu á, nếu anh ấy kết hôn với cháu thì anh sẽ mất chức, trong khi anh đang cần tiền để nuôi đứa con (người vợ trước) bị tật nguyền. Vậy cho cháu hỏi: "Anh ấy có chấp nhận hy sinh cho tình yêu không?"

Quẻ hữu thường: Hàm - Tụy

Hôm sau hỏi bà Thầy thì bà nói: sẽ được ở lại nhưng anh bạn chắc chắn giữ ghế chứ không hy sinh cho tình yêu đâu.

Vậy theo anh Thanh Từ và các bạn: Anh chàng người Đức có chấp nhận "hy sinh cho tình yêu" không?

nguoikhonghoc
29-04-10, 22:06
Vẫn tiếp tục câu chuyện của bà "thầy" trên.
Trong thời gian này có một cô gái (con của một người bạn) đang làm việc bên Đức, điện thoại cho tôi hỏi:" hiện nay công việc của cháu bên này rất tốt, nhưng thời hạn VISA sắp hết mà không còn cách nào có thể ở lại. Trong khi đó lại không muốn theo đường "kết hôn giả". Cháu có một anh bạn trai làm chức vụ rất cao ở tập đoàn, nhưng người Đức ở chức vụ cao thì điều cấm kỵ là kết hôn với người châu á, nếu anh ấy kết hôn với cháu thì anh sẽ mất chức, trong khi anh đang cần tiền để nuôi đứa con (người vợ trước) bị tật nguyền. Vậy cho cháu hỏi: "Anh ấy có chấp nhận hy sinh cho tình yêu không?"

Quẻ hữu thường: Hàm - Tụy

Hôm sau hỏi bà Thầy thì bà nói: sẽ được ở lại nhưng anh bạn chắc chắn giữ ghế chứ không hy sinh cho tình yêu đâu.

Vậy theo anh Thanh Từ và các bạn: Anh chàng người Đức có chấp nhận "hy sinh cho tình yêu" không?
Tình cảm Hàm - Chấp nhận Tụy
2 người với nhau là trưng tập
Đúng k nhỉ?

phuongnam
30-04-10, 12:01
Vẫn tiếp tục câu chuyện của bà "thầy" trên.
Trong thời gian này có một cô gái (con của một người bạn) đang làm việc bên Đức, điện thoại cho tôi hỏi:" hiện nay công việc của cháu bên này rất tốt, nhưng thời hạn VISA sắp hết mà không còn cách nào có thể ở lại. Trong khi đó lại không muốn theo đường "kết hôn giả". Cháu có một anh bạn trai làm chức vụ rất cao ở tập đoàn, nhưng người Đức ở chức vụ cao thì điều cấm kỵ là kết hôn với người châu á, nếu anh ấy kết hôn với cháu thì anh sẽ mất chức, trong khi anh đang cần tiền để nuôi đứa con (người vợ trước) bị tật nguyền. Vậy cho cháu hỏi: "Anh ấy có chấp nhận hy sinh cho tình yêu không?"

Quẻ hữu thường: Hàm - Tụy

Hôm sau hỏi bà Thầy thì bà nói: sẽ được ở lại nhưng anh bạn chắc chắn giữ ghế chứ không hy sinh cho tình yêu đâu.

Vậy theo anh Thanh Từ và các bạn: Anh chàng người Đức có chấp nhận "hy sinh cho tình yêu" không?

Chào các bác cháu xin tham gia vài ý cũng không khác bác Nguoikhonghoc
Hàm - Tụy: là Tình cảm tập hợp lại => Anh chàng người Đức kia sẽ nghĩ đến tình cảm nhiều hơn là sự nghiệp. => chấp nhận hy sinh cho tình yêu.
Ở quẻ này động hào 3 là anh ta là người trọng nội tâm, chủ động chứ không phải là người trọng hình thức bề ngoài giả tạo. Đây quả là người có tình cảm, người tốt.
xin học thêm ý các ACE và bác ThanhTu
PN

TuHepLuong
01-05-10, 02:26
Chào Anh ThanhTu, Anh VanHoai cà các bạn,

Mấy tháng nay âm thầm theo dõi và học tập môn dịch lý theo cách hướng dẫn của Anh ThanhTu, hôm nay tôi mạo mụi, làm liều dùng câu hỏi của anh VanHoai "có hy sinh cho tình yêu không", "Hàm - Tụy" để ra mắt Chủ nhà . Hy vọng được học hỏi nhiều thừ anh và các bạn trên diễn đàn

Theo phương pháp Đồng lấy dị luận.
Hàm : tình cảm, giao cảm, tình yêu trai gái (đồng) nên lấy dị luận

Tụy là tụ, tụ họp, nhóm lại, đi theo

Khôn ở dưới = thuận theo, Đoài ở trên = làm vui lòng, (Đoài = con gái) . Động hào 3, nội tâm bức rức giửa tình yêu & việc làm và tình yêu đã thắng. Anh chàng người Đức sẽ "Vì tình yêu" mà "hy sinh việc làm" của minh, mặt dầu nội tâm bị dầy vò .

Xin anh ThanhTu và các bạn góp ý .
THL

thanhtu
02-05-10, 00:09
Chào Anh ThanhTu, Anh VanHoai cà các bạn,

Mấy tháng nay âm thầm theo dõi và học tập môn dịch lý theo cách hướng dẫn của Anh ThanhTu, hôm nay tôi mạo mụi, làm liều dùng câu hỏi của anh VanHoai "có hy sinh cho tình yêu không", "Hàm - Tụy" để ra mắt Chủ nhà . Hy vọng được học hỏi nhiều thừ anh và các bạn trên diễn đàn

Theo phương pháp Đồng lấy dị luận.
Hàm : tình cảm, giao cảm, tình yêu trai gái (đồng) nên lấy dị luận

Tụy là tụ, tụ họp, nhóm lại, đi theo

Khôn ở dưới = thuận theo, Đoài ở trên = làm vui lòng, (Đoài = con gái) . Động hào 3, nội tâm bức rức giửa tình yêu & việc làm và tình yêu đã thắng. Anh chàng người Đức sẽ "Vì tình yêu" mà "hy sinh việc làm" của minh, mặt dầu nội tâm bị dầy vò .

Xin anh ThanhTu và các bạn góp ý .
THL
Chào TuHepLuong
Bài luận "ra mắt chủ nhà" của bạn quả là xuất sắc, có phương pháp Đồng Dị hẳn hoi, và điều sâu sắc hơn là bạn đã phân tích quẻ Tụy là:
Thuận theo (khôn) phái đẹp, thiếu nữ (Đoài).
thật là đáng khen
Chúc bạn thành công
TT

trang_lon
02-05-10, 21:55
Chào anh Vanhoai, cùng toàn thể các thành viên, Trạng lợn xin phép được tham gia dự đoán, người Đức thật là ghê gớm, người Việt cũng ghê gớm:798:.
Hàm --> Tụy
Việc đề nghị người yêu Đức gia hạn Visa để được tiếp tục hưởng thụ hạnh phúc tình yêu của cô bé Việt Nam sẽ được anh chàng Người Đức chấp nhận hy sinh tiền tài từ vị trí công tác hiện tại.

TuHepLuong
03-05-10, 07:58
Chào TuHepLuong
Bài luận "ra mắt chủ nhà" của bạn quả là xuất sắc, có phương pháp Đồng Dị hẳn hoi, và điều sâu sắc hơn là bạn đã phân tích quẻ Tụy là:
Thuận theo (khôn) phái đẹp, thiếu nữ (Đoài).
thật là đáng khen
Chúc bạn thành công
TT

Chào Anh ThanhTu,

Cám ơn anh cổ động. Cám ơn anh đã viết những bài lý thuyết dịch lý rất dể hiểu lại thêm vào những bài phân tích rất có giá trị học tập môn này.

Chúc anh vạn sự cát tường.
THL

nguoikhonghoc
07-05-10, 23:45
Vẫn tiếp tục câu chuyện của bà "thầy" trên.
Trong thời gian này có một cô gái (con của một người bạn) đang làm việc bên Đức, điện thoại cho tôi hỏi:" hiện nay công việc của cháu bên này rất tốt, nhưng thời hạn VISA sắp hết mà không còn cách nào có thể ở lại. Trong khi đó lại không muốn theo đường "kết hôn giả". Cháu có một anh bạn trai làm chức vụ rất cao ở tập đoàn, nhưng người Đức ở chức vụ cao thì điều cấm kỵ là kết hôn với người châu á, nếu anh ấy kết hôn với cháu thì anh sẽ mất chức, trong khi anh đang cần tiền để nuôi đứa con (người vợ trước) bị tật nguyền. Vậy cho cháu hỏi: "Anh ấy có chấp nhận hy sinh cho tình yêu không?"

Quẻ hữu thường: Hàm - Tụy

Hôm sau hỏi bà Thầy thì bà nói: sẽ được ở lại nhưng anh bạn chắc chắn giữ ghế chứ không hy sinh cho tình yêu đâu.

Vậy theo anh Thanh Từ và các bạn: Anh chàng người Đức có chấp nhận "hy sinh cho tình yêu" không?

bài này kết quả thế nào nhỉ anh vanhoai?

vanhoai
09-05-10, 18:29
Chào các bạn
Lần sau cùng tôi đến và hỏi "bà thầy": chị có một người âm đang phò chị và người này vai vế lớn hơn chị, là ông cố hay ông sơ gì đó. Bà thầy tự nhiên đôi mắt khác thường, sáng lên một cách kỳ lã, gật đầu và nói: anh nói đúng, tôi có người giúp, trình độ của tôi hơn anh một bậc,....
Còn về chuyện cô gái và "anh ấy có hy sinh cho tình yệu không" thì ngay sau khi lấy quẻ Hàm- Tụy tôi đã đoán anh chàng này sẽ vì tình yêu mà hy sinh công việc của mình. Mấy hôm sau, cô gái điện cho tôi: Anh ấy vừa điện cho cháu là đã đi phỏng vấn ở nơi khác, công ty nhỏ hơn và đường thăng tiến coi như không có. Như thế có thể hiểu ngầm rằng: Anh ấy tuy không nói ra nhưng cũng coi như thông báo là anh sẵn sàng hy sinh cho tình yêu.
Qua việc này ta Thấy Thầy dương (chúng ta) đã đúng và Thầy âm sai.
Có phải dù là thầy âm nhưng cũng do trình độ lúc sinh thời mà bây giờ thầy cũng bị giới hạn? Bằng chứng nếu thầy ÂM giỏi đã chẳng để bà thầy nghèo
Các bạn nghĩ sao?

thanhtu
10-05-10, 10:37
Hôm qua ngày 9/5/2010 lúc 11h30' Tượng Khiêm - Thuần Khôn.
:8:--------:8:
:7:--------:8:
Khiêm---T.Khôn

Tôi đang chạy xe (HonDa) bỗng tắt máy, sáng ngày đã đổ xăng đầy.
1- Tiệm sửa xe gần nhất là phía trước hay phía sau?
2- Xe bị gì ?
3- Sửa hay thay phụ tùng?
Mời các bạn tham gia và nói lên phương pháp luận rõ ràng để học hỏi lẫn nhau. Đúng sai không thành vấn đề.
TT

TuHepLuong
10-05-10, 12:24
Hôm qua ngày 9/5/2010 lúc 11h30' Tượng Khiêm - Thuần Khôn.
:8:--------:8:
:7:--------:8:
Khiêm---T.Khôn

Tôi đang chạy xe (HonDa) bỗng tắt máy, sáng ngày đã đổ xăng đầy.
1- Tiệm sửa xe gần nhất là phía trước hay phía sau?
2- Xe bị gì ?
3- Sửa hay thay phụ tùng?
Mời các bạn tham gia và nói lên phương pháp luận rõ ràng để học hỏi lẫn nhau. Đúng sai không thành vấn đề.
TT

Chào Anh ThanhTu,

Nhin qua nhình lại không thấy ai trong nhà, em ngồi xuông viết rằng:

Khiêm - Có nghĩa thoái lui, thoái thác, lùi bước
Thuần khôn: Là sự hàn gắn, sự chấp nối, Âm, mềm, ướt, nhuyễn, dơ

Thuần khôn là Hàn gắn cũng có nghĩa sửa chửa (đồng với tiệm sửa xe) câu trả lời cho (1) ở khiêm - Tiệm sửa xe gần nhất ở phí sau (Khiêm)

(2) Xe bị gỉ ? Khôn = bụng (cho xe là bình xăng), quần áo (cho xe là ống xăng), Ống xăng xe nghẹt vì dơ (Khôn) nên xăng xuống không được

(3) Sửa xe - Đất/cặn dơ ở trên bình xăng (Thượng Khôn) đưa xuống ống xăng (hạ khôn), cho nên phải súc bình xăng rồi ráp nối (khôn) lại

Mong học hỏi nhiều từ Anh TT & các bạn

nguoikhonghoc
10-05-10, 13:33
1-Nếu như bác thanhtu mà không nhấn mạnh từ tiệm sửa xe gần nhất thì đằng sau hay đằng trước đều có cả!
2-TÔi hiểu đằng trước là cùng phía với hướng đi của bác thanhtu, và đằng sau là ngược hướng với đường đi tiến của bác thanhtu, nếu không phải vậy trước cũng là sau, sau cũng là trước.
3- Bắt đầu phân tích để đoán:
- Khôn là rời rạc so với càn là liền lạc; tiệm sửa xe xứng đáng là khôn, và gần cũng xứng là khôn hơn so với càn xa
a) Tiệm sửa xe gần nhất (khôn)-đằng sau(Khiêm)
- Khiêm là cáo thoái so với dự là tại vị
sửa nghĩa là cái phụ tùng đó vẫn còn, thay thế nghĩa là phụ tùng đó bỏ đi hẳn
Khiêm xứng là thay thế hơn
c) phụ tùng (khôn) - bỏ đi (Khiêm) ;tức thay thế phụ tùng (khiêm - khôn)
- xe bị sao mới là cái khó nhất, xăng còn đầy vì vừa mới bơm lúc sáng
Cái này mình xin chịu vì không hiểu về động cơ xe máy! nhưng có thể đoán qua qua là: cấn động hào dương biến khôn; hào dương liền lạc xe đang chạy mà bị dừng lại đứt rời thành hào âm, xe bị đứt cái gì đó (khôn) thành ra dừng lại (cấn)

namduong
10-05-10, 15:32
Chào các bác em là ngưoiừ mới đang mới tìm hiểu dịch lý. Nhờ các bác phân tích hộ quẻ này:
Độn - Bĩ câu hỏi là hôm nay em đi đặt tiền mua đất thế nào ạ, có được ngưoiừ bán chấp nhận không ạ
Em nhờ các bác. Em luận chẳng ra

trang_lon
11-05-10, 05:00
Hôm qua ngày 9/5/2010 lúc 11h30' Tượng Khiêm - Thuần Khôn.
:8:--------:8:
:7:--------:8:
Khiêm---T.Khôn

Tôi đang chạy xe (HonDa) bỗng tắt máy, sáng ngày đã đổ xăng đầy.
1- Tiệm sửa xe gần nhất là phía trước hay phía sau?
2- Xe bị gì ?
3- Sửa hay thay phụ tùng?
Mời các bạn tham gia và nói lên phương pháp luận rõ ràng để học hỏi lẫn nhau. Đúng sai không thành vấn đề.
TT
Kính gửi anh Thanh Từ, cùng toàn thể mọi người.
1-Tiệm sửa xe - Khôn nằm phía sau - Khiêm chiếc xe gắn máy bị chết máy được anh Thanh Hoài dắt đi - Khôn.
3. Sửa hay thay phụ tùng?
Phụ tùng - Khiêm của Chiếc xe gắn máy bị chết máy - Khôn bị sửa Khiêm chứ không phải thay phụ tùng mới - Bác.
2. Xe bị gì? Xe bị tắt máy --> Động cơ có vấn đề
Xe tắt máy - Khôn có phụ tùng bị hỏng là Khiêm làm nhiệm vụ Giải --> Bị hỏng ở Bộ chế hòa khí.

thaihoa
12-05-10, 08:25
Chào anh TT và các bạn , em cũng tham gia bài tập này
Khiêm - Khôn
1/Chiếc xe bị tắt máy , đứng lại (khiêm ) . Tiệm sửa xe gần nhất trong tình lý này ở phía sau ( khôn).
2/ nội tượng cấn ngưng nghỉ chuyển sang khôn âm , xe bị thiếu dương , liên quan đến điện, bộ phận đánh lửa ( Lội) ở hổ quái . Khả năng là bị sự cố chiếc bugi .
3/ Hổ quái lội thủy giải , lau sạch bugi do bị dơ , ngợp xăng , rồ ga mạnh vài cái . mà không cần phải thay gì cả

hoang_nhuy
12-05-10, 09:06
Chào A Thanh Tu và Các Bạn

Khiêm _Khôn
1/ Xe tắt máy dừng lại, tiệm sửa xe ở phía trước bên tay phải >...theo hướng cua anh TT đang đi tới thì tiệm sửa xe năm ở T_TN nên đoán là tiệm dó năm bên tay phải phía trước.
2/ Khiêm ( thuộc cung đoài ) bệnh tật vè lưỡi, cổ họng, khó thở,.... >>> nghẹt xăng , hoặc là cài gì lọc gió nên làm xe không nổ ,( xin lỗi, NY không rành xe nên nói như vậy)
3/ và cái đó ( ống xăng, hoặc lọc gió) cũ quá bị hỏng nên phải thay thế

NY tham gia để học hỏi . cảm ơn anh TT và các bạn
thân mến

thaihoa
12-05-10, 10:17
Chào các bác em là ngưoiừ mới đang mới tìm hiểu dịch lý. Nhờ các bác phân tích hộ quẻ này:
Độn - Bĩ câu hỏi là hôm nay em đi đặt tiền mua đất thế nào ạ, có được ngưoiừ bán chấp nhận không ạ
Em nhờ các bác. Em luận chẳng ra

chào namduong, trongkhi chờ đợi các ace, TH tạm luận thử
Độn: ẩn nấp, trốn đi
Bĩ : bế tắc ,
kết hợp thoái lui sự bế tắc tức là điều bạn muốn sẽ thực hiện được.

namduong
12-05-10, 14:22
chào namduong, trongkhi chờ đợi các ace, TH tạm luận thử
Độn: ẩn nấp, trốn đi
Bĩ : bế tắc ,
kết hợp thoái lui sự bế tắc tức là điều bạn muốn sẽ thực hiện được.

Chào anh, đúng là đã xong rồi anh ạ, ban đầu lo người ta thay đổi ý kiến nhưng may quá đã đặt cọc xong. Ban đầu thấy quẻ này em thấy toàn lánh đi với bế tắc nghĩ chết rồi quả này không xong rồi. Thế mà lại ổn anh ạ. Nhưng mà quẻ này mà giải theo Việt dịch thì giải thế nào nhỉ. Các anh em giúp em để em còn học hỏi

thaihoa
13-05-10, 15:46
Chào anh, đúng là đã xong rồi anh ạ, ban đầu lo người ta thay đổi ý kiến nhưng may quá đã đặt cọc xong. Ban đầu thấy quẻ này em thấy toàn lánh đi với bế tắc nghĩ chết rồi quả này không xong rồi. Thế mà lại ổn anh ạ. Nhưng mà quẻ này mà giải theo Việt dịch thì giải thế nào nhỉ. Các anh em giúp em để em còn học hỏi

Chào namduong!
Theo việt dịch,lấy phương pháp đồng nhi dị, dị nhi đồng để áp dụng trong tình huống này!
Câu hỏi của nam duong không thuộc về một trong hai vế nào . Do vậy, dùng pp DỊ lấy dồng mà qui, bằng cách kết hợp 02 vế của chánh và biến quái để có câu trả lời.

Các bạn góp ý thêm

namduong
13-05-10, 15:51
Ông bác em hỏi năm nay sức khỏe thế nào. được quẻ: Hằng - Giải
Em giải như sau:
Hằng – Quải - Giải
Sức khỏe đang ổn đinh (hằng ) – dứt khoát(quải) – tán dã giảm đi (giải)
Nên nói là sức khỏe năm nay kém đi. Động nội quái hào hai ở tốn là ở dưới đùi, chân hóa khảm máu huyết lưu thông kém.
Không biết em giải như thế đã đúng chưa các anh ơi.

thanhtu
13-05-10, 22:48
Hôm qua ngày 9/5/2010 lúc 11h30' Tượng Khiêm - Thuần Khôn.
:8:--------:8:
:7:--------:8:
Khiêm---T.Khôn

Tôi đang chạy xe (HonDa) bỗng tắt máy, sáng ngày đã đổ xăng đầy.
1- Tiệm sửa xe gần nhất là phía trước hay phía sau?
2- Xe bị gì ?
3- Sửa hay thay phụ tùng?
Mời các bạn tham gia và nói lên phương pháp luận rõ ràng để học hỏi lẫn nhau. Đúng sai không thành vấn đề.
TT
Chào các bạn
Cảm ơn các bạn đã tích cực tham gia giải đoán, mỗi bạn mỗi vẻ đều có đáp án đúng riêng hết. Mình có vài lời phân tích sau:
1/ Tiệm sửa xe gần nhất là phía trước hay phía sau?
- Khiêm - T.Khôn: Thoái lui là có phụ tùng (tiệm sửa xe)
+ Thuần Kiền là "nguyên kiện" thì Thuần Khôn là "linh kiện" là nhiều món rời rạc, lục đoạn là lục cục: phụ kiện vậy.(ý này Nguoikhonghoc nói rất đúng).
=> Vậy là phía sau mới có tiệm sửa gần nhất.
2/Xe bị gì?
:8:--------:8:
:7:--------:8:
Khiêm - Thuần Khôn
Trong quẻ Khiêm duy nhất chỉ có một hào tam dương nay lại động chuyển sang T.Khôn mất không còn hào dương nào cả => vậy là mất lửa các bạn à. (ý này bạn ThaiHoa có luận đúng nhưng phân tích chưa rõ lắm, vì chúng ta chỉ xét 3 tượng đơn là Cấn - Khảm - Khôn, không có lôi, vì lôi là ngoại tượng. ở đây đang động nội tượng)
3/Sửa hay thay phụ tùng?
Khiêm - T.Khôn => thoái lui một linh kiện (phụ tùng) là câu chuẩn nhất mà bác Nguoikhonghoc đã luận. => là phải thay phụ tùng
- Anh thợ mở ra thử lửa thì lửa yếu quá (Khiêm) từ cục IC (Khôn)nằm ở trong bụng của xe (khôn). Nên phải thay IC
Chúc các bạn sức khỏe và hào khí trong Dịch Lý, cám ơn
TT

Lưu ý:
Xin nhắc bạn: TuHepLuong
- "Thuần khôn là Hàn gắn cũng có nghĩa sửa chửa (đồng với tiệm sửa xe) câu trả lời cho (1) ở khiêm - Tiệm sửa xe gần nhất ở phí sau (Khiêm)"
- Thuần Kiền là Tam liên - là liền lạc có nghĩa là hàn gắn thì đúng hơn. Từ đó Thuần Khôn là ngược lại là đứt ra, bời rời. tuy nhiên bạn đoán Khiêm là ở phía sau là rất đúng.
Ngoài ra các bạn khác mỗi người đúng một kiểu đều tốt cả, chúc cả nhà sức khỏe và niềm tin Dịch Lý ngày một tiến bộ
Mong bạn lưu ý và tiến bộ, chúc khỏe
TT

thaihoa
14-05-10, 15:38
KÍnh chào anh Thanh Từ!
Cảm ơn anh đã cho diễn đàn bài luận giải khúc chiết , thấu đáo. Thêm một bài luận mẫu để nghiền ngẫm.
mong anh có thêm nhiều bài tập hay cho các ACE cùng học hỏi tiến bộ
Thái Hòa

hoang_nhuy
14-05-10, 20:51
Cảm ơn bài giải của A. Thanh Từ , để ACE học hỏi thêm về dịch lý
NY

TuHepLuong
14-05-10, 21:54
Cám ơn anh ThanhTu đã cho các thành viên 1 bài tập ứng dụng dich lý trong đời sống. Cám ơn anh đã nhắc nhở em, em sẽ có gắng.

Hy vọng anh sẽ có những bài thực tập khác cho các thành viên trên HKLS có cơ hội trao dồi học thuật.

Mến chào anh
THL

thanhtu
28-05-10, 01:15
Chào các bạn
Phép phác họa định kỳ
Vào một chiều trung tuần tháng 4 vừa qua, nhóm bạn của tôi hợp mặt ở một quán ăn, anh em đến đầy đủ và chỉ còn 1 người bạn A chưa đến. Nhân dịp chờ đợi thì có một bạn nói "Bấm một quẻ bất thường xem chừng nào bạn A ấy đến". Liền có một bạn khác bấm theo công thức bất thường bằng cách: Đếm số người ngồi 2 bên bàn, lúc đó đếm được mỗi bên có 4 bạn, tức Số lý là 4 /4 là quẻ Thuần Chấn, hào động là 4 + 4 = 8 chia 6 hào dư 2 là động hào 2 tức an được Dịch Tượng là Thuần Chấn - Quy Muội.
- Thuần Chấn - Quy Muội là Động lần thứ 2 là có xôn xao, chen vào là bạn A đó đến.
- Trong lúc trò chuyện thì một bạn vì có việc nhà nên buộc phải về sớm, bạn ấy đứng lên ra về thế là bàn chúng tôi có động lần thứ nhất, vậy còn một lần động nữa là người bạn A sẽ đến. Cả bàn chúng tôi hoài nghi thắc mắc "chẳng lẻ còn một người nữa sẽ động ra về ư?" hay là "có người động đi đâu đó?".......rồi chúng tôi bỏ qua và cùng nhau nói chuyện và theo dõi sự lý biến động của Trời Đất sắp xếp ra sao.
- Vì bàn chuyện đạo lý thì muôn trùng vô kể mà trong quán thì đông người ồn ào khó nghe, có 2 bạn ngồi cách xa tôi một ghế trống của bạn vừa đi về, nên tôi bảo 2 bạn hãy đổi chỗ đến ngồi gần tôi nói chuyện nghe cho rõ. Hai bạn ấy đồng ý và đứng dậy chuyển qua ngồi ghế kế bên tôi. Thì ngay lúc đó 2 bạn vừa ngồi xuống thì bạn A vừa đến cùng lúc. Tôi nói đúng là động lần thứ 2 thì bạn A đến, Tạo Hóa thật là khéo sắp đặt theo đúng lý Thuần Chấn - Quy Muội.
☳ ----------- ☳
☳ ----------- ☱
Thuần Chấn Quy muội
Động lần 2 => thì xôn xao, chen vào.
Lý Biến động theo Tượng Dịch rằng: có Thuần Chấn là có Quy Muội cũng như xuất hiện Thuần Chấn là xuất hiện Quy Muội. Tức là có động lần 2 là có người chen vào, làm không khí ồn ào xôn xao.
Mà lần 2 là 2 người động một lượt quả đúng là trùng động.
Chúc các bạn tiến bộ
TT

nguoikhonghoc
28-05-10, 19:28
nhờ bác thanhtu và anh e luận giúp
e bị công an giữ xe và nộp phạt vì đi ngược chiều nên về muộn
nói thật hay nói dối?
nhu - tiết

hoang_nhuy
29-05-10, 00:44
nhờ bác thanhtu và anh e luận giúp
e bị công an giữ xe và nộp phạt vì đi ngược chiều nên về muộn
nói thật hay nói dối?
nhu - tiết

Nói thật, năn nỉ hết lời thì cuối cùng nộp phạt thả xe cho đi !
Nhu = có đức tin, long chung thủy - nói thật, sống thật
Tiết -dình chỉ, tận thành - đén cuối mới thành công
và hàng luận quẻ, mong các anh chị chỉ giáo thêm
thân mến

namduong
29-05-10, 13:21
nhờ bác thanhtu và anh e luận giúp
e bị công an giữ xe và nộp phạt vì đi ngược chiều nên về muộn
nói thật hay nói dối?
nhu - tiết

NHu: THuận dã, thuận theo
Tiết: Tiết gảm hạn chế
Nên em nghĩ là bác nói thật một ít ít thôi ạ

nguoikhonghoc
30-05-10, 10:21
nhờ bác thanhtu và anh e luận giúp
e bị công an giữ xe và nộp phạt vì đi ngược chiều nên về muộn
nói thật hay nói dối?
nhu - tiết

Kết quả nói thật
Tiết - giảm chế, hạn chế, nên đối với đường đi mà nói thì k thể nào cấm hẳn người ta đi ngược chiều mà chỉ có thể hạn chế phần nào thôi

Đi vào đường hạn chế (tiết) nên bị giữ xe (tiết) - phải chờ đợi (nhu) để lấy xe nên về muộn
e nói vậy anh tin rồi

nguoikhonghoc
30-05-10, 10:33
Chào các bạn
Phép phác họa định kỳ
Vào một chiều trung tuần tháng 4 vừa qua, nhóm bạn của tôi hợp mặt ở một quán ăn, anh em đến đầy đủ và chỉ còn 1 người bạn A chưa đến. Nhân dịp chờ đợi thì có một bạn nói "Bấm một quẻ bất thường xem chừng nào bạn A ấy đến". Liền có một bạn khác bấm theo công thức bất thường bằng cách: Đếm số người ngồi 2 bên bàn, lúc đó đếm được mỗi bên có 4 bạn, tức Số lý là 4 /4 là quẻ Thuần Chấn, hào động là 4 + 4 = 8 chia 6 hào dư 2 là động hào 2 tức an được Dịch Tượng là Thuần Chấn - Quy Muội.
- Thuần Chấn - Quy Muội là Động lần thứ 2 là có xôn xao, chen vào là bạn A đó đến.
- Trong lúc trò chuyện thì một bạn vì có việc nhà nên buộc phải về sớm, bạn ấy đứng lên ra về thế là bàn chúng tôi có động lần thứ nhất, vậy còn một lần động nữa là người bạn A sẽ đến. Cả bàn chúng tôi hoài nghi thắc mắc "chẳng lẻ còn một người nữa sẽ động ra về ư?" hay là "có người động đi đâu đó?".......rồi chúng tôi bỏ qua và cùng nhau nói chuyện và theo dõi sự lý biến động của Trời Đất sắp xếp ra sao.
- Vì bàn chuyện đạo lý thì muôn trùng vô kể mà trong quán thì đông người ồn ào khó nghe, có 2 bạn ngồi cách xa tôi một ghế trống của bạn vừa đi về, nên tôi bảo 2 bạn hãy đổi chỗ đến ngồi gần tôi nói chuyện nghe cho rõ. Hai bạn ấy đồng ý và đứng dậy chuyển qua ngồi ghế kế bên tôi. Thì ngay lúc đó 2 bạn vừa ngồi xuống thì bạn A vừa đến cùng lúc. Tôi nói đúng là động lần thứ 2 thì bạn A đến, Tạo Hóa thật là khéo sắp đặt theo đúng lý Thuần Chấn - Quy Muội.
☳ ----------- ☳
☳ ----------- ☱
Thuần Chấn Quy muội
Động lần 2 => thì xôn xao, chen vào.
Lý Biến động theo Tượng Dịch rằng: có Thuần Chấn là có Quy Muội cũng như xuất hiện Thuần Chấn là xuất hiện Quy Muội. Tức là có động lần 2 là có người chen vào, làm không khí ồn ào xôn xao.
Mà lần 2 là 2 người động một lượt quả đúng là trùng động.
Chúc các bạn tiến bộ
TT
cảm ơn bác thanhtu
Xin bác cho thêm một vài ví dụ nữa cho có nhiều góc độ khác nhau để tiện theo dõi học tập
thanks

nguoikhonghoc
30-05-10, 23:12
Có 1 bài nhờ bác thanhtu và anh e luận
Phục - Khôn - Di
Trong 4 người con
Chị cả
Chị hai
Chị ba
Em trai út
Hỏi: Ba mẹ sẽ chia đều đất cho 4 người con hay cho riêng ai?

Mình xin luận trước:
1- Hỏi xem có chia đất cho 4 người đất k?
2- Nếu không chia thì cho riêng ai?
Giải:
Phục - Khôn - Di
Tái hồi - Nhu thuận - Dung dưỡng
Phạm vi chia hay không chia
Giữ lại - đất - Ở
Vậy không chia cho 4 người
trả lời câu 2
Phục - Khôn - Di
Theo thông lệ (Phục) thì đất (Khôn) ở (di) sẽ cho người Canh (Phục) Chăm Sóc (di) ba mẹ (Khôn)
ai trong 4 người trên? Phục là bên ngoài thì chị cả hoặc em trai út
Phục là 1 trong 2 người trên lấy Di trả lời là người nào phụng dưỡng ba mẹ và ở chung nhà thì người đó được
Di còn là nhỏ so với đại quá to
theo thiển ý của tôi thì người con út sẽ được
Xin mời ý kiến khác

thanhtu
30-05-10, 23:51
nhờ bác thanhtu và anh e luận giúp
e bị công an giữ xe và nộp phạt vì đi ngược chiều nên về muộn
nói thật hay nói dối?
nhu - tiết
Chào các bạn
Bài này có thể luận:
Nhu - Tiết:
-Tương hội - tiết giảm => gặp Công An nên phải tiết tiền ra.
- kẻ mạnh (Kiền) chận đằng trước (khảm) là hiểm đằng trước (Nhu) nên phải bị tiết giảm tiền bạc (phạt)
=> vậy là sự lý bị công an giữ xe và nộp phạt là đúng.
Thân ái
TT

nguoikhonghoc
31-05-10, 13:11
Nhờ bác Thanhtu và anh e luận
Càn - Lý
Nước uống mà mọi người hay lấy để uống vẫn bình thường thường xuyên
Hnay có người bảo nước chưa chắc đã sạch đâu đấy!
Hỏi người này nói thật hay nói trêu?

phuongnam
03-06-10, 21:58
Nhờ bác Thanhtu và anh e luận
Càn - Lý
Nước uống mà mọi người hay lấy để uống vẫn bình thường thường xuyên
Hnay có người bảo nước chưa chắc đã sạch đâu đấy!
Hỏi người này nói thật hay nói trêu?

Chào các bác!
Em xin đi mở đầu cho bài luận này để tập luyện như sau:
Càn - Lý: Chính thức đúng lý => Đây là lời nói nghiêm chỉnh đúng lý
=> Người này nói thật chứ không trêu
Kính
PN

nguoikhonghoc
04-06-10, 13:49
Chào các bác!
Em xin đi mở đầu cho bài luận này để tập luyện như sau:
Càn - Lý: Chính thức đúng lý => Đây là lời nói nghiêm chỉnh đúng lý
=> Người này nói thật chứ không trêu
Kính
PN

xin vài lời dự đoán khác
sẽ kiểm tra nước bằng máy theo tiêu chuẩn và có kết quả sau vài ngày tới

thanhtu
04-06-10, 15:48
xin vài lời dự đoán khác
sẽ kiểm tra nước bằng máy theo tiêu chuẩn và có kết quả sau vài ngày tới

Chào các bạn:
Thuần Kiền - Lý: Chính yếu hợp lý => Nước chính phẩm đang dùng này mang đi kiểm tra sẽ đúng lý đúng chất lượng.
Thân ái
TT
LUY Ý:
Trong quẻ Thuần Kiền - Thuần Khôn là khó biến thông nhất.
Vài lời gợi ý biến thông như sau:
- Chính thức
- Chính phẩm
- Chính mình
- Chánh (so với tà)
- Chánh (so với Phó = Thuần Khôn)
- Chính diện (trước mặt, phía trước) => Thuần Khôn là ở sau lưng, phía sau
- Ngay thẳng (suy ra Thuần Khôn là lòng vòng, cong queo......)
- Cha (Kiền) <==> Mẹ (Khôn)
- Nhất (Kiền) <==> Nhì (Khôn)
- Nhất (Kiền) <==> bét (Khôn) tùy tính lý mà biến thông
- Một khối (Kiền) <==> bời rời (Khôn)
- Sĩ <==> lẽ
- ..................

nguoikhonghoc
05-06-10, 15:24
Từ Lý Âm Dương các Tiền Nhân đã mã hóa tượng hình bằng 2 gạch đứt và liền để tạo nên 8 hình tượng biểu hiện cho 8 bước Biến Hóa hình thành nên Vũ Trụ, gọi là Bát Quái.
- Mỗi bước có tên và ý nghĩa hình tượng riêng đượcc gọi là Tượng Đơn
http://i695.photobucket.com/albums/vv320/thanhtuDL/Untitled.jpg

Xin hỏi Bác Thanhtu
Tại sao tiền nhân không chồng lên một vạch nữa cho thành 4 vạch hoặc thêm nữa cho thành 5 vạch mà chỉ dừng lại ở 3 vạch mà thành 8 tượng đơn nay gọi là bát quái?

thanhtu
05-06-10, 19:49
Xin hỏi Bác Thanhtu
Tại sao tiền nhân không chồng lên một vạch nữa cho thành 4 vạch hoặc thêm nữa cho thành 5 vạch mà chỉ dừng lại ở 3 vạch mà thành 8 tượng đơn nay gọi là bát quái?

Chào NKH ! và các bạn!
Trong sự hình thành tượng đơn thì "Tiền Nhân" luận:
1. Vạch thứ nhất là hào thứ nhất (hào 1) là tượng trưng cho Địa
2. Vạch thứ 2 là hào thứ hai (hào 2) là tượng trưng cho Nhân
3. Vạch thứ 3 là hào thứ 3 (hào 3) là tượng trưng cho Thiên
Ba phạm vi trên còn gọi là "Tam Tài", "Tiền Nhân" cho là "tạm đủ" tượng trưng 3 giới THIÊN - ĐỊA - NHÂN. Nên tạm dừng ở 3 hào trong tượng đơn. Nếu các bạn nghiên cứu thêm về Triết Dịch thì sẽ rõ.
- Tuy nhiên nếu Hậu Học có sự phát triển thì có thể nghiên cứu ra tượng đơn 4,5,6....... hào chẳng hạn thì sẽ diễn giải rõ ràng hơn cái lý của Đạo Dịch. Thiển nghĩ đó cũng là sự mong muốn của "Tiền Nhân"
Thân ái
Chào
TT

bachvan2010
05-06-10, 22:02
:008: Văn Minh Dịch Lý III (Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý) do thầy Mỳ có viết về vấn đề này: vì sao đơn Quái có 3 vạch, vì sao chỉ có Trùng Quái mà không phải 3, 4 ... Quái chồng lên nhau
bạn Thanh Tu lý giải sai rồi
hình như tôi cũng gặp đâu đó có 1 vị đã bàn triết Dịch 1 là 3, 1 là 64 thi cũng xin mời ra lý giải lại câu hỏi này
cho nên: hậu thế ngày nay chỉ biết lượm lặt đó đây, chắp nhặt thành bài luận của mình, người mới học cứ ngỡ như gặp được Kỳ Thư do chưa có sách đầy đủ

thanhtu
07-06-10, 01:22
:008: Văn Minh Dịch Lý III (Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý) do thầy Mỳ có viết về vấn đề này: vì sao đơn Quái có 3 vạch, vì sao chỉ có Trùng Quái mà không phải 3, 4 ... Quái chồng lên nhau
bạn Thanh Tu lý giải sai rồi
hình như tôi cũng gặp đâu đó có 1 vị đã bàn triết Dịch 1 là 3, 1 là 64 thi cũng xin mời ra lý giải lại câu hỏi này
cho nên: hậu thế ngày nay chỉ biết lượm lặt đó đây, chắp nhặt thành bài luận của mình, người mới học cứ ngỡ như gặp được Kỳ Thư do chưa có sách đầy đủ

Cảm ơn bác BachVan2010 !
Xin bác cho vài lời luận giải tóm tắt để bản thân, NKH và bạn đọc được rõ cái "Lý Thành" Tượng đơn chỉ có 3 vạch mà tại sao không là 4,5....vạch, và Tượng kép chỉ có 2 tượng đơn mà không phải là 3,4.....tượng đơn chồng lên nhau.
Kính
TT

nguoikhonghoc
07-06-10, 22:49
:008: Văn Minh Dịch Lý III (Tiên Hậu Thiên Trí Tri Ý) do thầy Mỳ có viết về vấn đề này: vì sao đơn Quái có 3 vạch, vì sao chỉ có Trùng Quái mà không phải 3, 4 ... Quái chồng lên nhau
bạn Thanh Tu lý giải sai rồi
hình như tôi cũng gặp đâu đó có 1 vị đã bàn triết Dịch 1 là 3, 1 là 64 thi cũng xin mời ra lý giải lại câu hỏi này
cho nên: hậu thế ngày nay chỉ biết lượm lặt đó đây, chắp nhặt thành bài luận của mình, người mới học cứ ngỡ như gặp được Kỳ Thư do chưa có sách đầy đủ

Xin kính mời anh bachvan2010 tham gia chia sẻ dịch lý với diễn đàn
Trân trọng

bachvan2010
08-06-10, 20:23
Bài số 7: LÝ THÀNH (trích)
(3) Dùng ký hiệu Âm Dương diễn tả Lý Thành Không Manh Nha
Trong bài giải thích Luật Tạo Lập Vũ Trụ đã lý luận về K.M.N. Thành. Đó là cái Thành Tiên Thiên có khắp mọi nơi, mọi loài Thành thuộc phạm vi Hậu Thiên đều có ôm ấp.

Nay, diễn tả rõ ràng sự luân chuyển, phối hợp, giao cảm hóa sinh của sự Thành K.M.N. theo tư thế biểu diễn bằng qui ước Âm Dương vạch đứt, vạch liền.

a. Lý quân bình trong nhiệm nhặt
Sở dĩ Thành K.H.T.K.CỰC là do chính tự trong K.H.T.K. có hơi khác. Vậy, chính trong Một được xem như có Hai.

Rằng: Thành Một K.H.T.K.CỰC gồm có K.H.T.K. và K.M.N. Đây chỉ là sự phân tích gượng ép.

- Vạch này tượng trưng cho K.H.T.K.
- Vạch này tượng trưng cho K.M.N.

Với tư cách hoàn toàn chưa biết, K.H.T.K. ( ) và K.M.N ( ) đang phối hợp với nhau ra sao?

Nhưng tôi biết chắc, chúng đang là ĐỒNG NHI DỊ, là cái Lý: Một mà Hai, tôi tượng trưng một vạch dài, rồi tự phân tích ra hai vạch, giống mà hơi khác nhau theo Lý Đồng Nhi Dị, một sự phân tích gượng ép.

một cặp
Âm Dương

Sự phối hợp của chúng ra sao chưa biết rõ, nhưng Lý Một mà Hai gợi cho tôi ý niệm mỗi sự Thành nhiệm nhặt, tối thiểu một cái Thành phải có hai phần: Âm và Dương phối hợp nhiệm nhặt, tức là chỉ rõ về cái hơi khác nhau trong một.

Tôi muốn nói : cái dễ thấy ở ngoài đang có, cái khó thấy ở trong ; cái dễ hiểu biết, dễ nhận thức đang có cái khó hiểu biết, khó nhận thức ở trong. Cũng chỉ là lý lẽ quân bình, cân xứng nhiệm nhặt, xứng hợp trong phạm vi nhiệm nhặt mà thôi.

b. Bộ Mặt mới phủ lên trên
Mỗi mỗi sự Thành đều có ôm ấp cái Thành cũ trước kia của nó

Thành thanh niên có ôm ấp cái Thành thiếu niên.

Thành thanh niên là Bộ Mặt mới đang phủ lên trên cái Thành thiếu niên thuở trước.

Bộ Mặt mới phủ lên trên đang hình hiển, dễ nhận biết, mà trong chính nó có ôm ấp Bộ Mặt cũ, ẩn tàng khó nhận biết.


Theo :
 Lý Một mà Hai
 Bộ Mặt mới phủ lên trên

một cặp

phân tích gượng ép theo Lý Một mà Hai


Âm Dương

Bộ Mặt mới chồng lên trên hoặc đặt xuống dưới, theo tư thế mò mẫm (theo triết lý đặt xuống dưới ý nghĩa phủ lên trên). Chồng cho hết mọi trường hợp có thể có, chồng thiếu còn kém vô tư, chồng thừa thì trùng vô ích.

Lấy Gốc là vạch chính giữa.

Gốc Âm
toàn hình Âm ở giữa

Gốc Dương
toàn hình Dương ở giữa

Đối với gốc Âm, chỉ có bốn hình bóng.

Đối với gốc Dương, cũng chỉ có bốn hình bóng, không thừa, không thiếu

Tại sao chỉ chồng mỗi hình ba hào mà không chồng nhiều hơn?

Ví dụ: sao không chồng chất như vầy (hình vẽ 4 vạch)

Xin đáp :
K.H.T.K. ± K.M.N.  K.H.T.K.CỰC
1 2 3

Theo Lý, Thành K.H.T.K.CỰC là Một, mà trong chính nó có Hai, vậy Một mà Ba.

Ý thức rằng: luân chuyển, phối hợp, sinh hóa là ba giai đoạn để Thành.

Vả chăng, theo khoa uyên nguyên tác tạo hữu hình, với tư cách mò mẫm, chỉ có thể chồng lên trên (trên, dưới). Cớ sao lại chồng nhiều hơn ba vạch, bộ biết trước có 4, 5, 6 vạch sao? Nếu biết trước thì sao dám gọi mò mẫm, biết trước phải có 4, 5 vạch gì gì đó, sao bảo là vô tư được?

Nói khẳng định, chính tôi đang muốn biết cái vạch đứt, vạch liền, trong cơ mang hỗn độn có thể xảy ra bao nhiêu trường hợp, trạng thái linh động khó lường. Đó là lý do tại sao tôi chỉ được có ba vạch cho Lý Thành.

Vậy, theo uyên nguyên tác tạo khoa hữu hình học, mỗi vật Thành, theo ký hiệu hình bóng Âm Dương chỉ là Một mà Ba.

Thật là ảo thuật? sao Một mà Ba?

Thêm một ví dụ: THÀNH CÁI TÔI
Tôi, ắt hẳn có ôm ấp hình bóng của cha mẹ tôi. Có dám cả gan chối nhận Tôi không có ôm ấp hình bóng của cha mẹ không? Ồ! ít ra cũng phải có ấp ủ, dính líu tí gì của cha mẹ chớ.

Cha: 1
Mẹ: 1
Tôi: 1

Vậy Thành Tôi là Một mà Ba, ô hay, cũng là Ba mà chỉ có Một
...

nguoikhonghoc
08-06-10, 21:58
Rất hay và chí lý xin cảm ơn anh bachvan2010
Mong anh dành chút thời gian đảo qua đảo lại góp ít bài cho diễn đàn thêm sôi động!
Trân trọng

thanhtu
08-06-10, 23:58
Chào bác BachVan2010
Rất cảm ơn bác đã dành thời gian trích một phần bài Lý Thành của Thầy Xuân Phong - Nguyễn Văn Mì. Mong bác trích phần còn lại cho trọn vẹn cả bài.
Càng mong bác góp sức chung tiếng nói cho phần Dịch Lý ngày một phát triển đông vui hơn.
kính
TT

nguoikhonghoc
09-06-10, 14:43
Nhân đây nhờ anh bachvan2010 giải thích cho diễn đàn
Sau khi nghe anh lý luận giải thích về tại sao không phải là 4 hay 5 vạch,...mà chỉ đến 3 vạch rồi thành ra 8 quái. Vậy hỏi, trên cơ sở lý lẽ nào mà lại cho 8x8 = 64 để thành 64 tượng quái hay dịch tượng, tại sao không tiếp tục 64x64?
Tôi nghe nói đâu đó bảo rằng 1 là 2 là 3 là 4 là 5....là 64 cùng lúc chung cùng là sao?
Trân trọng