PDA

View Full Version : Thiên Không - Địa Kiếp



Lão Bạch
30-10-19, 11:31
Thiên Không - Địa Kiếp

1) Không Kiếp là cơ chế kiểm soát của Trời Đất
Cơ chế an sao Không Kiếp là đi từ cung Hợi, tính theo giờ Sinh (cấp độ nhỏ nhất của 4 dữ liệu thời gian: Năm, Tháng, Ngày, Giờ) có nghĩa là nó có mật độ tác động thường xuyên, lien tục, và cường độ lớn nữa; Không được an theo chiều nghịch kim đồng hồ (chiều của Trời) nên đúng ra phải gọi là Thiên Không; Kiếp được an theo chiều thuận kim đồng hồ, nên là Địa Kiếp. Hai sao như là một cặp kìm ngược xuôi, ra đa quét đi quét lại 12 cung số trên địa bàn, giống như thiên la – địa võng giăng khắp vậy. Nên, không gì không nằm trong tầm bao phủ của nó.
Là “quy luật vận động của Trời” nên Thiên Không ứng với những gì Vô Hình, tầm cỡ lớn, là sinh lão bệnh tử, là tồn vong, là luân hồi, ý tưởng, tư duy, hư không, là quy luật vận hành, là cơ chế, là đi trước/ứng trước, là tượng trưng, là biến những thứ hữu hình thành vô hình, hình tượng tượng trưng …
Là “quy luận vận động của Đất” nên Địa Kiếp ứng với những gì hữu hình, là vật chất, là chuyển hóa, nhào nặn từ vật chất này sang vật chất khác, là bùn đen, giòi bọ, phế phẩm, là vật chất cuối cùng trong chu trình chuyển hóa vật chất, là phân hủy, thối rữa, hư hỏng, mất mát, gây cho người ta long tham vật chất, là tạo dựng khó khăn, gian nan vất vả. những gì có được mà không đổ mồ hôi, sôi nước mắt mà làm ra thì trái với nó, thì sẽ khó giữ gìn.
Hai quy luật vận động này của Không Kiếp, biết được nó như vậy, thì để tự cảnh tỉnh bản thân mà sống/hành động để không phải cảnh: Thấy quan tài mới Nhỏ lệ.
2) Không Kiếp là Thân tự lập thân
Trời cho, đất hiến; không có nghĩa là cứ nằm ngửa ăn sẵn. nếu vậy, chỉ là kẻ tàn tật, ăn xin. Trời cho cơ hội, đất cho địa lợi, người phải dụng công mà khai thác, nhưng cũng đừng có quá, ngôn từ hiện đại gọi là phát triển sinh kế bền vững (developing a sustainable livelihoods), không bóc lột quá mức (excessive/over exploitation). Giống như “Ăn một quả khế trả một cục vàng. May túi ba gang mang đi mà đựng”. Vậy nên, cung Mệnh, Quan, Điền, Tài có Không, Kiếp thì ráng mà kéo cầy kiếm ăn, chứ đòi ngồi một chỗ có người mang đến thì chỉ có cách “bẻ giò” rồi ngồi hưởng mà thôi. Nếu không, thì của phù vân, không chân cũng chạy. Cơ trời cũng chỉ giành cho người nhân, trí.

Lão Bạch - Huyền Đồ

Lão Bạch
31-10-19, 09:11
3) Không Kiếp là Bả vinh hoa, mồi phú quý
Thiên Không, là cơ chế, cơ cấu nên cũng dễ tạo cho người ta cơ hội, một bước lên thiên đường, bỗng dưng phát đạt vì có ‘duyên” định trước. Trời cho cơ hội để làm lợi ích cho thiên hạ, cho đất nước, cho dân chúng… mà không biết làm theo “ý trời”, lại đi làm ngược lại bằng cách hại dân, hại nước, chiếm đoạt cho riêng mình, không theo tôn chỉ “thế thiên hành đạo” thì vinh hoa/danh vọng cũng chỉ là trong chốc lát. Thiên Không, hay tạo ra miếng mồi danh vọng, nếu không vững thì dễ lầm thuốc chuột lắm. (mấy ông hay chạy cơ chế chính là nhờ sao này). Địa Kiếp, nó như quả ngon, trái ngọt treo lơ lửng, tưởng là không có chủ, cứ xông vào mà lấy thì coi chừng: hoặc là chủ nó không có đó, hoặc nó là …bả chuột, cứ lấy mà ăn đi thì không bị đánh đòn phải ói ra, thì cũng bụng đau quặn lên vì trúng độc, rửa ruột/tháo ruột/ói mửa/miệng nôn trôn tháo cho nhanh thì cứu được tính mạng, chậm giây phút nào thì toi, còn không thì cũng như là người có khỏe đến đâu ăn tạp nham, không kiêng dè gì thì không sớm thì muộn cũng loét dạ dày.Làm ăn, không bỏ công sức ra, chỉ chiếm của người làm của mình, mưu kia kế nọ lường gạt thì cũng chỉ lấy được mà không giữ được.

4) Không Kiếp là Tiền vinh hậu nhục
Làm quan, làm giàu phải tự lực tự cường, bằng năng lực thực sự của bản thân, không trái luật, không trái đạo lý, không tham lam bất nghĩa, hại dân hại nước thì mới bền vững, an lành. Còn như quan chức, doanh nghiệp ngày nay toàn đi ngược lại, nên Tiền vinh Hậu nhục nhan nhản hang ngày trên mặt báo. Không tham thì đời sống ung dung, nhàn hạ. Không trái thì thiên tai, địa chấn cũng không có hại đến tính mạng được “Không tham thì Nhàn, Không trái thì An”.
5) Không Kiếp là giới luật, là động lực tu hành
Những người trước khi tu hành, thường là thấy “Đời là bể khổ, tình là dây oan” – Ái biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc. Vì sống không theo đạo trời, nghiệp chướng trùng trùng duyên khởi nên mới tạo ra vậy.
Người tu hành, muốn thoát luân hồi sinh tử, muốn tinh tấn thì phải tuân theo giới luật, là những điều kiêng kị, tránh xa. Đó chính là những đặc điểm “mặt trái” của Không Kiếp.
Nếm mùi đời rồi, đắng cay thì phải tránh. Tu hành rồi, tinh tấn phải nương.
Học Tử vi – là để học Đạo xử thế.