PDA

View Full Version : Bí quyết chọn và đặt cây cảnh trong nhà



dhai06
02-02-10, 19:47
Trong phòng ăn nếu đặt một số chậu cây có sắc màu vui tươi như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…, bạn sẽ cảm thấy ăn ngon hơn rất nhiều, vì những màu sắc này có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa của bạn.

Theo kiến trúc sư Cấn Phú Minh, Công ty cổ phần Kiến Trúc DMC Việt Nam (Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) cây xanh đóng vai trò rất quan trọng trong nội thất nhà phố. Vì đây là yếu tố để hình thành nên các cảnh quan thiên nhiên thu nhỏ, cải thiện môi trường ở và điều chỉnh luồng khí.

Vì vậy cây xanh dành cho nội thất nên là những loại cây xanh tốt, có nhiều mầm lộc phù hợp với môi trường sống ít ánh sáng trực tiếp, tránh những loại cây thô nhám, xù xì, gai góc…

Khi chọn cây cảnh trong nhà, bạn nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Nơi cây “định cư”: Việc này tuỳ theo kiến trúc của nhà và sở thích của gia chủ. Tuy nhiên xu hướng chung là nên đặt cây xanh vào những nơi nhiều ánh sáng, các góc trống, những vị trí mà bạn muốn che khuất tầm nhìn.

- Chọn cây: Ở những không gian đối ngoại như tiền sanh hoặc phòng ăn vào dịp lễ tiệc thường đặt các cây có dáng cân đối, bề thế. Ví dụ chậu mai thế hay quất đào ngày tết thường được đặt ở không gian tiền sảnh, chậu phát tài được đặt ở góc phòng khách hoặc phát tài núi đặt ở đầu cầu thang. Đó đều là những cây có dáng đẹp, hoa tươi đem lại điều tốt lành. Bạn cũng cần chú ý những cây có sắc đỏ, xanh và vàng tượng trưng cho các mùa xuân – hè. Theo phong thuỷ, đây là những gam màu kích hoạt nguồn khí luân chuyển.

- Những điều nên tránh: Ở những nơi hay đi lại và tập hợp nhiều người như hành lang, cầu thang, hàng hiên, lối đi trong vườn bạn nên trồng những cây nhỏ, ít gai nhọn hay cành chĩa thân lá gọn và không vướng víu như: trúc quân tử hay trúc nhật hoặc hoa cây bụi thấp mềm mại. Như thế sẽ không che khuất tầm nhìn và cản trở di chuyển.

- Bổ sung dưỡng khí: Các không gian riêng như phòng ngủ, phòng làm việc, phòng trà thiên về tĩnh nên trồng những cây trang trí có tính điểm xuyết nhẹ nhàng như cây bonsai, xương rồng hoặc phát tài.

- Cây trong bếp: Với không gian bếp bạn nên trồng những cây nhỏ gọn, tránh vướng víu và có tác dụng khử mùi, giảm khói như dương xỉ. Phòng ăn nên đặt một số chậu cây có sắc màu vui tươi kích thích tiêu hoá như: tía tô cảnh, đỗ quyên, hoa lá đỏ…

- Với các không gian chuyển tiếp trong ngoài như hàng hiên, logia, bậu cửa sổ thì cây trồng lựa chọn dễ hơn do tiếp xúc trực tiếp với nắng gió bên ngoài. Tuy vậy, bạn vẫn cần chú ý đến độ sáng của mặt lá, tầm nhìn và sự tương ứng với các không gian kế cận.

- Đừng để cây héo úa: Khi trồng cây trong nhà bạn cần chú ý đến một yếu tố khá quan trọng vì cây cối là thước đo trường khí của từng không gian nhà ở. Vì thế bạn nên lựa chọn phù hợp và chú ý chăm sóc, theo dõi nếu cây bị héo úa hoặc phát triển kém tức là nội khí trong nhà không tốt nên thay đổi chủng loại cây hoặc kiểm tra lại môi trường chung quanh để điều chỉnh cho phù hợp.
Trích từ: vnexpress.net

tom
16-05-10, 09:24
SỰ THẬT TIN ĐỒN CÂY XANH TRONG NHÀ CÓ ĐỘC

Cộng đồng mạng đang xôn xao vì tin một loại cây xanh có độc trồng trong nhà có thể giết chết một đứa trẻ trong vòng một phút, lấy mạng người lớn chỉ cần 15 phút. Các nhà sinh vật học xác định đây là cây Vạn niên thanh.

“Nếu đã chạm tay vào loại cây này thì đừng dụi tay lên mắt vì có thể làm cho mắt bạn mù một phần hoặc vĩnh viễn”, thông tin này loan truyền trên mạng mấy ngày qua khiến rất nhiều người TP HCM lo lắng. Bởi Vạn niên thanh là loại cây rất được ưa chuộng ở phía Nam dùng để trồng làm cảnh trong nhà, ngoài vườn, trang trí công sở.

Các giáo viên trường mẫu giáo Mầm Non 4, Quận 3, TP HCM, nơi có trồng nhiều cây Vạn niên thanh trong sân trường, bàng hoàng khi nghe tin loại cây này có độc. "Không ngờ là cây có độc, chúng tôi sẽ nhổ bỏ loại cây này ngay lập tức vì có thể có hại cho các cháu", các cô giáo cho biết.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Bùi Văn Lệ, Tiến sĩ Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, loại cây này có tên khoa học là Dieffenbachia cultivar (tên thường gọi: Vạn niên thanh), thuộc họ ráy (Araceae), thân mềm, lá màu xanh đốm trắng, được trồng làm kiểng trong nhà ở khắp nơi trên thế giới.
Cây vạn niên thanh được ưu ái trồng chốn công sở, tư gia. Ảnh: Ngoan Ngoan

Theo Tiến sĩ Lệ, độc tính của cây chủ yếu là do tinh thể Calcium Oxalate trong tế bào cây. Ngoài ra còn do các Enzyme phân giải Protein trong các tế bào tạo tinh thể. "Nếu vô tình nhai phải lá cây, những tinh thể Calcium Oxalate có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa...", Tiến sĩ Lệ cho biết

Trong một số trường hợp, việc tiếp xúc với lá cây cũng có thể gây ra các triệu chứng này nhưng rất hiếm, chủ yếu chỉ là viêm da nhẹ. Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi.

Tuy nhiên Tiến sĩ Lệ cho rằng, các triệu chứng này thường nhẹ và có thể chữa trị bằng thuốc giảm đau, thuốc kháng Histamine hay than hoạt tính. Người bị dính độc của cây này không đến mức phải súc rửa đường tiêu hóa như các loại ngộ độc khác và có thể tự khỏi mà không cần chữa trị đặc biệt nào.

Ông Lệ khẳng định, y học hiện nay chỉ mới ghi nhận một ca ngộ độc Vạn niên thanh phải can thiệp bằng phẫu thuật vào năm 2005. Đó là trường hợp một bé gái 12 tuổi ở Cộng hòa Czech nuốt phải lá Vạn niên thanh và bị thủng động mạch chủ thực quản, gây xuất huyết ồ ạt.

Ông Nguyễn Văn Lãng, nguyên Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh TP HCM, Chủ tịch hội Sinh vật cảnh Long An cho biết, Vạn niên thanh thuộc loại cây cảnh. Cây có màu sắc và hình dáng thanh nhã, dễ trồng, sống được trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, không cần nhiều ánh sáng và nước, đỡ tốn công chăm sóc, giá lại rẻ nên được ưu ái trồng rộng rãi ở trong nhà, ngoài sân hay trong phòng làm việc, đặc biệt ở Việt Nam.

Theo ông Lãng, Vạn niên thanh tuy có độc nhưng chỉ ở một chừng mực nhất định nếu nuốt phải hoặc bị dính mủ cây với lượng lớn chứ không gây chết người cực nhanh như tin đồn. Ngoài ra không phải ai cũng bị những triệu chứng trên mà tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Một số chủng Vạn niên thanh thuộc giống Aglaonema (Aglaonema Modestum) còn được dùng như một loại dược thảo có tác dụng thanh nhiệt giải độc, cường tim lợi thủy, cầm máu, trị đau họng, tim yếu, rắn cắn, bị đánh đập, bạch hầu, bỏng nước sôi, thủy thũng, đinh nhọt, ho hen do suy nhược, nóng sốt...

Vì thế, theo ông Lãng, không nên tẩy chay loại cây cảnh với nhiều ưu điểm và vốn được ưa chuộng từ nhiều năm nay. Ông nói: "Chỉ cần lưu ý khi trồng Vạn niên thanh nên trồng vào chậu cao, tránh xa tầm với của trẻ em và khi tiếp xúc thì tránh bị mủ cây dính vào da".

Ngoan Ngoan

http://www.vnexpress.net/Files/Subject/3B/A1/BC/D6/IMG_0470.JPG