PDA

View Full Version : Trả lời câu hỏi của 1268



namphong
03-02-10, 10:20
Em có một câu hỏi nhỏ nhờ anh giúp với:
1. Trường hợp khi lập tinh bàn có cặp sơn tinh và hướng tinh tạo thành căp (7-8) sơn tinh 7, hướng tinh 8. Mà lại ở vị trí của ra vào thì phải hóa giải thế nào cho hiệu quả hả anh ???. Ví dụ như nhà tỵ hướng hợi nhập trạch vận 7.
Chân thành cảm ơn anh.

Sẵn câu hỏi này của bạn Nam Phong trả lời trên đây để cho các bạn trên diễn đàn tham khảo, do khi luận Phi tinh Nam Phong nhận thấy một số bạn chỉ xem trọng suy vượng và sinh khắc của nhị tinh(sơn, hướng) trong một cung mà ít chú ý đến vấn đề chủ khách trong một cung(mà đây lại là vấn đề quan trọng).

Sơn tinh 7, hướng tinh 8, tại cung hướng, 8 làm chủ, 7 làm khách, quẻ Sơn Trạch Tổn(là quẻ Trạch Sơn Hàm, lấy nội dung bên dưới Trạch Sơn Hàm):
trúc tiết phú: cam la phát tảo, hào phùng cấn nhi phối đoài diên niên.
huyền tủy kinh: sơn trạch thông khí,thử thiếu nam chi tinh kết thiếu nữ chi thai dã
Cấn pháp nguyên thần,vô ân tinh,dụng đoài kim, vi bàng thành tá cục, nhi ngọc uẩn san huy

Nam Phong luận:
8 vượng thì 7 cùng vượng nên là sơn trạch thông khí, phu thê chính phối đắc diên niên, 8 vượng 7 theo nên trước đắc tài sau tăng thêm đinh.
8 suy thì 7 suy theo, sơn trạch khí bất thông, phu thê chia 2 đường, bại tài trước chia lìa sau(không chủ tổn đinh chỉ chủ chia ly).

Sơn tinh 7, hướng tinh 8, tại cung tọa, 7 làm chủ, 8 làm khách, quẻ Trạch Sơn Hàm(là quẻ Sơn Trạch Tổn, lấy nội dung bên trên Sơn Trạch Tổn)::

huyền không bí chỉ: nam nữ đa tình, vô môi chước tắc vi tư ước.
         
huyền ki phú: trạch sơn vi hàm,thiếu nam chi tình chúc thiếu nữ,
          kim cư lương vị, ô phủ cầu danh
trúc tiết phú: cam la phát tảo , hào phùng cấn nhi phối đoài diên niên
diêu tiên phú: trạch san tăng phúc vượng thiếu phòng

Nam Phong luận:
7 vượng thì 8 vượng theo, đắc tài lộc nhưng lại đa tình. Vợ làm chủ chồng nghe theo thì yên ấm, chồng làm chủ vợ nghe theo e bạo phát lại bạo tàn do tính đa tình, lợi cho thiếu nam.
7 suy thì 8 suy theo, chủ bôn ba dâm đãng, tài lộc tiêu tán.

Cùng là 7-8 trong một cung nhưng phân chủ khách thì khác nhau nhiều.
Vận 7 thì 7,8 vượng cần gì hóa giải?(nhưng Tị Hợi cục thì làm gì có 7-8 hội nhau?)
Nếu gặp các vận mà 7-8 suy thì treo phong linh(nhưng cụ thể từng trường hợp có thể phải làm khác nửa)

Trung cung và 6 cung còn lại tùy tâm mà lĩnh hội. Ví dụ như tọa Tý hướng Ngọ thì Cấn cung, Chấn cung và Tốn cung ở bên tay trái, chủ người nam; tọa Đoài hướng Chấn thì Tốn cung lại chủ người nữ...

htruongdinh
03-02-10, 11:36
HTD có câu hỏi về phản ngâm, phục ngâm, nhờ namphong trả lời dùm :

Trong dịch lý, phản ngâm có 2 loại:
- Phản ngâm của quẻ là quái biến cùng xung.
- Phản ngâm của hào là hào biến cùng xung hay hào biến tương xung cũng vậy.

Một căn nhà bị phản ngâm, nôm na là bị tác động ngược lại ( Xung) là một căn nhà có hướng của cửa cái và hướng đến của giòng nước chảy hay giòng sông hoặc hướng của con đường dẫn đến nhà tương xung.
Ví dụ 1: Nhà có cửa cái mở hướng Đông mà giòng sông hay con đường từ hướng Tây đến. Đông Tây hay Chấn Đoài hay Mão Dậu tương xung.
Ví dụ 2: Nhà có cửa cái mở hướng Tây bắc, con đường dẫn đến nhà hay giòng sông chảy từ hướng Đông nam .

Quẻ phục ngâm : sự biến quẻ Càn ra Chấn và Chấn ra Càn, địa chi thì Thân , Tý , Thìn thì sau khi biến quẻ cũng là Thân , Tý , Thìn....Trong dương trạch là xét Càn biến Chấn, Chấn biến Càn của cổng, cửa, phòng ngũ, hướng giường, tọa bếp, hướng bếp, mệnh gia chủ.

Trong Huyền không thì không xét biến quẻ phục ngâm như trên mà giải thích rằng khi khí của phi tinh quay trỡ về vị trí cũ của mình theo địa bàn thì khí tăng lên gấp bôi có nghĩa là mạnh hơn khi đóng ở các cung khác, lúc này ngũ hoàng cũng là lúc quay về trung cung đúng với bảng thể của nó, giống như một ông chủ đi công chuyện lâu ngày nay quay về nhà và thấy sự bề bộn của nhà cửa nên sắp xếp lại tạo nên sự lo lắng buồn phiền tùy theo khí của sao và của cung.

HTD muốn hỏi là bên cạnh cách tính phản ngâm, phục ngâm của Huyền Không thì ảnh hưởng của quẻ phản ngâm, phục ngâm của Dịch đối với dương trạch như thế nào? ví dụ: trường hợp Càn biến Chấn, Chấn biến Càn ?


.........................................
"Đế xuât hồ Chấn"........"hút đổ núi Bất Chu", trời nghiên về hướng Tây Bắc, đất nghiên về phía Đông Nam"

1268
03-02-10, 12:38
Kính anh namphong.
Thành thật xin lỗi anh namphong em viết nhầm, đó là cặp sơn tinh và hướng tinh tạo thành số (7-9). Do là cặp số Hoả hậu thiên nên mới thắc mắc hỏi anh, mong anh giúp cho ?
Rất cảm ơn anh về việc phân tích chủ khách đối với các vị trí, sưa nay em vẫn chủ yếu luận về ngũ hành xung khắc.
Không biết trường hợp này có thể luận như sau được ko anh:
Do 9 là chủ lại là sinh khí, 7 là khách cùng vượng nên là sơn trạch thông khí, phu thê chính phối đắc diên niên, 9 vượng 7 theo nên trước đắc tài sau tăng thêm đinh.
Chân thành cảm ơn anh.

1268
03-02-10, 12:45
Chào anh HTD.
Theo em được biết đối với việc Phục ngâm toàn bàn thì thật là nguy hiểm ta phải tránh. Còn đối với việc phục ngâm tại một vị trí trên tinh bàn mà nhà được vượng sơn vượng hướng và bố trí loan đầu trong nhà phù hợp thì không bị phục ngâm nữa?
Mong được học hỏi.

namphong
03-02-10, 15:33
HTD muốn hỏi là bên cạnh cách tính phản ngâm, phục ngâm của Huyền Không thì ảnh hưởng của quẻ phản ngâm, phục ngâm của Dịch đối với dương trạch như thế nào? ví dụ: trường hợp Càn biến Chấn, Chấn biến Càn ?

.........................................
"Đế xuât hồ Chấn"........"hút đổ núi Bất Chu", trời nghiên về hướng Tây Bắc, đất nghiên về phía Đông Nam"

1. Phản ngâm là quái biến cùng xung. Như Đông Tây tương xung, Nam Bắc tương xung... Phi tinh huyền không khi Ngũ nhập trung cung phi nghịch thì 4(Tốn) đến phương Càn, 3(Chấn) đến phương Đoài... 8 phương phi tinh nghịch đối cung do đó Phi tinh cho rằng đây là phản ngâm. So với phản ngâm của Dịch là quái biến cùng xung thì thực chất phi tinh là cách dụng của Dịch, chỉ khác ở chổ Phi tinh có ĐỘNG mới HIỆN, còn Dịch chỉ cần có tượng quẻ là đủ.

2. Phục ngâm là quẻ biến mà lục thân bất động(như Càn Chấn). Huyền không phi tinh khi Ngũ nhập trung phi thuận thì 8 cung phi tinh như địa bàn, tức toàn bàn bất động, do đó gọi là phục ngâm. Có BIẾN mà không có ĐỘNG nên lý thuyết phục ngâm của phi tinh cũng là dụng phục ngâm của Dịch lý mà ra.

Như vậy Phản Phục ngâm của huyền không phi tinh thực chất là một phần dụng của phản phục ngâm Dịch lý. Do đó người học Phi tinh muốn giỏi phải học Dịch lý.

Thuyết phản phục ngâm của Dịch lý được nhiều phái dùng vào phong thủy Âm Dương 2 trạch, tuy nhiên theo Nam Phong biết thì không dùng trực tiếp mà các phái(nhất là Bát Trạch, Tam Hợp) đều ẩn dấu dưới nhiều cách khác nhau như phép biến quẻ, biến quái, luận thủy(như htruongdinh đề cập bên trên), bạt sa, hình, xung, phá, hại... Tuy nhiên ở mức cao của Huyền không thì ít bị ảnh hưởng, ở mức này thì Loan đầu-Lý khí, Hình-Khí, Thể-Dụng... đã hòa làm một, chỉ lấy Âm Dương nhất khí mà luận, đôi khi phạm phải phản phục ngâm của Dịch lý vẫn luận tốt như thường(và thực sự là tốt :008: ), vì do không còn giới hạn quẻ bất động hay khí đối xung nên Phản Phục ngâm có mà không có.

Câu cuối của htruongdinh là manh mối đó: "Đế xuất hồ Chấn, tề hồ Tốn, tương kiến hồ Ly, dịch hồ Khôn, thuyết ngôn hồ Đoài, chiến hồ Càn, lao hồ Khảm, thành hồ Cấn". Trong câu này vòng chu thiên đi qua 8 cung Bát quái Hậu thiên mà có thấy dấu hiệu phản phục ngâm nào đâu? Chỉ thấy sinh thành(Chấn, Tốn) lớn mạnh(Ly) lui về(Khôn Đoài) hủy diệt(Càn Khảm) thu tàng(Cấn). Một vòng này chỉ thấy dương sinh âm tử(tử mà không diệt), âm sinh dương tử(tử mà không diệt) mà thôi.

Hy vọng giúp được ít nhiều cho ban.

Thân chào.

htruongdinh
03-02-10, 15:47
Cám ơn 1268. Phần Phản ngâm, phục ngâm này ít sách đề cập đến. Tập Trạch Vận Tân Án có đề cập, nhưng lại chỉ đề cập mà lại không hướng dẫn, giải thích. Tập Địa Lý Toàn Thư đề cập đến Phản Phục khá nhiều nhưng lại chỉ chú trọng về hào từ, không đề cập đến quái từ, chú trọng về Thể chứ không chú trọng về Dụng. Vì vậy người đọc không thể vận dụng đưa vào thực tế nếu như chưa thông hiểu căn bản của Dịch Lý. Lý thuyết Phản ngâm, phục ngâm này khác với lý thuyết Huyền Không. Một căn nhà vượng sơn vượng hướng vẫn có thể bị phản ngâm, phục ngâm với lý thuyết này.

namphong
03-02-10, 15:51
Kính anh namphong.
Thành thật xin lỗi anh namphong em viết nhầm, đó là cặp sơn tinh và hướng tinh tạo thành số (7-9). Do là cặp số Hoả hậu thiên nên mới thắc mắc hỏi anh, mong anh giúp cho ?
Rất cảm ơn anh về việc phân tích chủ khách đối với các vị trí, sưa nay em vẫn chủ yếu luận về ngũ hành xung khắc.
Không biết trường hợp này có thể luận như sau được ko anh:
Do 9 là chủ lại là sinh khí, 7 là khách cùng vượng nên là sơn trạch thông khí, phu thê chính phối đắc diên niên, 9 vượng 7 theo nên trước đắc tài sau tăng thêm đinh.
Chân thành cảm ơn anh.

Phi tinh đầu tiên luận sao là Ngũ hành sinh khắc, học thêm thì sẽ luận sinh vượng suy tử 2 sao sơn-hướng từng cung, học thêm nữa sẽ luận sinh vượng suy tử liên cung, học thêm nửa sẽ luận sơn-hướng- trung cung gồm thâu toàn bàn, học thêm nửa sẽ luận... ngũ hành sinh khắc... :798: :798:

Sơn tinh 9 làm chủ, hướng tinh 7 làm khách, Quẻ trạch hỏa cách:
huyền không bí chỉ: ngọ dậu phùng nhi giang hồ hoa tửu.
tử bạch quyết: thất cửu hợp triệt, thường chiêu hồi lộc chi tai.
          thất xích vi tiên thiên hỏa sổ , cửu tử vi hậu thiên hỏa tinh , vượng cung đan ngộ , động thủy vi ương.
phi tinh phú: xích 、 tử hề , trí tai hữu sổ.

Nam Phong luận:
Đây không phải sơn trạch thông khí mà là trạch hỏa. Đại khái vượng thì tốt, suy tử thì hay bị tai ương, nếu không thì con cái hay bỏ nhà đi. Dù vượng hay suy nó cũng kị thủy hết nhé, chớ mang thủy đến mà gặp họa.

P/S: bài trước viết vội quên xem lại nên Nam Phong đã luận đảo ngược hết, chủ phải là quẻ Hạ, khách phải là quẻ Thượng(nói ngược chủ thành quẻ Thượng, khách thành quẻ Hạ), nên nội dung phần dưới đảo lên trên, trên đảo xuống dưới là đúng. Nam Phong không sửa mà đã đổi màu 2 đoạn đó. Cáo lỗi cùng bạn và các bạn trên diễn đàn.

1268
03-02-10, 17:36
Rất cám ơn anh namphong.
Cho em hỏi thêm anh một chút:
1. Với ví dụ trên: Sao hướng tinh 9 là sinh khí, thông thường thì đặt nước là tốt. Tuy nhiên, ở đây tạo thành cặp Hỏa hậu thiên (7-9) do đó cần hóa giải. Có người khuyên em nên đặt nước ẩn nhẫn để hóa giải Hỏa khí đồng thời đặt Phong thủy Luân để kích hoạt sao 9 sinh khí. Theo anh phân tích thì họ nói sai phải không anh ?
2. Vậy theo anh có nên làm gì không hay ko đặt gì hết.
Kính anh.

htruongdinh
03-02-10, 23:30
2. Phục ngâm là quẻ biến mà lục thân bất động(như Càn Chấn). Huyền không phi tinh khi Ngũ nhập trung phi thuận thì 8 cung phi tinh như địa bàn, tức toàn bàn bất động, do đó gọi là phục ngâm. Có BIẾN mà không có ĐỘNG nên lý thuyết phục ngâm của phi tinh cũng là dụng phục ngâm của Dịch lý mà ra.

Thuyết phản phục ngâm của Dịch lý được nhiều phái dùng vào phong thủy Âm Dương 2 trạch, tuy nhiên theo Nam Phong biết thì không dùng trực tiếp mà các phái(nhất là Bát Trạch, Tam Hợp) đều ẩn dấu dưới nhiều cách khác nhau như phép biến quẻ, biến quái, luận thủy(như htruongdinh đề cập bên trên), bạt sa, hình, xung, phá, hại... Tuy nhiên ở mức cao của Huyền không thì ít bị ảnh hưởng, ở mức này thì Loan đầu-Lý khí, Hình-Khí, Thể-Dụng... đã hòa làm một, chỉ lấy Âm Dương nhất khí mà luận, đôi khi phạm phải phản phục ngâm của Dịch lý vẫn luận tốt như thường(và thực sự là tốt :008: ), vì do không còn giới hạn quẻ bất động hay khí đối xung nên Phản Phục ngâm có mà không có.



Tùy trường hợp Phục ngâm nặng nhẹ thôi. Nếu hiện tượng Phục ngâm lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngôi nhà thì không thể tốt được. Kinh Dịch đã nói :"Đất lấy số 4 mà sinh Kim , Trời lấy số 9 mà làm cho Thành " như vậy số đại diện của KIM là 4 và 9 . Vậy ứng kỳ nhanh thì từ 4 đến 9 ngày, chậm thì 4 năm đến 9 năm ...
Ví dụ : Nhà cửa Càn bếp Chấn là phục ngâm, quẻ của nó là Càn trên Chấn dưới, Càn ngoại Chấn nội : Thiên Lôi Vô Vọng.

namphong
04-02-10, 08:02
Rất cám ơn anh namphong.
Cho em hỏi thêm anh một chút:
1. Với ví dụ trên: Sao hướng tinh 9 là sinh khí, thông thường thì đặt nước là tốt. Tuy nhiên, ở đây tạo thành cặp Hỏa hậu thiên (7-9) do đó cần hóa giải. Có người khuyên em nên đặt nước ẩn nhẫn để hóa giải Hỏa khí đồng thời đặt Phong thủy Luân để kích hoạt sao 9 sinh khí. Theo anh phân tích thì họ nói sai phải không anh ?
2. Vậy theo anh có nên làm gì không hay ko đặt gì hết.
Kính anh.

Vì phần này bạn hỏi đụng chạm đến cách của người khác nên Nam Phong trình bày theo quan điểm của mình chứ không hề khuyên bạn nên hay không nên nghe theo, bạn tự cân nhắc lấy nhé:

cặp số hỏa hậu thiên 7-9 trong các vận 7 8 9 là sinh vượng tinh, sinh vượng tinh thì sao xấu cũng thành tốt, mắc gì phải hóa giải? nó mang đến cái gì xấu mà phải hóa giải?
sao 9 trong vận 7, 8 là sinh tinh, như chồi non mới mọc, cần dưỡng để thành hình, cho dù nó là hướng tinh cũng kỵ thủy, hỏa mới thành hình mà mang thủy tới chính là thủy sát hỏa, phong thủy luân là tượng thủy luân chuyển không ngừng, còn nặng hơn thủy bình thường. Không phải cứ sao hướng tinh sinh vượng là cần thủy, tùy từng trường hợp, ví dụ như trong vận 3, sao hướng tinh 3, 4 đều là sao mộc, sao 3 đã thành rừng nên rất cần thủy để đạt cực vượng, sao 4 cũng cần thủy nhưng ít thôi, cây mới nẩy mầm mà thủy vượng thì cây sẽ úng chết.
Theo Nam Phong phương 7 9 này nên để trống thoáng là đắc cách.

namphong
04-02-10, 08:42
Tùy trường hợp Phục ngâm nặng nhẹ thôi. Nếu hiện tượng Phục ngâm lâp đi lặp lại nhiều lần trong một ngôi nhà thì không thể tốt được. Kinh Dịch đã nói :"Đất lấy số 4 mà sinh Kim , Trời lấy số 9 mà làm cho Thành " như vậy số đại diện của KIM là 4 và 9 . Vậy ứng kỳ nhanh thì từ 4 đến 9 ngày, chậm thì 4 năm đến 9 năm ...
Ví dụ : Nhà cửa Càn bếp Chấn là phục ngâm, quẻ của nó là Càn trên Chấn dưới, Càn ngoại Chấn nội : Thiên Lôi Vô Vọng.

bạn htruongdinh:
Nam Phong không dùng Bát Trạch cũng hơi lâu rồi vì thấy trong đó có những mẫu thuẫn nội tại. Như quẻ biến Thiên Y bao giờ cũng là thuần âm hoặc thuần dương, bất sinh bất trưởng lại cho rằng tốt thì khiên cưỡng quá. Nếu bạn nghiệm thấy phục ngâm có tác dụng thì nên dùng nhưng cũng nên cẩn thận nhé.

Nam Phong có đọc một quyển sách nói về diễn số như sau:
"Thiên 1 sinh thủy, địa 6 thành chi. Địa 2 sinh hỏa, thiên 7 thành chi. Thiên 3 sinh mộc, địa 8 thành chi. Địa 4 sinh kim, thiên 9 thành chi. Thiên 5 sinh thổ, địa 10 thành chi. Cái thiên số là cơ(lẻ), cái địa số là ngẫu(chẵn). Nói thiên số địa số kỳ thực không ngoài âm dương, 1 dương 6 âm, 2 âm 7 dương, 3 dương 8 âm, 4 âm 9 dương, 5 dương 10 âm, âm dương từng đôi một tương đối nhau. 6-1=5, 7-2=5, 8-3=5, 9-4=5, 10-5=5 đây là cho thấy ngũ hành bất li Thổ, vô thổ bất thành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa.
Nói hợp thập là do: 1-9: kim thủy tương sinh; 2-8: mộc hỏa tương sinh; 3-7: mộc hỏa tương sinh; 4-6: kim thủy tương sinh. Hợp thập lý ở tiên thiên mà dụng lại ở hậu thiên nên tiên thiên có thông thì hậu thiên mới tác dụng, bằng tiên thiên bất thông dù hậu thiên có hợp thập cũng vô dụng.
Nói hợp hà đồ số là do: 1-6: thủy thủy tương liên nhị giang thành đại thủy; 2-7: hỏa hỏa tương liên nhị hỏa thành viêm; 3-8: mộc mộc tương liên nhị mộc thành lâm; 4-9: kim kim tương liên nhị kim thành khí. Hợp hà đồ số lý ở Tiên thiên mà dụng ở hậu thiên nên tiên thiên có thông hậu thiên mới thành, tiên thiên bất thông hậu thiên có hợp 1-6 cũng là 2 thủy hợp lại nhưng cùng đường cạn kiệt dần, 2-7 cũng chỉ là 2 hỏa hợp lại mà cháy lên rồi cũng tàn; 3-8 cũng chỉ là 2 cây hợp lại mà hút chất lẫn nhau cuối cùng cũng tự diệt; 4-9 2 kim hợp lại mà đấu nhau cuối cùng cùng gãy.
Nói hợp ngũ số là do: 2-3 hợp ngũ kỳ thực là tiên thiên mộc hỏa tương sinh; 1-4 hợp ngũ kỳ thực là tiên thiên kim thủy tương sinh. Tiên thiên có thông mới thành dụng hậu thiên, tiên thiên bất thông thì hậu thiên dù có hợp 2-3, 1-4 thì 2 tự là 2, 3 tự là 3, 1 tự là 1, 4 tự là 4, bất giao bất cấu, lấy gì làm dụng?
Nói hợp thập ngũ số là do: 7-8 hợp thập ngũ kỳ thực là tiên thiên mộc hỏa tương sinh; 9-6 hợp thập ngũ kỳ thực là tiên thiên kim thủy tương sinh. Tiên thiên có thông mới thành dụng hậu thiên, tiên thiên bất thông thì hậu thiên dù có hợp 7-8, 9-6 thì 7 tự là 7, 8 tự là 8, 9 tự là 9, 6 tự là 6, bất giao bất cấu, lấy gì làm dụng?"

Và nhiều phần nửa mà tự cá nhân Nam Phong nhận xét thấy rất tinh tế, do đó nhận thấy diễn số thực chất để nói lên lý Âm Dương giao hợp, không có liên quan đến vấn đề ứng kỳ. Trong thực tế khi định ứng kỳ Nam Phong thường căn cứ vào hoàn cảnh xung quanh và mức động khí quanh ngôi nhà hay mộ mà đoán định, khí thịnh thì mau, khí thanh thì lâu dài...

1268
04-02-10, 14:05
Cám ơn anh namphong!
Thực ra em cũng mới nghiên cứu thôi, nên kiến thức còn hạn chế, mới hay hỏi các anh những câu tầm thường như vậy,mong anh thông cảm.
Thực ra người khuyên em chắc cũng theo lý thuyết thông thường thôi, những điều anh nói em cũng chưa hiểu được hết, nhưng em sẽ nghiên cứu dần.
Nếu lúc nào anh rảnh có thể xem giúp em ngôi nhà này với: http://www.huyenkhonglyso.com/showthread.php?t=772
Chân thành cảm ơn anh!

Nguyen Minh
07-02-10, 08:18
Tùy trường hợp Phục ngâm nặng nhẹ thôi. Nếu hiện tượng Phục ngâm lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngôi nhà thì không thể tốt được. Kinh Dịch đã nói :"Đất lấy số 4 mà sinh Kim , Trời lấy số 9 mà làm cho Thành " như vậy số đại diện của KIM là 4 và 9 . Vậy ứng kỳ nhanh thì từ 4 đến 9 ngày, chậm thì 4 năm đến 9 năm ...
Ví dụ : Nhà cửa Càn bếp Chấn là phục ngâm, quẻ của nó là Càn trên Chấn dưới, Càn ngoại Chấn nội : Thiên Lôi Vô Vọng.
-----------------------------------------------------------------
@HTD, còn một quẻ nữa : Lôi Thiên Đại Tráng
Phản ngâm ít xảy ra ở Dương Trạch hơn nhưng không phải không có.
Huyền Không thì lấy Tọa và hướng làm chuẩn.
Còn bên này thì lấy Hướng nhà làm quẻ Thượng, hướng cửa làm quẻ hạ mà lập thành quẻ kép của dương trạch, rồi điểm hướng và phân cung.

Vài dòng góp ý.
Thân Kính

htruongdinh
07-02-10, 13:43
Cám ơn NguyenMinh. Trong khoa địa lý âm trạch lại bị rất nhiều quẻ phản ngâm. Các nhà phong thủy căn cứ vào giòng nước chảy về phương nào thì phương đó là phương Mộ Khố. Ví dụ: Nước chảy về phương tây bắc (Tuất Hợi) tức nước chảy về phương Tuất. Trong tam hợp hỏa cục Dần Ngọ Tuất, Dương Hỏa trường sinh tại Dần và mộ tại Tuất. Thấy dòng chảy mộ tại tuất tức là địa điểm hay khu vực đó thuộc hành hỏa. Người tuổi Tý hay người có cung mạng hành thủy xung hỏa (Ngọ) mà an táng trên khu vực này thì sẽ bị phản ngâm. Nhà bị phản ngâm rất ít gặp trong địa lý dương trạch, vì rằng rất ít khi người ta xây dựng nhà ở lại quay lưng lại với đường cái dẫn khí vào nhà.


Ngược lại những nhà bị phục ngâm thì nhiều. Quan sát những trường hợp Phục ngâm sẽ thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại....

Nguyen Minh
13-02-10, 09:10
Quan sát những trường hợp Phục ngâm sẽ thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại....

----------------------
Chào Chị HTD,
Trước kia nhà chị bị phục ngâm Bếp, sau khi chuyển Bếp đi đến giờ cũng đã hơn 3 tháng rồi mọi người trong nhà có khá không?
Chúc chị và gia đình một năm Canh Dần luôn luôn vui vẽ.

PS:
Quẻ chị hỏi có làm thêm 10 năm không?
thì : Động trùng là chuyện đã xảy ra chị đã biết rồi không phải lo đâu.
Còn muốn thì chị phải chờ đến lúc có duyên thì Thầy sẽ dạy Chương Chung Thân Quan Lộc.
Thân

htruongdinh
13-02-10, 14:27
Cám ơn NguyenMinh. Giải được quẻ phục ngâm thì tránh được điều buồn bã nhưng ngược lại sức khỏe không tốt. Trong một ngôi nhà, không vướng cái xấu này thì cũng vướng cái xấu khác.

Nguyen Minh
15-02-10, 05:43
Cháu gái Tân Mùi, Lục Bạch Càn nên chú ý nhiều hơn. Bị Phục Ngâm thì cả 2 thứ sức khỏe và vui buồn đều bị cả.
Thân

htruongdinh
18-02-10, 21:14
Cám ơn NguyenMinh. ở cung Càn (Tây Bắc) có bếp, bồn rửa chén, máy giặt, hồ nước, nhà tắm, toilet. Cháu gái Tân Mùi mạng Càn - Lục Bạch Kim sẽ bị ảnh hưởng. Xét theo tử bình, mệnh của cháu là Kim rất vượng, vì vậy cần Hỏa khắc Kim và Kim sinh Thủy để trung hòa ngũ hành. Nếu mệnh Kim nhược mà ở nhà có cung Càn bố trí như thế thì sẽ nguy hiểm tánh mạng.

thienluong6
20-02-10, 21:20
@ Sư huynh Htruongdinh,
Sư huynh đã viết: "Tùy trường hợp Phục ngâm nặng nhẹ thôi. Nếu hiện tượng Phục ngâm lặp đi lặp lại nhiều lần trong một ngôi nhà thì không thể tốt được. Kinh Dịch đã nói :"Đất lấy số 4 mà sinh Kim , Trời lấy số 9 mà làm cho Thành " như vậy số đại diện của KIM là 4 và 9 . Vậy ứng kỳ nhanh thì từ 4 đến 9 ngày, chậm thì 4 năm đến 9 năm ...
Ví dụ : Nhà cửa Càn bếp Chấn là phục ngâm, quẻ của nó là Càn trên Chấn dưới, Càn ngoại Chấn nội : Thiên Lôi Vô Vọng"
Kính nhờ sư huynh chỉ bảo, Nhà có Cửa Càn, Bếp chấn là phục ngâm: Cửa Càn thì dễ xác định, riêng Bếp Chấn xác định theo Cung đặt bếp hay Hướng bếp? Tức Bếp Tọa Tại Cung Chấn tính từ tâm nhà hay Bếp hướng về Chấn.
Xin đa tạ.
Thành kính