PDA

View Full Version : Độc giả độc thật



vân từ
10-02-10, 06:35
Hư thật cuộc đời trộn lẫn vào nhau, trong hư có thật, tưởng thật mà hư. Ngay cả đực với cái, không kể đến những phong trào nổi dậy của người theo chiều hướng phóng khoáng đòi quyền bình đẳng về trung tính, ở đây xin được miễn bàn về điều nhạy cảm này, mà chỉ nói đến hư thật của những vấn đề trong cuộc sống. Trở về vấn đề đực cái, dù bề ngoài đã chỉ điểm rõ ràng không thể lẫn lộn, nhưng ngoài đực mà trong cái, ngoài gái mà trong trai (nói về tính chất và khí độ con người), cho nên chuyện thật giả cứ phải lần mò tìm kiếm mãi chứ không thể chỉ nhìn mà thấy. Trong phong thủy, những con đường xe chạy được xem là thủy và những tòa nhà cao tầng có thể gọi là sơn; xem là thủy là sơn khác với chính nó là thủy là sơn. Ngay như hồ cá tự đào, con suối róc rách tự tạo bằng điện lượng, tuy đó là thủy thật, nhưng có thật là vậy hay không? Cái gì làm ra sơn ra thủy thật? Cuộc đất tự nhiên có chỗ chìm chỗ nổi, cái nổi cái chìm đó là do những yếu tố căn bản nào đó của "mạch", "khí", "chất" v.v... mà hình thành. Và những thể hiện đó phải chăng là cái "tướng" của cuộc đất? Xấu đẹp từ đó mà ra, dữ hiền từ đó mà có? Và mỗi cuộc đất với cái tướng sẽ có tính chất riêng, và tính chất đó có thể thích hợp với người này mà nghịch với kẻ kia; cũng có lẽ vì vậy mà người xưa muốn xem tướng xem số con người để tìm chỗ tương hợp mà đặt ra tuổi và hướng hợp? Điều tôi muốn tìm hiểu ở đây là những cái hư sơn hư thủy mà ta thường dùng trong phong thủy ngày nay, liệu sự tác động của "đồ giả" có làm ảnh hưởng như "đồ thật"? Về mặt phẩm chất thì chắc chắn không bằng, nhưng về mặt tính chất có được kể là một thứ hay không? Giống như một con người với tướng mắt tướng mũi tự nhiên mà định thiện ác, nay đi mỹ viện để sửa đổi, có làm mất tính chất ác thiện căn bản đâu? Có thể nó sẽ làm cho người đó tự tin hơn, và nhờ tự tin hơn sẽ ảnh hưởng đến tính cách của con người chứ không thể ảnh hưởng đến bản chất con người đó. Tôi là một người bị ảnh hưởng bởi thường lý cuộc sống, nhận thấy trong phong thủy có quá nhiều việc phức tạp, có quá nhiều vật quá lạ, thường dùng với ý định cắt chỗ dư bù chỗ thiếu, tìm cách quân bình không gian. Rồi chúng ta còn đi xa hơn về ngủ hành của cái tên, như tên Sơn là thổ, tên Lâm là mộc; tên Hải là Thủy; nhưng nếu tên John, tên Robert, Baract, Bijan v.v... thì làm sao tìm được yếu tố ngũ hành của ngoại nhân?

Giống như một em bé thiếu kiến thức hỏi: trái đất hình trái banh mà sao đứng không té ngã? Tôi mạo muội đặt thẳng vấn đề để được nghe, nghe để hiểu và nhờ đó mạnh dạn bước đi trên con đường còn rất mơ hồ, không những thế, chúng ta có thể nghiệm chứng cho thế hệ mai sau, để họ tiếp tục con đường chúng ta chứ không bắt đầu. Chủ quan xét thấy đây là việc lợi ích chung, tôi xin đề cập đến sự quan tâm của rất nhiều người đến người hiểu biết hơn để được học hỏi. Xin cám ơn.

Vân Từ

namphong
10-02-10, 08:12
Bài viết hay! Sơn Thủy, Thủy Sơn; thật thật, giả giả.

Mời mọi người cùng bình luận.

thangvstar
10-02-10, 09:05
Thưa các bác
Một chủ đề thật là hay, đây cũng là vấn đề mà tôi cũng thấy rất đau đầu mỗi khi để tâm suy nghĩ về nó.
Là con người thì không thể tránh khỏi những suy nghĩ, quyết định một cách cảm tính, nhưng người Trung quốc có một câu nói thế này: Tri nhân, Tri diện, Bất tri tâm.
Chính vì vậy ta làm sao cố gắng để nhìn rõ bản chất của vấn đề, sự vật, hiện tượng. nhưng sự thật thì bản chất của vấn đề mà ta cho là đã nhìn rõ ấy chỉ được giới hạn trong cái sự hiểu biết ( kinh nghiệm ) của chính ta mà thôi.
Nhưng thật may mắn là Nhà Phật lại có một câu hòng có thể an ủi cho mỗi vấn đề mà ta đã lựa chọn, đó là chữ Duyên.
Nhân đây Tôi cũng xin được gửi tới các bác trong Forum lời chúc mừng năm mới, Chúc cho một năm mới An Lành, Hạnh Phúc và gặp nhiều May Mắn đến với tất cả mọi người như những gì mà chúng ta đang theo đuổi trên diễn đàn này.

kimcuong
10-02-10, 13:01
Những thắc mắc hư thật, hư giả hay là thật mà hư, hư mà thật ... chính ra giống như đoạn dài từ con mắt nhìn của ta đến mặt trăng! Đoạn dài đó có bao nhiêu là ảnh hưởng đến việc "nhìn thấy" của mình, có khi chẳng nhìn thấy ở những lúc trưa nắng chói chang. Thế nhưng mặt trăng vẫn ở đó, vậy thôi. Đấy là nói đến một sự thật rõ ràng: Có một mặt trăng!

Nhưng "sự thật" đó (mặt trăng) đã bị tầm nhìn, cách nhìn... bao phủ hoặc che lấp bớt, không sờ vào được, không tới gần được, nên sự thật chỉ còn là những hình chụp in trên giấy và cái đoạn đường dài tới nó mà thôi. Tất cả đều như vậy.

Tất cả vì thế hiểu theo Kinh Dịch đều là Âm mà cũng là Dương, không nên tách rời chúng ra để phân biệt cho đúng thế nào là "Âm thật" hay "Âm giả", "Dương thật" hay "Dương giả" qua nhiều khía cạnh biểu hiện như đã nói. Chỉ có lúc này, nơi này thì mặt Âm hay mặt Dương thể hiện đúng thời và đúng vị trí để chúng ta dụng được. Qua rồi là hết. Âm có thể trở thành Dương, hoặc ngược lại, như trời sáng rồi đến chiều tối vậy.

Không có cái gì thật hoặc giả hoàn toàn, tất cả đều dựa vào nhau mà xuất hiện, như con người (Mệnh) và nhà ở (Phong Thủy). Không có con người thì phong thủy cũng không hiện diện, vì giá trị không có đối xung thì không có ứng dụng.

Mệnh con người và Phong thủy chỉ có khác ở điểm là "Trí". Chúng ta chọn lựa được phong thủy, chọn lựa được điều kiện hợp với mình, còn đất nước gió bão... thì không cần con người mới có. Chúng động như bất động, chính là vậy. Con người bất động thì lại suy tàn, tiếc là như thế.

longbow132004
10-02-10, 13:09
Không có cái gì thật hoặc giả hoàn toàn, tất cả đều dựa vào nhau mà xuất hiện, như con người (Mệnh) và nhà ở (Phong Thủy). Không có con người thì phong thủy cũng không hiện diện, vì giá trị không có đối xung thì không có ứng dụng.
.

theo ý kiến của em thì phong thủy là 1 môn khoa học tư nhiên, ko có con người thì vẫn có nó ở đó, nó là 1 chủ thể khách quan, cũng giống như các môn khoa học tư nhiên khác như toán học, vật lý hóa học vậy.
Trở lại chủ đề topic, em chỉ nói riêng với anh vân Từ, và chỉ trong lĩnh vực phong thủy, thì khi nhà mà ko hợp cách, phải bố trí "thủy giả" "sơn giả" thì chắc chắn nó sẽ ko tốt bằng tự nhiên,nhưng thà tốt ít còn hơn là gây hại :)

longbow132004
10-02-10, 16:03
em nghĩ phong thủy là 1 ngành khoa học tự nhiên, nên nó phải có độ chính xác rộng rãi, có nghĩa là, cũng đúng cho người châu á, và cũng đúng cho người châu âu cũng như châu mỹ, châu úc và cả châu phi.
Việc anh ví dụ tên, như Marry, mình ko xếp ngũ hành theo ý nghĩa tên, mà mình xếp ngũ hành theo cách phát âm. Tên nào phát âm nghe tiếng sắc,trong thì xếp vào kim, ..vv..., có 1 cuốn sách chỉ cách phân loại âm thanh theo ngũ hành, nếu anh vân từ muốn tham khảo, em sẽ post ở đây.

Phong thủy, số mạng, nó phụ thuộc vào vị trí địa lý tương đối rất là lớn, vd như những người sống ở phía Bắc bán cầu như chúng ta, thì phương nam là hỏa, phương bắc là thủy, đông là mộc, còn tây là kim. Tuy nhiên đối với những nước nằm ở Nam bán cầu như các nước châu mỹ la tinh chẳng hạn, thì phía bắc là hỏa, phía nam là thủy, tây là mộc mà đông là kim. Nó ngược lại hết với chúng ta.

Số mạng như anh nói cũng vậy, tuy cùng giờ tháng năm sinh, nhưng sinh ra mỗi người 1 phương vị khác nhau, người sinh cạnh hỏa, người sinh cạnh thủy, người sinh cạnh thổ, người sinh ban đêm, ban ngày....v....v...v ai vô tình sinh đúng nơi dụng thần của mình cần thì cuộc đời sung túc, âu cũng là cái nghiệp và duyên lành từ nhiều kiếp trước. CÓ người có 1 lá số đẹp nhưng nơi sinh và nghề nghiệp, phương vị sinh sống ko được thuận thì cũng có cuộc đời ko mấy bằng phẳng.

Còn nhân tướng học, mặt mũi tay chân, tất cả cái đó chẳng qua chỉ là hình tướng bên ngoài, ngườ học nhân tướng học bậc cao chỉ cần nghe thanh âm phát ra từ cuống họng cũng có thể đoán cát hung, vận xấu tốt ra sao. Hoặc nhìn cốt, tức là tướng đi, tướng ăn, tướng ở.

Lý là như vậy, nếu ta nắm được cái cốt lõi thì sẽ ko sợ đâu là chân, đâu là giả mà hoang mang lo lắng, em xin mượn 1 câu trong dịch lý để kết thúc:"tuyệt đối là tương đối ". Hy vọng với bài viết lủng củng dài dòng của em, cũng giải đáp 1 phần nào cái thắc mắc của anh :004:

thangvstar
10-02-10, 16:50
Hay quá
Bác Longbow làm tôi nhớ đến câu: Ưu điểm của Tôi là có rất nhiều nhược điểm.
và trong lúc bàn luận với bạn bè, bọn tôi vẫn hay nói với nhau: đúng là cái duy nhất mà chúng ta thống nhất được với nhau "tất cả vẫn chỉ là tương đối".

longbow132004
10-02-10, 17:11
haha, bạn thangvstar cũng làm mình nhớ lại 2 câu :
1/ Ưu điểm của em là không có khuyết điểm nào, và khuyết điểm của em là có quá nhiều ưu điểm
2/ chân lý là lý ở giữa 2 chân :0010:

vân từ
11-02-10, 03:14
Trở lại chủ đề topic, em chỉ nói riêng với anh vân Từ, và chỉ trong lĩnh vực phong thủy, thì khi nhà mà ko hợp cách, phải bố trí "thủy giả" "sơn giả" thì chắc chắn nó sẽ ko tốt bằng tự nhiên,nhưng thà tốt ít còn hơn là gây hại :)

Cám ơn Long Bow đã đi đến thực tế điều mà nhiều người quan tâm. Nghe nói bạn còn rất trẻ mà kiến thức đã cao dày, lại có hùng tâm. Nếu chúng ta nhìn phong thủy bằng cái nhìn đơn giản hơn thì hiệu ứng của nó có thể nhiều hơn, khi đi vào chi tiết chúng ta như bị kéo lê trên con đường cuộc sống nhiều quanh co, để rồi chúng ta đánh mất sự quan tâm cần thiết cho đời sống thực tế, và đi lạc vào cánh rừng lớn ngỗn ngang những quan điểm con người. Sự thật hiển nhiên và quan điểm luôn là hai vấn đề khác biệt, đôi khi tương hợp nhau một cách vô tình nhưng về bản chất là hai lãnh vực biệt lập. Có lẽ đó là kinh nghiệm bản thân tôi.

Bây giờ trở về chuyện giả thật của sơn của thủy, chúng ta suy lý làm sao để nhận biết tác dụng của những cái giả hình đó? Mong bạn Long Bow chia sẽ cùng diễn đàn qua kinh nghiệm thực tế cũng như qua suy lý để chúng ta nhận chân được những chuyển đổi cần thiết của hư của thật, của dài của tròn, của âm của dương...

Thân mến,
Vân Từ

bakhia
11-02-10, 04:07
Anh Vân Từ thân mến,

Trăn trở của anh là một trăn trở rất sâu sắc, nhưng bakhia thiển nghĩ là anh sẽ khó mà có được câu trả lời thỏa đáng.

Người chưa đắc đạo sẽ cố gắng giải thích bằng tri kiến, còn người đã đắc thì sẽ giải thích bằng sự im lặng, cả 2 đều sẽ không mang đến cho anh câu trả lời xác đáng.

Khi bakhia lên tiếng với anh thì hiển nhiên là bakhia thuộc về vế đầu rồi, hì hì ...

Lời cuối muốn chia sẻ với anh (và các bạn khác nếu không chê cười): mọi hành động thuộc về thân-khẩu-ý ngoài mục đích thoát khổ đều sẽ dẫn đến khổ.
Lời nói bá láp này chẳng ăn nhập gì với chuyện độc giả độc thật của anh, nhưng biết đâu trong không lại có.

Thân mến
bakhia

vân từ
11-02-10, 04:35
....
Lời cuối muốn chia sẻ với anh (và các bạn khác nếu không chê cười): mọi hành động thuộc về thân-khẩu-ý ngoài mục đích thoát khổ đều sẽ dẫn đến khổ.

....

Thân mến
bakhia

Cám ơn lời nói êm ái và sâu sắc của bạn, nhưng như một ngón tay đã chạm phải huyệt đạo, và nhờ đó đã mở ra thêm một cảnh giới mới của giòng suy tư.

Vẫn với cung cách của người phương đông, chúng ta với những thái độ ẩn hiện khác thường, lấy âm dương biến hóa, động tĩnh phát thu, nương nhau tồn tại, để thấy trong không là có, mà có cũng như không!

Nhớ lại chữ ký của Chính Ấn trên diễn đàn bạn mà tôi thấy ăn cục kẹo chocolate rồi uống ngụm cafe không đường nó ngon ngọt làm sao.

Không biết ngày mai sẽ ra sao?
Mà có ra sao cũng chẳng sao!

Cám ơn Bakhia, chúc bạn một ngày vui và một năm an hòa.

Thân mến,
Vân Từ

longbow132004
11-02-10, 07:18
em chào anh bakhia ,bài viết anh rất ngắn gọn và súc tích. Qua đó em cũng nhận ra anh là người có nghiên cứu về đạo phật. Nay em xin mạn phép đem hiểu biết sơ sài của em về đạo phật để đàm đạo với anh 1 chút nhe.

Đúng là khi xưa khi Đức Phật đạt được sự giải thoát hoàn toàn dưới cội bồ đề, ngài thấu hiểu hết cái khổ của chúng sinh, nhưng ngài chỉ nở 1 nụ hàm tiếu, và ko nói 1 lời nào. Vì như anh nói, giáo lý của ngài chỉ có thể tự tìm tự hiểu, chứ khi nói ra đã là ko hay rồi. Nhưng vì lòng từ bi của ngài quá lớn nên cuối cùng vẫn phải đi thuyết pháp, cứu chúng sinh.

Nay anh bakhia đã đạt đạo, xin anh cũng có đôi lời, giải đáp lại thắc mắc của anh Vân Từ, sau là của em.

Như anh nói, :"mọi hành động thuộc về thân-khẩu-ý ngoài mục đích thoát khổ đều sẽ dẫn đến khổ" . Nếu từ nhiều kiếp trước ta mà tu tập tốt thì kiếp này đã ko phải làm người rồi. Còn sinh còn tử, còn ăn còn thở, còn tình còn sắc thì vẫn còn trong lục đạo luân hồi. Phật đã chỉ cho chúng ta con đường để giải thoát, nếu chúng ta tu tập tốt trong nhiều kiếp sẽ cũng là phật như ngài. Câu trên của anh hơi bi quan , nên em xin phép nói lại , anh đừng giận:)

namphong
11-02-10, 10:28
Ngước mặt trông thiên tượng thay đổi tuần hoàn, hẳn có cái lý của nó, đó là Thiên lý. Tục gọi đó là ý trời.
Nhìn xung quanh chúng ta con người đối xử với nhau hẳn có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín. Đó là Nhân lý. Tục gọi là Đạo và Vô đạo.
Thiên-Nhân có lý hẳn Địa phải có lý, Địa lý là sơn thủy, là thiên nhiên. Tục gọi Phong thủy.

Thiên có Tâm, Nhân có Tâm hẳn Địa phải có Tâm.

"Thiên cơ diệu quyết bản bất đồng, bí mật tại Huyền không" đó là Địa lý
"Trung ngũ lập cực, lâm chế tứ phương" đó là Địa tâm

Cái bất đồng của Thiên cơ ấy chính là cái bất đồng của Địa lý-Địa tâm mà Thánh nhân cảm khái nói ra. Địa có lý nên nơi thành sơn, nơi thành thủy, nơi thành cao nguyên, nơi lại là bình dương. Địa có tâm nên nơi người da trắng, nơi người da màu, nơi sinh người phóng khoáng, nơi sinh người kín đáo, nơi người thông minh, nơi người u mê.

Người sinh ở miền Bắc Việt Nam, nói tiếng Bắc nhưng nếu vào Nam dài lâu hay đi nơi khác sinh sống hẳn tiếng nói dần thay đổi, trải qua thêm 2 hay 3 đời con cháu hẳn tiếng sẽ thuần theo nơi sinh sống. Ấy là do Địa tâm đã đổi nên KHÍ con người thay đổi theo.
Sinh sống trên miền núi quanh năm quen với núi non và trồng cây công nghiệp, chuyển về sống ở đồng bằng sông ngòi lâu ngày hẳn phải quen với sông nước và cây lúa. Ấy là Địa lý đã đổi nên HÌNH con người thay đổi theo.

Hai cái ví dụ khập khiễng đó chẳng thể nói hết được Địa lý và Địa tâm, vì Đạo chỉ có thể hiểu mà không thể nói.

Nói sơn thủy, âm dương, ngũ hành kỳ thực chỉ là nhất khí. Cái chân âm chân dương "Thiên ngọc", "Áo ngũ", "Bảo chiếu", "Thanh nang" đã nói quá nhiều. Thế nhưng nhiều người vẫn cố cầu giả âm, giả dương. "Sông núi có linh khí mà không có tinh khí, con người có tinh khí mà chẳng có linh khí" thế nên núi hằng năm vẫn cao lên, sông hằng năm vẫn đổi thay rộng hẹp, đó là cái linh khí tinh anh của sông núi chuyển mình. Giả sơn giả thủy sao có linh khí đó được? Muốn giả sơn giả thủy có linh khí thì phải cầu sức của vạn người thổi vào đó, như con Kênh Vĩnh Tế tại An giang, vợ chồng Thoại Ngọc Hầu dùng tinh khí vạn người chuyển vào đó mà ngày nay kênh Vĩnh Tế thực đã có cái tinh anh của núi sông.
Nơi thành thị sao gọi sơn gọi thủy? nơi đó hàng ngàn ngôi nhà, hàng trăm con đường, đâu phải hình thành trong vài ba ngày, hình thành một đô thị phải cần sức của vạn người trong đó, sức của con người đổ vào đó và cư trú trên đó nên cái tinh khí của vạn người đã chuyển thành linh khí cho thành thị hòa chung linh khí núi sông, nên gọi sơn gọi thủy. Một hòn giả sơn nho nhỏ vài mươi tấn đất đá, một cái ao nhỏ tầm vài trăm khối nước mà muốn thụ được cái linh khí của núi sông? hòn giả sơn và ao nước liệu có thay hình đổi dạng như núi sông hay không, hay chỉ là một khối sơn thủy chết mà thôi?
Hay có người dùng một bức tranh sơn thủy cũng muốn cầu thay đổi. Thay đổi Phong Thủy dễ đến vậy thì ngàn năm nay hẳn nhiều người không phải khổ tâm cầu.

Nguyen Minh
11-02-10, 10:32
Cùng Các bạn,

Sắc sắc...không không. Ngũ hành có khác gì Ngũ uẩn của nhà Phật đâu...Thật hay giả, thể hay dụng đều phải dụng tâm mà định cả.

Tâm sáng tức thiện...vẫn như sắc sắc...không không.

Thân kính

vanhoai
11-02-10, 10:34
Cảm ơn Nam Phong có bài viết quá hay.

longbow132004
11-02-10, 10:40
@namphong : theo như anh nói thì :"hòn giả sơn và ao nước liệu có thay hình đổi dạng như núi sông hay không, hay chỉ là một khối sơn thủy chết mà thôi" . Khối đất chết ấy ko biết anh có gọi là sơn hay ko, nhưng nó ảnh hưởng đến căn nhà rất rõ nếu đặt sai vị trí .

Sơn thủy nghĩa rất rộng, ko phải núi là sơn là nhà cao tầng, mà thủy là sông là đường.

Đọc bài viết của anh mình có cảm giác như anh quan trọng hóa vấn đề lên rất nhiều,phong thủy cũng chỉ là 1 ngành học như bao ngành khác, phong thủy cũng chẳng phải là tất cả, cũng chẳng là gì cả nhưng là 1 cái gì đó ( mượn lời DLVN) .

bakhia
11-02-10, 12:55
Nay anh bakhia đã đạt đạo, xin anh cũng có đôi lời, giải đáp lại thắc mắc của anh Vân Từ, sau là của em.

Như anh nói, :"mọi hành động thuộc về thân-khẩu-ý ngoài mục đích thoát khổ đều sẽ dẫn đến khổ" . Nếu từ nhiều kiếp trước ta mà tu tập tốt thì kiếp này đã ko phải làm người rồi. Còn sinh còn tử, còn ăn còn thở, còn tình còn sắc thì vẫn còn trong lục đạo luân hồi. Phật đã chỉ cho chúng ta con đường để giải thoát, nếu chúng ta tu tập tốt trong nhiều kiếp sẽ cũng là phật như ngài. Câu trên của anh hơi bi quan , nên em xin phép nói lại , anh đừng giận:)

Chào anh Vân Từ và Longbow,

Longbow: Tôi mà đạt đạo thì đã chỉ ngồi rung đùi uống trà chứ đâu đụng đến bàn phím làm chi, hì hì
Bạn có ý chia sẻ hiểu biết thì hà cớ gì tôi lại giận bạn ? Tôi cũng như bạn, hiểu biết nông cạn, mình chia sẻ 1 chút cái nông cạn này thôi mà.

Không phải chỉ có bạn mà rất rất nhiều người thường cho là những gì Phật chỉ dạy (chứ không phải đạo Phật) quá ư là bi quan (chứ không lịch sự như bạn viết là "hơi bi quan"), lúc nào cũng chỉ nói đến khổ mà thôi. Thoạt nhìn thì có vẻ như vậy, nhưng bình tâm mà nhận xét thì không phải vậy.

Nếu bạn bình tâm lại, bớt dùng sự chủ quan của mình thì sẽ thấy rằng là luôn có 2 mệnh đề "KHỔ" và "THOÁT KHỔ", đâu có rơi vào tuyệt lộ, vậy làm sao gọi là bi quan ?

"Nếu từ nhiều kiếp trước ta mà tu tập tốt thì kiếp này đã ko phải làm người rồi" thì chưa đúng. Sự việc không hẳn đơn giản như vậy đâu Longbow ạ, nếu có duyên thì khi khác tôi sẽ nói rộng ra hơn.


"Còn sinh còn tử, còn ăn còn thở, còn tình còn sắc thì vẫn còn trong lục đạo luân hồi." thì chỉ đúng mỗi một nữa. "tình-sắc" thì luân hồi, còn lại "ăn-thở" và "sinh-tử" thì chưa chắc. Sau khi thành Phật, theo bạn nghĩ thì đức Phật có còn "ăn-thở" và "sinh-tử" hay không ? (dĩ nhiên là chỉ hiểu theo ý niệm "ăn-thở" và "sinh-tử" của người trần mắt thịt của chúng ta)

Một ví dụ, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, lấy đại 1 ngành như ngành y tế đi, theo bạn thì nó đã mang lại nhiều hơn hạnh phúc hay sự đau khổ cho con người ? Dĩ nhiên đa số sẽ trả lời là mang lại nhiều hạnh phúc hơn, nhưng sự thật không phải là như vậy !
Từ đó bạn có thể suy diễn ra những thứ khác: công nghệ thông tin, hóa học, xây dựng, tử vi, phong thủy, ....

Tôi biết là đã tự chuốc phiền phức vào mình khi đưa ra ví dụ này, rồi sẽ lại rơi vào những sự tranh luận. Nhưng nếu chỉ 1 người hiểu thì quá tốt, còn không ai hiểu thì cũng chẳng sao.

HỮU TÀI VÔ TÂM thì sẽ cố tình hại người hại mình
VÔ TÀI HỮU TÂM thì sẽ vô tình hại người hại mình vì tri kiến chủ quan cứ nghĩ là mình đúng.
CÁI NÀO CŨNG KHỔ

Anh Vân Từ: tôi thấy anh có rất nhiều trăn trở vô cùng sâu sắc, hy vọng là sự chiêm nghiệm của anh sẽ một ngày nào đó giúp anh đả phá cánh cửa che mắt và thấy được ánh sáng của sự thật, đó là "không thiền mà thiền" ! mong lắm thay ...
Thân mến
bakhia

PS. đức Phật không có nở nụ cười hàm tiếu đâu, người khác đó :-)

vân từ
12-02-10, 07:22
Cám ơn bạn Bakhia đã góp lời đặc biệt, tôi mơ hồ nhận diện được thông điệp của bạn. Văn phong và suy tưởng của bạn như một mùi vị của sen, đã tô vẻ cho cuộc đời thêm chút sắc hương. Quanh ta là những thật hư cuộc đời, thật thì thật mà hư thì hư, chúng ta càng quan tâm thì sự hiện diện của nó càng có cơ sở để tồn tại theo cách tiêu cực hơn, ngay trong cuộc sống riêng của mỗi chúng ta không phải đã thể hiện điều đó hay sao? Nó như một sự cần thiết tương tác nhau để thúc đẩy cuộc đời. Hy vọng một ngày nào đó, tôi sẽ chìm sâu vào bóng tối của tư duy, để thả lỏng được những ngăn trở của trí tưởng mà tiếp nhận được hương sen cuộc đời này.

Texas hôm nay trời mưa cả ngày, trời vẫn lạnh như mấy ngày qua, bây giờ tuyết đã bắt đầu đổ xuống từ phương bắc của thành phố, những lúc như vậy, tôi thấy con người bé nhỏ đi và lòng bình an hơn với ý muốn hòa mình cũng vạn hữu quanh ta.

Cám ơn bạn rất nhiều và chúc bạn luôn vui.

Thân mến,
Vân Từ

namphong
12-02-10, 07:56
Tôi biết là đã tự chuốc phiền phức vào mình khi đưa ra ví dụ này, rồi sẽ lại rơi vào những sự tranh luận. Nhưng nếu chỉ 1 người hiểu thì quá tốt, còn không ai hiểu thì cũng chẳng sao.

HỮU TÀI VÔ TÂM thì sẽ cố tình hại người hại mình
VÔ TÀI HỮU TÂM thì sẽ vô tình hại người hại mình vì tri kiến chủ quan cứ nghĩ là mình đúng.
CÁI NÀO CŨNG KHỔ

PS. đức Phật không có nở nụ cười hàm tiếu đâu, người khác đó :-)

Đã biết mà vẫn cứ đâm đầu vào, rõ khổ :0006:

Mà hình như bakhia nói đúng, càng tránh thì càng khổ, thôi thì cứ đâm đầu vào xem có hết khổ hay không :798::798::798:

huyducit
12-02-10, 09:51
Kính các anh: Vântừ, Bakhia, NamPhong, Longbow, NguyenMinh !
Thấy các anh trăn trở về cuộc đời, thế gian, mà mình cũng thấy chạnh lòng ! Mình xin mạo muội mượn 2 câu của Sư Viên Minh (trích trong "Lá thư thầy" thì phải !) gởi các anh chị, chúng ta cùng suy ngẫm nhé !

" Tự do là ung dung trong ràng buộc !
Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau. "

Chúc cả nhà năm mới vui vẻ và . . . hạnh phúc !

HuyDucit

longbow132004
12-02-10, 09:54
hix, lâu nay em cứ đọc tên anh là Huy Đu Xít , nay mới biết là anh Huy Đức IT trùi.
Câu thơ anh hay lắm, xin cảm ơn anh :)

bakhia
12-02-10, 14:21
...
" Tự do là ung dung trong ràng buộc !
Hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau. "

...

HuyDucit

:0006: không có gì để nói thêm !
Hầu như ai cũng hiểu biết là ăn thì sẽ no, nhưng mấy ai ăn ? buồn :002:

namphong
12-02-10, 14:55
:0006: không có gì để nói thêm !
Hầu như ai cũng hiểu biết là ăn thì sẽ no, nhưng mấy ai ăn ? buồn :002:

Tết nhứt mà ông bakhia này chán đời quá, thêm một chữ vào câu của ông vậy:

Hầu như ai cũng hiểu biết là KHÔNG ăn thì sẽ KHÔNG no, nhưng mấy ai KHÔNG ăn ? KHÔNG buồn

bakhia
12-02-10, 15:21
Tết nhứt mà ông bakhia này chán đời quá, thêm một chữ vào câu của ông vậy:

Hầu như ai cũng hiểu biết là KHÔNG ăn thì sẽ KHÔNG no, nhưng mấy ai KHÔNG ăn ? KHÔNG buồn

:14_002: tuyệt vời !

ông bakhia chúc anh Nam Phong ăn tết vui vẻ. bÊN NÀY ĐÂU THẤY TẾT NHỨT GÌ, CHỈ TOÀN LÀ TUYẾT THÔI, LẠNH -8°C NÊN MỚI NÓI DZẬY ĐÓ MÀ,

TRÂU BUỘC GHÉT TRÂU ĂN :48_002:

Hoa Giấy
13-02-10, 14:43
anh ba khia nói chuyện sâu sắc và dễ thương quá!

conan135
15-02-10, 07:10
Một dạy ruộng nhỏ cong cong
muôn vàn khí mạch ai biết cho tường
Sơn pháp chẳng khó tìm dương huyệt
bình địa ai nói chẳng cao sơn ?
Đôi thủy uốn lượn triều về
Ngàn sa đứng đó tìm đâu
Vô sơn vô thủy chẳn nên long huyệt
Nhật nước nhất núi có khó tìm

Quang Huy
18-02-10, 04:11
Ngước mặt trông thiên tượng thay đổi tuần hoàn, hẳn có cái lý của nó, đó là Thiên lý. Tục gọi đó là ý trời.
Nhìn xung quanh chúng ta con người đối xử với nhau hẳn có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; bất nhân, bất nghĩa, bất lễ, bất trí, bất tín. Đó là Nhân lý. Tục gọi là Đạo và Vô đạo.
Thiên-Nhân có lý hẳn Địa phải có lý, Địa lý là sơn thủy, là thiên nhiên. Tục gọi Phong thủy.

Thiên có Tâm, Nhân có Tâm hẳn Địa phải có Tâm.

"Thiên cơ diệu quyết bản bất đồng, bí mật tại Huyền không" đó là Địa lý
"Trung ngũ lập cực, lâm chế tứ phương" đó là Địa tâm

Cái bất đồng của Thiên cơ ấy chính là cái bất đồng của Địa lý-Địa tâm mà Thánh nhân cảm khái nói ra. Địa có lý nên nơi thành sơn, nơi thành thủy, nơi thành cao nguyên, nơi lại là bình dương. Địa có tâm nên nơi người da trắng, nơi người da màu, nơi sinh người phóng khoáng, nơi sinh người kín đáo, nơi người thông minh, nơi người u mê.

Người sinh ở miền Bắc Việt Nam, nói tiếng Bắc nhưng nếu vào Nam dài lâu hay đi nơi khác sinh sống hẳn tiếng nói dần thay đổi, trải qua thêm 2 hay 3 đời con cháu hẳn tiếng sẽ thuần theo nơi sinh sống. Ấy là do Địa tâm đã đổi nên KHÍ con người thay đổi theo.
Sinh sống trên miền núi quanh năm quen với núi non và trồng cây công nghiệp, chuyển về sống ở đồng bằng sông ngòi lâu ngày hẳn phải quen với sông nước và cây lúa. Ấy là Địa lý đã đổi nên HÌNH con người thay đổi theo.

Hai cái ví dụ khập khiễng đó chẳng thể nói hết được Địa lý và Địa tâm, vì Đạo chỉ có thể hiểu mà không thể nói.

Nói sơn thủy, âm dương, ngũ hành kỳ thực chỉ là nhất khí. Cái chân âm chân dương "Thiên ngọc", "Áo ngũ", "Bảo chiếu", "Thanh nang" đã nói quá nhiều. Thế nhưng nhiều người vẫn cố cầu giả âm, giả dương. "Sông núi có linh khí mà không có tinh khí, con người có tinh khí mà chẳng có linh khí" thế nên núi hằng năm vẫn cao lên, sông hằng năm vẫn đổi thay rộng hẹp, đó là cái linh khí tinh anh của sông núi chuyển mình. Giả sơn giả thủy sao có linh khí đó được? Muốn giả sơn giả thủy có linh khí thì phải cầu sức của vạn người thổi vào đó, như con Kênh Vĩnh Tế tại An giang, vợ chồng Thoại Ngọc Hầu dùng tinh khí vạn người chuyển vào đó mà ngày nay kênh Vĩnh Tế thực đã có cái tinh anh của núi sông.
Nơi thành thị sao gọi sơn gọi thủy? nơi đó hàng ngàn ngôi nhà, hàng trăm con đường, đâu phải hình thành trong vài ba ngày, hình thành một đô thị phải cần sức của vạn người trong đó, sức của con người đổ vào đó và cư trú trên đó nên cái tinh khí của vạn người đã chuyển thành linh khí cho thành thị hòa chung linh khí núi sông, nên gọi sơn gọi thủy. Một hòn giả sơn nho nhỏ vài mươi tấn đất đá, một cái ao nhỏ tầm vài trăm khối nước mà muốn thụ được cái linh khí của núi sông? hòn giả sơn và ao nước liệu có thay hình đổi dạng như núi sông hay không, hay chỉ là một khối sơn thủy chết mà thôi?
Hay có người dùng một bức tranh sơn thủy cũng muốn cầu thay đổi. Thay đổi Phong Thủy dễ đến vậy thì ngàn năm nay hẳn nhiều người không phải khổ tâm cầu.

Bài viết của anh Nam Phong quá hay. Vậy mà có người đã dùng tranh vẽ một giòng suối để mong hoán chuyển được "khí". Nếu chỉ dùng cục đá, cái ao nước để tạo sinh khí thì chuyện đi tìm đất trở thành vô nghĩa mất.

longbow132004
18-02-10, 08:01
dùng bức tranh hay ao nước cục đá vẫn có tác dụng trong phong thủy mà, tác dụng rõ rệt, sigh