PDA

View Full Version : Bát sơn quyết pháp



nguyen kim yen
02-07-09, 17:20
......................................

nguyen kim yen
03-07-09, 14:40
...................................

Nguyen Minh
03-07-09, 19:32
Xin cám ơn bài viết rất quý giá của Bạn, xin bạn hảy tiếp tục. Chúc bạn luôn vạn phúc.
Trân trọng
NguyenMinh

nguyen kim yen
06-07-09, 11:36
....................................

longtuan
14-07-09, 18:22
Cám ơn bạn NKY đọc bài viết của bạn tôi thấy hay , mong rằng sau này bạn có những ví dụ cụ thể có phân tích sẽ giúp nhiều cho mọi người trong diễn đàn hiểu .Bởi kết hợp là điều khó dễ bị nhầm lẫn , trùng lập giữa tốt cái này xấu cái kia .
Thân mến .

nguyen kim yen
02-08-09, 23:09
....................................

nguyen kim yen
22-08-09, 17:07
....................................

nguyen kim yen
22-08-09, 17:08
....................................

nguyen kim yen
22-08-09, 17:09
....................................

Chí phèo
26-08-09, 00:44
Chẳng lẽ mỗi lúc cần xem lại lấy bảng này ra xem, hay phải nhớ thứ tự của cả bảng 8 cục với hai cách tính, thật là khó khăn, nên NCd sẽ chỉ công thức cho cả hai cách phiên quái này, các anh chị, các bạn chỉ cần biết cách tính, còn nhớ thì chỉ cần nhớ thứ tự sao theo thứ tự mỗi lần biến là đủ.
1/. Cách tính cho quẻ Thiên Định:
Lần thứ nhất biến hào thượng.
Lần thứ nhì biến hào trung.
Lần thứ ba biến hào hạ.
Lần thứ tư biến hào trung.
Lần thứ năm biến hào thượng.
Lần thứ sáu biến hào trung.
Lần thứ bảy biến hào hạ.
Lần thứ 8 biến hào trung trở về Nguyên vị.

Ví dụ: Càn cục khởi quái: Lần thứ nhất biến hào thượng thành quẻ Đoài, lần thứ nhì biến hào trung thành quẻ Chấn, lần thứ ba biến hào hạ thành quẻ Khôn, lần thứ tư biến hào trung thành quẻ Khảm, lần thứ năm biến hào thượng thành quẻ Tốn, lần thứ sáu biến hào trung thành quẻ Cấn, lần thứ bảy biến hào hạ thành quẻ Ly, lần thứ tám biến hào trung trở về Nguyên vị là quẻ Càn.

2/. Cách tính cho quẻ Ngũ Quỹ:
Lần thứ nhất giử nguyên vị.
Lần thứ nhì biến hào trung.
Lần thứ ba biến hào hạ.
Lần thứ tư biến hào trung.
Lần thứ năm biến hào thượng.
Lần thứ sáu biến hào trung.
Lần thứ bảy biến hào hạ.
Lần thứ tám biến hào trung.

Ví dụ: Cũng là Càn cục khởi quái: Lần thứ nhất giử Nguyên Vị quẻ Càn là Phụ, lần thứ nhì biến hào trung thành quẻ Ly là Vũ, lần thứ ba biến hào hạ thành quẻ Cấn là Phá, lần thứ tư biến hào trung thành quẻ Tốn là Liêm, lần thứ năm biến hào thượng thành quẻ Khảm là Tham, lần thứ sáu biến hào trung thành quẻ Khôn là Cự, lần thứ bảy biến hào hạ thành quẻ Chấn là Lộc, lần thứ tám biến hào trung thành quẻ Đoài là Văn.
Thiên định và Ngũ quỉ thực chất là sự Thuận Nghịch, đảo chiều của biến quẻ.
Cái này thuờng dùng trong phiên tinh Phân phòng của Tam yếu???
Nhưng mà
lần thứ nhì biến hào trung thành quẻ Ly là Vũ
Thì hơi khó hiểu nhỉ? Vì sao Càn biến Ly lại ra Vũ khúc kim tinh- Phúc đức nhỉ?
Mong đuợc nghe anh giải thích?

namphong
26-08-09, 08:26
NCD: xin lỗi vì xen vào bài viết của anh.

chí phèo: Thiên Định và Ngũ quỷ không phải sự thuận nghịch, đảo chiều của biến quẻ đâu. Mỗi cái đều có cái hay riêng của nó. Cả vấn đề biến hào trung thành Vũ cũng là để dễ nhớ thôi. Bạn xem sao Liêm Trinh trong 2 cách có thay đổi không? Vấn đề là ở đó. Cát hung trong 2 cách đều từ Liêm Trinh(trung ngũ) mà khởi.. Điều tuyệt diệu trong 2 cách này là sao Liêm trinh đó.

Chí phèo
26-08-09, 23:11
Cám ơn Namphong đã có nhời, CP thấy Càn biến trung ra Ly, vậy Càn phối Ly không thể ra Vũ khúc đuợc mà ra Ngũ quỉ- Liêm trinh chứ?
Bạn có thể nói rõ hơn đuợc không? Đây là phái nào vậy ta?

namphong
27-08-09, 08:46
Thì là "Bát Sơn", như tiêu đề đó.
Trạch kinh-Tam yếu-Dương cơ chứng giải-Chủ môn táo... thực chất là Bát trạch, dùng cách biến quẻ phối cung(như Càn phối Ly...) mới ra phúc đức, diên niên...
Bát Sơn không phối cung, chỉ tùy cục mà định. Như vậy Càn hay Ly đều có thể là Tham lang, Cự môn, Lộc tồn... Phụ bật.

Bát trạch dùng 8 sao nên nói: Sinh Khí, Ngũ quỷ...
Bát sơn dùng 9 tinh nên nói: Tham lang, Cự môn...

Chí phèo
27-08-09, 23:38
anh Namphong, vậy nếu huynh biết tại sao ra đuợc thế này mong huynh chỉ giùm? Cái này hình như khác nhiều so với Bát trạch kinh điển???

Ví dụ: Cũng là Càn cục khởi quái: Lần thứ nhất giử Nguyên Vị quẻ Càn là Phụ, lần thứ nhì biến hào trung thành quẻ Ly là Vũ, lần thứ ba biến hào hạ thành quẻ Cấn là Phá, lần thứ tư biến hào trung thành quẻ Tốn là Liêm, lần thứ năm biến hào thượng thành quẻ Khảm là Tham, lần thứ sáu biến hào trung thành quẻ Khôn là Cự, lần thứ bảy biến hào hạ thành quẻ Chấn là Lộc, lần thứ tám biến hào trung thành quẻ Đoài là Văn.
Nếu cứ theo công thức biến Ngũ qũi: Phụ, Vũ, phá, Liêm, tham....văn ko có giải thích mà chưa thấy sự tương ưng gì với Bát trạch thì lý thuyết trên có vẻ không hợp lý và chưa nhất quán??? Phải vậy ko nhỉ?

namphong
31-08-09, 09:23
Ai tinh tương ứng với Ai tinh pháp chứ sao lại phải tương ứng với Bát Trạch ?
"Bát quái cư bản vị
Trung ngũ định Liêm trinh"
Một bên là 8 cung, một bên là 9 tinh; Một bên là Thiên, một bên là Nhân. Muốn hiểu được sự tương ứng đó phải là bậc trí tuệ phi thường, chúng ta không hiểu được đâu :77:

Chí phèo
01-09-09, 01:01
Ai tinh tương ứng với Ai tinh pháp chứ sao lại phải tương ứng với Bát Trạch ?
"Bát quái cư bản vị
Trung ngũ định Liêm trinh"
Một bên là 8 cung, một bên là 9 tinh; Một bên là Thiên, một bên là Nhân. Muốn hiểu được sự tương ứng đó phải là bậc trí tuệ phi thường, chúng ta không hiểu được đâu
Theo tại hạ, Người xưa có trí tuệ thì kẻ sĩ ngày nay cũng có cái đầu tư duy. Khác nhau ở chỗ có gắng hay không thôi! ko nên quá đề cao xưa mà tự hạ thấp nay.
CP tôi thì nghĩ rằng mọi lý thuyết đều từ Cửu cung và bát quái mà ra cả. Nếu nói về Thiên như khi Lục Bạch lưu niên nhập trung thì Người nam nhân quái Càn làm Mệnh quái ( quan hệ Càn - 6) . Như vậy là phần thiên và nhân có sự liên hệ đấy chứ.
Lý thuyết không phải từ trên trời rơi xuống như kiểu ra hồ mò thấy con rùa mà lập Hà đồ, lạc thư đc. Nó phải có gốc gác cả chứ huynh!
anh NP nói:

Bát trạch dùng 8 sao nên nói: Sinh Khí, Ngũ quỷ...
Bát sơn dùng 9 tinh nên nói: Tham lang, Cự môn...
Vậy ngoài các sao: Tham, Cự, Lộc, Văn, Liêm, Vũ, Phá, Phụ( có 8 sao?)
Thì còn sao nào vậy?
Mong được lắng nghe huynh?

namphong
01-09-09, 09:22
Thiên xu, Thiên tuyền, Thiên quyền, Thiên cơ, Ngọc hoành, Dao quang, Khai dương 7 sao của Bắc đẩu trong Bát sơn dùng riêng, hai sao Tả phụ và Hữu phụ dùng chung gọi là Phụ, vì vậy sao phụ cát hung tùy thời chuyển chứ không phải cố định. "Thời" vừa chỉ thời của sao vừa chỉ thời của cục vừa chỉ thời của người.
Ý tôi nói là Bát trạch dùng Quy tàng, Bát sơn thì không phải vậy.
Nguồn gốc Bát trạch ở Quy tàng, nên muốn hiểu thấu căn nguyên phải hiểu được Quy tàng mà hiện nay tìm Quy tàng ở đâu?
Lấy một ví dụ:
24 sơn của Huyền không, Tam hợp chia âm dương rõ ràng, vậy âm dương của 24 sơn trong Bát trạch thì sao?
Như theo huyền không: Nhâm: dương; Tý: âm; Quý: âm; Sửu: âm; Cấn: dương; Dần: dương...
Tam hợp: Nhâm: dương; Tý: dương; Quý: dương; Sửu: âm; Cấn: âm; Dần: dương...

Riêng Bát trạch thì:
Nhâm: âm; Tý: dương; Quý: âm; Sửu: âm; Cấn: âm; Dần: dương...
Cái lý âm dương của nó tôi phải suy nghĩ rất nhiều mới hiểu, sau này may mắn đọc được một đoạn Quy tàng(chỉ một đoạn nhỏ) đối chiếu lại mới thấy mình đã hiểu đúng. Chỉ một chút này đã lao tâm chừng đó rồi.

Thôi tôi dừng ở đây để quay lại viết các bài đang dang dỡ.

duong.hkls
28-08-13, 07:07
Như theo huyền không: Nhâm: dương; Tý: âm; Quý: âm; Sửu: âm; Cấn: dương; Dần: dương...
Tam hợp: Nhâm: dương; Tý: dương; Quý: dương; Sửu: âm; Cấn: âm; Dần: dương...

Riêng Bát trạch thì:
Nhâm: âm; Tý: dương; Quý: âm; Sửu: âm; Cấn: âm; Dần: dương...
Cái lý âm dương của nó tôi phải suy nghĩ rất nhiều mới hiểu, sau này may mắn đọc được một đoạn Quy tàng(chỉ một đoạn nhỏ) đối chiếu lại mới thấy mình đã hiểu đúng. Chỉ một chút này đã lao tâm chừng đó rồi.


Anh VinhL vào chém mạnh cái.