PDA

View Full Version : Đặc tính của ngũ hành .



longtuan
01-04-10, 21:18
:611d7:Vạn vật không gì thoát khỏi Âm Dương , ngũ hành là phần cụ thể đầu tiên của Âm Dương . Có thể nói nếu nhìn thấu được vấn đề này thì nhìn nhận sự vật nói chung và Dịch học , phong thủy có lẽ cũng sẽ thấu đáo hơn . Tôi mạnh dạn nêu ra vấn đề này để mọi người cùng tranh luận ,ai biết rồi thì sẽ hiểu sâu hơn ai chưa biết thì có cái gốc để hiểu nhiều cái khác .
Vài điều tâm sự ,biển học vô bờ ,mong nhận được các ý kiến , sang tháng 3 tới tôi có việc bận có lẽ lâu lâu mới vào diễn đàn ,tranh thủ mấy ngày , lập nên mục nhỏ mong sự góp sức chung .
Để mọi người có cái cụ thể bàn tôi muốn nêu ra như sau :
Đành rằng mọi cái đều bao hàm cả âm lẫn dương nhưng cái thiên của nó là gì .
Thủy có hành gì ?
Hỏa có hành gì ?
Mộc có hành gi ?
Kim có hành gì ?
Thổ có hành gì ?
Tôi cũng đã có ý chủ quan về vấn đề này nhưng muốn mọi người cùng bàn .
Vài điều tản mạn . Longtuan:611d7:
"Phần đặt câu hỏi trên của tôi sai nhưng tôi không xóa đi mà để nguyên thế ,để biết cái sai trong lúc vội vàng ,không soát lại bài "

vuivui
05-04-10, 19:53
Chào anh longtuan.
Có câu: "Danh bất chính thì ngôn bất thuận. Ngôn bất thuận thì lý bất thông". Lý học đông phương, bản chất của nó vốn là chính xác. Nhưng nó đã bị méo mó, khởii sự, chỉ bởi cái sự Danh không Chính mà ra vậy !.
Anh viết:
ngũ hành là phần cụ thể đầu tiên của Âm Dương như thế, liệu đã rõ ý ?. Tỏ được nội dung ?.
Thế nào là phần cụ thể của âm dương ?. Đâu là cái phần đầu tiên của âm dương, nó hình hài ra sao, dựa vào đâu mà anh phê một câu cho rằng ngũ hành là phần đầu tiên của âm dương ?.
Rồi khi anh đặt hàng loạt câu hỏi:
Thủy có hành gì ?
Hỏa có hành gì ?
Mộc có hành gi ?
Kim có hành gì ?
Thổ có hành gì ?

Thì có khác gì câu hỏi: Trời là ai ?.
Thật là một câu hỏi vô nghĩa ?. Khi anh chưa cho biết rõ, cái thủy, hỏa, thổ, kim, mộc của anh, vốn nó là đối tượng ?. hay là khái niệm ?.
Hy vọng được thấy bài chỉnh lý của anh, trước khi anh mời mọi người tham luận !!!.
Thân ái.

longtuan
09-04-10, 18:30
Chào anh vuivui lâu rồi không gặp anh đúng là anh phát hiện ra điểm nhầm lẫn của tôi và câu hỏi phải đặt ra là thế này mới đúng .
Thủy là Âm hay Dương .
Hỏa là Âm hay Dương .
Mộc là Âm hay Duơng .
Kim là Âm hay Dương .
Thổ là Âm hay Dương .
Đành rằng mọi cái đều bao hàm cả Âm lẫn Dương nhưng nó thiên về cái gì .
Còn tại sao tôi nói ngũ hành là phần cụ thể đầu tiên của Âm dương thì tôi tạm nghĩ thế này :
Thái cực là lúc mờ mịt chưa định rõ , khi thái cực sinh lưỡng nghi Âm Dương thì đã có cái để mà bàn nhưng nó vẫn chưa được cụ thể lắm bởi lẽ Âm Dương nó bao hàm quá rộng cho nên tiếp theo là ngũ hành thì ta có thể tạm phân ra làm 5 loại vật chất chính nhưng 5 loại đó lại phải được Âm Dương soi sáng .
Vậy thuộc tính của ngũ hành là gì ?
Thôi thì tôi nêu ra và tôi cũng tạm trả lời vậy .
Ngũ hành thì có Tam thiên ,lưỡng địa ứng với câu chuyện sau :
Khi các nhà khoa học phương tây bắn phá hạt nhân nguyên tử có 3 điện tích âm và 3 điện tích dương và họ nghĩ rằng khi bắn phá xong thì sẽ được 3 điện tích âm và 3 điện tích dương nhưng một nhà khoa học phương đông nói không phải vậy chỉ có 2 điện tích âm và 3 điện tích dương và khi các nhà khoa học phương tây xem lại thì thấy quả đúng vậy một điện tích âm bị phá vỡ để giải phóng năng lượng . Vậy dựa vào đâu mà nhà khoa học phương đông nói vậy đó là dựa vào ngũ hành mà nói đúng " Tam thiên , lưỡng địa "-" 3 dương , 2 âm "
Thôi thì tôi tạm viết đến đây ,sau này khi viết về nó tôi sẽ dùng đến các quẻ dịch , y học , phong thủy để lý giải tính âm dương của ngũ hành .
Thân chào .

heomoi_25
09-04-10, 19:39
Chào anh vuivui lâu rồi không gặp anh đúng là anh phát hiện ra điểm nhầm lẫn của tôi và câu hỏi phải đặt ra là thế này mới đúng .
Thủy là Âm hay Dương .
Hỏa là Âm hay Dương .
Mộc là Âm hay Duơng .
Kim là Âm hay Dương .
Thổ là Âm hay Dương .
Đành rằng mọi cái đều bao hàm cả Âm lẫn Dương nhưng nó thiên về cái gì .
Còn tại sao tôi nói ngũ hành là phần cụ thể đầu tiên của Âm dương thì tôi tạm nghĩ thế này :
Thái cực là lúc mờ mịt chưa định rõ , khi thái cực sinh lưỡng nghi Âm Dương thì đã có cái để mà bàn nhưng nó vẫn chưa được cụ thể lắm bởi lẽ Âm Dương nó bao hàm quá rộng cho nên tiếp theo là ngũ hành thì ta có thể tạm phân ra làm 5 loại vật chất chính nhưng 5 loại đó lại phải được Âm Dương soi sáng .
Vậy thuộc tính của ngũ hành là gì ?
Thôi thì tôi nêu ra và tôi cũng tạm trả lời vậy .
Ngũ hành thì có Tam thiên ,lưỡng địa ứng với câu chuyện sau :
Khi các nhà khoa học phương tây bắn phá hạt nhân nguyên tử có 3 điện tích âm và 3 điện tích dương và họ nghĩ rằng khi bắn phá xong thì sẽ được 3 điện tích âm và 3 điện tích dương nhưng một nhà khoa học phương đông nói không phải vậy chỉ có 2 điện tích âm và 3 điện tích dương và khi các nhà khoa học phương tây xem lại thì thấy quả đúng vậy một điện tích âm bị phá vỡ để giải phóng năng lượng . Vậy dựa vào đâu mà nhà khoa học phương đông nói vậy đó là dựa vào ngũ hành mà nói đúng " Tam thiên , lưỡng địa "-" 3 dương , 2 âm "
Thôi thì tôi tạm viết đến đây ,sau này khi viết về nó tôi sẽ dùng đến các quẻ dịch , y học , phong thủy để lý giải tính âm dương của ngũ hành .
Thân chào .
Ngũ hành là bao gồm cả (+) và (-) trong vạn vật và trời đất
VD : về hành thủy : Nhâm là : dương thủy ; Quý là âm thủy
Phân biệt âm dương là thiên can và địa chi

vuivui
10-04-10, 16:15
Chào anh longtuan.
Như anh viết:
Khi các nhà khoa học phương tây bắn phá hạt nhân nguyên tử có 3 điện tích âm và 3 điện tích dương và họ nghĩ rằng khi bắn phá xong thì sẽ được 3 điện tích âm và 3 điện tích dương nhưng một nhà khoa học phương đông nói không phải vậy chỉ có 2 điện tích âm và 3 điện tích dương và khi các nhà khoa học phương tây xem lại thì thấy quả đúng vậy một điện tích âm bị phá vỡ để giải phóng năng lượng . Vậy dựa vào đâu mà nhà khoa học phương đông nói vậy đó là dựa vào ngũ hành mà nói đúng " Tam thiên , lưỡng địa "-" 3 dương , 2 âm "

Thì có lẽ tôi phải chỉnh lý lại. Câu chuyện mà anh nói tới, xét về lý là không thể có được. Bởi lẽ nguyên tử có bao nhiêu điện tích dương và điện tích âm thì chúng ta có thể biết được nhờ vào bảng tuần hoàn các nguyên tố Mendeleep. Chứ không phải chỉ có mỗi nguyên tử có 3 điện tích dương và 3 điện tích âm. Hơn nữa, 3 điện tích dương tương ứng với 3 proton trong hạt nhân nguyên tử. 3 điện tích âm ứng với 3 điện tử bay quanh hạt nhân nguyên tử. Khi bị bắn phá, có nghĩa là tuy thuộc vào năng lượng của "đạn" mà có thể bứt điện tử thoát ra khởi nguyên tử, ha là phá vỡ hạt nhân nguyên tử. Trong trường hợp phảu ứng hạt nhân, nghĩa là khi hạt nhân vỡ ra, năng lượng được giải phóng, là do nguyên nhân hạt nhân giải phóng năng lượng liên kết trong lòng hạt nhân, chả liên quan gì đến sự mất còn của các điện tử cả.
Bởi vậy, câu chuyện anh mang ra kể, để minh chứng cho cái gọi là lý luận về tam thiên lưỡng địa, chả có ý nghĩa gì hết. Trái lại, nó sai lầm về kiến thức cơ bản, cũng như về phương pháp luận. Không được đâu !.
Những câu hỏi anh đặt ra về ngũ hành. Người không hiểu ngũ hành là gì cả, thì còn ngẫm nghĩ, nó dương hay là âm ?. Nhưng cái quan trọng là anh là tự suy một cách phiến diện rằng, ngũ hành phải thiên về dương hay là âm, để từ đó đặt ra vấn đề, và đi tìm câu trả lời. Trong khi, chính vấn đề đó không tồn tại. Về nguyên tắc, một khi anh đặt vấn đề như thế, anh đã phải minh chứng được rằng, tính mất quân bình - trên phương diện tổng quát - của ngũ hành theo âm dương là tồn tại, và theo đó, nó không có tính phân loại - âm hay dương nữa. Có như thế, việc đặt câu hỏi ấy mới có ý nghĩa. Bằng không, tự nó đã vô nghĩa rồi !.
Anh cũng biết, ngũ hành cũng phân âm - dương. Có ngũ hành dương, thì cũng có ngũ hành âm. Như dương thủy và âm thủy. Ví dụ: Nước nóng, sôi là dương thủy. Nhưng nước trong vực sâu, hồ đầm là âm thủy. Như hỏa mặt trời là dương hỏa, còn hỏa tam muội là âm hỏa. v. v v. Cớ sao lại còn nói là thiên về dương hay âm nữa ?. Cái lý của anh ra sao ?. Xin được nghe !.
Thân ái.

nguoikhonghoc
10-04-10, 22:14
THủy hỏa thổ kim mộc chỉ là từ chương chết nghĩa, kim thủy hỏa thổ mộc chỉ là 1 trong hàng tỷ tỷ cái gọi là ngũ hành, có thể nói kim thủy mộc hỏa thổ là ngũ hành còn nói ngược lại ngũ hành là kim mộc thủy hỏa thổ thì không đúng tẹo nào.
ngũ hành tức lý 1 là 5 có từ thưở khai thiên lập địa cùng lúc với âm dương, nói mãi mãi tồn tại ở trong mỗi vạn vật để giữ đạo quân bình sinh hóa, ví như người bị mất cân bằng gọi là bệnh, ngày nay có nhiều thứ bệnh đang làm mất cân bằng sinh hóa, nhưng mất đi là bộ mặt cũ nó sẽ biến thành bộ mặt mới để mãi mãi vẫn giữ đạo quân bình tức lý 1 là 5 mà chúng ta hay gọi là ngũ hành
xin góp vài ý kiến

namphong
14-04-10, 14:03
Thái cực sinh Âm Dương là sinh cái LÝ

Âm nhập Dương, Dương nhập Âm sinh Tứ tượng, Tứ tượng là 4 Phương, đó là ẩn nghĩa của Không gian(Đông Tây Nam Bắc), Thời gian(Xuân Hạ Thu Đông) và Đạo tuần hoàn(đi hết một vòng lại trở lại vòng mới).

Tứ tượng sinh Bát quái, Bát quái định cát hung.

Từ Thái cực đến Bát quái không hề thấy sự hiện diện của Ngũ hành, vậy Ngũ hành ở đâu? Trừ Thái cực ra Ngũ hành hiện diện mọi lúc mọi nơi. Ngũ hành biểu hiện cho Âm Dương bằng sự đối lập nhau(tối sáng, nóng lạnh...). Ngũ hành biểu hiện cho Tứ tượng Không gian bằng Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, biểu hiện cho Tứ tượng Thời gian bằng sự chuyển đổi của vạn vật, biểu hiện cho Tứ tượng Đạo tuần hoàn là sinh, khắc, hòa... Ngũ hành biểu hiện cho Bát quái bằng phương vị...

Hiểu Ngũ hành tức không hỏi Ngũ hành là Âm hay Dương, không hỏi ngũ hành có phải Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là âm hay dương. Kinh viết: "Thái cực động thì sinh Dương", kỳ thực sinh Dương tức cũng sinh Âm, ai chỉ hiểu câu trên theo nghĩa sinh Dương tức cũng chưa hiểu Âm Dương.

Vài lời lạm bàn của kẻ hậu học.

anmay
06-09-10, 06:05
Phân tích như namphong vậy hình như lại bỏ qua Vô Cực và Tam Tài ... thành ra tới lúc xẹt tới ngũ hành lại hơi bị lủng củng ...

Mến,

ThamLang
04-04-11, 16:13
Thamlang nghĩ rằng ngũ hành và âm dương là 2 phạm trù phải chấp nhận của dịch, giống như lúc trước người ta đã từng chấp nhận thuyết tiến hóa Darwin và phải chấp nhận luôn khái niệm về biến dị của ông (mặc dù ông cũng không giải thích được biến dị bản chất của nó là gì)
Nếu ta cứ khiên cưỡng lồng ghép chúng lại với nhau thì sẽ tranh luận không biết khi nào dừng.ThamLang cũng có một số thu thập ,góp nhặt được về ngũ hành mong các anh trao đổi thêm đại ý như sau:

Dịch không trực tiếp đề cập đến Ngũ Hành. Ngược lại Ngũ Hành đã được đề cập đến ở Kinh Thư, Thiên Hồng Phạm; ở Lễ Ký, Thiên Nguyệt Lệnh.Tuy nhiên, trong bộ Ngự Án Đại Toàn Dịch Kinh Tôn Bổ, nơi chương Văn Vương Bát Quái phương vị, ta cũng thấy có đôi nhà bình giải đề cập đến vấn đề Ngũ Hành, trong đó có Ngự Án của Khang Hi, và lời bình của Hạng Bình Am.
Các nhà bình giải cho rằng vòng Dịch Tiên Thiên của Phục Hi không phân Ngũ Hành. Vòng Dịch Hậu Thiên của Văn Vương mới phân Ngũ Hành. Phương vị như sau:

http://nhantu.net/DichHoc/DICHKINHYEUCHI/Hinh/HaDo5hanh.jpg
Dịch, trong chính Kinh, không đề cập đến Ngũ Hành. Nhưng Hà Đồ đã xếp các số theo phương vị Ngũ Hành như sau:


7 / 2
8 / 3 ----- 5 / 10 ----- 4 / 9
1 / 6
Quan niệm Ngũ Hành đã được các học giả Đông Tây bàn cãi rất nhiều. Đi vào chi tiết sẽ không bao giờ cùng. Ngũ Hành có quan hệ mật thiết đến Siêu Hình Học và Vũ trụ quan Trung Hoa thời cổ. Có hiểuVũ trụ quan Trung Hoa thời cổ mới hiểu được học thuyết Ngũ Hành.Trung Hoa cũng như các dân tộc xa xưa, tin rằng vũ trụ vạn vật đều do một nguyện thể, một nguyên động lực phân tán vận chuyển ra bốn phương theo hai chiều kinh (dọc) vĩ (ngang) thành ra hai cặp ngẫu lực chính. Các ngẫu lực này hoạt động, ảnh hưởng lẫn nhau và dần dà sinh ra mọi loại năng lực.

http://nhantu.net/DichHoc/DICHKINHYEUCHI/Hinh/kinhvi.jpg
Đứng về phương diện nguyên liệu, chất liệu, Ngũ Hành là 5 yếu tố cấu tạo vũ trụ. Hành Thổ ở Trung cung là căn cơ và là cùng đích cho muôn vật. Chữ Thổ đây không nên hiểu là đất thường, mà nên hiểu là căn cơ, hay bản chất vạn vật.

Có thể từ đây kết luận bản chất sâu xa của ngũ hành không ngoài Thái cực, từ thổ ở trung cung mà sinh 4 hành kia nên có thể coi ngũ hành và âm dương cùng nguồn gốc vậy.
(Bài có tham khảo từ Dịch kinh yếu chỉ của Nguyễn Văn Thọ)