Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 5/5 đầuđầu ... 345
    kết quả từ 41 tới 45 trên 45
      1. #41
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Bài gửi
        13
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 3 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        (tt)
        Tóm lại tác giả (Thẩm Triều Hợp) muốn xác định về LÝ là như vậy, nhưng thực tế có những cách cục (như tòng cách) thì không như vậy : không phải hể thấy khuyết là bổ,thấy thừa là ức . Vì như thế sẽ bị phạm vào điều cấm kị "vượng thần xung suy,suy thần xung vượng,vượng thần phát".
        4. Tác giả viết: "Mà bát tự Tài đa thân nhược (tức Chính tài cách. tpt) Nhật chủ vốn ĐÃ CÓ CĂN CƠ (tức có gốc,tỉ kiếp không bị hư phù...tpt) đến vận Tỉ kiếp Ấn địa, can chi dễ dàng thuận toại mà tinh túy cô đọng, cho nên phùng Tỉ kiếp ấn thụ mà phát phúc". (Tác giả rất xác đáng khi cho rằng nhật chủ vốn ĐÃ CÓ CĂN CƠ thì không thể theo Tòng được, do đó phải luận theo Chính Tài cách vậy).
        5. Tác giả viết tiếp:"...Ví như tòng tài cách,đặc tính tài tinh biểu hiện đặc biệt xuất sắc nổi bật, NHƯNG TÀI TINH XUẤT SẮC NỔI BẬT KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ NHỮNG VIỆC KHÁC ĐỀU ĐẸP, TỐT NHƯ Ý. Trong quá trình nghiên cứu mệnh lý, những ví dụ cổ về tòng tài cách đến vận thực thương,tài địa tức "thành vi cự phú,an phú tôn vinh" MÀ KHÔNG ĐỀ CẬP ĐẾN CHUYỆN HUNG HỌA. Cho nên chúng ta nghiên cứu mệnh lý không được để sách cổ ngộ nhận". (ngộ nhận : đừng tưởng rằng tòng tài cách là mọi chuyện gì cũng tốt đẹp. tpt).
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #42
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi thongphanthiet Xem bài gởi

        Đặc tính tòng tài cách.

        Đinh mùi / đinh mùi / nhâm ngọ / nhâm dần

        1. Hỏa chiếm lĩnh mệnh cục, ngọ-mùi bán hội, ngọ-dần bán hợp đều là hỏa. (Cho dù ngọ-mùi bán hợp cũng là thổ táo càng tăng uy thế cho hỏa). Tóm lại cho dù hội,hợp kiểu gì đi nữa cũng đều qui về hỏa mà thôi.

        Ở đây Ngọ Mùi không có bán hội hay bán hợp gì cả mà là lục hợp và nó chỉ có thể hóa Thổ mà thôi. Đó chính là ý tôi muốn nói ở đây còn dĩ nhiên nó có hóa Thổ hay không thì nếu là cách Tòng Tài (Hỏa) thì Hỏa Thổ đều là hỷ dụng của cách này .

        2. "Không có tỉ kiếp trợ thân. sao tác giả không nhắc tới ở đây?"
        Tác giả viết rõ ràng :" Chỉ có trụ giờ thiên can Nhâm thủy trợ nhật nguyên, nhưng Nhâm thủy vô khí tại địa chi (dần) là "thiên phúc địa không tải". (Nhâm hư phù, sinh tháng mùi thổ nắm lệnh mà không bị khắc sao?. tpt).

        Nếu như Thẩm Triều Hợp cho rằng: "Chỉ có trụ giờ thiên can Nhâm thủy trợ nhật nguyên, nhưng Nhâm thủy vô khí tại địa chi (dần) là "thiên phúc địa không tải"" và Thongphanthiet bổ sung thêm "(Nhâm hư phù, sinh tháng mùi thổ nắm lệnh mà không bị khắc sao?. tpt)" nên đã kết luận Tứ Trụ này thuộc Tòng Tài cách. Còn theo tôi thì mặc dù Nhâm trụ giờ thất lệnh nhưng nó chỉ bị khắc xa bởi Mùi trụ tháng và Mùi trụ năm nên nó vẫn đủ sức phá cách Tòng Tài, vì vậy Tứ Trụ này vẫn thuộc Chính Cách (tức cách cục phổ thông).

        3. Theo TTT ".....". Chính là nhấn mạnh tầm quan trọng của trung hòa trong bát tự". Cho nên về lý "tòng cách" cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục". (đọc câu này tpt hiểu ngay rằng về LÝ thì bất cứ tòng cách nào cũng cần cân bằng trung hòa, nhưng về TÌNH (thực tế) thì có cần thiết đòi hỏi vậy không?). Và tác giả đã có câu trả lời : "vậy thì vì sao gặp vận tỉ kiếp,ấn thụ tại sao lại hung?".

        Theo tôi nếu đã là "tòng cách" thì phải theo Tòng Cách chứ không thể là Chính Cách được bởi vì chỉ có Chính Cách mới có đặc tính "...cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục", nếu không người ta "Phịa" ra Ngoại Cách để làm gì.

        Tóm lại tác giả (Thẩm Triều Hợp) muốn xác định về LÝ là như vậy, nhưng thực tế có những cách cục (như tòng cách) thì không như vậy : không phải hể thấy khuyết là bổ,thấy thừa là ức . Vì như thế sẽ bị phạm vào điều cấm kị "vượng thần xung suy,suy thần xung vượng,vượng thần phát".

        Đoạn này Thongphanthiet muốn nói gì mà tôi không hiểu. Rõ ràng "...nhưng thực tế có những cách cục (như tòng cách) thì không như vậy : không phải hể thấy khuyết là bổ,thấy thừa là ức . Vì như thế sẽ bị phạm vào điều cấm kị "vượng thần xung suy,suy thần xung vượng,vượng thần phát"" là quá đúng bởi vì nếu là Tòng Cách thì làm gì có "...thấy khuyết là bổ, thấy thừa là ức...". Vậy thì "LÝ" của Thẩm Triều Hợp mà Thongphanthiet muốn nói ở đây là gì ?

        4. Tác giả viết: "Mà bát tự Tài đa thân nhược (tức Chính tài cách. tpt) Nhật chủ vốn ĐÃ CÓ CĂN CƠ (tức có gốc,tỉ kiếp không bị hư phù...tpt) đến vận Tỉ kiếp Ấn địa, can chi dễ dàng thuận toại mà tinh túy cô đọng, cho nên phùng Tỉ kiếp ấn thụ mà phát phúc". (Tác giả rất xác đáng khi cho rằng nhật chủ vốn ĐÃ CÓ CĂN CƠ thì không thể theo Tòng được, do đó phải luận theo Chính Tài cách vậy).

        Điều này thì quá đúng cần gì phải bàn cãi cơ chứ.

        5. Tác giả viết tiếp:"...Ví như tòng tài cách,đặc tính tài tinh biểu hiện đặc biệt xuất sắc nổi bật, NHƯNG TÀI TINH XUẤT SẮC NỔI BẬT KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ NHỮNG VIỆC KHÁC ĐỀU ĐẸP, TỐT NHƯ Ý. Trong quá trình nghiên cứu mệnh lý, những ví dụ cổ về tòng tài cách đến vận thực thương,tài địa tức "thành vi cự phú,an phú tôn vinh" MÀ KHÔNG ĐỀ CẬP ĐẾN CHUYỆN HUNG HỌA. Cho nên chúng ta nghiên cứu mệnh lý không được để sách cổ ngộ nhận". (ngộ nhận : đừng tưởng rằng tòng tài cách là mọi chuyện gì cũng tốt đẹp. tpt).

        Chả nhẽ các cao thủ Tử Bình đều cho rằng vào các vận hỷ dụng thần (cả ngoại cách và chính cách - cách cục phổ thông) thì không bị chết, lao tù hay phá sản chăng ?

        Ở đây cái mà tôi muốn nói tới là câu mà Thẩm Triều Hợp đã nói :

        "Chính là nhấn mạnh tầm quan trọng của trung hòa trong bát tự. Cho nên về lý “tòng cách” cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục.".

        Phải chăng từ chính câu này mà Thẩm Triều Hợp đã khuyên chúng ta :

        “Cho nên chúng ta nghiên cứu mệnh lý không được để sách cổ ngộ nhận".
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 30-03-11 lúc 23:16
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #43
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Bài gửi
        13
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 3 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        @ kimcuong
        Cách diễn đạt của tôi thiếu mạch lạc ,hơi lủn củn khó hiểu nhưng tôi nghĩ chắc kc cũng hiểu được ý tôi muốn nói gì. Mong kc giải thích dùm được không ạ. Cám ơn kc trước. tpt.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #44
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        thongphanthiet, nhức đầu với tòng hay không tòng làm chi, theo tôi thì nếu dụng Thủy hay dụng Hỏa ở tứ trụ này đều có vấn đề, vì Nhâm hợp Đinh mà Quí khắc Đinh. Mỗi khi có Nhâm, có Quí thì Đinh trong trụ bị động. Ngược lại Đinh thái tuế mà đến thì Nhâm trong trụ bị hợp. Có lẽ vì thế mà các vị cao thủ lão sư chẳng quyết định được tòng cách hay chánh cách.... Còn tôi thì đã có lời bàn ngay sau đó rồi: Giả tòng!

      5. #45
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Đường lão sư đã định nghĩa Tòng Tài cách như sau: "...tòng cách chính là đi theo người khác, cho nên tốt nhất làm nghề phục vụ, làm công ăn lương đếu rất thích hợp, không nên tự mình làm chủ, không thể tự mình lập nghiệp. Nếu làm chủ dễ dàng phá sản...".

        Đoạn này theo tôi nghĩ Đường lão sư đã "Đãng Trí" thì phải bởi vì nếu đã là Tòng Tài cách thì Tài là dụng thần, làm ông chủ là đúng sách, làm sao có thể dễ dàng phá sản được. Chỉ có Tài đa Thân nhược mà là cách cục phổ thông thì Tài là kỵ thần nên làm ông chủ mới dễ phá sản mà thôi.

        Không biết tôi hiểu về Tòng Tài cách có đúng như vậy không ?

        Trừ đoạn "Đãng Trí" trên thì Đường lão sư luôn luôn luận Tứ Trụ này theo Chính Cách (tức cách cục phổ thông).

        Thẩm Triều Hợp đã viết: "...ta tán đồng Đường lão sư, bát tự tòng tài cách...". Theo tôi Thẩm Triều Hợp đã nhầm khi kết luận Đường lão sư đã luận Tứ Trụ này theo Tòng Tài cách. Chính vì lý do này mà Thẩm Triều Hợp đã phát minh ra Tuyệt Chiêu :

        "Cho nên về lý “tòng cách” cũng cần phải cân bằng trung hòa ngũ hành mệnh cục".
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 5/5 đầuđầu ... 345

      Đề tài tương tự

      1. Sách Bát Tự Hà Lạc
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 21
        Bài mới: 02-11-15, 17:15
      2. Bát tự khẩu ứng
        By PhieuDieu in forum Tử bình- Manh Phái
        Trả lời: 48
        Bài mới: 21-02-12, 10:08
      3. Bát tự Hà Lạc
        By htruongdinh in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 5
        Bài mới: 26-03-11, 14:44
      4. Bát Tự Hà Lạc
        By htruongdinh in forum Dịch số
        Trả lời: 11
        Bài mới: 19-02-11, 13:08
      5. Mong các Bác xem giúp Bát Tự của Cự Cơ
        By Cự Cơ in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 0
        Bài mới: 27-06-09, 11:39

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •