Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/3 123 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 27
      1. #1
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        406
        Cảm ơn
        69
        Được cảm ơn: 223 lần
        trong 119 bài viết

        Default Trao đổi về địa lý

        Chào mọi người yêu thích môn địa lý.
        -Nay em mở chủ đề này thay mặt các hội viên mê địa lý, để mọi người có thể trao đổi,chia sẻ cho nhau về những kiến thức mà mình góp nhặt được.
        -Thật là tiếc khi mọi diễn đàn lý số dần dần không còn mục địa lý.Chắc là do nó quá khó hay những tài liệu viết quá lan man đưa người ta đi lầm đường.
        -Việt Nam có rất nhiều mạch.Phát anh kiệt rất nhiều.Nên topic này cũng là nơi mọi hội viên có thể chia sẽ,thảo luận với nhau để giữ gìn môn địa lý chính tông,bảo toàn khí mạch đất nước .
        -Cám ơn sự đóng góp,chia sẻ của mọi hội viên để topic này luôn mới.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "chungnp" về bài viết có ích này:

        conan135 (25-05-10),htruongdinh (15-06-10),nuingoclinh (02-01-13),quochungnguyen (24-01-11)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        406
        Cảm ơn
        69
        Được cảm ơn: 223 lần
        trong 119 bài viết

        Default

        KIM CƯƠNG TOÀN ( Dương Quân Tùng trước tác) trích bảo ngọc thư-cụ Việt Hải.


        Xưa dương công ,ngày thường cầm quyển sách kim cương toàn,bảo môn nhân rằng:" Cái yếu thuật về địa lý thì long cần có chính tinh.huyệt cần có chính hình,sa cần có chính danh,thủy cần có chính tình.Ngoài 4 cái ấy cần có cách pháp táng,nên mới bảo" có thường tất có biến" vậy cái pháp táng là để chế biến đi.Như ở núi cao thì táng ở chỗ hõm,hang là định hình.Nhưng lại có cái hang rỗng không là hang thiên cẩu( chó trên trời).Ở nơi đất bằng thì táng ở chỗ khởi đột,là định hình.Nhưng lại có cái bạo đột là Cô Diệu.Nếu đặt táng vào những chỗ ấy thì gia phá nhân vong.Lại bảo rằng địa lý không đủ nghiệm,đó là bởi cách làm của táng pháp.
        - Cái long hung huyệt cát là vô tình mà trông lại hữu tình tuy phát phúc nhưng không được bền.Cái long cát huyệt hung là hữu tình mà trông thì vô tình,tuy hung nhưng lại phát phúc.Vậy cách khử hung triệu cát chỉ ở cái phép sữa chữa giúp cho thành hình địa,để tránh chỗ khiếm khuyết, tới chỗ hoàn toàn thôi.
        -Cho nên phép tìm đất,trước hết phải nhận cái huyệt tinh là âm hay dương.Cái hình là dương lạc,hẳn là ngửa lên,là âm lạc thì hẳn úp xuống.Vậy sau sẽ tìm cái sống lưng nó rủ xuống để tróc khí mạch; xét cái mạch gợn lên chút xíu như hôi tuyến mà định chỗ kết huyệt;rồi xét đến cái nước làm ranh giới huyệt;cái nước ấy gọi là kim ngư chỉ thủy.cái sa hộ vệ huyệt gọi là phượng hoàng chỉ sa.
        -Có thủy mà không có sa chuyển bão thì khí tán loạn không tụ; đó là kim ngư bất phượng hoàng thì trở thành tai ương.
        -Lại phải xem chỗ xuất nhũ có tròn chỉnh không? hoặc đột như mắt cua mà hoạt động hữu tình,hai bên có thủy vi mang( nước nhỏ hẹp mà nông)bao quanh.thì không phải là bạo đột;bởi vậy khi đặt táng rất kị vô nhũ.Lõm sâu là hang không,như hình mắt cua chết,thì bị họa! Vậy có câu"Hà nhỡn đương ,cầu pháp"" Tữ giải lộ,nhân vong" nghĩa là Hình như mắt con tôm thì nên tìm phép táng,hình như mắt cua chết thì hay có người bị chết ngoài đường.
        -Cầu pháp tức là khai ra cái khẩu(miệng) hay đắp lên cái nhũ(vú),hoặc như chỗ lõm ở vai,nách,cổ.chân....
        -Lại nên xét cái "Hà tu chi thủy" cho minh bạch( hà tu chi thủy là cái thủy ở trước huyệt hình như nhân trung,hai bên hợp lại như vạt áo khép vào,nên gọi là thủy hợp khâm).; nếu không rõ ràng thì giới hợp bất thành,không nên dùng, chớ có nhận sai là hà tu.Hà tu là cái lạch thủy như hai càng tôm,người ta thường mừng có thủy hà tu dài là tốt.
        -Lại nên xem cái sa bên tả và hữu có phải là " thư hùng giao độ" thì khí mới tụ,hoặc là âm giao dương,hoặc dương giao âm thì mới thực là kết cục.Hoàng là hùng (đực),Phượng là thư ( cái),nên mới bảo:"Hoàng hùng đoan,yếu phượng thư" ý nghĩa bảo về cách biện dụng như vậy.Sa hai bên tả hữu chuyền vòng cong ôm vào( là hộ vệ bên trong) thì bên trong hẳn được thủy khí tịnh minh( trong sạch).Nếu sa có đuôi thò dài quay đi ra ngoài, gọi là " Vĩ tha hướng ngoại" có câu đoán nghiệm:" Tẫn giã vĩ,đa loạn; Mẫu giả vĩ,thảng dương" nghĩa là:" Sa bên hữu ví như tẫn (loại cái) có đuôi thì bên nữ có nhiều hỗn loạn.Sa bên tả ví như mẫu ( loại đực) có đuôi thì phái nam du đãng.
        -Nếu có đuôi sa phiêu dương ra ngoài như thế thì nên khuất kín,ở chỗ huyệt không trông thấy thì không tốt.
        -Lại nên phân tach những cách của long sơn,nếu thấy như hình cái máng nước,hoặc lõm xuống như hình cối nghiền thuốc,lòng khay trà,hoặc như cái sảo,cái thúng lõm,lòng chảo....thì không nên đặt táng.Tuy xem đã được hợp pháp rùi,lại còn phân biệt cái thủy khẩu,thần môn ,tứ thần,bát tướng,tam dương ,lục kiến,mọi cái đều được rõ rệt,đầy đủ thỉ mới toàn cát vô hung;cái cục địa ấy là " thập toàn chi địa" Tất cả các phép tầm địa cũng không ngoài những cái ấy.
        -Nay liệt cử những bảng hình của ngũ tinh và những cái diệu quyết của pháp táng ra bản đồ để bảo cho mọi người.Đây là cái năng lực về địa học rất chí lý,giữ lấy phép này mà làm thì được hưởng phúc lâu dài,không bị họa;nếu muốn làm đất mà bỏ mất phép này thì ví như tìm thóc trong đám bụi,tìm vàng trong đống cát.
        -Ai được phép của ta thì chẳng những không gieo họa cho người mà chính là tạo phúc cho người vậy!
        thay đổi nội dung bởi: chungnp, 18-05-10 lúc 19:47
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "chungnp" về bài viết có ích này:

        huyruan (01-05-13),nuingoclinh (02-01-13)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        406
        Cảm ơn
        69
        Được cảm ơn: 223 lần
        trong 119 bài viết

        Default

        HUYỆT PHÁP (trích vi sư pháp-Cao Trung).

        -Huyệt pháp là phương pháp để huyệt,là phép tìm ra lỗ huyệt trên huyệt trường.Huyệt trường có thể lớn từ mấy sào đến một hai mẫu; nhưng lỗ huyệt chỉ bằng cái chiếu con; vậy ta xem thế nào là chỗ kết huyệt và điểm huyệt vào chỗ nào mới trúng.Chính chỗ điểm huyệt là nơi chôn xương người quá cố xuống.

        -Có 4 dạng kết huyệt :Oa,Kiềm,Nhũ,Đột.Huyệt trường có nhiều hình dạng và nhiều vị trí khác nhau.

        -Nơi sơn cốc tại chỗ đầu núi hạ xuống thấp lõm như hình lòng chảo mà hai bên có long hổ che gió cho huyệt là huyệt kết oa ( kiểu đất Long Quải Tây Hoài).

        -Lại có huyệt kết thấp gần mặt đất, kết nhũ hay đột (kiểu Long Cung Cẩm Thất).

        -Có những huyệt kết trên một quả gò nổi trên mặt nước (Kiểu Thu Nguyệt Ấn Siêu Đồ).

        -Và lại có cả huyệt kết không nằm trên đất mà chìm dưới mặt nước ( kiểu Vương Tự Tiền).

        -Những câu phú về huyệt pháp:
        1. Huyệt giả như nhân chi âm huyệt dã,thiên hình vạn trạng,bất quá tứ thể nhi dĩ.
        Dich: Huyệt cũng như âm huyệt người ta,tuy thiên hình vạn trạng,chẳng qua cũng trong bốn thể mà thôi.
        Giải thích:Chỗ kết huyệt có nhiều hình dạng khác nhau nhưng nhà đại lý sắp đặt lại cho gọn: Oa,Kiềm,Nhũ, Đột.
        Oa: Lõm xuống như lòng chảo mà hai bên cao che gió cho huyệt.
        Kiềm: Mạch đang đi tách ra làm 2 như cái kìm rồi vào kết.
        Nhũ:Nổi lên hình dài tròn như cái vú quả mướp của đàn bà có con.
        Đột:nổi lên hình tròn như bánh dầy.Tùy theo hình dạng có các tên như nam tử dạng hay nữ nhân hình.

        2.Sơn cốc thân tựu oa túc,hạ tầm nhũ kiềm vi mang ảnh.
        Dich: Nơi sơn cốc tới chỗ oa vụng,ở dưới chân núi tìm nơi nhũ kiềm vi mang ảnh.
        Giải thích: Nơi sơn cốc hay có oa ở đầu núi cúi xuống làm huyệt kết.

        3.Bình dương tựu đột lĩnh khai khẩu,nhược vô khai khẩu thần tiên nan hạ thủ.
        Dich: Bình dương tìm chỗ đột hình khai khẩu,nếu không khai khẩu thì thần tiên cũng không làm được.
        Giải thích:Nơi bình dương, dưới bãi đất bằng,chỗ nào huyệt trường đột cao lên và có khai khẩu là có huyệt kết; Nếu đột lên mà không khai khẩu thi khó biết đâu là lỗ huyệt.
        thật ra cũng không khó đến nỗi thần tiên không làm được, cần khảo sát kĩ long hổ,minh đường ,huyền vũ,nơi hội tụ của 2 ,3 dòng nước nếu biết phương pháp điểm huyệt.

        4.Huyệt phì dư nẫu hậu khí giả,phú quý đa tử tôn.
        Dịch:Huyệt nở nang đệm đầy khí, thì giàu sang nhiều con cháu.
        Giải thích:Huyệt chứa nhiều khí mạch bêb trong thì con cháu đông và giàu có.

        5.Huyệt xấu đê,cô độc, tiện cách dã,phát nhất đại như hy thiểu.
        Dịch:Huyệt khẳng kheo cô độc là tiện cách,phát một đời mà bị sa sút.
        Giải thích:Huyệt quá gầy gò,cô độc mạch khí gần như muốn tan biến đi thì chỉ phát chưa hết 1 đời đã bị sa sút.

        6.Huyệt hoặc thiên tả thiên hữu,yếu sử mạch địa dữ quan tài bất tương ly dã.
        Dịch: Điểm huyệt hoặc nhích bên trái hoặc nhích bên phải cần phải khiến cho mạch không lìa quan tài vậy.
        Giải thích:Phép điểm huyệt trước tiên phải lập chữ thập;Lập 1 đường từ trên cao xuống để tìm chính giữa;sau mới tìm xem ở cao hay thấp trên đường đó;Mới nhích qua phải hay qua trái hay nhích lên,nhích xuống chút đỉnh; Cao thì không có sát khí,thấp thì không đến chỗ tận mạch; làm sao cho thu được thủy,được khí và quan tài phải nằm trong mạch và trong khi mạch thì mới được;
        -Câu này là căn bản nhưng quá giản dị cần tìm hiểu thêm thì mới điểm huyệt được.
        thay đổi nội dung bởi: chungnp, 22-05-10 lúc 20:03
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "chungnp" về bài viết có ích này:

        huyruan (01-05-13),nuingoclinh (02-01-13)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        406
        Cảm ơn
        69
        Được cảm ơn: 223 lần
        trong 119 bài viết

        Default

        PHƯƠNG PHÁP ĐIỂM HUYỆT( Bào Ngọc Thư-cụ Việt Hải)

        -Về phương pháp điểm huyệt,ở miền sơn cốc và bình dương cũng cùng 1 lý; chỉ có khác; là ở cái long sơn miền sơn cốc thì đột khởi cao, tinh thể phần nhiều đứng cao.Ở miền bình dương và bình nguyên thì long mạch đột khởi thấp, tinh thể phần nhiều là nằm thấp, dài nên đểm huyệt cũng có khác nhau đôi chút là:

        -Ở sơn cốc: Thì phải tìm chỗ thấp hơn,chung quanh phải có sơn bao vây cao hơn ,để che huyệt, khỏi bị gió lùa, thì khí tán không kết.Vậy có câu:" Sơn cốc tầm oa xứ" ; sơn cốc yếu tàng phong là nghĩa đó.

        -Ở bình dương: Thì điểm chỗ cao hơn, chung quanh cần phải thấp hơn, để huyệt được phong quanh, không bị bí bức, không ngại gió thổi, cần nhất có nước tụ bao vây, thì khí mạch mới đình chỉ kết huyệt.Vậy có câu:"bình dương tựu đột điên", "bình dương tu dụng thủy","bình dương bất luận phong" là nghĩa đó.

        -Trước khi điểm huyệt cần hiểu thế và cục; nó khai cục chỗ nào , bế cục chỗ nào; Nhận xem có phải huyệt tinh không, rồi xem mạch nhập thủ chỗ nào; đường cục hội hợp chỗ nào; có tiền án , hậu chẩm hay không.

        -Xem long hổ, sơn sa triều bão, tả hữu tinh thần chứng ứng ở xung quanh huyệt tinh làm bằng cớ, tức là nội cục; lấy la kinh làm thầy chỉ phương để đối chiếu, xê dịch mà xu cát, tị hung, cho hợp với long gia ngũ hành, thì mới kết luận là đúng huyệt.

        -Điểm huyệt có ba phép chính:
        1.Tiếp mạch: Điểm huyệt liền ngay chỗ dẫn đến huyệt trường,tức là chỗ long sơn đang đi cao phục xuống thấp,mà điểm ngay liền chỗ cao.
        2.Thừa khí:Điểm ở chỗ thấp,dưới chỗ long sơn đứng lại,mà dưới còn thè lè dư ra.
        3.Khí mạch kiêm thu: Điểm ở chỗ thấp,là giữa khoảng cao,thấp nối liền nhau,tức là gồm cả mạch lẫn khí

        - Mạch: Chỗ chính long tích, tức là chỗ sống đất gồ lên cao hơn hai bên.
        -Khí: ở hai bên thấp hơn, liền chân sơn long thè ra.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "chungnp" về bài viết có ích này:

        huyruan (01-05-13)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        406
        Cảm ơn
        69
        Được cảm ơn: 223 lần
        trong 119 bài viết

        Default

        1 SỐ ĐỒ HÌNH SƯU TẦM TỪ TRANG baolavansu

        mọi người down về xem.
        http://www.mediafire.com/?tz2gjnmmnjk
        thay đổi nội dung bởi: chungnp, 24-05-10 lúc 20:52
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #6
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        601
        Cảm ơn
        52
        Được cảm ơn: 633 lần
        trong 284 bài viết

        Default

        Bạn đừng rút trích những sách âm trạch này ra như vậy vì Âm trạch có một mối tương đồng nhất quán với nhau từ khâu này đến khâu khác, vả lại sách từ nhiều tác giả khác nhau thì câu chữ cũng khác, ý của mỗi người cũng khác nhau, cách tốt nhất là chúng ta nên đọc sách rồi đặt ra câu hỏi ai biết thì giải đáp cho nhau như vậy thì mau tiến xa hơn nữa
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "conan135" về bài viết có ích này:

        chungnp (25-05-10)

      12. #7
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        406
        Cảm ơn
        69
        Được cảm ơn: 223 lần
        trong 119 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi conan135 Xem bài gởi
        Bạn đừng rút trích những sách âm trạch này ra như vậy vì Âm trạch có một mối tương đồng nhất quán với nhau từ khâu này đến khâu khác, vả lại sách từ nhiều tác giả khác nhau thì câu chữ cũng khác, ý của mỗi người cũng khác nhau, cách tốt nhất là chúng ta nên đọc sách rồi đặt ra câu hỏi ai biết thì giải đáp cho nhau như vậy thì mau tiến xa hơn nữa
        Hi conan135!
        -Mình cũng tán thành với cách nghĩ của bạn.Nhưng đây là môn địa lý.Có thể xem là khó nhất trong các môn lý số (theo suy nghĩ riêng của mình).
        -Địa lý có rất nhiều tài liệu man thư nên sẽ gây lầm đường lạc lối.Chưa kể địa mạch của Việt Nam lại khác với các nước bạn.
        -Theo mình địa lý Tả Ao và Bảo Ngọc Thư của cụ Việt Hải là chân thư.Vì sau khi xem qua mình thấy hai bộ này có sự nhất quán về quan điểm.Khi tác giả Cao Trung biên dịch địa lý Tả Ao cũng sử dụng tài liệu Bảo Ngọc Thư.Bằng chứng trong quyển địa lý toàn thư có các đồ hình cụ Việt Hải.
        -Các bài mình gửi không dành cho người mới bắt đầu học vì nó trích theo quan điểm của mình.Và mình chắc chắn,người đã đọc qua có 1 sự hiểu biết nhất định về địa lý.Mọi người sẽ đối chiếu với tài liệu vốn có của mình.Sau đó sẽ có hướng đi riêng cho mình.
        -Ý kiến của bạn muốn mọi người giải đáp câu hỏi cho nhau.Theo mình nghĩ là không tưởng.Thứ nhất: môn địa lý rất nguy hiểm vì liên quan tới cả dòng họ.Thứ hai:Nó phụ thuỗc rất nhiều vào thiên mệnh.
        -Vài dòng suy nghĩ tiêu cực.Mong bạn và mọi người bỏ qua.
        Thân.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "chungnp" về bài viết có ích này:

        nuingoclinh (02-01-13)

      14. #8
        Tham gia ngày
        Aug 2009
        Bài gửi
        1,269
        Cảm ơn
        118
        Được cảm ơn: 5,678 lần
        trong 1,056 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi chungnp Xem bài gởi
        6.Huyệt hoặc thiên tả thiên hữu,yếu sử mạch địa dữ quan tài bất tương ly dã.
        Dịch: Điểm huyệt hoặc nhích bên trái hoặc nhích bên phải cần phải khiến cho mạch không lìa quan tài vậy.
        Giải thích:Phép điểm huyệt trước tiên phải lập chữ thập;Lập 1 đường từ trên cao xuống để tìm chính giữa;sau mới tìm xem ở cao hay thấp trên đường đó;Mới nhích qua phải hay qua trái hay nhích lên,nhích xuống chút đỉnh; Cao thì không có sát khí,thấp thì không đến chỗ tận mạch; làm sao cho thu được thủy,được khí và quan tài phải nằm trong mạch và trong khi mạch thì mới được;
        -Câu này là căn bản nhưng quá giản dị cần tìm hiểu thêm thì mới điểm huyệt được.
        Xem Âm dương Long Hổ có thể hiểu nên điểm huyệt ở giữa, bên trái hay bên phải. Âm dương của Long Hổ khác với sự cường nhược của Long Hổ. Tay Long dương nhiều âm ít thì sinh khí tụ tại bên trái, tất yếu tay hổ nghịch lại: âm nhiều dương ít mà tụ sát khí. Điểm huyệt thiên bên trái là được sinh khí, thiên bên phải là tử khí huyệt có tốt mấy cũng bằng thừa. Tay Hổ dương nhiều âm ít thì sinh khí tụ tại bên phải, tất yếu tay Long nghịch lại: âm nhiều dương ít mà tụ sát khí. Điểm huyệt thiên bên phải là được sinh khí, thiên bên trái là tử khí.
        Huyệt điểm cao hay thấp thì phức tạp hơn, có 3 dạng: thiên huyệt thì điểm tận đỉnh, nhân huyệt thì điểm phần giữa, địa huyệt thì điểm tại chân. Nhận dạng thiên, nhân hay địa huyệt là chứng tỏ sự cao thấp của địa sư, rất khó để đúc kết làm cách nào để nhận dạng, mỗi địa sư có cách của mình, có người dựa vào long hổ hai bên, có người dựa vào thủy, có người dựa vào gió, có người dựa vào màu đất...
        Chào một ngày mới.

      15. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "namphong" về bài viết có ích này:

        huyruan (01-05-13),LuuBaOn (01-02-17),tashidorje (22-09-10)

      16. #9
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        601
        Cảm ơn
        52
        Được cảm ơn: 633 lần
        trong 284 bài viết

        Default

        Trao đổi học thuật ở đây chỉ mong để chúng ta hiểu thêm một chút về địa lý chuyên sâu, chứ nếu muốn ứng dụng thì ngày dài tháng rộng nữa lắm, bên cạnh đó còn có thể có cái nhìn sơ bộ về sơn thủy mỗi khi có dịp
        Sau đây xin đưa một vài kinh nghiệm điểm huyệt mà tôi sưu tầm được do Hán Văn có hạn nên chỉ xin đưa phần phiên âm ai có ý tốt cót hể cùng nhau dịch nghĩa:
        phàm ngộ thạch san nghi tầm thổ huyệt , na lí đích thổ sắc như hiển hồng hoàng sắc , tựu biểu kì na lí đích khí mạch trùng hòa 。 tại thạch san thượng nhược hoa bất đáo thổ huyệt tựu bất yếu thiên , như sở kiến huyệt thổ đích nhan sắc vi hồng hoàng sắc , giá tựu biểu kì huyệt trung đích khí mạch trùng hòa 。Đại ý là Nui đá thì cần tìm thổ huyệt, màu sắc hồng vàng chứng tó khí mạch trung hòa, còn nếu không thấy thổ huyệt thì khó ma là chân huyệt vậy
        tại thổ san thượng tức nghi tầm hoa thạch huyệt , như thạch sắc vi tử bạch sắc , biểu kì kì chất địa ôn nhuận 。 nhược tại thổ san thượng hoa đáo thạch huyệt , tắc thạch huyệt nhất định yếu hiển tử bạch sắc , nhi thả chất địa ôn nhuận đích tài chủ cát , như kiên ngạnh đắc như ngoan thạch nhất dạng tắc chủ san 。
        Nơi núi đất thì bên trên nên tìm lấy thạch huyệt, nếu đá có mày trắng,tím, chứng tỏ chất đất tốt đẹp, còn như có đá cứng rắn hình dạng sắc nhọn thì đó chính là chủ sơn
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      17. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "conan135" về bài viết có ích này:

        nuingoclinh (02-01-13)

      18. #10
        Tham gia ngày
        Oct 2009
        Bài gửi
        601
        Cảm ơn
        52
        Được cảm ơn: 633 lần
        trong 284 bài viết

        Default

        như quả tại thạch san thượng chỉ hữu thạch huyệt , tắc tất tu huyệt thạch nhu thúy khả sừ tài vi cát 。 sở vị nhu thúy dã ý vị trứ huyệt thạch đích chất địa ôn nhuận
        Nếu núi đá chỉ có thạch huyệt, nếu thạch huyệt mềm dễ đào thì tốt, lại sang rõ thì đúng là đất tốt đẹp
        như quả tại thổ san thượng chỉ hoa đáo thổ huyệt , tắc tất tu thổ chất tinh cường tài thị hảo đích 。 giá thì thổ chất bất nghi thái nhuận tịnh 。
        Nếu tại núi đất chỉ có huyệt đất mà chất đất cứng mạnh thì là chân đích, thêm màu sắc tươi tắng, trong sạch thì tốt
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 1/3 123 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 91
        Bài mới: 16-03-19, 17:37
      2. Sách địa lý tả ao
        By chungnp in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 2
        Bài mới: 28-04-13, 11:21
      3. Trả lời: 26
        Bài mới: 19-07-10, 16:54
      4. from_vuonhuongvi thay đổi nick name
        By huongvi in forum Thông báo
        Trả lời: 0
        Bài mới: 19-03-10, 01:59

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •