Trích Nguyên văn bởi kimcuong Xem bài gởi
Tứ trụ Vua Thiệu Trị

Tên húy: NGUYỄN PHƯỚC MIÊN TÔNG
Vua cha: Vua Minh Mạng
Ngày sinh: 16/6/1807, giờ Thìn
Thụy hiệu: Chương Hoàng Đế
Ngày mất: 4/11/1847 (27 tháng Chín Đinh Mùi)
Miếu hiệu: Hiến Tổ
Thời gian trị vì: 6 năm (1841-1847)

Vua Thiệu Trị có đức tánh hiền hòa, ham chuộng thi phú. Mới lên ngôi chưa được bao lâu, Vua lâm bệnh, ngoài cửa biển Đà Nẵng thì sự gây hấn của Hải quân Pháp bắt đầu. Trong nước vì thế nên chưa có một sự canh cải hay tu chính nào đáng kể về các định lệ thời trước. Ngài cũng có nhiều con: 29 hoàng tử và 35 công chúa.

Tứ trụ:
Tài......Tài.......nc......Thực
Đinh...Bính...NHÂM...Giáp
Mão....Ngọ....Tý........Thìn
ất.......đinh....quý......mậu
..........kỷ..................ất
...............................quý

Nhìn chung, tứ trụ của vua Thiệu Trị có Tài tinh Hỏa chiếm đa phần, vượng nhờ mùa sinh lại được phù sinh rất mạnh do Mộc. Nhâm sinh tháng Ngọ là đất Thai, không có gốc, được Tý yểm trợ ở chi ngày, nhưng Quý bị Mậu trụ giờ ám hợp nên dù tọa đất đế vượng cũng không lâu bền. Thân vì thế là nhược.

Cực đa và khuyết: Trong trụ có 2 yếu tố làm giảm phúc thọ của Vua:
- „Thổ lại hỏa sanh, hỏa đa thổ tiêu“. Thổ là Quan, đắc thời trong mùa sinh, nhờ Hỏa Tài sanh cho, nhưng Hỏa quá nhiều, nên cả hai cực vượng. Thế nhưng trụ lại khuyết Kim nên Thổ không có nơi tiết khí, tức là sinh được cho Ấn để tiếp sức cho Nhâm. Như thế đủ thấy kỵ thần của trụ phải là Mộc, vì nếu Mộc thịnh thì Hỏa lại càng trở nên hung khí, gây họa tức thời.

- „Kim suy ngộ Hỏa, tất kiến tiêu dong“. Kim Canh Tân không có, nghĩa là Ấn thụ khuyết nên không thể sinh cho nhật chủ, lại không thể hãm Thực Thương lại (vì kim khắc mộc). Mộc vì thế mà tha hồ khắc chế Quan Sát, giống như tiểu nhân đắc thời vậy. Trong tình huống này thì chính bản thân là Thủy không nên sinh thêm cho Mộc, nhưng mặt khác cũng có thể hiểu là con cái sẽ không đáp ứng được sự mong chờ của mình.

(Hoàng tử Nguyễn Phúc Hồng Bảo, con trai trưởng của Vua là người ham mê cờ bạc nên không được truyền ngôi, sau đó đã gây họa 2 lần để giành lại ngôi vị nhưng bất thành. Vua Tự Đức, em trai của Hồng Bảo, đã truyền xử giảo cả gia đình Hồng Bảo, kể cả 1 cháu nhỏ mới 3 tuổi. Vì thế có bài thơ tứ tuyệt "...Hà nhẫn tương thương cốt nhục tình" là ám chỉ việc này. Giáp lộ Ất tàng ở trụ giờ, thiên chánh hỗn trọc lại là kỵ thần nên kể như hung họa đã ngự sẵn trong cung con cái của Vua.)


Về quý cách: Trụ năm có Chính tài Đinh, gốc ở trụ tháng lại tàng Chính quan Kỷ, Tài Quan ở cả trụ năm trụ tháng biểu hiện gia đình tổ nghiệp phú quý. Hiềm chi Mão Thương Quan không vong nên điềm báo trước mối họa từ Mộc không phải nhỏ. Đinh gặp Mão là Tài tọa đất Tử, hung khí đến từ âm mộc này. Thiên ất quý nhân và Thái cực ở trụ này gặp không vong nên phúc cũng giảm.

Khắc mẹ: Lệnh tháng là Ngọ gặp chi Tí là xung, trụ năm lại tọa tử địa, báo trước việc khắc cha mẹ hoặc anh em, nên khi vua Thiệu Trị ra đời được 3 ngày (có nơi viết là 13 ngày) thì mẫu hậu qua đời.

Hỗ trợ từ chi ngày: Nhâm không có gốc trong các trụ, nhưng được Tý yểm trợ ở cung thê. Hoàng hậu Từ Dụ là vợ vua Thiệu Trị rất nổi danh về đức tính nhân ái và tài năng của bậc mẫu nghi thiên hạ, thọ đến 93 tuổi. Có sách viết rằng Hòang hậu được phép ngồi sau rèm để cùng luận việc triều chính với Vua. Sao Nguyệt Đức ở trụ ngày hóa giải được rất nhiều tai họa hung sát cho mệnh.

Cách Tài đa và Thực lộ trụ giờ cũng nói lên được số con rất nhiều của Vua Thiệu Trị. Hiềm rằng trụ giờ tọa đất Suy là báo hiệu về bịnh tình của Vua.

Tài hoa thi phú: Điểm này có thể nhìn qua các thần sát tọa đế vượng như Kình dương và Đào Hoa. Hoa cái tọa Mộ không vướng sát tinh cũng nói lên khía cạnh nghệ thuật diễn đạt rất cao.

Cách cục và vận hạn: Đinh Chánh tài cách bị phá là do nhật chủ yếu, Sát (Mậu) mạnh, Tài quá vượng sinh Sát khắc thân. Dụng thần là Tỉ Kiếp. Vua được truyền ngôi ở vận Nhâm Dần là vận của thân được vượng khí của trời, thế nhưng địa thế của ngài lại đi ngược. Đó là chi Dần hợp với Mão và Thìn tạo tam hội đông phương mộc khí là kỵ thần. Năm Tân Sửu, hỉ thần Ấn xuất hiện, hợp với Bính thành thủy khí, Sửu hợp Tý, tạo điều kiện cho Vua được lên ngôi. Cả Can và Chi đều hợp hữu tình thuận lý.

Thế nhưng ngài chỉ trị vì cho đến tháng 11 năm 1847. Năm Đinh Mùi, tháng Tân Hợi, Hỏa Tài được Hợi cùng với Mão và Mùi hợp lại thành tam hợp kỵ thần Mộc khắc ngược lại Nhâm, Tân kim bị Đinh hỏa đốt thiêu không thể nào sinh phù cho nhật chủ. Ngài qua đời sau một cơn bạo bệnh.
Thêm một ý bổ xung:

Cái xấu nhất của Tứ Trụ này là Tứ Phế. Không những trụ ngày Nhâm Tý là Tứ Phế mà nó còn thiên khắc và địa cũng khắc trụ tháng Bính Ngọ. Ðiều này đủ nói lên thể chất của cơ thể nhà vua này xấu ra sao rồi.