Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 3 trên 3
      1. #1
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        847
        Cảm ơn
        752
        Được cảm ơn: 627 lần
        trong 350 bài viết

        Default Trần triều hiển thánh quốc công tiết chế hưng đạo đại vương

        Sau khi Hưng Đạo Đại vương mất rất linh thiêng hiển hách. Trong nhiều bản kinh như Trần Triều hiển thánh chính kinh, Đại hữu chân kinh, Hưng Đạo chính kinh bao lục … đều có chép danh xưng “ Cửu Thiên Vũ Đế ” của Đức Thánh Trần.
        Bản chính kinh Phạm Ngũ Lão được mở đầu bằng đoạn : “Thánh phụ dòng dõi võ tiên, núi non chung đúc, vũ trụ tạo linh. Thần dựa vào Nam Nhạc, ký thác Đông A, Vân La Cố Trạch, sinh vào mùa đông, Thanh đồng xuất thế. Ngọc Đế khâm sai, sao cho “ Cửa Thiên nắm quyền Vũ Đế “
        Như vậy sau khi mất, Đức Thánh đã trở về thiên đình nhận lệnh chỉ của Ngọc Hoàng phong là Cửu Thiên Vũ Đế với sứ mệnh dịêt trừ yêu ma, tà đạo ở ba cõi Thượng giới( thiên đình) Trung giới( trần gian) và Hạ giới (âm phủ).
        Như vậy với chức danh Cửu Thiên Vũ Đế, Đức Thánh Trần của người dân Việt còn có quyền năng lớn hơn nhiều so với các đế khác như Bạch Đế ( coi vùng trời phía Tây), Xích Đế ( coi vùng trời phía Nam), Hắc Đế ( coi vùng trời phía Bắc ), Thanh Đế ( coi vùng trời phía Đông ) Quan Đế (coi thiên môn )…

        Sách Tả truyện có chép " xem sách Hà, Lạc nhớ công người viết".
        Nên khi người ta xem nước ở Lục Đầu ngóng bến Bạch Đằng, ai lại không nhớ tới công của vương? Há có phải một thời một thế mà thôi đâu? Sau khi đã trở thành thần, lại càng soi rõ, hầu khắp mọi nơi, hương đèn khôn ngớt. Mỗi lần nước bị ngoại xâm, đến cầu dưới đế kiếm trong hòm ắt kêu, báo tin tất thắng.
        Năm có lụt hạn hán, đến cầu trước miếu , bồ hương thấy hoá là giáng niềm vui. Đả tà trị ma thì có cờ có kiếm. Nhỏ như một kẻ sát phụ sát phu đều chịu đức; đuổi bệnh trừ tai thì có bùa ấn. Lớn như một huyện một phương cũng phải đội ơn, nhanh chóng như gió vang chớp giật. Tai nghe mắt thấy rõ ràng. Thiết nghĩ đó là công chung góp của các thần như Tản Sơn tôn thần, Chử Tiên tôn thần (Thời Hùng Vương Chử Tiên hay công chúa, học đạo thành tiên, gia quyến bay lên, miếu thờ ở bên sông xã Đa Hoà huyện Đông Yên-chú thích của nguyên bản). Miếu thiêng Cần Hải, Vân Cát đều có chứng tích linh thiêng rõ ràng của sự phù trợ. Tuy cách đời mà thần lại giống nhau. Ghi lòng tạc dạ không thể nào quên, cầu đảo bảo hộ tịch nhi, một lòng cảm thông để cho con cháu, đức tốt vô cùng. Cho nên dầu xa xôi đến trăm ngàn dặm, già nua, trẻ tuổi mà đến ngày tuần tiết đều đến, tấm lòng thành đó không phải riêng ai. Cho đến nay đã là 600 năm, mà hương đàn trai giới ở các linh viện, sớm chiều đều cúng, cùng là sở nguyện. trải qua các triều phong tặng " Thượng đẳng phúc thần", cùng với trời đất trường tồn dài lâu. Anh linh trỗi vượt, há là sự ngẫu nhiên ư? Bởi vì ân trạch đại vương đã được thấm sâu đều khắp hết thảy mọi nơi,nên đã được trường tồn. Chính khí của đại vương rộng rãi bao la, không bao giờ tắt. Tấm lòng son đó của đại vương có được là tự ở trời, Thanh tiên phụng mệnh thác mộng mà sinh ra (Thanh Tiên đồng tử giáng sinh-Chú của nguyên bản). Lúc đến, khi đi (ý nói khi vương sinh ra và mất đi) đều do có thượng đế ứng xuống trời nam một vì tinh tú vôi vàng rời bỏ con cháu lê dân (dân đen). Vốn là do ý trời xui nên vậy sao? Tìm được đất Mạch hạ trên núi Huyền đinh, đỉnh núi Hàm Rồng ( nơi đền Vạn Kiếp), các đỉnh núi chầu về, các ngả nước quy lại, khí trượng muôn trùng, Phổ Giang, Chung Lại (đền hướng về Phổ Giang và Chung Lại. Chú thích của nguyên bản). Khôn lộ phật tiền ( triều nhà Lý, Không Lộ Thiền sư thần tăng đắc đạo thành Phật, khi còn sống ở chùa trên núi Phổ (Phả) lại. Thường cởi áo cà sa ngồi nổi trên mặt nước biển sang bên nước Bắc, hoá (lấy) được kho đồng, đem về đúc thành chuông lớn, là một trong 4 thứ quí của nước Nam, sau bị chìm xuống (thác nhỏ) (ở Phổ Giang, (vì thế người ta mới gọi là Phổ Lại). Nam Tào, Bắc Đẩu (tên 2 núi ở Kiếp Bạc ) thần chiếu sáng lên (theo Chu Tử thì anh khí của núi sông ở chỗ nào, là thần chiếu sáng lên). "Chiếu sáng lên" (tức là hiện lên, hiện ra).Các nhà địa lý trước kia như Hoàng Thượng Thư (Công bộ Thượng thư nhà Minh Hoàng Phúc sang chiếm Giao Châu, là người tinh thông địa đạo), Tả tổ sư ( người Tả Ao Nghệ An, họ Nguyễn tên là Đức Huyền, cũng tinh thông địa đạo), nhìn thấu rõ đường chính (đường ngay lẽ phải) cùng khen tán cũng là do khí của đất mà khiến nên như vậy ư? Ôi thứ nhất là do thần, thứ 2 là do đất ( Lý thư), thứ ba là do tam tài mà họp thành. Không phải là thần thì ai được như thế.
        Bởi vậy cứ vào tháng 8 hàng năm quan dân nam nữ đến Vạn Kiếp để tế trước đền Dược Sơn, hai bên tả hữu có các Nam Tào - Bắc Đẩu chầu vào. Trước đền có sông Lục đầu tụ vào. Đây là nơi danh thắng thiên cổ. Còn khắp trong thiên hạ đâu đâu cũng lập đền thờ ông. Cổ truyền trong dân gian ở các châu huyện Lạng Giang, nếu có bệnh dịch người ta đều đến kêu cầu và đều được ứng nghiệm cả. Nếu có việc chiến chinh giặc dã họ đều sắm lễ đến tế ở trước đền, hễ có tiếng gươm kêu ở trong hòm tất đại thắng.
        thay đổi nội dung bởi: hoa mai, 03-01-11 lúc 07:31
        Thân chào
        Hoa Mai

      2. #2
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        847
        Cảm ơn
        752
        Được cảm ơn: 627 lần
        trong 350 bài viết

        Default Nhân dân sùng kính phong thánh

        Nhân dân sùng kính phong thánh

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/09/Tranhungdaotemple.jpg/200px-Tranhungdaotemple.jpg[/IMG]
        Miếu thờ Hưng Đạo Vương 36 Võ Thị Sáu, Q.1 SÀI GÒN
        Sau khi mất, Trần Hưng Đạo được thờ phụng ở nhiều nơi, trong đó lễ hội lớn nhất ở đền Kiếp Bạc thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương ngày nay, nơi ngày xưa là phủ đệ của ông. Ông được người dân nhiều đời sùng kính phong Thánh tức là Đức thánh Trần, đây là điều hiếm hoi trong lịch sử chỉ dành riêng cho vị danh tướng nhà Trần. Ngày lễ chính thức được tổ chức vào ngày ông mất (20 tháng 8 âm lịch hàng năm). Nhân dân không gọi trực tiếp tên của ông mà gọi là Hưng Đạo Vương, Hưng Đạo Đại Vương, Đức thánh Trần, hoặc gọi là Cha (Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ).
        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/thumb/b/b0/500South_Vietmanese_%C4%91%E1%BB%93ng_f.jpg/320px-500South_Vietmanese_%C4%91%E1%BB%93ng_f.jpg[/IMG]

        Cách gọi danh hiệu của ông cũng khác các vị vương. Các vương đều được gọi theo Tước và Tên, như Chiêu Minh vương Trần Quang Khải, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, còn riêng ông được gọi bằng Họ và Tước là Trần Hưng Đạo. Đây là cách gọi vốn chỉ dành riêng cho các vị vua là Họ và Miếu hiệu (như Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông), qua đó có thể thấy dân gian coi ông ngang với các vua Trần.

        Các đền thờ Hưng Đạo Đại Vương có thể thấy ở khắp nước Việt Nam và đền thờ đức thánh Trần (36 Võ Thị Sáu, Q.1 SÀI GÒN).

        Văn khấn lễ Đức Thánh Trần


        Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái
        Văn khấn lễ Đức Thánh Trần
        Nam mô a di Đà Phật!

        Nam mô a di Đà Phật!

        Nam mô a di Đà Phật!

        - Con kính lạy Tứ phủ Công Đồng Trần Triều

        - Con kính lạy Nguyên Từ Quốc Mẫu Thiên Thành Thái Trưởng Công.

        - Con kính lạy Đức Trần Triều hiển thánh Nhân vũ Hưng Đạo Đại Vương Đại Nguyên soái, Tổng quốc chính, Thái sư Hương phụ Thượng quốc công tiết chế, Lịch triều tấn tặng khai quốc an chính hồng đồ tá trị hiện linh trác vĩ, Minh đức trĩ nhân, Phong huân hiên liệt, Chí trung đại nghĩa, Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng tôn thần, Ngọc bệ tiền.

        - Con kính lạy tứ vị Thánh tử đại vương, Nhị vụ vương cô Hoàng Thánh.

        - Con kính lạy Đức ông phạm điệu suý tôn thần, tả quan Nam Tào, Hữu quan Bắc Đẩu, Lục bộ thượng từ, chư vị bách quan.

        Hương tử con là:.............................................. .................................

        Ngụ tại:............................................ .................................................

        Hôm nay ngày…. tháng….. năm…….. Hương tử chúng Chapá kỳ lễ bái xin các vị phù hộ độ trì cho hương tử con cùng toàn gia quyến được luôn mạnh khoẻ. Đầu năm chí giữa, nửa năm chí cuối, chín tháng đông, ba tháng hè được tai quan nạn khỏi, điều lành mang đến, điều giữ giải đi, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lốc, cầu bình an đắc bình an. Xin cho con được có người có cửa, được nhân an vật thịnh đi đến nơi về đến chốn, làm ăn được thuận buồn xuôi gió, vạn sự như ý.

        Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

        Nam mô a di Đà Phật!

        Nam mô a di Đà Phật!

        Nam mô a di Đà Phật!
        thay đổi nội dung bởi: hoa mai, 09-06-11 lúc 20:58
        Thân chào
        Hoa Mai

      3. #3
        Tham gia ngày
        Dec 2010
        Bài gửi
        847
        Cảm ơn
        752
        Được cảm ơn: 627 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Chuyện Đức Trần Hưng Đạo trãm Phạm Nhan


        Ngoại truyện chép rằng: có người tên là Nguyễn Sĩ Thành chết rồi lại sống và tự thuật lại chuyện trên trời là ở huyện Đông Triều, tỉnh Hải Dương có người con gái họ Nguyễn, vợ của một thương khách tên là Kiến Phúc.
        Một đêm nằm mộng ngủ với tinh rồng. Về sau đẻ ra thằng con chính là kẻ gây loạn lạc cho nước Nam. Có người mang truyện đó tâu với thượng đế. Thượng đế lập tức cho thằng bé áo xanh giáng thế để dẹp loạn.
        Cũng khi đó vợ của Yên Sinh Vương Liễu nằm chiêm bao thấy một em bé mặc áo xanh xin được làm con, tỉnh dậy rồi sau sinh ra Quốc Tuấn.

        Theo Trần Triều Hưng Đạo đại vương truyện : Nguyễn Nhan tên chữ là Bá Linh ( thường gọi Phạm Nhan), cha người Quảng Đông, sang buôn bán bên nước Nam, lấy vợ làng An Bài, huyện Đông Triều, sinh được Bá Linh. Lớn lên Bá Linh theo cha về Tàu học hành, đỗ tiến sĩ triều nhà Nguyên, lại cao tay ấn phù thủy có phép tàng hình biến hoá, thường vào cung trị bệnh cho cung nữ. Do tính dâm đãng, rồi thường biến thành con gái vào cung tư thân với cung nhân. Về sau lộ chuyện, chúa Nguyên dùng phép bắt được định án trảm quyết. Để chuộc tội , Bá Linh tình nguyện xin đi làm hướng đạo ( chỉ đường) sang đánh Nam quốc.
        Khi đánh trận, Bá Linh thường đi đầu. Bá Linh mắt nhỏ, mặt dài ( mặt chuột, tai dơi, mắt lươn ti hí - NV), cưỡi ngựa ra trận, tay cầm thanh bảo kiếm, xoà đầu rũ tóc, trong mồm niệm chú lẩm bẩm mấy câu… trời đất bỗng nổi cơn giông, cát sỏi bay vù vù, mây đen kéo tới mù mịt.quân sĩ giáp mặt không thấy nhau. Rồi lại nghe thấy trên không tiếng reo ầm ầm tựa như có thiên binh vạn mã đổ xuống khiến quân ta kinh hãi bỏ chạy. Nhờ tà thuật của Bá Linh mà quân giặc đã phá được nhiều trại của quân ta. Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa bẩm lại với Hưng Đạo vương về việc Bá Linh dùng phép thuật. Khi Hưng Đạo vương hỏi ai có kế gì để diệt giặc có yêu thuật không. Yết Kiêu thưa:
        ” Tôi nghe khi xưa công chúa có gặp Tiên Mẫu cho thanh kiếm thần giao cho đại vương, hẹn khi nào gặp giặc có yêu thuật, hễ chỉ thanh gươm ấy niệm thần chú thì tức khắc phá được. Đại vương sao không dùng kiếm ấy ?”
        Hưng Đạo Vương cười nói :” Thuật ấy chẳng qua là ảo thuật, xưa này dùng phép phù thủy hay có đồ ấy, chỉ dùng dơ bẩn là trừ được, can chi phải mượn đến phép thần tiên”. Bèn gọi Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa hẹn rằng : “ Hai người cho quân sĩ trữ sẵn đồ dơ bẩn, phục hai bên núi, ngày mai ta đánh giặc… Khi nào giặc dùng đến yêu thuật, có âm binh trên không kéo xuống thì cho quân sĩ từ trên đầu núi phóng uế xuống, tất phá được ” Hai tướng phụng mệnh, cho chứa sẵn máu chó, máu dê khi lâm trận vẩy ra, tức thì khí mù tan hết, giông gió liền tạnh, rồi thấy người ngựa hí giới bằng cỏ hgà và giấy nứa lả tả rơi xuống đất.
        Thua trận đó Bá Linh bèn dùng phép thuật khác để cướp trại Vạn Kiếp. Nửa đêm sai âm binh thần tường kéo ra bạt ngàn, lố nhố quân đầu trânu mặt ngựa, mặt mũi dữ tỡn như hung thần. Cung nỏ bắn cũng không ngăn được âm binh. trận đó Hưng Đạo Vương và quân sĩ phải rút về Thăng Long. Để diệt Bá Linh, Hưng Đạo Vương nói : “ Ta thủa xưa có học được dị thuật, ta lập thành đồ trận gọi là Cửu cung bát quái, lại may có một thanh thần kiếm, vậy để ngày mai ta dẫn quân vào thành dàn trận, đánh nhau với quân Nguyên , kỳ bắt được yêu nhân mới thôi.
        Hưng Đạo Vương bày thành đồ thế, chia quân dàn ra 8 cửa, mỗi cửa một sắc cờ, mặt chính Đông cờ xanh, mặt chính Tây cờ trắng, Mặt chính Bắc cờ đen, mặt chính Nam cờ đỏ, góc Đông Nam dán cờ sắc đỏ trắng, góc Tây Bắc dán cờ sắc xanh đen, góc tây Nam dán cờ sắc trắng đỏ, góc Tây Bắc dán cờ sắc trắng đen. Mỗi mặt dàn 300 quân, 50 tên kỵ mã cầm cờ, 250 tên bộ tốt cầm khí giới, ở chính giữa có một toán quân cầm cờ vàng. Bá Linh xem thế trận, chó là : “ có sắt khí bộc lên, chắc có qủy thần chi đây”. Khi Bá Linh dẫn 500 quân đánh ở mặt Đông vào, Hưng Đạo vương cầm thanh kiếm thần, niệm chú mấy câu rồi cầm là cờ vàng phất lên. Bá Linh thất trận phải dùng đến phép độn giáp để biến mất, còn 500 quân thì bị chết và bị bắt sông. Quân Nguyên phải lui quân.
        Hưng Đạo vương sai Yết Kiêu đi đục thuyền bắt Bá Linh, nhưng cứ bắt được thì nó lại biến mất. Hưng Đạo vương dặn :” Định bắt Bá Linh phải trữ sẵn chỉ ngũ sắc, chờ khi bắt tình cờ, dùng dây ấy quấn vào mình thì nó không biến hình được” Yết Kiêu làm theo, quả nhiên như vậy.
        Bá Linh xin được đưa về quê mẹ ờ làng An Bài chịu chết. Hưng Đạo vương sai con là Hưng vọ vương Quốc Nghiễn điệu Bá Linh về An Bài hành hình, nhưng cứ chém cụt đầu này nó lại mọc ra đầu khác, đâm lao búa cũng không dứt thịt. Hưng Võ vương không biết làm cách nào, bèn sai người về tâu với Hưng Đạo vương. Vương nổi giận, cầm thanh thần kiếm xuống tận An Bài. Bá Linh trông thấy Hưng Đạo vương và thanh thần kiếm mới chịu phép. Khi điệu ra chém , Bá Linh ngoảnh cổ hỏi:” Đại Vương ra tay thì tôi xin chịu, nhưng xong , khi tôi nhắm mắt Đại vương cho tôi ăn đồ chi” Dã Tượng được Vương đưa thần kiếm khai đao, thấy thế phát cáu mà thét lên : “ Cho mày ăn sản huyết ( máu dơ đàn bà…) của thiên hạ” , rồi ném đầu Bá Linh xuống sông Thanh Lương cạnh làng ấy.
        Cách hai hôm sau, có hai người dân chài đánh lưới ở khúc sông , lần luới nào nào cũng được mỗi cái đầu lâu Bá Linh, lấy làm kỳ dị, bèn khấn nếu phù hộ cho đánh được nhiều cá thì sẽ mai táng cho. Quả nhiên như vậy, họ mới đem đầu lâu ấy chôn tạm trên bờ. Từ ấy đi qua chỗ mả thường khấn Bá Linh đi chơi cùng. Dần dần Bá Linh cũng hiện hình đi chơi với họ. Vì Bá Linh khi còn sốpng dâm tính , nên họ thường nói đùa, đố hồn Bá Linh trêu con gái. Hễ trông thấy người con gái nào mà đố y trêu trhì người ấy quả nhiên về nhà mắc bệnh. Người trong làng thấy linh dị lập miếu bên sông để thờ.
        Theo Việt điện U linh tập lục toàn biên chép khi Phạm Nhan sắp bị hành hình có xin Hưng Đạo vương : “ Phải cho tôi ăn giống gì chứ” Vương giận liền bảo : “ Cho mi ăn máu đẻ của đàn bà” Bởi vậy sau khi chết, hồn hắn đi đâu gặp sản phụ thì lập tức hớp hồn họ ngaay. Những người đàn bà đó sẽ bị ốmliên miên, không thuốc gì chữa khỏi, khiến họ rất sợ hãi. Những người bệnh này thường được dẫn đến đền thờ Trần Hưng Đạo, lấy chiếu cũ trong đền, bắt thần bắt người bệnh nằm lên, rồi đem chân nhang đốt ra tro, quậy nước cho uống thì chắc chắn sẽ khỏi. Có gười mới chỉ mang chiếu từ đền Vương về nhà thì bệnh cũng đã khỏi.

        Các sách Công dư tiệp ký, Thiên nam ngữ lục và một một số tích lưu truyền trong dân gian khác cũng ghi lại chuyện này. Tuy có vài chi tiết hơi khác nhưng cơ bản cốt truyện vẫn là : Sau khi bị Hưng Đạo Vương diệt trị, hồn ma Phạm Nhan biến thành ma qủi chuyên đi quấy rối phụ nữ, đàn bà con gái. Muốn trị bệnh này đều phải đến xin, nhờ phép của Đức Thánh Trần.

        Truyền thuyết vùng Kiếp Bạc còn lưu truyền câu chuyện Phạm Nhan gắn với công lao của bà hàng cơm mà ny còn nghè thờ cách đền kiếp Bạc chừng 100m. Truyền thuyết kể rằng : Hưng Đạo vương giao cho bà hàng cơm nhiệm vụ theo dõi các binh thuyền của giặc và mọi nội tình thông qua những binh lóinh vào hàng ăn. Một hôm, có người vận đồ xanh, tướng hung mạo hung dữ vào hàng uống rượu. Được biết đấy là tướng giặc Phạm Nhan, sau khi chuốc rưịơu say, bà hàng bèn hỏi:” Nghe nói tướng quân có nhiều phép màu lắm phải không ạ?” Đang say sưa, hắn khoe khoang : “ Ta có năm phép thần thông, như người đang to hoá nhỏ, không dây nào trói được, chém đầu này mọc đầu khác …” Bà hàng bèn khích hắn : “ tướng quân tài giỏi vậy còn sợ ai chém nữa!” Phạm Nhan đáp:” Muối trói ta phải bằg chỉ ngũ sắc. Muốn chặt đầu ta phải dùng vôi tôi, phân gà sáp và bồ hóng bếp bôi lên lưỡi kiếm” Nắm được điều bí mật đó, bà hàng đã cấpbáo ngay cho Trần Hưng Đạo. Nhờ đó dùng chỉ ngũ sắc bắt sống được Phạm Nha. Khi sắp bị đem ra sử tội, Phạm Nha thấy lưỡi kiếm được bôi Vôi tôi, phân gà sáp và bồ hóng bếp đem ra. Hắn sợ hãi biết chết là chắc, bèn xin Hưng Đạo Vương một ân huệ cuối là ; Sau khi hắn chết, chặt thây hắn ra làm ba , một phần vứt xuống sông, một phần vứt lên bờ còn một đoạn vứt lên rừng. Vương sai chém và vứt mỗi đọan một nơi theo như lời cầu khẩn. Đạn vứt xuống sông biến thành đỉa, đoạn vứt lên bờ biến thành muỗi bvà đọan vứt lên rừng biến thành vắt. Về sau, nhân dân gặp những con vật đó thường gọi là giặc Phạm Nhan.

        *** (Để ý thấy trong sinh hoạt, sản xuất kinh nghiệm của người dân mỗi khi ra đồng hoặc phải lội nước, thường đem theo một gói vôi tôi trộn bồ hóng bếp. Nếu bị đỉa cắn, chỉ cần chấm một chút hỗn hợp đó vào miệng đỉa đang ngậm trên da, là con đỉa rơi ra ngày và co quắp lại. Kinh nghiệm này còn sử dụng cho con vắt cũng rất hiệu nghiệm khi đi rừng. Vết thương bị đỉa và vắt cắn thường khó cầm máu, chỉ cần bôi lên đó chút hỗn hợp trên có tác dụng cầm máu và giảm ngứa. Còn ai bị muỗi đốt, lấy một chút vôi tôi bôi lên vết cắn cũng sẽ làm giảm ngứa và sưng tấy rất hiệu quả. Tiện đây cũng xin phổ biến một kinh nghiệm cầm máu cho vết thương loại nhỏ: Nhai lá trầu không với một chút vôi tôi ( kiểu mấy bà ăn trầu) đắp hỗn hợp đó lên vết thuơng sẽ cầm máu ngay và mau liền sẹo. Sẹo khi lành lại ít khi bị vết thâm - NV)

        Theo Việt điện u linh , Công dư tiệp ký đều ghi rằng đền Phạm Nhan ở bên bờ sông Lương Giang huyện Đông Triều. Còn trong sách Sự tích Hưng Đạo Vương ghi : “ Hiện có đền thờ bên bờ sông Nam Sách đối diện với đền thờ của Hưng Đạo Vương. Đại phàm những phụ nữ đi qua đền thờ của Bá Linh liền mắc bệnh. Tục gọi là ma Phạm Nhan làm. Bùa đảo cũng không trị nổi. Nhưng nếu được các thứ đồ thờ hoặc cái bát cái chén, hoặc cái chiếu thờ trong đền Hưng Đạo đem giắt vào chỗ người bệnh nằm thì ma lập tức đi biệt không dám ngoái cổ lại, người bệnh khỏi hẳn .“
        thay đổi nội dung bởi: hoa mai, 09-06-11 lúc 21:00
        Thân chào
        Hoa Mai

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hoa mai" về bài viết có ích này:

        Ducminh (03-01-11),thoitu (03-01-11)

      Đề tài tương tự

      1. Bát tự khẩu ứng
        By PhieuDieu in forum Tử bình- Manh Phái
        Trả lời: 48
        Bài mới: 21-02-12, 10:08

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •