Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 2 trên 2
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        700
        Cảm ơn
        521
        Được cảm ơn: 1,133 lần
        trong 407 bài viết

        Default Lòng tốt của Trung Hoa

        Bài nhận định của giáo sư tiến sĩ kinh tế Nguyễn Phúc Liên:

        TRUNG QUỐC TÍNH TOÁN GÌ KHI MUỐN GIÚP VÀ ĐẦU TƯ VÀO LIÊN ÂU?

        Liên Âu hiện đang gặp hai vấn đề tài chánh và Tiền tệ. Về Tài chánh, một số nước thuộc Liên Âu như Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, Tây Ban Nha… gặp tình trạng nợ công chồng chất và phải cầu cứu giúp đỡ để tránh tình trạng vỡ nợ. Về Tiền tệ, đồng Euro tụt dốc có thể gây chia rẽ trầm trọng trong khối các nướx sử dụng đồng tiền duy nhất Euro.

        Giữa lúc khó khăn giải quyết như vậy, Trung quốc tỏ ý muốn giúp đỡ hai nước Hy Lạp và Tây Ban Nha về nợ nần, đồng thời dự tính đầu tư hoặc mua một số Công ty thuộc những nước này.

        Đây có phải là lòng tốt thương nhau muốn giúp đỡ hay Trung quốc tính toán những điều có lợi cho mình?

        Thực ra trong mọi việc tương giao trợ lực quốc tế, ngay với khuôn khổ gọi là bác ái, chúng tôi không tin rằng qua việc tặng những món tiền mà không có như tính toán lấy lại lợi cho mình. Vì vậy, chúng tôi đi theo hướng tìm hiểu xem việc đề nghị giúp đỡ Hy Lạp hay Tây Ban Nha có những tính toán thủ lợi nào cho Trung quốc. Người ta cũng ngạc nhiên rằng nếu Trung quốc có số tiền bạc dự trữ trên USD.2’500 tỉ, tại sao không đầu tư nội địa để lo lắng nâng cao đời sống của trên 1 tỉ 500 triệu dân của họ đang chịu cãnh nghèo cực, mà lại đem tiền đi giúp đỡ tha nhân Hy Lạp và Tây Ban Nha. Phải có những hậu ý tính toán thủ lợi nào đó.

        Những nghi ngại của chính phía Âu châu

        Chúng tôi xin đưa ra đây những trường hợp nghi ngờ về ẩn ý của Trung quốc. Những nghi ngờ này được đưa ra qua báo chí hoặc qua đài truyền hình:

        1) Trung quốc muốn tặng “Cheval de Troie»

        Thứ Năm, 06.01.2011, trong giờ Tin Tức lúc 19:30, xướng ngôn viên Darius của Đài Truyền Hình Thụy sĩ Pháp thoại, khi nói đến ý định của Trung quốc muốn giúp đỡ giải quyết những khó khăn của Aâu châu, đã nói rằng đó là Trung quốc muốn tặng « Cheval de Troie« . Đây là câu chuyện cổ Hy Lạp được kể trong Odyssée. Thành Troie bị vây hãm trong suốt 10 năm bởi Hy Lạp. Cuối cùng quân lính Hy Lạp làm như rút binh, nhưng để lại một con Ngựa bằng gỗ khổng lồ. Trong con ngựa này, có một số lính Hy Lạp trốn ở trong bụng. Dân thành Troie kéo con ngựa gỗ vào trong thành. Đến đêm lính Hy Lạp từ bụng con ngựa chui ra và mở cữa thành Troie. Thế là quân đội Hy Lạp vào được thành và chiến thắng. « Cheval de Troie« đã trở nên một thành ngữ trong tiếng Pháp để nói rằng trong quà tặng có chứa những độc ý chiến thuật làm nguy hại cho người ham nhận.

        Mặc dầu không bình phẩm minh nhiên về việc tỏ ý giúp đỡ của Trung quốc, mà chỉ cần nhắc tới « Cheval de Troie « , thì thính giả cũng hiểu rằng đây là lời phê bình tế nhị nói đến những tính toán thủ lợi của Trung quốc.

        2) Trung Quốc đã đánh cắp bí mật của Renault như thế nào?

        Cũng trong tuần vừa rồi, tờ báo Le Figaro cũng đăng tải việc nghi ngờ Trung quốc hối lộ để lấy những bí mật của hãng sản xuất xe hơi Renault. Dựa theo Bản Tin bằng tiếng Pháp, Oâng Trọng Thành đã viết ra Bản Tin bằng tiếng Việt như sau :

        « Phụ trương kinh tế của nhật báo Le Figaro hôm nay chạy trên trang nhất hàng tựa «Trung Quốc đã tiến hành do thám Renault như thế nào ? ». Tờ báo cung cấp các thông tin mới nhất về vụ gián điệp công nghiệp tại hãng xe hơi Pháp nối tiếng này. Theo tiết lộ từ các cuộc điều tra tư nhân, hai trong số ba viên chức cao cấp của Renault có tài khoản tại các ngân hàng Thụy Sĩ và Lichtenstein, mà nơi cung cấp tiền là một công ty Trung Quốc. Tại Lichtenstein, người ta đã phát hiện được 150 ngàn euro, còn tài khoản tại Thụy Sĩ có 500 ngàn.

        Theo một nguồn thông tin ẩn danh, số tiền này đến từ một doanh nghiệp Trung Quốc, có trụ sở tại Bắc Kinh, mang tên Power Grid Corporation. Đây là một công ty lớn trong lĩnh vực phân phối điện. Khoản tiền mờ ám kể trên, được nghi là để trả công cho những người đánh cắp bí mật của Renault, rất có thể đã được chuyển qua một loạt các cơ sở trung gian tại Thượng Hải và Malta.”

        Từ Bắc Kinh, Trung quốc cũng đã sử dụng gián điệp, hối lộ tiền bạc để mua những bí ẩn nghề nghiệp của Âu châu. Nếu bỏ tiền giúp đỡ hoặc đầu tư vào Liên Âu, thì Trung quốc tha hồ khám phá những bí ẩn nghề nghiệp của Liên âu vậy.

        3) Châu Âu muốn kiểm soát đầu tư của các công ty Trung Quốc

        Cũng theo Ông Trọng Thành, thì Âu Châu muốn kiểm soát đầu tư của các Công ty Trung quốc. Bản tin như sau:

        “Nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay, chạy tựa trên trang nhất “Bruxelles muốn ngăn chặn việc Trung Quốc mua các công ty Châu Âu”. Trả lời phỏng vấn nhật báo Handelsbaltt của Đức, Ủy viên Châu Âu về Công nghiệp Antonio Tajani đã cho biết nỗi lo ngại về của ông trước ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.

        Cụ thể là các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng có khả năng mua được “các doanh nghiệp Châu Âu sở hữu các công nghệ then chốt trong các lĩnh vực quan trọng”. Theo Ủy viên công nghiệp Châu Âu, tuy đây là một hoạt động đầu tư kinh tế, nhưng “ẩn đằng sau đó là một chiến lược chính trị”, chính vì thế “Châu Âu cũng cần phải phản ứng lại về mặt chính trị”.

        Dựa trên mô hình của Ủy ban phụ trách các đầu tư nước ngoài của Hoa Kỳ, ông Antonio Tajani dự kiến thành lập một cơ quan kiểm soát các đầu tư tại Châu Âu. Mặc dù hiện tại, Ủy ban Châu Âu chưa nhận được các đề xuất lập pháp mới, làm cơ sở cho sự ra đời của một cơ quan như vậy, nhưng, theo một chuyên gia Châu Âu am hiểu về tình hình, chắc chắn Ủy viên Châu Âu về Công nghiệp đã phải có lý do mới đưa ra một đề xuất như vậy”

        4) Nhiều nước Âu châu ngăn cấm những “China Town”

        Tại Âu châu, chỉ có “China Town” ở Luân Đôn và Paris. Chúng tôi biết rằng ba Quốc gia Âu châu đặc biệt ngăn cấm việc mở những “China Town” ở bất cứ thành phố nào của họ. Lý do ngăn cấm là họ không muốn một “quốc gia “ trong một quốc gia với tất cả những phức tạp mà họ phải tiêu tốn tiền bạc để kiểm soát những bí ẩn “vô luật lệ “ bên trong những “China Town “ ở thành phố của họ. Tại nước Đức, có rất nhiều thành phố lớn, nhưng người Tầu không thể thành lập được “China Town”. Tại Ý cũng vậy, chúng ta không tìm thấy những khu Tầu như ở Luân Đôn và Paris.

        Riêng tại Thụy sĩ, một nhân viên thuộc ủy ban Tỵ nạn đã cho chúng tôi biết rằng ngay tứ đầu khi nhận những người Tỵ nạn Việt Nam mà họ biết trong đó có nhiều người gốc Tầu, Thụy sĩ tản nghững người Tỵ nạn ra nhiều nơi để tránh việc tụ họp lại một khu trong thành phố. Họ muốn tránh những tụ họp thành “China Town”.

        Qua sự việc ngăn cản “China Town” này, chúng ta hiểu rằng một số nước Âu châu chắc chắn nghi ngờ rằng nếu trường hợp Trung quốc đầu tư vào Liên Âu, thì sẽ có những gian lận, không sòng phằng trong nền Kinh tế của họ.

        Qua Thương mại, Trung quốc đã thâu Mãi lực Thị trường Liên Âu về cho mình. Bây giờ lại dùng chính những tiền thâu được ấy, Trung quốc muốn thâu về cho mình những bí quyết ngành nghiệp, những chất xám của Liên Âu.

        Nhận định của chúng tôi về việc Trung quốc muốn bỏ tiền vào Liên Âu

        Nhận định của chúng tôi bắt đầu từ câu hỏi: Trung quốc có khối Tiền dự trữ lớn, đồng thời cũng có khối người nghèo khổng lồ cần phải đầu tư vào đó để cải thiện đời sống. Tại sao không đầu tư tại nội địa, mà phải mang Tiền đi làm việc giúp đỡ dân nước ngoài?

        Chúng tôi có những cắt nghĩa như sau đây:

        1) Việc thu vào được nhiều Tiền không phải là cho dân mà cho những cá nhân thuộc đảng CSTQ. Đây là Kinh tế Mafia nhóm đảng, chứ không phải Kinh tế của nước Tầu. Nói Trung quốc có dự trữ Tiền bạc nhiều thì không trúng, mà phải nói rằng dự trữ Tiền bạc đó là của nhóm đảng hay những tư nhân con cháu đảng. Nước Trung quốc vẫn nghèo, chỉ có nhóm đảng CSTQ là trở thành triệu phú, tỉ phú.

        Nhóm đảng triệu phú, tỉ phú này tất nhiên không nghĩ đến đời sống nghèo khổ của dân chúng Tầu, mà chĩ nghĩ đến cất giữ tiền riêng của mình cho kỹ. Họ cũng là người Tầu, nhưng lại không muốn cất giữ Tiền bạc tại Trung quốc vì sợ một ngày nào đó, khi có thay đổi quyền lực hay dân chúng đứng dậy lật đổ họ, họ sẽ mất hết Tiền bạc đã ăn cắp được.

        Để có thể cất giữ an toàn tài sản, nhóm đảng Mafia CSTQ luôn luôn muốn chuyển Tiền bạc ra nước ngoài. Để có thể chuyển ra một cách danh chính ngôn thuận, phải tìm cách đầu tư, mua những Công ty ngoại quốc, thâm chí dưới hình thức giúp đỡ Tài chánh.

        Nếu Liên Âu chấp nhận cho việc Trung quốc đầu tư hay mua các Công ty tại Liên Âu, đó là việc tiếp nhận những món Tiền mà nhóm đảng Fafia cướp bóc của dân Trung quốc để đem ra nước ngoài xin “tỵ nạn “, đó là tiếp nhận những món tiền biển thủ phi nhân. Một đàng thì Âu châu rêu rao thanh trừng việc rửa tiền bẩn, một đàng thì lại tiếp nhận những món tiền của nhóm đảng Mafia CSTQ để rửa sạch dùm họ.

        Trường hợp Việt Nam cũng vậy. Nhiều những lãnh đạo đảng CSVN bóc lột, tham nhũng để có tiền triệu. Qua những Việt kiều, họ tìm cách đầu tư ở những cơ sở làm ăn tại California chẳng hạn. Họ không dám để Tiền ăn cướp được tại Việt Nam vì lo ngại đến một ngày nào đó, Dân nổi dậy, họ mất cả chì lẫn chài.

        2) Lý do thứ hai liên hệ đến chính nền Kinh tế Trung quốc. Thực vậy, nền Kinh tế Trung quốc dựa trên xuất cảng, nhất là cho hai Thị trường lớn Hoa kỳ và Liên Âu. Nếu nền Kinh tế lệ thuộc vào xuất cảng, thì Trung quốc rất lo ngại về những Biện pháp Che chỡ Mậu dịch. Sau cuộc Khủng hoảng, Mãi lực của hai Thị trường này giảm xuống. Những Biện pháp Che chở Mậu dịch đã là con ma đe dọa Trung quốc hàng ngày.

        Để có thể tránh những Biện pháp Che chở Mậu dịch này, thì việc sản xuất của Trung quốc phải đặt một đầu cầu tại chính hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Âu. Thực vậy, đối với những Tập đoàn sản xuất Liên quốc gia (Multinationales), việc đặt một đầu cầu ở một quốc gia là biện pháp tránh những cản ngăn quan thuế.

        Trung quốc tha thiết đầu tư hoặc mua lại những Công ty thuộc Liên Âu là nhằm đặt một đầu cầu cho xuất cảng của họ vào thị trường Liên Âu này. Ngày mà Hong Kong còn thuộc Anh quốc, những sản xuất của Quảng Đông đã đặt đầu cầu tại Hong Kong để có thể xuất cảng sang cả Thị trường chung Âu châu vì Hong Kong thuộc nước Anh, mà nước Anh lại thuộc thuộc Thị trường chung Âu châu này.
        Not everything that counts can be counted, and not everything that can be counted counts.

        Albert Einstein

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "vân từ" về bài viết có ích này:

        hoa mai (15-01-11),khoahoc (15-10-11),mommom (28-05-11)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Feb 2011
        Bài gửi
        33
        Cảm ơn
        24
        Được cảm ơn: 15 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        nghe dau o ta trung quoc dang co cong nhan o vung cao nguyen lam dong hay ra lai gi do kheo lai la con ngua do thi sao ma dau co mot cho
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Đề tài tương tự

      1. Phong Thuỷ Là Môn Học Cổ Có Giá Trị
        By ASVN in forum Phong thủy II
        Trả lời: 2488
        Bài mới: 17-02-23, 09:23
      2. Trao đổi học thuật
        By ASVN in forum Phong thủy II
        Trả lời: 411
        Bài mới: 08-01-16, 14:12
      3. Trung Quốc - Một quốc gia bất khả xâm phạm
        By vân từ in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 4
        Bài mới: 05-12-10, 16:11
      4. Những đại gia trong lịch sử phong kiến trung quoc
        By tom in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 18-08-10, 09:51

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •