Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 4/4 đầuđầu ... 234
    kết quả từ 31 tới 40 trên 40
      1. #31
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        bắc phái và nam phái, có một phái đúng và một phái sai
        Tại sao lại có thể nói vậy ?
        Vấn đề này sẽ rất dễ trả lời khi lý thuyết lập "phương trình tử vi" được trình bày. Nhưng hiện nay, lý thuyết đó chưa được thể hiện thì lấy cái gì để khẳng định có một phái sai, một phái đúng ?! rõ ràng là khi nói một sai, môt đúng, người ta sẽ hỏi ngay, phái nào sai, phái nào đúng ? Đó là đòi hỏi tự nhiên. Nhưng câu trả lời khi mà chưa có lý thuyết vừa nói thì sẽ không tự nhiên chút nào, nên chỉ có thể khẳng định được sự đúng sai của chỉ một phái.
        Đó là vì, hai phái này có mâu thuẫn rất lớn, mang tính nền tảng. Có tính chất phủ định lẫn nhau. Thật vậy, mỗi phái đã khẳng định độ tuổi trưởng thành, lập thân khác nhau tới 10 năm, xác định bởi một đại vận !
        Nam phái xác định tuổi lập thân từ 22 tới 36. Trong khi đó bắc phái xác định tuổi lập thân từ 12 tới 26. Chính xác từ thực tiến ta không thể xác định tuổi lập thân từ 12 tuổi cho tới 36 tuổi được. Theo mọi quan điểm, từ cổ xưa tới hiện đại, bằng vào các nghiên cứu sinh lý tuổi trưởng thành, thì các chứng cứ khoa học ủng hộ tuổi lập thân từ 17 đến ngoài 30 tuổi. Sớm hơn hay muộn hơn cũng chỉ 1 hoặc 2 năm mang tính chất thống kê. Chứ không thể trải rộng từ 12 tới 36 tuổi. Điều này đi tới kết luận rằng, cung nhập hạn cho tuổi lập thân phải phù hợp với thực tế. Nhưng sự phối hợp cả hai phái không chấp nhận sự phù hợp này, buộc phải loại trừ một phái.
        Mặc dù chúng ta dễ thấy rằng, tuổi lập thân cho tới 36 tuổi dễ chấp nhận hơn khởi từ 12 tuổi. Bởi lẽ 12 cho tới 15, thực tế cho thấy người ta còn nhỏ quá, các nghiên cứu tâm sinh lý đều cho thấy ngoài việc chưa vào tuổi dậy thì, còn các mặt tâm lý, sinh hoạt đời sống cũng không đáp ứng các tiêu chuẩn tâm sinh lý của tuổi dậy thì. Hơn nữa theo thống kê, những trường hợp ngoại lệ vào tuổi dậy thì, trưởng thành, khả năng thân tự lập thân cũng rất nhỏ so với thống kê ngoài 36 tuổi còn đang đầy đủ các tiêu chuẩn tráng niên - bởi còn có giai đoạn hồi xuân chờ trước mặt.
        Đó là xét vòng ngoài, trên các tiêu chuẩn của khoa học khác nhìn vào tử vi. Cũng là phép nhìn từ "ba chiều" vào "hai chiều" vậy.
        Đấy là một ví dụ !
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vuivui" về bài viết có ích này:

        vân từ (13-02-11)

      3. #32
        Tham gia ngày
        Jul 2010
        Bài gửi
        23
        Cảm ơn
        111
        Được cảm ơn: 11 lần
        trong 8 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi htruongdinh Xem bài gởi
        @vuivui : đây là lá số của người sư huynh :
        [IMG]http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/1/003010101964/1996/suhuynh.jpg[/IMG]
        Dựa trên lá số này chúng ta biết ngay gặp những cách hung họa. Mệnh có Linh Xương Đà Vũ. Di có Tham Xương Khúc. Quan lộc Tử Phủ gặp Tuần. Ách có Cự Kị Hồng Kiếp Không. Như vậy cao thủ hơn hẳn là đoán trúng sự việc phát sinh sẽ xảy ra vào giai đoạn nào mà thôi
        thay đổi nội dung bởi: quangdct, 12-02-11 lúc 23:22
        " Đừng bao giờ ngừng mơ ước- Never say die!"

      4. #33
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Chúng ta có thể nhận xét sơ bộ trong phần giải đoán cho vị Sư Huynh nọ, tuy tác giả đặt trọng tâm tới lý của cung trọng điểm. Nhưng có thể thấy là dường như trong luận đoán, tác giả đã "quên" mất mà không tập trung sử dụng cung trọng điểm trong giải đoán ! Thanh thử, việc phân tích về phép sử dụng lý cung trọng điểm là không còn ý nghĩa.
        Nhưng nhân đây, gọi là trà dư tửu hậu, chúng ta nghiên cứu lối đoán của tác giả thêm cho vui.
        Như tác giả viết:
        Đại hạn Bính Tý là cách cục Sát Phá Lang chủ, cách cục này nếu có kị sát tinh dẫn động (ảnh hưởng?) mới xuất hiện khuynh hướng “động”, ngược lại nếu gặp cát tinh thì sẽ chuyển hướng phát triển bình ổn, không có biến động lớn (Tuy có Liêm Trinh hóa kị ở đại hạn nhưng may mắn là không hình thành hung cách (cách cục xấu), nên không có khả năng phát sinh điều dữ. Tuy nhiên, do sự tác động của Liêm Trinh hóa kị, vận thế bình ổn, thuận lợi trước đây sẽ này sinh một chút dao động khiến đương số có ý muốn thay đổi).
        Đại hạn tọa quyền hội lộc và đại hạn hóa kỵ tự nhiên (tự nhiên nhi nhiên) sẽ khiến đương số kiên trì hơn người khác trong công việc (?).
        Xem ra lối đoán của tác giả về đại vận này có phần khác lạ. Thật vậy, như chúng ta đều rõ, đại vận này thấy có cách sát phá tham hóa quyền gặp tả phù. Tọa cung là cách phá quyền tả phù miếu địa thì có thể thấy ngay được đó là đại vận nhiều xung động - do hung sát tinh miếu vượng thủ - nhưng có nhiều lợi ích bất ngờ. Cái cách hung tinh miếu thủ thì bao giờ chả thế, dẫu có hung sát tinh lâm nhập miễn là sáng sủa thì đều hay cả, là cách anh hùng thời loạn chứ có gì đâu mà phải viện dẫn do liêm trinh hóa kỵ không hình thành hung cách nên không gặp điều dữ ? Kỳ thực thì liêm hóa kỵ hội tang linh hổ khốc hư là bại cách, đối với liêm trinh mà hóa kỵ thành cách này thực chất là hung cách, một trong những cách đại xấu, khi mà cung tật ách hội đủ Cự Hình Hao Kiếp Không. Vậy mà tác giả lại nói ngược. Lấy cái cách ép cho không thành hung cách để mà "hóa giải" cái đại nạn này.
        Nên nhớ, vào đại vận bính tý, bính đồng cơ xương liêm. Liêm hóa kỵ, đồng thời kình nhập ngọ thuộc cách mã đầu đới kiếm, không là hung cách thì là cái gì, đà la lưu nhập thìn hội chiếu về thì phá quân thủ tại đại vận nơi tý cung thành cách hung phá kình đà liêm kỵ tang hổ là đại hung cách. Chả hiểu sao người ta cứ hay lờ đi nhỉ. Phá quân ở đây miếu địa, hội đủ hung bại tinh hãm, liêm hóa kỵ là cách sát tinh. Tác giả lại muốn giải thích, hay luận đoán bằng cách không muốn hung họa cho người sư huynh này chăng khi mà lấy cái cơ liêm hóa kỵ không hội hung sát thành hung cách ?
        Cái lý đoán kiểu này, may mà trúng ? hay là còn có cái gì đó giấu nghề, có ngón giải đặc biệt, hóa giải hung cách này mà không nói ra chăng ?. Chứ mà cứ đoán như thế, hậu học làm sao mà học cho nổi ?
        Thực ra nhìn vào đại vận này thấy ngay được là sự nghiệp hanh thông, tấn phát, nhưng ra ngoài có va chạm, hung hiểm, thị phi và tranh đoạt. Cuộc sống trong giai đoạn này như con thuyền ra khơi xa, giông tố, nhưng có tay lái vững vàng, thuyền to không ngại sóng lớn. Cái hóa giải là ở chỗ chủ cung mạnh, hợp cách cục, cùng với phúc tiên thiên và phúc vận tương hợp, biến hung thành cát. Chứ đâu cần phải khuyên người sư huynh nọ phải đối đãi phải đạo hay khuyên nhủ sư huynh thế này thế nọ với người sinh năm 41 đâu. Tự số nó thế, gặp hung hóa an, gặp nguy hóa lành ở nơi xa, ra ngoài là như vậy.
        Mọi người cứ ngẫm kỹ mà xem có phải vậy không ? có cần phải viện dẫn những lý giải rất mơ hồ như vậy không. Cố tình không nhìn thấy cái nó phải nhìn thấy to đùng.
        Mới chỉ lược đại vận đã nhận thấy lối giải đoán gượng ép. Chúng ta nên kỹ lưỡng khi đọc.
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #34
        Tham gia ngày
        Jun 2010
        Bài gửi
        86
        Cảm ơn
        27
        Được cảm ơn: 29 lần
        trong 20 bài viết

        Default

        Dựa vào lý do gì tôi cho rằng cấp trên của sư huynh có lẽ là người sinh năm 41, khiến hai người nảy sinh xung đột trong công việc? Nguyên nhân kì thực rất đơn giản, như sau:
        1. Tất cả những hiện tượng bất hòa với cấp trên trong lưu niên và đại hạn Bính Tý, chưa vội để ý tới năm sinh của “nhập quái”, thì theo như đã nói ở trên, chúng ta có thể xác định cung Ngọ là một vị trí hung (xấu) để cho những hiện tượng như vậy xảy ra. (?)
        (Hết trang 57/118)
        2. Nếu chúng ta nhập vào lá số dữ kiện năm sinh của cấp trên, thiên can hóa kị của ông ấy chắc sẽ cùng cung đối với cung Ngọ tạo ra hiện tượng xấu. Chỉ có như vậy, giữa hai người mới có thể có hiện tượng xung khắc, bất hòa, phù hợp với tình hình thực thế của đương số.
        3. Năm sinh có thể tạo ra quan hệ tương tác mạnh nhất nên xuất hiện tại cung vị tam hợp phương của lưu niên hoặc vận hạn. Nếu như vậy thì những năm sinh có khả năng cao nhất phải là những năm nhập quái tại cung Tý (năm 49 dân quốc), cung Thân (năm 45), cung Ngọ (năm 43) và cung Thìn (năm 41).
        4. Tổng hợp 3 điểm nêu trên, tôi thấy năm sinh 41 dân quốc (năm Nhâm Thìn) là có khả năng cao nhất vì:
        (1) Can Nhâm trong năm sinh 41 dân quốc có Vũ khúc hóa kị xung với cung Ngọ.
        (2) Người sinh năm Nhâm Thìn nhập cung Thìn trên lá số (của đương số?). Cung này vừa là cung Thiên di của lá số tiên thiên, vừa là cung quan lộc của vận hạn. Như thế tác động của nó tới quan hệ của đương số và cấp trên trọng vận hạn này cũng sẽ khá mạnh.
        (3) Người sinh năm Nhâm Thìn nhập cung Thìn, đối xứng với cung mệnh tiên thiên của đương số. Can Nhâm Vũ khúc hóa kị tại Tuất. Nếu thêm yếu tố Đà La trong lưu niên của người sinh năm Nhâm vào lá số thì sẽ khiến cung Mệnh tiên thiên của đương số tạo thành hung cách Linh Xương La Vũ . Hung tính này sẽ khiến đương số và người sinh năm Nhâm khó duy trì quan hệ hòa hợp.
        (4) Cung Thìn có cách cục Xương Tham Khúc Tham, một khi lại gặp sao Hóa kị thì vị cấp trên này sẽ thường có những hành vi, mệnh lệnh và chính sách mà cấp dưới không ngờ tới được.
        (5) Giả thiết vị cấp trên này nhập quái ở cung Thìn. Như thế, Tham lang trong cung mệnh (Thìn) của ông ta sẽ vừa khéo kết hợp với Văn xương trong cung mệnh tiên thiên của đương số (Tuất) tạo thành cách cục Xương Tham. Ý nghĩa của cách cục này cũng là: nếu hai người kết hợp trong công việc sẽ dễ phát sinh mâu thuẫn.
        (6) Cung thiên di của vận hạn là hung cách, cung nhập quái của chủ quản cũng tạo ra cách xấu “Linh Xương La Vũ”. Hai cung có ý nghĩa quan trọng nhất trong mối quan hệ giữa đương số và cấp trên đều rơi vào thế xấu, tất nhiên mối quan hệ này sẽ nảy sinh vấn đề.
        Sang đại lục để phát triển sự nghiệp, hi vọng có thể tích lũy nhiều kinh nghiệm, phát huy sở trường, không ngờ lại gặp phải một vị chủ quản khắc tinh, khiến cho mình bị bó buộc chân tay, không có đất dụng võ... Cần làm gì để đối phó với những việc sẽ phát sinh trong tương lai, có thể qua năm Bính Tý một cách yên ổn hay không là những vấn đề hiện nay sư huynh đang mong mỏi được biết. Lá số có nói lên điều gì? Nên luận giải chúng như thế nào? Dưới đây người viết xin nêu ra một số thiển ý như sau:
        (Hết trang 58)
        CUNG VỊ TRỌNG ĐIỂM
        Xét cả quá trình từ khi sư huynh vào công ty đến lúc phát sinh mẫu thuận với cấp trên như hiện nay, sau khi nhập thêm dữ liệu là các năm sinh có liên quan, có thể thấy, hai cung vị có sức dẫn động mạnh nhất là cung Ngọ và cung Tuất. Do vậy, để phán đoán các bước phát triển tiếp theo trong công việc hiện nay của đương số, tôi cho rằng, cung Ngọ và cung Tuất chính là hai cung vị trọng điểm để suy ngẫm.
        1. Cung Ngọ:
        (1) Cung Ngọ là cung đương số vào công ty (Canh Ngọ).
        (2) Cung Ngọ là cung thiên di của đại hạn Bính Tý. Cung thiên di đại diện cho duyên phận của đương số với công ty. Nếu cung thiên di cường vượng, đồng thời cùng với mệnh cung của vận hạn hình thành những cách tốt, chính diện thì tất nhiên đương số sẽ tận tâm tận lực với công ty. Nhưng nếu cung thiên di yếu hiểm đồng thời cùng với cung mệnh tạo thành hung cách, e rằng phải thắp hương niệm Phật mới có thể có được một kết cục tốt đẹp!
        (3) Lưu niên Giáp Tuất, đương số được điều đến xí nghiệp có liên quan, Can Giáp của năm này khiến cho cung Ngọ, vốn có nhiều cách tốt lại một lần nữa tạo thành cách tốt “Tam kì gia hội”. Trong năm mà cung Ngọ - đại diện cho công ty- ở vào thế tốt như vậy, tất nhiên sẽ có những bước tiến tốt.
        (4) Lưu niên Bính Tý, can Bính lại khiến cung Ngọ hình thành hung cách. Do đó phát sinh việc bất hòa với cấp trên.
        (5) Ngọ cung là tam hợp phương với cung Mệnh của lưu niên, đại vận và tiên thiên, sức ảnh hưởng của nó đương nhiên không nên bỏ qua.
        2- Cung Tuất:
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #35
        Tham gia ngày
        Jun 2010
        Bài gửi
        86
        Cảm ơn
        27
        Được cảm ơn: 29 lần
        trong 20 bài viết

        Default

        2- Cung Tuất:
        (1) Cung Tuất là cung mệnh, thân tiên thiên.
        (2) Cung Tuất là cung sự nghiệp lưu niên của năm vào công ty.
        (3) Trong năm vào công ty (Canh Ngọ), cung Tuất được Thiên đồng hóa lộc của can Bính đại hạn và Thái Dương hóa lộc của can Canh lưu niên đến giáp, phù.
        (4) Lưu niên giáp Tuất, đương số được điều đến xí nghiệp khác, cũng khiến cho cung Tuất hình thành đại cách cục “Quân thần khánh hội” do tam lộc hội kết hợp với tam kỳ gia hội. (?)
        (5) Lưu niên Bính Tý, đương số và cấp trên nảy sinh bất hòa, lúc này cung Tuất cũng hình thành các hung cách như “Linh Xương La Vũ’, “Hình nhân giáp ấn”...
        (Hết trang 59/118).
        (6) Vị cấp trên sinh năm Nhâm Thìn cũng ứng với cung đối với cung Tuất. Thiên can Vũ khúc hóa kị và lưu niên Đà la của vị cấp trên cũng khiến cung Tuất sinh hiện tượng xấu (hung tượng).
        Dưới đây, chúng ta cùng xem xét sự biến hóa của tứ hóa trong những lưu niên tiếp theo của cung Ngọ và cung Tuất, dựa vào cách cục của nó và sự dẫn động của tứ hóa để suy luận ra kết quả.
        1. Tam phương tứ chính của cung Ngọ và cung Tuất có rất nhiều cách cục. Về các cách tốt, có các cách sau: tam phương có đại cách cục “Quân thần khánh hội” Tử Phủ Tướng hội Tả Hữu Xương Khúc, “Song Lộc giao trì”, Hỏa Tham, Linh Tham, Lộc Quyền Khoa- “Tam kỳ gia hội”. Về hung cách, tuy tàng ẩn có các cách cục Linh Xương La Vũ, “Hình nhân giáp ấn”, Xương Tham, Khúc Tham v.v. nhưng cân chú ý, nếu như không có các sát tinh và hóa kị đặc thù dẫn động, những “hung cách có tính tàng ẩn” này trái lại sẽ có tính chất kiên trì, bền gan (百折不撓), càng lay chuyển càng mạnh (愈挫愈勇)。Cũng chính vì ảnh hưởng của những hung cách này, sư huynh mới dám một mình đi đến nơi đất khách quê người để lập làm việc (những chi nhánh mới xây dựng ở đại lục, ngoài mấy vị lãnh đạo là người Đài, công nhân viên đều là người bản địa.)
        2. Năm Ất Hợi, được cử sang đại lục, năm này tuy lưu niên Kình dương và Đà la có ảnh hưởng không tốt tới cung Ngọ và cung Tuất. May thay, tam phương của Ngọ và Tuất lại có các cách cục cường vượng. Thêm vào đó, lưu niên cũng không chạy đến cung vị tam hợp phương, Ất Ngọ Thái âm hóa kị cũng không gây sóng gây gió nên không tạo ra những ảnh hưởng quá bất lợi.
        3. Năm Bính Tý, can Bính lưu niên Kinh dương và Đà la khó có khả năng liên tục tạo ra yếu tố xấu nhưng Liêm trinh hóa kị lại dẫn động hung cách, rơi vào các cung vị tam hợp phương (??) nên đương số sẽ từ bỏ công việc này hay không, năm nay sẽ có quyết định. Nhưng theo tôi, có lẽ đương số nên tiếp tục làm công việc này, bởi vì:
        (1) Nếu xét những lưu niên tiếp theo- Đinh Sửu, Mậu Dần, Mão, Canh Thìn- hóa kị trong những thiên can này sẽ không dẫn động (ảnh hưởng xấu?) đến hai cung Ngọ, Tuất. Điều này cung có nghĩa là, hung tính cũng chỉ ở hai năm Ất Hợi và Bính Tý mà thôi. Khả năng xảy ra sự dẫn động liên tục của các yếu tố xấu (hung tượng) thấp.
        (2) Cung Ngọ và Tuất bản chất vẫn là những cung vị có các tổ hợp mạnh (cường vượng), tự nhiên nhi nhiên sẽ có thể chịu được sự tác động của một số yếu tố xấu.
        (3) Nếu xét thêm dữ kiện: can Canh của năm vào công ty (Canh Ngọ) có Thái Dương hóa lộc, sẽ thấy lưu niên Bính Tý, cung vị xấu nhất vẫn có song lộc Thái Dương và Thiên Đồng đến phù trợ.
        (4) Nếu xét thêm các dự kiện: bất hòa với cấp trên, năm sinh của cấp trên, sẽ thấy người sinh năm 41 dân quốc vào can Nhâm có Vũ khúc hóa kị tạo ra yếu tố xấu ở hai cung Ngọ, Tuất nhưng bù lại, lại có Thiên lương hóa lộc và Lộc tồn của lưu niên Bính Tý cùng phù trợ cung Ngọ.
        (5) Tuy vào can Bính, Liêm trinh hóa kị ảnh hưởng xấu tới cung mệnh của đại hạn và cung phúc đức tiên thiên, khiến đương số tổn hao tâm lực nhưng nếu chúng ta nhập vào lá số hai sao Thiên Khôi và Thiên Việt của vị thủ trưởng sinh năm 41, sẽ thấy Khôi Việt giáp với cung sự nghiệp của vận hạn và cung thiên di tiên thiên. Do đó không thể phủ nhận, vị thủ trưởng hiện nay cũng không phải là người cạn tàu ráo máng, hành xử vô tình.
        (Hết trang 60/118).
        (6) Thiên di Hóa kị của lưu niên và đại hạn Bính Tý, cung sự nghiệp không có Hóa lộc, đương số cũng không dễ dàng tìm được công việc bên ngoài mà công việc hiện nay đã làm gần 7 năm trời. Vậy tôi tin rằng đương số, người vốn suy nghĩ cặn kẽ do Xương Khúc tọa mệnh và có năng lực phán đoán của Hỏa Tham, Linh Tham chắc sẽ biết kìm nén bản thân.
        Các nhân viên làm việc ở lục địa vốn luôn vất vả và cô đơn, mức sống ở lục địa lại thấp hơn ở Đài Loan... những gì sư huynh phải chịu đựng, đám người ngồi tại văn phòng công ty ở Đài Bắc như chúng tôi đúng là khó lòng thấu hiểu hết. Tuy nhiên được cắt cử sang đại lục tức là năng lực của mình đã được nhìn nhận, dù trước mắt công việc có chút áp lực nhưng cũng không nên từ bỏ, nếu sẽ bị thiệt hại, không chỉ là về tiền bạc. Cuối cùng, tôi muốn dùng khẩu hiệu của công ty để nói với sư huynh: “có vất vả mới có thể cầu tiến”.
        VẤN ĐỀ CỦA THẦY: MỘT BỨC THƯ CỦA ĐỘC GIẢ TỪ HONGKONG
        Xuất bản sách tử vi, ngoài việc có thêm nguồn nhuận bút ít ỏi, việc khiến tôi vui nhất chính là có thể kết giao với nhiều người ham thích tử vi từ khắp nơi.
        THỜI VẬN KHÔNG ĐỦ: THIÊN LÝ MÃ NAN QUÁ BÁ LẠC
        TÌNH THÂM DUYÊN CẠN: MỐI TÌNH ĐẦU CỦA ÔNG THÁI
        Quyển 2: Phép nhập quái
        1. Người
        2. Vật
        ĐOÁN SỐ MẠN ĐÀM: CÁCH VẬN DỤNG PHÉP NHẬP QUÁI
        KẺ VÔ ƠN: ÔNG TRƯƠNG BỎ NHÀ BỎ CON
        PHONG THỦY NƠI Ở: TỪ LÁ SỐ XEM MÔI TRƯỜNG CHỖ Ở


        http://bit.ly/fUcTGE
        thay đổi nội dung bởi: Whitebear, 14-02-11 lúc 09:51
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #36
        Tham gia ngày
        Jun 2010
        Bài gửi
        86
        Cảm ơn
        27
        Được cảm ơn: 29 lần
        trong 20 bài viết

        Default

        Như vậy, thực sự là một điều rất khó hiểu, khi mà giữa Nam Phái và Bắc Phái, chỉ có một phái đúng, vì hai phái này về cơ sở sẽ loại trừ nhau hoàn toàn.
        Một câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên, tại sao cả hàng ngàn năm mà hoàn toàn không có nổi một test để xác định xem phái nào đúng, phái nào sai? Chỉ cần lấy một ví dụ không tầm thường rồi giải đoán là có thể quyết đoán, mọi việc cực kì đơn giản. Trừ khi giới tử vi của cả hai bên quá bảo thủ, còn lại thì khó có thể có một lý do nào để giải thích mâu thuẫn cả ngàn năm này.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #37
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Bạn đọc thân mến.
        Tôi không có thời gian để vô đây phân tích chi tiết. Tuy nhiên chúng ta cũng dễ thấy được vài điều, mà nếu theo yêu cầu xác định để có cung trọng điểm và cung trọng điểm là quan trọng đối với luận đoán. Khiến nó trở thành một phương pháp thì tôi cho rằng không hợp lý. Như các bài trên tôi đã chỉ ra những điểm mà không cho chúng ta thấy vai trò của cung trọng điểm. Bài này, sau khi Gấu Trắng đã post xong phần dịch về luận đoán cho sư huynh của tác giả, chúng ta hãy nhận xét thêm vài điều cho rõ ràng hơn.
        Như trên, khi luận đại vận bính tý, tác giả đã có ý kiến với cung ngọ, và cho rằng nó không hình thành hung cách, dù có liêm trinh hoá kỵ.
        Đại hạn Bính Tý là cách cục Sát Phá Lang chủ, cách cục này nếu có kị sát tinh dẫn động (ảnh hưởng?) mới xuất hiện khuynh hướng “động”, ngược lại nếu gặp cát tinh thì sẽ chuyển hướng phát triển bình ổn, không có biến động lớn (Tuy có Liêm Trinh hóa kị ở đại hạn nhưng may mắn là không hình thành hung cách (cách cục xấu), nên không có khả năng phát sinh điều dữ.
        Nhưng tôi đã có phân tích rằng thực theo lý luận đoán thì cung ngọ ở đại vận bính tý đã phải phát sinh hung cách với cách cục: Liêm hoá kỵ ngộ Kình lưu (lưu của đại vận) gia hội Tang môn hổ linh khốc hư. Cách cục này không thể bỏ qua.
        Sau đó, khi luận vào tiểu hạn lưu niên bính tý – năm 1996, tác giả lại cho rằng:
        (4) Lưu niên Bính Tý, can Bính lại khiến cung Ngọ hình thành hung cách. Do đó phát sinh việc bất hòa với cấp trên.
        Vậy là sao ? Làm sao có thể tác giả lại để xảy ra sự mâu thuẫn như vậy ? Đại vận bính tý, và tiểu vận bính tý cùng với lưu sao là như nhau, mà với đại vận thì không thành hung cách, nhưng tiểu vận thì có hung cách. Phải chăng tác giả đã cho rằng đối với đại vận, chỉ cho phép dùng lưu tứ hoá, còn ở tiểu vận lưu niên thì ngoài dùng lưu tứ hoá còn có 9 sao lưu động nữa ? Một điểm chúng ta khó chấp nhận.
        Điểm nữa, khi xác quyết đại vận bính tý, cung ngọ hình thành hung ccách đưa tới sự giải đoán chuẩn mực hơn khi giải ra được đại vận vùa hung vừa cát. Là đại vận xung động, có nhiều thăng tiến, sự nghiệp hanh thông đồng thời cũng xảy ra những hung ách như lời đoán của tôi trước hai bài luận cụ thể về vị sư huynh nọ. Đến đây, các bạn có thể tự đánh giá vấn đề !
        Nói về cung trọng điểm. Tác giả xác quyết cung ngọ và cung tuất là hai cung trọng điểm khi giải đoán. Chủ yếu, ví dụ như năm bính tý, tập trung luận về hung cách. Nhưng thật sự có phải như vậy không ?
        Ngay khi luận đại vận, tác giả đã nêu một tiêu chuẩn khi xem về vấn đề quan hệ trong công tác của đương số và xác quyết rằng luận về vấn đề đó phải xem cung thiên ri. Ở vận nào thì phải xét thiên ri của vận đó. Đại vận bính tý, ri vận là cung ngọ ! Dựa vào đó nên tác giả đã tập trung vào giải đoán cung này !
        Thế nhưng ở lưu niên bính tý, tác giả lại lưu tâm tới cung tuất, nhưng lại muốn giải đoán về đúng cái hung ách mà tác giả đã cố lờ đi khi cho rằng cung ngọ của đại vận bính tý không hình thành hung cách. Để rồi bây giờ, ở tiểu vận lưu niên bính tý lại cho rằng cung ngọ hung cách xuất hiện, dodòng thời cùng xử lý trên cung tuất và cho rằng cung tuất lúc này:
        (5) Lưu niên Bính Tý, đương số và cấp trên nảy sinh bất hòa, lúc này cung Tuất cũng hình thành các hung cách như “Linh Xương La Vũ’, “Hình nhân giáp ấn”...
        Thứ nhất, tác giả không nhất quán. Bởi sự việc cũng vẫn là giải đoán về quan hệ công tác. Nhưng ở trên thì xét thiên ri vận của đại vận, nhưng tiểu vận lại xét mệnh vận ! Tại sao không xét thiên ri vận của vận lưu niên bính tý này ? Phải chăng do tác giả nhìn không ra cácch cục hung cách, mà chỉ xảy ra ở năm bính tý mà thôi ?
        Tôi cho là như vậy. Vì thực ra chỉ cần xét ri vận của hai loại vận là thấy rất rõ. Đó là cách Đà (lưu) Tuế tại ri vận lưu niên ở cung thìn. Phối hợp hai vận cùng can chi làm tăng hệ số lên gấp bội do hội cùng cách hung đã xác quyết thông tin về năm bính tý, từ đó co thể kết luận qua năm bính tý, cách cục này biến mất, cùng với mệnh của đại vận mạnh mẽ như vậy thì đương nhiên hung ách mau chóng qua đi ! Cần già mà phải viện tới cách linh xương la vũ – cách hung cố định, đâu cần phải vào năm bính tý mới có để mà nêu ra ? Về thực tế thì sao ! Cách linh xương la vũ này không phải là hung cách để mà đem nó luận vào biến cố như thế này. Cách này chỉ là sự cản trở, không may mắn. Là mồi châm cho các loại hung ách trên đời. Mang tính xung động một cách tiêu cực, chứ không đưa người có số tới tai hoạ. Nhưng Đà Tuế là cách ẩu đả, tranh đoạt và thị phi nặng - sách đã dẫn, TTL -, khi tại tài vận ở ngọ chiếu về tuất, hung cách liêm hoá kỵ cùng đà tuế chiếu qua chiếu lại do hai lần bính tý đã đủ đưa người có số gặp biến cố trên rồi.
        Sẽ lại càng mơ hồ hơn nữa khi muốn xác định cung tuất làm cung trọng điểm để mà lân la luận cho năm giáp tuất. Bởi sự vận hành của thời gian đâu có ngưng đọng tại chỗ nào ?
        Còn lý luận để minh chứng hai cung là cung trọng điểm thì như các bạn đã thấy. Gần như tác giả đã luận xong bao nhiêu cung rồi, luận hết tiêu chí bằng việc sử dụng tất cả các cung liên hệ. Sau rốt mới đề ra cái gọi là cung trọng điểm. Mà kỳ thực, trong lập luận đã cho thấy sự gượng ép. Nếu thẳng thắn, khách quan luận đoán một cách tự nhiên, thì cung trọng điểm người ta đã thấy: Đó là Ri vận ! Chỉ vậy thôi !Chẳng thể là hai cung như tác giả đã chỉ ra.
        Nhưng đó là luận giải tự nhiên, chẳng cần quan tâm gì tới cung trọng điểm cả. Xét mỗi bài toán, sẽ có những chú ý, phép giải thích hợp tương ứng. Vậy thôi.
        Hy vọng các bạn đã nhận ra được vấn đề.
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "vuivui" về bài viết có ích này:

        macchulan (15-02-11),Whitebear (16-02-11)

      10. #38
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Whitebear Xem bài gởi
        Như vậy, thực sự là một điều rất khó hiểu, khi mà giữa Nam Phái và Bắc Phái, chỉ có một phái đúng, vì hai phái này về cơ sở sẽ loại trừ nhau hoàn toàn.
        Một câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên, tại sao cả hàng ngàn năm mà hoàn toàn không có nổi một test để xác định xem phái nào đúng, phái nào sai? Chỉ cần lấy một ví dụ không tầm thường rồi giải đoán là có thể quyết đoán, mọi việc cực kì đơn giản. Trừ khi giới tử vi của cả hai bên quá bảo thủ, còn lại thì khó có thể có một lý do nào để giải thích mâu thuẫn cả ngàn năm này.
        Không phải chỉ là quá bảo thủ, hơn thế nữa kìa. Là Quá Cuồng Tín về môn phái.
        Đồng thời không có lý thuyết chính thống dẫn đường nên mới xảy ra tình huống: "Những người mù dắt tay nhau xuống hố !!!"
        Môn phái có thể có lý thuyết chuẩn tắc như phái đông a thì giấu biệt kiến thức của họ ?! Âu đó cũng là cái "truyền thống" của người phương đông ! Nơi mà "quân tử là những kẻ khờ""người tốt thì phải đi tu, xuất gia nhập phật"...
        Nên chẳng lạ gì, khi mà đông phương: Chẳng có thành tựu gì, ngoài việc chém giết và trấn lột của nhau !
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      11. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "vuivui" về bài viết có ích này:

        hỏa linh tử (16-02-11),macchulan (15-02-11),vccc (27-02-11),Whitebear (16-02-11)

      12. #39
        Tham gia ngày
        Dec 2013
        Bài gửi
        9
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 0 lần
        trong 0 bài viết

        Default

        Lai Cu Mon Nhu Thanh Thai
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #40
        Tham gia ngày
        Apr 2017
        Bài gửi
        6
        Cảm ơn
        8
        Được cảm ơn: 5 lần
        trong 4 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Whitebear Xem bài gởi

        Như vậy, thực sự là một điều rất khó hiểu, khi mà giữa Nam Phái và Bắc Phái, chỉ có một phái đúng, vì hai phái này về cơ sở sẽ loại trừ nhau hoàn toàn.

        Một câu hỏi được đặt ra một cách tự nhiên, tại sao cả hàng ngàn năm mà hoàn toàn không có nổi một test để xác định xem phái nào đúng, phái nào sai? Chỉ cần lấy một ví dụ không tầm thường rồi giải đoán là có thể quyết đoán, mọi việc cực kì đơn giản. Trừ khi giới tử vi của cả hai bên quá bảo thủ, còn lại thì khó có thể có một lý do nào để giải thích mâu thuẫn cả ngàn năm này.

        Bài dịch này đã hết chưa hay vẫn còn anh Whitebear ?
        Ngày mới

      Trang 4/4 đầuđầu ... 234

      Đề tài tương tự

      1. Trao đổi học thuật
        By ASVN in forum Phong thủy II
        Trả lời: 411
        Bài mới: 08-01-16, 14:12
      2. Bát tự khẩu ứng
        By PhieuDieu in forum Tử bình- Manh Phái
        Trả lời: 48
        Bài mới: 21-02-12, 10:08
      3. Trả lời: 93
        Bài mới: 27-04-11, 16:40
      4. Trả lời: 0
        Bài mới: 09-09-10, 17:38

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •