Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/7 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 69
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default Các Tuyệt Chiêu của Đoàn Kiến Nghiệp

        Các Tuyệt Chiêu của Đoàn Kiến Nghiệp

        Sau đây là các đoạn dịch cuốn "Bát Tự Trân bảo – tác giả Đoàn Kiến Nghiệp" của Phieu Dieu trong mục Tử Bình.

        Kỳ 5/1. Thương quan khứ quan cách

        Ví dụ. Đại tham quan Hòa Thân.

        Canh ngọ ất dậu canh tý nhâm ngọ

        Đại vận: bính tuất/ đinh hợi/ mậu tý/ kỷ sửu/ canh dần

        Mệnh này thương quan kiến quan, tài tinh cực nhược lại bị hợp, vì sao lại làm quan chức cực cao, lại tham đắc tài nhiều nhất? Mệnh này kim thủy thương quan, chứng tỏ thông minh tuyệt đỉnh, tài hoa hơn người, có quan tinh, tài tinh hỗn cục là bệnh thần, phùng thương quan khứ quan, tỉ kiếp khử tài. Gọi là khử kỵ thần thì đắc kỵ thần, là hỉ, cho nên có thể được làm quan lại đắc tài. Đến vận hợi tý sửu phương bắc thủy địa, thương quan khử quan, thăng làm trung đường. Đến vận canh dần, kỵ thần ngọ hỏa phùng trường sanh, kỵ thần tài lâm vượng. Mùa xuân năm kỷ mùi bị xử tử.

        Kết cấu mệnh cục loại này nếu không thấy tài thì sẽ là quan thanh liêm, nếu không thấy quan tinh, sẽ có tài khí mà không làm quan, nếu tài thấu rõ ràng không hợp, lòng tham không đáy mà lại phung phí vô độ, nếu quan tinh cùng thương quan không kề sát, thì chức quan sẽ không lớn.”

        Đoàn Kiến Nghiệp đã viết "Đến vận canh dần, kỵ thần ngọ hỏa phùng trường sanh, kỵ thần tài lâm vượng." nghĩa là ông ta đã khẳng định Tứ Trụ này có Thân nhược nên Tài (Mộc) và Quan (Hỏa) là kỵ thần mới dẫn đến tử vong.

        Tôi sẽ chứng minh Tứ Trụ này Thân vượng bởi vì chỉ có Thân vượng mới có thể giải thích được cái chết này.

        Sơ đồ mô tả tai họa năm Kỷ Mùi như sau:
        [img]http://farm5.static.flickr.com/4118/5446859492_e996be127d_z.jpg[/img]
        Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm:
        -1………....-0,5………...0,5………….....1……….....-0,5
        Mộc..........Hỏa………..Thổ............Ki m...........Thủy
        1,38.........1,74.........#3............16,6…... ......14

        Các đại vận :
        Bính Tuất/Đinh Hợi/Mậu Tý/Kỷ Sửu/Canh Dần/Tân Mão

        Mùa Xuân năm Kỷ Mùi thuộc đại vận Canh Dần và tiểu vận Tân Mùi.
        1 - Tứ Trụ này có Thân vượng, Kiêu Ấn ít mà Thực Thương nhiều nên dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/ Ất ở trụ tháng.
        2 - Có Canh đại vận và 2 Canh trong tứ trụ cùng hợp với Ất trụ tháng.
        Ta thấy lực hợp của Dần đại vận với mỗi Ngọ trong Tứ Trụ là 5.1/2 = 2,5 đv nhỏ hơn lực hợp của Mùi thái tuế với mỗi Ngọ là 8.1/2 = 4 đv. Do vậy Mùi hợp được với 2 Ngọ nhưng lực hợp của Mùi thái tuế với Ngọ trụ giờ bị phá vì có Tý xung gần (Tý, Ngọ, Mão, Dậu xung gần không cần phải tính lực xung) còn lực xung của Tý với Ngọ trụ năm là 5,05.2/3 = 3,37 đv (vì xung cách 1 ngôi) nhỏ hơn lực hợp của Mùi thái tuế với Ngọ trụ năm là 8.1/2 = 4 đv. Do vậy Ngọ trụ năm hợp với Mùi thái tuế hóa Thổ có 0,5 đv.
        3 - Dụng thần Ất hợp với tuế vận có 1 đh và nhược ở lưu niên có 0 đh.
        4 - Nhật can Canh vượng ở lưu niên có -1 đh.
        5 - Canh đại vận vượng ở lưu niên có 1 đh can động và khắc Ất trụ tháng có 0,5 đh. Mỗi Canh trong tứ trụ khắc Ất trụ tháng có 0,5 đh (2 Canh này được lệnh và vượng ở lưu niên nên không có điểm hạn can động). Ất thất lệnh chỉ vượng ở đại vận có -0,5 đh can động nhưng nó chỉ còn -0,5.1/2.1/2.1/2 đh = -0,06 đh (vì bị khắc bởi 3 Canh).
        Kỷ lưu niên vượng ở lưu niên có 0,5 đh can động và khắc Nhâm trụ giờ có 0,5 đh. Nhâm trụ giờ được lệnh nhưng nhược ở tế vận có -0,5 đh (điểm này không bị giảm khi bị khắc).
        Tân tiểu vận có 1 cát thần có -0,13 đh. Dần đại vận có 3 cát thần có -3.0,25 đh.
        6 - Lửa mặt trời lưu niên có Kỷ vượng ở lưu niên khắc gỗ liễu trụ giờ và đất trên tường trụ ngày có tổng cộng 1,5 đh (vì Kỷ đã sử dụng 1 điểm khắc để khắc Nhâm).
        Tổng điểm hạn là 5,06. Số điểm này có thể chấp nhận được.
        Nguyên nhân chính gây ra tai họa là Thân vượng có nhiều Tỉ Kiếp, Tài lại ít nên "vào vận Tỉ Kiếp nên án binh bất động" hay dễ bị "Tỉ Kiếp tranh đoạt Tài với Thân"... như sách của cụ Thiệu đã viết.

        Còn nếu Thân nhược theo Đoàn gia thì dĩ nhiên Thân Kim nhược do Thủy vượng, vì vậy phải lấy Kiêu Ấn Thổ làm dụng thần. Vậy mà vào vận Canh, lưu niên Kỷ đều là hỷ dụng lại còn Thổ cục là cục dụng thần nữa có thấy kỵ thần Mộc, Hỏa ở đâu. 1 Ngọ đã hóa Thổ còn Dần đại vận làm được trò trống gì mà có thể gây ra tử vong ?

        Thật đáng buồn cho Đoàn Kiến Nghiệp một cao thủ Tử Bình "lẫy lừng thiên hạ" mà không xác định được đúng Thân của Tứ Trụ này là vượng hay nhược. Nguyên nhân chính là ông ta không biết xác định khả năng tranh phá hợp của các địa chi (vì từ gốc ông ta đã sai căn bản cho rằng lực của lục hợp lớn hơn cả lực hợp của tam hợp, tam hội…. ấy mà).
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 15-02-11 lúc 08:14
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #2
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Bài gửi
        13
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 3 lần
        trong 3 bài viết

        Default

        "Hệ thống manh phái không dùng một số công cụ của mệnh lý truyền thống, lại phế bỏ nhật chủ vượng suy và dụng thần,cách cục bản lai lại cũng không dùng. Đương nhiên nói phế bỏ thì không chính xác lắm, vì trong hệ thống manh phái, không có những quan niệm nhật chủ vượng suy và dụng thần, đó là đặc điểm lớn nhất của phái này".(Đoàn kiến Nghiệp viết, VDTT dịch.TVLS.net).
        Đây có thể xem là "tuyên ngôn" của manh phái.
        Và "Điểm hết sức "cách mạng" của cách xem nay là không luận cường nhược, lại bỏ hẳn hỉ kị dụng thần" (VDTT).
        Lại nữa chính tự thân ông Đoàn cũng đặt vấn đề "...Nhưng tại sao không tìm dụng thần, không xét nhật chủ suy vượng mà vẫn có thể đoán được mệnh ?".
        Như vậy là đã quá rõ nguyên nhân vì sao ông Đoàn không (cần) xác định vượng suy của Thân khi đoán mệnh...Nên nhớ là trước khi ngả hẳn về manh phái, ông đã là một cao thủ tử bình truyền thống nổi tiếng với cuốn Mệnh Lý Chỉ Yếu trong đó ông dụng thủ pháp chọn dụng thần rất tinh tế thuần thục. tpt.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #3
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi thongphanthiet Xem bài gởi
        "Hệ thống manh phái không dùng một số công cụ của mệnh lý truyền thống, lại phế bỏ nhật chủ vượng suy và dụng thần,cách cục bản lai lại cũng không dùng. Đương nhiên nói phế bỏ thì không chính xác lắm, vì trong hệ thống manh phái, không có những quan niệm nhật chủ vượng suy và dụng thần, đó là đặc điểm lớn nhất của phái này".(Đoàn kiến Nghiệp viết, VDTT dịch.TVLS.net).
        Đây có thể xem là "tuyên ngôn" của manh phái.
        Và "Điểm hết sức "cách mạng" của cách xem nay là không luận cường nhược, lại bỏ hẳn hỉ kị dụng thần" (VDTT).
        Lại nữa chính tự thân ông Đoàn cũng đặt vấn đề "...Nhưng tại sao không tìm dụng thần, không xét nhật chủ suy vượng mà vẫn có thể đoán được mệnh ?".
        Như vậy là đã quá rõ nguyên nhân vì sao ông Đoàn không (cần) xác định vượng suy của Thân khi đoán mệnh...Nên nhớ là trước khi ngả hẳn về manh phái, ông đã là một cao thủ tử bình truyền thống nổi tiếng với cuốn Mệnh Lý Chỉ Yếu trong đó ông dụng thủ pháp chọn dụng thần rất tinh tế thuần thục. tpt.
        1 - Nếu như ông ta "...loại phế bỏ nhật chủ vượng suy và dụng thần..." thì tại sao ông ta vẫn phải viết "Đến vận canh dần, kỵ thần ngọ hỏa phùng trường sanh, kỵ thần tài lâm vượng. Mùa xuân năm kỷ mùi bị xử tử." để tôi phải nhẩy vào phản biện. Hay kỵ thần, hỷ dụng thần mà ông ta sử dụng ở đây không liên quan đến Thân vượng hay nhược ?

        2 - Ông ta đã viết: "Tuy nhiên phùng tý sửu hợp, lục hợp có thể hóa giải tam hợp, bởi vì lục hợp là kết thân (kết hôn), tam hợp là kết đảng, theo lẽ thường tình, một người đi xa trở về sẽ gặp thân nhân gia đình trước, mà sẽ không gặp tổ chức hội đảng trước. Tý sửu hợp, tý là khách, là kỵ thần, 2 kỵ thần tương hợp là kỵ thần hợp trói, không khắc hại dụng thần, cho nên đại cát…..". Vậy thì cứ cho rằng ông ta "...loại phế bỏ nhật chủ vượng suy và dụng thần..." (mặc dù ông ta vẫn phải dùng đến ở đây) thì ông ta xem lực liên kết của Lục hợp mạnh hơn lực liên kết của tam hợp và tam hội có đúng không ? Chả nhẽ manh phái này đã dậy ông ta như vậy sao ?

        3 - Nếu như ông ta thật sự là một cao thủ Tử Bình thì tại sao ông ta không biết Thân vượng ở 2 ví dụ đầu tiên của Kỳ 5: Thương quan khứ quan cách này mà lại khẳng định Thân nhược để phán "Thương quan nhâm thủy không phải là bát tự tú khí, không thành cách thương quan tiết tú, thành cách thương quan khứ quan." (tôi sẽ đưa tiếp ví dụ này lên đây).

        4 - Nếu như ông ta thật sự là một cao thủ Tử Bình thì tại sao ông ta không biết trong một năm hay vận nào đó Thân có thể thay đổi từ nhược thành vượng và ngược lại như tôi đã chứng minh ở Tuyệt Chiêu thứ 2.
        .............

        Tôi sẽ đưa tiếp các Tuyệt Chiêu của ông ta lên đây để chứng minh trình độ Tử Bình của ông ta "lẫy lừng thiên hạ" như thế nào cho mọi người biết để phản biện giúp ông ta.

        Theo tôi tốt nhất mọi người không cần thiết phải Hô Khẩu Hiệu như vậy nữa mà nên chứng minh những điều tôi phản biện ở đây là sai, chỉ có như vậy thì mới hy vọng có thể tiến bộ được.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 15-02-11 lúc 18:42
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        TanLen73 (15-02-11)

      5. #4
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        (Tiếp)
        Sau đây là các đoạn dịch cuốn "Bát Tự Trân bảo – tác giả Đoàn Kiến Nghiệp" của Phieu Dieu trong mục Tử Bình.

        Kỳ 5. Thương quan khứ quan cách

        Ví dụ (thứ 2). Càn tạo

        Ất tị canh thìn tân mão nhâm thìn

        Đại vận: kỷ mão/ mậu dần/ đinh sửu/ bính tý/ ất hợi

        Mệnh này trong “Bặc văn mệnh học”, nguyên văn nói lấy thủy làm dụng thần, không nói vì sao? Thật ra mệnh này tỉ kiên nhược, nhâm thủy không phải là bát tự tú khí, không thành cách thương quan tiết tú, thành cách thương quan khứ quan. Đương nhiên mệnh này kết cấu thương quan cùng quan không kề sát, cho nên quan chức không lớn. Đến đại vận bính tý, quan tinh hư nhược thấu lộ cùng thương quan gặp nhau, thương quan khử quan mà làm quan. Liền thăng chức quan. Có thể đoán nhâm ngọ lại thăng 1 bậc, năm nhâm ngọ thương quan kiến quan thiên khắc địa xung, theo lý luận của Thiệu Vỹ Hoa ắt đại hung, nhưng Hác tiên sinh đoán năm nhâm ngọ sẽ thăng chức. Đến vận ất hợi, năm đinh hợi thăng chức đứng đầu 1 sở. Bước đầu tiên anh ta thăng chức phó là vào năm ất hợi. Không hiểu mệnh lý, nói xằng bậy không biết sẽ hại bao nhiêu người.“

        1 - Đoàn Kiến Nghiệp viết "...nguyên văn nói lấy thủy làm dụng thần, không nói vì sao?" điều này chứng tỏ ông ta không hiểu tại sao họ lại lấy Thủy là Thương quan làm dụng thần. Chính vì không hiểu và ông ta cho rằng Tứ Trụ này Thân phải nhược, vì vậy ông ta đã khẳng định Thân nhược thì "...nhâm thủy không phải là bát tự tú khí, không thành cách thương quan tiết tú..." "thành cách thương quan khứ quan.". Nghĩa là Thân nhược có Thủy Thương quan khử Quan (như Thương quan thương tận - theo tôi hiểu) thì mới được làm Quan. Cho nên ông ta viết "...Đến đại vận bính tý, quan tinh hư nhược thấu lộ cùng thương quan gặp nhau, thương quan khử quan mà làm quan." điều này đã khẳng định điều tôi nói trên là đúng.

        2 - Ông ta cho rằng "...năm nhâm ngọ thương quan kiến quan thiên khắc địa xung, theo lý luận của Thiệu Vỹ Hoa ắt đại hung,..."

        3 - Cuối cùng ông ta kết luận "...Không hiểu mệnh lý, nói xằng bậy không biết sẽ hại bao nhiêu người.".

        Tôi sẽ lần lượt phản biện 3 điều trên xem Đoàn Kiến Nghiệp đúng hay là sai.

        Sau đây là sơ đồ mô tả năm Nhâm Ngọ.
        [img]http://farm5.static.flickr.com/4143/5450607902_bb3bdfb85c_z.jpg[/img]
        Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành trong vùng tâm:
        -0,5………...-0,5………...1……….......0,5……….....-1
        Mộc...........Hỏa……….Thổ............Ki m...........Thủy
        7,2............2,55........9,6...........10,9….. ......1,35

        Các đại vận :
        Kỷ Mão/ Mậu Dần/ Đinh Sửu/ Bính Tý/ Ất Hợi...

        Năm Nhâm Ngọ thuộc đại vận Bính Tý, tiểu vận Ất Mão và Giáp Dần.
        1 - Tứ trụ này có Thân vượng mà Kiêu Ấn đủ nên dụng thần đầu tiên phải là Thực Thương/ Quý tàng trong Thìn trụ tháng (điều này Đoàn Kiến Nghiệp không hề biết nên đã phải viết "...nguyên văn nói lấy thủy làm dụng thần, không nói vì sao?").
        2 - Trong Tứ Trụ có Ất hợp với Canh không hóa.
        Vào đại vận Bính Tý và năm Nhâm Ngọ có:
        Bính đại vận hợp với Tân trụ ngày hóa Thủy có -1 đh (vì có Tý đại vận dẫn hóa).
        2 Thìn trong Tứ Trụ hợp với Tý đại vận là tranh hợp thật nên chúng không hóa được Thủy.
        Lưu niên Nhâm Ngọ và trụ giờ Nhâm Thìn thiên khắc địa xung với đại vận Bính Tý, vì vậy tổ hợp của 2 Thìn với Tý bị phá.
        Lưu niên thiên khắc địa xung với đại vận có 0,38 đh (vì Nhâm chỉ vượng ở đại vận).
        Trụ giờ thiên khắc địa khắc với đại vận có 0,5 đh (vì Nhâm chỉ vượng ở đại vận và chi của nó là Thìn và Tý).
        Đại vận Bính Tý không thể thiên khắc địa xung với trụ tháng Canh Thìn (vì Bính là can chủ khắc đã hóa cục).
        Chỉ có 3 trụ thiên khắc địa xung với nhau nên có thêm 0,1 đh.
        3 - Dụng thần Quý tử tuyệt ở lưu niên nên có 1 đh.
        4 - Nhật can Tân nhược ở lưu niên có 0 đh.
        5 - Tý đại vận xung Ngọ thái tuế có 1,3 đh.
        6 - Tý đại vận hình Mão trụ ngày có 1 đh và hình Mão tiểu vận có 0,25 đh (vì là lực thứ 3 - 2 lực hợp với 2 Thìn coi như là 1 lực)
        Tổng số điểm hạn chỉ là 3,53 . Số điểm này quá thấp không thể gây ra tai họa.

        1 - Qua đây ta thấy Đoàn Kiến Nghiệp không hề biết Bính đại vận là Quan đã hợp với Tân hóa thủy là dụng thần (có -1 đh) thì làm sao 2 Nhâm là Thương quan có thể gặp được Quan nữa để "...Đến đại vận bính tý, quan tinh hư nhược thấu lộ cùng thương quan gặp nhau" để "thương quan khử quan mà làm quan.". Điều này khẳng định ông ta chả biết gì với cái khái niệm NGŨ HỢP CỦA THIÊN CAN là cái cóc khô gì cả (chưa cần nói đến Bính là Quan vào năm Ngọ mà ông ta lại cho Quan là hư nhược).

        2 - Tôi mới biết Tử Bình từ năm 2004 qua cuốn "Dự Đoán theo Tứ Trụ" của thầy trò cụ Thiệu mà đã thừa sức chứng minh năm Nhâm Ngọ người này không có tai họa mặc dù "năm Nhâm Ngọ là năm thiên khắc địa xung" với đại vận...và còn là vận hình hại... Vậy cụ Thiệu được thừa hưởng sách gia truyền từ 29 đời (từ cụ Thiệu Khang Tiết) thì kém tôi chắc ?

        3 - Vậy thì ai là người "...Không hiểu mệnh lý, nói xằng bậy không biết sẽ hại bao nhiêu người.", xin nhường lại cho bạn đọc tự trả lời.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 16-02-11 lúc 16:45
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        TanLen73 (17-02-11)

      7. #5
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Bài gửi
        66
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 15 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        Càn tạo Ất tị canh thìn tân mão nhâm thìn
        kỉ mão/mậu dần/đinh sửu/bính tí/ất hợi
        Quan sát từng Thần trong bát tự tui thấy Canh (Kiếp) vượng trong khu vực trụ năm và tháng (Canh Ất hợp kim,trường sinh Tị, Thìn thổ sinh); kiêu nắm lệnh. Nhật nguyên Tân mộ địa. Nếu xét theo cách xem truyền thống thì "Thân" này vượng (vì được Kiêu Tỉ sinh trợ). Xét theo manh phái thì Nhật nguyên nhược ( không xét yếu tố Kiêu ,Tỉ) , mà nhược thì gặp Thương quan (Nhâm) ko thể gọi là tiết tú được (bản chất của nhật nguyên vượng là khi đắc lệnh tháng,có gốc, hội hợp Tỉ cục và lại phải xem ở vị trí chủ hay khách. Canh (kiếp),Kiêu là 2 lực lượng Khách, sao bằng tự chính thân mình vượng làm chủ).
        Bát tự này rõ nhất là có 2 lực lượng chiến tranh với nhau, đó là Thương quan (nhâm) và Quan (bính). Vận Bính Tí, nhật nguyên Tân dựa thế Bính Tân hợp hóa thủy khắc Quan nên đắc quan. Năm Nhâm ngọ chỉ là ứng kỳ...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #6
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi tuem Xem bài gởi
        Càn tạo Ất tị canh thìn tân mão nhâm thìn
        kỉ mão/mậu dần/đinh sửu/bính tí/ất hợi
        Quan sát từng Thần trong bát tự tui thấy Canh (Kiếp) vượng trong khu vực trụ năm và tháng (Canh Ất hợp kim,trường sinh Tị, Thìn thổ sinh); kiêu nắm lệnh. Nhật nguyên Tân mộ địa. Nếu xét theo cách xem truyền thống thì "Thân" này vượng (vì được Kiêu Tỉ sinh trợ). Xét theo manh phái thì Nhật nguyên nhược ( không xét yếu tố Kiêu ,Tỉ) , mà nhược thì gặp Thương quan (Nhâm) ko thể gọi là tiết tú được (bản chất của nhật nguyên vượng là khi đắc lệnh tháng,có gốc, hội hợp Tỉ cục và lại phải xem ở vị trí chủ hay khách. Canh (kiếp),Kiêu là 2 lực lượng Khách, sao bằng tự chính thân mình vượng làm chủ).
        Bát tự này rõ nhất là có 2 lực lượng chiến tranh với nhau, đó là Thương quan (nhâm) và Quan (bính). Vận Bính Tí, nhật nguyên Tân dựa thế Bính Tân hợp hóa thủy khắc Quan nên đắc quan. Năm Nhâm ngọ chỉ là ứng kỳ...
        Nói chung ở đây tôi không cần quan tâm Chủ với Khách gì cả mà chỉ chú ý đến câu "...Đến đại vận bính tý, quan tinh hư nhược thấu lộ cùng thương quan gặp nhau, thương quan khử quan mà làm quan." .

        Qua câu này thì chúng ta thấy rõ ràng:
        1 - Bính lộ ở đại vận vào năm Ngọ thì làm sao nói Quan hư nhược được nếu không để ý đến yếu tố Bính đã hóa Thủy.
        2 - Bính (Quan) đã hóa Thủy thì làm sao có thể nói "...quan tinh.... thấu lộ cùng thương quan gặp nhau..." được cơ chứ.

        Điều mấu chốt ở đây là Đoàn Kiến Nghiệp giống Nhâm Thị (trong đoạn mà vnn1268 tô vàng vàng) là ông ta không hề biết Thìn trụ tháng có Tị bên cạnh nên có thể sinh cho Canh cùng trụ 1/2 đv của nó mà dẫn đến Thân vượng. Chính vì ông ta không xác định được Tứ Trụ này có Thân vượng nên ông ta mới chuyển ý từ "Thân vượng có Thương quan tiết tú" thành Thân nhược"Thương quan khử Quan" mà được làm quan.

        Nếu ông ta nói giả sử như lưu niên và trụ giờ thiên khắc địa xung với đại vận, vì vậy ngũ hợp của Bính với Tân bị phá nên "...Đến đại vận bính tý, quan tinh hư nhược thấu lộ cùng thương quan gặp nhau, thương quan khử quan mà làm quan." thì còn có lý.

        Do vậy ở đây không thể luận Thương quan gặp Quan được mà phải luận là "Bính hợp Tân sinh là tướng năm binh quyền" có ý là được làm Quan hay thăng Quan gì đó. Điều này phù hợp với Nhâm có Thủy cục là Thương Thực xì hơi Thân vượng để sinh cho Tài (Mộc), có Tài mới sinh được cho Quan (ở đây Quan tàng trong Tị trụ năm thì làm sao có thể bị 2 Thương gặp mà khắc được) mà được làm Quan hay được thăng chức (đây chính là ý Thân vượng có Thực Thương tiết tú), lại vào đúng năm Ngọ, Bính là Quan vượng (được lệnh tháng) ở Đế Vượng tại lưu niên nên đã ứng nghiệm.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 17-02-11 lúc 20:03
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #7
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Sau đây là đoạn dịch cuốn "Bát Tự Trân bảo – tác giả Đoàn Kiến Nghiệp" của Phieu Dieu trong mục Tử Bình .

        Kỳ 6 (ví dụ 3): Luận về “chủ, khách” trong bát tự.

        Ví dụ. Càn tạo

        Canh tý canh thìn canh ngọ ất dậu

        Mệnh này tỉ kiên trùng trùng, thiên tài là cha, nhưng mệnh cục không có thiên tài nên không khắc cha. Đến vận giáp thân, thiên tài hư nhược thấu xuất gặp khắc, có thể đoán cha mất. Năm mậu dần thái tuế thông lộc, phản khách làm chủ, bị thân kim bị xung phá, năm này cha mất. Giả sử không gặp vận giáp thân, đổi lại là vận mậu thân hoặc canh thân, thì năm mậu dần không dám đoán là cha mất, nguyên nhân thái tuế là khách, không có giáp xuất hiện, không đủ điều kiện phản khách làm chủ“.

        Qua ví dụ này chứng tỏ Đoàn Kiến Nghiệp không nắm được vấn đề then chốt để xét khả năng khắc cha, mẹ hay khắc người phối hôn.

        Những vấn đề then chốt đó là :

        1 - Với khắc cha, phải thay dụng thần thành Sao cha (Thiên Tài) và Nhật can thành can năm.
        2 - Với khắc mẹ, phải thay dụng thần thành Sao mẹ (Chính Ấn) và Nhật can thành chi năm.
        3 - Với khắc chồng, phải thay dụng thần thành Phu tinh (Chính Quan) và Nhật can thành chi ngày.
        4 - Với khắc vợ, phải thay dụng thần thành Thê tinh (Chính Tài) và Nhật can thành chi ngày

        Ngoài ra các điểm hình, xung, khắc, hại, thiên khắc địa xung, nạp âm ....bị hạn chế đi rất nhiều như với khắc người phối hôn thì chỉ có nạp âm của trụ ngày và lưu niên bị khắc hay 2 trụ này bị thiên khắc địa xung.... mới có điểm hạn. Còn với khắc cha mẹ thì chỉ có nạp âm trụ năm và lưu niên ....mới có điểm hạn...

        Sau đây là lời giải chi tiết ví trụ trên như sau:

        Sơ đồ mô tả khắc cha năm Mậu Dần (1998) như sau:
        [img]http://farm6.static.flickr.com/5059/5453512926_ca2281a4da_z.jpg[/img]
        Điểm hạn và điểm vượng của ngũ hành theo sao cha trong vùng tâm (chú ý điểm hạn của ngũ hành theo sao cha, mẹ hay theo sao phu, thê không phụ thuộc vào điểm vượng trong vùng tâm của ngũ hành, tức chúng luôn luôn cố định):
        0,5……….......1………......-0,5………...-1……….....0,5
        Thổ............Kim...........Thủy……… Mộc...........Hỏa
        4,32.........10,93............1...........3,4..... ........8

        Các đại vận :
        Tân Tị / Nhâm Ngọ/ Quý Mùi/ Giáp Thân/ Ất Dậu

        Năm Mậu Dần thuộc đại vận Giáp Thân, tiểu vận Quý Hợi và Giáp Tý.
        1 - Trong Tứ trụ có Canh trụ ngày hợp với Ất trụ giờ không hóa và Thìn trụ tháng hợp được với Tý trụ năm không hóa vì lực hợp của nó có 8.1/2 = 4 đv (vì Thìn phải hợp với Dậu trụ giờ) là lớn hơn lực xung của Ngọ trụ ngày với Tý có 8.2/3 (vì cách một ngôi) .1/3 (vì Ngọ phải sinh cho Thìn gần) đv = 1,78 đv .
        2 - Tới năm Mậu Dần và tiểu vận Quý Hợi có :
        Mậu lưu niên hợp với Quý tiểu vận không hóa.
        Ngọ trụ ngày hợp được với Dần thái tuế không hóa (vì lực hợp của nó (6,2 đv) lớn hơn lực hợp của Hợi tiểu vận với Dần (5,67 đv) nhưng bị phá vì Đại vận thiên khắc địa xung với lưu niên.
        Có tam hợp cục Thân Tý Thìn không hóa (tam hợp chỉ bị phá bới Tý Ngọ Mão Dậu xung gần trong tứ trụ hay có ít nhất 2 trụ thiên khắc địa xung với 2 trụ của nó...).
        3 - Đại vận thiên khắc địa xung với lưu niên có 1 đh (với điểm hạn khắc cha thì chỉ có trụ năm, trụ tháng và lưu niên bị thiên khắc địa xung mới có điểm hạn).
        4 - Sao cha (Thiên tài) Giáp không xuất hiện trong tứ trụ có 1 đh. Sao cha Giáp vượng ở lưu niên có -1 đh.
        5 - Can năm Canh tử tuyệt ở lưu niên có 1 đh.
        6 - Canh trụ năm và trụ tháng thất lệnh chỉ vượng ở lưu niên nên mỗi Canh có 0,5 đh can động và khắc Sao cha Giáp ở đại vận mỗi lực có 0,5 đh (với khắc cha thì tất cả sao cha xuất hiện trong tứ trụ hay ở tuế vận, tiểu vận khi bị khắc điểm hạn vẫn được tính như bình thường).
        Sao cha Giáp ở đại vận vượng ở lưu niên có -1 đh nhưng chỉ còn -1.1/2.1/2 đh = -0,25 đh (vì bị khắc bởi 2 Canh).
        Mậu lưu niên hợp và khắc Quý tiểu vận nên có 0,5 đh can động.
        7 - Nước biển tiểu vận có Quý vượng ở lưu niên nên khắc Đất trên thành lưu niên có 1 đh (với điểm hạn khắc cha thì chỉ có nạp âm của trụ năm và lưu niên bị khắc mới có điểm hạn).

        Tổng điểm hạn là 5,25. Số điểm này không thể chấp nhận được (vì với điểm hạn khắc người phối hôn hay con cái khắc cha mẹ phải có ít nhất 6 đh mới có thể gây ra tử vong).

        Nếu như quả thực cha của người có Tứ Trụ này đã tử vong vào năm Mậu dần thì tương tự như 350 giả thiết và 216 ví dụ mẫu đã có trong cuốn "Giải Mã Tứ Trụ" của tôi thì tôi phải viết như sau:

        Để phù hợp với thực tế của ví dụ này chúng ta phải đưa ra và ứng dụng giả thiết số 351/217 (nếu ví dụ này được đánh dấu là ví dụ số 217) .

        1 - "Lộc của sao cha ở tuế vận bị thiên khắc địa xung có 1 đh" thì tổng số là 6,25 đh. Số điểm này mới có thể chấp nhận được. Giả thiết này đưa ra dựa trên ý của Đoàn gia là "Năm mậu dần thái tuế thông lộc,...bị thân kim bị xung phá,...". Nhưng điều này không hợp lý bởi vì nếu Lộc của sao cha ở trong tứ trụ bị xung thì còn có lý (vì cha đã có Lộc nhưng vào năm X mới bị xung mất) còn Lộc ở tuế vận là Lộc của trời, không phải ở trong tứ trụ nên có thì tốt còn không có thì cũng chả sao (vì đã là của cha người này đâu mà sợ mất).

        2 - "Tam hợp hay tam hội bị phá nếu lực xung lớn hơn lực hợp". Nếu sử dụng giả thiết này thì lực của Dần thái tuế (vì Dần không bị hợp) xung Thân đại vận có 9.1/2 đv = 4,5 đv (vì Dần phải hợp với Ngọ trụ ngày) là lớn hơn lực hợp của Tý trụ năm (4,65.1/2 đv = 2,33 đv - vì phải hợp với Thìn) và Thìn trụ tháng (6,2.1/3 đv = 2,07 đv) với Thân đại vận là 2,33 đv + 2,07 đv = 4,4 đv. Do vậy Thân đại vận (không bị hợp) xung Dần thái tuế có 1 đh và hình có 1 đh. Tổng số là 7,25 đh. Số điểm này có thể chấp nhận được. Giả thiết này có logic và hợp lý hơn giả thiết trên.

        Đây chính là con đường mà tôi đã tìm ra 350 giả thiết (tôi chưa thể gọi chúng là 350 quy tắc bởi vì tôi chưa có đủ các ví dụ để kiểm tra chúng - như giả thiết 351 mới này) cũng như các phát hiện mới về Tử Bình (như phương pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần...) để viết lên cuốn sách này.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 18-02-11 lúc 18:50
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VULONG" về bài viết có ích này:

        TanLen73 (17-02-11)

      11. #8
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Bài gửi
        66
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 15 lần
        trong 14 bài viết

        Default

        Càn tạo Canh tí canh thìn canh ngọ ất dậu
        vận Giáp thân/năm Mậu dần
        mệnh này Tỉ kiên trùng trùng, Thiên tài là cha, nhưng mệnh ko có Thiên tài nên ko khắc cha, đúng ra là ko có cơ hội khắc cha. Nay đến vận Giáp Thân sao cha (giáp) xuất hiện cơ hội khắc cha đã đến, đương nhiên là đoán cha mất. Nhưng cha sẽ mất năm nào (ứng kỳ) trong vận 10 năm? Đó là năm Mậu Dần. Vì sao là năm này! Vì, theo manh phái "CHỈ CÓ "KHÁCH" TÁC DỤNG CÙNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN"CHỦ" MÀ KHÔNG CÓ CHIỀU NGƯỢC LẠI" . Dần thái tuế vốn là "khách" nay phùng Giáp thông LỘC mà phản khách làm chủ (theo khái niệm chủ khách của manh phái thì Lộc là chủ. - xem mục CHỦ KHÁCH, Mệnh lý trân bảo, PhieuDieu dịch -) mà đã là "chủ" tất sẽ bị "khách" (khách ở đây là chi Thân vận) xung phá.
        Đúng như ông Đoàn đã dẫn : "Nguyên nhân thái tuế là khách, không có Giáp xuất hiện, không đủ điều kiện phản khách làm chủ" . Cũng tức là nói nếu ko có giáp thì Dần ko biến thành Lộc.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #9
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi tuem Xem bài gởi
        Càn tạo Canh tí canh thìn canh ngọ ất dậu
        vận Giáp thân/năm Mậu dần
        mệnh này Tỉ kiên trùng trùng, Thiên tài là cha, nhưng mệnh ko có Thiên tài nên ko khắc cha, đúng ra là ko có cơ hội khắc cha. Nay đến vận Giáp Thân sao cha (giáp) xuất hiện cơ hội khắc cha đã đến, đương nhiên là đoán cha mất. Nhưng cha sẽ mất năm nào (ứng kỳ) trong vận 10 năm? Đó là năm Mậu Dần. Vì sao là năm này! Vì, theo manh phái "CHỈ CÓ "KHÁCH" TÁC DỤNG CÙNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN"CHỦ" MÀ KHÔNG CÓ CHIỀU NGƯỢC LẠI" . Dần thái tuế vốn là "khách" nay phùng Giáp thông LỘC mà phản khách làm chủ (theo khái niệm chủ khách của manh phái thì Lộc là chủ. - xem mục CHỦ KHÁCH, Mệnh lý trân bảo, PhieuDieu dịch -) mà đã là "chủ" tất sẽ bị "khách" (khách ở đây là chi Thân vận) xung phá.
        Đúng như ông Đoàn đã dẫn : "Nguyên nhân thái tuế là khách, không có Giáp xuất hiện, không đủ điều kiện phản khách làm chủ" . Cũng tức là nói nếu ko có giáp thì Dần ko biến thành Lộc.
        Theo phương pháp của tôi thì chả cần biết Dần là "Chủ" hay "Khách" cũng như chả cần biết Dần là Lộc của Giáp hay không mà hễ cứ thấy thái tuế bị xung là có 0,5 đh còn bị khắc là có 1 đh. Cho nên ở đây nếu ông ta nói Dần là Lộc của cha bị xung bởi Thân đại vận thì ông ta phải cho biết vì sao tam hợp Thân Tý Thìn bị phá nhưng ở đây ông ta lại lờ đi coi như một thằng Mù không nhìn thấy. Hay ông ta Mù thật, nếu ông ta Mù thật thì chả nhẽ các đệ tử của ông ta không "Chỉ " cho ông ta biết hay sao ?

        Đây là ví dụ thứ 2 tôi đã chứng minh ông ta tự ý "Gọt Chân Cho Vừa Dầy" cho rằng các can chi trong và ngoài tổ hợp hóa hay không hóa xung khắc nhau thoải mái. Vậy thì cái Tuyệt Chiêu "Gọt Chân Cho Vừa Dầy" này ông ta học ở đâu ra, theo Tử Bình truyền thống hay của "manh phái" này ?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #10
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        ...nhưng ở đây ông ta lại lờ đi coi như một thằng Mù không nhìn thấy...
        Tôi vẫn đọc những bài viết của bác. Mỗi người có suy luận riêng đều tốt cả. Tôi tôn trọng những suy tư có bề dầy của bác, thật là bác bõ công sức rất nhiều. Người nào dụng được những công trình của bác đang phổ biến thì quá hay.

        Nhưng thiết nghĩ câu nói trên của bác đối với ông ĐKN như thế là hơi quá đà, không nhất thiết phải tỏ sự tranh luận với tinh thần như vậy.

        Cái chữ "manh" không hẳn là "mù" đâu, bác nói thế thật sự là hơi ác đấy, bác nên xem lại.

      14. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        linhtinhvao0710 (12-10-11),vnoanh (19-05-12)

      Trang 1/7 123 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Tuyệt Chiêu Số 10
        By VULONG in forum Tử bình
        Trả lời: 4
        Bài mới: 18-10-11, 16:46
      2. Chọn nghề nghiệp theo tuổi
        By xuanmai in forum So tuổi Hôn nhân & Gia đình
        Trả lời: 0
        Bài mới: 02-11-10, 14:00

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •