Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/4 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 31

    Ðề tài: Long mạch

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default Long mạch

        CHUYỆN THỨ NHẤT : ĐINH TIÊN HOÀNG.

        ĐINH TÊN HOÀNG là người động Hoa lư. Tương truyền , trước kia trong động có một cái đầm sâu. Thân mẫu Ông là vợ thiếp của Quan Thứ sử ĐINH CÔNG TRỨ , thường ngày hay vào đầm để tắm giặt. Một hôm , bà bị một con dái cá lớn hãm hiếp nên thụ thai , rồi khi đủ tháng , sinh ra một đứa con trai. Đinh Công rất yêu quý vì không biết rõ nguyên nhân , chỉ có một mình bà biết đó là con của dái cá . Thế rồi , cách mấy năm sau , Đinh Công qua đời , con dái cá cũng bị dân trong động bắt về ăn thịt , còn xương thì quăng một xó. Bà mẹ được tin , vội vàng chạy đến nơi , đợi cho mọi người đi khỏi , nhặt lấy xương , đem về gói ghém cẩn thận rồi để trên gác bếp , và bảo cho Ông biết đây là hàì cốt của cha.
        Còn về phần Ông đến khi khôn lớn , người rất lanh lẹ và có biệt tài bơi lặn ở dưới nước , nên đước tặng danh hiệu là ĐINH BỘ LĨNH . Trong thời gian ấy , có một Thày Địa lý bên Tàu sang nước ta xem đất , dõi theo Long mạch đến động Hoa lư. Buổi tối Thày Địa lý lần vào chỗ đó xem xét hồi lâu , đoán rằng dưới tầm đất có Thần vật , nên muốn thuê người bơi lặn giỏi xuống chỗ đó xem sao. Nguyên trong cái đầm đó , người ta đồn rằng , bên dưới có chỗ rất thiêng , xưa nay chẳng ai dám bén bảng tới. Vì thế Thày Địa lý treo giải thưởng rất lớn cho người nào có gan lặn xuống đó để dò xem.Họ Đinh nghe nói liền nhận lời ngay. Rồi Ông lặn xuống chỗ đó , lấy tay sờ quanh , thấy có một con vật như hình con ngựa đứng ở dưới đáy hầm. Ông bèn trở lên báo cho Thày Địa lý biết. Thày bảo Ông lặn xuống một lần nữa và đem theo một nắm cỏ non , nhử vào mồm ngựa xem nó thế nào. Ông lại cầm nắm cỏ xuống , đứng trước đầu ngựa để nhử , thấy nó há miệng ngoạm lấy nắm cỏ. Ông liền bơi lên báo cho Thày Địa lý biết , Thày gật đầu bảo :
        - Dưới đầm quả nhiên có ngôi Huyệt quý.
        Rồi Thầy đưa ra một số vàng bạc bảo với Ông rằng:
        - Nay hãy tạm thù lao cho một ít , sau này xin tặng thêm. Tôi cần trở về bản Quốc mấy tháng , rồi lại sang ngay , bấy giờ ta sẽ nói chuyện sau.
        Lúc đó tuy còn ít tuổi , nhưng Ông rất thông minh. Nghe bọn Khách nói chuyện với nhau , Ông hiểu ngay Huyệt ở mồm ngựa, không còn hồ nghi gì nữa.Đợi cho họ đi rồi , Ông đem gói xương ở gác bếp xuống , lấy cỏ bọc xung quanh , rồi lặn xuống để vào mồm ngựa , ngựa bèn ăn hết ngay.
        Tứ đó , nhiều người tòng phục Ông và tôn Ông làm Trại trưởng. Khi Ông ở sách Đào úc , một hôm đánh nhau với chú , Ông chạy qua đầm , cầu gãy , Ông ngã xuống đầm. Chú Ông chạy tới lấy dáo đâm Ông , tự nhiên có hai con Rồng vàng bay xuống che chở cho Ông. Chú sợ hãi lùi lại. Vì thế Nhân dân các nơi quy phục Ông càng nhiều hơn.
        Cách mấy năm sau , Thày Địa lý đem xương bố ở Trung Quốc sang , tìm tới chỗ đầm ấy để mai táng , Nghe nói Đinh Bộ Lĩnh đã trở thành bậc anh tài cái thế , thủ hạ có hơn 1.000 người , Thày Địa lý biết ngay là họ Đinh đã táng Huyệt đó rồi. Thầy uổng phí bao nhiêu công sức , Thày căm tức lắm . Bèn đến bảo với Ông rằng :
        - Nghe nói Ông đã được đất quý. Cái Huyệt ấy tuy đẹp , nhưng ngựa không có gươm thì không được tốt. Nay tôi tặng cho một thanh gươm , Ông đem xuống treo vào cổ ngựa , như vậy thì Ông sẽ dọc ngang Trời Đất , đánh đâu thắng đó.
        Đinh Bộ Lĩnh tin lời Thày Địa lý bèn lặn xuống chỗ ngựa Thần , lấy tay sờ cổ ngựa và để gươm vào đó rồi bơi lên.
        Từ đó Ông đánh đâu được đó , gọi là Vạn Thắng Vương.Ông dẹp được 12 Xứ quân , thống nhất dư đồ , lên làm Vua , hiệu là ĐINH TIÊN HOÀNG. Ông ở ngôi 12 năm thì bị tên hầu cận là Đỗ Thích ám sát , con cả là Đinh Liễn cũng bị giết. Vì Thày Địa lý dùng kế đánh lừa để gươm vào đầu ngựa , nên hai bố con Ông mới như thế
        thay đổi nội dung bởi: Ducminh, 29-09-09 lúc 10:39
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "Ducminh" về bài viết có ích này:

        hoa mai (16-02-11),lehongson (25-01-10),longbow132004 (04-12-09),Minh Đức (11-07-13)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        TRUYỆN HỌ VŨ XÃ TRUNG HÀNH .
        ( Trung hành Vũ tộc ký )



        Tại xã Trung hành - Huyện An dương có một người họ Vũ , nhà nghèo nhưng hay làm việc thiện .
        Bấy giờ trong làng thường có một người hay nhờ thày Địa lý xem đất .Sau khi tìm được một ngôi đất đẹp và đem mộ Tổ đến táng . Một đêm , người ấy nằm mơ thấy một vị Thần nhân đến bảo rằng :
        -Ta cai quản địa phương này . Ngươi là ai mà dám đem mộ đến táng ở đất của ta . Ngươi phải di mộ đi nời khác ngay , nếu không sẽ có tai vạ .
        Người ấy còn trù trừ chưa quyết , thì cả nhà đau ốm , trong họ không yên . Lại nằm mơ thấy Thần nhân đến bảo :
        - Nhà ngươi ít Phúc , không đương nổi cái Huyệt ấy . Ta giữ cái Huyệt cho họ Vũ . Ngươi nên nhường cho Họ đó , thì con cháu ngươi sau này sẽ được họ ấy báo đáp .
        Người ấy theo lời Thần bảo , đến nói với người nhà họ Vũ rằng :
        -Tôi có một ngôi đất tốt . xin nhường cho ông . Sau này nhà ông phát đạt , thì đừng quên con cháu tôi .
        Người họ Vũ xin vâng , rồi đem mộ phần tiên nhân táng vào ngôi đất ấy . Về sau , họ Vũ hưng thịnh , sinh ra nhiều người tài nghệ và vũ dũng hơn người .Trong khoảng Trung hưng , họ này có công dẫn đường diệt Mạc , được phong công thần . Đến nay , con cháu được kế tiếp nhau nắm giữ quyền binh , tước lộc đương thịnh . Bấy giờ có câu tục ngữ : " An Dương trung hành , Kim Thành Quỳnh Khê " - Ý nói làng Trung Hành thuộc Huyện An Dương và làng Quỳnh Khê thuộc Huyện Kim Thành là những làng đời nào cũng có nhiều quan chức .
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      4. #3
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        CHUYỆN MỘ TỔ Ở VỊNH KIỀU PHỤ CHÉP TRUYỆN HIỂN TÍCH .

        Thượng thư ( triều Mạc ) Nguyễn Văn Huy là người xã Vịnh Kiều , Huyện Đông Ngạn .
        Nguyễn Phúc Ngộ là ông nội , bình sinh hay làm việc thiện . Ông ngụ cư ở xã Đông Lâu , Huyện Yên Phong , làm nghề nấu rượu . Bên cạnh nhà ông có một cây Bồ đề cổ thụ bị bão làm đổ . Ông mua cây ấy làm củi đun . Khi đào đến rễ cây , thấy ở dưới có một cái Huyệt chôn bạc ước độ đôi ba thùng . Ông đem số bạc ấy về nhà cất dâu , rồi chuyển nhà đi nơi khác . Hai ba năm sau , một người khách Trung quốc đến lấy bạc , nhưng không thấy bạc đâu mà chỉ thấy một cái Huyệt không . Người Khách hỏi những người lân cận , biết ông đã được số bạc ấy , bèn tìm đến nhà ông đưa ra một bản sấm cũ và nói rằng :
        -Tôi vì gia sản của tiên nhân lặn lội đến đây , không hay Trời đã cho ông rồi . Nay tôi định trở về nước , xin ông tư cấp cho một ít lộ phí , thì tôi được đội ơn ông nhiều lắm .
        Nguyên từ khi được số bạc ây , ông đem về cất đi , không biết là bao nhiêu . Đến đây , ông xem bản sấm thì thấy số bạc ông được đúng như số bạc đã ghi ở trong bản sấm , không sai một ly . Ông bèn khoản đãi người Khách và bảo rằng :
        - Số bạc này chính là tôi bắt được , nhưng cứ để nguyên cất đi , không hề lấy một chút nào ra tiêu dùng . Số bạc ấy , vốn là di sản của nhà ông , thì tôi xin hoàn lại ông tất cả .
        Người Khách từ chối mà rằng :
        - Số bạc ấy ltuy là di sản của nhà tôi , nhưng nay ông đước thì là của ông . nếu ông có cho , thì tôi chỉ xin đủ tiền ăn đường về nước thôi . Còn việc ông hoàn cả , thì tôi không dám tuân mệnh .
        Ông nhất định không nghe . Người Khách lại nói :
        - Ông đã có lòng thành thì tôi xin lĩnh một nửa .
        Ông nói :
        - Tôi đây há không quý tiền bạc hay sao ? Nhưng số bạc này không phải của nhà tôi . Trời chỉ sai tôi giữ cho ông , cho nên tôi phải cất đi để đợi ông . Vậy ông đừng từ chối nữa .
        Người Khách thấy ông kiên quyết như thế không dám trái ý , bèn lĩnh bạc ra về . Sau khi về nước , người Khách thường đem viếc ấy kể cho mọi người cùng nghe . Một thày Địa lý nghe được câu chuyện , nói rằng :
        - Ít có người tốt bụng như thế , nay ta già rồi , giá ta còn trẻ thế nào ta cũng sang An Nam tìm cho nhà ấy một ngôi đất tốt để đền ơn .
        Người Khách khẩn khoản nhờ thầy giúp . Thầy Địa lý nói :
        - Ta có hai người học trò có thể sai đi được .
        Người Khách cùng hai người học trò đó sang An Nam . Bọn họ đến xã Vịnh Kiều hỏi thăm thì Phúc Ngộ đã mất từ năm trước rồi . Người Khách sắm một lễ phúng đem đến nhà ông cúng tế . Cúng xong ra đi , không biết đi đâu .
        Hơn hai tháng sau , người Khách lại đến bảo con ông rằng :
        - Tôi chịu ân đức của Tiên công , không biết lấy gì báo đáp . nay tôi đem hai thày Địa lý giỏi sang tìm cho ngài một ngôi đất tốt để tạ ơn . Một ngôi kiểu " quần sơn củng phục " ( Các núi chầu lại ) , có thể làm một đời Đế Vương . Một ngôi kiểu " Cáo trục hoa khai " ( Phong tước nở hoa ) , có thể làm được một đời Phò mã . Trong hai ngôi ấy , ông thích ngôi nào ?
        Con ông trả lời rằng :
        - Nhà tôi ở chỗ thôn quê bỉ lậu , dám đâu hy vọng những sự lớn lao ấy . Tôi chỉ mong có được một ngôi đất đời nào trong nhà cũng có văn nho mà thôi .
        Hai thày Địa lý nói rằng :
        - Nếu anh muốn như thế , thì ở làng ta đây đã có sẵn ngôi đất đó rồi , không phải đi tìm ở đâu nữa .
        Xét ngôi đất ấy , Long mạch khởi từ xã Cẩm Chương đi lại , đến đầu làng Vĩnh Kiều thi nhô lên thành hai mô đất . Một mô hơi to và bằng phẳng . Một mô hơi bé và hơi méo lệch . Người học trò thứ nhất bảo Huyệt mộ ở mô to . Người học trò thứ hai cho là không phải , anh ta bèn đến một cái vũng nước sâu ở phía trước mặt , nằm xuống ngắm trông một hồi lâu rồi đứng dậy mà nói rằng : Tôi đã nghiên cứu kỹ , đích thực Huyệt ở mộ bé .
        Hai người tranh luận mãi không quyết định được . Họ bèn vẽ bản đồ chỗ đất ấy , sai người đem về Trung quốc xin Sư phụ định đoạt . Sư phụ nói rằng:
        - Ngôi đất này là kiểu " Hoàng xà thính cáp " ( ( Rắn vàng nghe ngóe ) , khí ở tai . Hai mô đất tức là hai tai vậy . Mô lớn tất điếc . Mô bé hơi chéo có khí , Huyệt ở mô bé ấy .

        Con ông theo lời , mang hài cốt cha đi táng vào đó . Ngôi đất ngồi phương Cấn ( Đông Bắc ), trông hướng Khôn ( Tây Nam ) . Quả nhiên là đến đời Văn Huy là cháu đích tôn của Phúc Ngộ thì phát .

        Văn Huy đỗ Thám Hoa khoa Kỷ Sửu ( 1529 ) và làm quan đến Thượng Thư thì về trí sĩ . Văn Huy có 3 con trai . Con thứ nhất là Trọng Quýnh , đỗ Hoàng Giáp khoa Đinh Mùi ( 1547 ) niên hiệu Vĩnh Định đời nhà Mạc Phúc Nguyên , và cũng làm đến Thượng thư . Con thứ hai là Đạt Thiện , năm 18 tuổi đỗ Hoàng Giáp khoa Kỷ Mùi ( 1559 ) niên hiệu Quang Bảo đời Mạc Phúc Nguyên , và làm đế Thị Lang . Nguyễn danh Nho đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất ( 1550 ) và làm Quan đến Đô khoa . Cháu đích tôn của Văn Huy là Giáo Phương đỗ Hội nguyên khoa Bính Tuất ( 1586 ) niên hiệu Đoan Thái đời mạc Hậu Hợp . Lúc vào thi đỗ Thám Hoa , bài đối sách được quan trường phê rằng :" Văn của Giáo Phương trôi chảy như nước sông Giang , sông Hán , càng viết càng hay ".

        Cháu 4 đời của văn Huy là Đức Vọng đỗ Hội Nguyên khoa Quý Sửu ( 1673 ) niên hiệu Dương Đức đời Lê Gia Tông , lại đỗ khoa Đông các và làm quan đến Đô đài . Công Viên , Đức Đôn và Quốc Ích kế tiếp đăng khoa đều là cháu chắt của Văn Huy . Tương truyền những người đỗ đại khoa , mặt đều hơi lệch , đó là do khí đất chung đúc tạo ra như thế .

        Lại nói đến chuyện Hiển Tích . Ông là con thứ của văn Huy , lúc trẻ đỗ Hương tiến , tính hay uống rượu , bỏ cả học hành , đi xung chức Tùy hiệu 73 xứ hải Dương . Một hôm ông đến bến tre gỗ ở sông Nhĩ Hà , mời bạn uống rượu và xuống sông tắm . Ông thấy trên bè tre có một tờ giấy viết chữ , bèn nhặt lên xem , thì là một bài phú cũ . Ông học thuộc lòng , thường khi uống rượu xong , gõ vào mâm mà hát . Khoa Ất Sửu kỳ đệ nhất , ông được bạn hữu giúp đỡ nên được đỗ . Đến kỳ đệ nhị , ông đem một bình rượu vào trường uống say rồi ngủ . Trời đã xế chiều , tự nhiên có một trận gió nổi lên , cát bụi bay mờ mịt . Ông đang ngủ , giật mình tỉnh dậy , ngó đầu ra xem , thấy mấy mảnh giấy có chữ bay đến trước mặt . Ông nhặt lên xem thì ra đó là một bài văn tứ lục . Hiển Tích mừng lắm nói : Thực là Trời cho ta .

        Rồi ông theo bài ấy viết vào quyển thi đem nộp . Kết quả đỗ kỳ ấy . Kỳ đệ tam là một bài phú , thì lại là bài phú Hiển Tích nhặt được ngày truớc trên sông Nhĩ , nên cũng lại được đỗ . Kỳ đệ tứ , vì ông bỏ học đã lâu nên chẳng làm được câu nào . Ông đem bài Lưu hầu ( Trương Lương ) làm bằng chữ Nôm ngày trước ra xử dụng , có câu nào quê mùa thì chữa lại cho tao nhã . Mỗi khi chữa được một câu, ông lại uống rượu ngâm nga . Thái quan thấy thế bảo ông rằng : Trời muộn rồi , mọi người làm bài đã được quá nủa rồi , sao tân Tiế sĩ còn để quyển trắng , mà lại uống rượu say sưa, hát xướng nghêu ngao làm vậy ?

        Ông say mèm đáp : Muốn viết thì viết , có khó gì . Rồi chép cả truyện ấy đem nộp . Một viên quan cũng hay làm Nôm, thấy lời văn thanh nhã , gặp những câu hay liền lấy bút khuyên , rồi đưa quyển ấy cho vị khảo quan khác xem và nói rằng : Quyển này không chỉ Viện sơ khảo của chúng ta được xem mà cần trình lên Viện Phúc khảo để hiến cho các vị ấy một trận cười .

        Viện Phúc khảo xem lại , cho đó là trò đùa rồi cả trường cười ầm lên . Tiếng cười lọt ra bên ngoài , Thái sát quan hỏi : Việc gì mà cười ?

        Các quan cứ thực sự trình bày . Chấm xong , các khảo quan đem những quyển đỗ về Hoàng thượng để ngài định đoạt . Hoàn thượng thấy đỗ ít quá , bèn sai bên Trung quan đến bảo các quan ấy lấy thêm . Các khảo quan nói với Trung quan rằng chỉ có từng ấy quyển là trúng cách , còn không tài nào lấy đựoc nữa .Trung quan tuân theo nộic chỉ , cố nài các quan nói thêm . các khảo quan nói rằng chỉ còn có một quyển Lưu Hầu , ngoài ra không còn quyển nào nữa . Trung quan trở về tâu Vua . Vua phán rằng Lưu Hầu không lấy thì lấy người nào ? Rồi truyền lệnh cho các khảo quan lấy thêm ông . Đến khi đem quyển về , Vua mới vỡ nhẽ , nhưng đã trót lấy đỗ rồi , nên phải giấu việc đó đi , không dám để lộ ra .

        Sau ông làm đến Thị lang Bộ Binh. Đến khi Triều ta trung hưng , ông ra đầu thú , được bổ làm chức Thừa tuyên sứ xứ Tuyên Quang lưu nhiệm .

        Xét từ khi có thi cử , những người được đỗ tất văn bài phải á . Nay Hiển Tích lấy chữ Nôm được đỗ , có lẽ là một việc ngoa truyền . Hoặc ỉa thời bấy giờ thi cử không có quy củ nên mới có sự lạ ấy . Nhưng qua đó , dễ nhận thấy , học là ở người , còn đỗ hỏng là do số phận . Về sau có một viên Giám sinh vào tỉnh thi đệ tứ trường , không làm được bài , mới viết những câu tạp chữ Nôm đem nộp . các quan khảo cho là vô hạnh , định truất cả Giám sinh , sau kêu van mãi mới được tha . Việc ấy để làm răn cho những kẻ hay bắt chước người không phải lối .
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Ducminh" về bài viết có ích này:

        lehongson (25-01-10)

      6. #4
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        Phong thủy của ngôi mộ của Danh Tướng Phạm Nhữ Tăng

        Nếu ai có dịp đi về Quảng Nam đến ngã ba Hương An (huyện Quế Sơn), theo Quốc Lộ 1A từ Nam đi ra Bắc qua khỏi ngã ba Hương An chừng 700 m có con đường làng rẽ về phía tay trái, di băng qua 1 cái làng, rồi qua 1 cánh đồng sẽ đến khu vực có lăng mộ của Danh Tướng Phạm Nhữ Tăng.

        Ngôi mộ tọa lạc trên một cái gò nhỏ, cao khoảng 2 m so với mặt ruộng, phía sau là một gò cao khoảng 20 m, phía sau nữa là căn cứ quân sự núi Quế. Phía trước ngôi mộ thuở xưa là 1 bàu nước nằm cách mộ chừng 10m gọi là Bàu Xanh.

        Tương truyền rằng Phạm Nhữ Tăng là cháu 4-5 đời của Phạm Ngũ Lão vốn là danh tướng của Triều nhà Lê trên đường vào Nam chinh phạt Chiêm Thành thắng lợi đã qua đời trên đường trở về, được vua Lê cho mai táng ở Núi Quế, Hương An.

        Không biết vô tình hay hữu ý mà ngôi mộ đã vào vị trí đắc địa. Có một thầy địa lý sau khi đến xem mộ đã phán rằng:

        "Bao giờ núi Quế hết cây,
        Bàu Xanh hết nước mộ này hết quan"

        Trong gia phả họ Phạm tại Hương An ghi rằng:
        "Mộ tổ Phạm Nhữ Tăng, huyệt Đơn Phụng Hàm Thư"

        Vài nét về phong thủy của huyệt Mộ: Long mạch núi Quế phát nguyên từ dãy núi Hòn Tàu cao 1200m, chạy qua địa phận xã Quế Hiệp, xuống xã Quế Mỹ đến khu vực Hương An xã Quế Phú thì gặp một con sông lớn là sông Rù Rì (dân địa phương còn gọi là sông Hương An) long đình khí chỉ kết nên huyệt Đơn Phụng Hàm Thư. Thế long mạch đi rất dài, qua nhiều ngọn đồi nhỏ, đến khi kết huyệt thì quay đầu nhìn về sông Hương An (sông Hương An ngày xưa khác với sông Hương An bây giờ đã đổi dòng), phía trước huyệt là một bàu nước (bàu Xanh)có nước đầy quanh năm trong vắt.

        Huyệt táng trên một gò đất nhỏ hình vuông, mỗi cạnh chừng 5-6m. Gò núi phía sau như con chim phượng chìa mỏ ra ngậm lấy gò đất hình vuông này nên gọi là huyệt Đơn Phụng Hàm Thư
        Mộ huyệt tọa Khôn hướng Cấn (kiêm Dần 3 phân), bàu Xanh cũng nằm phía hướng Cấn, nước sông Hương An chảy ôm vòng cách huyệt chừng hơn 100 m từ phải sang trái.
        từ lúc mộ táng đến nay cũng đã hơn 400 năm, dòng họ Phạm liên tục phát quan, tính ra được khoảng 20 đời có cả võ quan lẫn văn quan đều là quan lớn qua nhiều triều đại (người viết lúc được đọc qua gia phả họ Phạm thì còn nhỏ nên không thể nhớ hết để kể chi tiết được).
        Đến đầu thế kỷ 20, có Tiến sĩ Phạm Nhữ Thuật(*) làm quan trong triều đình nhà Nguyễn sinh được 2 trai 1 gái. Cô con gái về làm Dâu ở vùng Bình Đào, huyện Thăng Bình. Do vùng Bình Đào đất cát khô cằn, cô con gái về xin cha cho khơi một dòng nước từ sông Hương An dẫn về hướng Thăng Bình để làm thủy lợi. Ông Phạm Nhữ Thuật đồng ý. Sau khi khơi kênh nước mới, đến mùa nước lũ, nước khoét sâu lòng kênh tạo thành dòng nước chính làm nước sông Hương An đổi dòng, dòng sông không còn chảy ôm vòng qua trước mộ nước mà thay vào đó là nước bắt đầu chảy ngược từ trái sang phải cùng với dòng chính chảy về huyện Thăng Bình. Về phương diện thủy pháp đã không còn phù hợp với hướng huyệt nữa.
        Sau sự cố này, nước Bàu Xanh trở nên cạn khô sau đó bị bồi lấp dần.
        Tiến sĩ Phạm nhữ Thuật trở thành vị quan cuối cùng của dòng họ Phạm ở Hương An.
        Hai con trai của Phạm Nhữ Thuật, 1 người tham gia quân đội Khố xanh của Pháp lên đến cấp Đại úy thì bị chết trận, người còn lại chơi bời bán dần gia sản, cuối cùng về quê làm nghề cày cấy.
        Từ cầu Hương An đi ngược sông Rù rì lên chừng 2 KM đến địa phận xã Quế Cường có 1 ngọn núi nhỏ gọi là núi Chùa . Long mạch của núi Chùa xuất phát từ hướng Tây (1 chi long của Trường Sơn), chạy qua nhiều vùng của Quế Sơn, đến Núi Nhím, (phía Tây của núi Chùa độ chừng 1 KM) Sơn mạch chạy đến núi Chùa thì long ngoi lên ngoảnh đầu ra uống nước sông Rù rì (hay sông Ly Ly). Sông rù rì chảy đến đoạn núi Chùa thì dòng chảy uốn lượn rất hữu tình . Ngay miệng long nơi núi Chùa ngoảnh ra, dòng sông có 1 vực sâu gọi là vực Cơm . Vực cơm nước tụ , sâu thăm thẳm, trong xanh rất đẹp, ngày trước khi bị tàn phá những loại cá quí của sông Rù rì hay tụ về sống ở vực cơm (có lẽ cũng vì vây mà bị tàn phá). Vực Cơm nước tụ nhưng không dơ dáy, vì dòng nước sông nơi đây chảy ôm lấy vực Cơm bên bờ nam .
        Ngày trước trên núi Chùa có 1 ngôi chùa (vì vậy mà gọi núi chùa), cây cối xanh tươi, phong cảnh đẹp lắm . Sau chiến tranh, người ta làm đường kinh thủy lợi (kinh số 1) từ đập Cao Ngạn (Thăng Bình) chạy cắt ngang giữa núi Chùa và núi Nhím - Cắt ngang cổ rồng . Nơi núi Chùa ngỏanh ra sông cũng bị 1 đường kinh nhỏ hơn (kinh số 3) cắt ngang giữa núi Chùa và vực Cơm ( cắt ngang miệng rồng) .
        Long mạch bị băm nát, vùng này trở nên cằn cỗi, trên núi Chùa chỉ có những cây nhỏ khô cằn sống .ngôi chùa bị phá , không ai trông coi . Phía tay trái của miệng long , sông Rù rì sụt lỡ, chính quyền cho trồng cây để ngăn đất lỡ nhưng vẫn bị . Bờ sông đất lỡ ăn sâu vào đất liền . Người địa phương bây giờ gọi nơi này là Hố Lỡ . Những tảng đá lớn bằng phẳng bên vực Cơm bây giờ hầu như biến mất , những mỏm đá nhọn hoắt tua tủa mọc lên làm khúc sông này giống như 1 bãi chông . Sông rù rì bây giờ cạn nước , không còn như xưa nữa .
        Xã Quế Cường nằm giữa hai hộ long ,núi Chùa và núi Quế (anh ThiênViệt đã nói ở trên về núi quế) , hướng ra sông Rù rì . Tuy không phải là nơi phát lớn nhưng cũng đã từng là xóm làng trù phú (nên xưa gọi là Phú Cường) .
        Xã Bình Đào thuộc huyện Thăng Bình nằm ở sát biển có con sông Trường Giang chảy ngang, con sông này là sông tự nhiên. Phía trên Bình Đào về hướng Tây Bắc giáp với Quế Sơn có lẽ là Bình Sa hoặc Bình Minh, đây là vùng mà Thiên Việt muốn nói ở trên.

        Con sông Rù Rì rộng lớn ngay cầu Hương An xưa chính là con kênh thủy lợi nhỏ được cô con gái họ Phạm cho khơi, sau vì nước lũ mà chảy phá thành sông Hương An bây giờ.
        Còn sông Hương An (sông tự nhiên)thuở xưa: nếu đi từ huyện lỵ Quế Sơn đi xuống Hương An, gần đến Hương An (cách Hương An chừng chưa đến 1 km) thì có một cái cầu bắt qua 1 con rạch nước chảy từ bên trái chảy qua, đây chính là sông Rù rì ngày xưa nước chảy từ phải sang trái vòng xuống Mộc Bài rồi mới ôm vòng về Thăng Bình, nay nước đã đổi dòng nên chảy tuột xuống cầu Hương An, còn dòng sông sông cũ lâu ngày cạn và thu hẹp dần thành một con rạch nhỏ.

        Ngôi mộ của Danh tướng Phạm Nhữ Tăng thì có từ thời vua Lê Thánh Tông đi vào Nam chinh phục Chiêm Thành (Thiên Việt sẽ đi tìm các tài liệu lịch sữ như Việt Nam Sử Lược, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư để tra cứu lại niên hiệu. Trên mộ cũng có ghi thời gian táng tuy nhiên TV không ghi chép lại), kết phát được hơn 20 đời chỉ tàn cuộc vào thời nhà Nguyễn.
        Phong thủy của lăng mộ bà Đoàn Quý Phi
        Từ ngã ba Nam Phước (trên Quốc lộ 1 thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đi về hướng Trà Kiệu, qua cầu Chìm đi lên chừng 1-2 km, có con đường rẽ trái vào chừng 1 km nữa là tới khu lăng mộ của Bà Đoàn Quý Phi nay là Di tích văn hóa của tỉnh Quảng Nam.
        Khu lăng mộ rộng chừng 1500 m vuông, xây dựng cầu kỳ nhưng không quy mô, ở giữa là ngôi mộ bằng đá, xung quanh mộ là một la thành, giữa la thành và mộ được tráng vôi rất cứng.
        Phụ mẫu sơn của huyệt mộ là một dãy núi lớn chạy song song với núi Hàm Rồng (Duy Xuyên), nằm sâu vào bên trong một chút, đỉnh cao nhất của núi ước chừng 300 m, khi lực vô cùng hùng hậu, hình thế núi nhấp nhô như rồng cuộn. Hướng núi chạy thẳng về hướng huyệt, trước khi kết huyệt khởi phục chừng 4-5 lần, trong quá trình khởi phục có hộ sơn đưa đón lúc thì quay qua trái, lúc quay qua phải trông rất đẹp.
        Đến vị trí kết huyệt, trước khi vào huyệt là một tiểu khởi nhỏ cao chừng 4-5 m triển kiên khai diện thành 1 cái oa có chiều rộng khoảng 1500m vuông, lăng mộ được xây trong cái oa này.
        Bên trái của huyệt mộ là một đồi cao chừng hơn 4 m nhưng không dài che chắn bên tay trái làm thanh long, bên phải của huyệt mộ là một đồi thấp cao chừng dưới 1 m nhưng kéo dài ra phía trước chừng 300m, hình thế cuộn khúc thò ra nhiều chân nhỏ ôm về phía huyệt.
        Nước sông Trà Kiệu chảy vòng từ bên trái sang phải, huyệt tọa Canh hướng Giáp kiêm Mão.
        Về tầm vóc phong thủy của huyệt mộ thì tuy không có long hổ chia làm nhiều tầng bao bọc nhưng khí lực của long gia cực kỳ hùng hậu, điểm huyệt lập hướng theo phương pháp Ngũ Quỹ vận Tài cục (Khôn thủy, Tân Long tọa Canh hướng Giáp) nên nếu phát có thể giàu sang tột bực, mà Đế vương chẳng qua là người giàu nhất thiên hạ mà thôi.
        Hiện nay lăng mộ đã được tu chỉnh lại, được công nhận di tích văn hoá của Tỉnh và được bảo vệ.
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      7. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "Ducminh" về bài viết có ích này:

        lehongson (25-01-10),nuingoclinh (18-12-12),tuyettinh09 (20-11-09)

      8. #5
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Cảm ơn DucMinh sưu tầm được những bài viết rất hay.

        Thêm thông tin về danh tướng Phạm nhữ Tăng

        Tóm lược Tiểu sử Phạm Nhữ Tăng (1422 - 1478)
        Bản tin nội tộc (Số 11/2005), 01-02-2005.

        Phạm Nhữ Tăng (1422 - 1478), vốn họ ngoại tộc Lê, Trong quá trình lịch sử thời Tiền Lê có Đại tướng Phạm Cự Lượng (Lạng), bậc trung thần giàu lòng yêu nước, từng giúp Thập đạo tướng quân Lê Hoàn (Lê Đại Hành) dựng nghiệp đế và có công lớn trong việc phò tá Lê Đại Hành đánh thắng quân Tống xâm lược năm 981. Thời khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1428), có các danh tướng Phạm Vấn, Phạm Yến, Phạm Thái, Phạm Nột… Trong số 221 Công thần Khai quốc được Hoàng đế Lê Lợi phong sau khi nước nhà được đại định, thì tướng Phạm Vấn đứng đầu danh sách hàng đầu (gồm 3 danh sách) là Vinh lộc Đại phu Tả Kim Ngô Vệ Đại tướng quân tước Thượng Trí tự. Riêng đối với tướng Phạm Nhữ Tăng, ông thuộc dòng dõi Điện suý Thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão, ông là cháu 4 đời của Chánh đô An Phủ sứ lộ Thăng Hoa Phạm Nhữ Dực thời mà Hồ. Năm 1460, ông là Nghĩa sĩ tham gia xướng nghĩa cùng các trung thần Nguyễn Xí, Lê Quyết Trung, Lê Nhân Thuận, Lê Niệm, Đinh Liệt, Lê Khang, Lê Lãng,Trịnh Đạc, Nguyễn Đức Trung, Lê Yên, Lệ Thọ Vực… dẹp hàng trăm loạn đảng, phế Lê Nghi Dân, rước Lê thánh Tông lên ngôi vua.

        Trong cuộc Nam chinh của chức tước trung quân Đô thống Quảng Dương hầu. Sau khi thành lập đạo thừa tuyên Quảng Nam, lúc đầu ông được sai phấn trấn trị phủ Hoài Nhân (Tri Phủ), năm 1472, sau khi Thái uý Trình Quốc công Nguyễn Đức Trung sức yếu trở về Tây Kinh (Tây Đô - Thanh Hoá), ông được hoàng đế Lê Thánh Tông trao chức Đô ty Quảng Nam kiêm trấn phủ Hoài Nhân (Đô Thống phủ). Ngoài ra, ông còn cùng các bậc tiền bối của các tộc Nguyễn, Trần, Lê có công khai khẩn tạo lập ngũ xã: Hương Lư, Hương Yên, Hương Quế, Hương Lộc, Hương An thuộc huyện Quế Sơn. Ngày 21 - 2 - 1478, ông thọ bệnh qua đời tại thành Đồ Bàn, được cải táng tại xứ Đồng Tràm làng Hương Quế (Quế Phú). Tương truyền rằng vua Lê Thánh Tông lấy làm thương tiếc để tặng câu đối thờ ông như sau:

        "Nghĩa sĩ uẩn mưu cơ, hiệp lực nhứt tâm bình Chiêm quốc
        Miếu đài khai tráng lệ, hương hồn thiên cổ hiển Nam bang"
        (Nghĩa sĩ chứa mẹo mực, chung sức một lòng dẹp yên nước Chiêm
        Đền miếu mở huy hoàng, hồn thơm ngàn xưa lừng lẫy nước Nam)


        Mộ táng vào vận 8 hạ nguyên
        thay đổi nội dung bởi: vanhoai, 29-09-09 lúc 12:15
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      9. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "vanhoai" về bài viết có ích này:

        Ducminh (29-09-09),khitranmai (24-07-14)

      10. #6
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        Góp thêm một huyền thoại về Long Mạch ở dãy Hoành Sơn


        Nhân đọc chuyện “Cao Biền trảm long Trà Khúc” của Thùy Dương Tử và “Huyền thoại CaoBiền yểm đất ở dãy Đèo Cả” của cô Văn Uyên đăng trong tạp chí Phổ Thông số 244 và 247, tôi sực nhớ đến chuyện ông thầy địa lý

        Hoành Sơn một đại địa:
        Hoành Sơn còn gọi là núi Ngang nằm trong dãy Tây Sơn thuộc địa phận xã Bình Tường quậnBình Khê tỉnh Bình Định. Hoành Sơn không cao (364m) nhưng dài và rộng, ở xa trông rất tuấn tú, khôi hùng. Theo các nhà phong thủy Tàu và địa phương cho biết thì Hoành Sơn là đại địa và hiện tại Hoành sơn là một trong “Nhị thập bác cảnh” của Bình Định. Vì chung quanh Hoành sơn có nhiều ngọn núi bao bọc, mỗi ngọn mang một dáng dấp cổ vật như Núi Bút
        (Trưng sơn), Núi Nghiên (Nghiên sơn), Núi Ấn (Ấn sơn), Núi Kiếm (Kiếm sơn), Núi Trống (Cổ sơn), Núi Chiếng (Chung sơn), trước mặt là ba dãy gò cao đá mọc giăng hàng rông nhưquân chầu, hổ phục, phía dưới là hai phụ lưu sông CÔN từ phía Tây và phía Bắc chay ra họp nhau ở địa đầu thôn Phú Phong như hai cánh tay người mẹ ôm chặt lấy Hoành sơn. Địa thế thật cũng đáng gọi là long bàn hổ cứ.

        Tam kiệt TÂY SƠN Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ sinh trưởng trong một gia đình nông thôn tại làng Phú Lạc (Bình khê) hướng vọng về dãy Hoành Sơn này. Nhưng rồi thời thế tao anh hùng, địa linh sinh nhân kiệt hay long mạch do mồ mả tổ tiên mà ba anh em Tây sơn trở thành những trang anh hùng cái thế, lật đổ Nguyễn, diệt tan Trịnh, đánh bại Mãn thanh, thống nhất nước Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 18? Điều đó xin nhường lại cho lịch sử phân định. Nhưng theo các vị thức giả ở Bình khê kể lại thì nhà Tây Sơn phát Đế nghiệp là nhờ cuộc đất chôn thân sinh của ba Ngài trân dãy Hoành sơn.

        Huyền thoại về Long Huyệt: Các cụ kể rằng:

        Trước ngày ba anh em Tây sơn khởi nghĩa, trong khoảng thời Định Vương Nguyễn Phúc Thuần (1765-1777) trị vì, có một Ông Thầy địa lý Tàu thường ngày xách địa bàn đi đi lại lại trong vùng Tây Sơn để tìm phúc địa. Nguyễn Nhạc thấy vậy theo rình. Một hôm thầy địa lý dường như đã tìm ra long mạch nhưng còn phân vân không biết huyệt khí nằm ở đâu, Thầy mới đem hai cành trúc xanh tốt và đều nhau đến cắm ở triền phía đông dãy Hoành sơn hướng Phú Lạc (nơi sinh trưởng của ba anh em Tây Sơn) phía Bắc một cây và phía Nam một rồi bỏ đi. Nguyễn Nhạc ngày ngày để ý theo dõi hai cành trúc ấy. Hai tháng sau, cành trúc phía Bắc vẫn sống xanh tốt như khi mới trồng còn cành phía Nam thì héo khô. Nguyễn Nhạc cả mừng vì biết rằng long mạch đã ứng hiện nơi cành phía Bắc, bèn nhổ cây khô phía Nam đem cắm ở phía Bắc và nhổ cây tươi ở phía Bắc đem cắm vào phía Nam.

        Đúng 100 ngày kể từ ngày trồng trúc, thầy địa lý Tàu trở lại thấy hai cành trúc đều chết cả, Thầy nhún vai, trề môi lắc đầu chê là “giả cuộc” rồi bỏ đi thẳng. Nguyễn Nhạc mừng rỡ về bàn với hai anh em rồi hốt hài cốt của Cha đem chôn nơi cành phía Bắc.

        Lại có cụ kể rằng:

        Có một thầy địa lý Tàu lúc đến tìm địa cuộc ở vùng đất Tây Sơn thường tá túc nơi nhà Nguyễn Nhạc và nhờ Nguyễn Nhạc dẫn đường cho thầy đi tìm long mạch khắp vùng Tây Sơn. Sau nhiều lần xem xét, ngắm nghía, đo đặt địa bàn, Thầy chú ý đến dãy Hoành sơn và tỏ vẻ đắc ý cuộc đất này lắm. Đoạn Thầy bỏ đi. Một thời gian sau Thầy trở lại cũng ghé nơi nhà Nguyễn Nhạc mà tá túc. Nhưng đặc biệt, lần này, ngoài chiếc địa bàn Thầy lại còn mang theo một
        chiếc trắp nhỏ ngoài bọc tấm khăn điều. Nguyễn Nhạc đoán biết là Thầy Tàu đã tìm ra được long huyệt và… chiếc tráp kia là hài cốt của Cha ông mang sang chôn. Nguyễn Nhạc bèn đóng một cái trắp giống hệt như cái trắp của thầy Tàu và hốt hài cốt của thân sinh mình đựng vào rồi tìm cách đánh đổi. Nhưng thật khó mà đánh đổi được vì cái trắp ấy Thầy Tàu luôn luôn mang theo bên người không lúc nào rời. Nguyễn Nhạc hội hai em lại và nghĩ ra một kế.

        Đến ngày lành đã chọn, Thầy Tàu lẻn mang trắp cùng địa bàn đi lên dãy Hoành sơn. Vừa đến chân núi thì một con cọp to bằng người trong bụi rậm gầm lên một tiếng dữ tợn rồi nhày xổ ra vồ. Thầy Tàu thất kinh hồn vía văng trắp và địa bàn mà thoát thân. Hồi lâu hoàn hồn, không thấy cọp rượt theo Thầy mon men quay lại chỗ cũ, Thầy mừng quýnh vì chiếc trắp và địa bàn vẫn còn nằm lăng lóc ở đó, Thầy vội vã trèo lên nơi long huyệt đã tìm trước mà đào bới chôn cất. Xong, Thầy hớn hở trở về với hy vọng chờ ngày “long huyệt vương phát”. Không ngờ chiếc trắp Thầy chôn là hài cốt của Hồ Phi Phúc còn con cọp kia chỉ là người giả mà thôi.

        Hai thuyết kể trên tuy có khác về tiểu thuyết nhưng vẫn giống nhau là hài cốt của Hồ Phi Phúc được chôn nơi long mạch trong dãy Hoành sơn.

        Các cụ còn kể tiếp rằng:

        Sau khi chôn mộ cha trên Hoành sơn thì ba anh em Nguyễn Nhạc vùng phát tướng. Mặt mày sáng rỡ, học hành thông thái. Thầy giáo Hiến dạy ba anh em Nhạc vốn là người có biệt nhãn lại thông thạo về khoa tướng số, xem biết anh em Nguyễn Nhạc đã vượng thời nên mới đem câu sấm “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” ra mà khuyên Nguyễn Nhạc. Từ đó ba anh em
        Nguyễn Nhạc mới rắp tâm mưu đồ đại sự, chiêu tập hào kiệt, lấy dãy Hoành son làm căn cứ.

        Mãi cho đến khi Nguyễn Huệ đại thắng 20 vạn quân Thanh tại gò Đống Đa, đuổi Tôn sĩ Nghị chạy về Tàu mình không kịp mặc giáp, nhựa chưa thắng yên cương, mà còn nuôi mộng lớn lấy lại đất Lưỡng Quảng, cầu hôn công chúa Vua Càn Long, tiếng tăm vang dội cả Trung Quốc.

        Ông Thầy địa lý năm xưa nhớ lại chuyện cũ, bèn bôn ba sang lại Hoành sơn xem thử thì quả nhiên cuộc đất tìm ra năm trước đang phát. Hỏi thăm thì đó là mộ của Hồ phi Phúc thân sinh ba vua Tây sơn.

        Thầy địa cả giận vì sự cướp đoạt long huyệt của mình đã tìm ra và để tránh hậu họa chiến tranh Việt-Trung, Thầy địa bèn lập mưu phá long mạch bằng cách bảo Nguyễn Nhạc hãy lấp mấy ngọn phụ lưu Sông Côn ở phía Nam và đào thêm mấy nhánh khác ở phía Bắc để dẫn thủy vào ruộng cho nhân dân cày cấy làm, ăn, Nguyễn Nhạc tưởng thật nghe lời.

        Những nhánh sông vừa đào sông thì đùng một cái ở Phú Xuân Nguyễn Huệ băng hà ngày 29-7-1792 (có tài liệu lại ghi 6-9-1792). Ở trong Nam thì Nguyễn Ánh chiếm hết đất miền Nam rồi kéo quân ra đánh Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc chống không nổi phải cầu cứu cháu là Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang Toản thừa thế cướp thành Quy Nhơn rồi lại sáp nhập lãnh thổ của
        Bác vào lãnh thổ của mình. Nguyễn Nhạc tức giận thổ huyết mà chết ngày 13-12-1793.

        Nguyễn Huệ mất lúc 40 tuổi, làm vua được 5 năm. Con, Nguyễn Quang Toản 10 tuổi lên ngôi Thái sư Bùi Khắc Tuyên chuyên quyền làm bậy, triều thần chia rẽ, tướng tá giết hại lẫn nhau. Nguyễn Nhạc làm vua được 16 năm, sau khi chết con là Nguyễn Bảo cũng bị Nguyễn Quang Toản giết. Từ đó, nhà Tây Sơn suy dần và đến năm 1802 thì bị Nguyễn Ánh dứt hẳn.

        Đối với thời đại nguyên tử, hỏa tiễn này, liệu người ta còn có thể tin những huyền thoại về long mạch là có thật không ? Tin cũng không được mà không tin cũng không được! Vì con người làm sao giải thích nổi cái lẽ huyền vi của tạo hóa cũng như ai có ngờ rằng con người hôm nay đã lên được trên Cung Quảng ?
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      11. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "Ducminh" về bài viết có ích này:

        lehongson (25-01-10),Minh Đức (11-07-13),nuingoclinh (18-12-12),tuyettinh09 (20-11-09)

      12. #7
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh

        Trong lịch sử cổ đại của người Việt Nam cũng như Trung Quốc đã từng xuất hiện một tín ngưỡng truyền thống, một tập tục rất phổ biến quan niệm rằng việc chọn đất mai táng tổ tiên (âm trạch), cũng như chọn đất để làm nhà cho người sống (dương trạch) có quan hệ mất thiết đối với cuộc sống tồn vong, họa, phúc của con cháu.

        1/ Quan niệm về thuyết phong thủy và mộ táng của người xưa.

        Trong lịch sử cổ đại của người Việt Nam cũng như Trung Quốc đã từng xuất hiện một tín ngưỡng truyền thống, một tập tục rất phổ biến quan niệm rằng việc chọn đất mai táng tổ tiên (âm trạch), cũng như chọn đất để làm nhà cho người sống (dương trạch) có quan hệ mất thiết đối với cuộc sống tồn vong, họa, phúc của con cháu.
        Người ta thường nói: “Táng tiên ấm hậu” tức là chọn đất mai táng tổ tiên để tổ tiên phù hộ cho con cháu được hưởng phúc lộc.
        Tất cả những hoạt động có liên quan đến việc chọn đất mai táng hoặc đất làm nền nhà được người xưa gọi là thuyết phong thủy hoặc thuật phong thủy.
        Những người am hiểu các lý thuyết phong thủy, biết làm những pháp thuật huyền bí như quan sát địa hình, địa thế để tìm “long mạch”, để định vị phương hướng… là các thầy địa lý hoặc thầy phong thuỷ, ở Trung Quốc gọi là kham dư gia (kham nghĩa là trời, là đạo trời, dư là đất, là địa lý, gia là nhà tức là người am hiểu về đạo trời và địa lý). Những người này lấy hoạt động phong thuỷ làm nghề mưu sinh và phục vụ cho nhu cầu bức thiết của xã hội và cũng được xã hội coi trọng. Ví dụ như: Quách Phác đời Tấn bên Trung Quốc, thầy Tả Ao đời Lê-Trịnh của Việt Nam.
        Thuyết phong thuỷ được phát triển gắn liền với tên tuổi của Quách Phác và trước tác nổi tiếng do ông soạn là: “Táng thư”, còn được gọi là “Táng kinh”.
        Quách Phác đời Tấn là người đầu tiên giải thích khái niệm phong thuỷ và từ đó thuyết phong thuỷ có cơ sở lý luận ổn định và phát triển.
        Trong “Táng thư”, Quách Phác viết: “Việc mai táng là để tích tụ sinh khí. Sinh khí gặp gió thì tản đi, gặp nước ngăn thì dừng lại. Vì vậy gọi là thuật phong thuỷ”
        Khi chú giải “Táng thư”, ông Phạm Nghi Tân (đời Thanh), viết thêm rằng: “Không có nước ngăn lại thì sinh khí sẽ bị gió cuốn làm cho tan đi, có dòng nước ngăn lại thì sinh khí ngưng tụ và gió cũng không còn nữa. Vì thế hai chữ Phong và Thuỷ (gió và nước) là hai yếu tố quan trọng nhất của thuyết địa lý, mà trong đó “đắc thuỷ” (chỉ chỗ đất có dòng nước chảy quanh) là điều quan trọng hơn hết. Sau đó mới kể đến “ tàng phong” hay “tỵ phong” (tức là thu giữ gió hay kiêng tránh gió) là điều quan trọng thứ hai”
        Như vậy, theo lý thuyết kinh điển về phong thuỷ, chỉ có trong điều kiện “tàng phong” và “đắc thuỷ” thì mới tích tụ và giữ gìn được sinh khí.
        Vậy sinh khí là gì? Sách Lã Thị Xuân Thu giải thích rằng sinh khí là do dương khí thịnh mà phát tiết ra. Sinh khí là nguyên tố đem lại sức sống cho mọi sinh vật, là cái khí làm cho mọi vật nẩy nở và trưởng thành. Sinh khí luôn luôn tồn tại và vận hành trong lòng đất. Tùy theo hình thế cao thấp của đất mà sinh khí vận động, khi chuyển đi, khi tụ lại, biến hóa mà phát sinh ra vạn vật, kể cả phát sinh ra con người. Chính vì vậy mà muôn vật đều xuất phát, đều bắt nguồn từ trong lòng “đất mẹ vĩ đại”. Cho nên thuyết phong thủy quan niệm đất là “Đại mẫu”.
        Thuyết phong thủy lấy âm dương ngũ hành làm nguyên lý cơ sở. Kim, mộc, thuỷ, hỏa, thổ là 5 yếu tố cơ bản cấu thành thế giới, trong đó Thổ là yếu tố quan trọng bậc nhất (là Trung ương), mà Thổ thuộc quẻ “Khôn” tức là thuộc âm tính, là giống cái.
        Sinh khí bao hàm trong nó 2 yếu tố âm và dương, cũng như 5 yếu tố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ chúng kết hợp, nương tựa, tác động lẫn nhau, đồng thời cũng ức chế lẫn nhau theo quy luật tương sinh, tương khắc. Sinh khí biến hóa, vận động, di chuyển trong lòng đất phát sinh ra muôn vật.
        Các nhà phong thủy quan niệm rằng: sinh khí không phải chỉ tồn tại và vận hành trong lòng đất, mà dĩ nhiên cũng tồn tại trong bản thân mỗi con người. Con người cũng như hết thảy mọi vật đều do sinh khí cấu tạo thành.
        Nhà phong thuỷ nổi tiếng đời Minh là Tưởng Bình Giai, khi bàn về “sự vận động thần diệu của khí” trong sách Thủy song kinh có viết: “Cái đầu tiên duy nhất chỉ là khí, tiếp ngay sau đó là nước. Không có gì xuất hiện trong nước, trong nước có những hạt cặn đục lắng đọng lại thành ra sông núi”.
        Tưởng Bình Giai quan niệm sinh khí không những tạo ra diện mạo của sông, núi, cảnh quan môi trường xung quanh con người, mà còn tạo ra chính bản thân con người, thậm chí sinh khí còn được duy trì bảo lưu ngay sau cả khi con người đã chết. Tưởng Bình Giai nói: “Sinh khí kết tinh trong cơ thể của cha mẹ dưới hình thức nước, nó được di truyền cho con cháu. Do vậy mà con cháu thụ hưởng được anh khí của cha mẹ”. Ông còn nói tiếp: “Khi con người sống, khí ngưng tụ, kết tinh ở trong xương, khi chết đi thì chỉ có khí được giữ cùng với xương”, “vì vậy việc mai táng là để cho sinh khí tiếp tục trở lại với hài cốt”. Quách Phác đời Tấn và Tưởng Bình Giai thời Minh đều khẳng định như vậy.
        Nhưng mai táng như thế nào để tích tụ được sinh khí, đưa sinh khí trở về với hài cốt. Đây chính là chức năng và bí quyết của các nhà phong thuỷ.
        Thuyết phong thuỷ cho rằng, muốn đưa sinh khí trở về với hài cốt, muốn sinh khí được bảo lưu, được tích tụ và duy trì được lâu dài thì phải biết chọn đất mai táng (âm trạch), nơi có nhiều sinh khí.
        Nhưng làm thế nào để tìm được một huyệt đất có nhiều sinh khí? Có nhiều thủ pháp chuyên môn, có những bí quyết nhà nghề phức tạp và thần bí, tựu trung lại có mấy phương pháp sau đây:
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      13. #8
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        a) Xác định Long mạch (mịch long): Thuyết phong thủy cho rằng sinh khí vận hành trong lòng đất dựa theo hình thế của núi. Cần xem xét núi bắt đầu từ đâu và dừng lại nơi nào? Nơi núi dừng lại có địa thế bằng phẳng rộng rãi, có dòng nước chảy uốn quanh kề gần, huyệt đất đó sẽ tích tụ được nhiều sinh khí, huyệt đất đó có long mạch, tức là nơi “cát địa” hay “phúc địa”.
        Núi bắt đầu từ xa chạy đến gọi là thế. Nơi núi dừng lại gọi là hình. Thế thì bao quát, hình thì cụ thể. Thế càng cao xa thì hình càng có chỗ dựa vững chắc, nơi cát địa đó sẽ mang lại nhiều phúc lộc cho con cháu.
        Muốn tìm được cát địa, phải “sát sa” tức là phải quan sát, xem xét những ngọn núi xung quanh huyệt mộ (âm trạch), phải đạt được các tiêu chí sau đây:
        - Huyệt mộ phải dựa lưng vào ngọn núi cao gọi là Huyền Vũ. Bên tả có núi gọi là Thanh Long, bên hữu có núi gọi là Bạch Hổ, hai ngọn núi này đứng chầu vào huyệt mộ, tạo thành vòng tay ngai che chống những luồng ác phong (gió độc), bảo vệ sinh khí không bị gió xua tan. Phía trước mặt huyệt mộ có một hòn núi nhỏ án ngữ gọi là Án Sơn (được gọi là Chu Tước), như người đứng khoanh tay, vái chào huyệt mộ. Ngoài xa cũng có một ngọn núi chầu về huyệt mộ gọi là Triều Sơn (núi chầu).
        Khi sát sa thấy có đủ hình thế tứ linh (long, lân, quy, phượng- bốn con giống theo thần thoại) thì huyệt đất đó có đủ điều kiện để tích tụ sinh khí, tức là có long mạch.

        b) Quan thuỷ: Đây là phương pháp rất quan trọng. Vì theo thuyết phong thuỷ thì “đắc thuỷ” mới là yếu tố hàng đầu.
        Thuyết phong thuỷ cho rằng khí là cha mẹ của nước, là bản thể của nước. Nơi nào có sinh khí, tất nhiên ở đó có nước. Nước là cái khí hữu hình, trong khi khí là vô hình. Ngược lại nơi nào có nước, chứng tỏ ở đấy có sinh khí.
        Mặt khác, thổ là hình thể của khí. Trong điều kiện Thổ bị dòng nước cắt ngăn và giới hạn lại thì khí cũng theo Thổ mà dừng lại, không di chuyển phân tán được.
        Các thầy địa lý khảo sát, xem xét các dòng sông, dòng suối, ao hồ xung quanh huyệt mộ (tức âm trạch). Dòng sâu, nguồn dài là khí vượng, dòng cạn, nguồn ngắn thì phúc lộc ít. Dòng nước chảy tới quanh co, uốn khúc hoặc chảy ngang qua mà vòng quanh trở lại bao bọc âm trạch, dòng nước chảy du dương, êm đềm là rất tốt, nếu dòng chảy xói thẳng vào huyệt như tên bắn, chảy sát huyệt mộ gây xối lở thì rất xấu.
        Sau khi đã xác định được long mạch (mịch long) và quan thủy, thầy địa lý (phong thuỷ) mới tiến hành điểm huyệt và xác định minh đường.
        Việc điểm huyệt và xác định minh đường yêu cầu phải rất thận trọng, vì đây là mục đích cuối cùng phải đạt được khi ứng dụng thuyết phong thủy. Việc làm này thật không đơn giản chút nào. Vì vậy, tục ngữ mới có câu: “Ba năm tầm long, mười năm điểm huyệt”.
        Đất điểm huyệt có khi chỉ là mấy thước, có khi cũng có thể là mấy dặm. Địa điểm đó phải là nơi tích tụ được sinh khí, không hề làm cho sinh khí tiêu tán, đồng thời không ngừng hấp thụ được nguồn sinh khí của tự nhiên, của “đất mẹ”, thường xuyên tiềm ẩn và vận hành trong lòng đất.
        Khoảng đất bằng phẳng rộng rãi bao bọc xung quanh huyệt mộ gọi là Minh đường.
        Tiểu minh đường là quãng đất hẹp kề ngay trước huyệt mộ.
        Trung minh đường (nội minh đường) là khoảng không ở phía trong các núi Thanh Long, Bạch hổ.
        Đại minh đường (ngoại minh đường) ở phía ngoài án sơn.
        Minh đường và hình thế của núi có quan hệ mật thiết, cần đạt được tỷ lệ thích hợp. Mạch núi từ xa đến thì minh đường rộng; Mạch núi ở gần thì minh đường hẹp. Nếu minh đường quá khoáng đãng thì sinh khí dễ phát tán. Nếu minh đường quá chật hẹp thì phúc lộc không được lâu bền.
        Trong việc xác định huyệt mộ (âm trạch) và nền nhà (dương trạch), thuật phong thuỷ còn có nhiều bí quyết để cấm kỵ hoặc trấn yểm.
        Tóm lại, ứng dụng thuyết phong thuỷ, sử dụng các thủ pháp chuyên môn, các nhà phong thuỷ (thầy địa lý) có thể phát hiện và điều chỉnh những khu đất có nhiều sinh khí để mai táng hoặc để xây dựng các công trìn kiến trúc như nhà ở, cung điện, thành trấn, thôn lạc v.v…
        Đến đây một câu hỏi nữa được đặt ra là tại sao việc chọn đất có sinh khí để mai táng tổ tiên lại có thể đem phúc lộc cho con cháu, tức là “táng tiên” lại có thể “ấm hậu”.
        Trong trước tác “Táng thư”, Quách Phác đã nêu luện điểm: “Khí cảm như ứng, quỷ phúc cập nhân”, có nghĩa là những vật đồng chất với nhau có quan hệ cảm ứng lẫn nhau. Quỷ mà Quách Phác viết trong “Táng thư” là cha mẹ hoặc tổ tiên sau khi đã chết (theo cổ tự quỷ có nghĩa là quy, là về, là chết). Thuyết phong thuỷ quan niệm chết là về với đất, về với “đại mẫu” để chuẩn bị cho giai đoạn tái sinh kiếp sau. Vậy “quỷ” chính là tổ tiên, là cha mẹ đã chết, con “nhân” là những con cháu đang sống, là di thể của cha mẹ để lại.
        Vì vậy, tổ tiên, cha mẹ và hậu duệ con cháu là đồng khí, là một chất, chúng có quan hệ cảm ứng với nhau. Cho nên “quỷ phúc cập nhân” nghĩa là tổ tiên mang lại phúc ấm cho con cháu.
        Trong sách “Táng thư”, Quách Phác còn giải thích thêm: “Thi dĩ đồng sơn tây băng, linh chung đồng ứng, mộc hoa vu xuân, lật nha vi thất”. Nghĩa là “mỏ đồng ở phía tây bị sụt lở thì chuông thiêng ở phía đông cũng ứng theo (chuông tự kêu). Mùa xuân cây lật nở hoa thì quả lật ở trong phòng cũng nẩy chồi”. Như vậy, ý của Quách Phác nói: Chuông đồng và mỏ đồng cùng một khí chất, cây lật và quả lật cùng một khí chất, mặc dầu chúng để ở nơi cách biệt nhau, nhưng vẫn có quan hệ cảm ứng theo lẽ tự nhiên của tạo hoá. Vì thế tổ tiên, cha mẹ tuy đã chết, nhưng vẫn có thể phù hộ cho con cháu, hậu duệ của mình bằng cảm ứng.
        Nhà phong thuỷ Quách Phác đã lấy một sự kiện đời Hán Vũ để chứng minh cho quan hệ cảm ứng: Có một quả chuông treo ở lầu Vi Ưởng tại kinh đô Tràng An, một hôm bỗng nhiên quả chuông tự kêu “ô ông…ô ông”. Các vị đại thần hôm ấy vô cùng kinh sợ, cho đó là điềm xấu. Đông Phương Sóc là người có trí tuệ siêu quần thời bấy giờ, đứng lên tâu rằng: “Nhất định lúc này đã có núi đồng khoáng sụt lở”. Mấy ngày sau, quả nhiên có tin từ miền biên cảnh phía Tây xứ Thục báo cáo về triều đình rằng ở đó núi đồng khoáng đã lở vào ngày giờ ấy. Triều đình đem đối chiếu lại thì đúng vào lúc chuông đồng ở cung Vi Ưởng phát ra tiếng kêu. Hán Vũ đế kinh ngạc hỏi vì sao mà Đông Phương Sóc biết được như vậy? Đông Phương Sóc đáp: “Đồng đúc chuông lấy từ mỏ đồng trên núi, khí của chúng cảm ứng nhau mà phát ra tiếng kêu, giống như thân thể người ta là do cha mẹ sinh ra vậy”. Hán Vũ đế chép miệng than rằng: “Vật còn như vậy, huống chi người ta”.
        Các nhà phong thuỷ cũng thường kể chuyện bà mẹ ông Tăng Tửng để biện minh cho thuyết cảm ứng.
        Chuyện kể rằng: đời Xuân Thu, ông Tăng Tử là người con rất mực hiếu thảo, mỗi khi Tăng Tử đi xa, vắng nhà, mẹ Tăng Tử ở nhà nhớ con da diết, thường cắn vào ngón tay để kiềm chế niềm thương. Tăng Tử ở ngoài xa, mỗi khi ở nhà mẹ cắn ngón tay như vậy thì ông cảm thấy đau nhói ở tim. Điều đó chứng tỏ giữa mẹ và con có mối quan hệ cảm ứng vô hình, nhưng sâu sắc biết chừng nào.
        Như vậy từ thời xưa thuyết phong thủy hướng dẫn cho con người tìm huyệt đạo cát địa (phúc địa) để mai táng tổ tiên, cha mẹ hoặc làm nhà ở, dựng cung điện, thành quách v.v… đã có tác động đến đời sống của con người, đã trở thành một bộ phận văn hoá phương Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng.
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      14. #9
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        Truyền thuyết long mạch về vùng quê Nam Đàn.

        Theo quan niệm xưa của các nhà hiền Triết phương Đông thì sự ra đời của con người gắn liền với trời đất.
        Theo thuyết thiên, địa, nhân của kinh Dịch thì con người là chủ thể thứ ba sau trời đất (thiên và địa). Con người sẽ khia thác lợi thế Thiên và Địa để phục vụ cho cuộc sống của mình. Do đó chúng ta ai cũng ước mong luôn gặp được thiên thời, địa lợi, nhân hoà.
        Các sách phong thuỷ xưa khi nói long mạch là nói tới sông núi. Núi là nơi cao nhất để tiếp thụ khí trời chuyển lại cho đất. Nước là yếu tố chuyển tải khí trời do núi thu nhận. Nước chảy thành sông gọi là mạch.
        Long mạch theo ý niệm xưa là vậy. Long mạch là khí thiêng sông núi. Nơi nào có long mạch quần tụ nới đó có con người phát triển thuận lợi. Đó là địa linh nhân kiệt.
        Nam Đàn xưa nay đã được người đời tôn vinh là vùng quê địa linh, nhân kiệt. Có thể nói Tổ quốc Việt Nam đã dành cho Nam Đàn một mảnh non sông khá hùng vĩ và nên thơ.
        Nam Đàn có vị trí địa lý nằm ở ha lưu Lam Giang và là vị trí trung tâm giữa khe Nước Lạnh (ranh giới phía Bắc xứ Nghệ) và đèo Ngang (ranh giới Nam xứ Nghệ), có diện tích 29.552km2, kéo dài từ 18o34’ đến 18o47’ vĩ bắc, trải rộng từ 105o37’ kinh đông.
        Một chi nhánh của dãy núi Trường Sơn hùng vĩ chạy theo hướng đông – tây, từ huyện Tương Dương, huyện Anh Sơn đến huyện Thanh Chương chia làm hai nhánh. Nhánh bên phải là dãy Thiên Nhận, nhánh bân trái là dãy Đại Vạc, Đại Huệ như hai cánh tay khổng lồ ôm trọn toàn bộ huyện Nam Đàn. Giữa thung lũng Nam Đàn nổi lên nhiều ngọn đồi nhỏ như Hồ Sơn, Ngọc Đái Sơn, Ngọc Tượng Sơn, Tán Sơn, Anh Sơn, Trãn Sơn, Chuỳ Sơn, Bình Sơn, Thổ Sơn, Nhạn Sơn, Thận Sơn và Chung Sơn v.v…
        Dòng sông Lam, như một con rồng xanh (Thanh Long) khổng lồ, chảy từ đại ngàn Trường Sơn qua các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương đổ vào địa phận huyện Nam Đàn ở xã Khả Lãm (Nam Thượng), bị kẹp giữa núi Kia va núi Đừng. Đến đây dòng sông chuyển dòng theo hướng tây nam – đông bắc ôm trọn phía đông chân núi Đụn, khi đến địa phận Sa Nam dòng sông lại đổi chiều theo hướng tây bắc – đông nam, đổ thẳng về chân núi Lam Thành, tạo thành nguồn thuỷ mạch lớn. Núi cao rộng của Nam Đàn là long mạch chủ đạo của cả một vùng quê trù phú, tích tụ được khí thiêng sông núi từ ngàn đời lại nay.
        Đứng trên đỉnh Chung Sơn, một thắng cảnh tiêu biểu của xã Kim Liên quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những lúc đẹp trời, không khí thoáng đãng, một màu xanh lơ trải dài tích tắp đến tận chân trời. Ngược dòng lịch sử, trở về cội nguồn, ta thấy hầu như trên đất Nam Đàn khí thiêng sông núi, nơi ít, nơi nhiều đâu cũng có.
        Án ngữ phía tây huyện Nam Đàn là dãy Hùng Sơn (núi Gấu). Năm 722 Mai Hắc Đế đã xây dựng kho quân lương ở đây, nên từ đó Hùng Sơn được nhân dân gọi là núi Đụn. Núi Đụn cao 300m, nằm gọn trên địa bàn xã Khả Lãm (nay là Nam Thượng) và xã Đông Liệt (nay là xã Nam Thái). Núi Đụn có dòng Cương Giang (Rào Giang) ôm vòng phía bắc, Lam Giang ôm trọn phía đông, thuyền bè ngược xuôi tấp nập, chở đầy sản vật và cũng chở đầy những câu ví đò đưa cuốn hút lòng người:

        “Ai biết nước sông Lam răng là trong răng là đục
        Thì biết cuộc đời răng là nhục răng là vinh
        Thuyền em lên thác xuống ghềnh
        Nước non là nghĩa, là tình ai ơi”

        Núi Đụn từ xưa đã được vào hàng “danh sơn mây khói tụ” (Nghệ An ký). Núi Đụn có nhiều cây cối, tạo nên phong cảnh kỳ vĩ:

        “Thụ nhập Đụn Sơn bài kiếm kích
        Phàm quy Lam phổ động tinh kỳ”

        Tạm dịch:
        Rú Đụn cây bày như giáo dựng
        Buồm xuôi Lam phố tự cờ dăng.
        (Trích thơ Hoàng Phan Thái)
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      15. #10
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        Cũng nằm trong quần thể núi Đụn, chếch kề phía Bắc chừng một kilômét có một ngọn núi có hình dáng tròn trĩnh, mọc nhiều cây dẻ, nên nhân dân gọi là núi Dẻ. Nơi đó có người con gái ở làng Mai Phụ (nay là xã Thạch Bắc), huyện Thạch Hà, tỉnh hà Tĩnh, men theo dòng sông cửa Sót, rồi sông Lam lên định cư ở đây, đẻ ra một người con trai đặt tên là Mai Thúc Loan. Khi Mai Thúc Loan vừa tròn mười tuổi thì người mẹ hiền của ông đã bị hở vồ chết và táng trên đỉnh núi Dẻ. Theo truyền thuyết ở địa phương, ngôi mộ đã đặt đúng nơi linh địa, về sau con cháu sẽ làm nên nghiệp Đế vương, nhưng bị tai họa rắn độc cắn.
        Sau khi mẹ mất, Mai Thúc Loan được nhân dân đùm bọc, đã trở thành một đô vật nổi tiếng cả vùng. Năm 722 Mai Thúc Loan cùng với dân phu đi cống vải cho bọn phong kiến nhà Đường đã nổi lên đánh đuổi bọn thống trị ngoại bang. Dưới ngọn cờ chính nghĩa của Mai Thúc Loan nhân dân cả nước rầm rộ hưởng ứng, các nước trong vùng Đông Nam á như Chiêm Thành, Chân Lạp, Malaixia nhiệt tình ủng hộ, nên chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc khởi nghĩa đã dành được toàn thắng, Mai Thúc Loan được nhân dân tôn lên làm vua, đế hiệu là Mai Hắc Đế. Mai Thúc Loan là người xứ Nghệ đầu tiên được làm vua của nước Việt Nam.
        Mai Hắc Đế dựng quốc đô trên bờ sông Lam tại Sa Nam. Được vài năm, quân xâm lược nhà Đường trở lại tái chiếm nước ta, thế là lực của nghĩa quân chênh lệch quá nhiều nên Mai Hắc Đế cùng con trai là Mai Thúc Huy rút lui vào thung lũng núi Đụn, xây dựng căn cứ địa chống giặc, nhưng không may Mai Hắc Đế bị chết bất ngờ bởi bị một con rắn độc cắn. Mai Thúc Huy kế nghiệp cha, cầm quân đánh giặc gọi là Mai Thiếu Đế, nhưng rồi cũng hy sinh oanh liệt trước sự tấn công hung hãn bạo tàn của tướng giặc là Dương Tư Húc và Quang Sở Khách.
        Trong núi Đụn có một thung lũng bằng phẳng, sau lưng và hai bên trái, phải đều có núi bao bọc, trước mắt là sông Lam, quanh năm rì rầm sóng vỗ, phong cảnh rất hữu tình. Ở đó có một ngôi mộ cổ được tu sửa trang nghiêm là nơi lưu giữ di hài của Mai Hắc Đế, tính đến nay đã được 1.277 năm (726-2003).
        Nói về núi Đụn, trước đây khắp xứ Nghệ có lưu truyền mấy câu sấm ký:

        “Đụn Sơn phân giới
        Bò Đái thất thanh
        Thuỷ đáo Lam Thành
        Song Ngư thuỷ thiển”

        Dịch nghĩa:
        Núi Đụn nức làm đôi
        Khe Bò Đái mất tiếng
        Nước đến chân Lam Thành
        Hai hòn ngư nước cạn

        Mấy câu sấm này không biết xuất hiện từ thời nào? Và do ai làm ra. Nhiều người cho rằng đó là sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Có thật thế không, thì đến nay cũng chưa có ai xác định rõ ràng.
        Hoàng giáp Bùi Dương Lịch (1757-1828) là một danh sĩ, làm Đốc học Nghệ An trong thời gian 1805-1808, đi chu du khắp các vùng trong tỉnh, rồi viết nên tác phẩm “Nghệ An ký”. Khi nói về núi Đụn và khe Bò Đái có nhắc đến câu sấm ký này. Như vậy khe Bò Đái mất tiếng cách ngày nay ít nhất cũng trên hai trăm năm.
        Khe Bò Đái còn gọi là khe Ồ Ồ hay suối Võ Nguyên, chảy từ vách đá dựng đứng ở Rú Kia (Cơ Sơn) ở làng Chi Cơ (Kẻ Kia), có độ cao trên vài chục trượng, rộng trên vài chục thước ta, nước từ trên cao đổ xuống, bọt nước tung trắng xoá trông giống như con bò cái đang đái, tiếng nước chày ồ ồ, ngoài mười dặm còn nghe thấy. Ngày nay khe Bò Đái vẫn chảy, nhưng không còn ngyhe tiếng vọng ra nữa. Tiếng vọng mất đi từ khi có một đợt động đất, làm núi Đụn nứt đôi (phân giới), khe Bò Đái cũng bị nứt ra, nước thẩm thấu vào lòng đất nên dòng suối chảy không phát ra tiếng kêu nữa. Câu sấm “Đụn Sơn phân giới, Bò Đái thất thanh” có lẽ là như vậy. Còn hai câu “Thuỷ đáo Lam Thành, Song ngư thuỷ thiển” thì nay cũng đã rõ. Vào thời Tự Đức (1848-1883) nước lũ sông Lam đã cuốn mất làng Triều Khẩu thuộc huyện Hưng Nguyên và nước sông Lam đã chảy đến chân Lam Thành sơn, còn hai đảo Song Ngư là hòn Son và hòn Mực ở ngoài cửa Hội nối liền nhau bởi nước biển ở đây đã cạn dần.
        Vào cuối thế kỷ 19 đấu thế kỷ 20 của thiên niên kỷ thứ 2, khi các phong trào cứu nước như Vân Thân, Cần Vương, lần lượt bị thất bại, thì trong tâm khảm của mọi người đang khao khát sớm có một vị cứu tinh kế tiếp đứng ra dắt dẫn nhân dân đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Cụ Phan Bội Châu một thần đồng nổi tiếng hay chữ, đứng đầu “Tứ hổ nam Đàn”, một nhà nho yêu nước sau khi đỗ giải Nguyên khoa Canh Tý (1900), không chịu ra làm quan mà đã đi khắp hai miền Nam Bắc, hô hào sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên chống Pháp, cứu nước, sáng lập ra nào là Duy Tân, nào là phong trào Đông du, đưa thanh niên ra nước ngoài học tập để về cứu nước. Vào lúc đó, có thể có một nhà nho yêu nước nào đó đã sửa câu sấm ký có mấy trăm năm trước thành câu sấm mới.

        “Đụn Sơn phân giới
        Bò Đái thất thanh
        Nam Đàn sinh thánh”

        Để ám chỉ cụ Phan Bội Châu là bậc thánh nhân, mà câu sấm ký tiên đoán, nay đã xuất hiện.
        Có thể nói trong ý thức, trong niềm tin của nhân dân xứ Nghệ hồi ấy, hình tượng Phan Bội Châu là một vị thánh.
        Ngày 18-06-1925, trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu, Trung Quốc để làm lễ kỷ niệm tròn một năm ngày Phạm Hồng Thái hy sinh và chuẩn bị cải tổ Quốc dân đảng theo sự gợi ý của Nguyễn Ái Quốc, thì Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc ở ga bắc Thượng Hải. Thực dân Pháp đã cướp đi một thời cơ tốt nhất trong đời hoạt động cách mạng của nhà chí sĩ họ Phan, chúng đưa cụ về giam lỏng tại ngôi nhà tranh ở dốc Bến Ngự, kinh đô Huế.
        Năm 1929, giữa sự rình mò, bao vây của thực dân Pháp, Phan Bội Châu thấy cần phải tổng kết cuộc đời hoạt động của mình, để làm bài học cho thế hệ mai sau bằng cuốn hồi ký “Phan Bội Châu niên biểu”, trong đó nhiều lần cụ trân trọng nhắc đến tên ông Nguyễn Ái Quốc.
        Tại ngôi nhà tranh ở dốc Bến Ngự, Huế, có một người đã hỏi cụ: “Thánh Nam Đàn là ai?” thì cụ nói ngay: “Thánh Nam Đàn là ông Nguyễn Ái Quốc”. Cụ khuyến một số thanh niên có tâm huyết với vận mệnh của đất nước lúc ấy không nên theo cụ nữa, mà theo ông Nguyễn Ái Quốc để hoạt động cứu nước.
        Năm 1934, ông Trần Lê Hựu (người mà Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi bằng dượng), có ghé thăm cụ Phan trên chiếc thuyền trên sông Hương. Qua câu chuyện về đất nước, Trần Lê Hựu than thở: “Thưa cụ, chúng tôi không hiểu rồi nước ta có được độc lập hay không? Thấy từ trước đến nay, hễ anh hùng chí sĩ nào nổi lên là bị bắt, bị tù đày, bị giết, cho đến cụ là niềm hy vọng trong mấy chục năm nay, rồi cũng bị bắt và giam lỏng ở đây, như thế thì còn mong gì nữa?”.
        Cụ Phan Bội Châu khoát tay giải thích: “Ông không nên nghĩ như vậy. Đời hoạt động cách mạng của tôi rốt cuộc là một thất bại lớn. Đó là bởi vì tôi có lòng mà bất tài. Nhưng dân tộc ta thế nào rồi cũng được độc lập, nhất định phải thế. Hiện nay đã có lớp người khác lớn hơn lớp chúng tôi nhiều, đúng ra đảm đương công việc để làm tròn cái việc mà chúng tôi không làm xong, ông có nghe tiếng ông Nguyễn Ái Quốc không?”.
        Lúc ấy, Trần Lê Hựu với giọng buồn rầu, thương tiếc: “Các báo đăng tin Nguyễn Ái Quốc bị bắt và chết ở Hương Cảng cách đây mấy năm rồi”.
        Cụ Phan phủ nhận cái tin đó: “Tôi không chắc ông Nguyễn Ái Quốc vẫn còn, mà ông ấy còn thì nước ta sẽ được độc lập. Họ bắt tôi thì dễ, chứ làm sao bắt được ông Nguyễn Ái Quốc, mà có bắt được thì họ cũng phải thả ra thôi. Vì ông ấy giỏi chứ có như chúng tôi đâu, ông ấy lại có nhiều vây cánh và bạn bè khắp thế giới."
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      16. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Ducminh" về bài viết có ích này:

        fengtien (30-12-09),nuingoclinh (18-12-12)

      Trang 1/4 123 ... cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •