Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 2 trên 2
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        8
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 28 lần
        trong 8 bài viết

        Default Tài và Bất tài !?

        Một hôm Trang Tử cùng học trò đi chơi ở trong núi. Thấy một cây to, cành lá rườm rà, có người đốn gỗ, chống búa đứng ở bên, mà không chặt.

        Trang Tử hỏi: Sao không chặt cây này thế ?

        - Người đốn gỗ đáp: Cây này tuy thế mà gỗ xấu không dùng được việc.

        Trang Tử nói: Cây này chỉ vì không ra gì mà sống lâu được mãi.

        Ra khỏi núi, Trang Tử vào chơi nhà một người quen. Chủ nhà vui mừng, bảo đầy tớ đem chim Nhạn làm thịt.

        Trang Tử hỏi: Một con gáy được, một con không gáy thì làm thịt con nào ?

        - Chủ bảo: Làm con không gáy.

        Hôm sau, học trò hỏi Trang Tử rằng:

        * Cái cây ở núi vì bất tài mà sống lâu, con Nhạn ở nhà chủ vì bất tài mà phải giết chết. Giá như tiên sinh thì xử vào địa vị nào?

        - Trang Tử cười, rồi nói: Ta xử vào trong cái khoảng tài và bất tài. Như vậy, thì tránh khỏi tai nạn, song chưa phải kế vẹn toàn. Chỉ những bậc đạo đức cao xa, không quản khen chê, lúc như rồng, lúc như rắn, không hẳn rõ ra tài hay bất tài, lúc lên, lúc xuống, chỉ cốt lấy đức hóa làm mực, siêu việt cả muôn vật, tuy là người mà lại khác người... Những bậc như thế, thì còn gì lụy đến thân được! Còn thói đời thường tình nào có thế? Hợp với người, thì có lúc lìa; làm nên việc, thì có người chê; ngay thẳng thì bị đè nén; tôn trọng thì bị chê bai, thì có kẻ phá; giỏi thì có kẻ ghen; không ra gì thì thiên hạ khinh bỉ... Nhân tình như thế, làm thế nào được? Thương ôi ! Các ngươi nên ghi lấy: "Chỉ có đạo đức mới khỏi lụy mà thôi."

        Lời bàn : Tài cũng khổ : quân tử đa nạn, tài liền với tai. Bất tài cũng khổ : khôn sống dại mái, dại để người ăn. Vậy con người ta phải làm thế nào, cho ở vào cái khoảng giữa tài và bất tài, thì mới gọi là khôn khéo, nghĩa là thông minh thánh trí mà như ngu thì mới sinh tồn được. Tuy vậy, vẫn chưa bằng người có đạo đức , nghĩa là người chỉ lấy một cái bụng ăn ở theo thiên lương mà ra ngoài vòng được cái tài, bao bọc được hết cả thiên hạ mà không gì lụy đến tâm thân. Thế mới hay: chữ “tâm” kia mới thực là thu liễm được cái tài mà bổ cứu được cái bất tài vậy.

        (Theo Cổ Học Tinh Hoa của Nguyễn Văn Ngọc)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 9 Hội viên đã cảm ơn đến "Thiên Cơ" về bài viết có ích này:

        AnhNgoc (05-09-09),dongphuong (07-09-09),hoa mai (25-01-11),longtuan (07-09-09),ou_2007 (15-02-11),QuocTrung (05-09-09),sonthuy (05-09-09),tom (05-09-09),vanhoai (05-09-09)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        Trang tử dạy rằng

        "Khôn cũng chết
        Dại cũng chết
        Biết thì sống"

        Người xưa lại có câu rằng
        "Thông minh khó, hồ đồ cũng khó, do thồng minh mà có được hồ đồ lại càng khó hơn"

        Thật là chí lý, càng ngẫm càng thấy sâu sắc
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Ducminh" về bài viết có ích này:

        mpaki (23-05-14)

      Đề tài tương tự

      1. Tài liệu Tướng Pháp
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 3
        Bài mới: 10-10-15, 01:04
      2. Tài liệu về La Kinh
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 21
        Bài mới: 16-06-13, 11:15
      3. Cây phát tài
        By cưu an in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 25
        Bài mới: 27-04-13, 06:48
      4. Upload tài liệu lên diễn đàn
        By admin in forum Tủ sách Huyền Không Lý Số
        Trả lời: 9
        Bài mới: 16-08-09, 15:54

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •