Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/10 123 ... cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 100
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        758
        Cảm ơn
        245
        Được cảm ơn: 2,921 lần
        trong 596 bài viết

        Default Hành lang TAM MỆNH THÔNG HỘI

        Xin chào các anh chị em trong điễn đàn Huyenkhonglyso . Tôi xin mở mục hành lang Tam Mệnh Thông Hội này để chúng ta cùng thảo luận , góp ý và xây dựng sao cho bản dịch được hoàn thiện hơn cũng như hiểu sâu hơn về cuốn sách hay này.Thân chào.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 7 Hội viên đã cảm ơn đến "AnhNgoc" về bài viết có ích này:

        Anhtran (20-09-09),Ducminh (21-09-09),htruongdinh (19-09-09),macchulan (21-09-09),Nguyễn Thuyết (13-07-16),tom (21-10-09),Đại An (20-09-09)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi anhngoc Xem bài gởi
        _ Nguyên Tạo Hóa chi Thủy (tiếp theo)

        * Trương cửu Thiều nói : luận về việc trời đất sanh thành nhân vật thì ban đầu do khí hóa mà sau đó là hình hóa tức gọi là trời đất khí sanh . Còn nói về nhân vật kết thai thành hình thì đầu tiên do tụ khí tinh sau đó mới có vật , Chu tử gọi đó là tinh âm dương khí kết tụ lại mà thành hình vật vậy . Nói vậy tức người , vật , khí , hình tất cả đều không ngoài âm dương mà ra . Bẩm mệnh đã do âm dương mà sanh thì người chẳng thể đổi khác được , chẳng có năng lực gì , Vậy là có sanh mà giàu nghèo , có sanh mà quý mà tiện , có sanh mà thọ mà yểu , có sanh mà phú quý đầy đủ , mà có bần tiện cơ hàn , có sanh thọ mà trở thành yểu , có sanh yểu mà trở lại thọ . Như vậy tuy do nơi sở tích mà cũng do nơi sở tánh nên cổ nhân có câu “ nhân nặng thắng thiên vậy “, nhung nếu do nơi tánh mà được thì suốt đời phú quý hoặc suốt đời bần tiện , thọ yểu thế nào đều vậy mà chịu ; nếu cổ nhân lại nói mệnh không thể chuyển , như vậy sở tích không chuyển gọi là mệnh , sở tánh không chuyển gọi là nhân , lại có người tuy cũng là do trời đất mà sanh , cũng có bát tự ngũ hành giống nhau nhưng vì sao kẻ thì phú quý trường thọ kẻ thì bần tiện yểu mạng . Đáp rằng : hai khí âm dương lúc giao cảm thọ nhận chân tinh ngưng kết thành thai gặp lúc khí hậu trời đất thanh sáng thì bẩm chất hiền nhân trí giả ; nếu gặp lúc ô trược thì bẩm chất ngu độn hèn kém . Vậy như mà có phú quý song toàn là do đầu tiên tiếp nhận được thanh khí trời đất , sinh ra lại gặp thời đắc lịnh , kiêm có tài quan hanh thông , lộc mã vượng tướng nên vận hạn đại cát tường , dù cho có chút ít không may cũng chẳng vào hạng bác tạp . Còn hạng bần tiện thấp hèn bởi do tiếp nhận trược khí trời đất , lại sinh không gặp thời đắc lịnh , gặp hình xung bác tạp không một chút thuận mỹ thì dù không bị họa hoạn lâm tổn cũng khó tránh được trầm trệ bần cùng . Lại cũng có hạng phú mà bần , bần mà phú , quý mà tiện , tiện mà quý , thọ mà yểu , yểu mà thọ . Lại có hạng là quý hiễn mà trở thành bần tiện hoặc là bần tiện mà trở thành hiễn quý , đó bởi người trong trời đất chẳng thể giống nhau . Tứ thời ngũ hành thiện chánh được mất , trước sau sâu cạn của khí vận mà tạo nên vậy , cho nên đang lúc nguyên khí thanh nhẹ mà sanh gặp khí thời suy bại nên vận mệnh phải bị hưu tù , giàu thì bị tổn thất tài sản , quý thì bị cách chức thôi vị , thọ trở thành yểu vậy ; ngược lại nguyên khí ô trược mà sanh gặp thời trung hòa đắc lệnh , vận thế vượng tướng thì bần chẳng lâu trở thành phú , hèn chẳng lâu trở thành quý .
        Tuy nhiên xét rằng nhân định thắng thiên , mạng được trung hòa , tánh có tích thiện nhưng sao không chỉ người ấy được hưởng phước mà con cháu đời sau cũng được vinh hoa phú quý ; trái lại mạng vận thien lệch , tánh chất tích ác mà con cháu đòi sau cũng vẫn bị mang họa . Theo đó mà nói thì tuy hệ thuộc mệnh cũng tại nơi người tích hay không tích mà thôi . Trong dịch nói : nhà có tích thiện tức hưởng phước có dư , nếu tích ác thì chắc phải chịu ương họa có dư là nghĩa ấy vậy .
        ( Còn tiếp )
        Đây là sách cổ của môn tử bình, phần này nói rất hay về thời vận. Những người tuy do trời đất mà sanh, bát tự ngũ hành giống nhau nhưng số phận khác nhau. Đó là do thời vận, do tiếp nhận thanh khí trời đất hay trược khí trời đất, gặp khí thời suy bại hay thời trung hòa đắc lệnh.

        Sách tử vi có mấy câu sau đây:
        Vận con phải thua vận cha.
        Vận người không bằng vận nhà.
        Vận nhà không bằng vận làng.
        Vận làng không bằng vận châu.
        Vận châu không bằng vận nước.
        Vận nước không bằng vận thiên hạ.

        Thông thường người ta khi luận số , quan tâm đến việc sinh miền này miền kia ảnh hưởng đến việc xác định giờ sinh , ít quan tâm đến sinh vùng nào thì người đó sẽ ảnh hưởng ra sao. Sinh trên bờ, dưới nước, sinh trên không; sinh vùng này vùng khác thì ảnh hưởng cục diện lá số rất nhiều. Điều này đã được nhiều điển tích kể lại.
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 20-09-09 lúc 19:09
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        AnhNgoc (20-09-09),Anhtran (20-09-09),cuongbao (23-09-09),macchulan (21-09-09),QuocTrung (20-09-09)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Jul 2009
        Bài gửi
        492
        Cảm ơn
        441
        Được cảm ơn: 363 lần
        trong 196 bài viết

        Default

        nếu như dịch được "Tam mệnh thông hội" thì đây sẽ là 1 điểm vượt trội của chúng ta so với các trang web về lý số khác, cuốn này chưa có trang nào dịch được cả
        Mong anh Anhngoc cố gắng hoàn thành bản dịch sớm để đưa toàn bộ cuốn sách lên
        Em thấy còn cả cuốn,"uyên hải tử bình" cũng chưa có bản dịch tiếng việt nào cả, việc dịch và post lên diễn đàn các tài liệu quý về lý số sẽ là 1 chiến thuật hữu ích giúp trang web của chúng ta nổi bật để sớm có thể sánh ngang với các đại gia khác như: "Tuvilyso" hay" lyso.vn"....
        Khi chén rượu, khi cuộc cờ
        Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Ducminh" về bài viết có ích này:

        macchulan (09-08-10)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        anhngoc đã viết đến phần Nạp âm thủ tượng là giải thích vì sao có tên gọi nạp âm như thế. Phần này có rất nhiều lý giải, về tên gọi, về số suy diễn ra và còn có luật ngũ cung nữa. Nếu muốn học hỏi cặn kẽ, chúng ta nên biết qua những điểm này và có khi sẽ tự giải đoán được nhiều việc.

        Về số, nếu dựa trên Hà Đồ, ta biết các vòng số sinh thành như sau:

        1-6 là Thủy (Bắc)
        2-7 là Hỏa (Nam)
        3-8 là Mộc (Đông)
        4-9 là Kim (Tây)
        5 là Thổ (trung cung)

        Còn các số của can:
        - Giáp Kỷ 9
        - Ất Canh 8
        - Bính Tân 7
        - Đinh Nhâm 6
        - Mậu Quý 5

        Để ý viết can ở trên theo hàng dọc (Giáp Ất Bính Đinh Mậu, rồi trở lên Kỷ Canh Tân Nhâm Quý là đủ 10 can, vì thế Giáp Kỷ cùng số 9 và hợp hóa nhau.)

        Số của các chi cũng tương tự (nhìn lại cũng là cặp lục xung trên đồ bàn):
        - Tý Ngọ 9
        - Sửu Mùi 8
        - Dần Thân 7
        - Mão Dậu 6
        - Thìn Tuất 5
        - Tỵ Hợi 4

        Bây giờ thử tính các Nạp Âm Mộc mà chúng ta căn cứ vào cặp số 3-8 (Hà Đồ):

        - Nhâm Tý, Quý Sửu (Tang Chá Mộc)
        Nhâm 6, Tý 9, cộng lại là 15
        Quý 5, Sửu 8, cộng lại là 13
        Cả Nhâm Tý, Quý Sửu cộng lại là 28, số 8 là số của Mộc

        - Canh Dần, Tân Mão (Tùng Bách Mộc)
        Cũng giống như trên, Canh 8, Dần 7 = 15; Tân 7, Mão 6 = 13; tổng số là 28

        - Nhâm Ngọ, Quý Mùi (Tang Chá Mộc) và cặp Canh Thân, Tân Dậu (Thạch Lựu Mộc) giống như trên

        - Mậu Thìn, Kỷ Tỵ (Đại Lâm Mộc) và Mậu Tuất, Kỷ Hợi (Bình Địa Mộc) đều có tổng số cặp của nhau là 23 (số 3 là số của Mộc)

        Tất cả những cặp nạp âm khác đều tính như vậy.
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 07-10-09 lúc 16:09

      8. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        cuongbao (15-04-10),htruongdinh (07-10-09),macchulan (13-10-09),sonthuy (07-10-09),tom (13-10-09)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Giáp Thìn Ất Tỵ đối với Giáp Tuất Ất Hợi , Phúc đăng Sơn đầu , hàn quang sợ gió , đưa quang về lâm vậy . Bính Thân Đinh Tỵ đối với Bính Tuất Đinh Hợi , Sa trung Ốc thượng , cạn ướt tương hỗ biến hóa thỉ chung vậy .
        Đoạn trên là ở trong bài mới đăng của anhngoc. Nhờ anh xem lại vì còn thiếu 1 phần ở giữa các cặp đối xứng trên:

        Canh Tý, Tân Sửu đối Canh Ngọ, Tân Mùi
        Mậu Dần, Kỷ Mão đối Mậu Thân, Kỷ Dậu

        (sau Giáp Thìn Ất Tỵ là đến Canh Tý Tân Sửu, Mậu Dần Kỷ Mão rồi mới đến Bính Thìn Đinh Tỵ; anh cũng xem lại dùm: "Bính Thìn Đinh Tỵ là Thổ", còn Bính Thân là Hỏa)

        Tiện thể xin nhắc các bạn, phần Nạp âm thủ tượng đối với cả tử vi tử bình đều rất có lợi cho việc học tập để hiểu cách luận sinh vượng tử tuyệt của ngũ hành. Đặc biệt các bạn sắp vào phòng thảo luận nên đọc kỹ phần này.
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 13-10-09 lúc 11:52

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "kimcuong" về bài viết có ích này:

        macchulan (13-10-09)

      11. #6
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        758
        Cảm ơn
        245
        Được cảm ơn: 2,921 lần
        trong 596 bài viết

        Default

        Chào chị Kimcuong.
        Xin lổi chị và các bạn , tôi gõ nhầm chữ Thìn thành Thân và đã sửa lại rồi . Còn các cặp Canh Tí , Tân Sửu đối Canh Ngọ Tân Mùi và Mậu Dần , Kỷ Mảo đối Mậu Thân Kỷ Dậu trong nguyên bản của tôi không biết tại sao không thấy có ; nhờ chị Kimcuong xem trong bản của chị nếu có xin bổ sung thêm cho hoàn chỉnh .
        Xin cảm ơn chị nhiều .
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "AnhNgoc" về bài viết có ích này:

        macchulan (13-10-09)

      13. #7
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Bài mới anhngoc vừa đăng (Tam Mệnh Thông Hội cuốn 2) có đoạn này, các bạn chuyên luận Tử Bình chắc cũng nhận ra:

        ...Cho nên Hồng Phạm đại ngũ hành sở dỉ nói :
        Ất Bính Ly Nhâm là Viêm hỏa .
        Càn Hợi Đoài Đinh theo giống cây .
        Quý Sửu Khôn Thân Mùi giá sắc .
        Chấn Cấn tứ vị khúc trực trang .
        Giáp Tí Giáp Dần Tốn tân địa .
        Thìn Tuất giai đồng nhuận hạ hành...
        Câu cú Hán Nôm đọc rất khó hiểu, đoạn trên phân tích ra là nói về các ngoại cách: Khúc trực (mộc), Viêm thượng (hỏa), Giá Sắc (thổ), Tòng cách (kim), Nhuận hạ (thủy). Đó là những hành làm chủ tứ trụ nên mệnh chủ phải tòng theo.

        Ất Bính Ly Nhâm là Viêm hỏa : Bính Đinh là can ngày, địa chi toàn Hỏa cục hay Hội Hỏa phương nam, có Ất thì Ất Mộc gọi là ấn thụ của Hỏa, gặp Nhâm cũng được nếu có Đinh (vì Đinh hợp mất Nhâm), hóa thành Viêm Thượng Cách.

        Càn Hợi Đoài Đinh theo giống cây . Câu này phải lấy từ Đoài để nhắm vào Tòng Cách cách. Nhật chủ Canh Tân, sinh vào mùa Thu, địa chi toàn Tị Dậu Sửu hoặc Thân Dậu Tuất, vận hành mùa Thu Kim vượng, Thủy tướng nên dụng được Hợi. Tất cả kết thành Kim Cục nên gọi là Tòng Cách cách.

        Nếu ai hỏi tại sao lại có "Đinh" thì phải thấy là trong Tuất (hội Thân Dậu Tuất) có tàng Đinh hỏa.

        Về cụm chữ "theo giống cây" thì tôi nghĩ rằng người dịch thuật hiểu chữ "cách" là "cây" vì có thể bản viết khác nét, mà khác nét là ra nghĩa khác. Thật ra, "tòng cách" theo tôi hiểu là "thay đổi".

        Quý Sửu Khôn Thân Mùi giá sắc . Câu này thì quá rõ, vì Khôn và Thân Mùi là hướng Tây nam thuộc Thổ. Nhật can Mậu Kỉ mà sinh vào 4 tháng tứ quí (Thìn Tuất Sửu Mùi), không có Mộc thì hóa thành Giá Sắc cách. Nếu tứ trụ có Quí cũng không can hệ gì, vì Quí sẽ bị Mậu hợp mất. Đấy là ý của chữ Quí trong câu như vậy.

        Chấn Cấn tứ vị khúc trực trang . Chấn hướng Đông, Cấn hướng Đông Bắc, toàn gặp Giáp, Dần, Ất, Mão. Nếu tứ trụ gặp đủ can chi của phương vị này thì hóa thành Khúc Trực Cách.

        Giáp Giáp Dần Tốn tân địa
        Thìn Tuất giai đồng nhuận hạ hành
        Hai câu này nhập một, thật ra là "giáp tí dần thân tốn tân địa" cùng với câu sau mới hiểu là Nhuận Hạ cách, vì Thân Tí Thìn tam hợp, hoặc Hợi Tí Sửu là hội phương Bắc. Nếu trong tứ trụ có Dần thì chấp nhận Tuất Thổ, vì lý là trong Dần có hỏa là ấn thụ của Thổ.

        Các qui tắc được lập ra như can ngày phải là cùng loại với địa chi là sau này được viết ra ở các sách hiện đại, để hậu học dễ hiểu và cứ theo qui tắc mà dùng.

        Rõ ràng là nếu đọc lại các sách cổ như chương Hồng Phạm Ngũ Hành thì sẽ hiểu thâm sâu hơn.
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 14-04-10 lúc 18:30

      14. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        cuongbao (15-04-10),Kloan (09-08-10),macchulan (09-08-10),sonthuy (14-04-10)

      15. #8
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Anhngoc vừa đăng chương Luận Niên Nguyệt Nhựt Thời (năm tháng ngày giờ), có vài điểm KC muốn chia sẻ với các bạn:

        Pháp xưa lấy niên mà xem con , lấy nhựt mà xem bổn .
        Câu này trong sách dịch ra đúng là: "Cổ pháp dĩ niên khán ,tử bình dĩ nhật khán ,bổn thử ." Không hiểu sao người dịch bỏ 2 chữ "tử bình" và dịch là "pháp xưa lấy niên mà xem con"?

        Vì Niên là năm sinh mà xem "con" thì thật là khó hiểu. Theo tôi thì chỉ hiểu theo bình thường là "Khi xưa cổ nhân lấy năm sinh là gốc, Tử Bình (mệnh gia Tử Bình) lấy ngày sinh để luận".

        Có thể là vì dịch giả đọc rằng: "Cổ pháp dĩ niên khán tử, bình dĩ nhật khán..." Cái dấu phẩy sau chữ tử thật là rắc rối nhỉ, vì chữ "tử" bị chia cắt với chữ "bình" mà TỬ là CON, nhưng tôi không tìm thấy đoạn nguyên văn nào có dấu phẩy sau chữ TỬ. Tuy nhiên, trong Tam Mệnh Thông Hội mà nhắc đến Tử Bình (mệnh gia) thì cũng là hiếm thấy. Chúng ta nên xem xét lại cho kỹ.

        Tuy thế, nội dung của bài văn tiếp theo đó quả là đọc kỹ càng thì sẽ thấy có sự thông đạt ngầm hiểu về cách chia "bổn" và "chủ" rõ rệt: Bổn là năm, mà Chủ là ngày. Và đây là chuyện khác, không dính dáng gì đến "Tử Bình" hay "Tử là Con" gì cả.

        Vì thế câu "lấy niên mà xem con, lấy nhựt mà xem bổn" vẫn là đầu đề một nẻo, nội dung đi đằng khác...

        Các bạn đọc lại đoạn này thì rõ:

        Như người bổn là mộc mà được Mão nguyệt tức được thừa , chủ kim mà được Dậu thời tức được thừa . Đó là bổn chủ thừa vượng khí .
        Nghĩa là năm sinh là Giáp Ất mà sinh tháng Mão tức là dư khí Mộc. Chủ (ngày sinh) là Canh Tân mà sinh tháng Dậu cũng gọi là dư khí Kim. Nói chung là Bổn và Chủ được như thế là "thừa vượng khí" (dư khí và được vượng, vì Canh sinh giờ Dậu tọa Đế vượng, hoặc Tân sinh giờ Dậu tọa Lâm Quan, cả hai đều đắc địa).

        Như vậy, Bổn là đang nói đến quan hệ của Năm-Tháng, Chủ là nói đến Ngày-Giờ.

        Các đoạn sau này đều như thế:

        Như bổn thủy mà được Giáp Thân Giáp Tí Nhâm Tuất Quý Hợi nguyệt , chủ Hỏa mà đắc Bính Dần Mậu Ngọ Giáp Thìn Ất tỵ thời ; bổn Mộc mà được Kỷ Hợi Tân Mão Giáp Dần Canh Dần nguyệt , chủ Kim mà đắc Tân Tỵ Quý Dậu Canh Thân Nhâm Thân thời tức là bổn chủ hoàn gia ( về nhà ) .
        Mộc mà đắc Quý Mùi nguyệt , Kim mà đắc Ất Sửu thời , bổn thủy mà đắc Nhâm Thìn nguyệt , bổn hỏa mà đắc Giáp Tuất thời tức là bổn chủ trì ấn tứ vị như vậy rất tốt , cát thần vãng lai thì hung sát phải hồi tỵ tức là bổn chủ đắc vị ; Bổn mà thắng chủ thì được nhiều phúc ấm . Chủ mà thắng bổn thì bản thân tự lập . Bổn và chủ đều mạnh thì phú quý song toàn .
        "Mộc mà đắc Quý Mùi nguyệt" đó là vì trong Mùi có Ất Mộc cùng hành với năm Giáp hay Ất. Nói cách khác là Ất trong tháng thấu lộ ra can năm là một tiêu chí xét cách cục. Quí là Kiêu Ấn của Mộc nên Mộc gặp tháng Quí Mùi thì quá tốt, cũng là nghĩa của câu "bổn chủ trì Ấn" vậy.

        "Bổn mà thắng Chủ thì phúc ấm" như Năm-Tháng mạnh hơn Ngày-Giờ tức là được dựa vào cha mẹ gia đình anh em tốt đẹp.

        "Chủ mà thắng Bổn thì tự lập" thì Ngày-Giờ tính là hậu vận, không được tiền vận tốt cũng có nghĩa là khó khăn hơn, số mệnh sẽ vất vả, cần cố gắng bản thân.

        Những đoạn trên chỉ nên nhớ là không nói riêng trụ năm và trụ ngày, mà nói chung về Bổn là cả hai trụ năm+trụ tháng, Chủ tính là trụ ngày+trụ giờ.

        Các bạn đang tìm hiểu Tử Bình nên lưu ý. Ngoài ra, từ những chương này trở về sau sẽ đi vào lý luận phân tích cách cục, sinh khắc của Tứ Trụ rất sâu sắc và huyền diệu. Các bạn nên mừng, vì bác anhngoc đang viết lại cho chúng ta xem những đỉnh cao của môn học này.

        Bài dịch của các vị cao nhân cũng rất xúc tích như nguyên bản vậy, đôi khi có những từ để y nguyên không dịch ra tiếng Việt, nên các bạn cần phải ghi lại thắc mắc và hỏi han các vị hiểu biết Hán Văn trên các diễn đàn để khỏi bị nhầm lẫn.
        thay đổi nội dung bởi: kimcuong, 09-08-10 lúc 15:02

      16. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        Kloan (09-08-10),macchulan (09-08-10),Nguyễn Thuyết (13-07-16),sonthuy (09-08-10),thieuba (09-08-10)

      17. #9
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        758
        Cảm ơn
        245
        Được cảm ơn: 2,921 lần
        trong 596 bài viết

        Default

        Cám ơn chị KimCuong đã chú thích để bản dịch Tam Mệnh Thông Hội được hoàn thiện hơn. Nếu có những sai sót gì mong chị cứ tiếp tục nêu lên để các bạn yêu thích TỬ Bình hiểu sâu hơn về tài liệu hay này.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "AnhNgoc" về bài viết có ích này:

        macchulan (09-08-10),sonthuy (09-08-10)

      19. #10
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Người dịch như vậy là có trình độ nhất định rồi ! Ai có tâm, chúng ta đều phải trân trọng.

        Tam mệnh Thông hội, Tinh học đại thành đều của Vạn Dân Anh (tự Dục Ngô) đều được tập thành vào Tứ khố toàn thư đời vua Càn Long. Tập thành xong, tập trung khắc vào gỗ, nên hành văn xưa đều ở dạng Văn ngôn, ko như thời nay, là văn bạch thoại.

        Văn tự ở dạng văn ngôn, là vì muốn tiết kiệm công sức cho thợ thuyền khắc chữ (vào gỗ / thẻ ttre) nên câu văn rất cô đọng, 1 chữ hiểu ra cỡ ...chục nghĩa... Văn ngôn người Hán nghe thôi cũng còn hok muốn hiểu, muốn hiểu rõ, họ phải tự mình đọc (tự cảm nhận mặt chữ và ý nghĩa).

        Theo KT từng học, khi dịch văn chương cổ điển, gặp Văn ngôn là học sinh kiếm chừng 5-7 điểm là thuộc loại giỏi đó.

        Không những có kiến thức về từ nguyên, còn phải có kiến thức hư tự cổ, kiến thức về ngành mà mình đang dịch ... và cần nhất là vốn từ Việt Nam phong phú (đừng ngạc nhiên), vì dịch văn ngôn, ai ko co vốn từ Việt phong phú, dịch sẽ rất ngượng ngạo ... Và ko phải ai cũng biết cách dịch "thoát từ".

        Nếu người dịch ko phiền, KT sẽ dành thời gian hiệu chỉnh lại nhiều phần dịch chưa sát với nghĩa của câu cú...
        Hữu thư chân phú quý !

      20. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (09-08-10),Kloan (09-08-10),macchulan (09-08-10),sonthuy (09-08-10)

      Trang 1/10 123 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Hành lang phong thủy Huyền Không Phi Tinh
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 558
        Bài mới: 19-07-23, 07:44
      2. Hành Lang Tử Bình
        By thichphongthuy in forum Tử bình
        Trả lời: 61
        Bài mới: 03-07-16, 15:57
      3. Hành lang TRUNG CHÂU HUYỀN KHÔNG
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 25
        Bài mới: 21-08-15, 10:11
      4. Hành lang Dịch Lý
        By vanhoai in forum Dịch số
        Trả lời: 47
        Bài mới: 21-12-09, 08:10

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •