Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/10 đầuđầu 1234 ... cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 100
      1. #11
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        "Cổ pháp dĩ niên khán, Tử Bình dĩ nhật khán, bổn thử."

        Câu trên cũng bình thường thôi, phép xưa dùng can năm để luận, sách chép là do Lạc Lộc Tử phát minh ra, sau được Lý Hư Trung phát triển, nhưng cũng vãn dùng trụ năm, chẳng qua là thêm nhiều câu quyến để đoán (phú, ca quyết,...).

        Sau được Từ Cư Dịch, tự Tử Bình phát triển vào thế kỷ thứ 10, dùng Can ngày để đoán, từ đó về sau, mọi người gọi khoa mệnh lý (xưa gọi là ngũ tinh) là Tử Bình để phân biệt với Ngũ tinh thời Lý Hư Trung (dùng can Năm).

        Nên câu đó muốn khơi gợi người đọc về nguồn gốc của khoa Tử Bình mà thôi.
        Hữu thư chân phú quý !

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (17-08-10),macchulan (09-08-10),sonthuy (09-08-10)

      3. #12
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        758
        Cảm ơn
        245
        Được cảm ơn: 2,921 lần
        trong 596 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Khôi Tinh Xem bài gởi
        .........
        Nếu người dịch ko phiền, KT sẽ dành thời gian hiệu chỉnh lại nhiều phần dịch chưa sát với nghĩa của câu cú...
        Ồ! lành thay. Tôi chỉ đọc nhiều về Phong Thủy còn Tử Bình thì biết lỏm bỏm thôi nhưng thấy các bạn muốn tìm hiểu về môn này lại thiếu tài liệu nên đăng lên hầu giúp ích được gì chăng. Bởi vậy mong chị Kimcuong và Khôi Tinh hiệu chỉnh lại giúp để bản dịch được hoàn thiện hơn. Cám ơn nhiều.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 4 Hội viên đã cảm ơn đến "AnhNgoc" về bài viết có ích này:

        Khôi Tinh (10-08-10),Kloan (09-08-10),macchulan (09-08-10),sonthuy (09-08-10)

      5. #13
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        695
        Cảm ơn
        44
        Được cảm ơn: 442 lần
        trong 280 bài viết

        Default

        Hoan hô chú anhngoc, chị kimcuong, anh Khôi Tinh!
        thieuba xin được tỏ lòng biết ơn vì những kiến thức Tử bình được truyền dạy, quảng bá..., và dẫu trình độ hạn chế song lớp hậu học nguyện cố gắng tiếp thu môn học này!
        Đức năng thắng Số!

      6. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "thieuba" về bài viết có ích này:

        Khôi Tinh (10-08-10),macchulan (09-08-10),sonthuy (09-08-10)

      7. #14
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Khôi Tinh có lời, sao ai nỡ từ chối nhỉ? KC đề nghị Khôi Tinh sửa lại từ chương đang đề cập tới và các chương tiếp theo, vì các chương đầu là khái quát về ngũ hành và nạp âm. Xin để ý những từ Hán Việt mà dịch giả còn để nguyên chưa dịch ra. Tôi sẽ góp ý khi cần thiết nhé.

      8. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        Khôi Tinh (10-08-10),sonthuy (10-08-10)

      9. #15
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi anhngoc Xem bài gởi
        TAM MỆNH THÔNG HỘI

        Quyển 1 :



        _ Nguyên Tạo Hóa chi Thủy :

        * Lảo Tử nói : ban đầu tạo hóa , trước chẳng có trên trời đất mà là mẹ của vạn vật hổn độn mà thành , hửu hình sanh ở vô hình ; thuở ban đầu trời đất có thái dịch , có thái sơ , có thái thỉ , có thái tổ . Thái dịch thì chưa có khí , thái sơ thì khí bắt đầu , thái thỉ thì mới tượng hình , thái tổ thì mới tượng chất . Khí với hình và chất hợp mà chưa tan nên gọi là hỗn luân . Trong lịch kỷ nói khi chưa có trời đất thì hỗn độn như kê tử .Trong dịch nói : dịch có thái cực sinh lưỡng nghi , lưỡng nghi sinh tứ tượng , tứ tượng sinh bát quái ,bát quái định ra cát hung .
        *Dịch tử nói thái cực tức là trước khi phân chia trời đất , nguyên khí hổn độn làm mị không . Tuyền tử nói : thái sơ tức là cái lý ban đầu vậy , thái hư tức là cái khí ban đầu , thái tổ tức là cái tượng ban đầu , thái tổ tức là khởi đầu của số , thái cực thì kiêm gồm cả lý khí tượng số vậy , do số mà luận ngôn , có thể thấy trước cả hỗn luân chỉ có một khí hỗn hợp u minh hôn muội mà cái lý chưa từng ở trong ấy , cùng với đạo là một đó là thái cực . Trang tử hành đạo lấy thái cực làm đầu , gọi là thái cực tức chỉ về thiên địa nhân khí , và hình đã đủ mà chưa có tên danh , mà đạo lại khác tức huyền không để vật trước cả thái cực , không biết đạo tức thái cực , thái cực tức là đạo , lấy theo lẽ thông thường mà nói tức là đạo , lấy tột cùng của lý tức là thái cực ,sao lại thường có hai điều vậy ? cứ xem Châu tử nói ra sự kỳ bí và chu tử diễn giải phân minh , biết rõ cái lý của thái cực mà với khí tự không tương ly vậy; gọi là thái cực tức âm dương động tỉnh mà bổn thể thì không rời khỏi hình khí và rất đoan chính , biến hóa vô cùng mà lại chính xác , một động một tịnh căn gốc tương hổ ,phan âm phân dương lưỡng nghi rõ ràng , nghi tức là vật vậy ; thường thì vật chưa từng đối lập mà cũng chưa từng độc lập , trời sinh ra mà trở lại theo đất ,đất mang hình mà trở lại theo trời , trời đất có lý khí âm dương là vậy . Có khí thì có hình ,trời đất không sanh nơi trời đất mà sanh ở âm dương ; âm dương không sanh nơi âm dương mà sanh ở động tịnh , động tịnh không sanh nơi động tịnh mà sinh ở thái cực , bởi thái cực tức là cái căn bản tự nhiên vi diệu vậy ; động tịnh thì nương thừa theo sự hoạt động âm dương là nguồn gốc sở sanh vậy . Thái cực hình mà thượng đạo , âm dương hình mà hạ khí vậy ; động tịnh không chừng , âm dương không trước , đó là sự lập thành của tạo hóa vậy . ( CÒN TIẾP )



        Nguyên tạo hóa chi thủy
        (Khởi đầu của Tạo Hóa)



        Lão Tử nói: "Vô danh thiên địa chi thủy, hữu danh vạn vật chi mẫu; hữu vật hỗn thành, tiên thiên địa sinh".

        "Vô, là tên khởi đầu của trời đất, Hữu, là tên khi nảy sinh vạn vật; Có một vật không xác định hình thái, sinh thành trước cả trời đất" (Đoạn này trong Đạo Đức Kinh, quan niệm của Lão Tử là ngay cả trời đất cũng không phải xuất hiện đầu tiên).

        Liệt Ngự Khấu nói: "Hữu hình sinh ra từ vô hình. Thuở ban sơ của trời đất gồm Thái dịch, Thái sơ, Thái thủy, Thái tố. Thái dịch là chưa thành khí; Thái sơ là khởi đầu của khí; Thái thủy là khởi đầu của hình; còn Thái tố là khởi đầu của chất. Khí cùng với Hình-Chất, hợp mà chẳng ly, nên gọi là Hồn luân (nguyên khí cô đặc, còn nguyên vẹn).

        Lịch Kỷ nói rằng: "Khi chưa có trời đất, hỗn độn rối rắm như đám gà, biển đục mới manh mún, thuở hồng hoang từ đó bắt đầu"

        Sách Hán thư - Luật Lịch Chí ghi: "Nguyên khí Thái cực, thâu ba vào một."

        Kinh Dịch ghi : "Dịch sinh ra Thái cực, Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái định cát hung. "

        Chú giải Dịch ghi rằng: "Thái Cực, chỉ thời kỳ trước khi phân trời đất, nguyên khí lẫn vào nhau thành duy nhất."

        Mông Tuyền Tử nói: "Thái sơ là khởi đầu của Lý; Thái hư là khởi đầu của Khí. Thái tố là khởi đầu của Tượng. Thái Ất là khởi đầu của (thuật) Số. Thái Cực khi khởi đầu gồm thâu cả Lý Khí và Tượng Số. Bởi vậy nói đến số, có thể thấy được Hồn luân đầu tiên chưa chia, chỉ là một khí hòa lẫn vào nhau, mờ mịt tăm tối không ý nghĩa, nhưng Lý không hẳn không có trong đó mà nó hợp nhất với Đạo thành Thái cực".

        Trang Tử từng bàn về Đạo thời kỳ trước Thái Cực, Thái cực chính là chỉ 3 yếu tố Thiên - Địa - Nhân, khí hình đã có nhưng chưa phân thành tên. Cho là "Đạo", chẳng nhẽ quan niệm rằng đó là sự vật lửng lơ trong không trung cửa thời kỳ trước Thái cực, mà không hiểu rằng Đạo tức Thái cực, Thái cực cũng là Đạo. Nếu gọi một cách thông dụng thì gọi là Đạo, còn gọi cho đến cùng lý lẽ của nó thì là Thái Cực. Đến đây lại xuất hiện hai khuynh lệch? Có khuynh hướng cho rằng Chu Tử chẳng phải là người khơi mở bí mật của Thái cực, Chu tử đã trình bày và minh xác nó, vậy ai mới là người hiểu được lý Thái cực cùng quan niệm lý khí bất tương ly đó?

        Cái gọi là Thái cực, chính là bản thể của âm dương động tĩnh. Bản thể không rời khỏi hình khí, giống như kèn tốt tất không thể phát ra âm thanh nhiễu. Biến hóa bất tận, từ thực thành ra chuẩn. Thế nên nhất động nhất tĩnh cùng tương hỗ lẫn nhau từ gốc mà phân thành âm thành dương, vậy là lưỡng nghi lập thành. Nghi chính là sự vật hiện tượng. Phàm sự vật chưa có đối lập thì cũng không hẳn độc lập (tồn tại một mình), Trời khi sinh phải chẳng che chở cho đất, còn Đất khi thành hình chẳng phải chuyên chở cho trời đấy ư. Tồn tại Lý thế nên mới tồn tại Khí, cũng gọi là Âm Dương. Có Khí vì thế mới có Hình, cũng gọi là Thiên Địa. Thiên địa không sinh ra từ trời đất mà sinh ra từ Âm Dương; còn Âm Dương không phải sinh ra từ âm dương mà sinh ra từ động tĩnh. Động tĩnh không sinh từ động tĩnh mà sinh ra từ Thái Cực. Chính vì thế, Thái Cực chính là (tinh khí) diệu kỳ của hiển nhiên; còn nói đến Động Tĩnh là cũng nói đến những chân tính, cốt yếu từ đó mà ra. Âm Dương cũng chính là gốc của sinh. Thái Cực, là lúc Hình phát triển, chính là Đạo. Âm Dương, khi Hình tiêu thoái, chính là Khí. Động Tĩnh thì không có đầu mối, Âm Dương thì không có khởi đầu, thế nên tạo hóa hình thành từ đây.



        thay đổi nội dung bởi: Khôi Tinh, 17-08-10 lúc 13:26
        Hữu thư chân phú quý !

      10. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        kimcuong (11-08-10),sonthuy (17-08-10),tom (11-08-10)

      11. #16
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi kimcuong Xem bài gởi
        ...KC đề nghị Khôi Tinh sửa lại từ chương đang đề cập tới và các chương tiếp theo, vì các chương đầu là khái quát về ngũ hành và nạp âm. Xin để ý những từ Hán Việt mà dịch giả còn để nguyên chưa dịch ra. Tôi sẽ góp ý khi cần thiết nhé.
        Hôm dịch ko để ý, giờ sẽ dịch từ phần KC yêu cầu...
        Hữu thư chân phú quý !

      12. #17
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Phần sách của anh AnhNgoc, KT không có source nên một số phần có thể thiếu hoặc khác.

        Như phần dưới đây:


        Trích Nguyên văn bởi anhngoc Xem bài gởi
        2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .


        - Hoặc hỏi trong 10 can có phân âm dương cương nhu sanh tử không ?.
        - Đáp rằng :Trong 10 can có 5 dương 5 âm .Dương thì cương mà Âm thì nhu . Trong Dịch nói phân âm phân dương để cương nhu thay đổi vậy . Còn phân sanh tử tức là mẫu sanh tử . Tử thành thì mẫu lão,tử . Cái lý thật tự nhiên. Phú rằng :
        Dương sanh âm tử .
        Dương tử âm sanh.
        Tuần hoàn thuận nghịch.
        Biến hóa là vậy .
        * Giáp mộc đứng đầu trong 10 can , chủ tể của tứ thời , sanh dưỡng vạn vật . Tại Thiên là Lôi là Long .Tại Địa là Lương là Đống nên gọi Dương mộc . Khi Lộc đến Dần , thì Dần là Mộc rời Thổ , tức căn rễ đã đoạn đứt mà cành lá cũng đã tuyệt nên gọi là Tử Mộc , Mộc tử thì cứng vậy ,lấy búa rìu mà chặt chẻ thì thành được khí vật . Trường sanh ở Hợi , Hợi là nước sông hồ ao đầm gọi là Tử Thủy , ngâm tẩm lâu năm thì không thể hư hoại , giống như cây sa cây thung , ở nơi thủy thì thường chắc chắn , nếu rời thủy mà lên nguồn gặp Quý thủy, Quý thủy là nước hoạt động là nước mưa giữa trời đất , Mộc bị khi khô khi ướt dễ thành khô mục tức năng sanh Hỏa , Hỏa vượng thì Mộc phải thiêu vậy , tức có cái họa khói bay lửa cháy vậy. Còn Ngọ thuộc Ly hỏa , hỏa nhờ mộc sanh , mộc là mẹ của hỏa, hỏa là con của mộc , con vượng thì mẹ suy, có không hết lý nên Giáp mộc Tử ở Ngọ . Kinh nói : mộc không dến Nam đúng là vậy . Lại nói Giáp là dương cương xuẩn mộc , nguyên không có căn rễ nhành lá , nếu thành khí mà dùng tất cũng nhờ nơi kim , núp giấu để không hư hoại tất cũng nhờ nơi thủy , được hỏa đắc phối thì có tượng văn minh . Dùng hỏa quá nhiều mà lại gặp Nam phương thì hóa thành than khói dẫn đến tai hại vậy . Do chỗ Giáp mộc không lấy Xuân Thu mà định sướng khổ , đụng tới vật mà biến hóa nên cũng không có định hình nên phải xem kim hỏa thủy thế nào vá lại xem hợp hóa thế nào chứ không thể chấp nhứt mà luận vậy .

        Có người hỏi: Thập can chia ra Âm-dương, cương-nhu, sinh-tử, lời ấy đúng không?

        Đáp rằng: Thập can có 5 dương 5 âm; Dương thì cương mà Âm thì nhu. Trong Dịch nói phân âm phân dương để cương nhu thay đổi vậy. Còn phân sanh tử tức là như mẹ sanh con. Con càng trưởng thành thì mẹ càng già rồi mất. Cái lý thật tự nhiên. Phú rằng: "Dương sanh âm tử, Dương tử âm sanh, Tuần hoàn thuận nghịch. Biến hóa rõ ràng."

        Giáp mộc

        Giáp mộc đứng đầu trong 10 can, chủ tể của bốn mùa, sanh dưỡng vạn vật . Tại Thiên là Lôi (sấm sét) là (Thanh) Long (mộc phương Đông là phương Thanh Long). Tại Địa là Lương (trụ cột) là Đống (xà ngang) nên gọi Dương mộc. Khi (Giáp) Lộc đến Dần , Dần là nơi mộc (bắt đầu) sinh cho Ly hỏa, tức gốc rễ đã đứt coi như tuyệt vong, nên gọi là Tử mộc (gỗ khô cứng, không có sức sống), Tử mộc là Cương mộc (mộc cứng), cần búa rìu đẽo gọt mới thành khí cụ (có ích). (Giáp) Trường sanh ở Hợi, Hợi là nước sông hồ ao đầm gọi là Tử Thủy (ao tù, nước đọng), tuy ngâm trong nước lâu năm cũng không bị mục, giống như mộc của ngọn cây thầu dầu [ND chú: Thầu dầu, loại cây nhỏ, cao 1 - 5m. Thân rỗng. Lá mọc so le, có cuống dài. Hoa nhỏ, mọc thành chùm xim. Cây được trồng chủ yếu ở vùng bãi sông, để lấy hạt ép dầu.], ở trong nước thì thêm kiên cố, nếu rời nước mà lên bờ gặp Quý thủy, Quý thủy là hoạt thủy (nước động, luôn tuôn chảy) là nước mưa giữa trời đất, Mộc gặp cảnh "dạn dày nắng gió", khi khô khi ướt dễ thành gỗ khô mục tức có thể sanh Hỏa, Hỏa vượng tất Mộc bị thiêu cháy, cho nên mộc dần dần "tan thành tro bụi". Còn Ngọ thuộc Ly hỏa, hỏa nhờ mộc sanh, mộc là mẹ của hỏa, hỏa là con của mộc, con vượng thì mẹ suy, nói sao cho hết lý được đây? Cho nên Giáp mộc Tử ở Ngọ. Kinh thư viết: "mộc bất Nam bôn" (mộc không nên đến phương Nam), nói thế là lý do này.

        ĐOẠN NÀY CỦA KT, KHÁC SO VỚI BẢN DỊCH CỦA ANHNGOC:
        Giáp mộc là rường cột, nhưng chỉ là tiềm lực, Giáp khởi đầu với tính chất tử mộc, cương mộc, có thể chẳng thành tài khí, cần phải rèn luyện bồi dưỡng. Nhưng luyện như thế nào ? tức là cần phải có rìu (kim khí) đẽo gọt, mà kim khí nhất định phải sắc bén, mới có thể khắc gọt cho tinh mỹ, cho nên cần phải có lò lửa (hồng lư) Đinh hỏa trui rèn, Canh kim gặp Đinh hỏa chính là hình ảnh "Luyện kiếm".


        ĐOẠN NÀY ANHNGOC CÓ MÀ KT KO CÓ NGUYÊN VĂN CHỮ HÁN:
        Lại nói Giáp là dương cương xuẩn mộc , nguyên không có căn rễ nhành lá , nếu thành khí mà dùng tất cũng nhờ nơi kim , núp giấu để không hư hoại tất cũng nhờ nơi thủy , được hỏa đắc phối thì có tượng văn minh . Dùng hỏa quá nhiều mà lại gặp Nam phương thì hóa thành than khói dẫn đến tai hại vậy . Do chỗ Giáp mộc không lấy Xuân Thu mà định sướng khổ , đụng tới vật mà biến hóa nên cũng không có định hình nên phải xem kim hỏa thủy thế nào vá lại xem hợp hóa thế nào chứ không thể chấp nhứt mà luận vậy .
        Hữu thư chân phú quý !

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        sonthuy (17-08-10)

      14. #18
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        giờ thì có rồi:

        Anhngoc:
        Lại nói Giáp là dương cương xuẩn mộc , nguyên không có căn rễ nhành lá , nếu thành khí mà dùng tất cũng nhờ nơi kim , núp giấu để không hư hoại tất cũng nhờ nơi thủy , được hỏa đắc phối thì có tượng văn minh . Dùng hỏa quá nhiều mà lại gặp Nam phương thì hóa thành than khói dẫn đến tai hại vậy . Do chỗ Giáp mộc không lấy Xuân Thu mà định sướng khổ , đụng tới vật mà biến hóa nên cũng không có định hình nên phải xem kim hỏa thủy thế nào vá lại xem hợp hóa thế nào chứ không thể chấp nhứt mà luận vậy .


        Tuốt lại:


        Lại nói: Giáp là dương cương xuẩn mộc (dương mộc thô cứng), không có gốc rễ, cành không ra quả; muốn thành khí đắc dụng lẽ tất nhờ nơi kim tàng giúp; để không hư mục lẽ tất nhờ nơi thủy hỏa, đang thô sơ mà phối thành thì đó là hình ảnh văn minh (đẹp đẽ rõ ràng), giả sử hỏa quá nhiều mà lại hành Nam phương thì (cháy) thành tro than chỉ dẫn đến tai họa mà thôi, ấy là bởi vì Giáp mộc không lấy mùa xuân mùa thu mà định tươi tốt hay tiều tụy (vinh tụy), mà gặp hoàn cảnh mà biến hóa nên cũng vô định, nên phải xem kim hỏa thủy thế nào thì lý luận mới không cứng nhắc.

        Hữu thư chân phú quý !

      15. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        sonthuy (17-08-10)

      16. #19
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi anhngoc Xem bài gởi

        * Ất mộc kế tiếp sau Giáp , phát dục vạn vật , sanh sanh không dứt , tại Thiên là Phong , tại Địa là thọ (cây) nên là âm mộc . Lộc mà đến Mão , Mão là Thọ mộc (cây) nên rễ sâu cành tốt , hoạt mộc thì mềm vậy . Sợ dương kim nghiền chặt và sợ mùa Thu thì mộc gãy điêu linh , thích có nhuận thổ để bồi đắp cho rễ , muốn được hoạt thủy để giúp tươi lá cành , hoạt thủy tức là quý thủy vậy , tức là nước mưa vậy . Ở đất là dòng nước chảy thấm vậy , như đất canh tác làm cho đâm chồi . Lộc đến tại Ngọ thì lục dương tiêu tận , một âm lại sanh nên hoa lúa sanh nơi thời Ngọ và Ất mộc thì sanh nơi đất Ngọ . Tháng 10 là kiến Hợi , Hợi là thuần âm tư lịnh .Nhâm Lộc đến Hợi là đương quyền , tử thủy phiếm lạm , thổ mỏng gốc hư mất sự bồi dưỡng cho nên Ất mộc Tử ở Hợi. Kinh nói : Thủy phiếm thì mộc trôi nổi tức là vậy . Lại nói : ẤT là mộc có cành lá tươi tốt rất thích cùng dương hòa chiếu thì được vinh quang , âm lạnh thì không lợi , thủy nhiều thì trốc lở gốc , kim vượng thì chặt đứt mà buồn giận . Như than đã suy mà Hỏa nhiều lại đến phương Nam thì họa không ít , hành về Tây thì thổ trọng càng hại cho than , không hay mà theo thì họa rất lớn . Bởi hoạt mộc tức là mộc liên căn (liền rễ ) vậy. Sao lấy Đống Lương mà ví .

        Ất mộc

        Ất mộc kế tiếp sau Giáp, (là thời) vạn vật trưởng thành, sinh sôi không dứt, tại Thiên là Phong (gió), tại Địa là thụ (cây) nên gọi là âm mộc. Ất Lộc đến Mão, Mão là Thụ mộc (cây cối) nên rễ sâu cành tốt, nên gọi là hoạt mộc (mộc có sức sống). Hoạt mộc cũng là loại mộc mềm mại (nhu mộc), sợ dương kim đốn phạt (chặt) mang họa, sợ đến mùa Thu thì mộc điêu tàn (suy bại), mong được nhuận thổ (đất ẩm tơi xốp) để bồi đắp gốc rễ, muốn được hoạt thủy (nước thông) để giúp tươi lá cành. Hoạt thủy tức là Quý thủy, cũng chính là nước mưa, là mạch nước của đất. Nhuận thổ chính là Kỷ thổ, giống như có đất (thổ) canh tác, giúp cho công lao giá sắc (việc nhà nông) đạt kết quả. Kỷ Lộc tại Ngọ, ngọ là nơi khí của lục Dương (6 dương can) dần dần tiêu hết, khí âm lại dần sanh ra nên cây lúa nở hoa vào giờ Ngọ, (nên) Ất mộc sanh nơi đất Ngọ. Tháng 10 là kiến Hợi, Hợi là tháng thuần âm, Nhâm Lộc đến Hợi là đương quyền (nắm lệnh), Tử thủy (nước đọng)chảy tràn lan, (thổ) đất cằn cỗi làm hư mất gốc lại mất đi sự bồi dưỡng cho nên Ất mộc Tử ở Hợi. Kinh nói: "Thủy phiếm mộc phù" (Thủy tràn thì mộc trôi) tức là lý do này.

        Lại nói: Ất là mộc cành lá tươi tốt rất thích được ánh mặt trời (ánh dương lúc sáng sớm) chiếu rọi thì được vinh quang; gặp âm khí lạnh buốt thì không lợi, tất xơ xác tiêu điều; thủy nhiều gây bật gốc, kim vượng như sức sống (của mộc) bị tước đoạt (cướp, giết). Giả như thân suy mà Hỏa nhiều lại (hành vận) đến phương Nam thì họa không ít, hành vận về phương Tây thì thổ trọng trợ Sát càng hại cho thân, (cách cục) không thể tòng theo thì họa từ đây rất sâu nặng, lý do là hoạt thủy liền gốc với mộc (ý nói thổ trọng khắc thủy, mà thủy liền gốc với mộc nên bạt luôn cả mộc), thế nên sao có thể so với bậc Lương đống được.

        Hữu thư chân phú quý !

      17. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (17-08-10),sonthuy (17-08-10)

      18. #20
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        758
        Cảm ơn
        245
        Được cảm ơn: 2,921 lần
        trong 596 bài viết

        Default

        Khôi Tinh dịch hay quá ! cám ơn bạn rất nhiều.Mong bạn nhín chút thời gian chỉnh sửa tiếp nhé!
        Thân.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      19. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "AnhNgoc" về bài viết có ích này:

        Khôi Tinh (18-08-10)

      Trang 2/10 đầuđầu 1234 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Hành lang phong thủy Huyền Không Phi Tinh
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 558
        Bài mới: 19-07-23, 07:44
      2. Hành Lang Tử Bình
        By thichphongthuy in forum Tử bình
        Trả lời: 61
        Bài mới: 03-07-16, 15:57
      3. Hành lang TRUNG CHÂU HUYỀN KHÔNG
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 25
        Bài mới: 21-08-15, 10:11
      4. Hành lang Dịch Lý
        By vanhoai in forum Dịch số
        Trả lời: 47
        Bài mới: 21-12-09, 08:10

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •