Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/10 đầuđầu 12345 ... cuốicuối
    kết quả từ 21 tới 30 trên 100
      1. #21
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        Những đoạn anhngoc viết ra từ bản dịch mà Khôi Tinh ban đầu chưa có, tôi cũng tìm kiếm mới ra. Đó là từ Cổ Kim Đồ Thư Tập Thành phải không? Nói chung, Tam Mệnh Thông Hội hiện thời được đăng tải nguyên văn rất nhiều trên mạng, đôi khi rất khác nhau. Lần tới các chương đã dịch kế tiếp, Khôi Tinh còn thấy nhiều câu cú hoặc thiếu, hoặc thừa, có chỗ thêm phụ bản của Cổ Kim Đồ Thư, có chỗ không... Ban đầu KC định phụ giúp anhngoc, nhưng bận việc khác nên không đủ thì giờ làm. Nay có Khôi Tinh, quả là sao cứu giải, quá hay!

        Vậy để thống nhất gọi là đăng bản dịch của Khôi Tinh (tùy theo bạn dịch hoàn toàn mới hẳn hay chỉ sửa lại), KC nghĩ rằng Khôi Tinh mở topic khác đăng lại từ đầu, như thế tiện theo dõi hơn. anhngoc sẽ chuyển các bài vừa rồi sang dùm cho Khôi Tinh. Các bạn nghĩ sao?

        Bài của anhngoc vẫn là căn bản, anh tiếp tục đăng nhé, vì dựa vào đó mà Khôi Tinh chỉnh lại nhanh hơn là tự viết ra. Song song đó, tôi nghĩ là những phần giải thích thêm và nêu thí dụ học hỏi thì tôi lo được. Chẳng hạn như bài Thai Nguyên mới đăng, có những điểm mà sau khi dịch hoàn chỉnh vẫn cần có thí dụ để hiểu rõ hơn.

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "kimcuong" về bài viết có ích này:

        Khôi Tinh (18-08-10),sonthuy (18-08-10)

      3. #22
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi anhngoc Xem bài gởi

        * Đinh hỏa kế sau Bính , là tinh túy của vạn vật , có tượng văn minh , tại Thiên là tinh tú , tại Địa là đăng hỏa gọi là âm hỏa . Lộc đến Ngọ , đứng đầu lục âm , Bính có Ất mộc năng sanh Đinh hỏa . Ất là hoạt mộc Đinh là hoạt hỏa , hoạt hỏa thì hỏa nhu vậy . Đinh thích sanh nơi ất mộc tức âm sanh âm vậy , có nghĩa như người đời dùng dầu để đốt đèn vậy , dầu lấy Ất mộc mà thành vậy . Đến Dậu thì tứ âm tư quyền nên Đăng hỏa được huy hoàng , tinh tú được sáng lạng cho nên Đinh sanh ở Dậu , đến đất Dần thì tam dương đang hợp dương hỏa mà sanh và âm hỏa thì lui , như mặt trời lên ở Đông thì tinh tú ẩn mất , đèn dù có đỏ cũng không phát ánh quang nên Đinh Sanh ở Dậu mà Tử ở Dần vậy .
        Kinh nói: hỏa sáng thì diệt là vậy . Lại nói : Đinh hỏa âm nhu cần phải đắc thời gặp cuộc thì mới có thể huy hoàng sáng lạng , tuy gặp loại kim ngoan độn cũng có thể đúc luyện . Nếu thất thời mất cuộc thì quang huy biến mất mà khói cũng không còn thì dù loại kim nhỏ nhặt cũng không thể chế được , nhưng mộc khô dù nhỏ cũng đủ để cho hỏa sanh còn mộc ướt dù nhiều cũng khó mà làm cho hỏa phát . Cho nên cần xét nơi chỗ mạnh yếu chứ không nên chấp một phía .

        Đinh hỏa

        Đinh hỏa tiếp sau Bính, là tinh hoa của vạn vật, tượng của văn minh, tại Thiên là (ánh sáng) các vì tinh tú, tại Địa là ánh đăng hỏa (lửa đèn thắp) nên gọi là âm hỏa. Đinh Lộc đến Ngọ, (ngọ là thời điểm) khởi đầu lục âm (sáu giờ âm, lấy chính Ngọ để phân âm dương), bên trong Ngọ có Ất mộc có thể sinh Đinh hỏa. Ất là hoạt mộc, Đinh là hoạt hỏa, hoạt hỏa là nhu hỏa, Đinh thích Ất mộc sanh cho, cũng là âm sanh âm vậy, ví như người đời dùng dầu hạt cải, dầu mè để thắp đèn; nói về dầu đối với lửa đèn cũng ví như nhựa sống đối với cây cối. Lúc đến Dậu thì tứ âm nắm quyền nên Đăng hỏa được huy hoàng rực rỡ, tinh tú được sáng lạn cho nên nói Đinh sanh ở Dậu; đến đất Dần thì Tam dương hợp nhau, dương hỏa đang sinh còn âm hỏa đang lui (ND chú: Tam dương là "Tam dương khai thái" - 3 vạch dương của quái Càn đúng vị, dương thăng; 3 vạch âm của quái Khôn đúng vị, âm giáng, tạo thành quẻ Địa Thiên Thái - là Dần vị), như mặt trời mọc ở Đông thì ánh sáng của các Tinh tú ẩn đi, đèn dù có ánh lửa cũng không phát ánh quang (không chói sáng bằng ánh mặt trời lúc rạng sáng - giờ Dần), thế nên nới nói Đinh sanh ở Dậu mà tử ở Dần.

        Kinh thư nói: "Hỏa minh tắc diệt" là lý do này. (Nghĩa bóng như sau: Hỏa của ánh đèn để lộ ra ánh sáng ban ngày thì ko thấm tháp vào đâu so với ánh mặt trời - tức triệt tiêu. Hoặc cũng có thể hiểu là ánh sáng ban ngày - giờ Dần - thì ánh quang của các vì tinh tú ko thể phát sáng, ko thể thấy).

        Lại nói: Đinh hỏa âm nhu cần phải đắc thời gặp hợp cục thì mới có thể phát ánh sáng huy hoàng rực rỡ, tuy loại kim cùn (còn thô, hoặc không sắc bén) cũng có thể được đúc luyện (từ trong Đinh hỏa). Nếu thất thời không thành cục tức quang huy biến mất mà khói cũng không còn, thì dù một chút kim nhỏ nhặt nó cũng không thể chế luyện nổi, song một ít mộc khô dù nhỏ cũng đủ để sinh được hỏa; còn mộc ướt dù nhiều cũng khó mà làm cho hỏa phát ra. Cho nên xét Đinh hỏa mạnh yếu (cường nhược) thì không thể cố chấp thiên lệch một phía.
        thay đổi nội dung bởi: Khôi Tinh, 18-08-10 lúc 16:00
        Hữu thư chân phú quý !

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        sonthuy (18-08-10)

      5. #23
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Thôi, em không mở topic mới làm gì.

        Vì chỉ là chỉnh sửa câu văn của bản dịch AnhNgoc thôi mà, có gì đáng nói là "bản dịch của Khôi Tinh" kia chứ

        XIN NHẮC LẠI MỘT LẦN NỮA LÀ KT CHỈ SỬA LẠI TỪ BẢN DỊCH CỦA ANHNGOC !!!

        KT rất ngại làm việc này, vì mỗi người 1 quan điểm, mỗi người một văn phong biên dịch, chưa biết ai đúng ai sai. Nên mong người đọc đừng "phủ nhận" công lao của anh AnhNgoc.

        KT rất sợ cảnh: người dịch bị "chỉnh sửa" nhiều quá mà nản lòng, hay quê độ gì gì đó mà ko dịch/post tiếp nữa. Người nhiều chuyện "khôn quá hóa ngu" . Ngay từ đầu, KT đã biết là bản dịch "chưa tốt lắm", nhưng vẫn im lặng vì lý do trên...

        Chuyện câu chữ, chuyện dịch thuật là chuyện dài nhiều tập, xin ko đi sâu vào, cũng ko cần thiết phải "bắt tận tay day tận mặt" mà chỉ post "thành quả", tức là post cái "văn phong" khác mà thôi
        thay đổi nội dung bởi: Khôi Tinh, 18-08-10 lúc 15:53
        Hữu thư chân phú quý !

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        daibacvn (18-08-10)

      7. #24
        Tham gia ngày
        Feb 2009
        Bài gửi
        1,658
        Cảm ơn
        286
        Được cảm ơn: 3,320 lần
        trong 1,208 bài viết

        Default

        KC cũng đoán là Khôi Tinh sẽ nói thôi...Nhưng vì nghĩ là anh anhngoc rất rộng mở, không câu nệ phiền hà những chuyện thị phi (nếu có) nên đề nghị thẳng thắn, vậy thôi . Nào cứ tiếp tục...

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "kimcuong" về bài viết có ích này:

        sonthuy (18-08-10)

      9. #25
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi anhngoc Xem bài gởi

        * Mậu thổ : lúc hỗn mông chưa định thì đứng giữa một mặt , đến trời đất phân định thì chở che vạn vật , trụ ở trung ương mà tán ở tứ duy , tại thiên là vụ , tại Địa là Sơn gọi là dương thổ . Lộc ở tại Tỵ , tỵ là hỏa của lò đúc , rèn luyện mà thành khí vật , gõ thì có tiếng , tánh thì cương mãnh khó mà xúc phạm được , thích dương hỏa tương sanh , sợ âm kim cướp khí . Dương hỏa tức Bính hỏa , Bính sanh ở Dần , Dần thuộc Cấn , Cấn là sơn , sơn là cương thổ tức Mậu thổ vậy , nhờ Bính hỏa mà sanh thôi , đến nơi đất Dậu , Dậu thuộc Đoài kim nên bị đoạt hao khí thổ , bởi kim thạnh thì thổ hư , mẫu suy tử vượng , hơn nữa kim lại đánh thạch tan thì làm sao mà thọ được , nên Mậu thổ Sanh ở Dần mà Tử ở Dậu .
        Kinh nói : Thổ mà hư thì đổ tức là vậy . Lại nói : Mậu thổ sâu dày , cái tượng như tường thành , cần sanh ở quý nguyệt và lại cần cành dưới thông rễ thì mới chấn được song biển mà không tiết , nếu trên dưới kèm hợp , tức hình được kiên cố , không bị tiết lậu ; nếu than mà theo thủy mộc hư nhược thì cái thế bị khuynh nguy , không khỏi cái họa băng lở . Nếu Thổ bị thất thời thì đại kỵ nhiều Kim làm tiết lậu , như tường thành đã có thì không nên để Mộc tương thông , thích đi về Đông Nam , Nếu trước đã vượng có Ấn mà lại đến đất nầy tức hỏa hóa sanh thân thì trở thành họa vậy .
        MẬU THỔ

        Mậu thổ, thời hỗn mang chưa phân định thì nó giữa một thể thống nhất chưa định hình, đến khi trời đất đã phân định thì nó tải nặng được vạn vật, Mậu tụ vào trung ương, tán ra tứ phía, tại Thiên là vụ (sương mù), tại Địa là sơn (núi) nên gọi là dương thổ. Mậu Lộc ở tại Tỵ, tỵ là hỏa của lò đúc, luyện rèn thành khí cụ, gõ phát ra tiếng, tánh chất của nó cương mãnh khó mà xúc phạm được. Thích được dương hỏa sanh cho, sợ âm kim cướp khí. Dương hỏa tức Bính hỏa, Bính sanh ở Dần, Dần thuộc Cấn, Cấn là sơn, sơn là cương thổ (đất sỏi, đất cứng) cũng tức là Mậu thổ nhờ Bính hỏa mà sanh vậy. Mậu đến nơi đất Dậu, Dậu thuộc Đoài kim nên thổ bị đoạt khí hao tán, chính là kim thịnh thì thổ hư (đất cằn cỗi), mẫu suy vì tử vượng, giống như kim khí đập vỡ đá thì làm sao mà thêm thọ được? Cho nên Mậu thổ sanh ở Dần mà tử ở Dậu. Kinh thư nói: "Thổ hư tắc băng" (Thổ mà hư thì dễ sụp lở) tức là vậy.

        Lại nói: Mậu thổ vững chắc, ví như hình ảnh của tường thành, cần phải sanh ở quý nguyệt (tháng cuối mỗi mùa, tức tháng tứ mộ) vả lại cần thông gốc ở chi bên dưới thì (đê) mới chắn được (nước) sông biển không tràn bờ, nếu trên dưới kèm hợp, tức thế đất kiên cố, không lo bị nứt rỉ nước; nếu bản thân vì thủy mộc mà hư nhược thì cái thế đó e rằng khó tránh nghiêng đổ. Nếu Thổ thất thời (không sinh vào quý nguyệt) thì kỵ hỏa, Kim nhiều làm nứt, tiết hao, giống như tường thành đã dựng xong thì không nên gia thêm Mộc gỗ đục khoét, thích đi về phương Đông Nam, Nếu bản thân vốn đã vượng có Ấn sinh, mà lại đến đi đất này thì hỏa sanh quá mức cho thân thì qua đây lại thành hung họa.
        Hữu thư chân phú quý !

      10. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        daibacvn (18-08-10),sonthuy (18-08-10)

      11. #26
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Trích dẫn:
        * Kỷ thổ kế tiếp sau Mậu , tại Thiên là nguyên khí , tại Địa là chân thổ , thanh khí bay lên xung hòa với Thiên Địa , trược khí hạ xuống chúng sinh vạn vật gọi là âm thổ , Thiên Địa Nhân tam tài đều không thể thiếu thứ nầy . Thổ ở Càn Khôn cùng một mưu chước , nếu mất Âm Dương thì làm sao phối ngẩu do đó ở tại tứ hành mà không ở tại tứ thời và chỉ ký vượng mà thôi , đó là chân thổ vậy . Thích Đinh hỏa sanh mà ghét bị dương hỏa luyện . Lộc tại Ngọ , Đinh hỏa ở trong Ngọ năng sanh ra Kỷ thổ , bị Ất mộc cướp mất cái khí tài bồi nên đến đất Dậu thì Đinh hỏa mới sanh , Đinh hỏa đã sanh thì Kỷ thổ cũng năng sanh vậy , đến Dần dụng sự thì Ất hỏa tư quyền làm sáng lạng cho Kỷ thổ mà thành từ thạch đánh mất cái khí trung hòa , lý sao mà không tổn , cho nên Kỷ thổ Sanh ở Dậu mà Tử ở Dần .
        Kinh nói: Hỏa khô thì thổ rách vậy . Lại nói : Kỷ thổ dày rộng có tượng như ruộng nương , không quý nơi sự sanh phò tụ hợp mà chỉ thích hình xung thì hữu dụng , đây là thể chắt sinh vật , nếu bị thất thời lệnh mà lại thiển bạc thì không những khó thi triển cái sức tư cơ (làm ruộng) mà còn không chôn được kiếm kích của kim , nếu như lại kiêm hành nơi kim thủy vượng thì thân bị nhu nhược rất là bất lợi , nếu gặp được hỏa thổ sanh thành thì lại đâm chồi sanh lộc vậy.

        __________________hết trích.


        KỶ THỔ

        Kỷ thổ kế tiếp sau Mậu là nguyên khí của tự nhiên, chính là đất đai ở mặt đất, thanh khí (trái với trọc khí, thanh khí là khí trong, thanh khiết không vẩn đục) thăng lên hòa cùng với trời đất, trọc khí (khí đục) lắng xuống sinh vạn vật nên gọi là âm thổ. Thiên Địa Nhân tam tài đều không thể thiếu thứ thổ nầy. Giống như người liên kết giữa Càn (trời) và Khôn (đất), Âm (vợ) Dương (chồng) khuyết nó (người mai mối) thì làm sao nên duyên vợ chồng được? Do đó, vào tứ hành (mộc hỏa kim thủy) không thể không đóng trong đó, vào tứ thời (bốn mùa) mượn nó để vượng lên, nên gọi là chân thổ (đất đai). Thích Đinh hỏa sanh mà ghét bị dương hỏa làm khô cằn (táo là tình trạng thiếu nước). Kỷ lộc đến Ngọ, Đinh hỏa trong Ngọ năng sinh Kỷ thổ , bị Ất mộc cướp mất cái khí tài bồi (chắc ý nói Ất sinh ở Ngọ nên mộc hút chất dinh dưỡng của đất để Ất mà sinh ra). Đến đất Dậu, khi đã sinh thành thì Đinh hỏa cũng có thể sinh Kỷ thổ; đến đất Dần dụng sự (nắm quyền) là nơi mộc hỏa thừa quyền nung luyện Kỷ thổ thành nam châm (từ thạch), thế là mất đi cái khí trung hòa hỏi sao mà không tổn hại được, cho nên Kỷ thổ sanh ở Dậu mà Tử ở Dần.

        Kinh nói: "Hỏa táo thổ liệt" (nóng khô thì đất nứt nẻ) chính là lý do đó vậy.

        Lại nói: Kỷ thổ vừa dày vừa rộng hình cảnh của nó tựa như (đất) ruộng đồng, không quý ở tụ hợp nhiều (cũng có nghĩa là hợp hóa nhiều) hay được sinh phù mà chỉ thích hình xung hữu ích thì mới gia cố chắc cái nền cho sinh vật sinh sống, nếu quả thực thất lệnh kém mỏng và thiên thời bất lợi thì không những khó trợ lực cho tư cơ (đồ dùng làm ruộng bằng kim khí như cái cày, cái bừa; ý nói thổ khó sinh kim) mà còn không vùi lấp được kim của thanh gươm cây kích, nếu lại đi về nơi hai hành kim thủy vượng thì thân càng nhược, càng bất lợi, nếu gặp được hỏa thổ sanh thành thì lại đẹp như trồng trọt (hoa màu lúa má) đến ngày thu hoạch vậy.

        =================

        Trích Nguyên văn bởi anhngoc Xem bài gởi
        2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)
        [SIZE="3"]
        * Canh kim nắm Thiên Địa , quyền tiêu sát , chủ sự binh biến của nhân gian . Tại Thiên là Phong sương , Tại Đia là kim thiết nên là dương kim . Lộc đến ở Thân , Thân là cương kim , thích Mậu thổ sanh , sợ Quý thủy làm cho yếu . Trường sanh ở Tỵ , Mậu thổ ở Tỵ năng sanh Canh kim tức dương sanh dương vậy , Tỵ là lò hỏa nên Canh kim được thành loại chung đỉnh , gõ thì có tiếng , nếu gặp thủy thổ chôn trầm thì chẳng có tiếng vậy , đây gọi là kim thật vô thanh . Đến đất Tí là nơi thủy vượng , Kim hàn THủy lạnh, con vượng mẹ suy nên bị họa trầm nhược làm sao sanh lại được , nên Canh kim Sanh ở Tỵ mà TỬ ở Tí .
        Kinh nói : Kim trầm Thủy để là đây vậy . Lại nói : Canh kim ngoan độn được Hỏa chế mà thành khí vật , Kim thành khí vật mà gặp đất hỏa thì trở thành bị hoại . Hạ sanh thì không căn lại hành ở Đông Nam thì dù nung nấu không ngừng cũng chẳng thành khí . Sanh Thu không hỏa lại hành ở Tây Bắc thì trừng thanh thối thế mà tự được quang sáng , nếu bị trầm nơi đáy nước thì chẳng còn lúc xuất dụng , Kim lại trở thành thọ thương nơi Thủy ; đến như nếu dùng bạc thiết mà chặt cây rừng thì chẳng những không chặt được Mộc mà ngược lại còn bị Mộc làm cho tổn thương ; cho dù Thổ nặng tạng Kim mà không hình xung khắc phá thì Kim cũng suốt đời bị mai một mà chẳng còn mong hữu dụng vậy .
        CANH KIM

        * Canh kim đóng giữ thời điểm trời đất tiêu điều tàn tạ (mùa thu lá rơi), chủ sự binh biến của nhân gian. Trên trời là phong sương (sương và gió), tại đất là kim loại nên là dương kim. Canh Lộc đến ở Thân, Thân là cương kim, thích Mậu thổ sanh sợ Quý thủy làm chìm. Trường sanh ở Tỵ, Mậu thổ ở trong Tỵ có thể sanh Canh kim tức dương sanh dương. Tỵ là lò hỏa rèn Canh kim thành chung đỉnh (cái chuông, vạc), gõ lên phát ra âm thanh, nếu gặp thổ thủy chôn chìm thì khó phát ra tiếng, đây gọi là kim đặc vô thanh (kim loại không rổng ruột thì gõ vào không phát được tiếng). Đến đất Tí là nơi thủy vượng, Kim hàn Thủy lạnh, con vượng mẹ suy nên bị họan nạn chìm lỉm làm sao phục sinh được? Thế nên Canh kim Sanh ở Tỵ mà Tử ở Tý.

        Kinh nói: "Kim trầm thủy để" (kim chìm đáy nước) là vậy.

        Lại nói: Canh kim ngoan độn (chưa được trui rèn, còn thô) được Hỏa chế mà thành khí vật, trái lại Kim đã thành khí vật mà gặp đất hỏa thì thành hỏng.

        (Canh) sinh mùa hạ không có gốc lại đi đến phương Đông Nam thì nung chảy không ngừng chung cuộc cũng chẳng thành công. (Canh) sinh mùa Thu không hỏa lại hành vận Tây Bắc thì được thanh lọc tôi luyện sáng bóng tự nhiên; nếu như chìm nơi đáy nước thì cuối cùng chẳng đến ngày hữu dụng, trái lại Kim vì thủy bị thương; đến như dùng bạc thiết (kim loại mỏng) mà chặt cây rừng thì chẳng những không chặt gãy được mộc mà ngược lại còn bị Mộc làm tổn thương (mẻ, cong oằn); Giả dụ Thổ trọng tàng Kim mà không được hình xung khắc phá thì Kim suốt đời bị chôn vùi đừng hy vọng vào sự hữu ích của nó.
        Hữu thư chân phú quý !

      12. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        Kloan (24-08-10),sonthuy (24-08-10)

      13. #27
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi anhngoc Xem bài gởi

        * Tân kim : kế sau Canh , là đứng đầu ngũ kim , đứng trước bát thạch. Tại Thiên là nguyệt , Nguyệt là Tahi1 Âm tinh . Tại Địa là Kim , Kim là khoáng sản của sơn thạch , gọi là âm kim . Lộc ở Dậu , trong DẬu có Kỷ thổ năng sanh Tân kim tức âm sanh âm vậy , đó là nhu kim , là thái âm vậy . Đến nơi trung thu Kim Thủy tương đình hội hợp hàm quang vien dung giao khiết . Thiệu TỬ có nói : 15(rắm) tháng 8 là ngoạn thiềm quang vậy . Trường sanh ở Tí , Tí là nơi Khảm thủy , KHảm có một hào dương ở giữa thuộc Kim , ngoài ra có hai hào âm thuộc Thổ , Thổ năng sanh Kim , con ở trong thai mẹ nên chưa rõ cái thể , được Tí thủy gạn đãi lớp phù sa mà bày ( lộ) cái sắc , đây là THủy tề cho Kim sáng , sắc quang rõ ràng vậy . KHi đến đất Tỵ , tỵ là lò hỏa , đặt Tân kim luyện thành tử khí , cũng bị Mậu thổ ở trong Tỵ chôn mất hình , Kim không biến hóa được thì làm sao sanh lại được .Cho nên Tân Kim Sanh ở Tí mà Tử ở Tỵ .
        Kinh nói: Thổ trọng chôn Kim là đây vậy . Lại nói : Tân kim ẩm ướt chẳng phải ngoan độn cứng cáp , nếu gặp hỏa nóng đúc nấu thì tánh chat bị hại nên khó mà thành vật dụng đẹp được , chỉ nên được Thủy Thổ phò giúp ưu nhu hòa hợp thì mới nhuận được cái thể vậy . Gặp hỏa quá nóng thì về Tây Bắc tránh hỏa đi để kim được còn . Như Kim mà quá lạnh thì cũng cần Bính Đinh để dung hòa Kim cho hết lạnh . Nếu tọa Lộc không căn tức là nơi vượng thân , dù có gặp Thổ dày cũng không bị chìm mất cho nên chẳng lấy dương Kim mà so vậy .
        TÂN KIM

        Tân kim kế sau Canh, đứng đầu ngũ kim (1), đứng trước bát thạch (2). Tại Thiên là nguyệt, là sao Thái Âm. Tại đất là vàng, vàng là quặng từ sơn thạch, gọi là âm kim. Lộc đóng ở Dậu, trong Dậu có Kỷ thổ có thể sanh Tân kim tức âm sanh âm, nên gọi là nhu kim (loại kim mềm), là sao Thái âm. Đến dịp Trung thu kim thủy cùng nhau hội hợp, trong ánh sáng (của trăng tròn) cũng đủ thấy được vẻ sáng tỏa (của sự vật). Thiệu Tử có nói: 15 tháng 8 (rằm tháng 8) cùng chơi với ánh trăng là thế. Trường sanh ở Tí , Tí là nơi Khảm thủy, trong quẻ Khảm có một hào dương ở giữa thuộc Kim, còn có hai hào âm thuộc Thổ, Thổ năng sanh Kim, tựa như con còn ẩn trong bào thai của mẹ nên chưa rõ hình hài, được Tí thủy là nước dập dềnh khơi đãi lớp phù sa mà lộ diện, đây gọi là Thủy tế kim huy (thủy giúp cho Kim sáng), sắc quang óng ánh. Khi đến đất Tỵ là lò hỏa, Tân kim bị nung thành tử khí, lại bị Mậu thổ ở trong Tỵ chôn vùi, Kim không biến hóa được thì làm sao phục sinh được. Cho nên Tân Kim sinh ở Tý mà tử ở Tỵ .

        Sách nói: "Thổ trọng kim mai" (Thổ trọng Kim bị chôn) là vậy.

        Lại nói: Tân kim ẩm ướt chẳng phải là loại ngoan độn cứng cáp, nếu gặp hỏa nóng đúc nấu thì trái lại thành bị tổn hại nên khó mà đạt công dụng tốt được, chỉ nên được Thủy Thổ phù giúp, nhu nhã hòa hợp để nhuận được (đánh bóng) bản thể, nguyên là gặp hỏa quá nóng thì ưa hành phương Tây Bắc làm cho hỏa giải nhiệt đi để kim tồn tại. Như Kim mà quá lạnh thì cũng cần Bính Đinh để dung hòa Kim để khử lạnh. Nếu Tân tọa Lộc thông căn tức vào nơi vượng thân thì dù có gặp Thổ dày cũng không bị chôn vùi, vì thế chẳng nên so với dương Kim.

        Chú:

        1. Ngũ kim là kim loại nói chung, bọn tàu phân ra 5 loại là kim [vàng] , ngân [bạc], đồng [Cu], thiết [sắt], tích [thiếc], mà Tân tượng là kim, là vàng, có giá nhất nên đằng ấy bẩu là đứng đầu ngũ kim.

        2. Bát thạch: chỉ chu sa, hùng hoàng, vân mẫu, không thanh, lưu hoàng, nhung diêm, tiêu thạch, thư hoàng. Bát thạch trong dược học thường dùng làm nguyên liệu xúc tác bào chế thuốc.

        - Hùng hoàng: tức asen đỏ khoáng vật có sắc vàng dùng làm thuốc, có thể dùng giải độc nếu dùng đúng cách, làm phẩm màu hội họa.

        - Vân mẫu: đá vân mẫu hình thành từ nham thạch, dùng trong công nghiệm hóa chất, chữa cháy vì có tính chất cách điện và chịu nhiệt cao hoặc làm phẩm màu.

        - Không thanh: còn gọi là thạch lục, tử cổ chỉ các loại đá quý hiếm, tựa như ngọc, làm phẩm màu.

        - Nhung diêm: tức muối hột.

        - Tiêu thạch: đá Nitrat kali, trong suốt, cháy mạnh, dùng làm thuốc súng, thuốc nổ...

        - Thư hoàng: opiment sulfua vàng, dùng làm phẩm màu trong hội họa.
        Hữu thư chân phú quý !

      14. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        daibacvn (25-08-10),Kloan (24-08-10),sonthuy (24-08-10)

      15. #28
        Tham gia ngày
        Dec 2009
        Bài gửi
        695
        Cảm ơn
        44
        Được cảm ơn: 442 lần
        trong 280 bài viết

        Default

        Cảm ơn anh Khôi Tinh, tiếng Trung của anh thật tuyệt vời!
        Đức năng thắng Số!

      16. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "thieuba" về bài viết có ích này:

        Khôi Tinh (25-08-10)

      17. #29
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi anhngoc Xem bài gởi
        2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)



        *Nhâm thủy : thích dương Thổ để giúp cho bờ đê , sợ gặp âm Mộc lấy mất khí . Tại Thiên là vân ( mây) , tại Địa là trạch ( đầm) , gọi là dương thủy . Lộc tại hợi .Hợi là nước ao hồ tồn đọng nên là tử thủy, tử thủy tức là cương thủy vậy, nhờ canh kim mà sanh, canh lộc đến thân năng sanh nhâm thủy bèn là khí ngũ hành phụ dưỡng, đến nơi đất mão, mão là nơi cây cối hoa quả, mộc vượng ở mão tức thường khắc thổ, thổ mà hư thì băng lở cho nên đê bờ bị sụp đổ khiến nhâm thủy bị tiết tháo chảy khắp bốn bề, chảy mà không lui, lại bị âm mộc cướp khí thì làm sao mà còn được . Cho nên nhâm thủy sanh ở thân mà tử ở mão vậy
        Kinh nói: Tử thủy hoành lưu là ấy vậy. Lại nói: Nhâm thủy hoạt đãng là nước có nguồn, gồm trăm suối mà chảy khắp nơi, nhờ thổ để ngăn phòng, nếu can chi không thổ tức bị phiêu lưu tràn ngập, thân suy mà gặp nhiều hỏa thổ thì bị hao nguồn tắt mạch. Nhâm thích về Nam nên lấy Mùi Ngọ là thai dưỡng tức nơi lộc hòa hoãn, trường sanh quy lộc đừng quá Thân Hợi là nơi thống tống hội nguyên, thủy được nơi quy về vậy, nếu tài nhiều thân nhược mà đén đây cũng được tập phước, nếu thân vượng tài ít mà gặp đấy thì trở thành tai ương, dù thiếu niên cường tráng cũng không thể thắng được vậy.

        * Quý thủy : kế sau Nhâm , là một vòng khí âm dương của thiên can , hình thành ở nơi cuối mà lại trở thành từ đầu nên là loại thủy thanh trược chưa phân tán khắp bốn phương , có sự nhuận hạ cho thổ , giúp cho vạn vật . Tại Thiên là vũ lộ ( nước mưa) , tại Địa là tuyến mạch , gọi là âm thủy . Lộc ở tại Tí , Tí là nơi âm cực dương sanh , là nơi Tân sanh mà Canh tử .Quý là hoạt thủy tức nhu thủy vậy , thích âm kim sanh , sợ dương kim thì trì trệ , muốn âm mộc thông rễ hòa với âm thổ , âm thổ mà thông được thì địa mạch được thông suốt . Tháng 2 kiến Mão là cây cối hoa quả , Mộc vượng thì Thổ hư tức Quý thủy có thể thông đạt , đến tại Thân là tam âm dụng sự ứng quẻ Bĩ , Thiên Địa không giao hòa , Vạn vật không thông , Khôn thổ ở trong Thân Canh kim trở thành tường lũy khiến cho Quý thủy không thể lưu thông và bị đọng ở ao hồ không thể phát huy được thì làm sao mà tái sanh , nên Quý thủy sanh ở Mão mà tử ở Thân .

        Kinh nói : Thủy không lưu Tây là đây vậy . Lại nói Quý thủy vũ lộ nhuận âm trạch vậy , nếu gốc mà thông nới Hợi Tí thì được danh lợi , Lưu chảy mà thành giang sông , trụ mà không khảm khôn mất mộc sanh vượng thì tức thân phải yếu , cuộc mà có tài quan thì tuy có sự giúp vặt nhưng cũng không nên gặp quá nhiều , như Thân Tí Thìn toàn là thủy quy tụ một nhà Ám cung với Dần Ngọ Tuất hỏa trở thành Thượng cách . Nếu biết dùng Dần Ngọ Tuất hỏa thì phải trong ngoài không yếu mới tốt , hoặc sanh trọng hạ thì đắc dụng , Tài Quan không mất lại dựa vào cung thì chủ Đại Phú quý , vận đạo mà qua Tây Bắc thì không ngại thái quá .

        NHÂM THỦY

        Nhâm thủy thích dương Thổ để giúp cho bờ đê, sợ gặp âm Mộc lo bị đoạt khí. Tại Thiên là vân (mây) , tại Địa là trạch (đầm), gọi là dương thủy. Nhâm lộc tại hợi, hợi là ao hồ nước đọng nên gọi là tử thủy, tử thủy tức là cương thủy, nhờ Canh kim sinh, Canh lộc đến thân có thể sinh Nhâm thủy, đó là vòng xoay dưỡng khí của ngũ hành. Đến nơi đất mão, mão là nơi cây cối hoa quả, mộc vượng ở mão tức có thể khắc chế thổ, thổ hư (đất bọng rỗng) thì băng (sụp lở) cho nên đê bờ bị vỡ khiến nhâm thủy bị tiết tháo chảy khắp bốn bề, chảy mãi không quay về, lại bị âm mộc đoạt khí thì làm sao mà sống sót được. Cho nên Nhâm thủy sanh ở thân mà tử ở mão vậy.

        Kinh nói: "Tử thủy hoành lưu" (Nước tù chảy lênh láng) là vậy.

        Lại nói: Nhâm thủy là nước cuồn cuộn lại có nguồn, như trăm sông đang chảy đi khắp nơi, nhờ thổ để làm bờ đê, nếu Can chi không có thổ thì chảy tràn lan tứ phía bất định, thân suy mà gặp nhiều hỏa thổ thì hao nguồn nghẽn mạch. Nhâm thích về phương Nam nên lấy Mùi Ngọ là nơi thai dưỡng, đắc tài lộc lại ấm áp (ý nói đến Chính tài Đinh tàng trong Ngọ Mùi), qua (đất) Trường sanh hay về nơi đất Lộc chứ đừng vượt quá Thân Hợi, bởi vì đó là Phủ thống lĩnh gồm các vị đỗ đầu Hội thi Nguyên, đến nơi ấy khiến thủy được thêm mạnh mẽ. Nếu Tài nhiều Thân nhược đến được đây cũng gặp phước (nơi phúc tụ); còn Thân vượng Tài mỏng mà gặp phải thì thành tai ương, dù cho tuổi trẻ cường tráng cũng không thể thắng (ý nói ko thể địch nổi mấy cha nội đang làm trong Phủ).





        QUÝ THỦY

        Quý thủy kế sau Nhâm, là (hết) một vòng khí âm dương của Thiên can, như nước chảy cuối dòng thì quay ngược lại, thế nên thủy (nước) mới phân ra thanh (trong) hay trọc (đục); thủy lan chảy khắp nơi thấm xuống đất làm nhuận thổ, (thổ vượng) giúp sinh vạn vật. Trên trời là vũ lộ (nước mưa), ở dưới đất là tuyền mạch (suối, nước ngầm) nên gọi là âm thủy. Lộc ở tại Tí , Tí là nơi âm cực dương sanh (khí Âm tiêu thoát đến tận cùng còn khí Dương đang chuẩn bị sinh ra), là nơi Tân sanh mà Canh tử. Quý là hoạt thủy (nước thông chảy) tức nhu thủy, thích âm kim sanh, sợ dương kim làm ứ đọng, muốn đến gốc âm mộc làm khơi thông âm thổ (ý nói Quý thủy thấm vào gốc dưỡng cây Ất mộc, làm tơi mùn đất Kỷ thổ), âm thổ đã thông địa mạch thì nước chảy thông suốt. Tháng 2 kiến Mão là cây cối hoa quả, Mộc vượng Thổ hư, Quý thủy mới có thể thông chảy. Đến Thân là tam âm nắm quyền (Thân là Khôn, ba vạch âm) ứng quẻ Bĩ, trời đất không giao nhau, vạn vật cũng không thông nhau, Khôn thổ ở trong Thân, Canh kim hình thành bao vây đập nước khiến cho Quý thủy không thể thông chảy, ứ đọng trong ao hồ, không thể phát huy được thì làm sao mà tái sanh, nên Quý thủy sanh ở Mão mà tử ở Thân.

        Sách nói: "Thủy bất Tây lưu" (Thủy không chảy ở Tây) là vậy.

        Lại nói: Quý thủy nước mưa thấm nhuận âm trạch, nếu gốc thông ở Hợi Tí thì đủ thành dòng, hợp (nhiều) dòng mà thành sông lớn, tứ trụ không có Khảm (Tý) Khôn (Thân) [tuy Quý tử ở Thân nhưng trong Thân tàng Nhâm ---> Quý có gốc], như mất đi gốc sanh vượng, rốt cuộc thân phải nhược, cách cục mà có Tài Quan dù cho dùng được cũng không nên thái quá, giả như đủ Thân Tí Thìn thì thủy như quy tụ một nhà, ám xung với Dần Ngọ Tuất hỏa làm Dụng lại hóa thành Thượng cách. Nếu đúng là Dụng Dần Ngọ Tuất hỏa, thì trong ngoài phải không yếu, được vậy thì rất tốt, hoặc sinh cuối hè (tháng Mùi) dùng được Tài Quan, không mất đi nơi nương tựa, chủ đại phú quý, vận hạn nếu qua Tây Bắc thì không ngại (cái lẽ) thái quá.

        Hữu thư chân phú quý !

      18. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        daibacvn (25-08-10),sonthuy (25-08-10)

      19. #30
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        102
        Cảm ơn
        59
        Được cảm ơn: 142 lần
        trong 61 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi anhngoc Xem bài gởi
        2 - Luận thiên can âm dương sanh tử .(Tiếp theo)


        Lại nói Mậu thổ sanh ở Dần , gởi Lộc nơi Tỵ tức nghĩa là theo mẫu mà được nhà vậy . Dùng thổ không ở chánh vị sanh vật nhiều phương sao lại nghi ngờ vậy . Lại xét Chu thị làm phép âm dương có nói : Ất mộc sanh ở Ngọ , Quý thủy sanh ở Mão , Tân kim sanh ở Tí , Đinh hỏa sanh ở Dậu để làm dương tử âm sanh mà không biết Đông chí là thời vượng của Tí thủy , Xuân phân là thời vượng của Ất mộc , Hạ chí là thời vượng của Đinh hỏa , Thu phân là thời vượng của Tân kim , mà Khảm Ly Chấn Đoài là chánh vị của Tí Ngọ Mão Dậu , vị tức chánh thời , ở thời thì vị rất diệu dụng , vậy sao lại gặp sanh nơi chỗ tử tuyệt . Hoặc nói đúng là như vậy thì Ất mộc sanh ở đâu , như nói là tại hợi thì trong Hợi chỉ có Giáp vậy thì Giáp sanh ở đâu , như nói tại Mão thì trong Mão chỉ có Ất , thử biện lấy Hỏa Thủy Thổ Kim , rằng âm dương tương làm một thể .
        Khổng tử nói : Thái cực sanh Lưỡng nghi .
        Chu tử nói : Dương biến Âm hợp mà sanh Thủy Hỏa Mộc Kim Thổ .
        Chân tử nói : vạn vật đều đủ một thái cực .
        Đây là 3 lời nói đều là vén buộc ngũ hành tức cái thuyết vạn vật đều đủ một thái cực , tức là mộc cũng đủ một thái cực .

        .................................................. ..


        ĐOẠN NÀY "TRIẾT HỌC" QUÁ , DỊCH XONG MÀ VẪN KO ƯNG CÁI BỤNG



        Luận Ngữ của Khổng Tử nói: Lý trường sanh của ngũ hành cũng giống như vạn vật, như ngày mới bắt đầu thì mới thấy ánh sáng, đến cung Ngọ Ly thì ánh sáng rất mạnh, trăng bắt đầu xuất hiện (hình dạng) vừa khéo đôi mày thanh tú, đến ngày trăng tròn, ánh trăng viên tròn thanh dịu. Tựa như đời sống con người, nhỏ rồi lớn lên, già rồi chết đi, bình thường thôi. Người lúc mới sanh chỉ biết khóc cười, đến lớn mới xét đến hiền ngu, Vạn vật cũng như vậy.

        Giáp mộc sanh ở Hợi, thời lệnh Hợi thuộc thủy nên Giáp mộc đóng chổ này, Mộc vượng ở mùa Xuân đến Dần Lâm quan là đất Lộc, Giáp mộc đắc địa, đến Ngọ thì tử.

        Bính hỏa sanh ở Dần, thời lệnh Dần thuộc mộc nên Bính hỏa cư ở đây, Hỏa vượng ở mùa Hè đến Tỵ Lâm quan quy Lộc, Bính hỏa đắc địa, đến Dậu thì tử.

        Canh Kim sanh ở Tỵ , thời lệnh Tỵ thuộc hỏa, Canh kim cư chổ này, Kim vượng ở Thu đến Thân Lâm quan quy Lộc, Canh kim đắc địa, đến Tý thì tử.

        Nhâm thủy sanh ở Thân, thời lệnh Thân thuộc Kim nên Nhâm thủy đóng đấy, Thủy vượng vào mùa Đông, đến Hợi là Lâm quan quy Lộc, Nhâm thủy đắc địa, đến Mão thì tử.

        Mậu thổ sanh ở Dần, trong Dần có hỏa, Mậu thổ sanh ra ở đó, Dần là thời khắc Tam Dương giao thái, đất đai màu mỡ chuyển mình, vạn vật phát sanh, thế nên Mậu thổ sinh ra nơi Dần. Thổ vượng ở tứ quý, nghĩa của Hỏa Thổ giống như tình mẫu tử tương sinh cho nên Mậu cũng theo Bính Lâm quan quy Lộc ở Tỵ; Kỷ thì theo Đinh Lâm quan quy Lộc ở Ngọ;

        Mậu thổ sanh ở Dần Kỷ thổ sanh ở Dậu rõ ràng rồi. Nếu lấy Mậu sanh ở Thân, Kỷ sanh ở Mão thì sao không lấy Nhâm Mậu quy Lộc ở Hợi, Quý Kỷ quy Lộc ở Tý?

        Hậu nhân hết sức xằng bậy nghĩ ra bài ca về thổ, Thổ ca có câu "Mậu Kỷ đương Tuyệt tại Tỵ hoài" (Mậu Kỷ chủ tuyệt ở Tỵ), lấy Mậu sanh ở Thân, Dậu là Mộc dục, đến Tuất là Quan Đới, âm dương gián cách, thật quá sai lầm.

        Có người cho rằng: vòng Trường sanh ngũ hành, có mẹ rồi sau mới có con, tức là nói có mẹ thì mới thành thai. Cùng nhóm thổ nhưng phân ra thể-dụng, khí thổ vượng mới chuyên chở được vạn vật, thổ cư (tàng) ở bên trong không phải là dụng mà chỉ là thể. Thổ tán ra tứ phía lại được vượng ở tứ quý thì thổ là dụng.

        Thể thổ sanh ở Tỵ, thừa hưởng Lộc của phụ mẫu (Hỏa), Dụng thổ sanh ở Thân, ràng buộc ngôi vị phụ mẫu. Nói Thủy Thổ sanh ở Thân, là lời nói của nhà âm dương; nói Thổ sanh ở Tỵ, lời nói của thầy thuốc.

        Khảo sách Ngũ tinh thì Thân là cung âm dương nên Thủy Thổ đều sanh ở Thân, thủy thổ ở Khôn vốn không tách biệt, mà nói "Thổ tùy thủy nguyên" (đất đai tùy theo nguồn nước) cũng là có lý.

        Bốn hành kia đều có một nơi sinh cho, duy chỉ có thổ Trường sanh ở Dần lại còn sinh ở Thân, một hành mà 2 nơi sanh, mà thổ đóng phương Khôn Cấn, Khôn thuộc Tây Nam, thổ đến đây như có thêm bạn, nên thuận lợi hanh thông.

        Hồ Trung Tử nói: "Khôn chi hậu trọng, tích thổ thành công." (Khôn là nơi phì nhiêu phong phú, tích tụ thổ thành công) thổ sanh ra ở đây, đúng vậy!.

        Lại nói đến Mậu thổ sanh ở Dần gởi Lộc nơi Tỵ, cũng chính con được ở cùng với mẹ. Thấy rằng thổ không có chính vị (không có vị trí nhất định) nhưng sinh vật (sống) khắp mọi phương thì sao lại nghi ngờ điều đó.

        Lại xét đến (tác giả) họ Chu trong sách "Âm Dương Định Luận" có nói: Ất mộc sanh ở Ngọ, Quý thủy sanh ở Mão, Tân kim sanh ở Tý, Đinh hỏa sanh ở Dậu là dương tử âm sinh, mà không biết Đông chí là thời điểm vượng khí của Tý thủy , Xuân phân là thời thịnh của Ất mộc, Hạ chí là thời điểm vượng khí của Đinh hỏa, Thu phân là thời vượng của Tân kim, mà Khảm Ly Chấn Đoài là chính vị của Tí Ngọ Mão Dậu; vị do thời (mùa) định ra, mà thời (mùa) chính là (nơi) tốt đẹp của vị. Vậy sao lại cho rằng gặp sanh nơi tử tuyệt.

        Có người nói: đúng là như vậy thì Ất mộc do đâu sinh ra vậy? Giả sử như sinh tại hợi, trong Hợi chỉ có Giáp vậy thì Giáp sanh ở đâu, như nói tại Mão thì trong Mão chỉ có Ất,

        Thử biện xét bằng cách lấy một thí dụ về Hỏa Thủy Thổ Kim, để thấy âm dương là một thể thống nhất.

        Khổng tử nói: Thái cực sanh Lưỡng nghi.

        Chu tử nói: Dương biến động Âm tụ hợp sanh Thủy Hỏa Mộc Kim Thổ.

        Châu tử nói: vạn vật đều đủ một thái cực.

        Đây là 3 lời nói mấu chốt quan trọng về ngũ hành tức nói đến vạn vật đều hình thành từ Thái cực, thì (cần biết) cái ban sơ (gốc) của vạn vật (là gì) (chỉ cần) hiểu Thái cực là đủ rồi. Hiểu ra sao?

        - Nói đến Thái cực sanh Lưỡng nghi là nghĩa là phân thành Giáp Ất, mà Giáp là dương động đứng trước, Ất là âm tĩnh ở sau, có thể hiểu vậy.

        - Nói dương biến âm hợp, tức là cho rằng Giáp biến đổi, còn Ất hợp lại rồi sau đó mới sanh mộc, có thể hiểu vậy. Không cho rằng Giáp là mộc còn Ất là một (thứ) mộc khác.

        Bàn về Giáp Ất cần nhau để thành (chất) mộc thì Giáp tính chất mộc cứng chắc không nhất thiết vượng ở Mão, còn bản thân Ất đứng sau không thể không vượng ở Mão; Ất cũng bất tất sanh ở Hợi, mà Hợi tự nó không thể không là nơi sanh Giáp đầu tiên.

        Tương tự suy ra Bính Đinh cần nhau để thành (chất) Hỏa , Mậu Kỷ cần nhau để thành (chất) Thổ , Canh Tân cần nhau để thành (chất) Kim , Nhâm Quý cần nhau để thành (chất) Thủy , chẳng phải đã rõ cả sao !

        Chu tử nói: "Âm khí lưu hành là dương, Dương khí ngưng tụ là âm, không phải tính chất có hai thứ đối chọi nhau."

        Thái thị (tác giả họ Thái) nói : "Đông phương Dần Mão mộc , Thìn thổ sanh ở Hợi ; Nam phương Tỵ Ngọ hỏa , Mùi thổ sanh ở Dần ; Tây phương Thân Dậu kim ,Tuất thổ sanh ở Tỵ ; Bắc phương Hợi Tí thủy ,Sửu thổ sanh ở Thân."

        Lại nói : Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, mỗi loại đều có một âm một dương, như Giáp là dương mộc còn Ất là âm mộc, Ất là nói đến chất còn Giáp nói đến khí; âm thì chủ hấp thu , tích tụ để thành, Ất cũng như vậy; dương thì chủ bày tỏ ra, thường thích phát quang huy, Giáp cũng thế.

        Xem xét điều trên cũng thấy Giáp không nhất thiết là chủ, Ất không nhất thiết (cần) được sinh, điều đó cũng đủ phản bác được thuyết trước đó mà con phù hợp với lý luận về thập can của cổ nhân.

        Lại khảo sách "Quảng Lục" có ghi: Giáp là thân gốc của cây (mộc), Ất là rễ của cây (mộc). Bính hỏa là lửa, Đinh là ánh sáng của lửa. Mậu là đất cứng, Kỷ thổ là đất tơi. Canh là chất kim loại, Tân là lưỡi kiếm, mũi nhọn của kim khí. Nhâm là nguồn nước, Quý là dòng chảy. Đó là Giáp Ất cùng một mộc mà chia ra âm dương, cũng chẳng phải chia thành (hai thứ riêng biệt) "tử mộc" hay "hoạt mộc". Đã là 1 mộc thì đều đồng sanh đồng tử, cho nên người xưa chỉ nói có tứ đại Trường sinh mà thôi. Ngày nay phân âm dương thành hai, cho nên phân biệt ra dương tử âm sanh, dương sanh âm tử.

        Khảo sách "Trần Đoàn" thấy ghi rằng: Giáp là cây Ất là cỏ, Bính lửa Đinh tro (nóng), Mậu là đất Kỷ là cát, Canh là kim loại Tân là đá, Nhâm là nước Quý là suối; đấy cũng phân làm hai, nếu không phân thì Quan Sát, Thực Thương, Ấn thụ Kiêu thần, Kiếp bại Tỉ kiên, cớ sao một vật mà lại có hai tên và cát hung họa phước lại khác nhau hẳn, chẳng giống nhau. Việc xét Mệnh thì phải lấy tiền thuyết (mà dùng) mới chính xác.
        Hữu thư chân phú quý !

      20. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "Khôi Tinh" về bài viết có ích này:

        htruongdinh (29-08-10),Kloan (27-08-10),sonthuy (27-08-10)

      Trang 3/10 đầuđầu 12345 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Hành lang phong thủy Huyền Không Phi Tinh
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 558
        Bài mới: 19-07-23, 07:44
      2. Hành Lang Tử Bình
        By thichphongthuy in forum Tử bình
        Trả lời: 61
        Bài mới: 03-07-16, 15:57
      3. Hành lang TRUNG CHÂU HUYỀN KHÔNG
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 25
        Bài mới: 21-08-15, 10:11
      4. Hành lang Dịch Lý
        By vanhoai in forum Dịch số
        Trả lời: 47
        Bài mới: 21-12-09, 08:10

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •