Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 5 trên 5
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        700
        Cảm ơn
        521
        Được cảm ơn: 1,133 lần
        trong 407 bài viết

        Default Dự đoán về nước Mỹ

        Dự đoán về nước Mỹ


        George Friedman, người sáng lập và là Chủ tịch Công ty Dự báo chiến lược STRATFOR, một think-tank phi chính phủ hàng đầu thế giới từng dự báo chính xác một số sự kiện chiến lược. Cuốn sách 100 năm tới của ông đưa ra những dự đoán đáng kinh ngạc về nước Mỹ.

        Friedman dự báo trong thế kỷ XXI nước Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới, thậm chí ông nói bây giờ nước Mỹ hãy còn là đứa trẻ (?), thập niên 50 thế kỷ này mới trở thành siêu cường đích thực và thập niên 60 mới là thời đại vàng của Mỹ.

        Dự báo ấy khác với quan điểm của Zbigniew Brzezinski, Henry Kissinger, Stephen Brooks, William Wohlforth hoặc của Martin Jacques (trong cuốn Khi Trung Quốc thống trị thế giới), cũng như nhiều dự báo rất xấu về kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Nó giội gáo nước lạnh lên những cái đầu phát sốt sau khi đọc sách của Lưu Minh Phúc cho rằng trong thế kỷ XXI Trung Quốc sẽ thay Mỹ lãnh đạo thế giới.

        Dự báo của Friedman dựa trên quan điểm sự thực lịch sử và tình trạng địa-chính trị quyết định tất cả. Friedman nhận định: nước Mỹ đã xây dựng được một nền văn hoá và chế độ chính trị tiên tiến nhất thế giới.
        Sự thực là văn hoá Mỹ đang giữ vai trò dẫn đầu thế giới, có sức lan toả và chiếm lĩnh mạnh mẽ. Nhạc pop, vũ điệu rock and roll cũng như fastfood và CocaCola… được giới trẻ khắp nơi ưa chuộng. Hollywood thống trị điện ảnh 5 châu. Truyền thông Mỹ dẫn đầu truyền thông thế giới. Văn hoá chính trị-tư tưởng của Mỹ rất phát triển, họ luôn có nhiều nhà tư tưởng, nhà chính trị học hàng đầu. Khoa học kỹ thuật và giáo dục đại học thì khỏi phải nói. Tư tưởng dân chủ bình đẳng sinh ra ở châu Âu nhưng nảy mầm và thành cây lá sum sê trên đất Mỹ – khi châu Âu còn dưới ách phong kiến… Vào thời những năm đầu của thế kỷ 16, 17 phần lớn những người di cư sang Mỹ đều là những kẻ, dưới quan điểm của giới “Quí Tộc”, là những kẻ bất mãn bị xã hội ruồng bỏ, những người vô gia cư bị coi là hạ đẳng, và các phần tử bị coi là tội phạm hay phản động. Những con người này đến vùng đất mới châu Mỹ, họ đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ. Văn hóa của họ, tức nguyên lý sâu xa nhất chi phối suy nghĩ của con người, chỉ đơn giản là “tự lo”, và cái nguyên lý ấy phát triển thành triết lý về “tự do” kiểu Mỹ sau này.

        Phạm trù tự do của Mỹ được xây dựng dựa trên nguyên lý tự do hành động, chính vì thế thượng tầng kiến trúc của xã hội Mỹ đã phải đối diện với một phạm trù mới về quản trị nhân sự — khi mà những yếu tố khống chế con người như: tôn giáo, ý thức hệ, truyền thống,… đã không còn. Phạm trù mới này đã nẩy nở thành hệ thống nhà nước pháp quyền và văn hóa quản trị trí thức – một hệ thống khái niệm về quản lý lao động tách rời nhân sự.
        Hiến pháp Mỹ 1787 là bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của giai cấp tư sản trong lịch sử thế giới. Nó dựa trên cơ sở tư tưởng dân chủ tư sản, đầu tiên dựng nên một quốc gia có đặc trưng là chế độ cộng hòa, chế độ liên bang, chế độ Tổng thống, chế độ tam quyền phân lập, chính phủ dân bầu, chế độ nhiệm kỳ của người lãnh đạo. Cơ chế ấy bảo đảm dân chủ hóa trình tự ra quyết sách, tránh được sự lạm dụng chức quyền… Sức sống của mô hình chính quyền Mỹ thể hiện ở chỗ từ ngày lập quốc (1776) đến nay nước này chưa hề có đảo chính hoặc cách mạng lật đổ chính phủ. Rất ít nước lớn nào có nền chính trị ổn định, được lòng dân lâu như vậy. Dù từng phạm không ít sai lầm nhưng nước Mỹ đã đứng vững và chiến thắng trong hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh, vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế vô cùng trầm trọng. Được như vậy trước hết là do cơ chế chính trị phát huy được vai trò làm chủ của toàn dân, họ phát hiện và bầu lên được những người lãnh đạo khôn ngoan phù hợp với xu thế từng thời đại. Nhờ thế chỉ sau 150 năm dựng nước, Mỹ đã trở thành siêu cường bá chủ thế giới.

        Trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp, nợ nhà nước và thâm hụt ngoại thương đem lại cảm giác kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ sụp đổ. Thế nhưng giờ đây họ vẫn sống đàng hoàng bằng núi tiền các nước khác tự nguyện cho vay. Châu Âu mới là kẻ chịu thiệt với đồng Euro có nguy cơ đổ sập. Cơ chế chính trị Mỹ có khả năng tự sửa đổi cho thích hợp hoàn cảnh, như chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Roosevelt, hoặc luật cải tổ tài chính Tổng thống Obama vừa trình Quốc hội đã và sẽ có thể đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng.

        Trên lĩnh vực kinh tế, người Mỹ cũng dẫn đầu thế giới đưa ra nhiều sáng kiến vĩ đại. Thời gian 1863-1869 họ đã xây dựng xong tuyến đường sắt Thái Bình Dương 3000 km xuyên suốt Đông Tây, vừa góp phần quan trọng thống nhất đất nước, vừa giúp nhanh chóng phát triển kinh tế. Công trình này được đài BBC đánh giá là một trong 7 kỳ tích của lịch sử công nghiệp hoá thế giới và được dân Mỹ coi là biểu tượng thống nhất quốc gia (thời gian 1861-1865 Mỹ có nội chiến, đất nước chia rẽ sâu sắc). 30 năm sau, nước Nga mới bắt đầu làm đường sắt xuyên Siberia . Thập niên 50 họ có sáng kiến xây dựng mạng xa lộ cao tốc nối tất cả các bang, các thành phố, khiến cho đất nước này trở nên vô cùng năng động, người dân tha hồ phóng xe đi khắp nơi tìm việc làm, khai thác tài nguyên. Thập niên 90 họ đầu tiên đề xuất và triển khai xa lộ cao tốc thông tin (gồm hệ thống thông tin số và mạng thông tin internet), dẫn đầu thế giới tiến sang kỷ nguyên thông tin, nhờ đó nguồn trí thức tăng gấp bội, bảo đảm công nghệ cao phát triển như vũ bão. Hai mạng xa lộ nói trên đã đem lại cho nước Mỹ sức mạnh bá chủ thế giới trong 50 năm qua.

        Giờ đây George Friedman dự báo trong thế kỷ XXI Mỹ sẽ hoàn tất xây dựng xa lộ cao tốc năng lượng, năm 2080 nhà máy điện trên vũ trụ sẽ bắt đầu phát điện về cho trái đất sử dụng. Nước Mỹ có ưu thế tốt nhất thế giới về địa lý. Đất rộng và màu mỡ, giàu tài nguyên, có nhiều con sông lớn thông thương được và những hồ nước ngọt khổng lồ. Hai đại dương quan trọng nhất bao bọc hai bên. Ngày nay tiêu điểm cạnh tranh địa chính trị toàn cầu đã chuyển từ đại lục Âu Á sang giành giật quyền kiểm soát biển, mà về mặt này Mỹ có ưu thế vô địch, đã và đang kiểm soát toàn bộ các đường hàng hải, vì thế họ sẽ tiếp tục kiểm soát nền kinh tế toàn cầu.

        Friedman viết: trong 10-20 năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ sẽ gặp những thách thức nghiêm trọng, nhưng không nước nào có thể thay thế vị trí số 1 của Mỹ; thế giới vẫn lấy nước Mỹ làm trung tâm.
        Not everything that counts can be counted, and not everything that can be counted counts.

        Albert Einstein

      2. #2
        Tham gia ngày
        Nov 2011
        Bài gửi
        21
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Nếu vậy tốt quá, riêng bạn BNQ cũng đã có bài về nước Mỹ năm 2011 khá hay.

        Tôi cũng đang lo mấy cái vụ nhà đất, lên là vui rồi.

        Thân,
        Đạt
        Nam mô a di đà phật

      3. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        700
        Cảm ơn
        521
        Được cảm ơn: 1,133 lần
        trong 407 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi datphongthuy Xem bài gởi
        Nếu vậy tốt quá, riêng bạn BNQ cũng đã có bài về nước Mỹ năm 2011 khá hay.

        Tôi cũng đang lo mấy cái vụ nhà đất, lên là vui rồi.

        Thân,
        Đạt
        Đạt chớ vội mừng nha. Tìm đọc cuốn Aftershock của Robert Wiedemer để hiểu thêm, dù chỉ là một cái nhìn chủ quan của tác giả, nhưng lý luận khá chặt chẽ trên nhiều chứng cứ thật. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn nếu thật quan tâm đến tài chính.

        Chúc một đêm an lành nhé dù kinh tế có đi về đâu.

        Thân mến,

        Vân Từ
        Not everything that counts can be counted, and not everything that can be counted counts.

        Albert Einstein

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vân từ" về bài viết có ích này:

        kiwitc (03-12-11)

      5. #4
        Tham gia ngày
        Nov 2011
        Bài gửi
        21
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Cảm ơn Vân Từ nhiều, ngày xưa mình đèn sách tại trường ĐHKT Sàii Gòn ở Nguyễn Tri Phương, đây cũng là niềm đam mê của mình, rảnh nhớ viết riêng cho mình mấy bài về thị trường địa ốc ở San Jose hay Milpitas nhé, mình đang cần quân sư ở lãnh vực này

        Thân,
        Đạt
        Nam mô a di đà phật

      6. #5
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Nouriel Roubini: Kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với “cơn bão toàn diện”

        Đêm trước khủng hoảng
        Nouriel Roubini - người từ lâu đã được ví là "chuyên gia tận thế", lại xuất hiện.

        Trong một bài phát biểu với hãng tin CNBC tại hội nghị SALT thảo luận về xu hướng kinh tế thế giới vào tháng 5/2012, Roubini một lần nữa dự báo kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với một "cơn bão toàn diện" với kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trở lại và khu vực eurozone bắt đầu tan rã.

        Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007, giới chuyên gia và đầu tư đã không còn dám coi thường những nhận định "điên loạn" của Roubini. Lần này, ông xác quyết: bốn nhân tố chủ chốt sẽ cùng xảy ra một lúc, bao gồm những vấn đề của Mỹ và châu Âu, xung đột vũ trang ở Iran và sự suy thoái của các thị trường mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc - sẽ tạo thành cơn bão này.

        Cũng một lần nữa kể từ giữa năm 2011, Roubini cho rằng Hy Lạp sẽ là nước đầu tiên rời khỏi eurozone kéo theo sự ra đi của các nước khác. Ông dự đoán đến cuối năm 2013 Tây Ban Nha sẽ phải nhận gói cứu trợ và không thể tham gia vào thị trường vốn trong 1 đến 2 năm nữa. Thậm chí, Tây Ban Nha có thể phải rời eurozone.

        Cũng theo Roubini, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục xuống dốc, chỉ số Standard & Poor's 500 sẽ giảm xuống mức 1.300 điểm vào cuối năm 2012. Đồng thời, kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng với tốc độ dưới 2% trong năm 2013 cùng với tỷ lệ thất nghiệp cao.

        Sự lo ngại không kém đối với giới đầu tư chứng khoán là cùng thời điểm với nhận định của Roubini, cũng đã diễn ra dự đoán về khả năng thị trường chứng khoán Mỹ có thể sụp đổ như... năm 1987. Người đưa ra dự đoán này không phải ai khác, chính là Marc Faber, một nhà đầu tư kỳ cựu và có uy tín đối với thị trường, có lẽ chỉ xếp sau nhà đầu tư huyền thoại Warrent Buffett. Triển vọng lao dốc như thế sẽ diễn ra trong nửa còn lại của năm nay nếu như chỉ số Standard & Poor's 500 vượt quá ngưỡng 1.422 điểm mà không có gói QE3 của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED).

        Cũng cần nói thêm rằng Marc Faber là người nổi tiếng vì đã dự đoán đúng về khủng hoảng trên thị trường chứng khoán Mỹ năm 1987. Đó cũng là thời điểm mà chỉ số chứng khoán Nasdaq đã làm nên một cú lao dốc đứng, mất đến 34% giá trị chỉ trong chưa đầy hai tháng.

        Những nhận định và dự báo trên lại hiện ra trong bối cảnh cả ba chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ là Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đều đang bước vào một chu kỳ suy giảm, ít ra trong ngắn hạn. Liệu có thể tin cậy vào dự báo của Roubini và Faber, hay đó chỉ đơn giản là những người a dua theo diễn biến thời thế?

        Cơn bão toàn diện

        Nhưng một hình ảnh không mong muốn lại đang hiển hiện ở châu Âu mà đã làm tôn giá trị của trường phái nhận định bi quan về kinh tế thế giới.

        Sau khoảng nửa năm vươn lên từ một cái đáy mà tưởng chừng như đã trở thành đáy dài hạn, hai chỉ số chứng khoán Hy Lạp và Síp lại đã... phá đáy cũ. Đó thật sự là sự kiện hết sức đáng lo âu, cho dù tỷ trọng GDP của hai quốc gia này không là gì so với toàn bộ khối Tây Âu.

        Nhưng như một điềm báo không lành, cứ khi nào hai thị trường chứng khoán Hy Lạp và Síp tụt dốc, chỉ số chứng khoán của các quốc gia mạnh hơn hẳn cũng không thể phục hồi hay tăng trưởng bền vững. Người ta có thể dễ dàng nhận ra hệ quả này từ hàng loạt chỉ số chứng khoán của đầu tàu kinh tế châu Âu là Đức, sau đó là Anh và Pháp. Còn Ý và Tây Ban Nha thì từ lâu đã đương nhiên được xếp vào loại bất ổn.

        Tuy nhiên, có lẽ bộ ba Hy Lạp, Tây Ban Nha và Ý đều không thể so sánh được với hiểm họa tiềm tàng đến từ Trung Quốc. Có quá nhiều vấn đề nội tại trong nền kinh tế Trung Quốc mà không chỉ Roubini, những chuyên gia phân tích nổi tiếng khác như Stiglitz cũng chỉ ra từ lâu.

        Từ cuối năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu sụt giảm thấy rõ, biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số xuất khẩu và những tiền đề cho cơn khủng hoảng nhà đất không biết bao giờ mới chấm dứt. Trong số đó, nợ công quốc gia - đã lên đến 2.200 tỷ USD - được xem là một vấn nạn.

        Nợ công của Trung Quốc lại được cấu thành phần lớn từ số nợ của các chính quyền địa phương. Có ít nhất phân nửa trong số khoảng bảy chục tỉnh thành ở đất nước này đang chìm ngập trong nợ nần với Ngân hàng trung ương Trung Quốc. Tuy vậy, trả được nợ hoàn toàn không phải là điều dễ dàng, nhất là khi thị trường bất động sản Trung Quốc, rất tương đồng với hoàn cảnh ở Việt Nam, vẫn đang chìm trong cơn hôn mê sâu của nguồn cung khổng lổ về căn hộ trung cấp và cao cấp.

        Và cũng không khác giới doanh nghiệp nhà đất Việt Nam, rất nhiều chủ đầu tư của Trung Quốc và cả giới đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc đã phải hạ giá bán căn hộ trong ròng rã nhiều tháng trời qua, nhưng kết quả vẫn chẳng có gì là khả quan.

        Tình hình trên, nếu kéo dài thêm, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và gây phát sinh nợ xấu trầm trọng. Một khả năng sụp đổ của hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã nằm trong dự báo của giới phân tích kinh tế châu Âu và Mỹ. Và nếu khủng hoảng kinh tế lại được xúc tác bởi những biến động chính trị và bất ổn xã hội, có thể nói trường hợp Trung Quốc sẽ trở nên tiêu biểu nhất về mầm mống gây ra hỗn loạn cho các huyết mạch tài chính quốc tế.

        "Đêm trước khủng hoảng", hình ảnh mà Joseth Stiglitz hay ví von, vì thế vẫn còn nguyên giá trị. Nếu chuyên gia này sẽ lại đúng thêm một lần nữa, chúng ta sẽ nghiệm ra cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 mới chỉ là bước dạo đầu. Cùng với viễn tượng "Cơn bão toàn diện" của Roubini, một tương lai bất ổn có thể biểu hiện ở nhiều kịch bản trong những năm tới.

        Vậy những năm tới sẽ bắt đầu vào lúc nào? Roubini đã dự báo là mọi chuyện sẽ xấu đi nhanh chóng từ cuối năm 2013.

        Hãy chờ xem ông có đúng không.

        (VEF)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •