Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/3 đầuđầu 123 cuốicuối
    kết quả từ 11 tới 20 trên 23
      1. #11
        Tham gia ngày
        Nov 2011
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        10
        Được cảm ơn: 39 lần
        trong 23 bài viết

        Default

        @ Bác VULONG:

        Ý Tứ Pháp được dùng ở Manh Phái nhưng Manh Phái chỉ dùng ý tứ chứ không dùng vượng suy. MJKN không quá thiên về Manh Phái tuy nhiên phân tích ý tứ cho nên dùng lý luận theo Manh Phái.

        Thực tế, nếu áp dụng ý tứ can chi trong việc chọn dụng thần sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn.

        Mệnh trên (đã đổi giờ Mão) thì chọn thổ làm dụng thần vì thổ đã quy thuận. Cần lưu ý về ý tứ là sở dĩ thổ quy thuận là do Mão chế. Nếu trong mệnh đã được chế thì hành vận gặp là tốt nên hành thổ vận dụng thần sẽ tốt. Nhưng nếu gặp Dậu vận xung Mão thì Mão bất chế Thìn sẽ xấu lắm.

        MJKN cũng theo dõi phương pháp tính điểm hạn của bác. Nếu bỏ công sức ra để viết code hỗ trợ tính điểm hạn thì thuận tiện cho công việc nghiên cứu hơn. Các thuật toán của bác đưa ra là phức tạp. Nếu tính toán thì cần phải quy về ma trận Nx5 (N hàng đại biểu cho N lượt tính toán và 5 cột đại biểu cho điểm hạn cho 5 hành) và rất nhiều câu lệnh có điều kiện. Phần mềm hỗ trợ việc viết code tính toán tốt nhất theo MJKN biết là Matlab.

        Kính chào.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #12
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Bài gửi
        128
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 54 lần
        trong 34 bài viết

        Default

        Còn một điều nữa..
        ...Mão không chế thìn trong ví dụ này mà thìn chế mão...Thìn sửu hợi thì sẽ chế mão...Nếu gặp dậu thì tốt do mão bị chế sạch...
        ...Mệnh này nếu có mão lập tức biến tốt...Sinh công mà...
        ...Ất mão kỷ sửu giáp thìn ất hợi...Là xã hội đen...
        Mộng dưới hoa!

      3. #13
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Khi tính điểm vượng trong vùng tâm ví dụ thứ 3 của Vương Khánh, tôi đã tính nhầm (do cẩu thả) nên đã cho ra kết quả là mặc dù Thân vượng nhưng thế lực của Thân và Tài là ngang nhau (tức gần như Thân trung bình) cho nên đã đi đến kết luận là vào các vận Thực Thương, Thực Thương sẽ xì hợi Thân để hóa sinh Tài, chính vì vậy mà Thân sẽ giảm vượng còn Tài sẽ vượng thêm mà dẫn tới Thân nhược không thắng nổi Tài .... dẫn đến là vẫn nghèo đói....

        Do vậy ví dụ thứ 3 này tôi tạm thời bó tay, hy vọng sẽ nghiên cứu tiếp.


        Sau đây tôi phản biện tiếp ví dụ thứ 4 của Vương Khánh:

        “Càn tạo: Đinh Dậu-Quí Mão-Nhâm Ngọ-Canh Tuất

        Đại vận: Mậu Tuất
        Lưu niên: Mậu Tý

        Mệnh này Thất Sát có nguồn ám tàng, trong kết cấu thì Thất sát không bị chế, Sát cơ trùng trùng, đại vận thấu Sát sẽ là ứng kỳ. Vận Mậu Tuất, năm Bính Tuất bị ung thư ruột, năm Mậu Tý không chữa khỏi mà chết.

        Thất Sát không bị chế, không hợp trói, chỉ cần có lực và có nguồn thì tất sẽ công thân. Thiên can chỉ hung tai hoành họa có tính bất thình lình, địa chi chủ ác tật tuyệt chứng, điều này ít khi không ứng nghiệm.

        Vượng suy pháp không phân thập thần cát hung, xem thì đơn giản, thực tế thì đã chặn mất nửa con đường dự đoán, càng đi càng hẹp”.

        Thử xem tai họa này có phải do Thất Sát gây nên hay không khi mà rõ ràng trong Tứ Trụ này Sát là Mậu tàng trong Tuất của trụ giờ, mà Tuất đã hợp với Ngọ trụ ngày hóa Hỏa thành công, vậy mà Vương Khánh cho rằng Mậu Sát không bị hợp trói ?

        Sau đây là bài luận của tôi:

        Sơ đồ tính điểm hạn năm Bính Tuất (bị ung thư ruột):


        [img]http://farm8.staticflickr.com/7158/6807904935_7cbb944ee3_z.jpg[/img]

        2006 là năm Bính Tuất thuộc đại vận Mậu Tuất, tiểu vận Tân Dậu và Canh Thân. Ta xét điểm hạn ở tiểu vận Tân Dậu (vì ở tiểu vận Canh Thân có tổng điểm hạn quá thấp).
        1 - Tứ Trụ này có Thân nhược mà Tài tinh là kỵ 1, vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tỷ Kiếp/ Quý ở trụ tháng.
        2 – Trong Tứ Trụ có Ngọ trụ ngày hợp với Tuất trụ giờ hóa Hỏa.
        Vào đại vận Mậu Tuất và lưu niên Bính Tuất có Hỏa cục trong Tứ Trụ hợp với 2 Tuất ở tuế vận hóa Hỏa. Tuất đại vận hóa Hỏa đã dẫn hóa cho Mậu đại vận hợp với Quý trụ tháng hóa Hỏa.
        Bính lưu niên hợp với Tân tiểu vận không hóa.
        Với sơ đồ này cùng lúc có tới 3 giả thiết (đã trở thành quy tắc chính thức) phải tính lại điểm vượng trong vùng tâm (1 – Hóa cục trong Tứ Trụ hợp với tuế vận hóa cục. 2 – Can trong Tứ Trụ hợp với tuế vận hóa cục. 3 – Chi của đại vận và lưu niên cùng hóa cục có cùng hành và có tổ hợp của thiên can liên kết giữa Tứ Trụ với tuế vận).
        Sau khi tính lại điểm vượng trong vùng tâm, Thủy chỉ còn 3đv, Hỏa có 18,24đv. Thân càng nhược và dụng thần không thay đổi. Hỏa trở thành kỵ vượng.
        Sau khi tính thêm điểm vượng ở tuế vận, Hỏa có tới 37,24đv còn Kim có 12,95đv. Do vậy Hỏa vẫn là kỵ vượng nhưng điểm kỵ vượng được tăng gấp đôi (vì kỵ Hỏa có 20đv nhiều hơn hỷ Kim). Bán hợp Hỏa có 0,5đh (2 chi trong Tứ Trụ không có điểm hạn vì đã hóa Hỏa từ khi mới sinh). Ngũ hợp Hỏa có 0,5đh. Mậu, Quý và 2 Tuất ở tuế vận, mỗi can chi có 2.0,5đh kỵ vượng.
        Trụ tháng Quý Mão không thể thiên khắc địa xung với trụ năm Đinh Dậu vì Quý là can chủ khắc đã hóa cục.
        4 - Dụng thần Quý bị tuế vận hợp có 1đh và nhược ở lưu niên có 0đh.
        5 - Nhật can Nhâm vượng ở lưu niên có -1đh.
        6 - Dậu tiểu vận có 2 cát thần có -2.0,13đh và có 1 hung thần là Không Vong có 0đh (vì can của Không Vong bị hợp).

        Tổng số là 4,74đh. Số điểm này chính xác đến kỳ diệu. Điều này đã khẳng định thêm một lần nữa điểm hạn của các giả thiết được sử dụng ở đây là chính xác.

        Qua sơ đồ này cho ta thấy tất cả các can chi Thổ đã hóa Hỏa, vậy thì còn đâu là Thất Sát khắc Thân để có thể gây ra tai họa này ?
        Thực chất của tai họa này chính là Thân quá nhược không thắng được Tài (Hỏa) cho nên vì Tài mà gặp tai họa.


        Thủy suy cùng kiệt vì mất tới 2/3 đv trong khi Hỏa cực cường vượng mà Thủy đại diện cho bệnh ung thư, còn Bính, Ngọ đại diện cho ruột non, tim, máu... Mậu, Thìn và Tuất đại diện cho dạ dầy, ruột... Cho nên người này bị ung thư ruột là hợp lý.

        Nếu theo Vương Khánh và các sách Kinh Điển như “Tử Bình Chân Thuyên bình chú”, “Trích Thiên Tủy”, .... là cứ cho Mậu đại vận đã hóa Hỏa rồi vẫn khắc được Quý và Nhâm thì lực khắc này có giá trị gì khi mà Mậu tử tuyệt ở cả tuế vận còn Nhâm vượng ở cả tuế vận ? Lực khắc này chả khác gì lực của một người đang hấp hối đòi đánh lại các võ sĩ đang thi đấu ở trên võ đài.

        Qua đây cho biết Vương Khánh và đa số các cao thủ Tử Bình từ cổ tới kim không hề quan tâm tới vượng suy của các can chi khi luận chúng xung khắc với nhau cũng như chúng đã bị hợp hay không.

        Qua bài phản biện này liệu có đủ sức để chứng minh câu nói sau đây của Vương Khánh là sai hay không ?

        "Vượng suy pháp không phân thập thần cát hung, xem thì đơn giản, thực tế thì đã chặn mất nửa con đường dự đoán, càng đi càng hẹp”
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 03-02-12 lúc 03:02
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #14
        Tham gia ngày
        Nov 2011
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        10
        Được cảm ơn: 39 lần
        trong 23 bài viết

        Default

        Càn:
        Nhâm Quý Nhâm Bính
        Tý Mão Tý Ngọ

        Theo cách tính điểm hạn thì liệu có phải là thân vượng dụng tài chăng? Nếu vậy hành Tị Ngọ Mùi vận có hẳn là phát đại tài không?
        thay đổi nội dung bởi: MJKN, 03-02-12 lúc 16:45
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #15
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi MJKN Xem bài gởi
        Càn:
        Nhâm Quý Nhâm Bính
        Tý Mão Tý Ngọ

        Theo cách tính điểm hạn thì liệu có phải là thân vượng dụng tài chăng? Nếu vậy hành Tị Ngọ Mùi vận có hẳn là phát đại tài không?
        Tứ Trụ này có Thân quá cường vượng mà Kiêu Ấn không có nên dụng thần đầu tiên thường là Tài tinh nhưng vì Thân quá cường vượng mà Thực Thương không nhiều nên dụng thần đầu tiên trong trường hợp này phải là Thực Thương/ Ất tàng trong Mão trụ tháng.

        Với Tứ Trụ này Thân quá cường vượng, tỷ kiếp nhiều còn thêm 2 Kình Dương và mặc dù có Tài nhưng Tài đều bị khắc gần nên tài bị thương tổn nặng. May có Thực Thương nắm lệnh nên vào vận Giáp Thìn, Ất Tị và có thể thêm vận Đinh Mùi (nếu còn sống và không bị tàn tật) thì chắc chắn người này đủ ăn đủ tiêu là khá lắm rồi (tức 2 vận đầu khá, còn vận thứ 3 (Đinh Mùi) không thể nghèo đói).

        Khả năng hiện giờ của tôi chỉ dự đoán được đến như vậy.
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 03-02-12 lúc 18:37
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #16
        Tham gia ngày
        Nov 2011
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        10
        Được cảm ơn: 39 lần
        trong 23 bài viết

        Default

        MJKN hoàn toàn không có ý đánh đố nhưng do không phải phương pháp nào cũng toàn diện. Phương pháp tính điểm hạn nói riêng hay Vượng Suy Pháp nói chung hình như không thấy đây cũng là mệnh của một người ăn mày.

        Càn:
        Nhâm Quý Nhâm Bính
        Tý Mão Tý Ngọ

        Theo tài liệu ghi lại thì đây là một mệnh ăn mày. Xem ý tứ thì có các điểm đáng nói như sau:
        _ Tý là cung thê. Ngọ là Tài-thê tinh. Thê tinh cùng thê cung xung. Tình thế lại là ngày giờ thiên khắc địa xung nên môn hộ bị phá hủy. Đại biểu đầu tiên là bản thân cùng thê tử vô duyên (không có vợ), thứ hai là tứ cố vô thân vì môn hộ đã phá hủy (Tý Ngọ xung lực rất mạnh).
        _ Quý Mão mang tượng. Là Quý sinh Mão. Tý và Quý là một chữ. Quý sinh Mão nhưng Tý hình phá Mão. Ở điểm này mâu thuẩn rồi. Mão là Thực, là con cái nhưng tọa tháng không xem con cái ... vậy Thực đại biểu là thức ăn rồi. Mệnh đối với thức ăn vô duyên nên kiếm ăn khó vô cùng. Hai Tý kẹp Mão. Phương thức này gọi là chế bất tử. Nên vẫn có thể kiếm ăn. Năm tháng đại biểu phương xa nên phải tha phương cầu thực.

        Giả như kết hợp Vượng Suy Pháp cùng Ý Tứ Pháp thì xin phép viết như sau:
        _ Áp dụng phương pháp tính điểm hạn của bác VULONG, mệnh này thân quá vượng cường nhưng chưa thể tòng được. Dù gì hỏa cũng được Bính Ngọ thông căn và sinh giữa mùa xuân kia mà. Dụng Tài để làm dụng thần. Dụng thần nhìn chung là nhược. Đánh giá qua tổ hợp bát tự thì mệnh này ở mức dưới trung bình. Hành các vận hỏa trước nên trong các vận này cũng chỉ là một người bình thường hay có chăng là khá giả một chút.

        _ Xét đến ý tứ, Tý xung Ngọ như trường hợp trên thì thông thường là Ngọ đã được chế sạch nhưng mà do Bính ở trên Ngọ. Bính không được chế sạch (muốn sạch thì phải có Tân lộ hợp Bính). Bính Ngọ là liên thể. Một trong hai không chế sạch thì xem như hỏng rồi. Nói đại khái là hỏa không quy thuận mệnh chủ.

        Đại thần không thuận lòng theo hầu Vua thì tất là điềm chẳng lành. Nếu dụng thì chẳng khác dùng tham quan cai quản việc nước.

        Đánh giá công bằng rằng "Phương pháp tính điểm hạn" có công lớn trong việc xác định sự Vượng Suy các thần trong bát tự chính xác hơn. Nhưng mà, một phần lý giải mệnh lý vẫn nằm ngoài sự Vượng Suy ấy.

        Mỗi con người đều có phần xác và phần hồn. Bát tự đại biểu cho mỗi chúng ta có thể cũng vậy. Vượng Suy Pháp là phần xác và Ý Tứ Pháp là phần hồn chăng? Hay là vẫn còn nhiều yếu tố khác nữa ... ? Khoa học huyền bí quả thật rất huyền bí!
        thay đổi nội dung bởi: MJKN, 03-02-12 lúc 23:01
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #17
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        "Phương Pháp tính Điểm Hạn" của tôi chỉ có mục đích là xác định tai họa của con người nặng hay nhẹ như thế nào còn xét để xem có phải là mệnh ăn mày không thì chắc nó thuộc về Tài Quan Ấn thì tôi mới đang nghiên cứu.

        Ở ví dụ trên nếu biết được chính xác hoàn cảnh của người này thì hay biết mấy, nhất là thời điểm và lý do vào năm nào bắt đầu trở thành ăn mày.

        Thời gian tới khi nghiên cứu xong 2 cuốn... tôi sẽ sưu tầm các ví dụ về ăn mày xem chúng có chung các thông tin gì mà dẫn tới ăn mày.

        Thân chào.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #18
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Bài gửi
        128
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 54 lần
        trong 34 bài viết

        Default

        Tôi thì dự đoán Ông VuLong từ năm nay trở đi sẻ thành tựu trong học thuật...Sẽ được dư luận công nhận.
        Bạn MJKN sắp trở thành cao thủ Tử Bình rồi...Ngộ tính quá cao..
        (Lời chân thành !Ông VuLong đừng nghĩ bậy ý tui nha)
        Mộng dưới hoa!

      9. #19
        Tham gia ngày
        Apr 2010
        Bài gửi
        62
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 63 lần
        trong 33 bài viết

        Default

        Nhâm Tý Quý Mão Nhâm Tý Bính Ngọ
        Dùng vượng suy vẫn có thể thấy đây là mệnh xấu. Thân vượng không có ấn, tỷ kiếp quá nhiều nên Quan sát Thổ mới đúng là dụng thần. Trong mệnh không có thổ là điều dở thứ nhất, lấy Kỷ thổ tàng trong Ngọ là dụng thần, Ngọ bị Tý xung mất, dụng thần bị phá là cực xấu.
        Vậy tự số gốc đã xấu rồi, hành vận mộc hỏa chả ra gì, Bính Ngọ thì Ngọ vẫn bị Tý xung, Đinh Mùi thì Mùi tốt lại bị hợp. Nếu sống đủ lâu thì đến vận Mậu Kỷ là hết ăn mày!
        Vốn không có dụng thần hoặc dụng thần bị phá vô cứu đều là số xấu. Nếu lấy đúng dụng thần thì vượng suy vẫn là bần nông cốt cán không thể thay thế. Nó đơn giản và cơ bản dễ hiểu hơn các phương pháp khác. Gọi nó là phần xác cũng được, cái xác cơ bản, bởi không có xác thì hồn bám vào đâu?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. #20
        Tham gia ngày
        Nov 2011
        Bài gửi
        67
        Cảm ơn
        10
        Được cảm ơn: 39 lần
        trong 23 bài viết

        Default

        Theo cách luận của anh033, MJKN thấy có điểm cần nói:

        _ Vậy tự số gốc đã xấu rồi, hành vận mộc hỏa chả ra gì, Bính Ngọ thì Ngọ vẫn bị Tý xung, Đinh Mùi thì Mùi tốt lại bị hợp. Nếu sống đủ lâu thì đến vận Mậu Kỷ là hết ăn mày!
        .... Ngọ Tý xung là Tý xung Ngọ hay Ngọ xung Tý? Ngọ xung Tý là dụng thần xung chế kỵ thần chủ cát. Tý xung Ngọ là kỵ thần xung khắc kỵ thần chủ hung. Theo cách luận của anh033 thì là đang luận Tý xung Ngọ. Điểm này có chút vấn đề. Nếu khi chỉ xét riêng tổ hợp bát tự, các thần bên trong bát tự được coi là động và tự tương tác với nhau. Khi xét mệnh cục vào hành vận, thì bát tự là cái nội tại tức là cái tĩnh, đại vận và lưu niên là cái động. Hành Ngọ vận thì là Ngọ đến xung Tý chứ không phải Tý xung Ngọ. Ngọ là cái chủ động còn Tý là bị động.
        .... Điều tiếp theo là tượng Ngọ Mùi hợp nhưng cũng có một tượng là Mùi hình Tý. Ngọ Mùi nếu hợp thì có Bính dẫn hóa mà hóa dụng. Bất hợp thì hình, hình kỵ thần chủ cát. Đường nào cũng không thể chủ hung hiểm được.
        thay đổi nội dung bởi: MJKN, 05-02-12 lúc 14:49
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 2/3 đầuđầu 123 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 3
        Bài mới: 27-01-13, 22:05
      2. Trả lời: 1
        Bài mới: 29-01-11, 00:57

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •