Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/3 đầuđầu 123
    kết quả từ 21 tới 22 trên 22
      1. #21
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Nhầm xin xóa
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #22
        Tham gia ngày
        Jan 2011
        Đến từ
        Germany
        Bài gửi
        789
        Cảm ơn
        2
        Được cảm ơn: 643 lần
        trong 390 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VULONG Xem bài gởi
        Đại vận, Can trọng hay Chi trọng ?

        Với chủ đề : “Thân nhược tài nhiều, phát ở vận tài, mong các cao nhân xen giúp” trong mục “Luận giải Tứ Trụ” bên trang web “Lý Số Việt Nam”, hocthuat đã đưa ra ví dụ:

        “Qua nhiều lý thuyết đã nói thân nhược trụ nhiều tài sẽ không gánh nổi tài, vì tài mà tai hoạ.

        Qua đây hocthuat giới thiệu 1 trụ của 1 ông giám đốc thân nhược tài nhiều lại phát ở vận tài, chính ở vận tài này mà ông đã phát lên.

        http://www.lyso.vn/dichvu/lasotutru/...1/hocthuat.jpg

        Mong cac cao nhân bình luận lại lý thuyết thân nhược tài nhiều này“.

        Sau đây là bài viết của tôi:

        “Theo “Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần“ của tôi thì hoàn toàn chỉ dùng 4 phép tính là Cộng, Trừ, Nhân và Chia cũng đủ để xác định Tứ Trụ này Thân vượng hay nhược và dụng thần, mà không cần biết cái Mê Hồn Trận “Âm Dương Ngũ Hành Tứ Thời Luận“ là cái chi chi gì cả.

        Thật vậy theo sơ đồ sau:
        [img]https://live.staticflickr.com/65535/49151448847_f324270d42_o.png[/img]
        Ta thấy Tứ Trụ này rõ ràng Thân vượng (vì Thân có 7,2đv lớn hơn Thực Thương, Tài và Quan Sát trên 1đv) mà Thực Thương nhiều (có 3 can chi Tuất), vì vậy dụng thần đầu tiên phải là Tài tinh/ Tân tàng trong Tuất ở trụ năm (vì Tân có 8đv lớn hơn Canh chỉ có 5,1đv).

        Thân vượng lấy Tài làm dụng thần thì vào vận dụng thần Tài là Canh Dần và Tân Mão phát Tài là hợp lý.

        Còn theo các sách cổ lấy Chi đại vận làm trọng còn Can đại vận là phụ (nó ngược với cách của cụ Thiệu, lấy Can đại vận làm trọng còn Chi đại vận là phụ) thì dĩ nhiên Thân của Tứ Trụ này phải là nhược thì vào vận Canh Dần và Tân Mão là đại vận Ấn (Dần, Mão) là vận Thân vượng phát Tài thì mới đúng.

        Qua đây cho biết “Phương Pháp xác định Thân vượng hay nhược và dụng thần“ của tôi chỉ đúng khi thừa nhận lấy Can đại vận làm trọng.

        Bạn đọc tự suy luận xem theo cách nào (tức Tứ Trụ này Thân vượng hay nhược) thì hợp lý hơn?“



        Vừa rồi Tôi đã đọc được “Chương 25 - Luận Hành Vận“ của cuốn “Tử Bình Chân Thuyên Bình Chú“ được đăng bên trang web “Tử Bình - Mệnh Lý“.

        Ngay đoạn đoạn đầu tiên của chương này sách đã viết:

        Nguyên văn (do tác giả là Trầm Hiếu Chiêm viết):

        Phương pháp luận Vận và xem Mệnh cũng không khác nhau. Xem Mệnh lấy can chi Tứ Trụ phối với hỷ kỵ nguyệt lệnh, còn thủ Vận thì lại lấy can của Vận phối với hỷ kỵ Bát Tự. Cho nên ở hành Vận, mỗi Vận là một chữ, tất lấy chữ này phối với can chi trong Mệnh để thống nhất xem toàn cục, là hỷ hay kỵ, cát hung phân rõ ra“.

        Rõ ràng đoạn này tác giả Trầm Hiếu Chiêm đã khẳng định : “…lấy Can của Vận phối với hỷ kỵ trong Bát Tự“, nghĩa là đại vận chỉ lấy Can chứ không lấy cả Chi như xem Mệnh : “Xem Mệnh lấy Can Chi (trong) Tứ Trụ phối với hỷ kỵ nguyệt lệnh“. Tác giả còn nói rõ hơn “Cho nên ở hành Vận, mỗi Vận là một chữ“, tức chữ này đã là Can đại vận rồi thì còn đâu chữ thứ hai mà động chạm tới Chi đại vận nữa cơ chứ.

        Vậy mà Từ Lạc Ngô đã bình (giảng giải):

        Từ chú thích :
        …….Riêng Vận lấy phương làm trọng, tức quan trọng Dần Mão Thìn Đông phương, Tị Ngọ Mùi Nam phương, Thân Dậu Tuất Tây phương, hoặc Hợi Tý Sửu Bắc phương“.


        Tức người bình muốn nói là : “Xét Vận phải lấy Chi của Vận làm trọng“.

        Điều này rõ ràng người bình đã trắng trợn thay đổi ý của tác giả từ “…lấy Can của Vận phối với hỷ kỵ trong Bát Tự“ thành “lấy Chi của Vận phối với hỷ kỵ trong Bát Tự“.

        Vậy thì tại sao đến tận bây giờ người ta vẫn hầu như chỉ tin là khi xét đại vận thì phải lấy Chi làm trọng ?
        ..........................
        thay đổi nội dung bởi: VULONG, 01-12-19 lúc 18:50
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 3/3 đầuđầu 123

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •