Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/2 12 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 20

    Ðề tài: Bí ẩn Kinh Dịch

      1. #1
        Tham gia ngày
        Aug 2011
        Bài gửi
        195
        Cảm ơn
        12
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 43 bài viết

        Default Bí ẩn Kinh Dịch

        Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 1)

        Tôi thực hiện lọat bài “giải mã bí ẩn Kinh dịch” với mong muốn làm sáng tỏ hơn những bí ẩn trong kinh dịch, đưa ra những bí ẩn chưa hề được công bố ra trước đây, cũng như ý nghĩa của Kinh dịch. Từ cổ nhân tìm ra Dịch học cho đến nay chưa có ai có thể lý giải hết bí ẩn cũng như nội hàm trong Kinh dịch. Bởi lẽ Kinh dịch có khả năng dự đóan trước được tương lai vậy là vượt trên kiến thức cũng như tư duy của người thường rất nhiều rồi, nhưng các nhà nghiên cứu Dịch học xưa nay viết về kinh dịch chỉ đưa ra những hiểu biết từ kiến thức của con người mà thôi, mà dùng kiến thức và tư duy của con người thì không thể liễu giải kinh dịch được, những điều hiểu được về Kinh dịch từ trước đến nay chỉ ở mức độ con người, còn đạo lý vượt qua con người thì con người thì trước đây vốn chưa có ai nêu ra.

        Hiểu biết của bản thân tôi cũng chỉ là những gì đã được biết từ trước tới nay, kiến thức về lĩnh vực này vốn chẳng hơn ai. Tôi tổng hợp thêm kiến thức và bài viết của các đồng môn vốn hiểu rõ Dịch lý là Thần Quang, Tiểu Nham, Chính Ngộ để đưa ra bài viết này

        Ý NGHĨA CỦA KINH DỊCH
        Mọi thay đổi nơi thế giới con người đều do thiên tượng biến hóa mà thành, thiên tượng chính là thể hiện của thiên ý, Kinh dịch cho phép con người biết được thiên ý mà hành xử. Khi con người thông qua kinh dịch dự đóan được tương lai thì con người sẽ tin rằng mọi việc chính là đã được an bài trước cả rồi, sự việc kia chưa xảy ra nhưng đã biết trước được sẽ xảy ra như thế. Khi kinh dịch đóan trước được tương lai con người sẽ tin rằng mọi việc đều là theo thiên ý, đều đã được an bài trước cả như thế rồi, vậy nên thuận thiên mà làm mới là tốt, mới là hợp với ý trời. Từ đó con người tin rằng có trời đất, thiện có thiện báo, ác có ác báo từ đó tâm tính con người nâng cao lên
        Những danh nhân ngày xưa đều dựa vào thiên ý mà làm thì tất thành, còn như làm trái với thiên ý thì dù có giỏi Kinh dịch và tài năng đến đâu cũng không thành. Gia Cát Lượng là một điển hình. Vị quân sư nhà hậu Hán giỏi đến thế đã sớm biết nhà Hán sẽ phải diệt nhưng nể tình Lưu Bị vẫn ra giúp Lưu Bị nhằm khôi phục nhà Hán. Gia Cát Lượng cũng biết trước rằng đấtt nước sẽ chia 3, vì thế giai đọan đầu giúp nhà Hán thì Lưu Bị có thế yếu nhất nhưng vẫn giành chiến thắng hết trận này đến trận khác để lên làm vua nước Thục. Nhưng Gía Cát Lượng chỉ làm được đến đây thôi, vì sau đó nhà Hán sẽ phải diệt vong, đó là thiên ý, vì thế dù Gia Cát Lượng có tài giỏi đến đâu thì cũng không giúp thêm được gì cho nhà Hán, 7 lần xuất quân ra Kỳ sơn, dù giành thắng lợi lớn nhưng rồi cũng phải rút quân trở về. Dù đã dồn được cha con Tư Mã Ý và châm lửa thiêu cháy tòan đại quân nước Ngụy, nhưng 1 cơn mưa đến kịp lúc đã cứu được cha con Tư Mã Ý, đó chính là thể hiện ngọn lửa tài năng nhiệt huyết của con người không thể thắng được cơn mưa của trời vậy.
        Bắt đầu từ Chu Văn Vương thời nhà Chu, Trung Quốc có rất nhiều nhà tiên tri, đều là thông qua «Kinh Dịch» mà dự ngôn biến hóa thiên tượng trong mấy trăm, thậm chí mấy ngàn năm sau. Chẳng hạn «Càn Khôn Vạn Niên Ca» của Khương Tử Nha nhà Chu, «Mã Tiền Khóa» của Gia Cát Lượng thời Tam quốc, «Thôi Bối Đồ» của Viên Thiên Cang, Lý Thuần Phong triều Đường, «Mai Hoa Thi» của Thiệu Ung triều Tống, «Thiêu Bính Ca» của Lưu Bá Ôn triều Minh, v.v. Những dự ngôn của họ đối với đại thiên tượng trong thời đại đặc thù ngày hôm nay đều được lưu truyền trong dân gian.
        Thế nhưng con người ngày nay đều xem kinh dịch như một công cụ để xem bói thay đổi đời, nghĩ rằng số mình xấu thế này, nếu đi xem bói có thể cải số được. Thực ra số mệnh con người đã định để trước cả rồi, vậy đi xem bói có thể thay đổi đường đời được không? Kinh dịch có thể biết trước được tương lai nhưng không phải là công cụ để làm cho con người thay đổi số phận của mình. Kinh dịch chính thể hiện sự tồn tại của trời đất, mọi việc nơi thế gian đều do thiên ý tạo thành vậy
        Kinh Dịch xuất hiện chính là để con người tìm hiểu Thiên ý, thiên tượng, thiên cơ. Bởi vì là an bài, nên những biến hóa thiên tượng lớn đều được thu nhỏ thành quẻ tượng, hào tượng giản đơn trong «Kinh Dịch»; thiên tượng hiển lộ cho con người, để con người thuận theo Thiên ý.

        NÓI VỀ CHỮ “DỊCH” TRONG KINH DỊCH (dựa theo bài của Thần Quang)
        Nếu như tách chữ, thì chữ “Dịch” (易) là do “nhật” (日) và “vật” (勿) ghép thành. Từ tượng hình mà xét, “nhật” tượng trưng mặt trời, “vật” tượng trưng mặt trăng. Từ học thuyết Âm-Dương của Đạo gia mà giảng, “nhật” là Dương, “nguyệt” là Âm. Do đó xét theo tượng hình thì chữ “Dịch” (易) là do Âm-Dương hợp thành.
        Tuy nhiên, nội hàm của “Dịch” không phải chỉ dừng tại đó, mà tiến thêm một bước nữa, chúng ta sẽ thấy trong “Dịch” ẩn tàng ảnh tượng của Thái Cực.
        Đạo nói: Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật.
        Nhật nguyệt luân chuyển, Âm-Dương giao thế, là sự việc đơn giản nhất trong Thiên Địa. Tuy nhiên trong cái giản đơn này hàm chứa vạn sự vạn tượng.
        Người xưa nói, trong một giọt nước thấy thế giới. Phật Thích Ca Mâu Ni nói, trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới.
        Như trên đã nói, từ chữ “Dịch” (易) này có thể nhìn ra ảnh tượng Thái Cực. Từ hoành quan mà giảng, Thái Cực của Đạo gia chính là một vũ trụ. Từ vi quan mà giảng, ảnh tượng Thái Cực trong chữ “Dịch” có thể nói là ảnh thu nhỏ vũ trụ Thái Cực của Đạo gia. Do đó, biến hóa thiên tượng trong vũ trụ đều phản ánh trong chữ “Dịch” này.
        Khoa học hiện đại đã vô cùng phát triển, có thể thông qua máy vi tính để tiến hành phân tích phép toán với một lượng số liệu lớn, thậm chí có thể dự báo được thời tiết và kinh tế. Tuy nhiên đối với biến hóa của thiên tượng thì khoa học quả là bất lực.

        (còn tiếp-St)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Boxer" về bài viết có ích này:

        hieunv74 (02-08-12),vnoanh (10-08-12)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Aug 2011
        Bài gửi
        195
        Cảm ơn
        12
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 43 bài viết

        Default

        Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 2)
        TIÊN THIÊN BÁT QUÁI (dựa theo bài của Tiểu Nham)
        Trước tiên chúng ta phải xem hình dạng Tiên thiên Bát quái phương vị (Hình 1 và Hình 2) cùng những ngụ ý trong đó.
        [IMG]http://tientri.net/wp-content/uploads/2011/10/tien-thien-bat-quai-1.jpg[/IMG]
        Hình 1: Tiên thiên Bát quái phương vị đồ của Phục Hy
        Trên đây là đồ hình “Thiên thiên Bát quái phương vị”. Theo truyền thuyết, thủy tổ văn hóa Trung Hoa là Phục Hy đã ngẩng mặt nhìn trời, cúi đầu nhìn đất mà sáng tạo ra phương vị Bát quái này. Tất nhiên, đây là cách nói về nguồn gốc của Bát quái trong xã hội nhân loại. Kỳ thực Bát quái có khởi nguyên cao hơn, vượt ra khỏi nhân loại. Như vậy ý nghĩa của nghiên cứu Bát quái phương vị là gì? Vì sao chúng ta phải nghiên cứu Bát quái phương vị? Chúng ta biết rằng, Bát quái là một loại mô hình vũ trụ, có sẵn công năng dự báo tương lai của vũ trụ và vận mệnh của con người. Dự báo như thế nào? Đương nhiên kinh điển nhất chính là có thể xem bói thông qua cỏ thi hoặc đồng tiền. Đây là coi bói đối với một sự kiện cụ thể, xem một quẻ tượng cụ thể để dự đoán cát hung. Còn nếu phải nghiên cứu một quy luật sự kiện lớn, ví dụ quy luật diễn hóa và thay đổi của xã hội nhân loại, thì nhất định phải biết thứ tự sắp xếp giữa các quái {quẻ} với nhau; đây chính là vấn đề Bát quái phương vị cần phải giải quyết, cũng chính là thứ tự sắp xếp của Bát quái. Mấy nghìn năm qua, tất cả mệnh lý thuật số trong «Chu dịch» đều là căn cứ vào thứ tự “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương mà thành lập. Nhưng “Hậu thiên Bát quái phương vị” là Chu Văn Vương căn cứ quan sát của mình đối với biến hóa thiên tượng hậu thiên để đưa ra. Do đó đây là Dịch học hậu thiên của Chu Văn Vương, còn gọi là «Chu dịch». Kỳ thực Dịch học không phải chỉ có «Chu dịch», ví dụ Dịch học trước Văn Vương còn có «Thương dịch» (Dịch học nhà Thương), «Hạ dịch» (Dịch học nhà Hạ), v.v. «Hạ dịch» lại có «Liên Sơn dịch»; «Thương dịch» lại có «Quy tàng dịch», v.v. Chiểu theo tập quán đặt tên, Dịch học Tây Hán được gọi là «Hán thượng dịch» (Tây Hán, Đông Hán còn được gọi là Hán thượng, Hán hạ); Tuy nhiên, về bản chất mà nói, các phiên bản Dịch học từ «Chu dịch» trở đi là không có khác biệt về bản chất với «Chu dịch», đều là căn cứ vào trình tự sắp xếp “Hậu thiên Bát quái phương vị” của Văn Vương, chỉ là thêm giải thích của người đời sau vào đó, ví dụ phiên bản «Chu dịch» hiện đại kèm theo giải thích của Thiệu Ung Thiệu Tử thời Bắc Tống.
        Trước tiên chúng ta xem sự phân biệt các quẻ tượng của “Tiên thiên Bát quái” có ý nghĩa gì. “Tiên thiên Bát quái” phân biệt là 1 Càn (☰), 2 Đoài (☱), 3 Ly (☲), 4 Chấn (☳), 5 Tốn (☴), 6 Khảm (☵), 7 Cấn (☶), 8 Khôn (☷). Trình tự sắp xếp này dường như có chút kỳ quái, bởi vì nếu theo chiều kim đồng hồ thì phải là Càn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, Chấn, Ly, Đoài, hoặc nếu ngược chiều kim đồng hồ thì phải là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Khôn, Cấn, Khảm, Tốn. Vậy thì tại sao tôi lại nói trình tự sắp xếp là như vậy? Đây gọi là “Thái Cực tuần hoàn”, chứ không phải “viên chu tuần hoàn” (tuần hoàn theo chu vi hình tròn) như chúng ta vẫn biết. Điều này chúng ta sẽ phải nói đến ở dưới đây. Như vậy 1 Càn, 2 Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Khảm, 7 Cấn, 8 Khôn phân biệt đại biểu ý nghĩa gì? Nói tới đây, một số độc giả có thể phải kiên trì một chút, bởi vì phương thức trình bày của tôi ở đây là để những độc giả nào chưa có căn bản về «Chu dịch» vẫn có thể hiểu được, do đó tri thức cơ sở có thể phải nói tường tận một chút. Bởi vì “Tiên thiên Bát quái” đối ứng với thiên tượng của vũ trụ, nên hàm nghĩa “Tiên thiên Bát quái” cũng đối ứng với một số yếu tố trong giới tự nhiên, phân biệt là: 1 Càn đại biểu Thiên {trời}, 2 Đoài đại biểu Trạch {đầm}, 3 Ly đại biểu Hỏa {lửa} (tác giả ghi chú: Hỏa có thể đại biểu ‘điện’, trong “Vị lai Bát quái phương vị” chúng ta sẽ phải sử dụng hàm nghĩa này), 4 Chấn đại biểu Lôi {sấm}, 5 Tốn đại biểu Phong {gió}, 6 Khảm đại biểu Thủy {nước}, 7 Cấn đại biểu Sơn {núi}, 8 Khôn đại biểu Địa {đất}, tham khảo Hình 2.
        [IMG]http://tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2011/10/tien-thien-bat-quai-2.jpg[/IMG]
        Hình 2: Biểu ý của Tiên thiên Bát quái
        Như vậy đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” có ý nghĩa gì? Chúng ta biết rằng, “Tiên thiên Bát quái” là Dịch lý trước thời Văn Vương, là do Phục Hy sáng lập, đối ứng với thiên tượng vũ trụ trước thời Văn Vương. Như vậy thiên tượng vũ trụ thời ấy có đặc trưng gì? Chúng ta có thể từ đồ tượng “Tiên thiên Bát quái phương vị” để rút ra một số cái, bởi vì “Tiên thiên Bát quái phương vị” và thiên tượng vũ trụ thời bấy giờ là đối ứng. “Tiên thiên Bát quái phương vị” có thể phản ánh tầng không gian vũ trụ ở gần nhân loại, cũng chính là tầng vũ trụ mà nhân loại sinh tồn, trong đó vạn vật tự nhiên đều được sinh ra thành đôi, tồn tại đối lập nhau, ví dụ Thiên đối Địa (Càn đối Khôn), Hỏa đối Thủy (Ly đối Khảm), Phong đối Lôi (Tốn đối Chấn), Sơn đối Trạch (Cấn đối Đoài), mời xem Hình 2. Loại tồn tại đối lập này cũng chính là đặc tính vũ trụ thời ấy, rất nhấn mạnh tính đối lập của vạn vật, chính vì vậy có Phật thì có ma, có người thì có quỷ. Vì vậy đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” phản ánh một loại thế giới với Âm-Dương đối lập, cũng là phản ánh Lý tương sinh-tương khắc sản sinh từ một tầng thứ nhất định trong vũ trụ Do đó “Tiên thiên Bát quái phương vị” trên thực tế là mô tả vũ trụ nguyên thủy đã đi đến một loại trạng thái đối lập.
        Như vậy chúng ta từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” còn có thể nhìn ra được gì nữa? Chính là phương thức định nghĩa về Âm-Dương trong “Tiên thiên Bát quái phương vị”. Chúng ta biết rằng, trong Bái quái mỗi một nét gạch được gọi là ‘hào’. Hào có thể phân Âm-Dương. Dương là một gạch liền, Âm là một gạch đứt. Đây là phân biệt Âm-Dương trong hào. Vậy thì làm sao để phân biệt Âm-Dương trong một quẻ? Định nghĩa về Âm-Dương của quẻ tượng trong “Tiên thiên Bát quái phương vị” và “Hậu thiên Bát quái phương vị” là khác nhau, đây là chỗ mấu chốt để hiểu được Lý chuyển từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” sang “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Chúng ta biết rằng, trong Bát quái, ngoại trừ khái niệm về hào ra, còn có khái niệm về ‘vị’, cũng chính là điều gọi là ‘sơ vị’ (vị trí của hào ở dưới cùng), ‘trung vị’ và ‘thượng vị’ (trong 64 quẻ của «Chu dịch», vị trí hào ở dưới cùng nhất là sơ vị). Trong phân tích lý tính của Tây phương không hề có khái niệm “vị”, do đó “vị” là khái niệm đặc trưng của văn hóa phương Đông. “Tư tưởng trung dung” của Nho gia và cách nói “Cửu ngũ chi tôn” của văn hóa truyền thống cũng đều từ đây mà ra.
        Trong “Tiên thiên Bát quái phương vị” thì Âm-Dương của hào ở vị trí sơ hào xác định Âm-Dương của quẻ tượng. Ví dụ vị trí sơ hào của Càn (☰), Đoài (☱), Ly (☲), Chấn (☳) đều là hào Dương, do đó bốn quẻ này đều là quẻ Dương; cũng như vậy vị trí sơ hào của Tốn (☴), Khảm (☵), Cấn (☶), Khôn (☷) đều là hào Âm, do đó bốn quẻ này đều là quẻ Âm. Chiểu theo cách phân định quẻ Âm-Dương này, chúng ta đưa Thái Cực vào đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” và được Hình 3; đây chính là quan hệ giữa “Tiên thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Boxer" về bài viết có ích này:

        nguyenduong_tb (15-11-12),tuhuong (11-07-12)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Aug 2011
        Bài gửi
        195
        Cảm ơn
        12
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 43 bài viết

        Default

        [IMG]http://tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2011/10/tien-thien-bat-quai-3.jpg[/IMG]
        Hình 3: Quan hệ giữa Tiên thiên Bát quái và Thái Cực
        Như vậy từ Hình 3, chúng ta có thể có được thông tin gì? Chính là nói rằng thuộc tính Âm-Dương của bất kể sinh mệnh nào cũng đều là do thuộc tính Âm-Dương tại vị trí sơ sinh quyết định, cũng là Âm-Dương của vị trí sơ hào quyết định Âm-Dương tiên thiên. Bởi vì trong quá trình luân hồi, thuộc tính nam-nữ Âm-Dương của sinh mệnh không ngừng biến hóa; thế nhưng thuộc tính Âm-Dương của sinh mệnh chân chính là do Âm-Dương tiên thiên quyết định, cũng chính là Âm-Dương của vị trí sơ hào quyết định. Chúng ta biết rằng, ba hào vị của Bát quái là thượng vị, sơ vị và trung vị thay nhau đại biểu cho tam tài là Thiên, Địa, nhân, hơn nữa nhân ở trung vị, do đó phải thủ trung, cần trung dung. Trong 64 quẻ, ba hào trên được gọi là ‘thượng quái’, trong đó hào số năm xác định trung vị của thượng quái, đại biểu người, thuộc bề trên, là vị trí Đế vương, thời xưa gọi là ‘Cửu ngũ chi tôn’, đại biểu vị trí Đế vương. Còn ba hào dưới trong 64 quẻ được gọi là ‘hạ quái’, trong đó hào số hai làm trung vị, là nhân vị của hạ quái. Do đó nhân vị của hạ quái là người dưới, gọi là ngôi của bề tôi, thuộc vị trí ‘Cửu nhị thủ trung’. Hào thứ ba, hào thứ tư đều thuộc vào vị trí tiến thoái lưỡng nan, tựa như bước trên băng mỏng, lên không được xuống cũng không xong. Còn sơ hào, hào đầu tiên của phần dưới thường là cảnh tượng vạn vật sơ sinh, quyết định Âm-Dương của sơ sinh, thuộc năng lượng vô cùng yếu kém, thuộc điều gọi là trạng thái “tiềm long vật dụng” {rồng ẩn chớ dùng}. Còn hào thứ sáu ở trên đỉnh đầu thường thuộc vị trí vượt quá ‘trung dung trung chính’, thuộc về trạng thái “kháng long hữu hối” {rồng cao ngạo thì phải hối hận}.
        Trong giới tu luyện giảng rằng sinh mệnh con người nguyên là đến từ không gian vũ trụ, do đó thuộc tính sinh mệnh chân chính của con người là linh hồn chứ không phải là thân thể. Nhưng giới tính của linh hồn và thân thể không nhất định là giống nhau, đặc biệt đến thời đại ‘Âm dương phản bối’ (thời đại “Hậu thiên Bát quái”) thì lại càng như vậy. Hiển nhiên, chúng ta từ “Tiên thiên Bát quái” có thể thấy được Lý này, Âm-Dương của Bát quái là do Âm-Dương của sơ vị (hào vị thứ nhất) quyết định.
        Tiếp theo, chúng ta lại xem quan hệ giữa “Tiên thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực. Chúng ta phát hiện thấy Thái Cực này là một dạng hình tượng ‘trái Dương phải Âm’, cũng chính là điều gọi là ‘nam tả nữ hữu’. Loại Thái Cực ‘nam tả nữ hữu’ này đã thuyết minh một vấn đề gì? Chúng ta biết rằng, Dương khí thanh mà nhẹ, thăng lên trên; Âm khí đục mà nặng, hạ xuống dưới. ‘Trái Dương phải Âm’ đại biểu Âm-Dương không thể tương giao. Không thể tương giao chính là không có cơ chế “tương sinh”. (chỉ có cơ chế đối lập, tương khắc). Âm dương giao thoa mới sinh ra vạn vật. còn trái dương, phải âm đối nhau từng cặp như vậy thì không thể tương sinh được, còn chưa có tư tưởng và văn hóa. Ý nghĩa căn bản của “Tiên thiên Bát quái phương vị” chính là đại biểu cho đặc tính của “vũ trụ đầu tiên”.

        (Còn tiếp)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "Boxer" về bài viết có ích này:

        nguyenduong_tb (08-11-12),tuhuong (11-07-12)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Aug 2011
        Bài gửi
        195
        Cảm ơn
        12
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 43 bài viết

        Default

        Giải mã bí ẩn “Kinh Dịch” (Phần 3)

        Loại “Nhân luân Bát Quái” này của Văn Vương, tức “Hậu Thiên Bát Quái”, là khác với “Tự nhiên Bát Quái” của vạn vật vũ trụ, tức “Tiên Thiên Bát Quái” hoặc “Vũ trụ Bát Quái”. Đây là điểm cực kỳ trọng yếu.

        Hậu Thiên Bát Quái
        Sau đây chúng ta sẽ xem xét hình dạng của đồ hình “Hậu Thiên Bát Quái phương vị”.
        [IMG]http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2011/10/Giai-ma-bi-an-Kinh-dich-Phan-3_Tin180.com_001.jpg[/IMG]
        Hình 1: Hậu thiên Bát quái phương vị đồ của Văn Vương
        Độc giả sẽ phát hiện thấy Bát Quái này cũng là “tám quẻ” ấy, chẳng qua vị trí sắp đặt của chúng khác với “Tiên Thiên Bát Quái phương vị” của Phục Hy, cũng là nói phương vị đã cải biến rồi, trình tự sắp xếp đã thay đổi rồi. Như vậy xem thế nào? Chính là Càn (☰), Khảm (☵), Cấn (☶), Chấn (☳), Tốn (☴), Ly (☲), Khôn (☷), Đoài (☱). Đây là trình tự sắp xếp mà mọi người đều hiểu rõ, các độc giả hiểu được «Chu Dịch» đều biết cách đọc theo thứ tự này.
        Chúng ta biết rằng, «Dịch học» thuộc vào dự trắc học, chỉ cần thứ tự thay đổi, thì cơ lý dự báo đã biến đổi rồi. Ở đây có lẽ phải kể cho mọi người một câu chuyện này. Chúng ta biết rằng, dự ngôn «Thôi bối đồ» là do Viên Thiên Cang và Lý Thuần Phong sống vào thời thịnh Đường Thái Tông sáng tác ra, có thể tiên tri những sự việc sau đó cả nghìn năm. Chiến loạn thời Đường mạt có ngũ đại thập quốc, «Thôi bối đồ» từ hoàng cung lưu lạc tới dân gian. Sau khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận nắm quyền, một ngày nọ Triệu Phổ đến hỏi ý Thái Tổ, nói là «Thôi bối đồ» đang được lưu truyền, nếu truyền rộng ra, người người đều biết khi nào thì Đại Tống vong quốc, vậy thì giang sơn Đại Tống làm sao thống trị đây? Phải chăng nên thu lấy «Thôi bối đồ» đang lưu truyền tại dân gian. Triệu Khuông Dận sau khi suy nghĩ nói rằng năm xưa Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn nho cũng không thể tru diệt tư tưởng bách gia, thu giữ làm sao hết được! Trọng tâm của dự trắc học chính là trình tự thời gian, chúng ta chỉ cần đem trật tự trước sau của «Thôi bối đồ» đả loạn, đưa ra các bản «Thôi bối đồ» thứ tự khác nhau là khả dĩ rồi. Vàng thau lẫn lộn, người ta không có cách nào phân biệt phiên bản chân chính. Triệu Khuôn Dận đúng là cao minh hơn Tần Thủy Hoàng, bản «Thôi bối đồ» mà chúng ta hiện nay xem được thực ra đều bị Triệu Khuông Dận đảo loạn rồi. Nếu như mất đi công năng dự trắc, thì người bình thường không cách nào biết được tương lai trong «Thôi bối đồ» trước khi sự việc xảy ra, và chỉ sau khi việc xảy ra rồi thì mới minh bạch. Ví dụ đồ hình Tượng 33 «Thôi bối đồ» vẽ một con thuyền chở tám mặt cờ xí và mười người đến từ hướng Đông Bắc, thì chỉ sau khi Mãn Thanh nhập quan, mọi người mới biết nó mang ý nghĩa gì. Lại như năm xưa khi Lý Tự Thành tạo phản, có một người tên Tống Hiến Sách chỉ nhờ nói cho Lý Tự Thành ý nghĩa một bức họa trong «Thôi bối đồ» mà có được chức quân sư. Nhưng cuối cùng quân sư kiểu này nhìn sai một bức họa khác và đưa ra quyết định sai lầm.
        “Hậu Thiên Bát Quái” và “Tiên Thiên Bát Quái”, nhìn thì tựa như chỉ mấy quẻ tượng ấy, nhưng trình tự đã biến đổi rồi. Loại biến đổi trình tự này bản thân nó là đại biểu cho biến hóa thiên tượng của vũ trụ. Kỳ thực cũng không phải đơn giản chỉ là thay đổi trật tự các quẻ, mà là thiên tượng biến hóa dẫn tới Pháp lý biến hóa, đây mới là căn bản. Thiên tượng biến hóa khiến Pháp lý biến hóa, đây là trục chính để tôi đưa ra “Vị lai Bát Quái phương vị” từ “Hậu Thiên Bát Quái phương vị”, và tôi cũng chắc rằng Văn Vương đã căn cứ tư tưởng này để định nghĩa lại mới Âm-Dương cho các quẻ tượng. Đây là chỗ then chốt trong đột phá lý luận của tôi. Trước tiên mời xem Hình 2, cũng chính là ngụ ý mới của “Hậu Thiên Bát Quái”.
        [IMG]http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2011/10/Giai-ma-bi-an-Kinh-dich-Phan-3_Tin180.com_002.jpg[/IMG]
        Hình 2: Biểu ý của Hậu thiên Bát quái
        Căn cứ “Hậu Thiên Bát Quái” của Văn Vương, chúng ta phát hiện thấy Văn Vương đã định nghĩa lại mới sự vật đại biểu của Bát Quái, không lại dùng tám loại vật chất trong giới tự nhiên là Thiên {trời}, Địa {đất}, Thủy {nước}, Hỏa {lửa}, Sơn {núi}, Trạch {đầm}, Phong {gió}, Lôi {sấm} nữa, mà dùng nhân luân để định nghĩa sự vật đối ứng hoặc đại biểu cho Bát Quái. Trong Bát Quái của Văn Vương, tám quẻ phân biệt đại biểu như sau: Càn là Phụ {cha}, Khôn là Mẫu {mẹ}, Chấn là trưởng nam {con trai cả}, Tốn là trưởng nữ {con gái cả}, Khảm là trung nam {con trai thứ}, Ly là trung nữ {con gái thứ}, Cấn là thiếu nam {con trai út}, Đoài là thiếu nữ {con gái út}. ‘Nhân luân Bái quái’ này chính là bước tiến của tôi trong quá trình đưa ra “Vị lai Bát Quái phương vị” từ “Hậu Thiên Bát Quái phương vị”.
        Loại “Nhân luân Bái quái” này của Văn Vương, tức “Hậu Thiên Bát Quái”, là khác với “Tự nhiên Bát Quái” của vạn vật vũ trụ, tức “Tiên Thiên Bát Quái” hoặc “Vũ trụ Bát Quái”. Đây là điểm cực kỳ trọng yếu. Bậc thầy thuật số Thiệu Ung viết: “Thiệu Tử nói, Bát Quái này của Văn Vương là vị trí dùng cho người, tức cái học của Hậu Thiên.” Câu nói này của Thiệu Tử đã khiến tôi hiểu rõ cơ lý của Bát Quái, và là manh mối giúp tôi tìm ra biến hóa nhân lý tương ứng với biến hóa Thiên lý.
        Tiếp theo, chúng ta phát hiện thấy cùng với việc Văn Vương định nghĩa lại mới ý nghĩa nhân luân cho Bát Quái, thì ông còn định nghĩa lại mới Âm-Dương cho mỗi quẻ tượng. Văn Vương không lại dùng phương pháp định nghĩa Âm-Dương bằng vị trí sơ hào của “Tiên Thiên Bát Quái” nữa, mà lấy nam-nữ của nhân luân để định nghĩa lại mới Âm-Dương. Trưởng nam lấy hào thứ nhất là hào Dương để định nghĩa, trưởng nữ lấy hào thứ nhất là hào Âm để định nghĩa, trung nam lấy hào thứ hai là hào Dương để định nghĩa, trung nữ lấy hào thứ hai là hào Âm để định nghĩa, thiếu nam lấy hào thứ ba là hào Dương để định nghĩa, thiếu nữ lấy hào thứ ba là hào Âm để định nghĩa. Phụ quái {cha} là toàn Dương, Mẫu quái {mẹ} là toàn âm. Nhân luân từ trưởng nam tới thiếu nữ có khác biệt, mà chúng ta sẽ phải nói đến sau. Hàm nghĩa việc chúng ta suy luận “Hậu Thiên Bát Quái” và “Vị lai Bát Quái” là rất có tương quan.
        Do Văn Vương đã định nghĩa lại mới Âm-Dương cho Bát Quái, nên tiếp theo chúng ta phải xem lại quan hệ Âm-Dương giữa “Hậu Thiên Bát Quái phương vị” và Thái Cực, bởi vì loại quan hệ đối ứng này đã được định nghĩa lại mới rồi. Mời xem Hình 3, đây chính là quan hệ giữa “Hậu Thiên Bát Quái phương vị” và Thái Cực.
        [IMG]http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/9/files/2011/10/Giai-ma-bi-an-Kinh-dich-Phan-3_Tin180.com_003.jpg[/IMG]
        Hình 3: Quan hệ giữa Hậu thiên Bát quái phương vị và Thái Cực
        Nhìn vào đồ hình, chúng ta có thể thấy được điều gì? Chúng ta thấy được một loại kết cấu sắp xếp ‘nữ trên nam dưới’, cũng chính là điều mà Đạo gia gọi là thiên tượng “Âm Dương phản bối”. Như vậy thiên tượng mới này vì sao lại có Âm-Dương đảo ngược? Âm-Dương đảo ngược rốt cuộc có ý nghĩa gì? Có thể rất nhiều độc giả sẽ có thắc mắc này.
        Chúng ta đã nói ở trước rằng, Dương khí thanh mà nhẹ, thăng lên trên; Âm khí đục mà nặng, hạ xuống dưới. Kết cấu ‘trái Dương phải Âm’ của “Tiên Thiên Bát Quái phương vị” khiến Âm-Dương chạy theo hai hướng khác nhau, không thể tương giao, không có cơ chế “sinh”. Còn thể hiện của “Hậu Thiên Bát Quái phương vị” là một loại hình tượng ‘trên Âm dưới Dương’. Chúng ta biết rằng, Dương nhẹ nên lẽ ra phải ở trên, Âm nặng nên lẽ ra phải ở dưới; ‘trên Dương dưới Âm’ mới là quan hệ sắp đặt đúng nhất của Âm-Dương. Thế nhưng quan hệ Âm-Dương biểu hiện trong “Hậu Thiên Bát Quái phương vị” lại hoàn toàn tương phản, là ‘trên Âm dưới Dương’; đây chính là hiện tượng ‘Âm Dương phản bối’ được giảng trong Đạo gia.
        Như vậy vì sao Âm-Dương lại đảo ngược? Vì sao Âm-Dương trong “Hậu Thiên Bát Quái phương vị” lại đảo ngược? Đây mới là chỗ then chốt. Chẳng phải chúng ta đã từng nói qua rồi sao? “Thiệu Tử nói, Bát Quái này của Văn Vương là vị trí dùng cho người, tức cái học của Hậu Thiên“. Câu nói này đã chỉ rõ ra chỗ mấu chốt.
        “Trên Âm dưới Dương” là vì điều gì? Chỉ có ‘trên Âm dưới Dương’, thì Âm-Dương mới có thể tương giao, bởi vì Âm khí nặng, phải hạ xuống, Dương khí nhẹ, phải thăng lên. Chỉ có ‘trên Âm dưới Dương’ thì giữa Âm hạ xuống và Dương thăng lên mới có thể tương hỗ tương giao. Chúng ta biết rằng, chỉ có nam-nữ tương giao mới có thể sinh dục, mới có thể sinh sôi đời sau, mới có cái gọi là sinh sản không ngừng, sinh sôi nhân loại; do đó chỉ có kết cấu đảo ngược ‘trên Âm dưới Dương’ mới có thể sản sinh xã hội nhân loại, mới có thể sản sinh con người; đây chính là ý nghĩa của con người trong vũ trụ, và mới có cái gọi là ‘nhân luân’. Âm Dương phản bối trong vũ trụ để sản sinh xã hội nhân loại mới là bản chất trong “Hậu Thiên Bát Quái” của Văn Vương, mới là lý do Văn Vương căn cứ biến đổi thiên tượng của vũ trụ để đưa ra kết cấu Bát Quái phương vị mới. Bởi vì không gian vũ trụ cần sản sinh người-đây là một loại ý nghĩa vũ trụ của con người.
        Lão Tử giảng: “Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật“, chính là giảng một đạo lý. “Tam” chính là người trong tam tài ‘Thiên Địa Nhân’, nghĩa là người do Thiên Địa tương giao mà sinh ra.
        Vì âm dương tương giao nhân lọai bắt đầu thời kỳ sinh sôi phát triển, văn hóa bắt đầu phát triển đa dạng phong phú. Trên mặt đất biểu hiện là bách gia chư tử tại Trung Quốc. Tư tưởng bách gia {trăm phái} xuất hiện vào cùng một thời gian. Tại Tây phương, tư tưởng bách gia ở vào cùng thời đại với Phật Thích Ca Mâu Ni ở Ấn Độ cổ, Socrates, Plato và Aristotle ở Hy Lạp cổ, và sau đó còn có Chúa Jesus. Ngoài ra, chúng ta còn có thể thấy rằng, “Hậu Thiên Bát Quái” đã tiết lộ một trách nhiệm định vị của nhân loại trong vũ trụ, chính là nam-nữ tương giao, sinh sôi không ngừng.
        Vì thế mới nói, “Hậu Thiên Bát Quái” của Văn Vương đã tiết lộ cảnh tượng “Vũ trụ tương giao mà sinh người”. Văn Vương thực ra chỉ nhìn thấy “Vũ trụ tương giao mà sinh người” chứ không thấy được cảnh tượng bách gia tranh minh {trăm phái tranh luận}, văn hóa nhân lọai bắt đầu thời kỳ phát triển rực rỡ .
        thay đổi nội dung bởi: Boxer, 11-07-12 lúc 14:38
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Boxer" về bài viết có ích này:

        nguyenduong_tb (08-11-12)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Aug 2011
        Bài gửi
        195
        Cảm ơn
        12
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 43 bài viết

        Default

        Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 4): Phù hiệu chữ Vạn và Thái cực xuất hiện ngay trên Lạc thư Hà đồ

        MỘT VÀI KHÁM PHÁ VỀ TUẦN HÒAN (Theo bài của Tử Nham)
        Chúng ta biết rằng, thuyết tuần hoàn là tư tưởng mang đậm sắc thái phương Đông, trong thể hệ khoa học thực chứng phương Tây không hề có khái niệm này. Tư tưởng luân hồi của Phật gia cũng có quan hệ với tuần hoàn, nhân quả báo ứng cũng như vậy.

        Điều gì gọi là tuần hoàn? Kỳ thực, tuần hoàn không phải là chuyển động hình tròn hết vòng này đến vòng khác. Tuần hoàn xác thực là xoay tròn, nhưng xoay như thế nào?
        Trên thực tế, tuần hoàn theo vòng tròn mà đại đa số chúng ta biết đều thuộc về tuần hoàn theo ý nghĩa của “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Đây cũng gọi là ‘viên chu tuần hoàn’, theo thứ tự Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Nó là một vòng đi theo đường biên ngoài của hình tròn, hoặc thuận chiều kim đồng hồ, hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Đây gọi là ‘viên chu tuần hoàn’, là tuần hoàn mang ý nghĩa hậu thiên. Người bình thường chỉ biết được tuần hoàn mang ý nghĩa như vậy.
        Còn có một chủng phương thức tuần hoàn nữa, gọi là ‘Thái Cực tuần hoàn’. Đây chính là tuần hoàn mà tôi đã nói qua trong “Tiên thiên Bát quái phương vị”, đó là 1 Càn, 2 Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Khảm, 7 Cấn, 8 Khôn.
        Đổi sang một góc độ khác mà giảng, ‘viên chu tuần hoàn’ là một loại tuần hoàn xuyên thẳng vuông góc với mặt giao giới Âm-Dương. Chúng ta có thể lấy quả địa cầu làm ví dụ. Thái Cực của “Hậu thiên Bát quái phương vị” là trên Âm dưới Dương, cũng tương đương với Nam bán cầu và Bắc bán cầu trên quả địa cầu. Bắc bán cầu đại biểu Âm, Nam bán cầu đại biểu Dương. Tuyến giao giới Nam-Bắc Âm-Dương cũng tương đương với đường xích đạo. Như vậy cái gì trên quả địa cầu Nam-Bắc “Hậu thiên Bát quái” này là viên chu tuần hoàn? Chính là bất cứ đường kinh tuyến hình tròn nào chạy xuyên qua đường xích đạo. Đương nhiên trên “Hậu thiên Thái Cực” chỉ có một viên chu tuần hoàn, chứ không như trên quả địa cầu có vô số đường kinh tuyến hình tròn.
        Vậy thì ‘Thái Cực tuần hoàn’ là gì? Thái Cực tuần hoàn chính là tuần hoàn men theo tuyến giao giới Âm-Dương. Nếu có thể quan sát “Tiên thiên Thái Cực” một cách lập thể chứ không phải trên mặt phẳng, thì các bạn sẽ hiểu được cảm giác tuyến giao giới Âm-Dương mà tôi vừa nói. Loại quan sát này hơi khó. Chúng ta có thể lại lấy quả địa cầu làm ví dụ. Chúng ta biết rằng, “Tiên thiên Thái Cực” là phân bố theo trái Dương phải Âm, như vậy ví dụ hình tượng là chúng ta có thể lấy Đông bán cầu là Dương, Tây bán cầu là Âm. Vậy đâu là Thái Cực tuần hoàn? Chính là đường kinh tuyến hình tròn phân chia Đông-Tây bán cầu, trên quả địa cầu là hình tròn hợp thành bởi đường kinh tuyến Greenwich, Anh quốc và đường đổi ngày quốc tế. Đây là chúng ta chỉ lấy làm ví dụ mà thôi.
        Tôi lý giải như thế này: ‘viên chu tuần hoàn’ đối ứng với ‘tý ngọ chu thiên’ mà Đạo gia giảng, còn gọi là càn khôn vận chuyển, hoặc hà xa vận chuyển; còn ‘Thái Cực tuần hoàn’ đối ứng với điều gọi là ‘mão dậu chu thiên’. Loại chu thiên này là không được tùy ý giảng cho người ngoài nghe. Về hàm nghĩa chuẩn xác của tý ngọ chu thiên và mão dậu chu thiên, chỉ những người tu luyện mới hiểu rõ vấn đề này.
        PHÙ HIỆU CHỮ VẠN VÀ THÁI CỰC XUẤT HIỆN NGAY TRÊN LẠC THƯ HÀ ĐỒ (Theo bài của Chính Ngộ)
        Như mọi người đều biết, trong lịch sử Trung Quốc có một số đồ hình gắn liền với dân tộc Trung Hoa, ví dụ Hà Đồ, Lạc Thư, Bát quái, Thái Cực, phù hiệu chữ Vạn (卍), tựa như xuất hiện ngay khi kỷ nguyên lịch sử mới bắt đầu. Trước tiên chúng ta nói về ghi chép liên quan trong văn hiến cổ đại:
        Tương truyền vào thời Phục Hy trong Tam Hoàng thời thượng cổ, trên sông Hoàng Hà xuất hiện một con Long Mã (đầu rồng mình ngựa), trên lưng có những điểm đen trắng cấu thành một bức đồ; Phục Hy theo đó mà diễn ra Bát quái, bức đồ này gọi là “Hà Đồ”. Rất nhiều người đều thử một quá trình suy luận như vậy, nhưng đều thất bại, từ đó cho rằng đây chỉ là truyền thuyết. Thực ra điều này là có thật, sau đây tôi sẽ nói về quá trình đưa ra như thế nào. Xin xem hình dưới:
        [IMG]http://tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2011/10/HaDo.jpg[/IMG]
        Hình 1: Hà Đồ.
        Tương truyền khi Đại Vũ trong Ngũ Đế trị thủy, trên sông Lạc xuất hiện một con rùa lớn, trên lưng rùa mang hoa văn cấu thành một bức đồ, bức đồ gọi là “Lạc Thư”. Xin xem hình dưới:
        [IMG]http://tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2011/10/LacThu.jpg[/IMG]
        Hình 2: Lạc Thư.
        Có người nói Hà Đồ, Lạc Thư đã được thừa nhận và ghi lại rõ ràng trong văn hiến thời cổ đại, nhưng phù hiệu chữ Vạn (卍) là sau này Phật giáo truyền nhập vào mới có. Thực ra điều này không sai; tuy nhiên phù hiệu chữ Vạn (卍) này đã liên tục được lưu truyền lại, chỉ là vô cùng ẩn giấu. Bí mật này kỳ thực ẩn trong Hà Đồ và Lạc Thư.
        Lĩnh vực số học của chúng ta đối với nghiên cứu Lạc Thư là có rất nhiều, bởi vì Lạc Thư rất minh hiển, bất luận là ngang, dọc, trái, phải, chéo thì cộng tổng 3 số đều được 15. Đây chính là ma phương trong số học. Tuy rằng số học hiện đại dường như chưa động chạm đến Hà Đồ, nhưng khoa học cổ đại là có nghiên cứu; kỳ thực từ Hà Đồ này chúng ta có thể nhìn ra một quy luật. Lấy 10 và 5 làm trục. 1-6, 2-7, 3-8, 4-9, bốn cặp số này đều có liên hệ mật thiết với nhau. Trong rất nhiều sách cổ thời cổ đại đều có luận thuật, hơn nữa nhiều ngành học đã vận dụng thành công quy luật này. Ở đây tôi không muốn dẫn giải những thứ này, mà chỉ xin đưa ra mấy câu trong tri thức văn hóa cổ đại Trung Quốc: “Thiên nhất sinh thủy, Địa lục thành chi…” Ai không tin có thể tra thử xem. Tôi có thể đưa ra mấy ví dụ nữa, bàn tính của Trung Quốc cũng sinh ra như vậy.
        Chúng ta xem hình quan hệ Lạc thư ma phương sau đây:

        [IMG]http://tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2011/10/ma-phuong.jpg[/IMG]
        Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương

        Chúng ta đem quy luật loại này đưa vào Lạc Thư thì có thể được tình huống sau. Lấy 5 làm trung tâm, nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 lần lượt có 4 cặp số nối liền. Được hình bên dưới:

        [IMG]http://tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2011/10/chu-van.jpg[/IMG]
        Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương. Cộng ngang, dọc, trái, phải, chéo thì đều được 15. Nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 với 5 được phù hiệu chữ Vạn (卍).
        Thật kinh ngạc! Cả người Đông và Tây phương đều thấy vậy! Tiêu chí của Phật gia—phù hiệu chữ Vạn (卍). Chúng ta biết rằng phù hiệu chữ Vạn (卍) này đều từng xuất hiện tại Ấn Độ và Tây Âu. Giới học thuật thường cho rằng Trung Quốc cũng đã sớm có, nhưng không có gì để chứng minh. Chẳng ngờ nó ẩn thân tại nơi đây. Hai đồ hình này đã được lưu truyền rất lâu trong lịch sử Trung Quốc. Khi giao thông trong quá khứ còn chưa thông suốt, cả Đông và Tây phương đều có phù hiệu này, liệu có thể là trùng hợp không?
        Chúng ta biết rằng, có hai phù hiệu căn bản và trọng yếu nhất được lưu truyền từ thời cổ đại. Một là Thái Cực đồ của Trung Quốc, và một là phù hiệu chữ Vạn (卍). Số lẻ cấu thành Lạc Thư (9 con số), ở trên đã phân tích qua, ở đó ẩn tàng phù hiệu chữ (卍); còn số chẵn cấu thành Hà Đồ (10 con số), ở đó ẩn tàng Thái Cực. Thực ra Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn (卍) có nguồn gốc sâu xa hơn Hà Đồ, Lạc Thư nhiều, chỉ là hai phù hiệu tạo nên hai đồ hình. Từ đó chúng ta có thể tìm lại quá khứ. Như vậy chúng ta đã biết phù hiệu chữ Vạn (卍) diễn xuất số lẻ, Thái Cực diễn xuất số chẵn. Các con số trong Lạc Thư chia thành hai nhóm, lần lượt là 1, 3, 5, 7, 9 (5 số lẻ) và 2, 4, 6, 8 (4 số chẵn). Chúng ta dùng phù hiệu chữ Vạn (卍) để thay thế số lẻ trong Lạc Thư, lại dùng Thái Cực để thay thế số chẵn, thì sẽ được một đồ hình, với bốn vị trí chính và trung tâm là phù hiệu chữ Vạn (卍), còn tứ giác là bốn Thái Cực.

        [IMG]http://tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2011/10/do-hinh-2.jpg[/IMG]
        Phù hiệu chữ Vạn và Thái cực ngay trên lạc thư
        Người ta vẫn biết rằng phù hiệu chữ vạn xuất hiện một cách rộng rãi từ 2.500 trước đây, từ thời Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp. Thế nhưng trước đó hàng ngàn năm Phù hiệu chữ vạn đã bí ẩn năm ngay trên lạc thư. Đây là bí ẩn mà trước đây chưa có ai khám phá hay đề cập đến
        Có thể có người sẽ thắc mắc rằng nguồn gốc của kinh dịch là từ đạo gia nên dĩ nhiên là có Thái cực, vậy tại sao có cả chữ Vạn của Phật gia trong đây. Bởi lẽ Kinh dịch chứa đựng ảnh tượng vũ trụ, có công năng dự đóan , là thể hiện của thiên ý. Vậy trong vũ trụ có cả Phật Gia và Đạo gia, nếu thiếu đi thì vũ trụ bị khuyết mất, nên đương nhiên phải có cả phù hiệu chữ Vạn của Phật gia.
        Ánh Sáng
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "Boxer" về bài viết có ích này:

        hieunv74 (02-08-12),phiphươnghô (11-07-12),tuhuong (11-07-12)

      11. #6
        Tham gia ngày
        Aug 2011
        Bài gửi
        195
        Cảm ơn
        12
        Được cảm ơn: 56 lần
        trong 43 bài viết

        Default Bàn về Dự ngôn và nhân sinh (Thần Quang)

        Mời các bạn đọc Dự ngôn và nhân sinh gồm 3 phần:

        http://chanhkien.org/2011/10/video-d...nh-phan-1.html
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #7
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        371
        Cảm ơn
        7
        Được cảm ơn: 797 lần
        trong 281 bài viết

        Default

        Không biết Boxer có phải là tác giả của các bài viết trên hay không ? Nhưng dù đúng dù không, theo tôi tác giả cũng nên đọc cuốn "tam nguyên cửu vận" của tác giả Hoàng Tuấn. Trong đó tác giả có trình bày kỹ lưỡng và có phần sâu sắc hơn nội dung các bài viết trên. Theo đó có thể nói về sự phát kiến, thì tác giả các bài viết này muốn khẳng định thì cũng phải có sự minh chứng. Kẻo lại mang tiếng là Đạo Phát Kiến.
        Đồng thời cũng nói luôn rằng. Cho dù hà lạc đồ thư có thể hiện như nội dung các bài viết trên, nhưng chúng chỉ có giá trị nói lên một trong số các tính chất của Hà Lạc đồ thư mà thôi. Hà lạc đồ thư còn nhiều tính chất (mà chúng ta cứ hay gọi là Bí Mật của hà lạc) tuyệt vời nữa. Để từ đó chúng ta còn thấy chúng có giá trị đối với việc xây dựng tử vi, thậm chí còn có giá trị trong các nghiên cứu của khoa học tự nhiên. Biểu diễn tính đối ngẫu giữa đông phương học với tây phương học.
        Thân ái.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      13. #8
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi Boxer Xem bài gởi
        Giải mã bí ẩn “Kinh dịch” (Phần 4): Phù hiệu chữ Vạn và Thái cực xuất hiện ngay trên Lạc thư Hà đồ

        MỘT VÀI KHÁM PHÁ VỀ TUẦN HÒAN
        ...................
        Chúng ta xem hình quan hệ Lạc thư ma phương sau đây:

        [IMG]http://tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2011/10/ma-phuong.jpg[/IMG]
        Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương

        Chúng ta đem quy luật loại này đưa vào Lạc Thư thì có thể được tình huống sau. Lấy 5 làm trung tâm, nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 lần lượt có 4 cặp số nối liền. Được hình bên dưới:

        [IMG]http://tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2011/10/chu-van.jpg[/IMG]
        Quan hệ giữa Lạc Thư và ma phương. Cộng ngang, dọc, trái, phải, chéo thì đều được 15. Nối 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 với 5 được phù hiệu chữ Vạn (卍).
        Thật kinh ngạc! Cả người Đông và Tây phương đều thấy vậy! Tiêu chí của Phật gia—phù hiệu chữ Vạn (卍). Chúng ta biết rằng phù hiệu chữ Vạn (卍) này đều từng xuất hiện tại Ấn Độ và Tây Âu. Giới học thuật thường cho rằng Trung Quốc cũng đã sớm có, nhưng không có gì để chứng minh. Chẳng ngờ nó ẩn thân tại nơi đây. Hai đồ hình này đã được lưu truyền rất lâu trong lịch sử Trung Quốc. Khi giao thông trong quá khứ còn chưa thông suốt, cả Đông và Tây phương đều có phù hiệu này, liệu có thể là trùng hợp không?
        Chúng ta biết rằng, có hai phù hiệu căn bản và trọng yếu nhất được lưu truyền từ thời cổ đại. Một là Thái Cực đồ của Trung Quốc, và một là phù hiệu chữ Vạn (卍). Số lẻ cấu thành Lạc Thư (9 con số), ở trên đã phân tích qua, ở đó ẩn tàng phù hiệu chữ (卍); còn số chẵn cấu thành Hà Đồ (10 con số), ở đó ẩn tàng Thái Cực. Thực ra Thái Cực và phù hiệu chữ Vạn (卍) có nguồn gốc sâu xa hơn Hà Đồ, Lạc Thư nhiều, chỉ là hai phù hiệu tạo nên hai đồ hình. Từ đó chúng ta có thể tìm lại quá khứ. Như vậy chúng ta đã biết phù hiệu chữ Vạn (卍) diễn xuất số lẻ, Thái Cực diễn xuất số chẵn. Các con số trong Lạc Thư chia thành hai nhóm, lần lượt là 1, 3, 5, 7, 9 (5 số lẻ) và 2, 4, 6, 8 (4 số chẵn). Chúng ta dùng phù hiệu chữ Vạn (卍) để thay thế số lẻ trong Lạc Thư, lại dùng Thái Cực để thay thế số chẵn, thì sẽ được một đồ hình, với bốn vị trí chính và trung tâm là phù hiệu chữ Vạn (卍), còn tứ giác là bốn Thái Cực.

        [IMG]http://tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2011/10/do-hinh-2.jpg[/IMG]
        Phù hiệu chữ Vạn và Thái cực ngay trên lạc thư
        Người ta vẫn biết rằng phù hiệu chữ vạn xuất hiện một cách rộng rãi từ 2.500 trước đây, từ thời Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp. Thế nhưng trước đó hàng ngàn năm Phù hiệu chữ vạn đã bí ẩn năm ngay trên lạc thư. Đây là bí ẩn mà trước đây chưa có ai khám phá hay đề cập đến
        Có thể có người sẽ thắc mắc rằng nguồn gốc của kinh dịch là từ đạo gia nên dĩ nhiên là có Thái cực, vậy tại sao có cả chữ Vạn của Phật gia trong đây. Bởi lẽ Kinh dịch chứa đựng ảnh tượng vũ trụ, có công năng dự đóan , là thể hiện của thiên ý. Vậy trong vũ trụ có cả Phật Gia và Đạo gia, nếu thiếu đi thì vũ trụ bị khuyết mất, nên đương nhiên phải có cả phù hiệu chữ Vạn của Phật gia.
        Ánh Sáng
        Đúng là cái ông tác giả của bài này mắt bị mờ tại vì bế quan lâu quá nên chẳng biết là cái bí ẩn chử vạn nó nằm trong phong thuỷ và đã được ứng dụng từ thời Dương Quân Tùng rồi!!! Không tin thì đi tìm thêm sách về Huyền Không Đại Quái (64 quái) mà đọc đi.
        Còn nói về lịch sử của chử Vạn hả???
        Vào wikipedia thì sẻ có ngay:
        The earliest archaeological evidence of swastika-shaped ornaments dates back to the Indus Valley Civilization of Ancient India as well as Classical Antiquity (The Indus Valley Civilization (IVC) was a Bronze Age civilization (3300–1300 BCE; mature period 2600–1900 BCE). Swastikas have also been used in various other ancient civilizations around the world. It remains widely used in Indian religions, specifically in Hinduism, Buddhism, and Jainism, primarily as a tantric symbol to evoke shakti or the sacred symbol of auspiciousness. The word "swastika" comes from the Sanskrit svastika - "su" meaning "good," "asti" meaning "to be," and "ka" as a suffix. The swastika literally means "to be good".

        In East Asia, the swastika is a Chinese character, defined by Kangxi Dictionary, published in 1716, as "synonym of myriad, used mostly in Buddhist classic texts"[1], by extension, the word later evolved to represent eternity and Buddhism. ............

        Thôi trích bao nhiêu củng đủ rồi. Đúng là tự ảo tự diễn luôn!!!
        (ý sao mà củng giống mình quá, hahahahahaha)
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 25-07-12 lúc 12:03
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (05-10-15)

      15. #9
        Tham gia ngày
        Jun 2012
        Bài gửi
        16
        Cảm ơn
        0
        Được cảm ơn: 5 lần
        trong 4 bài viết

        Default

        Hình như Hitler phối số hay hơn : 2-9-5-1-8 và 4-3-5-7-6 thành chữ SS
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. #10
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi ConLuan Xem bài gởi
        Hình như Hitler phối số hay hơn : 2-9-5-1-8 và 4-3-5-7-6 thành chữ SS
        Đó là thuận sanh nghịch khắc của Hà Lạc, bão đãm ông tác giả chỉ thấy được chử Vạn thuận sinh mà chưa thấy được chử Vạn nghịch khắc. Mà ông Hít Lờ Đờ này chắc củng hiểu được cái ý nghĩa này nên mối chọn cái chử Vạn nghịch khắc. Hai chử ss của Nazi đó là tượng của Sấm Sét, tức là Chấn Mộc.
        Nè nha anh Great Britain (Anh) thường dùng chử thập là symbol của mình. Thập là tượng Thổ nhé.
        Mộc của Hít Lờ Đờ khắc Thổ của Anh nè nên lúc đầu Anh thê thãm nhe.
        Mỹ dùng nử thần tự do là symbol của mình, nử thần tự do là Venus Kim Tinh!!!
        Anh Great Britain sau nhờ anh Mỹ nhãy vào. Thổ Anh Sinh Kim Mỹ đi khắc Mộc của Hít Lờ Đờ nên phải Tuyệt thôi!!!

        Đúng là quy luật ngũ hành nha!!!
        Cái này thì bảo đãm tác giả chưa khám phá ra luôn!
        Hahahahahahaha
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 25-07-12 lúc 13:17
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      17. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        nguyenduong_tb (08-11-12),thucnguyen (05-10-15)

      Trang 1/2 12 cuốicuối

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •