Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 4/4 đầuđầu ... 234
    kết quả từ 31 tới 38 trên 38
      1. #31
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Lại hỏi tại sao Khôn Nhâm Ất quyết có hết luôn tam kiết môn, tự nhiên lại xen vào Kinh Môn Phá Quân vậy? Có phải mơ hồ lắm không?

        Hihihihihihihi
        Ai biết Thiên Cương quyết thì hiểu liền.
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 03-12-16 lúc 09:43
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        duykhang (08-08-17),HoanPhuc2112 (15-06-17),thucnguyen (05-12-16)

      3. #32
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Hôm nay tiểu sinh xin giải thích tại sao trong Khôn Nhâm Ất liệt ra Tam Kiết Môn lại thêm cục Phá Quân.

        Trong quyển Kỳ Môn Độn Giáp Bí Cấp Đại Toàn bản Hán ngữ, phần sau cùng có bộ "Xuất sư xuất hành bảo kính đồ", phần này thì không được dịch lại trong bản tiếng Việt.

        Trong đó có phần Chỉ Chưởng Đồ, xin sơ dịch như sau:
        Hoặc hành quân phá địch ngẩu nhiên khẩn cấp không kịp chọn ngày thì dùng bàn tay để tính Tọa Tham Lang đối Phá Quân, vạn sự kiết lợi không sợ hung thần. Người xưa có ghi lại rằng Nhật Nguỵệt thường như Tuất thời kiến Phá Quân, tháng Giêng Phá Quân chỉ Dần, nhật nhật lại cứ Dần thượng khỡi Tuất thời., như hôm nay Tý thời xuất Phá (quân), chỉ tại Thìn phương, ngã tức bối Tuất hướng Thìn nhi xuất (tức mình phải dựa lưng vào Tuất mà hướng về Thìn), Tuất Sửu thòi Phá Quân chỉ tại Tỵ phương, ngã bối Hợi hướng Tỵ mà xuất. Tháng hai Phá Quân chỉ Mão, thì lấy Mão thượng khỡi Tuất, như Tý thời (tháng hai) xuất Phá Quân chỉ Tỵ phương, ngã tức bối Hợi mà hướng Tỵ nhi xuất.
        Tiêu sinh thêm thí dụ nhá:
        Phá Quân chính là Cán đẩu, và củng là Nguyệt Kiến.
        Như tháng 5, Phá Quân (tức đẩu chỉ vào Ngọ - Nguyệt Kiến), thì bắt đầu Tuất tại cung Ngọ, như muốn dụng giờ Mão, thì Tuất tại Ngọ, Hợi tại Mùi, Tý tại Thân, Sửu tại Dậu, Dần tại Tuất, Mão tại Hợi. Như vậy giờ Mão Đẩu chỉ vào Hợi, vậy phải tọa Tỵ mà hướng Hợi. Nếu ta từ cung Phá Quân đếm nghịch lại bảy thì đó chính là Tham Lang tinh vậy. Trong địa bàn 12 chi, có 6 cập Tương Xung, Tý Ngọ, Phá tại Tý thì Tham Lang tại Ngọ, Phá tại Ngọ thì Tham Lang tại Tý.

        Cục Phá Quân trong Khôn Nhâm Ất chính là Phương Pháp hướng vào Phá Quân mà Tọa Tham Lang Vị, củng chính là Kiết!!!

        Hihihihihihihihihi
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 03-12-16 lúc 09:40
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 6 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        duykhang (08-08-17),HoanPhuc2112 (15-06-17),leostar79 (17-01-17),thucnguyen (05-12-16),tranquangdo (06-12-16),vochinhdieu (04-12-16)

      5. #33
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        27
        Cảm ơn
        49
        Được cảm ơn: 6 lần
        trong 6 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Hôm nay tiểu sinh xin giải thích tại sao trong Khôn Nhâm Ất liệt ra Tam Kiết Môn lại thêm cục Phá Quân.

        Trong quyển Kỳ Môn Độn Giáp Bí Cấp Đại Toàn bản Hán ngữ, phần sau cùng có bộ "Xuất sư xuất hành bảo kính đồ", phần này thì không được dịch lại trong bản tiếng Việt.

        Hihihihihihihihihi
        Tiếp đi chú ơi, đã nửa năm trôi qua rồi ạ. Lập bàn an thân phân tích nguyên cầm tam cát rồi mà vẫn trong học thuật chưa thấy ứng dụng đâu. Mong chú khai sáng tiếp cho hậu học ạ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #34
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Chào bạn HoanPhuc2112,

        Tất cả nguyên lý đều được phơi bày, phần thực hành và ứng dụng để lại cho ai thích thì đi vào ý.

        Lấy quyển La Kinh Thấu Giải ra, lập các cục mà trong sách đã liệt kê (đó là phần thực hành sơ khỡi), sau đó thì đem các cục thật mà chiêm nghiệm.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        HoanPhuc2112 (15-06-17)

      8. #35
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        27
        Cảm ơn
        49
        Được cảm ơn: 6 lần
        trong 6 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Chào bạn HoanPhuc2112,

        Tất cả nguyên lý đều được phơi bày, phần thực hành và ứng dụng để lại cho ai thích thì đi vào ý.

        Lấy quyển La Kinh Thấu Giải ra, lập các cục mà trong sách đã liệt kê (đó là phần thực hành sơ khỡi), sau đó thì đem các cục thật mà chiêm nghiệm.
        Chú ơi cháu xin hỏi, môn này có phải cũng như hệ thống phong thủy Tam Hợp chủ yếu dụng cho âm trạch phải không ạ. Nhìn nhận về Tam Hợp cháu thấy dùng được cho dương trạch rất ít dù cháu nghĩ đủ các loại để làm rồi, không chi tiết được như bày cái tủ lạnh, kê cái ti vi, đóng cái ban thờ... Hay là do những gì cháu biết ít quá chưa đủ ứng dụng ạ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. #36
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi HoanPhuc2112 Xem bài gởi
        Chú ơi cháu xin hỏi, môn này có phải cũng như hệ thống phong thủy Tam Hợp chủ yếu dụng cho âm trạch phải không ạ. Nhìn nhận về Tam Hợp cháu thấy dùng được cho dương trạch rất ít dù cháu nghĩ đủ các loại để làm rồi, không chi tiết được như bày cái tủ lạnh, kê cái ti vi, đóng cái ban thờ... Hay là do những gì cháu biết ít quá chưa đủ ứng dụng ạ.
        Thật ra thì Kỳ Môn củng được ứng dụng trong Dương Trạch, hiện nay đã có vài tác giả xuất bản về môn này, nhưng toàn là tiếng Hán à.

        Nói về Tam Hợp, thì phải biết nguồn gốc của Tam Hợp là gì. Tại sao chỉ áp dụng được cho Âm Trạch?
        Mà tại sao lại không thể áp dụng vào Dương Trạch?

        Bạn suy nghỉ thử xem?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        HoanPhuc2112 (15-06-17)

      11. #37
        Tham gia ngày
        Oct 2015
        Bài gửi
        27
        Cảm ơn
        49
        Được cảm ơn: 6 lần
        trong 6 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Thật ra thì Kỳ Môn củng được ứng dụng trong Dương Trạch, hiện nay đã có vài tác giả xuất bản về môn này, nhưng toàn là tiếng Hán à.

        Nói về Tam Hợp, thì phải biết nguồn gốc của Tam Hợp là gì. Tại sao chỉ áp dụng được cho Âm Trạch?
        Mà tại sao lại không thể áp dụng vào Dương Trạch?

        Bạn suy nghỉ thử xem?
        Cháu nghĩ là do lý thuyết chủ yếu xoay quanh long huyệt sơn sa án thủy, riêng phần thủy đã là một phần của Tam Hợp, nếu coi ngôi nhà dương trạch là 1 huyệt của âm trạch, thì Tam hợp chỉ phân tích về loan đầu quanh ngôi nhà ( thủy khẩu, núi xa, đường lộ...) chứ không có lý thuyết phân tích bên trong huyệt nữa phải không ạ nên không có cơ sở cho cái tivi, tủ lạnh, giường ngủ ^^
        Cháu cảm ơn chú ạ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. #38
        Tham gia ngày
        Feb 2021
        Bài gửi
        10
        Cảm ơn
        456
        Được cảm ơn: 1 lần
        trong 1 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Chào các bạn,
        Chúng ta đã biết qua Tuần Đầu (bài trước), nay chúng ta nói đến Phù Đầu.
        Theo thời gia Kỳ Môn, túc dùng Can Chi giờ để bày quẻ Kỳ Môn thì 60 giờ can chi là một nguyên.
        Một ngày theo âm lịch thì có 12 giờ can chi, như vậy 5 ngày có tổng cộng 60.
        Tam nguyên tức có 180 giờ, tức 15 ngày. 5 ngày còn gọi là một hầu.
        Một nằm có 24 tiết khí, theo âm lịch thì lấy 360 làm móc (dĩ nhiên thiếu đi 5 ngày mấy nên có năm phải nhuận 1 tháng). 360 ngày chia 24 tiết khí, cho nên mỗi tiết khí có 15 ngày (dĩ nhiên củng chỉ là móc, gì thực tế tiết khí có khi đến sớm hoặc đến muộn nên ky môn mới có phép siêu thần tiếp khí và phép nhuận).

        180 giờ (can chi) chia làm tam nguyên, Thượng nguyên, Trung nguyên, và Hạ nguyên, mỗi nguyên 60 giờ (hoặc can chi).

        Như vậy 5 ngày là một nguyên, nếu ta lấy móc Giáp Tý khởi thượng nguyên, thì sau 5 ngày (60 giờ), sẻ là trung nguyên Kỷ Tỵ, lại sau 5 ngày (60 giờ) nửa là Hạ nguyên Giáp Tuất.

        Nếu ta tuần tự đi hết 60 can chi, thì ta sẻ có bản sau:

        ThNguyên Giáp Tý, TrNguyên Kỷ Tỵ, HạNguyên Giáp Tuất
        ThNguyên Kỷ Mão, TrNguyên Giáp Thân, HạNguyên Kỷ Sửu
        ThNguyên Giáp Ngọ, TrNguyên Kỷ Hợi, HạNguyên Giáp Thìn
        ThNguyên Kỷ Dậu, TrNguyên Giáp Dần, HạNguyên Kỷ Mùi
        ThNguyên GiápTý, . . .

        Sau đó sẻ lập lại y vậy. Tù sự liệt kê trên, ta thấy rằng:
        Thượng nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Tý, Ngọ, Mão, Dậu
        Trung nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Dần, Thân, Tỵ, Hợi
        Hạ nguyên thì Giáp Kỷ kết hợp với Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.

        Bài trước ta biết Tuần Đầu đều khởi Giáp (1 tuần 10 ngày, hay Can Chi, từ Giáp đến Quý)
        Nhưng Phù Đầu là ám chỉ đến 5 ngày 60 giờ, để biết ngày đó thuộc Thượng Trung hay Hạ nguyên của tiết khí, vì một tiết khí có 15 ngày, tức 3 hầu, củng là thượng trung hạ nguyên 60x3 = 180 giờ Can Chi.

        Thí dụ như Nhâm Tuất
        Theo phép tính nhẫm Tuần Đầu thì
        Nhâm Tuất, Quý Hợi, bỏ Giáp Tý, Ất Sửu, tới chi Dần, như vậy Nhâm Tuất có Tuần Đầu là Giáp Dần, vậy Phù Đầu là gì?
        Từ Giáp Dần, ta đếm, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, ta thấy đếm qua can Kỷ, đây chính là Phù Đầu.
        Ta thấu rằng Kỷ kết hợp với Thìn Tuất Sửu Mùi, tức ta biết Nhâm Tuất thuộc về Hạ Nguyên của tiết khí vậy.

        Thí dụ Mậu Tý
        Theo phép tính nhẫm thì
        Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ, bỏ Giáp Ngọ, Ất Mùi, chi kế là Thân, vậy Mậu Tý thuộc tuần Giáp Thân (tức Tuần Đầu là Giáp Thân), vậy Phù Đầu là gì?
        Ta lại khởi Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, ta thấy rằng không có can Kỷ nào tức Giáp Thân củng chính là Phù Đầu vậy. Tức là Giáp Thần vừa là Tuần Đầu, vừa là Phù Đầu.
        Giáp Kỷ kết hợp với Tý Ngọ Mão Dậu thuộc về Thượng Nguyên, như vậy ta biết Mậu Tý nằm trong Thượng nguyên của tiết khí.

        Phép tìm Phù Đầu
        Khởi từ Tuần Đầu đếm tới Can Chi, nếu qua can Kỷ thì đây là Phù đâu, nếu không đi qua Kỷ thì Giáp củng chính là Phù đâu.
        Sau đó xem Giáp Kỷ kết hợp với Tý, Ngọ, Mão, Dậu là Thượng nguyên, nếu kết hợp với Dần, Thân, Tỵ, Hợi, thì là Trung nguyên, kết hợp với Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thì là Hạ nguyên.

        Theo phép khởi Trường sinh, thì Dần Thân Tỵ Hợi đều là chở khởi Trường Sinh, nên còn được gọi là Tứ Sinh,
        Tý Ngọ Mão Dậu đều là nơi Đế Vượng nên còn được gọi là Tứ Vượng, Thìn Tuất Sửu Mùi đều là nơi Mộ nên còn được gọi là Tứ Mộ.
        Theo 4 mùa, thì mỗi mùa có 3 tháng, tháng đầu của mùa thì gọi là Mạnh, giữa mùa thì gọi là Trọng, cuối mùa thì gọi là Quý. Mùa xuân bắt đầu tiết Lập Xuân tháng giêng Kiến Dần, qua Dần Mão Thìn 3 tháng thì tới mùa Hạ, tháng Tỵ Ngọ Mùi, lại tới mùa Thu tháng Thân Dậu Tuất, và mùa Đông tháng Hợi Tý Sửu.
        Như vậy:
        Xuân: Dần, Mão, Thìn
        Hạ: Tỵ, Ngọ, Mùi
        Thu: Thân, Dậu, Tuất
        Đông: Hợi, Tý, Sửu
        Vì vậy cho nên
        Dần Thân Tỵ Hợi còn được gọi là Tứ Mạnh
        Tý Ngọ Mão Dậu còn được gọi là Tứ Trọng
        Thìn Tuất Sửu Mùi còn được gọi là Tứ Quý.
        Em có thắc mắc là nếu theo cách tính trên thì Mậu Tý có Giáp Thân vừa là Tuần đầu vừa là Phù đầu và thuộc TRUNG NGUYÊN chứ sao lại là THƯỢNG NGUYÊN nhỉ?
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Trang 4/4 đầuđầu ... 234

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •