Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 7 trên 7
      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        1,031
        Cảm ơn
        4,637
        Được cảm ơn: 796 lần
        trong 487 bài viết

        Default Đón Tết Cổ Truyền Theo Dương Lịch - Võ Tòng Xuân

        (VTC News) - GS-TS Võ Tòng Xuân chia sẻ với độc giả quan điểm Tết cổ truyền Việt Nam nên tổ chức theo dương lịch cùng thế giới trong thời đại hội nhập hiện nay.

        Ngày 14/02/2005 mục “Chào buổi sáng” của báo Thanh Niên có đăng bài viết của tôi nhan đề Tết “hội nhập,” tại sao không? Ngay sau đó một làn sóng tranh luận rất sôi nổi đã dấy lên trong mục “Ý kiến bạn đọc” của tờ báo.
        Chỉ trong vòng vài ngày mà đã có hơn 200 độc giả góp ý, trong số đó nhóm không đồng tình chiếm hơn 50%. Sự tranh luận này tiếp tục kéo dài cho đến năm nay 2012, qua nhiều diễn đàn. Tôi tải về tổng cộng được 396 trang A4 với cỡ chữ 8,5.

        Thật sự tôi rất cảm kích sự quan tâm của độc giả về vấn đề này, vì đó là thể hiện sự tiến bộ của dân tộc Việt Nam chúng ta trong thời đại mới.

        Vì ý kiến quá nhiều, tôi không thể đọc hết các chi tiết lập luận, nhưng có thể thấy được số ý kiến ủng hộ ngày càng nhiều hơn trước, nhất là khi các ý kiến ấy mới được nêu vào năm nay 2012, bảy năm sau khi bài báo xuất hiện.

        Tuy nhiên tôi cố gắng đọc kỹ những ý kiến không đồng tình để học hỏi thêm lập luận của các bậc tiền bối.

        Một điều tôi khám phá rất quan trọng là những lập luận không đồng tình này đã chỉ căn cứ vào cái tít của những thành viên diễn đàn (hoặc của biên tập viên nhà báo) viết cho kêu như “Có nên bỏ ngày Tết cổ truyền ở Việt Nam?”, “Tết Tây hay Tết ta?”, “Bỏ hay không bỏ ngày Tết cổ truyền Việt Nam?”, không đúng theo nội dung trình bày của tôi trong bài Chào Buổi Sáng 14/2/2012.

        Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3 - 4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.

        Vì không đọc kỹ lập luận của tôi mà chỉ căn cứ trên những cái tít giựt gân trên đây nên có một số vị độc giả đã viết những câu chê trách quá nặng lời. Sự hiểu lầm này nhằm vào 2 điểm chính:
        1. Bỏ ngày Tết cổ truyền. Tôi không hề viết một ý kiến như vậy bất cứ ở đâu. Đọc lại bài trên mục Chào buổi sáng trên báo Thanh Niên năm 2005, tôi viết rất rõ: “Đã đến lúc chúng ta định nghĩa lại "bản sắc dân tộc" của sự ăn Tết theo lịch Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập thế giới.

        Dứt khoát chúng ta không nỡ hưởng thụ đến 3 - 4 tuần lễ Tết dương lịch và âm lịch gộp lại trong khi các nước đang dành thời giờ đua làm giàu.

        Và dĩ nhiên chúng ta cũng không muốn để lỡ cơ hội đưa đất nước tiến nhanh đến phồn vinh. Nên thống nhất ăn Tết cùng lúc với các đối tác thương trường của chúng ta, chuyển các tập quán ăn Tết âm lịch sang các ngày dương lịch, và giảm dần ngày nghỉ Tết âm lịch quá lê thê.”

        Như thế, thí dụ tục lệ lì xì thay vì xảy ra vào ngày mồng 1 âm lịch thì ta đổi lại là mồng 1 dương lịch, v.v… Có độc giả chuyên chơi hoa đã cho biết là có thể điều khiển cho hoa mai và hoa đào nở vào ngày mồng 1 dương lịch.

        2. Bỏ lỡ cơ hội kinh tế (làm giàu). Tôi nêu mấy thí dụ cho thấy trong khi ta vui Tết lê thê thì thị trường chứng khoán ở Tokyo, New York, London đang hoạt động; các doanh nghiệp bạn hàng của ta ở ngoại quốc cũng đang hoạt động, chắc chắn ta sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt.

        Thay đổi tập quán rất khó, nhưng trong tập quán Tết Việt Nam chúng ta thay đổi không khó vì chúng ta vẫn cử hành các tập quán đó, nhưng trong ngày dương lịch. Có quyết tâm đổi mới “Ăn Tết Ta theo ngày dương lịch,” đất nước Việt Nam sẽ có những điều lợi sau đây:

        1- Vừa giữ được các tập quán Tết cổ truyền, vừa ít bỏ lỡ cơ hội nắm bắt đối tác kinh doanh, giao thương với nước ngoài.

        2- Ít mất thời giờ của nông dân (đại bộ phận người dân) dành chăm sóc lúa đông-xuân, vụ lúa tiềm năng cao nhất trong năm.

        3- Học sinh và sinh viên có thời khóa biểu học tập và thi học kỳ một cách hợp lý, không gượng ép nghỉ theo âm lịch, do đó không phí thời gian học hành.

        4- Giám tối thiểu tình trạng dân chúng nhậu nhẹt, bài bạc dưới nhiều hình thức, rất tốn kém tiền của và thời gian học tập, tổn hại sức khỏe và tính mạng trong giao thông.

        5- Chấm dứt lãng phí nhiều ngày làm việc mà mình nghỉ, trong khi quốc tế làm việc.

        sưu tầm.
        Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

      2. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        1,031
        Cảm ơn
        4,637
        Được cảm ơn: 796 lần
        trong 487 bài viết

        Default

        Ý kiến bạn đọc (http://vtc.vn/2-361536/xa-hoi/don-te...duong-lich.htm)
        phản đối, vô cùng phản đối...- 05/01/2013
        Tại sao? có bao nhiêu thứ khác cần phải cải cách, cải thiện sao không chịu đưa ý kiến đằng này có 1 nét truyền thống rất riêng mà ai cũng có gắng gìn giữ thì chú Xuân lại kêu phải cải cách. thật sự cháu không thể nghĩ ra bất kỳ 1 lý do nào để cải cách Tết ta thành tết tây hết. vì sao gọi là Tết Tây? chắc chú biết. tại sao gọi là tết ta? chắc chú cũng biết, thế nên đừng cố gắng thay đổi làm gì trong khi rất nhiều đồng bào ở cả trong vào ngoài nước trông ngóng từng phút giây đến với cái Tết cổ truyền.
        (Bùi Yêu Nước)
        Sẽ thay đổi thôi- 04/01/2013
        Ông giáo sư này nói đúng đấy
        (TONY)
        Chúng ta nên nhìn nhận lại bản chất sự việc- 04/01/2013
        Tôi nhận thấy hầu hết các bạn đều nhìn nhận sai vấn đề mà GS đưa ra. Vấn đề ở đây ko phải là chúng ta từ bỏ mọi phong tục tập quán của tết cổ truyền hay quên đi ông bà tổ tiên như các bạn nói, mà chỉ là CHUYỂN THỜI GIAN ĐÓN TẾT. Cũng như ý kiến của chính giáo sư và bạn Trần Mạnh Lân đưa ra, chúng ta vẫn sẽ giữ nguyên những phong tục như thờ cúng tổ tiên, thăm hỏi, chúc tết, gói bánh chưng, chơi cây cảnh... vào ngày tết, nhưng sẽ chuyển vào tết dương, khi cả thế giới đang hòa trong niềm vui đó. Những lễ hội truyền thống vẫn duy trì như vốn có. Tôi cũng nghĩ rằng chúng ta nên chính thức đưa vấn đề này lên bàn họp để nhìn nhận sự việc để đưa ra quyết định phù hợp chứ ko dừng lại ở việc xôn cao trên các trang xã hội nữa. Trên thế giới hiện nay chỉ còn 1 vài nước là ăn tết âm lịch, chủ yếu là do ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa. Đã đến lúc chúng ta trả lại những gì thuộc về họ và chỉ giữ lại những gì của riêng mình. Còn tết dương lịch, lịch dương là khoa học thiên văn, chúng ta tuân theo thiên văn học và hòa cùng số đông của nhân loại.
        (Nguyen Thanh Hoa)
        cuộc xăm lăng của văn hóa ngoại lai- 04/01/2013
        trong các bài viết phản hồi, tôi toàn thấy các vị học rộng tài cao ủng hộ bỏ Tết âm lịch,chắc hẳn vì các vị đi "Tây học" nên mới có cao kiến được như vậy.Các nước Trung quốc, Thái lan và các nước Ả rập cũng nên bỏ Tết cổ truyền của họ đi để cho thế giới hiện nay trở thành thế giới phẳng, mọi người sẽ đỡ phải mất tiền du lịch để giao lưu văn hóa , để tìm hiểu phong tục cổ truyền của nhau nữa vì lúc đó nước nào cũng như nhau cả
        (nguyễn dũng)
        đó là điều không thể- 04/01/2013
        Đón Tết Dương Lịch có thể nhộn nhịp và hào hứng hơn trước vì sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hóa phương Tây. Nhưng, Tết Nguyên Đán là Tết cổ truyền của dân tộc đã được ông cha ta hàng ngàn năm nay gìn giữ.
        (hta)
        hãy giữ cội nguồn- 04/01/2013
        thật hết nói với ông Tòng. Truyền thống văn hóa là gì mà ông hình như quên mất. "Con người có tổ có tông, như cây có cội như sông có nguồn", ông ngoại lai quá là mất gốc đó
        (Hungthan)
        Phản đối, phản đối, phản đối ý kiến của GS TS Võ Tòng Xuân- 04/01/2013
        Tại sao ta lại quên đi truyền thống cội nguồn của mình, để chạy theo danh lợi. "Mất đối tác cái gì hả". Nếu là đối tác thì tôn trọng lẫn nhau. Tại sao người Tây không chuyển sang ăn tết Ta mà ta phải chuyển theo tết Tây. Vậy họ không sợ mất đối tác hay sao?. Có lẽ chắc họ không sợ mất. Vì chưa nghe họ chuyển theo ta bao giờ. Vì sao họ không sợ mất, mà ta lại sợ mất. Có lẽ họ không sợ mất vì họ có bản lĩnh của họ, không theo đuôi người khác. Còn ông thì sao ?...........?. Ông nên nhớ người Việt Nam ta rất nhân nghĩa quí trọng công ơn sinh thành và những người có công với đất nước. Họ sẵn sàng chấp nhận nghèo khó còn hơn mất gốc. Nếu chạy theo giàu có và bỏ đi nguồn cội thì người Việt Nam ta không có các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm lừng lẫy từ mấy ngàn năm nay, chắc ông cũng biết!.........
        (Đinh Văn Toàn)
        Phản đối kịch liệt ý kiến của Võ Tòng Xuân- 04/01/2013
        GS TS Võ Tòng Xuân ông đừng ngoại lai quá. Dù giàu hay nghèo đến đâu người Việt Nam vẫn nhớ ơn ông bà, cha mẹ và những người đã hi sinh cho đát nước VN này ông bỏ tết âm lịch là bỏ quên công ơn sinh thành để lo chạy làm giàu. Giàu để làm ji. mà quên mất cội nguồn.
        (Nguyễn Văn Tây)
        Hòa nhập hay hòa tan- 04/01/2013
        Tôi biết rất rành ông GS này vì tôi hiện đang công tác tại ĐH Nông Lâm và tôi hoàn toàn không đồng ý với ông GS (lúc trước trên báo Thanh Niên tôi cũng đã phản đối rồi) vì ông này học bên Nhật nên rất muốn bắt chước giống Nhật. Nên nhớ rằng Nhật Bản đã bị Mỹ chiếm đóng sau chiến tranh thế giới thứ 2 do đó họ bắt buộc phải theo Mỹ mà bỏ tết cổ truyền tương tự như Hàn Quốc (đó là một cách Mỹ nô lệ văn hóa những nước thuộc địa kiểu mới). Còn việc nghĩ nhiều thì xin lỗi nước chúng ta thuộc hàng nghĩ lễ ít nhất trên thế giới. Chắc ông này chưa từng ra nước ngoài ở thời gian lâu nên chưa biết, tôi đã từng ở những nước phương Tây họ nghĩ từ trước giáng sinh cho tới ngày 3 -4 dương lịch còn lê thê hơn ta rất nhiều, không biết ông GS này có biết không mà dám nói là chỉ 3-4 ngày.Còn việc nhậu nhẹt, cờ bạc đó là tệ nạn nhưng trong ngày lễ hội thì nước nào cũng có và cũng muốn bài trừ (VTC vừa mới đăng mời ông GS xem nhé http://vtc.vn/311-361520/trai-thanh-...index.htm#IMG1). Chắc có lẽ là ông không rành về văn hóa dân tộc nên mới phán bừa ta ăn tết Tàu, tết Việt Nam ý nghĩa, tập tục văn hóa, cách thức tổ chức, lễ hội…đều là độc đáo và khác hoàn toàn với tết Tàu, có chăng ta chỉ dùng chung lịch âm như bao dân tộc Đông Á khác thôi như người tây dùng lịch dương, vậy chẳng lẽ gọi tết Tây là tết Anh, tết Mỹ sao? Tôi cũng là người làm trong ngành chế biến thủy sản, cũng chưa thấy công ty nào kêu ca về việc mất hợp đồng do ăn tết cả, một công ty lớn thì luôn biết quản lý, sắp xếp lao động và dự trữ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu khách hàng cho nên những gì ông GS nói chỉ là ngụy biện thôi. Ông GS cũng nên biết rằng công nhân làm nhà máy chế biến một ngày làm ít nhất 12 tiếng có khi nhồi ca lên đến 24 tiếng và đối với họ ngày tết là những ngày nghĩ ngơi, những ngày thiêng liêng nhất đặc biệt là với công nhân xa quê, thế mà ông GS cũng không cho họ được hưởng thụ cái quyền đó. Tôi cũng đã có nhiều năm đi học ở phương Tây nhưng đối với tôi cũng như những người Việt xa quê tết luôn luôn có ý nghĩa thiêng liêng, ngày Tết bên đó luôn là ngày đi làm nhưng mọi người luôn dành chút thời gian để lắng đọng, để quây quần, để nhớ ông bà tổ tiên, để nhớ về văn hóa dân tộc. Tại sao Tết lại có sức mạnh khiến cho người Việt dù ở xa quê chục năm, dù đã hòa nhập rất tốt nhưng vẫn không hòa tan, ông GS hiểu chứ?. Câu hỏi của tôi là tại sao không biến tết âm lịch thành một dịp lễ hội để thu hút du khách, trở thành một đặc sản văn hóa thế giới, hay cao hơn nữa là làm sao khiến người Tây phải ăn tết Ta thì mới là dân tộc thành công.
        (Bình)
        TS NGND gì mà lập luận ngô nghê quá- 04/01/2013
        Trước hết xin hoan nghênh TS có những ý tưởng mới, không hổ danh là TS. Dựa trên lập luận của ông chắc đa số dân Việt Nam đều nhận được thư tín, hợp đồng làm ăn từ nước ngoài hay sao, Tết cổ truyền từ xa xưa đã gắn bó máu thịt của người Việt trong cũng như ngoài nước nó gắn liền với văn hóa làng quê từ bao đời nay. Nếu nói như ông cần đến lịch âm để làm gì, thay đổi ăn tết sang lịch dương khác nào làm mất bản sắc riêng của người Việt, rồi còn bao hệ lụy nữa. Những cái lợi của ông đưa ra chẳng qua là ông suy nghĩ quá đơn giản, Trung Quốc là một nước lớn và nền kinh tế của họ đứng thứ 2, 3 thế giới vậy sao họ không đổi sang dương lịch ăn tết, làm giàu đâu phải chỉ mấy ngày tết, thật nực cười cho TS, làm giàu đâu phải thời gian nhiều hay ít mà là làm việc ít giờ nhưng hiệu quả, điều này chắc ông hiểu rõ chứ !!! Theo ông thì bao nhiêu người nông dân đồng tình với ý kiến của ông mà ông lại võ đoán như vậy, ăn tết nhưng bà con đến lịch vẫn gieo mạ, ra giống, và đến ngày vẫn đi cấy đấy thôi. Thời gian nghỉ tết của SV, HS được đẩy lên thành thời gian nghỉ hè nên làm sao mà lãng phí được. Tóm lại tất cả những cái lợi mà ông chỉ ra là chủ quan và phiến diện, ông thật sự là TS và NGND sao ?
        (Nguyễn Mai)
        Tây-Ta khác nhau. Không hợp lý. - 04/01/2013
        Bên Phương Tây thường thì người ta nghỉ Tết vào mùa đông, gọi là nghỉ đông cũng 1 tuần hay 2 tuần gì đó, có nước người ta nghỉ suốt từ Noel cho đến 1/1. Những ngày đó thì ta vẫn đi làm. Còn mình thì đc nghỉ mấy ngày Tết âm lịch mục đích là sum họp gia đình. Truyền thống mấy nghìn năm vậy mà giờ muốn hội nhập lại bỏ Tết cổ truyền.
        (Đình Phú)
        Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

      3. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        1,031
        Cảm ơn
        4,637
        Được cảm ơn: 796 lần
        trong 487 bài viết

        Default

        Ý kiến bạn đọc (http://vtc.vn/2-361536/xa-hoi/don-te...duong-lich.htm)
        Đánh mất bản sắc văn hóa- 03/01/2013
        Theo cá nhân tôi tôi không đồng ý với quan điểm này. Chúng ta là quốc gia phương Đông, nông nghiệp là chủ yếu, việc đón tết cổ truyền theo lịch âm là điều đương nhiên, một nét văn hóa rất đẹp và thiêng liêng của người Việt Nam. Mỗi người trong chúng ta đều cảm nhận rõ nét nhất khi mỗi độ tết đến, xuân sang. Chúng ta không thể nhất thống văn hóa, bản sắc theo cách diễn giải của GS được. Bởi vì chúng ta hội nhập, hòa nhập chứ không hòa tan về văn hóa được, đánh mất bản sắc của mình. Nếu như GS nói là gộp tết âm với tết dương, thì ngày giỗ Tổ, ngày giỗ các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa hay chính người trong gia đình thì cũng đổi thành ngày dương à? Sự phát triển của 1 đất nước dựa trên nhiều yếu tố, nhiều góc độ, đâu phải dựa trên việc hòa tan văn hóa, đánh mất bản sắc. Chúng ta cần giữ lại và chọn lọc những giá trị văn hóa cha ông để lại, chứ không phải hòa tan nó ra.
        (tạ anh tuấn)
        Không thể bỏ.- 03/01/2013
        Trước hết tôi thấy ý kiến của GS Xuân như một đề xuất chúng ta ko nên có những lời lẽ quá nặng nề. Tuy nhiên tôi thấy 5 cái lợi GS đưa ra không đủ sức thuyết phục, tôi nghĩ rằng ta phải hiểu Tết nguyên nghĩa là "Tiết" là mùa xuân, mùa khởi đầu 1 năm hơn nữa đây là phong tục đẹp của Người Việt chúng ta. Đó cũng chính là sự hội nhập những tinh hoa văn hóa nước ngoài đâu cần phải hội nhập những cái gì quá xa xoi mà lạc lõng với truyền thống văn hóa ngàn đời của cha ông. Hơn nữa tết âm lịch của Người Việt là rất văn minh vì đây là cách tính con trăng của người xưa, GS rát yêu và gắn bó với Nông Nghiệp chắc GS quá hiểu điều này...Ta nhều nét tương đồng với Trung Quốc nhưng ta có bao giờ chịu khuất phục họ. Những gì tốt đẹp của dân tộc đến ngày hôm nay hãy trân trọng giữ gìn kẻo sửa rồi lại giống sửa Chùa trăm gian tại Hà Nội !
        (Phạm Thanh Dương)
        tôi thất vọng với nhận thức về TÊT của GS-TS VÕ TÒNG XUÂN- 03/01/2013
        Tôi là một người liên quan đến lĩnh vực Văn hoá nghệ thuật nên có thể hiểu được nhiều điều từ thực tế những biến chuyển văn hoá ở nước ta, và tôi giật mình về cách lập luận của một vị Giáo sư về Tết và quan điểm của viêc di chuyển ngày tết đến một vị trí khác của lịch. Nói cách khác, có thể chuyển ngày sinh của mình sang một ngày khác CHO ĐẸP VÀ HỢP VỚI PHONG THUỶ. Sao không làm một việc gì khác có ích hơn nhỉ?
        (yêu nước Việt)
        Tước quyền học hàm GS này- 03/01/2013
        Canh tân khoa học kỹ thuật chứ không phải cách tân văn hóa ngàn đời của Cha ông. Ông hãy tạo ra nhiều sáng kiến nông nghiệp, và đừng đụng gì đến văn hóa truyền thống thì hay hơn.
        (Bánh chưng)
        Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

      4. #4
        Tham gia ngày
        Dec 2012
        Đến từ
        Nam SG
        Bài gửi
        521
        Cảm ơn
        639
        Được cảm ơn: 347 lần
        trong 256 bài viết

        Default

        Muốn thay đổi thì phải nghiên cứu nước ngoài có những ngày lễ gì, họ có thay đổi ngày tết của họ hay không ? Chẳng lẽ giờ đổi theo phương Tây, rồi mai mốt Trung Quốc lên làm cường quốc số 1 thì mình lại đổi sang ăn Tết Trung Quốc ? Suy nghĩ này thật là nguy hiểm quá đi.

        Hòa nhập chứ đừng hòa tan.
        "Thương Quan kiến Quan, kỳ họa bá đoan"

      5. #5
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Ê da,
        Nước Canada nằm kề anh cường quốc Mỷ, nhưng có nhiều ngày lể đâu phải giống anh Mỹ đâu. Tây phương họ nghỉ tết một vài ngày, đổi lại họ có Vacation từ 2 - 4 tuần. Đâu phải vấn đề nào củng bắt chước là tốt đâu nhỉ?

        Trước khi Canada, ban giao free trade với Mỹ, họ củng đã nghiên cứu suy xét kỷ lưỡng vấn đề bảo tồn Văn Hóa (Culture).

        Nên nhớ là Văn Hóa làm ra con người, con người làm ra Kinh Tế, chứ chẳng nên để Kinh Tế làm ra con người, vv...

        Hihihihihihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "VinhL" về bài viết có ích này:

        sonthuy (14-04-13)

      7. #6
        Tham gia ngày
        Mar 2010
        Bài gửi
        911
        Cảm ơn
        600
        Được cảm ơn: 748 lần
        trong 419 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Ê da,
        Nước Canada nằm kề anh cường quốc Mỷ, nhưng có nhiều ngày lể đâu phải giống anh Mỹ đâu. Tây phương họ nghỉ tết một vài ngày, đổi lại họ có Vacation từ 2 - 4 tuần. Đâu phải vấn đề nào củng bắt chước là tốt đâu nhỉ?

        Trước khi Canada, ban giao free trade với Mỹ, họ củng đã nghiên cứu suy xét kỷ lưỡng vấn đề bảo tồn Văn Hóa (Culture).

        Nên nhớ là Văn Hóa làm ra con người, con người làm ra Kinh Tế, chứ chẳng nên để Kinh Tế làm ra con người, vv...

        Hihihihihihihihihi
        Hehehe Văn Hoá sao làm ra người được ta? Nè chai OX làm vaì ly gòi giải thích hay giaỉ ghét gì củng được hihihihi
        Life is like riding a bicycle - in order to keep your balance, you must keep moving.
        ~Albert Einstein

      8. #7
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi TuHepLuong Xem bài gởi
        Hehehe Văn Hoá sao làm ra người được ta? Nè chai OX làm vaì ly gòi giải thích hay giaỉ ghét gì củng được hihihihi
        Vậy cái gì làm ra người Việt, làm ra người Mỹ, người Tây Ban Nha?

        Nếu một đứa con nít Việt, sanh đẻ tại Mỹ, nhưng cha mẹ dạy dổ theo văn hóa VN, vậy nó thành người gì?

        Lại nửa, một anh con nít, cha người Mỹ, nhưng sống tại VN từ nhỏ đến lớn, vậy lão cho nó là người gì?

        Hihihihihihihihihihihi
        Hóc búa chưa?

        XO đâu, vô!!!
        Hehehehehehehe
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      Đề tài tương tự

      1. Tòng Kim hay không tòng Kim ?
        By Thích Tử Bình in forum Tử bình
        Trả lời: 13
        Bài mới: 27-09-12, 23:29
      2. Truyện Ngắn
        By mpaki in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 2
        Bài mới: 28-07-11, 18:12
      3. Câu truyện hay ,gửi tới các ACE
        By QuocTrung in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 1
        Bài mới: 21-11-10, 12:40
      4. Truyện ngắn hay
        By thulankl in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 0
        Bài mới: 04-11-10, 11:29
      5. Câu truyện con Lừa
        By eyca2004 in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 0
        Bài mới: 21-08-09, 13:40

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •