Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 3/12 đầuđầu 12345 ... cuốicuối
    kết quả từ 21 tới 30 trên 116
      1. #21
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi longtuan Xem bài gởi
        Thật ra đừng làm phức tạp hóa vấn đề nên , nào rằng cổ nhân truyền thuật chứ không truyền lý , đa nghi và thần thánh hóa vấn đề nên cũng làm người khó tiếp nhận kiến thức , khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ , thật ra khi viết vấn đề này cũng mới hảo ý đưa ra một phương mà thôi , còn về phần mình không nhiều thì cũng có ít trên thực tế , nhưng nghe dọng văn này tôi cụt hứng rồi trả lại phần này cho bạn .
        Ê da, lão RồngĐẹp à,
        Học thì phải hỏi, phải suy, tiểu sinh đâu có ý làm mích lòng lão đâu.
        Còn tiểu sinh nói đến vấn đề truyền pháp và lý của cổ nhân, đó là thực tế căn cứ vào hầu hết tất cả các môn lý học đông phương, có môn nào được truyền đạt rỏ ràng, từ a tới z không? Môn nào củng có bí truyền, bị giấu đi một phần, không phải đó là tâm lý của người phương đông thời xưa sao? Mà thơì thay củng vẫn còn!

        Như quyển Vạn Kiếp Tông Bí Truyền về hành quân bố trận, bộ Đông A Di Sự về Tử Vi, Thái Ất Thần Kinh (chỉ mới được tung ra trong 10 năm trở lại), vv.... toàn là các học thuật cao cấp của xứ Việt ta, có được truyền đạt ra ngoài không? Lão thử so sánh với Tây phương nhé, học thuyết về nguyên tử, hạt nhân, vv.... đều có thể xếp loại thuộc bí mật quốc phòng, thế mà củng được truyền dạy, thực nghiệm tại tất cả các đại học!!!

        Lão có hảo ý muốn chia sẻ, thì tiểu sinh thành tâm cám ơn lão. Theo các bạn đề nghị, thì xin mời lão mỡ một mục riêng vậy, để tiểu xin củng có cơ hội học hỏi!!!
        Hihihihihihihihihi
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 5 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        kolname (03-03-13),sonthuy (04-03-13),thanhphuc (04-03-13),thucnguyen (26-03-13),trandoan (23-07-18)

      3. #22
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        99
        Cảm ơn
        125
        Được cảm ơn: 33 lần
        trong 19 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Theo tiểu sinh thì học Chiêm Tinh của Tây Phương, sau đó kết hợp lại với Thất Chính Tứ Dư thuật của Đông Phương mới là thượng sách.
        Thích và ủng hộ cách tiếp cận này...
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hoang.chuhuy" về bài viết có ích này:

        canhdonghoang13 (30-03-13),thucnguyen (26-03-13)

      5. #23
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Bài 2
        Geographic Coordinate - Tọa Độ Địa Lý
        Để định vị các địa điểm trên địa cầu, hệ thống Kinh Tuyến và Vĩ Tuyến được lập ra. Kinh tuyết là các vòng tròn lớn (Great Circle, theo Hán Việt thì gọi là Đại Khuyên) của khối tròn, đi từ cực bắc tới nam, và vuông gốc với vòng equator xích đạo, theo chiều dọc. Vĩ tuyến là các vòng tròn ngang, song song với vòng xích đạo, cho nên còn được gọi là vòng song song - Parallels.

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/6/62/Latitude_and_Longitude_of_the_Earth.svg/300px-Latitude_and_Longitude_of_the_Earth.svg.png[/IMG]

        Năm 1884, nước Mỹ tổ chức buổi hợp International Meridan Conference, 22 trong số 25 nước tham gia nghị định lấy kinh tuyến đi qua đài thiên tinh hoàng gia (Royal Observatory) tại Greenwich, gần London, UK, là kinh tuyến 0 độ. Kinh tuyến này được gọi là Prime Meridian (Thủ Kinh Tuyết, hoặc Tý Ngọ Tuyến theo Hán Việt.) Các kinh đố phía đông của đường thủ kinh tuyến (Greenwich) có các độ số cộng. Các kinh tuyết phía Tây của đường Greenwich là có độ số trừ. Các vòng vĩ tuyết phía bắc của đường xích đạo được quy định độ số cộng, và phía nam đường xích đạo có độ số trừ. Vĩ độ được gọi là Latitude và Kinh độ được gọi là Longitude.
        Một vòng tròn có 360 độ, nhưng vì quy định lấy phía đông của kinh tuyết Greenwich là +, phía tây là -, cho nên độ số của kinh tuyết cao nhất là 180 cộng hoặc trừ, tức là đi từ -180* - 0 - 180*
        Vĩ tuyến lấy vòng xích đạo là 0 độ, phía bắc cao nhất là cực bắc cách vòng xích đạo 90 vĩ độ, và cực nam -90 vĩ độ, cho nên bắc cực (North Pole) có vĩ độ là 90*, nam cực (South Pole) có vĩ độ là -90*.
        Vòng vĩ tuyết 0 độ - xích đạo có chu vi lớn nhất, các vĩ tuyết về phía bắc và nam của đường xích đạo sẻ có chu vi nhỏ dần.
        Có hai cách để viết kinh vĩ độ, dùng degree thập phân hoặc dùng hệ giờ phút giây.
        Thí dụ kinh vĩ độ của tòa bạch ốc theo google map là 38.897696, -77.036508, đây là độ thập phân.
        Chúng ta củng có thể đổi sang hệ giờ phú giây bằng cách phần lẻ (sau giấu decimal) nhân cho 60, đó là phút, sau đó lại lấy phần lẻ của phút nhân cho 60 để được phần giây.
        38.897696, lấy phần lẻ 0.897696 x 60 = 53.86176, như vậy được 53 phút. Lại lấy phần lẻ 0.86176 x 60 = 51.7056. Như vậy theo hể giờ phút giây thì 38.897696 = 38*53'51.7056"
        -77.036508, lấy phần lẻ 0.036508 x 60 = 2.19048, như vậy được 2 phút. Lại lấy phần lẻ 0.19048 x 60 = 11.4288. Như vậy theo hệ giờ phút giây thì -77.036508 = -77*02'11.4288"
        Nếu không dùng + và - thì ta củng có thể dùng N bắc, S nam cho vĩ độ (Latitude), E đông và W tây cho kinh độ (Longitude).
        38.897696N = 38*53'51.7056"N
        77.036508W = 77*02'11.4288"W
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 03-03-13 lúc 14:28
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 8 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        hoang.chuhuy (03-03-13),huyruan (03-03-13),kolname (03-03-13),sonthuy (04-03-13),thanhphuc (04-03-13),thienphuckiti (09-05-13),thucnguyen (26-03-13),trandoan (23-07-18)

      7. #24
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Bài 3
        Tọa Độ Thiên Cầu - Celestial Coordinate.
        Nếu chúng ta đêm đường xích đạo của địa cầu, nới rộng ra vô tận và chiếu lên quả thiên cầu, thì nó sẻ cắt quả thiên cầu thành một vòng trong lớn (Great Circle - Đại Khuyên), vòng tròn này được gọi là vòng Thiên Xích Đại - Celestial Equator.
        Tương tự, chúng ta củng có thể phóng chiếu các đường kinh và vĩ tuyến lên thiên cầu để làm hệ thống định vị các sao. Nhưng vì trái đất xoay tròn không ngừng, mà quả thiên cầu thì không di chuyển (căn cứ vào các tinh tú), cho nên chúng ta không thể dùng kinh tuyết móc tại Greenwich để mà định vị.

        Chúng ta biết rằng, địa cầu di chuyển quanh Mặt trời trong quỷ đạo hình elip, ở độ nghiên khoảng 23.5 độ, cộng thêm sự tự chuyển quanh trục từ tây sang đông, cho nên nếu ta đứng trên mặt đất, ngắm nhìn mặt trời, thì sẻ thấy nó di chuyển từ đông sang tay, theo một hình bán cung. Hình bán cung chính là sự cộng hưởng của hai độ lệch từ quỷ đạo elip và độ nghiên trục quay của địa cầu. Đông phương gọi đó là Hoàng Đạo.
        Nếu chúng ta nới rộng vòng bán cung này và phản chiếu nó lên quả thiên cầu, thì sẻ tạo ra một vòng tròn lớn. Vòng tròn lớn này được gọi là vòng Ecliptic - vòng Thiên Hoàng Đạo. Như vậy Ecliptic chính là đường hiển hiện hay hành trình hiển hiện của mặt trời trên quả thiên cầu (Apparent path of the sun on the celestial sphere).
        Vòng Ecliptic này sẻ cắt vòng Thiên Xích Đạo (Celestial Equator) tại hai điếm. Hai điếm nhà chính là điếm Vernal Equinox - Xuân Phân, và điểm Autumnal Equinox - Thu Phân.
        Độ lệch giữa vòng Thiên Xích Đạo (Celestial Equator) và Thiên Hoành Đạo (Ecliptic) khoảng 23.5 độ.

        [IMG]http://astro.wsu.edu/worthey/astro/html/im-sky/cel-sphere-2.gif[/IMG]

        [IMG]http://visual.merriam-webster.com/images/astronomy/astronomical-observation/celestial-coordinate-system.jpg[/IMG]

        Hai điểm này tương đối không di chuyển so sánh với màn tinh tú (chỉ di chuyển theo vòng Tuế Sai - Precession, cho nên còn được gọi Precession Of the Equinox). Cho nên trong Thiên Văn điếm Vernal Equinox được quy định là điểm móc cho Thiên Kinh Độ (Celestial Longitude), và vòng Thiên Xích Đạo là điểm móc cho Thiên Vĩ Độ (Celestial Latitude).
        Hệ thống định vị ứng dụng vòng Thiên Xích Đạo được gọi là Equatorial Coordinate System - Tọa Độ Xích Đạo
        Ngoài hệ thống này ra còn có hệ thống Horizontal Coordinate System - Tọa Độ Hoành (Chân Trời), hệ thống Ecliptic Coordinate System - Tọa Độ Hoàng Đạo, Galactic Coordinate System - Tọa Độ Thiên Hà, và SuperGalactic - Tọa Độ Siêu Thiên Hà. Hihihihihihihihihi

        Ba hệ thống được ứng dụng rộng rãi nhất là Tọa Độ Xích, Tọa Độ Hoành, và Tọa Độ Hoàng.

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8f/Ecliptic_equator_galactic_anim.gif[/IMG]
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 04-03-13 lúc 07:13
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Có 10 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        amouruniversel (23-04-14),hoang.chuhuy (04-03-13),huyruan (06-05-13),kolname (02-05-13),nguyentram (04-03-13),sonthuy (04-03-13),thanhphuc (04-03-13),thienphuckiti (09-05-13),thucnguyen (26-03-13),trandoan (04-08-19)

      9. #25
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Bài 4
        Seasons - Bốn Mùa
        Như đã nói ở bài trước, khi chúng ta chiếu vòng xích đạo và vòng hoàng đạo lên quả thiên cầu, hai vòng này sẻ cắt nhau tại hai điếm Xuân Phân - Vernal Equinox và Thu Phân - Autumnal Equinox. Điểm Xuân Phân Vernal Equinox còn được gọi là Northward Equinox hay Ascending node (móc bắc thăng), bỡi vì từ trái đất, chúng ta sẻ nhận thấy rằng từ điếm này mặt trời sẻ đi lên hướng bắc. Điểm Thu Phân Autumnal Equinox còn được gọi là Southward Equinox hay Descending node (móc nam hạ), từ điếm này mặt trời sẻ đi xuống hướng nam.
        Điểm Vernal Equinox Xuân Phân thường xảy ra vào ngày 20 tháng 3 Dương Lịch, cho nên sau điếm này phía Bắc bán cầu khí hậu bắt đầu ấm áp vì đây là phần quỷ đạo mà trục xoay trái đất hướng về phía mặt trời (phía bắc trục hướng về mặt trời, phía nam thì hướng ra), trên thiên cầu, mặt trời càng ngày càng lên cao (đối với bắc bán cầu, ngược lại với nam bán cầu thì thất dần), cho đến khoảng 20/21 tháng 6 DL, đây là điếm Hạ Chí - Summer Solstice (còn được gọi Northern Solstice), tức mặt trời ở độ cao nhất. Khi trục trái đất hướng vào mặt trời thì các tia ánh sáng từ mặt trời rọi lên mặt đất phía bắc bán cầu ở góc độ cao, cho nên độ hấp thụ nhiên năng cao hơn. Sau điếm Hạ chí, mặt trời trên thiên cầu bắc đầu đi xuống, đến điếm Thu Phân Autumnal Equinox khoảng 22/23 tháng 9 DL, là bắt đầu đi vào phần dưới vòng xích đạo. Trục trái đất phía năm hướng về mặt trời, phía bắc thì hướng ra, vì vậy sau điếm Thu Phân này, khí hậu tại bắc bán cầu lạnh dần, ngược lại phía nam bán cầu ấm dần. Tại điếm Đông Chí - Winter Solstice (còn được gọi Souther Solstice) vào khoảng 21/22 tháng 12 DL, mặt trời trên thiên cầu thấp nhất tại bắc bán cầu, vào cao nhất tại nam bán cầu.
        Tại điếm Đông Chí thì trái đất gần mặt trời nhất, và xa nhất vào Hạ Chí. Cho nên bốn mùa không phải do khoảng cách xa gần giữa mặt trời và trái đất, mà do gốc độ của các tia sáng từ mặt trời chiếu lên mặt đất. Ở gốc độ cao thì mặt đất sẻ thu hấp nhiên năng cao, ở gốc độ thấp thì sẻ thu nhận ít hơn, do vậy mà chúng ta có bốn mùa.
        Gốc độ hấp thụ nhiệt năng từ ánh sáng mặt trời tạo ra bỡi sự cộng hưởng giữa độ nghiên của trục trái đất và độ nghiên của quỷ đạo vận hành của trái đất quanh mặt trời!

        Đây là link để xem sử vận chuyển của trái đất, gốc độ ánh sáng và 4 mùa:
        http://astro.unl.edu/naap/motion1/an..._ecliptic.html

        Equatorial Coordinate System - Hệ Tọa Độ Xích Đạo
        Các nhà thiên văn lấy điểm Xuân Phân Vernal Equinox làm khổi điểm 0 độ cho thiên kinh độ (celestial longitude), tăng dần về hướng đông, cho nên còn được gọi là Right Ascension - RA, thường được ký hiệu bằng dấu alpha α.
        Vòng thiên xích đạo (Celestial Equator) là mốc 0 độ cho độ cao, gọi là Declination - Dec, thường được ký hiệu bằng dấu delta δ. Độ cao nhất là +90 độ tại điếm Bắc Cực, và -90 độ tại điếm Nam Cực.
        RA là gốc độ từ điểm Xuân Phân thường được viết bằng đơn vị giờ phút giây thay vì độ thập phân hay độ Radian. Lý do là từ sự thuận tiện để biết ngay vào khoảng mấy giờ phút giây RA, thì tinh tú đó sẻ đi qua kinh tuyến của người đang xem (observer).

        Thay vì RA thì các nhà thiên văn củng thường dùng Hour Angle - Gốc Giờ viết tắc là HA hoặc LHA (Local Hour Angle - Gốc Giờ Địa Phương). HA đo lường gốc từ Kinh Tuyến người xem (Observer Meridian) về hướng Tây, theo đường Thiên Xích Đạo. Không như RA, HA Gốc Giờ tăng dần theo sự tự chuyển của trái đất.
        HA được dùng để đo lường thời gian từ lúc tinh tú đi qua Kinh Tuyến của người xem.

        Đây là RA và Dec của chòm Thất Tinh
        Bắc Đẩu Thất Tinh
        Thiên Xu, 天樞, Tham Lang, 貪狼, Dubhe, α UMa, Alpha UMa,
        RA 11h03m43.67152s, DEC +61° 45′ 03.7249″
        Thiên Tuyền, 天璇, Cự Môn, 巨門, Merak, β UMa, Beta UMa,
        RA 11h01m50.47654s, DEC +56° 22′ 56.7339″
        Thiên Ky, 天璣, Lộc Tồn, 祿存, Phecda, γ UMa, Gamma UMa,
        RA 11h53m49.84732s, DEC +53° 41′ 41.1350″
        Thiên Quyền, 天權, Văn Khúc, 文曲, Megrez, δ UMa , Delta UMa,
        RA 12h15m25.56063s, DEC +57° 01′ 57.4156″
        Ngọc Hành, 玉衡, Liêm Trinh, 廉貞, Alioth, ε UMa, Epsilon UMa,
        RA 12h54m01.74959s, DEC +55° 57′ 35.3627″
        Khai Dương, 開陽, Vũ Khúc, 武曲, Mizar, ζ UMa, Zeta UMa,
        RA 13h23m55.5s, DEC +54° 55′ 31″
        Dao Quang, 瑤光, Phá Quân, 破軍, Alkaid, η UMa, Eta UMa,
        RA 13h47m32.43776s, DEC +49° 18′ 47.7602″

        Chúng ta biết rằng xứ tây phương, họ không chọn địa thế long mạch để an tán, mà dùng các nghĩa trang tư nhân hoặc công cộng, như thế địa thế Âm Trạch không có tác dụng nhiều vào sự hưng suy của gia tộc, mà theo tiểu sinh nghỉ Thiên Văn mới là phần quan trọng. Thay vì lập một quẻ Chiêm Tinh cho cá nhân, chúng ta củng có thể lập một quẻ chiêm tinh cho một ngôi mộ, để biết sử ảnh hưởng của Thất tinh, tinh tú, vv.... vào ngôi mộ đó. Đây chính là chiều hướng mà tiểu sinh muốn nghiên cứu và chiêm nghiệm.
        Hy vọng mục Thiên Văn và Ứng Dụng này sẻ tạo ra sự hứng thú và đường lối mới để chúng ta nghiên cứu sâu vào sự ảnh hưởng của Tinh Tú vào Âm Dương Trạch.
        Hihihihihihihihihii
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 05-03-13 lúc 23:00
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Có 9 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        biscaya (28-04-15),hoang.chuhuy (05-03-13),huyruan (07-03-13),sonthuy (07-03-13),thaitruongthinh (06-03-13),thienphuckiti (09-05-13),thucnguyen (26-03-13),trandoan (04-08-19),vochinhdieu (06-03-13)

      11. #26
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Bài 5
        Ecliptic Coordinate System - Hệ Tọa Độ Hoàng Đạo
        Hệ Tọa Độ này củng lấy điếm mốc Xuân Phân làm 0 độ, nhưng thay vì dùng vòng Thiên Xích Đạo, thì lại dùng vòng Hoàng Đạo (Thiên Hoàng Đạo) - The Ecliptic. Thiên Kinh độ - Celestial Longitude hay còn được gọi Ecliptic Longitude, đo từ điếm Xuân Phân Vernal Equinox, tăng dần theo hướng Đông.
        Thiên Vĩ độ - Celestial Latitude hay còn được gọi là Ecliptic Latitude, đo tư vòng Hoàng Đạo, lên cực bắc hoàng - North Ecliptic Pole là cộng, xuống cực nam hoàng - South Ecliptic Pole là trừ.

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/50/Ecliptic_grid_globe.png/600px-Ecliptic_grid_globe.png[/IMG]

        Trong hệ tọa độ này chia làm hai hệ:
        1) Geocentric - Địa Tâm
        Kinh độ - Ecliptic Longitude, ký hiệu là lambda λ
        Vĩ độ - Ecliptic Latitude, ký hiểu là beta β

        2) Heliocentric - Nhật Tâm
        Kinh độ - Ecliptic Longitude, ký hiệu là l
        Vĩ độ - Ecliptic Latitude, ký hiệu là b
        Đây là hệ tọa độ mà các nhà chiêm tinh thường dùng. Cả hai hệ Địa Tâm và Nhật Tâm đều được ứng dụng trong chiêm tinh học.

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/c/c3/Heliocentric_rectangular_ecliptic.png[/IMG]

        Hình so sánh giữa hệ Địa Tâm và Nhật Tâm
        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/33/Geoz_wb_en.svg/661px-Geoz_wb_en.svg.png[/IMG]

        Hai hệ tọa độ Xích Đạo và Hoàng Đạo đều căn cứ vào điếm mốc Xuân Phân Vernal Equinox, mà điếm này thì lại di chuyển theo Tuế Sai - Precession Of Equinox.
        Tuế Sai - Precession Of Equinox xảy ra do sự di chuyển của trục trái đất với chu kỳ là khoảng 26000 năm. Để các thông tin được chính xác, các nhà thiên văn còn lập ra hệ thống Kỷ Nguyên - Epoch, để đề cập chính xác thời điếm của điếm Xuân Phân Vernal Equinox. Hiện nay có 3 hệ thống Kỷ Nguyên thường dùng:
        1) Mean equinox of a standard epoch - Điểm Bình Phân tại Kỷ Nguyên Tiêu Chuẩn.
        Thường được dùng là J2000, B1950, B1900, vv....

        2) Mean equinox of date - Điểm Bình Phân Ngày
        Lấy giao điểm (điểm Xuân Phân) của vòng Hoàng Đạo và vòng Bình Xích Đạo (Mean Equator) tại một thời điểm tức Ngày (date). Nhưng hệ kỷ nguyên này không tính những sự ảnh của các tác động nhỏ như nutation (Chương Động). Thường được dùng trong các tính toán về quỷ đạo của các hành tinh.

        3) True equinox of date - Điểm Thực Phân Ngày
        Lấy giao điểm (điểm Xuân Phân) của vòng Hoàng Đạo và vòng Thật Xích Đạo (True Equator tức vòng Bình Xích Đạo cộng thêm các ảnh hưởng của Chương Động Nutation) . Đây là điếm giao thật giữa hai mặt phẳng Hoàng và Xích Đạo tại một thời điếm Ngày (Date) mà các tất cả các di động ảnh hượng đều được tính toán vào.

        Vòng Zodiac trong chiêm tinh Tây Phương chính là căn cứ vào hệ Hoàng Đạo Địa Tâm. Nghĩa của chử Zodiac là căn cứ vào tiếng Greek - Hy Lạp, tức là Vòng Thú - Circle of Animals. Vòng Zodiac lấy điếm Xuân Phân Vernal Equinox là 0 độ Aries, chia vòng Hoàng Đạo làm 12 cung, mỗi cung 30 độ.
        12 Con thú theo thứ tự là
        Aries ♈ - Bạch Dương, 0 độ
        Taurus ♉ - Kim Ngưu, 30 độ
        Gemini ♊ - Song Tử, 60 độ
        Cancer ♋ - Cự Giải, 90 độ
        Leo ♌ - Sư Tử, 120 độ
        Virgo ♍ - Xử Nử, 150 độ
        Libra ♎ - Thiên Bình, 180 độ
        Scopio ♏ - Hổ Cáp, 210 độ
        Sagittarius ♐ - Nhân Mã, 240 độ
        Capricornus ♑ - Ma Kết, 270 độ
        Aquarius ♒ - Bảo Bình, 300 độ
        Pisces ♓ - Song Ngư, 330 độ

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/de/Ecliptic_path.jpg/800px-Ecliptic_path.jpg[/IMG]

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/b/bd/Equinox_path.png[/IMG]

        Vòng Thú Zodiac khởi nguồn từ thời Babylonian, cách đây khoảng 2500 năm, trong thời đại được gọi là "Age of Aries" - Thời Đại Bạch Dương. Trong thời đại đó, các khoa học gia cho rằng người Babylon chưa biết đến Tuế Sai - Precession of The Equinoxes, do vậy mà hệ vòng Thú Zodiac không được dự tính sự di chuyển của điếm Xuân Phân Vernal Equinox. Hiện nay điếm Xuân Phân đã di chuyển. Hình phía trên các con số đỏ đại diện cho điểm xuân phân ở các niên đại -4000, -3000, -2000, -1000, 0, 1000, và năm 2000.
        Do sự di chuyển của điếm Xuân Phân, các nhà chiêm tinh học lại chia ra hai phái:

        1) Tropical Zodiac (Vòng Thú Nhiệt Đới: phái này lấy điếm Xuân Phân bất dịch, và điếm mốc luôn là điếm Xuân Phân, và vòng Thú Zodiac được gọi là Tropical Zodiac. Hiện nay điêm Xuân Phân Vernal Equinox đã đi vào Chòm tinh Song Ngư (Constellation Pisces), cho nên hiện nay còn được gọi là Thời Đại Song Ngư (Age of Pisces). Thời đại sắp tới là Thời Đại Bảo Bình (Age of Aquarius). Đa số chiêm tinh gia phương Tây sử dụng vòng Zodiac này.

        2) Sidereal Zodiac (Vòng Thú Hằng Tinh): phái này cho điếm mốc 0 độ Bạch Dương di chuyển theo Tuế Sai, tức lấy Chòm tinh Bạch Dương (Cóntellation Aries) làm mốc, và vòng Thú Zodiac được gọi là Sidereal Zodiac.
        Các nhà chiêm tinh Ấn Độ chuyên sử dụng vòng Thú Zodiac này. Hiện nay củng có một số nhà chiêm tinh Tây sử dụng vòng Zodiac này.
        Sự khác biệt trong tinh độ của hai vòng Zodiac này theo sự ảnh hưởng của Tuế Sai là khoảng 1.4 độ trong 100 năm (1.4 degree per century). Hiện nay sử khác biệt này khoảng 24 độ. Các nhà chiêm tinh Ấn Độ gọi sự khác biệt tinh độ giữa hai vòng này là Ayanamsa.

        Khi chúng ta nghiên cứu vào Time - Thời Gian thì chúng ta sẻ biết thêm về Sidereal Time tức Hằng Tinh Thời, hay thời gian căn cứ vào Tinh Tú.


        Horizontal Coordinate System - Hệ Tọa Độ Chân Trời (Hoành)
        Hệ Tọa độ này căn cứ vào mặt phẳng chân trời tại vị trí của người xem (Observer) thay vì mặt phẳng Hoàng Đạo hay Xích Đạo.
        Trong hệ Tọa Độ này, điếm ngày trên đầu được gọi là Thiên Đỉnh - Zenith, có gốc cộng 90 độ với mặt đất, và đối với điếm Thiên Đỉnh là điếm Thiên Để - Nadir. Độ trừ không được quy định, nhưng chúng ta biết rằng điếm Thiên Để và điếm Thiên Đỉnh các nhau 180.
        Vĩ độ của hệ này được gọi là Azimuth - Phương Độ, thường được đo từ hướng Bắc Thật, tăng dần đi về hướng Đông. Nhưng củng có người lấy điếm Nam là mốc 0 độ, tăng dần về hướng Tây. Phương độ Azimuth có khoảng từ 0 - 360 độ.
        Hệ này không dùng Kinh Độ mà dùng Cao Độ - Altitude để định vị, được đo từ mặt phẳng chân trời (đường chân trời), tăng dần lên đỉnh, vì vậy Cao độ chỉ có từ 0 - 90 độ.
        Cao độ Altitude và Phương độ Azimuth được viết tắc là Alt/Az

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f7/Azimuth-Altitude_schematic.svg/436px-Azimuth-Altitude_schematic.svg.png[/IMG]

        Đây là hệ tọa độ thường được dùng bỡi tất cả các nhà thiên văn nghiệp dư, vì nó dùng để chiêm ngấm tinh tú. Hệ tọa độ này lại trùng hợp với phương hướng của La Kinh sử dụng trong Phong Thủy (nếu lấy hướng Bắc làm móc.)

        Đa số các tinh tú (không tính các hành tinh) trên bầu trời đều tương đối không di chuyển, cho nên vị trí của các tinh tú đều được các nhà thiên văn liệt kê theo hệ Xích Độ, RA/Dec. Để tiện bề ngấm xem các tinh tú vào đêm thì thường các nhà thiên văn nghiệp dư, đổi hệ RA/Dec sang hệ Alt/Az.
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 07-03-13 lúc 12:46
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Có 7 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        biscaya (28-04-15),hoang.chuhuy (07-03-13),huyruan (22-03-13),sonthuy (07-03-13),thucnguyen (26-03-13),trandoan (04-08-19),TVTK (07-03-13)

      13. #27
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Bài 6
        Solar Time - Giờ Mặt Trời
        Khi chúng ta cấm một cây sào vào đất, lấy điếm bóng mặt trời trước và sau trưa để định hướng, thì điếm bóng ngắn nhất, điếm đứng bóng đó chính là 12:00 Noon - Trưa. Thời điếm đó được gọi là 12:00 Noon Local Apparent Solar Time - Trưa Giờ Mặt Trời Biểu Kiến tại Địa Phương đó. Sau đó khoảng 24 tiếng đồng hồ sau thì mặt trời lại trở lại điểm đứng bóng. Thời gian khoáng 24 tiếng giữa hai điếm đứng bóng của mặt trời được gọi là Apparent Solar Day - Một Ngày Mặt Trời Biểu Kiến. Giờ Mặt Trời Biểu Kiến - Apparent Solar Time, còn được gọi là True Solar Time - Giờ Mặt Trời Thật, hoặc Sundial Time - Giờ Đồng Hồ Mặt Trời.
        Nhưng trên thực tế, thì thời gian một vòng biểu kiến của mặt trời không nhất định, như tháng 9 DL thì tương đối ngắn hơn và tháng 12 DL, 24 giờ biểu kiến có thể ít hơn 21 giây hoặc 29 giây lâu hơn so với giờ đồng hồ.
        Củng vì nguyên nhân đó nên 12:00PM giờ đồng hồ đa số là không phải thời điếm đứng bóng (bóng ngắn nhất) của mặt trời trong ngày.
        Để thuận tiện cho sự sinh hoạt hàng ngày, chúng ta đều muốn phương pháp đo thời gian đều đặn, cho nên The Fictitious Mean Sun - Mặt Trời Trung Độ Giả được tưởng tượng di chuyển trên Thiên Xích Đạo với vận tốc đều đặng, trùng hợp với vận tốc trung bình của mặt trời thật. Thời gian ứng dụng Mặt Trời Trung Độ Giả này được gọi là Mean Solar Time - Giờ Mặt Trời Trung Độ. Đây chính là giờ Đồng Hồ mà chúng ta đang sử dụng!!!
        Thời gian khác biệt giữa hai giờ, Mặt Trời Biểu Kiến và Mặt Trời Trung Độ được tính toán bằng Equation Of Time - Phương Trình Thời Gian (Phương Trình Giờ).

        Sidereal Time
        Thời gian căn cứ vào vị trí của mặt trời cho chúng ta hai loại giờ Biểu Kiến và Trung Độ. Còn một loại giờ khác mà rất thông dụng trong giới Thiên Văn lẫn Chiêm Tinh, đó là giờ Sidereal Time - Giờ Tinh Tú (Giờ Sao).
        Từ Sidereal theo Hán Việt thì gọi là Hằng Tinh - 恒星, nghĩa là căn cứ vào tinh tú.
        Sidereal Time được căn cứ vào chu kỳ biểu kiến của tinh tú.

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/6/67/Sidereal_day_%28prograde%29.png[/IMG]

        Hình trên tại điếm 1, mặtrời vào một ngôi sao nào đó đang tại đỉnh đầu. Tại điểm 2, trái đất đã tự chuyển 360 độ và ngôi sao đã tại đỉnh, từ 1 --> 2 là một Ngày Tinh Tú. Nhưng phải đợi thêm một chút thời gian nửa, tại điếm 3, thì mặt trời mới trở lại đỉnh,vì trái đất đã di chuyển thêm một khoảng nửa, cho nên 1--> 3 là một Ngày Mặt Trời. Do sự vận chuyển của trái đất trong quỷ đạo quanh mặt trời, một ngày trái đất xêch dịch khoảng 1 độ, cho nên từ điểm 1 đến điếm 3 tức là thời gian giữa hai điếm Trưa Đứng Bóng lâu hơn thời gian một Ngày Tinh Tú.

        Nếu ta lấy điểm của một tinh tú nào đó vào 12:00AM, sau khoảng 24 tiếng, khi tinh tú đó lại xuất hiện đúng vào vị trí đó, thì thời gian đó chính là chu kỳ của một ngày Tinh Tú Biểu Kiến - Apparent Sidereal Day (thí dụ này không lấy ban ngày vì ban ngày sẻ khó mà thấy sao trên trời!)

        Local Apparent Sidereal Time - Giờ Tinh Tú Biểu Kiến Địa Phương, được quy định là Gốc Giờ (Hour Angle - HA) của điểm Xuân Phân Vernal Equinox với Kinh Tuyến (Meridian) tại địa phương đó. Nó có cùng độ Right Ascension RA - Gốc Thăng Phải hay Gốc Xích của bất cứ tinh tú hoặc thiên thể nào đi qua Kinh Tuyến tại địa phương đó vào thời điếm đó. Tại thời điểm mà điếm Xuân Phân Vernal Equinox đi qua Kinh Tuyến tại địa phương đó, thì Local Apparent Sidereal Time (LAST) - Giờ Tinh Tú Biểu Kiến tại địa phương đó là 00:00.

        Thời điếm mà Mặt Trời hay Tinh Tú đi qua Kinh Tuyến Địa Phương của người xem còn được gọi là Culmination - Cực Điếm, và củng chính là điếm Cao Nhất của Mặt Trời hay Tinh Tú tại Kinh Tuyến Địa Phương vào thời điếm đó. Trong chu kỳ vận chuyển của các tinh tú (do sự tự xoay của trái đất), có hai Cực Điếm - Culmination , đó là Cực Điếm Thượng - Upper Culmination, và Cực Điếm Hạ - Lower Culmination.
        Cực Điếm Hạ là điếm thấp nhất. Mặt trời ở tại Cực Điếm Thượng là vào thời điếm đứng bóng Trưa, và tại Cực Điếm Hạ thì phía dưới chân trời, nên người xem không thấy.
        Độ Cao Altitude (Hệ Tọa Độ Chân Trời) của một tinh tú tại Cực Điếm Thượng là

        Alt = (90 - L + D), L = Vĩ Tuyến của người xem, và D là độ Declination của Hệ Tọa Độ Xích Đạo RA/Dec.

        Khi từ Cực Điểm - Culmination không đi với từ Thượng Hạ, thường thì các nhà Thiên Văn hoặc Chiêm Tinh ám chỉ Cực Điểm Thượng.

        Greenwich Apparent Sidereal Time (GAST) - Giờ Tinh Tú Biểu Kiến tại Greenwich là Gốc Giờ (Hour Angle) của điểm Xuân Phân Vernal Equinox tại Prime Meridian - Thủ Kinh Tuyến tại vùng Greenwich của Anh.
        Giờ Tinh Tú Biểu Kiển Địa Phương (Local Apparent Sidereal Time) thường được gọi tắt là Giờ Tinh Tú Địa Phương (Local Sidereal Time), tức chử Biểu Kiến thường bị bỏ ra, nhất là trong giới chiêm tinh.

        Cho nên Giờ Tinh Tú (hoặc Tinh Tú Biểu Kiến) tại bất cứ địa phương nào, và Giờ Tinh Tú tại Greenwich, ngay tại thời điếm đó, chỉ khác nhau bằng tỷ lể thuận với Kinh Tuyến (Longitude) tại địa phương.
        Nếu đi về hướng Tây 15 độ kinh tuyến, thì giờ tinh tú trước (cao) hơn 1 giờ, nếu đi về hướng Đông 15 độ kinh tuyến thì giờ tinh tú sau (nhỏ) hơn 1 giờ.

        Tuy là vị trí tinh tú tương đối bất dịch, nhưng sự tự chuyển của trái đất vẫn bị ảnh hưởng bỡi Chương Động (Nutations, vv...), cho nên Giờ Tinh Tú lại được phân định Apparent Sidereal Time - Giờ Tinh Tú Biểu Kiến, và Mean Sideral Time - Giờ Tinh Tú Trung Độ.
        Khi chúng ta cho con vụ nó quay, thì sự chuyển động lắc lư chính là Chương Động - Nutation! Tất cả các vật tự chuyển quanh trục đều có sự Chương Động, nhất là các hành tinh.

        Mean Sidereal Time - Giờ Tinh Tú Trung Độ là Giờ Tinh Tú cộng thêm sự ảnh hưởng của Chương Động (Nutation). Sự khác biệt giữa Biểu Kiến và Trung Độ được tính bằng Phương Trình Phân Điểm (Equation of the Equinoxes). Nhưng sự khác biệt này rất nhỏ trong Right Ascension RA - Gốc Xích, cho nên Giờ Tinh Tú Biểu Kiến và Giờ Tinh Tú Trung Độ thường ít được phân biệt rỏ ràng nhất là trong giới chiêm tinh!

        24 giờ Đồng Hồ mà chúng đang ta sử dụng, gồm thời gian tự xoay của trái đất, và sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời. Một năm Mặt Trời (Solar Year hay còn gọi là Tropical Year) là 365.2422 ngày. Một vòng là 360 độ. 360 đổ / 365.2422 ~= 0.9856 hay khoảng 59 phút 8.3304 giây, tức trái đất di chuyển khoảng 1 độ mỗi ngày.

        Một ngày trong Giờ Tinh Tú Trung Độ được quy định là 23 giờ, 56 phút, 4.0916 giây tức là 23.9344699 giờ hay bằng 0.99726958 của Ngày Mặt Trời Trung Độ (Mean Solar Day).

        [IMG]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/a/a6/Sidereal_Time_en.PNG[/IMG]

        Trong hình trên, phía bên trái là hình Mặt Trời và một Ngôi Sao tại Culmination - Cực Điểm trên Kinh Tuyến Địa Phương (Local Meridian). Trong hình chính giữa thì chỉ có ngôi sao đang tại Culmination - Cực Điểm. Một Ngày Tinh Tú là thời giữa giữa hai Cực Điểm của ngôi sao. Phía bên phải, là sau vài phút thì Mặt Trời mới trở lại Cực Điếm tại Kinh Tuyến Địa Phương. Một Ngày Mặt Trời là thời gian giữa hai Cực Điểm Mặt Trời - Sun Culmination tại Kinh Tuyến Địa Phương.

        Tất cả các trị số trong Thiên Văn đều là trị số trung bình bỡi sự ảnh hưởng của các lực hấp dẫn, các di động, chương động, và biến động, nhất là hình thể không hoàn hảo (lồi lõm, vv...) của các hành tinh, làm cho sự tính toán chính xác thực sự không đơn giản. Vì vậy mà các trị số thường chỉ tương đối chính xác trong một khoảng thời gian nhất định.

        Các loại giờ trên đều lấy sự tự chuyển và vận chuyển theo quỷ đạo của trái đất, nhưng thực tế các chuyển động này đều không đồng đều, nên Thiên Văn học còn quy định Ephemeris Time ET - Giờ Tinh Lịch.
        Giờ Tinh Lịch ET được hội Liên Hiệp Thiên Văn Quốc Tế - IAU (Internation Astromonical Union), tiểu chuẩn hóa và áp dụng trong năm 1959, căn cứ vào lý thuyết Newton và quỷ đạo vận hành của trái đất quanh mặt trời. Mục tiêu là định lập một hệ thời gian đều đặng. Giờ ET được sử dụng trong hầu hết các lịch liệt kê vị trí của các hành tinh (Ephemeris).
        Trong năm 1976, hội IAU nghị quyết rằng giờ ET là Phi Tương Đối (non-relativistic), và từ 1984 giờ ET sẻ được thay thế bằng hai hệ thang giờ tương đối (relativistic timescale), căn cứ vào Dynamical Timescale - Hệ Thang Giờ Động, đó là Terrestrial Dynamical Time TDT và Barycentric Dynamical Time TDB. (Hai loại giờ này thì chịu, không biết phải dịch thế nào luôn!!!)

        Tuy Giờ Tinh Tú là căn cứ vào chu kỳ tự chuyển của trái đất và vị trí tinh tú (hay điếm Xuân Phân) làm móc, nhưng thực sự củng chưa được tính vào sự ảnh hưởng của Tuế Sai, cho nên các nhà Thiên Văn còn đặt ra Stellar Time - Giờ Thiên Thể cho các chu kỳ lâu dài hơn.

        Ôi Thời Gian Thật Sự Rắc Rối, tiểu sinh xin chấm nghỉ tại đây, nếu không sẻ Tẩu Nhiệt Biểu Kiến à!!! Hihihihihihihihi
        thay đổi nội dung bởi: VinhL, 08-03-13 lúc 14:18
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Có 8 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        amouruniversel (23-04-14),biscaya (28-04-15),hoang.chuhuy (08-03-13),huyruan (22-03-13),NhấtLụcTamBát (22-03-13),sonthuy (23-03-13),thucnguyen (26-03-13),trandoan (04-08-19)

      15. #28
        Tham gia ngày
        Nov 2010
        Đến từ
        Việt Nam
        Bài gửi
        2,279
        Cảm ơn
        99
        Được cảm ơn: 4,886 lần
        trong 1,467 bài viết

        Default

        Mấy hôm nay tiểu sinh bận bế quan lập trình. Hy vọng vài tuần nửa sẻ có đồ chơi mới cho các bạn ngâm cứu. Hihihihihihihihihihihi

        Hệ tọa độ chân trời Alt và Azimuth có tính tương đồng với hệ 360 độ 24 sơn của La Kinh, tiểu sinh đang lập trình để đổi Lịch Thiên Văn (Ephemeris) sang hệ Alt/Az để biết giờ nào cửu hành tinh và 7 sao thất đẩu đến cung nào trên mặt đất, và tại nơi nào trên cung hoàng đạo.

        Có món đồ chơi này thì hy vọng sự nghiên cứu phong thủy của các cao thủ được nâng lên thêm 1 cấp nửa. Đó chính là cấp cao nhất của thuật phong thủy.

        Như lão ASVN trích trong quyển Nguyên Không Pháp Giám:
        "Người đời chỉ biết định quái rồi dùng ai tinh, mà không biết ai tinh để định quái."
        Có món đồ chơi này thì có thể dùng Thiên Tinh để mà định quái rồi đó!!!!

        Hahahahahahahaha
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Có 8 Hội viên đã cảm ơn đến "VinhL" về bài viết có ích này:

        amouruniversel (23-04-14),biscaya (28-04-15),hoang.chuhuy (23-03-13),huyruan (22-03-13),quy_co99 (22-03-13),sonthuy (23-03-13),thucnguyen (26-03-13),vochinhdieu (24-03-13)

      17. #29
        Tham gia ngày
        Feb 2011
        Bài gửi
        149
        Cảm ơn
        57
        Được cảm ơn: 66 lần
        trong 52 bài viết

        Default chào lão VinhL!!!

        Mấy nay đệ bận quá nên ko thể đọc được mấy bài viết của lão. đệ đang rất rất muốn hỏi các huynh trên diễn đàn nhưng đệ cũng biết vấn đề dính líu đến âm trạch nên thường các huynh rất ngại về vấn đề này.

        Đệ chỉ hỏi lão thế này thui. Đệ phải cải táng ông ngoại của đệ mất năm 95 tuổi ông là đinh mẹo. Hướng nghĩa trang hầu như người ta đều đặt theo hướng Cấn, nay đệ định đặt ông theo hướng bát thuần chấn chính xác 26 độ, phía trước mộ là 1 cái ao dài 40 m ngang khoảng 5 m (ao nhân tạo). và ngày đệ định đặt cái quách và cái mộ bia là lúc 8h tối giờ nhâm tuất ngày mậu tuất tháng ất mẹo năm quí tị. chỉ xin huynh có ý kiến chỉ đệ có cái nào ko chu toàn ko thế thui, chứ đệ ko dám nhờ huynh ra tay. vì đây là chuyện âm trạch thường các huynh ko thích đụng vào.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "quy_co99" về bài viết có ích này:

        amouruniversel (23-04-14),thucnguyen (25-03-13),trandoan (04-08-19)

      19. #30
        Tham gia ngày
        Nov 2009
        Bài gửi
        99
        Cảm ơn
        125
        Được cảm ơn: 33 lần
        trong 19 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi VinhL Xem bài gởi
        Quả thật có không biết bao nhiêu trình, nhất là trên mạng, để lập lá số chiêm tinh, nhưng học hỏi phương pháp lập lá số bằng viết và giấy sẻ tạo cho mình một cơ hội nghiên cứu sâu vào quy luật vận hành của các thiên thể, từ đó củng hiểu thêm chút ít về Thiên Văn, và các vấn đề liên quan đến vị trí của các sao để mà ngấm nghía mỗi đêm.
        Tiểu sinh thích tiền bối viết bài hơn! Cái vụ lập trình này lâu quá mà cuối cùng vẫn là hông biết cách an!!
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      20. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hoang.chuhuy" về bài viết có ích này:

        amouruniversel (23-04-14)

      Trang 3/12 đầuđầu 12345 ... cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái
        By MaiCorros in forum Dịch số
        Trả lời: 30
        Bài mới: 02-12-13, 10:58
      2. Trả lời: 7
        Bài mới: 25-01-13, 17:37
      3. Thiên tướng tại mệnh
        By Lequyen1988 in forum Nhờ xem Tử Vi
        Trả lời: 1
        Bài mới: 03-04-12, 15:24
      4. GS. Trịnh Xuân Thuận: Vật lý Thiên Văn & Phật Giáo
        By hoa mai in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 26-01-11, 23:47
      5. Nam Lê văn sĩ Úc gốc Việt trên văn đàn thế giới
        By hoa mai in forum Xã Hội - Con Người
        Trả lời: 0
        Bài mới: 10-01-11, 00:05

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •