Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 8 trên 8

    Ðề tài: Ngũ hành

      1. #1
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Ngũ hành

        Để phục vụ cho phép xem Ngũ hành hình tướng, htd mở chủ đề ngũ hành này.

        Ngũ hành đơn :

        Giáp Ất : Mộc
        Bính Đinh : Hỏa
        Mậu Kỷ : Thổ
        Canh Tân : Kim
        Nhâm Quý : Thủy

        Can Dương : Giáp Bính Mậu Nhâm
        Can Âm : Ất Đinh Kỷ Tân Quý
        Chi Dương : Tý Dần Thìn Ngọ Thân Tuất
        Chi Âm : Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi

        Khi Can va Chi phối hợp với nhau thì một thứ ngũ hành mới phát sinh gọi là ngũ hành Nạp Âm (ngũ hành kép).

        Ghép tên của 10 thìên Can va 12 Địa Chi, can Dương thì ghép với chi Dương, can Âm thì ghép với chi Âm, và với cách ghép như vậy thì ta sẽ có 60 tên khác nhau trên một bảng gọi là Lục Thập Hoa Giáp.

        Giáp Tí, Ất Sữu ---------------- Hải Trung Kim
        Bính Dần, Đinh Mão -------------Lư Trung Hỏa
        Mậu Thìn, Kỷ Tỵ--------------- Đại Lâm Mộc
        Canh Ngọ, Tân Mùi -------------Lộ Bàng Thổ
        Nhâm Thân, Quí Dậu----------- Kiếm Phong Kim
        Giáp Tuất, Ất Hợi-------------- Sơn Đầu Hỏa
        Bính Tí, Đinh Sữu-------------- Giản Hạ Thủy
        Mậu Dần, Kỷ Mão-------------- Thành Đầu Thổ
        Canh Thìn, Tân Tỵ -------------Bạch Lạp Kim
        Nhâm Ngọ, Quí Mùi -------------Dương Liễu Mộc
        Giáp Thân, Ất Dậu--------------Tinh Tuyền Thủy
        Bính Tuất, Đinh Hợi------------ Ốc Thượng Thổ
        Mậu Tí, Kỷ Sữu---------------- Tích Lịch Hỏa
        Canh Dần, Tân Mão------------ Tùng Bách Mộc
        Nhâm Thìn, Quí Tỵ------------- Trường Lưu Thủy
        Giáp Ngọ, Ất Mùi ---------------Sa Trung Kim
        Bính Thân, Đinh Dậu------------ Sơn Hạ Hỏa
        Mậu Tuất, Kỷ Hợi--------------- Bình Địa Mộc
        Canh Tí, Tân Sữu---------------Bích Thượng Thổ
        Nhâm Dần, Quí Mão-------------Kim Bá Kim
        Giáp Thìn, Ất Tỵ---------------- Phú Đăng Hỏa
        Bính Ngọ, Đinh Mùi--------------Thiên Hà Thủy
        Mậu Thân, Kỷ Dậu-------------- Đại Dịch Thổ
        Canh Tuất, Tân Hợi------------ Thoa Xuyến Kim
        Nhâm Tí, Quí Sữu-------------- Tang Đố Mộc
        Giáp Dần, Ất Mão-------------- Đại Khuê Thủy
        Bính Thìn, Đinh Tỵ------------- Sa Trung Thổ
        Mậu Ngọ, Kỷ Mùi --------------Thiên Thượng Hỏa
        Canh Thân, Tân Dậu-----------Thạch Lựu Mộc
        Nhâm Tuất, Quí Hợi------------ Đại Hải Thủy

        Lục thập hoa giáp, mỗi cái đều có một cái tên rất rõ ràng, cụ thể. Có những cái tên, sự liên hệ tới quy luật sinh thành rất trực quan. Xem mệnh lý cho người phải dựa vào ngũ hành nạp âm.
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 18-05-13 lúc 23:53
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Codai (19-05-13),huyruan (19-05-13)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Khi luận một lá số Tử vi thì coi ảnh hưởng Ngũ hành nạp âm của năm sinh rồi phối hợp với mệnh cung mà luận đoán.

        Ví dụ :

        Mỗi hành có 6 tượng, như Kim gồm có : Hải trung kim, Kim bá kim, Bạch lạp kim, Sa trung kim, Kiếm phong kim, và Thoa xuyến kim bằng một tên gọi khác là nạp âm.

        Hải Trung Kim

        Sách xưa viết rằng :

        Giáp Tí, Ất Sữu thì Tí thuộc Thủy, nơi hồ ao thì thủy vượng. Trong khi Kim cục thì Tử trong vòng tràng sinh nằm ở cung Tí và Mộ ở Sữu là chổ Thủy vượng. Kim vào thế " Tử Mộ " cho nên mới gọi bằng Hải Trung Kim ví như Kim trong lòng biển, khí thế bị bao tàng có danh mà vô hình, có tiếng mà không có thực, nằm sâu trong lòng biển như thai nhi nằm trong lòng mẹ.

        Tính chất của Hải Trung Kim là :

        a) Có thể biết được tâm tưởng mà không hiểu rõ được tâm cơ , lòng người như biển không dò , nếu cung Mệnh có những sao thủ đoạn điên đảo mà lại ở nạp âm Hải Trung Kim nữa thì quyền thuật kể vào bậc cự phách.

        b) Khả năng tốt, nhưng thiếu sức xông xáo tranh cướp, phải nhờ người đề bạt mới thi triển được, nếu cung bản mệnh thấy nhiều sao do dự nhút nhát mà mệnh lại rơi vào nạp âm Hải Trung Kim thì càng do dự nhút nhát hơn. Số nữ Hải Trung Kim đối với tình yêu ít bộc lộ, gói kín trong lòng.

        Trước nghịch cảnh và phấn đấu thì Giáp Tí mạnh hơn Ất Sữu. Ất Sữu dể có khuynh hướng nhu nhược hơn.

        Kim Bá Kim

        Nhâm Dần, Quí Mão thì Dần Mão là đất vượng của Mộc, Mộc vượng lên Kim suy. Theo Kim cục, vòng tràng sinh có Tuyệt đóng tại Dần và Thai ở Mão. Kim vô lực nên mới gọi là Kim Bá Kim. Mộc vượng Kim suy nên sức yếu, mỏng manh nhạt nhòa, chữ bá nghĩa là yếu đuối, không mạnh mẽ.

        Sách xưa có viết : " Nhâm Dần, Quí Mão là chất Kim còn lại ở đất tuyệt cho nên khí chất nhu nhược, mỏng như tơ lụa." Kim Bá Kim chất Kim dùng để trang trí, trang sức. Nếu được tay người khéo giỏi chạm khắc thì mới hay đẹp.

        Người có số nạp kim là Kim Bá Kim cần được mài dũa học hành mới mong thành tựu , phải tìm được thầy mới nên cơ đồ. Bởi vậy Kim Bá Kim cần Xương Khúc, Hóa Khoa ở Mệnh mới hay.

        Nhâm Dần thì Dần mộc bị kim khắc nên ở thế yếu, tinh thần tuy vượng nhưng là thứ vượng thịnh của dây cung quá căng bởi vậy khi ứng phó với hung vận không lì đòn bằng Quí Mão. Quí Mão cũng như Nhâm Dần, Mộc bị Kim khắc , nhưng âm mộc sức khắc chế chỉ có giới hạn trong khi chủ kiến tự mình lại mạnh, nên chống với hung vận đắc lực hơn.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #3
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Ngũ hành của sao trong Tử vi

        TỬ VI : Dương Thổ
        LIÊM TRINH : Âm Hỏa
        THIÊN ĐỒNG : Dương Thủy
        VŨ KHÚC : Âm Kim
        THÁI DƯƠNG : Dương Hỏa
        THIÊN CƠ : Âm Mộc
        THIÊN PHỦ : Âm Thổ
        THÁI ÂM : Âm Thủy
        THAM LANG : Âm Thủy (đới Mộc)
        CỰ MÔN : Âm Thủy
        THIÊN TƯỚNG : Dương Thủy
        THIÊN LƯƠNG : Âm Thổ (đới Mộc)
        THẤT SÁT : Dương Kim (đới Hỏa)
        PHÁ QUÂN : Âm Thủy
        thay đổi nội dung bởi: htruongdinh, 19-05-13 lúc 00:25
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #4
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        TỬ-VI mặt đỏ lưng dầy,
        Hình thời trung hận, người đầy phương- viên
        THAM dâm, PHÁ ngược chẳng hiền,
        Ơû cung Thìn, Tuất là người bất trung.
        THIÊN-PHỦ miếu vương chi cung
        Mặt tròn da trắng, ôn dung thuần hoà
        Thông minh vả có tài hoa,
        LỘC, QUYỀN, KHÔI, VIỆT càng ra sang giàu
        KIẾP, KHÔNG , LINH, HOẢ chẩn mầu,
        ĐƯỜNG, ĐÀ biến trái thế âu khó hèn.
        TRIỆT, TẤN đóng ở một bên,
        Aáy là có đọc chẩn nên kẻ gì.
        THÁI-DƯƠNG diện chuyển sà tề,
        Tính thời tươm tốt người hay mòn gầy.
        Thông-minh vả lại hiền ngay,
        Yêu kẻ sinh đẻ ngày, ghét kẻ sinh đẻ đêm.
        Canh thời Mão vị chẳng hiền,
        Nhâm cư Ngọ vị quí quyền tinh thông.
        Giáp nhân Hợi địa vô dùng,
        Tự Mùi chí Sửu bần cùng khổ thay.
        DƯƠNG, ĐÀ KHÔNG, KIẾP ăn mày,
        Đa phiền tâm sự tính ngày lo đêm.
        Da đen sắc hãm tình hèn
        KỴ, ĐÀ tật mục chẳng yên được nào.
        THÁI-ÂM thuộc Thuỷ kể ra.
        Thông minh vả có nguyệt hoa đâm tinh
        Yêu người dạ khí quang minh .
        Từ Thân đến Sửu dạ sinh mấy tài.
        Từ Dần đến Ngọ kẻ ra .
        Sinh ngày càng hãm gian nguy khốn cùng.
        HÌNH, RIÊU tật mục Khả phòng.
        Đi ăn, đi ở, trong lòng khổ thay.
        THIÊN-ĐỒNG dầu lớn lưng dầy
        Hình thời phi mãn, tượng đấy phương viên.
        Oân lương vả lại ngay nên
        KHOA, QUYỀN, TẤU hợp có quyền uy .
        HOẢ, LINH, KHÔNG, KIẾPkể chi,
        Aáy là khổ cùng thời u-mê.
        THIÊN-VƯƠNG, NGUYÊN-ĐỨC chiêu khê,
        Aáy là mô phật là người tăng ni.
        Thuỳ-linh THIÊN-TƯỚNG kể đi,
        Aáy là tướng mạo uy nghi thanh nhẩu
        Tính thời chẩn chiệu nói gian
        Là người nhiệm nhặt thanh nhân chánh chơi
        Miếu cung tài cán hơn người.
        Hãm cung phụng tự, tu-ni làm thầy.
        VŨ-KHÚC lại kể cho hay.
        Vốn người đầu bé thực nay kim hình.
        Nốt ruồi hạt ngọc mọc quanh.
        Tính cương chỉ thích lợi danh trăm chiều.
        CỰ-MÔN là Thuỷ tính lành.
        Miếu vượng Tý, Ngọ đã đành tốt thay.
        Mình tròn da trắng tóc mây.
        KHOA, QUYỀN, ĐỒNG, LỘC thực đầy vinh xương.
        Hãm cung tinh khí đa ngôn.
        Bụng càng nghi hoặc học càng tối tăm.
        Sứt môi vả lại sứt răng.
        Hình tuy nhỏ bé, nói năng dông dài.
        Nếu có ăn ở cùng người.
        Ghét người vản khách chằng chơi đâu mà.
        Tính hay ăn ở bất hòa.
        Phản phúc đối đá cũng ra tin thần.
        Hiểm mà chẳng có để tâm.
        DƯƠNG, ĐÀ bạc ác bất nhân chi cường.
        THIÊN, LƯƠNG thuộc mộc chi vương.
        Thanh kỳ khiết bạch, thủy lương ai tầy.
        Mùi cung kẻ ấy chẳng hay.
        Tí mê-nạn khổ cực thay nhiều bề.
        Tuất Nhâm hành khất khá chê.
        Hợi cung thầy sãi là nghề chẳng sai.
        Dần, Thân an mệnh có tài.
        Quí nhân phát phúc phát tài vinh hoa.
        CƠ, NGUYỆT, ĐỒNG hãm du mà.
        Aát là xét lại cũng là bất nhân.
        THIÊN-LƯƠNG hiện viết phúc thần.
        Tính hiền vả lại có phần thuỷ chung.
        THAM, LANG miếu vượng chi cung.
        Miếu thường người nhởn thực dòng đa mao.
        Hãm cung hình bé cổ cao,
        Tính hay nghĩ ngợi tơ hào chẳng quên.
        Việc làm càng chóng càng bền,
        Rượu, trà, hoa-nguyệt là bên phong tình.
        Hiểm độc mà lại đa khinh.
        Tham tài tham sắc quên mình bạo hung.
        DƯƠNG, ĐÀ, KHỔNG, KIẾP bần cùng
        VŨ, LIÊM, SÁT, PHÁ hành hung cướp đường.
        LIÊM, TRINH hoả diện thân tràng.
        Lộ hầu, lộ nhỡn, mặt vàng, mặt xanh.
        Tính thời táo bạo trương tranh.
        Khi dữ khi lành du đãng phấn hoa.
        Mùi cung hung dữ ai qua.
        Thân cung cự phú, Hợi là nhân cung.
        Tuất nhân khốn khổ bần cùng.
        THAM, LIÊM đạo tặc hành hung chẳng là.
        PHÁ-QUÂN âm thuỷ kể ra.
        Lưng đầy, đầu lớn, yêu tà mày thưa.
        Tính cương chẳng có ai ưa,
        Ra lòng đơn bạc chẳng chừa được đâu.
        Thìn, Tuất hiểm-độc mưu sâu,
        Bỏ chưng tổ nghiệp mấy hầu làm nên.
        Vượng cung Tí, Ngọ, Dần, Thân.
        Là người mạnh bạo, hung nhân uy cường.
        Đồng cung TỬ hội THAM LANG.
        Ba phương TRINH, SÁT quan sang ai lầy.
        Ơû cung hãm địa khổ thay.
        DƯƠNG, ĐÀ, KHÔNG, KIẾP ăn mày chẳn khôn.
        PHÁ, THAM, TRINH, SÁT cực hung..
        Aáy là đạo tặc hành hung chẳng hiền.
        THẤT-SÁT mắt lớn đội đèn,
        Việc làm muốn chóng, muốn xong cho rồi
        Tính thời hay động hay thôi.
        Lại thêm hung bạo như lôi chẳng là.
        Mó đến rồi lại bỏ qua,
        Bạo hổ bằng hà, nào có sợ ai,
        Thìn, Tuất, Tí, Ngọ, Dần, Thân.
        KHÔI, VIỆT,TẢ, HỮU triều lai càng mầu.
        QUYỀN, LỘC, XƯƠNG, KHÚC sang giầu.
        Lại có TỬ, PHỦ còng hầu đến tay.
        Hãm cung khốn khổ chẳng hay.
        Hung ác thủa này mà lại yểu thương.
        THẤT-SÁT, HÌNH, KỴ, ĐÀ, DƯƠNG.
        Chẳng mặt thời mũi có thương mới lành
        THIÊN-CƠ chẳng ngắn chẳng dài.
        Long lanh tay khéo gồm hai đức nghề.
        CƠ, QUYỀN mà đóng Mệnh cung.
        Là người mưu trí tài cao hơn người.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Codai (19-05-13),DangHuyAnh (19-05-13)

      7. #5
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        ĐỒNG CUNG ĐOÁN

        TỬ, PHỦ trọng hậu cách thường.
        VŨ, THAM người bé bạc tiền hay tham.
        THAM phùng SÁT, PHÁ hiểm gian
        Mặt người phong nhã, giả làm uy-nghi.
        Thìn-Tuất, TỬ, TƯỚNG phùng sung.
        Tính hay cợt nhả, nhân trung dạn dầy,
        THAM, LIÊM to lớn ai tầy.
        Tính tham thấy của người nay liền vô.
        VŨ, THAM đầu bé mình to.
        PHÁ, LIÊM sốc sếch, bạnh to hơn người.
        CỰ, CƠ Mão, Dậu thâm mòi.
        CƠ, LƯƠNG, VŨ, PHÁ, là người có uy .
        CỰ, CƠ, mặt mũi dung nghi.
        CỰ, CƠ, nói ngọt, đẹp thời đồng âm.
        Sát phùng THIÊN-HỶ đồng cung.
        Có điều đúng đắn , ôn dung thanh nhàn.
        KHÚC-XƯƠNG là đứng tài hoa.
        Thực thà đúng đắn là hàng ĐỒNG, LƯƠNG.
        VIỆT-KHÔI là khách văn chương .
        KHÔI là khôi ngộ, VIỆT thường da đen.
        Mặt hoa là mặt KHOA, QUYỀN.
        VŨ, THAM, HOÁ-LỘC, râu hền đến tai.
        Đứng đắn là khách Phong, Thai.
        LONG-TRÌ, PHƯỢNG-CÁC ấy ai dịu dàng.
        Nước da TẢ, HỮU bằng gương
        KHỐC, HƯ quầng mắt thường thường tối lam.
        THAM, ĐÀO tốt tóc xanh đậm.
        Mắt đen VŨ, KỴ chẳng nhầm một ai.
        KỊ, ĐÀ tiếng nói hơn người.
        ĐỒNG, KHÔNG, HƯ, NHẬT, nhiều đời thị phi .
        MỘC tinh làm dáng ai bi.
        Hay khoe mình cũng bởi vì ẤN, QUANG.
        TRÀNG-SINH, LỰC-SĨ nói ngoan.
        VŨ phùng THIÊN-MÃ luận bán người cao.
        ẤN, QUANG là khách phong-lao.
        Trên thời vị nể, dưới thời kính yêu.
        THANH-LONG cơ biên đủ điêu
        TẤU- THƯ nói ngọt người theo ngay về.
        BÊNH-PHỦ thân thể khả chê.
        Vốn hay tật bệnh nhiều kỳ chẳng sai.
        HỶ-THẦN, HOA-CÁI vui tươi.
        Mặt mũi dài rộng, hết người đảm đang.
        KIẾP, KHÔNG nhè nhẹ mình gầy.
        ĐÀ-LA mắt nhớn ngón tay thỏi dài.
        ĐÀO, HỒNG mặt mũi xinh tươi.
        KỴ, HÌNH, ĐÀ, MÃ là người quê chân.
        VŨ, RIÊU, PHÁ- TOÁI ở gần.
        Lại có VIỆT, KỴ mười phần sút môi.
        THAM-LANG hãm địa thời thôi.
        Trong hai nách có mùi hôi một đời.
        Người mà mắt nhỏ mắt to.
        Nhật phùng KHÔNG, Hạ đoán cho toả mười.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Codai (19-05-13)

      9. #6
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default Trích : Hoàng Đế Nội Kinh Linh Khu

        Ngưừi xưa đã xem phối hợp Tâm Sinh Lý với Hình , Sắc, Thanh và Cốt Tướng , và Tâm Tướng cùng Âm Dương hình tướng rồi phối hợp thêm với hình tướng trong tử vi . Ngưừi xưa có phân chia bát pháp hình tướng (không phaỉ bát quái hình tướng) là : Uy, Hậu , Thanh, Cổ, Cô, Bạc, Ác và Tục .

        THIÊN 64: ÂM DƯƠNG NHỊ THẬP NGŨ NHÂN
        Hoàng Đế hỏi: "Ta nghe nói vóc dáng con người gồm 2 loại Âm và Dương phân biệt như thế nào ?”[1].
        Bá Cao đáp : “Trong khoảng Trời Đất, trong khoảng 4 phương và trên dưới, không có cái gì tách rời được sự phân loại của ngũ hành, con người cũng ứng theo ngũ hành[2]. Trong ngũ hành lại chia mỗi hình làm 5 loại hình khác nhau, cho nên 5 lần 5 là 25 loại hình chuẩn trong số này chưa kể đến 2 loại hình Âm và Dương như thiên ‘Thông Thiên’ đã nói, hình thái của những người thuộc Âm Dương gồm có 5 loại, cũng khác với người thường[3].
        Tất cả những điều đó, ta đều đã biết cả, Ta chỉ mong được nghe giải thích về vấn đề hình dáng của 25 người này, khí huyết sinh ra làm sao ? Đặc trưng biểu hiện bên ngoài của mỗi người như thế nào ? Làm sao có thể đi từ hình dáng bên ngoài để suy ra biết được sự biến hóa của tạng phủ bên trong ? Tất cả phải hiểu như thế nào ?”[4].
        Kỳ Bá đáp : "Thật là những câu hỏi rất đầy đủ, đây là những hiểu biết mà các bậc tiên sư phải giữ gìn kín đáo, dù là Bá Cao, cũng không thể rõ được nội dung”[5].
        Hoàng Đế rời khỏi chỗ ngồi, lui lại vài bước, nói 1 cách cung kính: “Ta nghe rằng, ta biết được 1 người có tài năng mà không dạy cho họ những điều hay của tiên sư, đó là 1 tổn thất to tát, nhưng giả thiết nếu ai đó biết được những điều hay ấy mà lại phổ biến 1 cách bừa bãi, người có Thiên tính tốt rất ghét những việc phổ biến bừa bãi ấy, Ta chỉ mong được biết những điều hay của tiên sư để làm sáng tỏ nó rồi cất vào hộp Kim quỹ, không dám phổ biến rộng rãi bừa bãi”[6].
        Kỳ Bá đáp : "Trước hết, chúng ta nên mô tả lại 5 loại hình dáng thuộc Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, tiếp đến là phân biệt được ngũ sắc, tìm ra những nét khác nhau trong 5 loại hình dáng ấy, như vậy, ta sẽ có đầy đủ 25 loại hình dáng của họ”[7].
        Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe thầy nói đầy đủ hơn nữa”[8].
        Kỳ Bá đáp : "Thật là thận trọng ! Thật là thận trọng ! Thần xin trình bày như sau:”[9].
        Người có hình dáng của Mộc, so được với âm Thượng giốc, giống với dáng người thương đế (đông phương); Những người này có làn da màu xanh, đầu nhỏ, khuôn mặt dài, hai vai to rộng, lưng thẳng, thân người nhỏ, tay chân nhanh nhẹn; Họ có là người có tài năng, làm việc lao tâm, sức lực kém, nhiều ưu tư, chịu khó đối với việc làm; Họ là người chịu đựng được thời lệnh của mùa xuân và mùa hạ, không chịu được thời lệnh của mùa thu và mùa đông, vì vào mùa này, khi họ bị cảm bởi tà khí thì sẽ bị bệnh; Những người mẫu theo âm Thượng giốc này thuộc về Túc Quyết âm Can kinh, phần lớn dáng dấp của họ là ung dung tự tại[10].
        Người thuộc Mộc hình còn chia ra làm 4 loại, người thuộc âm Đại giốc (phần trên của phía tả), so được với dạng người thuộc túc Thiếu dương Đởm kinh ở phía tả, giống với dạng người bên trên của túc Thiếu dương, thái độ làm người của họ là khiêm nhượng, hòa nhã, không tranh hơn thua[11].
        Người thuộc âm Tả giốc (phần dưới của bên hữu), so được với dạng người của túc Thiếu dương Đởm kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên dưới của túc Thiếu dương, thái độ làm người của họ là hay thuận tùng theo người khác[12].
        Người thuộc âm Đệ giốc (phần trên của bên hữu), so được với dạng của người của túc Thiếu dương Đởm kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên trên của túc Thiếu dương, thái độ làm người của họ là cầu tiến, tiến về phía trước[13].
        Người thuộc âm Phán giốc (phần dưới của bên tả), so được với dạng người của túc Thiếu dương Đởm kinh ở phía tả, giống với dạng người bên dưới của túc Thiếu dương, thái độ làm người của họ là ngay thẳng (phương chính)[14].
        Người có hình dáng của Hỏa, so được với âm thượng chủy, giống với dáng người xích đế (nam phương); Những người này có làn da màu đỏ, thớ thịt ở cột sống lưng nẩy nở rộng, gương mặt gầy nhọn, đầu nhỏ, các vùng vai, lưng, xương mông, bụng nẩy nở đều, tay chân nhỏ, bước đi vững vàng, xử sự với mọi vật, mọi việc rất sáng suốt, khi bước đi hai vai lắc lư nhịp nhàng, bắp thịt ở lưng tròn đầy; Hành vi của những người này đầy khí phách, xem nhẹ tiền tài, kém tự tin, nhiều ưu tư, gặp việc giải quyết sáng suốt, thích sắc đẹp; Tâm nhanh, không sống lâu, thường bị chết 1 cách tức tửi; Họ là người chịu đựng được thời lệnh của mùa xuân và mùa hạ, không chịu đựng được thời lệnh của mùa thu và mùa đông, vì vào mùa này, khi bị cảm bởi tà khí thì sẽ bị bệnh; Những người mẫu theo âm thượng chủy này thuộc về thủ Thiếu âm Tâm kinh, phần lớn dáng dấp của họ là trung thực[15].
        Người thuộc Hỏa hình còn chia làm 4 loại, người thuộc âm chất chủy (phần trên của phía tả), so được với dạng người thuộc thủ Thái dương Tiểu trường kinh ở phía tả, giống với dạng người bên trên của thủ Thái dương, thái độ làm người của họ là nông cạn[16].
        Người thuộc âm thiếu chủy (phần dưới của bên hữu), so được với dạng người của thủ Thái dương Tiểu trường kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên dưới của thủ Thái dương, thái độ làm người của họ là lạc quan và thường vui vẻ[17].
        Người thuộc âm hữu chủy (phần trên của bên hữu), so được với dạng người của thủ Thái dương Tiểu trường kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên trên của thủ Thái dương, thái độ làm người của họ là không chịu nhường bước, đứng sau ai [18].
        Người thuộc âm chất phán (phần dưới của bên tả), so được với dạng người của thủ Thái dương Tiểu trường kinh ở phía tả, giống với dạng người bên dưới của thủ Thái dương, thái độ làm người của họ là quẳng hết mọi ưu phiền, thung dung tự đắc[19].
        Người có hình dáng của Thổ, so được với âm thượng cung, giống với dáng người hoàng đế thời thượng cổ (trung ương); Những người này có làn da màu vàng, mặt tròn, đầu to, vai và lưng nẩy nở khỏe đẹp, bụng to, đùi và cẳng chân đều đẹp, tay chân thon nhỏ, bắp thịt đầy đặn, thân hình từ trên xuống dưới đều cân đối, bước đi vững vàng, bước chân không cao; Nội tâm của họ ổn định, thường hay làm lợi cho người khác, không thích có quyền thế, chỉ thích và khéo làm việc giúp đỡ người khác; Họ là người chịu đựng được thời lệnh của mùa thu và mùa đông, không chịu đựng được mùa xuân và mùa hạ, vì vào mùa xuân và hạ, khi bị cảm bởi tà khí thì sẽ bị bệnh; Những người mẫu theo âm thượng cung này Thuộc về túc thái âm Tỳ kinh, thái độ làm người của họ là đôn hậu, thành khẩn[20].
        Người thuộc Thổ hình còn chia làm 4 loại, người thuộc âm Thái cung (phần trên của phía tả), so được với dạng người thuộc túc Dương minh Vị kinh ở phía tả, giống với dạng người bên trên của túc Dương minh, thái độ làm người của họ là thích hòa thuận[21].
        Người thuộc âm gia cung (phần dưới của phía tả), so được với dạng người của túc Dương minh Vị kinh ở phía tả, giống với dạng người ở bên dưới túc Dương minh, thái độ làm người của họ là đoan trang, cẩn trọng[22].
        Người thuộc âm thiếu cung (phần trên của bên hữu), so được với dạng người của túc Dương Minh Vị kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên trên của túc Dương minh, thái độ làm người của họ là uyển chuyển để được vẹn toàn[23].
        Người thuộc âm tả cung (phần dưới của bên hữu), so được với dạng người của túc Dương minh Vị kinh ở phía bên hữu, giống với dạng người bên dưới của túc Dương minh, thái độ làm người của họ là siêng năng, cần cù, chuyên tâm làm việc không ngại gian lao[24].
        Người có hình dáng của Kim, so được với âm thượng thương, giống với dáng người thuộc bạch đế; Những người này có làn da màu trắng, khuôn mặt vuông, đầu nhỏ, vai và lưng nhỏ, bụng nhỏ, tay chân thon nhỏ, xương gót chân như muốn gồ ra ngoài, các đốt xương toàn thân nhẹ; Họ thường gìn giữ thân hình sạch sẽ; Tâm cấp, có thể tĩnh đó có thể động, động lên 1 cách dữ dội, họ giỏi về cung cách làm quan (hành chính); Họ chịu đựng được mùa thu và mùa đông, không chịu đựng được mùa xuân và hạ, nếu bị cảm bởi tà khí thì bệnh sinh ra; Những người mẫu theo âm thượng thương này thuộc về thủ Thái âm Phế kinh, thái độ làm người của họ là cứng rắn, không chịu khuất phục[25].
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Codai (19-05-13)

      11. #7
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        Người thuộc Kim hình còn chia làm 4 loại, người thuộc âm Đại thương, (phần trên của phía tả), so được với dạng người thuộc thủ Dương minh Đại trường kinh ở phía tả, giống với dạng người ở bên trên thuộc thủ Dương minh, thái độ làm người của họ là luôn luôn giữ được thân mình trong sạch[26].
        Người thuộc âm hữu thương (phần dưới của phía tả), so được với dạng người của thủ Dương minh Đại trường kinh ở phía tả, giống với dạng người ở bên dưới thủ Dương minh, thái độ làm người của họ là thư thả, dễ chịu, không bị câu nệ[27].
        Người thuộc âm tả thương (phần trên của phía hữu), so được với dạng người của thủ Dương minh Đại trường kinh ở phía hữu, giống với dạng người ở bên trên của thủ Dương minh, thái độ làm người của họ là giỏi phân biệt điều phải trái[28].
        Người thuộc âm Thiếu thương (phần dưới của bên hữu), so được với dạng người của thủ Dương minh Đại trường kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên dưới của thủ Dương minh, thái độ làm người của họ là trang nghiêm, chững chạc[29].
        Người có hình dáng của Thủy, so được với âm thượng vũ, giống với dáng người thuộc hắc đế; Những người này có làn da màu đen, khuôn mặt lõm vào, đầu to, cằm nhọn, hai vai nhỏ, bụng to, tay chân hay động, khi đi hay lắc lư thân hình, phần dưới từ thắt lưng đến xương cùng dài, phần lưng cao dong dỏng; Bẩm tính của họ là không cung kính ai, cũng không sợ ai, giỏi tài lường gạt người khác, đã giết người rồi thì giết đến chết; Họ chịu đựng được mùa thu và mùa đông, không chịu đựng được mùa xuân và mùa hạ, trong mùa xuân và hạ nếu bị cảm bởi tà khí thì bệnh sinh ra; Những người mẫu theo âm thượng vũ này thuộc về túc Thiếu âm Thận kinh, thái độ làm người của họ là không gò bó, hạn chế bởi 1 giới hạn nào cả[30].
        Người thuộc Thủy hình còn chia làm 4 loại, người thuộc âm Đại vũ (phần trên của phía hữu), so được với người túc Thái dương Bàng quang kinh ở phía hữu, giống với dạng người bên trên thuộc túc Thái dương, thái độ làm người của họ là biểu lộ ở trên mặt một sắc thái tự đắc[31].
        Người thuộc âm Thiếu vũ (phần dưới của phía tả), so được với dạng người của túc Thái dương Bàng quang kinh ở phía tả, giống với dạng người bên dưới của túc Thái dương, thái độ làm người của họ là hay quanh co, không thẳng thắn[32].
        Người thuộc âm Chúng vũ (phần dưới của phía hữu), so được với dạng người của túc Thái dương Bàng quang ở phía hữu, giống với dạng người bên dưới túc Thái dương, thái độ làm người của họ là thẳng thắn, trong sạch[33].
        Người thuộc âm Chất vũ (phần trên của phía tả), so được với dạng người của túc Thái dương Bàng quang kinh ở phía tả, giống với dạng người bên trên của túc Thái dương, thái độ làm người của họ là có một tâm hồn vững vàng, đạo đức cao trọng[34].
        Cho nên, hình dáng con người thuộc ngũ hành, phân chia ra làm 25 lần biến hóa, đây là những điều biến hóa khó hiểu mà đa số người bình thường không quan tâm, xem thường vậy[35].
        Một người nào đó đắc được cái hình dáng thuộc 25 hình, nhưng sắc diện lại hiện ra không đúng với hình dáng ấy thì sao ?”[36].
        Kỳ Bá đáp : "Nếu ngũ hành của hình dáng khác ngũ hành của sắc diện, hoặc ngũ hành của sắc diện thắng ngũ hành của hình dáng, ta nên chú ý đến trường hợp này, gặp phải năm niên kỵ, nếu bị cảm bởi tà khí thì dễ sinh bệnh, và nếu việc trị liệu bị sơ thất thì bệnh tình sẽ có nhiều điều lo âu[37]. Nếu như hình dáng và sắc diện tương đắc đó là sự biểu hiện dạng người phú qúy, đại lạc vậy”[38].
        Hoàng Đế hỏi: "Trường hợp hình dáng và sắc diện tương khắc, rồi gặp phải năm niên kỵ nữa, ta có thể biết sự tương quan này không ?”[39].
        Kỳ Bá đáp : "Thông thường khi nói đến niên kỵ, đối với các dạng hình dáng như nói trên, tùy theo dáng người thuộc thượng hạ của đường kinh, năm đại kỵ bắt đầu từ 7 tuổi, thêm 9 tuổi nữa là 16 tuổi, thêm 9 tuổi nữa là 25 tuổi, thêm 9 tuổi nữa là 34 tuổi, thêm 9 tuổi nữa là 43 tuổi, thêm 9 tuổi nữa là 52 tuổi, thêm 9 tuổi nữa là 61 tuổi; Đây là những năm đại kỵ của con người mà người ta không thể không biết đến để luyện tập nhiếp sinh nhằm giữ cho sức khẻo được an lành, bởi vì những năm này, nếu bị cảm bởi tà khí thì sẽ dễ sinh bệnh, và nếu vì trị liệu sơ suất thì bệnh tình sẽ có nhiều điều lo âu[40]. Nói rõ hơn trong những năm này, không nên làm những chuyện dâm tà, đó là những gì quan hệ đến năm kỵ”[41].
        Hoàng Đế hỏi: "Thầy đã nói về những đặc điểm thượng và hạ của Thủ Túc tam Dương kinh, đã nói đến sự biểu hiện của huyết khí nhiều ít , ta có thể dựa vào sự quan hệ đó để biết về sự quan hệ giữa hình và khí như thế nào không ?”[42].
        Kỳ Bá đáp : "Hình thể đặc trưng của kinh Túc Dương minh biểu hiện ở phần trên của con người, nếu huyết khí đều thịnh thì râu má đẹp mà dài, nếu huyết ít khí nhiều thì râu má ngắn, cho nên nếu khí ít huyết nhiều thì râu má ít, nếu huyết khí đều ít thì không có râu má, hai bên mép có nhiều nếp nhăn[43].
        Túc Dương minh biểu hiện ở phần dưới của con người, nếu huyết khí đều thịnh thì lông mu đẹp mà dài, đến như ở ngực cũng có lông; nếu huyết nhiều khí ít thì lông mu đẹp mà ngắn, đến như ở rún cũng có lông, mỗi khi bước đi thường dở chân lên cao, phần cơ nhục của các ngón chân đều ít, 2 chân thường cảm thấy lạnh; nếu huyết ít khí nhiều thì cơ nhục dưới hạ chi dễ bị sinh lạnh chân và nhọt, nếu huyết khí đều ít thì sẽ không có lông mu, dù có đi nữa thì cũng rấtlơ thơ, khô héo, thường hay xảy ra tình trạng hai chân bị lạnh và mềm nhũn, hoặc bị tê dại” [44].
        Hình thể đặc trưng của kinh túc Thiếu dương, biểu hiện ở phần trên của con người, nếu khí huyết đều thịnh thì toàn bộ râu quai hàm đẹp và dài, nếu huyết nhiều khí ít thì toàn bộ râu quai hàm đẹp mà ngắn, nếu huyết ít khí nhiều thì râu quai hàm sẽ ít, nếu huyết và khí đều ít thì không có râu cằm, nếu bị cảm bởi khí Hàn Thấp thì thường hay bị chứng tý, cốt thống, móng tay bị khô[45].
        Túc Thiếu dương biểu hiện ở phần dưới của con người, nếu huyết khí thịnh thì lông ở cẳng chân đẹp và dài, mắt cá ngoài mập, nếu huyết nhiều khí ít thì lông ở cẳng chân đẹp mà ngắn, mắt cá ngoài có da cứng mà dầy, nếu huyết ít khí nhiều thì lông ở cẳng chân ít, da của mắt cá ngoài mỏng và mềm, nếu huyết và khí đều ít thì không có lông, mắt cá ngoài gầy và không có thịt”[46].
        Hình thể đặc trưng của kinh túc Thiếu dương, biểu hiện ở phần trên của con người, nếu khí huyết đều thịnh thì đôi mày sẽ đẹp, lông my dài, nếu huyết nhiều khí ít thì lông my xấu, nét mặt có nhiều nếp nhăn nhỏ, nếu huyết ít khí nhiều thì gương mặt nhiều thịt, nếu huyết khí được hòa thì gương mặt xinh đẹp[47].
        Túc Thái dương biểu hiện ở phần dưới của con người, nếu huyết khí thịnh , thịt ở gót chân đầy đặn, gót chân phần dưới tiếp đất cứng rắn, nếu khí ít huyết nhiều thì gót chân gầy và bắp thịt cũng không đầy đặn, nếu huyết khí đều ít thì dễ bị chuyển gân, gót chân chấm đất hay bị đau[48].
        Hình thể đặc trưng của kinh thủ Dương minh, biểu hiện phần trên của con người, nếu huyết khí thịnh thì râu mép đẹp, nếu huyết ít khí nhiều thì râu mép xấu, nếu huyết khí đều ít thì không có râu mép[49].
        Kinh thủ Dương minh, biểu hiện ở phần dưới của con người, nếu huyết khí thịnh thì lông dưới nách đẹp, vùng ngư của bàn tay đầy đặn thịt mà ấm, nếu khí và huyết đều ít thì cánh tay gầy mà lạnh[50].
        Hình thể đặc trưng của kinh thủ Thiếu dương, biểu hiện ở phần trên của con người, nếu huyết khí thịnh thì lông mày đẹp mà dài, màu sắc của 2 tai đẹp, nếu huyết khí đều ít thì 2 tai khô và màu sắc xấu, không nhuận bóng[51].
        Kinh thủ Thiếu dương, biểu hiện ở phần dưới của con người, nếu huyết khí thịnh thì phần cơ nhục ở 2 lưng bàn tay đầy đặn mà ấm, nếu huyết khí đều ít thì 2 lưng bàn tay sẽ gầy mà lạnh, nếu khí ít huyết nhiều 2 lưng bàn tay sẽ gầy và nổi nhiều gân mạch lên[52].
        Hình thể đặc trưng của kinh thủ Thái dương, vận hành bên trên của con người, nếu huyết khí thịnh thì râu cằm mọc nhiều, gương mặt đầy đặn, đồng đều từ trên xuống dưới, nếu huyết khí đều ít thì gương mặt gầy và sắc diện khô mà không tươi nhuận, sắc tối tăm[53].
        Kinh thủ Thái dương, biểu hiện ở bên dưới của con người, nếu huyết khí thịnh thì bắp thịt ở lòng bàn tay đầy đặn, nếu huyết khí đều ít thì lòng bàn tay sẽ gầy mà lạnh”[54].
        Hoàng Đế hỏi: "Hình dạng của nhị thập ngũ nhân có những ước định gì không ?”[55].
        Kỳ Bá đáp : "Người có đôi lông mày đẹp, đó là khí huyết của kinh túc Thái dương nhiều, người nào có đôi lông mày xấu, đó là khí huyết túc Thái dương ít, người nào mập mà da không nhuận trạch, đó là khí huyết đều bất túc[56]. Ta nên xét rõ sự hữu dư hay bất túc của hình và khí để châm bổ tả, nhằm điều hòa khí huyết, đó mới có thể gọi là người thầy châm cứu, thuốc, biết được lẽ nghịch thuận vậy”[57].
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Codai (19-05-13)

      13. #8
        Tham gia ngày
        Jun 2009
        Bài gửi
        905
        Cảm ơn
        801
        Được cảm ơn: 898 lần
        trong 448 bài viết

        Default

        THIÊN 72: THÔNG THIÊN
        Hoàng Đế hỏi Thiếu Sư: "Ta thường nghe nói về con người, có người thuộc Âm, có người thuộc Dương, Người như thế nào thì thuộc Âm ? Người như thế nào thuộc Dương ?”[1].
        Thiếu Sư đáp: “Trong khoảng Thiên Địa, bên trong lục hợp, tất cả không tách khỏi ngũ hành, con người cũng ứng theo đó, nhưng cũng không phải chỉ có 1 mẫu người Âm, 1 mẫu người Dương mà thôi, nó chỉ được nói 1 cách giản lược mà thôi, lời nói không thể diễn tả rõ rệt được”[2].
        Hoàng Đế hỏi: "Ta mong được nghe giảng 1 cách sơ lược về ý nghĩa của vấn đề con người Âm Dương ấy[3]. Các bậc hiền nhân, thánh nhân, nội tâm của họ có phải kiêm cả Âm Dương và có thể biểu hiện ra bằng hành vi hay không ?”[3].
        Thiếu Sư đáp: “Nói chung, có những người thuộc Thái âm, có những người thuộc Thiếu âm, có những người thuộc Thái Dương, có những người thuộc Thiếu Dương, có những người thuộc Âm Dương hòa bình, phàm tất cả 5 loại người này, hình thái của họ bất đồng, cân cốt và khí huyết cũng không giống nhau”[4].
        Hoàng Đế hỏi: "Sự không giống nhau đó, ta có thể nghe giải thích được không ?”[5].
        Thiếu sư đáp: “Những người thuộc Thái âm, tính tình của họ là tham lam mà bất nhân, bề ngoài có vẻ khiêm cung, chu đáo, nhưng bên trong chất chứa những điều âm hiểm, chỉ biết lấy về phần mình là vui thích, mà rất ghét khi bị thua thiệt mất mát[6]. Tâm địa của họ như rất nhu hòa, hình sắc không để lộ ra ngoài, có việc gì xảy ra họ không phản ứng và biểu lộ ý mình kịp thời, động tác của họ thường biểu lộ chậm hơn người khác, đó chính là tâm tính, thái độ...) của những người thuộc Thái âm[7].
        Những người thuộc Thiếu Âm, tính tình của họ là tham lam những điều nhỏ mọn, thường có ý hại người, mỗi khi thấy người khác có những tổn thất nào đó, họ thường tỏ vẻ vui mừng như đang được 1 cái gì đó; Họ thích làm thương tổn đến người khác, khi thấy người khác có chút gì vinh quang, họ thường tỏ ra nổi giận; Tính khí của họ tàn ác, vô ân; Đây chính là tâm tính, thái độ... của người thuộc Thiếu âm[8].
        Những người thuộc Thái dương, tính tình của họ là không chú trọng, để ý lắm về chỗ ở của mình, họ thích bàn chuyện đại sự, không có tài năng nhưng hay nói chuyện rỗng tuếch, chí hướng của họ thường khoe rộng ra khắp bốn phương, cử chỉ và hành động của họ không đếm xỉa đến lẽ phải trái, việc làm của họ thì tầm thường nhưng lại rất tự tin, khi việc họ làm bị thất bại, nhưng họ không bao giờ hối hận; Đó là tâm tính, thái độ... của những người thuộc Thái Dương[9].
        Những người thuộc Thiếu dương, tính tình của họ thường tỉ mỉ, cẩn thận tự cho là người có tài giỏi hơn người, nếu họ chỉ làm được 1 chức quan nhỏ nào đó, họ rất tự cao, tự đắc ý, họ có tài về ngoại giao, nhưng không thể làm những việc bên trong; Đó chính là tính tình, thái độ ... của những người thuộc Thiếu Dương[10].
        Những người thuộc Âm Dương hòa bình, tính tình của họ là có 1 nếp sống an tĩnh, họ không có những nỗi lo sợ vu vơ, họ không có những thái độ ham muốn vui mừng quá trớn, hành động của họ thường thuần tùng với quy luật sự vật, họ không tranh chấp kỳ kèo gì đến những gì có ích lợi cho họ, họ chỉ sống thuận với sự biến hóa của thời lệnh (khí hậu); Họ có thể có địa vị tôn qúy, nhưng thái độ rất khiêm tốn, Lời nói của họ là dùng đức để cảm hóa người khác chứ không dùng đến quyền bính, đó gọi là phương pháp xử lý sự việc tốt nhất[11].
        Ngày xưa, người thầy thuốc khéo dùng kim châm và ngải cứu để trị bệnh, họ thường quan sát biết được 5 dạng người như nói trên để phân biệt ra mà trị liệu: Khi nào thịnh thì dùng phép tả, khi nào hư thì dùng phép bổ”[12].
        Hoàng Đế hỏi: "Nguyên tắc trị liệu cho 5 loại hình thái người như trên thế nào ?”[13].
        Thiếu Sư đáp: “Những người thuộc hình thái Thái âm, nhiều Âm mà không Dương, Âm huyết của họ trọc, vệ khí vận hành sắc trệ không trơn tru[14]. Âm và Dương không điều hòa, cân khí hoãn, bì phu dầy, đối với dạng người huyết trọc và bì phu dầy như vậy, nếu không áp dụng phương pháp châm tả nhanh thì không thể làm cho bệnh tình giảm nhẹ được[5].
        Những người thuộc hình thái Thiếu âm, nhiều Âm mà ít Dương, Vị của họ nhỏ mà Trường Vị lại to công năng của lục phủ không điều hòa[6]. Mạch khí của kinh Dương minh Vị kém trong lúc đó mạch khí của Thái dương nhiều (to), vậy nên thẩm xét 1 cách thận trọng trước khi tiến hành điều trị, nếu không, do ở khí kém không giữ được huyệt sẽ làm cho huyết dễ bị thoát, còn nguyên khí cũng dễ bị bại[7].
        Những người thuộc hình thái Thái dương, nhiều Dương mà ít Âm, ta nên thận trọng trước khi điều trị, vì Âm khí ít ta không nên làm cho thoát Âm, chỉ có thể châm tả Dương khí mà thôi, nhưng nếu Dương khí bị thoát nhiều lần sẽ đưa đến cuồng bệnh, và nếu Âm lẫn Dương đều bị thoát sẽ bị chết 1 cách đột ngột, hoặc sẽ bất tri nhân sự[8].
        Những người thuộc hình thái Thiếu dương, nhiều Dương ít Âm, kinh mạch nhỏ nhưng lạc mạch lớn, huyết ở bên trong còn khí ở bên ngoài, trong khi điều trị phải làm sao làm cho Âm kinh được thực, và tả bớt khí của Dương lạc bên ngoài[9]; Nhưng nếu chỉ tả có lạc mạch, đó là ta đã cưỡng bức Dương khí hao tán, thoát tiết ra ngoài, như vậy là trung khí sẽ bất túc, bệnh khó có thể lành được[10].
        Những người thuộc hình thái Âm Dương hòa bình, khí của Âm và Dương được điều hòa, huyết mạch cũng được điều hòa[11]. Trong lúc trị liệu nên cẩn thận chẩn đoán sự biến hóa của Âm Dương, xét được sự thịnh suy của tà khí và chính khí, dáng điệu của người thầy phải thung dung, xét đoán được sự hữu dư và bất túc của khí huyết, nếu tà khí thịnh thì nên dùng phép tả, nếu chính khí suy nên dùng phép bổ, nếu bệnh thuộc không thịnh không hư thì dựa vào kinh đã bị bệnh mà chọn huyệt châm[12]. Phương pháp này gọi là điều hòa Âm Dương, cũng là tiêu chuẩn để phân biệt được 5 dạng hình thái của con người trong việc trị liệu”[13].
        Hoàng Đế hỏi: "Ôi ! Những người thuộc hình thái 5 loại khác nhau ấy, có khi chúng ta chưa bao giờ sống chung, hoặc quan hệ với họ, vậy khi gặp họ 1 cách thình lình, ta không thể biết được hành vi hàng ngày của họ, ta làm sao phân biệt được họ thuộc dạng người nào ?”[14].
        Thiếu Sư đáp: “Đa số người có những loại hình khác nhau, thường không biết, hoặc không giống với những người thuộc 5 loại hình thái Âm Dương như kể trên, nhất là đối với ngũ ngũ nhị thập ngũ nhân thuộc ngũ âm, ngũ hành, thì 5 loại hình thuộc Âm Dương lại càng không thể so và giống nhau được[15]. Năm loại hình thái người thuộc Âm Dương lại càng không giống với quần chúng bình thường”[16].
        Hoàng Đế hỏi: "Vậy làm cách nào để phân biệt được 5 loại hình thái của những người này ?”[17].
        Thiếu Sư đáp: "Những người thuộc loại hình thái của Thiếu Âm, dáng người của họ có nước da đen xạm, ý niệm tư tưởng của họ bộc lộ như 1 người thấp kém, tầm thường, đôi mắt của họ thường nhìn xuống như thể là 1 người cao lớn phải nhìn xuống mới thấy được mọi vật, tuy họ không phải là người có tật gù lưng, nhưng gối và kheo chân của họ cong lại không đứng thẳng lên được; Đó chính là hình thái của người thuộc Thái âm vậy[18].
        Những người thuộc hình thái của Thiếu âm, dáng bề ngoài của họ giống như thanh cao, nhưng lại có thái độ lén lút, lấm lét, rình mò 1 cái gì, lòng của họ thật âm hiểm, tặc hại 1 cách không lay chuyển, khi họ đứng thì lúc nào cũng bộp chộp không yên, biểu lộ 1 tâm địa nham hiểm, lúc họ hành động thì người họ khom xuống, chịu đựng sự trầm tư đầy phản trắc; Đó là hình thái của người thuộc Thiếu âm[19].
        Những người thuộc loại hình thái của Thái dương, dáng điệu của họ rất kiêu căng, tự đắc, họ thường nẩy ngực, co bụng, và cũng thường co gối lạị Đó là hình thái của nghiên thuộc Thái dương[20].
        Những người thuộc loại hình thái Thiếu dương, dáng đứng của họ thường nghểnh đầu và mặt lên, lúc đi, thân hình của họ thường lắc lư, 2 vai cũng như 2 cánh chỏ của họ thường hướng ra phía sau lưng; Đó là hình thái của người thuộc Thiếu dương[21].
        Những người thuộc loại hình thái Âm Dương hòa bình, dáng điệu của họ lúc nào cũng ung dung, tự tại, lúc nào cũng sẵn sàng thích ứng với hoàn cảnh, nét mặt lúc nào cũng có vẻ nghiêm nghị, đứng đắn, tươi vui, đôi mắt biểu lộ cái nhìn hiền lành, dịu dàng, cử chỉ và hành động không bộp chộp mà phân minh và đứng đắn, mọi người gọi họ là bậc quân tử; Đó là hình thái của người thuộc Âm Dương hòa bình”[22].
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "htruongdinh" về bài viết có ích này:

        Codai (19-05-13),tuhuong (21-10-13)

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •