Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/2 12 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 16
      1. #1
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default Các hoàn cảnh khốn khó.

        Em xin phép ban quản trị cùng anh chị em HKLS, cho em được mở thớt này để anh chị em nghe kể, hoặc qua báo chí mà biết được những hoàn cảnh khốn khó, thương tâm, lay động lòng người thì đăng lên đây. Để chí ít thì thông cảm sót xa, hoặc giúp đỡ, động viên, hoặc sẽ đưa ra quyết định trợ giúp cho hoàn cảnh của họ. Cũng là để lay động tấm lòng từ bi, thương người vốn đã có sẵn trong mỗi con người chúng ta.
        Đây là một trong những câu chuyện đó, mà lại do một người nước ngoài có tên là Justin (MadMax) Maxon làm phóng sự:

        Ký sự “2 mẹ con MÙI & PHẢ” – Justin (MadMax) Maxon
        một câu chuyện với những hình ảnh “xé lòng” về cuộc sống 2 mẹ con ở Hà Nội!

        Tôi không biết bắt đầu entry này từ đâu. Quả thực trong lúc nhàn rỗi, tôi tình cờ lướt qua blog của ai đó, và bắt gặp hai con người, một số phận trong lăng kính của một sinh viên nước ngoài. Tôi dám chắc còn nhiều số phận như vậy, nhưng chúng ta không bao giờ nhận ra cho tới khi có ai đó đến và thức tỉnh chúng ta. Tò mò, tôi tìm kiếm trên google và có rất nhiều thông tin về câu chuyện này, câu chuyện của chàng sinh viên 23 tuổi cách chúng ta cả nửa vòng trái đất kể về cuộc đời hai mẹ con chị Mùi. Không nhiều lời lẽ nhưng những hình ảnh thực sự sống động khiến chúng ta phải chú ý, khiến chúng ta phải nhìn lại mình. Con mắt là để nhìn thật đấy, nhưng cậu sinh viên kia không chỉ nhìn bằng con mắt mà còn nhìn bằng cả tâm hồn và lòng trắc ẩn. Cảm ơn Justin Maxon vì một câu chuyện hay và nhiều ý nghĩa. Tôi xin phép được mượn những thông tin này để chia sẻ với mọi người. (Khuyết danh)

        [IMG]http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu113.png[/IMG]
        Justin (MadMax) Maxon

        Tôi gặp chị Lê Thị Mùi và đứa con trai chị lang thang trên cầu Long Biên vào một chiều nọ. Tôi theo dõi họ từ rất xa, chị Mùi khoác tay nải trên vai, chẳng mặc gì ngoài một chiếc quần cộc, phía trước, thằng con trai chị đang lon ton chạy chân trần.

        Tôi đã đi theo hai mẹ con chị cả ngày hôm đó, từ lúc trên cầu đến khi hai người tới một bãi tắm ven sông Hồng, và đã chứng kiến tình mẫu tử tuyệt vời của họ.

        Tối hôm đó, sau khi lang thang cả ngày cùng mẹ con chị Mùi, tôi cảm thấy trong mình có cái gì đó thật khác lạ. Niềm hạnh phúc giản đơn của họ cứ luẩn quẩn trong tâm trí tôi và thôi thúc tôi tiếp tục tìm hiểu và cảm nhận cuộc sống của mẹ con chị.

        Thế rồi tôi đâm ra ngưỡng mộ cái tình mẫu tử ấy. Tôi lang thang theo họ suốt 2 tuần liên tục, cảm nhận mối liên kết giữa hai người, về ước mơ giản dị và tâm trạng ngập tràn niềm hy vọng của mẹ con chị.
        [IMG]http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu210.png[/IMG]
        Chị Lê Thị Mùi, 42 tuổi, ôm hai chân đứa con trai 5 tuổi, Trần Văn Phả, đang cười như nắc nẻ đi lên từ một bãi tắm ven sông Hồng, sau khi hai mẹ con đã chơi đùa thỏa thích.

        Chị Mùi tâm sự, chị thích chơi với Phả bất cứ lúc nào có thể để giữ cho tâm hồn nó được thuần khiết; bởi vì hơn ai hết chị hiểu rằng cuộc sống không nhà cửa khó khăn như thế nào đối với thằng bé.
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 16-08-13 lúc 10:46

      2. #2
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default Tiếp "Hai mẹ con Mùi và Phả" p.2

        Cuộc sống lang thang vô gia cư đã theo chị và đứa con trai suốt 5 năm nay vì chồng chị đã từ bỏ gia đình để chọn con đường hủy hoại mình bằng heroin để rồi chết vì căn bệnh thế kỷ AIDS 3 năm trước. Chị Mùi phải cùng lúc đấu tranh với cả căn bệnh tâm thần và HIV. Dù phải đối mặt với bao nhiêu thử thách hàng ngày, sợ công an bắt, sợ không thể tồn tại, chị và đứa con trai vẫn tràn ngập niềm hy vọng vào một ngày mai tươi sáng.

        [IMG]http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu310.png[/IMG]
        Hằng ngày, chị Mùi và con trai đi dạo trên cầu Long Biên và luôn dừng lại ở điểm này sau khi kết thúc bài thể dục buổi sáng. Chị thường ngồi ngắm nhìn dòng sông Hồng trong khi thằng Phả đưa bàn tay đẩy đẩy lưng mẹ. Chị Mùi có tiền sử bệnh tâm thần nên thỉnh thoảng có những hành động khá nguy hiểm như ngồi trên thành cầu.

        [IMG]http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu410.jpg[/IMG]

        Tối tối, hai mẹ con ngủ trên con phố gần Ga Long Biên. Khi đứa con đã yên giấc, chị vẫn còn thức rất khuya, thường là đến 12 giờ đêm để thu dọn đống giấy báo dùng làm mâm cho bữa tối.

        Chị Mùi lôi túi hoa quả xin được đêm trước, loại ra những trái hỏng, trong khi Phả dựa người vào lưng mẹ. Chị có rất ít của cải và luôn lôi ra khỏi cái chiếu cói để sắp xếp lại trước khi ra bờ sông. Nơi mẹ con chị Mùi sinh sống có hàng trăm người qua lại, vào ra ga. Chị không muốn lại bị bắt vì để đồ đạc lung tung ở khu vực này.

        Chị Mùi cầm trên tay 4 ống kim tiêm vừa nhặt được. Thằng Phả đứng cạnh mẹ. Sau ngày Hà Nội mừng Tết Nguyên Đán, hàng ngày mẹ con chị Mùi đi giữa đống kim tiêm cứ tăng dần lên dưới gầm cầu Long Biên. Chị bỏ hàng giờ nhặt cả trăm ống kim tiêm ra khỏi lối đi và xếp lại thành đống. Chị thường có thói quen nhặt rác xung quanh nơi chị đi qua. Chị là người tín Phật và tin rằng chị đang giúp mọi người xung quanh bằng cách đó.

        [IMG]http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu610.png[/IMG]
        Chị Mùi đem theo tất cả gia tài chị có trong một chiếc túi rảo bước phía trước cậu con trai trong khi thằng bé đang chạy theo để bắt kịp mẹ. Chị luôn để mắt tới Phả nhưng chị muốn để con trai được tự do chạy nhảy tới nơi nó muốn. Và thằng bé cứ hay phải chạy để đuổi kịp nhịp bước nhanh của mẹ như thế.

        [IMG]http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu710.png[/IMG]
        Ngày nào cũng vậy, mẹ con chị Mùi lại kỳ cọ cho nhau dưới sông. Chị biết cuộc sống lang thang đường phố thật khó khăn với Phả, và chị muốn thằng bé được sạch sẽ để nó cảm thấy dễ chịu hơn.


        [IMG]http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu810.jpg[/IMG]
        Chị đứng bên bờ sông gọi thằng Phả đang còn nghịch nước, trong khi nó còn chưa muốn về. Ngày nào cũng vậy, hai mẹ con đùa nghịch cả 8 giờ đồng hồ bên khúc sông đã bị ô nhiễm nặng do rác thải từ thành phố.

        Hai mẹ con ngồi trên bãi cỏ ven sông Hồng ngắm trời mây bao la. Chị nói con trai chị là nguồn vui của chị, và hai mẹ con rất yêu thương nhau. Và họ vẫn là chỗ dựa cho nhau ngay cả khi phải sống trong thiếu thốn giữa những con đường, góc phố.


        Thêm một vài bức ảnh nữa của Maxon về mẹ con chị Mùi:

        [IMG]http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu112.png[/IMG]
        Đánh răng bên sông

        [IMG]http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu111.png[/IMG]
        Phút giây hạnh phúc.

        [IMG]http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/mautu110.png[/IMG]
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 16-08-13 lúc 08:10

      3. #3
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default Tiếp "Hai mẹ con Mùi và Phả" p.3

        Dưới đây là một đoạn trong câu chuyện của chị Mùi mà Justin thu âm được, phóng viên đã chép lại bằng văn bản, trung thực với cách phát âm của chị: “đến khi có cháu Phả thì tôi quyết tâm nà không có tiền chồng cho, nhà chồng không cưu mang giúp đỡ, tôi cũng quyết tâm đẻ cho chồng tôi một cháu trai nữa, và tất cả đã được như ý nguyện. Thế nhưng mà nói chung nà mẹ con để dành dụm được một triệu bạc thì đi thuê nhà ở Quảng Ninh nghỉ đẻ đấy, thuê nhà thì bà cụ cũng nấy rẻ, bốn chục nghìn một tháng thôi, thế nhưng mà đến khi vừa tiền đi đẻ ở bệnh viện này, vừa tiền ăn, tiền trọ các thứ, đến được hai tháng rưỡi nà hết sạch. Anh chồng chết rồi chứ, anh chồng bố thằng Phả đấy, nghiện…”.

        Chị Mùi trông hệt như những người điên vẫn thường lang thang không áo quần. Chị cùng con trai lững thững trên cầu, cúi nhặt rác rưởi, vừa để dọn sạch lối đi, vừa tập thể dục. Đến bữa, họ đi xin ăn. Đêm tối, họ ngủ trên manh chiếu ở một góc cầu Long Biên. Hãy nghe câu chuyện của họ:

        “Hàng ngày cuộc sống của hai mẹ con thì mẹ ăn thế nào cũng được, còn cháu thì có khi nà cũng phải đi xin cho cháu ăn. Cháu ăn sạch hơn mẹ một tí. Bây giờ hàng ngày đi xin thì cũng muốn dạy cho cháu một cái nễ phép, để cho cháu sau này được ngoan ngoãn hơn. Hàng ngày muốn cháu được ngoan ngoãn thì mẹ không được nói năng những câu thô tục quá để cháu tự hấp thụ vào. Mẹ cũng phải tự rèn mẹ để cho con nó học tập thôi chứ còn không bắt buộc cháu điều gì cả. Cháu rất yêu và quí mẹ”.

        “Cháu bây giờ nhé, từ lúc mụ dạy đã cười rất sảng khoái ở giấc mơ đấy, giấc ngủ ý. Tôi để ý như thế. Và trong cái tình cảm mẹ con nà có một núc ôm con mà cảm thấy thương con đến lồng làn, có một núc như thế đấy. Phả nà nhất. Từ bé đến giờ chưa bao giờ xa. Có một nần cai sữa để gửi ở nhà dì thôi, mà suốt đêm cháu cứ ra sân ngồi. Đêm tối như thế cháu không sợ, cháu cứ một mực đòi dì nà đi tìm mẹ” (chị Mùi kể – ghi lại từ băng thu âm của Justin Maxon).

        “Mẹ con chị Mùi đã làm tôi thay đổi”

        Justin Maxon đến VN cách đây ba tháng bằng số tiền tiết kiệm được sau khi thực hiện một số dự án ảnh ở quê nhà về người vô gia cư và cuộc sống ở New Orleans một năm sau cơn bão Katrina. Anh còn là thành viên của photoworld.com.vn, một website nhiếp ảnh qui tụ nhiều phóng viên ảnh VN dưới cái tên MadMax (tức Max “điên”).

        Anh đi lang thang khắp Hà Nội để tìm kiếm đề tài chụp ảnh, rồi bất chợt nhìn thấy mẹ con chị Mùi.

        Max, 24 tuổi, kể: “Tôi trông thấy một người phụ nữ và đứa trẻ trên cầu Long Biên. Chị mặc độc chiếc quần soọc. Trong vòng hai tuần ở Hà Nội, tôi chưa bao giờ nhìn thấy điều gì giống thế. Đó là điều vô cùng lạ lẫm ở đất nước tôi. Tôi bắt đầu đi theo họ và khám phá mối liên hệ mẫu tử giữa họ. Từ đó, có một điều gì đó thẳm sâu trong tâm hồn cứ kéo tôi đi theo hai mẹ con.

        Tôi từng cảm thấy lạc lõng khi phải sống ở một đất nước mới với những trải nghiệm mới. Hai mẹ con chị có vẻ lẻ loi giống tôi. Có một điều kỳ lạ ở họ đã làm tôi thay đổi, đó là việc tìm thấy hạnh phúc từ nội tại. Ở Mỹ, bạn được cho là hạnh phúc khi bạn sở hữu một tài sản. Nhưng ở đây, hai mẹ con chị hoàn toàn tay trắng. Chị ấy thậm chí còn thích cuộc sống không nhà cửa hơn là bị nhốt trong một trung tâm xã hội. Chị ấy theo đạo Phật. Chị ấy bị đặt bên lề xã hội. Chị ấy cho tôi thấy tất cả chúng ta đều là con người với tất cả ý nghĩa nhân bản của từ này”.

        Max đã chụp ảnh mẹ con chị Mùi trong cuộc sống hằng ngày, những tấm ảnh chân thực, tự nhiên và tình cảm, đúng như những gì anh cảm thấy. Max đi theo hai mẹ con từ sáng tới đêm trong mười ngày đầu tiên. Trong những ngày đó, luôn có một đám đông đi theo anh, người tò mò, người chê cười, người dọa nạt anh không được ghi lại “hình ảnh xấu của VN”, người can ngăn anh vì cho đó là một việc vô tích sự.

        Max cảm thấy khó khăn khi mình và mẹ con chị Mùi bị bao vây hằng ngày như vậy. Anh giả vờ lảng đi, rồi quay lại với mẹ con chị Mùi cứ ba ngày một lần để hoàn thành những tấm ảnh cuối cùng trong dự án. Cứ như vậy sau ba tuần, 24 bức ảnh đẹp nhất về cuộc sống hằng ngày của mẹ con chị Mùi ra đời.

        Tạm biệt chị Mùi và bé Phả, Max “điên” vào Quảng Trị, Đà Nẵng để chụp ảnh về những nạn nhân bị nghi nhiễm chất độc da cam. Sau ba tuần cùng sống, cùng ăn, cùng ở với một gia đình ở Đông Hà, Quảng Trị, Max đã hoàn tất dự án ảnh thứ hai ở VN. Trước khi lên đường về Mỹ, Max nói: “Tôi sẽ tìm cách quay trở lại đây trong khoảng một năm tới, sau khi tốt nghiệp”.

        Justin Maxon
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 16-08-13 lúc 08:10

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hoachithanh" về bài viết có ích này:

        riverbui (17-08-13)

      5. #4
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Kính các bác, em vừa tìm được một số trang web đưa các trường hợp cần giúp đỡ vì hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nếu bác nào thấy trường hợp nào tại địa phương mình là có thật xin đăng lên cho ae biết với, để nếu được thì các bác hội viên sẽ có ý kiến đóng góp phương án giúp đỡ một phần nào đó cho các trường hợp này ạ:

        http://tinhthuong.vn/ca_nhan_8_1.html

        http://www.thienphuoc.com/shop_news.php?l=vn&ac=13&mode=cn&cn=66&item=3
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 17-08-13 lúc 15:45

      6. #5
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default Xót xa trước cảnh vợ chồng tật nguyền sinh ra các con đều câm điếc, bệnh tật…

        (NetCodo) Ít có ngôi nhà nào lại có hoàn cảnh thương tâm và bi đát như hoàn cảnh của anh Nguyễn Tài và Nguyễn Thị Bồng trú tại làng Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

        [IMG]http://www.hue.vnn.vn/media/images/minhnga/Anhnhanai/nhanai-nguyenthibong.jpg[/IMG]

        Gọi là thương tâm và bi đát bởi cả nhà có 6 mạng người thì người bị câm điếc, người tật nguyền, người bị ung thư gan. Lạc vào ngôi nhà này, ta có cảm giác như đang ở tận cùng nỗi đau với ngôi nhà tật nguyền.

        Vợ chồng tật nguyền, sinh con câm điếc

        Người mẹ tật nguyền đó là Nguyễn Thị Bồng (49 tuổi), bị dị tật ở đôi chân, đôi tay, chân đi cà vệt, tay thì bơi theo thế người tật nguyền.Chồng mình là anh Nguyễn Tài (45 tuổi), bị tâm thần.

        Trong ngôi nhà sập xệ, tạm bợ, xiêu vẹo không có thứ gì là đáng giá ngoài chiếc giường ngủ và bộ bàn ghế xộc xệch, mùi ẩm mốc tanh tưởi bốc lên ngồn ngột. Từ phía góc bếp của ngôi nhà nghèo rớt mồng tơi này, tiếng rên rỉ thương thảm của một người phụ nữ phát ra liên tục, cảm giác lạnh lẽo đến "ghê người".

        Thấy khách vào nhà chị gái chị là Nguyễn Thị Chanh(60 tuổi, chị ruột của chị Bồng) đon đả mời khách vào nhà rồi pha ly nước lọc mời khách, chị khép mình bên bức tường lòng thấy thẹn khi khách vào nhà không có chiếc ghế để mời khách, ly nhựa mời nước khách thì đã ố màu, tôi nhìn xung quanh ngôi nhà chị mà lòng quặng thắt, phía góc giường đôi mắt của chị Bồng hiện rõ nước mắt dàn dụa. Lòng tự nhủ, ở cái thời buổi này rồi vẫn còn những gia đình họ thiếu thốn cả vật chất và đang vật lộn với nỗi đau xiết tận cùng của xã hội, sao bao cảnh éo le, bi đát chị giành lấy cả cho gia đình mình.

        [IMG]http://www.hue.vnn.vn/media/images/minhnga/Anhnhanai/nhanai3-nguyenthibong.jpg[/IMG]

        Cứ tưởng hai mãnh đời bất hạnh gặp nhau sẽ được vui khi sinh ra những đứa con khỏe mạnh và giúp đỡ anh chị sau này, thế nhưng...3 đứa con của anh chị đều bị bệnh nặng. Cháu đầu Nguyễn Thị Thu (14 tuổi) thì bị ung thư vòm họng, còn 2 cháu sau Nguyễn Duy Lộc (13 tuổi) và Nguyễn Thị Mỹ Duyên (7 tuổi), thì đã bị câm, điếc không biết gì về cuộc sống.

        Chị Bồng cho biết" "Sau khi sinh 3 đứa con, cả gia đình ai cũng vui mừng cho anh chị. Sau một thời gian, cả 3 cháu đều bị bệnh, thế là từ đó, bao lời đàm tiếu, đều đổ lên gia đình tôi, họ bảo, cha mẹ ăn ở thất đức nên quả báo, người thì cho rằng gia đình tôi đã phạm vào Hương ước của làng nên bị trời phạt..."

        “Người mẹ bị bệnh nằm liệt trên giường lâu lắm rồi, mỗi lúc trái gió, trở trời, chân sưng vù lên khiến mẹ đau đớn la hét. Tội nghiệp mẹ quá, mà em chẳng biết làm sao?". Vừa ngớt lời, Thu bước đến ngồi bên mẹ, vỗ nhẹ vào đùi, xoa bóp nơi cổ chân cho mẹ dễ chịu hơn. Chị Bồng đau quằn quại, vật vã trên giường trong vòng yếu ớt của đứa con gái, không kìm nén nổi cảm xúc đã rưng rưng nước mắt, bật ra những tiếng nấc nghẹn ngào: "Tội thân các con của mẹ, tuổi còn nhỏ mà phải chịu thiệt thòi đủ bề. Con người ta đi học có cha mẹ đưa đón, về nhà đã có cơm cho ăn, còn các con tôi phải tự lo. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà con gái mẹ vẫn ngoan và chăm lo gia đình, lo bệnh tình cho mẹ, nhìn các con như thế tôi cảm thấy ấm lòng nhưng xót xa vô cùng".

        Nhíu mày, cố nén xuống cơn đau, gắng gượng nói chuyện với chúng tôi, chị Bồng cho biết: "Tôi bị căn bệnh viêm khớp màng xương từ năm 2002, đến nay đã hơn 10 năm rồi. Gia cảnh nghèo túng , chồng lại bị bệnh tâm thần, trong gia đình chừ chỉ có nhờ bà chị gái đang bị viêm gan nặng. Bác sỹ bảo bệnh tình của tôi rất nặng, phải đưa lên bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật mới mong khỏi bệnh. Số tiền ước tính cho ca phẫu thuật lên tới 50 triệu đồng. Nhà em chỉ có được một sào ruộng, đất đai cằn cỗi, làm đủ ăn đã khó, lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để chữa bệnh, đành phó thác số phận cho ông trời vậy thôi!".

        Sau những giờ đến trường, Thu luôn cố gắng về nhà thật sớm để chăm mẹ và lo toan mọi việc. Biết mẹ đói bụng, em tất bật chuẩn bị nấu ăn trưa đằng sau nhà bếp. Gọi là nhà bếp, nhưng thật ra là chỉ có mấy ngọn tranh lá tro lợp tạm bợ sau hiên nhà, nhìn lên thấy nhiều lỗ thủng mà mỗi lúc trời mưa nước cứ thế tuôn vào, chỉ cần một luồng gió mạnh là thổi bay tơi tả. Bát đũa, xoong nồi chỉ vài cái đơn sơ, lem luốc nhọ than, đặt tứ tung mỗi nơi một chiếc. Bữa trưa các em đang nấu chỉ có một nồi cơm trắng và một bát canh rau muống loãng, gia vị chỉ có muối trắng bỏ vào để nêm chứ không có gì khác. Thế mà khi được con gái hầu cơm, chị Bồng vẫn ăn ngon lành.

        Dang dở giấc mơ trở thành bác sỹ…

        Đập vào trong mắt tôi là cô bé Thu, học sinh lớp 8, bị căn bệnh nổi hạch ở cổ (mà sau này bác sỹ nghi là ung thư vòm họng) nhưng học rất giỏi. Mấy năm trở lại đây cháu nổi hach nhiều ở cổ, chị Bồng cho biết: “bác sỹ bảo đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác như Lao, viêm Amygdal, ..thậm chí cũng có thể là ung thư”. Nhưng để có chẩn đoán chắc chắn thì cần thêm nhiều xét nghiệm nữa, và sinh thiết hạch. Nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn, chị không có đủ điều kiện để đi xét nghiệm cho cháu.

        Cô bé học sinh giỏi, ước mơ mình trở thành bác sỹ để cứu người, nay không có cơ hội để học tiếp bởi gia cảnh nghèo nàn, bởi sức khỏe giảm sút. Thu nói: “Cháu ước gì bây giờ cháu có điều kiện để học tiếp, sau này sẽ trở thành bác sỹ, để cứu những hoàn cảnh đáng thương như gia đình cháu, bố mẹ cháu nghèo, con cái lại bệnh tật không có tiền đành để các cháu sống chung với bệnh tật. Nên đó chỉ là mơ ước, một ước mơ được học được làm những việc có ích sao khó quá chú ơi…”. Cô bé nhìn tôi với ánh mắt đáng thương với hy vọng sẽ có một phép mầu nào đó cứu vãn gia đình cháu, và đưa cháu đến gần hơn với giấc mơ trở thành bác sỹ cứu người, cứu gia đình mình.

        [IMG]http://www.hue.vnn.vn/media/images/minhnga/Anhnhanai/nhanai2-nguyenthibong.jpg[/IMG]

        Ông Nguyễn Quang Hòa, trưởng thôn Thành Trung cho biết thêm: “Hoàn cảnh của anh Tài, chị Bông rất đáng thương 2 vợ chồng bệnh tật, bại liệt còn đẻ ra những đứa con câm điếc, bệnh tật, cả làng này lòng ai cũng quặng thắt, nhưng ở làng nghèo lắm nên ai thương thì cũng chỉ giúp đỡ vài chục ngàn cho họ, ông mong có nhiều nhà hảo tâm ra giúp cho cháu Thu có được điiều kiện đến trường. Hiện hoàn cảnh gia đình cháu rất khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội”.

        Trước hoàn cảnh thương tâm đó, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thành, ông Lê Quang Tuấn đã kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, theo ông Tuấn, hoàn cảnh của gia đình chị Bông thuộc hộ nghèo của xã, gia cảnh khó khăn nhất hiện nay ở địa phương. Biết họ rất khó khăn, nhưng kinh phí địa phương có hạn nên cũng không giúp được nhiều. Chúng tôi cũng đang kêu gọi Hội Chữ thập đỏ các cấp, cùng Hội Chữ thập đỏ, Hội phụ nữ và các đoàn thể trong xã vận động để giúp đỡ cho gia đình chị”.

        Rời khỏi ngôi nhà đau khổ ấy ra về, ánh mắt tròn xoe, thơ ngây của 3 đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi học bên 2 vợ chồng bạo bệnh trong đói nghèo cứ ám ảnh chúng tôi không dứt...ước chi họ có một phép mầu.

        Hoàng Phương

      7. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hoachithanh" về bài viết có ích này:

        riverbui (17-08-13),tieuphong (19-08-13)

      8. #6
        Tham gia ngày
        May 2009
        Bài gửi
        5,506
        Cảm ơn
        1,033
        Được cảm ơn: 18,316 lần
        trong 4,266 bài viết

        Default

        Trích Nguyên văn bởi hoachithanh Xem bài gởi
        (NetCodo) Ít có ngôi nhà nào lại có hoàn cảnh thương tâm và bi đát như hoàn cảnh của anh Nguyễn Tài và Nguyễn Thị Bồng trú tại làng Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

        [IMG]http://www.hue.vnn.vn/media/images/minhnga/Anhnhanai/nhanai-nguyenthibong.jpg[/IMG]

        Gọi là thương tâm và bi đát bởi cả nhà có 6 mạng người thì người bị câm điếc, người tật nguyền, người bị ung thư gan. Lạc vào ngôi nhà này, ta có cảm giác như đang ở tận cùng nỗi đau với ngôi nhà tật nguyền.

        Vợ chồng tật nguyền, sinh con câm điếc

        Người mẹ tật nguyền đó là Nguyễn Thị Bồng (49 tuổi), bị dị tật ở đôi chân, đôi tay, chân đi cà vệt, tay thì bơi theo thế người tật nguyền.Chồng mình là anh Nguyễn Tài (45 tuổi), bị tâm thần.

        Trong ngôi nhà sập xệ, tạm bợ, xiêu vẹo không có thứ gì là đáng giá ngoài chiếc giường ngủ và bộ bàn ghế xộc xệch, mùi ẩm mốc tanh tưởi bốc lên ngồn ngột. Từ phía góc bếp của ngôi nhà nghèo rớt mồng tơi này, tiếng rên rỉ thương thảm của một người phụ nữ phát ra liên tục, cảm giác lạnh lẽo đến "ghê người".

        Thấy khách vào nhà chị gái chị là Nguyễn Thị Chanh(60 tuổi, chị ruột của chị Bồng) đon đả mời khách vào nhà rồi pha ly nước lọc mời khách, chị khép mình bên bức tường lòng thấy thẹn khi khách vào nhà không có chiếc ghế để mời khách, ly nhựa mời nước khách thì đã ố màu, tôi nhìn xung quanh ngôi nhà chị mà lòng quặng thắt, phía góc giường đôi mắt của chị Bồng hiện rõ nước mắt dàn dụa. Lòng tự nhủ, ở cái thời buổi này rồi vẫn còn những gia đình họ thiếu thốn cả vật chất và đang vật lộn với nỗi đau xiết tận cùng của xã hội, sao bao cảnh éo le, bi đát chị giành lấy cả cho gia đình mình.

        [IMG]http://www.hue.vnn.vn/media/images/minhnga/Anhnhanai/nhanai3-nguyenthibong.jpg[/IMG]

        Cứ tưởng hai mãnh đời bất hạnh gặp nhau sẽ được vui khi sinh ra những đứa con khỏe mạnh và giúp đỡ anh chị sau này, thế nhưng...3 đứa con của anh chị đều bị bệnh nặng. Cháu đầu Nguyễn Thị Thu (14 tuổi) thì bị ung thư vòm họng, còn 2 cháu sau Nguyễn Duy Lộc (13 tuổi) và Nguyễn Thị Mỹ Duyên (7 tuổi), thì đã bị câm, điếc không biết gì về cuộc sống.

        Chị Bồng cho biết" "Sau khi sinh 3 đứa con, cả gia đình ai cũng vui mừng cho anh chị. Sau một thời gian, cả 3 cháu đều bị bệnh, thế là từ đó, bao lời đàm tiếu, đều đổ lên gia đình tôi, họ bảo, cha mẹ ăn ở thất đức nên quả báo, người thì cho rằng gia đình tôi đã phạm vào Hương ước của làng nên bị trời phạt..."

        “Người mẹ bị bệnh nằm liệt trên giường lâu lắm rồi, mỗi lúc trái gió, trở trời, chân sưng vù lên khiến mẹ đau đớn la hét. Tội nghiệp mẹ quá, mà em chẳng biết làm sao?". Vừa ngớt lời, Thu bước đến ngồi bên mẹ, vỗ nhẹ vào đùi, xoa bóp nơi cổ chân cho mẹ dễ chịu hơn. Chị Bồng đau quằn quại, vật vã trên giường trong vòng yếu ớt của đứa con gái, không kìm nén nổi cảm xúc đã rưng rưng nước mắt, bật ra những tiếng nấc nghẹn ngào: "Tội thân các con của mẹ, tuổi còn nhỏ mà phải chịu thiệt thòi đủ bề. Con người ta đi học có cha mẹ đưa đón, về nhà đã có cơm cho ăn, còn các con tôi phải tự lo. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc mà con gái mẹ vẫn ngoan và chăm lo gia đình, lo bệnh tình cho mẹ, nhìn các con như thế tôi cảm thấy ấm lòng nhưng xót xa vô cùng".

        Nhíu mày, cố nén xuống cơn đau, gắng gượng nói chuyện với chúng tôi, chị Bồng cho biết: "Tôi bị căn bệnh viêm khớp màng xương từ năm 2002, đến nay đã hơn 10 năm rồi. Gia cảnh nghèo túng , chồng lại bị bệnh tâm thần, trong gia đình chừ chỉ có nhờ bà chị gái đang bị viêm gan nặng. Bác sỹ bảo bệnh tình của tôi rất nặng, phải đưa lên bệnh viện Trung ương Huế phẫu thuật mới mong khỏi bệnh. Số tiền ước tính cho ca phẫu thuật lên tới 50 triệu đồng. Nhà em chỉ có được một sào ruộng, đất đai cằn cỗi, làm đủ ăn đã khó, lấy đâu ra số tiền lớn như vậy để chữa bệnh, đành phó thác số phận cho ông trời vậy thôi!".

        Sau những giờ đến trường, Thu luôn cố gắng về nhà thật sớm để chăm mẹ và lo toan mọi việc. Biết mẹ đói bụng, em tất bật chuẩn bị nấu ăn trưa đằng sau nhà bếp. Gọi là nhà bếp, nhưng thật ra là chỉ có mấy ngọn tranh lá tro lợp tạm bợ sau hiên nhà, nhìn lên thấy nhiều lỗ thủng mà mỗi lúc trời mưa nước cứ thế tuôn vào, chỉ cần một luồng gió mạnh là thổi bay tơi tả. Bát đũa, xoong nồi chỉ vài cái đơn sơ, lem luốc nhọ than, đặt tứ tung mỗi nơi một chiếc. Bữa trưa các em đang nấu chỉ có một nồi cơm trắng và một bát canh rau muống loãng, gia vị chỉ có muối trắng bỏ vào để nêm chứ không có gì khác. Thế mà khi được con gái hầu cơm, chị Bồng vẫn ăn ngon lành.

        Dang dở giấc mơ trở thành bác sỹ…

        Đập vào trong mắt tôi là cô bé Thu, học sinh lớp 8, bị căn bệnh nổi hạch ở cổ (mà sau này bác sỹ nghi là ung thư vòm họng) nhưng học rất giỏi. Mấy năm trở lại đây cháu nổi hach nhiều ở cổ, chị Bồng cho biết: “bác sỹ bảo đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác như Lao, viêm Amygdal, ..thậm chí cũng có thể là ung thư”. Nhưng để có chẩn đoán chắc chắn thì cần thêm nhiều xét nghiệm nữa, và sinh thiết hạch. Nhưng do hoàn cảnh quá khó khăn, chị không có đủ điều kiện để đi xét nghiệm cho cháu.

        Cô bé học sinh giỏi, ước mơ mình trở thành bác sỹ để cứu người, nay không có cơ hội để học tiếp bởi gia cảnh nghèo nàn, bởi sức khỏe giảm sút. Thu nói: “Cháu ước gì bây giờ cháu có điều kiện để học tiếp, sau này sẽ trở thành bác sỹ, để cứu những hoàn cảnh đáng thương như gia đình cháu, bố mẹ cháu nghèo, con cái lại bệnh tật không có tiền đành để các cháu sống chung với bệnh tật. Nên đó chỉ là mơ ước, một ước mơ được học được làm những việc có ích sao khó quá chú ơi…”. Cô bé nhìn tôi với ánh mắt đáng thương với hy vọng sẽ có một phép mầu nào đó cứu vãn gia đình cháu, và đưa cháu đến gần hơn với giấc mơ trở thành bác sỹ cứu người, cứu gia đình mình.

        [IMG]http://www.hue.vnn.vn/media/images/minhnga/Anhnhanai/nhanai2-nguyenthibong.jpg[/IMG]

        Ông Nguyễn Quang Hòa, trưởng thôn Thành Trung cho biết thêm: “Hoàn cảnh của anh Tài, chị Bông rất đáng thương 2 vợ chồng bệnh tật, bại liệt còn đẻ ra những đứa con câm điếc, bệnh tật, cả làng này lòng ai cũng quặng thắt, nhưng ở làng nghèo lắm nên ai thương thì cũng chỉ giúp đỡ vài chục ngàn cho họ, ông mong có nhiều nhà hảo tâm ra giúp cho cháu Thu có được điiều kiện đến trường. Hiện hoàn cảnh gia đình cháu rất khó khăn, rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng xã hội”.

        Trước hoàn cảnh thương tâm đó, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Thành, ông Lê Quang Tuấn đã kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân, theo ông Tuấn, hoàn cảnh của gia đình chị Bông thuộc hộ nghèo của xã, gia cảnh khó khăn nhất hiện nay ở địa phương. Biết họ rất khó khăn, nhưng kinh phí địa phương có hạn nên cũng không giúp được nhiều. Chúng tôi cũng đang kêu gọi Hội Chữ thập đỏ các cấp, cùng Hội Chữ thập đỏ, Hội phụ nữ và các đoàn thể trong xã vận động để giúp đỡ cho gia đình chị”.

        Rời khỏi ngôi nhà đau khổ ấy ra về, ánh mắt tròn xoe, thơ ngây của 3 đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi học bên 2 vợ chồng bạo bệnh trong đói nghèo cứ ám ảnh chúng tôi không dứt...ước chi họ có một phép mầu.

        Hoàng Phương
        Hình như ở Thừa Thiên - Huế chỉ có huyện Phong Điền?

        Nếu có thời gian anh HoaChiThanh thử tìm hiểu trường hợp này. Từ Huế đi Phong Điền 30 km
        [IMG]http://anhdepblog.com/graphics/popular/images/heart-6.gif[/IMG]
        Hạnh phúc cho những ai biết được bí mật của tự nhiên

      9. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "vanhoai" về bài viết có ích này:

        hoachithanh (18-08-13)

      10. #7
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Dạ, để em tranh thủ tìm hiểu, Huyện Phong Điền đi theo QL1. Còn Quảng Điền đi lối đường phố cổ Bao Vinh. Nó thuộc Thị trấn Sịa. Từ đây về đó khoảng 15 km. Em chụp bản đồ vị trí của xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền. Em sẽ về đó lấy tư liệu trong thời gian sớm nhất anh ạ:

        [IMG]http://i76.servimg.com/u/f76/11/70/80/38/quy_tu10.jpg[/IMG]

      11. #8
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default

        Anh Hoài ơi, em đã liên lạc được với bác trưởng thôn Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền. Nơi gia đình Anh Tài và chị Bồng đang thường trú. Đó là bác Nguyễn Quang Hòa số điện thoại: 01664798525. Nếu được anh có thể liên lạc trực tiếp với bác để nắm thêm chi tiết anh ạ. Nếu đoàn từ thiện của mình có kế hoạch giúp đỡ thì khi nào về cứ liên hệ với bác ấy. Từ nhà em về đó khoảng 8 km.
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 19-08-13 lúc 09:31

      12. #9
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default Ước nguyện được bữa cơm no của bà cụ 78 tuổi cô độc

        Mới sinh ra đã mồ côi cha mẹ, từ nhỏ phải đi làm thuê, ở mướn cho người ta để kiếm sống. Rồi sau chiến tranh chạy nạn vào vùng sơn cước Phú Ninh lặn lộn trăm nghề để mưu sinh và bây giờ cuối đời, sức khỏe ốm yếu, lại lẩm cẩm nhưng hằng ngày phải sống lủi thủi, côi cút một mình trong ngôi nhà tình thương lụp xụp.

        [IMG]http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/08/16/16/20130816154052-2.jpg[/IMG]

        Đó là hoàn cảnh hết sức đáng thương của bà Hồ Thị Pháp, trú thôn Tân Vinh, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.
        cô độc, già, neo đơn, nghèo khổ

        Bà Pháp (78 tuổi) sống côi cút một mình trong căn nhà tình thương lụp xụp

        Cuộc đời bà Pháp thật bất hạnh, sinh ra đã không biết mặt mũi ba mẹ mình, từ nhỏ đã phải tự mưu sinh đủ nghề để kiếm sống. Rồi lớn lên ăn ở với người ta sinh được ba người con nhưng trớ trêu thay các con bà đều lần lượt mất khi còn rất nhỏ, khiến cho bà từ đó bị khủng hoảng tinh thần mà sinh ra bệnh đãng trí…

        Giờ đây, khi đã gần 80 tuổi mà bà vẫn phải sống côi cút một mình trong ngôi nhà nhỏ tạm bợ. Bà không có ruộng đất, không nơi nương tựa, sức khỏe thì lại ốm yếu, không lao động được.

        Cuộc sống của bà bây giờ chỉ biết trông chờ vào 180 nghìn đồng tiền trợ cấp hằng tháng và sự thương tình giúp đỡ của bà con làng xóm.

        Người ta cho gì thì bà ăn nấy, chẳng dám đòi hỏi gì thêm. Có lúc trong nhà không còn lấy một hạt gạo thì bà đành phải chống gậy lặn lội ra sau núi để kiếm ít rau dại về ăn cho qua ngày, đoạn tháng.

        Trong ngôi nhà tồi tàn ấy, chẳng có nổi vật dụng gì đáng giá. Một cái giường tre cũ kỹ đã bị gãy, một cái ghế nhựa và vài cái xoong nồi nhem lọ là tổng số gia tài mà bà Pháp đang có.

        Trong cái nắng nóng như thiêu như đốt của miền trung những ngày cuối hè, ngôi nhà được lợp bằng những tấm tôn xi măng cứ hầm hập phả hơi nóng khiến không khí trong nhà ngột ngạt, nóng bức đến khó thở.
        cô độc, già, neo đơn, nghèo khổ

        Ước nguyện có được bữa cơm no với cụ bà 78 tuổi này vẫn đang còn xa vời

        Dường như cái cuộc sống tiện nghi ở thành phố với những cánh quạt điện, những phòng máy lạnh đã làm chúng tôi quên đi cái cảm giác nóng bức này và giờ đây khi đứng trong căn nhà không có nổi đến một cánh quạt máy này thì chúng tôi mới thật sự cảm nhận hết được sự khổ cực và hoàn cảnh sống khắc nghiệt mà bà Pháp đang phải chịu đựng.

        Ông Nguyễn Văn Dung, trưởng thôn Tân Vinh cho biết “Có thể nói bà Pháp là hoàn cảnh khó khăn nhất ở thôn này. Bà năm nay tuổi đã cao, lại bị lú lẫn và không lao động được…

        Mặc dù Chính quyền địa phương và bà con làng xóm rất thương tình nhưng lâu lâu mới giúp đỡ được cho bà ấy vài bát gạo để cầm đói thôi… Bà ấy chẳng có con cái gì cả, không biết sau này lỡ bà ấy có bệnh tật gì thì không biết ai sẽ chăm sóc cho bà ấy nữa”.

        Khi chúng tôi hỏi bà muốn gì trong những ngày cuối đời này, bà mĩm cười nói “bà chỉ mong sao hằng ngày được có cơm ăn no là bà mãn nguyện lắm rồi cháu à!”.

        Rời thôn Tân Vinh khi màn đêm dần buông xuống, trên đường về chúng tôi luôn bị ám ảnh bởi câu nói của bà Pháp. Không biết rồi đây bà sẽ xoay sở ra sao khi tuổi già đã xế bóng?

        Để tự trả lời cho câu hỏi của mình, chúng tôi chỉ biết cầu mong sao sẽ có thật nhiều những tập thể, cá nhân có tấm lòng hảo tâm sẽ giang rộng vòng tay nhân ái để giúp đỡ cho bà cụ bất hạnh này.

        Hà Nam
        Theo Link:
        http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/chia-se/136150/uoc-nguyen-duoc-bua-com-no-cua-ba-cu-78-tuoi-co-doc.html

        Địa chỉ của bà:
        Mọi sự giúp đỡ xin gởi về:
        Bà Hồ Thị Pháp, trú tại tổ 6, thôn Tân Vinh, xã Tam Vinh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam.

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hoachithanh" về bài viết có ích này:

        tieuphong (23-08-13)

      14. #10
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default Chúc mừng Thủ khoa nghèo ĐH Y được các nhà hảo tâm giúp đỡ

        Theo Link: http://kenh14.vn/xa-hoi/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi-2013082301279759.chn
        Ngay sau khi trở thành tân sinh viên ĐH Y Hà Nội, thủ khoa Nguyễn Hữu Tiến đã được một chủ nhà trọ cho ở miễn phí. May mắn hơn, bố con Tiến còn được thuê luôn làm quản lý chung cư mini này với thu nhập ổn định.
        Như chúng tôi đã đưa tin, chiều 22/8, em Nguyễn Hữu Tiến đã đến ĐH Y Hà Nội làm các thủ tục nhập học và chính thức trở thành tân sinh viên của ngôi trường này. Nhiều niềm vui cũng đã đến với Tiến và gia đình khi một số nhà hảo tâm đã đến tận nơi giúp đỡ, tặng quà. Trong đó, chủ nhân một chung cư mini ở phố Pháo Đài Láng (quận Đống Đa, Hà Nội – nhất định muốn giấu tên) đã cho hai anh em Tiến – Tiền và bố là ông Nguyễn Hữu Định ở miễn phí suốt những năm học ở Hà Nội.

        Vì vậy, khi làm thủ tục nhập học xong, Tiến cùng chị gái và bố đã không phải bắt xe về quê mà được về thẳng chỗ ở mới, cách ĐH Y Hà Nội khoảng 3 – 4km.

        [IMG]http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n1-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg[/IMG]
        Bên ngoài căn phòng được một chủ nhà tốt bụng cho bố con Tiến ở miễn phí.

        [IMG]http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n2-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg[/IMG]
        Căn phòng khép kín với đầy đủ khu bếp và vệ sinh.

        [IMG]http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n3-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg[/IMG]
        Các đồ đạc sinh hoạt thiết yếu đầy đủ.

        Chủ nhà trọ tốt bụng không những cho ở miễn phí mà còn dành nhiều ưu đãi khác cho gia đình Tiến như: miễn phí tiền mạng Internet, chỉ tính tiền nước 50.000 đồng/cả nhà/tháng, tặng một số đồ gia dụng như nồi cơm điện, phích nước, xoong nồi, chậu…

        Không dừng lại ở đó, bác chủ nhà còn tạo công ăn việc làm ổn định cho gia đình Tiến khi quyết định ký hợp đồng thuê luôn bố con em làm quản lý cả tòa chung cư mini 6 tầng với 12 phòng – nơi gia đình Tiến được ở miễn phí. Mức lương bố con Tiến được trả là 2,5 triệu đồng/tháng. Bác chủ nhà còn rộng rãi cho gia đình Tiến được kinh doanh dịch vụ trông xe của khách đến chơi, xe của những người buôn bán ở khu chợ gần đó gửi để kiếm thêm thu nhập.

        Ông Nguyễn Hữu Định - bố Tiến - vui mừng cho biết: "Phòng như thế này là quá tiện nghi so với nhà ở quê của gia đình tôi rồi. Tôi vô cùng biết ơn anh chủ nhà đã cho bố con tôi ở miễn phí, lại còn cho tôi việc làm".

        Ngay khi vừa thành tân sinh viên, Tiến đã trở thành người quản lý cả một tòa chung cư mini giữa phố Hà Nội. Điều này khiến Tiến rất háo hức và phấn khởi. Em chăm chú nghe, ghi nhớ khi bác chủ nhà bàn giao các tài sản của tòa nhà và hướng dẫn các công việc mà người quản lý phải làm như kiểm soát người, xe ra vào, đảm bảo an ninh, vệ sinh, duy trì hoạt động của tòa nhà…

        [IMG]http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n6-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg[/IMG]
        Có đủ tủ lạnh và tivi nối truyền hình cáp.

        [IMG]http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n7-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg[/IMG]
        Khu bếp tươm tất.

        Trong lúc bác chủ nhà và bố đang ký hợp đồng, Tiến hăng hái chạy khắp các tầng kiểm tra một vòng trông rất ra dáng một tân quản lý trẻ tuổi. Vừa lúc đó, có một vị khách đến thăm bạn đang trọ trong khu chung cư, Tiến nhanh nhảu hướng dẫn chỗ gửi xe, ghi vé xe và thu 3.000 đồng.

        Tiến vui vẻ cho biết: “Vậy là em đã kiếm được những đồng tiền đầu tiên trên Hà Nội rồi đấy. 3.000 đồng này em sẽ cất thật kỹ để giữ may mắn. Sắp tới mà ngày nào cũng trông được vài chục chiếc xe như thế này thì tốt quá”.

        Theo quan sát của chúng tôi, căn phòng bố con Tiến được cho ở miễn phí rộng khoảng 12m2, khá khang trang với bếp, công trình phụ khép kín, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt thiết yếu, có gác xép rộng để đồ. Bác chủ nhà còn để lại cho bố con Tiến dùng nhiều vật dụng như tủ lạnh, tivi có truyền hình cáp, quạt, bếp ga, nồi cơm điện, ấm nước, chạn, tủ bếp, xoong nồi... Như vậy, gia đình Tiến hoàn toàn có thể yên tâm ở ngay mà không cần mua sắm thêm đồ dùng sinh hoạt gì nữa. Bác chủ nhà còn hứa sau vài ngày nữa sẽ lắp thêm bình nước nóng lạnh nhưng vừa nghe, bố con Tiến đã xua tay từ chối vì sợ… tốn điện nên không dám dùng.

        [IMG]http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n8-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg[/IMG]
        Tiến chăm chú nghe bác chủ nhà hướng dẫn cách quản lý khu chung cư.

        Sang tuần, sau khi làm thủ tục nhập học trường ĐH Bách Khoa Hà Nội, em Nguyễn Hữu Tiền cũng sẽ về đây sống với bố và anh chị. Như vậy, vượt qua những khó khăn, vất vả ban đầu, anh em Tiến – Tiền đã có thể yên tâm vì có chỗ ở ổn định để tập trung vào việc học trong những năm ở trên thành phố.

        Một số hình ảnh gia đình thủ khoa Tiến trong ngày đầu tiên dọn đến nhà mới:

        [IMG]http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n10-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg[/IMG]
        Tiến nhanh nhẹn xếp gọn đồ lên gác xép.

        [IMG]http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n11-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg[/IMG]
        Xếp ngay ngắn sách vở lên bàn.

        [IMG]http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n12-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg[/IMG]
        Cậu thủ khoa nghèo thích thú vì lần đầu được sống trong một căn nhà có cả tủ lạnh.

        [IMG]http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/IjwU5I3XUY8kXH1ccccccccccccKoc/Image/2013/08/n18-12ca2/thu-khoa-dh-y-duoc-o-mien-phi-trong-mot-chung-cu-mini-giua-ha-noi.jpg[/IMG]
        Bữa cơm đầu tiên tại nhà mới.

        Gia đình Tiến đã có thể tạm yên tâm sống trên thành phố.
        P/S: Sở dĩ em thêm vài dòng này để nói rõ thêm, người bố của Tiến đã phải lăn lộn kiếm sống vất vả, tối chui ống cống để ngủ, ngày làm thêm tất cả mọi việc để nuôi con ăn học. Việc này đã được nhiều trang mạng nhắc tới. Các bác google search sẽ ra rất nhiều bài về gia đình này ạ.
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 24-08-13 lúc 10:10

      15. Có 2 Hội viên đã cảm ơn đến "hoachithanh" về bài viết có ích này:

        Helen (28-08-13),vanti67 (24-08-13)

      Trang 1/2 12 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Lá số tứ trụ khó xem, kính mời các bác!
        By hoanghac81 in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 14
        Bài mới: 17-02-12, 10:56
      2. Lá số khó xác định vượng/nhược
        By dongquangus in forum Tử bình
        Trả lời: 15
        Bài mới: 11-06-11, 04:08
      3. Trả lời: 0
        Bài mới: 24-04-11, 17:23
      4. Con gái mà sinh ngày rằm khó lấy chồng?
        By maimythuy in forum Nhờ xem Tử Vi
        Trả lời: 5
        Bài mới: 09-11-09, 11:02
      5. Lá số khó xem, nhờ các cao nhân xem giúp
        By Ducminh in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 2
        Bài mới: 03-09-09, 16:53

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •