Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 2/2 đầuđầu 12
    kết quả từ 11 tới 16 trên 16
      1. #11
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default Xót xa cảnh trẻ vùng cao ăn cơm với lá

        Bữa ăn của những em nhỏ này chỉ có cơm trắng cùng lá chua hoặc măng đắng.

        Cuộc sống của những người dân vùng cao vẫn còn nhiều khó khăn. Sự học của những đứa trẻ ở những bản làng xa xôi này cũng vô cùng gian nan. Có khi phải đi bộ hàng cây số đường rừng để tới lớp. Lớp học tồi tàn, bữa cơm thiếu dinh dưỡng… Dưới đây, chúng tôi xin được trích đăng bài viết của nhà báo Mai Thanh Hải về những em nhỏ ở trường Tiểu học Háng Gàng (Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái).

        [IMG]http://img1.ngoisao.vn/news/2013/8/26/49/8dc295db348a49eca7f161f4126bafedjpg1377489114.jpg[/IMG]
        Mùa A Tếnh với cặp lồng cơm lá, trong lớp học (Ảnh: Mai Thanh Hải)

        “Mùa A Tếnh, dân tộc Mông, năm nay 6 tuổi và bắt đầu vào học lớp 1, điểm Trường Tiểu học Háng Gàng (Pá Hu, Trạm Tấu, Yên Bái).

        Nhà Tếnh cách điểm Trường 1 ngọn núi, đi bộ chừng gần 1 tiếng đồng hồ, buổi trưa không về được nhà ăn cơm trưa nên cứ mỗi sáng sớm trước khi đến lớp, bố mẹ lại xới cho 1 chút cơm, kèm theo nhếu nháo thức ăn, nén trong chiếc cặp lồng cũ, cho Tếnh lếch thếch xách đến lớp, ăn trưa ở lớp cùng các bạn.

        Mở phần cơm của Tếnh, chỉ duy nhất mấy lá rau rừng, vị chua chua thay cho thức ăn...

        [IMG]http://img2.ngoisao.vn/news/2013/8/26/49/3a596f9b4e31450397a9e047c93bbfe8jpg1377489115.jpg[/IMG]
        Một học sinh Mầm non Háng Gàng cũng với món cơm lá (Ảnh: Mai Thanh Hải)

        Háng Gàng là bản đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu, cách trung tâm xã Pá Hu 19km đường rừng (ngày nắng, chỉ người dũng cảm mới dám đi xe máy vào, với quãng thời gian 3 tiếng đồng hồ; ngày mưa, phải đi bộ trong vòng 6-7 tiếng) và 90% dân số của thôn thuộc diện hộ nghèo.

        Mùa này, cái đói bắt đầu lấp ló ở những ngôi nhà người Mông chơ vơ giữa rừng xanh núi đỏ, nên có khi chả mấy lâu nữa, sẽ có không ít đứa trẻ phải ăn cơm với lá rừng, hòng lay lắt sống, học cái chữ viết cải thiện tương lai...”

        Những đôi mắt tròn xoe buồn rầu, những bữa cơm nhìn cũng đủ thấy xót xa… Liệu còn bao nhiêu đứa trẻ ở khắp mọi miền của đất nước này phải ăn cơm với lá, với muối? Câu hỏi khiến không ít người đắng lòng.

        Theo Tiin.vn

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "hoachithanh" về bài viết có ích này:

        Helen (28-08-13),mpaki (27-08-13),tieuphong (27-08-13)

      3. #12
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default Nghẹn lòng 5 đứa trẻ thơ sống “lay lắt” vì cha chết, mẹ điên khờ

        (Dân trí)- Trời đã xế chiều, đói đến nao ruột mà 5 đứa trẻ thơ sống cảnh cha chết mẹ điên vẫn chưa có miếng gì lót bụng. Đứa lớn thương em cứ bày trò để em dần quên đi cái đói, đợi nồi cháo thoảng đang lục sục sôi trên bếp lửa.

        Chuyến xe máy cũ lao qua những con đường ngoằn nghoèo trơn trượt ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) đưa chúng tôi đến ngôi nhà quá đỗi bi thương của 5 chị em nheo nhóc sống cảnh lay lắt vì cha mất, mẹ đổ bệnh điên ở xóm 7 xã Hương Đô.
        Xe dừng ngay trước ngõ, từng ánh mắt vô hồn của những đứa trẻ nheo nhóc rón rén nhìn ra từ các khe hở của vách nhà úa đã màu rêu xanh khiến chúng tôi không khỏi nghẹn lòng. Bước vào bên trong, thật khó tin đây là nơi 5 đứa trẻ cùng người mẹ bị điên dại trú ngụ, lay lắt suốt mấy năm rồi. Ngôi nhà trống trơ, 4 phía thưng chằm những tấm bìa ván mỏng.

        Những mảnh bìa kết hở đến bàn tay cũng có thể đút được ra ngoài, nên cơn mưa hắt gây ướt sũng nhiều chỗ. Ngoài chiếc giường gỗ cũ nát đặt ở góc nhà, nơi trú ngụ của 5 đứa trẻ thơ trống trơ, không có bất cứ một thứ gì đáng giá. Không bàn ghế, không tủ chén bát, không lấy nổi cái quạt điện. Số ít ỏi áo quần của 5 đứa trẻ chất thành đống đặt trên chiếc giường tre dưới gian nhà bếp bị ẩm mốc, bốc mùi hôi khó chịu.
        [IMG]http://dantri4.vcmedia.vn/0M1mSy2nIXc9W8pTHXP/Image/2013/08/IMG_1165-30b07.jpg[/IMG]
        Nghẹn lòng 5 đứa trẻ thơ sống “lay lắt” vì cha chết, mẹ điên khờ
        5 cháu nhỏ tội nghiệp đang chực chờ nồi cháo bà nội nấu trên bếp lửa. Từ ngày cha mất, mẹ bị điên 5 cháu sống cảnh lay lắt như thế này.

        Thoắt nhìn 5 cháu nhỏ ngây dại Nguyễn Thị Thảo (13 tuổi), Nguyễn Thị Hiền (11 tuổi), Nguyễn Văn Huy (8 tuổi), Nguyễn Thiện Nhân (5 tuổi) và Nguyễn Yến Nhi (3 tuổi) ngồi quây quần bên bếp lửa cùng bà nội Nguyễn Thị Hoa đã ngoài 70 tuổi, mắt chăm chăm vào nồi cháo gạo đang nấu dở cũng đủ thấy mấy đứa trẻ tội nghiệp đã đói, đã thèm ăn đến nhường nào.

        Đang nô đùa với anh trai Thiện Nhân, bé út Yến Nhi 3 tuổi vì đói đã chạy tới bếp, nơi người bà nội đang cố thổi lửa, đun nồi cháo gạo gọi bà bập bẹ đòi ăn. “Bà ơi cháu đói, cháu muốn ăn cơm, bà cho cháu ăn đi”- giọng Yến Nhi líu ríu như chú chim non đòi mẹ khiến bà nội của bé không thể cầm được mắt dù cảnh tượng ấy đã quá đỗi quen thuộc với người bà tội nghiệp hằng ngày.
        [IMG]http://dantri4.vcmedia.vn/0M1mSy2nIXc9W8pTHXP/Image/2013/08/IMG_1172-489a4.jpg[/IMG]
        Hai bé Thiện Nhân 5 tuổi và Yến Nhi 3 tuổi đói lắm rồi mà chưa có cơm ăn.

        Xóm trưởng xóm 7 xã Hương Đô, người dẫn chúng tôi đến thăm gia cảnh mấy cháu nhỏ này buồn bã kể, hoàn cảnh bi thương của 5 cháu bắt đầu cách đây đúng 3 năm. Ấy là đầu tháng 10/2010, anh Nguyễn Văn Cương bố các cháu vốn là một người khỏe mạnh bình thường trên đường đi làm về đã không may rơi xuống chiếc cầu bắc qua con sông đang mùa chảy xiết rồi bị cuốn trôi, phải 3 ngày sau mới được tìm thấy thi thể.

        Cái chết của anh Cương để lại nỗi đau tận cùng cho chị Xuân và 5 đứa con nhỏ, trong đó cháu út Yến Nhi khi ấy mới được nom tháng tuổi. Cú sốc mất chồng khiến chị Xuân đổ bệnh điên dại từ 3 năm nay. 40 tuổi thân hình chị tiều tụy, già nua.

        Từ ngày chị Xuân đổ bệnh, mấy đứa con thơ của chị thiếu bàn tay, hơi ấm chăm sóc của người mẹ. Chị không biết mấy đứa trẻ thèm được mẹ ôm ấp, vỗ về động viên khi không còn người bố thương yêu. Chị không biết 5 đứa con khốn khổ của mình đang sống với bà nội lay lắt như ngọn đèn trước gió.
        [IMG]http://dantri4.vcmedia.vn/0M1mSy2nIXc9W8pTHXP/Image/2013/08/IMG_1181-42651.JPG[/IMG]
        Giây phút hạnh phúc bên người mẹ đổ bệnh điên dại này không phải lúc bé Yến Nhi cũng được hưởng trọn.

        Thiếu bàn tay của chị nên vườn tược không có người chăm sóc, cỏ dại mọc um tùm, cả khu vườn trở nên hoang dại; một sào ruộng đất ít ỏi cũng chẳng có ai làm. Thương mấy mẹ con, mấy anh em nghèo khó cả hai bên nội - ngoại và bà con xóm giềng gom góp hỗ trợ người bó rau, bát gạo. Mấy mẹ con, bà cháu cứ thế, sống lay lắt bằng sự cưu mang của bà con lối xóm.
        Nỗi đau càng lớn hơn khi người mẹ điên dại không biết rằng, mấy đứa con đói khát của chị đang dần phải rời xa ghế nhà trường. Bé Thảo năm nay lên lớp 8, bé Hiền lên lớp 6, bé Huy lên lớp 3. Hai bé Nhân và Yến Nhi lần lượt lên lớp 1 và mẫu giáo. Trò chuyện với các bé Thảo, Hiền, Huy, bé nào cũng muốn đến trường. Có điều ước muốn ấy của các cháu sẽ rất khó vì mẹ ngày càng bị bệnh nặng, còn bà nội – bờ vai che chở cho các cháu suốt mấy năm qua giờ cũng đã không còn sức lực.

        Chia tay 5 cháu nhỏ khi chứng kiến bữa cơm trưa của các cháu chỉ có mấy bát cháo trắng lót dạ sống qua ngày, nhìn người mẹ điên dại tiều tuy ngồi ngơ ngác trong góc nhà trống trơ, nhìn bà nội đã bất lực khóc cạn nước mắt vì các cháu, đôi mắt thấy cay cay. Về đâu 5 cháu nhỏ?- câu hỏi cứ ám ảnh chúng tôi cho tới tận lúc này…
        thay đổi nội dung bởi: hoachithanh, 29-08-13 lúc 16:47

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hoachithanh" về bài viết có ích này:

        bmwcz1 (29-08-13)

      5. #13
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default Xin giúp người mẹ nuôi 2 con tâm thần

        [IMG]http://www.tinhthuong.vn/upload/news/270x190/images429386_3b.jpg[/IMG]
        Căn nhà xập xệ quay mặt về phía chợ An Cựu (TP Huế), rộng chưa đầy 10m² là nơi trú ngụ của bà Nguyễn Thị Muôn (58 tuổi) và hai đứa con mắc bệnh tâm thần phải dùng xích sắt giữ cổ chân (ảnh).

        Bà Muôn nghẹn ngào: “5 tháng trước chồng tôi mang trọng bệnh qua đời thì lập tức, cháu Hồ Ngọc Phúc (23 tuổi) – đứa con trai trụ cột của gia đình làm nghề sửa chữa xe máy cứ gào thét cả ngày lẫn đêm rồi ra chợ đập phá hàng quán… Lúc thì cởi quần áo chạy khắp chợ gào thét inh ỏi, lúc ăn cơm lên cơn thì đập đầu vào tường…”.

        Bà Muôn đang nói về đứa con trai mới phát bệnh tâm thần thì ở góc phải căn nhà, chị Hồ Thị Thanh Phương (26 tuổi) lên cơn gào thét… “Nó là đứa con lớn đã phát điên 4 năm rồi. Chồng bỏ theo người khác… Con gái của nó mới 6 tuổi nhưng phải đi bán vé số lấy tiền đóng học phí...” - bà Muôn vừa nói, vừa xếp tập vé số chuẩn bị cho đứa con gái của chị Phương đi bán dạo.

        Để nuôi 2 đứa con tâm thần hàng ngày bà Muôn làm đủ thứ công việc, từ gánh nước đến dọn nhà vệ sinh, quét rác… tại chợ An Cựu. Nhưng 20 ngày gần đây, bà Muôn đột ngột phát bệnh thoái hóa cột sống nên bất lực nhìn 2 đứa con mắc bệnh tâm thần la hét đòi ăn, đòi uống. Bà Muôn cùng hai người con tâm thần đang rất cần sự giúp đỡ từ những tấm lòng hảo tâm để có tiền chữa bệnh và để sống qua ngày.

      6. #14
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default Lời khẩn cầu được sống của cậu bé xả thân cứu rừng

        Thấy lửa bùng cháy mạnh sợ cháy lan sang khu rừng bên cạnh nên cháu xông vào dập lửa. Bất ngờ cơn gió mạnh cuốn cả đám cháy bao trùm và con không biết gì nữa.
        Đó là lời kể của cậu bé Nguyễn Công Luân, học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, trú thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, bị bỏng nặng khi xông vào đám cháy dập lửa cứu rừng…

        Đã hơn 7 ngày trôi qua trong phòng điều trị cách ly tại bệnh viện Đa khoa huyện Phú Ninh, Quảng Nam, cậu bé Nguyễn Công Luân đã qua cơn nguy kịch và dần hồi tỉnh sau nỗ lực cấp cứu của các y bác sĩ.
        [IMG]http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/08/09/11/20130809113114-luan.jpg[/IMG]
        Luân đang điều trị tại bệnh viện Đa khoa huyện Phú Ninh

        Vết bỏng trên mặt, hai tay và hai chân gây đau nhức, nhưng cậu bé Luân cố gượng dậy kể cho tôi nghe câu chuyện đau lòng về gia đình mình cũng như sự dũng cảm khi lao vào đám cháy dập lửa cứu rừng khiến mình bị bỏng nặng vào 9 giờ sáng hôm 29/7.

        Tranh thủ nghỉ hè em lên rẫy giúp mẹ phát rẫy để chuẩn bị trồng keo thì phát hiện đám cháy ở đám rẫy cạnh bên sợ cháy lan vào rừng phòng hộ nên em chạy đến dùng nhánh cây tươi để dập lửa.

        Trong lúc đang dập lửa thì ngọn lửa bùng cháy mạnh do có gió. Bất ngờ một cơn gió thổi mạnh toàn bộ đám lửa bùng cháy bao trùm cả người em. Lúc đó em không biết gì nữa - Luân kể trong giọng đứt quãng vì đau đớn.

        Ngồi chăm con bên giường bệnh, chị Nguyễn Thị Loan (37 tuổi), mẹ của cháu Luân, cho biết: Nhà đã nghèo khó, nhưng tai ương liên tiếp đổ ập xuống đầu.

        Trong câu chuyện đẫm nước mắt chị bắt đầu kể về những bất hạnh mà chị và 4 đứa con đang phải gánh chịu.

        Cũng như bao nhiêu gia đình nghèo khó khác ở vùng đất nghèo này, cuộc sống dù khổ cực nhưng vẫn đủ no ngày ba bữa. Nhưng bất hạnh bắt đầu đổ ập xuống gia đình chị khi cách đây 1 năm, chồng chị là anh Nguyễn Công Lân (42 tuổi) đi đào giếng thuê ở làng bên cạnh bị tử vong do ngạt khí vào hôm 19/6/2012.

        Chồng gặp nạn để lại cho chị một nách 4 đứa con nhỏ và mẹ già 80 tuổi nằm một chỗ vì đau ốm. Cả 4 đứa đều đang đi học, đứa lớn năm ni vô 12. Để có cái ăn cho cả nhà, tui phải đi làm thuê, rồi tranh thủ nghỉ hè mấy đứa nhỏ theo tui lên rừng nhặt củi, bóc vỏ keo kiếm thêm tiền-Chị Loan kể.

        Sáng 29/7, chị Loan và cháu Luân lên núi Dương Lâm để đi phát rẫy thuê thì bất ngờ phát hiện đám cháy trên rẫy nên Luân xông vào dập lửa và tai họa ập đến.

        Lúc đó tui chỉ nghe tiếng kêu thét của con và ngọn lửa bao trùm, tui xông vô lôi được Luân ra khỏi đám lửa và đưa đến bệnh viện cấp cứu-Chị Loan kể

        Toàn thân bị cháy đen, các bác sĩ tại bệnh viện đa khoa Phú Ninh tổ chức cấp cứu và chuyển lên tuyến trên nhưng do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên chị Loan xin được ở lại bệnh viện điều trị.

        Bác sĩ Phan Đình Mỹ, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam bảo rằng đây là lần đầu tiên ông chứng kiến cảnh người nhà bệnh nhân van nài khóc lóc xin đừng chuyển bệnh nhân lên tuyến trên vì hoàn cảnh quá nghèo khó.
        [IMG]http://imgs.vietnamnet.vn/Images/vnn/2013/08/09/11/20130809113114-luan-3.jpg[/IMG]
        Hoàn cảnh gia đình Luân rất khó khăn

        Trước tình cảnh đó, tui điện xin tăng cường phương tiện, thuốc men và quyết định cấp cứu và điều trị tại bệnh viện huyện. Không phải chúng tôi từ chối bệnh nhân mà do bệnh viện còn thiếu trang thiết bị. Bằng sự quyết tâm vì người bệnh, cuối cùng chúng tôi đã nỗ lực cứu sống bệnh nhân bỏng nặng và điều trị bước đầu thành công.

        Bác sĩ Đinh Tấn Dũng, Trưởng khoa Ngoại, bệnh viện đa khoa Phú Ninh cho biết, do hoàn cảnh của gia đình cháu Luân quá khó khăn, trong suốt quá trình điều trị chúng tôi đã vận động các bác sĩ trong bệnh viện quyên góp để mua thêm thuốc men và ăn uống. Hiện cháu Luân đã qua cơn nguy kịch.

        Trưởng thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh Trần Văn Lợi cho biết hoàn cảnh gia đình chị Loan hết sức khó khăn, thuộc hộ nghèo của địa phương.

        Năm ngoái khi chồng chị Loan gặp nạn khi đi đào giếng thuê bị thiệt mạng, bà con trong thôn quyên góp giúp đỡ để lo mai táng. Hiện gia đình còn có mẹ già 80 tuổi đau yếu nằm một chỗ. Bây giờ lại đến cháu Luân gặp nạn bà con trong thôn, trong xã đã quyên góp để lo điều trị cho cháu.

        Tuy nhiên bà con ai cũng nghèo nên việc quyên góp không thấm vào đâu so với chi phí điều trị cho cháu Luân cần phải rất nhiều tiền-Thôn trưởng Lợi cho biết.

        Hôm tôi đến thăm Luân tại bệnh viện Phú Ninh, nhìn vết bỏng toàn thân trên phần tay chân, mặt đã khiến Luân đau đớn. Nén cơn đau, Luân cầm tay tôi bảo nhỏ: Chú ơi con muốn sống. Nhưng nhà con nghèo quá, không tiền liệu con có sống được không chú à…và tôi đã nhìn thấy hai hàng nước mắt đổ dài trên đôi mắt non tơ của Luân.

        Tôi có quay mặt đi không dám nhìn vào đôi mắt như van lơn, như cầu khẩn được sống, để được tiếp tục đến trường của Luân. Hy vọng cậu bé sẽ được cứu sống bằng những tấm lòng nhân. Đó là hy vọng của tôi cũng như của bao nhiêu người khi nhìn thấy cậu bé Luận đang quằn quại trong đau đớn của vết bỏng toàn thân đang đối diện với hiểm nguy khi thiếu tiền điều trị.

        Vũ Trung
        Theo link: http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/chia-se/134990/loi-khan-cau-duoc-song-cua-cau-be-xa-than-cuu-rung.html

      7. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "hoachithanh" về bài viết có ích này:

        tieuphong (06-09-13)

      8. #15
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default Nồi cháo miễn phí của nhóm giang hồ hoàn lương

        17h chiều, bệnh nhân ở Bệnh viện K (cơ sở Tam Hiệp, Hà Nội) xách cặp lồng xuống sân đợi cháo của một nhóm thanh niên xăm trổ đầy mình. Hôm nay cháo đến muộn nhưng họ vẫn cố đợi vì 'cháo của các chú ấy là ngon nhất'.
        [IMG]http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-4-2087-1378869373.jpg[/IMG]
        17h thứ 3 và thứ 7 hàng tuần, nhóm "Hòa nhập" của anh Tuấn lại chở thùng cháo nóng hổi tới viện phát cho bệnh nhân. Ảnh: Bình Minh.

        Chiếc ôtô màu đen bóng loáng đỗ xịch trước nhà ăn. Hai người đàn ông đầy vết xăm trên cánh tay nhanh chóng mở cốp, khênh thùng cháo màu xanh đặt lên bàn.

        Nắp thùng cháo vừa mở, mùi thơm ngậy của nước xương và thịt tỏa ra khiến bệnh nhân đang đứng xung quanh tấm tắc: "Thơm quá". Người đàn ông có dáng "anh chị" không ngơi tay múc từng ca cháo nóng hổi vào những chiếc bát nhựa, cặp lồng đang đưa ra chờ đợi. Đáp lại những tiếng giục giã, người này chỉ tếu táo mong mọi người bình tĩnh. Chưa đầy 15 phút sau, cháo hết veo, người múc phải nghiêng thùng để lấy cho bệnh nhân cuối cùng.

        Hai bố con người Thanh Hóa nằm viện đã được 2 tháng, chiều thứ ba và thứ bảy nào cũng rủ nhau xuống sân đợi cháo. Dắt đứa con gái 4 tuổi tay vẫn cắm dây truyền, người cha cẩn thận xách cặp lồng cháo nóng lách người qua đám đông xuýt xoa: "Có được bát cháo như này, đỡ bao nhiêu tiền".

        Chiều thứ ba và thứ bảy hàng tuần, nhóm "Hướng thiện" gồm những thanh niên từng một thời lầm lỡ, giờ "gác kiếm", mang cháo vào chia sẻ với bệnh nhân ung thư ở Bệnh viện K, cơ sở Tam Hiệp, Hà Nội (còn gọi là K2). Đã gần 2 năm nay, họ thoắt đến với người bệnh rồi lặng lẽ ra về khi thùng cháo hết sạch. Nhắc tới họ, bệnh nhân ở đây quen gọi đó là "cháo của các chú có hình xăm".
        [IMG]http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-9-9308-1378869368.jpg[/IMG]
        Cháo ninh xương thịt của các thành viên từng có quá khứ lầm lỗii được người bệnh đánh giá là 'ngon nhất'.. Ảnh: Bình Minh.

        Theo anh Phạm Anh Tuấn, thành viên của nhóm "Hướng thiện", nhóm được thành lập từ năm 2011 do anh Đỗ Minh Hòa, một người từng lĩnh án tù, làm trưởng nhóm. Hơn 20 thành viên từng có quá khứ tù tội được anh Hòa, giờ đã là doanh nhân thành đạt, tạo công ăn việc làm tại nhà hàng, hồ câu và cửa hàng cho thuê xe của gia đình anh.

        Không muốn nhắc lại quãng thời gian lạc lối, người đàn ông đó gói ghém câu chuyện cuộc đời mình bằng giọng nói hân hoan về công việc thiện nguyện hiện tại. Mọi lần đi phát cháo sẽ có vợ chồng anh Hòa, anh Tuấn và một tài xế nhưng hôm nay, trưởng nhóm có việc bận nên vắng mặt. Bởi thế, công việc của anh Tuấn cũng bận rộn hơn.
        [IMG]http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-10-4887-1378869368.jpg[/IMG]
        Chưa đầy 15 phút, thùng cháo hết veo. Anh Tuấn (áo kẻ) phải nghiêng thùng múc cho người cuối cùng. Ảnh: Bình Minh.

        Người nấu chính là chị Hương, vợ trưởng nhóm. Chị cùng một vài nhân viên nữa chuẩn bị từ sáng, đi chợ, nhóm lò rồi ninh cháo. Mỗi nồi cháo được nấu từ 4,5 kg gạo tám thơm, 2 kg xương và 1,5 kg thịt nạc. Gạo không được lẫn nếp vì bệnh nhân mổ không ăn được đồ nếp.

        Nấu xong, cháo được cho vào thùng cách nhiệt rồi chở bằng ôtô tới viện. Anh Tuấn khoe, anh không biết nấu nhưng là người nhóm lò, đun nước và trực tiếp đi phát cháo. Khi cháo được mang tới viện, một người sẽ chịu trách nhiệm đi tới từng phòng để mời bệnh nhân ra nhận đồ ăn.

        Nhớ lại ngày đầu tới đây, người đàn ông này không quên được ánh mắt ngại ngùng, tò mò xen lẫn sợ hãi của người bệnh khi trông thấy các thành viên trong nhóm đầu trọc, mình đầy hình xăm vào tận phòng mời họ ra lấy cháo. "Anh em trong nhóm ai cũng có hình xăm cả. Dần dần, bệnh nhân mới dám ra và khi không sợ nữa, họ hào hứng chờ đợi cháo của chúng tôi mỗi tuần", anh Tuấn nói.

        Lý giải cho việc nhóm chọn Bệnh viện K2, dân "anh chị" một thời chia sẻ, hầu hết những bệnh nhân vào viện này dường như đã chắc "án tử", hoàn cảnh nghèo khổ lại ở tỉnh xa về. Quá trình điều trị dai dẳng, tốn kém khiến họ kiệt quệ cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong hoàn cảnh đó, một bát cháo thịt miễn phí vào hai buổi hàng tuần giữa đất Hà Nội khiến họ ấm lòng. Bản thân những người lầm lỡ giờ đã "quay đầu" như anh cũng thấy lòng mình thanh thản.

        Mẹ anh Tuấn từng mắc bệnh ung thư nên anh hiểu phần nào nỗi đau đớn, vất vả của cả người thân và bệnh nhân. Bởi vậy, khi hoàn lương, được ông chủ hướng đến hoạt động thiện nguyện, anh đã tham gia cho tới giờ. Mỗi lần đến, thấy bệnh nhân cầm cặp lồng đứng vây quanh với ánh mắt vui sướng, cả những giọt nước mắt xúc động khi bưng bát cháo, anh Tuấn cùng các thành viên trong nhóm cũng vui lây.

        Ngoài cháo của nhóm anh Tuấn, bệnh nhân ở K2 cũng thường nhận được những suất cơm, cháo miễn phí của các nhóm thiện nguyện khác. Một trong những nhóm thâm niên nhất ở đây này là tổ nấu, phát cháo miễn phí của chùa Linh Sơn, Thanh Nhàn, Hà Nội, do các cụ hưu trí xã Tam Hiệp phụ trách. Suốt 9 năm qua, nhóm nấu cháo từ thiện do bà Cao Thị Nghít (66 tuổi) làm trưởng nhóm vẫn đều đặn dậy từ 4h sáng mỗi ngày chuẩn bị cháo cho bệnh nhân.

        Theo bà Nghít, 13 thành viên của nhóm đều là công nhân của một công ty xây dựng đã nghỉ hưu, nhiều cụ đã hơn 70 tuổi. Không ít cụ đã qua đời, nay con cháu họ lại tiếp tục công việc. Trong số 13 người có 4 người nấu chính, số còn lại luân phiên nhau đi phát cơm, cháo hàng sáng. Thông thường, cháo được phát lúc 6h sáng, 9h trưa sẽ có cơm đưa từ chùa xuống.
        [IMG]http://m.f29.img.vnecdn.net/2013/09/11/chao-12-5415-1378869368.jpg[/IMG]
        Bí đỏ và su su cất tại nhà bà Nghít. Công việc mua rau, củ nấu cháo được giao cho một thành viên nhà gần chợ đầu mối. Ảnh: Bình Minh.

        Để có nồi cháo sánh đặc, thơm ngon, các thành viên trong nhóm bà Nghít sẽ sơ chế su su, bí đỏ, nhóm hai bếp lò 12 viên từ chiều hôm trước rồi ninh cháo qua đêm bằng nồi gang đặc dụng. Sáng sớm hôm sau, họ đi lấy thịt lợn ở cửa hàng đặt sẵn rồi mang về chế biến trước khi nấu cùng cháo. Su su và bí đỏ được giao cho một cụ nhà ở gần chợ đầu mối Văn Điển mua.

        Trưởng nhóm cho hay, mỗi ngày các bà nấu 13 kg gạo, tính ra mỗi lạng gạo có kèm thịt, rau, củ, quả sẽ cho 3 bát cháo.

        Gần 10 năm qua, dù mưa, bão, bà cùng các đồng nghiệp cũ sống gần khu tập thể ở thị trấn Văn Điển vẫn không từ bỏ công việc của mình.
        Link:http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/...g-2877707.html

      9. #16
        Tham gia ngày
        Mar 2012
        Bài gửi
        639
        Cảm ơn
        446
        Được cảm ơn: 618 lần
        trong 350 bài viết

        Default Đắng lòng 1 nhà có 2 con mắc bệnh 'giời đày'

        Suốt 8 năm trời kể từ khi sinh ra, các cháu phải chịu đau đớn vì căn bệnh ly thượng bì bóng nước, thân xác mỗi ngày một tiều tụy mà không biết có ngày mai.
        Đó là trường hợp rất thương tâm của vợ chồng anh Vũ Nhân Hiện, SN 1980 và chị Hoàng Thị Hiền, SN 1981 (xóm Hàn, xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) khi 2 đứa con trai kháu khỉnh, thông minh nhưng không may lại mắc phải căn bệnh “giời đày” - Ly thượng bì bóng nước.

        [IMG]http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/14/01_2.JPG[/IMG]

        Hai anh em trong một gia đình mắc căn bệnh “giời đày”

        Chia sẻ với chúng tôi về nỗi bất hạnh của gia đình, anh Vũ Nhân Hiện cho biết, vợ chồng anh sinh ra trong gia đình nghèo, nên không có điều kiện học hành, không có nghề nghiệp ổn định. Anh chị yêu thương và kết hôn với nhau năm 2004.

        Năm 2005, chị Hiền sinh hạ được một cháu trai, đặt tên là Vũ Nhân Tùng. Cả gia đình ai cũng mừng vui vì sinh được con trai đầu lòng.

        Tuy nhiên, sau khi cất tiếng khóc chào đời, cháu đã bị trượt da môi trên. Được khoảng 5 tiếng sau thì bộ phận sinh dục của cháu xuất hiện bọng nước. Gia đình lo lắng không biết là cháu đã mắc bệnh gì nên chuyển đến Bệnh viện Nhi Hải Phòng để khám và điều trị.

        Nhưng nằm cả tháng trời ở bệnh viện, các bác sỹ vẫn không chẩn đoán ra bệnh nên gia đình lại tiếp tục chuyển cháu lên Bệnh viện Nhi Trung ương.

        Tại đây, sau khi thăm khám, các bác sỹ mới xác định cháu bị mắc căn bệnh Ly thượng bì bóng nước (Epidermolysis Bullosa). Bác sỹ cho biết, đây là căn bệnh hiếm gặp trên thế giới, trong đó có Việt Nam, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị khỏi hẳn mà chỉ có thể giảm bớt. Mặt khác, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn nên điều trị tại bệnh viện được nửa tháng anh chị xin xuất viện cho cháu về nhà.

        [IMG]http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/14/02.JPG[/IMG]
        8 năm nay, người cha này đã đi khắp nơi, tìm mọi loại thuốc có thể để chữa bệnh cho con nhưng đều vô hiệu - Ảnh Minh Khang

        Suốt 8 năm qua, hễ ai nói ở đâu có thuốc chữa trị được, anh chị lại gom góp tiền nong rồi thay nhau đi khắp nơi tìm mua về cho cháu uống nhưng bệnh tình cháu Tùng không những không thuyên giảm mà còn có chiều hướng trầm trọng thêm.

        Chỉ cần có va chạm nhỏ, cháy có thể bị trượt mất một miếng da và chảy máu, lở loét. Khắp cơ thể cháu nổi lên những bọc nước nhỏ, sau đó vỡ ra rồi chảy máu hoặc bị tụ máu lại.

        Hàng ngày, mỗi khi thức dậy, quần áo lại dính vào người cháu. Bố mẹ lại phải bóc ra từng lớp da một. Không bóc ra thì sẽ bị nhiễm trùng, mà bóc ra thì cháu đau đớn gào khóc, van xin. “Nhìn con hàng ngày phải chịu đựng như vậy vợ chồng em cũng đau đớn, xót xa lắm nhưng biết làm sao được” - Anh Hiện chia sẻ trong nghẹn ngào.

        Anh Hiện cho biết, khoảng 2 năm trở lại đây, khi biết có loại băng không dính, các cháu mới đỡ đau đớn vì tối nào trước khi đi ngủ, bố mẹ cũng phải dán băng dính, quấn gạc vào các vết thương trên khắp cơ thể, sáng ra lại gỡ băng ra.

        Hàng ngày, mỗi khi tắm rửa, anh chị không được kỳ cọ mà chỉ dội nước lên người cháu. Bác sỹ nói da cháu là “da cánh bướm” nên tác động mạnh một chút là mất mảng da.

        [IMG]http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/14/IMG2288.JPG[/IMG]
        Hàng ngày, cháu Tùng chỉ chơi quanh quẩn ở nhà chứ không dám sang chơi cùng trẻ con hàng xóm, không may sẽ trầy da, rướm máu, mưng mủ- Ảnh Minh Khang

        Khi được 5 tuổi, cháu Tùng cũng đi học, nhưng chỉ được 3 tuần phải cho nghỉ ở nhà vì cháu không tự sinh hoạt được. Mỗi khi bạn bè nô đùa va vào người, cháu lại bị mất một miếng da, chảy máu. Mặc dù các cô giáo ở trường cũng thương cháu, muốn cho cháu đến trường nhưng gia đình thấy bất tiện và làm khó cho các cô nên từ đó cháu không được đi học nữa.

        Hàng ngày, cháu chỉ quanh quẩn chơi ở nhà, mỗi khi sang chơi với trẻ con hàng xóm, bố mẹ cháu lại lo lắng vì chỉ sơ sẩy là cháu lại bị trầy da, chảy máu và mưng mủ. Có lần cháu hỏi mẹ: “Tại sao bố mẹ không làm sao mà con lại bị bệnh này?”. Nghe con hỏi vậy, anh chị không biết trả lời con thế nào.

        [IMG]http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/14/03.JPG[/IMG]
        Bàn tay, bàn chân 2 cháu lúc mới sinh thì có móng, nhưng sau đó thì cứ cụt dần - Ảnh Minh Khang

        Đứa con lớn đã vậy, anh chị nghĩ sinh thêm cháu thứ hai với hy vọng sẽ không mắc phải căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên, đầu năm 2013, cháu thứ hai chào đời cũng lặp lại tương tự như cháu lớn. Thậm chí, trong khoang miệng và lưỡi các cháu thường xuyên có bọng nước, bọng máu tụ, bố mẹ cháu phải trích ra thì các cháu mới ăn uống được. Cả hai anh em khi mới sinh ra còn có móng tay, móng chân, nhưng dần dẫn đều bị biến mất như một sự ăn mòn, trống trơn, cụt ngủn.

        Có lần, cháu Tùng nói với mẹ: “Để con chịu hết cho em!”. “Nghe cháu nói vậy mà tôi đau lòng quá anh à!” - Chị Hiền nói trong nước mắt và những tiếng nấc nghẹn.

        Cuộc sống mưu sinh khó nhọc

        Hai vợ chồng nghèo lại gặp cảnh 2 đứa con bệnh tật, “cái khó bó cái khôn” nên cuộc sống mưu sinh và tìm phương cứu chữa cho con lại càng trở lên mờ mịt. Anh Hiện cho biết, từ khi cháu lớn mắc bệnh, chị phải ở nhà vừa chăm con lại tranh thủ làm thêm, may vá quần áo kiếm thêm thu nhập chứ không đi làm công nhân như trước kia được.

        Còn anh Hiện, là lao động tự do, cứ làm được đồng nào lại đi khắp nơi tìm mua thuốc thang về chữa bệnh cho con nhưng bệnh tình càng thêm trầm trọng, hết con lớn lại đến con bé.

        Mấy năm nay anh Hiện làm bốc xếp ở Cảng, lúc có việc thì có thu nhập, lúc không có việc mất cả ngày đi rồi lại về không, làm thì ít mà chơi thì nhiều. Hoàn cảnh 2 bên nội ngoại cũng khó khăn nên không giúp anh chị được là bao.

        Gần chục năm nay, anh cũng vay mượn anh em, bạn bè khá nhiều tiền để lo chữa trị, chăm sóc cho các cháu mà vẫn chưa trả được, nên mỗi ngày cuộc sống của gia đình lại càng thêm khốn khó.

        [IMG]http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/14/04.JPG[/IMG]
        Đã bao ngày, bao đêm người mẹ này ngồi nhìn 2 đứa con đau đớn mà bất lực - Ảnh Minh Khang

        “Nếu bây giờ chữa được bệnh cho các cháu thì nhà em có cái gì em sẽ bán hết, kể cả nhà cửa, đất đai, đồ đạc. Vợ chồng em hết lòng hết sức lo cho các cháu nhưng giờ chẳng biết làm sao, chỉ còn nhờ trời thôi” - Anh Hiện buồn bã chia sẻ.

        Còn chị Hiền, vợ anh Hiện thì chia sẻ: “Các chị em khác có con chở đi chơi, còn em thì mặc cảm không dám cho con đi đâu cả vì đi đến đâu mọi người cũng để ý, xì xào, nghĩ tội lắm anh à!”.

        [IMG]http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2013/10/14/05.JPG[/IMG]
        Cháu Tùng mong khỏi bệnh để được đi học với các bạn - Ảnh Minh Khang

        Khi chúng tôi hỏi cháu Tùng: “Cháu có mong muốn gì? Lặng đi một lúc cháu đáp: “Cháu thích đi học vì cháu muốn chơi với các bạn. Cháu mong khỏi bệnh để được đi học với các bạn” - Cháu Tùng vừa nói vừa mếu máo và lấy tay dụi dụi lên đôi mắt buồn, thơ ngây của đứa trẻ mang căn bệnh “giời đày”.

        Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn quốc hiện có 70 cháu mắc bệnh ly thượng bì bóng nước, trong đó trên địa bàn Hải Phòng có 14 cháu, chiếm đến 20% tổng số cháu mắc bệnh.

        Trên thực tế, do thiếu công nghệ và nguồn lực y tế, 100% các cháu mắc bệnh này đều bị “bệnh viện trả về” mà không được chẩn đoán phù hợp với tiến triển của bệnh tật và không có các điều kiện chăm sóc cần thiết. Đấy là chưa kể đa số các cháu đều sống trong các gia đình kiệt quệ về kinh tế, mệt mỏi về tinh thần, bế tắc về tương lai tiếp theo cho các cháu.

        Theo Link: http://vtc.vn/321-456530/suc-khoe/da...h-gioi-day.htm

      Trang 2/2 đầuđầu 12

      Đề tài tương tự

      1. Lá số tứ trụ khó xem, kính mời các bác!
        By hoanghac81 in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 14
        Bài mới: 17-02-12, 10:56
      2. Lá số khó xác định vượng/nhược
        By dongquangus in forum Tử bình
        Trả lời: 15
        Bài mới: 11-06-11, 04:08
      3. Trả lời: 0
        Bài mới: 24-04-11, 17:23
      4. Con gái mà sinh ngày rằm khó lấy chồng?
        By maimythuy in forum Nhờ xem Tử Vi
        Trả lời: 5
        Bài mới: 09-11-09, 11:02
      5. Lá số khó xem, nhờ các cao nhân xem giúp
        By Ducminh in forum Nhờ xem Tử Bình
        Trả lời: 2
        Bài mới: 03-09-09, 16:53

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •