Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/2 12 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 13
      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default Luận về khí trong phong thủy

        ( Bài viết này tôi dựa vào tài liệu của Ông Trương Huệ Dân. Hiện ông là Giáo sư phong thủy hệ Kinh dịch ứng dụng học thuộc Học viện nghiên cứu khí công Quốc tế Thượng Hải

        Các bậc hiền triết xưa nghiên cứu phong thủy, đã từng nêu ra khái niệm “ trường huyền không tạo hóa”, có thể thấy phong thuỷ học kết giao giữa những vật không nhìn thấy, sờ không tới. Thế nhưng, những kết quả tốt và xấu do chúng tạo ra thì ai cũa có thể nhìn thấy. Đó chính là nguyên nhân sâu xa vốn có đầy màu sắc thần bí của môn phong thủy.

        Vậy thì, phong thủy học luôn luôn là bạn với những cái gì?, chúng ta có thể quy gọi lại thành 7 yết tố sau: Một là Khí, Hai là dòng khí, Ba là Quang, Bốn là Thuỳ, Năm là phương vị, Sáu là Trường hạt cực nhỏ; Bẩy là trường nhân thể.

        a. Một là Khí: loại khí này không đồng nghĩa với khí của không khí. Những năm gần đây kết quả nghiên cứu của những nhà thiên văn học bức xạ chỉ ra rằng nó thuộc vào bức xạ Viba ở trong bối cảnh vũ trụ vào thời kỳ vũ trụ mới hình thành, nó cũng bao gồm cả bức xạ điện từ của các thiên thể. Đó là nội dung cơ bản nhất nhưng lại thần bí nhất của phong thủy, trước đây đó là lĩnh vực còn bị bỏ trống, ngày nay khoa học đã vén lêm tấm màn bí ẩn của phong thủy.

        b. Khí, là không khí, dưỡng khí, dòng khí. Không khí chuyển động thì tạo thành gió. “ khí gặp gió thì tan”, gió ở đây là chỉ gió mạnh, gió nóng, gió to, gió lạnh. Trung y gọi là tà phong. Cái gọi là: “ Gío là môi giới để tống khí” chỗ này muốn chỉ gió nhẹ, gió dịu và gió ấm.
        Vì vậy phong thủy nhấn mạnh cần phải tránh xa gió mạnh, tìm đến gió nhẹ.

        c. Quang, chủ yếu là ánh sáng mặt trời. Kỳ thực, bản chất ánh sáng là sóng điện từ mà ánh sáng chỉ là một bộ phận rất nhỏ, sóng điện từ mắt thường không trông thấy(quen gọi là ánh sáng bẩy sắc). Vì ánh sáng có hai tính chất quan trọng: Sóng và Hạt, cho nên ánh sáng cũng là từng hạt cực nhỏ.

        d. Thủy, định luật phong thủy là: “ Sơn hoàn thủy bão tất hữu khí”, vì lý do gì mà với thủy bão thì tất hữu khí? Vì, vốn là nước rất dễ hập thu sóng Viba. Đó là duyên cớ để “ Khí” gặp thủy thì dừng, nước hấp thụ khí của vũ trụ.
        đ. Phương vị, tức là 8 phương vị, 4 chính, 4 ngung của Dịch kinh bát quái. Về thực chất, đó là thuộc tính và sự mạnh yếu của trường năng lượng không gian của Vũ trụ và hệ mặt trời, nó cũng bao gồm cả phương hướng và sự lớn nhỏ của địa từ trường, gọi chung là: “ Hiệu ứng trường xoắn vũ trụ”.

        e. Trường hạt nhẹ cực nhỏ, Năm 1988 những nhà khoa học của Liên xô cũ đã phát hiện xung quanh vật thể có một trường hạt nhẹ cực nhỏ, mỗi con người ta cũng đều có trường hạt này của riêng mình. Nó là bộ phận hợp thành hữu có của trái đất, và còn tiếp xúc qua lại và tác động lẫn nhau với trường hạt nhẹ cực nhỏ của các vật thể khác như công trình kiến trúc( Nhà ở, phòng làm việc, hàng quán…) phương tiện giao thông.

        Trường hạt này của người hoặc vật thể trong trạng thái được kích thích, có thể trở thành chất truyền tải thông tin, chỉ trong chớp mắt có thể truyền phát tin tức ấy ra ngoài nghìnn dặm. Đây cũng là nguyên nhân tại sao có người khi gặp điều bất hạnh, tuy ở xa người thân hàng nghìn dặm, cũng có thể sẽ dự cảm về điều này chính xác. Có người cho rằng, điều đó rất có khả năng là nguyên nhân khiến thầy phong thủy chỉ cần nhìn khí của phần mộ, lại có thể nói ra được sự hưng vượng suy vong của đời sau.

        f. Trường năng lượng nhân thể là sự phát hiện trải qua phấn đấu gần 100 năm của 8 nhà khoa học trên thế giới tìm ra. Nguồn gốc sự tìm tòi này, là sự say mê được khơi dậy từ vầng hào quang trên đầu Phật tổ và Chúa Giêsu trong truyên thuyết. Trường năng lượng nhân thể, là một thứ giống như làn sương mỏng manh chẳng khác gì cái túi lưới ba chiều( lập thể) bao bọc bốn xung quanh cơ thể con người. Nó có quan hệ đến tình trạng sức khỏe của cơ thể, hơn nữa còn chịu ảnh hưởng từ trạnh thái tình cảm của con người. Trong trường năng lượng nhân thể có rất nhiều “ tiêu điểm tích tụ điện từ”, hoàn toàn ăn khớp với những huyệt vị châm cứu Trung y. Trường năng lượng nhân thể được hợp thành bởi “ bộ phận điện từ” và “ bộ phận phi điện từ”. Bộ phận phi điện từ ở đây rất có thể bao hàm cả “ trường hạt nhẹ cực nhỏ” nói trên.

        Những công trình kiến trúc sản sinh ra trường hạt nhẹ cực nhỏ vô hình, còn cơ thể con người cũng sản sinh ra trường hạt nhẹ cực nhỏ, nói một cách chuẩn xác, phải là trường năng lượng nhân thể toàn bộ, sống động và chịu ảnh hưởng của tư duy, của cảm xúc. Cái trước một khi đã sản sinh ra, trường của nó cố định không biến đổi, đương nhiên có phụ thuộc vào vật liệu và hình dáng của nó, còn cái sau thì thay đổi theo thể chất và cảm xúc.

        Kết quả của sự tác động tương hỗ giữa hai loại trường hạt nhẹ cực nhỏ và trường năng lượng nhân thể, nếu như cùng nhất trí, cùng ăn khớp với nhau thì là điều cát, gọi là: tương sinh trong phong thủy; Trái lại, nếu không nhất trí, không nhịp nhàng cân đối, chính là điều hung, gọi là: tương khắc theo thuật ngữ phong thủy. Sự phát triển mới của môn khoa học vật lý vi mô này có thể khiến người ta nhận thức lại một cách khoa học là tại sao những chiếc cổng vườn hoa cây cảnh ngày xưa phần nhiều là cổng tròn hình mặt trăng. Thì ra là để cho trường hạt nhẹ cực nhỏ của cổng cùng ăn khớp với trường năng lượng nhân thể của phần đầu, phần thân người; phần này trên đại thể là hình tròn lập thể, nên con người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi vào trong những vườn hoa này.

        Bản chất của khí: Khí là những hạt siêu nhỏ và trường hạt siêu nhỏ, đó là khái niệm cực kỳ vi mô. ở đây, đưa dẫn vào trường hạt cực nhẹ và nhỏ, trường năng lượng nhân thể, là vì chúng đã được quan trắc thấy gắn bó chặt chẽ với người và vật thể, Nhưng chúng ta chỉ tiếp cận với bản chất của khí, chứ không phải là vật cuối cùng. Ví thế, giữa hạt siêu nhỏ, trường hạt siêu nhỏ, trường hạt nhẹ cực nhỏ, trường năng lượng nhân thể, không hề có mâu thuẫn. Chúng tôi tạm gọi chung nó là “ Trường khí”.

        Theo đà phát triển không ngừng của nghiên cứu khoa học, xây dựng nên “ trường thống nhất” ( sự tác động lẫn nhau mạnh, tác động lẫn nhau yếu, trường dẫn lực, trường điện từ) có khả năng sẽ gộp trường hạt nhẹ cực nhỏ và trường năng lượng nhân thể và cả đến ánh sáng mặt trời, vào trong khái niệm khí. Kỳ thực, người xưa trên chỉnh thể, đã nhìn nhận cả loạt năng lượng không không nhìn thấy, sờ không được này. Nhưng những môn học của khoa học hiện đại được chia ra rất tỉ mỉ, mục đính là để tiện cho việc nghiên cứu chiều sâu. Căn cứ vào sự phân loại của thành quả nghiên cứu khoa học hiện đại thì chia những yếu tố nghiên cứu của phong thủy thành 7 loại trên. Rồi một ngày nào đó, tất nhiên sẽ “ phân lâu tất hợp”. Có lẽ đến lúc ấy, sẽ có những nhận thức mới hơn về khí.

        (Còn nữa)
        Nguồn: thegioihuyenkhong.com
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        huyruan (06-10-13)

      3. #2
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        4-SƠN HOÀN THỦY BÃO
        (1) Núi chạy vòng tụ khí”
        Như trên đã nói, trường khí xoắn vũ trụ bắt nguồn từ trời đất, nó thể hiện ở thân thể người và động vật, thực vật. Hoặc là nói dưới sự chi phối của vòng xoắn khí vũ trụ, muôn vật trong trời dất đã có được sự thống nhất của khí. Nếu sự phù hợp đạt tới hoàn mĩ, bất kể là đông thực vật hay là con người, đều sẽ phồn vinh hưng thịnh. Động vật ưu việt hơn thực vật, nó có thể đi lại, chủ động tìm kiếm một trường khí tương đối tốt, phù hợp với trời đất để sinh tồn, đông đàn đầy lũ hậu thế, với khả năng sống lâu cất cao của động vật, ví dụ như rùa biển có thể sống rất lâu, do tìm được một trường khí rất tốt.
        Ở vịnh rùa biển nằm giữa Đại Á và vịnh Hồng Hải ở miền duyên hải miền Nam nước ta (Trung Quốc), hàng năm vào hai mùa hạ và xuân, có rất nhiều rùa biển cái đã lớn, có thể vượt trùng dương xa xôi đến đây đẻ trứng. Vậy tại sao rùa biển lại bỏ nơi gần mà đi tìm chỗ xa.
        Vốn là vịnh rùa biển trường khí tốt: Ba mặt núi bao bọc, một mặt giáp biển, hoàn cảnh u tĩnh, lại được che lấp. Ngư dân tại nơi đó cho rằng: Rùa biển có linh tính, phát hiện thấy sau khi được cứu, bơi ra xa mười mét, còn biết quay đầu tạ ơn. Nếu như nói rùa biển thông linh thì con người được coi thông linh nhất trong vạn vật, càng phải biết chọn đất mà ở.
        “Sơn hoàn thủy bão” chính là trường trữ khí, tất là phải có dạng hình vòng. Phương hướng của sơn hoàn, còn có thể hiểu biết. “Cửu cung bát phong” trong “Nội kinh” chính là căn cứ lí luận (hình 100). Phía Tây cần phải có núi để che kín “gió giật”- (Cương phong) ở phía Tây. Cũng lý lẽ ấy, phía Tây bắc phải có núi để ngăn “gió quật”- (Chiết phong), phía Bắc cũng phải có núi để cản “gió giật mạnh”- (Đại cương phong), phía Đông bắc cũng có núi để chặn “gió độc”- (Hung phong). Như vậy, là rất khớp với “sơn vòng hình bán nguyệt” mà phong thủy học đề xướng.

        ĐÔNG NAM
        Tốn

        Cung ______ nhược
        Âm ______ phong
        Lạc ___ ___

        4 NAM
        Li

        Cung _______ đại
        Thượng ___ ___ nhược
        Thiên _______ phong

        Hạ chí
        9 TÂY NAM
        Khôn

        Ưu ___ ___ huyền
        Phong ___ ___ ủy
        ___ ___ phong

        Lập thu
        2
        CHẤN

        Cung ___ ___ anh
        Thương ___ ___ nhi
        Môn _______ phong

        Xuân phân
        3 TRUNG TÂM

        Cung
        Chiêu 5
        diêu ĐOÀI
        Khôn

        Cung ___ ___ xương
        Cương _______ quả
        Phong _______

        Thu phân
        7
        8
        CẤN

        Cung _______ hung
        Thiên ___ ___ phong
        Lưu ___ ___

        Lập xuân
        Đông bắc 1
        KHẢM

        Cung ___ ___ đại
        Diệp _______ cương
        Chập ___ ___ phong

        Đông chí
        Bắc 6
        CÀN

        Chuyết _______ tân
        Phong _______ lạc
        _______

        Lập đông
        Tây bắc
        Hình 100: Cửu cung bát phong

        Nơi ở cũ của Mao Trạch Đông đằng sau có đồi hình vuông, đằng trước có hồ nhân tạo, hơn nữa hình của ngôi nhà cũng là hình sơn hoàn, đó là một trường khí tốt sơn hoàn thủy bão.
        Nơi ở cũ của Tôn Trung Sơn, thôn Thúy Hanh, huyện Trung Sơn, tỉnh Quảng Đông lại càng là nơi đất quý về phong thủy sơn hoàn thủy bão: Núi là những rặng núi xanh rậm rạp xum xuê, thủy chính là dòng sông Châu chảy vào cửa biển. Về cảm thụ hiện trường, khí thế rất lớn. Nơi đây đã thai nghén một bậc vĩ nhân lật đổ nền thống trị phong kiến mấy nghìn năm của Trung Quốc, lẽ nào lại không có quan hệ gì với trường khí hoàn cảnh? Ngôi nhà ở chính là do ông tự thiết kế, hoàn toàn phù hợp với những yêu cầu về phong thủy.
        Trên đất Trung Hoa rộng lớn, những nơi đất quý phong thủy sơn hoàn thủy bão, không thể nói ra hết.
        Định luật “sơn hoàn thủy bão tất hữu khí” không những được sáu cố đô lớn và chỗ ở cũ của các danh nhân nước ta (Trung Quốc) chứng minh, còn được những chùa lớn trên núi đến cả các lăng mộ đế vương nổi tiếng (quen gọi là âm trạch) kiểm chứng.
        Kim Các Tự ở Ngũ Đại Sơn, tỉnh Sơn Tây nằm ở vào vị trí sơn hoàn điển hình. Tương truyền một vị cao tăng đời Đường đi đến nơi này, bỗng thấy kim quang chói mắt, khí thế phi phàm, lập tức vẽ địa hình trình lên vua Đường, thế là ngôi miếu này được xây dựng và đặt tên Kim Các Tự. Nếu như nhìn từ góc độ tụ khí sơn hoàn, thì tuệ nhãn (con mắt nhìn được quá khứ và tương lai) của cao tăng có thể vọng khí, có thể nhìn thấy kim quang lấp lánh, vị tất đã là truyền thuyết thần thoại. Tây Lăng đời Thanh đã chọn nơi đất quý phong thủy sơn hoàn thủy bão ở huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc (hình 101) là vùng đất tốt mà người sông nhìn không bao giờ thấy.
        (2) Bí ẩn “khí gặp nước thì dừng” – nước có thể hấp thụ năng lượng vi ba.
        Nước có thể hấp thụ năng lượng vi ba. Điểm này, người xưa nói không rõ ràng, nhưng ngày nay khoa học phát triển, con người có thể dùng nó để hiểu nổi được những điều bí ẩn khi gặp nước thì ngừng lại (dừng).
        Sau khi sóng vi ba chiếu rọi vào một vật thể nào đó, tạo ra tác dụng gì, không chỉ được quyết định bởi tần số (bước sóng) và cường động của sóng vi ba, mà còn được quyết định bởi tính chất của vật thể ấy, chẳng hạn kích thước lớn nhỏ, hình dáng, vật liệu và đặc tính điện học. Kích thước, hình dáng và vật liệu thuộc về vấn đề bàn luaanjj là hình dáng của nhà ở, liên quan tới hiệu ứng tổng hợp gây ra bởi sự hấp thụ, phản xạ, chiết xạ của sóng vi ba. Ở đây chỉ bàn đến đặc tính điện học của vật thể.
        Kiến thức hóa học giúp chúng ta biết rằng, nước tuy không mang theo ion, nhưng nó lại là “phân tử có cực tính”. Thế nào gọi là phân tử có cực tính? Phân tử có cực tính là phân tử có một hoặc nhiều cặp cực của những nguyên tử khác nhau, nối với nhau, vì thế sự phân bố diện tích của nước là không đối xứng. Điện trường dao động, tạo thành bởi năng lượng vi ba, có thể làm cho các phân tử dao động với các phương thức xoay tròn, xoay vặn, kéo dài hoặc vặn cong. Sự dao động phân tử tạo ra các dao động, nảy sinh ra ma sát phân tử, khiến cho năng lượng vi ba chuyển hóa thành nhiệt năng. Loại hình sản nhiệt này được gọi là “nhiệt dung tích” hoặc “nhiệt cộng hưởng”. Đối với nhiệt dung tích, đương nhiên là dung tích lớn hấp thu vi ba sẽ nhiều, chẳng trách các bậc tiên hiền có sự luận bàn sâu sắc như thế này: “Sông lớn, hồ lớn, thu khí dày, rãnh bé nhỏ giọt, không giữ được gió, nếu như được dòng chảy chằng chịt như dệt gấm, chẳng kể vận hạn cũng vẫn hanh thông”.
        Sự lựa chọn địa điểm của các kinh đô cổ và những thành phố lớn cận đại đã chứng minh sự suy đoán của người xưa. Giở bản đồ thế giới, nhìn vào là biết, phàm những nơi uốn cong của những dòng sông lớn, những chỗ sông đổ ra biển tất có thành phố lớn, thường thường lấy đó làm thủ đô hoặc trung tâm thương nghiệp lớn. Còn những người không hiểu phong thủy, chỉ nhìn thấy tiện lợi về mặt giao thông, như vậy là không toàn diện.
        (3) Lựa chọn dòng nước ở các chi lưu, nước chảy từ từ thì khí tụ:
        Vấn đề này mấu chốt là ở chỗ tốc độ chuyển động của ngoại khí có phải phù hợp với tốc độ chảy của khí huyết trong cơ thể con người hay không, chẳng khác gì tốc độ của thư phù thiên công cần phải phù hợp với tốc dộ nhanh chậm của khí huyết, đứa con cưng của ông trời.
        Những dòng sông lớn tất nhiên tốc độ chảy lớn. Đương nhiên nếu có vũng vịnh bao bọc thì là trường khí tốt, thế tức là “khúc tất hữu tình”. Nhưng vì tốc độ dòng chảy tương đối lớn, cho nên khí tán, hoặc gọi là khí sung, đúnh như người xưa đã nói trong “Thủy Long Kinh”. “Sông lớn tuy có những vũng vịnh bao bọc, nhưng khí của nó quá rộng”, cho nên người xưa lại nói: “Cần phải có một sông nhánh ở gần xoay quanh, bảy khí sẽ sinh ở bên trong và mạch khí của sông lớn cũng sẽ thu nhận được hết”; ý muốn nói trên những con sông nhánh của dòng sông lớn, có thể chọn được trường khí tốt. Sự bí ẩn của nó là ở chỗ lượng nước của dòng sông nhánh ít, tốc độ chảy chậm, tương đối gần với tốc độ lưu thông của khí huyết con người. Nhưng cũng không nên chọn nơi ở cạnh những dòng sông khô cạn.
        Đương nhiên, đó là muốn nói đến việc chọn chỗ ở, phần mộ cho dân thường. Nếu như xây dựng một thành phố, một thị trấn, vùng đất bên cạnh dòng sông lớn vẫn là nơi đáng quý khó kiếm. Nhờ vào sự lựa chọn tốt phương hướng và vị trí các bức chắn và cửa như tường thành và tường sân, cũng có thể thu hút những khí rời rạc, đưa vào bên trong, khiến cho tốc độ của dòng khí cuối cùng cũng gần sát được tốc độ của khí huyết trong cơ thể con người.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      4. #3
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        (4) Nước ngoằn ngoèo, thu được khí.
        “Thủy bão” rất quan trọng, chiếm quá nửa nội dung của phong thủy học. Nhất là đến đồng bằng không có núi, lý thuyết “thủy bão” không thể không biết. “Thủy Long Kinh” nói: “Rồng mà lạc vào chốn bình nguyên như trải chiếu cả khoảng mênh mông, khó tìm tòi. Ở bình nguyên chỉ lấy nước là rộng, nước vòng quanh, đúng là chỗ rồng nằm, cho nên phàm là muốn tìm rồng, phải tìm ở chỗ nước chảy vòng”. Có ý là: Trong phong thủy học, núi gọi là rồng, nhưng bình nguyên không có núi, phải lấy nước làm chuẩn, nhưng trường khí tốt biểu hiện ở những chỗ ngoằn ngoèo uốn khúc.
        Như trên đã nói, khí gặp nước thì ngừng lại, điểm này hầu như không dễ lý giải. Mọi người biết rằng: Chó săn khứu giác rất nhạy, nhưng nếu con vật bị săn qua được sông, chó săn không thể nhận biết được phương hướng của con vật nữa. Nguyên nhân là do khí đã bị nước ngăn cách (Hấp thụ). Bộ não của con người nở nang ra, phức tạp lên, trong quá trình tiến hóa, đã mất dần đi sự mẫn cảm bản năng đối với khí. Đương nhiên thông qua các phương pháp, như luyện khí công chẳng hạn, vẫn có thể khôi phục lại được một phần. Công năng đặc dị chính là như vậy. Một loại là trời sinh đã có và cso suốt đời. Cũng có một loại tu luyện mới được.
        Người xưa nhận thức được rằng: “Khí là mẹ của thủy, thủy là con của khí, khí hành thì thủy theo, thủy dừng thì khí tụ”. Khí muốn tích tụ thì cần phải có thủy dừng lại, hai điều đó có quan hệ nhân quả. Tức là nói: “Khi nước chảy đến chỗ ngoặt, gần như là nơi dừng lại, khí sẽ có chỗ mà dồn lại. Còn những nơi nước cuồn cuộn chảy tràn ngang ra, hay dội dọc xuống, không thể có trường khí tốt, không thể là đất quý của phong thủy”.
        Mọi người đều biết sự nhấp nhô, trập trùng của mạch núi hiện ra theo hình chữ “S”. Dòng sông càng rõ hơn trên thế giới này, không thể tìm ra được một dòng sông, thậm chí là một đoạn sông tương đối dài là lại thẳng tắp, bao giờ cũng đều là ngoằn ngoèo uốn khúc.
        Trong “Luận hình cục” của “Thủy Long Kinh” nói: “Sông uốn khúc ba vòng, phúc thọ an nhàn. Dòng sông quanh co chảy lại vinh hoa giàu có”. Ý muốn nói là: “Một dòng sông liên tục xuất hiện ba hình chữ S thì là trường khí tốt” (Hình 102).
        Còn về mặt nắm vững bí ẩn của nước uốn khúc, người xưa trong “Tự nhiên thủy pháp ca” đã có câu hát như sau:
        “Xem nước của thiên nhiên bạn phải nhớ, không gì khác ngoài cái uốn khúc có tình, đến đừng quá mạnh, đi không được thẳng tuột, ngang thì phải ôm quanh uốn vòng, đến thì vòng tròn, đi thì uốn khúc…” Học tập phong thủy chẳng cần phải thuộc lòng câu ca trên, chỉ cần nhớ kỹ bốn chữ “Khúc tất hữu tình” là đủ.
        (5) Hình thức đặc biệt của nước chảy ngoằn ngoèo – Nước chảy hình chữ “nhân”, có công dụng bổ thận.
        Dựa vào lý luận toàn tức của “Kinh Dịch” và thực tiễn lâm sang nhiều năm của Trung y, người ta chứng minh được rằng: Phương Bắc, thủy và thận ba điều đó liên quan mật thiết với nhau. Điều gọi “Thận tổn” chính là “Thận thủy bất túc”. Ngược lại< thủy nhiều thì công năng của thận mạnh. Nơi hội tụ của dòng nước (như Trùng Khánh ở vào chỗ hội tụ của sông Gia Lăng và sông Trường Giang), trường khí mạnh nhập vào thận. Nhất là nơi hợp lưu thành hình chữ “nhân”, ở vùng đất hình tam giác, đối với thận thủy có thể được tăng cường tới quá đáng (cương nhưng lại thiếu nhu, mãnh liệt nhưng lại thiếu khoan thai), thế là đã coi ngang hàng với dâm loạn của trai gái. Có điều đó là danh từ của người xưa, có mang màu sắc phong kiến. Ngày nay nên giải thích là do công năng của thận quá mạnh, hoàn toàn giống và phù hợp với phù chữ Y thuộc về phù đường thẳng mạnh đã nói ở trên.
        Ngoài ra, căn cứ vào sự phân tích các định luật của phong thủy như “Khí chứa ở hình”, “khí đến được, do hình tiếp nhận”, phát hiện thấy, cái gọi là sự dâm loạn của trai gái quan hệ phần lớn với “hình”, đồng thời cũng đã biểu hiện được cái lý lẽ toàn tức.
        Hãy nhìn cơ thể con người, nơi gặp nhau của hai cái đùi là cái gì? Hễ nói đến cái bộ phận mấu chốt này, văn hóa truyền thống Trung Quốc đã ẩn dụ tài tình như vậy. Môn khí công của đạo Lão khuyên người ta tiết dục để đạt đến mục đích luyện tinh hóa khí, sua đó luyện thần hoàn hưng, lời khuyên như sau: “Khuyên người hãy gắng hết sức để lấy lại sự ngây thơ lúc mới đầu mình sinh ra, quay lại với nguồn gốc đó lại chính là thuốc tiên”. Sư phụ của Tôn Ngộ Không nói với Tôn Ngộ Không rằng: “Nhà ngươi từ đâu lại đây thì hãy quay về chỗ đó”. Chắc chắn đó là “Bài thơ ý nghĩa lờ mờ” còn cái từ sáng tỏ rõ nhất của nó chẳng qua chỉ là “sinh môn tử hộ thôi”. Thầy thuốc Trung y trị bệnh cứu người, cuối cùng cũng phải quyết tâm nói ra hai chữ “Ngọc môn” “âm hộ”. Đúng là chỉ có thể hiểu ngầm, chứ không phải nói ra bằng lời được.
        Chỗ hai dòng nước gặp nhau thành hình chữ “nhân”. Thật đúng với bộ vị của cơ quan sinh dục của con người. Đành rằng y học không thể mà cũng chẳng có cách nào né tránh bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Người phụ nữ có mang cũng sẽ không thể không chấp nhận bác sĩ là đàn ông đỡ đẻ hoặc mổ đẻ. Vậy thì, phong thủy học có tác dụng chữa bệnh giống như vậy, cũng nên gạt bỏ dè dặt đắn đo.
        Phong thủy chia làm hai bộ phận lớn âm trạch và dương trạch, nhưng định luật thì lại dùng chung. Chẳng hạn như “sơn hoàn thủy bão tất hữu khí” đều thích hợp như nhau trong việc tìm hoặc chọn nhà ở và phần mộ. Hãy nói về sơn hoàn, nếu như có sự bao bọc của nhiề tầng núi hình vòng cung, trường khí tốt nhất. Thủy bão cũng là mong muốn có sự bao bọc của nhiều dòng sông, trường khí mới là tốt nhất.
        Hình 103 chính là hình vẽ các đường bao bọc của nhiều dãy núi vòng cung. Bởi trường khí sẽ ảnh hưởng đến sự hưng vượng tới mười đời. Nguyên lý này có thể tin cậy được hay không, tạm thời không phân tích. Chúng ta chỉ cần ngắm kỹ một chút cái hình biểu diễn này, sẽ ngỡ ngàng mà nhận ra rằng, nó rất giống một bộ phận thần bí của cơ thể con người, đó chính là “chốn sinh thân” trong câu “khuyến quân cùng thủ sinh thân xứ” mà cổ nhân đã mô tả, hoặc là trong bộ phận mà thủ thuật ở trong phòng kín thời xưa gọi là “ngọc môn”.
        Phù hiệu học cổ đại Trung Quốc cũng đã ám thị cái cơ quan này, dùng phù hiệu của “nguyệt” để khái quát chung nguyệt nữ, âm …(hình 104). Đến nay chúng ta vẫn thường dùng “nguyệt hạ lão nhân” để ví sự hôn nhân và giao hợp nam nữ. Ngoài ra, tấm hình trên chỉ là vẽ phác, trên triền núi, cây cỏ hoa lá xum xuê chưa được vẽ ra, vì chúng tất nhiên phải có, tuy thực vật không hiểu trường khí, nhưng lại có thể tìm chọn được đất tốt để sinh tồn và nảy nở. Mà những thực vật xum xuê ấy, lại rất giống âm mao của cơ thể con người (sỉ mao). Sự dài ngắn thưa dày của lông trên cơ thể con người biểu hiện rõ ràng mức thịnh suy của khí huyết người đó.
        “Không vào hang hổ sao bắt được hổ”.
        Chúng ta lại phải thăm dò tiếp tục từ ngoài vào trong một lần nữa, những người yêu thích khí công đều biết, cần phải “ý đạo đan điền”, đan điền nằm ở bụng dưới.
        Lúc “nhân chi sơ”, đã tìm chọn đất quý của trường khí nhân thể: Phía sau có xương mông là “sơn hoàn”, phía trước có dương thủy là “thủy bão”, đó chính là nơi chốn của tử cung.
        Nếu như nhất định phải tìm đến cái gốc của “tính dâm trai gái”, thì nó ở trong cuốn kinh điển dưỡng sinh phòng sự (việc ái ân nam nữ) – “Tố nữ kinh”. Cuốn này đề cập đến rất nhiều tư thế giao hợp mang tính chất phỏng sinh để đạt đến mục đích là đâm chạm vào tử cung của nữ giới. người viết những dòng này cho rằng nên xem xét đây là tri thức cơ sở của môn “ưu sinh học cổ đại”, có thể lí giải đây là công đoạn để chế tạo ra một sản phẩm tốt đẹp ở nơi bảo địa của trường khí nhân thể.
        (6) Ở trên cao nhìn xuống mới biết được thủy khúc sơn hoàn.
        “Không biết được hình dáng thực, chỉ có thể giam mình trong quả núi này”. Hình thể lớn của dòng nước ngoằn ngoèo và dãy núi uốn vòng ở trên hiện trường không thể thoáng nhìn là nhận ra ngay, cần phải hoặc là tra cứu địa đồ, hoặc là bay lên trời từ trên cao nhìn xuống mới có thể biết được.
        Bình thường chúng ta chỉ biết nhìn sông Hoàng Hà trên địa đồ: một chữ “kỉ” lớn. Có ai biết đâu rằng “Nhảy ra ngoài tam giới”, nó quả thật giống như huyết quản, giống như khúc ruột ngoằn ngoèo. Người xưa trong phong thủy học đã ví dòng sông như dòng máu của con người, đó không phải là không có lí.
        Lại kết hợp đối chiếu với những phù ngoằn ngoèo uốn khúc (hình 105, 106) thì tự nhiên cũng chẳng thấy có điều gì lạ cả.
        Phù, xưa gọi là phù chú, phù lục. Ngày nay gọi là phù hiệu cát tường. Điều này đã được giới thiệu kĩ ở trên.
        5- Bằng chứng về sơn hoàn thủy bão tất hữu khí – Luyện khí công ở Cố cung, cửa nách tiết lộ thiên cơ.
        Người ta đến Bắc KInh thăm Cố cung, mua xong vé vào cửa ở trước Ngọ Môn là vội vàng đi thẳng vào trong, rất ít để ý đến cửa Ngọ Môn ở trước nơi mua vé.
        “Đưa ra cửa Ngọ Môn chém đầu”, trước đây những kẻ làm quan phạm tội bị thi hành án tại đây. Vì thế Ngọ Môn hình như không cát lợi làm. Có điều đối với việc nghiên cứu trường khí, nơi đây lại là nơi rất có giá trị.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      5. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (22-09-17)

      6. #4
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Một trong những đặc điểm của phù hiệu hoặc văn hóa truyền thống Trung Quốc là lấy khí làm nội dung, tức là kết hợp chặt chẽ với khí công, sử dụng khí của luyện công để cảm thụ và nghiệm chứng khí của trường khí. Vậy thì Ngọ Môn của Cố cung được coi như là phù thực thể nhân tạo thì có liên hệ gì với khí công?
        Mấy năm nay môn khí công kiểu đứng tức “Trạm trang công” tương đối lưu hành ở đại lục (Trung Quốc): Đứng ở tư thế tự nhiên, hai cánh tay nâng cao thành vòng tròn có nghĩa là giống như ôm một quả cầu khí lớn, từ nách, khủy tay, cổ tay đến các đốt ngón tay đều phải thành một cung tròn, có nghĩa là ở những chỗ thành cung tròn ấy đều có kẹp quả cầu khí to nhỏ khác nhau, còn ở các kẽ ngón tay thì giống như kẹp những quả cẩu bằng bông; có được ý niệm như vậy mới có thể “chùng mà không giãn, căng mà không cứng”. Tóm lại là cần phải thư giãn một cách tự nhiên.
        Sau khi đã nắm được những yếu lĩnh tư thế, mới bắt đầu nhập tĩnh, chú ý thở ra, mấy phút sau sẽ cảm thấy trong lòng bàn tay có một loại cảm giác. Theo sự khác nhau của giới tính, thể chất, bất cứ một loại cảm giác nào, trong tất cả những cảm giác sinh ra như chua, tê, nóng, trương (phồng), lanh, trầm thì thuật ngữ khí công gọi là “Đắc khí”. Sauk hi đắc khí, tiếp tục chú ý thở ra (hoàn toàn không thể hít vào) thì dần dần sẽ cảm thấy theo mỗi lần thở ra, hai cánh tay có cảm giác đắc khí càng ngày càng rõ rệt. Tiếp đó đưa hai cánh tay đang ở hifnhv òng tròn tựa như ôm trái cầu, dần dần dang ra hai bên. Lúc ấy, khí cảm giảm xuống số không, theo đà “cứng lên” của cánh tay. Hai cánh tay hình vòng ở trước mặt tương đương với sự bắt chước “sơn hoàn” của thiên nhiên. Như vậy con người cũng có khí cảm. Điều này đã chứng minh sự phát hiện về “thiên nhiên tương ứng” của các bậc hiền triết xưa. Sự duỗi thẳng hai cánh tay của động tác sau tương đương với “sơn xuyên” trong phong thủy học. Thuật ngữ nói: “Sơn xuyên chính là đất phá bại”. Tại sao vậy? Không có khí cảm, người không thể thu khí, đó chính là nguyên nhân làm cho khí tán.
        Hãy xem Ngọ Môn và các bức tường cao ở hai phía Đông và Tây, nó giống như người khổng lồ đang luyện Trạm trang công ở đây.
        Trong “Hậu thiên bát quái”, tức là bát quái của Văn vương thì Nam là quẻ li, là ngọ, là hỏa, là tâm, tức là đầu não, mà vị trí ngọ hỏa này lại đúng là vị trí của quẻ càn của Phục Hy ở “Tiên thiên bát quái”. Quẻ càn về mặt thiên nhiên là chỉ trời, ở người là hcir đầu, cho nên ngọ là chỉ cái đầu của người. Ngọ Môn là cái đầu cảu người khổng lồ đang luyện công. Hai bức tường cao ở hai bên có hình “∏” chính là hai cánh tay đang luyện công của người khổng lồ ấy. Nếu cho rằng sự liên hệ này là có vẻ gò ép thì lại xin mời đến hai góc chẳng có gì làm cho người ta chú ý, là góc Đông Bắc và góc Tây Bắc xem thử, ở nơi đó có hai cái cổng, ở mỗi cổng có viết “cửa nách trái”, “cửa nách phải” nét chữ cũng chẳng rực rỡ gì, xem ra đã bị bỏ quên từ lâu rồi.
        Thế nào gọi là “nách”. Thành ngữ có câu: “Tập dạ thành cầu”, nghĩa là “Thu gom nhiều miếng da ở dưới nách con cáo để làm thành chiếc áo da lớn”, bởi vì nách là chỗ thường xuyên hoạt động, chất lượng của da tốt nhất, do đó giá chiếc áo da cũng rất đắt. Thì ra, nách chính là chỉ cái nách của người.
        Chúng ta lại nhìn lại vị trí của hai cửa nách trái và phải lại vừa vặn tương ứng với vị trí của nách người.
        Ngọ Môn, cửa nách, cách đặt tên ví với người này của người xưa, không nghi ngờ gì nữa là bắt nguồn từ tư tưởng “thiên nhân tương ứng”. Còn cửa lớn có dạng hình vòng cung thì thể hiện tư tưởng phong thủy rất sâu sắc.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      7. #5
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Người nhân sẽ gặp người nhân, người trí sẽ gặp điều trí. Ngọ Môn, trong con mắt của những nhà văn, có khả năng là hình tượng của người khổng lồ dòng dõi Viêm Hoàng dang hai cánh tay để đón bạn bè nước ngoài. Nhưng, trong con mắt của những chuyên gia phong thủy, nó lại là một người khổng lồ đang luyện công bằng xương bằng thịt tạo ra và thể nghiệm trường khí phong thủy, hơn nữa đã luyện công ở đây hàng trăm năm không chút động đậy.
        Bước vào Ngọ Môn, chẳng khác nào trong cơ thể người khổng lồ đang luyện công, trước mắt hiện ra năm cây cầu bằng đá bạch ngọc, dưới cầu là dòng sông như dải thắt lưng ngọc, ôm chặt lấy ba cung điện lớn. Dòng sông hình chữ S này thể hiện hình “thủy bão” một cách tuyệt diệu, chính là “dòng máu” trong cơ thể người khổng lồ luyện công.
        Thực ra, ở bốn xung quanh Cố cung, còn có dòng nước bao quanh có tên là “Động tử hà”, thêm vào đó là Kim thủy hà ở bên ngoài trước Thiên An Môn, hình thành hình thái trường khí đẹp nhất hai dòng sông ôm ấp.
        Vì vậy, nếu nói “Cảnh sơn” ở phía Bắc Cố cung là sơn hoàn nhân tạo, Cố cung quả nhiên xứng đáng là mẫu mực của sơn hoàn thủy bão nhân tạo. Tất nhiên, đó là hình thể của sơn hoàn thủy bão nhân tạo nhỏ trong bối cảnh của Bắc Kinh nằm trong sơn hoàn thủy bão lớn của thiên nhiên, tất nhiên điều đó đã tốt lại càng thêm tốt.
        “Thủy bão” ở trong cơ thể con người là như thế nào ? Ăng ten vi ba vừa có thể là ăng ten thu sóng lại có thể ăng ten phát sóng. Điều này trên cơ thể những người có tố chất khí công cũng có sự huyền diệu ngẫu nhiên, thể hiện ở hai hình thức khác nhau “nạp khí” và “phát khí”, chủ yếu là dùng cánh tay trên và bàn tay, mô phỏng tư thế của sơn hoàn thủy bão, mà cái “sơn hoàn” của tư thế thì rõ như ban ngày, ai cũng có thể nhìn thấy, như ở trên khi trình bày về “Trạm trang công”. Vậy thì “Thủy bão” thể hiện như thế nào? Thực ra, điều này đã ẩn náu bên trong cơ thể người.
        Tên của các huyệt vị Trung y từ lâu đã tiết lộ thiên cơ. Trước tiên hãy bắt đầu nói từ kiểu ôm quả cầu của Trạm trang: Trên khuỷu tay có “khúc trì”, “khúc trạch”, “thiên trach”, “thiếu hải”, “tiểu hải”; cánh tay trên có “thiên tuyền”; dưới nách có “cực tuyền”; phần ngực có “Thiên trì”, “thiên khê”, “uyên dạ”; vai sau có “kiên tỉnh” (thủy của “kiên tỉnh” từ huyệt “dũng tuyền” dưới chân lên).
        Lại xem tư thế thu khí “nằm như dây cung”. Sau não có “phong trì”; dưới lưỡi cso “kim tân”, “ngọc dịch”; ở cổ có “liêm tuyền”, “thủy đột”; bụng dưới có “thủy đạo”, “khí hà”; cẳng chân có “huyết hải”, “dương lăng tuyền”, “âm lăng tuyền”; cổ chân có “thái khê”, “giải khê”, “chiếu hải”, “thủy tuyền”; lòng bàn chân có “dũng tuyền”. Từ tuyền thủy đến tinh thủy, từ tuyền thủy đến những tiểu khê tí tách, cho đến đầm ao biển cả, không thiếu thứ gì. Quả thật đó là khoảng trời đất nhỏ trong cơ thể người.
        Chẳng khó gì mà không nhận ra rằng : Bất kể những hình vòng nào của luyện công(kiểu ôm cầu, hoặc kiểu tay vờn của thái cực quyền, bát quái trưởng ,hình ý quyền,…) hay là kiểu “nằm như cánh cung” của dưỡng sinh, chỉ cần chăm chú cẳm nhận , đều có thể kéo theo sự hoạt động của các huyệt vị có liên quan đến thủy, làm nảy sinh cảm ứng. “Sơn hoàn” của phong thủy học mà luyện công mô phỏng thì rõ và dễ thấy. Còn “Thủy bão” mà luyện công mô phỏng lại tàng ẩn ở trong cơ thể người luyện công. 30% - 80% trọng lượng cơ thể người đều là nước mà nước là những phân tử có cực tính rất dễ hấp thu sonhs vi ba. Vì vậy , chiếc ăngten vi ba nhân thể - kiểu hình vòng, sở dĩ có thể thu được sóng vi ba của bức xạ vũ trụ , không chỉ là công lao của cái hình vòng, mà còn có công sức của anh hùng vô danh nước trong cơ thể (bao gồm máu và dịch thể)
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (22-09-17)

      9. #6
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Ngoài tác dụng của “Thủy bão” ra , còn có sự rèn luyện “Tăng giá trị “đối với nước. những người có tố chất khí công đều cảm nhận được rằng :Khi luyện công , nước bọt ở bên dưới lưỡi tiết ra rất nhiều , đó chính là điều “thiết hạ tân vô số” mà “Nội kinh” đã nói tới , là “quỳnh tương”, “ngọc dịch” mà đạo Lão nói tới . Từ đây có thể nhân ra tác dụng quan trọng của “thủy bão” trong phòng thủy học, tiến tới hiểu ra sự tất yếu của cái điều “ khí mà đến thì tiếp nhận bằng hình” của cổ nhân.
        Đặc biệt ở vùng dồng bằng có không có núi, tác dụng của “Thủy bão” càng nổi bật. Cho nên người xưa nói “dựng nhà ở vùng Thủy hương sơn quốc, phải dựa vào mạch khí, nên chia ra sơn thủy để bàn”. Thủy hương, sơn quốc là rõ ràng khác nhau, “nơi có núi thì sử dụng núi, nơi có nước thì tiếp nhận nước”.
        Khí của nước (thủy), kiến thức sâu rộng. Người xưa có những nghiên cứu kết tinh ở trong “Thủy Long Kinh”. Nói khái quát lại là hình dáng của nước mà ta ao ước là nên ngoằn ngoèo đã chắc hẳn là có khí tốt chưa, cũng phải phân tích cụ thể. Kinh nghiệm của người xưa nhận thấy rằng “những dòng sông lớn tuy có vụng lớn ôm ấp, khí của nó mênh mang tản mạn không hay gì cho phần mộ gia trạch. Phải ở con sông nhánh bên cạnh để làm” nguyên thần ôm ấp bào thai. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc chung: “ Khí gặp thủy thì dừng” vì “ thủy mà dừng thì khí tụ, thủy và khí đi liền với nhau,như hình với bóng”.
        Về nguyên tắc, sông nhánh bao bọc thì khí sẽ tràn đầy, trên cơ thể của người luyện công là có sự cảm thụ tương ứng rất rõ rệt. Những người bắt đầu luyện công, khi mà học luyện công thế đứng đã nói trên đây, bộ phận đắc chí trước tiên không phải là thân mình, mà là chân tay, đặc biệt là điểm chót của chi trên tức lòng bàn tay. Điều này phù hợp ngẫu nhiên với luận đoán về dòng sông nhánh uốn khúc. Người xưa đã tiến hành quan sát và nghiên cứu không biết mỏi mệt về chi nhánh muôn hình muôn vẻ của các dòng sông, đồng thời còn phân ngành định loại, định ra kết cấu. Hình 107 sao mà giống hai bàn tay đến thế. Trong thiên nhiên, tuy không phải là dễ thấy, nhưng trời đất đã sinh ra những nhánh sông đẹp đẽ như vậy vẫn là có. Người xưa rất coi trọng, đã tôn xưng nó là “Tả hữu tiên chưởng cách” ở chỗ giữa cái vòng trong ấy, trường khí mạnh nhất, là đất quý của phong thủy.
        Nếu như có sự nhạy cảm cao thì ngay lập tức liên tưởng đến nơi có hai cái vòng tròn nhỏ kia giống như trung tâm của hai bàn tay, chỗ đó chính là huyệt “lao cung” của Trung y, cũng là nơi khí cảm tương đối mạnh mẽ khi luyện công .
        Kết cấu của chi lưu như con rắn cuộn tròn gọi là “bàn xà cách”. Cũng là điểm trung tâm trường khí tốt nhất; vì vậy, những tư thế ở trạng thái tích khí “nằm như hình vòng cung” và “mũi cuốn vào đuôi” của những động vật trường thọ như hươu khi ngủ, chúng ta cũng có thể hiểu được từ trong “bàn xà cách” của các dòng sông nhánh.
        Hai ví dụ nêu trên đây là “cục vàng”, là “đá quý” của thiên nhiên, được nó không phải dễ. Vậy con người có thể tự tạo ra được không? Câu trả lời là: Có. Trong các kiến trúc cổ Trung Quốc không thiếu những dẫn chứng loại này như Cố cung ở Bắc Kinh là rất điển hình, bốn mặt có “động tử hà” bao quanh, trong cùng còn có dòng nội kim thủy hà bao bọc. Lại nữa, như thành Như tạo của miến Bắc Giang Tô, thành này xây vào đời Tấn cũng là song thủy hoàn vệ, danh thắng rất nhiều. Trong thành có “Điện Hoàn Lâu”, “Thủy nhiễu tự”, rất nhiều danh sĩ đã xuất hiện, là nơi bảo địa của trường khí đúng với thực chất của nó.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (22-09-17)

      11. #7
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        6- Đường tắt thể nghiệm sơn hoàn thủy bão tất hữu khí – Phù hiệu công.
        Phù hiệu công bắt nguồn từ phù chú của Đạo Lão. Chữ và các đường gấp khúc của phù, nhất là các đường gấp khúc, quan hệ chặt chẽ với khí công. Không ít loại phù là sự ghi chép và quỹ tích của các loại công pháp, còn có không ít là sự ghi chép về thư pháp trị bệnh bằng phóng ngoại khí, có điều không phải là sử dụng văn tự mà chỉ là sử dụng phù hiệu mà thôi. Chẳng hạn như “Phù xích sắt” là đường xoắn ốc nhiều vòng, cuối cùng có một hàng nét chữ phất từ trên xuống dưới. Điều này hoàn toàn giống toàn bộ quá trình khí công sư, sau khi làm động tác theo dạng xoáy tròn ở chỗ đau người bệnh rồi phát khí, cuối cùng để gạt mọi bệnh khí, thì vẫy tay một cái. Còn một số cấu trúc của hình phù sinh ra trường khí và những thông tin tương đối mạnh, dùng vào việc khu tà. Tóm lại, chẳng có gì ngoài ba phần nội dung, luyện công, trị bệnh và khu tà.
        Những tấm phù đầu tiên là nhờ vào công năng cao cường của những nhà luyện công mà có, đúng như nhà khí công đời Tấn là Cát Hồng trong “Bão phác tử nội thiên” đã nói “Thiên thụ chi”, ý muốn nói: Phù là quỹ đạo vận khí của thiên thể, nếu luyện công lâu dài thì sản sinh ra thiên nhân cảm ứng, sẽ có thể vẽ ra phù một cách tự phát. Vì thế, người xưa nói trời cho, thần phật cho, chẳng phải là mê tín, hoàn toàn là kết quả của sự cảm ứng lẫn nhau của trường khí vũ trụ và trường khí nhân thể.
        Phù hiệu công này bắt nguồn từ quỹ đạo của vận hành thiên thể: Trái đất tự quay quanh mình, mặt trăng quay quanh trái đất, mặt trăng và trái đất cùng quay quanh mặt trời, cho đến chín đại hành tinh cùng quay quanh mặt trời: đều là những quỹ tích hình vòng. Quả cầu hình lập thể (Hình 108) do ba quỹ tích này tạo thành chỉ mới là tiết thứ nhất của phù hiệu công, có thể nhanh chóng mở đường kinh lạc thủ tam âm, thủ tam dương để phát khí ra ngoài.
        Tiết thứ nhất của phù hiệu công này gồm ba bước:
        - Bước thứ nhất: Vẽ vòng tròn nằm ngang trái và phải (Hình 109) kí hiệu “1” có thể giải thích là: cắt quả dưa một nhát dao theo phương nằm ngang trái phải, bửa ra sẽ nhìn thấy hai vòng tròn.
        - Bước thứ hai: Vẽ vòng tròn đứng theo hướng trước sau (Hình 110) kí hiệu “2” có thể giải thích là cắt quả dưa một nhát theo đường thẳng đứng theo hướng trước sau, sau khi bửa ra sẽ nhìn thấy hai vòng tròn đứng trước, sau.
        - Bước thứ ba: Vẽ vòng tròn đứng theo chiều trái phải (Hình 111) ký hiệu “3” có thể giải thích là một quả dưa được bổ một nhát thẳng đứng theo hướng trái phải, sau khi bửa ra, nhìn thấy hai vòng tròn đứng trái phải.
        Loại công này, phải luyện trong 10 phút như sau:
        Đứng thư giãn tự nhiên hoặc đứng thành “kiểu chữ đinh chữ bát” (đùi cứng, mũi bàn chân hơi chếch ra phía ngoài, chân trước buông nhẹ, chân duỗi ra phía trước), lấy thoải mái chắc chắn làm chuẩn (Hình 112).
        Trước hết, thực hiện bước thứ nhất, vẽ một vòng tròn nằm ngang theo chiều trái phải. Bước chuẩn bị: Hai cánh tay nâng lên, hai lòng bàn tay đối nhau như đang ôm một quả cầu, năm ngón tay xòe ra, kẽ ngón tay như đang kẹp quả cầu bông, lòng bàn tay như đang nắm quả cầu, hai tay theo hướng của đầu mũi tên trên hình vẽ và các số thứ tự, mỗi tây đồng thời vẽ hình tròn nằm ngang (Hình 114). Chú ý: Cổ tay phải hoạt động, động tác như đang kéo đàn phong cầm, tập trong ba phút là được.
        Thực hiện tiếp bước thứ hai, vẽ vòng tròn đứng trước sau. Hai cánh tay nâng lên, hai lòng bàn tay úp xuống như ấn quả bóng trong nước. Năm ngón tay xòe ra, kẽ ngón tay như kẹp quả cầu bông, bàn tay như đang nắm quả cầu, hai tay theo hướng của mũi tên và số thứ tự, mỗi tay đồng thời vẽ vòng tròn đứng hướng trước sau (Hình 115). Chú ý: Cổ tay phải hoạt động theo với động tác, liên tục ấn quả cầu bập bềnh ở trong nước, luyện tập ba phút là được.
        Cuối cùng, thực hiện bước thứ ba, vẽ vòng tròn đứng theo chiều trái phải, hai cánh tay giơ lên, hai bàn tay để thẳng góc đối nhau, giống như chắp tay hành lễ nhà Phật, năm ngón tay xòe ra, các kẽ ngón tay như kẹp quả cầu bông, bàn tay như nắm quả cầu, hai tay theo hướng mũi tên và số thứ tự, mỗi tay đồng thời vẽ vòng tròn đứng hướng trái phải (hình 116). Chú ý: Cổ tay bắt đầu từ số thứ tự 2 thì vươn lên phía trước, dộng tác như ở thế hai tay nâng tháp, đỡ núi, luyện tập ba phút là được.
        Then chốt của luyện công này có hai điểm:
        - Một là động tác tay phải chậm, vì thực nghiệm đã chứng minh rằng tốc độ vận hành của nội khí là 10 đến 20mm mỗi giây, tương tự tốc độ đi thái cực quyền. Động tác và tốc độ của khí đồng bộ sẽ giúp cho cơ quan điều động khí, không thể làm nhanh, nếu không sẽ phạm vào quy luật vận hành của khí.
        - Hai là phối hợp hô hấp và động tác; then chốt là chú ý thở ra, chứ không chú ý hít vào. Bước thứ nhất từ nhịp 3 bắt đầu thở ra, qua nhịp 4 rồi đến nhịp 1 dừng lại. Bước thứ hai là từ nhịp 4 bắt đầu, qua nhịp 1 thở ra đến nhịp 2 thì dừng. Bước thứ ba từ nhịp 2 bắt đầu thở ra, qua nhịp 3 thở ra đến nhịp 4 dừng lại. Nghiên cứu y học hiện đại chứng minh rằng, khi thở ra, mao mạch giãn ra, có lợi cho thoát khí.
        Làm thế nào để học luyện cách phát khí và thu khí được nhanh. Phát khí và thu khí nhanh phải được coi là một loại công cơ bản để tập tuyện. Đó là một loại công cụ, một loại phương tiện của việc học tập môn dưỡng sinh trường khí, ngay từ đầu là đã phải nắm được. Như vậy, có thể cảm nhận được khí thoát ra từ trên tay, từ trên thân mình, kèm theo một số câu niệm, một số thủ pháp, lại dựa thêm cả vào tình hình xung quanh, đặc điểm địa lý, hướng chảy của dòng nước, mới có thể nhìn thấy khí, không phải là chỉ nhìn bằng mắt thường mà thấy được. Trước đây có những người mù tài giởi tuyệt vời có thể cảm nhận được bằng khí cảm. Nắm chắc được cách thu khí, phát khí của khí công rồi, sẽ nhận biết được về trường khí xung quanh cho dù quên đi câu niệm vẫn không sao, chỉ cần đặt mình trong trạng thái khí công là có thể cảm nhận được sự xấu tốt của nơi đó. Qua cảm thụ đối với khí, tự nhiên sẽ có cảm thụ đối với khí vũ trụ, bởi vì tính chất của khí là như nhau.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      12. #8
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Dưới đây, giới thiệu phương pháp thu và phát khí nhanh. Bí quyết của nó là: chỉ chú ý đến thở ra, không chú ý hít vào. Thở khí ra, phối hợp với động tác của tay, sẽ cảm thấy ở lòng bàn tay có cảm giác buốt, tê, nóng, trường khí rất nhẹ nhõm. Dùng ngón tay trỏ của bất cứ bàn tay nào để cách xa một quãng, vạch nhẹ vào lòng bàn tay kia, có cảm giác thì đó là khí từ ngón tay trỏ phát ra đã được bàn tay kia tiếp nhận. Làm tiếp thí nghiệm để khí truyền qua gỗ. Dùng mắt liếc nhìn, xem có cảm giác có khí hay không, rồi nghĩ đến lòng bàn tay, cũng phải có khí cảm tương tự, đó là “phát công ý niệm”, thuật ngữ nói “ý đến, thì khí đến, rồi lực đến” nó không có hạn chế về khoảng cách.
        Người xưa nói: “Vạn vật dĩ tức tương xuy” (mọi vật truyền cho nhau bằng những thông tin). Một vật không kể là ở xa bao nhiêu đều như ‘nhìn một quả táo trong lòng bàn tay”, đó là một thành quả. Cũng giống như khám bệnh bằng tay, khám bệnh từ xa, chỉ cần giơ tay ra, là đã có thể khám bệnh cho người ở nơi rất xa, giơ tay ra là tin tức đến, loại công này ngày nào cũng phải tập. Phải cảm biết trường khí vũ trụ, cảm biết càng sâu thì mẫn cảm với trường khí càng lớn.
        Tiếp theo là phương pháp học thu khí, nó gần giống như nạp khí của khí công. Nạp khí, người xưa gọi là “tịch cốc”, đạo Lão rất giỏi. Ngày nay, thông qua luyện khí công hoặc nghe báo cáo về luyện công, đã có rất niều người “tịch cốc” hiệu suất học tập và công tác rất cao, trạng thái tinh thần lại rất phấn chấn. Nguyên nhân chính là ở giữa khoảng không gian vũ trụ tràn đầy khí. Con người ăn cơm, chính là đang nhận năng lượng mặt trời: thực vật nhờ vào tác dụng quang hợp của lá để sản sinh ra thực vật, động vật là sống bằng thực vật, con người dùng động vật để ăn. Những người luyện công thông qua luyện công nạp khí, kiêng ăn các động thực vật, trực tiếp thu lấy năng lượng, từ năng lượng mặt trời trong trường vũ trụ. Người bình thường khi đã biết nạp khí đến trình độ nhất định, lượng cơm ăn ít đi, năng lượng trong cơ thể cũng đã đủ khí của trường vũ trụ có thể làm chất dung dưỡng. Hiểu được điều này, học thêm một số phương pháp, chọn mộ trường khí tốt, thì bất kể đối với công tác, học tập hay là sức khỏe, đều là có lợi, hơn nữa còn có thể nâng cao được hiệu suất công tác.
        Phương pháp thu khí: Ngõ vào của nó là ở huyệt “lao cung” trong lòng bàn tay, trước tiên giơ hai tay ra, lòng bàn tay hướng ra ngoài, cử động nhẹ ngón tay giữa, bộ phận bị chịu tác động dây chuyền trong lòng bàn tay chính là huyệt “lao cung”. Bí quyết của nạp khí là hít khí, tức là tưởng tượng rằng đem lỗ mũi đặt vào huyệt lao cung, chú ý hít khí, cảm thấy ở huyệt lao cung có luồng cảm giác mát lạnh là đúng.
        Trước hết thu khí ở phương Đông, cảm giác là ấm; sau đó thu khí ở phương Nam, cảm giác là ấm; tiếp theo chuyển hướng sang phương Tây, cảm giác là mát; cuối cùng chuyển sang hướng Bắc, cảm giác là lạnh. Phải luyện tập hàng ngày, tốt nhất ở ngoài trời, dần dần có thể phân biết được đặc điểm khí của bốn phương, thậm chí tám phương. Nạp và phát khí nhanh là những công cơ bản, ngày nào cũng phải tập, sau này mới có thể nâng cao bản lĩnh, nếu không, bạn chỉ là nhà lý luận phong thủy vô tích sự.
        7- Lựa chọn đôi bờ dòng chảy thẳng như thế nào?
        (1) Khám phá “bên phải dòng chảy là cát, bên trái dòng chảy là hung”.
        Phải xử lý như thế nào khi gặp dòng sông tương đối thẳng, không ngoằn ngoèo uốn khúc, chọn bờ nào của dòng sông thì tốt? “Bên phải là cát, bên trái là hung” đó là nói về những điều kinh nghiệm của các hiền triết xưa. Cách phân định phải trái ở “bên phải sông là cát, bên trái sông là hung” là lấy người vượt ngang dòng nước, nước từ phía sau chảy về phía trước, lúc ấy tay trái là bờ trái sông, tay phải là bờ phải sông.
        Từ xưa đến nay mọi người đều theo kinh nghiệm này, xây dựng những thành phố lớn đều trên hữu ngạn, mở tập bản đồ Trung Quốc mà xem thì đều thấy rõ ràng như vậy.
        Cáp Nhĩ Tân, Giai Mộc Tư nằm bờ phải sông Tùng Hoa.
        Đan Đông ở bên phải sông Áp Lục.
        Lan Châu, Diên An, Tây An, Lạc Dương, Trịnh Châu, Khai Phong, Tế Nam bên phải sông Hoàng Hà.
        Hoài Nam, Bang Phụ ở bên phải sông Hoài.
        Trùng Khánh, Nhạc Dương, Hoàng Thạch, Đồng Lăng, Vu Hồ, Nam Kinh, Trấn Giang, Thường Châu, Võ Tích, Tô Châu, Thượng Hải ở bên phải sông Trường Giang.
        Nước ta (Trung Quốc) như vậy, nước ngoài cũng như vậy, phần lớn người ta đều xây dựng các thành phố ở hữu ngạn các dòng sông, như:
        Hán Thành (Nam Triều Tiên) ở bên phải sông Hán Giang.
        Ulabato (Mông Cổ) ở bên phải sông TuLa là nhánh của sông AAnhuan.
        Tookyoo (Nhật Bản) ở bờ phải của Li Cẩn Xuyên.
        Hà Nội (Việt Nam) ở vào bờ phải sông Hồng Hà.
        Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam) ở bên phải sông Sài Gòn và sông Đồng Nai.
        Phnom Pênh (Campuchia) ở vào bên phải sông Mê Công.
        Đêli Niudeli (Ấn Độ) nằm ở hữu ngạn sông ChuMuNa.
        Cairo (Ai Cập) nằm ở bờ phải sông Nin.
        Mastxcova (Nga) nằm bên phải sông Vonga.
        Thành phố Lyong (Pháp) nằm bên hữu ngạn sông Rôn.
        Thành phố Beeograt (Nam Tư) nằm bên hữu ngạn sông Sawa.
        Thành phố Bradavin (Công Gô) nằm bên hữu ngạn sông Công Gô.
        Thành phố Luanda (Awnggola) nằm bên phải của sông Khan Ta.
        Thành phố Ốt Ta Oa (Canada) nằm bên phải hạ lưu của sông Ốt Ta Oa, chi nhánh của sông Xanh Lolun.
        Thành phố Bueenot Airet (Asschentina) nằm ở bên phải sông Paragoay…
        Rõ ràng, tuyệt đại đa số các thành phố lớn đều nằm bên phải các dòng sông. Một ít thành phố không phù hợp với quy luật này có mấy loại sau đây: Thành phố ở cả hai bên sông như thủ đô Luân Đôn ở nước Anh. Kỳ thực lúc mới đầu nó phát triển mạnh ở bờ phải trước, rồi sau đó mở rộng sang bờ bên kia; các thành phố cảng biển thì không tính phải trái, chẳng hạn như Niu-ooc của nước Mỹ. Nơi ven biển thuộc về “sơn hoàn thủy bão tất hữu khí”, như Bucaret nằm bên trái dòng Đa – nuýp, là nơi ở vào “thủy bão” rồi. Người Trung Quốc, theo kinh nghiệm của các bậc tiền bối, xây dựng thành phố ở hữu ngạn các dòng sông. Thế thì, người nước ngoài dựa vào cái gì mà cũng làm như vậy? Thực ra, điều này là nguyên tố chẳng phải của những anh hùng tự ngộ dẫn đến, mà đó là sự ban thưởng công bằng ân huệ của trời xanh mà thôi. Đó là vì hữu ngạn của dòng sông thường là nơi chăn nuôi súc vật tốt, thế là tất nhiên sẽ có hiện tượng “gió thổi rạp cỏ, thì nhìn thấy trâu dê”, dần dần từ du mục mà định cư lại thành bộ lạc, tiến tới xuất hiện thị trán, cuối cùng thì phát triển thành những đô thị ồn ào náo nhiệt.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      13. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (22-09-17)

      14. #9
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Ghi chép trong các tài liệu cổ đại Trung Quốc về “bên phải sông là cát, bên trái sông là hung” rất nhiều. Quy luật “bên phải sông thì cát, bên trái sông thì hung” có nguồn gốc từ Hà Đồ, Lạc Thư.
        Kì thực, Hà Đồ và Lạc Thư chẳng qua chỉ là phù hiệu của hiệu ứng trường xoắn của các thiên thể vũ trụ. Sở dĩ gọi là “phù”, bởi vì “có tác dụng kì diệu hợp với trời đất”, có ý là phù hợp vốn không có màu sắc mê tín. Núi sông của thiên nhiên là do trời đất tạo lập nên. Đúng như “Hám Long Kinh” nói: “Tinh tú chiếu xuống thì núi thành hình” mà hướng đi của sơn mạch cũng như sự cao thấp của địa thế lại quyết định hướng đi của lòng sơn và dòng chảy cho nên thiên thể vũ trụ và mạch núi dòng sông của trái đất có mối quan hệ toàn tức mẹ con. Con giống mẹ, cũng là “phù”. Có thể cho rằng Hà Đồ, Lạc Thư là những loại phù trừu tượng mà các bậc giàu trí tuệ tổng kết được, cũng là vị tổ đầu tiên của phù. Mà dãy núi dòng chảy chính là “phù thực thể tự nhiên” cụ thể mà trời xanh đã sáng tạo ra, hai thứ đó cùng nguồn gốc, vì vậy, tất nhiên cũng phù hợp với nhau. Nếu như con người sinh ra giữa khoảng trời đất, cũng phù hợp với nó, tất nhiên sẽ được an cư lạc nghiệp. Nếu không, sức khỏe và sự nghiệp đều gánh chịu ảnh hưởng bất lợi và huyền bí không thể nắm bắt được.
        Hà Đồ đã chỉ ra quy luật toàn tức dương tính của dòng xoáy trái thuận chiều kim đồng hồ của vòng khí vũ trụ. Nếu như chỗ ở về phía phải của dòng sông thi dòng sông tất sẽ ở phía trái, chỗ ở và hướng chảy của dòng nước tất sẽ từ phía sau đi về phía trước, tức là từ Bắc hướng về Nam, cùng chiều với phương đi về phía trước, đi lên phía trên của trường khí xoắn trái, thuận chiều kim đồng hồ; bởi phù hợp mà sẽ không làm nhiễu sự tồn tại của dương khí. Trái lại, nếu chỗ ở ở về phía trái của dòng sông thì dòng sông tất sẽ ở bên phải, dòng nước chảy vẫn về phía trước, mà ngược với chiều lùi về phía sau, đi xuống phía dưới của trường khí xoắn trái, thuận chiều kim đồng hồ. Vì thế, có sự hao tổn về năng lượng của dương khí. Lại xem xét kết hợp với Lạc Thư, vì Lạc Thư đã vạch ra quy luật dòng khí âm tính xoáy phải ngược chiều kim đồng hồ, dòng chảy của bờ bên phải, trái hướng với âm khí, tạo ra tác dụng làm hao tổn. Trái lại, dòng chảy ở bờ trái sông thì cùng hướng với âm khí, tạo ra tác dụng tăng cường.
        Ngoài sự khác nhau của “dương hóa khí” ở hai bờ trái phải, còn có sự khác biệt của “âm thành hình” trên hai bờ sông trái phải. Quả đất không ngừng quay theo vòng phải từ Tây sang Đông, trái chiều kim đồng hồ (đó cũng chính là căn nguyên khí âm của đất). Sự nghiên cứu của những nhà địa lý học phát hiện ra rằng do tác dụng của “lực lệch hướng” của trái đất, bờ phải của dòng sông bị nước xói tương đối mạnh mà dốc dựng đứng. Trái lại, ở bên bờ trái, nước xói tương đối nhẹ, cho nên bằng phẳng.
        Người xưa lại từ quan điểm thiên nhân cảm ứng của hiệu ứng trường xoắn cho rằng: Dòng chảy của thiên nhiên chẳng khác nào mạch máu chảy trong cơ thể người. Trung y cho rằng “khí là tướng của huyết, huyết là mẹ của khí”. Vì vậy, “thủy đủ thì khí dồi dào, thủy yếu là khí kiệt”, tức là ở chỗ hữu ngạn sông do thủy đủ, nên khí (âm) cũng đầy, còn ở tả ngạn sông, thủy nhược nên khí (âm) kém. Cho nên người ở hữu ngạn, nhận được âm khí của thủy cũng đầy đủ, còn người ở bên tả ngạn thì cảm thấy âm khí yếu ớt.
        Vì thế, người sống bên hữu ngạn, do thủy (là mẹ của khí) cùng hướng với khí dương thuận chiều kim đồng hồ làm cho dương khí mạnh lên. Do ngược hướng với âm khí vòng xoắn phải ngược chiều kim đồng hồ, mà làm cho âm khí giảm thiểu, nhưng lại được bù đắp bởi bên hữu ngạn nước đủ, âm khí đủ cho lực lệch hướng của trái đất tạo ra, cho nên hữu ngạn dương khí mạnh mà âm khí cũng không kém. Trái lại, bên tả ngạn lại phải chịu kết cục là dương khí yếu, âm khí cũng không đủ.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      15. #10
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Con người sống trên trái đất, được hưởng nguyên khí trộn lẫn giữa cả hai khí âm dương của trời và đất, không thể thiếu một. Điều đó cũng giống như “hỗn nguyên khí” trong khí công. Các bậc hiền triết xưa khi bàn về sự không điều hòa của hai khí âm dương đã nói một cách hình tượng: “Thuần âm thì hàng năm nhiều tật bệnh, thuần dương thì tài vượng và không có con cháu”. Đó chính là sự giải thích theo chiều sâu của quan điểm “Cô âm bất sinh, cô dương bất trưởng” trong Kinh Dịch. Đối với vấn đề chọn chỗ tốt mà ở, nói chung, con người vẫn nghĩ đến dương và tránh né âm, bởi vì tránh âm, có thể ít mắc tật bệnh, đảm bảo bình an, cầu cho sự nghiệp trên dương thế thuận lợi, nguồn của cải dồi dào. Những nơi có điều kiện tất nhiên phải lưu ý đến cả âm và dương, có thể đinh tài lưỡng vượng, sẽ không bị “tuyệt tự”. Không còn nghi ngờ gì nữa, bên hữu ngạn dòng sông có đầy đủ âm và dương, ở bên phải dòng chảy là tương đối lý tưởng.
        Đến đây thì bí ẩn về ở bên phải dòng sông là tốt, đã được khám phá.
        Còn một số trường hợp trái với nguyên tắc kể trên, ở bên tả ngạn mà chưa thấy điều xấu, tất sẽ hợp với một quy luật khác, tức là “sơn hoàn thủy bão tất hữu khí” và ‘khí ngộ thủy tắc giới (chỉ)” là chiếm được thuận lợi của “thủy bão”, tuy chưa đủ kết cấu tốt, nhưng cũng không đến nỗi xấu, có thể gọi là ở loại hai. Tất nhiên, tốt nhất vẫn là ở bên hữu ngạn, lại ở vào thủy bão. Dòng sông chảy trăm kiểu ngàn cách, xem xét về khí cụ thể như thế nào, có thể tham khảo đối chiếu cuốn sách cổ “Thủy Long Kinh”. Còn về “Thiên cơ” thiên địa nhân cùng nòi cùng giống thì có thể thấy được trong bộ sách chép tay giữ kín “Y đạo hoàn nguyên”. Đã từ lâu, thày trò đã truyền nhau bằng thiên cơ: “Trời có quỹ độ, mạch và khiếu của con người đều cùng một nguồn. Đất có núi sông, kinh mạch của con người hợp với điều diệu kỳ ấy. Giá trị cao thấp của các vì sao, cũng đều ở trong đó. Núi non sông suối hoàn toàn có thể tập trung vào nội tạng”. Đủ thấy phong thủy học, một bộ môn nghiên cứu quan hệ của thiên văn, địa lý với chỗ ở của con người, gắn bó chặt chẽ với Trung y học.
        Còn điều bí ẩn buôn bán thịnh vượng của cửa hàng “vào phía Đông, ra phía Tây” thì đến nay có thể tự hiểu mà không cần thấy: Tĩnh là âm, đông là dương, khách hàng là dương, phải tuân theo quy luật của vòng xoắn trái dương thuận chiều kim đồng hồ, xưa gọi là “đồng khí tương cầu”. Cửa hàng bất kể to nhỏ đều là một “tiểu thái cực” chỉ có vào phía trái và ra phía phải (bất tất phải câu nệ vào Đông, ra Tây) dòng người (như dòng nước) mới cùng hướng với trường khí dương của tiểu thái cực. Như vậy, khách hàng cảm thấy dễ chịu, người chủ cũng thấy thoải mái, có cớ gì lại không phát tài. Đương nhien, chủ hàng cần phải cần cù năng nổ. Sự đồng điệu với dòng khí vũ trụ chỉ là “trời giúp ta” từ bên ngoài.
        Còn sự phân định về đi bên phải, bên trái trong giao thông ai đúng ai sai vẫn phải vận dụng những nguyên lý dòng xoáy khí của Hà Đồ, Lạc Thư. Do các thiên thể của vũ trụ đều quay theo ngược chiều kim đồng hồ (hoàn toàn ngược lại với kết quả “ngửa lên nhìn trời” của chúng ta đứng trên mặt đất), trái đất cũng không ngoại lệ. Đó là căn nguyên chung của hướng ngược chiều kim đồng hồ của các trận nước dâng, bão tràn ở Bắc bán cầu. Ở Bắc bán cầu khi xe cộ chạy theo bên phải đường đến chỗ đường gặp nhau, thấy đèn đỏ thì rẽ phải, đã hình thành nên sự vận động vòng xoáy phải ngược chiều kim đồng hồ, tương phản với vòng xoắn trái thuận chiềm kim đồng hồ của trái đất, trái với tự nhiên. Trái lại, ở một số nước châu Âu xe cộ đi theo bên trái đường thì phù hợp với tự nhiên. Hiện nay người ta chỉ mới nhận thức được diểm tốt của việc đi bên trái là khi lái xe lỡ đà, một khi xảy ra xô xe, do trái tim nằm ở phía ngoài mà có thể “bảo vệ được con tim”. Chỉ có hiệu ứng của trường khí xoắn vũ trụ mới có thể giải thích một cách triệt để cái lợi cái hại của việc đi trái hay phải đường trong giao thông ở Bắc bán cầu.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      16. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (22-09-17)

      Trang 1/2 12 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 4
        Bài mới: 19-02-16, 15:37
      2. nhờ các anh chị trong diễn đàn luận giúp mình
        By đẳng sâm in forum Dịch số
        Trả lời: 5
        Bài mới: 22-09-13, 13:28
      3. Kính nhờ ACE trong diễn đàn luận quẻ gấp !!!
        By HVQ in forum Tư Vấn Dịch số
        Trả lời: 14
        Bài mới: 16-06-12, 13:17
      4. cách dùng HỒ LÔ đồng trong phong thủy!!!!!!!!
        By levandungforex in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 7
        Bài mới: 03-06-11, 22:31
      5. Các vật khí hoá sát- cát tường trong phong thuỷ
        By nguyen kim yen in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 10
        Bài mới: 07-06-10, 00:30

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •