Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/3 123 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 25
      1. #1
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default Mệnh lý định chân phú

        Mệnh lý định chân phú


        Tác giả: Hoàng Đại Lục
        (Người dịch: Lesoi)
        kimtubinh.net

        Vạn vật hưng suy, đều có quy luật, gọi là quy luật, tức là vận mệnh. Vận mệnh con người, có phương pháp suy đoán, Tử Bình diệu pháp, ngàn năm truyền lại. Tứ trụ, Tam Nguyên, thế gian bao la vạn tượng; Ngũ hành Thập thần, loại suy như thông tin cuộc đời.
        + Năm là gốc, xem tổ tông gia thế hưng suy;
        + Tháng là mầm giống, biết được thân ấm danh lợi có hay không;
        + Ngày là hoa, xem vợ chồng thành bại cùng được hay mất;
        + Giờ là quả, xem Tử tức nhiều ít cùng hưng thịnh hay suy tàn.
        Quan trọng nhất là chi tháng, chỗ này là cán cân gắn liền với Đề cương luận mệnh, điều khiển sự việc tức là Dụng thần, trụ năm ngày giờ phối hợp thành cách cục. Cách cục thành thì không quý cũng phú, cách không nhập thì không yểu cũng bần. Nhất cách, nhị cách, cách chính, cục thanh thì công danh to lớn; tam cách, tứ cách, Tài Quan không thuần thì quan nhỏ, hoặc là thường dân.
        + Ngũ hành vượng suy, xem kỳ đắc lệnh hay thất lệnh;
        + Thập thần mạnh yếu, xem nó có căn hay vô căn.
        + Can như hoa quả, hoa phồn thịnh thì có thể che ấm cho Chi;
        + Chi giống như gốc rễ, gốc kiên cố thì có thể làm cho Can tươi tốt.
        + Cái đầu, Tiệt cước, lực mất phân nửa;
        + Thông căn thấu can, thế bất thể xâm phạm.
        + Đắc lệnh đều xem là vượng, thất thời đều xem là suy. Có căn có gốc, ngũ hành như vậy tượng giống như bàn thạch; có gốc mà vô căn, Thập thần tựa như bèo trôi.
        + Can phân Âm dương, khí chất không giống nhau, dương thuận âm nghịch, phân đường mà đi.
        + Mộc gặp Trường Sinh, hiện ra sinh cơ bừng bừng; Thủy ở lộc vượng, hội thành biển nước mênh mông. Hỏa đến Thân Dậu là tử, kim đến Hợi Tý là chìm. Mộc Dục dễ gãy, Quan Đới lấy thành. Suy, Bệnh không còn chút sức lực nào, Mộ khố là giữ kín, lưu tồn.
        + Tiến khí tử mà không tử, thoái khí sinh mà không sinh.
        + Dương Trường sinh, là chân đắc lực; âm Trường Sinh, chỉ có danh nghĩa.
        Ất tới Hợi, vượng hơn ở Ngọ; Bính tọa Tuất, mạnh hơn tọa Thìn. Mậu Kỷ ở tháng Dần, sinh địa có khắc; Giáp Ất đến tháng Thân, là Tuyệt xứ phùng sinh.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "Thientam" về bài viết có ích này:

        ad1412 (24-05-14),htruongdinh (24-05-14),thucnguyen (30-03-16)

      3. #2
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        + Tháng Tuất kim suy, dựa vào thổ sinh mà cương kiện;Tháng Tý mộc bại, gặp thủy nhiều thì trôi nổi. Hợi Mão Mùi kết thành đồng minh Giáp Ất, Tị Ngọ Mùi tụ hội Bính Đinh.
        Tháng hai thổ tử, một ít hỏa không thụ sinh; tháng 8 mộc khô, một ít giọt thủy khó đường tồn tại. Đinh ở tháng Thìn, mộc tuy ít mà vẫn chế Mậu; Giáp sinh tháng Tuất, hỏa không có đồng đảng thì không làm tổn thương Tân.
        + Thủy nhờ kim sinh, kim nhiều thì thủy trọc; mộc có thể sinh hỏa, hỏa nhiều thì mộc bị đốt. Kim chìm ở thủy, khó có thể lấy đốn củi; hỏa cách xa thủy, không thể luyện kim.
        + Tuất hại Dậu thì Tân khuyết, Hợi phá Dần thì Bính tổn hại. Mùi Tuất trong hàm chứa Đinh, thủy tràn đầy đến kết thành đá mài; Sửu Thìn trong tàng chứa Quý, trong hỏa viêm có thể lập thân. Mậu thổ không nhiều, đa số Quý thủy tọa Sửu; Canh kim khó phạm, chỉ có duyên với Giáp mộc ôm Dần.
        + Mão Dậu tương xung, Thìn Tuất Tị Hợi có thể giải; Bính Tân tương hợp, Nhâm Bính Ất Tân có thể tách ra. Tý bị Sửu khắc, Thân Dậu giải cứu; Giáp và Kỷ hợp, Ất Mậu đố tranh. Quý Tị theo hợp mà không nhàn, Dần Sửu ám hợp vẫn là khẩn. Một Tý không xung hai Ngọ, hai Ất không hợp một Canh. Sinh mà không sinh, là do có chữ ngăn cách; khắc mà không khắc, do có vật kết hợp có tình; chế mà không chế, là do cùng địch mà kết bè đảng; hóa mà không hóa, do tất cả miễn cưỡng bó buộc ở trọng căn.
        + Không xung mà xung, chia ra trước sau; không hợp mà hợp, lực phân ra nặng hay nhẹ. Vượng gặp xung thì phấn khởi, suy gặp xung thì thương tổn. Tý Sửu hợp, kim khố đóng mà dấu đao thương; Thìn Tuất xung, hỏa khố mở thì ánh sáng tỏa khắp. Xung đến xung khử, là họa hay phúc cần phải xem hỉ kị; hợp khử đến hợp, chủ khách cần phân biệt rõ ràng. Tranh hợp đố hợp, có tình mà không chuyên, lực nhỏ; Tham sinh tham hợp, vô tình xung hình thì chiến đấu đình lại.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (30-03-16)

      5. #3
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Dụng thần có 6 thần, là Sát Quan Tài Ấn Thực Thương, đơn giản gọi là Lục Cách, cần phải tinh tế phân rõ kĩ càng.
        + Tài Quan Ấn Thực, bốn cát thần nếu thuận mà phù, nhiều mà có dư thì cần thanh trừ;
        + Sát Thương Kiêu Nhận, bốn hung thần nên nghịch mà chế, chế phục thái quá thì trái lại hỉ sinh phù.
        +Tướng thần, Hỉ thần, chính là vật phụ tá Dụng thần thành cách;
        + Kị thần, Cừu thần, là thần gây tổn hại Dụng, Tướng là phá cách.
        + Tài là gốc dưỡng mệnh, Kiếp thì không có Lộc;
        + Quan chính là gốc lập thế lực, Thương thì hủy danh;
        + Ấn là phù thân như dựa vào núi, phá hư thì nhà tan;
        + Thực là phúc tinh chế Sát, đoạt thì mệnh hết.
        + Thất Sát như mãnh hổ, chuyên về công thân, không có chế liền lo tai họa;
        + Thương quan tự Sài Lang, đứng đầu hại mệnh, nếu có chế phục thì sẽ cát tường.
        + Kiêu không đoạt Thực gọi là Thiên Ấn, Nhận chuyên đoạt Tài gọi là Bọn trộm cướp.
        + Nguyệt Kiếp giống Nhật nguyên, buộc phải thân kiện thành vô dụng;
        + Tài Quan chính là danh lợi, rất được phổ biến ưa chuộng ở nhân gian.
        + Quan nhiều là Sát, Thực nhiều là Thương, Ấn nhiều không văn tự, Tài nhiều ít lương thiện.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (30-03-16)

      7. #4
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        + Dụng thần có thừa thì có thể bỏ, cách cục có bệnh trái lại là tốt. Hung thần thành cách, thiên hạ đại loạn lộ hào kiệt; cát thần đắc dụng, dưới bóng cây Ngô đồng xuất hiện Phượng Hoàng. Hung thần không hung, định là chế hóa có mức độ; cát thần không cát, ắt gặp xung khắc hình thương.

        + Dụng thần biến hóa, cần phải suy xét tỉ mĩ, định cách không chính xác, luận mệnh không linh nghiệm.
        +Ti lệnh xuất ra can, Hán cao tổ chủ tể thiên hạ;
        + Bản khí thành cách, Tào Tháo nắm giữ quyền hành triều chính.
        +Tàng can ẩn dấu, quần Long không đầu;
        + Tác dụng dư khí, đầy tớ thành danh.
        + Nguyệt chi không xuất, mà xem trọng Chi thần;
        + Đề cương thấu ra nhiều, lấy vượng mà xưng. Đơn độc xuất ra thì dễ lấy, thấu nhiều thì khó tìm, dụng kỳ có lực, thủ kỳ có tình.
        + Hình xung chi tháng, cần xem dụng thần được hay mất; hội hợp thấu can, phải xem cách cục phá hư hay thành.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (30-03-16)

      9. #5
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Cách có thể chọn hoặc không thể chọn, dụng có nhận khí hay không nhận khí. Hoặc lấy hoặc bỏ, không phải do ý người, không có Tướng thần dễ bỏ, có Tướng thần thì khó bỏ.
        + Mệnh cục, Tuế vận, cách cục trước tiên luận Sát Quan;
        + Trụ năm, ngày, giờ, chữ quay quanh đề cương tháng. Đề cương có dụng thì dụng đề cương, đề cương không có dụng tìm kiếm nơi khác.
        + Sát Quan và nguyệt lệnh thành cách, cách này lấy trước tiên;
        + Sát Quan nếu được thành cách khác, Dụng thần có thể bỏ.
        + Không dụng Quan tinh, trái lại hỉ Thương tẫn;
        + Không dụng Ấn thụ, sao sợ xung đề cương! Tài Quan tàng trong Nguyệt khố, chưa gặp được xung hình khó có tác dụng;
        + Thương Sát phục ở ngày giờ, cũng cần chế hóa mới luận cát. Mệnh cục không thấy Quan tinh, trong có ám kẹp xung thì càng quý;
        + Nguyệt chi không tàng dụng thần, trong hiển lộ rõ thì chỉ có thể dựa theo. Quan Ấn Tài Thực, có thứ tự trước sau;
        + Thiên can Địa chi, lưu ý cao thấp. Ám xung thì lo hợp bán, kẹp Hư cũng sợ Điền thực. Tổn hại Tướng còn hơn cả tổn hại Dụng, trừ phi nhiều Tướng;
        + Tổn hại cách còn hơn tổn hại thân, nào sợ thân hư. Nhất khí chuyên vượng, tất cả đều là Tỉ Kiếp thành vô dụng;
        + Ngũ hành mất cân bằng (thiên khô), giả như tòng hóa thì thành cục tốt.
        + Viêm thượng cần có Dần Hợi, thổ mờ thì ám;
        + Nhuận Hạ cần có Thân Thìn, mộc tiết thì hư.
        + Tòng Sát không có Tài, liền khuyết quý cách;
        + Tòng Tài không có Thực, càng sợ tú khí.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (30-03-16)

      11. #6
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        + Giáp Kỷ hóa thổ, không có hỏa làm sao có thể lấy quý;
        + Bính Tân hóa thủy, thiếu kim sao hi vọng đỗ đạt? Đông kim Tây mộc không thành hóa, thất thời mà suy sụp; Nam thủy Bắc hỏa có thể tòng theo, vì người mà tồn tại.
        + Hỏa thổ lẫn tạp, kẹp vào mà chồng chất không thấy người;
        + Kim thủy tương hàm, bao hàm xuất ra tài văn chương vô cùng.
        + Tòng Phu, Tòng Thê, chớ hợp dương mà nhận âm làm trái; hóa sinh hóa tử, thường thấy trước được sau mất.
        + Chân tòng, chân hóa, vượng thần chớ nghịch; Giả tòng, giả hóa, cách thanh thì dị thường. Chính hóa hoặc phú hoặc quý, trái lại là hóa xa rời tổ tông hoặc xa rời vợ.
        + Cát hung họa phúc, phải coi ở nhật nguyên mạnh hay yếu;
        + Phú quý bần tiện, cần phải xem hết ở cách cục cao thấp. Cách không thành cách, đứng nói Tài Quan song mỹ; cục không thành cục, chớ khen mệnh mang theo Tam Kỳ.
        + Thân cường Sát vượng, không có chế hóa đó là hung đồ; Tài trọng Thân kiện, không nhập cách khó thành đại khí. Thân vượng không chỗ nương tựa, là tăng là đạo; Thân nhược không có cách chọn, là người hầu, là kỹ nữ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (30-03-16)

      13. #7
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Cách cục thành bại, cần xem Tướng, Kị, Tướng Kị không rõ, không có cách cục. Cát thần không có Tướng, nửa cách vẫn còn có thể sinh sống; hung thần không có Tướng, phá cách khó có thể sinh tồn.
        + Dụng, Tướng thanh thuần có lực, sự nghiệp thành tựu mạnh mẽ;
        + Kị, Cừu lẫn tạp được thế, cuộc đời luôn gặp gian truân.
        + Hỉ thần không thấy, Tuế vận sợ trãi qua mưa gió;
        + Tướng thần quá nhiều, người không mệnh cục.
        + Dụng thần cường vượng, nếu có tiết chế;
        + Tướng thần suy nhược, cần phải trợ giúp.
        + Ấn hộ Sát, Sát giúp Ấn, Sát Ấn tương sinh hiển lộ công danh.
        + Tài kị Kiếp, Quan kị Thương, Tài Quan đều bại thì chịu khổ vất vả.
        + Dụng Ấn gặp Tài gặp người chết, dụng Thực gặp Kiêu thì gia đình nghiêng đổ.
        + Thương quan phối Ấn, không sợ Sát Quan phá cục;
        + Thực thần tương hỗ Tài, nhưng kị Tỉ Kiếp hoành hành.
        + Tài trọng Ấn rõ, định giàu có;
        + Nhận cường Sát thịnh, Lữ Bố dũng cảm thêm ba quân.
        + Kiếp nhiều dụng Thực, Hàn Kỳ dựng nên cơ nghiệp Tam Triều;
        + Ấn nhiều hỉ Tỉ, Hàn Dũ một đại văn danh.
        + Nguyệt lệnh sinh vượng, tránh gặp xung kích;
        + Dụng, Tướng đều quá nhiều, sự việc cần phải ức chế lấy thanh.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (30-03-16)

      15. #8
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        + Quan nhiều không quý, đến Thương thì địa vị áp chế cả đồng đảng;
        + Ấn nhiều là vô phúc, Tài đến thì phúc vượt qua khỏi mọi người.
        + Thành cách lại bại, tất là mang theo Kị;
        + Cách bại lại thành, đủ có cứu ứng.
        + Thương quan sinh Tài, Tài gặp hợp mà phá cách;
        + Thực thần chế Sát, Thực bè đảng Sát thì tổn hại cục.
        + Quan gặp Thương, Ấn đến thì vô sự;
        + Ấn gặp Tài, tới Kiếp là yên tâm;
        + Tài thấy Sát, hợp Sát thì được cứu;
        + Sát gặp Quan, khử Quan thì yên ổn.
        + Thực thần hợp Quan phân ra hư hay thật, hư thì hợp quý thành ra tiện;
        + Thương quan khử Quan luận minh hay ám, minh thì cách cao, ám thì bình thường. Trước Thương sau Quan, Quan không phá, trước Tài sau Ấn, Ấn lại thành.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      16. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (30-03-16)

      17. #9
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        + Tỉ Kiếp tranh Tài, may mắn được Thực Thương thấu tỏ;
        + Thương quan khắc Quan, hỉ gặp Tài Ấn hòa giải.
        + Thực không sinh Tài, e rằng là nhật trụ cách nhau;
        + Ấn không chế Thương, thường là tự thân tiết Ấn.
        + Quan Sát hộ Tài, trái lại hỉ Huynh Đệ cướp Tài;
        + Tỉ Kiếp bảo vệ Thực, sao sợ thứ thiếp vô tình.
        + Dương Nhận dụng Sát, gặp Ấn thì bại;
        + Nguyệt Kiếp dụng Thực, không có Quan thì thanh.
        + Thương quan sinh Tài, Tài bị Kiếp, chuyển thành hỉ Kiếp;
        + Sát yêu Thực thần lại gặp Ấn, sợ gì phương dụng Ấn.
        + Bính sinh Giáp Dần, trước Quý sau Mậu, Mậu Quý không khắc, chỉ vì Ấn gây trở ngại;
        + Nhâm sinh Giáp Thìn, trước Canh sau Bính, tuổi trẻ gặp nhiều thất bại, về sau mới tốt.
        + Một Thực chiếm cứ can đầu, nhiều Sát chớ công kích;
        + Tam Nhận phục ở địa chi, đơn độc Quan khó giữ.
        + Một chữ không thích hợp, có thể mệnh lệnh toàn cục đều loạn; nửa chữ đúng vị trí, có thể khiến phá cách lại thành.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      18. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (30-03-16)

      19. #10
        Tham gia ngày
        May 2012
        Bài gửi
        744
        Cảm ơn
        16
        Được cảm ơn: 130 lần
        trong 105 bài viết

        Default

        Mệnh thức là thiên biến vạn hóa, quý ở có tình có lực; quán xuyến Tử Bình nhất lý, tinh thông ở nơi cẩn thận và cân nhắc.
        Ngũ hành không thiên lệch là không quý, cách cục không có bệnh thì không tốt. Thiên lệch ở ngũ hành, chớ có dụng Thần Sát; Bệnh ở cách cục, đừng đem nhật nguyên phù ức.
        + Bệnh nặng có Dược là cách cao, Bệnh nhẹ không có Dược là cách thấp.
        + Bệnh nhẹ Dược nặng, công lao cây Lý ở Quảng Đông không được phong hầu;
        + Bệnh nặng Dược nhẹ, là hữu dũng mà vô mưu.
        + Bệnh nặng không có Dược, Nhan Tử bần yểu;
        + Bệnh nhẹ được Dược, thọ như Bành Tổ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      20. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "Thientam" về bài viết có ích này:

        thucnguyen (30-03-16)

      Trang 1/3 123 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Hóa giải kim lâu thân đã phạm phải khi xây nhà
        By HA75 in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 3
        Bài mới: 25-08-15, 23:16
      2. Không phải thực phẩm giàu canxi nào cũng tốt cho xương
        By dhai06 in forum Sức khỏe & Đời sống
        Trả lời: 0
        Bài mới: 22-10-11, 09:32

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •