Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 4/6 đầuđầu ... 23456 cuốicuối
    kết quả từ 31 tới 40 trên 52
      1. #31
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Để giải nghĩa câu “Phản Phục kỳ Đạo... thiên hành dã” (反復其道… 天行也), ở Hệ từ truyện hạ có câu: “Nhật vãng tắc nguyệt lai, nguyệt vãng tắc nhật lai, nhật nguyệt tương thôi nhi minh sanh yên. Hàn vãng tắc thử lai, thử vãng tắc hàn lai, hàn thử tương thôi nhi tuế thành yên” (日往則月來, 月往則日來, 日月相推而明生焉. 寒往則暑來, 暑往則寒來, 寒暑相推而歲成焉) (Mặt trời qua thì mặt trăng lại, mặt trăng qua thì mặt trời lại, mặt trời mặt trăng cùng xô đẩy nhau mà có sáng. Lạnh qua thì nóng lại, nóng qua thì lạnh lai, lạnh nóng cùng xô đẩy nhau mà năm mới thành vậy).

        Vật dưới trời đều “phản phục” bất thường... Ở quẻ Phục trong Kinh Dịch, Nho gia là Chu Hy cũng nói: “Hễ Tĩnh cực thì Động sinh, Ác cực thì Thiện sinh”.Hễ có sanh, thì có tử, mà có tử mới có sanh, lên rồi xuống, xuống rồi lên, phản phúc biến động không ngừng. Và, để phòng sự phản phúc biến thiên vì đã để cho sự vật phát đạt đến cực điểm, mà Lão Tử khuyên ta: “Biết đủ” (tri túc), “biết dừng” (tri chỉ), “biết để thân ra sau” (hậu kỳ thân), “biết để thân ra ngoài” (ngoại kỳ thân), “biết lấy cái tiện làm gốc, lấy cái thấp làm nền” (dĩ tiện vi bổn, dĩ hạ vi cơ)... Cũng để biểu diễn cái luật cốt yếu của cái đạo biến hóa ấy, ở chương 25 ông nói: “Đại viết thệ, thệ viết viễn, viễn viết phản” (大曰逝, 逝曰遠, 遠曰反) Lớn là tràn phắp, tràn khắp là đi xa, đi xa là trở về. Câu này có nghĩa là bất cứ sự vật nào trên đời, hễ phát đạt bành trướng đến cực điểm sẽ bị đại biến: Vật cùng tắc biến, nghĩa là biến trở lại cái mâu thuẫn trước kia của nó. Nó là một luật “thường” của tạo hóa. Vì vậy, ông mới nói: “Họa hề phúc chi sở ỷ, phúc hề họa
        chi sở phục, thục tri kỳ cực” (禍兮福之所倚, 福兮禍之所伏. 孰知其極) Họa là chỗ dựa của Phúc, Phúc là chỗ núp của Họa. Ai biết được đâu là chỗ cùng cực của nó? Biết đâu Phúc đó mà Họa đó, mà Họa đó lại Phúc đó? Phúc rồi Họa, Họa rồi Phúc xen lẫn tiếp tục nhau không biết đâu là dứt. Hay nói một cách khác, không bao giờ có Phúc mà không có một cái Họa ẩn trong, cũng như không bao giờ có Họa mà lại không có cái Phúc ẩn trong. Đó là bề mặt bề trái của sự đời, cũng như có Thiện thì có Ác, có Thị ắt có Phi, có Vinh ắt có Nhục... Bởi vậy gặp May, phải phòng cái Rủi do cái May ấy đưa đến! Và gặp Rủi, biết đâu nó lại không phải là cái May sắp đến cho mình!

        Chương 22, Lão Tử viết: “Khúc tắc toàn, uổng tắc trực, oa tắc doanh, tệ tắc tân, thiểu tắc đắc, đa tắc hoặc. Thị dĩ Thánh nhân bảo Nhất...” (曲則全, 枉則直, 窪則盈, 敝則新, 少則得, 多則惑… 是以聖人抱一) Đạo là quân bình, không cho có cái gì thái quá. Thái quá ở đây, thì bất cập ở kia. Bất cập ở đây, thì thái quá ở kia. Cho nên cái gì khuyết, thì Đạo sẽ bù vào cho đủ lại, vẹn toàn lại... Cái gì cong, thì Đạo sẽ làm cho ngay lại. Cái gì sâu, thì Đạo sẽ lấp lại cho đầy. Cái gì cũ, thì Đạo sẽ làm cho mới lại... Ít thì lại được, nhiều thì lại mê… Chương 23, ông nói thêm: “Phiêu phong bất chung triêu, sậu vũ bất chung nhật” (飄風不終朝, 驟雨不終日) Gió lốc không thổi suốt một buổi mai, mưa rào không mưa suốt một ngày trường. Đạo rất ghét những gì thái quá, cho nên ông khuyên ta, nếu cần phải làm thì hãy “khứ thậm, khứ xa, khứ thái” (去甚, 去奢, 去泰), nghĩa là hãy trừ khử những gì thái quá, vì “Xí giả bất lập, khóa giả bất hành” 企者不立, 跨者不行(Ch.24) (Nhón gót lên thì không đứng vững, xoạc chân ra thì không bước được): cái thái quá sẽ làm mất thăng bằng.

        Để minh chứng cái định luật “phản phục”, không chương nào nói rõ ràng bằng chương 36: “Tương dục hấp chi, tất cố trương chi. Tương dục nhược chi, tất cố cường chi. Tương dục phế chi, tất cố hưng chi. Tương dục đoạt chi, tất cố dữ chi” (將欲歙之, 必固張之. 將欲弱之. 必固强之. 將欲廢之, 必固舉之. 將欲奪之, 必固與之) Hễ hòng muốn thu hút đó lại, là sắp mở rộng cho đó ra. Hòng muốn làm yếu đó, là sắp làm đó mạnh lên. Hòng muốn vứt bỏ đó, là sắp làm hưng khởi đó. Hòng muốn cướp đoạt đó, là sắp ban thêm cho đó. Tóm lại, hễ làm cho Âm cực, là dọn đường cho Dương sinh. Chứ
        không bao giờ dùng Âm mà thủ tiêu Dương, hay dùng Dương mà thủ tiêu Âm. Cho nên kẻ sáng suốt, bao giờ cũng chịu đứng sau để được đứng trước, đứng dưới thấp để được ngôi cao, và lâu dài... Cũng cùng một ý đó, nơi chương 42 ông nói: “tổn chi nhi ích, ích chi nhi tổn” (bớt là thêm, thêm là bớt) (損之而益, 或益之而損). Tại sao vậy?

        Cái nhìn của người theo Đạo là cái nhìn bao trùm, thấy nhân loại như một cơ thể chung, thấy mỗi sự mỗi vật là một cái Toàn thể (un Tout). Và xem mọi sự mọi vật là những phần tử của một cái Sống chung cũng như trong nhân loại người theo Đạo không phân chia màu da, dân tộc. Vì vậy ông không có những quan niệm rời rạc cá nhân, hay quốc gia, dân tộc. Ai có trồng cây mới thấy rõ cái nghĩa thâm sâu của câu “bớt là thêm, thêm là bớt”. Nếu đứng về phương diện rời rạc của từng bộ phận của cái cây, thì ta thấy “bớt là bớt”, cũng như “mất là mất”, chứ không thấy được cái chỗ “bớt là thêm, thêm là bớt”. Nhưng nếu đứng trong phương diện toàn diện của cái cây mà xem thì “bớt là thêm”, “thêm là bớt” có thể quan niệm dễ dàng được. Những công việc tỉa nhánh bẻ lá của nhà trồng nho không phải là công việc “bớt là thêm” hay sao? Những cây nho được người ta tỉa nhánh sẽ là những cây nho có trái sai; sinh lực của nó ở các lá nhánh bị tỉa bớt kia sẽ đổ dồn vào thân cây để giúp sức cho hoa trái.“Tổn chi nhi ích, ích chi nhi tổn” như câu “tương dục hấp chi, tất cố trương chi”, đều là công dụng của luật Quân Bình của Đạo. Bớt là bớt cái có dư để thêm vào chỗ bất cập, theo cái nghĩa “Thiên chi Đạo tổn hữu dư nhi bổ bất túc” ở chương 77(天之道損有餘而補不足).

        Đoạn văn trên đây: “tương dục hấp chi, tất cố trương chi..” có một giá trị hết sức quan trọng trong thuyết Phản và Phục của Lão Tử. Đại ý của đoạn này là muốn bảo rằng: phàm muốn một việc gì thái quá, trái lại phải gặt lấy những kết quả ngược với lòng mong muốn của ta. Lão Tử cũng có nói: “không có cái lầm lẫn to tát nào bằng lòng ham muốn đạt cho kỳ được cái kết quả tích cực của một việc mà mình quá mong ước” (Cữu mạc đại ư dục đắc) 咎莫大於欲得 (Ch.46). Bất cứ một tình dục nào cũng đều có ba giai đoạn: khao khát, chiếm đoạt và chê chán.Không đâu biểu diễn luật Quân Bình của đạo rõ ràng bằng ở đoạn văn trên đây. Những cặp mâu thuẫn “hấp” “trương”, “cường” “nhược”, “hưng” “phế”, luôn đi đôi với nhau. Xin nhắc lại: Người ta quên rằng hễ âm cực là dọn đường cho dương sinh, và trái ngược lại hay sao? Cho nên đối với bản thân, cũng như đối với kẻ khác, người thông hiểu Đạo một cách sâu xa, không bao giờ chịu để cho một việc thái quá nào có thể xẩy ra: “vật bất chí giả, tắc bất phản”(物不至者則不反). Đối với bản thân, không bao giờ nên để có sự dư thừa mà lại cần phải có sự bớt đi. Tự mình phế bỏ, để mà tự mình được hưng lên. Trái lại nếu muốn quá tự hưng tức lại là mình tự phế đấy! Người trị nước cần phải có một nếp sống khắc khổ để tinh thần được lên cao. Cái công dụng của sự thiếu thốn trong đời người, làm cho con người trở nên thanh cao hơn là sự quá đủ, quá thừa. “Kỳ tại Đạo dã, viết dư thực chuế hành, vật hoặc ố chi” (Theo Đạo mà nói, thì: đồ ăn dư, việc làm thừa, ai cũng oán ghét) (Ch.24).

        Áp dụng nguyên lý trên đây trong phép xử kỷ tiếp vật, trong việc quốc gia xã hội, tâm lý hay xã hội, đều thấy ứng nghiệm. Đối với việc tu thân thì tiết chế tư dục hay hơn là thỏa mãn tư dục. Nếp sống khắc khổ của các vị tu sĩ đâu phải là không có lý do sâu sắc. Kẻ tự phụ kiêu căng thì tự mình làm hạ nhân cách và mất nhân tâm. Kẻ biết khiêm cung từ tốn lại là kẻ khéo nuôi dưỡng và làm hưng khởi lòng đạo đức của mình và được người đời mến chuộng. Cho nên mới nói “đứng sau mà thành ra đứng trước”, “ở dưới thấp mà được ngồi trên cao”. Về phương diện tâm lý thì “phàm sự nan cầu giai tuyệt mỹ, cập năng như nguyện hựu thường tình”. Phàm sự khó cầu mong được thì bao giờ cũng tốt đẹp, đến khi chiếm được rồi thì việc ấy lại trở thành tầm thường. Là tại sao? Đói khát thì ăn uống ngon lành, ăn no thì hết ngon, no quá sẽ sinh ra chán ghét. Có đau yếu mới nếm được cái thú của sự khang kiện. Vợ chưa cưới quý hơn người vợ đã cưới; vợ người đẹp hơn vợ mình:đó là thông bệnh của con người: thiếu thì mong, được thì chán.Người bị nhục dễ được vinh quang, nước bị nhục dễ vượt lên địa vị cường thịnh. Cho nên có thể nói: Nhục là điều kiện của Vinh, Nghèo là điều kiện của Giàu, Tối là điều kiện của Sáng, Quấy là điều kiện của Phải, Hư là điều kiện của Nên, thất bại là mẹ của thành công, và Đau khổ là điều kiện của Hạnh Phúc.Biết rõ định luật ấy, phần đông các nhà quyền mưu thời Chiến Quốc áp dụng câu nói trên đây của Lão Tử để làm chính trị và tôn ông làm bậc Thầy, và nhân đó bị hậu thế gán cho ông là nhà mưu thuật, há không phải là oan lắm hay sao? Heraclite cũng đồng một ý nghĩ như Lão Tử khi ông nói: “Những trận đại thắng là những trận đại bại” (Les plus grandes victoires sont les plus grandes défaites). Những nước cường thịnh là những nước bắt đầu đi xuống, những văn minh cực thịnh là những văn minh bắt đầu suy vi. Những suy tàn đều nằm sẵn trong cái thịnh vượng. Cho nên phép xử thế hay nhất trong đời là phải biết: “tri kỳ vinh, thủ kỳ nhục” để mà tránh “cái họa nằm trong cái phúc”.


        Tóm lại, hễ Âm cực là dọn đường cho Dương sinh chứ không bao giờ có sự thủ tiêu lẫn nhau giữa hai nguyên lý mâu thuẫn ấy. Vì vậy, kẻ sáng suốt bao giờ cũng chịu “đứng sau” để được “đứng trước”, chịu “ngồi dưới thấp” để được nâng lên cao. Tiêu cực là điều kiện của tích cực, nên mới nói “hòng thu rút lại là sắp mở rộng cho đó ra, hòng muốn làm yếu đó là sắp làm cho đó mạnh lên; hòng muốn vứt bỏ đó là sắp làm hưng khởi đó; hòng muốn cướp đoạt đó là sắp ban thêm cho đó”.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      2. #32
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Cùng một ý như trên, Lão Tử nói: “Thiên hạ chi chí nhu... trì sính thiên hạ chi chí kiên” (天下之至柔馳騁天下之至堅) Cái rất mềm trong thiên hạ, thắng cái rất cứng trong thiên hạ. Những lý thuyết mâu thuẫn trên đây, sẽ không thấy gì là mâu thuẫn nữa cả nếu ta nhận thấy rõ cái luật phản, phục của Tạo hóa. Nhưng, trái lại, đối với kẻ tầm thường chưa thông hiểu được cái định luật quan trọng này, họ sẽ thấy toàn là mâu thuẫn. Vì vậy, ông mới nói: “Chánh ngôn nhược phản” (正言若反) (Ch.78) Lời nói đúng với chánh lý thì dường như những lời trái ngược với í thức thông thường. Và, “kẻ sĩ bậc thấp, nghe nói đến Đạo thì cười to lên. Không cười, sao đủ gọi đó là Đạo” (Ch.41). Đạo là bao trùm, kẻ
        “hạ sĩ” làm gì thấy được hiểu được mà không cười nhạo! Bởi người ta phần đông không biết suy tư theo biện chứng, nên không nhận rõ luật mâu thuẫn, luật “Phản phục” như đã nói trên, nên không sao hiểu được những lời nói mà ông gọi là “chánh ngôn nhược phản” ấy.

        Trong quyển La Revolution Mondiale, danh sĩ Hermann de Keyserling có đưa cái định luật “Phản phục” trên đây ra làm đề tài chứng minh cho quyển sách của ông rất là rõ ràng: “Chaque mouvement donné suscite automatiquement sont contre mouvement, de sorte que le radicalisme donne naissance au convervatisme, la douceur à la dureté, et bien au mal et vie versa. Mais, à la fin de chaque processus de ce gence, un rythme qui embrasse tout se trouve consitué où les oppositions précédentes ne sont pas supprimées, mais harmonisées en contrepoint. Il en est ainsi dans la nature. Il devrait en être de même dans l’histoire humain (…) Plus un mouvement unilatéral est puissant, plus il renforce par ce fait même le forces opposées” (p.157-161). (Mỗi một cái động đều tự nhiên gây thành một cái động nghịch lại, vì thế mà cấp tiến sanh ra bảo thủ, dịu hiền sanh ra tàn bạo, thiện sanh ra ác, hoặc trái ngược lại... Nhưng rồi sau cùng, sau một cuộc xô đẩy cọ sát nhau, những cặp mâu thuẫn trước đây, không bị thủ tiêu, vứt bỏ lẫn nhau, mà lại được hợp thành một nhịp điệu điều hòa từng điểm một. Trong giới thiên nhiên là như thế, mà trong lịch sử loài người cũng một thế. Một hành động một chiều mà càng mạnh bao nhiêu, lại chỉ càng làm cho những lực lượng đối phương càng mạnh thêm bấy nhiêu).Người đời phần đông không cho thế là đúng, nên thường có cái ảo vọng là nhiệt liệt đem một cái Phải nào để trừ tuyệt một cái Quấy nào... Họ suy tưởng theo luận lý hình thức(logique formelle), nên cho rằng có là có. không là không, phải là phải, quấy là quấy... và luôn luôn như vậy. Họ chỉ nhìn thấy cái tịnh của sự vật mà không để ý đến cái động của nó. Thời gian diễn biến từ Có qua Không, từ Không qua Có, từ Phải qua Quấy, từ Quấy qua Phải. Hoặc mau lẹ như một cái nháy, một cái chớp... hoặc trì trệ từ giờ, từ ngày, từ tháng, từ năm hay từ thế kỷ, trước sau gì cũng phải có. Nhưng khi biến thể thì đột ngột lắm, như nước biến ra hơi, thì lúc biến không thể nhận thấy kịp... Bởi vậy mới có những câu rất mâu thuẫn như “có là không”, “sống là chết”, “phải là quấy”, “động là tịnh”v.v… Luật “phản, phục” là những định luật bất di bất dịch chi phối tất cả mọi biến thiên trên đời. Lão Tử gọi nó là “Thường”, nghĩa là những cái gì không bao giờ biến đổi.
        *
        * *
        Chữ Phản và Phục, cũng có nghĩa là trở về Bản Tính, trở về cái Đạo nơi mình.Chương 16 có viết: “Đến chỗ cùng cực hư không là giữ vững được trong cái Tịnh Vạn vật cùng đều sinh ra. Ta lại thấy nó trở về gốc. Ôi! Mọi vật trùng trùng, đều trở về cội rễ của nó. Trở về cội rễ gọi là Tịnh. Ấy gọi là Phục Mạng. Phục mạng gọi là Thường”(致虛極, 守靜篤, 萬物並作, 吾以觀復. 夫物芸芸, 各復歸其根. 歸根曰靜, 是謂復命. 復命曰常…) (Trí hư cực, thủ tĩnh đốc, vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan phục. Phù vật vân vân, các phục quy kỳ căn. Quy căn viết Tịnh, thị vị viết Phục Mạng. Phục Mạng viết Thường). Cội rễ của Vạn Vật, tức là Đạo thì Tịnh. Nhưng tịnh cực thì dương sinh, đó là đầu mối của Đạo vậy. Các vật sau khi phóng ra... đều rồi trở về nguồn gốc của nó cả, đó là cái “Động của Đạo” (反者道之動).
        Trở về (Phục) là “trở về cội rễ”. Chữ Mạng 命 trong Phục Mạng có nghĩa là “cái mà ta không thể cãi được” tức là Đạo. Chữ “Thường” ở đây có nghĩa là Đạo “Thường”, tức là những nguyên lý bất di bất dịch mà bất cứ vật nào, người nào làm sai với con đường thiên diễn của nó sẽ đem tai họa lại cho mình và cho cả xã hội chung quanh mình.
        *
        * *
        Tóm lại, biết rõ cái luật “phản, phục” ấy, thì không ai dám đi làm cái việc triệt để theo một cái Phải nào để trừ tuyệt cái Quấy tương đương của nó. Mà phải để ý coi chừng cái luật quân bình, luật “phản, phục” nó không tha thứ một cái gì thái quá. Huống chi là mong mỏi thủ tiêu luôn cả phần đối đích của các cặp mâu thuẫn ấy. Bởi vậy, bậc trị nước mà không hiểu hoặc không đếm xỉa đến cái luật “phản, phục” trên đây, thường phải gặt lấy những kết quả tai hại trái với lòng mong ước của mình. Đừng mong đem cái Âm mà trừ tuyệt cái Dương, hay đem cái Dương mà trừ tuyệt cái Âm, dồn sự vật vào tình trạng“âm cô dương tuyệt” hay “dương cô âm tuyệt” mà gây tai họa cho con người. Nếu khinh thường luật “phản, phục” tức là luật quân bình, thì không khéo ta lại vô tình cố mà đè nén một việc gì lại sắp làm cho việc ấy chổi dậy mạnh hơn, cố mà làm cho một việc gì yếu đi, lại sắp làm cho việc ấy hưng lên...” như Lão Tử đã nói trước đây ở chương 36. Và phải chăng, ta thường thấy ở những nơi đã mất tự do là những chỗ mà lòng người tha thiết ham muốn tự do hơn đâu tất cả. Như ta đã thấy sức dồn ép càng mạnh theo một chiều nào, là xui cho sức chống cự đối phương càng thêm mãnh liệt: “Vật cực tắc phản”(物極則反).

        Nhà tâm lý học Carl G. Jung cho rằng: “(…) ces opposée ne sont rien d’autre que les conflits humains… Ceci correspond à l’expérience psychologique, formulée aussi dans le Tao-Te King de Lao-Tseu, qu’il n’existe aucune position sans sa négation. Là où il y a la foi, il y a de doute. Là où il y a la doute, il y a la crédulité; là où il y a moralité, il y a tentation – seuls les saints ont des visions diaboliques, et les tyrans sont les esclaves de leurs valets de chambre. En examinant avec soin notre propre caractère nous trouverons inévitablement ce que Lao-Tseu dit: “le haut repose sur le bas” ce qui signifie que les opposés se conditionment l’un l’autre, qu’ils sont réellement une seul et même chose.Ceci se voit aisément chez les personnes ayant un complexe d’infériorité (…) La philosophie chinoise les proclame donc principes cosmiques et les appelle yang et yin. Leur pouvoir s’accroit d’autant plus que l’on essaie de les séparer. “Lorqu’un arbre pousse jusqu’au ciel, dit Nietzche, ses racines atteignent l’enfer… Cependant, au-dessus comme au-dessous, c’est le même arbre”. (Những cặp mâu thuẫn ấy chỉ ròng là những cuộc tranh chấp trong vòng nhân thế mà thôi... Nó ăn khớp với một cuộc thực nghiệm tâm linh đã nêu trong quyển Đạo Đức Kinh của Lão Tử rằng không có một cái Phải nào mà không có cái Quấy của nó. Hễ đâu có tín ngưỡng là có hoài nghi, mà hễ có hoài nghi . Commentaires pychologiques, par C.G. Jung. Différence entre la Pensée Orientale et la Pensée Occidentale (p.36). Le Livre Tibétain de la Libération. là có tín ngưỡng; hễ đâu có đạo đức luân lý thì có sự cám dỗ sa ngã. Riêng chỉ có những bậc Thánh mới có những cái nhìn đời quỷ quái tinh ma, và chỉ có những kẻ độc tài mới là những tên nô lệ của những tên “bồi phòng” của họ. Khi xem xét kỹ tánh tình của chính ta đây, ta sẽ thấy không sao tránh khỏi được điều mà Lão Tử đã nói: “cao dĩ hạ vi cơ”, nghĩa là những cặp mâu thuẫn hạn chế lẫn nhau, và thật sự chúng chỉ là Một. Ta rất dễ thấy sự kiện này nơi những kẻ bị mặc cảm tự ti (...) Triết học Trung Hoa có đưa những cặp mâu thuẫn ấy lên hàng những nguyên lý Vũ trụ và gọi chúng là Âm và Dương. Hễ cố mà chia rẽ chúng ra chừng nào thì thế lực của chúng lại càng tăng thêm lên chừng ấy. Nietzche nói: “Khi mà một cội cây mọc cao đụng đến thiên đình, thì gốc nó cũng ăn luồng đến địa phủ”. Thế nhưng, dù ở trên hay ở dưới, cũng đều cùng ở một cội cây).
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      3. #33
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        TỔN HỮU DƯ – BỔ BẤT TÚC
        損有餘 - 補不足

        Dịch Kinh bàn về quẻ Khiêm 謙, nơi lời Thoán 彖 có nói: “Khiêm hanh, thiên đạo hạ tế nhi quang minh, địa đạo ty nhi thượng hành, thiên đạo khuy doanh nhi ích Khiêm. Địa Đạo biến doanh nhi lưu Khiêm. Quỉ thần hại doanh nhi phúc Khiêm. Nhân đạo ố doanh nhi hiếu Khiêm. Khiêm tốn nhi quang, ty nhi bất khả du, quân tử chi chung dã” (彖曰謙亨, 天道下濟而光明, 地道卑而上行, 天道虧盈而益謙. 地道變盈而 流謙, 鬼神害盈而福謙. 人道惡盈而好謙. 謙尊而光, 卑而不可踰, 君 子之終也) (Khiêm thì hanh thông, đạo Trời giúp xuống mà làm cho sáng sủa, đạo Đất thấp mà lên cao, đạo Trời làm vơi chỗ đầy mà thêm chỗ khiêm, đạo Đất làm nghiêng đổ chỗ đầy mà tụ vào chỗ khiêm, quủ thần làm hại chỗ đầy mà làm ưa thích chỗ khiêm. Khiêm thì cao mà sáng, thấp nhưng không thể vượt qua, đó là chỗ sau chót của người quân tử.) Khiêm, có nghĩa là nhún nhường, từ tốn, tự hạ mình, thấy mình thấp kém, thiếu thốn v.v… Dù là Thiên đạo, Địa đạo, Nhân đạo hay Quỷ Thần... cũng đều ghét “đầy” (doanh) và ưa thích cái “vơi” cái “thiếu” (khiêm). Cho nên lời Tượng 象 cũng nói: “Địa trung hữu sơn, Khiêm: quân tử dĩ suy đa ích quả, xứng vật bình thi” (地中有山, 謙君子以裒多益寡. 稱物平施) (Trong đất có núi là quẻ Khiêm: người quân tử coi đó mà rút bớt chỗ nhiều, thêm vào chỗ ít, cân lường các vật, làm cho sự ban bố được thăng bằng). Trình Tử giải như thế này: “... núi mà lại ở dưới thấp, đó là cao thì hạ xuống, thấp thì nâng lên, thấy rõ cái nghĩa nén chỗ cao, bù chỗ thấp, bớt chỗ thái quá, thêm vào chỗ bất cập. Đem ra mà thi thố công việc, thì bớt của chỗ nhiều, tăng thêm cho chỗ ít, cân nhắc sự nhiều ít của các vật mà làm cho sự ban bố cho được đồng đều, khiến cho mọi việc được thăng bằng”.Như thế, ta thấy rằng quẻ Khiêm dùng để diễn đạt luật quân bình của Trời Đất.

        Chương 77, Đạo Đức Kinh Lão Tử cũng nói: “Thiên chi đạo, kỳ du trương cung dư? Cao giả ức chi, hạ giả cử chi; hữu dư giả tổn chi; bất túc giả bổ chi. Thiên chi Đạo: Tổn hữu dư bổ bất túc. Nhơn chi đạo, tắc bất nhiên: tổn bất túc dĩ phụng hữu dư...”(天之道其猶張弓與? 高者抑之, 下者擧之; 有餘者損之; 不足者補之. 天之道: 損有餘而補不足. 人之道則不然: 損不足以奉有餘) (Đạo Trời ư? Khác nào cây cung giương lên: chỗ cao thì ép xuống, chỗ thấp thì nâng lên. Có dư thì bớt đi, hụt thì bù vào. Đạo của Trời: bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu.Đạo của người thì không vậy: bớt chỗ thiếu, bù chỗ dư...). Nhìn kỹ hiện tượng tự nhiên trong Trời Đất sẽ thấy rõ ràng luật ấy.Do cái luật bớt đi bù lại giữa cái dư cái thiếu để lập lại quân bình mới có sự động biến trong Vũ Trụ, bằng không vạn vật sẽ rơi vào chỗ tịch nhiên yên lặng. Khoa học ngày nay cũng không nói khác hơn: “Il y a, dans l’univers, des corps chauds et des corps froids (…) Les étoiles se refroidissent sans cesse, c’est-à-dire qu’elles cèdent deà la chaleur aux particules claisemées qui peuplent çà et là les espaces célestes. Par conséquent, à mesure que les astres se refroidissent, ces espaces s’échauffent. C’est un processus lent, insensible, mais inéluctable; les corps chauds perdent de plus en plus de chaleur, les corps froids en gagnent perpétuellement, de sort que les températures tendent à s’égaliser. Le jour où tous les objects de l’univers seron au même niveau thermique, il n’ y aura plus d’échange d’énergie, donc plus de mouvement: ce sera la fin du monde” (…Trong Vũ trụ, có những vật nóng và vật lạnh (...) Các tinh tú cứ lạnh lần lần mãi, nghĩa là chúng bớt sức nóng của chúng để chuyển sang các điểm sáng khác trên thiên không. Vậy thì, các tinh tú càng lạnh thêm bao nhiêu thì các khoảng không gian kia lại càng nóng thêm lên. Ấy là một cuộc diễn tiến tuy chậm chạp, không cảm thấy được, nhưng là lẽ tất nhiên phải có, không sao tránh khỏi được. Những vật nóng càng mất sức nóng bao nhiêu, thì các vật lạnh càng chia được sức nóng ấy bấy nhiêu, và như vậy nhiệt độ có khuynh hướng đi đến sự quân bình - nghĩa là bằng nhau. Ngày mà tât cả mọi vật trong Vũ trụ cùng đồng một nhiệt độ như nhau thì sẽ không còn có sự trao đổi khí lực nữa, tức là không còn có sự động nữa: đó là ngày tận thế rồi vậy).
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      4. #34
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        TRI TÚC – TRI CHỈ
        知足 - 知止

        Hai chữ “tri chỉ, tri túc” là then chốt đạo xử thể của Lão Tử. Mà cũng là vấn đề khó khăn nhất. Biết dừng thì còn tương đối dễ... chứ “biết đủ” thì phải lấy tiêu chuẩn nào mà quy định? Nghĩa là biết đến đâu là “đủ” để mà “ngừng” lại cho kịp thời, cho vừa lúc?Ta nên để ý đến chủ trương của Lão Tử là Đạo 道. Đạo là gì? Theo Lão Tử: Đạo, tức là cái luật Quân bình (天均) của Vũ trụ, chi phối cả Vạn vật, không cho ta có quyền làm một cái gì thái quá. Đạo, chủ trương và bao trùm vạn vật, luôn luôn có mặt trong tất cả mọi sự vạn vật. Nó có phận sự điều chỉnh lại những cái gì thái quá, vượt mực trung. Hễ “cao thì ép xuống, thấp thì nâng lên, dư thì bớt đi, hụt thì bù vào”, đặng mà lập lại cái thế quân bình, không cho thiên hẳn về một bên nào cả của cái đòn cân thị phi, thiện ác...

        Ông nói: “Thiên chi đạo, tổn hữu dư, bổ bất túc” (天之道損有餘而補不足) Đạo trời thì bớt chỗ dư, bù chỗ thiếu.Trong đạo xử thế, quan trọng nhất là vấn đề thị phi, thiện ác. Sao là phải, sao là quấy, sao là lành, sao là dữ? Lão Tử cho rằng: “Thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì đã có xấu rồi. Đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi. Bởi vậy, Có và Không cùng sanh. Khó và Dễ cùng thành. Ngắn và Dài cùng sánh. Cao và Thấp cùng chiều. Giọng và Tiếng cùng họa. Trước và Sau cùng theo” (chương 11).

        Rồi ông lại nói: “Phản giả, Đạo chi Động” (反者,道之動). Cái động của Đạo là phản biến: cái Phải biến thành cái Quấy, cái Lành biến thành cái Dữ, cái Vinh biến thành cái Nhục... Héraclite cũng nói: “C’est la même chose qui habite en nous: la vie et la mort, la veille et le sommeil, la jeunesse et la vieilesse. Ces derniers, en se transformant deviennent les premiers, et les premiers, en se tranformant de nouveau, deviennent les derniers” (cũng chỉ là một sự vật ở nơi ta: sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già. Những cái sau này, khi biến động lại trở thành những cái trước kia, và những cái trước kia khi phản biến lại trở thành những cái sau này”. Ông lại nói: “Le froid devient chaud, le chaud froid, l’humide sec, le sec humide” (Lạnh trở thành nóng, nóng trở thành lạnh, ướt trở thành khô, khô trở thành ướt”, tức là chỗ mà Kinh Dịch bảo: “vật cực tắc phản, vật cùng tắc biến”, nhưng hễ biến thì biến thành cái mâu thuẫn của nó. Tức là hễ “dương cực” thì “âm sinh”, “âm cực” thì “dương sinh”. Như trong Dịch Kinh đã nói, đó là cái luật bất di bất dịch của Tự nhiên, của Đạo. Thật vậy, tùy trường hợp riêng biệt của mỗi người, ta thường thấy một chất thuốc, với một độ nào, nó là thuốc bổ, mà với một độ nào, nó sẽ thành thuốc độc. Việc đời cũng thế, cái mà ta gọi là phải, chỉ có thể phải ở một mực độ nào, trong những trường hợp nào. Chứ không phải nó luôn luôn là phải, bất cứ ở trường hợp nào. Như việc ăn, tự nó không phải mà cũng không quấy. Khi đói, thì ăn là phải, nhưng cũng chỉ phải ở một mực độ nào, ở những trường hợp nào mà thôi. Nếu ăn quá độ, hay ăn không phải lúc, thì không thể còn gọi là “phải” được nữa. Cho nên, làm cái Phải nào, hoặc theo một cái Phải nào, cần phải xem xét trước cái lúc mà cái Phải ấy, vượt mực Trung biến thành cái Quấy. Tức là phải biết xem xét coi cái Phải ấy nên dừng nơi đâu… để nó đừng vượt mực Trung để biến thành cái Quấy. Đó là “biết dừng lại” “tri chỉ” (知止) vì đã biết rõ đến đâu là đủ... “tri túc” (知足)

        Chương 44 Lão Tử nói: “Danh dữ thân thục thân, thân dữ hóa thục da; đắc dữ vong thục bệnh? Thị cố thậm ái tất thậm phí, đa tàng tất hậu vong. Tri túc bất nhục, tri chỉ bất đãi... khả dĩ trường cửu” (Danh và Thân, cái nào quý hơn? Thân và Của, cái nào trọng hơn? Đặng và Mất, cái nào khổ hơn? Vậy nên, thương nhiều ắt tổn nhiều, chứa nhiều ắt mất nhiều. Biết đủ, không nhục. Biết dừng không nguy, và có thể lâu dài) (名與身孰親? 身與貨孰多? 得與亡孰病? 是故甚愛必大費, 多藏必厚亡. 知足不辱, 知止不殆, 可以長久).
        Qua chương 46 ông nói thêm: “Họa mạc đại ư bất tri túc, cữu mạc đại ư dục đắc. Cố tri túc chi túc, thường túc hĩ” (禍莫大於不知足, 咎莫大於欲得. 故知足之足, 常足矣) Không họa nào lớn bằng không biết đủ, không hại nào to bằng muốn đặng. Bởi vậy, biết đủ trong cái đủ, mới luôn luôn đủ.Nên để ý nhất câu “tri túc chi túc” (知足之足): biết đủ và biết dừng 知止 lại nơi đó, đó là tất cả sự khôn ngoan sáng suốt của con người.
        Có kẻ cho rằng câu này của Lão Tử làm ngăn cản bước “tiến bộ” của loài người, nhưng thực sự nó là câu châm ngôn vàng ngọc để “lánh nguy cầu an” và mưu được hạnh phúc cho cá nhân cũng như đoàn thể, tránh cho con người tất cả tội ác do lòng tham muốn đèo bòng vô tận xui ta làm con thiêu thân cho vị thần Tiến Bộ và lòng tham dục vô bờ bến của con người.Thái quá cũng như bất cập, đều không hay cả. Nhưng theo Lão Tử, thì thà bất cập hơn là thái quá, vì thái quá bao giờ cũng nguy hiểm. Bất cập thì sẽ còn phát triển mạnh thêm và gây nhiều hứng thú, còn thái quá thì là dọn đường cho sự phản biến ngược với kết quả mình mong muốn: “Tương dục phế chi, tất cố hưng chi” 將欲歙之, 必固張之 (Ch.36).
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      5. #35
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        BẤT TRANH
        不争


        Cũng nhƯ phần đông ngƯời ta đã ngộ nhận hai chữ Vô vi 無為 là không làm gì cả, phần đông cũng lại ngộ nhận hai chữ “Bất Tranh” 不争, và cho là không tranh đấu hay không dám tranh đấu, nghĩa là yếu hèn, nhút nhát. Thậm chí Ngô Tất Tố và Nguyễn Đức Tịnh, trong quyển “Lão Tử” của các ông, còn iết: “Người ta không thể hiểu rằng: không tranh với quân địch thì làm sao thắng với quân địch?”
        Nói thế là không hiểu gì về cái đạo Bất Tranh của Lão Tử, lại cũng không hiểu gì cả về binh pháp.Chương 68, ông nói: “Thiện vi sĩ giả bất vũ, thiện chiến giả bất nộ, thiện thắng địch giả bất dữ. Thiện dụng nhơn giả vi chi hạ, thị vị Bất Tranh chi đức…” (善為士者不武, 善戰者不怒, 善勝敵者不與, 善用人者為之下. 是謂不爭之徳…) “Người tướng giỏi không dùng vũ lực, người chiến đấu giỏi không giận dữ, khéo thắng địch là không tranh với đó. Khéo dùng người là hạ mình giúp đó, đó là cái đức của sự không tranh).Đây là chủ trương Vô vi, trong phép tranh đấu. Nên để ý đến chữ “thiện” 善 của ông dùng: “Thiện” 善 đây, tức là sự khéo léo, tài giỏi... Bậc tướng tài giỏi tranh đấu mà không cần phải dùng đến vũ lực, bạo động… Người chiến đấu tài giỏi là không cần dùng đến sự tranh đấu mà thắng địch... Trần Trụ trong quyển “Lão Tử dữ Trang Tử” nói: “Thiện vi sĩ giả, kỳ thực dã, bất vũ giả kỳ mạo dã; thiện chiến giả kỳ thực dã, bất nộ giả kỳ mạo dã; thiện thắng địch giả kỳ thực dã, bất dữ giả kỳ mạo dã” (善為士者其實也, 不武者其貌也, 善戰者其實也, 不怒者其貌也; 善勝敵者其實也, 不與其貌也). Câu trên của Lão Tử có thể giải thích như vầy: “Kẻ làm tướng mà tài giỏi thì không phải dùng đến vũ lực... Tài giỏi đó là thực, không dùng đến vũ lực, đó là cái bề ngoài của nó. “Thiện chiến” là thực, mà điềm đạm không tỏ sắc giận đó là cái dáng bên ngoài. “Thắng thật khéo” bên địch là thực, còn không cùng tranh với địch, đó là cái dáng bên ngoài... Như vậy, ta thấy rằng Lão Tử, tuy đề xướng chủ nghĩa bất tranh, nhƯng với hai chữ “thiện thắng” đủ cho ta biết rằng chữ “bất tranh” chỉ là phương pháp đấu chiến, mà “thiện thắng” mới thật là mục đích.

        Câu “Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”. (夫唯不爭, 故天下莫能與之爭) (Ch.22): chỉ vì không tranh, nên thiên hạ không ai tranh nổi với mình, đủ minh chứng rằng người tướng giỏi đâu phải là người dùng đến vũ lực để đánh người trước. Kẻ khéo nhất trong sự thắng kẻ địch là không cần tranh với họ mà vẫn thắng họ một cách dễ dàng... Đó là phƯơng pháp dùng “nhu” mà thắng “cƯơng”, dùng “nhược” mà thắng cường, những nguyên tắc chánh trong phép dùng nhu thuật. Rõ rệt nhất là ở chương 69 ông nói: “Dụng binh hữu ngôn, ngô bất cảm vi chủ nhi vi khách, bất cảm tiến thốn nhi thối xích.Thị vị hành vô hành, nhương vô tí, chấp vô binh, nhưng vô địch. Họa mạc đại ư khinh địch, khinh địch cư táng ngô bửu. Cố kháng binh tương gia, ai giả thắng hĩ” (Dụng binh có câu: Thà làm khách hơn làm chủ, thà thối một bước hơn tiến một tấc. Đó gọi là bƯớc mà không đi tới, nhƯợng mà không xăn tay, bắt giặc mà không đối địch, cầm giữ mà không binh khí. Không họa nào lớn bằng khinh địch. Khinh địch thì mất của báu. Nên hai bên giao binh kẻ nhƯờng là thắng). Phải chăng ai đã từng thao luyện theo nhu thuật (Jiu-Juisu) hay nhu đạo (Judo) đều nhìn thấy đây là những nguyên tắc chánh
        của môn vũ thuật ấy. Công dụng của cái “HƯ” 虚, cái “Không” trong binh pháp đâu phải là nhỏ và tầm thường. Tôn Tử nói: “Bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện giả dã, bất chiến nhi khuất nhơn chi binh, thiện chi thiện giả dã” (百戰百勝, 非善之善者也, 不戰而屈人之兵, 善之善者也): Trăm trận đánh, trăm trận được, chƯa phải là người giỏi trong những người giỏi. Không đánh mà làm khuất phục được quân của ngƯời, ấy mới là người giỏi trong những người giỏi.

        Phải chăng cũng cùng một ý với Lão Tử trong câu: “Thiện vi sĩ giả bất vũ, thiện thắng địch giả bất dữ...” (Người tướng giỏi không dùng đến vũ lực... người khéo thắng đƯợc địch là không cùng tranh với đó). Bởi vậy, “bất tranh” của Lão Tử là phép cầm quân cao nhất... trong binh pháp, mà cũng là phép xử thế cao nhất trong đạo trị nước. Phép “đề kháng bất bạo động” của Gandhi đã làm khuynh đảo một đế quốc mạnh nhất của Âu Tây không đủ là một kinh nghiệm cụ thể của phƯơng pháp “bất tranh nhi thiện thắng” của Lão Tử Ư? Đó cũng là phép dùng “nhu nhược thắng cương cường” mà ông thường khuyên ta vậy.
        *
        * *
        Thuyết “Bất tranh” lại còn một nghĩa nữa về Chánh trị là “dĩ kỳ bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”.
        Là nghĩa làm sao? Chương 66, ông nói: “dục thượng dân tất dĩ ngôn hạ chi, dục tiên dân tất dĩ thân hậu chi. Thị dĩ thánh nhân xử thượng nhi dân bất trọng, xử tiền nhi dân bất hại. Thị dĩ thiên hạ lạc thôi nhi bất yếm. Dĩ kỳ bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh” 欲上民必以言下之, 欲先民, 必以身後之. 是以聖人處上而民不重, 處前而民不害. 是以天下樂推而不厭. 以其不爭, 故天下莫能與之爭. (Muốn ngồi trên dân, hẳn nên lấy lời nhỏ nhẹ mà hạ mình; muốn đứng trƯớc dân, hẳn nên lấy mình để ra sau. Vậy nên Thánh Nhân ở trên mà dân không hay nặng, ở trƯớc mà dân không thấy bị khuất. Và nhờ thế mà thiên hạ không chán, lại còn đẩy tới trƯớc. Là bởi đó không tranh, nên thiên hạ không cùng tranh với đó được). Bậc Thánh Nhân trị nước, ngồi trên đầu dân mà dân không hay có mình ngồi trên đầu, dẫn đạo dân mà dân không cảm thấy bàn tay của mình dắt dẫn. Bởi vậy, người dân không chán, lại còn đẩy tới trƯớc. Bởi đó không tranh, nên thiên hạ không cùng tranh với đó được. Thật vậy, bậc Thánh Nhân trị nước, ngồi trên đầu dân mà dân không hay có mình ngồi trên đầu, dẫn đạo dân mà dân không cảm thấy bàn tay mình dắt dẫn. Bởi vậy, người dân không chán lại đƯa đẩy lên ngôi cao... Là vì Thánh Nhân trị nƯớc bằng đạo Vô Vi. Luôn luôn đứng dưới thấp, ở đàng sau thì người dân còn chỗ nào để cùng tranh chấp, bởi vậy “vì không tranh nên thiên hạ không sao cùng tranh vời họ được”.

        Trị nước bằng đạo “hữu vi” lại không phải thế: “thƯờng hay can thiệp đến việc dân một cách qua rõ ràng, nên người dân cảm thấy là bị trị. Do đó mới có sanh ra tâm trạng chống đối, và nhân thế bậc trị nước phải lo đề phòng để củng cố uy quyền bằng pháp lệ bủa giăng... Giữa cấp thống trị và bị trị đã có chỗ tranh nhau, thì trƯớc sau sẽ có kẻ thắng ngƯời bại. Ngày mà ngƯời dân cảm thấy sức nặng của ngƯời trên đè xuống, cảm thấy cái bàn tay dẫn dắt chỉ đạo quá gắt gao còng giữ, họ sẽ đâm chán, mong vứt quăng gánh nặng, vƯợt khỏi cái bàn tay sắt buộc ràng... Dùng cái đạo hữu vi mà trị nƯớc là tạo cho nhân dân có chỗ cùng tranh với ta... là nguy vậy.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      6. #36
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        NHU NHƯỢC
        柔弱

        Thuyết Nhu Nhược của Lão Tử là thuyết bị người đời hiểu lầm nhất, như thuyết Bất Tranh của ông vậy. Thật sự Nhu Nhược là gì?

        Ở chương 76, ông nói rõ nhất: “Nhân chi sinh dã nhu nhược, kỳ tử giả kiên cường. Vạn vật thảo mộc chi sinh dã nhu thúy, kỳ tử dã khô kháo. Cố kiên cường giả, tử chi đồ; nhu nhược giả, sinh cho đồ. Thị dĩ binh cường tắc bất thắng; mộc cường tắc chiết. Cố kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”(Người khi mới sinh, thì mềm yếu, mà khi chết thì cứng và mạnh. Vạn vật cây cỏ, mới sinh thì mềm dịu, mà khi chết thì khô héo. Nên cứng và mạnh, là bạn của chết. Mềm và yếu là bạn của sống. Vậy, binh mạnh thì không thắng, cây mạnh thì ắt gẫy. Cứng và mạnh, ở bậc dưới; mềm và yếu, ở bực trên) Trong đoạn văn trên đây, hai chữ nhu nhược quả có một triết lý sâu xa, chứ không phải có cái nghĩa thiển cận như thông thường người ta đã hiểu. Lấy thí dụ một cái cây, cành lá mềm dịu là chứng sự đang sức sinh hóa; còn sự khô cứng là triệu chứng của sự cằn cỗi, chết chóc, không còn biến động gì được nữa. Như thế nhu nhược có nghĩa là uyển chuyển, không cố chấp trong một hình thức cố định nào, dù thuộc về tâm lý, tình cảm hay tư tưởng. Tâm hồn con người Giải thoát phải biết luôn luôn thay đổi, biến hóa, vô cùng uyển chuyển để theo kịp với nhịp sống của cuộc Đại Hóa trong Trời Đất. Nếu bị hạn định trong một hình thức cứng rắn nào, thì đó là triệu chứng của sự khô cứng và chết chóc. Bởi vậy, người theo đạo Giải thoát rất sợ lối tư tưởng theo thành kiến, theo thói quen, theo tập niệm, thường nô lệ theo một bảng giá trị bất cứ thuộc về một hệ thống tư tưởng, đạo đức, luân lý hay tôn giáo nào.Mỗi một “thói quen” là một thứ ngưng đọng, không còn biến đổi... nghĩa là đã trở thành máy móc... Và như vậy, ta có thể quả quyết rằng: Không có một “thói quen” nào là hay 人之生也柔弱, 其死也堅強. 萬物草木之生也柔脆, 其死也枯稿. 故堅強者, 死之徒; 柔弱者, 生之徒. 是以兵強則不勝, 木強則折. 故堅強處下, 柔弱處上. cả đối với tư tưởng . Suy nghĩ theo thói quen, yêu thương vì thói quen, hành động theo tập quán, đó là những trở ngại lớn nhất trong con đường Giải thoát. Cho nên kẻ muốn đi đến Giải thoát, bước đầu tiên là tự mình phá hủy tất cả mọi thành kiến bất cứ thuộc về giới nào. “Kiên cường giả tử chi đồ, như nhược giả sinh chi đồ”. Người Giải thoát “như con Rồng”, biến hóa, ẩn hiện, không biết sao mà lượng trước được phản ứng của họ. Bậc thường nhân phản ứng rất hạn định chỉ có một chiều thôi, như một bộ máy... Những kẻ mà đời sống tinh thần bị gò bó, lệ thuộc trong một hệ thống luân lý hay tư tưởng nào sẽ là những kẻ có một phản ứng thô sơ và nhất định mà bất cứ ai có óc quan sát đều có thể biết trước được. Một ông luật sư đứng ra biện hộ cho ai, bao giờ cũng tìm đủ cách để chứng minh rằng thân chủ mình là vô tội. Một nhà Nho hủ lậu bao giờ cũng có những phản ứng một chiều và hẹp hòi câu chấp, luôn luôn sẽ có những phản ứng một chiều với những ai phạm vào những điều cấm kỵ của giáo điều Nho giáo. Cũng như nhà duy vật sẽ không bao giờ chịu hiểu những gì không ăn khớp với những lý thuyết của họ như lý thuyết “giai cấp đấu tranh” chẳng hạn. Sự phản ứng đối với cuộc đời sẽ không bao giờ giống với những phản ứng một cách máy móc của các chất hóa học đã được người ta khám phá và quy định trong những công thức không bao giờ thay đổi. Bởi vậy, người theo đạo Giải thoát của Lão Trang chắc chắn sẽ không bao giờ là tín đồ trung thành của một tôn giáo, một triết thuyết, hay là chiến sĩ cuồng nhiệt của một chủ nghĩa chánh trị, xã hội hay luân lý nào cả.Đó là cái huyền nghĩa của hai chữ nhu nhược.
        *
        * *
        Nhu nhược lại cũng có cái nghĩa là thuận theo, chiều theo, không cưỡng lại... tức là cái thuật “Bất tranh nhi thiện thắng”dùng “nhu nhược thắng cương cường” . Không chống cự, tức là không tạo cho bên địch có cơ hội để tranh đấu: “phù duy bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh” (夫唯不爭故天下莫能與之爭) (Chương 22). Như thế “nhu nhược” đây có nghĩa là một phương pháp tranh đấu: đó là phép lấy hư mà trị thực, một phương thuật già dặn nhất trong phép tranh đấu của nhu đạo (Judo) ngày nay.

        Cho nên mới có chỗ ông bảo: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh” (Bậc “thượng thiện” giống như nước, nước thì hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh). Tánh của nước, thì yếu mềm; gặp chỗ trống, thiếu thì chảy vào; gặp chỗ đầy dư thì chảy ra. Lánh cao mà tìm thấp, ngày đêm chảy mãi mà không ngừng. Đó là nó thực hiện cái luật quân bình của Trời Đất Nước, luôn luôn chiều theo mà không kháng cự. Bị cản thì dừng, mở đường thì chảy, ống thẳng bầu tròn, nhưng không mất bản chất Tóm lại, chương 40 có viết: “Nhược giả, Đạo chi dụng” (弱者道之用). Yếu mềm là cái dụng của Đạo... Nhược đây là biết chiều theo, không chống lại... không dùng ý chí mà cưỡng lại với Đạo, như người thợ lặn giỏi không cưỡng lại với nước nên không hay là có nước. Câu “yếu mềm là cái dụng của Đạo”, ta phải hiểu yếu mềm đây, là phương pháp để trở về với Đạo.
        Bởi người ta thường sống thích đua đòi theo kẻ khác, chỉ tìm cách để bắt chước kẻ khác, sống theo cái sống của kẻ khác, sống theo những ước lệ giả tạo bên ngoài... mà không sống theo cái Chân tánh của mình cho nên mới có dùng đến Ý chí, tức là cố cưỡng ép mình để trở thành những gì không phải là mình. Nếu biết sống theo mình, theo cái Chân Diện Mục của mình thì sao lại phải còn dùng đến Ý chí. Nên mới gọi là Vô Vi, vì đã huyền đồng cùng Bản Tánh.Đó là cái nghĩa thứ hai của Nhu Nhược, đồng với Vô Vi, mà phương tiện là Bất Tranh
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      7. #37
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        BẤT NGÔN CHI GIÁO
        不言之敎

        Chương 2, sách Lão Tử có câu: “Xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo” 處無為之事, 行不言之教 (dùng vô vi mà xử sự, dùng phương pháp không lời mà dạy dỗ) (Ch.2). Chương 43 lại nói thêm: “Bất ngôn chi giáo, vô vi chi ích, thiên hạ hi cập chi” Dạy bảo mà không cần đến lới nói, sự lợi ích của vô vi, trong thiên hạ ít ai theo kịp (不言之敎, 無為之益, 天下希及之). Dạy bảo mà không dùng đến lời nói... Là nghĩa gì? Như trước đây, ở chương bàn về sự “học”, Lão Tử khuyên ta đừng học cái trục vật, vụn vặt, phiền phức bên ngoài. Chương 20, ông nói: “tuyệt học vô ưu” 絕學無憂, đến chương 64 ông lại bảo: “học bất học” 學不學. Hãy học cái “không thể học được” là Đạo. Mà Đạo, thì không thể dùng lời nói mà miêu tả được: “Đạo khả đạo, phi thường Đạo, Danh khả danh phi thường Danh” 道可道, 非常道; 名可名, 非常名 (Đạo mà nói được, không phải là cái thường của Đạo.

        Danh mà ta có thể gọi được, không còn phải là Danh thường nữa). Vì vậy, ông mới không dùng đến lời nói để mà dạy. Ông lại cũng có nói: “Tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri” (知者不言, 言者不知) (Ch.56), cũng đều là chỉ về cái học về Đạo cả. Sở dĩ phải dùng đến lời là một sự miễn cưỡng rồi vậy. Đạo học là một cái học tâm truyền tâm, không có thể nào dùng lời mà hình dung được, chỉ có thể cảm thông mà thôi. Đó là nghĩa thứ nhất của “bất ngôn chi giáo”.
        *
        * *
        Cái học của Lão Tử thuộc về Tâm học, tuy không thể lấy lời nói mà miêu tả được, nhưngcũng có khi dùng lời nói để khêu gợi được... Dùng lời để mà khêu gợi mà thôi, chứ thực ra, trong đời không ai dạy ai được, nếu tự mình không tìm kiếm ra, cho nên cũng gọi là “bất ngôn chi giáo”, đó là nghĩa thứ hai. Chương 57, Lão Tử bảo: “Ngã vô vi nhi dân tự hóa” (我無為而民自化). Ta không làm mà dân tự hoá. Bậc trị nước, không cần bắt buộc dạy bảo, cần lấy gương vô tư, vô dục của mình mà dạy dân, dùng “bất ngôn chi giáo” mà sửa dân... thì dân không có hay là mình có làm gì, nhưng tự chúng sửa đổi lấy mình mà không cần đến sự bắt buộc hay cấm đoán, ban hành pháp lệnh. Ông lại nói: “Ngã hiếu tịnh nhi dân tự chính, ngã vô sự nhi dân tự phú, ngã vô dục nhi dân tự phác” (我好靜而民自正, 我無事而民自富, 我無欲而民自樸). Ta ưa tịnh mà dân tự chính, ta “vô sự” mà dân tự giàu, ta không dục vọng mà dân trở thành chất phác. Đó đều là phép “bất ngôn chi giáo” của ông cả. Về sau Trang Tử trong thiên “Đức sung phù” giải rất rõ cái phép “bất ngôn chi giáo” ấy: “Đức sung ư nội, nhi nhơn hóa ư ngoại, tự nhiên cảm hóa bất đãi giáo ngôn giả dã” (德充於內, 而人化於外,自然感化不待敎言者也). Nghĩa là: “Đức mà đầy đủ nơi trong, thì người ở ngoài được hóa, tự nhiên được cảm hóa, không cần phải dùng đến lời
        mà dạy”. Đây là nghĩa thứ 3 của nó.
        *
        * *
        Chương 5, ông nói: “Đa ngôn sổ cùng, bất như thủ trung” (多言數窮, 不如守中) Nói nhiều bao nhiêu cũng không sao nói hết được, thà là giữ lấy mực trung. Là tại sao? Đạo, là nguyên lý Quân bình. Việc đời có gì lạ ngoài thị phi, thiện ác... Nếu bảo đây là phải, thì lại sợ rằng thiên hạ quá thiên về đó mà đi quá trớn, trở thành cái quấy. Lạ gì thói đời, làm gì cũng thái quá! Cái bệnh câu chấp ấy là thông bệnh của con người. Thà là giữ lấy mực Trung, ít nói chừng nào hay chừng nấy: “Hi ngôn tự nhiên” (希言, 自然) (chương 23).

        Thị phi, thiện ác, vinh nhục, lợi hại chỉ là bề mặt bề trái của mọi sự vật trên đời, thì lợi cho đây chưa ắt cũng còn là lợi cho kia, phải cho đây chưa ắt cũng còn là phải cho kia... Cho nên kẻ đạt Đạo không ham biện bạch gì với ai cả: sự hiểu biết do trình độ mà có cao có thấp. Đồng với ta cho ta là phải, không đồng với ta cho ta là quấy. Sự phải quấy trong đời bất quá chỉ có bấy nhiêu thôi. Cho nên mới có câu: “Thiện giả bất biện, biện giả bất thiện” (善者不辯, 辯者不善) (Chương 81) Người “thiện” không tranh biện, người tranh biện không “thiện”. Chữ “thiện” 善 đây, có nghĩa là người sành về Đạo, chứ không phải ám chỉ người lành đối với kẻ dữ, theo cái nghĩa thông thường về luân lý. Chương 2 nói rất rõ ràng lẽ ấy: “Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ. Giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ. Cố hữu vô tương sinh, nan dị tương thành, trường đoản tương hình, cao hạ tương khuynh, âm thanh tương hòa, tiền hậu tương tùy. Thị dĩ thánh nhân, xử vô vi chi sự, hành bất ngôn chi giáo” (天下皆知美之為美, 斯惡已; 皆知善之為善, 斯不善已. 故有無相生, 難易相成, 長短相形, 高下相傾, 音聲相和, 前後相隨. 是以聖人處無為之事, 行不言之教) Thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì đã có xấu rồi; đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi. Bởi vậy, có và không sanh nhau, khó và dễ cùng thành, ngắn và dài cùng sanh, cao và thấp cùng chiều, giọng và tiếng cùng hòa, trước và sau cùng theo. Vậy nên Thánh nhân dùng Vô Vi mà xử sự, dùng “bất ngôn” mà dạy dỗ, không phải là không nói, mà không nói đến Thị Phi, Thiện Ác, bởi nói Thị thì Phi dấy lên, nói Thiện thì Ác dấy lên.

        Thực ra, nếu có thể dạy được điều gì, thì chắc chắn ông sẽ không bỏ lỡ cơ hội để chỉ dạy. Ông nói: “Nhơn chi sở giáo, ngã diệc giáo chi” (人之所敎, 我亦敎之). Chỗ mà người xưa dậy được, ta nay cũng dạy... (Ch.42). Dạy cái gì? Dạy những chân lý thông thường mà không cần minh chứng như câu “dùng bạo động, chết bạo tàn” (強梁者不得其死)v.v… Huống chi lời dạy khéo, là lời dạy mà người thụ giáo không hay là được thụ giáo, mà người dạy cũng không dè là mình đã dậy. Đó là dạy một cách khéo léo, kín đáo chứ không vinh váo ra mặt thầy đời. Những lời dạy như thế mới là có nhiều kết quả nhất, đó là hành dộng Vô Vi, đó là “bất ngôn chi giáo”. “Thiện hành vô triệt tích, thiện ngôn vô hà trích...” (善行無轍跡, 善言無瑕謫) Đi khéo không để lại dấu chân, nói khéo không để lỗi lầm... (Ch.27). Một việc làm được gọi là hoàn toàn khi nào làm mà không ai nhận thấy dấu vết của việc làm. Đó là “Vô vi nhi vô bất vi” (無為而無不為), không làm, nhưng không có gì mà không làm. Bậc đạt Đạo, dạy người mà không ai dè là được dạy, người dạy không cho mình có dạy mà cậy công, người được dạy không hay là mình được dậy mà ghi ân, nên không có sự bội ân. Lại nữa, sự hiểu biết của ta phải tự ta tìm lấy, không thể do kẻ khác truyền dạy. Là tại sao? Có dạy được chăng là vì nơi người đã có sẵn mầm tư tưởng mà ta muốn truyền dạy. Nên chi Trang Tử mới nói: “Đồng với ta cho ta là phải” và chấp nhận, còn “không đồng với ta cho ta là quấy” và không chấp nhận. Như vậy thì không ai có thể dạy ai được; ta chỉ khêu gợi được những gì có sẵn nơi tâm trí kẻ khác mà thôi. Đó cũng là một trong nhiều nghĩa của “bất Ngôn chi giáo”.
        *
        * *
        Tóm lại, với bốn chữ “bất ngôn chi giáo”, đủ chứng minh rằng Lão Tử không bao giờ chủ trương chính sách ngu dân như đã có nhiều người ngộ nhận mà gán cho ông. “Bất ngôn chi giáo” là phương pháp giáo dục chỉ dùng đến sự khêu gợi, không dùng phép hữu vi mà nhồi sọ, mà bắt buộc kẻ khác phải nhận sự hiểu biết của mình. Chưa đến lúc nói, thì không nói; đến lúc phải nói thì chỉ nói nửa lời thôi, cốt để khêu gợi, giúp cho người khải phát cái tri thức tiềm tàng của người, nghĩa là người thông đạt là kẻ giúp cho người suy nghĩ, chứ không phải là người suy nghĩ thế cho người. Lối nhận xét này của Lão Tử là lối nhận xét chung của phần đông bậc trí giả Đông phương. “Theo người Đông phương, một sự hiểu biết gì mà không phải tự mình tìm ra, không phải là một sự hiểu biết thật, mà là một sự hiểu biết nhồi sọ, một thứ hiểu biết ngoài da. Đọc một bài văn hay một quyển sách mà biết thích và cho là hay là vì nó đồng với chỗ ưa thích của mình và cũng nhờ đó mà nó khêu gợi lên được và làm vang dội tâm hồn mình. Đó là chỗ mà người Đông phương gọi “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Cho nên đọc sách (về Đạo học) theo người Đông phương không phải là để học thêm của người, mà là để tìm hiểu cái sâu thẳm, khải phát cái mà lòng ấp ủ hoặc đã có sẵn nơi mình mà mình không dè. Vì vậy, cũng thời một câu văn mà có kẻ nghe qua không thấy chút gì rung cảm; trái lại, có kẻ vừa đọc qua là thấy cả cái người của mình rung chuyển lạ thường” (...) Sách vở Kinh điển của Đông phương (mà quyển Đạo Đức Kinh đây là một) vì thế phần nhiều dùng một lối văn rất vắn tắt không lý luận, cũng không minh chứng dài dòng. Đó là cốt để cho kẻ học hỏi phải dụng công suy nghĩ và lắng nghe cái tiếng dội nơi chỗ thâm sâu của lòng mình. Lời lẽ trong sách chỉ để khêu gợi... mà muốn khêu gợi thì chỉ nên nói nửa lời thôi. Đọc sách của Đông phương viết ra phải nhớ lời nói này của một học giả Tây phương khuyên ta: “Điều quan trọng không phải nơi cái điều mà quyển sách muốn nói với ta, mà nơi những gì quyển sách khêu gợi được nơi lòng ta”. Xem như trí thức và lý luận của các hiền giả Đông phương đâu có kém gì người Tây phương, thế nhưng tại sao sách vở họ viết ra lại dùng một lối văn vắn tắt, không mạch lạc, không minh chứng? Đó là dụng ý của họ cốt tạo một cái học về bề sâu, khêu gợi và làm khải phát cái tiềm lực thiêng liêng tàng ẩn trong đáy lòng người đệ tử hay người đọc sách. Sự tối tăm cố ý của câu văn có công dụng hấp dẫn của nó là kích thích óc tò mò, sự tìm hiểu ẩn ý của người viết và nhân đó giải phóng những tiềm lực thiêng liêng ẩn núp trong đáy lòng của mình” . Phái Thiền học của Phật giáo Đại thừa lại còn đi xa hơn trong vấn đề “bất ngôn chi giáo” do Lão Tử đề xướng. Họ cho rằng: “giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”. Vì Đạo học là một vấn đề không thể dùng danh từ mà truyền được.

        Ông Thầy ở Đông phương không vội vàng truyền giáo cho bất cứ ai. Dù là đối với các đệ tử của mình đến cầu thụ thỉnh giáo. Ông thầy Đông phương cũng đợi đến khi nào lòng người cầu Đạo chí thành và đủ sức hiểu biết mới chịu nói ra và cũng chỉ nói nửa lời mà thôi! Đó là do quan niệm về lối dậy dỗ theo thuyết “bất ngôn chi giáo” mà ra vậy.

        -------------
        Annhien: Nghe những vị chân sư Phong Thủy thường hay nói phải "Diện Thụ Tâm Truyền" chính là dạy và học theo cách trên: "Bất Ngôn Chi Giáo". Cách này chính là học để tự khai mở, hihihihihihihihi chém gió tí
        thay đổi nội dung bởi: annhien, 25-10-14 lúc 12:30
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      8. #38
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        TAM BỬU
        三寶

        Chương 67, Lão Tử viết: “Ngô hữu Tam bửu, trì nhi bão chi: Nhất viết Từ, Nhị viết Kiệm, Tam viết Bất cảm vi thiên hạ tiên. Từ cố năng Dũng, Kiệm cố năng quảng, Bất cảm vi thiên hạ tiên, cố năng thành khí trưởng” (我有三寶, 持而保之: 一日慈, 二日儉, 三日不敢為天下先. 故能成器長). Ta có ba vật báu, hằng nắm giữ và ôm ấp: một là Từ, hai là Kiệm, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Từ mới có Dũng, Kiệm mới có rộng, không dám đứng trước thiên hạ thì được ngôi cao.
        *
        * *
        1) Từ 慈 là yêu thương tất cả mọi người bất luận là người lành hay người dữ, tha thứ độ lượng. Chương 49, ông có nói: “thiện giả ngô thiện chi, bất thiện giả ngô diệc thiện chi... Tín giả ngô tín chi, bất tín giả ngô diệc tín chi” (善者吾善之, 不善者吾亦善之… 信者吾信之, 不信者吾亦信之). Với kẻ lành thì lấy lành mà ở, với kẻ chẳng lành cũng lấy lành mà ở... Với kẻ thành tìn thì lấy thành tín mà ở, với kẻ không thành tín thì cũng lấy thành tín mà ở. Như thế ta thấy rằng Lão Tử rất là hoằng đại đ ối với tất cả mọi người. Dưới mắt ông không có kẻ thiện người ác, không có kẻ phải người quấy, không có kẻ quý người tiện... Gần với Bát Nhã Bình đẳng của nhà Phật. Không như Khổng Tử chủ trương “dĩ trực báo oán, dĩ đức báo đức”, Lão Tử xướng lên thuyết “báo oán dĩ đức”. Lấy đức mà trả oán thì oán mới tiêu tan, lấy trực mà báo oán thì cũng không làm sao dứt được hậu hoạn của lóng thù hận. Nhân đạo phải đứng trên công lý. Với chữ Từ của Lão Tử, ta không lạ gì ông khinh Nhân Nghĩa mà trọng Đạo Đức, lòng rất rộng rãi, không câu chấp, không thiên vị. Đó là hạnh của bậc chí nhân. Lấy “oán mà báo oán” là việc thường tình, lấy “trực mà báo oán” thì cao hơn một bực, nhưng lấy “đức mà báo oán” thì phải là kẻ phi thường, đứng trên loài người vì đã tha thứ, lại còn yêu thương được kẻ đã làm hại ta, phải là bậc chí nhân chí dũng trên đời, phải là kẻ đã thắng được lòng vị kỷ và ham sống của mình. “Thắng nhơn giả hữu lực, tự thắng giả cường”: Kẻ mà thắng được lòng ích kỷ của mình, lấy đức mà trả oán, là kẻ dũng mãnh nhất trên đời. Bởi vậy Lão Tử mới nói: “Từ cố năng Dũng” (慈故能勇).

        Tóm lại, người mà thực hiện được chữ Từ, là người chí thiện chí tín. Chí thiện nên không thiện riêng với một ai, dù với người thiện hay bất thiện. Chí tín nên nên không thành tín với riêng ai, dù là với người thành tín hay không thành tín. Vô Vi của Lão Tử quả là khó khăn cho những ai chưa diệt được Bản Ngã, chưa diệt được lòng “tham sinh úy tử” của mình, và quả là hành vi của người đại dũng. Ta nên để ý đến cái Dũng của bậc Thánh nhân: sở dĩ họ khác với thế nhân là nơi họ, Dũng bao giờ cũng căn cứ trên lòng Từ. Bởi vậy Lão Tử mới nói: “Kim xá Từ thả Dũng... tử hĩ” (今舎慈且勇… 死矣) (Nay, nếu bỏ Từ mà được Dũng, là chết vậy). Đó là “thất phu chi dũng”, đó là cái dũng của kẻ bạo tàn: “Cường lương giả, bất đắc kỳ tử” (dùng bạo lực, chết bạo tàn) (Ch.42), đó là lẽ dĩ nhiên.
        *
        * *
        2) Của báo thứ hai của Lão Tử, là Kiệm.
        Kiệm, tức là biết ức chế lòng thích xa xỉ và thỏa mãn thú tính của nhục thân. Lão Tử thường khuyên ta hãy “khứ thậm, khứ xa, khứ thái”. Xa là xa xỉ; thái là phung phí kiêu sa. Thói xa hoa là cái bệnh nguy hiểm nhất cho kẻ cầm quyền trị nước.Kiệm giúp cho ta biết đủ, sống không nô lệ lấy dục vọng, không nô lệ ngoại giới, không nô lệ bất cứ một thế lực nào. Trái lại, kẻ sống trong xa hoa, sớm muộn gì cũng sẽ đi đến nô lệ dưới mọi hình thức. Người mà có đức Kiệm là người sống trong đơn giản, không chạy theo cáo phụ mà quên cái chánh của đời người. Cho nên, người Kiệm mới có thể có lòng rộng rãi, thứ tha, tự do và làm nên đại sự: “Kiệm, cố năng quảng”.Cầm quyền trị nước mà sống không kiệm ước, kiêu sa là cái hại cho nước; họ sẽ đặt vào đầu dân chúng sưu cao thuế nặng để có đủ mà cung phụng nếp sống củ họ, Người theo Đạo thì: “tổn hữu dư, bổ bất túc”, trái lại nếu vì lòng ích kỷ (người xa xỉ là người ích kỷ) mà “tổn bất túc, bổ hữu dư” làm cho giàu nghéo quá chênh lệch, giai cấp đấu tranh, phải chăng chính mình gây nên họa chiến tranh, tự mình vời họa đến cho mình. Chương 53, ông nói: “Triều thậm trừ, điền thậm vu, thương thậm hư. Phục văn thái, đái lợi kiếm, yếm ẩm thực, tài hóa hữu dư. Thị vị đạo khoa, phi Đạo dã tai!” (朝甚除, 田甚蕪, 倉甚虚. 服文綵, 帶利劍, 厭飮食, 財貨有餘. 是謂盗夸, 非道也哉) (Triều đình lộng lẫy thật, mà ruộng nương đầy cỏ hoang, còn kho đụn thì trống trơn. Áo quần sang trọng thật, đeokiếm bén, ăn uống chán, của cải thừa. Nhưng đó là đường của đạo tặc, đâu phải đường của Đạo lớn). Nếu lâu dài ở chốn triều đình mà lộng lẫy, huy hoàng là nhờ người ta đã “lấy chỗ thiếu” của dân mà “bù thêm vào chỗ dư” của giới giàu sang ở triều đình. Vì thế mới nói “ruộng nương đầy cỏ hoang”,” kho đụn trống rỗng” không còn một hột thóc. Các bậc Vua Chúa Quan Quyền thì có dư lại có dư thêm, còn chúng dân đã thiếu lại càng thiếu thêm, đó là hậu quả của sự trị nước của kẻ không lấy Kiệm ước làm đầu. Bởi vậy, họ ăn mặc cực kỳ sang trọng, đeo gươm bén, ăn uống chán, của cải thừa... Như vậy họ là kẻ “đạo khoa” nghĩa là bọn đạo tặc cướp của kẻ khác để khoa trương... chứ không phải trị nước theo Đại Đạo, vì theo Đạo phải biết “bớt chỗ dư bù chỗ thiếu”. Chương 59, Lão Tử đã nói rõ: “Trị nhơn sự thiên mạc nhược sắc. Phù duy sắc, thị vị tảo phục, tảo phục vị chi trọng tích đức. Trọng tích đức tắc vô bất khắc. Vô bất khắc tắc mạc chi kỳ cực. Mạc chi kỳ cực khả dĩ hữu quốc” (Trị người, giúp Trời không chi bằng tiết kiệm. Tiết kiệm phải là việc lo đầu tiên. Lấy nó làm việc lo đầu tiên, thì chứa được đức. Chứa được đức, thì không có gì là không thắng được, thì không ai biết được chỗ cùng cực của nó. Không ai biết được chỗ cùng cực của nó, thì mới có thể nắm giữ được nước) 治人事天莫若嗇. 夫唯嗇, 是以 早服, 早服謂之重積德. 重積德則無不克. 無不克則莫知其極. 莫知其極可以有國.

        3) Của báu thứ 3 của Lão Tử, là “không dám đứng trước thiên hạ”. Người đời thường vịn vào dây mà cho ông là hèn yếu, là chủ trương thoái hóa, chống với tiến bộ.Thật có đúng như vậy, nếu người ta quan niệm “tiến bộ” là tranh hơn tranh thua để tìm cách đứng trên đầu trên cổ đồng loại mới hả lòng cho, thì Lão Tử quả thật là người chủ trương không nên tiến bộ kiểu ấy. Và như vậy, cho rằng ông chủ trương “phản tiến hóa” cũng không sao. Huống chi Lão Tử cho rằng mỗi người mỗi vật đều mang nơi mình một cái Lý độc nhất vô nhị. Lý ấy đồng với Đạo. Theo ông thì “phản giả Đạo chi động” (反者道之動), nghĩa là cái động của Đạo là trở về. Trở về là “phục quy kỳ căn” (trở về nguồn gốc) tức là trở về với cái Đạo nơi mình. Như vậy, thì thuyết Tiến hóa chủ trương sự trở nên, nghĩa là trở nên một cái gì mà mình chưa có bằng sự chiếm đoạt, thu trữ ngoại vật là trái với cái chủ chỉ của Lão Tử rất xa vậy. Còn bảo rằng: “không dám đứng trước thiên hạ” là hèn yếu lại cáng không đúng. Thích đứng trước và đứng trên thiên hạ phải chăng là cái tật chung của những con người bị tâm cảm tự ty? Trái lại, kẻ mà nơi trong đầy đủ lại không thích đứng trên thiên hạ mà trái lại hay nhún nhường là khác. Cùng một nghĩa với những câu: “tri kỳ hùng, thủ kỳ thư, tri kỳ bạch, thủ kỳ hắc. Tri kỳ vinh, thủ kỳ nhục” (Ch.28) (知其雄, 守其雌, 知其白, 守其黑, 知其榮, 守其辱) (mình là con đực, hãy làm như con cái... Mình là trắng, hãy làm như đen… mình là vinh, hãy giữ làm nhục). Như vậy đâu phải là hèn nhát, mà lại là một sự đại dũng trong đời. Kẻ thắng được lòng tự tôn tự đại, thắng được lòng ham danh hiếu thắng, đâu phải kẻ tầm thường mà làm được. “Thắng nhơn giả hữu lực, tự thắng giả cường” (Thắng người là kẻ có sức, nhưng thắng mình mới là người mạnh).
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      9. #39
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Chương 66, ông nói: “Giang hải sở dĩ năng vi bách cốc vương giả, dĩ kỳ thiện hạ chi (...)Thị dĩ dục thượng dân tất dĩ ngôn hạ chi, dục tiên dân tất dĩ thân hậu chi. Thị dĩ thánh nhân xử thượng nhi dân bất trọng, xử tiền nhi dân bất hại. Thị dĩ thiên hạ lạc thôi nhi bất yếm. Dĩ kỳ bất tranh, cố thiên hạ mạc năng dữ chi tranh”. (Sông biển sở dĩ làm đặng Vua trăm hang là vì nó khéo đứng dưới thấp... Bởi vậy, muốn ngồi trên dân, hẳn nên lấy lời mà hạ mình. Muốn đứng trước dân, hẳn nên lấy mình để ra sau. Vậy nên, bậc Thánh nhân ở trên mà dân không hay nặng, ở trước mà dân không thấy hại. Vì thế, thiên hạ không chán, lại còn đẩy tới trước. Bởi đó không tranh nên thiên hạ không cùng tranh với đó được) (江海所以能為百谷王者, 以其善下之… 是以欲上民必以言下之, 欲先民必以身後之. 是以聖人處上而民不重, 處前而民不害. 是以天下樂推而不厭. 以其不爭, 故天下莫能與之爭). Lão Tử lấy “sông, biển” để cụ thế hóa và minh chướng chủ trương “không dám đứng trước thiên hạ”... Nếu muốn ngồi trên trên dân chúng hãy tự mình khiêm cung nhũn nhặn, và nếu muốn cầm đầu nhân dân phải biết đứng đằng sau lưng họ. Đây là nguyên tắc xử thế điển hình của Lão Tử thường được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong sách của ông. Cũng đồng một ý với câu “hậu kỳ thân nhi thân tiên” (để thân ra sau mà thân ra trước). Và “quý dĩ tiện vi bổn, cao dĩ hạ vi cơ. Thị dĩ Hầu vương tự vị cô quả bất cốc. Thử dĩ kỳ tiện vi bổn da? Phi hồ?” (Quý lấy tiện làm gốc, cao lấy thấp làm nền; nên chi, hầu vương tự xưng là “con côi”, “ít đức”, “không lành”. Đó là lấy tiện làm gốc không phải vậy sao?) (Chương 39) (故貴以賤為本, 高以下為基; 是以侯王自謂孤寡不穀.此其以賤為本 ? 非歟?). Bậc thánh nhân trị nước ngồi trên đầu nhân dân mà nhân dân không hay là mình ngồi trên đầu. Dẫn đạo nhân dân mà nhân dân không cảm thấy bàn tay của mình dẫn dắt. Là nhờ họ “không dám đứng trước thiên hạ”. Bởi vậy người dân không chán, lại còn đưa mình lên ngôi cao. Bởi luôn luôn đứng dưới thấp và ở đằng sau nên người dân không có chỗ để tranh chấp, cho nên mới nói: “vì không tranh mà thiên hạ không sao cùng tranh với họ được”. Thuyết “bất tranh” của Lão Tử cũng do thuyết “bất cảm vi thiên hạ tiên” mà ra. Trị nước bằng đạo hữu vi lại không thế: thích ăn trên ngồi trước, thích lấy cái trị mà trị thiên hạ, thích lấy ý riêng mà can thiệp đến việc riêng tư của thiên hạ... nên người dân cảm thấy mình bị trị quá rõ ràng. Do đó mà người dân mới sinh ra tâm trạng chống đối. Và nhân thế, bậc trị nước phải lo đề phòng và củng cố uy quyền mình bằng luật lệ bủa
        giăng... Giữa cấp thống trị và bị trị đã có chỗ tranh nhau, thì trước sau gì cũng sẽ có kẻ thắng người bại. Ngày mà người dân cảm thấy sức nặng của người trên đè xuống, cảm thấy cái bàn tay dẫn dắt chỉ đạo quá gắt gao còng giữ, họ sẽ đâm chán, mong vứt quăng gánh nặng, vượt khỏi cái bàn tay sắt buộc ràng… Dùng đạo hữu vi mà trị nước là tạo ra cho nhân dân có chỗ cùng tranh với ta... là nguy. Cho nên ông mới nói: “Xá hậu thả tiên... tử hĩ”. (Bỏ sau để đứng trước… là chết vậy) (Ch.67). Thật vậy, “làm bậc trên thiên hạ mà thiếu tư cách thành thực khiêm nhu từ tốn, việc gì cũng chỉ muốn ngồi trên đầu trên cổ dân mà trị, tức là làm nhục thiên hạ, thế mà không chết thì là một sự may mắn lạ thường”.
        *
        * *
        Tóm lại, sự Lão Tử nói: “Ta có ba vật báu” thế là ta có thể hiểu ba vật báu ấy là ba cái chủ nghĩa lớn của ông đem ra xử thế. Mà chữ Từ là đứng đầu, hai báu kia đều do đó mà ra cả. Kiệm, là cũng nhờ lòng Từ, không nỡ xa xỉ, mình có dư mà người người thốn thiếu. “Bất cảm vi thiên hạ tiên” là không tranh dành cái việc làm nhục vào lòng người. Phải chăng cũng do lòng Từ mà có được cử chỉ quên mình ấy. Cho nên rút lại mà nói thì Từ là đầu mối của Đạo xử thế của ông. Có người bảo rằng Từ đây cũng giống với thuyết Kiêm Ái. “Bất cảm vi thiên hạ tiên” giống với thuyết “Phi công”, và Kiệm giống với thuyết “Tiết Dụng” của Mặc Tử. Nhận xét thế là nông cạn. Chữ Từ của Lão Tử có một nguồn gốc siêu hình, còn chủ thuyết Kiêm Ái của Mặc Tử chỉ bắt nguồn ở vấn đề hình thức xã hội mà thôi. Ngay một chữ Từ ấy cũng đã thấy không thể cùng so sánh với nhau rồi; các quan niệm kia đều theo đó mà suy ra không thể có sự so sánh cho được.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      10. #40
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        HUYỀN ĐỒNG
        玄同

        A.- Chương 56 có đoạn: “Tỏa kỳ nhuệ, giải kỳ phân, hòa kỳ quang, đồng kỳ trần. Thị vị Huyền Đồng. Cố bất khả đắc nhi thân, bất khả đắc nhi sơ, bất khả đắc nhi lợi, bất khả đắc nhi hại, bất khả đắc nhi quý, bất khả đắc nhi tiện. Cố vi thiên hạ quý” (Nhụt bén nhọn,bỏ chia phân, hòa ánh sáng, đồng bụi bậm, ấy gọi là Huyền Đồng. Thế nên không thể lấy chỗ thân mà được, không thể lấy chỗ sơ mà được, không thể lấy chỗ lợi mà được, không thể lấy chỗ hại mà được, không thể lấy chỗ quý mà được, không thể lấy chỗ tiện mà được. Vì vậy, dưới trời không gì quý hơn) 挫其銳, 解其紛, 和其光, 同其塵. 是謂玄同. 故不可得而親; 不可得而疏, 不可得而利, 不可得而害, 不可得而貴,不可得而賤. 故為天下貴. (Chương 56). Nơi chương 1, Lão Tử đã định nghĩa chữ “Huyền” là “Đồng vị chi Huyền” (同謂之玄), nghĩa là Đồng với nhau nên gọi là Huyền. Cái gì đồng với nhau? Đạo và Đức, Vô Danh và Hữu Danh, Nhĩ và Ngã, Thị và Phi, Thiện và Ác... Huyền Đức, nghĩa là cái Đức của người đã hỗn hợp cùng vời Đại Toàn Thể, đã thực hiện được sự đồng nhất với trung tâm sự Sống của vạn vật, không còn thấy có Ta có Người, có Trong có Ngoài, có Phải có Quấy, có Lợi có Hại, có Lành có Dữ, có Vinh có Nhục, có Sống có Chết... Người như thế là người không còn chia phân Nhĩ Ngã, tức là người không còn thấy mình khác biệt với người... Sở dĩ người ta thường hay ưa khoa trương, ưa khoe khoang, ưa những cái sắc sảo bén nhọn, cạnh góc, là để biểu dương cái hay, cái giỏi của mình, để mà nâng cái bản ngã của mình lên, dìm cái hay cái giỏi của kẻ khác xuống đặng làm cho mình càng thêm khác biệt kẻ khác, làm cho Nhĩ Ngã càng thêm chia cách. Trái lại người hữu Đạo, thì càng tìm cách “làm nhụt sự bén nhọn” của mình làm cho kẻ khác đừng thấy chỗ sắc sảo nhọn bén của mình đi, che giấu sự thông minh có khía cạnh của mình đi. Đó là cái đức Huyền Đồng: “Tỏa kỳ nhuệ” (nhụt bén nhọn cạnh góc).

        Huyền Đồng cũng có nghĩa là “bỏ chia phân” (giải kỳ phân). Chữ “phân” ở đây có nghĩa là sự phân chia của óc nhị nguyên (esprit dualiste), óc phân chia cái Sống Một của vạn sự vạn vật. “Giải kỳ phân” là giải thoát tâm hồn trí não của ta ra khỏi cái óc phân chia sự vật. Những cặp mâu thuẫn đối đích như Thị Phi, Thiện Ác… chỉ là bề mặt bề trái của một thực tại mà thôi. Động là ở trong Tịnh mà ra, Tịnh nhân Động mà có. Vật nhờ Tâm mà thông, Tâm nhờ Vật mà hiện. Hai thứ đối đích ấy cùng đồng một gốc mà ra, tuy hai mà là một. Không có Âm thì Dương không nơi nương tựa, mà không có Dương thì Âm làm sao chuyển vận. Người ta không thể quan niệm Động mà không có Tịnh, Sáng mà không có Tối, sự liên quan của hai lẽ đối đích ấy rất chặt chẽ, không bao giờ có thể rời nhau. Khoa học nguyên tử ngày nay cũng không nói khác hơn.

        Huyền Đồng cũng có nghĩa là đem cái Sáng của mình để mà hòa với cái Sáng của người, chứ không tự tôn tự đại, tự xem mình là Sáng hơn người, đem cái Sáng của mình để cố che lấp cái Sáng của kẻ khác, hoặc để lòe người, để lấn áp kẻ khác, để nâng mình lên, dìm kẻ khác, để phân biệt mình và người... Bậc hiểu và hành Đạo, cho rằng tất cả cái Sáng của mọi người đều cùng Đồng một cái “Sáng Chung” mà ra cả. Cho nên mới gọi Huyền Đồng là “hòa kỳ quang” (和其光). Kẻ biết Đạo, chẳng những đem cái Sáng của mình để hòa đồng với cái Sáng của mọi người, mà cũng đem cái không Sáng của mình, những cái “bụi bặm” của mình mà Huyền Đồng với cái “bụi bặm” của đời, không cho thấy sự khác biệt vời đời... Bậc đạt Đạo, không phân tách mình với đời, mà xem cả hai là một “thử lưỡng giả đồng” (此兩者同). Vì vậy, người đạt Đạo tức là người đã Huyền Đồng mọi sự phân biệt về Vinh Nhục, Lợi hại, Quý Tiện, Thân Sơ, thì làm gì còn lấy được sự “thân”, sự “lợi”, sự “quý” để mà dỗ, hoặc lấy sự “sơ”, sự “hại”, sự “tiện” mà dọa. Cho nên người đạt Đạo, đến được chỗ Huyền Đồng với Đạo, sẽ là người điềm đạm chí cực, không còn một thế lực ngoại giới nào trên đời làm lay chuyển hay lung lạc được tâm hồn họ nữa. Cho nên, mới nói: “dưới trời chưa có kẻ nào quý bằng hạng người đó” (為天下貴) Léon Wieger dịch chữ Huyền Đồng là Mystérieuse Union au Principe, tức là sự “hỗn hợp huyền bí với đạo”, còn Pierre Leyris thì dịch Identité mystérieuse. Người cầm quyền trị nước, muốn thực hiện được sứ mạng của mình cũng phải biết “huyền đồng” với nhân dân, “lấy cái lòng của nhân dân làm cái lòng của mình”: “dĩ bách tánh tâm chi tâm” (Ch.49) (以百性心之心), lấy cái lo của thiên hạ làm cái lo của mình B.- Đối với tất cả mọi hiện tượng trên đời đều chứa đựng mâu thuẫn, nhưng những mâu thuẫn đều chỉ là bề mặt bề trái của thực tại. Người đã thực hiện được sự Huyền Đồng nơi bản thân, hỗn hợp được Tâm và Trí, Thần và Vật, thì cũng sẽ Huyền Đồng được với tất cả vạn vật bên ngoài, không còn thấy Ta thấy Người, mà nhận thấy tất cả Nội Ngoại, Chủ Khách đều là một cả. Nhân đó, ta sẽ không còn thấy cái mà ta gọi là Ta riêng tư nữa, nguyên nhân của tất cả sự đau khổ trên đời: “Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả, vi ngô hữu thân. Cập ngô vô thân, ngô hữu hà hoạn”. (Ch.13) (吾所以有大患者, 為吾有身, 及吾無身, 吾有何患). “Hữu thân”, đây là chỉ về cái “bản ngã” của mình. Con người vì quá lo lắng cho cái bản ngã của mình mới gây nên sự “lo lớn”. Cho nên ta không nghĩ đến mình nữa thì làm gì có lo?
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      Trang 4/6 đầuđầu ... 23456 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Niên nguyệt nhật thời phi tinh & Thần Sát
        By vanhoai in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 40
        Bài mới: 23-10-23, 16:33
      2. Trả lời: 27
        Bài mới: 18-09-16, 04:06
      3. Lưu nguyệt phi tinh
        By minhtienql in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 2
        Bài mới: 03-03-12, 16:05
      4. niên nguyệt phi tinh
        By vanhoai in forum Tư vấn phong thủy
        Trả lời: 14
        Bài mới: 26-03-10, 15:02
      5. cái cười của thánh nhân(NGUYỂN DUY CẦN)
        By vanti67 in forum Nghệ Thuật - Triết Lý
        Trả lời: 11
        Bài mới: 10-10-09, 00:16

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •