Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    Trang 1/2 12 cuốicuối
    kết quả từ 1 tới 10 trên 17
      1. #1
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default Ngọc Tỉnh áo quyết

        Ngọc Tỉnh áo quyết"
        Bình chú: Lăng Đầu Thanh
        kimtubinh.net

        Phàm suy cứu tạo hóa chi lý, kỳ pháp dĩ nhật vi chủ, tọa hạ chi thần, tiên cầu kỳ ý.

        Người xưa luận mệnh, lấy năm là Bản, ngày là Chủ, bỏ rườm rà để thành đơn giản, chuyên luận Nhật Chủ. Trước mắt ý là nói cầu tọa thần ở dưới, chứ không nói chuyên luận Nhật can, cần phải hợp lại hai chữ can chi nhật thần mà luận. Lấy can phối chi, trước là xem có khí hay không có khí, trước tiên cần phải hiểu rõ 12 cung Tiến khí và Thoái khí.
        Như Giáp Thân, Ất Dậu, mộc khí tuyệt gọi là Vô khí; Giáp Tý, Ất Sửu mộc lâm ở vị trí mộc dục và quan đới, dù là nhược mà Hữu khí, từ Trường sinh đến Lâm quan, gọi là Tiến khí, từ Vượng đến Mộ gọi là Thoái khí, lại xem Hữu tình hay Vô tình. Như Giáp Thìn, mộc ở vị trí Suy, dù là mộc thoái khí, mà cuộn căn rễ quanh thủy thổ, căn nhuận là vinh, gọi là hữu tình, Giáp Tuất mộc lâm vị trí Dưỡng, mà Tuất thổ là táo thổ, căn khô là héo, thì gọi là vô tình. Lại như Canh Thìn kim ở vị trí Dưỡng, là vô khí, nhưng mà Thìn là thấp thổ sinh kim, Thìn Dậu lại ám hợp, ( Bất tất phải thấy rõ chữ Dậu, ý Thìn Dậu là có tương hợp), là tương sinh hữu tình, Canh Tuất tuy là đất dư khí ở tây phương, mà táo thổ thì không có sinh, lại thành vô tình. Có rõ nhược mà ám vượng, như Bính Thìn Bính Tuất tựa như là vô căn, nhưng mà Thìn là hỏa ở vị trí Quan đới, sứ sống tràn trề, khí thế rất vượng; Lại có rõ vượng mà ám nhược, như Bính hỏa lâm mộ khố, buổi chiều nắng chiếu mờ mịt, mặt trời đã xế tà, trái lại không bằng Bính Thìn khí thanh mà mạnh mẽ vậy, loại như vậy, nhiều không kể xiết.

        Lăng Đầu Thanh bình chú:
        1, Tiết này chủ yếu đề xuất xem bát tự trước tiên phải quan sát nhật trụ ở tình huống can phối chi, thông qua biện luận cường nhược, quan sát tọa chi hữu tình hay vô tình (lấy 12 cung ký sinh làm điểm tham chiếu, tức là Thai, Dưỡng, Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt ở 12 loại trạng thái ) để phán đoán bản thân Nhật can dưới tình huống suy vượng.

        2, Xem lý giải ở chi ngày. Trước tiên, chi ngày là chỗ toàn bộ hoàn cảnh ở bên trong nhật can bát tự , dựa vào chỗ này có thể suy đoán hoàn cảnh bản thân gia đình, gia đình phân ra thành, quan hệ vợ chồng, tính tình ở bên trong …; tiếp theo là, đối với mệnh nam mà nói, chi ngày là đại biểu Thê cung, đối với mệnh nữ thì là đại biểu Phu cung, là quan hệ vợ chồng, là một điểm để tham chiếu quan trọng về tình cảm; lại cũng là các loại chuyển ngoặt quan trong trong cả cuộc đời của mệnh chủ, hoàn cảnh chuyển biến, là một điểm quan trọng để tham chiếu việc vui buồn hợp tan.

        3, Xem lý giải ở 12 cung ký sinh. Chỗ gọi là 12 cung ký sinh, thực ra là thánh hiền ngày xưa đối với quá trình suy nghĩ và phương pháp phán đón sự vật phát triển, họ đã sáng tạo tính toán khái quát lấy đủ quá trình phát triển 12 giai đoạn của sự vật, ở trên ý nghĩa của mỗi loại (kĩ càng phân chia mức độ ) so với phép nhị phân của Tây phương, phép tam phân, phép tứ phân chính xác rất nhiều, đây cũng là tinh túy nhất về học thuyết âm dương của Trung Quốc cổ đại.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        ChucSonTu (16-10-14)

      3. #2
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Dưới đây là lấy câu chuyện về "Mở tiệm kinh doanh" làm ví dụ biểu thuật vận dụng phương pháp ngũ hành 12 cung ký sinh:

        Cung thứ nhất là "Thai", "Thai" có phát sinh nảy mầm, nghĩa là nảy sinh. Chỉ có ý niệm trong đầu là "Mở tiệm kinh doanh" , trên lý luận là hợp với cái gì đối với mở tiệm kinh doanh, tương lai thị trường như thế nào, tình huống đối thủ cạnh tranh, tổng hợp lý tính phân tích ưu thế bản thân trước các vấn đề tiến hành đầu tư kinh doanh;

        Cung thứ hai là "Dưỡng", "Dưỡng" ý là nuôi dưỡng bào thai, cùng âm thầm đã bắt đầu có nhiều hành động. Như sau khi xác định phương thức kinh doanh, đối tượng kinh doanh cụ thể, trước khi bắt tay vào làm chuẩn bị công việc mở tiệm, kể cả chọn vị trí cửa hàng, sửa chữa trang điểm cửa hiệu, nhập hàng, chuẩn bị tất cả trước khi khai trương;

        Cung thứ ba là "Trường sinh", "Trường sinh" là đến động thổ, có nghĩa là sau khi đã trải qua một phen gian khổ mà được. Cụ thể chỉ đủ thông qua các phương diện nỗ lực, bao gồm cả việc trù bị khắc phục mở cửa hiệu đủ các loại gian khó, đến nay cửa hiệu mới chính thức treo biển hành nghề khai trương, nhưng trong đó một phen kể cả mùi vị ước mơ và tin tưởng trong thời gian sắp tới chỉ có bản thân mới hiểu được;

        Cung thứ 4 là "Mộc dục", "Mộc dục" là có thấp thỏm bất an, nghĩa là thành bại chưa xác định được. Sau khi cửa hiệu vừa mới khai trương, bởi vì lạ khách lạ người, nhiều khách hàng không có cố định, lại thêm thị trường cạnh tranh kịch liệt mà trong khi đó bản thân kinh doanh, kinh nghiệm quản lý là chưa có đủ, hiện kinh doanh đang lúc khó khăn, tương lai thành bại khó mà định luận tình hình;

        Cung thứ 5 là "Quan đới", "Quan đới" có tượng sáng sủa tươi đẹp, nghĩa là hăng hái phấn khởi. Đã trải qua thời kỳ ban đầu mở cửa hiệu ghập ghềnh và khó khăn, thoát khỏi nguy cơ, dần dần bước vào giai đoạn kinh doanh trưởng thành, bước đầu cũng đã có tích lũy tài sản;

        Cung thứ 6 là "Lâm quan", "Lâm quan" ý là có đắc ý mở rộng tiền đồ, nghĩa là uy phong khắp nơi. Đến đây, trên bước đường kinh doanh đã tiến vào thành công cao tốc, sân chơi mua bán không ngừng khuếch trương, tài sản cuồn cuộn chảy vào, thanh danh công ty như mặt trời chiếu vào ban ngày;

        Cung thứ 7 là "Đế vượng", "Đế" là đỉnh cao vậy, có tôn xưng với thiên hạ, nghĩa là không ai bì kịp, nhưng con người đến đỉnh điểm thịnh vượng, tốt nhất cũng bất quá là như vậy, vì vậy mà cũng không tránh khỏi tiềm phục nguy cơ hướng đến suy bại;

        Cung thứ 8 là "Suy", "Suy" là tàn lụi suy bại, có từ lớn đến nhỏ nghĩa là dần dần sút giảm. Lúc này, công ty kinh doanh đạt đến lớn nhất thị trường sau hạn ngạch đình trệ không tiến, ở thị trường đối thủ cạnh tranh mới không ngừng như tằm ăn xuống, trên kinh doanh bắt đầu hạ nghiêng suy thoái, hiện tượng suy bại;

        Cung thứ 9 là "Bệnh", "Bệnh" là thêm bệnh tật vậy, có khốn khó, bất lợi, nghĩa là tàn lụi. Tùy theo hạn ngạch thị trường không ngừng suy thoái giảm sút, trên kinh doanh dần dần lực bất tòng tâm, lợi nhuận lấy vào mà không xuất ra được, bước đi công ty càng khó khăn;

        Cung thứ 10 là "Tử", "Tử" là ngưng lại vậy. Công ty liên tục giám sút, kinh doanh vòng co vô lực, kinh doanh đã không có tâm tiếp tục duy trì, chỉ muốn tuyên bố đóng cửa công ty;

        Cung thứ 11 là "Mộ", "Mộ" là đến khi chết mà mai táng vậy. Vốn dĩ sở trường kinh doanh đã thay đổi chủ, nhưng ở trong hồ sơ đăng ký công thương vẫn giữ lưu lại, vẫn có thể đến yêu cầu một câu nói: Nợ cửa hàng đã bị đình chỉ doanh nghiệp, sát hạch kiểm tra lại và đã gạch sổ;

        Cung thứ 12 là "Tuyệt", "Tuyệt" là ngừng vậy, có nghĩa là chặt đứt duyên phận. Chỉ ra gốc chủ cửa hàng ở trên kinh doanh hiện nay toàn bộ đã dừng lại không còn tồn tại nữa, nhưng cũng đang bởi vì như vậy, lại cho anh ta một lần nữa suy xét, một lần nữa xem kĩ thời gian và không gian thị trường.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        3kubond (09-09-14)

      5. #3
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Nguyệt khí thiển thâm, hà giả chủ quyền.

        Nguyệt khí, là thần nắm lệnh tháng. Thần 12 cung, là khí trường sinh, lộc, vượng, suy, mộ vậy;
        Chủ quyền, là khí đang vượng dụng sự vậy.
        Như Giáp Ất mộc sinh ở tháng Thân, mộc khí ở Tuyệt địa, Canh kim chủ quyền, Bính hỏa sinh ở tháng Dần, gặp khí trường sinh, là Giáp mộc chủ quyền, lấy Nhật can phối khí nguyệt lệnh, Nhật can là Thể, đã thấy Thể vượng suy cường nhược, lý tự rõ thì nên phù nên ức, nguyệt khí có thiển thâm ( nông sâu).
        Như kim thủy sinh ở trước Đại Thử, thời kỳ hỏa thổ chủ quyền, kim thủy tuy nhiều mà nhược, nếu sinh ở sau Đại Thử , có 2, 3 điểm kim thủy tương trợ, thì lấy vượng xem, tại sao vậy ? Vì kim thủy tiến khí vậy.
        Bính hỏa sinh ở sau Đại Hàn cũng vậy, thấy 2, 3 điểm hỏa, thì lấy vượng luận, là bởi vì Nhị dương là tiến khí vậy.
        Giáp Ất mộc sinh ở ba tháng mùa Đông, tuy có can chi nhiều trợ giúp, vẫn cần Bính hỏa sưởi ấm, vận hành đất sinh vượng, bởi mộc khí sợ hàn lạnh là chỗ trói buộc vậy, Trích Thiên Tủy nói: Tiến hề Thoái hề nghi ức dương, tốt nhất là nên khảo sát cẩn thận.

        Lăng Đầu Thanh bình chú: Tiết này chủ yếu nói 2 vấn đề:

        1, Xác minh tính trọng yếu ở trong khí tháng để suy đoán bát tự. Năm là gốc, tháng là mầm, ngày là hoa, giờ là quả, duy chỉ có gốc mạnh thì mầm mới có thể thịnh vượng, mầm vượng hoa mới có thể nở, hoa nở cuối cùng quả mới có hạt. Như năm là gốc dù không có mạnh, là không ngoài giải thích không được đến với tổ tiên, phúc ấm của cha ông (kế thừa tài sản), hoặc là chỉ không được đến lực tương trợ của thế hệ cha ông để lại, nhưng chỉ cần nguyệt lệnh có khí, tức là mầm có thể thịnh vượng ( thường phần đa là tay trắng lập nghiệp thành gia dẫn đến giàu có hoặc thông qua nỗ lực sáng tạo của bản thân mà được quý) tức là hoa tự nhiên nở;

        2, Mấu chốt biết tiến thoái, tức là đạo lý tương lai là tiến mà thành công là thoái. Lạc Lục Tử ở trong phú Tiêu Tức chỉ ra rằng: Lấy can là Lộc, lấy Hướng Bối định bần quý, lấy chi là mệnh, rõ ràng là thuận nghịch theo tuần hoàn. Chỗ này cũng chính là nói, lấy nhật chủ bát tự so với nguyệt lệnh Tài Quan Ấn Thực tiến khí thoái khí là mấu chốt hành quyền toàn bộ mệnh cục tầng thứ cao thấp.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        3kubond (09-09-14)

      7. #4
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Địa chi chí thiết, đảng thịnh vi cường.

        Trước có nói tọa dưới chi thần khí tháng nông sâu. Chuyên luận chi ngày, chi tháng, chỗ này là cùng luận 4 chi năm tháng ngày giờ, sắp xếp tứ trụ, thiên can là mầm, địa chi là gốc, can không thông gốc gọi là Phù lộ, chi không thấu can gọi là Ẩn tàng. Can ngày vượng suy cường nhược, hỷ dụng phối hợp hữu tình hay vô tình, quan trọng là ở Chi ngày.

        Năm là nguồn gốc, tháng là môn hộ, ngày là bản thân, giờ là quy túc, đều theo địa chi mà nói, cho nên địa chi gọi là chí thiết vậy, là đảng thịnh.
        Như Giáp Ất mộc thấy phương Dần Mão Thìn gọi là Đảng, Hợi Mão Mùi cục là Loại, Ấn thụ là sinh, chỗ này Kiếp là trợ, nói đơn giản, tên chung là Đồng Đảng vậy, vượng suy cường nhược, nói cần phải phân biệt, Đắc thời là Vượng, Thất thời là Suy, Đảng nhiều là Cường, đảng ít là Nhược, cho nên có cường mà suy, cũng có nhược mà vượng.

        Lăng Đầu Thanh bình chú: Tiết này chủ yếu đề cập 2 vấn đề:

        1, Xem vấn đề như thế nào can và chi là cường nhược. Trong mệnh cục ngũ hành thấu can mà chi không có đồng loại ( tức không thông căn ) gọi là "Phù lộ", tức là khiến cho đại vận hoặc lưu niên làm cho có căn cũng không lấy vượng xem, hơn nữa thông thường dưới tình huống đang lúc thiên can có căn đại vận hoặc lưu niên làm cho gốc không có căn, trái lại mà dễ làm cho tình thế hình thành suy thần xung vượng thần, nguyên mệnh cục nếu không có cứu thần thì dễ dàng có họa bất trắc xảy ra; chi có mà can không thấu gọi là "Ẩn tàng", lúc gặp đại vận hoặc lưu niên làm cho thấu can, nếu hỷ thì có thể làm dụng làm phụ trợ, cũng tức là lúc này trong sách bát tự mệnh lý thường đề cập đến đạo lý "Thiên can được một Tỉ kiên không bằng địa chi có một dư khí", cho nên, can là mầm mà chi là gốc, mầm không có gốc thì mầm không có chỗ sống, gốc không có mầm gặp tuế vận bổ sung vẫn có hi vọng phát mầm;

        2, Phán đoán bát tự cường nhược suy vượng là lấy ở địa chi làm trọng điểm, thì hợp "Vượng" và "Cường" phải phân biệt cụ thể. Thông thường mà nói, chi có Tỉ kiên Kiếp tài là có trợ, Chính Ấn Thiên Ấn là có sinh, có sinh có trợ thì gọi là cường, không sinh ít trợ thì gọi là nhược; Nhật chủ được khí tháng sinh hoặc trợ thì là vượng, thất lệnh thì là nhược; đồng thời vẫn cần phải chú ý so sánh tình huống với địa chi khác trong bát tự có sinh, trợ, có can ngày giờ tuy thất lệnh nhưng nếu như địa chi khác có sinh có trợ cũng là cường, nhật can tuy đắc lệnh nhưng nếu như địa chi khác không có sinh không có trợ cũng là nhược.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        3kubond (09-09-14)

      9. #5
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Chuyên chấp dụng thần, thiết tường hỷ kị.

        Cầu tình can chi Nhật nguyên phối hợp với nguyệt lệnh, và khảo sát kỳ vượng suy. Xem chung tứ chi, mà rõ kỳ cường nhược, thì chỗ nhu yếu của mệnh tạo này, đã đúng ở trong lòng. Hoặc là thiên về cường mà nên ức, hoặc thiên về nhược mà nên phù, biết chỗ khuyết điểm, thì nên bổ khuyết, biết chỗ xứ bị bệnh, thì nên khử bệnh, là bổ túc chỗ nhu yếu, tức là chỗ gọi là thủ dụng vậy.

        Dụng thần là đại cương tốt xấu, là hướng dần chiều hướng, cho nên thủ dụng thần là công việc luyện tập mệnh lý ban đầu, nhưng thủ dụng là việc không dễ dàng vậy.

        Tính chất Ngũ hành khác nhau, phân âm phân dương, tính tình thập can lại cũng khác nhau, sinh ở 12 tháng, tất cả đều khác hỉ kị, lại có khí tháng nông sâu tiến thoái, trong đó lấy sai một ly, thì đi sai nghìn dặm, quyết không thể sơ hở, luận đoán qua loa, lấy Tài Quan Ấn Thực là cát, Thương Sát Kiêu Nhận là hung vậy, phân biệt ở tính tình thập can rất là quan trọng, đã rõ tính tình, tự thấy hỷ kị.

        Lăng Đầu Thanh bình chú: Tiết này chủ yếu là luận thuật phương pháp thủ dụng dụng thần.

        1, Thủ dụng thần trước tiên là "Cầu tình can chi Nhật nguyên phối hợp với nguyệt lệnh, mà khảo sát kỳ vượng suy", Vượng thì nên tiết nên chế, Suy thì nên sinh nên trợ. Mệnh cục tầng thứ cao thấp thông thường giới định ở dưới tình huống có thể dụng chỗ lấy được dụng thần so sánh với khí tháng của mệnh cục, định ra dụng thần ở trong tiết khí ngũ hành chỗ thuộc trạng thái "Vượng, Tướng, Hưu, Tù, Tử" . Đại để là có thể lấy được từ trong nguyệt lệnh hỷ dụng thần, mệnh cục bát tự thứ tầng thông thường chỗ khí tháng xứ lấy dụng thần là "Vượng"đều tương đối là cao, chỗ khí tháng xứ lấy dụng thần "Tướng" là thứ, xứ "Hưu" là xứ tiếp theo, vị trí "Tù" , vị trí "Tử" lấy chỗ này loại suy thứ tiếp theo;

        2, Phân rõ tính chất âm dương ngũ hành của 10 thiên can, 12 địa chi, thông thường xung chiếu nhau mà nói, dương can thì sự việc xẩy ra nhanh còn âm can thì sự việc xẩy ra chậm, can chủ bên ngoài còn chi thì chủ bên trong;
        3, Không phải hoàn toàn Tài Quan Thực Ấn là cát còn Thương Sát Kiêu Nhận là hung, mấu chốt phán đoán cát hung chủ yếu là xem trong mệnh cục hỷ và không hỷ, cho nên biện luận tính tình ngũ hành thập can là mấu chốt đoán xem bát tự.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      10. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        3kubond (09-09-14)

      11. #6
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Khí khí thiết cùng tận lý. Vật vật chí cực chuyển quan.

        Khí khí, là khí thập can, như Giáp mộc có khí Giáp mộc, Ất mộc có khí Ất mộc, tất cả đều khác nhau vậy.
        Như Giáp mộc hỷ Canh kim Thiên Quan để thủ quý, còn Ất mộc hỷ Nhật Huyên (Bính ), Vũ Nhuận ( Quý ) để thủ quý, là vì sao vậy? Là phân biệt Tiến khí Thoái khí vậy, Bính Đinh Mậu Kỷ đều là hỷ có Ấn thụ tương sinh, chỉ hữu riêng Canh Tân kim không hỷ thấy Ấn, vì sợ kim bị chôn vùi vậy. Giáp Ất mộc hỷ Bính hỏa, là Hàn Mộc hướng Dương, hỷ Đinh hỏa là Mộc Hỏa thông minh, Canh Tân kim hỷ Nhâm Quý, gọi là Kim Thủy trừng thanh, chỉ có riêng Bính Đinh thấy Mậu Kỷ, là thổ hối hỏa quang vậy ( thổ làm mờ ánh sáng hỏa), Giáp Bính Mậu Nhâm bốn dương can, đều hỷ Thiên Quan để thủ quý, chỉ có riêng Canh kim hỷ Đinh hỏa, Chính Quan để thủ quý, bởi vì Bính hỏa là khí dương hòa, điều hòa khí hậu, không phải Bính thì không thể, mà đoán luyện canh kim thành khí, cần phải dụng lò lửa chính là Đinh hỏa vậy, tất cả khí đều có hỉ kị của các khí, như không suy ra nguồn gốc, làm sao mà có thể hiểu hết lý lẽ, không hiểu hết lý, thì làm sao có thể rõ phép dùng, cho nên chỗ này trước tiên là phải hiểu rõ lý lẽ âm dương. Nguyên lý can chi ngũ hành 12 cung, thực ra là bước đầu của bậc thềm nhập môn vậy.
        Vật vật, là ngũ hành vậy, ngũ hành là đại danh từ của khí hậu bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, xoay vòng mà tuần hoàn, lý là không có tuyệt diệt, ngũ hành lấy thủy hỏa làm chủ, thủy hỏa, là hàn thử vậy, hỏa tử ở Dậu, Bính tử mà Đinh hỏa không tử, là lý do gì vậy? Bính là hỏa tiến khí, khí sinh vượng mạnh mẽ, đến Dậu mà tử, Đinh là hỏa thoái khí, bản khí là suy thoái, cho nên vượng mà không mãnh liệt, suy mà không hết, không có chỗ nếp tử vậy, hỏa đến Hợi mà tuyệt ( tháng 10 ), nhưng cung Hợi có Giáp mộc trường sinh, là xứ cực suy, khí chuyển hướng về đóng lại, đến Đông Chí mà Nhất Dương sinh vậy, thủy tới Mão mà tử, đến Tị mà tuyệt, lý cũng như nhau, thủy đến cung Tị ( tháng 4 ) là tuyệt xứ, mà Canh kim lại trường sinh, đến Hạ Chí mà Nhất Âm sinh vậy, ngũ hành đến chỗ xứ cực, cơ bản đều có chuyển sang hướng đóng, nắm nhân mệnh chỗ này, cũng có tượng phản họa thành phúc.

        Quyết Cổ ca nói:
        Người đến tử tuyệt là hung nhất,
        Khởi tử hồi sinh phúc lại mờ,
        Cỏi chìm thâm cơ người không thấy,
        Phúc lộc an khang thọ vẫn dài.

        Như mệnh Tăng Văn Chính: Tân Mùi, Kỷ Hợi, Bính Thìn, Kỷ Hợi, tức là cách này, phàm mệnh mộc hỏa sinh mùa Hạ, mà kim thủy đắc dụng, mệnh kim thủy sinh mùa Đông, mà mộc hỏa đắc dụng, hoặc mệnh mộc hỏa sinh mùa đông, mà được mộc hỏa sinh phù, mệnh kim thủy sinh mùa Hạ, mà được kim thủy sinh phù, phần lớn là mệnh tốt, tức ý là nói xứ cực thì chuyển sang đóng vậy.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      12. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        3kubond (09-09-14)

      13. #7
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Sau nữa là lấy đặc tính ngũ hành thập can phối với nguyệt lệnh hành quyền suy vượng hỷ kị, định lý pháp cơ bản thứ tầng mệnh cục của bát tự. Một, là định ra chỗ Nhật can bát tự tất cần phải hỷ ngũ hành. Như Giáp Ất mộc sinh ở mùa Đông, hỏa là tất cần dụng thần điều hậu, thấy Bính hỏa gọi là Hàn mộc hướng dương, hỷ Đinh hỏa gọi là Mộc Hỏa thông minh, nếu không có hỏa sưởi ấm thân thì bát tự đầy đủ lo gì cách cục tốt, tổ hợp ngũ hành rất tốt, cũng chẳng qua là bình thường hoặc thiên khô, vậy thì lúc này tượng muối ăn nếu cùng với nước muốn hòa tan thành nước muối, đêì đó khẳng định cần có nước ôn đạt đến điểm hòa ta muối ăn, nếu không, lo gì trang bị lại tốt, vật chứa rữa muối ăn lại vẫn còn không thể có thể bị chỗ nước hòa tan; Hai, lý giải tính tình ngũ hành, nắm chắc quy định cơ bản phối hợp cách cục, như trong bài văn đề xuất, Giáp mộc hỷ Canh kim Thiên Quan để thủ quý, còn Ất mộc hỷ Nhật Huyên ( Bính ), Vũ Nhuận ( Quý ) để thủ quý, chính là phân biệt Tiến khí và Thoái khí; Bính Đinh Mậu Kỷ đều là hỷ Ấn thụ tương sinh, chỉ có riêng Canh Tân kim không hỷ thấy Ấn, vì sợ chôn vùi kim; Giáp Ất mộc hỷ Bính Hỏa, gọi là Hàn Mộc hướng dương, hỷ Đinh hỏa gọi là Mộc Hỏa thông minh …, đại để là bát tự mệnh cục phù hợp như thế thì quy định tầng thứ là khá cao, đại đa số là phú quý.

        2, Nguyên lý can chi ngũ hành ở 12 cung, như Thai, Dưỡng, Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt bất quá chỉ là người xưa miêu tả 12 loại trạng thái của quá trình phát triển sự vật mà thôi, cũng không phải là ý nói ngũ hành lâm Đế vượng là "Phúc" còn lâm Tuyệt thì thành "Họa", thông thường mà nói, bát tự kiện vượng lại lâm nhật chủ đế vượng gọi là phản phúc thành họa, mệnh cục lâm "Tuyệt" mà nếu gặp hỷ dụng sinh phù được lực thì trái lại là chuyển họa thành phúc, hơn nữa phần lớn đều là ở mệnh tốt, tục nói "Đại nạn không chết tất là có phúc dày" chính là chỉ ra chỗ ý tứ này. Thực ra nguyên lý can chi ngũ hành 12 cung cũng chính là ngũ hành ( là đại danh từ khí hậu bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông ) Tiến khí hay Thoái khí, quá trình này không ngừng xoay vòng tuần hoàn. Ở đây trong quá trình vòng đi vòng lại, trải qua Hạ Chí là cực nhiệt mà sinh Nhất Âm, Đông Chí chỗ cực hàn mà sinh Nhất Dương, người xưa nắm loại hiện tượng này quy nạp khái quát thành "Vật cực tất phản" hoặc là "Họa phúc tương y", cũng là thỉnh cầu "Trung chính" mà phát sinh hàng loạt hành vi triết học Đông phương cùng phái học thuyết "Trung Dung", "không thiên vị" ra đời, quy định dụng thần bát tự thì thực ra chính là một loại hình thức ở trong đó.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      14. #8
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Hữu khí giả cấp, hữu tình giả thiết.

        Hữu khí là nói theo 12 cung, Hữu tình là nói theo sinh khắc hội hợp.
        Giáp Ất mộc, sinh đất Dần Mão Thìn, Hợi Mão Mùi là có căn, đất Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Vượng, Suy, Mộ là khí, căn thì thuộc hữu hình, khí thì thuộc vô hình, như Giáp Tý, Ất Sửu, mộc lâm vị trí Mộc dục Quan đới, tuy vô căn mà có khí, Giáp Ngọ, Ất Tị, mộc lâm đất Bệnh Tử, thì là vô khí. Kế Thiện Thiên nói: Ất mộc sinh cư ngọ vị, danh ngụy khí tán chi văn. Giáp Thân, Giáp Tuất, Ất Dậu đều là vô khí.
        Hai chữ Hữu tình, là luận hai loại Khắc hội với Hợp, lấy can cộng chi, can là Ta, chi là nó, chi cần sinh Ta, mà không thể Ta sinh, cần cái Ta khắc, không thể khắc Ta, dưới sinh trên là ấn, trên sinh dười là tiết, Ta khắc là Tài, khắc Ta là Quỷ, trong đó có phân biệt, thí dụ như Giáp Thìn, Giáp Tuất cùng là Ta khắc là Tài, nhưng Giáp Thìn là hữu tình, bởi vì thấp mộc bồi căn, ý là nói trong cái Ta khắc là có sinh Ta vậy, còn Giáp Tuất là vô tình, vì Tuất là thổ táo căn khô, cành là khô héo vậy. Giáp Tý, Giáp Ngọ, Giáp Tý tuy sinh Ta mà vô tình, ở phương Bắc hàn lạnh, sức sống không thông vậy, còn Giáp Ngọ tuy là mộc ở Tử địa, mà Giáp Kỷ tương hợp, thì tương đối là hữu tình vậy. Lại như Nhâm Thìn, Nhâm Tuất, Thìn là khố thủy, nước sâu nạp thủy, giống như hồ, như ao, còn Nhâm Tuất là thủy ở gò cao, giống như khe suối, ngày Nhâm Thìn tọa mộ địa, lại là hữu tình, Nhâm Tuất là vị trí thủy mang Lâm quan, trái lại là vô tình vậy, Nhâm Tý Nhâm Ngọ, Nhâm Tý là thủy xung bôn, vượng mà vô tình, Nhâm Ngọ là thủy nhập Nam phương, gốc không có phiếm lạm, mà trên dưới có Nhâm Đinh khí hợp, tuy ở vị trí Suy, nhưng lại hữu tình, bên trên là luận hai chữ can chi, thông thường can và can, hoặc giũa chi và chi, hỷ sinh mà thấy sinh, hỷ khắc mà thấy khắc, đều là hữu tình, trái lại đều là vô tình, toàn bộ hỷ dụng, đất Nhật nguyên tương hợp, thì hữu tình hỷ dụng, cùng với can khác tương hợp, thì tình hướng về người khác, tinh thần phân tán, tòm lại hữu tình vô tình, rất khó giải thích, cần phải xem nhiều tự có thể lĩnh hội, hai chữ cần thiết để nói Hợp nói Hung, nếu cát thần hữu khí thì phát phúc, nếu hung thần hữu khí thì phát họa, nếu đến hợp cát thần, bởi vì hữu tình mà kề cận, đến hợp kị thần, cũng là kề cần, cho nên cuối cùng bị cưỡng chế, tóm lại Khí và Tình, đều là vật vô hình, gấp và gần cũng là dấu hiệu vô hình, xem nhiều tự có thể lĩnh hội, không phải chỗ văn tự có thể giải thích hết vậy.

        Lăng Đầu Thanh bình chú:

        1, Cơ bản vận dụng 12 cung ngũ hành can chi. Thông thường mà nói, Nhật can lâm Trường sinh, Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Vượng, Suy, Mộ là hữu khí, nhật can lâm bản khí phương cục, tam hợp cục là có căn. Có căn vô căn là trạng thái Nhật chủ hành quyền cường nhược cùng đối diện trạng thái hỉ kị Thập thần trong mệnh cục, mà 12 cung ngũ hành can chi hữu khí vô khí là nhật can hành quyền đối diện với mức độ lợi hại của Thập thần trong mệnh cục cùng với mức độ tương quan và thân cận. Như càn tạo, nhật chủ là Tài vượng thân nhược, thông thường biểu hiện ở dưới đây một vài loại khả năng: Một, cưới chị vợ; Hai, sợ vợ; Ba, phong lưu hoặc nhiều thê thiếp; Bốn, có liên quan đến hoàn cảnh công tác cùng với tiền tài, như nhân viên ngân hàng, kế toán thu chi, mang tính chất công việc của người giữ tiền. Chỗ này chính là nói, người Tài vượng thân nhược ở trong cuộc đời của anh ta sẽ thường trải qua có những hoàn cảnh này nhưng thông thường đều không thể theo chỗ ý muốn phối hợp sắp xếp điều đó.

        2, Hữu tình Vô tình: Thực ra là ngũ hành can chi đối với Nhật chủ ảnh hưởng lực tương quan. Nhìn từ xa và gần, can chi càng gần kề nhật can đối với nhật chủ lực ảnh hưởng rất lớn, nếu hỷ thần gần kề là hữu tình là người có phúc lớn, hung thần kề gần là vô tình là người có họa lớn. Nhìn từ khắc và hợp, cát thần hữu khí thì phát phúc là hữu tình, hung thần hữu khí thì phát họa là vô tình; hỷ thần nhật chủ cùng can chi khác tương hội, ý là không do Ta là vô tình, kị thần nhật chủ bị can chi khác khắc hợp là hữu tình.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      15. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        3kubond (09-09-14)

      16. #9
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        3, Người sinh năm dương ( nam ), bát tự xếp đại vận thuận suy, người sinh năm âm (nam) thì nghịch suy cùng căn cứ lý luận ngũ hành can chi 12 cung. Học thuyết âm dương ngũ hành, người xưa nhận thức là tự nhiên và giải thích vũ trụ quan tự nhiên và phương pháp luận, là người xưa luận duy vật và phép biện chứng. Quan niệm âm dương và ngũ hành, hầu như phát triển đồng bộ cả hai dưới tình huống rất nhanh đã dung hòa thành một thể, hệ thống lý luận bắt đầu là lấy Hà Đồ, Lạc Thư làm tiêu chí. Đã thành học thuyết âm dương, quan hệ cơ bản giữa âm dương có thể khái quát thành âm dương ở bốn phương diện là tương hỗ đối thị (ly hợp), tương hỗ sống dựa vào nhau ( hỗ căn ), tương hỗ tiêu trường ( thăng giáng ), tương hỗ chuyển hóa ( sinh hóa ), hơn nữa giữa tương hỗ tương sinh, tương khắc, thừa vũ (là ỷ mạnh hiếp yếu), thừa trị ( tương hỗ nhờ củng ), chế hóa. Giang Vĩnh triều Thanh ở trong 《 Hà Lạc tinh uẩn 》 nói "Hà Đồ không có 8 can, mà có lý 8 can. 1 là Nhâm thủy, 6 là Quý thủy, 3 là Giáp mộc, 8 là Ất mộc, 7 là Bính hỏa, 2 là Đinh hỏa, 9 là Canh kim, 4 là Tân kim. Dương được số lẻ, âm được số chẵn, phân ra ở bốn phương. Còn 5 là Mậu thổ, 10 là Kỷ thổ, ở trung ương là không dụng lấy vậy" . Ở trong Hà Đồ Lạc Thư, Hà Đồ xoay bên trái ( phương hướng thuận theo chiều kim đồng hồ) là tương sinh, như thủy là 1,6 xoay bên trái đến Đông thì thủy sinh mộc, lại tiếp tục xoay đến Nam là mộc sinh hỏa, còn Lạc Thư xoay bên phải (phương hướng nghịch chiều kim đồng hồ ) là tương khắc, như thủy 1, 6 xoay bên phải đến Tây thì là thủy khắc hỏa, lại xoay đến Nam là hỏa khắc kim, đồng thời lặp đi lặp lại nằm ở trong vòng tuần hoàn. Trong Hà Đồ mỗi một số lẻ và số chẵn gọn gàng ngăn nắp xoay tròn thuận theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu dùng đường liên kết, thì xuất hiện kết cấu một hình cong chữ "S", trong đó ( số lẽ đại biểu cho dương can ) 1, 3, 7, 9 liên kết thành cánh tay xoay chuyển ở trên, còn ( số chẵn là đại biểu âm can) 2, 4, 6, 8 liên kết thành cánh tay xoay chuyển ở dưới, loại này chính là kết cấu hình vòng xoắn ốc ngược, Địa diễn khéo léo chỉ ra lý lẽ Thái cực là "Nhất âm nhất dương vị chi đạo" . Từ chỗ lý lẽ này có thể nhìn thấy, tuy cùng là kim mộc thủy hỏa, nhưng bởi vì tính chất âm dương khác nhau do sắp xếp tổ hợp ở trên lẫn nhau là trái ngược, biểu hiện là tổ hợp dương can ở trên hoàn toàn là thuận, còn tổ hợp âm can ở dưới hoàn toàn là nghịch (chỗ này chính là trong mệnh lý bát tự đóng ở sắp xếp đại vận âm dương năm thuận, nghịch suy cùng ngũ hành 12 can chi là dương sinh âm tử “ Như mộc trường sinh ở Hợi, Giáp mộc thấy là sinh, Ất mộc thấy là tử ” làm căn cứ lý luận ), và như thế "Khúc thành vạn vật nhi bất di" cũng chính Hà Đồ là mấu chốt nguồn gốc cua3 Tượng Lý số hiện nay.

        Số Lạc Thư bắt đầu ở số 1 và cuối cùng là số 9, 5 là số cực ở chính giữa, từ 5 trở xuống đều là số sinh, từ 5 trở lên đều là số thành. Số sinh và số thành xen kẽ lẫn nhau, thành thế bên phải (phương hướng nghịch chiều kim đồng hồ). Trần Mộng Lôi ở trong 《 Chu Dịch thiển thuật 》nói: "Số khởi ở 1, 1 cộng 5 mà sinh 6; 6 cộng 1 mà sinh 7, 7 cộng 5 bỏ 10 mà sinh 2; 2 cộng 7 mà sinh 9, 9 cộng 5 bỏ 10 mà sinh 4; 4 cộng 9 bỏ 10 mà sinh 3; 3 cộng 5 mà sinh 8; 8 cộng 3 bỏ 10 mà trở lại sinh 1" . Chính là nói, phàm số lẻ 1, 3, 7, 9 như thêm số 5 để sinh ở dưới tất là số chẵn, phàm số chẵn như 2, 4, 6, 8 thì cộng với trước vị trí số lẻ để sinh ở dưới số tất là số lẻ. Họ Trần còn lấy nó quy nạp thành "Chẵn theo lẻ, lẻ không theo chẵn vậy ( đây cũng chính là bằng chứng lý luận trong《 Trích Thiên Tủy 》nói Dương can tòng khí bất tòng thế, âm can tòng thế vô tình nghĩa ); Lẻ tất sinh chẵn, chẵn tất sinh lẻ, là âm dương hỗ căn vậy" . Cùng với Hà Đồ là một dạng, Lạc Thư cũng có nói "Sinh sinh bất tức" kết cấu hình xoáy ốc, 《 Hệ Từ 》nói "Khúc thành vạn vật nhi bất di" cùng Lão Tử nói "Vạn vật phụ âm nhi bão dương" chính là âm dương nhị khí hỗ căn ( Hỗ căn: nghĩa là sống nương tựa vào nhau), là cấu thành vũ trụ thế giới thậm chí vạn vật sinh thành, vận động, phát triển đều có quy luật, đồng thời tất cả uốn cong thành vòng tròn mà thành, không có một ngoại lệ.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      17. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        3kubond (09-09-14)

      18. #10
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        Niên can thống nhiếp, thứ khán nguyệt thời, thời vi quyền hành, phân hào gia giảm.

        Tổng kết đoạn văn trên, Lý Hư Trung luận mệnh, lấy Năm làm chủ, đến thời Từ Tử Bình mới thay đổi lấy Ngày làm chủ, là một lý vậy, luận năm mệnh, luận đoán cát hung, tập hợp ở ngày giờ, luận định ngày, cơ sở căn bản là lấy năm mệnh quản lý chung, ở bản này thì thủ lấy nói ngày làm chủ, và nói năm là quản lý chung toàn bộ, năm là cơ bản, chỗ phúc mệnh cả đời là từ chỗ này ra vậy, thứ xem tháng và giờ, lấy Nhật nguyên phối với nguyệt lệnh, mà khảo sát kỳ vượng suy, cùng được thời hỷ dụng, không được thời lại lấy giờ tăng giảm kỳ khinh trọng, bởi vì tháng là trình tự khí hậu của cả năm, còn giờ là trình tự khí hậu của một ngày vậy, người xưa nói: Năm giống như cái móc cân dùng để buộc vật vào, tháng giống như cái đòn cân buộc cái núm nâng lên, ngày giống như thân cái cân phân lượng rõ ràng, giờ giống như quả cân tăng giảm nặng nhẹ, có thể thí dụ dễ dàng.
        Kế Thiện Thiên nói: Thủ dụng dựa vào ở tháng sinh, cần suy cứu kỳ nông sâu, phát hiện ở ngày giờ, phải am hiểu ở cường nhược, tức là ý này vậy, tóm lại, luận mệnh tứ trụ không thể thiên vị, cần phải lấy 8 chữ hòa thành một khối, cần chọn lựa bộ phận chủ yếu, mà mấu chốt thì ở tháng và giờ, ngũ hành vốn là đại danh từ của khí hậu, chỗ xuất ra khí hậu chính là tháng và giờ vậy, nguyệt lệnh là chủ đề cương, thời thần ( giờ) là chỗ phân lượng để tăng hay giảm, không phải vậy sao?

        Lăng Đầu Thanh bình chú: Tiết này là nắm chung toàn cục, thủ dụng phương thức cơ bản để luận thuật tứ trụ bát tự.

        1, Luận mệnh lấy năm làm căn cơ ( Chú thích: chỗ này là phép xưa, đa số ngày nay không dùng. Phần lớn người xưa coi trọng gia tộc truyền lại, và thường lấy tổ thượng để thay mặt làm nơi xuất thân, là quang vinh truyền kỳ. Phép luận ngày nay ngoại trừ lấy năm là đại biểu thế hệ ông bà cũng lấy làm trụ phụ mẫu để xem tham khảo, trụ năm là chủ đầu vận hạn từ 1-15 tuổi ), nếu là hỷ dụng, phần đa chủ sự nghiệp của cha mẹ là khá thành công, mệnh chủ trước 15 tuổi cuộc sống sinh hoạt khá là tươi sáng; sau tiếp là lấy tháng làm đề cương ( hạn từ 16-30 tuổi ), là chỗ tập hợp khí huyết toàn thân của nhật chủ, là điểm chủ yếu dùng để tham chiếu suy đoán phú quý yểu bần cả đời người. Chỗ này nếu là hạn hỷ dụng, đa số bản thân mệnh chủ là trước 30 tuổi sự nghiệp sơ lược có thành công nhỏ hoặc hôn nhân là viên mãn. Tháng cũng là cung Huynh Đệ và cung hôn nhân ( hiện nay có lúc lấy trụ tháng làm cung bằng hữu để xem), anh em cát hung và dự trắc năm hạn kết hôn phần đa là lấy xung hợp cung này làm điểm tham chiếu chủ yếu; hạn trụ ngày là từ 31-45 tuổi, can ngày là đại biểu bản thân, chi ngày là đại biểu cung phối ngẫu, tình huống cơ bản phối ngẫu và tình huống hôn nhân là lấy chủ yếu cung này làm điểm tham chiếu, chi ngày nếu là hỷ dụng thần, nam đa số là được vợ đẹp và có tài năng, nữ đa số là được chồng như ý muốn. Dựa vào phép Tử Bình, bát tự tứ trụ là lấy can ngày làm điểm then chốt, quan sát so sánh tình huống ngũ hành cơ bản với trụ năm, tháng, giờ, dựa vào chỗ này để suy đoán đồ thị cơ bản cả đời mệnh chủ; trụ giờ là cung con cái ( hạn từ 46-60 tuổi ), cũng là cung nô bộc, nếu là hỷ dụng thì con cái xuất sắc, có thuộc hạ đắc lực.

        2, Khái niệm cơ bản "Dụng thần" của mệnh cục. Đơn giản là nói, "Dụng thần" là chỉ can chi có lợi đối với mệnh cục của bát tự, nó thông qua Chế, Tiết, Bổ, Ích là cơ chế để nhật chủ đạt đến trạng thái ổn định tốt nhất."Dụng thần" bản thân vốn có đủ tính hai mặt âm dương, Dương là một mặt là một Động thái, thông thường là lặp lại theo đại vận, lưu niên và tổ hợp của nguyên mệnh cục biến hóa mà biến hóa theo. Như vậy so sánh cả cuộc đời của con người giống như nguyên mệnh cục, sinh bệnh ( đại vận, lưu niên là chỗ dẫn tới hình xung phá hại ) là không thể tránh khỏi, mà "Dụng thần" chính là Dược, nhưng không thể chỉ có thể sử dụng một loại "Dược" thì có thể lấy bất biến mà ứng vạn biến để điều trị tất cả các loại bệnh trong cả cuộc đời; còn Âm là một mặt chỉ ra tương đối là Tĩnh, nó không vì đại vận, lưu niên biến hóa mà biến hóa theo. Giống như vấn đề có người khi sinh ra đời thì có bẩm tính Tiên Thiên là mắt cận thị ( như cùng một dạng mệnh cục Hàn Mộc hỷ Hỏa), mà bẩm tính Tiên thiên mặt bị cận thị sẽ không vì cả đời trải qua phú quý yểu bần mà có thay đổi, muốn thay đổi vấn đề thị lực thì chỉ có thể đeo theo mắt kính, mà mắt kính chính là chỗ gọi là dụng thần ở trạng thái Tĩnh.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      19. Có 3 Hội viên đã cảm ơn đến "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        3kubond (09-09-14),ChucSonTu (16-10-14),thucnguyen (22-08-17)

      Trang 1/2 12 cuốicuối

      Đề tài tương tự

      1. Môn Lầu Ngọc Liễn Chân Quyết!!!
        By VinhL in forum Phong thủy II
        Trả lời: 44
        Bài mới: 03-04-16, 10:00
      2. Bí quyết thành môn
        By tdc in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 54
        Bài mới: 10-06-14, 07:43
      3. Bát sơn quyết pháp
        By nguyen kim yen in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 17
        Bài mới: 28-08-13, 07:07
      4. Hà tri quyết
        By thoitu in forum Nhân tướng học
        Trả lời: 0
        Bài mới: 03-05-12, 11:41
      5. Trả lời: 0
        Bài mới: 15-02-11, 15:46

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •