Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 8 trên 8
      1. #1
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default Túy Tỉnh Tử Tập Bình Chú

        Túy Tỉnh Tử Tập bình chú
        Tác giả: Thám Sa Nhân

        http://blog. sina. com. cn/s/blog_52218cf20101g13g. html

        Ngũ hành diệu dụng, khó thoát khỏi một lý.
        Tiến thoái tồn vong, phải biết đạo biến thông.
        Những lời này nói ra nguyên lý tổng quát của mệnh lý Tử Bình --- Thiện thần hỷ thuận, Hung thần hỷ nghịch. Phương pháp đoán mệnh Bát tự, hai chữ biến thông đã giải thích hết toàn bộ.

        01. Chính Quan mang Ấn, không bằng cưỡi Mã.
        Chính Quan, Chính Ấn vốn không quyền,
        Mang Ấn thế nào lại không phải.
        Chỉ vì Ấn nhiều tiết khí Quan,
        Không bằng cưỡi Mã được tiến thăng.
        Chú thích: Khẩu quyết này nói là đúng Chính Quan cách, là Thiện thần, hỷ Tài ( Mã ) để sinh, gặp Ấn để bảo vệ. Lý lẽ này có một nguyên tắc, Chính Quan nếu như cường vượng, thì hỷ mang theo Ấn để hộ Quan, Chính Quan nhược, thì hỷ Tài để sinh Quan. Lý thuyết này dụng Ấn không bằng dụng Tài, là đặc biệt chỉ có Chính Quan cường vượng, cho nên hỷ Ấn. Nhưng mà dụng Ấn tất phải hóa tiết Quan tinh, không bằng Quan gặp Tài đến sinh tốt hơn.

        02. Thất Sát dụng Tài, sao cần gặp Lộc.
        Tài sinh Sát vượng Sát thương thân,
        Tứ trụ hoàn toàn không chỗ dựa.
        Khí mệnh thế tòng thành quý tượng,
        Vận hành gặp Lộc lại cô bần.
        Chú thích: Lý lẽ này là nói Tòng Thất Sát cách. Thất Sát thái vượng, lại gặp Tài sinh, nhật chủ không hề có gốc để nương tựa. Thì chỉ có thể Khí mệnh Tòng Sát, lại thành quý khí. Nhưng đại vận, lưu niên một lúc gặp đất huynh đệ Tỉ kiên (ý là nói Lộc ), kích nộ Sát tinh, lấy ít địch nhiều, hung họa liên miên.

        03. Ấn gặp Tài mà bại chức
        Ấn thụ tham Tài tổn thương đức,
        Khó theo trời đất lập Cương thường (*).
        Nếu không Tỉ Kiếp đến cứu trợ,
        Bãi chức tìm nhàn về cố hương.
        Chú thích: Lý thuyết này là nói Ấn cách bị bại. Ấn đại biểu thanh cao, danh dự, lương tâm. Tài đại biểu dục vọng, tham dục. Ấn gặp Tài thì danh dự khó giữ được, phẩm đức bại hoại. Như bát tự có Ấn cách, không có Quan Sát sinh Ấn tinh, nhập vận Tài địa khắc Ấn thụ, trụ không có Tỉ Kiếp cứu giúp, bãi quan miễn chức là chỗ khó tránh khỏi. Nghiêm trọng, khách chết ở đất khách.
        (*) Cương Thường: là đạo thường của người gồm: Tam Cương là quân thần, phụ tử, vợ chồng; Ngũ thường: là nhân, lễ, nghĩa, trí, tín.

        04. Tài gặp Ấn theo Thiên Quan
        Thân vượng đúng có nắm đại tài,
        Tài đa thân nhược liền thành học.
        Thỉnh cầu Thiên Quan gốc xứ nào,
        Tuế vận vẫn cần phải có Ấn.
        Chú thích: Đây là nhằm vào Tài cách mà nói Tài vượng, nhất thiết phải là thân cường, mới có thể chịu tải Tài này. Tài đa thân nhược, gánh nhận không nỗi thì gặp hung tai. Tài là gốc của Quan, Tài có thể sinh Quan, lưu niên gặp đến đất Ấn vượng, trợ giúp cho gốc nhật chủ, thì có thể đảm nhận Tài, cũng chủ có tiến thăng. Chỗ này ca quyết đều là lấy cách cục mà nói, trước yêu cầu Tài hoại (phá) Ấn, phân biệt khác nhau, không thể nói lẫn lộn.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      2. #2
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        05. Mệnh chết yểu, là do đơn độc Thực thần gặp Kiêu.
        Thất Sát trọng mệnh chủ quá nhu,
        Thực thần một vị lại đương đầu.
        Gặp Kiêu đoạt khử không Tài cứu,
        Hương hồn chết yểu theo dòng nước.
        Chú thích: Cách cục này giải thích tổ hợp thành bại là Thất Sát cách cùng Thực thần. Nếu Thất Sát cách gặp không có Chính Ấn để hóa Thất Sát mà chỉ có Thực thần để chế Thất Sát, đại vận một khi vào đất Thiên Ấn (Kiêu thần), thì Kiêu đoạt Thực mà Sát sẽ tấn công thân. Tai họa sinh tử lập tức đến. Mệnh cục nếu có Thiên Tài thì có thể giải cứu.

        06. Tới vận hung nguy, Dương Nhận gặp lại là phá cục.
        Dụng Tài không có nhiều Sát đến,
        Dương Nhận lại gặp tất đoạt Tài.
        Lại đến đất Nhận ứng phá cục,
        Hại vợ bại nghiệp thấy hung tai.
        Chú thích: Khẩu quyết này là nói Tài cách không có Sát thành bại. Tài cách đại kị Kiếp tài, Kiếp tài là cướp đoạt vô lý, lại không có Sát chế Nhận. Lưu niên, đại vận lại gặp Kiếp tài, Tỉ kiên, đại phá cách cục, phá nhà người mất, lao ngục hung tai, khắc vợ chết con là khó tránh khỏi.

        07. Tranh Chính Quan, không thể không tổn thương.
        Quan tinh một vị Tỉ kiên nhiều,
        Tranh đoạt với nhau đứng đầu hung.
        Thương tận cần phải không dụng Quan,
        Tự không như nước gặp phải lửa.
        Chú thích: Cách nói này là Kiến Lộc cách gặp một vị Quan tinh. Quan, là vật mà mọi người đều mong muốn. Trụ gặp nhiều Tỉ Kiếp huynh đệ, là chủ hại vợ phá tài, lại gặp một vị Quan tinh, thì có họa tranh đoạt. Vận hành đất Thương quan, nếu Thương tận Quan tinh, thì thiên hạ thái bình, huynh đệ đồng lòng đoán lợi vàng. Lý lẽ này có yếu điểm, chỗ này Quan tinh chỉ là hư phù, không thể có gốc mạnh ( cường căn), nếu không Thương bất tận, họa việc càng hung.

        08. Quay về Thất Sát, sợ nhất là có chế.
        Tỉ kiên vốn là vật vô tri,
        Lúc thấy Thiên Quan thế trở lại.
        Chỉ sợ Thực thần có chế khử,
        Nỗi lòng tang gia thành tro bụi.
        Chú thích: Lý lẽ này cũng là nói Kiến Lộc cách, trong trụ thấy nhiều Tỉ kiên, thì hóa thành Nhận. Tất nhiên tranh tài đoạt lộc. Nếu ở trụ năm tháng thấu ra Thất Sát chế Nhận, Tỉ kiên huynh đệ bị quản giáo, không dám làm loạn. Nếu đại vận, lưu niên gặp đến Thực thần chế trụ Thất Sát, tứ trụ linh hồn chủ đạo bị tổn hại, thì huynh đệ lại tác oai tác quái, hại vợ đoạt tài, mệnh chủ gặp họa đột tử.

        09. Quan ở đất Sát, khó giữ quan.
        Chính Quan thuần nhã Sát gian ngoan,
        Cùng ở bụi gai khó lập thành.
        Tính tình sao không quân tử hận?
        Băng cứng nắm quyền Hổ giữ cửa.
        Chú thích: Lý lẽ này là nói Quan Sát hỗn tạp. Chính Quan là quân tử, Thất Sát là tiểu nhân. Quân tử thường cùng một lúc ở chung với tiểu nhân, chỗ thủy triều cùng lên xuống, tai nghe mắt nhiễm, khó tránh dòng chảy bị ô hợp, Quan hóa thành Sát. Người có bát tự dạng này, e rằng dù có tâm tốt, cũng thường làm việc ác. Hoàn cảnh sẽ thay đổi con người vậy.

        10. Sát ở đất Quan, sao có thể thành Sát.
        Sát nhiều gian trá tính cương cứng,
        Nhập hỗn Quan tinh nước lễ nghi.
        Đá ngu sao thể thành thay đổi,
        Tâm sự như xưa cẩu sài lang.
        Chú thích: Lý thuyết này cũng là nói Quan Sát hỗn tạp. Sát là vật hung bạo, hỗn tạp ở nước Quan tinh lễ nghi, cũng có thể thay đổi bản tính. Cho nên Quan có thể hóa Sát, mà Sát lại tuyệt đối không có thể biến thành Quan, bản tính khiến cho.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      3. #3
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        11. Tham Tài hoại Ấn khởi khoa cao, Ấn phân ra khinh trọng.
        Ấn vượng Thiên Quan nhược bất kham,
        Dụng Tài sinh Sát sao là tham.
        Chỉ sợ Ấn nhược gặp Quan vượng,
        Không hứa cung trăng trèo giữ Quế.
        Chú thích: Lý lẽ này là nói Sát gặp Ấn hóa cách, mà Ấn trọng Sát khinh. Thì cần phải dụng Tài đến sinh Sát, khắc chế Ấn thái quá. Đạt đến mục đích Sát Ấn tương đình, đối với học nghiệp, danh dự đều là cực tốt.
        Chỗ lý lẽ này Sát gặp Ấn hóa có một yếu điểm, nhất định phải cần Ấn cực trọng mà Sát cực khinh mới có thể dụng Tài, nếu là Sát trọng Ấn khinh lại gặp Tài, thì Tài hoại Ấn mà sinh Sát, Sát lại công thân. Dạng này chính là ăn hố lộ mà làm trái pháp luật sẽ bị phán hình.

        12. Gặp Tỉ dụng Tài vướng bạc triệu, Tỉ được sinh phù.
        Dụng pháp chưa từng không dụng Tài,
        Thiên Quan thấy nhiều nhật can suy.
        Gặp được Tỉ Kiếp xứ sinh phù,
        Tay trắng tài năng tụ đại tài.
        Chú thích: Đối với khẩu quyết này là nói, Thất Sát thái vượng chuyên quyền đối với nhật chủ. Thì phải dụng Tỉ Kiếp khử Sát hoặc hợp Sát, cùng đến cướp gốc Tài tinh sinh Sát, lại còn có thể sinh phù nhật chủ. Nhật chủ có thể hòa hợp với bạn bè để làm ăn mua bán mà phát sinh đại lợi, dựa vào bằng hữu huynh đệ mà khởi phát tài.

        13. Đến vận đất vượng thân phản nhược
        Thân nhược kéo rễ thành có trợ,
        Tòng theo Thất Sát không Tòng Tài.
        Giả kiểu tuế vận phù thân khởi,
        Đánh địch không uy lực lại suy.
        Chú thích: Chỗ này là nói Tòng Tài Sát cách, nhưng nhật chủ lại có căn khí suy nhược, không thể toàn tâm toàn ý chỗ thuận Tòng Tài Sát. Bề ngoài thì thuận theo, trong lòng thì không phục.
        Đại vận nếu đến đất sinh phù nhật chủ, tất có họa nặng. Tòng lại không có cách tòng, địch lại không qua nỗi địch. Tất người phải khởi họa, tai bệnh liên lụy.

        14. Tài gặp đất Kiếp họa vẫn nhẹ
        Thiên Chính Tài nhiều họa tất nhiều,
        Nhật can cô lập làm thế nào?
        Nhờ gặp Tỉ Kiếp chia loại bỏ,
        Tránh khỏi nghèo nàn cùng bệnh tật.
        Chú thích: Tài vượng lại còn hỗn tạp, nhật chủ vô lực chịu đựng, thì cần phải dựa vào huynh đệ Tỉ Kiếp đem Tài phân tán, cởi đi gánh nặng và áp lực cho nhật chủ, khử đi cái nghèo nàn và tật bệnh.

        15. Tài không có tổn thương, vẫn kị âm mưu đọa tặc.
        Tài không cướp đoạt Tài không tổn,
        Ở giữa chi khố có ám tàng.
        Chớ theo tiểu nhân lộ giấu diếm,
        Sao biết quân tử ở cầu cao.
        Chú thích: Tài cách gặp Tỉ Kiếp đoạt Tài gọi là đoạt lộ rõ. Nhưng mà ở trong khố Tài cũng có ám đạo tặc cướp đoạt.
        Trong mộ khố có Tài lại có Tỉ Kiếp ám tàng, hoặc gặp hình xung, thì là có tiểu nhân ám ăn trộm Tài của nhật chủ.

        16. Sát không có lộ ra chế, chịu tìm đến chỗ phục binh địch
        Hợp nhiều Thất Sát đúng tương hình,
        Không người lộ chế đầy lo sợ.
        Xung ra ám tàng binh hữu dụng,
        Lăng Mã ám tàng hỏa hừng sáng.
        Chú thích: Thất Sát hỷ có Thực chế, lý này là Hung thần phải nghịch dụng. Nhưng thiên can tứ trụ không có Thực thần lộ ra chế Thất Sát, liền đến đi tìm địa chi chỗ vật ám tàng mà chế Sát. Thực thần ám phục, hoặc ám xung ra Thực thần, hoặc tam hợp, cũng là vật có thể dụng, cho nên mới gọi Kiến bất kiến chi hình là vậy. Đại vận lại gặp đất có chế phục, tất chủ danh thanh hiển hách, thăng quan tiến chức.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      4. #4
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        17. Quý nhân trên đầu mang Tài Quan, cửa đầy xe tứ mã.
        Quý nhân hỗ hoán được tương thành,
        Trên mang Tài Quan càng minh hiển.
        Tiến khí có căn còn có hợp,
        Định tòng thiên lý nắm binh quyền.
        Chú thích: Không giải ý này.

        18. Trở thành cưỡi Mã để vong thân, bởi vì đắc lộc mà thoái vị.
        Quan tinh mất Mã không thành quan,
        Được Mã lên ngôi lý tự nhiên.
        Chỉ sợ thân này hành gặp Lộc,
        Cởi bỏ dây kim xuống suối vàng.
        Chú thích: Trong tứ trụ nhiều Tỉ Kiếp, không có Tài. Vận tuế nhập vào đất Tài, thì huynh đệ cạnh tranh, là phá nhà người mất, mất quan miễn chức.
        Hoặc Chính Quan dụng Tài, vận nhập vào đất Lộc, huynh đệ lại đến tranh tài, lại mất bổng lộc, bỏ quan về nhà.

        19. Ấn có thể giải cứu họa cho hai người hiền
        Hai Sát đến nhiều uy chế trọng,
        Thực thần đành chịu gặp Kiêu thần.
        Trong trụ có Ấn có thành hóa,
        Người quý sao có hại thân này.
        Chú thích: Trong trụ gặp đến hai vị Thất Sát, có Thực thần đến chế, có thể lại gặp Kiêu đoạt Thực, trở thành nguy vậy, nào ngờ Ấn có thể hóa Sát, hóa hiểm thành yên. Lý này là gặp tổ hợp cách cục Sát bỏ Thực mà dụng Ấn, Ấn tất cần phải có gốc mạnh mới có thể hóa khử Sát khắc khử Thực.

        20. Tài dẫn đến tranh giành Lục Quốc
        Tỉ Nhận tham Quan cầu lợi khách,
        Không Tài Tỉ này tự yên tĩnh.
        Bảo vật vừa thấy trở thành họa,
        Dẫn đến Yên Triệu Hàn Ngụy tranh.
        Chú thích: Trong trụ có Tỉ Kiếp ám phục, không thấy Tài tinh, không thấy Quan tinh, vẫn có thể bình an vô sự, nếu tuế vận thấy Tài, thì lại hình khắc vợ, phá nhà hư tổn sự nghiệp vậy.

        21. Quần Sát hỗn hành, một lòng nhân từ có thể hóa.
        Thiên Quan trùng điệp làm sao cứu,
        Chế Sát khó thành nên hóa Sát.
        Bước đi không nhọc được thấy Thực,
        Họa nặng lấy tật mang theo người.
        Chú thích: Lý lẽ này có yếu điểm, Sát nhất định phải vượng, không vượng không có thể hóa. Sát vượng thấy trùng điệp không nên chế phục, chỉ nên dụng Ấn để hóa.
        Sát thái vượng không thể chế, chế không chắc chắn, trái lại mà làm kích nộ Sát tinh, rước lấy họa đến thân. Chỉ nên dụng Ấn tinh đi cảm hóa Sát tinh, trái lại là trở thành chỗ ta sử dụng.
        Nếu tuế vận lại hành đất Thực, sẽ kích nộ Thất Sát, trái lại mà không tốt, tật bệnh họa triền miên.

        22. Một Sát xướng loạn, độc lập có thể cầm giữ.
        Một Sát là quỷ ứng có hạn,
        Không gặp Tài Ấn không là quá.
        Chỉ cần một Thực thuộc về ta,
        Huống chi can chi nhiều chế phục.
        Chú thích: Chỉ có một Sát lại kiêu ngạo cũng chỉ có hạn, chỉ cần nhật chủ có Thực thần có thể đi khắc chế Thất Sát chính là hảo cách, nhưng kị cục diện có Tài thông quan, tạo thành Thực sinh Tài, Tài sinh Sát, Sát thương thân. Lại kị Kiêu Ấn, Kiêu đoạt Thực hộ Sát, thì Thất Sát coi trời bằng vung, mệnh chủ cũng gặp nạn.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      5. #5
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        23. Ấn ở đất Sát, lấy đức hóa.
        Giáp mộc gặp Thân dụng đúng Sát,
        Cứ đúng không hỏa không thương thân.
        Trong tàng Nhâm thủy có quy thuận,
        Chỉ kị can chi thấy thổ thần.
        Chú thích: Ngày Giáp tháng Thân lấy Canh kim là Sát, can gặp Nhâm thủy thì có thể hóa Sát, Nhâm thủy trường sinh ở Thân kim. Hóa Sát có lực mà có tình. Nếu lại gặp thổ khắc khử Nhâm thủy, hoặc Nhâm thủy bị Đinh hỏa hợp khử, Thất Sát lại có thể theo thời mà công thân.

        24. Sát ở đất Ấn, lấy hình phạt mà để cân bằng.
        Thiên Ấn, Thiên Quan tọa một cung,
        Không thể là phúc lại là hung.
        Trong Cục phải giải họa xâm lăng,
        Chế phục cần phải dụng một xung.
        Chú thích: Như Ất mộc sinh ở tháng Tý, trong Tý có Quý thủy là Ấn, can gặp Tân kim là Sát, Tân trường sinh ở Tý, thì Sát Ấn đồng cung, tương sinh hữu tình. Quý thủy dù là Ấn của nhật chủ, nhưng mà là Sát sinh, nếu can không có Thực thần chế Sát, thì chỉ có thể dụng Ngọ hỏa đến xung Tý thủy, xung khử đi gốc Sát đến cứu nhật chủ.

        25. Huynh đệ phá Tài, Tài được sử dụng.
        Phép này theo Hư Yêu Lộc Mã,
        Thiên can không xung động địa chi.
        Nhưng lo hợp trói cùng điền thực,
        Dụng lực khó khăn chưa có công.
        Chú thích: Kiến Lộc cách, không thấy Tài Quan, không có thần sử dụng. Nhưng Tỉ kiên thành bè đảng xung phá cung Tài vượng, thì Tài có thể lấy thành chỗ ta dụng. Rất sợ điền thực, gặp Tỉ kiên hợp.
        Như ngày Tân Dậu địa chi có nhiều Dậu, có thể xung ra một Mão (Tài) là vật không thấy. Bản cục bát tự không thể thấy xung, bản cục thấy xung thì gọi là Tử cục.

        26. Sát Quan khi chủ, chủ phải tòng
        Độc Sát vượng sao có thể khởi,
        Đích thực vô căn phải tương tòng.
        Nó hành nó vận sẽ thành nghiệp,
        Ta gặp thân cường nghiệp lại không.
        Chú thích: Tứ trụ cục đầy Thất Sát, nhật chủ không có chút căn khí, chỉ có thể Tòng Sát, gặp đất Sát vượng mà có thể vinh hoa, gặp vận Tỉ Kiếp, Thực thần, tai họa đến không ngừng.

        27. Nhất Mã ở chuồng, người không dám đuổi.
        Một Tài được chỗ không ngăn cản,
        Trời đất rõ ràng xem nhiều chỗ.
        Tính lấy một chút lại không cho,
        Trừ phi trộm tìm cái hòm nhỏ.
        Chú thích: Mã là Tài vậy, Chuồng là mộ khố vậy.
        Tài tinh cao thấu, thì dẫn đến Tỉ kiếp huynh đệ tranh đoạt, nếu Tài tinh ở trong mộ khố được Mã tốt ở trong Chuồng (Mộ khố) Mã (Tài). Đại kị vận Tỉ Kiếp, vận gặp tam hợp, lục hợp mộ khố. Trong có ám Tỉ Kiếp cướp đoạt Tài.

        28. Một Mã không nắm quyền, người cùng theo đuổi.
        Khố mộ tàng Tài, Tài không lộ,
        Có gì nghi kị, có gì ngại.
        Ai ngở Tỉ Kiếp có thành họa,
        Âm mưu ám trộm không thể chống.
        Chú thích: Bát tự dụng Tài, Tài thâm tàng trong khố, không thấu thiên can. Người khác không biết, nhưng mà Tỉ Kiếp huynh đệ lại âm thầm ghi nhớ. Tài Quan bị xung, thì giống như Mã không nắm quyền, dẫn mọi người truy đuổi.

        29. Tài lâm sinh khố phá sinh cung, kiêm cả dâng hiến hai họ hàng.
        Cục gặp Tài lấy Ấn là nhà,
        Tài phải căn thâm, Ấn phải thịnh.
        Nếu khiến phá căn Tài không lập,
        Làm con thừa tự (*) định không sai.
        (*) Thừa tự: con nuôi.
        Chú thích: Tài lâm khố Ấn, Tài lấy Ấn là nhà. Ấn là mẹ, Tài là cha, mẹ lấy cha làm chủ.
        Luận người trong gia đình, lấy Tài là cha làm chủ.
        Như Bính lấy Tuất là Tài khố, Hợi là trường sinh của Ấn mộc, gặp Tị hỏa là Tài trường sinh đến xung Hợi mà không phạm Tuất. Định chủ theo mẹ lấy chồng.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      6. #6
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        30. Thân tọa Tỉ kiên thành cục, nên thành vài lần làm chú rễ
        Ta thành cục Ta tất hại vợ,
        Tỉ không nên chiếm tụ Thê cung.
        Sợ không chung sống đến bạc đầu,
        Như hết ấm lạnh người chung phòng.
        Chú thích: Chi ngày là Thê (vợ) cung, lại bị Tỉ kiên chiếm giữ. Trong trụ năm tháng giờ, lại có Tỉ kiên tam hợp thành cục, trong trụ nếu có Tài tinh, tất bị tranh đoạt. Trong trụ không có Tài, nếu trong tuế vận thấy Tài, thì khắc thê đoạt tài vậy.

        31. Phụ mẫu một xa một hợp, cần biết Ấn thụ lâm Tài.
        Chính Ấn, Thiên Tài chỗ đồng nhất,
        Sao có thể vui buồn hợp tan.
        Ấn Tài sinh lộc là đồng hương,
        Xác định có xây dựng sản nghiệp.
        Chú thích: Cha là Tài, mẹ là Ấn. Cha mẹ không thể đồng cung, nếu đồng cung thì cha (Tài) phá mẹ (Ấn), tất chủ cha mẹ phân ly.
        Như Giáp sinh tháng Thìn, trong Thìn có Quý thủy là Ấn, Mậu thổ là Tài, Mậu Quý hợp mà lại tương khắc, chỗ này gọi là Ấn thụ lâm Tài, nói là phụ mẫu một xa một hợp. Nếu cùng cung Ấn Tài nối liền, đồng hương sinh lộc, thì Tài Ấn có tình, người trong một nhà hòa thuận vui vẻ.

        32. Thê thiếp thích thì lấy thích thì làm hại, cho nên Tỉ kiên là dựa Mã
        Tỉ kiên vốn dựa dưới thê tài,
        Sợ Sát tàng thân đoạt không thành.
        Tuế thấy Thực thần có chế Sát,
        Cổ bồn (*) khó tránh oán sinh khỏe.
        Chú thích: Tài là thê thiếp, tuế vận ở vượng tướng tiến khí, là lấy vợ nạp thiếp. Nhưng mà Tài ở dưới có ám phục Tỉ Kiếp huynh đệ, chờ thời mà động. May mắn bị Thất Sát chế phục, nhưng, vận tuế lại gặp đất Tài hương, lại thấy Thực thần. Thất Sát bị chế phục, thì Tỉ Kiếp lại đến đoạt tài cướp vợ.
        (*) Cổ bồn: là nói ví von Trang Tử để tang vợ.

        33. Vị trí con có điền thực, mà than thở đường cô đơn.
        Muốn cầu Tử vị ở giờ sinh,
        Điền thực, hưu tù sợ không con.
        Mệnh vốn có không giải cô bần,
        Oán hận đạo trời quá vô tri.
        Chú thích: Tử tinh là Quan Sát, ngôi Tử tức là trụ giờ.
        Trụ giờ có Quan Sát phải được Tài tinh sinh trợ, cùng khí nguyệt lệnh vượng tướng, không bị hình xung.
        Nếu thất lệnh, hoặc đại vận, lưu niên cùng với Thực Thương, thì e rằng Tử tinh gặp tổn thất.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      7. #7
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        34. Thê cung là vợ, đủ tài sáng tỏ.
        Thê cung là vợ không tương khắc,
        Ngũ Sát Đào hoa không có duyên.
        Tuy biết ơn nữ mới kham nỗi,
        Giúp chồng ứng được tỏ tài năng.
        Chú thích: Thê là Tài, Thê cung là chi ngày. Chi ngày là Tài, là Thê tinh đắc vị, không thấy Tỉ Kiếp, không gặp hình xung, không thấy Đào hoa, Ác sát. Có thể được vợ hiền tài.

        35. Nhập khố Thương quan, âm sinh dương sát.
        Ngũ dương quy khố không sinh khí,
        Nên có tên Thương quan nhập mộ.
        Trời đất chưa hề ngừng sinh ý,
        Phản hồn do thấy ngũ âm sinh.
        Chú thích: Thương quan phân ra âm dương, dương Thương quan nhập mộ quy khố, giống như Thực thần gặp Kiêu. Tuế vận gặp, thì tai vạ bất ngờ. Âm Thương quan không sợ nhập mộ, tên gọi là Phản hồn.

        36. Dương Nhận trợ thân, hỷ hợp mà sợ xung.
        Trụ gặp Dương Nhận vốn là hung,
        Hợp Sát thành quyền có công nhất.
        Phá cục thương thân vì quá đậm,
        Thiên Quan vong hợp trong Chính Quan.
        Chú thích: Dương Nhận chính là vật trợ thân, kị thân vượng lại gặp Nhận. Nếu cách cục thành Dương Nhận giá Sát, hoặc Dương Nhận hợp Sát, đứng đầu là cách thượng đẳng. Nếu gặp Quan tinh cùng với Nhận phạm xung, thì Nhận hóa thành Ác Sát, bản thân quên nhiệm vụ xử lý Thất Sát. Thất Sát tấn công thân, cục phá mất mệnh.

        37. Quyền Nhận phục hành Quyền Nhận, Nhận đánh mất mạng.
        Thiên Quan Dương Nhận phải cân bằng,
        Hiển hách bay cao danh nghìn dặm.
        Dụng lâu lại hành đất quyền Sát,
        Anh hùng khó tránh chết binh đao.
        Chú thích: Quyền là Thất Sát, lý lẽ này là nói tổ hợp Thất Sát cùng Dương Nhận. Lấy Sát chế Nhận, lấy Nhận chống Sát, đều là cách cục thượng đẳng. Vẫn cần quyền hành Sát, so với lực lượng Nhận. Sát vượng hỷ hành đất chế phục, Nhận vượng hỷ hành đất Sát vượng. Nếu Sát vượng giao cho đến đất Sát vượng, tất chủ gặp tai vạ bất ngờ, chết ở dưới kiếm đao. Nếu Nhận nhiều Nhận vượng, lại nhập vào đất Nhận, tất gặp ngộ độc thức ăn mà chết.
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      8. #8
        Tham gia ngày
        Mar 2014
        Bài gửi
        429
        Cảm ơn
        13
        Được cảm ơn: 110 lần
        trong 94 bài viết

        Default

        38. Tài Quan lại gặp Tài Quan, vì tham ô mà bãi chức.
        Lộc không cầu tiến bổng lộc dư,
        Khí tiết thanh cao không bằng mấy.
        Hành đến Tài Quan thấy bổng lộc,
        Tham ô lại mất sóng than thở.
        Chú thích: Chỗ này là nói một loại tổ hợp Tài cùng Quan. Tài là bổng, Quan là lộc. Hỷ thân vượng có thể đảm nhận Tài Quan. Nếu Tài vượng hỷ hành Ấn địa, Tài Quan nhược hỷ hành đất vượng. Nếu Quan vượng lại gặp Quan, Tài vượng lại gặp Tài. Tất cả hai bị trở lại miễn chức, bởi vì do tham ô mà phạm tội. Có Quan không Tài là quan nghèo, có Tài có Quan là có quan giàu, lại gặp Tài vượng, thì tham tài mà hỏng việc.

        39. Lộc đến trường sinh vốn có Ấn, thấy rõ thăng quan.
        Quan cường Ấn vượng đều là quý,
        Ấn vượng Quan khinh dụng không đều.
        Lộc đến trường sinh Quan đắc địa,
        Chín dặm mưa mốc gội áo quan.
        Chú thích: Lý lẽ này là nói quan hệ giữa Quan Ấn. Chính Quan phối Ấn, Quan nhất định phải có căn, không thể lấy hư phù, Quan nhược lại gặp Ấn được cường căn, thì tiết hao hết lực lượng Quan tinh. Nếu Quan được một lúc trường sinh, phối hợp cấu thành Quan cường Ấn vượng, thì quý không thể nói hết.

        40. Mã hành đế vượng lối cũ không có tổn thương, làm quan tiến chức.
        Dụng Tài Thiên Chính chớ có khinh,
        Không gặp Kiếp đố cùng thương hình.
        Chạy thấy xứ lâm quan đế vượng,
        Tích bạc chồng vàng hiển đại danh.
        Chú thích: Lý lẽ này là nói một loại tổ hợp Quan cùng Tài. Quan dụng Chính Thiên Tài, không gặp Tỉ Kiếp, thương hình. Nhưng mà Tài khinh lực nhược. Vận đến đất Lâm quan, Đế vượng, thì thăng quan tiến chức, mặt trời tiến vào sao Kim. Như, Tân dụng Giáp là Tài, gặp Dần Mão, Tài đến xứ đế vượng, lâm quan, thì phát đạt.

        41. Tài vượng thân suy, phùng sinh thì chết.
        Cô hàn vì sao nhận nhiều Tài,
        Hợp lẽ quên nhớ chống cự lại.
        Bỗng gặp đất sinh vượng có tình,
        Cẩu thả bỗng gặp đầy họa tai.
        Chú thích: Tài thái vượng, thân thái nhược. Không chịu tải, vứt bỏ lại đáng tiếc, cổ họng lại không từ. Một khi thấy Tài ở đất trường sinh. Tất vì tài mà gặp họa, ăn trộm gà mà không chịu nhử gạo.

        42. Nhận cường Tài suy, thấy Sát sinh Quan.
        Thấy gặp Dương Nhận mà Tài khinh,
        Ý ở sinh Quan không dám chắc.
        Thất Sát nếu đến thành phối hợp,
        Được vật Tài vây vượng Quan tinh.
        Chú thích: Tài đi sinh Quan, nhưng lại trong trụ gặp Kiếp tài. Quan mất chỗ dựa, may mắn được Thất Sát đến hợp trụ Nhận, Nhận bỏ Tài, Tài được sinh Quan. Quan tự nhiên lại vượng. Chỗ này là cách cục thành bại cứu ứng.

        ( Trích từ văn hóa truyền bá Mệnh lý Tần Phong)

        (Hết)
        Chào mừng bạn đến với huyền không lý số

      9. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "quangvinhn" về bài viết có ích này:

        trung1521980 (13-08-15)

      Đề tài tương tự

      1. Trả lời: 3
        Bài mới: 10-08-12, 09:09
      2. Đại huyền không phong thủy - quỷ túy du tra tuân
        By athienloc in forum Phong thủy II
        Trả lời: 40
        Bài mới: 24-05-11, 20:35

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •