Tên đăng nhập:
Bạn đã có tài khoản chưa?
Quên mật khẩu?
  • Đăng nhập / Ghi danh

    kết quả từ 1 tới 10 trên 25

      Threaded View

      1. #11
        Tham gia ngày
        May 2010
        Đến từ
        Đồng Tháp
        Bài gửi
        824
        Cảm ơn
        1,310
        Được cảm ơn: 462 lần
        trong 276 bài viết

        Default

        Ý chí vi diệu xuất hiện

        Kế đến một loại ý chí vi diệu xuất hiện giúp chúng ta vượt qua nghịch cảnh, vượt qua cám dỗ. Chúng ta đã phân biệt hai loại ý chí, một loại khởi lên từ bản ngã, và một loại khởi lên từ công đức. Ý chí khởi lên từ bản ngã là do gắng gượng mà có, ráng sức mà có. Loại này càng khởi lên chừng nào thì càng làm tăng trưởng ngã chấp kiêu mạn chừng nấy.
        Còn loại Ý chí khởi lên từ công đức thì vừa mãnh liệt vừa nhẹ nhàng, nhưng rất hiệu quả.

        Ví dụ như có người nói điều gì làm chúng ta buồn. Chúng ta thấy người biết tu mà buồn thì không hay nên muốn bỏ. Nhưng nếu chúng ta chỉ đơn thuần ráng mà thôi sẽ thấy mệt mõi mà nỗi buồn vẫn cứ đeo đẳng hoài. Còn nếu chúng ta có công đức thì ngay khi muốn hết buồn, quyết định dừng lại nỗi buồn, thì tự nhiên bên trong có một sức mạnh gì đó, rất lạ, tiêu diệt nỗi buồn liền.

        Ý chí là con dao hai lưỡi là vậy, sẽ làm tăng bản ngã nếu thiếu công đức.
        Rồi trong suốt cuộc đời tu hành chúng ta sẽ gặp không biết bao nhiêu là nghịch cảnh cay đắng. Nếu không có ý chí, chúng ta sẽ chán nản bỏ cuộc giữa đường. Nếu có ý chí, chúng ta sẽ chịu đựng để tiến bước. Rồi chúng ta cũng sẽ đối diện với biết bao nhiêu cám dỗ mời gọi. Nếu không có ý chí, chúng ta cũng sẽ dừng lại để hưởng thụ. Ý chí cần thiết như thế, nhưng phải là loại ý chí đến từ công đức thì mới không bị hậu quả phụ tai hại là làm phát triển bản ngã.

        Vì vậy, chúng ta phải khôn ngoan biết lễ kính Phật để tạo cho mình một nền tảng công đức vững chắc nhằm giúp cho đời tu của mình an ổn hơn.


        Quy y Phật

        Bước đầu đến với đạo Phật ai cũng làm lễ Quy y Tam Bảo, căn bản là quy y Phật. Quy y Phật nghĩa là nguyện trọn đời tôn thờ Phật, trọn đời xin làm con của Phật, trọn đời đem thân tâm này dâng lên cúng dường Phật, trọn đời sống trong Giáo pháp của Phật. Ý nghĩa quy y rất lớn mà đa phần chúng ta không hiểu hết và đôi khi xem thường, hoặc hiểu khác nghĩa đi.

        Trước hết ta phải xác định rằng Phật là Đấng Chánh Giác với sự giác ngộ tối thượng, mà đại biểu cụ thể nhất chính là đức Phật Thích Ca có thật trong trong lịch sử. Chúng ta là những chúng sinh si mê trầm luân, nay có duyên lành gặp được Phật Pháp nên nguyện đem trọn cuộc đời đi theo Phật. Đó là ý nghĩa chuẩn mực rất cơ bản, rất bình thường, và rất chính xác.

        Nếu chúng ta hiểu theo cách thức dịch từng chữ là Quy là trở về, Y là nương tựa, thì sẽ thấy rất hời hợt nhẹ nhàng. Đó là lý do tại sao nhiều Phật tử dễ dàng bỏ đạo khi gặp duyên hôn nhân, khi đi ra nước khác sinh sống.

        Ngày xưa một người tại gia gặp Phật quỳ xuống phát nguyện : Con xin suốt đời Quy y Thế Tôn, Quy Y Pháp, Quy y Chư Tăng. Họ nói với tất cả quyết tâm và sự chân thành vì lúc đó trước mặt họ là đức Phật cao siêu vĩ đại. Bây giờ quý thầy cô làm lễ Quy y cho Phật tử có khi không gieo được vào lòng Phật tử niềm xúc động sâu xa ở cái buổi ban đầu vào đạo. Người Phật tử không được may mắn như các cư sĩ thời đức Phật là có được cảm xúc mãnh liệt với Đạo. Sau này có một số Phật tử ít gắn bó với chùa, lập gia đình với người đạo Kitô hay đạo Hồi liền bỏ đạo để làm lễ cưới theo họ. Các đạo kia bắt buộc nghiêm khắc tín đồ phải làm lễ cưới tại giáo đường của họ, cũng có nghĩa là buộc người phối ngẫu phải theo đạo. Đây là một cách dùng phương tiện hôn nhân để đưa người vào đạo rất hiệu quả. Và nguồn cung cấp thêm tín đồ cho các tôn giáo bạn chính là đạo Phật của chúng ta vì chúng ta đã không giúp cho người Phật tử có lòng kính tin Phật tuyệt đối.
        Bây giờ là lúc phải điều chỉnh lại, phải giúp cho Phật tử hiểu ý nghĩa thiêng liêng của việc Quy y Phật là trọn đời thiết tha sống theo giáo pháp của Phật mà không gì có thể lung lay được. Chúng ta hãy cảnh giác về ý nghĩa quy y Phật là quy y tự tánh vì không đúng với ý nghĩa căn bản chuẩn mực vốn cần thiết cho đời sống tâm linh tu hành. Nếu nói quy y Phật là quy y tự tánh thì có ai đã thấy được tự tánh của mình ra sao để mà quy y đâu.

        Hỏi Phật ở đâu, ta bèn chỉ vào trong tâm mình. Hỏi tâm ở đâu, ta đành chỉ trên đầu hoặc trong tim, hoặc dưới bụng. Nhưng cái gì đang ẩn chứa trong tâm ta?

        Trong tâm ta luôn luôn đang tồn tại một bản ngã cực kỳ nguy hiểm. Bản ngã đó bí mật chi phối toàn bộ ý nghĩ hành vi của ta, thường khiến tâm ta khởi lên vô số phiền não, tham lam, sân hận… Chúng ta chưa bao giờ chứng được vô ngã, chỉ tưởng tượng có một cái tự tánh cao siêu nào đó ở trong tâm để tôn thờ, vô tình đã tôn thờ lầm bản ngã. Ngay cả một số vị đã đắc định, thấy tâm rỗng rang sáng tỏ cũng chưa phải là đã thoát hẳn ngã chấp. Chỉ những ai thành tựu được tam minh lục thông như Phật mới được xem là chấm dứt chấp ngã. Còn hiện tại dù ta có được một số kết quả trong nội tâm thiền định gì đi nữa vẫn chưa hết được chấp ngã. Vì vậy, chúng ta phải khôn ngoan cảnh giác về nội tâm đang còn chứa đựng bản ngã này hơn là tôn thờ cái tâm được chút ít an ổn đó. Kẻo không, tâm kiêu mạn sẽ tăng trưởng nhanh chóng làm tan vỡ đạo đức của mình.

        Có câu chuyện vị khách tăng từ phương xa đến viếng chùa quê, cùng với vị tăng ở bổn tự đàm đạo vui vẻ. Khách nói qua lãnh vực tự tánh. Chủ thắc mắc hỏi:

        - Thầy nói tự tánh nơi chính mình, vậy thầy đi từ trên đó về đây thì tự tánh có đi theo chăng? Rồi thầy giã từ ở đây để về nơi đó trở lại thì tự tánh có theo thầy về không?

        Khách im lặng không đáp. Chủ hỏi tiếp:

        - Nếu tự tánh đó theo thầy đi tới đi lui như vậy thì không phải là bất động. Còn nếu tự tánh là bất động thì không theo thầy đi tới đi lui như thế; và nếu không theo thầy đi tới đi lui thì tự tánh đó không phải ở nơi thầy, mà là ở chỗ khác.


        Chúng ta sẽ thấy rằng cái đi tới đi lui theo mình có lẽ là bản ngã thì đúng hơn. Còn [COLOR="rgb(153, 50, 204)"]thể tánh tuyệt đối thì phủ trùm không gian và thời gian, vượt qua ý niệm về không gian và thời gian. [/COLOR]

        Nếu chúng ta chấp nhận ý nghĩa quy y tự tánh thì rất dễ rơi vào tình trạng tôn thờ bản ngã và làm cho tâm kiêu mạn xuất hiện. Mà tâm kiêu mạn là tai họa của người tu.

        Ví dụ như một người mới vào chùa xuất gia, ngoài sư phụ mà người này phải kính thờ nhu thuận còn có nhiều sư huynh đã tu trước mình. Vì vậy người này phải vâng lời cả chùa, phải vui vẻ nghe lời rầy la dạy bảo của cả chùa. Đây là thời gian đẹp nhất của cuộc đời đi tu vì nhờ nhu thuận vâng lời hết mọi người nên bản ngã được diệt trừ dần dần. Thời gian này càng kéo dài nhiều năm thì phước người này càng lớn. Điều “bất hạnh” xuất hiện khi sư phụ nhận thêm đệ tử mới, nghĩa là người này bắt đầu lên chức sư huynh, bắt đầu có sư đệ để dạy bảo sai khiến. Khi có người nghe lời sai bảo của mình thì bản ngã của người này đang thức dậy, phước sẽ giảm dần dần. Nếu càng có nhiều sư đệ thì bản ngã càng nhanh chóng phát triển hơn.
        Chúng ta thấy nhiều khi mình chưa biết vô ngã là gì, chỉ có hạnh nhu thuận vâng lời mà bản ngã đã giảm rất nhiều, công đức đã được dựng lập rất nhiều. Công đức trong thời gian ban đầu đó có khi đủ giúp ta đi qua cả một đời tu hành yên ổn. Còn khi bắt đầu có sư đệ, hoặc khi có đệ tử thì người này phải giữ tâm vô ngã bằng những phép tu chuyên sâu hơn. Nếu không thì [COLOR="rgb(153, 50, 204)"]địa vị lớn chỉ là môi trường thuận lợi cho bản ngã lớn mạnh hơn mà thôi.[/COLOR]

        Khi quy y Phật, chúng ta thật sự tôn kính Phật; đó là một đối tượng bên ngoài, một vị thánh siêu tuyệt không có một sơ hở nhỏ trong nhân cách. Chúng ta may mắn hơn các tín đồ của tôn giáo khác khi vị giáo chủ của chúng ta có một thánh tính tuyệt đối như thế. Và thật là bất hạnh nếu bây giờ chúng ta bỗng nhiên quay lại tôn thờ quy y bản ngã của mình, gọi đó là tự tánh, rồi xem thường mọi người, xem thường cả Phật và Bồ tát. Cứ cho rằng bất cứ cái gì ở bên ngoài mình đều là vô nghĩa, mà Phật Bồ tát cũng là ở ngoài, nên chúng ta hờ hững với chư Thánh. Phước chúng ta sẽ sụp đỗ không lâu!

        Vì vậy chúng ta không nên bẻ ý nghĩa Quy y Phật trở thành quy y tự tánh. Hơn nữa, một đệ tử Phật mà không hiểu Phật, không tôn kính Phật thì rất đáng bị nghi ngờ về đạo đức. Dù người này có trình bày đạo lý cao siêu như thế nào, nhưng nếu họ thiếu lòng tôn kính Phật thì chúng ta khoan cho đó là người tốt. Phải có lòng tôn kính Phật làm nền tảng trước khi chúng ta xây dựng tiếp những công hạnh khác trong Phật Pháp.
        Annhien.
        Tâm an, vạn sự an
        Tâm bình, thế giới bình.

      2. Danh sách Hội Viên đã cảm ơn "annhien" về bài viết có ích này:

        ChuChien (09-05-15)

      Đề tài tương tự

      1. Khai Quang La Kinh
        By tdc in forum Phong Thủy I
        Trả lời: 13
        Bài mới: 19-08-14, 13:08
      2. kính nhờ bác quang long
        By Mr.nam in forum Tử vi
        Trả lời: 0
        Bài mới: 11-01-14, 09:52
      3. Anh Quang thân mến!
        By cheerim29 in forum PHÒNG GIẢI SỐ TỬ VI
        Trả lời: 1
        Bài mới: 27-07-12, 17:00
      4. Bac quang kính mến!
        By cheerim29 in forum PHÒNG GIẢI SỐ TỬ VI
        Trả lời: 4
        Bài mới: 23-07-12, 17:26
      5. Đặng Thiều Quang - Tình dục là chuyện rất TO
        By namkhanh in forum Thư Giãn - Giao Lưu
        Trả lời: 0
        Bài mới: 08-03-12, 15:27

      Tags for this Thread

      Quuyền Hạn Của Bạn

      • Bạn không thể gửi đề tài mới
      • Bạn không thể gửi trả lời
      • Bạn không thể gửi đính kèm
      • Bạn không thể sửa bài viết của mình
      •